You are on page 1of 2

VĂN HÓA KINH DOANH VÀ TINH THẦN KHỞI NGHIỆP

YÊU CẦU VỀ BÁO CÁO MÔN HỌC

PHẦN 1. LỰA CHỌN DOANH NGHIỆP LÀM BÁO CÁO

Báo cáo môn học giúp sinh viên tìm hiểu, vận dụng kiến thức đã học để phân tích các vấn đề thực tiễn có
liên quan tại doanh nghiệp, từ đó, có cái nhìn toàn diện, hệ thống về văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi
nghiệp trong các doanh nghiệp.

Sinh viên có quyền lựa chọn doanh nghiệp bất kỳ để làm báo cáo, dù là doanh nghiệp ở Việt Nam hay nước
ngoài. Sinh viên nên đọc kỹ những nội dung chính của bản báo cáo ở phần 2 để tìm những doanh nghiệp có
khả năng tiếp cận thông tin về những nội dung này. Những tập đoàn lớn, hoạt động chuyên nghiệp với nhiều
quyển sách do chính những người lãnh đạo trong công ty viết, hoặc những bài báo, phỏng vấn những người
lãnh đạo trong công ty là những nguồn tài liệu tốt để lấy thông tin phục vụ phân tích.

PHẦN 2. NỘI DUNG CHÍNH CỦA BẢN BÁO CÁO

Bản báo cáo gồm những vấn đề chính và được viết theo thứ tự như sau:

1. Trang bìa

2. Mục lục

3. Nội dung phân tích

4. Tài liệu tham khảo

Sinh viên sử dụng khung nội dung dưới đây để trả lời mục 3 và cố gắng trả lời càng đầy đủ và chi tiết các ý
nhỏ càng tốt.

I. Giới thiệu về doanh nghiệp

1. Lịch sử hình thành và phát triển doanh nghiệp, quy mô của doanh nghiệp

II. Triết lý kinh doanh

1. Phân tích nội dung của triết lý kinh doanh

Sinh viên giới thiệu về sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu, chiến lược và hệ thống giá trị của
doanh nghiệp. Triết lý kinh doanh hiện nay có thay đổi so với trước đây không? Vì sao lại
thay đổi (nếu có).

2. Triết lý có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (thể hiện
qua mục tiêu, hoạt động cụ thể của doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp,
v.v.)

3. Doanh nghiệp truyền đạt triết lý kinh doanh đến nhân viên bằng những phương pháp nào?

III. Đạo đức kinh doanh

1. Các tuyên bố của doanh nghiệp về đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội

2. Các hoạt động của doanh nghiệp liên quan đến đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội
trong quản trị nguồn nhân lực, hoạt động tài chính, marketing, v.v.

IV. Văn hóa doanh nhân

1. Giới thiệu doanh nhân

2. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến văn hóa của doanh nhân này

3. Văn hóa doanh nhân: năng lực, tố chất, đạo đức và phong cách doanh nhân

- Năng lực: chuyên môn, năng lực lãnh đạo, trình độ quản lý

- Tố chất: tầm nhìn chiến lược, khả năng thích ứng với môi trường, độc lập quyết đoán,

1
quan hệ xã hội, nhu cầu về sự thành đạt, có đầu óc kinh doanh

- Đạo đức: hệ thống giá trị đạo đức cá nhân, nỗ lực vì sự nghiệp chung, mức độ đóng
góp cho xã hội

- Phong cách doanh nhân: người quản lý thể hiện phong cách nào trong các lý thuyết về
phong cách doanh nhân được học.

V. Văn hóa doanh nghiệp

1. Phân tích các cấp độ của văn hóa doanh nghiệp

2. Văn hóa doanh nghiệp phân tích thuộc mô hình nào trong các mô hình văn hóa doanh
nghiệp đã được học.

VI. Tinh thần khởi nghiệp

1. Hành trình khởi nghiệp của doanh nhân

PHẦN 3. HÌNH THỨC TRÌNH BÀY

- Cỡ giấy A4, lề trái 3cm, lề phải 2cm, lề trên và dưới 2,5cm.

- Phông chữ Times New Romans 13 points, dãn dòng 1,2 lines, canh lề hai bên justified

Phông chữ của các đề mục, bảng biểu hình vẽ sử dụng cùng kiểu phông như phông chữ chính, cỡ chữ lớn
hơn hoặc nhỏ hơn phông chữ chính.

- Thông tin trong phần Tài liệu tham khảo

Đối với ấn bản, sinh viên cần ghi rõ trang có thông tin tham khảo ở phần footnote và tổng hợp lại các tài liệu
tham khảo ở mục 4 như sau

Tên tác giả (năm xuất bản), Tên tác phẩm/bài báo, Tên nhà xuất bản

Đối với thông tin từ mạng Internet, sinh viên cần ghi rõ

Tên tác giả, Tên tác phẩm/ bài báo, Tên Website, ngày truy cập, đường link truy cập

PHẦN 4. THỜI HẠN NỘP BÁO CÁO

Sinh viên thực hiện báo cáo theo tiến độ học trên lớp và nộp bản cuối cùng bằng bản mềm trước 11:00 AM
ngày 10/06/2021 và nộp bản cứng vào buổi học cuối cùng trên lớp.

PHẦN 5. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO VÀ ĐÓNG GÓP CÁ NHÂN

Bản báo cáo có chất lượng tốt là bản báo cáo có đầy đủ nội dung, phân tích cụ thể, biết vận dụng lý thuyết
được học để đưa ra nhận xét, đánh giá về từng vấn đề tại doanh nghiệp. Ngoài ra, bản báo cáo có chất
lượng tốt cần được viết bằng chính ngôn từ, câu chữ của sinh viên, chỉ sử dụng thông tin trong sách, báo,
tài liệu khác để tham khảo, không đạo văn.

Mỗi cá nhân được quyền đánh giá kín về mức độ tham gia làm bài của các thành viên trong nhóm qua khảo
sát của giảng viên, và đánh giá này ảnh hưởng đến điểm bài tập lớn của các cá nhân.

You might also like