You are on page 1of 8

PHỤ LỤC

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ


HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
1. KẾ HOẠCH THỰC TẾ MÔN HỌC
1.1. Mục đích tham quan thực tế môn học
+ Kiến thức: Sinh viên tự đi thực tế tại một trong các địa điểm: Trung tâm thương
mại, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp tư nhân…
Sinh viên được trang bị kiến thức thực tế về khái niệm hàng hóa; nền sản xuất hàng
hóa; thị trường và các chủ thể tham gia thị trường; các quy luật giá trị, quy luật cạnh
tranh và quy luật cung cầu trong nền kinh tế thị trường; những biểu hiện mới của quy luật
sản xuất giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hình thức tổ chức độc
quyền của các tập đoàn, công ty lớn; một số đặc trưng của nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN và các quan hệ lợi ích kinh tế; xu hướng của quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay.
+ Kỹ năng: Sinh viên rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng tìm kiếm thông
tin thông qua việc tìm hiểu quy trình sản xuất, đóng gói, thương mại hóa sản phẩm; quan
sát cách bài trí, không gian làm việc chuyên nghiệp; rèn luyện thêm nhiều kỹ năng hữu
ích từ quá trình giao tiếp, phản xạ, phân tích số liệu đến xử lý rủi ro
+ Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trang bị cho sinh viên khả năng tự đánh giá năng
lực của bản thân và chủ động cải thiện năng lực để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của
các doanh nghiệp, vị trí công việc và đặc biệt là định hình được thái độ nghiêm túc,
chuyên nghiệp để đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, tìm kiếm cơ hội việc làm sau
khi ra trường.
1.2. Thông tin về thời gian, địa điểm và đơn vị phụ trách
- Thời gian: Sau khi kết thúc học phần, nhóm SV tự đi thực tế để lấy tư liệu viết bài
thu hoạch.
- Địa điểm: Trung tâm thương mại, Cơ sở sản xuất hàng hóa, Doanh nghiệp tư nhân
bất kỳ.
- Thông tin đơn vị phụ trách: Khoa LLCT, tầng 3, GĐ1, Trường Đại học Đại Nam
(SDT: 0911231866)
1.3. Nội dung tham quan thực tế môn học
Tham quan, khảo sát thực tế để phân tích thị trường của các sản phẩm. Thông qua
các gian hàng trưng bày của các thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước trên tất cả các
lĩnh vực thời trang, hàng hóa tiêu dùng, dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí ... sinh viên
phân biệt được các loại hàng hóa dịch vụ, tìm hiểu thông tin về thị trường, các doanh
nghiệp, người tiêu dùng với tư cách là chủ thể của nền kinh tế thị trường, quan hệ lợi ích
trong nền kinh tế thị trường.
Tìm hiểu quá trình mua bán các loại hàng hóa sản phẩm dịch vụ, các chương trình
khuyến mãi, nhu cầu của người tiêu dùng để thấy được quy luật cạnh tranh, quy luật cung
cầu về hàng hóa trên thị trường, cách thức thực hiện giá trị và giá trị thặng dư kết tinh
trong hàng hóa được diễn ra như thế nào. Tìm hiểu cách bài trí, sắp xếp nhân lực, nguyên
tắc hoạt động của các doanh nghiệp này để thấy được hình thức và biểu hiện mới của các
tổ chức độc quyền trên thế giới hiện nay và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn
ra ở Việt Nam.
Tìm hiểu quy trình sản xuất 1 hàng hóa bất kỳ để thấy được những nội dung về
việc chủ doanh nghiệp chuẩn bị cho quá trình sản xuất như thế nào, nguyên vật liệu, máy
móc thiết bị nhà xưởng, nhân công; quá trình sản xuất gồm những công đoạn nào, thời
gian bao lâu, đóng gói dán nhãn hàng hóa, vận chuyển đến nơi tiêu thụ… (*Sinh viên
chụp ảnh, ghi âm lấy tư liệu để hoàn thành bài thu hoạch môn học)
1.4. Phương tiện đi lại, hình thức tổ chức
- Phương lại đi lại: Sinh viên viên tự túc phương tiện đi lại.
- Hình thức tổ chức: Theo nhóm 3 SV 1 nhóm đi thực tế để lấy tư liệu viết bài thu
hoạch theo nhóm.
1.5. Dự kiến kết quả đạt được
- Đạt được các mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm đã đặt
ra, nhằm rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn; giúp các bạn sinh viên có cơ
hội giao lưu, học hỏi để qua đó thực hiện tốt xu thế đào tạo của nhà trường.
- Trong quá trình đi tham quan trải nghiệm thực tế, sinh viên có cơ hội lắng nghe chia
sẻ về các kỹ năng, vị trí công việc và mô hình tổ chức tại doanh nghiệp, cơ hội nghề
nghiệp, các tiêu chí tuyển dụng doanh nghiệp cần ở ứng viên, các chia sẻ của quá trình
làm việc của các nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp. Ngoài ra, sinh viên còn tham quan
khu vực làm việc, giải trí để hiểu thêm về văn hóa doanh nghiệp; quan sát cách bày trí,
không gian làm việc chuyên nghiệp. Đặc biệt, sinh viên đã được lắng nghe những chia sẻ
quý báu về cơ hội thực tập, tuyển dụng cũng như khả năng phát triển sự nghiệp bản thân
tại doanh nghiệp.
- Tham quan thực tế không chỉ giúp sinh viên nâng cao về kiến thức và kỹ năng, mà
quan trọng sinh viên đã định hình được tinh thần chủ động, thái độ nghiêm túc, chuyên
nghiệp để đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Từ đó, các doanh nghiệp, cá nhân các
nhà tuyển dụng cũng có thêm nhiều ấn tượng về sự năng động, sáng tạo và nhạy bén của
sinh viên Trường Đại học Đại Nam.
- Là cơ hội tốt để sinh viên tiếp cận thực tế, dễ dàng tiếp thu được những kiến thức
mà giảng viên đã giảng dạy trên lớp, đồng thời đây cũng là một cơ hội rất tốt để sinh viên
biết được thực tế công việc sau khi ra trường, qua đó học tập lý thuyết hiệu quả và mở
rộng sự hiểu biết của mình về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
- Giúp cho sinh viên mở mang tầm mắt, có cơ hội nhìn lại bản thân, kiểm tra xem
những kỹ năng gì mình đã có, những kỹ năng cần trau dồi thêm. Kết quả học tập tốt thái
độ tự tin, chân thật và khả năng ngoại ngữ tốt mới có thể đáp ứng được yêu cầu công việc
của các doanh nghiệp.
- Những hình ảnh đẹp về buổi tham quan sẽ giúp quảng bá về hình ảnh sinh viên
trường Đại học Đại Nam với tinh thần ham học hỏi, nghiên cứu, năng động và sáng tạo
trong học tập.
- Sinh viên cảm thấy yêu thích các môn học Lý luận chính trị và không còn cảm thấy
các môn học này khô khan, khó hiểu.
2. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ MÔN KTCT MÁC – LÊNIN
2.1. Hình thức đánh giá cuối kỳ
- Nhóm SV bốc thăm chủ đề của bài thu hoạch dưới sự giám sát của giảng viên.
- Nhóm sinh viên làm bài thu hoạch sau khi đi tham quan thực tế tại một trong các địa
điểm trên.
- SV nộp bài thu hoạch lên khoa Lý luận chính trị (tầng 3- GĐ1) theo lớp sau khi kết
thúc môn học một tuần.
2.2. Chủ đề làm bài thu hoạch học phần Kinh tế chính trị Mác – Lênin
1. Hàng hóa là gì? Phân tích hai thuộc tính của hàng hóa. Qua thực tiễn tham quan các
gian hàng trưng bày sản phẩm, với tư cách là chủ doanh nghiệp, em sẽ làm gì để sản
phẩm của mình có thể chiếm lĩnh thị trường sớm nhất có thể, mang lại lợi nhuận ròng
cho doanh nghiệp.
2. Sản xuất hàng hóa là gì? Cho ví dụ. Nền sản xuất hàng hóa có những hạn chế gì? Theo
quan điểm cá nhân, nền kinh tế Việt Nam cần làm gì để khắc phục những hạn chế này?
3. Quy luật cung cầu là gì? Phân tích nội dung quy luật. Lấy ví dụ từ 1 loại hàng hóa mà
em quan sát được, phân tích tác động của quy luật này tới hàng hóa đó.
4. Thị trường là gì? Thị trường cung cấp cho các chủ thể tham gia thị trường những thông
tin về quy mô cung cầu, giá cả, chất lượng, cơ cấu, chủng loại. Qua thực tiễn tham quan
1 cơ sở sản xuất/ doanh nghiệp tư nhân, lấy ví dụ 1 loại hàng hóa bất kỳ để phân tích về
các yếu tố kể trên.
5. Các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường? Qua quá
trình tham quan khảo sát thực tế quá trình mua bán hàng hóa, các chương trình khuyến
mãi giảm giá các loại mặt hàng trong trung tâm thương mại, em hãy trình bày về cách
thức thực hiện giá trị và giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường hiện nay?
6. Trình bày các hình thức độc quyền, biểu hiện mới của các tổ chức độc quyền trong giai
đoạn hiện nay? Qua quá trình tham quan, tìm hiểu về một doanh nghiệp tư nhân em hãy
cho biết đây là hình thức độc quyền nào? Những biểu hiện mới của hình thức độc quyền
này trong giai đoạn hiện nay?
7. Những biểu hiện của quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường hiện nay? Qua
quá trình tham quan thực tế em thấy quá trình cạnh tranh giữa các thương hiệu độc quyền
trong lĩnh vực may mặc thời trang ở trung tâm thương mại/doanh nghiệp sản xuất tư
nhân đang diễn ra như thế nào?
8. Trình bày khái quát các cuộc cách mạng công nghiệp? Thông qua buổi tham quan thực
tế tại trung tâm thương mại, em hãy phân tích những tác động của cuộc cách mạng công
nghệ 4.0 đến nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam?
9. Trình bày khái niệm và nội dung hội nhập kinh tế quốc tế? Những tác động của nó đến
phát triển của Việt Nam hiện nay? Qua buổi tham quan thực tế, em hãy chứng minh sự
tồn tại và tác động của toàn cầu hóa trong lĩnh vực kinh tế?
10. Trình bày các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế? Thành phần kinh tế nào giữ
vai trò chủ đạo? Qua quá trình tham quan thực tế, em hãy chứng minh vai trò của kinh tế
tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam?
2.3. Cách thức trình bày bài thu hoạch môn KTCT Mác –Lênin
2.3.1. Hình thức trình bày
- Cỡ giấy: A4; lề trên 2.5 cm; lề dưới 2.5 cm; lề trái; 3.5 cm; lề phải 2.0 cm
- Font chữ: Times New Roman (Unicode); cỡ chữ 13, không nén hoặc giãn khoảng
cách giữa các chữ.
- Độ dài: từ 20 – 50 trang không tính trang bìa chính, bìa phụ, phụ lục.
- Bìa chính, bìa phụ bao gồm các thông tin sau: (xem phụ lục 1)
+ Trường Đại học Đại Nam kèm logo của trường
+ Khoa Lý luận Chính trị
+ Tên bài thu hoạch
+ Tên nhóm tác giả, lớp, khóa, mã sinh viên
+ Tên giảng viên hướng dẫn (Ghi đầy đủ học hàm, học vị)
+ Tháng, năm viết bài thu hoạch
- Mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục: Mục lục để trước phần nội dung
chính, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục để sau phần Kết luận.
2.3.2. Nội dung trình bày
Nội dung trình bày của bài thu hoạch bao gồm 3 phần chính:
1. Phần mở đầu
- Trình bày khái quát vấn đề mà Bài thu hoạch cần giải quyết, mô tả các phương
pháp để giải quyết vấn đề và kết cấu (tên các chương có trong phần nội dung)
2. Các chương
- Mỗi chương bắt đầu bằng một đoạn giới thiệu phần chính sẽ được trình bày
trong chương và kết thúc bằng một đoạn tóm tắt các kết luận chính của chương.
- Gợi ý: Sinh viên có thể chia làm 3 chương:
+ Chương 1. Cơ sở lý luận chung về vấn đề cần giải quyết
+ Chương 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu, liên hệ vấn đề nghiên cứu trong
thực tiễn
+ Chương 3. Giải pháp, kiến nghị, liên hệ bản thân ...
* Yêu cầu bắt buộc: SV sử dụng hình ảnh chụp từ buổi tham quan để
minh họa cho bài viết (tối đa 15 hình ảnh kích thước 1/2 khổ giấy A4)
3. Phần kết luận
Tóm tắt ngắn gọn nội dung chính của bài thu hoạch và nhấn mạnh những vấn đề đã
giải quyết đồng thời có thể đưa ra vấn đề chưa giải quyết được do còn gặp hạn chế và
những kiến nghị, đề xuất, giải pháp nhằm hoàn thiện, tháo gỡ khó khăn vướng mắc đặt
ra.
2.4. Tiêu chí đánh giá bài thu hoạch
Mức chất Thang
Tiêu chí đánh giá
lượng điểm

- Xác định đúng, đủ nội dung cần giải quyết


- Nội dung trình bày có luận cứ, luận chứng chính xác,
logic, thể hiện tư duy sáng tạo, nhận định độc lập
- Từ ngữ sử dụng đúng quy tắc văn phong rõ ràng, thuyết phục
Giỏi 8,5 - 10
- Có vận dụng/liên hệ tình hình thực tiễn, liên hệ bản thân,
ngành nghề đang theo học
- Trình bày đẹp, bố cục rõ ràng
- Có sử dụng ảnh tư liệu làm minh chứng.
- Xác định đúng nội dung cần giải quyết
- Nội dung trình bày có luận cứ, luận chứng chính xác,
logic, thể hiện tư duy sáng tạo, nhận định độc lập
Khá 7 – 8,4
- Từ ngữ sử dụng đúng quy tắc văn phong rõ ràng, thuyết phục
- Có vận dụng/liên hệ tình hình thực tiễn
- Có sử dụng ảnh tư liệu làm minh chứng.
- Xác định đúng nội dung cần giải quyết
- Nội dung trình bày thiếu luận cứ, luận chứng không logic,
Trung không thể hiện tư duy sáng tạo, không nhận định độc lập.
4 - 6,9
bình - Từ ngữ sử dụng đúng quy tắc, văn phong không rõ ràng.
- Không vận dụng/liên hệ tình hình thực tiễn
- Không sử dụng ảnh tư liệu làm minh chứng.
- Xác định không đúng nội dung cần giải quyết
- Nội dung trình bày thiếu luận cứ, luận chứng không logic,
Không không thể hiện tư duy sáng tạo, không nhận định độc lập.
Dưới 4
đạt/Kém - Từ ngữ sử dụng đúng quy tắc, văn phong không rõ ràng.
- Không vận dụng/liên hệ tình hình thực tiễn
- Không sử dụng ảnh tư liệu làm minh chứng.
Phụ lục 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM


KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÀI THU HOẠCH HỌC PHẦN


KINH TẾ CHÍNH TRỊ
MÁC – LÊNIN

Nhóm sinh viên : ... (Mã SV)

Lớp :

GV hướng dẫn:

Hà nội, tháng ... năm


Phụ lục 2

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Nhận xét mức


TT Họ và tên Nhiệm vụ Điểm
độ hoàn thành

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

You might also like