You are on page 1of 134

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ


PHAN NHẬT TRƯỜNG

QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN


TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HỒNG NGỰ

NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11/2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

PHAN NHẬT TRƯỜNG

ĐỀ TÀI:

QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN


TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HỒNG NGỰ

NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

Chuyên ngành : Quản lý kinh tế


Mã số : 2001420
Họ và tên học viên : Phan Nhật Trường
Người hướng dẫn khoa học: TS. Hồ Viết Chiến

TP. Hồ Chí Minh, tháng……/2022


i

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI


ii
iii
iv
v
vi
vii
viii
LÝ LỊCH KHOA HỌC

1. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: PHAN NHẬT TRƯỜNG. Giới tính: Nam.
Ngày, tháng, năm sinh: 05/8/1986 Nơi sinh: Đồng Tháp
Quê quán: Phường 4, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Dân tộc: Kinh.
Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: Phường 4, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
Điện thoại cơ quan: 02773.838.015. Điện thoại nhà riêng: 0939.365.075
Fax: 02773.838.015. E-mail: phantruongdahhn@gmail.com
2. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
Đại học:
Hệ đào tạo: Từ xa. Thời gian đào tạo từ năm 2010 đến năm 2015.
Nơi học (trường, thành phố): Trường Đại học mở TP. Hồ Chí Minh.
Ngành học: Kỹ sư xây dựng.
Thạc sĩ:
Hệ đào tạo: Chính quy , Thời gian đào tạo từ 09/2020 đến 04/2022
Nơi học (trường, thành phố): Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Tp.HCM
Ngành học: Quản lý kinh tế
Tên luận văn: Quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.
Ngày & nơi bảo vệ luận văn: Ngày 12/11/2022 tại Trường Đại học Sư phạm kỹ
thuật TP.HCM
Người hướng dẫn: TS. Hồ Viết Chiến
3. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI
HỌC
Công việc đảm
Thời gian Nơi công tác
nhiệm
- Từ năm 2006 - Công ty CPĐT XD viễn thông
Nhân viên
2009. Đồng Tháp.
- Từ năm 2010- Công ty TNHH Ngự Bình, huyện
Nhân viên
2012 Hồng Ngự, Đồng Tháp.
Tháng 06/2016 – Ban Quản lý dự án và Phát triển
Viên chức
đến nay quỹ đất huyện Hồng Ngự.

ix
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là luận văn nghiên cứu của riêng tôi và được sụ hướng
dẫn khoa học của TS Hồ Viết Chiến. Các nội dung nghiên cứu và kết quả là trung
thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây, dựa trên số liệu của các
đơn vị, thông tin được chính học viên thu thập các nguồn khác nhau có đè cập trong
tài liệu tham khảo.
Nếu có phát hiện bấy kỳ sự gian lận nào, học viên xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm về nội dung tiểu luận của mình. Giảng viên hướng dẫn và trường ĐHSP Kỹ
Thuật không liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do học viên gây ra
trong quá trình thực hiện (nếu có).
.
TP Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2022

Học viên

Phan Nhật Trường

x
LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn các vị lãnh đạo, các anh chị em cán bộ nhân viên
tại Ban Quản lý dự án và Phát triển quỹ đất huyện Hồng Ngự đã giúp tôi hoàn thành
luận văn này. Cảm ơn các giảng viên cũng như những cán bộ nhân viên trong trường
đã giúp tôi có cơ hội tiếp xúc nguồn kiến thức giá tị và thực tế, điều này rất cần thiết
cho công việc hiện tại của tôi.
Chân thành cảm ơn TS Hồ Viết Chiến đã truyền đạt cho tôi một lượng kiến
thức quý báu và cũng là hành trang cho tôi trong sự nghiệp cống hiến cho đơn vị nơi
tôi đang công tác. Đặc biệt tôi rất tâm đắc với phương pháp kết hợp thực tế của thầy,
giúp tôi nắm bắt nội dung bài giảng rất nhanh, cũng là cơ hội để bản thân tiếp xúc với
lĩnh vực mà tôi đang làm việc một cách hiệu quả hơn. Cám ơn ban lãnh đạo, các anh
chị em đồng nghiệp tại Ban quản lý dự án và Phát triển quỹ đất huyện Hồng Ngự đã
hết lòng hồ trợ, cung cấp tài liệu cần thiết để tác giả viết bài. Một lần nữa tôi xin chân
thành cảm ơn các thầy cô trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật TP HCM đã hết lòng
giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu trong thời gian qua.

TP Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2022

Học viên

Phan Nhật Trường

xi
TÓM TẮT LUẬN VĂN

Hoạt động đầu tư công trong những năm gần đây đã mang lại những giá trị to
lớn góp phần vào phát triển KT - XH của cả nước, tạo tiền đề cho nền kinh tế quốc
gia phát triển, có cơ hội hội nhập sâu hơn với khu vực và quốc tế. Với tầm quan trọng
đó, Nhà nước luôn chú trọng đến việc xây dựng và hoàn thiện các công trình dự án
với mục đích cải tạo các dự án cũ lỗi thời đã bị xuống cấp thay thế vào các công trình
mới mang lại nhiều giá trị cho cộng đồng và cho sự phát triển của quốc gia. Để làm
được điều này không chỉ là sự nỗ lực cố gắng từ phía các ban lãnh đạo Nhà nước còn
là sự phấn đấu không ngừng từ các ban quản lý dự án đầu tư xây dựng ở các địa
phương luôn sẵn sàng thực hiện vì mục tiêu phát triển chung bộ mặt quốc gia, mang
lại nhiều nhất những giá trị KT - XH cho đất nước.
Hiện nay, ban quản lý dự án huyện Hồng Ngự, thay mặt ủy ban nhân dân
huyện Hồng Ngự quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn của huyện. Trong
những năm qua công tác quản lý dự án của ban quản lý luôn hoàn thành tốt các nhiệm
vụ đặt ra, mang lại nhiều công trình có ích cho xã hội. Tuy nhiên trong công tác quản
lý vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần được khắc phục như cách thức quản lý còn bộc lộ
nhiều sai sót, vẫn còn bị phát sinh nhiều chi phí ngoài dự toán ban đầu, cơ sở vật chất
phục vụ việc quản lý còn lạc hậu v.v… ảnh hưởng chung đến chất lượng của dự án.
Dựa trên các vấn đề tồn tại đó cùng với nguyên nhân mà tác giả đã đề xuất một số
giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện
Hồng Ngự trong thời gian tới.
Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu
như phương pháp thu nhập và phân tích số liệu kết hợp với phương pháp phỏng vấn
các hộ dân. Nguồn dữ liệu được tác giả thu thập được bao gồm dữ liệu thứ cấp và sơ
cấp tại phạm vi nghiên cứu là các báo cáo hàng năm, các cuộc khảo sát, các văn bản
pháp luật v.v… để đưa ra vào phân tích cho thấy rõ được thực trạng quản lý các dự
án XDCB trên địa bàn huyện Hồng Ngự đưa ra kết quả đạt được và các vấn đề tổn
tại, làm cơ sở để đề xuất một số giải pháp thực tiễn nhằm hoàn thiện công tác quản lý
dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự.

xii
ABSTRACT

In recent years, public investment has played an important role in contributing


to the completion of socio - economic tasks. It has created a favorable premise for the
Vietnamese economy to gradually develop and integrate with the region and the
world. Therefore, new project investment and degraded project renovation always
receive the attention of the state. This is not only requires appropriate efforts and
investment from the State, but also depends on the constant striving and improvement
of the quality and expertise of Construction Investment Project Management to guide
the ultimate goal is to create the highest efficiency for construction projects, bringing
many socio - economic benefits to the country.
Currently, Construction Management Board of Hong Ngu, representative
people’s committe of Hong Ngu district, implemete the State management functions
on transport infrastructure management. Although the management board hass
achieved certain results over the years, there still exits several problems which need
to be resolved. The management of the transport infrastructure project has not really
met the requirements; it is also difficult to achieve the strategic goal off district in the
future.
During the research, author used research methods such as collecting,
analysing, comparing method and combined with interviewing expert method. The
thesis also used assembles secondary and primary documents method through
collecting at the research scope. Since then, the author summarized and processed
both documents to clearly see the current situation of basic construction project
management at Hong Ngu district, bring the achievements and problems as a base for
proposing solutions to complete the management of basic construction projects in
Hong Ngu district.

xiii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................x


LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... xi
ABSTRACT ............................................................................................................ xiii
DANH MỤC VIẾT TẮT ....................................................................................... xvii
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................. xviii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ...................................................................................... xix
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài .......................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu...........................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................4
4. Câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................................4
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................4
6. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................5
7. Đóng góp của đề tài..............................................................................................6
8. Cấu trúc luận văn .................................................................................................6
Chương 1 .....................................................................................................................7
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG CƠ
BẢN ............................................................................................................................7
1.1 Các khái niệm ................................................................................................7
1.1.1 Xây dựng cơ bản ........................................................................................7
1.1.2 Dự án xây dựng cơ bản ..............................................................................7
1.1.3 Quản lý dự án xây dựng cơ bản .................................................................8
1.2 Đặc điểm dự án xây dựng cơ bản .................................................................8
1.3 Vai trò quản lý các dự án xây dựng cơ bản .................................................10
1.4 Nội dung quản lý các dự án xây dựng cơ bản .............................................11
1.4.1 Quản lý hoạt động đấu thầu .........................................................................12
1.4.2 Quản lý tiến độ các dự án ............................................................................14
1.4.3 Quản lý chất lượng dự án ............................................................................15

xiv
1.4.4 Quản lý chi phí dự án ..................................................................................16
1.4.5 Các công tác quản lý khác ...........................................................................18
1.5 Nhân tố tác động tới quản lý các dự án xây dựng cơ bản ...........................20
1.5.1 Hành lang pháp lý ....................................................................................20
1.5.2 Nhận thức người dân tại nơi thực hiện dự án ...........................................20
1.5.3 Các nhân tố thuộc về điều kiện kinh tế xã hội .........................................21
1.5.4 Năng lực đội ngũ thực hiện dự án, cơ sở kỹ thuật ...................................22
1.6 Kinh nghiệm ở một số địa phương trong việc quản lý dự án xây dựng cơ bản
và bài học kinh nghiệm đối với huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp .........................23
1.6.1 Thành phố Hà Nội ....................................................................................23
1.6.2 Thành phố Đà Nẵng .................................................................................25
1.6.3 Tỉnh Bình Dương .....................................................................................27
1.6.4 Huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La....................................................................27
1.6.5 Bài học kinh nghiệm đối với huyện Hồng Ngự .......................................28
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ............................................................................................29
Chương 2 ...................................................................................................................30
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN HỒNG NGỰ ..............................................................................................30
2.1 Tổng quan huyện Hồng Ngự .......................................................................30
2.1.1 Điều kiện tự nhiên ....................................................................................30
2.1.2 Đặc điểm kinh tế, văn hóa - xã hội...........................................................32
2.2 Thực trạng quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự
.....................................................................................................................34
2.2.1 Tình hình các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự .....34
2.2.2 Thực trạng công tác quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện
Hồng Ngự ..............................................................................................................38
2.3 Phân tích các nhân tố tác động quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa
bàn huyện Hồng Ngự ................................................................................................58
2.3.1 Hành lang pháp lý .................................................................................58
2.3.2 Nhận thức người dân tại nơi thực hiện dự án .......................................60

xv
2.3.3 Các nhân tố thuộc về điều kiện kinh tế xã hội ......................................61
2.3.4 Năng lực đội ngũ thực hiện dự án, cơ sở kỹ thuật ................................62
2.4 Đánh giá thực trạng quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện
Hồng Ngự ..................................................................................................................64
2.4.1 Những thành quả đạt được .......................................................................64
2.4.2 Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân ......................................................66
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................................70
Chương 3 ...................................................................................................................71
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG CƠ
BẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HỒNG NGỰ ........................................................71
3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp ...............................................................................71
3.1.1 Bối cảnh kinh tế xã hội quốc tế và trong nước tác động đều đầu tư xây dựng
cơ bản .....................................................................................................................71
3.1.2 Một số định hướng về công tác xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng ........73
3.1.3 Mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện Hồng Ngự ................74
3.1.4 Định hướng đầu tư xây dựng các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện
Hồng Ngự ..............................................................................................................75
Ban QLDA và Phát triển quỹ đất huyện Hồng Ngự tiếp tục tham mưu cho UBND
huyện về ĐTXD các dự án XDCB trên địa bàn huyện..........................................75
3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn
huyện Hồng Ngự .......................................................................................................76
3.2.1 Hoàn thiện quản lý hoạt động đấu thầu ....................................................76
3.2.2 Hoàn thiện công tác quản lý tiến độ dự án ...............................................77
3.2.3 Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình .................................80
3.2.4 Hoàn thiện công tác quản lý chi phí dự án ...............................................82
3.2.5 Các giải pháp bổ trợ .................................................................................83
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ............................................................................................88
KẾT LUẬN ...............................................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................90
PHỤ LỤC ..................................................................................................................93

xvi
DANH MỤC VIẾT TẮT

ĐTXD Đầu tư xây dựng


GPMB Giải phóng mặt bằng
KHĐT Kế hoạch đấu thầu
KT - XH Kinh tế - xã hội
NSNN Ngân sách Nhà nước
QLDA Quản lý dự án
QLNN Quản lý Nhà nước
TKKT Thiết kế kỹ thuật
TP Thành phố
UBND Ủy ban nhân dân
VĐT Vốn đầu tư
XDCB Xây dựng cơ bản

xvii
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Thực trạng thanh toán các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng
Ngự giai đoạn 2018 – 2020 .......................................................................................35
Bảng 2.2: Số lượng dự án XDCB trên địa bàn huyện Hồng Ngự giai đoạn 2018 - 2020
...................................................................................................................................36
Bảng 2.3: Ý kiến của người dân về mức độ cải thiện đời sống đối với các dự án xây
dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự ..............................................................38
Bảng 2.4: Các dự án tham gia đấu thầu giai đoạn 2018 - 2020 ................................39
Bảng 2.5: Thực trạng tiến độ thực hiện các dự án XDCB trên địa bàn huyện Hồng
Ngự giai đoạn 2018 - 2020........................................................................................40
Bảng 2.6: Thống kê nguyên nhân làm chậm tiến độ tự án xây dựng cơ bản trên địa
bàn huyện Hồng Ngự giai đoạn 2018 - 2020 ............................................................42
Bảng 2.7: Ý kiến đánh giá của người dân về công tác giải phóng mặt bằng trên địa
bàn huyện Hồng Ngự ................................................................................................44
Bảng 2.8: Thống kê các nguyên nhân khiến dự án bị vướng mắc trong quá trình thi
công giai đoạn 2018 - 2020 .......................................................................................45
Bảng 2.9: Thực trạng quản lý chất lượng dự án trên địa bàn huyện Hồng Ngự giai
đoạn 2018 - 2020 .......................................................................................................47
Bảng 2.10: Ý kiến đánh giá của người dân về chất lượng dự án xây dưng cơ bản trên
địa bàn huyện Hồng Ngự ..........................................................................................50
Bảng 2.11: Thực trạng quản lý chi phí dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện
Hồng Ngự giai đoạn 2018 - 2020 ..............................................................................51
Bảng 2.12: Thực trạng quyết toán vốn đầu tư dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn
huyện Hồng Ngự giai đoạn 2018 - 2020 ...................................................................53
Bảng 2.13: Số lượng dự án xây dựng cơ bản gặp sai sót trong công tác quản lý chi
phí trên địa bàn huyện Hồng Ngự giai đoạn 2018 - 2020 .........................................54
Bảng 2.14: Thực trạng nhân lực tại Ban quản lý dự án và Phát triển quỹ đất huyện
Hồng Ngự giai đoạn 2018 - 2020 ..............................................................................55
Bảng 2.15: Ý kiến của người dân về môi trường dự án huyện Hồng Ngự ...............57

xviii
Bảng 2.16: Thực trạng quản lý hồ sơ dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng
Ngự giai đoạn 2018 - 2020........................................................................................57
Bảng 2.17: Ý kiến của người dân về thủ tục giải quyết giấy tờ đối với các dự án giải
phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Hồng Ngự ........................................................60

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1: Quy trình quản lý dự án đối với Ban QLDA huyện..................................18
Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp ............................30
Hình 2.3: Thực trạng trình độ học vấn đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý dự án xây
dựng cơ bản tại huyện Hồng Ngự .............................................................................63
Hình 3.1: Đề xuất phương án cơ cấu tổ chức Ban quản lý dự án và phát triển quỹ đất
huyện Hồng Ngự .......................................................................................................84

xix
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài


Việt Nam đang trong tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, nhu
cầu về đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng đang ngày càng được quan tâm và chú
trọng. Hoạt động này đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục
vụ các vấn đề phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Hàng năm Chính phủ luôn dành
một nguồn lớn ngân sách dùng cho riêng hoạt động xây dựng cơ bản, các dự án
thường rất lớn, xây dựng trong thời gian dài, liên quan đến rất nhiều bên tham gia nên
rất dễ xảy ra các vấn đề tiêu cực như thất thoát, lãng phí, chất lượng công trình giảm
sút v.v… Điều này đòi hỏi rất lớn đội ngũ ban quản lý dự án phải là những người có
năng lực chuyên môn giỏi, trình độ năng lực đáp ứng, đạo đức công việc tốt có như
vậy mới có thể mang lại những dự án xây dựng cơ bản chất lượng, phục vụ các công
tác xã hội cho đất nước.
Cũng như các địa phương khác, huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp cũng luôn
quan tâm và chú trọng vào vấn đề xây dựng các dự án cơ bản sao cho có hiệu quả.
Tuy nhiên giống như tình trạng ở hầu hết các địa phương khác, các công trình dự án
cũng gặp phải không ít vấn đề như thiếu các biện pháp quản lý một cách đồng bộ,
tình trạng lãng phí, gấy thoát vốn nhà nước, nợ đọng trong xây dựng xảy ra ở hầu hết
các dự án của huyện trong những năm qua.
Nguyên nhân khiến cho công tác quản lý dự án XDCB trên địa bàn huyện
Hồng Ngự trong những năm qua còn nhiều vấn đề tồn tại do công tác phân bổ nguồn
vốn còn chậm, nhiều quy trình thủ tục rườm rà, trình trạng thiếu nguồn lực quản lý
làm cho mỗi cán bộ bộ hiện nay phải đảm nhiệm quá nhiều công việc, năng lực một
số nhà thầu, cán bộ còn yếu kém khiến cho các dự án phải điều chỉnh nhiều lần gây
lãng phí ngân sách cũng như thời gian thực hiện dự án. Với tính chất đặc thù của loại
dự án xây dựng cơ bản thì chỉ cần một công việc không được hoàn thành đúng thời
điểm dự định cũng đã làm ảnh hưởng tới toàn bộ tiến trình công việc giai đoạn sau.
Xuất phát từ thực tiễn đó tác giả đã chọn thực hiện đề tài “Quản lý các dự án
xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự” nhằm góp phần giải quyết giúp

1
ban lãnh đạo địa phương các vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý dự án, tránh
lãng phí nguồn vốn Nhà nước, góp phần ổn định phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn
huyện trong thời gian tới.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Đã có nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến quản lý các dự án xây dựng cơ
bản như:
- Nghiên cứu của Nguyễn Thị Bảo Hường (2016) với đề tài “Tăng cường công
tác quản lý Nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách tỉnh Thái
Nguyên” đã hệ thống hoá một số vấn đề lý luận liên quan hoạt động quản lý Nhà
nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
Đề tài cũng phân tích thực trạng công tác quản lý Nhà nước đối với các dự án đầu tư
xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2013 – 2015, kết quả
nghiên cứu đã chỉ ra các vấn đề tồn tại trong việc quản lý dự án xây dựng cơ bản của
huyện. Tác giả cũng đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác
quản lý dự án xây dựng cơ bản của tỉnh Thái Nguyên, từ đó gia tăng được hiệu quả
mà dự án mang lại cho địa phương. Các giải pháp được đưa ra chú trọng vào hoạt
động cải thiện, đơn giản hoá quy trình thủ tục, tăng cường giám sát trong suốt quá
trình xây dựng thi công dự án, cải thiện các hoạt động đấu thầu cũng như chú trọng
vào vấn đề an toàn cho người lao động và đảm bảo các vấn đề vệ sinh môi trường.
- Nghiên cứu của Nguyễn Huy Chí (2015) với tiêu đề “Quản lý Nhà nước đối
với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách ở cấp huyện thuộc
Hà Nội” giống với nghiên cứu của Nguyễn Thị Bảo Hường (2016) cũng cho thấy
một số vấn đề lý luận cơ bản hoạt động quản lý Nhà nước đối với các dự án xây dựng
cơ bản sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Nghiên cứu cũng phân tích thực
trạng hoạt động quản lý dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố Hà Nội trong
giai đoạn 2013 – 2015 và đề xuất các giải pháp thực tiễn nhằm tăng cường hoạt động
quản lý Nhà nước các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn TP Hà Nội. Các giải pháp
được đưa ra chú trọng và việc hoàn thiện quy trình quản lý, nâng cao hiệu quả các
phương pháp quản lý dự án, tăng cường hoạt động xây dựng cơ sở vật chất, áp dụng

2
công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý dự án xây dựng cơ bản và tăng cường
hoạt động thanh kiểm tra xử lý vi phjam trong quá trình đầu tư xây dựng dự án.
- Luận văn thạc sĩ kinh tế của Trần Chí Hiền (2015) với đề tài: “Vai trò của
Nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Nam
Định”. Luận văn đã nêu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác
quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách; đề tài
đã phân tích và đánh giá thực trạng vai trò Nhà nước đối với công tác đầu tư xây dựng
cơ bản, qua đó đưa ra một số giải pháp với mục đích tăng cường hơn nữa vai trò quản
lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách.
- Nghiên cứu của Nguyễn Trí Hữu (2018) với tiêu đề “Hoàn thiện công tác
quản lý dự án đầu tư xây dựng tại trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Quảng Trị” đã
góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý dự án đầu tư
xây dựng. Nghiên cứu cũng phân tích đánh giá thực trạng hoạt động quản lý dự án tại
tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn 2011 – 2016 cho thấy các vấn đề tồn tại trong công
tác này để làm cơ sở đề xuất giải pháp với mục đích hoàn thiện công tác quản lý dự
án đầu tư xây dựng tại Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Quảng Trị trong thời gian
tới. Các giải pháp tác giả của tác đưa ra chú trọng vào công tác lập dự án, báo cáo
kinh tế kỹ thuật cũng như quy hoạch dự án; chú trọng vào việc ứng dụng công nghệ
vào hoạt động xác định quy chuẩn và định mức kinh tế kỹ thuật; coi trọng các chính
sách công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư của tỉnh. Ngoài ra cũng
cần hoàn thiện hơn nữa công tác chọn nhà thầu, công tác thương thảo ký hợp đồng,
bố tri và quản lý vốn đầu tư; nâng cao năng lực bộ máy quản lý và bộ máy giám sát
thi công; thực hiện cơ chế giám sát minh bạch trong suốt quá trình đầu tư xây dựng.
Hơn thế nữa, hoàn thiện khung pháp lý có liên quan quản lý dự án đầu tư xây dựng
và đẩy mạnh việc tìm kiếm, thu hút và vận động nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài.
Qua tìm hiểu và nghiên cứu các đề tài nói trên, tác giả nhận thấy rằng: hầu hết
các nghiên cứu trên đều đã đề cập đến cơ sở lý luận liên quan đến công tác quản lý
các dự án xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, các nghiên cứu
trên chủ yếu thực hiện ở phạm vi cấp tỉnh hoặc thành phố, không có nghiên cứu thực
hiện quản lý dự án ở cấp huyện. Ngoài ra các quan điểm đánh giá của các tác giả cũng

3
chỉ dựa trên quan điểm cá nhân, các báo cáo tác giả thu thập được từ phía các cơ quan
để phân tích chứ chưa có một nghiên cứu nào thể hiện các ý kiến đánh giá từ phía
người dân là những người chịu rất nhiều tác động bởi dự án. Vì vậy, đây được xem
là khoảng trống nghiên cứu mà tác giả sẽ thực hiện trong đề tài của mình. Có thể
khẳng định nghiên cứu của tác giả là cấp thiết và chưa từng được công bố ở các công
trình nào có liên quan trước đây.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát
Luận văn hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý dự án xây dựng
cơ bản từ đó đi sâu vào phân tích thực trạng quản lý các dự án xây dựng cơ bản ở
huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, đưa ra các vấn đề tồn tại, bất cập yếu kèm từ đó
làm cơ sở đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm nhằm tăng cường quản lý các dự án
xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
- Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý dự án xây dựng cơ bản
+ Phân tích thực trạng công tác quản lý các dự án xây dựng cơ bản huyện Hồng
Ngự, tỉnh Đồng Tháp
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý các dự án xây
dựng cơ bản huyện Hồng Ngự.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Cơ sở lý luận về quản lý dự án xây dựng cơ bản là gì?
Câu hỏi 2: Thực trạng công tác quản lý các dự án xây dựng cơ bản huyện Hồng
Ngự, tỉnh Đồng Tháp diễn ra như thế nào?
Câu hỏi 3: Cần có những giải pháp nào tăng cường công tác quản lý các dự án
xây dựng cơ bản huyện Hồng Ngự?
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý các dự án xây dựng cơ bản huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng
Tháp.
- Phạm vi nghiên cứu

4
Nội dung: Công tác quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện
Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp
Không gian: Địa bàn huyện Hồng Ngự
Thời gian: số liệu thứ cấp giai đoạn 2017 – 2019, số liệu sơ cấp thực hiện từ
tháng 1 năm 2021 đến tháng 4 năm 2021.
6. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp, công cụ nghiên cứu định tính để nghiên
cứu các tài liệu; thực hiện thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp và hệ thống các
thông tin thu thập. Đồng thời, kết hợp với nghiên cứu thực tiễn qua phỏng vấn, tiếp
xúc và quan sát trực tiếp để thu thập thông tin, số liệu phục vụ cho đề tài của luận
văn. Trong đó:
 Phương pháp thu thập
- Dữ liệu thứ cấp: dữ liệu trong sách báo, tài liệu cơ quan, internet có liên quan
đến vấn đề XDCB trên cả nước cũng như của huyện Hồng Ngự. Các nghiên cứu trước
có liên quan, văn bản pháp luật, chủ trương Nhà nước, kinh nghiệm ở một số địa
phương và số liệu từ các cơ quan chức năng.
- Dữ liệu sơ cấp: thực hiện khảo sát với khoảng 100 hộ dân có ảnh hưởng bởi
các dự án XDCB trên địa bàn huyện Hồng Ngự
 Phương pháp phân tích dữ liệu
Bao gồm các phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp số liệu trong
quá trình phân tích nhằm đưa ra số liệu dẫn chứng cụ thể bổ sung cho những phân
tích của nghiên cứu.
 Phương pháp khảo sát
Thực hiện thu thập ý kiến của 100 hộ dân xung quanh công trình dự án xây
dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự. 100 hộ dân này chia đều tại một số dự án
tại các đơn vị hành chính như thị trấn Thường Thới Tiền (40 phiếu), Long Khánh A
(10 phiếu), Long Khánh B (10 phiếu), Phú Thuận B (10 phiếu), Thường Phước 1 (10
phiếu), Thường Phước 2 (10 phiếu), Thường Thới Hậu A (10 phiếu). Kết quả thu lại
96 phiếu, 4 phiếu không phù hợp. Số liệu điều tra được thực hiện từ t1/2021 đến
t4/2021.

5
Nội dung của bảng khảo sát chủ yếu xoay quanh về ý kiến đánh giá của người
dân về công tác xây dựng cơ bản tại huyện Hồng Ngự trong những năm vừa qua về
quy trình thủ tục, cách giải quyết đền bù, tiến độ thực hiện dựu án, chất lượng dự án
mang lại, trình độ năng lực đội ngũ thực hiện, chất lượng cuộc sống của họ từ khi có
dự án. (Phụ lục)
7. Đóng góp của đề tài
Đề tài nghiên cứu sẽ có các đóng góp về mặt lý thuyết và thực tiễn như sau:
Về mặt lý luận: Đề tài sẽ góp phần phát triển lý thuyết về quản lý các dự án
xây dựng cơ bản
Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu cho thấy thực trạng công tác quản lý các dự án
XDCB trên địa bàn huyện Hồng Ngự, phân tích thực trạng cho thấy những thành quả
đạt được cũng như những mặt tồn tại hạn chế trong công tác quản lý dự án xây dựng
cơ bản, từ đó xác lập cơ sở thực tiễn và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác
quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần mở đầu, tài liệu tham khảo, mục lục, danh mục bảng biểu hình
ảnh v.v… luận văn được chia thành 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý các dự án xây dựng cơ bản
- Chương 2: Thực trạng công tác quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa
bàn huyện Hồng Ngự.
- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý các dự án xây dựng cơ bản
trên địa bàn huyện Hồng Ngự

6
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG
CƠ BẢN

1.1 Các khái niệm


1.1.1 Xây dựng cơ bản
Theo tác giả Từ Quang Phương (2014) thì “Xây dựng cơ bản là những hoạt
động với chức năng tạo ra tài sản cố định cho nền kinh tế thông qua các hình thức
xậy dựng mới, mở rộng, hiện đại hóa hoặc khôi phục các tài sản cố định. Xây dựng
cơ bản là hoạt động cụ thể tạo ra các tài sản cố định (khảo sát, thiết kế, xây dựng,
lắp đặt máy móc thiết bị) kết quả của các hoạt động xây dựng cơ bản là các tài sản
cố định, với nặng lực sản xuất phục vụ nhất định” (Từ Quang Phong, 2014)
Theo tác giả Lương Minh Việt (2010) “Xây dựng cơ bản liên quan đến hoạt
động đầu tư xây dựng; trong đó đầu tư cơ bản thực hiện bằng cách tiến hành xây
dựng mới các tài sản cố định được gọi là đầu tư xây dựng cơ bản. Xây dựng cơ bản
chỉ là một khâu trong hoạt động Đầu tư xây dựng cơ bản. Tài sản cố định là các hoạt
động cụ thể để tạo ra Tài sản cố định (như khảo sát, thiết kế, xây dựng, lắp đặt,…)”.
(Lương Minh Việt, 2010)
1.1.2 Dự án xây dựng cơ bản
Theo Luật Xây dựng năm 2014 quy định về dự án đầu tư xây dựng là “là tập
hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng
để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì,
nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác
định”. Các kế hoạch, thông tin về dự án sẽ được thể hiện trên báo cáo kinh tế kỹ thuật
đầu tư xây dựng và báo cáo tiền khả thi đầu tư xây dựng của dự án. (Luật Xây dựng,
2014)
Phân lợi dự án:
+ Dự án xây dựng cơ bản được phân loại dựa theo tính chất, quy mô, loại công
trình xây dựng, mục tiêu phục vụ và nguồn vốn sử dụng. Dự án đầu tư xây dựng được
phân loại theo các tiêu chí sau đây theo quy mô, loại hình và loại dự án, bao gồm dự

7
án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B và dự án nhóm C: Luật Đầu tư
công. Dự án đầu tư xây dựng bao gồm một hoặc nhiều công trình kết hợp với nhau
dựa trên các cấp độ khác nhau (Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015).
+ Dự án XDCB được phân loại theo loại nguồn vốn sử dụng gồm: Dự án được
xây dựng dựa trên vốn ngân sách nhà nước, dự án sử dụng ngoài vốn ngân sách nhà
nước và dự án sử dụng các nguồn vốn khác.
1.1.3 Quản lý dự án xây dựng cơ bản
Theo Nguyễn Hồng Minh (2008) “Quản lý dự án là sự vận dụng lý luận,
phương pháp, quan điểm có tính hệ thống để tiến hành quản lý có hiệu quả toàn bộ
công việc liên quan tới dự án dưới sự ràng buộc về nguồn lực có hạn”. Các nhà đầu
tư phải có kế hoạch tổ chức, phân công, chỉ đạo, điều hành một cách có khoa học và
phải giảm sát đánh giá toàn bộ quy trình thực hiện từ giai đoạn bắt đầu đến khi dự án
kết thúc để có thể hoàn thành được mục tiêu đã cam kết.
Từ khái niệm quản lý dự án chung có thể hiểu quản lý dự án XDCB là một
quá trình thực hiện từ việc lập kế hoạch, điều phối các nguồn lực, kiểm soát thời gian
và giám sát các công việc thực hiện của dự án nhằm đảm bảo tiến độ và chất lượng
dự án đúng với cam kết ban đầu, trong phạm vi ngân sách cấp phép và đạt được các
yêu cầu về chất lượng xây dựng tiểu chuẩn kỹ thuật, trong những điều kiện thuận lợi
nhất và sử dụng các phương pháp tối ưu nhất cho dự án. (Nguyễn Trường Sơn, Đào
Hữu Hòa, 2002)
Từ các khái niệm trên có thể hiểu, quản lý dự án XDCB là một hoạt động đặc
biệt dùng các kỹ thuật chuyên môn, khả năng quản lý để lập kế hoạch, thiết kế, xây
dựng, điều chỉnh, giám sát toàn bộ dự án từ giai đoạn đầu cho đến khi dự án kết thúc
và kể cả sau khi đã bàn giao. Mục đích của việc quản lý dự án XDCB. Hoạt động này
đòi hỏi khả năng kiểm soát thời gian, chi phí và chất lượng trong suốt quá trình thực
hiện. Hoạt động quản lý các dự án XDCB cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các
bên có liên quan bao gồm nhà cung ứng vật liệu, nhà thầu, ban quản lý dự án, những
người bị ảnh hưởng từ dự án.
1.2 Đặc điểm dự án xây dựng cơ bản

8
Các dự án XDCB có những đặc điểm sau: (Bùi Tiến Hanh và Phạm Thanh Hà,
2015)
- Nguồn vốn lớn, thời gian thực hiện dài
Dự án XDCB đòi hỏi đòi hỏi lượng vốn lưu động và nguyên vật liệu lớn.
Nguồn vốn này được dàn trải trong suốt quá trình thực hiện. Do đó, quá trình đầu tư
cần có kế hoạch bố trí nhân lực, vật tư, thiết bị phù hợp, đồng thời có kế hoạch huy
động và sử dụng vốn hợp lý để dự án hoàn thành đúng thời hạn. Một thời gian ngắn
để tránh lãng phí.
- Thời gian dài với nhiều biến động: thời gian tiến hành một công cuộc đầu tư
cho đến khi thành quả của nó phát huy tác dụng thường đòi hỏi nhiều năm tháng với
nhiều biến động xảy ra.
- Có giá trị sử dụng lâu dài
Những dự án XDCB sau khi hoàn thành sẽ có giá trị sử dụng lâu dài, có khi
hàng trăm, hàng nghìn năm, thậm chí tồn tại vĩnh viễn, một số dự án còn được xem
là biểu tượng, công trình nổi tiếng của cả một quốc gia.
- Vị trí xây dựng cố định:
Các công trình sau khi xây dựng xong sẽ hoạt động ở ngay nơi nó được tạo
dựng nên cần phải xem xét kỹ lưỡng về mặt vị trí địa lý trước khi ra quyết định
ĐTXD. Địa điểm xây dựng cần phải được bố trí hợp lý, đảm bảo các yêu cầu về an
ninh quốc phòng, phải phù hợp với quy hoạch của địa phương, của quốc gia, mang
lại những giá trị tích cực, có thể tạo thành lợi thế cạnh tranh của vùng, quốc gia, đồng
thời phải đảm bảo được sự phát triển cân đối của vùng lãnh thổ.
- Liên quan đến nhiều ngành
Một dự án XDCB muốn được thực hiện cần có sự phối hợp rất nhiều bên có
liên quan nên chính vì vậy nó sẽ phải phụ thuộc vào rất nhiều nguồn nhân lực thuộc
nhiều ngành nghề khác nhau. Nó có thể không chỉ diễn ra ở phạm vi một địa phương
mà còn có thể là sự phối hợp giữa nhiều địa phương với nhau. Vì vậy khi tiến hành
hoạt động này, cần phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các cấp, các ngành cùng chung
tay vào trong quá trình đầu tư, bên cạnh đó phải quy định rõ phạm vi trách nhiệm của

9
từng chủ thể tham gia đầu tư, đảm bảo được tính tập trung dân chủ trong quá trình
thực hiện dự án.
1.3 Vai trò quản lý các dự án xây dựng cơ bản
 Góp phần vào hoàn thiện các mục tiêu phát triển KT - XH tại chính địa
phương đó cũng như góp phần chung vào mục tiêu phát triển của quốc gia.
Với tốc độ phát triển nhanh chóng của nền KT - XH và sự phát triển vượt bậc
của khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện nay; đời sống người dân không ngừng được
nâng lên; do vậy nhu cầu xây dựng các dự án công trình quy mô lớn, phức tạp cũng
ngày càng nhiều như: các công trình xây dựng giao thông, khu chung cư, các công
trình thủy lợi, các dự án kênh mương hay các công trình nâng cấp hạ tầng giao thông
nông thôn... Đây là một tất yếu khách quan của quá trình phát triển KT - XH của các
quốc gia và của địa phương. Do đó quá trình xây dựng dự án XDCB cũng sẽ không
tránh khỏi những rủi ro cho nhà đầu tư hay người tiếp nhận, thừa hưởng các dự án
khi việc quản dự án để xảy ra các sai phạm, sự cố,... Vì vậy việc quản lý các dự án
XDCB cần được thực hiện một cách khoa học giúp đạt được mục tiêu đề ra một cách
thuận lợi.
Đối với một nước đang phát triển như nước ta hiện nay, trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực như công
nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, dịch vụ, mà đặc biệt là các dự án trọng điểm
quốc gia về cơ sở hạ tầng kỹ thuật thì việc quản lý hiệu quả các dự án XDCB là cực
kỳ quan trọng, nó góp phần nhằm tránh gây ra những tổn thất, lãng phí những nguồn
lực của nhà nước của nhân dân, đặc biệt trong điều kiện nguồn vốn còn rất hạn hẹp.
 Hiệu quả của các dự án xây dựng được thể hiện ở năng lực quản lý của
nhà quản lý, các cơ quan nhà nước.
Việc QLDA sẽ khẳng định năng lực của cá nhân, tập thể trong việc phân bổ
các nguồn lực và khả năng sử dụng hiệu quả các nguồn lực đó, đặc biệt là trong điều
kiện nguồn vốn và nhân lực có hạn, nó được thể hiện qua:
- Sự liên kết các hoạt động diễn ra trong quá trình thực hiện dự án, nhằm đảm
bảo mọi hoạt động diễn ra thuận lợi, nhịp nhàng giữa người thực hiện dự án với người
dân xung quanh khu vực bị ảnh hưởng.

10
- Khả năng phản xạ nhay nhạy nhanh chóng đàm phán trao đổi với các bên có
liên quan để giải quyết vấn đề phát sinh.
phát hiện và xử lý sớm những khó khăn phát sinh và khả năng ứng biến linh
hoạt, xử lý kịp thời những vấn đề không lường trước được. Ưu tiên đàm phán trực
tiếp giữa các bên liên quan để chủ động giải quyết những bất đồng và mục đích cuối
cùng là tạo ra công trình có chất lượng cao.
- Một nhà quản lý có năng lực tốt sẽ linh hoạt xử lý được nhanh và kịp thời
các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công dự án. Lúc đó, người quản lý ngay lập
tức sẽ biết đàm phán với các bên có liên quan để thống nhất vấn đề xử lý, đưa ra quyết
định nhanh gọn lẹ mà không lảm ảnh hưởng đến tiến độ cũng như chất lượng dự án.
- Sử dụng hiệu quả các phương pháp QLDA sẽ giúp nhà quản lý điều tiết, kiểm
soát được các hạng mục công việc sao cho đáp ứng được mục tiêu dự án. Do bởi tính
chất phức tạp của các dự án XDCB thường phải liên quan đến rất nhiều các bên tham
gia như các cơ quan chủ quản của nhà nước, đơn vị tư vấn thiết kế, đơn vị thi công,
các tổ chức giám sát, đặc biệt là sự giám sát của người dân và cuối cùng là người tiếp
quản, thụ hưởng dự án, Do vậy nếu nhà quản lý điều tiết tốt các khâu của dự án ĐTXD
công trình thì việc tiến hành thực hiện công trình dự án mới có tính khả thi.
Như vậy, có thể thấy vai trò công tác QLDA XDCB ngày càng quan trọng và
có nghĩa trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển KT – XH. Ngày nay trước sự
phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, trong một xã hội mà sự phát triển của khoa
học công nghệ đang diễn ra như vũ bão, nếu không nắm vững các phương pháp quản
lý nói chung và quản lý nói riêng sẽ có thê gây ra những tổn thất vô cùng to lớn cho
xã hội.
1.4 Nội dung quản lý các dự án xây dựng cơ bản
Hoạt động này bao gồm một chuỗi các công tác quản lý có tác động mật thiết
với nhau, hiệu quả của công việc quản lý này cũng làm ảnh hưởng đến các công việc
phía sau nó, chỉ cần một công tác quản lý phát sinh sai sót cũng có thể làm ảnh hưởng
chung đến toàn bộ dự án. Để đảm bảo việc quản lý dự án XDCB phát huy hiệu quả
cần chú trọng đến các công tác quản lý hoạt động đấu thầu, tiến độ dự án, chất lượng

11
dự án, chi phí dự án và một số công tác khác như an toàn lao động, các vấn đề vệ sinh
môi tường. Nội dung từng công tác quản lý được thể hiện như sau:
1.4.1 Quản lý hoạt động đấu thầu
Hoạt động đấu thầu chủ yếu thực hiện việc lựa chọn nhà thầu có năng lực tốt
nhất cho dự án dựa các tiêu chí đã được đề ra, những tiêu chí này đã được hình thành
dựa trên các quy định của pháp luật, tiềm năng mang lại các giá trị KT – XH cho địa
phương. Đây là giai đoạn quan trọng của toàn bộ quá trình thực hiện, giai đoạn đầu
thực hiện, nó diễn ra thuận lợi thì những việc sau mới được đảm bảo.
Cơ quan QLNN có thẩm quyền trong việc quản lý hoạt động đấu thầu. Hoạt
động quản lý đấu thầu chú trọng vào cơ sở pháp lý của dự án, xác định mục tiêu xây
dựng dự án, lập kế hoạch thực hiện và tiến trình vận dụng kiến thức quản lý, kiến
thức về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan để điều phối hoạt động, mua
sắm nhằm đạt được mục đích xử lý hoạt động đấu thầu. Hoạt động này phải được
thực hiện công khai, minh bạch và công bằng nhằm đạt được mục tiêu lựa chọn được
nhà thầu đáp ứng yêu cầu của quá trình thực hiện dự án hiệu quả hơn.
Cơ sở pháp lý để phê duyệt việc chọn nhà thầu được thực hiện theo đúng quy
định đặt ra theo luật đấu thầu năm 2013 điều khoản quy định về đấu thầu. Quy trình
lựa chọn nhà thầu như sau: (Luật Đấu thầu, 2013)
- Ban QLDA là người lập hồ sơ lựa chọn các nhà thầu, trình lên UBND huyện
để phê duyệt quyết định.
- Sau khi đã được phê duyệt, UBND huyện căn cứ vào hồ sơ để tổ chức thực
hiện mời thầu, gửi thông báo tới Phòng Kế hoạch và Đầu tư huyện.
- Ban QLDA tổ chực thực hiện việc mở thầu, thông báo thời gian cụ thể đến
các nhà thầu, tiến hành lựa chọn nhà thầu phù hợp với dự án dựa trên năng lực hồ sơ
của nhà thầu rồi trình UBND huyện một lần nữa kết quả báo cáo thẩm định nhà thầu
mà Ban QLDA chọn. Khi đã được sự đồng ý UBND huyện, Phòng Kế hoạch và đầu
tư sẽ trực tiếp thông báo kết quả đến nhà thầu và tiến hành thương thảo và ký hợp
đồng.
Trong công tác quản lý đầu thầu cũng cần quan tâm đến một số vấn đề:

12
- Cơ sở pháp lý trong hoạt động đấu thầu: Căn cứ vào các văn bản pháp luật
như luật đấu thầu, các nghị định, thông tư có liên quan hoạt động đấu thầu, dự án xây
dựng cơ bản để xác định khung pháp lý cho hoạt động đấu thầu, lập hồ sơ mời thầu.
- Kế hoạch tổ chức đấu thầu: Được thực hiện cho toàn bộ dự án hoặc nếu các
điều kiện tiên quyết không đủ và thật cần thiết thì người có thẩm quyền lập các hạng
mục, gói thầu và phê duyệt làm cơ sở pháp lý cho CĐT thực hiện việc lựa chọn các
nhà thầu phù hợp. Phòng kế hoạch đầu tư nêu rõ cho các bên có liên quan về số lượng
cũng như các công việc cụ thể từng gói thầu từ chi phí, hình thức lựa chọn người thực
hiện, phương thức thự hiện, thời điểm thực hiện, thời gian thực hiện v.v…
- Tổ chức hoạt động đấu thầu: bao gồm các công việc như cơ cấu tổ chức,
phân công, điều phối, quy định nhiệm vụ, quyền hạn cho các bên, tiến hành đấu thầu,
chuẩn bị nhân sự cho đấu thầu. Ngoài ra tổ chức đấu thầu còn thực hiện việc điều
phối và huy động các nguồn lực phục vụ cho kế hoạch, đảm bảo tuân thủ quy định
trong khung pháp lý về đấu thầu, thực hiện kiểm tra giám sát thẩm định phe duyệt
nhằm đạt các mục tiêu đề ra, việc giám sát cũng phải được thực hiện công khai, minh
bạch. Ngăn ngừa, chấn chỉnh các sai sót vi phạm nếu phát hiện được trong quá trình
thực hiện.
- Thanh kiểm tra hoạt động đấu thầu: Việc này nhằm ngăn chặn và giải quyết
hiệu quả các vi phạm và các báo cáo tiêu cực xảy ra ở tất cả các giai đoạn của quá
trình thực hiện công tác đấu thầu. Thực hiện kiểm tra từng nội dung công việc có
đúng với quy định của pháp luật về đấu thầu hay không, từ việc khảo sát tình hình
thực hiện luật mua sắm công, tổ chức hoạt động mua sắm, các hình thức hạn chế mua
sắm, chỉ định thầu, v.v. phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật về mua sắm công; Về
nội dung, sàng lọc giá thầu cần tập trung vào: Kiểm tra năng lực chuyên môn của các
đơn vị thực hiện đấu thầu; Căn cứ quy định pháp luật, tính hợp lý của việc phân chia
gói thầu v.v... Thanh tra, kiểm tra hoạt động tuân thủ KHĐT,...; Xác định những thiếu
sót trong quá trình đấu thầu và nhanh chóng khắc phục các vấn đề phát sinh.
Ngoài ra, mỗi cá nhân thuộc các bên có liên quan cũng phải nâng cao tinh thần
trách nhiệm, thực hiện minh bạch, công khai, nghiêm túc, có trách nhiệm với quyền
hạn của mình và kiên quyết đất tranh với các hành vi tiêu cực, kịp thời có biện pháp

13
xử lý những sai phạm trong việc lựa chọn thầu, đề cao tinh thần lựa chọn thầu với
tiêu chí mang lại giá trị tốt nhất cho dự án.
1.4.2 Quản lý tiến độ các dự án
Bao gồm tập hợp các công việc thực hiện một cách có hệ thống sao cho dự án
được hoàn thiện xây dựng dự án được sát với kế hoạch đã đề ra. Các hoạt động trong
việc quản lý tiến độ dự án thường được chia thành những giai đoạn khác nhau và
được sắp xếp thứ tự ưu tiên cho mỗi công việc, kết hợp với việc bố trí phân bổ thời
gian để hoàn thành đúng thời hạn từng công việc, nhưng về cơ bản mọi công việc
phải được thực hiện một cách có khoa học, hợp lý làm sao cho tiến độ dự án đúng
theo tiến độ kế hoạch đặt ra. Những công việc được đặt ra trong vấn đề quản lý tiến
độ dự án bao gồm: (Nguyễn Trường Sơn, Đào Hữu Hoà, 2002)
- Khảo sát, thiết kế xây dựng: được xem là hoạt động đầu tiên trong tiến trình
thực hiện dự án, thực hiện lập đề cương thiết kế, khảo sát mặt bằng cũng như tính
toán tổng dự toán cho dự án.
- Chuẩn bị mặt bằng: thực hiện song song với công tác khảo sát TKKT dự án,
công tác này chú trọng vào việc thu hồi, GPMB để chuẩn bị quá trình thi công. Công
tác này rất nhạy càm vì đụng chạm tới cuộc sống của những người có đất bị thu hồi
và những người sống xung quanh khu vực dự án. Công tác này cũng mất rất nhiều
thời gian phải thực hiện rất nhiều giai đoạn từ xin cấp phép, lên phương án đề bù đất
đai, thực hiện đề bù, giải toả mặt bằng, hỗ trợ tái định cư cho người có đất bị thu hồi.
- Công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu: Việc lựa chọn nhà thầu mặc dù không
tốn quá nhiều thời gian nhưng cũng rất quan trọng, việc lựa chọn nhà thầu không đủ
khả năng cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của dự án. Công đoạn này cũng thường
xảy ra những hành vi tiêu cực.
- Công tác thi công và giám sát xây dựng công trình: CĐT sẽ giao gói thầu
xây lắp cho nhà thầu thi công. Giám sát xây dựng là công việc mất nhiều thời gian
nhất trong công tác QLDA và đóng vai trò quan trọng đến chất lượng công trình sau
này. Việc hoàn thành dự án đúng thời hạn phụ thuộc vào việc thi công giám sát có
được thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả hay không. Giám sát càng chặt chẽ càng

14
đảm bảo dự án đúng tiến độ, chất lượng được đảm bảo và xử lý kịp thời vấn đề phát
sinh.
- Công tác nghiệm thu công trình: Hoạt động này thực hiện sau khi dự án được
hoàn thiện được bên thầu thông báo lại cho ban QLDA để thực hiện nghiệm thu bàn
giao cho các bên khác để đưa vào sử dụng.
Để quản lý hiệu quả tiến độ của dự án, ủy ban cần kiểm tra và giám sát công
việc nghiên cứu và thiết kế có uy tín của các nhà thầu tư vấn. Phối hợp cùng với các
sở, ban, ngành tuyên truyền, giáo dục quần chúng về kế hoạch GPMB. Trường hợp
thời gian thi công dự án bị chậm tiến độ, CĐT cần liên hệ với người có thẩm quyền
để kịp thời giải quyết, khuyến khích đẩy nhanh tiến độ thi công nhưng vẫn tiếp tục
đảm bảo chất lượng, kỹ thuật công trình. và mang lại lợi ích kinh tế - xã hội. Nếu
CĐT bị thiệt hại do chậm tiến độ thi công thì bộ phận xây lắp phải bồi thường vì đã
vi phạm các điều khoản trong hợp đồng.
1.4.3 Quản lý chất lượng dự án
Ngoài việc đảm bảo dự án được hoàn thành đúng thời điểm đã cam kết thì
cũng cần phải quan tâm đến chất lượng công trình. Chính vì thế trong quá trình thực
hiện bộ phận giám sát phải thực hiện thanh kiểm tra liên tục mọi giai đoạn trong thi
công để đảm bảo chất lượng dự án của mỗi khâu phải đạt yêu cầu. Việc thực hiện
thường xuyên cũng giúp cho Ban QLDA phát hiện kịp thời những sai sót trong quá
trình thực hiện, có biện pháp xử lý tức thời, giúp dự án sau khi hoàn thiện được đảm
bảo chất lượng. Vì các dự án XDCB là những dự án đưa vào sử dụng công, phục vụ
phát triển KT – XH, phục vụ đời sống người dân nên việc đảm bảo chất lượng dự án
rất quan trọng có thể gây tính mạng trong quá trình sử dụng. Tiêu chuẩn về nghiệm
thu chất lượng dự án đã được Chính phủ ban hành tại Nghị định số 46/2015/NĐ – CP
trong đó tập chung chủ yếu vào một số tiêu chí: (Nghị định 46/2015/NĐ – CP)
- Quản lý chất lượng các tổ chức tư vấn: Chất lượng tổ tư vấn được đánh giá
dựa trên năng lực thực hiện nhà thầu, xem xét trên các công trình, dự án mà nhà thầu
đã từng thực hiện.

15
- Quản lý chất lượng thi công xây dựng: trong suốt quá trình thi công, Tổ giám
sát thực hiện thường xuyên kiểm tra kỹ thuật, chất lượng của dự án để kịp thời điều
chỉnh các sai sót nếu có.
- Công tác bảo hành công trình: Trong quá trình giao nhận, sử dụng công trình
nếu phát sinh vấn đề thì nhà thầu phải khắc phục. Để đảm bảo kiểm soát chất lượng
của dự án, trước khi bắt đầu công việc, hội đồng phải tiến hành thẩm định và phê
duyệt đầy đủ việc lập dự án theo quy định. Trong quá trình thực hiện dự án, cán bộ
kỹ thuật sẽ xem xét lại các thiết kế đã được duyệt, các tiêu chuẩn kỹ thuật đã thoả
thuận và các quy định khác có liên quan, các điều kiện trong hợp đồng đã ký kết, tiến
hành nghiệm thu chất lượng dự án sau khi thi công.
1.4.4 Quản lý chi phí dự án
Quản lý chi phí dự án là tiến trình quản lý các khoản mục đầu tư, thẩm định
dự toán phê duyệt. Hoạt động này bao gồm bố trí các nguồn lực, dự tính các chi phí,
khống chế các chi phí có thể phát sinh thêm. Quản lý chi dự án sẽ thực hiện với mục
đích tránh nguồn chi phí thực hiện dự án vượt ngoài hạn mức cho phép, không vượt
quá tổng mức đầu tư đã quy định cũng như tránh nguồn vốn không bị thất thoát.
Ngoài việc đảm bảo theo mục tiêu đầu tư, việc lập và quản lý chi phí cũng cần
phải được thực hiện đúng theo pháp lý đã được quy định tại Nghị định 32/2015/NĐ
- CP về Quản lý chi phí ĐTXD công trình. Từng giai đoạn đầu tư phải phù hợp với
nguồn chi đã cam kết ban đầu. Từ giai đoạn chuẩn bị cho đến dự án kết thúc đưa vào
sử dụng phải được theo dõi chặt chẽ về các định mức chi, CĐT sẽ chịu trách nhiệm
các khoản chi: (Nghị định 32/2015/NĐ – CP)
- Đối với công tác chuẩn bị đầu tư: Cơ sở đề CĐT lập kế hoạch nguồn vốn
dựa trên tổng mức đầu tư hay tổng mức dự toán của dự án đã được ghi trong quyết
định đầu tư. Tổng mức đầu tư bao gồm các chi phí như chi phí GPMB, chi phí mua
sắm thiết bị, chi phí tái định cư, QLDA, chi phí dự phòng thẩm định dự án và các chi
phí khác.
Chi phí thi công xây dựng được tính toán dựa trên các hạng mục thực hiện
công trình từ thiết kế, xác định khối lượng ước tính khác, đơn giá các thiết bị, nguyên
vật liệu trên thị trường, các chi phí khác theo từng loại công việc. Nó được tính toán

16
theo yêu cầu của người sử dụng và theo số lượng và loại thiết bị. Chi phí bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư được tính toán phù hợp với mức GPMB của dự án và có thể được
tính hoặc không trong tổng mức đầu tư. Các chi phí khác như chi phí tư vấn, chi phí
dự phòng khối lượng, chi phí quản lý v.v… và các chi phí khá sẽ được tính theo tỷ lệ
phần trăm trên tổng chi phí của dự án. Trong đó nguồn chi phí dự phòng là nguồn để
chi trả trong điều kiện có sai sót phát sinh phải bổ sung thêm công việc ngoài dự toán
làm phát sinh chi phí.
Quản lý chi phí dự án dựa trên cơ sở khối lượng công việc, dự toán xây dựng
được xác định theo TKKT hay bản vẽ thi công. Casc nguồn chi phí ở đây có thể kể
đến: chi phí quản lý, chi phí thiết bị, chi phí ĐTXD, chi phí dự phòng và các chi phí
khác.
- Đối với việc tạm ứng vốn ĐTXD: là khoản tiền (tối đa 50% giá trị hợp đồng
xây dựng) mà CĐT có nghĩa vụ ứng trước cho giai đoạn xây dựng. Chi phí tạm ứng
cho các dự án XDCB được thanh toán ngay sau khi ký hợp đồng, trừ trường hợp có
thoả thuận lại, muốn thay đổi phương án thì hợp đồng cần phải được ký kết lại.
- Đối với việc thanh toán VĐT: thực hiện chi trả từng phần dựa trên từng hạng
mục công việc đã hoàn thành hoặc chi trả toàn bộ ngay từ ban đầu. Đối với khoản chi
trả từng phần phải dựa trên công tác nghiệm thu, sau khi đã kiểm tra, giám sát từng
hạng mục xây dựng, đôi chiếu với kế hoạch ban đầu và xem phương thức thanh toán
đã thoả thuận để tiến hành thanh toán vốn.

17
Hình 1.1: Quy trình quản lý dự án đối với Ban QLDA huyện
(Nguồn: Thông tư số 86/2011/TT - BTC)
- Đối với việc quyết toán vốn: CĐT thực hiện đầy đủ các thủ tục xác nhận các
hạng mục, thu giữ các háo đơn chứng từ cón liên quan, khối lượng hạng mục từng
công việc... trong tổng mức đầu tư dự án đã được phê duyệt ngay sau khi dự án hoàn
thành và được đưa vào sử dụng.
Để làm tốt công tác này, chi phí xây dựng phải được giữ ở mức tối thiểu. Các
nhà QLDA thường lập kế hoạch điều chỉnh chi phí để đảm bảo thanh toán đều đặn cả
về chi phí và thời gian, cũng như giá trị, chất lượng dự án thực hiện. Trách nhiệm đối
với nhà thầu được tổ chức quản lý chặt chẽ và chính xác. Căn cứ vào khối lượng công
việc bộ phận kỹ thuật sẽ làm việc với các bên có liên quan để xác nhận số lượng, đơn
giá, cơ sở giá thành thông thường, mẫu, quy định áp dụng, quy chế thanh toán, thông
báo cho CĐT xác nhận và phê duyệt. thanh toán.
1.4.5 Các công tác quản lý khác
1.4.5.1 Quản lý nhân sự
Việc quản lý nhân sự chủ yếu thực hiện việc phân bổ các nguồn lực nhân sự
sao cho hợp lý và khoa học, đảm bảo không xảy ra tình trạng dư thừa nhân sự theo
từng hạng mục công việc làm lãng phí nguồn nhân lực cũng như tránh tình trạng quá
hạn mức công việc cho nhân sự để tránh tình trạng phải phân bổ thêm nguồn lực gây

18
mất thêm chi phí cho dự án. Việc bố trí nguồn lao động phải được dựa trên trình độ
chuyên môn, khả năng thực hiện công việc, tạo điều kiện cho người lao động, người
thực hiện dự án hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Đảm bảo phát huy hết năng lực
của nhân lực, tính sáng tạo của từng thanh viên trong nhóm, trong tổ chức phù hợp
với trình độ thực hiện công việc của từng người để đảm bảo mang lại hiệu quả tối đa
cho dự án.
1.4.5.2 Quản lý an toàn lao động và vệ sinh môi trường
Mục tiêu của việc quản lý an toàn và vệ sinh môi trường là đảm bảo an toàn
cho nguồn nhân lực thực hiện dự án cũng như hoàn thành được các trách nhiệm đối
với môi trường. Trong quá trình thi công dự án phải tuyệt đối đảm bảo an toàn cho
người lao động, có các biện pháp giữ an toàn, cung cấp đồ bảo hộ, chú ý việc vấn đề
bảo hộ lao động trong thi công dự án tránh những hậu quả không đáng có ảnh hưởng
đến tính mạng người lao động. Trường hợp phát hiện những cá nhân có hành vi vi
phạm, phải có biện pháp xử lý thích đáng làm gương cho các đối tượng khác. Để thực
hiện hiệu quả thì người dân có thể báo với cơ quan QLNN khi có những vấn đề không
đảm bảo về môi trường của các công trình, dự án xây dựng như tiếng ồn xây dựng,
nước thải, bụi mịn, v.v… để các cơ quan QLNN ở địa phương có biện pháp xử lý kịp
thời. Bên cạnh đó thì các cơ quan QLNN cần luôn giám át và có quyền định chỉ công
trình nếu đơn vị thực hiện dự án không thực hiện nghiêm túc cá vấn đề bảo vệ môi
trường và an toàn lao động.
1.4.5.3 Quản lý hố sơ
Một số đơn vị xem thường việc lưu giữ hồ sơ. Công việc rất dễ dàng, nhưng
nhiều tổ chức và cơ quan không làm tốt. Quản lý và lưu trữ hồ sơ, tài liệu để cung
cấp cho việc truy xuất một cách thuận tiện, đơn giản và nhanh chóng. Để thực hiện
công tác quản lý hồ sơ một cách hợp lý, phân loại các hồ sơ sổ sách một cách có hệ
thống khoa học, dễ dàng tìm kiếm, đặc biệt cần phải có bộ phận hành chính riêng để
thực hiện trách nhiệm riêng công tác này. (Nguyễn Trường Sơn, Đào Hữu Hoà, 2002)

19
1.5 Nhân tố tác động tới quản lý các dự án xây dựng cơ bản
1.5.1 Hành lang pháp lý
Trong các hoạt động KT – XH nói chung, cũng như trong hoạt động QLDA
XDCB việc quản lý phải được thực hiện đảm bảo theo các quy định của pháp luật,
các chính sách của Nhà nước. Nhân tố này có ảnh hưởng đáng kể đến việc QLDA
XDCB. Bởi vì nếu hệ thống pháp lý càng rõ ràng thì các thủ tục, quy định giữa các
bên sẽ rõ ràng hơn, ít chồng chéo, tạo điều kiện cho quá trình QLDA XDCB thực
hiện tối đa phát huy hiệu quả, ngăn chặn các hành vi tiêu cực ảnh hưởng tiến độ dự
án. (Bùi Tiến Hanh và Phạm Thanh Hà, 2015)
Để nhân tố này của QLDA đạt hiệu quả cao, các chính sách và quy định đã
ban hành phải có hiệu lực thi hành, phù hợp với luật pháp hiện hành của nhà nước và
các biện pháp kiểm soát phải được thực thi nghiêm ngặt. Nên giảm bớt hay hạn chế
những thủ tục rườmg rà không cần thiết để tránh xảy ra các tình trạng sách nhiễu.
Hơn nữa, các chính sách của Nhà nước liên quan vấn đề xây dựng và QLDA cũng
trảnh tình trạng thay đổi điều chỉnh liên tục để người thực hiện việc xây dựng cảm
thấy yên tâm. Cần xây dựng quy trình nghiệp vụ theo hướng cải cách, đơn giản hoá
các thủ tục hành chính, quy định rõ thời hạn hoàn thành công việc, trình tự xử lý công
việc một cách khoa học, quyền hạn và trách nhiệm của từng bên liên quan được quy
định rõ ràng, chặt chẽ.
1.5.2 Nhận thức người dân tại nơi thực hiện dự án
Trong các công trình, dự án xây dựng, đặc biệt là các dự án lớn, dự án mang
tầm quốc gia chịu ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân gần khu vực hoặc
ngay trên khu vực thực hiện dự án. Do vậy nhận thức của người dân tại khu vực thực
hiện dự án có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng đến tính khả thi của dự bởi nếu không
nhận được sự đồng thuận của người dân dự án cũng không thể được thực hiện. Đặc
biệt trong khâu GPMB, để nhận được sự hỗ trợ này, CĐT cần đi kiểm tra thực tế và
sẵn sàng bỏ tiền xây dựng, chỉnh trang, sửa chữa, hiện đại hóa. của các công trình hạ
tầng dân dụng, phải xác định được nhu cầu đích thực, phục vụ người dân và quyết
định chọn đường nào cho phù hợp với từng khu vực..

20
CĐT nói chung và ban quản lý nói riêng phải có những hành động thuyết phục
để có được sự đồng thuận và ủng hộ của những người dân bị ảnh hưởng từ dự án.
Tìm hiểu về cuộc sống và nguyện vọng của người dân bản địa. Sau khi xây dựng dự
án cũng cần xem xét đến những chính sách mang lại giá trị kinh tế mà dự án có được
chia sẻ với người dân, giúp họ hiểu được những lợi ích dự án mang lại cho chính họ
và cho sự phát triển ở địa phương. Tránh tình huống ra lệnh hoặc ép buộc mọi người
phải đồng ý. Ngoài sự giám sát của chính quyền, cộng đồng dân cư cũng là cơ quan
quản lý báo cáo trực tiếp với các cơ quan nhà nước có trách nhiệm trong trường hợp
vi phạm nghiêm trọng các thủ tục..
1.5.3 Các nhân tố thuộc về điều kiện kinh tế xã hội
Điều kiện KT - XH là một trong những cơ sở chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình
chỉ đạo ra quyết định thực hiện dự án. Phát triển KT - XH có tác động đáng kể đến
thu nhập của hộ gia đình, và quy mô của dòng thu nhập quyết định đến tínhu khả thi
về mặt chi phí xây dựng các dự án XDCB. Nhu cầu xây dựng các dự án XDCB hiện
nay rất cao nhưng nguồn lực thì có hạn, đây là nhân tố ảnh hưởng đến việc cân đối
giữa kế hoạch và thực tiễn nguồn ngân sách phân bổ cho các dự án.
Các nhân tố thuộc về điều kiện KT – XH có thể kể đến như mức độ phạm phát,
giá cả nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển, chi phí xây dựng, lãi suất cho vay ngân
hàng, các nhân tố thuộc về khách hàng v.v… đều có tác động đến tính khả thi của dự
án, làm thay đổi chi phí dự án, thay đổi quy mô dự án. Do thị trường luôn biến động
ảnh hưởng lẫn nhau ví dụ như thị trường kinh tế không ổn định, lạm phát liên tục
khiến giá cả nguyên vật liệu ngày càng tăng khiến chi phí xây dựng tăng lên theo,
điều này là khách quan không thể kiểm soát được. Để tránh bị ảnh hưởng nhất cần
phải có các dự báo thị trường, ước lượng sẵn trước cũng như việc có một khoản chi
phí dự phòng để trong những trường hợp xảy ra có thể lấy nguồn chi phí này để giải
quyết sẽ không làm ảnh hưởng chung đến tổng mức dự toán ban đầu.
Trong việc dự báo và phân tích các xu hướng thay đổi của môi trường KT –
XH, hông tin sai có thể dẫn đến phân tích sai lầm, quyết định sai lầm và đầu tư dự án
không hiệu quả. Ngược lại, nếu thu thập được các thông tin có chất lượng, có kiểm
định rõ ràng thì việc xác định, dự báo được các khoản phát sinh sẽ thực tế hơn, tránh

21
được rất nhiều rui ro. Tuy nhiên do các dự án XDCB thường kéo dài thi công rất lâu
thường qua rất nhiều năm nên trong suốt quá trình thực hiện dự án, CĐT phải luôn
luôn cập nhật kịp thời và thường xuyên, chính xác sự biến động các nhân tố trên để
đưa ra quyết định đúng đắn nhất cho dự án.
1.5.4 Năng lực đội ngũ thực hiện dự án, cơ sở kỹ thuật
Năng lực thực hiện của các CĐT, đội ngũ cán bộ QLDA có ảnh hưởng trực
tiếp đến sự thành công hay thất bại của một dự án, nhất là đối với các dự án phức tạp
như các dự án XDCB. Vì CĐT, Ban QLDA là chủ thể tham gia chính trong công tác
xây dựng các dự án XDCB. Kinh nghiệm và năng lực của các nhà quản lý, CĐT sẽ
ảnh hưởng đến quá trình hoạch định chính sách, các khuyến nghị tư vấn, các quy tắc
và quy định phù hợp. Đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn giỏi,
giàu kinh nghiệm sẽ biết cách tự chủ động xử lý tình huống, lường trước được dự án
gặp trở ngại, khó khăn, vướng mắc như thế nào. Đội ngũ cán bộ hành chính không
tương xứng với yêu cầu thực tế, lạm dụng chức quyền, vì mục đích trục lợi cá nhân
mà bòn rút làm giảm chất lượng các dựu án, gây thất thoát ngân sách Nhà nước.
Xác định được tầm quan trọng trong công tác QLDA XDCB thì Ban QLDA
ngay từ đầu phải xem trọng vấn đề tuyển dụng cũng như đào tạo năng lực cho các
cán bộ. Xem xét đánh giá chọn lọc kỹ lưỡng những cán bộ thực sự có năng lực chuyên
môn, phẩm chất đạo đức tốt cũng như khả năng thực hiện công việc, khả năng làm
việc nhóm, xử lý tình huống, biết sử dụng các máy móc thiết bị, công nghệ kỹ thuật
tiên tiến hiện đại trong công việc.
Các nguồn lực khác như trang thiết bị, cơ sở vật chất cũng cần được quan tâm
để đẩy nhanh thời gian hoàn thành công việc. Kết hợp các máy móc, thiết bị công
nghệ hiện đại, các thiết bị đo vẽ, ứng dụng các phần mềm QLDA hiện đại,… giúp
cho công tác QLDA trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn..Khi nhu cầu xây dựng các dự
án XDCB tăng, khối lượng công việc ở mỗi giai đoạn cũng tăng lên, nên nếu biết ứng
dụng công nghệ vào việc quản lý thời gian sẽ giúp giải quyết công việc được thực
hiện nhanh chóng, chính xác hơn. Vì vậy, đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và ứng dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật là điều kiện tiên quyết cho công việc QLDA, đặc biệt đối
với các dự án phức tạp như dự án XDCB.

22
1.6 Kinh nghiệm ở một số địa phương trong việc quản lý dự án xây dựng cơ
bản và bài học kinh nghiệm đối với huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp
1.6.1 Thành phố Hà Nội
Hà Nội là một trong năm thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam,
cùng với TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ. Riêng Hà Nội và TP
Hồ Chí Minh còn được xếp vào đô thị loại đặc biệt. Sự phát triển và hội nhập kinh tế
của đất nước ngày càng được mở rộng đòi hỏi đối với công tác QLDA Nhà nước
Trung ương cần phải luôn có những văn bản pháp quy cập nhật điều chỉnh để tạo ra
hành lang pháp lý phù hợp. Công tác QLDA XDCB ở TP Hà Nội có những nét nổi
trội mà các tỉnh, TP khác cần tham khảo, vận dụng, đó là:
Trong những năm qua, TP Hà Nội rất coi trọng công tác hoàn thiện khung
pháp lý về QLDA XDCB nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tiến trình phát
triển KT - XH. Hàng năm, Ủy ban nhân dân TP Hà Nội luôn tổ chức các buổi soạn
thảo để ban hành cũng như điều chỉnh các văn bản pháp luật có liên quan nhằm hoàn
thiện hơn nữa trong công tác QLDA XDCB trên địa bàn TP từ các văn bản hướng
dẫn chung đối với công tác đầu tư dự án XDCB; quyết định phê duyệt xây dựng, các
văn bản quy định các tiêu chí xây dựng và điều lệ quản lý đối với từng dự án cụ thể;
văn bản quy phạm pháp luật về thủ tục hành chính.
Kết quả cho thấy việc ban hành, điều chỉnh các văn bản quy định pháo luật
của TP đã đáp ứng yêu cầu ngày càng gia tăng các công trình dự án XDCB, chất
lượng của từng dự án cũng ngày càng được nâng lên. Các văn bản pháp luật bảo đảm
tính hợp hiến, hợp pháp, phù hợp với tình hình phát triển KT - XH tại Hà Nội và các
địa phương khác nhìn nhận và tham khảo.
Ngoài những điều chỉnh trong chính sách, hành lang pháp lý thì việc QLDA
XDCB từ ngân sách quốc gia cũng cần có các biện pháp hỗ trợ để nâng cao hiệu quả.
Vì vậy, TP Hà Nội đã thực hiện cải cách hành chính, xây dựng các ban quản lý, ban
tư vấn, đào tạo đội ngũ QLDA, xây dựng các chế tài xử phạt đối với những hành vi
tiêu tực, siết chặt quản lý giá v.v.. nhằm nâng cao hiệu quả quản lý cho các dự án
XDCB từ NSNN. Cụ thể tạo lộ trình cụ thể để tách chức năng quản lý sản xuất và
chức năng QLNN của các bộ, thành phố trực thuộc Trung ương, xóa bỏ tình trạng

23
khép kín ĐTXD đối với tất cả các ngành trong quá trình đầu tư và xây dựng. Hoàn
thiện mô hình ban QLDA, công tác tư vấn ĐTXD, tăng cường quản lý và nâng cao
trách nhiệm giải trình của những người tham gia quá trình đầu tư và xây dựng. Đào
tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán
bộ, đặc biệt đối với các bộ cấp quản lý.
Hà Nội là địa phương đi đầu trong công tác quy hoạch. Qua một thời gian thực
hiện TP Hà Nội đã đạt được những kết quả nhất định. Để đáp ứng các yêu cầu mới
về phát triển KT - XH, TP Hà Nội đã nghiên cứu điều chỉnh Quy hoạch chung TP Hà
Nội tiến hành đồng thời với nghiên cứu các quy hoạch lớn liên quan đến nhiều tỉnh
thành theo hướng đổi mới cách làm quy hoạch để phù hợp với nhu cầu. Công tác quản
lý chất lượng công trình xây dựng được quan tâm, chỉ đạo sát sao từ TP đến Sở,
ngành, quận, huyện, phường, xã. TP Hà Nội đã tăng cường các hoạt động kiểm tra
chất lượng dự án XDCB trong suốt quá trình thực hiện, kiểm tra công tác thi công
nhằm đảm bảo trật tự, an toàn và vệ sinh môi trường; Hướng dẫn CĐT củng cố hệ
thống quản lý chất lượng, tổ chức kiểm tra chất lượng công trình xây dựng trên địa
bàn TP Hà Nội, trong đó chú trọng các công trình công cộng lớn phục vụ những hoạt
động cộng đồng ở quy mô lớn. TP cũng đã nghiên cứu, đưa ra những giải pháp hữu
hiệu góp phần tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng dự án XDCB trên địa bàn.
Công tác thẩm định thiết kế cơ sở kỹ thuật, tổng dự toán được quản lý chặt chẽ, bảo
đảm chất lượng, bảo đảm thời gian xây dựng theo quy định, đáp ứng yêu cầu tiến
trình phát triển của TP.
TP đã có các quyết định về việc ban hành quy định về quy trình và thời hạn
giải quyết một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực QLDA XDCB của TP Hà Nội
trong đó quy định về thời hạn giải quyết thủ tục hành chính; quy định về ủy quyền
giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực QLDA XDCB; quy định về quy trình
tiếp nhận, xử lý và trả hồ sơ. Qua đó, tạo điều kiện cho việc ra quyết định đầu tư,
quyết định lựa chọn nhà thầu được nhanh hơn, thúc đẩy tiến độ thực hiện dự án. Đi
đôi với các văn bản kèm theo về những quy định cụ thể rõ ràng buộc trách nhiệm đối
với người có thẩm quyền quyết định nhằm hạn chế những hành vi tiêu cực gây thất
thoát, lãng phí nguồn vốn của Nhà nước.

24
Thông qua công tác kiểm tra, giám sát, ứng dụng công nghệ thông tin đã nâng
cao quy trình quản lý VĐT, thanh quyết toán vốn ĐTXD công trình từ nguồn NSNN.
Các dự án XDCB trên địa bàn TP Hà Nội đã được cải thiện cả về chất và lượng. Chất
lượng hồ sơ CĐT và báo cáo quyết toán VĐT của các dự án XDCB hoàn thành đang
từng bước được cải thiện. Trong những năm gần đây, việc tuân thủ kế toán vốn nhìn
chung đã được thực hiện nghiêm túc, kỹ lưỡng, cẩn thận và khẩn trương hơn trước..
Qua thời gian, công tác quản lý huy động chi đầu tư XDCB ngày càng được
tăng cường, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển KT - XH của TP Hà Nội.
Về chi ĐTXD từ NSNN, TP tập trung mọi nguồn lực cho hoạt động ĐTXD các dự
án XDCB như các dự án văn minh giao thông đô thị, dự án về nguồn nước sạch, hệ
thống điện chiếu sáng, vệ sinh môi trường, sửa chữa nâng cấp nhà đáp ứng nhu cầu
của người dân.…
1.6.2 Thành phố Đà Nẵng
Đà Nẵng địa phương đi đầu trong việc chú trọng các biện pháp cải cách thủ
tục hành chính nhằm nâng cao năng lực quản lý công trên mọi lĩnh vực. Trong đó bao
gồm cả năng lực quản lý nguồn VĐT dự án và năng lực QLDA XDCB tại địa phương.
Qua tìm hiểu, công tác quản lý VĐT XDCB ở TP Đà Nẵng có những nét nổi
trội mà các tỉnh, TP khác cần học tập, đó là: XDCB từ nguồn NSNN.
Trên cơ sở văn bản pháp luật có liên quan đến QLDA XDCB từ nguồn NSNN.
UBND TP Đà Nẵng đã tiến hành phân công phân cấp quản lý một cách khoa học,
hợp lý. Điểm nổi bật trong công tác QLDA của TP Đà Nẵng là đã hướng dẫn chi tiết
về trình tự các bước triển khai thực hiện dự án: từ xin chủ trương đầu tư, chọn địa
điểm đầu tư, lập quy hoạch tổng thể mặt bằng; lập dự án; trình thẩm định phê duyệt
dự án, lập tổng dự toán, lập thiết kế; bố trí đăng ký VĐT, đền bù GPMB; tổ chức đấu
thầu; tổ chức thi công, giám sát và quản lý chất lượng trong quá trình thi công; cấp
phát thanh toán vốn; nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng đến thanh quyết toán và
bảo hành công trình. Theo từng bước thực hiện thủ tục, hồ sơ được các chủ thể quản
lý thụ lý một cách có trách nhiệm theo thẩm quyền quản lý của mình. Quy trình quản
lý và điều hành VĐT được thể hiện theo quy trình quản lý, điều hành công việc của

25
cơ quan nhà nước nhanh chóng, chính xác, mang tính đột phá trong thời kỳ cải cách
hành chính, hiện đại hóa Đà Nẵng, nâng cao năng lực quản lý của bộ máy Nhà nước.
Hoạt động GPMB là một trong những công việc khó khăn nhất trong suốt tiến
trình thực hiện dự án XDCB. Ở nhiều địa phương, công tác này là một trong những
nguyên nhân chính gây chậm tiến độ dự án. Nhưng riêng Đà Nẵng, công tác đền bù
và GPMB là một điểm sáng trong cả nước mà các địa phương khác cần tham khảo
học tập kinh nghiệm như sau:
Thứ nhất: UBND TP ban hành quy định về bồi thường thiệt hại khi nhà nước
thu hồi đất. Mục tiêu, phạm vi, nguyên tắc, phương pháp, phân chia tài sản, đơn giá,
... được quy định rõ ràng, chi tiết trong các quy định. Đặc điểm của nghị định này là
việc bồi thường khi thu hồi đất để làm đẹp đô thị sẽ được chi trả theo nguyên tắc “nhà
nước và nhân dân cùng làm”, việc thu hồi đất để làm đẹp đô thị sẽ cải thiện môi
trường sống và giá trị của môi trường sống. để mọi người hiểu Môi trường và người
dân của khu vực là những người trực tiếp hưởng lợi từ các khoản đầu tư của đất nước.
phải hy sinh một số tài nguyên.
Thứ hai: Thực hiện kết hợp cơ chế dân chủ ở cơ sở và có chính sách khen
thưởng đối với người thực hiện GPMB trước, buộc kịp thời những người có ý thức
chống đối không thực hiện GPMB khi có đủ điều kiện đền bù theo quy định. Thành
phố đôn đốc Ủy ban nhân dân các cấp kiểm tra việc thực hiện công tác tuyên truyền,
quy chế dân chủ ở cơ sở phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp thực hiện
công tác đền bù, nhất là GPMB, giám sát thành phố chỉ đạo ký kết công tác năm. lập
kế hoạch cho bao cấp chung cho ĐTXD ngoài ngân sách nhà nước.
Thứ ba: Nhân tố con người đóng vai trò quyết định thành công hay thất bại
trong công tác quản lý, đặc biệt là trách nhiệm cá nhân. Các nhà lãnh đạo chủ chốt
rất quan trọng và quan trọng và ảnh hưởng đến lòng tin của người dân đối với lợi ích
của chính phủ. Mặt khác, khi áp lực về trách nhiệm quản lý hành chính quốc gia ngày
càng gia tăng, các cán bộ cần phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và
dũng cảm để đáp ứng yêu cầu của công việc..
TP Đà Nẵng ngày nay đã thực sự đổi mới, đô thị được chỉnh, trang, hệ thống
giao thông phát triển. Có thể nói Đà Nẵng bật lên phát triển mạnh mẽ, mà động lực

26
chủ yếu của sự phát triển là nhân tố con người đặc biệt là vai trò cá nhân lãnh đạo chủ
chốt về tinh thần gương mẫu “Giám nghĩ, giám làm và giám chịu trách nhiệm” đây
là kết bài học kinh nghiệm trong QLNN.
1.6.3 Tỉnh Bình Dương
Hiện nay, tỉnh có khoảng 28 khu công nghiệp đang hoạt động như: Khu công
nghiệp Sóng Thần I và II, Đồng An, Tân Hiệp A… Các khu công nghiệp trên địa bàn
đã thu hút 938 dự án đầu tư, trong đó có 613 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn
3,483 triệu USD và 225 dự án đầu tư trong nước có số vốn 2,656 tỉ đồng. Để thu hút
đầu tư, tỉnh đang tập trung hoàn thiện cư sở hạ tầng kỹ thuật, đẩy nhanh tiến độ thực
hiện và thi công các khu công nghiệp mới để phát triển các vùng trong tỉnh. Nhằm
mục đích là phát triển toàn diện trong tỉnh. Với thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo từ
phía Trung ương và việc phân cấp mạnh, đề cao tình thần, trách nhiệm và vai trò của
các Chủ tịch UBND cấp huyện trong công tác đánh giá, kiểm tra, giám sát đầu tư của
các ban ngành. Nghiên cứu các giải pháp nhằm tăng cường thu hút, sử dụng có hiệu
quả các nguồn lực để phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, tạo bước đột phá trong
phát triển một số công trình, dự án trọng điểm có quy mô lớn đang thực hiện trên địa
bàn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn bộc lộ những tồn tại, vướng mắc cần
tháo gỡ kịp thời: Việc triển khai xây dựng quy hoạch chậm, chất lượng thấp; Việc
thẩm định và quyết toán danh mục dự án còn chưa tốt, tiến độ thực hiện một số dự án
còn chậm; công tác đánh giá, giám sát ở cấp huyện, xã thực hiện chưa tốt…Để thực
hiện và giải quyết những vướng mắc, tỉnh đã chỉ đạo một số nội dung và giải pháp
như: tăng cường công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật thông qua việc triển
khai, hướng dẫn, ban hành và thực hiện các văn bản về quản lý ĐTXD cơ bản, đẩy
mạnh công tác xây dựng, thực hiện và quản lý tốt về quy hoạch, thực hiện tốt công
tác quản lý ở tất cả các khâu trong quá trình đầu tư.
1.6.4 Huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
Ban QLDA huyện Mai Sơn có cơ cấu tổ chức bao gồm: 1 Giám đốc, 1 Phó
Giám đốc và các phòng nghiệp vụ (2 Phòng Tư vấn giám sát, 1 Phòng Kế hoạch và
11 Phòng hành chính tổng hợp).

27
Về cơ cấu, cách thức hoạt động của Ban QLDA huyện Mai Sơn hoạt động một
cách độc lập hơn với CĐT (UBND huyện Mai Sơn), từng phòng ban cũng được quy
định rõ ràng về quyền hạn và trách nhiệm. Mặc dù có phòng tổng hợp, phòng kế
hoạch và phòng giám sát tuy nhiên về quyền hạn và trách nhiệm tương đối giống
nhau, có những đặc tính công việc giống nhau từ lúc bắt đầu cho đến khi dự án kết
thúc. 3 phòng này đều thực hiện các nhiệm vụ như: khảo sát mặt bằng chuẩn bị thi
công dự án, trình chủ trương đầu tư, kiểm tra và phê duyệt khối lượng, thực hiện dự
án (tư vấn và trình và lập hồ sơ xây dựng), giám sát và phê duyệt khối lượng thường
xuyên, trung tâm thanh toán và xuất hóa đơn phối hợp làm. Do đó, có thể đổi tên hoặc
gộp 3 phòng nghiệp vụ trên thành một với cùng một chức năng quyền hạn như nhau
sẽ phù hợp hơn. Ngoài ra, Ban QLDA cũng xảy tình trạng chung như ở các Ban
QLDA khác là tình trạng một cán bộ thực hiện nhiều công việc cùng một lúc, thuộc
nhiều phòng ban khác nhau nên nếu gộp chung vào 3 phòng và chia lại quyền hạn
nhiệm vụ cho từng cán bộ sẽ giảm được áp lực công việc sẽ hợp lý hơn về nghiệp vụ
từng người.
1.6.5 Bài học kinh nghiệm đối với huyện Hồng Ngự
Từ thực tiễn công tác QLDA XDCB từ các địa phương kể trên có thể rút ra
một số bài học đối với công tác QLDA XDCB đối với huyện Hồng Ngự như sau:
Thứ nhất, đối với các dự án có quy mô nhỏ, thực hiện hình thức chuyên môn
hoá trong hoạt động QLDA. Người quản lý sẽ chịu mọi trách nhiệm thực hiện, theo
dõi, giám sát, điều động ở mọi công đoạn của dự án từ bắt đầu đến lúc kết thúc. Các
cán bộ QLDA chính lập kế hoạch dự án, đệ trình các đánh giá, tiến hành nghiệm thu,
trực tiếp giám sát dự án… Được tham gia ngay từ đầu, anh ta hiểu rõ về quá trình
thực hiện dự án và các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện. của dự án. thực
hiện. Với việc chủ động khi có vấn đề phát sinh, có thể giải quyết công việc nhanh
chóng mà không mất thời gian báo cáo với nhiều bộ phận. Đối với các công trình sửa
chữa, cải tạo nhỏ hơn, hoặc công trình có VĐT thấp, thời gian thi công nhanh, việc
áp dụng mô hình QLDA như Ban QLDA ĐTXD huyện Mai Sơn có ý nghĩa rất lớn.
Tuy nhiên, nếu địa bàn rộng, có quá nhiều dự án được giao cho huyện, quá đông hoặc
một nhân viên phải quản lý quá nhiều dự án thì một có thể sẽ xảy ra nhiều vấn đề

28
phát sinh, không thể giám sát được hết các công việc tại các dự án và đồng thời nộp
hồ sơ cho bộ phận khác. Đặc biệt khi chỉ có một người QLDA, các hiện tượng tiêu
cực rất dễ xảy ra khiến chất lượng dự án sau thi công xây dựng không đảm bảo.
Thứ hai, là QLDA phải được thực hiệm đúng với quy định của Nhà nước dù
quy mô dự án lớn hay nhỏ, đầu tư dài hạn hay ngắn hạn. Đặc biệt phải quy định rõ
trách nhiệm từng người, từng phòng ban trong cơ cấu bộ máy của Ban QLDA huyện.
Điều này ở các địa phương như TP Hà Nội, Đà Nẵng thực hiện khá tốt. Việc quy định
rõ, phòng kế hoạch thực hiện giai đoạn chuẩn bị đầu tư, phòng giám sát thực hiện
theo dõi công việc v.v… sẽ giúp từng giai đoạn không bị chồng chéo nhau, các cán
bộ thực hiện cũng không phải chịu nhiều áp lực do phải thực hiện nhiều công việc ở
nhiều phòng ban khác nhau. Quy định rõ ràng thì tới giai đoạn nào thì phòng ban đó
sẽ thực hiện có như vậy sẽ giúp quy trình thực hiện dự án được rõ ràng, minh bạch,
dự án cũng sẽ đảm bảo được tiến độ và chất lượng khi hoàn thiện.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương này hệ thống hóa phần cơ sở lý luận về QLDA XDCB để làm tiền đề
cho phân tích thực trạng công tác QLDA XDCB tại huyện Hồng Ngự ở chương sau.
Cơ sở lý luận bao gồm các mục chủ yếu: các khái niệm liên quan, đặc điểm, vai trò
của công tác QLDA, đặc biệt chú trọng phần nội dung QLDA XDCB và các nhân tố
ảnh hưởng đến công tác QLDA để làm cơ sở chính cho việc phân tích thực trạng nội
dung công tác QLDA XDCB huyện Hồng Ngự ở chương sau. Ngoài ra, chương này
còn đưa ra một số kinh nghiệm thực tế trong công tác QLDA XDCB ở TP Hà Nội,
Đà Nẵng, tỉnh Bình Dương, huyện Mai Sơn để từ đo rút ra kinh nghiệm cho huyện
Hồng Ngự trong công tác QLDA XDCB.

29
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN HỒNG NGỰ

2.1 Tổng quan huyện Hồng Ngự


2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Hồng Ngự là một huyện biên giới nằm ở phía bắc tỉnh Đồng Tháp, có vị trí
địa lý:
- Phía bắc giáp Vương quốc Campuchia
- Phía đông giáp thành phố Hồng Ngự và huyện Tam Nông
- Phía tây giáp tỉnh An Giang
- Phía nam giáp huyện Thanh Bình và tỉnh An Giang.

(Nguồn: http://dongthap.ban-do.net)
Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp

30
Huyện Hồng Ngự có diện tích 209,73km2, dân số năm 2019 là 120.571 người,
mật độ dân số đạt 575 người/km2. Huyện Hồng Ngự cùng với thị xã Tân Châu (An
Giang) là 2 nơi thuộc điểm đầu nguồn của sông tiền khi chảy vào Việt Nam. Huyện
Hồng Ngự có 10 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Thường Thới
Tiền và 9 xã: Long Khánh A, Long Khánh B, Long Thuận, Phú Thuận A, Phú Thuận
B, Thường Lạc, Thường Phước 1, Thường Phước 2, Thường Thới Hậu A.
Được thiên nhiên ưu đãi hơn so với các huyện khác ở tỉnh Đồng Tháp, mang
đặc trưng huyện biên giới, vùng nước nổi huyện Hồng Ngự có phần đất chủ yếu là
đất phù sa, có nguồn nước ngọt từ sông Tiền bồi đắp đồng ruộng và mang lại nhiều
nguồn lợi thuỷ sản khác.
Là cửa ngõ phía bắc của tỉnh, Hồng Ngự có nhiều đường giao thông thủy bộ
đi qua. Quốc lộ 30 nối Hồng Ngự với tỉnh lỵ Đồng Tháp, TP HCM. Đường Hồng
Ngự - Sa Rài (20km) nối Hồng Ngự với huyện Tân Hồng, Kinh Trung ương nối Hồng
Ngự với huyện Vĩnh Hưng (Long An). Hồng Ngự còn là đầu mối đi Phú Tân, Long
Xuyên, Tân Châu, Châu Đốc, đặc biệt là con sông Tiền, Sở Thượng, Sở Hạ giữ vị trí
giao lưu quốc tế giữa hai nước Việt Nam - Campuchia trong quan hệ phát triển KT -
XH và đảm bảo an ninh quốc phòng.
Hồng Ngự chịu ảnh hưởng trực tiếp khí hậu, thời tiết của Đồng Tháp Mười,
nhiệt độ bình quân tương đối ổn định 27,2oC, lượng mưa trung bình thấp nhất tỉnh
969mm.
Địa hình theo dạng bằng phẳng, thấp dần từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống
Nam. Trong đó, có nhiều giồng cao xuất hiện với độ cao từ 3,5 - 4,3m, cao độ toàn
huyện biến động từ 1,5 - 4m so với mực nước biển, phổ biến từ 2,9 - 3,0m chia làm
ba dạng địa hình chính: địa hình cao (3 - 4m); địa hình trung bình (2,5 - 3m); địa hình
thấp (1,5 - 2m).
Toàn bộ đất đai Hồng Ngự có thể chia làm 3 vùng canh tác khác nhau:
* Vùng I: Vùng cù lao trên sông Tiền, gồm 5 xã: Long Khánh A, Long Khánh
V, Long Thuận, Phú Thuận A, Phú Thuận B. Đây là vùng đông dân nhất (1.050
người/km2), đất đai màu mỡ, nước ngọt quanh năm, thích hợp cho việc trồng cây
công nghiệp, cây lương thực ngắn ngày nhu đậu nành, thuốc lá, mía, ớt, rau muống

31
hạt. Cũng là vùng lúa cao sản và khai thác thủy sản, có khả năng cung cấp khối lượng
sản phẩm hàng hóa lớn và nhanh.
* Vùng 2: vùng Ngũ Thường (Thường Phước 1, Thường Phước 2, Thường
Thới Tiền, Thường Thới Hậu, Thường Lạc), mật độ đông thứ ba trong huyện. Đất đai
tương đối màu mỡ, ít bị nhiễm phèn, là vùng chuyên canh lúa 2 vụ với năng suất cao
và một phần cây công nghiệp, cây lương thực ngắn ngày.
* Vùng 3: Chạy dọc lộ 30, giáp biên giới Campuchia, kinh Trung ương… bao
gồm các xã Tân Hội, Bình Thạnh, An Bình A, An Bình B và thị trấn. Là vùng có mật
độ dân cư đông thứ hai (430 người/km2). Đất đai bị nhiễm phèn, thích hợp cho phát
triển lúa cao sản, một phần cây công nghiệp ngắn ngày và đồng cỏ chăn nuôi.
Mạng lưới kinh rạch ở Hồng Ngự tương đối đầy đủ, có khả năng cung cấp cho
nông nghiệp. Đó là sông Tiền (đoạn từ Thường Phước I đến Phú Nhuận dài 35km),
Sở Thượng, Sở Hạ, kinh Trung Ương, kinh Tứ Thường, kinh Kháng Chiến, kinh Sam
Sai - Gò Ổi, kinh Thống Nhất…
Về mặt thủy văn, Hồng Ngự cùng Tân Hồng là vùng đất đầu nguồn của Đồng
Tháp Mười, túi chứa nước thứ hai (sau biển Hồ Campuchia) có tác dụng điều hòa
mực nước sông Cửu Long trong mùa nước nổi. Đất canh tác ngập sâu 2 - 3m, đường
sá hư hại nặng, việc vận chuyển, đi lại chủ yếu bằng xuồng, ghe. Bù lại, sông Tiền,
sông Sở Thượng, Sở Hạ, kinh Trung ương mang một lượng phù sa rất lớn bồi đắp các
bưng trấp.
Với đặc điểm thủy văn nêu trên và điều kiện đất đai, địa hình, huyện Hồng
Ngự không có khả năng tưới tự chyar, mà dùng máy bơm là chính. Đồng thời để đảm
bảo kịp thời vụ, đảm bảo vụ hè thu, Hồng Ngự còn phải xây dựng hoàn chỉnh hệ
thống thủy lợi nội đồng và có công trình chống lũ tháng 8.
2.1.2 Đặc điểm kinh tế, văn hóa - xã hội
 Về kinh tế
- Nông nghiệp
Giai đoạn 2016 - 2020 diện tích gieo trồng duy trì từ 4.706 ha đến 5.390 ha,
trong đó năm 2020 được 4.706 ha, đạt 84,49% so với kế hoạch. Sản xuất nông nghiệp
tăng về quy mô và giá trị, năng suất đảm bảo theo từng loại cây trồng. Cơ cấu cây

32
trồng chuyển dịch theo hướng giảm diện tích trồng lúa, tăng diện tích rau màu, cây
công nghiệp ngắn ngày và cây ăn trái.
Về phát triển kinh tế tập thể: Giai đoạn 2016 - 2020, nhờ đẩy mạnh thực hiện
đồng bộ các giải pháp củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động nên kinh tế tập thể trên
địa bàn xã đáp ứng nhu cầu phục vụ cho thành viên. Hiện nay trên địa bàn xã có 3
hợp tác xã (HTX Phước Thành, HTX dịch vụ nông nghiệp số 3 và HTX Giồng Bàng)
hoạt động đúng theo luật hợp tác xã 2012 và 1 tổ hợp tác nông nghiệp hoạt động hiệu
quả, góp phần vào phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn trên địa bàn.
- Dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp
Hoạt động sản xuất, kinh doanh tiểu thủ công nghiệp phát triển ổn định, chủ
yếu các ngành nghề truyền thống, quy mô nhỏ lẻ như: xay sát lúa gạo, sửa chữa cơ
khí, điện tử, đồ mộc… Trên địa bàn xã Thường Phước 1 có 25 doanh nghiệp, 80 cơ
sở sản xuất kinh doanh, 09 cơ sở tiểu thủ công nghiệp.
- Về đầu tư xây dựng
Giai đoạn 2016 - 2020, đã đầu tư thực hiện 141 danh mục công trình, với kinh
phí 290.313 triệu đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương, địa phương và vốn đóng
góp của nhân dân để xây dựng các công trình dân sinh, cơ sở hạ tầng nông thông mới.
Trong đó:
+ Ngân sách Trung ương: 228.459 triệu đồng
+ Ngân sách tỉnh: 37.227 triệu đồng
+ Ngân sách huyện: 15.385 triệu đồng
+ Nhân dân đóng góp: 9.242 triệu đồng
 Về văn hóa - xã hội
Chất lượng giáo dục từng bước được nâng cao, mạng lưới trường lớp học và
trang thiết bị giảng dạy ở các bậc học, cấp học tiếp tục được đầu tư phát triển ngày
càng kiên cố hóa. Xã Thường Phước 1 có 6 trường, trong đó có 4 trường đạt chuẩn
QUốc gia đạt 100% chỉ tiêu nghị quyết đề ra.
Năm học 2019 - 2020, tỷ lệ huy động trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 và học sinh vào
lớp 6 đều đạt 100%, tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100% học
sinh tốt nghiệp THCS đạt 100%, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt 98,38%.

33
Công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân luôn được đảm bảo và có nhiều
tiến bộ, tỷ lệ người dân tham gia BHYT đến năm 2020 đạt 93,59%, tỷ lệ trẻ em dưới
5 tuổi suy dĩnh dưỡng 12,08%, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dưới 1%, tỷ lệ trẻ em dưới
1 tuổi được tiêm ngừa miễn dịch đầy đủ đạt 95%, chất lượng hoạt động trạm y tế xã
ngày càng được nâng cao đảm bảo đạt chuẩn quốc gia theo quy định.
Tính đến năm 2020, các tiêu chí về văn hoá của xã đều đạt kết quả tích cực,
cụ tể: Tỷ lệ gia đình văn hoá đạt 96,83%, tỷ lệ âp văn hoá 2 năm liền đạt 100%, tỷ lệ
đơn vị đạt chuẩn văn hoá 3 năm liền đạt 100%, thành lập 1 câu lạc bộ đờn ca tài tử
xã; tỷ lệ người dân tham gia tập luyện thể dục thể thao đạt 36,85%, tỷ lệ gia đình thể
thao đạt 27,91%, phổ cập bơi hằng năm đều đạt 14 lớp/năm.
Công tác đào tạo nghề nông thôn, tạo việc làm, hỗ trợ giảm nghèo được quan
tâm đẩy mạnh thực hiện và đạt hiệu quả thiết thực. Giai đoạn 2016 - 2020 đã giải
quyết vấn đề việc làm cho hơn 1.422 lao động nông thôn, tỷ lệ giảm nghèo hằng năm
đều đạt trên 2 - 3% nhờ đó tỷ lệ hộ nghèo của xã là 2,8% (Nghị quyết dưới 7%). Công
tác đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài được quan tâm đẩy mạnh thực
hiện; Giai đoạn 2016-2020 có 58 lao động đi làm việc ở nước ngoài (Nghị quyết 50
lao động), xã luôn duy trì đạt chỉ tiêu xã an toàn đối với trẻ em theo quy định.
Công tác an sinh xã hội được quan tâm thực hiện và được cộng đồng xã hội
tham gia hưởng ứng, việc chăm lo cho các đối tượng chính sách, người nghèo được
thực hiện kịp thời và đẩy đủ.
Công tác giữ gìn vệ sinh môi trường luôn được đảm bảo, nhất là ở các cụm
tuyến dân cư, các chợ luôn được trang bị các công trình vệ sinh, các thùng chứa rác
và xây dựng hệ thống cống thoát nước để đảm bảo vấn đề về vệ sinh môi trường.
2.2 Thực trạng quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng
Ngự
2.2.1 Tình hình các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự
Trong những năm, Ban QLDA và phát triển quỹ đất huyện Hồng Ngự là người
trực tiếp thực hiện công tác quản lý toàn bộ các dự án XDCB tại huyện do UBND
huyện Hồng Ngự làm CĐT. Ban QLDA thực hiện đúng quyền hạn và trách nhiệm
của mình, chủ trương, chính sách, quyết định của cấp trên, hướng dẫn nghiệp vụ cho

34
các Sở, ban ngành chức năng có liên quan trình cho UBND huyện báo cáo tiến trình
thực hiện dự án.
Trong giai đoạn 2018 – 2020, các dự án XDCB do Ban QLDA và phát triển
quỹ đất huyện Hồng Ngự đều đạt được những kết quả nhất định, có những hạng mục
vượt chỉ tiêu đề ra, các dự án XDCB hoàn thiện đưa vào sử dụng đều mang lại các
giá trị hữu ích cho kinh tế địa phương, phục vụ đời sống người dân.
Bảng 2.1: Thực trạng thanh toán các dự án xây dựng cơ bản trên địa
bàn huyện Hồng Ngự giai đoạn 2018 – 2020
ĐVT: Triệu đồng
Đã thanh toán Chuyển nguồn Đã giải
Năm kế Chưa thanh toán
trong năm kế thanh toán sang ngân
hoạch của năm trước
hoạch năm sau trong năm
2018 8.096 105.914 12.660 101.350
2019 14.450 126.372 14.974 125.848
2020 16.974 128.222 14.108 131.088
(Nguồn: Ban QLDA ĐTXD huyện Hồng Ngự)
Năm 2018: Giải ngân trong năm 2018 được tính bằng khối lượng hoàn thành
nhưng chưa thanh toán của năm trước (2017) cộng với khối lượng đã thanh toán ở
năm kế hoạch trừ đi khoản chưa thanh toán được chuyên sang năm sau. Thực hiện
tương tự với các năm 2019, 2020.
Từ bảng số liệu trên của Ban QLDA và Phát triển quỹ đất huyện Hồng Ngự ở
bảng trên về tình hình thanh toán và giá trị thực hiện của các dự án XDCB ta thấy:
khoản thanh toán đã giải ngân tăng dần theo từng năm, bình quan trong giai đoạn
2018 – 2020 tăng 14%. Công tác giải ngân trong năm qua nhìn chung không gặp phải
vấn đề gì. Tuy nhiên, tình trạng bị nợ nguồn vốn phải đợi năm sau thanh toán vẫn còn
tồn tại thể hiện ở năm 2020 khoản chưa thanh toán chuyển năm sau tăng 10,6% so
với năm 2018, điều này do các công trình này có nguồn vốn từ trái phiếu chính phủ
hoặc từ ngân sách tỉnh phân bổ xuống nên mức độ giải ngân có phần chậm, dẫn tới
việc các công việc đã được hoàn thành nhưng chưa được quyết toán và phải chờ cho

35
tới năm sau. Điều này tạo áp lực rất lớn cho các đơn vị thực hiện dự án, đơn vị thi
công và cho ban QLDA huyện.
Bảng 2.2: Số lượng dự án XDCB trên địa bàn huyện Hồng Ngự giai
đoạn 2018 - 2020
STT Dự án 2018 2019 2020
1 Hạ tầng giao thông 8 11 14
2 Cầu cống 7 9 6
3 Trạm y tế 5 8 5
4 Trường học 5 6 8
5 Thủy lợi 3 4 5
6 Các dự án khác 8 8 11
Tổng 36 46 49
(Nguồn: Ban QLDA và phát triển quỹ đất huyện Hồng Ngự)
Từ số liệu bảng trên cho thấy các dự án XDCB trên địa bàn huyện Hồng Ngự
rất đa dạng từ dự án thiết kế đường giao thông, trường mầm non hay tiểu học, các
trạm y tế xã v.v…. Trong đó, số lượng dự án liên quan hạ tầng giao thông chiếm tỷ
lệ cao nhất trong các năm, chiếm 24,9%. Điều này là do huyện đang tập trung phát
triển hạ tầng giao thông nhằm góp phần thay đổi diện mạo, tạo nền tảng thúc đẩy KT
- XH của huyện phát triển, trong đó chú trọng hoàn thiện các tuyến đường giao thông
thị trấn Thường Thới Tiền với mục tiêu đến năm 2025, phấn đấu xây dựng thị trấn
Thường Thới Tiền trở thành đô thị biên giới kiểu mẫu của tỉnh Đồng Tháp. Cụ thể,
riêng trong 3 năm vừa qua huyện đã cho nâng cấp và cả tạo các tuyến đường như:
đường nhựa liên xã Long Thuận, Phú Thuận A, Phú Thuận B; đường nhựa liên xã
Long Khánh A, Long Khánh B; tuyến đường nhựa của thị trấn Thường Thới Tiền;
đường liên xã Thường Thới Hậu A, Thường Thới Hậu B … là các tuyến đường trọng
điểm trên địa bàn thị trấn. (P.L, 2020)
Ngoài ra, còn nâng cấp, mở rộng một số hệ thống đường tỉnh để kết nối phát
triển du lịch, đảm bảo quốc phòng - an ninh của địa phương và nối liền giao thương
hàng hóa với Campuchia, góp phần thúc đẩy KT - XH huyện tiếp tục phát triển như
dự án nâng cấp đường Nguyễn Thị Minh Khai (Quyết định số 5443/QĐ - UBND);

36
đường Nguyễn Tất Thành (Quyết định số 4979/QĐ - UBND); đường Trần Phú
(2019); đường 30 tháng 4 (Quyết định số 544/QĐ - UBND) cũng sẽ được đưa vào sử
dụng cuối năm 2020 hoặc đầu năm 2021.
Các dự án XDCB khác chiếm tỷ lệ thấp hàng năm như: trạm y tế, trường học,
hệ thống kênh rạch, xây dựng công viên, hệ thống điện chiếu sáng, rãnh thoát nước,
v.v… Qua quá trình dài thực hiện nhiều dự án cùng một lúc cũng đã khiến Ban QDLA
và Phát triển quỹ đất huyện Hồng Ngự gặp phải không ít khó khăn khi thực hiện
nhiệm vụ, các cán bộ trong Ban QLDA đã tích cực đưa ra ý kiến, phối hợp với các
đơn vị có liên quan để cùng giải quyết vấn đề một cách nhanh gọn lẹ giúp dự án được
hoàn thành đúng tiến độ cũng như chất lượng đã cam kết, góp phần vào sự phát triển
KT – XH của địa phương.
Ban QLDA và Phát triển quỹ đất huyện Hồng Ngự là cơ quan trực tiếp thực
hiện việc quản lý theo mô hình đôn đốc, tự kiểm tra và giám sát từng tổ thực hiện
trong ban. Ban QLDA chịu trách nhiệm điều phối công việc giữa các tổ để đảm bảo
từng công việc được hoàn thành đúng kế hoạch. Hàng tháng ban QLDA còn tổ chức
các buổi họp để báo cáo, trao đổi với các bên có liên quan về tiến trình thực hiện cũng
như hướng giải quyết khi có các vấn đề phát sinh để đảm bảo đúng tiến độ dự án.
Nhờ sự đoàn kết, tinh thần làm việc trách nhiệm, tác phong chuyên nghiệp, sự nghiêm
túc trong công việc từ nhân viên đến ban lãnh đạo đã giúp các dự án được hoàn thiện
cách đúng thời hạn và chất lượng được đảm bảo như cam kết.
Để đánh giá tác động của các công trình, dự án xây dựng trong những năm
qua, đối với đời sống của người dân có ảnh hưởng khi triển khai các công trình dự án
thì đã nhận được những kết quả rất khả quan; cụ thể là Ban QLDA và Phát triển quỹ
đất huyện Hồng Ngự đã lấy ý kiến của 97 người dân (ngẫu nhiên, ở tất cả các xã trong
huyện) về mức độ cải thiện đời sống đối của họ với các dự án XDCB tại huyện.

37
Bảng 2.3: Ý kiến của người dân về mức độ cải thiện đời sống đối với các
dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự
Số lượng Tỷ lệ
STT Nội dung
(người) (%)
Các dự án xây dựng cơ bản giúp đời sống của người dân
96 100
được cải thiện đáng kể
1 Hoàn toàn không đồng ý 1 1,04
2 Không đồng ý 2 2,08
3 Trung lập 3 3,13
4 Đồng ý 19 19,79
5 Hoàn toàn đồng ý 71 73,96
(Nguồn: Tác giả)
Như vậy qua thăm dò ý kiến người dân thì được nhân dân đánh giá cao về sự
tác động của các công trình dự đến đời sống người dân trong đó hoàn toàn đồng ý là
73,96%; đồng ý là 19.79%. Có thể thấy đa phần các dự án XDCB đều nhận được sự
đồng tình từ phía người dân,
2.2.2 Thực trạng công tác quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn
huyện Hồng Ngự
2.2.2.1. Quản lý hoạt động đấu thầu
Công tác đấu thầu được Ban QLDA và phát triển quỹ đất huyện Hồng Ngự
thực hiện theo đúng quy định pháp luật cũng như đúng với các cam kết trong KHĐT
đã đặt ra. Do tính chất phức tạp và nhảy cảm của dự án mà Ban QLDA thường xuyên
đôn đốc các cán bộ phòng kế hoạch phải thực hiện nghiêm túc các công việc đảm bảo
theo đúng quy định Nhà nước trong hoạt động đấu thầu.

38
Bảng 2.4: Các dự án tham gia đấu thầu giai đoạn 2018 - 2020
Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ
STT Nội dung 2018 2019 2020
(%) (%) (%)
Số lượng dự án xảy ra sai
1 1 4,76 0 0 0 0
sót trong vấn đề đấu thầu
Số lượng dự án không
2 xảy ra sai sót trong đấu 20 95,24 30 100 34 100
thầu
(Nguồn: Ban QLDA và Phát triển quỹ đất huyện Hồng Ngự)
Bảng số liệu trên cho thấy tỷ lệ các dự án XDCB thực hiện đảm bảo các điều
kiện về hoạt động đấu thầu rất cao, bình quân giai đoạn 2018 - 2020 đạt 98,41%.
- Về đội ngũ thực hiện: Đội ngũ nguồn nhân lực, cán bộ, chuyên làm công tác
đấu thầu tại Ban QLDA và Phát triển quỹ đất huyện Hồng Ngự về cơ bản đã được
đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ nên về cơ bản đã đảm nhiệm được các
nhiệm vụ trong công tác hoạt động đấu thầu; đáp ứng phần lớn các công trình, dự án
xây dựng của địa phương; đội ngũ cán bộ, chuyên viên phối hợp đồng bộ trong công
tác đấu thầu từ việc lập hồ sơ mời thầu, đánh giá các nhà thầu, lựa chọn nhà thầu đến
thông báo mời thầu. Tuy nhiên cũng có xảy ra một số sai sót nhỏ, cụ thể năm 2018
sai sót trong khâu lập lập hồ sơ mời thầu không khớp với kế hoạch lựa chọn nhà thầu
đã được phê duyệt; nguyên nhân là do sự hạn chế về trình độ chuyên môn của cán bộ
khi lập hồ sơ mời thầu làm ảnh hưởng không tốt đến các giai đoạn sau. Do vậy sau
đó Ban QLDA đã khắc phục sự yếu kém này bằng cách cử các cán bộ chuyên làm hồ
sơ đấu thầu đưa đi đào tạo thêm và thi sát hạch để đảm bảo việc đưa đi đào tạo mang
lại kết quả.
- Về công tác thanh kiểm tra hoạt động đấu thầu: Các dự án XDCB là những
dự án nhạy cảm nên phải được làm rõ tính minh bạch của việc đấu thầu. CĐT cùng
với UBND huyện Hồng Ngự, Phòng Tài chính – Kế hoạch và đơn vị sử dụng phải
cùng giám sát trong suốt quá trình đấu thầu để đảm bảo mọi quy trình trong hoạt động
đấu thầu được diễn ra công bằng, minh bạch, cạnh tranh sòng phẳng. Việc chọn ra
được đúng nhà thầu không chỉ xem xét các vấn đề về giá cả mà còn đánh giá năng

39
lực, trình độ, kinh nghiệm của nhà thầu. Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Hồng
Ngự thường là người trực tiếp thực hiện thanh kiểm tra các vi phạm hoạt động đấu
thầu.
2.2.2.2. Quản lý tiến độ dự án
Mục đích của việc quản lý các dự án XDCB trên địa bàn huyện Hồng Ngự là
làm sao cho dự án được thi công và hoàn thiện đúng với thời gian đã dự định trong
kế hoạch, phải tránh được tối đa các trường hợp phát sinh có thể xảy ra làm chậm tiến
độ dự đoán ở mỗi giai đoạn. Việc quản lý tiến độ dự án được 3 phòng ban chịu trách
nhiệm là phòng kế hoạch, phòng kỹ thuật và phòng kế toán thuộc Ban QLDA huyện
phối hợp với nhà thầu để sắp xếp, điều phối công việc từng giai đoạn của dự án.
Bảng 2.5: Thực trạng tiến độ thực hiện các dự án XDCB trên địa bàn
huyện Hồng Ngự giai đoạn 2018 - 2020
2018 2019 2020
Nội dung Số dự Tỷ lệ Số dự Tỷ lệ Số dự Tỷ lệ
án (%) án (%) án (%)
Dự án hoàn thành trước tiến độ 3 8,33 6 13,04 12 24,49
Dự án hoàn thành đúng tiến độ 20 55,56 31 67,39 30 61,22
Dự án hoàn thành chậm tiến độ 13 36,11 9 19,57 7 14,29
(Nguồn: Ban QLDA và Phát triển quỹ đất huyện Hồng Ngự)
Từ bằng trên cho thấy số lượng bình quân các dự án XDCB trên địa bàn huyện
Hồng Ngự giai đoạn 2018 – 2020 hoàn thành đúng tiến độ giai đoạn chiếm tỷ lệ
khoảng 61%. Số lượng các dự án XDCB hoàn thành vượt kế hoạch (vượt tiến độ đã
dự định) có xu hướng gia tăng từ 8,33% năm 2018 lên 24,49% năm 2020. Để có được
kết quả trên cần kể đến vai trò của cán bộ giám sát, thuộc BQLDA đến các phòng
chức năng thuộc UBND huyện. Các cá nhân, đơn vị tổ chức đã sử dụng các phần
mềm QLDA tiên tiến, kết hợp cùng với việc thực hiện các báo cáo tiến độ để tiện
theo dõi từng giai đoạn dự án theo tuần, theo tháng, theo quý và theo năm. Đồng thời
có chế độ khen thưởng kịp thời đối với các cá nhân, đơn vị tổ chức hoàn thành đúng
hoặc vượt kế hoạch dự án đã đề ra.

40
Mặc dù số lượng các dự án XDCB có xu hướng giảm dần từ 36,11% xuống
còn 14,29% giai đoạn 2018 – 2020 tuy nhiên điều này cũng cho thấy khả năng QLDA
chưa tốt của các CĐT, Ban QLDA cũng như các cơ quan quản lý của địa phương. Vì
chỉ cần chậm tiến độ dự án dù chỉ một ngày sẽ làm phát sinh rất nhiều chi phí, ảnh
hưởng đến quỹ ngân sách của dự án, tình trạng nặng hơn không đủ ngân sách bù đắp
khiến dự án bị ngưng thi công trong dài hạn còn gây nhiều hậu quả nặng nề hơn. Tuy
nhiên nhìn chung việc dự án bị chậm tiến độ là vấn đề chung không chỉ riêng ở huyện
Hồng Ngự mà tại các địa phương khác vẫn diễn ra liên tục. Tỷ lệ bình quân số lượng
dự án bị chậm tiến độ ở huyện Hồng Ngự trong giai đoạn vừa qua khoảng 23,32% ở
mức tương đối bình thường.
Nguyên nhân chủ yếu khiến các dự án trên bị chậm tiến độ là do năng lực và
trình độ của các nhà thầu cùng với sự quản lý lỏng léo của một số cán bộ ban QLDA
và Phát triển quỹ đất huyện Hồng Ngự. Ngoài ra còn gặp phải các vấn đề khách quan
phát sinh từ điều kiện thời tiết, sự bất đồng quan điểm trong thi công với người dân,
nguồn ngân sách phân bổ bị chậm trễ, công tác khảo sát, TKKT xây dựng công trình
trong quá trình thực hiện chưa được giám sát, kiểm tra một cách nghiêm ngặt khiến
cho khi dự án được thi công làm phát sinh một số vấn đề liên quan đến kỹ thuật v.v…
các nguyên nhân trên làm cho dự án bị chậm nhanh nhất thì 1 tháng hoặc có thể hơn
12 tháng.
Nguyên nhân làm chậm tiến độ dự án dự trên báo cáo thống kê của phòng kế
hoạch do xuất phát từ phía các nhà thầu chiếm khoảng 70%, nguyên nhân đến từ Ban
QLDA và Phát triển quỹ đất huyện Hồng Ngự là 20%, 10% còn lại thuộc vào các
nguyên nhân khác đã nêu trên.

41
Bảng 2.6: Thống kê nguyên nhân làm chậm tiến độ tự án xây dựng cơ
bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự giai đoạn 2018 - 2020
2018 2019 2020
TT Nội dung Dự Tỷ lệ Dự Tỷ lệ Dự Tỷ lệ
án (%) án (%) án (%)
1 Sai sót trong thiết kế 5 13,89 4 8,70 1 2,04
2 Thiết kế chưa bám với quy hoạch 4 11,11 3 6,52 4 8,16
Bản thiết kế tốn kém, phát sinh chi
3 4 11,11 5 10,87 3 6,12
phí vốn cao
4 Thiếu thiết kế chi tiết 10 27,78 8 17,39 6 12,24
Bản thiết kế thiếu đồng bộ giữa các
5 4 11,11 3 6,52 1 2,04
bộ phận
Giá trong bản dự toán không tương
6 8 22,22 5 10,87 2 4,08
thích với giá trị trường
(Nguồn: Ban QLDA và Phát triển quỹ đất huyện Hồng Ngự)
Từ số liệu thống kê trong 3 năm qua, năm 2018 là năm có số lượng dự án bị
sai sót nhiều nhất. Trong 6 nguyên nhân được Ban QLDA đưa ra thì nguyên nhân chủ
yếu nhất là nguyên nhân sai sót trong thiết kế chiếm tới 27,78% năm 2018, 17,39%
năm 2019 và 12,24% năm 2020. Điều này cho thấy năng lực công tác khảo sát hiện
trường, dự toán thiết kế hiện trường của các nhà thầu còn kém, chưa sát, chưa mang
tính khoa học cao nên trong quá trình thi công làm xảy ra tình trạng chậm tiến độ.
Theo thời gian, Ban QLDA cũng đã có những hướng khắc phục hiệu quả nên tỷ lệ
phần trăm làm chậm tiến độ do thiết cũng đã giảm dân nhưng cũng cần phải được
quan tâm nhiều hơn vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng công trình sau này khi
đưa vô sử dụng.
Nguyên nhân xảy ra nhiều thứ 2 làm thời gian dự án bị kéo dài là do đơn giá
không phù hợp với giá trị trường chiếm 22,22% năm 2018, 10,87% năm 2019 và 4,08
năm 2020, điều này dễ hiểu khi do tiến trình dự án thực hiện trong một khoản thời
gian khá dài khiến giá cả nguyên vật liệu thay đổi liên tục, mỗi lần mua thêm nguyên
vật liệu làm giá cả tăng lên phát sinh thêm chi phí vượt dự toán ban đầu. Ngoài 2

42
nguyên nhân chính trên còn có một số nguyên nhân khác cũng làm chậm tiến độ dự
án nhưng không đáng kể như sai sót trong bảng thiết kế, thiết kế không dựa trên quy
hoạch tương lai, cách thiết kế gẫy lãng phí nguồn vốn, không tương thích giữa các bộ
phận. Tuy nhiên những nguyên nhân này chiếm tỷ lệ rất nhỏ không đáng kể, các
nguyên nhân này cũng thường xảy ra ở hầu hết các dự án không chỉ riêng gì với dự
án XDCB, xảy ra kể cả với dự án của tư nhân chứ không chỉ riêng gì dự án thuộc
ngân sách Nhà nước.
a. Công tác chuẩn bị mặt bằng xây dựng
Đối với công tác GPMB xây dựng sẽ được phòng Tài nguyên và Môi trường
của huyện chịu trách nhiệm thực hiện phối hợp cùng với một số bộ phận khác để đảm
bảo mặt bằng được thực hiện thu hồi theo đúng kế hoạch, có không gian thi công dự
án. Các dự án XDCB tại huyện trong 3 năm vừa qua nhìn chung cũng khá ít, chủ yếu
nằm ở các khu vực đất trống ít có người dân ở, người dân cũng rất hợp tác và ủng hộ
các kế hoạch phát triển của huyện nên nhìn chung công tác GPMB không gặp nhiều
khó khăn, hầu hết đều nhận được sự nhất của người dân nên không làm ảnh hưởng
đến tiến độ thậm chí thời gian GPMB còn xong sớm hơn kế hoạch dự định.
Theo ý kiến đánh giá của người dân, đa phần đều cảm thấy hài lòng với công
tác GPMB của huyện, tỷ lệ người dân cho rằng công tác này được giải quyết thoả
đáng chiếm 83,34%. Nhìn chung số lượng dự án không nhiều cùng với việc các dự
án chủ yếu nằm ở các khu vực vùng sâu vùng xa, đất trống không có quá nhiều đất ở
của người dân, cùng với công tác tuyên truyền mạnh mẽ của cán bộ phòng Tài nguyên
và Môi trường về cơ chế, chính sách đền bù nên không gặp nhiều khó khăn trong
công tác GPMB.

43
Bảng 2.7: Ý kiến đánh giá của người dân về công tác giải phóng mặt
bằng trên địa bàn huyện Hồng Ngự
Số lượng Tỷ lệ
STT Nội dung
(người) (%)
Các hướng giải quyết công tác đề bù, GPMB rất thoả đáng 96 100
1 Hoàn toàn không đồng ý 7 7,29
2 Không đồng ý 5 5,21
3 Trung lập 4 4,17
4 Đồng ý 46 48,96
5 Hoàn toàn đồng ý 34 34,38
(Nguồn: Tác giả)
Một trong những dự án có liên quan mạnh mẽ nhất đến vấn đề GPMB là dự
án mở rộng đường ĐT841 trong đó có đi qua khu kinh tế cửa khẩu Thường Phước
huyện Hồng Ngự theo tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng theo quy hoạch được
duyệt. Dự án dự kiến thi công vào cuối năm 2020 tuy nhiên do không nhất trí được
với một số hộ dân về đơn giá đền bù nên dự án bị hoãn lại vào năm 2021 hoặc 2022.
Chình vì vậy, gây ra tình trạng thời gian thi công bị kéo dài đến hơn 12 tháng liên luỵ
đến hết các đơn vị có liên quan khác.
b. Công tác lựa chọn nhà thầu
Từ năm 2018 đến nay, các công việc đấu thầu cũng như lựa chọn nhà thầu
được Ban QLDA và Phát triển quỹ đất huyện Hồng Ngự thực hiện tốt, không không
gặp phải vấn đề lớn ảnh hưởng đến tiến độ dự án. Đặc trưng các dự án XDCB rất
phức tạp, sử dụng nguồn vốn NSNN nên Ban QLDA và Phát triển quỹ đất huyện rất
chú trọng vào công tác lựa chọn nhà thầu, cố gắng để tìm kiếm nhà thầu có đủ năng
lực thực hiện, phù hợp với những đặc điểm của dự án. Trước khi tổ chức lựa chọn
nhà thầu, Ban QLDA và Phát triển quỹ đất huyện Hồng Ngự đã lên lịch, thời gian,
địa điểm cụ thể để thực hiện việc công bố đấu thầu trên các kênh thông tin như báo
đài, thông báo tại địa phương, mời các nhà thầu tham gia đấu thầu v.v… tất cả công
việc được Ban QLDA phân bổ nguồn lực thực hiện cụ thể, chỉ đạo quyền trách nhiệm
từng cá nhân phối hợp làm việc một cách chuyên nghiệp, minh bạch, rõ ràng. Công

44
tác này là thế mạnh của Ban QLDA cần phải tiếp tục trau dồi và phát huy để góp phần
giúp công tác QLDA XDCB nói riêng và các dự án khác nói chung luôn mang lại
hiệu quả trong hoạt động đấu thầu.
c. Công tác thi công và giám sát xây dựng công trình
Ban QLDA và phát triển quỹ đất huyện Hồng Ngự làm chưa tốt công tác giám
sát thi công công trình. Sau khi lựa chọn nhà thầu, Ban QLDA sẽ bàn giao lại cho nhà
thầu thực hiện TKKT. Cùng với thi công nhà thầu, Ban QLDA và Ủy ban phát triển
quỹ đất sẽ giám sát xuyên suốt quá trình thi công dự án để đảm bảo tiến độ, đảm bảo
chất lượng và đúng với dự toán chi phí đã được phê duyệt. Tuy nhiên, trên thực tế,
nhiều dự án gặp nhiều vướng mắc thường làm chậm tiến độ thực hiện.
Bảng 2.8: Thống kê các nguyên nhân khiến dự án bị vướng mắc trong
quá trình thi công giai đoạn 2018 - 2020
2018 2019 2020
TT Nội dung Dự Tỷ lệ Dự Tỷ lệ Dự Tỷ lệ
án (%) án (%) án (%)
1 Điều kiện khách quan 7 19,44 9 19,57 10 20,41
2 Sai sót từ các khâu trước 4 11,11 4 8,70 4 8,16
Do ý thức và năng lực yếu
3 3 8,33 4 8,70 4 8,16
kém của nhà thầu
Nhà thầu thực hiện nhiều
4 5 13,89 6 13,04 7 14,29
công trình cùng một lúc
(Nguồn: Ban QLDA và Phát triển quỹ đất huyện Hồng Ngự)
Nguyên nhân bị vướng mắc trong thi công chủ yếu đến từ các điều kiện khách
quan có tỷ lệ cao nhất (khoảng 19,44% đến 20,41%), tình trạng này thường xảy ra
chung ở hầu hết các dự án, đặc biệt đối với các dự án lớn như dự án XDCB thời gian
thi công kéo dài cả năm và thực hiện ở khu địa hình hiểm trở, khí hậu thời tiết thất
thường, biến động giá thị trường khó có thể kiểm soát được.
Nguyên nhân vướng mắc do các khâu trước chiếm tỷ lệ bình quân 9% trong
giai đoạn 2018 – 2020. Như đã phân tích ở trên nhiều yếu tố làm tác động đến công
tác khảo sát thiết kế nên trong quá thi công để ra sai sót phải điều chỉnh lại nhiều lần.

45
Đơn vị tư vấn lập quy hoạch kỹ thuật lập dự toán tổng thể chưa đúng, cơ quan xem
xét, thẩm định trốn tránh trách nhiệm về việc thẩm định không đầy đủ. Các nhà thầu,
tư vấn QLDA, CĐT thay đổi điều chỉnh thiết kế nhằm mục đích nâng cao hiệu quả
cho dự án. Việc xây dựng đối tượng phải chờ sự phối hợp kỹ thuật và thiết kế phê
duyệt và phê duyệt lại đầu tư tổng thể.
Nguyên nhân đến từ năng lực của nhà thầu chiếm bình quân khoảng 8,7% và
có xu hướng tăng lên cho thấy năng lực các nhà thầu thi công hiện nay vẫn chưa đủ
đáp ứng thực hiện công việc.
Một nguyên nhân nữa thường xảy ra là do nhà thầu ôm đồm quá nhiều công
việc chiếm tỷ lệ bình quân khoảng 14%. Một số nhà thầu không lường trước được
khối lượng công việc, muốn mang lại nhiều nguồn thu nên ôm đồm thực hiện nhiều
dự án cùng một lúc nên khi gặp vấn đề phát sinh vượt ngoài tầm kiểm soát xảy ra các
tình trạng thiếu nguồn lực điều phối khiến dự án bị chậm tiến độ.
d. Công tác nghiệm thu công trình
Sau khi công trình hoàn thành, bên thi công sẽ thông báo cho Ban QLDA và
Phát triển quỹ đất huyện Hồng Ngự, ban QLDA sẽ cử giám sát viên đến tiến hành
nghiệm thu công trình. Ban sẽ nghiệm thu và phê duyệt công việc dựa trên báo cáo
giám sát thi công về chi phí công trình và tổng khối lượng thực hiện. Việc nghiệm
thu này được giám sát viên thực hiện công khai, minh bạch dưới sự quan sát của
những bên có liên quan (Phòng Kinh tế - Hạ tầng, UBND huyện, UBND các xã khu
vực dự án, Ban QLDA khu vực, v.v.). Đối với các sự cố lỗi ở khâu kỹ thuật sẽ cần
phải được khắc phục tại chỗ bởi bộ phận thi công. Sau khi đã nghiệm thu toàn bộ,
đảm bảo hết các tiêu chuẩn Ban QLDA sẽ tiến hành thanh toán khối lượng cho các
nhà thầu. Hoạt động nghiệm thu công trình nhìn chung dc Ban QLDA của huyện thực
hiện rất tốt, không xảy ra vấn đề gì.
2.2.2.3 Quản lý chất lượng dự án
Nhìn chung trong giai đoạn vừa qua, công tác kiểm tra chất lượng các công
trình XDCB trên địa bàn Huyện Hồng Ngự thực hiện tương đối tốt. Ban QLDA phải
hoàn thành việc phê duyệt việc lập và thẩm định dự án theo quy định của nhà nước
trước khi khởi công xây dựng, đồng thời trong quá trình thi công, cán bộ giám sát

46
thuộc Ban QLDA sẽ thực hiện việc kiểm tra các công việc để đảm bảo chất lượng dự
án trước khi đưa vào sử dụng, kiểm tra thiết kế, kiểm tra về kỹ thuật trước khi đưa
vào vận hành nhằm giúp phát hiện xử lý kịp thời những sai sót. Để làm được điều này
thì yêu cầu người giám sát viên đó phải là người có năng lực, có trình độ chuyên môn,
kiến thức nhất định để có thể kiểm tra được chất lượng mọi công việc.
Bảng 2.9: Thực trạng quản lý chất lượng dự án trên địa bàn huyện
Hồng Ngự giai đoạn 2018 - 2020
2018 2019 2020
TT Nội dung Dự Tỷ lệ Dự Tỷ lệ Dự Tỷ lệ
án (%) án (%) án (%)
1 Dự án đảm bảo chất lượng 20 55,56 38 82,61 39 79,59
Dự án không đạt chất lượng do
2 9 25,00 6 13,04 7 14,29
tổ tư vấn
Dự án không đạt chất lượng do
3 7 19,44 2 4,35 3 6,12
thi công xây dựng
(Nguồn: Ban Ban QLDA và Phát triển quỹ đất huyện Hồng Ngự)
Qua bảng số liệu trên cho thấy số lượng dự án sau khi kiểm tra đảm bảo chất
lượng năm 2018 đạt tỷ lệ 55,56%, năm 2019 là 82,61% và năm 2020 là 79,59%. Tỷ
lệ tăng lên cho thấy Ban QLDA đã thường xuyên thực hiện công tác thanh kiểm tra
để đảm bảo chất lượng dự án theo sát với kế hoạch đề ra theo từng hạng mục. Tuy
nhiên tỷ lệ số dự án chưa đảm bảo về chất lượng cũng còn tương đối nhiều nên Ban
QLDA cũng cần phải quan tâm hơn nữa về vấn đề quản lý chất lượng dự án, cụ thể
chất lượng các tổ tư vấn và chất lượng từng công việc trong quá trình thi công.
a.Quản lý các tổ chức tư vấn
Năm 2018, tỷ lệ các dự án XDCB không đảm bảo chất lượng do bên tổ tư vấn
chiếm 25%. Điều này là do người QLDA trong phòng kế hoạch không giám sát chặt
chẽ công tác khảo sát. Tại công trường, giám sát viên đã lơ là trong việc kiểm tra hệ
thống máy móc, năng lực thực hiện của tổ tư vấn, thực hiện việc khảo sát địa chất,
địa hình không đúng với phương án đã duyệt, vị trí thực địa khảo sát, địa hình và khối
lượng khảo sát (quy hoạch, mốc cắm, số lượng mẫu lấy, mẫu thử, kết quả thí nghiệm,

47
v.v.) do thực tế một số thông tin về khảo sát có thể bị làm giả nhằm đối phó công tác
nghiệm thu. Trình chủ đầu tư bảng báo giá và các bản vẽ khiếm khuyết của đơn vị tư
vấn hoàn thiện, bản dự toán và bản vẽ thiết kế kém chất lượng được trình lên CĐT.
Làm xảy ra tình trạng do nền đất quá yếu, đất bùn pha lẫn nên không thể xây dựng
các dự án. Bên cạnh đó, các tổ tư vấn làm việc thiếu trách nhiệm, thực hiện khảo sát
địa hình không chính xác, cùng với thái độ làm việc thiếu chuyên nghiệp, đặc biệt
trong việc nghiệm thu các hố khoan vô tình làm cho dự án gặp vấn đề với nền đất quá
yếu. Các điều trên đã làm cho dự án phải điều chỉnh đi lại nhiều lần gây tốn kém thời
gian, chi phí và cả chất lượng dự án sau này.
Tỷ lệ dự án không đảm bảo do tổ tư vấn giảm đáng kể vào năm 2019, 2020
tương đương 13,04% và 14,29% cho thấy Ban QLDA và Phát triển quỹ đất đã biết
rút kinh nghiệm từ năm trước để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý chất lượng
dự án của tổ tư vấn, xử lý các hành vi thực hiện không đúng trách nhiệm làm xảy ra
sai phạm trong quá trình khảo sát địa chất nơi thực hiện dự án. Tuy nhiên tỷ lệ này
vẫn còn là hồ sơ các tổ tư vấn gửi cho Ban QLDA và Phát triển quỹ đất huyện Hồng
Ngự chưa đạt yêu cầu, phải chỉnh sửa lại thiết kế vì phát sinh những hạng mục mới,
những hạng mục còn thiếu so với kế hoạch, bản vẽ không phù hợp với mặt bằng hiện
trạng. Việc điều chỉnh lại liên tục nhiều lần khiến dự án bị kéo dài phát sinh thêm chi
phí. Hồ sơ tư vấn mặc dù có thể không tác động tới chất lượng dự án sau khi đã điều
chỉnh và thi công hoàn thiện nhưng nó sẽ phát sinh rất nhiều chi phí từ chi phí dành
cho nguồn lao động, chi phí lưu kho nguyên vật liệu, chi phí giá cả biến động từ thị
trường, v.v… càng kéo thời gian nguồn ngân sách càng bị lãng phí.
b.Quản lý chất lượng thi công xây dựng
Trong Ban QLDA và Phát triển quỹ đất huyện Hồng Ngự, phòng kỹ thuật sẽ
là đơn vị quản lý chính chất lượng thi công xây dựng. Đối với những dự án có đặc
thù riêng, tính chất phức tạp cao thì Ban QLDA và Phát triển quỹ đất huyện Hồng
Ngự sẽ thuê thêm các tổ tư vấn giám sát nếu cần thiết để giám sát chặt chẽ hơn các
yêu cầu về kỹ thuật.
Năm 2018, số lượng dự án không đảm bảo chất lượng do phát sinh trong vấn
đề thi công xây dựng chiếm tới 19,44%. Điều này là do việc quản lý chất lượng thi

48
công chưa được thực hiện đúng mức, mang nặng tính hình thức, thiếu trách nhiệm.
Nhiều hạng mục xây dựng không được các cán bộ QLDA thực hiện kiểm tra, giám
sát bằng cách vô tình hay cố ý, sử dụng các VLXD kém chất lượng, các máy móc
thiết bị sử dụng trong quá trình thi công không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiếu số
lượng, không đúng chỉ định v.v.... khiến các dự án sau khi thi công xong chưa được
bao lâu đã xuất hiện các tình trạng hư hỏng như trường học bị nứt tường, tuyến đường
giao thông xuất hiện các ổ gà sụt lún, các mái tôn lợp ở các trung tâm, trạm xá y tế
xuống cấp gây dột v.v... Điều này không chỉ ảnh hưởng đến uy tín của CĐT, của Ban
QLDA đến với người dân mà rủi ro cao còn ảnh hưởng trực tiếp tới mạng sống con
người nếu không may trong quá trình sử dụng bị tai nạn.
Đến năm 2019, công tác quản lý chất lượng thi công đã được thực hiện nghiêm
túc hơn khiến tỷ lệ đã giảm đáng kể còn 4,35%. Để làm dược điều này là nhờ vào sự
kiên quyết xử lý của Ban QLDA đối với những cá nhân có hành vi tiêu cực, bòn rút
ngân sách Nhà nước để trục lợi bản thân. Cùng với việc thường xuyên tiến hành thực
hiện thanh kiểm tra các hạng mục công trình nhằm bám sát các công việc phải đúng
với kế hoạch đã đề ra.
Qua năm 2020, số lượng các dự án XDCB không đạt điều kiện về chất lượng
thi công có xu hướng tăng khoảng 2% và chiếm tỷ lệ 6,12% so với năm 2020. Nguyên
nhân do nhu cầu cần đáp ứng với các chỉ tiêu kinh tế, số lượng các dự án XDCB ngày
càng tăng, trong khi nguồn lực cán bộ hạn chế dẫn đến tình trạng quá tải trong công
việc. Việc lựa chọn các nhà thi công mới cũng ảnh hưởng không kém do các đơn vị
này còn yếu kèm về trình độ, chưa hiểu rõ về văn hoá đặc điểm đời sống dân cư quanh
khu vực dự án.
Bên cạnh đó, theo đánh giá của người dân về chất lượng dự án đạt ở mức khá
thấp đạt 3,30 điểm, tỷ lệ số người không đồng ý khá cao chiếm khoảng 37% (Phụ
lục). Điều này do các dự án sau khi đưa vào sử dụng không lâu đã phát sinh một số
sự cố như đối với các dự án về hạ tầng giao thông xảy ra tình trạng sụt lún, ổ gà gây
nguy hiểm cho người điều khiển giao thông hay đối với các dự án xây dựng trạm y
tế, nhà văn hoá chưa được bao lâu có tình trạng xuất hiện các vết nứt trên bề mặt
tường, bị dột, ngập lụt v.v… Sau khi kiểm tra lại thì phát hiện do bên thi công thực

49
hiện không đúng, sử dụng vật liệu kém chất lượng, thợ thực hiện làm ẩu, không kỹ
và về sâu xa bên giám sát đã không thực hiện nghiêm túc, không thực hiện việc giám
sát chặt chẽ nên đã để ra những sai sót trên. Năng lực yếu kèm cùng với việc lạm
dụng các mối quan hệ mà một số cán bộ đã lơ là hay cố tình bỏ qua công tác nghiệm
thu chất lượng thi công xây dựng. Đây là vấn đề Ban QLDA và Phát triển quỹ đất
huyện Hồng Ngự cần quan tâm và khắc phục trong thời gian tới vì nó ảnh hưởng rất
nhiều tới những người sử dụng công trình sau này, đặc biệt với các dự án dường giao
thông có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cho những người tham gia giao thông.
Bảng 2.10: Ý kiến đánh giá của người dân về chất lượng dự án xây dưng
cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự
Số lượng Tỷ lệ
STT Nội dung
(người) (%)
Các dự án xây dựng cơ bản đạt chất lượng khi đưa vào sử
96 100
dụng
1 Hoàn toàn không đồng ý 15 15,63
2 Không đồng ý 21 21,88
3 Trung lập 11 11,46
4 Đồng ý 18 18,75
5 Hoàn toàn đồng ý 31 32,29
(Nguồn: Tác giả)
2.2.2.4 Quản lý chi phí dự án
Việc quản lý khoản chi phí rất quan trọng nên cần phải được xem xét đánh giá,
kiểm tra lại ở từng khâu của dự án. Cụ thể:
- Chuẩn bị đầu tư: Ban QLDA và Phát triển quỹ đất huyện Hồng Ngự đã xây
dựng tổng dự toán dựa trên báo cáo nghiên cứu và dự thảo kỹ thuật dự án. Tổng dự
toán này sẽ bao gồm: bảng giá xây dựng, đơn giá xây dựng cho từng loại nguyên phụ
liệu, chi phí lương, chi phí vật tư, chi phí tư vấn khảo sát, các khoản phụ cấp, chi phí
GPMB, chi phí xây dựng theo hạng mục và cá chi phí khác có liên quan được thể
hiện trên bản dự toán tổng chi phí xây dựng công trình. Có rất nhiều nhân tố tác động
làm thay đổi nguồn chi phí thực hiện một dự án trong suốt quá trình đầu tư. Và cũng

50
có nhiều dự án XDCB, dự toán chỉ cần điều chỉnh nguồn dự toán để đảm bảo đúng
với khoản chi phí được phê duyệt, tổng nguồn chi phí không vượt tổng mức đầu tư
đặt ra.
Bảng 2.11: Thực trạng quản lý chi phí dự án xây dựng cơ bản trên địa
bàn huyện Hồng Ngự giai đoạn 2018 - 2020
2018 2019 2020
TT Nội dung Dự Tỷ lệ Dự Tỷ lệ Dự Tỷ lệ
án (%) án (%) án (%)
Tổng số dự án thực hiện 36 100 46 100 49 100
Số lượng dự án có nguồn chi phí
1 3 8,33 3 6,52 2 4,08
dự phòng đủ để điều chỉnh
Số lượng dự án có nguồn chi phí
2 2 5,56 1 2,17 1 2,04
dự phòng không đủ để điều chỉnh
(Nguồn: Ban QLDA và Phát triển quỹ đất huyện Hồng Ngự)
Nhìn chung số lượng các dự án trong quá trình thi công phải điều chỉnh tương
đối thấp bình quân khoảng 6%. Cụ thể trong giai đoạn 2018 - 2020, tỷ lệ này giảm từ
8,33% xuống còn 4,08%. Số lượng dự án XDCB có nguồn chi phí dự phòng không
đủ để điều chỉnh có tỷ lệ thấp hơn, trung bình trong giai đoạn này là 3%. Có nhiều lý
do làm dự án điều chỉnh chi phí trong quá trình thực hiện dự án, bao gồm: sai sót
trong thiết kế, giá biến động, điều chỉnh văn bản chính sách địa phương v.v… làm
chi phí dự án thay đổi, chủ yếu thông thường theo hướng gia tăng. Trong trường hợp
dự án bị điều chỉnh nhưng nguồn chi phí dự phòng có đủ để bù đắp khoản chi phí
phát sinh đó, Ban QLDA sẽ làm biên bản báo cáo lại những khoản chi phí thay đổi
thông báo cho các bên có liên quan. Ngược lại trong điều kiện nguồn dự phòng không
đủ thì Ban QLDA cũng sẽ phải họp lại với các bên có liên quan để tìm phương hướng
giải quyết, thống nhất lại những khoản điều chỉnh, cắt giảm các hạng mục không cần
thiết.
- Tạm ứng VĐT: Công tác tạm ứng nhìn chung được hoàn thành khá tốt, luôn
thực hiện đúng như cam kết ban đầu giữa Ban QLDA và bên thi công nên không gặp
khó khăn gì.

51
Việc này được thực hiện ngay sau khi hợp đồng xây dựng ký kết, trừ trường
hợp cần điều chỉnh lại sẽ họp lại đưa ra bản ký kết mới. Nguồn vốn được tạm ứng
ban đầu được cho phép khoảng 40% tổng giá tị hợp đồng, và nhà thầu thi công sẽ
trích ra 3% giá trị để làm quỹ dự phòng rủi ro cho các khoản mục chi phát sinh trong
quá trình thi công xảy ra sai sót. Tỷ lệ 40% được đưa ra để tránh trường hợp nhà thầu
lạm dụng khoản ngân sách phục vụ mục đích cá nhân không thi công dự án. Khi được
thanh toán khoảng 20 – 30% gói thầu, Ban QLDA sẽ thực hiện thu hồi dần vốn tạm
ứng theo từng thời kỳ thanh toán khối lượng hoàn thành và được thu hồi hết cho đến
khi hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng.
- Thanh toán VĐT: Việc này thực hiện theo từng giai đoạn, công việc hay toàn
bộ dự án XDCB căn cứ vào khối lượng công việc thực tế hoàn thành theo những điều
khoản đã ký kết trong hợp đồng. Về khoản bảo lãnh, Ban QLDA và Phát triển quỹ
đất huyện Hồng Ngự sẽ giữ lại số tiền này trong quá trình thanh toán cho đến khi
công tác nghiệm vụ hoàn thành.
Nhìn chung trong giai đoạn 2018 - 2020, công tác thanh toán vốn xây dựng dự
án XDCB cura Ban QLDA huyện Hồng Ngự thực hiện tương đối tốt, chưa xảy ra vấn
đề hay sai sót nào. Những điểm còn chưa đạt được nằm ở chỗ cán bộ kế toán chưa
thực sự nghiên cứu tìm ra các phương án để giúp tổng thể quản lý vốn được thực hiện
chuyên nghiệp hơn, thiếu các thống kê, việc tổng hợp số liệu thiếu tính logic, không
có sự liên kết giữa các báo cáo. Ngoài ra, sự phối hợp giữa các bộ phận đặc biệt bộ
phận kế toán và kỹ thuật còn chưa chặt chẽ vô tình làm phát sinh các nguồn chi phí
không cần thiết. Có thể lấy ví dụ ở năm 2019, dự án nạo vét kênh mương bồi lắng,
đường nước nội đồng ở mương Út Gốc ở xã Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự với
chiều dài 4km với hợp đồng thi công gần 400 triệu đồng, sau khi ký hợp đồng, bộ
phận giám sát kỹ thuật không kiểm tra lại khối lượng, phòng kế toán cũng không đối
chiếu với phòng kỹ thuật mà chuyển số tiền nhà thầu vượt quá mức quy định trong
hợp đồng. Nguyên nhân của việc này là do nhân viên giữa bộ kỹ thuật và kế toán
thiếu sự hợp tác, hoặc do cán bộ kế toán thiếu năng lực, trình độ chuyên môn về
nghiệp vụ kế toán đối với dự án XDCB. Sau khi vi phạm được xác định, cũng đã có

52
biện pháp xử lý kịp thời nên khoản dự toán cuối cùng vẫn không vượt hạn mức. Rút
kinh nghiệm từ đó các dự án năm 2020 cũng không xảy ra tình trạng như vậy nữa.
- Quyết toán VĐT: Ban QLDA và Phát triển quỹ đất huyện Hồng Ngự thực
hiện quyết toán vốn theo tổng mức dự toán đã được phê duyệt ngay sau khi công trình
được xây dựng xong, nghiệm thu và đưa vào sử dụng.
Bảng 2.12: Thực trạng quyết toán vốn đầu tư dự án xây dựng cơ bản
trên địa bàn huyện Hồng Ngự giai đoạn 2018 - 2020
2018 2019 2020
TT Nội dung Dự Tỷ lệ Dự Tỷ lệ Dự Tỷ lệ
án (%) án (%) án (%)
1 Dự án chưa hoàn thành 1 2,78 2 4,35 11 22,45
Dự án đã hoàn thành nhưng chưa
2 1 2,78 1 2,17 2 4,08
được phê duyệt quyết toán
Dự án đã hoàn thành, đưa vào sử
3 34 94,44 43 93,48 36 73,47
dụng
(Nguồn: Ban QLDA và Phát triển quỹ đất huyện Hồng Ngự)
Từ số liệu bảng trên cho thấy vẫn còn một số dự án dù đã hoàn thành nhưng
chưa được phê duyệt quyết toán, điều này do các dự án XDCB là những dự án thường
có nguồn vốn đầu từ rất lớn phải chia thành nhiều giai đoạn giải ngân, để được phê
duyệt thì từng giai đoạn phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, có biên bản xác nhận, nghiệm
thu dự án hoàn thiện đúng chất lượng nên mất rất nhiều thời gian. Các cán bộ Ban
QLDA cũng đã cố gắng đôn thúc sắp xếp công việc, giám sát chặt chẽ mọi quá trình
thi công nhằm hạn chế việc phải tu sửa nhiều lần làm lãng phí nguồn vốn. Nhưng trên
thực tế, do tác động bới nhiều nguyên nhân khác nhau đa phần các dự án đều không
được đưa vào sử dụng đúng thời diểm đã dự định.

53
Bảng 2.13: Số lượng dự án xây dựng cơ bản gặp sai sót trong công tác
quản lý chi phí trên địa bàn huyện Hồng Ngự giai đoạn 2018 - 2020
2018 2019 2020
TT Nội dung Dự Tỷ lệ Dự Tỷ lệ Dự Tỷ lệ
án (%) án (%) án (%)
1 Công tác khảo sát - thiết kế 4 11,11 4 8,70 3 6,12
2 Công tác đấu thầu 1 2,78 1 2,17 2 4,08
3 Công tác thi công 4 11,11 6 13,04 7 14,29
(Nguồn: Ban QLDA và Phát triển quỹ đất huyện Hồng Ngự)
Vấn đề quản lý chi phí cho các dự án XDCB ở những năm vừa qua thường
gặp 3 khâu khảo sát – thiết kế, đấu thầu và thi công. Theo thống kê thì sai sót trong
khâu thi công có tỷ lệ cao nhất cụ thể năm 2019 là 13,04% và năm 2020 là 14,29%.
Chi phí gia công bị tăng do không thực hiện được việc kê khai giá chính xác giá trị
khối lượng hoàn thành thực tế cũng như phương thức thanh toán trong hợp đồng.
Thường hay bị phát sinh thêm chi phí xây dựng, phát sinh những công việc mới ngoài
dự toán, do sai sót trong việc tính toán thiếu hay gặp lỗi trong bản vẽ thiết kế cần phải
điều chỉnh lại, hoặc thủ tục làm hồ sơ quy trình xét duyệt phức tạp cũng làm cho thời
gian phân bổ vốn chậm đến lúc đó giá cả lại biến động không còn ở mức giá cũ lại bị
phát sinh thêm.
Ngoài công tác thi công thì công tác khảo sát thiết kế cũng là nguyên nhân làm
phát sinh các vấn đề quản lý chi phí nhưng nhẹ hơn và có xu hướng giảm, năm 2018
là 11,11% nhưng đến năm 2020 chỉ là 6,12%. Các vấn đề phát sinh ở chỗ trong quá
trình thi công có những ý kiến của người dân hoặc đơn vị sử dụng góp ý điều chỉnh
dự án như thay đổi vị trí xây dựng, bổ sung hoặc cắt giảm một số hạng mục xây dựng
hợp lý nên phải thực hiện lại dự toán khảo sát, thay đổi thiết kế nên điều chỉnh lại dự
án gây phát sinh chi phí thêm. Ngoài ra cũng có 3% nguyên nhân làm phát sinh chi
phí đến từ phía nhà thầu bổ sung khối lượng dẫn đến chi phí đấu thầu tăng lên.
Những sai sót được Ban QLDA và Phát triển quỹ đất huyện Hồng Ngự họp
với các đơn vị có liên quan, các bên cùng nhau thống nhất ý kiến thực hiện biên bản

54
điều chỉnh, trình lên CĐT để điều chỉnh lại quy mô thiết kế cũng như tính toán lại
tổng mức dự toán để tìm hướng giải quyết chi phí. .
2.2.2.5 Các công tác quản lý khác
a. Quản lý nguồn nhân lực
Bảng 2.14: Thực trạng nhân lực tại Ban quản lý dự án và Phát triển quỹ
đất huyện Hồng Ngự giai đoạn 2018 - 2020
STT Vị trí 2018 2019 2020
1 Cấp quản lý (Giám đốc, phó giám đốc) 3 3 3
2 Cán bộ kỹ thuật 8 10 11
3 Cán bộ hành chính 3 3 4
4 Nhân viên lưu trữ 2 2 2
5 Lái xe 1 1 1
Tổng 15 18 20
(Nguồn: Ban QLDA và Phát triển quỹ đất Hồng Ngự)
Tổng số lượng cán bộ chính làm việc tại Ban QLDA và Phát triển quỹ đất
huyện Hồng Ngự tính đến năm 2020 là 20 người. Do số lượng XDCB ngày càng gia
tăng nên nhu cầu tuyển dụng thêm các cán bộ vào Ban QLDA để đáp ứng nhu cầu
nhiệm vụ cũng tăng theo. Công tác tuyển dụng cũng được thực hiện tuyển chọn kỹ
lưỡng những cán bộ nào có đủ năng lực trình độ, kỹ năng xử lý công việc để mang
lại hiệu quả cho công tác QLDA XDCB của huyện. Công tác quản lý nhân sự cũng
được thực hiện một cách nghiêm túc, đánh giá cá nhân theo hiệu quả công việc thực
hiện minh bạch, công khai. Ngoài ra, UBND huyện hàng năm cũng mở các lớp đào
tạo cho các cán bộ chuyên viên để nâng cao trình độ.
Tuy nhiên để tìm kiếm được nguồn nhân lực cán bộ có dủ trình độ cũng rất
khó khăn, chưa kể trách nhiệm công việc nặng nề số lượng cán bộ biên chế không
nhiều nên luôn xảy ra tình trạng một cán bộ phai ôm đồm rất nhiều công việc khiến
hiệu suất giảm, trách nhiệm công việc nặng nề hàng năm đều có cán bộ muốn xin
nghỉ việc. Việc tuyển dụng mới vô đào tạo lại cũng mất rấ nhiều thời gian và chi phí.
Do đó, Ban QLDA luôn rơi vào tình trạng thiếu nguồn nhân lực cả số lượng và chất
lượng.

55
b. Quản lý an toàn lao động và vệ sinh môi trường
Vấn đề đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn lao động trong quá trình thực
hiện các dự án XDCB được Ban QLDA và phát triển quỹ đất huyện Hồng Ngự hết
sức để tâm, tuân thủ nghiêm ngặt. Đối với các dự án lớn, thời gian xây dựng lâu dài,
quy định cụ thể các biện pháp chống bụi, tiếng ồn, xử lý chất thải, vệ sinh công trường
để giảm thiểu tác động đến môi trường.
Tuy nhiên, vấn đề giữ vệ sinh môi trường xung quanh dự án cũng như quản lý
về an toàn lao động vẫn còn phát sinh và một số sai sót nhỏ thường gặp trong các dự
án như: Vật liệu nằm rải rác xung quanh công trường, công nhân không được trang
bị thiết bị an toàn hoặc thiết bị chất lượng, không được sử dụng quần áo bảo hộ an
toàn lao động hoặc dụng cụ bảo vệ cá nhân như mũ bảo hiểm, và một số dự án còn
thiếu đào tạo công nhân chưa được sử dụng. Sau khi được người quản lý công trình
cảnh báo, nhà thầu đã ngay lập tức khắc phục lỗi tồn tại để giảm thiểu rủi ro trong
quá trình xây dựng dự án. Đây là một trong những vấn đề mà Ban QLDA cần phải
khắc phục tốt hơn nữa, giám sát chặt chẽ nhắc nhở người công nhân nghiêm túc chấp
hành để chấm dứt tình trạng phải nhắc nhở, yêu cầu ngành xây dựng thực hiện đúng
các biện pháp an toàn và sức khỏe môi trường..
Vấn đề bảo vệ môi trường của các dự án XDCB trên địa bàn huyện được người
dân đánh giá ở trung bình, số lượng người xem công tác ít ảnh hưởng đến môi trường
rất thấp chỉ khoảng 58%. Mặc dù đã có những giải pháp che chắn hạn chế tình trạng
bụi ô nhiễm làm ồn giảm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người dân xung quanh
nhưng không đáng kể. Tuy nhiên đa phần người dân đều cảm thấy thông cảm đóng
góp ý kiến xây dựng giúp giảm thiểu tình trạng ô nhiễm, giúp quá trình thi công diễn
ra thuận lợi hơn chứ có khiển trách hay lên án những người thi công.

56
Bảng 2.15: Ý kiến của người dân về môi trường dự án huyện Hồng Ngự
Số lượng Tỷ lệ
STT Nội dung
(người) (%)
Quá trình thi công dự án xây dựng cơ bản không làm ảnh
96 100
hưởng tới chất lượng cuộc sống của người dân
1 Hoàn toàn không đồng ý 8 8,33
2 Không đồng ý 12 12,50
3 Trung lập 19 19,79
4 Đồng ý 38 39,58
5 Hoàn toàn đồng ý 19 19,79
(Nguồn: Tác giả)
c. Quản lý hồ sơ
Hồ sơ, chứng từ hay các tài liệu có liên quan đều được Ban QLDA và Phát
triển quỹ đất huyện Hồng Ngự xem là tài sản quan trọng, nên Ban QLDA rất quan
tâm được việc lưu trữ chúng. Mỗi một cán bộ trong Ban QLDA đều có ý thức, trách
nhiệm bảo vệ hồ sơ giấy tờ khâu công việc của họ vì đây sẽ là minh chứng xử lý khi
có sai sót xảy ra trong suốt quá trình thực hiện dự án.
Bảng 2.16: Thực trạng quản lý hồ sơ dự án xây dựng cơ bản trên địa
bàn huyện Hồng Ngự giai đoạn 2018 - 2020
2018 2019 2020
TT Nội dung Dự Tỷ lệ Dự Tỷ lệ Dự Tỷ lệ
án (%) án (%) án (%)
1 Dự án còn đầy đủ hồ sơ 23 63,89 35 76,09 48 97,96
2 Dự án bị thất lạc một phần hồ sơ 10 27,78 9 19,57 1 2,94
3 Dự án bị thất lạc toàn bộ hồ sơ 3 8,33 2 4,35 0 0,00
(Nguồn: Ban QLDA ĐTXD huyện Hồng Ngự)
Theo số liệu thống kê cho thấy công tác lưu trữ hồ sơ chưa thực sự hiệu quả,
tỷ lệ số lượng dự án bị mất hồ sơ khá cao năm 2018 là 8,33% và năm 2019 là 4,35%.
Đây được xem là vấn đề nghiêm trọng vì nếu xảy ra sơ sất không có hồ sơ lưu trữ sẽ

57
không thể hiểu rõ được tính chất của sự việc để đưa ra các giải pháp phù hợp cũng
như không biết rõ quy phạm trách nhiệm ở đâu và của ai. Bên cạnh đó, hiện nay hồ
sơ vẫn chỉ lưu trú trên giấy chưa, Ban QLDA huyện vẫn chưa đưa các thông tin hồ
sơ lưu trữ sử dụng trên máy tính điều này vô tình làm cho giấy tờ thất lạc khi mỗi lần
tìm kiếm trong kho lại phải tìm kiếm, lấy ra xem xét rồi lại phải mang đi cất giữ, thực
hiện nhiều lần vô tình có thể làm một số giấy tờ quan trọng bị thất lạc hay bị hư hỏng
không thể xem được nữa.
2.3 Phân tích các nhân tố tác động quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên
địa bàn huyện Hồng Ngự
2.3.1 Hành lang pháp lý
Mặc dù Quốc hội đã phải ban hành luật đầu tư XDCB số 38/2009/QH12, luật
xây dựng số 16/2003/QH11, luật đấu thầu số 61/2005/QH11, luật doanh nghiệp số
60/2005/QH11, luật nhà ở số 56/2005/QH11… Nhìn chung những năm qua các văn
bản chế độ chính sách liên quan đến dự án XDCB còn có nhiều bất cập chưa phù hợp
với cơ chế và sự phát triển thực tế. Các quy định, văn bản mà nhà nước đã thay đổi:
- Chỉ tính từ năm 2005 đến năm 2009, Chính phủ đã 5 lần thay đổi, bổ sung
cơ chế chính sách trong QLDA XDCB từ: Nghị định 16/2005/NĐ - CP, nghị định
112/2006/NĐ - CP, Nghị định 99/2007/NĐ - CP, Nghị định 12/2009/NĐ - CP/ nghị
định 83/2009/NĐ - CP về lập và quản lý chi phí ĐTXD công trình.
- Có 2 lần thay đổi nghị định về đấu thầu: Nghị định số 111/2006/NĐ - CP và
nghị định số 58/2008/NĐ - CP.
- Có 7 lần Bộ Xây dựng ban hành thông tư thay đổi chi phí quản lý ĐTXD và
chế độ chính sách nhân công, máy xây dựng theo các thông tư: số 03/2005/TT - BXD,
số 04/2005/TT - BXD, số 16/2005/TT - BXD, số 08/2005/TT - BXD, số 07/2006/TT
- BXD, số 05/2007/TT - BXD, số 05/2009/TT - BXD…
Có nhiều văn bản pháp luật liên quan đến quá trình QLDA trong giai đoạn
hiện nay. Các văn bản thay đổi, cập nhật thường xuyên và chồng chéo lẫn nhau làm
cho việc áp dụng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Thủ tục hành chính còn rườm rà,
vẫn còn hiện tượng quan liêu, chậm trễ trong việc giải quyết các vấn đề, thủ tục. Hơn
nữa lại có sự tham gia của nhiều ngành, nhiều cấp nên tốn nhiều thời gian để đi đến

58
quyết định cuối cùng. Dù đã có những điều chỉnh sao cho phù hợp, đáp ứng điều kiện
của từng vùng miền, song các văn bản pháp luật của Nhà nước về QLDA XDCB vẫn
không tránh khỏi sự thiếu đồng bộ giữa các cơ quan quản lý thuộc các lĩnh vực khác
nhau (ví dụ giữa Bộ GTVT với Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài
chính,…) thủ tục phức tạp gây cản trở cho công tác QLDA trong cả nước nói chung
và huyện Hồng Ngự nói riêng.
Tinh thần trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc thực hiện các quy
hoạch, nghị quyết, các chỉ thị, cơ chế chính sách hướng dẫn QLDA XDCB đã ban
hành chưa cao. Quản lý yếu kém, thiếu kỷ cương, kỷ luật xây dựng, giám sát dẫn đến
những sai sót trong quá trình thực hiện dự án.
Cơ chế hiện nay cũng khiến huyện Hồng Ngự hay các địa phương buộc phải
tìm cách để thạy theo thành tích thi đua mà bên trên đưa xuống. Năm 2018 có 2 dự
án, năm 2019 có 3 dự án do thay đổi chính sách dẫn đến việc sử dụng phân bổ nguồn
vốn bị lãng phí, thất thoát. Khi chính sách thay đổi, buộc phải thực hiện công văn
trình lên chính quyền huyện Hồng Ngự dưới sự kiểm tra trực tiếp của Phòng Kinh tế
và Hạ tầng, Phòng Tài nguyên và Môi trường và Phòng Tài chính và Kế hoạch, đặc
biệt là Ban QLDA và phát triển quỹ đất tại huyện Hồng Ngự để thực hiện một số điều
chỉnh dự án cho phù hợp với chính sách. Một số dự án đòi hỏi mức đầu tư không hợp
lý, cần bổ sung hồ sơ và có văn bản bản phê duyệt lại mất thời gian dài nên đã làm
ảnh hưởng đến thời gian thực hiện dự án. Ngoài ra, việc các chính sách bị thay đổi
liên tục và nguồn vốn của dự án này cũng không được chuyển dừng sang các dự án
khác làm xảy ra tình trạng có dự án có vốn bị dừng để điều chỉnh lại công việc cho
phù hợp chính sách, còn với dự án đang thi công dở lại không đủ vốn thực hiện. Đây
là vấn đề chiến lược cần có quan điểm đầu tư đúng đắn. Điều này đòi hỏi phải tăng
cường năng lực, phẩm chất và tầm nhìn của cơ quan chủ quản.
Theo đánh giá của người dân cũng cho thấy các quy trình, thủ tục giải quyết
giấy tờ liên quan đến thu hồi đất, tái định cư, các vấn đề liên quan GPMB chỗ ở rất
phức tạp, chỉ đạt 2,63 điểm (Phụ lục). Số lượng người . Không chỉ riêng Ban QLDA
huyện Hồng Ngự cũng gặp vấn đề trong việc giải quyết các thủ tục giấy tờ thì từ phía
người dân, đặc biệt các người dân xung quanh khu vực dự án cần GPMB. Các thủ tục

59
bồi thường GPMB khi Nhà nước thu hồi đất khiến họ cảm thấy phức tạp, đòi hỏi
nhiều loại giấy tờ như giấy về quyền sử dụng đất, giấy tờ hợp pháp về thừa kế, giấy
tờ chuyển nhượng sử dụng đất, giấy tờ thanh lý, hóa giá v.v… khiến người dân cảm
thấy e dè gây kéo dài thời gian GPMB từ đó kèo dài luôn thời gian thực hiện dự án.
Bảng 2.17: Ý kiến của người dân về thủ tục giải quyết giấy tờ đối với các
dự án giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Hồng Ngự
Số lượng Tỷ lệ
STT Nội dung
(người) (%)
Quy trình, thủ tục giải quyết bồi thường giải phóng mặt
96 100
bằng khi Nhà nước thu hồi đất đơn giản và nhanh chóng.
1 Hoàn toàn không đồng ý 16 16,67
2 Không đồng ý 27 28,12
3 Trung lập 35 36,46
4 Đồng ý 10 11,46
5 Hoàn toàn đồng ý 8 7,29
(Nguồn: Tác giả)
2.3.2 Nhận thức người dân tại nơi thực hiện dự án
Huyện Hồng Ngự được xem là một trong những địa bàn có tỷ lệ hộ nghèo cao
nhất tỉnh Đồng Tháp, nơi có trình độ dân trí thấp, nhận thức về an ninh trật tự và kinh
tế của người dân còn hạn chế. , chính trị, xã hội… Vì vậy, ngoài việc tuân thủ nghiêm
các quy định của nhà nước và pháp luật về cơ bản, Ban QLDA và phát triển quỹ đất
huyện Hồng Ngự còn cần khéo lé thuyết phục người dân để họ ủng hộ các dự án
XDCB huyện với múc đích cuối cùng cũng chỉ giúp kinh tế địa phương phát triển,
các dự án chung phục vụ vì cộng đồng.
Trong năm 2020, HĐND tỉnh đã cho chủ tương đầu tư nâng cấp, mở rộng
đường ĐT841 trong đó có đi qua khu kinh tế cửa khẩu Thường Phước huyện Hồng
Ngự theo tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng theo quy hoạch được duyệt. Việc mở
rộng đường ĐT841 sẽ kết nối phát triển du lịch, đảm bảo quốc phòng - an ninh của
địa phương và nối liền giao thương hàng hóa qua cửa khẩu quốc tế Thường Phước và

60
tỉnh Preyveng, Vương quốc Campuchia, góp phần thúc đẩy KT - XH huyện biên giới
Hồng Ngự tiếp tục phát triển.
Tuy nhiên, từ năm 2020, công trình xây dựng bị đình trệ do một số gia đình
sống trong khu vực không đồng ý với việc đền bù giải tỏa, không hài lòng với giá đền
bù nên không chịu hợp tác với cán bộ địa phương trong công tác GPMB, nhiều người
dân còn xây dựng vỉa hè trái phép. lấn chiếm lòng lề đường, khiếu kiện đông người.
Các cá nhân, vì lợi ích của mình, có ảnh hưởng đáng kể đến thời gian thi công dự án.
Vì vậy, các cán bộ địa phương huyện Hồng Ngự phải dành nhiều thời gian, công sức
để phối hợp, động viên, giải thích, thuyết phục chủ tịch ủy ban, chủ tịch cộng đồng
dân cư để dự án được hoàn thành kịp tiến độ.
Bên cạnh những hộ dân không hài lòng với giá đền bù thì cũng có rất nhiều hộ
gia đình hài lòng về công tác GPMB vì đa phần người dân đều có nhận thức được sự
tác động của các dự án đến tiến trình phát triển KT – XH của địa phương, mang được
những lợi ích cho chính người dân nên đa phần số lượng hộ quanh khu vực dự án đều
rất hợp tác và chung tay hỗ trợ giúp bên thực hiện dự án đẩy nhanh tiến trình thi công.
Điều này cũng đã được thể hiện thông qua kết quả đánh giá khảo sát của người
dân khi công tác đền bù, GPMB đạt ở mức khá với 3,89 điểm và về cơ bản các dự án
XDCB được họ đánh giá là đáp ứng được mong muốn, nhu cầu và góp phần cải thiện
đời sống của họ với 4,64 điểm. (Bảng 2.3 và bảng 2.7)
2.3.3 Các nhân tố thuộc về điều kiện kinh tế xã hội
Trong thời gian qua giá cả của nhiều mặt hàng biến động liên tục, đặc biệt sau
thời điểm dịch bệnh covid 19, nền kinh tế rơi vào khủng hoảng trong năm 2020, giá
cả các mặt hàng xây dựng như đá, cát, xi măng không thể dự đoán trước được và nó
cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình QLDA XDCB trên địa bàn huyện
Hồng Ngự. Ngoài các mặt hàng nguyên vật liệu tăng, giá cả xăng cũng tăng khiến chi
phí vận chuyển cũng tăng theo làm cho chi phí các hạng mục hầu hết đều tăng đẩy
tổng chi phí toàn bộ dự án tăng lên. Đây là những vấn đề không thể đoán trước và tác
động khá mạnh đến dự án. Có một khoản mục phụ cấp trong bảng tổng hợp dự toán
chi phí của chuyên gia và tổng mức đầu tư đã được phê duyệt. Dựa vào số liệu bảng
2.12, có 1 dự án XDCB (chiếm 3% trên tổng dự án) trên địa bàn huyện phải thực hiện

61
điều chỉnh và có đủ kinh phí dự phòng thực hiện bù đắp cho khoản kinh phí phát sinh
đó. Trong một số trường hợp, chi phí nguyên vật liệu và vận chuyển quá cao mà
không chuẩn bị đủ để bù đắp, gây rủi ro rất cao nếu dự án phải điều chỉnh hay bị phát
sinh chi phí làm thay đổi mức tổng đầu tư. Từ đó, CĐT điều chỉnh ký các điều khoản
bổ sung vào hợp đồng để bổ sung thêm nguồn vốn để bù đắp phần chênh lệch tăng
thêm. Quy trình thủ tục để xin bổ sung nguồn vốn cũng rất khó khăn, phức tạp và mất
nhiều thời gian và tại thời điểm năm 2020, thủ tục này càng khó khăn hơn vì nguồn
vốn ngân sách thời điểm này không được ưu tiên vào vấn đề xây dựng.
Hàng năm thường là vào quý IV, Sở Xây Dựng Tỉnh Đồng Tháp thực hiện
công bố đơn giá một số loại VLXD.
công bố giá VLXD áp dụng cho các huyện của Tỉnh Đồng Tháp, thường là
vào quý IV. Giá VLXD cập nhật trên thị trường thường cao hơn đơn giá điều chỉnh
trước, làm cho Ban QLDA và Phát triển quỹ đất huyện Hồng Ngự và các nhà thầu
gặp rất nhiều khó khăn trong việc đảm bảo chất lượng công trình trong suốt quá trình
đầu tư vì có khi phải thay đổi loại VLXD để thi công. Do đó, các dự án xây dựng
trong quý 3 và quý 4 hàng năm phải chịu chi phí trích lập dự phòng cao.
2.3.4 Năng lực đội ngũ thực hiện dự án, cơ sở kỹ thuật
Năng lực của đội ngũ thực hiện dự án đóng vai trò quan trọng trong việc xây
dựng dự án có hiệu quả hay là không. Nếu người quản lý có trình độ chuyên môn cao,
có kinh nghiệm vững vàng, có khả năng xử lý tình huống linh hoạt, khả năng quan
sát nắm bắt kiểm soát công việc, giám sát thi công, cũng như cũng có các kỹ năng
phù hợp như kỹ năng lập kế hoạch, tự học hỏi và tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ
thuật.
Đội ngũ cán bộ của Ban QLDA và phát triển quỹ đất tại Huyện Hồng Ngự
hiện đang thiếu hụt cả về số lượng và chất lượng. Tính đến cuối năm 2020, tổng số
cán bộ nhân viên thuộc Ban QLDA cũng chỉ có 20 nhân viên (4 nữ, 16 tuổi). 3 người
trình độ trên đại học (15%), 15 người tốt nghiệp đại học (75%), 2 người trình độ trung
cấp cao đẳng (10%). 8 trong số 20 cán bộ chiếm khoảng 40% tổng số cán bộ được
đào tạo chuyên môn về QLDA. Một số cán bộ trong Ban QLDA là những người làm
việc lâu năm từ các Ban QLDA tại các địa phương khác nên môi trường làm việc,

62
cách thức làm việc khác nên khi về đội ngũ mới chưa phát huy được năng lực bản
thân cần mất thời gian đào tạo và thích nghi với môi trường mới để đáp ứng hiệu quả
công việc sớm. Ngoài ra, cũng chưa có bộ tiêu chí nào để đánh giá hiệu quả công việc
của các cán bộ chủ yếu hiện nay sử dụng phương pháp đánh giá chéo cũng xảy ra
nhiều vấn đề tiêu cực.

10%
15%

Trình độ sau đại học

Trình độ đại học

Trình độ cao đẳng, trung cấp

75%

(Nguồn: Ban QLDA ĐTXD huyện Hồng Ngự)


Hình 2.3: Thực trạng trình độ học vấn đội ngũ cán bộ làm công tác quản
lý dự án xây dựng cơ bản tại huyện Hồng Ngự
Chỉ tính riêng trong năm 2020, Ban QLDA và phát triển quỹ đất huyện Hồng
Ngự đã chi 120 triệu để trang bị thêm các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công
việc QLDA của cán bộ. Khu làm việc đã được trang bị thêm các máy móc, thiết bị
hiện đại, ứng dụng thêm các phần mềm vào QLDA như máy máy tính, máy in, bàn
làm việc, bàn ghế, phương tiện đi lại v.v… để phục vụ việc thực thi công việc hiệu
quả hơn. Đối với thiết bị sử dụng tại khu vực thi công được Ban QLDA chú ý đến
việc đảm bảo tính nhanh gọn, di chuyển thuận lợi linh hoạt nhanh gọn như: máy kinh
vĩ Điện tử EDT 2, Panme đo ngoài điện tử, máy đo khoảng cách… Tuy nhiên do kinh
phí có hạn chế nên nền nhiều máy móc thiết bị đã lạc hậu, hư hỏng liên tục, các thiết
bị trao đổi thông tin giữa các cán bộ, người lao động còn lạc hậu, chưa đáp ứng được
nhu cầu xây dựng đối với các dự án vùng sâu, vùng xa của Huyện Hồng Ngự.

63
2.4 Đánh giá thực trạng quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn
huyện Hồng Ngự
2.4.1 Những thành quả đạt được
Trên cơ sở định hướng và sự chỉ đạo của UBND tỉnh Đồng Tháp về chương
trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương giai đoạn 2015-2020 và giai đoạn
2020 - 2025. Huyện Hồng Ngự đã triển khai nhiều công trình, dự án xây dựng, nhất
là xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong các lĩnh vực giao thông vận
tải, các công trình thủy lợi, các công trình dự án phúc lợi xã hội,… Do vậy, công tác
QLDA XDCB trên địa bàn huyện Hồng Ngự trong thời gian qua cũng phù hợp với
quá trình đầu tư, dự án XDCB nhìn chung hoàn thành đúng thời gian dự kiến và với
chất lượng dự án không ngừng cải thiện. Ban QLDA và phát triển quỹ đất huyện
Hồng Ngự thay mặt chủ đầu tư là UBND huyện Hồng Ngự tiến hành công tác quy
hoạch đối với mạng lưới xây dựng cho huyện Hồng Ngự. Sự phối hợp đồng điệu giữa
các phòng, ban chức năng đã tạo thuận lợi cho công tác QLDA đạt hiệu quả. Nhằm
mục tiêu phát triển KT - XH và góp phần quan trọng nâng cao đời sống người dân
trong vùng, nhiều công trình quan trọng đã hoàn thành đúng thời hạn theo kế hoạch
đề ra cụ thể như:
Thứ nhất, các dự án XDCB trên địa bàn huyện Hồng Ngự đã được thực hiện
đúng theo quy trình đầu tư, cơ bản đảm bảo đúng tiến độ quy định. Mọi công đoạn
trong từng giai đoạn đều được thực hiện một cách nhịp nhàng, có khoa học, bám sát
vào kế hoạch thiết kế. Một số công việc dù phải được thực hiện đồng thời cùng một
lúc nhưng vẫn đảm bảo đúng với nguyên tắc đầu tư, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật. Ban
QLDA và Phát triển quỹ đất huyện Hồng Ngự đã linh hoạt, chủ động phối hợp với
các nhà thầu, các cơ quan chính quyền địa phương, các đơn vị sử dụng cũng như
người dân để khảo sát địa hình, hiểu rõ nhu cầu của các bên nhằm thiết kế dự án sao
cho hợp lý. Định kỳ Ban QLDA cũng thực hiện báo cáo tiến độ, tiến trình công việc
cũng như các khoản chi phí cho các đơn vị có liên quan để đồng kiểm tra, phát hiện
kịp thời xử lý nhanh những vấn đề rủi ro nếu phát sinh.
Thứ hai, chất lượng các dự án XDCB của huyện Hồng Ngự được đảm bảo
theo đúng tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000 của ngành xây dựng và của các bên đã ký cam

64
kết. Ngay từ giai đoạn cho đến khi sau dự án hoàn thiện thi công luôn được giám sát
về mặt chất lượng, các hạng mục khi thi công được tiến hành theo đúng bản vẽ thiết
kế và các định mức tiêu chuẩn kỹ thuật. Sau khi hoàn thiện cán bộ Ban QLDA và
Phát triển quỹ đất huyện Hồng Ngự thực hiện nghiệm thu đúng khối lượng thực tế đã
thi công. 100% các dự án XDCB được đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2018 – 2020
đã không phát sinh bất kỳ hư hại nào ảnh hưởng đến người và của cải, công tác bảo
trì được thực hiện định kỳ để đảm bảo chất lượng.
Thứ ba, công tác quản lý chi phí cũng được Ban QLDA và Phát triển quỹ đất
của huyện thực hiện tương đối tốt. Việc lập chi phí cũng như xem xét từng hạng mục
chi phí được đảm bảo tuân thủ theo quy định pháp luật, cam kết với CĐT và khuông
vượt hạn mức đã phê duyệt từ chi phí xây dựng, thiết bị, GPMB, quản lý nhân công
đến chi phí dự phòng và các chi phí phát sinh khác. Khi có các khoản chênh lệch phát
sinh đều được Ban QLDA xử lý, trao đổi với các bên đề kịp thời đưa ra phương án
giải quyết, thay đổi, cắt giảm hay loại bỏ những hạng mục, công việc không cần thiết
với mục tiêu cuối cùng không làm cho nguồn tổng nguồn chi phí vượt dự toán.
Thứ tư, công tác đấu thầu các dự án XDCB của huyện Hồng Ngự trong những
năm qua được thực hiện nghiêm túc theo quy định của quốc gia, chưa có dự án nào
xảy ra sự cố, hay có quá trình thực hiện công việc nào vi phạm pháp luật. Mọi hoạt
động đều tuân thủ các quy tắc liên quan đến việc lâp hồ sơ và thông báo mời thầu,
đảm bảo tính minh bạch trong việc thực hiện đấu thầu công khai dưới sự giám sát,
quản lý chặt chẽ, đầy đủ của các cơ quan cấp trên, đảm bảo tính bảo mật về thông tin
nhà thầu trong tiến trình thực hiện đánh giá nhà thầu. Nhìn chung các gói thầu đều
được tổ chức thực hiện đáp ứng với các yêu cầu được đặt ra.
Thứ năm, các dự án XDCB tại Huyện Hồng Ngự luôn có các biện pháp phòng
ngừa tai nạn trong quá trình làm việc cho người lao động như đặt các biển báo, rào
chắn, đèn cảnh báo đặt ở xung quanh cũng như phía bên trong công trình để cảnh báo
cho người thi công cũng như người dân giúp họ né tránh rủi ro có thể xảy ra. Ban
QLDA huyện Hồng Ngự cũng tuân thủ các quy định về sức khỏe, an toàn cho người
lao động, bảo hiểm, phòng chống cháy nổ cho tất cả các dự án XDCB, ngay cả đối
với những dự án chỉ có quy mô đầu tư nhỏ. Ban QLDA huyện cũng khuyến khích các

65
nhà thi công mua gói bảo hiểm cho người lao động, công nhân cũng như các thiết bị
sử dụng trong quá trình xây dựng.
2.4.2 Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác QLDA XDCB trên địa bàn huyện
Hồng Ngự của Ban QLDA cũng bộc lộ một số hạn chế như:
Thứ nhất, cơ cấu tổ chức bộ máy còn yếu
Nguồn nhân lực thiếu cả về số lượng và chất lượng, một cán bộ trong Ban
QLDA hiện nay ôm đồm quá nhiều công việc dẫn đến tình trạng hàng năm vẫn cón
cán bộ xin nghỉ việc. Việc tuyển dụng mới cũng gặp khó khăn vì tính chất công việc
rất phức tạp nên đòi hỏi người ứng tuyển phải là người có đủ khả năng trình độ chuyên
môn. Hơn thế nữa, cũng vì tính chất công việc việc tuyển dụng những người mới tốn
rất nhiều thời gian đào tạo, dù có tuyển dụng những người có kinh nghiệm đã từng
làm công việc tương tự nhưng nếu làm việc ở một môi trường khác nhau thì cũng cần
phải được đào tạo lại vì mỗi dự án XDCB có một đặc điểm công việc riêng. Ngoài ra
cũng chưa có một hệ thống đánh giá năng lực cán bộ, chủ yếu hiện nay đánh giá chéo
rất dễ xảy ra tiêu cực.
Thứ hai, QLDA XDCB ở các giai đoạn đầu tư phát sinh một số vấn đề đáng
quan tâm.
- Công tác lập dự án, quy hoạch tổng thể còn nhiều trở ngại. Nguồn vốn từ
NSNN bố trí cho dự án còn hạn chế, phải phân bổ thành nhiều lần, thời gian phân bổ
nguồn vốn kéo dài làm gián đoạn cũng như làm phát sinh thêm nhiều chi phí khác
khiến việc lập kế hoạch giai đoạn đầu tư ban đầu xảy ra tình trạng tái phê duyệt nhiều
lần.
- Công tác lập dự án đầu tư và thẩm định khảo sát mặt bằng chưa thực sự hiểu
quả do năng lực một số nhà thầu còn yếu kém thiết kế mất nhiều thời gian, thực hiện
thiếu trách nhiệm, làm khảo sát khối lượng một cách qua loa không đầy đủ, chưa phù
hợp với điều kiện thực tế của dự án và điều kiện tự nhiên của địa phương. Những
công việc cần thiết như khảo sát từng hạng mục để đảm bảo chất lượng lại không
được các nhà thầu thực hiện, ngược lại chú trọng quá vào những việc không cần thiết
như chú trọng quá sâu các vấn đề chi phí. Điều này đã làm cho chất lượng hồ sơ thiết

66
kế dự án chưa thực sự mang lại hiệu quả, một số hồ sơ bị đánh giá chưa đáp ứng yêu
cầu.
- Công tác quyết toán vốn thực hiện khá chậm do cán bộ đương đảm trách
nhiệm phải giám sát nhiều dự án và kiểm tra biên lai đã hoàn tất. Cần có thời gian để
xác nhận lại các tài liệu thanh tra và báo cáo thanh tra. Đồng thời, các cơ quan chức
năng cấp trên thường chậm trễ trong việc ra quyết định gây khó khăn cho nhà thầu
trong việc bàn giao dự án sau khi hoàn thiện.
- Công tác giám sát thi công các dự án XDCB thực hiện chưa tốt, mang nặng
tính hình thức, thiếu trách nhiệm. Một số giám sát viên dễ tính, dễ dãi với nhà thầu
đôi lúc vì mối quan hệ nên buông lỏng việc giám sát. Một số cá nhân cũng cố tình
không tuân thủ quy định, không thực hiện đúng chính xác theo bản vẽ thiết kế hay
kinh phí dự toán xảy ra tình trạng một số khâu trong dự án khi nghiệm thu đạt chất
lượng chưa tốt.
Thứ ba, nội dung QLDA bộc lộ hạn chế đối với từng công tác.
* Đối với công tác quản lý đấu thầu:
- Chưa thực sự hiệu quả trong công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu theo hình
thức đấu thầu công khai, nhưng thực tế các nhà đấu thầu khi đưa vào lựa chọn để
cạnh tranh cũng đã qua một quy trình sàng lọc trước có chủ đích. Tình trạng đấu thầu
diễn ra không công bằng làm cho hiệu quả đầu tư không cao khiến nguồn VĐT bị
lãng phí.
- Số lượng các cán bộ thuộc Ban QLDA và phát triển quỹ đất huyện Hồng Ngự
không đủ trình độ và năng lực trong việc thực hiện công tác đấu thầu còn ít. Điều này
đã làm công tác đấu thầu nhiều dự án XDCB cùng một lúc, những cán bộ có đủ năng
lực phải thực hiện nhiều công việc cùng lúc, áp lực công việc đôi lúc làm cho công
tác đánh giá mang tính chủ quan đôi lúc đưa ra kết quả không chính xác.
* Đối với việc quản lý thời gian và tiến độ dự án:
Ban QLDA và phòng phát triển quỹ đất huyện Hồng Ngự đã đưa ra tiến độ
tổng thể cho toàn bộ dự án bằng việc thực hiện báo cáo theo thời gian, theo tiến độ
hàng tháng, hàng quý, tuy nhiên việc giải quyết các rủi ro phát sinh còn chậm, việc
dự án bị chậm tiến bộ vẫn diễn ra phổ biến. Hầu hết các dự án chậm tiến độ do giải

67
quyết các vướng mắc từ những bên có liên quan, ảnh hưởng nặng nhất bởi công tác
GPMB với người dân. Hay do năng lực của đơn vị tư vấn còn hạn chế nên công tác
khảo sát, thiết kế công trình xảy ra nhiều sai sót. Ban QLDA không thể đảm bảo đúng
tiến độ đã cam kết vì nhà thầu đang thực hiện nhiều công việc cùng một lúc. Do nguồn
vốn bị trì hoãn hoặc thời gian thực hiện thủ tục giải ngân lâu nên cũng làm dự án bị
kéo dài.
Ngoài ra các nguyên nhân khách quan do điều kiện thời tiết cũng làm dự án bị
chậm tiến độ.
* Đối với công tác quản lý chất lượng:
- Việc kiểm soát chất lượng trong các tổ chức tư vấn chưa được thực hiện sâu
sát làm dẫn tới tình trạng các dự án XDCB vẫn còn xảy ra sai sót do khâu tư vấn,
chiếm bình quân khoản 17% trong suốt giai đoạn 2018 - 2020. Nhiều hồ sơ của các
nhóm tư vấn không phù hợp và thường cần được điều chỉnh và sửa đổi để đáp ứng
các yêu cầu của dự án. Vấn đề này ảnh hưởng rất nhiều đến những công việc ở giai
đoạn tiếp theo.
- Một số cán bộ giám sát không có mặt kịp thời ở các dự án để xử lý nhanh
cho các rủi ro phát sinh. Nguyên nhân do công việc quá tải một cán bộ giám sát hiện
nay đảm nhiệm rất nhiều công việc, nhưng cũng có một số cán bộ không quan tâm
đúng mức, thiếu trách nhiệm, lơ là trong công việc cố tình hoặc không muốn đến để
xử lý vấn đề, đùn đẩy cho người khác.
- Số lượng đơn vị thi công có trình độ, năng lực thực hiện, kinh nghiệm làm
việc các dự án XDCB của Nhà nước rất hạn chế. Trong khi đó số lượng dự án XDCB
trên địa bàn huyện ngày càng nhiều dẫn đến tình trạng phải thuê cả các doanh nghiệp
nhỏ cùng thực hiện, năng lực các doanh nghiệp này còn kèm nên chất lượng công
việc sau khi thực hiện xong không được đảm bảo như cam kết.
* Đối với công tác quản lý chi phí:
- Nhiều dự án chưa điều chỉnh tổng dự toán được phê duyệt do tăng hoặc giảm
các hạng mục chi tiêu vốn, thay đổi giá thị trường và áp dụng các quy định, chính
sách mới của Chính phủ.

68
- Trong quá trình xây dựng, có những công trình phải điều chỉnh thiết kế, căn
chỉnh do công tác thiết kế, có những công trình đo đạc thiết kế mặt bằng không sát
với thực tiễn nên khi thi công phải thực hiện điều chỉnh lại bản thiết kế làm phát sinh
chi phí, thời gian cũng bị kéo dài thêm.
- Ngoài ra, trên địa bàn huyện Hồng Ngự còn có nhiều dự án xây dựng đã được
xây dựng hoàn thiện nhưng chưa thể phê duyệt quyết toán do các vấn đề phát sinh
trong quá trình nghiệm thu chưa được xử lý triệt để, dẫn đến nguồn vốn thanh toán bị
kéo dài chỉ trả sang năm sau.
* Đối với các công tác khác:
Do nguồn VĐT của địa phương còn hạn chế nên cơ sở vật chất, máy móc thiết
bị phục vụ cho công tác QLDA XDCB của huyện nhìn chung chưa đồng bộ, khá lạc
hậu nên chưa phát huy được hiệu quả.
Công tác lưu trữ hồ sơ hiện nay chủ yếu thực hiện lưu trữ giấy, không được
sắp xếp gọn gàng, không có người quản lý kho hoặc tài liệu và không có nhân viên
dọn phòng để đảm nhận việc lưu trữ hồ sơ một cách khoa học. Máy móc lạc hậu nên
cũng chưa thực hiện việc lưu trữ trên máy tính.
Vẫn còn tình trạng người lao động không sử dụng bảo hộ lao động trong quá
trình làm việc, không sử dụng quần áo chuyên dụng, ý thức người công nhân cũng
chưa tự giác do công tác thanh kiểm tra chưa sát sao làm cho người lao động lơ là
trong việc giữ an toàn lao động cũng như bảo vệ môi trường xung quanh khu vực thi
công.
Tóm lại: Nguyên nhân dẫn đến những vấn đề tồn tại trên trong công tác QLDA
XDCB trong những năm qua trên địa bàn huyện Hồng Ngự đến từ:
- Về mặt khách quan: Quy trình cơ bản của việc lập dự án XDCB phải đúng
theo quy định của Nhà nước, nhưng tiến trình thực hiện này rất phức tạp và mất rất
nhiều thời gian. Bên cạnh đó, quy định ở nhiều khâu văn bản còn chồng chéo, chưa
đồng bộ, thay đổi liên tục cũng khiến việc lập, xin quyết định ngày càng khó khăn
hơn. Ngoài ra, do tính chất phức tạp của các dự án XDCB cùng với tính phức tạp
trong việc thực hiện quy trình thủ tục đã làm cho dự án phải thay đổi liên tục, thống
nhất lại mức đầu tư với các đơn vị có liên quan sau đó trình lên phê duyệt lại từ đầu

69
vì vậy mà càng làm dự án ngày càng bị kéo dài. Số lượng nhà thầu có đủ năng lực để
thực hiện các dự án XDCB lớn rất ít, đôi lúc phải mời cả doanh nghiệp nhỏ tham gia
vào thực hiện chung khiến dự án ở một số khâu bị kém chất lượng.
- Về mặt chủ quan: Số lượng cán bộ, viên chức trong Ban QLDA còn thiếu,
không đủ để thực hiện được hết các nhiệm vụ của công việc, cơ cấu bộ máy phân bổ
không hợp lý dẫn đến tình trạng quá tải công việc của mỗi cán bộ trong ban QLDA
huyện diễn ra liên tục. Hơn thế nữa, việc chịu nhiều áp lực làm một số cán bộ thờ ơ
trong công việc, đặc biệt không coi trọng và thờ ơ trong khâu giám sát nghiệm thu
công trình. Khả năng ứng dụng kỹ thuật trong việc quản lý hồ sơ do nguồn vốn ngân
sách Ban QLDA và Phát triển quỹ đất huyện Hồng Ngự hạn chế làm công tác lưu trữ
hồ sơ gặp nhiều khó khăn.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Dựa trên các nội dung cơ sở lý luận QLDA xây dựng cơ bản ở chương 1, tác
giả phân tích thực trạng công tác QLDA xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng
Ngự bao gồm công tác quản lý đấu thầu, quản lý tiến độ dự án, chi phí, chất lượng
dự án và một số công tác quản lý khác như quản lý nguồn nhân lực, an toàn lao động
và vệ sinh môi trường, lưu trữ thông tin dự án. Ngoài ra, tác giả phân tích thêm một
số nhân tố tác động đến công tác QLDA để cho thấy được thực trạng công tác này.
Qua công tác phân tích, tác giả đưa ra một số thành tựu cũng như các vấn đề tồn tại
cùng với nguyên nhân của công tác QLDA XDCB của huyện Hồng Ngự từ đó làm
căn cứ cho đề xuất giải pháp ở chương sau.

70
Chương 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN XÂY
DỰNG CƠ BẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HỒNG NGỰ

3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp


3.1.1 Bối cảnh kinh tế xã hội quốc tế và trong nước tác động đều đầu tư xây
dựng cơ bản
Trên thế giới: Hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, nhưng sẽ có
những diễn biến phức tạp mới, tiềm ẩn nhiều bất trắc khó lường. Những căng thẳng,
xung đột tôn giáo, sắc tộc, ly khai, chiến tranh cục bộ, tranh chấp lãnh thổ, bạo loạn
chính trị, can thiệp, lật đổ, khủng bố vẫn sẽ diễn ra gay gắt; các yếu tố đe doạ an ninh
phi truyền thống, tội phạm công nghệ cao trong các lĩnh vực tài chính-tiền tệ, điện
tử-viễn thông, sinh học, môi trường... còn tiếp tục gia tăng. Cục diện thế giới đa cực
ngày càng rõ hơn, xu thế dân chủ hoá trong quan hệ quốc tế tiếp tục phát triển nhưng
các nước lớn vẫn sẽ chi phối các quan hệ quốc tế. Toàn cầu hoá và cách mạng khoa
học - công nghệ phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy quá trình hình thành xã hội thông tin
và kinh tế tri thức. Kinh tế thế giới hiện đang phải đối diện với sự tác động mạnh mẽ
từ dịch bệnh nên vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, bất ổn; điều này vô tình
làm sự chênh lệch giữa xã hội, đặc biệt ở các nước đang phát triển diễn ra mạnh mẽ.
Tác động của dịch covid - 19 cũng làm cho sự cạnh tranh về kinh tế - thương mại
giữa các nước ngày càng gay gắt hơn. Dự báo của các chuyên gia cũng cho thấy một
khoảng thời gian rất dài thì thế giới mới có thể khôi phục lại được kinh tế như trước
dịch bệnh. Ngoài ra, những vấn đề toàn cầu như an ninh tài chính, an ninh năng lượng,
an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao, thiên tai,... sẽ tiếp tục diễn
biến phức tạp. Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước trên thế giới vì hoà bình, độc
lập dân tộc, dân sinh, dân chủ và tiến bộ xã hội tiếp tục phát triển. Cuộc đấu tranh dân
tộc và giai cấp vẫn diễn biến phức tạp. (Quốc Huy, 2021)
Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Đông - Nam Á vẫn
sẽ là khu vực phát triển năng động nhưng còn tồn tại nhiều nhân tố gây mất ổn định;
tranh chấp lãnh thổ, biển đảo ngày càng gay gắt. Xuất hiện các hình thức tập hợp lực

71
lượng và đan xen lợi ích mới. ASEAN tiếp tục đẩy mạnh liên kết khu vực, xây dựng
cộng đồng, có vai trò ngày càng quan trọng trong khu vực, song còn nhiều khó khăn,
thách thức.
Tình hình kinh tế xã hội nước ta hiện nay: Qua 5 năm thực hiện Chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội 2016 - 2019, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn
và rất quan trọng, đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước
đang phát triển có thu nhập trung bình. Theo báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh
tế - xã hội năm 2020 và 5 năm 2016 - 2020, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2016 - 2019
đạt khá cao, bình quân 6,8%/năm. Năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của
dịch bệnh, nhưng tăng trưởng vẫn đạt 2,91%; là một trong những quốc gia tăng trưởng
cao nhất trong khu vực và trên thế giới. (Quốc Huy, 2021)
Ngoài ra, các lĩnh vực văn hoá xã hội đạt thành tựu quan trọng trên nhiều mặt.
Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Công tác đối ngoại,
hội nhập quốc tê được trriển khai rộng và hiệu quả; quốc phòng, an ninh được giữ
vững. Chính trị - xã hội ổn định. Vị thế Việt nam trên trường quốc tế được nâng lên,
tạo tiền đề quan trọng để đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và nâng
cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng. Kinh tế
phát triển chưa bền vững, các cân đối kinh tế vĩ mô chưa thật vững chắc. Huy động
và hiệu quả sử dụng các nguồn lực còn hạn chế. Các lĩnh vực văn hoá xã hội còn
nhiều bất cập, một số mặt còn bức xúc. Môi trường đang bị ô nhiễm. Thể chế kinh tế
thị trường, chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng vẫn là những điểm nghẽn cản
trở sự phát triển. Vẫn đang tiềm ẩn những yếu tố gây mất ổn định chính trị - xã hội
đe doạ chủ quyền quốc gia.
Nước ta bước vào thời kỳ chiến lược mới trong bối cảnh thế giới đang thay
đổi rất nhanh, phức tạp và khó lường. Toàn cầu hóa kinh tế tiếp tục phát triển về quy
mô, mức độ và hình thức biểu hiện với những tác động tích cực và tiêu cực đan xen.
Tình hình đất nước và bối cảnh quốc tế tạo cho nước ta vị thế mới với những thuận
lợi và cơ hội to lớn cùng những khó khăn và thách thức gay gắt trong việc thực hiện
các mục tiêu phát triển KT - XH. Điều đó có tác động lớn đối với hoạt động đầu tư

72
của nước ta, đặc biệt là đầu tư vào các dự án XDCB. Trước hết là tác động ảnh hưởng
tới khả năng tận dụng các nguồn vốn cho đầu tư cả trong và ngoài nước, trình độ công
nghệ trong XDCB, phương pháp quản lý hoạt động đầu tư dự án XDCB.
3.1.2 Một số định hướng về công tác xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng
Cùng với các chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội mà đại hội Đảng
lần thứ XI, XII và XIII đã đề ra, cùng với việc thực hiện Quyết định số 355/QĐ-TTg,
ngày 25/2/2013, của Thủ tướng Chính phủ, về việc phê duyệt điều chỉnh Chiến lược
phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, theo
đó: Đến năm 2030, nước ta cơ bản hoàn thiện mạng lưới giao thông vận tải trong cả
nước, đảm bảo sự kết nối và phát triển hợp lý giữa các phương thức vận tải. Chất
lượng vận tải và dịch vụ được nâng cao, đảm bảo: nhanh chóng, an toàn, tiện lợi; Cơ
bản hoàn thành xây dựng các tuyến đường bộ cao tốc; triển khai xây dựng một số
đoạn trên tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam. Hệ thống cảng biển đáp ứng tốt nhu
cầu thông qua về hàng hóa xuất nhập khẩu và nội địa,..Hoàn thành đưa vào cấp kỹ
thuật, đảm bảo chạy tầu 24/24h các tuyến đường thủy nội địa. Cơ giới hóa bốc xếp
và hoạt động có hiệu quả tại các cảng, bến thủy nội địa....Cơ bản hoàn thiện mạng
lưới cảng hàng không trong cả nước với quy mô hiện đại; cảng hàng không quốc tế
Nội Bài, Long Thành có vai trò và quy mô ngang tầm với các cảng hàng không quốc
tế lớn trong khu vực. Hệ thống quản lý hoạt động bay hiện đại, đảm bảo tầm phủ của
các trang thiết bị liên lạc, dẫn đường và giám sát theo yêu cầu nhiệm vụ trong toàn
bộ vùng FIR của Việt Nam theo đúng kế hoạch không vận của ICAO. Phát triển giao
thông đô thị hướng tới văn minh, hiện đại.”. Nhờ đó, trong thời gian qua, Đảng, Nhà
nước và cả xã hội đã dành sự quan tâm lớn cho đầu tư phát triển GTVT; trong đó, hệ
thống kết cấu hạ tầng giao thông (KCHTGT) đã có bước phát triển mạnh mẽ. Chất
lượng vận tải ngày càng được nâng cao, cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế -
xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần xóa
đói, giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng, miền. Một số công trình giao
thông hiện đại, như đường bộ cao tốc, cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế,...
đã được ĐTXD đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, góp phần tạo diện mạo mới cho
đất nước.

73
3.1.3 Mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện Hồng Ngự
Theo quy hoạch chi tiết tại hội nghị ban chấp hành đảng bộ huyện Hồng Ngự
lần thứ 3 khóa XII, thực hiện đề án phát triển giao thông nông thôn, gắn với chương
trình mục tiêu guốc gia về xây dựng nông thông mới, đến nay hệ thống giao thông
nông thôn trên địa bàn các xã được huyện đầu tư hoản chỉnh và đạt tiêu chí số 2 về
giao thông trong bộ tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới. Hệ thống đường tuần tra
biên giới Thường Phước - Ba Nguyên đang được triển khai thi công, dự kiến hoàn
thành cuối năm 2020, bàn giao đưa vào sử dụng, góp phần đảm bảo quốc phòng - an
ninh của địa phương trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh, hạn chế các
tình trạng vượt biên qua Việt Nam, trốn tránh cách ly làm lây lan dịch bệnh.
Bên cạnh đó, huyện tiếp tục kiến nghị trung ương sớm đầu tư, xây dựng tuyến
đường huyện đến trung tâm thị trấn kết hợp đường ra biên giới Thường Thới Tiền -
Cả Sách và Nam Hang - Đìa Cát.
Riêng hệ thống đường tỉnh, ban QLDA hạ tầng giao thông địa phương cũng
phối hợp với các sở ban ngành liên quan cố gắng hoàn thiện dự án mở rộng đường
ĐT841 đoạn từ thị xã Hồng Ngự đến khu kinh tế cửa khẩu Thường Phước (huyện
Hồng Ngự) và cầu Sở Thượng 2 (thị xã Hồng Ngự) theo quy hoạch. Việc nâng cấp,
mở rộng dự án đường ĐT841 sẽ điểm kết nối phát triển du lịch, đảm bảo quốc phòng
- an ninh của địa phương và nối liền giao thương hàng hóa qua cửa khẩu quốc tế
Thường Phước và tỉnh Preyyeng, vương quốc Campuchia, góp phần thúc đẩy KT -
XH huyện biên giới Hồng Ngự tiếp tục phát triển. (P.L, 2020)
Thời gian tới, cấp ủy, chỉnh quyền huyện Hồng Ngự có kế hoạch tiếp tục triển
khai thảm bê tông nhựa nóng một số tuyến đường khu hành chính huyện; nâng cấp
các tuyến đường khu B chợ Thường Thới và tuyến đường nhựa liên xã Thường Phước
2; đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành dự án BOT cầu Cái Vừng và nâng cấp bến
khách ngang sông Mương Lớn. Đồng thời phối hợp Sở Giao thông vận tải sớm triển
khai thi công dự án bến phà Hồng Ngự - Tân Châu và dự án nâng cấp, mở rộng đường
ĐT841… Tăng cường công tác phối hợp giữa các ngành, địa phương thực hiện công
tác bồi thường, GPMB; tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân trong

74
vùng dự án tích cực hợp tác, bàn giao mặt bằng để triển khai thi công các công trình,
dự án đảm bảo tiến độ. (Dũng Chinh, 2021)
Ngoài ra, mục tiêu đến năm 2025, phấn đấu xây dựng thị trấn Thường Thới
Tiền đạt đô thị loại IV, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện; trở
thành đô thị biên giới kiểu mẫu của tỉnh Đồng Tháp. Chú trọng việc kết nối quy hoạch
phát triển đô thị Thường Thới Tiền với quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH của
huyện và các quy hoạch ngành, nhất là quy hoạch chung xây dựng giao thông. Đánh
giá thực hiện kết cấu hạ tầng đô thị theo quy định về phân loại đô thị, xác định các
tiêu chuẩn còn thiếu, chưa đạt để xây dựng lộ trình thực hiện. Tập trung phát triển kết
cấu hạ tầng đô thị theo hướng đồng bộ, hiên đại, phù hợp với tiến trình đô thị hóa gắn
với tiêu chuẩn đô thị xanh, đô thị văn minh, đô thị biến giới kiểu mẫu của tỉnh. Huy
động các nguồn lực xây dựng, nâng cấp mạng lưới giao thông đi qua địa bàn thị trấn
Thường Thới Tiền. Từng bước xây dựng, hoàn thiện hệ thống hạ tầng xã hội đô thị,
đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Coi trọng việc phát triển nhà ở xã hội, nhà
ở người nghèo, nhà ở cho người có công v.v…
3.1.4 Định hướng đầu tư xây dựng các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn
huyện Hồng Ngự
Ban QLDA và Phát triển quỹ đất huyện Hồng Ngự tiếp tục tham mưu cho
UBND huyện về ĐTXD các dự án XDCB trên địa bàn huyện.
- Cập nhật hồ sơ quy hoạch đã được phê duyệt và tích cực triển khai thông tin
về mặt bằng của khu vực do huyện phụ trách. Ban QLDA huyện cần phải chủ động
đề xuất các kế hoạch về nguồn vốn chuẩn bị thực hiện dự án với chính quyền địa
phương và các sở ban ngành có liên quan. Các kế hoạch trình lên phải thực hiện một
cách rõ ràng, chi tiết từng giai đoạn thực hiện và từng nguồn vốn phân bổ ở từng giai
đoạn.
- Nâng cao chất lượng công việc đấu thầu bằng cách cử các cán bộ chịu trách
nhiệm đấu thầu tham gia các khoá đào tạo ngắn hạn về đấu thầu, nắm bắt được các
thay đổi trong các văn bản pháp luật, cập nhật kiến thức, nắm bắt được các tiêu chí
để đánh giá năng lực nhà đấu thầu.

75
- Cập nhật tài liệu, soạn thảo văn bản và đàm phán hợp đồng thương mại tư
vấn, nghiên cứu các bản thiết kế, chú trọng việc mua sắm thiết bị; quyết toán hợp
đồng đảm bảo tuân thủ chặt chẽ theo quy định của pháp luật; khi có điều chỉnh phát
sinh cũng cần phải nhanh chóng thông báo cho các bên có liên quan xây dựng phương
án phù hợp.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát việc thực hiện hợp đồng. Ban
QLDA và Phát triển quỹ đất huyện Hồng Ngự phải cung cấp các báo cáo theo dõi
tiến độ thi công đối với riêng từng dự án, báo cáo kịp thời và đầy đủ.
- Thực hiện đúng nhiệm vụ thẩm tra dự án đầu tư và kiểm tra hoàn thành, xác
nhận phác thảo khảo sát và dự toán thiết kế. Rà soát, đánh giá TKKT, đảm bảo tiến
độ và chất lượng công trình.
- Tăng cường công tác phối hợp giữa các bên có liên quan để giúp dự án được
hoàn thiện đúng tiến độ, cũng như rà soát các dự án có thực hiện công tác đền bù
GPMB xây dựng, đề xuất các biện pháp phù hợp để hoàn thành công tác thu hồi đất.
- Đối với các dự án không thực hiện công tác GPMB, cần xúc tiến các thủ tục
ĐTXD để sớm hoàn thành việc xây dựng dự án để đưa vào sử dụng. Xây dựng các
chương trình đào tạo tư vấn QLDA ngắn hạn theo yêu cầu của Bộ Xây dựng nhằm
nâng cao kỹ năng quản lý của các nhà QLDA..
- Tăng cường kiểm tra, yêu cầu cán bộ Ban QLDA phối hợp với chính quyền
địa phương tại khu vực thực hiện việc GPMB. Chỉ đạo, kiểm tra và thực thi các hoạt
động khảo sát địa mạo và lập các bản vẽ kỹ thuật. Xác nhận tình trạng tuân thủ các
quy định về quản lý chất lượng xây dựng, quy định về kế toán xây dựng, quy định về
nghiệm thu / lấy mẫu / thử nghiệm, v.v. của các công ty xây dựng và quy hoạch, và
các hoạt động khác.
3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án xây dựng cơ bản trên địa
bàn huyện Hồng Ngự
3.2.1 Hoàn thiện quản lý hoạt động đấu thầu
Quản lý đấu thầu là một nội dung được quan tâm chú ý trong công tác QLDA
XDCB tại huyện Hồng Ngự. Để công tác quản lý đầu thầu được tốt, tạo tiền đề cho

76
việc lựa chọn được nhà thầu tốt nhất, đảm bảo điều kiện tốt nhất cho thành công của
công tác QLDA cần tiến hành đồng thời nhiều nội dung:
- Nâng cao công tác chỉ đạo điều hành trong quá trình đấu thầu. Công tác chỉ
đạo điều hành trong đấu thầu, giữ vai trò quyết định đến mục tiêu của việc đấu thầu,
tiến độ tuyển chọn trong mỗi giai đoạn cũng như trong toàn bộ quá trình tuyển chọn.
Lãnh đạo Ban QLDA ĐTXD huyện Hồng Ngự phải chỉ đạo sát sao các phòng chuyên
môn, tổ chuyên gia liên quan đến quá trình đấu thầu, từ giai đoạn chuẩn bị đấu thầu,
đấu thầum đánh giá hồ sơ dự thầu cho đến khi hợp đồng được ký với nhà thầu.
- Ban QLDA có chương trình đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên sâu cho đội
ngũ cán bộ làm công tác đấu thầu và đội ngũ chuyên gia đấu thầu về trình độ, đạo
đức nghề nghiệp, nhằm đảm bảo đội ngũ cán bộ làm công tác đấu thầu có đủ tài và
đức. Công việc của nhà thầu được quy định và thực hiện minh bạch nhất có thể. Đội
ngũ cán bộ làm công tác đấu thầu phải đảm bảo cơ năng lực, trình độ, kinh nghiệm
trong công tác QLDA. Không bố trí những cán bộ mới được tuyển dụng, không có
kinh nghiệm trong công việc. Đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong việc lựa chọn
nhà thầu, sẵn sàng loại bỏ các hành vi tham nhũng, trục lợi cá nhân.
- Ban QLDA xây dựng kế hoạch quảng bá thông tin dự án lên các phương tiện
đại chung để nhiều nhà thầu được biết tới có cơ hội cạnh tranh.đấu thầu công khai.
Điều này cũng sẽ giúp Ban QLDA có thêm nhiều sự lựa chọn, tìm kiếm được nhà
thầu có năng lực thực sự.
- Việc lựa chọn được nhà thầu có năng lực tốt sẽ tạo điều kiện cho các nội
dung tiêu chí khác của công tác QLDA đạt yêu cầu như công tác tiến độ, chất lượng...
điều đó sẽ dẫn đến kết quả tốt cho công tác QLDA, chính vì vậy trong quá trình chấm
thầu, lựa chọn nhà thầu, Ban QLDA cần có kế hoạch thẩm định các tiêu chí nhà thầu
đưa ra trong hồ sơ mời thầu, đặc biệt những tiêu chí về khả năng tài chính, máy móc
thiết bị...
3.2.2 Hoàn thiện công tác quản lý tiến độ dự án
Ban QLDA và phát triển quỹ đất huyện Hồng Ngự cần giám sát chặt chẽ công
tác này bằng cách:

77
- Phòng Tài chính – Kế hoạch của Huyện Hồng Ngự cần đơn giản hoá các thủ
tục hành chính và đẩy nhanh quá trình phẩn bổ nguồn vốn cho dự án để các bên thi
công yên tâm thực hiện. Cán bộ giám sát viên thuộc Ban QLDA phải thường xuyên
theo dõi dự án ở tất cả các khâu, theo dõi chặt chẽ các khâu của hồ sơ, kịp thời báo
cáo các vướng mắc, đảm bảo giải ngân VĐT đúng thời hạn yêu cầu trình đề nghị tăng
thêm.
- Lập kế hoạch cho từng công việc, theo từng giai đoạn và đảm bảo công việc
đó được thực hiện theo đúng kế hoạch. Bổ sung lao động, nhân lực tham gia vào các
khâu QLDA, phân công, phân bổ công việc rõ ràng cho từng cán bộ, giám sát chặt
chẽ các phòng ban chức năng, theo dõi sát sao các tiến trình thực hiện dự án, đảm bảo
các công việc hoàn thiện đúng theo kế hoạch như đã lập.
- Ban QLDA và Phát triển quỹ đất huyện Hồng Ngự phải tiến hành các thủ tục
chi tiết của dự án, bao gồm: Theo dõi và cập nhật tiến độ thi công, tiến độ thanh toán,
rút vốn, thông tin triển khai thực tế của nhiều dự án trên bảng thể hiện tiến độ, xử lý
cũng như rút kinh nghiệm các nguyên nhân phổ biến làm kéo thời gian thực hiện dự
án.
- Lựa chọn đơn vị tư vấn có đủ kinh nghiệm, kiến thức, trình độ chuyên môn
và năng lực thi công dự án. Đặc biệt chú ý đến bản TKKT, đảm bảo đúng với hiện
trạng mặt bằng thực hiện dự án. Đa phần các dự án XDCB trên địa bàn huyện Hồng
Ngự chủ yếu là các dự án hạ tầng giao thông nên rất dễ xảy ra sự khác biệt giữa hồ
sơ thiết kế và thực tế khi không có sự tham gia của bộ phận kế hoạch và kỹ thuật của
Ban QLDA. Vì vậy, Ban QLDA và phát triển quỹ đất huyện cần có cơ chế xử phạt ,
khen thưởng nghiêm minh trong việc quản lý các hồ sơ bên tư vấn cung cấp, gắn việc
lập hồ sơ không đảm bảo chất lượng với trách nhiệm kinh tế.
- Xem xét và đánh giá kỹ càng những phương án trước khi quyết định lựa chọn
bất kỳ nhà thầu nào thực hiện xây lắp để đảm bảo tiến độ của dự án. Trong quá trình
ra quyết định lựa chọn đơn vị trúng thầu, cán bộ Ban QLDA cần phải tiến hành phân
tích đánh giá một cách khoa học từng phương án của nhà thầu, chú trọng đến tính khả
thi của phương án, so sánh đối chiếu giữa các phương án để lựa chọn nhà thầu tốt
nhất thực hiện dự án.

78
- Ban QLDA và phát triển quỹ đất huyện Hồng Ngự cũng cần điều phối nguồn
nhân lực sao cho hợp lý, khoa học tránh lãng phí cả nguồn nhân lực cũng như chi phí,
hạn chế tình trạng quá ít người hay quá dư thừa người tại công trình dự án. Nhà thầu
cũng cần có trách nhiệm khi thi công từng hạn mục phải được thực hiện đúng như
cam kết, nếu phát hiện sai sót cần phải khắc phục ngay tránh tình trạng kéo dài.
- Những cán bộ kỹ thuật cũng cần thường xuyên giám sát trong suốt quá trình
đơn vị thi công thực hiện dự án, giám sát về từng hạng mục công trình, giám sát về
chất lượng các hạng mục. Có như vậy khi phát sinh các rủi ro ngoài ý muốn người có
năng lực sẽ nhanh chóng đàm phán được với các bên có liên quan đẩy nhanh tiến
trình phê duyệt giúp rủi ro được xử lý sớm không ảnh hưởng đến những giải đoạn sau
của dự án.
- Định kỳ hàng tháng tổ chức các buổi họp với các bên có liên quan như tổ tư
vấn thiết kế, đơn vị thi công, bên tư vấn giám sát để đánh giá hiện trạng công trình
cũng như chấn chỉnh kịp thời những rủi ro phát sinh. Ban QLDA và phát triển quỹ
đất huyện Hồng Ngự phê duyệt tiến độ thi công cho nhà thầu, lập tiến độ, đề trình kế
hoạch giải ngân vốn, thường xuyên cập nhật thông tin và theo dõi tiến độ dự án. Trong
quá trình thực hiện giám sát, cán bộ giám sát viên cũng phải thực hiện việc ghi chép,
lưu trữ hồ sơ một các có khoa học để thực hiện báo cáo định kỳ trong các buổi họp
giao ban. Đồng thời báo cáo những quy luật biến động, những nguyên nhân làm kéo
dài dự án để rút kinh nghiệm cho các dự án sau.
- Ngay khi dự án được xây dựng xong, tiến hành thực hiện công tác nghiệm
thu công trình. Khi tiến độ thực hiện dự án đảm bảo, nhà thầu có khối lượng nghiệm
thu phải kịp thời giải ngân thanh toán để nhà thầu có đủ nguồn lực để thực hiện các
công việc tiếp theo của dự án. Giảm thời gian xem xét các công việc trong quá trình
dự án, loại bỏ các giai đoạn xem xét không cần thiết, và giảm “thời gian chờ đợi”.
Phải ban hành và ban hành quy chế hoạt động của Ban QLDA đầu tư tiếp nhận hồ sơ
quận Hồng Ngự, quy định thời gian xem xét hồ sơ ở tất cả các khâu. Đặc biệt, cần rút
ngắn hơn nữa khâu thanh toán để nhà thầu không phải chờ đợi..
- Ban QLDA và phát triển quỹ đất huyện Hồng Ngự cần tham mưu UBND
huyện Hồng Ngự - đơn vị chủ đầu tư thiết lập các quy tắc kịp thời cho việc xem xét

79
hồ sơ thẩm định, bố trí đủ nhân lực đánh giá, sắp xếp lại công việc của nhân viên bộ
phận thẩm định để thẩm định hồ sơ TKKT và báo giá, giảm thời gian chờ đợi duyệt
hồ sơ một cách nhanh chóng.
- Ban QLDA và phát triển quỹ đất huyện Hồng Ngự thiết lập điều khoản
thưởng phạt rõ ràng khi thời gian thi công bị rút ngắn hoặc kéo dài. Ban cũng thường
xuyên báo cáo tình hình này với UBND huyện Hồng Ngự để hạn chế việc nhà thầu
tham gia nhiều dự án dù không đủ năng lực, bố trí nhân lực, nguồn lực, quy định thời
gian thi công không được kéo dài.
3.2.3 Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình
Dự án XDCB tại huyện Hồng Ngự có những đặc điểm khác nhau về nguồn
vồn, chi chí, quy mô, thời gian sử dụng... Nhưng Ban QLDA ĐTXD huyện Hồng
Ngự thực hiện công tác quản lý chất lượng công trình với mục tiêu chung là đảm bảo
thực hiện theo yêu cầu TKKT được duyệt. Để nâng cao chất lượng cho dự án phải
đảm bảo đồng bộ ở nhiều khâu khác nhau:
- Đơn vị tư vấn thiết kế có trình độ, nhiều kinh nghiệm sẽ hoàn thiện bộ hồ sơ
khả thi, cũng như TKKT thi công tốt, tạo ra sản phẩm tốt khi được thi công đúng thiết
kế đựơc duyệt. Có biện pháp quản lý tốt chất lượng sản phẩm tư vấn, đặc biệt công
tác giám sát sản phẩm tư vấn phải thực hiện một cách nghiêm túc. Các dự án trải dài
trên phạm vi rộng, địa hình, địa chất khác nhau, chính vì vậy việc giám sát công tác
khảo sát để nắm bắt tình hình địa chất địa hình, có biện pháp xử lý tối ưu trong quá
trình lập dự án, lựa chọn phương án xây móng phù hợp… khi gặp địa hình, địa chất
phức tạp, đây là một nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng và tuổi thọ công trình.
- Đơn vị tư vấn giám sát là đơn vị có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dự án.
Cán bộ giám sát là người theo sát quá trình thi công dự án, cán bộ giám sát hầu hết là
cán bộ kỹ thuật của Ban QLDA ĐTXD huyện Hồng Ngự (hoặc được Ban thuê để
giám sát với những dự án nằm ngoài lĩnh vực chuyên môn như dự án về điện chiếu
sáng). Vấn đề mâu thuẩn giữa lợi ích các bên, đối với nhà thầu, lợi nhuận là mục tiêu
sống còn, chất lượng là yếu tố uy tín, có thể vì lợi nhuận nhà thầu có thể sẵn sàng
đánh đổi mục tiêu chất lượng, chính vì vậy cán bộ giám sát phải hàng ngày hàng giờ,

80
theo sát quá trình thi công để giúp Ban QLDA quản lý chất lượng công trình xây
dựng.
- Về việc lựa chọn đơn vị thi công: nâng cao chất lượng công tác lựa chọn
bằng nhiều hình thức khác nhau: cử cán bộ đi đào tạo; lựa chọn cán bộ có đủ năng
lực phẩm chất.. Chỉ tiêu chất lượng của công trình là tiêu chí quan trọng trong bảng
đánh giá khi xét thầu của các nhà thầu tham gia dự thầu và lựa chọn nhà thầu có đủ
năng lực về máy móc, thiết bị thi công. Cần thực hiện các bước để đánh giá các yếu
tố đảm bảo chất lượng xây dựng của hồ sơ dự thầu của nhà thầu, bao gồm cả những
cải tiến có thể có trong quản lý đấu thầu..
- Ban QLDA và phát triển quỹ đất huyện Hồng Ngự cần lựa chọn đội ngũ kỹ
sư có năng lực, chuyên môn, có nhiều kinh nghiệm về thi công, giám sát, thiết kế ...
thái độ làm việc chuyên nghiệp. Hàng tháng Ban QLDA huyện Hồng Ngự phối hợp
kiểm tra chất lượng, đánh giá, kiểm tra đột xuất chất lượng công trình ... để xem xét,
xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công. Phối hợp với tư vấn thiết kế để có
giải pháp kỹ thuật kịp thời các vấn đề mới phát sinh.
Huyện Hồng Ngự vẫn còn một số cán bộ thiếu trách nhiệm. Dự án đã không
được giám sát và theo dõi chặt chẽ trong suốt tiến trình xây dựng. Nhiều đơn vị thi
công tại nhiều công trình đã tự ý cắt giảm khối lượng VLXD, thay đổi một số hạng
mục, thiết bị nên khi nghiệm thu khiến chất lượng dự án không đạt tiêu chuẩn. Điều
này nếu đưa vào sử dụng có thể gây thiệt hại cho tính mạng và tái sản của người dân.
Vì vậy, giải pháp để giải quyết vấn đề này là phải nâng cao trách nhiệm công tác
nghiệm thu công trình, cùng với việc theo dõi tiến độ công việc một cách kỹ lưỡng
và chủ động hơn một cách thường xuyên, không hoàn thành công tác nghiệm thu khi
thấy nhiều sai sót. Người giám sát phải đảm bảo không chỉ về năng lực mà còn phải
có đạo đức nghề nghiệp. Thực hiện kiểm tra các tiêu chuẩn về máy móc hiện đại và
bồi thường công bằng cho việc giám sát chính xác, minh bạch, công khai. Định kỳ
hàng quý, hàng tháng hoặc đột xuất phải thực hiện kiểm tra với các cán bộ cấp trên,
cán bộ lãnh đạo và cả với những giám sát viên. Đồng thời phải lắng nghe, tiếp thu
các ý kiến đóng góp của người dân, những người bị ảnh hưởng bởi dự án để kịp thời
chấn chỉnh, phát hiện và xử lý nghiêm minh với các cá nhân có hành vi tiêu cực.

81
3.2.4 Hoàn thiện công tác quản lý chi phí dự án
Đối với hoàn thiện công tác quản lý chi phí dự án, việc xây dựng tổng mức
đầu tư, dự toán công trình, định mức xây dựng, giá xây dựng và hợp đồng xây dựng
có ý nghĩa hết sức quan trọng. Tuy nhiên đây là những công việc hết sức khó khăn và
đòi hỏi trình độ chuyên sâu của người cán bộ làm công tác quản lý chi phí. Để việc
quản lý chi phí dự án được tốt hơn cần phải hoàn thiện các nội dung cụ thể như sau:
- Lựa chọn đội ngũ cán bộ làm công tác QLDA được đào tạo và có trình độ,
những người có thể xem xét các tài liệu báo giá chính xác trước khi trình duyệt. Ngoài
ra cũng cần có những chế tài nghiêm khắc đối với mọi hành vi lợi dụng chức vụ để
cố tình làm sai hoặc thổi phồng dự toán, hưởng phần trăm chênh lệch..
- Xây dựng hệ thống đơn giá phù hợp với tình hình thực tế QLDA, đối với
những đơn vị chưa xác định cụ thể thì xây dựng đơn giá chi tiết phù hợp với tình hình
thực tế. Quản lý chi tiết việc tạo dự án và trích dẫn trình duyệt.
- Khôi lượng dự toán ước tính trong thiết kế của dự án phải được thực hiện sát
với thực tế theo tình hình được điều tra. Vì vậy, các nhà quy hoạch phải có nhiều kinh
nghiệm để quản lý chặt chẽ quá trình khảo sát, hiểu rõ địa chất, địa hình của tuyến
thông qua việc khảo sát kỹ lưỡng, giảm bớt phiền phức, điều chỉnh để tránh phát sinh
thêm chi phí sẽ làm. Khi lựa chọn công ty tư vấn, Ban QLDA huyện Hồng Ngự cần
phải minh bạch để chọn được công ty tư vấn chất lượng cao nhất. Các quá trình lập
dự án, nghiên cứu thiết kế, nhân sự dự án, nhân viên phòng kế hoạch và tổ chức giám
sát đòi hỏi phải có sự kiểm tra và giám sát chính xác để đảm bảo rằng các ước tính
và thiết kế càng sát với thực tế càng tốt. Cách tốt nhất để tránh các tình huống làm
lại, làm lại, thích nghi, bùng phát càng nhiều càng tốt.
- Thực hiện đấu thầu công khai theo quy định để đấu thầu đúng quy định, lựa
chọn nhà thầu minh bạch, lựa chọn nhà thầu có giá dự thầu thấp nhất đồng thời đảm
bảo các yêu cầu khác.
- Thực hiện tốt các bước quản lý, giám sát trong quá trình thi công đặc biệt
quá trình nghiệm thu công trình hạng mục công trình hoàn thành. Quá trình QLDA
cán bộ dự án phải bám sát hiện trường, quản lý thi công, hoàn toàn từ chối nghiệm
thu những hạng mục không thi công.

82
- Thực hiện tốt quản lý thời gian, tiến độ dự án, điều này nhằm tránh tình trạng
điều chỉnh phát sinh do kéo dài thời gian thi công, bù giá, bù thông tư do việc kéo dài
thời hạn thi công gây nên.
- Cán bộ QLDA phải đặc biệt chú ý giám sát trong quá trình thi công hạng
mục bị che khuất. Điều này vừa đảm bảo chất lượng công trình, vừa quản lý tốt chi
phí của dự án trong quá trình thực hiện.
- Nếu tình trạng phát sinh khối lượng là không thể tránh khỏi, việc quản lý kết
quả phải được thực hiện theo đúng trình tự và theo các quy trình chính xác. Cần có
tuyên bố về việc tạo khối lượng có xác nhận của đơn vị sử dụng, cán bộ giám sát và
ý kiến của nhà đầu tư. Yêu cầu nhà thầu cung cấp đầy đủ các hóa đơn, chứng từ hợp
lệ một cách đầy đủ và kịp thời theo quy trình thi công. Xem và xem xét chi tiết hồ sơ
kết quả trước khi trình cơ quan có trách nhiệm thẩm định và phê duyệt khối lượng
phát sinh. Ký hợp đồng và chỉ thanh toán cho khối lượng kết quả sau khi đã được phê
duyệt và nghiệm thu đầy đủ.
- Khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành phải kịp thời nghịêm thu
thanh toán và làm báo cáo quyêt toán và trình duyệt quyết toán. Ban QLDA ĐTXD
huyện Hồng Ngự cần có các biện pháp hiệu quả đôn đốc nhà thầu nhanh chóng hoàn
thiện các hồ sơ thanh toán. Về phần mình Ban cần hoàn tất nhanh chóng các thủ tục
cần thiết để chuyển hồ sơ thanh toán của nhà thầu đến các đơn vị cấp vốn.
3.2.5 Các giải pháp bổ trợ
3.2.5.1 Cải cách bộ máy quản lý dự án
Để quản lý hiệu quả các dự án XDCB trên địa bàn huyện Hồng Ngự đòi hỏi
phải có sự giám sát phù hợp của cơ cấu quản lý và sự phối hợp để tránh trùng lặp
trách nhiệm và quyền hạn quản lý. Cần xây dựng chương trình đào tạo và cấp chứng
chỉ hành nghề đối với cán bộ quản lý của Ban QLDA và phát triển quỹ đất huyện
Hồng Ngự có trình độ chuyên môn, đạo đức công vụ tốt, trung thực, hiểu biết các vấn
đề pháp lý liên quan QLDA XDCB trên địa bàn huyện. Từ đó, người quản lý tham
mưu, bổ sung quy chế của hội đồng quản trị để phù hợp với quy luật phát triển, lập
ra các phương án, đề án nhân sự, xác định vai trò, nhiệm vụ, yêu cầu, chuyên môn,
nghiệp vụ được quy định rõ ràng với từng vị trí.

83
Trong quá trình hoạt động, Ban QLDA và phát triển quỹ đất huyện Hồng Ngự
do số lượng nguồn lực nhân sự không đủ, dẫn đến việc theo dõi đơn vị thi công không
chính xác. Chính vì vậy, Ban QLDA cần phải xác định được số lượng lao động cần
thiết, tuyển dụng hay đảm bảo cán bộ thực hiện dự án phải là người có năng lực trình
độ chuyên môn, đảm bảo những cán bộ ở từng vị trí công việc, từng phòng của Ban
có thể đảm bảo nhiệm vụ công việc, phân bổ hoặc cơ cấu lại tổ chức nếu cần thiết.
Đặc biệt bổ sung thêm các cán bộ chịu trách nhiệm quản lý chất lượng và tiến độ dự
án, người này sẽ xử lý những sai sót từ việc điều chỉnh, khối lượng phát sinh hoặc gia
hạn thêm tiến độ thi công cho dự án.
Tăng cường công tác phối hợp giữa các bên có liên quan, các phòng ban chức
năng để tăng hiệu quả thực thi dự án XDCB trên địa bàn huyện. Trong tương lai, Ban
QLDA cần tham khảo mô hình các mô hình cơ cấu tổ chức nhân sự một cách hợp lý
hơn ở các địa phương khác nhằm giúp công tác QLDA chung của huyện diễn ra thuận
lợi hơn, giảm bớt gánh nặng công việc cho các cán bộ trong Ban QLDA.
Ban QLDA và phát triển quỹ đất huyện Hồng Ngự có thể cơ cấu lại bộ máy
theo hướng như sau:

(Nguồn: Tác giả)


Hình 3.1: Đề xuất phương án cơ cấu tổ chức Ban quản lý dự án và phát
triển quỹ đất huyện Hồng Ngự
Với việc xây dựng thêm một phòng dự án riêng biệt, quy định lại quyền hạn
trách nhiệm từng phòng ban sẽ giúp giảm bớt gánh nặng công việc với các cán bộ,
đặc biệt cán bộ chịu trách nhiệm thanh kiểm tra công trình.

84
3.2.5.2 Năng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý dự án
- Cho phép cán bộ tham dự các khóa đào tạo, lớp tập huấn về nâng cao nghiệp
vụ giám sát, QLDA, đánh giá đấu thầu... Ban QLDA có trách nhiệm hỗ trợ thêm chi
phí cho các cán bộ có hoàn cảnh khó khăn.
- Lãnh đạo huyện Hồng Ngự được yêu cầu thường xuyên theo dõi, hướng dẫn
cán bộ. Mặc dù Ban QLDA và phát triển quỹ đất huyện Hồng Ngự có rất nhiều nhân
viên có bằng cấp rất giỏi về lý thuyết, nhưng thực tế lại lúng túng về công nghệ vì họ
chưa được đào tạo bài bản, ít có cơ hội được tiếp cận công nghệ. Chính vì thế Ban
lãnh đạo QLDA cần phải đưa cán bộ, công nhân viên đến học tập kinh nghiệm, học
hỏi việc ứng dụng khoa học kỹ thuật tại các địa phương thực hiện việc quản lý dự án
XDCB tốt hơn.
- Đối với việc tuyển dụng và lương thưởng: Huyện Hồng Ngự áp dụng chính
sách lương, thưởng phù hợp, có kế hoạch tạo cơ hội thăng tiến để thu hút nhân tài từ
các trường cao đẳng kỹ thuật, xây dựng. Ngoài ra, ưu tiên lựa chọn cán bộ có kinh
nghiệm, có khả năng thích ứng nhanh với công việc, có phẩm chất đạo đức tốt.
- Để nâng hiệu quả công việc của nhân viên, cần có những quy định rõ ràng
đánh giá năng lực thực hiện công việc từng cán bộ trong đơn vị. Hiện tại, mức lương
cho nhân viên của các cán bộ thuộc Ban QLDA chưa tương xứng. Những cán bộ làm
việc chăm chỉ cũng nhận một mức bằng với những cán bộ ít cống hiến trong công
việc. Chính vì thế cần áp dụng sớm việc thưởng lương làm năng lực, xây dựng bộ
tiêu chuẩn đánh giá mới cho các cán bộ. Ban lãnh đạo QLDA huyện cần quan tâm,
để ý đến nhu cầu của các cán bộ trong tổ chức. Tạo môi trường làm việc chuyên
nghiệp, thoải cảm giác thoải mái cho nhân viên, tổ chức các buôi thi đua làm việc,
nâng cao tinh thần làm việc giúp năng suất công việc tăng lên.
3.2.5.3 Cải cách thủ tục hành chính và nâng cao chất lượng công tác lưu trữ hồ
sơ quản lý dự án
Quy trình QLDA phải luôn được đảm bảo thực hiện đúng theo quy định của
Nhà nước, vì vậy phải xây dựng các thủ tục hợp lý để công tác diễn ra thuận lợi,
nhanh gọn hơn. Điều này đòi hỏi Ban QLDA cũng phải đặt ra những quy định riêng
tương thích với điều kiện tự nhiên, đặc điểm KT – XH của huyện, quy định rõ trách

85
nhiệm, quyền hạn từng cá nhân, phòng ban để đảm bảo họ thực hiện đúng với mục
tiêu có thời gian quy định rõ ràng. Thực hiện báo cáo định kỳ tiến độ với quản lý để
nắm bắt và xử lý kịp thời nếu có phát sinh xảy ra. Nhằm tránh công việc bị chồng
chéo gây khó khăn cho việc QLDA thì mọi thành viên, cán bộ trong Ban QLDA phải
nắm bắt được tình hình và chủ động thực hiện công việc ở từng giai đoạn. Thực tế
cho thấy, nếu quy trình thủ tục thực hiện QLDA được thực hiện theo một trình tự hợp
lý sẽ giúp cho người QLDA dễ dàng quản lý thông tin, quản lý hồ sơ dự án dễ dàng
và nhanh chóng hơn.
- Hệ thống hồ sơ dự án cần được giám sát nhiều hơn và phải được sắp xếp một
cách có khoa học hơn. Một hồ sơ dự án bao hàm rất nhiều tài liệu, văn bản khác nhau,
các chứng từ xuyên suốt quá trình thực hiện dự án. Các hồ sơ này sẽ được bảo quản
và lưu trữ ở phòng kho khi dự án đã được hoàn thành. Vì tính chất phức tạp của dự
án phải bao gồm rất nhiều giấy tờ khác nhau nên Ban QLDA và Phát triển quỹ đất
huyện Hồng Ngự cần phải giao trách nhiệm quản lý cho một cán bộ có năng lực, khả
năng quản lý, sắp xếp hồ sơ một cách có khoa học, tránh sắp xếp bừa bãi làm mất tài
liệu dự án. Điều này sẽ giúp rất nhiều cho công tác kiểm tra, kiểm toán khi có yêu
cầu từ cấp trên, giúp cho việc xây dựng báo cáo nhanh chóng hơn. Hơn thế nữa, cũng
giúp cho các thành viên trong Ban QLDA có thể tìm kiếm các loại giấy tờ, hồ sơ liên
quan đến từng dự án dễ dàng hơn.
- Mỗi cán bộ chủ động thực hiện sổ tay dự án trên thiết bị di động, hoặc phần
mềm QLDA hiện đại có thể cập nhất tiến độ ngay trực tiếp trên hệ thống và lên kế
hoạch cho công việc ở giai đoạn sau. Sổ tay dự án đóng vai trò như một công cụ để
ghi nhớ, thông báo cho người thực hiện biết được tiến trình dự án, nắm bắt được khối
lượng công việc để tránh bỏ sót. Ngoài ra cũng giúp người quản lý thấy rõ được tiến
độ thực hiện, tiến trình thực hiện công việc của cấp dưới, góp phần nâng cao hiệu quả
QLDA của các cán bộ QLDA XDCB.
3.2.5.4 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, trang thiết bị hiện đại
- Trang bị thêm các máy móc thiết bị phục vụ công tác QLDA như máy in,
máy vi tính có cấu hình mạnh kết nốiinternet, cải thiện đường truyền tốc độ cao, máy
scan, sử dụng thêm các phần mềm QLDA hiện đại, phần mềm rà soát tổng mức đầu

86
tư, dự toán công trình, phần mềm kế toán, ... nhằm nâng cao hiệu quả QLDA XDCB
trên địa bàn huyện. Thường xuyên cập nhật các văn bản pháp lý, chính sách mới phục
vụ công tác QLDA, liên thông với các cơ quan quản lý tỉnh Đồng Tháp.
- Ban QLDA cũng cần đầu tư đào tạo để sử dụng phần mềm G8 (phần mềm
lập dự toán công trình). Sử dụng hệ thống phần mềm cung cấp kết quả chính xác cho
việc khai thác thông tin. Tạo điều kiện cho các bộ phận chức năng tham gia sử dụng
và chia sẻ thông tin về các dự án. Cập nhật giá cả thị trường các danh mục thiết bị vật
tư để phản ánh đơn giá mới. Sử dụng phần mềm kế toán Misa đối với việc quản lý
chi tiết từng dự án, tạo báo giá, tạo đề xuất, đưa ra các quyết định và hợp đồng thương
mại. Theo dõi tiến độ thi công dự án, báo cáo vốn chủ đầu tư và quyết định đầu tư
bằng cách thực hiện nhật ký thi công hàng quý, hàng tuần, kết hợp với việc giám sát
quy trình thực hiện dự án. Sử dụng các phần mềm QLDA để giúp cán bộ giám sát
tiến độ dự án tốt hơn.
Ngoài ra, cũng cần cập nhất liên tục các thông tin có liên quan đến dự án, chủ
động thông qua việc tìm kiếm trên các phương tiện internet, báo chí để cập nhật kịp
thời các diễn biến sự việc có thể xảy ra như dự báo được giá nguyên vật liệu, các biến
động dự báo thời tiết v.v… làm ảnh hưởng đến quá trình thi công dự án để từ đó có
phương án chuẩn bị sớm. Tuy nhiên cũng cần chọn lọc, tham khảo các nguồn thông
tin có chất lượng, từ các nguồn gốc rõ ràng, uy tín.
3.3 Kiến nghị
3.3.1 Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp
- Thiết kế xây dựng mô hình QLDA XDCB trên địa bàn huyện để các địa
phương áp dụng một cách năng động và tích cực.
- Quy định rõ các chủ thể tham gia chung vào tiến trình xây dựng dự án như
CĐT, nhà thầu, đơn vị tư vấn, nhà quản lý đầu tư. Phân công trách nhiệm từng tổ
chức, cá nhân tham gia QLDA XDCB ở từng huyện.
- Phân bổ nguồn vốn kịp thời đối với các dự án đã có quyết định phê duyệt và
có khối lượng đã nghiệm thu.
- Đẩy mạnh quá trình ra quyết định phê duyệt đối với các dự án đã bàn giao đi
vào sử dụng khi CĐT trình báo cáo quyết toán.

87
3.3.2 Đối với Ủy ban nhân dân huyện Hồng Ngự
- Từ huyện Hồng Ngự đến xã cần xác định rõ năng lực của từng người trong
Ban QLDA để lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn phù hợp giúp cải thiện chất
lượng đội ngũ cán bộ thực hiện dự án.
- Xây dựng mô hình Ban QLDA một cấp để nâng cao hiệu quả quản lý các dự
án XDCB trên địa bàn huyện.
- Để hạn chế tình trạng nguồn VĐT bị giảm bớt, dàn trải trong những năm tiếp
theo, UBND huyện Hồng Ngự cần phải có giải pháp rà soát, đôn đốc việc quyết toán
phẩn bổ nguồn VĐT sớm hơn, thanh toán công nợ cho các dự án XDCB hiệu quả.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Dựa trên bổi cảnh kinh tế - xã hội trên thế giới và tại Việt Nam cũng như mục
tiêu và định hướng công tác QLDA xây dựng của huyện Hồng Ngự cùng với các vấn
đề tồn tại đã được tác giả đưa ra ở chương trước, chương 3 với mục đích đưa ra các
giải pháp thực tiễn nhằm hoàn thiện công tác QLDA trên địa bàn huyện Hồng Ngự.
Các giải pháp chủ yếu tập trung giải quyết các vấn đề tồn tại tác giả đã phân tích ở
thực trạng bao gồm giải pháp hoàn thiện công tác đấu thầu, quản lý chi phí, quản lý
tiến độ, quản lý chất lượng dự án và một số giải pháp bổ trợ khác nhằm hỗ trợ cho
các giải pháp chính như giải pháp về nguồn nhân lực, về công nghệ và quy trình, thủ
tục thực hiện dự án. Ngoài ra, tác giả còn đề xuất một số kiến nghị đối với UBND
tỉnh Đồng Tháp và UBND huyện Hồng Ngự để giúp các giải pháp tác giả đề xuất có
tính thực tiễn cao hơn.

88
KẾT LUẬN

QLDA XDCB cũng là một trong những mục tiêu quan trọng của bất kỳ địa
phương nào cũng như ở huyện Hồng Ngự trong tiến trình phát triển KT - XH. Công
tác này chú trọng vào việc làm sao cho dự án hoàn thành đúng tiến độ đồng thời đảm
bảo được các vấn đề về chất lượng kỹ thuật, hiệu quả đầu tư, tránh tối thiểu nguồn
vốn bị sử dụng lãng phí. Trên cơ sở thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp, cùng với thực
hiện phân tích và đánh giá công tác QLDA các dự án XDCB trên địa bàn huyện Hồng
Ngự đã giúp tác giả hoàn thiện được một số mục tiêu:
Thứ nhất: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác QLDA XDCB
từ các nghiên cứu trước có liên quan. Luận văn đã đưa ra các khái niệm, đặc điểm,
tính chất dự án XDCB. Tác giả đưa ra các nội dung quản lý cũng như phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động QLDA XDCB. Bên cạnh đó, luận văn đã cho thấy
tính thực tiễn qua các kinh nghiệm QLDA XDCB tại một số địa phương và rút ra
những bài học hữu ích cho huyện Hồng Ngự.
Thứ hai: dựa trên cơ sỏ lý luận và thực tiễn công tác QLDA XDCB, nghiên
cứu đã phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý các dự án XDCB trên địa bàn
huyện Hồng Ngự giai đoạn 2018 - 2020. Kết quả phân tích đã đưa ra những thành
quả đạt được cũng như các vấn đề tồn tại cùng với nguyên nhân về công tác QLDA
XDCB của Ban QLDA và phát triển quỹ đất huyện Hồng Ngự làm cơ sở đề xuất giải
pháp cho chương sau.
Thứ ba: dựa trên bối cảnh kinh tế hiện tại, các mục tiêu phát triển cơ sở hạ
tầng cũng như định hướng xây dựng các dự án XDCB của huyện Hồng Ngự, cùng
với các vấn đề tồn tại đã phân tích, tác giả đã đề xuất một số giải pháp thực tiễn nhằm
hoàn thiện công tác QLDA XDCB trên địa bàn huyện Hồng Ngự trong thời gian tới.
Các giải pháp chú trọng vào việc hoàn thiện các công tác quản lý đấu thầu, tiến độ,
chi phí, chất lượng dự án cùng với một số phương án bổ trợ khác. Nghiên cứu cũng
đề xuất một số kiến nghị với cấp trên để giúp các dự án mang lại hiệu quả thiết thực
hơn.

89
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Vũ Thành Tư Anh (2012), “Quản lý và phân cấp quản lý đầu tư công thực trạng ở
Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế”, Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright
Ban Quản lý dự án và Phát triển quỹ đất huyện Hồng Ngự, Báo cáo kết quả thực hiện
nhiệm vụ công tác từ năm 2018 đến năm 2020, Tài liệu nội bộ.
Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 86/2011/TT - BTC ban hành ngày 17 tháng 06 năm
2011, Thông tư quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp
có tính chất đầu tư thuộc nguồn ngân sách Nhà nước.
Nguyễn Hưu Chí (2015), “Quản lý Nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ
bản bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước ở cấp huyện thuộc Hà Nội”, Luận
văn thạc sĩ quản lý công, Hà Nội
Chính phủ (2015), Nghị định số 32/2015/NĐ - CP ban hành ngày 25 tháng 03 năm
2015, Nghị định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Chính phủ (2015), Nghị định số 46/2015/NĐ - CP ban hành ngày 12 tháng 05 năm
2015, Nghị định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng
Chính phủ (2015), Nghị định số 59/2015/NĐ - CP ban hành ngày 18 tháng 06 năm
2015, Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng
Dũng Chinh (2021), Xây dựng thị trấn Thường Thới Tiền trở thành đô thị biên giới
kiểu mẫu, Báo Đồng Tháp online, truy cập ngày 13 tháng 05 năm 2021,
http://www.baodongthap.com.vn/dua-nghi-quyet-vao-cuoc-song/xay-dung-
thi-tran-thuong-thoi-tien-tro-thanh-do-thi-bien-gioi-kieu-mau-97152.aspx
Bùi Tiến Hanh và Phạm Thanh Hà (2015), “Quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng
thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước”, NXB Tài chính, Học viện tài chính.
Trần Chí Hiền (2015) ,“Vai trò của Nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn
ngân sách trên địa bàn tỉnh Nam Định”, Luận văn thạc sĩ
Nguyễn Trí Hữu (2018), “Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại
Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Quảng Trị”, Luận văn thạc sĩ khoa học kinh
tế, Trường Đại học Huế.

90
Quốc Huy (2021), Thành tựu kinh tế giai đoạn 2016 - 2020: Cơ đồ mới, tiềm lực mới,
Thông tấn xã Việt Nam, truy cập ngày 15 tháng 05 năm 2021,
https://daihoidang.vn/thanh-tuu-kinh-te-giai-doan-20162020-co-do-moi-
tiem-luc-moi/1193.vnp
Nguyễn Thị Bảo Hường (2016), “Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các
dự án đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách tỉnh Thái Nguyên”, luận văn thạc sĩ.
Nguyễn Hồng Minh (2008), “Giáo trình Quản lý dự án đầu tư”, NXB Đại học Kinh
tế quốc dân.
Nguyễn Bạch Nguyệt (2006), “Giáo trình lập dự án đầu tư”, NXB Thống kê, Hà
Nội.
P.L (2020), Huyện Hồng Ngự tập trung phát triển hạ tầng giao thông, Báo Đồng
Tháp online, truy cập ngày 12 tháng 05 năm 2020, http://baodongthap.vn/xa-
hoi/huyen-hong-ngu-tap-trung-phat-trien-ha-tang-giao-thong-90257.aspx
Từ Quang Phương (2014), “Giáo trình quản lý dự án”, NXB Đại học Kinh tế Quốc
dân.
Quốc Hội (2013), Luật số 43/2013/QH13 ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2013, Luật
đất thầu
Quốc Hội (2014), Luật số 50/2014/QH13 ban hành ngày 18 tháng 06 năm 2014, Luật
xây dựng
Quốc Hội (2020), Luật số 61/2020/QH14 ban hành ngày 17 tháng 06 năm 2020, Luật
đầu tư
Nguyễn Trường Sơn, Đào Hữu Hòa (2002), “Giáo trình Quản trị dự án đầu tư”, NXB
Thống kê, Hà Nội.
Ủy ban nhân dân huyện Hồng Ngự (2020), Quyết định số 4979/QĐ - UBND ban hành
ngày 18 tháng 11 năm 2020, Quyết định về việc phê duyệt quyết toán vốn đầu
tư công trình: Nâng cấp đường Nguyễn Tất Thành.
Ủy ban nhân dân huyện Hồng Ngự (2020), Quyết định số 5441/QĐ - UBND ban hành
ngày 11 tháng 12 năm 2020, Quyết định về việc phê duyệt quyết toán vốn đầu
tư công trình: Nâng cấp đường 30 tháng 4.

91
Ủy ban nhân dân huyện Hồng Ngự (2020), Quyết định số 5443/QĐ - UBND ban hành
ngày 11 tháng 12 năm 2020, Quyết định về việc phê duyệt quyết toán vốn đầu
tư công trình: Nâng cấp đường Nguyễn Thị Minh Khai.
Lương Minh Việt (2010), Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế, Học việc hành
chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

92
PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1 PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN NGƯỜI DÂN

Xin chào anh/chị, Tôi tên Phan Nhật Trường, học viên trường Đại học Sư
phạm Kỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện tôi đang làm đề tài “Quản lý các dự
án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự” và muốn thực hiện một buổi
khảo sát nhỏ với các anh/chị nhằm đánh giá công tác quản lý dự án xây dựng cơ bản
của Ban quản lý dự án và Phát triển quỹ đất huyện Hồng Ngự trong thời gian vừa
qua. Rất mong được quý anh/chị giúp đỡ để tôi có thể hoàn thiện được nghiên cứu
của mình.
Tôi xin cam kết mọi thông tin của anh/chị sẽ được bảo mật tuyệt đối, kết quả
khảo sát chỉ phục vụ cho công tác nghiên cứu của tác giả, không phục vụ mục đích
thương mại.

I. Thông tin cá nhân


1. Họ và tên: .................................................................................................................
2. Giới tính: ...................................................................................... Tuổi:…………..
3. Số điện thoại:............................................................................................................
4. Địa chỉ: .....................................................................................................................
......................................................................................................................................

II. Ý kiến đánh giá


Xin vui lòng cho biết mức độ đồng ý của anh/chị với những quan điểm
dưới đây: (Lưu ý: Vui lòng đánh dấu X vào ô thích hợp)
1. Các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự hiện nay giúp đời sống
của anh/chị được cải thiện đáng kể:
Hoàn toàn không đồng ý
Không đồng ý
Trung lập
Đồng ý
Hoàn toàn đồng ý

93
2. Quy trình, thủ tục giải quyết bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi
đất rất đơn giản và nhanh chóng.
Hoàn toàn không đồng ý
Không đồng ý
Trung lập
Đồng ý
Hoàn toàn đồng ý

3. Anh/chị cảm thấy những hướng giải quyết trong công tác đều bù, giải phóng mặt
bằng của huyện Hồng Ngự rất thỏa đáng.
Hoàn toàn không đồng ý
Không đồng ý
Trung lập
Đồng ý
Hoàn toàn đồng ý

4. Những dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự đều được hoàn thành
đúng tiến độ.
Hoàn toàn không đồng ý
Không đồng ý
Trung lập
Đồng ý
Hoàn toàn đồng ý

5. Anh/chị cảm thấy những dự án xây dựng cơ bản của huyện Hồng Ngự đạt chất
lượng khi đưa vào sử dụng
Hoàn toàn không đồng ý
Không đồng ý
Trung lập
Đồng ý
Hoàn toàn đồng ý

94
6. Đội ngũ, cán bộ thực hiện và quản lý dự án là những người có trình độ, có năng
lực và thái độ làm việc chuyên nghiệp.
Hoàn toàn không đồng ý
Không đồng ý
Trung lập
Đồng ý
Hoàn toàn đồng ý

7. Quá trình thi công các dự án xây dựng cơ bản huyện Hồng Ngự không làm ảnh
hưởng tới chất lượng cuộc sống của anh/chị.
Hoàn toàn không đồng ý
Không đồng ý
Trung lập
Đồng ý
Hoàn toàn đồng ý

III. Ý kiến khác

Ngoài các nội dung nêu trên, Anh/chị còn cảm thấy hài lòng hay chưa hài lòng
điểm nào trong công tác quản lý dự án xây dựng cơ bản của huyện Hồng Ngự:
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
Xin chân thành cảm ơn!

95
PHỤ LỤC 2 KẾT QUẢ KHẢO SÁT CỦA NGƯỜI DÂN

Ý kiến đánh giá


Hoà
n Hoà Tru
S Kh
toàn Tru Đồ n ng
T Nội dung ông
khôn ng ng toàn bìn
T đồn
g lập ý đồn h

đồng gý
ý
Các dự án xây dựng cơ bản giúp đời
4,6
1 sống của người dân được cải thiện đáng 1 2 3 19 71
4
kể
Quy trình, thủ tục giải quyết bồi thường
2,6
2 giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu 16 27 35 10 8
3
hồi đất đơn giản và nhanh chóng.
Các hướng giải quyết công tác đề bù, 3,9
3 7 5 4 46 34
giải phóng mặt bằng rất thoả đáng 9
Các dự án xây dựng cơ bản đề được 3,5
4 4 6 41 21 24
hoàn thành đúng tiến độ 7
Các dự án xây dựng cơ bản đạt chất 3,3
5 15 21 11 18 31
lượng khi đưa vào sử dụng 0
Đội ngũ cán bộ thực hiện và quản lý dự
3,7
6 án là người có trình độ, năng lực, thái độ 5 11 9 46 25
8
làm việc chuyên nghiệp
Quá trình thi công dự án xây dựng cơ
3,5
7 bản không làm ảnh hưởng tới chất lượng 8 12 19 38 19
0
cuộc sống của người dân

96
QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN HỒNG NGỰ
MANAGEMENT OF TRANSPORT CONSTRUCTION PROJECTS IN
HONG NGU DISTRICT

Phan Nhật Trường


Học viên Cao học Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Tp.HCM

TÓM TẮT
Ban quản lý dự án huyện Hồng Ngự, thay mặt ủy ban nhân dân huyện Hồng Ngự
quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn của huyện. Trong những năm qua
công tác quản lý dự án của ban quản lý luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ đặt ra, mang
lại nhiều công trình có ích cho xã hội. Tuy nhiên trong công tác quản lý vẫn còn tồn
tại nhiều vấn đề cần được khắc phục như cách thức quản lý còn bộc lộ nhiều sai sót,
vẫn còn bị phát sinh nhiều chi phí ngoài dự toán ban đầu, cơ sở vật chất phục vụ việc
quản lý còn lạc hậu v.v… ảnh hưởng chung đến chất lượng của dự án. Dựa trên các
vấn đề tồn tại đó cùng với nguyên nhân mà tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm
hoàn thiện công tác quản lý dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự
trong thời gian tới.
Từ khóa: Xây dựng cơ bản, Quản lý dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện
Hồng Ngự
ABSTRACT
Construction Management Board of Hong Ngu, representative people’s committe
of Hong Ngu district, implemete the State management functions on transport
infrastructure management. Although the management board hass achieved certain
results over the years, there still exits several problems which need to be resolved.
The management of the transport infrastructure project has not really met the
requirements; it is also difficult to achieve the strategic goal off district in the future.
Keywords: transport construction, Hong Ngu transport infrastructure
management.
I. GIỚI THIỆU

97
Cũng như các địa phương khác, huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp cũng luôn quan
tâm và chú trọng vào vấn đề xây dựng các dự án cơ bản sao cho có hiệu quả. Tuy
nhiên giống như tình trạng ở hầu hết các địa phương khác, các công trình dự án cũng
gặp phải không ít vấn đề như thiếu các biện pháp quản lý một cách đồng bộ, tình
trạng lãng phí, gấy thoát vốn nhà nước, nợ đọng trong xây dựng xảy ra ở hầu hết các
dự án của huyện trong những năm qua. Công tác phân bổ nguồn vốn còn chậm, nhiều
quy trình thủ tục rườm rà, trình trạng thiếu nguồn lực quản lý làm cho mỗi cán bộ bộ
hiện nay phải đảm nhiệm quá nhiều công việc, năng lực một số nhà thầu, cán bộ còn
yếu kém khiến cho các dự án phải điều chỉnh nhiều lần gây lãng phí ngân sách cũng
như thời gian thực hiện dự án.
Xuất phát từ thực tiễn đó tác giả đã chọn thực hiện đề tài “Quản lý các dự án xây
dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự” nhằm góp phần giải quyết giúp ban
lãnh đạo địa phương các vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý dự án, tránh lãng
phí nguồn vốn Nhà nước, góp phần ổn định phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn
huyện trong thời gian tới.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này sử dụng một loại các phương pháp cụ thể như phương pháp tiếp
cận, chọn địa điểm nghiên cứu, thu thập số liệu thông tin thứ cấp và sơ cấp, xử lý số
liệu và phân tích số liệu.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Tình hình các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hồng Ngự
Trong giai đoạn 2018 – 2020, các dự án XDCB do Ban QLDA và phát triển quỹ
đất huyện Hồng Ngự đều đạt được những kết quả nhất định, có những hạng mục vượt
chỉ tiêu đề ra, các dự án XDCB hoàn thiện đưa vào sử dụng đều mang lại các giá trị
hữu ích cho kinh tế địa phương, phục vụ đời sống người dân.

98
Bảng 1: Thực trạng thanh toán các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn
huyện Hồng Ngự giai đoạn 2018 – 2020
ĐVT: Triệu đồng
Đã thanh toán Chuyển nguồn Đã giải
Năm kế Chưa thanh toán
trong năm kế thanh toán sang ngân
hoạch của năm trước
hoạch năm sau trong năm
2018 8.096 105.914 12.660 101.350
2019 14.450 126.372 14.974 125.848
2020 16.974 128.222 14.108 131.088
(Nguồn: Ban QLDA và phát triển quỹ đất huyện Hồng Ngự)
Từ bảng số liệu trên của Ban QLDA và Phát triển quỹ đất huyện Hồng Ngự ở bảng
trên về tình hình thanh toán và giá trị thực hiện của các dự án XDCB ta thấy: khoản
thanh toán đã giải ngân tăng dần theo từng năm, bình quân trong giai đoạn 2018 –
2020 tăng 14%. Công tác giải ngân trong năm qua nhìn chung không gặp phải vấn đề
gì. Tuy nhiên, tình trạng bị nợ nguồn vốn phải đợi năm sau thanh toán vẫn còn tồn tại
thể hiện ở năm 2020 khoản chưa thanh toán chuyển năm sau tăng 10,6% so với năm
2018, điều này do các công trình này có nguồn vốn từ trái phiếu chính phủ hoặc từ
ngân sách tỉnh phân bổ xuống nên mức độ giải ngân có phần chậm, dẫn tới việc các
công việc đã được hoàn thành nhưng chưa được quyết toán và phải chờ cho tới năm
sau. Điều này tạo áp lực rất lớn cho các đơn vị thực hiện dự án, đơn vị thi công và
cho ban QLDA huyện.
Bảng 2: Số lượng dự án XDCB trên địa bàn huyện Hồng Ngự giai đoạn 2018
- 2020

STT Dự án 2018 2019 2020


1 Hạ tầng giao thông 8 11 14
2 Cầu cống 7 9 6
3 Trạm y tế 5 8 5
4 Trường học 5 6 8
5 Thủy lợi 3 4 5

99
6 Các dự án khác 8 8 11
Tổng 36 46 49
(Nguồn: Ban QLDA và phát triển quỹ đất huyện Hồng Ngự)
Trong những năm qua, trên địa bàn huyện Hồng Ngự thực hiện rất nhiều các loại
dự án XDCB khác nhau từ dự án thiết kế đường giao thông, trường mầm non hay tiểu
học, các trạm y tế xã v.v…. Trong đó, số lượng dự án liên quan hạ tầng giao thông
chiếm tỷ lệ cao nhất trong các năm, chiếm 24,9%. Điều này là do huyện đang tập
trung phát triển hạ tầng giao thông nhằm góp phần thay đổi diện mạo, tạo nền tảng
thúc đẩy KT - XH của huyện phát triển, trong đó chú trọng hoàn thiện các tuyến
đường giao thông thị trấn Thường Thới Tiền với mục tiêu đến năm 2025, phấn đấu
xây dựng thị trấn Thường Thới Tiền trở thành đô thị biên giới kiểu mẫu của tỉnh Đồng
Tháp. Cụ thể, riêng trong 3 năm vừa qua huyện đã cho nâng cấp và cả tạo các tuyến
đường như: đường nhựa liên xã Long Thuận, Phú Thuận A, Phú Thuận B; đường
nhựa liên xã Long Khánh A, Long Khánh B; tuyến đường nhựa của thị trấn Thường
Thới Tiền; đường liên xã Thường Thới Hậu A, Thường Thới Hậu B … là các tuyến
đường trọng điểm trên địa bàn thị trấn. (P.L, 2020)
Ngoài ra, còn nâng cấp, mở rộng một số hệ thống đường tỉnh để kết nối phát triển
du lịch, đảm bảo quốc phòng - an ninh của địa phương và nối liền giao thương hàng
hóa với Campuchia, góp phần thúc đẩy KT - XH huyện tiếp tục phát triển như dự án
nâng cấp đường Nguyễn Thị Minh Khai (Quyết định số 5443/QĐ - UBND); đường
Nguyễn Tất Thành (Quyết định số 4979/QĐ - UBND); đường Trần Phú (2019);
đường 30 tháng 4 (Quyết định số 5441/QĐ - UBND) cũng sẽ được đưa vào sử dụng
cuối năm 2020 hoặc đầu năm 2021.
Các dự án XDCB khác chiếm tỷ lệ thấp hàng năm như: trạm y tế, trường học, hệ
thống kênh rạch, xây dựng công viên, hệ thống điện chiếu sáng, rãnh thoát nước,
v.v… Qua quá trình dài thực hiện nhiều dự án cùng một lúc cũng đã khiến Ban QDLA
và Phát triển quỹ đất huyện Hồng Ngự gặp phải không ít khó khăn khi thực hiện
nhiệm vụ, các cán bộ trong Ban QLDA đã tích cực đưa ra ý kiến, phối hợp với các
đơn vị có liên quan để cùng giải quyết vấn đề một cách nhanh gọn lẹ giúp dự án được

100
hoàn thành đúng tiến độ cũng như chất lượng đã cam kết, góp phần vào sự phát triển
KT – XH của địa phương.

2. Thực trạng công tác quản lý các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn
huyện Hồng Ngự
2.1 Quản lý hoạt động đấu thầu
Bảng 4: Các dự án tham gia đấu thầu giai đoạn 2018 - 2020
Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ
STT Nội dung 2018 2019 2020
(%) (%) (%)
Số lượng dự án xảy ra sai
1 1 4,76 0 0 0 0
sót trong vấn đề đấu thầu
Số lượng dự án không
2 xảy ra sai sót trong đấu 20 95,24 30 100 34 100
thầu
(Nguồn: Ban QLDA và Phát triển quỹ đất huyện Hồng Ngự)
Bảng số liệu trên cho thấy tỷ lệ các dự án XDCB thực hiện đảm bảo các điều kiện
về hoạt động đấu thầu rất cao, bình quân giai đoạn 2018 - 2020 đạt 98,41%.
- Về đội ngũ thực hiện: Đội ngũ nguồn nhân lực, cán bộ, chuyên làm công tác đấu
thầu tại Ban QLDA và Phát triển quỹ đất huyện Hồng Ngự về cơ bản đã được đào
tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ nên về cơ bản đã đảm nhiệm được các
nhiệm vụ trong công tác hoạt động đấu thầu; đáp ứng phần lớn các công trình, dự án
xây dựng của địa phương; đội ngũ cán bộ, chuyên viên phối hợp đồng bộ trong công
tác đấu thầu từ việc lập hồ sơ mời thầu, đánh giá các nhà thầu, lựa chọn nhà thầu đến
thông báo mời thầu. Tuy nhiên cũng có xảy ra một số sai sót nhỏ, cụ thể năm 2018
sai sót trong khâu lập lập hồ sơ mời thầu không khớp với kế hoạch lựa chọn nhà thầu
đã được phê duyệt; nguyên nhân là do sự hạn chế về trình độ chuyên môn của cán bộ
khi lập hồ sơ mời thầu làm ảnh hưởng không tốt đến các giai đoạn sau. Do vậy sau
đó Ban QLDA đã khắc phục sự yếu kém này bằng cách cử các cán bộ chuyên làm hồ
sơ đấu thầu đưa đi đào tạo thêm và thi sát hạch để đảm bảo việc đưa đi đào tạo mang
lại kết quả.

101
- Về công tác thanh kiểm tra hoạt động đấu thầu: Các dự án XDCB là những dự
án nhạy cảm nên phải được làm rõ tính minh bạch của việc đấu thầu. CĐT cùng với
UBND huyện Hồng Ngự, Phòng Tài chính – Kế hoạch và đơn vị sử dụng phải cùng
giám sát trong suốt quá trình đấu thầu để đảm bảo mọi quy trình trong hoạt động đấu
thầu được diễn ra công bằng, minh bạch, cạnh tranh sòng phẳng. Việc chọn ra được
đúng nhà thầu không chỉ xem xét các vấn đề về giá cả mà còn đánh giá năng lực, trình
độ, kinh nghiệm của nhà thầu. Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Hồng Ngự thường
là người trực tiếp thực hiện thanh kiểm tra các vi phạm hoạt động đấu thầu.
2.2 Quản lý tiến độ dự án
Bảng 5: Thực trạng tiến độ thực hiện các dự án XDCB trên địa bàn
huyện Hồng Ngự giai đoạn 2018 – 2020
2018 2019 2020
Nội dung Số dự Tỷ lệ Số dự Tỷ lệ Số dự Tỷ lệ
án (%) án (%) án (%)
Dự án hoàn thành trước tiến độ 3 8,33 6 13,04 12 24,49
Dự án hoàn thành đúng tiến độ 20 55,56 31 67,39 30 61,22
Dự án hoàn thành chậm tiến độ 13 36,11 9 19,57 7 14,29
(Nguồn: Ban QLDA và Phát triển quỹ đất huyện Hồng Ngự)
Từ bằng trên cho thấy số lượng bình quân các dự án XDCB trên địa bàn huyện
Hồng Ngự giai đoạn 2018 – 2020 hoàn thành đúng tiến độ giai đoạn chiếm tỷ lệ
khoảng 61%. Số lượng các dự án XDCB hoàn thành vượt kế hoạch (vượt tiến độ đã
dự định) có xu hướng gia tăng từ 8,33% năm 2018 lên 24,49% năm 2020. Để có được
kết quả trên cần kể đến vai trò của cán bộ giám sát, thuộc BQLDA đến các phòng
chức năng thuộc UBND huyện. Các cá nhân, đơn vị tổ chức đã sử dụng các phần
mềm QLDA tiên tiến, kết hợp cùng với việc thực hiện các báo cáo tiến độ để tiện
theo dõi từng giai đoạn dự án theo tuần, theo tháng, theo quý và theo năm. Đồng thời
có chế độ khen thưởng kịp thời đối với các cá nhân, đơn vị tổ chức hoàn thành đúng
hoặc vượt kế hoạch dự án đã đề ra.
Mặc dù số lượng các dự án XDCB có xu hướng giảm dần từ 36,11% xuống còn
14,29% giai đoạn 2018 – 2020 tuy nhiên điều này cũng cho thấy khả năng QLDA

102
chưa tốt của các CĐT, Ban QLDA cũng như các cơ quan quản lý của địa phương. Vì
chỉ cần chậm tiến độ dự án dù chỉ một ngày sẽ làm phát sinh rất nhiều chi phí, ảnh
hưởng đến quỹ ngân sách của dự án, tình trạng nặng hơn không đủ ngân sách bù đắp
khiến dự án bị ngưng thi công trong dài hạn còn gây nhiều hậu quả nặng nề hơn. Tuy
nhiên nhìn chung việc dự án bị chậm tiến độ là vấn đề chung không chỉ riêng ở huyện
Hồng Ngự mà tại các địa phương khác vẫn diễn ra liên tục. Tỷ lệ bình quân số lượng
dự án bị chậm tiến độ ở huyện Hồng Ngự trong giai đoạn vừa qua khoảng 23,32% ở
mức tương đối bình thường.
Nguyên nhân chủ yếu khiến các dự án trên bị chậm tiến độ là do năng lực và trình
độ của các nhà thầu cùng với sự quản lý lỏng léo của một số cán bộ ban QLDA và
Phát triển quỹ đất huyện Hồng Ngự. Ngoài ra còn gặp phải các vấn đề khách quan
phát sinh từ điều kiện thời tiết, sự bất đồng quan điểm trong thi công với người dân,
nguồn ngân sách phân bổ bị chậm trễ, công tác khảo sát, TKKT xây dựng công trình
trong quá trình thực hiện chưa được giám sát, kiểm tra một cách nghiêm ngặt khiến
cho khi dự án được thi công làm phát sinh một số vấn đề liên quan đến kỹ thuật v.v…
các nguyên nhân trên làm cho dự án bị chậm nhanh nhất thì 1 tháng hoặc có thể hơn
12 tháng.
2.3 Quản lý chất lượng dự án
Bảng 6: Thực trạng quản lý chất lượng dự án trên địa bàn huyện Hồng
Ngự giai đoạn 2018 - 2020
2018 2019 2020
TT Nội dung Dự Tỷ lệ Dự Tỷ lệ Dự Tỷ lệ
án (%) án (%) án (%)
1 Dự án đảm bảo chất lượng 20 55,56 38 82,61 39 79,59
Dự án không đạt chất lượng do
2 9 25,00 6 13,04 7 14,29
tổ tư vấn
Dự án không đạt chất lượng do
3 7 19,44 2 4,35 3 6,12
thi công xây dựng
(Nguồn: Ban Ban QLDA và Phát triển quỹ đất huyện Hồng Ngự)

103
Qua bảng số liệu trên cho thấy số lượng dự án sau khi kiểm tra đảm bảo chất lượng
năm 2018 đạt tỷ lệ 55,56%, năm 2019 là 82,61% và năm 2020 là 79,59%. Tỷ lệ tăng
lên cho thấy Ban QLDA đã thường xuyên thực hiện công tác thanh kiểm tra để đảm
bảo chất lượng dự án theo sát với kế hoạch đề ra theo từng hạng mục. Tuy nhiên tỷ
lệ số dự án chưa đảm bảo về chất lượng cũng còn tương đối nhiều nên Ban QLDA
cũng cần phải quan tâm hơn nữa về vấn đề quản lý chất lượng dự án, cụ thể chất
lượng các tổ tư vấn và chất lượng từng công việc trong quá trình thi công
2.4 Quản lý chi phí dự án
Bảng 7: Thực trạng quản lý chi phí dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn
huyện Hồng Ngự giai đoạn 2018 - 2020
2018 2019 2020
TT Nội dung Dự Tỷ lệ Dự Tỷ lệ Dự Tỷ lệ
án (%) án (%) án (%)
Tổng số dự án thực hiện 36 100 46 100 49 100
Số lượng dự án có nguồn chi phí
1 3 8,33 3 6,52 2 4,08
dự phòng đủ để điều chỉnh
Số lượng dự án có nguồn chi phí
2 2 5,56 1 2,17 1 2,04
dự phòng không đủ để điều chỉnh
(Nguồn: Ban QLDA và Phát triển quỹ đất huyện Hồng Ngự)
Nhìn chung số lượng các dự án trong quá trình thi công phải điều chỉnh tương đối
thấp bình quân khoảng 6%. Cụ thể trong giai đoạn 2018 - 2020, tỷ lệ này giảm từ
8,33% xuống còn 4,08%. Số lượng dự án XDCB có nguồn chi phí dự phòng không
đủ để điều chỉnh có tỷ lệ thấp hơn, trung bình trong giai đoạn này là 3%. Có nhiều lý
do làm dự án điều chỉnh chi phí trong quá trình thực hiện dự án, bao gồm: sai sót
trong thiết kế, giá biến động, điều chỉnh văn bản chính sách địa phương v.v… làm
chi phí dự án thay đổi, chủ yếu thông thường theo hướng gia tăng. Trong trường hợp
dự án bị điều chỉnh nhưng nguồn chi phí dự phòng có đủ để bù đắp khoản chi phí
phát sinh đó, Ban QLDA sẽ làm biên bản báo cáo lại những khoản chi phí thay đổi
thông báo cho các bên có liên quan. Ngược lại trong điều kiện nguồn dự phòng không
đủ thì Ban QLDA cũng sẽ phải họp lại với các bên có liên quan để tìm phương hướng

104
giải quyết, thống nhất lại những khoản điều chỉnh, cắt giảm các hạng mục không cần
thiết.
2.5 Các công tác quản lý khác
a. Quản lý nguồn nhân lực
Tổng số lượng cán bộ chính làm việc tại Ban QLDA và Phát triển quỹ đất huyện
Hồng Ngự tính đến năm 2020 là 20 người. Do số lượng XDCB ngày càng gia tăng
nên nhu cầu tuyển dụng thêm các cán bộ vào Ban QLDA để đáp ứng nhu cầu nhiệm
vụ cũng tăng theo. Công tác tuyển dụng cũng được thực hiện tuyển chọn kỹ lưỡng
những cán bộ nào có đủ năng lực trình độ, kỹ năng xử lý công việc để mang lại hiệu
quả cho công tác QLDA XDCB của huyện. Công tác quản lý nhân sự cũng được thực
hiện một cách nghiêm túc, đánh giá cá nhân theo hiệu quả công việc thực hiện minh
bạch, công khai. Ngoài ra, UBND huyện hàng năm cũng mở các lớp đào tạo cho các
cán bộ chuyên viên để nâng cao trình độ.
Tuy nhiên để tìm kiếm được nguồn nhân lực cán bộ có dủ trình độ cũng rất khó
khăn, chưa kể trách nhiệm công việc nặng nề số lượng cán bộ biên chế không nhiều
nên luôn xảy ra tình trạng một cán bộ phai ôm đồm rất nhiều công việc khiến hiệu
suất giảm, trách nhiệm công việc nặng nề hàng năm đều có cán bộ muốn xin nghỉ
việc. Việc tuyển dụng mới vô đào tạo lại cũng mất rấ nhiều thời gian và chi phí. Do
đó, Ban QLDA luôn rơi vào tình trạng thiếu nguồn nhân lực cả số lượng và chất
lượng.
b. Quản lý an toàn lao động và vệ sinh môi trường
Vấn đề giữ vệ sinh môi trường xung quanh dự án cũng như quản lý về an toàn lao
động vẫn còn phát sinh và một số sai sót nhỏ thường gặp trong các dự án như: Vật
liệu nằm rải rác xung quanh công trường, công nhân không được trang bị thiết bị an
toàn hoặc thiết bị chất lượng, không được sử dụng quần áo bảo hộ an toàn lao động
hoặc dụng cụ bảo vệ cá nhân như mũ bảo hiểm, và một số dự án còn thiếu đào tạo
công nhân chưa được sử dụng.
Vấn đề bảo vệ môi trường của các dự án XDCB trên địa bàn huyện được người
dân đánh giá ở trung bình, số lượng người xem công tác ít ảnh hưởng đến môi trường
rất thấp chỉ khoảng 58%. Mặc dù đã có những giải pháp che chắn hạn chế tình trạng

105
bụi ô nhiễm làm ồn giảm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người dân xung quanh
nhưng không đáng kể. Tuy nhiên đa phần người dân đều cảm thấy thông cảm đóng
góp ý kiến xây dựng giúp giảm thiểu tình trạng ô nhiễm, giúp quá trình thi công diễn
ra thuận lợi hơn chứ có khiển trách hay lên án những người thi công.
c. Quản lý hồ sơ
Hồ sơ, chứng từ hay các tài liệu có liên quan đều được Ban QLDA và Phát triển
quỹ đất huyện Hồng Ngự xem là tài sản quan trọng, nên Ban QLDA rất quan tâm
được việc lưu trữ chúng. Mỗi một cán bộ trong Ban QLDA đều có ý thức, trách nhiệm
bảo vệ hồ sơ giấy tờ khâu công việc của họ vì đây sẽ là minh chứng xử lý khi có sai
sót xảy ra trong suốt quá trình thực hiện dự án.
Hiện nay hồ sơ vẫn chỉ lưu trú trên giấy chưa, Ban QLDA huyện vẫn chưa đưa các
thông tin hồ sơ lưu trữ sử dụng trên máy tính điều này vô tình làm cho giấy tờ thất
lạc khi mỗi lần tìm kiếm trong kho lại phải tìm kiếm, lấy ra xem xét rồi lại phải mang
đi cất giữ, thực hiện nhiều lần vô tình có thể làm một số giấy tờ quan trọng bị thất lạc
hay bị hư hỏng không thể xem được nữa.
3. Đánh giá thực trạng công tác giải phóng mặt bằng tại thành phố Cao Lãnh
3.1 Những thành quả đạt được
Thứ nhất, các dự án XDCB trên địa bàn huyện Hồng Ngự đã được thực hiện đúng
theo quy trình đầu tư, cơ bản đảm bảo đúng tiến độ quy định. Mọi công đoạn trong
từng giai đoạn đều được thực hiện một cách nhịp nhàng, có khoa học, bám sát vào kế
hoạch thiết kế. Một số công việc dù phải được thực hiện đồng thời cùng một lúc
nhưng vẫn đảm bảo đúng với nguyên tắc đầu tư, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật. Ban
QLDA và Phát triển quỹ đất huyện Hồng Ngự đã linh hoạt, chủ động phối hợp với
các nhà thầu, các cơ quan chính quyền địa phương, các đơn vị sử dụng cũng như
người dân để khảo sát địa hình, hiểu rõ nhu cầu của các bên nhằm thiết kế dự án sao
cho hợp lý. Định kỳ Ban QLDA cũng thực hiện báo cáo tiến độ, tiến trình công việc
cũng như các khoản chi phí cho các đơn vị có liên quan để đồng kiểm tra, phát hiện
kịp thời xử lý nhanh những vấn đề rủi ro nếu phát sinh.
Thứ hai, chất lượng các dự án XDCB của huyện Hồng Ngự được đảm bảo theo
đúng tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000 của ngành xây dựng và của các bên đã ký cam kết.

106
Ngay từ giai đoạn cho đến khi sau dự án hoàn thiện thi công luôn được giám sát về
mặt chất lượng, các hạng mục khi thi công được tiến hành theo đúng bản vẽ thiết kế
và các định mức tiêu chuẩn kỹ thuật. Sau khi hoàn thiện cán bộ Ban QLDA và Phát
triển quỹ đất huyện Hồng Ngự thực hiện nghiệm thu đúng khối lượng thực tế đã thi
công. 100% các dự án XDCB được đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2018 – 2020 đã
không phát sinh bất kỳ hư hại nào ảnh hưởng đến người và của cải, công tác bảo trì
được thực hiện định kỳ để đảm bảo chất lượng.
Thứ ba, công tác quản lý chi phí cũng được Ban QLDA và Phát triển quỹ đất của
huyện thực hiện tương đối tốt. Việc lập chi phí cũng như xem xét từng hạng mục chi
phí được đảm bảo tuân thủ theo quy định pháp luật, cam kết với CĐT và khuông vượt
hạn mức đã phê duyệt từ chi phí xây dựng, thiết bị, GPMB, quản lý nhân công đến
chi phí dự phòng và các chi phí phát sinh khác. Khi có các khoản chênh lệch phát
sinh đều được Ban QLDA xử lý, trao đổi với các bên đề kịp thời đưa ra phương án
giải quyết, thay đổi, cắt giảm hay loại bỏ những hạng mục, công việc không cần thiết
với mục tiêu cuối cùng không làm cho nguồn tổng nguồn chi phí vượt dự toán.
Thứ tư, công tác đấu thầu các dự án XDCB của huyện Hồng Ngự trong những năm
qua được thực hiện nghiêm túc theo quy định của quốc gia, chưa có dự án nào xảy ra
sự cố, hay có quá trình thực hiện công việc nào vi phạm pháp luật. Mọi hoạt động
đều tuân thủ các quy tắc liên quan đến việc lâp hồ sơ và thông báo mời thầu, đảm bảo
tính minh bạch trong việc thực hiện đấu thầu công khai dưới sự giám sát, quản lý chặt
chẽ, đầy đủ của các cơ quan cấp trên, đảm bảo tính bảo mật về thông tin nhà thầu
trong tiến trình thực hiện đánh giá nhà thầu. Nhìn chung các gói thầu đều được tổ
chức thực hiện đáp ứng với các yêu cầu được đặt ra.
Thứ năm, các dự án XDCB tại Huyện Hồng Ngự luôn có các biện pháp phòng
ngừa tai nạn trong quá trình làm việc cho người lao động như đặt các biển báo, rào
chắn, đèn cảnh báo đặt ở xung quanh cũng như phía bên trong công trình để cảnh báo
cho người thi công cũng như người dân giúp họ né tránh rủi ro có thể xảy ra. Ban
QLDA huyện Hồng Ngự cũng tuân thủ các quy định về sức khỏe, an toàn cho người
lao động, bảo hiểm, phòng chống cháy nổ cho tất cả các dự án XDCB, ngay cả đối
với những dự án chỉ có quy mô đầu tư nhỏ. Ban QLDA huyện cũng khuyến khích các

107
nhà thi công mua gói bảo hiểm cho người lao động, công nhân cũng như các thiết bị
sử dụng trong quá trình xây dựng.
3.2 Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân
Thứ nhất, cơ cấu tổ chức bộ máy còn yếu
Thứ hai, QLDA XDCB ở các giai đoạn đầu tư phát sinh một số vấn đề đáng quan
tâm.
Thứ ba, nội dung QLDA bộc lộ hạn chế đối với từng công tác.
* Đối với công tác quản lý đấu thầu:
* Đối với việc quản lý thời gian và tiến độ dự án:
* Đối với công tác quản lý chất lượng:
* Đối với công tác quản lý chi phí:
* Đối với các công tác khác:
4. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án xây dựng cơ bản trên địa
bàn huyện Hồng Ngự
4.1 Hoàn thiện quản lý hoạt động đấu thầu
- Nâng cao công tác chỉ đạo điều hành trong quá trình đấu thầu.
- Xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên sâu cho đội ngũ
cán bộ làm công tác đấu thầu và đội ngũ chuyên gia đấu thầu.
- Xây dựng kế hoạch quảng bá thông tin dự án lên các phương tiện đại chúng để
nhiều nhà thầu có cơ hội được cạnh tranh đấu thầu công khai
- Nâng cao chất lượng trong việc lựa chọn những nhà thầu có năng lực
4.2 Hoàn thiện công tác quản lý tiến độ dự án
- Phòng Tài chính – Kế hoạch của Huyện Hồng Ngự cần đơn giản hoá các thủ tục
hành chính và đẩy nhanh quá trình phẩn bổ nguồn vốn cho dự án để các bên thi công
yên tâm thực hiện.
- Lập kế hoạch cho từng công việc, theo từng giai đoạn và đảm bảo công việc đó
được thực hiện theo đúng kế hoạch.
- Theo dõi và cập nhật tiến độ thi công, tiến độ thanh toán, rút vốn, thông tin triển
khai thực tế của nhiều dự án trên bảng thể hiện tiến độ, xử lý cũng như rút kinh
nghiệm các nguyên nhân phổ biến làm kéo thời gian thực hiện dự án.

108
- Lựa chọn đơn vị tư vấn có đủ kinh nghiệm, kiến thức, trình độ chuyên môn và
năng lực thi công dự án.
- Xem xét và đánh giá kỹ càng những phương án trước khi quyết định lựa chọn bất
kỳ nhà thầu nào thực hiện xây lắp để đảm bảo tiến độ của dự án.
- Ban QLDA và phát triển quỹ đất huyện Hồng Ngự cũng cần điều phối nguồn
nhân lực sao cho hợp lý, khoa học tránh lãng phí cả nguồn nhân lực cũng như chi phí,
hạn chế tình trạng quá ít người hay quá dư thừa người tại công trình dự án.
- Định kỳ hàng tháng tổ chức các buổi họp với các bên có liên quan như tổ tư vấn
thiết kế, đơn vị thi công, bên tư vấn giám sát để đánh giá hiện trạng công trình cũng
như chấn chỉnh kịp thời những rủi ro phát sinh.
- Ban QLDA và phát triển quỹ đất huyện Hồng Ngự thiết lập điều khoản thưởng
phạt rõ ràng khi thời gian thi công bị rút ngắn hoặc kéo dài.
4.3 Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình
- Đơn vị tư vấn thiết kế có biện pháp quản lý tốt chất lượng sản phẩm tư vấn, đặc
biệt công tác giám sát sản phẩm tư vấn phải thực hiện một cách nghiêm túc.
- Cán bộ giám sát phải hàng ngày hàng giờ, theo sát quá trình thi công để giúp Ban
QLDA quản lý chất lượng công trình xây dựng.
- Ban QLDA và phát triển quỹ đất huyện Hồng Ngự cần lựa chọn đội ngũ kỹ sư
có năng lực, chuyên môn, có nhiều kinh nghiệm về thi công, giám sát, thiết kế ... thái
độ làm việc chuyên nghiệp.
4.4 Hoàn thiện công tác quản lý chi phí dự án
- Lựa chọn đội ngũ cán bộ làm công tác QLDA được đào tạo và có trình độ, những
người có thể xem xét các tài liệu báo giá chính xác trước khi trình duyệt.
- Xây dựng hệ thống đơn giá phù hợp với tình hình thực tế QLDA, đối với những
đơn vị chưa xác định cụ thể thì xây dựng đơn giá chi tiết phù hợp với tình hình thực
tế. Q
- Ban QLDA huyện Hồng Ngự cần phải minh bạch để chọn được công ty tư vấn
chất lượng cao nhất. Các quá trình lập dự án, nghiên cứu thiết kế, nhân sự dự án, nhân
viên phòng kế hoạch và tổ chức giám sát đòi hỏi phải có sự kiểm tra và giám sát chính
xác để đảm bảo rằng các ước tính và thiết kế càng sát với thực tế càng tốt.

109
- Thực hiện đấu thầu công khai theo quy định để đấu thầu đúng quy định, lựa chọn
nhà thầu minh bạch, lựa chọn nhà thầu có giá dự thầu thấp nhất đồng thời đảm bảo
các yêu cầu khác.
- Thực hiện tốt các bước quản lý, giám sát trong quá trình thi công đặc biệt quá
trình nghiệm thu công trình hạng mục công trình hoàn thành. Quá trình QLDA cán
bộ dự án phải bám sát hiện trường, quản lý thi công, hoàn toàn từ chối nghiệm thu
những hạng mục không thi công.
- Thực hiện tốt quản lý thời gian, tiến độ dự án, điều này nhằm tránh tình trạng
điều chỉnh phát sinh do kéo dài thời gian thi công, bù giá, bù thông tư do việc kéo dài
thời hạn thi công gây nên.
- Cán bộ QLDA phải đặc biệt chú ý giám sát trong quá trình thi công hạng mục bị
che khuất. Điều này vừa đảm bảo chất lượng công trình, vừa quản lý tốt chi phí của
dự án trong quá trình thực hiện.
- Khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành phải kịp thời nghịêm thu thanh
toán và làm báo cáo quyêt toán và trình duyệt quyết toán.
Các giải pháp bổ trợ
- Cải cách bộ máy quản lý dự án
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý dự án
- Cải cách thủ tục hành chính và nâng cao chất lượng công tác lưu trữ hồ sơ quản
lý dự án
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, trang thiết bị hiện đại
IV. Kết luận
QLDA XDCB cũng là một trong những mục tiêu quan trọng của bất kỳ địa
phương nào cũng như ở huyện Hồng Ngự trong tiến trình phát triển KT - XH. Công
tác này chú trọng vào việc làm sao cho dự án hoàn thành đúng tiến độ đồng thời đảm
bảo được các vấn đề về chất lượng kỹ thuật, hiệu quả đầu tư, tránh tối thiểu nguồn
vốn bị sử dụng lãng phí. Trên cơ sở thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp, cùng với thực
hiện phân tích và đánh giá công tác QLDA các dự án XDCB trên địa bàn huyện Hồng
Ngự đã giúp tác giả hoàn thiện được một số mục tiêu: hệ thống hoá được cơ sở lý
luận và thực tiễn về công tác QLDA XDCB từ các nghiên cứu trước có liên quan;

110
Dựa trên cơ sở lý luận đó để phân tích thực trạng công tác QLDA XDCB trên địa bàn
huyện Hồng Ngự trong thời gian qua, đưa ra được các thành quả đạt được cũng như
các vấn đề tồn tại trong công tác QLDA để từ đó đề xuất được các giải pháp thực tiễn
nhằm giúp công tác QLDA XDCB trên địa bàn huyện trong thời gian tới được hoàn
thiện hơn từ đó mang lại nhiều giá trị hữu ích góp phần phát triển KT – XH của địa
phương.

111
112
S K L 0 0 2 1 5 4

You might also like