You are on page 1of 123

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


---------***---------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ


DỤNG BAO BÌ THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG CỦA
NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Họ và tên sinh viên: Huỳnh Thị Khánh Tiên


Mã sinh viên: 1701015864
Lớp: K56F/A14
Khóa: K56
Người hướng dẫn khoa học: Th.S Phạm Thị Diệp
Hạnh
TP. HCM, tháng 12 năm 2020
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ Mã
NGHĨA VIỆT NAM
KLTN:
CƠ SỞ II TẠI TP. HỒ CHÍ MINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHẬN XÉT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Họ và tên sinh viên:............................................................MSSV:............................


Tên đề tài:....................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Điểm đánh giá mức độ tuân thủ quy định, tiến độ và tinh thần làm việc (tối đa
1 điểm, cho điểm lẻ đến 0,1):.......................................................................................
Ý kiến nhận xét (khoanh tròn lựa chọn phù hợp):
1. Sinh viên đã nghiêm túc thực hiện KLTN theo sự hướng dẫn của GVHD.
GVHD chịu trách nhiệm về tên đề tài, mục đích, đối tượng, phạm vi và phương
pháp nghiên cứu và tên các chương, các đề mục chính (3 chữ số): 0,8-1,0 điểm
2. Sinh viên đã thực hiện theo sự hướng dẫn của GVHD nhưng chưa đầy đủ.
GVHD chịu trách nhiệm về tên đề tài, mục đích, đối tượng, phạm vi & phương
pháp nghiên cứu và tên các chương, các đề mục chính (2 chữ số): 0,5-0,7 điểm
3. Sinh viên chưa thực hiện đầy đủ hướng dẫn của giảng viên. GVHD không
chịu trách nhiệm về đề tài: 0,1-0,4 điểm
4. Sinh viên không thực hiện hướng dẫn của GVHD. GVHD không đồng ý
cho sinh viên nộp KLTN: 0 điểm
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày….. tháng ….. năm 20…..
Giảng viên hướng dẫn
(ký và viết rõ họ tên)

Ghi chú: Mẫu nhận xét này được đóng cùng cuốn KLTN, đặt ngay sau trang bìa
phụ. SV chuyển GVHD nhận xét và cho điểm tinh thần, thái độ, chuyên cần rồi nộp
KLTN theo thông báo.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong Khóa luận tốt nghiệp này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất
kỳ công trình nghiên cứu của tác giả nào khác.
Sinh viên

Huỳnh Thị Khánh Tiên


LỜI CẢM ƠN
Sinh viên

Huỳnh Thị Khánh Tiên


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU...........................................1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................1

1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................2

1.2.1. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................2

1.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................................3

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................3

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................3

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................3

1.4. Câu hỏi nghiên cứu...........................................................................................4

1.5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................4

1.6. Tổng quan tình hình nghiên cứu.....................................................................5

1.6.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu nước ngoài...................................................5

1.6.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước....................................................6

1.7. Đóng góp mới và ý nghĩa thực tiễn..................................................................7

1.7.1. Đóng góp mới của đề tài..................................................................................7

1.7.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.............................................................................7

1.8. Bố cục của đề tài...............................................................................................8

SƠ KẾT CHƯƠNG 1..............................................................................................8

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN.............................................................................9

2.1. Một số khái niệm chính....................................................................................9

2.1.1. Khái niệm về quyết định sử dụng....................................................................9

2.1.2. Khái niệm về bao bì thân thiện với môi trường.............................................10


2.1.3. Một vài lợi ích của bao bì thân thiện đối với môi trường...............................11

2.2. Một số học thuyết nghiên cứu về đề tài.........................................................12

2.2.1. Học thuyết hành vi hợp lý – TRA..................................................................12

2.2.2. Học thuyết hành vi có kế hoạch – TPB..........................................................13

2.3. Các nghiên cứu về vấn đề liên quan đến đề tài.............................................15

2.3.1. Nghiên cứu của Ali và Ahmad (2012)...........................................................15

2.3.2. Nghiên cứu của Vazifehdoust và các cộng sự (2013)....................................16

2.3.3. Nghiên cứu của Aslam và các cộng sự (2014)...............................................18

2.3.4. Nghiên cứu của Agyeman và Badugu (2017)................................................19

2.3.5. Nghiên cứu của Ari và Yilmaz (2017)...........................................................21

2.3.6. Tóm tắt các nhân tố từ các nghiên cứu..........................................................22

2.4. Định nghĩa biến số và các giả thuyết nghiên cứu..........................................23

2.4.1. Ảnh hưởng từ xã hội......................................................................................23

2.4.2. Thái độ đối với bao bì thân thiện...................................................................24

2.4.3. Nhận thức về tính năng của bao bì thân thiện................................................26

2.4.4. Lợi ích đối với môi trường.............................................................................26

2.4.5. Giá cả của bao bì thân thiện...........................................................................27

2.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất..........................................................................29

SƠ KẾT CHƯƠNG 2............................................................................................30

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................31

3.1. Quy trình nghiên cứu.....................................................................................31

3.2. Thiết kế nghiên cứu........................................................................................32

3.3. Nghiên cứu sơ bộ.............................................................................................33

3.3.1. Khảo sát thử nghiệm......................................................................................33

3.3.2. Kết quả nghiên cứu sơ bộ..............................................................................35


3.3.3. Đánh giá sơ bộ thang đo................................................................................35

3.3.4. Thang đo chính thức đã hiệu chỉnh................................................................35

3.4. Phương pháp nghiên cứu chính thức............................................................38

3.4.1. Phương pháp xác định cỡ mẫu.......................................................................38

3.4.2. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu..........................................................38

3.4.3. Phương pháp phân tích dữ liệu......................................................................39

SƠ KẾT CHƯƠNG 3............................................................................................46

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................47

4.1. Phân tích thống kê mô tả................................................................................47

4.1.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu....................................................................47

4.1.2. Thống kê mô tả biến độc lập..........................................................................49

4.1.3. Thống kê mô tả biến phụ thuộc......................................................................51

4.2. Phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha....................................................51

4.2.1. Phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha biến độc lập.................................51

4.2.2. Phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha biến phụ thuộc.............................53

4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA.................................................................53

4.3.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA biến độc lập..............................................53

4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA biến phụ thuộc..........................................55

4.4. Phân tích hệ số tương quan Pearson.............................................................56

4.5. Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến..............................................................58

4.5.1. Kiểm tra sự phù hợp của mô hình..................................................................58

4.5.2. Kiểm tra vi phạm giả định hồi quy................................................................59

4.5.3. Kiểm tra phân phối chuẩn của phần dư và phần dư chuẩn hóa......................59

4.5.4. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa biến.................................................61

4.6. Kiểm định T-test và phân tích phương sai một yếu tố ANOVA.................62
4.6.1. Kết quả kiểm định T-test yếu tố giới tính......................................................63

4.7. Thảo luận về kết quả nghiên cứu...................................................................67

4.7.1. Nhận thức về tính năng của bao bì thân thiện................................................67

4.7.2. Lợi ích đối với môi trường.............................................................................68

4.7.3. Ảnh hưởng từ xã hội......................................................................................68

4.7.4. Thái độ đối với bao bì thân thiện...................................................................69

4.7.5. Giá cả của bao bì thân thiện...........................................................................69

SƠ KẾT CHƯƠNG 4............................................................................................70

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ................................71

5.1. Kết luận...........................................................................................................71

5.2. Một số khuyến nghị........................................................................................72

5.2.1. Tìm kiếm sự hỗ trợ từ chính phủ...................................................................72

5.2.2. Tăng cường hoạt động marketing để tạo ảnh hưởng đến người tiêu dùng.....73

5.2.3. Nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng để cải thiện tính năng của bao bì
thân thiện................................................................................................................. 74

5.2.4. Thực hiện các hoạt động khuyến mãi cho bao bì thân thiện..........................75

5.3. Những mặt hạn chế của đề tài.......................................................................76

5.4. Hướng nghiên cứu trong tương lai................................................................77

SƠ KẾT CHƯƠNG 5............................................................................................77

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................78

PHỤ LỤC...............................................................................................................79
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Số thứ tự Các chữ viết tắt Nghĩa tiếng việt Nghĩa tiếng anh
01 ANOVA Phân tích phương sai Analysis of Variance
Phân tích nhân tố khám Exploratory Factor
02 EFA
phá Analysis
Hệ số Kaiser-Meyer-
03 KMO Kaiser-Meyer-Olkin
Olkin
04 Sig Mức độ quan trọng Significance
Phần mềm thống kê
Statistical Package for
05 SPSS cho các ngành khoa
the Social Sciences
học xã hội
Học thuyết hành vi hợp Theory of Reasoned
06 TRA
lý Action
Học thuyết hành vi có Theory of Planned
07 TPB
kế hoạch Behavior
Nhân tố phóng đại Variance Inflation
08 VIF
phương sai Factor
DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Mô hình học thuyết hành vi hợp lý của Fishbein và Ajzen (1975)...........12
Hình 2.2. Mô hình học thuyết hành vi có kế hoạch của Ajzen (1991).....................14
Hình 2.3. Nghiên cứu của Vazifehdoust và các cộng sự (2013)..............................17
Hình 2.4. Nghiên cứu của Aslam và các cộng sự (2014).........................................18
Hình 2.5. Nghiên cứu của Agyeman và Badugu (2017)..........................................20
Hình 2.6. Nghiên cứu của Ari và Yilmaz (2017).....................................................21
Hình 2.7. Mô hình nghiên cứu đề xuất....................................................................29
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu...............................................................................31
Hình 4.1. Biểu đồ phân phối chuẩn của phần dư.....................................................60
Hình 4.2. Đồ thị Scatter...........................................................................................60
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Tóm tắt các nhân tố từ các mô hình nghiên cứu......................................23
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát thử nghiệm...................................................................34
Bảng 3.2. Thang đo ảnh hưởng từ xã hội.................................................................35
Bảng 3.3. Thang đo thái độ đối với bao bì thân thiện..............................................36
Bảng 3.4. Thang đo nhận thức về tính năng của bao bì thân thiện...........................36
Bảng 3.5. Thang đo lợi ích đối với môi trường của bao bì thân thiện......................37
Bảng 3.6. Thang đo nhận thức về giá cả..................................................................37
Bảng 3.7. Thang đo quyết định sử dụng bao bì thân thiện.......................................38
Bảng 4.1. Thống kê mô tả nhân khẩu học................................................................47
Bảng 4.2. Thống kê mô tả biến độc lập...................................................................50
Bảng 4.3. Thống kê mô tả biến phụ thuộc...............................................................51
Bảng 4.4. Phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha biến độc lập...........................52
Bảng 4.5. Phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha biến phụ thuộc.......................53
Bảng 4.6. Kiểm định KMO và Barlett biến độc lập.................................................53
Bảng 4.7. Phân tích nhân tố khám phá EFA biến độc lập........................................54
Bảng 4.8. Kiểm định KMO và Barlett biến phụ thuộc.............................................55
Bảng 4.9. Phân tích nhân tố khám phá EFA biến phụ thuộc....................................56
Bảng 4.10. Phân tích hệ số tương quan Pearson......................................................57
Bảng 4.11. Kiểm định Durbin – Watson hồi quy.....................................................58
Bảng 4.12Kiểm định ANOVA hồi quy....................................................................58
Bảng 4.13. Kiểm định VIF......................................................................................59
Bảng 4.14. Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến.....................................................61
Bảng 4.15. Két quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu........................................62
Bảng 4.16. Kiểm định Levene yếu tố giới tính........................................................63
Bảng 4.17. Kiểm định T-test yếu tố giới tính..........................................................63
Bảng 4.18. Kiểm định ANOVA yếu tố tuổi.............................................................64
Bảng 4.19. Kiểm định ANOVA yếu tố nghề nghiệp...............................................65
Bảng 4.20. Kiểm định Post-hoc yếu tố nghề nghiệp................................................65
Bảng 4.21. Kiểm định ANOVA yếu tố trình độ học vấn.........................................66
Bảng 4.25. Kiểm định Post-hoc yếu tố trình độ học vấn..........................................66
1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU


1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Môi trường luôn là vấn đề nóng thu hút sự quan tâm không chỉ riêng các quốc gia
mà còn rất nhiều tổ chức, cá nhân trên phạm vi toàn cầu, bởi nó tác động rất lớn đến
sự phát triển bền vững của toàn nhân loại. Những thói quen tiêu dùng không bền
vững làm khối lượng rác thải gia tăng nhanh chóng đã gây nên những vấn đề
nghiêm trọng cho môi trường và gia tăng lượng khí CO2 lên gấp 2 lần (Taylor et al.,
2010; World Bank, 2016). Tại Việt Nam, tình trạng ô nhiễm môi trường đã và đang
ngày càng trầm trọng, đặc biệt là về vấn đề rác thải nhựa. Nhựa hay chất dẻo tổng
hợp là sản phẩm do con người tạo ra, chúng có thời gian phân hủy rất lâu, có thể
kéo dài đến cả trăm, ngàn năm (chai nhựa mất tới 450 - 1000 năm mới phân hủy,
ống hút nhựa và túi ni lông mất tới 100 – 500 năm…) và là vật liệu chính trong hầu
hết khâu sản xuất chế tạo bao bì và được dùng để đóng gói sản phầm. Rác thải nhựa
là những sản phẩm nhựa sau khi đã sử dụng và được thải ra môi trường như: Túi
nhựa, chai nhựa, ống hút nhựa… Theo báo cáo của Chương trình Môi trường Liên
Hợp quốc, mỗi năm thế giới sử dụng 500 tỉ túi nhựa và khoảng 40% nhựa được sản
xuất dùng để đóng gói. Từ năm 1969 đến nay, lượng nhựa tiêu dùng đã tăng gấp 20
lần và sẽ tăng nhanh theo cấp số nhân trong tương lai. Theo số liệu từ đại diện FAO,
mỗi năm Việt Nam thải ra môi trường 1,8 triệu tấn nhựa, trong đó có khoảng
730.000 tấn bị thải ra biển. Bình quân hàng tháng mỗi hộ gia đình dùng và thải ra
1kg túi ni lông. Đặc biệt, con số 80 tấn là khối lượng nhựa và ni lông mà Hà Nội và
TP. HCM (thành phố Hồ Chí Minh) thải ra môi trường trong một ngày. Theo phát
biểu của Liên Hợp Quốc, lượng rác thải mà mỗi năm thế giới thải ra môi trường đủ
để bao quanh trái đất 4 lần, số lượng này còn không ngừng tăng lên mỗi ngày.
Rác thải nhựa có thời gian phân hủy dài, trong quá trình phân hủy chúng sẽ bị
phân rã thành các mảnh nhựa siêu nhỏ. Những hạt vi nhựa (microplastic) này sẽ đi
vào nguồn nước, đất, không khí, thức ăn… gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe
của những người tiếp xúc với nó. Đây là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm
như mất cân bằng hóc-môn, bệnh về hô hấp… Ngoài ra, theo các nhà khoa học, việc
xử lý rác thải nhựa bằng cách đốt cũng gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe cộng
đồng. Khi đốt rác thải nhựa sẽ tạo ra khí dioxin và fura gây khó thở, rối loạn tiêu
2

hóa, làm tăng khả năng ung thư. Theo chuyên gia Hà Thanh Biên (Tổng cục Biển
và Hải đảo Việt Nam), có khoảng 393 triệu tấn nhựa đang phân tán khắp nơi và trở
thành mối đe dọa nguy hiểm cho sinh vật biển. Rác thải nhựa là nguyên nhân gây
ảnh hưởng trầm trọng đến hệ sinh thái biển, gây tử vong cho hơn 260 loài sinh vật
biển, làm suy giảm đa dạng sinh học, thay đổi cấu trúc của hệ sinh thái biển. Như đã
đề cập bên trên, sự khó phân hủy của rác thải nhựa làm ô nhiễm nguồn nước ngầm,
gân ra những thay đổi tính chất vật lý của đất, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây
xanh. Những rác thải nhựa bị thải ra cống, sông, hồ sẽ làm hẹp diện tích ao, hồ,
sông, gây cản trở dòng chảy, tắc cống rãnh, ảnh hưởng đến sinh hoạt của con người.
Nhận thức được những tác động tiêu cực của việc sử dụng các sản phẩm bao bì
bằng nhựa, chính quyền các cấp cũng như các đơn vị doanh nghiệp đã có những
hành động giúp giảm thiểu các hành vi tiêu dùng không bền vững mà thay vào đó là
khuyến khích sử dụng bao bì thân thiện với môi trường. Chính phủ đã đưa ra Nghị
định số 19/2015/NĐ-CP về ưu đãi đối với dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất sản
phẩm thân thiện với môi trường và ưu đãi, hỗ trợ trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, các sản phẩm tiện ích được thay thế như
ống hút sắt, bình thủy tinh, bình nước tre, ống hút gạo, ống hút tự hủy, ống hút sậy,
ly giấy, hộp xốp bằng bã mía hay các sản phẩm có thể bị phân hủy đang được nhiều
người tiêu dùng đón nhận. Tuy vậy, thói quen của phần lớn người dân vẫn sử dụng
sản phẩm làm từ nhựa, túi ni lông bởi sự tiện dụng cũng như giá thành của nó.
Với mục tiêu tìm hiểu nguyên nhân và thói quen của người tiêu dùng đối với các
sản phẩm thân thiện với môi trường để góp phần hạn chế các vấn đề ô nhiễm môi
trường, tác giả chọn nghiên cứu về đề tài “các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử
dụng bao bì thân thiện với môi trường của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí
Minh”. Qua quá trình nghiên cứu, tác giả có thể chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định sử dụng bao bì thân thiện với môi trường, từ đó đưa ra các giải pháp thiết
thực để làm tăng nhận thức cũng như nhu cầu sử dụng các sản phẩm xanh giúp giảm
thiểu các tác động xấu đến môi trường.
1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
1.2.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài bao gồm 3 mục tiêu nghiên cứu như sau:
3

Thứ nhất, nghiên cứu lý thuyết để đưa ra mô hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định sử dụng bao bì thân thiện với môi trường của người tiêu dùng
tại thành phố Hồ Chí Minh.
Thứ hai, phân tích, xác định mức độ của từng yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
sử dụng bao bì thân thiện với môi trường của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí
Minh.
Thứ ba, đưa ra các giải pháp nhầm tăng nhận thức cũng như nhu cần sử dụng các
sản phẩm bao bì thân thiện với môi trường của người tiêu dùng tại thành phố Hồ
Chí Minh dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đã nghiên cứu.
1.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, sinh viên xây dựng đề tài nghiên cứu để làm nền tảng cơ sở khoa học
cho đề tài các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng bao bì thân thiện với môi
trường của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh.
Thứ hai, cần phải tổng quát được tình hình các nghiên cứu trong nước và trên thế
giới liên quan đến đề tài các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng bao bì thân
thiện với môi trường của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh.
Thứ ba, xây dựng mô hình nghiên cứu chính thức về đề tài, sau đó thu thập dữ
liệu, điều tra và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng bao bì
thân thiện với môi trường của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh.
Thứ tư, kiểm định mô hình nghiên cứu, và đưa ra những đề xuất liên quan đến
các yếu tố yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng bao bì thân thiện với môi
trường của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng bao bì
thân thiện với môi trường của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi về không gian
Nghiên cứu người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh thế hệ Millennials –
những người sinh ra trong giai đoạn từ năm 1980 đến năm 2000, là thế hệ hiện nay
4

có khả năng chuyển đổi hành vi sang tiêu dùng xanh và có sức ảnh hưởng lớn tới
những người xung quanh.
1.3.2.2. Phạm vi về thời gian
Nghiên cứu này được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 9 năm 2020 đến
tháng 11 năm 2020.
Sử dụng nguồn dữ liệu sơ cấp từ bảng khảo sát do tác giả tự thiết kế trong tháng
10 năm 2020.
Sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp chủ yếu từ giai đoạn năm 2011 cho đến nay, gắn
liền với chiến lược phát triển bền vững giai đoạn 2011 – 2020 do Thủ tướng Chính
phủ ban hành trong Quyết định số 1393/QĐ-TTg. Trong đó, có hai nhiệm vụ liên
quan đến tiêu dùng xanh là xanh hóa sản xuất và xanh hóa tiêu dùng.
1.3.2.3. Phạm vi về nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu về quyết định sử dụng các sản phẩm bao bì thân thiện với môi trường
của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
Một là, những yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định sử dụng bao bì thân thiện
với môi trường của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh?
Hai là, mức độ tác động của từng yếu tố đến quyết định sử dụng bao bì thân thiện
với môi trường của người tiêu dùng như thế nào?
Ba là, những giải pháp và khuyến nghị nào mà doanh nghiệp cần thực hiện để
thúc đẩy quyết định sử dụng bao bì thân thiện với môi trường của người tiêu dùng?
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện bằng phương thức định lượng thông qua 2 bước:
khảo sát thực tế và phân tích dữ liệu sơ cấp. Sau khi tham khảo các nghiên cứu tiền
nghiệm, tác giả thiết kế thang đo cho các khái niệm và nghiên cứu đề xuất. Sau đó,
tác giả sử dụng bảng hỏi để thu thập dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu. Dữ liệu sau
khi thu thập sẽ được xử lý và thực hiện theo trình tự sau:
Bước 1: Phân tích mẫu khảo sát;
Bước 2: Kiểm định sơ bộ thang đo (Sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha, Phân tích
nhân tố khám phá EFA, Phân tích hệ số tương quan Pearson);
5

Bước 3: Phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng bao bì
thân thiện với môi trường của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh.
Bước 4: Kiểm định mô hình và các giả thuyết.
Bảng khảo sát sử dụng thang đo Likert mà câu trả lời được mã hóa theo thang 5
điểm. Tác giả sử dụng phần mềm xử lý số liệu thống kê SPSS và phần mềm bảng
tính Microsoft Excel để xử lý và phân tích dữ liệu.
1.6. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.6.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu nước ngoài
Vấn đề bảo vệ môi trường luôn được cả thế giới quan tâm, vì thế nhiều bài
nghiên cứu về các sản phẩm xanh đặc biệt là bao bì thân thiện với môi trường được
nhiều tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu:
Bài nghiên cứu: “Consumer attitudes on the use of plastic and cloth bags” (Tạm
dịch: Thái độ của người tiêu dùng đối với việc sử dụng túi nhựa và túi vải) của Ari,
E. and Yılmaz, V. đã chỉ ra mối liên quan của việc sử dụng túi ni lông và áp lực xã
hội, sự ảnh hưởng của chuẩn mực xã hội (chuẩn mực chủ quan) đến mức độ sẵn
sàng sử dụng túi vải. Tuy nhiên, ở bài nghiên cứu này, mô hình nghiên cứu tác giả
còn một số hạn chế cần được giải quyết trong tương lai, đưa ra mô hình toàn diện
hơn, bao gồm các yếu tố khác ảnh hưởng đến ý định và hành vi sử dụng túi vải,
chẳng hạn như quảng cáo túi vải.
Bài nghiên cứu: “Targeting consumers who are willing to pay more for
environmentally friendly products” (Tạm dịch: Hướng đến người tiêu dùng sẵn
sàng chi trả cho các sản phẩm thân thiện với môi trường) của Michel Laorche,
Jasmin Bergeron và Guido Barbaro-Forleo cho thấy phụ nữ đã kết hôn và có một
con sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm thân thiện với môi trường vì họ
đặt phúc lợi của người khác lên trên phúc lợi của mình. Nghiên cứu cũng cho thấy
80% người tiêu dùng có nhiều khả năng chi tiêu nhiều hơn cho các sản phẩm xanh
nói rằng họ từ chối mua sản phẩm từ những công ty bị cáo buộc là người gây ô
nhiễm và 13,2% người được hỏi sẵn sàng trả giá cao hơn cho các sản phẩm xanh.
Bài nghiên cứu: “Green plastic: A new plastic for packaging” (Tạm dịch: Nhựa
sinh học: Loại nhựa mới để đóng gói) của Pankaj Kumar và Sonia đã chỉ ra rằng
nhựa sinh học là chất thay thế tốt cho nhựa thông thường bởi nguồn nguyên liệu thô
6

rẻ, không giới hạn, giảm lượng khí thải carbon, dễ phân hủy và có tính ứng dụng
cao trong ngành bao bì thực phẩm, công nghiệp đóng gói.

Targeting
consumers who
are
willing to pay
more for
environmentally
friendly
products
1.6.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước
Trong nước, có một số đề tài nghiên cứu như sau:
Bài nghiên cứu: “Một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh tại thành
phố Hồ Chí Minh” của Hà Nam Khánh Giao và Đinh Thị Kiều Nhung nhằm định
7

dạng các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hàng vi tiêu dùng xanh của người dân tại
thành phố Hồ Chí Minh. Thông qua phương pháp định tính và định lượng, tác giả
bài viết đã chỉ ra ba yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh tại thành phố Hồ
Chí Minh được sắp xếp theo thứ tự giảm dần về tầm quan trọng: (1) hoạt động chiêu
thị xanh, (2) nguồn thông tin, (3) giá sản phẩm xanh.
Bài nghiên cứu: “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của người
tiêu dùng tại thành phố Huế” của Hoàng Trọng Hùng, Huỳnh Thị Thu Quyên,
Huỳnh Thị Nhi cho thấy hai nhóm nhân tố là “thái độ” và “mối quan tâm đến môi
trường” tác tác động trực tiếp đến ý định tiêu dùng xanh và qua đó tác động gián
tiếp đến hành vi. Tuy vậy, nghiên cứu này nên đưa vào khảo sát về thói quen tiêu
dùng và đặc điểm lối sống của người dân nơi đây.
Bài nghiên cứu: “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng và hành vi sử dụng
túi thân thiện với môi trường của người tiêu dùng tại các siêu thị trên địa bàn thành
phố Huế” của Cai Trị Minh Quốc, Hoàng Trọng Hùng, Phạm Lê Hoàng Linh, Lê
Việt Đan Hà chỉ ra rằng nhân tố “Chuẩn đạo đức cá nhân” tác động mạnh nhất đến
ý định sử dụng túi thân thiện môi trường của người dân trên địa bàn thành phố Huế,
tiếp theo đó là nhân tố “Thái độ”, “Kỳ vọng”, “Các chương trình Marketing tại
siêu thị”.
Bài nghiên cứu: “Nghiên cứu những nhân tố tác động tới mối quan hệ giữa ý
định và hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng Việt Nam” của Hoàng Thị Bảo
Thoa cho thấy nhận thức về tính hiệu quả của sản phẩm có tác động đến mối quan
hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh. Nghĩa là khi người tiêu dùng nhận thức về
hiệu quả của hành vi tiêu dùng xanh thì tác động của ý định đến hành vi tiêu dùng
xanh của họ sẽ tăng lên. Bên cạnh đó giới tính cũng ảnh hưởng đến mối quan hệ
giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh của người dân Việt Nam.
1.7. Đóng góp mới và ý nghĩa thực tiễn
1.7.1. Đóng góp mới của đề tài
Về cơ bản, đề tài đã có cách tiếp cận phù hợp và đáp ứng được những mục đích
nghiên cứu đề ra, đồng thời đã cung cấp cho người đọc một cái nhìn tổng quan về
bao bì thân thiện với môi trường. Đồng thời, đề tài của sinh viên đã xây dựng được
8

mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng bao bì thân
thiện với môi trường của người tiêu dùng.
Ngoài ra, đề tài đã cho thấy được tính hệ thống, trình bày thông tin về mức độ
ảnh hưởng của các yếu tố, đồng thời xác minh được các giả thuyết về quyết định sử
dụng bao bì thân thiện với môi trường của người tiêu dùng trong mô hình nghiên
cứu. Từ đó, sinh viên đã rút ra kết luận và đưa ra những khuyến nghị và đề xuất phù
hợp cho các doanh nghiệp, nhà cung cấp, nhà sản xuất có ý định phân phối và phát
triển sản phẩm bao bì thân thiện với môi trường.
1.7.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Thứ nhất, đề tài đã đưa ra được cái nhìn tổng quan về sản phẩm bao bì thân thiện
dựa vào các góc nhìn lý thuyết và thực nghiệm của các tác giả đi trước và mô hình
nghiên cứu của sinh viên đề xuất. Từ đó, bài báo cáo đã đánh giá được quyết định
mua người tiêu dùng, thông qua việc xác định được mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố lên quyết định mua sản phẩm bao bì thân thiện.
Thứ hai, đề tài đã chứng minh được tiềm năng của sản phẩm bao bì thân thiện
với môi trường trong việc thay thế sản phẩm bao bì truyền thống. Bên cạnh việc
kiểm định được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đối với quyết định sử dụng bao
bì thân thiện với môi trường, nghiên cứu còn mang tính thực tiễn và hỗ trợ các
doanh nghiệp xác định và thu thập sự thật về thái độ, hành vi, phản ứng của người
tiêu dùng đối với sản phẩm bằng việc phân tích dữ liệu qua phương pháp định
lượng.
Thứ ba, đề tài đã đưa ra được những khuyến nghị và đề xuất cho các doanh
nghiệp, nhà cung cấp, nhà sản xuất về sản phẩm bao bì thân thiện với môi trường.
Những khuyến nghị và đề xuất này sẽ làm nền tảng cho họ trong việc sản xuất, chế
tạo, phân phối, điều chỉnh nguồn lực để phát triển sản phẩm tiềm năng như bao bì
thân thiện với môi trường, cũng như giúp họ đánh giá được mức độ phù hợp của sản
phẩm bao bì thân thiện đối với thị trường Việt Nam.
1.8. Bố cục của đề tài
Để trình bày toàn bộ nội dung nghiên cứu, bên cạnh danh mục các chữ viết tắt,
bảng biểu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung nghiên cứu
của đề tài bao gồm 5 chương chính như sau:
9

Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu


Chương 2: Cơ sở lý luận
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Kết luận và một số khuyến nghị
SƠ KẾT CHƯƠNG 1
Trong chương 1, sinh viên đã giới thiệu về đề tài nghiên cứu thông qua việc trình
bày lý do vì sao việc nghiên cứu quyết định sử dụng bao bì thân thiện với môi
trường của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh là cần thiết. Bên cạnh đó,
sinh viên cũng đã chỉ ra mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, kết hợp với phương
pháp nghiên cứu mà sinh viên sử dụng để tiếp cận đề tài. Sinh viên cũng đã trình
bày về tổng quan tình hình các nghiên cứu trong nước và thế giới, cũng như đề cập
đến những đóng góp mới, và ý nghĩa mang tính thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
10

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Một số khái niệm chính
2.1.1. Khái niệm về quyết định sử dụng
Quy trình quyết định sử dụng của người tiêu dùng là quy trình ra quyết định của
người tiêu dùng liên quan đến giao dịch thị trường tiềm năng trước, trong và sau khi
mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Nói một cách tổng quát hơn thì ra quyết định là quá
trình nhận thức để lựa chọn một quá trình hành động trong số nhiều lựa chọn thay
thế. Một số ví dụ phổ biến có thể kể đến như là mua sắm, quyết định lựa chọn, sử
dụng một món đồ nào đó. Về cơ bản, ra quyết định được cho là một cấu trúc tâm lý.
Điều này có nghĩa là mặc dù con người không bao giờ có thể “nhìn thấy” một quyết
định, con người có thể suy ra từ hành vi quan sát được rằng một quyết định đã được
thực hiện. Nói cách khác, điều này có thể được kết luận giống như một ảnh hưởng
tâm lý, gọi là “đưa ra quyết định”. Cụ thể hơn, dựa trên các hành động, phân tích và
quan sát được về một sản phẩm, con người sẽ tự giả định rằng họ là người đã cam
kết thực hiện hành động sử dụng sản phẩm đó. Simon (1947) đã nhận định rằng,
một phân tích về một sản phẩm bất kì nào đó của con người được hoàn chỉnh được
thực hiện, một quyết định của họ đưa ra sẽ vô cùng phức tạp. Ông cũng nói rằng
khả năng xử lý thông tin của mọi người rất hạn chế, và thường thì con người bị ảnh
hưởng bởi những suy xét cảm tính và phi lý trí.
Trong nghiên cứu của Nicosia (1966), tác giả đã xác định được 3 loại mô hình
của việc ra quyết định sử dụng của người tiêu dùng, lần lượt là mô hình đơn biến
(univariate model): chỉ cho phép một yếu tố quyết định hành vi trong kiểu quan hệ
kích thích – phản ứng; mô hình nhiều biến thể (multi-variate model): trong đó nhiều
biến độc lập được giả định để xác định hành vi của người tiêu dùng; và cuối cùng là
mô hình hệ phương trình (system of equations model): trong đó nhiều quan hệ chức
năng đơn biến hoặc đa biến tương tác trong một hệ phương tình phức tạp. Tác giả
đã kết luận rằng chỉ có loại mô hình thứ ba này mới có khả năng thể hiện sự phức
tạp trong của các quy trình quyết định sử dụng của người tiêu dùng. Theo Myer
(1962), quá trình ra quyết định của một người phụ thuộc đáng kể vào phong cách
nhận thức của họ. Myers đã phát triển một bộ bốn chiều chỉ số, gọi là: suy nghĩ và
cảm nhận; hướng ngoại và hướng nội; phán đoán và nhận thức; và cảm nhận và trực
11

giác. Ông tuyên bố rằng phong cách ra quyết định của một người phần lớn dựa vào
cách họ ghi điểm trên bốn khía cạnh này. Ví dụ: một người nào đó đạt điểm ở gần
đầu của các chiều tư duy, hướng ngoại, cảm nhận và phán đoán sẽ có xu hướng có
phong cách ra quyết định logic, phân tích, khách quan, phê phán và thực nghiệm.
2.1.2. Khái niệm về bao bì thân thiện với môi trường
Bao bì thân thiện với môi trường – hay còn gọi là bao bì có thể tái sử dụng nhiều
lần là một loại túi hoặc bao bì đóng vai trò là giải pháp thay thế cho túi sử dụng một
lần, ví dụ như túi ni lông. Bao bì thân thiện thường là túi tote được làm từ vải như
canvas, sợi tự nhiên như đay, sợi tổng hợp dệt, hoặc nhựa dày bền hơn túi nhựa
dùng một lần, cho phép sử dụng nhiều lần. Ngoài ra, còn có những nguồn thông tin
xác thực cho rằng bao bì thân thiện với môi trường, hay túi mua sắm có thể tái sử
dụng là một loại túi vận chuyển, được bày bán trong các siêu thị và cửa hàng may
mặc. Trong một nghiên cứu năm 2011 về các chuỗi bán lẻ của Hoa Kỳ (được tài trợ
bởi một nhóm ủng hộ doanh nghiệp phản đối lệnh cấm sử dụng túi nhựa), 23% túi
tái sử dụng được phát hiện có mức độ chì cao hơn tiêu chuẩn 100 ppm được coi là
an toàn cho bao bì sản phẩm, và không có nguy cơ làm ô nhiễm thực phẩm.
Về cơ bản, túi tái sử dụng đòi hỏi nhiều năng lượng hơn để sản xuất so với túi
mua sắm bằng nhựa thông thường. Một chiếc túi có thể tái sử dụng yêu cầu lượng
năng lượng tương đương với khoảng 28 túi mua sắm bằng nhựa truyền thống hoặc 8
túi giấy. Theo Sterling, giám đốc nghiên cứu tại Natural Capitalism Solutions, “Nếu
được sử dụng một lần mỗi tuần, bốn hoặc năm túi tái sử dụng sẽ thay thế 520 túi
nhựa mỗi năm”. Một nghiên cứu do Cơ quan Môi trường Vương quốc Anh ủy
quyền vào năm 2005 cho thấy rằng bao bì thân thiện trung bình được sử dụng 51 lần
trước khi bị vứt bỏ. Trong một số trường hợp khác, túi tái sử dụng có thể được sử
dụng hơn 100 lần trước khi bị bỏ đi và giúp bảo vệ cho môi trường hơn so với túi
nhựa sử dụng một lần. Ở trong bài viết này, sinh viên sẽ lựa chọn khái niệm bao bì
thân thiện với môi trường là loại bao bì hoặc loại túi được làm từ vải như sợi
canvas, sợi tự nhiên như đay, sợi tổng hợp dệt, hoặc nhựa, và các túi này sẽ cho
phép sử dụng nhiều lần trong cuộc sống hằng ngày của người tiêu dùng.
12

2.1.3. Một vài lợi ích của bao bì thân thiện đối với môi trường
Thứ nhất, bao bì thân thiện có lợi ích đem lại an toàn thực phẩm. Theo Tiến sĩ
Summerbell, giám đốc nghiên cứu của Sporometrics, hầu hết những người mua sắm
túi sử dụng một lần đựng thực phẩm sống trong thời gian dài có thể dẫn đến ngộ
độc thực phẩm. Do bao bì nhựa tiếp xúc nhiều lần với thịt sống và rau củ, sẽ làm
tăng nguy cơ mắc bệnh do thực phẩm. Một nghiên cứu năm 2008 về túi, được tài trợ
bởi Hội đồng Công nghiệp Nhựa và Môi trường của Canada, cho thấy mức độ an
toàn của thực phẩm đựng trong bao bì thân thiện so với túi ni lông cao hơn 200% so
với mức được coi là an toàn trong nước uống. Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn khuyến
khích người tiêu dùng nên tách biệt giữa thực phẩm sống và các thực phẩm khác khi
đựng trong túi vải để tránh bị nấm mốc, gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Thứ hai, sử dụng bao bì thân thiện với môi trường sẽ nhận được sự khuyến khích
từ chính phủ và cộng đồng. Một vài quốc gia đã khuyến khích hoặc yêu cầu sử dụng
túi mua sắm có thể tái sử dụng thông qua quy định cấm sử dụng túi nhựa, quy định
tái chế, thuế hoặc phí. Luật khuyến khích sử dụng túi ni lông đã được thông qua ở
các khu vực của Hồng Kông, Ireland, Nam Phi, Hoa Kỳ, Canada và Đài Loan. Vào
năm 2012, Quận San Luis Obispo tại bang California đã cấm túi nhựa dùng một lần
và bắt đầu yêu cầu người mua hàng phải tự mang theo túi của họ hoặc trả phí 10%
mỗi túi cho túi giấy. Năm 2009, Đặc khu Columbia bắt đầu yêu cầu phí 5 ¢ cho mỗi
túi dùng một lần. Hay vào năm 2012, Portland, Oregon đã bắt đầu các chương trình
bắt buộc để loại bỏ túi thanh toán dùng một lần, và khuyến khích người tiêu dùng sử
dụng bao bì thân thiện với môi trường.
Thú ba, do chính phủ và các siêu thị khuyến khích sử dụng túi mua sắm tái sử
dụng, túi mua sắm tái sử dụng, hay bao bì thân thiện với môi trường nhờ đó đã trở
thành một trong những xu hướng thời trang mới. Ngành công nghiệp may mặc cũng
góp phần vào việc phổ biến túi mua sắm thời trang có thể tái sử dụng thay vì túi
nhựa dùng một lần. Năm 2007, tác phẩm “I'm Not A Plastic Bag” trị giá 15 đô la
của nhà thiết kế người Anh Anya Hindmarch (một chiếc túi vải cotton không tẩy
trắng) đã bán hết veo trong một ngày và thu về 800 đô la trên Internet. Bên cạnh đó,
thương hiệu Envirosax cũng đã bắt đầu sản xuất túi mua sắm có thể tái sử dụng, và
đã mở rộng dòng sản phẩm của họ với nhiều lựa chọn về màu sắc và hoa văn hơn.
13

2.2. Một số học thuyết nghiên cứu về đề tài


2.2.1. Học thuyết hành vi hợp lý – TRA
Được phát triển bởi Martin Fishbein và Icek Ajzen vào năm 1967, học thuyết về
hành vi hợp lý (TRA hoặc ToRA) bắt nguồn từ nghiên cứu trước đó về tâm lý xã
hội, mô hình thuyết phục và lý thuyết thái độ, nhằm giải thích mối quan hệ giữa thái
độ và hành vi trong hành động của con người. Học thuyết này chủ yếu được sử
dụng để dự đoán cách cá nhân sẽ hành xử dựa trên thái độ và ý định hành vi đã có
từ trước của họ, và chỉ ra quyết định của một cá nhân để tham gia vào một hành vi
cụ thể dựa trên kết quả mà cá nhân mong đợi sẽ đến khi thực hiện hành vi đó. Học
thuyết của Fishbein cho thấy mối quan hệ giữa thái độ và hành vi (mối quan hệ A-
B). Tuy nhiên, các nhà phê bình cho rằng học thuyết hành vi hợp lý không được
chứng minh là những chỉ số tốt về hành vi của con người. Học thuyết TRA sau đó
đã được hai nhà lý thuyết sửa đổi và mở rộng trong những thập kỷ tiếp theo để khắc
phục bất kỳ sự khác biệt nào trong mối quan hệ A-B với lý thuyết về hành vi có kế
hoạch (TPB) và cách tiếp cận hành động hợp lý (RAA). Lý thuyết cũng được sử
dụng trong diễn ngôn giao tiếp như một lý thuyết về việc thấu hiểu hành vi của con
người.
Hình 2.1. Mô hình học thuyết hành vi hợp lý của Fishbein và Ajzen (1975)

Niềm tin về hành vi

Thái độ

Đánh giá kết quả

Ý định Hành vi
Niềm tin quy chuẩn

Chuẩn mực chủ quan

Động lực tuân thủ

Nguồn: Fishbein và Ajzen, 1975


Mục đích chính của học thuyết TRA là để hiểu hành vi tự nguyện của một cá
nhân bằng cách xem xét động cơ cơ bản tiềm ẩn để thực hiện một hành động. Học
14

thuyết TRA tuyên bố rằng ý định thực hiện hành vi của một người là yếu tố dự đoán
chính về việc họ có thực sự thực hiện hành vi đó hay không. Ngoài ra, thành phần
quy phạm (tức là các chuẩn mực xã hội xung quanh hành vi) cũng góp phần vào
việc người đó có thực sự thực hiện hành vi hay không. Theo lý thuyết, ý định thực
hiện một hành vi nhất định có trước hành vi thực tế. Ý định này được gọi là ý định
hành vi và xuất phát từ niềm tin rằng việc thực hiện hành vi sẽ dẫn đến một kết quả
cụ thể. Nói cách khác, ý định hành vi là quan trọng đối với lý thuyết vì những ý
định này “được xác định bởi thái độ đối với hành vi và các chuẩn mực chủ quan”.
Ngoài ra, học thuyết TRA còn gợi ý rằng ý định mạnh mẽ hơn dẫn đến nỗ lực gia
tăng để thực hiện hành vi, điều này cũng làm tăng khả năng hành vi được thực hiện.
2.2.2. Học thuyết hành vi có kế hoạch – TPB
Học thuyết về hành vi có kế hoạch được Icek Ajzen (1985) đề xuất thông qua bài
báo của ông, “From intentions to actions: A theory of planned behavior”. Học
thuyết này được phát triển từ lý thuyết về hành động hợp lý, được Martin Fishbein
cùng đề xuất với Icek Ajzen năm 1980. Học thuyết về hành động hợp lý lần lượt
được dựa trên các lý thuyết khác nhau về thái độ như lý thuyết học tập, lý thuyết giá
trị tuổi thọ, lý thuyết nhất quán (chẳng hạn như lý thuyết cân bằng của Heider, lý
thuyết đồng dư của Osgood và Tannenbaum và lý thuyết bất hòa của Festinger) và
lý thuyết phân bổ.
Trong tâm lý học, học thuyết về hành vi có kế hoạch (viết tắt TPB) là học thuyết
liên kết niềm tin và hành vi của một người. Học thuyết nói rằng thái độ, chuẩn mực
đối tượng và kiểm soát hành vi nhận thức, cùng nhau hình thành ý định và hành vi
hành vi của một cá nhân. Khái niệm được đề xuất bởi Icek Ajzen để cải thiện sức
mạnh dự đoán của học thuyết hành động hợp lý bằng cách bao gồm kiểm soát hành
vi nhận thức. Học thuyết đã được áp dụng cho các nghiên cứu về mối quan hệ giữa
niềm tin, thái độ, ý định hành vi và hành vi trong các lĩnh vực khác nhau như quảng
cáo, quan hệ công chúng, chiến dịch quảng cáo, chăm sóc sức khỏe, quản lý thể
thao và tính bền vững.
Về cơ bản, học thuyết về hành vi có kế hoạch có thể bao hàm hành vi không theo
chủ nghĩa của con người mà không thể giải thích được bằng lý thuyết về hành động
hợp lý. Ý định hành vi của một cá nhân không thể là yếu tố quyết định duy nhất của
15

hành vi khi mà sự kiểm soát của một cá nhân đối với hành vi là không đầy đủ. Bằng
cách bổ sung nhân tố “kiểm soát hành vi”, lý thuyết về hành vi có kế hoạch có thể
giải thích mối quan hệ giữa ý định hành vi và hành vi thực tế. Một số nghiên cứu
phát hiện ra rằng TPB sẽ giúp dự đoán tốt hơn ý định hành vi liên quan đến sức
khỏe hơn là lý thuyết về hành động hợp lý. Đồng thời, học thuyết TPB đã cải thiện
khả năng dự đoán ý định trong các lĩnh vực khác nhau liên quan đến sức khỏe như
sử dụng bao cao su, giải trí, tập thể dục, ăn kiêng, v.v. Ngoài ra, lý thuyết về hành vi
có kế hoạch cũng như lý thuyết về hành động hợp lý có thể giải thích hành vi xã hội
của cá nhân bằng cách coi “chuẩn mực xã hội” là một biến số quan trọng.
Hình 2.2. Mô hình học thuyết hành vi có kế hoạch của Ajzen (1991)

Thái độ

Chuẩn mực chủ quan Ý định Hành vi

Kiểm soát hành vi

Nguồn: Ajzen, 1991


Tuy nhiên, một số học giả cho rằng học thuyết về hành vi có kế hoạch dựa trên
quá trình xử lý nhận thức, và họ đã chỉ trích học thuyết trên những cơ sở đó. Thêm
vào đó, một số học giả chỉ trích học thuyết này vì nó bỏ qua nhu cầu của một người
trước khi tham gia vào một hành động nào đó, vì có thể những nhu cầu sẽ ảnh
hưởng đến hành vi bất kể thái độ được bày tỏ. Ví dụ, một người có thể có thái độ rất
tích cực đối với món bít tết nhưng lại không gọi món bít tết vì người đó không đói.
Hoặc, một người có thể có thái độ rất tiêu cực đối với việc uống rượu và ít có ý định
uống rượu nhưng lại tham gia vào việc uống rượu khi một người đang tìm kiếm tư
16

cách thành viên nhóm. Ngoài ra, cảm xúc của một người tại thời điểm phỏng vấn
hoặc ra quyết định bị bỏ qua mặc dù có liên quan đến mô hình vì cảm xúc có thể
ảnh hưởng đến niềm tin và các cấu trúc khác của mô hình.
2.3. Các nghiên cứu về vấn đề liên quan đến đề tài
2.3.1. Nghiên cứu của Ali và Ahmad (2012)

Nhận thức về giá và chất lượng

Nhãn hiệu tiêu dùng xanh

Ý định mua sản phẩm xanh

Mối lo ngại đối với môi trường

Kiến thức về môi trường

Nghiên cứu của hai tác giả Ali và Ahmad xem xét ảnh hưởng của các yếu tố khác
nhau đến ý định mua hàng xanh của người tiêu dùng tại Pakistan. Để hoàn thiện đề
tài nghiên cứu, hai tác giả đã đưa ra mô hình khái niệm và được xác minh thực
nghiệm với việc sử dụng một cuộc khảo sát. Kết quả khảo sát thu được tại hai thành
phố lớn của Pakistan minh chứng được tính hợp lý của mô hình đề xuất. Cụ thể, đó
là các phát hiện tới từ ma trận xoay, sau đó là phân tích hồi quy bội xác nhận ảnh
hưởng của các nhân tố OGI (nhãn hiệu tiêu dùng xanh), EK (kiến thức đối với môi
trường), EC (mối lo ngại đối với môi trường) và PPP & Q (nhận thức về giá cả và
chất lượng) đối với ý định mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng. Đồng thời, các
nhân tố OGI, EK và EC dường như cũng ảnh hưởng đến ý định mua hàng xanh của
người tiêu dùng thông qua việc nhận thức được giá cả và chất lượng của một sản
phẩm xanh.
17

Bên cạnh những phát hiện về những nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm
xanh trong đề tài cung cấp sự hiểu biết tốt hơn về quy trình và những tiền đề quan
trọng của ý định mua cây xanh, nghiên cứu cũng làm nổi bật một lĩnh vực cần phải
được điều tra và nghiên cứu kỹ lưỡng hơn. Đó là vai trò điều tiết quan trọng của
nhân tố giá cả và chất lượng của sản phẩm trong quá trình mua hàng xanh của người
tiêu dùng. Vì kết quả cho thấy những người được tham gia khảo sát có thái độ tích
cực cao đối với các sản phẩm xanh và sẵn sàng mua các sản phẩm xanh thường
xuyên hơn, nhưng đối với giá cả và chất lượng sản phẩm, các sản phẩm xanh phải
có giá cả cạnh tranh giống như các sản phẩm truyền thống. Nghiên cứu này cũng
thảo luận về cách mà những nghiên cứu hiện tại có thể giúp chính phủ Pakistan và
các nhà tiếp thị xanh điều chỉnh các chương trình môi trường của họ.
Tuy nhiên, đề tài vẫn còn một số hạn chế nhất định. Đầu tiên, đề tài cần phải
nhấn mạnh rằng chỉ những ý định mua hàng xanh mới được đo lường và giải thích
trong nghiên cứu này. Vì lý do đó, việc đo lường hành vi mua hàng xanh thực tế
(trong tương lai) có thể dẫn đến các kết quả khác nhau. Do đó, các nhà nghiên cứu
trong tương lai có thể tìm ra hành vi mua hàng xanh của những người được hỏi
bằng cách xem xét tất cả những người được hỏi có thể mua ít nhất một sản phẩm
xanh. Nhờ vậy mà sự khác biệt về ý định và hành vi có thể xảy ra do sự phát triển
và thay đổi về mẫu mã, đặc điểm của người tiêu dùng và lựa chọn sản phẩm.
2.3.2. Nghiên cứu của Vazifehdoust và các cộng sự (2013)
Nghiên cứu của Vazifehdoust và các cộng sự về những nhân tố ảnh hưởng đến
hành vi mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng cho thấy các kết quả đáng chú ý.
Nghiên cứu này đề xuất một mô hình tích hợp kết hợp giữa học thuyết hành động
hợp lý (TRA) và hai loại biến số, cá nhân và tiếp thị (marketing), để điều tra các yếu
tố quyết định về hành vi và hành vi để mua sản phẩm xanh. Mô hình bắt nguồn và
thử nghiệm thông qua mô hình hóa phương trình cấu trúc (equation analysis) trên
mẫu gồm 374 người tiêu dùng từ tỉnh Guilan ở Iran. Bài nghiên cứu về mức độ ảnh
hưởng đến hành vi mua sản phẩm xanh thông qua các nhân tố mối lo đối với môi
trường của người tiêu dùng, kiến thức về môi trường, đổi mới nhận thức, chất lượng
sản phẩm xanh, marketing xanh và nhãn sinh thái. Bài báo này cũng thảo luận về
tác động của kết quả đối với các nhà tiếp thị và nhà nghiên cứu.
18

Kết quả phân tích phương trình cấu trúc chỉ ra rằng thái độ ảnh hưởng tích cực
đến ý định mua sản phẩm xanh. Ý định mua xanh cũng ảnh hưởng đến hành vi mua
xanh. Đồng thời, kết quả từ mô hình phương trình cấu trúc cho thấy mối quan tâm
về môi trường là yếu tố cá nhân duy nhất ảnh hưởng đến thái độ đối với các sản
phẩm xanh trong số ba biến số cá nhân bao gồm kiến thức môi trường, mối quan
tâm về môi trường và nhận thức các đặc điểm đổi mới (đổi mới nhận thức). Nó xác
nhận ảnh hưởng đáng kể của tất cả các biến tiếp thị cây bao gồm chất lượng, quảng
cáo xanh và nhãn sinh thái đối với thái độ của người tiêu dùng đối với các sản phẩm
xanh. Kết quả của nghiên cứu này có ý nghĩa đối với việc tiếp thị các sản phẩm này
tới người tiêu dùng và các nhà nghiên cứu. Các nhà tiếp thị sản phẩm xanh nên liên
kết các sản phẩm này với mối quan tâm đến các vấn đề môi trường trong xã hội để
quảng bá các sản phẩm xanh tới người tiêu dùng.
Hình 2.3. Nghiên cứu của Vazifehdoust và các cộng sự (2013)

Mối lo đối với môi


trường

Kiến thức về môi


trường Ý định mua sản
phẩm xanh

Đổi mới nhận thức


Thái độ đối với
sản phẩm xanh

Chất lượng
Hành vi mua
sản phẩm xanh

Marketing xanh

Nhãn sinh thái

Nguồn: Sinh viên tổng hợp


19

2.3.3. Nghiên cứu của Aslam và các cộng sự (2014)


Nghiên cứu của Aslam và các cộng sự (2014) về ý định sử dụng của người tiêu
dùng đối với bao bì xanh đã ghi nhận được một vài kết quả khả quan. Nghiên cứu
chỉ ra rằng chất thải túi ni lông là một trong những chất độc hại nhất trên thế giới.
Việc sử dụng không hạn chế túi ni lông làm thay đổi khí hậu và đe dọa đến môi
trường trên cạn và dưới nước, do đó cần khuyến khích người tiêu dùng sử dụng bao
bì thân thiện (túi vải). Để xem xét ý định của người tiêu dùng đối với việc sử dụng
bao bì thân thiện, nghiên cứu đã mở rộng lý thuyết về hành vi có kế hoạch bằng
cách bổ sung tín ngưỡng như một yếu tố dự đoán bổ sung về ý định với thái độ,
chuẩn mực chủ quan và kiểm soát hành vi nhận thức. Bản chất của nghiên cứu là
định lượng và dữ liệu được thu thập bằng bảng câu hỏi. Sau khi sàng lọc, một mẫu
gồm 390 bảng câu hỏi đã được các tác giả tiến hành phân tích.
Hình 2.4. Nghiên cứu của Aslam và các cộng sự (2014)

Thái độ đối với bao bì thân thiện

Nhận thức kiểm soát hành vi

Quyết định sử dụng bao bì thân thiện

Tôn giáo

Chuẩn mực chủ quan

Nguồn: Sinh viên tổng hợp


Kết quả cho thấy, thái độ và nhận thức kiểm soát hành vi ảnh hưởng tích cực và
đáng kể đến ý định sử dụng bao bì thân thiện của người tiêu dùng. Trong khi chỉ
20

tiêu chuẩn mực chủ quan được tìm thấy là không đáng kể. Hơn nữa, tôn giáo như
một cấu trúc đa chiều (nghĩa là tôn giáo cơ bản, nghĩa vụ trung tâm của tôn giáo,
kinh nghiệm tôn giáo, kiến thức tôn giáo và sự chính thống) đã ảnh hưởng tích cực
và đáng kể đến người tiêu dùng đối với ý định sử dụng bao bì xanh như giả thuyết.
Dựa trên những phát hiện này. Nghiên cứu này cũng có những khuyến nghị và gợi
ý, đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai cho các nhà nghiên cứu.
Mặc dù nghiên cứu này có một số phát hiện và ý nghĩa thú vị, nhưng vẫn còn
một số hạn chế đối với đề tài nghiên cứu. Thứ nhất, nghiên cứu này chỉ tập trung
vào ý định sử dụng bao bì xanh hơn là hành vi thực tế. Vì vậy, nghiên cứu trong
tương lai có thể được thực hiện để kiểm tra hành vi thực tế vì có khoảng cách giữa ý
định và hành vi thực tế. Thứ hai, nghiên cứu này chỉ sử dụng bao bì xanh trong
nghiên cứu (được định nghĩ là túi vải). Nghiên cứu còn có thể kiểm tra ý định đối
với các vật dụng đựng đồ dùng xanh khác như túi nhựa. Thứ ba, nghiên cứu này mở
rộng lý thuyết về hành vi có kế hoạch bằng cách bổ sung thêm nhân tố tôn giáo là
một yếu tố quan trọng trong việc xác định hoặc đưa ra quyết định của người tiêu
dùng đối với việc mua hoặc sử dụng. Có nhiều yếu tố khác hoặc các yếu tố khác
như văn hóa cần được thêm vào để tiến hành nghiên cứu thêm. Thứ tư, nghiên cứu
này chỉ tập trung vào người tiêu dùng Hồi giáo. Các nghiên cứu sâu hơn có thể xem
xét các tôn giáo khác như người theo đạo Hindu, người Do Thái và đạo Phật.
2.3.4. Nghiên cứu của Agyeman và Badugu (2017)
Với việc nâng cao nhận thức về các vấn đề môi trường và sự xuất hiện của những
người tiêu dùng có ý thức về môi trường, tiếp thị xanh đang trở nên nổi bật với một
số công ty thay đổi dịch vụ của họ trên thị trường, và nghiên cứu của Agyeman và
Badugu là một trong những nghiên cứu ủng hộ cho việc định hình ý định mua túi
thân thiện với môi trường dựa vào sự ảnh hưởng tới từ xã hội. Không có gì ngạc
nhiên khi ý định sử dụng bao bì thân thiện thường bị ảnh hưởng bởi hành vi tiêu
dùng của người tiêu dùng đang thay đổi để đáp ứng với ảnh hưởng trực tiếp của các
nhóm xã hội lớn hơn. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ngành công nghiệp túi nhựa
cũng đang phải đối mặt với tác động tương tự do sự ra đời của các loại túi thân thiện
với môi trường do nhiều vấn đề rác thải mà nó tạo ra.
21

Về cơ bản, nghiên cứu của hai tác giả nhằm mục đích tìm hiểu ý định mua hàng
xanh bằng cách điều tra xem liệu các ảnh hưởng xã hội có tác động và làm trung
gian giữa thái độ của người tiêu dùng và ý định mua đối với túi thân thiện với môi
trường hay không. Nghiên cứu được tiến hành ở nhiều địa điểm khác nhau ở Delhi
và Mumbai. Phương pháp nghiên cứu định lượng và thiết kế nghiên cứu thăm dò đã
được các tác giả sử dụng một cách hợp lý. Sử dụng kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện,
bảng câu hỏi khảo sát được phân phối cho 400 người trả lời và dữ liệu được phân
tích thông qua phần mềm thống kê với SPSS. Kết quả chỉ ra rằng có mối quan hệ
tích cực giữa kiến thức môi trường, mối quan tâm về môi trường và thái độ của
người tiêu dùng. Ảnh hưởng xã hội cũng có tác động trung gian tích cực đến thái độ
của người tiêu dùng và ý định của họ đối với việc mua túi thân thiện với môi
trường. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu này, nghiên cứu đã đề xuất rằng truyền
thông xanh do các nhà lãnh đạo quan điểm thực hiện thông qua hình thức truyền
miệng trong xã hội có thể dẫn đến sự thay đổi sở thích của người tiêu dùng từ túi ni
lông sang phong trào sử dụng bao bì xanh.
Hình 2.5. Nghiên cứu của Agyeman và Badugu (2017)

Kiến thức về môi trường


Ảnh hưởng của xã hội

Thái độ đối với bao bì thân thiện Quyết định sử dụng bao bì thân thiện

Mối quan tâm về môi trường

Nguồn: Sinh viên tổng hợp


Tuy nhiên đề tài vẫn còn một số hạn chế nhất định. Nghiên cứu được thực hiện ở
Delhi và Mumbai và những người được tham gia khảo sát chỉ giới hạn ở hai thành
22

phố này. Đây là những môi trường hỗ trợ xanh do sự hiện diện của các tổ chức
chính phủ, trường đại học và các công ty đa quốc gia. Họ cũng là Thành phố Cấp 1
của Ấn Độ. Do đó, nghiên cứu trong tương lai nên tính đến những người tham gia ở
các khu vực địa lý khác để đạt được những phát hiện đa dạng hơn. Hơn nữa, các
nghiên cứu trong tương lai nên tăng cỡ mẫu và có thể xem xét các khía cạnh khác
nhau của các khái niệm ảnh hưởng xã hội trong các điều kiện khác nhau. Điều này
sẽ giải thích các khái niệm tốt hơn. Một điểm yếu khác chính là, nghiên cứu này chỉ
thông qua và kiểm tra hai biến kiến thức về môi trường và mối quan tâm về môi
trường là các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của người tiêu dùng. Các biến này
không phải là yếu tố quyết định hoặc dự đoán duy nhất về thái độ của người tiêu
dùng và do đó ảnh hưởng đến ý định của người tiêu dùng. Cần xem xét nhiều yếu tố
hơn để tạo ra các kết quả khác nhau. Cuối cùng, vì chỉ để nhận được những chiếc túi
thân thiện với môi trường như là quà tặng mà người tiêu dùng trả lời khảo sát này
nên kết quả đã hạn chế mức độ khái quát đối với các loại sản phẩm xanh khác. Do
đó, cần phải mở rộng nghiên cứu sang các sản phẩm xanh khác.
2.3.5. Nghiên cứu của Ari và Yilmaz (2017)
Hình 2.6. Nghiên cứu của Ari và Yilmaz (2017)

Ý thúc về môi trường

Áp lực từ xã hội Hành vi giảm sử dụng túi nylon


Ý định sử dụng bao bì thân thiện

Cấm sử dụng túi ni lông

Nguồn: Sinh viên tổng hợp


23

Nghiên cứu về thái độ của người tiêu dùng đối với việc sử dụng túi vải (bao bì
thân thiện) và túi ni lông của hai tác giả Ari và Yilmaz đã chứng minh được những
người tiêu dùng nhận thức được tầm quan trọng của túi vải, sẽ dần chuyển qua sử
dụng túi vải mà bỏ qua sử dụng túi ni lông. Cụ thể, nghiên cứu này xem xét thái độ
và hành vi của người tiêu dùng đối với việc sử dụng nhựa và túi vải ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Nghiên cứu sử dụng phân tích hồi quy, bao gồm các nhân tố ý thức về môi trường
liên quan đến việc sử dụng túi ni lông, áp lực xã hội, ủng hộ việc cấm sử dụng túi
nhựa, ý định sử dụng túi vải và hành vi giảm sử dụng túi ni lông là những nhân tố
trong mô hình. Ý định sử dụng túi vải và hành vi giảm thiểu việc sử dụng túi nhựa
được coi là các biến tiềm ẩn nội sinh trong mô hình cấu trúc. Trong phần kết luận
của nghiên cứu, các tác giả nhận thấy rằng những người tiêu dùng có ý thức về môi
trường và chịu áp lực của xã hội có xu hướng giảm việc sử dụng túi ni lông và
chuyển sang sử dụng túi vải.
Nghiên cứu này cũng gặp phải một số điểm hạn chế trong việc nghiên cứu. Đầu
tiên, việc đưa nhân tố cấm sử dụng túi ni lông vào vô tình làm cho người tham gia
khảo sát bị tác động rõ rệt bởi nhân tố mà khó có thể lựa chọn các câu trả lời ngược
chiều trong biến quan sát mà tác giả đưa ra. Đồng thời, việc chỉ ra rằng ý định sử
dụng bao bì thân thiện có tác động đến hành vi giảm sử dụng túi ni lông là hợp lý,
tuy nhiên vẫn còn phụ thuộc nhiều yếu tố bởi lẽ trong nghiên cứu chưa chỉ ra được
những lợi ích thiết thực của bao bì thân thiện so với túi ni lông, mà chỉ đi vào việc
phân tích sơ lược một vài điểm hạn chế của túi ni lông so với môi trường, chủ yếu
tập trung vào áp lực từ xã hội. Ngoài ra, nghiên cứu còn chưa làm rõ và đa dạng hóa
các nhân tố có thể đưa vào mô hình khảo sát và mở ra thêm hướng nghiên cứu
tương lai cho những nhà nghiên cứu khác có ý định tham khảo mô hình.
2.3.6. Tóm tắt các nhân tố từ các nghiên cứu
Từ những kết quả nghiên cứu dựa vào mô hình nghiên cứu của các tác giả đi
trước mà sinh viên thu thập được, sinh viên sẽ tổng hợp các nhân tố thành bảng để
dựa vào đó xây dựng mô hình nghiên cứu cho đề tài các nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định sử dụng bao bì thân thiện với môi trường của người tiêu dùng tại thành
phố Hồ Chí Minh. Các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm đi trước đều thể hiện
sự tích cực của người tiêu dùng đối với sản phẩm xanh, mà cụ thể là bao bì thân
24

thiện, túi vải, hay túi nhựa thay thế cho sản phẩm túi ni lông truyền thống. Bên cạnh
đó, các nghiên cứu của các tác giả cũng tập trung vào việc lý giải cho sự hình thành
các nhân tố, và giải thích rõ ý nghĩa, chiều hướng tác động của các nhân tố đối với
biến phụ thuộc mà các tác giả đề ra trong mô hình nghiên cứu. Sinh viên sẽ lựa
chọn và tham khảo những nhân tố phù hợp cho đề tài dựa vào bảng tóm tắt các nhân
tố dưới đây.
Bảng 2.1. Tóm tắt các nhân tố từ các mô hình nghiên cứu

Tác giả Nhân tố và chiều hướng tác động


Nhãn hiệu tiêu dùng xanh (+); Mối lo
ngại đối với môi trường (+); Kiến thức
Nghiên cứu của Ali và Ahmad (2012)
về môi trường (+); Nhận thức về giá và
chất lượng (+)
Mối lo đối với môi trường (+); Kiến
Nghiên cứu của Vazifehdoust và các thức về môi trường (+); Đổi mới nhận
cộng sự (2013) thức (+); Chất lượng (+); Marketing
xanh (+); Nhãn sinh thái (+)
Thái độ đối với bao bì thân thiện (+);
Nghiên cứu của Aslam và các cộng sự
Nhận thức kiểm soát hành vi (+); Tôn
(2014)
giáo (+); Chuẩn mực chủ quan (+)
Kiến thức về môi trường (+); Thái độ
Nghiên cứu của Agyeman và Badugu đối với bao bì thân thiện (+); Mối quan
(2017) tâm về môi trường (+); Ảnh hưởng của
xã hội (+)
Ý thức về môi trường (+); Áp lực từ xã
Nghiên cứu của Ari và Yilmaz (2017)
hội (+); Cấm sử dụng túi ni lông (+)

Nguồn: Sinh viên tổng hợp


2.4. Định nghĩa biến số và các giả thuyết nghiên cứu
2.4.1. Ảnh hưởng từ xã hội
Quyết định sử dụng, về cơ bản là khả năng (xác suất) mà người tiêu dùng sẵn
sàng sử dụng sản phẩm trong tương lai gần. Tuy nhiên, quyết định này thực sự bị
25

ảnh hưởng bởi những yếu tố đặc thù ảnh hưởng đến tâm lý của người tiêu dùng, mà
một trong những yếu tố tác động mạnh nhất chính là ảnh hưởng từ xã hội. Nhiều
nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ảnh hưởng từ xã hội đối với sản phẩm có mối quan hệ
trực tiếp và đáng kể đến quyết định sử dụng. Quyết định của người tiêu dùng và
đánh giá của họ về sản phẩm hoặc dịch vụ bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các đối tác
quan hệ thân thiết của họ và đôi khi bị chi phối bởi các nhóm xã hội lớn hơn. Tương
tự, thái độ, hành vi, quan điểm và ý kiến của họ về việc có mua hoặc tiêu dùng sản
phẩm và dịch vụ hay không phụ thuộc vào các nhóm tham khảo và các thành viên
trực tiếp trong gia đình. Điều này là do chúng là những yếu tố quan trọng và có tác
động đáng kể đến quá trình ra quyết định của họ. Theo những cách này, ý định mua
hàng, sử dụng và hành động của họ đối với một sản phẩm có thể thay đổi bất cứ lúc
nào. Do đó, việc hiểu ý định mua hàng của người tiêu dùng cũng bao gồm việc hiểu
các cách thức mà sự gắn bó xã hội xác định hoặc ảnh hưởng đến hành vi mua hàng
của họ.
Nghiên cứu mà sinh viên đề ra để nhằm mục đích tìm hiểu về ý định mua hàng
xanh bằng cách điều tra xem liệu các ảnh hưởng xã hội có tác động và làm trung
gian giữa thái độ của người tiêu dùng và ý định mua của người tiêu dùng đối với túi
thân thiện với môi trường hay không, và có thể thấy ảnh hưởng xã hội có liên quan
đến áp lực chung của xã hội để thể hiện hay không thực hiện hành vi. Ngoài ra, ảnh
hưởng xã hội trong nghiên cứu này còn thể hiện qua sự chấp nhận, ủng hộ các yêu
cầu từ phía xã hội về việc mua sản phẩm túi thân thiện với môi trường. Qua nghiên
cứu, sinh viên tổng hợp được một số tác động ảnh hưởng xã hội đến ý định mua túi
thân thiện, do đó sinh viên xin đưa ra giả thuyết nghiên cứu đầu tiên cho đề tài:
H1: Ảnh hưởng từ xã hội tác động thuận chiều đến quyết định sử dụng bao bì
thân thiện của người tiêu dùng
2.4.2. Thái độ đối với bao bì thân thiện
Có thể nói rằng thái độ của người tiêu dùng đối với việc mua các sản phẩm xanh
được tạo nên từ niềm tin và kiến thức của họ đối với khái niệm về sản phẩm xanh
mà họ tích lũy được. Thái độ đối với sản phẩm xanh có lợi cho môi trường có thể
được định nghĩa là sự thấu hiểu những kiến thức chung về các sự kiện, khái niệm và
mối quan hệ liên quan đến môi trường tự nhiên và các hệ sinh thái chính của nó.
26

Nói cách khác, thái độ đối với sản phẩm thân thiện với môi trường liên quan đến
những gì mọi người biết về lợi ích của sản phẩm đối với môi trường. Việc đạt được
kiến thức về môi trường ở mức độ cao sẽ tạo ra hành vi và thái độ ủng hộ môi
trường tốt hơn nhiều. Thái độ tích cực đối với sản phẩm có tác động đáng kể đến
quyết định sử dụng sản phẩm xanh của người tiêu dùng (Kaufmann và cộng sự,
2012).
Ngoài ra, trong một nghiên cứu của họ Pickett-Baker và Ozaki (2008) đã phát
hiện ra rằng những người được hỏi cho rằng việc sử dụng những nhãn hiệu ít gây
hại cho môi trường là điều tốt. Tuy nhiên, họ tiết lộ rằng đôi khi không dễ để xác
định các sản phẩm xanh có lợi với môi trường. Hơn nữa, những người được hỏi cho
biết rằng họ không nhận thấy nhiều tiếp thị có liên quan hoặc hấp dẫn về các sản
phẩm này. Vì vậy, để có được kết quả hiệu quả từ chiến dịch tiếp thị, các nhà tiếp
thị phải chú trọng đến lợi ích của sản phẩm đối với người tiêu dùng và cải tiến sản
phẩm, chẳng hạn như công thức hoặc thiết kế cải tiến mới. Do đó, việc sử dụng tốt
hơn hoạt động tiếp thị và mô tả hình ảnh thương hiệu tốt là điều cốt yếu để bán các
sản phẩm xanh, và cải thiện thái độ của người tiêu dùng đối với các sản phẩm xanh.
Tương tự, một nghiên cứu được thực hiện bởi Paco và Raposo (2009) ở Bồ Đào
Nha cho thấy rằng người tiêu dùng hiểu những thách thức về môi trường, hỗ trợ các
chính sách để cải thiện môi trường, mặc dù mối quan tâm của họ không chuyển
thành hành động. Lý do không phản ánh mối quan tâm về môi trường vào hành vi
mua hàng là do thiếu nhận thức về khái niệm xanh hóa ở các nước mới công nghiệp
hóa như ở các nước phát triển. Do đó, các nước vẫn cần các nhân viên kinh doanh
và chính phủ cùng nhau đưa ra các sáng kiến để giáo dục và thuyết phục người dân
quyết định sử dụng hàng xanh. Hơn nữa, có thể thấy rằng luôn tồn tại mối quan hệ
tích cực giữa nhận thức về môi trường và thái độ, quyết định của con người đối với
việc sử dụng một sản phẩm xanh như bao bì thân thiện đối với môi trường. Có lẽ,
nhận thức ban đầu mà người ta hình thành về lợi ích môi trường của sản phẩm, theo
một cách nào đó, bằng cách tiếp xúc với thông tin / kiến thức do nhà tiếp thị bắt đầu
cùng với thông tin được cung cấp trên nhãn sản phẩm và quảng cáo trên phương
tiện truyền thông, sẽ giúp cho người tiêu dùng thay đổi và có thái độ tích cực, có
27

một góc nhìn thiện cảm đối với bao bì thân thiện. Do đó, sinh viên xin đề xuất giả
thuyết:
H2: Thái độ đối với bao bì thân thiện tác động thuận chiều đến quyết định sử
dụng bao bì thân thiện với môi trường của người tiêu dùng
2.4.3. Nhận thức về tính năng của bao bì thân thiện
Các thuộc tính của sản phẩm như sự tiện lợi, tính sẵn có và chất lượng đóng một
vai trò quan trọng trong quá trình quyết định sử dụng hàng hóa của người tiêu dùng
(Gan và cộng sự, 2008). Sự lựa chọn của người tiêu dùng đối với hoặc chống lại các
sản phẩm có lợi cho môi trường có thể được coi là một tình huống khó xử của xã
hội, trong đó họ phải cân nhắc các động cơ cá nhân, chẳng hạn như cân nhắc về tính
năng, hay chất lượng của sản phẩm. Mức độ cảm nhận về tính năng, là sự đánh giá
tổng thể về các mặt hàng của sản phẩm và là khía cạnh chính trong việc lựa chọn
sản phẩm (Doorn & Verhoef, 2011). Tính năng của sản phẩm có thể là điểm khởi
đầu tốt để cung cấp sự hài lòng của khách hàng và tạo ra lòng trung thành của khách
hàng. Có một vài nghiên cứu giải thích rằng tính năng của sản phẩm là kết quả của
hiệu suất, và có thể được xem là mức độ tùy chỉnh và có mức độ đáng tin cậy đáp
ứng được các yêu cầu của khách hàng. Và vì lẽ đó, thường thì nhiều công ty không
chỉ thể hiện khái niệm xanh hoặc môi trường trong tính năng, thiết kế và bao bì của
sản phẩm để tăng sự khác biệt của sản phẩm mà còn phải đáp ứng yêu cầu về môi
trường của khách hàng và tiếp tục tạo ra lòng trung thành của khách hàng cũng như
lợi thế cạnh tranh (Chang & Fong, 2010). Đồng thời, tính năng của bao bì thân thiện
còn có thể hiện được ở sự tiện lợi mà nó mang lại cho người tiêu dùng, khi người
tiêu dùng có thể dễ dàng sử dụng bao bì thân thiện đựng các đồ vật khác, không chỉ
riêng thức ăn. Đồng thời, bao bì thân thiện còn có kích thước lớn hơn so với bao bì
nhựa, giúp đựng được nhiều đồ vật và dễ gấp gọn, bảo vệ môi trường (Igor và cộng
sự, 2019). Từ những lý do trên, sinh viên xin đề xuất giả thuyết cho mô hình nghiên
cứu:
H3: Nhận thức về tính năng của bao bì thân thiện tác động thuận chiều đến
quyết định sử dụng bao bì thân thiện với môi trường của người tiêu dùng
28

2.4.4. Lợi ích đối với môi trường


Một số nghiên cứu đi trước đã cho thấy ảnh hưởng mạnh mẽ của nhận thức về
môi trường đến ý định mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ của người tiêu dùng.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Fraj-Andrés, Martínez-Salinas và Matute-
Vallejo (2009), nhấn mạnh rằng nhiều khách hàng lo lắng hơn về các vấn đề môi
trường và những tổ chức không có hành động đối phó với vấn đề môi trường bằng
cách cung cấp các sản phẩm xanh thể hiện rõ lợi ích đối với môi trường, có thể sẽ
mất uy tín trong mắt khách hàng của họ. Vì các mối quan tâm của xã hội và các quy
định về môi trường là những yếu tố gây áp lực có ảnh hưởng nhất đến các nhà quản
lý sản phẩm. Do đó, các nhà quản lý có xu hướng tham gia sâu hơn vào việc tuyên
truyền về các lợi ích đối với môi trường của các sản phẩm xanh. Theo Laskova
(2007), những người có mối quan tâm cao về lợi ích của sản phẩm môi trường thể
hiện thái độ tích cực hơn đối với sản phẩm và thể hiện được quyết định mua hoặc sử
dụng sản phẩm. Lập luận này càng được chứng minh bởi nghiên cứu của Kim và
Choi (2005), trong đó các mối quan tâm về môi trường có ảnh hưởng trực tiếp và
tích cực đến ý định mua sản phẩm xanh có lợi cho môi trường của khách hàng. Điều
này cho thấy rằng khách hàng có mối quan tâm mạnh mẽ về môi trường có thể quan
tâm đến việc tiêu thụ các sản phẩm phản ánh mối quan tâm đó. Bên cạnh đó,
Mostafa (2009) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan tâm đến môi trường
cùng với các biến số khác đối với dự đoán hành vi mua hàng xanh – những sản
phẩm có lợi cho môi trường của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, thang đo lợi ích đối
với môi trường cũng được người tiêu dùng đồng tình khi sinh viên đưa ra thảo luận
các biến quan sát như đề cập đến lợi ích đối với môi trường của bao bì thân thiện,
qua đó truyền đạt cho người tiêu dùng nhận thức mối đe dọa đến môi trường như
nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu, tác hại của túi ni lông đến môi trường, nhận
thức việc sử dụng túi thân thiện, việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của
toàn dân, toàn xã hội. Do đó, sinh viên xin đưa ra giả thuyết thứ tư cho mô hình
nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng bao bì thân thiện của
người tiêu dùng:
H4: Lợi ích đối với môi trường của bao bì thân thiện tác động thuận chiều đến
quyết định sử dụng bao bì thân thiện với môi trường của người tiêu dùng
29

2.4.5. Giá cả của bao bì thân thiện


Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Polonsky (1994), tác giả kết luận rằng
người tiêu dùng đã đặt quá nhiều trách nhiệm lên các doanh nghiệp và các cơ quan
chính phủ trong việc đảm bảo môi trường an toàn, và họ không coi mình là một
phần của quá trình này và không quá nghiêm túc trong vấn đề này. Do đó,
marketing xanh không ảnh hưởng mạnh đến tất cả người tiêu dùng (Lampe và
Gazdat, 1995). Tương tự như vậy, Wong và cộng sự, (1996) báo cáo rằng trái ngược
với bằng chứng thăm dò dư luận nhiệt tình liên quan đến thái độ của công chúng đối
với việc tiêu dùng sản phẩm thân thiện với môi trường, mức độ chấp nhận của
người tiêu dùng đối với các sản phẩm xanh ít hơn nhiều. Do đó, việc tìm ra các rào
cản là rất quan trọng, mà ở đây, sinh viên muốn đề cập đến giá cả của những sản
phẩm xanh, cụ thể là bao bì thân thiện với môi trường.
Fraj và Martinez (2006) cho rằng mặc dù mọi người có đủ kiến thức và quan tâm
nhiều đến các vấn đề môi trường, nhưng vẫn ít tham gia và tạo thói quen mua sắm
các sản phẩm xanh hằng ngày. Bên cạnh đó, Gan và cộng sự, (2008) cho rằng mối
quan tâm về môi trường không phải là lý do duy nhất để khách hàng mua các sản
phẩm thân thiện với môi trường, và họ cũng không đồng ý đánh đổi các thuộc tính
khác của sản phẩm để có môi trường tốt hơn. Điều này cho thấy các đặc điểm của
sản phẩm truyền thống như thương hiệu, hay một yếu tố cụ thể chính là giá cả hợp
lý và phải chăng vẫn là những yếu tố quan trọng nhất mà người tiêu dùng cân nhắc
khi quyết định mua hàng. Vì lẽ đó, hiện nay các công ty đã nhận ra rằng triển vọng
tương lai của hàng hóa xanh vẫn còn khá hạn chế, cho đến khi và trừ khi họ có thể
cân bằng khả năng tương thích môi trường với mong muốn chính của khách hàng về
các sản phẩm thân thiện với môi trường có giá cả tốt. Bởi vì, sẽ không hợp lý khi
khách hàng trả nhiều tiền hơn cho một sản phẩm không mang lại lợi ích cơ bản, bất
kể lợi ích môi trường (Wong và cộng sự 1996).
Về vấn đề này, Schlegelmilch., Bohlen và Diamantopoulos (1996) khuyến nghị
rằng các tổ chức muốn tăng cường sự thâm nhập thị trường của các sản phẩm xanh
hiện có phải khởi động một chiến dịch quảng cáo nhằm tăng cường mối quan tâm
về chất lượng môi trường trong cơ sở người tiêu dùng. Thứ hai, các tổ chức phải
làm cho sản phẩm của họ có thể hoạt động cạnh tranh ở các khía cạnh khác, đó là có
30

một mức giá cạnh tranh. Nếu hai điều này đạt được, thì các cân nhắc về môi trường
sẽ không còn là vấn đề trong việc hình thành nên quyết định sử dụng sản phẩm xanh
nữa. Thông thường nhận thức về các sản phẩm thân thiện với môi trường có mối
liên hệ tiêu cực với quyết định sử dụng của người tiêu dùng nếu so với các sản
phẩm truyền thống, chúng có giá cao hơn. Cụ thể, sẽ có nhiều người tiêu dùng
không sẵn sàng từ bỏ các lợi ích thiết yếu của sản phẩm truyền thống so với sản
phẩm xanh trong quá trình đưa ra quyết định sử dụng hàng hóa của họ. Vì vậy, các
sản phẩm xanh cũng phải thực hiện cạnh tranh không chỉ theo khía cạnh môi trường
mà còn dựa trên các đặc tính quan trọng khác của sản phẩm, chẳng hạn như giá cả,
chất lượng, sự tiện lợi và độ bền (Diamantopoulos et al. 2003). Do đó, sinh viên xin
đưa ra giả thuyết nghiên cứu liên quan đến giá cả phải chăng của bao bì thân thiện,
tác động đến quyết định sử dụng bao bì thân thiện của người tiêu dùng:
H5: Giá cả của bao bì thân thiện tác động thuận chiều đến quyết định sử dụng
bao bì thân thiện với môi trường của người tiêu dùng
2.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Hình 2.7. Mô hình nghiên cứu đề xuất
31

Ảnh hưởng từ xã hội

Thái độ đối với bao bì


thân thiện

Nhận thức về tính năng Quyết định sử dụng


của bao bì thân thiện bao bì thân thiện

Lợi ích đối với môi


trường

Giá cả của bao bì thân


thiện

Nguồn: Sinh viên tổng hợp


Từ các diễn giải về các biến số nêu trên, sinh viên xin phép đề xuất mô hình
nghiên cứu cho đề tài các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng bao bì thân
thiện của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, mô hình nghiên
cứu bao gồm các nhân tố ảnh hưởng từ xã hội, thái độ đối với bao bì thân thiện,
nhận thức về tính năng của bao bì thân thiện, lợi ích đối với môi trường, và giá cả
của bao bì thân thiện. Sinh viên sẽ sử dụng các nhân tố này để xây dựng bảng hỏi
cho mô hình nghiên cứu, nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập
lên biến phụ thuộc quyết định sử dụng bao bì thân thiện.
SƠ KẾT CHƯƠNG 2
Trong chương 2, sinh viên đã trình bày một số khái niệm cơ bản về bao bì thân
thiện, cũng như một vài lợi ích mà bao bì thân thiện đem lại. Bên cạnh đó, sinh viên
đã trình bày các mô hình nghiên cứu từ các tác giả đi trước, và dựa vào đó xây dựng
các biến số và mô hình nghiên cứu cho đề tài các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định
sử dụng bao bì thân thiện đối với môi trường của người tiêu dùng tại thành phố Hồ
32

Chí Minh, bao gồm các nhân tố ảnh hưởng từ xã hội, thái độ đối với bao bì thân
thiện, nhận thức về tính năng của bao bì thân thiện, lợi ích đối với môi trường, giá
cả của bao bì thân thiện.
33

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Quy trình nghiên cứu
Hình 3.8. Quy trình nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết

Môtài
Nghiên cứu về vấn đề liên quan đến đề hình nghiên cứu đề xuất Đề xuất thang đo nghiên cứu

Nghiên cứu sơ bộ (N = 100)

Điều chỉnh thang đo

Nghiên cứu chính thức (N = 250)

Phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS

Kết luận – Khuyến nghị

Nguồn: Sinh viên tổng hợp


34

Hình 3.1 thể hiện quy trình nghiên cứu của đề tài các nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định sử dụng bao bì thân thiện của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí
Minh. Từ những cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu lý thuyết về vấn đề liên quan đến
đề tài để đưa ra mô hình nghiên cứu, sinh viên đã dựa vào đó để xây dựng thang đo
câu hỏi, sau đó thử nghiệm ở bước nghiên cứu sơ bộ để xác minh tính phù hợp của
bảng câu hỏi. Sau khi điều chỉnh lại những điểm không phù hợp và hiệu chỉnh thang
đo, bước kế tiếp sẽ là nghiên cứu chính thức. Bước này bao gồm các phân tích về
thống kê mô tả của các biến nhân khẩu học, biến độc lập và biến phụ thuộc, phân
tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha, nhân tố khám phá EFA, phân tích hệ số tương
quan Pearson, phân tích hồi quy đa biến, phân tích T-test và ANOVA để kiểm tra sự
khác biệt của các nhân tố ảnh hưởng đến biến phụ thuộc. Cuối cùng, sinh viên sẽ
dựa vào những kết quả nghiên cứu và thảo luận trong chương 4 để làm nền tảng cho
việc xây dựng các khuyến nghị cho các doanh nghiệp đang có ý định sản xuất và
phân phối bao bì thân thiện ra ngoài thị trường, và giúp họ xác định được sơ bộ mức
độ ảnh hưởng của các nhân tố đối với quyết định sử dụng bao bì thân thiện của
người tiêu dùng cụ thể là như thế nào.
3.2. Thiết kế nghiên cứu
Sinh viên lựa chọn thành phố Hồ Chí Minh làm nơi thu thập khảo sát từ đáp viên
để tìm hiểu quyết định sử dụng bao bì thân thiện của người tiêu dùng. Lý do sinh
viên lựa chọn thành phố Hồ Chí Minh làm địa điểm nghiên cứu là bởi lẽ việc này sẽ
giúp cho sinh viên giảm thiểu được chi phí trong việc đi thu thập bảng hỏi. Mặt
khác, thành phố Hồ Chí Minh cũng có dân số cao hơn so với các thành phố khác
trong Việt Nam, và điều này phù hợp với các biến nhân khẩu học cho nghiên cứu
này, vì dân số ở thành phố Hồ Chí Minh phần nào đủ khả năng làm đại diện cho
tổng thể mẫu nếu mô hình có mở rộng thêm đến các thành phố hoặc tỉnh thành
khác. Ngoài ra, những hoạt động liên quan đến việc sử dụng sản phẩm thân thiện
với môi trường, như bao bì thân thiện cũng có lẽ xuất hiện nhiều tại thành phố Hồ
Chí Minh so với những địa điểm khác, do đó sinh viên đã lựa chọn Hồ Chí Minh
làm địa điểm nghiên cứu.
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để đo lường mức
độ ảnh hưởng của các nhân tố lên biến phụ thuộc quyết định sử dụng bao bì thân
35

thiện của người tiêu dùng. Để tạo ra sự đồng đều giữa các câu hỏi trong đề tài, sinh
viên đã xây dựng thang đo câu hỏi cho mỗi biến độc lập bao gồm 4 câu hỏi cho mỗi
nhân tố, tổng cộng là 24 câu hỏi đã bao gồm cả câu hỏi cho biến phụ thuộc. Thang
đo được thiết kế theo chuẩn Likert, với hệ thống đo lường từ 1 đến 5: hoàn toàn
không đồng ý – không đồng ý – trung lập – đồng ý – hoàn toàn đồng ý. Thang đo
câu hỏi được trích dẫn tham khảo từ các nghiên cứu về vấn đề liên quan đến đề tài
đi trước, với mục đích để xác thực các nhân tố trong các đề tài của các tác giả đi
trước, cũng như đo lường và lựa chọn các câu hỏi phù hợp cho các nhân tố mà sinh
viên chọn lựa cho mô hình nghiên cứu.
Bảng câu hỏi sinh viên thiết kế về cơ bản bao gồm ba phần. Phần đầu tiên là
phần giới thiệu về đề tài nghiên cứu, và đưa ra một số khái niệm cơ bản về sản
phẩm bao bì thân thiện với môi trường, kèm theo đó là một vài thông tin sơ lược về
sản phẩm bao bì thân thiện, để xem xét tập người đã từng sử dụng bao bì thân thiện
bao giờ hay chưa. Phần tiếp theo là thu thập những thông tin về nhân khẩu học như
giới tính, tuổi, nghề nghiệp và trình độ học vấn để đo lường sự khác biệt về quyết
định sử dụng bao bì thân thiện. Phần thứ ba là những câu hỏi chính của các nhân tố
ảnh hưởng từ xã hội, thái độ đối với bao bì thân thiện, nhận thức về tính năng của
bao bì thân thiện, lợi ích đối với môi trường, giá cả của bao bì thân thiện, và câu hỏi
của biến độc lập quyết định sử dụng bao bì thân thiện với môi trường trong mô hình
nghiên cứu.
3.3. Nghiên cứu sơ bộ
3.3.1. Khảo sát thử nghiệm
Để thử nghiệm tính phù hợp của mô hình nghiên cứu, sinh viên sẽ thu thập đủ
100 câu trả lời đến từ những người tham gia khảo sát, với mục đích để kiểm định
các thang đo câu hỏi trong mô hình đã hợp lý hay chưa, có điểm gì cần bổ sung và
chưa hợp lý hay không. Đồng thời, việc khảo sát thử nghiệm cũng là để sinh viên
cân nhắc sắp xếp thứ tự từng biến quan sát trong mỗi nhân tố để tạo ra sự liên kết
giữa các biến quan sát trong nhân tố, và tránh được trường hợp các đáp viên trả lời
không trung thực và sai lệch so với kết quả kì vọng của mô hình nghiên cứu. Kết
quả khảo sát thử nghiệm được sinh viên trình bày trong bảng 3.1, bao gồm các nhân
tố độc lập ảnh hưởng từ xã hội, kí hiệu SC, thái độ đối với bao bì thân thiện, kí hiệu
36

AT, nhận thức về tính năng của bao bì thân thiện, kí hiệu FE, lợi ích đối với môi
trường, kí hiệu BE, giá cả của bao bì thân thiện, kí hiệu PR.
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát thử nghiệm

SC Cronbach’s Alpha = 0.935


Scale Mean if Scale Variance Corrected Item- Cronbach’s Alpha
Item Deleted if Item Deleted Total Correlation if Item Deleted
SC1 9.480 8.373 .859 .912
SC2 9.540 8.231 .823 .922
SC3 9.390 7.755 .878 .905
SC4 9.390 7.917 .831 .921
AT Cronbach’s Alpha = 0.953
AT1 10.860 9.071 .884 .938
AT2 10.930 9.177 .909 .931
AT3 10.850 9.341 .897 .935
AT4 10.860 9.233 .852 .948
FE Cronbach’s Alpha =0.960
FE1 9.730 10.846 .944 .935
FE2 9.640 11.465 .898 .949
FE3 9.710 11.622 .901 .948
FE4 9.590 11.153 .869 .958
BE Cronbach’s Alpha = 0.981
BE1 10.530 21.060 .964 .972
BE2 10.490 20.858 .963 .972
BE3 10.620 22.420 .927 .982
BE4 10.570 20.975 .956 .974
PR Cronbach’s Alpha = 0.959
PR1 11.770 9.209 .919 .940
PR2 11.810 9.105 .922 .939
PR3 11.780 9.264 .869 .955
PR4 11.680 9.048 .886 .950
37

Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS


3.3.2. Kết quả nghiên cứu sơ bộ
Với số lượng mẫu hỏi là 100 cho khảo sát thử nghiệm, sinh viên đã tiến hành
chạy phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho các biến độc lập trong mô hình và
nhận được các kết quả khả quan. Các biến quan sát trong từng nhân tố đều cho hệ số
tương quan lớn hơn 0.6, đồng thời các hệ số Cronbach’s Alpha tương quan biến
tổng của từng biến quan sát đều lớn hơn 0.3, chứng tỏ các biến quan sát trong mô
hình có mức độ phù hợp và độ tin cậy nhất định. Nhờ vào đó, sinh viên đã tiếp tục
thu thập thêm mẫu hỏi và quyết định đưa vào nghiên cứu chính thức 250 mẫu hỏi để
xử lý dữ liệu nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định sử
dụng bao bì thân thiện của người tiêu dùng.
3.3.3. Đánh giá sơ bộ thang đo
Về cơ bản, sau bước nghiên cứu sơ bộ, sinh viên đã xác minh được những câu
hỏi đề ra trong từng nhân tố có sự liên kết nhất định, và đều thể hiện rõ được hàm ý
mà sinh viên đưa ra cho từng nhân tố. Do đó, sinh viên sẽ giữ lại thang đo nghiên
cứu đề xuất ban đầu và tiếp tục bước nghiên cứu chính thức. Sinh viên cũng nhận
được một vài góp ý đến từ giảng viên hướng dẫn và bạn bè nên đã hiệu chỉnh lại
một số từ ngữ để phù hợp với tiếng việt phổ thông, và dễ cho người tham gia khảo
sát hiểu được hàm ý của sinh viên muốn đề cập.
3.3.4. Thang đo chính thức đã hiệu chỉnh
3.3.4.1. Ảnh hưởng từ xã hội
Bảng 3.3. Thang đo ảnh hưởng từ xã hội
Mã hóa Nội dung câu hỏi Tham khảo
Việc tiếp xúc với thông tin về bao bì thân thiện Agyeman và
SC1
khuyến khích tôi sử dụng chúng Badugu (2017);
Những người quan trọng đối với tôi luôn khuyến Ari và Yilmax
SC2
khích tôi sử dụng bao bì thân thiện (2017)
Tôi học hỏi và bắt chước những người xung quanh
SC3
sử dụng bao bì thân thiện
SC4 Chính quyền địa phương khuyến khích tôi sử dụng
38

bao bì thân thiện


Nguồn: Sinh viên tổng hợp
Thang đo biến độc lập ảnh hưởng từ xã hội bao gồm 4 câu hỏi, tương ứng với 4
biến số SC1, SC2, SC3, SC4, được trích dẫn và tham khảo từ tác giả Agyeman và
Badugu (2017); Ari và Yilmax (2017).
3.3.4.2. Thái độ đối với bao bì thân thiện
Thang đo biến độc lập thái độ đối với bao bì thân thiện bao gồm 4 câu hỏi, tương
ứng với 4 biến số AT1, AT2, AT3, AT4, được trích dẫn và tham khảo từ tác giả
Aslam và các cộng sự (2014).
Bảng 3.4. Thang đo thái độ đối với bao bì thân thiện
Mã hóa Nội dung câu hỏi Tham khảo
Tôi cảm thấy có nhiều ý nghĩa khi sử dụng bao bì
AT1
thân thiện
Tôi cảm thấy thích thú khi sử dụng bao bì thân
AT2
thiện Aslam và các
Tôi nghĩ rằng việc sử dụng bao bì thân thiện là hết cộng sự (2014)
AT3
sức cần thiết
Tôi nghĩ bao bì thân thiện đem lại nhiều lợi ích
AT4
cho môi trường
Nguồn: Sinh viên tổng hợp
3.3.4.3. Nhận thức về tính năng của bao bì thân thiện
Bảng 3.5. Thang đo nhận thức về tính năng của bao bì thân thiện
Thang đo biến độc lập nhận thức về tính năng của bao bì thân thiện bao gồm 4
câu hỏi, tương ứng với 4 biến số FE1, FE2, FE3, FE4, được trích dẫn và tham khảo
từ tác giả Agyeman và Badugu (2017); Vazifehdoust và các cộng sự (2013).
Mã hóa Nội dung câu hỏi Tham khảo
FE1 Tôi nghĩ bao bì thân thiện mang tính tiện lợi Vazifehdoust và
Tôi nghĩ bao bì thân thiện có thể được tái sử dụng các cộng sự
FE2
nhiều lần (2013); Ali và
FE3 Tôi nghĩ bao bì thân thiện có chất lượng tốt, bền bỉ Ahmad (2012)
FE4 Tôi nghĩ bao bì thân thiện có thiết kế bắt mắt và
39

thời trang
Nguồn: Sinh viên tổng hợp
3.3.4.4. Lợi ích đối với môi trường của bao bì thân thiện
Thang đo biến độc lập lợi ích đối với môi trường của bao bì thân thiện bao gồm 4
câu hỏi, tương ứng với 4 biến số AT1, AT2, AT3, AT4, được trích dẫn và tham
khảo từ tác giả Ari và Yilmaz (2017).
Bảng 3.6. Thang đo lợi ích đối với môi trường của bao bì thân thiện
Mã hóa Nội dung câu hỏi Tham khảo
Tôi nghĩ bao bì thân thiện có lợi cho sức khỏe của
BE1
người dùng
Tôi nghĩ bao bì thân thiện có thể giúp giảm lượng
BE2
rác thải ra bên ngoài môi trường Ari và Yilmaz
Tôi nghĩ bao bì thân thiện giúp bảo vệ môi trường (2017)
BE3
so với việc sử dụng túi ni lông
Tôi nghĩ sẽ hợp lý nếu như sử dụng bao bì thân
BE4
thiện thay thế cho túi ni lông
Nguồn: Sinh viên tổng hợp
3.3.4.5. Giá cả của bao bì thân thiện
Thang đo biến độc lập giá cả của bao bì thân thiện bao gồm 4 câu hỏi, tương ứng
với 4 biến số PR1, PR2, PR3, PR4, được trích dẫn và tham khảo từ tác giả
Agyeman và Badugu (2017).
Bảng 3.7. Thang đo nhận thức về giá cả
Mã hóa Nội dung câu hỏi Tham khảo
Tôi nhận thức rằng giá cả của bao bì thân thiện là
PR1
cao hơn so với bao bì thông thường
PR2 Tôi nghĩ giá cả của bao bì thân thiện là phải chăng
Ali và Ahmad
Tôi không có nhiều lo ngại khi chi trả cho bao bì
PR3 (2012)
thân thiện
Tôi sẵn sàng chi trả một mức giá phù hợp để sử
PR4
dụng bao bì thân thiện
Nguồn: Sinh viên tổng hợp
40

3.3.4.6. Quyết định sử dụng bao bì thân thiện


Thang đo biến phụ thuộc quyết định sử dụng bao bì thân thiện bao gồm 4 câu
hỏi, tương ứng với 4 biến số QD1, QD2, QD3, QD4, được trích dẫn và tham khảo
từ tác giả Agyeman và Badugu (2017).
Bảng 3.8. Thang đo quyết định sử dụng bao bì thân thiện
Mã hóa Nội dung câu hỏi Tham khảo
QD1 Tôi có dự định sử dụng bao bì thân thiện
QD2 Có khả năng tôi sẽ sử dụng bao bì thân thiện Agyeman và
QD3 Tôi sẽ sẵn sàng trả tiền để mua bao bì thân thiện Badugu (2017)
QD4 Tôi sẽ thường xuyên sử dụng bao bì thân thiện
Nguồn: Sinh viên tổng hợp
3.4. Phương pháp nghiên cứu chính thức
3.4.1. Phương pháp xác định cỡ mẫu
Theo lý thuyết, kích thước và phương pháp chọn mẫu được căn cứ vào mục tiêu,
phương pháp nghiên cứu, thời gian và chi phí, nhưng nói chung kích thước mẫu
phải đủ lớn. Tuy nhiên, kích thước mẫu bao nhiêu là lớn thì hiện vẫn chưa được xác
định rõ ràng. Theo kinh nghiệm của một số nhà nghiên cứu thì kích thước mẫu tối
thiểu phải từ 100 đến 150 (Hair và ctg, 1998) và tới hạn phải là 200 (Hoelter, 1983).
Đồng thời, những quy tắc kinh nghiệm khác trong xác định cỡ mẫu cho phân tích
nhân tố EFA là thông thường thì số quan sát (kích thước mẫu) ít nhất phải bằng 4
hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố. (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng
Ngọc (2005).
Trong nghiên cứu này, mô hình nghiên cứu có 6 yếu tố cần khảo sát với dự kiến
có 24 biến quan sát đã bao gồm biến phụ thuộc, như vậy kích thước mẫu tối thiểu
đưa ra phải là 24 x 6 = 144 mẫu. Tuy nhiên số mẫu càng lớn thì độ chính xác càng
cao, để tăng độ tin cậy, sinh viên quyết định chọn số mẫu nghiên cứu là 250 mẫu để
đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định sử dụng bao bì thân
thiện của người tiêu dùng, và cỡ mẫu này cũng phù hợp với thời gian thực hiện đề
tài và khả năng của sinh viên trong việc thu thập câu trả lời từ các đáp viên.
41

3.4.2. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu


Nghiên cứu thu thập dữ liệu từ cả hai nguồn dữ liệu chính và phụ theo mục đích
hỗ trợ cho nghiên cứu này. Các bảng câu hỏi được giao cho người trả lời là nguồn
của dữ liệu chính, được thực hiện qua bảng khảo sát Google Form, với số lượng là
250 câu trả lời từ đáp viên. Dữ liệu thứ cấp cũng được thu thập từ các sách, bài báo,
tạp chí có liên quan và báo cáo của các cơ quan chính phủ về môi trường và túi thân
thiện với môi trường. Cuối cùng, sinh viên sử dụng SPSS phiên bản 20.0 với các
công cụ thống kê được sử dụng để phân tích dữ liệu là phân tích thống kê mô tả
(được sử dụng để phân tích hồ sơ nhân khẩu học của người trả lời), Cronbach’s
Alpha (được sử dụng để kiểm tra hệ số tin cậy cho tất cả các biến), phân tích EFA
(nhân tố khám phá), hệ số tương quan của Pearson (được sử dụng để xác định mức
độ liên hệ của các mối quan hệ tuyến tính) và hồi quy tuyến tính đơn giản (được sử
dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. Ngoài ra còn có kiểm định T-
test và ANOVA để kiểm định sự khác biệt của các yếu tố nhân khẩu học trong mô
hình.
3.4.3. Phương pháp phân tích dữ liệu
3.4.3.1. Phân tích thống kê mô tả
Về cơ bản, thống kê mô tả được sử dụng để mô tả các tính năng cơ bản của dữ
liệu trong một nghiên cứu. Ngoài ra, thống kê mô tả còn cung cấp được những tóm
tắt đơn giản về mẫu và khái quát hóa số lượng mẫu trong nghiên cứu. Quan trọng
hơn cả, thống kê mô tả luôn tạo thành nền tảng của hầu như mọi phân tích định
lượng dữ liệu, khi đây là bước bắt buộc trong các mô hình nghiên cứu. Trong phân
tích thống kê mô tả, sinh viên sẽ khái quát về cơ cấu của các nhóm người tham gia
khảo sát thông qua các biến nhân khẩu học giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ
học vấn. Sau đó, sinh viên sẽ khái quát hóa các câu trả lời của người tham gia khảo
sát để xem xét những câu trả lời thiên về chiều nào của thang đo Likert.
3.4.3.2. Đánh giá độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha
Việc thực hiện phân tích hệ số tin cậy Cronbach ‟s Alpha là để đánh giá tính nhất
quán của các thang đo lường với hơn ba thang đo được đo biến. Phân tích
Cronbach’s Alpha đảm bảo sự kết nối giữa các chỉ số, xác định những cái không
tương thích để loại bỏ và đo lường đóng góp tỷ lệ của mỗi thứ để xác định độ tin
42

cậy của từng biến quan sát đối với mô hình. Giá trị Cronbach’s Alpha thay đổi từ
không đến một. Về mặt lý thuyết, giá trị càng cao thì thang đo càng đáng tin cậy.
Nunnally (1978) đề xuất một giá trị tối thiểu chấp nhận được của Cronbach’s Alpha
là 0.7, và nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng hệ số Cronbach’s Alhpa từ 0.7 đến 0.8
là sử dụng được. Tuy nhiên, những người khác chỉ ra rằng bất kỳ giá trị nào trên
0,95 không nhất thiết là tốt cho khả năng chỉ ra sự dư thừa hoặc sao chép (Hulin,
Netemeyer & Cudeck, 2001). Hơn nữa, kích thước mẫu cũng đóng vai trò quan
trọng, ví dụ như kích thước mẫu càng nhỏ thì giá trị Cronbach’s Alpha càng thấp.
Các biến quan sát có tương quan biến-tổng nhỏ (nhỏ hơn 0,3) được xem là biến rác
thì sẽ được loại ra và thang đo được chấp nhận khi hệ số tin cậy Alpha đạt yêu cầu
(lớn hơn 0,7). Dựa vào những đề xuất trên, sinh viên sẽ lựa chọn những chỉ số để
đánh giá hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha:
Đối với hệ số tương quan biến tổng: không sử dụng các biến quan sát có hệ số
tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3, là những biến quan sát ít có mức độ đóng góp để
mô tả khái niệm cần đo lường dựa vào các nghiên cứu trước đây.
Đối với hệ số tin cậy: Sử dụng và lựa chọn, sàng lọc các thang đo có mức độ tin
cậy lớn hơn 0.7 để dùng các thang đo có độ tin cậy Cronbach’s Alpha tốt, phù hợp
với mô hình nghiên cứu cho các bước phân tích tiếp theo.
3.4.3.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA
Trong mô hình hồi quy đa biến, phân tích nhân tố khám phá (EFA) là một
phương pháp thống kê được sử dụng để khám phá cấu trúc cơ bản của một tập hợp
các biến tương đối lớn. EFA là một kỹ thuật trong phân tích nhân tố có mục tiêu bao
quát là xác định các mối quan hệ cơ bản giữa các biến được đo lường. Nói cách
khác, phân tích nhân tố khám phá EFA dùng để rút gọn một tập hợp x biến quan sát
thành một tập F (với F < x) các nhân tố có ý nghĩa hơn. Phân tích nhân tố khám phá
thường được các nhà nghiên cứu sử dụng khi phát triển thang đo (thang đo là tập
hợp các câu hỏi được sử dụng để đo lường một chủ đề nghiên cứu cụ thể) và dùng
để xác định một tập hợp các cấu trúc tiềm ẩn bên dưới một loạt các biến được đo
lường. Ngoài ra, phân tích EFA còn được sử dụng khi nhà nghiên cứu không có các
giả thuyết tiên nghiệm về các yếu tố hoặc mẫu của các biến đo lường (là bất kỳ một
43

trong số các thuộc tính của con người có thể được quan sát và đo lường). Sau đây là
các tiêu chí trong phân tích nhân tố EFA:
Hệ số tải nhân tố (Factor loading): Được định nghĩa là trọng số nhân tố, giá trị
này biểu thị mối quan hệ tương quan giữa biến quan sát với nhân tố. Hệ số tải nhân
tố càng cao, nghĩa là tương quan giữa biến quan sát đó với nhân tố càng lớn và
ngược lại. Theo Hair và cộng sự (1998), hệ số tải nhân tố hay trọng số nhân tố
(Factor loading) là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA. Nếu Factor
loading > 0.3 được xem là đạt mức tối thiểu; Nếu Factor loading > 0.4 được xem là
quan trọng; Nếu Factor loading > 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn.
Kiểm định Bartlett: có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0.05): Kiểm định Bartlett là một
đại lượng thống kê được dùng để xem xét giả thuyết các biến không có tương quan
trong tổng thể. Trong trường hợp kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0.05)
thì các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể.
Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin): là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp
của phân tích nhân tố. Nếu trị số này nhỏ hơn 0.5, thì phân tích nhân tố có khả năng
không thích hợp với tập dữ liệu nghiên cứu. Trị số của KMO phải đạt giá trị 0.5 trở
lên (0.5 ≤ KMO ≤ 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là phù hợp.
Phần trăm phương sai trích (Percentage of variance) > 50%: Nó thể hiện
phần trăm biến thiên của các biến quan sát. Nghĩa là xem biến thiên là 100% thì giá
trị này cho biết phân tích nhân tố giải thích được bao nhiêu %.
Trị số Eigenvalue: là một tiêu chí sử dụng phổ biến để xác định số lượng nhân
tố trong phân tích EFA. Với tiêu chí này, chỉ có những nhân tố nào có Eigenvalue ≥
1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích.
3.4.3.4. Phân tích hệ số tương quan Pearson
Trong các nghiên cứu thống kê, hệ số tương quan Pearson là một thống kê đo
lường mối tương quan tuyến tính giữa hai biến X và Y. Nói cách khác, hệ số tương
quan Pearson đo lường mức độ tương quan tuyến tính giữa hai biến. Về nguyên tắc,
việc phân tích tương quan Pearson sẽ tìm ra một đường thẳng phù hợp nhất với mối
quan hệ tuyến tính của 2 biến. Hệ số này có giá trị từ +1 đến −1. Giá trị +1 là tổng
tương quan tuyến tính dương, 0 là không có tương quan tuyến tính và −1 là tổng
tương quan tuyến tính âm. Cụ thể:
44

 Tương quan tuyến tính càng mạnh, càng chặt chẽ nếu r càng tiến về +1, −1.
Tiến về 1 là tương quan dương, tiến về −1 là tương quan âm.
 Tương quan tuyến tính càng yếu nếu r càng tiến về 0
 Tương quan tuyến tính tuyệt đối nếu r =1, khi biểu diễn trên đồ thị phân tán
Scatter, các điểm biểu diễn sẽ nhập lại thành 1 đường thẳng.
 Không có mối tương quan tuyến tính nếu r = 0. Lúc này sẽ có 2 tình huống
xảy ra. Một là, giữa chúng có mối liên hệ phi tuyến. Hai là, không có một mối
liên hệ nào giữa 2 biến.
Khi phân tích hồi quy, cần phải quan sát đến vấn đề đa cộng tuyến. Các biến
độc lập có tương quan với biến phụ thuộc và do đó sẽ được đưa vào mô hình để
giải thích cho biến phụ thuộc. Và trong khi phân tích tương quan Pearson thì
chúng ta chỉ có thể đặt nghi vấn chứ không có bất kỳ một so sánh hay tính toán
chính xác nào để chứng minh rằng giữa 2 biến độc lập có đa cộng tuyến xảy ra.
Để chứng minh nghi vấn này, sinh viên cần phải dựa vào hệ số VIF khi phân tích
hồi quy. Dưới đây là một số tiêu chí đánh giá trong phân tích Pearson:
 Hàng N hiển thị cỡ mẫu của tập dữ liệu.
 Hàng (2-tailed) là sig kiểm định xem mối tương quan giữa 2 biến là có ý nghĩa
hay không. Sig < 0.05, tương quan có ý nghĩa; sig ≥ 0.05, tương quan không có ý
nghĩa. Cần xem xét giá trị sig trước tiên trong từng biến độc lập. Nếu giá trị sig <
0.05 thì mới nhận xét tới hệ số tương quan Pearson.
 Hàng Pearson Correlation là giá trị r để xem xét sự tương thuận hay nghịch,
mạnh hay yếu giữa 2 biến.
3.4.3.5. Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến
Phân tích hồi quy tuyến tính là bước tiếp theo sau phân tích tương quan. Nó được
sử dụng khi chúng ta muốn dự đoán giá trị của một biến dựa trên giá trị của một
biến khác. Biến chúng ta muốn dự đoán được gọi là biến phụ thuộc (hoặc đôi khi,
biến kết quả). Biến chúng ta đang sử dụng để dự đoán giá trị của biến khác được gọi
là biến độc lập (hoặc đôi khi, biến dự đoán). Ngoài ra, mô hình hồi quy tuyến tính là
một cách tiếp cận tuyến tính để mô hình hóa mối quan hệ giữa một phản ứng vô
hướng và một hoặc nhiều biến giải thích (còn được gọi là biến phụ thuộc và độc
lập). Trường hợp của một biến giải thích được gọi là hồi quy tuyến tính đơn giản;
45

đối với nhiều hơn một, quá trình này được gọi là hồi quy nhiều tuyến tính. Thuật
ngữ này khác với hồi quy tuyến tính đa biến, trong đó nhiều biến phụ thuộc tương
quan được dự đoán, thay vì một biến vô hướng duy nhất. Dưới đây là một số tiêu
chí cần đánh giá trong phân tích hồi quy đa biến:
Adjusted R Square: R bình phương hiệu chỉnh, chỉ ra được mức độ độ ảnh
hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Giá trị này đạt 50% trở lên thì
chứng tỏ mô hình nghiên cứu mang ý nghĩa tốt và được đánh giá cao.
Durbin-Watson (DW): Kiểm định này đóng vài trò như là một bước kiểm tra
hiện tượng tự tương quan của các sai số liền kề nhau (tương quan chuỗi bậc nhất),
có các giá trị biến thiên nằm trong khoảng (0;4). Trong trường hợp hiện tượng
tương quan chuỗi bậc nhất không xảy ra, thì các giá trị sẽ gần bằng 2 (dao động từ 1
đến 3). Trường hợp giá trị càng nhỏ, gần về 0 thì các phần sai số có tương quan
thuận; nếu càng lớn, gần về 4 thì các phần sai số có tương quan nghịch.
Kiểm định F: được sử dụng trong phân tích ANOVA ở mô hình hồi quy. Kiểm
định F là một phương pháp được dùng để đánh giá tính tổng thể của mô hình nghiên
cứu. Cụ thể hơn, mục đích của kiểm định F chính là kiểm tra xem liệu mô hình hồi
quy tuyến tính có suy rộng và áp dụng được cho tổng thể hay không.
Giá trị Sig: giá trị này dùng để kiểm định từng biến độc lập. Giá trị sig nhỏ hơn
hoặc bằng 0.05 có nghĩa là biến độc lập đem lại ý nghĩa thống kê trong mô hình.
Trái lại, nếu hệ số sig lớn hơn 0.05, biến độc lập đó không có ý nghĩa thống kê và
cần phải được loại bỏ trong mô hình hồi quy.
Hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta: Hệ số này đại diện cho mức độ ảnh hưởng của
từng nhân tố độc lập lên biến phụ thuộc của mô hình hồi quy. Hệ số Beta của một
nhân tố càng lớn, chứng tỏ mức độ ảnh hưởng của hệ số này đối với biến phụ thuộc
càng nhiều, cụ thể là quyết định sử dụng bao bì thân thiện của người tiêu dùng.
Trong trường hợp hệ số Beta có giá trị dương, nhân tố độc lập tác động thuận chiều
đến biến phụ thuộc, và ngược lại nếu hệ số Beta có giá trị âm, biến phụ thuộc bị ảnh
hưởng ngược chiều do tác động của biến độc lập.
Hệ số VIF: dùng để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến của mô hình. Thông
thường các đề tài nghiên cứu khác cho rằng hệ số VIF < 10 thì hiện tượng đa cộng
tuyến sẽ không xảy ra. Tuy nhiên, các mô hình nghiên cứu có mô hình và bảng câu
46

hỏi sử dụng thang đo Likert thì sẽ hiếm khi xảy ra trường hợp đa cộng tuyến, và
VIF sẽ bé hơn 2. Trong trường hợp hệ số VIF lớn hơn hoặc bằng 2, sẽ có khả năng
hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập xảy ra.
Biểu đồ phần dư chuẩn hóa Histogram: phần dư của mô hình hồi quy tuyến
tính về cơ bản sẽ tuân theo phân phối chuẩn. Tuy nhiên, sẽ có một vài trường hợp
mô hình không theo phân phối chuẩn do các tác giả sử dụng sai mô hình, phương
sai không phải là hằng số, và số lượng các phần dư không đủ nhiều để đưa ra các
phân tích. Nếu lý tưởng, tại biểu đồ Histogram, có thể quan sát được một đường
cong phân phối chuẩn đặt chồng lên biểu đồ tần số, và đường cong này có dạng
hình chuông phù hợp với dạng đồ thị của phân phối chuẩn. Từ đó có thể kết luận
rằng giả thuyết phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm khi đạt được điều
kiện lý tưởng của mô hình nghiên cứu.
Biểu đồ phần dư chuẩn hóa Normal P-P Plot: bên cạnh biểu đồ Histogram,
biểu đồ P-P Plot cũng là một dạng biểu đồ phổ biến để kiểm tra các vi phạm giả
định phần dư chuẩn hóa. Trường hợp các điểm phân vị trong phân phối của phần dư
tập trung thành một đường chéo, thì điều này thể hiện rằng phần dư có phân phối
chuẩn. Nói cách khác, các điểm tròn tập hợp quanh đường chéo đi qua góc tọa độ
thành dạng đường chéo thì sẽ không vi phạm giả định hồi quy về phân phối chuẩn
phần dư.
Biểu đồ phân tán Scatter Plot: biểu đồ Scatter Plot giữa các phần dư chuẩn hóa
giúp tìm kiếm liệu các dữ liệu phân tích hiện tại có vi phạm giả định liên hệ tuyến
tính hay không. Kết quả của đồ thị Scatter Plot được thỏa mãn khi phần dư dao
động xung quanh đường tung độ 0 và không phân tán đi quá xa. Trường hợp xuất
hiện các dạng đồ thị khác như đồ thị Parabol, Hyperbol, Cubic… mà không phải đồ
thị đường thẳng thì có khả năng bộ dữ liệu đã vi phạm giả định liên hệ tuyến tính.
Từ những điều kiện trên, phương trình hồi quy tuyến tính đa biến của đề tài các
nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng bao bì thân thiện với môi trưởng của
người tiêu dùng sẽ có dạng:
QD = β0 + β1 × SC + β 2 × AT + β3 × FE + β 4 × BE + β5 × PR + ε

Trong đó:
 β0 là hằng số.
47

 βI là hệ số hồi quy, với I chạy từ 1 đến 5.


 ε là sai số ngẫu nhiên.
 QD là biến phụ thuộc quyết định sử dụng.
 SC là ảnh hưởng từ xã hội; AT là thái độ đối với bao bì thân thiện; FE là nhận
thức về tính năng của bao bì thân thiện; BE là lợi ích đối với môi trường của bao bì
thân thiện; PR là giá cả của bao bì thân thiện.
3.4.3.6. Kiểm định T-test
Kiểm định T-test là kiểm định so sánh giá trị trung bình giữa hai nhóm không
liên quan trên cùng một biến liên tục phụ thuộc. Ngoài ra, kiểm định T-test còn
được sử dụng để tìm hiểu sự khác biệt giữa các nhóm nhân khẩu học có hai biến
quan sát đối với biến phụ thuộc. Giả thuyết không được chấp thuận đối với kiểm
định T-test là khi số mẫu trung bình đến từ hai nhóm không liên quan là bằng nhau.
Và trong hầu hết các trường hợp khi phân tích kiểm định T-test, chúng ta cần phải
xem xét liệu có thể bác bỏ được giả thuyết không được chấp thuận và chấp nhận giả
thuyết còn lại, đó là khi số mẫu trung bình giữa hai nhóm là không bằng nhau.
Để có thể sử dụng kiểm định T-test, mô hình nghiên cứu cần phải có một biến
phụ thuộc, và trong biến nhân khẩu học để tìm kiếm sự khác biệt bắt buộc chỉ có hai
nhóm đối tượng quan sát khác nhau. Tại bước kiểm tra về tính đồng nhất của
phương sai, cần kiểm tra giá trị thống kê F và giá trị sig. Nếu giá trị sig lớn hơn
0.05, phương sai nhóm có thể được xem là bằng nhau, và có thể sử dụng kết quả
kiểm định T-test ở hàng phương sai đồng nhất. Tuy nhiên, giá trị sig < 0.05, sinh
viên sẽ sử dụng kết quả kiểm định T-test ở hàng phương sai không đồng nhất để
giải thích sự khác biệt giữa nhóm nhân khẩu học, cụ thể là nhóm giới tính đối với
quyết định sử dụng bao bì thân thiện với môi trường.
3.4.3.7. Phân tích phương sai một yếu tố ANOVA
Phân tích phương sai một yếu tố (ANOVA) được sử dụng để xác định liệu có bất
kỳ sự khác biệt có ý nghĩa thống kê nào giữa giá trị trung bình của hai hoặc nhiều
nhóm độc lập (không liên quan). Phân tích phương sai một yếu tố ANOVA có thể
được sử dụng để thống kê kiểm tra toàn bộ, nhưng không thể cho biết nhóm cụ thể
nào khác biệt về mặt thống kê; phân tích ANOVA chỉ cho biết rằng có ít nhất hai
nhóm khác nhau trong số các nhóm quan sát, vì có thể có ba, bốn, năm nhóm hoặc
48

nhiều hơn trong mô hình nghiên cứu. Do đó, việc xác định nhóm nào trong số
những nhóm này khác biệt với nhau là rất quan trọng. Để giải quyết vấn đề này, thì
có thể sử dụng kiểm định post hoc.
Kiểm định ANOVA về cơ bản sẽ giúp giải quyết những vấn đề khó khăn của T-
test, khi mà T-test chỉ cho phép kiểm đinh sự khác biệt trung bình với trường hợp
biến định tính có hai giá trị. Kiểm định ANOVA cho phép so sánh giá trị trung bình
của 3 nhóm trở lên. Tại bước kiểm định phương sai đồng nhất, nếu sig ở kiểm định
này lớn hơn 0.05 thì phương sai giữa các lựa chọn của biến định tính là không khác
nhau, và phù hợp để đến bước phân tích ANOVA. Trường hợp hệ số sig ở phân tích
ANOVA lớn hơn 0.05, thì không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong hai
nhóm khi so sánh về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định sử dụng bao
bì thân thiện. Và ngược lại, nếu hệ số sig nhỏ hơn 0.05, thì sẽ có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê trong các nhóm của biến quan sát.
SƠ KẾT CHƯƠNG 3
Trong chương 3, sinh viên đã trình bày về quy trình nghiên cứu, bao gồm các
bước nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Đồng thời, sinh viên đã trình bày
cụ thể thang đo bao gồm các biến số trong mô hình, và các phương pháp đánh giá
các biến số bằng phần mềm SPSS: phân tích hệ số Cronbach’s Alpha, nhân tố khám
phá EFA, hệ số tương quan Pearson, hồi quy tuyến tính, kiểm định T-test và
ANOVA. Các phương pháp nghiên cứu sinh viên trình bày sẽ làm cơ sở để đánh giá
kết quả nghiên cứu trong chương 4 của đề tài.
49

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


4.1. Phân tích thống kê mô tả
4.1.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu
Bảng 4.9. Thống kê mô tả nhân khẩu học

Giới tính
Frequency Percent Valid Cumulative
Nam 103 41.2 41.2 41.2
Nữ 147 58.8 58.8 100.0
Tuổi
Frequency Percent Valid Cumulative
18 – 22
1 0.4 0.4 0.4

23 – 30
165 66.0 66.0 66.4

31 – 45 75 30.0 30.0 96.4


Trên 45 9 3.6 3.6 100.0
Nghề nghiệp
Frequency Percent Valid Cumulative
Lao động trên phổ
188 75.2 75.2 75.2
thông
Lao động phổ thông 33 13.2 13.2 88.4
Làm việc tự do 23 9.2 9.2 97.6
Nghỉ hưu 6 2.4 2.4 100.0
Trình độ học vấn
Frequency Percent Valid Cumulative
Trung học phổ thông 19 7.6 7.6 7.6
Trung cấp 57 22.8 22.8 30.4
Cao đẳng 86 34.4 34.4 64.8
Đại học 88 35.2 35.2 100.0
Tổng 205 100 100 -
50

Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS


Trước khi đi sâu vào nghiên cứu chính thức, sinh viên sẽ đưa ra những phân tích
liên quan đến thống kê mô tả thông qua kết quả từ phần mềm SPSS của các biến
nhân khẩu học được sử dụng trong mô hình nghiên cứu, bao gồm các nhân tố giới
tính, tuổi, nghề nghiệp và trình độ học vấn.
Xét đến nhân tố giới tính, thì sinh viên nhận thấy được sự khác biệt đến từ tỷ lệ
nam giới tham gia khảo sát và tỷ lệ nữ giới tham gia khảo sát, và tỷ lệ nữ giới tham
gia khảo sát chiếm số lượng nhiều hơn so với tỷ lệ nam giới. Cụ thể, số lượng nam
giới tham gia khảo sát là 103 người, so với 147 người là nữ giới, lần lượt chiếm tỷ
lệ 41.2% và 58.8%. Từ tỷ lệ này có thể cho thấy được sự quan tâm đến bao bì thân
thiện của nữ giới so với nam giới, và phản ánh đúng thực tế, khi mà hầu hết những
người sử dụng bao bì đều là phụ nữ - những người nội trợ chính trong gia đình.
Xét đến nhân tố tuổi, từ kết quả nghiên cứu thống kê mô tả cho thấy lứa tuổi từ
23 – 30 chiếm ưu thế trong số lượng người tham gia khảo sát, cụ thể là 165 người
khảo sát, chiếm tỷ lệ 66.0%. Theo sau đó là nhóm có độ tuổi từ 31 – 45, chiếm tỷ lệ
30.0% trên tổng số người tham gia khảo sát. Chiếm thiểu số trong tổng số người
tham gia khảo sát lần lượt là nhóm có độ tuổi trên 45 tuổi và 18 – 22 tuổi, với tỷ lệ
lần lượt là 3.6% và 0.4%.
Xét đến nhân tố nghề nghiệp, sinh viên ghi nhận được kết quả tham gia khảo sát
nhiều nhất đến từ số lượng người lao động trên phổ thông, với số lượng người tham
gia khảo sát là 188, chiếm 75.2% trên tổng số lượng người tham gia khảo sát. Đứng
thứ hai là số lượng người lao động phổ thông, với số lượng người tham gia khảo sát
là 33, chiếm tỷ lệ 33.2%. Nhóm làm việc tự do và nghỉ hưu chiếm tỷ lệ thấp nhất
trong số lượng người tham gia khảo sát, lần lượt là 23 và 6 người tham gia, có tỷ lệ
tương ứng là 9.2% và 2.4%.
Xét đến nhân tố trình độ học vấn, sinh viên đã thu thập và nhận được số lượng
nhiều câu trả lời nhất đến từ nhóm có trình độ đại học, với số lượng người tham gia
khảo sát là 88, chiếm tỷ lệ 35.2%. Tiếp theo đó, số lượng người tham gia khảo sát
đứng thứ hai là nhóm có trình độ cao đẳng, với số lượng là 86, chiếm tỷ lệ 34.4%.
Đứng thứ ba là nhóm người có trình độ trung cấp, chiếm tỷ lệ 22.8% trên tổng số
người tham gia khảo sát. Cuối cùng là nhóm trung học phổ thông, với tỷ lệ 7.6%.
51

Như vậy, về tổng quan, sinh viên đã ghi nhận được sự đa dạng đến từ tập người
tiêu dùng tham gia khảo sát trong mô hình nghiên cứu về đề tài các nhân tố ảnh
hưởng đến quyết định sử dụng bao bì thân thiện với môi trường của người tiêu dùng
tại thành phố Hồ Chí Minh. Dựa vào kết quả thống kê mô tả, cũng như kết quả từ
mô hình nghiên cứu hồi quy, sinh viên sẽ phân tích sự khác biệt giữa các nhóm
nhân tố nhân khẩu học đối với quyết định sử dụng bao bì thân thiện với môi trường
của người tiêu dùng.
4.1.2. Thống kê mô tả biến độc lập
Kết quả thu thập được thông qua thang đo Likert (1 – 5) của các biến độc lập cho
thấy được tính đa dạng về câu trả lời của tập người tiêu dùng tham gia khảo sát.
Tổng quan thì có thể thấy giá trị trung bình của các mẫu hỏi giao động từ 3.236 đến
3.932, thể hiện được dấu hiệu rằng các nhân tố độc lập có khả năng tác động thuận
chiều đến nhân tố phụ thuộc, tuy nhiên việc này còn phải tùy thuộc vào kết quả cụ
thể của mô hình nghiên cứu, bởi lẽ độ lệch chuẩn của các thang đo đều lớn hơn 1,
nên khả năng có nhiều đối tượng khảo sát có nhận định rất khác biệt nhau đối với
biến trong từng thang đo.
Xét đến thang đo ảnh hưởng từ xã hội, giá trị trung bình thấp nhất là 3.236, và
giá trị trung bình cao nhất là 3.412. Các biến SC1, SC2, SC3, SC4 đều có giá trị
trung bình lớn hơn 3. Điều này chứng tỏ hầu hết các đáp viên có khả năng đồng
thuận với quan điểm của biến đưa ra. Tương tự với biến thái độ đối với bao bì thân
thiện, giá trị trung bình thấp nhất là 3.484, và giá trị trung bình cao nhất là 3.636, và
các biến AT1, AT2, AT3, AT4, AT5 đều có giá trị trung bình lớn hơn 3, thể hiện
được khả năng đồng ý với quan điểm của câu hỏi đưa ra.
Xét đến thang đo nhận thức về tính năng của bao bì thân thiện, giá trị trung bình
thấp nhất là 3.504, và giá trị trung bình lớn nhất là 3.536. Có thể thấy được sự đồng
đều của giá trị trung bình giữa các giá trị FE1, FE2, FE3, FE4, khi các giá trị đều
không có nhiều sự chênh lệch. Thang đo lợi ích với môi trường cho giá trị trung
bình cao hơn, với giá trị trung bình thấp nhất là 3.484, giá trị trung bình cao nhất là
3.668. Và cuối cùng là thang đo giá cả của bao bì thân thiện – có tổng các giá trị
trung bình cao nhất, với giá trị trung bình thấp nhất của biến là 3.816, và giá trị
trung bình cao nhất là 3.932.
52

Bảng 4.10. Thống kê mô tả biến độc lập

Ảnh hưởng từ xã hội


N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
SC1 250 1.0 5.0 3.304 1.0353
SC2 250 1.0 5.0 3.236 1.1105
SC3 250 1.0 5.0 3.404 1.1620
SC4 250 1.0 5.0 3.412 1.1763
Thái độ đối với bao bì thân thiện
AT1 250 1.0 5.0 3.636 1.1334
AT2 250 1.0 5.0 3.520 1.1093
AT3 250 1.0 5.0 3.560 1.0969
AT4 250 1.0 5.0 3.484 1.0874
Nhận thức về tính năng của bao bì thân thiện
FE1 250 1.0 5.0 3.504 1.2426
FE2 250 1.0 5.0 3.536 1.2356
FE3 250 1.0 5.0 3.528 1.2584
FE4 250 1.0 5.0 3.524 1.2392
Lợi ích đối với môi trường
BE1 250 1.0 5.0 3.600 1.3202
BE2 250 1.0 5.0 3.668 1.3672
BE3 250 1.0 5.0 3.484 1.2554
BE4 250 1.0 5.0 3.636 1.3649
Giá cả của bao bì thân thiện
PR1 250 1.0 5.0 3.892 1.0453
PR2 250 1.0 5.0 3.820 1.0920
PR3 250 1.0 5.0 3.816 1.0746
PR4 250 1.0 5.0 3.932 1.1155

Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS


53

4.1.3. Thống kê mô tả biến phụ thuộc


Xét đến thang đo biến phụ thuộc, kết quả thống kê mô tả cho thấy giá trị trung
bình của các biến QD1, QD2, QD3, QD4 dao động ổn định, từ 3.348 là giá trị trung
bình thấp nhất đến 3.568 là giá trị trung bình cao nhất. Kết quả này cho thấy được
có khả năng những đối tượng tham gia khảo sát có sự đồng thuận với quan điểm của
các câu hỏi trong biến phụ thuộc. Các sai số vẫn còn cho tỷ lệ cao nên sinh viên cần
xem xét thêm các kết quả đến từ mô hình hồi quy chính thức để đưa ra kết luận.
Bảng 4.11. Thống kê mô tả biến phụ thuộc

Quyết định sử dụng bao bì thân thiện


Std.
N Minimum Maximum Mean Deviation
QD1 250 1.0 5.0 3.348 0.9914
QD2 250 1.0 5.0 3.544 1.0829
QD3 250 1.0 5.0 3.568 1.0516
QD4 250 1.0 5.0 3.420 1.0659

Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS


4.2. Phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
4.2.1. Phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha biến độc lập
Tổng quan, các biến độc lập mà sinh viên thu thập được đều cho kết quả khả
quan, khi mà hệ số tương quan Cronbach’s Alpha của các biến độc lập đều lớn hơn
0.6, thể hiện được rằng các biến quan sát đều cùng đo lường quyết định sử dụng bao
bì thân thiện với môi trường của người tiêu dùng, ngoài ra còn phản ánh được các
nhân tố đều có độ tin cậy nhất định đối với mô hình nghiên cứu. Trong đó hệ số
tương quan của nhân tố lợi ích đối với môi trường là cao nhất, với giá trị là 0.965.
Đồng thời, các giá trị hệ số tương quan biến tổng Cronbach’s Alpha trong từng biến
đều lớn hơn 0.3, và không có biến quan sát nào bị loại ra khỏi nhân tố đánh giá. Nói
cách khác, điều này thể hiện được mức độ liên kết giữa các biến quan sát trong nhân
tố với các biến còn lại, đồng thời chứng tỏ các biến trong các thang đo đủ độ tin cậy
và phù hợp với bước phân tích tiếp theo, là phân tích nhân tố khám phá EFA.
54

Bảng 4.12. Phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha biến độc lập

Cronbach’s Alpha = 0.937


Scale Mean if Scale Variance Corrected Item- Cronbach’s Alpha if
Item Deleted if Item Deleted Total Correlation Item Deleted
SC1 10.052 10.098 0.881 0.911
SC2 10.120 9.849 0.845 0.920
SC3 9.952 9.532 0.848 0.919
SC4 9.944 9.499 0.839 0.923
Cronbach’s Alpha = 0.933
AT1 10.564 9.179 0.853 0.909
AT2 10.680 9.463 0.825 0.918
AT3 10.640 9.332 0.863 0.906
AT4 10.716 9.570 0.828 0.917
Cronbach’s Alpha = 0.955
FE1 10.588 12.219 0.926 0.930
FE2 10.556 12.433 0.901 0.937
FE3 10.564 12.343 0.892 0.940
FE4 10.568 12.817 0.841 0.955
Cronbach’s Alpha = 0.965
BE1 10.788 14.377 0.936 0.946
BE2 10.720 14.050 0.934 0.947
BE3 10.904 15.453 0.857 0.969
BE4 10.752 14.155 0.922 0.950
Cronbach’s Alpha = 0.957
PR1 11.568 9.620 0.905 0.940
PR2 11.640 9.308 0.912 0.937
PR3 11.644 9.547 0.885 0.945
PR4 11.528 9.367 0.874 0.949

Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS


55

4.2.2. Phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha biến phụ thuộc
Xét đến nhân tố phụ thuộc quyết định sử dụng bao bì thân thiện với môi trường
của người tiêu dùng, hệ số tương quan Cronbach’s Alpha của nhân tố này là 0.908,
và hệ số này lớn hơn 0.6. Đồng thời, các nhân tố QD1, QD2, QD3, QD4 có các giá
trị Cronbach’s Alpha biến tổng lần lượt là 0.905, 0.912, 0.885, 0.874 đều lớn hơn
0.3. Điều này chứng tỏ có sự liên kết giữa các biến quan sát trong nhân tố, và các
biến quan sát đều được chấp nhận và sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố EFA.
Bảng 4.13. Phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha biến phụ thuộc

Cronbach’s Alpha = 0.908


Scale Mean if Scale Variance Corrected Item- Cronbach’s Alpha if
Item Deleted if Item Deleted Total Correlation Item Deleted
QD1 10.532 8.306 .787 .883
QD2 10.336 7.790 .798 .879
QD3 10.312 7.999 .787 .883
QD4 10.460 7.872 .799 .879

Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS


4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA
4.3.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA biến độc lập
Bảng 4.14. Kiểm định KMO và Barlett biến độc lập

KMO and Bartlett’s Test


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0.922
Bartlett’s Test of Sphericity Approx. Chi-Square 5767.948
df 190
Sig. 0.000

Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS


Sau khi thực hiện phân tích độ tin cậy, sinh viên tiến hành đưa các nhân tố biến
độc lập vào bước phân tích nhân tố khám phá EFA. Tại bước kiểm định hệ số
KMO, sinh viên ghi nhận được kết quả của hệ số này là 0.922, và giá trị này bé hơn
0.5 và 1, thể hiện được sự phù hợp của bộ dữ liệu trong phân tích nhân tố khám phá
56

EFA. Xét đến kiểm định Barlett, có thể thấy giá trị sig của kiểm định ghi nhận được
là 0.000 < 0.05, chứng tỏ rằng các biến quan sát đều có sự tương quan trong tổng
thể.
Bảng 4.15. Phân tích nhân tố khám phá EFA biến độc lập

Rotated Component Matrixa


Component
1 2 3 4 5
BE4 0.898
BE2 0.898
BE1 0.893
BE3 0.864
FE1 0.891
FE3 0.889
FE2 0.888
FE4 0.835
PR3 0.870
PR4 0.848
PR2 0.828
PR1 0.827 0.329
AT4 0.838
AT3 0.821
AT2 0.821
AT1 0.802
SC3 0.840
SC1 0.831
SC4 0.817
SC2 0.809

Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS


Khi sinh viên quan sát kết quả phân tích ma trận xoay, với 20 biến quan sát từ 5
biến độc lập, thì hệ số tải nhân tố của mỗi biến quan sát trong từng nhân tố đều có
57

giá trị cao hơn 0.5, điều này chứng tỏ các biến quan sát đều phù hợp với phân tích
khám phá EFA, bởi lẽ các biến đều có ý nghĩa thống kê tốt. Trong đó, hệ số tải nhân
tố (factor loading) lớn nhất là 0.898, và hệ số tải nhân tố thấp nhất là 0.809, và
khoảng cách giữa hệ số tải là không nhiều. Việc này biểu thị rằng các biến quan sát
nằm trong mô hình có mối quan hệ ý nghĩa với các nhân tố độc lập. Đồng thời, khi
xét đến hệ số tổng phương sai trích, hệ số này có giá trị là 87.293%, và hệ số này
lớn hơn 50%. Theo đó, trị số Eigenvalue thấp nhất = 1.288 > 1, chứng tỏ các nhân
tố trong bộ dữ liệu đều tóm tắt thông tin tốt.
Như vậy, qua bước phân tích nhân tố khám phá EFA, sinh viên ghi nhận được 20
biến quan sát thông qua 5 nhóm nhân tố, đó là các nhân tố ảnh hưởng từ xã hội, thái
độ đối với bao bì thân thiện, nhận thức về tính năng của bao bì thân thiện, lợi ích
đối với môi trường, và giá cả của bao bì thân thiện. Về cơ bản, các thang đo đều phù
hợp để sử dụng cho bước phân tích tiếp theo trong việc đo lường mức độ ảnh hưởng
của các nhân tố đến quyết định sử dụng bao bì thân thiện với môi trường của người
tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh.
4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA biến phụ thuộc
Bảng 4.16. Kiểm định KMO và Barlett biến phụ thuộc

KMO and Bartlett’s Test


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling
0.850
Adequacy.
Bartlett’s Test of Approx. Chi-Square 643.737
Sphericity df 6
Sig. 0.000

Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS


Khi kiểm tra kiểm định KMO và kiểm định Barlett, sinh viên ghi nhận được hệ
số KMO của thang đo quyết định sử dụng bao bì thân thiện với môi trường của
người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh là 0.850, và hệ số này đồng thời đều bé
hơn 0.5 và lớn hơn 1. Ngoài ra, xét đến hệ số tổng phương sai trích, sinh viên ghi
nhận được giá trị là 78.430% > 50%, và trị số Eigenvalue = 3.137 (hệ số này lớn
hơn 1). Kết quả này chứng minh được sự đồng nhất của thang đo biến phụ thuộc đối
58

với mô hình nghiên cứu về các nhân tố thể hiện mức độ ảnh hưởng đến quyết định
sử dụng bao bì thân thiện.
Bảng 4.17. Phân tích nhân tố khám phá EFA biến phụ thuộc

Component
Matrixa
Component
1
QD4 0.890
QD2 0.889
QD3 0.882
QD1 0.882

Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS

Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA biến phụ thuộc đã chỉ ra được sự đồng
đều của các biến quan sát trong nhân tố biến phụ thuộc. Các hệ số QD1, QD2, QD3,
QD4 lần lượt có giá trị là 0.882, 0.889, 0.882, 0.890, và các hệ số này đều lớn hơn
0.5, chứng minh được các biến quan sát đều tải về cùng một nhân tố. Điều này đã
thể hiện sự phù hợp của nhân tố biến phụ thuộc cho các bước phân tích kế tiếp, cụ
thể là phân tích hệ số tương quan Pearson.
4.4. Phân tích hệ số tương quan Pearson
Sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA, thì trước khi đi vào phân tích mô hình
hồi quy, sinh viên sẽ phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định sử dụng bao bì thân thiện đối với môi trường của người tiêu dùng được xem
xét thông qua việc phân tích hệ số tương quan Pearson, được trình bày trong bảng
dưới đây. Việc phân tích hệ số tương quan Pearson sẽ cho biết được mối liên hệ
giữa các biến độc lập đối với biến phụ thuộc.
Từ kết quả phân tích trong bảng thì sinh viên nhận thấy rằng nhân tố biến phụ
thuộc quyết định sử dụng bao bì thân thiện với môi trường của người tiêu dùng đều
có tương quan tuyến tính với 5 biến độc lập được đề xuất trong mô hình nghiên cứu,
bởi lẽ hệ số sig của các biến độc lập đều là 0.000 < 0.05, thỏa mãn điều kiện. Như
59

vậy, qua phân tích Pearson, kết quả đã cho thấy mối tương quan khá chặt chẽ giữa
các biến độc lập và biến phụ thuộc. Ngoài ra, khi quan sát các hệ số tương quan
giữa các biến với nhau, sinh viên ghi nhận hệ số tương quan giữa các biến độc lập là
tương đối thấp, do đó hiện tượng đa cộng tuyến khó có thể xảy ra. Tuy nhiên sinh
viên vẫn sẽ kiểm tra lại hệ số VIF ở bước phân tích hồi quy để kiểm tra lại giả định
này.
Bảng 4.18. Phân tích hệ số tương quan Pearson

Correlations
SC AT FE BE PR QD
SC Pearson
1 0.536** 0.516** 0.481** 0.534** 0.607**
Correlation
Sig. (2-tailed) 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000
AT Pearson
0.536** 1 0.400** 0.492** 0.600** 0.586**
Correlation
Sig. (2-tailed) 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000
FE Pearson
0.516** 0.400** 1 0.410** 0.488** 0.610**
Correlation
Sig. (2-tailed) 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000
BE Pearson
0.481** 0.492** 0.410** 1 0.425** 0.553**
Correlation
Sig. (2-tailed) 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000
PR Pearson
0.534** 0.600** 0.488** 0.425** 1 0.582**
Correlation
Sig. (2-tailed) 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000
QD Pearson
0.607** 0.586** 0.610** 0.553** 0.582** 1
Correlation
Sig. (2-tailed) 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000

Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS


60

4.5. Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến


4.5.1. Kiểm tra sự phù hợp của mô hình
Kết quả từ kiểm định Durbin – Watson cho thấy hệ số R bình phương là 0.591,
và hệ số R bình phương đã điều chỉnh là 0.582. Điều này nói lên mức độ phù hợp
của các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu, tương ứng với 58.2%. Nói cách
khác, quyết định sử dụng bao bì thân thiện với môi trường của người tiêu dùng tại
thành phố Hồ Chí Minh được giải thích bởi các nhân tố độc lập trong mô hình hồi
quy, với độ biến thiên là 58.2%. Và 41.8% còn lại là do sự ảnh hưởng tới từ các
nhân tố khác không nằm trong mô hình. Về cơ bản, kết quả này cho thấy được mức
độ phù hợp của mô hình là tương đối tốt. Kiểm định Durbin – Watson có giá trị
bằng 1.819 xấp xỉ bằng 2, chứng tỏ không có hiện tượng tự tương quan của phần
dư.
Bảng 4.19. Kiểm định Durbin – Watson hồi quy

Model Summaryb
Mode Adjusted R Std. Error of Durbin-
l R R Square Square the Estimate Watson
1 0.769a 0.591 0.582 0.59985 1.819

Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS


Bảng 4.20Kiểm định ANOVA hồi quy

ANOVAa
Sum of Mean
Model Squares df Square F Sig.
1 Regression 126.730 5 25.346 70.442 0.000b
Residual 87.795 244 0.360
Total 214.525 249

Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS


Trong phân tích về kiểm định ANOVA, trị số thống kê F được tính từ giá trị R
bình phương có giá trị sig bằng 0.000, chứng tỏ được sự thích hợp của mô hình hồi
quy tuyến tính đối với tập dữ liệu phân tích, và bác bỏ được giả thuyết sự phù hợp
61

của kiểm định Durbin – Watson cho mô hình chỉ đúng với dữ liệu mẫu, và chứng
minh được mô hình có thể đại diện cho tổng thể thực.
4.5.2. Kiểm tra vi phạm giả định hồi quy
Bảng 4.21. Kiểm định VIF

Coefficientsa
Collinearity Statistics
Model VIF
1 (Constant)
SC 1.804
AT 1.852
FE 1.530
BE 1.497
PR 1.854

Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS


Từ bảng 4.13, sinh viên nhận thấy kết quả từ kiểm định VIF đã bác bỏ đi giả
thuyết có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra trong mô hình, bởi lẽ không có giá trị
VIF nào lớn hơn 2.0, giá trị cao nhất cũng chỉ là 1.854 đến từ biến PR. Như vậy các
biến độc lập không có sự tương quan với nhau, nói cách khác, không có hiện tượng
đa cộng tuyến xảy ra trong mô hình nghiên cứu.
4.5.3. Kiểm tra phân phối chuẩn của phần dư và phần dư chuẩn hóa
Từ biểu đồ Histogram phân phối của phần dư, có thể nhận thấy được hình dạng
phân phối chuẩn của phần dư chuẩn hóa, có hình một đường cong hình chuông.
Ngoài ra, giá trị trung bình của phần dư bằng không và biểu đồ tần số của phần dư
chuẩn hóa gần tuân theo phân phối chuẩn. Điều này cho phép kết luận rằng giả
thiết phân phối chuẩn của mô hình hồi quy không bị vi phạm. Biểu đồ của phần dư
chuẩn hóa và giá trị phần dư tiên đoán cũng cho thấy phần dư phân tán ngẫu nhiên
trong 1 vùng xung quanh của tung độ 0 như hình vẽ, do vậy giả định tuyến tính của
mô hình hồi quy và phương sai bằng nhau được thỏa mãn.
62

Hình 4.9. Biểu đồ phân phối chuẩn của phần dư

Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS


Hình 4.10. Đồ thị Scatter

Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS


63

4.5.4. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa biến
Sau khi hoàn thành bước phân tích hệ số Pearson, và kiểm định sự phù hợp của
mô hình để bác bỏ các giả thuyết liên quan đến sự không phù hợp của tập dữ liệu
đối với mô hình. Sinh viên tiến hành chạy mô hình hồi quy tuyến tính đa biến cho
nghiên cứu chính thức. Để đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đối
với quyết định sử dụng bao bì thân thiện với môi trường của người tiêu dùng, sinh
viên đã quan sát các giá trị của hệ số Beta đã chuẩn hóa, cũng như hệ số sig của các
nhân tố trong mô hình hồi quy. Có thể thấy rằng các giá trị sig của các nhân tố đều
bé hơn 0.05, đồng thời giá trị hằng số của mô hình hồi quy cũng bé hơn 0.05, chứng
tỏ hằng số có độ phù hợp với mô hình ở mức ý nghĩ 5%. Vì lẽ đó, sinh viên sẽ giữ
lại hằng số trong mô hình hồi quy.
Bảng 4.22. Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến

Coefficientsa
Unstandardized Standardized Collinearity
Coefficients Coefficients Statistics
Model B Std. Error Beta t Sig. Tolerance
1 0.463 0.169 2.736 0.007
SC 0.169 0.050 0.188 3.412 0.001 0.554
AT 0.173 0.051 0.188 3.374 0.001 0.540
FE 0.230 0.040 0.289 5.707 0.000 0.654
BE 0.139 0.037 0.189 3.768 0.000 0.668
PR 0.134 0.051 0.147 2.645 0.009 0.539

Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS


Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, các nhân tố độc lập đều có tác động thuận
chiều đến quyết định sử dụng bao bì thân thiện với môi trường của người tiêu dùng
tại thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể, nhân tố nhận thức về tính năng của bao bì thân
thiện tác động nhiều nhất, với hệ số beta chuẩn hóa là 0.289, theo sau đó là nhân tố
lợi ích đối với môi trường, với hệ số beta chuẩn hóa là 0.189. Kế đến là nhân tố ảnh
hưởng từ xã hội và nhân tố thái độ đối với bao bì thân thiện, cùng có hệ số beta
chuẩn hóa là 0.188. Đứng cuối cùng là nhân tố giá cả của bao bì thân thiện, với hệ
64

số beta chuẩn hóa là 0.147. Từ đó, sinh viên xin đưa ra phương trình hồi quy theo
hệ số beta đã chuẩn hóa như dưới đây:
QD =0.463 + 0.188 × SC +0.188 × AT + 0.289 × FE +0.189 × BE +0.147 × PR
Từ những phân tích ở trên, sinh viên rút ra kết luận các giả thuyết nghiên cứu đề
ra ở chương 2 để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đối với quyết định sử
dụng bao bì thân thiện với môi trường của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí
Minh đều được chấp thuận, hay các nhân tố ảnh hưởng từ xã hội, thái độ đối với
bao bì thân thiện, nhận thức về tính năng của bao bì thân thiện, lợi ích đối với môi
trường, giá cả của bao bì thân thiện đều tác động thuận chiều đến quyết định sử
dụng bao bì của người tiêu dùng.
Bảng 4.23. Két quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết Kết quả


H1: Ảnh hưởng từ xã hội tác động thuận chiều đến quyết định sử
Chấp nhận
dụng bao bì thân thiện với môi trường của người tiêu dùng
H2: Thái độ đối với bao bì thân thiện tác động thuận chiều đến
quyết định sử dụng bao bì thân thiện với môi trường của người tiêu Chấp nhận
dùng
H3: Nhận thức về tính năng của bao bì thân thiện tác động thuận
chiều đến quyết định sử dụng bao bì thân thiện với môi trường của Chấp nhận
người tiêu dùng
H4: Lợi ích đối với môi trường tác động thuận chiều đến quyết định
Chấp nhận
sử dụng bao bì thân thiện với môi trường của người tiêu dùng
H5: Giá cả của bao bì thân thiện tác động thuận chiều đến quyết
Chấp nhận
định sử dụng bao bì thân thiện với môi trường của người tiêu dùng

Nguồn: Sinh viên tổng hợp


4.6. Kiểm định T-test và phân tích phương sai một yếu tố ANOVA
Trong mô hình nghiên cứu, có 4 nhân tố nhân khẩu học sinh viên đưa vào để tìm
kiếm sự khác biệt giữa các nhóm trong mô hình nghiên cứu, và nếu có sự khác biệt,
thì sự khác biệt đó ảnh hưởng đến quyết định sử dụng bao bì thân thiện với môi
65

trường của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh như thế nào. Cụ thể đó là
các nhân tố giới tính, tuổi, nghề nghiệp và trình độ học vấn.
4.6.1. Kết quả kiểm định T-test yếu tố giới tính
Bảng 4.24. Kiểm định Levene yếu tố giới tính

Independent Samples Test


Levene's Test for Equality t-test for Equality of
of Variances Means

F Sig. t df
QD Equal variances
1.046 0.307 2.856 248
assumed
Equal variances
2.820 209.376
not assumed

Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS


Bảng 4.25. Kiểm định T-test yếu tố giới tính

Independent Samples Test


t-test for Equality of Means
95% Confidence
Interval of the
Sig. (2- Mean Std. Error Difference
tailed) Difference Difference Lower
QD Equal variances
0.005 0.33584 0.11759 0.10424
assumed
Equal variances
0.005 0.33584 0.11911 0.10104
not assumed

Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS


Từ kết quả kiểm định T-test, có thể thấy rằng có sự khác biệt giữa hai nhóm nam
và nữ. Cụ thể, kiểm định Levene có trị số sig có giá trị là 0.307 lớn hơn 0.05, thì
sinh viên sẽ sử dụng kết quả ở hàng phương sai đồng nhất. Giá trị sig bằng 0.005 bé
66

hơn 0.05 thấp hơn 0.05, chứng tỏ có sự khác biệt về mặt thống kê giữa hai nhóm
giới tính nam và nữ đối với quyết định sử dụng bao bì thân thiện với môi trường của
người tiêu dùng.
4.6.1.1. Kết quả phân tích ANOVA yếu tố tuổi
Kết quả phân tích One-Way ANOVA yếu tố tuổi cho thấy kiểm định Levene có
giá trị sig = 0.151 > 0.05, đồng thời giá trị sig giữa các nhân tố là 0.110 lớn hơn
0.05 nên sinh viên kết luận rằng không có sự các biệt giữa các nhóm có độ tuổi khác
nhau đối với quyết định sử dụng bao bì thân thiện với môi trường của người tiêu
dùng.
Bảng 4.26. Kiểm định ANOVA yếu tố tuổi

Test of Homogeneity of Variances


Levene Statistic df1 df2 Sig.
1.907 2 246 0.151
ANOVA
Sum of Mean
Squares df Square F Sig.
Between
5.190 3 1.730 2.033 0.110
Groups
Within Groups 209.335 246 0.851
Total 214.525 249

Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS


4.6.1.2. Kết quả phân tích ANOVA yếu tố nghề nghiệp
Kết quả phân tích One-Way ANOVA yếu tố nghề nghiệp cho thấy kiểm định
Levene có giá trị sig = 0.082 > 0.05, chứng tỏ có sự đồng nhất giữa các phương sai.
Đồng thời giá trị sig giữa các nhân tố là 0.008 bé hơn 0.05 nên sinh viên kết luận
rằng có sự các biệt giữa các nhóm có nghề nghiệp khác nhau đối với quyết định sử
dụng bao bì thân thiện với môi trường của người tiêu dùng.
Kết quả phân tích từ bảng multiple comparisons của kiểm định post-hoc cho
thấy có sự khác biệt giữa các nhóm lao động trên phổ thông và lao động phổ
thông, với giá trị sig là 0.010; khác biệt giữa nhóm lao động trên phổ thông và
67

nhóm làm việc tự do với giá trị là 0.015, và đồng thời giá trị sig lần lượt của hai
cặp nhóm là 0.010 và 0.015 đều nhỏ hơn 0.05. Xét đến giá trị Mean difference,
giá trị tại cột này là giao của các nhóm đều hiển thị là giá trị dương. Điều này
chứng tỏ nhóm lao động trên phổ thông thể hiện được nhiều quyết định sử dụng
bao bì thân thiện với môi trường so với nhóm lao động phổ thông; và nhóm lao
động trên phổ thông thể hiện được nhiều quyết định sử dụng bao bì thân thiện với
môi trường hơn so với nhóm làm việc tự do.
Bảng 4.27. Kiểm định ANOVA yếu tố nghề nghiệp

Test of Homogeneity of Variances


Levene Statistic df1 df2 Sig.
2.260 3 246 0.082
ANOVA
Sum of Mean
Squares df Square F Sig.
Between
10.052 3 3.351 4.031 0.008
Groups
Within Groups 204.473 246 0.831
Total 214.525 249

Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS


Bảng 4.28. Kiểm định Post-hoc yếu tố nghề nghiệp

Multiple Comparisons
Mean 95% Confidence Interval
(I) (J) Difference Std. Lower Upper
NN NN (I-J) Error Sig. Bound Bound
1.00 2.00 .44794* .17207 .010 .1090 .7869
3.00 .49306* .20139 .015 .0964 .8897
4.00 -.22252 .37809 .557 -.9672 .5222

Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS


68

4.6.1.3. Kết quả phân tích ANOVA yếu tố trình độ học vấn

Bảng 4.29. Kiểm định ANOVA yếu tố trình độ học vấn

Test of Homogeneity of Variances


Levene Statistic df1 df2 Sig.
12.915 3 246 0.000
ANOVA
Sum of Mean
Squares df Square F Sig.
Between
40.575 3 13.525 19.127 0.000
Groups
Within Groups 173.950 246 0.707
Total 214.525 249

Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS


Bảng 4.30. Kiểm định Post-hoc yếu tố trình độ học vấn

Multiple Comparisons
Mean Lower Upper
(I) HV (J) HV Difference Std. Error Sig. Bound Bound
2.00 -.39912 .22276 .074 -.8379 .0396
3.00 -.97032* .21316 .000 -1.3902 -.5505
1.00 4.00 -1.24985* .21272 .000 -1.6688 -.8309
2.00 1.00 .39912 .22276 .074 -.0396 .8379
3.00 -.57120* .14362 .000 -.8541 -.2883
4.00 -.85073* .14297 .000 -1.1323 -.5691
3.00 1.00 .97032* .21316 .000 .5505 1.3902
2.00 .57120* .14362 .000 .2883 .8541
4.00 -.27953* .12751 .029 -.5307 -.0284
4.00 1.00 1.24985* .21272 .000 .8309 1.6688
69

2.00 .85073* .14297 .000 .5691 1.1323


3.00 .27953* .12751 .029 .0284 .5307

Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS


Kết quả phân tích One-Way ANOVA yếu tố trình độ học vấn cho thấy kiểm định
Levene có giá trị sig = 0.00 < 0.05, đồng thời giá trị sig giữa các nhân tố là 0.000 bé
hơn 0.05 nên sinh viên kết luận rằng có sự các biệt giữa các nhóm có trình độ học
vấn khác nhau đối với quyết định sử dụng bao bì thân thiện với môi trường của
người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh.
Xét đến kiểm định post-hoc, kết quả cho thấy có sự khác biệt giữa các nhóm
trong yếu tố trình độ học vấn. Có thể thấy có sự khác biệt giữa nhóm đại học so với
nhóm trung học phổ thông / nhóm trung cấp / nhóm cao đẳng; sự khác biệt giữa
nhóm cao đẳng so với nhóm trung học phổ thông / nhóm trung cấp / nhóm đại học.
Trong đó, nhóm đại học thể hiện quyết định sử dụng nhiều hơn so với nhóm trung
học phổ thông, nhóm trung cấp và so với nhóm cao đẳng; nhóm cao đẳng thể hiện
quyết định sử dụng nhiều hơn so với nhóm trung học phổ thông và nhóm trung cấp.
4.7. Thảo luận về kết quả nghiên cứu
4.7.1. Nhận thức về tính năng của bao bì thân thiện
Về cơ bản, nhân tố nhận thức về tính năng của bao bì thân thiện tác động nhiều
nhất đến quyết định sử dụng bao bì thân thiện với môi trường của người tiêu dùng.
Điều này đồng thuận với nghiên cứu của Samiya (2019), khi thiết kế hình ảnh bao
bì mang tính thời trang sẽ ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm xanh, đồng
thời giúp người tiêu dùng nhận thức về tính bền vững của bao bì. Điều này chứng tỏ
được tầm quan trọng của thiết kế bao bì đối với nhận thức của người tiêu dùng về
bao bì thân thiện với môi trường để tạo ra quyết định sử dụng bao bì thân thiện, và
bao bì thân thiện chính phương tiện giao tiếp chính về tính thân thiện với môi
trường của bao bì. Sự chất lượng về độ bền và tính tiện lợi của bao bì thân thiện đã
được chứng minh trong đề tài các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng bao bì
thân thiện của sinh viên, khi các đáp viên đều có chiều hướng chỉ ra rằng hành vi sử
dụng bao bì của họ được hướng dẫn bởi sự tiện lợi. Nghiên cứu của Lind và cộng sự
(2016) cũng đồng tình với nhận định này, khi nghiên cứu cho thấy những tính năng
70

của bao bì thân thiện như là “dễ mở”, “có thể gập lại”, “dễ vận chuyển”, “dùng
được nhiều lần” là động lực chính trong việc sử dụng bao bì thân thiện của người
tiêu dùng. Tính năng của bao bì thân thiện như kích thước còn được xem là nhân tố
thúc đẩy lựa chọn sử dụng, khi mà có một vài đáp viên tham gia khảo sát của sinh
viên chia sẻ rằng họ mong muốn sử dụng loại bao bì thân thiện, có thể đựng được
nhiều mặt hàng thực phẩm, nhưng vẫn nên đảm bảo sản phẩm có độ rộng vừa phải,
có thể cất giữ được trong nhà mà không tốn quá nhiều diện tích. Nhờ vào đó, những
phát hiện về sự ảnh hưởng của tính năng của bao bì thân thiện đối với quyết định sử
dụng bao bì thân thiện sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với việc giúp các nhà sản xuất
cân nhắc bao bì thân thiện với môi trường cần phải thuận tiện, mang tính tiện lợi
cho người sử dụng và thân thiện với môi trường.
4.7.2. Lợi ích đối với môi trường
Đây là nhân tố có mức độ ảnh hưởng thứ hai lên quyết định sử dụng bao bì thân
thiện với môi trường. Theo nghiên cứu của sinh viên, tỷ lệ các đáp viên được phỏng
vấn có hành vi tiêu dùng tích cực đối với bao bì thân thiện với môi trường khi họ
nhận thức rõ tầm quan trọng về các giá trị sinh thái, cụ thể là lợi ích đối với môi
trường mà bao bì thân thiện đem lại. Những người trả lời bảng khảo sát với sự hiểu
biết rõ ràng về việc bảo vệ hệ sinh thái đã thể hiện các giá trị xã hội đối với môi
trường mạnh mẽ, và giúp họ hình thành hành vi và lối sống phù hợp để sử dụng bao
bì thân thiện. Ngoài ra, những người trả lời khảo sát càng hiểu biết nhiều về các vấn
đề của túi ni lông và giải pháp của bao bì thân thiện đem lại cho môi trường, thì họ
càng có xu hướng lựa chọn sử dụng bao bì thân thiện (Jerzyk, 2016). Chứng tỏ rằng
mối quan hệ giữa kiến thức về các vấn đề sinh thái và hành vi lựa chọn các sản
phẩm xanh được công nhận và rất thực tế, thể hiện được rõ mức độ ảnh hưởng của
biến độc lập lợi ích đối với môi trường lên biến phụ thuộc quyết định sử dụng.
4.7.3. Ảnh hưởng từ xã hội
Ảnh hưởng từ xã hội là nhân tố có tác động đến biến quyết định sử dụng bao bì
thân thiện của người tiêu dùng ở vị trí thứ ba trong các nhân tố. Khi quan sát các
yếu tố xã hội và cách các yếu tố này ảnh hưởng đến người tiêu dùng, sinh viên nhận
thấy rằng các nguồn thông tin chính về các vấn đề sinh thái và các sản phẩm thân
thiện với môi trường tiếp xúc với người tham gia khảo sát là mạng xã hội, Internet,
71

bạn bè và gia đình đã giúp cho họ có thêm động lực để quyết định sử dụng bao bì
thân thiện, bởi lẽ họ thường là người thiếu động lực mua hàng, và không có các
nguồn thông tin bên ngoài như tổ chức giáo dục, gia đình và bạn bè (Nordin và cộng
sự, 2010). Và có thể nói rằng những loại thông tin như vậy đã giúp hình thành mạnh
mẽ những thói quen và sở thích thân thiện với môi trường, và ảnh hưởng đến sự lựa
chọn sản phẩm bao bì thân thiện với môi trường (Scott và cộng sự, 2014). Một số
đáp viên trong quá trình khảo sát, sinh viên có ghi nhận ý kiến, và hầu hết họ đều
cho rằng đến xu hướng xã hội đối với bao bì thân với môi trường sẽ một ảnh hưởng
đáng kể đến hành vi lựa chọn sản phẩm của đáp viên. Do đó, mô hình nghiên cứu đã
góp phần nhấn mạnh các dư luận, xu hướng xã hội, cộng đồng và mức độ phủ sóng
của phương tiện truyền thông có tác động lớn đến lựa chọn của người tiêu dùng, để
họ sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, cụ thể là bao bì thân thiện.
4.7.4. Thái độ đối với bao bì thân thiện
Đây là nhân tố đứng thứ ba trong việc tác động đến biến quyết định sử dụng bao
bì thân thiện. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng thái độ của người tiêu dùng đóng
một vai trò quan trọng trong việc dự đoán quyết định sử dụng sản phẩm xanh của
người tiêu dùng, và cụ thể trong nghiên cứu này là bao bì thân thiện với môi trường.
Nghiên cứu của sinh viên cho thấy rằng thái độ ủng hộ môi trường của một cá nhân
có một ảnh hưởng tích cực đến quyết định mua các sản phẩm an toàn cho môi
trường. Đồng thời, sinh viên nhận thấy những người tham gia khảo sát có mối quan
tâm mạnh mẽ và sẵn sàng bảo vệ môi trường thông qua hành vi mua hàng ủng hộ
môi trường. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Hartmann và Ibanez (2012) và
Mostafa (2009), khi những người nhận thấy rằng mối quan tâm về môi trường của
người tiêu dùng sẽ ảnh hưởng đến hành vi thân thiện với môi trường của họ. Trong
một nghiên cứu gồm số mẫu là 2518 người tiêu dùng Úc, các nhà nghiên cứu phát
hiện ra rằng công chúng coi nhựa là một vấn đề môi trường, và 80% người tiêu
dùng cho biết họ quan tâm và có thái độ mong muốn việc giảm sử dụng túi nhựa.
Phần lớn những người được hỏi cho biết rằng họ xem bao bì bằng vải, thân thiện
với môi trường là một giải pháp tốt hơn so với túi nhựa. Như vậy, giả thuyết nghiên
cứu đã được chấp nhận, và nó cho thấy rằng có một khoảng cách gần giữa nguyện
72

vọng của người tiêu dùng và hành vi thực tế của họ đối với việc giảm sử dụng nhựa
bao bì, và quyết định lựa chọn bao bì thân thiện với môi trường để thay thế.
4.7.5. Giá cả của bao bì thân thiện
Đây là nhân tố có mức độ ảnh hưởng thấp nhất đến quyết định sử dụng bao bì
thân thiện của người tiêu dùng, tuy nhiên không vì thế mà nhân tố này không thể
hiện được tầm quan trọng của nó. Cụ thể, nghiên cứu đã cho thấy giá cả hợp lý sẽ
tác động thuận chiều đến quyết định sử dụng bao bì thân thiện. Gan và cộng sự
(2008) cho rằng mối quan tâm về lợi ích của môi trường không phải là lý do duy
nhất để khách hàng sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, và họ cũng
không đồng ý đánh đổi các thuộc tính sản phẩm khác để có môi trường tốt hơn.
Điều này cho thấy rằng các đặc điểm của sản phẩm truyền thống như giá cả hợp lí
vẫn là những yếu tố quan trọng nhất mà người tiêu dùng cân nhắc khi quyết định
mua hàng. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cũng cho thấy rằng những quảng cáo về
sản phẩm xanh thường tập trung vào các nhóm người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao
hơn cho các sản phẩm thân thiện với môi trường (Belz & Peattie 2009). Đặc biệt,
nếu những người tiêu dùng có trình độ học vấn cao hơn và thu nhập ổn định hơn, họ
sẽ thể hiện rõ sự lựa chọn sản phẩm bao bì thân thiện. Điều này cũng phù hợp với
nghiên cứu của Martinho (2017), khi tác giả cho rằng 70% người tiêu dùng sẵn sàng
trả phí thêm 1 – 5% để sử dụng các sản phẩm bao bì thân thiện với môi trường. Do
đó đây vẫn là một nhân tố cần phải xem xét thêm, dẫu cho nghiên cứu của sinh viên
về quyết định sử dụng bao bì thân thiện đã chỉ ra rằng giá cả phải chăng, có thể cao
hơn bao bì nhựa thông thường không ảnh hưởng ngược chiều đến quyết định sử
dụng sản phẩm.
SƠ KẾT CHƯƠNG 4
Trong chương 4, sinh viên đã trình bày các kết quả nghiên cứu trích xuất từ phần
mềm SPSS và phân tích các kết quả nghiên cứu thông qua hệ số Cronbach’s Alpha,
nhân tố EFA, hệ số Pearson, hồi quy và các kiểm định T-test và ANOVA. Kết quả
nghiên cứu cho thấy các nhân tố đặt ra trong mô hình đều ảnh hưởng thuận chiều
đến quyết định sử dụng bao bì thân thiện với môi trường của người tiêu dùng. Đồng
thời, có thể thấy được có sự khác biệt giữa quyết định mua bao bì thân thiện giữa
những nhóm người có giới tính, nghề nghiệp khác nhau, và nhóm người có trình độ
73

học vấn khác nhau. Kết quả trình bày trong chương 4 sẽ làm nền tảng cho sinh viên
để đưa ra các đề xuất, khuyến nghị dành cho các doanh nghiệp trong chương 5.
74

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ


5.1. Kết luận
Như vậy, thông qua 4 chương trước đó, sinh viên đã đề cập được những lý do
thực tiễn và cách tiếp cận với đề tài nghiên cứu, và lựa chọn những học thuyết liên
quan đến đề tài để làm cơ sở cho mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định sử dụng bao bì thân thiện với môi trường của người tiêu dùng tại thành
phố Hồ Chí Minh, cũng như dựa vào các kết quả thống kê để đưa ra các thảo luận,
nhận xét về các nhân tố ảnh hưởng đến biến phụ thuộc.
Có thể thấy rằng nghiên cứu cho được kết quả khả quan nhờ vào các câu trả lời
chuẩn và mang tính thực tiễn của những người tham gia khảo sát, và các câu trả lời
về tổng thể đều đại diện được cho từng nhân tố trong mô hình nghiên cứu. Từ các
phân tích và thảo luận trên, kết luận về mô hình nghiên cứu bao gồm các biến độc
lập ảnh hưởng từ xã hội, nhận thức về tính năng của bao bì thân thiện, lợi ích đối
với môi trường, giá cả của bao bì thân thiện, và biến phụ thuộc quyết định sử dụng
bao bì thân thiện với môi trường của đề tài có dạng như sau:
QD =0.463 + 0.188 × SC +0.188 × AT + 0.289 × FE +0.189 × BE +0.147 × PR
Phương trình hồi quy chỉ ra rằng nhân tố nhận thức về tính năng của bao bì thân
thiện (FE) tác động nhiều nhất, với hệ số beta chuẩn hóa là 0.289. Theo sau là nhân
tố lợi ích đối với môi trường (BE), với hệ số beta chuẩn hóa là 0.189. Kế tiếp là các
nhân tố ảnh hưởng từ xã hội (SC) và thái độ đối với bao bì thân thiện (AT) có cùng
hệ số là 0.188. Giá cả của bao bì thân thiện (PR) là nhân tố tác động ít nhất đến
quyết định sử dụng bao bì thân thiện với môi trường của người tiêu dùng, có hệ số
beta chuẩn hóa là 0.147.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố đều tác động thuận chiều đến quyết
định sử dụng bao bì thân thiện với môi trường của người tiêu dùng tại thành phố Hồ
Chí Minh. Ngoài ra, nghiên cứu còn chỉ ra được sự khác biệt giữa các nhóm trong
các nhân tố nhân khẩu học, cụ thể là có sự khác biệt giữa hai nhóm nam và nữ trong
nhân tố giới tính; sự khác biệt giữa nhóm lao động trên phổ thông và lao động phổ
thông / làm việc tự do trong nhân tố nghề nghiệp; sự khác biệt giữa các nhóm trong
nhân tố trình độ học vấn, là giữa nhóm đại học so với nhóm trung học phổ thông /
75

trung cấp / cao đẳng, giữa nhóm cao đẳng với nhóm trung học phổ thông / trung
cấp.
5.2. Một số khuyến nghị
Như đã đề cập ở những chương trước, sinh viên sẽ dựa vào các kết quả nghiên
cứu và thảo luận để làm các đề xuất cho các doanh nghiệp, công ty đang có ý định
sản xuất và phân phối sản phẩm bao bì thân thiện ra ngoài thị trường, với mục tiêu
giúp họ thấu hiểu người tiêu dùng và cải thiện doanh số của sản phẩm, cũng như tạo
sức ảnh hưởng cho toàn thị trường, cụ thể ở thị trường thành phố Hồ Chí Minh –
nơi sinh viên lựa chọn để thu thập các câu trả lời cho đề tài nghiên cứu.
5.2.1. Tìm kiếm sự hỗ trợ từ chính phủ
Kế hoạch thực hiện và tính khả thi: Tại Việt Nam, vấn đề rác thải nhựa luôn là
một bài toán nan giải, không chỉ với cộng đồng mà cả chính phủ cũng đang tìm
kiếm các giải pháp để giảm thiểu lượng rác thải nhựa ra môi trường, mà chủ yếu
chính là túi ni lông. Dưới góc nhìn của sinh viên, các công ty, doanh nghiệp có thể
đề xuất sự hỗ trợ từ chính phủ bằng việc đưa ra các luật lệ hạn chế sử dụng túi ni
lông, mà thay vào đó là sử dụng túi vải, hay là bao bì thân thiện đối với môi trường.
Hoặc, các doanh nghiệp, các công ty có thể thông qua chính phủ để cung cấp, phân
phối bao bì thân thiện miễn phí tới tay người tiêu dùng để một phần bảo vệ môi
trường, và tăng cường độ nhận biết thương hiệu bao bì thân thiện của công ty,
doanh nghiệp đó. Ngoài ra, Nhà nước cũng đã có chính sách khuyến khích sản xuất
sản phẩm thân thiện môi trường, sản phẩm từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải. DN
sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường được giảm, miễn thuế xuất khẩu, và
các DN sản xuất các sản phẩm này sẽ được Bộ Tài nguyên và Môi trường gắn
“nhãn xanh Việt Nam”, do đó kế hoạch đề ra hoàn toàn khả thi và nên được các
doanh nghiệp cân nhắc thực hiện trong thời gian, cả ngắn hạn và dài hạn.
Nguồn lực và thời gian thực hiện: Về nguồn lực, các công ty, doanh nghiệp cần
đưa ra ít nhất 2 nhân sự có chuyên về lĩnh vực pháp lý và lý tưởng hơn, có mối quan
hệ với các quan chức trong bộ tài nguyên – môi trường để tham khảo, và trình lên
những phương án có thể giải quyết được các vấn đề tồn đọng về môi trường, cũng
như đưa ra kế hoạch phù hợp với chính phủ để chính phủ thực hiện phương án hỗ
trợ cho công ty, doanh nghiệp trong việc quảng bá hình ảnh và phân phối sản phẩm.
76

Sinh viên đề xuất rằng các doanh nghiệp nên thử nghiệm việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ
chính phủ trong khả năng của doanh nghiệp, càng sớm càng tốt bởi lẽ thời gian xử
lý công văn của chính phủ mất nhiều thời gian để xem xét, sửa đổi các thủ tục. Các
doanh nghiệp nên chuẩn bị các phương án trình lên chính phủ ngay từ bây giờ, và
gửi đi vào đầu năm 2021 để chính phủ có thời gian xem xét thực thi.
5.2.2. Tăng cường hoạt động marketing để tạo ảnh hưởng đến người tiêu dùng
Kế hoạch thực hiện và tính khả thi: Sản xuất, đẩy sản phẩm xanh ra thị trường
và duy trì được định vị thương hiệu luôn là một cuộc chiến giữa các đối thủ cạnh
tranh, đặc biệt trong thời điểm có nhiều thông tin về sản phẩm xanh trên mạng
Internet, cũng như ở tại các khu vực đông người trên toàn thành phố. Đồng thời,
cũng dựa vào sự tác động thuận chiều mà sinh viên nhận thấy được ở hai nhân tố
ảnh hưởng của xã hội và lợi ích đối với môi trường, sinh viên đề xuất các doanh
nghiệp nên tìm kiếm điểm khác biệt của sản phẩm của mình so với các đối thủ khác
bằng cách định vị lại thương hiệu, song hành với việc truyền thông, lan tỏa các
thông tin liên quan đến lợi ích của bao bì thân thiện đối với môi trường. Cụ thể, các
doanh nghiệp nên định vị sản phẩm để có sự khác biệt và định vị đó phải gắn liền
với yếu tố có lợi cho môi trường, sử dụng hằng ngày của người tiêu dùng, và nên
lồng ghép thêm yếu tố sức khỏe – một trong những lo lắng hàng đầu của người tiêu
dùng Việt Nam trong năm 2020, dựa theo báo cáo thị trường của các công ty tại
Việt Nam.
Nguồn lực và thời gian thực hiện: Cụ thể, về nguồn lực, các doanh nghiệp cần
phải xác định các kênh lan tỏa thông tin, ví dụ như các phương tiện xã hội facebook,
Instagram, Tiktok, Youtube… hoặc tại các trang thương mại điện tử như Lazada,
Tiki (sử dụng marketing tiếp thị - affiliate)… hoặc tại các điểm bán hàng, các địa
điểm hoạt náo. Sau đó, cần có một đội ngũ làm công việc copywriting (tạm dịch:
viết văn bản cho mục đích quảng cáo) để đăng tải các thông tin liên quan đến sản
phẩm bao bì thân thiện, và lợi ích của nó đối với môi trường và sức khỏe của người
tiêu dùng. Các doanh nghiệp có thể mượn các hình ảnh của các ca sĩ nổi tiếng đã
từng tham gia các chương trình, tình nguyện bảo vệ môi trường như diễn viên –
người mẫu Quang Đại, hay hoa hậu Đỗ Mỹ Linh để họ đồng hành cùng doanh
nghiệp xuyên suốt trong chiến lược marketing, nhằm tái định vị thương hiệu và lan
77

tỏa thông điệp sống xanh bằng cách sử dụng sản phẩm xanh, mang lại lợi ích cho
cộng đồng và xã hội. Sinh viên đề xuất các doanh nghiệp nên chia chiến lược, hoạt
động marketing thành 3 giai đoạn. Giả định chiến lược được thực hiện trong năm
2021, thì trong 3 tháng đầu tiên, các doanh nghiệp nên chuẩn bị các nội dung và liên
hệ những người nổi tiếng có sức ảnh hưởng với mạng xã hội về các chiến dịch
xanh. Trong 3 – 6 tháng tiếp theo là thời điểm chạy các chương trình trên các kênh
phương tiện thông tin đại chúng để tăng nhận diện thương hiệu và cải thiện thái độ
của người tiêu dùng đối với sản phẩm bao bì thân thiện, và thúc đẩy quyết định sử
dụng của họ.
5.2.3. Nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng để cải thiện tính năng của bao bì
thân thiện
Kế hoạch thực hiện và tính khả thi: Như sinh viên đã đề cập trong phần thảo
luận chương 4, người tiêu dùng ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, hay toàn Việt
Nam nói chung không lựa chọn sử dụng bao bì thân thiện chỉ bởi vì mục đích bảo
vệ môi trường, mà nó còn gắn liền với những tính năng mà sản phẩm có thể đem lại
cho họ trong cuộc sống hằng ngày. Và mô hình nghiên cứu của sinh viên đã cho
thấy, tính năng của bao bì thân thiện là nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến quyết
định sử dụng bao bì thân thiện với môi trường của người tiêu dùng. Do đó, các
doanh nghiệp và công ty nên sử dụng thêm ngân sách để đào sâu các insights (sự
thật ngầm hiểu) đến từ người tiêu dùng, với mục tiêu thấu hiểu những trăn trở, nỗi
lo, và rào cản của họ đối với sản phẩm bao bì thân thiện với môi trường. Rõ ràng
rằng sẽ có rất nhiều giả định và câu hỏi đặt ra, ví dụ như: “tại sao một người tiêu
dùng cảm thấy những thông tin này bổ ích, và sản phẩm phù hợp với đối tượng
khách hàng mục tiêu mà công ty hướng đến, tuy nhiên doanh số bao bì thân thiện lại
không tăng cao, phải chăng người tiêu dùng còn mong đợi một tính năng gì đó khác
tới từ bao bì thân thiện?” Sẽ còn rất nhiều lý do mà ngay cả nội bộ trong công ty
không thể nghĩ đến được, nhưng khi tìm được những insights đó, khi lắng nghe
được từ người tiêu dùng, bài toán cải thiện tính năng sản phẩm để phù hợp với
mong muốn của họ sẽ không còn là nỗi lo ngại của các doanh nghiệp. Theo góc
nhìn của sinh viên, nếu là người lựa chọn bao bì thân thiện, sinh viên sẽ lựa chọn
bao bì thân thiện có thêm túi phụ bên ngoài để đựng thêm một vật dụng gì đó – và
78

bao bì thân thiện như vậy sẽ tạo ra điểm nhấn so với các loại túi đựng khác trên thị
trường.
Nguồn lực và thời gian thực hiện: Nghiên cứu thị trường thường mất rất nhiều
thời gian, tuy nhiên nó lại trái với mong muốn của các công ty, doanh nghiệp, khi
mà họ cần đẩy nhanh quá trình này để dựa vào các sự thật ngầm hiểu để đưa ra
quyết định, chiến lược cho công ty. Do đó, các doanh nghiệp cần liên hệ trực tiếp
với các bên nghiên cứu thị trường, cụ thể là các agency có các phần mềm hỗ trợ: thu
thập dữ liệu từ các trang social media (phương tiện thông tin xã hội) để lắng nghe
thấu hiểu người tiêu dùng, hoặc sử dụng đội ngũ field work (đội ngũ đi thị trường)
để thu thập câu trả lời của người tiêu dùng thông qua bảng hỏi đã thiết kế sẵn và tùy
chỉnh theo mong muốn của doanh nghiệp, sau đó tổng hợp lại nhằm tìm ra các
phương án, đưa ra các chiến lược cải thiện tính năng của bao bì thân thiện với môi
trường phù hợp với mong muốn của người tiêu dùng. Sinh viên đề xuất các doanh
nghiệp nên kiểm tra lại doanh số về sản phẩm bao bì thân thiện với môi trường, sau
đó đưa ra thời gian phù hợp để tiến hành nghiên cứu lại hành vi của người tiêu
dùng. Việc nghiên cứu phải được tiến hành tối thiểu là 6 tháng 1 lần, bởi do thời đại
công nghệ 4.0 nên người tiêu dùng có rất nhiều thay đổi trong cách suy nghĩ và ra
quyết định trước khi sử dụng một sản phẩm nào đó.
5.2.4. Thực hiện các hoạt động khuyến mãi cho bao bì thân thiện
Kế hoạch thực hiện và tính khả thi: Giá cả hấp dẫn luôn là một nhân tố quan
trọng, không thể thiếu để thu hút khách hàng, người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm
bao bì thân thiện với môi trường của các doanh nghiệp. Dưới góc nhìn của sinh
viên, các doanh nghiệp nên quan sát mức định giá của các đối thủ cạnh tranh, và lựa
chọn chiến lược định giá phù hợp cho sản phẩm bao bì thân thiện. Sau đó, các công
ty cần đưa ra các ngân sách hỗ trợ cho việc bán hàng, cụ thể tại các điểm bán,
khuyến mãi với mức giá thấp hơn so với các đối thủ khác, hoặc phối hợp với các
ngành hàng tiêu dùng nhanh như home care (chăm sóc nhà cửa), personal care
(chăm sóc cá nhân) để tặng kèm sản phẩm khi mua bao bì thân thiện. Các khuyến
mãi về giá có thể là mua 1 tặng 1; giảm thêm một khoản tiền nhất định khi mua
thêm sản phẩm; giảm giá vào khung giờ cố định; hoặc giảm giá vào mùa lễ… Nhờ
vào các chiến lược khuyến mãi về giá cả được tung ra đều đặn và thường xuyên, các
79

doanh nghiệp sẽ thu hút được người tiêu dùng và thúc đẩy quyết định sử dụng bao
bì thân thiện với môi trường của các khách hàng và người tiêu dùng.
Nguồn lực và thời gian thực hiện: Các chiến lược khuyến mãi về giá cả cần
được phân bổ theo từng giai đoạn và mang tính mùa vụ. Ví dụ, vào mùa tết, người
tiêu dùng có thể mua bao bì thân thiện để tặng người thân, hoặc vào mùa hè, người
tiêu dùng sử dụng bao bì thân thiện để đựng đồ vật sử dụng hằng ngày, trong việc đi
chợ, đi cắm trại… Tại mỗi thời điểm, tùy thuộc vào công suất sản xuất và giá cả của
các đối thủ khác trên thị trường, các doanh nghiệp có thể đề ra ngân sách phù hợp
để dự phòng. Cụ thể, trong trường hợp doanh số xuống thấp, cần tung ra các khuyến
mãi về giá để đẩy lại doanh số nhưng vẫn nằm trong mức dự phòng của công ty,
nhằm đạt được mức hòa vốn giá hàng bán và hạn chế việc tồn kho sản phẩm bao bì
thân thiện. Và rõ ràng, các chiến lược khuyến mãi về giá này sẽ giúp cho công ty
giảm thiểu được chi phí marketing sản phẩm, và thu hút được lượng lớn sự chú ý
đến từ người tiêu dùng để họ lựa chọn sản phẩm bao bì thân thiện với môi trường.
5.3. Những mặt hạn chế của đề tài
Song hành với những kết quả đạt được, sinh viên nhận thấy đề tài vẫn còn một số
điểm hạn chế. Thứ nhất, đề tài nghiên cứu của sinh viên vẫn còn dựa vào các học
thuyết liên quan đến đề tài để xây dựng bảng câu hỏi mà chưa có nhiều phân tích về
hành vi, cũng như đưa ra những nhận định mang nhiều tính chuyên môn để đặt câu
hỏi cho người tiêu dùng, và tạo sự liên kết cho từng câu hỏi với nhau. Lý do bởi lẽ
kiến thức của sinh viên còn hạn chế và chưa đào sâu được những cơ sở lý thuyết
liên quan đến đề tài. Bên cạnh đó, việc tham khảo và áp dụng những câu hỏi từ các
học thuyết đi trước chỉ phần nào phù hợp với thời điểm mà sinh viên đưa ra nghiên
cứu, chứ chưa hoàn toàn khái quát hóa để đo lường được quyết định sử dụng của
người tiêu dùng đối với bao bì thân thiện.
Thứ hai, đề tài nghiên cứu vẫn chưa có nhiều cỡ mẫu. Nghiên cứu chỉ được thực
hiện trong một khoảng thời gian nhất định nên sinh viên vẫn chưa có nhiều thời
gian để thu thập thêm các câu trả lời của đáp viên mà chỉ dừng lại ở 250 mẫu. Mặc
dù số lượng mẫu có thể đại diện được một phần để đo lường mức độ ảnh hưởng của
các nhân tố độc lập lên biến phụ thuộc quyết định sử dụng bao bì thân thiện với môi
trường, tuy nhiên đối với sinh viên, nghiên cứu cần bổ sung thêm số lượng mẫu để
80

khái quát hóa hơn được về hành vi của người tiêu dùng. Cụ thể, trong nghiên cứu
vẫn còn một nhân tố mà sinh viên chưa cảm thấy chắc chắn về mức độ ảnh hưởng
thuận chiều là nhân tố giá cả, bởi lẽ nhân tố này còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu
tố bên ngoài khác để người tiêu dùng có thể trả lời một cách chính xác.
5.4. Hướng nghiên cứu trong tương lai
Về cơ bản, các nghiên cứu về hành vi của người tiêu dùng đối với bao bì thân
thiện, hay cụ thể là quyết định sử dụng bao bì thân thiện với môi trường không bao
giờ là một đề tài đáng dể bỏ qua, bởi lẽ các sản phẩm xanh có lợi cho môi trường
luôn được các doanh nghiệp, hay các trang mạng xã hội đề cập hằng ngày. Và để đo
lường thêm các quyết định sử dụng bao bì thân thiện, sinh viên đề xuất các nhà
nghiên cứu khác có thể lựa chọn các đề tài về hành vi sử dụng, ý định mua, ý định
lựa chọn, hoặc là ý định tiêu dùng bao bì thân thiện với môi trường, hoặc về một sản
phẩm xanh khác với định vị và tính năng tương đương với bao bì thân thiện mà sinh
viên đề cập và đưa ra khái niệm trong đề tài. Các nhân tố khác mà những nhà
nghiên cứu trong tương lai có thể lựa chọn thêm có thể là nhân tố sự tác động từ
chính phủ; sự ảnh hưởng từ các hoạt động marketing; kiến thức về môi trường; sự
khác biệt về văn hóa, hay sự hỗ trợ từ các thương hiệu có định vị bảo vệ môi
trường.
SƠ KẾT CHƯƠNG 5
Trong chương 5, sinh viên đã trình bày về kết luận nghiên cứu của đề tài, song
hành với những cơ hội, thách thức tiềm ẩn của sản phẩm bao bì thân thiện. Bên
cạnh đó, sinh viên đã đưa ra những đề xuất, khuyến nghị cho các doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực phân phối và sản xuất bao bì thân thiện để họ có thể thấu hiểu
hành vi, và thái độ của người tiêu dùng trong việc đưa ra quyết định sử dụng bao bì
thân thiện. Chương 5 cũng đã làm rõ được những mặt hạn chế của đề tài, và đưa ra
các hướng nghiên cứu trong tương lai, đề xuất những nhân tố khác cần được đưa
vào nghiên cứu và xác minh trong thực tế.
81

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


A. Tài liệu tham khảo
B. Danh sách các trang web
82

PHỤ LỤC

Bảng câu hỏi


Kết quả thống kê
83

DESCRIPTIVES VARIABLES=GI TU NN HV
/STATISTICS=MEAN STDDEV MIN MAX.
Descriptives
Descriptive Statistics

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation

GI 250 1.00 2.00 1.5880 .49318


TU 250 1.00 4.00 2.3680 .56021
NN 250 1.00 4.00 1.3880 .75348
HV 250 1.00 4.00 2.9720 .94168
Valid N (listwise) 250

FREQUENCIES VARIABLES=GI TU NN HV
/ORDER=ANALYSIS.
Frequencies
Statistics

GI TU NN HV

N Valid 250 250 250 250

Missing 0 0 0 0

Frequency Table
GI

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent

Valid 1.00 103 41.2 41.2 41.2

2.00 147 58.8 58.8 100.0

Total 250 100.0 100.0

TU

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent

Valid 1.00 1 .4 .4 .4

2.00 165 66.0 66.0 66.4

3.00 75 30.0 30.0 96.4

4.00 9 3.6 3.6 100.0

Total 250 100.0 100.0


84

NN

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent

Valid 1.00 188 75.2 75.2 75.2

2.00 33 13.2 13.2 88.4

3.00 23 9.2 9.2 97.6

4.00 6 2.4 2.4 100.0

Total 250 100.0 100.0

HV

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent

Valid 1.00 19 7.6 7.6 7.6

2.00 57 22.8 22.8 30.4

3.00 86 34.4 34.4 64.8

4.00 88 35.2 35.2 100.0

Total 250 100.0 100.0

DESCRIPTIVES VARIABLES=SC1 SC2 SC3 SC4


/STATISTICS=MEAN STDDEV MIN MAX.
Descriptives
Descriptive Statistics

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation

SC1 250 1.0 5.0 3.304 1.0353


SC2 250 1.0 5.0 3.236 1.1105
SC3 250 1.0 5.0 3.404 1.1620
SC4 250 1.0 5.0 3.412 1.1763
Valid N (listwise) 250

DESCRIPTIVES VARIABLES=SC1 SC2 SC3 SC4


/STATISTICS=MEAN STDDEV MIN MAX.
85

Descriptives
Descriptive Statistics

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation

SC1 250 1.0 5.0 3.304 1.0353


SC2 250 1.0 5.0 3.236 1.1105
SC3 250 1.0 5.0 3.404 1.1620
SC4 250 1.0 5.0 3.412 1.1763
Valid N (listwise) 250

DESCRIPTIVES VARIABLES=AT1 AT2 AT3 AT4


/STATISTICS=MEAN STDDEV MIN MAX.
Descriptives
Descriptive Statistics

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation

AT1 250 1.0 5.0 3.636 1.1334


AT2 250 1.0 5.0 3.520 1.1093
AT3 250 1.0 5.0 3.560 1.0969
AT4 250 1.0 5.0 3.484 1.0874
Valid N (listwise) 250

DESCRIPTIVES VARIABLES=FE1 FE2 FE3 FE4


/STATISTICS=MEAN STDDEV MIN MAX.
Descriptives
Descriptive Statistics

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation

FE1 250 1.0 5.0 3.504 1.2426


FE2 250 1.0 5.0 3.536 1.2356
FE3 250 1.0 5.0 3.528 1.2584
FE4 250 1.0 5.0 3.524 1.2392
Valid N (listwise) 250

DESCRIPTIVES VARIABLES=BE1 BE2 BE3 BE4


/STATISTICS=MEAN STDDEV MIN MAX.
Descriptives
86

Descriptive Statistics

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation

BE1 250 1.0 5.0 3.600 1.3202


BE2 250 1.0 5.0 3.668 1.3672
BE3 250 1.0 5.0 3.484 1.2554
BE4 250 1.0 5.0 3.636 1.3649
Valid N (listwise) 250

DESCRIPTIVES VARIABLES=PR1 PR2 PR3 PR4


/STATISTICS=MEAN STDDEV MIN MAX.
Descriptives
Descriptive Statistics

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation

PR1 250 1.0 5.0 3.892 1.0453


PR2 250 1.0 5.0 3.820 1.0920
PR3 250 1.0 5.0 3.816 1.0746
PR4 250 1.0 5.0 3.932 1.1155
Valid N (listwise) 250

DESCRIPTIVES VARIABLES=QD1 QD2 QD3 QD4


/STATISTICS=MEAN STDDEV MIN MAX.
Descriptives
Descriptive Statistics

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation

QD1 250 1.0 5.0 3.348 .9914


QD2 250 1.0 5.0 3.544 1.0829
QD3 250 1.0 5.0 3.568 1.0516
QD4 250 1.0 5.0 3.420 1.0659
Valid N (listwise) 250

RELIABILITY
/VARIABLES=SC1 SC2 SC3 SC4
/SCALE('ALL VARIABLES') ALL
87

/MODEL=ALPHA
/SUMMARY=TOTAL.
Reliability
Scale: ALL VARIABLES
Case Processing Summary

N %

Cases Valid 250 100.0

Excludeda 0 .0

Total 250 100.0

a. Listwise deletion based on all variables in the


procedure.

Reliability Statistics

Cronbach's
Alpha N of Items

.937 4

Item-Total Statistics

Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Alpha if Item
Item Deleted Item Deleted Total Correlation Deleted

SC1 10.052 10.098 .881 .911


SC2 10.120 9.849 .845 .920
SC3 9.952 9.532 .848 .919
SC4 9.944 9.499 .839 .923

RELIABILITY
/VARIABLES=AT1 AT2 AT3 AT4
/SCALE('ALL VARIABLES') ALL
/MODEL=ALPHA
/SUMMARY=TOTAL.
Reliability
Scale: ALL VARIABLES
Case Processing Summary
88

N %

Cases Valid 250 100.0

Excluded a
0 .0

Total 250 100.0

a. Listwise deletion based on all variables in the


procedure.

Reliability Statistics

Cronbach's
Alpha N of Items

.933 4

Item-Total Statistics

Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Alpha if Item
Item Deleted Item Deleted Total Correlation Deleted

AT1 10.564 9.179 .853 .909


AT2 10.680 9.463 .825 .918
AT3 10.640 9.332 .863 .906
AT4 10.716 9.570 .828 .917

RELIABILITY
/VARIABLES=FE1 FE2 FE3 FE4
/SCALE('ALL VARIABLES') ALL
/MODEL=ALPHA
/SUMMARY=TOTAL.

Reliability
Scale: ALL VARIABLES
Case Processing Summary

N %

Cases Valid 250 100.0

Excludeda 0 .0

Total 250 100.0


89

a. Listwise deletion based on all variables in the


procedure.

Reliability Statistics

Cronbach's
Alpha N of Items

.955 4

Item-Total Statistics

Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Alpha if Item
Item Deleted Item Deleted Total Correlation Deleted

FE1 10.588 12.219 .926 .930


FE2 10.556 12.433 .901 .937
FE3 10.564 12.343 .892 .940
FE4 10.568 12.817 .841 .955

RELIABILITY
/VARIABLES=BE1 BE2 BE3 BE4
/SCALE('ALL VARIABLES') ALL
/MODEL=ALPHA
/SUMMARY=TOTAL.
Reliability
Scale: ALL VARIABLES
Case Processing Summary

N %

Cases Valid 250 100.0

Excludeda 0 .0

Total 250 100.0

a. Listwise deletion based on all variables in the


procedure.

Reliability Statistics
90

Cronbach's
Alpha N of Items

.965 4

Item-Total Statistics

Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Alpha if Item
Item Deleted Item Deleted Total Correlation Deleted

BE1 10.788 14.377 .936 .946


BE2 10.720 14.050 .934 .947
BE3 10.904 15.453 .857 .969
BE4 10.752 14.155 .922 .950

RELIABILITY
/VARIABLES=PR1 PR2 PR3 PR4
/SCALE('ALL VARIABLES') ALL
/MODEL=ALPHA
/SUMMARY=TOTAL.
Reliability
Scale: ALL VARIABLES
Case Processing Summary

N %

Cases Valid 250 100.0

Excluded a
0 .0

Total 250 100.0

a. Listwise deletion based on all variables in the


procedure.

Reliability Statistics

Cronbach's
Alpha N of Items

.957 4

Item-Total Statistics
91

Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Alpha if Item
Item Deleted Item Deleted Total Correlation Deleted

PR1 11.568 9.620 .905 .940


PR2 11.640 9.308 .912 .937
PR3 11.644 9.547 .885 .945
PR4 11.528 9.367 .874 .949

RELIABILITY
/VARIABLES=QD1 QD2 QD3 QD4
/SCALE('ALL VARIABLES') ALL
/MODEL=ALPHA
/SUMMARY=TOTAL.
Reliability
Scale: ALL VARIABLES
Case Processing Summary

N %

Cases Valid 250 100.0

Excludeda 0 .0

Total 250 100.0

a. Listwise deletion based on all variables in the


procedure.

Reliability Statistics

Cronbach's
Alpha N of Items

.908 4

Item-Total Statistics

Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Alpha if Item
Item Deleted Item Deleted Total Correlation Deleted

QD1 10.532 8.306 .787 .883


QD2 10.336 7.790 .798 .879
92

QD3 10.312 7.999 .787 .883


QD4 10.460 7.872 .799 .879

FACTOR
/VARIABLES SC1 SC2 SC3 SC4 AT1 AT2 AT3 AT4 FE1 FE2 FE3 FE4 BE1
BE2 BE3 BE4 PR1 PR2 PR3 PR4
/MISSING LISTWISE
/ANALYSIS SC1 SC2 SC3 SC4 AT1 AT2 AT3 AT4 FE1 FE2 FE3 FE4 BE1 BE2
BE3 BE4 PR1 PR2 PR3 PR4
/PRINT INITIAL CORRELATION KMO EXTRACTION ROTATION
/FORMAT SORT BLANK(0.3)
/CRITERIA MINEIGEN(1) ITERATE(25)
/EXTRACTION PC
/CRITERIA ITERATE(25)
/ROTATION VARIMAX
/METHOD=CORRELATION.
Factor Analysis
Correlation Matrix

SC1 SC2 SC3 SC4 AT1 AT2 AT3

Correlation SC1 1.000 .835 .806 .797 .536 .498 .525

SC2 .835 1.000 .769 .758 .487 .444 .468

SC3 .806 .769 1.000 .791 .454 .425 .430

SC4 .797 .758 .791 1.000 .441 .460 .437

AT1 .536 .487 .454 .441 1.000 .745 .853

AT2 .498 .444 .425 .460 .745 1.000 .763

AT3 .525 .468 .430 .437 .853 .763 1.000

AT4 .461 .427 .356 .358 .756 .786 .758

FE1 .455 .472 .468 .473 .396 .368 .364

FE2 .428 .461 .444 .453 .392 .388 .347

FE3 .413 .448 .436 .455 .352 .283 .317

FE4 .442 .444 .407 .419 .382 .356 .356

BE1 .436 .454 .407 .422 .477 .392 .466

BE2 .429 .449 .416 .435 .430 .392 .419

BE3 .405 .425 .377 .373 .426 .395 .464

BE4 .454 .462 .392 .399 .441 .367 .418


93

PR1 .483 .468 .469 .477 .607 .527 .599

PR2 .507 .469 .472 .505 .580 .525 .554

PR3 .430 .410 .404 .470 .495 .441 .483

PR4 .470 .438 .446 .471 .508 .503 .510

Correlation Matrix

AT4 FE1 FE2 FE3 FE4 BE1 BE2

Correlation SC1 .461 .455 .428 .413 .442 .436 .429

SC2 .427 .472 .461 .448 .444 .454 .449

SC3 .356 .468 .444 .436 .407 .407 .416

SC4 .358 .473 .453 .455 .419 .422 .435

AT1 .756 .396 .392 .352 .382 .477 .430

AT2 .786 .368 .388 .283 .356 .392 .392

AT3 .758 .364 .347 .317 .356 .466 .419

AT4 1.000 .294 .311 .259 .309 .460 .419

FE1 .294 1.000 .893 .877 .832 .400 .411

FE2 .311 .893 1.000 .861 .794 .373 .410

FE3 .259 .877 .861 1.000 .790 .374 .385

FE4 .309 .832 .794 .790 1.000 .404 .411

BE1 .460 .400 .373 .374 .404 1.000 .914

BE2 .419 .411 .410 .385 .411 .914 1.000

BE3 .437 .319 .306 .288 .316 .839 .840

BE4 .430 .376 .369 .330 .374 .913 .908

PR1 .527 .459 .415 .410 .428 .428 .374

PR2 .503 .499 .468 .449 .494 .429 .406

PR3 .427 .431 .407 .417 .453 .395 .371

PR4 .458 .399 .367 .369 .427 .407 .377

Correlation Matrix

BE3 BE4 PR1 PR2 PR3 PR4

Correlation SC1 .405 .454 .483 .507 .430 .470

SC2 .425 .462 .468 .469 .410 .438

SC3 .377 .392 .469 .472 .404 .446

SC4 .373 .399 .477 .505 .470 .471

AT1 .426 .441 .607 .580 .495 .508

AT2 .395 .367 .527 .525 .441 .503

AT3 .464 .418 .599 .554 .483 .510

AT4 .437 .430 .527 .503 .427 .458


94

FE1 .319 .376 .459 .499 .431 .399

FE2 .306 .369 .415 .468 .407 .367

FE3 .288 .330 .410 .449 .417 .369

FE4 .316 .374 .428 .494 .453 .427

BE1 .839 .913 .428 .429 .395 .407

BE2 .840 .908 .374 .406 .371 .377

BE3 1.000 .816 .374 .354 .307 .342

BE4 .816 1.000 .389 .403 .348 .371

PR1 .374 .389 1.000 .922 .830 .813

PR2 .354 .403 .922 1.000 .834 .827

PR3 .307 .348 .830 .834 1.000 .857

PR4 .342 .371 .813 .827 .857 1.000

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .922


Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 5767.948

df 190

Sig. .000

Communalities

Initial Extraction

SC1 1.000 .880


SC2 1.000 .835
SC3 1.000 .846
SC4 1.000 .834
AT1 1.000 .842
AT2 1.000 .818
AT3 1.000 .853
AT4 1.000 .831
FE1 1.000 .922
FE2 1.000 .899
FE3 1.000 .888
FE4 1.000 .824
BE1 1.000 .932
BE2 1.000 .930
BE3 1.000 .848
BE4 1.000 .917
PR1 1.000 .897
95

PR2 1.000 .905


PR3 1.000 .888
PR4 1.000 .870

Extraction Method: Principal


Component Analysis.

Total Variance Explained

Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings

Component Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative %

1 10.283 51.414 51.414 10.283 51.414 51.414


2 2.230 11.150 62.564 2.230 11.150 62.564
3 2.106 10.531 73.095 2.106 10.531 73.095
4 1.551 7.756 80.851 1.551 7.756 80.851
5 1.288 6.441 87.293 1.288 6.441 87.293
6 .331 1.656 88.949
7 .288 1.441 90.390
8 .253 1.263 91.653
9 .227 1.137 92.790
10 .215 1.073 93.862
11 .203 1.016 94.878
12 .191 .953 95.831
13 .149 .745 96.576
14 .134 .668 97.244
15 .127 .633 97.877
16 .113 .567 98.444
17 .101 .506 98.951
18 .080 .400 99.351
19 .072 .361 99.711
20 .058 .289 100.000

Total Variance Explained

Rotation Sums of Squared Loadings

Component Total % of Variance Cumulative %

1 3.670 18.351 18.351


2 3.614 18.071 36.421
3 3.469 17.346 53.768
4 3.369 16.843 70.610
5 3.336 16.682 87.293
6
7
8
96

9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Component Matrixa

Component

1 2 3 4 5

PR2 .789 -.367


PR1 .775 -.412
SC1 .758 -.547
AT1 .754 -.302 .371
SC2 .741 -.520
AT3 .738 -.321 .377
PR4 .729 -.393 -.366
SC4 .728 -.510
BE1 .720 -.437 .431
PR3 .718 -.373 -.381
SC3 .712 -.551
BE2 .706 -.407 .485
FE1 .705 .541
AT2 .704 -.327 .421
BE4 .690 -.447 .459
FE2 .684 .529
FE4 .681 .487
AT4 .681 -.314 .422
FE3 .657 .565 .302
BE3 .651 -.492 .408

Extraction Method: Principal Component Analysis.a


97

a. 5 components extracted.

Rotated Component Matrixa

Component

1 2 3 4 5

BE4 .898
BE2 .898
BE1 .893
BE3 .864
FE1 .891
FE3 .889
FE2 .888
FE4 .835
PR3 .870
PR4 .848
PR2 .828
PR1 .827 .329
AT4 .838
AT3 .821
AT2 .821
AT1 .802
SC3 .840
SC1 .831
SC4 .817
SC2 .809

Extraction Method: Principal Component Analysis.


Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.a
a. Rotation converged in 6 iterations.

Component Transformation Matrix

Component 1 2 3 4 5

1 .438 .436 .459 .450 .452


2 -.601 .714 .098 -.325 .117
3 .610 .382 -.535 -.441 .023
4 .209 .267 .384 .009 -.859
5 -.177 .287 -.588 .705 -.209

Extraction Method: Principal Component Analysis.


Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
98

FACTOR
/VARIABLES QD1 QD2 QD3 QD4
/MISSING LISTWISE
/ANALYSIS QD1 QD2 QD3 QD4
/PRINT INITIAL CORRELATION KMO EXTRACTION ROTATION
/FORMAT SORT BLANK(0.3)
/CRITERIA MINEIGEN(1) ITERATE(25)
/EXTRACTION PC
/CRITERIA ITERATE(25)
/ROTATION VARIMAX
/METHOD=CORRELATION.
Factor Analysis
Correlation Matrix

QD1 QD2 QD3 QD4

Correlation QD1 1.000 .695 .707 .724

QD2 .695 1.000 .722 .730

QD3 .707 .722 1.000 .696

QD4 .724 .730 .696 1.000

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .850


Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 643.737

df 6

Sig. .000

Communalities

Initial Extraction

QD1 1.000 .778


QD2 1.000 .790
QD3 1.000 .778
QD4 1.000 .792
99

Extraction Method: Principal


Component Analysis.

Total Variance Explained

Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings

Component Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative %

1 3.137 78.430 78.430 3.137 78.430 78.430


2 .311 7.778 86.208
3 .300 7.505 93.714
4 .251 6.286 100.000

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Component Matrixa

Component

QD4 .890
QD2 .889
QD3 .882
QD1 .882

Extraction Method:
Principal Component
Analysis.a
a. 1 components
extracted.

Rotated
Component
Matrixa

a. Only one
component was
extracted. The
solution cannot
be rotated.
100

CORRELATIONS
/VARIABLES=SC AT FE BE PR QD
/PRINT=TWOTAIL NOSIG
/MISSING=PAIRWISE.

Correlations
Correlations

SC AT FE BE PR QD

SC Pearson Correlation 1 .536** .516** .481** .534** .607**

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000

N 250 250 250 250 250 250


AT Pearson Correlation .536 **
1 .400 **
.492 **
.600 **
.586**
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000
N 250 250 250 250 250 250
FE Pearson Correlation .516 **
.400 **
1 .410 **
.488 **
.610**
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000
N 250 250 250 250 250 250
BE Pearson Correlation .481** .492** .410** 1 .425** .553**
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000
N 250 250 250 250 250 250
PR Pearson Correlation .534 **
.600 **
.488 **
.425 **
1 .582**
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000
N 250 250 250 250 250 250
QD Pearson Correlation .607 **
.586 **
.610 **
.553 **
.582 **
1

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000

N 250 250 250 250 250 250

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

REGRESSION
/MISSING LISTWISE
/STATISTICS COEFF OUTS R ANOVA COLLIN TOL
/CRITERIA=PIN(.05) POUT(.10)
101

/NOORIGIN
/DEPENDENT QD
/METHOD=ENTER SC AT FE BE PR
/SCATTERPLOT=(*ZRESID ,*ZPRED)
/RESIDUALS DURBIN HISTOGRAM(ZRESID) NORMPROB(ZRESID).
Regression
Variables Entered/Removeda

Variables Variables
Model Entered Removed Method

1 PR, BE, FE, SC,


. Enter
ATb

a. Dependent Variable: QD
b. All requested variables entered.

Model Summaryb

Adjusted R Std. Error of the


Model R R Square Square Estimate Durbin-Watson

1 .769a .591 .582 .59985 1.819

a. Predictors: (Constant), PR, BE, FE, SC, AT


b. Dependent Variable: QD

ANOVAa

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

1 Regression 126.730 5 25.346 70.442 .000b

Residual 87.795 244 .360

Total 214.525 249

a. Dependent Variable: QD
b. Predictors: (Constant), PR, BE, FE, SC, AT

Coefficientsa

Standardized Collinearity
Unstandardized Coefficients Coefficients Statistics

Model B Std. Error Beta t Sig. Tolerance

1 (Constant) .463 .169 2.736 .007


102

SC .169 .050 .188 3.412 .001 .554

AT .173 .051 .188 3.374 .001 .540

FE .230 .040 .289 5.707 .000 .654

BE .139 .037 .189 3.768 .000 .668

PR .134 .051 .147 2.645 .009 .539

Coefficientsa

Collinearity Statistics

Model VIF

1 (Constant)

SC 1.804

AT 1.852

FE 1.530

BE 1.497

PR 1.854

a. Dependent Variable: QD

Collinearity Diagnosticsa

Variance Proportions

Model Dimension Eigenvalue Condition Index (Constant) SC AT FE

1 1 5.775 1.000 .00 .00 .00 .00

2 .064 9.498 .03 .00 .00 .20

3 .057 10.099 .15 .01 .11 .60

4 .043 11.633 .41 .59 .05 .06

5 .036 12.748 .37 .40 .34 .07

6 .026 14.898 .05 .00 .50 .06

Collinearity Diagnosticsa

Variance Proportions

Model Dimension BE PR

1 1 .00 .00

2 .82 .02

3 .09 .04

4 .06 .00

5 .00 .11

6 .02 .83
103

a. Dependent Variable: QD

Residuals Statisticsa

Minimum Maximum Mean Std. Deviation N

Predicted Value 1.5876 4.6884 3.4700 .71341 250


Residual -1.89656 1.83239 .00000 .59379 250
Std. Predicted Value -2.639 1.708 .000 1.000 250
Std. Residual -3.162 3.055 .000 .990 250

a. Dependent Variable: QD
Charts
104
105

T-TEST GROUPS=GI(1 2)
/MISSING=ANALYSIS
/VARIABLES=QD
/CRITERIA=CI(.95).
T-Test
Group Statistics

GI N Mean Std. Deviation Std. Error Mean

QD 1.00 103 3.6675 .95383 .09398

2.00 147 3.3316 .88710 .07317

Independent Samples Test

Levene's Test for Equality of t-test for Equality of


Variances Means

F Sig. t df
106

QD Equal variances assumed 1.046 .307 2.856 248

Equal variances not


2.820 209.376
assumed

Independent Samples Test

t-test for Equality of Means

95% Confidence
Interval of the

Std. Error Difference

Sig. (2-tailed) Mean Difference Difference Lower

QD Equal variances assumed .005 .33584 .11759 .10424

Equal variances not assumed .005 .33584 .11911 .10104

Independent Samples Test

t-test for Equality of Means

95% Confidence Interval of the


Difference

Upper

QD Equal variances assumed .56745

Equal variances not assumed .57064

ONEWAY QD BY TU
/STATISTICS HOMOGENEITY
/MISSING ANALYSIS.
Oneway
Test of Homogeneity of Variances
QD

Levene Statistic df1 df2 Sig.

1.907 2 246 .151

ANOVA
QD

Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Between Groups 5.190 3 1.730 2.033 .110


Within Groups 209.335 246 .851
Total 214.525 249
107

ONEWAY QD BY NN
/STATISTICS HOMOGENEITY
/MISSING ANALYSIS.
Oneway

Test of Homogeneity of Variances

QD

Levene Statistic df1 df2 Sig.

2.260 3 246 .082

ANOVA
QD

Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Between Groups 10.052 3 3.351 4.031 .008


Within Groups 204.473 246 .831
Total 214.525 249

ONEWAY QD BY HV
/STATISTICS HOMOGENEITY
/MISSING ANALYSIS.
Oneway
Test of Homogeneity of Variances
QD

Levene Statistic df1 df2 Sig.

12.915 3 246 .000

ANOVA
QD

Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Between Groups 40.575 3 13.525 19.127 .000


Within Groups 173.950 246 .707
Total 214.525 249

You might also like