You are on page 1of 8

[2P-1] Phân tích thực trạng và khảo sát nhu cầu thị trường/

khách hàng
Lớp: PD2 Ca3 Nhóm: 04 Tên thành viên: NGUYỄN NGỌC TRÂM ANH

Dự án cá nhân XE BUS Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GÂY RA NHIỀU SỰ CỐ KHÔNG MONG
đề xuất MUỐN

A. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ DỰ ÁN ĐỀ XUẤT

- Chứng minh sự tồn tại của vấn đề: Vấn đề có thực sự tồn tại?
Mục tiêu
- Mô tả hoàn cảnh thực tế của vấn đề thông qua việc sử dụng các minh hoạ bằng hình ảnh, số
liệu, hoặc sử dụng các nguồn tham khảo khác.
- Hoặc đến những nơi vấn đề có thể xảy ra và quan sát hoàn cảnh của vấn đề, phỏng vấn các
bên liên quan (người sử dụng, nhân viên, quản lý…)

Minh hoạ: Sử dụng các sơ đồ, bảng số liệu, biểu đồ, hình ảnh để thể hiện thực trạng của vấn đề và mô tả
ngắn gọn mỗi hình thức minh hoạ sử dụng.

Hình 1: Video vụ việc “Tai nạn với xe bus, một người bị cán tử vong”

Hình 2: Bài báo “Xe bus lại cán người trong làng đại học Thủ Đức”
Hình 3: Bài báo “Tai nạn ngày 12/09/2020 giữa xe bus số 8 và người giao bánh mì”

Hình 4: Bài báo “Xe bus cũ rơi bánh giữa đường, hỏi sao hành khách không dám đi?”

Hình 5: Bài báo “Vì sao người dân 'ngại' đi xe bus?”


Diễn giải: Mô tả các công cụ minh hoạ sử dụng bên trên để chứng minh thực trạng của vấn đề dự án đề xuất.
Sử dụng các giá trị định lượng (nếu có thể).
- Thực trạng:
“Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa – Đô thị hóa” là một xu thế tất yếu của mọi quốc gia muốn đạt đến sự phát
triển, và nó đóng một vai trò rất quan trọng đối với một quốc gia đang trên đà phát triển như Việt Nam hiện
nay. Xét trên bình diện chung có thể thấy rằng, đô thị hóa đã mang lại điểm sáng cho bức tranh chung của xã
hội và đất nước. Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận một cách thực tế rằng những vấn đề nan giải thách thức mà
trong quá trình Đô thị hóa thiếu đi yếu tố “chất” mang lại là rất lớn. Đó là di dân tự do một cách ồ ạt từ nông
thôn ra thành thị dẫn tới quá tải về việc làm, là mối nguyên nhân cho tai tệ nạn mất an toàn xã hội; ô nhiễm môi
trường; gây mất mỹ quan đô thị và đặc biệt là sự gia tăng một cách chóng mặt của các phương tiện cá nhân làm
tắc đường, kẹt xe ngày càng nghiêm trọng, tạo nên nét vẽ xấu trong bức tranh chung của đô thị. Điển hình cho
vấn đề này là thành phố Hồ Chí Minh. Nhìn nhận được vấn đề này, các nhà quản lý trong khu vực công đã nỗ
lực và cung ứng nhiều dịch vụ tiện ích nhầm tháo gỡ những khó khăn và góp phần ổn định tình hình. Đặc biệt
trong lịch vực giao thông đó là dịch vụ xe bus công cộng.
Thành phố Hồ Chí Minh, với hơn 120 tuyến xe bus các loại. Xe bus được coi là một trong những phương tiện
đi lại chủ yếu của học sinh và sinh viên. Nhưng thật không may, loại phương tiện này lại dần trở thành “hung
thần” xuất hiện trên nhiều cung đường trong thành phố.
- Phân loại dịch vụ xe bus công cộng:

 Theo kiểu dịch vụ:

o Đi trong nội thành thành phố

o Đi liên tỉnh

 Theo nhà cung ứng:

o Nhà nước

o Tư nhân

- Điểm mạnh:

 Tiết kiệm chi phí đi lại

 Giảm khói bụi thành phố

 Hạn chế căng thẳng khi phải tự điều khiển xe

 Giảm ùn tắc giao thông

 Hạn chế được các tác động thời tiết bên ngoài

- Điểm yếu:

 Không chủ động thời gian đi lại

 Người xung quanh ồn ào, gây mất trật tự

 Nạn “móc túi” trên xe bus

 Nạn “biến thái” trên xe bus

 Tài xế lái xe ẩu, gây tai nạn giao thông

Theo hình ảnh minh họa ở trên, đã có những vụ tai nạn điển hình nhất của xe bus được ghi nhận lại. Vẫn còn
nhiều vụ va chạm khác giữa xe bus và người đi xe máy nhưng chỉ gây ra những chấn thương nhẹ. Nhưng qua
đó ta có thể thấy mật độ lưu thông xe bus, xe máy,.. Chạy trên các tuyến đường trong thành phố rất lớn, nhất là
thời điểm từ trưa đến chiều tối. Đường hẹp, xe cồng kềnh, có nhiều khúc cua khuất tầm nhìn gây ra nhiều va
chạm, tai nạn giao thông đáng tiếc. Hơn nữa, lượng sinh viên lại đông, và ý thức chấp hành luật Giao thông của
cả các tài xế và sinh viên đều còn hạn chế. Nhìn chung tình trạng kẹt xe và tai nạn vẫn đang là vấn nạn ở thành
phố Hồ Chí Minh.

Vì vậy để giảm thiểu các vụ tai nạn xe bus ở thành phố Hồ Chí Minhthì cần phải có sự can thiệp mạnh mẽ từ bộ
GTVT Thành phố Hồ Chí Minh và các đơn vị liên quan khác. Khắc phục được tình trạng đi sai tuyến, phóng
nhanh vượt ẩu của các tài xế xe bus. Và đặc biệt sinh viên chúng ta cần phải là những người có ý thức chấp
hành đúng luật giao thông để bảo vệ mình và những người xung quanh.
Nguyên nhân gây ra vấn đề dự án là:
- Tài xế mất tập trung khi lái xe
- Tình huống khẩn cấp nhưng tài xế không kịp xử lý nên gây ra thương vong

Nguồn thông tin: Liệt kê tất cả nguồn thông tin đã sử dụng.


[Tên tác giả (nếu có), năm (nếu có). Tên tài liệu tham khảo, <link đường dẫn tài liệu>, thời gian trích dẫn].
[Tên tác giả, năm xuất bản. Tên sách, nhà xuất bản, nơi xuất bản.]
Báo Tuổi Trẻ, 2022, Tai nạn với xe bus, một người bị cán tử vong, https://www.youtube.com/watch?
v=I3MBJLGSXwA, 13/02/2023
Báo Người Lao động, 2014, Xe bus lại cán người trong làng đại học Thủ Đức, https://nld.com.vn/thoi-su-
trong-nuoc/xe-buyt-lai-can-nguoi-trong-lang-dai-hoc-thu-duc-20141031164141187.htm, 13/02/2023
2020, Tai nạn ngày 12/09/2020 giữa xe bus số 8 và người giao bánh mì, https://www.langf.vn/cam-nang-
lang-dai-hoc/tong-hop-nhung-vu-xe-buyt-tu-than-trong-lang-dai-hoc/, 13/02/2023
Báo Tuổi Trẻ, 2018, Xe bus cũ rơi bánh giữa đường, hỏi sao hành khách không dám đi?,
https://tuoitre.vn/xe-buyt-cu-roi-banh-giua-duong-hoi-sao-hanh-khach-khong-dam-di-201803230942356.htm,
13/02/2023

Báo Đồng Nai, 2019, Vì sao người dân 'ngại' đi xe bus?, http://baodongnai.com.vn/phapluat/201909/xe-
buyt-trong-chien-luoc-phat-trien-giao-thong-cong-cong-bai-2-vi-sao-nguoi-dan-ngai-di-xe-buyt-
2964437/, 13/02/2023

B. KHẢO SÁT NHU CẦU THỊ TRƯỜNG/ KHÁCH HÀNG

Dựa vào kết quả bảng khảo sát, phỏng vấn của cá nhân về nhu cầu các bên liên quan được
Mục tiêu: thể hiện qua những phàn nàn, ý kiến, thái độ, mong muốn... để phân tích, tổng hợp nhằm xây
dựng các yêu cầu của giải pháp tương lai.

Minh hoạ: Điền các hạng mục của phương pháp thu thập thông tin (Đối tượng/phương pháp/ thời gian/ địa
điểm/ số lượng mẫu…). Sử dụng các sơ đồ, biểu đồ hoặc hình ảnh của kết quả khảo sát để mô tả nhu cầu của
họ về việc giải quyết vấn đề.

Hình 1: Đối tượng khảo sát

Hình 2: Câu hỏi “Bạn đã từng sử dụng xe bus công cộng khi là sinh viên hay chưa?”
Hình 3: Câu hỏi “Nếu bạn đã sử dụng xe bus công cộng thì mức độ sử dụng thường xuyên của bạn là bao
nhiêu?”

Hình 4: Câu hỏi “Mục đích sử dụng xe bus của bạn là gì?”

Hình 5: Câu hỏi “Vấn đề gặp phải khi sử dụng phương tiện cá nhân?”

Hình 6: Câu hỏi “Qua những vấn đề gặp phải ở trên, bạn có muốn chuyển sang sử dụng xe bus công cộng hay
không?”

Hình 7: Câu hỏi “Vì sao bạn lại sử dụng xe bus làm phương tiện di chuyển?”
Hình 8: Câu hỏi “Bạn có hài lòng về chất lượng xe bus hay không?”

Hình 9: Câu hỏi “Thời gian hoạt động của xe bus đã được bố trí hợp lí chưa?”

Hình 10: Câu hỏi “Theo bạn, tài xế xe bus có lái xe cẩn thận hay không?”

Hình 11: Câu hỏi “Khi đi xe bus, bạn có nỗi lo nào cần đề phòng hay không?”

Hình 12: Câu hỏi “Bạn muốn thay đổi điều gì ở hệ thống xe bus công cộng?”
Hình 13: Câu hỏi “Bạn có muốn nâng cao chất lượng xe bus công cộng hay không?”

Diễn giải: Giải thích chi tiết các minh hoạ bên trên và chỉ ra tầm quan trọng cũng như sự cần thiết/ nhu cầu
của việc giải quyết vấn đề
Hình 1 là biểu đồ khảo sát đối tượng với tổng số khảo sát là 31 người. Trong đó sinh viên năm 3 chiếm phần
lớn là 71%, sau đó là bộ phận đi làm là 12.9%, sinh viên năm 2 và năm 4 chiếm phần ít, và không có sinh viên
năm 1.

Hình 2 là biểu đồ khảo sát 31 người thì có đến 83.9% đã từng sử dụng xe bus công cộng khi là sinh viên. Số
người sử dụng xe bus chiếm tỉ lệ khá lớn.

Hình 3 là biểu đồ khảo sát mức độ sử dụng xe bus thường xuyên với 29 câu trả lời. Trong đó, mức độ dưới 2
lần 1 tuần chiếm tỉ lệ cao hơn với 58.6%. Và mức độ 2-6 lần, 6-10 lần và trên 10 lần đều chiếm 13.8%.

Hình 4 là mục đích sử dụng xe bus. Đa số người sử dụng xe bus công cộng thường đi học với 76.7%, đi chơi
chiếm 36.7% và đi làm chiếm tỉ lệ thấp hơn là 30%.

Hình 5 là những vấn đề gặp phải khi sử dụng phương tiện cá nhân. Khi sử dụng phương tiện cá nhân, người
khảo sát gặp nhiều vấn đề như kẹt xe, khói bụi, độ an toàn thấp và chi phí cao. Bên cạnh đó, độ an ninh không
được đảm bảo khi sử dụng phương tiện cá nhân.

Hình 6 là biểu đồ khảo sát mong muốn chuyển sang sử dụng xe bus công cộng hay không, thì có đến 60%
muốn sử dụng xe bus để đáp ứng những nhu cầu cá nhân. Nhưng 40% còn lại thì không muốn vì những lí do cá
nhân.

Hình 7 là lý do sử dụng xe bus làm phương tiện di chuyển. Đa phần mọi người muốn tiết kiệm chi phí, dễ dàng
di chuyển trong điều kiện thời tiết xấu, kẹt xe. Sử dụng xe bus cũng giúp hạn chế căng thẳng khi tự điều khiển
phương tiện cá nhân, dễ dàng tìm kiếm thông tin trạm xe bus thông qua ứng dụng như Busmap, GoBus và giúp
người dân đảm bảo an toàn khi di chuyển.

Hình 8 là biểu đồ khảo sát độ hài lòng về chất lượng xe bus. 43.3% người cảm thấy bình thường về chất lượng
xe bus. Có 3 người cảm thấy không hài lòng và tới tận 14 người rất hài lòng về chất lượng xe bus hiện nay.

Hình 9 là biểu đồ khảo sát độ hợp lí của thời gian hoạt động xe bus. Đại đa số mọi người cảm tháy thời gian
hoạt động xe bus đã được bố trí hợp lý, nhưng 26,7% người thì cảm thấy chênh lệch về độ hợp lí của thời gian
hoạt động xe bus là quá lớn.

Hình 10 là biểu đồ khảo sát độ cẩn thận của tài xế xe bus. 40% không chắc chắn về điều này, nhưng 33.3% đảm
bảo tài xế lái xe cẩn thận nhiều. Có 26.7% cảm thấy tài xế lái xe ẩu, dễ gây tai nạn giao thông và vượt làn nhiều
lần.
Hình 11 những nỗi lo cần đề phòng khi đi xe bus. Trong đó, đa số người làm khảo sát đều lo sợ về tài sản, biến
thái, tính mạng và sức khỏe. Một số người cảm thấy có tất cả những ý trên.

Hình 12 là những mong muốn thay đổi hệ thống xe bus công cộng. Bao gồm lịch trình các tuyến xe bus, thêm
trạm dừng trong thành phố, đảm bảo vệ sinh trên bus, ý thức lái xe và thay thế xe bus thành công nghệ khí thiên
nhiên được nén ở áp suất cao (CNG).

Hình 13 là khảo sát mong muốn nâng cao chất lượng xe bus công cộng. 63.3% rất muốn nâng cao chất lượng
xe bus.

Nguồn thông tin: Trích link nguồn


[Tên tác giả (hoặc Nhóm tác giả), Tên bài khảo sát hoặc phỏng vấn, <đường dẫn để tiếp cận tài liệu>, thời
gian, địa điểm khảo sát]
Nguyễn Ngọc Trâm Anh, Thực trạng sử dụng xe bus công cộng tại thành phố Hồ Chí Minh,
https://docs.google.com/forms/d/1KT44GU03zRLLgfOUDew4kH_0_FeGZLoWquaFwbh8OpU/edit#responses,
14/02/2023, thành phố Hồ Chí Minh

You might also like