You are on page 1of 11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO POHE


—📖📖📖—

Môn: Nghiên cứu Marketing


Giáo viên giảng dạy: PGS. TS Vũ Minh Đức
Đề tài: Nghiên cứu sự hình thành nhu cầu sử dụng dịch vụ mã QR thanh toàn trên
các cửa hàng bán lẻ ở địa bàn Hà Nội

NHÓM 7:

1. Phan Xuân Anh – 11210732


2. Nguyễn Phương Anh – 11210585
3. Trần Thị Vân Hà – 11211960
4. Hoàng Phương Linh – 11213152
5. Nguyễn Thị Phương Mai – 11213693

Hà Nội - 2022
2

MỤC LỤC
I. Giới thiệu về cuộc nghiên cứu 3
1. Bối cảnh nghiên cứu 3
2. Lý do tiến hành 3
3. Vấn đề nghiên cứu 4

II. Phương pháp thu thập dữ liệu 6


1. Loại dữ liệu và phương pháp cần thu thập 6
2. Thiết kế mẫu nghiên cứu 7
3. Thiết kế mẫu bảng hỏi 7

III. Phân tích và xử lí dữ liệu 8


1. Các mô hình và cách thức phân tích 8
2. Phân tích độ nhạy 8

IV. Dự kiến kết quả báo cáo 9


V. Kế hoạch lộ trình thực hiện 9
VI. Phụ lục tham khảo 11
3

I. Giới thiệu chung về cuộc nghiên cứu:

1. Bối cảnh cuộc nghiên cứu 


Trong thời đại mà các thiết bị điện tử phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là thiết bị di động
thông minh song song với việc ra đời của thanh toán điện tử, nhu cầu về phương thức thanh
toán của người Việt đã có những thay đổi nhất định. Khách hàng trong bối cảnh mới tìm kiếm
một phương thức thanh toán tối giản, tiện nghi, thông minh và có tính bảo mật cao; sự ra đời
của phương thức thanh toán qua QR Code đã thỏa mãn được tất cả những mong muốn đó. Đối
với doanh nghiệp, tính chất dễ sử dụng và bảo mật sẽ giúp ích rất nhiều trong lĩnh vực tài chính
ngân hàng hay đặc biệt là bán lẻ. 
Phương thức thanh toán bằng mã QR đã rất phổ biến tại một số nước Châu Á, đặc biệt
là Trung Quốc. Theo thống kê năm 2020 của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC), tính
đến tháng 3/2020, hơn một nửa số dân sử dụng phương thức thanh toán QR Code. Sự phát triển
nhanh và mạnh mẽ của QR Code mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng, chính vậy mô hình
QR Code được lan tỏa một cách mạnh mẽ. Trong đó, Việt Nam là một trong số các quốc gia đã
có đủ các yếu tố cần thiết để hình thành và phát triển mô hình thanh toán bằng mã QR Code
trên diện rộng. Ngân hàng nhà nước thống kê rằng phương thức thanh toán không dùng tiền
mặt tăng về số lượng tăng 0,7 lần và giá trị giao dịch tăng 28%, đặc biệt ở phương thức thanh
toán QR có sự tăng mạnh gần 112% so với năm 2021 và vẫn đang tăng mạnh.
Với những số liệu đang có cùng xu hướng thanh toán hiện nay, Việt Nam có triển
vọng trở thành quốc gia có mô hình sử dụng phương thức thanh toán điện tử đặc biệt là mã QR
Code đang là xu hướng mới. Chính vì vậy, việc doanh nghiệp hiểu rõ về sự hình thành nhu cầu
sử dụng phương thức thanh toán qua mã QR Code là điều cần thiết.
2. Lý do tiến hành: (tính cấp thiết của đề tài) 
Đối với xã hội, do sự bùng nổ của thiết bị di động cũng như mục tiêu hướng tới kinh tế
số và xã hội số của Chính phủ. Xu hướng thanh toán điện tử đặc biệt là thanh toán qua mã QR
Code là xu hướng tất yếu, là tiền đề cho phát triển tại Việt Nam; việc hiểu rõ sự hình thành để
đưa ra phương hướng hành động là vô cùng cần thiết.
Đối với các doanh nghiệp, việc nghiên cứu về sự hình thành nhu cầu sử dụng dịch vụ
mã QR thanh toán tại các cửa hàng bán lẻ giúp doanh nghiệp nhận ra xu hướng mới trong
ngành dịch vụ ở Việt Nam. Từ đó, doanh nghiệp có thể kịp thời đưa ra các quyết định
Marketing chính xác, bắt kịp xu hướng công nghệ để đáp ứng được nhu cầu và nhận được sự
tín nhiệm khách hàng. Ngoài ra, cuộc nghiên cứu cũng giúp doanh nghiệp thấu hiểu khách
hàng, thu hút khách hàng tiềm năng và tạo ra giá trị vượt trội cho doanh nghiệp; doanh nghiệp
có thể đánh giá được cơ hội – thách thức trong hoạt động marketing hiện tại để đề ra chiến lược
sửa đổi và cải thiện các hình thức thanh toán hiện tại của doanh nghiệp.
4

3. Vấn đề nghiên cứu 


3.1. Vấn đề nghiên cứu: 

Nghiên cứu về sự hình thành nhu cầu sử dụng dịch vụ mã QR Code để thanh toán tại các cửa
hàng bán lẻ trên địa bàn Hà Nội.

- Biến độc lập: 

+ Sự nhận biết của khách hàng tới dịch vụ 

     (Truyền thông, Yếu tố môi trường-Covid...) 

+ Mong muốn của khách hàng  

(Văn hóa, Hình thức thanh toán, Marketing, Sự tiện lợi…)

+ Khả năng tiếp cận dịch vụ 

(Khả năng tài chính, Chính sách, Công nghệ, Trình độ,...)

- Biến phụ thuộc: Nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán bằng mã QR Code. 

3.2. Khách thể nghiên cứu: 

Các khách hàng cá nhân có đặc điểm nhân khẩu học như sau: 

+ Độ tuổi: 16-58

+ Giới tính: nam/ nữ/ giới tính khác 

+ Đặc điểm: Có thiết bị điện tử di động, đã có tài khoản ngân hàng. 

+ Địa lý: TP. Hà Nội 

3.3. Mục tiêu nghiên cứu: 

-  Xác định các yếu tố tác động đến sự hình thành nhu cầu của khách hàng đối với phương thức
thanh toán bằng mã QR tại các cửa hàng bán lẻ.

-  Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố kích thích đến sự hình thành nhu cầu của khách
hàng đối với dịch vụ thanh toán bằng mã QR.

-  Xác định mức ảnh hưởng của phương thức thanh toán qua QR tới việc ra quyết định mua
hàng của khách hàng.
5

-  Đề xuất cơ hội kinh doanh và hướng đi để phát triển chiến lược, cải thiện hoạt động
marketing cho các cửa hàng bán lẻ đẻ gợi dẫn nhu cầu.

-  Đề xuất mô hình, giải pháp thanh toán tối ưu nhất cho doanh nghiệp.

3.4. Câu hỏi nghiên cứu: 

- Mức độ nhận biết, quan tâm của khách hàng tới dịch vụ thanh toán bằng mã QR?

+ Khách hàng biết tới phương thức thanh toán qua mã QR này thông qua kênh nào?
+ Có yếu tố môi trường nào tác động tới khách hàng khiến khách hàng phải tìm tới phương
thức thanh toán qua mã QR không? Nếu có, đó là gì?

- Các yếu tố nào tạo nên nhu cầu sử dụng mã QR để thanh toán? (Ví dụ: Sự tiện lợi, Truyền
thông, Ưu đãi, Môi trường xung quanh…)

- Những kích thích nào tác động mạnh mẽ nhất đến sự hình thành nhu cầu thanh toán bằng mã
QR? (Ví dụ: Sự tiện lợi)

- Mức độ ảnh hưởng của yếu tố thanh toán bằng mã QR tới quyết định mua hàng của khách
hàng?

- Sự khác nhau về mức độ ảnh hưởng của các kích thích đó đối với từng nhóm khách hàng khác
nhau như thế nào?

- Khả năng tiếp cận phương pháp thanh toán QR của khách hàng như thế nào? (cao-thấp)

+ Khách hàng có đủ điều kiện về công nghệ, kiến thức… để tiếp cận, sử dụng phương pháp
thanh toán mới này không?
+ Các chính sách của doanh nghiệp, chính phủ có tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp
cận phương thức mới không?

3.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 

- Đối tượng nghiên cứu: Người dân Hà Nội

- Phạm vi nghiên cứu: 

+ Không gian: địa bàn TP Hà Nội. 

+ Thời gian nghiên cứu (bao gồm thời gian thu thập dữ liệu thứ cấp và sơ cấp): 2 tháng 

3.6. Nội dung nghiên cứu: 


6

- Mức độ nhận biết và quan tâm của khách hàng tới dịch vụ thanh toán bằng mã QR tại các cửa
hàng bán lẻ

- Các kích thích tác động đến việc hình thành nhu cầu thanh toán bằng mã QR tại các cửa hàng
bán lẻ

- Mức độ ảnh hưởng của các kích thích được nghiên cứu đến sự hình thành nhu cầu sử dụng
dịch vụ thanh toán bằng mã QR của khách hàng nói chung và từng nhóm khách hàng cụ thể nói
riêng

- Khả năng tiếp cận phương thức thanh toán mới của khách hàng và doanh nghiệp

- Cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp và giải pháp

3.7. Các khái niệm cần đo lường và đánh giá:

- Phương thức thanh toán bằng mã QR.

- Nhu cầu được hình thành như thế nào.

- Đặc điểm các cửa hàng bán lẻ.

II. Phương pháp thu thập dữ liệu

1. Loại dữ liệu và phương pháp cần thu thập:

Loại dữ Dữ liệu cần thu thập Phương pháp thu Nguồn dữ liệu
liệu thập dữ liệu

Thực trạng sử dụng phương Nguồn chính


thức sử dụng mã QR thanh toán quyền: từ các trang
hiện nay web, trang báo
mạng chính thống
Tham khảo, tra cứu
của Tổng cục
Xu hướng thay đổi phương trên các trang báo
Thống kế, Ngân
thức thanh toán ở thời đại công chính thống, trang
hàng Nhà Nước,
nghệ số web và các bài
Thứ cấp tạp chí Bộ Công
nghiên cứu đã
Thương,…
được công khai
Cơ hội của việc sử dụng mã
QR thanh toán tại các cửa hàng Nguồn khác:
7

Trải nghiệm của khách hàng đã - Trang thông tin


sử dụng phương pháp thanh của các ví điện tử
toán bằng mã QR như Momo,
VNpay,… và các
trang báo mạng

Mức độ nhận biết và quan tâm


của khách hàng với dịch vụ
thanh toán QR - Phỏng vấn trực
tiếp khách hàng sử
dụng thanh toán - Bảng khảo sát và
Khả năng tiếp cận với dịch vụ QR. thông tin phỏng vấn
Sơ cấp thanh toán mã QR tại các cửa trực tiếp
hàng bán lẻ - Phiếu trả lời bảng
câu hỏi
Những yếu tố ảnh hưởng đến
sự hình thành nhu cầu sử dụng
mã thanh toán QR

2. Thiết kế mẫu nghiên cứu:


- Quy mô mẫu: nghiên cứu 200 khách hàng mua hàng tại các cửa hàng bán lẻ
- Phương pháp lấy mẫu: chọn mẫu phi xác suất
- Đánh giá mẫu
- Phương pháp phân tích dữ liệu: phân tích miêu tả

3. Thiết kế bảng hỏi:

Tiêu đề bảng hỏi: Nghiên cứu về nhu cầu sử dụng dịch vụ mã QR thanh toán tại các cửa hàng
bán lẻ ở Hà Nội, 2022.
Hình thức: Bảng hỏi online, dạng form survey (đặc điểm khách thể nghiên cứu: có sử dụng
smart devices, có tài khoản bank)
Phần mở đầu:
- Lời giới thiệu
- Tên đề tài nghiên cứu, mục đích của cuộc nghiên cứu
Xin chào, chúng tôi là nhóm sinh viên năm hai đến từ Đại học Kinh tế quốc dân. Chúng tôi
thực hiện khảo sát phục vụ nghiên cứu về nhu cầu sử dụng dịch vụ mã QR thanh toán tại
8

các cửa hàng bán lẻ trên địa bàn Hà Nội, nhằm đề xuất giải pháp cải thiện dịch vụ và
mang lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng. Rất mong nhận được sự giúp đỡ của bạn
qua phản hồi khảo sát.

Phần nội dung:


1. Câu hỏi về thông tin cá nhân, nhân khẩu học (tên, tuổi, nghề nghiệp, thu nhập,…)
2. Câu hỏi về mức độ nhận biết và quan tâm tới mã thanh toán QR ( VD: tần suất sử dụng
mã thanh toán)
3. Câu hỏi về mức độ tiếp cận với phương thức thanh toán QR.
4. Câu hỏi đánh giá sự hài lòng về dịch vụ sử dụng mã thanh toán QR
5. Lời cảm ơn

III. Phân tích và xử lí dữ liệu:


1. Các mô hình và cách thức phân tích

Dữ liệu thu thập được sau khi điều tra sẽ được nhập, làm sạch, mã hóa, phân tích, xử lý và hợp
nhất bằng phần mềm SPSS.

Dữ liệu khi phân tích sẽ được sử dụng các phương pháp phân tích thống kê tần số, phân tích
thống kê mô tả, phân tích độ tin cậy hoặc phân tích nhân tố khám phá… Các tham số thống kê
được tính toán và diễn giải kết quả như: các chỉ tiêu thống kê, bảng chéo đánh giá chung về đặc
điểm, nhận thức, thái độ, nhu cầu và hành vi của các nhóm đối tượng khách hàng về việc sử
dụng dịch vụ thanh toán bằng mã QR. 

Sau khi phân tích, các dữ liệu được tóm tắt, tổng hợp và trình bày dưới các dạng biểu bảng số
liệu, đồ thị, bản đồ chất lượng cao đảm bảo mô tả rõ kết quả nghiên cứu.

Ngoài ra khi phân tích dữ liệu thu thập, các mô hình có thể áp dụng như mô hình AIDAS
nghiên cứu về năm giai đoạn khác nhau mà một khách hàng tiềm năng sẽ trải qua, hay mô hình
5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter cho biết tác động của các yếu tố cạnh tranh đến nhu cầu
sử dụng dụng mã thanh toán QR của khách hàng. 

2. Phân tích độ nhạy


Nhu cầu được hình thành từ sự nhận biết, mong muốn và khả năng tiếp cận của khách hàng.
Những đặc điểm trên được coi là các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của việc nghiên cứu về sự hình
thành nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán mã QR tại các cửa hàng bán lẻ trên thành phố Hà
Nội, cần được xem xét sự thay đổi khi các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
thay đổi như môi trường vĩ mô (chính trị, kinh tế, xã hội, công nghệ) hay môi trường vi mô (thị
trường, khách hàng, phân phối, giá cả,...).
9

Vì dự án nghiên cứu được thực hiện trong thời gian ngắn (2 tháng), nếu không tính đến các
trường hợp đặc biệt (chiến tranh, đại dịch bệnh,...), nhìn chung sự biến động của các yếu tố
xung quanh sẽ không làm ảnh hưởng nhiều đến độ an toàn của dự án nghiên cứu. Dự án vẫn có
thể đạt được hiệu quả và những kết quả nghiên cứu như mong muốn.  

IV. Dự kiến kết quả báo cáo:


- Cấu trúc, nội dung của báo cáo:
A. Phần mở đầu 
1. Trang bìa/ trang tiêu đề
2. Mục lục
3. Danh sách các bảng, hình vẽ minh chứng
4. Tóm tắt
B. Phần thân nội dung 
1. Giới thiệu
2. Mục tiêu nghiên cứu
3. Phương pháp nghiên cứu
4. Kết quả nghiên cứu
5. Hạn chế/giới hạn của nghiên cứu
6. Kết luận hoặc kết luận và kiến nghị
C. Phần phụ lục/bổ sung
1. Danh mục tài liệu tham khảo
2. Các phụ lục
- Mẫu các bảng, biểu trình bày dự kiến: bảng, bảng hỏi, biểu đồ tròn, biểu đồ cột,... 
- Các kiến nghị và đề xuất: 
+ Các kết luận về sự hình thành nhu cầu sử dụng dịch vụ mã QR tại các cửa hàng bán lẻ trên
địa bàn Hà Nội.
+ Bản báo cáo cuối cùng về sự hình thành nhu cầu sử dụng dịch vụ mã QR tại các cửa hàng bán
lẻ trên địa bàn Hà Nội.
+ Các kiến nghị và đóng góp cho quyết định marketing của doanh nghiệp về dịch vụ mã QR.
+ Đề ra giải pháp giúp dịch vụ mã QR trở nên phổ biến hơn tại các cửa hàng bán lẻ và người
tiêu dùng.

V. Kế hoạch lộ trình thực hiện:

STT  Các nội dung, công việc cần Số ngày thực Mốc thời Người thực hiện 
  chuẩn bị  hiện  gian 
1  Chuẩn bị bản đề xuất nghiên cứu 
10

  Lựa chọn đề tài và nhận xét 5 ngày  Tuần 1  Cả nhóm 


duyệt đề tài 
Xây dựng kế hoạch báo cáo đề 3 ngày  Tuần 2  Vân Hà 
xuất nghiên cứu 
Nghiên cứu thị trường và bối 4 ngày  Tuần 3  Phương Linh 
cảnh của cuộc nghiên cứu 
Lên kế hoạch thu thập dữ liệu 4 ngày  Tuần 4  Phương Anh 
sơ cấp và thứ cấp 
Lên kế hoạch phân tích và xử lí 4 ngày  Tuần 5  Xuân Anh 
dữ liệu 
Dự báo kết quả nghiên cứu  4 ngày  Tuần 6  Phương Mai 

2  Thu thập thông tin và dữ liệu 

  Thu thập dữ liệu thứ cấp  5 ngày  Tuần 9  Cả nhóm 

Phỏng vấn trực tiếp tại các cửa 5 ngày  Tuần 10  Cả nhóm 
hàng bán lẻ 
Thiết kế bảng mẫu hỏi  3 ngày  Tuần 11  Cả nhóm 

Gửi bảng mẫu hỏi  4 ngày  Tuần 11  Cả nhóm 


 
3  Xử lí dữ liệu, viết báo cáo 

  Làm sạch dữ liệu  4 ngày  Tuần 12  Cả nhóm 


 
  Truy nhập dữ liệu  4 ngày  Tuần 12  Cả nhóm 
 
  Chạy dữ liệu, trao đổi cách xử 5 ngày  Tuần 13  Cả nhóm 
lí   
  Viết báo cáo  5 ngày  Tuần 14  Cả nhóm 
 
11

  Hoàn thiện báo cáo  1 ngày  Tuần 14  Cả nhóm 


 
4  Trình bày báo cáo    Tuần 15  Cả nhóm 

VI. Phụ lục tham khảo:


- Giáo trình Nghiên cứu marketing, GS.TS. Nguyễn Viết Lâm; PGS.TS. Vũ
Minh Đức và PGS.TS. Phạm Thị Huyền (2021), NXB Đại học Kinh tế Quốc dân
- “Người dùng tận hưởng tiện ích khi thanh toán mã QR” – báo Tuổi trẻ
- “Thanh toán mã QR thịnh hành ở Trung Quốc” – báo BNWES
- “Thanh toán bằng mã QR sắp bùng nổ” – báo Tài chính

You might also like