You are on page 1of 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của internet và thương mại điện tử, việc mua sắm
xuyên biên giới trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Người tiêu dùng không chỉ giới hạn sự lựa
chọn của mình trong nước mà còn mở rộng sang thị trường quốc tế. Điều này đặt ra yêu cầu cao
hơn về chất lượng dịch vụ Logistics, không chỉ ở khía cạnh vận chuyển mà còn ở các khía cạnh
khác như thủ tục hải quan, quản lý rủi ro...
Hà Nội không chỉ là thủ đô mà còn là trung tâm kinh tế lớn của Việt Nam. Sự tăng trưởng
mạnh mẽ của thương mại điện tử tại đây là minh chứng rõ ràng cho sự chuyển dịch trong hành vi
mua sắm của người dân. Việc nghiên cứu tác động của logistics đến hành vi mua hàng xuyên
biên giới tại địa bàn này sẽ mang lại cái nhìn thiết thực và cập nhật về tình hình thực tế.
Vì vậy, nhóm chọn nghiên cứu đề tài “Tác động Logistics đến hành vi mua hàng xuyên
biên giới trên các nền tảng thương mại điện tử nghiên cứu điển hình trên địa bàn Hà Nội” vì
các lý do sau:
Về chính sách và quy định liên quan tới Logistics xuyên biên giới: Các chính sách và quy
định về thương mại điện tử và logistics xuyên biên giới đang phát triển liên tục. Việc nghiên cứu
này có thể cung cấp thông tin quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp để
hiểu rõ hơn về tác động của các quy định hiện hành và cần thiết kế chính sách như thế nào để
thúc đẩy thương mại điện tử phát triển một cách lành mạnh và bền vững.
Hiểu về hành vi mua hàng xuyên biên giới: Hành vi mua hàng xuyên biên giới không
chỉ phụ thuộc vào giá cả và chất lượng sản phẩm mà còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác
như thời gian vận chuyển, dịch vụ khách hàng, và quy trình hải quan. Hiểu rõ điều này hỗ trợ
các doanh nghiệp trong việc xây dựng và điều chỉnh chiến lược kinh doanh, đặc biệt là trong
việc tối ưu hóa hoạt động logistics để tăng cường trải nghiệm của khách hàng và thúc đẩy
doanh số bán hàng.
Tạo cơ sở dữ liệu và thông tin cho nghiên cứu tương lai: Nghiên cứu này sẽ tạo ra một
kho dữ liệu và thông tin giá trị về hành vi mua hàng xuyên biên giới và logistics. Điều này không
chỉ hữu ích cho các nghiên cứu hiện tại mà còn là nguồn thông tin quan trọng cho các nghiên cứu
và phân tích tương lai.
Tóm lại, đề tài này không chỉ mang lại giá trị học thuật thông qua việc phân tích sâu về
mối quan hệ giữa logistics và hành vi mua hàng xuyên biên giới trên các nền tảng thương mại
điện tử trên địa bàn Hà Nội mà còn cung cấp thông tin quan trọng cho các doanh nghiệp, chính
phủ và các tổ chức khác trong việc hoạch định chiến lược và chính sách.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu chủ yếu của đề tài là tập trung vào việc đánh giá tác động của
Logistics đối với hành vi mua hàng xuyên biên giới trên các nền tảng thương mại điện tử, với
trường hợp nghiên cứu tại Hà Nội. Do đó, nhiệm vụ nghiên cứu sẽ được xác định tập trung vào:
1/Hệ thống hóa cơ sở lý luận về logistics và hành vi mua hàng:
Nghiên cứu sẽ xây dựng hệ thống lý luận về tác động của Logistics đối với hành vi mua
hàng xuyên biên giới trên các nền tảng thương mại điện tử. Điều này bao gồm việc hiểu rõ về
quy trình logistics, các yếu tố quan trọng như vận chuyển, lưu kho, và xử lý đơn hàng, cũng như
tầm quan trọng của chúng đối với quyết định mua sắm.
2/Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến logistics và hành vi mua hàng:
Nghiên cứu sẽ phân tích và xác định các yếu tố có ảnh hưởng đến quá trình Logistics và
hành vi mua hàng xuyên biên giới trên các nền tảng thương mại điện tử tại Hà Nội. Điều này bao
gồm cả các yếu tố như chính sách thuế và phí, thời gian giao hàng, chất lượng dịch vụ,…trong
quy trình logistics.
3/Mức độ tác động và hành vi mua hàng:
Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố logistics đối với quyết định mua hàng của
người tiêu dùng. Điều này sẽ giúp hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của Logistics trong quyết định
mua sắm và sự hài lòng của người tiêu dùng.
4/Đề xuất giải pháp tối ưu hóa logistics và hành vi mua hàng:
Dựa trên kết quả nghiên cứu, lập luận và đề xuất các giải pháp cụ thể để tối ưu hóa quy
trình logistics và cải thiện hành vi mua hàng xuyên biên giới trên các nền tảng thương mại điện
tử, đặc biệt tại Hà Nội. Điều này có thể bao gồm các đề xuất về chính sách, công nghệ, và cải
thiện quy trình.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của logistics đến hành vi mua hàng xuyên
biên giới trên các nền tảng thương mại điện tử. Cụ thể, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu các yếu tố
logistics như chi phí, thời gian vận chuyển, chất lượng dịch vụ,... và mối quan hệ giữa các yếu tố
này với hành vi mua hàng xuyên biên giới của người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm:
 Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
 Về thời gian: Nghiên cứu được thực hiện trong giai đoạn 2023 - 2024.
 Về đối tượng: Nghiên cứu tập trung vào người tiêu dùng mua hàng xuyên biên giới trên
các nền tảng thương mại điện tử.
Lí do lựa chọn đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Hà Nội là thủ đô và là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa lớn nhất của Việt
Nam. Đây cũng là nơi tập trung đông đảo người dân có thu nhập khá lớn, mức sống cao, thành
thạo công nghệ thông tin và có nhu cầu lớn về mua sắm hàng hóa trên các nền tảng thương mại
điện tử như shoppee, tiki, lazada,... và đặc biệt là mua hàng xuyên biên giới. Do đó, nghiên cứu
tác động của logistics đến hành vi mua hàng xuyên biên giới trên địa bàn Hà Nội có ý nghĩa quan
trọng trong việc hiểu rõ hơn về thị trường này và đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển
thương mại điện tử xuyên biên giới tại Hà Nội nói chung và Việt Nam nói riêng.
Trong giai đoạn 2022-2023, là thời điểm Việt Nam cũng như các nước trên thế gới đang
trên đà phục hồi sau đại dịch Covid 19, thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam đã và
đang có tốc độ tăng trưởng vô cùng mạnh mẽ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều yếu tố tác động tới sự
phát triển của thị trường này, trong đó có yếu tố logistics.
 Chi phí logistics: Bao gồm chi phí vận chuyển, chi phí kho bãi, chi phí thủ tục hải quan,...
 Thời gian vận chuyển: Thời gian từ khi đặt hàng đến khi nhận hàng.
 Chất lượng dịch vụ: Bao gồm chất lượng hàng hóa, chất lượng giao hàng, chất lượng
chăm sóc khách hàng,...
Nghiên cứu tác động của logistics đến hành vi mua hàng xuyên biên giới sẽ giúp các
nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp thương mại điện tử và người tiêu dùng hiểu rõ hơn
về vấn đề này và đề xuất các giải pháp phù hợp để phát triển ngành logistics và thương mại
điện tử tại Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính
Bằng cách tiếp cận định tính, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu
thứ cấp thông qua các bài báo khoa học và thiết kế bảng hỏi định tính nhằm mục đích phỏng vấn
những đối tượng là người tiêu dùng và các tổ chức đã mua hàng trên các sàn TMĐT, các tổ chức
hoạt động trong lĩnh vực mua hàng xuyên biên giới… trên địa bàn Hà Nội. Ngoài ra, nhóm
nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp thảo luận nhóm tập trung để khai thác những yếu tố tác
động đến hành vi mua hàng xuyên biên giới trên các sàn TMĐT tại địa bàn Hà Nội.
Phương pháp tiếp cận định tính giúp nhóm nghiên cứu tìm hiểu, khám phá những tiêu chí
chưa phù hợp của các biến số về hành vi mua hàng xuyên biên giới trên các sàn TMĐT, từ đó
hiệu chỉnh, bổ sung các tiêu chí của các biến quan sát đồng thời kiểm tra khả năng diễn đạt về
ngôn ngữ và nội dung tránh hiện tượng trùng lắp.
4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng
 Phương pháp thu thập dữ liệu
Trong bài viết này nhóm tác giả sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp.
Nhóm dữ liệu thứ cấp thông qua các bài báo, website, các tài liệu nghiên cứu trong và
ngoài nước, các nguồn dữ liệu công khai, dữ liệu thống kê của 1 số trang như …
Nhóm dữ liệu sơ cấp được nhóm tác giả tiến hành thu thập thông qua phiếu điều tra
khảo sát. Đối tượng là sinh viên trên địa bàn Hà Nội đã hoặc có ý định mua hành xuyên biên giới
trên các nền tảng thương mại điện tử sau đó sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện phi xác
suất nhằm khảo sát thu thập dữ liệu phản hồi của các sinh viên. Phiếu điều tra sử dụng thang đo
Rennis Likert (hay được gọi là thang đo Likert), thang đo Likert với 5 mức độ thể hiện từ thấp
đến cao được sắp xếp từ 1-5 như sau: (1) Hoàn toàn không tốt, (2) Không tốt, (3) Trung lập, (4)
Tốt và (5) Rất tốt. Số phiếu gửi là… và thu được là … trong đó có … không hợp lệ, bị trùng lặp.
Nhóm thu về… phiếu và đưa vào phân tích dữ liệu trên phần mềm spss.
 Phương pháp xử lý dữ liệu
Số liệu thu thập chủ yếu được thống kê và xử lý qua phần mềm EXCEL và SPSS 20.0.
Những phiếu trả lời hợp lệ sẽ được mã hóa, nhập liệu và làm sạch dữ liệu qua phần mềm SPSS
20.0. Dựa trên các tính năng của phần mềm SPSS 20.0, việc phân tích dữ liệu được thực hiện
qua các bước thống kê mô tả, đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s
Alpha, là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo
tương quan với nhau. Sau đó tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor
Analysis) để kiểm tra tính đơn hướng của thang đo trong nghiên cứu. Tiếp đến, tiến hành phân
tích tương quan Pearson giữa các biến. Sau khi phân tích tương quan Pearson, nhóm tiến hành
phân tích hồi quy bội để tìm ra mối tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc của mô
hình nghiên cứu.
5. Tổng quan nghiên cứu
5.1. Công trình nghiên cứu của Nguyễn Anh Tuấn và Nguyễn Văn Anh Vũ.
Bài báo “Nghiên cứu các yếu tố tác động đến hành vi mua hàng trực tuyến của khách
hàng tại Tiki.vn” của Nguyễn Anh Tuấn và Nguyễn Văn Anh Vũ thuộc tạp chí Khoa học và
Công nghệ, Số 46, 2020. Tác giả đã sử dụng đồng thời 2 cách tiếp cận là định tính và định lượng
trong đó chủ yếu là định lượng. Phương pháp sử dụng trong cách tiếp cận định tính là phân tích
tài liệu, phỏng vấn ý kiến chuyên gia - là các lãnh đạo doanh nghiệp Tiki.vn và những khách
hàng đã có nhiều năm mua sắm tại Tiki.vn. Còn với phương pháp định lượng tác giả thiết kế
phiếu điều tra và tiến hành khảo sát sơ bộ 60 phiếu sau đó điều chỉnh và tiến hành khảo sát chính
thức 300 phiếu. Sau đó sử dụng thang đo và dữ liệu thu thập được kiểm định độ tin cậy
Cronbach alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), yếu tố: (1) Nhận thức dễ sử dụng, (2) Nhận
thức sự hữu ích, (3) Sự tin cậy, (4) Ảnh hưởng xã hội, (5) Sự thụ hưởng, (6) Sự rủi ro, ảnh hưởng
đến hành vi mua hàng trực tuyến của khách hàng tại Tiki.vn. Kết quả nghiên cứu có 5 yếu tố ảnh
hưởng đến hành vi mua hàng trực tuyến của khách hàng tại Tiki.vn là (1) Nhận thức dễ sử dụng,
(2) Nhận thức sự hữu ích, (3) Sự tin cậy, (4) Ảnh hưởng xã hội, (5) Sự thụ hưởng.
5.2. Công trình nghiên cứu của Phạm Đình Tuân
Phạm Đình Tuân nghiên cứu về đề tài “Tác động của các nhân tố Logistics đến quyết
định mua hàng trực tuyến”. Thông qua bài nghiên cứu, tác giả đã chỉ rõ 5 nhân tố ảnh hưởng rất
quan trọng đến quyết định mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng, đó là: (i) Theo dõi đơn
hàng; (ii) Tốc độ giao hàng; (iii) Danh tiếng của nhà vận chuyển; (iv) Khả năng thực hiện đơn
hàng; (v) Dễ dàng đổi trả sản phẩm. Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng
thông qua việc tạo lập bảng hỏi khảo sát với cỡ mẫu là 337 mẫu thu được bằng cách chia sẻ
đường link lên các trang mạng xã hội. Kết quả thu được sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo,
phân tích nhân tố khám phá (EFA) và hồi quy tuyến tính cho thấy nhân tố Danh tiếng của nhà
vận chuyển có tác động mạnh nhất, Khả năng thực hiện đươn hàng là tiêu chí thứ hai mà người
tiêu dùng quan tâm. Theo dõi đơn hàng, Dễ dàng đổi trả và Tốc độ giao hàng cũng ghi nhận
những ảnh hưởng đáng kể đến hàng vi mua hàng của người tiêu dùng.
5.3. Công trình nghiên cứu của Nguyễn Xuân Quyết và Trần Thị Ngọc Lan.
Nguyễn Xuân Quyết và Trần Thị Ngọc Lan nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng đến
dịch vụ hậu cần điện tử (E-Logistics) tại Tp. Hồ Chí Minh”. Trong đó nhóm tác giả đã phân tích
các yếu tố tác động đến E-Logistics và đề ra một số giải pháp chiến lược giúp phát triển E-
Logistics tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nhóm tác giả đã dùng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp
bao gồm cả phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Ở phương pháp định tính, tác
giả xây dựng bảng câu hỏi sơ bộ và thực hiện phỏng vấn thử trước 15 chuyên gia là quản lý các
tổ chức nhà nước và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ hậu cần logistics,
TMĐT… tại TP.HCM nhằm tìm hiểu sâu hơn và bổ sung các biến quan sát đồng thời kiểm tra
các phát biểu trong thang đo để có sự điều chỉnh phù hợp. Kết quả nghiên cứu định tính là cơ sở
xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn chính thức nhằm kiểm định thang đo gồm 07 biến độc lập bao
gồm: Nhận thức của khách hàng, công nghệ và bảo mật, hạ tầng pháp lý, sở hữu trí tuệ và bảo vệ
người tiêu dùng, hệ thống thanh toán điện tử, nguồn nhân lực, tổ chức và quản trị với 29 biến
quan sát, đảm bảo tính khách quan và là minh chứng thực tiễn cho kết quả nghiên cứu.
Ở phương pháp định lượng, từ kết quả khảo sát 180/200 bảng câu hỏi khảo sát, tác giả sử
dụng phần mềm SPSS 22.0 phân tích số liệu, đánh giá mức độ tác động của các yếu tố ảnh
hưởng tới E-logistics tại TP.HCM. Dựa vào kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng; thực trạng
điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với E-logistics, tác giả sử dụng ma trận SWOT
đề xuất những giải pháp chiến lược cho E-logistics TP.HCM như: Xây dựng mô hình E-logistics
với sự kết nối hoạt động thương mại điện tử với logistics đa phương thức trong xu thế cách mạng
công nghiệp 4.0, đẩy mạnh đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ theo xu hướng hình thành
ngành E-logistics, có chính sách hỗ trợ vốn đầu tư cho doanh nghiệp E-logistics và khuyến khích
các doanh nghiệp công nghệ cao tham gia,...
Nhìn chung các giải pháp được đề xuất đều có tính khả thi, có triển vọng áp dụng vào
thực tiễn giúp khắc phục những điểm yếu cũng như phát triển mạnh mẽ hơn ngành Logistics
thương mại điện tử tại thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, theo kết quả của công trình đã công
bố thì hầu như nhóm tác giả chưa xây dựng được mô hình đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng đến
dịch vụ E-Logistics tại thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung bài nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc
lập luận và khảo sát để tìm ra các nhân tố có ảnh hưởng đến dịch vụ hậu cần điện tử, nhưng
chưa xác định được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố được nhận diện có tác động khác nhau
lên biến phụ thuộc như thế nào. Ngoài ra khi nghiên cứu cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh
hưởng đến dịch vụ hậu cần điện tử, mặc dù không hình thành một công trình nghiên cứu hoàn
chỉnh, nhưng một số chuyên gia trong ngành quản lý chuỗi cung ứng cũng đã đề cập đến một
số nhân tố khác cũng có ảnh hưởng đến dịch vụ E-Logistics. Tác giả bài nghiên cứu sau khi
đánh giá đã đưa vào thêm 3 nhân tố đó là khả năng theo dõi đơn hàng, bảo hiểm đơn hàng,
hiệu suất thuế hải quan và nhập khẩu.
5.4. Công trình nghiên cứu của Phạm Hùng Cường và Hoàng Ngọc Bảo Châu.
Phạm Hùng Cường và Hoàng Ngọc Bảo Châu là tác giả của bài nghiên cứu về "Các yếu
tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn sàn thương mại điện tử của giới trẻ Việt Nam khi mua sắm
hàng hóa ngoài lãnh thổ" đã sử dụng phương pháp nghiên cứu kết hợp định lượng và định tính.
Bài viết này dựa trên thang đo được xây dựng từ các nghiên cứu trước đó để đánh giá ý định lựa
chọn sàn thương mại điện tử (TMĐT) của người tiêu dùng, đặc biệt là đối tượng giới trẻ trong độ
tuổi từ 20-25 khi mua sắm hàng hóa ngoại quốc.
Tổng cộng, nhóm tác giả thu thập 224 phiếu trả lời hợp lệ thông qua bảng hỏi chính thức
được xây dựng dựa trên thang đo đã được điều chỉnh. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có 4 biến
ảnh hưởng đến ý định lựa chọn sàn TMĐT của người tiêu dùng, trong đó có giới trẻ Việt Nam,
bao gồm: (i) Kỳ vọng hiệu quả, (ii) Lòng tin, (iii) Thói quen, và (iv) Hiệu ứng “cái đuôi dài”.
Trong nghiên cứu này, biến "Thói quen" được xác định là có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất
đối với ý định lựa chọn. Các biến khác trong mô hình, bao gồm: (i) Kỳ vọng nỗ lực, (ii) Ảnh
hưởng xã hội, (iii) Động lực thụ hưởng, (iv) Giá trị chi phí, và (v) Điều kiện thuận lợi, không có
ý nghĩa tác động đến ý định lựa chọn của người tiêu dùng trẻ Việt Nam.
5.5. Công trình nghiên cứu của Glicerie, John, Louis và cộng sự.
Glicerie, John, Louis và cộng sự nghiên cứu về “ Ảnh hưởng của các yếu tố dịch vụ
chuyển phát nhanh trong thương mại điện tử đến hành vi mua hàng và mức độ hài lòng của
người tiêu dùng” nhằm mục đích xác định hồ sơ nhân khẩu học của người trả lời và tác động của
nó tới hành vi mua hàng và sự hài lòng của họ. Nghiên cứu nhằm phân tích nhận thức của người
tiêu dùng và hành vi mua hàng. Nghiên cứu được thực hiện tại Metro Manilla, với tổng số 385
người trả lời. Công cụ đo lường và xử lý thống kê được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm phân
tích mô tả, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn, thước đo tương quan và phân tích dự đoán. Kết
quả nghiên cứu đưa ra một số kết quả quan trọng.
Thứ nhất, hồ sơ nhân khẩu học của người trả lời đóng vai trò quan trọng trong việc xác
định các yếu tố ảnh hưởng của dịch vụ chuyển phát nhanh thương mại điện tử đến hành vi mua
hàng và mức độ hài lòng của người tiêu dùng. Phần lớn những người được hỏi là nữ, từ 20 đến 30
tuổi, độc thân và có mức lương hàng tháng dưới 15.000 Peso (đơn vị tiền tệ của Philippines). Về
sự hài lòng của người tiêu dùng, phân tích chỉ ra rằng tính hữu hình, độ tin cậy, khả năng đáp ứng
và sự đảm bảo của dịch vụ giao hàng ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng của người tiêu dùng.
Hơn nữa, nghiên cứu kết luận rằng các yếu tố tương tự của dịch vụ giao hàng (tính hữu
hình, độ tin cậy, khả năng đáp ứng và sự đảm bảo) tác động trực tiếp đến hành vi mua hàng của
người tiêu dùng. Những người được hỏi đồng ý rằng những yếu tố này ảnh hưởng đến quyết định
mua hàng của họ. Nghiên cứu thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố của dịch vụ giao
hàng, sự hài lòng của người tiêu dùng và hành vi mua hàng. Mối tương quan này nhấn mạnh tầm
quan trọng của chất lượng dịch vụ giao hàng trong việc ảnh hưởng đến hành vi mua hàng và sự
hài lòng của người tiêu dùng.
Dựa trên hồ sơ nhân khẩu học của người trả lời, nghiên cứu không tìm thấy sự khác biệt
đáng kể trong nhận thức của người tiêu dùng về các yếu tố dịch vụ giao hàng, sự hài lòng của
người tiêu dùng và hành vi mua hàng. Điều này cho thấy rằng các nhóm nhân khẩu học khác nhau
có thể có những sở thích và ưu tiên khác nhau khi nói đến dịch vụ chuyển phát nhanh thương mại
điện tử. Dựa trên những kết luận này, nghiên cứu đưa ra khuyến nghị cho người tiêu dùng, doanh
nghiệp thương mại điện tử (dịch vụ/dịch vụ chuyển phát nhanh), các nhà nghiên cứu trong tương
lai cũng như chính quyền quốc gia và địa phương. Đối với người tiêu dùng, các khuyến nghị bao
gồm tiến hành nghiên cứu và so sánh các nền tảng trực tuyến, kiểm tra danh tiếng của người bán,
xác minh thông tin sản phẩm, hiểu chính sách giao hàng, sử dụng phương thức thanh toán an toàn,
lưu giữ hồ sơ giao dịch, cung cấp thông tin giao hàng chính xác, kiểm tra chính sách trả lại và hoàn
tiền cũng như để lại phản hồi cho người bán. Đối với các doanh nghiệp thương mại điện tử, các
khuyến nghị liên quan đến việc nâng cao tốc độ giao hàng, cải thiện độ tin cậy và dịch vụ theo dõi,
tối ưu hóa cơ chế theo dõi, tăng cường kênh liên lạc với khách hàng, cá nhân hóa giải pháp khách
hàng, đảm bảo minh bạch về phí và lệ phí, tạo điều kiện đổi trả hiệu quả, tích cực tìm kiếm phản
hồi của khách hàng, đồng thời không ngừng nỗ lực cải tiến.

You might also like