You are on page 1of 60

ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.

HỒ CHÍ MINH

DỰ ÁN
Môn học: Kinh Doanh Quốc Tế
Giảng viên hướng dẫn:
Mã lớp học phần:
Sinh viên thực hiện:
MỤC LỤC
Trang
I. Sơ lược về giáo dục đại học tại Lào……………………………………………... 1
II. Đại Học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH).......................................................... 1
1. Quá trình hình thành và phát triển UEH……………………………….. 1
2. Chất lượng giáo dục:................................................................................ 1
3. Mạng lưới quan hệ quốc tế:..................................................................... 1
4. Đóng góp xã hội và uy tín:.......................................................................1
5. Tầm nhìn và sứ mệnh:..............................................................................1
6. Slogan và giá trị cốt lõi:........................................................................... 1
7. Tình hình tài chính năm 2022:................................................................. 1
III. Lý do nên chọn Lào để mở rộng thị trường:..................................................... 1
IV. Phân tích phương thức thâm nhập thị trường:.................................................1
1. Phương thức thâm nhập:.......................................................................... 1
2. Lý do chọn:.............................................................................................. 1
V. Phân tích ma trận SWOT:.....................................................................................1
I. Điểm mạnh:.............................................................................................1
1. Vị thế của UEH:..................................................................................... 1
2. Chất lượng giảng dạy:.............................................................................. 1
3. Cơ sở vật chất:..........................................................................................1
4. Môi trường học tập:..................................................................................1
5. Chất lượng sinh viên:................................................................................1
6. Số lượng khách hàng “đặc biệt”:..............................................................1
7. Có kinh nghiệm liên kết với các đại học quốc tế:.................................... 1
8. UEH kết nối với nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước:.................... 1
II. Điểm yếu: ……………………………………………………………....1
III. Cơ hội:..................................................................................................... 1
1. Kinh tế- Chính trị:.................................................................................... 1
2. Văn hoá - xã hội:..................................................................................... 1
IV. Thách thức:.............................................................................................1
1. Kinh tế- chính trị:..................................................................................... 1
2. Văn hoá- xã hội:....................................................................................... 1
VI. Các chiến lược kinh doanh: ……………………………………………………1
1. Chiến lược kinh doanh:............................................................................ 1
2. Chiến lược kinh doanh toàn cầu:..............................................................1
VII. Kiến nghị để UEH đẩy mạnh hoạt động kdqt:.................................................1
1. Đại học liên doanh với UEH:....................................................................1
1.1. Chọn đại học:...............................................................................................1
1.2. Lý do chọn:..................................................................................................1
3. Học tập và giảng dạy:..................................................................................... 1
3.1. Lộ trình đào tạo:...........................................................................................1
3.2. Đội ngũ giảng viên và sự phân bổ giảng viên:.............................................1
3.3. Phương thức tuyển sinh:...............................................................................1
VIII. Một số khuyến nghị/ giải pháp để chính phủ/ nhà nước hỗ trợ các doanh
nghiệp trong lĩnh vực mà nhóm chọn khi thâm nhập vào thị trường quốc tế:.....1
1. Về kinh tế- Chính trị:................................................................................1
2. Về văn hoá - Xã hội:.................................................................................1
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Sơ lược về giáo dục đại học tại Lào

Hệ thống giáo dục của Lào bao gồm 4 giai đoạn: Giáo dục mầm non; Giáo dục
phổ thông; Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề; Giáo dục Đại học. Tỷ lệ nhập học
của học sinh giảm đáng kể khi lên các cấp học cao hơn. Tỷ lệ nhập học Tiểu
học, thuộc Giáo dục phổ thông là 97% nhưng tỷ lệ nhập học ở cấp THPT chỉ là
3% và tỷ lệ nhập học Đại học còn ít hơn vậy.
Các đại học công lập có mức học phí thấp, đại học tư thục lại có học phí cao gấp
nhiều lần. Song, cả hai đều có chức lượng tương đương nhau và chưa đạt chuẩn
quốc tế. Đại học tốt nhất tại Lào là Đại học Quốc Gia Lào nhưng chỉ xếp thứ
4.533 thế giới.
Các chương trình đào tạo của các trường đại học và cao đẳng tại Lào bao gồm
các ngành học liên quan đến kinh tế, kỹ thuật, y tế, luật, ngoại ngữ, du lịch và
giáo dục. Các ngành học này phù hợp với nhu cầu của xã hội và thị trường lao
động trong và ngoài nước. Một số ngành học được coi là có tiềm năng phát triển
trong tương lai như kỹ thuật thông tin, kỹ thuật điện tử, kỹ thuật xây dựng, kỹ
thuật sản xuất và kỹ thuật dược phẩm.

II. Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH)


1. Quá trình hình thành và phát triển UEH (Trường Đại Học Kinh tế
TP. HCM)
Khởi đầu (1975 – 1976):

Hình 1: Trường ĐH Luật Khoa


● 1975 - 1976: Tiếp quản Trường ĐH Luật Khoa thuộc Viện Đại học Sài
Gòn tại số 17 Duy Tân (nay là đường Phạm Ngọc Thạch), sau đó trở
thành cơ sở chính UEH hiện nay
● 1976: Quyết định thành lập trường
● 10/1976: Trường Đại học Tài chính Kế toán TP. Hồ Chí Minh được thành
lập là Cơ sở II của trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội tại TP. Hồ
Chí Minh
● 27/10/1976: Chính thức thành lập trường ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
trực thuộc Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp trên cơ sở vật chất
tiếp quản của trường Đại học Luật khoa thuộc Viện Đại học Sài Gòn

Xây dựng (1977 – 1985):

Hình 2: Trường đại học Kinh tế TP.HCM cơ sở A (1977 – 1985)

● 1973/1977: Hiệu trưởng đầu tiên của UEH: GS.TS. Nguyễn Tấn Lập (giai
đoạn 1977-1988)
● 1981: Từ Khóa 7 (năm 1981) đại học dài hạn chính quy Đại học Kinh tế
TP. Hồ Chí Minh nhận đào tạo sinh viên cho Campuchia
● 1981: Khóa 1 Hệ đại học dài hạn tại chức của trường bắt đầu tuyển sinh
(nay là Hệ Vừa làm vừa học)
● 18/11/1983: Hiệp định về hữu nghị và hợp tác quốc tế đầu tiên của nhà
trường đã được ký

“Đổi mới” và phát triển (1986 – 2000)

Hình 2: Trường đại học Kinh tế TP.HCM cơ sở A (1986 – 2000)


● 1987: Thành lập Hội đồng trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đầu
tiên gồm 25 thành viên
● 1988: PGS. Đào Công Tiến được bổ nhiệm là Hiệu trưởng trường ĐH
Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
● 15/10/1988: Hội đồng Bộ trưởng (Chính phủ) chính thức việc thành lập
trường Đại học Tài chính Kế toán TP. Hồ Chí Minh trực thuộc Bộ Tài
chính và bổ nhiệm PGS. Võ Thành Hiệu làm Hiệu trưởng nhà trường
(1988-1993) và GS.TS Nguyễn Thanh Tuyền - Hiệu trưởng giai đoạn
1994-1996
● 27/1/1995: Thành lập Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Hợp nhất
trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, trường Đại học Tài chính Kế
toán TP. Hồ Chí Minh và Khoa Kinh tế của trường Đại học Tổng hợp TP.
Hồ Chí Minh vào Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
● 9/7/1996: Thành lập trường ĐH Kinh tế thuộc Đại học Quốc Gia TP. Hồ
Chí Minh
● Quan hệ hợp tác quốc tế phát triển mạnh mẽ, UEH ký kết hợp tác với các
trường Đại học có uy tín trên thế giới
● 10/10/2000: Tách Trường ĐH Kinh tế ra khỏi Đại học Quốc gia TP. Hồ
Chí Minh, trở thành trường ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh trực thuộc Bộ
Giáo dục và Đào tạo

Khẳng định thương hiệu (2001 – 2010)

Hình 3: Trường đại học Kinh tế TP.HCM cơ sở B (2001 – 2010)

● 27/10/2001: Đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba của Chủ tịch nước
nhân kỷ niệm 25 năm ngày thành lập trường
● 24/1/2002: PGS. TS. Phạm Văn Năng giữ chức Hiệu trưởng UEH (giai
đoạn 2002 - 2011)
● 2003: UEH là một trong năm trường đại học công lập đầu tiên được thí
điểm tự chủ tài chính
● 2006: UEH được nhận danh hiệu Anh hùng Lao động, nhân dịp kỷ niệm
30 năm thành lập (27.10.1976 - 27.10.2006)
● 5/1/2010: Viện Đào tạo Quốc tế (International School of Business - ISB)
được thành lập
● 2010: UEH được trao tặng Huân chương độc lập hạng Nhì

Tự chủ và Quốc tế hóa (2011 – 2020)

Hình 4: Trường đại học Kinh tế TP.HCM cơ sở B (2011 – 2020)

● 2014: UEH trở thành Trường Đại học công lập đầu tiên của Việt Nam
được thí điểm tự chủ toàn diện
● 2014: UEH luôn tiên phong và đi đầu trong phát triển các chương trình
đào tạo tiên tiến, hội nhập thế giới
● 2014: Ban hành các chính sách đẩy mạnh nghiên cứu hàn lâm công bố
quốc tế bên cạnh việc đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng phục vụ kinh tế đất
nước
● 2014: UEH nằm trong top 1000 Trường đào tạo kinh doanh tốt nhất thế
giới (Theo BXH Eduniversal)
● 2016 - hiện tại: UEH nằm trong Top 25 đại học tốt nhất thế giới đóng
góp cho sự phát triển nghề nghiệp suốt đời (Theo BXH U-Multirank)
● 4/12/2019: Trường Đại học Kinh tế TP.HCM - Phân hiệu Vĩnh Long
được thành lập
● 16/6/2020: UEH thành lập và bắt đầu triển khai đào tạo, nghiên cứu theo
hướng tích hợp công nghệ
● UEH nâng cấp toàn bộ các phòng học và cảnh quan cơ sở 279 Nguyễn Tri
Phương
● 2020: UEH là 1 trong các trường đại học công bố quốc tế uy tín nhiều
nhất Việt Nam
● 2020: UEH thành lập Hội đồng trường theo Luật Giáo dục Đại học mới
● 2020: Hoàn thành giai đoạn 1 - Dự án Cơ sở UEH Nguyễn Văn Linh

Hướng tới Đại học đa ngành và bền vững (2021)

Hình 5: Nghi thức ra mắt 3 trường thành viên và Giới thiệu ban lãnh đạo từng
trường thành viên tại lễ kỷ niệm 45 năm thành lập trường

● 2021: Top 551+ các Đại học tốt nhất Châu Á (theo BXH QS Asia 2022)
● 2021: UEH tái cấu trúc thành Đại học đa ngành
● 2021: UEH kỷ niệm 45 năm hình thành và phát triển, ra mắt bộ nhận diện
UEH mới hướng đến Đại học UEH đa ngành và bền vững
● 2021: UEH đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất

Ready for Next (2022)


Hình 6: Trường đại học Kinh tế TP.HCM đạt top 401+ các Đại học tốt nhất
Châu Á (theo BXH QS Asia 2023)

● 2022: Top 401+ các Đại học tốt nhất Châu Á (theo BXH QS Asia 2023)
● 2022 - 2023: Tạp chí Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh Châu Á (JABES)
được công nhận danh mục SCOPUS (Q1, 2022) và ABDC (2023)

Future Generations (2023)


Hình 6: Trường đại học Kinh tế TP.HCM chính thức nâng cấp mô hình quản trị
thành "Đại học đa ngành, đa lĩnh vực"

● 2023: UEH chính thức nâng cấp mô hình quản trị thành "Đại học đa
ngành, đa lĩnh vực"
● 2023: Top 301+ các Đại học tốt nhất Châu Á (theo BXH QS Asia 2024)

2. Chất lượng giáo dục:

● UEH có đội ngũ giảng viên (GS, PGS, Tiến Sĩ, Thạc Sĩ,...) được đào tạo
từ các trường danh tiếng trong và ngoài nước, có chuyên môn sâu, uy tín
khoa học cao.
● Chương trình đào tạo đa dạng: Trường cung cấp các chương trình đào tạo
đa ngành, đa lĩnh vực từ: kinh tế, quản trị, luật, công nghệ đến thiết kế,
đáp ứng đa dạng nhu cầu của sinh viên.
● Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) là một trong những đại học
hàng đầu tại Việt Nam, với 49 năm hình thành và phát triển, UEH đã và
đang đóng góp đáng kể vào lĩnh vực giáo dục và nghiên cứu khoa học,
không chỉ trong nước mà còn trên trường quốc tế.
3. Mạng lưới quan hệ quốc tế:

Mạng lưới hợp tác quốc tế rộng khắp nơi với hơn 125 đối tác giáo dục quốc
tế đến từ các quốc gia lớn trên thế giới như: Hoa Kỳ, Pháp, Australia, New
Zealand, Hà Lan, Hàn Quốc, Singapore,… cung cấp cơ hội học tập và
nghiên cứu toàn cầu.

4. Đóng góp xã hội và uy tín:

● Danh hiệu và uy tín: UEH đã nhận được nhiều danh hiệu cao quý từ Chủ
tịch nước và Bộ Giáo dục & Đào tạo, cùng với việc xếp hạng cao trong
danh sách các trường đại học uy tín.
● Nhà trường đã đào tạo hàng trăm ngàn cán bộ, nhà kinh tế, nhà quản lý có
trình độ đại học và sau đại học cho cả nước; đảm bảo chất lượng, uy tín đã
và đang đảm nhận các vị trí quan trọng tại các cơ quan quản lý nhà nước;
các doanh nghiệp trong và ngoài nước; lãnh đạo, giảng viên các trường
đại học, cao đẳng,...

5. Tầm nhìn và sứ mệnh:

● Tầm nhìn 2030: UEH đặt mục tiêu trở thành Đại học đa ngành có danh
tiếng học thuật và bền vững trong khu vực Châu Á.
● Sứ mệnh: Nâng tầm tri thức, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hội
nhập và chuyển giao toàn cầu; tiên phong đổi mới, sáng tạo, phục vụ cộng
đồng.

6. Slogan và giá trị cốt lõi:

● Slogan: "Unbounded creativity. Empowered futures. Holistic values."


Tự hào với sáng tạo không giới hạn, tương lai được truyền sức mạnh và
giá trị toàn diện.
● Giá trị cốt lõi: UEH cam kết với chất lượng hàng đầu, sự sáng tạo không
ngừng, tự do học thuật, trách nhiệm xã hội và tôn trọng sự khác biệt.

7. Tình hình tài chính năm 2022


Hình 7: Cơ cấu nguồn thu các trường có doanh thu nghìn tỷ tại Việt Nam

Điều đáng chú ý là sự đa dạng từ nguồn thu của ĐH Kinh tế TP.HCM. Năm
2022, trong nguồn thu 1.443 tỉ đồng có hơn 363 tỉ đến từ hoạt động nghiên cứu -
chuyển giao. Đây là trường có nguồn thu từ nghiên cứu và chuyển giao cao nhất
trong 9 trường nghìn tỉ.

Mức đóng góp của nguồn này trong 5 năm qua liên tục tăng tại ĐH Kinh tế
TP.HCM. Từ chỗ chỉ có 8 tỉ đồng năm 2018 đã tăng lên hơn 363 tỉ đồng năm
2022. (TUOI TRE ONLINE, 08/11/2023)

III. LÝ DO NÊN CHỌN LÀO ĐỂ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG

Lào là quốc gia lân cận Việt Nam, gần gũi về địa lý, có nhiều điểm tương đồng
về văn hóa, cũng như có sự khăng khít trong hợp tác kinh tế giữa hai nước

Lào là điểm đến đầu tư tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đây là nhận
định của các đại biểu tại Diễn đàn thương mại và đầu tư Việt Nam – Lào do
UBND Tp. Hồ Chí Minh phối hợp Tổng Lạt không nh sự quán Cộng hòa Dân
chủ Nhân dân Lào tại Tp. Hồ Chí Minh tổ chức ngày 13/12. (Tạp chí Lào - Việt,
13/12/2022)

Lào là thị trường đầu tư ra nước ngoài lớn nhất trong số 79 quốc gia và vùng
lãnh thổ có vốn đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam (BAO DIEN TU VTV,
10/09/2023)
IV. Phân tích phương thức thâm nhập thị trường

1. Phương thức xâm nhập: Liên doanh

2. Lý do chọn: So sánh hai phương thức thâm nhập thị trường phù hợp nhất
với UEH

Liên doanh Công ty con (100%)

Ưu điểm - Tận dụng được những kiến thức của - UEH có toàn quyền kiểm soát,
đối tác địa phương tại lào về: Điều kiện quản lý hoạt động kinh doanh và
cạnh tranh tranh, văn hóa ngôn ngữ, hệ giảng dạy của mình mà không bị sự
thống chính trị,... (nhu cầu sinh viên,...) can thiệp của đối tác.

- Tiết kiệm chi phí và thời gian bằng - Không phải san sẻ lợi nhuận.
cách sử dụng các nguồn lực và công
nghệ của các trường đối tác

- Giảm thiểu rủi ro

Nhược điểm - Khi không thống nhất được về các - Công ty con phải đối mặt với sự
khoản đầu tư hoặc về việc chia lợi cạnh tranh khốc liệt từ các công ty
nhuận. Việc xảy ra mâu thuẫn và tranh trong và ngoài nước đã có kinh
chấp quyền sở hữu là điều khó tránh nghiệm và uy tín ở Lào.
khỏi.
- Công ty con cũng phải tuân theo
- Mỗi doanh nghiệp đều có một văn hoá các quy định và yêu cầu của Bộ
riêng. Khi hợp tác gặp phải rào cản về Giáo dục và Đào tạo Lào, bao gồm
ngôn ngữ, tư duy, văn hóa. việc được cấp giấy phép hoạt động,
bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và
- Gặp nhiều vấn đề pháp lý khi liên bảo hiểm lao động.
doanh các dự án về văn hóa.
- Công ty con phải chi trả chi phí
- Có thể gặp phải sự khác biệt về chất cao cho việc xây dựng cơ sở, đội
lượng giảng dạy, phương pháp đánh giá ngũ giảng viên, tìm hiểu thị trường.
và yêu cầu của các trường đối tác.
- Công ty con cũng phải chịu toàn
bộ rủi ro.

Liên doanh là một hướng đi nhanh và hiệu quả đồng thời hạn chế rủi ro cho
UEH trong thời gian đầu tấn công sang thị trường giáo dục Lào.

V. PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT


1. Điểm mạnh:

1.1. Vị thế của UEH

● Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh vào Top 301+ các đại học tốt
nhất châu Á. Và sự tăng hạng từ 601+ (2020) đến 301+ (2023) chỉ trong 3 năm
(Trường Đại Học Kinh tế TP. HCM)
● Ngày 4/10/2023, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh chính thức
nâng cấp mô hình quản trị thành “Đại học đa ngành, đa lĩnh vực”. (Trường Đại
Học Kinh tế TP. HCM)

Vị trí của UEH trên các Bảng xếp hạng trong nước và quốc tế:

● Top 860 Đại học thế giới về Bền vững theo QS World
University Ranking Sustainability 2024;
● Top 301+ trong BXH các Trường Đại học tốt nhất Châu Á
(Theo BXH QS châu Á) (2024);
● Top 301 - 400 Đại học đóng góp cho 17 mục tiêu phát triển bền
vững của Liên Hợp Quốc (Theo BXH THE Impact Ranking) (2023)
● Top 01 trong các trường kinh tế, kinh doanh và luật và Top 7
trường đại học tốt nhất Việt Nam (Theo BXH Webometrics)
(02/2023);
● Top 298 trong BXH quốc tế các cơ sở nghiên cứu (SCImago) khu
vực châu Á;
● Top 01 các Trường Đại học tốt nhất Việt Nam theo Bảng xếp
hạng U-Multirank (2022);
● Top 05 trường đại học công bố quốc tế uy tín nhiều nhất Việt Nam
(2020);
● Top 01 trường đại học công bố quốc tế uy tín nhiều nhất Việt
Nam trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh (2020);
● Top 25 đại học tốt nhất thế giới đóng góp cho sự phát triển nghề
nghiệp suốt đời (Theo BXH U-Multirank) (2016, 2017, 2018 2020);
● Top 10 trường đại học công bố quốc tế uy tín nhiều nhất Việt Nam
(2019);
● Top 100 Trường đào tạo Thạc sĩ tốt nhất thế giới (Theo BXH
Eduniversal) (2018);
● Top 1000 Trường đào tạo kinh doanh tốt nhất thế giới (Theo BXH
Eduniversal) từ năm 2014;
● Thành tích của UEH và các tổ chức chính trị - xã hội trực thuộc
UEH:
● Huân chương Độc lập hạng Nhất năm 2021
● Huân chương Độc lập hạng Nhì năm 2010
● Danh hiệu Anh hùng Lao động năm 2006
● Huân chương Độc lập hạng Ba năm 2001
● Huân chương Lao động hạng Ba năm 2000 về thành tích đền ơn
đáp nghĩa và công tác xã hội từ thiện
● Huân chương Lao động hạng Nhất năm 1996 (cho 2 trường cũ: Đại
học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh và Đại học Tài chính - Kế toán
TP.HCM)
● Huân chương Lao động hạng Nhì năm 1991 (cho 2 trường cũ: Đại
học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh và Đại học Tài chính - Kế toán
TP.HCM)
● Huân chương Lao động hạng Ba năm 1986 (cho 2 trường cũ: Đại
học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh và Đại học Tài chính - Kế toán
TP.HCM)
● Huân chương Độc lập hạng Ba năm 2011 cho Công đoàn trường
● Huân chương Lao động hạng Nhất năm 2006 cho Công đoàn
trường
● Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2001 cho Công đoàn trường
● Huân chương Lao động hạng Ba năm 1996 cho Công đoàn trường
● Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2003 cho Đoàn Thanh niên
trường
● Huân chương Lao động hạng Ba năm 1997 cho Đoàn Thanh niên
trường
● Huân chương Lao động hạng Ba năm 2006 cho Hội Sinh viên
trường
● Cờ thi đua Chính phủ năm 2011, đơn vị đã hoàn thành xuất sắc,
toàn diện nhiệm vụ công tác, dẫn đầu phong trào thi đua yêu nước
của ngành GD&ĐT năm học 2009-2010
● Cờ thi đua Chính phủ năm 2014, đơn vị đã hoàn thành xuất sắc toàn
diện nhiệm vụ công tác, dẫn đầu phong trào thi đua yêu nước năm
2013 của Bộ GD&ĐT
● Cờ thi đua Chính phủ năm 2016, đơn vị đã hoàn thành xuất sắc toàn
diện nhiệm vụ công tác, dẫn đầu phong trào thi đua yêu nước năm
2015 của Bộ GD&ĐT
● Cờ "Đơn vị Tiên tiến xuất sắc" của Bộ GD&ĐT, đơn vị đạt thành
tích xuất sắc tiêu biểu năm học 1999 - 2000
● Cờ thi đua của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong các năm 2008, 2010,
2013, 2014 và 2015 về thành tích đơn vị xuất sắc tiêu biểu
● Cờ thi đua Bộ Công an, đơn vị đã có thành tích trong phong trào
toàn dân bảo vệ an ninh quốc phòng năm 2013
● Cờ truyền thống của UBND TP. Hồ Chí Minh, đơn vị có thành tích
xuất sắc trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhân kỷ
niệm 25 năm thành lập (1976-2001), 30 năm thành lập (1976-
2006), 35 năm thành lập (1976-2011) và 40 năm thành lập (1976-
2016)
● Danh hiệu Điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước
ngành Giáo dục giai đoạn 2010-2015

Nhiều Bằng khen của Bộ GD&ĐT; Bộ Tài chính; Bộ Khoa học và Công nghệ;
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Thông tin và Truyền thông; UBND TP.
Hồ Chí Minh; các UBND tỉnh: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình
Thuận, Cần Thơ, Đồng Nai, Đồng Tháp, Lâm Đồng, Phú Yên, Quảng Ngãi,
Vĩnh Long cho đơn vị có thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy, nghiên
cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực …; hoạt động
vì sự tiến bộ phụ nữ, phong trào văn hóa, văn nghệ, ký túc xá sinh viên đạt
chuẩn văn hóa; công tác quân sự, an ninh quốc phòng, công tác sĩ quan biệt
phái…

● Thành tích của cá nhân và tập thể thuộc UEH:


● 03 cá nhân được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhì
● 20 cá nhân được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba
● 37 cá nhân và 11 tập thể được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
● 344 cá nhân và 98 tập thể được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo
● 46 cá nhân và 3 tập thể được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tài chính
● 02 cá nhân được tặng Bằng khen của Bộ Công an
● 06 cá nhân được tặng Bằng khen của Bộ Thông tin và Truyền thông
● 102 cá nhân và 15 tập thể được tặng Bằng khen của UBND TP. Hồ Chí
Minh

Ngoài ra, rất nhiều cá nhân của trường được trao tặng Huy chương và Kỷ niệm
chương: “Vì sự nghiệp giáo dục”, “Vì sự nghiệp Tài chính Việt Nam”, “Vì sự
nghiệp khoa học và công nghệ”, “Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức Công đoàn”,
“Vì thế hệ trẻ”, “Vì sự nghiệp ngành Tổ chức Nhà nước”, “Vì sự nghiệp báo chí
Việt Nam”, “Bảo vệ An ninh Tổ quốc” …; Huy hiệu thành phố Hồ Chí Minh;
Danh hiệu điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước ngành giáo dục.

1.2. Chất lượng giảng dạy

● Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) là trường đại học Việt
Nam đầu tiên xây dựng và áp dụng chương trình đào tạo tiên tiến quốc tế cho
toàn bộ chương trình đào tạo đại trà. (- Giảng dạy bằng tiếng Việt nhưng sử
dụng giáo trình quốc tế. Các giáo trình này sẽ được dịch có bản quyền sang
tiếng Việt cho năm 1 và 2 của bậc đại học, trong khi năm thứ 3 và 4 bậc đại học
và toàn bộ bậc cao học sẽ sử dụng trực tiếp giáo trình gốc (tiếng Anh) của các
nước như Hoa Kỳ, Anh Quốc, hay Australia, v.v…) (TUOI TRE ONLINE,
23/08/2017)
● Ngày 30/11/2022, Ủy ban Kiểm định và Chứng nhận FIBAA (FIBAA
Accreditation and Certicification Committee) đã thống nhất quyết định Công
nhận đạt chuẩn FIBAA cho tất cả 05 Chương trình đào tạo và cấp Cơ sở giáo
dục cho Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Chứng nhận đạt dấu chất
lượng FIBAA cấp cho Cơ sở giáo dục có giá trị từ ngày 30/11/2022 đến ngày
29/11/2028. Chứng nhận đạt dấu chất lượng FIBAA cấp cho Chương trình đào
tạo có giá trị từ ngày 30/11/2022 đến ngày 29/11/2027. Đặc biệt, UEH đã đạt
34/36 tiêu chí đánh giá cấp Cơ sở giáo dục với tỷ lệ 94,4%. Tính tới tháng
12/2022, UEH đã có 9 Chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn châu Âu do FIBAA
công nhận. Trường cũng là đơn vị giáo dục đại học đầu tiên trong cả nước
đạt kiểm định quốc tế cấp Cơ sở giáo dục của FIBAA.
Hình 8: Chứng nhận quốc tế FIBAA về kiểm định cơ sở giáo dục
Hình 9: Chứng nhận quốc tế FIBAA về kiểm định 9 chương trình đào tạo của
UEH
● UEH luôn tự hào sở hữu tài sản quý giá nhất đó là đội ngũ giảng viên giỏi
chuyên môn và tận tâm với nghề, được đào tạo đa ngành trong và ngoài nước.
Đội ngũ giảng viên: Hiện tại 12/2023, UEH có hơn 800 giảng viên. Trong đó, có
10 giáo sư, 66 phó giáo sư, 312 tiến sĩ, 352 thạc sĩ và 150 chuyên gia người
nước ngoài. Trường có 7 cá nhân là nhà giáo nhân dân và 35 nhà giáo ưu tú.
[link]

Hình 11: Các con số nổi bật tại UEH

● UEH không những có đội ngũ giảng viên chuyên môn, mà họ còn rất thân
thiện và tâm lý đối với sinh viên.

Giảng viên UEH luôn thể hiện thái độ quan tâm sinh viên, thể hiện sự nhiệt
tình và chu đáo trong giảng dạy, cung cấp đầy đủ, rõ ràng tất cả các thông tin
cho sinh viên nắm và hiểu về những nội dung trong quá trình học. Tạo môi
trường học tập thân thiện, cởi mở, nhẹ nhàng, không áp lực cho sinh viên để
sinh viên cảm thấy lớp học là nơi họ sẵn sàng thể hiện bản thân, thể hiện ý kiến
của mình, có thể giao tiếp hăng say với các bạn trong lớp học.

Sau mỗi môn học UEH cũng thường xuyên lấy ý kiến của sinh viên về phương
pháp giảng dạy, nội dung bài học, đánh giá kết quả học tập, nhằm hoàn thiện
và nâng cao chất lượng đào tạo. Một thực tế cho thấy, việc lấy ý kiến của sinh
viên không những giúp cho giảng viên nhận thức được những mặt còn tồn tại
trong phương pháp giảng dạy mà còn giúp cho giảng viên củng cố, hoàn thiện
mình trong sự đối chiếu với nhận thức của sinh viên.

Giảng viên UEH cũng tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa, văn nghệ, thể
thao, tình nguyện, cộng đồng cùng với sinh viên, nhằm tạo sự gắn kết, đoàn kết
và tạo dựng một môi trường học tập và sinh hoạt đầy sức sống và năng động.
Có thể thấy rằng giảng viên UEH là những người thân thiện, tận tâm, chuyên
nghiệp và có trách nhiệm cao với công việc và sinh viên. Họ luôn nỗ lực để tạo
ra một môi trường học tập tốt nhất cho sinh viên, đồng thời cũng là những
người bạn, người đồng hành, người cố vấn và người hướng dẫn cho sinh viên
trong quá trình học tập và phát triển bản thân

Hình 12: Đội ngũ giảng viên thân thiện tại UEH

1.3. Cơ sở vật chất

Đến hiện tại, UEH đã đưa vào hoạt động 14 cơ sở học tập và nghiên cứu của
Nhà trường và 02 KTX phân bố tại các khu vực trung tâm và tiện lợi tại
TP.HCM, cũng như cơ sở học tập, nghiên cứu và nội trú tại Phân hiệu Vĩnh
Long, thuận tiện cho việc di chuyển cũng như sở hữu diện tích học tập thoải
mái, tạo điều kiện tối đa cho nhu cầu nghiên cứu, thực hành, sinh hoạt thể thao
của sinh viên UEH. Cụ thể:

● Cơ sở chính:

Cơ sở A: 59C Nguyễn Ðình Chiểu, phường 6, quận 3, TP. Hồ Chí Minh

● Cơ sở dạy và học:
Cơ sở B: 279 Nguyễn Tri Phương, phường 5, quận 10, TP. Hồ Chí Minh Cơ sở
C: 91 đường 3/2, phường 11, quận 10, TP. Hồ Chí Minh

Cơ sở D: 196 Trần Quang Khải, phường Tân Định, quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Cơ sở E: 54 Nguyễn Văn Thủ, phường Đa Kao, quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Cơ sở H: 1A Hoàng Diệu, phường 10, quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh

Cơ sở I: 17 Phạm Ngọc Thạch, phường 6, quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Cơ sở N: Khu chức năng số 15, Đô Thị mới Nam thành phố, Xã Phong Phú,
huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh

● Phân hiệu tại Vĩnh Long

Cơ sở 1: 1B Nguyễn Trung Trực, Phường 8, TP. Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long

Cơ sở 2: Xã Phước Hậu, Huyện Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long

● Phân hiệu tại Nha Trang

Cơ sở Nha Trang: Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa

● UEH Hotel – Viện Đổi mới sáng tạo – Viện Đô thị thông minh và
quản lý

Cơ sở 232/6 Võ Thị Sáu, phường 7, quận 3, TP. Hồ Chí Minh

● Trung tâm thể dục thể thao

Cơ sở 144 đường Phạm Đức Sơn, phường 16, quận 8, TP. Hồ Chí Minh

● Ký túc xá

KTX 135 Trần Hưng Đạo, phường Cầu Ông Lãnh, quận 1, TP. Hồ Chí Minh
KTX 43 – 45 Nguyễn Chí Thanh, phường 9, quận 5, TP. Hồ Chí Minh

KTX Phân hiệu Vĩnh Long: Số 1B Nguyễn Trung Trực, phường 8, Thành phố
Vĩnh Long

Ngoài ra, tại các cơ sở UEH đều trang bị các thiết bị hiện đại phục vụ cho việc
giảng dạy và học tập gồm có 334+ phòng học đều được trang bị hệ thống máy
chiếu, micro không dây, điều hòa, hệ thống chiếu sáng hiện đại; 2 hội trường
lớn; 2 thư viện thông minh; 20 phòng họp và hội thảo lớn; 8 trung tâm nghiên
cứu, thí nghiệm và luyện tập. Nhà trường luôn không ngừng cải thiện cơ sở vật
chất bằng việc sơn sửa lại phòng học, đầu tư thêm các trang thiết bị cũ để mang
đến cho sinh viên môi trường học tập và nghiên cứu tốt hơn.


Cơ sở
sở N
A
Cơ sở A
Cơ sở D

Cơ sở E Cơ sở C
Cơ sở H

Cơ sở N Cơ sở B
Cơ sở I
Cơ sở H

UEH Phân hiệu


Vĩnh Long

UEH cơ sở đào
tạo – nghiên cứu
tại Nha Trang

Hình 13: Các cơ sở học tập tại UEH

1.4. Môi trường học tập

"I am who I choose to be" - Tự do lựa chọn trở thành người bạn mong muốn tại
UEH
UEH tích cực hỗ trợ người học trong môi trường hòa nhập đa văn hóa, trở thành
công dân toàn cầu: (Trường Đại Học Kinh tế TP. HCM)

+ Tích cực xây dựng các hoạt động hỗ trợ người học hòa nhập đa văn hóa.
UEH đón nhận khác biệt ngôn ngữ và văn hoá – Tạo cơ hội học tập và làm việc
hiệu quả
+ Các chương trình trao đổi, giao lưu đa văn hóa quốc tế: Môi trường đa
văn hoá được cho là có nhiều tác động tích cực lên sinh viên UEH, giúp các
bạn tăng khả năng hình thành tư duy toàn cầu. UEH thường xuyên đón nhiều
đoàn sinh viên nước ngoài đến giao lưu học tập/trao đổi văn hóa ngắn hạn và
dài hạn với các trường bạn từ nhiều quốc gia khác nhau, như: Pháp, Mỹ, Hà
Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, ... nhằm giúp sinh viên UEH hòa nhập và
hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa các nước thông qua nhiều hoạt
động như trao đổi văn hóa (cultural exchange), chương trình kết nối văn hóa
(Cultural Connection) trong khuôn khổ hoạt động của UEH English Zone…
+ Sinh viên được tạo cơ hội tiếp xúc với môi trường đa văn hóa trong môi
trường doanh nghiệp: Nhận thấy, hòa nhập văn hóa của các công ty đa quốc gia
là hoạt động vô cùng cần thiết, UEH tổ chức các hoạt động hòa nhập văn hóa
doanh nghiệp thường niên dành cho người học thông qua các chương trình đa
dạng như: Các hoạt động Career Talk, Management Trainee, các hội thảo và
các lớp kỹ năng mềm nâng cao...Các hoạt động kết nối với doanh nghiệp, các
hội thảo và đào tạo kỹ năng mềm đã giúp các bạn sinh viên có cơ hội được tiếp
xúc với môi trường làm việc đa văn hóa đến từ các doanh nghiệp khác nhau.
Đồng thời, các bạn được hiểu rõ hơn về khái niệm “Đa dạng & Hội nhập”, về
tầm quan trọng của việc thích ứng trong văn hóa của một doanh nghiệp. Từ đó,
các bạn sẽ tự rèn luyện thêm khả năng tư duy, phân tích, suy luận đa chiều để tự
tin bước ra môi trường doanh nghiệp sau khi tốt nghiệp tại UEH.

1.5. Chất lượng sinh viên

Tỉ lệ sinh viên UEH ra trường có việc làm tất cả các ngành trên 90%
Hình 14: Tỷ lệ SVTN có việc làm tại/ tổng số SV phản hồi tại UEH (QACD,
09/09/2022)

Nhiều cựu sinh viên UEH đảm nhận các chức vụ cao ( Trường Đại Học Kinh tế
TP. HCM)
Hình 15: Ban điều hành mạng lưới cựu sinh viên UEH

1.6. Số lượng khách hàng “đặc biệt”


Một doanh nghiệp thành công thì cần có khách hàng. Đại học thành công thì cần
sinh viên. Sinh viên là khách hàng đặc biệt của các trường đại học. Hiện nay,
UEH là đại học có số lượng đông đảo các học sinh muốn vào học, trang các diễn
đàn mạng xã hội như Facebook, Tiktok,... có thể thấy trend Giấc mơ UEH rất
phổ biến và thịnh hành nhất là dịp hè sắp đến kỳ thi THPTQG.

Hình 16: Tập hợp các video về trend “Giấc mơ UEH” trên Tiktok

1.7. Có kinh nghiệm khi liên kết với các đại học quốc tế

UEH ngoài 3 trường thành viên, phân hiệu Vĩnh Long và phân hiệu Nha Trang
(đang xây dựng) thì còn có viện ISB.

Viện ISB, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh được thành lập với mục tiêu mang
lại một môi trường giáo dục hiện đại, năng động theo chuẩn quốc tế, với chương
trình đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh ở bậc đại học và sau đại học, cùng đội
ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao. Sinh viên có thể theo học và lấy
bằng từ các trường đại học uy tín trên thế giới liên kết với ISB như Trường Đại
học Western Sydney (Úc), Trường Đại học Quebec at Montreal (Canada),
Trường Đại học Macquarie (Úc), Trường Đại học Massey (New Zealand),
Trường Đại học Dalhousie (Canada) và nhiều đối tác uy tín khác.

1.8. UEH kết nối với nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước (Cổng thông
tin việc làm - Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh)
Hình 17: Số lượng đơn vị hợp tác với UEH

(Trường Đại Học Kinh tế TP.HCM)

Ngoài ra, UEH đã tạo trang web https://vieclam.ueh.edu.vn/ cầu nối cho doanh
nghiệp và sinh viên.

Hình 18: Những doanh nghiệp nổi bật hợp tác với UEH

Tại đây, doanh nghiệp có thể đăng thông tin tuyển sinh và sinh viên có thể tìm
những công việc phù hợp với năng lực, các công việc được chia theo nhóm
ngành, kinh nghiệm, vị trí,... tiện lợi cho sinh viên trong quá trình tìm kiếm.
Hình 19: Hình ảnh trang web https://vieclam.ueh.edu.vn/

2. Điểm yếu

Học phí cao: với trung bình một năm khoảng 35 triệu (K49)

Học phần Đại Trà: 940k/ tín chỉ

Tuy có nguồn nhân lực chất lượng cao nhưng tỉ lệ sinh viên/1 giảng viên còn
cao so với các nước có nền giáo dục Đại học tiên tiến, chưa đảm bảo cho tất cả
sinh viên có thể tiếp cận và trao đổi về bài giảng.
3. Cơ hội

3.1. Kinh tế – Chính Trị

● Lào có nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa giống với Việt
Nam tạo điều kiện thuận lợi để giảng dạy các ngành kinh tế từ UEH.
(Wikipedia)

● Lào là nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa độc đảng giống với Việt Nam.
Thuận lợi hơn trong việc xin cấp phép xây dựng thêm phân hiệu UEH tại Lào.
(Wikipedia)

● Mối quan hệ hữu nghị Việt – Lào là biểu tượng của tình hữu nghị đặc biệt
trên thế giới. (QDND)

● Lào mở rộng hợp tác giáo dục với nước ngoài (Tạp chí Lào - Việt,
12/10/2023)

3.2. Văn Hóa – Xã Hội

Tổng quan về thị trường giáo dục Lào và mối quan hệ với Việt Nam

● Chính phủ Lào đang dần nâng cao hệ thống giáo dục và nhận được sự hỗ
trợ từ Ngân hàng Thế giới. (World Bank, 03/09/2021)

Tổ chức Cứu trợ Trẻ em (Save the Children) đã rót 8 triệu USD cho Chương
trình Nâng cao chất lượng học tập cho trẻ em ở Lào; kết quả, giúp 3.000 trẻ em
được đi học Tiểu học vào năm 2012. Năm 2021, Ngân hàng Thế giới (WB)- với
sự hỗ trợ của các quốc gia khác, công bố khoản tài trợ 47 triệu USD nhằm “cải
thiện hiệu suất giáo dục mầm non và Tiểu học, cũng như tăng cường hệ thống
giáo dục trên toàn quốc”.

● Lợi thế về nguồn cung sinh viên khi có hơn 50000 gia đình kiều bào Việt
đang sinh sống tại Lào, đa phần là tầng lớp trung lưu, kinh doanh. (link)
● Chính phủ Việt Nam và Lào đã và đang hợp tác trong vấn đề giáo dục từ
năm 2011 đến nay. (lyluanchinhtrivatruyenthong.vn)

Đào tạo tiếng Việt cho sinh viên, học viên Lào

Từ năm 2011 đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cử 156 giáo viên Việt Nam
sang giảng dạy tiếng Việt tại Lào, trung bình mỗi năm duy trì khoảng 30 giáo
viên Việt Nam tại Lào. (lyluanchinhtrivatruyenthong.vn)
Cái nôi bồi dưỡng cán bộ cho Lào

Từ năm 2011 đến 9/2023, Việt Nam đã tổ chức 34 khóa bồi dưỡng, tập huấn
ngắn hạn cho 826 cán bộ, giáo viên, sinh viên Lào từ 2 đến 9 tháng. Các nội
dung bồi dưỡng bao gồm: phương pháp giảng dạy tiếng Việt cho giáo viên dạy
tiếng Việt của Lào; tập huấn nâng cao trình độ về phương pháp giảng dạy cho
giáo viên dạy toán và dạy vật lý của Lào; bồi dưỡng chuyên sâu cho giáo viên
mầm non của Lào; tập huấn nâng cao trình độ tiếng Việt và phiên dịch cho các
cán bộ của bộ, ban, ngành của Lào…

Bên cạnh các khóa bồi dưỡng ngắn hạn thực hiện hàng năm, Việt Nam đã triển
khai 2 dự án tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục của Lào.
Về tổng thể, từ năm 2011 đến nay, Việt Nam đã triển khai đào tạo, bồi dưỡng
cho 1.196 cán bộ, giáo viên, sinh viên Lào thông qua 44 đợt/khóa tập huấn.
(lyluanchinhtrivatruyenthong.vn)

Trao đổi sinh viên

Từ năm 2011 đến năm 2015, số lượng học viên Lào được tiếp nhận mới tại Việt
Nam theo diện Hiệp định tăng liên tục từ 696 người năm 2011 lên 1.200 người
năm 2016, đạt và vượt chỉ tiêu đặt ra theo các thỏa thuận đã ký giữa hai nước.
(lyluanchinhtrivatruyenthong.vn)

Hợp tác xây dựng cơ sở hạ tầng giáo dục

Bằng nguồn vốn của Chính phủ Việt Nam viện trợ cho Lào giai đoạn 2011-
2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đầu tư xây dựng và hoàn thành 7 dự án
công trình trường học như: Khoa tiếng Việt Trường Đại học Champasak và
Trường Đại học Souphanouvong năm 2018; Xây dựng giai đoạn 2 Trường
PTTH Hữu nghị Lào - Việt, thủ đô Viêng Chăn năm 2018 và trường PTTH Hữu
nghị Lào - Việt tỉnh Savanakhet năm 2019… (lyluanchinhtrivatruyenthong.vn)
Hình 20: Khoa tiếng Việt Trường Đại học Champasak

Một số cơ hội khác

Lào chưa có đại học được vươn tầm thế giới: Đại học Quốc gia là trường tốt
nhất tại Lào, xếp thứ 4.533 thế giới (Tạp chí Lào - Việt, 30/06/2020)

Lào có các trường THPT quốc tế: Đại học UEH với chương trình dạy tiếng Việt
và Tiếng Anh thì việc tuyển dụng các sinh viên thông thạo 2 ngôn ngữ này là
điều rất quan trọng.
Hình 21: Trường quốc tế Vientiane (VIS)

+ Trường quốc tế Vientiane (VIS): Mức học phí năm 2022-2023 của VIS
gồm những năm đầu đời (3 & 4 tuổi): $10,700; Dự bị Tiểu học 1 và 2: $14,900;
Tiểu học – Lớp 1 đến lớp 5: $19,200; Trung học – Lớp 6-8: $22,100; và Lớp 9-
12: $24,660. Năm 2022, VIS cho biết 100% học sinh của trường đã đạt được nó
với điểm trung bình cao hơn mức trung bình trên toàn thế giới. Học sinh của
trường được tiếp cận các môn nghệ thuật, khoa học, toán học và tiếp thu ngôn
ngữ, đồng thời được tiếp xúc với nhiều cơ hội học tập khác nhau. Chương trình
tiếng mẹ đẻ của VIS hỗ trợ phát triển và duy trì 9 ngôn ngữ, trong khi chương
trình ngoại khóa bao gồm thể thao, nghiên cứu văn hóa, nghệ thuật và dịch vụ.
(Tạp chí Lào - Việt, 28/02/2023)
Hình 21:Trường song ngữ Lào-Việt Nam Nguyễn Du

+ Trường song ngữ Lào-Việt Nam Nguyễn Du:Trường song ngữ Lào-Việt
Nam Nguyễn Du có 30 lớp học từ bậc mầm non đến hết bậc Trung học phổ
thông, với trên 1.000 học sinh và 66 cán bộ, giảng viên.Trong năm học 2021-
2022, nhà trường đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ như: tỷ lệ học
sinh lên lớp đạt 98,79%; tỷ lệ học sinh giỏi đạt 15,36%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp
cuối cấp khối tiểu học, trung học cơ sở, Trung học phổ thông đạt 100%. (Tạp chí
Lào - Việt, 13/09/2022)

Hiện nay có hơn 14.000 sinh viên Lào học tại Việt Nam trong năm 2022. Điều
này cho thấy học sinh tại lào có mong muốn học tập tại Đại học Việt Nam (Tạp
chí Lào - Việt, 01/03/2023)

Việt Nam - Lào đã nhất trí tăng cường kết nối giữa hai bên kinh tế, cả về hạ tầng
cứng và hạ tầng mềm, nhất là thông qua thúc đẩy triển khai các dự án giao thông
đường bộ, đường sắt, hàng không bên cạnh kết nối viễn thông, năng lượng, dịch
vụ tài chính, ngân hàng… nhằm mở rộng không gian hợp tác và phát triển giữa
hai nước. (Tạp chí Lào - Việt, 14/11/2023)

Mức độ hấp dẫn của kỳ thi vào Đại học Quốc gia Lào có xu hướng giảm. Sự mở
rộng quan hệ hợp tác với khu vực và cộng đồng quốc tế nên học sinh hết bậc
trung học phổ thông có thể dễ dàng đi du học, kể cả các nước láng giềng, các
nước trong khu vực và quốc tế. Trong đó hằng năm hơn 3000 sinh viên du
học tại Việt Nam. (Tạp chí Lào - Việt, 13/08/2023)

+ Số lượng thí sinh tham gia dự thi vào Đại học Quốc gia Lào các năm học
gần đây có xu hướng giảm rõ rệt. Cụ thể, năm học 2020-2021, có hơn 16.700 thí
sinh đăng ký dự thi trực tuyến nhưng có hơn 14.000 người đến dự thi thực tế,
trong đó mà trường có kế hoạch tuyển sinh hơn 9.000 sinh viên trên tất cả các
chuyên ngành đào tạo; năm học 2021-2022 có tổng số 6.625 thí sinh dự thi thực
tế trên tổng số hơn 9.000 thí sinh đăng ký dự thi; năm học 2022-2023 vừa qua
đã có 11.976 thí sinh đăng ký dự thi nhưng có 10.103 người đến nhận thẻ dự thi
hoặc dự thi thật, trong đó trường dự kiến tiếp nhận tổng số 6.990 sinh viên trên
tất cả các chuyên ngành (5.150 cử nhân, 1.480 cử nhân liên thông, 210 khóa học
quốc tế + khóa học giáo viên tiếng Trung Quốc, 150 sinh viên đại học).
+ Năm học 2023-2024, dự kiến tổ chức vào ngày 12/8/2023, có 7.363 học
sinh đăng ký dự thi tuyển sinh THPT, trong đó dự kiến tiếp nhận 6.688 sinh viên
(5.203 cử nhân, 1.395 cử nhân liên thông và 90 cử nhân hệ đại học).

4. Thách thức

4.1. Kinh tế - Chính trị

● Lào có GDP/đầu người thấp hơn ½ so với Việt Nam. (Kênh thông tin kinh
tế - tài chính Việt Nam, 12/01/2023)

Điều này gây khó khăn trong việc xây dựng cơ sở vật chất, dự trù doanh thu và
học phí. Phải hạ mức học phí cho Phân hiệu UEH Lào sẽ ảnh hưởng tiêu cực
đến chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất của trường.

● Nguồn nhân lực chất lượng cao còn hạn chế: Nguồn nhân lực chất lượng
cao ở Lào còn hạn chế, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục. Điều này gây khó
khăn cho các doanh nghiệp giáo dục quốc tế trong việc tuyển dụng và đào tạo
đội ngũ giảng viên, nhân viên.
Theo số liệu của Bộ Giáo dục và Thể thao Lào, tính đến năm 2023, Lào có
tổng cộng 9.422 giảng viên đại học, trong đó có 1.228 thạc sĩ và 69 tiến sĩ. Với
số lượng thạc sĩ và tiến sĩ dù đã tăng nhưng vẫn có phần hạn chế. Điều này dẫn
đến việc phải thuê thêm các tiến sĩ thạc sĩ nước ngoài đủ điều kiện giảng dạy
làm tăng chi phí đầu tư.
● Cạnh tranh gay gắt: Lào là một nước đang phát triển với tốc độ đô thị hóa
nhanh chóng. Điều này dẫn đến sự gia tăng nhu cầu về giáo dục, tạo ra sự cạnh
tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp giáo dục, cả trong nước và quốc tế.
Điều này dẫn tới việc cạnh tranh với các đại học quốc tế thuộc các cường quốc
về giáo dục như:
- Đại học Quốc tế Thái Lan (TIU) tại thành phố Luang Prabang
- Đại học Quốc tế Hoa Kỳ (UIU) tại thành phố Pakse
● Hạ tầng cơ sở chưa đồng bộ: Cơ sở hạ tầng giáo dục ở Lào còn nhiều
thiếu thốn, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, miền núi. Điều này gây khó khăn
cho các doanh nghiệp giáo dục quốc tế trong việc xây dựng cơ sở vật chất, trang
thiết bị giảng dạy.
Cần rất nhiều chi phí khi xây dựng cơ sở vật chất ở một trường đại học và khi
tiếp cận thị trường Lào thì doanh nghiệp giáo dục sẽ phải đầu tư từ con số
không.

4.2. Văn hóa – Xã hội

● Tỷ lệ bỏ học cao: (Laos)

Hệ thống giáo dục của Lào có số lượng học sinh bỏ học cao, đặc biệt là ở cấp
học thấp hơn. Điều này có nghĩa là rất ít người đạt được trình độ trung học phổ
thông. Chỉ có 81,9% trẻ em hoàn thành bậc tiểu học, trong đó 15% tiếp tục học
trung học cơ sở và chỉ 3% học tiếp lên trung học phổ thông.

● Khác biệt về phong tục, tập quán: (Wikipedia)

Lào có tới 98,1% dân số theo đạo, ngược lại thì Việt Nam chỉ vỏn vẹn có 27%.
Điều này sẽ gây khó khăn cho giảng viên UEH khi giảng dạy tại Lào.

● Sự phân biệt giới tính ở Lào rất rõ rệt: (The Borgen Project, 13/04/2023)

Số lượng trẻ nam đăng ký học cao hơn so với trẻ nữ. Một số gia đình mong
muốn con gái gánh vác gánh nặng chăm sóc và làm việc nhà. Do đó, giáo dục
nữ không được ưu tiên.

Trong khi đó, sinh viên UEH đa phần là nữ giới, điều này tạo ra sự khác biệt
trong cơ cấu tổ chức các hoạt động của trường.

● Rào cản lớn nhất là ngôn ngữ:


Các loại sách, giáo trình sẽ phải dịch sang 2 ngôn ngữ Anh – Lào để tiếp cận
gần hơn với người lào. Đồng thời, giảng viên UEH cần được đào tạo thêm tiếng
Lào để thuận tiện trong việc giảng dạy. Những điều này sẽ tiêu tốn rất nhiều thời
gian và ngân sách.

V. CÁC CHIẾN LƯỢC

1. Chiến lược kinh doanh


- Thị trường giáo dục hiện tại của Lào

Tự chủ đại học


Thách thức đầu tiên đối với giáo dục đại học ở Lào liên quan nhiều hơn đến vấn
đề quyền tự chủ thể chế, ngay cả những thay đổi khiêm tốn trong chương trình
đào tạo cũng phải được Bộ Giáo dục và Thể thao chấp thuận.Tình trạng các
trường đại học công lập thiếu quyền tự chủ thể chế gây ra những hậu quả rõ ràng
ở Lào. Dẫn đến, trong các trường công lập vẫn tồn tại văn hóa tránh né trách
nhiệm ra quyết định.
Ngược lại, khu vực giáo dục đại học tư thục hoạt động độc lập hơn, ít chịu sự
kiểm soát của nhà nước. Phần lớn các cơ sở giáo dục tư thục định hướng vì lợi
nhuận và thuộc sở hữu của các cá nhân hoặc gia đình giàu có. Cơ cấu quản trị
thường là công ty, nhưng các ưu tiên chiến lược của các trường này chủ yếu do
chủ sở hữu quyết định.

Nguồn lực
Thách thức thứ hai đối với giáo dục đại học tại Lào liên quan đến sự thiếu thốn
nguồn lực. Lào là những quốc gia có thu nhập thấp, vì thế ngân sách dành cho
giáo dục đại học công chắc chắn bị giới hạn. Tuy nhiên, những hạn chế về ngân
sách nghiêm trọng đến mức việc nâng cấp chất lượng phòng học, thư viện, mạng
công nghệ thông tin và phòng thí nghiệm nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục đại
học công lập chỉ được tiến hành như những sự việc ngoại lệ hơn là định kỳ. Mục
tiêu tăng nguồn lực cho các cơ sở giáo dục đại học công lập được coi là khó đạt
được.

Chất lượng
Lào có chính sách duy trì chặt chẽ mức trần học phí tại các cơ sở giáo dục
đại học công lập. Lý do đưa ra để bảo vệ chính sách này là giáo dục đại học
công phải phù hợp tầng lớp trẻ có hoàn cảnh khó khăn. Nhiều sinh viên trong số
này được coi là xuất thân từ những gia đình khá giả có khả năng trả học phí cao
hơn, nhưng quan điểm này thường xuyên bị chính phủ phủ nhận. Từ đó thể thấy,
nguồn thu từ học phí không đủ cho giáo dục tại Lào không đủ dẫn đến chất
lượng giáo dục khó cải thiện.

Các giảng viên đại học ở cả hai nước đều có trình độ học vấn thấp hơn tiêu
chuẩn quốc tế. (Lào có chưa đến 5% giảng viên có trình độ tiến sĩ). Kỹ năng
giảng dạy cũng không được huấn luyện tốt, và có rất ít hoặc không có những hỗ
trợ chuyên môn để cải tiến giảng dạy. Các giảng viên tại các trường đại học
công lập đều được kỳ vọng là sẽ tham gia nghiên cứu. Tuy nhiên, năng suất
nghiên cứu tại các trường công vẫn không đáng kể, chủ yếu bởi vì các giảng
viên không có kỹ năng cũng như nguồn lực để tham gia vào các dự án nghiên
cứu quan trọng. Ngoài ra, nhiều người trong số họ chọn cách bổ sung cho mức
lương ít ỏi của mình bằng việc nhận thêm nhiệm vụ giảng dạy.

Học phí tại các trường tư thục cao hơn gấp nhiều lần so với học phí của các
trường công. Tuy nhiên, chương trình đào tạo trong các trường tư thục
thường giống như chương trình trong các trường công lập. Hơn nữa, giảng
viên trong các trường tư thục cũng chính là các học giả thuộc đại học công,
những người “đi cày đêm” với mục đích tăng thu nhập. (FPT Education)

● Kết luận: Nhìn chung các Đại học tại Lào còn nhiều điểm yếu vậy nên để
có thể cạnh tranh hiệu quả trên thị trường giáo dục Lào, UEH cần lựa chọn một
số chiến lược kinh doanh phù hợp và chúng em chọn chiến lược khác biệt hóa
để giúp UEH tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các trường đại học khác, thu hút
được nhiều sinh viên Lào theo học. Khác biệt hóa về cả CHẤT LƯỢNG và
HỌC PHÍ. Việc khác biệt hóa này có thể đem lại những lợi ích cho UEH như:
Dễ dàng thu hút sinh viên hơn bởi không có lựa chọn thay thế. Xây dựng lòng
trung thành của khách hàng một cách vững chắc, giúp khách hàng bỏ qua những
yếu tố về giá cả. Nhưng để thực hiện được đòi hỏi UEH cũng cần có nguồn lực
xuất sắc và ngân sách lớn. (Cụ thể về sự khác biệt được thể hiện ở mục 3 và 4
phần VI)

2. Chiến lược kinh doanh toàn cầu

Phân tích môi trường giáo dục tại Lào:

Tiềm lực tài chính vững mạnh của UEH: UEH là một trong hai đại học công
lập có doanh thu trên 1.000 tỷ đồng/năm, xếp sau Đại học Bách khoa Hà Nội.
Học phí là nguồn thu chính của trường, chiếm 73,6% tổng thu năm 2021. Để
đảm bảo cân bằng tài chính, UEH đã nỗ lực để tăng các nguồn thu khác hàng
năm. UEH đã thực hiện nâng cấp cơ sở vật chất hiện đại gồm tổng cộng 10 cơ
sở dạy học và 2 KTX phân bố tại các khu vực trung tâm thành phố. Các trang
thiết bị được đầu tư, cải tiến theo tiêu chuẩn quốc tế từ phòng học, hệ sinh thái
nhà trường đến thư viện thông minh, trung tâm mô phỏng giảng dạy và nghiên
cứu, phòng lab, studio,... Bên cạnh đó, UEH còn kinh doanh khách sạn chuẩn 3
sao ngay trong khuôn viên trường tọa lạc tại trung tâm quận 3 dành cho khách
lưu trú trong nước và quốc tế đến thăm, làm việc và nghiên cứu tại trường.
Khách sạn được đặt trong khuôn viên “đổi mới sáng tạo” có diện tích 500m2
với 35 phòng đã đi vào hoạt động từ tháng 6/2020 (Kênh thông tin Kinh tế, Tài
Chính Việt Nam, 01/06/2023)

Những thay đổi từ môi trường học tập và nghiên cứu của UEH: UEH đã
đầu tư mạnh mẽ vào hệ thống thư viện, cung cấp cho sinh viên hàng chục nghìn
giáo trình điện tử, các nghiên cứu quốc tế và hệ thống trung tâm dữ liệu dành
cho học tập, nghiên cứu. UEH cũng luôn dẫn đầu về nghiên cứu khoa học dành
cho sinh viên, với mức đầu tư tăng thêm mỗi năm. Ngoài việc hướng đến
nghiên cứu hàn lâm cho sinh viên giỏi, UEH còn chú trọng trang thiết bị kiến
thức mang tính kỹ năng cho đại bộ phận sinh viên nhằm đáp ứng sự đa dạng và
linh hoạt của xã hội hiện đại. Giảng viên đã hoàn thành việc chuyển đổi sang
một hệ thống giáo trình và nội dung các môn học mới, tương thích hoàn toàn
với các chương trình đào tạo của các trường đại học hàng đầu thế giới. Sự
chuyển đổi này kết hợp với ứng dụng công nghệ thông tin, giúp giảng viên UEH
thay đổi phương pháp giảng dạy, tạo ra những sản phẩm tương lai không chỉ có
kiến thức, kỹ năng chuẩn mực toàn cầu, mà còn có khả năng sáng tạo và thích
ứng với sự biến đổi của thế giới. (Trường Đại Học Kinh tế TP. HCM)

UEH tái cấu trúc thành Đại học đa ngành: Với xu thế hiện nay, trường đơn
ngành sẽ không còn phù hợp, không đảm bảo phát triển bền vững trong tương
lai. UEH phát triển đa ngành sẽ phát huy ưu thế về đào tạo, nghiên cứu và phục
vụ xã hội trong bối cảnh hiện nay khi hầu hết các dự án nghiên cứu lớn đều
mang tính đa ngành. Hơn thế nữa, việc tái cấu trúc sẽ tạo điều kiện cho UEH
khi tham gia các bảng xếp hạng, các hoạt động hợp tác quốc tế với các đại học
trên thế giới, nhằm phục vụ cho tầm ảnh hưởng trực tiếp đến xã hội và xây dựng
danh tiếng đẳng cấp khu vực và thế giới (Trường Đại Học Kinh tế TP. HCM)

● Kết luận: Nhờ có tiềm lực tài chính vững mạnh, hoạt động đầu tư mạnh
tay cho cơ sở vật chất và trang thiết bị học tập cũng như vị thế, chiến lược và
danh tiếng của UEH, chúng em tin rằng chiến lược quốc tế sẽ là một bước đi
phù hợp cho UEH khi xâm nhập qua thị trường Lào. Bên cạnh đó UEH còn có
khả năng tạo ra sự khác biệt về kỹ năng, chất lượng và học phí mà đối thủ nội
địa khó đáp ứng được.

VI. KIẾN NGHỊ ĐỂ UEH ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KDQT

1. Đại học liên doanh với UEH

1.1. Chọn đại học

Đại học Quốc gia Lào (MSC)

1.2. Lý do chọn

- Quá trình phát triển của ĐHQG Lào

Đại học Quốc gia được viết tắt là: (MSC) là trường đại học chính thức đầu tiên
trong lịch sử nước Lào, MSC được thành lập ngày 5 tháng 11 năm 1996 theo
Nghị định số 50/Ny của Thủ tướng Chính phủ ngày 9 tháng 6 năm 1995 bởi tập
hợp các cơ sở giáo dục đại học trước đây thuộc nhiều bộ vào MSC.

Từ ngày thành lập đến nay đã trải qua một thời kỳ phát triển như sau:

- Trong năm học 2000-2009, có sự nâng cao về vai trò, phân chia các ngành
học để phù hợp với chuyên môn cụ thể bằng việc phát triển từ 8 khoa lên 11
khoa, cụ thể: Khoa Ngôn ngữ - Văn học và Nhân văn được tách thành 2 khoa ,
cụ thể là: Khoa Văn thư và Khoa Khoa học xã hội theo Nghị định của Thủ tướng
CHDCND Lào số 50/Nya ngày 9 tháng 6 năm 2000.

- Năm 2006, Khoa Kỹ thuật và Kiến trúc được tách thành 2 khoa, Khoa
Kiến trúc được tách ra, thành lập như một khoa độc lập theo bậc 10 của Đại học
Quốc gia với tên gọi “Khoa Kiến trúc”.
- Năm 2009, “Trung tâm Giáo dục Môi trường và Phát triển” thành lập năm
2004 được thăng cấp “Khoa” và trở thành Khoa 11 của Trường với tên gọi
“Khoa Khoa học Môi trường”.

- Năm 2016, số khoa của Trường tăng từ 11 lên 12. Khoa mới được thành
lập là “Khoa Thủy lợi” tách ra từ Khoa Kỹ thuật.

- Trong năm học 2016 - 2021 số khoa tăng từ 12 lên 13 khoa, cụ thể là:
Khoa Khoa học Thể thao và Giáo dục Thể chất

- Danh tiếng

Đại học Quốc gia Lào là đại học quốc gia duy nhất của Lào và là đại học đứng
đầu tại Lào, xếp thứ 4.533 thế giới.

- Vị trí

Đại học Quốc gia Lào (NUOL) là một trường đại học ở Viêng Chăn, thủ đô Lào.
Viêng chăn là trung tâm chính trị và kinh tế của Lào, giá trị sản phẩm GDP của
thành phố chiếm gần 30% GDP cả nước, đồng thời khả năng thu ngân sách cũng
tương đương một nửa tổng thu trên toàn quốc. (Tạp chí Lào - Việt, 29/11/2023)

Ngoài ra, TP Hồ Chí Minh và Thủ đô Vientiane (Lào) tăng cường hợp tác
trên nhiều lĩnh vực. Chiều 11/12/2023, Đoàn lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh
do ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố dẫn
đầu đã có buổi hội đàm với Đoàn đại biểu cấp cao Thủ đô Vientiane (Lào), do
ông Anouphap Tounalom, Bí thư Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào,
Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thủ đô Vientiane dẫn đầu.
Hình 22: Quang cảnh buổi hội đàm

Tại đây, Ông Nguyễn Văn Nên khẳng định, lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh
luôn quan tâm chỉ đạo các cơ quan tích cực tăng cường các hoạt động hợp tác
giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp
hai địa phương tìm kiếm cơ hội phát triển, xúc tiến thương mại, đưa sản
phẩm hai bên tiếp cận lẫn nhau và mang lại lợi ích cho nhân dân hai thành
phố. Bên cạnh đó, Thành phố luôn quan tâm công tác hồi dưỡng thế hệ trẻ về
lịch sử quan hệ hữu nghị hai Đảng, hai nước đã được các thế hệ cha ông gây
dựng, vun đắp; đồng thời, Thành phố cũng luôn quan tâm tạo điều kiện, hỗ trợ
cán bộ, sinh viên Lào đang nghiên cứu học tập tại đây. Đây là cơ hội tuyệt vời
để UEH xâm nhập thị trường Lào. (Tạp chí Lào - Việt, 12/12/2023)

- Các chính sách liên kết của ĐHQG Lào

Hiện tại ĐHQG có liên kết với hơn 60 tổ chức, doanh nghiệp trong nước. Và
hơn 50 các viện nghiên cứu, đại học,... trên thế giới, đặc biệt là các đại học Việt
Nam . Tuy nhiên, chưa liên doanh với bất cứ đại học nào.

ĐHQG Lào là đại học “năng nổ” hợp tác với Việt Nam: Hợp tác với trường Đại
học Vinh, hợp tác với ĐHQG HCM, hợp tác với Đại học Huế (Cổng thông tin
đại học huế, The portal of Hue university), (Your Site NAME Goes HERE,
05/10/2022), (Alternate Text), (Trang tin Điện tử Đảng bộ thành phố Hồ Chí
Minh)
Hình 23: Quang cảnh ký kết, trao Bản ghi nhớ quan hệ hữu nghị hợp tác giữa
Đại học Quốc gia TPHCM và Đại học Quốc gia Lào

Hình 24: Giám đốc Đại học Huế, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm, Đại học
Huế cam kết hỗ trợ Khoa Sư phạm, Đại học Quốc gia Lào

2. Xây dựng cơ sở vật chất


ĐHQG Lào là đại học đứng đầu của Lào, sở hữu cơ sở vật chất đứng đầu tại
Lào. Tuy nhiên, về các trang thiết bị dạy học vẫn chưa được tiên tiến vì thế UEH
cần đầu tư các trang thiết bị để đảm bảo chất lượng giảng dạy.

Hình 25: Hình ảnh lớp học tại ĐHQG Lào

Cùng với đó, UEH là một trong những đại học đứng đầu trong áp dụng công
nghệ vào giảng dạy, UEH nên trang bị thêm hệ thống dạy học từ xa. Hệ thống
này giúp các giảng viên cao cấp UEH đứng tại giảng đường Việt Nam nhưng
vẫn có thể theo dõi và giảng dạy tại giảng đường tại Lào. Tạo điều kiện cho sinh
viên Lào được tiếp cận với nhiều giảng viên chất lượng tại UEH Việt Nam hơn.
3. Học tập và giảng dạy

UEH “tấn công” sang Lào bằng chiến lược đặc biệt hóa. Nên UEH sẽ có những
sự khác biệt so với các Đại học tại Lào.

3.1. Lộ trình đào tạo

Dựa trên lộ trình của đại học Kinh tế thành phố HCM (UEH) và các đại học tư
thục, đại học quốc tế thành công, nổi tiếng nhất Việt Nam như: Đại học RMiT,
Đại học FPT, Đại học Greenwich Việt Nam, Viện ISB (UEH-International
School of Business),... (FPT Education), (hanoi-account), (Trang chủ,
28/11/2023), (ISB, 28/11/2023)

Lộ trình 1: Bao gồm 3-4 năm học (dành cho sinh viên muốn học tập tại Lào)

Năm 1: CHƯƠNG TRÌNH GLOBAL PERSONAL COMPETENCY

Giảng dạy tiếng Anh đồng thời trang bị các kỹ năng cho sinh viên (Sinh
viên có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương IELTS 5.5 trở lên hoặc
đậu kỳ thi tiếng Anh đầu vào do UEH sẽ được bỏ qua năm học này).

● Chương trình trang bị cho sinh viên 10 bộ kỹ năng toàn diện, gồm:

+ Năng lực tiếng Anh: Tối thiểu + Khả năng thích ứng và bền bỉ;
IELTS 5.5 hoặc các chính chỉ
tương đương; + Phẩm chất của công dân toàn
cầu và cảm nhận về văn hóa;
+ Bộ kỹ năng Giao tiếp, Thuyết
trình và Tranh biện; + Tư duy khởi nghiệp;

+ Tư duy phản biện và Giải + Khả năng ra quyết định có


quyết vấn đề; trách nhiệm;

+ Khả năng sáng tạo; + Phát triển cá nhân, Sức khỏe


thể chất và tinh thần.
+ Bộ kỹ năng Lãnh đạo và Làm
việc nhóm;

Bỏ qua các môn học bắt buộc tại giáo dục Đại học công lập Việt Nam như
Thể Dục, Quốc Phòng, Triết.. thay vào đó sinh viên sẽ học các môn tổng
quát về thị trường kinh tế Lào bằng tiếng Lào đang có tại Đại học Quốc gia
Lào như Kinh tế Châu Á & Lào, Luật kinh tế Lào,.... để sinh viên ra
trường có thể đáp ứng thị trường trong lẫn ngoài nước. (Nếu sinh viên có
chứng chỉ tiếng Anh sẽ học các môn này tại kì giữa của năm 2). (National
University of Laos)

Năm 2: Kiến thức cơ sở ngành (Giảng dạy hoàn toàn bằng Tiếng Anh
theo chương trình UEH Việt Nam )

Năm 3: Kiến thức chuyên ngành (Giảng dạy hoàn toàn bằng Tiếng Anh
theo chương trình UEH Việt Nam)

Năm 4: Thực tập và tốt nghiệp (Tại các doanh nghiệp hợp tác với UEH)

Lộ trình 2: Bao gồm 4 năm 1+3 hay 2+2 (dành cho sinh viên Lào có mong
muốn học tập và làm việc tại Việt Nam)

Chương trình du học 1+3; 2+2 là một sự lựa chọn hấp dẫn. Theo chương
trình này, sinh viên sẽ học tập 1 năm hoặc 2 năm đầu tiên tại Đại học Quốc
gia Lào, sau đó chuyển tiếp sang du học tại UEH Việt Nam.

Năm 1: CHƯƠNG TRÌNH GLOBAL PERSONAL COMPETENCY

Giảng dạy tiếng Anh (và thêm tiếng Việt nếu muốn làm việc tại Việt Nam)
đồng thời trang bị các kỹ năng cho sinh viên (Sinh viên có chứng chỉ tiếng
Anh quốc tế tương đương IELTS 5.5 trở lên hoặc đậu kì thi tiếng Anh đầu
vào do UEH sẽ được bỏ qua năm học này).

● Chương trình trang bị cho sinh viên 10 bộ kỹ năng toàn diện, gồm:

+ Năng lực tiếng Anh: Tối thiểu + Bộ kỹ năng Lãnh đạo và Làm
IELTS 5.5 hoặc các chính chỉ việc nhóm;
tương đương
+ Khả năng thích ứng và bền bỉ;
+ Bộ kỹ năng Giao tiếp, Thuyết
trình và Tranh biện + Phẩm chất của công dân toàn
cầu và cảm nhận về văn hóa;
+ Tư duy phản biện và Giải
quyết vấn đề + Tư duy khởi nghiệp;

+ Khả năng sáng tạo; + Khả năng ra quyết định có


trách nhiệm;
+ Phát triển cá nhân, Sức khỏe
thể chất và tinh thần.

Năm 2: Kiến thức cơ sở ngành (Giảng dạy bằng tiếng Anh hoặc tiếng
Việt theo chương trình UEH Việt Nam, học tập tại ĐHQG Lào hoặc UEH
Việt Nam)

Năm 3: Kiến thức chuyên ngành (Giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh
theo chương trình UEH Việt Nam, học tập tại UEH Việt Nam)

Năm 4: Thực tập và tốt nghiệp (Tại các doanh nghiệp hợp tác với UEH)

Lộ trình 3: Bao gồm 4-5 năm (dành cho sinh viên muốn du học tại các nước
ngoài, không phải Việt Nam)

Sinh viên có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương IELTS 5.5 trở lên
hoặc đậu kỳ thi tiếng Anh đầu vào do UEH tổ chức sẽ được sang thẳng vào
viện ISB (UEH-International School of Business). Nếu sinh viên không đủ
điều kiện sẽ phải học năm 1 tại Đại học Quốc gia Lào.

UEH sẽ tạo điều kiện giúp sinh viên giảm thiểu chi phí du học, đồng thời
có cơ hội trải nghiệm môi trường học tập tại các quốc gia có nền giáo dục
tiên tiến.

Đối với các chương trình sau đại học các sinh viên phải phải đạt các yêu
cầu tuyển sinh của UEH Việt Nam và phải học tập tại UEH Việt Nam. (vì số
lượng sinh viên Lào học cao học không đủ lớn, nếu UEH đào tạo chương trình
sau đại học ngay tại Lào sẽ tốn rất nhiều chi phí)

3.2. Đội ngũ giảng viên và sự phân bổ giảng viên

● Năm 1 và năm 2:

Sinh viên sẽ được giảng dạy với giảng viên được chọn lọc từ đội ngũ giảng viên
ĐHQG Lào (đã được trải qua các khóa huấn luyện và đào tạo tại UEH Việt
Nam). Việc sử dụng giảng viên Lào tại năm 1,2 giúp UEH có thể tận dụng được
nguồn nhân lực giá rẻ tại đây đồng thời sinh viên năm 1,2 không thành thạo
tiếng Anh và tiếng Việt nên giảng viên Lào có thể giảng dạy hiệu quả hơn.
Thêm vào đó, chương trình năm nhất là tổng quát kinh tế Lào với chương trình
nên giảng viên Lào có “góc nhìn” thực tế hơn
● Năm 3 và năm 4:

Sinh viên sẽ được trực tiếp giảng viên chất lượng UEH Việt Nam giảng dạy. Để
đảm bảo chất lượng cho các môn chuyên ngành, UEH nên chọn đưa các giảng
viên sang Lào để dạy hoặc sử dụng hệ thống dạy từ xa (như đề xuất ở mục 3 cơ
sở vật chất)

3.3. Phương thức tuyển sinh

Dựa vào các phương thức tuyển sinh hiện tại của UEH nhưng thay đổi phù hợp
với năng lực sinh viên Lào (các thay đổi có thể dựa trên các thống kê của
ĐHQG Lào, Bộ Giáo dục Lào hoặc tự khảo sát). Nhưng vẫn phải đảm bảo sinh
viên có đủ năng lực để không ảnh hưởng đến danh tiếng hai đại học.

4. Học phí

Lào có chính sách duy trì chặt chẽ mức trần học phí tại các cơ sở giáo dục
đại học công lập. Còn học phí tại các trường tư thục cao hơn gấp nhiều lần so
với học phí của các trường công nhưng chương trình đào tạo lại thường giống
chương trình trong các trường công lập. Từ đây có thể thấy học phí các Đại học
Lào còn nhiều bất cập.
Để thu hút các sinh viên Lào, UEH có thể thực hiện các chính sách:
● Áp dụng học phí như các trường đại học tư thục tại Lào theo cách hợp
lý để đảm bảo doanh thu: Mặc dù, GDP Lào thấp nhưng vẫn có nhiều
trường đại học tư thục, trường phổ thông quốc tế có học phí cao, điều này
có nghĩ vẫn có những gia đình có điều kiện và mong muốn con cái họ
được học tập tại môi trường tốt. So với các đại học tư thục và cả công lập
tại Lào thì UEH có chất lượng và cả danh tiếng vượt trội nên học phí như
vậy là phù hợp. Ngoài ra, việc liên doanh với ĐHQG Lào có trụ sở tại
Viêng Chăn (là trung tâm chính trị và kinh tế của Lào, giá trị sản phẩm
GDP của thành phố chiếm gần 30% GDP cả nước, đồng thời khả năng
thu ngân sách cũng tương đương một nửa tổng thu trên toàn quốc) nên tại
đây tập trung nhiều sinh viên có đủ điều kiện để học tập tại UEH.

● Trao tặng nhiều học bổng trợ cấp cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn
và học bổng cho sinh viên có thành tích tốt trong học tập: Việc học phí
như các trường tư thục tại Lào ngoài giúp cho UEH ổn định doanh thu
đồng thời cũng giúp UEH tạo điều kiện cho những sinh viên khó khăn và
thu hút các nhân tài tại Lào đến học tại UEH. UEH có thể tặng học bổng
25%, 50%, 75% hay thậm chí 100% đối với trường hợp đặc biệt.

5. Tìm kiếm và tiếp cận “Khách hàng đặc biệt”:

UEH có thể thực hiện các chiến dịch quảng bá giúp tiếp cận được nhiều học
sinh, sinh viên như:
● Liên kết với các trường THPT, trường Quốc tế tại Lào:
UEH có thể hợp tác với các trường như Trường song ngữ Lào-Việt Nam
Nguyễn Du, Trường quốc tế Vientiane (VIS),... Tại các trường này, học sinh
đảm bảo chất lượng, có ngoại ngữ, cũng như có đủ điều kiện để học tại
UEH.
● Tổ chức các ngày hội Open Day:
Open Day là ngày hội tuyển sinh của một số trường Đại học, được tổ chức
tại Campus của trường. Ngày hội này dành cho các bạn học sinh cấp 3 chuẩn
bị thi tốt nghiệp và đang trong thời gian lựa chọn sẽ học trường Đại học nào.
UEH thông báo thông tin về ngày hội đến các trường THPT, từ đó các bạn
học sinh có thể nắm rõ lịch trình và đăng ký tham gia. Từ các ngày hội này
các bạn học sinh được tham quan các cơ sở vật chất như phòng học, căn-tin,
ký túc xá. Đồng thời, ngày hội Open Day chính là dịp để các bạn học sinh
tìm hiểu xem mình có thực sự phù hợp với Đại học UEH hay không. Hoặc
cho dù các bạn đã lỡ say mê UEH thì đây cũng là thời điểm thích hợp để các
bạn được trải nghiệm những chuyên ngành mà các bạn còn đang phân vân.
Vậy nên có thể nói, tổ chức Open Day chính là một cách tốt để quảng bá và
cũng giúp các học sinh tham gia định hướng cho con đường sẽ lựa chọn sau
này.
● Xây dựng hệ thống website và triển khai chiến lược qua các kênh
Digital Marketing:
Trong thị trường thương mại điện tử hiện nay, website chính là bộ mặt đại
diện cho thương hiệu của trường. Hiện tại, website của UEH khá hoàn chỉnh
nhưng để có thể dễ dàng tiếp cận UEH nên trang bị thêm tiếng Lào cho
website.
Đồng thời kết hợp quảng cáo trên các mạng xã hội như: Facebook,
Instagram, Zalo,...
VII. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ/GIẢI PHÁP ĐỂ CHÍNH PHỦ/NHÀ
NƯỚC HỖ TRỢ CÁC DOANH NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC MÀ
NHÓM CHỌN KHI THÂM NHẬP VÀO THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ
I. Về Kinh Tế - Chính Trị
● Hỗ trợ tài chính và ưu đãi thuế
Giải quyết vấn đề “Lào có GDP/đầu người thấp hơn ½ so với Việt Nam. Gây
khó khăn trong việc xây dựng cơ sở vật chất, dự trù doanh thu và học phí. Dẫn
đến chất lượng không đồng đều giữa UEH ở Việt Nam và UEH ở Lào.”
=> Khuyến nghị Chính phủ Lào cung cấp các gói hỗ trợ tài chính, ưu đãi thuế
(giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; giảm thuế nhập khẩu cơ sở - vật chất, tài liệu
giáo dục,...) cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư giáo dục vào Lào (The
World Bank, 3/2021).

Hình 26: Sự kiện tham vấn quốc gia Lào (2/8/2022)


Đồng thời, Chính phủ Lào nên tìm kiếm thêm sự hợp tác/hỗ trợ của Ngân hàng
Thế Giới hoặc UNICEF (The World Bank, 3/2021 and UNICEF Lào PDR
Home, 8/2022).
● Lào Tạo điều kiện thuận lợi về mặt pháp lý
Giải quyết vấn đề “Khi thâm nhập vào Lào, UEH sẽ gặp phải các khó khăn về
luật pháp, thủ tục để tổ chức, xây dựng phân hiệu tại Lào”.
=> Khuyến nghị Chính phủ xem xét việc đơn giản hóa các thủ tục pháp lý và
cấp phép để thu hút các doanh nghiệp giáo dục nước ngoài (như UEH). Đồng
thời, cung cấp minh bạch, rõ ràng chính sách và khung pháp lý đó (UNESDOC
Digital Library, 2022).
● Việt Nam hỗ trợ pháp lý và thủ tục hành chính
Giải quyết vấn đề “Thời gian chờ xin cấp phép xây dựng phân hiệu tại Lào từ hệ
thống luật pháp Việt Nam.”
=> Khuyến nghị Chính phủ Việt Nam cung cấp sự hỗ trợ về mặt pháp lý và thủ
tục hành chính cho các doanh nghiệp giáo dục khi họ thực hiện các dự án giáo
dục nước ngoài, nhằm giảm thiểu rủi ro và thách thức (Vietnam Briefing,
3/2023).
● Hợp tác quốc tế, ký kết MOU, nâng cao năng lực quản lý giáo dục
Giải quyết vấn đề “Nguồn nhân lực chất lượng cao ở Lào còn hạn chế trong lĩnh
vực giáo dục. Gây khó khăn cho các doanh nghiệp giáo dục quốc tế (như UEH)
trong việc tuyển dụng và đào tạo đội ngũ giảng viên, nhân viên.”

Hình 27: Buổi lễ triển khai dự án mới của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ
(USAID) và Bộ Giáo dục và Thể thao (MOES) tại Viêng Chăn
=> Khuyến nghị Lào thúc đẩy việc hợp tác quốc tế thông qua việc ký kết các
bản ghi nhớ (MOU) với các tổ chức giáo dục nước ngoài để chia sẻ kiến thức và
nguồn lực. Đồng thời, tăng cường năng lực quản lý và hành chính cho các tổ
chức giáo dục đại học để họ có thể đóng góp hiệu quả hơn (U.S. EMBASSY IN
LAOS, 10/2021).
● Thúc đẩy sự liên kết giữa các tổ chức giáo dục và đa dạng hóa
chương trình giảng dạy
Giải quyết vấn đề “Phải cạnh tranh với các tổ chức giáo dục trong nước, đại học
quốc tế thuộc các cường quốc về giáo dục.”
=> Khuyến nghị UEH ở Lào phải đa dạng hóa chương trình giảng dạy để phù
hợp với nhu cầu học tập và làm việc của sinh viên quốc tế và địa phương. Đồng
thời, mở rộng sự giao lưu với các tổ chức giáo dục đại học, với cộng đồng địa
phương để tạo mối quan hệ hợp tác lâu dài (UNESDOC Digital Library, 2022).
● Tự chủ đại học và xóa bỏ mức giá trần
Ở Lào các trường đại học công lập đều có cấu trúc hội đồng quản trị cần thiết để
thực hiện quyền tự chủ thể chế, nhưng hội đồng quản trị và hội đồng học thuật
của họ có rất ít hoặc không có thẩm quyền ra quyết định. Các trường đại học
công lập được bao cấp toàn bộ và chịu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước vì vậy
không bận tâm về nguồn thu, chỉ tập trung giảng dạy và nghiên cứu. Tuy nhiên,
do trợ cấp của Nhà nước có hạn, các trường không thể trả lương cao cho đội ngũ
giảng viên cũng không thể nâng cấp chất lượng cơ sở vật chất. Nghiên cứu khoa
học, hoạt động cốt lõi của một trường đại học, trì trệ do thiếu tài chính và môi
trường học thuật.
Ngoài ra, Lào có chính sách duy trì chặt chẽ mức trần học phí tại các cơ sở giáo
dục đại học công lập. Lý do đưa ra để bảo vệ chính sách này là giáo dục đại học
công phải phù hợp tầng lớp trẻ có hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, lập luận này
hiếm khi được củng cố bằng dữ liệu về hồ sơ kinh tế xã hội của các sinh viên
hiện đang theo học tại các cơ sở giáo dục đại học công lập. Nhiều sinh viên
trong số này được coi là xuất thân từ những gia đình khá giả có khả năng trả học
phí cao hơn, nhưng quan điểm này thường xuyên bị chính phủ phủ nhận. Điều
này khiến Lào không đủ kinh phí cho giáo dục gây ra nhiều hệ lụy.
=> Khuyến nghị Chính phủ nên gia tăng tự chủ tại các trường Đại học giúp để
thực hiện các phương thức quản trị đại học tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng
đào tạo, từ đó, phát triển nguồn nhân lực có trình độ, tính cạnh tranh cao trên thị
trường lao động trong thời kỳ hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Đồng thời,
xóa bỏ mức giá trần để các Đại học có thể nâng cấp cơ sở vật chất và chất lượng
giáo dục, thay vào đó Lào có thể tăng cường nhiều học bổng, trợ cấp học tập cho
các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. (Điều này giúp UEH không gặp các khó
khăn về các vấn đề pháp lý khi liên doanh với một đại học công là Đại học
Quốc Gia Lào).

I. Về Văn Hóa - Xã Hội


● Thực hiện và đẩy mạnh chính sách học tập suốt đời, chính sách công
bằng và điều chỉnh yêu cầu đại học
Giải quyết vấn đề “Tỷ lệ bỏ học cao ở lào”
=> Khuyến nghị Chính phủ Lào đẩy mạnh chính sách “Học tập suốt đời” như
nước láng giềng Việt Nam để khắc phục tỷ lệ bỏ học, nâng cao nguồn nhân lực
quốc gia (Cổng Thông Tin Điện Tử Quốc Hội Việt Nam, 1/2013).
Đồng thời, phát triển các chính sách về sự công bằng và giám sát độ thực thi của
các chính sách mới đề ra, điều chỉnh yêu cầu đầu vào của các trường đại học,
xây dựng các trường đại học đặc biệt chỉ dành cho sinh viên có hoàn cảnh khó
khăn hoặc dân tộc thiểu số.
Thông tin từ trang web của Worldassesshe (n.d) cho thấy, các chính sách công
bằng tại Lào chưa được xây dựng tốt. Cụ thể là Lào không có văn bản, chính
sách độc lập chính thức nào về việc thúc đẩy công bằng trong giáo dục đại học,
và không có chính sách nào về chống phân biệt đối xử, chưa đảm bảo được chất
lượng trong các chính sách công bằng. Nhận thức được các thực trạng trên,
chính phủ, Nhà nước Lào nên nâng cao, điều chỉnh các chính sách để tạo cơ hội
công bằng cho các nhân tài trên đất nước. Ngoài nâng cao và điều chỉnh các
chính sách thì việc giám sát và bảo đảm chất lượng của các điều khoản mới
được bổ sung là vô cùng quan trọng, Nhà nước, chính phủ phải xem xét độ khả
quan của chính sách đó với đất nước mình và đánh giá tỉ lệ tiếp cận và thành
công của chính sách này để từ đó điều chỉnh tốt hơn.

Bên cạnh đó, cũng cần điều chỉnh yêu cầu đầu ra của các trường đại học. Việc
xây dựng các đại học đặc biệt chỉ dành cho sinh viên hoàn cảnh khó khăn hoặc
dân tộc thiểu số trong bối cảnh kinh tế, văn hoá, xã hội của Lào hiện tại có thể
giúp phân khúc được các nhóm sinh viên có nhu cầu khác nhau từ đó có thể đưa
ra các mức ưu đãi học phí và học bổng hỗ trợ việc học khác nhau. Ngoài ra, việc
được học trong các trường đại học đặc biệt có thể giúp học sinh có động lực hơn
trong việc học vì trong môi trường cùng hoàn cảnh, một môi trường quen thuộc
hơn về mặt văn hoá đối với các nhóm thiểu số.
● Nâng cao bình đẳng giới tính
Giải quyết vấn đề “Sự phân biệt giới tính ở Lào rất rõ rệt”
=> Khuyến nghị Chính phủ Lào đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động tuyên truyền,
nâng cao nhận thức về bình đẳng giới trong giáo dục thông qua các phương tiện
truyền thông, các chương trình giáo dục,... Các hoạt động này giúp nâng cao
nhận thức của xã hội về vấn đề bình đẳng giới, từ đó tạo sự ủng hộ cho việc thực
hiện các chính sách, hoạt động khuyến khích phụ nữ học tập chống phân biệt.
Vấn đề phân biệt giới tính sẽ nhanh được giải quyết khi đẩy mạnh cách hoạt
động trên. Vì trước đó, các nỗ lực Chính phủ Lào đã bắt đầu có hiệu quả, tỷ lệ
nữ giới tham gia học tập và đạt trình độ cao đẳng, đại học ở Lào đã tăng lên
đáng kể trong những năm gần đây. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Lào, năm 2022, tỷ lệ nữ giới tham gia học tập ở tất cả cấp học là 47,3%, trong
đó tỷ lệ nữ giới tham gia học tập ở cấp đại học là 42,7% (UNESDOC Digital
Library ,1998).

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. The World Bank, 3/2021. Truy cập ngày 07/12/2023 tại:
https://www.worldbank.org/en/news/press-release/2021/03/17/new-project-to-
improve-primary-education-in-lao-pdr
2. UNICEF Lào PDR Home, 8/2022. Truy cập ngày 08/12/2023 tại:
https://www.unicef.org/laos/press-releases/government-lao-pdr-endorses-
national-statement-commitment-education-ahead-global
3. UNESDOC Digital Library, 2022. Truy cập ngày 08/12/2023 tại:
https://unesdoc.unesco.org/ark:/48223/pf0000381924
4. Vietnam Briefing, 3/2023. Truy cập ngày 06/12/2023 tại:
https://www.vietnam-briefing.com/news/higher-education-vietnam.html/
5. U.S. EMBASSY IN LAOS, 10/2021. Truy cập ngày 08/12/2023 tại:
https://la.usembassy.gov/u-s-launches-new-project-with-the-national-university-
of-laos-to-build-organizational-capacity/
6. Cổng Thông Tin Điện Tử Quốc Hội Việt Nam, 1/2013. Truy cập ngày
09/12/2023 tại:
https://quochoi.vn/hoatdongcuaquochoi/cackyhopquochoi/quochoikhoaXIII/
Pages/danh-sach-ky-hop.aspx?ItemID=26771&CategoryId=0
7. Worldassesshe (n.d). Truy cập ngày 09/12/2023 tại:
https://worldaccesshe.com/wp-content/uploads/2018/11/Laos-Equity-Policy.pdf
8. UNESDOC Digital Library ,1998. Truy cập ngày 08/12/2023 tại:
https://worldaccesshe.com/wp-content/uploads/2018/11/Laos-Equity-Policy.pdf
9. UEH Alumni, Truy cập ngày 23/12/2023 tại:
https://alumni.ueh.edu.vn/
10. 9 trường đại học doanh thu nghìn tỉ, 8/11/2023, truy cập ngày 23/12/2023:
https://tuoitre.vn/9-truong-dai-hoc-doanh-thu-nghin-ti-
20231108085350421.htm?
gidzl=4trg536RUM4UPcyLD8LvPnrYPXSfqt9jKJbiJoxTU6y3FMiSUzbrQG8-
CqaetdS_03fdJJWQqoT3EfX_PW
11. Tạp chí Lào - Việt, 13/12/2022, truy cập ngày 23/12/2023:
https://tapchilaoviet.org/tin-ngay/lao-la-diem-den-dau-tu-tiem-nang-cho-cac-
doanh-nghiep-viet-nam-53857.html
12. BAO DIEN TU VTV, 10/09/2023, truy cập ngày 23/12/2023:
https://vtv.vn/kinh-te/lao-nhan-dau-tu-lon-nhat-tu-viet-nam-
20230910132557016.htm
13. Trường Đại Học Kinh tế TP.HCM, truy cập ngày 23/12/2023:
https://ueh.edu.vn/cuoc-song-ueh/tin-tuc/ueh-thuoc-top-1-cac-truong-dai-hoc-
tot-nhat-viet-nam-theo-bang-xep-hang-u-multirank-nam-2022-cua-uy-ban-chau-
au-58791
https://ueh.edu.vn/cuoc-song-ueh/tin-tuc/ueh-tang-100-bac-vao-top-301-cac-dai-
hoc-tot-nhat-chau-a-tren-bang-xep-hang-qs-asia-2024-71030
https://ueh.edu.vn/cuoc-song-ueh/tin-tuc/truong-dai-hoc-kinh-te-tp-ho-chi-minh-
chinh-thuc-nang-cap-mo-hinh-quan-tri-thanh-%E2%80%9Cdai-hoc-da-nganh-
da-linh-vuc%E2%80%9D-70856
https://www.ueh.edu.vn/gioi-thieu/luoc-su
https://ueh.edu.vn/cuoc-song-ueh/tin-tuc/ueh-tich-cuc-ho-tro-nguoi-hoc-trong-
moi-truong-hoa-nhap-da-van-hoa-tro-thanh-cong-dan-toan-cau-57901?
app=true&app=true
https://www.ueh.edu.vn/hop-tac/cuu-sinh-vien/
https://www.ueh.edu.vn/
14. TUOI TRE ONLINE, 23/08/2017, truy cập ngày 23/12/2023:
https://tuoitre.vn/ueh-chinh-thuc-ap-dung-chuong-trinh-dao-tao-tien-tien-quoc-
te-1099570.htm
15. QACD, 09/09/2022, truy cập ngày 23/12/2023:
https://qacd.ueh.edu.vn/dam-bao-chat-luong/khao-sat/bang-ty-le-khao-sat-viec-
lam-cuu-sinh-vien-cua-truong-nam-2022/
16. Cổng thông tin việc làm - Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, truy cập
ngày 23/12/2023:
https://vieclam.ueh.edu.vn/
17. Wikipedia, truy cập ngày 23/12/2023:
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%A0o#:~:text=L%C3%A0o%20l
%C3%A0%20m%E1%BB%99t%20nh%C3%A0%20n%C6%B0%E1%BB
%9Bc,Nh%C3%A2n%20d%C3%A2n%20C%C3%A1ch%20m%E1%BA
%A1ng%20L%C3%A0o.
18. QDND, truy cập ngày 23/12/2023:
https://www.qdnd.vn/quoc-te/tin-tuc/moi-quan-he-lao-viet-nam-bieu-tuong-cua-
tinh-huu-nghi-dac-biet-tren-the-gioi-735143
19. Tạp chí Lào- Việt, 12/10/2023, truy cập ngày 23/12/2023:
https://tapchilaoviet.org/tin-ngay/lao-mo-rong-hop-tac-giao-duc-voi-nuoc-ngoai-
62103.html
20. World Bank, 03/09/2021, truy cập ngày 23/12/2023:
https://www.worldbank.org/en/news/press-release/2021/08/31/lao-basic-
education-boost-through-47-million-project
21. lyluanchinhtrivatruyenthong.vn, truy cập ngày 23/12/2023:
https://lyluanchinhtrivatruyenthong.vn/hop-tac-giao-duc-viet-lao-tu-nam-2011-
den-nay-thuc-trang-va-giai-phap-p27429.html
22. Tạp chí Lào - Việt, 30/06/2020, truy cập ngày 23/12/2023:
https://www.google.com/url?q=https://tapchilaoviet.org/tin-bai-noi-bat/dtruong-
dai-hoc-quoc-gia-tot-nhat-tai-lao-xep-thu-4-533-the-gioi-
17321.html&sa=D&source=docs&ust=1703330174948138&usg=AOvVaw2cU
bynauFXDO_RY8Nj0GHl
23. Tạp chí Lào - Việt, 28/02/2023, truy cập ngày 23/12/2023:
https://tapchilaoviet.org/tin-ngay/truong-quoc-te-vientiane-vis-co-so-giao-duc-
pho-thong-hang-dau-o-lao-55890.html
24. Tạp chí Lào- Việt, 13/09/2022, truy cập ngày 23/12/2023:
https://tapchilaoviet.org/goc-cong-dong/truong-song-ngu-lao-viet-nam-nguyen-
du-khai-giang-nam-hoc-moi-2-50644.html
25. Tạp chí Lào - Việt, 01/03/2023, truy cập ngày 23/12/2023 :
https://tapchilaoviet.org/van-hoa-xa-hoi/hon-14-000-sinh-vien-lao-hoc-tai-viet-
nam-trong-nam-2022-55912.html
26. Tạp chí Lào - Việt, 14/11/2023, truy cập ngày 23/12/2023:
https://tapchilaoviet.org/van-hoa-xa-hoi/hop-tac-giua-hai-nuoc-viet-nam-lao-
ngay-cang-hieu-qua-tren-moi-linh-vuc-62567.html
27. Tạp chí Lào - Việt, 13/08/2023, truy cập ngày 23/12/2023:
https://tapchilaoviet.org/van-hoa-xa-hoi/muc-do-hap-dan-cua-ky-thi-vao-dai-
hoc-quoc-gia-lao-co-xu-huong-giam-60504.html
28. Kênh thông tin kinh tế - tài chính Việt Nam, 12/01/2023, truy cập ngày
23/12/2023:
https://cafef.vn/gdp-binh-quan-viet-nam-tung-bi-lao-bo-xa-30-bac-tren-the-gioi-
hien-cao-hon-bao-nhieu-bac-20230112141310246.chn#:~:text=Nh
%C6%B0%20v%E1%BA%ADy%2C%20GDP%20b%C3%ACnh%20qu
%C3%A2n%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20%C4%91%C3%A3%20b
%E1%BB%8F%20xa,th%E1%BB%A9%20150%20tr%C3%AAn%20th
%E1%BA%BF%20gi%E1%BB%9Bi.
29. Laos, truy cập ngày 23/12/2023:
https://www.google.com/url?q=https://www.aacrao.org/edge/country/
laos&sa=D&source=docs&ust=1703330547845488&usg=AOvVaw1FlGEP14N
afAIT-vstW8tt
30. The Borgen Project, 13/04/2023, truy cập ngày 23/12/2023:
https://borgenproject.org/education-in-laos/
31. FPT Education, truy cập ngày 23/12/2023:
https://ihe.fpt.edu.vn/so-97/nhung-thach-thuc-doi-voi-giao-duc-dai-hoc-o-lao-
va-campuchia/
32. Tạp chí Lào - Việt, 29/11/2023, truy cập ngày 23/12/2023:
https://www.google.com/url?q=https://tapchilaoviet.org/tin-ngay/dkinh-te-thu-
do-vientiane-chiem-gan-1-3-ca-nuoc-
62848.html&sa=D&source=docs&ust=1703330736012710&usg=AOvVaw2v4
Uf-uAZRYY5P0KceGfpI
33. Tạp chí Lào - Việt, 12/12/2023, truy cập ngày 23/12/2023:
https://tapchilaoviet.org/tin-bai-noi-bat/tp-ho-chi-minh-va-thu-do-vientiane-lao-
tang-cuong-hop-tac-tren-nhieu-linh-vuc-63098.html
34. Cổng thông tin đại học huế, The portal of Hue university, truy cập ngày
23/12/2023:
https://hueuni.edu.vn/portal/vi/index.php/News/thuc-day-hop-tac-toan-dien-
giua-dai-hoc-hue-va-dai-hoc-quoc-gia-lao-trong-dao-tao-nghien-cuu-khoa-
hoc.html
35. Your Site NAME Goes HERE, 05/10/2022, truy cập ngày 23/12/2023:
https://huaf.edu.vn/truong-dai-hoc-nong-lam-dai-hoc-hue-tham-gia-trien-lam-
giao-duc-dai-hoc-viet-nam-tai-vieng-chan-va-lam-viec-voi-khoa-nong-nghiep-
dai-hoc-quoc-gia-lao/
36. Alternate Text, truy cập ngày 23/12/2023:
http://vietlao.vietnam.vn/dau-tu-phat-trien/truong-dai-hoc-quoc-gia-lao-tham-
va-lam-viec-voi-truong-dai-hoc-vinh
37. Trang tin Điện tử Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh, truy cập ngày
23/12/2023:
https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/dai-hoc-quoc-gia-tphcm-ho-tro-dai-hoc-quoc-gia-
lao-n-1491841958
38. FPT Education, truy cập ngày 23/12/2023:
https://hanoi.fpt.edu.vn/tu-van/chuong-trinh-dao-tao-fpt.html
39. hanoi-account, truy cập ngày 23/12/2023:
https://www.event.rmit.edu.vn/hoithaormit-090423
40. Trang chủ, 28/11/2023, truy cập ngày 23/12/2023:
https://www.google.com/url?q=https://greenwich.edu.vn/lo-trinh-dao-tao/
&sa=D&source=docs&ust=1703331258040232&usg=AOvVaw3L7z0GDg63P
KyJR3vzvNmC
41. ISB, 28/11/2023, truy cập ngày 23/12/2023:
https://isb.edu.vn/dao-tao/cu-nhan-tai-nang-isb-bbus/
42. National University of Laos, truy cập ngày 23/12/2023:
https://www.nuol.edu.la/index.php/2022-05-05-02-51-36/2022-05-05-02-59-
24/%E0%BA%AB%E0%BA%BC%E0%BA%B1%E0%BA%81%E0%BA
%AA%E0%BA%B9%E0%BA%94%E0%BA%9B%E0%BA%B0%E0%BA
%A5%E0%BA%B4%E0%BA%99%E0%BA%8D%E0%BA%B2%E0%BA
%95%E0%BA%B5
43. Kênh thông tin Kinh tế, Tài Chính Việt Nam, 01/06/2023, truy cập ngày
25/12/2023:
https://cafef.vn/doanh-thu-hon-1000-ty-dong-nam-chi-xep-sau-duy-nhat-bach-
khoa-ong-lon-kinh-te-tphcm-co-hoc-phi-dat-xat-ra-mieng-kinh-doanh-ca-khach-
san-3-sao-188230531153048156.chn
44. Trường Đại Học Kinh tế TP. HCM, truy cập ngày 25/12/2023:
https://ueh.edu.vn/cuoc-song-ueh/tin-tuc/hoi-dong-truong-quyet-nghi-tai-cau-
truc-ueh-thanh-dai-hoc-da-nganh-voi-03-truong-thanh-vien-truong-kinh-doanh-
truong-kinh-te-luat-va-quan-ly-nha-nuoc-truong-cong-nghe-va-thiet-ke-57096

You might also like