You are on page 1of 20

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HÔ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


KHOA LƯU TRỮ HỌC-QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
🙠🕮🙠

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ


THUYẾT MINH Ý TƯỞNG DỰ ÁN
CHỦ ĐỀ: KHÔNG GIAN TỰ HỌC VÀ
NGHỈ NGƠI CHO SINH VIÊN
Giáo viên hướng dẫn : TS. Trần Văn Trung

Họ tên sinh viên : Trịnh Thị Anh Thơ

Ngành : Quản trị văn phòng

MSSV : 2256230059

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 1 năm 2024


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HÔ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA LƯU TRỮ HỌC-QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
🙠🕮🙠

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ


THUYẾT MINH Ý TƯỞNG DỰ ÁN
CHỦ ĐỀ: KHÔNG GIAN TỰ HỌC VÀ
NGHỈ NGƠI CHO SINH VIÊN
Giáo viên hướng dẫn : TS. Trần Văn Trung

Họ tên sinh viên : Trịnh Thị Anh Thơ

Ngành : Quản trị văn phòng

MSSV : 2256230059

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 1 năm 2024

2
Mục lục

Mục lục.......................................................................................................................................3
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN.....................................................................................5
1. Chủ đầu tư.........................................................................................................................5
2. Mô tả dự án........................................................................................................................5
3. Cơ sở xây dựng dự án.......................................................................................................5
II. SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN...........................................................................................6
1.Thực trạng của vấn đề dự án............................................................................................6
2. Mục tiêu của dự án...........................................................................................................7
III. ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ DỰ ÁN.......................................................................................10
1. Điều kiện về cơ sở vật chất:............................................................................................10
2. Điều kiện khác.................................................................................................................10
3. Điều kiện về tài chính.....................................................................................................10
4. Điều kiện về nguồn lực...................................................................................................10
IV. QUY MÔ DỰ ÁN.............................................................................................................10
1. Các hạng mục của dự án................................................................................................10
1.1. Hạng mục thứ nhất: Khu vực tự học........................................................................10
1.2. Hạng mục thứ hai: Khu vực nghỉ trưa.....................................................................11
1.3. Hạng mục thứ ba : Khu dịch vụ...............................................................................11
1.4. Hạng mục thứ tư: Khu vực giải trí xem phim, nghe nhạc, đọc sách…...................11
2. Các hoạt động chính của dự án.....................................................................................11
V. BỘ MÁY QUẢN LÝ, NHÂN SỰ......................................................................................12
1. Cơ cấu tổ chức.................................................................................................................12
2. Cơ cấu nhân sự................................................................................................................13
VI. PHƯƠNG ÁN THI CÔNG..............................................................................................14
VII. PHƯƠNG ÁN VẬN HÀNH VÀ TỔ CHỨC LAO ĐỘNG..........................................15
1. Đối với hoạt động tại khu tự học tập( không thu tiền)................................................15
2. Đối với hoạt động nghỉ ngơi ( không thu tiền)..............................................................15
3. Đối với hoạt động dịch vụ: ăn nhẹ, giải khát, đồ dùng học tập,….................................15
4. Đối với các hoạt giải trí ( có thu tiền)............................................................................15
VIII. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ................................................................................................16
1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán........................................................................16
1.1 Các thông số giả định dùng để tính toán..................................................................16
2 Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội...................................................................................16
3
2.1. Hiệu quả kinh tế........................................................................................................16
2.2. Hiệu quả xã hội.........................................................................................................17
IX. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT..............................................................................................18
1. Kết luận............................................................................................................................18
2. Đề xuất.............................................................................................................................19
PHỤ LỤC.................................................................................................................................20

4
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN
1. Chủ đầu tư
Tên chủ đầu tư: Trường Đại Học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Địa chỉ: Trường ĐH KHXH&NV – Khu Đô thị Đại học Quốc gia TP.HCM, TP. Thủ
Đức, TP.HCM
Điện thoại: 028 3829 3828
Đại diện pháp luật: Hiệu trưởng Bà Nguyễn Thị Phương Lan
2. Mô tả dự án
Tên dự án: VD: Không gian tự học và nghỉ ngơi cho sinh viên
Địa điểm thực hiện( xây dựng): Khuôn viên Đại học KHXH&NV Thành phố Hồ Chí
Minh
Hình thức đầu tư: Cải tạo lại và đầu tư mới
Thời gian: 02 năm
Diện tích: 2000m2
Kinh phí: tổng số vốn đầu tư 5 tỷ đồng
Nguồn vốn: Ngân sách Nhà nước 40% và xã hội hóa: 60%
3. Cơ sở xây dựng dự án
- Căn cứ theo Luật Giáo dục và Đào tạo; Luật Tài chính công; Luật công sản…
Nghị định số 68/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định về
cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.
Thông tư số 09/2020/TT-BKHĐT ngày 12 tháng 11 năm 2020 của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng
năm của đơn vị sự nghiệp công lập.
Thông tư số 10/2020/TT-BKHĐT ngày 12 tháng 11 năm 2020 của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư hướng dẫn thực hiện quy định về quản lý dự án đầu tư công.
- Căn cứ vào Luật Xây dựng năm 2014.
Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 3 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Xây dựng.
Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều của Luật Quy hoạch.
Thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng quy định
về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

5
- Căn cứ theo điều lệ và quy chế hoạt động Của Trường ĐH KHXH&NV
- Căn cứ vào chiến lược phát triển về đào tạo của Trường ĐH KHXH & NV Tp HCM
đến năm 2030
- Căn cứ vào đề xuất của Văn Phòng, Phòng Đào tạo và QLSV; Đoàn Thanh niên và
Hội SV Việt Nam Trường

II. SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN


1.Thực trạng của vấn đề dự án
1.1. Những tồn tại, hạn chế cấp bách
+ Khu vực tự học hiện tai đang quá tải và xuống cấp, cơ sở vật chất không đáp ứng đủ
yêu cầu của sinh viên: thiếu bàn ghế, quạt, đèn chiếu sáng
+Khu tự học nóng nực, lộn xọn chưa phân ra khu vực yên tĩnh và khu vực cho phép
làm ồn để sinh viên học nhóm, thảo luận ngoài giờ lên lớp.
+Chưa có chỗ nghỉ ngơi riêng cho sinh viên: hiện nay sinh viên chỉ có thể nghỉ ngơi ở
một số khu vực khu sảnh tòa B4, trong thư viện, phòng tự học, hành lang tại các tầng,
cầu thang, ghế đá. Điều đó làm cho năng suất và chất lượng học tập của sinh viên khi
phải học nguyên ngày, đồng thời không đảm bào được tinh thần thoải mái và sức khỏe
khi sinh viên học tập tại trường.
+ Thiếu các dịch vụ phục vụ vui chơi giải trí ăn uống cho sinh viên: hiện tại trường
chưa có các dịch vụ phục vụ vui chơi giải trí nào khác ngoài việc tham gia các câu lạc
bộ, có thể tạo ra các khu vực giải trí như đọc sách, nghe nhạc, thường thức tranh ảnh,
xem tivi, ăn và uống.
+ Công nghệ hiện đại chưa được áp dụng như chưa sử dụng các loại máy móc, thiết bị
hiện đại vào học tập, wifi free cục bộ trong trường có tốc độ kém, hay chập chờn mất
sóng.
1.2. Nguyên nhân
+ Chưa được sự quan tâm đầu tư của Nhà trường cùng với chưa có vốn đầu tư và chữa
có dự án nào làm và đầu tư về chủ đề này
+ Chưa nắm bắt được nguyện vọng của sinh viên: hiện nay, nhu cầu cho học tập, ăn
uống, nghỉ ngơi và giải trí của sinh viên rất lớn, có nhiều hạn chế còn tồn tại nhưng do
quá trình tổ chức và quản lý của nhà trường cùng với sự phản ánh của sinh viên chưa
rõ rệt
+ Chưa khai thác được mọi nguồn lực trong và ngoài nhà trường
1.3. Sự cần thiết phải đầu tư
+ Đảm bảo sức khỏe cho sinh viên, tạo môi trường thuận lợi cho sinh viên học tập, nghỉ
ngơi, ăn uống, giải trí với các dịch vụ

6
+ Tạo môi trường học tập, nghiên cứu hiệu quả: Không gian tự học và nghỉ ngơi được
thiết kế khoa học, hiện đại, đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của sinh viên. Sinh
viên có thể tìm được một không gian yên tĩnh, thoải mái để học tập, nghiên cứu, nâng
cao hiệu quả học tập.
Tăng cường giao lưu, kết nối giữa sinh viên: Không gian tự học và nghỉ ngơi là nơi sinh
viên có thể gặp gỡ, giao lưu, kết nối với nhau, tạo nên sự gắn kết giữa các sinh viên
trong cùng trường, lớp, khoa, ngành.
Giảm căng thẳng, mệt mỏi: Không gian tự học và nghỉ ngơi được trang bị đầy đủ các
tiện nghi cần thiết, giúp sinh viên thư giãn, giải trí sau những giờ học căng thẳng.
+Tăng cường quản lý, vận hành các không gian tự học và nghỉ ngơi, ăn uống và giải trí
hiệu quả.
+Tạo điều kiện cho sinh viên tham gia các hoạt động học tập, vui chơi, giải trí lành
mạnh tại các không gian tự học và nghỉ ngơi, ăn uống và giải trí.
2. Mục tiêu của dự án
2.1. Mục tiêu chung:
Tăng cường chất lượng đào tạo, nâng cao uy tín, trách nhiệm của nhà trường, không
gian tự học và nghỉ ngơi, ăn uống và giải trí góp phần nâng cao chất lượng giáo dục,
đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.
2.2. Mục tiêu cụ thể
+ Giải quyết về số lượng SV tham gia : không gian tự học và nghỉ ngơi, ăn uống và
giải trí cho sinh viên là đảm bảo cho ít nhất 90% sinh viên của trường có thể tham gia
các hoạt động tại các không gian này. Để đạt được mục tiêu này, cần có các giải pháp
sau:
Xây dựng các không gian tự học và nghỉ ngơi, ăn uống và giải trí có quy mô đủ lớn, đáp
ứng nhu cầu của sinh viên. Trang bị đầy đủ các tiện nghi cần thiết cho sinh viên học tập,
nghỉ ngơi, ăn uống và giải trí.
Xây dựng kế hoạch, quy hoạch cụ thể về xây dựng, sử dụng các không gian tự học và
nghỉ ngơi, ăn uống và giải trí. Tăng cường quản lý, vận hành các không gian tự học và
nghỉ ngơi, ăn uống và giải trí hiệu quả. Tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên tham gia
các hoạt động tại các không gian này.
+ Giải quyết vấn đề về kinh phí: đảm bảo nguồn kinh phí đủ để xây dựng, vận hành và
duy trì các không gian này. Để đạt được mục tiêu này, cần có các giải pháp sau:
Tăng cường huy động nguồn vốn từ các cơ quan, ban, ngành, doanh nghiệp, tổ chức xã
hội và cá nhân. Tuyên truyền, quảng bá về ý nghĩa và tầm quan trọng của dự án để thu
hút sự quan tâm của các nhà đầu tư.

7
Sử dụng hiệu quả nguồn vốn nhà nước. Lập kế hoạch, dự toán kinh phí cụ thể, sát thực
tế. Quản lý, sử dụng kinh phí chặt chẽ, đúng mục đích, đúng quy định. Thường xuyên
kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí.
Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để tiết kiệm chi phí xây dựng, vận hành và
duy trì các không gian này. Lựa chọn các nhà thầu thi công có năng lực, uy tín, giá cả
hợp lý. Mua sắm trang thiết bị, vật tư với giá cả hợp lý. Tăng cường áp dụng khoa học,
công nghệ để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực.
+ Giải quyết vần đề về lao động việc làm: tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên,
góp phần giảm tỷ lệ sinh viên thất nghiệp. Để đạt được mục tiêu này, cần có các giải
pháp sau:
Tổ chức các hoạt động kết nối doanh nghiệp với sinh viên để tạo cơ hội cho sinh viên
tìm kiếm việc làm.
Tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên để nâng
cao khả năng cạnh tranh của sinh viên trên thị trường lao động.
Tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên khởi nghiệp, phát triển kinh doanh.
+ Giải quyết vấn đề về môi trường: nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của sinh viên,
góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường sống xanh, sạch, đẹp. Để
đạt được mục tiêu này, cần có các giải pháp sau:
Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên.
Tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.
Ứng dụng các công nghệ thân thiện với môi trường trong xây dựng, vận hành và duy trì
các không gian này.
2.3. Các mục tiêu khác
+ Đối với khu vực tự học: cung cấp cho sinh viên một không gian mở khuyến khích sự
trao đổi, giao tiếp xã hội và đáp ứng nhiều kiểu học tập khác nhau: nơi học yên tĩnh cá
nhân, các khu vực dành cho thảo luận nhóm với nhiều quy mô khác nhau. Việc học bao
gồm cả khía cạnh cá nhân và khía cạnh xã hội, do đó cần kết hợp giữa không gian yên
tĩnh với không gian xã hội sống động nơi được phép có tiếng ồn. Một không gian yên
tĩnh, thoải mái để học tập, nghiên cứu, nâng cao hiệu quả học tập, một không gian khác
có thể trao đổi thảo luận nhóm . Khu vực tự học cần được thiết kế khoa học, hiện đại,
đáp ứng nhu cầu của sinh viên. Cụ thể:
Tạo ra một không gian thoải mái để sinh viên tập trung học tập, nghiên cứu.
Khu vực bàn ghế học tập cần được bố trí ở nơi yên tĩnh, thoáng mát, có đủ ánh sáng tự
nhiên và nhân tạo.
Các khu vực đọc sách, tài liệu, tạp chí,... cần được bố trí ở nơi có nhiều ánh sáng tự
nhiên.

8
Các khu vực máy tính, internet,... cần được bố trí ở nơi có kết nối mạng ổn định.
Các khu vực phòng họp, hội thảo,... cần được bố trí ở nơi có diện tích rộng rãi, có thể
chứa được nhiều người.
+ Đối với khu vực nghỉ ngơi: cung cấp cho sinh viên một không gian thoải mái để thư
giãn, giải tỏa căng thẳng sau những giờ học tập, làm việc căng thẳng. Khu vực nghỉ
ngơi cần được thiết kế khoa học, hiện đại, đáp ứng nhu cầu của sinh viên. Cụ thể:
Tạo ra một không gian yên tĩnh, thoải mái để sinh viên thư giãn, nghỉ ngơi.
Tạo điều kiện cho sinh viên giao lưu, kết nối với nhau.
Giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi cho sinh viên.
+ Đối với khu vực giải trí: cung cấp cho sinh viên một không gian thoải mái để thư
giãn, giải tỏa căng thẳng sau những giờ học tập, làm việc căng thẳng. Khu vực giải trí
cần được thiết kế khoa học, hiện đại, đáp ứng nhu cầu của sinh viên. Cụ thể:
Tạo ra một không gian vui tươi, hấp dẫn để sinh viên giải trí, thư giãn.
Tạo điều kiện cho sinh viên giao lưu, kết nối với nhau.
Giúp sinh viên phát triển thể chất và tinh thần.
Để đạt được các mục tiêu này, khu vực giải trí cần được thiết kế và trang bị các tiện
nghi phù hợp, như:
Các khu vực chơi game, như: chơi điện tử, chơi board game,...
Các khu vực xem phim, nghe nhạc,...
Các khu vực tổ chức sự kiện, hoạt động ngoại khóa,...
Ngoài ra, khu vực giải trí cũng cần được bố trí ở vị trí thuận tiện, dễ dàng tiếp cận cho
sinh viên.
+ Đối với khu vực dịch vụ: cung cấp cho sinh viên các bữa ăn ngon, bổ dưỡng, giá cả
hợp lý, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và khẩu vị của sinh viên. Khu vực dịch vụ ăn uống
cần được thiết kế khoa học, hiện đại, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Cụ thể:
Thực đơn ăn uống đa dạng và phong phú
Khu vực bếp cần được bố trí ở nơi có không gian rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ.
Khu vực nhà hàng, quầy bán đồ ăn, thức uống,... cần được bố trí ở nơi có không gian
thoáng mát, có chỗ ngồi thoải mái.
Khu vực rửa tay, vệ sinh,... cần được bố trí ở nơi thuận tiện, dễ dàng tiếp cận cho sinh
viên.

9
III. ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ DỰ ÁN
1. Điều kiện về cơ sở vật chất:
Diện tích: 2000 - 3000 m2
Môi trường: có nhiều cây xanh, sạch sẽ thoáng mát, trang trí nhẹ nhàng, nổi bật
Số lượng GV, SV: 500 – 1500 người
2. Điều kiện khác
Kinh tế: Đủ nguồn lực cho thực thi dự án, nhà trường cần cân nhắc kỹ lưỡng nguồn vốn
đầu tư, bao gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn xã hội hóa, vốn huy động từ các nhà tài
trợ,...tính toán chi phí vận hành và duy trì cho các hoạt động như: điện, nước, bảo trì,
bảo dưỡng,...
Chính trị- Xã hội: Có sự ủng hộ đầy đủ của các cơ quan, ban ngành, tham khảo ý kiến
của các cơ quan chính quyền địa phương: Sở Giáo dục và Đào tạo, Uỷ ban nhân dân
lắng nghe ý kiến của sinh viên, tuyên truyền, vận động xã hội, đặc biệt là gia đình sinh
viên, để ủng hộ việc xây dựng và vận hành các không gian này.
Văn hóa: Có không gian văn hóa thân thiện, tôn trọng văn hóa riêng biệt của từng khu
vực khác nhau.
3. Điều kiện về tài chính
Ngân sách: Đảm bảo được 40% ngân sách
Huy động tài trợ: Đạt kế hoạch tài trợ 60%
4. Điều kiện về nguồn lực
Nhân lực: đảm bảo 100% nhân viên được đào tạo; 70% là sinh viên
Khoa học Công nghệ, máy móc thiết bị: Theo yêu cầu từng loại công việc

IV. QUY MÔ DỰ ÁN
1. Các hạng mục của dự án
1.1. Hạng mục thứ nhất: Khu vực tự học
Chia ra làm 2 khu vực: Khu tự học cá nhận và khu học nhóm
Khu tự học cá nhân:
Nội thất: Bàn ghế, quạt trần, bóng đèn
Cung cấp internet miễn phí
Diện tích: 500 m2
Khu học nhóm
Diện tích: 500m2
Khoảng: 10-15 phòng chia ra làm các quy mô khác nhau

10
Nội thất: Bàn, ghế, bóng đèn, quạt trần, máy chiếu, máy tính,…
Hệ thống quản lý, hệ thống báo cháy, an ninh,…
Trang trí ,…
1.2. Hạng mục thứ hai: Khu vực nghỉ trưa
+ Diện tích : 1000 m2
+ Các Kios nghỉ ngơi: 80 Kios, mỗi Kios : 20 - 30m2
+ Nội thất: võng, giường gấp, gối, chăn….
+ Điện, quạt, Internet
+ Dụng cụ trang trí….
1.3. Hạng mục thứ ba : Khu dịch vụ
+ Khu dịch vụ ăn nhẹ và uống giải khát: Khu dịch vụ này cần có diện tích tối thiểu là
150 m2. Diện tích này đủ để bố trí các khu vực như: khu vực bán đồ ăn, khu vực bán đồ
uống, khu vực chờ, khu vực vệ sinh,...
Nội thất: Thùng rác, kệ để đồ uống, đồ ăn, dĩa, bát, đũa, thìa, máy tính tiền, đèn, bàn,
ghế. Các loại đồ ăn nhẹ như: bánh mì, bánh tráng trộn, xôi, trái cây, bánh bao, các loại
nước có ga, trà sữa, nước trái cây, nước mía, nước lọc,…
+ Khu dịch vụ cung cấp tài liệu, thiết bị học tập: Khu dịch vụ này cần có diện tích tối
thiểu là 50 m2. Diện tích này đủ để bố trí các khu vực như: khu vực trưng bày tài liệu,
khu vực đọc sách, khu vực làm việc, khu vực vệ sinh,...
Hệ thống quản lý, an ninh, báo cháy.
1.4. Hạng mục thứ tư: Khu vực giải trí xem phim, nghe nhạc, đọc sách…
Diện tích: 300m2
Nội thất: hệ thống âm thanh, ánh sáng, loa, tai nghe, bàn, ghế, quạt, máy lạnh, màn
chiếu, sách các loại, cờ vua, board game,…
Chia ra làm 5-7 khu vực khác nhau
Hệ thống quản lý, an ninh, báo cháy.
2. Các hoạt động chính của dự án
2.1. Hoạt động thứ nhất: tự học tập
+ Phục vụ: 200-400 sinh viên
+Khai thác tối thiểu: 80% công suất
2.2. Hoạt động thứ hai: Nghỉ ngơi
+ Phục vụ: 400-800 người/ngày
+ Khai thác tối thiểu 70% công suất
11
2.3. Hoạt động thứ 3: Dịch vụ ăn uống
Phục vụ: 500 – 800 người/ngày
Danh thu: 20 triệu đồng/ngày
2.4. Hoạt động thứ 4: Đọc sách, nghe nhìn, giải trí….
Phục vụ 500 – 800 người trên ngày:
Thu 8 -10 triệu/ ngày

V. BỘ MÁY QUẢN LÝ, NHÂN SỰ


1. Cơ cấu tổ chức
SƠ ĐỒ BAN TỔ CHỨC:

Ban lãnh đạo: Ban lãnh đạo là bộ phận cao nhất của dự án, chịu trách nhiệm tổng thể
về hoạt động của dự án. Ban lãnh đạo bao gồm các thành viên như:
Trưởng ban dự án: Là người chịu trách nhiệm cao nhất về hoạt động của dự án.
Phó ban dự án: Là người giúp việc cho Trưởng ban dự án trong các công việc của dự án.
Phòng quản lý: Phòng quản lý chịu trách nhiệm về các công việc liên quan đến quản lý
dự án, bao gồm:
Quản lý tài chính: Là người chịu trách nhiệm về việc thu chi, quản lý tài chính của dự
án.
Quản lý nhân sự: Là người chịu trách nhiệm về việc tuyển dụng, đào tạo, quản lý nhân
sự của dự án.
Quản lý chất lượng: Là người chịu trách nhiệm về việc đảm bảo chất lượng của dự án.
Phòng xây dựng: Phòng xây dựng chịu trách nhiệm về các công việc liên quan đến xây
dựng, lắp đặt cơ sở vật chất của dự án, bao gồm:

12
Thiết kế: Là người chịu trách nhiệm về việc thiết kế cơ sở vật chất của dự án.
Xây dựng: Là người chịu trách nhiệm về việc thi công xây dựng cơ sở vật chất của dự
án.
Lắp đặt: Là người chịu trách nhiệm về việc lắp đặt các thiết bị, đồ dùng cho dự án.
Phòng hoạt động: Phòng hoạt động chịu trách nhiệm về các công việc liên quan đến
hoạt động của dự án, bao gồm:
Tiếp đón và hướng dẫn: Là người chịu trách nhiệm về việc tiếp đón và hướng dẫn sinh
viên sử dụng dự án.
Quản lý hoạt động: Là người chịu trách nhiệm về việc quản lý các hoạt động của dự án,
bao gồm các hoạt động tự học, nghỉ ngơi, giải trí,...
Tổ chức sự kiện: Là người chịu trách nhiệm về việc tổ chức các sự kiện cho dự án, bao
gồm các hội thảo, workshop,...
2. Cơ cấu nhân sự
Số lượng nhân lực Lao động Kỹ thuật có tay nghề tay nghề: 35 người
Số lượng nhân công thi công: 200 người ( theo hợp đồng khoán việc)
Số nhân viên phục vụ: Dịch vụ, tổ chức, điều hành: 30 người
Đảm bảo thi công đúng thời hạn và tiến độ
Lập dự án, thiết kế công trình.
Tham gia thi công, giám sát, kiểm định,... công trình.
Giải quyết các vấn đề kỹ thuật phát sinh trong quá trình thi công công trình.

KẾ HOẠCH CHI PHÍ NHÂN SỰ:

VI. PHƯƠNG ÁN THI CÔNG


Biểu đồ tiến độ thi công
Dự án dự kiến được thi công trong 02 năm, chia thành các giai đoạn sau:

13
Giai đoạn 1 (2 tháng): Chuẩn bị mặt bằng, lập phương án thi công, mua sắm vật tư, máy
móc, thiết bị.
Giai đoạn 2 (12 tháng): Thi công phần thô.
Giai đoạn 3 (10 tháng): Thi công phần hoàn thiện.
Phương pháp thi công: Thi công đồng thời và thi công chung kết hợp
Thiết bị thi công: Máy móc thi công, thiết bị, điện nước, vật tư, vật liệu… theo kế hoạch
Phương án quản lý Dự án: Trực tiếp và thuê khoán
Phương án Tài chính
+ Giải ngân lần 1: 30% sau khi có quyết định dự án
+ Giải ngân lần 02: 50% sau khi tiến hành được 30% thời gian, công việc
+ Giải ngân còn lại sau khi hoàn thành dự án
BẢNG TỔNG HỢP DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

BẢNG KIỂM TRA TIẾN ĐỘ THI CÔNG HẰNG NGÀY

14
VII. PHƯƠNG ÁN VẬN HÀNH VÀ TỔ CHỨC LAO ĐỘNG
1. Đối với hoạt động tại khu tự học tập( không thu tiền)
+ Thời gian hoạt động:6h00 - 17h30 hàng ngày
+ Số lượng sinh viên: 200-400 người/ ngày
+ Số người phụ vụ: 1 người/ ngày
+ Doanh thu: 0 đồng
2. Đối với hoạt động nghỉ ngơi ( không thu tiền)
+ Thời gian hoạt động: 8h00 tới 16h00, từ Thứ 2 đến Thứ 7 hàng tuần.
+ Số lượng sinh viên: 400-800 người/ ngày
+ Số lượng người phục vụ: 1 người/ ngày
+ Doanh thu: 0 đồng

3. Đối với hoạt động dịch vụ: ăn nhẹ, giải khát, đồ dùng học tập,…
Thời gian hoạt động: 6h-16h00 hằng ngày
+ Số lượng sinh viên: 500-800 người/ ngày
+ Số lượng người phục vụ: 6-7 người/ ngày
+ Doanh thu: 30 triệu đồng/tháng/điểm
4. Đối với các hoạt giải trí ( có thu tiền)
Thời gian hoạt động: 8h00-16h00 từ Thứ 2 đến Thứ 7 hàng tuần
+ Số lượng sinh viên:500-800 người/ ngày
+ Số lượng người phục vụ:8-9 người/ngày
+ Doanh thu: 40 triệu đồng/tháng/1 điểm

VIII. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ


1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán
1.1 Các thông số giả định dùng để tính toán
- Thời gian hoạt động của dự án dùng để tính toán là 5 năm sau khi xây dựng hoàn
thành, bắt đầu từ quý I/2024.
- Vốn chủ sở hữu 40%, vốn huy động 60%;
- Doanh thu của dự án được căn cứ theo giá bán cho các khách hàng hiện nay; Chi phí
nguyên vật liệu đầu vào:

15
- Chí phí vận hành, sản xuất và bảo Dưỡng: bao gồm các chi phí nhân công; chi phí
nguyên, nhiên vật liệu; chi phí bảo dưỡng các VTTB và bảo trì thay thế; và các chi phí
khác.
- Chi phí khấu hao Tài sản cố định: Áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng,
thời gian khấu hao sẽ được tính phụ thuộc vào thời gian dự báo thu hồi vốn. Trong tính
toán áp dụng thời gian khấu hao (xem phụ lục đính kèm).
- Lãi suất vay đối với nội tệ tạm tính: 23%/năm;
- Thời hạn trả nợ 5 năm, trả 1 năm 4 lần cả gốc và lãi;
- Thuế thu nhập doanh nghiệp của dự án thuế suất áp dụng là 25%.
2 Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội
2.1. Hiệu quả kinh tế
+ Đóng góp thu nhập của đơn vị:
Lợi ích trực tiếp:
Thu nhập từ dịch vụ ăn uống: Không gian tự học và nghỉ ngơi ăn uống và giải trí cho
sinh viên có thể cung cấp các dịch vụ ăn uống như: cà phê, trà sữa, đồ ăn nhanh,... Các
dịch vụ này có thể thu hút được sinh viên và người dân địa phương, mang lại nguồn thu
nhập cho dự án.
Thu nhập từ dịch vụ giải trí: Không gian tự học và nghỉ ngơi ăn uống và giải trí cho sinh
viên có thể cung cấp các dịch vụ giải trí như: đọc sách, xem phim, chơi game,... Các
dịch vụ này có thể thu hút được sinh viên và người dân địa phương, mang lại nguồn thu
nhập cho dự án
Lợi ích gián tiếp:
Thu nhập từ cho thuê địa điểm: Không gian tự học và nghỉ ngơi ăn uống và giải trí cho
sinh viên có thể được cho thuê cho các tổ chức, cá nhân để tổ chức các hoạt động như:
hội nghị, hội thảo, sinh hoạt văn hóa,... Các khoản thu nhập từ cho thuê địa điểm có thể
mang lại nguồn thu nhập cho dự án.
Thu nhập từ quảng cáo: Không gian tự học và nghỉ ngơi ăn uống và giải trí cho sinh
viên có thể được sử dụng để quảng cáo cho các sản phẩm, dịch vụ của các tổ chức, cá
nhân. Các khoản thu nhập từ quảng cáo có thể mang lại nguồn thu nhập cho dự án.
Dự án Không gian tự học và nghỉ ngơi cho sinh viên có thể mang lại nhiều lợi ích kinh
tế cho đơn vị. Các lợi ích kinh tế này bao gồm các khoản thu nhập từ hoạt động kinh
doanh, các hoạt động khác liên quan đến dự án. Thời gian hoàn vốn của dự án dự kiến
là khoảng 5 năm.
+ Đóng góp thuế cho Nhà nước:
Trực tiếp:

16
Thuế giá trị gia tăng (VAT): VAT là loại thuế gián thu đánh vào giá trị gia tăng của
hàng hóa, dịch vụ. Dự án có thể phải nộp VAT khi cung cấp các dịch vụ ăn uống, giải
trí,... cho khách hàng.
Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): TNDN là loại thuế trực thu đánh vào lợi nhuận
của doanh nghiệp. Dự án có thể phải nộp TNDN khi hoạt động kinh doanh sinh lời.
Gián tiếp:
Thuế thu nhập cá nhân (TNCN): TNCN là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập của cá
nhân. Dự án có thể phải nộp TNCN cho các nhân viên làm việc tại dự án.
Thuế sử dụng đất: Dự án phải nộp thuế sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
2.2. Hiệu quả xã hội
Lợi ích xã hội trực tiếp: Lợi ích xã hội trực tiếp của dự án là các lợi ích mà dự án mang
lại cho xã hội, bao gồm:
Tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên học tập: Không gian tự học và nghỉ ngơi ăn uống
và giải trí cho sinh viên có thể cung cấp cho sinh viên một môi trường học tập thoải
mái, yên tĩnh, giúp sinh viên tập trung học tập, nâng cao hiệu quả học tập.
Tạo điều kiện cho sinh viên nghỉ ngơi, giải trí: cung cấp cho sinh viên các dịch vụ giải
trí như đọc sách, xem phim, chơi game,... giúp sinh viên thư giãn, giải tỏa căng thẳng
sau những giờ học tập căng thẳng.
Tạo điều kiện cho sinh viên giao lưu, kết bạn: là nơi để sinh viên giao lưu, kết bạn, xây
dựng các mối quan hệ xã hội.
Tạo thêm việc làm cho người dân địa phương: Dự án tạo ra nhiều việc làm cho người
dân địa phương, góp phần giải quyết vấn đề thất nghiệp, giảm nghèo.
Tạo điều kiện cho sinh viên phát triển toàn diện: Dự án cung cấp các không gian sinh
hoạt chung, các hoạt động ngoại khóa,... giúp sinh viên giao lưu, kết nối, phát triển các
kỹ năng mềm,... Điều này giúp sinh viên phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần, trí
tuệ.
Lợi ích xã hội gián tiếp: Lợi ích xã hội gián tiếp của dự án là các lợi ích mà dự án mang
lại cho xã hội, nhưng không thể đo lường trực tiếp, bao gồm:
Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, giúp
sinh viên học tập hiệu quả hơn, đạt được kết quả học tập tốt hơn.
Góp phần phát triển văn hóa, tinh thần: phát triển văn hóa, tinh thần của sinh viên, giúp
sinh viên có một đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh.
Góp phần giảm thiểu tệ nạn xã hội: Không gian tự học và nghỉ ngơi ăn uống và giải trí
cho sinh viên có thể góp phần giảm thiểu tệ nạn xã hội, giúp sinh viên tránh xa các tệ
nạn như ma túy, cờ bạc,...

17
IX. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận
Đảm bảo năng suất và chất lượng giảng dạy và học tập luôn là sứ mệnh và nhiệm vụ đi
đầu của nền giáo dục nước nhà. Xuất phát từ tình hình thực tế: sinh viên chưa có nơi
nghỉ ngơi buổi trưa, phòng tự học xuống cấp, các hoạt dộng vui chơi giải trí còn chưa
phát triển cùng với xu hướng áp dụng công nghệ hiện đại vào trong học tập, em đã
quyết định đề ra dự án Không gian tự học và nghỉ ngơi cho sinh viên tại Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn. Dự án Không gian học tập nghỉ ngơi vui chơi giải trí của
sinh viên là một dự án có ý nghĩa quan trọng, mang lại nhiều lợi ích kinh tế, xã hội cho
cộng đồng. Về hiệu quả kinh tế, dự án có thể mang lại nguồn thu đáng kể cho nhà đầu
tư, đơn vị chủ quản, nhà nước, góp phần tăng ngân sách cho các hoạt động phát triển
kinh tế - xã hội. Về hiệu quả xã hội, dự án góp phần nâng cao chất lượng học tập, sinh
hoạt của sinh viên, tạo điều kiện cho sinh viên phát triển toàn diện, tạo môi trường văn
minh, hiện đại cho khu vực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giảm thiểu các tệ nạn
xã hội, tăng cường gắn kết cộng đồng.
Để dự án đạt được hiệu quả cao, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan,
bao gồm nhà nước, đơn vị chủ quản, nhà đầu tư, nhà thầu,... Các bên cần cùng nhau nỗ
lực để nâng cao chất lượng dịch vụ, tổ chức các hoạt động văn hóa, giáo dục, tăng
cường quản lý, giám sát,... Với sự nỗ lực của các bên liên quan, dự án Không gian tự
học và nghỉ ngơi của sinh viên sẽ phát huy hiệu quả cao, góp phần nâng cao chất lượng
cuộc sống của sinh viên và người dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước.
Việc xây dựng các mô hình không gian học tập và nghỉ ngơi ở các trường đại học là một
xu hướng tất yếu nhằm đáp ứng nhu cầu sinh viên, giữ vai trò quan trọng trong việc hỗ
trợ các trường đại học hoàn thành sứ mệnh của mình. Mặc dù kinh phí sẽ là vấn đề lớn
nhất đối với đa số các trường đại học ở Việt Nam, chúng ta có thể tìm kiếm kinh phí từ
các nguồn tài trợ, vận động sự ủng hộ và phân bổ tài chính lớn hơn từ cơ quan chủ quản
hay thực hiện thay đổi dần từng bước theo điều kiện cụ thể của từng trường đại học. Dù
khái niệm không gian học tập không còn là một khái niệm mới ở các nước tiên tiến trên
thế giới, song nó vẫn đang trong quá trình được cải tiến liên tục. Các mô hình không
gian tự học và nghỉ ngơi ở Việt Nam có điều kiện học hỏi và rút kinh nghiệm từ nước
khác để tối ưu hoá mô hình của mình. Với phương châm lấy người dùng làm trung tâm,
phục vụ tối đa nhu cầu giảng dạy và học tập tại các trường đại học, không gian tự học
tập thực sự cần có ở các trường đại học trên cả nước.
2. Đề xuất
Nâng cao chất lượng dịch vụ: Cần nâng cao chất lượng các dịch vụ ăn uống, giải trí,...
để đáp ứng nhu cầu của sinh viên và người dân. Có thể thực hiện các giải pháp như đào
tạo nhân viên, đầu tư trang thiết bị,...
Tổ chức các hoạt động văn hóa, giáo dục: Cần tổ chức các hoạt động văn hóa, giáo dục
phù hợp với nhu cầu của sinh viên và người dân. Có thể thực hiện các giải pháp như tổ
chức các buổi biểu diễn, hội thảo,...

18
Tăng cường quản lý, giám sát: Cần tăng cường quản lý, giám sát dự án để đảm bảo dự
án hoạt động hiệu quả, đúng quy định. Có thể thực hiện các giải pháp như xây dựng quy
Tăng cường quảng bá: Cần tăng cường quảng bá dự án để nâng cao nhận thức của người
dân về dự án.
Mở rộng quy mô: Có thể mở rộng quy mô dự án để thu hút nhiều khách hàng hơn.hế
quản lý, giám sát,...
Về phương án thi công:
Cần nghiên cứu kỹ lưỡng địa điểm xây dựng, đảm bảo phù hợp với quy hoạch, giao
thông,... Lựa chọn nhà thầu thi công có năng lực, kinh nghiệm, đảm bảo chất lượng
công trình. Cần có kế hoạch quản lý, giám sát chặt chẽ quá trình thi công, đảm bảo dự
án được thực hiện đúng tiến độ, chất lượng.
Về nội dung hoạt động:
Cần đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của sinh viên và người dân.
Cần tổ chức các hoạt động văn hóa, giáo dục phù hợp, tạo môi trường lành mạnh cho
sinh viên phát triển toàn diện, đồng thời tăng cường quảng bá dự án, thu hút sinh viên
và người dân đến tham quan, sử dụng dịch vụ.
Về kinh phí:
Cần có kế hoạch sử dụng kinh phí hợp lý, đảm bảo dự án hoạt động hiệu quả. Cần có
nguồn thu bền vững để đảm bảo hoạt động của dự án trong dài hạn.
Về quản lý, giám sát:
Cần xây dựng quy chế quản lý, giám sát chặt chẽ để đảm bảo dự án hoạt động hiệu quả,
đúng quy định và thường xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động của dự án để kịp thời phát
hiện và khắc phục các vấn đề phát sinh.
Với sự quan tâm, đầu tư và phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan, dự án Không gian
tự học và nghỉ ngơi cho sinh viên sẽ là một không gian văn minh, hiện đại, góp phần
nâng cao chất lượng học tập, sinh hoạt của sinh viên và cộng đồng.

PHỤ LỤC
Danh mục tham khảo:
1. Nguyễn Tất Thắng, 2020, Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia trong thiết kế và xây dựng
các công trình giáo dục tại VN, Tạp chí Kiến trúc số 03 – 2020.
2. Emilia Plotka, tháng 5/2016, Không gian tốt hơn cho việc học (Better Space for
learning), © Royal Institute of British Architects (RIBA).
3. TS. Đặng Hoàng Vũ, 2021, Vai trò và lợi ích của không gian học tập phi chính thức
trong thiết kế trường học, Tạp chí Kiến trúc: https://www.tapchikientruc.com.vn/dao-

19
tao/vai-tro-va-loi-ich-cua-khong-gian-hoc-tap-phi-chinh-thuc-trong-thiet-ke-truong-
hoc.html

20

You might also like