You are on page 1of 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


ĐỀ TÀI:
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI Ý ĐỊNH HÀNH VI SỬ
DỤNG MÃ QR CODE ĐỂ THANH TOÁN TẠI ỨNG DỤNG DI
ĐỘNG CỦA GENZ

Thành viên : Nguyễn Quỳnh Anh


Tăng Ngọc Anh
Nguyễn Ngọc Anh
Trần Minh Anh
Nguyễn Công Binh
Lớp học phần : PTCC1128(223)_04_TL_01
Năm : 2023-2024

Hà Nội, Tháng 6 - 2023


LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu khoa học “Các nhân tố ảnh hưởng
tới ý định hành vi sử dụng mã QR code để thanh toán tại ứng dụng di động của
GenZ” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của chúng tôi; các dữ liệu được sử
dụng trong đề tài trung thực, khách quan; các tài liệu tham khảo có nguồn gốc; trích
dẫn rõ ràng, kết quả nghiên cứu của đề tài không sao chép từ bất cứ công trình nào
khác. Nếu phát hiện sai sót nào, chúng tôi sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Tiếp đó, chúng em cũng xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của giảng
viên môn Phương pháp nghiên cứu về kinh tế - xã hội!
Hà Nội, ngày tháng năm 2024
Tác giả
Nhóm nghiên cứu
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài:
Trong thời đại công nghệ số 4.0, cùng với sự phát triển của các nền tảng
internet, điện toán đám mây, công nghệ cảm biến, công nghệ dải động cao (HDR),... là
nền tảng phát triển các cơ chê' kinh doanh trực tuyến hay bán hàng online và thanh
toán không dùng tiền mặt. Xã hội kinh doanh thương mại điện tử đã mang lại nhiêu lợi
ích cho người dùng và người bán, tạo nên tổng thể hiệu quả kinh tế xã hội. Điển hình
cho thanh toán không dùng tiền mặt chính là sử dụng mã thanh toán (QR code). Đặc
biệt trong vài năm gần đây, sau sự bùng phát của đại dịch Covid 19, nhu cầu mua hàng
trực tuyến tăng cao, kéo theo đó là nhu cầu thanh toán trực tuyến, sử dụng QR thanh
toán ngân hàng. GenZ, giới trẻ chính là những người sẽ tiếp nhận và sử dụng những
ứng dụng công nghệ mới nhanh nhất, phương thức thanh toán không dùng tiền mặt
(QR code). Chính vì vậy mà nhóm chúng em chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng tới
ý định hành vi sử dụng mã QR code để thanh toán tại ứng dụng di động của
GenZ” để nghiên cứu.
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu:
2.1. Mục tiêu nghiên cứu:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về ý định hành vi và các nhân tố ảnh hưởng
đến ý định hành vi.
- Đánh giá sự ảnh hưởng của ý định hành vi và các nhân tố ảnh hưởng đến ý
định hành vi của Gen Z trong việc sử dụng QR code.
- Đề xuất một số giải pháp để các chính quyền địa phương, hay các tổ chức
hoặc cá nhân kinh doanh.
2.2. Câu hỏi nghiên cứu:
- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến ý định hành vi sử dụng QR code để thanh
toán?
- Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ý định hành vi sử dụng QR code
như thế nào?
- Dựa trên kết quả nghiên cứu, giải pháp nào có thể được đề xuất để khuyến
khích sử dụng thanh toán QR code?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng tới ý định hành vi sử dụng
QR code để thanh toán
- Khách thể nghiên cứu: Sinh viên NEU - Thế hệ Gen Z, là người Việt
Nam, độ tuổi từ 18-25, sinh sống, học tập và làm việc tại Hà Nội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi không gian: Thành phố Hà Nội. Hà Nội có dân số trẻ,
năng động và là người dùng mạng xã hội tích cực, đại diện cho thế
hệ Gen Z, mục tiêu chính của nghiên cứu. Thành phố này cũng là
môi trường đô thị hiện đại, cho phép đánh giá hiệu quả việc sử
dụng QR Code trong việc thanh toán và có tính đại diện.
+ Phạm vi thời gian: T3 - T4/2024.
4. Phương pháp nghiên cứu:

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn chủ đề tài nghiên cứu:


5.1. Đóng góp trên phương diện lý luận
5.2. Đóng góp trên phương diện thực tiễn
6. Bố cục đề tài
Nhóm tiến hành nghiên cứu theo quy trình gồm 7 bước:
Bước 1: Chuẩn bị cho cuộc nghiên cứu
Trong bước đầu tiên, nhóm xác định rõ vấn đề cần nghiên cứu từ ý tưởng
nghiên cứu đề ra. Sau đó, nhóm hình thành những mục tiêu cụ thể cần thực hiện và
đưa ra các câu hỏi nghiên cứu nhằm xác định các thông tin cụ thể được cho là cần thiết
đối với từng nhiệm vụ nghiên cứu.
Bước 2: Thiết kế nghiên cứu
Nhóm xác định các loại và nguồn thông tin cần thu thập, lựa chọn phương pháp
thu thập sau đó thiết lập bản kế hoạch tổng quát bao gồm các phương pháp, quy trình
thực hiện nhằm thu thập và phân tích dữ liệu.
Bước 3: Thu thập dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp: Tìm kiếm và thu thập thông tin qua các nguồn dữ liệu có sẵn
trên mạng như các bài báo, các cuộc nghiên cứu khoa học đã được thực hiện trước với
vấn đề nghiên cứu tương tự.
Dữ liệu sơ cấp: Triển khai thu thập dữ liệu thông qua phương pháp khảo sát cá
nhân trực tiếp tại các ga tàu.
Bước 4: Tổng hợp, xử lý và phân tích dữ liệu
Nhóm Tiến hành tổng hợp và sàng lọc những thông tin không đáp ứng đủ điều
kiện cho cuộc nghiên cứu và bắt đầu phân tích dữ liệu thu thập được.
Bước 5: Phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu
Nhóm đánh giá kết quả cuối cùng sau khi hoàn thành phân tích dữ liệu.
Bước 6: Tổng hợp bản báo cáo
Tổng hợp kết quả và hoàn thành bản báo cáo nghiên cứu, sau đó thuyết trình về
kết quả nghiên cứu của nhóm.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI Ý ĐỊNH HÀNH VI SỬ DỤNG MÃ QR CODE
ĐỂ THANH TOÁN TẠI ỨNG DỤNG DI ĐỘNG CỦA GENZ
1.1. Cơ sở lý thuyết:
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.2. Cơ sở lý thuyết về hành vi dự định TPB (Theory of Planned Behavior) - Lý thuyết
chấp nhận và sử dụng công nghệ (TAM, UTAUT)
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới ý định
hành vi sử dụng mã QR code để thanh toán tại ứng dụng di động của GenZ
Đề tài 1: Community perception of using QR code payment in era new normal (2021)
 Tên tác giả: Ni Putu Ani Karniawati, Gede Sri Darma, Luh Putu Mahyuni,
Gede Sanica
 Thời gian: Năm 2021
 Phương pháp nghiên cứu
Dựa vào câu trả lời của 18 người được phỏng vấn ở 2 địa điểm khác nhau là
Jembrana Regency và Denpasar City. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên
cứu định tính.
 Tổng quan
Nghiên cứu đã đưa ra những quan điểm về nhận thức của người dân Indonesia
về mã QR, về lý do và các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định sử dụng QR như một
phương tiện thanh toán tại Indonesia. Với phương pháp nghiên cứu định tính bằng
cách đặt ra những câu hỏi đối với 2 nhóm đối tượng: những người có sử dụng ứng
dụng thanh toán QR và những ngừoi không sử dụng ứng dụng thanh toán QR rồi đưa
ra kết luận. Các yếu tố về sự thuận tiện khi mua sắm trực tuyến, độ bảo mật về thông
tin thanh toán hoá đơn, mức độ thuận tiện hơn rất nhiều so với phương pháp dùng thẻ
debit/ visa truyền thống ảnh hưởng tốt tới hành vi sử dụng QR thanh toán của mọi
người. Tuy nhiên, thanh toán bằng tiền mặt vẫn được nhiều người cho rằng là phương
thức khôn ngoan hơn. Tác giả cũng chỉ ra rằng người dân Indonesia chưa thực sự phân
biệt được sự khác biệt của QR code thông thường và QRIS ( một loại mã QR do ngân
hàng Indonesia phát triển nhằm thực hiện thanh toán trên tất cả các nước Asean).
Nghiên cứu này tìm cách tiến hành khám phá sâu về các yếu tố ảnh hưởng đến
sở thích của mọi người trong việc sử dụng QRIS bằng cách phỏng vấn mười tám
người cung cấp thông tin với các nền tảng khác nhau. Nỗ lực này được kỳ vọng sẽ tạo
ra một bức tranh hoàn chỉnh hơn về các yếu tố quyết định của xã hội trong việc sử
dụng QRIS. Bởi vì nghiên cứu này chỉ tập trung vào người dân ở Thành phố Denpasar
và Quận Jembrana, những phát hiện của nghiên cứu này có thể không phù hợp với các
khu vực khác có đặc điểm khác. Để cải thiện nghiên cứu này, nghiên cứu sâu hơn có
thể được thực hiện trong bối cảnh của các thành phố khác có đặc điểm khác nhau với
các phương pháp khác nhau.

Đề tài 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chấp nhận thanh toán bằng mã phản hồi
nhanh tại ứng dụng di động của các ngân hàng thương mại Việt Nam
 Tên tác giả: Trần Thị Lệ Hiền và Nguyễn Đông Phương.
 Thời gian: Đầu năm 2023
 Phương pháp nghiên cứu:
Dữ liệu bao gồm 278 phiếu khảo sát hợp lệ được thu thập từ 300 khách hàng đã
trải nghiệm, hoặc có dự kiến sử dụng thanh toán di động mã QR. Nghiên cứu sử dụng
phương pháp định lượng. Các phiếu khảo sát được gửi đến nhóm trẻ tuổi là sinh viên
hoặc nhóm người thanh toán di động ở các quầy như siêu thị, khu vui chơi, và khu ăn
uống sầm uất. Phương phpas chọn mẫu có mục đích như vậy cho phép dữ liệu được
thu thập phản ánh rõ hơn về tình hình sử dụng thanh toán bằng mã QR hiện tại.
 Mô hình nghiên cứu:

 Tổng quan
Nghiên cứu đã đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến ý định của khách hàng khi sử
dụng phương thức thanh toán di động bằng mã phản hồi nhanh (QR) do hệ thống ngân
hàng thương mại Việt Nam cung cấp. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng
với dữ liệu đến từ 278 phiếu khảo sát hợp lệ được thu thập từ 300 khách hàng đã trải
nghiệm, hoặc có dự kiến sử dụng thanh toán di động mã QR. Cơ sở lý thuyết được sử
dụng chủ yếu là lý thuyết hợp nhất và chấp nhận công nghệ (UTAUT). Kết quả kiểm
định cho thấy nhận thức hữu ích giao dịch, kỳ vọng hiệu quả, điều kiện thuận lợi, giá
trị, bảo mật công nghệ và ảnh hưởng xã hội có tác động cùng chiều đáng kể đến ý định
thanh toán bằng mã QR. Trong khi nhân tố thói quen lại không ảnh hưởng trực tiếp
đến ý định sử dụng mã QR để thanh toán.

Đề tài 3: Investigating Customer Behavior of Using Contactless Payment in China: A


Comparative Study of Facial Recognition Payment and Mobile QR-Code Payment
(2022)
 Tên tác giả: Yongping Zhong, Hee-Cheol Moon
 Thời gian: 10/6/2022
 Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên và các liên kết khảo sát trực tuyến
được chia sẻ thông qua WeChat, nền tảng SNS lớn nhất của Trung Quốc.
Toàn bộ quá trình lấy mẫu mất khoảng 7 tháng, từ tháng 5 đến tháng 12 năm
2020. Tổng cộng có 289 bảng câu hỏi đã được thu thập và sử dụng cho phân tích cuối
cùng.
 Mô hình nghiên cứu:

PLS - SEM
 Tổng quan
Thanh toán QR đang ngày càng phổ biến ở Trung Quốc, đặc biệt là trong bối
cảnh đại dịch COVID-19.
Khi tìm hiểu về hành vi của khách hàng khi sử dụng hai phương thức thanh
toán: khuôn mặt và QR này, tác giả cho rằng, hành vi dùng QR bị tác động bởi các yếu
tố như chất lượng dịch vụ, dễ sử dụng, tính hữu dụng, dịch vụ bảo mật, bên cạnh đó
còn có các yếu tố như tuổi tác, giới tính, mức độ thu nhập, mức độ hiểu biết về công
nghệ.
Qua nghiên cứu, có thể thấy khách hàng có mức độ chấp nhận cao đối với cả
hai phương thức thanh toán. Tuy nhiên có những lo ngại về rủi ro bảo mật khi sử dụng
thanh toán nhận dạng khuôn mặt hơn so với thanh toán mã QR di động và cho rằng
thanh toán mã QR di động tiện lợi hơn thanh toán nhận dạng khuôn mặt cùng thái độ
tích cực khi sử dụng phương pháp thanh toán này.

You might also like