You are on page 1of 5

VỀ NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG TÀU BUÝT SÔNG Ở THÀNH PHỐ

HỒ CHÍ MINH
STUDY ON RIVER BUS SYSTEMS IN HO CHI MINH CITY
Võ Trọng Cang (1) , Lê Kinh Vĩnh (2), Võ Minh Phúc (3)
(1) Khoa Kỹ thuật Giao thông, Đại học Bách Khoa TPHCM
(2) Khoa Công trình Giao thông, Đại học Giao thông vận tải TPHCM
(3) Khoa Đô thị học, Đại học KH Xã Hội Nhân Văn TPHCM
Tóm tắt:Một trong những giải pháp giảm ùn tắc giao thông ở TPHCM là sử dụng phương tiện
vận tải đường thuỷ. Đã có vài đề xuất về hệ thống buýt sông cho TPHCM, nhưng chưa có kết quả nào
được phê duyệt là khả thi do nhiều nguyên do kinh tế - kỹ thuật và giải pháp đầu tư.
Bài viết phân tích các yếu tố tác động đến việc triển khai đề án tàu buýt sông ở TPHCM. Tiếp
đó, giới thiệu một số giải pháp có tính định hướng trong đề tài nghiên cứu được đề xuất với TPHCM.
Đề tài sẽ gồm các luận chứng về: quy hoạch lựa chọn luồng tuyến và bến trạm tàu buýt; thiết kế chế
tạo loại hình tàu buýt sông; kỹ thuật xây dựng bến-trạm tàu buýt sông; tổ chức, khai thác vận tải tàu
buýt sông. Một số giải pháp về cơ chế khuyến khích đầu tư cho vận tải công cộng theo mô hình “xã
hội hoá” cũng được giới thiệu ở cuối bài viết.
Từ khoá: tàu buýt sông; thiết kế tàu thuỷ; bến thuỷ nội địa; giao thông thuỷ; TPHCM

Abstract: One of the solutions to reduce traffic congestion in the Hochiminh city (HCMC) is use
of the waterway transport. There have been several proposals for Saigon River Bus Boat system, but
no results have been approved to be feasible due to many technical-economic reasons and investment
solutions.
The paper analyzes the factors affecting the implementation of the Saigon River Bus Boat
system. Next, introduce some orienting solution in the research proposed with HCMC administration.
There are the feasibility studies of: planning for selection of routes and terminals location; design and
manufacture of the river bus boat; construction technique for river bus stations; organizing and
exploitation of river bus boat transport. Some of the solutions incentives for investment in public
transport in the model of "socialization" was also introduced at the end of the article.
Keywords: River bus; ship design; inland ferry pier; waterway transportation; Hochiminh city
------------------------------------------------------------------------------------------------
1. Đặc điểm của hệ thống tàu buýt Đây là đặc điểm quan trọng nhất, ảnh
sông hưởng tới một loạt vấn đề liên quan đến công
tác tổ chức vận chuyển và công tác phục vụ
Một trong những giải pháp giảm ùn tắc hành khách đô thị. Sự mất cân đối này thể
giao thông ở thành phố Hồ Chí minh hiện theo chiều vận chuyển và theo thời gian.
(TPHCM) là sử dụng phương tiện vận tải
bằng đường thuỷ. Đã có vài đề xuất về hệ a. Mất cân đối theo chiều vận chuyển
thống buýt sông cho TPHCM, nhưng chưa có Khác với luồng khách đường dài và
kết quả nào được phê duyệt là khả thi do đường ngắn, sự chênh lệch mật độ hành
nhiều nguyên do kinh tế - kỹ thuật và giải khách đô thị giữa các đoạn đường trên cùng
pháp đầu tư. một chiều di chuyển thể hiện rất rõ nét và có
Có nhiều yếu tố tác động đến việc triển xu hướng giảm dần từ các ga trung tâm thành
khai đề án tàu buýt sông ở TPHCM, nhưng phố ra phía ngoại ô, hay nói cách khác, luồng
quan trọng nhất, quyết định sự tồn tại và phát hành khách càng xa càng nhỏ, hiện tượng
triển của hệ thống tàu buýt sông là nhu cầu này gọi là “mất cân đối vùng”. Mặt khác, số
và tâm lý của khách hàng sử dụng loại hình lượng hành khách 2 chiều trên cùng một
này, mà trước hết là tính mất cân đối trong tuyến đường cũng có sự mất cân đối phụ
vận chuyển. thuộc vào các yếu tố:
1.1. Sự mất cân đối trong vận chuyển - Độ lớn của luồng hành khách;

79
- Sự phân bố các khu dân cư, khu công dụng tàu đô thị chủ yếu là để đi học, đi làm
nghiệp, nhà máy, cơ quan, …; việc; vào các ngày cuối tuần thì mục đích chủ
- Chế độ làm việc của các cơ quan trong yếu lại là đi chơi, thăm viếng, lễ hội …
vùng thu hút; Từ đó ta thấy tâm lý của khách hàng
- Hoạt động của các phương tiện vận cũng tương quan rõ rệt, thể hiện qua các khía
chuyển hành khách khác; cạnh:
- Các yếu tố của bản thân ngành đường - Ổn định: xuất phát từ nguyên nhân
thuỷ như kế hoạch chạy tàu, đoàn hình thành luồng hành khách đô thị là
phương tiện, khả năng đáp ứng trong phục vụ nhu cầu đi học và đi làm nên
thời kỳ cao điểm… luồng hành khách mang tính ổn định
Hiện tượng mất cân đối theo chiều vận cao về mọi mặt: giờ giấc, loại phương
chuyển liên quan mật thiết với hiện tượng tiện sử dụng, hành lý xách tay, quãng
mất cân đối theo thời gian trong ngày: sáng đường, các nhu cầu về các dịch vụ khác
thì luồng hành khách chuyển từ ngoại ô vào …
thành phố, còn buổi chiều thì ngược lại.
- Tối thiểu: Đối với hành khách đô thị thì
b. Mất cân đối theo thời gian điều quan trọng nhất là được di chuyển
Hiện tượng mất cân đối theo thời gian đúng giờ, đúng chuyến, đúng hành
trong vận chuyển hành khách đô thị thể hiện trình. Các nhu cầu khác như tiện nghi,
trên các mặt: đưa đón tận nhà, vận chuyển hành
- Giữa các thời kỳ trong năm, thể hiện lý,… không được đặt ra vì phạm vi di
qua các chỉ số trong quý và tháng. chuyển và thời gian ngắn;
Luồng hành khách đô thị ở các thành - Số lượng: Vận tải công cộng hành
phố lớn với kết cấu dân cư đa dạng, do khách đô thị có đặc điểm là khối lượng
đó vào các tháng nghỉ hè, lượng hành chuyên chở rất lớn và tập trung, đặc
khách giảm, tuy nhiên trong các ngày biệt trong những giờ cao điểm.
lễ, tết lại có hiện tượng tăng đột biến.
Tất cả đặc điểm trên ảnh hưởng quyết
- Giữa các ngày trong tuần: Cuối tuần thì
định tới các bài toán lựa chọn, bố trí trang
lượng khách giảm hẳn do nhu cầu giải
thiết bị và tổ chức phục vụ vận tải hành
trí ngày càng cao, họ sẽ dùng phương
khách đô thị.
tiện tư nhân hay ở nhà nghỉ ngơi và
trong tuần thì lượng khách công cộng 2. Các bài toán cần giải quyết
sẽ cao do nhu cầu công việc. Các nội dung đặt ra cho đề án hệ thống
- Giữa các giờ trong ngày. Hành khách vận tải công cộng hành khách đô thị cần giải
đô thị đông nhất vào thời gian đầu giờ quyết có thể chia thành hai nhóm là bài toán
làm và tan tầm, các khoảng thời gian quản lý và bài toán kỹ thuật (xem hình 1).
còn lại lượng hành khách không lớn.
Tuỳ theo hoạt động và chế độ làm việc
của các xí nghiệp, công ty, trường học,
… mà ảnh hưởng đến tỉ lệ hành khách.
1.2 Tâm lý khách hàng
Trong ngày, vào giờ cao điểm hành
khách chủ yếu là CBCNV và học sinh, sinh
viên đi làm, đi học hay về nhà. Độ tuổi chủ
yếu là khoảng từ 18 tới 60. Thời gian còn lại
trong ngày chủ yếu là các đối tượng có mục
đích đi mua sắm, sinh hoạt, thăm quan … và Hình 1 - Mô hình các mảng nội dung của đề án
độ tuổi thì rất đa dạng. 2.1. Quy hoạch phát triển hệ thống
Căn cứ vào các ngày trong tuần: những giao thông công cộng (GTCC) của
ngày từ thứ 2 tới thứ 6 thì hành khách sử TPHCM

80
Đề án dựa trên các văn bản pháp lý làm - Xác định các nhân tố có thể ảnh hưởng
cơ sở là: Quy hoạch tổng thể phát triển ngành đến hành vi của người dùng [7,8,9];
giao thông vận tải đường sông Việt Nam đến - Xây dựng phiếu khảo sát;
năm 2020 [1]; Quy hoạch phát triển giao - Xác định quy mô khảo sát: kích thước
thông vận tải và mạng lưới đường thuỷ, cảng, mẫu, phương pháp lấy mẫu;
bến khu vực TPHCM giai đoạn từ nay đến
năm 2020 [2,3]; Chiến lược phát triển du lịch - Thực hiện khảo sát;
đường sông TPHCM giai đoạn 2013-2015 và - Mã hóa bảng khảo sát, nhập liệu và tiến
định hướng đến năm 2020 [4] và đề án Quy hành phân tích số liệu.;
hoạch tổng thể GTVT TPHCM [5]. - Dựa trên dữ liệu, viết báo cáo phân tích
2.2. Điều tra nhu cầu vận chuyển của và tổng hợp.
dân cư Báo cáo phân tích các yếu tố ảnh
Vấn đề cần giải quyết: hưởng đến sự chọn lựa của người dân đối với
hệ thống tàu buýt sông, chứng minh được các
- Phân tích tổng hợp từ các đề án, chủ nhận định, phân tích và đề xuất các giải pháp
trương, quy hoạch phát triển đã được hỗ trợ quyết định phương án của hệ thống
phê duyệt; đang thiết lập. Trong đó, vấn đề chọn được
- Điều tra, xử lý thống kê và dự báo nhu tập mẫu, số lượng mẫu khảo sát và nội dung
cầu giao thông; khảo sát sẽ giúp đề ra các giải pháp thiết kế
- Xác định 2 tuyến cơ bản cho giai đoạn và tổ chức khai thác phù hợp, đáp ứng nhu
1, so sánh với các đề án [6] đã có, từ cầu và tâm lý người dùng [10].
đó, thiết lập nhiệm vụ thư cho các 2.4. Phương án thiết kế phương tiện
series mẫu tàu và bến tàu buýt sông. và tổ chức vận tải hợp lý
Trong báo cáo chuyên đề phân tích nhu a. Dự kiến sẽ có ít nhất 3 series tàu,
cầu vận chuyển hành khách bằng đường sông phân chia theo sức chở và nguồn động lực.
ở TPHCM phải nêu ra được các kết quả sau: Hồ sơ kỹ thuật trình bày ở mức thiết kế sơ
- Xác định được 2 tuyến tàu buýt sông bộ, mô tả được được bố trí chung, kết cấu và
cho giai đoạn đầu (2013-2015); dự toán chi phí sơ bộ. Qua khảo sát các hệ
- Lập được nhiệm vụ thư thiết kế cho các thống tàu buýt ở một số nước (được trình bày
series mẫu tàu và bến tàu buýt sông và trong [11]) thì mẫu tàu thiết kế cần đạt các
yêu cầu:
- Kế hoạch mở rộng phát triển ở các giai
đoạn tiếp theo. - Giảm sóng, giảm sức cản;
2.3. Phân tích và đánh giá các yếu tố - Cơ động và ổn định;
ảnh hưởng đến sự chọn lựa của người dân - Có vận tốc hợp lý;
với loại hình vận tải công cộng đường thuỷ - Tiết kiệm năng lượng và giảm ô nhiễm
Để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường;
sự chọn lựa của người dân và đề xuất các giải - Vật liệu và công nghệ an toàn với môi
pháp tăng tính khả thi cho phương án tàu trường;
buýt sông, đề tài cần giải quyết các vấn đề - Bảo dưỡng, sửa chữa tiện lợi.
sau [7]:
Các nội dung và phương pháp thực
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hiện:
chọn lựa của người dân;
- Tối ưu hoá thông số cơ bản của đội tàu;
- Xếp hạng (tầm quan trọng) các nhân tố.
- kết hợp chế tạo mô hình và kéo thử (ở
Các nội dung và phương pháp thực mức độ chính xác cho phép) để kiểm
hiện: tra một số tính năng sức cản, tạo sóng,
- Tổng hợp tình hình nghiên cứu liên ổn định và giữ hướng …
quan;

81
b. Phương án tổ chức khai thác loại c. Các nội dung và phương pháp thực
hình vận tải hành khách công cộng cũng cần hiện:
được đặt ra. Trước mắt là đề xuất các công ty - Dự kiến có từ 2 đến 3 phương án kiến
có kinh nghiệm về vận tải công cộng của trúc cho mỗi bến.
TPHCM, các công ty du lịch, lữ hành sẽ - Kết hợp mô hình hoá 3D và các phần
tham gia vào khai thác chung hệ thống. mềm chuyên dùng thiết kế kiến trúc và
2.5. Phương án thiết kế bến tàu phù cảnh quan.
hợp - Hồ sơ ở mức thiết kế tổng thể, mô tả
Thiết kế mẫu bến cho tàu buýt sông được kiến trúc, kết cấu và dự toán chi
hiện nay có 2 loại là bến chính và bến phụ. phí sơ bộ.
Công trình bao gồm phần bến nổi và công - Giải pháp thiết kế bến nổi dự kiến làm
trình phục vụ trên bờ. Phương án thiết kế từ vật liệu bền với thời gian như bê
bến phải cho phép khai thác phương tiện có tông nhẹ, xi măng lưới thép.
hiệu quả và giảm được chi phí xây dựng, đền
bù… Theo một số mô hình tổ chức tàu buýt
a. Vấn đề cần giải quyết: sông ở các nước, như ở Nhật bản, thì hành
khách có thể mang xe đạp lên tàu buýt như
- Toà nhà công cộng thông minh và tiết môt loại hàng hoá cồng kềnh (hình 2). Điều
kiệm năng lượng nhờ tăng cường thông này đòi hỏi cầu tàu, bến chờ hành khách phải
gió và chiếu sáng tự nhiên; có giải pháp phân luồng cho khách đi bộ và
- Kiến trúc đặc trưng cho phong cách khách mang theo xe đạp (và hành lý kích
năng động của TPHCM; thước lớn nói chung). Trên bến có phân ra
Công trình bến nổi chuyên dùng – “nhà ga khu vực riêng và lên xuống tàu buýt cũng cần
nổi” để giảm phần diện tích sử dụng trên đất có lối tiếp cận riêng cho khách mang xe đạp.
liền. Loại hình tàu buýt chở xe đạp sẽ giúp
b. Định hướng sản phẩm nghiên cứu: tăng phạm vi tiếp cận của khách đi tàu buýt,
- Mô hình kiến trúc cảnh quan; cũng như tạo nên một loại hình du lịch và tập
luyện xe đạp cho cư dân thành phố [11].
- Hệ thống dịch vụ liên kết;
- Chi phí và tiến độ. 3. Cơ chế khuyến khích “xã hội hoá”

Hình 2 - Tàu buýt hai thân với phương án chở xe đạp và bến nổi tương ứng

82
Vấn đề cần giải quyết của phần này là đến năm 2020 (QĐ số 16/2000/QĐ-TTg,
nêu ra được các giải pháp kinh tế-kỹ thuật và ngày 03/02/2000)
chính sách hỗ trợ cho phương án đề xuất.
[2] Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát
Các nội dung và phương pháp thực triển GTVT TP Hồ Chí Minh đến năm
hiện: 2020 và tầm nhìn sau năm 2020. (QĐ số
- Phân tích tổng hợp từ các đề án, chủ 568/QĐ-TTg, ngày 8/4/2013)
trương, và kinh nghiệm vận dụng “xã
hội hoá” đầu tư các cơ sở hạ tầng trong [3] Quy hoạch mạng lưới đường thủy và
lĩnh vực vận tải công cộng đã áp dụng cảng, bến khu vực thành phố Hồ Chí
ở các địa phương; Minh giai đoạn từ nay đến năm 2020
(QĐ số 66/2009/QĐ-UBND ngày
- Điều tra, xử lý thống kê; 19/9/2009 của UBND TPHCM)
- Xây dựng kịch bản;
[4] Chiến lược phát triển du lịch đường sông
- Xây dựng phương án kêu gọi đầu tư. TPHCM giai đoạn 2013-2015 và định
Một số định hướng cho các giải pháp hướng đến năm 2020
theo mô hình “xã hội hoá” là:
[5] Đề án Quy hoạch tổng thể GTVT TP Hồ
- Giảm nhu cầu giải toả đền bù đất làm Chí Minh (Houtrans 2003)
bến;
- Giảm dần trợ giá trên tiền vé và theo [6] Đề án triển khai xây dựng và khai thác
thời gian vận hành của hệ thống; hai tuyến vận chuyển hành khách công
cộng bằng đường sông tại thành phố Hồ
- Tăng nguồn thu từ dịch vụ tại các bến;
Chí Minh. Công ty Thường Nhật, 2011
- Tăng hiệu quả khai thác phương tiện
vào giờ thấp điểm qua hình thức chạy [7] Lê Quân, (2007). Tổ chức vận chuyển
tour; hành khách và du lịch đường sắt. GTVT
- Hỗ trợ nguồn vốn vay ưu đãi cho tư [8] Cheng, Q., Kondo, A., Kondo, A., and
nhân làm chủ đầu tư, tham gia vào các Shimada, H. (2008) Two Proposals for
khâu của hệ thống (làm bến, làm trạm, Solution to Transport Problems in
nhà chờ, đóng tàu và thuê tàu …) Wuhan. Plan, Build, and Manage
4. Kết luận Transportation Infrastructure in China:
pp. 492-499.
Trên đây là những nét chính mà đề án
hệ thống tàu buýt sông đặt ra. Các nhiệm vụ, [9] Water Taxi Feasibility Study- Final
nội dung cụ thể đã được trao đổi, thống nhất Report. Sarasota/Manatee Metropolitan
phối hợp thực hiện giữa nhiều đơn vị trong Planning Organization (April 2005)
và ngoài trường.
Nhóm nghiên cứu cũng đặt ra yêu cầu [10] Võ Trọng Cang, Lê Ngọc Quỳnh Lam,
mời tư vấn chuyên gia từ các nước như Pháp, Đỗ Ngọc Hiền (2013), “Phân tích các
Bỉ và Hàn quốc …, qua đó sẽ đảm bảo tính yếu tố tác động đến sự lựa chọn của
khả thi cao cho sản phẩm của đề án. người sử dụng đối với dự án tàu buýt
Khó khăn lớn nhất sẽ là cơ chế hỗ trợ, sông ở TPHCM”, Tạp chí KHCN GTVT
khuyến khích xã hội hoá cho đầu tư ban đầu (ISSN 1859-4263) số 7+8 - 9/2013, tr
và trợ giá vé cho hoạt động của hệ thống tàu 129-132
buýt sông trong thời gian đầu (khoảng 3-5 [11] Võ Trọng Cang, Lê Tất Hiển, Đoàn
năm). Minh Thiện (2013), “Về định hướng
Tài liệu tham khảo thiết kế một số mẫu tàu buýt ở TPHCM”,
Tạp chí KHCN GTVT (ISSN 1859-
[1] Quy hoạch tổng thể phát triển ngành
4263) số 7+8 - 9/2013, tr 111-115
giao thông vận tải Đường sông Việt Nam
Ngày nhận bài: 08/10 năm 2013
Ngày chấp nhận đăng: 17/10/2013
Phản biện: PGS.TS. Nguyễn Thạch
83

You might also like