You are on page 1of 3

Tên đề tài/ Project title: Những đèn báo giao thông thông minh.

Lĩnh vực/ Research sector: Công nghệ thông tin.


Tác giả/ Author: Nguyễn Hoàng Quốc Bảo - 11 Toán 1.

I. Tóm tắt ý tưởng/ Project summary:


Ứng dụng AI vào hệ thống đèn báo giao thông. Hệ thống AI phân tích dữ liệu hình ảnh
để đánh giá số lượng xe cộ ở mỗi hướng để đưa ra kết quả có cần rút gọn thời gian đợi
đèn đỏ hay không và nếu có sẽ rút gọn bao nhiêu. Hệ thống này sẽ giúp cho thời gian
đợi đèn đỏ của mọi người rút ngắn lại và thời gian đến được đích ngắn đi.

II. Cơ sở lý thuyết/ Background:


Ngày này, vấn đề giao thông không còn là vấn đề của riêng bất cứ ai mà còn là vấn đề
của nhiều nước trên thế giới. Nhiều người cảm thấy rằng việc các cột đèn hiệu giao
thông chỉ đếm ngược một cách cố định khiến cho nó dường như quá công nghiệp mà
còn không đáp ứng nhu cầu của mọi người (như tại các ngã tư, có ngã đường thì vô
cùng nhiều xe như phải đợi đèn đỏ 50 giây trong khi một ngã đường khác chỉ có vài ba
xe nhưng đèn xanh, vàng quá nhiều).
Và khi đó hệ thống AI có thể hỗ trợ điều đó bằng cách nhận diện được ngã đường nào
có nhiều xe, ít xe để phân tích và đẩy nhanh thời gian đèn xanh, giảm thời gian đợi đèn
đỏ.
Các nghiên cứu, thí nghiệm đã góp phần vào nghiên cứu của tôi đó là :
- Dự án dùng hệ thống AI hỗ trợ phạt nguội trong vi phạm giao thông của Bộ
Giao thông vận tải.
- Dự án dung máy học và thị giác máy tính phân tích luồng lưu lượng.
- Sử dụng tín hiệu GPS phân tích luồng lưu lượng trong Google Maps.
Từ những dự án đã thành công này, tôi muốn áp dụng mô hình của những dự án đó
vào dự án của mình để đáp ứng nhu cầu của mọi người khi tham gia giao thông, tạo ra
hệ thống giao thông đường bộ linh hoạt, không bị gò bó vào một khoảng thời gian cố
định.
Nghiên cứu của tôi có thể rút gọn thời gian đợi đèn đỏ ở những quãng đường có trang
bị hệ thống đèn giao thông, từ đó có thể rút ngắn thời gian đợi đèn đỏ cũng như thời
gian đến địa điểm cần đến của mọi người.

III. Mục tiêu nghiên cứu/ Research aim:


Nghiên cứu này tạo ra nhằm giảm thiểu thời gian đợi đèn hiệu của mọi người, giúp họ
có thể đến được địa điểm cần đến nhanh nhất. Tôi dự định tạo ra mô hình có thể tiếp
cận rộng rãi ở nhiều nơi thông qua những bộ phận từng thành công với các dự án
tương tự đi trước.
Các câu hỏi nghiên cứu bao gồm:
- Tại sao cần phải áp dụng hệ thống AI vào hệ thống đèn hiệu giao thông?
- Những lợi ích nào có thể mang lại nếu như dự án này thành công và được
sử dược rộng rãi?
Giả thuyết là sử dụng hệ thống đèn báo tích hợp AI sẽ đưa ra những quyết định thay
đổi thời gian trên đèn báo hợp lý và cải thiện lưu lượng giao thông tốt hơn so với sử
dụng đèn báo truyền thống. Để xác minh giả thuyết này, tôi đánh giá chất lượng dựa
trên thời gian mà mỗi người hoàn thành chuyến đi và đánh giá trên việc cải thiện lưu
lượng giao thông tại các tuyến đường.
Tôi hy vọng rằng nghiên cứu này sẽ giúp giảm thiểu thời gian mọi người tham gia giao
thông và lưu lượng phương tiện luôn ở mức ổn định.

IV. Phương pháp thực hiện / Methodology:


Đối với phương pháp thực hiện, ta thực hiện trên cùng một tuyến đường để đảm bảo
tính hiệu quả. Ta ưu tiên tuyến đường có lưu lượng giao thông phức tạp, có hệ thống
camera và thời gian thực hiện như nhau nhằm giảm thiểu biến số ngẫu nhiên trong quá
trình thực hiện.
Trong thời gian đầu, ta quan sát, ghi nhận lưu lượng xe trên tuyến đường. Sau đó, ta
áp dụng hệ thống AI vào tuyến đường và ghi nhận số liệu của tuyến đường khi được
hỗ trợ AI.
Kết thúc thời gian thực nghiệm, ta tiến hành đánh giá nhiều mặt: mật độ giao thông cải
thiện như nào; thời gian tính toán, đưa ra quyết định của AI có hợp lý, nhanh chóng
không. Ta có thể thu thập ý kiến phản hồi từ người dân về mức độ hiệu quả của dự án.
Trong suốt quá trình thực nghiệm, mọi tiêu chuẩn đều phải được đảm bảo nghiêm ngặt,
bao gồm việc lấy ý kiến người dân. Quyền riêng tư của người tham gia giao thông và
người dân phải luôn được bảo mật và ẩn thông tin cá nhân.
Ta so sánh kết quả dựa trên các tiêu chí như đọ hiệu quả, mức độ cải thiện giao thông
và tính chính xác trong việc đưa ra quyết định của AI. Bằng cách sử dụng phương pháp
này, dự án tạo ra nhằm ổn định lưu lượng xe qua lại tuyến đường, nâng cao chất lượng
giao thông cho người dân.

V. Kết quả dự kiến / Expected outcomes


Nghiên cứu này sẽ chứng minh rằng giải quyết các vấn đề giao thông bằng cách tích
hợp hệ thống AI vào sẽ được ra kết quả tốt hơn việc sử dụng phương pháp truyền
thống. Hiệu quả của việc ứng dụng AI vào hệ thống giao thông và không ứng dụng sẽ
được so sánh một cách công bằng, rõ ràng trên các thông số thống kê với biến số ngẫu
nhiên tối thiểu.
Ngay cả khi ứng dụng AI vào hệ thống giao thông sẽ tốn kém chi phí hơn là không ứng
dụng và sử dụng con người – phương pháp truyền thống thì AI vẫn thể hiện điểm nổi
trội hơn cách truyền thống. Có thể nó đến như vấn đề được giải quyết trước khi nó
vượt tầm kiểm soát. Đồng thời có thể giảm thiểu số lượng nhân lực phải tập trung để
giải quyết vấn đề nhỏ và có thể hạn chế tối đa việc ùn tắc giao thông tại các tuyến
đường trọng điểm ở giờ cao điểm.

VI. Ý nghĩa của nghiên cứu / Significance


Tôi đã tham gia giao thông từ những ngày đầu tiên ở cấp 2 của bản thân. Tôi đạp xe đi
học hằng ngày, và tôi đủ thấu hiểu cho những người tham gia giao thông khác vì không
biết bao nhiêu lần đã trễ học chỉ vì đợi đèn đỏ quá lâu ảnh hưởng tới thời gian tôi đi đến
trường. Chính vì lẽ đó, tôi thực hiện nghiên cứu này để hỗ trợ mọi người khi họ tham
gia giao thông. Dự án này sẽ là một phương pháp mạnh mẽ để hỗ trợ hệ thống giao
thông ở nhiều nơi, giúp cho việc tham gia giao thông của mọi người có thể tốt hơn, giúp
cho mọi người có thể giảm thiểu thời gian tham gia giao thông và đến được đích đến
một cách nhanh nhất. Đồng thời có thể đóng góp vào sự phát triển của nước ta.

VII.References
- The Association for the Advancement of Artificial Intelligence : https://aaai.org/
- The Allen Institute for Artificial Intelligence : https://allenai.org/

You might also like