You are on page 1of 110

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

-----🙞🙜🕮🙞🙜-----

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG ỨNG
DỤNG KIDSAFE TRONG VIỆC QUẢN LÝ TRẺ EM TRÊN ĐIỆN THOẠI DI
ĐỘNG TẠI CÔNG TY MTV ASTRALER ĐÀ NẴNG

Sinh Viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn:


Đỗ Văn Long ThS. Trần Thị Nhật Anh
Lớp: K52B – Quản Trị Kinh Doanh
MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
2.2. Mục tiêu cụ thể
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
3.2. Phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
4.1.1. Dữ liệu thứ cấp
4.1.2. Dữ liệu sơ cấp
4.2. Phương pháp xử lý số liệu
PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm hành trình khách hàng
1.1.2. Các yếu tố cấu thành hành vi
1.1.3. Lợi ích các ứng dụng mang lại
1.1.4. Các bước xây dựng hành trình khách hàng
1.2. Nghiên cứu liên quan
1.2.1. Nghiên cứu nước ngoài
1.2.2. Nghiên cứu trong nước
1.3. Các bước xây dựng sơ đồ hành trình đề xuất
CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU HÀNH TRÌNH LỰA CHỌN KHÓA HỌC CỦA HỌC VIÊN TẠI
TRUNG CÔNG TY PHẦN MỀM ASTRALER
2.1. Tổng quan về công ty phần mềm Astraler
2.1.1. Giới thiệu chung về Công Ty Phần Mềm Astraler
2.1.2. Ngành nghề kinh doanh của Công Ty Phần Mềm Astraler
2.1.3. Cơ cấu tổ chức
2.1.4. Hoạt động kinh doanh của Công Ty Phần Mềm Astraler giai đoạn 2018 – 2023
2.2. Kết quả nghiên cứu hành trình lựa chọn khóa học của học viên tại Công Ty Phần
Mềm Astraler
2.2.1. Mô tả mẫu nghiên cứu
2.2.2. Thông tin về hành trình lựa chọn khóa học của học viên
2.2.3. Lập và chọn Chân dung học viên Công Ty Phần Mềm Astraler
2.2.4. Nghiên cứu các bước trong hành trình học viên lựa chọn khóa học tại Công Ty
Phần Mềm Astraler
2.2.5. Mục đích của học viên trong từng giai đoạn
2.2.6. Liệt kê các điểm tiếp xúc và các hành vi của học viên tại mỗi điểm tiếp xúc
2.2.7. Gắn các điểm tiếp xúc vào các giai đoạn hành vi
2.2.8. Đánh giá của học viên về mức độ đáp ứng thông tin tại các điểm tiếp xúc
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TỐI ƯU HÀNH TRÌNH KHÁCH HÀNG TẠI
CÔNG TY PHẦN MỀM ASTRALER
3.1. Định hướng phát triển của Công Ty Phần Mềm Astraler
3.2. Một số giải pháp rút ra đối với Công Ty Phần Mềm Astraler trong việc tối ưu hành
trình khách hàng.
3.2.1. Giai đoạn 1: Định hướng nhu cầu
3.2.2. Giai đoạn 2: Nhận tư vấn
3.2.3. Giai đoạn 3: Học thử, thi đầu vào
3.2.4. Giai đoạn 4: Chọn Trung tâm
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến nghị
2.1. Đối với Nhà nước và chính quyền địa phương
2.2. Đối với Công Ty Phần Mềm Astraler
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tóm tắt: Hiện nay, tình trạng sử dụng điện thoại thông minh như một phương tiện
giải trí không còn quá xa lạ đối với các trẻ nhỏ với độ tuổi từ 3 - 10 tuổi. Nhưng trên
mạng tràn ngập các nội dung không chính thống hoặc có ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ
con, lứa tuổi chưa nhận thức được việc đúng sai mà chỉ tin vào những gì được tiếp xúc.
Do đó, việc kiểm soát việc sử dụng điện thoại của trẻ con rất quan trọng, nhận biết được
nhu cầu đó, Công ty phần công nghệ Astraler đã cho ra mắt ứng dụng Kidsafe giải quyết
bài toán khống chế các ứng dụng, trang web hoặc thậm chí là thời gian sử dụng điện
thoại của con cái và có thể tập cho con thói quen sử dụng điện thoại, rèn con từ nhỏ của
các bậc phụ huynh. Đối tượng khảo sát là khách hàng đã và đang sử dụng ứng dụng
Kidsafe. Nghiên cứu định lượng với 150 mẫu hợp lệ.

PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ và điện thoại thông minh,
các công nghệ thông minh và ứng dụng trên thiết bị di động đã trở thành một phần
không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Ứng dụng di động được tạo ra nhằm mục
đích giải trí hoặc phục vụ các nhu cầu trong cuộc sống như xem phim, nghe nhạc, chơi
game,... Tuy mục đích tạo ra ứng dụng là tốt, nhưng cách sử dụng không phải lúc nào
đạt hiệu quả tốt. Từ quý 4 năm 2020, số lượng ứng dụng trên cửa hàng Play Store của
Android là 3,14 triệu và Apple App Store là 2,09 triệu ứng dụng cho hệ điều hành IOS
(Theo tờ Statista, “Number of apps available in leading app stores as of 4th quarter
2020”). Người dùng đã tải xuống hơn 218 tỷ ứng dụng trên thiết bị di động của họ vào
năm 2020, gấp 1,5 lần so với năm 2016 chia đều cho rất nhiều danh mục như: Liên lạc,
lối sống, mua sắm, năng suất, nghệ thật và thiết kế, nhà cửa,.. để cung cấp các giải pháp
tùy vào mục đích của người sử dụng theo tổng hợp của tờ Statista, “Số lượt tải xuống
ứng dụng di động trên toàn thế giới từ 2016 đến 2020”. Trong đó, ứng dụng quản lý
điện thoại của con cái là một trong những doanh mục nổi bật nhất. Cung cấp cho bố mẹ
phương thức quản lý thời gian sử dụng điện thoại của con cái, cũng như loại ứng dụng
mà con có thể sử dụng được. Ứng dụng quản lý điện thoại của con nhỏ, cung cấp cho bố
mẹ giải pháp đặt lịch, hẹn giờ cho con được sử dụng điện thoại, và giới hạn những ứng
dụng, cũng như quyền truy cập của con vào những ứng dụng đó. Từ đó hạn chế những
tác động tiêu cực của điện thoại đối với trẻ con.

Công ty phần mềm Astraler là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực sản xuất phần
mềm và giải pháp công nghệ cho người dùng thông qua các chợ phần mềm như App
Store của IOS và Google Play của Android. Công ty không ngừng có những cải tiến về
phương pháp, tư duy, trải nghiệm cũng như cách tiếp cận của các ứng dụng đó đến
người dùng. Tất cả những thông tin đó là cơ sở cho công ty sử dụng các biện pháp, công
cụ, kênh truyền thông sao cho phù hợp với nhu cầu thông tin, hành vi của người dùng
để gia tăng tính hiệu quả cao trong công tác thu hút người dùng.

Xuất phát từ những vấn đề trên, cùng với những kiến thức đã được học ở nhà
trường kết hợp với quá trình thực tập tại Công ty phần mềm Astraler, tôi quyết định
chọn đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ứng dụng Kidsafe
trong việc quản lý trẻ em trên điện thoại di động tại công ty MTV Astraler Đà Nẵng”.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là Nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến ý định sử dụng ứng dụng Kidsafe để sử dụng trên điện thoại di động tại Công
ty MTV Astraler Đà Nẵng. Từ đó đưa ra, giải pháp thúc đẩy, tiếp cận tốt hơn về tệp
khách hàng là bố mẹ muốn quản lí trẻ em nhưng chưa tìm ra cách.

Mục tiêu cụ thể:

- Hệ thống hóa cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn liên quan đến ý định sử dụng ứng
dụng điện tử.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng ý định sử dụng ứng dụng Kidsafe tại Công ty MTV
Astraler tại Đà Nẵng.
- Đưa ra các đề xuất, giải pháp thúc đẩy việc sử dụng ứng dụng Kidsafe tại Công ty
MTV Astraler tại Đà Nẵng

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng khảo sát: Cộng đồng người sử dụng điện thoại thông minh trên 2 nền
tảng hệ điều hành chủ yếu là Android và IOS đã tải và sử dụng ứng dụng Kidsafe trên
cửa hàng ứng dụng để quản lý con cái dùng điện thoại.

Phạm vi nghiên cứu:

- Về phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu cho cộng đồng người sử dụng
điện thoại thông minh đã sử dụng ứng dụng Kidsafe vào việc quản lý con cái dùng
điện thoại.
- Về phạm vi thời gian: từ tháng 8 đến tháng 9 năm 2023

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

- Số liệu thứ cập: thông qua việc đọc hiểu, phân tích và đánh giá các dữ liệu thu
thập được từ trang thu thập thông tin trên trang web Appflow (Trang thu thập
dữ liệu người dùng App Store và CH Play)
- Số liệu sơ cấp: Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua các kỹ
thuật phân tích số liệu:

+ Phỏng vấn sâu nhằm biết được mục đích của người dùng điện thoại tải xuống
các ứng dụng trên điện thoại thông minh

+ Điều tra bằng bảng hỏi khảo sát dành cho những người sử dụng điện thoại
thông minh bất kì lứa tuổi

4.2. Phương pháp điều tra chọn mẫu:


Chọn mẫu ngẫu nhiên (ngẫu nhiên đơn giản) Thông qua việc phát bảng hỏi ngẫu
nhiên cho người sử dụng điện thoại thông minh đã sử dụng ứng dụng Kidsafe trên điện
thoại của mình và sử dụng ứng dụng đó trong việc quản lí thời gian dùng điện thoại của
con cái.

Quy mô mẫu: Số lượng mẫu dự kiến khảo sát được tính theo công thức Linus
Yamane (1986):

Công thức:

Trong đó: n là quy mô mẫu, N là kích thước mẫu, chọn khoảng tin cậy là 92%,
mức sai lệch cho phép là e=8%. Tổng số người dân tại thành phố Đà Nẵng là 1,134 triệu
người (số liệu từ năm 2019). Từ đó ta có số mẫu cần điều tra là 125 mẫu. Để đảm bảo
tránh sai số.

4.3. Phương pháp phân tích và xử lí số liệu:

- Kiểm tra độ tin cậy của thang đo


+ Kiểm định sự khác biệt về mức độ hài lòng đối với từng nhân tố theo đặc
điểm cá nhân
+ Số liệu thu thập sẽ được xử lí trên phần mềm phân tích thống kê SPSS 2.0
sử dụng thang đo Likert (1- Rất đồng ý, 2- Không đồng ý, 3- Bình thường,
4- Đồng ý, 5- Rất đồng ý). Bao gồm:

Thống kê mô tả:Tần suất (Frequencies), phần trăm (Percent), Giá trị


trung bình (Mean).
Phân tích phương sai 1 yếu tố (Oneway ANOVA): phân tích sự khác
biệt ý kiến đánh giá giữa các nhóm theo các nhân tố: Giới tính, độ tuổi,
trình độ học vấn và nghề nghiệp
5. Bố cục đề tài

Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn cho đề tài nghiên cứu

Chương 2: Thực trạng sử dụng điện thoại tải ứng dụng trên các cửa hàng ứng dụng

Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng việc sử dụng việc áp dụng ứng dụng
trên điện thoại vào việc tăng năng suất học tập và làm việc.

PHẦN HAI: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Lý thuyết về hành vi khách hàng

1.1.1.1. Khái niệm về hành vi khách hàng

Có nhiều định nghĩa về hành vi khách hàng, và sau đây là một số định nghĩa
tiêu biểu từ những nhà nghiên cứu, những tổ chức khoa học:
- Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ (AMA), hành vi khách hàng chính là sự
tác động qua lại giữa các yếu tố ảnh hưởng từ môi trường đến nhận thức và hành
vi của con người, mà qua sự tương tác đó con người thay đổi cuộc sống của họ.
Hay nói rõ hơn: những yếu tố như ý kiến từ những người khác, quảng cáo, thông
tin về giá cả, sản phẩm, chất lượng đều có thể tác động đến nhận thức, cảm nhận
và những hành động mà họ thực hiện trong quá trình tiêu dùng.
- Theo Kolter & Levy (1969), hành vi khách hàng là những hành vi cụ thể
của một cá nhân khi thực hiện các quyết định mua sắm, sử dụng và vứt bỏ sản
phẩm hay dịch vụ.
1.1.1.2. Thị trường khách hàng

Thị trường trong kinh tế học được hiểu như là nơi người mua và người bán
tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau để trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch
vụ. Hay còn được hiểu thị trường là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch
vụ hoặc tiền tệ nhằm thỏa mãn nhu cầu của người cung cấp và người tiêu thụ về
một loại sản phẩm dịch vụ nào đó, từ đó xác định rõ số lượng và giá cả cần thiết.
Thị trường khách hàng là tổng thể các khách hàng tiềm năng, đang và sẽ có
một nhu cầu cụ thể nhưng chưa được đáp ứng, và có khả năng tham gia trao đổi
hoặc mua bán để thỏa mãn nhu cầu đó.

1.1.2.Lý thuyết hành vi tiêu dùng và động cơ tiêu dùng

Theo Kotler & Armstrong (2011), hành vi tiêu dùng là những hành vi cụ thể
của một cá nhân khi thực hiện các quyết định mua sắm, sử dụng và vứt bỏ sản
phẩm hay dịch vụ. Hay một định nghĩa theo Endel và cộng sự (1993) hành vi tiêu
dùng alf toàn bộ những hoạt dộng liên quan trực tiếp tới quán trình tìm kiếm, thu
thập, sỡ hữu và sử dụng dịch vụ. Nó bao gồm cả những quá trình ra quyết định
diễn ra trước, trong và sau các hành động đó.

Động cơ tiêu dùng là toàn bộ các động lực thúc đẩy, định hướng hành vi tiêu
dùng của các nhân và các nhóm xã hội.
Động cơ tiêu dùng rất phong phú và đa dạng, và văn cứ vào tính chất chúng
ra có thể chia làm hai loại:

- Động cơ tiêu dùng có tính chất sinh lý: là động cơ nảy sinh từ nhu cầu căn
bản của người tiêu dùng nhằm thỏa mãn nhu cầu duy trì, kéo dài, phát triển cuộc
sống của họ.
- Động cơ tiêu dùng có tính chất tâm lý: đây là loại động cơ nảy sinh từ nhu
cầu xã hội, tinh thầm của người tiêu dùng. Các động cơ này có sự khác nhau lớn
giữa các cá nhân về phương thức thực hiện và mức độ thỏa mãn. Để nghiên cứu Ý
định tiếp tục sử dụng dịch vụ Internet Banking của khách hàng, ngân hàng cần đặc
biệt quan tâm đến tính chất tâm lý này.
1.1.3. Các mô hình nghiên cứu liên quan

1.1.3.1. Thuyết hành vi dự định (Theory Plan of Behavior -TPB)

Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) là một mô hình lý thuyết tâm lý xã hội được sử
dụng để dự đoán và giải thích hành vi của con người. TPB dựa trên giả định rằng hành vi của
con người là kết quả của ý định hành vi, và ý định hành vi được hình thành bởi ba yếu tố chính:
Thái độ đối với hành vi: Đó là niềm tin của một người về những hậu quả tích cực và tiêu cực
của việc thực hiện một hành vi. Chuẩn mực chủ quan: Đó là niềm tin của một người về những
gì người khác nghĩ về việc họ thực hiện một hành vi. Nhận thức kiểm soát hành vi: Đó là niềm
tin của một người về mức độ dễ dàng hoặc khó khăn để thực hiện một hành vi.

Thái độ đối với hành vi là niềm tin của một người về những hậu quả tích cực và tiêu cực
của việc thực hiện một hành vi. Niềm tin này có thể được biểu thị bằng thang điểm từ 1 đến 7,
với 1 là rất tiêu cực và 7 là rất tích cực. Ví dụ, một người có thái độ tích cực đối với việc tập thể
dục có thể tin rằng tập thể dục sẽ giúp họ khỏe mạnh hơn, giảm cân và cải thiện tâm trạng.

1.1.3.2. Mô hình chấp nhận công nghệ(Technology Acceptance Model -TAM)

- Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) là một mô hình lý thuyết được phát triển bởi Davis
vào năm 1985. Mô hình này nhằm mục đích dự đoán và giải thích việc chấp nhận sử
dụng công nghệ mới.
- TAM dựa trên giả định rằng việc chấp nhận sử dụng công nghệ mới là kết quả của ý
định sử dụng, và ý định sử dụng được hình thành bởi hai yếu tố chính:
+ Nhận thức tính hữu ích: Là mức độ mà một người tin rằng sử dụng một hệ thống
thông tin sẽ giúp họ đạt được mục tiêu.
+ Nhận thức dễ sử dụng: Là mức độ mà một người tin rằng họ có thể sử dụng một
hệ thống thông tin một cách hiệu quả và dễ dàng.
- Theo TAM, thói quen sử dụng hệ thống được xác định bởi ý định sử dụng. Ý định sử
dụng, đến lượt nó, được xác định bởi thái độ sử dụng. Thái độ sử dụng, đến lượt nó,
được hình thành bởi nhận thức tính hữu ích và nhận thức dễ sử dụng. Ngoài ra, Davis
còn đưa ra giả thuyết về mối liên hệ giữa nhận thức tính hữu ích và nhận thức dễ sử
dụng. Giả thuyết này cho rằng nhận thức tính hữu ích sẽ tác động đến nhận thức dễ sử
dụng, và ngược lại.

1.2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan và đề xuất mô hình nghiên cứu

1.2.1. Nguyễn Thị Hồng Hạnh và cộng sự (2020)

Nguyễn Thị Hồng Hạnh và cộng sự (2020) đã thực hiện một nghiên cứu về các yếu tố
ảnh hưởng đến ý định sử dụng ứng dụng mua sắm di động của người tiêu dùng Việt Nam.
Nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Nghiên cứu định tính bằng cách phỏng vấn 10 người tiêu dùng có độ tuổi
từ 18 đến 54, bao gồm sinh viên, công nhân viên và cán bộ, đã sử dụng ứng dụng di
động để mua sắm trực tuyến.
- Giai đoạn 2: Nghiên cứu định lượng bằng bảng câu hỏi được gửi qua email và phỏng
vấn trực tiếp khách hàng với 315 bảng khảo sát.

Kết quả nghiên cứu cho thấy ý định sử dụng ứng dụng để mua sắm trực tuyến của
người tiêu dùng Việt Nam chịu tác động của năm yếu tố:

- Tính linh hoạt: Người tiêu dùng đánh giá cao các ứng dụng mua sắm di động có khả
năng đáp ứng nhu cầu mua sắm của họ ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào.
- Thói quen: Người tiêu dùng có xu hướng sử dụng các ứng dụng mua sắm di động mà
họ đã sử dụng trước đó và cảm thấy thoải mái với các tính năng của ứng dụng.
- Tin tưởng: Người tiêu dùng tin tưởng vào các ứng dụng mua sắm di động có uy tín và
cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chất lượng.
- Động lực hưởng thụ: Người tiêu dùng có xu hướng sử dụng các ứng dụng mua sắm di
động cung cấp các chương trình khuyến mãi và ưu đãi hấp dẫn.
- Rủi ro cảm nhận: Người tiêu dùng lo ngại về rủi ro khi mua sắm trực tuyến, chẳng hạn
như rủi ro bị lừa đảo, rủi ro hàng hóa không đúng như mô tả,.

Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà phát triển và doanh
nghiệp kinh doanh thương mại điện tử. Các doanh nghiệp có thể sử dụng các kết quả nghiên
cứu này để cải thiện các ứng dụng mua sắm di động của mình nhằm thu hút và giữ chân người
tiêu dùng Việt Nam.

1.2.2. Theo San và Dastance (2020)

Những yếu tố tác động đến ý định đặt hàng giao thức ăn trực tuyến bao gồm chất lượng
dịch vụ, nhận thức về sự hữu ích và sự quen thuộc với thương hiệu. Nhận thức về sự hữu ích
có tác động cao nhất đến ý định mua hàng, sau đó là sự quen thuộc của thương hiệu và chất
lượng dịch vụ. Kết quả nghiên cứu này được sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, lấy
mẫu thuận tiện và thu thập dữ liệu thông qua 304 bảng câu hỏi trực tuyến.

1.2.3. Theo Elango và cộng sự(2018)

Một nghiên cứu được thực hiện tại Bangkok, Thái Lan đã tìm hiểu các yếu tố ảnh
hưởng đến ý định sử dụng ứng dụng giao đồ ăn theo yêu cầu. Nghiên cứu được tiến hành
thông qua khảo sát trực tuyến với 415 người tiêu dùng, trong đó có 392 người đáp ứng các tiêu
chí của nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu cho thấy ba yếu tố chính ảnh hưởng đến ý định sử dụng ứng dụng
giao đồ ăn theo yêu cầu, bao gồm:
- Sự đổi mới của cá nhân: Người tiêu dùng có xu hướng sử dụng các ứng dụng giao đồ
ăn theo yêu cầu nếu họ là người thích đổi mới và thử nghiệm các công nghệ mới.
- Nhận thức về sự hiệu quả: Người tiêu dùng có xu hướng sử dụng các ứng dụng giao đồ
ăn theo yêu cầu nếu họ tin rằng các ứng dụng này có thể giúp họ tiết kiệm thời gian và
công sức.
- Nhận thức về sự hữu ích: Người tiêu dùng có xu hướng sử dụng các ứng dụng giao đồ
ăn theo yêu cầu nếu họ tin rằng các ứng dụng này cung cấp các dịch vụ tốt và đáp ứng
nhu cầu của họ.

Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy ảnh hưởng của xã hội đối với ý định sử dụng ứng
dụng giao đồ ăn theo yêu cầu. Những người tiêu dùng có bạn bè và gia đình sử dụng ứng dụng
giao đồ ăn theo yêu cầu có nhiều khả năng sử dụng các ứng dụng này hơn.

Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp kinh doanh ứng
dụng giao đồ ăn theo yêu cầu. Các doanh nghiệp có thể sử dụng các kết quả nghiên cứu này
để cải thiện các ứng dụng của mình nhằm thu hút và giữ chân người tiêu dùng.

1.2.4. Đề xuất mô hình nghiên cứu


Nhằm mục đích đánh giá ý định sử dụng ứng dụng Kidsafe trong việc quản lý con cái
dùng điện thoại. Tác giả đã tiến hành khảo sát bằng câu hỏi đối với các người dùng đang
sử dụng ứng dụng Kidsafe để rút ra các yếu tố tác động mạnh mẽ đến ý định sử dụng
ứng trong quản lý con cái. Quá trình xây dựng nội dung bảng hỏi và thang đo sẽ loại bỏ
những yếu tố không thật sự cần thiết và bổ sung, thay đổi tên gọi các yếu tố để phù hợp
với tình hình thực tế. Do đó kết quả thảo luận sẽ là cơ sở điều chỉnh mô hình nghiên
cứu. Kết quả nghiên cứu định tính đều đồng ý các yếu tố: Nhận thức về sự hữu ích, nhận
thức dễ sử dụng, cảm nhận độ tin cậy, ảnh hưởng xã hội, ý định sử dụng ứng dụng. Mô
hình nghiên cứu đánh giá sự tham gia của người dân địa phương vào hoạt động sử dụng
ứng dụng để quản lý con cái dùng điện thoại thông minh được trình bày ở hình sau.

Nhận thức về sử hữu ích

Nhận thức dễ sử dụng


Ý ĐỊNH SỬ DỤNG ỨNG
DỤNG KIDSAFE

Cảm nhận độ tin cậy

Ý định sử dụng
- Nhận thức về sử hữu ích: Nhận thức sự hữu ích là mức độ mà ai đó tin rằng khi họ
sử dụng một hệ thống cụ thể nâng cao hiệu quả thực hiện của họ(Davis, 1985). Nghiên
cứu của Elano và cộng sự (2018) chỉ ra rằng nhận thức về sự hữu ích được xem là một
yếu tố có ảnh hưởng đáng kể đến ý định sử dụng các ứng dụng quản lý con cái trong
thời gian rảnh hoặc trong thời gian cho con sử dụng điện thoại . Nếu người dùng ứng
dụng Kidsafe giúp họ quản lý tốt hơn con cái và họ cảm thấy ứng dụng này hữu ích thì
họ sẽ hình thành ý định tiếp tục sử dụng ứng dụng KidSafe
Thang đo đánh giá Nhận thức về sự hữu ích (HI) gồm có 4 biến quan sát như sau:

Kí hiệu Nội dung Nguồn

HI01 Sử dụng ứng dụng Kidsafe khiến tôi Rahmaningtyas và cộng


kiểm soát thời gian dùng điện thoại sự(2017)
của con cái tốt hơn

HI02 So sánh với ứng dụng khác (Kid


Places)

HI03 Sử dụng ứng dụng Kidsafe giúp tôi


hiểu hơn về con tôi (tần suất vào ứng
dụng cụ thể nào đó)

HI04 Tôi thấy hữu ích khi sử dụng ứng


dụng Kidsafe quản lí con cái
- Nhận thức dễ sử dụng ứng Kidsafe: Nhận thức dễ sử dụng là khả năng mà cá nhân
cho rằng khi người dùng sử dụng một hệ thống nào đó sẽ không cần cố gắng tìm hiểu
quá nhiều vẫn có thể sử dụng ứng dụng đúng mục đích mà họ cần(Davis, 1985). Theo
như mô hình chấp nhận công nghệ của Davis (1993),ta thấy yếu tố nhận thức dễ sử
dụng có tác động đến thái độ hành vi và thái độ hành vi có ảnh hưởng đến ý định hành
vi của người tiêu dùng. Yếu tố này cũng xuất hiện trong nghiên cứu của Nguyễn Thị
Hồng Hạnh và cộng sự(2020)
Thang đo nhận thức của người người (DSD)dùng gồm có 4 biến quan sát như sau:

Kí hiệu Nội dung Nguồn

DSD01 Sử dụng ứng dụng mà không cần Rahmaningtyas và cộng


quá nhiều sự trợ giúp từ đội ngũ sự(2017)
vận hành

DSD02 Ít nỗ lực để tìm hiểu công dụng


của từng tính năng

DSD03 Tìm kiếm tính năng dễ dàng

DSD04 Thdễ dàng theo dõi thông báo Nguyễn Thị Hồng Hạnh và
về hoạt động của con cái khi sử cộng sự(2020)
dụng ứng dụng
dễ dàng theo dõi thông báo về
hoạt động của con cái khi sử
dụng ứng dụng
- Về cảm nhận độ tin cậy: Độ Tin cậy được coi là một nhân tố quan trọng góp
phần tác động đến quyết định mua hàng thông qua Internet, nghiên cứu của của
Nguyễn Thị Hồng Hạnh và cộng sự(2020)[14]đã chứng minh được sự ảnh hưởng của độ
tin cậy đối với ý định mua sắm thông qua Internet của người tiêu dùng. Thông tin chi
tiết về thời gian sử dụng ứng dụng sẽ được tổng hợp qua ứng dụng và báo cho bố mẹ
biết chi tiết hoạt động của con trẻ khi sử dụng điện thoại với độ chính xác tuyệt đối.

Thang đo cảm nhận độ tin cậy (ĐTC)gồm có 4 biến quan sát sau:

Kí hiệu Nội dung Nguồn

ĐTC01 Thông tin sản phẩm đáng tin cậy Rahmaningtyas và


cộng sự(2017)

ĐTC02 Thông tin về ứng dụng trên cửa


hàng có đáng tin cậy không

ĐTC03 Tôi nghĩ rằng thông tin cá nhân sẽ Nguyễn Thị Hồng
được bảo mật khi được sử dụng Hạnh và cộng
ứng dụng Kidsafe sự(2020)

ĐTC04 Tôi cảm thấy tin tưởng khi sử dụng


các ứng dụng di động
- Ý định sử dụng: Ý định sử dụng ứng dụng là một trong những yếu tố rất quan trọng
trong việc thúc đẩy người dùng tìm kiếm và tải xuống dụng. Ý định sẽ tác động đến
quyết định có sử dụng ứng dụng hay tìm một giải pháp khác để quản lý con cái sử điện
thoại.
Thang đo ảnh ý định sử dụng (YDSD) gồm có 4 biến quan sát như sau:

Kí hiệu Nội dung Nguồn

YDSD01 Tôi đang suy nghĩ về việc sử dụng


ứng dụng Kidsafe để quản lý con
cái

YDSD02 Tôi có ý định sẽ sử dụng ứng dụng


Kidsafe để quản lý con cái

YDSD03 Tôi chắc chắn sẽ sử dụng ứng dụng Nguyễn Thị Hồng
Kidsafe để quản lý con cái Hạnh và cộng
sự(2020)

YDSD04 Tôi không chắc chắn về sử dụng ứng


dụng Kidsafe để quản lý con cái

YDSD05 Tôi sẽ giới thiệu cho người thân sử


dụng ứng dụng Kidsafe
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ỨNG DỤNG KIDSAFE TRONG QUẢN
LÝ VIỆC GIẢI TRÍ CỦA CON CÁI TRÊN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG

2.1. Tổng quan Công ty phần mềm Astraler

2.1.1. Giới thiệu chung về công ty Astraler

Công ty phần mềm Astraler là một công ty phần mềm sản xuất phần mềm, ứng dụng
trên điện thoại (Products). Công ty tự kinh doanh, phát hành ra những phần mềm, những sản
phẩm do chính họ tạo ra nhằm thỏa mãn nhu cầu của người sử dụng (users), phát hành trên
các nền tảng như Play Store của Google và App Store của Apple. Từ đó, công ty tạo ra nguồn
thu nhập bằng việc bán ra những sản phẩm do chính họ sáng tạo ra.
Công ty được thành lập với sứ mệnh giải quyết những nỗi đau của người dùng điện
thoại nói riêng và người dùng đồ điện tử nói chung. Công ty đã đạt được nhiều thành tựu khi có
những lúc các sản phẩm của công ty làm ra đứng trong Top download của các chợ ứng dụng
điện thoại như ứng dụng: DMV (Học lái xe ô tô), Kidsafe (Ứng dụng quản lý điện thoại của con
cái),...

2.1.2. Ngành nghề kinh doanh của Công Ty Phần Mềm Astraler

Công ty phần mềm Astraler kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất phần mềm, giải pháp
cho các công nghệ đang có mặt trên thị trường.
Công ty tập trung xây dựng, phát triển và quảng bá sản phẩm do chính mình làm ra và
thu lợi nhuận về. Vì vậy, công ty sẽ đảm nhiệm hoàn toàn từ A đến Z từ lên ý tưởng đến phân
phối sản phẩm cho người dùng cuối. Mỗi dự án của công ty product thường kéo dài và gắn liền
với công ty.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức

- Cơ cấu của công ty phần mềm Astraler khá đơn giản bao gồm các bộ phận chính như:
Bộ phận Operation, Bộ phận lập trình Backend, Bộ phận lập trình Android, Bộ phận lập
trình IOS, Bộ phần Design, Bộ phận Growth, Bộ phận Nghiên cứu ý tưởng,...
- Để hiểu rõ hơn về cơ cấu tổ chức thì nhiệm vụ chính của các bộ phận sẽ như sau:
+ Bộ phận Operation: Có nhiệm vụ tổ chức, vận hành các hoạt động của công ty
và lo các vấn đề về giấy tờ, họa của công ty, các công việc Back Office và chăm
lo cho đời sống của toàn bộ nhân viên. Và có nhiệm vụ lập kế hoạch và thực
hiện quản lý các hoạt động, vận hành bên trong, đảm bảo tổ chức hoạt động
hiệu quả.
+ Bộ phận lập trình Backend: Lập trình những chức năng hỗ trợ hoạt động của một
trang web hoặc ứng dụng mà người dùng không nhìn thấy được. Bao gồm ba
thành phần: máy chủ, ứng dụng và cơ sở dữ liệu. Điều này cho phép trang web
hoạt động hiệu quả và cung cấp cho người dùng thông tin chính xác nhanh
chóng.
+ Bộ phận lập trình IOS: Lập trình, xây dựng và phát triển ngôn ngữ lập trình Swift
và tạo ra các ứng dụng dựa trên các nền tảng iOS của Apple như thiết bị iPad,
iPhone,… Apple nổi tiếng với hệ điều hành iOS
+ Bộ phận lập trình Android: Lập trình các ứng dụng bằng các ngôn ngữ lập trình
riêng biệt để tạo ra các phần mềm, ứng dụng có thể chạy trên các thiết bị di
động đang có hệ điều hành Android
+ Bộ phận Design: Đảm nhiệm thiết kế giao diện người dùng, bao gồm những yếu
tố mà người dùng tiếp xúc với trang web hoặc ứng dụng. Tạo ra hành trình sử
dụng sản phẩm thuận tiện, mang lại trải nghiệm tối ưu cho tương tác của người
dùng.
+ Bộ phận Nghiên cứu ý tưởng: Bộ phận này sẽ tập trung lên ý tưởng, nghiên cứu
thị trường ứng dụng trên điện thoại, từ đó đưa ra các ý tưởng, định hướng cho
các sản phẩm sắp tới của công ty. Ngoài ra bộ phận này cũng nghiên cứu các
công nghệ đang có để áp dụng vào các ứng dụng đang có của công ty.
+ Bộ phận Growth: Bộ phận này đảm nhận nhiệm vụ đưa sản phẩm của công ty
đến tay người dùng bằng nhiều hình thức tiếp thị khác nhau và các thị trường
của nhiều nước khác nhau.

2.1.4. Hoạt động kinh doanh của Công ty phần mềm Astraler giai đoạn 2018 -
2023.

Công ty kinh doanh bằng hình thức thu phí sử dụng ứng dụng của khách hàng theo
từng gói tuần, tháng, năm, toàn bộ thời gian,... Cụ thể như sau công ty tự thiết kế và lập trình
các ứng dụng di động rồi phát hành chúng trên các chợ điện ứng dụng di động như Appstore
của IOS và CH Play của google. Khi người dùng tải xuống và trải nghiệm ứng dụng, sẽ có các
chức năng miễn phí và có phí, miễn phí trong vài lần đầu sử dụng và sau đó sẽ bị khóa lại.
Người dùng kích hoạt tính năng đó bằng cách mua các gói theo từng tuần, tháng, năm,...

2.2. Đánh giá ý định sử dụng ứng dụng Kidsafe trong quản lý việc giải trí của con
cái trên điện thoại di động

2.2.1. Đặc điểm mẫu điều tra

Bảng 2.1: Đặc điểm mẫu điều tra

Tiêu chí Số lượng Cơ cấu Tỷ lệ tích lũy

(120) (100%) (100%)

Theo giới tính


Nam 46 38,3 38,3

Nữ 74 61,7 100

Theo độ tuổi

Dưới 20 tuổi 11 9,2 9,2

Từ 20 đến 30 tuổi 25 20,8 30,0

Từ 31 đến 50 tuổi 46 38,3 68,3

Trên 50 tuổi 38 31,7 100

Theo Trình độ học vấn

Không đi học 9 7,5 7,5

Tiểu học 22 18,3 25,8

Trung học cơ sở 30 25,0 50,8

Trung học phổ thông 43 35,8 86,7

Cao đẳng, Đại học, trên Đại 16 13,3 100


học

Theo nghề nghiệp


Lao động phổ thông 38 31,7 31,7

Dịch vụ, buôn bán 37 30,8 62,5

Cán bộ, viên chức 23 19,2 81,7

Nghỉ hưu 13 10,8 92,5

Thất nghiệp 9 7,5 100

Thời gian đã sử dụng điện thoại thông minh

Dưới 1 năm 14 11,7 11,7

Từ 1 đến 5 năm 20 16,7 28,3

Từ 6 đến 10 năm 29 24,2 52,5

Từ 11 đến 15 năm 32 26,7 79,2

Trên 15 năm 25 20,8 100

(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý của tác giả)

Theo giới tính: dựa vào kết quả của bảng trên, có thể thấy tỉ lệ (%) nam và nữ
có sự chênh lệch đáng kể. Trong 120 đối tượng được phỏng vấn, có 46 đối tượng là
nam (chiếm 38,3%) và có 74 đối tượng là nữ (chiếm 61,7%). Tuy nhiên, đối tượng
được phỏng vấn là ngẫu nhiên nên có thể thấy sự mất cân đối giới tính
Theo độ tuổi: qua kết quả điều tra ở bảng trên, số lượng đối tượng khảo sát có độ
tuổi chủ yếu “Từ 31 đến 50 tuổi” (chiếm đến 38,3% trong tổng số 120 đối tượng khảo
sát) và “Trên 50 tuổi” (chiếm đến 31,7% trong tổng số 120 đối tượng khảo sát). Trong
khi đó độ tuổi “Từ 22 đến 30 tuổi” chiếm 20,8%. Còn lại là số ít độ tuổi “Dưới 22 tuổi”
với 11 đối tượng khảo sát trên tổng số 120. Qua đó cho thấy phần lớn người sử dụng điện
thoại đều là người lớn tuổi. Điều này phù hợp vì đối tượng sử dụng chính của ứng dụng là
bậc phụ huynh.

Theo trình độ học vấn: kết quả của bảng trên, dễ dàng nhận thấy rằng phần lớn đối
tượng khảo sát có trình độ “Trung học phổ thông” chiếm tỉ lệ cao nhất với 43 lượt trả lời
(chiếm 35,8% trong tổng số 120 đối tượng khảo sát), tiếp đến là nhóm đối tượng có trình
độ “Trung học cơ sở” với 30 đối tượng (chiếm 25,0% trong tổng số 120 đối tượng khảo
sát), đứng thứ 3 là nhóm đối tượng có trình độ “Tiểu học” chiếm 18,3%, đứng thứ 4 là
nhóm đối tượng có trình độ “Cao đẳng, Đại học và trên Đại học” chiếm 13,3% và ít nhất
là nhóm “Không đi học” với chỉ 9 lượt trả lời (chiếm 7,5%).

Theo nghề nghiệp: có thể thấy rằng đối tượng khảo sát của đề tài nghiên cứu có
nghề nghiệp chủ yếu là “Lao động phổ thông” với 38 lượt trả lời (chiếm 31,7% trong
tổng số 120 đối tượng khảo sát) và nhóm đối tượng “Dịch vụ, buôn bán” (chiếm 30,8%
trong tổng số 120 người). Đứng thứ 3 là nhóm “Cán bộ, viên chức” chiếm 19,2% với 23
lượt trả lời trong 120 phiếu. Tiếp theo, là nhóm đối tượng “Nghỉ hưu” với 10,8% và cuối
cùng là nhóm “Thất nghiệp” với 7,5%.

Theo thời đã sử dụng điện thoại thông minh: nhìn vào bảng thống kê trên ta thấy,
trong 120 đối tượng khảo sát có 32 người đã sử dụng điện thoại thông minh trong thời
gian “Từ 11 đến 15 năm” chiếm tỷ lệ 26,7%. Thời gian đã sử dụng điện thoại thông minh
“Từ 6 đến 10 năm” đứng thứ 2 với 24,2% trong tổng số 120 đối tượng khảo sát. Tiếp theo
là thời gian sử dụng điện thoại “Trên 15 năm” chiếm tỷ lệ 20,8%. Cuối cùng là nhóm đối
tượng có thời gian dùng điện thoại “Từ 1 đến 5 năm” chiếm 16,7% và nhóm đối tượng
có thời gian đã sử dụng điện thoại thông minh “Dưới 1 năm” chiếm 11,7%. Điều này có
thể thấy, đối tượng khảo sát rất đa dạng và không mang tính đại diện.
2.2.2. Tổng quan về Ý định sử dụng ứng dụng Kidsafe trong quản lý việc giải trí
của con cái

2.2.2.1. Thời gian đã sử dụng ứng dụng Kidsafe trong việc quản lý con cái

(
Nguồn: Kết quả điều tra xử lý của tác giả)

Biểu đồ 2.1: Thời gian đã sử dụng ứng dụng Kidsafe trong việc quản lý con cái
Hầu hết các bậc phụ huynh đều dưới 1 năm với 68 lượt trả lời, chiếm tỷ trọng 56,7%.
Điều này cho thấy, chỉ trong thời gian gần đây các bậc phụ huynh mới bắt đầu sử dụng
ứng dụng Kidsafe để quản lý con cái sử dụng điện thoại, cho nên có thể nói ứng dụng đã
và đang có bước phát triển đáng kể so với thời gian trước đó. Minh chứng cho điều này là
khoảng thời gian người dùng sử dụng ứng dụng Kidsafe trên 3 năm chỉ có 7 lượt trả lời,
cụ thể khoảng thời gian “Từ 3 – 5 năm” chỉ chiếm 3,3% và khoảng thời gian “Trên 5
năm” chỉ chiếm 2,5%.
2.2.2.2. Nguồn thông tin quyết định sử dụng ứng dụng Kidsafe để quản lý con
cái

Bảng 2.2: Nguồn thông tin quyết định sử dụng ứng dụng Kidsafe để quản lý con
cái

Nguồn thông tin Số lượng (lượt Tỷ lệ (%)


trả lời)

Sự giới thiệu của đồng nghiệp trong công ty. 31 25,8

Sự giới thiệu từ hàng xóm xung quanh nhà 51 42,5

Sự giới thiệu từ người thân, bạn bè. 9 7,5

Bản thân tự tìm hiểu và chủ động tham gia 29 24,2

(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý của tác giả)

Theo kết quả điều tra được thể hiện ở bảng trên, đa số người dùng đều được giới
thiệu, vận động từ hàng xóm xung quanh nhà. Có hơn 29 người tham gia khảo sát là tự
tìm hiểu thông tin và chủ động tham gia. Điều này có thể này, đa số người dùng sử dụng
ứng dụng Kidsafe đều ở mức độ thụ động, có sự khuyến khích của nhiều bên liên quan.
2.2.2.3. Thời gian sử dụng

Trong đó: Màu cam: Trên 12 tiếng - Màu xanh: Cả ngày - Màu xám: Dưới 12 tiếng

(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý của tác giả)

Biểu đồ 2.2: Thời gian sử dụng


Đối với thời gian sử dụng ứng dụng ứng dụng Kidsafe có 50% đối tượng là sử
dụng ứng trên 12 tiếng. Với thời gian sử dụng cả ngày chỉ chiếm 19,2%. Điều này
chứng tỏ ứng dụng đóng góp vào việc quản lý con cái khá quan trọng vì ứng dụng
được sử dụng hầu hết trong cả ngày.

2.2.2.4. Hình thức quản lý con cái bạn đã từng sử dụng

Bảng 2.3. : Hình thức quản lý con cái bạn đã từng sử dụng

Hình thức quản lý con cái bạn đã từng sử Số lượng Tỷ lệ


dụng (lượt trả lời) (%)

Quản lý trực tiếp con khi con sử dụng điện thoại 68 56,7

Quản lý từ xa 40 33,3
Quản lý gián tiếp 12 10,0

(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý của tác giả)

Theo kết quả khảo sát, phần lớn người dùng quản lý con cái trực tiếp khi con sử
dụng điện thoại với hơn 68 lượt trả lời, tương đương với 56,7%. Điều này cho thấy,
người dùng phải ở bên cạnh con và giám sát con sử dụng điện thoại mới an tâm. Có
hơn 33% người dùng quản lý con từ xa qua và 10% người dùng quản lý gián tiếp
con cái sử dụng điện thoại

2.2.2.5. Mức chi trả cho phí dịch vụ trên ứng dụng Kidsafe trong một
tháng

(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý của tác giả)

Biểu đồ 2.3: Mức chi trả cho phí dịch vụ trên ứng dụng Kidsafe trong một
tháng
Dựa vào biểu đồ trên, có thể mức chi trả cho phí dịch vụ cao nhất là “Từ 500.000đ –
1.000.000đ” với 49 lượt trả lời, tương đương với 40,8%. Tiếp theo lần lượt là mức chi trả
“Trên 1.000.000đ” với 25,0% và mức thu nhập “Từ 100.000đ – 500.000đ” với 24,2%.
Cuối cùng là mức chi trả “Dưới 100.000đ” với chỉ 12 lượt trả lời, tương đương với
10,0%. Điều này cho thấy, mức chi trả của người dùng là rất thấp. Giải thích cho điều này
có lẽ là vì người dùng hầu hết sử dụng các chức năng miễn phí quá nhiều chưa thực sự
cần thiết sử dụng các chức năng trả phí trên ứng dụng Kidsafe.

2.2.2.6. Nhu cầu gì khi sử dụng ứng dụng Kidsafe trong việc quản lý con cái

Bảng 2.4: Nhu cầu gì khi sử dụng ứng dụng Kidsafe trong việc quản lý con cái

Nhu cầu gì khi sử dụng ứng dụng Số lượng Tỷ lệ


Kidsafe trong việc quản lý con cái (lượt trả lời) (%)

Kiểm soát thời gian sử dụng điện thoại của con 38 31,7

Kiểm soát ứng dụng con sử dụng trong điện thoại 9 7,5

Kiểm soát thời cả thời gian sử dụng và ứng dụng 20 16,7


điện thoại cùng lúc trên điện thoại của con

Chỉ con sử dụng ứng dụng học tập trên điện thoại 16 13,3

Giới hạn các trang web con được truy cập vào 29 24,2

Đặt lịch sử dụng điện thoại cho con 8 6,7

(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý của tác giả)


(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý của tác giả)
Dựa vào bảng kết quả điều tra, hoạt động “Kiểm soát thời gian sử dụng điện thoại
của con” chiếm tỷ trọng lớn nhất với 38 lượt trả lời, chiếm 31,7% trong tổng số 120 lượt
trả lời. Hoạt động “Giới hạn các trang web con được truy cập vào” cũng chiếm tỷ lệ khá
lớn với 24,2%. Đứng thư 3 là hoạt động “Kiểm soát thời cả thời gian sử dụng và ứng
dụng điện thoại cùng lúc trên điện thoại của con” với 20 lượt trả lời, tương ứng với
16,7%. Tiếp theo là hoạt động “Chỉ con sử dụng ứng dụng học tập trên điện thoại” với
13,3%. Hoạt động “Kiểm soát ứng dụng con sử dụng trong điện thoại” chiếm tỷ lệ khá
nhỏ với 7,5%. Cuối cùng là hoạt động “Đặt lịch sử dụng điện thoại cho con” chỉ với 8
lượt trả lời, tương ứng với 6,7%.

2.2.3. Ý kiến đánh giá ý định sử dụng ứng dụng Kidsafe trong quản lý việc giải trí
của con cái trên điện thoại di động

2.2.3.1. Kiểm định độ tin cậy thang đo

Là kiểm định cho phép đánh giá mức độ tin cậy của việc thiết lập một biến tổng hợp
trên cơ sở nhiều biến đơn. Theo nhiều nhà nghiên cứu, mức độ đánh giá các biến thông
qua hệ số Cronbach’s Alpha được đưa ra như sau:

Những biến có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item Total Correlation) lớn
hơn 0,3 và có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 sẽ được chấp nhận và đưa vào những
bước phân tích xử lý tiếp theo. Cụ thể là:

- Hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,8: hệ số tương quan cao.

- Hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,7 đến 0,8: chấp nhận được.

- Hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 đến 0,7: chấp nhận được nếu thang đo mới.

Bảng 2.5 : Kiểm định độ tin cậy thang đo nghiên cứu

Biến quan sát Hệ số tương Hệ số Cronbach’s


Alpha nếu loại biến
quan biến tổng

Nhận thức về sự hữu ích: Cronbach’s Alpha = 0,805

Sử dụng ứng dụng Kidsafe khiến tôi 0,622 0,756


kiểm soát thời gian dùng điện thoại
của con cái tốt hơn

Tôi nghĩ ứng dụng Kidsafe ít hữu 0,593 0,769


ích hơn ứng dụng Kidplace

Ứng dụng kidsafe giúp tôi hiểu hơn 0,675 0,730


về con tôi

Tôi thấy hữu ích khi sử dụng ứng 0,595 0,768


dụng Kidsafe quản lí con cái

Nhận thức dễ sử ứng dụng Kidsafe: Cronbach’s Alpha = 0,749

Tôi sử dụng ứng dụng Kidsafe mà 0,526 0,700


không cần quá nhiều sự trợ giúp của
nhân viên tư vấn

Tôi cần ít nỗ lực để tìm hiểu công 0,547 0,688


dụng của từng tính năng

Tôi tìm kiếm các tính năng trên ứng 0,511 0,708
dụng rất dễ dàng

Tôi thấy rất dễ dàng theo dõi thông 0,588 0,665


báo về hoạt động của con cái khi sử
dụng ứng dụng

Cảm nhận về độ tin cậy: Cronbach’s Alpha = 0,739


Thông tin ứng dụng đáng tin cậy 0,550 0,668

Thông tin về ứng dụng trên cửa hàng 0,522 0,688


có đáng tin cậy không

Thông tin cá nhân sẽ được bảo mật 0,501 0,699


khi được sử dụng ứng dụng Kidsafe

Tôi cảm thấy tin tưởng khi sử dụng 0,561 0,662


các ứng dụng di động

Ý Định sử dụng: Cronbach’s Alpha = 0,822

Tôi đang suy nghĩ về việc sử dụng 0,637 0,781


ứng dụng Kidsafe để quản lý con cái

Tôi có ý định sẽ sử dụng ứng dụng 0,547 0,810


Kidsafe để quản lý con cái

Tôi chắc chắn sẽ sử dụng ứng dụng 0,543 0,807


Kidsafe để quản lý con cái

Tôi không chắc chắn về sử dụng ứng 0,634 0,782


dụng Kidsafe để quản lý con cái

Tôi sẽ giới thiệu cho người thân sử 0,752 0,754


dụng ứng dụng Kidsafe
(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý của tác giả)
Tất cả các nhân tố đều có hệ số Cronbach Alpha trên 0,7 và tất cả các biến quan sát
đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 và đều nhỏ hơn Cronbach Alpha tổng do
đó tất cả đều được chấp nhận để thực hiện các bước phân tích tiếp theo.

2.2.3.2. Ý kiến đánh giá của người dùng ứng dụng Kidsafe

Sau khi xác định được các yếu tố thực sự có tác động đến ý định sử dụng ứng dụng
Kidsafe trong quản lý việc giải trí của con cái trên điện thoại di động của của người dùng,
tác giả tiến hành phân tích đánh giá của người dùng với từng nhóm yếu tố thông qua kết
quả điều tra phỏng vấn mà nghiên cứu đã thu thập từ trước.

Bảng hỏi nghiên cứu sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ được chú thích như sau:

1 2 3 4 5

Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

* Nhân tố “Nhận thức về sự hữu ích”

Bảng 2.6: Đánh giá của người dùng địa phương về Nhận thức về sự hữu ích

Tỷ lệ số người trả lời theo các mức

BIẾN QUAN SÁT độ (%) GTTB

1 2 3 4 5

Sử dụng ứng dụng Kidsafe khiến tôi 8,3 10,8 16,7 30,8 33,3 3,70
kiểm soát thời gian dùng điện thoại
của con cái tốt hơn

Tôi nghĩ ứng dụng Kidsafe ít hữu 4,2 15,0 22,5 28,3 30,0 3,65
ích hơn ứng dụng Kidplace
Ứng dụng kidsafe giúp tôi hiểu hơn 3,3 22,5 19,2 34,2 20,8 3,47
về con tôi

Tôi thấy hữu ích khi sử dụng ứng 3,3 13,3 20,8 31,7 30,8 3,73
dụng Kidsafe quản lý con cái

Tiêu chí “Sử dụng ứng dụng Kidsafe khiến tôi kiểm soát thời gian dùng điện thoại
của con cái tốt hơn” có giá trị trung bình là 3,70 và tiêu chí “Tôi thấy hữu ích khi sử
dụng ứng dụng Kidsafe quản lý con cái”. Dựa vào giá trị trung bình, người dùng tham gia
khảo sát đánh giá khá cao hai tiêu chí này. Điều này chứng tỏ người dùng tự tin trong
việc quản lý con cái trên ứng dụng Kidsafe. Lý giải cho điều này có lẽ nằm ở 2 tiêu chí
còn lại của nhân tố Nhận thức về sự hữu ích . Cụ thể, tiêu chí “Ứng dụng kidsafe giúp tôi
hiểu hơn về con tôi” có giá trị trung bình là 3,47 và tiêu chí “Tôi nghĩ ứng dụng Kidsafe
ít hữu ích hơn ứng dụng Kidplace” có giá trị trung bình là 3,65. Hai tiêu chí này của
nhóm nhân tố Nhận thức về sự hữu ích cũng được người dùng tham gia khảo sát đánh giá
khá cao. Qua đó có thể thấy người dùng ứng dụng Kidsafe rất quan tâm đến việc quản lý
con cái sử dụng điện thoại. Bằng chứng là họ rất muốn hiểu hơn về con cái khi con cái
đang sử dụng điện thoại. Cũng vì như vậy cho nên họ mới tự tin trong việc sử dụng ứng
dụng Kidsafe để quản lý thời gian sử dụng điện thoại của con.

Bảng 2.7: Kiểm định Nhân tố Nhận thức về sự hữu ích

Các biến độc lập

STT Các tiêu chí GTTB


Giới Độ Nghề Trình Thời
tính tuổi nghiệp độ gian đã
sử dụng
điện
thoại
thông
minh

1 Sử dụng ứng dụng 3,70 Ns Ns Ns Ns Ns


Kidsafe khiến tôi kiểm
soát thời gian dùng
điện thoại của con cái
tốt hơn

2 Tôi nghĩ ứng dụng 3,65 Ns Ns Ns ** **


Kidsafe ít hữu ích hơn
ứng dụng Kidplace

3 Ứng dụng kidsafe giúp 3,47 ** Ns Ns Ns Ns


tôi hiểu hơn về con tôi

4 Tôi thấy hữu ích khi sử 3,73 Ns Ns Ns Ns Ns


dụng ứng dụng Kidsafe
quản lí con cái

(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý của tác giả)

Chú thích:

● *: P ≤ 0,01 có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê cao

● **: 0,01 < P ≤ 0,05 có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trung bình

● ***: 0,05 < P ≤ 0,1 có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê thấp

● Ns (Non – significant): P > 0,1 không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Về giới tính, tiêu chí “Tôi thấy hữu ích khi sử dụng ứng dụng Kidsafe quản lí con
cái” có mức ý nghĩa Sig. (P – value) = 0,025 nằm trong khoảng 0,01 < Sig. (P – value) <
0,05 nên tiêu chí này có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê trung bình và các tiêu chí
còn lại không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Trong sự khác biệt ở nhóm giới tính,
người dùng giới tính nam có GTTB = 3,59 cao hơn nhóm giới tính nữ. Từ đó cho thấy,
người dùng giới tính nam có xu hướng sử dụng ứng dụng Kidsafe hơn nhóm giới tính nữ.

Về độ tuổi, các tiêu chí không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Về nghề nghiệp, các tiêu chí không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Về trình độ, tiêu chí “Tôi nghĩ ứng dụng Kidsafe ít hữu ích hơn ứng dụng Kidplace”
có mức ý nghĩa Sig. (P – value) = 0,046 nằm trong khoảng 0,01 < Sig. (P – value) < 0,05
nên tiêu chí này có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê trung bình và các tiêu chí còn lại
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Trong sự khác biệt ở nhóm trình độ, người
dùng có trình độ “Không đi học” có GTTB = 4,22 cao hơn các nhóm khác. Đúng vậy, đối
với người dùng không có trình độ nên họ khó để phân biệt sự khác nhau giữa hai ứng
dụng.

Về thời gian đã sử dụng điện thoại thông minh, tiêu chí “Tôi nghĩ ứng dụng Kidsafe
ít hữu ích hơn ứng dụng Kidplace” có mức ý nghĩa Sig. (P – value) = 0,029 nằm trong
khoảng 0,01 < Sig. (P – value) < 0,05 nên tiêu chí này có sự khác biệt mang ý nghĩa
thống kê trung bình và các tiêu chí còn lại không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Trong sự khác biệt ở nhóm thời gian sử dụng điện thoại thông minh, người dùng có thời
gian sử dụng điện thoại thông minh từ 6 đến 10 năm có GTTB = 4,03 cao hơn các nhóm
khác.
* Nhân tố “Nhận thức dễ sử ứng dụng Kidsafe”

Bảng 2.8: Đánh giá của người dùng địa phương về yếu tố Nhận thức dễ sử ứng dụng
Kidsafe

Tỷ lệ số người trả lời theo các mức

BIẾN QUAN SÁT độ (%) GTTB

1 2 3 4 5

Tôi sử dụng ứng dụng Kidsafe mà 4,2 4,2 21,7 30,0 40,0 3,98
không cần quá nhiều sự trợ giúp của
nhân viên tư vấn

Tôi cần ít nỗ lực để tìm hiểu công 1,7 10,0 21,7 28,3 38,3 3,92
dụng của từng tính năng

Tôi tìm kiếm các tính năng trên ứng 3,3 20,8 26,7 37,5 11,7 3,33
dụng rất dễ dàng

Tôi thấy rất dễ dàng theo dõi thông 0,8 13,3 27,5 25,0 33,3 3,77
báo về hoạt động của con cái khi sử
dụng ứng dụng

(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý của tác giả)

Tiêu chí “Tôi sử dụng ứng dụng Kidsafe mà không cần quá nhiều sự trợ giúp của
nhân viên tư vấn” có giá trị trung bình là 3,98. người dùng dùng đánh giá khá cao tiêu chí
này. Điều này chứng tỏ họ đã biết cách sử dụng ứng dụng mà không cần quá nhiều sự hỗ
trợ từ bên nào khác. Đây là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình sử dụng ứng dụng
để quản lý con cái. Vì nếu hiểu rõ ứng dụng đang cung cấp những chức năng gì họ có thể
sử dụng các chức năng đó một cách hữu ích hơn.

Tiêu chí “Tôi cần ít nỗ lực để tìm hiểu công dụng của từng tính năng” có giá trị trung
bình là 3,92. Đây cũng là một tiêu chí được người dùng tham gia khảo sát đánh giá rất
cao. Ta thấy, người ứng dụng làm khá tốt về mặt trải nghiệm người dùng để người dùng
có thể sử dụng ứng dụng mà không đọc quá nhiều hướng dẫn.

Tiêu chí “Tôi tìm kiếm các tính năng trên ứng dụng rất dễ dàng” có giá trị trung bình
là 3,33. Đây là tiêu chí được đánh giá thấp nhất trong nhóm yếu tố Nhận thức dễ sử ứng
dụng Kidsafe. Người dùng đã dùng mà không cần phải tìm kiếm các chức năng ẩn hoặc
các chức năng trả tiền điều này cũng có thể thấy được nhờ tiêu chí trên.

Tiêu chí “Tôi thấy rất dễ dàng theo dõi thông báo về hoạt động của con cái khi sử
dụng ứng dụng” có giá trị trung bình là 3,77. Đây cũng là một tiêu chí được người dùng
đánh giá khá cao. Điều này cho thấy người dùng đã hiểu rõ được nhu cầu sử dụng của
bản thân khi tải xuống dụng cũng như khi tìm kiếm tên ứng dụng trên các chợ ứng dụng.

Bảng 2.9 : Kiểm định sự khác biệt trong đánh giá của người dùng về nhân tố Nhận
thức dễ sử ứng dụng Kidsafe

Các biến độc lập

STT Các tiêu chí GTTB


Giới Độ Nghề Trình Thời
tính tuổi nghiệp độ gian đã
sử dụng
điện
thoại
thông
minh

1 Tôi sử dụng ứng dụng 3,98 Ns Ns *** Ns ***


Kidsafe mà không cần
quá nhiều sự trợ giúp
của nhân viên tư vấn

2 Tôi cần ít nỗ lực để tìm 3,92 Ns Ns Ns Ns Ns


hiểu công dụng của
từng tính năng

3 Tôi tìm kiếm các tính 3,33 * Ns ** Ns **


năng trên ứng dụng rất
dễ dàng

4 Tôi thấy rất dễ dàng 3,77 Ns Ns Ns Ns Ns


theo dõi thông báo về
hoạt động của con cái
khi sử dụng ứng dụng

(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý của tác giả)

Chú thích:

● *: P ≤ 0,01 có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê cao

● **: 0,01 < P ≤ 0,05 có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trung bình

● ***: 0,05 < P ≤ 0,1 có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê thấp

● Ns (Non – significant): P > 0,1 không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Về giới tính, tiêu chí “Tôi tìm kiếm các tính năng trên ứng dụng rất dễ dàng” có mức
ý nghĩa Sig. (P – value) = 0,01 nằm trong khoảng Sig. (P – value) ≤ 0,01 nên tiêu chí này
có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê cao và các tiêu chí còn lại không có sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê. Trong sự khác biệt ở nhóm giới tính, người dùng nhóm giới tính
nam có đánh giá trung bình cao hơn nhóm giới tính nữ (GTT = 3,63), cho thấy người
dùng giới tính nam quan tâm đến việc sử dụng công nghệ để quản lý con cái hơn giới tính
nữ.

Về độ tuổi, các tiêu chí không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Về nghề nghiệp, tiêu chí “Tôi sử dụng ứng dụng Kidsafe mà không cần quá nhiều sự
trợ giúp của nhân viên tư vấn” có mức ý nghĩa Sig. (P – value) = 0,089 nằm trong khoảng
0,05 < Sig. (P – value) < 0,1 nên tiêu chí này có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê thấp;
tiêu chí “Tôi tìm kiếm các tính năng trên ứng dụng rất dễ dàng” có mức ý nghĩa Sig. (P –
value) = 0,023 nằm trong khoảng 0,01 < Sig. (P – value) < 0,05 nên tiêu chí này có sự
khác biệt mang ý nghĩa thống kê trung bình và các tiêu chí còn lại không có sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê. Đối với tiêu chí “Tôi sử dụng ứng dụng Kidsafe mà không cần quá
nhiều sự trợ giúp của nhân viên tư vấn”, trong sự khác biệt ở nhóm nghề nghiệp, người
dùng có nghề nghiệp lao động phổ thông có giá trị trung bình là 4,22 cao hơn các nhóm
khác. Điều này chứng tỏ nhóm lao động phổ thông có ý định sử dụng ứng dụng Kidsafe
nhiều hơn. Đối với tiêu chí “Tôi tìm kiếm các tính năng trên ứng dụng rất dễ dàng”, trong
sự khác biệt ở nhóm nghề nghiệp, người dùng đã nghỉ hưu có giá trị trung bình là 3,67
cao hơn các nhóm khác. Đúng vậy, nhóm người nghỉ hưu thường có ý định tìm kiếm các
giải pháp quản lý con cái hơn.

Về trình độ, các tiêu chí không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Về thời gian đã sử dụng điện thoại thông minh, tiêu chí “Tôi sử dụng ứng dụng
Kidsafe mà không cần quá nhiều sự trợ giúp của nhân viên tư vấn” có mức ý nghĩa Sig.
(P – value) = 0,066 nằm trong khoảng 0,05 < Sig. (P – value) < 0,1 nên tiêu chí này có sự
khác biệt mang ý nghĩa thống kê thấp; tiêu chí “Tôi tìm kiếm các tính năng trên ứng dụng
rất dễ dàng” có mức ý nghĩa Sig. (P – value) = 0,048 nằm trong khoảng 0,01 < Sig. (P –
value) < 0,05 nên tiêu chí này có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê trung bình và các
tiêu chí còn lại không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Đối với tiêu chí “Tôi sử dụng
ứng dụng Kidsafe mà không cần quá nhiều sự trợ giúp của nhân viên tư vấn”, trong sự
khác biệt ở nhóm thời gian đã sử dụng điện thoại thông minh, người dùng đã sử dụng
điện thoại thông minh dưới 1 năm có giá trị trung bình là 4,36 cao hơn các nhóm khác.
Điều này chứng tỏ người dùng đã sử dụng điện thoại thông minh trong thời gian ngắn
nhưng hiểu rất rõ về các giá trị của ứng dụng Kidsafe. Đối với tiêu chí “Tôi tìm kiếm các
tính năng trên ứng dụng rất dễ dàng”, trong sự khác biệt ở nhóm thời gian đã sử dụng
điện thoại thông minh, người dùng đã sử dụng điện thoại thông minh từ 1 đến 5 năm có
giá trị trung bình là 3,57 cao hơn các nhóm khác.

* Nhân tố “Cảm nhận về độ tin cậy”

Bảng 2.10 : Đánh giá của người dùng địa phương về Cảm nhận về độ tin cậy

Tỷ lệ số người trả lời theo các mức độ

BIẾN QUAN SÁT (%) GTTB

1 2 3 4 5

Thông tin ứng dụng đáng tin cậy 1,7 5,8 17,5 27,5 47,5 4,13

Thông tin về ứng dụng trên cửa 0,0 4,2 16,7 34,2 45,0 4,20
hàng có đáng tin cậy không

Tôi nghĩ rằng thông tin cá nhân sẽ 1,7 9,2 25,8 27,5 35,8 3,87
được bảo mật khi được sử dụng
ứng dụng Kidsafe

Tôi cảm thấy tin tưởng khi sử dụng 3,3 5,8 25,8 36,7 28,3 3,81
các ứng dụng di động

(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý của tác giả)


Tiêu chí “Thông tin ứng dụng đáng tin cậy” có giá trị trung bình là 4,13. Đây là mức
đánh giá trên đồng ý của người dùng sử dụng ứng dụng Kidsafe. Điều này chứng tỏ,
người dùng ở đây có đã kiểm tra thông tin ứng dụng rất kĩ trước khi tải xuống ứng dụng.

Tiêu chí “Thông tin về ứng dụng trên cửa hàng có đáng tin cậy không” có giá trị
trung bình là 4,20. người dùng tham gia khảo sát đánh giá rất cao tiêu chí này, chứng tỏ
thông tin ở trên các cửa hàng ứng dụng cung cấp rất đầy đủ và chi tiết để khi người dùng
tải về họ có thể thấy được các thông tin trên đó rất đúng với cam kết của nhà phát hành
ứng dụng Kidsafe cụ thể ở đây là công ty Astraler
Tiêu chí “Tôi nghĩ rằng thông tin cá nhân sẽ được bảo mật khi được sử dụng ứng
dụng Kidsafe” có giá trị trung bình là 3,87. Có thể thấy người dùng đánh giá khá cao đối
với tiêu chí này. Thông tin cá nhân được bảo mật là một yếu tố rất quan trọng trong việc
sử dụng ứng dụng. Điều này có thể hiểu rằng, người dùng tham gia vào khảo sát đã đọc
rất kĩ các thông tin và đối chiếu với lúc sử dụng ứng dụng rất kĩ càng để có thể đưa ra
nhận xét sát nhất với trải nghiệm sử dụng.

Tiêu chí “Tôi cảm thấy tin tưởng khi sử dụng các ứng dụng di động” có giá trị trung
bình là 3,81. Đây cũng là một tiêu chí mà người dùng tham gia khảo sát đánh giá rất cao.
Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì các ứng dụng di động hiện nay đã rất bảo mật và an toàn,
nhưng lại giải quyết rất tốt vấn đề của người dùng.

Bảng 2.11: Kiểm định sự khác biệt trong đánh giá của người dùng về nhân tố Cảm
nhận về độ tin cậy

Các biến độc lập

STT Các tiêu chí GTTB


Giới Độ Nghề Trình Thời
tính tuổi nghiệp độ gian đã
sử dụng
điện
thoại
thông
minh

1 Thông tin ứng dụng 4,13 Ns Ns Ns Ns Ns


đáng tin cậy

2 Thông tin về ứng dụng 4,20 Ns Ns Ns Ns Ns


trên cửa hàng có đáng
tin cậy không

3 Tôi nghĩ rằng thông 3,87 Ns Ns Ns Ns Ns


tin cá nhân sẽ được
bảo mật khi được sử
dụng ứng dụng
Kidsafe

4 Tôi cảm thấy tin tưởng 3,81 Ns Ns *** Ns Ns


khi sử dụng các ứng
dụng di động

(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý của tác giả)

Chú thích:

● *: P ≤ 0,01 có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê cao

● **: 0,01 < P ≤ 0,05 có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trung bình

● ***: 0,05 < P ≤ 0,1 có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê thấp

● Ns (Non – significant): P > 0,1 không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Về giới tính, các tiêu chí không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Về độ tuổi, các tiêu chí không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Về nghề nghiệp, tiêu chí “Tôi cảm thấy tin tưởng khi sử dụng các ứng dụng di động”
có mức ý nghĩa Sig. (P – value) = 0,071 nằm trong khoảng 0,05 < Sig. (P – value) < 0,1
nên tiêu chí này có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê thấp và các tiêu chí còn lại không
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Trong sự khác biệt ở nhóm nghề nghiệp, người dùng
đang thất nghiệp có GTTB = 4,56 cao hơn các nhóm khác.
Về trình độ, các tiêu chí không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Về thời gian sinh sống, các tiêu chí không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

* Nhân tố “Ý Định sử dụng”

Bảng 2.12 : Đánh giá của người dùng địa phương về Ý Định sử dụng

Tỷ lệ số người trả lời theo các mức

BIẾN QUAN SÁT độ (%) GTTB

1 2 3 4 5

Tôi đang suy nghĩ về việc sử dụng 5,8 10,0 25,0 20,8 38,3 3,76
ứng dụng Kidsafe để quản lý con cái

Tôi có ý định sẽ sử dụng ứng dụng 7,5 33,3 23,3 17,5 18,3 3,06
Kidsafe để quản lý con cái

Tôi chắc chắn sẽ sử dụng ứng dụng 3,3 25,8 26,7 27,5 16,7 3,28
Kidsafe để quản lý con cái

Tôi không chắc chắn về sử dụng ứng 5,8 6,7 27,5 37,5 22,5 3,64
dụng Kidsafe để quản lý con cái

Tôi sẽ giới thiệu cho người thân sử 0,8 14,2 28,3 38,3 18,3 3,59
dụng ứng dụng Kidsafe

(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý của tác giả)


Tiêu chí “Tôi đang suy nghĩ về việc sử dụng ứng dụng Kidsafe để quản lý con cái” có
giá trị trung bình là 3,76. người dùng tham gia khảo sát đánh giá khá cao tiêu chi này.
Điều này chứng tỏ, sau một thời gian sử dụng ứng dụng khách hàng hay người dùng ở
đây vẫn đang còn phân vân về vấn đề sử dụng ứng dụng để quản lý con cái.

Tiêu chí “Tôi có ý định sẽ sử dụng ứng dụng Kidsafe để quản lý con cái” có giá trị
trung bình là 3,06. Đây là mức đánh giá gần với mức trung lập. Từ đó có thể thấy ý định
sử dụng ứng dụng Kidsafe của người dùng chưa được củng cố chắc chắn lắm và đang có
ý định không sử dụng nữa. Đây là vấn đề cần được khắc phục để người dùng có thể được
củng cố chắc chắn hơn và ở lại với ứng dụng.

Tiêu chí “Tôi chắc chắn sẽ sử dụng ứng dụng Kidsafe để quản lý con cái” có giá trị
trung bình là 3,28. người dùng tham gia khảo sát đánh giá không quá cao đối với tiêu chí
này. Điều này chứng tỏ, người dùng chưa có ý định sử dụng tiếp ứng dụng Kidsafe để
quản lý con cái.

Tiêu chí “Tôi không chắc chắn về sử dụng ứng dụng Kidsafe để quản lý con cái” có
giá trị trung bình là 3,64. Dựa vào kết quả nghiên cứu, người dùng tham gia khảo sát
đánh giá khá cao tiêu chí này. Điều này cho thấy, người dùng không có ý định sử dụng
tiếp ứng dụng Kidsafe để quản lý con cái sử dụng điện thoại

Tiêu chí “Tôi sẽ giới thiệu cho người thân sử dụng ứng dụng Kidsafe” có giá trị trung
bình là 3,59. Mức đánh giá này của người dùng không quá cao cũng không quá thấp.
Điều này chứng tỏ phía ứng dụng Kidsafe đang có những hạn chế, hoặc bất cập nên
người dùng không khuyến khích người thân sử dụng theo.

Bảng 2.13 : Kiểm định sự khác biệt trong đánh giá của người dùng về nhân tố Ý
Định sử dụng Kidsafe

Các biến độc lập

STT Các tiêu chí GTTB


Giới Độ Nghề Trình Thời
tính tuổi nghiệp độ gian
sống

1 Tôi đang suy nghĩ về 3,76 Ns Ns Ns Ns Ns


việc sử dụng ứng dụng
Kidsafe để quản lý con
cái

2 Tôi có ý định sẽ sử dụng 3,06 Ns Ns Ns Ns Ns


ứng dụng Kidsafe để
quản lý con cái

3 Tôi chắc chắn sẽ sử 3,28 ** Ns Ns Ns Ns


dụng ứng dụng Kidsafe
để quản lý con cái

4 Tôi không chắc chắn về 3,64 Ns Ns Ns Ns Ns


sử dụng ứng dụng
Kidsafe để quản lý con
cái

5 Tôi sẽ giới thiệu cho 3,59 Ns Ns Ns Ns Ns


người thân sử dụng ứng
dụng Kidsafe

Chú thích:

● *: P ≤ 0,01 có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê cao

● **: 0,01 < P ≤ 0,05 có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trung bình
● ***: 0,05 < P ≤ 0,1 có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê thấp

● Ns (Non – significant): P > 0,1 không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Về giới tính, tiêu chí “Tôi chắc chắn sẽ sử dụng ứng dụng Kidsafe để quản lý con
cái” có mức ý nghĩa Sig. (P – value) = 0,041 nằm trong khoảng 0,01 < Sig. (P – value) ≤
0,05 nên tiêu chí này có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê trung bình và các tiêu chí
còn lại không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Trong sự khác biệt ở nhóm giới tính,
người dùng nhóm giới tính nữ có đánh giá trung bình cao hơn nhóm giới tính nam (GTT
= 3,38), cho thấy người dùng giới tính nữ sẽ được Tôi chắc chắn sẽ sử dụng ứng dụng
Kidsafe để quản lý con cái nhiều hơn so với giới tính nam.

Về độ tuổi, các tiêu chí không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Về nghề nghiệp, các tiêu chí không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Về trình độ, các tiêu chí không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Về thời gian sinh sống, các tiêu chí không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Qua đó có thể kết luận rằng thang đo được sử dụng trong nghiên cứu là phù hợp và đáng
tin cậy, đảm bảo cho bước phân tích nhân tố khám phá EFA

Biến Hệ số tương quan biến tổng Hệ số Cronbach’s Alpha nếu


loại biến

Nhân tố 1: Nhận thức về sự hữu ích: Cronbach’s Alpha = 0.805


HI01 0.622 0.756
HI02 0.593 0.769
HI03 0.675 0.730
HI04 0.595 0.768
Nhân tố 2: Nhận thức tính dễ sử dụng ứng dụng Kidsafe: Cronbach’s Alpha =
0.749
DSD01 0,526 0.700
DSD02 0.547 0.688
DSD03 0.511 0.708
DSD04 0.588 0.665
Nhân tố 3: Cảm nhận về độ tin cậy: Cronbach’s Alpha = 0.739
ĐTC01 0.550 0.668
ĐTC02 0.522 0.688
ĐTC03 0.501 0.699
ĐTC04 0.561 0.662
Nhân tố 4: Ý định sử dụng: Cronbach’s Alpha = 0.822
YDSD01 0.637 0.781
YDSD02 0.547 0.810
YDSD03 0.543 0.807
YDSD04 0.634 0.782
YDSD05 0.752 0.754
(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý của tác giả)

3.1 Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo

Qua bảng tổng hợp kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha trên, có thể
kết luận rằng:

- Yếu tố Nhận thức về sự hữu ích bao gồm 4 biến quan sát: HI01, HI02, HI03. Ta thấy,
tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total
Correlation) đều lớn hơn 0,3 và Cronbach Alpha nếu loại biến (Cronbach’s Alpha if Item
Deleted) đều lớn hơn 0,6 và đều nhỏ hơn Cronbach Alpha tổng là 0.805 nên tất cả các
biến quan sát này đều được chấp nhận.
- Yếu tố Nhận thức tính dễ sử dụng ứng dụng Kidsafe bao gồm 4 biến quan sát: DSD01,
DSD02, DSD03, DSD04. Ta thấy, tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến
tổng (Corrected Item-Total Correlation) đều lớn hơn 0,3 và Cronbach Alpha nếu loại biến
(Cronbach’s Alpha if Item Deleted) đều lớn hơn 0,6 và đều nhỏ hơn Cronbach Alpha
tổng là 0.749 nên tất cả các biến quan sát này đều được chấp nhận.

- Yếu tố Cảm nhận về độ tin cậy bao gồm 4 biến quan sát: ĐTC01, ĐTC02, ĐTC03,
ĐTC04. Ta thấy, tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng (Corrected
Item-Total Correlation) đều lớn hơn 0,3 và Cronbach Alpha nếu loại biến (Cronbach’s
Alpha if Item Deleted) đều lớn hơn 0,4 và đều nhỏ hơn Cronbach Alpha tổng là 0.739
nên tất cả các biến quan sát này đều được chấp nhận.

- Yếu tố Ý định sử dụng bao gồm 5 biến quan sát: YDSD01, YDSD02, YDSD03,
YDSD04, YDSD05. Ta thấy, tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng
(Corrected ItemTotal Correlation) đều lớn hơn 0,3 và Cronbach Alpha nếu loại biến
(Cronbach’s Alpha if Item Deleted) đều lớn hơn 0,6 và đều nhỏ hơn Cronbach Alpha
tổng là 0.822 nên tất cả các biến quan sát này đều được chấp nhận.

Qua đó có thể kết luận rằng thang đo được sử dụng trong nghiên cứu là phù hợp

3.1.1. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Biến Hệ số tương quan biến tổng Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến
Nhân tố 4: Ý định sử dụng: Cronbach’s Alpha = 0.822
YDSD01 0.637 0.781
YDSD02 0.547 0.810
YDSD03 0.543 0.807
YDSD04 0.634 0.782
YDSD05 0.752 0.754
(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý của tác giả)
Kết quả đánh giá độ tin cậy của nhân tố “Nhận thức về sự hữu ích” cho hệ số Cronbach’s
Alpha = 0.822. Hệ số tương quan biến tổng của 5 biến quan sát đều lớn hơn 0,1 đồng thời
hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn 0.822 nên biến phụ thuộc “Xu hướng
tiêu dùng” được giữ lại và đảm bảo độ tin cậy để thực hiện các bước phân tích tiếp theo.

3.1.2. Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis – EFA)

➢ Kiểm định số lượng mẫu thích hợp KMO biến độc lập

Để áp dụng được phân tích nhân tố cần trải qua phép kiểm định sự phù hợp của dữ liệu đối với
phương pháp phân tích nhân tố. Kiểm định này được thực hiện qua hai đại lượng là chỉ số
KMO (Kaiser-Meyer-Olikin Meansure of Sampling Adequacy) và Barlett (Barlett’s Test of
Sphericity).

Bảng 3.1.2: Kiểm định KMO và Bartlett’s Test biến độc lập

KMO and Bartlett's Tes

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy 0,626

Bartlett's Test of Approx, Chi-Square 563,709


Sphericity
Df 136

Sig 0,000

(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý của tác giả)

Kết quả từ bảng trên cho thấy cơ sở dữ liệu này là hoàn toàn phù hợp với phân tích các nhân
tố vì giá trị Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy là 0,626 tương ứng với 62,6%
lớn hơn 0,5 tương ứng với 50% với mức ý nghĩa thống kê là 99%. Ngoài ra, do số phiếu điều
tra khá lớn nên phân tích nhân tố là hoàn toàn phù hợp.
➢ Phân tích nhân tố khám phá EFA biến độc lập

Sau khi kiểm tra độ tin cậy của thang đo và tính phù hợp của cơ sở dữ liệu thì phần tích nhân
tố khám phá EFA được tiến hành. Phương pháp này rút trích nhân tố được sử dụng Principal
Component với phép quay Varimax. Các nhân tố rút gọn này sẽ có ý nghĩa hơn nhưng vẫn
chứa đựng hầu hết nội dung các thông tin của tập biến quan sát ban đầu. Để phân tích EFA có
nghĩa thì biến quan sát có hệ số tải nhân tố (factor loading) nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại. Bên cạnh đó,
theo tiêu chuẩn Keiser thì hệ số Eigenvalues phải ít nhất lớn hơn hoặc bằng 1, đồng thời giá trị
tổng phương sai trích tích lũy phải từ 50% trở lên. Kết quả phân tích nhân tố từ dữ liệu điều tra
được thể hiện qua bảng dưới đây:

Biến quan sát Nhóm nhân tố


1 2 3
HI01 0,755
HI02 0,750
HI03 0,725
HI01
HI04 0,725
DSD01 0,804
DSD02 0,788
DSD03 0,762
DSD04 0,626
ĐTC01 0,878
ĐTC02 0,809
ĐTC03 0,761
ĐTC04 0,764
Eigenvalue 2,872 2,707 1,952
Phương sai trích % 16,896 15,924 11,483
Phương sai trích tích lũy 16,896 32,820 44,303
%
(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý của tác giả)

Từ số liệu ở bảng trên, ta thấy tại mức giá trị Eigenvalue lớn hơn 1, phân tích
khám phá nhân tố EFA đã rút trích được 5 nhân tố từ 17 biến quan sát với phương sai
trích tích lũy lớn nhất là 62,383% (lớn hơn 50%) đã đạt yêu cầu. Tất cả các nhân tố
trên đều đạt yêu cầu vì có hệ số tải đều lớn hơn 0,5.
- Nhóm nhân tố thứ nhất (HI01, HI02, HI03, HI04): Giá trị Eigenvalue bằng
2,872, nhân tố này gồm 4 biến quan sát có tương quan chặt chẽ với nhau. Nhân tố này
bao gồm các biến quan sát liên quan đến Nhận thức về sự hữu ích, đây là nhân tố giải
thích được 16,896% biến thiên của dữ liệu điều tra.
- Nhóm nhân tố thứ hai (DSD01, DSD02, DSD03, DSD04): Giá trị Eigenvalue
bằng 2,707, nhân tố này gồm 4 biến quan sát có tương quan chặt chẽ với nhau. Nhân tố
này bao gồm các biến quan sát liên quan đến Tính dễ sử dụng, đây là nhân tố giải thích
được 15,924% biến thiên của dữu liệu điều tra.
- Nhóm nhân tố thứ ba (ĐTC01, ĐTC02, ĐTC03, ĐTC04): Giá trị Eigenvalue
bằng 1,952, nhân tố này gồm 4 biến quan sát có tương quan chặt chẽ với nhau. Nhân tố
này bao gồm các biến quan sát liên quan đến Độ tin cậy, đây là nhân tố giải thích

➢ Kiểm định số lượng mẫu thích hợp KMO biến phụ thuộc
Bảng 3.1.3: Kiểm định KMO và Bartlett’s Test biến phụ thuộc
KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy 0,755


Bartlett's Test of Approx, Chi-Square 151,624
Sphericity
0,000

(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý của tác giả)

Kết quả từ bảng trên cho thấy cơ sở dữ liệu này là hoàn toàn phù hợp với phân tích
các nhân tố vì giá trị Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy là 0,755 tương
ứng với 75,5% lớn hơn 0,5 tương ứng với 50% với mức ý nghĩa thống kê là 99%. Ngoài
ra, do số phiếu điều tra khá lớn nên phân tích nhân tố là hoàn toàn phù hợp.

➢ Phân tích nhân tố khám phá EFA biến phụ thuộc

Xu hướng tiêu dùng Hệ số tải


YDSD01 0,842
YDSD02 0,792
YDSD03 0,780
YDSD04 0,755
YDSD05 0,723
Phương sai trích tích lũy % 62,909

(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý của tác giả)

Kết quả phân tích nhân tố khám phá rút trích ra được một nhân tố, nhân tố này
được tạo ra từ 3 biến quan sát mà đề tài đã đề xuất từ trước, nhằm mục đích rút ra kết
luận về Ý định sử dụng ứng dụng Kidsafe trong việc quản lý trẻ con.

Nhận xét:
Qua quá trình phân tích nhân tố khám phá EFA trên đã xác định được 3 nhân tố
ảnh hưởng đến ý định sử dụng ứng dụng Kidsafe trong việc quản lý trẻ con, đó là
“Nhận thức về sự hữu ích”, “Nhận thức tính dễ sử dụng ứng dụng”, “Cảm nhận về độ
tin cậy”.

Như vậy, mô hình nghiên cứu sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA không có
gì thay đổi đáng kể so với ban đầu, không có biến quan sát nào bị loại ra khỏi mô hình
trong quá trình kiểm định độ tin cậy thang đo và phân tích nhân tố khám phá.

3.2. Phân tích tương quan và hồi quy

➢ Kiểm định Pearson’s sự tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc

Trước khi tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính bội, cần phải xem xét mối tương
quan tuyến tính giữa các biến. Điều này nhằm kiểm định giữa các biến có mối quan hệ
tương quan tuyến tính với nhau và các biến độc lập có tương quan với biến phụ thuộc.

Giả thuyết đặt ra cần phải kiểm định là:

H0: Không có mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa các biến trong mô hình

H1: Có mối quan hệ tuyến tính của các biến trong mô hình

Với mức ý nghĩa α = 0.05 (độ tin cậy 95%) thu được giá trị Sig < α cho thấy đủ
cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1 tức là có mối quan hệ tuyến tính
giữa các biến trong mô hình.
YDSD HI DSD ĐTC
Tương quan Pearson 1,000 0,431 0,450 0,419
Sig.(2-tailed) 0,000 0,000 0,000
N 120 120 120 120
(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý của tác giả)

Từ kết quả của kiểm định Pearson’s với giá trị Sig. (2-tailed) của các biến độc lập

< 0.05. Do đó, đã có cơ sở để bác bỏ giả thiết Hₒ, chấp nhận H . Điều này cũng có nghĩa
rằng ý định sử dụng ứng dụng Kidsafe của khách hàng hoàn toàn phụ thuộc vào các
yếu tố trên hay việc đưa ra các biến độc lập vào mô hình là đúng.

➢ Xây dựng mô hình hồi quy

Sau khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA để khám phá các nhân tố mới
có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc “Ý định sử dụng ứng dụng”, nghiên cứu tiến hành hồi
quy mô hình tuyến tính để xác định được chiều hướng và mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố mới này đến ý định sử dụng ứng dụng Kidsafe của khách hàng.

Mô hình hồi quy được xây dựng gồm biến phụ thuộc là “Ý định sử dụng ứng dụng”
– YDSD và các biến độc lập được rút trích từ phân tích nhân tố khám phá EFA gồm 3
biến: “Nhận thức về sự hữu ích” - HI, “Nhận thức tính dễ sử dụng ứng dụng” - DSD,
“Cảm nhận về độ tin cậy” - ĐTC với các hệ số Bê – ta tương ứng lần lượt là β1, β2, β3
Mô hình hồi quy được xây dựng như sau:

YDSD = β0 + β1HI + β2DSD + β3DTC + ei

Dựa vào hệ số Bê – ta chuẩn hóa với mức ý nghĩa Sig. tương ứng để xác định các
biến độc lập nào có ảnh hưởng đến biển phụ thuộc trong mô hình và ảnh hưởng với
mức độ ra sao, theo chiều hướng nào. Từ đó, làm căn cứ để kết luận chính xác hơn và
đưa ra giải pháp mang tính thuyết phục cao. Kết quả của mô hình hồi quy sẽ giúp ta
xác định được chiều hướng, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến ý định
sử dụng ứng dụng Kidsafe của khách hàng.

➢ Đánh giá độ phù hợp của mô hình

Bảng 3.2.1: Đánh giá độ phù hợp của mô hình

Model R R Adjusted R Std. Error of the Durbin -


Square Square Estimate Watson

1 0,823a 0,677 0,663 0,31720 1,940


(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý của tác giả)

Dựa vào bảng kết quả phân tích, mô hình 3 biến độc lập có giá trị R Square hiệu
chỉnh là 0,663 tức là: độ phù hợp của mô hình là 66,3%. Hay nói cách khác, 66,3% độ
biến thiên của biến phụ thuộc “Ý định sử dụng” được giải thích bởi 3 nhân tố được đưa
vào mô hình. Bên cạnh đó, ta nhận thấy giá trị R Square hiệu chỉnh là 0,663 khá là cao
(> 50%), nghĩa là mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc được coi là gần
chặt chẽ.

➢ Kiểm định sự phù hợp của mô hình

ANOVA

Model Sum of Df Mean F Sig.


Squares Square

1 Regressio 24,053 5 4,811 47,813 0,000


n

Residual 11,470 114 0,101


Total 35,523 119
(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý của tác giả)
Kết quả từ bảng ANOVA cho thấy giá trị Sig. = 0,000 rất nhỏ, cho phép nghiên
cứu bác bỏ giả thiết rằng “Hệ số xác định R bình phương = 0” tức là mô hình hồi quy
phù hợp. Như vậy mô hình hồi quy thu được rất tốt, các biến độc lập giải thích được
khá lớn sự thay đổi của biến phụ thuộc “Ý định sử dụng”.

➢ Phân tích hồi quy

Phân tích hồi quy tuyến tính sẽ giúp chúng ta biết được chiều hướng và cường độ
ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Trong giai đoạn phân tích hồi quy,
nghiên cứu chọn phương pháp Enter, chọn lọc dựa trên tiêu chí chọn những nhân tố có
mức ý nghĩa Sig. < 0,05. Những nhân tố nào có giá trị Sig. > 0,05 sẽ bị loại khỏi mô
hình và không tiếp tục nghiên cứu nhân tố đó.
Kết quả phân tích hồi quy được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.13: Hệ số phân tích hồi quy

Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa T Sig. VIF


B Độ lệch chuẩn Beta
Hằng số -0,006 0,257 -0,025 0,980
HI 0,185 0,033 0,308 5,538 0,000 1,092
DSD 0,245 0,039 0,346 6,209 0,000 1,097
ĐTC 0,239 0,036 0,365 6,631 0,000 1,068
(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý của tác giả)

Giá trị Sig. tại các phép kiểm định của các biến độc lập được đưa vào mô hình:
“Nhận thức về sự hữu ích” - HI, “Nhận thức tính dễ sử dụng ứng dụng” - DSD, “Cảm
nhận về độ tin cậy” - ĐTC đều nhỏ hơn 0,05 chứng tỏ các biến độc lập này có ý nghĩa
thống kê trong mô hình. Ngoài ra hằng số trong mô hình có giá trị Sig. là 0,980> 0,05
nên cũng sẽ bị loại.
Như vậy, phương trình hồi quy được xác định như sau:

YDSD= 0,308HI + 0,346DSD + 0,365ĐTC


Thông qua các hệ số hồi quy chuẩn hóa của mô hình thì ta có thể biết được mức
độ quan trọng của các biến tham gia vào phương trình hồi quy. Cụ thể, nhóm nhân tố
“Độ tin cậy” (β = 0,365) có tác động lớn nhất đến ý định sử dụng ứng dụng Kidsafe
của khách hàng. Tiếp theo, lần lượt theo thứ tự giảm dần từ quan trọng đến ít quan
trọng bao gồm các nhóm nhân tố “Nhận thức tính dễ sử dụng ứng dụng” (β = 0,346),
“Nhận thức về sự hữu ích” (β = 0,308) có tác động thấp nhất đến ý định sử dụng ứng
dụng của khách hàng. Nhìn chung thì tất cả 3 nhân tố trên đều có những ảnh hưởng
nhất định đến biến phụ thuộc và bất cứ một thay đổi nào của 1 trong 3 nhân tố trên đều
có thể tạo nên sự thay đổi đối với đánh giá chung của khách hàng.
- Hệ số β1= 0,308 có nghĩa là khi nhân tố “Nhận thức về sự hữu ích” thay đổi 1 đơn
vị trong khi các nhân tố khác không thay đổi thì làm cho “Ý định sử dụng ứng dụng” của
khách hàng
- Hệ số β2 = 0,346 có nghĩa là khi nhân tố “Dễ sử dụng” thay đổi 1 đơn vị trong khi
các nhân tố khác không thay đổi thì làm cho “Ý định sử dụng ứng dụng” của khách hàng
- Hệ số β3 = 0,365 có nghĩa là khi nhân tố “Cảm nhận về độ tin cậy” thay đổi 1 đơn
vị trong khi các nhân tố khác không thay đổi thì làm cho “Ý định sử dụng ứng dụng” của
khách hàng
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.1. Kết luận

Trên cơ sở nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử
dụng ứng dụng Kidsafe trong việc quản lý trẻ em trên điện thoại di động tại công ty
MTV Astraler Đà Nắng” đã rút ra một số kết luận như sau:
- Thứ nhất, dựa trên cơ sở lý thuyết về định vị thương hiệu và các nghiên cứu trước
đây, nghiên cứu này đã xác định được 3 thành phần tác động lên ý định sử dụng ứng dụng
Kidsafe của khách hàng: (1) Nhận thức về sự hữu ích; (2) Nhận thức tính dễ sử dụng ứng
dụng; (3) Cảm nhận về độ tin cậy;
- Thứ hai, kết quả cho thấy, các nhân tố này đều tác động cùng chiều lên ý định
sử dụng ứng dụng Kidsafe trong việc quản lý trẻ em trên điện thoại. Trong đó thành phần
“Độ tin cậy” đóng vai trò quan trọng nhất đối với ý định sử dụng ứng dụng Kidsafe của
khách hàng. Tiếp theo là yếu tố “ Nhận thức tính dễ sử dụng ứng dụng ” xếp thứ 2, thứ ba
là yếu tố “Nhận thức về sự hữu ích”.
- Thứ ba, đề tài được thực hiện trong thời gian 3 tháng tại công ty TNHH
MTV Astraler, do điều kiện thời gian và địa điểm gặp nhiều hạn chế nên đề tài chưa
được hoàn chỉnh: số lượng mẫu khảo sát còn ít nên kết quả nghiên cứu còn mang tính
chủ quan; một số giải pháp chỉ mang tính ngắn hạn và chưa cụ thể.
1.2. Đề xuất

Từ Những hạn chế đã được nêu trên, tác giả đã đưa ra một số đề xuất cho các nghiên cứu sau
như:
- Thứ Nhất, nên mở rộng phạm vi nghiên cứu rộng và nâng kích thước mẫu khảo sát lớn hơn
để kết quả nghiên cứu mang tính đại diện và khái quát hơn.
- Thứ Hai, các nghiên cứu sau có thể sử dụng phương pháp lấy mẫu theo xác suất và kết hợp
với phương pháp lấy mẫu theo tỷ lệ để tăng tính khái quát cho bài nghiên cứu.
- Thứ Ba, thực hiện bước nghiên cứu định tính kỹ lưỡng hơn để có thể đề xuất thêm nhiều
yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ứng dụng Kidsafe trong việc theo dõi trẻ em của khách
hàng.
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ XỬ LÝ, PHÂN TÍCH SPSS
1. Đặc điểm mẫu điều tra
Giới tính

Giới tính

Frequen Valid Cumulative


cy Percent Percent Percent

Valid Nam 46 38.3 38.3 38.3

Nữ 74 61.7 61.7 100.0

Total 120 100.0 100.0

Độ tuổi

Tuổi

Frequenc Valid Cumulative


y Percent Percent Percent

Valid Dưới 22 11 9.2 9.2 9.2


tuổi

Từ 22 – 30 25 20.8 20.8 30.0


tuổi

Từ 31 – 50 46 38.3 38.3 68.3


tuổi

Trên 50 tuổi 38 31.7 31.7 100.0


Total 120 100.0 100.0

Trình độ học vấn

Trình độ học vấn

Frequen Valid Cumulative


cy Percent Percent Percent

Vali Không đi học 9 7.5 7.5 7.5


d
Tiểu học 22 18.3 18.3 25.8

Trung học cơ sở 30 25.0 25.0 50.8

Trung học phổ 43 35.8 35.8 86.7


thông

Cao đẳng, Đại học, 16 13.3 13.3 100.0


trên đại học

Total 120 100.0 100.0

Nghề nghiệp

Nghề nghiệp

Frequenc Valid Cumulative


y Percent Percent Percent

Valid Lao động phổ 38 31.7 31.7 31.7


thông
Dịch vụ, buôn 37 30.8 30.8 62.5
bán

Cán bộ, viên 23 19.2 19.2 81.7


chức

Nghỉ hưu 13 10.8 10.8 92.5

Thất nghiệp 9 7.5 7.5 100.0

Total 120 100.0 100.0

Thời gian đã sử dụng điện thoại thông minh

Thời gian đã sử dụng điện thoại thông minh

Frequen Valid Cumulative


cy Percent Percent Percent

Valid Dưới 1 14 11.7 11.7 11.7


năm

1–5năm 20 16.7 16.7 28.3

6–10năm 29 24.2 24.2 52.5

11–15năm 32 26.7 26.7 79.2

Trên15nă 25 20.8 20.8 100.0


m

Total 120 100.0 100.0

2. Tổng quan về người dùng ứng dụng Kidsafe


Thời gian sử dụng ứng dụng Kidsafe

Thời gian sử dụng ứng dụng Kidsafe

Frequenc Valid Cumulative


y Percent Percent Percent

Valid Dưới 1 68 56.7 56.7 56.7


năm

Từ 1 - 3 45 37.5 37.5 94.2


năm

Từ 3 - 5 4 3.3 3.3 97.5


năm

Trên 5 3 2.5 2.5 100.0


năm

Total 120 100.0 100.0

Nguồn thông tin

Nguồn thông tin

Frequen Valid Cumulative


cy Percent Percent Percent

Vali Sự giới thiệu của 31 25.8 25.8 25.8


d đồng nghiệp trong
công ty.

Sự giới thiệu từ 51 42.5 42.5 68.3


hàng xóm xung
quanh nhà

Sự giới thiệu từ 9 7.5 7.5 75.8


người thân, bạn bè

Bản thân tự tìm 29 24.2 24.2 100.0


hiểu và chủ động
sử dụng

Total 120 100.0 100.0

Thời gian sử dụng

Thời gian sử dụng

Frequenc Valid Cumulative


y Percent Percent Percent

Valid Cả ngày 23 19.2 19.2 19.2

Trên 12 tiếng 60 50.0 50.0 69.2

Dưới 12 tiếng 37 30.8 30.8 100.0

Total 120 100.0 100.0

Hình thức quản lý con cái bạn đã từng sử dụng

Hình thức quản lý con cái bạn đã từng sử dụng

Frequen Valid Cumulative


cy Percent Percent Percent
Vali Quản lý trực tiếp 68 56.7 56.7 56.7
d con khi con sử
dụng điện thoại

Quản lý từ xa 40 33.3 33.3 90.0

Quản lý gián tiếp 12 10.0 10.0 100.0

Total 120 100.0 100.0

Mức chi trả cho phí dịch vụ trên ứng dụng

Mức chi trả cho phí dịch vụ trên ứng dụng Kidsafe

Frequen Valid Cumulative


cy Percent Percent Percent

Valid Dưới 100.000đ 12 10.0 10.0 10.0

100.000đ – 29 24.2 24.2 34.2


500.000đ

500.000đ – 49 40.8 40.8 75.0


1.000.000đ

Trên 1.000.000đ 30 25.0 25.0 100.0

Total 120 100.0 100.0

Nhu cầu khi sử dụng ứng dụng

Nhu cầu khi sử dụng ứng dụng


Frequen Valid Cumulative
cy Percent Percent Percent

Vali Kiểm soát thời gian 38 31.7 31.7 31.7


d sử dụng điện thoại
của con

Kiểm soát ứng 9 7.5 7.5 39.2


dụng con sử dụng
trong điện thoại

Kiểm soát thời cả 20 16.7 16.7 55.8


thời gian sử dụng
và ứng dụng điện
thoại cùng lúc trên
điện thoại của con

Chỉ con sử dụng 16 13.3 13.3 69.2


ứng dụng học tập
trên điện thoại

Giới hạn các trang 29 24.2 24.2 93.3


web con được truy
cập vào

Đặt lịch sử dụng 8 6.7 6.7 100.0


điện thoại cho con

Total 120 100.0 100.0

3. Kiểm định độ tin cậy thang đo


3.1. Nhân tố Nhận thức về sự hữu ích
Reliability Statistics

Cronbach's N of
Alpha Items

.805 4

Item-Total Statistics

Scale Cronbach's
Scale Mean Variance if Corrected Alpha if
if Item Item Item-Total Item
Deleted Deleted Correlation Deleted

HI01 10.85 8.078 .622 .756

HI02 10.90 8.662 .593 .769

HI03 11.08 8.346 .675 .730

HI04 10.82 8.857 .595 .768

3.2. Nhân tố Nhận thức tính dễ sử dụng ứng dụng Kidsafe

Reliability Statistics

Cronbach's N of
Alpha Items

.749 4

Item-Total Statistics
Scale Cronbach's
Scale Mean Variance if Corrected Alpha if
if Item Item Item-Total Item
Deleted Deleted Correlation Deleted

DSD01 11.02 6.386 .526 .700

DSD02 11.08 6.322 .547 .688

DSD03 11.66 6.613 .511 .708

DSD04 11.23 6.109 .588 .665

3.3. Nhân tố Cảm nhận về độ tin cậy

Reliability Statistics

Cronbach's N of
Alpha Items

.739 4

Item-Total Statistics

Scale Cronbach's
Scale Mean Variance if Corrected Alpha if
if Item Item Item-Total Item
Deleted Deleted Correlation Deleted

ĐTC01 11.88 5.270 .550 .668

ĐTC02 11.81 5.904 .522 .688

ĐTC03 12.14 5.282 .501 .699


ĐTC04 12.20 5.187 .561 .662

3.4. Nhân tố Ý định sử dụng

Reliability Statistics

Cronbach's N of
Alpha Items

.822 5

Item-Total Statistics

Scale Cronbach's
Scale Mean Variance if Corrected Alpha if
if Item Item Item-Total Item
Deleted Deleted Correlation Deleted

YDS 13.58 11.910 .637 .781


D01

YDS 14.28 12.470 .547 .810


D02

YDS 14.05 13.140 .543 .807


D03

YDS 13.69 12.753 .634 .782


D04

YDS 13.74 12.664 .752 .754


D0

4. Kiểm định One Sample T-Test

4.1. Nhân tố Nhận thức về sự hữu ích

One-Sample Statistics

Std. Std. Error


N Mean Deviation Mean

HI01 120 3.70 1.268 .116

HI02 120 3.65 1.179 .108

HI03 120 3.47 1.152 .105

HI04 120 3.73 1.136 .104

One-Sample Test

Test Value = 4

95% Confidence
Interval of the
Difference
Sig. (2- Mean
t df tailed) Difference Lower Upper

HI01 -2.593 119 .111 -.300 -.53 -.07

HI02 -3.253 119 .201 -.350 -.56 -.14

HI03 -5.072 119 .183 -.533 -.74 -.33

HI04 -2.572 119 .211 -.267 -.47 -.06


4.2. Nhân tố Nhận thức dễ sử ứng dụng Kidsafe

One-Sample Statistics

Std. Std. Error


N Mean Deviation Mean

DSD01 120 3.98 1.080 .099

DSD02 120 3.92 1.074 .098

DSD03 120 3.33 1.040 .095

DSD04 120 3.77 1.083 .099

One-Sample Test

Test Value = 4

95% Confidence
Interval of the
Difference
Sig. (2- Mean
t df tailed) Difference Lower Upper

DSD01 -.253 119 .800 -.025 -.22 .17

DSD02 -.850 119 .397 -.083 -.28 .11

DSD03 - 119 .261 -.667 -.85 -.48


7.023

DSD04 - 119 .120 -.233 -.43 -.04


2.361

4.3. Nhân tố Cảm nhận về độ tin cậy

One-Sample Statistics

Std. Std. Error


N Mean Deviation Mean

ĐTC01 120 4.13 1.012 .092

ĐTC02 120 4.20 .866 .079

ĐTC03 120 3.87 1.061 .097

ĐTC04 120 3.81 1.023 .093

One-Sample Test

Test Value = 4

95% Confidence
Interval of the
Mean
Difference
Sig. (2- Differenc
t df tailed) e Lower Upper

ĐTC0 1.443 119 .152 .133 -.05 .32


1

ĐTC0 2.531 119 .213 .200 .04 .36


2

ĐTC0 -1.377 119 .171 -.133 -.33 .06


3

ĐTC0 -2.052 119 .142 -.192 -.38 -.01


4

4.4. Nhân tố Ý Định sử dụng

One-Sample Statistics

Std. Std. Error


N Mean Deviation Mean

YDS 120 3.76 1.230 .112


D01

YDS 120 3.06 1.245 .114


D02

YDS 120 3.28 1.124 .103


D03

YDS 120 3.64 1.083 .099


D04

YDS 120 3.59 .974 .089


D05

One-Sample Test

Test Value = 4
95% Confidence
Interval of the
Difference
Sig. (2- Mean
t df tailed) Difference Lower Upper

YDS -2.153 119 .133 -.242 -.46 -.02


D01

YDS -8.282 119 .298 -.942 -1.17 -.72


D02

YDS -6.984 119 .154 -.717 -.92 -.51


D03

YDS -3.624 119 .076 -.358 -.55 -.16


D04

YDS -4.590 119 .174 -.408 -.58 -.23


D05

5. Kiểm định Independent T-Test

5.1. Nhân tố Nhận thức về sự hữu ích

Group Statistics

Giới Std. Std. Error


tính N Mean Deviation Mean

HI01 Nam 46 3.70 1.331 .196

Nữ 74 3.70 1.236 .144

HI02 Nam 46 3.89 1.059 .156


Nữ 74 3.50 1.230 .143

HI03 Nam 46 3.59 1.002 .148

Nữ 74 3.39 1.237 .144

HI04 Nam 46 3.78 1.134 .167

Nữ 74 3.70 1.144 .133

Independent Samples Test

Levene's
Test for
Equality of
Variances t-test for Equality of Means

95%
Confidence
Std.
Interval of
Mea Erro
the
Sig. n r
Difference
(2- Diff Diff
taile eren eren Low Upp
F Sig. t df d) ce ce er er

H Equal .252 .616 -. 11 .977 -.00 .239 -.48 .466


I variance 03 8 7 0
0 s 0
1 assumed

Equal -. 90 .977 -.00 .243 -.49 .476


variance 02 .1 7 0
s not 9 70
assumed

H Equal 2.33 .129 1. 11 .077 .391 .219 -.04 .826


I variance 1 78 8 3
0 s 4
2 assumed

Equal 1. 10 .067 .391 .212 -.02 .811


variance 84 6. 8
s not 8 14
assumed 0

H Equal 5.12 .025 .9 11 .369 .195 .216 -.23 .624


I variance 9 01 8 4
0 s
3 assumed

Equal .9 10 .346 .195 .206 -.21 .604


variance 46 9. 3
s not 86
assumed 8

H Equal .397 .530 .3 11 .710 .080 .214 -.34 .504


I variance 73 8 4
0 s
4 assumed

Equal .3 96 .709 .080 .214 -.34 .504


variance 74 .2 4
s not 07
assumed
5.2. Nhân tố Nhận thức dễ sử ứng dụng Kidsafe

Group Statistics

Giới Std. Std. Error


tính N Mean Deviation Mean

DSD01 Nam 46 4.13 .934 .138

Nữ 74 3.88 1.158 .135

DSD02 Nam 46 4.02 1.022 .151

Nữ 74 3.85 1.106 .129

DSD03 Nam 46 3.63 .771 .114

Nữ 74 3.15 1.143 .133

DSD04 Nam 46 4.00 .843 .124

Nữ 74 3.62 1.190 .138

Independent Samples Test

Levene's
Test for
Equality of
Variances t-test for Equality of Means

F Sig. t df Sig. Mea Std. 95%


(2- n Err Confidence
taile Diff or Interval of
the
Difference
Diff
eren eren Low Upp
d) ce ce er er

D Equal .738 .392 1. 11 .215 .252 .202 -.14 .653


S variance 24 8 9
D s 5
0 assumed
1
Equal 1. 11 .193 .252 .193 -.12 .634
variance 30 0. 9
s not 9 14
assumed 3

D Equal 2.36 .127 .8 11 .400 .170 .202 -.22 .570


S variance 8 44 8 9
D s
0 assumed
2
Equal .8 10 .392 .170 .198 -.22 .563
variance 60 1. 3
s not 32
assumed 6

D Equal 11.4 .001 2. 11 .013 .482 .191 .104 .860


S variance 29 52 8
D s 3
0 assumed
3
Equal 2. 11 .007 .482 .175 .136 .828
variance 75 7.
s not 6 16
assumed 6

D Equal 17.7 .122 1. 11 .062 .378 .201 -.02 .777


S variance 53 88 8 0
D s 1
0 assumed
4
Equal 2. 11 .044 .378 .186 .010 .747
variance 03 5.
s not 4 89
assumed 7

5.3. Nhân tố Cảm nhận về độ tin cậy

Group Statistics

Giới Std. Std. Error


tính N Mean Deviation Mean

ĐTC01 Nam 46 4.04 1.134 .167

Nữ 74 4.19 .932 .108

ĐTC02 Nam 46 4.13 .885 .130

Nữ 74 4.24 .857 .100

ĐTC03 Nam 46 3.80 1.046 .154

Nữ 74 3.91 1.075 .125

ĐTC04 Nam 46 3.61 1.085 .160

Nữ 74 3.93 .970 .113


Independent Samples Test

Levene's
Test for
Equality of
Variances t-test for Equality of Means

95%
Confidence
Std.
Interval of
Mea Err
the
Sig. n or
Difference
(2- Diff Diff
taile eren eren Low Upp
F Sig. t df d) ce ce er er

Đ Equal .595 .442 -. 11 .445 -.14 .190 -.52 .231


T variance 76 8 6 3
C s 6
0 assumed
1
Equal -. 81 .467 -.14 .199 -.54 .251
variance 73 .7 6 2
s not 1 75
assumed

Đ Equal .201 .978 -. 11 .490 -.11 .163 -.43 .210


T variance 69 8 3 5
C s 2
0 assumed
2
Equal -. 93 .494 -.11 .164 -.43 .213
variance 68 .2 3 9
s not 7 59
assumed

Đ Equal .200 .656 -. 11 .614 -.10 .200 -.49 .295


T variance 50 8 1 7
C s 6
0 assumed
3
Equal -. 97 .612 -.10 .198 -.49 .293
variance 50 .5 1 5
s not 9 51
assumed

Đ Equal .781 .379 - 11 .092 -.32 .191 -.70 .054


T variance 1. 8 4 1
C s 69
0 assumed 8
4
Equal - 87 .102 -.32 .196 -.71 .065
variance 1. .5 4 3
s not 65 08
assumed 4

5.4. Nhân tố Ý Định sử dụng

Group Statistics

Giới Std. Std. Error


tính N Mean Deviation Mean

YDS Nam 46 3.61 1.220 .180


D01 Nữ 74 3.85 1.235 .144

YDS Nam 46 3.20 1.204 .178


D02
Nữ 74 2.97 1.271 .148

YDS Nam 46 3.13 1.002 .148


D03
Nữ 74 3.38 1.190 .138

YDS Nam 46 3.39 1.105 .163


D04
Nữ 74 3.80 1.047 .122

YDS Nam 46 3.43 1.025 .151


D05
Nữ 74 3.69 .935 .109

Independent Samples Test

Levene's
Test for
Equality of
Variances t-test for Equality of Means

95%
Confidence
Std.
Interval of
Mea Erro
the
Sig. n r
Difference
(2- Diff Diff
taile eren eren Low Upp
F Sig. t df d) ce ce er er

Y Equal .079 .779 - 11 .295 -.24 .231 -.70 .214


D variance 1. 8 3 0
S s 05
D assumed 1
0
Equal - 96 .294 -.24 .230 -.69 .214
1
variance 1. .4 3 9
s not 05 81
assumed 4

Y Equal .121 .729 .9 11 .343 .223 .234 -.24 .686


D variance 52 8 1
S s
D assumed
0
Equal .9 99 .337 .223 .231 -.23 .681
2
variance 64 .5 6
s not 07
assumed

Y Equal 4.25 .041 - 11 .242 -.24 .211 -.66 .169


D variance 1 1. 8 8 5
S s 17
D assumed 7
0
Equal - 10 .223 -.24 .202 -.64 .153
3
variance 1. 7. 8 9
s not 22 52
assumed 5 4

Y Equal .306 .581 - 11 .045 -.40 .201 -.80 -.00


D variance 2. 8 6 4 8
S s 02
D assumed 2
0
Equal - 91 .049 -.40 .203 -.81 -.00
4
variance 1. .6 6 0 2
s not 99 11
assumed 7

Y Equal .802 .372 - 11 .165 -.25 .182 -.61 .106


D variance 1. 8 4 5
S s 39
D assumed 6
0
Equal - 88 .175 -.25 .186 -.62 .116
5
variance 1. .9 4 4
s not 36 25
assumed 6

6. Kiểm định One-way ANOVA

6.1. Nhân tố Nhận thức về sự hữu ích


Độ tuổi

Test of Homogeneity of Variances

Levene
Statistic df1 df2 Sig.

HI01 1.548 3 116 .006

HI02 3.926 3 116 .010

HI03 2.414 3 116 .000

HI04 1.765 3 116 .008


ANOVA

Sum of Mean
Squares df Square F Sig.

HI01 Between 2.281 3 .760 .467 .706


Groups

Within 188.919 116 1.629


Groups

Total 191.200 119

HI02 Between 5.028 3 1.676 1.213 .308


Groups

Within 160.272 116 1.382


Groups

Total 165.300 119

HI03 Between 1.891 3 .630 .469 .705


Groups

Within 155.975 116 1.345


Groups

Total 157.867 119

HI04 Between 6.363 3 2.121 1.673 .177


Groups

Within 147.104 116 1.268


Groups

Total 153.467 119


Nghề nghiệp

Test of Homogeneity of Variances

Levene
Statistic df1 df2 Sig.

HI01 .793 4 115 .002

HI02 .549 4 115 .000

HI03 1.745 4 115 .005

HI04 .088 4 115 .016

ANOVA

Sum of Mean
Squares df Square F Sig.

HI01 Between 2.415 4 .604 .368 .831


Groups

Within 188.785 115 1.642


Groups

Total 191.200 119

HI02 Between 9.635 4 2.409 1.780 .138


Groups

Within 155.665 115 1.354


Groups
Total 165.300 119

HI03 Between 7.824 4 1.956 1.499 .207


Groups

Within 150.043 115 1.305


Groups

Total 157.867 119

HI04 Between 3.321 4 .830 .636 .638


Groups

Within 150.145 115 1.306


Groups

Total 153.467 119

Trình độ học vấn

Test of Homogeneity of Variances

Levene
Statistic df1 df2 Sig.

HI01 2.881 4 115 .026

HI02 3.287 4 115 .014

HI03 2.971 4 115 .022

HI04 1.740 4 115 .006

ANOVA
Sum of Mean
Squares df Square F Sig.

HI01 Between 8.384 4 2.096 1.319 .267


Groups

Within 182.816 115 1.590


Groups

Total 191.200 119

HI02 Between 13.230 4 3.307 2.501 .046


Groups

Within 152.070 115 1.322


Groups

Total 165.300 119

HI03 Between 6.070 4 1.517 1.150 .337


Groups

Within 151.797 115 1.320


Groups

Total 157.867 119

HI04 Between 7.707 4 1.927 1.520 .201


Groups

Within 145.760 115 1.267


Groups

Total 153.467 119


Thời gian đã sử dụng điện thoại thông minh

Test of Homogeneity of Variances

Levene
Statistic df1 df2 Sig.

HI01 1.452 4 115 .021

HI02 3.465 4 115 .010

HI03 1.171 4 115 .027

HI04 .899 4 115 .007

ANOVA

Sum of Mean
Squares df Square F Sig.

HI01 Between 2.660 4 .665 .406 .804


Groups

Within 188.540 115 1.639


Groups

Total 191.200 119

HI02 Between 14.676 4 3.669 2.801 .029


Groups

Within 150.624 115 1.310


Groups

Total 165.300 119


HI03 Between 2.428 4 .607 .449 .773
Groups

Within 155.439 115 1.352


Groups

Total 157.867 119

HI04 Between 2.344 4 .586 .446 .775


Groups

Within 151.122 115 1.314


Groups

Total 153.467 119

6.2. Nhân tố Nhận thức dễ sử ứng dụng Kidsafe

Độ tuổi

Test of Homogeneity of Variances

Levene
Statistic df1 df2 Sig.

DSD01 .335 3 116 .000

DSD02 .788 3 116 .003

DSD03 4.201 3 116 .007

DSD04 6.578 3 116 .000

ANOVA
Sum of Mean
Squares df Square F Sig.

DSD0 Between 4.275 3 1.425 1.228 .303


1 Groups

Within 134.650 116 1.161


Groups

Total 138.925 119

DSD0 Between 2.724 3 .908 .784 .505


2 Groups

Within 134.442 116 1.159


Groups

Total 137.167 119

DSD0 Between 4.966 3 1.655 1.552 .205


3 Groups

Within 123.701 116 1.066


Groups

Total 128.667 119

DSD0 Between 3.945 3 1.315 1.126 .342


4 Groups

Within 135.521 116 1.168


Groups

Total 139.467 119


Nghề nghiệp

Test of Homogeneity of Variances

Levene
Statistic df1 df2 Sig.

DSD01 2.500 4 115 .046

DSD02 1.167 4 115 .029

DSD03 1.164 4 115 .030

DSD04 1.581 4 115 .004

ANOVA

Sum of Mean
Squares df Square F Sig.

DSD0 Between 9.328 4 2.332 2.069 .089


1 Groups

Within 129.597 115 1.127


Groups

Total 138.925 119

DSD0 Between 2.317 4 .579 .494 .740


2 Groups

Within 134.850 115 1.173


Groups
Total 137.167 119

DSD0 Between 11.982 4 2.996 2.952 .023


3 Groups

Within 116.684 115 1.015


Groups

Total 128.667 119

DSD0 Between 6.209 4 1.552 1.340 .260


4 Groups

Within 133.258 115 1.159


Groups

Total 139.467 119

Trình độ học vấn

Test of Homogeneity of Variances

Levene
Statistic df1 df2 Sig.

DSD01 1.196 4 115 .016

DSD02 .680 4 115 .007

DSD03 4.165 4 115 .003

DSD04 6.554 4 115 .000


ANOVA

Sum of Mean
Squares df Square F Sig.

DSD0 Between 7.062 4 1.766 1.540 .195


1 Groups

Within 131.863 115 1.147


Groups

Total 138.925 119

DSD0 Between 2.970 4 .742 .636 .638


2 Groups

Within 134.197 115 1.167


Groups

Total 137.167 119

DSD0 Between 5.079 4 1.270 1.182 .323


3 Groups

Within 123.588 115 1.075


Groups

Total 128.667 119

DSD0 Between 2.552 4 .638 .536 .710


4 Groups

Within 136.915 115 1.191


Groups

Total 139.467 119


Thời gian đã sử dụng điện thoại thông minh

Test of Homogeneity of Variances

Levene
Statistic df1 df2 Sig.

DSD01 1.639 4 115 .009

DSD02 1.279 4 115 .012

DSD03 3.062 4 115 .019

DSD04 5.534 4 115 .000

ANOVA

Sum of Mean
Squares df Square F Sig.

DSD0 Between 10.174 4 2.544 2.272 .066


1 Groups

Within 128.751 115 1.120


Groups

Total 138.925 119

DSD0 Between 2.988 4 .747 .640 .635


2 Groups

Within 134.178 115 1.167


Groups
Total 137.167 119

DSD0 Between 10.226 4 2.557 2.482 .048


3 Groups

Within 118.440 115 1.030


Groups

Total 128.667 119

DSD0 Between 4.419 4 1.105 .941 .443


4 Groups

Within 135.048 115 1.174


Groups

Total 139.467 119

6.3. Nhân tố Cảm nhận về độ tin cậy

Độ tuổi

Test of Homogeneity of Variances

Levene
Statistic df1 df2 Sig.

ĐTC01 1.833 3 116 .045

ĐTC02 1.614 3 116 .010

ĐTC03 .292 3 116 .031


ĐTC04 1.956 3 116 .004

ANOVA

Sum of Mean
Squares df Square F Sig.

ĐTC0 Between 3.460 3 1.153 1.130 .340


1 Groups

Within 118.406 116 1.021


Groups

Total 121.867 119

ĐTC0 Between .413 3 .138 .180 .910


2 Groups

Within 88.787 116 .765


Groups

Total 89.200 119

ĐTC0 Between .250 3 .083 .072 .975


3 Groups

Within 133.617 116 1.152


Groups

Total 133.867 119

ĐTC0 Between 5.083 3 1.694 1.644 .183


4 Groups

Within 119.509 116 1.030


Groups

Total 124.592 119

Nghề nghiệp

Test of Homogeneity of Variances

Levene
Statistic df1 df2 Sig.

ĐTC01 .683 4 115 .005

ĐTC02 1.592 4 115 .001

ĐTC03 .721 4 115 .020

ĐTC04 1.522 4 115 .031

ANOVA

Sum of Mean
Squares df Square F Sig.

ĐTC0 Between 3.623 4 .906 .881 .478


1 Groups

Within 118.244 115 1.028


Groups

Total 121.867 119

ĐTC0 Between 2.453 4 .613 .813 .519


2 Groups
Within 86.747 115 .754
Groups

Total 89.200 119

ĐTC0 Between 1.633 4 .408 .355 .840


3 Groups

Within 132.233 115 1.150


Groups

Total 133.867 119

ĐTC0 Between 8.931 4 2.233 2.220 .071


4 Groups

Within 115.661 115 1.006


Groups

Total 124.592 119

Trình độ học vấn

Test of Homogeneity of Variances

Levene
Statistic df1 df2 Sig.

ĐTC01 2.042 4 115 .043

ĐTC02 .708 4 115 .008

ĐTC03 .725 4 115 .017

ĐTC04 1.702 4 115 .024


ANOVA

Sum of Mean
Squares df Square F Sig.

ĐTC0 Between 6.744 4 1.686 1.684 .158


1 Groups

Within 115.122 115 1.001


Groups

Total 121.867 119

ĐTC0 Between .702 4 .176 .228 .922


2 Groups

Within 88.498 115 .770


Groups

Total 89.200 119

ĐTC0 Between .631 4 .158 .136 .969


3 Groups

Within 133.235 115 1.159


Groups

Total 133.867 119

ĐTC0 Between 8.480 4 2.120 2.100 .085


4 Groups
Within 116.111 115 1.010
Groups

Total 124.592 119

Thời gian đã sử dụng điện thoại thông minh

Test of Homogeneity of Variances

Levene
Statistic df1 df2 Sig.

ĐTC01 1.597 4 115 .010

ĐTC02 1.906 4 115 .014

ĐTC03 .550 4 115 .000

ĐTC04 2.891 4 115 .025

ANOVA

Sum of Mean
Squares df Square F Sig.

ĐTC0 Between 5.531 4 1.383 1.367 .250


1 Groups

Within 116.336 115 1.012


Groups

Total 121.867 119

ĐTC0 Between .910 4 .228 .296 .880


2 Groups

Within 88.290 115 .768


Groups

Total 89.200 119

ĐTC0 Between 2.065 4 .516 .450 .772


3 Groups

Within 131.801 115 1.146


Groups

Total 133.867 119

ĐTC0 Between 11.053 4 2.763 2.799 .129


4 Groups

Within 113.539 115 .987


Groups

Total 124.592 119

6.4. Nhân tố Ý Định sử dụng

Độ tuổi

Test of Homogeneity of Variances

Levene
Statistic df1 df2 Sig.

YDS .357 3 116 .024


D01
YDS 1.063 3 116 .028
D02

YDS .456 3 116 .014


D03

YDS .638 3 116 .022


D04

YDS 1.555 3 116 .034


D05

ANOVA

Sum of Mean
Squares df Square F Sig.

YDS Between 7.267 3 2.422 1.627 .187


D01 Groups

Within 172.725 116 1.489


Groups

Total 179.992 119

YDS Between 1.249 3 .416 .264 .852


D02 Groups

Within 183.342 116 1.581


Groups

Total 184.592 119

YDS Between 10.071 3 3.357 2.776 .144


D03 Groups
Within 140.296 116 1.209
Groups

Total 150.367 119

YDS Between 10.020 3 3.340 2.990 .234


D04 Groups

Within 129.571 116 1.117


Groups

Total 139.592 119

YDS Between 5.709 3 1.903 2.058 .110


D05 Groups

Within 107.283 116 .925


Groups

Total 112.992 119

Nghề nghiệp

Test of Homogeneity of Variances

Levene
Statistic df1 df2 Sig.

YDS 1.442 4 115 .025


D01

YDS .845 4 115 .039


D02
YDS 1.320 4 115 .017
D03

YDS .351 4 115 .003


D04

YDS .994 4 115 .014


D05

ANOVA

Sum of Mean
Squares df Square F Sig.

YDS Between 12.344 4 3.086 2.117 .183


D01 Groups

Within 167.648 115 1.458


Groups

Total 179.992 119

YDS Between .767 4 .192 .120 .975


D02 Groups

Within 183.824 115 1.598


Groups

Total 184.592 119

YDS Between 8.233 4 2.058 1.665 .163


D03 Groups

Within 142.134 115 1.236


Groups
Total 150.367 119

YDS Between 2.446 4 .611 .513 .726


D04 Groups

Within 137.146 115 1.193


Groups

Total 139.592 119

YDS Between 7.649 4 1.912 2.087 .187


D05 Groups

Within 105.343 115 .916


Groups

Total 112.992 119

Trình độ học vấn

Test of Homogeneity of Variances

Levene
Statistic df1 df2 Sig.

YDS .996 4 115 .013


D01

YDS .878 4 115 .029


D02

YDS 1.161 4 115 .012


D03
YDS .569 4 115 .006
D04

YDS 1.041 4 115 .009


D05

ANOVA

Sum of Mean
Squares df Square F Sig.

YDS Between 6.344 4 1.586 1.050 .385


D01 Groups

Within 173.648 115 1.510


Groups

Total 179.992 119

YDS Between 1.945 4 .486 .306 .873


D02 Groups

Within 182.647 115 1.588


Groups

Total 184.592 119

YDS Between 4.665 4 1.166 .920 .455


D03 Groups

Within 145.702 115 1.267


Groups

Total 150.367 119


YDS Between 11.447 4 2.862 2.568 .242
D04 Groups

Within 128.144 115 1.114


Groups

Total 139.592 119

YDS Between 5.806 4 1.452 1.557 .190


D05 Groups

Within 107.185 115 .932


Groups

Total 112.992 119

Thời gian đã sử dụng điện thoại thông minh

Test of Homogeneity of Variances

Levene
Statistic df1 df2 Sig.

YDS .825 4 115 .012


D01

YDS .823 4 115 .013


D02

YDS .646 4 115 .001


D03

YDS .326 4 115 .020


D04

YDS 1.050 4 115 .035


D05

ANOVA

Sum of Mean
Squares df Square F Sig.

YDS Between 9.951 4 2.488 1.682 .159


D01 Groups

Within 170.041 115 1.479


Groups

Total 179.992 119

YDS Between 1.032 4 .258 .162 .957


D02 Groups

Within 183.559 115 1.596


Groups

Total 184.592 119

YDS Between 6.405 4 1.601 1.279 .282


D03 Groups

Within 143.962 115 1.252


Groups

Total 150.367 119


YDS Between 11.210 4 2.802 2.510 .146
D04 Groups

Within 128.382 115 1.116


Groups

Total 139.592 119

YDS Between 9.849 4 2.462 2.745 .232


D05 Groups

Within 103.143 115 .897


Groups

Total 112.992 119

You might also like