You are on page 1of 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA KINH TẾ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Số: /BB-KKTE Bình Dương, ngày 20 tháng 2 năm 2021

BIÊN BẢN HỌP BAN TƯ VẤN CHƯƠNG TRÌNH (PAC)


Vv cải tiến ELOs và Chương trình đào tạo năm 2021

1. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM


Vào lúc 13h30 ngày 20 tháng 2 năm 2021
Địa điểm: Phòng họp 4.
2. THÀNH PHẦN
- Thầy Lê Đình Phú Phó trưởng khoa
- Thầy Nguyễn Hán Khanh chủ trì
- Thầy Bùi Thành Tâm Ủy viên
- Thầy Cao Hoài Thương Thư ký
- Đại diện Công ty BĐS HomeNext.
- Đại diện Công ty CP Nước - Môi trường Bình Dương.
- Đại diện Công ty Thương mại Becamex BTI.
- Đại diện sinh viên các khóa D19, D20, D21
3. MỤC ĐÍCH
Ban tư vấn chương trình (PAC) và nhóm thiết kế chương trình thảo luận đóng góp ý
kiến về việc xây dựng kết quả học tập mong đợi (ELOs) và chương trình đào tạo năm
2018.
4. NỘI DUNG CUỘC HỌP
Thầy Nguyễn Hán Khanh phát biểu khai mạc cuộc họp. Sau đó, Thầy trình bày tóm
tắt nội dung các ELOs và CTĐT năm 2019 và giới thiệu đến toàn thể thành viên bản dự thảo
ELOs và CTĐT năm 2021 mà nhóm thiết kế chương trình đã thực hiện.
Thầy Khanh cũng nhấn mạnh bản dự thảo này đã được các bên liên quan đóng góp ý kiến và
đối sánh với các ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng tại các trường tiên tiến trong
nước và và quốc tế. Thầy cũng nêu những điểm cải tiến cơ bản của bản dự thảo 2019 so với
các phiên bản trước đây như sau:
Thứ nhất, đối với kết quả học tập mong đợi (ELOs):
- Các động từ thang Bloom của 10 ELO năm 2021 được phát biểu và tuyên bố lại một cách
rõ ràng và phù hợp hơn cho việc thực hiện, đo lường và đánh giá.
- Các ELOs của năm 2021 được xây dựng rõ ràng và tương thích với tầm nhì và sứ mạng
của nhà trường.
- Các ELOs của năm 2021 bao gồm cả chuẩn đầu ra kiến thức, kỹ năng và thái độ.
- Các ELOs của năm 2021 phản ánh rõ ràng yêu cầu của Luật giáo dục Việt Nam, Khung
trình độ năng lực Quốc gia và yêu cầu về năng lực nghề nghiệp của thị trường lao động.
Thứ hai, CTĐT Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng năm 2021.
- Tăng cường khối lượng kiến thức thực hành, thực tập, học tập trải nghiệm với khoảng gần
40% tín chỉ giúp sinh viên có được những kỹ năng và kiến thức thực tế.
- Tăng số lượng môn học tự chọn giúp sinh viên chọn lựa khối kiến thức chuyên sâu một
cách linh hoạt hơn.
Ý kiến đóng góp của các thành viên:
- Đại diện doanh nghiệp:
Đánh giá cao sự chuyên nghiệp của Khoa và CTĐT trong việc cải tiến chương trình đào tạo
giúp cho sinh viên có được kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp với yêu cầu của thị trường
lao động.
Cần có kết nối chặt chẽ với doanh nghiệp trong công tác đào tạo nhằm giúp sinh viên gần
hơn với thực tế.
Ngoài ra, hiện nay thị trường lao động có nhiều thay đổi, yêu cầu của doanh nghiệp đối với
người lao động cũng tăng lên nên đòi hỏi người lao động cần có nhiều kỹ năng mềm. Vì vậy,
sinh viên cần trang bị cho mình thêm các kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng giao tiếp, thuyết
trình, làm việc nhóm,…
Bên cạnh đó sinh viên cần có khả năng chịu được áp lực công việc cao và khả năng tự
học tự nghiên cứu để học tập suốt đời.
- Đại diện sinh viên:
Sinh viên mong muốn các môn học cần sinh động hơn, tang cường phương pháp
giảng dạy và học tích cực. Tăng cường thêm các môn học về kỹ năng và trải nghiệm.
Sinh viên cần nhiều hơn những kỹ năng khi ra trường như kỹ năng tự học và nghiên
cứu, kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ.
Bên cạnh đó, ngoài việc học chính khóa, Khoa cần tạo ra nhiều sân chơi về ngoại
ngữ, khởi nghiệp, các cuộc thi chuyên ngành giúp cho sinh viên có nhiều kỹ năng, kiến thức
để tự tin hơn trong tương lai.
- Lãnh đạo khoa:
Đề nghị chương trình cần tiếp thu ý kiến đóng góp của doanh nghiệp và sinh viên
chuyển tải một cách phù hợp vào CTĐT để đáp ứng được yêu cầu của các bên liên quan.
5. Kết luận
Sau khi nghe ý kiến các bên liên quan và kết quả dự thảo, Ban tư vấn chương trình
quyết định thông qua bản dự thảo ELOs năm 2021 với 100% ý kiến tán thành và đề xuất
trình Ban giám hiệu trường ký quyết định ban hành.
Cuộc họp kết thúc lúc 16h20.
Thư ký Chủ trì

Cao Hoài Thương Nguyễn Hán Khanh

You might also like