You are on page 1of 8

ZZZZZZZ z

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT


KHOA CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

CHỦ ĐỀ: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG TẮC ĐƯỜNG Ở VIỆT NAM

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Điệp


Nhóm sinh viên thực hiện:
Hoàng Kiếm Huân_2222104030499
Trần Huy Giàu_2222104030556
Nguyễn Viết Dũng_2222104039412

Bình Dương, tháng 1 năm 2022


KIỂM TRA GIỮA KỲ

Tóm tắt chủ đề: Tình trạng tắc đường ở Việt Nam.

Tóm tắt:

Đất nước chúng ta đang ngày càng phát triển, cùng với đó là sự phát triển nhanh
chóng của các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải
Phòng, ... Song song với sự phát triển đô thị ấy là sự gia tăng của người cũng như
phương tiện di chuyển trong các thành phố lớn. Điều này đã gây ra tình trạng tắc
đường vô cùng nghiêm trọng tại các đô thị ở cả nước ta hiện nay. Tắc đường vẫn đang
là một vấn đề nan giải đối với các đô thị lớn trên thế giới trong đó có Việt Nam. Tình
trạng ùn tắc sẽ dẫn tới nhiều hậu quả đáng tiếc nếu như không có biện pháp đúng đắn
để giải tỏa vấn đề này. Thông qua chủ đề này nêu lên những nhận thức của mọi người
về vấn đề tắc đường, để từ đó đưa có những giải pháp thích hợp giúp chúng ta nhận
thức rõ hơn về tầm quan trọng của trật tự giao thông. Từ đó sẽ giúp chúng ta hạn chế
gặp và để xảy ra các vấn đề tắc nghẽn giao thông trì trệ hằng ngày.
Keyword: Tắc đường, Việt Nam.

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

THUYẾT MINH ĐỀ TÀI


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
Năm học 2022-2023
1. Tên đề tài: Nghiên cứu tình trạng tắc đường ở Việt Nam

2. Loại hình nghiên cứu: R Cơ bản £ Ứng dụng  Triển khai

3. Lĩnh vực nghiên cứu:

R Khoa học Xã hội và Nhân văn £ Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ
£ Kinh tế £ Khoa học Tự nhiên
£ Khoa học Giáo dục
4. Thời gian thực hiện: 3 tháng

Từ tháng 11 năm 2022 đến tháng 1 năm 2023


5. Đơn vị quản lý về chuyên môn:

Khoa: Công nghiệp Văn hóa Bộ môn: Thiết kế đồ họa


6. Giáo viên hướng dẫn:

Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Điệp


Học vị: Thạc sĩ
Đơn vị công tác (Khoa, Phòng): Công nghiệp Văn hoá
Địa chỉ nhà riêng: 107, Đx 117, khu 7, phường Tân An, Tp.TDM, BD.
Di động: 0932 608 609 E-mail: diepntn.ktxd@tdmu.edu.vn
7. Nhóm sinh viên thực hiện đề tài:

Sinh viên chịu trách nhiệm chính: Hoàng Kiếm Huân


Email: 2222104030499@student.tdmu.edu.vn
Sđt: 0939939129

Chữ
TT Họ và tên Lớp, Khóa

2 Trần Huy Giàu D22TKDH03
MSSV: 2222104030556

3 Nguyễn Viết Dũng D22TKDH03


MSSV: 2222104039412
8. Tính cấp thiết của đề tài:

Tắc đường cộng với không gian chật chội, bụi bặm, khói xe đầy ngập, nhất là ở
những thời điểm mùa hè oi bức khiến cho mọi người dân bức xúc. Vẫn biết ùn tắc giao
thông đô thị là một hiện tượng xã hội phản ánh sự quá tải về giao thông không chỉ ở
Việt Nam mà ở hầu hết các thành phố lớn trên thế giới. Sự quá tải này là do mức độ
phát triển của hệ thống giao thông ở đô thị không đáp ứng kịp với tốc độ tăng dân số,
không đáp ứng được nhu cầu về giao thông của người dân. Đây chính là vấn đề cấp
thiết hiện nay cần được quan tâm để tiết kiệm thời gian của các bác tài và những người
tham gia gia thông như chúng ta. Chính vì vậy, nhóm em đã chọn đề tài “Tình trạng
tắc đường ở Việt Nam” để tìm hiểu nguyên nhân vì sao lại xuất hiện tình trạng tắc
đường mỗi ngày. Để từ đó có những giải pháp thích hợp giúp chúng ta hiểu hơn về bản
chất của giao thông và trật tự phải tuân theo của nó.

9. Mục tiêu đề tài

Đề tài hướng đến những suy nghĩ, nhận định của mọi người về trật tự giao
thông. Đề tài nhằm khái quát, tìm hiểu về những phiền toái và tiêu cực mà việc tắc
đường mang lại.

10. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài:

Theo tác giả Ngọc Gấm, tính đến nay, tình trạng ùn tắc của nước ta đang ở con
số đáng báo động, hiện trạng ùn tắc đã đạt mức trở thành một trong những vấn nạn
nhức nhối trong xã hội Nếu chú ý nghe đài báo hoặc xem tivi, chúng ta không khó để
bắt gặp những hình ảnh ùn tắc kéo dài khi tham gia giao thông của các phương tiện. Ở
Hà Nội, một số tuyến đường chính, nội đô luôn thường xuyên lâm vào tình trạng tắc
nghẽn kéo dài, trầm trọng như Đê La Thành, Minh Khai, Kim Liên, Giải Phóng, ...
Những cuộc ùn tắc này đôi khi kéo dài hàng giờ đồng hồ gây ảnh hưởng không nhỏ tới
người dân cũng như kinh tế của đất nước. Mặc dù, các đồng chí cảnh sát giao thông
liên tục điều tiết thế nhưng tình trạng tắc nghẽn vẫn diễn ra liên tục Có thể nói, ùn tắc
giao thông đang khiến cho toàn thể người dân lo lắng mỗi khi bước chân ra khỏi nhà.
Nguyên nhân được chỉ ra ở đây là do ý thức của người tham gia giao thông khi lưu
thông trên đường. Như chúng ta thấy, phương tiện chính chủ yếu của người dân Việt
tham gia giao thông là xe máy khá nhỏ, điều này khiến cho người dân thường xuyên
chiếm làn, lách làn của xe ô tô, gây nên tình hình tắc cục bộ, không thể di chuyển.

Theo tác giả Phạm Chiến, Sự mất cân đối trong cơ cấu tỷ lệ phương tiện giao
thông ở nước ta đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như phương tiện di chuyển hỗn
hợp, không tách làn đường, gây ra tai nạn cũng như gây ùn tắc nếu có quá nhiều
phương tiện cùng tham gia giao thông tại cùng thời điểm. Hơn thế nữa cơ sở hạ tầng
của Việt Nam còn khá thấp kém, chưa đáp ứng được nhu cầu tham gia giao thông của
người dân, chưa được cải tạo, nâng cấp đúng mức với số lượng người dân. Đồng thời
tại Hà Nội và Sài Gòn, mạng lưới đường xá đô thị liên tục cắt nhau với nhiều nút giao
nhau, điều này cũng một phần gây nên sự ùn tắc khi người dân tham gia giao thông.
Cùng với đó, công tác tuyên truyền, giáo dục người dân chưa được quan tâm đúng
mức, còn yếu kém, chưa sâu sát cũng như được diễn ra liên tục, bền bỉ. Số lượng
người dân đô thị tăng nhanh, quy hoạch không đồng bộ hay sự phối hợp giữa các ban
ngành liên quan triển khai đảm bảo an toàn giao thông chưa quyết liệt cũng là một
nhân tố góp phần gây nên tình trạng ùn tắc giao thông nghiêm trọng như hiện nay tại
Việt Nam.

Thông qua những phân tích, nhận định trên của các tác giả, những người đi
trước về việc nghiên cứu những thực trạng của giao thông Việt Nam, nhóm đã nghiên
cứu và thấy được tính cấp thiết và những khoảng trống trong hiểu biết về giao thông ở
Việt Nam ngày nay. Chính vì vậy, nhóm đã làm đề tài nghiên cứu này để bổ sung vào
khoảng trống còn thiếu trong việc tìm hiểu về giao thông và trất tự phải tuân theo để
hạn chế tắc đường góp phần giúp cho những tuyến đường Việt Nam ngày càng thông
thoáng và an toàn.
11. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:

11.1. Phạm vi nghiên cứu:

 Không gian: Các tuyến đường lưu thông chính hay bị tắc đường ở Việt Nam.
 Thời gian: từ năm 2017 đến năm 2023

11.2. Phương pháp nghiên cứu:

Để làm rõ nội dung, đề tài nghiên cứu, nhóm đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu như sau:

- Phương pháp thu thập số liệu: Dựa trên nguồn thông tin thu thập được từ
những tài liệu tham khảo về tắc nghẽn giao thông có để xây dựng cơ sở luận
cứ nhằm làm sáng tỏ nguyên nhân gây ra tình trạng tắc nghẽn giao thông từ
đó tìm ra bản chất để tìm cách khắc phục.
- Phương pháp chuyên gia: Sử dụng trí tuệ của đội ngũ chuyên gia có trình
độ cao của một chuyên ngành để xem xét, nhận định bản chất phức tạp của
giao thông ở Việt Nam, tìm ra giải pháp tối ưu cho tình hình giao thông ở
Việt Nam.
- Phương pháp quan sát: Sau khi quan sát các tuyến đường hay xảy ra tắc
nghẽn giao thông chúng ta có thể tìm ra nguyên nhân, quy luật, thời gian
xảy ra tình trạng này trong ngày để có thể tìm ra hướng giải quyết kịp thời
và đúng đắn.

12. Nội dung nghiên cứu và tiến độ thực hiện:

12.1. Nội dung nghiên cứu:

Tình trạng vi phạm luật giao thông đang diễn ra một cách phổ biến và khó kiểm soát
trong xã hội khiến cho việc tắc đường xảy ra thường xuyên, dai dẳng. Ý thức của

người tham gia giao thông quyết định lớn nhưng trách nhiệm của cơ quan chức năng
cũng như người kiểm soát trực tiếp hoạt động giao thông cũng đóng vai trò không nhỏ.
Việc ban hành các điều luật cho giao thông cần thiết, nhưng cần phải bám sát và đáp
ứng được nhu cẩu của người dân. Tình trạng xử phạt cũng nên công tư phân minh,
không nên làm ngơ cho những người vi phạm. Hiện nay tình trạng ăn hối lộ để qua
chuyện cũng xảy ra rất nhiều, tạo nên làn sóng dư luận lớn.
Vậy làm thế nào để khiến cho tình trạng giao thông ở nước ta có thể đi vào quỹ đạo,
hạn chế tai nạn giao thông. Đây là sự nỗ lực, cố gắng của cả cộng đồng. Nhưng trước
hết vẫn là thái độ của người điều khiển phương tiện giao thông. Họ sẽ quyết định đến
hành động của mình như thế nào. Thế nên đầu tiên nhóm đã sử dụng phương pháp
quan sát để có cái nhìn khách quan về nguyên nhân gây ra tình trạng kẹt xe tại các
tuyến đường chính ở gần ( không nhất thiết phải đi hết tất cả tuyến đường ở Việt
Nam). Tiếp đó kết hợp từ việc thu thập thêm các tư liệu, thông tin về tình trạng tắc
đường thông qua phương pháp thu thập số liệu. Cuối cùng, giao thông là một vấn đề
với quy mô lớn và phức tạp nên chúng ta sẽ cần sự hỗ trợ của các chuyên gia nên
nhóm đã dùng phương pháp chuyên gia.

12.2. Tiến độ thực hiện:

Thời gian Các nội dung, công việc Sản phẩm Người

(bắt đầu-kết thúc) thực hiện thực hiện

3 tháng Tất cả nội dung Tài liệu Tất cả


thành viên

13. Sản phẩm và khả năng ứng dụng:

- Sản Phẩm: Báo cáo nghiên cứu

- Ứng dụng:

+ Nghiên cứu giúp mọi người hiểu rõ, nhận thức đúng và có cái nhìn tổng quan hơn
về giao thông ở Việt Nam.

+ Đồng thời qua nghiên cứu này giúp mọi người tránh khỏi tình trạng tắc đường gây
ô nhiễm môi trường, mất thời gian của những người tham gia giao thông.

Ngày …… tháng …… năm 201… Ngày …… tháng …… năm 201…


Giáo viên hướng dẫn đề tài Sinh viên
(Ký, ghi rõ họ tên ) chịu trách nhiệm chính
(Ký, ghi rõ họ tên)

You might also like