You are on page 1of 85

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ MÔ HÌNH HỆ THỐNG


PHUN XĂNG ĐÁNH LỬA
XE VINFAST FADIL 2019

NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ


Giảng viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN VĂN GIAO

Sinh viên thực hiện: MSSV Lớp


1. Võ Trung Kiên 1811251925 19DOTB1
2. Nguyễn Công Triết 1911250238 19DOTB1
3. Trần Quốc Khương 1911252443 19DOTB1

TP. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ MÔ HÌNH HỆ THỐNG


PHUN XĂNG ĐÁNH LỬA
XE VINFAST FADIL 2019

NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ


Giảng viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN VĂN GIAO

Sinh viên thực hiện: MSSV Lớp


1. Võ Trung Kiên 1811251925 19DOTB1
2. Nguyễn Công Triết 1911250238 19DOTB1
3. Trần Quốc Khương 1911252443 19DOTB1

TP. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2022


LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chúng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong đồ án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kì công trình nào khác.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 202…


(Ký tên và ghi rõ họ tên)
LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự cố
gắng, sự hỗ trợ và giúp đỡ ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp từ mọi người. Trong suốt
thời gian khi bắt đầu học tại trường đến nay, chúng em đã nhận được rất nhiều sự quan
tâm và giúp đỡ từ phía Quý Thầy (Cô) trong Viện Kỹ thuật, Trường Đại học Công
nghệ Tp. Hồ Chí Minh đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt những
kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường.

Qua thời gian học tập và nghiên cứu về chuyên ngành “Công nghệ Kỹ thuật ô tô”
tại trường, nhận thấy vấn đề quan trọng trong ngành công nghiệp ô tô hiện nay nhóm
chúng em đã được định hướng và thực hiện đề tài “Nghiên cứu hệ thống phun xăng
đánh lửa xe vinfast fadil 2019”, đây là một đề tài rất thiết thực nhưng vẫn còn nhiều
khó khăn. Với sự cố gắng của nhóm và dưới sự hướng dẫn tận tình của TS.Nguyễn
Vãn Giao, cùng với sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong Viện Kỹ thuật, đã giúp
chúng em hoàn thành Đồ án Tốt nghiệp này một cách hoàn thiện nhất.

Do vẫn còn thiếu nhiều kiến thức, kinh nghiệm thực tế cũng như thời gian, nên
báo cáo này không thể tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy chúng em kính mong nhận
được sự cảm thông và chỉ bảo từ phía Thầy (Cô) để nhóm có thể hoàn thiện một cách tốt
nhất.
Sau cùng, chúng em xin kính chúc Quý Thầy (Cô) thật dồi dào sức khỏe, niềm
tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt lại kiến thức cho thế
hệ mai sau. Chúng em xin chân thành cảm ơn !
TÓM TẮT

Qua quá trình tìm tòi và nghiên cứu hệ thống phun xăng đánh lửa. Chúng em
nhận thấy hệ thống phun xăng điện tử có vai trò rất quan trọng trên ôtô, tối ưu hóa cung
cấp nhiên liệu mang lại công suất cao, tiết kiệm nhiên liệu cải thiện được ô nhiễm môi
trường. Đó là lí do tụi em quyết định thực hiện đề tài: “ NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ
MÔ HÌNH HỆ THỐNG PHUN XĂNG ĐÁNH LỬA XE VINFAST FADIL 2019 ”.

Trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp, nhóm chúng em đã lựa chọn vật liệu
và các chi tiếc lắp đặt trên mô hình một cách kỷ càng nhằm đưa ra được những giải
pháp tối ưu và hiệu quả nhất trong cách bố trí và xây dựng mô hình. Từ đó đưa ra được
những yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống cung cấp nhiên liệu. Tuy nhiên vẫn còn một số
hạn chế nhỏ như mô hình còn thiếu sót một số chi tiết so với ô tô thực tế. Đến nay mô
hình đã hoạt động thành công và hoàn thành những mục tiêu đề ra trong quá trình thực
hiện đồ án tốt nghiệp.

Sau quá trình tìm hiểu và thực hiên đề tài, nhóm đã giải quyết các mắc đã đề ra
ban đầu, giải quyết từng bước và đặt ra những vấn đề mới giúp cho bài đồ án mang tính
logic và hoàn thiện hơn. Quá trình tìm hiểu đề tài thông qua các tài liệu trong nước và
ngoài nước, tiếp xúc các anh chị có kinh nghiệm, giúp nhóm có được nhiều kiến thức
bổ ích và hữu hiệu trong thời gian làm đồ án.
ABSTRACT

Through the process of finding facts and studying the flamethrower system.
They found that the electronic fuel injection system plays a very important role on
people, optimizing the fuel supply to bring high capacity, saving fuel to improve the
polluted environment. That's why we decided to solve the topic: "RESEARCH AND
DESIGN MODEL OF VINFAST FADIL VEHICLE Ignition injection system 2019".

In the process of implementing the graduation project, our team has chosen
materials and installation details on the model more carefully. The goal is to provide
the most optimal and effective solutions in the layout. and build the build model. From
there, the factors affecting the natural data supply system are given. However, there are
still some minor limitations as the model still lacks some details compared to the actual
car. At this point, the model has successfully operated and completed the goals set out
in the process of implementing the graduation project.

After the process of researching and implementing document topics, the team
solved the original problems, solved each step and posed new problems to make the
project more logical and complete. The process of researching the topic through
domestic and foreign documents, contacting experienced brothers and sisters, helped
the group gain a lot of useful and effective knowledge during the project.
MỤC LỤC

PHIẾU ĐĂNG KÍ TÊN ĐỀ TÀI ĐATN


PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ

LỜI CAM ĐOAN..........................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................ii

TÓM TẮT.................................................................................................................... iii

ABSTRACT................................................................................................................. iv

MỤC LỤC..................................................................................................................... v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................ix

DANH MỤC BẢNG BIỂU...........................................................................................x

DANH MỤC HÌNH ẢNH...........................................................................................xi

LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................xiv

CHƯƠNG 1...................................................................................................................1

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI...................................................................1

1.1 Giới thiệu tổng quan về đề tài.............................................................................1

1.2 Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................1

1.3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài...........................................................................3

1.4 Đối tượng, phạm vi ứng dụng.............................................................................3

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................3

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu và ứng dụng....................................................................4


1.5 Nhiệm vụ..............................................................................................................4

1.6 Phương pháp nghiên cứu....................................................................................4

1.6.1 Phương pháp nghiên cứu thưc tiễn.................................................................4

1.6.2 Phương pháp nghiên cứu tài liệu.....................................................................4

1.7 Bố cục của đồ án..................................................................................................5

CHƯƠNG 2...................................................................................................................6

CƠ SỞ LÝ THUYẾT...................................................................................................6

2.1 Tổng quan về xe Vios...........................................................................................6

2.1.1 Giới thiệu chung về xe TOYOYA VIOS.........................................................6

2.1.2 Thế hệ đầu (2003–2007) ...................................................................................7

2.1.3 Thế hệ thứ 2 (2007) Kiểu thiết kế thân xe: sedan 4 chỗ động cơ: 1.5l...........7

2.1.4 Thế hệ thứ 3 chinh phục người tiêu dùng (XP150; 2012-2016).....................7

2.1.5 Xe Toyota Vios 2017: Thế hệ đột phá............................................................8

2.1.6 Thông số kỹ thuật của xe Toyota Vios:........................................................8

2.2 Nghiên cứu về hệ thống cung cấp nhiên liệu....................................................11

2.2.1 Khái quát về EFI.............................................................................................11

2.2.2 Hệ thống cung cấp nhiên liệu.........................................................................18

2.2.3 Điều khiển bơm nhiên liệu.............................................................................20

2.2.4 Vòi phun xăng.................................................................................................22

2.2.5 Điều khiển vòi phun........................................................................................24

2.3 Lý thuyết về hệ thống đánh lửa........................................................................26


2.4 ECM động cơ xe Toyota Vios 2009..................................................................30

2.5 Tín hiệu G và tín hiệu NE.................................................................................35

2.6 Cảm biến vị trí trục cam (bộ tạo tín hiệu G)......................................................35

2.7 Cảm biến vị trí của trục khuỷu (bộ tạo tín hiệu NE)......................................36

2.8 Bô bin có IC đánh lửa........................................................................................38

CHƯƠNG 3.................................................................................................................40

PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT...............................................................................40

3.1 Lựa chọn các phương án xây dựng mô hình...................................................40

3.1.1 Phương án thứ nhất........................................................................................40

3.1.2 Phương án thứ hai..........................................................................................41

3.1.3 Phương án thứ ba...........................................................................................42

3.2 Xây dựng chi tiết mô hình giá đặt trên hệ thống.............................................43

3.2.1 Lựa chọn vật liệu và thiết kế khung mô hình...............................................43

3.3 Lựa chọn phương án bố trí mô hình................................................................45

3.3.1 Phương án 1....................................................................................................45

3.3.2 Phương án 2....................................................................................................47

CHƯƠNG 4.................................................................................................................49

QUY TRÌNH THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG...............................................................49

4.1 Các chi tiết lắp đặt lên mô hình........................................................................49

4.2 Thi công mô hình...............................................................................................53

4.2.1 Kiểm tra các linh kiện trước khi lắp lên mô hình........................................53
CHƯƠNG 5.................................................................................................................66

KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN.................................................................66

5.1 Kết luận:.............................................................................................................66

5.2 Hướng phát triển...............................................................................................67

TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................68


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
 WTO: tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)
 CNXH: chủ nghĩa xã hội
 ABS: Hệ thống phanh chống bó cứng phanh (Viết tắt của từ Anti – Lock Brake
System)
 ECU: được viết tắt từ Engine Control Unit
 EFI: Hệ thống phun xăng điện tử, hay còn gọi tắt là EFi hoặc Fi (Electronic Fuel
Injection hoặc Fuel Injection)
 ESA: Hệ thống đánh lửa sớm điện tử
 ĐLTT: Đánh lửa trực tiếp
 VVT-i: (Variable Valve Timing with intelligence): Hệ thống điều khiển van nạp
nhiên liệu biến thiên thông minh
 IGT: Tín hiệu đánh lửa do ECU cấp đến IC của hãng TOYOTA.
 IGF: Tín hiệu phản hồi đánh lửa do IC cấp đến ECU của hãng TOYOTA.
 IC: (Integrated Circuit): Mạch tích hợp.
 OBD: (On Board Diagnosis): Hệ thống chẩn đoán.
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Thông số động cơ......................................................................................07

Bảng 2.2: Thông số hệ thống điện.............................................................................08

Bảng 2.3: Các thông số kỹ thuật của xe Toyota Vios..............................................09

Bảng 3.1: Bảng tra chân giắc....................................................................................29


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Hình dáng bên ngoài xe Vios đời đầu.........................................................5
Hình 2.2: Hình dáng ngoài xe Vios thế hệ đột phá.....................................................7
Hình 2.3: Mô phỏng các chế độ của hệ thống phun xăng........................................12
Hình 2.4: Sơ đồ tổng quát hệ thống EFI...................................................................13
Hình 2.5: Sơ đồ mạch ECU xe Toyota Vios 2006.....................................................14
Hình 2.6: Sơ đồ mạch ECU xe Vios 2009..................................................................15
Hình 2.7: Sơ đồmạch ECU xe Vios 2009 (b).............................................................16
Hình 2.8: Sơ đồ mạch ECU xe Vios 2009 (c).............................................................17
Hình 2.9: Sơ đồ mạch điện hệ thống phun xăng.......................................................18
Hình 2.10: Các bộ phận trong hệ thng cung cấp nhiên liệu....................................18
Hình 2.11: Sơ đồ mạch điện bơm xăng.....................................................................19
Hình 2.12: Sơ đồ mạch điện hoạt động của bơm nhiên liệu....................................21
Hình 2.13: Sơ đồ mạch điều khiển tốc độ của bơm nhiên liệu................................22
Hình 2.14: Vòi phun...................................................................................................23
Hình 2.15: Cấu tạo vòi phun......................................................................................23
Hình 2.16: Sơ đồ mạch điện kim phun......................................................................25
Hình 2.17: Phun nhiên liệu theo thứ tự nổ................................................................25
Hình 2.18: Hệ Thống đánh lửa trực tiếp...................................................................27
Hình 2.19: Hệ thống điều khiển thực tế...................................................................28
Hình 2.20: Các bộ phận trên xe thực tế....................................................................29
Hình 2.21: Các bộ phận thực tế trên xe....................................................................27
Hình 2.22: Chân Giắc ECU Vios...............................................................................28
Hình 2.23: Hình ảnh thực tế chân giắc ECU............................................................28
Hình 2.24: Bộ tín hiệu G............................................................................................34
Hình 2.25: Cảm biến vị trí trục cơ và dạng xung.....................................................34
Hình 2.26: Sơ đồ mạch cảm biến vị trí trục cam và cảm biến vị trí trục cơ...........35
Hình 2.27: Sơ đồ nguyên lý của hệ thống đánh lửa trực tiếp..................................35
Hình 2.28: Bô bin kết hợp IC đánh lửa.....................................................................36
Hình 2.29: Sơ đồ của hệ thống đánh lửa 1NZ-FE....................................................37

Hình 3.1: Khung giá hình chữ L................................................................................38


Hình 3.2: Khung hình hộp tam giác..........................................................................39
Hình 3.3: Thép lỗ chữ V.............................................................................................40
Hình 3.4: Mica giá đặt mô hình.................................................................................42
Hình 3.5: Khung hộp đứng.......................................................................................41
Hình 3.6: Phương án 1...............................................................................................43
Hình 3.7: Phương án 2...............................................................................................44
Hình 3.8: Bảng sau khi hoàn thành...........................................................................45

Hình 4.1: Các chi tiết đặt trên mô hình.....................................................................53


Hình 4.2: Bình ắc quy.................................................................................................53
Hình 4.3: Kiểm tra chân relay...................................................................................54
Hình 4.4: Kiểm tra hoạt động của relay....................................................................54
Hình 4.5: Sơ đồ chân công tắc khóa điện..................................................................55
Hình 4. 6: Kết nối bơm nhiên liệu với đồng hồ đo áp suát......................................55
Hình 4. 7: Đo điện trở kim phun...............................................................................56
Hình 4. 8: Hoạt động của bôbin.................................................................................57
Hình 4. 9: Cấu tạo của Bugi.......................................................................................58
Hình 4.10: Bình ắc quy 12v 7Ah................................................................................59
Hình 4. 11:Relay EFI..................................................................................................60
Hình 4. 12: Relay IG2.................................................................................................61
Hình 4. 13: Lắp ECU lên bảng..................................................................................61
Hình 4.14: Lắp kim phun...........................................................................................62
Hình 4.15: Sơ đồ chân giắc C11/C12/C13/C14.........................................................62
Hình 4.16: Lắp bô bin đánh lửa.................................................................................63
Hình 4.17: Lắp trục khuỷu........................................................................................63
Hình 4.18: Giắc DLC3................................................................................................64
Hình 4.19: Mặt trước mô hình sau khi hoàn thành.................................................65
Hình 4.20: Mặt sau của mô hình sau khi hoàn thành..............................................65
LỜI MỞ ĐẦU

Sự phát triển to lớn của tất cả các ngành kinh tế quốc dân dẫn đến nhu cầu vận
chuyển hàng hóa và vận chuyển hành khách tăng cao. Vì thế nên ô tô dần trở thành một
trong những phương tiện chủ yếu, phổ biến để chuyên chở hàng hóa và hành khách,
được sử dụng rộng rãi trên mọi lĩnh vực đời sống kinh tế, xã hội con người.
Xã hội càng phát triển bao nhiêu thì nhu cầu về máy móc và phương tiện giao
thông cần thiết bấy nhiêu đặc biệt là ô tô. Những năm gần đây nền khoa học kỹ thuật
trên thế giới đã có những bước tiến rất mạnh mẽ. Có rất nhiều các thành tựu khoa học
tiên tiến được ứng dụng rộng rãi vào đời sống và phát triển kinh tế, đặc biệt là trong
lĩnh vực giao thông vận tải. Ô tô là một trong những phương tiện giao thông vận tải
quan trọng, không thể thiếu đối với đời sống con người, và sự phát triển của xã hội, nó
mang lại cho cuộc sống vô vàn những lợi ích như: vận chuyển hàng hóa, phương tiện
giao nhận, máy công trình… Nhưng ngược lại nếu con người quá lạm dụng và không
sử dụng hợp lý sẽ mang lại hậu quả khôn lường như: cạn kiệt tài nguyên hóa thạch, ô
nhiễm nguồn nước và không khí… Điều này đặt ra bài toán khó cho các nhà sản xuất,
phải đảm bảo chất lượng động cơ tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện với môi trường là vấn
đề cấp thiết hiện nay để giải quyết vấn đề này các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu, chế
tạo ra hệ thống phun xăng điện tử.
Hiện nay trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng không ngừng đẩy
mạnh phát triển ngành công nghệ kỹ thuật ô tô. Hòa chung không khí cả nước trường
Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh cũng không ngừng nghiên cứu, đào tạo, và phát
triển ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô. Với đội ngũ giảng viên có trình độ cao, đầy nhiệt
huyết và dày dặn kinh nghiệm, các thầy cô luôn luôn đổi mới phương pháp dạy, tài liệu
học tập, mô hình nghiên cứu, giúp sinh viên có điều kiện tiếp xúc và học tập tốt nhất để
có thể bắt kịp với công nghệ hiên đại nhất là Công nghệ Ô tô.
Như chúng ta đã thấy hiện nay nghành công nghiệp ô tô rất phát triển ở trên thế
giới cũng như ở Việt Nam. Đặc biệt ở Việt Nam khi ra đường chúng ta rất dễ bắt gặp
những chiếc ô tô của hãng Toyota đang chạy ngoài đường. Bên cạnh đó nhu cầu học
hỏi của con người là vô hạn và ngày càng tăng lên do đó nhóm đã chọn đề tài “Nghiên
cứu hệ thống phun xăng đánh lửa của xe hiện đại” làm đề tài khóa luận.
Mô hình phun xăng đánh lửa trên xe Toyota Vios đáp ứng được nhu cầu học hỏi
của mọi người, với thiết kế nhỏ gọn rất dễ dàng di chuyển trong nhà xưởng hoặc có thể
mang đến lớp học để giới thiệu về chi tiết trên động cơ như các cảm biến, ECU….
Bên cạnh những lợi ích to lớn của mô hình phun xăng đánh lửa trên xe Toyota
mang lại thì mô hình cũng đòi hỏi người sử dụng mô hình tìm hiểu thêm về các mạch
điện tử sử dụng trên đề tài.
Hướng phát triển cho đề tài đề nghị thầy cô trong viện, trung tâm mở thêm lớp
hay đưa môn học này vào chương trình đào tạo để học viên, sinh viên có cơ hội nghiên
cứu, tự học để tạo ra những pan mới, những pan nâng cao hơn vì nhóm làm để tài này
hiện tại chỉ dừng lại ở một số pan lỗi cơ bản thường gặp.
Nhóm chúng em rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ thầy (cô) cho mô hình
của nhóm chúng em thêm phần hoàn thiện và được ứng dụng nhiều hơn trong học tập
và giảng dạy.
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

1.1 Giới thiệu tổng quan về đề tài

Hiện nay, ngành công nghệ ô tô đã có những bước phát triển vượt bậc, trên xe ô
tô hiện đại đã xuất hiện những hệ thống như: hệ thống điều khiển động cơ bằng điện tử,
hệ thống chống bó cứng phanh (ABS), bộ phận phân bố lực phanh điện tử (EBD),... và
đặc biệt đó là hệ thống điều khiển động cơ.

Để giúp tiếp cận những công nghệ điện tử mới đã được ứng dụng trên xe ô tô,
TS NGUYỄN VĂN GIAO đã đưa vào hướng dẫn chúng em hoàn thiện đồ án tốt
nghiệp. Đề tài: “Nghiên cứu hệ thống phun xăng đánh lửa của xe hiện đại”.

1.2 Tính cấp thiết của đề tài

Bước sang thế kỉ 21, sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật của nhân loại đã bước lên
một tầm cao mới. Rất nhiều những thành tựu khoa học kỹ thuật, các phát minh, sáng
chế mang đậm chất hiện đại và có tính ứng dụng cao. Là một quốc gia có nền kinh tế
lạc hậu, nước ta đã và đang có những cải cách mới để thúc đẩy kinh tế. Việc tiếp thu,
áp dụng các thành tựu khoa học tiên tiến của thế giới đang rất được nhà nước quan
tâm nhằm cải tạo, đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp mới, với mục đích đưa
nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp phát triển. Trải
qua rất nhiều năm phấn đấu và phát triển. Hiện nay nước ta đã là thành viên của khối
kinh tế quốc tế WTO. Với việc tiếp cận các quốc gia có nền kinh tế phát triển, chúng
ta có thể giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu và áp dụng các thành tựu khoa học
tiên tiến để phát triển hơn nữa nền kinh tế trong nước, bước những bước đi vững chắc
trên con đường quá độ lên CNXH.

1
Trong các ngành công nghiệp mới đang được nhà nước chú trọng, đầu tư phát
triển thì công nghiệp ô tô là một trong những ngành tiềm năng. Do sự tiến bộ về khoa
học công nghệ nên quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá phát triển một cách ồ ạt,
tỷ lệ ô nhiễm nguồn nước và không khí do chất thải công nghiệp ngày càng tăng. Các
nguồn tài nguyên thiên nhiên như: than, đá, dầu mỏ... bị khai thác bừa bãi nên ngày
càng cạn kiệt. Điều này đặt ra bài toán khó cho ngành động cơ đốt trong nói chung và
ô tô nói riêng, đó là phải đảm bảo chất lượng khí thải và tiết kiệm nhiên liệu. Các
hãng sản xuất ôtô như FORD, TOYOTA, MESCEDES, KIA-HUYNDAI... đã có rất
nhiều cải tiến về mẫu mã, kiểu dáng cũng như chất lượng phục vụ của xe, nhằm đảm
bảo an toàn cho người sử dụng, tiết kiệm nhiên liệu và giảm nguy cơ ô nhiễm môi
trường do khí thải. Để đáp ứng được những yêu cầu đó thì các hệ thông điều khiển
trên ô tô nói chung và động cơ nói riêng phải có sự hoạt động an toàn, chính xác,
đúng lúc, đúng thời điểm, bền, đẹp, rẻ… Do vậy mà các hệ thống điều khiển bằng cơ
khí đã không còn đáp ứng được và thay thế vào đó là các hệ thống điều khiển bằng
điện tử như: Hệ thống phun xăng điện tử, hệ thống phun nhiên liệu diesel điện tử, hệ
thống đánh lửa điện tử, hệ thống chống bó cứng phanh ABS... Chúng hoạt động được
là nhờ các cảm biến giám sát mọi tình trạng hoạt động của ô tô và đưa về bộ điều
khiển trung tâm (ECU). Bộ điều khiển này có kết cấu phức tạp, hiện đại. Nó nhận các
tín hiệu từ cảm biến, tổng hợp lại, xử lý và đưa ra các tín hiệu điều khiển các hệ thống
trên xe một cách chính xác. Với các ứng dụng hiện đại như vậy đòi hỏi người kỹ thuật
viên phải có trình độ hiểu biết, học hỏi, sáng tạo để bắt kịp với khoa học tiên tiến hiện
đại, nắm bắt được những thay đổi về các đặc tính kỹ thuật của từng loại xe, dòng xe,
đời xe... Có thể chẩn đoán hư hỏng và đưa ra phương án sửa chữa tối ưu vì vậy mà
người kỹ thuật viên trước đó phải được đào tạo với một chương trình đào tạo tiên tiến,
hiện đại, cung cấp đầy đủ kiến thức lý thuyết cũng như thực hành.

Trên thực tế, trong các trường kỹ thuật của ta hiện nay thì trang thiết bị cho sinh
viên, học sinh thực hành còn thiếu thốn rất nhiều, đặc biệt là các trang thiệt bị, mô hình

2
thực tập tiên tiến, hiện đại. Các kiến thức mới có tính khoa học kỹ thuật cao còn chưa
được khai thác và đưa vào thực tế giảng dạy. Tài liệu về các hệ thống điều khiển hiện
đại trên ôtô như: EFI, ESA, ABS, MFI... còn thiếu, chưa được hệ thống hoá một cách
khoa học. Các bài tập hướng dẫn thực tập, thực hành còn thiếu thốn. Vì vậy mà người
kỹ thuật viên khi ra trường sẽ gặp nhiều khó khăn, khó tiếp xúc với những kiến thức,
thiết bị tiên tiến, hiện đại trong thực tế. Do đó việc chế tạo mô hình trong giảng dạy trở
nên rất cần thiết.

Với đề tài: “Nghiên cứu hệ thống phun xăng đánh lửa của xe hiện đại”

Nó giúp người học có cách nhìn tổng quan, dễ hiểu, dễ thao tác. Qua đó, rút ra
được nhiều kiến thức thực tế, tăng hiệu quả trong quá trình đào tạo. Đề tài đặt ra sinh
viên phải tìm hiểu, học hỏi về bản chất từ đó nghiên cứu về hệ thống phun xăng điện
tử.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Giúp người nghiên cứu củng cố lại kiến thức đã được học trong suốt chương
trình học. Đồng thời tiếp cận với công nghệ mới nhất đã được ứng dụng trên xe ô tô
ngày nay, đó là những kiến thức thực tế rất cần thiết của một người kỹ sư ô tô tương
lai.

Phát hiện được những hư hỏng, nguyên nhân và hậu quả để từ đó đưa ra phương
án kiểm tra, sửa chữa và khắc phục những hư hỏng của “Hệ thống phun xăng”.

Đề xuất giải pháp, phương án kiểm tra, chẩn đoán, khắc phục hư hỏng của hệ
thống trên “Hệ thống phun xăng” trên động cơ xăng nói chung.

1.4 Đối tượng, phạm vi ứng dụng


1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

 Hệ thống phun xăng của ô tô Fadil (1.4L, động cơ xi lanh, 4 xi lanh thẳng hàng)
 Hệ thống đánh lửa của ô tô Fadil (1.4L, động cơ xi lanh, 4 xi lanh thẳng hàng)

3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu và ứng dụng

 Nghiên cứu lắp đặt cụm vòi phun trong mô hình phun xăng điện tử
 Trên mô hình có thể lắp được tất cả các chi tiết
 Có thể quan sát trực quan được hoạt động của hệ thống cung cấp nhiên liệu
 Có thể đo kiểm, so sánh được lương phun nhiên liệu giữa các vòi phun với nhau

1.5 Nhiệm vụ

 Tìm hiểu cơ sở lý thuyết đề tài


 Tính toán thiết kế: mạch điện mô hình, cơ khí mô hình,
 Khảo sát tính toán lựa chọn linh kiện mô hình
 Khảo sát và lựa chọn linh kiện bộ phận mô hình
 Xây dựng quy trình thi công lắp ráp mô hình
 Thi công lắp ráp mô hình
 Kiểm tra thử nghiệm mô hình
 Viết báo cáo đồ án tốt nghiệp

1.6 Phương pháp nghiên cứu


1.6.1 Phương pháp nghiên cứu thưc tiễn

 Đọc tài liệu, tìm hiểu, quan sát hệ thống trên xe


 Thu thập thông tin liêu quan
 Phân tích cấu tạo nghiên cứu sâu hơn về hệ thống phun xăng điện tử
 Xây dựng mô hình và viết báo cáo

1.6.2 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

 Là phương pháp thu thập thông tin trên cơ sở nghiên cứu các văn bản đã có sẵn
bằng tư duy logic
 Mục đích: để rút ra những kết luận cần thiết

4
Các bước thực hiện:
 Bước 1: Thu thập tài liệu về hệ thống phun xăng điện tử
 Bước 2: Sắp xếp nội dung tài liệu một cách hệ thống và logic chặt chẽ
theo từng đơn vị kiến thức, từng vấn đề khoa học có cở sở và bản chất
nhất định.
 Bước 3: Đọc, nghiên cứu và phân tích tài liệu nói về hệ thống phun xăng
điện tử. Phân tích cấu tạo và nguyên lý làm việc một cách khoa học.
 Bước 4: Tổng hợp kết quả đã phân tích được, hệ thống hóa lại kiến thức
tạo ra một hệ thống lý thuyết đầy đủ và sâu sắc.
1.7 Bố cục của đồ án
 Chương 1: Giới thiệu tổng quan về đề tài: Giới thiệu tổng quan về đề tài
cũng như tính cấp thiết và mục tiêu đối tượng nghiên cứu. Nhiệm vụ,
phương pháp nghiên cứu và bố cục.
 Chương 2: Cơ sở lý thuyết: Giới thiệu khái quát chung về dòng xe và
những hệ thống cơ bản trên dòng xe thực hiện nghiên cứu. Tra cứu cơ sở
lý thuyết.
 Chương 3: Phương hướng và giải pháp xây dựng mô hình: Nhóm sẽ thu
thập các dữ kiện liên quan về linh kiện và phát thảo bản vẽ thiết kế đồng
thời lên phương án thực hiện mô hình.
 Chương 4: Quy trình thiết kế và thi công mô hình: Dựa vào các phương
án thiết kế trên bản vẽ ở Chương 3. Chúng em tiến hành chọn ra phương
án tối ưu và hiệu quả nhất để tiến hành thực hiện nghiên cứu thi công mô
hình.
 Chương 5: Kết luận và hướng phát triển: Tổng kết và rút kinh nghiệm
trong quá trình thực hiện đồ án, nhận xét về điểm mạnh và điểm yếu và
nêu ra hướng phát triển nâng cao tính tối ưu, khắc phục những hạn chế
trong quá trình nghiên cứu.

5
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Tổng quan về xe Vios


2.1.1 Giới thiệu chung về xe VINFAST FADIL
VinFast Fadil được thiết kế dựa trên nền tảng từ chiếc Opel Karl Rock, dòng xe đang
được bày bán tại thị trường Mỹ và các nước Châu Âu.
Tuy nhiên, VinFast Fadil không chỉ dừng lại ở đấy. Các kỹ sư ô tô của tập đoàn
VinFast không ngừng nghiên cứu, thử nghiệm, điều chỉnh và cải tiến dòng xe này lên
một đẳng cấp hoàn toàn mới. Ngoài ra, VinFast Fadil còn được thiết kế sao cho phù
hợp với thời tiết, điều kiện di chuyển cũng như thói quen và tính thẩm mỹ của khách
hàng Việt.

Hình 2.1: Hình dáng bên ngoài xe Vios đời đầu

6
2.1.2 Thế hệ đầu (2003–2007) Kiểu thiết kế thân xe: sedan 4 chỗ Động cơ: 1.3 và
1.5 lít

Phiên bản đầu tiên của Vios được chế tạo dựa trên mẫu Toyota Platz. Nhờ một số
cải tiến về ngoại thất, những chiếc Vios mang một dáng vẻ khác biệt, đặc biệt là với
phiên bản 2006. Phiên bản này được chỉnh sửa đáng kể với lưới tản nhiệt, đèn pha, đèn
hậu được làm mới cùng vành đúc và nội thất mới.

2.1.3 Thế hệ thứ 2 (2007) Kiểu thiết kế thân xe: sedan 4 chỗ động cơ: 1.5l

Chiếc Toyota Vios mới là sự tái hiện lại mẫu Toyota Belta sedan trình làng tháng
11/2005. Toyota Belta còn có tên gọi khác là Toyota Yaris (tên này chỉ có ở Mỹ, Nhật
và Australia), Toyota Echo (tên gọi tại Canada) và Toyota Vitz. Nếu Vios chỉ có phiên
bản sedan thì Belta có thêm phiên bản hachtback.

Toyota Vios 2009 vẫn sử dụng động cơ cũ (ra mắt vào tháng 8/2003) I4 ký hiệu
1NZ-FE 1.5L DOHC tích hợp công nghệ điều khiển van biến thiên VVT-i. Công suất
cực đại của động cơ là 107 mã lực, mô-men xoắn tối đa 144 Nm. Tuy nhiên, khung
gầm thiết kế hoàn toàn mới.

Phiên bản Vios 1.5 E mới (5 số sàn) được nâng cấp từ xe Vios 2003 1.5G (5 số
sàn), còn phiên bản Vios 1.5G mới (4 số tự động) lần đầu tiên được giới thiệu tại thị
trường Việt Nam.

2.1.4 Thế hệ thứ 3 chinh phục người tiêu dùng (XP150; 2012-2016)
Vios 2012 hoàn toàn thu hút người tiêu dùng với nhiều nâng cấp vượt bậc.Đỉnh
điểm của xe ô-tô Vios chính là thế hệ Vios 2016, với doanh số phá vỡ kỷ lục toàn diện
với tổng xe bán ra ngoài thị trường là 77.817 chiếc riêng với thị trường Viêt Nam. Điều
này chứng tỏ một lần nữa chiếc xe Vios này đã dành vị trí đứng đầu trong phân khúc
sedan cũng như là một trong những chiếc ô tô bán đắt hàng nhất tại Việt Nam cùng với
dòng Sedan khác như Toyota Camry và xe Corolla.

7
2.1.5 Xe Toyota Vios 2017: Thế hệ đột phá
Với chu kỳ đổi mới 4 -5 năm một lần, xe Toyota Vios 2017 đang được người
tiêu dùng kỳ vọng rất cao khi ra mắt với nhiều điểm độ phá mới. Sự nâng cấp ngay lúc
này là thực sự cần thiết, bởi nhiều “tân binh” hạng B đã xuất hiện trên thị trường với
những thế mạnh riêng biệt. Liệu doanh thu bán xe Vios có giữ vững được phong độ .

Hình 2.2: Hình dáng ngoài xe Vios thế hệ đột phá


2.1.6 Thông số kỹ thuật của xe Toyota Vios:
Động cơ INZ – FE ( DOHC 16 xu páp với VVT – I)
Động cơ sử dụng trên xe Toyota Vios là loại động cơ xăng 4 kỳ, với 4 lanh đặt
thẳng hang, thứ tự làm việc 1- 3- 2- 4. Động cơ sử dụng trục cam kép, dẫn động bằng
đai với công nghệ điều khiển đóng mở xu páp thông minh (VVT- i), giúp cho xe tiết
kiệm nhiên liệu và bảo vệ môi trường.

8
Bảng 2.1: Thông số động cơ

Tên thông số Giá trị

Công suất tối đa 107 HP / 6000 RPM

Mô men xoắn tối đa 144 Nm / 4200 rpm

Tỷ số nén 10,5 : 1

Mức tiêu hao nhiên liệu 5,5 L / 100 Km

Hệ thống cung cấp nhiên liệu xe Dung tích bình xăng 42 L

Bảng 2.2: Thông số hệ thống điện

Tên thông số Giá trị

Điện áp mạng 12 V

Máy phát 12 V – 65 A

Động cơ khởi động (công suất) 0,8 KW

Ắc quy 12 – 35 Ah

 Hệ thống đánh lửa trực tiếp (DIS)

 Hệ thống đèn chiếu sáng và đèn báo hiệu bao gồm: đèn pha, đèn si nhan, đèn
phanh, đèn sương mù, đèn soi biển số, đèn trần trong xe, đèn báo áp suất dầu,
đèn báo nạp ắc quy, đèn báo mức xăng thấp ...

9
 Hệ thống thông gió, sưởi ấm, điều hòa nhiệt độ, bộ gạt nước, rửa kính.
 Hệ thống âm thanh gồm có radio, cassette và đan loa
Bảng 2.3: Các thông số kỹ thuật của xe Toyota Vios

GIÁ TRỊ
ĐƠN
STT TÊN THÔNG SỐ
VỊ TOYOTA TOYOTA
VIOS 1.5G VIOS 1.5E

1 Động cơ 1.5 lít (1NZ-FE)

2 Hộp số 4 số tự động 5 số tay

Kích thước tổng thể (dài x


3 mm 4300 x 1700 x 1460
rộng x cao)

Kích thước nội thất (dài x rộng


4 mm 1965 x 1390 x 1200
x cao)

5 Chiều dài cơ sở mm 2550

6 Chiều rộng cơ sở (trước/sau) mm 1470 / 1460

7 Khoảng sáng gầm xe mm 150

8 Trọng lượng không tải kg 1055 - 1110 1030 - 1085

9 Trọng lượng toàn tải kg 1520 1495

Trước Đĩa thông gió


10 Hệ thống phanh
Sau Đĩa

11 Vỏ và mâm xe 185 / 60R15 Mâm đúc

12 Bán kính quay vòng tối thiểu m 4,9

10
13 Dung tích bình nhiên liệu Lít 42

Dung tích khoang chứa hành


14 Lít 475 448

4 xy lanh, thẳng hàng, 16 xu


15 Kiểu động cơ
páp, DOHC-VVT-i

16 Dung tích công tác cc 1497

HP/
17 Công suất tối đa 107 / 6000
rpm

Nm/
18 Mô men xoắn tối đa 144 / 4200
rpm

19 Loại nhiên liệu Xăng không chì

20 Tốc độ tối đa Km/h 170

21 Hệ thống nạp nhiên liệu EFI (phun nhiên liệu điện tử)

2.2 Nghiên cứu về hệ thống cung cấp nhiên liệu


2.2.1 Khái quát về EFI

2.2.1.1 Khái niệm về phun xăng điện tử

Chữ EFI ở phía sau thân của các ôtô đời mới và trên động cơ là chữ viết tắt của
Electronic Fuel Injection, có nghĩa là hệ thống phun xăng điều khiển bằng điện tử. Hệ
thống này cung cấp xăng hỗn hợp khí một cách hoàn hảo. Tuy nhiên, tùy theo chế độ
làm việc của ô tô mà EFI thay đổi tỷ lệ khí nhiên liệu để luôn luôn cung cấp cho động
cơ một hỗn hợp khí tối ưu. Cụ thể ở chế độ khởi động trong thời tiết giá lạnh hỗn hợp

11
khí được cung cấp giàu xăng hơn, sau khi động cơ đã đủ nhiệt độ vận hành hỗn hợp khí
sẽ nghèo xăng hơn. Ở chế độ cao tốc lại được cung cấp hỗn hợp khí giàu xăng trở lại.

Hình 2.3: Mô phỏng các chế độ của hệ thống phun xăng

2.2.1.2 Kết cấu cơ bản của EFI


EFI có thể chia thành 3 khối chính:

12
Hình 2.4: Sơ đồ tổng quát hệ thống EFI

2.2.1.3 Ưu điểm của hệ thống phun xăng điện tử:


 Cung cấp hỗn hợp không khí – nhiên liệu đến từng xi lanh đồng đều
 Điều khiển được tỷ lệ không khí – nhiên liệu dễ dàng, chính xác với tất cả các
dải tốc độ làm việc của động cơ
 Đáp ứng nhanh chóng, chính xác với sự thay đổi góc mở bướm ga
 Hiệu suất nạp hỗn hợp không khí – nhiên liệu cao
 Hỗn hợp không khí - nhiên liệu trước khi cháy được phun tơi hơn, dẫn đến quá
trình cháy được hoàn thiện làm tiết kiệm nhiên liệu và giảm ô nhiễm môi trường
đáng kể.
 Chính vì có những ưu điểm trên mà ngày nay đại đa số các ô tô hiện đại sử dụng
nhiên liệu xăng đều dùng hệ thống phun xăng điện tử.

13
2.2.1.4 Một số loại mạch ECU của các đời xe Vios

Hình 2.5: Sơ đồ mạch ECU xe Toyota Vios 2006

14
Hình 2.6: Sơ đồ mạch ECU xe Vios 2009 (a)

15
Hình 2.7: Sơ đồ mạch ECU xe Vios 2009 (b)

16
Hình 2.8: Sơ đồ mạch ECU xe Vios 2009 (c)

17
Trên động cơ 1NZ-FE sử dụng sơ đồ mạch gồm có các bộ phận chính là:

 Khối tín hiệu gồm có các cảm biến: cảm biến áp suất khí nạp, cảm biến nhiệt độ
nước làm mát, cảm biến oxy, cảm biến kích nổ, cảm biến tốc độ, cảm biến vị trí bướm
ga … và các tín hiệu từ các cảm biến khác.

 Bộ phận điều khiển là ECU, ECU tiếp nhận thông tin về các chế độ đang hoạt
động của động cơ do hệ thống các bộ cảm biến cung cấp. ECU xử lý các thông tin này
và vòi phun phun nhiên liệu phù hợp với từng chế độ hoạt động của động cơ.

 Cơ cấu chấp hành của hệ thống phun xăng điện tử gồm có kim phun, khối cấp
gió, khối nhiên liệu, các rơ le điều khiển khác.

 Ngoài các bộ phận chính trên mạch còn có giắc chẩn đoán để chẩn đoán các lỗi
của cả hệ thống.

2.2.2 Hệ thống cung cấp nhiên liệu

Hình 2.9: Sơ đồ mạch điện hệ thống phun xăng

18
Hình 2.10: Các bộ phận trong hệ thống cung cấp nhiên liệu

Nhiên liệu được hút ra từ thùng chứa bằng bơm nhiên liệu và phân phối dưới áp
suất đến từ ống phân phối nhiên liệu. Sự phân phối áp suất và thể tích của bơm nhiên
liệu được thiết kế vượt quá yêu cầu tối đa cho động cơ.
Bộ điều hoà áp suất cho phép một số nhiên liệu trở về thùng chứa khi cần thiết
để điều chỉnh áp suất nhiên liệu tại kim phun theo chế độ làm việc của động cơ.
Hệ thống cung cấp nhiên liệu đảm nhiệm các chức năng là:
 Hút xăng từ thùng chứa để bơm đến các vòi phun.
 Tạo áp suất cần thiết để phun xăng.
 Duy trì áp suất nhiên liệu cố định trong dàn phân phối xăng (fuel rail).
Trong hệ thống phun xăng điện tử, hệ thống cung cấp nhiên liệu bao gồm năm
bộ phận chính sau đây:
 Bơm xăng điện.

19
 Lọc xăng.
 Dàn phân phối xăng.
 Bộ điều áp xăng (pressure regulator)
 Bộ giảm rung động.
 Các vòi phun xăng.

2.2.3 Điều khiển bơm nhiên liệu

Hình 2.11: Sơ đồ mạch điện bơm xăng

 Hoạt động cơ bản:


Bơm nhiên liệu chỉ hoạt động khi động cơ đang chạy. Thậm chí khi khóa điện được
bật đến vị trí ON, nếu động cơ chưa nổ máy, thì bơm nhiên liệu sẽ không làm việc.
Khi động cơ quay khởi động: khóa điện ở vị trí Start.

20
Hình 2.12: Sơ đồ mạch điện hoạt động của bơm nhiên liệu (khóa điện ở vị trí
START)

 Khi động cơ quay khởi động, một tín hiệu STA (tín hiệu máy khởi động) được
truyền tới ECU từ cực ST của khóa điện.

 Khi tín hiệu STA được đưa vào ECU động cơ, sẽ có dòng điện được gửi tới
tranzito và rơle mở mạch được bật. Lúc này dòng điện chạy vào bơm nhiên liệu để vận
hành bơm.

 Điều khiển tốc độ của bơm nhiên liệu:

 Việc điều khiển này sẽ làm giảm tốc độ của bơm nhiên liệu để giảm độ mòn của
bơm và điện năng khi không cần nhiều nhiên liệu, như khi động cơ đang chạy ở tốc độ
thấp.

 Khi dòng điện chạy vào bơm nhiên liệu qua tiếp điểm B của rơle điều khiển

21
bơm và điện trở, bơm nhiên liệu sẽ làm việc ở tốc độ thấp.

 Khi động cơ đang quay khởi động, khi động cơ đang chạy ở tốc độ cao hoặc tải
trọng lớn. ECU động cơ chuyển mạch tiếp điểm của rơle điều khiển bơm nhiên liệu
sang A để điều khiển bơm nhiên liệu ở tốc độ cao.

Hình 2.13: Sơ đồ mạch điều khiển tốc độ của bơm nhiên liệu

2.2.4 Vòi phun xăng

Vòi phun hoạt động bằng điện từ, có tác dụng phun xăng nó phun nhiên liệu dựa
trên tín hiệu do ECU cung cấp tạo nên hoà khí cấp cho động cơ hoạt động. Vòi phun
được lắp vào đường ống nạp hoặc nắp máy phía trước xupáp nạp. Với hệ thống phun
xăng này mỗi một xy lanh có một vòi phun riêng, được lắp chặt với ống phân phối.

22
Hình 2.14: Vòi phun

1. Lưới lọc tinh.


2. Giắc tín hiệu vào.
3. Cuộn dây điện từ.
4. Lò xo.
5. Đuôi kim phun.
6. Rãnh nhiên liệu.
7. Đầu kim.

Hình 2.15: Cấu tạo vòi phun


Nguyên lý làm việc:

Khi động cơ làm việc nhiên liệu được bơm cấp tới giàn phân phối với áp suất
từ 2,5 -3,5 kg/cm2 tuỳ theo từng loại động cơ.

23
Khi ECU kích hoạt transitor trong ECU mở có dòng điện đi từ:

(+) Ắc quy  khoá điện  cuộn dây của vòi phun  transistor  mát, tạo từ
hoá thắng sức căng của lò xo nâng kim phun đi lên. Do vậy nhiên liệu từ dàn phân phối
theo đường dẫn ở rãnh dọc vòi phun qua mặt vát đầu kim phun, phun qua các lỗ nhỏ
của vòi phun vào đường ống nạp trước cửa xúpáp hút.

Khi ECU cắt tín hiệu điều khiển làm transitor đóng, do vậy ngắt dòng điện của
cuộn dây điện từ làm lò xo đẩy kim phun đi xuống đóng kín miệng phun kết thúc quá
trình phun.

2.2.5 Điều khiển vòi phun

Khi một ECU động cơ đưa dòng điện đến cuộn dây solenoid của một kim
phun, thì van sẽ di chuyển lên, mở lỗ tia ra để cho nhiên liệu được phun ra ngoài.

Hình 2.16: Sơ đồ mạch điện kim phun

24
Điều khiển phun nhiên liệu tuần tự của động cơ 1NZ-FE

Hình 2.17: Phun nhiên liệu theo thứ tự nổ

Việc điều khiển phun nhiên liệu trên động cơ 1NZ-FE được thực hiện theo
phương pháp phun độc lập tuần tự cho từng xy lanh, được điều khiển bởi ECU động
cơ.

ECU động cơ điều khiển thay đổi lượng phun bằng cách thay đôit thời gian
phun của vòi phun.

Thời gian phun thực tế được xác định dựa theo tín hiệu sau:

Thời gian phun cơ bản được xác định bằng lượng khí nạp nạp vào động cơ và tốc độ
động cơ.

Các thời gian phun hiệu chỉnh được xác định bằng các cảm biến khác nhau.

Các hiệu chỉnh thời gian phun của ECU động cơ:

 Làm đậm để khởi động;

 Làm đậm để hâm nóng;

 Làm đậm để tăng tốc;

 Làm đậm để tăng công suất;

25
 Cắt nhiên liệu khi xuống dốc;

 Các hiệu chỉnh khác.

Trong hệ thống phun xăng điện tử, các bộ cảm biến có chức năng theo dõi, dò
tìm, nhận biết tình hình và chế độ hoạt động cụ thể của động cơ để báo lên ECU bằng
các tín hiệu điện. Hệ thống các bộ cảm biến cùng với bộ vi xử lý và điều khiển ECU
hình thành hệ thống điều khiển trung ương.

Nhận được thông tin của các bộ cảm biến, ECU sẽ đánh giá và xử lý thông tin,
sau đó đưa ra tín hiệu điều khiển hệ thống phun xăng cung cấp một lượng nhiên liệu
chính xác thích hợp cho các chế độ đang hoạt động của động cơ.

2.3 Lý thuyết về hệ thống đánh lửa


Hệ thống đánh lửa bao gồm kiểu bán dẫn, kiểu bán dẫn có ESA, kiểu đánh lửa
trực tiếp. Trên động cơ 1NZ – FE sử dụng hệ thống đánh lửa trực tiếp.

Hình 2.18: Hệ Thống đánh lửa trực tiếp

Trong hệ thống đánh lửa trực tiếp (ĐLTT), bộ chia điện không còn được sử
dụng nữa. Thay vào đó, hệ thống ĐLTT cung cấp một bô bin cùng với một IC đánh lửa

26
độc lập cho mỗi xy-lanh. Vì hệ thống này không cần sử dụng bộ chia điện hoặc dây cao
áp nên nó có thể giảm tổn thất năng lượng trong khu vực cao áp và tăng độ bền. Đồng
thời nó cũng giảm đến mức tối thiểu nhiễu điện từ, bởi vì không sử dụng tiếp điểm
trong khu vực cao áp. Chức năng điều khiển thời điểm đánh lửa được thực hiện thông
qua việc sử dụng ESA (đánh lửa sớm bằng điện tử). ECU của động cơ nhận được các
tín hiệu từ các cảm biến khác nhau, tính toán thời điểm đánh lửa, truyền tín hiệu đánh
lửa đến IC đánh lửa. Thời điểm đánh lửa được tính toán liên tục theo điều kiện của
động cơ, dựa trên giá trị thời điểm đánh lửa tối ưu đã được lưu giữ trong máy tính,
dưới dạng một bản đồ ESA. So với điều khiển đánh lửa cơ học của các hệ thống thông
thường thì phương pháp điều khiển bằng ESA có độ chính xác cao hơn và không cần
phải đặt lại thời điểm đánh lửa. Kết quả là hệ thống này giúp cải thiện tiết kiệm nhiên
liệu và tăng công suất phát ra.

 Vị trí các bộ phận được sửa dụng trong mô hình:

Hình 2.19: Hệ thống điều khiển thực tế

27
Hình 2.20: Các bộ phận trên xe thực tế

Hình 2.21: Các bộ phận thực tế trên xe

28
2.4 ECM động cơ xe Toyota Vios 2009

Hình 2.22: Chân Giắc ECU Vios

Chân ECM:

Hình 2.23: Hình ảnh thực tế chân giắc ECU

29
Bảng 2.4: Bảng tra chân giắc

Điện áp tiêu
Ký Hiệu (Số cực) Mô tả cực Điều kiện
chuẩn (V)
BATT (A21-20) Ắc quy (điện áp ắc quy và
Luôn luôn 8 đến 14
E1 (C20-104) dùng cho bộ nhớ của ECU)
IGSW (A21-28) Khóa điện bật
Khóa điện 8 đến 14
E1 (C20-104) ON
+B (A21-2)
Nguồn cấp của ECM Khóa điện ON 8 đến 14
E1 (C20-104)
+B2 (A21-1)
Nguồn cấp của ECM Khóa điện ON 8 đến 14
E1 (C20-104)
+BM (A21-3) Nguồn cấp của bộ chấp
Mọi điều kiện 8 đến 14
ME01 (C20-43) hành bướm ga

MREL (A21-44)
Relay EFI Khóa điện ON 8 đến 14
E1 (C20-104)
Động cơ chạy
không tải, tay số
VG (C20-118)
Cảm biến lưu lượng khí nạp ở vị trí trung 0.5 đến 3
E2G (C20-116)
gian, công tắc
A/C tắt OFF
OX1B(C20-64) Cảm biến oxy (có bộ sấy) Duy trì tốc độ tạo xung từ
EX1B (C20-87) động cơ ở 0.1 đến 0.9
2500v/p trong 2
phút sau khi
hâm nóng cảm

30
biến

HT1B (C20-47) Khóa điện ON 11 đến 14


Cảm biến oxy (có bộ sấy)
E03 (C20-86) Không tải dưới 3
VCP2 (A21-58) Nguồn cấp của cảm biến vị
Khóa điện ON 4.5 đến 5.5
EPA2 (A21-60) trí bàn đạp ga (cho VPA2)
VCPA (A21-57) Nguồn cấp của cảm biến vị
Khóa điện ON 4.5 đến 5.5
EPA2 (A21-60) trí bàn đạp ga (cho VPA)

Khóa điện ON,


0.5 đến 1.1
nhả bàn đạp ga
VPA (A21-55) Cảm biến vị trí bàn đạp ga
Khóa điện ON,
PA (A21-59) (để điều khiển động cơ)
đạp hết bàn đạp 2.6 đến 4.5
ga
Khóa điện ON,
1.2 đến 2.0
Cảm biến vị trí bàn đạp ga nhả bàn đạp ga
VPA2(A21-56)
(để phát hiện hư hỏng của Khóa điện ON,
EPA2 (A21-60)
cảm biến) đạp hết bàn đạp 3.4 đến 5.0
ga
Khóa điện bật
FC (A21-7) 8 đến 14
Điều khiển bơm xăng ON
E01 (C20-45)
Không tải Dưới 1,5
W (A21-24) Khóa điện bật
Đèn Check 8 đến 14
E1 (C20-104) ON
STA (A21-48)
Tín hiệu máy đề Quay khởi động 5,5 hay hơn
E1 (C20-104)

31
STAR (C20-52) Điều khiển relay máy khởi Khóa điện ON Dưới 1.5
E1 (C20-104) động Quay khởi động 5.5 trở lên
THW (C20-97) Không tải nhiệt
Cảm biến nhiệt độ nước
ETHW (C20-96) độ nước làm mát 0,2 đến 10
làm mát động cơ
80 độ C
G2+(C20-99) Tạo xung
Cảm biến lửa trí trục cam Không tải
NE (C20-121) điện

NE+ (C20-122) Tạo xung


Cảm biến vị trí trục khuỷu Không tải
NE (C20-121) điện

Không tải, nhiệt


THA (C20-65)
Cảm biến nhiệt độ khí nạp độ khí nạp ở 20 0,5 đến 3,4
ETHA (C20-88)
độ C
VCTA (C20-67)
Nguồn của cảm biến Khóa điện ON 4,5 đến 5
ETA (C20-91)
Khóa điện ON,
Cảm biến vị trí bướm ga 2,1 đến 3,1
VTA2 (C20-114) nhả bàn đạp ga
(để phát hiện hư hỏng của
ETA (C20-91) Khóa điện ON,
cảm biến) 4,6 đến 5,5
đạp bàn đạp ga
Khóa điện bật
ON bướm ga 0,5 đến 1,1
VTA1 (C20-115) Cảm biến vị trí bướm ga đóng hoàn toàn
ETA (C20-91) (để điều khiển động cơ) Khóa điện bật
ON bướm ga mở 3,3 đến 4,9
hoàn toàn
#10 (C20-108) Vòi phun Khóa điện bật 9 đến 14

32
E01 (C20-45) ON
#20 (C20-107) Khóa điện bật
Vòi phun 9 đến 14
E01 (C20-45) ON
#30 (C20-106) Khóa điện bật
Vòi phun 9 đến 14
E01 (C20-45) ON
#40 (C20-105) Khóa điện bật
Vòi phun 9 đến 14
E01 (C20-45) ON
IGT1 (C20-85) IC và cuộn dây đánh lửa Tạo xung
Không tải
E1 (C20-104) (Tín hiệu đánh lửa) điện

IGT2 (C20-84) IC và cuộn dây đánh lửa Tạo xung


Không tải
E1 (C20-104) (Tín hiệu đánh lửa) điện

IGT3 (C20-83) IC và cuộn dây đánh lửa Tạo xung


Không tải
E1 (C20-104) (Tín hiệu đánh lửa) điện

IGT4 (C20-82) IC và cuộn dây đánh lửa Tạo xung


Không tải
E1 (C20-104) (Tín hiệu đánh lửa) điện

IC và cuộn dây đánh lửa


IGF1 (C20-81)
(Tín hiệu phản hồi đánh Khóa điện ON 4,5 đến 5,5
E1 (C20-104)
lửa)
TC (A21-27)
Cực TC của giắc DLC3 Khóa điện ON 11 đến 14
E1 (C20-104)
TACH (A21-15) Tạo xung
Tốc độ động cơ Không tải
E1 (C20-104) điện
CANH (A21-41) Tạo xung
Đường truyền CAN Khóa điện ON
E1 (C20-104) điện

33
CANL (A21-49) Tạo xung
Đường truyền CAN Khóa điện ON
E1 (C20-104) điện
Khóa điện ON Dưới 1.5
STSW (A21-14) Tín hiệu vận hành relay
Từ 11 đến
E1 (C20-104) máy khởi động Quay khởi động
14
IGSW (A20-28) Từ 11 đến
Khóa điện Khóa điện ON
E1 (C20-104) 14

ECU tiếp nhận thông tin về các chế độ đang hoạt động của động cơ do hệ thống
các bộ cảm biến cung cấp. ECU xử lý các thông tin này và quyết định phát tín hiệu
điều khiển mở vòi phun xăng, đánh lửa. Lượng xăng phun ra nhiều hay ít tùy thuộc vào
độ dài thời gian mở van kim của vòi xăng, có nghĩa là tùy thuộc vào thời lượng mở van
phun xăng.

2.5 Tín hiệu G và tín hiệu NE

Tín hiệu G và NE được tạo ra bằng rotor hay các đĩa tạo tín hiệu và cuộn nhận tín hiệu.
ECU động cơ sử dụng các tín hiệu này để nhận biết góc của trục khuỷu và tốc độ động cơ.
Các tín hiệu này rất quan trọng không chỉ cho EFI mà còn cho cả hệ thống ESA.

Động cơ TOYOTA VIOS 1NZ-FE. 2 cảm biến vị trí G, Ne riêng biệt.

2.6 Cảm biến vị trí trục cam (bộ tạo tín hiệu G)

Hình 2.24: Bộ tín hiệu G

34
Tín hiệu G này là một thông tin về góc chuẩn của trục khuỷu đến ECU động cơ,
kết hợp nó với tín hiệu NE từ cảm biến vị trí của trục khuỷu để xác định TDC (điểm
chết trên) kỳ nén của mỗi xi lanh để đánh lửa và phát hiện góc quay của trục khuỷu.
ECU động cơ dùng thông tin này để xác định thời gian phun và thời điểm đánh lửa.

2.7 Cảm biến vị trí của trục khuỷu (bộ tạo tín hiệu NE)

Tín hiệu NE được ECU động cơ sử dụng để phát hiện góc của trục khuỷu và tốc
độ của động cơ. ECU động cơ dùng tín hiệu NE và tín hiệu G để tính toán thời gian
phun cơ bản và góc đánh lửa sớm cơ bản.

Hình 2.25: Cảm biến vị trí trục cơ và dạng xung

35
Hình 2.26: Sơ đồ mạch cảm biến vị trí trục cam và cảm biến vị trí trục cơ

Hình 2.27: Sơ đồ nguyên lý của hệ thống đánh lửa trực tiếp

36
2.8 Bô bin có IC đánh lửa
Thiết bị này bao gồm IC đánh lửa và bô bin kết hợp thành một cụm. Trước đây
dòng điện cao áp được dẫn đến xy lanh bằng dây cao áp. Nhưng nay bô bin có thể nối
trực tiếp đến bugi của từng xy lanh thông qua việc sử dụng bô bin kết hợp với IC đánh
lửa. Khoảng cách dẫn điện cao áp được rút ngắn nhờ có nối trực tiếp bô bin với bugi,
làm giảm tổn thất điện áp và nhiễu điện từ. Nhờ thế độ tin cậy của hệ thống đánh lửa
được nâng cao.

Hình 2.28: Bô bin kết hợp IC đánh lửa

Sau đây là một thí dụ về vận hành dựa trên DIS của động cơ 1NZ-FE, dùng bô
bin kết hợp với IC đánh lửa.
1. ECU động cơ nhận tín hiệu từ các cảm biến khác nhau và xác định thời điểm
đánh lửa tối ưu. (ECU của động cơ cũng có tác động đến việc điều khiển đánh lửa
sớm) 
2. ECU động cơ gửi tín hiệu IGT đến bô bin có IC đánh lửa. Tín hiệu IGT được
gửi đến IC đánh lửa theo thứ tự đánh lửa (1-3-4-2). 
3. Cuộn đánh lửa, với dòng sơ cấp được ngắt đột ngột, sẽ sinh ra dòng cao áp. 
4. Tín hiệu IGF được gửi đến ECU động cơ khi dòng sơ cấp vượt quá một trị số

37
đã định. 
5. Dòng cao áp phát ra từ cuộn thứ cấp sẽ được dẫn đến bugi và gây đánh lửa.

Hình 2.29: Sơ đồ của hệ thống đánh lửa 1NZ-FE

38
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT

3.1 Lựa chọn các phương án xây dựng mô hình


3.1.1 Phương án thứ nhất

Hình 3.1: Khung giá hình chữ L

 Ưu điểm:

+ Thích hợp trong xưởng thực hành.

+ Khung bên trong có thể quay tròn quanh tâm của khung theo chiều thẳng đứng
như vây dù đứng ở một vị trí mà ta có thể xoay và quan sát tất cả các chiều của sa bàn.

+ Dễ thiết kế chế tạo và có tính ổn định cao, vật liệu chế tạo dễ tìm.

+ Gọn gàng, cơ động.

+ Có thể đứng để thao tác.

39
+ Gọn nhẹ, di chuyển và cất đi dễ dàng.

 Nhược điểm:

+ Khung nhẹ nên chỉ thích hợp với các chi tiết nhẹ gắn lên mô hình.

3.1.2 Phương án thứ hai

Hình 3.2: Khung hình hộp tam giác

 Ưu điểm:

+ Diện tích không gian bố trí lớn,

+ Quan sát các chi tiết trên mô hình dễ dàng nhờ việc bố trí nghiên góc 750

+ Có thể để gọn đồ vào bên trong khung hộp.

+ Tính cân bằng của khung sẽ rất cao.

+ Vững chắc khi sử dụng.

40
+ Có thể chứa được dụng cụ kiểm tra, ắc quy.

+ Có tính thẩm mĩ khi ứng dụng giảng dạy

 Nhược điểm:

+ Khoảng cách xa giữa người thực hành và mô hình.

+ Tốn không gian, kết cấu cồng kềnh và khó khăn trong gia công.

3.1.3 Phương án thứ ba

+ Phương án này cũng phổ biến và có tính ổn định trong khi làm việc.

+ Khung trở nên thuận tiện cho việc đào tạo.

+ Thích hợp với các phân xưởng.

+ Bố trí các chi tiết theo chiều ngang.

Hình 3.3: Khung hộp đứng

 Ưu điểm:

+ Dễ chế tạo và thiết kế.

+ Gọn gàng, cơ động.

 Nhược điểm:

41
+ Không gian hẹp để bố trí các chi tiết.

+ Có chiều dài lớn, tính thẩm mỹ không cao.

+ Không quan sát được các chi tiết và cách đi dây phía sau của bảng

+ Khó bố trí chi tiết trên mô hình.

=> Kết luận lựa chọn phương án lắp đặt.


Sau khi tiến hành tham khảo và đưa ra những phương án thiết kế mô hình chúng
em nhận thấy phương án số 3 là phương án tối ưu nhất và chúng em đã lựa chọn
phương án này để tiến hành xây dựng mô hình hệ thống phun xăng điện tử của động cơ
Toyota Vios 1NZ – FE.
3.2 Xây dựng chi tiết mô hình giá đặt trên hệ thống

Nhiệm vụ chủ yếu của phần này là thiết kế bộ khung của mô hình, cách lắp đặt
các bộ phận trên hệ thống đánh lửa và phun xăng điện tử như: ECU, dàn phun, vòi
phun, lọc xăng, khóa điện, cầu chì, đèn báo, các cảm biến vv…

3.2.1 Lựa chọn vật liệu và thiết kế khung mô hình


Lựa chọn vật liệu:

- Thép lỗ chữ V dùng làm chân đỡ dọc của hình hộp chữ nhật bên dưới.
- Thép lỗ chữ V kích thước 3x3 cm gồm 1 cây thép dài dùng làm khung nhật đỡ
khung mô hình bên trong.

42
Hình 3.4: Thép lỗ chữ V

- Dùng để bao bọc khung mô hình.

- Vít bắn, khung bằng mica 5mm để gá lắp các chi tiết của mô hình

Hình 3.5: Mica giá đặt mô hình

43
3.3 Lựa chọn phương án bố trí mô hình
3.3.1 Phương án 1

Hình 3.6: Phương án 1

- Ở phương án này, các bộ phận của hệ thống phun xăng và đánh lửa điện tử
được sắp xếp như trong hình vẽ. Khóa điện được sắp xếp ở vị trí cuối bảng

- Ưu điểm:

+ Thiết kế đơn giản, nhìn không bị rối, có trật tự

- Nhược điểm:

+ Không có quá nhiều khác biệt với các mô hình khác.

44
3.3.2 Phương án 2

Hình 3.7: Phương án 2

- Ở phương án này các chi các chi tiết bố trí gần giống như phương án 1 tuy nhiên
cũng có một số điểm khác biệt về trật tự sắp xếp.

- Ưu điểm:

+ Các bộ phận được sắp xếp đơn giản, trực quan và khoa học.

+ Giắc kiểm tra, ECU được sắp xếp cách xa nhau làm cho mô hình không bị rối.

+ Các bộ phận cố định như rơle, cầu chì được đưa sang phía hai bên và khóa
điện được sắp cuối bảng.

+ Còn không gian trống để có thể bố trí thêm chi tiết khác (nếu cần).

- Nhược điểm:

45
+ Không có quá nhiều khác biệt so với mô hình khác

 Xét 2 cách bố trí ta thấy phương án 2 tối ưu hơn nên ta chọn phương án bố
trí là phương án 2.

Hình 3.8: Bảng sau khi hoàn thành

46
CHƯƠNG 4
QUY TRÌNH THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG
4.1 Các chi tiết lắp đặt lên mô hình

Stt Tên Hình ảnh thực Công dụng và thông số

Dùng điều khiển mọi chế


độ hoạt động của động cơ.
Đúng loại động cơ 1NZ -
1 ECU
FE của xe vios hãng
động cơ
Toyoto sản xuất. điện DC
12V.

Cảm biến đúng loại của


nhà xản suất. Vành răng
Cảm biến
cảm biến loại 34 răng và
2 vị trí trục
một khoảng giãn sung.

Được làm bằng phương
pháp phay xi.

47
Được dùng để điều khiển
Biến trở tốc độ quay của động cơ
3 điện áp điện một chiều, dùng lai
12V cho cụm vành răng tạo tín
hiệu.

Motor lai Động cơ lai cho cụm vành


giả tốc răng cảm biến dùng điện
4
độ động một chiều 12V tốc độ tối
cơ đa 2000 v/p

Kim Phun nhiên liệu vào họng


5
phun nạp động cơ

Dây điện dùng để đấu nối.


6 Dây điện Dùng đúng loại dây của
để đấu nhà sản suất, thuận lợi cho
nối trên tra cứu và dấu nối của
mô hình sinh viên trong quá trình

48
đấu nối, vận hành.

Giắc cắm
sử dụng Giắc đực và giắc cái dùng
7
trên mô để đấu nối trên mô hình.
hình

Giắc Chẩn đoán hư hỏng trong


8
DLC3 động cơ

Dùng để lọc xăng và cung


Bơm cấp xăng cho hệ thống
9 xăng và đảm bảo áp suất trong
lưới lọc khoảng 2,8 – 3,2 kg/cm2

10 Khóa Đóng ngắt dòng điện cung


điện cấp cho mô hình, và khởi
động động cơ điện.

49
Đồng hồ
12 vôn- Đo vôn bình ắc quy
ampe

13 Bugi Bugi đánh lửa

Bánh xe được lắp vào bản


mô hình để dễ dàng di
14 Bánh xe
chuyển trong quá trình
thực hiện

50
Bình ắc Cấp nguồn 12v cho mô
15
quy hình hoạt

Relay và cầu chì dùng để


Relay và
16 bảo vệ các thiết bị trong
cầu chì
mạch

Hình 4.1: Các chi tiết đặt trên mô hình

4.2 Thi công mô hình


4.2.1 Kiểm tra các linh kiện trước khi lắp lên mô hình
- Bình ắc quy: Dùng đồng hồ VOM đo điện áp phải trên 11v-12.8v, bình hoạt
động tốt ổn định.

Hình 4.2: Bình ắc quy

51
- Cầu chì và relay:
 kiểm tra cầu chì còn nguyên chưa bị đứt và đảm bảo đúng cường độ dòng
điện của nhà sản xuất yêu cầu đối với mạch. Các chân kết nối dẫn điện tốt
 Bước 1: Dùng Ohm kế kiểm tra thông mạch giữa chân số 3 và số 5
 Bước 2: Kiểm tra sự hở mạch giữa chân số 1 và số 2

Hình 4.3: Kiểm tra chân relay


 Bước 3: Sau khi kiểm tra thông mạch, cấp nguồn 12V vào chân số 3 và số 5
của rơle để kiểm tra hoạt động của rơle.
 Bước 4: Kiểm tra sự đóng mạch chân số 1 và số

Hình 4.4: Kiểm tra hoạt động của relay


- Kiểm tra khóa điện

52
 Bước 1: Ngắt các giắc nối của công tắc điện.
 Bước 2: Dùng Ohm kế kiểm tra thông mạch giữa các cực của khóa điện
 Bước 3: Nếu kiểm tra không đảm bảo yêu cầu trên thì ta phải thay công tắc mới.

Hình 4.5: Sơ đồ chân công tắc khóa điện

- Kiểm tra bơm nhiên liệu:


 Bước 1: Kết nối chân âm và dương của bơm nhiên liệu tương ứng với cực âm
và dương của Accu.
 Bước 2: Đo áp suất nhiên liệu: áp suất: 2.7 – 3.1 kgf/cm2. Bơm hoạt động tốt

Hình 4.6: Kết nối bơm nhiên liệu với đồng hồ đo áp suất
- Kiểm tra kim phun:
 Bước 1: Dùng đồng hồ đo VOM đo điện trở giữa các chân của kim phun.

53
 Bước 2: So sánh giá trị đo được với giá trị tiêu chuẩn. Nếu không đạt yêu cầu thì
thay kim phun. Điện trở xấp xỉ 14Ω.

Hình 4.7: Đo điện trở kim phun


- Hoạt động của Mô bin:

Mô bin giúp tạo ra điện áp cao đủ để phóng tia hồ quang giữa hai điện cực của
bugi. Số vòng của cuộn thứ cấp lớn hơn cuộn sơ cấp khoảng 100 lần nhằm tạo sự chênh
lệch điện thế. Một đầu của cuộn sơ cấp được nối với IC đánh lửa, còn một đầu của cuộn
thứ cấp được nối với bugi. Các đầu còn lại của các cuộn được nối với ắc quy. Hoạt
động của bô bin như sau:
 Dòng điện trong cuộn sơ cấp
Khi động cơ hoạt động, dòng điện chạy từ ắc quy qua IC đánh lửa vào cuộn sơ
cấp, phù hợp với tín hiệu thời điểm đánh lửa (IGT) do ECU động cơ phát ra. Kết quả là
các đường sức từ trường được tạo ra xung quanh cuộn dây quấn quanh lõi sắt.

54
Hình 4.8: Hoạt động của môbin

 Ngắt dòng điện vào cuộn sơ cấp:


IC đánh lửa sẽ lập tức ngắt dòng điện vào cuộn sơ cấp, phù hợp với tín hiệu IGT
do ECU động cơ phát ra, làm từ thông của cuộn sơ cấp giảm đột ngột. Vì vậy, tạo ra
một sức điện động có chiều chống lại sự giảm từ thông hiện có thông qua tự cảm của
cuộn sơ cấp và cảm ứng tương hỗ của cuộn thứ cấp. Hiệu ứng tự cảm tạo ra một thế
điện động khoảng 500V trong cuộn sơ cấp. Hiệu ứng cảm ứng tương hỗ kèm theo của
cuộn thứ cấp tạo ra một sức điện động khoảng 30 kV. Sức điện động này làm cho bugi
phát ra tia lửa. Dòng sơ cấp càng lớn và sự ngắt dòng sơ cấp càng nhanh thì điện thế
thứ cấp càng lớn. 
IC đánh lửa có nhiệm vụ thực hiện một cách chính xác sự ngắt dòng sơ cấp đi
vào bôbin theo tín hiệu đánh lửa của IGT do ECU động cơ phát ra. Khi tín hiệu IGT
chuyển từ ngắt sang dẫn, IC đánh lửa bắt đầu cho dòng điện vào cuộn sơ cấp. Sau đó,
IC truyền một tín hiệu khẳng định (IGF) cho ECU phù hợp với cường độ của dòng sơ
cấp

55
- Bugi:
Bugi có nhiệm vụ tạo ra tia lửa điện để đốt cháy hỗn hợp hòa khí (xăng và không
khí), nó là công cụ để nguồn điện phát ra hồ quang qua một khoảng trống (giống như
tia sét). Nguồn điện này phải có điện áp rất cao để tia lửa có thể phóng qua khoảng
trống và tia lửa mạnh. Thông thường, điện áp giữa hai cực của bugi khoảng từ 40.000
đến 100.000 vôn. 

Hình 4.9: Cấu tạo của bugi

- ECU động cơ:

Điện nguồn cung cấp thường trực đến chân BATT và E 1 của ECU để lưu trử các
dữ liệu trong bộ nhớ trong suốt quá trình xe hoạt động. Khi tháo cầu chì ra với thời
gian khoảng 15 giây thì các dữ liệu trong bộ nhớ sẽ bị xóa. Khi công tắc máy ở vị trí

56
IG, có dòng điện đi qua cuộn dây làm tiếp điểm trong rơ le đóng, có dòng điện từ ắc
quy được đưa đến chân +B và +B1 của ECU, cấp nguồn cho ECU. Cực E1 của ECU
được nối với thân động cơ.

Khi bật công tắc máy “ON” mà không có điện áp tại cực +B và +B 1 của ECU thì
kiểm tra cầu chì EFI (15A), cầu chì IG (7.5A) và rơle chính EFI.

 Kiểm tra điện áp cấp cho ECU động cơ


 Bước 1: Bật công tắc OFF.
 Bước 2: Dùng Vôn kế đo điện áp giữa cực BATT – E1.
 Điện áp chuẩn: 12V
 Bước 3: Bật khóa điện sang vị trí ON.
 Bước 4: Dùng Vôn kế đo điện áp giữa cực BATT – E1, +B – E1.
 Điện áp chuẩn : 9 ÷ 14V

4.2.2 Lắp ráp thi công mô hình


Dựa vào phương hướng thi công mô hình đã lựa chọn tiến hành lắp ráp các linh
kiện vào bảng thiết kế mica đã được in ra:
- Bình ắc quy sẽ cung cấp điện 12v cho tất cả các thiết bị trong mạch hoạt động
qua cầu chì EFI(20A) và IG2 vào relay EFI và IG2

- Relay EFI: Khi nhận được


Hình 4.10: Bình ắc quy 12v 7Ah
tín hiệu từ MREL từ chân
MREL 44(A) hộp ECU xuất ra chân 3(1A) relay EFI đóng và nguồn từ ắc quy

57
sẽ cấp vào cầu chì EFI(20A) relay IFI đóng và từ chân 4(1A) nguồn dương cấp
bơm xăng và vào hộp ECU qua các chân +B2 1(A0 và +B(2A)

Hình 4.11: Relay EFI

 Relay IG2: khi công tắt khóa bật sang vị trí IG2 thì nguồn dương được cấp
vào relay chân 2(1B) cuộn relay IG2. Khi đó nguồn dương từ ắc quy qua cầu
chì AM2(15A) qua chân 4(1B) và khi đó relay đóng nguồn dương sẽ dược
cấp vào kim phun

58
Hình 4.12: Relay IG2
- Lắp ráp ECU lên bảng: Nguồn mass được cấp vào hộp ECU qua các chân:
EC(32A), ME01(43B), E01(45B), E03(86B), E02(44B).

Hình 4. 13: Lắp ECU lên bảng


- Lắp đặt hệ thống phun xăng: Kim phun được relay IG2 cấp nguồn dương vào và
chân còn lai được nối với hộp ECU theo thứ tự #40(105B), #30(106B),
#20(107B), #10(108B). Hộp ECU sẽ xuất ra xung mass để điều khiển phun.

59
Hình 4.14: Lắp kim phun

- Lắp đặt hệ thống Mobin đánh lửa:

Hình 4.15: Sơ đồ chân giắc kim phun C11/C12/C13/C14

- Mô bin đánh lửa được cấp dương 12V vào chân 1 khi khi relay IG2 đóng, nguồn
âm từ mass cấp vào chân 4 của mobin, tín hiệu đánh lửa IGT được hộp ECU
xuất 12v ra được cấp vào chân 3 IGT của Mobin. Chân phản hồi tín hiệu đánh
lửa được nối song song ở 4 môbin với nhau và được nối vào chân IGF1(81B) trả
tín hiệu 5v về hộp ECU

60
Hình 4.16: Lắp bô bin đánh lửa
- Lắp cảm biến trục khuỷu và trục cam: cảm biến khi hoạt động tín hiệu cảm biến
đưa ra có biên dạng xung Sin cấp vào hộp để hộp nhận biết vị trí phun xăng và
đánh lửa vào chân NE+(122B) và NE-(121B).

Hình 4.17: Lắp trục khuỷu

61
- Lắp giắc DLC3:

Hình 4.18: Giắc DLC3

Trên mô hình chân giắc DLC3 được nối chân như sau:
+ Pin 4: Nối với chassi
+ Pin 5: Nối mass
+ Pin 6: Nối vào chân CAN H(49A) trên hộp ECU
+ Pin 14: Nối vào chân CAN L(41A) trên hộp ECU
+ Pin 16: Nối nguồn BATT 12V
Sau khi hoàn thành lắp đặt các chi tiết tổng thành cho mô hình và thực hiện các
bước chạy thử cũng như là hoàn thành thêm một số hạn mục để tăng tính thẩm mỹ cho
mô hình thì mô hình cũng đã được hoàn thành. Và đây là hai mặt trước và sau của mô
hình sau khi được nhóm chúng em hoàn thành:

62
Hình 4.19: Mặt trước mô hình sau khi hoàn thành

Hình 4.20: Mặt sau của mô hình sau khi hoàn thành

63
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN

5.1 Kết luận:


Qua quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp “NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG PHUN
XĂNG ĐÁNH LỬA CỦA XE HIỆN ĐẠI”. Chúng em nhận thấy hệ thống phun xăng
điện tử có vai trò rất quan trọng trên ôtô, tối ưu hóa cung cấp nhiên liệu mang lại công
suất cao tiết kiệm nhiên liệu cải thiện được ô nhiễm môi trường.

Trong quá trình làm đồ án tốt nghiệp đề tài được định hướng và nghiên cứu
nhằm mục đích tìm hiểu sâu hơn về kết cấu cũng như chế tạo được mô hình hoàn chỉnh
để hiểu rõ về “lắp đặt cụm vòi phun” và phục vụ đào tạo, đến nay đề tài đã thực hiện
được:

- Đưa ra được các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống cung cấp nhiên liệu

- Lập phương án chế tạo mô hình lắp đặt cụm vòi phun trong mô hình phun
xăng điện tử của ô tô Vios (động cơ 1NZ –FE) ứng dụng tại phòng thí nghiệm ô tô.

- Hướng dẫn thực hiện đo kiểm trực tiếp trên mô hình bằng những hình ảnh chi
tiết và cụ thể.

* Tuy vậy đề tài vẫn còn những thiếu sót nhất định:

- Chưa đưa được hết chân ECU lên mô hình.

- Mô hình còn thiếu sót một số chi tiết so với ô tô thực tế.

- Chưa giới thiệu được các thiết bị đo kiểm hiện đại.

- Tồn tại một số lỗi do không có đầy đủ các chi tiết như trên ô tô.

Do đó nếu điều kiện về thời gian và các điều kiện khác cho phép đề tài mong
muốn được phát triển và thực hiện tiếp những khó khăn còn tồn tại ở trên. Song đề tài

64
đã hoàn thành được các mục tiêu đề ra của đồ án tốt nghiệp. Sự thành công có được
của đề tài là do sự tập trung nỗ lực không ngừng nghỉ của bản thân, sự giúp đỡ nhiệt
tình của thầy PGS.TS. HOÀNG ANH TUẤN cùng sự chỉ bảo ân cần và những góp ý
chân thành của các thầy cô trong Viện và các bạn sinh viên. Xin chân thành cảm ơn sự
chỉ bảo tận tình của thầy hướng dẫn cùng các thầy cô giáo trong Viện và các bạn sinh
viên và có những ý kiến đóng góp để xây dựng đề tài được hoàn chỉnh hơn.
5.2 Hướng phát triển
Sau quá trình tìm hiểu và thực hiên đề tài, nhóm đã giải quyết các mắc đã đề ra
ban đầu, giải quyết từng bước và đặt ra những vấn đề mới giúp cho bài đồ án mang tính
logic và hoàn thiện hơn. Quá trình tìm hiểu đề tài thông qua các tài liệu trong nước và
ngoài nước, tiếp xúc các anh chị có kinh nghiệm, giúp nhóm có được nhiều kiến thức
bổ ích và hữu hiệu trong thời gian làm đồ án.

65
66
TÀI LIỆU THAM KHẢO

a) PGS TS Đỗ Văn Dũng - Hệ thống điện và điện tử trên ô tô hiện đại - Nhà xuất
bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội – 2003.
b) GSIC – Trung tâm thông tin dịch vụ toàn cầu.
c) Công ty Toyota Việt Nam - Kỹ thuật viên chẩn đoán của hãng Toyota.
d) Công ty Toyota Việt Nam - Tài liệu đào tạo TCCS Giai đoạn 3 và giai đoạn 5.
e) Diễn đàn ô tô, link: http://www.oto-hui.com/
f) Diễn đàn kỹ thuật ô tô, link : https://axeoto.com/
g) Sơ đồ mạch điện của các hãng, link : http://www.bbbind.com/free-tsb/
h) Tạo app trên CH Play – Android, link: http://ai2.appinventor.mit.edu/

67

You might also like