You are on page 1of 96

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM


---------------------------

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THÚY

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN


CHI PHÍ THI CÔNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG
CỦA CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ


Chuyên ngành : Kế toán
Mã số ngành: 60340301

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 09 năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
---------------------------

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THÚY

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN


CHI PHÍ THI CÔNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG
CỦA CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ


Chuyên ngành : Kế toán
Mã số ngành: 60340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM THỊ NGA

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 09 năm 2016


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TIẾN SĨ . PHẠM THỊ NGA

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 24 tháng 9 năm 2016
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)
TT Họ và tên Chức danh Hội đồng

1 PGS.TS. Phan Đình Nguyên Chủ tịch

2 TS.Trần Văn Tùng Phản biện 1

3 TS. Nguyễn Thị Mỹ Linh Phản biện 2

4 PGS.TS. Lê Quốc Hội Ủy viên

5 TS.Phan Mỹ Hạnh Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày 30 tháng 07 năm 2016

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ


Họ tên học viên : Nguyễn Thị Phương Thúy Giới tính : Nữ
Ngày, tháng, năm sinh : 04/09/1988 Nơi sinh : TP.Hồ Chí Minh
Chuyên ngành : Kế toán MSHV : 1440850014
I- Tên đề tài:
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình dân dụng của
các công ty xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
II- Nhiệm vụ và nội dung:
- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình dân dụng
của các công ty xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- Phân tích thống kê các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình dân
dụng của các công ty xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- Kết luận và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả chi phí thi công trình dân
dụng của các công ty xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
III- Ngày giao nhiệm vụ : 23/01/2016
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ : 30/06/2016.
V- Cán bộ hướng dẫn : Tiến sĩ Phạm Thị Nga.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

TS. PHẠM THỊ NGA


i

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn

Nguyễn Thị Phương Thúy


ii

LỜI CÁM ƠN
Được sự phân công của Khoa Quản lý khoa học và Đào tạo sau đại học Trường
Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh và sự đồng ý của Giáo viên hướng dẫn TS.
Phạm Thị Nga tôi đã thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí
thi công công trình dân dụng của các công ty xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh”.
Để hoàn thành khóa luận này. Tôi chân thành cảm ơn các thầy cô đã tận tình
hướng dẫn và giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu ở Trường Đại học
Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh.
Xin chân thành cảm ơn Giáo viên hướng dẫn TS. Phạm Thị Nga đã tận tình, chu
đáo hướng dẫn tôi thực hiện khóa luận này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất. Song
do bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp cận với thực tế cũng như
hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không tránh khỏi những thiếu sót nhất định
mà bản thân chưa đạt được. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của Quý Thầy, Cô và các
bạn đồng nghiệp để khóa luận được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Học viên thực hiện Luận văn

Nguyễn Thị Phương Thúy


iii

TÓM TẮT
Xây dựng là ngành công nghiệp sản xuất ra một khối lượng vật chất rất lớn
cho xã hội, có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân và có tác dụng thúc đẩy sự
phát triển của các ngành kinh tế khác. Tuy nhiên do tính đặc thù của ngành xây
dựng, đặc biệt trong quá trình thi công công trình dân dụng luôn chịu ảnh hưởng của
các yếu tố như môi trường, nhân lực, thiết bị, vật tư, chính sách, tài chính, tiến độ
thi công, gian lận,… nên quá trình triển khai thực hiện các công trình thi công luôn
phải đương đầu với nhiều rủi ro. Vì vậy, mục tiêu nghiên cứu là xây dựng một mô
hình “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình dân dụng
của các công ty xây dựng trên địa bàn TP.HCM”.
Nghiên cứu này đã nhận dạng được 33 yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thi công
công trình dân dụng trên địa bàn TP.HCM. Thông qua việc thu thập dữ liệu từ 197
khảo sát am hiểu về chi phí thi công công trình dân dụng trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh cùng với ứng dụng phương pháp nhân tố EFA và phân tích hồi quy tác
giả đã xác định được 33 yếu tố và chia thành 7 nhóm có tổng phương sai giải thích
63,623%.
Tác giả cũng đã phân tích, xây dựng một phương trinhg hàm hồi quy đa biến
thể hiện mối quan hệ giữa 7 nhóm yếu tố vừa nhận dạng.
Phương trình có dạng: CP = 0,295TC + 0,283KT + 0,196MT + 0,213GL +
0,321HD + 0,217KC + 0,190TN với R2=56,1%.
Cuối cùng, tác giả thực hiện phân tích khái quát của các yếu tố ảnh hưởng
đến chi phí thi công công trình dân dụng của các công ty xây dựng trên địa bàn
TP.HCM, từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí thi công
nhưng vẫn đảm bảo về mặt chất lượng và an toàn của các công trình thi công dân
dụng..
Từ khóa: Yếu tố ảnh hưởng, chi phí thi công, công trình dân dụng.
iv

ABSTRACT
Construction is the industrialist produces a huge quantity of materials for
society, it has leading role in national economy and effects to promote the
development of other economic sectors. However, because of the particular nature
of the construction industry, especially in the process of construction of civil
engineering are affected by factors such as the environment, human resources,
equipment, materials, policy, finance, construction progress, fraud, ... the
deployment process to perform construction works are faced to many risks. So the
goal of research is to build a model "Studying the factors affect to the cost of
construction of civil engineering at the construction company in HCM City”.
The research identified 33 factors that affect the cost of construction of civil
works in HCM City. Through the data collected from the 197 survey cost of civil
construction in Ho Chi Minh City with the application method EFA factor and
regression analysis. The author has identified 33 factors divided into 7 groups and
the total variance explained 63.623%.
The author also analyzed, build an equation the multivariate regression to
show the relationship between the 7 groups have identified factors.
The equation of the form: CP = 0,295TC + 0,283KT + 0,196MT + 0,213GL
+ 0,321HD + 0,217KC + 0,190TN with R2=56,1%.
Finally, the author conducted an analysis overview of factors affect to the cost
of construction of civil engineering at the construction company in HCM City.
Therefrom, the author suggests a number of solutions to savings cost for
construction while ensuring the quality and safety of civil construction works …
Keywords: Factors affecting, the cost of construction, civil engineering.
v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................. ii
TÓM TẮT.................................................................................................................. iii
ABSTRACT .............................................................................................................. iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................v
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT ................................................................................. viii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU............................................................................... ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ................................................................................ xi
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.............................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài:................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................1
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................2
1.4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ............................................2
1.5. nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .......................................................4
1.6. Kết cấu của luận văn ......................................................................................4
1.7. Câu hỏi nghiên cứu: (đính k m Phụ lục 3: Phiếu khảo sát) ..........................4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN L THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC VỀ
CHI PHÍ THI CÔNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG...................................................5
2.1. Tổng quan về công trình dân dụng và chi phí thi công .................................5
2.1.1. Khái niệm công trình dân dụng ..............................................................5
2.1.2. Khái niệm về chi phí thi công .................................................................5
2.1.3. Phân loại chi phí thi công .......................................................................5
2.1.4. Cơ sở pháp lý thi công công trình dân dụng ảnh hưởng đến chi phí thi
công dân dụng ....................................................................................................10
2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ........................................................11
2.2.1. Nghiên cứu trong nước .........................................................................11
2.2.2. Nghiên cứu nước ngoài .........................................................................12
2.3. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình dân dụng
trong đề tài nghiên cứu ..........................................................................................13
vi

2.4. Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu ảnh hưởng đến chi phí thi công công
trình dân dụng trên địa bàn TP.HCM ....................................................................13
2.4.1. Yếu tố năng lực bên thi công ................................................................13
2.4.2. Yếu tố đặc điểm công tác kế toán của đơn vị thi công .........................14
2.4.3. Yếu tố năng lực bên hoạch định, chủ đầu tư ........................................14
2.4.4. Yếu tố về gian lận, thất thoát, sai sót trong thiết kế và thi công. ..........15
2.4.5. Yếu tố môi trường kinh tế. ....................................................................15
2.4.6. Chính sách pháp luật của nhà nước ......................................................16
2.4.7. Yếu tố tự nhiên .....................................................................................17
2.4.8. Kết cấu chi phí kế toán .........................................................................17
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................19
3.1. Sơ đồ nghiên cứu .........................................................................................19
3.2. Nghiên cứu định tính ...................................................................................20
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu ..............................................................................20
3.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính ................................................................21
3.3. Nghiên cứu định lượng ................................................................................21
3.3.1. Thiết kế mẫu nghiên cứu: .....................................................................22
3.3.2. Thiết kế bảng câu hỏi ............................................................................22
3.4. Các công cụ nghiên cứu...............................................................................23
3.5. Phân tích dữ liệu ..........................................................................................23
3.5.1. Phân tích thống kê mô tả.......................................................................23
3.5.2. Phân tích sâu dữ liệu bằng thang đo Cronbach’s Alpha .......................23
3.5.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA .........................................................24
3.5.4. Phân tích hồi quy ..................................................................................25
3.6. Quy trình khảo sát........................................................................................26
3.7. Mô hình nghiên cứu cho đề tài này như sau: ...............................................29
3.8. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình dân dụng
trên địa bàn TP.HCM. ...........................................................................................29
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................36
4.1. Thực trạng các yếu tố làm ảnh hưởng chi phí thi công công trình DD trên
địa bàn TP.HCM. ...................................................................................................36
vii

4.2. Kết quả của quá trình thu nhập dữ liệu khảo sát .........................................38
4.3. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu .................................................................39
4.4. Kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha (lần 1) ...........................................43
4.5. Kết quả Cronbach’s Alpha (lần 2) như sau: ................................................49
4.6. Phân tích nhân tố khám phá EFA ................................................................50
4.7. Kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha (lần 3) ...........................................59
4.8. Phân tích hồi quy .........................................................................................60
4.9. Thảo luận kết quả nghiên cứu......................................................................62
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................64
5.1. Kết luận........................................................................................................64
5.2. Kiến nghị .....................................................................................................65
5.2.1. Tìm kiếm những bên hoạch định, các nhà đầu tư có năng lực .............65
5.2.2. Lựa chọn đơn vị thi công có năng lực ..................................................66
5.2.3. Nâng cao kiểm tra, giám sát quản lý chi phí thi công. .........................66
5.2.4. Chống gian lận, thất thoát, hạn chế các sai sót trong thiết kế và thi công
...............................................................................................................67
5.2.5. Đảm bảo ổn định môi trường kinh tế ....................................................68
5.3. Hạn chế của đề tài và kiến nghị hướng nghiên cứu tiếp theo ......................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................70
viii

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT


STT Chữ viết tắt Nghĩa Tiếng Việt Nghĩa Tiếng Anh
1 ANOVA Phân tích phương sai Analysis of variance
2 CĐT Chủ đầu tư
3 CPNVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
4 CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp
5 CPSXC Chi phí sản xuất chung
6 DA Dự án
7 DD Dân dụng
8 EFA Phân tích nhân tố khám phá Explpratory Factor Analysis
9 KMO Hệ số KMO Kaiser-Meyer-Olkin
10 TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
11 TSCĐ Tài sản cố định
12 SPSS Statistical Product and Services
Solutions.
ix

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


Bảng 3.1: Các biến kỳ vọng đến vấn đề nghiên cứu .................................................27
Bảng 4.1: Quy mô và cơ cấu đối tượng khảo sát theo giới tính ................................39
Bảng 4.2: Độ tuổi của đối tượng khảo sát .................................................................40
Bảng 4.3: Trình độ của đối tượng khảo sát ...............................................................41
Bảng 4.4: Chức vụ của đối tượng khảo sát ...............................................................42
Bảng 4.5: Hệ số Cronbach’s Alpha của dữ liệu nhóm năng lực bên thi công ..........44
Bảng 4.6: Kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu nhóm năng lực bên thi công ...................44
Bảng 4.7: Hệ số Cronbach’s Alpha của dữ liệu nhóm đặc điểm công tác kế toán của
đơn vị thi công...........................................................................................................44
Bảng 4.8: Kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu nhóm đặc điểm công tác kế toán của đơn
vị thi công ..................................................................................................................45
Bảng 4.9: Hệ số Cronbach’s Alpha của dữ liệu nhóm năng lực bên hoạch định, chủ
đầu tư .........................................................................................................................45
Bảng 4.10: Kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu nhóm năng lực bên hoạch định, chủ đầu
tư................................................................................................................................45
Bảng 4.11: Hệ số Cronbach’s Alpha của dữ liệu nhóm yếu tố về gian lận, thất thoát,
sai sót trong thiết kế và thi công................................................................................46
Bảng 4.12: Kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu nhóm yếu tố về gian lận, thất thoát, sai
sót trong thiết kế và thi công .....................................................................................46
Bảng 4.13: Hệ số Cronbach’s Alpha của dữ liệu nhóm yếu tố môi trường kinh tế ..46
Bảng 4.14: Kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu nhóm yếu tố môi trường kinh tế ..........47
Bảng 4.15: Hệ số Cronbach’s Alpha của dữ liệu nhóm chính sách pháp luật của Nhà
nước ...........................................................................................................................47
Bảng 4.16: Kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu nhóm yếu tố môi trường kinh tế ..........47
Bảng 4.17: Hệ số Cronbach’s Alpha của dữ liệu nhóm yếu tố tự nhiên ...................47
Bảng 4.18: Kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu nhóm yếu tố tự nhiên ...........................48
Bảng 4.19: Hệ số Cronbach’s Alpha của dữ liệu nhóm kết cấu chi phí kế toán .......48
Bảng 4.20: Kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu nhóm kết cấu chi phí kế toán ...............48
Bảng 4.21: Hệ số Cronbach’s Alpha của dữ liệu nhóm chi phí thi công tại công trình
dân dụng của các công ty xây dựng trên địa bàn TP.HCM ......................................49
x

Bảng 4.22: Kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu nhóm chi phí thi công tại công trình dân
dụng của các công ty xây dựng trên địa bàn TP.HCM .............................................49
Bảng 4.23: Hệ số Cronbach’s Alpha của dữ liệu nhóm năng lực bên thi công (lần 2)
...................................................................................................................................50
Bảng 4.24: Kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu nhóm năng lực bên thi công (lần 2) .....50
Bảng 4.25: Kiểm định KMO & Bartest (lần 1) .........................................................51
Bảng 4.26: Phương sai giải thích (lần 1) ...................................................................52
Bảng 4.27: Ma trận xoay nhân tố (lần 1) ..................................................................53
Bảng 4.28: Kiểm định KMO & Bartest (lần 2) .........................................................54
Bảng 4.29: Phương sai giải thích (lần 2) ...................................................................54
Bảng 4.30: Ma trận xoay nhân tố (lần 2) ..................................................................55
Bảng 4.31: Tổng hợp các biến yếu tố sau khi đã được rút trích thành 07 nhóm ......57
Bảng 4.32: Kiểm định KMO & Bartest cho biến phụ thuộc .....................................58
Bảng 4.33: Phương sai giải thích cho biến phụ thuộc ...............................................58
Bảng 4.34: Ma trận xoay nhân tố cho biến phụ thuộc ..............................................59
Bảng 4.35: Hệ số Cronbach’s Alpha của dữ liệu nhóm yếu tố môi trường kinh tế
(lần 3) ........................................................................................................................59
Bảng 4.36: Kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu nhóm yếu tố môi trường kinh tế (lần 3)
...................................................................................................................................59
Bảng 4.37: Mô hình tóm tắt trong phân tích hồi quy ................................................60
Bảng 4.38: Kết quả phân tích ANOVA ....................................................................60
Bảng 4.39: Phân tích hồi quy tuyến tính ...................................................................60
xi

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH


Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................19
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu cho đề tài..................................................................29
Hình 4.1: Cơ cấu đối tượng khảo sát theo giới tính ..................................................40
Hình 4.2: Tỷ lệ độ tuổi của đối tượng khảo sát .........................................................41
Hình 4.3: Tỷ lệ trình độ học vấn của đối tượng khảo sát ..........................................42
Hình 4.4: Thống kê chức vụ của đối tượng khảo sát ................................................43
Hình 4.5: Biểu đồ Histogram ....................................................................................62
1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU


1.1. T nh c p thiết của đề tài:
Xây dựng là ngành công nghiệp sản xuất ra một khối lượng vật chất rất lớn
cho xã hội, có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân và có tác dụng thúc đẩy sự
phát triển của các ngành kinh tế khác. Tuy nhiên do tính đặc thù của ngành xây
dựng, đặc biệt trong quá trình thi công công trình dân dụng luôn chịu ảnh hưởng
của các yếu tố như môi trường, nhân lực, thiết bị, vật tư, chính sách, tài chính, tiến
độ thi công, gian lận,… nên quá trình triển khai thực hiện các công trình thi công
luôn phải đương đầu với nhiều rủi ro. Vì vậy, mục tiêu nghiên cứu là xây dựng một
mô hình “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình dân
dụng của các công ty xây dựng trên địa bàn TP.HCM”.Để ngành xây dựng đảm bảo
nhiệm vụ của mình trong nền kinh tế, việc cải thiện được các vấn đề xảy ra nêu
trong quá trình triển khai thực hiện thi công có vai trò quan trọng, đặc biệt là các
yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình dân dụng của các công ty xây
dựng hiện nay.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua các cơ sở lý luận về chi phí thi công công trình dân dụng và sử
dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến chi phí thi công công trình dân dụng trên địa bàn TP.HCM với 2 mục
tiêu:
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình dân dụng là
mục tiêu chủ yếu của quá trình nghiên cứu khảo sát, thu thập dữ liệu các yếu tố ảnh
hưởng quyết định tới chi phí thi công công trình dân dụng. Qua đó, có thể đo lường
mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng tới chi phí thi công công trình dân
dụng trên địa bàn TP.HCM.
- Đề xuất và kiến nghị một số giải pháp cơ bản hoàn thiện trong công tác
kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thi công của các công trình dân dụng
trên địa bàn TP.HCM nhằm đảm bảo chất lượng và quản lý hiệu quả chi phí từ lúc
bắt đầu lập dự toán đến lúc hoàn thành công trình đưa vào sử dụng.
2

1.3. Đ i tư ng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu đề tài là các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thi công công
trình dân dụng.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về mặt không gian: các công ty xây dựng công trình dân dụng trên địa bàn
TP.HCM.
- Về mặt thời gian: nghiên cứu giai đoạn năm 2014 - 2015
1.4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp:
- Nghiên cứu thống kê mô tả:
Sau khi thu thập và tổng hợp dữ liệu thông qua quá trình phát phiếu khảo sát
từ các Công ty xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, kết hợp phân tích
nhằm đưa ra những đánh giá định tính về mức độ, tính chất và mối quan hệ giữa các
biến số. Phương pháp phân tích này sử dụng phần mềm Excel để hỗ trợ.
- Nghiên cứu định lượng sử dụng phân tích nhân tố EFA và phân tích hồi
quy bội:
Dùng mô hình hồi quy và phần mềm chuyên dụng SPSS để phân tích, đo
lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến chi phí công trình của các công ty xây
dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Áp dụng phương pháp phân tích bằng
mô hình hồi quy đa biến để chạy phương trình hồi quy của mình.
Trên các cơ sở lý thuyết, dựa trên các nghiên cứu trước đây, người viết đề
xuất mô hình hồi quy tác động đến chi phí công trình của các công ty xây dựng trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 + β7X7 + β8X8 + ε.
Trong đó:
 Biến phụ thuộc:
- Y: Chi phí thi công công trình DD của các công ty trên địa bàn TP.HCM.
 Các biến độc lập có tên gọi cụ thể như sau:
- X1: Năng lực bên thi công, nhà thầu – mỗi nhà thầu xây dựng đều có các
thế mạnh riêng, chuyên môn riêng. Do đó việc lựa chọn các nhà thầu có năng lực và
3

kinh nghiệm dựa trên các giải pháp kỹ thuật, phương thức thực hiện, giá cả thi
công…Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp chi phí thi công của công trình.
- X2: Đặc điểm công tác kế toán của đơn vị thi công – phải đảm bảo sự
chính xác, trung thực, khách quan, tổ chức kế toán của đơn vị thi công phải nguyên
tắc tiết kiệm chi phí và đạt hiệu quả cao góp phần nâng cao hiệu quả chi phí thi
công.
- X3: Năng lực bên hoạch định, chủ đầu tư – nhằm đảm bảo các giải pháp
kỹ thuật thi công hợp lý nhất và thực hiện tốt công việc quản lý rủi ro cũng như chi
phí công trình trong suốt thời gian triển khai thi công. Bên hoạch định cần nỗ lực
lập kế hoạch dự án ngay từ ban đầu, thống nhất phương án thực hiện, chi tiết vật tư,
giá cả … nhằm tạo ra khuôn khổ giám sát chất lượng của công trình thi công dân
dụng.
- X4: Yếu tố về gian lận, thất thoát trong thi công và sai sót trong thiết kế -
mức độ bảo vệ công trình khỏi nạn trộm cắp, thất thoát, sai sót, hối lộ tham
nhũng,… Sự kết cấu gian lận này càng tăng sẽ làm ảnh hưởng đến chi phí thi công
công trình cũng sẽ tăng theo.
- X5: Yếu tố kinh tế - việc lạm phát, thay đổi tỉ giá tiền tệ, lãi suất, giá cả vật
tư, nguồn cung ứng nhân lực tăng theo làm ảnh hưởng đến chi phí thi công công
trình.
- X6: Chính sách pháp luật của Nhà nước – liên quan đến việc thay đổi các
chính sách về luật xây dựng, Luật lao động, luật thuế,…mang tính chất không ổn
định cụ thể như tình hình chính trị, thay đổi giá nhân công, thay đổi chính sách,
đình công, thay đổi chính sách thuế làm ảnh hưởng mối quan hệ giữa các cơ quan
chức năng với Nhà nước. Chính sách càng thay đổi thì mức độ ảnh hưởng đến chi
phí thi công càng cao.
- X7: Yếu tố tự nhiên – làm ảnh hưởng đến sự thiệt hại của công trình. Qua
đó cho thấy việc khảo sát địa chất và thủy văn cũng góp phần ảnh hưởng đến chi phí
thi công của công trình.
- X8: Kết cấu chi phí thi công công trình - chi phí tổng hợp tất cả các chi phí
hình thành lên giá thành công trình bao gồm các chi phí vật tư, chi phí nhân công,
4

chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung và chi phí quản lý thi công
công trình.
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Trên thế giới và Việt Nam có rất nhiều công trình, nhiều đề tài nghiên cứu
liên quan các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây dựng nhưng chưa có một nghiên
cứu cụ thể nào về đo lường mức độ ảnh hưởng từ các yếu tố đến chi phí thi công
công trình dân dụng của công ty xây dựng trên địa bàn TP.HCM. Do đó qua đề tài
nghiên cứu này, tôi mong muốn có những đóng góp sau:
Đề tài này góp phần trong việc tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thi
công công trình dân dụng trong giai đoạn hình thành ý tưởng dự án.
Đề tài giúp các nhà quản lý dự án, công trình xây dựng quyết định nhanh
việc có nên đầu tư vào việc thực hiện công trình hay không và chọn quy mô xây
dựng phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí thi công nhưng vẫn đảm bảo về mặt chất
lượng và an toàn của công trình thi công dân dụng.
1.6. Kết c u của luận văn
Đề tài gồm có 5 chương nội dung chính:
Chương 1 : Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2 : Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu về chi phí thi công công
trình dân dụng.
Chương 3 : Phương pháp nghiên cứu
Chương 4 : Kết quả nghiên cứu
Chương 5 : Kết luận và kiến nghị
1.7. C u h i nghiên cứu: (đ nh kèm Phụ lục 3: Phiếu khảo sát)
-----------------∆∆∆-----------------
5

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU


TRƯỚC VỀ CHI PHÍ THI CÔNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG
2.1. Tổng quan về công trình d n dụng và chi ph thi công
2.1.1. Khái niệm công trình d n dụng
Công trình dân dụng là những công trình được xây dựng nhằm mục đích đảm
bảo việc ăn ở và làm việc của con người (trừ công trình công nghiệp dùng để sản
xuất) như nhà riêng, bệnh viện, trường học,... (trích:
http://xaydungttc.blogspot.com)
Công trình dân dụng được phân làm 2 loại:
- Nhà ở: nhà chung cư, nhà riêng lẻ.
- Công trình công cộng: công trình giáo dục, công trình y tế, công trình thể
thao, công trình văn hóa, công trình thương mại và dịch vụ, công trình thông tin
truyền thông, trụ sở làm việc của các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp,...
2.1.2. Khái niệm về chi ph thi công
Chi phí thi công (còn được gọi là chi phí sản xuất xây lắp) là quá trình chuyển
biến của vật liệu xây dựng thành sản phẩm dưới tác động của máy móc thiết bị cùng
sức lao động của công nhân. Nói cách khác, các yếu tố về tư liệu lao động, đối
tượng lao động dưới sự tác động có mục đích của sức lao động qua quá trình thi
công sẽ trở thành sản phẩm xây dựng (trích http://voer.edu.vn/m/chi-phi-san-xuat-
trong-doanh-nghiep-xay-lap/b1c6c934).
Những hao phí này được thể hiện dưới hình thái giá trị thì đó là chi phí sản
xuất.Chi phí thi công bao gồm nhiều loại khác nhau, công dụng và mục đích khác
nhau song chung quy gồm có chi phí về lao động sống như chi phí về tiền lương và
các khoản trích theo lương; chi phí về lao động, vật hoá như nguyên vật liệu, khấu
hao về TSCĐ…
Chi phí thi công là hết sức quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận,
do đó việc quản lý và giám sát chặt chẽ chi phí là hết sức cần thiết. Để có thể giám
sát và quản lý tốt chi phí cần phải phân loai chi phí theo các tiêu thức thích hợp.
2.1.3. Ph n loại chi ph thi công
Xác định đối tượng tập hợp chi phí thi công là khâu đầu tiên cần thiết của công
tác kế toán tập hợp chi phí thi công. Để xác định đối tượng tập hợp chi phí thi
6

công phải căn cứ vào đặc điểm phát sinh chi phí và công dụng của chi phí trong thi
công. Tuỳ theo cơ cấu tổ chức sản xuất, yêu cầu và trình độ quản lý chi phí, yêu cầu
hạch toán kinh tế nội bộ của các công ty xây dựng mà đối tượng tập hợp chi phí sản
xuất có thể là toàn bộ quy trình công nghệ hay từng giai đoạn, từng quy trình công
nghệ riêng biệt. Tuỳ theo quy trình công nghệ thi công, đặc điểm, yêu cầu của từng
công trình mà công tác tính giá thành phải tập hợp các chi phí phát sinh một cách
chi tiết và đầy đủ.
 Chi ph nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí về nguyên vật liệu chính, vật
liệu phụ, các cấu kiện hoặc các bộ phận rời, vật liệu luân chuyển tham gia cấu thành
nên thực thể sản phẩm xây lắp (không kể vật liệu phục vụ cho máy móc thi công,
phương tiện thi công và những vật liệu tính trong chi phí sản xuất chung). Giá trị
vật liệu được hạch toán vào khoản mục này ngoài giá trị thực tế còn có cả chi phí
thu mua, vận chuyển từ nơi mua về nơi nhập kho hoặc xuất thẳng đến chân công
trình.
Nguyên vật liệu sử dụng cho xây dựng hạng mục công trình nào phải được
tính trực tiếp cho hạng mục công trình đó trên cơ sở chứng từ gốc theo số lượng
thực tế đã sử dụng và theo giá xuất kho thực tế. Trường hợp nguyên vật liệu xuất
dùng có liên quan đến nhiều công trình, không thể tổ chức hạch toán riêng được thì
kế toán phải phân bổ chi phí cho các công trình theo tiêu thức thích hợp như theo
định mức tiêu hao, theo khối lượng thực hiện…
Tất cả các chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho thi công xây lắp như:
 Vật liệu xây dựng: là giá thực tế của cát, đá, sỏi, sắt,thép, ximăng…
 Vật liệu khác: bột màu, dao, đinh, dây…
 Nhiên liệu than củi dùng để nấu nhựa rải đường, oxy để hàn …
 Vật kết cấu: bê tông đúc sẵn…
 Thiết bị gắn liền với vật kiến trúc như: thiết bị vệ sinh, thông gió,
ánh sáng, thiết bị sưởi ấm…(kể cả công xi mạ ,bảo quản thiết bị).
 Chi phí nh n công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là chi phí lao động trực tiếp tham gia vào quá trình
hợp đồng xây dựng bao gồm cả khoản phải trả cho người lao động trong biên chế
7

của công ty xây dựng và cho người lao động thuê ngoài (không bao gồm các khoản
tính trích theo lương) (trích từ https://voer.edu.vn/m/hach-toan-chi-phi-san-xuat-
trong-doanh-nghiep-xay-lap/930436a0).
Chi phí nhân công bao gồm tiền lương, phụ cấp của công nhân trực tiếp tham
gia công tác thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị, bao gồm:
 Tiền lương chính của công nhân trực tiếp thi công xây lắp kể cả công nhân
phụ, công nhân chính như công nhân mộc, công nhân nề, công nhân xây, công nhân
uốn sắt, công nhân trộn bê tông…; công nhân phụ như: công nhân khuân vác máy
móc thi công, tháo dỡ ván khuôn đàn giáo, lau chùi thiết bị trước khi lắp đặt, cạo rỉ
sắt thép, nhúng gạch…
 Các khoản phụ cấp theo lương như phụ cấp làm đêm, thêm giờ, phụ cấp
trách nhiệm, chức vụ, phụ cấp công trường, phụ cấp khu vực, phụ cấp nóng độc
hại…
 Tiền lương phụ của công nhân trực tiếp thi công xây lắp.
 Ngoài các khoản tiền lương và phụ cấp của công nhân trực tiếp tham gia
công tác thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị thuộc biên chế quản lý của công ty xây
dựng, khoản mục chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm khoản phải trả cho lao
động thuê ngoài theo từng loại công việc. Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp
không bao gồm tiền lương của công nhân khi vận chuyển vật liệu ngoài cự ly công
trường, lương nhân viên thu mua bảo quản bốc dỡ vật liệu trước khi đến kho công
trường, lương công nhân tát nước vét bùn khi thi công gặp trời mưa hay mạch nước
ngầm và tiền lương của các bộ phận khác (sản xuất phụ, xây lắp phụ, nhân viên bảo
vệ, quản lý…).
 Mặt khác, chi phí nhân công trực tiếp cũng không bao gồm khoản trích
BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định tính trên tiền lương phải trả của công
nhân trực tiếp thi công xây lắp.
 Chi phí nhân công trực tiếp cũng không tính tiền ăn giữa ca của công nhân
viên trực tiếp xây lắp. Các khoản này được tính vào khoản mục chi phí sản xuất
chung.
8

 Trong trường hợp các công ty xây dựng có các hoạt động khác mang tính
chất công nghiệp hoặc cung cấp dịch vụ thì vẫn được tính vào khoản mục chi phí
nhân công trực tiếp.
 Chi ph sử dụng máy thi công
Đối với trường hợp doanh nghiệp thực hiện việc xây lắp theo phương thức thi
công hỗn hợp vừa thi công bằng thủ công vừa kết hợp thi công bằng máy, trong giá
thành xây lắp còn có khoản mục chi phí sử dụng máy thi công.
Chi phí sử dụng máy thi công gồm hai loại chi phí là chi phí thường xuyên và
chi phí tạm thời.
 Chi phí thường xuyên gồm: các chi phí xảy ra hàng ngày một cách thường
xuyên cho quá trình sử dụng máy thi công như chi phí về nhiên liệu, dầu mỡ, các
chi phí vật liệu phụ khác; tiền lương của công nhân điều khiển và công nhân phục
vụ máy thi công; tiền khấu hao TSCĐ là xe máy thi công; các chi phí về thuê
máy,chi phí sửa chữa thường xuyên xe máy thi công.
 Chi phí tạm thời là những chi phí phát sinh một lần có liên quan đến việc
lắp, tháo, vận chuyển, di chuyển máy và các khoản chi phí về những công trình tạm
phục vụ cho việc sử dụng máy thi công như lán che máy ở công trường, bệ để máy
ở khu vực thi công.
 Các chi thường xuyên được tính trực tiếp một lần vào chi phí sử dụng máy
thi công trong kỳ còn chi phí tạm thời không hạch toán một lần vào chi phí sử dụng
máy thi công mà được tính phân bổ dần theo thời gian sử dụng các công trình tạm
hoặc theo thời gian thi công trên công trường (thời gian nào ngắn hơn sẽ được chọn
làm tiêu thức để phân bổ). Chi phí tạm thời cũng có thể được tiến hành trích trước
vào chi phí sử dụng máy thi công. Khi sử dụng xong công trình tạm, số chênh lệch
giữa chi phí thực tế phát sinh với chi phí trích trước được xử lý theo quy định.
 Do đặc điểm của hoạt động xây lắp và của sản phẩm xây lắp, một máy thi
công có thể sử dụng cho nhiều công trình trong kỳ hạch toán. Vì vậy, cần phân bổ
chi phí máy thi công cho từng công trình. Theo chế độ quy định hiện nay, có ba tiêu
thức phân bổ là: theo khối lượng công việc hoàn thành của ca máy, theo ca máy làm
việc, theo dự toán chi phí sử dụng máy thi công. Công thức phân bổ như sau:
Chi phí sử dụng = Tổng chi phí máy thi công x Tổng tiêu thức phân
9

máy thi công phân Tổng tiêu thức phân bổ của bổ cho đối tượng
bổ cho đối tượng tất cả đối tượng
(Trích từ: https://voer.edu.vn/c/hach-toan-chi-phi-su-dung-may-thi-
cong/439aac7f/8a9ed4ad)
 Chi phí sử dụng máy thi công không bao gồm khoản trích BHXH, BHYT,
KPCĐ theo tỷ lệ quy định trên tiền lương của công nhân điều khiển máy thi công –
khoản này được tính vào chi phí sản xuất chung. Chi phí sử dụng máy thi công cũng
không bao gồm các khoản sau: lương công nhân vận chuyển, phân phối vật liệu cho
máy; vật liệu là đối tượng chế biến của máy, các chi phí xảy ra trong quá trình máy
ngừng sản xuất, các chi phí lắp đặt lần đầu cho máy móc thi công, chi phí sử dụng
máy móc thiết bị khác và các chi phí có tính chất quản lý, phục vụ chung.
 Trường hợp công ty xây dựng thi công toàn bằng thủ công hoặc thi công
toàn bằng máy, các chi phí phát sinh không đưa vào khoản mục chi phí sử dụng
máy thi công mà được tập hợp vào các khoản mục CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC.
 Chi ph sản xu t chung
Chi phí sản xuất chung là các chi phí trực tiếp khác (ngoài chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sử dụng máy thi công) và các
chi phí về tổ chức, quản lý phục vụ sản xuất xây lắp, các chi phí có tính chất
chung cho hoạt động xây lắp gắn liền với từng đơn vị thi công như tổ, đội, công
trường thi công.
Chi phí sản xuất chung gồm các khoản chi phí như sau:
 Chi phí nhân viên phân xưởng: gồm tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp
lương, phụ cấp lưu động phải trả cho nhân viên quản lý đội xây dựng, tiền ăn giữa
ca của nhân viên quản lý đội xây dựng và của công nhân xây lắp; khoản trích
BHXH, BHYT, KPCĐ được tính theo tỷ lệ quy định hiện hành trên tiền lương phải
trả của công nhân trực tiếp xây lắp, nhân viên sử dụng máy thi công và nhân viên
quản lý đội thuộc biên chế của doanh nghiệp.
Ngoài khoản chi phí của nhân viên quản lý công trường, kế toán, thống kê,
kho, vệ sinh…của công trường, chi phí nhân viên phân xưởng còn bao gồm tiền
công vận chuyển vật liệu ngoài cự ly thi công do mặt bằng thi công chật hẹp, công
tát nước vét bùn khi trời mưa hoặc gặp mạch nước ngầm…
10

 Chi phí vật liệu gồm chi phí vật liệu cho đội xây dựng như vật liệu dùng để
sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, công cụ dụng cụ thuộc đội xây dựng quản lý và sử
dụng, chi phí lán trại tạm thời.
Trường hợp vật liệu mua ngoài xuất thẳng cho đội xây dựng, nếu doanh
nghiệp được khấu trừ thuế thì chi phí vật liệu không bao gồm thuế giá trị gia tăng
(GTGT) đầu vào.
 Chi phí dụng cụ sản xuất xây lắp gồm các chi phí về công cụ dụng cụ dùng
cho thi công như cuốc xẻng, dụng cụ cầm tay, xe đẩy, đà giáo, ván khuôn và các
loại công cụ dụng cụ khác dùng cho sản xuất và quản lý của đội xây dựng. Chi
phí dụng cụ sản xuất xây lắp không bao gồm thuế GTGT đầu vào nếu doanh nghiệp
tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế.
 Chi phí khấu hao TSCĐ gồm chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt
động của đội xây dựng.
Trong trường hợp doanh nghiệp tổ chức thi công hỗn hợp vừa bằng thủ công
vừa bằng máy, khoản chi phí khấu hao máy móc thi công được tính vào chi phí sử
dụng máy thi công chứ không tính vào chi phí sản xuất chung.
2.1.4. Cơ sở pháp lý thi công công trình d n dụng ảnh hưởng đến chi ph
thi công d n dụng
 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ban hành ngày 18/6/2014 và hiệu lực kể từ ngày 01/01/2015.
 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 26/11/2014 và hiệu lực kể từ ngày 01/7/2015.
 Luật Lao động số 10/2012/QH13 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ban hành ngày 18/6/2012 và hiệu lực kể từ ngày 01/5/2013.
 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP do Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ban hành ngày 25/3/2015 về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng và có
hiệu lực kể từ ngày 10/5/2015
 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP do Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ban hành ngày 12/1/2015 về việc Quy định chi tiết hướng dẫn thi
hành một số nội dung của Bộ luật Lao động và có hiệu lực kể từ ngày 01/3/2015.
11

 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP do Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ban hành ngày 18/6/2015 về việc Quản lý dự án đầu tư xây dựng và
có hiệu lực kể từ ngày 05/8/2015.
 Nghị định số 48/2010/NĐ-CP do Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ban hành ngày 07/05/2010 về Hợp đồng trong hoạt động xây dựng
và có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2010.
 Thông tư số 01/2015/TT-BXD do Bộ Xây dựng ban hành ngày 20/03/2015
về việc Hướng dẫn xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư và có
hiệu lực kể từ ngày 15/5/2015.
 Thông tư số 22/2009/TT-BXD do Bộ Xây dựng ban hành ngày 06/07/2009
về Quy định chi tiết về điều kiện năng lực trong hoạt động xây dựng và có hiệu lực
kể từ ngày 20/8/2009.
2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
2.2.1. Nghiên cứu trong nước
- Vấn đề và giải pháp đã đề ra những cải cách để nâng cao hiệu quả quản lý
đầu tư công, áp dụng vào thực tiễn thông qua việc đưa những cải cách này vào trong
kế hoạch điều hành kinh tế - xã hội của TP.HCM.
Trần Hoàng Tuấn (2014) cho rằng có 04 yếu tố ảnh hưởng đến chi phí hoàn
thành dự án trong giai đoạn thi công, bao gồm: (1) tổ chức lao động trong thi công;
(2) khối lượng công việc thực hiện và vật tư tiêu hao; (3) kế hoạch và phương án thi
công; (4) sai sót trong thiết kế và thi công.
Tác giả Phan Thanh Trà (2013) với luận văn Kiểm soát chi phí xây lắp tại
công ty cổ phần Vinaconex 25, đã dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn,
các vấn đề về kiểm soát chi phí xây lắp tại Công ty cổ phần Vinaconex 25 trong các
công trình xây dựng, nhằm tìm ra những mặt còn tồn tại và hạn chế. Từ đó đề xuất
các giải pháp cụ thể, khoa học nhằm tăng cường công tác kiểm soát chi phí xây lắp
các công trình cầu đường của công ty nhằm tăng cường kiểm soát chi phí trong các
công trình xây dựng này.
Tác giả Nguyễn Thị Minh Tâm & Cao Hào Thi (2009) với luận văn Các nhân
tố ảnh hưởng đến sự biến động chi phí của dự án xây dựng, đã phân tích 216 dự án
xây dựng thực hiện trong khoảng thời gian từ 2002-2007 của các công ty hoạt động
12

trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn Tp.HCM. Làm rõ các nhân tố ảnh hưởng và
tìm ra những mặt còn tồn tại và hạn chế. Qua đó đề xuất phương thức quản lý chi
phí đầu tư xây dựng phù hợp với cơ chế thị trường hiện nay.
Lê Thị Minh Huệ (2016) đã cho rằng các yếu tố ảnh hưởng đến kế toán quản
trị chi phí tại doanh nghiệp sản xuất bao gồm: (1) yếu tố bên trong doanh nghiệp,
gồm: đặc điểm kinh doanh, cơ cấu quản lý, trình độ nhân viên kế toán, máy móc
thiết bị phục vụ công việc kế toán; (2) yếu tố chính sách pháp luật của Nhà nước;
(3) yếu tố môi trường kinh doanh và hội nhập kinh tế quốc tế.
Các luận văn “Tăng cường kiểm soát chi phí các công trình xây dựng cầu
đường tại thành phố Đà Nẵng” của tác giả Nguyễn Thị Kim Hương (2005); Luận
văn “Tăng cường kiểm soát nội bộ về chi phí các doanh nghiệp thuộc khu quản lý
đường bộ 5” của tác giả Trịnh Thi Hồng Dung (2006); Luận văn “Xây dựng hệ
thống kiểm soát chi phí xây lắp tại các đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Xây dựng
Miền Trung” của tác giả Nguyễn Phi Sơn (2006);…..
2.2.2. Nghiên cứu nước ngoài
Tác giả Olufemi Oyedele (2015) với đề tài “Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng
đến chi phí xây dựng theo phương pháp ước lượng ở Nigeria” khi nghiên cứu về
chi phí xây dựng tại Nigeria gồm: (1) lập kế hoạch thi công, (2) phương án thi công,
(3) hoạt động tư vấn và giám sát. Từ đó đề xuất các phương án thi công cụ thể để
đưa ra những chi phí dự toán đáng tin cậy.
Elhag, T.M.S and Boussabaine, A.H (1999) với đề tài “Đánh giá các yếu tố
ảnh hưởng đến chi phí xây dựng và thời gian thi công” khi nghiên cứu các yếu tố
ảnh hưởng đến chi phí và thời gian thi công của các dự án xây dựng tại Vương quốc
Anh gồm: (1) hoạt động tư vấn và thiết kế, (2) đặc điểm của dự án, (3) môi trường
hoạt động, (4) các chính sách liên quan và (5) năng lực bên thi công. Qua đó, phân
tích và đề xuất các phương thức quản lý phù hợp với cơ chế thị trường.
Nuru Gambo, Ilias Said and Radzi Ismail (2016) với bài báo “Sự ảnh hưởng
của các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí kỹ thuật của các dự án thuộc chính quyền địa
phương ở Nigeria” đề tài đã đưa ra những mặt hạn chế và đánh giá mối quan hệ
giữa các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ thuật thực hiện các dự án có quy mô nhỏ thuộc
chính quyền quản lý, bao gồm: (1) năng lực tài chính, (2) yếu tố về gian lận, và (3)
13

môi trường hoạt động. Đồng thời, có định hướng tích cực cho việc quản lý kỹ thuật
trong xây dựng.
Nghiên cứu dựa trên việc thiết kế các bảng câu hỏi khảo sát (questionnaire
survey), phương pháp nghiên cứu này đã được phổ biến ở nhiều nước tiên tiến trên
thế giới trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì vậy công việc thu thập dữ liệu là một
yếu tố rất quan trọng, quyết định sự thành công của nghiên cứu.
2.3. Xác định các yếu t ảnh hưởng đến chi ph thi công công trình d n
dụng trong đề tài nghiên cứu
Với sự khảo sát ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng của các dự
cơ quan quản lý nhà nước về chuyên môn trong hoạt động đầu tư xây dựng, Chủ
đầu tư, các tư vấn giám sát, thiết kế, quản lý dự án và chỉ huy công trình, tác giả đã
thống kê và đưa ra các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến chi phí thi công công
trình dân dụng trên địa bàn TP.HCM bao gồm:
Thứ nhất là nhóm năng lực bên thi công;
Thứ hai là nhóm đặc điểm công tác kế toán của đơn vị thi công;
Thứ ba là nhóm năng lực bên hoạch định, chủ đầu tư;
Thứ tư là nhóm yếu tố về gian lận, thất thoát, sai sót trong thiết kế và thi công;
Thứ năm là nhóm yếu tố kinh tế;
Thứ sáu là nhóm chính sách pháp luật của Nhà nước;
Thứ bảy là nhóm yếu tố tự nhiên;
Thứ tám là nhóm kết cấu chi phí kế toán.
2.4. X y dựng các giả thuyết nghiên cứu ảnh hưởng đến chi ph thi công
công trình d n dụng trên địa bàn TP.HCM
2.4.1. Yếu t năng lực bên thi công
Vấn đề quản lý chi phí thi công công trình có sự tham gia của đơn vị thi công
(gồm nhà thầu chính và nhà thầu phụ), đối với các công trình sử dụng vốn NSNN
còn có sự tham gia quản lý của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền như Bộ Xây
dựng, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện,... Chính vì vậy năng lực bên
thi công có vai trò quan trọng nhằm tiết kiệm chi phí công trình nhưng vẫn đảm bảo
về mặt chất lượng và an toàn của công trình thi công dân dụng.
Ngày nay các công trình đều được tư vấn, tính toán, thiết kế một cách hiệu quả
14

nhất trong vấn đề chi phí, hiệu quả sử dụng, bên đơn vị phải đưa ra nhiều giải pháp
và tư vấn lựa chọn giải pháp tối ưu cho nhất. Chính vì thế vấn đề năng lực bên đơn
vị thi công phải có kinh nghiệm, mối quan hệ giữa các thành viên trong cơ quan và
đối tác, trình độ cán bộ triển khai thi công tốt thì sẽ có được những lựa chọn tối ưu
nhất cho vấn đề hiệu quả cũng như chi phí thực hiện các công trình, Hiện tại có rất
nhiều công trình tại Việt Nam bị đội chi phí lên rất nhiều lần so với dự toán ban
đầu. Từ những kết luận đánh giá trên tác giả đi đến giả thuyết rằng năng lực bên thi
công ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình dân dụng
Giả thuyết X1 được phát biểu như sau: Năng lực bên thi công sẽ ảnh hưởng
đến chi phí thi công công trình dân dụng.
2.4.2. Yếu t đặc điểm công tác kế toán của đơn vị thi công
Để phát huy đầy đủ vai trò kế toán trong đơn vị thi công phải được tổ chức
phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
trong xây dựng và thực hiện nghiêm túc các chế độ của kế toán do Nhà nước ban
hành.
Nhiệm vụ chủ yếu của công tác kế toán chi phí thi công phải phù hợp với điều
kiện hiện tại của đơn vị thi công và phương pháp kế toán theo trình tự logic, chính
xác, đầy đủ, kiểm tra khâu hạch toán các nghiệp vụ phát sinh.
Đỗ Nguyên Kỳ (2014), Lê Thị Minh Huệ (2016), đã cho rằng các yếu tố ảnh
hưởng đến công tác kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp bao gồm: yếu tố
bên trong doanh nghiệp, đặc điểm kinh doanh, cơ cấu quản lý, trình độ nhân viên kế
toán, máy móc thiết bị phục vụ công việc kế toán, yếu tố chính sách pháp luật nhà
nước, yếu tố môi trường kinh doanh và hội nhập kinh doanh. Điều này khẳng định
rằng các yếu tố thuộc về công tác kế toán của đơn vị thi công có ảnh hưởng trực tiếp
đến chi phí thi công công trình dân dụng .
Giả thuyết X2 được phát biểu như sau: Công tác kế toán của đơn vị thi công
sẽ ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình dân dụng.
2.4.3. Yếu t năng lực bên hoạch định, chủ đầu tư
Theo Phua và ctg (2004) thì các yếu tố tác động đến sự thành công của công
trình
xây dựng bao gồm hiệu quả trao đổi thông tin giữa Nhà thầu và Chủ đầu tư; sự đồng
15

tâm giữa các thành viên trong công ty; mức độ kinh nghiệm của Chủ đầu tư; mối
thân giao giữa các cá nhân trong công ty; mức độ quan tâm, đánh giá của thị trường/
khách hàng đối với dự án; kinh nghiệm trước đó của các bên liên quan; năng lực tài
chính của Chủ đầu tư; quản lý rủi ro; chi phí quản lý của các bên liên quan; hiệu
quả trao đổi thông tin giữa Nhà thầu và Chủ đầu tư…
Do đó yếu tố năng lực của hoạch định, chủ đầu tư giữ vai trò quan trọng ảnh
hưởng đến chi phí thi công dân dụng về mặt nhân sự, tài chính, mức độ thường
xuyên giám sát, công tác hoàn công và quyết toán công trình.
Giả thuyết X3 được phát biểu như sau: Năng lực bên hoạch định, chủ đầu tư
sẽ ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình dân dụng.
2.4.4. Yếu t về gian lận, th t thoát, sai sót trong thiết kế và thi công.
Theo Phua, F.T.T (2004) thì cho rằng mức độ bảo vệ công trường khỏi nạn
trộm cắp có ảnhhưởng đến sự thành công của dự án, công trình xây dựng. Daniel
Baloi (2001) nhận xét có 4 yếu tố liên quan đến sự gian lận tác động làm tăng chi
phí thi công công trình là gian lận khi thi công, sự cấu kết thông đồng giữa các Nhà
thầu, tệ nạn hối lộ và trộm cắp.
Theo Trần Hoàng Tuấn (2014) thì cho rằng mức độ gian lận, sai sót trong thiết
kế và thi công dẫn đến phải làm lại làm ảnh hưởng đáng kể chi phí thi công công
trình.
Dựa vào 5 yếu tố liên quan sự gian lận và thất thoát, sai sót là nhũng nhiễu,
hối lộ; trộm cắp; sự cấu kết gian lận giữa các bên liên quan; thất thoát, mô hình
nghiên cứu phát biểu giả thuyết như sau:
Giả thuyết X4: Yếu tố về gian lận, thất thoát, sai sót trong thiết kế và thi công
làm ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình dân dụng.
2.4.5. Yếu t môi trường kinh tế.
Môi trường kinh tế có tác động đến trực tiếp đến chi phí xây dựng công trình
bởi một công trình thực hiện có các chi phí cho xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây
dựng; chi phí khác và chi phí dự phòng. Chính vì thế các yếu tố môi trường kinh tế
như lạm phát, giá cả vật tư, nhân công, máy móc thi công, máy móc thiết bị phục vụ
công trình, tỷ giá hối đoái đối với các đồng tiền mạnh và giao dịch toàn cầu như
16

USD, Euro, Yên Nhật... có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến chi phí thi công
công trình.
Daniel Baloi (2001), Cliff J.Schexnayder (2003) đều thống nhất lạm phát có
tác động đến chi phí dự án. Trong hướng dẫn sử dụng của Ủy ban châu Âu (2006)
về hiểu biết và giám sát các yếu tố Chi phí - Xác định các dự án cơ sở hạ tầng cho
rằng việc thay đổi tỉ giá tiền tệ và lãi suất cũng làm biến động chi phí xây dựng.
Điều này khẳng định rằng các yếu tố thuộc về môi trường kinh tế có tác động trực
tiếp hay gián tiếp đến chi phí và hiệu quả quản lý chi phí thực hiện dự án án đầu tư
xây dựng công trình.
Các yếu tố trong môi trường kinh tế nhất là lạm phát, tỷ giá có quan hệ chặt
chẽ với giá cả vật liệu tư, máy móc và lương nhân công. Một tỷ lệ lạm phát cao làm
cho giá đầu vào và đầu ra biến động không ngừng, gây ra sự ổn định giả tạo của quá
trình sản xuất tại các nhà cung cấp, ảnh hưởng trượt giá đến giá cả đầu vào của công
trình làm tăng chi phí thi công thực hiện. Điều này dẫn đến làm chậm trễ tiến độ,
gây khó khăn trong việc thu hút các nhà thầu thực hiện công trình và đội chi phí
thực hiện dự án. Từ các lý luận và thực tế trên cùng các nghiên cứu trước đó tác giả
đưa ra giá thuyết X5.
Giả thuyết X5: được phát biểu như sau: Yếu tố môi trường kinh tế làm ảnh
hưởng đến chi phí thi công công trình dân dụng
2.4.6. Chính sách pháp luật của nhà nước
Theo Daniel Baloi (2001), nhóm yếu tố liên quan đến chính trị là một trong 7
nhóm yếu tố tác động làm tăng chi phí của công trình, cụ thể bao gồm các yếu tố
tình hình chính trị không ổn định, bản chất hệ thống chính trị, thay đổi giá nhân
công, thay đổi cơ chế và chính sách, đình công, những ràng buộc khi sử dụng lao
động, thay đổi chính sách thuế, ảnh hưởng của các cơ quan chức năng, mối quan hệ
với Nhà nước và các cơ quan chức năng.
Nghiên cứu của Phua, F.T.T.(2004) cũng đề cập đến mức độ quan liêu thủ tục
hành
chính của các cơ quan chức năng và sự ổn định của tình hình chính trị sở tại trong
các yếu tố tác động đến sự thành công của dự án xây dựng. Dựa vào 3 yếu tố của
nhóm yếu tố về
17

chính sách là cơ chế- luật xây dựng; chính sách thuế; chính sách lương bổng-tuyển
dụng lao động, mô hình nghiên cứu phát biểu giả thuyết như sau:
Giả thuyết X6: Chính sách pháp luật nhà nước làm ảnh hưởng đến chi phí
thi công công trình dân dụng.
2.4.7. Yếu t tự nhiên
Hàng loạt sự cố lún sụt đất do xây dựng công trình ngầm rất nguy hiểm như
công trình cao ốc Pacific gây sập dãy nhà của Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ
trên đường Nguyễn Thị Minh Khai với nguyên nhân do quá trình thi công gặp sự cố
vỡ mạch nước ngầm và công trình cao ốc 12 tầng Saigon Residences tại 11D Thi
Sách Quận 1 gây nghiêng lún chung cư 5 tầng buộc phải di tản khẩn cấp 23 hộ do
bọng nước ngầm cùng xảy ra trong tháng 10/2007, việc sụt lún một lỗ hổng lớn tại
trường THCS Lương Định Của Quận 2 vào tháng 11/2007, … cho thấy tình trạng
đáng báo động liên quan đến việc khảo sát địa chất thi công tầng ngầm cũng như
phản ánh tầm quan trọng của việc nghiên cứu khảo sát địa chất và thủy văn.
Anna Klemetti (2006) chia các nguồn rủi ro đối với một công trình xây dựng
làm 2 nhóm rủi ro có thể tránh được và rủi ro không thể tránh được. Ở đây rủi ro
không tránh được là các trường hợp bất khả kháng như động đất, thiên tai, chiến
tranh,… Do đó mô hình phát biểu giả thuyết như sau:
Giả thuyết X7: Yếu tố tự nhiên làm ảnh hưởng đến chi phí thi công công
trình dân dụng.
2.4.8. Kết c u chi ph kế toán
Doanh nghiệp xây lắp là một doanh nghiệp sản xuất trong đó quá trình hoạt
động sản xuất cũng là sự kết hợp của các yếu tố sức lao động của con người, tư liệu
lao động và đối tượng lao động. Quá trình sử dụng các yếu tố cơ bản trong sản xuất
cũng đồng thời là quá trình doanh nghiệp phải chi ra những chi phí sản xuất tương
ứng: chi phí khấu hao tài sản khấu hao, chi phí nguyên vật liệu, và trong nền kinh tế
thị trường các yếu tố chi phí trên được biểu hiện bằng tiền. Chi phí sản xuất được
chia thành các khoản mục: chi phí vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi
phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung và chi phí quản lý.
Theo Trương Thanh Hằng (2006) đã hệ thống hóa được các vấn đề lý luận cơ
bản chung về kế toán quản trị chi phí và giá thành làm rõ tính tương đối về bản chất
18

nội dung, và phương pháp của KTQT, luận văn chủ yếu tập trung vào kế toán chi
phí và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp, phạm vi nghiên cứu của luận văn
còn tập trung trong phạm vi của một doanh nghiệp, nên còn mang yếu tố chủ quan,
và còn nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu thêm và mở rộng.
Do đó mô hình phát biểu giả thuyết X8: Kết cấu chi phí kế toán làm ảnh
hưởng đến chi phí thi công công trình dân dụng.
-----------------∆∆∆-----------------
19

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Sơ đồ nghiên cứu
Toàn bộ quá trình nghiên cứu sẽ được thực hiện theo sơ đồ như sau:

Vấn đề nghiên cứu

Kiểm định sự phù


hợp của mô hình
Phân tích hồi quy
Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá mức độ
tuyến tính bội
quan trọng của các
nhân tố
Cơ sở lý thuyết
Mô hình nghiên cứu Thang đo hoàn chỉnh

Thang đo nháp Kiểm tra nhân tố


trích được
Phân tích nhân tố Kiểm tra phương
Nghiên cứu định tính sai trích được
(Thảo luận nhóm)

Đánh giá độ tin


Cronbach alpha
cậy các thang đo
Điều chỉnh
Loại biến quan sát
không phù hợp

Thang đo chính Nghiên cứu định lượng


(Bảng câu hỏi điều tra)

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu


Nghiên cứu thực hiện thu thập dữ liệu thông qua hai nguồn thứ cấp và sơ
cấp. Tuy nhiên nguồn sơ cấp là dữ liệu chính của đề tài, để có được dữ liệu này là
tác giả tiến hành thông qua hai gia đoạn chính nghiên cứu định tính và nghiên cứu
định lượng.
20

3.2. Nghiên cứu định tính


3.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu sơ bộ định tính nhằm xây dựng Bảng câu hỏi, tác giả đã phỏng
vấn chuyên gia dưới hình thức tham vấn trực tiếp một số cá nhân am hiểu sâu sắc về
công tác kế toán chi phí thi công tại các đơn vị như: Lãnh đạo đơn vị, trưởng phòng
kế hoạch, trưởng ban quản quản lý dự án, kiến trúc sư, kỹ sư, chuyên viên kỹ thuật,
kế toán, …. tại các công ty xây dựng trên địa bàn TP.HCM.
Thông qua nghiên cứu định tính tác giả sẽ sơ bộ đánh giá được những yếu tố
có thể gây ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình dân dụng của các công ty xây
dựng trên địa bàn TP.HCM, từ đó tiến hành đánh giá, hiệu chỉnh, bổ sung và hoàn
thiện thang đo để xây dựng bảng câu hỏi thăm dò ý kiến phù hợp với đối tượng
nghiên cứu và mục đích của nghiên cứu từ đó xây dựng nên mô hình nghiên cứu
hoàn chỉnh.
Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu, cơ sở lý thuyết, nghiên cứu định tính cũng
như những nghiên cứu đã thực hiện trước đó có liên quan, tác giả tiến hành xây
dựng được một bảng câu hỏi thăm dò chính thức dùng cho nghiên cứu định lượng
nhằm đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình dân dụng của các
công ty xây dựng trên địa bàn TP.HCM.
Nghiên cứu định tính thực hiện bằng kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung theo
dàn bài thảo luận được tác giả chuẩn bị. Mục đích của nghiên cứu này là:
- Khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình DD trên địa
bàn TP.HCM của các ứng viên cùng với các biến đo lường quan sát.
- Khẳng định các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình DD trên
địa bàn TP.HCM của các ứng viên theo mô hình lý thuyết được tác giả đề xuất và
thang đo nháp (phụ lục 1) các yếu tố này.
Phương thức thảo luận là các ứng viên bày tỏ quan điểm của mình theo các nội
dung của bảng câu hỏi do tác giả soạn thảo (phụ lục 1); các ứng viên khác đưa ra
quan điểm phản biện lại ý kiến của các ứng viên trước đó, cho đến khi không còn
quan điểm của ai, các ứng viên cho biết ý kiến bằng văn bản, tác giả tổng hợp và
giữ lại những ý kiến được đa số (2/3) số ứng viên tán thành.
Kết quả thảo luận tập trung là cơ sở để tác giả hiệu chỉnh mô hình lý thuyết
21

được tác giả đề xuất và thang đo nháp thành thang đo hoàn chỉnh sử dụng cho giai
đoạn phỏng vấn nhằm đánh giá mức độ hoàn chỉnh về nội dung, hình thức của các
phát biểu (câu hỏi) và khả năng cung cấp thông tin của ứng viên (người được phỏng
vấn), trên cơ sở đó hiệu chỉnh thành bản câu hỏi sử dụng cho giai đoạn chính thức.
Trong đó, việc đánh giá nội dung được thể hiện trên các khía cạnh:
- Ứng viên (người được phỏng vấn) có hiểu được các phát biểu hay không ?
- Ứng viên có thông tin để trả lời hay không ?
- Ứng viên có sẵn sàng cung cấp thông tin hay không ?
Đánh giá về hình thức là kiểm tra mức độ phù hợp về mặt từ ngữ, cú pháp
được sử dụng trong các phát biểu nhằm đảm bảo tính thống nhất, rõ ràng và không
gây nhầm lẫn cho đáp viên khi được phỏng vấn.
3.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính
Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy những người được tham gia thảo luận
đều khẳng định các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình DD trên địa
bàn TP.HCM và các khía cạnh phản ánh (đo lường) đã được đề là những yếu tố
chính ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình DD trên địa bàn TP.HCM. Tuy
nhiên, cần bổ sung biến quan sát vào thang đo nhằm phù hợp với thực tiễn thị
trường TP.HCM. Cụ thể là:
- Thang đo yếu tố năng lực bên hoạch định, chủ đầu tư (HD), bổ sung biến
(HD4): Công tác hoàn công và quyết toán.
- Thang đo yếu tố Kết cấu chi phí (KC) bổ sung biến (KC5): Chi phí quản lý.
Như vậy, với kết quả nghiên cứu sơ bộ cho thấy mô hình nghiên cứu các yếu
tố ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình DD của các công ty xây dựng trên địa
bàn TP.HCM đã được đề xuất ở chương 2 được giữ nguyên, đồng thời thang đo
hoàn chỉnh (phụ lục 3) được phát triển từ thang đo nháp sau khi bổ sung 02 biến
quan sát vào thang đo yếu tố ảnh hưởng (Năng lực bên hoạch định, chủ đầu tư; Kết
cấu chi phí).
3.3. Nghiên cứu định lư ng
Nghiên cứu định lượng nhằm đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo (giá
trị hội tụ và phân biệt) các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình DD của
các công ty xây dựng trên địa bàn TP.HCM; đồng thời kiểm định mô hình nghiên
22

cứu và các giả thuyết nghiên cứu, từ đó định vị mức độ ảnh hưởng và đo lường giá
trị thực trạng của các yếu tố đến mức độ ảnh hưởng chi phí thi công công trình DD
của các công ty xây dựng trên địa bàn TP.HCM.
3.3.1. Thiết kế mẫu nghiên cứu:
Có nhiều quy ước về kích thước mẫu, chẳng hạn như Hair & ctg (1998) cho
rằng kích thước mẫu phải tối thiểu từ 100 đến 150, theo Gorsuch (1983) cho rằng
phân tích nhân tố cần ít nhất 200 quan sát. Tuy nhiên, tác giả theo quan điểm của
Bollen (1989) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu là 5 quan sát cho một câu hỏi cần
ước lượng.
Theo đó, nghiên cứu này có 38 câu hỏi, vì vậy kích thước mẫu tối thiểu là 38 x
5 = 190. Để đạt được tối thiểu 190 quan sát, tác giả đã gửi 200 bản câu hỏi đến
những người am hiểu về chi phí thi công tại công trình DD của các công ty xây
dựng trên địa bàn TP.HCM.
3.3.2. Thiết kế bảng c u h i
Bảng câu hỏi được thiết kế trên cơ sở thang đo hoàn chỉnh được phát triển từ
kết quả nghiên cứu sơ bộ và bổ sung thêm phần thông tin các đặc điểm nhân khẩu
học của các ứng viên được phỏng vấn.
Cấu trúc bảng câu hỏi: gồm 3 phần chính
- Phần giới thiệu: Định hướng các ứng viên hiểu được vấn đề đang khảo sát,
có cái nhìn khách quan cũng như hiểu được cách trả lời câu hỏi khảo sát cho phù
hợp với suy nghĩ, kinh nghiệm và sự hiểu biết bản thân từng người.
- Phần A: Là phần thông tin cá nhân của các ứng viên, có thể dùng để thực
hiện nhiều phép phân tích thông kê nhằm mục đính đánh giá bổ sung về thông tin
khảo sát.
- Phần B: Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình
dân dụng của các công ty xây dựng trên địa bàn TP.HCM thông qua thang đo tỉ lệ
Linkert với mức độ từ 1-5.
 Rất không đồng ý
 Không đồng ý
 Bình thường
 Đồng ý
23

 Rất đồng ý
Bảng khảo sát định lượng gồm 35 biến độc lập và 3 biến phụ thuộc. Sau khi có
được bảng khảo sát hoàn chỉnh tác giả thực hiện cuộc nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định lượng nhằm thu thập, phân tích dữ liệu thăm dò, cũng như ước
lượng và kiểm định mô hình (xem phụ lục 3).
3.4. Các công cụ nghiên cứu
Thu thập dữ liệu về các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình dân
dụng của các công ty xây dựng trên địa bàn TP HCM được thực hiện thông qua
Bảng câu hỏi khảo sát sử dụng thang đo Likert 5 mức độ ảnh hưởng.
Sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha: Một phép kiểm định thống kê dùng để kiểm
tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát. Điều này liên quan đến hai
khía cạnh là tương quan giữa bản thân các biến và tương quan của các điểm số của
từng biến với điểm số toàn bộ các biến của mỗi người trả lời.
Phân tích nhân tố khám phá EFA: nhằm xem xét mức độ hội tụ của các biến
quan sát theo từng thành phần và giá trị phân biệt giữa các nhân tố. Sau khi phân
tích nhân tố, những nhóm nhân tố thỏa mãn điều kiện có thể tham gia vào phần
phân tích hồi quy tuyến tính.
Phân tích hồi quy: Xác định mối quan hệ giữa biến phụ thuộc với các biến độc
lập. Mô hình phân tích hồi quy sẽ mô tả hình thức của mối quan hệ và qua đó giúp
ta dự đoán được mức độ của biến phụ thuộc khi biết trước giá trị của các biến độc
lập.
3.5. Phân tích dữ liệu
3.5.1. Phân tích th ng kê mô tả
Sau khi thu thập dữ liệu các đại lượng thống kê được dùng trong phân tích
thống kê mô tả gồm có:
Tần suất (Frequency): Dùng đánh giá tần suất xuất hiện của các lựa chọn
tương ứng trong bảng câu hỏi từ đó tính các yếu tố nhân khẩu học như tổng, trung
bình đối với các yếu tố về đối tượng khảo sát như giới tính, tuổi tác, thâm niên công
tác, bộ phận công tác, chức vụ.
3.5.2. Phân tích sâu dữ liệu bằng thang đo Cronbach’s Alpha
Ngoài các đại lượng thống kê mô tả được sử dụng ở trên, tác giả còn sử dụng
24

các phương pháp thống kê sau đây:


Tính hệ số độ tin cậy Cronbach’s Alpha: hệ số Cronbach’s Alpha là một phép
kiểm định thống kê dùng để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan
sát. Phương pháp này cho loại bỏ biến không phù hợp và hạn chế biến rác trong mô
hình nghiên cứu. Theo đó, chỉ những biến có hệ số tương quan biến tổng phù hợp
(Corrected Item-Total Correlation) lớn hơn 0.3 và hệ số Alpha lớn hơn 0.6 mới
được xem là chấp nhận được và thích hợp đưa vào phân tích những bước tiếp theo
(Nuannally & Burnstein, 1994).
3.5.3. Phân tích nhân t khám phá EFA
Trước khi kiểm định lý thuyết khoa học thì cần phải đánh giá độ tin cậy và giá
trị của thang đo. Phương pháp Cronbach Alpha dùng để đánh giá độ tin cậy của
thang đo. Còn phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor
Analysis, gọi tắt là phương pháp EFA) giúp chúng ta đánh giá hai loại giá trị quan
trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt.
Phương pháp phân tích nhân tố EFA thuộc nhóm phân tích đa biến phụ thuộc
lẫn nhau (Interdependence techniques), nghĩa là không có biến phụ thuộc và biến
độc lập mà nó dựa vào mối tương quan giữa các biến với nhau (Interrelationships).
1. Cơ sở của việc rút gọn này dựa vào mối quan hệ tuyến tính của các nhân tố với
các biến nguyên thủy (biến quan sát).
Các tác giả Mayers, L.S., Gamst, G., Guarino A.J. (2000) đề cập rằng: Trong
phân tích nhân tố, phương pháp trích Pricipal Components Analysis đi cùng với
phép xoay Varimax là cách thức được sử dụng phổ biến nhất.
Theo Hair & ctg (1998, 111), Factor loading (hệ số tải nhân tố hay trọng số
nhân tố) là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA:
 Factor loading > 0.3 được xem là đạt mức tối thiểu
 Factor loading > 0.4 được xem là quan trọng
 Factor loading > 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn
Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm xem xét mức độ hội tụ
của các biến quan sát theo từng thành phần và giá trị phân biệt giữa các nhân tố.
 Các tham số thống kê quan trọng trong phân tích nhân tố gồm:
25

 Chỉ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin measure of sampling adequacty): là


một chỉ số dùng để xem xét mức độ thích hợp của phân tích nhân tố. Chỉ số KMO
phải đủ lớn (>0.5) (Hair & cộng sự, 2006) thì phân tích nhân tố là thích hợp, còn
nếu nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với dữ liệu.
 Chỉ số Eigenvalue: đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi nhân
tố. Chỉ những nhân tố có Eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mô hình phân
tích, các nhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị loại khỏi mô hình (Hair & cộng sự,
2006).
 Phương sai trích (Variance Explained Criteria): tổng phương sai trích phải
lớn hơn 50% (Hair & cộng sự, 2006).
 Hệ số tải nhân tố (factor loadings): là hệ số tương quan đơn giữa các biến
và nhân tố. Hệ số này càng lớn cho biết các biến và nhân tố càng có quan hệ chặt
chẽ với nhau. Với mẫu khoảng 200, hệ số tải nhân tố được chấp nhận là lớn hơn 0.5
(Hair & cộng sự, 2006), các biến có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại khỏi mô
hình.
 Kiểm định Bartlett: để kiểm tra độ tương quan giữa các biến quan sát và
tổng thể, phân tích chỉ só ý nghĩa khi sig. có giá trị nhỏ hơn 5% (Hair & cộng sự,
2006).
3.5.4. Phân tích hồi quy
Phân tích hồi quy sẽ xác định mối quan hệ giữa biến phụ thuộc với các biến
độc lập. Mô hình phân tích hồi quy sẽ mô tả hình thức của mối quan hệ và qua đó
giúp ta dự đoán được mức độ của biến phụ thuộc khi biết trước giá trị của các biến
độc lập.
Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), khi chạy hồi quy cần
quan tâm đến các thông số sau:
 Hệ số Beta: hệ số hồi quy chuẩn hóa cho phép so sánh trực tiếp giữa các hệ
số dựa trên mối quan hệ giải thích của chúng với biến phụ thuộc.
 Hệ số R2: đánh giá phần biến động của biến phụ thuộc được giải thích bởi
các biến dự báo hay biến độc lập. Hệ số này có thể thay đổi từ 0 đến 1.
26

 Kiểm định ANOVA: để kiểm tra tính phù hợp của mô hình với tập dữ liệu
gốc. Nếu mức ý nghĩa của kiểm định < 0.05 thì ta có thể kết luận mô hình hồi quy
phù hợp với tập dữ liệu.
Các phân tích này có được khi đưa dữ liệu vào phần mềm SPSS với các mã
hóa sau:
Mô hình hồi qui tuyến tính: được dùng để xem xét mối quan hệ tuyến tính
giữa biến phụ thuộc Y và các biến độc lập X1, X2, …, Xn.
Mục tiêu của mô hình hồi quy tuyến tính tổng quát hóa mối liên hệ giữa Y và
các biến độc lập X1, X2, …, Xn từ bộ dữ liệu mẫu thu thập được.
Nghiên cứu này sử dụng hồi quy tuyến tính để mô tả hình thức mối liên hệ
giữa các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí quản lý thi công và qua đó giúp ta dự đoán
chi phí khi ta có được các yếu tố đặc trưng ảnh hưởng đến chi phí.
Để mô tả mối liên hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng và chi phí thi công ta sử dụng
mô hình hồi quy tuyến tính bội có dạng:
Yi = α + β1 X1i + β2 X2i + … βn Xni + ε
Với Yi là giá trị chi phí thi công công trình.
X1i, X2i,…, Xni là các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thi công
Với các dữ liệu thu thập được ta sẽ xác định được các giá trị β0, β1, β2, …,βn, ε.
3.6. Quy trình khảo sát
Bước 1: Xây dựng bảng câu hỏi.
Bước 2: Xác định số lượng mẫu cần thiết và thang đo cho việc khảo sát.
Bước 3: Gửi phiếu điều tra cho khách hàng.
Bước 4: Liên hệ với khách hàng để theo dõi kết quả trả lời.
Bước 5: Thu nhận phản hồi từ phía khách hàng.
Đã có 200 phiếu điều tra được thu nhận, trong đó có 03 phiếu khảo sát bị loại
do không hợp lệ. Do đó, số lượng quan sát còn lại để đưa vào phân tích là 197
phiếu.
Bước 6: Xử lý dữ liệu thông qua việc sử dụng công cụ phân tích SPSS.
27

 Mã hóa dữ liệu:
Bảng 3.1: Các biến kỳ vọng đến vấn đề nghiên cứu
STT Mã hóa Thang đo
TC – Năng lực bên thi công
1 TC1 Tổ chức lao động trong thi công
2 TC2 Khối lượng công việc thực hiện và vật tư tiêu hao
3 TC3 Kế hoạch và phương án thi công
4 TC4 Đặc điểm hoạt động kinh doanh
5 TC5 Cơ cấu quản lý bên thi công
6 TC6 Năng lực nhân sự bên thi công
7 TC7 Năng lực tài chính bên thi công
KT – Đặc điểm công tác kế toán của đơn vị thi công
8 KT1 Trình độ đội ngũ cán bộ, nhân viên kế toán
9 KT2 Ứng dụng công nghệ thông tin trong kế toán
10 KT3 Máy móc thiết bị phục vụ công việc kế toán
11 KT4 Sự phân cấp trách nhiệm và công việc trong công tác kế toán
12 KT5 Chính sách lương bổng và tuyển dụng nhân viên kế toán
HD – Năng lực bên hoạch định, chủ đầu tư
12 HD1 Năng lực nhân sự bên hoạch định, chủ đầu tư
14 HD2 Năng lực tài chính bên hoạch định, chủ đầu tư
15 HD3 Mức độ thường xuyên của hoạt động tư vấn, giám sát
16 HD4 Công tác hoàn công và quyết toán công trình
GL – Yếu t về gian lận, th t thoát, sai sót trong thiết kế và thi công
17 GL1 Thi công sai dẫn đến phải làm lại
18 GL2 Mức độ điều chỉnh thiết kế trong thời gian thi công
19 GL3 Sự cấu kết, gian lận giữa các bên liên quan
20 GL4 Trộm cắp, hao hụt
21 GL5 Nhũng nhiễu, hối hộ
MT – Yếu t kinh tế, môi trường hoạt động và hội nhập kinh tế qu c tế
22 MT1 Yếu tố kinh tế vĩ mô
28

23 MT2 Giá cả vật liệu xây dựng


24 MT3 Mức độ hội nhập của nền kinh tế
CS – Ch nh sách pháp luật của Nhà nước
25 CS1 Chính sách thuế
26 CS2 Cơ chế, luật xây dựng
27 CS3 Chính sách phát triển thị trường bất động sản
TN – Yếu t tự nhiên
28 TN1 Thời tiết
29 TN2 Địa chất tại công trình
30 TN3 Thiên tai
KC – Kết c u chi ph kế toán
31 KC1 Chi phí vật tư
32 KC2 Chi phí nhân công
33 KC3 Chi phí sử dụng máy thi công
34 KC4 Chi phí sản xuất chung
35 KC5 Chi phí quản lý
CP – Chi ph thi công tại công trình dân dụng của các công ty xây dựng trên địa bàn
TP.HCM (Biến phụ thuộc Y)
36 CP1 Công tác quản lý chi phí thi công các công trình dân dụng rất hiệu quả
Công tác quản lý chi phí thi công các công trình dân dụng phù hợp với
37 CP2
xu hướng chung của các công ty xây dựng ở trong và ngoài nước
Công tác quản lý chi phí thi công các công trình dân dụng phù hợp với
38 CP3
tình hình thực tế tại các công ty xây dựng
29

3.7. Mô hình nghiên cứu cho đề tài này như sau:

Năng lực bên thi công Yếu tố môi trường kinh


tế

Đặc điểm công tác kế Chi phí thi công Chính sách pháp luật
toán của đơn vị thi công tại công trình của Nhà nước
dân dụng của
các công ty xây
Năng lực bên hoạch dựng trên địa Yếu tố tự nhiên
định, chủ đầu tư bàn TP.HCM

Yếu tố về gian lận, thất Kết cấu chi phí kế toán


thoát, sai sót
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu cho đề tài
3.8. Phân tích các yếu t ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình dân
dụng trên địa bàn TP.HCM.
 TC - Năng lực bên thi công.
TC1 - Tổ chức lao động trong thi công.
Tổ chức lao động là một khâu hết sức quan trọng, nó thể hiện sự phân công
chính xác, bố trí chặt chẽ, hợp lý làm cho quá trình sản xuất được tiến hành đều đặn,
nhịp nhàng và nâng cao năng suất lao động, nếu tổ chức không tốt trong quá trình
thi công sẽ có ảnh hưởng to lớn đến kỹ thuật và kinh tế cũng như chi phí thi công
công trình.
TC2 - Khối lượng công việc thực hiện và vật tư tiêu hao.
Khối lượng công việc được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định
cùng với vật tư không tiêu hao mang hiệu quả cho việc thi công. Ngược lại, khối
lượng công việc thực hiện trong thời gian dài hoặc vật tư xây dựng bị lỗi cũng sẽ
làm ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình.
TC3 - Kế hoạch và phương án thi công.
Kế hoạch và phương án thi công là hình thức và công cụ mô tả sự phát triển
của quá trình thi công về thời gian, không gian cùng các nhu cầu vật chất mà các
thiết kế tổ chức xây dựng, thi công xây lắp ấn định. Đồng thời cũng là tài liệu chủ
yếu nhằm chuẩn bị về mặt tổ chức thi công và đưa ra các giải pháp hợp lý hóa sản
30

xuất để tiết kiệm vật liệu, lao động, công suất thiết bị, giảm thời gian xây dựng và
hợp lý về mặt giá thành.
TC4 - Đặc điểm hoạt động kinh doanh.
Đặc điểm của ngành xây dựng là có quy mô, kết cấu phức tạp, mang tính đơn
chiếc, thời gian thi công dài. Do vậy, việc tổ chức quản lý hạch toán nhất thiết phải
có các dự toán thiết kế, thi công. Tổ chức thi công của các công ty xây dựng hiện
nay phổ biến theo phương thức khoán gọn. Dẫn đến ảnh hưởng đến chất lượng công
trình cũng như chi phí thi công công trình.
TC5 - Cơ cấu quản lý bên thi công.
Cơ cấu quản lý trong thi công là khả năng tổ chức làm việc trong quá trình
quản lý dự án, công trình. Cơ cấu tổ chức theo từng bộ phận, chức năng nhiệm vụ
kiểm soát chặt chẽ công việc về mặt nhân sự, thời gian, chất lượng. Qua đó đánh giá
hiệu quả quản lý trong thi công và cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chi phí công trình.
TC6 - Năng lực nhân sự bên thi công.
Đơn vị thi công luôn là vấn đề rất đáng để quan tâm vì đây là đơn vị trực tiếp
tạo ra sản phẩm, một nhà thầu thi công có năng lực và kinh nghiệm thì sẽ có giải
pháp thi công hợp lý, đảm bảo an toàn hoặc đề xuất những thay đổi tại hiện trường
rút ngắn tiến độ và tăng chất lượng công trình.
TC7 - Năng lực tài chính bên thi công.
Trong đấu thầu với năng lực tài chính mạnh sẽ của bên thi công sẽ được chủ
đầu tư đánh giá cao vì đối với các nguồn vốn không phải ngân sách nhà nước trong
các hồ sơ mời thầu chủ đầu tư thường yêu cầu nhà thầu tự ứng vốn trước thi công
cho đến khi có khối lượng nghiệm thu rồi mới thanh toán, do đó chỉ có những công
ty xây dựng có năng lực tài chính mạnh mới đáp ứng được.
 KT - Đặc điểm công tác kế toán của đơn vị thi công.
KT1 - Trình độ đội ngũ cán bộ, nhân viên kế toán.
Trình độ nhân viên kế toán tại đơn vị thi công phải có chuyên môn, tính toán,
thống kê các số liệu đến hoạt động thi công. Đòi hỏi phải có năng lực chuyên môn
cao, cẩn thận và trung thực, có khả năng quan sát, phân tích và tổng hợp chi phí và
báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của từng công trình, dự án. Đồng
thời còn tham mưu với ban lãnh đạo đơn vị góp phần hiệu quả cho việc quản lý tài
31

chính tại đơn vị.


KT2 - Ứng dụng công nghệ thông tin trong kế toán.
Ngày nay việc đưa máy vi tính vào sử dụng trong công tác kế toán đã tương
đối phổ biến. Tin học hóa công tác kế toán không chỉ giải quyết được vấn đề xử lý
và cung cấp thông tin nhanh chóng, thuận lợi mà nó còn làm tăng năng suất lao
động của bộ máy kế toán, tạo cơ sở để tinh giản bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt
động kế toán.
KT3 - Máy móc thiết bị phục vụ công tác kế toán.
Nhìn chung, khi tổ chức công tác kế toán bằng máy tính, người làm công tác
kế toán cần phải nắm được các phần mềm ứng dụng có thể ứng dụng làm công tác
kế toán cho bất kỳ công ty xây dựng sử dụng các hình thức sổ sách kế toán khác
nhau. Do đó, các công ty xây dựng có thể căn cứ vào điều kiện thực tế về quy mô,
trình độ của nhân viên để quyết định sử dụng phần mềm ứng dụng & hình thức sổ
sách kế toán nào cho phù hợp.
KT4 - Sự phân cấp trách nhiệm và công việc trong công tác kế toán.
Qua thực tế tại các công ty xây dựng cho thấy hệ thống báo cáo của bộ phận
kế toán chưa được tổ chức đầy đủ. Các báo cáo hiện tại chưa cung cấp đầy đủ các
thông tin phục vụ đánh giá trách nhiệm và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các cấp
quản lý, và cá nhân.
KT5 - Chính sách lương bổng và tuyển dụng nhân viên kế toán.
Từ việc tuyển dụng nhân viên có chuyên môn và kinh nghiệm làm việc trong
lĩnh vực xây dựng thì bên cạnh đó chính sách lương bổng của nhân viên kế toán
được chi trả tùy thuộc vào năng lực chuyên môn nhằm tạo động lực cho nhân viên
nâng cao trình độ.
 HD - Năng lực bên hoạch định, chủ đầu tư.
HD1 - Năng lực nhân sự bên hoạch định, chủ đầu tư.
Quá trình quản lý của chủ đầu tư được xem là quan trọng trong quá trình thi
công xây dựng. Năng lực và kinh nghiệm của chủ đầu tư càng cao, có nhiều kinh
nghiệm trong quản lý, tổ chức thi công càng hiệu quả. Bên cạnh đó, quản lý chất
lượng hồ sơ, giải quyết kịp thời thanh quyết toán cho đơn vị thi công tạo động lực
cho các bên tham gia hoàn thành dự án đúng tiến độ và chất lượng. Vì vậy kinh
32

nghiệm của chủ đầu tư hết sức quan trọng.


HD2 - Năng lực tài chính bên hoạch định, chủ đầu tư.
Năng lực tài chính là yếu tố rất quan trọng để xem xét tiềm lực của bên hoạch
định, chủ đẩu tư. Nguồn vốn được ví như là đốt xương sống của dự án, tiến độ giải
ngân càng nhanhcàng đúng thời điểm sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ và giúp kế hoạch
của tất cả các bên liên quan không bị phá vỡ.
HD3 - Mức độ thường xuyên của hoạt động tư vấn, giám sát
Tư vấn Giám sát thi công xây dựng công trình giao thông là một trong hoạt
động nhằm để tư vấn, theo dõi, kiểm tra về chất lượng, khối lượng, tiến độ xây
dựng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình
theo đúng hợp đồng kinh tế, thiết kế được duyệt và các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện
hành, các điều kiện kỹ thuật của công trình. Mức độ thường xuyên của hoạt động tư
vấn, giám sát thi công xây dựng công trình giúp phòng ngừa các sai sót dẫn đến hư
hỏng hay sự cố.
HD4 - Công tác hoàn công và quyết toán công trình.
Công tác hoàn công và quyết toán công trình thực hiện nhanh, chính xác,
đúng biểu mẫu sẽ giúp công tác kiểm tra được nhanh chóng, hạn chế thời gian chờ
hiệu chỉnh, giúp công tác giải ngân được thuận lợi, tăng tiến độ thi công.
 GL – Yếu tố về gian lận, thất thoát, sai sót trong thiết kế và thi công.
GL1 - Thi công sai dẫn đến phải làm lại.
Tình trạng thi công sai thiết kế dẫn đến phải làm lại làm ảnh hưởng đến đến
thời gian thi công, tiêu tốn vật liệu, tăng chi phí,…giảm hiệu quả quản lý chi phí thi
công.
GL2 - Mức độ điều chỉnh thiết kế trong thời gian thi công.
Khi gặp phải vấn đề phát sinh trong quá trình thi công, thông thường chủ đầu
tư thường thay đổi điều chỉnh thiết kế điều đó có gây ảnh hưởng đến công năng, cấu
trúc của công trình dẫn đến kéo dài thời gian thi công.
GL3 - Sự cấu kết, gian lận giữa các bên liên quan.
Việc cấu kết, thông đồng giữa các bên liên quan gây ra tệ hối lộ, trộm cắp, thất
thoát tài sản làm ảnh hưởng đến chi phí thi công của công trình.
GL4 - Trộm cắp, hao hụt.
33

Do công trình thi công kéo dài nên việc bảo vệ công trình gặp nhiều khó khăn.
Nếu công trình được thực hiện trong khu vực có tình hình trộm cắp liên tục kéo dài
thời gian thực hiện, gia tăng chi phí thực hiện lại công việc, tăng chi phí bảo vệ,
tăng mức đầu tư do dự án công trình đó.
GL5 - Nhũng nhiễu, hối lộ.
Sự quan liêu của các cơ quan chính quyền trong phê duyệt phát sinh tổng mức
đầu tư nhằm thu lợi cá nhân cũng là một trong nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chi
phí thi công công trình
 MT – Yếu tố môi trường kinh tế.
MT1 - Yếu tố kinh tế vĩ mô.
Yếu tố lạm phát luôn được tính toán khi lập tổng mức đầu tư dự án, công trình.
Tuy nhiên, khi công trình được thực hiện trong thời gian lạm phát cao thì việc gia
tăng mức đầu tư cũng như về chi phí thi công công trình là điều không thể tránh
khỏi.
MT2 – Giá cả vật liệu xây dựng
Giá cả và nguồn vật liệu không ổn định khối lượng cung cấp có thể là nguyên
nhân làm kéo dài thời gian thực hiệ dự án, thay đổi phương án thi công làm ảnh
hưởng đến chi phí thi công công trình
MT3 – Mức độ hội nhập kinh tế
Theo Tổng Cục Thống kê, hoạt động xây dựng năm 2015 có nhiều chuyển
biến tích cực, nhiều dự án công trình đầu tư lớn và được khởi công tạo điều kiện
cho các công ty xây dựng có cơ hội triển khai hoạt động nhằm thúc đẩy nền phát
triển kinh tế.
 CS – Chính sách pháp luật của Nhà nước.
CS1 - Chính sách thuế.
Chính sách pháp luật liên quan đến lĩnh vực tài chính, đầu tư xây dựng có tác
động mạnh đến chi phí thi công công trình. Do đó, sự thay đổi về các chính sách
pháp luật hằng năm có thể gây ra sự gia tăng chi phí công công trình.
CS2 - Cơ chế, luật xây dựng.
Một số cơ chế quy định định mức xây dựng được ban hành chưa hợp lý, thiếu
sai sót không phù hợp dẫn đến việc ước lượng chi phí thi công trong giai đoạn lập
34

dự toán bị thiếu sót. Dẫn đến phát sinh làm tăng tổng chi phí thi công.
CS3 - Chính sách phát triển thị trường bất động sản.
Chính sách phát triển và quản lý có hiệu quả thị trường bất động sản sẽ góp
phần quan trọng vào quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, tạo khả năng thu
hút đa dạng các nhà đầu tư để phát triển, đóng góp thiết thực vào quá trình xây dựng
đô thị và nông thôn theo hướng phát triển bền vững.
 TN – Yếu tố tự nhiên.
TN1 - Thời tiết.
Thời tiết thay đổi bất thường là nguyên nhân kéo dài thời gian thi công, làm hư
hại công trình. Điều này dẫn đến tăng chi phí thi công công trình.
TN2 - Địa chất tại công trình.
Địa chất phức tạp phát sinh chi phí khi thực hiện làm tăng chi phí thi công
công trình
TN3 - Thiên tai.
Các yếu tố thiên tai như sóng thần, động đất, bão lụt luôn gây thiệt hại nghiêm
trọng đối với công trình xây dựng. Vì vậy tăng chi phí thi công công trình là điều
không thể tránh khỏi khi xuất hiện các yếu tố thiên tai
 KC – Kết cấu chi phí kế toán.
KC1 - Chi phí vật tư.
Chi phí vật tư là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp tại công
trình bao gồm mức tiêu hao, đơn giá và chi phí bảo quản vật tư. Đồng thời tại thời
điểm ban đầu phát sinh, chi phí vật tư phải dựa vào chi phí kế hoạch và khi phát
sinh thực tế, chi phí vật tư có sự dao động giữa giá kế hoạch và giá thực tế. Điều
này ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản lý chi phí công trình.
KC2 - Chi phí nhân công.
Chi phí nhân công là chi phí bao gồm tất cả tiền lương của công nhân làm việc
trực tiếp tại công trình. Và chi phí nhân công cũng có sự biến động khi chi phí nhân
công thực tế có sự thay đổi so với chi phí nhân công kế hoạch.
KC3 - Chi phí sử dụng máy thi công.
Chi phí sử dụng máy thi công liên quan đến việc sử dụng máy thi công để thực
hiện công tác xây dựng và lắp đặt các công trình như tiền nhiên liệu máy thi công,
35

khấu hao máy thi công.


KC4 - Chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung phản ánh những chi phí quản lý chung phục vụ việc
xây dựng của các đội thi công.
KC5 - Chi phí quản lý.
Chi phí quản lý phản ảnh những chi phí phát sinh tại văn phòng (Vd: Chi phí
trả lương cho chuyên viên làm công tác thiết kế bản vẽ, giám sát và quyết toán hồ
sơ cho từng công trình tại các Công ty xây dựng,…). Chi phí này là khoản chi phí
cố định nhưng chiếm vai trò quan trọng trong công tác hoàn công và hoàn tất hồ sơ
quyết toán công trình.

-----------------∆∆∆-----------------
36

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


4.1. Thực trạng các yếu t làm ảnh hưởng chi ph thi công công trình DD
trên địa bàn TP.HCM.
 Về năng lực các bên thực hiện công trình
Trong quá trình thanh tra, kiểm tra đối với các công trình xây dựng và dự án
đầu tư nhận thấy rất nhiều dự án mà các đơn vị tham gia có năng lực không phù hợp
cụ thể: Dự án trung tâm hành chính Quận Tân Bình do BQLDA đầu tư XD công
trình Quận Tân Bình làm Chủ đầu tư (Trưởng ban QLDA không đủ năng lực); Dự
án mở rộng Bệnh viện tai mũi họng TPHCM (đơn vị Tư vấn giám sát là Công ty
TNHH TVXD Nhất Nguyên không đủ năng lực); Công trình thi công cải tạo trường
PTTH Trần Khai Nguyên (đơn vị Tư vấn Quản lý dự án là Công ty Cổ phần Đầu tư
xây dựng Bạch Hạc không đủ năng lực); Công trình thi công trường PTTH Nam Sài
Gòn (đơn vị Liên doanh Công ty cố phần Đầu tư Xây dựng Thanh Niên-Công ty
TNHH công ích Quận 8 là nhà thầu thi công không đủ năng lực).
 Về điều kiện tự nhiên
Sự phá hoại công trình khi xảy ra động đất, lũ lụt và bão từ đó tác động đến
quá trình thi công như gia tăng thời gian thi công, vật tư và nhân công cho công
trình để khắc phục sự cố, chúng làm gia tăng chi phí phát sinh công trình. Khi đã
phát sinh các chi phí nằm ngoài dự kiến có nghĩa là làm ảnh hưởng đến chi phí thi
công công trình xây dựng đó. Thời gian vừa qua tại Thành phố Hồ Chí Minh đã xảy
ra các sự cố công trình liên quan đến các yếu tố tự nhiên cụ thể: Sự cố sụp toàn bộ
trụ sở Viện Khoa học Xã hội Miền Nam do tác động của việc thi công tầng hầm cao
ốc Pacific tại TP. Hồ Chí Minh (Trần Chủng, 2010); lún sụt trụ sở Tòa án nhân dân
thành phố so tác động của việc thi công tầng hầm Cao ốc Quốc Cường Liên Á (số
24 Lê Thành Tôn, quận 1); lún nghiêng công trình Trường Tiểu học Trần Văn Kiểu,
phường 13, quận 6; lún nghiêng và sụp hàng trăm căn nhà do ảnh hưởng của việc
thi công cải tại Kênh Tàu Hủ - Lò Gốm, tuyến đường Tân Sơn Nhất – Bình Lợi –
Vành Đai Ngoài.
 Về yếu tố kinh tế:
Trong thời gian qua rất nhiều công trình, dự án được phê duyệt đầu tư khá
lâu nhưng do chậm triển khai thực hiện (chưa bố trí đủ nguồn vốn, giải phóng mặt
37

bằng…) làm ảnh hưởng đến tăng tổng mức đầu tư do tăng lãi suất, trượt giá về vật
liệu, thiết bị, nhân công cụ thể: Dự án xây dựng Trụ sở Huyện uỷ-UBND Huyện
Bình Chánh do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Huyện Bình Chánh
làm Chủ đầu tư; Dự án Trường THPT Bình Trị Đông A-Bình Tân do Ban Quản lý
dự án đầu tư xây dựng, công trình Quận Bình Tân làm Chủ đầu tư; Công trình thi
công cải tạo bệnh viện Củ Chi, Trường mầm non 19/8-Hóc Môn do Ban Quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình Huyện Hóc Môn làm Chủ đầu tư,..
 Về gian lận, thất thoát, sai sót trong thiết kế và thi công:
Nhận diện thất thoát, gian lận, lãng phí trong lĩnh vực xây dựng cơ bản là do
việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư cho các công trình xây dựng không đúng mục
đích, không đúng nhiệm vụ thiết kế, chất lượng xây dựng kém phải phá đi làm lại.
Theo số liệu thống kê của Đoàn Giám sát Quốc hội, trong số 1.505 dự án được kiểm
tra có 176 dự án vi phạm quy định về thẩm định dự án; 198 dự án công trình vi
phạm quy chế đấu thầu; 802 dự án, công trình thi công sai thiết kế, sai chủng loại
vật tư, thiết bị, không phê duyệt khối lượng phát sinh, vi phạm các quy định về trình
tự thủ tục trong quản lý đầu tư xây dựng, về chất lượng nghiệm thu, thanh toán công
trình; 415 dự án, công trình vi phạm về thiết kế, khảo sát; 720 dự án, công trình vi
phạm quy định trong giai đoạn đưa công trình vào khai thác, sử dụng.
 Về công tác kế toán chi phí của đơn vị thi công
Một số chứng từ thanh toán chưa chặt chẽ, nhằm mục đích trốn thuế hoặc mòn
rút tiền của nhà nước. Phân bổ các khoản chi phí không phù hợp hoặc cố tình đưa
thêm chi phí vào để làm giảm doanh thu. Vi phạm quy định về chứng từ kế toán, sổ
kế toán, tài khoản kế toán, hành nghề kế toán. Giả mạo, khai man chứng từ kế toán.
Người làm công tác kế toán còn thiếu kinh nghiệm dẫn đến dễ mác phải sai phạm
như kê khai thuế, lập hóa đơn chứng từ và đôi khi vi phạm những chuẩn mực kế
toán…điển hình như Tổng Công ty Sông Đà, Công ty TNHH Hạ tầng Sông Đà,
Công ty Cổ phần Thủy điện Nậm Chiến, Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và phát
triển Đô Thị Sông Đà,…
 Về chính sách pháp luật của Nhà nước
Trong việc quản chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình trong thời gian từ
2005 đến năm 2015 đã có đến hàng chục lần thay đổi bổ sung như: Chính phủ ban
38

hành Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 về quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình thì chỉ hơn một năm sau ngày 29 tháng 9 năm 2006 đã ban hành Nghị
định 112/2006/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
16/2005/NĐ-CP. Đến ngày 13 tháng 6 năm 2007 lại ban hành Nghị định
99/2007/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình thay thế các nghị
định trước đó có liên quan. Đến năm 2008 ban hành Nghị định số 03/2008/NĐ-CP
ngày 07 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 99/2007/NĐ-CP. Ngày ngày 14 tháng 12 năm 2009 lại ban hành nghị
định 112/2009/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình và bãi bỏ các
29 quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình quy định tại Nghị định số
99/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư
xây dựng công trình và Nghị định số 03/2008/NĐ-CP. Ngày 25 tháng 03 năm 2015
ban hành Nghị định 32/2015/NĐ-CP về chi phí đầu tư xây dựng công trình có hiệu
lực kể từ ngày 10 tháng 5 năm 2015 và thay thế Nghị định số 112/2009/NĐ-CP.
Cho thấy thời gian hiệu lực quá ngắn của các văn bản pháp luật của Việt
Nam trong lĩnh vực quản lý chi phí xây dựng rất ngắn chỉ từ 1 đến 2 năm, trong khi
thời gian hoàn thành một công trình xây dựng có thể lên đến vài năm, do đó yếu tố
này ảnh hưởng đến quản lý chi phí dự án đầu tư công trình.
4.2. Kết quả của quá trình thu nhập dữ liệu khảo sát
Trong quá trình khảo sát, tác giả đã thực hiện tiếp xúc với các đối tượng
nghiên cứu tại các bộ phận liên quan của công ty xây dựng, đặc biệt là bộ phận kế
toán và công trường nơi các đối tượng thực hiện giám sát thi công công trình dân
dụng trên địa bàn TP.HCM gửi thư, gửi mail, fax, mạng xã hội để mang bảng khảo
sát và nhờ các đối tượng đánh giá cho ý kiến về vấn đề khảo sát. Với 200 mẫu được
phát ra theo các hình thức trên, tác giả thu về được 200 phiếu. Trong số 200 phiếu
có 3 phiếu khảo sát bị loại do không hợp lệ. Do đó, số lượng quan sát còn lại để đưa
vào phân tích 197 phiếu. Tác giả tiến hành thực hiện phân tích bằng các phần mềm
chuyên dụng là SPSS và Excel 2007, trong đó SPSS được dùng chủ đạo trong phân
tích dữ liệu.
SPSS là một phần mềm máy tính chuyên dùng trong công tác phân tích thống
kê của hãng IBM. SPSS là phần mềm thống kê được sử dụng phổ biến cho các
39

nghiên cứu điều tra xã hội học và kinh tế lượng. SPSS có giao diện thân thiện với
người dùng, dễ sử dụng bởi sử dụng chủ yếu các thao tác click chuột dựa trên các
các công cụ (tool). SPSS rất mạnh cho các phân tích như kiểm định phi tham số
(Chi-square, Phi, lamda….), thống kê mô tả, kiểm định sự tin cậy của thang đo bằng
Cronbach Alpha, phân tích tương quan, hồi quy tuyến tính đơn và bội, kiểm định
trung bình (T-test), kiểm định sự khác nhau giữa các biến phân loại (định danh)
bằng phân tích phương sai (ANOVA), vẽ bản đồ nhận thức (dùng trong marketing)
hay sử dụng biến giả (hồi quy với biến phân loại), hồi quy nhị thức (logistic), ... Nói
chung, hầu hết các phân tích cần dùng trong phân tích thống kê đều có thể thực hiện
bởi phần mềm này. Chính vì thế sử dụng SPSS phân tích dữ liệu là hoàn toàn hợp
lý. Tiến hành nhập dữ liệu vào phần mềm SPSS với phần mã hóa bên trên. Kết quả
sẽ trình bày lần lược ở các phần tiếp theo.
4.3. Th ng kê mô tả mẫu nghiên cứu
Sau quá trình thu thập dữ liệu tác giả tiến hành phân và trình bày kết quả theo
từng bước. Đầu tiên trong là phân tích thống kê mô tả, trong phần này các thông tin
riêng của đối tượng nghiên cứu sẽ được phân tích để có cái nhìn sơ bộ và đánh giá
dữ liệu, các thông tin như giới tính, trình độ học vấn, độ tuổi, trình độ học vấn, thâm
niên làm việc tại cơ quan và chuyên ngành đào tạo của đối tượng sẽ được thể hiện
cụ thể.
Với số lượng khảo sát nữ nhiều hơn nam cho thấy lĩnh vực quản lý về chi phí
thi công công trình của công ty xây dựng trên địa bàn TP.HCM đa phần là kế toán
nữ. Cụ thể kết quả khảo sát cho thấy thành phần có 115 mẫu là nữ, chiếm 58,4%
phiếu hợp lệ. Tỷ lệ tương ứng đối với nam là 41,6% với 82 lựa chọn.
Bảng 4.1: Quy mô và cơ cấu đối tượng khảo sát theo giới tính
Tỷ
Tỷ lệ % Tỷ lệ %
STT Giới t nh Tần su t trọng
h p lệ t ch lũy
%
1 Nam 82 41.6 41.6 41.6
2 Nữ 115 58.4 58.4 100.0
3 Tổng 197 100.0 100.0
40

Hình 4.1: Cơ cấu đối tượng khảo sát theo giới tính
Khảo sát về độ tuổi cho thấy rằng: Độ tuổi của đối tượng khảo sát chiếm nhiều
nhất với 44,7% là tuổi từ 45 đến dưới 54 tuổi với 88 phiếu khảo sát; kế tiếp là tuổi
từ 35 đến 45 tuổi có 61 đối tượng chiếm 31% số người trả lời; tiếp đến là tuổi từ 25
đến 34 tuổi có 30 đối tượng chiếm 15,2%; trên 55 tuổi có 12 đối tượng chiếm 6,1%;
cuối cùng là độ tuổi từ 18 đến 24 có 6 đối tượng chiếm 3%. Những con số này cho
thấy rằng độ tuổi của đối tượng khảo sát thường nằm ở độ tuổi trung niên khi tỷ lệ
lựa chọn độ tuổi từ 45 đến 54 là lớn nhất. Đây là độ tuổi lao động thể hiện nhiều
kinh nghiệm về lĩnh vực quản lý chi phí thi công công trình.
Bảng 4.2: Độ tuổi của đối tượng khảo sát

Tỷ Tỷ lệ Tỷ lệ
Tần
STT Tuổi trọng % % tích
su t
% h p lệ lũy
1 Từ 18 đến 24 tuổi 6 3 3 3
2 Từ 25 đến 34 tuổi 30 15.2 15.2 18.3
3 Từ 35 đến 44 tuổi 61 31 31 49.2
4 Từ 45 đến 54 tuổi 88 44.7 44.7 93.9
5 Trên 55 tuổi 12 6.1 6.1 100
Tổng 197 100 100
41

Hình 4.2: Tỷ lệ độ tuổi của đối tượng khảo sát


Về trình độ của đối tượng thực hiện công tác quản lý chi phí thi công công
trình xây dựng tại các cơ quan khảo sát cho thấy trình độ có sự dàn trãi, từ Trung
cấp đến trên Đại học và không có trình độ THPT. Qua khảo sát cho thấy trình độ
Đại học chiếm cao nhất 70% với 138 đối tượng, Cao đẳng chiếm 15,7% với 31 đối
tượng, Trung cấp chiếm 5,6% với 11 đối tượng và trình độ trên Đại học chiếm 8,6%
với 17 đối tượng. Không có trình độ PTTH trong các phiếu khảo sát.
Bảng 4.3: Trình độ của đối tượng khảo sát

Tỷ lệ
Tỷ lệ
Tần Tỷ %
STT Trình độ %
su t trọng% tích
h p lệ
lũy
1 Trung cấp trở xuống 11 5.6 5.6 5.6
2 Cao đẳng 31 15.7 15.7 21.3
3 Đại học 138 70.1 70.1 91.4
4 Trên đại học 17 8.6 8.6 100
5 Tổng 197 100 100
42

Hình 4.3: Tỷ lệ trình độ học vấn của đối tượng khảo sát
Để thấy được mối liên hệ giữa dữ liệu và các đối tượng nghiên cứu tác giả đã
tìm hiểu thêm thông tin về chức vụ làm việc tại các công ty xây dựng. Thống kê cho
thấy có số lượng nhân viên là chủ yếu với 57,4% số đối tượng trong nghiên cứu
này, cấp lãnh đạo quản lý chiếm 38,6%, còn lại là các cá nhân khác chiếm 4,1%.
Bảng 4.4: Chức vụ của đối tượng khảo sát

Tỷ lệ
Tỷ lệ
Tần Tỷ lệ %
STT Trình độ %
su t % tích
h p lệ
lũy
1 Lãnh đạo, nhà quản lý 76 38.6 38.6 38.6
2 Nhân viên 113 57.4 57.4 95.9
3 Khác 8 4 4 100
4 Tổng 197 100 100
43

Hình 4.4: Thống kê chức vụ của đối tượng khảo sát


4.4. Kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha (lần 1)
Các thang đo sẽ được tiến hành kiểm định bằng công cụ Cronbach’s Alpha. Sử
dụng hệ số Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê dùng để kiểm tra sự
chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát. Với công cụ Cronbach’s Alpha sẽ
giúp loại đi các biến quan sát không đạt yêu cầu hay các thang đo chưa đạt yêu cầu,
hạn chế biến rác trong mô hình nghiên cứu, các biến rác này có thể tạo ra các nhân
tố giả khi phân tích PCA (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009).
Khi hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt;
từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được. Có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’s
Alpha Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên mới được xem là chấp nhận được và thích
hợp đưa vào phân tích những bước tiếp theo (Nunnally & Burnstein, 1994).
Hệ số tương quan biến tổng là hệ số tương quan của một biến với điểm trung
bình của các biến khác trong cùng một thang đo. Hệ số này càng lớn thì sự tương
quan của biến đang phân tích với các biến khác trong nhóm càng cao, hệ số này
phải >0,3.
Như vậy tăng độ chính xác của dữ liệu và loại bỏ các biến rác có thể ảnh
hưởng đến nghiên cứu này tác giả lựa chọn những biến có hệ số tương quan biến -
tổng phải lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 những biến không
thỏa điều kiện này sẽ bị loại bỏ.
44

 Năng lực bên thi công (TC)


Bảng 4.5: Hệ số Cronbach’s Alpha của dữ liệu nhóm năng lực bên thi công
Cronbach's Số quan
Alpha sát
.797 7
Bảng 4.6: Kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu nhóm năng lực bên thi công
Trung bình Phương sai
Biến Hệ số tương Cronbach's
thang đo thang đo
quan quan biến Alpha nếu
nếu loại nếu loại
sát tổng loại biến
biến biến
TC1 18.60 11.659 .621 .757
TC2 18.40 11.303 .569 .763
TC3 18.41 11.018 .617 .753
TC4 19.41 12.722 .164 .856
TC5 18.40 10.975 .643 .749
TC6 18.18 10.997 .709 .739
TC7 18.53 11.638 .558 .766

 Đặc điểm công tác kế toán của đơn vị thi công (KT)
Bảng 4.7: Hệ số Cronbach’s Alpha của dữ liệu nhóm đặc điểm công tác kế toán của
đơn vị thi công
Cronbach's Số quan
Alpha sát
.872 5
45

Bảng 4.8: Kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu nhóm đặc điểm công tác kế toán của đơn
vị thi công
Trung bình Phương sai
Biến Hệ số tương Cronbach's
thang đo thang đo
quan quan biến Alpha nếu
nếu loại nếu loại
sát tổng loại biến
biến biến
KT1 12.96 9.208 .740 .836
KT2 12.95 9.548 .654 .855
KT3 12.85 8.667 .686 .849
KT4 12.83 8.439 .792 .820
KT5 12.73 9.341 .631 .861

 Năng lực bên hoạch định, chủ đầu tư (HD)


Bảng 4.9: Hệ số Cronbach’s Alpha của dữ liệu nhóm năng lực bên hoạch định, chủ
đầu tư
Cronbach's Số quan
Alpha sát
.824 4

Bảng 4.10: Kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu nhóm năng lực bên hoạch định, chủ đầu tư

Trung bình Phương sai


Biến Hệ số tương Cronbach's
thang đo thang đo
quan quan biến Alpha nếu
nếu loại nếu loại
sát tổng loại biến
biến biến
HD1 9.02 3.857 .632 .788
HD2 8.91 3.808 .719 .745
HD3 9.19 4.003 .672 .767
HD4 9.37 4.335 .576 .809
46

 Yếu t về gian lận, th t thoát, sai sót trong thiết kế và thi công (GL)
Bảng 4.11: Hệ số Cronbach’s Alpha của dữ liệu nhóm yếu tố về gian lận, thất thoát,
sai sót trong thiết kế và thi công
Cronbach's Số quan
Alpha sát
.832 5

Bảng 4.12: Kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu nhóm yếu tố về gian lận, thất thoát, sai
sót trong thiết kế và thi công
Trung bình Phương sai
Biến Hệ số tương Cronbach's
thang đo thang đo
quan quan biến Alpha nếu
nếu loại nếu loại
sát tổng loại biến
biến biến
GL1 12.35 8.523 .682 .784
GL2 12.17 8.684 .602 .806
GL3 11.97 8.560 .597 .809
GL4 12.32 9.027 .557 .818
GL5 12.26 8.328 .723 .772
 Yếu t môi trường kinh tế (MT)
Bảng 4.13: Hệ số Cronbach’s Alpha của dữ liệu nhóm yếu tố môi trường kinh tế
Cronbach's Số quan
Alpha sát
.882 3
47

Bảng 4.14: Kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu nhóm yếu tố môi trường kinh tế
Trung bình Phương sai
Biến Hệ số tương Cronbach's
thang đo thang đo
quan quan biến Alpha nếu
nếu loại nếu loại
sát tổng loại biến
biến biến
MT1 6.00 3.418 .787 .818
MT2 5.93 3.531 .764 .839
MT3 5.91 3.467 .762 .841

 Ch nh sách pháp luật của Nhà nước (CS)


Bảng 4.15: Hệ số Cronbach’s Alpha của dữ liệu nhóm chính sách pháp luật của
Nhà nước
Cronbach's Số quan
Alpha sát
.639 3
Bảng 4.16: Kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu nhóm yếu tố môi trường kinh tế
Trung bình Phương sai
Biến Hệ số tương Cronbach's
thang đo thang đo
quan quan biến Alpha nếu
nếu loại nếu loại
sát tổng loại biến
biến biến
CS1 6.04 3.376 .481 .509
CS2 5.97 2.652 .420 .615
CS3 5.90 3.357 .474 .515

 Yếu t tự nhiên (TN)


Bảng 4.17: Hệ số Cronbach’s Alpha của dữ liệu nhóm yếu tố tự nhiên
Cronbach's Số quan
Alpha sát
.801 3
48

Bảng 4.18: Kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu nhóm yếu tố tự nhiên

Trung bình Phương sai


Biến Hệ số tương Cronbach's
thang đo thang đo
quan quan biến Alpha nếu
nếu loại nếu loại
sát tổng loại biến
biến biến
TN1 6.85 2.545 .620 .757
TN2 6.18 2.456 .617 .758
TN3 6.51 1.976 .714 .655
 Kết c u chi ph kế toán (KC)
Bảng 4.19: Hệ số Cronbach’s Alpha của dữ liệu nhóm kết cấu chi phí kế toán
Cronbach's Số quan
Alpha sát
.771 5
Bảng 4.20: Kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu nhóm kết cấu chi phí kế toán
Trung bình Phương sai
Biến Hệ số tương Cronbach's
thang đo thang đo
quan quan biến Alpha nếu
nếu loại nếu loại
sát tổng loại biến
biến biến
KC1 13.66 6.673 .578 .717
KC2 13.64 7.017 .492 .745
KC3 13.45 6.361 .606 .706
KC4 13.71 6.882 .508 .740
KC5 13.40 6.465 .530 .734
49

 Chi ph thi công tại công trình d n dụng của các công ty x y dựng trên
địa bàn Tp.HCM (CP)
Bảng 4.21: Hệ số Cronbach’s Alpha của dữ liệu nhóm chi phí thi công tại công
trình dân dụng của các công ty xây dựng trên địa bàn TP.HCM
Cronbach's Số quan
Alpha sát
.604 3
Bảng 4.22: Kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu nhóm chi phí thi công tại công trình dân
dụng của các công ty xây dựng trên địa bàn TP.HCM
Trung bình Phương sai
Biến Hệ số tương Cronbach's
thang đo thang đo
quan quan biến Alpha nếu
nếu loại nếu loại
sát tổng loại biến
biến biến
CP1 6.77 1.198 .431 .479
CP2 6.71 1.056 .443 .458
CP3 6.93 1.250 .368 .567

Qua việc kiểm định, ta thấy các hệ số Cronbach’s Alpha của các nhóm dữ liệu
đều >0,6. Tuy nhiên, biến quan sát TC4 (Đặc điểm hoạt động kinh doanh) của nhóm
dữ liệu năng lực thi công bị loại (do có hệ số tương quan biến tổng là 0,164 < 0,3).
Đồng thời, nhóm dữ liệu năng lực thi công sẽ tiếp tục phân tích Cronbach’s Alpha
lần 2. Còn lại các biến quan sát có hệ số tương quan >0,3 đạt yêu cầu ban đầu của
tác giả đề ra được chấp nhận.
4.5. Kết quả Cronbach’s Alpha (lần 2) như sau:
Tác giả tiếp tục phân tích nhóm dữ liệu năng lực bên thi công do nhóm dữ liệu
này thay đổi (loại bỏ biến TC4). Còn lại những nhóm dữ liệu không thay đổi sẽ giữ
nguyên.
50

 Năng lực bên thi công (TC) (lần 2)


Bảng 4.23: Hệ số Cronbach’s Alpha của dữ liệu nhóm năng lực bên thi công (lần 2)
Cronbach's Số quan
Alpha sát
.856 6
Bảng 4.24: Kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu nhóm năng lực bên thi công (lần 2)
Trung bình Phương sai
Biến Cronbach's
thang đo thang đo Tương quan
quan Alpha nếu
nếu loại nếu loại tổng biến
sát loại biến
biến biến
TC1 16.36 9.536 .626 .835
TC2 16.15 9.048 .610 .838
TC3 16.16 8.807 .656 .829
TC5 16.15 8.851 .663 .828
TC6 15.93 8.929 .717 .818
TC7 16.28 9.368 .597 .840

Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha (lần 2) của nhóm dữ liệu năng lực bên
thi công cho ta thấy, các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng phù hợp
(Corrected Item – Total Correlation) lớn hơn 0.3 và có hệ số Cronbach’s Alpha lớn
hơn 0.6 nên các biến đều chấp nhận được và thích hợp đưa vào phân tích những
bước tiếp theo.
4.6. Ph n t ch nh n t khám phá EFA
Ở bước này dữ liệu vẫn còn đủ 35 biến quan sát sau bước kiểm tra độ tin cậy ở
trên. Tiến hành phân tích nhân tố khám phá. Các biến độc lập nằm trong 8 nhóm
nhân tố ban đầu kỳ vọng ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình dân dụng của
các công ty xây dựng trên địa bàn TP.HCM. Chúng được đưa vào phân tích nhân tố
để thu nhỏ và tóm tắc dữ liệu. Tác giả sử dụng phương pháp kiểm định KMO
(KaiserMeyer-Olkin) và Bartlett để đo lường sự tương thích của mẫu khảo sát.
Phân tích nhân tố chỉ được sử dụng khi có ý nghĩa thống kê (Sig < 0.05), hệ số
KMO có giá trị từ 0,5 trở lên và chúng được xem là có ý nghĩa thực tiễn, các biến
51

có hệ số tải nhân tố (factors loading) nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại. Sau khi loại các biến
không thỏa điều kiện thì phải chạy lại kiểm định đến khi thỏa hoàn toàn điều kiện.
Điểm dừng Eigenvalue phải lớn hơn 1 và tổng phương sai trích (Cumulative %
Extraction Sums of Squared Loadings) lớn hơn 50%. (Nunnally & Bernstein, 1994,
trích từ Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2004).
 Kết quả ph n t ch nh n t khám phá EFA các biến độc lập (lần 1) như
sau:
Bảng 4.25: Kiểm định KMO & Bartest (lần 1)

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .760


Approx. Chi-Square 3186.990
Bartlett's Test of Sphericity df 561
Sig. .000
52

Bảng 4.26: Phương sai giải thích (lần 1)

Extraction Sums of Squared Rotation Sums of Squared


Initial Eigenvalues
Loadings Loadings
Component
% of Cumulative % of Cumulative % of Cumulative
Total Total Total
Variance % Variance % Variance %
1 5.634 16.569 16.569 5.634 16.569 16.569 3.697 10.874 10.874
2 4.451 13.092 29.661 4.451 13.092 29.661 3.464 10.189 21.063
3 2.973 8.743 38.405 2.973 8.743 38.405 3.403 10.008 31.071
4 2.505 7.368 45.772 2.505 7.368 45.772 3.137 9.227 40.299
5 2.442 7.182 52.955 2.442 7.182 52.955 2.868 8.435 48.734
6 1.906 5.606 58.561 1.906 5.606 58.561 2.705 7.957 56.691
7 1.464 4.306 62.867 1.464 4.306 62.867 2.1 6.176 62.867
8 0.97 2.854 65.721
9 0.887 2.608 68.329
10 0.834 2.452 70.781
11 0.751 2.21 72.991
12 0.711 2.092 75.083
13 0.686 2.017 77.1
14 0.646 1.9 79
15 0.602 1.771 80.771
16 0.588 1.728 82.499
17 0.539 1.585 84.084
18 0.533 1.569 85.653
19 0.507 1.49 87.143
20 0.473 1.392 88.535
21 0.435 1.28 89.815
22 0.413 1.213 91.028
23 0.394 1.159 92.187
24 0.347 1.022 93.209
25 0.34 1.001 94.21
26 0.308 0.906 95.115
27 0.303 0.89 96.005
28 0.276 0.812 96.818
29 0.235 0.691 97.509
30 0.222 0.652 98.16
31 0.207 0.609 98.769
32 0.169 0.497 99.267
33 0.16 0.47 99.737
34 0.09 0.263 100
Extraction Method: Principal Component Analysis.
53

Bảng 4.27: Ma trận xoay nhân tố (lần 1)

Component
1 2 3 4 5 6 7
TC6 .809
TC5 .778
TC3 .759
TC1 .730
TC7 .724
TC2 .708
KT4 .874
KT1 .851
KT3 .766
KT5 .766
KT2 .765
MT3 .864
MT1 .854
MT2 .846
CS3 .659
CS1 .646
GL5 .840
GL1 .786
GL2 .742
GL3 .734
GL4 .666
HD2 .846
HD1 .817
HD3 .760
HD4 .668
CS2
KC3 .761
KC1 .745
KC4 .714
KC5 .690
KC2 .656
TN1 .849
TN3 .798
TN2 .728

Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA các biến độc lập (lần 1) cho ta thang
đo rút trích được 07 thành phần trong Bảng 4.27: với các chỉ số như sau:
- Chỉ số KMO là 0,760 > 0,5 nên phù hợp (Bảng 4.25).
54

- Chỉ số Eigenvalue là 1.464 >1 nên phù hợp (Bảng 4.26).


- Tổng phương sai trích được là 62,867% > 50% nên phù hợp (Bảng 4.26).
- Kiểm định Bartlett có mức ý nghĩa 0.000 < 0,05% nên phù hợp (Bảng
4.25).
- Biến CS2 (Cơ chế, luật xây dựng) có hệ số tải nhân tố (factor loadings) nhỏ
hơn 0.5 nên tác giả loại bỏ biến này (Bảng 4.27) và tiến hành phân tích nhân tố
khám phá EFA lần thứ hai.
 Kết quả ph n t ch nh n t khám phá EFA các biến độc lập (lần 2) như
sau:
Bảng 4.28: Kiểm định KMO & Bartest (lần 2)

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .754


Approx. Chi-Square 3094.943
Bartlett's Test of Sphericity df 528
Sig. .000
Bảng 4.29: Phương sai giải thích (lần 2)

Extraction Sums of Squared Rotation Sums of Squared


Initial Eigenvalues
Loadings Loadings
Component
% of Cumulative % of Cumulative % of Cumulative
Total Total Total
Variance % Variance % Variance %
1 5.483 16.614 16.614 5.483 16.614 16.614 3.607 10.931 10.931
2 4.329 13.117 29.731 4.329 13.117 29.731 3.464 10.497 21.428
3 2.883 8.737 38.468 2.883 8.737 38.468 3.303 10.011 31.439
4 2.505 7.591 46.059 2.505 7.591 46.059 3.13 9.484 40.923
5 2.439 7.39 53.449 2.439 7.39 53.449 2.723 8.252 49.175
6 1.9 5.757 59.205 1.9 5.757 59.205 2.704 8.193 57.368
7 1.458 4.418 63.623 1.458 4.418 63.623 2.064 6.255 63.623
8 0.963 2.919 66.542
9 0.887 2.686 69.228
10 0.822 2.492 71.721
11 0.735 2.228 73.949
12 0.686 2.08 76.029
13 0.651 1.971 78
14 0.605 1.834 79.834
55

15 0.599 1.815 81.649


16 0.561 1.701 83.35
17 0.534 1.617 84.967
18 0.508 1.539 86.506
19 0.49 1.484 87.99
20 0.436 1.321 89.311
21 0.434 1.314 90.626
22 0.402 1.219 91.844
23 0.347 1.053 92.897
24 0.341 1.032 93.929
25 0.324 0.982 94.91
26 0.308 0.932 95.842
27 0.276 0.837 96.679
28 0.237 0.718 97.398
29 0.224 0.68 98.077
30 0.207 0.628 98.705
31 0.176 0.533 99.238
32 0.161 0.489 99.726
33 0.09 0.274 100
Extraction Method: Principal Component Analysis.

Bảng 4.30: Ma trận xoay nhân tố (lần 2)

Component
1 2 3 4 5 6 7
TC6 .814
TC5 .783
TC3 .759
TC1 .732
TC7 .727
TC2 .711
KT4 .875
KT1 .851
KT5 .768
KT3 .766
KT2 .762
MT3 .869
MT1 .860
56

MT2 .846
CS3 .656
CS1 .646
GL5 .841
GL1 .787
GL2 .744
GL3 .733
GL4 .665
HD2 .850
HD1 .818
HD3 .758
HD4 .673
KC3 .761
KC1 .744
KC4 .713
KC5 .691
KC2 .656
TN1 .854
TN3 .795
TN2 .731

Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA các biến độc lập (lần 2) cho ta thang
đo rút trích được 07 thành phần trong Bảng 4.30: với các chỉ số như sau:
- Chỉ số KMO là 0,754 > 0,5 nên phù hợp (Bảng 4.28).
- Chỉ số Eigenvalue là 1,458 >1 nên phù hợp (Bảng 4.29).
- Tổng phương sai trích được là 63,623% > 50% nên phù hợp (Bảng 4.29).
- Kiểm định Bartlett có mức ý nghĩa 0.000 < 0,05% nên phù hợp (Bảng
4.28).
Vậy 07 nhóm yếu tố được rút trích như sau:
57

Bảng 4.31: Tổng hợp các biến yếu tố sau khi đã được rút trích thành 07 nhóm
STT Mã hóa Diễn giải
1. TC – Năng lực bên thi công
1 TC1 Tổ chức lao động trong thi công
2 TC2 Khối lượng công việc thực hiện và vật tư tiêu hao
3 TC3 Kế hoạch và phương án thi công
4 TC5 Cơ cấu quản lý bên thi công
5 TC6 Năng lực nhân sự bên thi công
6 TC7 Năng lực tài chính bên thi công
2. KT – Đặc điểm công tác kế toán của đơn vị thi công
7 KT1 Trình độ đội ngũ cán bộ, nhân viên kế toán
8 KT2 Ứng dụng công nghệ thông tin trong kế toán
9 KT3 Máy móc thiết bị phục vụ công việc kế toán
10 KT4 Sự phân cấp trách nhiệm và công việc trong công tác kế toán
11 KT5 Chính sách lương bổng và tuyển dụng nhân viên kế toán
3. MT – Yếu t môi trường kinh tế
12 MT1 Yếu tố kinh tế vĩ mô
13 MT2 Giá cả vật liệu xây dựng
14 MT3 Mức độ hội nhập của nền kinh tế
15 CS1 Chính sách thuế
16 CS2 Chính sách phát triển thị trường bất động sản
4. GL – Yếu t về gian lận, th t thoát, sai sót trong thiết kế và thi công
17 GL1 Thi công sai dẫn đến phải làm lại
18 GL2 Mức độ điều chỉnh thiết kế trong thời gian thi công
19 GL3 Sự cấu kết, gian lận giữa các bên liên quan
20 GL4 Trộm cắp, hao hụt
21 GL5 Nhũng nhiễu, hối hộ
5. HD – Năng lực bên hoạch định, chủ đầu tư
22 HD1 Năng lực nhân sự bên hoạch định, chủ đầu tư
23 HD2 Năng lực tài chính bên hoạch định, chủ đầu tư
58

24 HD3 Mức độ thường xuyên của hoạt động tư vấn, giám sát
25 HD4 Công tác hoàn công và quyết toán công trình
6. KC – Kết c u chi phí kế toán
26 KC1 Chi phí vật tư
27 KC2 Chi phí nhân công
28 KC3 Chi phí sử dụng máy thi công
29 KC4 Chi phí sản xuất chung
30 KC5 Chi phí quản lý
7. TN – Yếu t tự nhiên
31 TN1 Thời tiết
33 TN2 Địa chất tại công trình
34 TN3 Thiên tai

 Kết quả ph n t ch nh n t khám phá EFA cho biến phụ thuộc:


Bảng 4.32: Kiểm định KMO & Bartest cho biến phụ thuộc

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .631


Approx. Chi-Square 61.624
Bartlett's Test of Sphericity df 3
Sig. .000
Bảng 4.33: Phương sai giải thích cho biến phụ thuộc

Extraction Sums of Squared


Initial Eigenvalues
Loadings
Component
% of Cumulative % of Cumulative
Total Total
Variance % Variance %
1 1.676 55.879 55.879 1.676 55.879 55.879
2 0.723 24.085 79.965
3 0.601 20.035 100
Extraction Method: Principal Component Analysis.
59

Bảng 4.34: Ma trận xoay nhân tố cho biến phụ thuộc


Component
1
CP2 .777
CP1 .764
CP3 .699

Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA các biến phụ thuộc cho ta thang đo
rút trích được 01 thành phần trong Bảng 4.34: với các chỉ số như sau:
- Chỉ số KMO là 0,631 > 0,5 nên phù hợp (Bảng 4.32).
- Chỉ số Eigenvalue là 1,676 >1 nên phù hợp (Bảng 4.33).
- Tổng phương sai trích được là 55.879% > 50% nên phù hợp (Bảng 4.33).
- Kiểm định Bartlett có mức ý nghĩa 0.000 < 0,05% nên phù hợp (Bảng
4.32).
4.7. Kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha (lần 3)
Tác giả phân tích kiểm định thang đo Crobach Alpha (lần 3) do nhóm yếu tố
môi trường kinh tế (MT) thay đổi biến quan sát.
Bảng 4.35: Hệ số Cronbach’s Alpha của dữ liệu nhóm yếu tố môi trường kinh tế (lần 3)
Cronbach's Số quan
Alpha sát
.854 5
Bảng 4.36: Kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu nhóm yếu tố môi trường kinh tế (lần 3)
Trung bình Phương sai Cronbach's
Biến quan Tương quan
thang đo nếu thang đo nếu Alpha nếu loại
sát tổng biến
loại biến loại biến biến
MT1 11.97 9.642 .756 .800
MT2 11.90 9.986 .704 .814
MT3 11.88 9.491 .780 .793
CS1 11.98 11.020 .550 .853
CS3 11.84 10.943 .553 .853
60

Ta thấy, các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp
(Corrected Item – Total Correlation) lớn hơn 0.3 và có hệ số Cronbach’s Alpha lớn
hơn 0.6 nên các biến đều chấp nhận được và thích hợp đưa vào phân tích những
bước tiếp theo.
4.8. Ph n t ch hồi quy
Từ kết quả của các phân tích các phần trên tác giả sử dụng dữ liệu cho phân
tích tiếp theo là phân tích hồi quy, tác giả sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính
bội như sau:
Bảng 4.37: Mô hình tóm tắt trong phân tích hồi quy

Model R R Square Adjusted R Std. Error of Durbin-


Square the Estimate Watson
1 .749a .561 .545 .33308 2.246
a. Predictors: (Constant), TN, KT, TC, MT, KC, HD, GL
b. Dependent Variable: CP
Bảng 4.38: Kết quả phân tích ANOVA
Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Regression 26.796 7 3.828 34.505 .000b
1 Residual 20.968 189 .111
Total 47.764 196
a. Dependent Variable: CP
b. Predictors: (Constant), TN, KT, TC, MT, KC, HD, GL
Bảng 4.39: Phân tích hồi quy tuyến tính

Unstandardized Standardized Collinearity


Coefficients Coefficients Statistics
Model t Sig.
Std.
B Beta Tolerance VIF
Error
-
(Constant) -0.556 0.278 0.047
1 1.998
TC 0.245 0.042 0.295 5.879 0 0.92 1.087
61

KT 0.189 0.033 0.283 5.649 0 0.924 1.083


MT 0.123 0.032 0.196 3.802 0 0.876 1.142
GL 0.147 0.037 0.213 3.994 0 0.813 1.23
HD 0.245 0.04 0.321 6.042 0 0.822 1.217
KC 0.17 0.04 0.217 4.295 0 0.91 1.099
TN 0.129 0.037 0.19 3.464 0.001 0.774 1.292
a. Dependent Variable: CP

Dựa vào các bảng trên ta thấy tất cả các biến độc lập đều tác động có ý nghĩa
thống kê. Kết quả của phân tích này cho chứng ta các bảng đánh giá dữ liệu, dữ
liệu quan trọng là giá trị R2 (R Square) = 0,561; điều này có nghĩa là 56.1% chi phí
thi công tại công trình dân dụng của các công ty xây dựng trên địa bàn TP.HCM sẽ
được giải thích bởi các yếu tố là các biến độc lập đã được chọn đưa vào mô hình
(Bảng 4.37).
Nhìn vào hệ số phóng đại phương sai (VIF) của tất cả các biến độc lập đều
nhỏ hơn 10 chứng tỏ mô hình hồi quy không vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến (các
biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau)
Tiếp tục xem xét các hệ số Sig. (Bảng 4.38).Kết quả cho thấy hệ số Sig. phải
nhỏ hơn 0,05 thì nhóm biến mới có sự tương quan với nhóm biến độc lập. Có nghĩa
là tất cả các biến Xi có sự ảnh hưởng đến hàm Y là chi phí thi công công trình dân
dụng của các công ty xây dựng trên địa bàn TP.HCM.
Đánh giá về giá trị của hệ số Beta cho thấy tất cả các biến (Bảng 4.39) đều
dương, có nghĩa là mối quan hệ ảnh hưởng của các biến là đồng biến. Phương trình
số học được viết như sau:
CP = 0.295TC + 0.283KT + 0.196MT + 0.213GL + 0.321HD + 0.217KC +
0.190TN
Với mức độ tác động của các biến theo thứ tự từ mạnh đến yếu theo Bảng 4.39
như sau : HD (0.321), TC (0.295), KT (0.283), KC (0.217) , GL (0.213), MT
(0.196) , TN (0.190).
Kết quả kiểm định ANOVA với mức ý nghĩa sig = 0,000<0,05 cho thấy mô
hình hồi quy tuyến tính bội đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu và sử dụng được.
62

Tiếp tục sử dụng biểu đồ Histogram và đồ thị P-P plot để dò tìm sự vi phạm
giả định phân phối chuẩn của phần dư. Nhìn vào biểu đồ Histogram, đồ thị P-P plot
của phần dư cũng cho thấy các điểm quan sát thực tế tập trung sát với đường thẳng
kỳ vọng, Như vậy, giả định về phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm
(Hình 4.5)

Hình 4.5: Biểu đồ Histogram


4.9. Thảo luận kết quả nghiên cứu
Tất cả các giả thuyết ban đầu nêu ra về sự ảnh hưởng của các yếu tố đến chi
phí thi công công trình dân dụng của các công ty xây dựng trên địa bàn TP HCM
đều được chấp nhận.
Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố từ giả thuyết thông qua mức độ giải thích
bởi giá trị R2 (R Square) = 0,561; rằng các biến độc lập trong mô hình có thể giải
thích được 56,1% sự thay đổi của biến phụ thuộc.
63

Có 7 nhóm được trích xuất từ 8 nhóm biến ban đầu có mối quan hệ với nhau
trong sự ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình dân dụng của các công ty xây
dựng trên địa bàn TP HCM. Cả 7 nhóm này đều có sự ảnh hưởng đồng biến với
hàm Y mà nó quan hệ, cũng là mục đích nghiên cứu của đề tài.
Trong đó
Còn một khoảng trống trong các yếu tố ảnh hưởng chi phí thi công công trình
dân dụng của các công ty xây dựng trên địa bàn TP HCM mà nghiên cứu này chưa
đưa ra được khi mô hình không giải thích được 100% vấn đề đặt ra.
-----------------∆∆∆-----------------
64

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


5.1. Kết luận
Theo kết quả phân tích của Chương 4 ở trên cho thấy mô hình nghiên cứu là
phù hợp, các nhóm biến đều có số liệu đảm bảo độ tin cậy. Tất cả các yếu tố mà tác
giả kỳ vọng ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình dân dụng của các công ty
xây dựng trên địa bàn TP.HCM đều đúng khi các giả thuyết được chấp nhận, các
nhóm trích xuất đều tồn tại các biến ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu. Kết quả của
quá trình nghiên cứu và phân tích dữ liệu đã tạo ra một phương trình thể hiện mối
quan hệ biến thiên giữa 7 nhóm biến trích xuất thể hiện mức độ ảnh hưởng cuả các
yếu tố đối với chi phí thi công công trình dân dụng của các công ty xây dựng trên
địa bàn TP.HCM.
CP = 0.295TC + 0.283KT + 0.196MT + 0.213GL + 0.321HD + 0.217KC
+ 0.190TN
Kết quả này khẳng định rằng mức độ ảnh hưởng đến chi phí thi công công
trình dân dụng của các công ty xây dựng trên địa bàn TP.HCM có sự chi phối bởi
các nhóm yếu tố sau: Nhóm TC-Yếu tố liên quan đến năng lực bên thi công; Nhóm
KT-Yếu tố liên quan đến đặc điểm công tác kế toán của đơn vị thi công; Nhóm MT-
Yếu tố liên quan đến môi trường kinh tế và chính sách pháp luật nhà nước; Nhóm
GL-Yếu tố liên quan về gian lận, thất thoát, sai sót trong thiết kế và thi công; Nhóm
HD-Yếu tố liên quan về năng lực bên hoạch định, chủ đầu tư; Nhóm KC- Yếu tố
liên quan đến kết cấu chi phí kế toán và Nhóm TN-Yếu tố tự nhiên.
Tất cả các yếu tố trên đều ảnh hưởng đồng biến đến vấn đề nghiên cứu là chi
phí thi công công trình dân dụng của các công ty xây dựng trên địa bàn TP.HCM.
Trong đó các biến thuộc nhóm HD có hệ số lớn nhất là +0,321 (Yếu tố liên quan về
năng lực bên hoạch định, chủ đầu tư, gồm các biến quan sát như: HD1- Năng lực
nhân sự bên hoạch định, chủ đầu tư; HD2-Năng lực tài chính bên hoạch định, chủ
đầu tư; HD3-Mức độ thường xuyên của hoạt động tư vấn, giám sát và HD4-Công
tác hoàn công và quyết toán công trình). Tuy nhiên nhìn một cách tổng thể thì các
giả thuyết đặt ra điều thỏa mãn, chính vì vậy để nâng cao hiệu quả quản lý chi phí
thi công công trình dân dụng của các công ty xây dựng trên địa bàn TP.HCM thì
cần phải có những giải pháp giải quyết cho tất cả các yếu tố trong mô hình được
65

thõa mãn nhưng tập trung ưu tiên cho nhóm giải pháp liên quan đến quản lý chi phí,
tiến độ và chất lượng.
5.2. Kiến nghị
5.2.1. Tìm kiếm những bên hoạch định, các nhà đầu tư có năng lực
Để thực hiện một công trình xây dựng thành công thì năng lực của bên hoạch
định cũng như chủ đầu tư là rất quan trọng. Thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ và
đảm bảo rằng năng lực thực hiện công việc đảm nhận trong dự án hay công trình đó,
bởi chỉ một thành phần không đảm bảo, không thực hiện tốt thì sẽ ảnh hưởng trực
tiếp đến chất lượng công trình cũng như tiến độ thi công, hoàn công từ đó tác động
đến công tác quản lý chi phí thi công công trình dân dụng.
Trong nghiên cứu này các đối tượng khảo sát đều đánh giá cao vai trò về năng
lực của chủ đầu tư. Đây là yếu tố quan trọng trong quá trình đầu tư dự án, xây dựng
công trình tùy thuộc vào năng lực làm việc có chuyên môn cao, khả năng tài chính
mạnh, hoạt động tư vấn và giám sát chặt chẽ nhằm lựa chọn các phương án tốt nhất
cho các thiết kế, thi công và hoàn tất công tác quyết toán nhanh và hiệu quả đảm
bảo chất lượng công trình cũng như chi phí thi công công trình dân dụng luôn nằm
trong khoản đầu tư cho phép
Chính vì vậy để đến quản lý hiệu quả chi phí thi công công trình dân dụng của
các công ty xây dựng trên địa bàn TP.HCM cần phải tìm kiếm chủ đầu tư có năng
lực thực sự, có kinh nghiệm thực tế và tốt nhất là đã thực hiện được các dự án tương
tự và đưa ra được các giải pháp tối ưu.
Ngoài ra trong công tác khảo sát tư vấn thiết kế và giám sát công trình, chủ
đầu tư còn lựa chọn các nhà thầu tư vấn khảo sát, thiết kế có tư cách pháp nhân, đủ
năng lực chuyên môn và có kinh nghiệm phù hợp theo quy định của pháp luật. Các
đơn vị đó phải là thực hiện đúng, đầy đủ quyền và nghĩa vụ của nhà thầu khảo sát,
nhà thầu thiết kế theo quy định của Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn; Áp
dụng hệ thống quy hạn chế các rủi ro có thể gặp phải đối với công trình, đảm bảo
mỹ quan công trình và tính hiệu quả sử dụng. Từ đó giúp chủ đầu tư đảm bảo dự án,
công trình xây dựng không phát sinh các chi phí do các sự cố, các rủi ro làm ảnh
hưởng đến chi phí, nâng cao tính hiệu quả quản lý chi phí thi công công trình dân
dụng.
66

Bên cạnh đó, công tác hoàn công và quyết toán công trình cũng quan trọng
ảnh hưởng đến việc quản lý hiệu quả chi phí thi công công trình. Đối với đơn vị thi
công sử dụng vốn ngân sách nhà nước thường xảy ra các tình trạng kéo dài công tác
quyết toán do thủ tục rườm rà về quy trình thực hiện, các mẫu biểu, văn bản ban
hành,… làm mất thời gian, kinh phí và cả nhân sự gây phát sinh chi phí thi công
công trình dân dụng. Do đó, chủ đầu tư cần chủ động cập nhật liên tục về các văn
bản pháp luật trong lĩnh vực xây dựng, dự trù thời hạn áp dụng của văn bản, tránh
tình trạng mới ban hành mà đã thay đổi ảnh hưởng đến việc quản lý chi phí thi
công.
5.2.2. Lựa chọn đơn vị thi công có năng lực
Lựa chọn đơn vị thi công có năng lực chuyên môn cao, có tư cách pháp nhân
và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, bởi họ là những đơn vị thi công có
cơ cấu quản lý, tổ chức thi công chuyên nghiệp, đưa ra các kế hoạch và phương án
thi công hợp lý nhằm kiểm soát được các rủi ro trong thi công cũng như phát sinh
các chi phí thi công công trình dân dụng.
Các đơn vị thi công cần đảm bảo năng lực của mình trong thi công, hợp tác
với các đơn vị cung cấp vật tư, máy móc công trình trong việc cung cấp cho công
trình các máy móc, vật tư cần thiết, đúng chủng loại, số lượng và thời gian nhằm
đảm bảo tiến độ thi công, chất lượng công trình và hạn chế phát sinh các chi phí làm
tăng hiệu quả trong việc quản lý chi phí thi công công trình dân dụng.
5.2.3. Nâng cao kiểm tra, giám sát quản lý chi ph thi công.
Kết quả phân tích cho thấy yếu tố đặc điểm công tác kế toán tại đơn vị thi
công và kết cấu chi phí thi công có ảnh hưởng đồng biến đến chi phí thi công công
trình dân dụng của các công ty xây dựng trên địa bàn TP.HCM. Qua đó, cho thấy
công tác kế toán chiếm vai trò quan trọng trong việc quản lý chi phí thi công. Đặc
biệt là cần nâng cao trình độ cán bộ, nhân viên kế toán cùng với sự phân công trách
nhiệm hợp lý đáp ứng mọi nghiệp vụ phát sinh trong công tác kế toán.
Kiểm tra tập hợp các chi phí phát sinh, xác định kết quả hoạt động kinh doanh
cho từng công trình. Nếu không kiểm tra, giám sát chi phí sẽ dẫn đến sự không
minh bạch trong quá trình quản lý chi phí thông qua các chứng từ không rõ ràng
phát sinh từ chi phí bên ngoài việc thực hiện thi công công trình.
67

Bằng các biện pháp Thanh tra, kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền trong
vấn đề quản lý chi phí thi công, công tác này phải được thực hiện đúng, đủ theo các
quy định của pháp luật đảm bảo rằng các các sai phạm trong quản lý chi phí được bị
xử lý và xử lý công khai, công bằng.
5.2.4. Ch ng gian lận, th t thoát, hạn chế các sai sót trong thiết kế và thi
công
Vấn đề gian lận, thất thoát, sai sót trong thiết kế và thi công được các đối
tượng khảo sát đánh giá cao trong ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình dân
dụng của các công ty xây dựng trên địa bàn TP.HCM khi các biến quan sát được
giữ lại trong phần phân tích bao gồm các biến GL1 (Thi công dẫn đến phải làm lại),
GL2 (Mức độ điều chỉnh thiết kế trong thời gian thi công), GL3 (Sự cấu kết, gian
lận giữa các bên liên quan), GL4 (Gian lận trộm cắp), GL5 (Nhũng nhiễu, hối lộ).
Điều này cho thấy các nhà quản lý dự án, công trình xây dựng hiện nay cho rằng sự
gian lận của các bên liên quan trong việc thực hiện thi công ảnh hưởng đến hiệu quả
quản lý chi phí thi công công trình dân dụng thông qua các yếu tố tiêu cực, móc nối,
thông đồng với nhau gây phát sinh các chi phí không phục vụ trong công tác thi
công. Bên cạnh đó, vấn đề quản lý vật tư, máy móc, nhân công thường xuyên gây
thất thoát, không đảm bảo đúng chủng loại, chất lượng ảnh hưởng đến chi phí bù
vào hay khắc phục hư hỏng do chất lưởng kém đem lại. Sự thất thoát, hao hụt trong
quá trình thực hiện vượt so với dự toán ban đầu.
Các vấn đề trên tạo nên các khoản chi phí không nằm trong giá trị của công
trình mà nhằm các khoản tư lợi hay khắc phục khuyết điển, hư hỏng do các vật tư
kém chất lượng mang lại. Từ đó tạo nên những chi phí khác nâng tổng chi phí phục
vụ đầu tư công trình làm giảm hiệu quả quản lý chi phí thi công.
Chính vì vậy để nâng cao hiệu quả quản lý chi phí thi công công trình dân
dụng của các công ty xây dựng trên địa bàn TP.HCM cần thúc đẩy chống các hành
vi gian lận, sai sót và có chế độ giám sát, quản lý rõ ràng trong các công trình xây
dựng. Một trong các giải pháp đó là tạo nên các cơ sở pháp luật và cơ quan quản lý
giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện như tăng khả năng tiếp cận thông tin, bảo đảm
tính độc lập và minh bạch của cơ quan tư pháp, bảo vệ người tố giác tham nhũng,…
68

Điều này cần có một cơ chế pháp luật có sự liên quan của nhiều cơ quan trong việc
quản lý chi phí thi công công trình dân dụng.
5.2.5. Đảm bảo ổn định môi trường kinh tế
Trong kết quả của nghiên cứu này đã cho thấy yếu tố môi trường kinh tế có
ảnh hưởng đến chi phí thi công công trình dân dụng của các công ty xây dựng trên
địa bàn TP.HCM. Chính vì vậy, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi phí thi công
công trình cần có những giải pháp đảm bảo ổn định môi trường kinh tế của
TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung. Để thực hiện được điều này cần có các
chính sách đồng bộ, thực hiện phối hợp giữa các ban ngành, toàn bộ nền kinh tế.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tính ổn định của môi trường kinh tế và gây
tác động đến hiệu quả quản lý chi phí thi công công trình dân dụng trên địa bàn
TP.HCM. Tuy nhiên trong khuôn khổ của nghiên cứu này tác giả đề nghị Nhà nước
cần có các giải pháp nhằm ổn định về lãi suất vay nói chung và lãi suất vay cho các
chủ đầu tư công trình cũng như các đơn vị thi công thực hiện dự án, công trình nói
riêng. Bên cạnh đó cần kiềm chế lạm phát ở mức độ vừa phải như hiện nay từ 4-7%;
kiểm soát được hai vấn đề này thì mặt nhiên giá cả vật tư, máy móc và nhân công sẽ
ổn định trong cơ chế thị trường không có sự đầu cơ hay độc quyền.
Khi Nhà nước kiềm chế lạm phát, ổn định môi trường kinh tế sẽ tạo nên một
môi
trường kinh doanh, xây dựng ổn định có sự biến động ít về giá cả vật tư, máy móc
và nhân công. Mức độ ổn định của nền kinh tế sẽ tác động trực tiếp đến hiệu quả
quản lý chi phí thi công công trình dân dụng trên địa bàn TP HCM. Nền kinh tế
càng ổn định thì hiệu quả quản lý chi phí tại các dự án trên sẽ càng cao theo đúng
giả thuyết mà nghiên cứu này đã đặt ra.
5.3. Hạn chế của đề tài và kiến nghị hướng nghiên cứu tiếp theo
Đề tài này chưa giải thích hết được hết tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí
thi công công trình dân dụng của các công ty xây dựng trên địa bàn TP HCM, tuy
nhiên mức giải thích lên đến 56,1% mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác giả đưa
ra. Một mặt nó cho thấy rằng các giả thuyết và mô hình nghiên cứu của tác giả đưa
ra là hoàn toàn hợp lý. Mặt khác, nó cho thấy vẫn còn những yếu tố khác ảnh hưởng
đến kết quả nghiên cứu mà tác giả chưa tìm ra. Về phần mẫu chỉ hạn chế thu thập là
69

các công ty xây dựng vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố TP.HCM dẫn đến hạn chế
trong việc đánh giá dữ liệu.
Vì vậy để giảm thiểu những hạn chế của nghiên cứu này, trong những nghiên
cứu sau nên: tích cực tìm kiếm thêm các yếu tố ảnh hưởng mà trong nghiên cứu này
tác giả chưa tìm được, mở rộng quy mô mẫu ra các khu vực khác.
-----------------∆∆∆-----------------
70

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Alber P.C. Chan (2001). Framework for Measuring Success of
Construction Projects. School of Contruction Management và Property, Queensland
University of technology.
2. Anna Klemetti (2006). Risk Management in Constructon Project
Nutworks. Helsinki University of Tecnology.
3. Nguyễn Hoàng Anh (2008). Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố
Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ, Khoa chuyên ngành Kinh tế Phát triển, Trường Đại
học Kinh tế TP.HCM.
4. Bộ Xây dựng (2009), Thông tư số 22/2009/TT-BXD về điều kiện năng lực
trong hoạt động xây dựng. Ban hàng ngày 20/03/2015.
5.
6. Đỗ Thị Xuân Lan (2007). Quản lý dự án xây dựng. Tái bản lần 2. Nhà
xuất bản Đại học Quốc gia TP.HCM.
7. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên
cứu SPSS, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
8. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2007). Thống kê ứng dụng trong
kinh tế xã hội, NXB Thống kê.
9. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên
cứu với SPSS (tập 1, 2). NXB Hồng Đức.
10. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Nghị định
số 32/2015/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, ban hành ngày 18/6/2012.
11. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Nghị định
số 05/2015/NĐ-CP về quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ
luật Lao động, ban hành ngày 12/1/2015.
12. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Nghị định
số 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng, Ban hành ngày 18/6/2015.
13. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Nghị định
số 48/2010/NĐ-CP về Hợp đồng trong hoạt động xây dựng, ban hành ngày
07/05/2010.
14. Nguyễn Thị Thanh Tâm và Cao Hào Thi (2009). Các nhân tố ảnh hưởng
71

đến sự biến động chi phí của dự án xây dựng. Tạp chí Phát triển Khoa học & Công
nghệ, tập 12, số 01 – 2009.
15. Nuru Gambo, Ilias Said and Radzi Ismail (2016). Influenves of Cost
Factors Affecting Technical Performance of Local Goverment Projects in Nigeria.
School of Housing, Building and Planning, Malaysia.
16. Olufemi Oyedele (2015). Evaluation of Construction Cost Estimation
Methods in Nigeria. The Wisdom of the Ages to the Challenges of the Modern
WorldSofia, Bulgaria.
17. Phua, F.T.T and Rowlinson, S. (2004). How Important is Cooperation to
Con struction Project Success,A Grounded Emprical Quantification.
18. Phan Thanh Trà (2013). Kiểm soát chi phí xây lắp tại công ty cổ phần
Vinaconex 25. Luận văn thạc sĩ, Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Đà
Nẵng.
19. Trần Hoàng Tuấn (2014). “Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí và thời
gian hoàn thành dự án trong giai đoạn thi công trường hợp nghiên cứu trên địa bàn
thành phố Cần Thơ”. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần thơ, số 30, 26-33.
20. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Xây
dựng số 50/2014/QH13, ban hành ngày 18/6/2014, có hiệu lực ngày 01/01/2015.
21. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Doanh
nghiệp số 68/2014/QH13, ban hành ngày 26/11/2014, có hiệu lực ngày 01/7/2015.
22. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Lao
động số 10/2012/QH13, ban hành ngày 18/6/2012, có hiệu lực ngày 01/5/2013.
23. http://voer.edu.vn/m/chi-phi-san-xuat-trong-doanh-nghiep-xay-
lap/b1c6c934.
24. https://voer.edu.vn/m/hach-toan-chi-phi-san-xuat-trong-doanh-nghiep-
xay-lap/930436a0.
25. https://voer.edu.vn/c/hach-toan-chi-phi-su-dung-may-thi-
cong/439aac7f/8a9ed4ad

-----------------∆∆∆-----------------
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Thang đo nháp
(1) (5)
S (2) (3) (4)
Mã R t R t
T YẾU TỐ Không Bình Đồng
hóa không đồng
T đồng ý thường ý
đồng ý ý
TC – Năng lực bên thi công
1 TC1 Tổ chức lao động trong thi công
Khối lượng công việc thực hiện và
2 TC2
vật tư tiêu hao
3 TC3 Kế hoạch và phương án thi công
4 TC4 Đặc điểm hoạt động kinh doanh
5 TC5 Cơ cấu quản lý bên thi công
6 TC6 Năng lực nhân sự bên thi công
7 TC7 Năng lực tài chính bên thi công
KT – Đặc điểm công tác kế toán của đơn vị thi công
Trình độ đội ngũ cán bộ, nhân viên
8 KT1
kế toán
Ứng dụng công nghệ thông tin trong
9 KT2
kế toán
Máy móc thiết bị phục vụ công việc
10 KT3
kế toán
Sự phân cấp trách nhiệm và công
11 KT4
việc trong công tác kế toán
Chính sách lương bổng và tuyển
12 KT5
dụng nhân viên kế toán
HD – Năng lực bên hoạch định, chủ đầu tư
Năng lực nhân sự bên hoạch định,
12 HD1
chủ đầu tư
14 HD2 Năng lực tài chính bên hoạch định,
chủ đầu tư
Mức độ thường xuyên của hoạt động
15 HD3
tư vấn, giám sát
GL – Yếu t về gian lận, th t thoát, sai sót trong thiết kế và thi công
17 GL1 Thi công sai dẫn đến phải làm lại
Mức độ điều chỉnh thiết kế trong
18 GL2
thời gian thi công
Sự cấu kết, gian lận giữa các bên
19 GL3
liên quan
20 GL4 Trộm cắp, hao hụt
21 GL5 Nhũng nhiễu, hối hộ
MT – Yếu t kinh tế, môi trường hoạt động và hội nhập kinh tế qu c tế
22 MT1 Yếu tố kinh tế vĩ mô
23 MT2 Giá cả vật liệu xây dựng
24 MT3 Mức độ hội nhập của nền kinh tế
CS – Ch nh sách pháp luật của Nhà nước
25 CS1 Chính sách thuế
26 CS2 Cơ chế, luật xây dựng
Chính sách phát triển thị trường bất
27 CS3
động sản
TN – Yếu t tự nhiên
28 TN1 Thời tiết
29 TN2 Địa chất tại công trình
30 TN3 Thiên tai
KC – Kết c u chi phí kế toán
31 KC1 Chi phí vật tư
32 KC2 Chi phí nhân công
33 KC3 Chi phí sử dụng máy thi công
34 KC4 Chi phí sản xuất chung
CP – Chi phí thi công tại công trình dân dụng của các công ty xây dựng trên địa bàn
TP.HCM
Công tác quản lý chi phí thi công
36 CP1
các công trình dân dụng rất hiệu quả
Công tác quản lý chi phí thi công
các công trình dân dụng phù hợp với
37 CP2
xu hướng chung của các công ty xây
dựng ở trong và ngoài nước
Công tác quản lý chi phí thi công
các công trình dân dụng phù hợp với
38 CP3
tình hình thực tế tại các công ty xây
dựng
Phụ lục 2: Thang đo hoàn chỉnh
(1) (2) (3) (4) (5)
S
Mã R t Không Bình Đồng R t
T YẾU TỐ
hóa không đồng ý thường ý đồng
T
đồng ý ý
TC – Năng lực bên thi công
1 TC1 Tổ chức lao động trong thi công
Khối lượng công việc thực hiện và
2 TC2
vật tư tiêu hao
3 TC3 Kế hoạch và phương án thi công
4 TC4 Đặc điểm hoạt động kinh doanh
5 TC5 Cơ cấu quản lý bên thi công
6 TC6 Năng lực nhân sự bên thi công
7 TC7 Năng lực tài chính bên thi công
KT – Đặc điểm công tác kế toán của đơn vị thi công
Trình độ đội ngũ cán bộ, nhân viên
8 KT1
kế toán
Ứng dụng công nghệ thông tin trong
9 KT2
kế toán
Máy móc thiết bị phục vụ công việc
10 KT3
kế toán
Sự phân cấp trách nhiệm và công
11 KT4
việc trong công tác kế toán
Chính sách lương bổng và tuyển
12 KT5
dụng nhân viên kế toán
HD – Năng lực bên hoạch định, chủ đầu tư
Năng lực nhân sự bên hoạch định,
12 HD1
chủ đầu tư
Năng lực tài chính bên hoạch định,
14 HD2
chủ đầu tư
Mức độ thường xuyên của hoạt động
15 HD3
tư vấn, giám sát
Công tác hoàn công và quyết toán
16 HD4
công trình
GL – Yếu t về gian lận, th t thoát, sai sót trong thiết kế và thi công
17 GL1 Thi công sai dẫn đến phải làm lại
Mức độ điều chỉnh thiết kế trong
18 GL2
thời gian thi công
Sự cấu kết, gian lận giữa các bên
19 GL3
liên quan
20 GL4 Trộm cắp, hao hụt
21 GL5 Nhũng nhiễu, hối hộ
MT – Yếu t kinh tế, môi trường hoạt động và hội nhập kinh tế qu c tế
22 MT1 Yếu tố kinh tế vĩ mô
23 MT2 Giá cả vật liệu xây dựng
24 MT3 Mức độ hội nhập của nền kinh tế
CS – Ch nh sách pháp luật của Nhà nước
25 CS1 Chính sách thuế
26 CS2 Cơ chế, luật xây dựng
Chính sách phát triển thị trường bất
27 CS3
động sản
TN – Yếu t tự nhiên
28 TN1 Thời tiết
29 TN2 Địa chất tại công trình
30 TN3 Thiên tai
KC – Kết c u chi phí kế toán
31 KC1 Chi phí vật tư
32 KC2 Chi phí nhân công
33 KC3 Chi phí sử dụng máy thi công
34 KC4 Chi phí sản xuất chung
35 KC5 Chi phí quản lý

CP – Chi phí thi công tại công trình DD của các công ty xây dựng trên địa bàn TP.HCM
Công tác quản lý chi phí thi công
36 CP1
các công trình dân dụng rất hiệu quả
Công tác quản lý chi phí thi công
các công trình dân dụng phù hợp với
37 CP2
xu hướng chung của các công ty xây
dựng ở trong và ngoài nước
Công tác quản lý chi phí thi công
các công trình dân dụng phù hợp với
38 CP3
tình hình thực tế tại các công ty xây
dựng
Phụ lục 3: Bảng câu h i
Số phiếu:…………………..
Ngày … tháng … năm 2016
PHIẾU KHẢO SÁT
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ THI CÔNG
CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG CỦA CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA
BÀN TP.HCM
(Thông tin thu thập được từ Anh / Chị tuyệt đối được giữ kín, hoàn toàn chỉ dùng
làm cơ sở cho mục đích nghiên cứu khoa học)
Anh / Chị vui lòng đánh dấu  vào ô thích hợp, vui lòng không để trống.
Câu 1. Họ và tên Anh / Chị: ....................................................................................................
Câu 2. Địa chỉ: ........................................................................................................................
Câu 3. Số điện thoại: ..............................................................................................................
Câu 4. Giới tính của Anh / Chị:
 1. Nam
 2. Nữ
Câu 5. Độ tuổi của Anh / Chị:
 1. Từ 18 đến 24 tuổi
 2. Từ 25 đến 34 tuổi
 3. Từ 35 đến 44 tuổi
 4. Từ 45 đến 54 tuổi
 5. Trên 55 tuổi
Câu 6. Trình độ học vấn của Anh / Chị:
 1. Trung cấp trở xuống
 2. Cao đẳng
 3. Đại học
 4. Trên đại học
Câu 7. Chức vụ của Anh / Chị:
 1. Lãnh đạo, nhà quản lý
 2. Nhân viên
 3. Khác: ................................................................................................................................
Anh / Chị vui lòng đánh dấu  vào ô thích hợp cho mức độ đồng ý của mình
về sự tác động của những phát biểu sau đến chi phí thi công tại công trình dân dụng
của các công ty xây dựng trên địa bàn Tp.HCM:
(1) (5)
S (2) (3) (4)
Mã R t R t
T YẾU TỐ Không Bình Đồng
hóa không đồng
T đồng ý thường ý
đồng ý ý
TC – Năng lực bên thi công
1 TC1 Tổ chức lao động trong thi công
Khối lượng công việc thực hiện và
2 TC2
vật tư tiêu hao
3 TC3 Kế hoạch và phương án thi công
4 TC4 Đặc điểm hoạt động kinh doanh
5 TC5 Cơ cấu quản lý bên thi công
6 TC6 Năng lực nhân sự bên thi công
7 TC7 Năng lực tài chính bên thi công
KT – Đặc điểm công tác kế toán của đơn vị thi công
Trình độ đội ngũ cán bộ, nhân viên
8 KT1
kế toán
Ứng dụng công nghệ thông tin trong
9 KT2
kế toán
Máy móc thiết bị phục vụ công việc
10 KT3
kế toán
Sự phân cấp trách nhiệm và công
11 KT4
việc trong công tác kế toán
Chính sách lương bổng và tuyển
12 KT5
dụng nhân viên kế toán
HD – Năng lực bên hoạch định, chủ đầu tư
Năng lực nhân sự bên hoạch định,
12 HD1
chủ đầu tư
Năng lực tài chính bên hoạch định,
14 HD2
chủ đầu tư
Mức độ thường xuyên của hoạt động
15 HD3
tư vấn, giám sát
Công tác hoàn công và quyết toán
16 HD4
công trình
GL – Yếu t về gian lận, th t thoát, sai sót trong thiết kế và thi công
17 GL1 Thi công sai dẫn đến phải làm lại
Mức độ điều chỉnh thiết kế trong
18 GL2
thời gian thi công
Sự cấu kết, gian lận giữa các bên
19 GL3
liên quan
20 GL4 Trộm cắp, hao hụt
21 GL5 Nhũng nhiễu, hối hộ
MT – Yếu t kinh tế, môi trường hoạt động và hội nhập kinh tế qu c tế
22 MT1 Yếu tố kinh tế vĩ mô
23 MT2 Giá cả vật liệu xây dựng
24 MT3 Mức độ hội nhập của nền kinh tế
CS – Ch nh sách pháp luật của Nhà nước
25 CS1 Chính sách thuế
26 CS2 Cơ chế, luật xây dựng
Chính sách phát triển thị trường bất
27 CS3
động sản
TN – Yếu t tự nhiên
28 TN1 Thời tiết
29 TN2 Địa chất tại công trình
30 TN3 Thiên tai
KC – Kết c u chi phí kế toán
31 KC1 Chi phí vật tư
32 KC2 Chi phí nhân công
33 KC3 Chi phí sử dụng máy thi công
34 KC4 Chi phí sản xuất chung

35 KC5 Chi phí quản lý

CP – Chi phí thi công tại công trình dân dụng của các công ty xây dựng trên địa bàn
TP.HCM
Công tác quản lý chi phí thi công
36 CP1
các công trình dân dụng rất hiệu quả
Công tác quản lý chi phí thi công
các công trình dân dụng phù hợp với
37 CP2
xu hướng chung của các công ty xây
dựng ở trong và ngoài nước
Công tác quản lý chi phí thi công
các công trình dân dụng phù hợp với
38 CP3
tình hình thực tế tại các công ty xây
dựng

Xin chân thành cảm ơn Anh / Chị!

You might also like