You are on page 1of 30

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN


MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI

THỰC TRẠNG NGÀNH THỜI TRANG


TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ
THỜI TRANG BỀN VỮNG

Giảng viên: Nguyễn Xuân Quỳnh Như


Mã LHP: 223_DMT0020_02
Nguyễn Kim Chân 207MA21057
Nguyễn Đức Huy 207MA63398
Trần Thị Kim Hoàng 207LH31438
Nguyễn Hoàng Duy Trâm 207MA46369
Bùi Đức Trung 207MA68267
Thái Thùy Linh 207TT59796

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2023

1
Trường Đại học Văn Lang

Mục lục
1. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................................... 4
2. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................................ 5
3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: .............................................................................................................................. 6
TỔNG QUAN VỀ NGÀNH THỜI TRANG ............................................................................. 6
1. Các khái niệm sơ lược về thời trang .................................................................................. 6
2. Các ngành thời trang hiện nay ........................................................................................... 6
3. Thời trang ảnh hưởng tới môi trường ................................................................................ 7
4. Xu hướng hành vi tiêu dùng về ngành thời trang của con người ..................................... 10
5. Hành vi tiêu dùng của nhóm người sử dụng thời trang bền vững ................................... 12
CHƯƠNG 2: ............................................................................................................................ 13
CƠ SỞ LÝ THUYẾT, KHU VỰC NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 13
1. Khái niệm phân loại môi trường ...................................................................................... 13
2. Mối quan hệ giữa con người và môi trường .................................................................... 14
3. Khu vực nghiên cứu ......................................................................................................... 14
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................. 14
CHƯƠNG 3: ............................................................................................................................ 20
THỰC TRẠNG THỜI TRANG VÀ MÔI TRƯỜNG HIỆN NAY ......................................... 20
1. Lợi ích của thời trang nhanh ............................................................................................ 20
2. Tác hại của thời trang nhanh ............................................................................................ 20
3. Tác động đến môi trường ................................................................................................. 21
3.1 Tiêu thụ lượng nước ................................................................................................... 21
3.2 Lượng chất thải .......................................................................................................... 23
3.3 Lượng chất thải .......................................................................................................... 24
3.4 Điều kiện làm việc thiếu thốn .................................................................................... 24
CHƯƠNG 4: ............................................................................................................................ 26
GIÁP PHÁP CHO NGÀNH THỜI TRANG ........................................................................... 26
1. Thời trang bền vững:........................................................................................................ 26
2.Giải pháp khắc phục.......................................................................................................... 27
3. Nâng cao nhận thức thông qua tuyên truyền thông điệp ................................................. 27
Kết luận ................................................................................................................................ 29

2
Trường Đại học Văn Lang

Lời mở đầu
Hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của các thương hiệu thời trang nhanh đang đánh vào

người tiêu dùng bởi lợi ích hợp thời trang cao, mẫu mã đa dạng, giá cả hợp túi tiền. Được sử

dụng trong vòng xoắn ốc của người tiêu dùng. Mặc dù cơn bão này dường như đang mang lại

lợi ích cho người tiêu dùng, nhưng hầu hết các sản phẩm này đều có thời hạn sử dụng ngắn. Vì

vậy, chu kỳ này buộc chúng ta phải mua chúng, vứt bỏ chúng khi chúng bị hỏng và tiếp tục

mua những thứ mới hơn, hợp thời trang hơn. Hành vi này lặp đi lặp lại, thành thói quen, khó

chấm dứt, gây lãng phí và ô nhiễm nghiêm trọng.

Ngay cả khi các bạn trẻ mua sản phẩm thời trang, ảnh của họ chỉ được sử dụng một vài

lần rồi vứt ra môi trường như rác. Điều này dẫn đến tăng chất thải. Những sản phẩm thời trang

nhanh này mất nhiều thời gian để phân hủy, đôi khi hàng trăm năm trước khi chúng bị tiêu hủy

hoàn toàn.

Hiện nay, các thương hiệu thời trang bền vững rất ưa chuộng sử dụng vải tái chế để tạo

ra các sản phẩm quần áo của mình. Điều này giúp giảm lượng rác thải ra môi trường. Đồng

thời mang đến những sản phẩm chất lượng, thân thiện với người tiêu dùng.

Thông qua tiểu luận này, nhóm chúng em muốn cho các bạn trẻ thấy được sức ảnh

hưởng của thời trang nhanh đồng thời đua ra những giải pháp củ thể và thiết thực nhất nhằm

giảm thiểu tác động của ngàng thời trang lên môi trường. Thông tin dữ liệu được khai thác từ

nhiều nguồn khác nhau đảm bảo độ uy tín. Tuy nhiên, nhóm em vẫn còn là sinh viên chính vì

vậy không tránh những thiếu sót trong bài làm, mong cô thông cảm và góp ý để nhóm em hoàn

thiện bài tốt hơn. Chân thành cảm ơn cô đã đồng hành cùng chúng em trong học kỳ vừa qua.

Cảm ơn những kiến thức bổ ích mà cô đã mang lại giúp cho chúng em có nền tảng đề hoàn

thành bài tiểu luận của mình. Chúc cô có thật nhiều sức khỏe và thành công trong cuộc sống.

3
Danh sách hình ảnh:
Hình 1 Rác thải ngoài môi trường
Hình 2 Minh họa ô nhiễm môi trường nước
Hình 3 Tiêu dùng bền vững
Hình 4 Câu hỏi khảo sát
Hình 5 Câu hỏi khảo sát
Hình 6 Câu hỏi khảo sát
Hình 7 Câu hỏi khảo sát
Hình 8 Câu hỏi khảo sát
Hình 9 Câu hỏi khảo sát
Hình 10 Thời trang nhanh
Hình 11 Thu thập mẫu nước
Hình 12 Công nhân may
Hình 13 Poster thời trang bền vững

4
1. Mục đích nghiên cứu

Môi trường đã, đang và tiếp tục là một trong những vấn đề cấp bách nhận được sự quan tâm

sâu sắc không chỉ của các quốc gia, tổ chức mà còn của các cá nhân vì nó có tác động không

nhỏ đến sự phát triển môi trường. Nhân loại sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ và bền vững không

chỉ trong hiện tại mà cả trong tương lai.

Nâng cao nhận thức về môi trường và thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng và mua sắm các sản phẩm

xanh là một trong những chìa khóa để cải thiện hiện trạng. Trên thực tế, hàng triệu tấn quần áo

và phụ kiện thời trang bị ném trực tiếp vào môi trường mỗi năm, nhưng chưa đến 50% số quần

áo và phụ kiện thời trang này được tái chế. tái sử dụng chu kỳ. Vì lý do này, ngành công nghiệp

thời trang đã vô tình trở thành một trong những 'kẻ hủy diệt' môi trường của chúng ta.

Mục đích nhóm làm đề tài này nhằm tìm hiểu thực trạng môi trường hiện nay, từ đó đứa ra biện

pháp thức tỉnh ý thức con người.

2. Đối tượng nghiên cứu

Các yếu tố môi trường mà ngành thời trang tác động đến.

3. Phương pháp nghiên cứu

Bước 1 : Xác định vấn đề: Thực trạng ý định tiêu dùng thời trang bền vững

Bước 2: Nghiên cứu các khái niệm và nghiên cứu trước đây có liên quan và khung lí thuyết về

ý định tiêu dùng thời trang bền vững

Bước 3: Xây dựng giả thiết nghiên cứu

Bước 4: Thu thập dữ liệu sơ cấp

Bước 5: Phân tích dữ liệu

Bước 6: Viết báo cáo

5
Trường Đại học Văn Lang

CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ NGÀNH THỜI TRANG
1. Các khái niệm sơ lược về thời trang

Thời trang là sự kết hợp của các phong cách và xu hướng trong trang phục, phụ kiện,

kiểu tóc và trang điểm mà mọi người tuân theo trong một thời điểm nhất định. Nó thường được

thể hiện thông qua việc chọn lựa, phối hợp và sắp xếp quần áo, phụ kiện, giày dép và các yếu

tố khác nhằm tạo ra một diện mạo bên ngoài đẹp mắt và phong cách.

Thời trang không chỉ đơn thuần là về việc mặc đẹp, mà còn phản ánh phong cách, cá

nhân và bản sắc của mỗi người. Nó có thể thay đổi theo thời gian, địa điểm, văn hóa, xu hướng

và tâm trạng của người mặc. Thời trang cũng có mối liên hệ sâu sắc với công nghiệp thời trang,

kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường.

Theo NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam cho rằng “thời trang là sự thể hiện thẩm mỹ phổ biến

tại một thời gian, địa điểm cụ thể, trong một bối cảnh cụ thể bằng cách sử dụng quần áo, giày

dép, lối sống, phụ kiện, cách trang điểm, kiểu tóc và tỷ lệ cơ thể… Thời trang không chỉ bao

gồm quần áo, rộng hơn nữa là sự phối kết hợp của những phụ kiện với nhau. Ngày nay nhờ

công nghệ mà thời trang phát triển hơn, hoàn thiện hơn và phổ biến rộng rãi hơn.”

2. Các ngành thời trang hiện nay

Lĩnh vực thời trang bao gồm việc sản xuất, thiết kế và phân phối các sản phẩm thời

trang như quần áo và phụ kiện liên quan. Ngoài ra, thời trang còn có một xu hướng đặc trưng

và ảnh hưởng đến phong cách và cách ăn mặc của mỗi người.

 Ngành thiết kế trong thời trang (thiết kế thời trang)

Thiết kế thời trang là quá trình tạo ra các bộ quần áo, phụ kiện và trang sức, nhằm làm nổi bật

vẻ đẹp của con người. Nó được coi là một ngành công nghiệp làm đẹp và chia thành ba lĩnh

6
Trường Đại học Văn Lang

vực chính bao gồm thiết kế trang phục, thiết kế phụ kiện và thiết kế trang sức. Đây cũng là

ngành “thuần túy” và mang đậm các yếu tố thiên hướng về sáng tạo và là tiền đề trong việc tạo

ra xu hướng. Trong thiết kế thời trang cũng phân ra làm 2 loại khác nhau: thời trang ứng dụng

và thời trang trình diễn.

 Công nghệ thời trang và công nghệ may

Công nghệ thời trang là lĩnh vực kết hợp giữa công nghệ và ngành công nghiệp thời trang để

tạo ra các sản phẩm và trải nghiệm tiên tiến và sáng tạo hơn trong ngành thời trang. Công nghệ

trong ngành này hướng đến việc tập trung nhiều hơn vào các kỹ thuật may công nghiệp, quy

trình quản lý và sơ đồ hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp may. Điều đặc biệt là yếu tố

thời trang không được tập trung nhiều trong ngành này.

Công nghệ may là sự ứng dụng của các quy trình, công cụ và kỹ thuật trong việc sản xuất sản

phẩm may mặc. Nó bao gồm quy trình từ thiết kế, cắt, may, hoàn thiện cho đến đóng gói sản

phẩm. Công nghệ may có thể áp dụng cho các loại vải khác nhau như len, cotton, denim, satin,

lụa, và các công nghệ may hiện đại cũng cho phép sử dụng vải công nghệ, vải chống thấm

nước, vải chống nắng, vải thông minh và nhiều loại vải khác. Nó cũng bao gồm việc sử dụng

máy móc, thiết bị và phần mềm để tăng hiệu suất sản xuất và chất lượng sản phẩm. Công nghệ

may đã phát triển đáng kể trong những năm qua, mang lại sự tiện lợi và đa dạng hóa cho ngành

công nghiệp may mặc.

3. Thời trang ảnh hưởng tới môi trường

Thời trang nhanh là thuật ngữ để chỉ các sản phẩm quần áo được tạo ra dựa trên các ý

tưởng xu hướng mới nhất và được sản xuất với tốc độ nhanh để đáp ứng nhu cầu của cửa hàng

và người tiêu dùng. Tuy nhiên, bên dưới sự lộng lẫy của ngành thời trang, môi trường đang

phải đối mặt với những tổn thất nghiêm trọng.

 Rác thải từ thời trang

7
Trường Đại học Văn Lang

Mỗi năm, hàng triệu quần áo từ ngành công nghiệp thời trang nhanh được loại bỏ vào môi

trường. Hành vi tiêu dùng đã thay đổi rõ rệt, với việc lựa chọn quần áo không sử dụng hoặc chỉ

mặc vài lần trước khi vứt bỏ vì những lỗi nhỏ, khiến môi trường phải chịu đựng một lượng rác

thải lớn. Phương pháp chôn lấp hoặc thiêu hủy rác thải là những giải pháp hiện tại được sử

dụng.
Hình 1: rác thải ngoài môi trường

 Ô nhiễm môi trường nước

Một số mặt hàng may mặc và những sản phẩm được dệt nhuộm gây ô nhiễm các hạt nhựa li ti

qua các quá trình may mặc và giặt giũ. Những phân tử được coi là vi nhựa và nguyên nhân gây

ra ô nhiễm môi trường như nguồn nước ngầm và sông ngòi. Thêm vào đó việc dệt nhuộm cũng

là tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngầm với nguyên nhân là quy trình nhuộm thông thường

được thải ra ao hồ hoặc sông ngòi mà không được xử lý cẩn thận.

Hình 2: minh họa ô nhiễm môi trường nước

8
Trường Đại học Văn Lang

Theo thống kê vào tháng 11/2021 ngành thời trang gây ra 20% ô nhiễm nguồn nước. Tiến sĩ

Alan Hudd phát biểu: “Ngành công nghiệp thời trang là một trong những ngành gây ô nhiễm

nhất trên thế giới. Nó sử dụng một lượng lớn năng lượng và nước và tạo ra tới 10% lượng khí

thải CO2 toàn cầu”.

 Sản sinh một lượng lớn khía CO2 gây ô nhiễm môi trường không khí

Mỗi năm, theo những con số ước tính ngành thời trang nhanh thải CO2 vào khoảng 1,2 tỷ tấn

CO2. Ngành thời trang tạo ra lượng khí thải cacbon tương đương với 10% lượng khí thải cacbon

nếu chia đều tất cả những ngành cộng lại. Trong lúc mỗi năm chỉ có 4 mùa thì ngành thời trang

nhanh chóng đã tạo ra 52 phong cách thời trang tương ứng với 52 mùa trong một năm. Theo

đó, các nhà may là nơi tiêu thụ năng lượng lớn và cũng là nơi thải ra nhiều khí thải gây ra hiệu

ứng nhà kính.

 Lãng phí tài nguyên nước

Theo các nhà nghiên cứu, kể cả lúc lượng nước sạch đang ngày càng khan hiếm thì để chế tạo

ra một cái áo khoác thu cotton cần đến 2.700 lít nước và 7.000 lít nước để chế tạo ra một chiếc

quần jeans. Cotton là nguyên liệu chính làm quần áo và là cây trồng sử dụng khá nhiều nước.

Mặc dù diện tích canh tác trên toàn cầu gieo trồng cotton mới chiếm 2,4% tuy nhiên loại cây

trồng này sử dụng trung bình vào khoảng 10% tất cả các sản phẩm trồng trọt bao gồm 25%

thuốc sâu.

 Sự bất công và môi trường làm việc thiếu thốn

Trong số 80 tỷ sản phẩm may mặc mới được sản xuất mỗi năm, hầu hết được sản xuất tại các

khu vực có thu nhập thấp như Trung Quốc và Bangladesh. Trên thực tế, 90% quần áo trên thế

giới được sản xuất ở các nước có thu nhập thấp và trung bình với giá nhân công rẻ. Điều này

9
Trường Đại học Văn Lang

có nghĩa là chất thải rắn từ dệt may và hóa chất thải ra từ thuốc nhuộm độc hại sẽ xâm nhập

vào hệ sinh thái, gây nguy hiểm cho sức khỏe của chúng ta.

Về cơ bản, đó là công bằng môi trường, đảm bảo rằng tất cả các nhóm dân tộc và văn hóa đều

được tiếp cận với nước sạch, nhà ở an toàn, thực phẩm lành mạnh, v.v. Tuy nhiên, đối với các

thương hiệu thời trang nhanh, cách duy nhất để cung cấp quần áo giá cả phải chăng, đặc biệt

là khi nhu cầu về quần áo tăng lên hàng năm, là sử dụng lao động giá rẻ.

4. Xu hướng hành vi tiêu dùng về ngành thời trang của con người

Sự thay đổi công nghệ 4.0 và sự phát triển nhanh chóng của Internet, người tiêu dùng đang

thay đổi hành vi mua sắm của họ trong nhiều lĩnh vực trong đó có thời trang. Nhờ vào việc sử

dụng sức mạnh của công nghệ và Internet, xu hướng tiêu dùng của gen Z thúc đẩy thời trang

bền vững phát triển.

 Tiêu dùng bền vững

Hình 3: tiêu dùng bền vững

Thời trang bền vững không phải là một thuật ngữ trừu tượng, vốn chỉ để dành cho một vài cá

nhân có toàn quyền chọn lựa. Nó đã được biến đổi trở thành các hành vi đơn giản hơn để bất

10
Trường Đại học Văn Lang

cứ ai cũng có thể thực hiện và hướng về mục đích sau cùng là giảm thiểu được các tác động

đối với thiên nhiên và phát triển kinh tế một cách bền vững. Ngày nay, người tiêu dùng đang

dần chuyển hướng mua sắm từ các thương hiệu thân thiện với môi trường và xã hội. Họ quan

tâm đến nguồn gốc và quy trình sản xuất của sản phẩm trước khi quyết định mua hàng. Họ chú

trọng đến các yếu tố như thành phần vật liệu, phương pháp sản xuất và điều kiện làm việc của

công nhân. Tiêu dùng bền vững đang trở thành một xu hướng phổ biến, với nhiều người tìm

kiếm các nhãn hiệu thân thiện với môi trường và công bằng xã hội.

 Mua sắm trực tuyến

Sự phát triển của công nghệ đã thúc đẩy mua sắm trực tuyến trở thành xu hướng phổ biến trong

ngành thời trang. Với sự thay đổi hành vi tiêu dùng đối xu hướng này mang đến sự tiện lợi vì

không cần phải đến các cửa hàng và xếp hàng chờ mua mà họ chỉ cần đặt mua hàng thông qua

Internet. Về thay đổi thói quen của người tiêu dùng đã có nghiên cứu ghi nhận 58% người tiêu

dùng Việt cho biết vẫn sẽ lựa chọn mua đồ tạp hoá trên kênh thương mại điện tử vì tính tiện

lợi. Theo (Nielsen, 2021) thế hệ gen Z có khả năng chi phối tới các quyết định của gia đình

trong các hoạt động mua sắm nói chung. Vậy nên, Gen Z chính là đối tượng chính thay đổi xu

hướng hành vi mua sắm trực tuyến.

 Thúc đẩy sử dụng thời trang tái chế và sử dụng lại

Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sự bền vững và tái chế trong thời trang. Họ chọn mua

các sản phẩm được làm từ nguyên liệu tái chế và tìm kiếm các cách sử dụng lại quần áo cũ.

Một cách khác nhằm giảm thiểu tác hại của trang phục đối với con người là kéo dài thời hạn

sử dụng của quần áo (second hand) và từ đó giảm thiểu việc mua mới. Mô hình bán quần áo đã

qua sử dụng xuất hiện nhằm giải câu đố về việc làm sao mà mỗi một người đều có quần áo mới

liên tục nhưng không tốn nhiều nguồn lực tự nhiên để chế tạo ra chúng. Xu hướng "fashion

11
Trường Đại học Văn Lang

flipping" - mua quần áo cũ để bán trở lại - cũng đã ra đời, ít nhất là đối với nhóm người dùng

lớn tuổi.

5. Hành vi tiêu dùng của nhóm người sử dụng thời trang bền vững

1. Mua sắm thông minh: Người tiêu dùng bền vững thường chọn mua những sản phẩm thời

trang chất lượng và lâu bền, thay vì mua những sản phẩm rẻ và không bền. Họ cân nhắc trước

khi mua hàng và đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng được các tiêu chí bền vững như nguyên liệu

tái chế, quy trình sản xuất công bằng và thân thiện với môi trường. Nhóm người sử dụng thời

trang bền vững thường đánh giá kỹ các sản phẩm trước khi mua, xem xét về nguồn gốc và quy

trình sản xuất, tầm ảnh hưởng đến môi trường và xã hội.

2. Sử dụng lại và tái chế: Thay vì vứt bỏ ngay sau khi sử dụng, người tiêu dùng bền vững

thường tìm cách sử dụng lại hoặc tái chế các sản phẩm thời trang. Ví dụ, họ có thể cải tạo lại

áo cũ để tạo ra một kiểu dáng mới, hoặc tái chế vải cũ. Ngoài ra, họ có thể trao đổi quần áo, tái

sử dụng với những món đồ không cần thiết của mình. Điều này giúp giảm lượng rác thải và tiết

kiệm tiền bạc.

12
Trường Đại học Văn Lang

CHƯƠNG 2:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT, KHU VỰC NGHIÊN
CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Khái niệm phân loại môi trường

Môi Trường Tự Nhiên:

Bao gồm các yếu tố vật lý, hóa học và sinh học trong tự nhiên tồn tại ngoài ý muốn của con

người. Nhưng ít nhiều chúng cũng chịu ảnh hưởng của con người. Để dễ hiểu hơn, ví dụ như

ánh sáng mặt trời, núi non, sông biển, không khí, động vật, thực vật, đất đai, nước...

Môi trường tự nhiên giúp chúng ta có được không khí mà con người chúng ta hít thở. Bạn có

đất để xây nhà, trồng cây và chăn nuôi. Ngoài ra, môi trường còn cung cấp các loại tài nguyên

khoáng sản cần thiết cho hoạt động sản xuất của con người. Môi trường vừa là nơi tiêu thụ,

vừa là nơi chứa đựng và hấp thụ chất thải. Được bao quanh bởi những cảnh quan đẹp hoàn hảo

để giải trí. làm cho cuộc sống của chúng ta phong phú hơn.

Môi Trường Xã Hội:

Môi trường xã hội đề cập đến tổng thể các mối quan hệ giữa con người với nhau. Nói cách

khác, đó là luật pháp, thể chế, nghĩa vụ, quy định, thỏa thuận... môi trường ở các cấp độ khác

nhau như Liên hợp quốc, hiệp hội quốc gia, quốc gia, khu vực, quận, huyện, chính quyền, làng,

thị tộc, gia đình, nhóm, v.v. Các nhóm tôn giáo, các nhóm quần chúng, v.v.

Môi trường xã hội định hướng hành vi của con người theo một khuôn khổ nhất định. Điều này

tạo nên sức mạnh tập thể thúc đẩy sự phát triển. cải thiện đời sống nhân dân.

Trong một số trường hợp, chúng ta có thể phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo. Điều này

bao gồm ô tô, máy bay, nhà ở, văn phòng, khu đô thị, công viên nhân tạo và tất cả các yếu tố

nhân tạo giúp cuộc sống trở nên khả thi.

13
Trường Đại học Văn Lang

2. Mối quan hệ giữa con người và môi trường

Cung cấp tài nguyên: Môi trường cung cấp các tài nguyên để con người sử dụng và sinh

sống, là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác. Khai thác tài

nguyên phải đúng mục đích để giữ cân bằng.

“Túi rác khổng lồ”: Rác chủ yếu đến từ sinh hoạt con người. Tất cả các vấn đề ô nhiễm

bắt nguồn từ tác động mà các hoạt động sản xuất của con người gây ra cho môi trường.

Cung cấp dịch vụ môi trường: Môi trường có thể giúp cải thiện các hệ sinh thái và đa

dạng sinh học, đồng thời ngăn ngừa các tác động xấu của bức xạ đối với sức khỏe con người.

3. Khu vực nghiên cứu

Ô nhiễm môi trường không chỉ là mối quan tâm của các nước phát triển mà còn là thách

thức mà các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam phải đối mặt. Tình hình ngành càng

cấp bách và khó khăn, cần hiểu rõ hơn về thực trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta.

Hiện nay, vấn đề ô nhiễm nguồn nước của Việt Nam vẫn đang được nhiều người quan tâm

nhưng các cấp, các ngành đang có nhiều nỗ lực thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi

trường. Công nghiệp hóa, đô thị hóa và dân số tăng nhanh đang gia tăng áp lực lên nguồn nước

uống. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp, làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi

nước thải, nước thải và chất thải rắn. Tại các thành phố lớn, hàng trăm nhà máy sản xuất công

nghiệp gây ô nhiễm môi trường nước do thiếu hệ thống và công nghệ xử lý chất thải. Ô nhiễm

nước từ sản xuất công nghiệp là rất nghiêm trọng.

4. Phương pháp nghiên cứu

Nguồn lấy số liệu thông tin

4.1 Internet

Những số liệu về mức độ ô nhiễm, dấu mốc của quá trình thay đổi môi trường cần độ chính

xác và uy tín được lấy từ trường đại học (web UEH) và trang báo lớn như: báo Người Lao

Động, Tạp chí Doanh nghiệp, báo Tuổi Trẻ,…

14
Trường Đại học Văn Lang

4.2 Khảo sát

Nhóm đã lên bài khảo sát về tần suất mua đồ của 100 bạn trẻ nhằm biết được mức độ mua quần

áo trung bình như thế nào. Kết quả thu được như sau:

Câu 1: Tần suất mua đồ của bạn là bao nhiêu?

Hình 4: Câu hỏi khảo sát

Câu 2: Thời gian bạn sử dụng 1 món quần áo là bao lâu?


Hình 5: câu hỏi khảo sát

Câu 3: Khi quần áo cũ, không mặc nữa thì bạn xử lý như thế nào?

Hình 6: câu hỏi khảo sát

15
Trường Đại học Văn Lang

Câu 4: Bạn nghĩ thời trang ảnh hưởng như thế nào đến môi trường?
Hình 7: câu hỏi khảo sát

Câu 5: Những quần áo đã hết trend, theo bạn khi bị bỏ đi chúng sẽ được xử lý như thế nào?

Hình 8: câu hỏi khảo sát

Câu 6: Bạn có biết đến xu hướng thời trang bền vững không?

Hình 9: câu hỏi khảo sát

Nhận xét: thông qua kết quả khảo sát 100 bạn trẻ là genZ cho thấy tần suất mua đồ của các bạn

khác cao gần 70% mua đồ 1-3 lần/tháng, trung bình một lần các bạn sẽ mua 2 món đồ. Thời

gian của sử dụng món đồ này không dài, chỉ có 2 năm và có nhiều bạn chỉ mặc 1-2 lần sau đó.

Nghĩa là cứ 2 năm thì quần áo lại quay trở về làm giẻ lau nhà hoặc hơn nữa là bãi rác, thời gian

sẽ không kịp để các loại vải phân hủy từ đó chúng sẽ nhiều lên, những hóa chất màu nhuộm

trong chúng cũng sẽ bắt đầu đi vào trong đất, nước,…

16
Trường Đại học Văn Lang

Sự phát triển nhanh chóng của các thương hiệu thời trang cung cấp quần áo hợp xu hướng

nhưng giá cả phải chăng đang gây ra sự thay đổi lớn trong hành vi của người tiêu dùng. Trên

thực tế, với thói quen mua sắm ngày nay, hầu hết quần áo ít khi được mặc đến hoặc vứt bỏ chỉ

sau một thời gian ngắn mặc vì bị hư hỏng, mặc không vừa hoặc “lỗi mốt”. Chúng ta đã tạo ra

một lượng lãng phí khổng lồ, vô tình hay hữu ý, trong ngành công nghiệp thời trang trên toàn

thế giới. Điều này làm cho vải nhuộm và vải tổng hợp ít có khả năng bị phân hủy như rác thải

nhựa sau khi chôn lấp. Đốt quần áo giải phóng khí nhà kính vào môi trường, góp phần làm thay

đổi khí hậu.

Điều đáng quan ngại là chỉ có 23% biết rằng ngành thời trang gây ô nhiễm môi trường, tỉ lệ

này còn quá thấp so với mức báo động của môi trường hiện nay. Mặc dù, thời sự cũng đã đưa

tin nhưng có lẽ mức độ lan truyền chưa cao dẫn đến nhiều người vẫn không quan tâm đến vấn

đề này. Chính vì thế, chúng ta cần lan truyền đến mọi người kiến thức này và chắc chắn rằng

con người sẽ quan tâm đến cuộc sống của họ nên họ sẽ chọn thời trang bền vững như trong bài

khảo sát trên.

4.3 Phân tích thực trạng

Theo LHQ thời trang là ngành đứng thứ 2 về mức độ gây ô nhiễm đến môi trường, chỉ

đứng sau dầu mỏ và chiếm từ 8 - 10% lượng khí carbon phát thải, nhiều hơn lượng phát thải từ

các máy bay và tàu thủy cộng lại.

Thời trang nhanh là một mô hình kinh doanh thúc đẩy việc sản xuất nhanh chóng các

quần áo giá rẻ để đáp ứng xu hướng thời trang mới nhất. Vào những năm 1970, khi thời trang

đã phủ kín hầu hết khắp mọi nơi, con người đã dần thích nghi với nhiều mẫu mã hơn. Nắm bắt

được nhu cầu này của người tiêu dùng, các hàng may mặc bình dân đã nhanh chóng nghĩ ra ý

tưởng fast fashion nhằm đáp ứng kịp thời được lượng tiêu thụ hàng hóa cho khách hàng. Sự

trỗi dậy nhanh chóng và thành công của các thương hiệu mang tới quảng đại quần chúng các

17
Trường Đại học Văn Lang

loại quần áo giá rẻ nhưng thời thượng đã dẫn tới một sự thay đổi lớn trong hành vi người tiêu

dùng.

Quy trình vận hành của làng thời trang đi từ nguồn cảm hứng ra đến sản phẩm là những

chiếc quần, chiếc áo các bạn sở hữu. Các chuyên gia xu hướng sẽ đưa ra những bảng màu,

những phong cách dự đoán tạo ra mốt trong thời gian tới. Từ đó các nhà thiết kế sẽ vẽ lại trên

giấy, tìm kiếm vải và thu mua nguyên liệu sản xuất. Khi đã có đủ những thứ cần cho 1 món đồ

thời trang, nhà thiết kế sẽ tạo ra những sản phẩm hoàn chỉnh và trình làng qua những buổi biểu

diễn, buổi quảng bá sản phẩm. Và đây chính là "miếng mỡ" béo bở để các hãng bình dân lấy

làm cảm hứng và thiết kế ra những sản phẩm mang tên "bản dupe", bắt trend của những thương

hiệu nổi tiếng này. Các nhãn hàng thời trang nhanh này đã rút ngắn quy trình sản xuất bằng

mọi cách để làm sao chỉ mất 2 tuần từ khi đụng bút thiết kế đến khi món quần áo đó được trưng

bày ở các cửa hàng.


Hình 10: thời trang nhanh

Những con số biết nói

- Theo số liệu thống kê, Fast Fashion thải ra không khí khoảng 1.2 tỉ tấn CO2 mỗi năm.

- Toàn thế giới đang tiêu thụ số lượng áo quần tăng 400% so với hai thập kỷ trước.

18
Trường Đại học Văn Lang

- Ngành thời trang thế giới đã sản xuất ra 52 xu hướng thời trang tương ứng với 52 mùa trong

một năm. Trong khi đó một năm chỉ có 4 mùa.

- Lượng khí thải cacbon của ngành thời trang chiếm 10% lượng khí thải cacbon được tính

chung cho các ngành còn lại. Cần đến 2.700 lít nước để sản xuât một chiếc áo thun và 7.000 lít

nước để tạo ra một cái quần jeans.

- Ngành công nghiệp thời trang sử dụng tới 93 tỉ mét khối nước trong một năm.

- Những con số trên chính là hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả chúng ta. Môi trường sống đang

bị bào mòn bởi lối mua sắm hoang phí, không có điểm dừng mà các nhà mốt thời trang nhanh

hướng đến.

Nhiều ý kiến cho rằng, ngành sản xuất thời trang sản xuất thời trang tạo ra nhiều ảnh hưởng

đến môi trường..., tuy nhiên, nếu nhìn ở 1 góc độ khác, những người tiêu dùng cũng không hề

vô can trong vấn đề này.

19
Trường Đại học Văn Lang

CHƯƠNG 3:
THỰC TRẠNG THỜI TRANG VÀ MÔI
TRƯỜNG HIỆN NAY
1. Lợi ích của thời trang nhanh

1.1 Sự đa dạng và sáng tạo

Thời trang nhanh cung cấp sự đa dạng về mẫu mã và kiểu dáng. Nhãn hiệu thường sản xuất

nhanh chóng các mẫu thiết kế mới để đáp ứng nhanh chóng các xu hướng thịnh hành và sở

thích thay đổi của người tiêu dùng. Điều này giúp người tiêu dùng có nhiều lựa chọn và khám

phá phong cách cá nhân một cách linh hoạt.

1.2 Giá cả phải chăng

Một ưu điểm của thời trang nhanh là giá cả phải chăng hơn so với thời trang cao cấp. Các nhãn

hiệu thời trang nhanh thường sử dụng quy trình sản xuất giá rẻ và sử dụng vật liệu phổ biến,

giúp giảm chi phí sản xuất. Điều này cho phép người tiêu dùng có khả năng tiếp cận với các

xu hướng và thiết kế mới nhất mà không cần đầu tư quá nhiều tài chính.

1.3 Tính tiện lợi và khả năng đáp ứng nhanh

Thời trang nhanh mang lại tính tiện lợi cho người tiêu dùng. Người mua có thể dễ dàng mua

hàng thông qua cửa hàng vật lý và trực tuyến, và nhận được sản phẩm trong thời gian ngắn.

Quá trình mua sắm nhanh chóng và dễ dàng này giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho người

tiêu dùng.

2. Tác hại của thời trang nhanh

2.1 Tác động môi trường

Quá trình sản xuất thời trang nhanh gây ra tác động lớn đến môi trường. Các nhãn hiệu thời

trang nhanh tiêu tốn lượng lớn năng lượng, nước và nguyên liệu, cũng như gây ra khí thải và

20
Trường Đại học Văn Lang

nước thải gây ô nhiễm. Hơn nữa, việc sản xuất quá nhiều sản phẩm không bán được dẫn đến

lãng phí tài nguyên và tăng lượng chất thải trong môi trường.

2.2 Điều kiện lao động kém

Một vấn đề nghiêm trọng của thời trang nhanh là điều kiện lao động không an toàn và không

đảm bảo cho công nhân. Do áp lực sản xuất nhanh và tăng cường cạnh tranh, các nhà máy thời

trang nhanh thường thiếu giám sát và tuân thủ tiêu chuẩn lao động cơ bản. Công nhân thường

phải làm việc trong môi trường nguy hiểm, thời gian làm việc dài và nhận mức lương thấp.

2.3 Khuyến khích tiêu thụ không cần thiết

Thời trang nhanh khuyến khích tiêu thụ không cần thiết và thay đổi liên tục. Người tiêu dùng

thường bị thúc đẩy mua sắm theo các xu hướng mới và loại bỏ các sản phẩm cũ một cách nhanh

chóng. Điều này góp phần vào sự lãng phí tài nguyên và tạo ra lượng lớn chất thải, ảnh hưởng

tiêu cực đến môi trường.

2.4 Chất lượng sản phẩm không đáng tin cậy

Vì quy trình sản xuất nhanh chóng, thời trang nhanh thường không đảm bảo chất lượng sản

phẩm. Vật liệu kém chất lượng và quy trình sản xuất không tập trung vào sự bền vững dẫn đến

việc các sản phẩm này thường không bền và có thể bị hỏng sau một thời gian ngắn sử dụng.

Điều này tạo ra lãng phí tài nguyên và tăng lượng chất thải trong quá trình sử dụng và loại bỏ

sản phẩm

3. Tác động đến môi trường

3.1 Tiêu thụ lượng nước

Giá trị ngành thời trang năm 2019 ước tính lên tới 2,5 nghìn tỷ USD. Để đạt được điều này,

các thương hiệu lớn và ông trùm thời trang đã đầu tư ồ ạt vào các mẫu “thời trang nhanh ” và

tung ra nhiều bộ sưu tập. Tuy nhiên, đằng sau ngành công nghiệp tiến bộ này là tiềm ẩn những

tác động mạnh mẽ đến môi trường, đặc biệt là môi trường nước. Hiện nay, với sự bùng nổ

nhanh chóng của “mì ăn liền” thì lượng nước sạch sử dụng cho chúng cũng ngày càng nhiều.

21
Trường Đại học Văn Lang

Nhiều hóa chất như axit, thuốc nhuộm, thuốc nhuộm và chất hoạt động bề mặt được sử dụng

trong các nhà máy nhuộm và dệt và vô số các thành phần khác. Nhóm hóa chất này rất khó xử

lý triệt để trước khi thải ra môi trường.

Tổ chức Ol đã thu thập các mẫu nước hàng tuần từ hai địa điểm, bãi biển và Phá Korle, rồi xử

lý chúng để đo mức vi sợi trong nước. Ngày nay, người ta ước tính rằng sợi tổng hợp chiếm

60% quần áo trên thế giới. Sợi tổng hợp cũng là một nguồn gây ô nhiễm, vì nhựa và polyester

làm từ dầu mỏ không thể phân hủy sinh học như sợi tự nhiên. Nó có thể tồn tại trong các bãi

chôn lấp hàng trăm năm, khiến những sợi nhỏ này bong ra và kết thúc trong cống rãnh.
Hình 11: thu thập mẫu nước

Ngoài ra, các loại vải tổng hợp như polyester tạo thành các hạt nhựa nhỏ mỗi khi bạn giặt hoặc

mặc chúng. Những hạt nhựa này, được gọi là vi nhựa, gây ô nhiễm đại dương, trong lành và

đất và khi động vật ăn phải sẽ ức chế sự tăng trưởng và sinh sản. Các nhà khoa học Úc ước tính

rằng có khoảng 9,25-15,86 triệu tấn vi nhựa ở dưới cùng và một trong những nguồn chính gây

ô nhiễm là nhựa dùng cho ngành may mặc. Polyester là nguồn ô nhiễm vi nhựa chính, nhưng

nó cũng có nhiều tác động đối với sản xuất sợi bông. Theo WeForum, phải mất khoảng 2.649

lít nước để tạo ra một chiếc áo sơ mi. Lượng nước này đủ để uống ít nhất ly nước mỗi ngày

22
Trường Đại học Văn Lang

trong 3,5 năm. Nhìn chung, ngành công nghiệp thời trang chịu trách nhiệm cho 20% ô nhiễm

nước công nghiệp trên toàn thế giới.

3.2 Lượng chất thải

Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ, 11,3 triệu tấn hàng dệt may đã được gửi đến các

bãi chôn lấp vào năm 2018 và 3,2 triệu tấn đã được đốt, tạo ra lượng khí thải nhà kính lớn. Một

nghiên cứu do thương hiệu Labfresh công bố cho thấy 57,1% rác thải thời trang từ 15 quốc gia

thuộc Liên minh Châu Âu được đưa đến các bãi chôn lấp. Một báo cáo của tổ chức WRAP của

Anh cho biết có tới 350.000 tấn quần áo đã qua sử dụng, trị giá ước tính 140 triệu bảng Anh,

được đổ vào các bãi chôn lấp trên khắp đất nước mỗi năm.

Nhiều quốc gia đã trở thành bãi rác bất hợp pháp cho ngành công nghiệp thời trang dùng một

lần và phải đối mặt với những hậu quả không thể khắc phục do ô nhiễm môi trường.

Ngành may mặc đang tăng trưởng 8% hàng năm (không tính thời kỳ đại dịch năm 2020), trong

đó thời trang nhanh dẫn đầu ngành may mặc. Trong số 100 tỷ sản phẩm may mặc được sản

xuất mỗi năm, 20% không bán được. Trung bình, khoảng 85% hàng dệt may kết thúc tại các

bãi chôn lấp mỗi năm, tương đương với một xe tải quần áo bị đốt hoặc loại bỏ mỗi giây. Trong

20 năm qua, lượng quần áo người Mỹ vứt bỏ đã tăng gấp đôi từ 7 triệu tấn lên 14 triệu tấn.

Điều này có nghĩa là trung bình một người vứt bỏ 80 pound quần áo mỗi năm. Hầu hết quần

áo được gửi đến Châu Phi và phần còn lại được chất thành đống ở bãi phế liệu.

Hơn nữa, 90% các sản phẩm may mặc này được làm từ vải cotton hoặc polyester. Vải cotton

là một mặt hàng chủ lực trong ngành may mặc sử dụng nhiều nước. Và nói đến vải, bạn không

thể bỏ qua sản xuất cotton. Trồng bông chủ yếu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Chỉ 2,4% diện

tích đất canh tác trên thế giới được trồng bông, nhưng 11% lượng thuốc trừ sâu trên thế giới

được sử dụng để trồng bông. Bông cũng là loại cây trồng sử dụng nhiều nước nhất. Cần từ

7.000 đến 29.000 lít nước để sản xuất 1 kg bông. Điều này gây ra chi phí cao đối với môi trường

và cộng đồng sống gần các cơ sở sản xuất bông.

23
Trường Đại học Văn Lang

3.3 Lượng chất thải

Lĩnh vực thời trang này là nguyên nhân chính gây ra lượng khí thải nhà kính khổng lồ và tác

động tàn phá môi trường. Các chuyên gia cho rằng nhu cầu về thời trang nhanh đang gây ra

nhiều vấn đề về môi trường, bao gồm việc thải ra môi trường các hóa chất độc hại thường được

sử dụng trong dệt nhuộm, tăng lượng khí thải CO2 từ giao thông vận tải toàn cầu và bao bì.

Sản phẩm không bị phân hủy.

Theo thống kê của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc, thời trang là ngành tiêu thụ nước

lớn thứ hai trên thế giới và chiếm 8-10% lượng khí thải carbon dioxide, đứng trước lượng khí

thải từ máy bay và tàu thủy. Trên thực tế, mặc dù ngành công nghiệp thời trang chiếm tới 8%

tổng lượng khí thải carbon của thế giới, những con số bí mật vẫn hiếm khi được công khai.

Lĩnh vực này gây ô nhiễm nhưng không được kiểm soát và không được đề cập tại Hội nghị các

Bên về Biến đổi Khí hậu của Liên hợp quốc (COP26) vừa qua tại Glasgow. Theo CNN, thông

lệ hiện nay là phân bổ hơn 26% ngân sách mà ngành thời trang đã chi cho việc phân bổ xử lý

carbon toàn cầu cho các ngành khác để hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức giới hạn 2°C vào

năm 2050. Đây là một thiếu sót đáng tiếc, xét rằng nó có thể được thực hiện.

Ngành công nghiệp thời trang đã mất kiểm soát trong nhiều thế hệ và nếu không có quy định,

nó sẽ không thực hiện nhiều thay đổi để hạn chế lượng khí thải ra môi trường.

3.4 Điều kiện làm việc thiếu thốn

Hình 12: công nhân may

24
Trường Đại học Văn Lang

Nạn nhân tiếp theo của thời trang nhanh không chỉ là môi trường mà còn là nhân quyền ở các

nước đang và kém phát triển. Để giữ giá sản phẩm thấp và nhu cầu lao động cao, nhiều thương

hiệu thời trang nhanh đang cắt giảm giá thành sản phẩm. Bằng cách thuê lao động giá rẻ ở các

nước nghèo nhất thế giới. Nhiều công ty thời trang nhanh không quan tâm đến điều kiện làm

việc của nhân viên và không minh bạch về chuỗi cung ứng của họ. Điều này dẫn đến điều kiện

làm việc tồi tệ, lương thấp và các hành vi lạm dụng và bóc lột khác. Tháng 4/2013, tòa nhà nhà

máy Rana Plaza ở Bangladesh chuyên sản xuất hàng may mặc cho các thương hiệu thời trang

nhanh đã đổ sập sau khi vượt quá số tầng cho phép. Các vết nứt đã được xác nhận đã giết chết

tới 1.134 người, nhưng công nhân vẫn phải quay lại làm việc hoặc không được trả lương. Rana

Plaza đã hoạt động từ năm 2013 và vẫn là một ví dụ kinh điển về điều kiện sản xuất tồi tệ trong

ngành thời trang nhanh.

25
Trường Đại học Văn Lang

CHƯƠNG 4:
GIÁP PHÁP CHO NGÀNH THỜI TRANG
1. Thời trang bền vững:

Thời trang bền vững (sustainable fashion hay eco fashion) được hiểu là các sản phẩm từ chất

liệu an toàn, có khả năng phân hủy hoặc tái sử dụng với quy trình sản xuất bảo đảm giảm thiểu

chi phí tài nguyên, hạn chế xả thải ra môi trường. Xu hướng này đang tạo ra những thay đổi

trong cơ cấu ngành công nghiệp thời trang. Một nghiên cứu vào năm 2015 đã chỉ ra 97%

nguyên liệu tạo ra quần áo là nguyên liệu mới, chỉ 3% là sử dụng nguyên liệu tái chế. Ngành

may mặc nói riêng dùng đến 98 triệu tấn nguyên liệu tài nguyên không tái tạo. Hơn nữa, ngành

công nghiệp thời trang toàn cầu thải ra lượng lớn khí nhà kính hằng năm, góp phần gây ra tình

trạng biến đổi khí hậu. Đa phần quần áo được sản xuất từ thành phẩm của nhiên liệu hóa thạch

nên sẽ khá tốn năng lượng để duy trì quy trình sản xuất so với nguyên liệu tự nhiên hoặc sợi

tái chế.Thời trang bền vững tạo ra phong cách thời trang mang tính nhân văn và thân thiện với

môi trường. Việc sử dụng sản phẩm liên quan đến phong cách thời trang bền vững giúp giảm

tác động tiêu cực đến môi trường, đây là điều giới trẻ ngày càng quan tâm.Thời trang bền vững

xuất hiện như một giải pháp hữu hiệu khi chỉ cần lượng nước hạn chế trong quy trình nhuộm

và tạo ra thành phẩm. Thời trang bền vững cũng giúp tạo ra môi trường làm việc công bằng và

an toàn cho người lao động. Hơn nữa, thời trang bền vững cũng an toàn hơn cho người mặc.

Với thời trang thông thường, quần áo phải trải qua quy trình tiếp xúc hóa chất kéo dài và lượng

hóa chất này có thể gây tác động xấu đến sức khỏe của công nhân và con cái họ. Đó là lý do

chúng ta cần phải giặt quần áo trước khi mặc lần đầu và kiểm tra kỹ thông tin sản phẩm. Hơn

nữa, những nhãn hàng thời trang bền vững thường phải bảo đảm những yêu cầu khắt khe về

nguồn gốc cũng như trách nhiệm xã hội khi bảo đảm quyền lợi công nhân đủ tuổi lao động

trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Cuối cùng, thời trang bền vững giúp người dùng ý thức hơn về

mặt trái của ngành thời trang, cũng như sự hài hòa trong hệ sinh thái con người và môi trường.

26
Trường Đại học Văn Lang

2.Giải pháp khắc phục

Với nhu cầu ngày càng cao về thời trang bền vững của giới trẻ, các cửa hàng chuyên handmade,

secondhand cũng như các hãng thời trang mới nổi về handmade cũng đã nỗ lực đầu tư, mở

rộng phát triển, đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng. Ở trung tâm các thành phố lớn, chúng ta cũng

dễ dàng bắt gặp những cửa hàng chuyên về mặt hàng này với nguồn hàng phong phú và nhiều

mức giá để lựa chọn. Mấu chốt trong quá trình chuyển đổi sang thời trang bền vững chính là

khách hàng. Người mua cần ý thức hơn về cách thức quần áo được tạo ra cũng như nguồn gốc

nguyên liệu và quan tâm đến chất lượng cũng như trách nhiệm xã hội của nguồn hàng. Chỉ có

như vậy thì thị trường mới dần chuyển mình theo hướng đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu xã hội.

Bên cạnh đó, mỗi người cũng đều đến gần với xu thế thời trang bền vững khi để tâm hơn đến

cách thức bảo quản quần áo và thải bỏ sau khi sử dụng sao cho hợp lý, hạn chế sự lãng phí.

3. Nâng cao nhận thức thông qua tuyên truyền thông điệp

- Kêu gọi người nổi tiếng, có sức ảnh hưởng tham gia bảo vệ môi trường.
- Dùng ấn phẩm để truyền thông như poster
- Xây dựng các chiến dịch hoạt động tái chế, tái sử dụng,…
- Khuyến khích các doanh nghiệp sản phẩm bền vững phát triển thông qua các chính sách hỗ
trợ đặc biệt.

27
Trường Đại học Văn Lang

Hình 13: Poster Thời trang bền vững

28
Trường Đại học Văn Lang

Kết luận

Thời trang là bứt phá mọi giới hạn. Song chúng ta vẫn cần phải phát huy tối đa tính bền vững

của thời trang để nó có thể mang dáng dấp của lối sống đẹp và tích cực cho môi trường và xã

hội. Mục tiêu hành động của Coolmate, Saitex và các thương hiệu thời trang khác là một nỗ

lực đáng quý để chúng ta thay đổi thói quen mua sắm và cải thiện môi trường sống trong hiện

tại và tương lai. Ngay cả những thay đổi nhỏ trong hành vi mua sắm hàng ngày cũng có thể

dẫn đến những thay đổi trên toàn hệ thống. Người tiêu dùng nên mua những gì họ thực sự cần

và có thể sử dụng lâu dài, thay vì thay thế các sản phẩm phổ biến và được dùng lâu dài mỗi

ngày.

29
Trường Đại học Văn Lang

Tài liệu tham khảo:

1.http://daidoanket.vn/dinh-nghia-ve-thoi-trang-co-hay-khong-nhung-gioi-han-5685067.html
2.https://viecoi.vn/cam-nang-nghe-nghiep/chi-tiet-nhung-dieu-toi-thieu-can-phai-biet-truoc-
khi-theo-duoi-nganh-thoi-trang-1053.html
3.https://lifestyle.zingnews.vn/nganh-thoi-trang-gay-ra-20-o-nhiem-nguon-nuoc-
post1299199.html
4.https://dantri.com.vn/kinh-doanh/xu-huong-tieu-dung-cua-gen-z-va-su-chuyen-minh-cua-
nganh-thoi-trang-20220607160342924.htm
Chương 2:
http://surl.li/jajcx
http://surl.li/jajcu
https://www.ueh.edu.vn/cuoc-song-ueh/tin-tuc/thoi-trang-than-thien-voi-moi-truong-da-den-
luc-phai-thay-doi-58919
https://baophapluat.vn/thoi-trang-nhanh-va-cau-chuyen-huy-hoai-the-gioi-post436611.html

30

You might also like