You are on page 1of 22

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN
Môn: Kĩ năng phát triển nghề nghiệp
Đề tài: Giải pháp di dời các trường đại học ra khỏi nội thành Hà Nội
Nhóm 1 – Anh 07
Lớp tín chỉ: KDO441(HK1-2324)K62.3
Giáo viên hướng dẫn: PGS, TS Phạm Thu Hương
Danh sách sinh viên
HỌ VÀ TÊN MÃ SINH VIÊN
Nguyễn Thị Hồng Điệp 2314110073
Trần Duy Bình 2311110042
Vũ Khánh Linh 2314110147
Vũ Thục Trinh 2315110312
Bùi Thảo Hương 2311110138
Lê Thị Hà Phương 2311110258
Chu Thị Hoa 2314110105
Trần Ngọc Linh 2314110151
Nguyễn Vũ Đình Nam 2311110205

Hà Nội, tháng 12 năm 2023


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................2
I.THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ...........................................................................4
1. Thực trạng của các trường đại học ở nội thành Hà Nội hiện nay..........4
2. Nguyên nhân của việc chậm trễ di dời đại học ra khỏi nội đô............10
II. GIẢI PHÁP DI DỜI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC RA KHỎI NỘI
THÀNH HÀ NỘI........................................................................................13
1. Kế hoạch quy hoạch các trường đại học theo lĩnh vực chuyên môn...13
2. Nguồn vốn...........................................................................................16
3. Kinh tế - xã hội của người dân sinh sống trong khu vực xung quanh
các trường đại học...................................................................................17
KẾT LUẬN.................................................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................21

1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, vấn đề về việc di dời các trường đại học ra
khỏi ngoại thành Hà Nội đã trở thành một chủ đề đáng quan tâm và gây
tranh cãi trong cộng đồng. Với sự gia tăng về quy mô dân số và tăng trưởng
kinh tế, việc định hình lại cơ cấu giáo dục và xây dựng một môi trường học
tập thuận lợi là một vấn đề cấp bách.

Trong bài tiểu luận này, chúng tôi nhằm trình bày và phân tích giải
pháp di dời các trường đại học ra khỏi ngoại thành Hà Nội, với mục tiêu tạo
ra một hệ thống giáo dục hiệu quả và phù hợp với nhu cầu phát triển đô thị
hiện đại. Bài tiểu luận sẽ được cấu trúc thành các phần chính nhằm trình
bày các luận điểm cơ bản về việc di dời các trường đại học.

Phần đầu tiên của bài tiểu luận sẽ giới thiệu về tình hình hiện tại của
các trường đại học ngoại thành Hà Nội, nêu bật những thách thức và hạn
chế mà họ đang đối mặt. Chúng tôi sẽ phân tích những vấn đề như quá tải
học sinh, thiếu hạ tầng đáp ứng nhu cầu giáo dục và khó khăn trong việc
thu hút giảng viên và sinh viên.

Phần thứ hai sẽ tập trung vào việc đề xuất giải pháp di dời các trường
đại học ra khỏi ngoại thành Hà Nội. Chúng tôi sẽ trình bày những lợi ích
mà việc thực hiện giải pháp này có thể mang lại, bao gồm giảm áp lực về
giao thông, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho phát triển cơ sở hạ tầng giáo
dục và tạo ra môi trường học tập tốt hơn cho sinh viên.

Phần cuối cùng của bài tiểu luận sẽ đề cập đến những thách thức và
khó khăn có thể phát sinh trong quá trình di dời các trường đại học. Chúng
tôi sẽ xem xét các yếu tố như nguồn vốn đầu tư, quản lý chất lượng giáo
dục và ảnh hưởng đến cộng đồng địa phương. Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ
đề xuất những biện pháp khả thi để vượt qua những thách thức này và đảm
bảo thành công của quá trình di dời.

2
Cuối cùng, bài tiểu luận sẽ kết luận với một tổng kết về các điểm
quan trọng đã được trình bày và đưa ra những khuyến nghị cho việc đi dời
các trường đại học ra khỏi ngoại thành Hà Nội. Chúng tôi hy vọng rằng bài
tiểu luận này sẽ góp phần vào việc thảo luận và tìm kiếm giải pháp hợp lý
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển bền vững của đô thị Hà
Nội.

3
I.THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
1. Thực trạng của các trường đại học ở nội thành Hà Nội hiện nay
Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, là
trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước. Trong những năm
qua, Hà Nội đã có những bước phát triển vượt bậc, trở thành một thành phố
hiện đại, năng động, hội nhập. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt
được, Hà Nội cũng đang đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có vấn đề
đô thị hóa quá mức (Một trong những biểu hiện của đô thị hóa quá mức là
việc tập trung quá nhiều trường đại học trong khu vực nội đô). Vấn đề này
đã và vẫn đang là một “hạt sạn” tồn đọng trong lòng xã hội Việt Nam.

Theo số liệu thống kê mới nhất, Hà Nội hiện có 96 trường Đại học,
Cao Đẳng, chiếm 1/3 số trường trên cả nước. Trong đó, riêng 4 quận lõi
trung tâm đã có 26 trường. Nhiều quận, huyện Quận Đống Đa là khu vực
có nhiều nhất với 10 trường đại học và học viện. Trên trục đường Nguyễn
Trãi-Trần Phú được nổi danh với câu “một cung đường gần 3km gánh 7
trường đại học lớn: Đại học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn, Đại học Khoa
Học Tự Nhiên, Đại học Hà Nội, Học viện An Ninh, Học viện Bưu Chính
Viễn Thông,..”. Với điều này, mặc dù không phải giờ tan tầm nhưng lượng
đối tượng tham gia giao thông rất lớn dẫn đến ách tắc giao thông trên cả
một trục đường từ ngã tư sở đến đến nút giao vành đai 3. Đánh giá về
lượng phương tiện trên đường tại Hà Nội hiện nay, Tổng Công ty Tư vấn
thiết kế Giao thông vận tải -TEDI cho rằng, trên nhiều tuyến đường, nút
giao giao thông tại Hà Nội mật độ phương tiện lưu thông đã quá tải về mặt
đường từ 3 - 4 lần, riêng các tuyến đường Lê Văn Lương và Phạm Hùng
(tuyến đường gần với những trường Đại học lớn như Đại học Quốc Gia và
Học viện Bưu Chính Viễn Thông) giờ cao điểm đã vượt tới 22 lần so với
thiết kế và đang tiếp tục tăng lên. Với lượng sinh viên tiếp tục tăng lên góp

4
phần làm tăng lượng phương tiện giao thông cá nhân tại Hà Nội tăng từ 18-
20% mỗi năm.

Tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục - Đào tạo đưa ra là từ 55 đến 85m 2 đất/1
SV. Thế nhưng con số này ở nhiều trường nội đô chỉ là dưới 1m 2. Ví dụ
ĐH Luật Hà Nội: 0,7m2, ĐH Xây dựng: 0,8m2 , ĐH Thương mại và ĐH
Ngoại thương: 1m2.

Một ví dụ khác có thể kể đến như Đại học Mở Hà Nội nằm trên phố
Nguyễn Hiền, quận Hai Bà Trưng. Thiếu đất, khuôn viên chật chội, trường
công lập này phải thuê nhiều địa điểm bên ngoài để dạy học. Trường cũng
không có đất để có ký túc xá như bao đại học khác. Chính điều này đã gây
ra rất nhiều bất tiện cho sinh viên và cán bộ trong nhà trường. PGS.TS
Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân cho
biết, trong quy hoạch Thủ đô lần này sẽ đưa ra các tiêu chuẩn, quy chuẩn
xây dựngcác yếu tố hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng về đời sống, văn hóa, giáo
dục y tế. Như vậy khi hình thành một đô thị, phải có các tiêu chuẩn về
trường lớp, dịch vụ xã hội đảm bảo đi kèm. Tại nhiều mô hình đô thị trên
thế giới, người dân không phải đi quá 15 phút đã có thể tiếp cận được các
dịch vụ xã hội. "Như vậy không thể nói một mô hình quy hoạch hiện đại
nào mà người dân không có chỗ để học tập".

Về vấn đề nhà ở cho sinh viên nói riêng và người dân nói trong
những năm qua, với việc các trường đại học mỗi đợt tuyển sinh đều tăng
lượng sinh viên đầu vào dẫn tới nhu cầu về nhà ở tăng cao. Để đáp ứng
điều đó các cơ quan ban ngành đã đồng ý thực hiện một số dự án xây dựng
chung cư mini với tối đa từ 5-6 tầng (không tính tầng trệt) để lại một số hậu
quả vô cùng nghiêm trọng. Dễ nhìn thấy nhất là mất mĩ quan đô thị đáng kể
khi những toà nhà mọc san sát nhau và theo hướng “đâm” vào nhau, có

5
những con ngõ chỉ rộng có 5m nhưng có tới 4 toà chung cư mini, việc này
vừa gây mất mĩ quan và cũng cực nguy hiểm khi tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ
vì những dây điện “chằng chịt chi chít”. Cũng trong năm nay Hà Nội đã
chứng kiến gần 10 vụ cháy nổ ở chung cư mini với mức độ thiệt hại khác
nhau nhưng đau thương nhất phải kể ra đó là vụ cháy ở phố Khương Hạ đã
gây ra hệ quả vô cùng hệ trọng. Đó là bài học quá lớn cho chúng ta về bài
học không quy hoạch tốt vấn đề nhà ở cho nhân dân, cũng một phần là hệ
quả của việc có quá nhiều trường đại học nằm ở nội đô.

Nhìn qua thực trạng trên, ta có thể thấy rõ sự cần thiết của việc lên kế
hoạch cụ thể để có giảm bớt áp lực về sự quá tải trong hệ thống giáo dục
cấp bậc đại học, cao đẳng đã gây ra cho cơ sở hạ tầng thành phố Hà Nội
khiến cho tiện ích và cuộc sống của người dân thủ đô phần nào bị ảnh
hưởng. Và để khắc phục cho điều đó, Chính phủ đã kết hợp Bộ và ban
ngành địa phương đưa ra kế hoạch về việc di dời các trường đại học, cao
đẳng ra ngoại thành.

Từ năm 2010 - 2011, Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội đã đưa ra đề


xuất: di dời 12 trường đại học, cao đẳng ra khỏi nội đô. Tuy nhiên, cho đến
nay, đã 13 năm trôi qua, mới chỉ có Trường Đại học Y tế công cộng được
di dời, 11 trường trong danh sách còn lại vẫn ở nguyên vị trí cũ. Dự án di
dời các trường đại học, cao đẳng ra khỏi nội đô Hà Nội vẫn chưa thể hoàn
thành. Trong khi đó, theo từng năm, quy mô sinh viên của các trường ngày
càng tăng.

Theo kế hoạch ban đầu của dự án, Bộ GD-ĐT đề xuất về đất đai để
di dời các trường, Thành phố Hà Nội sẽ cần tối thiểu 3500 ha đất. Đặc biệt
về tài chính, theo tính toán của Bộ GD-ĐT để di dời các trường đại học,
cao đẳng đối với Hà Nội cần khoảng 44.800 tỷ đồng (tương đương 2 tỷ 400

6
triệu USD). Các nhà hoạch định của chính phủ đã chia kế hoạch thành 3
giai đoạn rõ ràng:
* Từ năm 2011-2015: Thí điểm di dời 5 trường đại học với kinh phí tính cả
giải phóng mặt bằng là 600 triệu USD
* Từ năm 2015-2020: Di dời tiếp 10-15 trường đại học với kinh phí tính cả
giải phóng mặt bằng là 1200 triệu USD
* Từ năm 2020-2030: Các trường còn lại

Về tiêu chí di dời, trong đó tiêu chí chung gồm:


*Tiêu chí vị trí, các trường đại học có vị trí nằm trong các khu vực nội
thành Hà Nội được xem xét đánh giá về thực hiện việc di dời
*Tiêu chí đất đai: Trường không đáp ứng được tiêu chí sử dụng đất trên
25m2/ sinh viên (không kể diện tích công trình thể chất và kí túc xá); trên
45m2/ sinh viên (bao gồm công trình thể chất và kí túc xá)
*Tiêu chí cơ sở vật chất: Hạ tầng trong trường (điều kiện cơ sở vật chất)
không đảm bảo diện tích các công trình về thể chất (sân thể thao, thư viện,
cây xanh,..) theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hoặc hạ tầng ngoài trường (xã hội
và kỹ thuật) không đảm bảo hoặc gây ảnh hưởng đến sự quá tải của hạ tầng
đô thị.

PGS.TS Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế


quốc dân từng phát biểu sau khi dự án của ĐHQG Hà Nội được hoàn thiện
và đi vào sử dụng: “Chúng tôi mong muốn Hòa Lạc sẽ là một khu vực về
đại học và khoa học công nghệ. Để làm được điều này, cần tạo ra hạ tầng
giao thông kết nối thuận tiện giữa Hòa Lạc và trung tâm thủ đô Hà Nội.
Nhưng việc di dời cũng không có nghĩa là sẽ loại bỏ các trường đại học ở
trung tâm, mà tiếp tục giữ lại những cơ sở cũ làm nơi đào tạo chất lượng
cao, nơi nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, khởi tạo. Trong khi đó khu
vực học tập chung của sinh viên sẽ được chuyển lên cơ sở thứ 2. Như vậy

7
vấn sẽ đảm bảo được sự kết nối giữa khu vực mới và khu vực cũ mang tính
lịch sử, truyền thống của các trường”.

Sáng 24/11/2023, Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa
XVII đã tổ chức Hội nghị lần thứ mười bốn đề ra những phương hướng,
nhiệm vụ trong thời gian tới đồng thời có kế hoạch sẵn sàng chuẩn bị các
nội dung để hướng tới Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ 18. Trong đó, hội
nghị đã xác định việc di dời các trường đại học, cao đẳng, các bệnh viện ra
khỏi nội đô là một trong những giải pháp quan trọng để mở rộng không
gian phát triển thủ đô trong những giai đoạn tới; các điểm đất sau di dời
được sử dụng thành những thiết chế văn hóa dành cho nhân dân và một
phần nào đó được giữ lại làm nơi trưng bày (như triển lãm) về lịch sử, văn
hóa; tiếp tục thực hiện rà soát quỹ đất khu vực Hòa Lạc và mở rộng rà soát
quỹ đất khu vực các huyện phía Tây thành phố để nghiên cứu một khu vực
nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, một chuỗi đô thị đại học và là vùng tri thức
không chỉ của Thủđô mà của cả nước; tiếp tục hoàn thiện các tuyến đường
hạ tầng kết nối khu vực Hòa Lạc và chuẩn bị tuyến đường sắt đô thị số 5,
tuyến Văn Cao - Hòa Lạc.

Về dự toán năm 2024 của thành phố cao hơn 2% so với ước thực
hiện năm 2023 và tăng 15,8% so với dự toán 2023, trong đó, dự toán thu
nội địa tăng 16,9% so với dự toán 2023 và thu tiền sử dụng đất tăng 112%
so với dự toán năm 2023 và tăng 146,4% so ước thực hiện năm 2023. Các
đại biểu có ý kiến cho rằng với dự toán như trên, việc thực hiện nhiệm vụ
thu ngân sách trong năm tới rất nhiều thách thức. Do vậy, thành phố cần có
những giải pháp cụ thể, khả thi để đảm bảo nguồn thu ngân sách và huy
động nguồn lực cho phát triển.

8
Di dời các trường đại học ra khỏi nội thành đã trở thành một đề tài
nóng được bàn luận trên các mặt báo, diễn đàn. Tại đây nhiều quan điểm đã
được đưa ra điển hình như một bài báo với tiêu đề: “Trường đại học
không thể tiếp tục bám đất vàng trung tâm” đã nêu lên quan điểm rằng:

"Di dời các trường đại học ra khỏi nội đô là nhiệm vụ quan trọng
nhất, đáng lẽ phải được thực hiện nghiêm túc từ 10-15 năm trước. Năm nào
cũng có hàng vạn sinh viên mới nhập học, cộng thêm các khóa học trước
đó nữa, tất cả hầu như đều phải đi lại trên đường phố trung tâm, tạo áp lực
rất lớn lên giao thông. Trong khi đó, môi trường học tập vốn không nhất
thiết phải ở nội đô, cần không gian rộng rãi thoáng đãng để tập trung
nghiên cứu, giảng dạy".

"Cần di dời gấp các cơ quan nhà nước, trường đại học, bệnh viện
công ra khỏi nội đô. Đồng thời, quy hoạch di dời hai bên sông Hồng để
phát triển khu đô thị, tạo cảnh quan phát triển du lịch. Trường học và bệnh
viện công mới là nguyên nhân gây tắc nghẽn, quá tải vì số lượng bệnh nhân
và sinh viên từ các tỉnh khác ùa về rất nhiều. Đồng thời, đây cũng cũng
giảm chi phí cho nhiều người ngoại tỉnh đến khám và học như thuê nhà ở
trọ, ăn uống... Bên cạnh đó, trường học và bệnh viện công mới dễ dàng di
dời vì trên đất công. Ở đây, xin nhấn mạnh là phải di dời chứ không phải
xây dựng thêm cơ sở ở xa".

Trên một podcast nhỏ của kênh VOV giao thông đã có cuộc trò
chuyện với bạn Bùi Hà Hải Yến, ở Hòa Bình và cũng đang là sinh viên
năm 4 trường Đại học Luật Hà Nội. Podcast đã đặt ra câu hỏi: “Vậy Yến
đánh giá thế nào về phương án đưa các trường đại học ra ngoại thành Hà
Nội?”

9
“Mình cảm thấy đây cũng là giải pháp khá hợp lý. Mình nghĩ xu
hướng hiện nay sẽ di dời dần các cơ quan nhà nước cũng như các cơ quan
khác ra ngoại thành. Như bến xe cũng đã di dời một phần rồi, bây giờ đến
trường học, bệnh viện, một số cơ quan cũng đã di dời để giảm ùn tắc vào
chiều tối hoặc sáng sớm khi lượng xe đổ vào nộithành khá đông.Hiện tại
những biện pháp như thế có thể giảm phần nào hoặc trong tương lai là một
lượng lớn phương tiện để nội thành đỡ quá tải hơn. Như vậy khá là hợp lý
nhưng chắc cũng phải mất nhiều thời gian để bọn mình tập thói quen
này.Mình nghĩ đây là phương án mà các nhà lãnh đạo cũng như các sở,
ban, ngành đã có sự thống nhất từ lâu rồi, cũng đã cân nhắc rất kỹ cho
phương án này có thể thực hiện. Đặc biệt ở Thủ đô Hà Nội là nơi có nhiều
dân cư sinh sống. Mình nghĩ đây là phương án có tính khả thi cao.”

Đánh giá ban đầu về kế hoạch rất cao nhưng khi đưa vào thực hiện
thì đã gặp vô vàn khó khăn và thách thức, kết quả hiện tại kế hoạch vẫn
đang bị trì hoãn trong khoảng thời gian dài với tiến độ hoàn thành 10%. Cả
chính phủ và người dân Hà Nội đều phải chấp nhận rằng kế hoạch sẽ không
thành đúng thời hạn như đề ra. Dù vậy Nhà nước vẫn phải sớm tìm ra
nguyên nhân giải pháp để khắc phục tình trạng trên.

2. Nguyên nhân của việc chậm trễ di dời đại học ra khỏi nội đô

Ở mục 1, như ta có thể thấy việc di chuyển các trường đại học ra
khỏi nội đô là vô cùng cần thiết, cả nhân dân và chính phủ đều đồng thuận
với ý kiến đó nhưng trong hơn chục năm nay tiến độ kế hoạch không đạt
được kết quả đã đề ra. Vì vậy trong phần này tôi xin nêu một số nguyên
nhân dẫn đề sự trì hoãn.
Nguyên nhân chính làm chậm tiến độ kế hoạch là thiếu nguồn lực,
thiếu quỹ đất. Theo tiến sĩ Trần Xuân Nhĩ để giải quyết vấn đề trên, Nhà

10
nước phải giải phóng mặt bằng một cách đầy đủ, công tâm, sau đó là phải
kêu gọi đầu tư, trên cơ sở ấy mới có thể thúc đẩy được những hạ tầng và
những khâu đi theo để có thể di dời được. Bộ Xây Dựng có lý giải việc xây
dựng cơ sở mới của các trường đòi hỏi nguồn vốn ngân sách rất lớn mà
chúng ta chưa đáp ứng được; đây là một lý do không sai nhưng theo tôi
đánh giá khi Việt Nam đã ưu tiên vấn đề nào, chúng ta đều có thể giải
quyết được. Ví dụ, khi ta tập trung giao thông, trong vòng 10 năm sau khi
đội vốn nhiều lần với tổng số tiền hàng chục nghìn tỷ chi ra để hoàn thành
đường sắt trên cao nhưng chúng ta vẫn bố trí được thì vậy tại tiền vốn để
các trường đại học di dời ra việc rất quan trọng như thế ảnh hưởng đến giao
thông môi trường và đời sống thì chúng ta không làm được. Theo PGS Đỗ
Văn Nghĩa: “chủ trương trong những năm tới của Hà Nội tập trung vào văn
hoá, y tế và giáo dục thì Việt Nam có rất nhiều cái kênh để hỗ trợ về mặt hạ
tầng để có thể giải quyết về bài toán vốn và nguồn lực, vấn đề là quyết
tâm”. Ví dụ về lí thiếu nguồn vốn, ta có thể kể đến như Đại học Quốc Gia
Hà Nội với quỹ đất hàng nghìn hecta nhưng đầu tư còn hạn chế, phải rất nỗ
lực nhà trường mới chuyển đi và sẽ rất khó khăn để nhà trường khắc phục
những “rào cản” về cơ sở vật chất. Vì thế việc quy hoạch lại rõ ràng về mặt
nguồn vốn và quỹ đất là việc tối quan trọng để có thể triển khai kế hoạch di
dời.
Lý do tiếp theo có thể nhắc tới là việc mặt địa lí. Những năm cuối
thập niên 80 đầu những năm 90 đã chứng kiến làn sóng chuyển các trường
đại học từ các vùng ngoại vi tỉnh thành khác về Hà Nội, có thể kể đến như
Học viện Tài Chính, Học viện Ngân Hàng, Trường Đại học Luật… Nhìn
thực tế trong thời kì như vậy, đó là một quyết đúng đắn của Đảng và Nhà
Nước bởi vì về Hà Nội mới có điều kiện để học để tập trung kết nối văn
hoá và các thầy cô cũng có điều kiện để mà gia tăng kiến thức của mình;
Nhưng việc bây giờ chúng ta đặt ra là phải di chuyển các trường đại học ra
khỏi nội đô là vô cùng cấp thiết, chẳng hạn như giao thông, các tuyến
11
đường đi qua trường đại học ách tắc và rất nhiều trường có diện tích rất hẹp
thì lại không bao đảm được cái môi trường học tập cho sinh viên hay không
thực sự tốt để giáo viên có thể truyền tải tri thức.
Những nhân tố có liên quan đến việc di dời?
Có thể chia các yếu tố có liên quan đến việc di dời đại học khỏi thủ
đô thành hai nhóm chính:
Yếu tố khách quan bao gồm những yếu tố phụ thuộc vào ý chí của
con người, như:

- Sự phát triển của đô thị: Sự phát triển của đô thị, đặc biệt là đô thị
trung tâm, kéo theo sự gia tăng dân số, nhu cầu về đất đai, hạ tầng, dịch
vụ,... Điều này gây áp lực lớn lên các trường đại học trong nội đô, khiến
việc mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất, chất lượng đào tạo gặp nhiều khó
khăn.

- Yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội: Các đô thị trung tâm thường là
trung tâm kinh tế - xã hội của đất nước, là nơi tập trung các cơ quan hành
chính, doanh nghiệp,... Việc tập trung quá nhiều trường đại học trong nội
đô sẽ gây ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế - xã hội, cũng như cảnh
quan, môi trường đô thị.

- Tiềm năng phát triển của các đô thị vệ tinh: Các đô thị vệ tinh có
nhiều tiềm năng phát triển, như quỹ đất rộng, giá đất thấp, môi trường sống
trong lành,... Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các khu đô thị đại học,
góp phần giảm tải cho các đô thị trung tâm.

Yếu tố chủ quan bao gồm những yếu tố phụ thuộc vào ý chí của con
người, như:

- Chính sách của Nhà nước: Chính sách của Nhà nước về giáo dục,
đào tạo, quy hoạch đô thị có tác động lớn đến việc di dời đại học khỏi thủ

12
đô. Nếu Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các trường đại học di
dời khỏi nội đô thì việc thực hiện sẽ dễ dàng hơn.

- Ý chí, quyết tâm của các trường đại học: Ý chí, quyết tâm của các
trường đại học là yếu tố quan trọng để việc di dời thành công. Các trường
đại học cần có kế hoạch, lộ trình di dời cụ thể, đồng thời huy động nguồn
lực để thực hiện.

- Ý kiến của người dân: Ý kiến của người dân là yếu tố cần được cân
nhắc trong quá trình di dời đại học khỏi thủ đô. Việc di dời cần được thực
hiện một cách hợp lý, đảm bảo quyền lợi của người dân, sinh viên, giảng
viên.

II. GIẢI PHÁP DI DỜI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC RA KHỎI NỘI
THÀNH HÀ NỘI
Giải pháp di dời các trường đại học là một vấn đề phức tạp, cần được
cân nhắc kỹ lưỡng về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường,… Để giải pháp
di dời các trường đại học được thực hiện thành công, chúng tôi đề ra ba giải
pháp cho ba vấn đề chính của việc di dời như sau:
1. Kế hoạch quy hoạch các trường đại học theo lĩnh vực chuyên môn
Giáo dục đại học là một trong những trụ cột của hệ thống giáo dục
quốc dân, có vai trò quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong
những năm qua, hệ thống giáo dục đại học Việt Nam đã có những bước
phát triển đáng kể, với số lượng trường đại học, cao đẳng ngày càng tăng,
chất lượng đào tạo được cải thiện. Tuy nhiên, mặt trái là các trường đại
học, cao đẳng tập trung đông đúc trong khu vực nội thành Hà Nội gây ra
nhiều hậu quả kể trên và hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam vẫn còn
một số hạn chế như: chưa có sự phân bố hợp lý giữa các trường đại học
theo lĩnh vực chuyên môn, dẫn đến tình trạng trùng lặp, dàn trải; chất lượng
đào tạo của một số trường đại học còn chưa đáp ứng được yêu cầu của thị

13
trường lao động. Kế hoạch quy hoạch các trường đại học theo lĩnh vực
chuyên môn là một bước quan trọng để đảm bảo sự phát triển cân đối và
hiệu quả của hệ thống này, đồng thời nó cũng là một giải pháp quan trọng
trong việc di dời các trường đại học ra khỏi nội thành Hà Nội.

Với mục tiêu xây dựng hệ thống cơ sở giáo dục đại học (GDĐH)
theo hướng tinh gọn, hiệu quả, có tính liên thông, gắn kết chặt chẽ với nhu
cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và nâng cao chất lượng đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, những
yêu cầu khách quan đặt ra cho Nhà nước và các trường đại học là phải quy
hoạch mạng lưới cơ sở GDĐH theo hướng tập trung vào các lĩnh vực,
ngành nghề có nhu cầu nhân lực lớn, có khả năng cạnh tranh quốc tế; phát
triển các trường đại học trọng điểm ngành quốc giá, có chất lượng đào tạo
tiên tiến, đạt chuẩn quốc tế và tăng cường liên kết giữa các trường đại học
trong đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.

Để thực hiện được yêu cầu đó, trước tiên Nhà nước và các trường đại
học phải thực hiện phân bổ không gian và phân chia lĩnh vực chuyên môn.
Về việc phân bổ không gian, trên coq sở phân bố vùng kinh tế-xã hội, quy
hoạch mạng lưới cơ sở GDĐH theo hướng tập trung ở các vùng kinh tế
trọng điểm, các trung tâm tăng trưởng kinh tế lớn. Và đó phải là nơi có
tiềm lực phát triển các trường đại học để thuận tiện cho việc di dời các
trường đại học như khu vực Hòa Lạc, khu vực vành đai 4 và các tỉnh có
tiềm lực phát triển kinh tế tiếp giáp Hà Nội. Về việc phân chia lĩnh vực
chuyên môn, ta có thể thống nhất phân chia các lĩnh vực đào tạo đại học
thành bốn nhóm ngành chính:

*Nhóm lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ: bao gồm các ngành như
khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, công nghệ sinh
học,…

14
*Nhóm lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn: bao gồm các ngành như kinh
tế, luật, quản trị kinh doanh, ngoại ngữ,…

*Nhóm lĩnh vực sư phạm: bao gồm các ngành như giáo dục, sư phạm,…

*Nhóm lĩnh vực sức khỏe: bao gồm các ngành như y học, dược học, điều
dưỡng,…

Bên cạnh việc phân bổ các nguồn lực trên, một điều cần thiết Nhà
nước phải làm là xây dựng các trường đại học trọng điểm ngành quốc gia.
Theo báo cáo Dự thảo Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư
phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Bộ GD-ĐT, sắp xếp,
phát triển mạng lưới cơ sở GDĐH theo hướng cơ bản giữ ổn định về số
lượng và cơ cấu, tập trung tăng cường năng lực, nâng cao chất lượng và mở
rộng quy mô của cá cơ sở GDĐH. Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, phát triển
mạng lưới cơ sở GDĐH trọng điểm quốc gia căn cứ tiềm lực và uy tín gắn
với vai trò, sứ mạng trong hệ thống GDĐH. Theo đó, các cơ sở trọng điểm
quốc gia đến năm 2030 như sau: Có 5 Đại học Quốc gia; 5 Đại học vùng và
18-20 cơ sở giáo dục đại học trọng điểm ngành quốc gia. Đây là các đơn vị
đầu tàu với quy mô đào tạo đại học trên toàn quốc là 30%; Thạc sĩ 60% và
Tiến sĩ là 80%. Các trường trọng điểm ngành quốc gia có sứ mệnh dẫn dắt
và vai trò nòng cốt thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia và phát triển
nhân tài, nhân lực chất lượng cao, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng
tạo; có năng lực, uy tín và chất lượng đứng đầu cả nước về khoa học, kỹ
thuật, công nghệ và một số lĩnh vực, ngành trọng điểm quốc gia.

Và cuối cùng, các trường đại học phải tăng cường liên kết với nhau
trong đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ để giúp ích trong quá
trình quy hoạch các trường đại học theo lĩnh vực chuyên môn và từ đó giúp
cho việc di dời các trường đại học khỏi nội đô trở nên dễ dàng hơn. Các

15
trường đại học có thể liên kết với nhau để xây dựng các chương trình đào
tạo chung, các dự án nghiên cứu, các trung tâm chuyển giao công nghệ,…

Kế hoạch quy hoạch mạng lưới cơ sở GDĐH theo lĩnh vực chuyên
môn là một giải pháp quan trọng nhằm nâng cấp chất lượng đào tạo nguồn
nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, từ đó
thuận tiện hơn trong việc di dời các trường đại học khỏi nội đô. Để kế
hoạch này được thực hiện hiệu quả, cần có sự chung tay của các cấp, các
ngành và xã hội.

2. Nguồn vốn
Việc di dời các trường đại học ra khỏi nội thành Hà Nội đòi hỏi một
lượng nguồn vốn đáng kể và việc thiếu hụt nguồn vốn là một trong những
thách thức lớn nhất trong việc di dời các trường đại học. Để giải quyết vấn
đề này, cần có sự huy động nguồn vốn từ nhiều nguồn lực khác nhau và
trong đó không thể thiếu sự hỗ trợ đến từ Nhà nước và Chính phủ. Một số
giải pháp cụ thể để huy động nguồn vốn cho dự án di dời các trường đại
học như sau:

- Tăng cường đầu tư Nhà nước


Theo tính toán của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tổng kinh phí cần thiết
cho việc di dời các trường đại học ra khỏi nội đô Hà Nội khoảng
20000 tỷ đồng. Trong đó, nguồn ngân sách Nhà nước chiếm khoảng
80%, còn lại là nguồn vốn của các trường đại học và các nguồn vốn
huy động khác. Và nguồn đầu tư của Nhà nước cần tập trung vào các
lĩnh vực như:
+ Tái sử dụng quỹ đất tại nội đô của các trường đại học: sau khi các
trường đại học di dời, Nhà nước có thể mua lại các quỹ đất đó và lên
kế hoạch tái sử dụng như để đầu tư vào các dự án phát triển kinh tế
(bất động sản, kinh doanh, công nghiệp,…) hay để phát triển khu đô
thị mới, các trung tâm thương mại hoặc xây dựng cơ sở hạ tầng công

16
cộng. Nguồn lợi thu được từ đó có thể quay lại hỗ trợ cho các trường
đại học trong quá trình ổn định hậu di dời.
+ Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị mới cho các trường đại học
tại địa bàn mới: Nhà nước cần có cơ chế bỏ tiền ngân sách ra giải
phóng mặt bằng và cơ sở mới cho trường đại học do không phải
trường đại học nào cũng có năng lực tự triển khai xây dựng trường
mới đáp ứng đủ điều kiện dạy và học.
+ Hỗ trợ kinh phí cho các trường đại học trong quá trình di dời.
Việc Nhà nước là nguồn đầu tư lớn nhất cho việc di dời các trường
đại học có ý nghĩa quan trọng, góp phần đảm bảo cho việc di dời
được thực hiện thuận lợi và hiệu quả, đồng thời giúp các trường đại
học phát triển quy mô, chất lượng.
- Tăng cường huy động nguồn vốn xã hội hóa
Đầu tư của Nhà nước là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Các trường đại
học cần chủ động huy động nguồn vốn xã hội hóa từ các doanh
nghiệp, tổ chức, cá nhân để hỗ trợ cho việc di dời. Các trường có thể
áp dụng các hình thức huy động vốn như:
+ Phát hành trái phiếu
+ Liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp, tổ chức để đầu tư xây dựng
cơ sở vật chất và xin tài trợ về thiết bị đào tạo
+ Huy động tài trợ để xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng từ các tổ
chức phi chính phủ, phi lợi nhuận hỗ trợ giáo dục như quỹ đầu tư
giáo dục hay những doanh nghiệp và cộng đồng kinh doanh có
chương trình, dự án đặc biệt hỗ trợ giáo dục
- Tăng cường hợp tác quốc tế
Các trường đại học có thể hợp tác với các trường đại học trên thế
giới để học hỏi kinh nghiệm di dời, huy động vốn,…

Việc giải quyết thiếu hụt nguồn vốn trong di dời các trường đại học
là một vấn đề phức tạp, cần có sự chung tay của các cấp, các ngành và toàn
17
xã hội. Nếu giải quyết tốt vấn đề này, sẽ góp phần thúc đẩy quá trình di dời
của các trường đại học, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế-
xã hội của đất nước.

3. Kinh tế - xã hội của người dân sinh sống trong khu vực xung quanh
các trường đại học
Bên cạnh những vấn đề trên thì ảnh hưởng của việc di dời lên nền
kinh tế cũng là một vấn đề quan trọng. Việc di dời các trường đại học ra
khỏi nội đô sẽ tác động đến đời sống kinh tế - xã hội của người dân sinh
sống trong khu vực xung quanh các trường đại học.

Các trường đại học là một trong những nguồn thu nhập quan trọng
cho người dân sinh sống trong khu vực xung quanh. Sau khi các trường đại
học được di dời, người dân sẽ mất đi nguồn thu nhập các hoạt động kinh
doanh, buôn bán, cho thuê nhà trọ,…Để giải quyết vấn đề trên cần có chính
sách đền bù hợp lý, đất đai và các thiệt hại khác cho việc di dời, cần có kế
hoạch phát triển kinh tế- xã hội cho khu vực xung quanh các trường đại học
sau khi di dời. Các ngành kinh tế cần được ưu tiên phát triển bao gồm
thương mại, dịch vụ, du lịch,...

Các trường đại học là nơi đào tạo việc làm cho hàng nghìn người
dân, bao gồm các cán bộ, giảng viên, nhân viên, người lao động trong các
lĩnh vực dịch vụ, ăn uống… Sau khi các trường đại học được di dời, nhiều
người dân sẽ bị mất việc làm. Vậy nên cần cung cấp các chương trình đào
tạo nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm mới cho những người dân bị ảnh hưởng
bởi việc di dời. Cung cấp các khoản vay ưu đãi, hỗ trợ khởi nghiệp cho
người dân để họ có thể phát triển các hoạt động kinh tế mới.

Các trường đại học là một trong những yếu tố làm tăng giá trị bất
động sản trong khu vực xung quanh. Sau khi các trường đại học được di
dời, giá trị bất động sản trong khu vực này có thể giảm sút. Cần khuyến
khích đầu tư vào khu vực ngoại thành, phát triển cơ sở hạ tầng. Xây dựng

18
và nâng cấp các tuyến đường giao thông kết nối khu vực ngoại thành với
trung tâm thành phố. Đầu tư vào các khu công nghiệp, khu đô thị mới tại
ngoại thành. Xây dựng các trường học, bệnh viện và các tiện ích công cộng
khác tại ngoại thành.

Việc giải quyết tốt các vấn đề kinh tế - xã hội của người dân sau khi
các trường đại học được di dời là một nhiệm vụ quan trọng, cần được quan
tâm đúng mức. Nếu giải quyết tốt vấn đề này, sẽ góp phần đảm bảo ổn định
đời sống, tinh thần của người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình di
dời các trường đại học, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.Với những
giải pháp trên, hy vọng có thể giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của việc di
dời các trường đại học ra ngoại thành lên nền kinh tế của các doanh nghiệp,
đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực ngoại thành.

19
KẾT LUẬN
Vấn đề di dời các trường Đại học ra khỏi nội thành Hà Nội vốn
không phải là một vấn đề mới. Chính phủ và các chuyên gia từ các Bộ, ban,
ngành đã nhìn nhận thấy tính cấp thiết của nó từ hơn một thập kỷ trước, khi
số lượng người dân đến Hà Nội sinh sống và làm việc mỗi năm lên đến con
số hàng vạn người, khiến chất lượng giáo dục, đào tạo, văn hóa, đời sống
xã hội khó được duy trì và đảm bảo.

Thủ đô Hà Nội trở nên “nổi tiếng” với tình trạng ách tắc giao thông,
ô nhiễm môi trường; không đảm bảo trong các vấn đề xã hội như phòng
cháy chữa cháy, an toàn điện; chất lượng Giáo dục Đào tạo không đạt
chuẩn, dẫn đến tình trạng thiếu nguồn nhân lực chất lượng, giảm tốc độ
phát triển kinh tế, giảm khả năng cạnh tranh. Nguyên nhân chính của việc
chậm trễ di dời các trường Đại học là do thiếu vốn, thiếu quỹ đất, do các
vấn đề về địa lý và cả những rào cản trong tâm lý của sinh viên, giảng viên
cũng như người dân địa phương. Điều quan trọng nhất, ta cần sự quyết tâm,
quyết liệt của Nhà nước trong việc xử lý triệt để vấn đề cấp bách này. Có
thể cân nhắc sử dụng các giải pháp như: chuyên môn hóa Khu Đại học;
tăng cường đầu tư Nhà nước, huy động vốn xã hội hóa, đẩy mạnh liên kết
với Nước ngoài; có những chính sách đền bù hợp lý, phát triển giao thông,
xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị mới ở ngoại thành để đảm báo đáp
ứng các nhu cầu cần thiết cho người dân, giảm bớt tâm lý e ngại khi phải di
chuyển đến một nơi ở mới.

Chúng ta đều mong rằng, trong tương lai, thủ đô Hà Nội sẽ có một
diện mạo mới, được quy hoạch rõ ràng, “xanh” hơn, thông thoáng hơn và
an toàn hơn, trở thành một điểm đến lý tưởng cho du khách trong và ngoài
nước. Dù còn nhiều vấn đề phải được giải quyết khi di dời các trường Đại
học, song với sự quyết tâm của Đảng và Nhà nước, chắc chắn vấn đề này sẽ
có thể tiến triển theo chiều hướng tích cực hơn, đạt đến hiệu quả đồng thời

20
nâng cao chất lượng cuộc sống và chất lượng Giáo dục Đào tạo, hướng đến
một Việt Nam tươi đẹp, giàu mạnh, sánh vai với các cường quốc năm châu
như Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã hằng mong ước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. https://tuoitrethudo.com.vn/can-thiet-di-doi-cac-truong-dai-hoc-
benh-vien-ra-khoi-noi-do-239108.html
2. https://vnexpress.net/truong-dai-hoc-khong-the-tiep-tuc-bam-dat-
vang-trung-tam-4610358.html
3. https://vovgiaothong.vn/newsaudio/sinh-vien-co-muon-truong-dai-
hoc-di-doi-khoi-noi-do-d30909.html
4. https://daibieunhandan.vn/giao-duc--y-te1/nhieu-co-so-giao-duc-dai-
hoc-de-nghi-dua-vao-quy-hoach-thanh-dai-hoc-quoc-gia-dai-hoc-
trong-diem-i352230/
5. https://moet.gov.vn/giaoducquocdan/giao-duc-dai-hoc/Pages/
default.aspx?ItemID=7228

21

You might also like