You are on page 1of 166

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM


--------------------------

PHẠM THỊ TUYẾT NHUNG

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NƯỚC


DƯỚI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ DĨ AN,
TỈNH BÌNH DƯƠNG. ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ
XỬ LÝ NƯỚC DƯỚI ĐẤT
PHÙ HỢP CHO MỤC
ĐÍCH SINH HOẠT

LUẬN VĂN THẠC SĨ


Chuyên ngành : Kỹ thuật môi trường
Mã số ngành: 60520320

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 9 năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
--------------------------

PHẠM THỊ TUYẾT NHUNG

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NƯỚC


DƯỚI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ DĨ AN,
TỈNH BÌNH DƯƠNG. ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ
XỬ LÝ NƯỚC DƯỚI ĐẤT
PHÙ HỢP CHO MỤC
ĐÍCH SINH HOẠT

LUẬN VĂN THẠC SĨ


Chuyên ngành : Kỹ thuật môi trường
Mã số ngành: 60520320

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: GS.TSKH NGUYỄN TRỌNG CẨN

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 9 năm 2015


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : GS.TSKH. Nguyễn Trọng Cẩn


(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 09 tháng 10 năm 2015.

Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:

(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)

TT Họ và tên Chức danh Hội đồng

1 GS. TS. Hoàng Hưng Chủ tịch

2 PGS. TS. Thái Văn Nam Phản biện 1

3 TS. Trịnh Hoàng Ngạn Phản biện 2

4 PGS. TS. Phạm Hồng Nhật Ủy viên

5 TS. Nguyễn Thị Hai Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).

Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP. HCM, ngày 17 tháng 9 năm 2015

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: PHẠM THỊ TUYẾT NHUNG Giới tính: Nữ


Ngày, tháng, năm sinh: 10/5/1984 Nơi sinh: Củ Chi
Chuyên ngành: Kỹ Thuật Môi trường MSHV: 134 181 0015
I- Tên đề tài:
Khảo sát, đánh giá hiện trạng nước dưới đất trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh
Bình Dương. Đề xuất giải pháp quản lý và công nghệ xử lý nước dưới đất phù hợp
phục vụ cho mục đích sinh hoạt.
II- Nhiệm vụ và nội dung:
a. Nhiệm vụ: Đánh giá trữ lượng, chất lượng nước dưới đất. Trên cơ sở đó đề
xuất giải pháp kỹ thuật để bảo đảm chất lượng nước cấp, bảo vệ sức khỏe người dân;
đề xuất giải pháp quản lý nhằm bảo vệ tài nguyên nước dưới đất.
b. Nội dung:
- Thu thập dữ liệu liên quan; khảo sát và lấy mẫu bổ sung.
- Đánh giá hiện trạng khai thác, nhu cầu sử dụng nước dưới đất trên địa bàn thị
xã Dĩ An; đánh giá các nguồn có khả năng gây ô nhiễm nguồn nước dưới đất; đánh giá
trữ lượng, mực nước, độ lún đất và chất lượng nước dưới đất,
- Phân tích đề xuất giải pháp quản lý và công nghệ xử lý nước dưới đất để phục
vụ cho mục đích sinh hoạt của người dân trên thị xã Dĩ An
III- Ngày giao nhiệm vụ: 19/8/2014
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 31/8/2015
V- Cán bộ hướng dẫn: GS.TSKH. Nguyễn Trọng Cẩn

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)
i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là Phạm Thị Tuyết Nhung, hiện là học viên lớp 13SMT11, khóa học
2013 – 2015. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và được thực hiện dưới sự hướng dẫn
khoa học của GS.TSKH Nguyễn Trọng Cẩn.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.

Tp.Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 9 năm 2015

Học viên thực hiện Luận văn

(Ký và ghi họ tên)

Phạm Thị Tuyết Nhung


ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành Luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, học viên đã nhận
được rất nhiều sự hỗ trợ, giúp đỡ từ các cá nhân, tập thể. Để tỏ lòng biết ơn ấy, học
viên xin cảm ơn:
Đầu tiên, học viên xin gửi lời cảm ơn chân thành và trân trọng nhất đến
GS.TSKH Nguyễn Trọng Cẩn – nguyên Trưởng khoa Công nghệ sinh học – Thực
phẩm – Môi trường, người Thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ học viên trong quá
trình thực hiện Luận văn.
Học viên xin gửi lời cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, Phòng QLKH &
ĐTSĐH, các Thầy Cô giáo là Giảng viên giảng dạy cao học ngành Công nghệ Môi
trường tại trường Đại học Công nghệ Tp.HCM đã tạo mọi điều kiện để học viên
hiểu và nắm vững kiến thức về chuyên ngành môi trường mà Quý Thầy Cô đã
truyền đạt. Nhờ đó, trình độ và năng lực của Học viên được nâng cao một cách rõ
rệt và có khả năng giải quyết vấn đề một cách độc lập.
Nhân đây, học viên chân thành gởi lời cảm ơn đến tập thể Phòng Tài nguyên
và Môi trường thị xã Dĩ An, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương, Chi
cục bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương, UBND thị xã Dĩ An, chính quyền địa
phương và các Cơ quan đơn vị có liên quan đã tạo điều kiện cho học viên hoàn
thành Luận văn này.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do kiến thức và thời gian có hạn nên Luận văn
không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Học viên rất mong nhận được các ý
kiến đóng góp quý báu từ phía các nhà khoa học, chính quyền địa phương, đọc giả
và người thân để Luận văn được hoàn thiện hơn và mang tính khả thi cao.
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 9 năm 2015
Học viên

Phạm Thị Tuyết Nhung


iii

TÓM TẮT LUẬN VĂN


Khảo sát, đánh giá hiện trạng nước dưới đất và đề xuất giải pháp quản lý,
công nghệ xử lý phù hợp cho mục đích sinh hoạt là một trong những nội dung quan
trọng trong công tác quản lý nhà nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của các
đô thị ở Việt Nam nói chung và thị xã Dĩ An nói riêng.
Bằng phương pháp luận nghiên cứu khoa học chặt chẽ kết hợp với việc điều
tra, khảo sát thực địa, Luận văn thạc sĩ: “Khảo sát, đánh giá hiện trạng nước dưới
đất trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương và đề xuất giải pháp quản lý,
công nghệ xử lý phù hợp cho mục đích sinh hoạt” đã làm sáng tỏ một cách có hệ
thống những vấn đề mang tính khoa học về thực trạng công tác quản lý cũng như
đánh giá được một cách toàn diện về tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn thị xã Dĩ
An, tỉnh Bình Dương. Đề tài do học viên Phạm Thị Tuyết Nhung thực hiện trong
thời gian 10 tháng (từ tháng 8/2014 đến tháng 06/2015) dưới sự hướng dẫn khoa
học của GS.TSKH. Nguyễn Trọng Cẩn. Kết quả thực hiện đề tài sẽ góp phần quan
trọng vào việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường nói chung và
nước dưới đất nói riêng trên địa bàn thị xã Dĩ An, tạo môi trường thuận lợi để thị xã
Dĩ An phát triển bền vững. Luận văn thạc sĩ đã tập trung giải quyết các nội dung
quan trọng sau đây:
1. Điều tra, khảo sát hiện trạng nước dưới đất nhằm phân tích, đánh giá trữ
lượng và chất lượng nước dưới đất trên địa bàn thị xã.
2. Dự báo dân số, tính toán lưu lượng các nguồn thải có thể tác động đến tài
nguyên nước dưới đất, nhu cầu khai thác nước dưới đất đến năm 2020. Trên cơ sở
đó đề ra biện pháp quản lý hiệu quả tài nguyên nước dưới đất.
3. Đề xuất công nghệ xử lý phù hợp đối với nguồn nước dưới đất vượt quy
chuẩn nhằm phục vụ cho mục đích sinh hoạt của người dân trên địa bàn thị xã Dĩ An.
Qua các nội dung được nêu trên cho thấy đề tài “Khảo sát, đánh giá hiện trạng
nước dưới đất trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Đề xuất giải pháp quản
lý, công nghệ xử lý nước dưới đất phù hợp cho mục đích sinh hoạt” là nghiên cứu
cần thiết và cấp bách hiện nay.
iv

ABSTRACT

Surveying and assessing the current state of underground water and


proposing management solutions and treatment technologies appropriate to the
purpose use for living is one of the most important contents of the state
management, which contributes to the social – economic development of urban
areas in Vietnam in general and Di An Town in particular.
By using methodology of scientific research in close combination with
investigations and field surveys, Master thesis: “Surveying and assessing the
current state of underground water in the area of Di An Town, Binh Duong
Province and proposing the management solutions, treatment technologies
appropriate to the purpose use for living” clarifies the scientific issues on
management systematically as well as makes overall assessment for the
underground water resources in the area of Di An Town, Binh Duong Province.
This thesis is written by Pham Thi Tuyet Nhung in 10 months (from August 2014 to
June 2015) under the scientific instruction of Prof. Dr. Sc. Nguyen Trong Can. The
thesis result will help increase the State management on environment in general and
underground water in Di An Town in specific, making favorable environment for Di
An Town to develop firmly. This Master thesis focuses on solving the following
important contents:
1. Investigating, surveying the current state in order to analyze and evaluate
the positive impacts and find out the existing gaps in the State management of
underground water resources in Di An Town. Making assessment on polluting
sources that can cause impacts on the quality of underground water.
2. Forecasting the population, calculating the flow of polluting sources that
can cause impacts on underground water resources, groundwater exploitation needs
until 2020. Based on the research findings, recommendations can be made to help
manage the underground water resources effectively.
v

3. Proposing the treatment technologies appropriate to underground water


sources that are beyond the regulations to serve the purpose use for living in the
area of Di An Town.
Through the contents mentioned above, the thesis “Surveying and assessing
the current state of underground water in the area of Di An Town, Binh Duong
Province and proposing the management solutions, treatment technologies
appropriate to the purpose use for living” is shown to be necessary and urgent
nowadays.
vi

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................... i


LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN......................................................................................... iii
ABSTRACT........................................................................................................... iv
MỤC LỤC ............................................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................ xii
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................... xiv
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ............................................................................ xv
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................. 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.............................................................................. 3
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................. 3
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................... 3
4.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 3
4.2 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 4
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................... 4
5.1 Phương pháp luận....................................................................................... 4
5.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể.................................................................. 5
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ........................................................ 6
6.1 Ý nghĩa khoa học........................................................................................ 6
6.2 Thực tiễn .................................................................................................... 6
7. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................. 6
8. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI..................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 8
1.1 TỔNG QUAN VỀ NƯỚC SẠCH ................................................................... 8
1.1.1 Khái niệm nước sạch ............................................................................... 8
1.1.2 Tầm quan trọng của nước sạch ................................................................ 8
1.1.3 Chiến lược phát triển nước sạch của Chính Phủ ...................................... 9
1.1.3.1 Cơ sở pháp lý .................................................................................... 9
vii

1.1.3.2 Chiến lược phát triển......................................................................... 9


1.1.4 Chiến lược phát triển nước sạch của thị xã Dĩ An .................................. 11
1.2 TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT ................................ 11
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm nước dưới đất ....................................................... 11
1.2.2 Nguồn gốc nước dưới đất ...................................................................... 12
1.2.3 Sự hình thành trữ lượng nước dưới đất .................................................. 12
1.2.4 Sự hình thành chất lượng nước dưới đất ................................................ 12
1.2.4.1 Các chỉ tiêu về lý học ...................................................................... 13
1.2.4.2 Các chỉ tiêu về hóa học ................................................................... 14
1.2.4.3 Các chi tiêu về vi sinh vật ............................................................... 16
1.2.5 Đặc điểm các tầng chứa nước trên địa bàn thị xã Dĩ An ........................ 18
1.2.5.1 Các tầng chứa nước lỗ hổng ............................................................ 18
1.2.5.2 Các tầng chứa nước khe nứt (mz) .................................................... 20
1.2.6 Các nguồn có khả năng gây ô nhiễm nước dưới đất ............................... 21
1.2.6.1 Nước thải công nghiệp .................................................................... 21
1.2.6.2 Nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện, nước thải chăn nuôi… .... 22
1.2.6.3 Rác thải........................................................................................... 22
1.2.6.4 Nghĩa trang ..................................................................................... 22
1.2.6.5 Thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học .................................... 22
1.2.7 Các phương pháp chung thường được áp dụng để xử lý nước dưới........ 23
1.2.7.1 Phương pháp cơ học....................................................................... 23
1.2.7.2 Phương pháp Hóa học .................................................................... 25
1.2.7.3 Phương pháp Tổng hợp .................................................................. 27
1.2.8 Pháp luật về Tài nguyên nước................................................................ 27
1.2.8.1 Luật Tài nguyên nước ..................................................................... 27
1.2.8.2 Các Văn bản quản lý tài nguyên nước dưới đất do UBND tỉnh Bình
Dương ban hành ......................................................................................... 28
1.2.8.3 Văn bản quản lý Tài nguyên nước dưới đất do UBND thị xã Dĩ An
ban hành ..................................................................................................... 28
1.2.9 Giới thiệu các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ...................... 28
1.2.9.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới................................................... 28
1.2.9.2 Tình hình nghiên cứu trong nước .................................................... 29
viii

1.3 TỔNG QUAN VỀ THỊ XÃ DĨ AN ............................................................... 32


1.3.1 Giới thiệu chung về thị xã Dĩ An ........................................................... 32
1.3.1.1 Lịch sử hình thành........................................................................... 32
1.3.1.2 Vị trí và diện tích ............................................................................ 32
1.3.1.3 Phân khu hành chính ....................................................................... 34
1.3.2 Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 34
1.3.2.1 Địa hình .......................................................................................... 34
1.3.2.2 Địa chất thủy văn ............................................................................ 34
1.3.2.3 Khí hậu ........................................................................................... 35
1.3.2.4 Thủy văn, nguồn tiếp nhận nước thải............................................... 35
1.3.3 Tổng quan kinh tế, xã hội ...................................................................... 37
1.3.3.1 Cơ cấu và tỷ trọng ........................................................................... 37
1.3.3.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế........................................... 37
1.3.3.3 Dân số, lao động, việc làm và mức sống dân cư .............................. 38
1.3.3.4 Văn hóa, Giáo dục, Y tế .................................................................. 39
1.3.3.5 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng ................................................. 39
1.3.4 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thị xã Dĩ An . 40
1.3.4.1 Điểm mạnh ..................................................................................... 40
1.3.4.2 Điểm yếu......................................................................................... 41
1.3.4.3 Cơ hội ............................................................................................. 41
1.3.4.4 Thách thức ...................................................................................... 41
1.3.5 Quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội thị xã Dĩ An đến năm 2020 ........... 41
1.3.5.1. Dự báo quy mô phát triển dân số thị xã Dĩ An................................ 41
1.3.5.2 Dự báo nhu cầu nước sinh hoạt của dân cư...................................... 42
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................... 44
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU....................................................................... 44
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 44
2.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu ................................................................ 44
2.2.2 Phương pháp khảo sát thực địa .............................................................. 44
2.2.3 Phương pháp thống kê ........................................................................... 45
2.2.4 Phương pháp dự báo .............................................................................. 45
ix

2.2.5 Phương pháp kế thừa ............................................................................. 45


2.2.6 Phương pháp trao đổi ý kiến chuyên gia ................................................ 45
2.2.7 Phương pháp thu mẫu và bảo quản mẫu................................................. 46
2.2.8 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu........................................................ 48
2.2.9 Phương pháp so sánh ............................................................................. 48
2.2.10 Phương pháp đánh giá ......................................................................... 48
2.2.11 Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích (CBA) ................................... 49
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 50
3.1 HIỆN TRẠNG KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ
DĨ AN ................................................................................................................ 50
3.2 KẾT QUẢ QUAN TRẮC ĐỘNG THÁI MỰC NƯỚC DƯỚI ĐẤT TRÊN ĐỊA
BÀN THỊ XÃ DĨ AN ......................................................................................... 50
3.2.1 Kết quả quan trắc động thái nước dưới đất tầng Pleistocen dưới ............ 51
3.2.2 Kết quả quan trắc động thái nước dưới đất tầng Pliocen giữa................. 51
3.2.3 Kết quả quan trắc động thái nước dưới đất tầng Pliocen dưới ................ 52
3.3 ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ DĨ
AN TỈNH BÌNH DƯƠNG.................................................................................. 52
3.3.1 Cơ sở lý thuyết ...................................................................................... 52
3.3.2 Trữ lượng khai thác tiềm năng nước dưới đất theo các tầng chứa nước 56
3.4 SO SÁNH HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VỚI TRỮ LƯỢNG KHAI THÁC
TIỀM NĂNG ..................................................................................................... 56
3.5 XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI LƯU LƯỢNG ĐẾN NĂM 2020 ............................ 57
3.5.1 Theo hiện trạng khai thác NDĐ ............................................................. 57
3.5.2 Theo quy hoạch khai thác NDĐ............................................................. 57
3.6 KHẢ NĂNG LÚN ĐẤT DO KHAI THÁC NDĐ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ DĨ
AN..................................................................................................................... 58
3.7 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ
DĨ AN TỈNH BÌNH DƯƠNG............................................................................. 59
3.7.1 Đánh giá chất lượng NDĐ qua khảo sát thực tế ..................................... 59
3.7.2 Đánh giá chất lượng NDĐ qua kết quả quan trắc của Sở TN&MT tỉnh
Bình Dương.................................................................................................... 59
3.7.2.1 Kết quả quan trắc chất lượng nước tầng Pleistocen dưới qua các
năm............................................................................................................. 59
x

3.7.2.2 Kết quả quan trắc chất lượng nước tầng Pliocen giữa qua các năm.. 60
3.7.2.3 Kết quả quan trắc chất lượng nước tầng Pliocen dưới qua các năm . 61
3.7.3 Đánh giá chất lượng NDĐ qua kết quả phân tích mẫu NDĐ .................. 61
3.7.3.1 Chỉ tiêu pH...................................................................................... 63
3.7.3.2 Chỉ tiêu Amoni................................................................................ 64
3.7.3.3 Chỉ tiêu độ cứng (CaCO3) ............................................................... 65
3.7.3.4 Chỉ tiêu Fe ...................................................................................... 66
3.7.3.5 Chỉ tiêu Clo..................................................................................... 67
3.7.3.6 Chỉ tiêu Coliform ............................................................................ 68
3.8 ĐÁNH GIÁ CÁC NGUỒN CÓ KHẢ NĂNG GÂY Ô NHIỄM NGUỒN
NƯỚC DƯỚI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ DĨ AN........................................ 72
3.8.1 Nước thải công nghiệp........................................................................... 72
3.8.2 Nước thải sinh hoạt ............................................................................... 73
3.8.2.1 Hiện trạng mạng lưới cống thoát và thu gom nước thải sinh hoạt trên
địa bàn thị xã Dĩ An.................................................................................... 73
3.8.2.2 Hệ thống hồ điều hòa ...................................................................... 74
3.8.2.3 Hiện trạng xử lý nước thải sinh hoạt tại thị xã Dĩ An....................... 75
3.8.2.4 Kết quả quan trắc chất lượng nước thải tại các nguồn tiếp nhận trên
địa bàn thị xã Dĩ An năm 2014 ................................................................... 75
3.8.2.5 Dự báo lưu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh đến năm 2020........ 78
3.8.3 Nước thải trong chăn nuôi, Thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học 80
3.8.4 Chất thải rắn ......................................................................................... 81
3.8.4.1 Hiện trạng Chất thải rắn...................................................................... 81
3.8.4.2 Dự báo lượng chất thải rắn đến năm 2020........................................... 83
3.8.5 Nghĩa trang nghĩa địa ............................................................................ 85
3.9 DỰ BÁO NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ
XÃ DĨ AN ĐẾN NĂM 2020............................................................................... 86
3.10 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÀ CÔNG NGHỆ
XỬ LÝ PHÙ HỢP PHỤC VỤ CHO MỤC ĐÍCH SINH HOẠT .......................... 87
3.10.1 Giải pháp quản lý................................................................................. 87
3.10.2 Đề xuất công nghệ xử lý ...................................................................... 89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 96
1. Kết luận......................................................................................................... 96
xi

2. Kiến nghị ...................................................................................................... 96


TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 97
PHỤ LỤC.............................................................................................................. 99
xii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT Chữ viết tắt Nghĩa Tiếng Việt


1 NDĐ Nước dưới đất
2 QCVN Quy chuẩn Việt Nam
3 GK Giếng khoan
4 TCN Tầng chứa nước
5 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
6 TLKTTN Trữ lượng khai thác tiềm năng
7 TN&MT Tài nguyên và Môi trường
8 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
9 UBND Ủy ban Nhân dân
10 HGĐ Hộ gia đình
11 DN Doanh nghiệp
12 NT Nông thôn
13 NBD Nam Bình Dương
14 BVTV Bảo vệ thực vật
15 BYT Bộ y tế
16 CCN Cụm công nghiệp
17 CTNH Chất thải nguy hại
18 CTR Chất thải rắn
19 CTRCN Chất thải rắn công nghiệp
20 CTRĐT Chất thải rắn đô thị
21 CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt
22 GTVT Giao thông vận tải
23 QLCTRCN Quản lý chất thải rắn công nghiệp
xiii

24 DNTN Doanh nghiệp tư nhân


25 HSPT Hệ số phát thải
26 KCN Khu công nghiệp
27 KTXH Kinh tế xã hội
28 NT Nước thải
29 NM Nước mặt
30 BTCT Bê tông cốt thép
Geographic Information Systems
31 GIS
(Hệ thống thông tin địa lý)
Supervisory Control And Data
Acquisition
32 SCADA
(Hệ thống điều khiển giám sát và thu
thập số liệu sản xuất)
33 BTXM Bê tong xi măng
xiv

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Thống kê dân số, diện tích của các phường thuộc thị xã Dĩ An năm
2014 ......................................................................................................................34
Bảng 1.2. Dự báo dân số các phường tại thị xã Dĩ An đến năm 2020.....................42
Bảng 1.3. Nhu cầu cấp nước sinh hoạt ...................................................................43
Bảng 2.1. Mẫu phiếu tổng hợp các thông tin cần khảo sát thực địa .......................45
Bảng 2.2. Phương pháp thử nghiệm tương ứng với từng chỉ tiêu phân tích ............48
Bảng 3.1 Hiện trạng khai thác NDĐ theo độ sâu giếng khoan [6] ..........................50
Bảng 3.2. Trữ lượng khai thác tiềm năng nước dưới đất của thị xã Dĩ An..............56
Bảng 3.3. Kết quả bình quân các chỉ tiêu trong tầng Pleistocen dưới tại thị xã Dĩ
An .........................................................................................................................59
Bảng 3.4. Kết quả bình quân các chỉ tiêu trong tầng Pliocen giữa..........................60
Bảng 3.5. Kết quả bình quân các chỉ tiêu trong tầng Pliocen dưới..........................61
Bảng 3.6. Đặc điểm các vị trí lấy mẫu NDĐ ..........................................................62
Bảng 3.7. Hiện trạng mạng lưới thoát nước của thị xã Dĩ An [12] .........................73
Bảng 3.8. Kết quả phân tích chất lượng nước thải sinh hoạt...................................76
Bảng 3.9. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại các điểm nước tiếp nhận nước
thải trên địa bàn thị xã Dĩ An.................................................................................77
Bảng 3.10. Dự báo tổng lưu lượng nước thải sinh hoạt của thị xã Dĩ An................80
Bảng 3.11. Khối lượng chất thải rắn phát sinh qua các năm 2010-2014 .................82
Bảng 3.12. Dự báo khối lượng CTRCN & CTNH phát sinh đến năm 2020 ...........84
Bảng 3.13. Phân bố các nghĩa trang trên bản đồ nhạy cảm nhiễm bẩn tại thị xã Dĩ
An .........................................................................................................................85
Bảng 3.14. Khái toán kinh phí xây dựng của phương án 1 và phương án 2 ............91
Bảng 3.15. So sánh ưu nhược điểm của hai phương án xử lý nước ........................92
Bảng 3.16. Cho điểm 2 phương án theo phương pháp phân tích cho điểm trọng
số...........................................................................................................................93
Bảng 3.17. Khái toán xây dựng mô hình xử lý nước sơ bộ quy mô hộ gia đình......94
xv

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH


Hình 1. Tỷ lệ phần trăm nước trên trái đất ...............................................................1
Hình 2: Sơ đồ Tóm tắt trình tự nội dung nghiên cứu của đề tài ................................5
Hình 1.1. Bản đồ vị trí địa lý thị xã Dĩ An .............................................................33
Hình 1.2. Cơ cấu kinh tế thị xã Dĩ An năm 2014 [2] .............................................37
Hình 1.3 Sự gia tăng dân số, số lao động từ năm 2005 đến năm 2014...................38
Hình 2.1. Vị trí lấy mẫu nước dưới đất trên địa bàn thị xã Dĩ An...........................47
Hình 3.1. Đồ thị diễn biến mực nước 5 năm (từ 2010 đến 2014)............................51
Hình 3.2. Đồ thị diễn biến mực nước 5 năm (từ 2010 đến 2014)............................51
Hình 3.3. Đồ thị diễn biến mực nước 5 năm (từ 2010 đến 2014)............................52
Hình 3.4. Ý kiến của hộ dân khảo sát về chất lượng NDĐ đang khai thác sử dụng 59
Hình 3.5. Nồng độ pH trong nước dưới đất với độ sâu giếng từ 10m đến 30m.......63
Hình 3.6. Nồng độ pH trong nước dưới đất với độ sâu giếng từ 30m đến 50m.......63
Hình 3.7. Hàm lượng Amoni trong nước dưới đất với độ sâu giếng từ 10m đến
30m .......................................................................................................................64
Hình 3.8. Hàm lượng Amoni trong nước dưới đất với độ sâu giếng 30m đến 50m.64
Hình 3.9. Hàm lượng CaCO3 trong nước dưới đất với độ sâu giếng 10m đến 30m 65
Hình 3.10. Hàm lượng CaCO3 trong nước dưới đất với độ sâu giếng 30m đến 50m ...65
Hình 3.11. Hàm lượng Fe trong nước dưới đất với độ sâu giếng từ 10m đến 30m..66
Hình 3.12. Hàm lượng Fe trong nước dưới đất với độ sâu giếng từ 30m đến 50m..66
Hình 3.13. Hàm lượng Clo trong nước dưới đất với độ sâu giếng từ 10m đến 30m 67
Hình 3.14. Hàm lượng Cl trong nước dưới đất với độ sâu giếng từ 30m đến 50m..67
Hình 3.15. Hàm lượng Coliform trong NDĐ với độ sâu giếng từ 10m đến 30m ....68
Hình 3.16. Hàm lượng Coliform trong NDĐ với độ sâu giếng từ 30m đến 50m ....68
Hình 3.17. Chỉ tiêu pH so với mẫu đối chứng ........................................................70
Hình 3.18. Chỉ tiêu Amoni so với mẫu đối chứng ..................................................70
Hình 3.19. Chỉ tiêu độ cứng so với mẫu đối chứng ................................................71
Hình 3.20. Chỉ tiêu Fe so với mẫu đối chứng.........................................................71
Hình 3.21. Chỉ tiêu Clo so với mẫu đối chứng .......................................................71
Hình 3.22. Chỉ tiêu Coliform so với mẫu đối chứng...............................................72
Hình 3.23. Nguồn phát sinh chất thải rắn trên địa bàn thị xã Dĩ An .......................81
Hình 3.24. Chất thải rắn trên địa bàn thị xã Dĩ An .................................................82
Hình 3.25. Khu vực lưu giữ CTNH công ty TNHH Á Mỹ Gia...............................82
Hình 3.26. Mô hình xử lý nước sơ bộ quy mô hộ gia đình – phương án 1..............90
Hình 3.27. Mô hình xử lý nước sơ bộ - phương án 2..............................................91
1

MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tài nguyên nước luôn là điều kiện cần cho tất cả mọi hoạt động diễn ra trên trái
đất. Trên trái đất có 97% lượng nước là nước mặn; 3% nước ngọt, trong đó nước dưới
đất chiếm 0.9%, còn lại là nước sông hồ đầm lầy và nước ở 2 cực. Nước cần thiết cho
cuộc sống nhưng cũng là phương tiện lan truyền bệnh, làm suy yếu sức khỏe và có thể
dẫn đến cái chết. Theo Tổ chức y tế thế giới, 80% bệnh tật ở các quốc gia đang phát
triển có liên quan đến nước và vệ sinh môi trường.

Hình 1. Tỷ lệ phần trăm nước trên trái đất


Trong những năm gần đây do sự bùng nổ về dân số, tài nguyên thiên nhiên như
rừng bị khai thác cạn kiệt, điều kiện kinh tế xã hội phát triển mạnh, yêu cầu dùng nước
ngày càng tăng, chất thải trong nông nghiệp, công nghiệp và trong đời sống xã hội
ngày càng nhiều, sự tác động của con người vào thiên nhiên ngày càng mạnh, cộng với
thiên nhiên ngày càng biến đổi khắc nghiệt dẫn đến tình trạng nguồn nước ngày càng
khan hiếm, cạn kiệt và chất lượng nguồn nước ngày càng giảm.
Nước ta vốn được coi là nơi có nguồn tài nguyên nước giàu có với 2360 con
sông, với chiều dài trên 10 km, trong đó có 9 hệ thống sông lớn. Hiện nay, chúng ta đã
sử dụng 20 – 30% tổng lượng tài nguyên nước. Tuy nhiên, trong những năm qua, sự
tăng nhanh về dân số và khai thác quá mức tài nguyên nước, cũng như tài nguyên đất
và rừng đã làm suy kiệt nguồn nước, đồng thời việc phát triển đô thị và công nghiệp,
2

xử lý các chất thải – lỏng – rắn không có sự quản lý chặt chẽ cũng đã làm ô nhiễm
nguồn nước. [13]
Thị xã Dĩ An tỉnh Bình Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Bình Dương, có tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá cao, đạt được nhiều thành tựu đáng
kể. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích kinh tế - xã hội là sự suy giảm lượng nguồn
nước dưới đất và ô nhiễm nguồn tài nguyên này. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn
nước chủ yếu do chất thải từ đô thị, công nghiệp chưa được xử lý triệt để, do quá trình
xây dựng nền móng các công trình, việc khoan, khai thác, lấp giếng không đúng quy
trình làm cho nước bẩn xâm nhập vào tầng chứa nước. Việc xây dựng hạ tầng thoát
nước không đồng bộ dẫn đến nước thải công nghiệp, đô thị không tiêu thoát được,
thẩm thấu vào đất cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm quan trọng. Theo dự báo trong
tương lai gần, việc ô nhiễm nguồn nước trong tỉnh Bình Dương nói chung và thị xã Dĩ
An nói riêng có xu hướng ngày càng tăng. Nếu ngay từ bây giờ, chúng ta không có
biện pháp quản lý hiệu quả thì nguy cơ cạn kiệt và ô nhiễm nguồn nước dưới đất
không thể kiểm soát, do đó, nếu không có giải giáp xử lý phù hợp sẽ dẫn đến ảnh
hưởng sức khỏe của người dân khi sử dụng trực tiếp nguồn nước nước này.
Vì vậy, đề tài “Khảo sát, đánh giá hiện trạng nước dưới đất trên địa bàn thị
xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Đề xuất giải pháp quản lý và công nghệ xử lý phù hợp
phục vụ cho mục đích sinh hoạt” là vấn đề cần thiết và cấp bách mà hiện nay địa
phương rất quan tâm nhưng chưa được triển khai thực hiện cụ thể. Qua đề tài này, sẽ
góp phần giúp cho địa phương có cái nhìn cụ thể về nước dưới đất và hiện trạng khai
thác nguồn nước này đang diễn ra trên địa bàn thị xã Dĩ An, đề cập đến các tác nhân
gây ô nhiễm nguồn nước dưới đất, khoanh vùng khu vực có chất lượng nước kém
không đảm bảo cho mục đích sinh hoạt nhằm bảo vệ sức khỏe người dân, nâng cao
khả năng quản lý nhà nước về Tài nguyên và Môi trường nước, góp phần vào quá trình
phát triển kinh tế xã hội, đây cũng là cơ sở để cho thị xã Dĩ An hướng đến phát triển
bền vững.
3

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


Đánh giá được hiện trạng nước dưới đất trên địa bàn thị xã Dĩ An, bao gồm: trữ
lượng, chất lượng, hiện trạng khai thác, các tác nhân có thể ảnh hưởng đến chất lượng
NDĐ. Dự báo nhu cầu khai thác NDĐ đến năm 2020.
Qua kết quả đánh giá hiện trạng NDĐ, đề tài đề ra biện pháp quản lý và công
nghệ xử lý phù hợp để đưa NDĐ vào sử dụng, phục vụ cho mục đích sinh hoạt của
người dân trên địa bàn thị xã Dĩ An.

3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


Để đạt được mục tiêu đề ra, nội dung nghiên cứu mà đề tài cần thực hiện bao
gồm:
Nội dung 1: Tham khảo các tài liệu liên quan đến hiện trạng NDĐ trên địa bàn
thị xã Dĩ An, bao gồm: trữ lượng, chất lượng từ kết quả quan trắc của Sở Tài nguyên
và Môi trường tỉnh Bình Dương qua 05 năm (2009 đến năm 2013); các Đề án nghiên
cứu NDĐ của cấp tỉnh; thu thập các Báo cáo năm của UBND thị xã Dĩ An, các Văn
kiện Đại hội Đảng của Thị xã Dĩ An báo cáo về thực trạng cấp nước sạch, nhu cầu
khai thác nước dưới đất của người dân, thực trạng quản lý của Nhà nước về TN&MT
nước.
Nội dung 2: Phản ánh thực trạng khai thác NDĐ trên địa bàn, Đánh giá trữ
lượng khai thác NDĐ tiềm năng, trữ lượng có thể khai thác NDĐ, đánh giá chất lượng
NDĐ, xác định hệ số phát thải và dự báo khối lượng của các nguồn thải có thể ảnh
hưởng đến chất lượng NDĐ đến năm 2020, dự báo nhu cầu sử dụng NDĐ trên địa bàn
đến năm 2020.
Nội dung 3: Đề xuất giải pháp quản lý và công nghệ xử lý nguồn nước khai
thác dưới đất nhằm phục vụ cho mục đích sinh hoạt và sản xuất tại thời điểm nghiên
cứu.

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU


4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là NDĐ, các nhân tố tác động đến trữ lượng và
chất lượng của NDĐ trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
4

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Vì thời gian nghiên cứu có hạn, thêm vào đó hoạt động quan trắc của Sở Tài
nguyên và Môi trường đã đánh giá tương đối về trữ lượng NDĐ trên địa bàn thị xã do
đó việc đánh giá trữ lượng NDĐ phần lớn mang tính kế thừa. Để đánh giá cơ bản về
chất lượng NDĐ, Đề tài tiến hành khảo sát hiện trạng sử dụng nước của 700 hộ dân
sinh sống trên địa bàn và đồng thời lấy 40 mẫu NDĐ rãi đều ở các Phường, sau đó gửi
phân tích theo chỉ tiêu nước sinh hoạt. Qua đó, đề tài đã dự báo nhu cầu sử dụng NDĐ
đến năm 2020 và đề xuất công nghệ xử lý NDĐ phù hợp phục vụ cho sinh hoạt.

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


5.1 Phương pháp luận

Đánh giá trữ lượng và chất lượng NDĐ trên địa bàn thị xã Dĩ An, hiện trạng
cung cấp nước sạch từ các nhà máy cấp nước, hiện trạng khai thác NDĐ là bước đầu
tiên cần xác định, sau đó, dựa trên định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thị xã đến
năm 2020 sẽ ước tính được nhu cầu khai thác NDĐ, trên cơ sở đó, đề tài phải tiến hành
lựa chọn công nghệ xử lý NDĐ phù hợp theo mục đích sử dụng.
Khảo sát, đánh giá hiện trạng nước dưới đất trên địa bàn thị xã Dĩ An và đề xuất
giải pháp quản lý, công nghệ xử lý phù hợp dựa trên các quy họach phát triển Kinh tế -
xã hội, quy họach phát triển ngành và các văn bản pháp lý, bao gồm :
- Luật Tài nguyên nước năm 2012.
- Quyết định 1471/QĐ-UBND ngày 19/5/2011 của UBND tỉnh Bình Dương về
phê duyệt danh mục vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất và bản đồ phân
vùng khai thác nước dưới đất khu vực phía nam tỉnh Bình Dương.
- Quyết định 44/QĐ-UBND ngày 04/12/2014 của UBND tỉnh Bình Dương về
việc ban hành quy định quản lý Tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
- Báo cáo lập nhiệm vụ quy hoạch Tài nguyên nước tỉnh Bình Dương năm
2014.
5

Thu thập thông tin


Tổng hợp dữ liệu

Điều tra khảo sát trên 7 phường của thị xã Dĩ An


- Phát phiếu điều tra và phỏng vấn
- Khảo sát và lấy mẫu nguồn nước

Đánh giá trữ lượng NDĐ Đánh giá chất lượng NDĐ

Đánh giá ảnh hưởng đến sức


khỏe người dân

Đề xuất giải pháp quản lý và công nghệ xử lý


NDĐ phục vụ cho mục đích sinh hoạt
Hình 2: Sơ đồ Tóm tắt trình tự nội dung nghiên cứu của đề tài

5.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Đề tài đã sử dụng các phương pháp sau:


- Phương pháp thu thập tài liệu;
- Phương pháp khảo sát thực địa;
- Phương pháp thống kê;
- Phương pháp dự báo;
- Phương pháp kế thừa;
- Phương pháp thu mẫu và bảo quản mẫu;
- Phương pháp phân tích các chỉ tiêu;
- Phương pháp so sánh;
- Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích;
- Phương pháp chuyên gia.
Nội dung cụ thể của các phương pháp được trình bày cụ thể trong chương 2.
6

6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN


6.1 Ý nghĩa khoa học

- Đóng góp số liệu khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo.
- Cung cấp các phương pháp nghiên cứu cho các đề tài tiếp theo.

6.2 Thực tiễn

Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ góp phần giúp chính quyền địa phương và người
dân có cái nhìn tổng quát về nguồn NDĐ trên địa bàn thị xã Dĩ An, giúp người dân
nâng cao ý thức khi sử dụng NDĐ nhằm bảo vệ sức khỏe và nguồn tài nguyên này,
góp phần năng cao quản lý nhà nước về tài nguyên NDĐ trên địa bàn nhằm thực hiện
mục tiêu phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường tiến tới phát triển bền vững.

7. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI


Trong thời gian qua, các Dự án nghiên cứu về nước dưới đất chỉ được thực hiện
ở cấp tỉnh, do đó việc triển công trình quan trắc tại các huyện thị chỉ mang tính đại
diện. Cụ thể trong hoạt động quan trắc hàng năm của Sở TN&MT tỉnh Bình Dương thì
trên địa bàn thị xã Dĩ An chỉ có 02 điểm quan trắc là KCN Sóng Thần 1 và khu trung
tâm hành chính thị xã với tổng số giếng khoan là 03 giếng, tương ứng với 3 tầng chứa
nước có trữ lượng tương đối lớn và được khai thác phổ biến. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn
đánh giá của hoạt động quan trắc chỉ đánh giá chất lượng nước ở chuẩn nước dưới đất
(QCVN 09/2008-BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất
của Bộ Tài nguyên và Môi trường) trong khi nhu cầu sử dụng nước dưới đất của người
dân để phục vụ cho mục đích sinh hoạt là rất lớn (hiện nay là 40,71%), do đó, kết quả
quan trắc chất lượng nước dưới đất của Sở TN&MT tỉnh Bình Dương chưa thật sự
đánh giá toàn diện thực trạng chất lượng NDĐ trên địa bàn thị xã Dĩ An.
Đề tài khảo sát, đánh giá hiện trạng nước dưới đất trên địa bàn thị xã Dĩ An, đề
xuất giải pháp quản lý và công nghệ xử lý phù hợp phục vụ cho mục đích sinh hoạt về
cơ bản đã đánh giá toàn diện thực trạng NDĐ trên địa bàn thị xã Dĩ An.
7

8. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI


Ngoài mục lục, danh mục bảng, danh mục hình ảnh, danh mục từ viết tắt, kết
luận – kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài bao gồm các chương mục như
sau:
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
2. Mục tiêu nghiên cứu
3. Nội dung nghiên cứu
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
7. Tính mới của đề tài
8. Bố cục của đề tài
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Giới thiệu tổng quan nước sạch, tổng quan về NDĐ, tổng quan về thị xã Dĩ An
và tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về NDĐ.
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Giới thiệu đối tượng, phương tiện nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu
cụ thể được sử dụng trong đề tài.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Đánh giá trữ lượng và chất lượng NDĐ trên địa bàn thị xã Dĩ An, đánh giá hiện
trạng khai thác NDĐ, đánh giá và dự báo các nguồn có khả năng gây ô nhiễm nguồn
NDĐ tại thị xã đến năm 2020, dự báo nhu cầu sử dụng NDĐ trên địa bàn thị xã Dĩ An
đến năm 2020.
Đề xuất giải quản lý và công nghệ xử lý NDĐ phù hợp để phục vụ cho mục
đích sinh hoạt của người dân.
8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1 TỔNG QUAN VỀ NƯỚC SẠCH
1.1.1 Khái niệm nước sạch

Theo Quyết định số 2570/QĐ-BNN-TCTL ngày 22/10/2012 của Bộ Nông


nghiệp và Phát triển nông thôn thì khái niệm về nước sạch và nước hợp vệ sinh được
định nghĩa như sau:
- Nước sạch là nước đạt Quy chuẩn QCVN 02:2009/BYT
- Nước hợp vệ sinh là nước trong, không màu, không mùi, không vị lạ.
- QCVN 02:2009/BYT là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh
hoạt được ban hành theo thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ Y tế.
Theo Luật Tài nguyên nước có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2013 thì
nước sạch là nước đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng nước sạch của Tiêu chuẩn Việt Nam.

1.1.2 Tầm quan trọng của nước sạch

Nước rất cần thiết cho cuộc sống con người, nước chiếm 70-75% trọng lượng
cơ thể. Nếu cơ thể thiếu nước sẽ gây rối loạn các chất dẫn đến khát nước, rối loạn nhiệt
độ cơ thể, rối loạn tâm thần. Mỗi con người cần ít nhất 1,5lít nước mỗi ngày. Ngoài ra
nước còn cần cho tắm giặt, vệ sinh, chế biến thực phẩm…Nước còn được tiêu thụ với
số lượng lớn trong nông nghiệp, công nghiệp…
Nước cần thiết cho cuộc sống nhưng cũng là phương tiện lan truyền bệnh, làm
suy yếu sức khỏe và có thể dẫn đến cái chết. Theo Tổ chức y tế thế giới, 80% bệnh tật
ở các quốc gia đang phát triển có lien quan đến nước và vệ sinh môi trường. Nước
sạch là tài nguyên quý giá nhưng không phải vô tận vì vậy mọi người phải có ý thức
bảo vệ và sử dụng tiết kiệm nguồn Nước sạch.
Ngày nay, với sự gia tăng nhanh về dân số. tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng đã
làm mức độ ô nhiễm tài nguyên nước càng nghiêm trọng. Nguyên nhân là do sự xả rác
thải từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), công ngiệp, giao
thông vận tải, các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người (bao gồm cả phần
người) mà không được xử lý hoặc xử lý không đúng cách gây ô nhiễm đến nước và
9

môi trường. Khi tài nguyên nước và môi trường bị ô nhiễm sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp
làm lan truyền mầm bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Ở Việt Nam, việc cung cấp nước phụ thuộc vào khoảng 2.000 con sông, phần
lớn là sông Quốc tế nên không tránh khỏi bị động về nguồn. Thực tế vẫn còn có sự mất
cân đối trong sử dụng nước giữa các địa phương trong cả nước và tình trạng lãng phí
nước sạch là phổ biến ở các thành phố lớn. Nguồn NDĐ bị khai thác bừa bãi, cộng với
tác động do hạn hán, lũ lụt bất thường đang được coi là nguyên nhân dẫn đến khủng
hoảng nước sạch trong thời gian tới. Vấn đề là làm sao để người dân, từ thành thị đến
nông thôn, được tiếp cận với nguồn nước sạch.

1.1.3 Chiến lược phát triển nước sạch của Chính Phủ [18] [19]

1.1.3.1 Cơ sở pháp lý
Quyết định 366/QĐ-TTg ngày 31/3/2012 của Chính phủ về phê duyệt Chương
trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012-
2015.
Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ Y tế về việc ban hành
“Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước sinh hoạt QCVN 02:2009”
Bộ xây dựng (2008). Quyết định về việc ban hành Quy chế đảm bảo an toàn cấp
nước. Số 16/2008/QĐ-BXD. Hà Nội.
Quyết định 104/2000/QĐ-TTg, ngày 25/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm
2020.
Quyết định 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 của Bộ Xây Dựng về việc ban
hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng.
Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020.
1.1.3.2 Chiến lược phát triển
- Theo Quyết định số 104/2000/QĐ-Ttg ngày 25/8/2000 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường
đến năm 2020, cụ thể:
10

 Mục tiêu
Mục tiêu đến năm 2020: 85% dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh số
lượng 60 lít/người/ngày, 70% gia đình và dân cư nông thôn sử dụng hố xí hợp vệ sinh
và thực hiện tốt vệ sinh cá nhân.
 Phương châm
Phát huy nội lực của dân cư nông thôn, dựa vào nhu cầu, trên cơ sở đẩy mạnh
xã hội hoá trong đầu tư, xây dựng và quản lý, đồng thời tăng cường hiệu quả quản lý
nhà nước trong các dịch vụ cung cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn. Người sử dụng
góp phần quyết định mô hình cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn phù hợp với khả
năng cung cấp tài chính, tổ chức thực hiện và quản lý công trình. Nhà nước đóng vai
trò hướng dẫn và trợ cấp cho các gia đình thuộc diện chính sách, cho người nghèo,
vùng dân tộc ít người và một số vùng đặc biệt khó khăn khác.
Hình thành thị trường nước sạch và dịch vụ vệ sinh nông thôn theo định hướng
của Nhà nước.
 Nguyên tắc cơ bản
Phát triển bền vững, phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội từng vùng
đảm bảo hoạt động lâu dài của hệ thống cung cấp nước sạch, vệ sinh nông thôn.
 Các giải pháp chủ yếu
Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn;
Tạo thêm nguồn vốn, thành lập hệ thống tín dụng và hệ thống trợ cấp phục vụ
việc phát triển cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn;
Đào tạo nguồn nhân lực, đưa khoa học, công nghệ vào phục vụ sự nghiệp cấp
nước và vệ sinh nông thôn;
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế;
Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về cung cấp nước sạch và vệ sinh nông
thôn.
11

- Theo Quyết định 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 của Bộ Xây Dựng về


việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng có nêu một số chỉ
tiêu về sử dụng nước, cụ thể:
- Chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt đô thị:
+ Khu vực thị xã, nội thị: 120 – 150 lít/người/ngày
+ Khu vực thị trấn, ngoại thị: 100 – 120 lít/người/ngày
- Chỉ tiêu cấp nước nông thôn: đến năm 2020 là 70 - 80 lít/người/ngày; đến năm
2030 là 100 lít/người/ngày
- Chỉ tiêu cấp nước cho công nghiệp: đến năm 2020 là 16m3/ha/ngày; đến năm
2030 là 22m3/ha/ngày
- Chỉ tiêu cấp nước cho chăn nuôi: theo TCVN 4454: 1987.
- Chỉ tiêu cấp nước cho dịch vụ và nhu cầu khác: 30% nước cho sinh hoạt

1.1.4 Chiến lược phát triển nước sạch của thị xã Dĩ An

Theo Văn kiện Đại hội X của Đảng ủy thị xã Dĩ An thì hiện nay Xí nghiệp cấp
nước Dĩ An đã đầu tư nâng công suất cấp nước từ 130.000 m3/ngày đêm lên 150.000
m3/ngày đêm; đồng thời nâng cấp, lắp đặt mới 450 km đường ống cấp nước sạch trên
hầu hết các tuyến đường. Hiện nay có 28.576 hộ dân được sử dụng nước sạch từ nước
máy, chiếm tỷ lệ 59,29%. Đến năm 2020, phấn đấu đạt 100% dân số được sử dụng
nước máy.

1.2 TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT


1.2.1 Khái niệm, đặc điểm nước dưới đất

Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới mặt đất, nước dưới
đất chiếm 0.9% trữ lượng tài nguyên nước trên trái đất. Nước dưới đất tích trữ trong
các lớp đất đá trầm tích bở rời như cặn, sạn, cát bột kết, trong các khe nứt, hang caxtơ
dưới bề mặt Trái đất, có thể khai thác cho các hoạt động sống của con người. Theo độ
sâu phân bố, có thể chia NDĐ thành nước tầng mặt và nước tầng sâu.
Đặc điểm chung của NDĐ là khả năng di chuyển nhanh trong các lớp đất xốp,
tạo thành dòng chảy ngầm theo địa hình. NDĐ có độ đục thấp, nhiệt độ và thành phần
12

hóa học tương đối ổn định, không có oxy nhưng có thể chứa nhiều khí như CO2,
H2S…, chứa nhiều khoáng chất hòa tan chủ yếu là sắt, mangan, canxi, magie, flo…,
không có hiện diện của sinh vật.
NDĐ tầng mặt thường không có lớp ngăn cách với địa hình bề mặt, do vậy,
thành phần và mực nước biến đổi nhiều, phụ thuộc vào trạng thái của nước mặt. Loại
NDĐ tầng mặt rất dễ bị ô nhiễm. NDĐ tầng sâu thường nằm trong lớp đất đá xốp được
ngăn cách bên trên và phía dưới bởi các lớp không thấm nước.

1.2.2 Nguồn gốc nước dưới đất

Nước dưới đất có thể có nguồn gốc ngấm, ngưng tụ, nguồn gốc khoáng vật,
nguồn gốc trầm tích hay nguồn gốc chôn vùi. Trong môi trường các trầm tích đệ tứ
vùng đồng bằng ven biển, nước có nguồn gốc ngấm phổ biến hơn cả và đóng vai trò
quan trọng nhất. Các quá trình cơ bản quyết định thành phần hóa học của nước ngấm
là sự hòa tan và rửa lũa đất đá, hỗn hợp với nước biển, trầm đọng chất khoáng, vi sinh
vật và các quá trình hóa lý.

1.2.3 Sự hình thành trữ lượng nước dưới đất

Sự hình thành trữ lượng nước dưới đất thông qua các quá trình cung cấp ngấm,
thấm xuyên,...và được quyết định bởi cấu trúc, kiến tạo địa chất, thành phần thạch học,
địa hình, khí hậu và chịu sự chi phối của các nhân tố tự nhiên và nhân sinh. Nguồn
cung cấp cho tầng chứa nước khu vực ven biển phần lớn từ nước mưa, động thái nước
dưới đất phụ thuộc chặt chẽ vào các yếu tố khí hậu.

1.2.4 Sự hình thành chất lượng nước dưới đất

Sự hình thành thành phần hóa học cũng như chất lượng của nước dưới đất diễn
ra phụ thuộc vào điều kiện hình thành, quá trình vận động, thành phần và đặc tính hóa
lý của môi trường thạch học cũng như các chất mà nó tiếp xúc. Các quá trình chính
xảy ra trong nước dưới đất là quá trình thủy phân và rữa giữa các đất đá, hấp phụ và
trao đổi ion, khuếch tán và quá trình pha trộn.1.2.5 Đặc điểm các chỉ tiêu của nước
dưới đất
13

1.2.4.1 Các chỉ tiêu về lý học


a. Nhiệt độ
Nhiệt độ của nước có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình xử lý nước. Sự thay đổi
nhiệt độ của nước phụ thuộc vào từng loại nguồn nước. Nhiệt độ của nguồn nước mặt
dao động rất lớn (từ 4 – 40oC) phụ thuộc vào thời tiết, độ sâu nguồn nước. Nước ngầm
có nhiệt độ tương đối ổn định (17 – 27oC)
b. Độ màu của nước (tính bằng thang màu coban)
Độ màu thường do chất bẩn trong nước tạo nên: các hợp chất sắt, mangan
không hòa tan trong nước làm cho nước có màu đỏ, các chất mùn humic gây ra màu
vàng, còn các loại thủy sinh tạo cho nước màu xanh lá cây.
Tiêu chuẩn nước ăn uống sinh hoạt:
- Ở nông thôn: 40PtCo.
- Ở thành thị: nhỏ hơn 10PtCo.
c. Độ đục
Nước nguyên chất là một môi trường trong suốt và có khả năng truyền ánh sáng
tốt, khi trong nước có các vật thể lạ như: chất huyền phù, các hạt cặn đất, cát, vi sinh
vật thì khả năng truyền ánh sáng giảm đi. Nước có độ đục lớn chứng tỏ có nhiều cặn
bẩn. Có nhiều đơn vị đo độ đục, thường dùng là Mg SiO2/l, NTU, FTU. Nước mặt có
độ đục 20 – 100 NTU. Mùa lũ có khi lên đến 500 – 600 NTU. Nước cấp ăn uống có độ
đục không quá 5 NTU.
d. Mùi vị
Mùi vị trong nước thường do các hợp chất hóa học, chủ yếu là các hợp chất hữu
cơ hay các sản phẩm từ quá trình phân hủy vật chất gây nên. Nước thiên nhiên có thể
có mùi đất, mùi tanh, mùi thối. Nước sau khi khử trùng với các hợp chất clo có thể bị
nhiễm mùi clo hay clophenol.
Tùy theo thành phần và hàm lượng các muối khoáng hòa tan nước có thể có các
vị mặn, ngọt, chát, đắng…
14

e. Độ nhớt
Là đại lượng biểu thị lực ma sát nội, sinh ra trong quá trình dịch chuyển giữa
các lớp chất lỏng với nhau. Đây chính là yếu tố gây ra tổn thất áp lực và do vậy nó
đóng vai trò quan trọng trong quá trình xử lý nước. Độ nhớt tang khi hàm lượng các
muối hòa tan trong nước tăng, và giảm khi nhiệt độ tăng.
f. Độ dẫn điện
Nước có tính dẫn điện kém, Nước tinh khiết ở 20oC có độ dẫn điện là 4,2 S/m.
Độ dẫn điện nước tăng theo hàm lượng các chất khoáng hòa tan trong nước và dao
động theo nhiệt độ.
Độ dẫn điện của nước tăng theo hàm lượng các chất khoáng hòa tan trong
nước,và dao động theo nhiệt độ. Thông số này thường được dùng để đánh giá tổng
hàm lượng chất khoáng hòa tan trong nước.
g. Tính phóng xạ
Tính phóng xạ của nước là do sự phân hủy các chất phóng xạ có trong nước tạo
nên. NDĐ thường nhiễm các chất phóng xạ tự nhiên, các chất này có thời gian bán
phân hủy rất ngắn nên nước thường vô hại. Tuy nhiên khi bị nhiễm bẩn phóng xạ từ
nước thải và không khí thì tính phóng xạ của nước có thể vượt quá giới hạn cho phép.
1.2.4.2 Các chỉ tiêu về hóa học
a. pH
Được đặc trưng bởi nồng độ ion H+ trong nước, pH là đại lượng đặc trưng tính
axit hay bazơ của nước.
Độ pH phân loại như sau:
 pH 5.5 axit mạnh

 5.5 pH 6 axit yếu

 6.5 pH 7.5 trung tính

 7.5 pH 10.5 kiềm yếu

 pH 10.5 kiềm mạnh


15

Trong thiên nhiên pH chi phối hầu hết các tiến trình sinh học trong nước liên
quan đến tính ăn mòn, tính tan của nước, pH chi phối các quá trình xử lý sau: tạo bông,
kết cợn, làm mềm, diệt khuẩn,…
b. Độ kiềm
Độ kiềm toàn phần là tổng hàm lượng của các ion bicacbonat, cacbonat,
hydroxyt và amoni của các muối axit yếu. Do hàm lượng các muối này có trong nước
rất nhỏ nên có thể bỏ qua. Ở nhiệt độ nhất định, độ kiềm phụ thuộc vào độ pH và hàm
lượng khí CO2 tự do trong nước.
c. Độ cứng
Độ cứng của nước là đại lượng biểu thị hàm lượng các ion canxi và magiê có
trong nước. Trong kỹ thuật xử lý nước sử dụng ba loại khái niệm độ cứng.
 Độ cứng toàn phần biểu thị tổng hàm lượng các ion canxi và magiê có trong
nước.
 Độ cứng tạm thời biểu thị tổng hàm lượng các muối cacbonat và bicacbonat
của canxi và magiê có trong nước.
 Độ cứng vĩnh cửu biểu thị tổng hàm lượng các muối còn lại của canxi và
magiê có trong nước
Dùng nước có độ cứng cao trong sinh hoạt sẽ gây lãng phí xà phòng do canxi
và magiê phản ứng với các axit béo tạo thành các hợp chất khó tan. Trong sản xuất,
nước cứng có thể tạo lớp cặn trong nồi hơi hoặc gây kết tủa ảnh hưởng đến chất lượng
sản phẩm và làm hư hỏng nồi hơi.
d. Clorua
Tồn tại ở dạng Cl-, ion Cl- không độc hại. Tuy nhiên với hàm lượng lớn (
250mg/l) thì nước có vị mặn, Cl- xâm nhập do sư hòa tan các muối khoáng hoặc quá
trình phân hủy các chất hữu cơ. Clorua trong NDĐ có khi lên tới 500 – 1000 mg/l nếu
sử dụng sẽ gây ra bệnh thận, nước có hiều Cl- sẽ xâm thực bêtông.
e. Độ oxi hóa
Độ oxy hóa là một đại lượng để đánh giá sơ bộ mức độ ô nhiễm của nguồn
nước. Đó là lượng oxi cần thiết đề oxi hóa các chất hữu cơ trong nước. Chất oxy hóa
16

thường dùng để xác định chỉ tiêu này là Kali permanganat.


Trong thực tế, nguồn nước có độ oxi hóa lớn hơn 10 mgO2/l đã có thể bị nhiễm
bẩn. Nếu trong quá trình xử lý có dùng Clo ở dạng clo tự do hay hợp chất hypoclorit sẽ
tạo thành các hợp chất Clo hữu cơ (trihalometan (THM)) có khả năng gây ung thư. Tổ
chức Y tế thới giới qui định mức độ tối đa của THM trong nước uống là 0,1 mg/l.
f. Các hợp chất nitơ
Quá trình phân hủy các chất hữu cơ tạo ra amoniac, nitrit và nitrat. Do đó, các
hợp chất này thường được xem là các chất chỉ thị dùng để nhận biết mức độ nhiễm bẩn
của nguồn nước. Khi mới bị nhiễm bẩn, ngoài các chỉ tiêu có giá trị cao như độ oxi
hóa, amoniac, trong nước còn có một ít nitrit và nitrat. Sau một thời gian amoniac,
nitrit bị oxy hóa thành nitrat.
g. Các hợp chất của axit silic
Thường gặp trong nước tự nhiên ở dạng keo hay dạng ion hòa tan, tùy thuộc
vào độ pH của nước. Nồng độ axit silic trong nước cao gây khó khăn cho việc khử sắt.
Trong nước cấp cho nồi hơi áp lực cao, sự có mặt của hợp chất axit silic rất nguy hiểm
do cặn silicat lắng đọng trên thành ống, nồi hơi, làm giảm khả năng vận chuyển và khả
năng truyền nhiệt.
h. Các hợp chất photphat
Khi nguồn nước bị nhiễm bẩn phân rác và các hợp chất hữu cơ, quá trình phân
hủy giải phóng ion PO43-. Sản phẩm của quá trình có thể tồn tại ở dạng H2PO4, HPO42-,
PO43-, NaPO3, các hợp chất hữu cơ photpho,… khi trong nước có hàm lượng photpho
cao, sẽ thúc đẩy quá trình phú dưỡng.
i. Khí hòa tan
Các khí thường gặp như O2, H2S, CO2 trong nước thiên nhiên dao động rất lớn.
Nhiều O2, CO2 không làm chất lượng nước uống xấu đi, nhưng chúng ăn mòn kim loại
và phá hủy bêtông. H2S có trong nước sẽ gây ra mùi khó chịu và cũng ăn mòn vật liệu.
1.2.4.3 Các chi tiêu về vi sinh vật
Trong nước thiên nhiên có nhiều loại vi trùng, siêu vi trùng, rong, tảo và các
loài thủy sinh khác. Tùy theo tính chất, các loại vi sinh trong nước được chia thành 2
17

nhóm: nhóm vi sinh vật có hại và nhóm vi sinh vật vô hại. Nhóm vi sinh có hại bao
gồm những vi trùng gây bệnh, các loại rong, rêu, tảo, nhóm này cần phải loại bỏ khỏi
nước khi sử dụng.
a. Tổng số vi sinh vât hiếu khí
Tổng số vi sinh vật hiếu khí cung cấp một phương tiện tiêu chuẩn để xác định
mật độ vi khuẩn dị dưỡng hiếu khí và kị khí tùy tiện trong nước. Kỹ thuật đếm trên đĩa
petri các tế bào dị dưỡng là phương pháp tốt nhất để xác định thành phần vi khuẩn
tổng quát trong nước, để có thể đánh giá hiệu quả của nhà máy xử lý nước. Theo tiêu
chuẩn Việt Nam quy định tổng số vi sinh vật hiếm khí không vượt quá 100 trong 10
ml nước và tổng số vi sinh vật kị khí không có trong 1 ml nước.
b. Tổng số Coliform
Nhóm Coliform bao gồm tất cả các vi khuẩn hình que, không tạo bao tử, gram
âm, hiếu khí, kị khí tùy tiện, không sinh bào tử, lên men lactose với sự sinh khí trong
vòng 48 giờ ở 35oC.
c. E.Coli
Sự có mặt của E.coli trong nước chứng tỏ nguồn nước đã bị nhiễm bởi phân
rác, chất thải của người và động vật có thể tồn tại các loại vi trùng gây bệnh. Số lượng
E.coli nhiều hay ít tùy thuộc vào mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước. Đặc tính của vi
khuẩn E.coli là có khả năng tồn tại cao hơn các loại vi trùng gây bệnh khác, do đó sau
khi xử lý nếu trong nước không còn phát hiện thấy vi khuẩn E.coli chứng tỏ các loài vi
khuẩn khác đã bị tiêu diệt hết. Mặc khác, việc xác định số vi khuẩn E.coli thường đơn
giản và nhanh chóng, cho nên loại vi khuẩn này được chọn làm loại vi khuẩn đặc trưng
cho việc xác định mức độ nhiễm bẩn do vi trùng gây bệnh trong nước.
Theo tiêu chuẩn vệ sinh Việt Nam qui định chỉ số E.coli của nước sinh hoạt
phải nhỏ hơn 20 trong một lít nước.
d. Các loại rong tảo
Các loại rong tảo phát triển trong nước làm cho nước nhiễm bẩn chất hữu cơ và
làm cho nước có màu xanh, các loại gây hại chủ yếu và khó loại trừ là nhóm tảo diệp
lục và tảo đơn bào. Trong kỹ thuật xử lý nước cấp, hai loại tảo đó thường đi qua bể
18

lắng và đọng lại trên bề mặt lọc làm cho tổn thất áp lực trong bể tăng nhanh và thời
gian giữa hai lần rửa lọc ngắn đi. Khi phát triển trong đường ống dẫn nước rong tảo có
thể làm tắc ống, làm cho nước có tính ăn mòn do quá trình quang hợp, hô hấp thải ra.

1.2.5 Đặc điểm các tầng chứa nước trên địa bàn thị xã Dĩ An [18] [7]

Trên cơ sở tổng hợp các tài liệu thu thập về đặc điểm địa chất, đặc điểm địa
chất thuỷ văn trong vùng nghiên cứu, dựa vào dạng tồn tại của nước trong các đơn vị
địa chất khác nhau, cho thấy trong vùng tồn tại 2 dạng chứa nước chính là lỗ hổng và
khe nứt và được chia thành các đơn vị địa chất thủy văn. Các tầng chứa nước có những
đặc điểm được trình bày chi tiết như sau:
1.2.5.1 Các tầng chứa nước lỗ hổng
a. Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pleistocen giữa- trên (qp2-3)
Thành phần thạch học của tầng chứa nước bao gồm: cát hạt mịn, cát pha bột
màu xám sáng, gắn kết yếu đến bở rời, chứa nước kém, bề dày từ 320m trung bình
11,61m. Chúng phủ lên lớp sét của hệ tầng Đất Cuốc.
Khả năng khai thác từ 0,35l/s đến 3,4l/s, hệ số thấm k từ 3,21 đến 50,67
m/ngày. Nhìn chung mức độ chứa nước của tầng không cao, đồng thời bề dày tầng
chứa nước không lớn.
Tóm lại tầng chứa nước Pleistocen giữa - trên có diện phân bố không lớn, bề
lớp chứa nước mỏng (3 - 20m). Qua tài liệu phân tích cho thấy nước có chất lượng tốt
nhưng do có lớp thấm nước yếu phía trên mỏng lên rất dễ bị nhiễm bẩn do con người
tạo ra. Cho đến nay chưa có tài liệu nghiên cứu một cách hệ thống về qui luật phân bố,
thế nằm, mức độ chứa nước cũng như các thông số về địa chất thuỷ văn. Đây không
thể là tầng có thể khai thác nước cho công nghiệp mà chỉ có thể khai thác phục vụ
cung cấp nước nhỏ cho dân sinh tại chỗ. Hiện nay tầng chứa nước cũng ít được dân cư
trong vùng sử dụng,
b. Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pleistocen dưới (qp1)
Tầng chứa nước này là phần dưới của hệ tầng Đất Cuốc Pleistocen dưới thành
phần thạch học chứa nước là các hạt thô gồm cát nhiều cỡ hạt lẫn sạn sỏi, đôi nơi xen
bột cát, sét bột. Chúng phủ lên lớp sét thấm nước yếu của của hệ tầng Bà Miêu
19

(N22bm). Nhìn chung tầng chứa nước có chiều dày trung bình 14,40m, thay đổi từ 2,1
37m.
Tóm lại tầng chứa nước Pleistocen dưới có diện phân bố rộng, nhưng bề lớp
chứa nước không lớn (2,1  37m), qua tài liệu phân tích cho thấy nước có chất lượng
tốt nhưng do nằm ngay dưới thành tạo cách nước yếu có nơi khá mỏng nên gần mặt
đất rất dễ bị nhiễm bẩn do con người gây ra. Các tài liệu nghiên cứu một cách hệ thống
về qui luật phân bố, thế nằm, mức độ chứa nước cũng như các thông số về địa chất
thuỷ văn của tầng cho thấy không thể khai thác nước cho công nghiệp mà chỉ có thể
khai thác phục vụ cung cấp nước nhỏ cho dân sinh tại chỗ nhưng rất quan trọng đối
với những vùng như Bình Dương. Hiện nay dân cư trong tỉnh đang khai thác nhiều
trong tầng này để dùng cho sinh hoạt ăn uống và tưới cây.
c. Tầng chưá nước lỗ hổng các trầm tích Pliocen giữa (n22)
Thành phần thạch học chứa nước của tầng là các trầm tích hạt thô gồm: cát,
cuội, sỏi, cát chứa sạn, cát pha bột, nằm bên trên nó là các trầm tích hạt mịn thấm nước
yếu gồm các lớp sét, sét bột, bột sét xen kẽ nhau và xen kẹp ít lớp cát mỏng của hệ
tầng Bà Miêu. Bề dày của tầng chứa nước trung bình 13,72m, bề dày của chúng thay
đổi 3,5  55m. Khả năng chứa nước tốt Lưu lượng thí nghiệm từ 0,59  23,8 l/s ; trung
bình 3,22l/s Hệ số thấm từ 3,52  20,49 m/ngày, trung bình 12,06m/ng. Chất lượng
nước trong tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pliocen giữa qua phân tích mẫu nước
có đặc điểm sau: Nước siêu nhạt đến nhạt, tổng độ khoáng hoá biến đổi từ 0,03g/l 
0,25g/l, trung bình 0,06g/l. Nước có độ cứng thấp thường từ 0.05mgđl/l  1,72mgđl/l,
trung bình là 0,33mgđl /l. pH ở dạng axit đến trung tính với độ pH từ 3,99  8,03;
trung bình 5,71.
Hiện nay tầng chứa nước này đang được khai thác rất mạnh mẽ tại khắp tỉnh
Bình Dương nhất là ở các khu công nghiệp mới và cũ, cũng như ở các khu đô thị đang
phát triển vì vậy mực nước trong những năm gần đây đang ngày càng sụt giảm. Do
vậy cần phải có biện pháp quản lý nguồn nước ở tầng này nhằm khai thác hợp lý và
bền vững.
20

d. Tầng chưá nước lỗ hổng các trầm tích Pliocen dưới (n21)
Thành phần thạch học của tầng chứa nước là các trầm tích hạt thô: cát, cuội,
sỏi, cát chứa sạn, cát pha bột. Bề dày của hệ tầng Nhà Bè từ 779m, trung bình khoảng
30,98m. Khả năng chứa nước được xác định trên cơ sở kết quả hút nước thí nghiệm tại
một số lỗ khoan cho thấy lưu lượng từ 0,44l/s đến 23,8l/s, trung bình 4,79 l/s, có mức
độ giàu nước trung bình, hệ số thấm từ 1,96m/ngày đến 6,41m/ngày, trung bình
4,57m/ng. Nhìn chung mức độ chứa nước của tầng là khá tốt, đồng thời bề dày tầng
chứa nước lớn khá ổn định.
Tóm lại tầng chứa nước Pliocen dưới có diện phân bố rộng, bề dày lớn, khả
năng chứa nước từ giàu đến trung bình, chất lượng nước tốt là một trong hai tầng chứa
nước quan trọng trong vùng. Tuy vậy hiện nay trong vùng có tốc độ phát triển kinh tế
nhanh cho lên lượng nước đang khai thác trong tầng này cũng khá lớn nhất là một số
khu tập trung các cụm công nghiệp, các khu dân cư đô thị tập trung. Do vậy mực nước
dưới đất trong tầng này mấy năm trở lại đây đã sụt giảm nhiều cần phải có biện pháp
nghiên cứu để quản lý khai thác tầng chứa nước tối ưu nhưng bền vũng.
e. Tầng chưá nước lỗ hổng các trầm tích Miocen trên (n13)
Thành phần thạch học bao gồm bột cát, cát bột, cát nhiều cỡ hạt xen bột sét màu
xám ghi, xám lục, gắn kết yếu, mức độ chứa nước kém. Tầng chứa nước này hiện nay
trong vùng chưa được nghiên cứu do nó nằm quá sâu, bề dày mỏng, diện phân bố nhỏ.
Thành phần thạch học của tầng chứa nước gồm hạt mịn là chủ yếu. Vì vậy chúng tôi
cho rằng tầng chứa nước này trong vùng không có triển vọng để khai thác nước, mức
độ chứa nước nghèo.
1.2.5.2 Các tầng chứa nước khe nứt (mz)
Tầng chứa nước khe nứt trong đá trầm tích lục nguyên tuổi Jura dưới - giữa bao
gồm hệ tầng Châu Thới (t2ct). Thành phần thạch học của đá chủ yếu là sét kết, cát kết,
bột kết và bị phủ bởi các thành tạo tàn tích, sườn tích phong hóa từ đá gốc.
Các trầm tích Jura có chiều dày > 200m, đới nứt nẻ nghiên cứu đến chiều sâu
80m là tối đa. Khả năng chứa nước từ giàu đến nghèo, chất lượng nước tốt. Tuy nhiên
do tầng chứa nước này nằm sâu chỉ lộ ra ở khu vực nhỏ, mặt khác mức độ chứa nước
21

tuỳ thuộc vào đới nứt nẻ của đá. Do vậy tầng này hiện nay chưa được sử dụng nhiều,
nó có thể là tầng dự trữ chiến lược cho nước nhạt trong vùng. Nhưng do nằm gần trên
mặt nên khả năng nhiễm bẩn cũng khá cao cần phải có biện pháp phòng ngừa.
 Đánh giá chung
Trên cơ sở tổng hợp và phân tích những đặc điểm địa chất thủy văn nêu trên
cho cho phép nhận xét khái quát về 6 tầng chứa nước trong vùng nghiên cứu như sau:
- Hai tầng chứa nước Pleistocen giữa-trên và Pleistocen dưới có mức độ chứa
nước từ trung bình đến nghèo, có thể khai thác nhỏ phục vụ cho ăn uống và sinh hoạt
của nhân dân.
- Tầng chứa nước Pliocen giữa có mức độ chứa nước từ giàu đến nghèo, khu
giàu nước và trung bình chiếm hơn 2/3 diện phân bố tầng chứa nước, chiều dày trung
bình 17,80m, có thể khai thác nước công nghiệp phục vụ các đô thị và các khu công
nghiệp trong vùng nghiên cứu.
- Tầng chứa nước Pliocen dưới có mức độ chứa nước từ giàu đến nghèo, khu
giàu nước và trung bình chiến hơn 3/4 diện phân bố tầng chứa nước, chiều dày trung
bình 28,64m, có thể khai thác nước công nghiệp phục vụ các đô thị và các khu công
nghiệp trong vùng nghiên cứu.
- Tầng chứa nước Miocen trên có mức độ chứa nước nghèo, diện tích phân bố
nhỏ, nằm dưới sâu từ 132m đến 143m nên không có ý nghĩa cho cung cấp nước.
- Tầng chứa nước trong đá nứt nẻ Jura dưới-giữa có mức độ chứa nước từ giàu
đến nghèo, diện phân bố khu giàu nhỏ nên nó chỉ có thể đáp ứng cho khai thác nhỏ đến
vừa phục vụ cấp nước cho các nhà máy, xí nghiệp vừa và nhỏ và cung cấp nước ăn
uống cho cư dân.

1.2.6 Các nguồn có khả năng gây ô nhiễm nước dưới đất [19] [21] [7]

1.2.6.1 Nước thải công nghiệp


Nước thải công nghiệp và nước thải độc hại nếu không được xử lý hoặc xử lý
không đạt yêu cầu sẽ là nguyên nhân làm cho môi trường NDĐ bị nhiễm kim loại nặng
(Hg, Cd, Pb, As, Sb, Cr, Cu, Zn, Mn, v.v...).
22

1.2.6.2 Nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện, nước thải chăn nuôi…
Nguồn gây ô nhiễm sinh học cho môi trường nước chủ yếu là phân rác, nước
thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, nước thải các bệnh viện v.v... Để đánh giá chất lượng
nước dưới góc độ ô nhiễm tác nhân sinh học, người ta thường dùng chỉ số coliform.
Đây là chỉ số phản ánh số lượng vi khuẩn coliform có trong nước. Trong số này, đáng
chú ý là các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh như các loại ký
sinh trùng bệnh tả, lỵ, thương hàn, sốt rét, siêu vi khuẩn viêm gan B, siêu vi khuẩn
viêm não Nhật Bản, giun đỏ, trứng giun v.v...
1.2.6.3 Rác thải
Rác thải bao gồm rác thải sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn
nguy hại.
Trong chất thải rắn sinh hoạt có chứa nhiều thành phần khác nhau, thông
thường gồm có : Rác thực phẩm, giấy loại, bao bì carton, túi nilon, nhựa, vải, cao su,
da, gỗ, thủy tinh vỡ, sành sứ, các loại chai lọ bằng thủy tinh hoặc bằng nhựa, lon đồ
hộp, lon nước…
Nhìn chung CTR & CTNH phát sinh trên địa bàn thị xã Dĩ An rất phức tạp.
Đáng chú ý nhất là ngành nghề sản xuất cao su, keo, băng keo có lượng phát thải
chiếm tới 48,15% với các chất thải có thành phân nguy hại như bùn lắng chứa cao su,
Cao su, keo hỏng, Bao bì, thùng chứa dính dung môi, hoá chất phòng lão… Đây là
ngành nghề có lượng phát sinh lớn nhất ở khu vực các doanh nghiệp ngoài KCN,
CCN. Các ngành nghề khác như hóa chất, mặc dù lượng chất thải phát sinh chỉ chiếm
1,01% tuy nhiên lượng CTNH của ngành này đòi hỏi rất khắt khe về kỹ thuật xử lý,
điều này lá áp lực lớn đối với đơn vị phát sinh chất thải.
1.2.6.4 Nghĩa trang
Ô nhiễm nguồn NDĐ từ nghĩa trang chôn cất một lần chủ yếu là do nước rỉ
ngầm từ các huyệt mộ (phát sinh từ quá trình phân hủy tự nhiên).
1.2.6.5 Thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học
Trong quá trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học tại các hộ
sản xuất nông nghiệp, một lượng đáng kể thuốc bảo vệ thực vật và phân bón không
23

được cây trồng tiếp nhận, chúng sẽ lan truyền và tích lũy trong đất và thấm vào NDĐ.

1.2.7 Các phương pháp chung thường được áp dụng để xử lý nước dưới [22]

1.2.7.1 Phương pháp cơ học


Phương pháp cơ học được sử dụng thông dụng chủ yếu gồm lắng, lọc
 Phương pháp lắng
Lắng là quá trình làm sạch cơ bản trong công nghệ xử lý nước. Nước cần xử lý
được đưa vào bể lắng và giữ tại đó trong suốt quá trình làm việc. Nhờ diện tích tiết
diện bể lớn, tốc độ dòng chảy nhỏ mà quá trình xảy ra trong bể gần như ở trạng thái
tĩnh. Dưới tác dụng của lực trọng trường, các hạt cặn có khối lượng riêng lớn hơn khối
lượng riêng của chất lỏng bao quanh nó sẽ tự lắng xuống đáy tạo thành lớp bùn cặn,
phần nước trong sẽ được đưa ra ngoài. Theo hướng dòng chảy, có thể có loại bể lắng
ngang, bể lắng đứng, bể lắng lớp mỏng và bể lắng trong có lớp cặn lơ lửng.
- Bể lắng ngang để tách các hạt cặn riêng rẽ, không có khả năng keo tụ, người ta
dùng bể lắng ngang cho nước có dòng chảy ngang. Phương pháp này sẽ cho kết quả tốt
nhất với nước có vận tốc không lớn hơn 16,3 mm/s và thường được sử dụng khi lưu
lượng nước lớn hơn 3.000 m3/ngày.
- Bể lắng đứng để tách các hạt cặn có khả năng keo tụ (có thể sử dụng bể lắng
ngang để tách cặn loại này), người ta dùng bể lắng đứng cho nước chuyển động theo
phương thẳng đứng từ dưới lên đến vách tràn với vận tốc 0,3-0,5 mm/s. Hiệu suất lắng
của bể lắng đứng thường thấp hơn bể lắng ngang từ 10 đến 20%.
- Bể lắng lớp mỏng có cấu tạo giống như bể lắng ngang thông thường, nhưng
khác với bể lắng ngang là trong vùng lắng của bể lắng lớp mỏng được đặt thêm các
bản vách ngăn bằng thép không gỉ hoặc bằng nhựa. Các bản vách ngăn này nghiêng
một góc 450 – 600 so với mặt phẳng nằm ngang và song song với nhau. Do có cấu tạo
thêm các bản cách ngăn nghiêng, nên bể lắng lớp mỏng có hiệu suất cao hơn so với bể
lắng ngang. Diện tích bể lắng lớp mỏng giảm 5,26 lần so với bể lắng ngang thuần tuý.
- Bể lắng trong có lớp cặn lơ lửng có ưu điểm là không cần xây dựng bể phản
ứng, bới vì quá trình phản ứng và tạo bông kết tủa xẩy ra trong điều kiện keo tụ tiếp
xúc, ngay trong lớp cặn lơ lửng của bể lắng. Hiệu quả xử lý cao hơn các bể lắng khác
24

và tốn ít diện tích xây dựng hơn. Tuy nhiên, bể lắng trong có cấu tạo phức tạp, kỹ thuật
vận hành cao. Vận tốc nước đi từ dưới lên ở vùng lắng nhỏ hơn hoặc bằng 0,85 mm/s
và thời gian lưu nước khoảng 1,5 – 2 giờ.
 Phương pháp lọc
Lọc là một quá trình làm sạch nước thông qua lớp vật liệu lọc nhằm tách các
hạt cặn lơ lửng, các thể keo tụ và ngay cả các vi sinh vật trong nước. Kết quả là sau
quá trình lọc, nước sẽ có chất lượng tốt hơn cả về mặt vật lý, hoá học và sinh học. Sau
một thời gian làm việc, lớp vật liệu lọc bị chít lại, làm tăng tổn thất áp lực, tốc độ lọc
giảm dần. Để khôi phục lại khả năng làm việc của bể lọc, phải thổi rửa bể lọc bằng
nước hoặc gió, nước kết hợp để loại bỏ cặn bẩn ra khỏi lớp vật liệu lọc. Tốc độ lọc là
lượng nước được lọc qua một đơn vị diện tích bề mặt của bể lọc trong một đơn vị thời
gian (m/h). Chu kỳ lọc là khoảng thời gian giữa hai lần rửa bể lọc T(h).
Để thực hiện quá trình lọc nước có thể sử dụng một số loại bể lọc có nguyên tắc
làm việc, cấu tạo lớp vật liệu lọc và thông số vận hành khác nhau. Thiết bị lọc có thể
được phân loại theo nhiều cách khác nhau: theo đặc tính như lọc gián đoạn và lọc liên
tục, theo dạng của quá trình như làm đặc và lọc trong, theo áp suất trong quá trình lọc
như lọc chân không (0,085 MPa), lọc áp lực (từ 0,3 đến 1,5 MPa) hay lọc dưới áp suất
thuỷ tĩnh của cột chất lỏng, ...
Trong thực tế xử lý nước, vật liệu lọc có thể sử dụng ở dạng hạt như cát, sỏi,
than, xỉ, thuỷ tinh, ... trong đó cát được sử dụng rộng rãi nhất là cát do giá thành rẻ, dễ
kiếm và hiệu suất lọc khá cao. Ngoài ra cũng có thể sử dụng kết hợp cát với các loại
vật liệu lọc khác tạo ra những cột lọc nhiều lớp, do vậy hiệu quả lọc được nâng cao.
Quá trình lọc xảy ra theo những cơ chế sau:
-Sàng lọc để tách các hạt rắn hoàn toàn bằng nguyên lý cơ học
- Lắng trọng lực
-Giữ hạt rắn theo quán tính
- Hấp thụ hoá họp
- Hấp phụ vật lý
- Quá trình dính bám
25

- Quá trình lắng tạo bông


Thiết bị lọc với lớp hạt có thể được phân loại thành thiết bị lọc chậm, thiết bị
lọc nhanh, thiết bị lọc hở, thiết bị lọc kín. Chiều cao lớp vật liệu lọc trong thiết bị lọc
hở dao động trong khoảng 1 – 2m và thiết bị lọc kín từ 0,5 – 1m.
1.2.7.2 Phương pháp Hóa học
Tạp chất trong nước thiên nhiên thường đa dạng về chủng loại và kích thước,
chúng có thể là các hạt cát, sét, mùn, sinh vật phù du, sản phẩm hữu cơ phân huỷ, ...
Kích thước hạt dao động từ vài phần triệu milimet đến vài milimet. Bằng các biện
pháp xử lý cơ học như lắng, lọc, chỉ có thể loại bỏ được các hạt có kích thước lớn hơn
10-4 mm, với các hạt có kích thước nhỏ hơn 10-4 mm, nếu dùng quá trình lắng tĩnh thì
phải tốn rất nhiều thời gian và cũng rất khó có thể có được hiệu quả cao, do vậy cần
phải áp dụng phương pháp xử lý hoá học. Các bước xử lý nước bằng phương pháp hoá
học gồm: Làm thoáng, Keo tụ – tạo bông, khử trùng nước.
 Làm thoáng
Bản chất của quá trình làm thoáng là hoà tan oxy từ không khí vào nước để ôxy
hoá sắt hoá trị II thành sắt hoá trị III, mangan hoá trị II thành mangan hoá trị IV và tạo
thành các hợp chất hydroxyl sắt hoá trị III Fe (OH)3 và hydroxyl mangan hoá trị IV
Mn (OH)4 kết tủa dễ lắng đọng để tách ra khỏi nước bằng lắng, lọc.
Quá trình làm thoáng để khử CO2, H2S có trong nước, làm tăng pH của nước,
tạo điều kiện thuận lợi và đẩy nhanh quá trình oxy hoá và thuỷ phân sắt và mangan,
nâng cao công suất của các công trình lắng và lọc trong quy trình khử sắt và mangan.
Quá trình làm thoáng làm tăng hàm lượng oxy hoà tan trong nước, nâng cao thế oxy
hoá khử của nước để thực hiện dễ dàng các quá trình oxy hoá các chất hữu cơ trong
quá trình khử mùi và mùi của nước. Có hai phương pháp làm thoáng:
+ Đưa nước vào trong không khí: Cho nước phun thành tia hay thành màng
mỏng chảy trong không khí ở các dàn làm thoáng tự nhiên, hay cho nước phun thành
tia và màng mỏng trong các thùng kín rồi thổi không khí vào thùng như ở các dàn làm
thoáng cưỡng bức.
26

+ Đưa không khí vào nước: dẫn và phân phối không khí nén thành các bọt nhỏ
theo dàn phân phối đặt ở đáy bể chứa nước, các bọt khí nổi lên, nước được làm thoáng.
Hỗn hợp 2 phương pháp trên: làm thoáng bằng màng nhiều bậc và phun trên
mặt nước.
 Keo tụ – Tạo bông
Keo tụ là một phương pháp xử lý nước có sử dụng hoá chất, trong đó các hạt
keo nhỏ lơ lửng trong nước nhờ tác dụng của chất keo tụ mà liên kết với nhau tạo
thành bông keo có kích thước lớn hơn và người ta có thể tách chúng ra khỏi nước dễ
dàng bằng các biện pháp lắng, lọc.
Trong nguồn nước, một phần các hạt thường tồn tại ở dạng các hạt keo mịn
phân tán. Các hạt này không nổi cũng không lắng, do đó tương đối khó tách loại. Để
tách các hạt này thường sử dụng phương pháp keo tụ – tạo bông trong điều kiện thích
hợp.
Những chất keo tụ thường sử dụng nhất là phèn nhôm, phèn sắt dưới dạng dung
dịch hoà tan như:
AL2(SO4)3,AL2(SO4)2.18H2O,NaALO2,AL2(OH)5CL,NH4AL(SO4)2.12H2O
FeCL3, Fe2(SO4)2.2H2O., Fe2(SO4)2.3H2O., Fe2(SO4)2.7H2O
Để tăng hiệu quả quá trình keo tụ tạo bông, người ta thường sử dụng các chất
trợ keo tụ (Flucculant). Việc sử dụng chất trợ keo tụ cho phép giảm liều lượng chất
keo tụ, giảm thời gian quá trình keo tụ và tăng tốc độ lắng của các bông keo. Các chất
trợ keo tụ nguồn gốc thiên nhiên thường dùng là tinh bột, dextrin, các ete, cellulose,
dioxit silic hoạt tính.
Các chất trợ keo tụ tổng hợp thường dùng là Polyacrylamit (CH2CHCONH2)n.
Tuỳ thuộc vào các nhóm ion khi phân ly mà các chất trợ đông tụ có điện tích âm hoặc
dương như polyacrylic acid (CH2CHCOO)n hoặc polyđiallylimetyl-amon.
 Khử trùng nước
Khử trùng nước là khâu bắt buộc trong quá trình xử lý nước ăn uống sinh hoạt
đối với các hệ thống lớn. Hiện nay có nhiều biện pháp khử trùng có hiệu quả:
- Khử trùng bằng Clo và các hợp chất của Clo
27

- Dùng ozone để khử trùng


- Khử trùng bằng phương pháp nhiệt
- Khử trùng bằng tia cực tím (UV)
- Khử trùng bằng siêu âm
- Khử trùng bằng ion bạc
1.2.7.3 Phương pháp Tổng hợp
Trên thực tế nguồn nước cấp thường chưa có nhiều yếu tố gây ô nhiễm, để loại
bỏ các chất ô nhiễm ta kết hợp các biện pháp hoá lý khác nhau nhằm đạt được hiệu
quả xử lý tối ưu. Các phương pháp tổng hợp gồm có:
- Khử mùi và vị bằng làm thoáng, chất oxy hoá mạnh, than hoạt tính
- Làm mềm nước bằng phương pháp nhiệt, phương pháp hoá học, phương pháp
trao đổi ion
- Khử mặn và khử muối trong nước bằng phương pháp trao đổi ion, điện phân,
lọc qua màng, nhiệt hay chưng cất

1.2.8 Pháp luật về Tài nguyên nước

1.2.8.1 Luật Tài nguyên nước


Bao gồm 9 chương 79 Điều có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2013
- Chương 1: Những quy định chung
- Chương 2: Điều tra cơ bản, chiến lược, quy hoạch Tài nguyên nước
- Chương 3: Bảo vệ Tài nguyên nước
- Chương 4: Khai thác, sử dụng Tài nguyên nước
- Chương 5: Phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra
- Chương 6: Tài chính về Tài nguyên nước
- Chương 7: Quan hệ Quốc tế về Tài nguyên nước
- Chương 8: Trách nhiệm quản lý Tài nguyên nước
- Chương 9: Thanh tra chuyên ngành Tài nguyên nước, giải quyết tranh chấp
Tài nguyên nước.
Luật tài nguyên nước số 08/1998/QH10 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có
hiệu lực.
28

 Giải thích từ ngữ


"Nguồn nước" chỉ các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai
thác, sử dụng được, bao gồm sông, suối, kênh, rạch; biển, hồ, đầm, ao; các tầng chứa
nước dưới đất; mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác.
"Nước mặt" là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo.
"Nước dưới đất" là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới mặt đất.
"Nước sinh hoạt" là nước dùng cho ăn uống, vệ sinh của con người.
"Nước sạch" là nước đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng nước sạch của Tiêu chuẩn
Việt Nam.
"Nguồn nước sinh hoạt" là nguồn có thể cung cấp nước sinh hoạt hoặc nước có
thể xử lý thành nước sạch một cách kinh tế.
1.2.8.2 Các Văn bản quản lý tài nguyên nước dưới đất do UBND tỉnh Bình
Dương ban hành
Quyết định 1471/QĐ-UBND ngày 19/5/2011 của UBND tỉnh Bình Dương về
việc phê duyệt danh mục vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất và Bản đồ
phân vùng khai thác nước dưới đất khu vực phía nam tỉnh Bình Dương.
Quyết định số 44/QĐ-UBND ngày 04/12/2014 của UBND tỉnh Bình Dương về
việc ban hành quy định quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
1.2.8.3 Văn bản quản lý Tài nguyên nước dưới đất do UBND thị xã Dĩ An ban
hành
Kế hoạch về việc lập lại trật tự quản lý sử dụng và khai thác nước dưới đất đối
với các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn thị xã

1.2.9 Giới thiệu các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

1.2.9.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới


Netherlands Water Partnership, WASTE, PRACTICA, IRC, SIMAVI (2006),
Các giải pháp vệ sinh thông minh.
Theo Trung tâm nước sạch và vệ sinh Quốc tế IRC, năm 2007 với chủ đề “Phụ
nữ, phúc lợi, việc làm, rác thải và vệ sinh (4Ws)”. Nghiên cứu về hành động chiến
lược lựa chọn về vệ sinh môi trường và quản lý rác thải nhằm nâng cao sức khỏe và
29

phát triển kinh tế xã hội ở các xã ngoại ô duyên hải ở Nam Á. Tổng hợp dự án giai
đoạn 2003-2006.
Chương trình nước sạch và vệ sinh (WSP) năm 2010. Dự án thúc đẩy vệ sinh
toàn cầu - Nghiên cứu về tính bền vững của phương pháp tiếp thị vệ sinh nông thôn ở
Việt Nam.
Theo đánh giá của WASH (VietnamWater, Sanitation and Hygiene Sector
Brief, 2011), khoảng 90% dân cư Việt nam, đặc biệt vùng nông thôn bị nhiễm các loại
giun đường tiêu hóa; Dưới 15% dân cư nông thôn rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước
khi ăn; Chỉ có khoảng 5% các trường ở nông thôn có sẵn xà phòng rửa tay cho học
sinh.
Theo nghiên cứu ESI (Economics of Sanitation Initiative) của Chương trình
Nước và Vệ sinh (WSP), Ngân hàng Thế giới (WB), thiệt hại về kinh tế do tình trạng
kém vệ sinh hàng năm của Việt Nam khoảng 780 triệu USD, trong đó thiệt hại do
nguồn nước không tốt và ảnh hưởng sức khỏe chiếm tỷ lệ đáng kể là khoảng 260 triệu
USD (chiếm khoảng 1/3).
1.2.9.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Trong các năm qua nghiên cứu về môi trường nước có nhiều tác giả quan tâm.
Trong đó, phải kể đến các đề tài nghiên cứu về tài nguyên nước và quản lý tài nguyên
nước:
- Bùi Tá Long nghiên cứu về “Hiện trạng và giải pháp quản lý tài nguyên nước
dưới đất tại thành phố Đà Nẵng” (Long,2008). Đã đánh giá được hiện trạng khai thác
nước dưới đất và xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý, khai thác tiềm năng
và quy hoạch khai thác, sử dụng hợp lý nước dưới đất, thiết lập cơ sở dữ liệu về nguồn
nước dưới đất và cho phép thực hiện tốt hơn công tác quản lý môi trường nước.
- Dương Thanh Lượng nghiên cứu “Tiêu nước cho các vùng nông nghiệp đang
phát triển khu công nghiệp tập trung” (Lượng, 2007) đề tài này đề ra phương pháp tính
toán tiêu nước cho vùng nông nghiệp đang phát triển khu công nghiệp tập trung
- Trịnh Ngọc Tuyến nghiên cứu “Đánh giá môi trường nước dưới đất vùng
trung du miền núi Bắc Bộ, đề tài phân tích, đánh giá đặc điểm hình thành, trữ lýợng và
30

chất lượng tài nguyên nước dưới đất ở vùng Trung du, miền núi phía Bắc của Việt
Nam; hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất và nguyên nhân gây ô nhiễm, biến
đổi chất lượng nước dưới đất trong vùng. Từ nghiên cứu thực tế, tác giả đã đề ra 5 giải
pháp mang tính tổng thể và 4 giải pháp về công nghệ kỹ thuật nhằm quản lý, bảo vệ và
khai thác hợp lý, hiệu quả tài nguyên nước dưới đất trong vùng.
- Trần Hữu Hoàng “Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý tài nguyên nước vùng đồng
bằng sông Cửu Long” (Hoàng, 2007) ông đã sử dụng các phần mềm Arc view,
Mapinfo và các phần mềm quản lý khác để xây dựng một cơ sở dữ liệu phục vụ, đánh
giá, quy hoạch, quản lý tài nguyên nước phục vụ phát triển nông nghiệp, thủy sản, …
phát triển kinh tế, xã hội và môi trường bền vững vùng ĐBSCL
- Phạm Gia Hiền “Nghiên cứu ảnh hưởng của chất thải các làng nghề truyền
thống đến tài nguyên nước mặt ở miền Đông Nam bộ” đề tài đã đánh giá các thực
trạng chất thải làng nghề truyền thống và đề xuất các giải pháp bảo vệ và hạn chế ô
nhiễm môi trường nguồn nước.
- Lê Mạnh Hùng nghiên cứu “Quản lý tổng hợp lưu vực và sử dụng hợp lý tài
nguyên nước hệ thống sông Đồng Nai” (Hùng, 2007) Dự án nhằm xây dựng khuôn
khổ chung để bảo vệ, khai thác, phát triển và sử dụng tài nguyên nước; phòng chống,
giảm thiểu tác hại do nước gây ra và bảo vệ môi trường liên quan đến tài nguyên nước
lưu vực sông Đồng Nai, đồng thời xác định các quy tắc hoạt động để quản lý, sử dụng
tổng hợp và bền vững tài nguyên nước lưu vực sông Đồng Nai như: Phân bổ, khai thác
và sử dụng hợp lý tài nguyên nước; bảo vệ tài nguyên nước và các hệ thủy sinh thái;
phòng chống và giảm thiểu tác hại do nước gây ra.
- Luận văn cao học Huỳnh Thị Như Quỳnh nghiên cứu đề tài xây dựng mô hình
tính toán nước tổng hợp (WQI) và đề xuất giải pháp quản lý môi trường nước mặt tỉnh
Bình Dương. Đề tài đã đánh giá, phân tích được và đưa ra giải pháp điều chỉnh quản lý
nhằm góp phần bảo vệ chất lượng nước mặt tỉnh Bình Dương
- Luận văn cao học Cao Thị Thủy Tiên nghiên cứu đề xuất các giải pháp để
quản lý bền vững tài nguyên nước mặt phục vụ phát triển các khu đô thị và khu công
nghiệp tỉnh Bình Dương đến năm 2020. Đề tài đánh giá hiện trạng chất lượng, trữ
31

lượng tài nguyên nước mặt trên đại bàn tỉnh Bình Dương nhằm đề xuất các giải pháp
để quản lý bền vững tài nguyên nước mặt phục vụ phát triển khu đô thị và khu công
nghiệp tỉnh Bình Dương đến năm 2020.
Các nghiên cứu của các nhà khoa học đã tạo nên một nền tảng cho khai thác và
sử dụng tài nguyên nước hợp lý hơn. Kết quả các nghiên cứu đã cho thấy một cái nhìn
toàn diện về tài nguyên nước trên khắp mọi miền lãnh thổ Việt Nam. Trong đó điều
đáng quan tâm là chất lượng và số lượng tài nguyên nước ngày càng suy giảm đặc biệt
tại các thành phố lớn.
Không ngừng ở đó, trong các trường đại học trên khắp cả nước cũng có nhiều
nghiên cứu về lĩnh vực này. Đại học Kỹ Thuật Công nghệ Tp. HCM cũng là một trong
những trường có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này như:
- Huỳnh Thị Ngọc Bích đề tài Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp Thạnh Đức -
Long An (Bích) khai thác có kế hoạch và xử lý thích hợp nguồn nước cấp bằng cách
cải tạo hệ thống xử lý nước cấp của công ty Cơ Khí Long An.
- Võ Thị Thanh Nguyệt đề tài Thiết hệ thống xử lý nước cấp xã Đa Phước
huyện Bình Chánh (Nguyệt, 2005) đưa ra kế hoạch khai thác và quản lý nước ngầm để
cung cấp vào hệ thống cấp nước cho Thành Phố nhằm thiết kế hệ thống cấp nước có
công suất 30.000 m3/ngđ với công trình quy mô tương ứng đảm bảo hoạt động lâu dài,
đáp ứng nhu cầu dùng nước của người dân trong xã Đa Phước.
- Nguyễn Thị Thanh Thảo đề tài thiết kế hệ thống cấp nước sinh hoạt khử cứng
với công suất 20.000 m3/ngày (Thảo) đề xuất công nghệ xử lý nước cứng từ nước
ngầm.
- Chung Thị Lễ Nghi đề tài thiết kế hệ thống xử lý nước cấp huyện Châu Thành
tỉnh Long An (Nghi) đánh giá chất lượng nước ngầm của huyện Châu Thành, cụ thể là
từ hệ thống giếng khoan mà người dân trực tiếp sinh hoạt từ đó tính toán thiết kế hệ
thống xử lý thích hợp cho vùng ô nhiễm nhiều nhất.
32

1.3 TỔNG QUAN VỀ THỊ XÃ DĨ AN


1.3.1 Giới thiệu chung về thị xã Dĩ An

1.3.1.1 Lịch sử hình thành


Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh lập xứ Đồng Nai, dựng dinh Trấn Biên quản trị
thị xã Phước Long gồm 3 tổng: Phước Lộc, Bình An, Long Thành. Thị xã Dĩ An thuộc
tổng Bình An lúc bấy giờ.
Đến năm 1808, vua Gia Long đổi tên dinh Trấn Biên thành trấn Biên Hòa, thị
xã Phước Long thành phủ Phước Long, tổng Dĩ An thành thị xã Dĩ An.
Năm 1832, nhà Nguyễn đổi thành trấn Biên Hòa thành tỉnh Biên Hòa (gồm 4
huyện: Phước Long, Bình An, Long Thành, Phước An), Dĩ An thuộc huyện Bình An.
Năm 1880, thực dân Pháp sắp xếp lại cơ cấu hành chính, vùng đất Dĩ An ngày
nay một phần thuộc tỉnh Biên Hòa, một phần thuộc quận Thủ Đức, tỉnh Gia Định.
Thời kỳ 1964 – 1975, chính quyền Sài Gòn thành lập thị xã Dĩ An trực thuộc
tỉnh Biên Hòa gồm các xã: An Bình, Tân Đông Hiệp, Bình An, Đông Hòa, Bình Trị -
Tân Hiệp, Bửu Hòa – Tân hạnh, Hóa An, Tân Vạn,…
Năm 1976, tỉnh Biên Hòa giao thị xã Dĩ An về tỉnh Thủ Dầu Một. Tháng
10/1976, nhập thị xã Dĩ An và thị xã Lái Thiêu thành thị xã Thuận An.
Đến năm 1999, thị xã Dĩ An được tái lập theo Nghị định số 58/1999/NĐ – CP
(23/07/1999) của Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/09/1999.
1.3.1.2 Vị trí và diện tích
Dĩ An là một thị xã thuộc phía Nam của tỉnh Bình Dương, tiếp giáp với hai
thành phố là Biên Hòa và Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời cũng là cửa ngõ qua
trọng để đi các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và các tỉnh phía Bắc Việt Nam.
Thị xã Dĩ An có tổng diện tích đất tự nhiên là 60,1 km2, chiếm 2,2% diện tích
tự nhiên của tỉnh Bình Dương. Và có tọa độ địa lý 10o54’58”vĩ độ Bắc và 106o47’11”
kinh độ Đông, có vị trí giáp giới như sau:
- Phía Đông giáp quận 9, thành phố Hồ Chí Minh
- Phía Tây giáp thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương
- Phía Nam giáp quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh
33

- Phía Bắc giáp thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai và huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương.
Thị xã Dĩ An nằm cách tỉnh Bình Dương khoảng 25km, nhưng giáp với quận
Thủ Đức – Tp. HCM (cách trung tâm thành phố 30km) và cách thành phố Biên Hòa
khoảng 20km. Theo quy hoạch xây dựng vùng Tp. HCM (Quyết định phê duyệt
589/QĐ – TTCP ngày 20/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ), Dĩ An là một đô thị vệ
tinh phụ thuộc của Tp. HCM.
Mặc khác, Dĩ An cũng là một cửa ngõ giao lưu kinh tế của Bình Dương với
quốc tế và các tỉnh miền Trung, miền Bắc qua cảng An Bình và ga tàu lửa sóng thần.
Dĩ An hội tụ khá đầy đủ các yếu tố hình thành thế và lực cho phát triển kinh tế với tốc
độ cao trong giai đoạn tới.

Hình 1.1. Bản đồ vị trí địa lý thị xã Dĩ An


34

1.3.1.3 Phân khu hành chính


Thị xã Dĩ An có 7 đơn vị hành chính trực thuộc: 07 phường.
Bảng 1.1. Thống kê dân số, diện tích của các phường thuộc thị xã Dĩ An năm 2014

Phường
Đơn vị hành Phường Phường Phường
Phường Phường Phường Tân
chính cấp xã Bình Đông Tân
Dĩ An An Bình Bình An Đông
(phường) Thắng Hòa Bình
Hiệp
Diện tích (km2) 10,44 3,4 6,03 5,5 10,25 10,36 14,12

Dân số (người) 75.080 78.609 24.442 20.770 77.582 34.148 76.921

Mật độ dân số
7.191 23.120 4.053 3.776 7568,98 3.199,6 5.447,7
(người/km2)

[5]

1.3.2 Điều kiện tự nhiên

1.3.2.1 Địa hình


Dĩ An có địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình so với mực nước
biển là 36m, biến đổi thấp dần từ Tây sang Đông. Hướng dốc chính đổ về TP.HCM và
sông Đồng Nai. Địa hình thị xã Dĩ An được chia làm 2 bậc thềm chính như sau:
- Bậc thềm đồi bằng, có độ cao từ 20m - 40m: phân bố ở khu vực phía Tây
(phường Dĩ An, An Bình, Tân Đông Hiệp và Đông Hoà), khả năng thoát nước tốt, có
kết cấu địa chất vững chắc, cường độ chịu nén tốt, thích hợp để xây dựng khu dân cư,
khu công nghiệp, tòa nhà cao tầng,…
- Bậc thềm đồng bằng, có độ cao từ 2m - 5m: phân bố ở các khu vực tiếp giáp
sông Đồng Nai, thuộc địa bàn các phường Tân Bình, Bình An và Bình Thắng. Đây là
những khu vực có nền địa chất yếu, cường độ chịu nén kém, ít thích hợp cho các công
trình xây dựng.
1.3.2.2 Địa chất thủy văn
Theo kết quả nghiên cứu năm 2010 của Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông
nghiệp cho thấy: Phần lớn diện tích đất tự nhiên của thị xã Dĩ An có nền đất vững
chắc, khả năng chịu nén tốt (chiếm 85%). Đây là một lợi thế lớn cho việc đầu tư phát
35

triển cơ sở hạ tầng và giảm chi phí trong việc gia cố xử lý nền móng khi xây dựng
công trình.
1.3.2.3 Khí hậu
Dĩ An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo gió mùa, nhiệt độ đều cao
quanh năm, ánh sáng dồi dào, mỗi năm có hai mùa mưa và khô rõ rệt. Có các trị số khí
hậu đặc trưng như sau:
- Nhiệt độ bình quân cao đều trong năm: 250C – 270C, tổng tích ôn lớn: 9,468 –
9,6840C/năm. Tổng lượng bức xạ cao và ổn định 75 – 80 Kcal/cm2/năm.
- Nắng nhiều: 2,041 giờ năm, trung bình 6,7 – 7,2 giờ/ngày, có đến 11 tháng
nắng trong năm, bình quân số giờ nắng ≥ 200 giờ/tháng.
Nhiệt độ và ánh sáng ở khu vực Dĩ An được xếp vào loại cao, so với các tỉnh
đồng bằng Bắc Bộ thì tổng tích ôn lớn hơn gần +30000C/năm, ánh sáng hơn +800
giờ/năm. Đây chính là ưu thế khi trồng cây nhiệt đới ưa sáng, có chỉ số quang hợp cao.
1.3.2.4 Thủy văn, nguồn tiếp nhận nước thải
Mạng lưới sông, suối, kênh, mương, rạch (gọi chung là sông suối) trên địa bàn
thị xã Dĩ An có mật độ thưa thớt và phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở khu vực
tiếp giáp TP.Biên Hoà, gồm 3 phường: Tân Bình, Bình An và Bình Thắng. Các
Phường còn lại có rất ít sông suối, ngắn và dòng chảy hẹp. Hệ thống thủy văn của thị
xã Dĩ An đều thuộc hệ thống sông Đồng Nai. Đoạn sông Đồng Nai chảy qua thị xã Dĩ
An có chiều rộng khoảng 200m và độ sâu tại mép bờ từ 6m đến 8m. Chiều dài sông
Đồng Nai thuộc địa phận thị xã Dĩ An có chiều dài dưới 1km nhưng trên đoạn sông
này có nhiều cảng sông: cảng Bình Dương, cảng Đồng Nai, bến cảng đường thuỷ nội
địa. Một số kênh rạch chính có nhiệm vụ tiêu thoát nước tự nhiên trên địa bàn thị xã Dĩ
An như sau:
Suối Siệp bắt nguồn từ khu phố Đông An (phường Tân Đông Hiệp), chảy qua
phường Bình An và Bình Thắng. Suối có chiều dài 2.586m, là đường ranh giới hành
chính giữa thị xã Dĩ An và Tp.Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai). Suối Siệp có chiều rộng và
chiều sâu không đồng đều, độ chênh lệch rất lớn. Đoạn suối thuộc phường Tân Đông
Hiệp nằm trên vùng đất gò cao nhưng khi chảy qua phường Bình An và phường Bình
36

Thắng thuộc vùng đất thấp nên chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều trên sông Đồng
Nai.
Suối Nhum nằm ở phía Tây Nam của thị xã Dĩ An, thuộc phường Đông Hòa.
Suối này là đường ranh giới hành chính giữa thị xã Dĩ An và quận Thủ Đức
(Tp.HCM), chảy theo hướng Bắc - Nam qua quận Thủ Đức rồi đỗ vào các sông rạch
thuộc Quận 9 (Tp.HCM). Đây là suối thoát nước chính cho phường Đông Hòa, khu
vực phía Nam phường Dĩ An và phường Linh Xuân (quận Thủ Đức, Tp.HCM).
Suối Lồ Ồ nằm ở phía Tây Nam của thị xã Dĩ An, thuộc phường Bình An, có
chiều dài 1.440m. Suối Lồ Ồ bắt nguồn từ ngã ba suối Lồ Ồ (giáp đường ĐT 743),
chảy vào suối Tân Vạn rồi đổ ra sông Đồng Nai.
Phường Tân Bình là địa bàn có nhiều suối rạch nhất của thị xã Dĩ An, gồm các
tuyến suối chính như: suối ông Cược, suối Thầy Tu, suối Cầu Đá, suối Mù U, suối Bá
Tước, suối cây Trường,… Các suối rạch thuộc phường Tân Bình có chiều dài từ 500m
đến 1.400m, chảy qua các suối, rạch thuộc xã Tân Hạnh (Tp.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai)
rồi đỗ ra sông Đồng Nai.
Theo kết quả phân tích của Trung tâm Quan trắc Môi trường và Tài nguyên tỉnh
Bình Dương thì chất lượng nguồn nước mặt trên sông Đồng Nai (đoạn chảy qua thị xã
Dĩ An) tương đối tốt, đạt tiêu chuẩn nguồn cấp nước sinh hoạt. Tuy nhiên, nguồn nước
mặt trên các sông suối của thị xã Dĩ An đã bị ô nhiễm hữu cơ và vi sinh do nước thải
công nghiệp và nước thải sinh hoạt chưa được xử lý mà thải trực tiếp vào nguồn tiếp
nhận.
Hầu hết hệ thống sông suối thực hiện nhiệm vụ thoát nước tự nhiên trên địa bàn
thị xã Dĩ An có quy mô nhỏ, bị bồi lấp và bị lấn chiếm nên khả năng tiêu thoát nước bị
hạn chế rất nhiều. Vào mùa mưa, lượng mưa lớn, nước thoát không kịp nên có nhiều
khu vực trên địa bàn bị ngập úng nhiều giờ liền. Để đáp ứng nhu cầu tiêu thoát nước
trong tương lai, hệ thống kênh, rạch của thị xã Dĩ An cần phải được nạo vét, mở rộng
và kiên cố hóa nhằm khai thông dòng chảy và giải quyết tình trạng ngập úng trên địa
bàn.
37

1.3.3 Tổng quan kinh tế, xã hội

1.3.3.1 Cơ cấu và tỷ trọng


Cơ cấu kinh tế của thị xã Dĩ An là Công nghiệp, Xây dựng - Thương mại, Dịch
vụ - Nông nghiệp. Theo Niên giám Thống kê tỉnh Bình Dương năm 2014 thì ngành
công nghiệp, xây dựng chiếm 62,88%; thương mại, dịch vụ chiếm 37,02% và nông
nghiệp chiếm tỉ lệ rất thấp chiếm 0,1% trong cơ cấu kinh tế của thị xã. Trong những
năm gần đây, cơ cấu kinh tế của thị xã Dĩ An chuyển dịch khá mạnh theo hướng tăng
dần tỉ trọng ngành thương mại - dịch vụ (tăng từ 17,3% vào năm 2005 lên 37,02% vào
năm 2014), giảm dần tỉ trọng ngành công nghiệp (giảm từ 82,3% vào năm 2005 xuống
còn 62,88% vào năm 2014) và nông nghiệp (giảm từ 0,4% vào năm 2005 xuống còn
0,1% vào năm 2014).

Hình 1.2. Cơ cấu kinh tế thị xã Dĩ An năm 2014 [2]


1.3.3.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
a. Thực trạng phát triển công nghiệp
Thị xã Dĩ An có 6 khu công nghiệp và 2 cụm công nghiệp, với tổng diện tích là
871,46 ha. Đến nay, có 5/6 khu công nghiệp và 1/2 cụm công nghiệp đã lấp đầy 100%.
Riêng khu công nghiệp Tân Đông Hiệp B (Khu công nghiệp Phú Mỹ), tỉ lệ lấp đầy đạt
80%. Các khu, cụm công nghiệp đã thu hút được 315 dự án, trong đó có 163 dự án có
vốn đầu tư nước ngoài, với tổng vốn là 1.115 triệu USD và 152 dự án có vốn đầu tư
trong nước, với tổng vốn là 4.612 tỉ đồng.
38

b. Thực trạng phát triển nông nghiệp


Thị xã Dĩ An có tốc độ công nghiệp hóa - đô thị hóa diễn ra nhanh chóng nên
diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, sản xuất nông nghiệp bị phân tán, quy
mô nhỏ, mức đầu tư thấp nên giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ trọng rất thấp và
ngày càng giảm dần trong cơ cấu kinh tế của địa phương.
c. Thực trạng phát triển thương mại dịch vụ
Theo báo cáo phát triển kinh tế xã hội của UBND thị xã Dĩ An năm 2014 thì
ngành thương mại - dịch vụ trên địa bàn thị xã Dĩ An phát triển khá đa dạng và có tốc
độ tăng trưởng rất nhanh. Hiện nay, trên địa bàn thị xã Dĩ An có 2 trung tâm thương
mại, 4 siêu thị, 17 chợ, 25 ngân hàng (chi nhánh ngân hàng) và 13.718 đơn vị kinh
doanh thương mại - dịch vụ như: du lịch, khách sạn, nhà hàng và các dịch vụ khác
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng bình quân 36,1%/ năm và đạt
9.367 tỉ đồng vào năm 2013 (giá cố định năm 1994).
1.3.3.3 Dân số, lao động, việc làm và mức sống dân cư
Giai đoạn 2005 - 2014, thị xã Dĩ An có tốc độ gia tăng dân số rất nhanh, chủ yếu là
tăng cơ học. Tốc độ gia tăng dân số bình quân là 9,06%/năm. Dân số của thị xã Dĩ An
năm 2014 là 387.552 người, tăng 179.756 người so với năm 2005. Mật độ dân số trung
bình là 6310,5 người/km2, cao nhất tỉnh Bình Dương (Nguồn: Tổng hợp của tác giả).

Hình 1.3 Sự gia tăng dân số, số lao động từ năm 2005 đến năm 2014
39

1.3.3.4 Văn hóa, Giáo dục, Y tế


a. Văn hóa
Thị xã Dĩ An có 1 rạp hát với quy mô 700 chỗ ngồi; trung tâm văn hóa - sân
vận động thị xã có diện tích 15.000 m2. Mỗi Phường đều có trung tâm văn hóa và sân
vận động luyện tập thể dục thể thao nhằm phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của nhân
dân.
b. Giáo dục
Thị xã Dĩ An có 36 trường học các cấp, trong đó có 7 trường mầm non, 13
trường tiểu học, 8 trường trung học cơ sở, 3 trường trung học phổ thông, 2 trường đại
học (Đại học Quốc gia Tp.HCM và Đại học Nông lâm Tp.HCM), 1 trường cao đẳng
và 3 trường trung học chuyên nghiệp. Ngoài các trường công lập, trên địa bàn thị xã Dĩ
An còn có 46 cơ sở giáo dục mầm non phục vụ nhu cầu học tập của 40% trẻ em trong
độ tuổi. Ở bậc mầm non và mẫu giáo, diện tích đất bình quân đạt 7m2/học sinh, thấp
hơn so tiêu chuẩn quy định của Bộ Giá dục và Đào tạo và chưa đáp ứng được nhu cầu
thực tế tại địa phương. Ở các cấp học còn lại, diện tích đất bình quân trên một học sinh
đều đạt hoặc cao hơn tiêu chuẩn quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
c. Y tế
Thị xã Dĩ An có Bệnh viện Quân đoàn 4 với quy mô 120 giường bệnh; 1 bệnh
viện đa khoa với quy mô 60 giường bệnh; 6 trạm y tế phường; 11 phòng khám đa
khoa, 62 phòng khám chuyên khoa và 17 cơ sở dịch vụ y tế tư nhân.
1.3.3.5 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
a. Giao thông
Hệ thống giao thông của thị xã Dĩ An đang được đầu tư xây dựng và phát triển
đồng bộ với tổng chiều dài 312,5 km; mật độ đường giao thông chính đạt 5,2 km/km2;
tỉ lệ đất giao thông đô thị là 13%. Nhờ có hệ thống giao thông thuận lợi, kết nối thị xã
Dĩ An với hệ thống cảng biển, cảng sông, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất nên nền kinh
tế của Dĩ An có tốc độ tăng trưởng, phát triển rất nhanh.
- Giao thông đường bộ: Thị xã Dĩ An có nhiều tuyến đường chính đi qua như:
Quốc lộ 1A, 1K, đường Xuyên Á, ĐT 743,…
40

- Giao thông đường sắt: đường sắt Bắc - Nam đi qua thị xã Dĩ An có chiều dài
khoảng 9km. Trên đoạn đường này có ga hàng hóa Sóng Thần, đây là ga chính vận
chuyển hàng hóa giữa các địa phương trong cả nước.
- Giao thông đường thủy: sông Đồng Nai chảy qua thị xã Dĩ An có chiều dài
dưới 1km nhưng trên đoạn sông này có 2 cảng sông (Bến thủy nội địa Tây Nam và
cảng Bình Dương) nằm trên địa phận thị xã Dĩ An và cảng Đồng Nai thuộc địa phận
thành phố Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai).
b. Hiện trạng cấp điện
Nguồn cung cấp điện cho thị xã Dĩ An chủ yếu là nguồn điện lưới quốc gia
thông qua các tuyến cao thế và các trạm biến thế trung gian 110KV. Tổng chiều dài
các tuyến cao thế đi qua thị xã Dĩ An là 29,4 km, với ba trạm biến áp 110KV và hai lộ
trung thế 22KV. Mạng lưới phân phối điện được xây dựng và phát triển tốt, đảm bảo
được chất lượng và khả năng cung cấp điện.
c. Cung cấp nước sạch
Thị xã Dĩ An có 3 nhà máy xử lý và cấp nước sạch cho dân cư trên địa bàn
(Nhà máy nước Dĩ An 1, Nhà máy nước Dĩ An 2 và Nhà máy nước Thủ Đức) với
239,3 km đường ống cấp nước. Theo thống kê, có 59,29% số hộ dân và 70% doanh
nghiệp ngoài KCN được sử dụng nước sạch từ các nhà máy xử lý nước cấp. Số hộ gia
đình và doanh nghiệp còn lại khai thác trực tiếp nguồn NDĐ từ giếng khoan. [2]

1.3.4 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thị xã Dĩ An

1.3.4.1 Điểm mạnh


Thị xã Dĩ An thuộc khu vực hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và
gần các trung tâm kinh tế lớn như Tp.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu nên rất thuận
lợi cho phát triển kinh tế xã hội.
Đất đai được hình thành trên nền đất cứng nên khá thuận lợi cho xây dựng nền
móng các công trình cơ sở hạ tầng như khu công nghiệp, giao thông, trường học...
Kinh tế phát triển nhanh, cơ sở hạ tầng hạ tầng đã hình thành tương đối tốt, thu
hút được nguồn nhân lực có chất lượng cao tạo nền tảng cho phát triển kinh tế xã hội
trong tương lai.
41

1.3.4.2 Điểm yếu


Mật độ dân số cao (đa phần là dân nhập cư), gây áp lực rất lớn đến việc giải
quyết chỗ ở và xây dựng các công trình công cộng phục vụ nhu cầu cuộc sống hàng
ngày (trường học, y tế, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường,...).
Vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên phức tạp, nhất là các cơ sở sản
xuất nằm ngoài khu công nghiệp, xả thải, không có hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn sẽ
gây ra tác hại đến môi trường.
1.3.4.3 Cơ hội
Kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu, khủng hoảng kinh tế thế giới đang đến hồi
kết thúc, đầu tư nước ngoài ngày càng tăng, đây là những cơ hội lớn mà thị xã cần nắm
bắt và kêu gọi đầu tư nhất là trong các lĩnh vực phát triển đô thị, môi trường, dịch vụ y
tế, giáo dục, tài chính,...
1.3.4.4 Thách thức
Phát triển hài hòa giữa kinh tế –xã hội và môi trường, phát triển kinh tế đáp ứng
được nhu cầu của toàn xã hội và bảo vệ được môi trường. Do đó, thị xã Dĩ An cần phải
cân nhắc, lựa chọn phát triển những ngành có hàm lượng tri thức cao và ít gây tác hại
đến môi trường.
Các lợi thế vế vị trí địa lý kinh tế và tài nguyên đã được khai thác khá tốt vào
phát triển kinh tế-xã hội của thị xã trong những năm qua. Trong tương lai, cần nâng
cao năng lực quản lý và cải cách hành chánh để đáp ứng nhu cầu thực tiễn và cạnh
tranh với các khu vực lân cận (như Tp.HCM, Đồng Nai,...).

1.3.5 Quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội thị xã Dĩ An đến năm 2020

1.3.5.1. Dự báo quy mô phát triển dân số thị xã Dĩ An


Theo niên giám thống kê tỉnh Bình Dương năm 2010, dân số của thị xã Dĩ An
là 320.446 người, tăng 54,2% so với năm 2005. Tốc độ gia tăng dân số bình quân giai
đoạn 2005 - 2010 là 9,03%/năm (trong đó, tăng cơ học chiếm hơn 7%/năm). Theo quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã Dĩ An đến năm 2020 và các quy hoạch
phát triển ngành, lĩnh vực tại địa phương thì định hướng của thị xã Dĩ An là đẩy mạnh
phát triển các ngành công nghiệp ít sử dụng lao động, công nghiệp sạch và các ngành
42

thương mại - dịch vụ chất lượng cao. Do đó, tốc độ gia tăng dân số cơ học sẽ chậm lại
và dần dần đi vào ổn định. Dự báo tốc độ tăng dân số trên địa bàn thị xã Dĩ An giai
đoạn 2010 - 2020 là 3,5%/năm.
Dân số của thị xã Dĩ An đến năm 2020 được tính toán dự báo theo công thức
sau: N = N0(1 + a)n. Trong đó:
N: dân số dự báo sau n năm
N0: Dân số ở thời điểm hiện tại (năm 2010)
a: tỉ lệ tăng dân số (giai đoạn 2010 - 2020 là 3,5%)
n: số năm dự báo (10 năm)
Bảng 1.2. Dự báo dân số các phường tại thị xã Dĩ An đến năm 2020

STT Dân số (người) Năm 2020


1 Phường Bình An 34.725
2 Phường Bình Thắng 21.569
3 Phường Đông Hoà 67.313
4 Phường Dĩ An 104.034
5 Phường An Bình 88.275
6 Phường Tân Bình 24.858
7 Phường Tân Đông Hiệp 91.836
Tổng cộng 432.602

1.3.5.2 Dự báo nhu cầu nước sinh hoạt của dân cư


Theo đề án phát triển đô thị của tỉnh Bình Dương thì đến năm 2020, thị xã Dĩ
An sẽ trở thành quận Dĩ An, đô thị loại II, gồm 9 phường: Dĩ An, An Bình, Đông Hoà,
Bình An, Bình Thắng, Tân Đông Hiệp, Tân Ninh, Tân Bình, Tân Hiệp. Do đó, căn cứ
Quyết định số: 04 /2008/QĐ-BXD ngày 03 tháng 4 năm 2008 của Bộ Xây Dựng về
việc ban hành : “ Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng” với dân số là
432.602 người thì nhu cầu nước sinh hoạt cho mỗi người dân sẽ là 150lít/người/ng.đ.
Như vậy như cầu nước sinh hoạt trên quận Dĩ An sẽ là 64.890.300 lít/người/ng.đ.
43

Bảng 1.3. Nhu cầu cấp nước sinh hoạt


Nhu cầu dùng nước
Loại đô Đợt đầu (10 năm) Dài hạn (20 năm)
thị Tỷ lệ cấp nước Tiêu chuẩn Tỷ lệ cấp nước Tiêu chuẩn
(% dân số) (lít/người-ngđ(*)) (% dân số) (lít/người-ngđ)
Đặc biệt ≥90 ≥180 100 ≥200
I ≥80 ≥150 ≥90 ≥180
II ≥80 ≥120 ≥90 ≥150
III, IV, V ≥80 ≥80 ≥90 ≥100
Ghi chú: (*) ng.đ – ngày đêm
44

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP


NGHIÊN CỨU
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nước dưới đất, các nhân tố tác động đến trữ
lượng và chất lượng của NDĐ trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu

Việc thu thập tài liệu, thông tin liên quan được thực hiện bằng cách đi trao đổi
trực tiếp, khảo sát trực tiếp tại các Sở ban ngành và đơn vị liên quan như: Sở Tài
nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương, Sở Xây dựng, Sở Y tế, Ban quản lý các khu
công nghiệp, Phòng Quản lý Đô thị, Phòng Thống kê, UBND thị xã Dĩ An, UBND 07
Phường trên địa bàn thị xã, các Công ty và hộ gia đình trên địa bàn thị xã. Các tài liệu
cần thu thập như sau:
Thu thập tài liệu về vị trí địa lý, địa hình, địa chất, điều kiện khí hậu (nhiệt độ,
độ ẩm, chế độ gió, lượng mưa,…)…
Thu thập tài liệu hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội của thị xã (hiện trạng sử
dụng đất, cơ cấu phát triển kinh tế, tình hình phát triển công nghiệp, tình hình phát
triển nông nghiệp, dân số, mật độ dân số, cơ sở hạ tầng, giao thông,...). Từ đó đánh giá
những thuận lợi và khó khăn do đặc điểm địa lý, hiện trạng và quy hoạch phát triển
kinh tế - xã hội mang lại trong quá trình quản lý chất thải rắn trên địa bàn Thị xã Dĩ
An.
Các Đề án của UBND tỉnh Bình Dương; các Đề án, kết quả quan trắc của Sở
Tài nguyên và Môi trường; Báo cáo của UBND thị xã và của các Phòng, Ban khác.
Nguồn tài liệu từ các website có uy tín.

2.2.2 Phương pháp khảo sát thực địa

Tổ chức khảo sát thực địa theo tuyến đã được hoạch định nhằm tiếp nhận các
thông tin thực tế khai thác sử dụng NDĐ của người dân trên địa bàn thị xã Dĩ An.
Tổng số hộ khảo sát là 700 hộ (100 hộ/phường). Nội dung khảo sát gồm:
45

Bảng 2.1. Mẫu phiếu tổng hợp các thông tin cần khảo sát thực địa

Loại giếng Độ quan


Tên Năm Chiều Ý
Tiêu thụ Chất tâm về
STT chủ Giếng Giếng Khai sâu kiến
(lít/ngày) lượng chất lượng
hộ khoan đào thác giếng khác
NDĐ
1

2.2.3 Phương pháp thống kê

Các số liệu thu thập, các kết quả phân tích mẫu NDĐ…sẽ được tác giả thống kê
dưới dạng Bảng biểu, Biểu đồ.

2.2.4 Phương pháp dự báo

Dân số của thị xã Dĩ An đến năm 2020 được tính toán dự báo theo công thức
sau: N = N0(1 + a)n. Trong đó:
N: dân số dự báo sau n năm.
N0: Dân số ở thời điểm hiện tại (năm 2010).
a: tỉ lệ tăng dân số (giai đoạn 2010- 2020 là 3,5%)
n: số năm dự báo (10 năm).

2.2.5 Phương pháp kế thừa

Trong khi thực hiện Luận văn, tác giả đã sử dụng phương pháp kế thừa nhưng
có sự chọn lọc kết quả từ các nghiên cứu đã thực hiện trước đây tại khu vực nghiên
cứu. Đây là phương pháp nhằm giảm bớt thời gian và công việc ngoài thực địa.

2.2.6 Phương pháp trao đổi ý kiến chuyên gia

Dựa trên các tài liệu, số liệu sẵn có và các số liệu khảo sát điều tra, tham quan
học hỏi kinh nghiệm, tác giả liên hệ trao đổi ý kiến chuyên gia (Giáo viên hướng dẫn,
giáo viên giảng dạy) nhằm tìm ra giải pháp hợp lý đối với các vấn đề phức tạp; lấy ý
kiến tư vấn, phản biện, tích cực tiếp thu ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các nhà
quản lý thuộc các Phòng Ban và Đơn vị có liên quan.
46

2.2.7 Phương pháp thu mẫu và bảo quản mẫu

Mẫu NDĐ được lấy dựa theo các tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6663-11:2011.
Mẫu NDĐ được bảo quản và vận chuyển theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6663-
08:2008.
Đề tài lấy mẫu NDĐ tại 20 GK của 20 hộ dân trên 7 Phường, việc lấy mẫu
NDĐ được thực hiện vào 02 mùa (tháng 10/2014 và tháng 4/2015). Tổng số mẫu NDĐ
được lấy là 40 mẫu.
47

h×nh vÞ trÝ lÊy mÉu n­íc d­íi ®Êt t¹i thÞ x· DÜ An

cHó tHÝCH
1 hé «ng tr­¬ng v¨n an (AB1)
2 hé bµ nguyÔn thÞ loan (AB2)
3 hé «ng trÇn v¨n s¸u (AB3)
1 1 Chî néi hãa (BA1)
2 hé «ng NguyÔn v¨n long (BA2)
2 1 hé bµ nguyÔn thÞ Dung (Bt1)
2 hé «ng trÇn v¨n cao (Bt2)
1 KCN Sãng thÇn 1 (Da1)
P. TAÂ
N BÌNÂ 2 hé bµ nguyÔn thÞ tuyÕt mai (DA2)
3 hé bµ nguyÔn thÞ yÕn (DA3)
4 1 hé bµ lª thÞ nhung (§H1)
2 hé «ng trÇn v¨n tu©n (®H2)
3 hé bµ nguyÔn thÞ hai (§H3)
1 B·i r¸c t©n b×nh (TB1)
2 hé «ng nguyÔn v¨n kim (TB2)
3 3 nghÜa trang t©n b×nh (tB3)
4 hé bµ lª thÞ g¸i (tB4)
1 hé «ng trÇn ®øc ®¹t (t®h1)

THCS TAÂN ÑOÂNG HIEÄP


2 hé «ng nguyÔn v¨n vËy (t®h2)

P. T 1 3 hé «ng ®inh v¨n tïng (t®h3)


AN
ÂÑ
ÉÂ
NG
3 ÂIE
ÄP

2 2
THCS VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN (CUÕ)
THCSDÓAN

2 P. BÌNÂ AN

P. DÓAN 2 THCS BÌNHAN 1


VH
VH
1
1 3 THCS VTT

KH
U TT

P. BÌNÂ TÂAÉ
NG
HC

2
P. ÑÉÂ
NG ÂÉØA 3
1
3
P.AN BÌNÂ

2
KC
N Bìn
h Ñö
ôøng

Hình 2.1. Vị trí lấy mẫu nước dưới đất trên địa bàn thị xã Dĩ An
48

2.2.8 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu

Các chỉ tiêu phân tích nước dưới đất gồm: pH, Mùi vị, Amoni, Độ cứng, Sắt,
Clorua, Chì, Asen, Thủy ngân, E.coli, Coliform.
Các chỉ tiêu được phân tích theo tiêu chuẩn sau:
Bảng 2.2. Phương pháp thử nghiệm tương ứng với từng chỉ tiêu phân tích

TT Thông số Phương pháp thử nghiệm

1 pH TCVN 6492: 11

2 Mùi vị Cảm quang

3 Amoni TCVN 5988: 95

4 Độ cứng TCVN 6224: 96

5 Sắt TCVN 6177: 96

6 Clorua TCVN 6194: 96

7 Chì TCVN 6193: 96

8 Asen TCVN 6626: 20

9 Thủy ngân TCVN 5991: 95

10 E. Coli TCVN 6187: 96

11 Coliform TCVN 6187: 96

2.2.9 Phương pháp so sánh

So sánh các kết quả phân tích mẫu với Quy chuẩn Bộ y tế về chất lượng nước
sinh hoạt (QCVN 02:2009/BYT)

2.2.10 Phương pháp đánh giá

Đánh giá chất lượng nước cấp về mặt hóa lý, vi sinh. Sử dụng kết quả xét
nghiệm hóa lý, vi sinh tại Trung tâm khoa học và công nghệ môi trường Tp.HCM,
đánh giá theo QCVN 02:2009/BYT.
49

2.2.11 Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích (CBA)

CBA là một công cụ phân tích để đánh giá tổng chi phí và lợi ích từ một dự án
hoặc mô hình,… đã hoạch định.
Cách thực hiện:
Xác định nhiệm vụ phân tích;
Xác định phương án cần so sánh;
Liệt kê các ưu nhược điểm hoặc tác động tiềm tàng của các phương án và lựa
chọn các chỉ thị đo;
Ước lượng chi phí;
Ước lượng lợi ích;
Thiết lập đầu vào và đầu ra;
Tính toán các chỉ thị, đánh giá chi phí - lợi ích;
Lựa chọn phương án.
50

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


3.1 HIỆN TRẠNG KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ
DĨ AN
Qua số liệu điều tra khảo sát thực tế của phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã
Dĩ An thì hiện nay trên địa bàn thị xã thì việc khai thác NDĐ chủ yếu bằng giếng
khoan. Phân theo nhóm sở hữu các giếng khai có: giếng trong dân với 22.930 giếng,
giếng của doanh nghiệp ngoài KCN là 396 giếng, số giếng của doanh nghiệp trong
KCN và CCN là 102 giếng. Theo đó, số lượng giếng được phân theo tầng khai thác có
thông tin cụ thể theo bảng sau:
Bảng 3.1 Hiện trạng khai thác NDĐ theo độ sâu giếng khoan [6]

Số lượng giếng và lưu lượng (m3/ng)

Độ sâu Độ sâu Độ sâu Độ sâu


TX. Tổng
từ 10m-20m từ 20m-30m từ 30m-40m từ 40m trở lên
Dĩ An
Số Lưu Số Lưu Số Lưu Số Lưu Số Lưu
giếng lượng giếng lượng giếng lượng giếng lượng giếng lượng

Tổng 1.419 12.988 20.156 37.079 1.654 8.013 199 1.781 23.428 59.871
HGĐ 1.316 11.918 20.340 35.296 1.617 6.945 177 247 22.930 54.406
DN 103 1.080 314 1.783 37 1.068 22 1.534 498 5.465

3.2 KẾT QUẢ QUAN TRẮC ĐỘNG THÁI MỰC NƯỚC DƯỚI ĐẤT TRÊN ĐỊA
BÀN THỊ XÃ DĨ AN
Sự biến đổi mực nước của các tầng chứa nước thay đổi theo không gian và thời
gian. Chiều sâu mực nước phụ thuộc vào địa hình, quan hệ thủy lực giữa các tầng chứa
nước, quá trình khai thác nước…Thời điểm mưc nước dâng cao nhất vào khoảng tháng
08 đến tháng 10, mực nước thấp nhất khoảng tháng 4, 5. Theo kết quả quan trắc của
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương, ta có các kết quả như sau:
51

3.2.1 Kết quả quan trắc động thái nước dưới đất tầng Pleistocen dưới

20

15

10

0
2010 2011 2012 2013 2014

BD0302Z

Hình 3.1. Đồ thị diễn biến mực nước 5 năm (từ 2010 đến 2014)
 Nhận xét:
Từ năm 2010 đến năm 2014 thì mực nước tầng Pleistocen dưới biến động
không lớn, mực nước tương đối ổn định.

3.2.2 Kết quả quan trắc động thái nước dưới đất tầng Pliocen giữa

20

15

10

0
2010 2011 2012 2013 2014

BD0302Z

Hình 3.2. Đồ thị diễn biến mực nước 5 năm (từ 2010 đến 2014)
52

 Nhận xét:
Từ năm 2010 đến năm 2014 thì mực nước tầng Pleistocen giữa biến động
không lớn, mực nước tương đối ổn định.

3.2.3 Kết quả quan trắc động thái nước dưới đất tầng Pliocen dưới

0
2010 2011 2012 2013 2014
-5

-10

-15

-20

BD0302Z

Hình 3.3. Đồ thị diễn biến mực nước 5 năm (từ 2010 đến 2014)
 Nhận xét:
Trong năm 2014, mực nước tầng Pleistocen dưới tăng lên so với các năm
trước, nguyên nhân do việc hạn chế khai thác NDĐ các GK của doanh nghiệp.

3.3 ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ DĨ
AN TỈNH BÌNH DƯƠNG
3.3.1 Cơ sở lý thuyết

Trong “Quy định điều tra, đánh giá tài nguyên NDĐ” ban hành kèm theo Quyết
định số 13/2007/QĐ-BTNMT, ngày 04/9/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường có
định nghĩa “Trữ lượng khai thác tiềm năng (TLKTTN) hoặc trữ lượng có thể khai thác
(TLCTKT) của một vùng là lượng nước có thể khai thác từ các TCN và chứa nước yếu
trong vùng đó mà không làm suy thoái, cạn kiệt nguồn nước và biến đổi môi trường
vượt quá mức cho phép”. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có hướng dẫn pháp quy về
53

cách xác định TLKTTN hay TLCTKT. Để xác định trữ lượng này đề tài đưa ra những
các cách tiếp cận như sau:
- TLCTKT được xác định trên mô hình dòng chảy NDĐ (nếu có mô hình và mô
hình đủ tin cậy về số liệu Dầu vào). Cách tiếp cận này cho phép xác định TLCTKT
theo các phương án khai thác dự kiến cho trước tương ứng với từng giai đoạn. Ở NBD
chưa có mô hình dòng chảy nước dưới đất có độ tin cậy cần thiết, nên không theo cách
tiếp cận này.
- TLKTTN và TLCTKT được xác định theo phương pháp cân bằng. Cách tiếp
cận này cho phép xác định TLKTTN, TLCTKT theo diện và xác định vùng cấm (C),
hạn chế (HC) theo mực nước động còn có thể khai thác (Hđckt) và mô đun trữ lượng
còn có thể khai thác (M0ckt). Ở vùng NBD chọn cách tiếp cận này.
- TLKTTN và TLCTKT được xác định bằng cả hai cách tiếp cận nêu trên. Cách
tiếp cận này là tốt nhất, kết quả từ hai phương pháp sẽ hỗ trợ cho nhau, làm tăng độ
chính xác của kết quả tính toán. Ở NBD chưa theo cách tiếp cận này như lý do nêu ở
điểm 1.
- Kết quả xác định TLKTTN và TLCTKT phải được kiểm chứng bằng tài liệu
điều tra hiện trạng khai thác NDĐ và quan trắc lâu dài động thái khai thác NDĐ trong
từng giếng khai thác và GK quan trắc.
- Trữ lượng được xác định bằng các phương pháp kể trên phải được luận chứng
đảm bảo các yêu cầu sau đây:
+ Ưu tiên khai thác NDĐ trong điều kiện vận động ổn định, cân bằng nước lâu
dài (khi có trữ lượng động lớn hơn hay bằng lưu lượng khai thác)
+ Có thể khai thác NDĐ trong điều kiện vận động không ổn định hay cân bằng
nước có thời hạn cho trước (lưu lượng khai thác lớn hơn trữ lượng động và có thể làm
cạn dần trữ lượng tĩnh trong thời gian cho trước được sự đồng thuận của xã hội);
+ Mực nước động khai thác nhỏ hơn mực nước động cho phép trong giếng
khoan khai thác; chất lượng nước đảm bảo các yêu cầu của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc
gia về chất lượng nước ngầm QCVN 09: 2008/BTNMT; không gây sụt lún bề mặt đất
quá mức.
54

Đối tượng đánh giá TLKTTN, TLCTKT trong vùng nghiên cứu là 03 TCN
chính: Pleistocen dưới (qp1); Pliocen giữa (n22); Pliocen dưới (n21).
TLKTTN trong vùng nghiên cứu được kế thừa từ kết qủa đánh giá được nêu
trong “ Báo cáo thuyết minh dự án Điều tra, quy hoạch khai thác và xây dựng cơ sở dữ
liệu phục vụ quản lý tài nguyên nước dưới đất tỉnh Bình Dương tỷ lệ bản đồ 1:50.000”
và “Báo cáo Lập bản đồ Địa chất thuỷ văn-Địa chất công trình tỷ lệ 1:50.000 vùng Tân
Uyên” do Liên đoàn Địa chất thuỷ văn-Địa chất công trình Miền Nam (nay là Liên
đoàn Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước Miền Nam) hoàn thành năm 2008.
Trong các báo cáo nêu trên, TLKTTN tỉnh Bình Dương được xác định bằng phương
pháp cân bằng.
Trữ lượng khai thác tiềm năng NDĐ được tính theo công thức:
Qkt = Qtl + Qdh + Qm + Qs (1)
Trong đó:
Qtl - Trữ lượng khai thác từ trữ lượng tĩnh trọng lực của tầng chứa nước;
Qdh - Trữ lượng khai thác từ trữ lượng tĩnh đàn hồi của tầng chứa nước;
Qm - Lượng nước mưa cung cấp cho tầng chứa nước;
Qs - Lượng NDĐ chảy từ ranh giới bên sườn vào vùng nghiên cứu.
 Xác định trữ lượng tĩnh trọng lực
Trữ lượng tĩnh trọng lực tự nhiên được xác định theo công thức:

 . F1 . m
Q tl   (2)
t kt

 Xác định trữ lượng tĩnh đàn hồi


Trữ lượng tĩnh đàn hồi được xác định theo công thức:

 * .F2 .ha (3)


Qdh 
tkt
 Xác định lượng nước mưa cung cấp cho tầng chứa nước
Trong vùng nghiên cứu, 3 tầng chứa nước Pleistocen giữa - trên (qp2-3),
Pleistocen dưới (qp1), Pliocen trên (n22) nhận được nguồn bổ cập từ nước mưa tại
những diện lộ trên mặt của các tầng chứa nước.
55

Lượng nước mưa cung cấp cho 3 tầng chứa nước nói trên được xác định theo
công thức:

Qm  W.f (4)
n

 ( H  Z )
i 1 (5)
W=
t
 Xác định lượng nước dưới đất chảy từ ranh giới vào vùng nghiên cứu
Lượng NDĐ chảy từ ranh giới vào vùng nghiên cứu là lượng nước di chuyển
trong tầng chứa nước từ nơi mực nước cao đến nơi có mực nước thấp hơn, nghĩa là tại
các ranh giới có tồn tại građien thủy lực. Lượng nước này được tính theo công thức
Darcy như sau:
Qs = kmIB (6)
Các ký hiệu từ công thức (2) đến (6):
 - Hệ số sử dụng trữ lượng tĩnh (lấy bằng 0,4)
 - Hệ số nhả nước trọng lực;
*- Hệ số nhả nước đàn hồi;
F1 - Diện tích phân bố tầng chứa nước (m2);
F2 - Diện tích phân bố áp lực của tầng chứa nước (m2);
f - Diện tích hứng nước mưa của tầng chứa nước (m2);
∆t - Khoảng thời gian quan trắc mực nước (ngày);
m - Chiều dày trung bình của tầng chứa nước (m);
ha - Chiều cao cột áp lực trên mái của tầng chứa nước áp lực (m);
w - Cường độ cung cấp của nước mưa cho tầng chứa nước (m/ngày);
tkt - Thời gian khai thác (lấy bằng 104 ngày);
k - Hệ số thấm của đất đá tầng chứa nước (m/ngày);
I - Građien áp lực trung bình của dòng giữa 2 thiết diện tính toán;
B - Chiều dài mặt cắt ướt tương ứng với građien thủy lực (m).
H1  H 2 (7)
I
L
H1 - Áp lực NDĐ trong thiết diện thứ nhất
56

H2 - Áp lực NDĐ trong thiết diện thứ hai


∆L - Khoảng cách giữa 2 thiết diện này

3.3.2 Trữ lượng khai thác tiềm năng nước dưới đất theo các tầng chứa nước

Bảng 3.2. Trữ lượng khai thác tiềm năng nước dưới đất của thị xã Dĩ An

Tầng chứa Qtl Qđh Qm Qkt Tổng


STT
nước (m3/ng) (m3/ng) (m3/ng) (m3/ng) (m3/ng)
1 qp2-3 154 642 796 1.589
2 qp1 4.230 8 23.305 27.543 55.086
3 n22 5.174 37 1.138 6.349 12.698
4 n21 9.281 310 9.591 19.182
5 ms 149 1 2.574 2.724 5.448
94.003

TLKTTN tại các TCN của thị xã Dĩ An chỉ mang tính so sánh, nó chỉ ra rằng ở
đó có các TCN nào, tầng nào có thể khai thác, chiều sâu và khả năng khai thác của
công trình, trữ lượng tĩnh và khả năng hồi phục trữ lượng của tầng khai thác, so sánh
khả năng đó giữa các vùng khác nhau, và nó không phải là giá trị giới hạn về tổng lưu
lượng khai thác của mỗi TCN trong phạm vi từng đơn vị hành chính tính toán. Như
chúng đều biết, NDĐ là tài nguyên động, nó có thể di chuyển từ vùng này sang vùng
khác theo nguyên tắc bình thông nhau, điều đó cũng có nghĩa là không nên so sánh
tổng lưu lượng khai thác với TLKTTN chỉ trong một đơn vị hành chính mà phải so
sánh tổng lưu lượng khai thác với TLCTKT của cả tầng chứa nước hay một phần diện
tích rộng lớn nào đó của TCN khi có sự đồng thuận của các nhà ĐCTV, các nhà quản
lý và của xã hội. [7]

3.4 SO SÁNH HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VỚI TRỮ LƯỢNG KHAI THÁC
TIỀM NĂNG
Qua bảng 3.1 và bảng 3.5 cho thấy, tổng lưu lượng đang khai thác NDĐ trên
địa bàn là 59.871 m3/ng.đêm, trong khi đó, theo kết quả điều tra khảo sát của Liên
đoàn Địa chất thuỷ văn - Địa chất công trình Miền Nam (nay là Liên đoàn Quy hoạch
57

và Điều tra Tài nguyên nước Miền Nam) hoàn thành năm 2008 thì TLKTTN trên địa
bàn huyện Dĩ An (nay là thị xã Dĩ An) có trữ lượng 94.003 m3/ng.đêm, rõ ràng lưu
lượng khai thác nhỏ hơn TLKTTN và về cơ bản việc khai thác NDĐ trên địa bàn thị
xã Dĩ An đang trong tầm kiểm soát.

3.5 XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI LƯU LƯỢNG ĐẾN NĂM 2020


3.5.1 Theo hiện trạng khai thác NDĐ

Hiện nay chưa có số liệu quan trắc lâu dài về động thái lưu lượng của các công
trình khai thác NDĐ cho các TCN khác nhau ở Bình Dương nói chung và thị xã Dĩ An
nói riêng, vì vậy chưa có thể đánh giá được thật đầy đủ, đúng đắn về xu thế biến đổi
của chúng và xác định chính xác nguyên nhân gây ra các biến đổi. Ở đây, chỉ đề cập
đến xu thế tăng, giảm giếng khai thác, tăng giảm lưu lượng khai thác qua kết quả điều
tra hiện trạng khai thác NDĐ và qua số liệu cấp giấy phép khai thác NDĐ trên địa bàn
tỉnh các năm qua cho thấy, số lượng GK của các hộ gia đình tăng lên 2.819 so với năm
2009, nhưng ngược lại số lượng GK của doanh nghiệp giảm xuống 88 giếng so với
năm 2009.
Nguyên nhân giảm chủ yếu là do mạng cấp nước tập trung mở rộng phục vụ đô
thị, khu công nghiệp, khu dân cư tập trung nên lưu lượng khai thác các giếng giảm.
Nguyên nhân tăng là do tốc độ đô thị hoá, tốc độ xây dựng các khu công
nghiệp, các khu dân cư mới nhưng mạng cấp nước tập trung chưa phát triển kịp.

3.5.2 Theo quy hoạch khai thác NDĐ

Theo quy hoạch khai thác nước từ 2010 đến 2020 sẽ không tăng thêm công
trình mới khai thác NDĐ quy mô lớn ở Bình Dương nói chung và thị xã Dĩ An nói
riêng, các doanh nghiệp có lưu lượng khai thác NDĐ trên 10m3/ng.đ sẽ phải chuyển
sang dùng nước cấp tập trung, khai thác NDĐ chỉ được phép đối với HGĐ chưa có
mạng cấp nước tập trung, theo chỉ tiêu phát triển của đô thị Dĩ An thì đến năm 2020,
phấn đấu đạt 100% HGĐ được sử dụng nguồn nước sạch từ các nhà máy xử lý và cấp
nước. Như vậy có thể nói việc biến đổi lưu lượng khai thác sẽ có sự thay đổi theo
hướng tăng.
58

3.6 KHẢ NĂNG LÚN ĐẤT DO KHAI THÁC NDĐ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ DĨ
AN
Lún đất do khai thác NDĐ đã được ghi nhận ở nhiều nơi trên thế giới và trong
nước, ví dụ:
- Osaka, Nhật Bản: lún tối đa: 3m, diện tích lún: 190 km2, trong 40 năm.
- Tokyo, Nhật Bản: lún tối đa: 4m, diện tích lún: 190 km2, trong 50 năm.
- Mexico City, Mexico: lún tối đa: 9m, diện tích lún: 130 km2, trong 32 năm.
- Santaclara (Kalifornia), Mỹ: lún tối đa: 4m, diện tích lún: 650 km2, trong 50
năm.
- Lasvegas (Nevada), Mỹ: lún tối đa: 1m, diện tích lún: 500 km2, trong 28 năm.
- Lún tại khu vực nhà máy nước Pháp Vân (Hà Nội): 0,23m từ 1988 đến 1994.
- California, Mỹ: khai thác dầu lún 9m, khai thác nước dưới đất lún 5m.
- New Orlans, Mỹ: hạ thấp mực nước trong đầm lầy lún: 0,81 ÷ 2,0m (1941-
1992)
- Ở thành phố Hồ Chí Minh có lún đất ngay tại các giếng khai thác NDĐ, có thể
do nhiều nguyên nhân trong đó chủ yếu là san lấp đất xây dựng các khu đô thị mới,
khu công nghiệp mới và chưa rõ có phải do khai thác khai thác NDĐ gây nên hay
không.
Theo kết quả quan trắc của Sở TN&MT tỉnh Bình Dương thì hiện nay ở tỉnh
Bình Dương chưa phát hiện trường hợp lún đất nào tại các công trình khai thác NDĐ.
Tuy nhiên, qua quá trình điều tra khảo sát tại phường Bình An và phường Tân
Bình thì đa số hộ dân đều cho rằng trước đây độ sâu giếng khoan khai thác NDĐ chỉ từ
1m đến 2m, tuy nhiên trong những năm gần đây thì độ sâu giếng khoan phải từ 10m
trở lên thì mới có nước. Điều này cho thấy dấu hiệu của sự sụt giảm mực nước ngầm
dẫn đến các hiện tượng lún đất, ngập cục bộ mà nguyên nhân do việc khai thác tràn lan
của người dân, doanh nghiệp và chưa được quản lý tốt của cơ quan nhà nước.
59

3.7 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ DĨ
AN TỈNH BÌNH DƯƠNG
Để đánh giá động thái chất lượng nước dưới đất, tác giả dựa vào kết quả khảo
sát thực tế tại các HGĐ, kết quả quan trắc NDĐ của Sở TN&MT, đồng thời kết hợp
với kết quả phân tích mẫu NDĐ do tác giả thực hiện. Kết quả như sau:

3.7.1 Đánh giá chất lượng NDĐ qua khảo sát thực tế

22%
6% Đạt
Tương đối
Không biết

72%

Hình 3.4. Ý kiến của hộ dân khảo sát về chất lượng NDĐ đang khai thác sử dụng
Qua thống kê ý kiến của các hộ dân cho thấy, chất lượng nước tại các Phường
được đánh giá “đạt” và “tương đối” là khá cao chiếm tỷ lệ 94%; không có ý kiến nào
cho rằng nguồn nước mà họ đang sử dụng là “không đạt”.

3.7.2 Đánh giá chất lượng NDĐ qua kết quả quan trắc của Sở TN&MT tỉnh Bình
Dương

3.7.2.1 Kết quả quan trắc chất lượng nước tầng Pleistocen dưới qua các năm
Bảng 3.3. Kết quả bình quân các chỉ tiêu trong tầng Pleistocen dưới
tại thị xã Dĩ An

Hàm lượng trung bình năm tầng Pleistocen dưới QCVN


Chỉ tiêu (mg/L) 02:2009/BYT
2009 2010 2011 2012 2013
Không Không Không Không Không có
Mùi vị -
mùi mùi mùi mùi mùi vị lạ
Cl- 0 17,37 11,06 17,21 10,64 300
60

Fe - - 0,75 1,77 1,62 0,5

NH4+ - 0,11 0,38 0,16 0,29 3

Độ cứng - 3,43 19,62 6,58 7,91 350

As KPH KPH KPH KPH KPH 0,01

E.coli KPH KPH KPH KPH KPH 0

Coliform 0 0 0 0 0 50
 Nhận xét:
Kết quả phân tích cho thấy chất lượng nước dưới đất tầng Pleistocen dưới tốt,
hầu hết các kết quả phân tích được đều nằm trong phạm vi QCVN 02:2009/BYT, tuy
nhiên chỉ có một chỉ tiêu Fe vượt quy chuẩn từ 1,5 lần đến 3,54 lần, Chỉ tiêu kim loại
nặng và vi sinh vật thì không phát hiện.
3.7.2.2 Kết quả quan trắc chất lượng nước tầng Pliocen giữa qua các năm
Bảng 3.4. Kết quả bình quân các chỉ tiêu trong tầng Pliocen giữa

Hàm lượng trung bình năm tầng Pliocen giữa (mg/L) QCVN
Chỉ tiêu 02:2009/BYT
2009 2010 2011 2012 2013
Không Không Không Không Không có
Mùi vị -
mùi mùi mùi mùi mùi vị lạ
Cl- - 11,34 13,54 12,18 9,66 300

Fe - 0 2,72 2,33 1,59 0,5

NH4+ - 0,1 0,15 0.35 0,19 3

Độ cứng - 7,21 16,19 14,92 19,91 350

As KPH KPH KPH KPH KPH 0,01

E.coli KPH KPH KPH KPH KPH 0

Coliform 0 0 0 0 0 50
61

 Nhận xét:
Qua số liệu quan trắc các năm tại tầng pliocen giữa, ta thấy hàm lượng sắt có xu
thế tăng vào năm 2011, vượt quy chuẩn từ 3,18 lần đến 5,44 lần so với quy chuẩn
QCVN 02/2009/BYT, tuy nhiên từ năm 2012 có xu thế giảm . Chỉ tiêu kim loại nặng
và vi sinh vật thì không phát hiện trong tầng nước này
3.7.2.3 Kết quả quan trắc chất lượng nước tầng Pliocen dưới qua các năm
Bảng 3.5. Kết quả bình quân các chỉ tiêu trong tầng Pliocen dưới

Hàm lượng trung bình năm tầng Pliocen dưới QCVN


Chỉ (mg/L)
tiêu 02:2009/BYT
2009 2010 2011 2012 2013
Không Không Không Không Không có mùi vị
Mùi vị -
mùi mùi mùi mùi lạ
Cl- - 11,74 13,97 12,15 10,74 300

Fe - 1,9 2,1 1,94 2,13 0,5

NH4+ - 0,9 0,2 0,04 0,10 3


Độ
- 7,12 16,07 14,43 19,12 350
cứng

 Nhận xét:
Qua chỉ tiêu phân tích của các năm cho thấy chỉ tiêu Fe tại tầng Pliocen dưới
vẫn còn vượt quy chuẩn từ 3,8 lần đến 4,26 lần. Còn lại hầu hết các chỉ tiêu đều đạt
quy chuẩn quy định QCVN 02:2009/BYT.

3.7.3 Đánh giá chất lượng NDĐ qua kết quả phân tích mẫu NDĐ

Qua thực tế khảo sát, bản thân nhận thấy cần phân loại ra làm 02 nhóm chính để
kết quả đánh giá được chính xác. Đồng thời, việc lấy mẫu đối chứng tại một số
Phường có các nguồn phát sinh chất ô nhiễm đặc trưng là cơ sở để xác định, khoanh
vùng các khu vực có chất lượng nước dưới đất không đảm bảo cho sức khỏe của người
dân
62

Bảng 3.6. Đặc điểm các vị trí lấy mẫu NDĐ

Ký Nguồn có khả Khoảng cách đến Độ sâu


TT Vị trí lấy mẫu
hiệu năng gây ô nhiễm nguồn ô nhiễm giếng
Nhóm có độ sâu giếng từ 10 m đến dưới 30 m
Hộ bà Nguyễn
01 AB 2 Khu dân cư 20 26
Thị Loan
Hộ ông Nguyễn
02 BA 2 Khu dân cư 10 10
Văn Long
Hộ bà Nguyễn
03 BT 1 Khu dân cư 15 20
Thị Dung
Hộ bà Nguyễn
04 DA 2 Chợ Dĩ An 1 50 25
Thị Tuyết Mai
Hộ bà Lê Thị
05 ĐH 1 Suối Nhum 50 20
Nhung
Nghĩa trang Tân Nghĩa trang Tân
06 TB 3 0 20
Bình Bình
Hộ ông Nguyễn
07 TĐH 2 KCN TĐH B 100 25
Văn Vậy
Hộ ông Đinh Văn Nghĩa địa Triều
08 TĐH 3 200 25
Tùng Châu
Nhóm có độ sâu giếng từ 30 m đến dưới 50 m
Hộ ông Trương
01 AB 1 KCN Bình Đường 50 32
Văn An
02 Chợ Nội Hóa BA 1 Chợ Nội Hóa 0 30
Hộ ông Trần Văn
03 BT 2 Chợ Ngãi Thắng 20 30
Cao
KCN Sóng Thần Công ty TNHH
04 DA 1 0 50
1 Minh Phú
KDC Niên Ích gần
Hộ ông Trần Văn
05 ĐH 2 nghĩa trang chùa 50 34
Tuân
Đức Hòa
06 Bãi rác Tân Bình TB 1 Bãi rác Tân Bình 0 35
Hộ ông Nguyễn Hộ dân cách bãi rác
07 TB 2 50 30
Văn Kim Tân Bình
Hộ ông Trần Đức KCN Tân Đông
08 TĐH 1 50 35
Đạt Hiệp B
Nhóm mẫu đối chứng
Hộ ông Trần Văn KCN Bình Đường
01 AB 3 300 20
Sáu và Cầu gió Bay
63

Hộ bà Nguyễn Khu TTHC gần


02 DA 3 200 30
Thị Yến KCN Sóng Thần 1
Kp. Tân Hòa cách
Hộ bà Nguyễn
03 ĐH 3 nghĩa trang Chùa và 300 35
Thị Hai
suối Nhum
Kp. Tân Phước
04 Hộ bà Lê thị Gái TB 4 cách nghĩa trang và 500 20
bãi rác Tân Bình
3.7.3.1 Chỉ tiêu pH

9
8
7
6
5
4

6.01
5.67
5.61
5.61
5.51
5.51

5.46

5.52
5.44

3
5.35
5.33

5.38
5.33
5.25
5.28
5.5

2
1
0
AB 2 BA 2 BT1 DA 2 ĐH 1 TB 3 TĐH 2 TĐH 3

Mùa mưa Mùa khô QCVN 02:2009/BYT

Hình 3.5. Nồng độ pH trong nước dưới đất với độ sâu giếng từ 10m đến 30m

9
8
7
6
5
4
5.88

5.89
5.83
5.72

5.75
5.53

5.54

5.57

3
5.44
5.43

5.39
5.44

5.38
5.33
5.33

5.25

1
0
AB 1 BA 1 BT 2 DA 1 ĐH 2 TB 1 TB 2 TĐH 1

Mùa mưa Mùa khô QCVN 02:2009/BYT

Hình 3.6. Nồng độ pH trong nước dưới đất với độ sâu giếng từ 30m đến 50m
64

 Nhận xét:
Nồng độ pH của các giếng ở độ sâu từ 10m đến dưới 30m và từ 30m đến 50m
qua các mùa tương đối giống nhau tất cả đều thấp (nhỏ hơn cận dưới của giới hạn cho
phép QCVN 02:2009/BYT) nguyên nhân do khí CO2 hòa tan trong nước ngầm với
nồng độ cao, đây là thông số đặc trưng của các nguồn nước dưới đất. Tuy nhiên, tại
khu vực TĐH 3 nồng độ pH có xu hướng tăng vào mùa khô và đạt quy chuẩn cho
phép.
3.7.3.2 Chỉ tiêu Amoni
3.5
3
2.5
2
mg/l

1.5
1
0.28

0.24
0.23

0.18
0.17

0.5
0.12
0.06
0.04

0
AB 2 BA 2 BT1 DA 2 ÐH 1 TB 3 TÐH 2 TÐH 3

Mùa mu a Mùa khô QCVN 02:2009/BYT

Hình 3.7. Hàm lượng Amoni trong nước dưới đất với độ sâu giếng từ 10m đến 30m

3.5
3
2.5
2
mg/l

1.5
1
0.27
0.26

0.17
0.14

0.5
0.11

0.08
0.07

0.07

0.07
0.06

0.02

0
AB 1 BA 1 BT 2 DA 1 ÐH 2 TB 1 TB 2 TÐH 1

Mùa mu a Mùa khô QCVN 02:2009/BYT

Hình 3.8. Hàm lượng Amoni trong nước dưới đất với độ sâu giếng từ 30m đến 50m
65

 Nhận xét:
Hàm lượng Amoni của tất cả các giếng ở 02 độ sâu đều nhỏ hơn quy chuẩn cho
phép QCVN 02:2009/BYT nhiều lần và vào mùa khô hàm lượng Amoni có xu hướng
tăng. Đặc biệt, đối với các mẫu tại các khu vực BA 1, BA 2, BT 2, ĐH 1, TĐH 2 và
TĐH 3 qua phân tích không phát hiện hàm lượng Amoni trong nước.
3.7.3.3 Chỉ tiêu độ cứng (CaCO3)

400

350

300

250
mg/l

200

150

100

98.47
98.22
90.4
90.4
75.22
75.22

50
70.92
70.92

66.23
66.23

66.23
66.23
60.67
60.31
63.7
60

0
AB 2 BA 2 BT1 DA 2 ÐH 1 TB 3 TÐH 2 TÐH 3

Mùa mu a Mùa khô QCVN 02:2009/BYT

Hình 3.9. Hàm lượng CaCO3 trong nước dưới đất với độ sâu giếng từ 10m đến 30m

400
350
300
250
mg/l

200
104.61
104.78

101.53
109.4

150
92.53

81.27
81.27
75.22
75.22

69.75
69.52
51.62

44.51

100
44.51
52.9
52.7

50
0
AB 1 BA 1 BT 2 DA 1 ĐH 2 TB 1 TB 2 TĐH 1

Mùa mưa Mùa khô QCVN 02:2009/BYT

Hình 3.10. Hàm lượng CaCO3 trong nước dưới đất với độ sâu giếng từ 30m đến 50m
66

 Nhận xét:
Tất cả kết quả phân tích hàm lượng CaCO3 tại các khu vực của các giếng ở các
độ sâu khác nhau đều khá thấp so với quy chuẩn cho phép QCVN 02:2009/BYT. Hầu
hết các kết quả ở 02 mùa đều tương đối ổn định chỉ duy nhất tại khu vực AB 1 là có sự
chênh lệch khá lớn giữa mùa mưa và mùa khô theo xu hướng giảm.
3.7.3.4 Chỉ tiêu Fe
1,4

1,2

0,8
mg/l

1,21
1, 19

1,12
0,6

1,05
0,4

0,58
0,56

0,43
0,42
0,38
0,4

0,2
0, 31

0, 31
0,31

0, 27

0,22
0,17
0
AB 2 BA 2 BT1 DA 2 ĐH 1 TB 3 T ĐH 2 T ĐH 3

Mùa m ưa Mùa khô QC VN 02:2009/BYT

Hình 3.11. Hàm lượng Fe trong nước dưới đất với độ sâu giếng từ 10m đến 30m

1.2

0.8
mg/l

0.6
1.1

0.4
0.61

0.59
0.57
0.53

0.52
0.49

0.49

0.48
0.47
0.45

0.45

0.44
0.37
0.4

0.4

0.2

0
AB 1 BA 1 BT 2 DA 1 ÐH 2 TB 1 TB 2 TÐH 1

Mùa mu a Mùa khô QCVN 02:2009/BYT

Hình 3.12. Hàm lượng Fe trong nước dưới đất với độ sâu giếng từ 30m đến 50m
67

 Nhận xét:
Hàm lượng Fe là 01 thông số đặc trưng của nguồn nước ngầm, qua kết quả
phân tích cho thấy nguồn nước ngầm ở độ sâu từ 10m đến 30m có sự phân hóa khá
mạnh, còn tại độ sâu trên 30m thì tương đối đồng đều hơn. Tại các khu vực như BT 1,
TB 1, TB 2, TB 3, AB 1, ĐH 1 và TĐH 1 có thông số vượt quy chuẩn quy định từ 1,04
lần đến 2,42 lần với xu hướng tăng vào mùa khô.
3.7.3.5 Chỉ tiêu Clo

350

300

250

200
mg/l

150

100
115, 31
115,41

110,1
117
87,14
88,34

81,34
81, 77

77,35

81,34
70,81

81,3
81,3

81,3

77,35

50
70, 78

0
AB 2 BA 2 BT1 DA 2 ĐH 1 TB 3 TĐH 2 TĐ H 3

Mùa m ưa Mùa khô QCVN 02:2009/BYT

Hình 3.13. Hàm lượng Clo trong nước dưới đất với độ sâu giếng từ 10m đến 30m

350
300
250
200
mg/l

150
100
117.33

105.22
105.22

105.22
105.22
85.16
85.16
94.9
94.2

74.43
73.41
73.54

50
81.3
81.3

74.1
48.8

0
AB 1 BA 1 BT 2 DA 1 ÐH 2 TB 1 TB 2 TÐH 1

Mùa mu a Mùa khô QCVN 02:2009/BYT

Hình 3.14. Hàm lượng Cl trong nước dưới đất với độ sâu giếng từ 30m đến 50m
68

 Nhận xét:
Hàm lượng Clo có trong nước ngầm làm cho nước có độ pH thấp, qua kết quả
phân tích không thấy có sự chênh lệch lớn giữa mùa mưa và mùa khô, hầu hết các khu
vực có giếng ở những độ sâu khác nhau đều đạt quy chuẩn cho phép QCVN
02:2009/BYT.
3.7.3.6 Chỉ tiêu Coliform

60

50

40
mg/l

30

20

10 5.28
4
3

3
2

1
1
0
AB 2 BA 2 BT1 DA 2 ÐH 1 TB 3 TÐH 2 TÐH 3

Mùa mu a Mùa khô QCVN 02:2009/BYT

Hình 3.15. Hàm lượng Coliform trong NDĐ với độ sâu giếng từ 10m đến 30m

60

50

40
mg/l

30

20

10
5
4
3

3
1

0
AB 1 BA 1 BT 2 DA 1 ÐH 2 TB 1 TB 2 TÐH 1

Mùa mu a Mùa khô QCVN 02:2009/BYT

Hình 3.16. Hàm lượng Coliform trong NDĐ với độ sâu giếng từ 30m đến 50m
69

 Nhận xét:
Hàm lượng Coliform trong nguồn nước ngầm là rất thấp và đều đạt quy chuẩn
quy định QCVN 02:2009/BYT. Đặc biệt, có khá nhiều khu vực không phát hiện
Coliform trong nước như AB 1, BA 1, BA 2, BT 2, DA 1, TĐH 1, TĐH 2 và TĐH 3.
Tuy nhiên, đối với mẫu tại ĐH 1 lại cho thấy sự tăng cao coliform vào mùa khô so với
mùa mưa thì lại không phát hiện thấy. Do đó, khu vực này cần có sự theo dõi để đánh
giá trong thời gian tới để có biện pháp kiểm soát cho phù hợp.
Đánh giá chung
Theo kết quả quan trắc thì chất lượng nước dưới đất tại các điểm quan trắc đa
số đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 02:2009/BYT, đồng thời chất lượng
nước dưới đất tại các phường đều mang nét tương đối đồng đều nhau, không có sự
chênh lệnh lớn.
- Độ pH của hầu hết các giếng đều khá thấp (nhỏ hơn cận dưới của giới hạn cho
phép) do hàm lượng Clo hòa tan trong nước với nồng độ cao. Qua kết quả phân tích thì
hàm lượng clo tại hầu hết các vị trí đều đạt quy chuẩn QCVN 02:2009/BYT và không
có sự chênh lệch. Tuy nhiên, đây là tính chất chung của nguồn nước dưới đất thuộc
khu vực tỉnh Bình Dương nói chung và thị xã Dĩ An nói riêng.
- Chỉ tiêu Amoni tại hầu hết các giếng đều nhỏ hơn quy chuẩn cho phép QCVN
02:2009/BYT nhiều lần. Đặc biệt, tại 01 vài khu vực chỉ tiêu này còn không bị phát
hiện.
- Chỉ tiêu độ cứng (CaCO3) của các giếng ở những độ sâu khác nhau đều khá
thấp so với quy chuẩn cho phép QCVN 02:2009/BYT, không có sự chênh lệch lớn
giữa các mẫu phân tích và các mùa, tất cả đều duy trì ở mức độ ổn định.
- Chỉ tiêu Fe qua phân tích cho thấy có hơn ½ điểm quan trắc (09/16 điểm) nằm
trong giới hạn quy chuẩn cho phép QCVN 02:2009/BYT, còn lại các vị trí khác đều
vượt quy chuẩn cho phép. Đặc biệt, hàm lượng Fe tại khu vực quan trắc BT 1 vượt quy
chuẩn cho phép khoảng 2,42 lần điều này là do khu vực Bình Thắng có nhiều đơn vị
phế liệu, cơ sở nấu sắt thủ công làm phơi nhiễm nhất thời hàm lượng sắt vào trong đất.
Ngoài ra, tại địa bàn phường Tân Bình các kết quả đều cho thấy hàm lượng Fe tại 03
70

vị trí lấy mẫu đều vượt quy chuẩn quy định do đó cần có biện pháp xử lý trước khi sử
dụng.
- Chỉ tiêu Coliform qua kết quả phân tích có ½ điểm quan trắc (08/16 điểm)
không phát hiện nồng độ coliform có trong nước ngầm, còn lại các điểm quan trắc
khác đều đạt quy chuẩn quy định QCVN 02:2009/BYT.
Ngoài ra, để đảm bảo tính khách quan cho các vị trí lấy mẫu thì tác giả cũng
mạnh dạn thực hiện lấy và phân tích 04 mẫu đối chứng tại địa bàn của 04 phường với
kết quả như sau:

9
8
7
6
5
4

6.03
6.03
5.88

5.89

5.87
5.87
5.83
5.78

5.78
5.72
5.53

5.54
5.51
5.51

5.52

5.52

5.44
3
5.39

5.39

5.38

5.38
5.33
5.28
5.25

5.25
5.5

2
1
0
AB 1 AB 2 AB 3 DA 1 DA 2 DA 3 ÐH 1 ÐH 2 ÐH 3 TB 1 TB 2 TB 3 TB 4
(ÐC) (ÐC) (ÐC) (ÐC)

Mùa mu a Mùa khô QCVN 02:2009/BYT

Hình 3.17. Chỉ tiêu pH so với mẫu đối chứng

3,5
3
2,5
2
1,5
1
0,28
0,23

0,26
0,27

0,24
0,17

0,17

0,18
0,11
0,14
0,12
0,06

0,07

0,07
0,02

0,5
0
AB 1 AB 2 AB 3 D A 1 D A 2 DA 3 ĐH 1 Đ H 2 Đ H 3 TB 1 TB 2 TB 3 TB 4
(ĐC) (ĐC) (ĐC) (ĐC)

Mùa m ưa Mùa khô QC VN 02:2009/BYT

Hình 3.18. Chỉ tiêu Amoni so với mẫu đối chứng


71

400
350
300
250
200

104.61
104.78

101.53
109.4

98.47
98.22
150 92.53

77.41
78.26

70.92
70.92

69.52
69.75

69.52
69.52
60.31
60.67
51.62

65.7
65.7
63.7

44.51
44.51
52.9
100

52.7
60
50
0
AB 1 AB 2 AB 3 DA 1 DA 2 DA 3 ĐH 1 ĐH 2 ĐH 3 TB 1 TB 2 TB 3 TB 4
(ĐC) (ĐC) (ĐC) (ĐC)

Mùa mưa Mùa khô QCVN 02:2009/BYT

Hình 3.19. Chỉ tiêu độ cứng so với mẫu đối chứng

1.2

0.8

0.6

1.12
1.1

1.05
0.4
0.61

0.59
0.58

0.57
0.56

0.53
0.49

0.48
0.47
0.45

0.45
0.45

0.43
0.43
0.38
0.37
0.4

0.2
0.31

0.27

0.27
0.25
0.24
0.22

0
AB 1 AB 2 AB 3 DA 1 DA 2 DA 3 ÐH 1 ÐH 2 ÐH 3 TB 1 TB 2 TB 3 TB 4
(ÐC) (ÐC) (ÐC) (ÐC)

Mùa mu a Mùa khô QCVN 02:2009/BYT

Hình 3.20. Chỉ tiêu Fe so với mẫu đối chứng

350
300
250
200
150
100
117.33

115.31
115.41

105.22
105.22

105.22
105.22

90.22
90.22
88.34
87.14
85.16
85.16

85.16
85.34
94.9
94.2

77.35
77.35

77.35
70.81
70.78

66.73
66.81

76.39

50
48.8

0
AB 1 AB 2 AB 3 DA 1 DA 2 DA 3 ÐH 1 ÐH 2 ÐH 3 TB 1 TB 2 TB 3 TB 4
(ÐC) (ÐC) (ÐC) (ÐC)

Mùa mu a Mùa khô QCVN 02:2009/BYT

Hình 3.21. Chỉ tiêu Clo so với mẫu đối chứng


72

60

50

40
30
20

5.28
10

5
4

4
3

3
2
1

1
1
0
AB 1 AB 2 AB 3 DA 1 DA 2 DA 3 ÐH 1 ÐH 2 ÐH 3 TB 1 TB 2 TB 3 TB 4
(ÐC) (ÐC) (ÐC) (ÐC)

Mùa mu a Mùa khô QCVN 02:2009/BYT

Hình 3.22. Chỉ tiêu Coliform so với mẫu đối chứng


 Nhận xét
Qua kết quả phân tích của các mẫu đối chứng với đặc điểm là cách xa các
nguồn ô nhiễm, có thể thấy rõ tác động của hoạt động sản xuất và sinh hoạt phát sinh ô
nhiễm gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của nguồn NDĐ là cục bộ và khá rõ rệt.
Kết quả mẫu đối chứng luôn thấp hơn các mẫu tại các nguồn thải khác trong địa bàn
từng phường. Nhìn chung chất lượng nước dưới đất thị xã khá tốt, nồng độ các chất ô
nhiễm đều đạt quy chuẩn quy định QCVN 02:2009/BYT nhưng về lâu dài cần phải có
các biện pháp quản lý cho phù hợp nhằm tránh ô nhiễm lan rộng và gây ảnh hưởng đến
sức khỏe của người dân.

3.8 ĐÁNH GIÁ CÁC NGUỒN CÓ KHẢ NĂNG GÂY Ô NHIỄM NGUỒN
NƯỚC DƯỚI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ DĨ AN
3.8.1 Nước thải công nghiệp

Thị xã Dĩ An có 6 khu công nghiệp và 2 cụm công nghiệp, với tổng diện tích
khoảng 2000 ha. Đến nay, có 5/6 KCN đã lấp đầy 100%. Về cơ bản hiện nay hầu hết
các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đã tiến hành đấu nối nước thải vào hệ
thống thoát nước thải của khu công nghiệp, 100% lượng nước thải trong KCN được xử
lý trước khi thải ra ngoài và được kiểm soát bằng hệ thống quan trắc tự động, được Chi
cục bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương kiểm soát trực tuyến.
73

Hiện nay trên địa bàn thị xã Dĩ An có 11/17 cơ sở gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng di dời ra khỏi khu dân cư theo quyết định của UBND tỉnh. Hiện còn 06
cơ sở vẫn đang hoạt động nhưng đã có kế hoạch di dời, trong đó có Công ty cổ phần
Giấy Bình An được UBND tỉnh gia hạn đến tháng 12/2017. Kiên quyết không tiếp
nhận các dự án đầu tư có nguy cơ ô nhiễm môi trường và hạn chế tối đa việc phát triển
các dự án ngoài khu, cụm công nghiệp.
Như vậy, từ nay đến năm 2020 thì nguồn nước thải công nghiệp có thể ảnh
hưởng đến NDĐ chủ yếu ở CCN và ngoài KCN, tuy nhiên các đơn vị này hoạt động
với quy mô nhỏ và chủ yếu gia công, hoặc sản xuất không phát sinh lượng nước thải
nguy hại. [10] [21]

3.8.2 Nước thải sinh hoạt [9]

3.8.2.1 Hiện trạng mạng lưới cống thoát và thu gom nước thải sinh hoạt trên
địa bàn thị xã Dĩ An
Hệ thống thoát nước của thị xã Dĩ An là hệ thống thoát nước chung, thu nước
mưa và nước thải. Trên địa bàn thị xã Dĩ An hiện có 142 km cống các loại, trong đó có
32 cống thoát nước chung của thị xã, với tổng chiều dài khoảng 75km và mạng lưới
cống thoát nước nội bộ các khu dân cư khoảng 67 km.
Bảng 3.7. Hiện trạng mạng lưới thoát nước của thị xã Dĩ An [12]

STT Tuyến cống Kết cấu Kích thước Chiều dài Ghi chú
1 Đường Lý Thường Kiệt BTCT Ø80 cm 4.920 m 2 bên
2 Đường Cô Giang BTCT Ø60 cm 1.354 m 2 bên
3 Đường Cô Bắc BTCT Ø60 cm 1.354 m 2 bên
4 Đường Đông An BTCT Ø100 cm 1.200 m 2 bên
5 Đường Truông Tre BTCT Ø150 cm 2.844 m 2 bên
6 Đường số 10 BTCT Ø100 cm 1.118 m 2 bên
7 Đường Dĩ An-Bình Đường BTCT Ø80 cm 4.300 m 2 bên
8 Đường An Bình BTCT Ø80 cm 2.196 m 2 bên
9 Đường Phú Châu BTCT Ø60 cm 900 m 2 bên
10 Đường tổ 47 - P.ĐH BTCT Ø80 cm 1.500 m 2 bên
74

11 Đường Tua Gò Mã BTCT Ø100 cm 2.604 m 2 bên


12 Đường Trung Thành BTCT Ø80 cm 4.460 m 2 bên
13 Đường ĐT 743b BTCT Ø150 cm 17.400 m 2 bên
14 Đường ĐT 743c BTCT Ø100 cm 2.400 m 2 bên
15 Đường Trần Hưng Đạo BTXM 0,6m x 0,8m 5.400 m 2 bên
16 Đường Khu 9 - P. AB BTXM 0,6m x 0,6m 1.002 m 2 bên
17 Đường Đình Bình Đường BTXM 0,6m x 0,6m 933 m 1 bên
18 Đường tổ 15, 16, 17 - P.AB BTXM 0,4m x 0,6m 532 m 1 bên
19 Đường hầm đá BTXM 0,4m x 0,6m 2.010 m 2 bên
20 Đường tổ 20 - P.ĐH BTXM 0,6m x 0,8m 250 m 1 bên
21 Đường đình Đông Yên BTXM 0,6m x 0,8m 200 m 1 bên
22 Đường vào đình Đông Yên BTXM 0,6m x 0,8m 320 m 2 bên
23 Đường tổ 1, 2 - P. ĐH BTXM 0,6m x 0,8m 1.600 m 2 bên
24 Đường VP.KP Tân Hiệp Xây đá 0,4m x 0,4m 400 m 1 bên
25 Đường Cây Da BTXM 0,6m x 0,8m 1.586 m 1 bên
26 Đường nhà Cô 7 Nghĩa BTXM 0,6m x 0,8m 840 m 2 bên
27 Đường nhà ông 5 Thành BTXM 0,6m x 0,8m 730 m 2 bên
28 Đường suối Lồ Ồ BTXM 0,4m x 0,6m 500 m 2 bên
29 Đường Bình Thung BTXM 0,6m x 0,8m 3.874 m 2 bên
30 Đường Bình Thắng 1 BTXM 0,6m x 0,8m 2.800 m 2 bên
31 Kênh tiêu T5A BTCT 2,0m x 3,2m 2.320 m 1 bên
32 Kênh tiêu T6 BTCT 1,5m x 1,6m 1.674 m 1 bên
Tổng chiều dài cống 75.521 m

3.8.2.2 Hệ thống hồ điều hòa


Hầu hết các hồ tồn tại trong thị xã đều được sử dụng kết hợp giữa mục đích
thoát nước với các mục đích khác như: khai thác du lịch, nuôi trồng thuỷ sản,… Do tốc
độ công nghiệp hoá, đô thị hoá diễn ra nhanh chóng nên diện tích hồ bị san lấp, lấn
chiếm để xây dựng công trình. Hồ chứa nước của thị xã Dĩ An hiện nay không nhiều,
diện tích nhỏ hẹp và độ sâu cạn (ngoại trừ các hồ hình thành do quá trình khai thác đá).
75

Tổng diện tích các hồ chứa nước của thị xã Dĩ An khoảng 17 ha. Hiện tại, nước của
hầu hết các hồ đều bị ô nhiễm do tích tụ nhiều bùn rác, không được nạo vét thường
xuyên, nước mưa và nước thải chảy vào hồ chưa được xử lý. Mặt khác, nhiều hồ tồn
tại độc lập, không được pha loãng với nước nguồn nên khả năng tự làm sạch kém.
3.8.2.3 Hiện trạng xử lý nước thải sinh hoạt tại thị xã Dĩ An
Trên địa bàn thị xã Dĩ An hiện chưa có công trình xử lý nước thải sinh hoạt tập
trung. Nước thải sinh hoạt của các khu dân cư hiện hữu được xử lý phân tán bằng hầm
tự hoại riêng cho mỗi hộ gia đình, sau đó thoát vào giếng thấm, thấm xuống đất hoặc
thoát vào hệ thống thoát nước mưa. Đối với các dự án quy hoạch khu dân cư mới được
phê duyệt đều phải xây dựng trạm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn loại A trước khi thải
vào nguồn nhưng đến nay chưa có khu dân cư nào triển khai hạng mục này.
Năm 2013, thị xã Dĩ An có 300 khu dân cư, nhưng chỉ có trên 40 dự án là có
chủ trương, được quy hoạch và xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch, còn lại là
các khu dân cư tự phát, được hình thành từ việc thu mua đất nông nghiệp rồi phân lô,
bán nền dưới nhiều hình thức, từ đó gây khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước trong
việc đầu tư hệ thống thoát nước cũng như hệ thống cấp nước sạch. Điều này đã góp
phần không nhỏ làm anh hưởng đến tính chất của nguồn NDĐ.
3.8.2.4 Kết quả quan trắc chất lượng nước thải tại các nguồn tiếp nhận trên địa
bàn thị xã Dĩ An năm 2014
- Vị trí 1:
+ NT 01: Vị trí tại cống thu gom nước thải của phường Dĩ An, phường An Bình
và phường Đông Hòa
+ NM 01: Vị trí tại suối Nhum nơi tiếp nhận nước thải sinh hoạt của 3 phường
(phường Dĩ An, phường An Bình và phường Đông Hòa)
- Vị trí 2:
+ NT 02: Vị trí tại cống thu gom nước thải của phường Bình An và Bình Thắng
+ NM 02:Vị trí tại suối Lồ Ồ nơi tiếp nhận nước thải sinh hoạt của phường
Bình An và phường Bình Thắng.
- Vị trí 3:
76

+ NT 03: Vị trí tại cống thu gom nước thải của khu phố Tân Phú 1, Tân Phú 2
phường Tân Bình
+ NM 03: Vị trí tại suối Mù U nơi tiếp nhận nước thải sinh hoạt của khu phố
Tân Phú 1, Tân Phú 2, phường Tân Bình
- Vị trí 4:
+ NT 04: Vị trí tại cống thu gom nước thải của khu phố Tân Hiệp, khu phố Tân
Thắng, khu phố Tân Phước, phường Tân Bình
+ NM 04: Vị trí tại suối cầu Bốn Trụ nơi tiếp nhận nước thải sinh hoạt của khu
phố Tân Hiệp, khu phố Tân Thắng, khu phố Tân Phước, phường Tân Bình.
- Vị trí 5:
+ NT 05:Vị trí tại cống thu gom nước thải của phường Tân Đông Hiệp
+ NM 05: Vị trí tại suối Siệp nơi tiếp nhận nước thải sinh hoạt của phường Tân
Đông Hiệp
- Kết quả phân tích:
Bảng 3.8. Kết quả phân tích chất lượng nước thải sinh hoạt

Kí hiệu
QCVN
mẫu NT01 NT02 NT03 NT04 NT05
14:2008/BTNMT
Chỉ tiêu
pH 7,15 6,22 7,4 6,76 6,8 5-9

TSS
50 20 109 19 36 50
(mg/l)
BOD5
25 5 65 45 60 30
(mgO2/l)
P-PO43-
2,09 1,56 2,8 1,70 1,00 6
(mg/l)
N-NO3-
<0,01 8,72 <0,01 <0,01 <0,01 30
(mg/l)
Tổng colifrom
14000 150000 21000 950000 39000 3000
(MPN/100ml)
77

Qua bảng kết quả phân tích chất lượng nước thải sinh hoạt tại 5 vị trí cho thấy
các thông số như thông số pH, P-PO43-, N-NO3- khá ổn định và nằm trong giới hạn
quy chuẩn cho phép. Một số thông số như TSS, BOD5 tại một số vị trí vượt quy chuẩn
cho phép nhưng số lần vượt không cao dưới 2,5 lần. Tuy nhiên do là nước thải sinh
hoạt chưa qua xử lý nên tất cả nước thải tại các vị trí đều bị ô nhiễm nặng bởi vi sinh
cụ thể như sau:
- Coliform: Hàm lượng Coliform tại 5 vị trí không ổn định, có hàm lượng rất
cao và vượt quy chuẩn cho phép từ 4.000 lần đến 31.000 lần. Vượt cao nhất là tại các
vị trí NT 03, NT 04, NT 05 nguyên nhân là do các khu vực này tập trung đông dân cư
như (khu nhà trọ, khu dịch vụ thương mại… ) hoặc là nơi tập trung các cơ sở giết mổ
gia súc gia cầm nên làm tăng đột biến các chỉ tiêu vi sinh.
Bảng 3.9. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại các điểm nước tiếp nhận
nước thải trên địa bàn thị xã Dĩ An

Kí hiệu QCVN
mẫu NM1 NM2 NM3 NM4 NM5 08:2008/BTNMT
Chỉ tiêu (Cột B1)

TSS
60 25 55 40 38 50
(mg/l)

COD 140 8 187 24 144 30

BOD5
60 4 89 13 75 15
(mgO2/l)

DO 2,1 5,2 1,2 1,2 1,3 ≥4

N-NO3-
0,01 7,32 1,1 0,01 0,01 10
(mg/l)

P-PO43-
2,79 0,03 5,3 1,32 1,19 0,3
(mg/l)
78

Tổng coliform
9100 4300 29000 35000 30000 7500
(MPN/ 100ml )

Cu 0,05 0,01 0,01 0,01 0,01 0,5

Fe 0,08 0,05 0,06 1,1 0,07 1,5

Zn 0,35 0,3 0,26 0,05 0,3 1,5

Qua bảng kết quả chất lượng nước mặt tại vị trí NM 02 nằm trong giới hạn quy
chuẩn cho phép và bốn vị trí còn lại có các chỉ tiêu kim loại Cu, Zn, Fe, chỉ tiêu N-
NO3-, P-PO43- nằm trong giới hạn quy chuẩn cho phép. Các chỉ tiêu BOD5, COD, DO
tại một số vị trí lấy mẩu vượt quy chuẩn cho phép từ 1,5 đến 5 lần, đặc biệt là chỉ tiêu
Coliform tại 4/5 điểm lấy mẩu vượt quy chuẩn hàng ngàn lần. Như vậy các nguồn
nước mặt tại các vị trí lấy mẫu đã bị ô nhiễm hữu cơ và vi sinh.
- Coliform: Hàm lượng Coliform bốn suối (suối Nhum, suối Mù U, suối Mù U,
suối cầu Bốn Trụ đều vượt giới hạn cho phép), vượt nhiều nhất là là các vị trí NM3,
NM4, NM5. Ba vị trí trên có hàm lượng Coliform vượt quy chuẩn rất cao điều này là
hợp lý do 3 vị trí trên là nơi tiếp nhận các nguồn nước thải sinh hoạt có nồng độ ô
nhiễm hữu cơ và vi sinh cao.
 Đánh giá chung
Như vậy chất lượng nước thải sinh hoạt và chất lượng nước mặt trên địa bàn thị
xã Dĩ An chủ yếu bị ô nhiễm chất hữu cơ và vi sinh ảnh hưởng đến chất lượng nước
sông Đồng Nai cũng như ảnh hưởng đến chất lượng NDĐ. Do đó, việc thực hiện các
biện pháp quản lý tổng hợp nước thải sinh hoạt trên địa bàn thị xã Dĩ An là hết sức cần
thiết và cấp bách.
3.8.2.5 Dự báo lưu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh đến năm 2020

Lưu lượng nước thải sinh hoạt được xác định theo công thức sau:

Qtb.ng = N.q/1.000 (m3/ng.đêm).

Qmax.ng = N.q.Kng/1.000 (m3/ng.đêm).


79

Qtb.h = N.q/24 x 1.000 (m3/h).

Qmax.h = N.q.Kh/24 x 1.000 (m3/h).

Qtb.s = N.q/86.400 (l/s).

Qmax.s = N.q.K0/86.400 (l/s).

Qtb.ng, Qtb.h, Qtb.s: tương ứng là lưu lượng trung bình ngày, giờ và giây.

Qmax.ng, Qmax.h, Qmax.s: tương ứng là lưu lượng tối đa ngày, giờ và giây.

N: dân số ở thời điểm tính toán.

q: tiêu chuẩn thoát nước (lít/người/ngày đêm). Lượng nước thải chiếm khoảng
60%-80% lượng nước cấp (chọn 80% để tính toán). Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt của
thị xã Dĩ An giai đoạn 2010 - 2020 là 150 lít/người/(ngày đêm).

Qua kết quả tính toán lưu lượng nước thải trung bình ngày và trung bình giây của
từng lưu vực, chúng ta sẽ xác định được hệ số không điều hoà ngày (Kng) và hệ số
không điều hoà giờ (Kh). Hệ số không điều hoà chung được tra cứu ở Bảng 3.1
TCXDVN 51 : 2008 về thoát nước - Mạng lưới và công trình bên ngoài - Tiêu chuẩn
thiết kế, chúng ta xác định được hệ số không điều hoà như sau:

- Hệ số không điều hoà ngày cho cả ba lưu vực: Kng = 1,15 - 1,3 (chọn Kng = 1,3
để tính toán).

- Hệ số không điều hoà chung của lưu vực I: K0 = 1,47, lưu vực II: K0 = 1,55 và
lưu vực III: K0 = 1,6 (năm 2010), K0 = 1,5 (năm 2020).

- Hệ số không điều hoà giờ:

+ Lưu vực I: Kh = K0/Kng = 1,47/1,3 = 1,13.

+ Lưu vực II: Kh = K0/Kng = 1,55/1,3 = 1,19.

+ Lưu vực III: Kh = 1,23 (năm 2010), Kh = 1,15 (năm 2020, 2030).
80

Từ các thông số, dữ kiện nêu trên, chúng ta sẽ xác định được lưu lượng nước thải
sinh hoạt cho từng lưu vực và tổng lưu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn
thị xã Dĩ An qua các giai đoạn 2020.

Bảng 3.10. Dự báo tổng lưu lượng nước thải sinh hoạt của thị xã Dĩ An

STT Lưu lượng Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2020


nước thải
1 Qtb.ng m3/ng.đ 33.987 69.217

2 Qmax.ng m3/ng.đ 44.182 89.982

3 Qtb.h m3/h 1.416 2.883

4 Qmax.h m3/h 1.658 3.296

5 Qtb.s l/s 1.068 2.162

6 Qmax.s m3/h 1.617 3.219

3.8.3 Nước thải trong chăn nuôi, Thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học

Toàn địa bàn thị xã Dĩ An có khoảng 500 hộ chăn nuôi với quy mô chủ yếu là
hộ gia đình nằm xen lẫn trong các khu dân cư. Thực hiện nội dung kế hoạch trên,
phòng TNMT chủ trì phối hợp các phòng, ban có liên quan tổ chức kiểm tra thí điểm
các hộ chăn nuôi tại phường Tân Đông Hiệp, sau đó nhân rộng trên các phường còn
lại. Đến nay, công tác kiểm tra tại phường Tân Đông Hiệp đã hoàn tất ghi nhận trên
địa bàn phường có tổng cộng 71 hộ chăn nuôi và được chia thành 03 nhóm với lộ trình
giảm đàn, chấm dứt hoạt động chăn nuôi lần lượt là 06 tháng, 12 tháng và 18 tháng.
Hiện nay, UBND các phường còn lại đã lập kế hoạch và đang tiến hành kiểm tra, vận
động các hộ chăn nuôi có kế hoạch giảm đàn cho phù hợp, dần dần đi đến chấm dứt
hoàn toàn hoạt động chăn nuôi trên địa bàn thị xã Dĩ An theo lộ trình do UBND thị xã
quyết định. Qua buổi làm việc, các hộ chăn nuôi đều thống nhất và đồng tình với chủ
trương của thị xã là đến hết năm 2015 sẽ chấm dứt hoạt động chăn nuôi heo. Đồng
81

thời, cam kết trong quá trình hoạt động chăn nuôi sẽ tăng cường thực hiện các biện
pháp xử lý, giảm thiểu phát sinh nước thải gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Do tốc độ đô thị hóa nhanh nên diện tích đất sản xuất nông nghiệp tiếp tục thu
hẹp, việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp được quan tâm lãnh đạo theo hướng tăng tỷ
trọng dịch vụ và khuyến khích phát triển nông nghiệp đô thị gắn với bảo vệ môi
trường, như : trồng nấm, rau sạch, sinh vật cảnh.
Do đó, có thể nói lượng nước thải chăn nuôi và thuốc bảo vệ thực vật ảnh
hưởng đến chất lượng NDĐ là không đáng kể.

3.8.4 Chất thải rắn [11]

3.8.4.1 Hiện trạng Chất thải rắn

Tính đến năm 2014 trên địa bàn thị xã Dĩ An có dân số 387.552 người, 17 chợ,
2 siêu thị, 1 trung tâm thương mại, 2 bệnh viện và hàng trăm cơ quan, trường học, các
công trình công cộng, 06 KCN và 02 CCN. Hàng ngày, thị xã Dĩ An thải ra khoảng
250 tấn chất thải rắn, tỷ lệ thu gom đạt 96%.

Cơ quan
trường học
Nhà dân, khu Nơi vui chơi,
dân cư. giải trí

Bệnh viện, cơ
Chợ, bến xe, Chất thải sở y tế
nhà ga rắn

Các công trình Khu công


Giao thông, công cộng, trạm nghiệp, nhà
xây dựng xử lý nước thải máy, xí nghiệp

Hình 3.23. Nguồn phát sinh chất thải rắn trên địa bàn thị xã Dĩ An
82

Bảng 3.11. Khối lượng chất thải rắn phát sinh qua các năm 2010-2014

Khối lượng trung bình Khối lượng trung bình


Năm
(tấn/ngày) (tấn/năm)
2010 110-120 42.000
2011 125-130 46.500
2012 165-180 62.960
2013 180-200 69.350
2014 240-250 89.425

Hình 3.24. Chất thải rắn trên địa bàn thị xã Dĩ An

Hình 3.25. Khu vực lưu giữ CTNH công ty TNHH Á Mỹ Gia
83

Qua số liệu trên cho thấy, lượng rác thải rắn thải ra môi trường tăng nhanh về
khối lượng qua các năm. Theo dự báo của Xí nghiệp công trình công cộng thì đến năm
2020, CTRSH ước tính 173 tấn/ngày, CTRCN và CTRNH ước tính 305,19 tấn/ngày.
Do đó, nếu không được thu gom và xử lý kịp thời sẽ gây ra mức độ ô nhiễm môi
trường cao trong đó có môi trường NDĐ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của
con người, làm mất mỹ quan cho thị xã. Thị xã cần quản lý chặt chẽ và tăng cường
công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt hơn nữa vì với mức độ thu gom
như hiện nay thì sau một thời gian nửa lượng rác tồn đọng tại các kênh, rạch và các bãi
đất trống là rất lớn.
 Đánh giá chung
Nhìn chung rác ở các điểm đổ rác đô thị và ở các điểm trung chuyển được đổ
trên nền bê tông nên đã đảm bảo hạn chế ô nhiễm đất và nguồn nước. Rác sinh hoạt
nông thôn được đổ trực tiếp trên nền đất tự nhiên nên khó xảy ra nhiễm bẩn nguồn
nước. Qua kết quả phân tích mẫu NDĐ tại các vị trí gần bãi rác, đông khu dân cư
(AB2, BA1, BT2, TB1 và TB2), kết quả cho thấy chỉ mẫu nước tại bãi rác Tân Bình
có xuất hiện amoni và coliform, tuy nhiên các chỉ tiêu này điều trong ngưỡng cho
phép. Điều này cho thấy, bãi rác có khả năng gây ô nhiễm cục bộ trong đất nằm kề
dưới vùng chôn lấp, hiện nay chưa phát hiện thấy ảnh hưởng đến các TCN đang khai
thác.

3.8.4.2 Dự báo lượng chất thải rắn đến năm 2020

Dự báo CTR phát sinh đến năm 2020 của thị xã Dĩ An dựa vào công thức sau:

Trong đó:
Ni =Ni-1 . (1 + r)
Ni: khối lượng CTRCN của năm cần tính (nghìn tấn)

Ni-1: khối lượng CTRCN của năm trước cần tính (nghìn tấn)

r: tốc độ tăng trưởng của năm cần tính (%)

Trong phương pháp này, giả định tốc độ tăng CTRCN bằng với tốc độ tăng
trưởng công nghiệp.
84

Bảng 3.12. Dự báo khối lượng CTRCN & CTNH phát sinh đến năm 2020
KHỐI LƯỢNG CTRN & CTNH
TỐC ĐỘ TĂNG
DỰ BÁO TRONG TƯƠNG LAI
TRƯỞNG (%)
NGÀNH (NGÀN TẤN)
STT
NGHỀ
Năm
2014 2015 2020
2015-2020

Sản xuất hóa


1 15 0,171 0,197 0,397
chất
2 BVTV 4 0,541 0,562 0,684
Cơ khí, xi
3 10 9,533 10,487 16,889
mạ
Nhựa và các
4 sản phẩm 14 1,279 1,458 2,807
nhựa, cao su.
Vật liệu gốm
5 9 4,839 5,275 8,116
sứ, thuỷ tinh
Sản xuất sơn,
6 8 0,501 0,541 0,795
keo dán
Chế biến gỗ,
sản xuất các
7 8 0,682 0,737 1,083
sản phẩm gỗ,
dân dụng
Giấy và in
8 9 2,667 2,907 4,473
trên giấy
Dệt nhuộm
9 và may mặc, 14 3,139 3,578 6,889
vải sợi
Điện - điện
10 11 0,528 0,586 0,988
tử
Chế biến,
11 thực phẩm 10 2,302 2,532 4,077
và đóng gói
Thuộc da và
12 sản xuất, gia 12 2,685 3,007 5,300
công giày
Ngành nghề
khác (kinh
13 14 0,693 0,790 1,522
doanh, mua
bán….)
TỔNG 29,561 32,625 54,020
85

3.8.5 Nghĩa trang nghĩa địa

Theo thống kê năm 2014 của Phòng TN&MT thì đất nghĩa trang nghĩa địa
chiếm diện tích 112,9 ha.
Đánh giá định lượng ảnh hưởng của bãi rác, nghĩa trang đến chất lượng NDĐ
hiện nay chưa có đủ điều kiện để nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này.Trong giai
đoạn hiện nay có thể đánh giá định tính đáng tin cậy dựa vào vị trí của chúng trên bản
đồ nhạy cảm nhiễm bẩn (DRASTIC) tỉnh Bình Dương do Liên đoàn ĐCTV-Địa chất
công trình Miền Nam thực hiện năm 2008. Đồng thời, kết quả phân tích mẫu NDĐ tại
các vị trí cách nghĩa trang trong phạm vi 50m đến 100m (ĐH2, TB3 và TĐH3) thì có
02 mẫu (ĐH2 và TB3) bị nhiễm amoni và xuất hiện coliform, tuy nhiên không vượt
chuẩn nước sinh hoạt. Đối chiếu với các kết quả quan trắc của Sở TN&MT có thể
nhận định, NDĐ tại các khu vực này chỉ gây ô nhiễm cục bộ trong phạm vi hẹp. Từ
nay đến năm 2020, trên địa bàn thị xã Dĩ An không có chủ trương mở rộng đất nghĩa
trang nghĩa địa, do đó, nguồn ô nhiễm này là không đáng kể.
Bảng 3.13. Phân bố các nghĩa trang trên bản đồ nhạy cảm nhiễm bẩn
tại thị xã Dĩ An

Tổng diện tích nghĩa trang Vùng nhạy


Số khu đất
STT Phường cảm nhiễm
(ha) nghĩa trang
bẩn (ký hiệu)
1 Dĩ An 8,17 2 II
2 Đông Hoà 9,08 14 II
3 Bình An 8,01 13 II
4 Tân Bình 27,63 12 II
5 An Bình 0,47 2 II
6 Tân Đông Hiệp 39,06 17 II
7 Bình Thắng 20,48 >20 II
Bản đồ nhạy cảm nhiễm bẩn được thành lập dựa trên 07 tiêu chí:
D – Chiều sâu mực NDĐ
R – Lượng bổ cấp cho tầng chứa nước
A – Môi trường tầng chứa nước
86

S – Môi trường lớp đất phủ trên mặt


T – Địa hình
I – Ảnh hưởng của môi trường đới thông khí
C – Hệ số thấm của tầng chứa nước
Mỗi một tiêu chí được đánh giá theo nhiều mức độ nhạy cảm nhiễm bẩn từ dễ
đến khó theo số điểm đánh giá. Tổng hợp 07 tiêu chí sẽ phân vùng nhạy cảm nhiễm
bẩn từ thấp đến cao. Ở đây xem xét tiêu chí tổng quát là vùng nhạy cảm nhiễm bẩn và
chỉ tiêu đới thông khí.
Vùng I – Mức độ nhạy cảm nhiễm bẩn rất thấp;
Vùng II – Mức độ nhạy cảm thấp;
Vùng III – Mức độ nhạy cảm nhiễm bẩn trung bình;
Vùng IV – Mức độ nhạy cảm nhiễm bẩn cao
Vùng V – Mức độ nhạy cảm nhiễm bẩn rất cao.
Vùng I1 – Rất khó nhiễm bẩn;
Vùng I2 – Khó nhiễm bẩn;
Vùng I3 – Tương đối khó nhiễm bẩn;
Vùng I4 – Vùng dễ nhiễm bẩn.
Từ bảng 3.15 cho thấy:
Theo báo cáo thì hầu hết các bãi rác, nghĩa trang ở thị xã Dĩ An nằm ở vùng
nhạy cảm nhiễm bẩn II có mức độ nhạy cảm thấp và vùng I1 của đới thông khí rất khó
bị nhiễm bẩn. Một số ít nằm ở vùng II và IV có mức độ nhạy cảm trung bình đến cao
nhưng vẫn nằm ở vùng I1 rất khó bị nhiễm bẩn. Như vậy, các nghĩa trang, bãi rác chỉ
có khả năng gây ô nhiễm cục bộ trong đất nằm kề dưới vùng chôn lấp.

3.9 DỰ BÁO NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ
XÃ DĨ AN ĐẾN NĂM 2020
Như đã đánh giá hiện trạng khai thác NDĐ ở trên, hiện nay trên địa bàn thị xã
chỉ có 59,29% hộ gia đình và 70% doanh nghiệp được tiếp cận nguồn nước cấp tập
trung, tuy nhiên vẫn có nhiều gia đình và doanh nghiệp khai thác NDĐ để sử dụng
mặc dù đã có hệ thống cấp nước tập trung, nguyên nhân là do khai thác NDĐ không
87

tốn chi phí nhiều như sử dụng nước cấp. Với nhu cầu khai thác NDĐ từ nay đến năm
2020, nếu hệ thống cấp nước sạch tập trung chưa được phát triển mở rộng thì điều này
có nghĩa tối thiểu có 40,71% HGĐ và 30% doanh nghiệp sẽ tiếp tục khai thác NDĐ để
sử dụng.

3.10 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÀ CÔNG NGHỆ
XỬ LÝ PHÙ HỢP PHỤC VỤ CHO MỤC ĐÍCH SINH HOẠT
3.10.1 Giải pháp quản lý

 Quản lý tài nguyên nước


Thực hiện quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên NDĐ.
Phát triển nhanh mạng lưới cấp nước sạch tập trung, nâng cao công suất các nhà
máy xử lý nước và cấp nước, xã hội hóa doanh nghiệp cấp nước để đẩy nhanh kế
hoạch đảm bảo 100% người dân được sử dụng nước sạch từ nguồn nước mặt từ nay
đến năm 2020.
Quản lý việc khoan và khai thác NDĐ thông qua điều tra, rà soát và tổ chức
đăng ký cho các hộ gia đình.
Có biện pháp chế tài đối với hành vi vi phạm về khai thác tài nguyên NDĐ.
Ứng dụng các công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ nguồn NDĐ như:
- Ứng dụng nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả bằng lệ phí gây ô nhiễm
- Thiết lập thu phí khai thác tài nguyên NDĐ
Phát động, tuyên truyền người dân, doanh nghiệp sử dụng tài nguyên nước tiết
kiệm.
Liên kết với các tỉnh, thành lân cận như Đồng Nai, Tp. HCM để quản lý chất
lượng nước các sông Đồng Nai, sông Sài Gòn.
Đào tạo cán bộ quản lý trong ngành quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên
nước về cả kỹ thuật lẫn trình độ quản lý hệ thống.
Trang bị các thiết bị và công nghệ phần mềm GIS, viễn thám, SCADA thực
hiện công tác quan trắc, giám sát, quản lý tài nguyên nước.
88

 Quản lý nguồn nước thải


Xây dựng Quy định về quản lý, thu gom nước thải, quy hoạch các trạm xử lý
nước thải tập trung.
Bắt buộc xây dựng công trình xử lý nước thải đối với các công trình dân dụng,
tăng cường phổ biến, giới thiệu một số công nghệ xử lý nước thải phân tán chi phí thấp
để người dân lựa chọn đầu tư.
Tăng cường công tác nạo vét, làm sạch hệ thống tiếp nhận nước thải để bảo
đảm lưu lượng cho dòng chảy.
Tăng cường thanh tra các cơ sở, doanh nghiệp và khu công công nghiệp có lưu
lượng nước thải lớn ra ven các lưu vực; đầu tư nghiên cứu khoa học các công nghệ xử
lý nước thải tiên tiến.
 Quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp và chất thải rắn
nguy hại
Triển khai đồng bộ các hoạt động đăng ký kê khai, thống kê các nguồn thải
CTNH.
Xây dựng mạng lưới thu gom, vận chuyển CTRCN và CTNH.
Tái sử dụng, tái chế rác thải.
Ban hành khung giá thống nhất, chi tiết cho việc thu gom, vận chuyển, xử lý
các loại rác thải, CTRCN, và CTNH.
Quy hoạch các khu xử lý chất thải nguy hại như: Bãi rác Tân Bình, khu xử lý
chất thải Nam Bình Dương.
Ban hành chính sách ưu đại đất đai, thuế, tín dụng cho các cá nhân, tổ chức đầu
tư vào lĩnh vực thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy CTNH.
 Quản lý trong các hoạt động sản xuất
Khuyến khích người dân sử dụng phân bón hữu cơ, phân vi sinh, hạn chế sử
dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật nhằm giảm lượng tồn dư vào môi trường.
Di dời các hộ chăn nuôi ra khỏi khu dân cư, khuyến khích nuôi trồng các loại
nông sản sạch.
Tăng cường di dời một số cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ở thị xã Dĩ An.
89

Áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn, áp dụng công nghệ xử lý cuối đường
ống.
Xây dựng các hệ thống thoát nước ở ngoài các khu công nghiệp với khu dân cư
tập trung phải đồng bộ và thông suốt, để tránh tình trạng ngập cục bộ hoặc sạt lở ven
sông Sài Gòn, Đồng Nai khi mưa lớn.
Xây dựng và triển khai các chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi
"sạch", hỗ trợ xây dựng các công trình xử lý chất thải chăn nuôi.
Hạn chế tối đa chủ trương đầu tư mới các dự án thuộc loại gây ô nhiễm môi
trường nặng, tập trung đầu tư sản xuất công nghiệp vào các khu, cụm công nghiệp đã
có cơ sở hạ tầng và có nhà máy xử lý nước thải, không đầu tư công nghiệp ngoài các
khu công nghiệp.

3.10.2 Đề xuất công nghệ xử lý

Với thực trạng chỉ có 59.29% hộ gia đình và 70% doanh nghiệp được sử dụng
nước cấp từ các nhà máy xử lý và cấp nước, như vậy còn khoảng 40.71% hộ gia đình
và 30% doanh nghiệp đang khai thác NDĐ để phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.
Vì mục tiêu của đề tài nhằm đưa ra biện pháp kỹ thuật xử lý NDĐ để phục vụ
cho mục đích sinh hoạt của người dân, do đó, công nghệ xử lý NDĐ phục vụ cho sản
xuất không được đề cập trong đề tài. Bên cạnh đó, qua kết quả phân tích mẫu nước
NDĐ cho thấy, trên địa bàn thị xã Dĩ An đều có chỉ tiêu Fe xuất hiện, một vài nơi có
xuất hiện amoni và nhiễm coliform, tuy nhiên các chỉ tiêu này điều nằm trong ngưỡng
cho phép. Do đó, mô hình mà tác giả đề xuất bao gồm 3 phần chính: ngăn lắng và giàn
mưa, ngăn lọc, ngăn chứa nước sạch. Ngăn lọc có thể sử dụng các loại vật liệu lọc
khác nhau ứng với chất lượng nước nguồn khác nhau.
Trong phạm vi đề tài, tác giả xin đưa ra 2 phương án xử lý:
 Phương án 1
Mô hình có chiều dài là 0,8m; chiều rộng 0,8m và chiều cao 1m, được xây bằng
gạch và xi măng.
Phía trên cùng là giàn mưa, tiếp đến là bể lọc và cuối cùng là ngăn chứa nước
sạch.
90

Ngăn lọc có 3 lớp vật liệu lọc là cát vàng hoặc cát thạch anh hạt mịn với d =
0,15 – 0,3 mm dày 25-30 cm, kế đến là lớp than hoạt tính dày 10-15 cm, dưới cùng là
lớp sỏi đỡ kích thước 0,5-1cm với độ dày 10 cm. Ngăn lọc sử dụng 3 lớp vật liệu lọc
với kích cỡ hạt khác nhau giúp loại bỏ các cặn lắng tốt hơn.

Hình 3.26. Mô hình xử lý nước sơ bộ quy mô hộ gia đình – phương án 1


 Phương án 2
Mô hình bao gồm một bể xử lý với thể tích 3m3, được xây bằng gạch và xi
măng và được chia làm 3 ngăn, bao gồm: ngăn lắng, ngăn lọc và ngăn chứa với các
kích thước dài x rộng x cao như sau:
- Ngăn lắng và dàn mưa: 0,8m x 1m x 1,5m (ngăn 1)
- Ngăn lọc 0,6m x 1m x 1,5m (ngăn 2)
- Ngăn chứa nước sạch 0,6m x 1m x 1,5m (ngăn 3)
Ngăn lọc dùng 1 lớp vật liệu lọc là ferrolite với chiều dày 70 cm nhằm tăng
cường khả năng khử sắt trong nước nhờ quá trình oxy hóa Fe (II) thành Fe (III) của vật
liệu lọc, bên dưới là lớp sỏi đỡ dày 30 cm.
91

Ghi chú: 1. Ngăn lắng; 2. Ngăn lọc (2a. Lớp nước chưa lọc; 2b. Lớp ferrolite; 2c. Lớp
sỏi đỡ); 3. Ngăn thu nước sạch; 4. Giàn phun mưa; 5. Ống thu nước sau lọc; 6. Van thu
nước sạch; và 7. Van xả cặn.
Hình 3.27. Mô hình xử lý nước sơ bộ - phương án 2
 Khái toán kinh phí xây dựng của phương án 1 và phương án 2 thể hiện
như sau:
Bảng 3.14. Khái toán kinh phí xây dựng của phương án 1 và phương án 2

STT Vật liệu Đơn vị tính Phương án 1 Phương án 2


1 Gạch thẻ 5x10x20 viên 4.574.976 4.574.976
2 Cốt thép d < 10mm kg 45.846 45.846
3 Xi măng PC40 kg 699.611 699.611
3
4 Cát hạt mịn m 28.274 28.274
5 Than hoạt tính kg 600.000 -
3
6 Sỏi đỡ m 226.800 226.800
7 Đá 1x2 tấn 144.704 144.704
8 Ống nhựa PVC ø m 18.109 18.109
42mm
9 Ống nhựa PVC ø m 70.482 70.482
34mm
10 Ống nhựa PVC ø m 29.164 29.164
27mm
11 Nối PVC ø 34mm cái 48.292 48.292
92

12 Nối PVC ø 42mm cái 105.637 105.637


13 Van nhựa PVC ø cái 29.400 29.400
27mm
14 Nút bít nhựa ø 42mm cái 6.800 6.800
15 Vòi sen bộ 180.000 180.000
16 Vòi nước cái 60.000 60.000
17 Hạt ferrolite kg - 4.000.000
Tổng 6.868.095 10.268.095
(Nguồn: Tính toán dựa trên giá vật liệu xây dựng tại Bình Dương – 6/2014)
So sánh ưu nhược điểm của 2 phương án như bảng 3.17
Bảng 3.15. So sánh ưu nhược điểm của hai phương án xử lý nước
Phương án 1 Phương án 2
Ưu điểm - Vật liệu lọc đơn giản, dễ tìm, - Ngoài nguyên lý hấp phụ trong
giá thành thấp; hạt, ferrolite còn có khả năng oxy
- Ít tốn diện tích; hóa ion Fe (II) thành Fe (III), hiệu
- Mô hình dễ vận hành và bảo quả khử sắt cao hơn cát lọc nên có
trì. Vật liệu lọc chỉ cần định thể áp dụng với nguồn nước có
kỳ rửa sạch bằng nước, sau hàm lượng sắt cao.
khoảng 6 tháng thì thay lớp
cát lọc mới;
- Không cần châm hóa chất hay
bổ sung không khí vào nước
trước khi đưa qua ngăn lọc.
Nhược - Vật liệu lọc không có khả - Tốn diện tích;
điểm năng xúc tác cho quá trình - Vật liệu lọc chuyên dụng, được xử
khử sắt, chỉ có tác dụng lọc lý ở nhiệt độ cao nên không dễ tìm
các cặn bẩn, vì vậy chỉ phù thấy tại địa phương, giá thành cao
hợp nguồn nước có hàm hơn cát lọc khoảng 15 lần.
lượng sắt thấp. - Quá trình vận hành và bảo trì phức
tạp, vật liệu lọc cần rửa ngược sau
khi sử dụng.
- Không khí hoặc Chlorine cần được
bổ sung vào nguồn nước thô trước
khi đưa qua ngăn lọc để giúp hiệu
quả xử lý tốt hơn.
93

Bảng 3.16. Cho điểm 2 phương án theo phương pháp phân tích cho điểm trọng số

Phương án 1 Phương án 2
STT Khía cạnh
(điểm) (điểm)
1 Khía cạnh công nghệ (Wcn = 3)
1.1 Dễ thi công, vận hành, bảo trì 3 2
1.2 Thời gian xử lý nhanh 2 3
1.3 Công nghệ đảm bảo quy chuẩn 3 3
QCVN 02:2009/BYT
Tổng 8 8
2 Khía cạnh kinh tế (Wkt = 2)
2.1 Chi phí đầu tư xây dựng thấp 3 1
2.2 Chi phí xử lý 1m3 nước 3 2
2.3 Chi phí vận hành, bảo trì 3 2
Tổng 9 5
3 Khía cạnh sức khỏe môi trường (Wmt = 1)
3.1 Đạt QCVN 02:2009/BYT 3 3
3.2 Ít phát sinh mùi hôi 3 3
3.3 Chất thải sau khi ngưng sử dụng 3 2
được xử lý tốt
Tổng 9 8
Tổng (1 + 2 + 3) 26 21
Tổng có trọng số = Wi*Si 51 42
Thứ tự ưu tiên 1 2
(Thang điểm: 1- Khả thi thấp ; 2- Khả thi; 3- Khả thi cao)
Từ các ưu nhược điểm và phân tích trên, ta nhận thấy phương án 1 phù hợp áp
dụng tại các hộ gia đình trên địa bàn thị xã Dĩ An hơn phương án 2 vì:
- Mô hình dễ xây dựng với chi phí không quá cao nên phù hợp với thu nhập của
các hộ dân tại nơi đây, các nguồn nguyên liệu sử dụng dễ dàng tìm thấy tại địa
94

phương, người dân có thể tận dụng thêm các nguồn nguyên liệu này nhằm giảm chi
phí xây dựng mô hình;
- Công nghệ đơn giản, dễ vận hành và bảo trì, ít tốn diện tích;
- Mô hình xử lý phù hợp với chất lượng nguồn nước tại thị xã Dĩ An, với hàm
lượng sắt trong nước chủ yếu nằm trong vùng chỉ cần xử lý đơn giản (1 – 5mg/l).
Chính vì thế phương án 1 được lựa chọn để áp dụng tại các hộ gia đình. Mô
hình xử lý khoảng 4 – 5 m3 nước/ngày với chi phí xây dựng cả hệ thống khoảng 6,9
triệu đồng theo bảng 3.16, phù hợp áp dụng ở quy mô hộ gia đình tại các hộ dân tại thị
xã Dĩ An.
Bảng 3.17. Khái toán xây dựng mô hình xử lý nước sơ bộ quy mô hộ gia đình
Đơn vị Khối Đơn giá Thành tiền
STT Vật liệu
tính lượng (đ) (đ)
1 Gạch thẻ 5x10x20 viên 896 5.106 4.574.976
2 Cốt thép d < 10mm kg 3,136 14.620 45.846
3 Xi măng PC40 kg 465 1.504,54 699.611
3
4 Cát hạt mịn m 0,180 157.080 28.274
5 Than hoạt tính kg 20 30.000 600.000
6 Sỏi đỡ m3 0,18 1.260.000 226.800
7 Đá 1x2 tấn 1,088 133.000 144.704
8 Ống nhựa PVC ø 42mm m 1,01 17.930 18.109
9 Ống nhựa PVC ø 34mm m 5,252 13.420 70.482
10 Ống nhựa PVC ø 27mm m 3,03 9.625 29.164
11 Nối PVC ø 34mm cái 4,00 12.073 48.292
12 Nối PVC ø 42mm cái 7,00 15.091 105.637
13 Van nhựa PVC ø 27mm cái 2,00 14.700 29.400
14 Nút bít nhựa ø 42mm cái 2,00 3.400 6.800
15 Vòi sen bộ 2,00 90.000 180.000
16 Vòi nước cái 1,00 60.000 60.000
Tổng cộng 6.868.095
(Nguồn: Tính toán dựa trên giá vật liệu xây dựng tại Bình Dương – 12/2014)
95

Ngoài ra, vấn đề loại bỏ vi sinh cũng cần được quan tâm trong quá trình xử lý,
sử dụng nguồn nước này.
Nguồn nước bị nhiễm vi sinh (Coliform, E.coli) thường là do bị ô nhiễm từ
nguồn nước thải sinh hoạt của hộ gia đình, phân người và động vật hoặc là do bồn/bể
xử lý và chứa nước tại các hộ dân không sạch cũng như không có sử dụng chlorine
khử trùng.
Để xử lý nước bị nhiễm vi sinh người dân cần đun sôi nước trước khi sử dụng
trong ăn uống nhằm loại bỏ các vi sinh gây bệnh, ngoài ra các bể xử lý hoặc vật dụng
chứa nước cũng cần được vệ sinh thường xuyên và đúng cách, có thể sử dụng nước
đun sôi để vệ sinh hoặc phơi nắng các vật dụng này để khử trùng các dụng cụ. Ngoài
ra có thể sử dụng các phương pháp khác như khử trùng bằng chlorine, ozone, tia UV…
nhưng chi phí xử lý sẽ cao hơn;
Bố trí vị trí vòi nước, dụng cụ chứa nước cách xa nhà tiêu, chuồng gia súc;
Đậy nắp bể chứa để tránh bụi bẩn và các con vật rơi vào;
Vệ sinh sạch sẽ xung quanh khu vực vòi nước;
Hạn chế lấy nước bằng gáo hoặc nếu dùng nên dùng gáo có cán và vệ sinh
thường xuyên để tránh nhiễm bẩn;
Không dùng mặt bể chứa nước làm các hoạt động khác;
Không tắm rửa, giặt,… nơi nguồn nước;
Cần khoan giếng đúng quy cách, cách các nguồn ô nhiễm như chuồng trại chăn
nuôi, nhà vệ sinh… ít nhất là 10m, giếng cần khoan đúng kỹ thuật, trám cách ly tầng
chứa nước. Khi không sử dụng giếng nữa thì cần đóng giếng đúng quy định nhằm
tránh việc làm ô nhiễm nguồn nước ngầm từ các nguồn ô nhiễm trên bề mặt.
96

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


1. Kết luận
Qua thời gian thực hiện, đề tài đã thu được những kết quả như sau:
Hiện trạng khai thác NDĐ trên địa bàn thị xã Dĩ An nằm trong ngưỡng
TLKTTN. Mực NDĐ tại các TCN tương đối ổn định, chủ yếu biến động nhỏ giữa mùa
mưa và mùa khô. Khả năng lún đất do khai thác NDĐ chưa được phát hiện. Tuy nhiên,
qua khảo sát mực nước thực tế tại một số khu vực thì vẫn có một số dấu hiệu như mực
nước ngầm đã bị hạ thấp so với trước đây, nên đòi hỏi trong thời gian tới cần quản lý
chặt chẽ việc khai thác và sử dụng NDĐ cho hiệu quả và tiết kiệm, nếu không thì khả
năng sụt lún có thể xảy ra.
Qua đánh giá khoảng 40 mẫu phân tích trải đều trên địa bàn 07 phường của thị
xã Dĩ An, đề tài đã đánh giá được chất lượng nguồn NDĐ tại thị xã Dĩ An còn tương
đối tốt. Một vài khu vực nguồn NDĐ bị ô nhiễm cục bộ, chủ yếu là nhiễm amoni, Fe
và coliform. Do đó, đề tài đề xuất các biện pháp quản lý căn cơ cho vấn đề khai thác
và sử dụng tài nguyên nước dưới đất đồng thời đưa ra các phương án xử lý nhằm loại
bỏ các chỉ tiêu ô nhiễm cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và khả năng
tài chính của các hộ dân.

2. Kiến nghị
Mặc dù, đề tài đã trình bày và đánh giá được chất lượng nguồn NDĐ là tương
đối tốt, tuy nhiên bản thân nhận thấy tầm quan trọng của việc quản lý hiệu quả quá
trình khai thác và sử dụng nước dưới đất là phải xây dựng được các mô hình dự báo
diễn biến chất lượng nước cho từng thời kỳ, từng năm. Qua đó, cho thấy việc ảnh
hưởng của quá trình đô thị hóa đã tác động như thế nào đến trữ lượng khai thác của
các tầng nước dưới đất. Đồng thời, dự báo khả năng sụt lún tại các vùng, khu vực bị
khai thác quá mức.
Mặt khác, cần xây dựng các điểm quan trắc chất lượng nước ngầm trên địa bàn
thị xã Dĩ An nói riêng và tỉnh Bình Dương nói chung nhằm mục đích đánh giá chất
lượng nước ngầm và kịp thời cảnh báo đến người dân trong quá trình khai thác và sử
dụng. Tác giả kiến nghị các đề tài sau sẽ nghiên cứu sâu hơn./.
97

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] UBND thị xã Dĩ An. http://dian.binhduong.gov.vn
[2] UBND thị xã Dĩ An (2014). Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng – an
ninh 2014.

[3] Ủy ban nhân dân thị xã Dĩ An (2012). Quy hoạch chung xây dựng đô thị Dĩ An,
tỉnh Bình Dương tới năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

[4] Ủy ban nhân dân thị xã Dĩ An (2011). Đề án chung tay bảo vệ môi trường.

[5] Cục thống kê tỉnh Bình Dương (2014). Niên giám thống kê năm 2014.

[6] Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Dĩ An (2013). Báo cáo rà soát về tình hình sử
dụng giếng khoan trên địa bàn thị xã Dĩ An.

[7] UBND tỉnh Bình Dương (2011). Quyết định phê duyệt danh mục vùng cấm, vùng hạn
chế khai thác nước dưới đất khu vực phía nam Bình Dương. Quyết định số 1471/QĐ-
UBND.

[8] Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương (2013). Báo cáo quan trắc nước dưới
năm 2013.

[9] Lê Ngọc Hà (2014). Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý tổng hợp nước thải
sinh hoạt từ các khu dân cư trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Luận văn tốt
nghiệp Thạc sỹ ngành quản lý tài nguyên và Môi trường, Đại học Nông Lâm, Tp. Hồ
Chí Minh, Việt Nam. 88 trang.

[10] Sở TN&MT tỉnh Bình Dương.(2014). Báo cáo công tác quản lý môi trường tại
các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2014.

[11] Xí nghiệp công trình công cộng thị xã Dĩ An (2014). Báo cáo hiện trạng thu gom
chất thải rắn thị xã Dĩ An năm 2014.
[12] Phòng Quản lý đô thị thị xã Dĩ An (2014). Báo cáo năm 2014.

[13] Bộ xây dựng (2008). Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, quy hoạch xây
dựng.QCXDVN 01:2008/BXD.
98

[14] Bộ Y Tế (2009). Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt.
QCVN 02:2009/ BYT.

[15] Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008). Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng
nước ngầm. QCVN 09:2008/ BTNMT.

[16] Tạp chí Tài nguyên và Môi trường (2012). Số 19, 10/2012.

[17] Duncan Mara (2003). Domestic Wastewater Treatment in Developing Countries.


UK by Cromwell Press, Trowbridge, USA, 310 pages.34.

[18] Enviromental Protection Agycent (2014), Urban Waste Water Advice and
guidance. 30,11,2014. < http://www.epa.ie/water/uww/#.VIqFH9KsX-Q>.

[19] Hoàng Hưng (2005). Quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên nước. NXB Đại học
quốc gia TP.HCM.

[20] Tăng Văn Đoàn, Trần Đức Hạ (2008). Cơ sở kỹ thuật môi trường. NXB Giáo dục.

[21] Lưu Đức Hải và các cộng sự (2008). Cẩm nang quản lý môi trường. NXB Giáo
dục.

[22] Lương Đức Phẩm (2009). Công nghệ xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học.
NXB Giáo dục.

[23] Trịnh Xuân Lai (2004). Xử lý nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp.
99

PHỤ LỤC

Phụ lục 1 – Mẫu phiếu điều tra khảo sát về hiện trạng sử dụng nước cấp sinh
hoạt tại hộ gia đình;
Phụ lục 2 – Phiếu kết quả phân tích mẫu nước;
Phụ lục 3 – Một số hình ảnh khảo sát thực tế.
PHỤ LỤC 1

Mẫu phiếu điều tra khảo sát về hiện trạng


sử dụng nước cấp sinh hoạt tại hộ gia đình
PHIẾU KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NƯỚC SẠCH

Ngày khảo sát:


______/_____/2014
A. Thông tin chung
1. Tên hộ gia đình:………………………………………..………………………..
2. Địa chỉ:……………………………………………………..……………………
3. Số người trong gia đình:……………………………………….………………...
B. Kiểm tra vệ sinh nguồn nước
4. Hiện tại gia đình anh (chị) sử dụng nguồn nước gì để:
- Mục đích sinh hoạt: Nước máy□ Nước giếng□ Nước ao□ Nước sông□ Nước mưa□
- Mục đích khác: Nước máy□ Nước giếng□ Nước ao□ Nước sông□ Nước mưa□
4.1. Nước giếng
- Nguồn nước giếng sử dụng từ: Giếng khoan gia đình □ Giếng đào □
- Hệ thống xử lý Có □ Không □
- Gần nguồn ô nhiễm Có □ Không □
Nguồn ô nhiễm là:
Nhà tiêu □ Khoảng cách tới giếng:……………………….
Khu vực nuôi gia súc, gia cầm □ Khoảng cách tới giếng:……………………
Bãi rác □ Khoảng cách tới giếng:……………………
Nghĩa địa □ Khoảng cách tới giếng:……………………
Kênh rạch ô nhiễm □ Khoảng cách tới giếng:……………………
- Vị trí đặt dụng cụ chứa nước
Trên cao□ Mặt đất □ Âm dưới đất □ Khác……
- Bồn chứa có nắp đậy
Có □ Không □
- Đáy bồn chứa nước
Sạch □ Dơ □
- Thành bồn chứa nước có bám các chất bẩn như rong rêu không?
Có □ Không □
- Cảm quan nguồn nước:…………………………….………………………
- Môi trường xung quanh bồn (hồ) chứa nước:………….……………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………..
4.2. Nước máy Trực tiếp □
Gián tiếp □
- Nguồn nước cung cấp có các tạp chất như cặn hay rong không?

Có □ Không □
- Cảm quan nguồn nước:…………………………….……………………
- Môi trường xung quanh bồn (hồ) chứa nước: ………………………………
………………………………………………………………………………......
…………………………………………………………………………………..

4.3. Nguồn nước khác :


Nước mưa □ Nước ao □ Nước sông □
- Cảm quan nguồn nước:…………………………….………………………...
5. Chất lượng nước cung cấp có ổn định:
Có □ Không □
Nếu chọn không ghi rõ các hiện trạng chất lượng nước: ………………………..
…………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………...
6. Khối lượng nước sử dụng trung bình hàng tháng: ……………………………
7. Lượng nước cung cấp có đủ sử dụng không:
Có □ Không □
8. Thời gian cúp nước:
Thường xuyên □ Thỉnh thoảng □ Không cúp nước □
9. Số tiền chi trả tiền nước hàng tháng
:……………………………………………….
10. Anh (Chị) sẵn sàng chi trả bao nhiêu để được sử dụng nguồn nước đạt tiêu
chuẩn theo quy định: ……………………………………………………………..
.................................................................................................................................
11. Theo Anh (Chị) nguồn nước hiện tại có thể gây ra vấn đề gì về sức khỏe:……
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
12. Để nâng cao hiệu quả cung cấp nước sạch, Anh (Chị) có kiến nghị gì đối với cơ
quan chức năng?
................................................................................................................………………
…………………………………………………………………………………………
Chủ hộ Người khảo sát
(Ký tên) (Ký tên)
PHỤ LỤC 2
Phiếu kết quả phân tích mẫu nước
TRUNG TAM KHOA HQC V A CONG NGH~ MOl TRU'ONG
PHONG CONG NGH~ QUAN TRA.C MOl TRUONG
Dja chi: S6 74, KP5, To Ky, P.Tan Ch:inh Hi~p, Q.12, TP.HCM
Tel: 08.62.559.077 Fax: 08.62.559.077
Email: phantichmoitruong@gmail.com

PHIEU KET QuA THU NGHI~M


St5: 13102014-06/KQ-CESAT
Nguai glii m~u : PHAM THI TUYET NHUNG
Dia di~m I~y m~u : H(> 'ONG TRUONG VAN AN (gAn KCN Binh Dlfimg)
LO\li m~u : Nuac duai d~t Thai gian luu m~u: 07 ngay
S61ugng : 01
Ngay I~y m~u : 08/1 0/20 14
Ky hi~u m~u :ABI
Ngay tra k~t qua : 13/10/20 14
KET QuA THU' NGHI~M:
QCVN 02: PhlfOllg phlip
TT Thong sa DOlI vi
K~t qua
ABI
QCVN09:
2008/BTNMT 20091BYT thfr nghiem
I pH - 5,27 5,5- 8,5 6- 8,5 TCVN 6492: II
Kh6ng co Khilng co
2 MiJi vi mg/I
miJi vi 1\1
- mui vi la
Cam quang

KPH TCVN 5988: 95


3 Amoni mg/I 0,1 3
«0,005)
4 DQ cimg mg/I 92,53 500 350 TCVN 6224: 96
5 S~t mg/I 1,1 5 0,5 TCVN 6177: 96
6 Clorua mg/I 117,33 250 300 TCVN 6194: 96
KPH
7 Chi mg/I 0,01 - TCVN 6193: 96
«0,002
KPH TCVN 6626: 20
8 Asen mg/I 0,05 0,01
«0,005)
KPH
9 Thuy ngiln mg/I
«o,ooon 0,001 - TCVN 5991: 95

MPN/IOO Khong phlit


10 E.Coli KPH 0 TCVN 6187: 96
ml hien thAv
MPN/100 TCVN 6187: 96
II Coliform 0 3 50
ml
GIl; chti: - KPH: khong ph'l hi~n
- Quy chuAn ky thu~t qubc gia v~ chAt luc;mg nu6c ngAm (QCVN 09: 2008/BTNMT).
- Quy chuftn k9 thu~t qubc gia v~ chAt luc;mg nu6c sinh hoat (QCVN 02: 2009/BYf).

TrlfiYng nhom
Do d~c va thfr nghi~m

L&LlULlL~

I. K€t qua thit nghi~m trong phieu nay chi cOgili. tri trCn mAuthll nghi~m.
2. Ten rnAu,duqc ghi tlteo yeu du ella khikh hang.
3. (t) Cae chi tieu dU'(YC c6ng 01$1 VILAS.
4. (U) Chllitu dul}C thli nghiern b6i oM.thilu phu (~u 00).
TRUNG TAM KHOA HQC vA CONG NGH~ MOl TRU'ONG
PHONG CONG NGH~ QUAN TRAc MOl TRUONG
Dia chi: S6 74, KP5, To Ky, P.Tan Chanh Hi~p, Q.12, TP.HCM
Tel: 08.62.559.077 Fax: 08.62.559.077
Email: phantichmoitruong@gmail.com

PHIEU KET QuA THU NGm~M


s6: 13102014-05/KQ-CESAT
Nguai gui milu : PI!';'~ THJ TU.YET NHUNG
Dia di~m l:1ymilu : HQ BA NGUYEN THJ LOAN ( phuOng An Binh)
LO\li milu : Nuac duai d:1t Thai gian luu milu: 07 ngay
S61ugng : 01
Ngay l:1ymilu : 08/10/2014
Ky hi~u milu :AB2
Ngay tra k~t qua : 13/10/2014
KET QuA THU NGHIE;M:

K~t qua QCVN 09: QCVN 02: Phrrong phap


TT Thong sa Don vi
AB2 2008/BTNMT 2009/BYT thif nl!:hicm
I pH - 5,51 5,5- 8,5 6- 8,5 TCVN 6492: II
Khong co Khong co
2 Mili vi mg/l
mili vi l\l
- miJi vi la
Cam quang

3 Amoni mg/l 0,23 0,1 3 TCVN 5988: 95


4 DQ ciIng mg/l 63,7 500 350 TCVN 6224: 96
5 S~t mg/I 0,31 5 0,5 TCVN 6177: 96
6 Clorua mg/l 70,81 250 300 TCVN 6194: 96
KPH TCVN 6193: 96
7 Chi mg/l 0,01 -
«0,002
KPH TCVN 6626: 20
8 Asen mg/I 0,05 0,01
«0,005)
KPH
9 Thuy ngan mg/I
«0,0001 )
0,001 - TCVN 5991: 95

MPN/IOO Khong phM


10 E.Coli KPH 0 TCVN 6187: 96
ml hien th~v
MPN/IOO TCVN 6187: 96
II Coliform 3 3 50
ml
Ghi chu: - KPH: khong phlll hi~n
- Quy chufrn ky lhu?,l qu6c gia v~ chfrt llI<;mgnu6c ngfun (QCVN 09: 2008/BTNMT).
- Quy chufrn ky lhu?,l qu6c gia v~ chfrt llI<;mgnu6c sinh ho~t (QCVN 02: 2009/BYD.

TmOngnhom
Do dlJC va thfr nghi~m

LCLLlUUL~

I. K~I qua lhli nghiem lrong phifu nay chi co gia tri tren mIu !lui ngillem.
2. Ten mIll. duqc ghi theo yeu du eua khAch hang.
3. (.) Cae chi lieu dU'(}coong nh(in VILAS.
4. (U) Chi lieu duQ'c lhir nghiem bc'ti nM th~u ph\! (n~u 00).
TRUNG TAM KHOA HQC V A CONG NGHt MOl TRU'ONG
PHONG CONG NGHlJ: QUAN TlUC MOl TRUONG
Elja chi: S6 74, KP5, To Ky, P.Tan Chanh Hi~p, Q.12, TP.HCM
Tel: 08.62.559.077 Fax: 08.62.559.077
Email: phantichmoitruong@gmail.com

PHIEU KET QuA THU NGHlE:M


S6: 13102014-03/KQ-CESAT
Nguai gui m~u : PH~M TH! TUYET NHUNG
- ••• "-" J.
Elja di~m I~y m~u : HQ ONG TRAN VAN SAU (khu pho Blnh Duimg 1)
LO(li m~u : Nuac duai d~t Thai gian lUll m~u: 07 ngay
S6lm;mg : 01
Ngay I~y m~u : 08/1 0/20 14
Ky hi~u m~u :AB3
Ngay tra k~t qua : 13/10/2014
KET QuA THif NGHIE;M:

K~t qua QCVN 09: QCVN02: Phu01Ig phap


TT Thong s6 D01I vi
AB3 2008/BTNMT 2009/BYT thir nghiem
I pH - 5,78 5,5- 8,5 6- 8,5 TCVN 6492: II
KhOng co Khong co
2 Mui vi mg/I
mui vi 1(1
- mui vi 13
Cam quang

KPH
3 Amoni mg/I 0,1 3 TCVN 5988: 95
«0,005)
4 Eli}c(rng mg/I 65,7 500 350 TCVN 6224: 96
5 S~t mg/I 0,22 5 0,5 TCVN 6177: 96
6 Clorua mg/I 66,81 250 300 TCVN 6194: 96
KPH
7 Chi mg/I
«0,002)
0,01 - TCVN 6193: 96

KPH
8 Asen mg/I 0,05 0,01 TCVN 6626: 20
«0,005)
KPH
9 Thuy ngan mg/I
«0,0001)
0,001 - TCVN 5991: 95

MPN/100 Khong phlit


10 E. Coli KPH 0 TCVN 6187: 96
ml hien th~y
MPN/IOO
II Coliform 0 3 50 TCVN 6187: 96
ml
Ghi chI;: - KPH: khOng phil hien
- Quy chufut ky thu;it qu6c gia v~ chAt IUQ'I1gnu6c ngfun (QCVN 09: 2008/BTNMT).
- Quy chufut k)' thu~t qu6c gia v~ chAt IUQ'I1gnu6c sinh hoat (QCVN 02: 2009/BYT).

Truimg nhOm
Do va thir nghi~m
dl.lC

ULLLLL{l~
Piuin1tr7n $/fJlfl
I. Kfl qua ilui nghiem lfong phitu nay chi c6 gia lri u~n m!u mil nghiCm.
2. Ten mllll, dtt(Jc ghi theo yeu cAu ella khfich hang.
3. (e) Cae chi lieu dll(Jcrong nh~ VILAS.
4. ( •• ) Chi lieu dLIQ'Cthu nghi~m bOi nhs !hAu phil (n~u co).
TRUNG TAM KHOA HQC vA CONG NGHE MOl TRUONG
PHONG CONG NGH~ QUAN TRAc MOl TRUONG
Dia chi: S6 74, KP5, To Ky, P.Tan Chanh Hi~p, Q.12, TP.HCM
Tel: 08.62.559.077 Fax: 08.62.559.077
Email: phantichmoitruong@gmaiI.com

PHIEU KET QuA THU NGHI~M


sci: 13102014-02/KQ-CESAT
N guai gui mftu : PH~M THJ TUYET NHUNG
Dja di~m lAymftu :CHQ NOI HOA (PhlTimg Binh An)
Lo~i mftu : Nuac duai dAt Thai gian luu mftu: 07 ngay
S6luQ11g : 01
Ngay lAymftu : 08/10/2014
Ky hi~u mftu : SAl
Ngay tnt klh qua : 13/10/2014
KET QuA THif NGHI~M:
K@tqua QCVN 09: QCVN02: PhlTong phap
TT Thong s6 Don vi
SAl 2008/BTNMT 2009/BYT thfr nghiem
I pH - 5,44 5,5- 8,5 6- 8,5 TCVN 6492: 11
Khongc6 Khong co
2 Mt'li vi mg/I
mt'li vi I~
- mili vi la
Cam quang

KPH
3 Amoni mg/I 0,1 3 TCVN 5988: 95
«0,005)
4 D9 c(mg mg/I 75,22 500 350 TCVN 6224: 96
5 S~t mg/I 0,4 5 0,5 TCVN 6177: 96
6 Clorua mg/l 81,3 250 300 TCVN 6194: 96
KPH
7 Chi mg/I 0,01 - TCVN 6193: 96
«0,002
KPH
8 Asen mg/I 0,05 0,01 TCVN 6626: 20
«0,005)
KPH
9 Thuy ngan mg/I
«0,0001)
0,001 - TCVN 5991: 95

MPN/IOO Khong ph at
10 E. Coli KPH 0 TCVN 6187: 96
ml hien th~y
MPN/IOO
II Coliform 0 3 50 TCVN 6187: 96
ml
GM ehu: - KPH: khong pMt hi~n
- Quy chwln Icy thU<itqu6c gia v~ chAt IUQ1lgnu6c ngfun (QCVN 09: 20081B1NMT).
- Quy chu5n ky thU<itqu6c gia v~ chAt IUQ1lgnuac sinh ho~t (QCVN 02: 2009IBYT).

Tmollg nhom
Do d~c va thfr nghifm

L~LlLLLLL L--------

I, Ktl qua thit nghi~m trong phi~u nay chi cO gill. tri !ren ~u thit nghiem.
2. Ten m!u., dUllC ghi mea yeu du ella khlich hang,
3. (') ClIe chi li~u dul;JC dmg nhan VILAS.
4. (•• ) Chi ti~u du(,YCthir nghi~m bOi oM thau phu (ntu co).
vA CONG NGH-E;MOl TRUONG
TRUNG TAM KHOA HQC
PHONG CONG NGH:a::QUAN TRAc MOl TRUONG
Dja chi: S6 74, KP5, To Ky, P.Tan Chanh Hi~p, Q.12, TP.HCM
Tel: 08.62.559.077 Fax: 08.62.559.077
Email: phantichmoitruong@gmail.com

PHIEU KET QuA THU NGHI~M


Sb: 13102014-07/KQ-CESAT
Nguai gui mftu : PH~,!VI THJ TUYtT N!IUNG .
Dja di~m lAymftu : HQ ONG NGUYEN VAN LONG (khu phil Binh Thung 1)
Lo~i mftu : Nuac duai dAt Thai gian luu mftu: 07 ngay
S6luQ11g : 01
Ngay lAy mftu : 08/1 0/20 14
Ky hi~u mftu :BA2
Ngay tra k~t qua : 13/10/2014
KET QuA THUNGHI-E;M:

K~t qua QCVN 09: QCVN 02: Phtrong phap


TT ThilngsB Don vi
BA2 2008/BTNMT 2009/BYT thfr nl!:hiem
I pH - 5,46 5,5- 8,5 6- 8,5 TCVN 6492: II
Khong co Khong co
2 Mui vj mg/I
mui vj la
- moi vi la
Cam quang

KPH
3 Amoni mg/I 0,1 3 TCVN 5988: 95
«0,005)
4 D<)cung mg/I 75,22 500 350 TCVN 6224: 96
5 S~t mg/I 0,31 5 0,5 TCVN 61 77: 96
6 Clorua mg/I 81,3 250 300 TCVN 6194: 96
KPH
7 Chi mg/I
«0,002
0,01 - TCVN 6193: 96

KPH
8 Asen mg/I 0,05 0,01 TCVN 6626: 20
«0,005)
KPH
9 Thuy ngan mg/I
«0,000 I)
0,001 - TCVN 5991: 95

MPN/IOO Khilng ph at
10 E. Coli KPH 0 TCVN 6187: 96
ml hien thAy
MPN/IOO
II Coliform 0 3 50 TCVN 6187: 96
ml
Ghi eku: - KPH: khOng phil hi~n
- Quy chwln ky thu~t quf,c gia vt1 Ch~lluc;mg nuac ngfun (QCVN 09: 2008IBTNMT).
- Quy chuk ky thu~t quf,c gia vt1 ch~t luc;mg nu6c sinh ho~t (QCVN 02: 20091BYT).

TrtriYng nhOm
Do dl.lC va thfr nghi~m

LeLLLLW1L~

1. KEt qua thir nghiem trong phi~u nay chi cO gili tri tren mAu ttni' nghiem.
2. nn m!u, duvc ghi meo yeu cAu cU8 khlich hAng.
3. (.) Cae chi lieu duqc cltng nhan-VILAS,
4 ( •• ) Chi tieu du(JC mu nghiem bOi oM lhAu phl,l (nEu cO).
TRUNG TAM KHOA HQC vA CONG NGHE; MOl TRU'ONG
PHONG CONG NGH~ QUAN TRA.C MOl TRUONG
Dja chi: S6 74, KP5, To Ky, P.Tful Chanh Hi~p, Q.12, TP.HCM
Tel: 08.62.559.077 Fax: 08.62.559.077
Email: phantichmoitruong@gmail.com

PIDEU KET QuA THU NGID~M


s6: 13102014-08/KQ-CESAT
Nguai gui m~u : PI!~I\? THI TU.YET NHUNG • .
Dia di~m I~y m~u : HQ BA NGUYEN THT DUNG (khu pho Ngai Thang)
LO\li m~u : Nuac duai d~t Thai gian luu m~u: 07 ngay
S61ugng : 01
Ngay I~y m~u : 08/10/2014
Ky hi~u m~u : BTl
Ngay tra k~t qua : 13/10/2014
KET QuA THir NGHIE;M:

K~t qua QCVN 09: QCVN 02: PhlfO'ng phap


TT Thong s6 Don vi
BTl 2008/BTNMT 2009/BYT thfr n2hiem
I pH - 5,35 5,5- 8,5 6- 8,5 TCVN 6492: II
KhOngc6 Khong co
2 Mui vi mg/I - miIi vi la
Cam quang
mui vi 1\1
3 Amoni mg/I 0,04 0,1 3 TCVN 5988: 95
4 DQctmg mg/I 90,4 500 350 TCVN 6224: 96
5 S~t mg/I 1,19 5 0,5 TCVN 6177: 96
6 Clorua mg/I 81,3 250 300 TCVN 6194: 96
KPH
7 Chi mg/I
«0,002
0,01 - TCVN 6193: 96

KPH TCVN 6626: 20


8 Asen mg/I 0,05 0,01
«0,005)
KPH TCVN 5991: 95
9 Thuy ngful mg/I 0,001 -
«0,0001)
MPN/IOO KhOng phat
10 E.Coli KPH 0 TCVN 6187: 96
ml hien th~v
MPN/IOO TCVN 6187: 96
II Coliform 2 3 50
ml
Ghi chu: - KPH: kMng phat hi~n
• Quy ehu:ln ky thU<ilqu6e gia v~ eh:ltlw;mg nuae ngfun (QCVN 09: 2008/BTNMT) .
. Quy ehu:ln ky thu~l qu6e gia v~ eh:ltlw;mg nuae sinh ho~l (QCVN 02: 2009/BYT).

Truong nhom
Do d~c va thfr nghi~m

J. Kft qua thit nghj~m frOng phi~u mly chi co gia tri tren mIu mit nghiem.
2. no mAu, dllf,JC ghi theo yeu cAu cU8 khAch hang.
3. (') Cae chi tieu dUVC cling nh~ VILAS.
4. (•• ) Chi lic!u dlIllC thit nghiem hOi nha th~u ph\.! (Diu (6).
TRUNG TAM KHOA HQC vA CONG NGHE; MOl TRUONG
PHONG CONG NGH~ QUAN TRAc MOl TRVONG
Dia chi: sf> 74, KP5, To Ky, P.Tan Chanh Hi~p, Q.12, TP.HCM
Tel: 08.62.559.077 Fax: 08.62.559.077
Email: phantichmoitruong@gmail.com

PHIEU KET QuA THU NGHI~M


Sr5: 13102014-09/KQ-CESAT
Nguai gfri m~u : PII~M THI ~UYE.! NHUNG ~ .
Dia di~m liiy m~u :HQ ONG TRAN VAN CAO (gan chI}'Ngai Thang)
Lo?i m~u : Nuoc duoi ctiit Thai gian luu m~u: 07 ngay
sf> lUQ11g : 01
Ngay liiy m~u : 08/1 0/20 14
Ky hi~u m~u : BT2
Ngay tra k~t qua : 13/10/2014
KET QuA THU' NGHleM:

K~t qua QCVN 09: QCVN02: PhlfOllg phap


TT ThOngs6 DOll vi
BTl 2008/BTNMT 2009/BYT thfr nl!:hiem
I pH - 5,33 5,5- 8,5 6- 8,5 TCVN 6492: II
Khongc6 KhOng co
2 Mlii vi mg/I
mlii vi I?
- mili vi la
Cam quang
KPH
3 Amoni mg/I 0,1 3 TCVN 5988: 95
«0,005)
4 D(\ c(mg mg/I 81,27 500 350 TCVN 6224: 96
5 S~t mg/I 0,40 5 0,5 TCVN 6177: 96
6 Clorua mg/I 73,41 250 300 TCVN 6194: 96
KPH
7 Chi mg/I
«0,002)
0,01 - TCVN 6193: 96

KPH
8 Asen mg/I 0,05 0,01 TCVN 6626: 20
«0,005)
KPH
9 Thuy ngiin mg/I
«0,0001)
0,001 - TCVN 5991: 95
MPN/IOO KhOng phat
E. Coli TCVN 6187: 96
10

I1 Coliform
ml
MPN/IOO
KPH
hien thftv
3
°
50 TCVN 6187: 96
0
ml
Ghi ehu: - KPH: khong phat hi~n
• Quy chuftn ky thu~t quac gia v~ chit Jm;mg mr6c ngfun (QCVN 09: 2008/BTNMT).
- Quy chuftn ky thu~t qu6c gia v~ chit Juc;mgnuCrcsinh ho~t (QCYN 02: 2009/BYT).

Trlf(l'Og nhom
Do dl}C va thfr nghi~m

[~LLLLLI1~

1. KEt qua thir nghiem trong phi~u nay chi cO gia lJi In!n mAu thir nghlCm.
2. Ten m!u, dul,lCghi lheo y~u c6u cia khacb hang.
3. (.) Cae chi lieu dlll;JC oong nh~ VILAS,
4 , •• \ Chi liell duoc ,h., nphibn I>t'ri nMlhAl! nhll (~Il cit)
TRUNG TAM KHOA HQC vA CONG NGHE; MOl TRUONG
PRONG CONG NGR~ QUAN TIUC MOl TRUONG
Dia chi: S6 74, KP5, To Ky, P.Tiin Chlinh Hi~p, Q.12, TP.HCM
Tel: 08.62.559.077 Fax: 08.62.559.077
Email: phantichmoitruong@gmail.com

PliEU KET QuA THV'NGHI~M


St5: J3J020J4-JOIKQ-CESAT
Nguai glii m~u : PHAM THI TUYET NHUNG
Dia di~m I~y m~u : KCN SONG THAN 1
Lo~i m~u : Nuac duai d~t Thai gian luu m~u: 07 ngay
S61ugng : 01
Ngay l~y m~u : 14/10/2014
Ky hi~u m~u : DAI
Ngay tra k~t qua : 22/10/2014
KET QuA THU NGHltM:

K~t qua QCVN09: QCVN02: Phu011g phap


TT Thong sA D011vi
DAI 2008/BTNMT 2009/BYT thfr nghiem
I pH - 5,83 5,5- 8,5 6- 8,5 TCVN 6492: II
Khong co Khong co
2 Mui vi mg/I
mui vi I~
- moi vi la
Cam quang

3 Amoni mg/I 0,02 0,1 3 TCVN 5988: 95


4 DQ c(mg mg/I 52,9 500 350 TCVN 6224: 96
5 S~t mg/I 0,37 5 0,5 TCVN 6177: 96
6 Clorua mg/I 94,2 250 300 TCVN 6194: 96
KPH
7 Chi mg/I
«0,002)
0,01 - TCVN 6193: 96
KPH
8 Asen mg/I 0,05 0,01 TCVN 6626: 20
«0,005)
KPH
9 Thuy ngiin mg/I
«0,0001 )
0,001 - TCVN 5991: 95

MPN/IOO Khong ph:it


IO E.Coli KPH 0 TCVN 6187: 96
ml hien th~y
MPN/IOO
II Coliform 0 3 50 TCVN 6187: 96
ml
Ghi eh,,: - KPH: khang ph'l hi~n
- Quy ehu:in ky thu<il qu6c gia v~ ehillw;mg mlae nglim (QCVN 09: 2008/BTNMT).
- Quy ehu:in ~i'thu~t qube gia v~ ehit lUQ11gnuae sinh ho~t (QCVN 02: 2009/BYT).

TruOng nhOm
Do d~c va thfr nghi~m

(~UllLlU.~

1. Ket qua thir nghiem trong phifu nay chi co gill. tri trtn mJu llll;' nghieOL
2. Ten m!tI., du(1Cghi lheo yeu du cUllkhlkh hang.
3. (.) Cae chi til!u dUllC tOng nh~ VILAS.
4. (•• ) ChI neu dui;JC thli nghiem hOinhs thfuJ phI,! (n~u 00).
TRUNG TAM KHOA HQC vA CONG NGH~ MOl TRU'ONG
PHONG CONG NGH~ QUAN TRAc MOl TRUONG
Dia chi: S6 74, KP5, To Ky, P.Tiin CMnh Hi~p, Q.12, TP.HCM
Tel: 08.62.559.077 Fax: 08.62.559.077
Email: phantichmoitruong@gmail.com

PUIEU KET QuA TUU NGUI~M


St5: 13102014-11/KQ-CESAT
Nguai gui m~u : PH AM THI TUYET NHUNG
Dia di~m I~y m~u : HO"BA NdUYEN THJ TUYET MAl (gAn chQ' Di An 1)
LO:,1i m~u : Nuac duai d~t Thai gian luu m~u: 07 ngay
S6luQ11g : 01
Ngay I~y m~u : 14/10/2014
Kyhi~u m~u :DA2
Ngay tra k~t qua : 22/10/2014
KET QuA THU NGHI~M:

Ket qua QCVN 09: QCVN02: PhlfOllg phap


TT Thong s& DOlI vi thif nj!hiem
DA2 2008/BTNMT 2009/BYT
I pH - 5,52 5,5- 8,5 6- 8,5 TCVN 6492: II
Khong co Khong co
2 Mui vi mg/I - Cam quang
mui vi 1:,1 miIi vi la
3 Amoni mg/I 0,12 0,1 3 TCVN 5988: 95
4 De>cung mg/I 60,31 500 350 TCVN 6224: 96
5 S~t mg/I 0,27 5 0,5 TCVN 6177: 96
6 Clorua mg/I 77,35 250 300 TCVN 6194: 96
KPH
7 Chi mg/I
«0,002)
0,01 - TCVN 6193: 96

KPH
8 Asen mg/I 0,05 0,01 TCVN 6626: 20
«0,005)
KPH
9 Thuy ngiin mg/I
«0,0001 )
0,001 - TCVN 5991: 95

MPN/IOO KhOng phM


10 E.Coli KPH 0 TCVN 6187: 96
ml hien thAv
MPN/IOO
II Coliform I 3 50 TCVN 6187: 96
ml
Ghi ehu: - KPH: khong ph"t hi~n
- Quy ehufuJ ky th~t qu6e gia v~ ehAtluc;mg nuOc ngfun (QCVN 09: 2008/BTNMT).
- Quy ehufuJ ky thu~t qu6e gia v~ ehAtluc;mg nuae sinh hOat (QCVN 02: 2009/BYT).

Tmong nhom
Do d:,lC va thif nghi~m

ltll1LLUL~

1. Kit qua thit nghi~m trong phiau nliy chi co gia tri tren nJu 1hu nghiem.
2. nn mall, duqc ghi thea yeu du ctia khAch hang.
3. (.) Cae chi lieu l1uqcdlllg nh~ VILAS.
4. ( •• ) Chlli!u dul;JC thli nghiem bOi nha mAu phu (n~u 00).
TRUNG TAM KHOA HQC vA CONG NGH~ MOl TRU'ONG
PHONG CONG NGH:E:QUAN TRA.C MOl TRUONG
Dja chi: S6 74, KP5, To Ky, P.Tiin Chiinh Hi~p, Q.12, TP.HCM
Tel: 08.62.559.077 Fax: 08.62.559.077
Email: phantichmoitruong@gmail.com

PHIEU KET QuA THU NGm~M


S6: 13102014-12/KQ-CESAT
Ngum gui m~u : PHAM THI TUYET NHUNG
Dja di~m I~y m~u : HO"BA NdUYEN TH' YEN (KHU TTHC THI XA)
LO(li m~u : Nuac duai d~t Thai gian luu m~u: 07 ngay
S61ugng :0I
Ngay I~y m~u : 14/10/2014
Ky hi~u m~u :DA3
Ngay tnl k~t qua : 22/10/2014
KET QuA THUNGHI~M:

K~t qua QCVN09: QCVN02: Phtrong phap


TT Thong s6 Don vi DA3 2008/BTNMT 2009/BYT thfr nl!hiem
I pH - 5,39 5,5- 8,5 6- 8,5 TCVN 6492: II
Khong co Khong co
2 Mui vi mg/I
mui vi l(l
- mui vi la
Cam quang

KPH TCVN 5988: 95


3 Amoni mg/I 0,1 3
«0,005)
4 DQ c(mg mg/I 77,41 500 350 TCVN 6224: 96
5 S~t mg/I 0,25 5 0,5 TCVN 6177: 96
6 Clorua mg/I 77,35 250 300 TCVN 6194: 96
KPH
7 Chi mg/I
«0,002)
0,01 - TCVN 6193: 96

KPH
8 Asen mg/I 0,05 0,01 TCVN 6626: 20
«0,005)
KPH
9 Thuy ngan mg/I
«0,0001)
0,001 - TCVN 5991: 95

MPN/IOO KhOng ph at
10 E. Coli KPH 0 TCVN 6187: 96
ml hien th~y
MPN/IOO
II Coliform 0 3 50 TCVN 6187: 96
ml
Ghi eh": - KPH: kh6ng pha! hi~n
- Quy chuh 1<5' thu~t qubc gia v€ ch,lt lur;mg nu6c ngfun (QCVN 09: 1008/BlNMT).
- Quy chufrn ky th~t qubc gia v€ ch.1t lur,mg nuoc sinh ho~t (QCVN 01: 1009/BYT).

Trifling nhOm
Do dl}C va thfr nghi~m

l!WLLlll-~
fJuin 'f!rlll .oJjr7J1f/
I. K~I qua th(r nghiem tI'Ongphi~u nay chi cOgla tri tren m~u thti nghi~m.
2. Tl!n m!u, dLr(JCghi theo y!u cau cua khach hang.
3. tt) Cite chi lieu du(1C oong nh~ VILAS.
4. (•• ) ChJ ti!u duQCthir nghi~m hOi nhit th<1uphI,!(n~u cO).
TRUNG TAM KHOA HQC vA CONG NGH~ MOl TRUONG
PRONG CONG NGR~ QUAN TRAc MOl TRU"ONG
Dia chi: S6 74, KP5, To Ky, P.Tan Chanh Hi~p, Q.12, TP.HCM
Tel: 08.62.559.077 Fax: 08.62.559.077
Email: phantichmoitruong@gmail.com

PHIEU KET QuA THU NGHItM


St5: 13J020J4-J4/KQ-CESAT
Nguai gui m~u : PHAM•.•
THI
.••.•
TUYET NHUNG.• l.
E>jadi~m I~y m~u : HO BA LE THI NHUNG ( gan Suoi Nhum)
LOlli m~u : Nuac duai d~t Thai gian luu m~u: 07 ngay
S6iugng : 01
Ngay I~y m~u : 14/10/2014
Ky hi~u m~u : E>HI
Ngay tra k~t qua : 22/1 0/20 14
KET QuA THlr NGHI~M:

Ket qua QCVN09: QCVN 02: Phuong phap


TT Thong sA Don vi
E>HI 2008/BTNMT 2009/BYT thir nghiem
I pH - 5,25 5,5- 8,5 6- 8,5 TCVN 6492: II
Khong co Khong co
2 MiJi vi mg/I
miJi vi 1\1
- miJi vi la
Cam quang

KPH
3 Amoni mg/I 0,1 3 TCVN 5988: 95
«0,005)
4 DQclmg mg/I 70,92 500 350 TCVN 6224: 96
5 S~t mg/I 0,56 5 0,5 TCVN 6177: 96
6 Clorua mg/I 115,31 250 300 TCVN 6194: 96
KPH
7 Chi mg/I
«0,002)
0,01 - TCVN 6193: 96

KPH
8 Asen mg/I 0,05 0,01 TCVN 6626: 20
«0,005)
KPH
9 Thuy ngan mg/I
«0,0001)
0,001 - TCVN 599 I: 95

MPN/IOO KhOng phat


10 E. Coli KPH 0 TCVN 6187: 96
ml hien th~y
MPN/IOO
II Coliform 0 3 50 TCVN 6187: 96
ml
Ghi ehu: - KPH: khong phlit hi~n
- Quy chufrnk5'th~t qu6c gia v~ chitlw;mg nuoc ngfun (QCVN 09: 2008/BTNMD.
- Quy chufrnky th~t qu6c gia v~ chitluc;mg nuoc sinh ho~t (QCVN 02: 2009/BYf).

TruOng nhom
Do d\lC va thir nghi~m

UuUllll
7ft..' 'It~ (Jl),
uta Jl f'(lJI vJi(JIf/
1. Ktt qua thir nghi~m trong phiEu nay chi co giA trj Din mAu thti nghiem.
2. Ten m!u, dullC ghi thea yeu cAu cUa khach hang.
3. (.) Cae chi liEu dUllC ding nh~ Vll.,AS.
4. (•• ) Chi tiell dltQC thir nghiem bOi nhll. mAu pht,l (nau co),
TRUNG TAM KHOA HQC vA CONG NGH~ MOl TRUONG
PHONG CONG NGH~ QUAN TRAc MOl TRUONG
Dja chi: S6 74, KP5, To Ky, P.Tan Chanh Hi~p, Q.12, TP.HCM
Tel: 08.62.559.077 Fax: 08.62.559.077
Email: phantichmoitruong@gmail.com

PHIEU KET QuA THU NGHI:E:M


s6: 13102014-15/KQ-CESAT
NguiJi giri miiu : PH~M TH! TUYET NHUNG
Dia di~m lAymiiu : H(> ONG TRAN VAN TUAN ( KDC NIEN JCH)
LO:;limiiu : Nuac duai dAt Thai gian luu miiu: 07 ngay
S61uqng : 01
Ngay lAymiiu : 14/10/20 14
Ky hi~u miiu :DH2
Ngay tra k~t qua : 22/1 0/20 14
KET QuA THU' NGHI~M:

K~t qua QCVN 09: QCVN 02: Phuong phap


TT Thong sA Don vi
DH2 2008/BTNMT 2009/BYT thir nehiem
I pH - 5,25 5,5- 8,5 6- 8,5 TCVN 6492: II
Khong co KhOng co
2 Mili vi mg/I
mili vi l:;l - miJi vi la
Cam quang

3 Amoni mg/I 0, I I 0,1 3 TCVN 5988: 95


4 DQ cung mg/I 69,52 500 350 TCVN 6224: 96
5 Silt mg/I 0,45 5 0,5 TCVN 6177: 96
6 Clorua mg/I 85, I6 250 300 TCVN 6194: 96
KPH
7 Chi mg/I
«0,002)
0,01 - TCVN 6193: 96
KPH
8 Asen mg/I 0,05 0,01 TCVN 6626: 20
«0,005)
KPH
9 Thliy ngan mg/I
«0,0001)
0,001 - TCVN 5991: 95
MPN/100 KhOng ph at
10 E. Coli KPH 0 TCVN 6187: 96
ml hien th~v
MPN/JOO
II Coliform I 3 50 TCVN 6187: 96
ml
Ghi ehu: - KPH: khong ph.t hi~n
- Quy chufu, ky thu;it qu6c gin v~ chAt lugng nu6c ngfun (QCVN 09: 2008/BTNMT).
- Quy chuAn ky thu;it qu6c gin v~ ch5t hrgng nuoc sinh ho~t (QCVN 02: 2009/BYT).

Truollg nhom
Do d\lC va thir nghi~m

(JWLl1IL~

1. Kft qua mil nghitm trong phi~u nay chi cO gin trj trio m!u thfr nghiem.
2. Ten m!u. du(JCghi theo y~u cAu etia kMch hang.
3. (.) Cae chi lieu dul}C cOng nl$l VILAS.
4. (•• ) Chi lieu dl1l1C thir nghiem bt'ri nha thSu phl,l (n~u 00).
TRUNG TAM KHOA HQC vA. CONG NGHE; MOl TRU'ONG
PHONG CONG NGH~ QUAN TRAc MOl TRUONG
Dia chi: S6 74, KP5, To Ky, P.Tan Chanh Hi~p, Q.12, TP.HCM
Tel: 08.62.559.077 Fax: 08.62.559.077
Email: phantichmoitruong@gmail.com

PHIEU KET QuA THU NGHI:E:M


s6: 13102014-16/KQ-CESAT
Nguai gui m~u : PH~M TH! TUYET NHUNG
Dja di~m I~y m~u : HO BA. NGUYEN THJ HAl (khu ph6 Tan Hoa)
Lo?i m~u : Nuac duai d~t Thai gian luu m~u: 07 ngay
S61uqng : 01
Ngay I~y m~u : 14/10/2014
Ky hi~u m~u :DH3
Ngay tni k€t qua : 22/10/2014
KET QuA THU NGHIE;M:

K~t qua QCVN 09: QCVN 02: Phlf01lg phap


TT ThOngs6 DOli vi DH3 2008/BTNMT 2009/BYT thfr nghiem
I pH - 6,03 5,5- 8,5 6- 8,5 TCVN 6492: 11
Khongc6 Khong co
2 Mlii vi mg/I - miJi vi la
Cam quang
mlii vi I?
KPH TCVN 5988: 95
3 Amoni mg/I 0,1 3
«0,005)
4 DQ c(mg mg/I 69,52 500 350 TCVN 6224: 96
5 S~t mg/I 0,45 5 0,5 TCVN 61 77: 96
6 Clorua mg/I 85,16 250 300 TCVN 6194: 96
KPH
7 Chi mg/I 0,01 - TCVN 6193: 96
«0,002)
KPH 0,01 TCVN 6626: 20
8 Asen mg/I 0,05
«0,005)
KPH
9 Thliy ngan mg/I 0,001 - TCVN 5991: 95
«0,0001)
MPN/100 KhOng phat
10 E.Coli KPH 0 TCVN 6187: 96
ml hi~n th:1v
MPN/IOO TCVN 6187: 96
II Coliform 0 3 50
ml
Ghi ehu: - KPH: khOng pMt hi~n
• Quy chuAn ky thu;it qu6c gia v~ ch5t luqng nuac ngfun (QCVN 09: 2008/BTNMT) .
. Quy chuAn ky thu~t qu6c gia v~ ch5t luqng nuac sinh hoat (QCVN 02: 2009/BYT).

Trlf(mg nhom
Do dl}C va thfr nghi~m

(jUlLLl

~IJl $/fJlfj
I. K~I qua th(r nghiem trong phi~u nay chi cO gifl ttl tr&1 mfuJ thli nghitm.
2. Ten mAll, dU'(,l'Cghi thea yeu cAu cia khilch hang.
3. (.) Cae chi tieu dU'l;1C rung nh~ VILAS.
4. ( •• ) Chi tieu du(JC thit nghi~m b6i nM thAu phl,l (n~u 00).
TRUNG TAM KHOA HQC vA CONG NGH~ MOl TRUONG
PHONG CONG NGHt QUAN TRAc MOl TRUONG
Dia chi: S6 74, KP5, To Ky, P.Tan Chanh Hi~p, Q.12, TP.HCM
Tel: 08.62.559.077 Fax: 08.62.559.077
Email: phantichmoitruong@gmail.com

PHIEU KET QuA THU NGHI~M


S6: 22102014-19/KQ-CESAT
Nguai giri m~u : PH~M TH! TUYET NHUNG
Dja di~m lAym~u : BAI RAc TAN BiNH (phuOng Tan Binh)
LOlli m~u : Nuac duai dAt Thai gian luu m~u: 07 ngay
S61ugng : 01
Ngay lAym~u : 14/10/2014
Ky hi~u m~u :TBI
Ngay tta k~t qua : 22/1 0/20 14
KET QUA THll" NGHI~M:

K~t qua QCVN09: QCVN02: Phuong phap


TT Thong s3 Don vi
TBI 2008fBTNMT 2009fBYT thir nl!:hiem
I pH - 5,39 5,5- 8,5 6- 8,5 TCVN 6492: II
Khong co Khong co
2 Mui vi mg/I
mui vi III
- miti vi la
Cam quang

3 Amoni mg/I 0,26 0,1 3 TCVN 5988: 95


4 DQ Clmg mg/I 104,61 500 350 TCVN 6224: 96
5 S~t mg/I 0,53 5 0,5 TCVN 6177: 96
6 Clorua mg/I 105,22 250 300 TCVN 6194: 96
KPH
7 Chi mg/I 0,01 - TCVN 6193: 96
«0,002)
KPH TCVN 6626: 20
8 Asen mg/I 0,05 0,01
«0,005)
KPH
9 ThiJy ngan mg/I 0,001 - TCVN 5991: 95
«0,0001)
MPN/IOO Khilng phlit
TCVN 6187: 96
10

II
E.Coli

Coliform
ml
MPN/IOO
KPH

4
hien th~v
3
°
50 TCVN 6187: 96
ml
Ghi chu; - KPH: khong ph"t hi~n
- Quy chuftn ky thu;1t qubc gia v~ chitiuc;mg nuOc ngfun (QCVN 09: 2008/BTNMT).
- Quy chuftn ky thu;1t qu& gia v~ chitlw;mg nuOc sinh ho?t (QCVN 02: 2009/BYl).

Tmongnhom
Do dlolC va thir nghi~m

CeLLI1ULLL~
~

fjuin llrrn $/tnfj


I. K~t qua thir ng.hi~m lrong phitu nay chi cil giil lJi tItn mAu thir nghi~m.
2. nn mall, duQ'C ghi theo yeu cau ella "hach hang.
3. (') Cue chi litu dllQ'C c6ng nhan VILAS.
4. ( •• ) Chi lieu duQ'c lhJi' nghiem b6i nh! thAu ph~ (n~u cO).
TRUNG TAM KHOA HQC vA CONG NGHt MOl TRUONG
PHONG CONG NGH~ QUAN TRAc MOl TRUONG
Dja chi: S6 74, KP5, To Ky, P.Tiin Chanh Hi~p, Q.12, TP.HCM
Tel: 08.62.559.077 Fax: 08.62.559.077
Email: phantichmoitruong@gmail.com

PHIEU KET QuA THiJ"NGHI~M


Sc5:23102014-08/KQ-CESAT
NglIai gtii mliu : PH~M THI TUYET NHUNG
Dia di~m Idy mliu : HQ ONG NGUYEN VAN KIM (g~n blii rac Tan Binh)
Lo\\i mliu : NlIac dlIai ddt Thai gian IlIUmliu: 07 ngay
S61lIqng : 01
Ngay Idy mliu : 15/10/2014
Ky hi~u mliu :TB2
Ngay tni k~t qua : 23/10/2014
KET QUA THUNGHItM:

Ket qua QCVN 09: QCVN02: PhllOllg phap


TT ThOng sA DOlI vi
TB2 2008/BTNMT 2009/BYT thir nl!:hiem
I pH - 5,38 5,5- 8,5 6- 8,5 TCVN 6492: II
Khongc6 Khong co
2 Mui vi mg/I
mui vi 1\\
- mili vi la
Cam quang

3 Amoni mg/I 0,07 0,1 3 TCVN 5988: 95


4 D(>cung mg/I 109,4 500 350 TCVN 6224: 96
5 S~t mg/I 0,48 5 0,5 TCVN 6177: 96
6 Clorua mg/I 105,22 250 300 TCVN 6194: 96
KPH
7 Chi mg/I 0,01 - TCVN 6193: 96
«0,002)
KPH TCVN 6626: 20
8 Asen mg/I 0,05 0,01
«0,005)
KPH
9 Thuy ngiin mg/I 0,001 - TCVN 5991: 95
«0,0001)
MPN/IOO Khong phM
TCVN 6187: 96
10 E.Coli
ml
MPN/IOO
KPH
hien thAv
°
50 TCVN 6187: 96
II Coliform I 3
ml
Ghi ehu: - KPH: khong phAt hi~n
- Quy ehu:1n ky thu~t quAe gia v~ eh5tluQ1lg nu6e ngfun (QCVN 09: 2008/B1NMD.
- Quy ehu:1n ky th~t quAe gia v~ eh5tluQ'llg nu6c sinh ho~t (QCVN 02: 2009/BYl).

TrtriYng nhom
Do dlJC va thir nghi~m

L&WLLLlli~
c

I. K~I qua thit nghi~m trong phitu nay chi cO gia Ui uen mAu [flu nghiem
2. Ten m~u. dllqc ghi theo yeu cAu eua khach hang.
3. (.) Cae chi tieu dl1Q'cet\ng nhdn VfLAS.
4. ( •• ) Chi tieu dLJI1C thu nghiem lx'ri nha lhau phu (n~u co).
TRUNG TAM KHOA HQC vA CONG NGHt MOl TRU'ONG
PHONG CONG NGHJt QUAN TRAc MOl TRUONG
Dja chi: 56 74, KP5, To Ky, P.Tful Chiinh Hi~p, Q.12, TP.HCM
Tel: 08.62.559.077 Fax: 08.62.559.077
Email: phantichmoitruong@gmail.com

PIDItU KET QuA THU NGHI~M


Sr5:23102014-09/KQ-CESAT
Nguai giri m~u : PHAM TRI TUYET NHUNG
Dia di~m I~y m~u : NGHiA TRANG TAN BiNH (PhuOng Tan Binh)
LO\li m~u : Nuac duai d~t Thai gian lUll m~u: 07 ngay
561ugng : 01
Ngay I~y m~u : 15/10/2014
Ky hi~u m~u :TB3
Ngay tni ket qua : 23/1 0/20 14
KET QuA THU NGHItM:
K~t qua QCVN 09: QCVN 02: PhuOlIg phsp
TT Thong s6 DOlI vi
TB3 2008/BTNMT 2009/BYT thfr ne:hiem
I pH - 5,38 5,5- 8,5 6- 8,5 TCVN 6492: II
Khong co Khong co
2 MiJi vi mg/I
miJi vi 1\1
- miti vi la
Ciun quang

3 Amoni mg/I 0,18 0,1 3 TCVN 5988: 95


4 DQ ct'mg mg/l 98,22 500 350 TCVN 6224: 96
5 5~t mg/l 1,05 5 0,5 TCVN 6177: 96
6 Clorua mg/I 87,14 250 300 TCVN 6194: 96
KPH
7 Chi mg/I
«0,002)
0,01 - TCVN 6193: 96

KPH
8 Asen mg/l 0,05 0,01 TCVN 6626: 20
«0,005)
KPH
9 Thuy ngful mg/I
«0,0001)
0,001 - TCVN 5991: 95

MPN/IOO Khong phst


10 E. Coli KPH 0 TCVN 6187: 96
ml hien thftv
Coliform
MPN/IOO
II I 3 50 TCVN 6187: 96
ml
Ghi ehu: - KPH: khong phAt hi~n
- Quy chuh ky thll\it qu6c gia v6 chat lUQ11gnu6c ngfun (QCVN 09: 2008IBTNMT).
- Quy chuan ky thll\it qu6c gia v6 chat lUQ11gnu6c sinh hoat (QCVN 02: 20091BYT).

TruOng nhOm
Do dl}C va thfr nghi~m

Uul{lLl~
c

[Puin "{J{'tnfl3aJlf!
I. K~t qua thl'r nghi~m trong phitu nily chi cO gia trj tren mAu ttni nghi~m.
2. no m~u, dLIl,lCghi moo yeu cAu ella khAch hang.
3. (.) Cae chi tieu duqc oong nh~ VILAS.
4. (U) Chi lieu du(JC thu nghiem hOi nhli thau ph\! (n~u 00).
TRUNG TAM KHOA HQC vA CONG N9H~ MOl TRUONG
PHONG CONG NGH~ QUAN TRAC MOl TRUONG
Dja chi: S6 74, KP5, To Ky, P.Tan Chlinh Hi~p, Q.12, TP.HCM
Tel: 08.62.559.077 Fax: 08.62.559.077
Email: phantichmoitruong@gmai1.com

PHIEU KET QuA THU NGHI~M


St5: 23102014-12/KQ-CESAT
Nguai gfri m~u : PH~M TR! TUYET NHUNG
8ja di~m I~y m~u : HO BA LE TH! GAl (khu ph6 Tan Phll'(}'c)
LO\1i m~u : Nuac duai d~t Thai gian luu m~u: 07 ngay
S61uqng : 01
Ngay I~y m~u : 15/10/2014
Ky hi~u m~u :TB4
Ngay tn'l k~t qua : 23/10/2014
KET QuA THLrNGHI~M:
Ket qua QCVN 09: QCVN 02: Phuong phap
TT ThOngs6 Don vi
TB4 2008/BTNMT 2009/BYT thfr nehiem
I pH - 5,87 5,5- 8,5 6- 8,5 TCVN 6492: 11
Khongc6 KhOng co
2 Mili vi mg/I
mili vi 1\1
- mili vi 13
Cam quang
KPH
3 Amoni mg/I 0,1 3 TCVN 5988: 95
«0,005)
4 8Q cUng mg/I 44,51 500 350 TCVN 6224: 96
5 S~t mg/I 0,43 5 0,5 TCVN 6177: 96
6 Clorua mg/I 90,22 250 300 TCVN 6194: 96
KPH
7 Chi mg/I
«0,002)
0,01 - TCVN 6193: 96
KPH
8 Asen mg/I 0,05 0,01 TCVN 6626: 20
«0,005)
KPH
9 Thliy ngan mg/I
«0,0001)
0,001 - TCVN 5991: 95
MPN/IOO Khong phat
10 E. Coli KPH 0 TCVN 6187: 96
ml hi~n th~y
MPN/IOO
II Coliform 0 3 50 TCVN 6187: 96
ml
GIl; ehtl: - KPH: khOng ph"t hi~n
- Quy chuiin ky th~t qu6c gia vb chit luc;mg nuoc ngAm (QCVN 09: 2008/BlNMT).
- Quy chuin ky th~t qu6c gia vb chit luc;mgnuoc sinh hOat (QCVN 02: 2009/BYT).

TruOng nhOm
Do dl}Cva thfr nghi~m

LaLLLLLLLL~

.6ft(i'n 11r'ln .olJr7J1!1


1. KEt qua mil nghi~m trong phieu miy chi 00 gia tri uin mAu thli nghiCm.
2. Ten mAu, dUl;1C ghi thoo yeu du clia khach hang.
J. (') Cae chi lieu dU'QCcling nh4n VILAS.
4. (U) Chi til!u dlJ't'lc lhli nghiem b6i oh;i mAu ph\! (n~u 00).
TRUNG TAM KHOA HQC vA CONG NGHf: MOl TRUONG
PHONG CONG NGH~ QUAN TRAc MOl TRUONG
Dia chi: s6 74, KP5, To Ky, P.Tan Chanh Hi~p, Q.12, TP.HCM
Tel: 08.62.559.077 Fax: 08.62.559.077
Email: phantichmoitruong@gmail.com

PHIEU KET QuA THU NGHI.E:M


Sr5: 23102014-18/KQ-CESAT
Nguai gui m~u : PH~ THI TUYET NHUNG
Dia di~m I~y m~u : HO ONG TRAN DUC D~ T (gAn KCN TDHB)
LO\li m~u : Nuac duai d~t Thai gian luu m~u: 07 ngay
S6lm;mg : 01
Ngay I~y m~u : 15/10/2014
Ky hi~u m~u :TDHI
Ngay tra k~t qua : 23/1 0/20 14
KET QuA THU NGHlf:M:
K~t qua QCVN09: QCVN02: PhuOllg phap
TT ThOngs6 DOll vi
TDHI 2008lBTNMT 2009/BYT thfr n2hiem
I pH - 5,75 5,5- 8,5 6- 8,5 TCVN 6492: II
Khongc6 Khong co
2 Mili vi mg/I
mili vi 1\1
- miJi vi Ia
Cam quang

3 Amoni mg/I 0,07 0,1 3 TCVN 5988: 95


4 DQ cfrng mg/I 44,51 500 350 TCVN 6224: 96
5 S~t mg/I 0,44 5 0,5 TCVN 6177: 96
6 Clorua mg/I 74,1 250 300 TCVN 6194: 96
KPH
7 Chi mg/I
«0,002)
0,01 - TCVN 6193: 96
KPH
8 Asen mg/I 0,05 0,01 TCVN 6626: 20
«0,005)
KPH
9 Thily ngan mg/I
«0,0001)
0,001 - TCVN 5991: 95
MPN/IOO Khong p~at
10 E.Coli KPH 0 TCVN 6187: 96
ml hien thav
MPN/IOO
II Coliform 0 3 50 TCVN 6187: 96
ml
GI,; eku: - KPH: khong phat hi~n
- Quy chwin ky thU\it qu6c gia v~ ch,lt IUQ'Ilgnu6c ngAm (QCVN 09: 2008/BTNM1).
- Quy chufuJ ky thU\it qu6c gia v~ chAtluQ'Ilg nucJc sinh hOat (QCVN 02: 2009/BYT).

Truong nhom
Do d~c va thfr nghi~m

U1LLU1lJL~

I. K~t qua thLi nghi~m trong phi~u nily chi cOgia trj trio m1u llui nghiem.
2. Ten mAu, dU'QCghi theo yeu du cila khlich hang.
3. (.) Cilc chi ti~u du(JC cang nhan VILAS.
4 (U) Chlli!u dm,K: lhti nghiem bt'ri nhll. mAu phil (neu cO).
TRUNG TAM KHOA HQC vA CONG NGH~ MOl TRU'ONG
PHONG CONG NGH~ QUAN TRA.C MOl TRUONG
Dja chi: sf> 74, KP5, To Ky, P.Tful Chanh Hi~p, Q.12, TP.HCM
Tel: 08.62.559.077 Fax: 08.62.559.077
Email: phantichmoitruong@grnail.com

PIDEU KET QUA THU NGID~M


s6: 23102014-19/KQ-CESAT
Nguai gtii m~u : PH~M TH! TUYET NHUNG
Dia di~m lAym~u : HO ONG NGUYEN VAN V~ Y (gan KCN TDHB)
Lm,lim~u : Nuac duai dAt Thai gian luu m~u: 07 ngay
Sf>lm;mg : 01
Ngay lAym~u : 16/10/2014
Ky hi~u m~u :TDH2
Ngay tni k~t qua : 23/10/2014
KET QuA THU' NGHIE:M:

K~t qua QCVN 09: QCVN 02: Phlfong phap


TT Thong sa Don vi
TDH2 2008/BTNMT 2009/BYT thir nghi~m
I pH - 5,61 5,5- 8,5 6- 8,5 TCVN 6492: 11
Khong co Khong co
2 Mui vi mg/I
mui vj l;.t
- mui vi la
Cam quang

KPH TCVN 5988: 95


3 Amoni mg/I 0,1 3
(0,005)
4 DQ c(mg mg/I 66,23 500 350 TCVN 6224: 96
5 S~t mg/I 0,42 5 0,5 TCVN 6177: 96
6 Clorua mg/I 81,34 250 300 TCVN 6194: 96
KPH
7 Chi mg/I 0,01 - TCVN 6193: 96
«0,002)
KPH TCVN 6626: 20
8 Asen mg/I 0,05 0,01
«0,005)
KPH
9 Thliy ngful mg/I 0,001 - TCVN 5991: 95
«0,0001)
MPN/IOO KPH KhOng ph at
10 E. Coli 0 TCVN 6187: 96
ml hi~n th~v
MPN/IOO 0 TCVN 6187: 96
II Coliform 3 50
ml
Ghi eh,,: - KPH: khilng pMt hi~n
- Quy chruin ky thu~t quac gia v~ chAt hrQ'llgmroc ngfun (QCVN 09: 2008/B1NMD.
- Quy chu5n ky thu~t qu& gia v~ chAt IUQ'Ilgnuoc sinh ho~t (QCVN 02: 2009/BYD.

TmiYng nhom
Do dlJC va thir nghi~m

------
/Yuill YIr7:11 {ijj(f;lIfI
1. K~l qua lhli nghi~m trong phi~u miy chi cOgia tri tr~n mAu thli nghiem.
2. Ten mill, duqc ghi moo yEu cAu ella khach hang.
3. (.) Cae chi tieu dul}C c6ng nh~ VILAS.
4. ( •• ) Chi liEu dul,JC thli nghiem b6i nhil mau ph\! (n~u 00),
TRUNG TAM KHOA HQC V A CONG NGH~ MOl TRUONG
PHONG CONG NGH~ QUAN TAAC MOl TRUONG
Dia chi: S6 74, KP5, To Ky, P.Tan Chanh Hi~p, Q.12, TP.HCM
Tel: 08.62.559.077 Fax: 08.62.559.077
Email: phantichmoitruong@gmail.com

PIDEU KET QuA THU NGHI~M


s6: 23102014-20/KQ-CESAT

Nguai gui m~u : PH~M THJ TUYET NHUNG


Dja di~m ll1ym~u : HO ONG DINH VAN TUNG (khu phA Dong Thanh)
Lo~i m~u : Nuac duai dl1t Thai gian luu m~u: 07 ngay
S61ugng : 01
Ngay ll1ym~u : 16/10/2014
Ky hi~u m~u :TDH3
Ngay tra k~t qua : 23/1 0/20 14
KET QUA THU NGHI~M:

K~t qua QCVN 09: QCVN02: Phuong phap


TT Thong sA Don vi 2008/BTNMT 2009/BYT thii' nl!hiem
TDH3
1 pH - 5,67 5,5- 8,5 6- 8,5 TCVN 6492: 11
Khongc6 Khong co
2 Mui vi mg/I - mui vi 1a
Cim quang
mui vi I~
KPH TCVN 5988: 95
3 Amoni mg/I 0,1 3
(0,005)
I
4 DI) cfrng mg/I 66,23 500 350 TCVN 6224: 96
5 S~t mg/I 0,17 5 0,5 TCVN 6177: 96
6 Clorua mg/I 110,1 250 300 TCVN 6194: 96
KPH
7 Chi mg/I
«0,002)
0,01 - TCVN 6193: 96

KPH 0,01 TCVN 6626: 20


8 Asen mg/I 0,05
«0,005)
KPH
9 Thuy ngan mg/I 0,001 - TCVN 5991: 95
«O,OOO\)
MPN/IOO Khong phlit TCVN 6187: 96
10 E.Coli KPH 0
m1 hien th5y
MPN/IOO 50 TCVN 6187: 96
11 Coliform 0 3
ml
Ghi elru: - KPH: khong pMt hi~n
- Quy chufuJ ky thu~l qu6c gia vS chfrtlu<;mg nuoc ngAm (QCVN 09: 2008/BTNMT).
- Quy chufrn k1 th~t qu6c gia vS chfrt lu<;mgnuoc sinh ho~t (QCVN 02: 2009/BYT).

TruOng nhom
Do dl}Cva thii' nghi~m

1. K€t qua lhu nghi~m bUng phitu nay chi cO gia ui ufn mAu thil nghic:m.
2. Ten m~u, dmlc ghi theo y~u cAu ella khach hang.
3. (') Cae chlli~u dmlC rong nhi,ln VILAS.
4. (") Chi tifu dul}C lhli nghiem hOi nMlhAu phu (ntu 00).
TRUNG TAM KHOA HQC V A CONG NGHE; MOl TRU.ONG
PHONG CONG NGH~ QUAN TlUC MOl TRUONG
Dja chi: s6 74, KP5, To Ky, P.Tan Chanh Hi~p, Q.12, TP.HCM
Tel: 08.62.559.077 Fax: 08.62.559.077
Email: phantichmoitruong@gmail.com

PmEU KET QuA THU NGHI~M


St5: 15042015-02/KQ-CESAT

j Nguai giri m~u : PHAM THI TUYET NHUNG


Dja di~m lAym~u : HQ 'ONG TRUONG VAN AN (g~n KCN Blnh DuOng)
Lo?i m~u : Nuac duai dAt Thai gian luu m~u: 07 ngay
S6lm;mg : 01
Ngay lAym~u : 11/4/2015
Ky hi~u m~u :ABI
Ngay tra k~t qua : 15/4/2015
KET QuA THU NGHIE;M:

Ket qua QCVN09: QCVN02: PhU01lg phap


TT Thong sB D01l vi
ABI 2008/BTNMT 2009/BYT thfr n2hiem
I pH - 5,53 5,5- 8,5 6- 8,5 TCVN 6492: II
Khong co KhOng co
2 Mui vi mg/I - mili vi la
Cam quang
mui vi I?
• 3 Amoni mg/I 0,06 0,1 3 TCVN 5988: 95
4 D{>cirng mg/I 51,62 500 350 TCVN 6224: 96
5 S~t mg/I 0,61 5 0,5 TCVN 6177: 96
6 Clorua mg/I 48,80 250 300 TCVN 6194: 96
KPH
7 Chi mg/I 0,01 - TCVN 6193: 96
«0,002)
KPH TCVN 6626: 20
8 Asen mg/I 0,05 0,01
«0,005)
KPH
9 Thliy ngan mg/I 0,001 - TCVN 5991: 95
«0,0001 )
MPN/IOO KhOng phat
10 E.Coli KPH 0 TCVN 6187: 96
ml hien th~v
MPN/IOO TCVN 6187: 96
II Coliform 0 3 50
ml
Ghi ehu: - KPH: khong ph';l hi~n
- Quy chuin ky thu~l qu6c gia v~ chat lw;mg nu6c ngfun (QCVN 09: 2008IBTNMT).
- Quy chuin ky thu~l qu6c gia v~ chat IUQ'llgnu6c sinh hoat (QCVN 02: 2009IBYT).

TruimgnhOm
Do dlJC va thfr nghi~m

ULlllWLL~

I. Kfl qua thli nghiem lrong phil:u nay chi cOgia tri tr~n mAu thi! nghi~m.
2. Ten mill. duqc ghi thoo yf!u cAu ella khacb hang.
3. (.) Cae chi tifu dU'(,JC cOng nh(in VlLAS.
4. (OU) Chi (ieu dU'l]C tlni nghiern bOi nM. thau phl,l (n~u co).
TRUNG TAM KHOA HQC vA CONG NGHl): MOl TRUONG
PHONG CONG NGH~ QUAN TRA.C MOl TRUONG
Dja chi: S6 74, KP5, To Ky, P.Tful Chfulh Hi~p, Q.12, TP.HCM
Tel: 08.62.559.077 Fax: 08.62.559.077
Email: phantichmoitruong@gmail.com

PHIEU KET QuA THU NGHI~M


St5: 15042015-04/KQ-CESAT

Ngum giri mftu : PI-!~~TH! TU.YET NHUNG


Dia di~m lAymftu : HQ BA NGUYEN TH! LOAN ( phuOng An Binh)
LO:;1imftu : Nuac duai dAt Thai gian luu mftu: 07 ngay
S61ugng : 01
Ngay lAymftu : 11/4/2015
Kyhi~u mftu : AB2
Ngay tra k~t qua : 15/4/2015
KET QuA THU NGHI~M:

K~t qua QCVN 09: QCVN02: Phuong phap


TT ThOng s6 Don vi
AB2 2008/BTNMT 2009/BYT thif nl!hi~m
I pH - 5,51 5,5- 8,5 6- 8,5 TCVN 6492: II
Khong co Khong co
2 Mui vi mg/I
mui vi 1:;1
- mui vi la
Cam quang

3 Amoni mg/I 0,28 0,1 3 TCVN 5988: 95


4 DI) cung mg/I 60 500 350 TCVN 6224: 96
5 S~t mg/I 0,4 5 0,5 TCVN 6177: 96
6 Clorua mg/I 70,78 250 300 TCVN 6194: 96
KPH
7 Chi mg/I
«0,002)
0,01 - TCVN 6193: 96

KPH 0,01 TCVN 6626: 20


8 Asen mg/I 0,05
«0,005)
KPH
9 Thliy ngful mg/I
«0,0001)
0,001 - TCVN 5991: 95

MPN/IOO Khong phlit


10 E.Coli KPH 0 TCVN 6187: 96
ml hien thAy
MPN/IOO TCVN 6187: 96
II Coliform 4 3 50
ml
Ghi ehu: - KPH: !<hong ph.t hi~n
- Quy ehuin ky th~t qu6c gia vS chit Iw;mg nuae ngfun (QCVN 09: 2008/BTNMT).
- Quy ehu:ln ky thu~t quAe gia vS chAt luc;mg nuae sinh hOat (QCVN 02: 2009/BYT).

Tnrong nhom
Do d{lCva thif nghi~m

{filum
.::-----
(jj; -' 'II~ 00 ~
u){m Nm U}({;f'fj
1. K~t qua lhli nghiem Irong phi~u nay chi co gia IJi tr!n mau mli nghi~m.
2. Ten mau, du{ICghi lhoo y!u du cua khitch hang.
3. (*) Cae chi tieu dUllC cling nhan VILAS.
4. (") Chi til!u duqc thfr nghj~m bt'ri nhs mau phl,l(niu cO).
TRUNG TAM KHOA HQC vA CONG NGHE; MOl TRU'ONG
PHONG CONG NGH~ QUAN TRA.C MOl TRUONG
Dia chi: S6 74, KP5, To Ky, P.Tan Chanh Hi~p, Q.12, TP.HCM
Tel: 08.62.559.077 Fax: 08.62.559.077
Email: phantichmoitruong@gmail.com

PHIEU KET QuA THU NGHI~M


S6: /50420/5-05/KQ-CESAT
NguOi gtii m~u : PHAM THI TUYET NHUNG
Dja di~m lAym~u : HQoONG iRAN VAN sAu (khu ph6 Binh Dlfimg 1)
Lo~im~u : Nuac duai dAt Thai gian luu m~u: 07 ngay
S61ugng : 01
Ngay lAym~u : 11/4/2015
Ky hi~u m~u :AB3
Ngay tra k~t qua : 15/4/2015
KET QuA THU NGHlE;M:

Ket qua QCVN 09: QCVN 02: Phlfong phap


TT ThOngs6 Don vi 2009/BYT thfr nl!hiem
AB3 2008/BTNMT
I pH - 5,52 5,5- 8,5 6- 8,5 TCVN 6492: II
Khong co Khong co
2 Mui vi mg/I
mui vi I~
- mui vi la
Cam quang

KPH TCVN 5988: 95


3 Amoni mg/I 0,1 3
«0,005)
4 DQ c(mg mg/I 65,7 500 350 TCVN 6224: 96
5 S~t mg/I 0,24 5 0,5 TCVN 6177: 96
6 Clorua mg/I 66,73 250 300 TCVN 6194: 96
KPH
7 Chi mg/I 0,01 - TCVN 6193: 96
«0,002)
KPH
8 Asen mg/I 0,05 0,01 TCVN 6626: 20
«0,005)
KPH
9 Thliy ngan mg/I
«0,0001)
0,001 - TCVN 5991: 95

MPN/IOO KhOng ph at
10 E.Coli KPH 0 TCVN 6187: 96
ml hien th:1v
MPN/IOO TCVN 6187: 96
II Coliform 0 3 50
ml
Ghi ehu: - KPH: khong phAt hi~n
- Quy chufu> ky thu;it qubc gia v~ chitluc,mg nuOc ngAm (QCVN 09: 2008/BTNMT).
- Quy chuin ky thu;it qubc gia v~ chit luc,mgnuOc sinh ho~t (QCVN 02: 2009/BYT).

1. Kft qua thiJ nghi~m trong phifu nay chi cOgia trj trfn miu mit nghi~m.
2. Tfn m!u. duqc ghi fIleoyeu cAuella khikh hang
3. (-) Cae chi tieu dUl;1C c6ng nh~ VILAS.
4 (•• ) Chi tieu du(JC th(r nghiCrn bOi nM mAu phv (nJu cO).
TRUNG TAM KHOA HOC vA CONG NGH~ MOl TRU'ONG
PHONG CONG NGH~ QUAN TAAC MOl TRUONG
Dia chi: sf> 74, KP5, To Ky, P.Tan Chanh Hi~p, Q.12, TP.HCM
Tel: 08.62.559.077 Fax: 08.62.559.077
Email: phantichmoitruong@gmail.com

PIDEU KET QuA THU NGHI:E:M


Sr5: /50420/5-06/KQ-CESAT

Nguai gui mau : PH AM THI TUYET NHUNG


Dia di~m Idy mau :CHQ NOI UOA (Phlfimg Binh An)
Lo(ti mau : Nuac duai ddt Thai gian luu mau: 07 ngay
Sf>lm;mg : 01
Ngay Idy mau : 11/4/2015
Ky hi~u mau :BAI
Ngay tni k~t qua : 15/4/2015
KET QuA THU NGHI~M:

K~t qua QCVN09: QCVN 02: PhlfO"llgphap


TT Thong sA 1)0"11 vi
BAI 2008/BTNMT 2009/BYT thir nl!hiem
I pH - 5,43 5,5- 8,5 6- 8,5 TCVN 6492: II
Khongc6 KhOngco
2 Mili vi mg/I
mili vi l(t
- mili vi la
Ciun quang

KPH 3 TCVN 5988: 95


3 Amoni mg/I 0,1
«0,005)
4 DQ Clmg mg/I 75,22 500 350 TCVN 6224: 96
5 S~t mg/I 0,49 5 0,5 TCVN 6177: 96
6 Clorua mg/I 81,3 250 300 TCVN 6194: 96
KPH
7 Chi mg/I
«0,002
0,01 - TCVN 6193: 96

KPH 0,01 TCVN 6626: 20


8 Asen mg/l 0,05
«0,005)
KPH
9 Thuy ngan mg/I
«0,0001 )
0,001 - TCVN 5991: 95

MPN/IOO Khong phat


10 E. Coli KPH 0 TCVN 6187: 96
ml hien thftv
MPN/IOO TCVN 6187: 96
II Coliform 0 3 50
ml
Ghi ehu: - KPH: khong ph.t hj~n
- Quy chwin ky thU<1tqu6c gia ve chAt Im,mg nnac ngfun (QCVN 09: 2008/BTNMT).
- Quy chuftn ky thU<1tqu6c gia ve chAt lW,mg nuac sinh ho~t (QCVN 02: 2009/BYT).

Trlf(mg nhOm
1)0 d~c va thlr nghi~m

~L-----
,6J,riJi
-
1lan /JfJ/fJlfj
I. Ktt qua thu nghiem trong phi~u nay chi cO gia tri trCn m3u lhir nghiem.
2. Ten mau, dl1~ ghi lheo yeu cAu cUa khach hang.
3. (.) Cae chi tieu dUllC ding nhlin VilAS.
4. (•• ) Chi lieu du(]C thir nghiem bt'ri nha mAu phl,l (n!u cO).
TRUNG TAM KHOA HQC vA CONG NGH~ MOl TRU'ONG
PHONG CONG NGHt QUAN TRAc MOl TRUONG
Dja chi: S6 74, KP5, To Ky, P.Tan Chfulh Hi~p, Q.12, TP.HCM
Tel: 08.62.559.077 Fax: 08.62.559.077
Email: phantichmoitruong@gmail.com

PHIEU KET QuA THU NGHl~M


St5: 15042015-08/KQ-CESAT
NguOi giri m~u : PI!~ THI TUY,!tT N!IUNG .
Dja di~m Illy m~u : HQ ONG NGUYEN VAN LONG (khu phil Blnh Thung I)
LO<;1i m~u : NuCrcdUCrid~t Thai gian luu m~u: 07 ngay
S61ugng : 01
Ngay I~y m~u : 11/4/2015
Ky hi~u m~u :BA2
Ngay tra k~t qua : 15/4/2015
KET QuA THU NGHI~M:
K~t qua QCVN09: QCVN 02: Phlfong phap
TT ThilngsB Don vi thir nghlem
BA2 2008/BTNMT 2009/BYT
1 pH - 5,44 5,5- 8,5 6- 8,5 TCVN 6492: 11
Khong co Khilng co
2 Mui vi mg/I
mili vi 1<;1
- mili vi la
Cam quang

KPH
3 Amoni mg/l 0,1 3 TCVN 5988: 95
«0,005)
4 Dc)Clrng mg/I 75,22 500 350 TCVN 6224: 96
5 S~t mg/I 0,31 5 0,5 TCVN 6177: 96
6 Clorua mg/I 81,3 250 300 TCVN 6194: 96
KPH
7 Chi mg/I 0,01 - TCVN 6193: 96
«0,002
KPH
8 Asen mg/I 0,05 0,01 TCVN 6626: 20
«0,005)
KPH
9 Thuy ngan mg/I
«0,0001)
0,001 - TCVN 5991: 95

MPNIIOO Khilng ph at
10 E.Coli KPH 0 TCVN 6187: 96
ml hien thftv
MPNIIOO
11 Coliform 0 3 50 TCVN 6187: 96
ml
Ghi ehu: - KPH: khOng pha! hi~n
- Quy chufuJ ky thtJ?! qu6c gia v~ chAt Im;mg nu6c ngAm (QCVN 09: 2008/BTNMT).
- Quy chuk ky thtJ?t qu6c gia v~ chAt IUQ1lgnu6c sinh ho~t (QCVN 02: 2009/BYT).

Trrrong nhOm
Do dl}C va thfr nghi~m

LfluLLLI~
,1J ~4J1 /!{7n .tJ](rn,r;
I. Ktt qua thli nghi~m trong phi~u miy chi c6 gia uj trin mlu ltui nghj~m.
2. nn mlu, dlfl,YCghi thea yau cAu ella khflch hang.
3. e) Cae chi tieu duvc c6ng nhan VILAS.
4. (U) Chiricu dUllC lhli nghiem bOinhi!th~u ph\!(n~u 00).
TRUNG TAM KHOA HQC vA CONG NGH~ MOl TRUONG
PHONG CONG NGHJt QUAN TAAC MOl TRUONG
Dia chi: S6 74, KP5, To Ky, P.Tan Charm Hi~p, Q.12, TP.HCM
Tel: 08.62.559.077 Fax: 08.62.559.077
Email: phantichmoitruong@gmail.com

PHIEU KET QuA THU NGH.Q:M


Sc5: 1504201 5-09!KQ-CESAT
Nguai gfri m~u : PHAM
_."
THl • TUYET
.,..
NHUNG 1.'
8ja di~m Idy m~u : HQ BA NGUYEN THf DUNG (khu pho Ngiii Thiing)
Lo~i m~u : Nuac duai ddt Thai gian lUll m~u: 07 ngay
S6luQ'ng : 01
Ngay Idy m~u : 11/4/2015
Ky hi~u m~u : BTl
Ngay tra k~t qua : 15/4/2015
KET QuA THU NGHI~M:

K~t qua QCVN09: QCVN 02: Phllong phap


TT ThOngs6 Don vi 2008/BTNMT 2009/BYT thfr nl!hi~m
BTl
I pH - 5,33 5,5- 8,5 6- 8,5 TCVN 6492: II
Khongc6 Khong co
2 Mui vi mg/I - mili vi la
Cam quang
mui vi I~
3 Amoni mg/l 0,06 0,1 3 TCVN 5988: 95
4 DQ cung mg/I 90,4 500 350 TCVN 6224: 96
5 S~t mg/I 1,21 5 0,5 TCVN 6177: 96
6 Clorua mg/I 81,77 250 300 TCVN 6194: 96
KPH
7 Chi mg/I
«0,002
0,01 - TCVN 6193: 96

KPH TCVN 6626: 20


8 Asen mg/I 0,05 0,01
«0,005)
KPH
9 Thuy ngan mg/I
«0,0001)
0,001 - TCVN 5991 : 95

MPN/IOO Khong ph:it


10 E.Coli KPH 0 TCVN 6187: 96
ml hien thAv
MPN/IOO TCVN 6187: 96
II Coliform 3 3 50
ml
Gh, ehu: - KPH: khOng ph,;t hi~n
- Quy chwln ky thU<itqu6c gia v~ chAt Im;mg nuoc ngfun (QCVN 09: 2008/BTNMT).
- Quy chufrn ky thU<itquAc gia v~ chAt luc;mg nuOc sinh hO(lt(QCVN 02: 2009/BYT).

Tmiingnhom
Do d~c va thfr nghi~m

ULLl1llL~
" 4';;~
.U; ~([;n f'(UI
(il) ~
.7){IJ/fI

I. K~I qua thli nghi~m trong phieu nity chi co giil trj lf~n mAu thti nghi~m.
2. Ten m!u, dUq(:ghi thco yeu cAu eua khlkh hang.
3. (.) Cae chi tieu dU'tJC clmg nh~ VILAS.
4. (•• ) Chi lieu dU(JC thli nghiem bOi nM !hau phu (n~u c6).
TRUNG TAM KHOA HQC vA CONG NGH~ MOl TRU'ONG
PHONG CONG NGHlj: QUAN TRAc MOl TRUONG
Dia chi: S6 74, KP5, To Ky, P.Tan Chanh Hi~p, Q.12, TP.HCM
Tel: 08.62.559.077 Fax: 08.62.559.077
Email: phantichmoitruong@gmail.com

PHIEU KET QuA THU NGm"E:M


Sr5: 15042015-10/KQ-CESAT
Nguai giri m~u : PHAM THI TUYET NHUNG
Dia di~m lAym~u :HQ ONG TMN vAN CAO (gAn chI}'Ngai Thing)
LO\li m~u : Nuac duai dAt Thai gian luu m~u: 07 ngay
S61ugng : 01
Ngay lAym~u : 11/4/2015
Ky hi~u m~u : BT2
Ngay tTl}k~t qua : 15/4/2015
KET QuA THU' NGHI~M:

Ket qua QCVN 09: QCVN02: Phlf(mg phap


TT Thilngs6 DOll vi thfr nghiem
BD 2008/BTNMT 2009/BYT
I pH - 5,33 5,5- 8,5 6- 8,5 TCVN 6492: II
Khong co Khong co
2 Mili vi mg/I
mili vi 1\1
- mili vi la
Ciim quang

KPH
3 Amoni mg/I 0,1 3 TCVN 5988: 95
«0,005)
4 Dc) Clmg mg/I 81,27 500 350 TCVN 6224: 96
5 SAt mg/I 0,45 5 0,5 TCVN 6177: 96
6 Clorua mg/I 73,54 250 300 TCVN 6194: 96
KPH
7 Chi mg/I
«0,002)
0,01 - TCVN 6193: 96

KPH
8 Asen mg/I 0,05 0,01 TCVN 6626: 20
«0,005)
KPH
9 Thuy ngan mg/I
«0,0001)
0,001 - TCVN 5991: 95

MPN/IOO Khong phat


10 E.Coli KPH 0 TCVN 6187: 96
ml hien thAy
MPN/IOO
II Coliform 0 3 50 TCVN 6187: 96
ml
Ghi ehu: - KPH: !<hong pMt hi~n
- Quy chwln ky thu~t qu6c gia v~ chAt lW,mg nuac ngfun (QCVN 09: 2008/BTNMT).
- Quy chuAn ky th~t qu6c gia v~ chAt luc;mg nuOc sinh ho~t (QCVN 02: 2009/BYT).

TnriYng nhom
Do dl.lCva thfr nghi~m

{JuULUl/1~

I. K~I qua thli nghi~m trong phi~u nay chi cOgili tri tr~n mau thir nghiem.
2. nn mall, dul;JCgh.i lheo yi!u d.u eua khach hang.
3. (-) cae chi lieu du\lC cdng nhan VILAS
4 (U) rhi liell dime lhl'r nvhiem hI'ri nha IhAIl nh •• (n~1/ eM
TRUNG TAM KHOA HQC vA CONG NGHE; MOl TRU'ONG
PHONG CONG NGH~ QUAN TRAc MOl TRU"ONG
Dia chi: S6 74, KP5, T6 Ky, P.Tiin Chiinh Hi~p, Q.12, TP.HCM
Tel: 08.62.559.077 Fax: 08.62.559.077
Email: phantichmoitruong@gmail.com

PHIEU KET QuA THU NGm~M


S6: 16042015-13/KQ-CESAT
Nguai gfri m~u : PH~M !H' TU':ET NHUNG
Dja di~m lAym~u : KCN SONG THAN I
Lo\\i m~u : Nuac duai dAt Thai gian luu m~u: 07 ngay
S61ugng : 01
Ngay lAym~u : 12/4/2015
Ky hi~u m~u :DAI
Ngay tra k~t qua : 16/4/2015
KET QuA THU NGHIE;M:
QCVN 09: QCVN 02: Phuong phap
TT Thong sa Don vi
K~t qua
DAI 2008/BTNMT 2009/BYT thfr nl!,hiem
I pH - 5,88 5,5- 8,5 6- 8,5 TCVN 6492: II
Kh6ngc6 Khong co
2 Mui vi mg/I
mui vi 1\\
- mui vi la
Cam quang

3 Amoni mg/I 0,07 0,1 3 TCVN 5988: 95


4 DQ Clmg mg/I 52,7 500 350 TCVN 6224: 96
5 S~t mg/I 0,49 5 0,5 TCVN 6177: 96
6 Clorua mg/I 94,9 250 300 TCVN 6194: 96
KPH
7 Chi mg/I
«0,002)
0,01 - TCVN 6193: 96

KPH
8 Asen mg/I 0,05 0,01 TCVN 6626: 20
«0,005)
KPH
9 Thuy ngiin mg/I
«0,000))
0,001 - TCVN 5991: 95

MPN/IOO KhOng phat


10 E.Coli KPH 0 TCVN 6187: 96
ml hien thfty
MPN/lOO
II Coliform 0 3 50 TCVN 6187: 96
ml
Ghi ehu: - KPH: khong ph"t hi~n
- Quy chufu> k)' th~t qu6c gia v~ chfttlm;mg nuoc ngfun (QCVN 09: 2008/BTNMT).
- Quy chufu> k)' th~t qu6c gia v~ cMtluQ1lg nuoc sinh hoat (QCVN 02: 2009/BYT).

TruiingnhOm
Do d~c va thfr nghifm

I.
2.
K~I qua thit nghi~m trong phi~u miy chi c6 gia tri uin m!u Ihir nghiem.
Ten mAll, dUl;JCghi thoo yeu clu ella khach hang.
TS.,;V~~ ff~
J. (') Cae chi tieu dLIVCrong nh~ VlLAS.
4. (•• ) Chi lieu dul;JC tlui ng.hi~ 00i nM th~u phl,l (n~u cO).
TRUNG TAM KHOA HQC vA CONG NGHt MOl TRU'ONG
PHONG CONG NGH:t:: QUAN TRAc MOl TRUONG
Dja chi: S6 74, KP5, To Ky, P.Tan Chanh Hi~p, Q.12, TP.HCM
Tel: 08.62.559.077 Fax: 08.62.559.077
Email: phantichmoitruong@gmail.com
I
PUIEU KET QuA TUU NGm:E:M

I
s6: 16042015-16/KQ-CESAT
Nguui gui m~u : PHAM THI TUYET NHUNG
Dia di~m Idy m~u : HQ'BA NdUYEN THI TUYET MAl (g~n chq Di An 1)
LO;.1i m~u : Nuac duai ddt Thui gian luu m~u: 07 ngay
S6lm;mg : 01
Ngay Idym~u : 11/4/2015
Ky hi~u m~u :DA2
Ngay tra k~t qua : 16/4/2015
KET QuA THir NGHltM:

K~t qua QCVN09: QCVN 02: Phuong phap


TT Thong s6 Don vi
DA2 2008/BTNMT 2009/BYT thir nghiem
I pH - 5,50 5,5- 8,5 6- 8,5 TCVN 6492: II
Khongc6 KhOng co
2 Mili vi mg/I
mili vi 1;.1
- miJi vi la
Cam quang

3 Amoni mg/I 0,17 0,1 3 TCVN 5988: 95


4 DQ cung mg/I 60,67 500 350 TCVN 6224: 96
5 S~t mg/I 0,38 5 0,5 TCVN 6177: 96
6 Clorua mg/I 77,35 250 300 TCVN 6194: 96
KPH
7 Chi mg/I
«0,002)
0,01 - TCVN 6193: 96

KPH TCVN 6626: 20


8 Asen mg/I 0,05 0,01
«0,005)
KPH
9 Thtiy ngan mg/I
«0,0001)
0,001 - TCVN 5991: 95

MPN/IOO Khong phlit


10 E.Coli KPH 0 TCVN 6187: 96
ml hien th~v
MPN/IOO
II Coliform 3 3 50 TCVN 6187: 96
ml
Ghi eh": - KPH: khong phlit hi~n
- Quy chuin ky thU<itqu6c gia v~ chit lUl;mgnuoc ngfun (QCVN 09: 2008/BlNMT).
- Quy chuln ky thu~l qu6c gia v~ chit lUl;mgnuoc sinh ho~t (QCVN 02: 2009/BYT).

TruOllg nhOm
Do d\lC va thir nghi~m

ULUUI1L~

1. KEt qull thLi nghiCm trong phitu nay chi cO gis bi trCn mlu lhir nghi~m.
2. Un mAll, du(1C ghi Iheo yeu cAu cUa khlich bang.
3. (t) Cae chi lieu dlll;JC dmg nMn VILAS.
4. ( •• ) Chi tieu aLIQ'ClhiI nghiem biri nha thAu ph\! (n~u 00).
TRUNG TAM KHOA HQC vA CONG NGHE; MOl TRUONG
PHONG CONG NGH~ QUAN TRAc MOl TRUONG
Dja chi: s6 74, KP5, To Ky, P.Tan Chanh Hi~p, Q.12, TP.HCM
Tel: 08.62.559.077 Fax: 08.62.559.077
Email: phantichmoitruong@gmail.com

PHIEU KET QuA THU NGHI~M


Sb: 16042015-I/KQ-CESAT
Nguai glri m~u : PHAM THI TUYET NHUNG
Dja di~m lfiy m~u : HOoBA NduvEN TH! YEN (KHU TTHC TH! XA)
Lo~im~u : Nuac duai dfit Thai gian Iuu m~u: 07 ngay
S6IUQ1lg : 01
Ngay lfiy m~u : 11/4/2015
Ky hi~u m~u :DA3
Ngay tra k~t qua : 16/4/2015
KET QuA THU NGHlE;M:

K~t qua QCVN 09: QCVN02: Phlfong phap


TT Thong sf, Don vi
2008/BTNMT 2009/BYT thfr nghiem
DA3
I pH - 5,41 5,5- 8,5 6- 8,5 TCVN 6492: II
Khongc6 KhOng co
2 Mid vi mg/I
mui vi I~
- mui vi la
Cam quang
KPH
3 Amoni mg/I 0,1 3 TCVN 5988: 95
«0,005)
4 D(i cimg mg/I 78,26 500 350 TCVN 6224: 96
5 S~t mg/I 0,27 5 0,5 TCVN6177:96
6 Clorua mg/I 76,39 250 300 TCVN 6194: 96
KPH
7 Chi mg/I
«0,002)
0,01 - TCVN 6193: 96

KPH
8 Asen mg/I 0,05 0,01 TCVN 6626: 20
«0,005)
KPH
9 Thuy ngan mg/I
«0,0001)
0,001 - TCVN 5991: 95

MPN/IOO Khong phat


10 E.Coli KPH 0 TCVN 6187: 96
ml hien th~y
MPN/IOO
II Coliform 2 3 50 TCVN 6187: 96
ml
Ghi ehli: - KPH: kMng pMt hi~n
- Quy ehw1n k9 thU<itqu6e gia vi; eh~tluQ"I1gnu6e ngfun (QCVN 09: 2008/BTNMT).
- Quy ehuk k9 thU<itqu6c gia vi; eh~t IUQ"I1g
nu6e sinh ho~t (QCVN 02: 2009/BYT).

Trrrong nhom
Do dl}C va thfr nghi~m

LULWl1~
!!hdn 'llrln .olJ/h'f/
I. K!t qua thli nghi~m lrong phitu nay chi co gia tri trio mAu thli nghi~m.
2. Ten mAu, duqc ghi theo y~u cAu ella khilch hang.
3. (t) Cae chi tic!u dul}C mng nMn VIlAS.
4 (U) Chllifu dU(Jc thti nghiem bO'i oM thSu ph\.l (n~u c6).
TRUNG TAM KHOA HQC V A CONG NGHE: MOl TRU'ONG
PHONG CONG NGH~ QUAN TRAc MOl TRUONG
Dja chi: sf> 74, KP5, To Ky, P.Tan Chanh Hi~p, Q.12, TP.HCM
Tel: 08.62.559.077 Fax: 08.62.559.077
Email: phantichmoitruong@gmail.com

PHIEU KET QuA THU NGHI~M


s6: 16042015-18/KQ-CESAT
Nguai gui m~u : PI!~ TI!' TUYET NHUN? ,
Dja di~m Idy m~u : HQ BA LE TH' NHUNG ( gan Suoi Nhum)
LOlli m~u : Nuac duai ddt Thai gian luu m~u: 07 ngay
Sf>lugng : 01
Ngay Idy m~u : 11/4/2015
Ky hi~u m~u :DHI
Ngay tra k~t qua : 16/4/2015
KET QuA THt} NGHlE:M:

Ket qua QCVN 09: QCVN02: Phuong phap


TT ThOngsB Don vi thir nl!.hiem
DHI 2008/BTNMT 2009/BYT
I pH - 5,28 5,5- 8,5 6- 8,5 TCVN 6492: I I
Khongc6 KhOng co
2 Mlii vi mg/I - mlii vi la
Cam quang
mlii vi III
KPH
3 Amoni mg/I 0,1 3 TCVN 5988: 95
«0,005)
4 D9 cUng mg/I 70,92 500 350 TCVN 6224: 96
5 SAt mg/I 0,58 5 0,5 TCVN 6177: 96
6 Clorua mg/I 115,41 250 300 TCVN 6194: 96
KPH
7 Chi mg/I
«0,002)
0,01 - TCVN 6193: 96

KPH
8 Asen mg/I 0,05 0,01 TCVN 6626: 20
«0,005)
KPH
9 Thliy ngan mg/I
«0,0001)
0,001 - TCVN 5991: 95

MPN/IOO KhOng phat


10 E.Coli KPH 0 TCVN 6187: 96
ml hien th~v
MPN/IOO
II Coliform 5,28 3 50 TCVN 6187: 96
ml
Ghi ehu: - KPH: khong phat hi~n
- Quy chuiin ky th~t qu6c gia v~ chilt IUQ1lgnu6c ngfun (QCVN 09: 2008/BTNMT).
- Quy chuiin ky thu~t qu6c gia v~ chilt IUQ1lgnu6c sinh ho~t (QCVN 02: 2009/BYT).

TruOng nhom
Do dl.lC va thir nghiem

I. K!t quA thir nghi~m bUng phi&! nay chi cO gia tri ufn m!u thfr nghiem.
1. Ten roLl, dllllC ghi thea yeu cAu CU8kMch hang.
J. (.) Cae chi lieu duQ\':c6ng nhdn VILAS.
4. ( •• ) Chi tieu dtWC thLi nghiem b6i nM tM.u ph\! (nc!u cO).
TRUNG TAM KHOA HQC vA CONG NGH~ MOl TRUONG
PHONG CONG NGH"t QUAN TRAc MOl TRUONG
Dja chi: s6 74, KP5, To Ky, P.Tan Chanh Hi~p, Q.12, TP.HCM
Tel: 08.62.559.077 Fax: 08.62.559.077
Email: phantichmoitruong@gmail.com

PIDEU KET QuA THU NGm~M


s6: 16042015-19/KQ-CESAT
Nguai gui m~u : PH~M THI TUYET NHUNG
Dja di~m lAym~u : H<) ONG TRAN vAN TUAN ( KDC NIEN iCH)
Lo~i m~u : Nuac du6i dAt Thai gian luu m~u: 07 ngay
S61uqng : 01
Ngay IAym~u : 11/4/2015
Ky hi~u m~u :DH2
Ngay tra k~t qua : 16/4/2015
KET QuA THlr NGHlI):M:

Ket qua QCVN 09: QCVN02: PhlfOllg phap


TT Thong s6 DOll vi
DH2 2008/BTNMT 2009/BYT thfr nl!hiem
I pH - 5,89 5,5- 8,5 6- 8,5 TCVN 6492: II
Khongc6 KhOng co
2 Mili vi mg/I
mili vi I~
- miJi vi la
Cam quang

3 Amoni mg/I 0,14 0,1 3 TCVN 5988: 95


4 D<)cling mg/I 69,75 500 350 TCVN 6224: 96
5 S~t mg/I 0,47 5 0,5 TCVN 6177: 96
6 Clorua mg/I 85,16 250 300 TCVN 6194: 96
KPH
7 Chi mg/I
«0,002)
0,01 - TCVN 6193: 96

KPH
8 Asen mg/I 0,05 0,01 TCVN 6626: 20
«0,005)
KPH
9 Thuy ngan mg/I
«0,0001)
0,001 - TCVN 5991: 95
MPNIIOO KhOng ph at
E. Coli TCVN 6187: 96
10

II Coliform
ml
MPN/IOO
KPH

3
hien thAv
3
°
50 TCVN 6187: 96
ml
Ghi ch,,: - KPH: khong phil hi~n
- Quy chuin ky th~l qu6c gia v~ chit 11ll}JlgnllOCngfun (QCVN 09: 2008/BlNMT).
- Quy chuin ky th~l qu6c gia v~ chit 11ll}Jlgnlloc sinh ho~t (QCVN 02: 2009/BYT).

TmOngnhOm
Do dl}C va thfr nghifm

lJwwmL~
I. K~I quA thli nghicrn Irong phi~u ml:ychi cO gia tri tren mAu thit nghicm.
2. Teo mAu, dU'QC ghi thea yeu du ella khlich hling.
3. (-) Cae chi lieu duQC c6ng nhan VILAS.
4 (•• ) Chi lieu dlIQ'C thu nghicm hOi nha thdu phI,!(n~u c6).
TRUNG TAM KHOA HQC vA CONG NGH~ MOl TRU'ONG
PHONG CONG NGH~ QUAN TRA.C MOl TRUONG
Dia chi: S6 74, KP5, To Ky, P.Tan Chanh Hi~p, Q.12, TP.HCM
Tel: 08.62.559.077 Fax: 08.62.559.077
Email: phantichmoitruong@gmail.com

PHIEU KET QUA THU NGm~M


Sb: 16042015-20/KQ-CESAT
Nguai gi'ri m~u : PHAM
_... THI. TUYET
.".
NHUNG ;.
Dia di~m I~y m~u : HQ BA NGUYEN THI HAl (khu pho Tan Hoa)
LO\li m~u : Nuac duai d~t Thai gian luu m~u: 07 ngay
S61ugng : 01
Ngay I~y m~u : 11/4/2015
Ky hi~u m~u :DH3
Ngay tni kch qua : 16/4/2015
KET QuA THir NGHI~M:

K~t qua QCVN 09: QCVN02: PhlfOllg phap


TT Thong sA DOli vi
DH3 2008/BTNMT 2009/BYT thfr nl!hiem
I pH - 6,03 5,5- 8,5 6- 8,5 TCVN 6492: II
Khongc6 KhOng co
2 Mui vi mg/I
mui vi 1\1
- mili vi la
Cam quang

KPH
3 Amoni mg/I 0,1 3 TCVN 5988: 95
«0,005)
4 DQ Clrng mg/I 69,52 500 350 TCVN 6224: 96
5 S~t mg/I 0,45 5 0,5 TCVN 6177: 96
6 Clorua mg/I 85,34 250 300 TCVN 6194: 96
KPH
7 Chi mg/I
«0,002)
0,01 - TCVN 6193: 96

KPH
8 Asen mg/I 0,05 0,01 TCVN 6626: 20
«0,005)
KPH
9 Thuy ngan mg/I
«0,0001)
0,001 - TCVN 5991: 95

MPN/IOO KhOng ph at
10 E.Coli KPH 0 TCVN 6187: 96
ml hien th~v
MPN/IOO
II Colifonn 0 3 50 TCVN 6187: 96
ml
Ghi eh,;: - KPH: kh6ng phat hi~n
- Quy chuftn I.}' th~t qu6c gia v~ chilt IUQ'Jlgnu6c ngfun (QCVN 09: 2008/BTNMT).
- Quy chuftn ky thu~t qu6c gia v~ ch5t IUQ'Jlgnuac sinh ho~t (QCVN 02: 2009/BYT).

TrifOng nhom " d'oc


Glam
Do d\lC va thfr nghi~m _ ong phin tich
". ,~
lUul1L~ <:.

ffia'n Ylcrn rfJliJ/fJ


1. K~t qua lhil' nghiem trong phi~u nay chi cO gia tri tren mdu thfr nghiem.
2. Ten mliu, dUllc ghi theo yeu cau eua khAch hang.
3.
4.
(.) Cae chi til!u duoc c6ng nhan VILAS.
(U) Chi lic!u dullC rna nghiem 00i oM thAu phl,l (neu cO).
TS.j'~~.g:~
TRUNG TAM KHOA HQC Y A CONG NGH~ MOl TRU'ONG
PHONG CONG NGH:E;QUAN TRA.C MOl TRUONG
Dia chi: S6 74, KP5, To Ky, P.T:1n Chanh Hi~p, Q.12, TP.HCM
Tel: 08.62.559.077 Fax: 08.62.559.077
Email: phantichmoitruong@gmail.com

PUIEU KET QuA TUU NGUI~M


Sr5: 26042015-11/KQ-CESAT
Nguai gui m~u : PHAM THI TUYET NHUNG
Dia di~m Idy m~u : BAi RAc iAN BINH (phuimg Un Binh)
Lo~i m~u : Nuoc.duoi ddt Thai gian luu m~u: 07 ngay
S61ugng : 01
Ngay Idy m~u : 22/4/2015
Ky hi~u m~u : TBI
Ngay tra k~t qua : 26/4/2015
KET QuA THU' NGHI~M:

Ket qua QCYN09: QCYN02: Phuong phap


TT ThOngs6 Don vi 2009/BYT thfr nl!hiem
TBI 2008/BTNMT
I pH - 5,44 5,5- 8,5 6- 8,5 TCYN 6492: II
Khong co Khong co
2 Mili vi mg/I
mili vi I~
- mili vi la
Cam quang

3 Amoni mg/I 0,27 0,1 3 TCYN 5988: 95


4 DQ cung mg/I 104,78 500 350 TCYN 6224: 96
5 S~t mg/I 0,57 5 0,5 TCYN 6177: 96
6 Clorua mg/I 105,22 250 300 TCYN 6194: 96
KPH
7 Chi mg/I
«0,002)
0,01 - TCYN 6193: 96

KPH
8 Asen mg/I 0,05 0,01 TCYN 6626: 20
«0,005)
KPH
9 Thtiy ng:1n mg/I
«0,0001)
0,001 - TCYN 5991: 95

MPN/IOO Khong phat


TCYN 6187: 96
10 E. Coli

Coliform
ml
MPN/IOO
KPH
hien th~v
°
50 TCYN 6187: 96
II 5 3
ml
Gi,; ek,,: - KPII: khOng phat hi~n
- Quy chuh ky thu~t qu6c gia v~ ch~t lU<,J'llg
nucrc ngAm (QCVN 09: 2008/BTNMT).
- Quy ch~n ky th~t qu6c gia v~ ch~t IU<,J'llgnucrc sinh hOat (QCVN 02: 2009/BYf).

Tmimgnh6m
Do d~c va thfr nghi~m

I. K~t qua lhli"nghi~m trons phieu nay chi cOgia ttl trill mlu thfr nghiem
2. Ten m~u. duqc ghi theo y~u cau ella IJlllch hang.
3. (.) Cae chi lieu dlll;n: dmg nhan VILAS.
4. (•• ) ChJ tieu duQ'c thu IIghi~m hOi nhil mAu phu (n~u c6).
TRUNG TAM KHOA HQC V A CONG NGH~ MOl TRUONG
PHONG CONG NGH~ QUAN TRA.C MOl TRUONG
Dja chi: S6 74, KP5, To Ky, P.Tan Chanh Hi~p, Q. 12, TP.HCM
Tel: 08.62.559.077 Fax: 08.62.559.077
Email: phantichmoitruong@gmaiI.com

PHIEU KET QuA THU NGHI~M


Sr5:26042015-14/KQ-CESAT
Nguai giri m~u : PHAM TRI TUYET NHUNG
Dia di~m Ifty m~u : NGHiA TRANG TAN BiNH (Phtrimg Tan Binh)
LO<;li m~u : Nuac duai dftt Thai gian luu m~u: 07 ngay
S61ugng : 01
Ngay Ifty m~u : 22/4/2015
Ky hi~u m~u :TB2
Ngay tra k~t qua : 26/4/2015
KET QuA THirNGHI~M:

K~t qua QCVN 09: QCVN02: Phtrong phap


TT ThOngs6 Don vi
TB3 2008/BTNMT 2009/BYT thir nl!.hiem
I pH - 5,33 5,5- 8,5 6- 8,5 TCVN 6492: I I
Khong co KhOng co
2 Mui vi mg/I
mui vi l<;l
- moi vi la
Cam quang

3 Amoni mg/I 0,24 0,1 3 TCVN 5988: 95


4 D(>cung mg/I 98,47 500 350 TCVN 6224: 96
5 S~t mg/I 1,12 5 0,5 TCVN 6 177: 96
6 Clorua mg/I 88,34 250 300 TCVN 6194: 96
KPH
7 Chi mg/I
«0,002)
0,01 - TCVN 6193: 96
KPH
8 Asen mg/I 0,05 0,01 TCVN 6626: 20
«0,005)
KPH
9 Thuy ngan mg/I
«0,0001)
0,001 - TCVN 5991: 95
MPN/IOO KhOng phat
10 E.Coli KPH 0 TCVN 6187: 96
ml hien th~v
MPN/IOO
II Coliform I 3 50 TCVN 6187: 96
ml
Ghi eh,,: - KPH: khong ph.l hi~n
- Quy chuin ky thU<ilqu6c gia vb cMt lugng nuuc ng:im (QCVN 09: 2008/BTNMT).
- Quy chuftn ky thU<ilqu6c gia vb chit lugng nuUc sinh ho~t (QCVN 02: 2009/BYT).

Truimg nhom
Do dl}C va thir nghi~m

UllLl1{)L~

f!juin
----Tn ,1{IJl &3{ fJ
I. K~I quA lhli nghj~m trong phifu nay chi co giA tri trCn m5u thir nghi~m
2. Ten mju. duqc gill theo yl!u cAu ella kMch hang.
3. (-) CAe chlli~u dullC cling nhan VILAS.
4. (•• ) Chi tieu dl1(JCthli nghitnl 00i nbil !hau phu (n~u ell).
TRUNG TAM KHOA HQC V A CONG NGHE: MOl TRU'ONG
PHONG CONG NGH~ QUAN TAAC MOl TRU'ONG
Dia chi: S6 74, KP5, To Ky, P.Tan Chlinh Hi~p, Q.12, TP.HCM
Tel: 08.62.559.077 Fax: 08.62.559.077
Email: phantichmoitruong@gmail.com

PHIEU KET QuA THU NGHI:E:M


s6: 26042015-12/KQ-CESAT
Nguai gui m~u : P~~,!VI THJ TUYtT N!IUNG .
Dia di~m I~y m~u : HQ ONG NGUYEN VAN KIM (gan bai rae Tan Binh)
LO\li m~u : Nuac duai d~t Thai gian luu m~u: 07 ngay
S6luQ11g : 01
Ngay l~y m~u : 22/4/2015
Ky hi~u m~u :TB3
Ngay tra k~t qua : 26/4/2015
KET QuA THU NGHlE:M:

K~t qua QCVN 09: QCVN02: PhU"01lgphap


TT ThOngs8 DOll vi
TB2 2008/BTNMT 2009/BYT thfr n2hiem
I pH - 5,54 5,5- 8,5 6- 8,5 TCVN 6492: II
Khong co Khong co
2 Mili vi mg/I
mili vi 1\1
- mili vi la
Cam quang

3 Amoni mg/I 0,17 0,1 3 TCVN 5988: 95


4 DQ cung mg/I 10 I,53 500 350 TCVN 6224: 96
5 S~t mg/I 0,59 5 0,5 TCVN 6177: 96
6 Clorua mg/I 105,22 250 300 TCVN 6194: 96
KPH
7 Chi mg/I
«0,002)
0,01 - TCVN 6193: 96

KPH
8 Asen mg/I 0,05 0,01 TCVN 6626: 20
«0,005)
KPH
9 Thily ngan mg/I
«0,0001)
0,001 - TCVN 5991: 95

MPN/IOO Khong phat


10 E. Coli KPH 0 TCVN 6187: 96
ml hien th~y
MPN/IOO
II Coliform 3 3 50 TCVN 6187: 96
ml
Ghi chu: - KPH: khOng ph:\! hi~n
- Quy chruln ky th~t qu6e gia v~ ehftt luc;mgnucre ngfun (QCVN 09: 2008/BTNMT) .
• Quy ehruln ky th~l qu6c gia v~ ehftlluc;mg nucre sinh ho~l (QCVN 02: 2009/BYT).

Trmmg nhom
Do dlJC va thfr nghi~m

-
[&UJl1LIL~

I. Kat qua thli nghi~m trong phi~u nay chi co giti ttl oin m!u thir nghiem.
2. nn mAu. c.1l1Qcghi theo y~u cAu cua khilch hang.
3. (.) cae chllifu c.1U'(;J'c
c6ng nhan VILAS.
4. ( •• ) Chi lieu dU'Q'cmil nghiem tx'ri nM aMu phu (n~u c6).
TRUNG TAM KHOA HQC vA CONG NGH~ MOl TRU'ONG
PHONG CONG NGH~ QUAN TRA.C MOl TRUONG
8ia chi: 56 74, KP5, To Ky, P.Tan Chanh Hi~p, Q.12, TP.HCM
Tel: 08.62.559.077 Fax: 08.62.559.077
Email: phantichmoitruong@gmail.com

PHIEU KET QuA THU NGHI~M


Sb: 26042015-15/KQ-CESAT
Ngum gui m~u : PH~M TR! TUYET NHUNG
8ia di~m lAym~u : HO BA Lit TH! GAl (khu phfl Tan Phlf(Yc)
Lo~im~u : Nuac duai dAt Thai gian luu m~u: 07 ngay
56luQ'ng : 01
Ngay lAym~u : 22/4/2015
Ky hi~u m~u :TB4
Ngay tni k~t qua : 26/4/2015
KET QuA THU NGHI~M:

K~t qua QCVN 09: QCVN02: PhtrOllg phap


TT Thong s6 DOlI vi
TB4 2008/BTNMT 2009/BYT thfr nl!hiem
I pH - 5,87 5,5- 8,5 6- 8,5 TCVN 6492: II
Khongc6 Khong co
2 Mui vi mg/I
mui vi I~
- mili vi la
Cam quang
KPH
3 Amoni mg/I 0,1 3 TCVN 5988: 95
«0,005)
4 8Q cting mg/I 44,51 500 350 TCVN 6224: 96
5 5~t mg/I 0,43 5 0,5 TCVN 6177: 96
6 Clorua mg/I 90,22 250 300 TCVN 6194: 96
KPH
7 Chi mg/l
«0,002)
0,01 - TCVN 6193: 96

KPH
8 Asen mg/I 0,05 0,01 TCVN 6626: 20
«0,005)
KPH
9 Thuy ngan mg/I
«0,0001 )
0,001 - TCVN 5991: 95
MPNIJOO Khong phat
10 E. Coli KPH 0 TCVN 6187: 96
ml hien th5y
MPNIJOO
II Coliform 0 3 50 TCVN 6187: 96
ml
Ghi ehu: - KPH: khOng pMt hi~n
• Quy chufuJ ky th~t qu6c gia v~ ch.1t luc;mg nuOc ngfun (QCVN 09: 2008/BTNMT) .
. Quy chu.1n ky th~t qu6c gia v~ ch.1t Im;mg nu6c sinh ho~t (QCVN 02: 2009/BYT).

Trtri'mg nhom
Do d~c va thfr nghi~m

I. K& qua mil nghi~m trong phi~u nily chi cOgia tri uin mllumit nghi~m.
2. Ten mall, duqc ghi lhco yeu du cua lJul.ch hang.
3. (') Cae chi tieu dllqc c6ng nltOn VILAS.
4. ( •• ) Chi lieu duvc thu nghiem bCri nM. thju phu (n~u c6).
TRUNG TAM KHOA HQC VA CONG NGHt MOl TRUONG
PHONG CONG NGH~ QUAN TRA.C MOl TRU"ONG
Dia chi: S6 74, KP5, To Ky, P.Tan Chanh Hi~p, Q.12, TP.HCM
Tel: 08.62.559.077 Fax: 08.62.559.077
Email: phantichmoitruong@gmail.com

PUIEU KET QuA TUU NGHI~M


S6: 26042015-16/KQ-CESAT
Nguai giri m~u : PHAM THI TUYET NHUNG
Dia di~m I~y m~u : HO .ONG iRAN DUC D~ T (gAn KCN TDHB)
LO\li m~u : Nuac duai d~t Thai gian luu m~u: 07 ngay
S61ugng : 01
Ngay I~y m~u : 22/4/2015
Ky hi~u m~u :TDHI
Ngay tn'! k~t qua : 26/4/2015
KET QuA THlJ" NGHltM:

Ket qua QCVN09: QCVN02: PhlTong phap


TT Thong sA Don vi
TDHI 2008/BTNMT 2009/BYT thfr nl!:hiem
I pH - 5,57 5,5- 8,5 6- 8,5 TCVN 6492: II
Khongc6 KhOng co
2 Mlli vi mg/I
mlli vi l\l
- mlli vi la
Cam quang

3 Amoni mg/I 0,08 0,1 3 TCVN 5988: 95


4 DQ c(mg mg/I 44,51 500 350 TCVN 6224: 96
5 S~t mg/I 0,52 5 0,5 TCVN 6177: 96
6 Clorua mg/I 74,43 250 300 TCVN 6194: 96
KPH
7 Chi mg/I
«0,002)
0,01 - TCVN 6193: 96

KPH
8 Asen mg/I 0,05 0,01 TCVN 6626: 20
«0,005)
KPH
9 Thuy ngan mg/I
«0,0001)
0,001 - TCVN 5991: 95

MPN/IOO Khong phat


10 E.Coli KPH 0 TCVN 6187: 96
ml hien th~y
MPN/IOO
11 Coliform 0 3 50 TCVN 6187: 96
ml
Ghi ehu: - KPH: khong pMt hi~n
- Quy chuful ky thu¥t qu6c gia v~ chfrtlu<;mg nuoc ngfun (QCVN 09: 2008/BTNMT).
- Quy chufrn ky thu¥t qu6c gia v~ chfrtlu<;mg nuOc sinh ho~t (QCVN 02: 2009/BYT).

Trtr011g nhom
Do dl]C va thfr nghi~m

L&Ull1LLL~

fluln ,I/in ,oJJaJlfl


1. Kit qua thli nghi~m trong phieu nay chi co gia trj tren m!u Ihli nghi~m.
2. Ten mJu. dm,lcghi thoo yeu cAu cia Wch hang.
3. (') Cae chi lieu duqc c6ng nl$I VILAS.
4. (") Chi tieu du(lC thir nghi~ hOinha !hAuphI,!(n~u co).
TRUNG TAM KHOA HQC V A CONG NGH~ MOl TRUONG
PHONG CONG NGHE QUAN TlUC MOl TRUONG
Dia chi: S6 74, KP5, To Ky, P.Tan Chanh Hi~p, Q.12, TP.HCM
Tel: 08.62.559.077 Fax: 08.62.559.077
Email: phantichmoitruong@gmail.com

PHIEU KET QuA THU NGHI~M


s6: 26042015-16/KQ-CESAT

Nguai gui mdu : PI!~,!\1 TH! TUY,!tT N!IUN~ .


Dia di~m I~y mdu : HQ ONG NGUYEN VAN V~ Y (gan KCN TDHB)
Lo~i mdu : Nuac duai d~t Thai gian luu mdu: 07 ngay
S61ugng : 01
Ngay I~y mdu : 22/4/2015
Ky hi~u mdu : TDH2
Ngay tra k~t qua : 26/4/2015
KET QuA THU NGHI~M:
Ket qua QCVN09: QCVN02: PhtrOllg phap
TT ThOngsB DOlI vi 2009/BYT thir nghi~m
TDH2 2008/BTNMT
I pH - 5,61 5,5- 8,5 6- 8,5 TCYN 6492: II
Khong co Khong co
2 Mui vi mg/I - mui vi la
Cam quang
mui vi I~
KPH
3 Amoni mg/I 0,1 3 TCYN 5988: 95
(0,005)
4 D9 c(mg mg/I 66,23 500 350 TCVN 6224: 96
5 S~t mg/I 0,43 5 0,5 TCYN 6177: 96
6 Clorua mg/I 81,34 250 300 TCYN 6194: 96
KPH TCYN 6193: 96
7 Chi mg/I 0,01 -
«0,002)
KPH
8 Asen mg/I 0,05 0,01 TCYN 6626: 20
«0,005)
KPH
9 Thuy ngan mg/I
«0,0001)
0,001 - TCYN 5991: 95

MPN/IOO KhOng ph at
10 E.Coli KPH 0 TCYN 6187: 96
ml hien thftv
MPN/IOO TCVN 6187: 96
II Coliform 0 3 50
ml
Gh; ehu: - KPH: khong phat hi~n
- Quy chw1.nky thu~t qu6c gia v~ chAt luqng nu6c ngfun (QCVN 09: 2008/BlNMT).
- Quy chu.ln ky thu~t qu6c gia v~ chAt luqng nu6c sinh ho~t (QCVN 02: 2009/BYT).

Trmmg nhom Giam dBc


Do dl}Cva thir nghi~m

Um
I
LWJJ-------
---------
Tr'
tJ hOng phan tich
~o' .QC "i~",
i~'l.~\~
~~~,~}\
_~~~_:;:::;;_:~- .,• \\,l~
.r~"w : I
(fl)
ffuin ,1,7n,~J)/fnfl ~'~d~:~
.._~,;::~
ilo ~~\,

I. K~l qua dlli nghi~m trong phj~u nay chi cOgia tri tren m~u !lUI nghi~.
2. no m3u. dul;JCghi thoo y~u cAucua khlich hang.
3 (.) C<icchi li~u duQC dmg nh~ VILAS.
4. (•• ) Chi lieu duvc till! nghi~ hOioM thAuphI)(n~u co).
TRUNG TAM KHOA HQC vA CONG NGHf: MOl TRUONG
llHONG CONG NGH~ QUAN TRAc MOl TRUONG
Dja chi: S6 74, KP5, To Ky, P.Tan Chanh Hi~p, Q.12, TP.HCM
Tel: 08.62.559.077 Fax: 08.62.559.077
Email: phantichmoitruong@gmail.com

PHIEU KET QuA THU NGHI~M


S6: 26042015-1 7/KQ-CESA T
Nguai giri m~u : PHAM THI TUYET NHUNG
Dia di~m I~y m~u : HO 'ONG BIND VAN TUNG (khu ph6 Dong Thanh)
LOl,li m~u : Nuac duai d~t Thai gian luu m~u: 07 ngay
S6luc;mg : 01
Ngay I~y m~u : 22/4/2015
Ky hi~u m~u : TDH3
Ngay tni k~t qua : 26/4/2015
KET QuA THir NGHlf:M:

Ket qua QCVN09: QCVN 02: Phuong phap


TT Thong s6 Don vi
TDH3 2008/BTNMT 2009/BYT thfr nl!:hiem
I pH - 6.01 5,5- 8,5 6- 8,5 TCVN 6492: II
Khong co Khong co
2 Mui vi mg/I
mui vi la
- mui vi la
Ciun quang
KPH
3 Amoni mg/I 0,1 3 TCVN 5988: 95
(0,005)
4 8<) Clmg mg/I 66,23 500 350 TCVN 6224: 96
5 S~t mg/I 0,22 5 0,5 TCVN 6177: 96
6 Clorua mg/I 117 250 300 TCVN 6194: 96
KPH
7 Chi mg/I
«0,002)
0,01 - TCVN 6193: 96

KPH
8 Asen mg/I 0,05 0,01 TCVN 6626: 20
«0,005)
KPH
9 Thuy ngan mg/I
«0,0001)
0,001 - TCVN 5991: 95
MPN/IOO KhOng phlit
10 E.Coli KPH 0 TCVN 6187: 96
ml hien th~v
MPN/IOO
II Coliform 0 3 50 TCVN 6187: 96
ml
Ghi ehu: - KPH: kMng pMt hi~n
- Quy chuAn ky thu~t qu6c gia v€ chAt luqng nuoc ngAm (QCVN 09: 2008IBlNMT).
- Quy chufrn ky thu~t qu6c gia v€ chAt luqng nuoc sinh ho~t (QCVN 02: 2009fBYT).

Truo-ng nhom Giam d6c

'~~f~(,~
Do dtlc va thfr nghi~m hong philn tich

.~
~~.
'I
,~~....
'foo'"
..r..
($..~~d,lf, I
'+
..
• .

. t*1.1')"l~~11,
,fJ ~~'
h""! ~
~~d~"'" A. c.:-
~"I'>,; ..,'J

L
2.
K~t qua thli nghi~m trong phitu miy chi co gia tri bin m!u thli nghicm.
Ten mliu, duqc ghi IDeo y~u du cUlll.:hach hlffig.
TS.JY~ fMn ffUh'JN,j
3. (.)cae chi tieu dU'Q'Cc6ng nt$! VILAS.
4. ( •• ) Chi tieu duvc thLl nghiem b6i nha thiiu phl,l (ntu co).
PHỤ LỤC 3
Một số hình ảnh khảo sát thực tế
Khảo sát hộ dân

Lấy mẫu nước giếng khoan tại hộ gia đình


Khảo sát người dân

Lấy mẫu nước giếng khoan tại hộ gia đình


Lấy mẫu nước giếng khoan tại chợ

Lấy mẫu nước giếng khoan tại nghĩa trang

You might also like