You are on page 1of 26

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM PHÚC NGHỊ


(MSSV: 1956191073)

MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM – NHẬT BẢN TRÊN


LĨNH VỰC GIAO THÔNG VẬN TẢI

GIAI ĐOẠN 2010 - 2022

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ NHẬT BẢN HỌC

(Môn: Quan hệ Nhật – Việt)

TP Hồ Chí Minh - 2022


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ

MÔN: QUAN HỆ NHẬT - VIỆT

ĐỀ TÀI:

MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM – NHẬT BẢN TRÊN LĨNH VỰC


GIAO THÔNG VẬN TẢI

GIAI ĐOẠN 2010 - 2022

Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Hoàng Long

Sinh viên thực hiện: Phạm Phúc Nghị

MSSV: 1956191073

Lớp: Nhật Bản học CLC, K19

TP Hồ Chí Minh, tháng 5/2022


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

LỜI CẢM ƠN

MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 5
1. Lí do lựa chọn đề tài. ..................................................................................................... 5
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu. ................................................................................. 5
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài. ................................................................................. 6
4. Đối tượng và phạm vi của đề tài................................................................................... 6
5. Phương Pháp nghiên cứu. ............................................................................................. 6
6. Đóng góp khoa học và thực tiễn của tiểu luận. ........................................................... 6
7. Bố cục của tiểu luận. ...................................................................................................... 6

NỘI DUNG ........................................................................................................................ 7

CHƯƠNG 1

Mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trên lĩnh vực giao thông vận tải trong giai đoạn
từ năm 2010 đến hiện nay. ................................................................................................ 7
1. Tổng quan ....................................................................................................................... 7
2. Tình hình chi tiết............................................................................................................ 8

2.1. Giao thông vận tải đường bộ. ........................................................................... 8

2.2. Giao thông vận tải đường biển. ........................................................................ 8

2.3. Giao thông vận tải đường hàng không. ........................................................... 9

2.4. Giao thông vận tải đường sắt. ......................................................................... 10


3. Tiểu kết chương 1. ....................................................................................................... 11

CHƯƠNG 2.

Tác động của Nhật Bản đối với ngành giao thông vận tải Việt Nam trong giai đoạn
từ năm 2010 đến hiện nay. .............................................................................................. 12
1. Tác động tích cực. ........................................................................................................ 12

1.1. Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông Việt Nam. ........................... 12
1.2. Góp phần giảm tình trạng kẹt xe tại các đô thị............................................. 12

1.3. Góp phần giúp việc vận chuyển hàng hóa trở nên dễ dàng, nhanh chóng
hơn..................................................................................................................................... 13
2. Tác động tiêu cực. ........................................................................................................ 13

2.1. Tình trạng tham nhũng, hối lộ. ....................................................................... 13

2.2. Nhiều hợp đồng của các dự án ODA chưa cụ thể dẫn đến chậm trễ tiến
độ. ...................................................................................................................................... 14
3. Tiểu kết chương 2. ....................................................................................................... 14

CHƯƠNG 3.

Các dự án tiêu biểu. ......................................................................................................... 15


1. Khu vực phía bắc. ........................................................................................................ 15

1.1. Cảng container quốc tế Hải Phòng (cảng Lạch Huyện). .............................. 15

1.2. Nhà ga hành khách T2 tại sân bay quốc tế Nội Bài. ..................................... 16
2. Khu vực phía nam. ...................................................................................................... 17

2.1. Đường sắt đô thị thành phố Hồ Chí Minh tuyến số 1. ................................. 17

2.2. Cao tốc Bến Lức - Long Thành. ..................................................................... 18


3. Tiểu kết chương 3. ....................................................................................................... 19

KẾT LUẬN. ..................................................................................................................... 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 21


3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Tiếng Việt Tiếng nước ngoài


FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài Foreign Direct Investment

JICA Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản The Japan International
Cooperation Agency
JR EAST Công ty đường sắt đông Nhật Bản
JTC Tập đoàn tư vấn giao thông Nhật
Bản

ODA Official Development Assistance


Viện trợ phát triển chính thức

PPP Quan hệ đối tác công - tư Public - Private Partner


TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh

MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM – NHẬT BẢN TRÊN LĨNH VỰC PHẠM PHÚC NGHỊ
GIAO THÔNG VẬN TẢI GIAI ĐOẠN 2010 - 2022 MSSV: 1956191073
GIAI ĐOẠN 2010 - 2022
4
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH&NV TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NHẬT BẨN HỌC
LỚP NHẬT BẢN HỌC CLC- KHÓA 2019

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS.Trần Hoàng Long. Trong quá trình giảng
dạy môn quan hệ Việt – Nhật thầy đã cung cấp cho em nhiều kiến thức bổ ích liên quan
đến mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản. Thông qua những bài học của thầy, em đã có cái
nhìn bao quát hơn về mối quan hệ giữa đất nước chúng ta với Nhật Bản. Những kiến thức
này sẽ trở thành nền tảng, giúp ích cho nghề nghiệp của em trong tương lai. Từ những
kiến thức thầy, em xin được trình bày lại vốn hiểu biết của mình về mối quan hệ Việt –
Nhật trên lĩnh vực giao thông vận tải giai đoạn từ năm 2010 đến nay.
Trong quá trình hoàn thành tiểu luận không thể tránh khỏi những sai sót đáng tiếc. Vì vậy,
em rất mong muốn nhận được những lời nhận xét đáng quý từ thầy.
Lời cuối cùng, em xin chúc thầy nhiều sức khỏe và thành công trên con đường sắp tới.

MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM – NHẬT BẢN TRÊN LĨNH VỰC PHẠM PHÚC NGHỊ
GIAO THÔNG VẬN TẢI GIAI ĐOẠN 2010 - 2022 MSSV: 1956191073
GIAI ĐOẠN 2010 - 2022
5
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH&NV TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NHẬT BẨN HỌC
LỚP NHẬT BẢN HỌC CLC- KHÓA 2019

MỞ ĐẦU
1. Lí do lựa chọn đề tài.
Giai đoạn từ năm 2010 đến nay là giai đoạn ghi nhận nhiều cột mốc đáng nhớ trong mối
quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản. Kể từ khi hai nước thiết lập mối quan hệ Đối tác
chiến lược với nhau, cả hai đều có những chính sách nhằm hỗ trợ cho nhau, đặc biệt về
lĩnh vực giao thông vận tải. Giai đoạn này Việt Nam ghi nhận được số vốn ODA và FDI
khổng lồ từ Nhật Bản đổ vào thị trường, giúp bộ mặt cơ sở hạ tầng giao thông trở nên phát
triển một cách nhanh chóng. Ngoài ra, vào năm 2013, cả hai nước đã kỷ niệm 40 năm
ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Nhật.
Để có thể hiểu rõ hơn về những chính sách, tình hình chi tiết về hợp tác Việt - Nhật trên
các loại hình giao thông vận tải nhất định cùng với các dự án nổi bật trong giai đoạn từ
năm 2010 đến hiện nay thì không thể không nghiên cứu về Mối quan hệ Việt Nam - Nhật
Bản trên lĩnh vực giao thông vận tải trong giai đoạn từ năm 2010 đến hiện nay.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu.
Tại Việt Nam, hiện nay cũng có nhiều báo cáo liên quan đến mối quan hệ Việt - Nhật trên
mọi lĩnh vực ở từng giai đoạn cụ thể. Nếu xét riêng về lĩnh vực giao thông vận tải, bộ giao
thông vận tải và các cơ quan báo chí có liên quan cũng có rất nhiều bài báo, tư liệu liên
quan đến chủ đề này. Bài viết “Hợp tác Việt - Nhật từ những công trình giao thông” được
đăng vào ngày 15/09/2015 trên cổng thông tin điện tử của bộ Giao thông vận tải đã cung
cấp sơ lược về sự hợp tác giữa hai quốc gia nhìn từ lĩnh vực giao thông vận tải, thông qua
đó cung cấp cho người đọc một cái nhìn cơ bản về tình hình hợp tác hai quốc gia trên lĩnh
vực này. Ngoài ra bài viết “Việt - Nhật tăng cường hợp tác về giao thông vận tải” được
đăng vào ngày 13/9/2013 của ban tuyên giáo trung ương cũng đã khẳng định mối quan hệ
Việt - Nhật trên lĩnh vực giao thông vận tải là hết sức tốt đẹp.
Về phía Nhật Bản, các báo cáo, thông tin liên quan đến hợp tác Việt - Nhật trên lĩnh vực
giao thông vận tải chủ yếu được đăng trên trang thông tin điện tử của tổ chức JICA. Các
báo cáo của JICA cung cấp thông tin đến người đọc thông tin một cách chính xác về các
dự án hợp tác Việt - Nhật trên lĩnh vực giao thông vận tải. Thông qua đó người đọc có thể
nắm bắt được một cách chi tiết về vốn, địa điểm,... của dự án. Từ đó có thêm tư liệu để
nghiên cứu chủ đề này.
MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM – NHẬT BẢN TRÊN LĨNH VỰC PHẠM PHÚC NGHỊ
GIAO THÔNG VẬN TẢI GIAI ĐOẠN 2010 - 2022 MSSV: 1956191073
GIAI ĐOẠN 2010 - 2022
6
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH&NV TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NHẬT BẨN HỌC
LỚP NHẬT BẢN HỌC CLC- KHÓA 2019
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài.
Làm rõ mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trên lĩnh vực giao thông vận tải trong giai đoạn
từ năm 2010 đến hiện nay và những tác động của Nhật Bản đối với giao thông vận tải của
Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi của đề tài.
Về nội dung: Đề tài nghiên cứu về mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản.
Về thời gian: Giai đoạn từ năm 2010 đến hiện nay.
Về không gian: Nhật Bản và Việt Nam trên lĩnh vực giao thông vận tải.
5. Phương Pháp nghiên cứu.
Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp các tài liệu, tư liệu liên quan đến các cơ sở hạ tầng giao
thông vận tải được xây dựng dựa trên vốn ODA của Nhật Bản, các cam kết, thỏa thuận
hợp tác giữa hai nước về lĩnh vực giao thông vận tải giai đoạn từ năm 2010 đến hiện nay
từ tất cả các nguồn như bài nghiên cứu, sách, báo, internet cùng những kiến thức đã học.
Phương pháp phân tích: Tiến hành phân tích, lựa chọn các nội dung đúng, phù hợp với chủ
đề tiểu luận.
6. Đóng góp khoa học và thực tiễn của tiểu luận.
Đóng góp khoa học: Góp phần làm sáng tỏ về mối quan hệ Việt - Nhật trên lĩnh vực giao
thông vận tải trong giai đoạn từ năm 2010 đến hiện nay.
Đóng góp thực tiễn: Củng cố và hiểu thêm kiến thức về mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản
nói chung và sự hợp tác giữa hai nước trên lĩnh vực giao thông vận tải nói riêng.
7. Bố cục của tiểu luận.
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, thì nội dung của tiểu luận bao
gồm:
Chương 1. Mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trên lĩnh vực giao thông vận tải trong giai
đoạn từ năm 2010 đến hiện nay.
Chương 2. Tác động của Nhật Bản đối với ngành giao thông vận tải Việt Nam trong giai
đoạn từ năm 2010 đến hiện nay.
Chương 3. Các dự án tiêu biểu

MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM – NHẬT BẢN TRÊN LĨNH VỰC PHẠM PHÚC NGHỊ
GIAO THÔNG VẬN TẢI GIAI ĐOẠN 2010 - 2022 MSSV: 1956191073
GIAI ĐOẠN 2010 - 2022
7
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH&NV TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NHẬT BẨN HỌC
LỚP NHẬT BẢN HỌC CLC- KHÓA 2019

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
Mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trên lĩnh vực giao thông vận tải trong
giai đoạn từ năm 2010 đến hiện nay.
1. Tổng quan

Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1973, thì mối quan hệ Việt Nam - Nhật
Bản không ngừng được củng cố và phát triển. Năm 2013, trong bối cảnh chào mừng 40
năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
cùng với bộ trưởng Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông vận tải và Du lịch Nhật Bản
Ohta Akihiro đã cam kết tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực, trong đó lĩnh vực giao
thông vận tải được cả hai phía rất coi trọng. Thực tế, sau khi bước sang thập kỉ mới, Nhật
Bản đã tăng cường trong việc đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực giao thông
vận tải. Từ năm 1994 đến năm 2015, Nhật Bản đã tài trợ vốn ODA liên quan đến lĩnh vực
giao thông vận tải số tiền lên tới hơn 884,5 tỷ yên, chiếm hơn 43% nguồn vốn ODA của
nước này, nhằm để thực hiện các dự án hạ tầng giao thông tại Việt Nam. Trong giai đoạn
2016 - 2018, Nhật Bản tiếp tục đầu tư 20 dự án hạ tầng giao thông, với tổng mức lên tới
270 tỷ yên. Lĩnh vực giao thông vận tải cũng là lĩnh vực có tỷ lệ giải ngân vốn ODA cao
nhất trong các bộ ngành tại Việt Nam. Theo bộ giao thông vận tải, tính đến tháng 10 năm
2022, đã giải ngân được 4.091 tỷ đồng vốn ODA cho các dự án giao thông, đạt tỷ lệ
66,7%. Hiện nay, các doanh nghiệp Nhật cũng rất quan tâm, mong muốn được tham gia
vào thị trường liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tải. Tuy rằng trong giai đoạn từ năm
2010 đến năm 2020, nguồn vốn FDI Nhật Bản đổ vào lĩnh vực giao thông vận tải chưa cao
do những trở ngại trong chính sách của Việt Nam. Tuy nhiên, Trong những năm tiếp theo,
nguồn vốn FDI của Nhật Bản vào Việt Nam có thể thay đổi, khi các doanh nghiệp Nhật
Bản thị trường giao thông vận tải Việt Nam là thị trường tiềm năng, nếu được đầu tư đúng
cách sẽ thu được khoảng lợi nhuận khổng lồ. Trong chuyến thăm Nhật Bản vào ngày
24/11/2021, thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc trao đổi với các nhà đầu tư Nhật Bản
liên quan đến những vấn đề mà họ đang quan tâm, trong đó có cả những câu hỏi về cơ sở
MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM – NHẬT BẢN TRÊN LĨNH VỰC PHẠM PHÚC NGHỊ
GIAO THÔNG VẬN TẢI GIAI ĐOẠN 2010 - 2022 MSSV: 1956191073
GIAI ĐOẠN 2010 - 2022
8
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH&NV TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NHẬT BẨN HỌC
LỚP NHẬT BẢN HỌC CLC- KHÓA 2019
vật chất, hạ tầng giao thông đường sắt. Thủ tướng cũng cam kết Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy
mạnh cải thiện chính sách, môi trường đầu tư và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà
đầu tư Nhật Bản, góp phần chuyển dòng vốn FDI Nhật Bản vào những ngành mà Việt
Nam ưu tiên phát triển. Trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay, hợp tác Việt Nam - Nhật
Bản có thể nói là tốt đẹp, hàng loạt dự án giao thông vận tải có vốn tài trợ từ Nhật Bản
không ngừng được thi công và đạt được những kết quả tốt đẹp, góp phần cải thiện bộ mặt
giao thông vận tải của Việt Nam.

2. Tình hình chi tiết.


2.1. Giao thông vận tải đường bộ.
Giao thông vận tải đường bộ đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam.
Giao thông đường bộ góp phần giúp cho việc vận chuyển hàng hóa, con người trở nên dễ
dàng hơn, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của nước nhà. Trong giai đoạn từ năm
2010 đến nay, Nhật Bản đã hỗ trợ cho nhiều dự án liên quan đến giao thông vận tải đường
bộ, đóng góp rất lớn vào sự phát triển cơ sở, hạ tầng của loại hình giao thông này. Hàng
loạt dự án được phía Nhật Bản tài trợ trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay được dự đoán
sẽ góp phần cải thiện mạng lưới giao thông vận tải tại Việt Nam. Dự án "Vốn vay Ngành
Giao thông Vận tải nhằm Cải thiện Mạng lưới Đường bộ Lần thứ hai", được JICA đề nghị
hỗ trợ đã bắt đầu từ năm 2013 và dự kiến sẽ xây dựng khoảng 76 cây cầu trên cả nước.
Theo ông Shimizu Akira, trưởng đại diện JICA Việt Nam cho biết, tính đến năm 2021,
khoảng 70% tuyến quốc lộ được cải tạo, đầu tư thông qua vốn vay ODA của Nhật Bản, có
thể kể đến như dự án An toàn giao thông trên các quốc lộ các tỉnh miền Bắc. Bên cạnh các
dự án xây dựng các tuyến cao tốc như Đà Nẵng – Quảng Ngãi (2013), Bến Lức - Long
Thành (2014). Các dự án khi hoàn thành và được đưa vào sử dụng được đánh giá sẽ giúp
Việt Nam góp phần cải thiện, giảm bớt gánh nặng cho ngành giao thông vận tải.

2.2. Giao thông vận tải đường biển.


Cùng với giao thông vận tải đường bộ, giao thông vận tải đường biển đóng một vai trò
quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Theo số liệu thống kê từ bộ Tài Chính thì tổng kim
ngạch xuất nhập khẩu của hai quốc gia trong giai đoạn này luôn tăng qua mỗi năm, tính từ
đầu năm đến nay kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt 11,2 tỷ USD, tăng 11% so

MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM – NHẬT BẢN TRÊN LĨNH VỰC PHẠM PHÚC NGHỊ
GIAO THÔNG VẬN TẢI GIAI ĐOẠN 2010 - 2022 MSSV: 1956191073
GIAI ĐOẠN 2010 - 2022
9
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH&NV TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NHẬT BẨN HỌC
LỚP NHẬT BẢN HỌC CLC- KHÓA 2019

với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, giao thông vận tải đường biển đóng một vai trò quan
trọng do vận chuyển hàng hóa bằng đường biển có giá thành rẻ hơn, giúp các doanh
nghiệp tiết kiệm được tối đa chi phí vận chuyển và phù hợp với tất cả các loại hình hàng
hóa. Nhận thấy tầm quan trọng đó, chính phủ Nhật Bản đã hỗ trợ Việt Nam rất nhiều nhằm
cải thiện, nâng cao loại hình giao thông này. Về cơ sở hạ tầng liên quan, Nhật Bản đã hỗ
trợ, cho vay vốn nhằm cải tạo, xây dựng các các cảng biển và các cơ sở vật chất đi cùng.
Các dự án như dự án cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (cảng Lạch Huyện) (2015), dự án
cảng Tiên Sa, Đà Nẵng – Giai đoạn II (2014) đang được thi công bằng vốn vay ODA của
Nhật Bản, được kỳ vọng sẽ giúp nâng cao khả năng chuyên chở hàng hóa của loại hình
giao thông này tại khu vực phía bắc và miền trung. Bên cạnh đó, Nhật Bản còn quan tâm
đến tình hình an ninh, an toàn trên khu vực biển Việt Nam. Ngày 28/7/2021, Nhật Bản đã
tài trợ vốn vay cho cảnh sát biển Việt Nam đóng 6 tàu tuần tra. Dự án được các chuyên gia
kỳ vọng sẽ đóng góp vào mục tiêu phát triển bền vững, đồng thời góp phần thực hiện
Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở.

2.3. Giao thông vận tải đường hàng không.


Trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay, mối quan hệ Việt Nam và Nhật Bản không ngừng
được củng cố. Với một nguồn lao động dồi dào, Việt Nam dần trở thành thị trường nhập
khẩu sức lao động của Nhật Bản. Bên cạnh đó, là một quốc gia với một nền chính trị ổn
định và có một thị trường đầy tiềm năng, chưa được khai phá hết, Việt Nam cũng dần trở
thành một địa điểm thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp từ Nhật Bản. Chính vì vậy,
loại hình giao thông vận tải đường hàng không tại Việt Nam đang được phía Nhật Bản cực
kỳ quan tâm đến nhằm mục đích tạo sự thuận lợi trong quá trình giao lưu, hợp tác giữa hai
quốc gia. Hiện nay, tình trạng quá tải xảy ra tại hai sân bay lớn nhất cả nước là Tân Sơn
Nhất và Nội Bài diễn ra khá thường xuyên. Nắm bắt được vấn đề đó, tổ chức JICA đã tài
trợ vốn vay cho các dự án như dự án xây dựng nhà ga hành khách T2 tại sân bay Nội Bài
(2013), dự án hỗ trợ kỹ thuật thiết lập chương trình vận hành và bảo trì tại sân Nội Bài.
Ngoài ra, hàng loạt đường bay du lịch mới cũng được mở ra từ hai phía nhằm đáp ứng nhu
cầu du lịch của người dân. Theo thống kê của Cơ quan Xúc tiến du lịch Nhật Bản và Tổng
cục Du lịch Việt Nam, tổng lượng khách trao đổi 2 chiều giữa Nhật Bản và Việt Nam vào
MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM – NHẬT BẢN TRÊN LĨNH VỰC PHẠM PHÚC NGHỊ
GIAO THÔNG VẬN TẢI GIAI ĐOẠN 2010 - 2022 MSSV: 1956191073
GIAI ĐOẠN 2010 - 2022
10
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH&NV TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NHẬT BẨN HỌC
LỚP NHẬT BẢN HỌC CLC- KHÓA 2019

năm 2019 (năm trước khi diễn ra dịch Covid 19) đạt đến 1.447 triệu lượt người. Việt Nam
trở thành điểm đến yêu thích của người dân Nhật Bản Theo thống kê, số lượng người Nhật
đến Việt Nam đạt 952 nghìn lượt vào năm 2019, xếp thứ 3 trong tổng số các quốc gia đến
Việt Nam nhiều nhất.

Khách Nhật Bản đến giai đoạn 2015 - 2019 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Tổng cục Thống
kê)

2.4. Giao thông vận tải đường sắt.


Nhật Bản là một trong số các quốc gia có mạng lưới đường sắt phát triển nhất thế giới.
Chính vì thế, Việt Nam luôn xem Nhật Bản là một đối tác quan trọng trong việc phát triển
mạng lưới đường sắt quốc gia và đường sắt đô thị. Hiện nay, Nhật Bản là nhà tài trợ vốn
cho dự án đường sắt đô thị Thành Phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu dự án đường sắt Bắc -
Nam tốc độ cao. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng nhận bồi dưỡng các các bộ đường sắt Việt
Nam. Trong năm 2019, Đường sắt Việt Nam và công ty JR East đã tiến hành hợp tác, khai
giảng chương trình đào tạo kỹ thuật viên với khoảng 11 kỹ thuật viên đến từ Việt Nam.

MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM – NHẬT BẢN TRÊN LĨNH VỰC PHẠM PHÚC NGHỊ
GIAO THÔNG VẬN TẢI GIAI ĐOẠN 2010 - 2022 MSSV: 1956191073
GIAI ĐOẠN 2010 - 2022
11
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH&NV TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NHẬT BẨN HỌC
LỚP NHẬT BẢN HỌC CLC- KHÓA 2019
3. Tiểu kết chương 1.
Có thể thấy được, giai đoạn từ năm 2010 đến nay, mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trên
lĩnh vực giao thông vận tải diễn ra hết sức tốt đẹp và không ngừng được nâng cao hơn
nữa. Trong giai đoạn này, các nguồn vốn Nhật Bản liên tục đổ vào lĩnh vực giao thông vận
tải chủ yếu là nguồn vốn vay ODA. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia dự đoán, với việc
Việt Nam đang dần cởi bỏ các cơ chế, chính sách hạn chế đầu tư của nước ngoài vào lĩnh
vực này thì trong giai đoạn tiếp theo, nguồn vốn FDI từ các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ đổ
dồn vào giao thông vận tải của Việt Nam, bởi vì đây là lĩnh vực vẫn còn tiềm năng khai
phá vô cùng lớn và cũng được cả hai phía Việt Nam và Nhật Bản xem là ưu tiên hàng đầu
nhằm thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ giữa hai quốc gia này.

Trong giai đoạn này, chính sách cho vay vốn của Nhật Bản chủ yếu diễn ra trên hai loại
hình là giao thông vận tải đường bộ và giao thông vận tải đường biển do tầm quan trọng
của hai loại hình này và cơ sở hạ tầng của hai loại hình còn lại tại Việt Nam chưa hoàn
thiện. Tuy nhiên, hiện nay cả Việt Nam và Nhật Bản đang rất nỗ lực trong việc xây dựng
cơ sở hạ tầng hoàn thiện cho hai loại hình đường hàng không và đường sắt, góp phần giảm
phụ thuộc vào giao thông vận tải đường bộ và giao thông vận tải đường biển.

MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM – NHẬT BẢN TRÊN LĨNH VỰC PHẠM PHÚC NGHỊ
GIAO THÔNG VẬN TẢI GIAI ĐOẠN 2010 - 2022 MSSV: 1956191073
GIAI ĐOẠN 2010 - 2022
12
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH&NV TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NHẬT BẨN HỌC
LỚP NHẬT BẢN HỌC CLC- KHÓA 2019

CHƯƠNG 2.
Tác động của Nhật Bản đối với ngành giao thông vận tải Việt Nam trong giai
đoạn từ năm 2010 đến hiện nay.

1. Tác động tích cực.


1.1. Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông Việt Nam.
Từ những năm 2010 trở lại đây, cơ sở hạ tầng giao thông Việt Nam trên cả ba loại hình là
đường bộ, đường biển và đường hàng không chứng kiến sự phát triển thần tốc. Theo bộ
trưởng bộ Giao thông vận tải, trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020 thì hệ thống
đường bộ tăng vọt lên con số 668.000km, gấp tới gần 3 lần so với thời điểm cuối năm
2004 và cả nước có gần 1.800km đường cao tốc. Nhu cầu vận tải hàng không trong giai
đoạn vừa qua với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 16 - 18%/năm. Ngoài ra, các cảng biển
cũng được đầu tư xây dựng để có khả năng tiếp nhận được các tàu có trọng tải lớn. Đứng
sau những thành công đó, không thể không kể đến công sức của các nhà đầu tư nước
ngoài, trong đó có Nhật Bản. Trong giai đoạn này, Nhật Bản cam kết sẽ hỗ trợ, ưu tiên
phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng cao, trong đó hạ tầng cơ sở giao thông là quan trọng
nhất.

1.2. Góp phần giảm tình trạng kẹt xe tại các đô thị.
Cùng với tốc độ đô thị hóa và nhu cầu sử dụng phương tiện cá nhân cao thì cơ sở hạ tầng
tại các đô thị chưa được hoàn thiện được xem là một trong những nguyên nhân dẫn đến
tình trạng kẹt xe tại các đô thị như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội,... Nhật Bản với
nguồn vốn ODA đã tài trợ cho chính quyền các thành phố này trong việc nâng cấp, xây
mới nhiều tuyến đường nhằm góp phần giảm thiểu tình trạng kẹt xe. Năm 2011, khi đại lộ
Đông - Tây ( TP HCM) được hoàn thành đã góp phần làm giảm kẹt xe tại các quận 1, 2, 4,
5, 6, 8, Bình Tân và huyện Bình Chánh. Ngoài ra, hầm Thủ Thiêm (một công trình trong
dự án đại lộ Đông - Tây) cũng góp phần giảm thời gian cho người dân khi di chuyển từ
quận 1 sang quận 2 và Thủ Đức.

MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM – NHẬT BẢN TRÊN LĨNH VỰC PHẠM PHÚC NGHỊ
GIAO THÔNG VẬN TẢI GIAI ĐOẠN 2010 - 2022 MSSV: 1956191073
GIAI ĐOẠN 2010 - 2022
13
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH&NV TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NHẬT BẨN HỌC
LỚP NHẬT BẢN HỌC CLC- KHÓA 2019

1.3. Góp phần giúp việc vận chuyển hàng hóa trở nên dễ dàng, nhanh chóng
hơn.
Vận chuyển hàng hóa một cách nhanh chóng là nhu cầu thiết yếu để phát triển kinh tế của
một quốc gia. Trong giai đoạn trước, Nhật Bản đã hỗ trợ Việt Nam trong việc nâng cấp và
xây dựng các tuyến quốc lộ và cao tốc như nâng cấp tuyến quốc lộ 1, quốc lộ 5. Bước
sang giai đoạn 2010 đến hiện nay, cả Việt Nam và Nhật Bản đều đẩy mạnh hơn nữa trong
việc xây dựng các cơ sở hạ tầng giao thông tại Việt Nam góp phần giúp việc vận chuyển
hàng hóa trở nên dễ dàng, nhanh chóng hơn. Nhật Bản đã tiếp tục cho các dự án cao tốc
như cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Bến Lức - Long Thành. Đến nay, cao tốc Đà Nẵng -
Quảng Ngãi đã cơ bản hoàn thành góp phần giúp việc vận chuyển hàng hóa tại khu vực
Nam Trung bộ trở nên nhanh chóng hơn. Đối với cao tốc Bến Lức - Long Thành khi được
đưa vào sử dụng vào năm 2023 cũng được dự đoán sẽ giúp giảm thiểu được tình trạng quá
tải ở khu vực Đông Nam bộ.

Nhật Bản còn hỗ trợ phía Việt Nam trong việc xây dựng các cảng biển nước sâu giúp cho
quá trình giao lưu hàng hóa giữa hai quốc gia được diễn ra nhanh chóng hơn. Năm 2013,
cảng Cái Mép - Thị Vải (Vũng Tàu) do JICA tài trợ vốn đã được bộ Giao thông vận tải tổ
chức khánh thành. Từ khi được đưa vào sử dụng, cảng đã trở thành cảng biển quan trọng,
góp phần đóng góp kinh tế ở khu vực phía Nam. Ngoài ra, Việt Nam và Nhật Bản còn tăng
cường hợp tác trong việc quản lý và khai thác cảng biển.

2. Tác động tiêu cực.


2.1. Tình trạng tham nhũng, hối lộ.
Các nguồn vốn do phía Nhật Bản tài trợ được phía Việt Nam đánh giá rất cao, rất hữu ích
cho việc phát triển lĩnh vực giao thông vận tải tại Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn một số cá
nhân lợi dụng việc này để âm mưu tham nhũng, hối lộ nhằm đạt được các mục đích riêng
của mình. Năm 2014, phía Nhật Bản đã quyết định ngừng cấp vốn ODA cho dự án đường
sắt đô thị tại Hà Nội khi cáo buộc Công ty Tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) đã đưa hối
lộ cho một số cán bộ ngành đường sắt Việt Nam để nhận được dự án ODA. Ngoài ra, còn
rất nhiều vụ án tham nhũng vốn ODA khác trong những giai đoạn hợp tác giữa hai nước

MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM – NHẬT BẢN TRÊN LĨNH VỰC PHẠM PHÚC NGHỊ
GIAO THÔNG VẬN TẢI GIAI ĐOẠN 2010 - 2022 MSSV: 1956191073
GIAI ĐOẠN 2010 - 2022
14
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH&NV TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NHẬT BẨN HỌC
LỚP NHẬT BẢN HỌC CLC- KHÓA 2019

trước đây. Cần phải biết tình trạng tham nhũng, hối lộ sẽ làm chậm các quá trình triển khai
các dự án và gây ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của các công trình giao thông.

2.2. Nhiều hợp đồng của các dự án ODA chưa cụ thể dẫn đến chậm trễ tiến
độ.
Nhiều dự án ODA được kí kết giữa hai phía Việt Nam và Nhật Bản chưa được rõ ràng, cụ
thể do cả hai phía chưa nắm rõ được tình hình của hai bên làm cho dự án giải ngân chậm,
chậm tiến độ, gây bức xúc cho người dân. Vốn ODA thực chất là vốn mà phía Việt Nam
vay mượn. Vì thế, nếu các dự án ODA tiếp tục chậm tiến độ sẽ làm cho vốn ODA bị đội
vốn, làm cho nền kinh tế đất nước trở nên khó khăn. Theo Báo cáo Quốc hội tại kỳ họp
thứ 7 về chuyên đề các dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi, Ông Hồ Đức Phớc cho
biết nhiều dự án ODA bị đội vốn trong đó lĩnh vực giao thông vận tải chiếm đa số với
27/42 dự án. Các dự án tiêu biểu có thể kể đến như dự án Nâng cao an toàn cầu đường sắt
trên tuyến Hà Nội - TP HCM tăng 6.812 tỷ đồng; dự án Đường sắt đô thị Bến Thành -
Suối Tiên điều chỉnh tăng 29.937,6 tỷ đồng. Đây đều là các dự án có vốn đầu tư từ Nhật
Bản. Tuy nhiên, cũng không thể đổ hết trách nhiệm lên phía Nhật Bản vào việc đội vốn
hay chậm tiến bộ. Cơ chế chính sách còn rắc rối, các địa phương không nắm rõ được tình
hình tại nơi của mình cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự việc đáng tiếc này.

3. Tiểu kết chương 2.


Có thể thấy, tác động của Nhật Bản đối với ngành giao thông vận tải Việt Nam trong giai
đoạn từ năm 2010 đến hiện nay là có những mặt tích cực và tiêu cực. Bên cạnh việc thay
đổi bộ mặt giao thông vận tải Việt Nam, giúp hàng hóa di chuyển nhanh hơn và giúp giảm
thiểu tình trạng ùn tắc thì vẫn còn một vài tác động tiêu cực như trình độ tham nhũng,
nhiều dự án chậm tiến độ. Tuy nhiên, chúng ta không thể nhìn vào mặt tiêu cực mà đánh
giá mối quan hệ này. Điều cần thiết là cả hai bên tiếp tục hợp tác, phát huy những mặt tích
cực và cố gắng hạn chế những mặt tiêu cực để giúp cả hai đều có lợi.

MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM – NHẬT BẢN TRÊN LĨNH VỰC PHẠM PHÚC NGHỊ
GIAO THÔNG VẬN TẢI GIAI ĐOẠN 2010 - 2022 MSSV: 1956191073
GIAI ĐOẠN 2010 - 2022
15
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH&NV TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NHẬT BẨN HỌC
LỚP NHẬT BẢN HỌC CLC- KHÓA 2019

CHƯƠNG 3.
Các dự án tiêu biểu.
1. Khu vực phía bắc.
1.1. Cảng container quốc tế Hải Phòng (cảng Lạch Huyện).
Năm khởi công: 12/5/2016.

Năm khánh thành: 13/5/2018.

Tổng số vốn ODA của Nhật Bản: 114,12 tỷ yên (khoảng 20,825 tỷ đồng).

Địa điểm: Hải Phòng.

Đây là cảng container quốc tế đầu tiên tại miền Bắc. Với kỳ vọng khi được đưa vào sử
dụng sẽ góp phần nơi trung chuyển, vận chuyển hàng hóa tại khu vực miền Bắc, qua đó
đóng góp chung vào sự phát triển của ngành giao thông vận tải nói riêng và Việt Nam nói
chung. Đến nay, dự án này đã làm rất tốt nhiệm vụ của mình. Hàng hóa từ khu vực phía
Bắc có thể chuyển thẳng tới các quốc gia khu vực châu u, châu Mỹ trên các tàu mẹ, thay
vì phải trung chuyển qua cảng khác như trước đây, góp phần làm giảm chi phí vận chuyển,
chi phí logistic cho các doanh nghiệp. Ngoài ra đây còn là dự án tượng trưng cho mối
quan hệ Việt - Nhật, được thực hiện trên mô hình thí điểm PPP (mô hình kết hợp, liên kết
công tư) với quy mô lớn.

MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM – NHẬT BẢN TRÊN LĨNH VỰC PHẠM PHÚC NGHỊ
GIAO THÔNG VẬN TẢI GIAI ĐOẠN 2010 - 2022 MSSV: 1956191073
GIAI ĐOẠN 2010 - 2022
16
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH&NV TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NHẬT BẨN HỌC
LỚP NHẬT BẢN HỌC CLC- KHÓA 2019

Cảng Lạch Huyện.


1.2. Nhà ga hành khách T2 tại sân bay quốc tế Nội Bài.
Năm khởi công: 4/12/2011.

Năm khánh thành: 4/1/2015.

Tổng số vốn ODA của Nhật Bản: Trên 43 tỷ yên (khoảng 7,843 tỷ đồng).

Địa điểm: Hà Nội.

Với việc nhu cầu di chuyển, giao lưu giữa hàng hóa, người dân của hai nước ngày càng
tăng dẫn đến việc các sân bay trong nước không thể đáp ứng được. Để giải quyết tình
trạng này, phía Nhật Bản đã quyết định hỗ trợ Việt Nam trong việc xây nhà ga hành khách
T2 tại sân bay quốc tế Nội Bài, qua đó giải quyết được giải quyết tình trạng quá tải tại
Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài. Nhà ga này có công suất là 10 triệu hành khách/năm
và có thể phục vụ lên đến 30,000 khách một ngày trong những lúc cao điểm.

MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM – NHẬT BẢN TRÊN LĨNH VỰC PHẠM PHÚC NGHỊ
GIAO THÔNG VẬN TẢI GIAI ĐOẠN 2010 - 2022 MSSV: 1956191073
GIAI ĐOẠN 2010 - 2022
17
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH&NV TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NHẬT BẨN HỌC
LỚP NHẬT BẢN HỌC CLC- KHÓA 2019

Hình ảnh mô phỏng nhà ga hành khách T2.


2. Khu vực phía nam.
2.1. Đường sắt đô thị thành phố Hồ Chí Minh tuyến số 1.
Năm khởi công: 2012.

Năm khánh thành: 2024 (dự kiến).

Tổng số vốn ODA của Nhật Bản: 38,200 tỷ đồng.

Địa điểm: Thành phố Hồ Chí Minh.

Nhằm giải quyết tình trạng kẹt xe vốn là bài toán khó với chính quyền TP HCM, phía
Nhật Bản đã quyết định hỗ trợ chính quyền thành phố trong việc xây dựng một tuyến
đường sắt đô thị đầu tiên. Tuy vẫn còn một số khúc mắc về giải ngân vốn và chậm tiến độ
hơn so với dự định ban đầu. Đến nay, dự án hiện nay đang đi đến những bước cuối cùng,
và theo dự kiến cuối năm 2024 sẽ được đưa vào hoạt động, qua đó sẽ giúp giảm gánh nặng
cho hạ tầng giao thông thành phố. Nếu được đưa vào vận hành, tuyến số 1 đường sắt đô
thị sẽ trở thành biểu tượng mới cho mối quan hệ Việt - Nhật.

MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM – NHẬT BẢN TRÊN LĨNH VỰC PHẠM PHÚC NGHỊ
GIAO THÔNG VẬN TẢI GIAI ĐOẠN 2010 - 2022 MSSV: 1956191073
GIAI ĐOẠN 2010 - 2022
18
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH&NV TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NHẬT BẨN HỌC
LỚP NHẬT BẢN HỌC CLC- KHÓA 2019

Đường sắt đô thị tuyến số 1.


2.2. Cao tốc Bến Lức - Long Thành.
Năm khởi công: 7/2014

Năm khánh thành: Cuối năm 2022 (dự kiến).

Tổng số vốn ODA của Nhật Bản: 569,2 triệu USD (khoảng 13,195 tỷ đồng)

Địa điểm: TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An.

Nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa tại các tỉnh phía Nam là vô cùng to lớn. Tuy nhiên,
tính đến thời điểm hiện tại, các tuyến cao tốc xung quanh TP HCM là vô cùng ít. Chính vì
vậy, Việt Nam và Nhật Bản đã hợp tác, xây dựng tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành.
Cao tốc khi hoàn thành dự kiến sẽ kết nối giao thương giữa khu vực Đồng Bằng Sông Cửu
Long với vùng Đông Nam bộ. Ngoài ra khi hoàn thành, thời gian di chuyển từ TP HCM
đến các tỉnh miền Tây Nam bộ sẽ được rút ngắn, qua đó thu hút được nhiều hơn nữa các
nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có nhà đầu tư đến từ Nhật Bản.

MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM – NHẬT BẢN TRÊN LĨNH VỰC PHẠM PHÚC NGHỊ
GIAO THÔNG VẬN TẢI GIAI ĐOẠN 2010 - 2022 MSSV: 1956191073
GIAI ĐOẠN 2010 - 2022
19
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH&NV TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NHẬT BẨN HỌC
LỚP NHẬT BẢN HỌC CLC- KHÓA 2019

Cận cảnh cao tốc Bến Lức - Long Thành.


3. Tiểu kết chương 3.
Ngoài dự án trên, còn rất nhiều dự án giao thông vận tải được tài trợ từ phía Nhật Bản. Tất
cả đều đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế quốc gia. Tuy nhiên,
vẫn có một vài dự án chậm giải ngân, bị đội vốn gây ảnh hưởng nặng nề cho ngân sách
nhà nước.

MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM – NHẬT BẢN TRÊN LĨNH VỰC PHẠM PHÚC NGHỊ
GIAO THÔNG VẬN TẢI GIAI ĐOẠN 2010 - 2022 MSSV: 1956191073
GIAI ĐOẠN 2010 - 2022
20
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH&NV TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NHẬT BẨN HỌC
LỚP NHẬT BẢN HỌC CLC- KHÓA 2019

Kết Luận.

Có thể khẳng định mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trên lĩnh vực giao thông vận tải
trong giai đoạn này diễn ra hết sức tốt đẹp. Với việc các nguồn vốn từ Nhật Bản đang
được đổ dồn vào cơ sở hạ tầng giao thông, các loại hình giao thông vận tải thì Việt Nam
đang từng bước trên con đường xây dựng được một hệ sinh thái giao thông vận tải đúng
với mục tiêu đề ra. Những tích cực mà Nhật Bản đem lại cho giao thông vận tải Việt Nam
là cực kỳ to lớn, không thể phủ nhận. Tuy nhiên, vẫn còn đó một vài điểm tiêu cực. Vì thế,
điều cần thiết là cả hai phía cùng nỗ lực trong việc giải quyết những điểm tiêu cực đó để
giúp cho mối quan hệ này cùng trở nên vững mạnh hơn. Trong giai đoạn tiếp theo, hai bên
cần phải phát triển mối quan hệ này vì lợi ích của mỗi bên. Bên cạnh đó, trong tương lai
Việt Nam cũng cần phải cố gắng để có thể đầu tư vào lĩnh vực giao thông vận tải Nhật
Bản, đóng góp hơn vào sự phát triển của Nhật Bản như Nhật Bản đã làm với Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay

MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM – NHẬT BẢN TRÊN LĨNH VỰC PHẠM PHÚC NGHỊ
GIAO THÔNG VẬN TẢI GIAI ĐOẠN 2010 - 2022 MSSV: 1956191073
GIAI ĐOẠN 2010 - 2022
21
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH&NV TP. HỒ CHÍ
MINH KHOA NHẬT BẨN HỌC
LỚP NHẬT BẢN HỌC CLC- KHÓA 2019

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt

(1) Báo Giao thông (2015): Hợp tác Việt - Nhật từ những công trình giao
thông, cổng thông tin điện tử bộ Giao thông vận tải,
https://mt.gov.vn/tk/tin-tuc/37990/hop-tac-viet---nhat-tu-nhung-cong-trinh-
giao-thong.aspx
(2) Báo Giao thông (2020): Vì Sao Giải Ngân Vốn ODA Giao Thông Cao Nhất
Các Bộ Ngành? CỤC QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ CHẤT LƯỢNG CÔNG
TRÌNH GIAO THÔNG,
http://cucqlxd.gov.vn/vi-sao-giai-ngan-von-oda-giao-thong-cao-nhat-cac-
bo-nganh-3338.html
(3) JICA: Nghiên cứu toàn diện phát triển giao thông vận tải bền vững ở Việt
Nam,
https://openjicareport.jica.go.jp/pdf/12000063_02.pdf
(4) TS. Nguyễn Thị Vũ Hà (2018): KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2018 VÀ TRIỂN
VỌNG NĂM 2019, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội,
https://khoahoc.neu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/khoahoc/hội%20thảo/
quốc%20gia/Ky%20yeu%20KTVN%202018/19.TS.%20Nguyễn%20Thị%20Vũ
%20Hà..pdf
(5) Báo Vinaboo tháng 6 (trang 8,9,10): Xây dựng đường sắt đô thị để người dân
Việt Nam được sống tiện nghi hơn. Dự án xây dựng đường sắt đô thị thành phố
Hồ Chí Minh (tuyến số 1), JICA,
https://www.jica.go.jp/vietnam/vietnamese/office/others/c8h0vm0000akadrn-
att/jica_news150901_vn.pdf

(6) Thanh Sơn (2018), Cảng Lạch Huyện - cửa ngõ kết nối Việt Nam với thế giới, báo
đầu tư online,
https://baodautu.vn/cang-lach-huyen---cua-ngo-ket-noi-viet-nam-voi-the-gioi-
d81431.html

MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM – NHẬT BẢN TRÊN LĨNH VỰC PHẠM PHÚC NGHỊ
GIAO THÔNG VẬN TẢI GIAI ĐOẠN 2010 - 2022 MSSV: 1956191073
22
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH&NV TP. HỒ CHÍ
MINH KHOA NHẬT BẨN HỌC
LỚP NHẬT BẢN HỌC CLC- KHÓA 2019

Tiếng Nhật

(1) JICA, 日本とベトナムのパートナーシップこれまで、そしてこれから人


と人、国と国をつなぎ、地域の平和と安定を目指して
https://www.jica.go.jp/vietnam/office/others/pamphlet/ku57pq0000221kma-
att/Japan_Vietnam_Partnership_To_Date_and_From_Now_On_j.pdf

MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM – NHẬT BẢN TRÊN LĨNH VỰC PHẠM PHÚC NGHỊ
GIAO THÔNG VẬN TẢI GIAI ĐOẠN 2010 - 2022 MSSV: 1956191073
23
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH&NV TP. HỒ CHÍ
MINH KHOA NHẬT BẨN HỌC
LỚP NHẬT BẢN HỌC CLC- KHÓA 2019

MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM – NHẬT BẢN TRÊN LĨNH VỰC PHẠM PHÚC NGHỊ
GIAO THÔNG VẬN TẢI GIAI ĐOẠN 2010 - 2022 MSSV: 1956191073

You might also like