You are on page 1of 8

[3P-1] Phân tích thực trạng vấn đề và khảo sát nhu cầu thị trường/

khách hàng
Lớp: B16 Nhóm: Những nàng tiên winx xinh đẹp Tên thành viên: Nguyễn Thu Hà

Vấn đề cá
nhân đề NHÂN VIÊN PHA CHẾ Ở CÁC QUÁN CAFE KHÔNG BIẾT CÁCH
xuất cho dự XỬ LÍ VỎ TRÁI CÂY ĐÃ QUA CHẾ BIẾN.
án

A. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ DỰ ÁN ĐỀ XUẤT

Mục tiêu - Chứng minh sự tồn tại của vấn đề: Vấn đề có thực sự tồn tại?
- Mô tả hoàn cảnh thực tế của vấn đề thông qua việc sử dụng các minh
hoạ bằng hình ảnh, số liệu, hoặc sử dụng các nguồn tham khảo khác.
- Hoặc đến những nơi vấn đề có thể xảy ra và quan sát hoàn cảnh của
vấn đề, phỏng vấn các bên liên quan (người sử dụng, nhân viên, quản
lý…)

Minh hoạ: Sử dụng các sơ đồ, bảng số liệu, biểu đồ, hình ảnh để thể hiện thực trạng
của vấn đề và mô tả ngắn gọn mỗi hình thức minh hoạ sử dụng.

Hình 1,2,3: Vỏ trái cây sau khi chế biến bị lãng phí
Hình 4: Vỏ trái cây đã qua chế biến thải ra gây ô nhiễm môi trường

Diễn giải: Mô tả các công cụ minh hoạ sử dụng bên trên để chứng minh thực trạng
của vấn đề dự án đề xuất. Sử dụng các giá trị định lượng (nếu có thể).

Hình 1,2,3:
 Theo báo cáo của Sở Tài nguyên – Môi trường TP.HCM, hiện nay trên địa bàn
TP.HCM mỗi ngày phát sinh khoảng 8.700 tấn chất thải sinh hoạt như thức ăn
thừa, vỏ trái cây, giấy báo, bao bì, chai lọ, đồ chơi, vật dụng gia đình,.. không
được thu gom triệt để đã gây ảnh hưởng rất lớn đến mỹ quan đô thị và môi trường
tự nhiên.
 Rác thải từ vỏ trái cây chưa qua xử lý bị vứt xuống kênh rạch, ao hồ, làm tắc
nghẽn dòng chảy, gây hiện tượng phân hủy yếm khí, xuất hiện mùi hôi, dòng
nước bị ô nhiễm chuyển màu đen, hệ sinh thái dưới nước bị ảnh hưởng nghiệm
trọng. Các chất thải sinh hoạt… nằm ngổn ngang phủ kín mặt kênh, lộ rõ dòng
nước đen ngòm và nhếch nhác.
 Đi dọc nhiều tuyến đường tại TP HCM, không khó để bắt gặp cảnh tượng đủ loại
rác nằm vương vãi trên khắp các vỉa hè, miệng cống, bồn cây..., thậm chí chất
thành những đống “khổng lồ” bốc mùi hôi thối dù đã có biển báo cấm xả rác.

Hình 4: Những loại rác có nguồn gốc từ thực vật vỏ trái cây, lá cây, hoa quả hư,….
đều có loại rác thải hữu cơ,có tốc độ phân hủy nhanh hơn và không gây nguy hiểm
nhiều như các loại rác thải vô cơ khác. Tuy nhiên, nếu rác thải hữu cơ bị đặt vào các
môi trường không thích hợp thì sẽ không được phân loại và đảm bảo điều kiện phân
hủy tự nhiên. Từ đó quá trình phân giải sẽ không thật sự hiệu quả và an toàn, thậm
chí còn tạo ra chất thải ô nhiễm như Methane CH4 – một trong các tác nhân chính
gây ra hiệu ứng nhà kính.
Nguyên nhân gây ra vấn đề dự án là:
Vấn đề rác thải từ vỏ trái cây từ các quán cà phê là một thách thức mà nhiều địa
phương đang phải đối mặt, đặc biệt là trong bối cảnh tăng cường ý thức về bảo vệ
môi trường. Dưới đây là một số nguyên nhân chính liên quan đến tình trạng này:

1. Thiếu Đào tạo và Giáo dục: Nhân viên không được đào tạo về cách xử lý rác
thải, đặc biệt là vỏ trái cây sau khi chế biến. Điều này dẫn đến sự thiếu hiểu biết
về ý nghĩa của việc tái chế và giảm thiểu lãng phí.

2. Giá Trị và Nhận thức Về Bảo vệ Môi trường: Nếu những giá trị và nhận thức
về bảo vệ môi trường không được tích hợp vào văn hóa tổ chức hoặc giáo dục
của quán cà phê, nhân viên không nhận ra tầm quan trọng của việc xử lý vỏ trái
cây.

3. Hiệu Suất và Áp lực Công Việc: Trong môi trường làm việc áp lực và đòi hỏi
hiệu suất cao, nhân viên pha chế có thể tập trung chủ yếu vào việc phục vụ khách
hàng và giảm bớt sự chú ý đến việc quản lý rác thải.

4. Chương trình tái chế phân loại và xử lý rác: Các quán cafe không có chính
sách quản lý rác mạnh mẽ, thiếu hạ tầng tái chế và xử lý rác thải. Do dó làm tăng
khả năng rác thải từ vỏ trái cây, gây tăng gánh nặng cho môi trường.

Nguồn thông tin: Liệt kê tất cả nguồn thông tin đã sử dụng.

https://grac.vn/cach-bo-rac/vo-trai-cay-la-cay/ ( Thời gian xuất bản: 21/06/2022)


https://moitruongcaogiaquy.vn/thuc-trang-rac-thai-o-khu-vuc-thanh-pho-ho-chi-
minh-hien-nay/ ( Nguồn: CÔNG TY MÔI TRƯỜNG CAO GIA QUÝ, 2019 )
https://hanhtinhxanh.com.vn/dich-vu/rac-thai-la-gi-phan-loai-nguon-goc-tac-hai-va-
cach-xu-ly#rac-thai-huu-co-la-gi ( Nguồn: hanhtinhxanh.com.vn )

B. KHẢO SÁT NHU CẦU THỊ TRƯỜNG/ KHÁCH HÀNG

Dựa vào kết quả bảng khảo sát, phỏng vấn của nhóm về nhu cầu các
Mục tiêu: bên liên quan được thể hiện qua những phàn nàn, ý kiến, thái độ, mong
muốn... để phân tích, tổng hợp nhằm xây dựng các yêu cầu của giải
pháp tương lai.
Minh họa: Điền các hạng mục của phương pháp thu thập thông tin (Đối tượng/
phương pháp/ thời gian/ địa điểm/ số lượng mẫu…). Sử dụng các sơ đồ, biểu đồ
hoặc hình ảnh của kết quả khảo sát để mô tả nhu cầu của họ về việc giải quyết vấn
đề.

Đối tượng khảo sát: Nhân viên pha chế ở các quán cafe và các bên liên quan
Người thực hiện khảo sát: Nguyễn Thu Hà
Cách thức khảo sát: Google Form
Thời gian thực hiện:11/05/2023

Hình 1: Các đối tượng thực hiện khảo sát

Hình 2: Mức phổ biến của hiện tượng vỏ trái cây bị lãng phí
Hình 3: Sự ảnh hưởng của việc không biết xử lý vỏ trái cây tới môi trường

Hình 4: Mức độ nghiêm trọng của vấn đề đối với môi trường

Hình 5: Các giải pháp của đối tượng khảo sát đưa ra
Hình 6: Thăm dò ý kiến của mọi người về giải pháp đã nêu

Hình 7: Các đề xuất/ gợi ý khác cho vấn đề

Diễn giải: Vấn đề đưa ra thị trường có cần không? Khách hàng (đối tượng cụ thể) có
cần không? Họ sẽ quan tâm và (cần) sử dụng sản phẩm/ giải pháp của mình đưa ra
hay không? Phân tích chi tiết các minh hoạ bên trên và chỉ ra tầm quan trọng cũng
như sự cần thiết/ nhu cầu của việc giải quyết vấn đề.

 Hình 1: Thông qua việc thăm dò ý kiến được thể hiện ở phiếu khảo sát 20 người
thuộc đối tượng khác nhau: sinh viên, nhân viên pha chế, trẻ em, hộ gia đình,....
về việc nhân viên pha chế lãng phí và không biết cách xử lý vỏ trái cây sau khi
chế biến các loại thức uống mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng từ các loại trái cây (
sinh tố, trà trái cây, yogurt, ... )
 Hình 2: Cho ta biết hiện tượng lãng phí nguyên liệu này của nhân viên pha chế ở
các quán cafe đã được thấy và kiểm chứng từ các đối tượng khảo sát (chiếm 75%
trong số tổng 20 người)
 Hình 3: Từ việc thiếu hiểu biết và áp lực công việc của nhân viên vì để đáp ứng
nhu cầu/ sở thích thưởng thức các thức uống từ trái cây của khách hàng, ta suy ra
được: vỏ trái cây hư là 1 trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới sự ô nhiễm
môi trường vì những lí do sau đây: (80% mọi người đều đồng ý với quan điểm
này)
 Phân hủy khó khăn: Vỏ trái cây thường chứa nhiều chất hữu cơ và cellulose, làm
cho quá trình phân hủy tự nhiên kéo dài, tăng nguy cơ ô nhiễm.
 Sự mất cân bằng sinh học: Khi lượng vỏ trái cây tích tụ ở một khu vực cụ thể, các
vi khuẩn phân hủy vỏ tạo ra các chất khí như metan và CO2, làm tăng cường hiệu
ứng nhà kính.
 Tác động đến đất: . Việc tích tụ lớp vỏ ở một nơi làm mất cân bằng dinh dưỡng
và làm giảm chất lượng đất.
 Gây ô nhiễm nước: Khi mưa, nước có thể thấm qua lớp vỏ phân hủy và đưa theo
các chất hóa học từ vỏ vào nguồn nước, gây ô nhiễm nước.
 Hình 4: Qua những tác hại đã nêu trên thì các đối tượng khảo sát đã thể hiện mức
độ cấp thiết và cần giải quyết vấn đề: “Nhân viên không biết cách xử lý vỏ trái
cây sau chế biến” với tỷ lệ lựa chọn cấp 3 và cấp 4 (Mức nghiêm trọng: 30% và
rất nghiêm trọng: 45%), còn lại chỉ một số ý kiến chọn cấp 1 và cấp 2 (Mức bình
thường: 20% và không nghiêm trọng: 5%)
 Hình 5: Sau khi đặt vấn đề và tìm hiểu, mọi người đã nêu ra một số giải pháp
khắc phục việc lãng phí vỏ trái cây, góp phần làm giảm thiểu sự ô nhiễm môi
trường
 Hình 6: Biểu đồ thể hiện mức độ khả thi và đồng tình của các đối tượng khảo sát
cho giải pháp của người đề ra ý tưởng: “Dùng vỏ trái cây đã qua chế biến để làm
các thanh màu vẽ ORGANIC cho trẻ em”. Hầu hết mọi người đều thấy giải pháp
này hay và hợp lý, có thể thực thi vì nó đã tận dụng được nguyên liệu, thân thiện
với môi trường, đồng thời gây tò mò cho người tiêu dùng về sản phẩm organic
mới trên thị trường, góp phần làm tăng trưởng GDP trong nền kinh tế.
 Hình 7: Các giải pháp khác cho vấn đề mà đối tượng khảo sát gợi ý. Một trong số
đó đã được thực hiện và khá thành công. Ví dụ như: Vỏ trái cây chôn xuống đất
làm phân bón hữu cơ cho cây trồng, ;àm mặt nạ dưỡng trắng da cho phái nữ, ...
Vỏ trái cây cũng có tác dụng ngăn ngừa lão hóa, bệnh về tim mạch và ung thư.
Hay có thể tận dụng vỏ trái cây đem đi sấy khô để pha trà, ép vỏ trái cây lấy tinh
dầu làm nước hoa, nến thơm, ...
KẾT LUẬN:
 Qua việc khảo sát đối tượng: nhân viên pha chế ở các quán cafe và các bên liên
quan khác đã cho ta thấy hiện trạng của vấn đề “Nhân viên
Nguồn thông tin: Trích link nguồn
[Tên tác giả (hoặc Nhóm tác giả), Tên bài khảo sát hoặc phỏng vấn, <đường dẫn để
tiếp cận tài liệu>, thời gian, địa điểm khảo sát]

You might also like