You are on page 1of 9

Việc triển khai ngân hàng số tại BIDV đã đạt được những kết quả tích cực: Chuyển

dịch mạnh mẽ các giao dịch sang kênh số góp phần đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền
mặt; điều này đặc biệt có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay, khi cả cộng đồng đang tích
cực phòng chống dịch Covid-19.
Đến hết Quý II/2020, số lượng khách hàng cá nhân đăng ký sử dụng dịch vụ ngân
hàng điện tử (NHĐT) tại BIDV đạt 5,12 triệu khách hàng, tỷ trọng khách hàng sử dụng
dịch vụ NHĐT trên tổng số khách hàng hiện hữu tăng từ 32,4% năm 2018 lên 42,4% Quý
II/2020. Số lượng giao dịch qua kênh số đến hết quý II/2020 đạt 88,4 triệu giao dịch,
chiếm tỷ trọng 50% tổng số lượng giao dịch so với mức 38% của cùng kỳ năm 2019.
Doanh số giao dịch qua kênh số đến hết quý II/2020 đạt 1,34 triệu tỷ đồng, bằng 67,1%
so với cả năm 2019 có xu hướng đang tăng lên.
Trong 6 tháng đầu năm 2020, hoạt động chuyển đổi số của BIDV đã tạo được một
số điểm nhấn nổi bật:
 Triển khai thành công cổng thanh toán trực tuyến các dịch vụ công cấp độ 4 trên
cổng dịch vụ công quốc gia.
 Là một trong bốn ngân hàng đầu tiên triển khai thành công dự án Thanh toán bù
trừ liên ngân hàng.
 Triển khai hệ thống đăng ký trực tuyến BIDV SmartBanking, nghiên cứu áp dụng
công nghệ OCR, nhận dạng khuôn mặt, livecheck.
 Lần đầu tiên trên thị trường tích hợp tính năng mua sắm tại Vinmart trên ứng dụng
SmartBanking.
 Ra mắt nền tảng BIDV Home - mở ra hệ sinh thái kết nối khách hàng BIDV với
thị trường địa ốc.
 Kết nối thành công kiến trúc API với MISA giúp khách hàng doanh nghiệp thực
hiện các giao dịch tài chính.
 Là ngân hàng đầu tiên cung cấp dịch vụ tài khoản định danh và chi hộ online 24/7,
hỗ trợ doanh nghiệp bán lẻ và Fintech quản lý dòng tiền hiệu quả.
 Ứng dụng Machine Learning - AI trong việc xây dựng mô hình dự đoán khách
hàng từ bỏ dịch vụ…
   3. Nỗ lực để tạo nên cuộc cách mạng “chuyển đổi số”
Xác định chuyển đổi số là một yêu cầu tất yếu trong xu thế phát triển hiện nay,
trong giai đoạn này, BIDV xác định các giải pháp để đẩy mạnh phát triển ngân hàng số.
Cụ thể: 
 Xây dựng và triển khai Chiến lược phát triển công nghệ thông tin, Chiến lược phát
triển ngân hàng số của BIDV đến 2025 đảm bảo đáp ứng yêu cầu phát triển kinh
doanh, quản trị điều hành, xu hướng phát triển công nghệ.
 Tăng cường ứng dụng rộng rãi các công nghệ chủ chốt, đặc trưng của Cách mạng
công nghiệp 4.0.
 Tăng cường năng lực, chuẩn hóa cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và các biện
pháp đảm bảo an toàn thông tin đối với các hệ thống công nghệ.
 Chuẩn hóa, tự động hóa các hoạt động, nghiệp vụ ngân hàng trên nền tảng công
nghệ.
 Thực hiện việc chuyển đổi số và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng số
nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, trong đó: Phấn đấu đến năm 2025 triển
khai thành công mô hình ngân hàng số.
 Phát triển và tích hợp các kênh phân phối, tạo điều kiện dễ dàng nhất để khách
hàng tiếp cận, kết nối với ngân hàng.
 Triển khai tự động hóa quy trình, đổi mới sáng tạo, ưu tiên phát triển sản phẩm
dịch vụ có tính sáng tạo, cạnh tranh trên thị trường trên cơ sở ứng dụng các thành
tựu khoa học công nghệ.
BIDV đã tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển
trong tầm nhìn trở thành định chế tài chính hàng đầu khu vực
Đông Nam Á, có nền tảng số tốt nhất Việt Nam, phấn đấu
thuộc nhóm 100 ngân hàng lớn nhất khu vực. 
  2.3 Một số ứng dụng tài chính công nghệ tại Việt Nam
     a. Thanh toán điện tử VNPay 
     VNPay – Fintech tài chính công nghệ đầu tiên
được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2020.
Công ty Cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam (VNPAY) là một trong số 124 doanh
nghiệp có sản phẩm phẩm được vinh danh trong chương trình Thương hiệu Quốc gia lần
này. Bằng hình thức quét mã VNPAY-QR được xây dựng đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn của
tổ chức thẻ quốc tế, đáp ứng “tiêu chuẩn cơ sở QR Code” , ứng dụng công nghệ AI thông
minh giúp ngăn ngừa được nhiều rủi ro và xác thực người dùng hiệu quả đảm bảo mức an
toàn tối đa.
Hiện tại, VNPAY đang phát triển hệ thống thanh toán VNPAY-QR với hơn 100.000
điểm chấp nhận thanh toán trên toàn quốc với nhiều lĩnh vực khác nhau như bán lẻ, thời
trang, điện máy, bệnh viện, trường học… và nhiều ngành nghề khác. Người dùng có thể
thanh toán VNPAY-QR trên hơn 30 ứng dụng ngân hàng và 8 ví điện tử.
Theo đại diện VNPAY, trong năm 2020, lượng giao dịch thanh toán của VNPAY-
QR tăng trưởng nhanh tới hơn 300% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây được xem là tín hiệu
sáng trong bối cảnh kinh tế đang chịu tác động nặng nề của dịch COVID-19.
   b. Fintech đối với ngân hàng BIDV
- BIDV ra mắt Smart Banking thế hệ mới
Ngày 20/03/2021, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chính
thức ra mắt dịch vụ Ngân hàng số hoàn toàn mới SmartBanking trên cơ sở hợp nhất các
nền tảng giao dịch trực tuyến và thay thế cho các dịch vụ Internet Banking và Mobile
Banking trước đây. Đây là một bước đi lớn trong tổng thể chiến lược chuyển đổi số đang
được triển khai mạnh mẽ tại BIDV, khẳng định vị thế ngân hàng bán lẻ số 1 trên thị
trường.
Việc hợp nhất nền tảng giao dịch trực tuyến Internet Banking và Mobile Banking
trong ứng dụng Smart Banking thế hệ mới chính thức đưa BIDV trở thành ngân hàng đầu
tiên và duy nhất hỗ trợ người dùng trải nghiệm đồng bộ, liền mạch trên các kênh: web,
ứng dụng di động, đồng hồ và bàn phím thông minh (Smart Keyboard). Với Smart
Keyboard, khi đang trò chuyện trên các ứng dụng chat với bạn bè, người thân, đối tác
(qua Zalo, Viber, messenger,…) khách hàng có thể thực hiện luôn các giao dịch ngân
hàng một cách nhanh chóng, dễ dàng mà không cần chuyển qua lại giữa các ứng dụng.
- Tiên phong trong việc cá nhân hóa theo sở thích người dùng
Mọi quyết định chuyển đổi số của BIDV đều tập trung vào việc tối ưu hóa trải
nghiệm của khách hàng. Với Smart Banking thế hệ mới, khách hàng có thể thay đổi ảnh
nền, ảnh đại diện và lựa chọn sắp xếp các chức năng ưu tiên theo sở thích; giao diện tùy
biến theo thời gian sáng, chiều, tối theo thời gian thực. Ngoài ra, vào các dịp đặc biệt như
ngày sinh nhật hoặc các ngày lễ, Tết, hệ thống sẽ tự động hiển thị thêm hình nền chúc
mừng đến khách hàng, bên cạnh các ảnh được người dùng cài đặt.
BIDV còn đi đầu trong việc ứng dụng
công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) vào sản
phẩm số, thông qua tính năng trợ lý ảo – hỗ
trợ thực hiện giao dịch bằng giọng nói;
giúp giao dịch trở nên nhanh chóng, thuận
tiện và “sành điệu” hấp dẫn giới trẻ.

- Hệ sinh thái đa dạng và nhiều tiện ích nhất hiện nay


Là ngân hàng có kết nối với nhiều công ty fintech nhất trên thị trường, cùng hơn
1.000 nhà cung cấp với gần 2.500 dịch vụ đa dạng, BIDV sẵn sàng đồng bộ và đáp ứng
hầu hết mọi nhu cầu giao dịch của khách hàng trên Smartbanking thế hệ mới.
SmartBanking phiên bản mobile còn hỗ trợ người dùng rút tiền qua mã QR mà
không cần mang theo thẻ vật lý, rút ngắn được thời gian giao dịch rút tiền với các bước
vô cùng đơn giản, nhanh chóng và hữu ích khi quên thẻ vật lý hoặc mã pin thẻ.
- Công nghệ bảo mật hiện đại, tiên tiến
SmartBanking thế hệ mới kế thừa các phương thức bảo mật đã được áp dụng cho
khách hàng trên các dịch vụ trước đây bao gồm: Bảo mật đăng nhập, bảo mật giao dịch
và đặc biệt là Smart OTP. Ngoài ra, với công nghệ Cross Login  khi khách hàng đăng
nhập trên trình duyệt web, hệ thống sẽ tự động gửi thông báo tới ứng dụng di động để
chờ khách hàng xác nhận trước khi cho phép đăng nhập thành công. Sự kết hợp giữa các
giải pháp bảo mật hiện đại, tiện lợi đang là xu hướng của các dịch vụ ngân hàng giúp
khách hàng hoàn toàn an tâm khi giao dịch.
- Hai phương thức sử dụng Ngân hàng số SmartBanking
Ứng dụng di động Smart Banking trên các chợ ứng dụng: Là phiên bản cập nhật của
ứng dụng di động Mobile Banking trên chợ ứng dụng Appstore và Google Play Store (tên
ứng dụng trên chợ là “BIDV SmartBanking”).
Dịch vụ Smart Banking trên trình duyệt web: Tại mục “Ngân hàng trực tuyến” trên
website của BIDV hoặc đường link trực tiếp: https://smartbanking.bidv.com.vn/.

PHẦN III: MỐI QUAN HỆ GIỮA NHTM VÀ FINTECH


3.1 Tổng quan

Fintech là một thuật ngữ có phạm vi khá rộng, hiểu một cách đầy đủ, có nghĩa là
ứng dụng công nghệ hiện đại, công nghệ tiên tiến nhất trong lĩnh vực tài chính, kế toán,
kiểm toán và đầu tư. Fintech đang là xu hướng chủ đạo và tạo ra những thay đổi chóng
mặt trên thị trường tài chính toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Tốc độ thanh
toán nhanh, thuận tiện trong quản lý tài chính cá nhân, khả năng tiếp cận các khoản vay là
những đặc điểm nổi bật trong hoạt động của các công ty Fintech.

Tại Việt Nam, số lượng công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực Fintech tại Việt Nam
tăng hơn 179% trong giai đoạn 2017-2020. Trong đó, dịch vụ thanh toán vẫn là phân
khúc lớn nhất, chiếm 31% số lượng các công ty khởi nghiệp Fintech. Riêng năm 2020,
các giao dịch qua Internet, điện thoại di động tăng trưởng đến 238%. Tính đến tháng 10
năm 2020, Việt Nam có 39 nhà cung cấp dịch vụ phi ngân hàng được cấp phép, với 5 ví
điện tử lớn nhất là MoMo, Payoo, Zalo Pay và ViettelPay. Cụ thể doanh thu từ thị trường
thanh toán điện tử 2020 đã tăng trưởng 14.2% so với cùng kỳ năm ngoái, doanh thu đạt
được là 8,904 triệu USD. Lượng người dùng đã tăng lên đến 36,2 triệu, tăng 12.1% so
với năm ngoái. Bên cạnh đó, trên thị trường Fintech Việt Nam còn có một số doanh
nghiệp hoạt động ở những lĩnh vực dịch vụ tín dụng ngân hàng truyền thống như gọi vốn
cộng đồng, dịch vụ cho vay trực tuyến.....

Thế nhưng, cũng có những quan điểm khác, xem Fintech là cơ hội để gia tăng sự
hợp tác với các NHTM nhằm tạo ra giá trị gia tăng các dịch vụ cung cấp cho khách hàng
như đưa ra các hình thức thanh toán mới, kết hợp giữa công nghệ của Fintech với hệ
thống mạng lưới khách hàng, cơ sở dữ liệu của NHTM. Như vậy, Fintech và NHTM vừa
có quan hệ cạnh tranh, vừa có quan hệ cộng tác với nhau.

3.2 Fintech đối thủ cạnh tranh của NHTM

Vấn đề cạnh tranh giữa các công ty Fintech và NHTM đang là chủ đề nóng được
bàn đến trong thời gian gần đây trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra. Với
những ưu điểm về dịch vụ và chi phí thấp nhờ công nghệ, sức ảnh hưởng của các công ty
Fintech lên thị trường tài chính ngày càng mạnh mẽ và trở thành đối thủ cạnh tranh trực
tiếp với dịch vụ ngân hàng truyền thống. Quan hệ cạnh tranh, đối thủ trực tiếp được thể
hiện qua tính chất thay thế của các sản phẩm từ Fintech và ngân hàng thương mại. Nếu
như Fintech có lợi thế về công nghệ, tốc độ thì ngân hàng có lợi thế về thương hiệu, bảo
mật thông tin cá nhân, tính bảo đảm về mặt pháp lý cho các giao dịch tài chính của khách
hàng.

Trên góc độ nhà đầu tư, thay vì quá trình đầu tư phức tạp để thành lập và xây dựng
một ngân hàng với chi phí cơ sở vật chất lớn, mô hình còn vướng mắc bởi nhiều khâu từ
quản trị, phân phối, sản phẩm, pháp lý... thì một ứng dụng Fintech nhanh chóng về thời
gian, chi phí thấp và mô hình hoạt động đơn giản, tận dụng được các điểm mạnh có sẵn
của các ngân hàng sẽ được ưu tiên đầu tư hơn. Đây chính là một trong những nguyên
nhân quan trọng khiến Fintech trở thành đối thủ cạnh trạnh đáng gờm của các NHTM.

Các ứng dụng của Fintech tạo ra mang lại trải nghiệm tiện ích linh hoạt, chi phí
thấp, tốc độ xử lý cao và độ bảo mật cao ( như ví điện tử MoMo, Zalo pay....). Các ứng
dụng thì được kèm với nhiều dịch vụ như nộp tiền điện, nước; thanh toán hóa đơn; quản
lý tài chính cá nhân,.... Việc sử dụng các dịch vụ tài chính của Fintech không bị giới hạn
bởi thời gian và không gian. Người dùng ở bất kỳ vị trí, địa điểm nào cũng có thể thực
hiện giao dịch ở nhiều ngân hàng khác nhau thay vì phải xếp hàng và chờ đợi ở các
NHTM truyền thống. Điều này sẽ giúp cho người tiêu dùng yên tâm với độ bảo mật cao,
tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí
Đối với BIDV, các dịch vụ giao dịch tại quầy giảm do khách hàng sử dụng các ứng
dụng của Fintech.Việc hạn chế về thời gian nghiên cứu sản phẩm mới có thể gây ra sự
chậm trễ trong công tác đổi mới, điều này sẽ là bất lợi không nhỏ của BIDV trong việc
cạnh tranh với Fintech.

Nhìn chung, Fintech và NHTM sẽ có sự cạnh tranh rất lớn trong thời gian tới, tuy
nhiên sẽ không quá khốc liệt do mỗi bên sẽ có những lợi thế cạnh tranh riêng biệt.

3.3 Quan hệ cộng tác giữa Fintech và NHTM

Cập nhập xu hướng phát triển của thế giới, các NHTM tại Việt Nam đang dần
chuyển đổi sang mô hình ngân hàng số, trang bị công nghệ cao. Với lợi thế về công nghệ,
ý tưởng sáng tạo, sự linh hoạt,..Fintech trở thành đối tượng cộng tác thích hợp nhất giúp
các NHTM phát triển sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho chuyển đổi số. Vậy nên sự hợp tác
là yêu cầu tất yếu ở thời điểm hiện nay.

Fintech cho ra các dịch vụ tối ưu và hiện đại nhưng thiếu lượng khách hàng còn
ngân hàng thừa lượng khách hàng sẵn có tuy nhiên loại hình sản phẩm, dịch vụ đã cũ,
không phù hợp so với sự phát triển hiện tại và đòi hỏi, nhu cầu ngày càng cao của khách
hàng. Fintech và ngân hàng tương xứng với vai trò bù trừ cho nhau, hạn chế được điểm
yếu của mình và tận dụng được lợi thế của đối phương. Fintech có đầy đủ những yếu tố
mà các NHTM cần để phát triển phù hợp với xã hội hiện nay và tránh khỏi rủi ro bị đào
thải. Cơ sở của sự hợp tác này dựa trên lý thuyết Win-Win, đôi bên cùng có lợi.

Theo thống kê của NHNN, 72% công ty Fintech đã liên kết với các ngân hàng tại
Việt Nam để cung cấp các dịch vụ mới. Tại Việt Nam, tỉ lệ dân cư chưa có tài khoản
ngân hàng cao (đến 40%), số người dân sống ở nông thôn bị hạn chế tiếp cận các dịch vụ
tài chính, nhưng tỉ lệ người dùng Internet cao (khoảng 66%), trong đó có đến 96% người
dùng thiết bị di động để truy cập Internet. Đây là cơ hội cho các công ty Fintech tiếp cận
với ngân hàng trước làn sóng đổi mới công nghệ. Một số thương vụ hợp tác điển hình
giữa NHTM và Fintech:
 VPbank hợp tác với Fintech thành lập không gian làm việc chung cao
cấp UP@VPbank. 
 Vietinbank đang lập Fintech lab - không gian trao đổi giữa Vietinbank và công ty
Fintech, nơi gặp gỡ, trao đổi ý tưởng công nghệ và kinh doanh. Vietinbank đang hợp
tác với bảy công ty Fintech trong các lĩnh vực khác nhau nhằm đưa ra các sản phẩm
mang yếu tố công nghệ và tài chính - ngân hàng để phục vụ khách hàng. 
 Techcombank đã cùng với Công ty fintech Fastacash giới thiệu tính năng F@st
Mobile, phương thức chuyển tiền nhanh chóng qua Facebook và Google+ .
 Vietcombank hợp tác với Công ty cổ phần Di động Trực tuyến (M_Service) để thực
hiện dịch vụ chuyển tiền giá trị nhỏ ở khu vực nông thôn.
 Trong khi đó, MB đã phát triển ngân hàng số dựa trên sự hợp tác với đối tác chiến
lược Viettel, hay như VIB cũng đã kết hợp với công ty Fintech Weezi cho ra mắt sản
phẩm MyVIB Keyboard, một ứng dụng chuyển tiền qua mạng xã hội.

Đối với BIDV, BIDV đã triển khai nhiều hoạt động để hiện thực hóa chiến lược
chuyển đổi số như: ký kết với đối tác chiến lược Hana Bank giúp tăng cường sức mạnh
tài chính và học hỏi những công nghệ tiên tiến nhất; ký hợp đồng với Công ty Ernst &
Young nhằm xây dựng chiến lược chuyển đổi số; ra mắt các sản phẩm và dịch vụ ngân
hàng với hàm lượng công nghệ cao; kết hợp với các công ty Fintech/Bigtech để đa dạng
hóa và mở rộng hệ sinh thái tạo sự gắn kết của khách hàng với BIDV... BIDV là một
trong những Ngân hàng đẩy mạnh trong lĩnh vực hợp tác với các Công ty Fintech để xây
dựng hệ sinh thái tài chính tiêu dùng nhằm cung cấp nhiều nhất các tiện ích thanh toán và
chi tiêu cho khách hàng trên các ứng dụng của mình. Hiện nay, BIDV đã kết nối với 24
công ty fintech, 756 nhà cung cấp dịch vụ để cung cấp trên 1.500 dịch vụ thanh toán chi
tiêu cho khách hàng.

4.4 Kết luận

Fintech và NHTM có mối quan hệ vừa cộng tác vừa cạnh tranh với nhau. Fintech và
NHTM sẽ đặc biệt cạnh tranh trong lĩnh vực thanh toán, các hoạt động khách hàng cá
nhân khi mà Fintech có lợi thế về chi phí thấp, công nghệ cao, sự linh hoạt về thời
gian...còn NHTM có lợi thế về pháp lý, tính bảo mật cao, mạng lưới khách hàng.....Tuy
nhiên do mỗi bên có lợi thế về các mặt khác nhau nên cạnh tranh sẽ không quá gay gắt.
Chính vì vậy, để tối đa hóa được lợi nhuận, Fintech và NHTM sẽ có xu hướng cộng tác,
phối hợp với nhau đem lại các dịch vụ tiện ích cho khách hàng đồng thời tận dụng được
tối đa thế mạnh của các bên. Và tất cả đều thắng Win-Win. Như vậy, mối quan hệ giữa
Fintech và NHTM là cạnh tranh và cộng tác; trong đó tính cộng tác sẽ được thể hiện rõ
ràng hơn.

You might also like