You are on page 1of 4

1.8.

Tổng quan tài liệu/ Tổng quan tình hình nghiên cứu
Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về loại hình du lịch bằng waterbus trên thế giới nói
chung cũng như ở Việt Nam nói riêng, có thể kể đến những tác giả sau:
1.8.1. Trên thế giới
A. Kondo & Y. Hirose (1998), Ảnh hưởng của việc áp dụng hệ thống xe buýt nước
và chính sách giao thông đến giao thông đường bộ và môi trường ở khu vực đô thị, Khoa
Kỹ thuật Hệ sinh thái, Đại học Tokushima, 2-7, Minamijosanjirna.
Anan, Fawziya Fariha; Ahmed, Nawsin; Habib, Kazi Tahsina (2021), Evaluation of
satisfaction level of waterbus services in Dhaka city from commuters’ perspective.
Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ và an
toàn của dịch vụ waterbus tại thành phố Dhaka
Juying Wang và cộng sự (2015), Optimization of the Waterbus Operation Plan
Considering Carbon Emissions: The Case of Zhoushan City
Lan Wu and Haoqian Li(2019), Exploration and planning of water bus in urban
new district—Taking Hangzhou Science and Technology City as an example
Anan, Fawziya Fariha; Ahmed, Nawsin; Habib, Kazi Tahsina (2021), Evaluation of
satisfaction level of waterbus services in Dhaka city from commuters’ perspective. Điểm
mạnh của nghiên cứu này chính là việc sử dụng phương pháp định lượng thông quan việc
khảo sát 150 bảng hỏi của khách hàng sử dụng waterbus. Thông qua đó đánh giá được
mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ cũng như sự an toán của việc sử dụng các dịch vụ
của waterbus. Bài nghiên cứu đã chỉ ra được chất lượng dịch vụ của xe buýt đường thủy
bao gồm nhiều đặc điểm như sạch sẽ, thoải mái, đúng giờ, độ tin cậy, số chỗ ngồi, sự
thuận tiện trong khi khía cạnh an toàn tính đến các vấn đề như đặc điểm vận hành của tài
xế, thiết bị an toàn, thiết bị cấp cứu, cơ sở y tế, quấy rối. Tuy nhiên điểm yếu của bài
nghiên cứu này chính là việc sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất. Ngoài ra,
trong nghiên cứu nghiên cứu, do thiếu dữ liệu, một số biến có thể có tác động lớn đến
dịch vụ sẽ bị bỏ qua, điều nàylà một vấn đề cố hữu trong nhiều nghiên cứu. Ngoài các
biến trên, phân tích không bao gồm quyền sở hữu, giấy phép lái xe, mạng lưới vận
chuyển, giá nhiên liệu, giá đỗ xe, v.v.
Juying Wang và cộng sự (2015), Optimization of the Waterbus Operation Plan
Considering Carbon Emissions: The Case of Zhoushan City. Gần đây, khi ngày càng có
nhiều người quan tâm đến các vấn đề xung quanh môi trường bảo vệ, nghiên cứu về cách
giảm lượng khí thải carbon đã thu hút sự chú ý ngày càng tăng. Khuyến khích giao thông
công cộng là một biện pháp hiệu quả để giảm lượng khí thải carbon. Tuy nhiên, giao
thông công cộng đường bộ ít làm giảm lượng carbon hơn vì dần dần tăng áp lực giao
thông đường bộ đô thị. Vì vậy, waterbus trở thành một hướng đi mới trong phát triển giao
thông công cộng đô thị. Để tối ưu hóa kế hoạch hoạt động của waterbus, một mô hình hai
cấp độ xem xét lượng khí thải carbon đề xuất trong bài báo này. Đây là những điểm mạnh
của nghiên cứu. Tuy nhiên bài nghiên cứu cũng có hạn chế đó là không quan tâm đến vấn
đề nguồn vốn khi đưa ra những kế hoạch do đó mà nguồn vốn trở thành một trở ngại lớn
nhất cho những kế hoạch mà nhà nghiên cứu đã đề xuất.

1.8.2. Việt Nam


Tại Việt Nam những nghiên cứu liên quan đến waterbus có thể đến những nghiên
cứu sau:
La Thuý Minh Nhã (2014), Nghiên cứu tổ chức khai thác tuyến bus đường sông dọc
sông Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh
Phúc Mã Vân , Trần Vinh Trung và Khổng Minh Trang (2023)), “Nâng cao vai trò
của hệ thống giao thông công cộng đường thủy tại thành phố Hồ Chí Minh trong phát
triển không gian đô thị theo Đô thị xanh” .
Nghiên cứu khả thi hệ thống xe buýt đường sông tại Thành phố Hồ Chí Minh – Võ
Trọng Cang, Nguyễn Anh Tuấn, Võ Minh Phúc , ISSN : 2248-9622, Tập. 3, Vấn đề 6 ,
Tháng 11-Tháng 12 năm 2013, 2128-2131

La Thuý Minh Nhã (2014), Nghiên cứu tổ chức khai thác tuyến bus đường sông dọc
sông Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh. Mục đích của luận văn là đánh giá hiện trạng và
đề xuất mô hình thực hiện tổ chức khai thác tuyến buýt đường sông dọc sông Sài Gòn
thành phố Hồ Chí Minh, để từ đó có các giải pháp phù hợp nhằm bổ sung thêm phương
thức giao thông công cộng mới, tăng nhu cầu đáp ứng người dân khi tham gia giao thông,
đồng thời làm cân đối giữa vận tải hành khách công cộng và vận tải cá nhân. Dựa trên
phương thức tính toán mô hình Binary Logistic trên cơ sở tiết lộ sở thích (State
preference data). Mức độ thỏa dụng về lựa chọn sử dụng sử dụng phương thức đi lại mới
này thông qua mô hình lựa chọn phương thức được đánh giá với các biến về cảm nhận
chất lượng, thói quen sử dụng phương tiện giao thông cá nhân, thời gian đi làm
hằng ngày và thu nhập cá nhân. Cuối cùng, luận văn đưa ra khuyến cáo đối với việc áp
dụng phương thức giao thông công cộng mới này cho người dân Thành phố Hồ Chí
Minh. Tuy nhiên bài luận văn có hạn chế đó chính là việc sử dụng việc chọn mẫu phi xác
suất và nghiên cứu trong giai đoạn mà thành phố Hồ Chí Minh đang trong thời kì đổi
mới, có nhiều bất cập về việc ùn tắc giao thông nên những giải pháp và nghiên cứu mà
bài luận văn đưa ra chỉ có tác dụng trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh mà thôi.
Từ những tài liệu nghiên cứu trên đã cho thấy được vai trò quan trọng của việc sử
dụng waterbus trong hệ thống giao thông đường bộ và đường biển tại các đô thị trong
việc giảm ùn tắc giao thông, giảm tại khói bụi cho môi trường, giamr thiểu khí CO2 thải
ra môi trường và góp phần bảo vệ môi trường. Tuy nhiên việc sử dụng và triển khai mô
hình waterbus tại các đô thị hiện nay vẫn còn gặp những khó khăn do người sủ dụng chưa
hiểu và quan tâm nhiều tới loại hình phương tiện này.
Có rất nhiều nghiên cứu về water bus thuọc rất nhiều đối tượng, cũng có nhiều
nghiên cứu việc triển khai waterbus trên địa bàn TP.HCM xong chưa có nghiên cứu bào
nghiên cứu về nhu cầu của đối tượng là nhóm khách hàng là giới trẻ với độ tuổi 19-25
trên địa bàn TP.HCM về việc trải nghiệm waterbus tại TP.HCM. Do vậy mà đề tài nghiên
cứu này không có sự trùng lặp với các nghiên cứu trước đây.
1.9. Cơ sở lý luận
1.9.1. Cách tiếp cận
Đề tài phối kết hợp nhiều cách tiếp cận để có cái nhìn liên ngành. Chẳng hạn như
sử dụng phương pháp quản trị học để phân tích, đánh giá thực trạng nhu cầu của nhóm
khách hàng giới trẻ trong việc trải nghiện waterbus ; tiếp cận tâm lý học để tìm hiểu về
thái độ, tâm tư, nguyện vọng của các đối tượng tham gia và chịu ảnh hưởng từ hoạt động
trải nghiệm việc sử dụng waterbus...; tiếp cận kinh tế học để nghiên cứu mức độ của các
nhu cầu.

1. La Thuý Minh Nhã (2014), Nghiên cứu tổ chức khai thác tuyến bus đường sông
dọc sông Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học
Bách Khoa, Đại học TP.HCM
2. A. Kondo & Y. Hirose (1998), Ảnh hưởng của việc áp dụng hệ thống xe buýt
nước và chính sách giao thông đến giao thông đường bộ và môi trường ở khu vực
đô thị, Khoa Kỹ thuật Hệ sinh thái, Đại học Tokushima, 2-7, Minamijosanjirna,
3. Anan, Fawziya Fariha; Ahmed, Nawsin; Habib, Kazi Tahsina (2021), Evaluation
of satisfaction level of waterbus services in Dhaka city from commuters’
perspective. http://hdl.handle.net/123456789/1353
4. Juying Wang và cộng sự (2015), Optimization of the Waterbus Operation Plan
Considering Carbon Emissions: The Case of Zhoushan City.
Sustainability 2015, 7(8), 10976-10993; https://doi.org/10.3390/su70810976
5. Lan Wu and Haoqian Li(2019), Exploration and planning of water bus in urban
new district—Taking Hangzhou Science and Technology City as an example,
Journal of Physics: Conference Series, Volume 1168, Issue 3
6. Phúc Mã Vân , Trần Vinh Trung và Khổng Minh Trang (2023)), “Nâng cao vai trò
của hệ thống giao thông công cộng đường thủy tại thành phố Hồ Chí Minh trong
phát triển không gian đô thị theo Đô thị xanh” , Hội nghị AIP Proc. 2560, 020015
(202.) https://doi.org/10.1063/5.0125566

7.

You might also like