You are on page 1of 3

1.

Kế hoạch nghiên cứu thị trường


Khái niệm thị trường thương mại điện tử
Thị trường là nơi dùng để trao đổi thông tin, hàng hóa, dịch vụ, thanh toán. Thị trường tạo ra giá trị
cho các bên tham gia: người mua, người bán, người mô giới, toàn xã hội. Đối với doanh nghiệp thị
trường chính là khách hàng.
Thị trường có 3 chức năng cơ bản:
- Làm cho người mua và người bán gặp nhau
- Hỗ trợ trao dổi thông tin, hàng hóa, dịch vụ và thanh toán bằng các giao dịch thị trường
- Cung cấp một cơ sở hạ tầng để phục vụ và đưa ra các thể chế dể điều tiết
Các yếu tố cấu thành thị trường thương mại điện tử gồm:

- Khách hàng: người đi dạo trên web tìm kiếm, trả giá, đặt mua các sản phẩm.
- Người bán: có hàng trăm ngàn cửa hàng trên web thực hiện quảng cáo và giới thiệu hàng
triệu các website. Người bán có thể bán trực tiếp tại website hoặc qua chợ điện tử
- Hàng hóa: là sản phẩm vật thể hay số hóa, dịch vụ cơ sở hạ tầng phần cứng phần mềm mạng
internet
- Front-end: cổng người bán, catalogs điện tử, giỏ mua hàng, công cụ tìm kiếm, cổng thanh
toán
- Back-end: xử lý và thực hiện đơn hàng, quản lý kho, nhập hàng từ các nhà cung cấp, xử lý
thanh toán, đóng gói và giao hàng
- Các dịch vụ hỗ trợ: dịch vụ chứng thực điện tử, dịch vụ tư vấn
Quy trình nghiên cứu thị trường

Bước 1: xác định vấn đề cần nghiên cứu


Cần hiểu rõ yếu tố cần nghiên cứu, tại sao cần tìm thông tin đó?
Bước 2: thiết kế nghiên cứu
Có một số mục tiêu nghiên cứu cụ thể như nghiên cứu thăm dò, nghiên cứ liên hệ nhân
quả(nhằm phát hiện ra các mối quan hệ nhân quả trong vấn đề nghiên cứu, từ đó tìm ra giải
pháp cho vấn đề), nghiên cứu mô tả (nhằm xác định quy mô của việc nghiên cứu tiến hành).
Bước 3: thu nhập thông tin dữ liệu
Dữ liệu sơ cấp/ ban đầu(Primary data): số liệu từ điều tra, khảo sát do công ty nghiên cứu tổ
chức thu nhập
Dữ liệu thứ cấp (Secondary data): là những thông tin đã có được tổng hợp từ những nguồn
như báo, sách, tài liệu nghiên cứu, tìm kiếm trên mạng. Để xác định tính chính xác của
thông tin thì phải tìm thông tin ở những nguồn khác để so sánh.
Bước 4: kiểm tra chất lượng thông tin
Bước 5: làm sạch mã hóa dữ liệu
Là quá trình bổ sung, hiệu chỉnh và thống nhất thông tin về các biến của cơ sở dữ liệu, đảm
bảo các kết quả xử lý, khai thác, kết nối dữ liệu nhận được các kết quả đúng
Bước 6: nhập dữ liệu
Bước 7: làm báo cáo kết quả nghiên cứu thị trường
Những vấn đề cơ bản về thị trường cần nghiên cứu

- Nghiên cứu quy mô, cơ cấu và sự vận động của thị trường: xác định số lượng người tiêu
thụ , khối lượng hàng hóa tiêu thụ hoặc doanh số bán thực tế, tỉ lệ giữa việc mua và sử dụng
lần đầu với việc mua và sử dụng và sử dụng bổ sung thay thế, sự biến động theo thời gian
của cung cầu và giá cả thị trường từng loại hàng
- Nghiên cứu giá cả thị trường: các yếu tố hình thành giá, các nhân tố tác động và dự đoán
những điều kiện của giá cả thị trường
- Nghiên cứu trạng thái thị trường: thị trường độc quyền, cạnh tranh có tính độc quyền, cạnh
tranh hoàn hảo với từng loại hàng hóa là có lợi hay bất lợi. Xu hướng chuyển hóa của các thị
trường, nguyên nhân và tác động của nó.
- Nghiên cứu các nhân tố tác động đến thị trường: là cơ sở để doanh nghiệp đề ra các kế
hoạch chiến lược kinh doanh phù các yếu tố tác động đến thị trường
2. kế hoạch lựa chọn sản phẩm
2.1 Chọn sản phẩm theo xu hướng
Người bán chỉ kinh doanh ngắn hạn vài mặt hàng đang “Hot” trong một thời điểm nhất định. Dù
bán được thời gian không dài nhưng họ sẽ thu hút được rất nhiều khách hàng về tay.
Facebook, Tiktok, Instagram, hay Youtube là những trang mạng xã hội cung cấp nguồn thông tin
chất lượng, những nền tảng này sẽ giúp người bán thấy rõ hơn về xu hướng người tiêu dùng là gì,
nhu cầu mua hàng ra sao.
2.2 Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm
Chiến lược này mỗi gian hàng có 3 phân khúc sản phẩm: phân khúc thấp, trung bình và giá trị cao.
Mỗi phân khúc sẽ đóng vai trò khác nhau, nhưng rất quan trọng giúp doanh nghiệp kéo khách hàng.
Đa dạng hóa sản phẩm cũng chính đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa người tiêu dùng
Sản phẩm thuộc phân khúc giá trị thấp: mục tiêu nhắm đến là những khách hàng hạn chế về kinh tế
nhưng vẫn mong muốn sử dụng sản phẩm. nhóm hàng này thường dễ được chấp nhận nhưng chỉ là
“sản phẩm mồi”
Sản phẩm thuộc phân khúc giá trị trung bình: đây là nhóm sản phẩm chủ lực và tạo nguồn chính.
Người bán cần quan tâm, tập trung phát triển và liên tục mở rộng. Tuy nhiên nhà nhà bán hàng
không nên lệ thuộc vào một mặt hàng mà phải chú ý đến vòng đời của nó.
Nếu sản phẩm đang kinh doanh có quá nhiều cạnh tranh về giá hay lợi nhuận thấp, người bán cần
thay thế sang sản phẩm tiềm năng khác giúp duy trì được lợi thế gian hàng, tạo luồng gió mới cho
người mua
2.3 Chiến lược sản phẩm ngách
Chiến lược này đánh mạnh vào một lĩnh vực chủ yếu, không đại trà, chung chung. Các nhà bán
hàng có thể tận dụng thế mạnh của mình vào kế hoạch lựa chọn sản phẩm. chẳng hạn, nếu có kiến
thức tốt về làm đẹp, săn lùng sản phẩm mới, “Hot” thì người bán nên bắt đầu suy nghĩ đến kinh
doanh các loại mỹ phẩm làm đẹp, mỹ phẩm “Hot”.
2.4 Chọn sản phẩm kinh doanh thương mại điện tử độc- lạ
Chiến lược này rất tiềm năng, sẽ thu hút được khách hàng, sản phẩm độc – lạ thu hút người dùng
mạnh mẽ về ấn tượng như thiết kế, công cụ, sự đa năng từ đó sẽ dễ dàng tạo dựng thương hiệu cho
mình ngay từ đầu.
2.5 Chọn sản phẩm có nhu cầu lớn
Nhà bán hàng cần nghiên cứu kĩ càng dựa trên nhu cầu sử dụng và thị hiếu của người dùng.
Tài liệu tham khảo:
https://voer.edu.vn/m/nghien-cuu-thi-truong-thuong-mai-dien-tu/d19279f6
https://vannguyen.edu.vn/khoi-su-doanh-nghiep-bai-4-nghien-cuu-thi-truong/
https://www.matbao.net/tin-tuc/top-5-chien-luoc-chon-san-pham-kinh-doanh-thuong-mai-dien-tu-
hieu-qua-nhat-134089.html

You might also like