You are on page 1of 19

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC YERSIN ĐÀ LẠT


KHOA: TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI
NGÀNH QUAN HỆ CÔNG CHÚNG

—&–

TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN


Tên học phần: QUẢN TRỊ CHIÊU THỊ

Tên tác giả: Võ Huỳnh Trúc Ly

Lớp: Quan Hệ Công Chúng K18

MSSV: 12112023

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Bùi Thị Hà

Lâm Đồng, ngày 01 tháng 03 năm 2023


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU...........................................2
1.1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................................................2
1.2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................................................2
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MẠI VÀ RÚT KINH NGHIỆM VỀ
HÃNG THỜI TRANG FM STYLE.........................................................................................................3
2.1. Khuyến mại là gì?...............................................................................................................................3
2.2. Các hình thức khuyến mại.............................................................................................................3
2.3. Mục dích khuyến mại.....................................................................................................................3
2.4. Tổng quan về FM Style..................................................................................................................4
2.5. Phân tích về chương trình khuyến mại dạo gần đây của FM Style.............................................4
2.6. Rút ra bài học kinh nghiệm...........................................................................................................6
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP DÀNH CHO THỜI TRANG CAO CẤP – YODY ĐÀ LẠT.............7
3.1. Tổng quan về thời trang cao cấp – YODY....................................................................................7
3.2. Tầm nhìn, sứ mệnh, niềm tin và giá trị cốt lõi của YODY...........................................................7
3.2.1. Tầm nhìn..................................................................................................................................7
3.2.2. Sứ mệnh....................................................................................................................................8
3.2.3. Niềm tin....................................................................................................................................8
3.2.4. Gía trị cốt lõi............................................................................................................................8
3.3. Đối tượng mục tiêu.........................................................................................................................9
3.4. Phân tích SWOT về YODY..........................................................................................................10
3.5. Chiến lược chiêu thị của YODY..................................................................................................11
3.5.1. Chiến lược chiêu thị là gì?.....................................................................................................11
3.5.2. Môi trường hoạt động:..........................................................................................................12
3.5.3. Môi trường bên ngoài............................................................................................................13
3.6. Phương pháp dành cho thời trang cao cấp – YODY Đà Lạt.....................................................14
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN.......................................................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................................17
LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc và tình cảm chân thành cho phép em gửi lời cảm ơn chân thành
nhất tới:

Trường Đại Học Yersin Đà Lạt , khoa Truyền thông – Xã hội cùng các giảng viên đã tận
tình chỉ dạy và tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thành đề tài nghiên cứu khoa học.

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Th.S Bùi Thị Hà – người hướng dẫn và
cũng là người đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ và động viên em trong suốt
quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài nghiên cứu này.

Cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn khích lệ, động viên và giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập và nghiên cứu khoa học.

Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, nhưng bài luận không tránh khỏi những thiếu sót; tác giả rất
mong nhận được sự thông cảm, chỉ dẫn, giúp đỡ và đóng góp ý kiến của các nhà khoa
học, của quý thầy cô, các cán bộ quản lý và các bạn đồng nghiệp.

Xin chân thành cảm ơn!

Lâm Đồng, ngày 01 tháng 03 năm 2023

1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

1.1. Lý do chọn đề tài

Trong những năm vừa qua, với quá trình phát triển đất nước, các ngành kinh tế
dịch vụ là một trong những ngành có bước tiến phát triển nhất và đang dần trở thành
ngành đứng đầu đầu của nước ta. Hiện nay, tại thị trường Đà Lạt cũng bùng nổ lên rất
nhiều thương hiệu nổi tiếng thời đồ ăn, thức uống, đồ lưu niệm đến các hãng thời
trang như Yody, FM,..

Tuy nhiên, bởi vì số lượng hàng hóa ngày càng tăng nhanh, số lượng sản xuất
hàng hóa cũng càng nhiều, chất lượng hang hóa nâng cao, việc này đòi hỏi các doanh
nghiệp đang muốn tiêu thụ sản phẩm một cách nhanh chóng nhất. Vì thế để có thể tiêu
thụ các sản phẩm, các doanh nghiệp hiện nay đã đề ra nhiều chương trình khuyến mại
nhằm thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ để họ có thể tiêu thụ các sản
phẩm. Do chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao, người tiêu cũng luôn yêu cầu
sản phẩm phải chất lượng cao và giá cả hàng hóa phải phù hợp. Vì thế cuộc cạnh
tranh tiêu thụ hàng hóa giữa các thương hiệu trên thị trường Đà Lạt ngày càng gay gắt
bằng cách diễn ra nhiều chương trình khuyến mại để tăng lượt thu hút khách hàng và
tiêu thụ hàng hóa ngày càng cao.

Để làm rõ những việc nêu trên chúng ta cần tìm hiểu khuyến mại là gì? Các
phương thức khuyến mại? Đây có thể sẽ là câu trả lời cho các bạn nào đang có ý định
tham gia vào các thị trường kinh doanh và cũng là lý do chọn đề tài của em.

1.2. Mục đích nghiên cứu

 Cung cấp thêm kiến thức về các chường trình khuyến mại của các doanh
nghiệp.
 Đánh giá mức độ thành công và đề xuất các giải pháp nâng cao cho chương
trình khuyến mại trong tương lai.
 Xác định được các mục miêu và lập kế hoạch hỗ trợ cho các doanh nghiệp.
 Tăng nhận diện thương hiệu thu hút các khách hàng tiềm năng từ đó nâng cao
nhận thức thương hiệu.

2
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MẠI VÀ RÚT
KINH NGHIỆM VỀ HÃNG THỜI TRANG FM STYLE

2.1. Khuyến mại là gì?

Khuyến mại được định nghĩa là những kích thích hay giá trị tăng them của sản phẩm
nhắm vào lực lượng bán hàng, hệ thống phân phối và người tiêu dung cuối cùng để tạo ra
sự tiêu thụ nhanh sản phẩm.

Theo luật thương mại 2005 khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương
nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách
hàng những lợi ích nhất định.

2.2. Các hình thức khuyến mại

- Giảm giá

- Qùa tặng

- Hàng mẫu

- Phiếu mua hàng

- Thi có thưởng và xổ số

2.3. Mục dích khuyến mại

- Thúc đẩy hỗ trợ và khuyến khích nỗ lực bán hàng của lực lượng trung gian cũng như
lực lượng bán hàng.

- Động viên những người trung gian hỗ trợ một cách nhiệt tình và tích cực trong việc tiếp
thị và tiêu thụ sản phẩm của công ty.

- Khuyến khích người tiêu dùng thử hoặc tiếp tục sử dụng sản phẩm của công ty.

3
2.4. Tổng quan về FM Style

FM Style ban đầu chỉ là một nhà máy gia công quần áo nhỏ tại miền Trung. Nhận thấy
được những tiềm năng trong lĩnh vực thời trang của Việt Nam cùng với tệp khách hàng
lớn là giới trẻ. Hệ thống thời trang FM Style chuyên cung cấp sỉ lẻ các mặt hàng thời
trang nam nữ và luôn đi theo xu hướng của giới trẻ hiện nay làm cho các mặt hàng thời
trang ngày càng đa dạng phù hợp với giới trẻ. FM Style là thương hiệu thời trang nổi
tiếng được nhiều bạn trẻ yêu thích. Trong suốt quá trình thành lập, doanh nghiệp đã luôn
nỗ lực nghiên cứu và cải tiến sản phẩm để đem đến nhiều bộ sưu tập quần áo chất lượng
cho khách hàng. Nhờ đó, thương hiệu đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường và đang
trên hành trình mang thời trang Việt Nam vươn tầm quốc tế. Hiện nay, FM Style đã mở
rộng thị trường trên cả nước với 74 cửa hàng được khách hàng tin tưởng, trong đó có
Thành phố Đà Lạt nơi dành cho các bạn giới trẻ hay các đại gia đình lựa chọn là địa điểm
du lịch hiện nay.

Hiện nay, Đà Lạt đang là nơi mà các doanh nghiệp, thương hiệu thời trang nổi tiếng chú
ý đến khi đây là thành phố cho các tín đồ đam mê du lịch. FM Style đã phát hiện ra thêm
một tìm năng mới cho chính mình. Khi đi du lịch tại Đà Lạt các tín đồ đam mê về thời
trang du lịch không thể nào bỏ lỡ được với những ưu đãi cùng với nhiều chương trình
khuyến mại cực sốc.

4
2.5. Phân tích về chương trình khuyến mại dạo gần đây của FM Style

Dạo gần đây FM Style thường xuyên đưa ra nhiều chương trình khuyến mại như sale
50% hay đồng giá 49k, 79k,…Và hiện tại FM Style đang có chương trình đồng giá 38K
và 83K hơn 50.000+ sản phẩm Áo dạ tweed, áo phao, váy đầm thiết kế... (Áp dụng toàn
hệ thống). Đặc biệt đồng giá chỉ 38K cho hàng nghìn mẫu áo thun mới lên kệ (Áp dụng
chi nhánh miền Nam) Áp dụng khi khách hàng mua hóa đơn trên 400K sẽ được mua sản
phẩm tại khu vực sale 38K & 83K từ ngày 28/02/2024 đến hết 08/03/2024 mừng tháng
của các nàng.

Về ưu điểm của chương trình khuyến mại của FM Style:

 Mức giảm giá hấp dẫn, giúp khách hàng tiết kiệm nhiều chi phí khi mua sắm, thu
hút thêm khách hàng mới.
 Chương trình ưu đãi áp dụng cho tất cả sản phẩm thời trang nữ, không có nhiều
điều kiện phức tạp dành cho khách hàng.
 Nhiều ưu đãi đi kèm như đặc biệt đồng giá hàng nghìn mẫu áo thun mới lên kệ chỉ
với 38K áp dụng cho tất cả các chi nhánh ở miền Nam.

Về nhược điểm của chương trình khuyến mại của FM Style:

5
 Thời gian chương trình khá ngắn, có thể sẽ không đủ cho các khách hàng lựa chọn
khi mua sắm.
 Tuy nhiên ữu đãi chỉ áp dụng cho các hóa đơn trên 400k sẽ khiến cho nhiều khách
hàng cảm thấy khó hiểu và khó chịu vì phải bỏ ra nhiều tiền mới được mua đồ
đồng giá.
 Chi phí mà doanh nghiệp cần bỏ ra có thể sẽ khá cao và tốn nhiều chi phí cho các
mặt hàng ưu đãi.

2.6. Rút ra bài học kinh nghiệm

FM Style cần phải cân nhắc kỹ lưỡng lại thời gian của chương trình khuyến mại phù hợp
hơn, đủ dài để khách hàng mua sắm thỏa thích nhưng không quá dài để các phòng trường
hợp hết hàng xảy ra. Ngoài ra, FM Style cần dự trù thêm nhiều hàng hóa để đáp ứng nhu
cầu của khách hàng khi chương trình khuyến mại đang diễn ra. Hơn hết, doanh nghiệp
nên sử dụng thêm nhiều phương tiện truyền thông khác nhau để có thể quảng bá chương
trình rộng hơn, giúp tiếp cận được các khách hàng tiềm năng.

Để nâng cao hiệu quả cho chương trình khuyến mại, FM Style cần nâng cao hiệu quả cho
các chương trình ưu đãi ví dụ như tổ chức thêm các hoạt động chơi trò chơi trúng thưởng
hay được tặng quà để thu hút được sự chú ý của nhiều khách hàng hơn. Ngoài ra, doanh
nghiệp cần phải lắng nghe các phản hồi cũng như ý kiến của khách hàng để có thể cải
thiện chương trình khuyến mại hiện tại tốt hơn cũng như các chương trình khuyến mại
trong tương lai.

6
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP DÀNH CHO THỜI TRANG CAO CẤP
– YODY ĐÀ LẠT

3.1. Tổng quan về thời trang cao cấp – YODY

Bắt đầu từ thương hiệu thời trang Hi5 ra đời trong năm 2009, trải qua chặng đường phát
triển đầy khó khăn, Hi5 được đổi tên thành Yody vào năm 2014 với ước mơ gây dựng
một thương hiệu thời trang hàng đầu thế giới. Từ đó trở đi Yody lớn mạnh không ngừng,
đến năm 2016 Yody đã có 38 cửa hàng, chỉ sau 2 năm vào năm 2018 Yody đã có 73 cửa
hàng. Đến năm 2019 Yody đã có 82 cửa hàng và tính đến thời điểm hiện tại Yody đã mở
rộng được hơn 260 cửa hàng trên toàn quốc. Từng chi nhánh của YODY được đầu tư
nhận diện thương hiệu (2 màu chủ đạo vàng - xanh) vào biển hiệu, vị trí mặt bằng trên
trục đường lớn hoặc góc ngã tư. Yody luôn mong muốn có thể đưa sản phẩm thời trang
Việt có chất liệu tốt, dịch vụ tốt đến tận tay khách hàng tại các vùng, miền Việt Nam và
Thế giới.

3.2. Tầm nhìn, sứ mệnh, niềm tin và giá trị cốt lõi của YODY

3.2.1. Tầm nhìn:

7
Năm 2025:

 Công ty Thời trang hàng đầu Đông Nam Á.


 Cộng đồng YODY có cuộc sống viên mãn, hạnh phúc.

Năm 2035:

 Tập đoàn Thời trang hàng đầu Thế Giới.


 Mang đến chất lượng và trải nghiệm vượt mong đợi cho khách hàng.
 Góp phần tạo dựng cuộc sống viên mãn, hạnh phúc cho nhân viên.
 Tác động tích cực đến cộng đồng thông qua hoạt động kinh doanh và sản xuất

3.2.2. Sứ mệnh:

“Đưa sản phẩm thời trang Việt có chất liệu tốt, dịch vụ tốt đến tận tay khách hàng tại các
vùng, miền Việt Nam và Thế giới.”

3.2.3. Niềm tin:

 Tất cả các khoản chi đều là chi phí, chỉ có chi cho khách hàng và nhân viên là
không phí.
 Tất cả những thành viên của YODY đều nỗ lực hết sức và có năng lực để thực
hiện mục tiêu.
 Mỗi thành viên YODY đều có thể thay đổi khi được trao niềm tin, ghi nhận,
hướng dẫn và đào tạo

3.2.4. Gía trị cốt lõi:

 Đam mê phục vụ khách hàng: Luôn đặt sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu,
chủ động nói lời chào và lời cảm ơn đến khách hàng.
 Coi mình là gốc rễ của mọi vấn đề: Là một sự lựa chọn để từ đó bạn có sức mạnh
làm thay đổi kết quả và tử bỏ quyền coi mình là nạn nhân.

8
 Intergrity: Hoàn tất lời hứa của mình, làm đúng, làm đủ và nỗ lực hết mình, nếu
như cảm thấy sự nỗ lực của mình không thể giữ lời thì hãy báo tin cho những
người có liên quan, tìm hiểu tác động, dọn dẹp mọi hậu quả và đưa ra lời hứa mới.
 Trung thực: Không có ý định chiếm hữu tiền bạc, hàng hóa, tài sản của công ty.
 Cầu tiến: Luôn luôn học hỏi, sẵn sàng thử nghiệm các phương pháp mới, chấp
nhận thất bại và tiếp tục hành động.
 Yêu thương và hỗ trợ đồng đội: Thành thật quan tâm đến đồng đội, sẵn lòng hỗ
trợ, động viên để họ hoàn thành tốt công việc, luôn ghi nhận thành quả và sự nỗ
lực của họ.

3.3. Đối tượng mục tiêu

Đối tượng khách hàng mục tiêu của YODY thường là nữ khá trẻ tuổi, tập trung ở 3 nhóm
đối tượng chính:

 Trẻ em từ 5 đến 13 tuổi.


 Thanh niên từ 18 đến 24 tuổi.
 Trưởng thành từ 25 đến 35 tuổi.

Đối tượng khách hàng mục tiêu của YODY có thu nhập 7 - 15 triệu đồng, Yody thường
tập trung nhiều với những đối tượng còn đang độc thân đang ở độ tuổi 25 – 35 tuổi.

9
3.4. Phân tích SWOT về YODY

- Điểm mạnh:

 YODY luôn sử dụng các chất liệu cao cấp, bền bỉ, đẹp đẽ phù hợp với khí hậu
Việt Nam cũng như các miền tại đất nước.
 YODY liên tục cập nhật các xu hướng đang được thịnh hành hiện nay, mang đến
nhiều sự lựa chọn cho khách hàng, đặc biệt là các bạn trẻ.
 Thương hiệu luôn hướng đến phân khúc khách hàng phổ thông với giá cả phù hợp
với mức thu nhập của từng đối tượng mục tiêu mà thương hiệu đã từng đặt ra.
 YODY hiện đang có hơn 200 cửa hàng trên toàn quốc, giúp khách hàng dễ dàng
mua sắm các sản phẩm, cùng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp luôn sẵn sàng
hỗ trợ khách hàng trên thị trường.

- Điểm yếu:

 Tuy YODY luôn ra nhiều mẫu mã sản phẩm mới nhưng đối với nhiều khách hàng
các mẫu mã ở YODY thực sự vẫn chưa độc đáo, vẫn còn nhiều mẫu mã khá giống
với các thương hiệu khác trên thị trường.

10
 Đối với các khách hàng, đối tượng mục tiêu khác như trẻ em hay người lớn tuổi,
YODY chưa có nhiều sản phẩm dành cho hai đối tượng này vì thế có khá nhiều
khách hàng không thích điều này ở YODY.
 YODY luôn mở rộng các hệ thống bán hàng tuy nhiên YODY vẫn chuea phát triển
mạnh đối với các mặt hàng trực tuyến.

- Cơ hội:

 Thị trường thời trang Việt Nam hiện nay đang trên đà phát triển mạnh mẽ, đây có
lẽ chính là cơ hội để đưa các mặt hàng thời trang vươn tầm quốc tế.
 Các bạn trẻ hiện nay cũng có nhu cầu mua sắm rất cao, tuy nhiên nhiều người khá
lười ra cửa hàng để lựa quần áo nên sẽ có rất nhiều khách hàng lựa chọn việc mua
sắm trực tuyến, vì thế chúng ta cần nâng cao hiệu quả của việc mua sắm trực
tuyến.

- Thách thức:

 YODY không phải là hãng thời trang duy nhất tại Việt Nam và cả Đà Lạt mà hiện
đang có rất nhiều hãng thời trang khác nhau đang cạnh tranh với nhau rất gay gắt
từ các thương hiệu nổi tiếng.
 Bất kì một thương hiệu nào cũng không thể tránh khỏi việc bị làm hàng giả, hàng
nhái rồi chỉ cần đổi một nét chữ thì sẽ thành hàng của thương hiệu khác. Việc diễn
ra như này đã xuất hiện rất nhiều trong những năm gần đây và vẫn chưa có cách
khắc phục.
 Việc thay đổi xu hướng nhanh chóng của các bạn trẻ hiện nay cũng làm chóng mặt
cho các thiết kế của nhiều thương hiệu có thể bị xao lãng.

3.5. Chiến lược chiêu thị của YODY

3.5.1. Chiến lược chiêu thị là gì?

11
Chiêu thị là sự phối hợp các nỗ lực nhằm thiết lập kênh truyền thông và thuyết phục
khách hàng để bán sản phẩm, dịch vụ. Là hoạt động thực hiện chức năng thông tin của
doanh nghiệp.

Chiến lược chiêu thị là tập hợp các hoạt động thông tin, giới thiệu về sản phẩm, thương
hiệu, về tổ chức, các biện pháp kích thích tiêu thụ nhằm đạt mục tiêu truyền thông của
doanh nghiệp.

3.5.2. Môi trường hoạt động:

- Mục đích của YODY:

Mục đích của công ty có thể tác động tích cực lên chiến lược chiêu thị. Nếu mục đích
được xác định rõ ràng và phản ánh giá trị cốt lõi của công ty, nó có thể hỗ trợ việc thực
hiện chiến lược chiêu thị có hiệu quả và nhất quán. Mục đích cũng có thể tạo nên hình
ảnh thương hiệu ấn tượng, hấp dẫn hơn và tạo ra một hướng đi nhất quán cho các chiến
dịch marketing. YODY đã tự đưa ra những mục đích rõ ràng dành cho thương hiệu nhằm
thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng và xây dựng hình ảnh thương hiệu trẻ trung,
năng động tiếp cận được với nhiều khách hàng hơn và tạo vị thế trên thị trường. Không
chỉ thu hút sự chú ý của khách hàng, YODY luôn mong muốn khách hàng có một sự trải
nghiệm tuyệt vời nhất mỗi khi đến cửa hàng điều này cũng giúp doanh thu của cửa hàng
ngày càng tăng. Ngoài ra, YODY muốn tạo dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng
bằng cách cung cấp các sản phẩm chất lượng, giá cả hợp lí phù hợp với nhu cầu của mỗi
khách hàng.

- Các nguồn lực của YODY:

Các nguồn lực công ty bao gồm tài chính, nhân lực, sản phẩm, phân phối.

Nguồn lực tài chính là nguồn lực mạnh mẽ nhất để công ty có thể đầu tư nhiều vào các
hoạt động truyền thông, marketing trên thị trường. Nhiều công ty, doanh nghiệp hiện nay
họ chi ngân sách khá lớn cho các chiến dịch quảng cáo trên truyền hình, mạng xã hội hay

12
các chương trình khuyến mại tri ân khách hàng nhằm giữ chân khách hàng với công ty,
doanh nghiệp và YODY cũng đang áp dụng theo những phương pháp được nói trên.

Nguồn lực nhân lực của YODY bao gồm đội ngũ nhân viên marketing chuyên nghiệp,
đội ngũ sáng tạo giàu kinh nghiệp và luôn triển khai hiệu quả đánh giá của công việc,
sáng tạo ra những mẫu mã độc đáo, đa dạng và phong phú. Vì thế, YODY cũng thường
xuyên hợp tác cùng những người có tầm ảnh hưởng rộng lớn để quảng bá sản phẩm như
Ông Cao Thắng, ca sĩ Mỹ Tâm,…

Nguồn lực sản phẩm của YODY luôn được đánh giá hiệu quả về chất lượng, giá cả phù
hợp với mọi khách hàng, Sản phẩm của YODY đa dạng, luôn đi bắt kịp xu hướng của
mọi thời đại, đây cũng là một lợi thế cạnh tranh quan trọng của YODY.

YODY có hệ thống phân phối rộng trên toàn quốc với hơn 200 cửa hàng bán lẻ và bán
trực tuyên trên các sàn điện tử, điều này giúp YODY phân phối rộng tiếp cận được với
nhiều khách hàng mới hơn.

- Sự cạnh tranh của YODY:

Môi trường cạnh tranh tác động đến chiến lược chiêu thị trong kinh doanh nhằm gia tăng
giá trị sản phẩm; thông tin, xây dựng nhận thức về sản phẩm; nâng cao uy tín nhãn hiệu,
thương hiệu; duy trì niềm tin, thái độ tốt đẹp của khách hàng với sản phẩm cũng như
doanh nghiệp. Môi trường cạnh tranh trên chiến lược chiêu thị giúp các công ty thâm
nhập thị trường mới và duy trì thị phần của mình. Bên cạch đó, việc cạnh tranh thị trường
trong chiến lược chiêu thị buộc các công ty phải cải tiến hoạt động tiếp thị để đáp ứng tốt
hơn nhu cầu của người dùng. Với bất kì một doanh nghiệp nào cũng vậy sự cạnh tranh
gay gắt đến từ các doanh nghiệp, thương hiệu khác cũng làm cho họ cảm thấy lo lắng, với
YODY luôn có các đối thủ cạnh trang trực tiếp như FM Style, Owen,…trong ngành thời
trang Việt Nam hiện nay, các thương hiệu này luôn có những chiến lược chiêu thị mạnh
mẽ, thu hút được nhiều khách hàng.

3.5.3. Môi trường bên ngoài

13
- Yếu tố kinh tế:

YODY có năng lực tài chính ổn định, đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh, marketing
và truyền thông. Doanh nghiệp có khả năng đầu tư nghiên cứu và phát triển các sản
phẩm, mở rộng hệ thống phân phối, nâng cao chất lượng dịch vụ điều nay giúp YODY
cạnh tranh hiệu quả trên thị trường. Ngoài ra, YODY cần đánh giá hiệu quả chiến lược
marketing để điều chỉnh phù hợp và tối ưu hóa hiệu quả hoạt động kinh doanh.

- Yếu tố văn hóa, xã hội:

YODY luôn xây dựng văn hóa doanh nghiệp năng động, sáng tạo, đề cao tinh thần làm
việc nhóm và ý thức trách nhiệm với cộng đồng. Văn hóa doanh nghiệp YODY được thể
hiện qua các hoạt động xây dựng môi trường làm việc thân thiện, cởi mở, tổ chức các
hoạt động tập thể, khuyến khích nhân viên sáng tạo và đề xuất ý tưởng mởi góp phần thu
hút nhân tài, tạo động lực cho nhân viên và xây dựng hình ảnh thương hiệu uy tín. YODY
cũng thường xuyên cập nhật các xu hướng văn hóa, xã hội để điều chỉnh các chiến lược
chiêu thị phù hợp, xu hướng này giúp YODY hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng và
đưa ra chiến lược chiêu thị hiệu quả.

- Yếu tố công nghệ:

YODY hiện đang sở hữu trang trực tuyến và ứng dụng di động với giao diện đẹp mắt dễ
sử dụng, cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm, dịch vụ và các chương trình khuyến mại
của YODY GIÚP khách hàng dễ dàng mua sắm trực tuyến và nhanh chóng. Ngoài ra,
YODY cũng sử dụng nhiều trang mạng xã hội như Facebook, Instagram,..để đăng tải các
bài viết, hình ảnh về các sản phẩm nhằm tiếp cận các khách hàng mục tiêu và khách hàng
tiềm năng.

- Yếu tố chính trị và pháp luật:

Các chính sách của chính phủ Việt Nam hiện nay có nhiều chính khách khuyến khích
phát triển ngành thời trang, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp có thể phát triển
kinh doanh và mở rộng thị trường. YODY cần tuân thủ theo các quy định của pháp luật

14
liên quan đến các hoạt động kinh doanh, quảng cáo và bảo vệ người tiêu dùng việc này
giúp YODY có thể xây dựng hình ảnh thương hiệu uy tín và tránh các rủi ro về pháp lý.

3.6. Phương pháp dành cho thời trang cao cấp – YODY Đà Lạt

YODY nên tìm hiểu thêm nhiều mẫu mã, sản phẩm phù hợp với nhóm khách hàng được
đề ra vì đây là nhóm khách hàng có nguồn thu nhập ổn định và cũng luôn có nhu cầu mua
sắm đồ để có thể đi du lịch khắp nơi. Các sản phẩm phải thật nhiều mẫu mã đa dạng,
phong phú vì tâm lý của các bạn trẻ hiện nay thường có nhu cầu, mong muốn những món
đồ mình mặc trên người sẽ không bị đụng hàng với bất kì ai.

Sản phẩm chất lượng đi đôi với giá cả, tuy nhiên giá cả phải phù hợp với các bạn đang có
thu nhập ở mức ổn định. Chỉ cần giá chúng ta đưa ra khá đắt so với thị trường hiện nay
thì có thể mặt hàng vẫn còn tồn tại mãi mãi. Ngoài ra, YODY phải tăng cường và xây
dựng thương hiệu nhiều hơn, đặc biệt là ở Đà Lạt vì đây là nơi có rất nhiều khách du lịch
thường xuyên đến có tất cả các khách du lịch từ già tới trẻ và thường các bạn nữ từ 25 –
35 còn đang độc thân hay đi du lịch để kiếm thêm bạn đồng hành vì vậy các bạn ấy luôn
cần những trang phục thật đẹp để có thể diện lên người mình, chúng ta cần mở rộng ra
thêm các chi nhánh để có thêm nhiều người biết đến. YODY cần phải nắm bắt thời cơ
thích hợp để mở rộng thị trường như là khi vào mùa du lịch, khách du lịch sẽ đi Đà Lạt
rất nhiều, đây cũng là thời điểm để YODY quảng bá thương hiệu. Trưng bày thêm nhiều
sản phẩm tại các cửa hàng, đặc biệt phải phù hợp với lứa tuổi 25 – 35 nhằm thu hút được
sự chú ý và kích thích sự mua hàng của các khách hàng mà chúng ta đang nhắm đến.
YODY nên phân phát thêm nhiều phiếu mua hàng thông qua các phương tiện truyền
thông để có thể mở rộng thêm nhiều khu vực và tăng doanh thu sản phẩm. Nâng cao các
món quà tặng để đem lại hiệu quả cao hơn, giúp tăng doanh số bán hàng và tăng nhận
diện thương hiệu.

15
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN

Việc áp dụng một chương trình khuyến mại vào các mặt hàng sản phẩm là một công cụ
hiệu quả giúp chúng ta gia tăng bán hàng và tăng doanh thu cho mỗi doanh nghiệp. Tuy
nhiên, các doanh nghiệp cần đưa ra các chương trình khuyến mại một cách bài bản và
hiệu quả để đạt được mục tiêu đặt ra trước đó.Ngoài ra, chúng ta phải nắm rõ được những
kiến thức, phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho các chương trình khuyến mại để thu
hút được sự chú ý của khách hàng. Có thể cả FM Style và YODY đã luôn tạo ra một nền
kinh doanh bền vững nhưng vẫn chưa tận dụng tối đã những gì mà họ đang có và những
gì mà khách hàng mong muốn. Cần một sự khéo léo nào đó thì mới có thể giúp cho hai
thương hiệu này ngày càng mạnh mẽ hơn, thu hút và giữ chân khách hàng tốt hơn.

16
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. viet Dung, N. Bài tiểu luận cuối kỳ.

2. Vân Hồng, Đ. T. (2014). Giới thiệu quản trị chiến lược.

3. Pownall, C. (2016). Quản trị thương hiệu trực tuyến

17

You might also like