You are on page 1of 9

[3P-1] Phân tích thực trạng và khảo sát nhu cầu thị trường/

khách hàng
Lớp: SKI1108.A21 Nhóm: Bông Tên thành viên: Cù Gia Uyên

Dự án cá ・Rác thải của ngành thời trang chưa được tận dụng tối đa. (SDG 12)
nhân đề
xuất

A. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ DỰ ÁN ĐỀ XUẤT

Mục tiêu - Chứng minh sự tồn tại của vấn đề: Vấn đề có thực sự tồn tại?
- Mô tả hoàn cảnh thực tế của vấn đề thông qua việc sử dụng các minh hoạ bằng hình ảnh, số
liệu, hoặc sử dụng các nguồn tham khảo khác.
- Hoặc đến những nơi vấn đề có thể xảy ra và quan sát hoàn cảnh của vấn đề, phỏng vấn các
bên liên quan (người sử dụng, nhân viên, quản lý…)

Minh hoạ: Sử dụng các sơ đồ, bảng số liệu, biểu đồ, hình ảnh để thể hiện thực trạng của vấn đề và mô tả
ngắn gọn mỗi hình thức minh hoạ sử dụng.
1. Thực trạng:

Hình 1.1: Bài báo cho ta thấy lượng rác thải của ngành thời trang mỗi năm trên toàn cầu.

Hình 1.2: Tỉ lệ xử lí quần áo khi sử dụng.


Hình 1.3: Bài báo cho ta thấy mức độ lãng phí quần áo tại Việt Nam.
2. Nguyên nhân:

Hình 2.1: Hình ảnh minh hoạ nguyên nhân rác thải quần áo dần mất kiểm soát khi thải ra khi
Xu hướng tiêu dùng quá mức thúc đẩy rác thải thời trang gia tăng.

Hình 2.2: Hình ảnh minh hoạ nguyên nhân rác thải quần áo dần mất kiểm soát khi thải ra
khi chạy theo thời trang.

3. Tác hại:
Hình 3.1: Hình ảnh minh hoạ cho ta thấy các bãi rác thải thời trang đang xuất hiện ngày càng
nhiều với quy mô càng lớn khi rác thải quần áo dần mất kiểm soát.
Diễn giải: Mô tả các công cụ minh hoạ sử dụng bên trên để chứng minh thực trạng của vấn
đề dự án đề xuất. Sử dụng các giá trị định lượng (nếu có thể).
1. Thực trạng (Hình 1.1, 1.2)
– Hiện tại, tính đến ngày 15/6/2023 có 92 triệu tấn là số lượng quần áo thời trang, vải tồn
kho hoặc không dùng tới được vứt ra các bãi rác trên toàn cầu mỗi năm.
– Chủ yếu ở dạng quần áo, có sự giă tăng mua hàng thời trang hơn khoảng 60% so với năm
2000.
– 57% tổng số quần áo bị vứt bỏ vào bãi rác, chỉ 1/5 số đó được tái chế, còn lại sẽ đổ vào
các bãi chôn lấp hoặc bị tiêu huỷ.
– Riêng ở Việt Nam, khoảng ¾ (74%) người Việt Nam trưởng thành từng cho lại hoặc vứt
quần áo đi và trong đó có khoảng 1/5 (19%) từng vứt đi hoặc cho lại hơn 10 món trang
phục trong 1 năm.
– Bên cạnh đó, khoảng 43% người Việt Nam từng cho lại hoặc vứt đi một món trang phục
sau lần sử dụng đầu tiên.
– Đặc biệt, 19% người trả lời khảo sát thừa nhận đã cho hoặc vứt đi ít nhất ba món đồ mà
họ chưa mặc lần nào.
2. Tác hại (Hình 3.1)
- Môi trường phải hứng chịu một lượng rác lớn.
- Dễ gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh khi không có biện pháp xử lí đúng cách.
KẾT LUẬN:
- Vấn đề dự án: “Rác thải của ngành thời trang chưa được tận dụng tối đa.” thực
sự tồn tại.
- Bởi vì người tiêu dùng luôn chạy theo xu hướng nhưng xu hướng thay đổi liên tục để
theo kịp thì người tiêu dùng phải mua nhiều mà họ lại không biết cách “mix” lại với
nhau.
- Ngoài ra, việc các sản phẩm thời trang nhanh với giá thành rẻ khiến người tiêu dùng
sẵn sàng vứt bỏ chúng mà không cần nghĩ thay vì bán lại hoặc tái chế.

Lê Ngọc Hà Thu – Nhà thiết kế thời trang bền vững chia sẻ: “ Mọi người nghĩ đến
thời trang là tưởng tượng ra những thứ đẹp đẽ, nhưng với mình, từ khi tìm đến thời
trang, mình bị sốc, vì đây là ngành công nghiệp gây ô nhiễm vô cùng bởi thuốc
nhuộm, hóa chất, rác thải,…”. Nhận thức được tầm quan trọng, tính thiết yếu của vấn
đề rác thải quần áo, đòi hỏi chúng ta tìm ra giải pháp để giải quyết tình trạng cấp
bách này.
Nguyên nhân gây ra vấn đề dự án là: (Hình 3.1)
- Nhu cầu mặc đẹp ngày càng tăng, không còn “ăn chắc – mặc bền ” mà phải “ ăn ngon
– mặc đẹp” thoả mãn cuộc sống.
- Bắt “trend” hay còn gọi chạy theo xu hướng bởi những người có sức ảnh hưởng đã
tác động đến nền thời trang và phong cách ăn mặc.

Nguồn thông tin: Liệt kê tất cả nguồn thông tin đã sử dụng.


[Tên tác giả (nếu có), năm (nếu có). Tên tài liệu tham khảo, <link đường dẫn tài liệu>, thời gian trích dẫn].
[Tên tác giả, năm xuất bản. Tên sách, nhà xuất bản, nơi xuất bản.]
- Hình 1.1: Linh Chi (Báo Quảng Ninh Điện Tử) 15/6/2023, “92 triệu tấn – là số lượng rác thải từ
quần áo, vải trên toàn cầu mỗi năm”, https://baoquangninh.vn/92-trieu-tan-la-so-luong-quan-
ao-thoi-trang-vai-ton-kho-hoac-khong-dung-toi-duoc-vut-ra-cac-bai-rac-3245078.html,
21/9/2023.
- Hình 1.2: Đặng Bá Nam, 3/10/2022, “ “Không chất thải” trong thời trang và dệt may: nền tảng
của tương lai”, https://vinatex.com.vn/khong-chat-thai-trong-thoi-trang-va-det-may-nen-tang-
cua-tuong-lai/ , 21/9/2023.
- Hình 1.3: Nguyễn Hồng Nhung, 14/5/2022, “Mối nguy hiểm iềm ẩn “Mua hết ở Shopee””,
https://www.nguoiduatin.vn/e-thoi-trang-nhanh-trang-phuc-gia-re-moi-truong-tra-gia-dat-
a553026.html , 21/9/2023.
- Hình 2.1: Hành Tinh Xanh, 4/7/2022 “Rác thải thời trang là gì? Nguyên nhân, hậu quả và giải
pháp khắc phục”, https://hanhtinhxanh.com.vn/dich-vu/rac-thai-thoi-trang-la-gi , 21/9/2023.
- Hình 2.2: vô danh, 31/8/2016, “Phụ nữ dành bao nhiêu thời gian mỗi ngày để chọn quần áo” ,
https://spiderum.com/bai-dang/Phu-nu-danh-bao-nhieu-thoi-gian-moi-ngay-de-chon-quan-ao-
2ub , 21/9/2023.
- Hình 3.1: vô danh, 9/12/2022, “Thời trang nhanh và những ảnh hưởng đến môi trường”,
https://moitruonghopnhat.com/thoi-trang-nhanh-va-nhung-anh-huong-den-moi-truong-
2532.html , 21/9/2023.

B. KHẢO SÁT NHU CẦU THỊ TRƯỜNG/ KHÁCH HÀNG

Dựa vào kết quả bảng khảo sát, phỏng vấn của nhóm về nhu cầu các bên liên quan được thể
Mục tiêu: hiện qua những phàn nàn, ý kiến, thái độ, mong muốn... để phân tích, tổng hợp nhằm xây
dựng các yêu cầu của giải pháp tương lai.

Minh hoạ: Điền các hạng mục của phương pháp thu thập thông tin (Đối tượng/phương
pháp/ thời gian/ địa điểm/ số lượng mẫu…). Sử dụng các sơ đồ, biểu đồ hoặc hình
ảnh của kết quả khảo sát để mô tả nhu cầu của họ về việc giải quyết vấn đề.
1. Đối tượng khảo sát: Người dân
Phương pháp: khảo sát bằng bảng hỏi online qua Google Form
Địa điểm: Google Form online
Thời gian: 19/10/2023 – 21/9/2023
Mục tiêu: Làm thế nào để quần áo được mọi người sử dụng thời gian dài nhất có thể
trước khi thành rác thải quần áo.
Hình 1.1: Biểu đồ thể hiện nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng.

Hình 1.2: Biểu đồ thể hiện mức chi tiêu của người tiêu dùng.

Hình 1.3: Biểu đồ tỉ lệ thể hiện mục đích mua sắm của người tiêu dùng.
Hình 1.4: Biểu đồ thể hiện mức độ ảnh hưởng của vấn đề.

Hình 1.5: biểu đồ tỉ lệ thể hiện giải pháp hiện có.

Hình 1.6: Biểu đồ thể hiện nhu cầu giải pháp mới.
Hình 1.7: biểu đồ tỉ lệ thể hiện tiêu chí cần có cho giải pháp mới.
2. Đối tượng phỏng vấn: Bạn Huỳnh Thị Kim Truyền (Quản trị kinh doanh tại Đại học
Kinh tế - Tài chính thuộc khoa Kinh tế)
Phương pháp: phỏng vấn qua tin nhắn Messenger.
Địa điểm: tin nhắn Messenger.
Thời gian: 10 giờ 39 phút ngày 21/9/2023.
Mục tiêu: Làm thế nào để quần áo được mọi người sử dụng thời gian dài nhất có thể
trước khi thành rác thải quần áo.

Hình 2: Bạn Huỳnh Thị Kim Truyền (Quan hệ công chúng tại Đại học Kinh tế - Tài
chính thuộc khoa Quan hệ công chúng và Truyền thông)
Câu 1: Nhu cầu mua sắm của bạn như thế nào?
Trả lời: “nhu cầu mua sắm của mình tương đối cao bởi vì mình là một người thích mặc đẹp
và theo xu hướng mới”
Câu 2: Vậy những bộ quần áo đã mặc qua bạn có dự định mặc thêm nhiều lần nữa
không?
Trả lời: “Mình vẫn mặc thêm được vài lần nhưng mình luôn có suy nghĩ đồ đã mặc rồi mà
còn chụp hình đăng Facebook thì đã cũ nên thường tôi sẽ không mặc tiếp”
Câu 3: Bạn đã xử lí những quần áo không mặc tiếp nữa như thế nào?
Trả lời: “Mình sẽ phân loại quần áo rồi mang đi từ thiện hoặc cho em của mình đôi khi mình
sẽ thanh lí bằng cách đăng lên trang mạng xã hội nhưng cách này đối với mình khá cực vì
mình phải trả lời tin nhắn người mua và có khi đi giao đồ cho người mua .”
Câu 4: Vậy bạn có cần thêm giải pháp cho vấn đề này không?
Trả lời: “Có bởi vì quần áo của mình đang rất nhiều và mình không biết xử lí như nào
nữa.”
Câu 5: Nếu có giải pháp mới thì bạn có yêu cầu gì không?
Trả lời: “ Mình nghĩ giải pháp phải dễ sử dụng, chi phí rẻ.”
Câu 6: Bạn có cảm thấy bản thân nhiều quần áo nhưng vẫn không biết mặc gì không?
Trả lời: “có, mình mua rất nhiều nhưng không biết phối với nhau như nào”
Câu 7: Bạn nghĩ sao khi có ứng dụng giúp chúng ta về phong cách ăn mặc và giải quyết
vấn đề quần áo bỏ?
Trả lời: “Oh, thật tuyệt. Mình nghĩ mọi người sẽ sử dụng nhiều đến ứng dụng đấy.”

Diễn giải: Giải thích chi tiết các minh hoạ bên trên và chỉ ra tầm quan trọng cũng như sự
cần thiết/ nhu cầu của việc giải quyết vấn đề
1. Đối tượng khảo sát (Hình 1.1 - Hình 1.7)
KẾT LUẬN:
Thông qua khảo sát 28 đối tượng về vấn đề: “Rác thải quần áo dần mất kiểm soát khi thải
ra”. Qua kết quả khảo sát được, ta thấy đa số người tham gia khảo sát đều cho rằng thực
trạng vấn đề rác thải quần áo dần mất kiểm soát khi thải ra là có tồn tại. Hầu hết người tiêu
dùng thường mua theo cảm xúc. Họ chi tiêu khá cao cho mục đích mua sắm để thoả nhu cầu
của bản thân. Hầu như mọi người sẽ đi tặng cho người khó khăn hay thanh lí và một mang đi
bỏ ở bãi rác. Những giải pháp mọi người đề ra do thực hiện nhiều lần, đôi lúc một số quần áo
không phù hợp đem tặng cho người khó khăn và nhiều lí do khác không thể áp dụng được
những giải pháp đang có nên hầu hết mọi người đều mong muốn vấn đề Rác thải quần áo
dần mất kiểm soát khi thải ra sớm được giải quyết theo hướng tốt nhất. Những người tham
gia khảo sát đều có nhu cầu muốn giải pháp mới. Bên cạnh đó, tiêu chí cho giải pháp mới mà
người tiêu dùng mong muốn là dễ thực hiện.
2. Đối tượng phỏng vấn (Hình 2)
KẾT LUẬN:
Qua kết quả phỏng vấn, có thể thấy được dù là sinh viên hay bất cứ ai, họ đều mong muốn
hướng giải quyết mới cho quần áo để thời gian sử dụng dài hơn trước khi trở thành rác thải
quần áo. Bởi khi quá nhiều rác thải quần áo ra môi trường sẽ gây nhiều vấn đề không tốt cho
con người hơn.
Nguồn thông tin: Trích link nguồn
[Tên tác giả (hoặc Nhóm tác giả), Tên bài khảo sát hoặc phỏng vấn, <đường dẫn để tiếp cận tài liệu>, thời
gian, địa điểm khảo sát]
1. Đối tượng khảo sát (Hình 1.1 – Hình 1.7)
Cù Gia Uyên, “Rác thải quần áo dần mất kiểm soát khi thải ra.”,
https://docs.google.com/forms/d/1M1ql3wE1nQRtV3LZ5nRfdolWSoxfDW_TRiq9N
H224-o/edit 19/10/2023 – 21/9/2023, Google Form online.
2. Đối tượng phỏng vấn (Hình 2)
Cù Gia Uyên, “Bài phỏng vấn qua tin nhắn”,
https://www.facebook.com/truyen.huynhthikim.3?mibextid=LQQJ4d , 10 giờ 39 phút
ngày 21/9/2023, tin nhắn Messenger.

You might also like