You are on page 1of 168

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


------------------------------

NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ ỨNG XỬ CỦA ĐẤT NỀN TRUNG


TÂM PHÂN PHỐI KHÍ GDC Ô MÔN XỬ LÝ BẰNG BẤC
THẤM KẾT HỢP VỚI ĐẤT ĐẮP GIA TẢI TRƯỚC

CHUYÊN NGÀ NH: KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NGẦM

MÃ SỐ : 60.58.02.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
------------------------------

NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ ỨNG XỬ CỦA ĐẤT NỀN TRUNG


TÂM PHÂN PHỐI KHÍ GDC Ô MÔN XỬ LÝ BẰNG BẤC
THẤM KẾT HỢP VỚI ĐẤT ĐẮP GIA TẢI TRƯỚC

CHUYÊN NGÀ NH: KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NGẦM

MÃ SỐ : 60.58.02.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2016


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH
KHOAĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS.TS. TRẦN TUẤN ANH

Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS.TS. LÊ BÁ VINH

Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. NGUYỄN KẾ TƯỜNG

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG
TP. Hồ Chí Minh ngày 22 tháng 07 năm 2016

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc si:̃

1. PGS.TS. NGUYỄN MINH TÂM


2. PGS.TS. LÊ BÁ VINH
3. PGS.TS. TRẦN TUẤN ANH
4. TS. LÊ VĂN PHA
5. TS. NGUYỄN KẾ TƯỜNG

Xác nhận của Chủ tịch hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý
chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỞNG KHOA


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH Đô ̣c lâ ̣p – Tư ̣ do – Ha ̣nh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ


Ho ̣ và tên ho ̣c viên : NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG MSHV : 13090107
Ngày tháng năm sinh : 17/2/1985 Nơi sinh : Tiền Giang
Chuyên ngành : KT Xây Dựng Công Trình Ngầm Mã số ngành : 60.58.02.04
I. TÊN ĐỀ TÀ I:
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ ỨNG XỬ CỦA ĐẤT NỀN TRUNG TÂM PHÂN PHỐI
KHÍ GDC Ô MÔN XỬ LÝ BẰNG BẤC THẤM KẾT HỢP VỚI ĐẤT ĐẮP GIA TẢI
TRƯỚC
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan về phương pháp xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm kết hợp với gia tải
trước và một số trường hợp nghiên cứu trong lịch sử
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phân tích đánh giá ứng xử của đất nền xử lý bằng hệ thống thoát nước thẳng
đứng kết hợp đất đắp gia tải trước Dự án trung tâm phân phối khí GDC Ô Môn
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
II. NGÀ Y GIAO NHIỆM VỤ: 17/08/2015
III. NGÀY HOÀ N THÀ NH NHIỆM VỤ: 17/06/2016
IV. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS.TS. TRẦN TUẤN ANH
Tp. HCM, ngày . . . . tháng .. . . năm 2016
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

PGS.TS. TRẦN TUẤN ANH PGS.TS LÊ BÁ VINH


TRƯỞNG KHOA

PGS.TS NGUYỄN MINH TẤM


[i]

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tác giả xin cảm ơn ba mẹ đã nuôi dạy con khôn lớn, luôn động
viên, khuyến khích con cố gắng học tập. Chính điều đó, đã giúp ích con rất nhiều.

Tiếp đến, tác giả xin gửi lời cám ơn đến chuyên gia hướng dẫn – PGS.TS
Trần Tuấn Anh – người đã dẫn dắt và cho tác giả những lời khuyên thật sự hữu ích,
người đã dành nhiều thời cùng với tác giả thảo luận nhiều vấn đề quan trọng trong
kỹ thuật lẫn những vấn đề không thuộc về kỹ thuật ngoài thực tế hiện trường.

Tác giả xin gửi lời cám ơn đến quý Thầy Cô trong bộ môn Địa cơ – Nền
móng: Thầy Châu Ngọc Ẩn, Thầy Võ Phán, Thầy Lê Bá Vinh, Thầy Bùi Trường
Sơn, Thầy Nguyễn Minh Tâm, Thầy Đỗ Thanh Hải, Thầy Trần Xuân Thọ và Thầy
Lê Trọng Nghĩa đã truyền đạt kiến thức của mình giúp cho tác giả có được một nền
tảng kiến thức cơ sở về lĩnh vực ngành nghề.

Tác giả cũng thành thật biết ơn Ông Trưởng phòng đào tạo sau đại học đã
chấp nhận cho tác giả gia hạn thời gian nộp Luận văn Thạc sĩ, tạo mọi điều kiện tốt
nhất để tác giả hoàn thiện Luận văn Thạc sĩ này.

Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cám ơn đến các bạn trong lớp Địa kỹ thuật Xây
dựng khóa 2013 đã hỗ trợ tác giả rất nhiều trong quá trình học tập.

Xin chân thành cám ơn !

TP.HCM, ngày 22 tháng 7 năm 2016

Học viên thực hiện

NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


[ii]

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ ỨNG XỬ CỦA ĐẤT NỀN TRUNG TÂM PHÂN
PHỐI KHÍ GDC Ô MÔN XỬ LÝ BẰNG BẤC THẤM KẾT HỢP VỚI ĐẤT
ĐẮP GIA TẢI TRƯỚC
TÓM TẮT: Luận văn trình bày nghiên cứu ứng xử của sét yếu đồng bằng
sông Cửu Long xử lý bằng bấc thấm kết hợp đất đắp gia tải trước tại công trường dự
án Trung tâm phân phối khí GDC Ô Môn, Cần Thơ, Việt Nam. Diện tích xử lý là
9.2ha, bề dày nền đất đắp từ 5.0m đến 5.5m, độ dốc nền đắp xắp xỉ 2H:1V, thời
gian gia tải 125 ngày và 205 ngày lưu tải. Mực nước tĩnh tại mặt đất, cao độ tương
ứng +1.2m, bề dày tầng đất yếu từ 15.0m đến 20.0m. Thiết bị quan trắc lún được
lắp đặt ở các độ sâu 0.0m; 3.2m; 7.2m; 11.2m; 15.2m. Đầu đo áp lực nước lỗ rỗng
lắp đặt ở độ sâu 3.2m; 7.2m; 11.2m; 15.2m. Các phương pháp tính toán và kết quả
khảo sát sau xử lý cho thấy sức kháng cắt không thoát nước tăng lên đáng kể, trong
đó kết quả từ thí nghiệm VST tăng từ 181% đến 283% so với trước khi xử lý, tính
toán theo Magnan, SHANSHEP, nén UC tăng tương ứng 143% - 214%, 132% -
166%, 122% - 138%. Trong khoảng độ sâu nhỏ hơn 10.m, kết quả tính toán theo
Magnan khá phù hợp với kết quả thí nghiệm VST. Một số chỉ tiêu cơ lý sau xử lý
cũng thay đổi khá tích cực, độ rỗng e giảm 10% đến 45%, độ ẩm giảm 10% đến
47%, dung trọng tự nhiên tăng 4% đến 17%, kết quả thí nghiệm nén cố kết tại độ
sâu 8.0m - 9.0m cho thấy chỉ số OCR tăng xắp xỉ 30%. Giá trị phân tích ngược
Chback nằm trong khoảng 6 – 12m2/năm, tỷ số giữa C(hback) và C(hlab) nằm trong
khoảng 2 – 5, tỷ số Cf (k(hback)/k(hlab)) cũng tương ứng trong khoảng 2 - 5, trong đó
Chlab = 2Cvlab. Độ cố kết tính toán theo lún đạt 93% và 95% theo kết quả tiêu tán áp
lực nước lỗ rỗng. Phương pháp chuyển đổi hệ số thấm ngang tương đương từ mô
hình đối xứng trục sang mô hình biến dạng phẳng của Tuan Anh Tran and Mitachi
(2008) được áp dụng. Mô hình Soft Soil được sử dụng trong chương trình Plaxis
cho kết quả đường cong lún và đường cong tiêu tán áp lực nước lỗ rỗng khá phù
hợp với số liệu quan trắc. Sai lệch lớn nhất trong giai đoạn lưu tải là 4.4% (174
ngày) với lún mặt, 13.8% (210 ngày) với giá trị áp lực nước lỗ rỗng tại độ sâu 3.2m.
Hệ số Cf (khsi/khlab) nằm trong khoảng 2 – 4, Ccsi nằm trong khoảng 0.334 – 0.844
với kha/ksa bằng 5, khsi, Ccsi ngoại suy từ mô phỏng.
[iii]

ANALYSING, ASSESSING BEHAVIOR OF GROUND IN IMPROVEMENT


USING PRELOADING WITH PREFABRICATED VERTICAL DRAINS
(PVDs) AT O MON GAS DISTRIBUTION CENTER

ABSTRACT: This Thesis presents the behavior analysis of Mekong River Delta
soft clay improved with prefabricated vertical drains (PVDs) to be coupled with
surcharge preloading of embankment at the site of O Mon Gas Distribution Center
Project, Can Tho Provine, Viet Nam. Ground improvement area of 92000m2,
thicknesses of the filling sand varied from 5.0m to 5.5m, approximated 2H:1V side
slopes, 125 days of constructed embankment, 205 days of remaining full surcharge
preloading. Groundwater is at ground level, approximated level of +1.2m, the
thicknesses of soft clay varied from 15.0m to 20.0m. Settlement mornitoring
equipments are installed at depth of 0.0m; 3.2m; 7.2m; 11.2m; 15.2m. Pore water
pressure sensors are installed at depth of 3.2m; 7.2m; 11.2m; 15.2m. The calculated
methods and investigation results after ground improvement showed that undrained
shear strength increased significantly. In which, results of VST increased from
181% to 283%, calculated results of Magnan method, SHANSHEP method, UC test
increase respectively 143% - 214%, 132% - 166%, 122% - 138% compared to
before improvement. It is a smaller depth of 10m below ground surface, calculated
results of Magnan method is in agreement with the results from VST. Some
physical and mechanical properties of soil change rather positive: the void ratio
reduces from 10% to 45 %, The water-content reduces from 10% to 47%, bulk unit
weight of the soil increases from 4% to 17%, OCR index increases 30% at depth of
8.0m to 9.0m. The back – calculated C(hback) values range from 6 – 12m2/year, and
the ratio of Ch(back) to Ch(lab) ranges from 2 to 5, the ratio of Cf (k(hback)/k(hlab)) ranges
corresponding from 2 to 5, in where C(hlab) = 2C(vlab). Degree of consolidation from
calculating final settlement reached 93%, degree of consolidation from calculating
dissipated pore water pressure reached 95%. The method of Tuan Anh Tran and
Mitachi (2008) is applied to vary equivalent horizontal permeability coefficient
from Axisymmetric cell unit model to Plane strain model. Soft soil model in Plaxis
program is employed to simulate full - scale embankment model, which yields
result of settlement curves in line with mornitoring curves, as well as result of pore
[iv]

water presure curves are well in line with field curves. The maximum deflection of
settlement surface is 4.4% (at 174th day) and 13.8% of maximum deflection of pore
water pressure (at 210th day) at 3.2m depth in stage of remaining full surcharge
preloading. The ratio of Cf (k(hsi)/k(hlab)) ranges from 2 to 4, Ccsi ranges from 0.334 to
0.844; in where kha/ksa = 5, khsi, Ccsi index are extrapolated from simulation.
[v]

LỜI CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ LUẬN VĂN


Tôi xin cam đoan: Bản Luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu
thực sự của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức,
số liệu đo đạc thực tiễn và dưới sự hướng dẫn của:

TS. Trần Tuấn Anh

Các số liệu, mô hình tính toán và những kết quả trong Luận văn là hoàn toàn
trung thực. Nội dung của bản Luận văn này hoàn toàn tuân theo nội dung của đề
cương Luận văn đã được Hội đồng đánh giá đề cương Luận văn Cao học ngành Kỹ
Thuật Xây Dựng Công Trình Ngầm, Khoa Kỹ Thuật Xây Dựng thông qua.

Một lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam đoan trên.

Học viên thực hiện

NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


[vi]

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ ............................................................................ ii
LỜI CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ LUẬN VĂN .......................................................v
DANH SÁCH BẢNG BIỂU ..................................................................................... ix
DANH SÁCH HÌNH ẢNH .........................................................................................x
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................1
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................2
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC – Ý NGHĨA THỰC TIỄN....................................2
4. BỐ CỤC LUẬN VĂN .................................................................................2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU BẰNG
BẤC THẤM KẾT HỢP VỚI GIA TẢI TRƯỚC VÀ MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP
NGHIÊN CỨU TRONG LỊCH SỬ ............................................................................4
1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐẤT SÉT YẾU ..........................................4
1.1.1 Khái niệm về đất yếu ...................................................................................4
1.1.2 Đặc điểm của sét yếu và sét nói chung ........................................................4
1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BẤC THẤM .............5
1.3. TÓM LƯỢT BIỆN PHÁP THI CÔNG VÀ LẮP ĐẶT HỆ THỐNG
QUAN TRẮC..............................................................................................................6
1.3.1 Tóm lượt biện pháp thi công ........................................................................6
1.3.2 Tấm đo lún bề mặt .......................................................................................9
1.3.3 Lún từng lớp.................................................................................................9
1.3.4 Áp lực nước lỗ rỗng ...................................................................................11
1.3.5 Quan trắc mực nước ngầm .........................................................................11
1.3.6 Quan trắc chuyển vị ngang ........................................................................13
1.4. CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH, DỰ BÁO ỨNG XỬ CỦA ĐẤT NỀN XỬ
LÝ BẰNG BẤC THẤM KẾT HỢP GIA TẢI TRƯỚC ...........................................14
1.4.1 Sân bay Saga, Nhật bản (Saga Airport) – tác giả J. C. Chai & N. Miura ..14
1.4.2 Bãi Container cảng biển Chittagong Bangladesh – tác giả Dhar, A.S.,
Siddique, A., Ameen, S.F. .........................................................................................16
1.4.3 Nền đắp thử nghiệm Muar phía tây Malaysia – tác giả Y.K. Wong, Joseph
....................................................................................................................19
[vii]

1.4.4 Nền đắp thử nghiệm trên trầm tích sét yếu Mucky phía Đông Trung Quốc
– tác giả Jin-Chun Chai, Shui-Long Shen, Norihiko Miura, and Dennes T. Bergado ..
....................................................................................................................27
1.4.5 Sân bay quốc tế mới tại Thái Lan – tác giả Dennes T. Bergado, A.S.
Balasubramaniam, R. Jonathan Fannin, and Robert D.Holtz ...................................33
1.5. TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ............................................................................39
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..........................................................................40
2.1 ĐẶC TÍNH VẬT LÝ CỦA BẤC THẤM .................................................40
2.1.1 Đường kính tương đương của bấc thấm ....................................................40
2.1.2 Khả năng thoát nước của bấc thấm ............................................................42
2.1.3 Đường kính vùng ảnh hưởng .....................................................................43
2.1.4 Sự cản thấm................................................................................................44
2.1.5 Vùng xáo trộn ............................................................................................46
2.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO ỨNG XỬ CỦA ĐẤT NỀN XỬ LÝ
BẰNG BẤC THẤM KẾT HỢP VỚI GIA TẢI TRƯỚC .........................................49
2.2.1 Phương pháp giải tích ................................................................................49
2.2.1.1 Độ lún cố kết ..............................................................................................49
2.2.1.2 Độ cố kết ....................................................................................................50
a. Trong trường hợp không có bấc thấm .......................................................50
b. Trong trường hợp có bấc thấm ..................................................................51
2.2.1.3 Dự báo sức kháng cắt không thoát nước....................................................61
a. Một số nghiên cứu hiệu chỉnh sức kháng cắt không thoát nước ...............63
b. Một số phương pháp dự báo sức kháng cắt không thoát nước ..................63
2.2.2 Phương pháp mô phỏng bằng chương trình Plaxis ....................................68
3.3.2.1 Các phương pháp chuyển đổi tương đương thông số của đất nền có PVDs
cho mô hình 1D, 2D ..................................................................................................69
3.3.2.2 Các mô hình trong phần mềm Plaxis .........................................................79
3.3.2.3 Xác định các thông số đất cho mô phỏng PTHH.......................................86
2.2.3 Phương pháp quan sát ................................................................................88
2.2.3.1 Dự báo độ lún cố kết cực hạn ....................................................................88
2.2.3.2 Độ cố kết ....................................................................................................90
2.2.3.3 Ngoại suy Ch và hệ số thấm thực tế của đất theo phương ngang...............93
2.3 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................95
[viii]

CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ ỨNG XỬ CỦA ĐẤT NỀN XỬ LÝ BẰNG
HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THẲNG ĐỨNG KẾT HỢP ĐẤT ĐẮP GIA TẢI
TRƯỚC DỰ ÁN TRUNG TÂM PHÂN PHỐI KHÍ GDC Ô MÔN ........................96
3.1 GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN ĐƯỜNG ỐNG DẪN KHÍ LÔ B – Ô MÔN ...96
3.2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH – THỦY VĂN .........................97
3.3 THÔNG TIN SƠ LƯỢT TÍNH TOÁT THIẾT KẾ CHO DỰ ÁN .........104
3.4 KẾT QUẢ QUAN TRẮC, KHẢO SÁT, MÔ PHỎNG – SO SÁNH VÀ
PHÂN TÍCH ZONE 3 .............................................................................................111
3.4.1 Đặc điểm chi tiết thông số đất nền – tham số PVDs – tải trọng đắp .......111
3.4.2 Kết quả phân tích số liệu quan trắc hiện trường ......................................114
3.4.3 Kết quả phân tích số liệu khảo sát địa kỹ thuật trước và sau khi xử lý ...124
3.4.4 Kết quả phân tích mô phỏng PTHH ........................................................129
3.4.5 Kết quả phân tích so sánh dữ liệu quan trắc và mô phỏng ......................135
3.4.6 Kết quả ngoại suy các thông số đất nền ...................................................141
3.5 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................144
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................145
1. KẾT LUẬN..............................................................................................145
2. KIẾN NGHỊ .............................................................................................146
3. ĐỀ XUẤT HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .................................146
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................147
TẮT LÝ LỊCH KHOA HỌC ..................................................................................149
PHỤ LỤC .................................................................. Error! Bookmark not defined.
[ix]

DANH SÁCH BẢNG BIỂU


Bảng 1.1: Thông số đất nền của sân bay Saga
Bảng 1.2: Các thông số kỹ thuật PVDs thiết kế cho sân bay Saga (Case 1)
Bảng 1.3: Thông số đầu vào cho mô hình phần tử hữu hạn
Bảng 1.4: Thông số đầu vào cho mô hình đất nền đắp tại Hangzhou-Ningbo
Bảng 1.5: Thông số bấc thấm áp dụng tại Hangzhou-Ningbo
Bảng 1.6: Loại PVD và khoảng cách lắp đặt tại New Bangkok International
Airport
Bảng 1.7: Bảng tổng hợp kết quả phân tích ổn định New Bangkok International
Airport
Bảng 2.1: Các loại bấc thấm thông dụng
Bảng 2.2: Một số đề xuất đường kính tương đương của bấc thấm
Bảng 2.3: Giá trị lưu lượng thoát nước tham khảo
Bảng 2.4 Bảng tổng hợp các đề xuất cho chỉ số cản thấm
Bảng 2.5: Thông số đề nghị cho vùng xáo trộn
Bảng 2.6: Giá trị Cf một vài loại sét trầm tích
Bảng 3.1: Thông số bề dày lớp và chiều dài thiết kế PVD tại GDC
Bảng 3.2: Thông tin cấp gia tải cho từng Zone tại GDC
Bảng 3.3: Tiến độ thi công các zone
Bảng 3.4: Các thông số PVDs thực tế và áp dụng cho mô hình mô phỏng Zone B3
Bảng 3.5: Các thông số đất nền và giá trị ứng suất, tải trọng tác dụng theo độ
sâu tại Zone B3
Bảng 3.6: Kết quả phân tích độ lún cực hạn tại cụm 1- Zone 3
Bảng 3.7: Kết quả phân tích ngược hệ số thấm từ kết quả phân tích lún cực hạn
Asaoka
Bảng 3.8: Bảng tổng hợp kết quả phân tích độ cố kết tại thời điểm 330 ngày
Bảng 3.9: Kết quả quan trắc lún và PP tại các phase đắp đất theo thời gian
Bảng 3.10: Kết quả thí nghiệm và tính toán một số chỉ tiêu cơ lý trước và sau xử lý
nền
Bảng 3.11: Bảng tính toán giá trị Su theo SHANSHEP và Magnan
Bảng 3.12: Thông số đất nền cho mô hình tái tạo
Bảng 3.13: Kết quả mô phỏng lún và PP tại các phase đắp đất theo thời gian
Bảng 3.14: Bảng tổng hợp kết quả chênh lún giữa quan trắc và mô phỏng
Bảng 3.15: Bảng tổng hợp kết quả chênh áp lực nước lỗ rỗng giữa quan trắc và
mô phỏng
Bảng 3.16: Bảng kết quả ngoại suy hệ số cố kết ch và hệ số thấm kh
Bảng 3.17: Bảng kết quả tính toán hệ số Cf
[x]

DANH SÁCH HÌNH ẢNH


Hình 1.1 Quá trình thành tạo sét cố kết thường và sét quá cố kết
Hình 1.2 Ảnh hưởng của lịch sử hình thành đến tính nén lún của sét cố kết
thường
Hình 1.3: Sơ đồ quy trình các bước thực hiện xử lý nền bằng PVDs
Hình 1.4 Mandrel neo một đầu PVDs vào trong đất
Hình 1.5 Các bộ phận chính điển hình nền đất đắp với PVDs và thiết bị quan
trắc
Hình 1.6 Thi công cắm bấc thấm
Hình 1.7 Mặt cắt điển hình bàn đo lún bề mặt
Hình 1.8 Mặt cắt điển hình lắp đặt thiết bị đo lún từng lớp
Hình 1.9 Mặt cắt điển hình lắp đặt đầu đo áp lực nước lỗ rỗng
Hình 1.10 Mặt cắt điển hình lắp đặt Stand pides
Hình 1.11 Mặt cắt điển hình lắp đặt thiết bị đo dịch chuyển ngang
Hình 1.12 Mặt cắt ngang nền đắp tại sân bay Saga
Hình 1.13 Kết quả phân tích lún mặt tại Saga Airport
Hình 1.14 Sự thay đổi sức chống cắt đất nền tại Saga Airport
Hình 1.15 Vị trí bãi cảng Container Chittagong
Hình 1.16 Địa tầng cùng giá trị SPT khu vực cảng Chittagong
Hình 1.17 Mặt cắt khu vực xử lý bãi Container cảng biển Chittagong
Hình 1.18 Độ cố kết dự báo và đo được theo thời gian bãi Container cảng biển
Chittagong
Hình 1.19 Địa tầng và đặc trưng cơ học của nền đắp Muar
Hình 1.20 Lưới phần tử hữu hạn, điều kiện biên và sự phân bố áp lực nước lỗ
rỗng thặng dư của ô đơn vị đối xứng trục, biến dạng phẳng và 3D -
Y.K. Wong, Joseph.
Kết quả mô phỏng bằng phần tử hữu hạn và giải tích với ô đơn vị -
Hình 1.21
Y.K. Wong, Joseph.
Hình 1.22 Mặt cắt ngang đầy đủ nền đắp Muar
Hình 1.23 Mô hình mô phỏng 2D, 3D trong phần tử hữu hạn đập Muar
Hình 1.24 Sức chống cắt không thoát nước đo được và mô phỏng tại Muar
Hình 1.25 Sự phân phối áp lực nước lỗ rỗng thặng dư theo thời gian tại nền đất
đắp Muar
Hình 1.26 Kết quả lún mặt tại tâm đập nền đất đắp Muar
[xi]

Hình 1.27 Kết quả chuyển vị ngang mô phỏng và đo được tại nền đất đắp Muar
Hình 1.28 Vị trí thí nghiệm hiện trường tại Hangzhou-Ningbo
Hình 1.29 Mặt cắt địa chất và thông số đất nền thử nghiệm Hangzhou-Ningbo
Hình 1.30 Mặt cắt ngang của đập và thiết bị quan trắc hiện trường tại
Hangzhou-Ningbo
Hình 1.31 Lưới phần tử hữu hạn trong mô hình mô phỏng nền đắp Hangzhou-
Ningbo
Hình 1.32 So sánh các kết quả phân tích lún nền đắp tại Hangzhou-Ningbo
Hình 1.33 Kết quả tính toán áp lực nước lỗ rỗng thặng dư tại Hangzhou-Ningbo
Hình 1.34 Kết quả phân tích chuyển vị ngang tại Hangzhou-Ningbo
Hình 1.35 Mặt cắt ngang đập thử nghiệm TS3 tại New Bangkok International
Airport
Hình 1.36 Trình tự thi công nền đắp theo thời gian tại New Bangkok
International Airport
Hình 1.37 Địa tầng và đặc trưng cơ lý đất nền tại new Bangkok International
Airport
Hình 1.38 Biểu đồ so sánh độ lún đo được và độ lún dự báo tại New Bangkok
International Airport
Hình 1.39 Biểu đồ sự tiêu tán áp lực nước lỗ rỗng tại TS3 – Dự án New
BangkokInternational Airport
Hình 1.40 Biểu đồ so sánh độ cố kết phân tích từ lún và áp lực nước lỗ rỗng
Hình 1.41 Kết quả phân tích ngược độ ẩm tại TS3
Hình 1.42 Kết quả sự gia tăng sức chống cắt không thoát nước tại TS3
Hình 1.43 Kết quả phân tích ngược Ch từ số liệu áp lực nước lỗ rỗng với ứng
suất hữu hiệu
Hình 2.1 Bấc thấm hình chữ nhật và đường kính giếng qui đổi
Hình 2.2 Đường kính tương đương của bấc thấm
Hình 2.3 Sự uốn – gập của bấc thấm
Hình 2.4 Ảnh hưởng của áp lực ngang lên khả năng thoát nước của bấc thấm
Hình 2.5 Sơ đồ bố trí bấc thấm
Hình 2.6 Lưu lượng tối thiểu của PVDs
Hình 2.7 Tỷ số kh/kv dọc theo khoảng cách bán kính từ tâm đường thoát nước
Hình 2.8 Vùng đất bị xáo trộn xung quanh Madrel (Rixnet et al)
Hình 2.9 Đường thấm trong trường hợp có bấc thấm và không có bấc thấm
[xii]

Hình 2.10 Mô hình lăng trụ đối xứng trục


Hình 2.11 Mặt cắt dọc mô hình lăng trụ
Hình 2.12 Lát cát phân tố chiều dày dz
Hình 2.13 Lát cắt phân tố dz có xét vùng xáo trộn và sự cản thấm
Hình 2.14 So sánh độ cố kết giữa Hansbo, Onoue và Yoshikuni
S 
Hình 2.15 Quan hệ giữa tỷ số  u'  và chỉ số dẻo theo Skempton

  vo 
Hình 2.16 Chuẩn hóa quan hệ Su với OCR Ramli Mohamad (1992)
Hình 2.17 Quan hệ Su(FV)/Suo(FV) với Suo(FV) theo Wiley (1996)
Hình 2.18 Kết quả đo và dự báo sức khắng cắt Su theo Wiley (1996)
Hình 2.19 Cấu hình đường thoát nước thẳng đứng trong mô hình 2D và 3D
Hình 2.20 Sơ đồ các bước chuyển đổi cho mô hình tương đương
Hình 2.21 Mô hình kích thước hình học dạng đối xứng trục và biến dạng phẳng
Hình 2.22 a) Mô hình đối xứng trục và phẳng b) Hệ số thấm tương đương vùng
xáo trộn (Bergado và Long, 1994)
Hình 2.23 Lăng trụ đơn vị đối xứng trục và phân tố phẳng đơn vị theo Tuan Anh
Tran và Mitachi (2008)
Hình 2.24 a. Lát cắt ngang theo Indraratna 2D, b. Lát cắt ngang theo Tuan Anh
Tran 2D
Hình 2.25 Vị trí của đường trạng thái tới hạn
Hình 2.26 Vị trí của hệ số rỗng ban đầu trên đường trạng thái tới hạn
Hình 2.27 Mặt dẻo của mô hình Modified Cam-clay và Cam-clay
Hình 2.28 Mặt dẻo của mô hình Soft soil trong mặt phẳng p’ – q
Hình 2.29 Các đường sức mặt dẻo của mô hình Soft Soil trong không gian ứng
suất chính
Hình 2.30 Biểu đồ quan hệ ứng suất – biến dạng của mô hình đàn hồi tuyến tính
Hình 2.31 Xác định chỉ tiêu cơ học về cường độ của đất nền qua thí nghiệm nén
3 trục
Hình 2.32 Mặt giới hạn biến dạng dẻo mô hình Morh-Coulomb khi không có lực
dính
Hình 2.33 Đồ thị Asaoka xác định lún cực hạn (Asaoka, 1978)
Hình 2.34 Đoạn đường cong lún quan trắc S = f(t) sau khi kết thúc nền đắp
Hình 2.35 Ước lượng độ cố kết dựa trên kết quả nén UC
[xiii]

Hình 2.36 Biểu đồ sự gia tăng áp lực tiền cố kết


Hình 3.1 Sơ đồ tổng thể tuyến ống Lô B – Ô Môn
Hình 3.2 Vị trí Trung tâm phân phối khí GDC Ô Môn
Hình 3.3 Mặt bằng vị trí hố khoan và sơ đồ tuyến mặt cắt địa chất tại GDC
Hình 3.4 Mặt cắt địa chất khu vực nghiên cứu tuyến III tại GDC
Hình 3.5 Mặt cắt địa chất khu vực nghiên cứu tuyến V
Hình 3.6 Các chỉ tiêu về biến dạng của đất nền
Hình 3.7 Các chỉ tiều về cường độ của đất nền
Hình 3.8 Sức kháng cắt không thoát nước, Su
Hình 3.9 Áp lực tiền cố kết theo độ sâu
Hình 3.10 Phân vùng xử lý và đường đồng mức của độ sâu lớp đất yếu
Hình 3.11 Mặt cắt ngang điển hình xử lý nền tại GDC
Hình 3.12 Biểu đồ thi công xử lý nền
Hình 3.13 Mặt bằng bố trí thiết bị quan trắc – vị trí khảo sát sau xử lý nền
Hình 3.14 Mặt cắt ngang chi tiết khu vực xử lý Zone B3
Hình 3.15 Sơ đồ gia tải tại Zone B3
Hình 3.16 Biểu đồ kết quả quan trắc lún cụm 1 Zone B3
Hình 3.17 Biểu đồ kết quả quan trắc áp lực nước lỗ rỗng cụm 1 Zone B3
Hình 3.18 Mực nước dưới đất và sự thay đổi ứng suất gia tải hữu hiệu theo thời
gian tại Zone B3
Hình 3.19 Kết quả biểu diễn tính lún cực hạn theo phương pháp Asaoka
Hình 3.20 Độ cố kết %Up theo thời gian
Hình 3.21 Độ cố kết trung bình phân theo phụ lớp
Hình 3.22 Biểu đồ so sánh độ cố kết Up và Us
Hình 3.23 Kết quả so sánh Su trước và sau xử lý
Hình 3.24 Kết quả so sánh một số chỉ tiêu vật lý trước và sau xử lý
Hình 3.25 Biên độ gia tăng các thông số đất nền sau khi xử lý
Hình 3.26 Kết quả mẫu nén cố kết trước và sau khi xử lý nền
Hình 3.27 Mô hình thực hiện trong mô phỏng
Hình 3.28 Trình tự các bước trong mô phỏng và kết quả xuất Deformed mesh
Hình 3.29 Kết quả lún mô phỏng Trạm GDC Ô Môn
Hình 3.30 Kết quả áp lực nước lỗ rỗng mô phỏng Trạm GDC Ô Môn
Hình 3.31 Sơ đồ đắp gia tải theo thời gian trong mô hình tái tạo
[xiv]

Hình 3.32 Đồ thị biểu diễn kết quả phân tích lún thực tế và mô phỏng
Hình 3.33 Đồ thị biểu diễn kết quả phân tích áp lực nước lỗ rỗng thực tế và mô
phỏng
LUẬN VĂN THẠC SĨ -1-

MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những thập niên gần đây, với sự gia tăng nhanh chóng của dân số và sự
đô thị hóa ngày càng mạnh mẽ, dẫn đến các hoạt động xây dựng phát triển cơ sở hạ
tầng tập trung ngày càng nhiều trên những khu vực có địa hình thấp, khu vực đầm
lầy, nơi có hàm lượng chất hữu cơ và than bùn cao với bề dày lớn mà những thập
niên trước đó xem là không phù hợp để xây dựng. Loại đất trầm tích yếu này có đặc
trưng là hệ số rỗng cao, sức chịu tải kém, độ lún lớn. Do đó, cần phải được xử lý để
giảm thiể u mất ổn định nền trước khi tiến hành các hoạt động xây dựng.

Ngày nay có rất nhiều kỹ thuật xử lý nền đất yếu bằng nhiều phương pháp
khác nhau. Trong đó phương pháp sử dụng hệ thống thoát nước theo phương thẳng
đứng bằng bấc thấm chế tạo sẵn (Perfabricated vertical Drains- PVD) kết hợp với
gia tải trước được ứng dụng khá phổ biến hiện nay tại nhiều dự án của Việt Nam
cũng như trên thế giới. Nghiên cứu giải pháp xử lý nền bằng hệ thống thoát nước
thẳng đứng là vấn đề phức tạp vì hiệu quả làm việc của bấc thấm phụ thuộc nhiều
tham số có liên quan đến quá trình thiết kế, thi công.

Để bổ sung những giới hạn này, các phương pháp quan sát, mô phỏng đã được
áp dụng rộng rãi, trong đó các thông số đất nền được ước lượng từ dữ liệu quan trắc,
kết quả khảo sát lại sau thời gian lưu tải là hết sức cần thiết và quan trọng cho việc
đánh giá hiệu quả trong và sau khi xử lý nền. Đánh giá độ cố kết của nền dưới tải
trọng thiết kế để phục vụ công tác dỡ tải cũng rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực
tiếp đến tiến độ, chi phí, thời gian tiến hành các hoạt động xây dựng tiếp theo của
dự án.

Luận văn “Phân tích, đánh giá ứng xử của đất nền Trung tâm phân phối khí
GDC Ô Môn xử lý bằng bấc thấm kết hợp đất đắp gia tải trước” sẽ phân tích sự gia
tăng sức chống cắt không thoát nước dưới tải trọng đất đắp, độ cố kết theo thời gian
dựa trên cả hai dữ liệu quan trắc độ lún, áp lực nước lỗ rỗng. Phân tích ngược tìm hệ
số ch thực sự của đất, xác định các tỉ số kh/ks, khfield/khlab, chỉ số nén Cc, hệ số hiện

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -2-

trường Cf. Đồng thời tác giả cũng làm rõ sự thay đổi các chỉ tiêu cơ lý trước và sau
khi xử lý nền từ các kết quả khảo sát địa chất.

2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Nội dung nghiên cứu của Luận văn dựa trên:

 Dựa trên số liệu quan trắc áp lực nước lỗ rỗng, lún bề mặt, lún theo độ sâu tại
hiện trường. Từ đó xác định mức độ cố kết của nền và dự báo sự gia tăng sức
chống cắt không thoát nước của đất.
 Phân tích ngược từ dữ liệu quan trắc từ đó xác định các thông số ch, kh, hệ số
hiện trường Cf thực tế của đất nền.
 Phương pháp phần tử hữu hạn để mô phỏng cho mô hình biến dạng phẳng 2D.
 Sự thay đổi các chỉ tiêu cơ lý từ số liệu khảo sát hiện trường và thí nghiệm
trong phòng trước và sau khi xử lý nền.
 Tổng hợp các kết quả phân tích để đánh giá rút ra được nhận xét chính xác
nhất cho khu vực công trình trên cơ sở phân tích số liệu quan trắc - mô phỏng
- khảo sát và thí nghiệm.

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC – Ý NGHĨA THỰC TIỄN

Những kết quả đạt được từ luận văn có thể giúp cho các kỹ sư cân nhắc lựa
chọn thông số đất nền phù hợp nhất để thể thiết kế và kiểm soát tính hiệu quả của
phương pháp xử lý nền đất yếu bằng hệ thống thoát nước thẳng đứng kết hợp với
gia tải trước một cách chính xác nhất. Luận văn đem đến cách nhìn nhận, đánh giá
khách quan đầy đủ và thiết thực, là tài liệu tham khảo có giá trị.

4. BỐ CỤC LUẬN VĂN

Phần: Mở đầu. Trình bày mục tiêu nghiên cứu, đặt vấn đề, nội dung nghiên cứu, ý
nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn.

Chương 1: Tổng quan về phương pháp xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm kết hợp
với gia tải trước và một số trường hợp nghiên cứu trong lịch sử. Trình bày khái
niệm, đặc điểm cơ bản về đất yếu. Trình bày lịch sử hình thành và phát triển của

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -3-

giếng thấm, thi công và lắp đặt thiết bị quan trắc, một số công trình cải tạo nền bằng
bấc thấm kết hợp gia tải trước được các chuyên gia phân tích đánh giá trước đó.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết. Trình bày một số đặc trưng vật lý cơ bản của bấc thấm,
một số lời giải cố kết trước cho nền đất trong trường hợp có hoặc không có bấc
thấm, một số lời giải các giả thiết mô hình tương đương, các phương pháp đánh giá
ổn định nền dựa trên dự báo sự tăng sức kháng cắt của đất, các phương pháp đánh
giá độ cố kết, phương pháp phân tích ngược để xác định các thông số nền thực tế,
phương pháp phân tích phần tử hữu hạn thông qua phần mềm Plaxis với các mô
hình đất và cách xác định các thông số nền cho mô hình.

Chương 3: Phân tích đánh giá ứng xử của đất nền xử bằng hệ thống thoát nước
thẳng đứng kết hợp với đất đắp gia tải trước dự án Trung tâm phân phối khí
GDC Ô Môn. Giới thiệu sơ lượt dự án, các điều kiện địa chất công trình, kết quả
phân tích đánh giá độ cố kết nền, kết quả phân tích ngược hệ số ch, kh, Cc, kết quả
mô phỏng bằng phần mềm Plaxis, so sánh đánh giá kết quả dự báo, mô phỏng với
số liệu đo thực tế ngoài hiện trường, so sánh đánh giá sự thay đổi sức kháng cắt
không thoát nước, các chỉ tiêu cơ lý của đất nền trước và sau khi xử lý nền. Từ đó,
tác giả đưa ra các thông số địa chất nền hợp lý hơn cho thiết kế và mô phỏng dự
báo, đem đến một cách nhìn nhận đáng tin cậy hơn để thiết kế dự báo ứng xử của
đất nền xử lý bằng bấc thấm kết hợp với gia tải trước cho các dự sau này.

Phần: Kết luận và kiến nghị. Trình bày các kết luận rút ra được từ luận văn, từ đó
đưa ra kiến nghị và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài.

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -4-

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU


BẰNG BẤC THẤM KẾT HỢP VỚI GIA TẢI TRƯỚC VÀ MỘT SỐ
TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TRONG LỊCH SỬ
1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐẤT SÉT YẾU

1.1.1 Khái niệm về đất yếu

Trạng thái của đất yếu có thể được xác định dựa trên cường độ nén đơn q u
hoặc sức chống cắt của đất trong điều kiện không thoát nước. Terzaghi và Beck
(1967) định nghĩa sét rất yếu khi cường độ nén đơn nhỏ hơn 25kPa và yếu khi nó
lớn hơn 25kPa nhưng nhỏ hơn 50kPa. Cũng có một số nhà nghiên cứu cho rằng sét
yếu có Su < 40kPa. Hệ số rỗng của sét yếu e > 1 và giới hạn lỏng WL > 50%.

Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9355:2013, đất loại sét hoặc sét pha ở trạng
thái tự nhiên, độ ẩm của đất gần bằng hoặc cao hơn giới hạn chảy, hệ số rỗng lớn
(đối với đất loại sét e > 1.5; đối với đất loại sét pha e > 1.0), lực dính kết c < 15 kPa,
góc ma sát trong φ < 100 (theo phương pháp cắt nhanh không thoát nước trong
phòng), hoặc cu < 35kPa (theo phương pháp cắt cánh hiện trường); có sức chống
mũi xuyên tĩnh qc < 0.1Mpa (theo kết quả xuyên tĩnh); có chỉ số xuyên tiêu chuẩn
SPT là N < 5 (theo kết quả thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT). Đất loại bùn cát, bùn
cát mịn (hệ số rỗng e > 1, độ bão hòa G > 0.8) được hình thành ở các vùng thung
lũng.

1.1.2 Đặc điểm của sét yếu và sét nói chung

Một trong những đặc điểm quan trọng của sét yếu là tính nén lún có liên quan
đến sự thay đổi hệ số rỗng và ứng suất có hiệu trong nền. Đường cong quan hệ giữa
hệ số rỗng và ứng suất có hiệu của lớp sét trầm tích được Terzaghi gọi là đường
cong nén trầm tích. Skemton (1970) đã giới thiệu nhiều đường cong nén trầm tích
cho nhiều loại sét và sét pha trầm tích gần đây cho đến kỷ Pliocence. Hình 1.1 bên
dưới trình bày một đường cong trầm tích cho thấy quá trình thành tạo sét cố kết
thường và sét quá cố kết.

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -5-

Hình 1.1 Quá trình thành tạo sét cố kết thường và sét quá cố kết

Theo Bjerrum áp lực nén trước pc lớn hơn ứng suất có hiệu do trọng lượng bản
thân và sau một khoảng thời gian nhất định thì pc tăng tuyến tính theo σv0’, hay tỉ số
pc
là hằng số theo độ sâu của lớp trầm tích.
 v' 0

Hình 1.2 Ảnh hưởng của lịch sử hình thành đến tính nén lún của sét cố kết thường

1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BẤC THẤM

Daniel D. Moran là người đầu tiên đề nghị sử dụng giếng cát vào năm 1925 và
được thi công thử nghiệm một vài năm sau đó tại California, My.̃ Cát được sử dụng
trong giếng cát phải được chọn lựa kỹ lưỡng để có hệ số thấm tốt nhất cho nên phải
vận chuyển cát từ những nguồn thích hợp xa vị trí công trường. Ngoài ra, trong khi
thi công rất có khả năng giếng cát bị đứt đoạn không bảo đảm được vai trò thoát

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -6-

nước do lỗi trong thi công hoặc do chuyển vị ngang của nền lớn. Người ta đã bắt
đầu nghĩ ra cách thay thế vật liệu thuận lợi hơn để thi công.

Nửa sau thập niên 1930, Kjellman đã tiến hành thử nghiệm PVD hoàn toàn
bằng các tông. Tuy nhiên với vật liệu này, vấn đề nảy sinh là sự phá hoại nhanh
chóng khi thi công vào nền đất.

Năm 1971, Wager sử dụng PVD có lõi làm bằng chất dẻo (polyethylene)
nhằm thay thế lõi bằng các tông. Một thời kì mới mở ra đối với PVD, khi một số
lượng lớn đươ ̣c chế tạo sẵn đã xuất hiện. Thi công cắm PVD được cải thiện về tốc
độ và chiều sâu cắm (Holtz, 1991). Ngày nay, thoát nước với PVD được xem là
phương pháp chính phổ biến dùng để xử lý nền đất có độ sâu lớn và được áp dụng
rộng rãi.

Thông thường, PVD có bề rộng 100mm, dày 4mm. Lõi thấm là một loại chất
dẻo, có nhiều rãnh nhỏ để làm khe thoát nước hoặc để đỡ lớp vỏ bọc khi có áp lực
ngang ép vào. Bao quanh lõi là lớp vải địa kỹ thuật bằng nhựa tổng hợp hoặc đươ ̣c
dệt từ sợi nhựa tổng hợp. Vỏ có tác dụng làm bộ lọc nước, hạn chế các hạt đất đi
qua làm tắc nghẽn khe thoát nước. Với kỹ thuật hiện nay, lưu lượng tháo nước của
PVD có thể đạt 80m3 140m3/năm cao hơn rất nhiều so với độ thấm của đất yếu.

1.3. TÓM LƯỢT BIỆN PHÁP THI CÔNG VÀ LẮP ĐẶT HỆ THỐNG
QUAN TRẮC

1.3.1 Tóm lượt biện pháp thi công


Công tác thi công xử lý nền bao gồm công việc chuẩn bị mặt bằng (công việc
bốc bỏ phần hữu cơ bên trên, san lắp các khu vực trũng, ao kênh… đến cao độ đáy
cát thoát nước bằng cát hạt thô), trải vãi địa kỹ thuật phân cách, thi công lớp cát
thoát nước, thi công cắm bấc thấm. Bấc thấm được giữ lại trong nền nhờ neo với
tấm thép (Mandrel như Hnh 1.4). Song song với công tác thi công cấm bấc thấm là
công tác thi công lắp đặt các hệ thống quan trắc. Tiếp theo là thi công tải trọng gia
tải trước theo giai đoạn và bệ phản áp. Sơ đồ tóm tắt quy trình thực hiện phương
pháp xử lý nền bằng bấc thấm kết hợp gia tải trước như sơ đồ Hình 1.3.

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -7-

Chuẩn bị mặt bằng

Trải vải địa kỹ thuật phân cách

Thi công lớp cát thoát nước

Thi công cắm PVD Lắp đặt thiết bị quan trắc + quan trắc

Thi công cát gia tải + bệ phản áp

Quan trắc + lập báo Phân tích + điều chỉnh thiết kế


cáo
Dỡ tải

Khảo sát + thí nghiệm địa kỹ thuật

Báo cáo hiệu quả xử lý nền

Hình 1.3: Sơ đồ quy trình các bước thực hiện xử lý nền bằng PVDs

Hình 1.4 Mandrel neo một đầu PVDs vào trong đất

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -8-

Hình 1.5 Các bộ phận chính điển hình nền đất đắp với PVDs và thiết bị quan trắc

Hình 1.6 Thi công cắm bấc thấm

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -9-

Khi thi công các công trình lớn, việc lắp đặt các thiết bị quan trắc là rất quan
trọng, chúng cho biết ứng xử của đất khi chịu tải trọng tác dụng, từ đó giúp cho
người thiết kế dự đoán được tính hiệu quả và điều chỉnh lại thiết kế. Hệ thống thiết
bị quan trắc xử lý nền thông thường bao gồm: tấm đo lún bề mặt (SP), đo lún sâu
(EX), thiết bị đo áp lực nước lỗ rỗng (PP), giếng quan trắc nước ngầm (WL) và đo
chuyển vị ngang (IC), minh họa chi tiết như Hình 1.5.

1.3.2 Tấm đo lún bề mặt

Tấm đo lún bề mặt được lắp đặt ngay trên nền đât tự nhiên bên dưới lớp cát
thoát nước, được lắp đặt ngay sau khi cắm bấc thấm. Khi nền đất lún thì tấm đo lún
cũng lún theo, qua việc xác định sự thay đổi cao độ của tấm đo lún sẽ xác định được
độ lún của đất nền. Dữ liệu lún mặt thu được sẽ được phân tích đánh giá độ cố của
nền theo thời gian. Chi tiết điển hình bàn đo lún mặt như Hình 1.7 bên dưới.

Hình 1.7 Mặt cắt điển hình bàn đo lún bề mặt

1.3.3 Lún từng lớp

Thiết bị thường dùng đo lún của nền ở các độ sâu khác nhau là nhện từ. Nhện
từ có 4 chân ngàm vào đất, các nhện từ bị lún theo đất nền trong quá trình gia tải,

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -10-

xác định được sự thay đổi cao độ nhện từ so với vị trí ban đầu ta sẽ xác định được
độ lún của lớp đất theo thời gian. Cao độ lắp đặt các nhện từ thường tương đương
với cao độ lắp đặt đầu đo áp lực nước lỗ rỗng và làm cơ sở để hiệu chỉnh cao độ đầu
đo áp lực nước lỗ rỗng theo thời gian.

Hình 1.8 Mặt cắt điển hình lắp đặt thiết bị đo lún từng lớp

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -11-

1.3.4 Áp lực nước lỗ rỗng

Đất bão hòa nước dưới tác dụng của tải trọng ngoài, ban đầu toàn bộ tải trọng
này do nước trong lỗ rỗng tiếp nhận, theo thời gian áp lực này dần tiêu tán, tải trọng
dần chuyển qua các hạt đất. Dữ liệu quan trắc áp lực nước lỗ rỗng nhằm xác định
mức độ tiêu tán áp lực lỗ rỗng thặng dư và đánh giá độ cố kết của nền đất theo thời
gian.

Hình 1.9 Mặt cắt điển hình lắp đặt đầu đo áp lực nước lỗ rỗng

1.3.5 Quan trắc mực nước ngầm

Giếng đo mực nước ngầm (thiết bị Stand pides) để quan sát mực nước trong
nền đất, sự thay đổi mực nước ảnh hưởng đến sự thay đổi ứng suất hữu hiệu, độ cố
kết trong nền. Việc nhầm lẫn giữa mực nước tĩnh và mực nước động khi đưa vào
tính toán sẽ làm kết quả sai khác đi rất nhiều.

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -12-

Hình 1.10 Mặt cắt điển hình lắp đặt Stand pides

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -13-

1.3.6 Quan trắc chuyển vị ngang

Thiết bị quan trắc chuyển vị ngang có tên là Inclinometer dùng để đo chuyển


vị ngang tại các vị trí mái dốc (chân mái dốc, vai ta luy) từ đỉnh nền đến hết lớp đất
yếu. Thiết bị này cần phải được lắp đặt kết hợp cùng lúc với bàn đo lún để kiểm tra
ổn định trong quá trình thi công bằng biểu đồ Matsuo-Kamamura.

Hình 1. 11 Mặt cắt điển hình lắp đặt thiết bị đo dịch chuyển ngang

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -14-

1.4. CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH, DỰ BÁO ỨNG XỬ CỦA ĐẤT NỀN
XỬ LÝ BẰNG BẤC THẤM KẾT HỢP GIA TẢI TRƯỚC

1.4.1 Sân bay Saga, Nhật bản (Saga Airport) – tác giả J. C. Chai & N.
Miura

Sân bay Saga nằm ở phía Nam và cách thành phố Saga khoảng 13km gần biển
Ariake. Sân bay nằm trên nền đất sét yếu dày 25m gồm ba lớp (Ac1, Ac2, Ac3) và 2
lớp cát mỏng (As1, As2), bên dưới cùng là lớp cát chặt. Bấc thấm được cắm đến
độ sâu 25m, bố trí hình vuông S = 1.5m, bên trên là đất đắp với chiều cao 3.5m
tương đương tải trọng gia tải trước là 70kPa. Mực nước dưới đất là 1.0m. Thời gian
đắp đất là 200 ngày. Hình 1.12 mô tả mặt cắt ngang hình học khu vực xử lý nền sân
bay Saga.

Hình 1.12 Mặt cắt ngang nền đắp tại sân bay Saga

Các tham số đất cần thiết cho phân tích bài toán cố kết một chiều có PVDs
được trình bày trong Bảng 1.1 và các đặc trưng vật lý của PVDs được cho trong
Bảng 1.2.

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -15-

Bảng 1.1: Thông số đất nền của sân bay Saga

Bảng 1.2: Các thông số kỹ thuật PVDs thiết kế cho sân bay Saga (Case 1)

Kết quả phân tích số liệu đo được và mô phỏng 1D bằng phần tử hữu hạn cho
nền đắp kết hợp PVD tại sân bay Saga được thể hiện trong Hình 1.13 và Hình 1.14.

Hình 1.14 Sự thay đổi sức chống cắt đất


nền tại Saga Airport

Hình 1.13 Kết quả phân tích lún mặt


tại Saga Airport

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -16-

J.C.Chai & N.Miura rút ra kết luận:

+ Khi giảm độ xuyên sâu của PVDs từ 25.0m đến 21.0m thì không ảnh hưởng
nhiều đến tốc độ cố kết, tuy nhiên khi độ xuyên sâu của PVDs đến khoảng 15.5m
thì ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ cố kết của lớp trầm tích;

+ Sau 1 năm kể từ khi bắt đầu xây dựng: Độ cố kết trung bình đạt 90%, 95%,
99% tương ứng với khoảng cách bấc thấm 2.0m, 1.6m, 1.22m. Độ cố kết cuối giai
đoạn xây dựng là khoản 80%. Thời gian đạt độ cố kết 90% và 95% là 265 ngày và
340 ngày;

+ Sự thay đổi sức kháng cắt trong đất rõ ràng, có thể được sử dụng để kiểm tra
trạng thái ổn định nền trong từng giai đoạn đắp đất và có thể điều chỉnh tốc độ đắp
cho phù hợp với thực tế quan sát được.

1.4.2 Bãi Container cảng biển Chittagong Bangladesh – tác giả Dhar, A.S.,
Siddique, A., Ameen, S.F.
Bãi Container được xây dựng gần đây tại cảng biển Chittagong Bangladesh,
nằm dọc bờ sông Karnafully bên cạnh vịnh Bengal thuộc Ấn Độ Dương. Hình 1.15
cho thấy vị trí cùng địa mạo khu vực dự án. Diện tích bãi cảng khoảng 60700m2, bề
dày lớp đất yếu cần xử lý dao động từ 3.0m đến 7.0m. Để xác định các chỉ tiêu cơ lý
của đất nền, 15 vị trí khoan lấy mẫu, thí nghiệm hiện trường được bố trí rộng khắp
khu vực của dự án.

Hình 1.15 Vị trí bãi cảng Container Chittagong

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -17-

Hình 1.16 Địa tầng cùng giá trị SPT khu vực cảng Chittagong
Phương pháp gia tải trước kết hợp bấc thấm được áp dụng xử lý nền cho bãi
Container cảng biển Chittagong, chiều cao đắp gia tải trước là 3.0m tương đương
56kPa, khoảng cách giữa các bấc là 1.0m. Hình 1.17 mô tả mặt cắt ngang chi tiết về
công việc xử lý nền.

Hình 1.17 Mặt cắt khu vực xử lý bãi Container cảng biển Chittagong

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -18-

Tính toán và dự báo độ lún cố kết một chiều theo Terzaghi (1943) và độ cố kết
từ lời giải của Hansbo (1979) và Holtz et al. (1987) được sử dụng để thiết kế dự báo
thời gian cố kết cho bãi Container cảng biển Chittagong. Trong trường hợp không
sử dụng PVDs thì thời gian để đạt độ cố kết 90% là 1 năm đến 5 năm tương ứng với
bề dày lớp đất yếu 3m và 7m. Các giả thiết của phương pháp Hansbo (1979, 1981,
1997) được sử dụng để thiết kế là ds = 2dw, ks = kv, Ch = Cv và không xem xét sự
ảnh hưởng của sự cảng thấm đường thoát nước thẳng đứng (well-resistance). Trong
trường hợp này, thời gian để đạt độ cố kết 90% là 48 ngày và 125 ngày tương ứng
với khoảng cách 1.0m và 1.5m của PVDs. Đồng thời độ cố kết của nền theo thời
gian với điều kiện bấc thấm lý tưởng cũng được tính toán dự bảo để so sánh. Hình
1.18 so sánh kết quả độ cố kết dự báo và tính toán từ số liệu quan trắc theo thời
gian.

Hình 1.18 Độ cố kết dự báo và đo được theo thời gian bãi Container
cảng biển Chittagong
Từ các kết quả dự báo dựa trên số liệu thiết kế và kết quả quan trắc tại hiện
trường, tác giả bài báo rút ra kết luận:

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -19-

+ Kết quả ước lượng độ lún cố kết theo lý thuyết cổ điển và thời gian cố kết
khá tương đồng với kết quả quan sát tại hiện trường. Lời giải cố kết hướng tâm của
Hansbo để ước lượng thời gian cố kết là rất tốt;

+ Lý thuyết Hansbo khi không xem xét vùng xáo trộn thì thời gian cố kết nằm
ở biên dưới, trong khi ước lượng đường kính vùng xáo trộn bằng 2 lần đường kính
thoát nước tương đương thì thời gian cố kết nằm ở biên trên. Tức là khi có xem xét
vùng xáo trộn xung quanh đường thoát nước thì thời gian đạt được độ cố kết dài
hơn so với trường hợp bất thấm lý tưởng;

+ Ảnh hưởng của sự cản thấm đường thoát nước có thể bỏ qua cho hầu hết bấc
thấm chế tạo sẵn có lưu lượng phù hợp;

+ Việc sử dụng thống thoát nước thẳng đứng làm giảm đáng kể thời gian cố
kết trước (từ 1đến 5 năm khi không có PVD và còn khoảng 50 ngày khi có PVDs).

1.4.3 Nền đắp thử nghiệm Muar phía tây Malaysia – tác giả Y.K. Wong,
Joseph

Nền đắp thử nghiệm được xây dựng ở Muar năm 1980, dọc theo tuyến đường
cao tốc Bắc – Nam đi qua Muar phía Tây Malaysia được điều hành bởi Malaysian
Highway Authority. Các số liệu quan trắc là rất phù hợp cho phân tích ngược để dự
báo sự làm việc của PVDs được lắp đặt trong các lớp sét biển tương đối dày ở
Muar. Địa tầng gồm có bên trên là lớp vỏ phong hóa dày 2.0m, kế tiếp là lớp sét bụi
chảy bề dày xắp xỉ 4.0m, bên dưới lớp này là lớp sét bụi dẻo chảy bề dày gần
18.0m, cuối cùng là lớp cát bụi sét chặt vừa đến chặt. Ngay trên lớp này còn có lớp
sét hữu cơ mỏng. Hình 1.19 trình bày tổng quát địa tầng và tính chất cơ học bên
dưới nền đất đắp Muar.

Đầu tiên, tác giả bài báo thực hiện mô phỏng ô đơn vị với đường tâm là phần
tử thoát nước đại diện cho PVDs được bao quanh bởi cột đất biến dạng đàn hồi
tuyến tính. Mô hình 2D đối xứng, biến dạng phẳng, đối xứng trục 3D được mô
phỏng bằng phần mềm Plaxis với giả thiết PVDs lý tưởng, tức không xét đến vùng
xáo trộn, sự cản thấm đường thoát nước thẳng đứng, sơ đồ phát họa va mô tả như

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -20-

Hình 1.20. Hệ số thấm tương đương cho điều kiện biến dạng phẳng được biến đổi
như đề xuất của Hird et al. (1992), Indraratna et al.(2005).

Hình 1.19 Địa tầng và đặc trưng cơ học của nền đắp Muar

Kết quả giải tích và bằng mô phỏng độ cố kết theo thời gian được so sánh
trong Hình 1.21. Dựa vào kết quả nhận được, tác giả bài báo nhận định rằng các kết
quả nhận từ giải tích và mô phỏng là khá khớp nhau, độ cố kết thu được từ mô
phỏng 2D đối xứng trục và 3D thấp hơn kết quả giải tích và mô hình biến dạng
phẳng. Kết quả độ cố kết với mô hình 3D cho kết quả tương đương gần giống với
mô hình đối xứng trục 2D.

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -21-

Hình 1.20 Lưới phần tử hữu hạn, điều kiện biên và sự phân bố áp lực nước lỗ rỗng
thặng dư của ô đơn vị đối xứng trục, biến dạng phẳng và 3D - Y.K. Wong, Joseph.

Hình 1.21 Kết quả mô phỏng bằng phần tử hữu hạn và giải tích với ô đơn vị - Y.K.
Wong, Joseph.

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -22-

Tiếp theo thành công đã phân tích ở trên, tác giả bài báo áp dụng cho nền đắp
thử nghiệm Muar ở Malaysia. Khoảng cách PVDs là 1.3m, sơ đồ tam giác, độ sâu
cắm bấc thấm là 18.0m. Tổng chiều cao đất đắp là 4.74m, thời gian thực hiện hơn 4
tháng, quá trình gia tải chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu đắp cao đến 2.57m, thời
gian thi công là 14 ngày và thời gian cố kết là 90 ngày. Giai đoạn cuối cùng đắp đến
chiều cao 4.74m, thời gian thi công là 24 ngày và thời gian cố kết là 222 ngày. Mặt
cắt ngang nền đắp đầy đủ được thể hiện trong Hình 1.22.

Hình 1.22 Mặt cắt ngang đầy đủ nền đắp Muar

Sự diễn giải nền đắp Muar được mô tả trong Mô hình Soft Soil dạng 2D và 3D
như Hình 1.23, các thông số đầu vào được trình bày trong Bảng 1.3.

Kết quả mô phỏng cho thấy sức chống cắt của đất trong mô hình 2D và 3D là
khá giống nhau và có giá trị thấp hơn số liệu thực tế đo được. Cụ thể xem Hình 1.24
về sự thay đổi sức chống cắt của đất nền.

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -23-

Hình 1.23 Mô hình mô phỏng2D, 3D trong phần tử hữu hạn đập Muar
Bảng 1.3: Thông số đầu vào cho mô hình phần tử hữu hạn

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -24-

Hình 1.24 Sức chống cắt không thoát nước đo được và mô phỏng tại Muar

Hình 1.25 cho thấy sự tiêu tán áp lực nước lỗ rỗng theo thời gian. Áp lực nước
lỗ rỗng thặng dư nhìn chung có thể chấp nhận được mặc dầu số liệu độc (P5; -9.1m)
cao hơn kết quả mô phỏng trong khi (P6; -13.1m) ở độ sâu lớn hơn thì số liệu đọc
nhỏ hơn kết quả mô phỏng cho cả hai trường hợp 2D và 3D. Sự tiêu tán áp lực nước
lỗ rỗng phân tích bằng phần tử hữu hạn thì nhanh hơn dữ liệu đo được ngoài hiện
trường. Điều này cho thấy, đường thoát nước thực tế có thể bị tắc nghẽn, đất xung
quanh bị xáo trộn trong khi lắp đặt. Nhìn chung, áp lực nước lỗ rỗng thặng dư được
tính toán theo 3D thấp hơn 2D.

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -25-

Hình 1.25 Sự phân phối áp lực nước lỗ rỗng thặng dư theo thời gian tại nền
đất đắp Muar
Hình 1.26 cho thấy dự báo lún mặt cả hai mô hình 2D và 3D rất phù hợp với
số liệu quan trắc. Tuy nhiên, tại các độ sâu lớn hơn, độ lún lớn hơn số liệu thực tế
đo được.

Hình 1.26 Kết quả lún mặt tại tâm đập nền đất đắp Muar

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -26-

Biến dạng ngang được biểu diễn trong Hình 1.27, cả hai trường hợp 2D và 3D
biến dạng ngang vượt quá so với dự đoán một chút tại độ sâu 6m đến 14m trong
khoản thời gian 105 ngày. Tuy nhiên, khoản thời gian 305 ngày, chuyển dạng ngang
gần bề mặt được ước lượng bằng mô phòng hơi thấp hơn số liệu đo được.

Hình 1.27 Kết quả chuyển vị ngang mô phỏng và đo được tại nền đất đắp Muar

Từ các kết quả phân tích trên, tác giả bài báo rút ra kết luận:

+ Với giả thiết bấc thấm lý tưởng, kết quả phân tích theo 3D cho kết quả
tương đối gần giống với kết quả phân tích đối xứng trục 2D. Đồng thời tốc độ cố
kết mô phỏng trong cả 2 trường hợp nhanh hơn kết quả đo ngoài hiện trường;

+ Kết quả phân tích lún mặt theo 2D, 3D cho kết quả khá tương đồng với số
liệu đo thực tế. Tuy nhiên, ở độ sâu lớn hơn, kết quả phân tích có tốc độ lún nhanh
hơn số liệu đo thực tế. Điều này cho thấy trong một khoảng độ sâu nào đó với giả
thiết bấc thấm lý tưởng có thể hợp lý, sự tương đồng lún mặt cho thấy có xảy ra cố

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -27-

kết cả hai chiều ngang và đứng ở một độ sâu nào đó và độ cố kết thực tế nhanh hơn
với giả thiết. Bởi vì ở các độ sâu lớn hơn, độ lún thực tế nhỏ hơn độ lún phân tích
bằng mô phỏng nhưng tổng lún lại gần bằng nhau;

+ Mô hình Soft Soil mô tả khá tốt với hành vi ứng xử của sét Muar. Với giả
thiết bấc thấm lý tưởng, hệ số thấm cần phải xem xét chuyển đổi tương đương để dự
báo tốc độ cố kết phù hợp với thực tế hơn.

1.4.4 Nền đắp thử nghiệm trên trầm tích sét yếu Mucky phía Đông Trung
Quốc – tác giả Jin-Chun Chai, Shui-Long Shen, Norihiko Miura, and
Dennes T. Bergado

Bài báo đề xuất phương pháp đơn giản dự báo hành vi ứng xử của đất nền xử
lý bằng PVDs. Dựa trên lý thuyết cố kết 1 chiều của Terzaghi (1943) và lời giải cố
kết của Hansbo (1979) cho trường hợp có PVDs. Tác giả bài báo đưa ra phương
pháp giải quyết bài toán xử lý nền sử dụng PVDs bằng mô hình nền với duy nhất
một hệ số thấm tương đương (kve) và dự báo ứng xử đất nền như lời giải cố kết một
chiều của Terzaghi (1943). Áp dụng cho cả trường hợp nền 1 lớp đất và nhiều lớp
đất. Mô phỏng hành vi ứng xử của đất nền bằng mô hình Cam-Clay cải tiến với
trường hợp biến dạng phẳng 2D và phương pháp đơn giản so sánh với dữ liệu quan
trắc thực tế ngoài hiện trường. Với trường hợp 2D, phần tử thoát nước (Drainage
elements) được sử dụng và ảnh hưởng của PVDs với đất xung quanh được xem xét
theo như Chai và Muar (1999). Trong đó hệ số thấm kh được lấy từ kết quả phân
tích ngược số liệu thực tế ngoài hiện trường.

Đường cao tốc Hangzhou-Ningbo (HN) nằm ở phía Nam bờ biển vịnh
Hangzhou như Hình 1.28. Tổng chiều dài của đường cao tốc HN là 145km, trong đó
khoảng 92km xuyên qua vùng trầm tích sét yếu. Để có được dữ liệu đáng tin cậy và
kinh nghiệm hướng đến thiết kế và xây dựng, 12 nền đắp cao thử nghiệm với tổng
chiều dài 3.15km đã được thực hiện và nghiên cứu (Wang et al. 1998). Địa tầng khu
vực thử nghiệm gồm nhiều lớp và mực nước ngầm khoảng 1.5m. Mặt cắt địa chất
và thông số đất nền được mô tả trong Hình 1.29.

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -28-

Hình 1.28 Vị trí thí nghiệm hiện trường tại Hangzhou-Ningbo

Hình 1.29 Mặt cắt địa chất và thông số đất nền thử nghiệm Hangzhou-Ningbo

Cấu trúc hình học của nền đắp và bố trí hệ thống quan trắc như Hình 1.30. Mô
hình nền đắp được mô tả trong phần mềm phân tích như Hình 1.31 và các thông số
đầu vào được liệt kê trong Bảng 1.4. Dựa trên kết quả phân tích ngược, giá trị được
sử dụng là Cf là 6 (Shen et al.2000). Các thông số liên quan đến hành vi ứng xử của
PVD được liệt kê trong Bảng 1.5, các thông số này được xác định bằng cách sử
dụng phương pháp được đề xuất bởi Chai và Miura (1999).

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -29-

(b) Sơ đồ lắp đặt thiết bị quan


trắc
(a) Mặt cắt ngang
Hình 1.30 Mặt cắt ngang của đập và thiết bị quan trắc hiện trường tại
Hangzhou-Ningbo

Hình 1.31 Lưới phần tử hữu hạn trong mô hình mô phỏng nền đắp
Hangzhou-Ningbo
Bảng 1.4: Thông số đầu vào cho mô hình đất nền đắp tại Hangzhou-Ningbo

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -30-

Bảng 1.5: Thông số bấc thấm áp dụng tại Hangzhou-Ningbo

Kết quả phân tích bằng mô phỏng và quan trắc ngoài hiện trường được thể
hiện trong Hình 1.32.

Hình 1.32 So sánh các kết quả phân tích lún nền đắp tại Hangzhou-Ningbo
Từ Hình 1.32 sự so sánh giữa các đường cong lún. Phương pháp đề xuất có kết
quả độ cố kết thấp hơn một chút so với phương pháp sử dụng phần tử thoát nước.
Sự khác biệt lớn nhất khoảng 5% (< 0.1m). Hình 1.33 so sánh áp lực nước lỗ rỗng
thặng dư, cho thấy phương pháp đề xuất đem đến áp lực nước lỗ rỗng thặng dư cao
hơn không đáng kể so với phương pháp sử dụng phần tử thoát nước trong mô
phỏng. Khi so sánh các kết quả mô phỏng với số liệu đo được, cho thấy sự tiêu tán
áp lực nước lỗ rỗng nhanh hơn so với thực tế. Với chuyển vị ngang, 2 phương pháp
phân tích mô phỏng cho kết quả hình dáng đường chuyển vị ngang khá phù hợp với
thực tế.

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -31-

Hình 1.33 Kết quả tính toán áp lực nước lỗ rỗng thặng dư
tại Hangzhou-Ningbo

Hình 1.34 Kết quả phân tích chuyển vị ngang tại Hangzhou-Ningbo

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -32-

Trong thực tế, sự làm việc của một PVD gần giống với điều kiện thoát nước
đối xứng trục 3D. Trong sự phân tích 2D biến dạng phẳng, sự tương đương thu
được từ giả thiết độ cố kết trung bình. Vì thế, áp lực nước lỗ rỗng cục bộ theo
phương ngang về cơ bản sẽ khác nhau giữa trường hợp 2D và 3D. Có nhiều lý do
dẫn đến việc dự báo áp lực nước lỗ rỗng kém chính xác và tốc độ tiêu tán nhanh
hơn so với thực tế như lỗi dữ liệu đo tại nhiều đập [sét Muar, Malaysia (Indrararatna
et al.1994); Porto Tolle, Italy (Hird et al.1995); Saga Airport, Japan (Chai và Miura
1999); và the HN Expressway, China (Shen et al.2000)], đầu đọc bị tắt nghẽn theo
thời gian, lưu lượng qw của PVD giảm theo thời gian trong khi mô phỏng giá trị này
là hằng số.

Từ các kết quả phân tích trên, tác giả bài báo rút ra kết luận:

+ Phương pháp giản đơn đề xuất trong bài báo này trình bày ảnh hưởng của độ
dẫn thủy lực theo phương đứng của đất và ảnh hưởng dòng thấm hướng tâm của
PVDs được thay thế duy nhất bằng hệ số thấm tương đương theo phương đứng kve.
Với phương pháp đề xuất, việc phân tích nền đất xử lý bằng bấc thấm trở nên tương
tự như trường hợp cải tạo nền đất không có bấc thấm;

+ Về mặt lý thuyết đã được kiểm chứng: (1) Độ cố kết trung bình trong trường
hợp 1 lớp đất và bỏ qua sự thấm tự nhiên của đất theo phương đứng, lỗi lớn nhất
của phương pháp đề xuất là 10% so với lời giải của Hansbo cho trường hợp cố kết
có PVDs. (2) Trong trường hợp 1 lớp hay nhiều lớp và có xem xét sự thấm cả 2
phương đứng và ngang với các tham số được chấp nhận trong bài báo này, lỗi lớn
nhất của phương pháp đề xuất là 5%. Trường hợp nhiều lớp đất được phân tích bằng
FEM, lời giải FEM sử dụng phương pháp đề xuất được so sánh với lời giải FEM sử
dụng phần tử thoát nước. Các tham số chủ yếu ảnh hưởng đến độ chính xác của
phương pháp đề xuất là liên quan chủ yếu của sự thấm đứng và thấm hướng tâm.
Độ dài đường thoát nước thẳng đứng càng ngắn thì độ dẫn thủy lực theo phương
đứng càng tăng, sự cản thấm càng lớn (well resistance) của PVD thì lỗi càng nhỏ;

+ Phương pháp đề xuất được áp dụng phân tích (FEM) đập thử nghiệm ở
Trung Quốc so sánh với phương pháp phần tử thoát nước (FEM) cũng như dữ liệu

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -33-

đo được cho thấy phương pháp này đem đến kết quả có thể chấp nhận được về độ
lún, áp lực nước lỗ rỗng thặng dư, chuyển vị ngang.

1.4.5 Sân bay quốc tế mới tại Thái Lan – tác giả Dennes T. Bergado, A.S.
Balasubramaniam, R. Jonathan Fannin, and Robert D.Holtz

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu đập đắp thử nghiệm xử lý sét Bangkok
kết hợp với thiết bị thoát nước thẳng đứng chế tạo sẵn (PVDs) tại công trường dự án
Sân bay quốc tế Thái Lan. Đơn vị thực hiện nghiên cứu là Viện kỹ thuật Châu Á
(AIT). AIT chịu trách nhiệm thiết kế mô hình với kích thước thực tế, xác định loại
bấc thấm phù hợp cho dự án, sự hiệu quả với khoảng cách của PVDs thay đổi, kiểm
tra tính hiệu quả của phương pháp dự đoán với số liệu quan trắc thực tế, so sánh độ
cố kết từ kết quả tiêu tán áp lực nước lỗ rỗng thặng dư với độ cố kết từ kết quả quan
trắc lún. Sau khi xử lý nền có so sánh sự giảm độ ẩm thực tế với giá trị tính toán, sự
gia tăng sức chống cắt thực tế của đất với kết quả dự báo.

Để thực hiện các vấn đề nêu trên, AIT đã tiến hành xây dựng ba nền đắp thử
nghiệm (TS1-TS2-TS3) tại Nong Ngu Hao cách thành phố Bangkok khoảng 30km
về phía Đông. Khoảng cách giữa các PVDs lần lượt là 1.5m; 1.2m; 1.0m (Bảng
1.6). Kích thước nền đắp là 40mx40m, độ dốc 3H:1V (Hình 1.35). Chiều cao đắp là
4.2m (Hình 1.35). Các bước thi công nền đắp được thể hiện trong Hình 1.36. Bệ
phản áp có kích thước rộng 5.0m, cao 1.5m được thi công khi tăng tải từ 45kPa lên
54kPa (Hình1.35). Các thông số đất nền và địa tầng khu vực xử lý được mô tả trong
Hình 1.37.

Bảng 1.6: Loại PVD và khoảng cách lắp đặt tại New Bangkok International Airport

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -34-

Hình 1.35 Mặt cắt ngang đập thử nghiệm TS3 tại New Bangkok
International Airport

Hình 1.36 Trình tự thi công nền đắp theo thời gian tại New Bangkok
International Airport

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -35-

Hình 1.37 Địa tầng và đặc trưng cơ lý đất nền tại new Bangkok
International Airport
Dự báo ổn định là không thể thiếu đối với nền đắp, đặc biệt là đối với các nền
đắp với chiều cao lớn. Kết quả phân tích và tính toán ổn định tại TS3 như Bảng 1.7.
Bảng 1.7: Bảng tổng hợp kết quả phân tích ổn định New Bangkok
International Airport

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -36-

Lý thuyết cố kết 1D của Terzaghi được sử dụng để ước lượng độ lún cố kết sơ
cấp cho cả 3 nền đắp thử nghiệm. Kết quả dự báo lún mặt sử dụng công thức đề
nghị của Hansbo (1979) với kết quả quan trắc được thể hiện trong Hình 1.38. Kết
quả tiêu tán áp lực nước lỗ rỗng theo thời gian tại TS3 được thể hiện trong Hình
1.39.

Hình 1.38 Biểu đồ so sánh độ lún đo được và độ lún dự báo tại New Bangkok
International Airport
Kết quả độ cố kết phân tích theo sự tiêu tán áp lực nước lỗ rỗng và theo độ lún
thực tế được thể hiện trong Hình 1.40. Hình 1.41 cho thấy sự thay đổi độ ẩm trước
và sau khi xử lý nền. Kết quả dự báo độ sự gia tăng sức kháng cắt theo SHANSEP
(Ladd 1991) cho thấy khá phù hợp với thực tế (Hình 1.42).

Dựa vào công thức dự báo độ cố kết của Hansbo (1979) và phương pháp ước
lượng độ lún cực hạn của Asaoka (1978), tác giả bài báo phân tích ngược tìm hệ số
cố kết ngang ch từ số liệu áp lực nước lỗ rỗng và độ lún quan trắc tại hiện trường.
Kết quả phân tích ch được thể hiện trong Hình 1.43.

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -37-

Hình 1.39 Biểu đồ sự tiêu tán áp lực nước lỗ rỗng tại TS3 – Dự án New Bangkok
International Airport

Hình 1.40 Biểu đồ so sánh độ cố kết phân


tích từ lún và áp lực nước lỗ rỗng
Hình 1.41 Kết quả phân tích ngược
độ ẩm tại TS3

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -38-

Hình 1.43 Kết quả phân tích ngược Ch từ


Hình 1.42 Kết quả sự gia tăng sức chống số liệu áp lực nước lỗ rỗng với ứng suất
cắt không thoát nước tại TS3 hữu hiệu

Từ các kết quả phân tích, tác giả bài báo đưa ra kết luận:

+ Tốc độ lún cố kết tăng lên với sự giảm khoảng cách giữa các PVD;

+ Độ cố kết thu được do sự tiêu tán áp lực nước lỗ rỗng thấp hơn giá trị tính
toán từ độ lún cố kết;

+ Độ ẩm đo được tại hiện trường giảm phù hợp với giá trị tính toán từ độ lún
cố kết;

+ Kết quả dự báo sự gia tăng sức chống cắt không thoát nước rất khớp với giá
trị đo được;

+ Tỉ số ch(field)/ch(lab) trong khoảng 4 đến 5;

+ Hệ số nén thứ cấp cα xác định là 0.018, nằm trong khoảng giá trị của sét
biển.

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -39-

1.5. TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong chương này, tác giả đã trình bày tổng quát về đất yếu, quá trình thành
tạo sét cố kết thường và sét quá cố kết. Lịch sử hình thành và phát triển của bấc
thấm, quy trình thi công xử lý nền đất yếu kết hợp gia tải trước, hệ thống quan trắc.

Trình bày một số nghiên cứu phân tích, đánh giá dự báo ứng xử của đất nền
dưới tải trọng đắp kết hợp hệ thống thoát nước thẳng đứng. Các kết quả nghiên cứu
đã trình bày cho thấy rằng:

+ Sử dụng hệ thống PVDs làm giảm đáng kể thời gian cố kết;

+ Khoảng cách giữa các PVDs càng ngắn thì tốc độ cố kết càng tăng;

+ Tốc độ cố kết bị ảnh hưởng đáng kể khi chiều dài PVDs thay đổi trong một
giới hạn nhất định, kết quả đã trình bày trong phạm vi nhỏ hơn 15.5m;

+ Ảnh hưởng của sự cản thấm có thể bỏ qua nếu lưu lượng thoát nước của
PVDs đủ lớn;

+ Các kết quả mô phỏng FEM bằng chương trình Plaxis cho kết quả đáng tin
cậy với số liệu quan trắc ngoài hiện trường;

+ Kết quả phân tích ngược hệ số ch, kh từ số liệu đo được có giá trị lớn hơn
trong phòng một cấp hệ số Cf;

+ Các chỉ số cơ lý đất nền thay đổi theo hướng tích cực sau xử lý.

Các nghiên cứu này mang đến cho tác giả nhìn nhận vấn đề một cách toàn vẹn
về các phương pháp dự báo ứng xử của nền đắp. Sự chính xác của việc dự báo,
phân tích ửng xử của đất nền phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố chủ quan lẫn khách
quan mà đơn vị thiết kế phải cân nhắc kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, kinh
nghiệm lựa chọn các thông số đất nền ….Các vấn đề trình bày trong Chương I, giúp
tác giả cân nhắc lựa chọn để trình bày rõ ràng và mở rộng lý thuyết sâu hơn trong
Chương 2.

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -40-

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 ĐẶC TÍNH VẬT LÝ CỦA BẤC THẤM


2.1.1 Đường kính tương đương của bấc thấm

Ngày nay, bấc thấm thường được chế tạo sẵn và có nhiều nhà sản xuất đủ để
đáp ứng nhu cầu của xã hội. Một số loại bấc thấm thông dụng được sử dụng ngày
nay như Bảng 2.1.
Bảng 2.1: Các loại bấc thấm thông dụng

Bấc thấm hầu hết có tiết diện hình chữ nhật và để phù hợp với lý thuyết cố kết
thấm theo phương ngang trong thiết kế, chúng ta cần phải quy đổi thành tiết diện
tròn với đường kính tương đương sao cho khả năng thoát nước bằng nhau.

Kjellman (1948) lần đầu tiên đề xuất hiệu quả đường thoát nước phụ thuộc
vào diện tích mặt cắt ngang. Hansbo (1979) xác nhận đề xuất của Kjellman và đề
nghị đường kính tương đương bấc thấm có thể xác định theo công thức sau:
2(a  b)
dw  (2.1)

Rixer cùng cộng sự (1986) đã đề nghị rằng đường kính tương d w dùng trong
phân tích phần tử hữu hạn được xác định:
( a  b)
dw  (2.2)
2

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -41-

Hình 2.1 Bấc thấm hình chữ nhật và đường kính giếng qui đổi

Một nghiên cứu khác của Long và Covo (1994) tìm ra cách xác định dw có
thể được tính toán bằng công thức: d w  0,5a  0,7b (2.3)

Với a là bề rộng của bấc thấm; b là bề dày của bấc thấm. Một số đề nghị
đường kính của giếng thấm tương đương được nêu trong Bảng 2.2 bên dưới.

Bảng 2.2: Một số đề xuất đường kính tương đương của bấc thấm
Stt Đường kính tương đương Tác giả
2(a  b)
1 dw  Hansbo (1979,1981)

( a  b)
2 dw  Atkinson và Eldred (1981)
2
Rixner et al. (1986) và Hansbo (1987)
3 ( a  b) xác nhận trong trường hợp phần tử
dw 
2 hữu hạn
2 1 2 1 2 2a
s de  a  2 de
4 12 
4 Pradhan et al. (1993)
  2
d w  de  2  s   b
 

5 d w  0,5a  0,7b Long và Covo (1994)

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -42-

Hình 2.2 Đường kính tương đương của bấc thấm

2.1.2 Khả năng thoát nước của bấc thấm

Mục đích của việc sử dụng bấc thấm là làm tiêu tán nhanh áp lực nước lỗ rỗng
và tháo nước lỗ rỗng trong nền đất yếu ra ngoài. Vì vậy khả năng thoát nước của
bấc thấm càng cao thì hiệu quả của bấc thấm càng lớn. Khả năng thoát nước phụ
thuộc vào nhiều lý do: áp lực ngang của đất, sự uốn cong – gập chồng bấc thấm, sự
tắt đường thoát nước, thời gian,…

Hình 2.3 Sự uốn – gập của bấc thấm

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -43-

Khả năng thấm của bấc thấm phụ thuộc vào kích cỡ lỗ rỗng hở của
lớp lọc (filter), nó phải đủ nhỏ để ngăn các hạt đất mịn xâm nhậm gây tắc
nghẽn dòng thấm nhưng nó cũng không được quá nhỏ để có thể tạo khả
năng thấm thích hợp. Nhìn chung, hệ số thấm lọc (k filter ) lớn hơn ít nhất
10 lần hệ số thấm của đất (k soil ).

Bảng 2.3: Giá trị lưu lượng thoát nước tham khảo

Nguồn Giá trị Áp lực ngang (kPa)


Kremer et al (1982) 256 100
Kremer (1983) 790 15
Jamiolkowski et al (1983) 10-15 300-500
Rixner et al (1986) 100 Không đề cập
Hansbo (1987) 50-100 Không đề cập
Holtz et al. (1989) 100-150 300-500
De Jager and Oostveen (1990) 315-1580 150-300

Hình 2.4 Ảnh hưởng của áp lực ngang lên khả năng thoát nước của bấc thấm

2.1.3 Đường kính vùng ảnh hưởng

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -44-

Thời gian để đạt được độ cố kết là hàm số phụ thuộc vào bình phương đường
kính có hiệu De của giếng thấm. Thông số này có thể được khống chế theo ý muốn
vì nó phụ thuộc vào khoảng cách giữa các giếng thấm và sơ đồ bố trí giếng thấm.
Giếng thấm thường được bố trí theo sơ đồ lưới ô vuông hoặc lưới tam giác đều.

Hình 2.5 Sơ đồ bố trí bấc thấm

Đường kính vùng ảnh hưởng của giếng thấm được xác định theo Hansbo
(1981):

 De = 1.13S lưới ô vuông

 De = 1.05S lưới tam giác

Bố trí giếng thấm theo lưới hình vuông thuận tiện cho việc thi công hơn và
thường được chọn, tuy nhiên lưới tam giác cho sự cố kết thấm giữa các giếng đồng
đều hơn.

2.1.4 Sự cản thấm

Ở hiện trường, khả năng làm việc của bấc thấm có hiệu quả hay không phụ
thuộc chủ yếu vào khả năng thoát nước của bấc thấm. Nếu bấc thấm thoát nước kém
thì quá trình cố kết diễn ra rất chậm, đặc biệt trong trường hợp bấc thấm cắm quá
sâu. Về lý thuyết tính toán lời giải của Hansbo (1981) đã xét đến ảnh hưởng của độ

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -45-

cản thấm lên độ cố kết bằng cách đưa hệ số thấm hữu hạn vào phương trình liên tục
của dòng thấm ở trong giếng. Hansbo cũng giả thiết rằng tốc độ thấm tại bất kỳ mặt
cắt nào của giếng cũng bằng với tốc độ lớn nhất của dòng thấm ở trong giếng.

Có khá nhiều nghiên cứu thực tiễn về vấn đề này được thực hiện bởi Aboshi
và Yoshikuni (1967), Yoshikubi và Nakanodo (1974) và Onoue (1988), Hansbo
(1981), Stamatopoulos và Kotzias (1985), Zeng và Xie (1989), Mesri và Lo
(1991)…. Cho thấy được sự cản thấm bị chi phối bởi lưu lượng đường thoát nước,
hệ số thấm ngang của đất (kh), khoảng cách giữa các đường thoát nước (S), chiều
dài đường thoát nước (lm) và bất kỳ khuyết tật hình học nào của đường thấm. Bảng
2.4 tổng hợp các chỉ số cản thấm được đề xuất và Hình 2.6 trình bày yêu cầu lưu
lượng tối thiểu của đường thoát nước.

Bảng 2.4 Bảng tổng hợp các đề xuất cho chỉ số cản thấm
Nguồn Chỉ số cản thấm (R)

Aboshi và Yoshikuni (1967) Ri 


n  2

 1 k h  lm   n 2  1 1
2
  

4 F n n 2 k w  rw  4 F n n 2 R
2
Yoshikubi và Nakanodo 8 k l  8 1
L  2 h  m  
(1974); Onoue (1988)  k w  rw   R
2
k l  1
Hansbo (1981) W  2 h  m   2
k w  rw  R
2
Stamatopoulos và Kotzias 1 k h  lm   1
Ri    
(1985) F n  k w  rw  F n  R
2
1 k h  lm   1
Zeng và Xie (1989) G   
4 k w  rw  4R
2
k r  q
Mesri và Lo (1991) R   w  w   w2
k h  lm  k hlm
n: Tỷ số khoảng cách = De/dw

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -46-

Hình 2.6 Lưu lượng tối thiểu của PVDs


Kết quả biểu đồ minh họa cho thấy sự cản thấm có thể bỏ qua khi R lớn hơn 5.
Khi đó lưu lượng tối thiểu (qw(min)) của đường thoát nước thẳng đứng được xác định
như biểu thức (2.4).
qwmin   5khlm2 (2.4)
Nhiều nghiên cứu xác nhận khi lưu lượng của đường thoát nước đủ lớn thì có
thể đảm bảo được hiệu quả của sự thoát nước và tránh được sự tắt nghẽn đường
thấm. Xie (1987) đã xác nhận sự tắt nghẽn đường thấm phương đứng có thể bỏ qua
nếu điều kiện sau thỏa mãn:
 kh
l 2  0 .1 (2.5)
4 qw
2.1.5 Vùng xáo trộn

Một yếu tố cần xét đến trong quá trình tính toán sự làm việc của bấc thấm, đó
là ảnh hưởng của vùng xáo trộn do công tác thi công cắm bấc thấm gây ra. Vùng xáo
trộn (smear zone) làm giảm hệ số thấm nguyên dạng của đất, dẫn đến thay đổi tốc độ cố
kết của nền. Thông thường bấc thấm được thi công bởi một ống thép chuyên dùng, ống
thép được thiết kế sao cho giảm tối đa sự xáo trộn cho nền đất. Vì vậy tiết diện ngang của
ống thép có tiết diện hình oval hoặc hình chữ nhật với kích thước vừa đủ để tránh hiện

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -47-

tượng ma sát giữa bấc thấm và ống thép. Tuy nhiên ống thép tiết diện tròn cũng khá phổ
biến.

Phạm vi vùng đất bị xáo trộn tùy thuộc vào ống thép được sử dụng thi công
bấc thấm và kích thước, hình dạng bộ phận neo bấc thấm trong đất (Mandrel). Việc
dự đoán hành vi ứng xử của đất xung quanh đường thoát nước cũng như chính xác
hóa phạm vi vùng xáo trộn là một vấn đề khó khăn. Vấn đề trên cũng được nghiên
cứu bởi Barron (1948), Hansbo (1981), Indraratna et al. (1997)…. Onoue et al.
(1991), Madhav et al. (1993), Bergado et al. (1996) giả thuyết ba vùng được định
nghĩa như sau:

+ Vùng xáo trộn tức thời gần đường thoát nước nhất, đất bị phá hủy kết cấu
cao trong suốt quá trình lắp đặt;

+ Vùng xa hơn hơn, hệ số thấm giảm xuống ở mức trung bình do hệ số rỗng
giảm so với ban đầu hay được cho là vùng đệm giữa vùng xáo trộn nhất và vùng
nguyên dạng.

+ Vùng nguyên dạng, phạm vi mà đất không bị ảnh hưởng bởi quá trình lắp
đặt.

Tuy nhiên, lời giải để tìm ra bán kính ba vùng trên là khó khăn cũng như việc
xác định hệ số thấm của hai vùng lận cận đường thoát nước là phức tạp. Trong thực
tế, so sánh các kết quả hiện trường và thí nghiệm trong phòng (Onoue et al., 1991;
Madhav et al., 1993; Bergado et al., 1996; Indraratna and Redana, 1998) xác định
hệ số thấm của đất thay đổi liên tục trong khoảng cách bán kính này từ tâm của
đường thoát nước. Để đơn giản hóa vấn đề, các nghiên cứu giả thiết có 2 vùng xung
quanh đường thoát nước. Vùng xáo trộn đặc trưng bởi bán kính rs, hệ số thấm ks.
Vùng nguyên dạng đặc trưng bởi hệ số thấm kh. Hình 2.7 cho thấy sự thay đổi hệ số
thấm dọc theo khoảng cách bán kính từ tâm của đường thoát nước (hiệu chỉnh sau
Indraratna và Redana, 1998).

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -48-

Hình 2.7 Tỷ số kh/kv dọc theo khoảng cách bán kính từ tâm đường thoát nước
Bảng 2.5 trình bày một số nghiên cứu đề xuất bán kính vùng xáo trộn và tỷ số
thấm giữa vùng nguyên dạng và vùng xáo trộn.
Bảng 2.5: Thông số đề nghị cho vùng xáo trộn
Nguồn Phạm vi Hệ số thấm Chú thích
Barron (1948) rs  1.6rm kh / ks  3 Giả thiết
Hansbo (1979) rs  1.5  3rm Dựa trên bài báo cùng thời
gian.
Hansbo (1981) rs  1.5rm kh / ks  3 Giả thiết trong trường hợp
nghiên cứu
Bergado et al (1991) rs  2rm kh / ks  1 Thí nghiệm trong phòng và
phân tích ngược cho đất sét
mềm Bangkok
Onoue (1991) rs  1.6rm kh / ks  3 Từ thí nghiệm
Almeida et al (1993) rs  1.5  2rm kh / ks  3  6 Dựa trên kinh nghiệm
Indraratna et al rs  4  5rm k h / k s  1.15 Thí nghiệm trong phòng
(1998) cho sét mềm Sydney
Chai và Miura rs  2  3rm k h / k s  C f (k h / k s ) C f là tỉ số giữa giá trị
(1999) trong phòng và hiện trường
Hird et al (2000) rs  1.6rm kh / ks  3 Đề nghị cho thiết kế
Xiao (2000) rs  4rm k h / k s  1,3 Thí nghiệm trong phòng
cho sét Kaolin

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -49-

Hình 2.8 Vùng đất bị xáo trộn xung quanh Madrel (Rixnet et al)

2.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO ỨNG XỬ CỦA ĐẤT NỀN XỬ LÝ


BẰNG BẤC THẤM KẾT HỢP VỚI GIA TẢI TRƯỚC
2.2.1 Phương pháp giải tích

2.2.1.1 Độ lún cố kết

Lún cố kết là kết quả sự thay đổi thể tích của đất dính bảo hòa nước do nước
bị ép ra khỏi lỗ rỗng. Độ lún cố kết được ước lượng dựa trên đặc trưng thí nghiệm
nén cố kết một chiều trong phòng của mẫu nguyên dạng. Độ lún được dự báo dựa
trên lý thuyết cố kết một chiều của Terzaghi (Terzaghi, 1923; Terzaghi và Peck,
1967; Holtz và Kovacs, 1981). Công thức (2.6), (2.7), (2.8) dự báo độ lún cố kết của
đất nền.

 Với đất cố kết thường có  v' 0   'p


Cc  '   '
Sc  H 0 log v 0 ' v (2.6)
1  e0  v0
 Với đất quá cố kết có  v' 0   v'   'p

H0  '   ' 
Sc  Cr log  v 0 ' v  (2.7)
1  e0   v0 

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -50-

 Với đất quá cố kết có  v' 0   'p   v' 0   v'


Cr '
C  '   '
Sc  H 0 log 'p  c H 0 log v 0 ' v (2.8)
1  e0  v 0 1  e0 p
Với trường hợp nền đất đắp có kết hợp hệ thống thoát nước thẳng đứng
(PVDs), tốc độ lún dựa trên tốc độ cố kết đã được Barron’s (1948) hay Hansbo
(1981)…. nghiên cứu cho ra lời giải (được trình bày trong Mục 2.2.1.2). Cơ sở lý
thuyết cũng cho thấy độ lún cuối cùng của nền đắp có PVDs và trường hợp không
có PVDs là như nhau. Trong trường hợp có PVDs chỉ giúp nền đất cố kết nhanh
hơn, do đó rút ngắn được thời gian đạt độ lún cố kết.

2.2.1.2 Độ cố kết

Hình 2.9 Đường thấm trong trường hợp có bấc thấm và không có bấc thấm

a. Trong trường hợp không có bấc thấm

Độ cố kết được dự báo dựa trên lý thuyết cố kết một chiều của Terzaghi như
biểu thức (2.9).

100% hoặc U %  1  (t ) ; u  cv  u2
St u 2
U%  (2.9)
Sc u0 t z
Trong đó: St – Độ lún ở thời điểm t; Sc – Độ lún cố kết theo Terzaghi; u0 – áp
lực nước lỗ rỗng thặng dư cực đại ban đầu; u(t) – áp lực nước lỗ rỗng thặng dư ở
thời điểm t; cv – Hệ số cố kết theo phương đứng, xác định như biểu thức (2.10).
kv k (1  e)
cv   v (2.10)
 w mv av w

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -51-

Với kv – Hệ số thấm phương đứng của đất; γw – trọng lượng đơn vị của nước;
mv – Hệ số nén thể tích.

Trong biểu thức (2.9), các giả thiết của Terzaghi được chấp nhận: Đất hoàn
toàn bảo hòa và đồng nhất; nước và các hạt đất không chịu nén; dòng thấm tuân
theo đình luật Darcy; dòng thấm và sự nén chỉ xảy ra theo phương đứng; tải trọng
ngoài là tức thời và duy trì không đổi theo thời gian; biến dạng của đất nhỏ; hệ số
thấm là hằng số; khung đất là đẳng hướng tuân theo định luật biến dạng đàn hồi
tuyến tính.

Sự áp dụng lý thuyết cố kết một chiều bị giới hạn rất nhiều so với tình huống
thực tế vốn là không gian thấm 3 chiều và điều kiện biến dạng không phải chỉ duy
nhất một phương. Các nghiên cứu vấn đề cố kết 2 chiều và 3 chiều về mặt toán học
là phức tạp và cần phải sử dụng các chương trình phần mềm mô phỏng. Biot (1941)
cũng đưa ra phương trình liên tục tương tác giữa sự tiêu tán áp lực nước lỗ rỗng
thặng dư và sự thay đổi ứng suất tổng, biến dạng như sau:
G  u
G 2 u i   0 (i = 1 ~ 3) (2.11a)
(1  2 ) xi xi
 k
   2u (2.11b)
t w
Trong đó xi - tọa độ Decart; k - hằng số thấm; ui - chuyển vị dọc theo phương

 2 
của xi ; G - modul cắt;  2 - toán tử Paplace     ; ε - biến dạng thể tích
 xi2 

b. Trong trường hợp có bấc thấm

Khi tiến hành nghiên cứu quá trình cố kết của nền đất trong đó dùng lỏi thấm
đứng, người ta phải tiến hành giải quyết bài toán cố kết thấm ba chiều.
u  2u  2u  2u
 Cx 2  C y 2  Cz 2 (2.12)
t x y z
Dựa trên mô hình lăng trụ đối xứng trục Hình 2.10, vấn đề cố cho lăng trụ đã
được nhiều nhà nghiên cứu đưa ra nhiều lời giải như: Rendulic (1936); Carrillo
(1942); Barron (1948); Kjellman (1948); Yoshikuni và Nakanode (1974); Hansbo
(1981, 1997); Onoue 1988a, 1988b); Zeng và Xie (1989).

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -52-

Hình 2.10 Mô hình lăng trụ đối xứng trục

Trong đó :

S (m) : Khoảng cách bố trí lỏi thấm đứng;

dw , rw (m) : Đường kính, bán kính tương đương của lỏi thấm (giếng);

ds , rs (m) : Đường kính, bán kính vùng xáo trộn;

De , R (m) : Đường kính, bán kính lăng trụ thấm.

Những giả thiết ban đầu cho lăng trụ đối xứng trục:

+ Đất nền là đồng nhất và bão hòa nước hoàn toàn;

+ Dòng chảy trong đất thành từng lớp và tuân theo định luật Darcy;

+ Tính thấm của đất được giả thiết là không đổi trong quá trình cố kết;

+ Lý thuyết biến dạng đều của Kjellman được áp dụng;

+ Chuyển vị tại các biên ngoài phần tử thấm và các ô là chuyển vị đứng,
không cho phép chuyển vị ngang;

+ Sự thay đổi thể tích tương ứng với sự thay đổi hệ số rỗng và hệ số nén thể
tích mv là hằng số trong quá trình cố kết.

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -53-

 Lời giải của Rendulic (1936)

Rendilic (1936) lập công thức và tìm ra lời giải phương trình vi phân cho
trường hợp nén một chiều theo phương đứng với dòng thấm hướng tâm:
u   2 u 1 u 
 ch  2   (2.13)
t  r r r 
Trong đó r – tọa độ cực, ch – hệ số cố kết theo phương ngang. Lời giải của
Rendilic được giả thiết lăng trụ với lõi thấm không xét sự ảnh hưởng của vùng xáo
trộn và sự cản thấm.

 Lời giải của Carrillo (1942)

Carrillo (1942) xét đến dòng thấm hướng tâm và dòng thấm theo phương đứng
được cho bởi phương trình:
u   2u 1 u   2u
 ch  2    cv 2 (2.14)
t  r r r  z
uu
ur,z  r z (2.15)
u0
Trong đó, ur và uz là áp lực nước lỗ rỗng thặng dư tương ứng với dòng thấm
hướng tâm và dòng thấm phương đứng, u0 là áp lực nước lỗ rỗng ban đầu.

Từ biểu thức (2.15) kết hợp với lời giải độ cố kết trung bình theo phương đứng
( U z ) của Terzaghi và lời giải độ cố kết trung bình hướng tâm ( U r ) của Rendulic,
Carrillo đưa ra lời giải độ cố trung bình kết hợp cho cả 2 phương như sau;

1  U   1  U 1  U 
z r (2.16)

Hiển nhiên, vì thừa hưởng từ lời giải của Rendulic nên lời giải của Carrillo
cũng chỉ áp dụng cho trường hợp đường thấm lý tưởng.

 Lời giải của Barron’s (1948) – Giả thiết biến dạng đều

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -54-

Hình 2.11 Mặt cắt dọc mô hình lăng trụ

Vì trường hợp đường thấm hoàn hảo vốn không thực tế, cần thiết phải xem xét
sự ảnh hưởng vùng xáo trộn và sự cản thấm đến khả năng làm việc của thiết bị thoát
nước thẳng đứng. Barron (1948) xem xét đến ảnh hưởng của vùng xáo trộn trong lời
giải cố kết cho lăng trụ đất có lõi thấm với 2 giả thiết cơ bản:

+ Giả thiết biến dạng đều cho rằng mặt cắt ngang của khối trụ vẫn phẳng suốt
trong quá trình cố kết, hiệu ứng vòm không gây ra lún lệch;

+ Giả thiết biến dạng tự do cho rằng biến dạng của đất nền phát triển tự nhiên
do sự tiêu tán áp lực nước lỗ rỗng dư. Tải trọng phân bố đều trên khắp vùng ảnh
hưởng của đường thoát nước, độ lún lệch trong vùng này không ảnh hướng đến sự
phân phối lại ứng suất bởi hiệu ứng vòm.

Barron (1948) cho rằng kết quả độ cố kết trung bình theo hai giả thiết nói trên
gần như bằng nhau. Trên cơ sở lý thuyết của Terzaghi, Barron thừa nhận biểu thức
(2.13) cho trường hợp lăng trụ cố kết với lõi thoát nước thẳng đứng lý tưởng và đưa

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -55-

ra lời giải cho trường hợp cố kết hướng tấm cho 2 trường hợp không và có chịu ảnh
hưởng bởi vùng xáo trộn.

Cố kết ba chiều cho lăng trụ đất có lõi thoát nước được Barron (1948) đề nghị:
u   2u    2u 1 u 
 cv  2   ch  2   (2.17)
t  z   r r r 
Với t là thời gian sau thi tải được tác dụng, u là áp lực nước lỗ rỗng thặng dư
tại bán kính r và độ sâu z.

Barron (1948) chỉ xét thành phần dòng thấm hướng tâm trong biểu thức (2.17)
và trên cơ sở giả thiết biến dạng đều.

 Trường hợp lõi thoát nước lý tưởng và không xét ảnh hưởng vùng xáo trộn.
Độ cố kết hướng tâm cho lời giải như biểu thức sau:
4u  2  r  r 2  rw2 
ur  2  R ln     (2.18)
De F (n)   rw  2 
Độ tiêu tán áp lực nước lỗ rỗng trung bình:
  8Th 
u  u 0 exp   (2.19)
 F ( n) 
Độ cố kết trung bình cho cả lăng trụ đất:
  8Th 
U h  1  exp   (2.20)
 F ( n) 
Trong đó:
n2 3n 2  1
F ( n)  ln( n )  (2.21)
n2 1 4n 2
R D
n  e (2.22)
rw d w
Hệ số thời gian Th được xác định:
ch t
Th  (2.23)
De2
Hệ số cố kết hướng tâm được diễn tả như sau:
k h (1  e)
ch  (2.24)
av  w
 Trường hợp lõi thoát nước lý tưởng và chỉ xem xét ảnh hưởng vùng xáo trộn.
Độ cố kết hướng tâm cho lời giải như biểu thức sau:

ur  u r ln   
  

1   r  r 2  rs2 k h  n 2  s 2 
  

(2.25)
ln s 
   rs  2R 2 k h'  n 2  

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -56-

Trong đó,
 8T 
u  u0 exp   h  (2.26)
  
 n2 n 3 s2 k  n2  s 2  
  F (n, s, k h , k h' )   2 2 ln( )   2  h'   ln( s)
n  s s 4 4n kh  n 2
 (2.27)

s = rs/rw = ds/dw (2.28)

Độ cố kết trung bình U r :


u  8T 
U r  1  1  exp   h  (2.29)
u0   
 Lời giải của Kjellman (1948)

Kjellman (1948) dựa trên giả thiết lưu lượng vào cân bằng lưu lượng ra tại
một phân tố lát cắt lăng trụ có lõi thoát nước như Hình 2.12.

Hình 2.12 Lát cát phân tố chiều dày dz

Trên phân tố đang xét, tại điểm cách trục một khoảng r, lượng thấm xuyên tâm
được xác định như sau:
qr k h u
 . .2r.dz (2.30)
t  w r
Tốc độ giảm thể tích do nước thoát ra được xác định:

V Vv  (V . )  
   V.   .(re2  r 2 ).dz. (2.31)
t t t t t
Lưu lượng nước thoát ra phải bằng lượng giảm thể tích:
u  w R 2  r 2 
 . . (2.32)
r 2kh r t

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -57-

Giải phương trình (2.32), ta được:


w  r r 2  rw 2  
u .re2 . ln  . (2.33)
2kh  rw 2  t
Trung bình hóa u theo r, ta được hàm áp lực nước lỗ rỗng trung bình tại độ sâu
R
z như sau:
 (2r )udr  w 2   w 2 u
u u  .R ..  .R ..mv .
rw
(2.34)
 (R  r )
2 2
w 2k h t 2k h t
Tích phân phương trình số (2.34), và thay điều kiện biên tại t = 0: u = σ1, ta
được:
8Th 8Th
 
 
u  u 0e U  1 e (2.35)

Trong đó, Th và ch xác định như biểu thức (2.23), (2.24) μ được xác định như
sau:
n2 3 1 1
 (ln n   2  4 ) (2.36)
n 1
2
4 n 4n
Lời giải của Kjellman không xét ảnh hưởng vùng xáo trộn và sự cản thấm.

 Lời giải của Yoshikuni và Nakanode (1974)

Yoshikuni và Nakanode (1974) phát triển lời giải cố kết cho thiết bị thoát
nước thẳng đứng trên giả thiết biến dạng tự do. Độ cố kết của lăng trụ đất với lõi
thoát nước thẳng đứng tại bán kính r = rw ở độ sâu z trong điều kiện chỉ xem xét ảnh
hưởng sự cản thấm được trình bày như sau:
  2u  2 k h  u 
 2     0 (2.37)
 z  rw rw k w  t  rw
Độ cố kết trung bình U được xác định:
  8Th 
U h (Th )  1    0.8L  (2.38)
 F ( n) 
Trong đó L – là hệ số cản thấm được xác định:
2
32 k h  lm  8 k hlm2
L 2   
 k w  d w   qw (2.39)

lm – là đường thấm lớn nhất, qw – lưu lượng của thiết bị thoát nước

 Lời giải của Hansbo (1981)

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -58-

Hình 2.13 Lát cắt phân tố dz có xét vùng xáo trộn và sự cản thấm

Hansbo đã phát triển lời giải cho lăng trụ cố kết đối xứng trục bằng cách xét
thêm tính cản tấm của giếng và vùng xáo trộn từ lời giải của Kjellman. Phương
trình có dạng:
 8T 
U h  1  exp   h  (2.40)
  
Trong đó:
n 2   n   k h   s2  s2 
  2  ln     '  ln s   0.75   2  
n 1   s   kh  n  1 1  4 n 2 
   
kh 1  s 4 1 2  k  1  (2.41)
 ' 2   s  1  z (2l  z ) h 1  2 
k h n  1  4n 2
 qw  n 

Loại bỏ các đại lượng nhỏ bậc cao với n > 20:
n 3 kh 2k . z2
 z  ln     ' . ln( s)  h .(lz  ) (2.42)
s 4 kh qw 2
Độ cố kết trung bình cho cả lơp đất có được bằng cách thay giá trị μ bằng:
n 3 kh 2k .l 2
  ln   ' . ln( s)  h (2.43a)
s 4 kh 3qw
Có thể viết lại công thức (2.43a) theo sự ảnh hưởng của từng chủ thể như sau:

3 kh 2k h .l 2
F  Fn  Fs  Fr    ln n   ' . ln( s)  ln s  (2.43b)
4 kh 3qw

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -59-

Trong đó:

Fn – hệ số ảnh hưởng khoảng cách, Fn = ln(n) – 0.75

k 
Fs – hệ số ảnh hưởng vùng xáo trộn, Fs   h'  1 ln( s)
 kh 

2k h .l 2
Fr – hệ số ảnh hưởng bởi sự cản thấm, Fr 
3qw

 Lời giải của Hansbo (1979, 1997) – phương pháp λ

Lý thuyết cố kết cổ điển của lăng trụ đất với lõi thoát nước thẳng đứng đã
được Barron (1948) và nhiều tác giả (Kjellman, 1948; Hansbo,1979,1981;
Yoshikuni và Nakanode, 1974; Onoue, 1988a) sau đó mở rộng dựa trên định luật
thấm của Darcy. Tuy nhiên trong quá trình cố kết, hệ số thấm được cho là giảm dần.
Tốc độ dòng thấm được gây ra bởi gradient thủy lực i. Khi giá trị i thấp hơn ngưỡng
i0 thì không xảy ra thấm dòng, tốc độ thấm được xác định;

v = k(i-i0) (2.44a)

Các quan hệ sau đây đã được đề xuất bời Hansbo (1997):

v = κin với i ≤ i1 (2.44b)

v = k(i – i0) với i ≥ i1 (2.44c)


i0 n
i1  (2.45)
(n  1)
κ = (n-1i1-n)k (2.46)

Để nghiên cứu sự ảnh hưởng của dòng thấm không tuân theo định luật Darcy,
Hansbo (1979, 1997) để xuất 1 biểu thức cố kết được chứng minh bởi thí nghiệm
thực tế tại công trường ở Ska-Edeby, Thụy Điển. Độ cố trung bình tương tự như
biểu thức (2.20). Thời gian để đạt được độ cố kết trung bình có xét ảnh hưởng của
vùng xáo trộn được cho bởi biểu thức sau:
n 1
De2  De w   1 
t     1 (2.47)
  u0   (1  U )
 h
n 1 

Trong đó:

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -60-

hM n2n  n
M = 1/mv ;   ;  
w 4(n  1) n1
1 n 1 (n  1) 2
   
3n  1 n(3n  1)(5n  1) 2n 2 (5n  1)(7n  1)
(2.48)
1   h  De    D  (1(1/ n )) 
(1(1/ n ))

  1 
      e 
h 
2n   s  d s  
 s  dw  
  
Khi n  1công thức (2.48) đem đến kết quả tương tự như (2.20) với điều kiện
sự cản thấm bị bỏ qua và λ = ch và κh/κs = kh/ks.

 Lời giải của Onoue (1988b)

Onoue (1988b) trình bày lời giải cố kết với đường thoát nước thẳng đứng dựa
trên giả thiết biến dạng tự do, xem xét sự ảnh hưởng cả hai sự cản thấm và vùng xáo
trộn. Sự nén của đất bên trong và bên ngoài vùng xáo trộn là khác nhau. Điều này
trái với giả thiết Barron (1948) là đất trong vùng xáo trộn không bị nén, còn Hansbo
giả thiết đất trong vùng xáo trộn bị nén. Tuy nhiên, khả năng nén của đất trong cả
hai vùng là như nhau.

Onoue (1988b) đưa ra lời giải dựa trên lý thuyết cố kết ba chiều của Biot
(1941). Lăng trụ đất được cho như Hình 2.11, hệ số giảm nén trong vùng xáo trộn
và vùng nguyên dạng được xác định:
mv
 (2.49)
mvs
Nhiều khám phá quan trọng có được từ phương pháp này. Đó là sự khác nhau
về hệ số nén giữa vùng xáo trộn và vùng nguyên dạng khi đã bỏ qua ảnh hưởng sự
cản thấm đến quá trình cố kết. Dựa trên sự quan sát ngoài hiện trường, chuyển vị
đứng của lõi cát thoát nước gần bằng với chuyển vị của đất sét xung quanh nó. Do
đó, bán kính của giếng thoát nước được xem là thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên,
để phân tích ảnh hưởng của sự thay đổi đó đến độ cố kết là khá phức tạp, cho nên
lời giải của Onoue chấp nhận rw là hằng số để nghiên cứu ảnh hưởng của vùng xáo
trộn.
k
Sự thay đổi trong hệ số thấm:   h';
kh
R
Sự thay đổi trong hệ số khoảng cách: N
rw

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -61-

rs
Tỷ số bán kính vùng xáo trộn: S
rw
Tốc độ cố kết được cho bởi lời giải xắp xỉ của Hansbo và Yoshikuni được
kiểm tra chi tiết và so sánh với lời giải Onoue như Hình 2.14. Có thể kết luận lời
giải của Hansbo gần như chính xác với lời giải Onoue, ngoại trừ giai đoạn cố kết
ban đầu. Lời giải của Yoshikuni cho tốc độ cố kết thấp nhất, đặc biệt khi tỷ số giảm
thấm do đất bị xáo trộn, η bằng 10. Tuy nhiên tiến gần về giai đoạn cố kết cuối
cùng, cả hai lời giải của Hansbo và Yoshikuni rất trùng khớp với phương pháp đề
xuất bởi Onoue (1988b).

Hình 2.14 So sánh độ cố kết giữa Hansbo, Onoue và Yoshikuni

2.2.1.3 Dự báo sức kháng cắt không thoát nước

Sức kháng cắt không thoát nước là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự ổn
định của nền đắp trong điều kiện không thoát nước. Do đó, sức kháng cắt không
thoát nước từ các thí nghiệm hiện trường (FVT), các thí nghiệm trong phòng (UU,
CU) cần phải được xem xét đánh giá và ước lượng sự gia tăng trong suốt quá trình
xây dựng.

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -62-

Năm 1776 Coulomb đưa ra một công thức tính sức kháng trượt của đất gồm
thành phần ma sát liên quan ứng suất pháp và lực dính như phương trình (2.50).

s   f   tan   c (2.50)

Phương trình trên được Terzaghi trình bày lại dựa trên ứng suất hữu hiệu và
lực dính hữu hiệu:
s   f   ' tan  '  c' (2.51)

Lý thuyết Mohr-Coulomb đã chứng tỏ sự phù hợp rất tốt khi sử dụng để phân
tích trượt ở hiện trường và thí nghiệm trong phòng. Tuy nhiên, lý thuyết này cũng
chưa hoàn hảo mà còn một số giới hạn chế khi áp dụng như:

+ Chưa xét đến vai trò của ứng xuất chính trung gian;

+ Đường bao chống cắt là đường thẳng nên có thể dẫn đến sai số lớn cho một
số trường hợp;

+ Sai số khi xác định mặt trượt do đường bao chống cắt có thể là đường cong
nhưng lại sử dụng là thẳng.

Mặc dù vậy, định luật Mohr-Coulomb cho đến nay vẫn ứng dụng trong nghiên
cứu lý thuyết và áp dụng thực tế trong lĩnh vực địa kỹ thuật, chưa có một lý thuyết
nào thay thế mà chỉ có rất nhiều điều bổ sung cho định luật Mohr-Coulomb.

Dựa trên định luật Mohr-Coulomb, trong trường hợp gia tải tức thời nền chưa
kịp cố kết, thành phần ứng suất pháp  v'  0 với quan niệm nền đất bảo hòa hoàn
toàn và phương trình Mohr-Coulomb được biểu diễn là:

s   f  cu (2.52)

Mối quan hệ giữa cường độ chống trượt  f với sức chống cắt cu hoàn toàn

không đơn giản. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm được đề cặp trong các bài viết của
Bjerrum (1972), Ladd và các đồng nghiệp (1974), Atkinson và các đồng nghiệp
(1978), Tavenas và Leroueil (1980), Azzouz và các đồng nghiệp (1983),
Jamiolkowski và các đồng nghiệp (1985), Duncan và các đồng nghiệp (1989),
Kulhawy và Mayne (1990), Mesri và những người khác (1993), Morris và Williams

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -63-

(1994), Terzaghi và các đồng nghiệp (Biên tập lần thứ 3, Wiley,1996), M.A Jamal
và các đồng nghiệp (1997) …. cho thấy cu cần phải hiệu chỉnh cho thiết kế và có thể
dự báo cu qua một số thông số đất nền.

a. Một số nghiên cứu hiệu chỉnh sức kháng cắt không thoát nước

 Bjerrum (1972) đề nghị biểu thức kinh nghiệm:


 f  SuFV (2.53)
1
Với   f ( I P)  1.7 - 0.54log(PI )
Ff
Với SuFV xác định từ thí nghiệm cắt cánh ngoài hiện trường. PI – chỉ số dẻo

 Đề xuất của Morris và Williams (1994):


 = 1.18e-0.08(PI) + 0.57(PI) (2.54)
b. Một số phương pháp dự báo sức kháng cắt không thoát nước

 Jean-Pierre Magnan: Trong trường hợp sử dụng cu từ thí nghiệm UU hoặc


CIU thì sau mỗi đợt thi công và nền đạt cố kết U thì τf có thể được lấy
như sau:
 f  cu  cu (2.55)

Trong đó Δcu được tính như sau:

+ Tại tâm mái đất: cu   f H1U tan cu' (2.56a)


1
+ Dọc theo cung trượt: cu   f H1U tan cu' (2.56b)
2
Với γf - dung trọng đất san lấp; H1 - chiều cao đất đắp;  cu' - góc ma sát hữu
hiệu xác định từ thí nghiệm nén ba trục CU.
 S 
 Skempton (1957) đề xuất tương quan giữa tỷ số  u  và chỉ số dẻo PI
  vo
 

cho sét cố kết thường được đưa ra:


Su c
  0,11  0,0037(PI) (2.57)
vo p

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -64-

GIÁ TRỊ Su/'vo

Su/’vo =0,11+0,0037 PI.


c: sức chống cắt tại độ
sâu tương ứng’vo

CHỈ SỐ DẺO PI
 S 
Hình 2.15 Quan hệ giữa tỷ số  u  và chỉ số dẻo theo Skempton
  vo
 

 Công thức của Mersi (1989) cho sét quá cố kết:


Su (mod)  0.22 'p (2.58)

Trong đó:
Su(mod) – sức kháng cắt không thoát nước huy động trên mặt phá hủy.
Phương pháp này thường được sử dụng để phân tích ổn định trong khoản thời
gian ngắn và thiết kế cho thi công theo giai đoạn.
 Phương pháp SHANSEP
Phương pháp SHANSHEP được Ladd và Foott (1974) đề nghị cho trường hợp
sét yếu quá cố kết hay còn gọi là phương pháp chuẩn hóa sức kháng cắt không thoát
nước. Mục đích của phương pháp SHANSEP là tìm qui luật thay đổi của Su theo độ
sâu của nền đất đối với trạng thái ban đầu của đất (trường hợp UU) và qui luật của
nó theo ứng suất cố kết (cho trường hợp CU), su  f  v'  .
Su
 S (OCR ) m (2.59)
 '
v

Trong đó:

S - hệ số chuẩn hóa sức chống cắt không thoát nước cho trạng thái cố kết
thường (OCR=1)
S  S 
S   u'    u' 
 vo  OCR 1  vo  NC (2.60)

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -65-

vo - ứng suất có hiệu ban đầu (.z)


S 
m - hệ số xác định từ độ dốc của đường quan hệ log(OCR) và log  u'  ,
  vo 
 'p
OCR - hệ số quá cố kết, OCR  ' (2.61)
 v0
Ở đây: p - áp lực tiền cố kết hay ứng suất cố kết trước.

Phương trình trên có thể được viết lại cho sức chống cắt không thoát nước Su
của sét quá cố kết:
 Su  S 
 '   u'  (OCR ) m (2.62)
 v  OCR  vo  NC
Các kết quả nghiên cứu của Ladd (1991) cho thấy S = 0,22 ± 0,03 và m = 0,8
± 0,1.
Jamiolkowski và nhiều người khác (1985), Mayne (1988) nghiên cứu dựa trên
phương pháp SHANSEP đã xác nhận:
Su /  v' 0  (0.23  0.04)OCR 0.8 (2.63)
Một trường hợp nghiên cứu khác dựa trên phương pháp SHANSEP cho sét
biển Malaysia được Ramli Mohamad (1992) đề xuất:
S u /  v' 0  0.259OCR 0.78 (2.64)
Hình 2.16 cho thấy một số phân tích sức kháng cắt không thoát nước theo
phương pháp SHANSEP.

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -66-

Hình 2.16 Chuẩn hóa quan hệ Su với OCR Ramli Mohamad (1992)

 Phương pháp Terzaghi và các đồng nghiệp (Biên tập lần thứ 3, Wiley,
1996).
Su 0
Su   v' (2.65)
 '
p

Công thức (2.65) dựa trên kinh nghiệm trong khoản nén σ’v lớn hơn σ’p cho đất
sét yếu và trầm tích bụi chịu tải phương đứng và cố kết sơ cấp. Trong khoản nền
chịu nén từ σ’v0 đến σ’p sức kháng cắt Su không thay đổi và bằng Suo và sau đó tăng
dần lên với σ’v lớn hơn σ’p với tốc độ Su0/σ’p, Su0 – sức kháng cắt không thoát nước
ban đầu, σ’p áp lực tiền cố kết, và tại cuối giai đoạn cố kết sơ cấp:
 v'   v' 0   v' (2.66)
Với lớp sét yếu, các tỷ số σ’p /σ’v0, Su0/σ’p, Δσ’v là hằng số tại độ sâu nào đó,
công thức (2.65) có thể viết lại như sau:
Su 1 1  v'
  (2.67a)
S u 0  'p  v' 0  'p  v' 0  v' 0

Hoặc

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -67-

Su 1 S u 0  v'
 '  (2.67b)
S u 0  p  v' 0  v' 0 S u 0

Từ biểu (2.67a), (2.67b) cho thấy bất kỳ σ’p /σ’v0, Su0/σ’p, Δσ’v, thì Su/Su0 giảm
theo sự gia tăng σ’v0 (tăng theo chiều sâu) hoặc sự tăng Su0 (thường thì tăng theo độ
sâu). Điều này là sự thật cho dù ứng suất hữu hiệu theo phương đứng có tăng hay
không.
Mesri và Khan (2011) đã viết lại biểu thức (2.67) như sau:

  S
S u  S u 0   v'   'p   v' 0  u0
'
(2.68a)
p

hay
 1   'p  S u 0
Su  Su0   v'  '   1 (2.68b)
  v0  '   '
 v 0  p
Công thức (2.68a), (2.68b) cho thấy rằng sự gia tăng sức kháng cắt không
thoát nước (Su - Su0) của sét yếu và trầm tích bụi chịu một ứng suất hữu hiệu không
đổi theo phương đứng chắc chắn vẫn là hằng số theo độ sâu với điều kiện σ’p /σ’v0 =
1 hoặc σ’p – σ’v0 không đổi theo chiều sâu. Ngược lại, sự gia tăng sức kháng cắt
không thoát nước (Su - Su0) chắc chắn sẽ giảm với sự tăng σ’v0 và σ’p /σ’v0 lớn hơn 1.
Bất biến (σ’p – σ’v0) theo độ sâu có thể do gia tải trên mặt hoặc dỡ tải hoặc do mực
nước ngầm dao động. Bất biến σ’p /σ’v0 theo độ sâu thường do lão hóa (nén thứ cấp).

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -68-

Hình 2.17 Quan hệ Su(FV)/Suo(FV) với Suo(FV) theo Wiley (1996)

Hình 2.18 Kết quả đo và dự báo sức khắng cắt Su theo Wiley (1996)
2.2.2 Phương pháp mô phỏng bằng chương trình Plaxis
Cùng với phương pháp giải tích, phương pháp mô phỏng đã khái quát hóa
được một số nhượt điểm mà phương pháp giải tích không thực hiện được. Đó là mối
quan hệ tổng thể của các yếu tố bên ngoài đến ứng xử vĩ mô của toàn bộ nền đất.
Chương trình số hóa phân tích ứng xử của đất nền dựa trên nền tản phương
pháp phần tử hữu hạn đã được nhiều nhà nghiên cứu phát triển. Plaxis 2D là một
chương trình số hóa như thế đã được phát triển bởi Đại học kỹ thuật Delft Hà Lan
những năm cuối thập niên 80. Cuối những năm 90, chương trình Plaxis 2D đã đạt
được nhiều tiến bộ đáng kể và năm 1998 lần đầu tiên chạy được trên hệ điều hành
Windows cho phiên bản thương mại. Mặc dầu Plaxis 2D chủ yếu phân tích mô hình
ở trạng thái tĩnh nhưng sau đó nhiều phiên bản bổ sung cũng có thể phân tích mô
hình ở trạng thái động. Nhiều năm sau đó, chương trình Plaxis 3D cũng được phát
triển cho phiên bản thương mại.

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -69-

Sự chính xác và hữu ích của chương trình Plaxis cho việc phân tích ứng xử
của đất nền, đã được nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu áp dùng và so sánh với số
liệu đo được tại hiện trường (Jin-Chun Chai và các đồng nghiệp, 2001; Indraratna
và các đồng nghiệp, 2005; Y.K Wong, Joseph, 2013;….)

Hình 2.19 Cấu hình đường thoát nước thẳng đứng trong mô hình 2D và 3D
2.2.2.1 Các phương pháp chuyển đổi tương đương thông số của đất nền có
PVDs cho mô hình 1D, 2D
Như đã trình bày trong Chương 1, một bấc thấm vốn có kích thước hình chữ
nhật (a x b) và được chuyển đổi sang mô hình lăng trụ đối xứng trục (rw) dựa trên
phương pháp tương tương về chu vi và lưu lượng qw để phù hợp với cơ sở lý thuyết
cố kết hướng tâm như Hình 2.20.

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -70-

Mô hình
nền
tương
đương
1D

1 2 3 4 5

Kích thước hình Kích thước hình Lăng trụ đơn vị Biến dạng phẳng Mô hình nền tương
học thật của PVDs học tương đương (3D) có lõi thấm đơn vị (2D) có lõi đương (1D) không
của PVDs PVDs thấm PVDs có lõi thấm PVDs
Hình 2.20 Sơ đồ các bước chuyển đổi cho mô hình tương đương
Từ 1 2: Đã được trình bày trong Mục 2.1.1
Từ 2 3: Đã được trình bày trong Mục 2.1.3 đến Mục 2.1.5

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -71-

Trong mục này, tác giả trình bày một số nghiên cứu chuyển đổi tương đương
từ mô hình lăng trụ đơn vị có PVDs sang mô hình biến dạng phẳng 2D có PVDs và
mô hình tương đương 1D không có PVDs (sơ đồ từ 3 đến 5).
c. Mô hình hình biến dạng phẳng tương đương 2D
Mặc dầu phân tích đường thoát nước đơn lẻ thường phù hợp với mô phỏng
hành vi ứng xử của đất dọc theo tâm nền đấp, nhưng việc phân tích chuỗi nhiều
thiết bị thoát nước (nhiều PVDs) cơ bản hợp nhất sự ảnh hưởng của sự thay đổi tải
trọng gia tải dọc theo bề rộng nền đắp để dự báo chính xác hành vi ứng xử của toàn
mặt cắt ngang của nền.

Hình 2.21 Mô hình kích thước hình học dạng đối xứng trục và biến dạng phẳng
 Theo Hird và các đồng nghiệp (1992)
Dựa trên giả thiết độ cố kết trung bình bằng nhau tại mỗi thời điểm cho cả hai
điều kiện đối xứng trục và biến dạng phẳng tương đương thì biểu thức sau thỏa
mãn:
1

B 2   n   k  3 
2
  ln     h  ln( s )    (2.69)
R 3   s   ks  4 

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -72-

Trong đó:
R – bán kính lăng trụ đơn vị đối xứng trục
B – bề rộng ô đơn vị biến dạng phẳng tương đương
Ảnh hưởng của sự cản thấm được chuẩn hóa một cách độc lập nếu thỏa mãn
biểu thức sau:
 2B 
Qw   2 q w (2.70)
 R 
Trong đó:
Qw – Lưu lượng thoát nước của phân tố phẳng
qw - Lưu lượng thoát nước phân tố đối xứng trục
Hệ số thấm được chuẩn hóa từ phương pháp thay thế và ta có mối quan hệ sau
với B = R:
2k ax
k hp  (2.71)
 n k 3
3ln     ax  ln( s)  
 s  k s 4

Bỏ qua sự cản thấm, sự ảnh hưởng vùng xáo trộn ta có quan hệ sau:
k hp 0.67
 (2.72)
k ax ln( n)  0.75

Trong trường hợp này, công thức (2.70) đơn giản hóa:
 2 
Qw   q w (2.73)
 R 
Dùng phương pháp thử dần để xác định lại giá trị B, sau đó kết hợp chuẩn hóa
hệ số thấm và kích thước hình học được cho như biểu thức sau:
2k ax B 2
k hp  (2.74)
 n k 3
3R ln     ax  ln( s)  
2

 s  k s 4

Phương pháp của Hird và các đồng nghiệp (1992) là chuẩn hóa mô hình để có
được khp = kax = kh điều này có nghĩa là biểu thức (2.74) cũng chính là biểu thức
(2.69), với khp – hệ số thấm tương đương trong điều kiện 2D, kax – hệ số thấm trong
điều kiện đối xứng trục, kh – hệ số thấm ngang của đất.
 Phương pháp chuẩn hóa hệ số thấm – Bergado và Long, 1994

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -73-

Bergado và Long (1994) dựa trên nghiên cứu trước đó của Shinsha và các
đồng nghiệp (1982), phát triển quy trình chuẩn hóa cho điều kiện phẳng và đối xứng
trục bằng cách điều chỉnh hệ số thấm của đất xung quanh đường thoát nước thẳng
đứng. Công thức được Bergado và Long (1994) đề nghị:
2
k hp L T
   h50 (2.75)
k h  D  Tr 50

Trong đó:
khp – hệ số thấm ngang phân tố phẳng
kh – hệ số thấm ngang lăng trụ đối xứng

Hình 2.22 a) Mô hình đối xứng trục và phẳng b) Hệ số thấm tương đương vùng xáo
trộn (Bergado và Long, 1994)
Phương pháp Bergado và Long (1994) theo nguyên tắc cân bằng lưu lượng
trong cả hai hệ thống. Từ Hình 2.22, trong trường hợp 2-D sự thấm của đất giữa các

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -74-

tường thấm được điều chỉnh để đạt được lưu lượng bằng nhau giữa 2 mô hình đối
xứng trục và 2-D biến dạng phẳng, dòng thấm thẳng đứng được xem là như nhau,
hệ số thấm chuyển đổi được xác định bởi biểu thức sau:
 (1  a s ) D
k hp  kh (2.76)
2S ln( n)

Trong đó:
n = D/dw và α = De/D; as = t/D; t – là bề dày tường thoát nước; D và S –
khoảng cách hàng và trụ.
Xem xét ảnh hưởng của sự xáo trộn được quy vào tính toán hệ số thấm ke,
dựa vào cân bằng lưu lượng của dòng thấm tĩnh với biên trên:
k h ln( n)
ke  (2.77)
 D  d 
ln    Rs ln  s 
 ds   dw 
Trong đó: Rs = kh /ks, kh và ks là hệ số thấm ngang tương ứng vùng nguyên
dạng và xáo trộn.
Hệ số thấm ngang chuyển đổi cho mô hình biến dạng phẳng, kpl thu được khi
thay thế kh trong biểu thức (2.76) bằng ke:
D(1  a s )k h
k hp  (2.78)
  D   d 
2S ln    Rs ln  s 
  ds   d w 
Trong đó S = D và α = 1.05 với bố trí PVDs hình vuông, S = 0.866D và α =
1.13 với bố trí PVDs kiểu tam giác.
 Chai và các đồng nghiệp (1995)
Chai và các đồng nghiệp (1995) mở rộng lý thuyết phân tích của Hird và các
đồng nghiệp (1992) để xem xét ảnh hưởng của sự cản thấm và sự tắc nghẽn đường
thấm. Với phương pháp gần đúng này, lưu lượng thấm của đường thoát nước trong
điều kiện mô hình biến dạng phẳng có được bằng cách chuẩn hóa độ cố kết trung
bình theo phương đứng:
4k h l 2
q wp  (2.79)
 n k 17 2l 2k h 
3B ln    h ln( s)   
  s  ks 12 3q wa 

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -75-

Trong đó: qwa – Lưu lượng của lõi thấm của lăng trụ đối xứng trục
qwp – Lưu lượng của lõi thấm phân tố phẳng
 Kim and Lee (1997) – phân tích nhân tố thời gian
Kim và Lee (1997) giả thiết thời gian cố kết cho hai hệ thống (biến dạng
phẳng và đối xứng trục) để đạt 50% và 90% cố kết là bằng nhau. Đề nghị biểu thức
đơn giản bên dưới:
3
k hp B T T S
   r 50 r 90 (2.80)
k ax  R  Th50 Th90 d w

 Indraratna and Redana (1997, 2000)


Indraratna and Redana (1997) chuyển đổi hệ thống trụ thoát nước thẳng đứng
như Hình (2.21) thành tường thấm tương đương bằng cách điều chỉnh hệ số thấm
của đất. Từ công thức tính (μ của Hansbo, 1981), và công thức tính cố kết trong
trường hợp biến dạng phẳng.
u  8Thp  (2.81)
U hp  1  1  exp   
  
Với u0  p 

 k hp 
 p     '
  (2lz  z 2 ) (2.82)
 k hp 

Với một mức ứng suất cho trước, độ cố kết trung bình giống nhau tại mỗi thời
điểm cho cả hai điều kiện đối xứng trục và biến dạng phẳng tương đương được
bằng nhau, cho nên:
U h  U hp (2.83)

Thp k hp R 2  p
  (2.84)
Th kh B 2 

Thừa nhận R=B, rw = bw, rs = bs và hệ số thấm tương đương của mô hình được
xác định:
 k 
k h    hp
'
  (2lz  z 2 )
 k hp 
k hp  (2.85)
n 3 k k .
ln     h' . ln( s )  h .(2lz  z 2 )
 s  4 kh qw

Các hệ số hình học được α, β và số hạng θ được cho bởi công thức sau:

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -76-

2 2bs  bs b2 
  1   s 2  (2.86a)
3 B  B 3B 

1 b
 2
(bs  bw ) 2  s 3 (3bw2  bs2 ) (2.86b)
B 3B

2k hp2  bw 
 1   (2.86c)
'
k hp Bq z  B

2q w
qz  (2.86d)
B
Biến đổi một nửa bề rộng thiết bị thoát nước (bw) và một nữa bề rộng vùng
xáo trộn (bs) trong điều kiện phẳng được trình bày như sau:
rw2
và bs  rs
2
bw  (2.87)
2S 2S
Bỏ qua ảnh hưởng của sự cản thấm và vùng xáo trộn ta cũng thu được biểu
thức tương tự biểu thức (2.72).
k hp 0.67
 (2.88)
kh ln( n)  0.75

Nếu bỏ qua sự ảnh hưởng của sự cản thấm, chỉ xem xét ảnh hưởng của vùng
xáo trộn, hệ số thấm của vùng xáo trộn k’hp đươc xác định như biểu thức sau:

'
k hp
 (2.89)
k hp k hp   n  k h 3
ln    ' . ln( s)    
kh   s  kh 4

Trong đó: rs – bán kính vùng xáo trộn, rw – bán kính thiết bị thoát nước, s = rs/rw, n
= R/rw, S – khoảng cách giữa các thiết bị thoát nước, qz – lưu lượng thiết bị thoát
nước trong điều kiện 2D.
 Tuan Anh Tran và Toshiyuki Mitachi (2008)
Lời giải của Indraratna và Redana (1997, 2000, 2005) chuyển đổi từ mô hình
lăng trụ đối xứng trục sang mô hình biến dạng phẳng 2D khi mô phỏng bằng phân
tử hữu hạn với trường hợp thực tế nhiều lớp đất, nhiều thành phần nhỏ thoát nước
thẳng đứng sẽ gặp một số bất lợi do phải khai báo một số lượng lớn phần tử và
thông số vật liệu cho vùng xáo trộn. Để khắc phục nhược điểm này, Tuan Anh Tran
và Toshiyuki Mitachi (2008) đề xuất một phương pháp chuyển đổi mới cho mô hình

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -77-

biến dạng phẳng tương đương mà vùng xáo trộn xung quanh tường thoát nước trong
điều kiện 2D được đơn giản hóa như Hình 2.23 và Hình 2.24.

Hình 2.23 Lăng trụ đơn vị đối xứng trục và phân tố phẳng đơn vị theo Tuan Anh
Tran và Mitachi (2008)

Hình 2.24 a. Lát cắt ngang theo Indraratna 2D, b. Lát cắt ngang theo Tuan Anh Tran 2D

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -78-

Công thức chuyển đổi tương đương theo đề nghị của Tuan Anh Tran và
Mitachi (2008):
2B 2 k ha
k hp  (2.90)
3R 2 n 3 k
ln a   ha ln s a
s a 4 k sa

Cũng giống như Hird và các đồng nghiệp (1992), ảnh hưởng của sự cản thấm
được coi là độc lập theo biểu thức sau:
2B
q wp  q wa (2.91)
R 2
q wp
Và k wp 
2bw
Trong đó qwp – lưu lượng của tường thoát nước, qwa – lưu lượng lõi thấm của
lăng trụ đơn vị, các tham số khác được xác định như sau:

2 (n p  s p )
3
R rs
na  ; sa  ;   ;
rw rw 3 n 2p (n p  1)

2( s p  1)  1 
  n p (n p  s p  1)  ( s 2p  s p  1)
n p (n p  1) 
2
3 

4k hp  2
 1  1 l ; n p  B ; s  bs
3Bq wp  n p 
 bw p
bw

d. Mô hình nền tương đương 1D


Jin – Chun Chai và các đồng nghiệp (2001) dựa trên lý thuyết cố kết một chiều
của Terzaghi (1942) và lời giải cố kết hướng tâm của Hansbo (1981) đưa ra phương
pháp đơn giản phân tích ứng xử của nền đất xử lý bằng PVDs. Lý thuyết cố kết một
chiều của Terzaghi được áp dụng để tính toán độ cố kết trung bình, áp lực nước lỗ
rỗng thặng dư như sau:
U v  1  exp( Cd Tv ) (2.92)
Trong đó:
Cd – là hằng số bằng 3.54
Phương pháp này xắp xỉ lời giải cố kết của Terzaghi qua việc chuyển đổi hệ số
thấm tương đương kve.

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -79-

 2.5l 2 k h 
k ve  1  k v (2.93)
 De2 k v 
Trong đó:
n k  2l 2 k h
  ln    h ln( s)  0.75  (2.94)
 s  ks 3q w

2.2.2.2 Các mô hình trong phần mềm Plaxis


 Mô hình Cam-clay
Mô hình Cam – Clay đã được chấp nhận rỗng rãi vì sự đơn giản và chính xác
để mô phỏng hành vi của sét, đặc biệt là sét cố kết thường và sét quá cố kết nhẹ.
Trong mô hình này, sức chống cắt của đất liên quan đến hệ số rỗng và để diễn tả
trạng thái của đất trong suốt quá trình thí nghiệm nén ba trục, các thông số tới hạn
sau được xác định:
 1'  2 3'  1  2 3
p 
'
 u
3 3 (2.95)
q      1   3
'
1
'
3

Trong lý thuyết trạng thái tới hạn, đường nén lần đầu, nén lại, đường nở
được giả thiết là các đường thẳng nằm trên biểu đồ (v  ln p ' ) với độ dốc λ, κ.
Phương trình đường nén lần đầu (NCL) trong trường hợp nén cố kết đẳng hướng
được định nghĩa như sau:
  N   ln p ' (2.96)
Và đường CSL song song với đường NCL có dạng:
     ln p ' (2.97)
Trong đó N, Г lần lượt là giá trị của v khi p’ = 1 trên đường NCL và CSL.
Đường nén lại hay đường nở được định nghĩa:
      ln p ' (2.98)
Độ dốc trên đường thẳng biểu đồ q-p’ được gọi là đường trạng thái tới hạn
(CSL) trong Hình 2.25. Độ dốc của đường trạng thái tới hạn, M được định nghĩa:
q = M.p’ (2.99)

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -80-

Kết hợp công thức CSL vào trong vòng tròn Mohr, mối quan hệ giữa góc ma
sát thoát nước và M như sau:
6 sin  '
M (2.100)
3  sin  '

Hình 2.25 Vị trí của đường trạng thái tới hạn

Hình 2.26 Vị trí của hệ số rỗng ban đầu trên đường trạng thái tới hạn
Hệ số rỗng ban đầu có thể được tính toán tại bất kỳ độ sâu nào khi ta biết
p ' , q, p c' như trong biều đồ (e  ln p ) . Thông số ecs là hệ số rỗng trên đường trạng
'

thái tới hạn khi p’=1. Giao điểm giữa đường nở và đường trạng thái ứng suất ban
đầu giả thiết tại điểm A, ta suy ra được eA, PA. Điểm P là giao điểm giữa đường hệ
số rỗng ban đầu e và ứng suất chính có hiệu p’. Ta có mối liên hệ:

e A  ecs   ln PA' (2.101)

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -81-

Trong đó: PA'  PC' / 2 , đối với mô hình Cam-clay cải tiến và PA'  PC' / 2 .718,
đối với mô hình Cam-clay.
Trên đường nở (đường κ) tại điểm P, ta có:
e  e A   (ln p ' ln PA' ) (2.102)
Thay eA từ công thức (.61) vào công thức (2.60), ta được:
ecs  e  (   ) ln PA'   ln P ' (2.103)
 Mô hình Modified Cam-clay
Mô hình Cam-clay cho thấy sự thiếu hụt một vài khía cạnh để mô phỏng hành
vi ứng xử của đất. Hai khía cạnh đó là: dạng mặt dẻo tại PC' và dự đoán giá trị Ko (hệ
số áp lực ngang tại trạng thái tĩnh). Do đó, Roscoe và Burland (1968) đã cải tiến mô
hình Cam-clay để giải quyết các vấn đề trên, và được gọi là mô hình Cam-clay cải
tiến. Sự khác biệt giữa mô hình Modified Cam-clay và Cam-clay là dạng mặt dẻo,
mô hình Modified Cam-clay có dạng là hình ellip. Quy luật chảy dẻo cho mô hình
Cam-clay cải tiến được định nghĩa như sau:
v p M   2
 (2.104)
 p 2

Trong đó: v p ,  p lần lượt là sự gia tăng thể tích dẻo, và biến dạng dẻo. Hệ
q
số   được gọi là hệ số ứng suất.
p'

Mặt dẻo của mô hình Modified Cam-clay được định nghĩa như sau:
q  M 2 . p '2  M 2 p ' pc' (2.105)
Mặt biên trạng thái có công thức như sau:

    
2

v    (   )ln 2  ln 1    (2.106)

  M  

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -82-

Hình 2.27 Mặt dẻo của mô hình Modified Cam-clay và Cam-clay


 Mô hình Soft Soil
Về mặt cơ bản mô hình Soft Soil kế thừa từ mô hình Cam – Clay, tuy nhiên
các tham số đầu vào cho mô hình khác so với mô hình Cam – Clay. Trong đó quan
trọng nhất là chỉ số nén, chỉ số nở và hệ số M được xác định như công thức bên
dưới:

*  (2.107a)
1 e

*  (2.107b)
1 e

(1  K 0NC ) 2 (1  K 0NC )(1  2 ur )(* /  *  1)


M 3  (2.108a)
(1  2 K 0NC ) 2 (1  2 K 0NC )(1  2 ur )* /  *  (1  K 0NC )(1   ur )

Hoặc dùng biểu thức xắp xỉ:


M  3.0  2.8K 0NC ( 2.108b)
Hệ số Poisson trong mô hình Soft Soil thường nằm trong khoảng 0.1 đến 0.2,
mặc định là 0.15.
Tuy nhiên trong mô hình Soft Soil có thể nhập số liệu đầu vào Cc, Cs, e0 thay
cho λ*, κ*. Các tham số liên quan đến ứng xử phương ngang của đất bao gồm các hệ
số K0, OCR hay POP cũng được xem xét đến.
Trạng thái ứng suất trên mặt dẻo mô hình Soft Soil được xác định như sau:
f  f  pp (2.109)

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -83-

Trong đó f là hàm trạng thái ứng suất (p’, q), pp là ứng suất cố kết trước thì
hàm biến dạng dẻo được xác định như sau:
q2
f   p' (2.110)
M 2 ( p'c cot  )

  p 
p p  p 0p exp  * v *  (2.111)
   

Hình 2.28 Mặt dẻo của mô hình Soft soil trong mặt phẳng p’ – q

Hình 2.29 Các đường sức mặt dẻo của mô hình Soft Soil trong không gian ứng
suất chính

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -84-

 Mô hình Mohr – Coulomb


Mô hình đàn hồi tuyến tính hiện được sử dụng rộng rãi và đem lại kết quả
chính xác cao trong tính toán kết cấu xây dựng (bê tông, thép). Tuy nhiên, việc áp
dụng mô hình này để giải quyết các bài toán địa kỹ thuật lại gặp những khó khăn
nhất định. Một trong những điểm không hợp lý này là không xuất phát từ quan hệ
ứng suất biến dạng thực tế của đất nền. Trong thực tế, biến dạng của đất nền bao
gồm cả biến dạng đàn hồi và biến dạng dẻo.
Trong mô hình Mohr-Coulomb, quan hệ ứng suất – biến dạng của đất nền
được chia làm thành 2 giai đoạn tách biệt: đàn hồi tuyến tính, dẻo tuyệt đối. Trong
giai đoạn đàn hồi tuyến tính, ứng xử của đất nền đối với tải trọng ngoài giống như
của mô hình đàn hồi tuyến tính. Trong giai đoạn dẻo tuyệt đối, ứng suất không tăng
nhưng biến dạng tiếp tục tăng.

Hình 2.30 Biểu đồ quan hệ ứng suất – biến dạng của mô hình đàn hồi tuyến tính
Nói cách khác, đất nền đã bị phá hoại ở giai đoạn dẻo tuyệt đối. Điều kiện dẫn
đến trạng thái phá hoại của vật liệu chính là thuyết bền Mohr-Coulomb (hay cường
độ của đất nền) được thể hiện bằng công thức sau:
   tan   c (2.112)
Trong đó:
 = cường độ của đất
 = ứng suất pháp
 = góc ma sát trong của đất
c = lực dính của đất

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -85-

Hình 2.31 Xác định chỉ tiêu cơ học về cường độ của đất nền qua thí nghiệm
nén 3 trục
Có rất nhiều cách xác định các chỉ tiêu c và  của đất thông qua các thí
nghiệm: cắt trực tiếp, nén 3 trục,…
Trong Hình 2.31 đường giới hạn trạng thái chảy dẻo của đất là một đường xiên
với góc nghiêng là .
Trong hệ trục tọa độ 3 chiều của các ứng suất chính 1, 2, 3, mặt giới hạn
được thể hiện như trong Hình 2.32.
Mặt giới hạn này được thể hiện qua 3 phương trình sau:
1   2    2 
  1 . sin   c. cos  (2.113a)
2  2 
2 3    3 
  2 . sin   c. cos  (2.113b)
2  2 
 3   1  3   1 
  . sin   c. cos  (2.113c)
2  2 

Hình 2.32 Mặt giới hạn biến dạng dẻo mô hình Morh-Coulomb khi không có
lực dính

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -86-

2.2.2.3 Xác định các thông số đất cho mô phỏng PTHH


 Mối quan hệ giữa M và Su
Mayne (1980) đã đưa ra công thức như sau:

2.Su (1 ) 
M  .OCR 
. exp(1  ) (2.114)
 '
vo 
Giả thiết của Mayne (1980) áp dụng được cho cả đất đẳng hướng và bất đẳng
hướng và có thể áp dụng được cho cả độ bền đỉnh và độ bền tới hạn.
 Sức chống cắt không thoát nước của đất Su
Sức chống cắt không thoát nước có thể xác định từ thí nghiệm cắt cánh tại
hiện trường, thí nghiệm xuyên tĩnh điện (CPTu) hoặc thí nghiệm nén đơn, nén 3
trục trong phòng.
Ngày nay, một số thiết bị cắt cánh điện tử có độ chính xác cao và xuất ra kết
quả trực tiếp. Đối với xuyên tĩnh điện (CPTu) kết quả Su được tính toán như sau:
qT   vo
Su  (2.115)
N kt

Trong đó qT là áp lực mũi xuyên,  vo là ứng suất tổng ở cao trình mũi xuyên,
N kt là hệ số mũi xuyên.

 Hệ số áp lực ngang K0
Mayne và Kulhawy (1982) đã đưa ra công thức sau:

K0OC  K 0 NC .ORC sin


'
(2.116)
Với: K 0 NC  1  sin  ' (theo Jaky, 1944)

Như vậy để xác định K 0 ta cần có  ' .  ' thường được xác định trong thí

nghiệm nén ba trục. Giữa M và  ' cũng có mối quan hệ dưới đây:

6. sin  ' 3M
M  sin  '  (2.117)
3  sin  '
6 M

 Kích thước mặt dẻo p c'


Do giá tri K0 đã được xác định từ công thức ở trên. Vì vậy giá trị p o' và qo
được tính toán như sau:

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -87-

(1  2 K o ). vo'
po' 
3 (2.118)
qo  (1  K o ). vo'

Kích thước mặt dẻo cho mô hình Modified Cam-clay có thể được tính toán
như sau:

( M 2  O2 )
pc'  po' . (2.119)
M2
qo
Với  o là hệ số ứng suất có hiệu được xác định bởi:  o 
po'

 Hệ số rỗng tới hạn ecs


Mô hình Modified Cam-clay: N    (   ) ln( 2) (2.120)
Trên đường NCL: Vc  N   ln pc' (2.121)
Trên đường nở: V  Vo   . ln po'  Vc   ln pc' (2.122)
Thay Vc trong Eq. (2.122) bằng Eq. (2.121), ta được:
Vo  N   ln pc'   .(ln pc'  ln po' ) (2.123)
Thế Eq.(2.120) vào Eq. (2.123):
Vo    (   ). ln 2   ln pc'   .(ln pc'  ln po' )
'
 Vo    (   ). ln 2   ln pc'   . ln pc
'
po

Cho trường hợp không thoát nước: V0  V f  const


'
 Vo    (   ). ln 2   ln pc'   . ln pc    . ln p 'f
'
po

Đặt Vo  1  eo , sắp xếp lại phương trình, ta thu được:

2
  1  eo  (   ) ln '
  . ln po' (2.124)
pc

Hệ số rỗng tới hạn: ecs    1 (2.125)

 Hệ số poisson
Hệ số poisson có thể được xác định từ lý thuyết đàn hồi:

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -88-

Ko
  (2.126)
1  Ko

Với K0 là hệ số áp lực ngang của đất ở trạng thái tĩnh.


 Chỉ số nén  và chỉ số nở 
Thông số  ,  có thể được xác định từ thí nghiệm nén cố kết thông qua chỉ số
nén Cc, chỉ số nở Cs:
cc

2.303
(2.127)
c
 s
2.303
2.2.3 Phương pháp quan sát
Độ cố kết thường được sử dụng như một trong những tiêu chuẩn đánh giá hiệu
quả xử lý nền. Để đánh giá độ cố kết của đất nền, ngoài phương hai phương pháp
giải tích và mô phỏng, phương pháp dự báo độ cố kết dựa trên số liệu hiện trường
được xem là khá thực tế và có độ chính xác cao. Độ cố kết có thể ước lượng dựa
trên dữ liệu độ lún và dữ liệu áp lực nước lỗ rỗng tại hiện trường.
Phương pháp khảo sát sau khi xử lý nền là một biện pháp thận trọng để khẳng
định sự đúng đắng của các kết quả dự báo trước đó. Hầu hết các công trình xử lý
nền bằng bấc thấm kết hợp gia tải trước được khảo sát lại sau khi kết thúc quá trình
xử lý nền và trước khi quyết định dỡ tải.
2.2.3.1 Dự báo độ lún cố kết cực hạn
Có nhiều phương pháp khác nhau để ước lượng lún cố kết cực hạn. Trong đó
phương pháp Asaoka (Asaoka,1978) được sử dụng khá phổ biến.

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -89-

Hình 2.33 Đồ thị Asaoka xác định lún cực hạn (Asaoka, 1978)
Theo phương pháp này, công việc được thực hiện theo các bước sau:
+ Chọn đường cong quan trắc lún sau khi kết thúc quá trình gia tải đắp và chia
nó theo các khoảng thời gian Δt bằng nhau tương ứng với các trị số độ lún S1, S2, S3
….Sn như Hình 2.34.
+ Vẽ đồ thị các điểm có trục tung là trị số độ lún Si và trục hoành là trị số độ
lún liền kề trước nó Si-1 (Hình 2.33). Ở đây Si và Si-1 tương ứng với ti và ti-1, ti – ti-1
= Δt.
+ Nối các tọa độ (Si, Si-1) bằng một đường thẳng sao cho đường thẳng gần
đúng này đi sát các điểm đó nhất. Thông thường bước này được thực hiện trên
Excel của phần mềm Microsoft Office.
+ Giao điểm của đường thẳng gần đúng trên và đường phân giác tại M và tại
M có Si-1 = Si = Sf (S∞).

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -90-

Hình 2.34 Đoạn đường cong lún quan trắc S = f(t) sau khi kết thúc nền đắp
Đối với một khoảng gia tăng thời gian không đổi Δt thì có thể viết phương
trình độ lún như sau:
S(t+Δt) = β0 + β1(St) (2.128a)
Hay Sf = β0/(1-β1) (2.128b)
Dựa vào phương trình cố kết hướng tâm của Barron (1948) và Hansbo (1979,
1981), độ lún theo thời gian được biểu diễn như sau:
S t  U avg S f  S f 1  exp( t )  (2.129)

Trong đó:
8c h

De2 F

F – hệ số ảnh hưởng
ch – Hệ số cố kết thấm theo phương ngang
t – Thời gian
De – Đường kính vùng ảnh hưởng của giếng thấm
Như vậy đường cong quan hệ giữa St và S(t+Δt) là một đường thẳng có độ dốc
là β1 và tung độ gốc là β0.
2.2.3.2 Độ cố kết

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -91-

 Dựa vào độ lún cuối cùng tìm được từ phương pháp Asaoka, độ cố kết
được tính theo công thức sau:
St
U%   100% (2.130)
Sf

 Dựa vào dữ liệu quan trắc sự tiêu tán áp lực nước lỗ rỗng thặng dư và biểu
thức Hansbo (1979), độ cố kết được xác định như sau:
 u 
U %  1  t  100% (2.131)
 u0 
Trong đó: u0 là áp lực nước lỗ rỗng tại thời điểm tham chiếu ban đầu, Δut là áp
lực nước lỗ rỗng thặng dư tại thời điểm t.
Ngoài ra độ cố kết cũng có thể đánh giá dựa trên một số kết quả thí nghiệm
sau khi xử lý nền như thí nghiệm nén không nở hông (UC), thí nghiệm én cố kết.
 Dựa vào thí nghiệm nén không nở hông
Cường độ kháng nén không nở hông gia tăng như quá trình cố kết. Cường độ
kháng nén không nở hông sau khi cố kết (quf) có thể ước tính bằng công thức như
sau:
quf = 2 cu = 2(cuo + P.U%.tanφcu) = quo + 2.P. U%.tanφcu (2.132a)

quf = quo + 2 . ΔP . cu/P (2.132b)

Trong đó:
quo : cường độ kháng nén không nở hông ban đầu.

ΔP : độ tăng ứng suất hiệu quả so với ban đầu.

cu/P: hệ số gia tăng cường độ (U%.tanφcu), trong trường hợp lấy lớn nhất thì
cu/P = tanφcu (với φcu là góc nội ma sát hữu hiệu của đất)
Theo quan hệ trên, độ cố kết được ước tính như Hình 2.35.

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -92-

Kết quả thí nghiệm


Chiều
sâu

qcu lớn nhất

quo ban đầu


Hình 2.35 Ước lượng độ cố kết dựa trên kết quả nén UC
Vì vậy, độ cố kết do ứng suất hiệu quả:
Up = (Diện tích tô gạch) / (Tổng diện tích abcd)
Độ cố kết do biến dạng:
Ue = log(1 + Up.(A – 1)) / logA (2.133)

Với A = (quo + Δqu) / quo

 Dựa vào thí nghiệm nén cố kết


Áp lực tiền cố kết Pc gia tăng theo quá trình cố kết, ước tính như sau:

Pcf = Pco + ΔP (2.134)

Pco: áp lực tiền cố kết ban đầu.

ΔP: độ tăng của ứng suất hiệu quả.

Theo quan hệ trên, độ cố kết được ước tính như Hình 2.36.
Vì vậy, độ cố kết do ứng suất hiệu quả:
Up = (Diện tích tô gạch) / (Tổng diện tích abcd)
Độ cố kết do biến dạng:
Ue = log(1 + Up.(A – 1)) / logA (2.135)

Với A = (Pco + ΔP) / Pco

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -93-

Kết quả thí nghiệm


Chiều
sâu

Pcf lớn nhất

Pco ban đầu


Hình 2.36 Biểu đồ sự gia tăng áp lực tiền cố kết
2.2.3.3 Ngoại suy Ch và hệ số thấm thực tế của đất theo phương ngang
 Dựa trên dữ liệu quan trắc lún và kết quả phân tích Asaoka (Asaoka, 1979)
công thức (2.129) có thể viết lại:
St Sf
 1  exp( t ) hay ln  t (2.136)
Sf S f S t

Ta cũng có:
8c h ct
 2
và Th  h2 (2.137)
De F De

Hệ số cố kết ch được ước lượng từ biểu thức sau:


 De2 F ln( 1 )
ch ( field)  (2.138)
8t
 Dựa vào dữ liệu quan trắc sự tiêu tán áp lực nước lỗ rỗng thặng dư:
u t u
1  1  exp( t ) hay ln 0  t (2.139)
u0 u t

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -94-

u 0
Giá trị α có thể nhận được từ độ dốc của đồ thị ln với t. Có α, hệ số cố kết
u t

ngang được tính theo biểu thức (2.137).


Theo Bergado và đồng nghiệp (1992), giá trị ch(field)/ch(lab) trong khoảng 4 - 5.
kh
Giữa ch và kh cũng có quan hệ: C h 
 w a0
Chai và Miura (1999) đề nghị biểu thức quan hệ giữa hệ số thấm thực tế và
trong phòng:
 kh  k 
   C f  h  (2.140)
 ks  f  k s l

Trong đó, (kh/ks)l là tỉ số được xác định bởi thí nghiệm trong phòng, Cf là hệ
số độ dẫn thủy lực ngang hiện trường vượt quá giá trị tương ứng thí nghiệm trong
phòng. Giá trị Cf luôn lớn hơn 1, Bảng 2.6 trình bày một số kết quả phân tích giá trị
Cf:
Bảng 2.6: Giá trị Cf một vài loại sét trầm tích

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -95-

2.3 TÓM TẮT CHƯƠNG 2


 Trình bày các vấn đề ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của PVDs. Trong đó
trình bày chi tiết các đặc trưng vật lý của PVDs như đường kính tương đương,
đường kính vùng ảnh hưởng, vùng xáo trộn, sự cản thấm.
 Trình bày các phương pháp dự báo ứng xử của đất nền được xử lý bằng bấc
thấm kết hợp gia tải trước. Trong đó trình bày chi tiết các phương pháp dự báo từ
lời giải tích, các mô hình có thể được mô phỏng bằng phần mềm plaxis như mô
hình Cam-clay, Soft Soil, Morh-Coulomb được đề cặp đến, các phương pháp phân
tích ngược từ số liệu quan trắc hiện trường, từ kết quả khảo sát địa chất sau khi xử
lý nền. Các phương pháp dự báo sự gia tăng sức kháng cắt của đất được công bố bởi
Jean-Pierre Magnan, Skempton (1957), Ladd và Foott (1974), Ramli Mohamad
(1992), Terzaghi (biên tập lần thứ 3, Wiley, 1996).
 Tác giả cũng đề cặp chi tiết các phương pháp chuẩn hóa các thông số của mô
hình 3D khi chuyển đổi sang mô hình 2D, 1D.

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -96-

CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ ỨNG XỬ CỦA ĐẤT NỀN XỬ LÝ


BẰNG HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THẲNG ĐỨNG KẾT HỢP ĐẤT ĐẮP
GIA TẢI TRƯỚC DỰ ÁN TRUNG TÂM PHÂN PHỐI KHÍ GDC Ô MÔN

3.1 GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN ĐƯỜNG ỐNG DẪN KHÍ LÔ B – Ô MÔN


Dự án Đường ống dẫn khí Lô B – Ô Môn được Tập đoàn Dầu khí Quốc gia
Việt Nam quyết định đầu tư tại quyết định số 848/QĐ – DKVN ngày 13/09/2009.

Đường ống dẫn khí có công suất thiết kế 18,3 triệu m3 khí/ngày đêm (có thể
vận chuyển tối đa 20,286 triệu m3 khí/ngày). Nguồn khí được vận chuyển từ các
mỏ thuộc lô B&52 với trữ lượng tiềm năng kinh tế cấp 1P, 2P, 3P tương ứng là 47
tỷ, 113 tỷ và trên 160 tỷ m3 khí (theo báo cáo trữ lượng năm 2004 đã được Chính
phủ phê duyệt trong công văn số 1059/QĐ – TTg ngày 04/10/2004). Thành phần
khí: hàm lượng khí trơ (CO2 + N2) không quá 23%, trong đó CO2 chiếm từ 10 – 20
%.

Dự án Đường ống dẫn khí Lô B – Ô Môn được quản lý bởi Công ty Điều hành
Đường ống Tây Nam (SWPOC). Mục tiêu đầu tư của dự án là góp phần vào sự phát
triển kinh tế và để đảm bảo cung cấp khí đốt/điện tại các tỉnh Tây Nam Bộ, Việt
Nam.

Hệ thống tuyến ống dẫn khí bao gồm:

 Phần trên biển từ Lô B đến trạm tiếp bờ với chiều dài khoảng 292.5km,
đường kính ống là 28” (711.2mm).
 Phần trên bờ:

+ Đoạn ống từ điểm tiếp bờ đến trạm tiếp bờ dài 7 km đường kính ống là
28” (762mm)

+ Đoạn ống từ Trạm tiếp bờ đến Trung tâm điện lực Ô Môn – Cần Thơ dài
95 km, đường kính ống 30” (762mm).

+ Trạm tiếp bờ An Minh – Kiên Giang

+ Trung tâm Phân phối khí Ô Môn, Cần Thơ

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -97-

+ Trạm phân phối khí Trà Nóc, Cần Thơ

+ Trạm phân phối khí GDS Kiên Giang

+ 06 trạm van ngắt tuyến (LBV1 đến LBV6)

Hình 3.1 Sơ đồ tổng thể tuyến ống Lô B – Ô Môn

CÁCH THÀNH PHỐ CẦN


THƠ 25KM

Hình 3.2 Vị trí Trung tâm phân phối khí GDC Ô Môn

3.2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH – THỦY VĂN


Trung tâm phân phối khí Ô Môn (GDC Ô Môn) có diện tích khoảng 9.2ha,
thuộc phường Phước Thới, Quận Ô Môn, Thành phố Cần Thơ. Nằm trong vùng
nhiệt đới gió mùa, khu vực này trong năm được phân thành hai mùa rõ rệt – mùa

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -98-

mưa và mùa khô. Mùa khô từ tháng mười hai năm trước đến tháng tư năm sau. Mùa
mưa thường bắt đầu từ tháng năm đến tháng mười một.

Số liệu được quan trắc từ trạm thủy văn Cần Thơ trên sông Hậu. Dòng chảy tại
khu vực Cần Thơ chịu ảnh hưởng chủ yếu chế độ bán nhật triều không đều biển
Đông, một ngày có 2 lần triều lên và 2 lần triều xuống, trong tháng có 2 kỳ triều
cường thường xuất hiện sau ngày 15 âm lịch hàng tháng và sau ngày đầu tháng âm
lịch.

Nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long, địa tầng khu vực được đặc trưng
bởi các trầm tích kỷ Đệ Tứ Holocene bao phủ toàn bộ mặt bằng khảo sát với bề dày
lớp sét yếu khoảng 20m. Dựa trên mặt cắt địa chất Hình 3.4 và Hình 3.5, địa tầng
được xem như có 9 lớp đất bao gồm 6 lớp đất dính hiệu là Lớp 1, Lớp 2a, Lớp 2b,
Lớp TK, Lớp 3, Lớp 5, và 2 lớp cát ký hiệu là Lớp 4, Lớp 6 và lớp sét phong hóa
trên bề mặt là Lớp DD.

Lớp DD: Từ mặt đất tự nhiên đến độ sâu khoảng 0.5 đến 1.5m là lớp sét
phong hóa trên mặt, trạng thái dẻo mềm đến dẻo cứng và sẽ bóc bỏ trong quá trình
cải tạo xử lý nền.

Lớp 1 (MH): Bên dưới lớp DD đến độ sâu khoảng 2.5m là lớp sét yếu, màu
xám nâu, trạng thái dẽo mềm. Độ ẩm trung bình khoảng 48.5%, giới hạn dẽo
32.4%, giới hạn chảy 58.1%, dung trọng tự nhiên 17.1 kN/m³.

Lớp 2a (OH): Bên dưới lớp 1 đến độ sâu từ 9.0m đến 13.5m là lớp bùn sét
hữu cơ màu xám xanh, xám đen, trạng thái dẽo chảy. Độ ẩm trung bình vào khoảng
70% đến 82%, giới hạn dẽo từ 25% đến 40%, giới hạn chảy 60% đến 70%, dung
trọng tự nhiên là 15.4 kN/m3.

Lớp 2b (OL): Bên dưới lớp 2a đến độ sâu khoảng 17m đến 20.5m là lớp bùn
sét lẫn ít cát, xám xanh, trạng thái dẽo mềm. Độ ẩm trung bình khoảng 25% đến
45%, giới hạn dẽo 27%, giới hạn chảy 38% đến 46 %, dung trọng tự nhiên là 17.1
kN/m3, giá trị SPT từ 4 búa đến 5 búa.

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -99-

Lớp TK (SC) : Bên dưới lớp 2a hoặc lớp 2b hoặc xen kẽ lớp 2b xuất hiện tùy
vị trí hố khoan đến độ sâu từ 9m đến 17m là lớp thấu kính bùn sét lẫn cát. Độ ẩm
trung bình khoảng 36%, giới hạn dẽo khoảng 25%, giới hạn chảy 38% và dung
trọng ướt là 18 kN/m3.

Lớp 3 (CL-CH): bên dưới lớp 2b đến độ sâu 26m đến 47m là lớp sét dẽo mền
đến cứng, độ ẩm trung bình từ 20% đến 25%, giới hạn dẽo khoảng 23.6%, giới hạn
chảy 43.5%, dung trong ướt 19.4 kN/m3, giá trị SPT từ 10 búa đến 34 búa.

Lớp 4 (SM): bên dưới lớp lớp 3 đến độ sâu 35 m đến 44 m là lớp cát lẫn bụi,
xám trắng , xám vàng, trạng thái chặt vừa đến chặt, độ ẩm trung bình 21.1%, giới
hạn dẽo 18.2%, giới hạn chảy 22.6%, dung trọng tự nhiên 19.2 kN/m3, giá trị SPT
từ 10 búa đến 39 búa

Lớp 5 (CL): bên dưới lớp lớp 4 đến độ sâu 40 m đến 50 m là lớp sét, xám nâu,
xám vàng, trạng thái nửa cứng đến cứng, độ ẩm trung bình 25.4%, giới hạn dẽo
22.8%, giới hạn chảy 39.3%, dung trọng tự nhiên 19.4 kN/m3, giá trị SPT từ 13 búa
đến 33 búa

Lớp 6: bên dưới lớp lớp 5 đến đáy hố khoan 55 m là lớp cát lẫn bụi, xám nâu,
xám vàng, trạng thái rất chặt, độ ẩm trung bình 22%, dung trọng tự nhiên 19.4
kN/m3, giá trị SPT từ 27 búa đến 48 búa

Dựa vào hồ sơ khảo sát cho cả hai gia đoạn thiết kế FEED và thiết kế chi tiết,
khu vực dự án bố trí 20 lỗ khoan khảo sát và thí nghiệm hiện trường. Mặt cắt địa
chất được chia làm 8 tuyến như Hình 3.3. Trong luận văn này tác giả chỉ trình bày
mặt cắt tuyến III và tuyến V đi qua vị trí khảo sát GDC08, GDC09 tương ứng vùng
xử lý B3, B4 được nghiên cứu trong luận văn này.

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -100-

Hình 3.3 Mặt bằng vị trí hố khoan và sơ đồ tuyến mặt cắt địa chất tại GDC

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -101-

Hình 3.4 Mặt cắt địa chất khu vực nghiên cứu tuyến III tại GDC

0 0 0

2 2 2 47.5
17.7 14.5

16.5
4 21.2 4
4 12.4
25.2
19.6 24.4
6 6
6

2a 24.8
2a 15.1 2a 21.6

8 8 25.9
8
24.3 22.5

29.6
10 25.2 10 22.7 10

29.1 12

12
46.9
12
33.1 TK1 12
13

5 42.7
48.3 13
39.5
4 12
14 14 14 25.5 16
11
12
29.9 17 30.4 2b 17
18 2b 19
16
19 16 16 16
16
15
2b 20 18
9 14
18 18 17
18 12
10 15
19
9 32
17 10
16 28
19
15 23 8
18
19 31 22
6
36 14
34 3 13

25
20
3 38
26
23 42
3 21
29
14
12
14

15

28

23

41
4 4

5
5

Hình 3.5 Mặt cắt địa chất khu vực nghiên cứu tuyến V

Thông số biến dạng của đất nền từ kết quả thí nghiệm nén cố kết bao gồm áp
lực tiền cố kết, p, chỉ số nén lún, Cc, hệ số cố kết theo phương thẳng đứng, cv, và
hệ số lún thứ cấp. Kết quả thí nghiệm được thể hiện trong Hình 3.6 và Hình 3.7.

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -102-

Soil   w PL,W,LL W PI Cs C' Cc Cr Cv KV


(%) (%) (%) (10 -3 ) -5
kNm3 
-4
Profile x10 (cm2 /s) x10 (cm/s)

14 16 18 20 0 20 40 60 80 0 20 40 60 80 0 20 40 60 80 0 0.05 0.1 0.15 0.2 0 5 10 15 0 0.3 0.6 0.9 1.2 0 0.1 0.2 0.3 0 1 2 3 4 5 6 7 0 2 4 6 8 10 12
0
DD
2 1
4
2a
6

10
tk
12

14 2b
16

18

20

22

24 3
Depth (m)

26

28

30

32

34
4
36

38

40

42 5
44

46

48

50

52 Legend Legend Legend


6
54 : Max
: PL : PVE
56 : Avg : VMEC
:W
58 : Min
: LL
60

Hình 3.6 Các chỉ tiêu về biến dạng của đất nền

Soil   w PL,W,LL W PI eo Pc 'cu,cu C cu ,C'cu Su (VST) SPT


(%) (%) (%) (N)
Profile kNm3 (kPa) (deg) (kPa) (kPa)

14 16 18 20 0 20 40 60 80 0 20 40 60 80 0 20 40 60 80 0.5 1 1.5 2 0 100 200 300 400 5 10 15 20 25 30 0 10 20 30 40 0 10 20 30 40 50 0 10 20 30 40 50 60 70


0
DD
2 1
4
2a
6

10
tk
12

14 2b
16

18

20

22

24
3
Depth (m)

26

28

30

32

34
4
36

38

40

42 5
44

46

48
Legend Legend
50
cu PVE Ccu PVE
52 Legend Legend
6 Legend cu VMEC Ccu VMEC
54 : PL
: Max : PVE  cu PVE
'
C'cu PVE
56
: Avg :W : VMEC 'cu VMEC C'cu VMEC
58
: Min : LL
60

Hình 3.7 Các chỉ tiều về cường độ của đất nền

Kết quả thí nghiệm các thông số về cường độ của giai đoạn FEED và giai
đoạn thiết chi tiết bao gồm thí nghiệm nén không cố kết không thoát nước (UU),

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -103-

nén cố kết không thoát nước (CU), thí nghiệm cắt cánh hiện trường (VST) và thí
nghiệm xuyên tĩnh (CPTu) được trình bày trong Hình 3.7 và Hình 3.8.

Sức kháng cắt không thoát nước, Su từ thí nghiệm UU, VST, và CPTU (SuCPTu
= [qT-σ’vo]/15) được thể hiện trong Hình 3.8. Giá trị Su từ thí nghiệm VST được
hiệu chỉnh theo hệ số Berjum (quan hệ theo chỉ số dẽo). Giá trị Su kiến nghị dùng
trong thiết kế là đường nét đậm thể hiện trong Hình 3.8.
Các thông số về sức kháng cắt từ kết quả thí nghiệm 3 trục theo sơ đồ cố kết-
không thoát nước (CU) bao gồm góc ma sát, cu , lực dính, ccu được thể hiện trong
Hình 3.6. Chọn cu = 120 cho lớp 2a và 2b.
Su
(kPa)

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
0
1
2
FEED
3
: Su(VST)
4
: Su(UU)
5 : Su(CPTU)
6 CD
7
GDC01
8 GDC02
Su used in design
9 GDC03
Depth (m)

10 GDC04
11 GDC05
12 GDC06
GDC07
13
GDC08
14
GDC09
15
GDC10
16 GDC11
17 GDC12
18 GDC13
19 GDC16
20
21
GDC-CD
22

Hình 3.8 Sức kháng cắt không thoát nước, Su

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -104-

Các giá trị áp lực tiền cố kết từ kết quả thí nghiệm được thể hiện theo độ sâu
trong Hình 3.9 cùng với áp lực bản thân, σ’v0.
p
(kPa)

0 90 100 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200


0
1 :'vo
: p PVE
2
D : p VMEC
3
: Su(VST) : p(FEED)
: Su(UU) 4
: Su(CPTU) 5
6

GDC01 7 p used in design

GDC02 8
GDC03 9
GDC04
Depth (m)

10
GDC05 11
GDC06
12
GDC07
13
GDC08
GDC09 14

GDC10 15
GDC11 16
GDC12 17
GDC13 18
GDC16
19
20
21
22
Hình 3.9 Áp lực tiền cố kết theo độ sâu

3.3 THÔNG TIN SƠ LƯỢT TÍNH TOÁT THIẾT KẾ CHO DỰ ÁN


Khu vực xử lý được chia làm 2 vùng A và B với 11 zone như Hình 3.10. Tổng
chiều dày đất đắp gia tải là 5.0m đối với vùng A và 5.5m đối với vùng B. Các Zone
được thiết lặp dựa trên tài liệu lỗ khoan khảo sát.

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -105-

25964

L1 500
5400 6000 13564
500

L2

500
CBH3

3500
A-1

7000
A-2

B-2
B-1

B-3 B-4

7000

30854
CBH4

B-5 A-4

6199
B-6

CBH2

6155
B-7 500

500 500
L3
L4 8498 4765 11206 500

Hình 3.10 Phân vùng xử lý và đường đồng mức của độ sâu lớp đất yếu
Chiều dài cấm bấc thấm xuyên qua lớp 1, 2a và hết lớp 2b. Các thông tin bề
dày lớp và chiều dài cắm bấc thấm được thể hiện trong Bảng 3.1 bên dưới.

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -106-

Bảng 3.1: Thông số bề dày lớp và chiều dài thiết kế PVD tại GDC

Thickness of Soft Soil (m) Chiều dài trung


Hố Khoan
Vùng Average bình của PVD
Boring Layer Layer
Zone GL. (m) Total Avg. Length of
No.refered 1÷2a 2b PVD (m)
GDC01 1.20 10.90 4.80 15.7 16.0
CBH-3 1.20 11.00 4.40 15.4 16.0
A1
GDC02 1.20 12.00 3.50 15.5 16.0
GDC03 1.20 10.50 6.80 17.3 16.0
GDC06 1.20 9.50 5.50 15.0 15.0
A2
GDC07 1.20 10.20 4.70 14.9 15.0
CBH-1 1.20 11.00 4.80 15.8 16.0
A3
GDC10 1.20 8.30 7.20 15.5 16.0
GDC12 1.20 10.80 5.80 16.6 17.0
A4
GDC13 1.20 9.50 7.50 17.0 17.0
B1 GDC04 1.20 10.00 9.00 19.0 19.0
B2 GDC05 1.20 9.00 8.30 17.3 17.5
B3 GDC08 1.20 14.00 6.00 20.0 20.0
B4 GDC09 1.20 11.00 7.50 18.5 18.5
B5 CBH-4 1.20 11.00 10.40 21.4 21.0
B6 GDC11 1.20 9.80 7.00 16.8 19.5
CBH-2 1.20 11.00 7.90 18.9 19.0
B7
GDC16 1.20 10.70 8.20 18.9 19.0

Nền đắp được chia làm hai giai đoạn theo từng vùng chi tiết như Bảng 3.2,
tiến độ thực hiện chi tiết trong Bảng 3.3.

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -107-

Bảng 3.2: Thông tin cấp gia tải cho từng Zone tại GDC

Chiều dài PVD


Hố Khoan Mức độ lún
Vùng tính toán Ho H1 H2 Hfill PL. Sr
Boring No. Sr/Sf
Zone Length of (m) (m) (m) (m) (m) (m)
refered (%)
PVD (m)

GDC01 16.0 0.6 2.4 2.0 5.0 6.2 1.62 82


CBH-3 16.0 0.6 2.4 2.0 5.0 6.2 1.51 80
A1
GDC02 16.0 0.6 2.4 2.0 5.0 6.2 1.50 80
GDC03 16.0 0.6 2.4 2.0 5.0 6.2 1.61 80
GDC06 15.0 0.6 2.4 2.0 5.0 6.2 1.42 79
A2
GDC07 15.0 0.6 2.4 2.0 5.0 6.2 1.50 79
CBH-1 16.0 0.6 2.4 2.0 5.0 6.2 1.61 83
A3
GDC10 16.0 0.6 2.4 2.0 5.0 6.2 1.50 79
GDC12 17.0 0.6 2.4 2.0 5.0 6.2 1.50 80
A4
GDC13 17.0 0.6 2.4 2.0 5.0 6.2 1.50 80
B1 GDC04 19.0 0.6 3.0 1.9 5.5 6.7 1.69 76
B2 GDC05 17.5 0.6 3.0 1.9 5.5 6.7 1.52 76
B3 GDC08 20.0 0.6 3.0 1.9 5.5 6.7 1.64 75
B4 GDC09 18.5 0.6 3.0 1.9 5.5 6.7 1.74 77
B5 CBH-4 21.0 0.6 3.0 1.9 5.5 6.7 1.89 77
B6 GDC11 19.5 0.6 3.0 1.9 5.5 6.7 1.54 75
CBH-2 19.0 0.6 3.0 1.9 5.5 6.7 1.79 77
B7
GDC16 19.0 0.6 3.0 1.9 5.5 6.7 1.62 77

Ghi chú :
Hfill = Ho + H1 + H2 = Tổng chiều cao đất đắp (được tính từ cao độ đắp bù hữu
cơ +1.200m)

PL. = +1.200 + Hfill = Mức gia tải

Sr : độ lún yêu cầu trước khi dở tải

Mức độ lún = Sr/Sf

Sf : Tổng độ lún sơ cấp ứng với tổng tải trọng đất đắp gia tải

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -108-

Bảng 3.3: Tiến độ thi công các zone


Hố Độ lún dự kiến Cao độ dự kiến
Khoan Thời gian (ngày) - Period (ngàys)
Vùng Estimated sett. Estimated EL.(+) m
Boring
Zone
No. Chất tải Lưu tải Tổng
SEOF SEOP EOF EOP
refered Banking Preloading Total
GDC01 0.75 1.62 5.451 4.583 120 195 315
CBH-3 0.74 1.51 5.458 4.688 120 180 300
A1
GDC02 0.74 1.50 5.462 4.698 120 165 285
GDC03 0.76 1.61 5.444 4.595 120 180 300
GDC06 0.71 1.42 5.495 4.779 120 165 285
A2
GDC07 0.74 1.50 5.461 4.702 120 180 300
CBH-1 0.75 1.61 5.449 4.588 120 180 300
A3
GDC10 0.74 1.50 5.460 4.696 120 180 300
GDC12 0.72 1.50 5.478 4.697 120 180 300
A4
GDC13 0.72 1.50 5.482 4.701 120 180 300
B1 GDC04 0.84 1.69 5.858 5.011 120 165 285
B2 GDC05 0.78 1.52 5.920 5.178 120 165 285
B3 GDC08 0.79 1.64 5.906 5.064 120 165 285
B4 GDC09 0.86 1.74 5.840 4.962 120 180 300
B5 CBH-4 0.90 1.89 5.799 4.806 120 180 300
B6 GDC11 0.79 1.54 5.907 5.156 120 165 285
CBH-2 0.88 1.79 5.821 4.912 120 180 300
B7
GDC16 0.81 1.62 5.887 5.075 120 180 300

Ghi chú :
S : độ lún EL. = PL. - S
EOF : cuối thời đoạn đắp gia tải EOP : cuối thời đoạn gia tải

Hình 3.11 mô tả chi tiết mặt cắt ngang điển hình của nền đất đắp với 3 lớp
chính bao gồm lớp cát thoát nước dày 0.6m, độ chặt tiêu chuẩn là 95%; lớp cát san
lấp thứ nhất bề dày từ 2.4m đến 3.0m tùy vùng xử lý, độ chặt tiêu chuẩn là 0.95%;
lớp cát san lấp thứ hai bề dày từ 1.9m đến 2.0m tùy vùng xử lý, độ chặt tiêu chuẩn
là 0.90%. Lớp đất hữu cơ hoặc phong hóa trên mặt được bốc đi và được tận dụng
làm vật liệu đắp đê phản áp. Cao độ nền tự nhiên là +1.2m. Khoảng cách giữa các
bấc thấm là 1.25m, chiều dài dao động từ 15.0m đến 21.0m tùy vùng xử lý, kích
thước mandrel là 8cm x 14cm, kích thước bấc thấm 3mm x 10mm, dung trọng tự
nhiên của các san lấp xắp xỉ 18.5kN/m3.

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -109-

Hình 3.11 Mặt cắt ngang điển hình xử lý nền tại GDC

REMOVING
TOP SOIL,
SUBDRAINAGE,
SANDBLANKET
Proposed Settlement, (S)
Hfill (m)

PVD,
INSTRUMENTS
INSTALLATION
EL.(+)2.700
Embankment Elevation (EL.)

Avg. GL.(+)1.20 EOF EOP

Hình 3.12 Biểu đồ thi công xử lý nền


Thiết bị quan trắc được lắp đặt rộng khắp mặt bằng xử như Hình 3.13 bao gồm
thiết bị đo lún mặt (SP), lún từng lớp (SS), áp lực nước lỗ rỗng, mực nước ngầm,
chuyển vị ngang. Trong Hình 3.13 cũng thể hiện vị trí khảo sát sau xử lý được bố trí
khá gần các cụm thiết bị quan trắc và lỗ khoan địa chất giai đoạn trước để kết quả
đánh giá sau xử lý khách quan nhất.

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -110-

Hình 3.13 Mặt bằng bố trí thiết bị quan trắc – vị trí khảo sát sau xử lý nền
Trong luận văn này, tác giả tập trung phân tích Zone B3, với dự liệu địa chất
tại lỗ khoan GDC08, GDC09 trước xử lý và lỗ khoan BH01 sau xử lý để phân tích
đánh giá ứng xử của nền. Zone 3 sử dụng các dữ liệu đo được của cụm lắp đặt thiết
bị quan trắc số 1 để phân tích.

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -111-

3.4 KẾT QUẢ QUAN TRẮC, KHẢO SÁT, MÔ PHỎNG – SO SÁNH VÀ


PHÂN TÍCH ZONE 3
3.4.1 Đặc điểm chi tiết thông số đất nền – tham số PVDs – tải trọng đắp

Hình 3.14 Mặt cắt ngang chi tiết khu vực xử lý Zone B3
Hình 3.14 cho thấy khu vực phân tích được lắp đặt đầy đủ các thiết bị quan
trắc như lún mặt (SP9) tại cao độ +1.2m xem là cốt mặt đất cho quá trình thi công;
lún từng lớp (EX1, EX2, EX3, EX4) tại các độ sâu 3.2m, 7.2m, 11.2m, 15.2m; đầu
đo áp lực nước lỗ rỗng (PP1, PP2, PP3, PP4) lắp đặt cùng cao độ EX tương ứng;
giếng quan trắc mực nước ngầm (WL01) cũng được thực hiện.
Chiều cao gia tải trước được thực hiện đúng với thiết kế vùng xử lý B là 5.5m.
Hình 3.15 trình bày sơ đồ gia tải theo thời gian cho thấy tổng thời gian thực hiện xử
lý kéo dài hơn so với thiết kế là 45 ngày.
Thông số đất nền cũng như địa tầng đã được nêu tổng quát trong Mục 3.2
Trong mục này tác giả nêu cụ thể hơn các thông số đất nền quan trọng tại tài liệu lỗ
khoan GDC8 và GDC9 như trong Bảng 3.5. Chi tiết các dữ liệu có thể tham khảo
tại phần Phụ lục của Luận văn này.

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -112-

6.0 +6.2
E
+5.7
5.0
+5.2

C +4.7
4.0
Chiều dày cát đắp (m)

Cao độ cát đắp (m)


+4.2

3.0 Chiều dày cát đắp +3.7

A BACH ANALYSIC +3.2


2.0 B
Cao độ cát đắp +2.7

+2.2
1.0
+1.7

0.0 +1.2

Hình 3.15 Sơ đồ gia tải tại Zone B3


Bảng 3.4: Các thông số PVDs thực tế và áp dụng cho mô hình mô phỏng Zone B3
I. CÁC THÔNG SỐ PVD Thực tế Mô hình tái tạo
1. Bề rộng PVD b (m) = 0.100 0.200
2. Bề dày PVD a (m) = 0.003 0.003
3. Lưu lượng PVD qw (m3/day)= 0.200 0.173
4. Kích thước Mandrel w (m) = 0.060
l (m) = 0.120
5. Chiều dài PVD Ld (m) = 20 20
6. Bố trí PVD, Vuông P =1, Tam giác P = 0 P= 1 1
7. Khoảng cách PVD S (m) = 1.25 1.30
8. Tỷ số thấm, Rs = kh/ks Rs 5.0 5.0
9. Tỉ số vùng xáo trộn Rd = ds/dm Rd 2.5 2.5
II. TÍNH TOÁN CÁC THAM SỐ
1. Đường kính ảnh hưởng De (m) = 1.413 1.469
2. Đường kính tương đương của PVD dw (m) = 0.066 0.129
3. Đường kính tương tương của Mandrel dm (m) = 0.096
4. Đường kính vùng xáo trộn ds = 0.239 0.239
5. Hệ số khoảng cách F(n) Fn = 2.327
6. Hế số xáo trộn Fs Fs = 5.178
7. Hệ số cản thấm Fr Fr = 0.528
8. Hệ số kháng tổng F F= 8.033
na = 21.530
sa = 3.650
9. Hệ số thấm PVD kw (m/ngày) = 59.195 0.867

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -113-

Bảng 3.5: Các thông số đất nền và giá trị ứng suất, tải trọng tác dụng theo độ sâu tại Zone B3
Ứng
Góc

Chỉ số OCR

ảnh hưởng I
Lực Ứng suất Ứng Tải Hệ

log(σ'gl/σp)
gây lún σgl
Dung

Tải trọng
Độ Bề Độ

mv or a0
Tên lớp

Dung ma

Hệ số
trọng dính suất tổng suất trọng số
Tên điểm sâu dày ẩm trọng tự sát Crlab Cclab
bảo đơn vị tổng suất có tiền cố gia tải rỗng
z H W nhiên g trong
hòa γsat c' σv0 hiệu σv0 kết sp Δσ'v e0
φ'
'
(m) (m) (%) kN/m3 kN/m3 (°) kN/m2 (kPa) (kPa) (kPa) (kPa) (kPa) m2/KN
0 0 0 0 0 84.6 1.000 84.6 0 0
0 SP9 0.0 17.10 17.20 0.0 0.0 35.0 84.6 1.000 84.6
1 0.3 48.5 17.10 17.20 25° 12 5.1 2.2 36.2 84.4 0.998 86.6 1.81 0.16 0.82
2aP1 SP9-EX1 1.6 3.2 15.38 15.45 25° 12 25.1 9.4 37.7 83.7 4.0 0.989 93.1 0.393 1.82 1.2E-03 0.16 0.97
2a 2.0 15.38 15.45 25° 12 31.3 11.7 42.8 83.5 3.7 0.987 95.2
2a EX1 3.2 15.38 15.45 25° 12 49.8 18.4 47.5 82.9 2.0 0.979 101.2
2aP2 EX1-EX2 5.2 4.0 70.9 15.38 15.45 25° 12 80.5 29.5 55.1 81.8 1.6 0.967 111.3 0.305 1.90 1.2E-03 0.12 0.97
2a 6.0 15.38 15.45 25° 12 92.8 34.0 58.5 81.4 1.7 0.962 115.3
2a EX2 7.2 15.38 15.45 25° 12 111.3 40.6 62.7 80.7 1.5 0.954 121.4
2a 8.0 15.38 15.45 25° 12 123.6 45.1 66.3 80.3 1.5 0.949 125.4
2aP3 EX2-EX3 9.2 4.0 15.38 15.45 25° 12 142.0 51.8 70.0 79.7 1.4 0.942 131.5 0.274 1.90 1.1E-03 0.11 0.89
2a 10.2 15.38 15.45 25° 12 157.4 57.4 73.1 79.2 1.3 0.936 136.5
2b EX3 11.2 44.0 17.13 17.31 27° 15 174.6 64.7 80.0 78.6 1.2 0.929 143.3
2b 12.5 17.13 17.31 27° 15 196.8 74.2 90.0 77.9 1.2 0.921 152.1
tkP4 EX3-EX4 13.2 4.0 17.10 17.98 30° 10 208.8 79.3 93.5 77.6 1.2 0.917 156.9 0.225 1.20 6.6E-04 0.06 0.41
tk 14.0 36.0 17.10 17.98 30° 10 222.5 85.1 106.0 77.1 1.2 0.912 162.3
2b EX4 15.2 17.10 17.31 27° 15 243.0 93.9 121.8 76.5 1.3 0.904 170.4
2bP5 17.8 5.1 44.0 17.10 17.31 27° 15 286.6 112.5 144.3 75.2 1.3 0.888 187.6 0.114 1.34 6.8E-04 0.06 0.59
2b 20.3 17.10 17.31 27° 15 330.2 131.1 166.9 73.8 1.3 0.873 204.9
3 28.8 8.5 27.0 19.38 19.45 27° 32 494.9 494.9 742.4 69.3 1.0 0.819 564.2
4 37.8 9.0 21.0 19.24 19.32 35° 12 668.1 297.3 1002.1 64.6 1.0 0.763 361.8
5 41.0 3.2 25.0 19.36 19.50 27° 40 730.0 730.0 1095.1 62.9 1.0 0.743 792.9

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -114-

Bảng 3.4 trình bày các tham số PVDs thực tế và áp dụng trong mô hình tái tạo.
Như đã nói trong chương trước đó, khi số lượng phần tử quá lớn hay khoản cách
giữa các phần tử quá gần dễ gây lỗi trong quá trình chương trình phần mềm thực
thi. Cho nên, có một thay đổi nhỏ trong mô hình mô phỏng so với thực tế là tăng
khoảng cách PVDs lên 1.3m thay vì 1.25m và tăng đường kính tương đương của
PVDs lên 0.1m thay vì 0.06m.

3.4.2 Kết quả phân tích số liệu quan trắc hiện trường
Như đã nói từ Chương 1, tác giả luận văn chủ yếu dựa vào kết quả quan trắc
hiện trường để phân tích ngược tìm các thông số đất nền phù hợp tương ứng với
đường cong lún thực tế ngoài hiện trường. Kết quả phân tích ngược theo phương
pháp Asaoka được áp dụng trong luận văn này. Hình 3.16 và Hình 3.17 trình bày
kết quả quan trắc lún và áp lực nước lỗ rỗng ngoài hiện trường. Từ hình minh họa
cho thấy số liệu quan trắc khá tốt, đáng tin dùng để phân tích hành vi ứng xử của
đất nền.

Hình 3.16 Biểu đồ kết quả quan trắc lún cụm 1 Zone B3

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -115-

Hình 3.17 Biểu đồ kết quả quan trắc áp lực nước lỗ rỗng cụm 1 Zone B3
Hình 3.17 cho thấy giá trị áp lực nước lỗ rỗng hiệu chỉnh luôn thấp hơn giá trị
đầu đo ghi được, điều này chứng tỏ mực nước trong nền luôn dâng cao hơn so với
giá trị mực nước tĩnh ban đầu. Sự khác biệt này càng rõ ràng hơn trong giai đoạn
lưu tải từ ngày thứ 125 trở đi. Theo độ sâu thì chênh lệch giữa giá trị hiệu chỉnh và
đo được càng nhỏ, chứng tỏ áp lực gia tải giảm dần theo độ sâu (sự gia tăng áp lực
nước lỗ rỗng giảm theo độ sâu với cùng một tải trọng bên ngoài) và tại độ sâu
15.2m thì sự chênh lệch này là không đáng kể. Điều này cũng trùng hợp với nghiên
cứu trước đó của J.C.Chai và N.Miura là chiều sâu hiệu quả của PVDs đáng kể ở độ
sâu nhỏ hơn 15.5m (đã đề cập trong Chương 1).
Cùng với lún, sự dao động mực nước ngầm ảnh hưởng đáng kể đến ứng suất
hữu hiệu gia tải và kết quả hiệu chỉnh giá trị áp lực nước lỗ rỗng đo được. Hình 3.18
trình bày sự thay đổi ứng suất hữu hiệu gia tải chịu ảnh hưởng của sự biến đổi mực
nước trong nền theo thời gian.

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -116-

120 +4.5

+4.0
100
+3.5

80 +3.0
Áp lực gia tải, P, (kPa)

Cao độ (m)
+2.5
60
+2.0

40 +1.5
P1-Tổng tải trọng đất đắp
P2- Áp lực có hiệu ứng với mực nước tĩnh ban đầu +1.0
20 P3-Áp lực có hiệu ứng với mực nước thay đổi
Pavg- Áp lực có hiệu trung bình. +0.5
Cao độ mực nước ngầm
0 +0.0
0 60 120 180 240 300 360
Time (day)

Hình 3.18 Mực nước dưới đất và sự thay đổi ứng suất gia tải hữu hiệu theo thời
gian tại Zone B3
Hình 3.19 trình bày biểu đồ kết quả phân tích độ lún cực hạn theo phương
pháp Asaoka (Asaoka, 1978). Kết quả phân tích được tổng hợp trong Bảng 3.6 bên
dưới:
Bảng 3.6: Kết quả phân tích độ lún cực hạn tại cụm 1- Zone 3
Tên lớp

Độ sâu

Bề dày

Phân lớp địa chất Tên điểm Sf St DOS


H
z

(m) (m) (m) (m) %


SP9 0.0 1.760 1.638 93%
2aP1 SP9-EX1 1.6 3.2 0.260 0.238 92%
2a EX1 3.2 1.500 1.401 93%
Bùn sét hữu cơ (OH) 2aP2 EX1-EX2 5.2 4.0 0.630 0.574 91%
2a EX2 7.2 0.879 0.827 94%
2aP3 EX2-EX3 9.2 4.0 0.440 0.418 95%
Bùn sét lẫn ít cát (OL) 2b EX3 11.2 0.439 0.410 93%
Bùn sét lẫn nhiều cát (SC) tkP4 EX3-EX4 13.2 4.0 0.241 0.230 95%
2b EX4 15.2 0.198 0.179 90%
Bùn sét lẫn ít cát (OL) 2bP5 17.8 5.1 0.198 0.179 90%
2b 20.3
Ghi chú: Các kí hiệu 2aP1, 2aP2, 2aP3, tkP4, 2bP5 là phụ lớp được chia theo
kết quả phân tích lún và PP quan trắc được.

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -117-

BIỂU ĐỒ XÁC ĐỊNH LÚN CỰC HẠN THEO BIỂU ĐỒ XÁC ĐỊNH LÚN CỰC HẠN THEO
PHƯƠNG PHÁP ASAOKA TẠI SP9 Δt = 14 ngày PHƯƠNG PHÁP ASAOKA SP9 - EX1 Δt = 14 ngày
300
2000

1,760.34
1800 260.19
y = 0.897x + 26.8
y = 0.884x + 204.2 250

1600
St (mm)

St (mm)
1400
200

1200

1000 150
1000 1200 1400 1600 1800 2000 150 200 250 300
St-1 (mm) St-1 (mm)

BIỂU ĐỒ LÚN CỰC HẠN THEO PHƯƠNG


PHÁP ASAOKA TẠI (EX1 - EX2) Δt = 14 ngày BIỂU ĐỒ LÚN CỰC HẠN THEO PHƯƠNG
700 PHÁP ASAOKA (EX2 - EX3) Δt = 14 ngày
500

630.10

y = 0.897x + 64.9 y = 0.841x + 70 440.25


450
600
St (mm)
St (mm)

400

500

350

400 300
400 500 600 700 300 350 400 450 500
St-1 (mm) St-1 (mm)

BIỂU ĐỒ LÚN CỰC HẠN THEO PHƯƠNG BIỂU ĐỒ XÁC ĐỊNH LÚN CỰC HẠN THEO
PHÁP ASAOKA TẠI (EX3 - EX4) Δt = 14 ngày PHƯƠNG PHÁP ASAOKA TẠI EX4 Δt = 14 ngày
250 197.92
240.70 200
St (mm)
St (mm)

y = 0.857x + 34.42 y = 0.904x + 19

200 150

150 100
150 200 250 100 150 200
St-1 (mm) St-1 (mm)

Hình 3.19 Kết quả biểu diễn tính lún cực hạn theo phương pháp Asaoka

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -118-

Kết quả phân tích cho thấy độ cố kết DOS dao động từ 90% đến 95% vượt xa
so với yêu cầu thiết kế (75% đến 83%, xem Bảng 3.2). Bảng 3.6 cũng cho thấy lún
cực hạn lớn nhất không xảy ra ngay trên khoảng lớp phụ đầu tiên (2aP1) từ bề mặt
0.0m đến độ sâu 3.2m mà xảy ra tại lớp phụ thứ 2 (2aP2) từ độ sâu 3.2m đến độ sâu
7.2m, phụ lớp thứ 3 (2aP3) từ độ sâu 7.2m đến độ sâu 10.2m. Từ mặt đất 0.0m đến
độ sâu khoảng 4.0m giá trị OCR từ 4 đến 2 là trạng thái đất quá cố kết nặng nên độ
lún nhỏ hơn các phụ lớp bên dưới.

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -119-

Bảng 3.7: Kết quả phân tích ngược hệ số thấm từ kết quả phân tích lún cực hạn Asaoka

(khback/kvlab)
khlab =2kvlab

(chback/cvlab)
Bề Hệ số

mv or a0
Tên lớp
Độ

khback
chback
Phân lớp địa chất Tên điểm rỗng β1

Cf

Cf
dày cvlab kvlab
sâu z
H e0

(m) (m) m2/KN m2/day m/day m/day m2/day m/day


0
0 SP9 0.0
2aP1 SP9-EX1 1.6 3.2 1.82 1.2E-03 0.0040 4.7E-05 9.4E-05 1.7E-02 0.902 2.0E-04 4 4
2a EX1 3.2
Bùn sét hữu cơ (OH) 2aP2 EX1-EX2 5.2 4.0 1.90 1.2E-03 0.0040 4.9E-05 9.8E-05 1.9E-02 0.895 2.4E-04 5 5
2a EX2 7.2
2aP3 EX2-EX3 9.2 4.0 1.90 1.1E-03 0.0033 3.5E-05 7.0E-05 3.2E-02 0.838 3.4E-04 10 10
Bùn sét lẫn ít cát 2b EX3 11.2
(OL) 2b 12.5
Bùn sét lẫn nhiều cát tkP4 EX3-EX4 13.2 4.0 1.20 6.6E-04 0.0033 2.1E-05 4.3E-05 2.6E-02 0.857 1.7E-04 8 8
(SC) tk 14.0
2b EX4 15.2
Bùn sét lẫn ít cát
2bP5 17.8 5.1 1.34 6.8E-04 0.0030 2.0E-05 4.0E-05 1.6E-02 0.904 1.1E-04 5 5
(OL)
2b 20.3

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -120-

Bảng 3.7 cho thấy hệ số hiện trường Cf là tỷ số giữa hệ số cố kết ngang ngoại
suy và hệ số cố kết đứng từ kết quả thí nghiệm nén cố kết có giá trị trong khoảng 4
đến 10, tương ứng hệ số cố ngang từ phân tích ngược lớn gấp 4 đến 10 lần hệ số cố
đứng thí nghiệm trong phòng. Với hệ số thấm khlab bằng 2 lần hệ số thấm kvlab, hệ số
Cf (khf/khlab) trong khoảng 2 đến 5. Kết quả Cf khá phù hợp với kết quả nghiên cứu
một số sét Đông Nam Á của Chai and Bergado (1993), Chai et al. (1996), Chai and
Miura (1999).
Hình 3.20 biểu diễn kết quả cố kết theo thời gian dựa trên số liệu PP quan trắc
ngoài hiện trường (Kết quả tính toán độ cố kết theo thời gian theo kết quả quan trắc
PP xem phần Phụ lục của Luận văn này) và Bảng 3.8 trình bày kết quả kết quả độ
cố kết %Up và %Us theo độ sâu tại thời điểm 330 ngày. Từ bảng này cho thấy độ cố
kết DOC dao động từ 85% đến 98% vượt xa so với yêu cầu thiết kế (75% đến 83%,
xem Bảng 3.2).
6

5
Chiều dày cát đắp (m)

3 Chiều dày cát đắp thực tế


BACK ANALYSIC
2

0
0 40 80 120 160 200 240 280 320 360
100 Day

90

80
Mức độ cố kết, U (%)

70

60

50 Quan trắc - độ sâu 3.2m

40 Quan trắc - độ sâu 7.2m

30 Quan trắc - Độ sâu 11.2m

20 Quan trắc - độ sâu 15.2m

Hình 3.20 Độ cố kết %Up theo thời gian

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -121-

Bảng 3.8: Bảng tổng hợp kết quả phân tích độ cố kết tại thời điểm 330 ngày

Bề

Tên lớp
Độ
Phân lớp địa chất Tên điểm dày DOS DOC
sâu z
H

(m) (m) % %
SP9 0.0 93%
2aP1 SP9-EX1 1.6 3.2 92%
2a EX1/PP1 3.2 93% 85%
Bùn sét hữu cơ (OH) 2aP2 EX1-EX2 5.2 4.0 91%
2a EX2/PP2 7.2 94% 92%
2aP3 EX2-EX3 9.2 4.0 95%
Bùn sét lẫn ít cát (OL) 2b EX3/PP3 11.2 93% 96%
Bùn sét lẫn nhiều cát (SC) tkP4 EX3-EX4 13.2 4.0 95%
2b EX4/PP4 15.2 90% 98%
Bùn sét lẫn ít cát (OL) 2bP5 17.8 5.1
2b 20.3
Từ kết quả tính toán độ cố kết trong Bảng 3.8 và được biểu diễn dưới dạng lượt đồ
Hình 3.21, có thể nhận thấy độ cố kết tính theo lún từ bề mặt 0.0m đến độ sâu 3.2m
(lớp 2aP1) là 93%, từ độ sâu 3.2m đến độ sâu 7.2m (lớp 2aP2) là 95%, từ độ sâu
7.2m đến độ sâu 11.2m (lớp 2aP3) là 95%, từ độ sâu 11.2m đến độ sâu 15.2m (lớp
tkP4) là 95%, từ độ sâu 15.2m đến độ sâu 20.3m (lớp 2bP5) là 90%. Độ cố kết trung
bình toàn bộ bề dày lớp đất yếu được phân tích dựa trên số liệu lún SP9 là 93%.

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -122-

0 5 10 15 20 25
80
Theo vị trí PP
Độ cố kết phân lớp theo EX

85
Độ cố kết (%)

3.2m

7.2m

15.2m

20.3m
11.2m
90

95

100
Độ sâu (m)

Hình 3.21 Độ cố kết trung bình phân theo phụ lớp


Hình 3.22 trình bày kết quả so sánh độ cố kết tính toán theo lún và theo sự tiêu
tán áp lực nước lỗ rỗng trong thời gian lưu tải. Hình biểu diễn cho thấy thời gian lưu
tải càng ngắn thì độ cố kết khá phân tán xa đường trung tâm. Ngược lại càng tiến
gần đến thời điểm 330 ngày thì các giá trị hội tụ gần đường trung tâm hơn và tiến
sát đến gốc phía trên bên phải của hình. Các điểm biểu diễn màu đỏ và màu xanh lá
luôn nằm ở nữa phần bên phải điều đó cho thấy tại các độ sâu 3.2m và 7.2m độ cố
tính theo lún lớn hơn độ cố kết tính theo sự tiêu tán áp lực nước lỗ rỗng. Trong khi
đó, các điểm biểu diễn màu vàng và màu đen luôn nằm ở nữa phần bên trái, điều đó
cho thấy tại các độ sâu 11.2m và 15.2m độ cố tính theo sự tiêu tán áp lực nước lỗ
rỗng lớn hơn độ cố kết tính theo lún.

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -123-

Đường cố kết trung bình luôn nằm phía trên đường trung tâm có nghĩa là độ
cố kết trung bình toàn bộ chiều dày lớp đất yếu tính theo sự tiêu tán áp lực nước lỗ
rỗng lớn hơn tính theo lún và dễ nhận thấy khi thời gian lưu tải nhỏ hơn 250 ngày
thì sự chênh lệch này càng lớn.
100

90 330 day

80

70 252 day

60

182 day
Up (%)

50

40

125 day
30

20

Màu đỏ độ sâu 3.2m Màu xanh ở độ sâu 7.2m


10
Màu vàng ở độ sâu 11.2m Màu đen ở độ sâu 15.2m

0
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
Us (%)

Hình 3.22 Biểu đồ so sánh độ cố kết Up và Us


Bảng 3.9: Kết quả quan trắc lún và PP tại các phase đắp đất theo thời gian
Bề Thời
Điểm Tải PP1 PP2 PP3 PP4 SP9 EX1 EX2 EX3 EX4
dày gian
(m) kPa Ngày kPa kPa kPa kPa m m m m m
0 0 0 31.8 70.5 109.8 151.4 0 0 0 0 0
A 2.1 39 45 44.6 83.5 122.5 164.4 0.162 0.142 0.106 0.060 0.013
B 2.1 39 55 42.4 81.3 120.1 161.8 0.215 0.188 0.130 0.065 0.013
C 4.0 74 76 58.9 99.2 136.5 178.5 0.547 0.494 0.274 0.110 0.026
D 4.0 74 97 56.1 96.3 134.1 176.8 0.764 0.681 0.380 0.155 0.046
E 5.5 102 125 69.7 107.6 143.8 186.9 1.078 0.932 0.544 0.233 0.079
5.5 102 330 36.1 73.5 111.8 152.9 1.639 1.401 0.827 0.411 0.179

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -124-

3.4.3 Kết quả phân tích số liệu khảo sát địa kỹ thuật trước và sau khi xử lý
Cùng với kết quả phân tích số liệu quan trắc, kết quả khảo sát lại để đánh giá
hiệu quả công tác xử lý nền là không thể thiếu. Các chỉ số cơ lý của đất nền thay đổi
sau xử lý theo chiều hướng tích cực ở mức độ có thể chấp nhận được là điều cần
phải được nhìn thấy để khẳng định một lần nữa hiệu quả của việc xử lý nền và số
liệu quan trắc là đáng tin cậy. Hình 3.23 và Hình 3.24 biểu diễn kết quả so sánh một
số chỉ tiêu cơ lý của đất trước và sau khi xử lý. Bảng 3.10 trình bày kết quả thí
nghiệm và tính toán một số chỉ tiêu cơ lý trước và sau khi xử lý nền.

Sức kháng cắt Su (VST)


10 20 30 40 50 60 70 80
0.0

Su trước xử lý

Su - VST sau xử lý

Su - UC sau xử lý nền

-5.0 Su - theo SHANSHEP

Su - theo Magnan

-10.0
Cao độ (m)

-15.0

-20.0

Hình 3.23 Kết quả so sánh Su trước và sau xử lý

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -125-

Hệ số rỗng Độ ẩm Dung trọng tự nhiên


0.6 0.8 1.0 1.2 1.4 1.6 1.8 2.0 2.2 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 14 18 22
0 0 0

-10 -10 -10

Cao độ (m)

Cao độ (m)
Cao độ (m)

-20 -20 -20

-30 -30 -30


Hệ số rỗng sau xử lý Dung trọng tự nhiên sau xử lý
Hệ số rỗng trước xử lý Độ ẩm sau xử lý Độ ẩm trước xử lý Dung trọng tự nhiên trước xử lý

Hình 3.24 Kết quả so sánh một số chỉ tiêu vật lý trước và sau xử lý
HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ -126-

Bảng 3.10: Kết quả thí nghiệm và tính toán một số chỉ tiêu cơ lý trước và sau xử lý nền

BẢNG KẾT QUẢ CÁC CHỈ TIÊU CƠ LÝ TRƯỚC VÀ SAU KHI XỬ LÝ NỀN

Các chỉ tiêu vật lý Sức kháng cắt không thoát nước Su
Trước xử lý Sau xử lý Trước xử lý Sau xử lý

(Jean - Pierre Magnan)


Dung trọng tự nhiên

Dung trọng tự nhiên


Cao độ hiện tại

Cao độ hiện tải

Cao độ hiện tại

Cao độ hiện tải

Cao độ hiện tải

Cao độ hiện tại

Cao độ hiện tải


(SHANSHEP)
Hệ số rỗng e0

Hệ số rỗng e0

Su (VST)

Su (VST)
Độ ẩm

Độ ẩm

(UC)
Su

Su
W

Su
Stt

(m) (kN/m3) % (m) (kN/m3) % (m) (kPa) (m) (kPa) (m) (kPa) (m) (kPa) (m) (kPa)
1 -2.4 1.83 15.6 67.7 -1.4 1.00 18.3 36.2 -2.0 14.3 -1.4 25.9 -1.4 21.7 -2.1 22.3 -2.1 30.7
2 -5.0 2.14 15.1 77.7 -4.4 1.59 16.2 60.6 -3.4 16.3 -2.9 29.9 -3.4 19.3 -5.1 26.8 -5.1 32.1
3 -6.1 2.07 15.4 76.1 -7.4 1.63 16.1 60.2 -4.7 16.2 -4.4 34.2 -7.4 22.6 -8.6 33.0 -8.6 36.6
4 -7.6 2.08 15.5 68.8 -10.4 1.14 17.2 37.8 -6.0 17.0 -5.9 32.1 -10.4 38.3 -12.3 38.7 -12.3 45.1
5 -9.0 1.89 15.4 65.3 -13.4 1.11 17.7 41.1 -7.3 16.1 -7.4 45.6 -16.7 46.2 -16.7 47.8
6 -10.3 1.22 17.1 44.1 -16.4 1.40 16.7 52.5 -8.6 20.8 -8.9 45.8
7 -11.7 0.92 18.5 34.5 -19.4 0.89 18.1 31.0 -10.0 28.8 -10.4 67.1
8 -13.2 1.33 16.8 47.7 -22.4 0.69 20.0 25.5 -11.4 34.8 -11.9 76.8
9 -14.6 1.16 17.3 42.6 -25.4 0.68 20.0 24.5 -12.8 29.4 -13.4 63.7
10 -16.0 1.55 15.5 54.0 -16.7 33.4 -14.9 61.8
11 -17.5 1.47 16.3 54.8 -16.4 51.9
12 -20.4 0.91 18.2 32.5 -17.9 53.8
13 -23.4 0.78 19.3 28.2
14 -26.4 0.71 19.4 20.3

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -127-

Bảng 3.11: Bảng tính toán giá trị Su theo SHANSHEP và Magnan
Theo Jean - Pierre Magnan Theo SHANSHEP
Cao độ
Δσv ΔSu Su0 Su σ'v0 σ'v m OCR S Su
m kPa kPa kPa kPa kPa kPa kPa kPa
-2.1 83.7 16.4 14.3 30.7 20.1 27.2 0.8 5.2 0.22 22.3
-5.1 81.8 15.8 16.3 32.1 40.2 50.2 0.8 3.0 0.22 26.8
-8.6 79.7 16.1 20.5 36.6 62.4 77.7 0.8 2.3 0.22 33.0
-12.3 77.7 15.7 29.4 45.1 90.6 107.3 0.8 1.9 0.22 38.7
-16.7 75.2 14.4 33.4 47.8 123.7 143.6 0.8 1.6 0.22 46.2
Từ Hình 3.23 và Hình 3.25 cho thấy giá trị sức kháng tăng lên đáng kể, trong
đó kết quả thí nghiệm VST có độ tăng lớn nhất với gia số từ 81% đến 183%, kế đến
là tính toán theo Magnan có độ gia tăng từ 43% đến 114%, tính toán theo Shanshep
có độ gia tăng từ 32% đến 66%, theo thí nghiệm UC có độ gia tăng từ 22% đến
38%. Như vậy, Su từ thí nghiệm UC có sự gia tăng sức kháng cắt nhỏ nhất. Trong
khoảng cao độ lớn hơn -10.m (khoảng độ sâu nhỏ hơn 12.0m) kết quả tính toán theo
Magnan cho kết quả gần giống với kết quả thí nghiệm cắt cánh hiện trường. Tuy
nhiên, trong khoảng cao độ -10.0m đến -13.0m (khoảng độ sâu 12.0m đến 14.5m)
thì sự chênh lệch khá lớn giữa giá trị Su tính toán theo UC, SHANSHEP,
MAGNAN với kết quả VST. Khoảng độ sâu này cũng chính là lớp thấu kính bùn
sét lẫn cát, dẫn đến kết quả thí nghiệm VST cho giá trị khá cao.
Các thông số cơ bản của đất nền như hệ số rỗng e giảm 10% đến 45% khá
tương đồng với độ ẩm giảm từ 10% đến 47% được thể hiện trong Hình 3.25. Dung
trọng tự nhiên nhìn chung tăng từ 4% đến 17% cũng được thể hiện trong Hình 3.25.
Áp lực tiền cố kết từ thí nghiệm cố kết trước và sau khi xử lý nền được thể
hiện trong Hình 3.26. Mẫu lấy thí nghiệm ở cao độ -7.5m đến -8.5m tương đương
độ sâu 8.0m đến 9.0m (xem mặt đất tự nhiên tại cốt cao độ +1.2m), giá trị áp lực
tiền cố kết tăng lên gần 30% so với trước khi xử lý. Chỉ số OCR trước và sau xử lý
lần lượt là 1.05 và 1.36.

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -128-

-50 0 50 100 150 % 200


0.0

-5.0

-10.0
Cao độ (m)

-15.0
Độ rỗng e

Dung trọng tự nhiên

Độ ẩm W

-20.0 Su - VST

Su - Nén UC

Su - SHANSHEP

Su - Magnan
-25.0

Hình 3.25 Biên độ số gia sự thay đổi các thông số đất nền sau khi xử lý

Hình 3.26 Kết quả mẫu nén cố kết trước và sau khi xử lý nền

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -129-

3.4.4 Kết quả phân tích mô phỏng PTHH


Mô hình Soft Soil được áp dụng để phân tích hành vi ứng xử của đất nền tại
công trình “Dự án trung tâm phân phối khí GDC Ô Môn”. Mô hình được mô phỏng
đúng kích thước thật của nền đắp thực với chiều cao nền đắp và thời gian thực hiện
như sơ đồ Hình 3.31. Tuy nhiên trong mô hình mô phỏng không xem bệ phản áp
với bề dày đất đắp khoảng 1.3m do tác giả không phân tích thành phần chuyển vị
ngang tại chân taluy nền đắp, đồng thời với bề rộng từ vai nền đắp đến tâm đập
(điểm phân tích) là khoảng 25m nên sự ảnh hưởng của bệ phản áp đến vị trí tâm là
không đáng kể (Xem mô hình mô phỏng Hình 3.27).

80m
25m
8m
5.5m
40m

Hình 3.27 Mô hình thực hiện mô phỏng


Tác giả luận văn phân chia tầng đất yếu trong khoảng độ sâu 20.3m thành 5
phụ lớp được ký hiệu như Bảng 3.12. Bề dày phụ lớp dựa trên cơ sở khoảng cách
giữa các thiết bị đo lún SP9 – EX1 – EX2 – EX3 – EX4 – đáy lớp 2b. Việc chia nhỏ
lớp sẽ kiểm soát được độ lún và các tham số biến dạng trong mô hình mô phỏng khi
tại các vị trí phụ lớp đã có độ lún thực tế ngoài hiện trường.

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -130-

Bảng 3.12: Thông số đất nền cho mô hình tái tạo


Lực

Tên điểm

Bề dày H
Độ sâu z
Lớp phụ
Tên lớp/
Dung Góc ma

rỗng e0
Chỉ số

Hệ số
OCR
dính

Pop
Phân lớp địa chất trọng tự sát trong K0 Eref υ
đơn vị
nhiên γ φ'
c'
(m) (m) kN/m3 (°) kN/m2 kN/m2 kN/m2
Cát san lấp 0 5.5 18.5 30 1 1 0.5 20000 0.30
0 SP9 0.0
2aP1 SP9-EX1 1.6 3.2 15.45 25° 12 4 0.578 0.15 1.82
2a EX1 3.2 15.45 25° 12 0.578 0.15
Bùn sét hữu cơ 2aP2 EX1-EX2 5.2 4.0 15.45 25° 12 1.5 0.578 0.15 1.90
(OH)
2a EX2 7.2 15.45 25° 12 0.578 0.15
2aP3 EX2-EX3 9.2 4.0 15.45 25° 12 0.578 0.15 1.90
Bùn sét lẫn ít cát
2b EX3 11.2 17.1 25° 12 10.0 0.578 0.15
(OL)
Bùn sét lẫn nhiều
tkP4 EX3-EX4 13.2 4.0 17.1 25° 12 1.2 0.578 0.15 1.20
cát (SC)
2b EX4 15.2 17.1 25° 12 0.578 0.15
Bùn sét lẫn ít cát
2bP5 17.8 5.1 17.1 25° 12 1.3 0.578 0.15 1.34
(OL)
2b 20.3 17.1 25° 12 0.578 0.15
Sét dỏe cứng đến
3 28.8 8.5 19.45 27° 32 1.0 0.546 5.0E+04 0.30
nửa cứng (CL-CH)
Cát lẫn bụi, chặt
4 37.8 9.0 19.32 35° 12 1.0 0.427 3.8E+04 0.30
vừa đến chặt (SM)
Sét nửa cứng đến
5 41.0 3.2 19.50 27° 40 1.0 0.546 6.0E+05 0.30
cứng (CL)

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -131-

Bảng 3.12 (tiếp theo): Thông số đất nền cho mô hình mô phỏng

Tên điểm

Bề dày H
Độ sâu z
Lớp phụ
Tên lớp/

kha/ksa
Phân lớp địa chất Cs Cc khp ky kha kva kwp na sa

(m) (m) m/day m/day m/day m/day m/day


Cát san lấp 0 5.5 1.0 1.0 1.0 1.0
0 SP9 0.0 21.53 3.65
2aP1 SP9-EX1 1.6 3.2 0.033 0.334 5 1.6E-05 3.2E-06 1.8E-04 9.0E-05 8.7E-01 21.53 3.65
2a EX1 3.2
Bùn sét hữu cơ (OH) 2aP2 EX1-EX2 5.2 4.0 0.084 0.844 5 2.0E-05 4.0E-06 2.2E-04 1.1E-04 8.7E-01 21.53 3.65
2a EX2 7.2
2aP3 EX2-EX3 9.2 4.0 0.072 0.715 5 2.5E-05 5.0E-06 2.8E-04 1.4E-04 8.7E-01 21.53 3.65
Bùn sét lẫn ít cát
2b EX3 11.2
(OL)
Bùn sét lẫn nhiều cát
tkP4 EX3-EX4 13.2 4.0 0.041 0.406 5 1.5E-05 3.0E-06 1.7E-04 8.4E-05 8.7E-01 21.53 3.65
(SC)
2b EX4 15.2
Bùn sét lẫn ít cát
2bP5 17.8 5.1 0.038 0.377 5 6.0E-06 1.2E-06 6.7E-05 3.4E-05 8.7E-01 21.53 3.65
(OL)
2b 20.3
Sét dỏe cứng đến
3 28.8 8.5 1.7E-07 1.0E-08
nửa cứng (CL-CH)
Cát lẫn bụi, chặt vừa
4 37.8 9.0 1.0E-01 1.0E-01
đến chặt (SM)
Sét nửa cứng đến
5 41.0 3.2 1.7E-07 1.0E-08
cứng (CL)

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -132-

Hình 3.28 Trình tự các bước trong mô phỏng và kết quả xuất Deformed mesh

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -133-

Hình 3.29 Kết quả lún mô phỏng Trạm GDC Ô Môn

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -134-

Hình 3.30 Kết quả áp lực nước lỗ rỗng mô phỏng Trạm GDC Ô Môn

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -135-

Bảng 3.13 Trình bày kết quả mô phỏng lún và áp lực nước lỗ rỗng tại các
phase đắp đất theo thời gian.
Bảng 3.13: Kết quả mô phỏng lún và PP tại các phase đắp đất theo thời gian
Bề Thời
Điểm Tải PP1 PP2 PP3 PP4 SP9 EX1 EX2 EX3 EX4
dày gian
(m) kPa Ngày kPa kPa kPa kPa m m m m m
0.0 0 0 31.4 70.6 109.9 149.1
A 2.1 39 45 60.6 94.7 135.2 174.0 0.208 0.177 0.119 0.060 0.027
B 2.1 39 55 56.3 90.6 130.6 169.3 0.274 0.224 0.149 0.073 0.032
C 4.0 74 76 88.7 123.5 158.2 196.6 0.600 0.493 0.311 0.153 0.066
D 4.0 74 97 69.5 103.7 138.4 177.9 0.825 0.688 0.429 0.208 0.087
E 5.5 102 125 80.4 116.5 148.4 187.7 1.166 0.983 0.607 0.298 0.127
5.5 102 330 33.1 71.7 110.4 149.8 1.642 1.405 0.830 0.413 0.180

Hình 3.31 Sơ đồ đắp gia tải theo thời gian trong mô hình tái tạo
3.4.5 Kết quả phân tích so sánh dữ liệu quan trắc và mô phỏng
Hình 3.32 biểu diễn kết quả phân tích lún giữa số liệu quan trắc và mô phỏng
khá tương đồng nhau, điều đó cho thấy thông số đất nền áp dụng cho mô hình là
hợp lý. Bảng 3.14 cho thấy, giai đoạn gia tải trong khoảng thời gian 55 ngày độ lệch
giữa kết quả quan trắc và mô phỏng là 21% tại SP9 (độ lún tổng); đến ngày thứ 76
độ lệch giữa kết quả quan trắc và mô phỏng là 5.7% tại SP9; đến ngày thứ 125 độ
lệch giữa kết quả quan trắc và mô phỏng là 2.8% tại SP9.

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -136-

Trong giai đoạn lưu tải, sai lệch lún giữa kết quả thực tế và mô phỏng khá nhỏ.
Cụ thể, với độ lún tổng (SP9) sai số lớn nhất chỉ 4.4% tại thời điểm ngày thứ 174,
đến thời điểm 330 ngày sai lệch này là không đáng kể. Trong khoảng độ sâu 3.2m
đến 11.2m (EX1 đến EX2) sai lệch lớn nhất lần lượt là 3.4% - 4.1%, đến ngày thứ
330 sai lệch không đáng kể. Tại EX3 sai lệch lớn nhất là 7.9%, đến ngày thứ 330 sai
số là gần bằng -0.1%. Tại EX4 sai lệch lớn nhất là 13.3%, đến ngày thứ 330 sai số
là không đáng kể. Như vậy, nếu xét về độ lún tổng kết quả sai lệch lớn nhất chỉ
4.4%.

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -137-

-200

-400

-600
Độ lún của nhện từ (mm)

-800
Quan trắc - độ sâu 0.0m (SP9)

-1000 Quan trắc - độ sâu 3.2m (EX1)

Quan trắc - độ sâu 7.2m (EX2)

-1200 Quan trắc - Độ sâu 11.2m (EX3)

Quan trắc - Độ sâu 15.2m (EX4)


-1400 Mô phỏng - độ sâu 0.0m (SP9)

Mô phỏng - Độ sâu 3.2m (EX1)


-1600
Mô phỏng - Độ sâu 7.2m (EX2)

Mô phỏng - Độ sâu 11.2m (EX3)


-1800
Mô phỏng - Độ sâu 15.2m (EX4)

-2000
0 50 100 150 200 250 300 350
Thời gian (ngày)

Hình 3.32 Đồ thị biểu diễn kết quả phân tích lún thực tế và mô phỏng

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -138-

Bảng 3.14: Bảng tổng hợp kết quả chênh lún giữa quan trắc và mô phỏng
Số liệu mô phỏng Số liệu quan trắc
Bề dày Tải Thời gian
Điểm SP9 EX1 EX2 EX3 EX4 SP9 EX1 EX2 EX3 EX4
(m) kPa Ngày m m m m m m m m m m
0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
A 2.1 39 45 0.197 0.157 0.101 0.043 0.018 0.162 0.142 0.106 0.060 0.013
B 2.1 39 55 0.259 0.208 0.131 0.054 0.020 0.215 0.188 0.130 0.065 0.013
C 4.0 74 76 0.578 0.471 0.287 0.126 0.048 0.547 0.494 0.274 0.110 0.026
D 4.0 74 97 0.801 0.662 0.402 0.179 0.066 0.764 0.681 0.380 0.155 0.046
E 5.5 102 125 1.143 0.958 0.582 0.272 0.107 1.111 0.959 0.559 0.240 0.081
5.5 102 153 1.360 1.148 0.695 0.331 0.133 1.321 1.122 0.676 0.309 0.118
5.5 102 174 1.453 1.231 0.741 0.357 0.147 1.393 1.191 0.718 0.331 0.129
5.5 102 202 1.530 1.301 0.778 0.379 0.159 1.472 1.262 0.760 0.353 0.141
5.5 102 251 1.598 1.363 0.809 0.399 0.171 1.569 1.344 0.801 0.383 0.157
5.5 102 300 1.629 1.392 0.823 0.408 0.177 1.623 1.388 0.820 0.405 0.171
5.5 102 330 1.639 1.400 0.827 0.411 0.179 1.639 1.401 0.827 0.411 0.179
Độ lệch (m) Phần % độ lệch
Bề dày Tải Thời gian ΔSP9 ΔEX1 ΔEX2 ΔEX3 ΔEX4 SP9 EX1 EX2 EX3 EX4
Điểm
(m) kPa Ngày m m m m m m m m m m
0 0 0 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.0% 0.0% 0.0% 0.0% 0.0%
A 2.1 39 45 0.035 0.015 -0.005 -0.017 0.005 21.4% 10.8% -5.0% -28.4% 41.3%
B 2.1 39 55 0.044 0.020 0.001 -0.011 0.007 20.5% 10.8% 1.0% -17.3% 53.0%
C 4.0 74 76 0.031 -0.023 0.013 0.016 0.022 5.7% -4.7% 4.7% 14.5% 83.4%
D 4.0 74 97 0.037 -0.019 0.022 0.024 0.020 4.8% -2.7% 5.7% 15.4% 43.2%
E 5.5 102 125 0.031 -0.001 0.023 0.032 0.026 2.8% -0.1% 4.1% 13.4% 32.4%
5.5 102 153 0.039 0.026 0.019 0.023 0.015 3.0% 2.3% 2.8% 7.3% 13.0%
5.5 102 174 0.061 0.040 0.023 0.026 0.017 4.4% 3.4% 3.2% 7.9% 13.3%
5.5 102 202 0.059 0.039 0.018 0.026 0.018 4.0% 3.1% 2.4% 7.4% 12.9%
5.5 102 251 0.029 0.019 0.008 0.016 0.014 1.9% 1.4% 1.0% 4.1% 8.6%
5.5 102 300 0.006 0.004 0.003 0.003 0.006 0.4% 0.3% 0.4% 0.8% 3.5%
5.5 102 330 0.000 -0.001 0.000 0.000 0.000 0.0% 0.0% 0.0% -0.1% 0.0%

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -139-

250

Mô phỏng - Độ sâu 3.2m (PP1) Mô phỏng - Độ sâu 7.2m (PP2)


Mô phỏng - Độ sâu 11.2m (PP3) Mô phỏng - Độ sâu 15.2m (PP4)
200 Quan Trắc - Độ sâu 3.2m (PP1) Quan trắc - Độ sâu 7.2m (PP2)
Quan trắc - Độ sâu 11.2m (PP3) Quan trắc - Độ sâu 15.2m (PP4)

150

100

50

0
0 50 100 150 200 250 300 350

Hình 3.33 Đồ thị biểu diễn kết quả phân tích áp lực nước lỗ rỗng thực tế và mô phỏng

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -140-

Bảng 3.15: Bảng tổng hợp kết quả chênh áp lực nước lỗ rỗng giữa quan trắc
và mô phỏng
Bề Thời Kết quả mô phỏng Kết quả quan trắc
Điểm Tải
dày gian PP1 PP2 PP3 PP4 PP1 PP2 PP3 PP4
(m) kPa Ngày kPa kPa kPa kPa kPa kPa kPa kPa
0 0 0 31.4 70.6 109.9 149.1 31.8 70.5 109.8 151.4
A 2.1 39 45 60.6 94.7 135.2 174.0 44.7 83.5 122.5 164.6
B 2.1 39 55 56.3 90.6 130.6 169.3 42.4 81.3 120.2 161.7
C 4.0 74 76 88.7 123.5 158.2 196.6 58.9 99.3 136.5 178.1
D 4.0 74 97 69.5 103.7 138.4 177.9 56.0 96.3 134.1 176.8
E 5.5 102 125 80.4 116.5 148.4 187.7 67.8 105.6 141.3 185.3
5.5 102 153 59.4 95.2 127.3 167.7 57.6 93.8 130.4 173.6
5.5 102 174 51.1 87.4 120.6 161.0 52.5 88.5 125.5 168.1
5.5 102 210 41.9 78.9 114.4 154.6 48.6 85.1 122.8 164.7
5.5 102 251 36.7 74.4 111.8 151.6 42.1 78.8 116.6 158.2
5.5 102 303 33.8 72.2 110.7 150.2 37.0 74.0 112.0 153.3
5.5 102 330 33.0 71.7 110.4 149.8 36.1 73.6 111.8 153.0
Độ lệch Độ lêch %
Bề Thời
Điểm Tải ΔPP1 ΔPP2 ΔPP3 ΔPP4 ΔPP1 ΔPP2 ΔPP3 ΔPP4
dày gian
(m) kPa Ngày kPa kPa kPa kPa % % % %
0 0 0 -0.4 0.1 0.1 -2.3 0.0% 0.0% 0.0% 0.0%
A 2.1 39 45 15.9 11.2 12.7 9.4 35.6% 13.4% 10.4% 5.7%
B 2.1 39 55 13.9 9.3 10.4 7.6 32.9% 11.5% 8.7% 4.7%
C 4.0 74 76 29.8 24.2 21.7 18.5 50.5% 24.4% 15.9% 10.4%
D 4.0 74 97 13.4 7.4 4.3 1.1 24.0% 7.6% 3.2% 0.6%
E 5.5 102 125 12.6 10.8 7.1 2.4 18.6% 10.3% 5.0% 1.3%
5.5 102 153 1.7 1.4 -3.1 -5.9 3.0% 1.5% -2.3% -3.4%
5.5 102 174 -1.4 -1.1 -5.0 -7.1 -2.7% -1.3% -4.0% -4.2%
5.5 102 210 -6.7 -6.2 -8.4 -10.2 -13.8% -7.3% -6.8% -6.2%
5.5 102 251 -5.3 -4.4 -4.8 -6.6 -12.7% -5.5% -4.1% -4.2%
5.5 102 303 -3.2 -1.8 -1.3 -3.1 -8.5% -2.4% -1.2% -2.0%
5.5 102 330 -3.0 -1.9 -1.4 -3.2 -8.4% -2.6% -1.3% -2.1%

Từ Hình 3.33 và Bảng 3.15 cho thấy trong giai đoạn gia tải chênh lệch áp lực
nước lỗ rỗng khá lớn giữa mô phỏng và thực tế. Tại các độ sâu 3.2m; 7.2m; 11.2m;
15.2m giá trị lệch lớn nhất lần lượt là 50.5%; 24.4%; 15.9%; 10.4% tại ngày thứ 76.
Giá trị áp lực nước lỗ rỗng mô phỏng cao hơn thực tế đo được cũng đồng nghĩa với
sự cố kết thực tế nhanh hơn trường hợp mô phỏng. Ngược lại, trong giai đoạn lưu
tải, tương đương thời gian lớn hơn 125 ngày, tại các độ sâu 3.2m; 7.2m; 11.2m;
15.2m giá trị lệch lớn nhất lần lượt là -13.8%; -8.3%; -6.8%; -6.2% tại thời điểm

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -141-

ngày thứ 210 và đến ngày thứ 330 thì độ lệch chỉ còn -8.4%; -2.6%; -1.3%; -2.1%.
Giá trị áp lực nước lỗ rỗng mô phỏng còn lại thấp hơn thực tế đo được cũng đồng
nghĩa với sự cố kết với trường hợp mô phỏng nhanh hơn thực tế trong giai đoạn lưu
tải.
Như vậy, trong giai đoạn lưu tải độ cố kết thực tế nhanh hơn mô phỏng nhưng
kết quả phân tích lún thì ngược lại. Lún trong trường hợp mô phỏng lớn hơn lún
thực tế đo được. Điều này cho thấy một vấn đề bất hợp lý và sự bất hợp lý này có
thể là do trong quá trình lắp đặt các sensor đầu đo quá gần các PVDs. Ngược lại,
trong giai đoạn lưu tải, độ cố kết thực tế chậm hơn trường hợp mô phỏng và kết quả
phân tích lún cũng đã chứng minh điều đó. Sự suy giảm đó có thể là các sensor bị
tắt nghẽn hoặc PVDs suy giảm khả năng thấm do bị uốn gặp, các hạt đất mịn làm
tắt nghẽn đường thấm.
3.4.6 Kết quả ngoại suy các thông số đất nền
Bảng 3.16 trình bày kết quả ngoại suy hệ số cố kết, hệ số thấm theo phương
ngang dựa trên kết quả phân tích lún đo được và kết quả mô phỏng. Trong đó hệ số
thấm chsi ngoại suy từ công thức (2.90) của Tuan Anh Tran và Mitachi (2008). Tỷ số
kha/ksa bằng 5 cho tất cả các lớp đất. Các thông số biến dạng cũng được ngoại suy từ
mô hình tái tạo, trong đó tỷ số Cc/Cs bằng 10 cho tất cả các lớp đất.
Bảng 3.17 trình bày hệ số Cf là tỷ số giữa hệ số cố kết ngang ngoại suy và hệ
số cố kết đứng thí nghiệm trong phòng. Kết quả phân tích ngược từ số liệu lún quan
tắc cho hệ số Cf có giá trị từ 4 – 10. Kết quả ngoại suy mô phỏng cho hệ số Cf có
giá trị từ 3 – 8. Nếu khlab = 2kvlab thì hệ số hiện trường Cf (kf/klab) có giá trị từ 2 đến
5, nằm trong khoảng nghiên cứu trước đó của Chai et al. cho sét Bangkok là 4; sét
Muar, Malaysia là 2.
Tỷ số khsi/khback có giá trị từ 0.6 đến 1.0, như vậy hệ số thấm ngang khsi luôn
nhỏ hơn khback. Điều này hợp lý bởi công thức ngoại suy hệ số thấm khback dựa trên
lý thuyết cố kết hướng tâm của Hansbo xem cố kết đứng bằng 0, trong khi k hsi ngoại
suy từ mô hình mô phỏng vẫn xem xét cố kết đứng qua hệ số thấm đứng ky. Trong
mô hình tác giả lựa chọn hệ số thấm đứng ky bằng kx/5.

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -142-

Kết quả ngoại suy hệ số nén Ccsi từ mô phỏng cho kết quả nhỏ hơn hệ số nén
Cc từ thí nghiệm nén cố kết trong phòng. Tỷ số Ccsi/Cc từ 0.344 đến 0.990.
Bảng 3.17: Bảng kết quả tính toán hệ số Cf

khback/kvlab

Ccsi/Cclab
Cssi/Cslab
chback/cvlab

khsi/khback
khsi/kvlad
Tên lớp
Độ sâu Bề
Phân lớp địa chất Tên điểm z dày H

(m) (m)
0 SP9 0.0
Sét dỏe mềm (MH) 1 0.3
2aP1 SP9-EX1 1.6 3.2 4 4 4 0.9 0.209 0.344
2a 2.0
2a EX1 3.2
2aP2 EX1-EX2 5.2 4.0 5 5 5 1.0 0.721 0.870
Bùn sét hữu cơ 2a 6.0
(OH)
2a EX2 7.2
2a 8.0
2aP3 EX2-EX3 9.2 4.0 10 10 8 0.8 0.681 0.804
2a 10.2
Bùn sét lẫn ít cát 2b EX3 11.2
(OL) 2b 12.5
Bùn sét lẫn nhiều tkP4 EX3-EX4 13.2 4.0 8 8 8 1.0 0.677 0.990
cát (SC) tk 14.0
2b EX4 15.2
Bùn sét lẫn ít cát
2bP5 17.8 5.1 5 5 3 0.6 0.628 0.638
(OL)
2b 20.3

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -143-

Bảng 3.16: Bảng kết quả ngoại suy hệ số cố kết ch và hệ số thấm kh

Bề Kết quả thí nghiệm trong phòng Quan trắc lún Mô phỏng

Tên lớp
Độ
Phân lớp địa chất Tên điểm dày

khback
chback
sâu z Cslab Cclab cvlab kvlab khp khsi Cssi Ccsi
H

(m) (m) m2/day m/day m2/day m/day m/day m/day


0 SP9 0.0
2aP1 SP9-EX1 1.6 3.2 0.16 0.97 0.0040 3.9E-05 1.7E-02 1.6E-04 1.6E-05 1.8E-04 0.033 0.334
2a EX1 3.2
2aP2 EX1-EX2 5.2 4.0 0.12 0.97 0.0040 4.9E-05 1.9E-02 2.4E-04 2.0E-05 2.2E-04 0.084 0.844
Bùn sét hữu cơ (OH) 2a EX2 7.2
2aP3 EX2-EX3 9.2 4.0 0.11 0.89 0.0033 3.5E-05 3.2E-02 3.4E-04 2.5E-05 2.8E-04 0.072 0.715
2a 10.2
Bùn sét lẫn ít cát 2b EX3 11.2
(OL) 2b 12.5
Bùn sét lẫn nhiều cát tkP4 EX3-EX4 13.2 4.0 0.06 0.41 0.0033 2.1E-05 2.6E-02 1.7E-04 1.5E-05 1.7E-04 0.041 0.406
(SC) tk 14.0
2b EX4 15.2
Bùn sét lẫn ít cát
2bP5 17.8 5.1 0.06 0.59 0.0030 2.0E-05 1.6E-02 1.1E-04 6.0E-06 6.7E-05 0.038 0.377
(OL)
2b 20.3

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -144-

3.5 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Với kết quả phân tích, so sánh, đánh giá số liệu quan trắc và mô phỏng, kết
quả khảo sát sau xử lý Trạm phân phối khí GDC Ô Môn, tác giả rút ra kết luận:
- Đất nền sau xử lý các thông số W, e giảm, càng xuống sâu độ giảm càng
nhỏ.
- Đất nền sau xử lý dung trọng tự nhiên γ tăng, càng xuống sâu độ tăng càng
giảm dần.
- Đất nền sau xử lý sức kháng cắt tăng lên rõng ràng, trong đó kết quả Su lớn
nhất từ thí nghiệm VST, nhỏ nhất tính toán từ kết quả nén UC.
- Đất nền sau xử lý áp lực tiền cố kết tăng gần.
- Độ cố kết tính toán theo phương pháp Asaoka đạt 93%, tính theo kết quả tiêu
tán áp lực nước lỗ rỗng trung bình đạt 95%.
- Hệ số hiện trường Cf (khback/khlab) ngoại suy từ kết quả phân tích ngược nằm
trong khoảng 2-5. Hệ số Cf (khsi/khlab) ngoại suy từ mô phỏng nằm trong khoảng 2-4.
- Tỷ số khsi/khback nằm trong khoảng 0.6 đến 1.0.
- Hệ số nén lún Cc nằm trong khoảng 0.334 đến 0.844
- Kết quả mô phỏng FEM bằng chương trình Plaxis với mô hình Soft Soil cho
kết quả khá tốt so với liệu hiện trường. Gia đoạn lưu tải, kết quả đường cong tổng
lún mô phỏng so với số liệu quan trắc có sai lệch lớn nhất là 4.4%, kết quả đường
cong áp lực nước lỗ rỗng mô phỏng so với dữ liệu quan trắc sai lệch lớn nhất
13.8%.

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -145-

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Với kết quả phân tích, so sánh, đánh giá số liệu quan trắc và mô phỏng, kết
quả khảo sát sau xử lý Trạm phân phối khí GDC Ô Môn, tác giả rút ra kết luận:
- Đất nền sau xử lý các thông số W, e giảm tương ứng 10% - 45%, 10% -
47%, càng xuống sâu độ giảm càng nhỏ.
- Đất nền sau xử lý dung trọng tự nhiên γ tăng trung bình từ 4% đến 17%,
càng xuống sâu độ tăng càng giảm dần.
- Đất nền sau xử lý sức kháng cắt tăng lên rõng ràng, trong đó kết quả Su từ thí
nghiệm VST, tính toán theo phương pháp Magnan, tính toán theo Shanshep có độ
gia tăng lần lượt là 81% - 183%, 43% - 114%, 32% - 66%.
- Đất nền sau xử lý áp lực tiền cố kết tăng gần 30%.
- Độ cố kết tính toán theo phương pháp Asaoka đạt 93%, tính theo kết quả tiêu
tán áp lực nước lỗ rỗng trung bình đạt 95% sau 330 ngày.
- Hệ số hiện trường Cf (khback/khlab) ngoại suy từ kết quả phân tích ngược nằm
trong khoảng 2-5. Hệ số Cf (khsi/khlab) ngoại suy từ mô phỏng nằm trong khoảng 2-4.
- Tỷ số khsi/khback nằm trong khoảng 0.6 đến 1.0.
- Hệ số nén lún Cc nằm trong khoảng 0.334 đến 0.844
- Kết quả mô phỏng FEM bằng chương trình Plaxis với mô hình Soft Soil cho
kết quả khá tốt so với liệu hiện trường. Gia đoạn lưu tải, kết quả đường cong tổng
lún mô phỏng so với số liệu quan trắc có sai lệch lớn nhất là 4.4%, kết quả đường
cong áp lực nước lỗ rỗng mô phỏng so với dữ liệu quan trắc sai lệch lớn nhất
13.8%, tại thời điểm 330 ngày kết quả sai lệch là không đáng kế.

Thông qua phân tích luận văn, có thể nhận thấy rằng phương pháp chuyển
đổi hệ số thấm tương đương từ mô hình lăng trụ đối xứng trục sang mô hình biến
dạng phẳng (2D) của Tuan Anh Tran and Toshiyuki Mitachi (2008) là khá hợp lý
cho trường hợp nghiên cứu trong luận văn này. Áp dụng mô hình của Tuan Anh
Tran and Toshiyuki Mitachi (2008) trong mô phỏng cho nền đa hệ thống thoát đem
lại kết quả khá phù hợp với kết quả quan trắc hiện trường, giá trị sai số nhỏ. Phương

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -146-

pháp có thể được áp dụng để dự báo ứng xử của nền đất yếu được xử bằng bấc thấm
kết hợp đất đắp gia tải trước.

2. KIẾN NGHỊ

Thông số hệ số thấm ngang, hệ số quá cố kết ảnh hưởng lớn đến hình dạng
đường cong lún và sự tiêu tán áp lực nước lỗ rỗng. Vì thế, cần tiến hành nhiều thí
nghiệm trong phòng và hiện trường để xác định chính xác.

Cần nhiều nghiên cứu thêm sự tường quan hệ số thấm ngang từ kết quả phân
tích ngược và ngoại suy từ mô phỏng.

3. ĐỀ XUẤT HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

Nghiên cứu hệ số suy giảm hệ số thấm theo thời gian từ đường cong áp lực
nước lỗ rỗng mô phỏng và đường cong áp lực nước lỗ rỗng thực tế.

Nghiên cứu sự tương quan của tỷ số hệ số thấm ngang từ kết quả phân tích
ngược và ngoại suy từ mô hình mô phỏng

Hệ số tương quan chỉ số nén lún thí nghiệm trong phòng và hiện trường.

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -147-

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Buddhima Indraratna, C. Rujikiatkamjrn, I. Sathananthan, “Analytical and
numerical solutions for a single vertical drain including the effects of vacuum
preloading”, Canadian Geotechnical Journal 2005, 42:994-1014.

[2] Buddhima Indraratna, Jian Chu, Ground improvement- Case histories,


Elsevier Geo-engineering book series, volume 3, 2005.

[3] C.C. Hird, I.C. Pyrah and D. Russell, “Finite element modeling of vertical
drains beneath embankments on soft ground”, Geotechnique 1992, 42(3):499-511.

[4] C. Rujikiatkamjorn, Buddhima Indraratna,Jian Chu, “Numerical modeling of


soft soil stabilized by vertical drains, combining surcharge and vacuum preloading
for a storage yard”, Canadian Geotechnical Journal 2007, 44:326-342.

[5] Dennes T. Bergado, A.S. Balasubramaniam, R. Jonathan Fannin, and Robert


D. Holtz, “Prefabricated vertical drains (PVDs) in soft Bangkok clay: a case study
of the new Bangkok International Airport project” Can. Geotech. J. 39: 304–315
(2002).

[6] Dhar, A.S., Siddique, A., Ameen, S.F., “Ground Improvement using Pre-
loading with Prefabricated Vertical Drains”, International Journal of
Geoengineering Case Histories (2011), http://casehistories.geoengineer.org, Vol.2,
Issue 2, p.86-104.

[7] Châu Ngọc Ẩn, Cơ học đất, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TPHCM, 2011.

[8] Jin-Chun Chai, Shui-Long Shen, Norihiko Miura, and Dennes T. Bergado,
“Simple method of modeling pvd-improved subsoil”, Journal of Geotechnical and
Geoenvironmental engineering 2001, ASCE, p.965-972.

[9] J.C Chai and Norihiko Miura, “Investigation of factors affecting vertical drain
behavior”, Journal of Geotechnical and Geoenviromental engineering 1999, ASCE
125(3):216-226.

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -148-

[10] J.C Chai and Norihiko Miura, “A design method for soft subsoil
improvement with prefabricated vertical drain”, Saga University, 1 Honjo, Saga,
Japan.

[11] S.W. Yan, J. Chu, “Soil improvement for a storage yard using the combined
vacuum and fill preloading method”, Canadian Geotechnical Journal 2005,
42:1094-1104.

[12] Trần Tuấn Anh, “Bài giảng Kỹ thuật xử lý nền đất yếu”, Đại học Bách Khoa
TPHCM, 2012.

[13] Trần Tuấn Anh, “Dự đoán ứng xử trầm tích than bùn trong quá trình cố kết
chân không kết hợp gia tải cát đắp”, Kỷ yếu hội nghị khoa học công nghệ quốc tế
lần 9 tại Trường Đại học Bách Khoa TPHCM, 2005.

[14] Tuan Anh Tran, Toshiyuki Mitachi, “Equivalent plane strain modeling of
vertical drains in soft ground under embankment combined with vacuum
preloading”,Computers and Geotechnics Journal 2008, (35):655-672.

[15] Tuan Anh Tran and Van Nam Le, “Numerical simulation of a deep foundation
improvement by prefabricated vertical drains under a full-scale embankment”,
CIGOS-2010 High-rise buidings and Underground structures, 2010.

[16] Trần Quang Hộ, Công trình trên đất yếu, Nhà xuất bản Đại học quốc gia
TPHCM, 2008.

[17] VSP-PVC-PTSC, “Thuyết minh thiết kế xử lý nền Trạm GDC Ô Môn”, BB.G-
VSP-VMEC-CD-40-CI-REP-001(2010).

[18] Võ Thành, Luận văn cao học, Đại học Bách Khoa TPHCM, 2013.

[19] Wong, Y. K, “Comparison of Drainage Line Elements in PLAXIS 2D and 3D


applied in Consolidating Marine Clay Deposits”, Soft Soil Engineering
International Conference, Kuching, Sarawak, Malaysia (2013).

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -149-

PHỤ LỤC

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ -150-

TẮT LÝ LỊCH KHOA HỌC


----------

Họ và tên : NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG

Sinh ngày : 13/10/1985

Nơi sinh : Tiền Giang

Địa chỉ liên lạc : Lầu 6, Tòa nhà PV Gas, 673 Nguyễn Hữu Thọ, xã Phước
Kiển, Nhà Bè, TP. HCM.

Điện thoại liên lạc : (+84) 0933 811 879

Email : trungnp2015@gmail.com

QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

09/2004 ÷ 02/2009 : Sinh viên Đa ̣i ho ̣c,Khoa Kỹ Thuật Địa chất & Dầu khí –
Trường Đa ̣i ho ̣c Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh.

08/2013 ÷ Nay : Học viên Cao ho ̣c, Khoa Kỹ Thuật Xây Dựng – Trường Đa ̣i
ho ̣c Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh.

Chuyên ngành : Kỹ Thuật Xây Dựng Công Trình Ngầm.

----------

QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

03/2009 ÷ 10/2010 : Công ty Cp Tư Vấn Đầu tư và Thiết kế Dầu Khí.

10/2010 ÷ Nay : Công ty Cp Tư Vấn khảo sát Dầu khí PVE

Tổng Công Ty Tư Vấn Thiết kế Dầu khí

HVTH: NGUYỄN PHƯƠNG TRUNG

You might also like