You are on page 1of 171

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

NGUYỄN THỊ MỘNG THU

ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH KHÉP KÍN NHẰM THÚC


ĐẨY SẢN XUẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
CHO LÀNG NGHỀ CHẾ BIẾN THẠCH DỪA
TỈNH BẾN TRE

LUẬN VĂN THẠC SĨ


Chuyên ngành : KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Mã số ngành: 60 52 03 20

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 10 năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

NGUYỄN THỊ MỘNG THU

ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH KHÉP KÍN NHẰM THÚC


ĐẨY SẢN XUẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
CHO LÀNG NGHỀ CHẾ BIẾN THẠCH DỪA
TỈNH BẾN TRE

LUẬN VĂN THẠC SĨ


Chuyên ngành : KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Mã số ngành: 60 52 03 20
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐẶNG VIẾT HÙNG

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 10 năm 2016


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS. TS. ĐẶNG VIẾT HÙNG
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 29 tháng 12 năm 2016

Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)

TT Họ và tên Chức danh Hội đồng


1 GS.TS Hoàng Hưng Chủ tịch
2 PGS. TS Thái Văn Nam Phản biện 1
3 TS. Nguyễn Xuân Trường Phản biện 2
4 PGS. TS Phạm Hồng Nhật Ủy viên
5 TS. Nguyễn Thị Phương Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).

Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
HCM NAM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP. HCM, ngày..… tháng….. năm 20 16

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: NGUYỄN THỊ MỘNG THU Giới tính: Nữ


Ngày, tháng, năm sinh: 28/10/1981 Nơi sinh: huyện Cần Giuộc, tỉnh Long
An Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNGMSHV: 1441810012
I- Tên đề tài:
Đề xuất mô hình khép kín nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất và bảo vệ môi trường
cho làng nghề chế biến thạch dừa tỉnh Bến Tre
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Khảo sát hiện trạng sản xuất của làng nghề chế biến thạch dừa ở ấp Bình
Công, xã Bình Phú
Đánh giá hiện trạng bảo vệ môi trường của của làng nghề chế biến thạch
dừa ở ấp Bình Công, xã Bình Phú
Đề xuất mô hình khép kín ngăn ngừa và xử lý chất thải chế biến thạch dừa
III- Ngày giao nhiệm vụ: 23/1/2016
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 30/10/2016
V- Cán bộ hướng dẫn: PGS. TS. ĐẶNG VIẾT HÙNG

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)
i

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Học viên thực hiện Luận văn

NGUYỄN THỊ MỘNG THU


LỜI CÁM ƠN
Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Thầy, Cô Khoa Công
nghệ Sinh học – Thực phẩm – Môi trường Trường Đại học Công nghệ Thành phố
Hồ Chí Minh, những người đã dìu dắt và tận tình truyền đạt cho tôi những kiến thức
và kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập chương trình đào tạo sau đại
học.
Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Đ ng Viết H ng công tác tại Trường Đại
học Bách khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã hướng dẫn luận văn,
tận tình chỉ bảo, giúp đỡ để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Tôi xin cảm ơn các anh chị Phòng Tài nguyên và Môi trường Thành phố Bến
Tre và Ủy ban Nhân dân Xã Bình Phú đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu
của đề tài.
Tôi c ng xin gửi lời cảm ơn đến các bạn sinh viên khoa Công nghệ sinh học –
Thực phẩm – Môi trường - khóa 201 đã h trợ trong suốt quá trình nghiên cứu.
Sau c ng, tôi gửi lời cám ơn chân thành đến những người thân, người bạn đã
động viên và ủng hộ tôi vượt qua những khó khăn trở ngại trên mọi bước đường và
còn là động lực để tôi phấn đấu.

NGUYỄN THỊ MỘNG THU


TÓM TẮT
Qua khảo sát làng nghề chế biến thạch dừa ở ấp Bình Công, xã Bình Phú có 17
cơ sở chế biến thạch dừa với công nghệ chế biến đơn giản chỉ là quá trình lên men
nước dừa thành thạch dừa. Chất thải phát sinh từ quá trình sản xuất của các cơ sở
chế biến thạch dừa bao gồm: nước thải, khí thải và chất thải rắn. Nước thải phát sinh
từ quá trình chế biến thạch chủ yếu là từ quá trình rửa dụng cụ, vệ sinh sàn nhà với
lưu lượng nước thải là 3,5m³/mẻ/6 ngày (70 tấn thạch dừa). Nước thải có hàm lượng
COD, BOD5, TSS, tổng N, tổng P đều vượt QCVN từ 1,9 đến 2,0 lần nếu lượng
nước thải không được xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường cho khu vực xung quanh.
Khí thải phát sinh từ quá trình nấu thạch được xử lý bằng ống khối cao 8-10m để
khuếch tán khí thải. Chất thải rắn gồm giấy báo, chai men giống hư được bán cho
đơn vị thu mua tái chế, tái sử dụng; thạch bẩn và chất thải rắn sinh hoạt của công
nhân do Công ty Cổ phần Đô thị Thành phố Bến Tre thu gom. Vấn đề môi trường
chủ yếu của các cơ sở chế biến thạch dừa là nước thải. Để xử lý nước thải tất cả các
hộ chế biến thạch dừa đều có xây dựng hệ thống xử lý nước thải tuy nhiên việc vận
hành không mang tính chất tự nguyện chỉ mang tính chất đối phó, không vận hành
thường xuyên do tốn nhiều chi phí và đòi hỏi phải có kỹ thuật vận hành.
Việc nghiên cứu công nghệ xử lý chất thải chế biến thạch dừa theo hướng sinh
thái là cần thiết vì đây là phương pháp đơn giản, tận dụng được tất cả các điều kiện
sinh thái có sẵn của từng hộ gia đình để xử lý chất thải. Mô hình tiếp cận nghiên cứu
là mô hình VACBNXT (trong đó V: vườn, A: ao, C: chuồng, B: biogas và compost,
N: nhà, X: xưởng sản xuất, T: trạm xử lý nước thải) d ng để xử lý chất hữu cơ
chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học, chuyển đổi nguồn năng lượng sử dụng và xử lý
khí thải (thay thế năng lượng củi bằng năng lượng khí sinh học). Đề tài nghiên cứu
trên cơ sở kế thừa hiệu quả xử lý của mô hình VACB và cân bằng vật chất và năng
lượng để tính toán mô hình xử lý chất thải cho làng nghề chế biến thạch dừa. Trong
mô hình có kết hợp thêm quá trình sản xuất phân compost để xử lý triệt để các chất
thải rắn làm phân bón cho cây trồng. Qua tính toán, hộ gia đình chế biến thạch dừa
với quy mô 70 tấn/mẻ/6 ngày thì diện tích ao nuôi cá là 700m², diện tích vườn là
500m² diện tích chăn nuôi là 125m² và thể tích biogas là 61,88m³ thời gian thu hồi
vốn đầu tư (mua đất ao và vườn, xây dựng biogas và sản xuất phân compost) là 5
năm.
ABSTRACT
Under the survey of coconut jelly draft village in Binh Cong Hemlet, Binh Phu
Ward, there are 17 coconut jelly processings with simple technique. This process is
fermented from coconut juice into coconut jelly. Waste includes waste water,
exhaust, and waste solid that accurs during the production. Waste water from this
process mainly comes from washing tools, equipment, cleaning floor. The quantity
of waste water is 43.5m3/sequence/6 days (70 tons of coconut jelly). Waste water
contains CODs, BODs, TSS, total N, and total P which is over 1.9 to 2 times. If the
waste water is not well treated, it will pollute to surrouding areas. Exhaust from the
processing is disfused by chimneys with the height from 8 to 10 meters. Solid waste
including papers, damaged fermentation bottles is sold to recyling companies; dirty
jelly and solid waste from worker are collected by Ben Tre City Urban Joint Stock
Company. The essential environmental problem of the processing is waste water. In
order to treat waste water, households built water treatment system but the operation
of this system is involuntarily implemented because it requires high cost and
technique to operate.
The study of ecological waste treatment from coconut jelly processing is
essential because the method is simple, takes all advantages of the existing natural
conditions of each household for waste treatment. This research is based on the
effectiveness of VACBNXT (V: garden, A:pond, C: livestock farm, B: biogas plant,
N: house, X: factory, T: waste water treatment station) model to treat organics,
transfer into new energy resource (it means change from coal energy to biological
energy) and to treat exhaust. This research is based on the effectivenss of VACB
model and material flow analysis to assess the model of waste treatment for coconut
jelly draft village. This model also combines compost production to treat completely
solid waste in order to prduce compost.The result showed that household producing
coconut jelly with the capacity of 70 tons/sequence/6 days will use a pond of 700m²,
garden of 500m², livestock farm of 125m² and biogas plant of 61,88m³. The duration
of return on capital (land use right transfer, garden, biogas, compost production) will
be five years.
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................i
LỜI CÁM ƠN............................................................................................................ii
TÓM TẮT................................................................................................................iii
ABSTRACT.............................................................................................................. iv
MỤC LỤC.................................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH ẢNH......................................................................................viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU......................................................................................ix
MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................3
3. Nội dung và đối tượng nghiên cứu..........................................................................3
.Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................5
5. Giới hạn đề tài.........................................................................................................9
6. Ý nghĩa đề tài..........................................................................................................9
7. Tính mới đề tài......................................................................................................10
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN –LÝ THUYẾT...........................................................11
1.1. Tổng quan về làng nghề chế biến thạch dừa ở Bến Tre.....................................11
1.2. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội.......................................................................13
1.2.1. Điều kiện tự nhiên..........................................................................................13
1.2.1.1. Vị trí địa lý.................................................................................................13
1.2.1.2..................................................................Diện tích và hiện trạng sử dụng đất 13
1.2.1.3..............................................................................................Đ c điểm khí hậu 14
1.2.2. Kinh tế -xã hội................................................................................................14
1.2.2.1. Dân số lao động và thu nhập......................................................................14
1.2.2.2. Các cơ sở sản xuất.....................................................................................15
1.2.3. Các quy hoạch và định hướng phát triển........................................................16
1.3. Chế biến thạch dừa............................................................................................17
1.3.1. Quy trình công nghệ chế biến thạch dừa.........................................................17
1.3.2. Nhu cầu nguyên liệu và năng lượng...............................................................19
1.3.2.1. Nhu cầu nguyên liệu..................................................................................19
1.3.2.2. Nhu cầu năng lượng...................................................................................23
1.3.2.3. Các vấn đề môi trường có liên quan...........................................................24
1.3.2.3.1. Nước thải..................................................................................................24
1.3.2.3.2. Khí thải sản xuất.......................................................................................25
1.3.2.3.3. Chất thải rắn.............................................................................................26
1.4. Một số mô hình khép kín theo kiểu kỹ thuật sinh thái.......................................26
1.4.1.Mô hình VAC và các dạng cải tiến.................................................................26
1.4.2. Mô hình làng nghề sinh thái...........................................................................28
1.4.3. Mô hình thị trấn sinh khối..............................................................................28
1.5. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước........................................................29
1.5.1. Tình hình nghiên cứu trong nước....................................................................29
1.5.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước...................................................................36
1.6. Phương pháp tính toán cân bằng vật chất cho một hệ thống..............................37
1.6.1. Chọn lựa vật chất............................................................................................39
1.6.2. Xác định hệ thống theo không gian và thời gian.............................................39
1.6.3. Xác định các quá trình, tích l y và các dòng có liên quan...............................40
1.6.4. Xác định dòng sinh khối, tích l y và nồng độ..................................................41
1.6.5. Đánh giá dòng vật chất tổng cộng và tích l y..................................................43
1.6.6. Ước tính cân bằng vật chất.............................................................................44
CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG CỦA LÀNG NGHỀ CHẾ BIẾN THẠCH DỪA Ở ẤP BÌNH CÔNG,
XÃ BÌNH PHÚ........................................................................................................46
2.1. Hiện trạng sản xuất của làng nghề.....................................................................46
2.1.1. Phương pháp khảo sát.....................................................................................46
2.1.2. Hiện trạng chế biến của làng nghề..................................................................47
2.2.1.1. Quy mô chế biến.........................................................................................47
2.2.1.2. Nguyên liệu................................................................................................48
2.2.1.3. Công nghệ chế biến....................................................................................49
2.1.3. Nhận xét chung về làng nghề..........................................................................51
2.2. Hiện trạng bảo vệ môi trường của làng nghề.....................................................52
2.2.1. Phương pháp đánh giá....................................................................................52
2.2.2. Các nguồn gây ô nhiễm của các cơ sở làng nghề............................................53
2.2.2.1. Nước thải...................................................................................................53
2.2.2.2. Khí thải......................................................................................................56
2.2.2.3...................................................................................................................... Chất thải rắn
56
2.2.3. Hiện trạng bảo vệ môi trường tại các cơ sở chế biến thạch dừa......................56
2.2.3.1. Hiện trạng xử lý nước thải.........................................................................56
2.2.3.2. Hiện trạng xử lý khí thải............................................................................58
2.2.3.3. Hiện trạng xử lý chất thải rắn.....................................................................58
2.2.4. Các chính sách bảo vệ môi trường đang triển khai áp dụng tại làng nghề......59
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH KHÉP KÍN GIẢM THIỂU VÀ XỬ LÝ CHẤT
THẢI CHẾ BIẾN THẠCH DỪA.............................................................................61
3.1. Các yêu cầu đối với mô hình đề xuất.................................................................61
3.2. Đầu vào, đầu ra, các quá trình chuyển hóa trong mô hình.................................61
3.2.1. Phân tích đầu vào, đầu ra và quá trình chuyển hóa quá trình chế biến của cơ sở
Lê Hữu Phước.........................................................................................................61
3.2.2. Phân tích đầu vào, đầu ra và quá trình chuyển hóa của mô hình xử lý chất
thải của cơ sở Lê Hữu Phước...................................................................................66
3.3. Biểu đồ hệ thống năng lượng và vật chất của mô hình......................................66
3.4. Cân bằng vật chất và năng lượng của mô hình..................................................72
3.5. Thông số kỹ thuật các thành phần đơn vị trong mô hình...................................75
3.6. Chi phí mô hình.................................................................................................80
3.7. Ưu điểm và nhược điểm của mô hình................................................................83
3.7.1. Ưu điểm..........................................................................................................83
3.7.2. Nhược điểm....................................................................................................84
3.8. Cơ sở để nhân rộng mô hình..............................................................................84
KẾT LUẬN.............................................................................................................. 86
KIẾN NGHỊ.............................................................................................................87
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. Sơ đồ nghiên cứu của đề tài..........................................................................7
Hình 1. 1. Sơ đồ quy trình sản xuất thạch dừa.........................................................18
Hình 1. 2 Kết quả của phân tích dòng vật chất........................................................38
Hình 1.3. Quá trình tích l y......................................................................................40
Hình 2. 1 Sơ đồ quy trình chế biến thạch dừa thô....................................................50
Hình 2. 2 Sơ đồ quy trình chế biến thạch dừa ép.....................................................51
Hình 2. 3 Quy trình xử lý nước thải.........................................................................57
Hình 3. 1 Sơ đồ quá trình chế biến thạch dừa thô....................................................63
Hình 3. 2 Mô hình VACBNXT dạng tổng quát.......................................................68
Hình 3. 3 Lưu đồ tính toán thiết kế mô hình VACBNXT........................................71
Hình 3. Mô hình VACBNX của Lê Hữu Phước....................................................74
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. 1 Cơ cấu và tỷ lệ sử dụng đất của xã Bình Phú..........................................13
Bảng 1. 2. Định mức tiêu thụ nguyên liệu...............................................................19
Bảng 1. 3. Thành phần hoá học của nước dừa.........................................................20
Bảng 1. . Các vitamin có trong nước dừa................................................................20
Bảng 1. 5. Các acid amin có trong nước dừa...........................................................21
Bảng 1. 6. Định mức tiêu thụ năng lượng................................................................23
Bảng 1. 7. Tính chất nước thải tại công đoạn tách và ép sản phẩm thạch dừa.........24
Bảng 1. 8. Tính toán tải lượng ô nhiễm không khí do đốt gáo dừa..........................26
Bảng 1.9. Quản lý dữ liệu trong toàn bộ quá trình phân tích dòng vật chất.............41
Bảng 1. 10. Dữ liệu sau khi xác định được các chất và nồng độ..............................42
Bảng 1. 11. Bảng dữ liệu hoàn thành.......................................................................43
Bảng 1. 12. Kiểm toán vật chất cho từng công đoạn sản xuất thạch dừa cho 1 tấn
sản phẩm..................................................................................................................44
Bảng 2. 1 Tình hình sản xuất thạch dừa ấp Bình Công, xã Bình Phú......................47
Bảng 2. 2 Nhu cầu nguyên liệu sử dụng cho 1 tấn sản phẩm thạch thô...................48
Bảng 2. 3 Nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất thạch ép.............................................49
Bảng 2. Lưu lượng nước thải phát sinh của các cơ sở làng nghề..........................53
Bảng 2. 5 Thành phần chất lượng nước thải của cơ sở Lâm Thế Phong (Nước thải từ
quá trình ép thạch)...................................................................................................54
Bảng 2. 6 Thành phần chất lượng nước thải của cơ sở Lê Hữu Phước (Nước thải từ
quá trình rửa sàn, khay và cạo rửa thạch)................................................................55
Bảng 3. 1 Nguyên liệu sử dụng trong quá trình chế biến thạch dừa thô.................64
Bảng 3. 2 Cân bằng nước của cơ sở.........................................................................65
Bảng 3. 3 Thành phần chất lượng nước thải của cơ sở Lê Hữu Phước (Nước thải từ
quá trình rửa sàn, khay và cạo rửa thạch)................................................................65
Bảng 3. Các thông số đầu vào của quá trình chuyển hóa......................................66
Bảng 3. 5 Hệ số phát sinh chất thải.........................................................................75
Bảng 3. 6 Bảng tổng hợp các thông số đầu vào mô hình........................................75
Bảng 3. 7 Mật độ thả cá trong ao theo 100 con.......................................................76
Bảng 3. 8 Các thông số tính toán khả năng xử lý của ao........................................77
Bảng 3. 9 Bảng tổng hợp số lượng và các các loài cá thả trong ao.........................78
Bảng 3. 10 Bảng tổng hợp các thông số kỹ thuật của hầm ủ biogas.......................79
Bảng 3. 11 Nguyên liệu sử dụng cho quá trình sản xuất phân compost..................80
Bảng 3. 12 Bảng tổng hợp chi phí đầu tư và nguồn thu của mô hình....................81
1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Các làng nghề truyền thống ở Việt Nam đã và đang có nhiều đóng góp cho
GDP của đất nước nói chung và đối với nền kinh tế nông thôn nói riêng. Nhiều làng
nghề được khôi phục và phát triển đã thu hút được nhiều nguồn vốn trong dân cư,
tạo được việc làm tại ch cho hàng chục vạn lao động. Theo số liệu thống kê, đến
hết năm 201 , số làng nghề và làng có nghề nước ta là 5.096, trong đó số làng nghề
truyền thống được công nhận theo tiêu chí làng nghề hiện nay của Chính phủ là
1.7 8. Các làng nghề thu hút khoảng 10 triệu lao động [1].
Tuy nhiên, m t trái của các làng nghề nông thôn c ng còn nhiều, nhất là tình
trạng gây ô nhiễm môi trường: nước thải, chất thải do các làng nghề tại các v ng
quê gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất đai ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi
và sức khỏe người dân còn rất phổ biến. Theo thống kê, tỷ lệ làng nghề sử dụng
thiết bị xử lý nước thải, chất thải độc hại chỉ đạt ,1% và thực trạng này đang cho
thấy rõ nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ các làng nghề ở nông thôn nước ta.
Những tồn tại này đang đ t vấn đề môi trường nông thôn trước thách thức lớn, cần
được quan tâm và giải quyết [1].
Theo Quyết định số 3076/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 của UBND tỉnh Bến
Tre phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Bến Tre, tỉnh
Bến Tre đến năm 2020 có đề phương hướng phát triển làng nghề của tỉnh là củng cố
và phát triển các làng nghề góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và ổn định
đời sống cho người dân. Gắn kết phát triển làng nghề với phát triển du lịch và bảo
vệ môi trường. Phát triển một số làng nghề theo hướng nâng cao chất lượng sản
phẩm như: làng nghề sản xuất kẹo dừa - thạch dừa, làng nghề bánh tráng, làng nghề
dệt chiếu - thảm, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ….
Đồng thời, theo Quyết định số 2300/QĐ-UBND ngày 13/12/2013 của UBND
tỉnh Bến Tre ban hành chương trình phát triển ngành dừa tỉnh Bến Tre đến năm
2020 thì định hướng sản lượng thạch dừa năm 2020 là 80.000 tấn với yêu cầu là
phải nâng cấp, cải tiến công nghệ và đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
và môi trường.
Bên cạnh, những đóng góp về kinh tế và giải quyết công ăn việc làm cho
người dân địa phương thì vấn đề ô nhiễm môi trường ở các làng nghề chế biến
thạch dừa ở Bến Tre đang là vấn đề quan tâm hàng đầu của chính quyền địa phương
và người dân sống xung quanh khu vực làng nghề. Theo kết quả khảo sát của Bộ
Công thương (2011) trong xây dựng tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn cho ngành
sản xuất các sản phẩm từ dừa thì vấn đề môi trường chủ yếu đối với làng nghề sản
xuất thạch dừa của tỉnh Bến Tre là nước thải và chất thải rắn. Chất thải rắn sản xuất
chủ yếu phát sinh từ các nguồn thải do thải bỏ giấy báo bao bọc khay thạch dừa
trong quá trình lên men thạch giống sau khi châm giống. Hầu hết các loại chất thải
sản xuất của các cơ sơ đều được thu gom bán cho các nhu cầu khác. Các chất thải
rắn khác không được tận dụng và chất thải sinh hoạt không được xử lý sẽ gây ô
nhiễm môi trường xung quanh. Đối với công đoạn tách và ép sản phẩm thạch dừa
thì nước thải có các thông số ô nhiễm đ c trưng: pH là 2,98; BOD5 là 16.200
mgO2/l; COD là 23. 00 (mg/l); tổng SS là 990 (mg/l); tổng N là 1.7 0(mg/l); tổng P
là (64 mg/l). Kết quả này cho thấy chất lượng nước thải có hàm lượng chất ô nhiễm
cao gây ô nhiễm môi trường lớn. Tuy nhiên nếu xem xét dưới góc độ khác thì đây
có thể xem là một nguồn nguyên liệu có giá trị sử dụng vì có các chất dinh dưỡng
hàm lượng cao (tổng N), có chứa một hàm lượng đường còn sót lại trong quá trình
lên men và có độ pH thấp nên có thể tái sử dụng nguồn thải này một cách hợp lý sẽ
giảm nguồn nguyên liệu cần cung cấp mới và giảm tải lượng ô nhiễm đáng kể.
Ngoài nước thải này, nước thải từ quá trình vệ sinh dụng cụ, các nồi nấu và nhà
xưởng lưu lượng thải ước tính khoảng 30m3/mẻ (một mẻ là 6m3 nước dừa) với
thành phần chủ yếu là BOD, COD, SS, Chlorine dư, chất tẩy rửa … tuy nhiên mức
độ ô nhiễm tương đối thấp.
Hoạt động sản xuất chế biến thạch dừa ở các làng nghề Bến Tre với quy mô
chủ yếu là hộ gia đình nằm xen lẫn trong khu dân cư và vốn đầu tư thấp nên việc
đầu tư và vận hành theo hệ thống xử lý chất thải theo phương pháp truyền thống thì
không phù hợp.
Do vậy cần phải có công nghệ thân thiện môi trường để sử dụng tiết kiệm tài
nguyên, giảm tối đa việc phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng
đến sức khỏe của con người cho làng nghề chế biến thạch dừa là rất cần thiết để
phát triển sản xuất và bảo vệ môi trường theo định hướng chung của UBND tỉnh
Bến Tre. Phương hướng để giải quyết vấn đề này là dựa trên mô hình sinh thái như
mô hình VAC (vườn-ao-chuồng) và VACB (vườn-ao-chuồng-biogas) trong sản
xuất nông nghiệp nhưng có bổ sung các yếu tố sản xuất. Chính vì vậy mà đề tài luận
văn “Đề xuất mô hình khép kín nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất và bảo vệ môi
trường cho làng nghề chế biến thạch dừa tỉnh Bến Tre” được thực hiện nhằm
đánh giá hiện trạng môi trường của làng nghề, qua đó đề xuất mô hình tích hợp
trong kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm của làng nghề giúp củng cố, phát triển làng
nghề và đảm bảo về môi trường.
2. Mục tiêu nghiên cứu
 Mục tiêu chung
Đưa ra giải pháp kỹ thuật dựa trên mô hình khép kín làng nghề chế biến
thạch dừa ở Bến Tre để đảm bảo đồng thời phát triển sản xuất và bảo vệ môi trường
hướng đến xây dựng làng nghề sản xuất bền vững.
 Mục tiêu cụ thể
Dựa trên hiện trạng sản xuất, tính toán cân bằng vật chất - năng lượng để xây
dựng mô hình khép kín ngăn ngừa và giảm thiểu chất thải ph hợp với làng nghề
chế biến thạch dừa, cụ thể ở ấp Bình Công, xã Bình Phú, TP. Bến Tre, tỉnh Bến Tre.
3. Nội dung và đối tượng nghiên cứu
 Nội dung nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu đề ra, các nội dung nghiên cứu mà đề tài cần thực
hiện bao gồm:
Nội dung 1: Đánh giá hiện trạng sản xuất
Khảo sát quá trình sản xuất, các dòng thải phát sinh (chất thải rắn và nước
thải) các biện pháp quản lý sản xuất và dòng thải của các hộ chế biến thạch dừa trên
địa bàn ấp Bình Công, xã Bình Phú, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre
Khảo sát và điều tra bằng phiếu điều tra tại hộ sản xuất thạch dừa trên địa bàn.
Đánh giá theo báo cáo giám sát môi trường của các hộ (hay báo cáo giám sát
môi trường do cơ quan hành chánh nhà nước thực hiện).
Lấy mẫu nước thải và đánh giá nước thải đầu vào, đầu ra tại các hộ trong làng
nghề.
Nội dung 2: Đánh giá hiện trạng môi trường
Đánh giá hiện trạng phát sinh và quản lý chất thải; các công nghệ xử lý chất
thải phát sinh (nước thải, chất thải rắn và khí thải)
Phân tích và đánh giá từng dòng vật chất công đoạn trong quy trình sản xuất
Đánh giá Đánh giá hiện trạng môi trường ưu, nhược điểm của từng công nghệ
của các hộ (thiết bị, công nghệ; chi phí đầu tư, vận hành; môi trường).
Đánh giá quy trình xử lý nước thải và chất thải rắn của các hộ gia đình sản
xuất chế biến thạch dừa.
Nội dung 3: Đề xuất mô hình khép kín ngăn ngừa và xử lý chất thải chế
biến thạch dừa
 Nội dung 3.1: Đưa ra các yêu cầu đối với mô hình tính toán để ngăn ngừa ô
nhiễm tích hợp và kiểm soát.
 Yêu cầu về kỹ thuật và môi trường
Mức độ tiết kiệm năng lượng
Tỷ lệ quy vòng và tái sử dụng dòng thải trong quy trình sản xuất.
Mức độ giảm thiểu chất thải phát sinh.
Có hay không có hệ thống xử lý nước thải.
Công nghệ xử lý đơn giản, dễ vận hành, có tính ổn định cao.
 Yêu cầu về kinh tế xã hội
Mức độ tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường.
Hiệu quả kinh tế (vốn đầu tư và chi phí vận hành thấp).
Mối quan tâm của cơ sở sản xuất.
 Nội dung 3.2: Đề xuất mô hình tích hợp đề ngăn ngừa và xử lý chất thải
chế biến thạch dừa dựa trên cơ sở tính toán dòng cân bằng vận chất và năng lượng
trong quá trình sản xuất và dòng thải
Đánh giá hiệu xuất xử lý của từng côn nghệ xử lý, hiện trạng khu vực sản xuất
để xây dựng mô hình giảm thiểu và xử lý chất thải.
Xác định và chọn lựa vật chất tính toán trong mô hình.
Thiết lập mô hình khép kín gần như không có chất
thải.
 Nội dung 3.3: Tính toán đề xuất mô hình khép kín xử lý chất thải cho
trường hợp cụ thể có mức độ ô nhiễm cao nhất (cơ sở sản xuất tách và ép thạch dừa)
Đưa ra mô hình cụ thể (dựa vào diện tích, hiệu quả xử lý các công trình, khả
năng tận dụng chất thải).
Tính toán số lượng và thông số kỹ thuật của từng công trình.
 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất
thạch dừa. Nhưng tập trung chủ yếu vào nước thải và chất thải rắn phát sinh trong
quá trình sản xuất vì đây đang là vấn đề nổi trội nhất trên của làng nghề chế biến
thạch dừa ở ấp Bình Công, xã Bình Phú hiện nay.
Nguyên nhân gây ô nhiễm chủ yếu là do làng nghề có quy mô sản xuất nhỏ lẻ
theo từng hộ gia đình, lại nằm xen lẫn trong khu dân cư và việc đầu tư, xây dựng và
việc vận hành hệ thống xử lý chất thải theo phương pháp truyền thống tốn kém
nhiều chi phí nên các đơn vị sản xuất vận hành chỉ mang tính chất đối phó cơ quan
quản lý. Do đó, việc kiểm tra, giám sát nguồn phát thải các chất ô nhiễm rất khó và
chất thải hầu như không được xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường.
Đề tài nghiên cứu chọn hộ có mô hình sản xuất gây ô nhiễm nhiều nhất (cơ sở
sản xuất tách và ép thạch dừa) để tính toán cân bằng vật chất và đưa ra mô hình
ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm cho ph hợp.
4. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp luận
Sản xuất thạch dừa là nghề đang được tỉnh Bến Tre quan tâm củng cố và
phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích kinh tế mà ngành sản xuất chế biến
thạch dừa mang lại, nó c ng phát sinh một lượng lớn chất thải ảnh hưởng đến cộng
đồng và môi trường xung quanh.
Các cơ sở sản xuất chế biến thạch dừa đã có những biện pháp xử lý chất thải
nhưng hiệu quả xử lý không được triệt để. Hầu hết các cơ sở chế biến thạch dừa đều
có hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh nhưng không vận hành thường xuyên
thường thải thẳng ra kênh rạch. Nồng độ ô nhiễm của nước thải chế biến thạch dừa
rất cao và có chứa thành phần Nitơ, Photpho nên thải trực tiếp ra môi trường là
không ph hợp sẽ gây ô nhiễm nguồn nước. Đối với chất thải rắn sản xuất và sinh
hoạt do Công ty công trình đô thị thu gom chưa tận dụng được chất thải sản xuất
gây lãng phí và tốn chi phí xử lý.
Vì vậy, tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải và chất thải rắn sản xuất
chế biến thạch dừa đang có chiều hướng gia tăng trên địa bàn ấp Bình Công, xã
Bình Phú, TP. Bến Tre, tỉnh Bến Tre.
Trước tình hình đó, để tài “Đề xuất mô hình khép kín nhằm thúc sản xuất và
bảo vệ môi trường cho làng nghề chế biến thạch dừa tỉnh Bến Tre” sẽ khảo sát,
thu thập, đánh giá mức độ xử lý của các biện pháp xử lý đang được áp dụng. Từ các
đánh giá đó, đề xuất các giải pháp ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm ph hợp nhất trên
địa bàn ấp Bình Công, xã Bình Phú, TP. Bến Tre, tỉnh Bến Tre để đạt được mục tiêu
kinh tế và môi trường.
Sơ đồ tổng quát qui trình nghiên cứu của đề tài được trình bày ở hình 1:
- Phát phiếu điều tra; phỏng vấn;
Đánh giá hiện trạng sản - Tham quan tìm hiểu thực tế quy
xuất các hộ sản xuất trình sản xuất, xử lý nước thải
thạch dừa tại ấp Bình - Thu thập mẫu phân tích
Công - Thu thập hiện trạng quản lý
môi trường

Đánh giá hiện trạng


môi trường (khả năng - Công nghệ sản xuất
- Nhu cầu nguyên nhiên liệu các vật tư
phát sinh khí thải, chất khác
thải rắn và nước thải) - Hiện trạng quản lý chất thải

Các yêu cầu xây dựng mô hình


- Đơn giản, dễ vận hành, có tính ổn
định cao.
- Tiết kiệm năng lượng, tái sử dụng
chất thải.
- Chi phí đầu tư thấp
- Được cộng đồng chấp nhận, đáp ứng
mỹ quan

Đề xuất mô hình khép


Xây dựng mô hình giảm thiểu chất
kín ngăn ngừa và xử lý
thải phù hợp
chất thải chế biến thạch
dừa

Tính toán đề xuất cho trường hợp cụ


thể
- Số lượng công trình
- Thông số mô hình

Hình 1. Sơ đồ nghiên cứu của đề tài


 Phương pháp cụ thể
- Phương pháp thu thập thông tin
Thu thập các tài liệu tổng quan về làng nghề và hiện trạng sản xuất và xử nước
thải, chất thải phát sinh từ hoạt chế biến thạch dừa. Thu thập tài liệu trong và ngoài
nước về công nghệ sản xuất, xử lý nước thải, chất thải biện pháp sản xuất sạch hơn
áp dụng cho ngành chế biến thạch dừa hiện nay, các công nghệ mới có thể áp dụng
cho ngành này và những quy định cho ngành chế biến thạch dừa ở trong nước và
trên thế giới.
Thu thập thông tin về làng nghề chế biến thạch dừa. Thu thập các báo cáo,
thông báo, các số liệu tại các cơ quan quản lý nhà nước làng nghề chế biến thạch
dừa được điều tra.
- Phương pháp điều tra thực địa
Tham quan các hộ sản xuất chế biến thạch dừa tại ấp Bình Công, xã Bình Phú.
Tiến hành thu thập thông tin, số liệu, tài liệu và xem xét hoạt động, tìm hiểu quy
trình công nghệ cho các công đoạn sản xuất của các hộ dân trong khu vực làng
nghề.
Phỏng vấn và phát phiếu điều tra cho các hộ khảo sát.
Khảo sát tình hình phát sinh và xử lý nước thải tại các hộ (công nghệ sản xuất,
nguồn nguyên liệu đầu vào và đầu ra, lượng nước thải ra, chất thải rắn, hiện trạng ô
nhiễm do nước thải và tình hình quản lý, xử lý nước thải, chất thải rắn…).
Lấy mẫu nước thải đầu vào, đầu ra tại một số hộ đ c trưng cho các loại hình
sản xuất (sản xuất thạch thô, ép cắt khô; Các chỉ tiêu cần điều tra về ô nhiễm nước
thải: pH, COD, BOD5, TSS, Tổng N, Tổng P).
- Phương pháp lấy mẫu
Áp dụng theo phương pháp lấy mẫu nước thải theo QCVN. Nước thải được
lấy tại các hộ vào giờ cao điểm tức thời điểm nước đổ ra nhiều nhất .
- Phương pháp so sánh
Đối chiếu các số liệu kết quả điều tra với Quy chuẩn Việt Nam về nước thải
(QCVN 40:2011/BTNMT).
- Phương pháp phân tích dòng vật chất
Phương pháp này giúp ta biết được nguồn chất thải phát sinh, lượng nước
thải sẽ biến đổi như thế nào qua các thiết bị, công nghệ xử lý và năng lượng, hoá
chất tổn thất để xử lý nước thải là bao nhiêu. Trong quá trình biến đổi của nước thải
qua từng quy trình công nghệ xử lý, quá trình chuyển đổi vật chất trong nước thải sẽ
diễn ra. Phương pháp này sẽ giúp đánh giá được tính chất nước thải đầu vào, sự
thay đổi nồng độ ô nhiễm trong quá trình xử lý c ng như sự tổn thất năng lượng, vật
chất phục vụ cho việc xử lý.
- Phương pháp tính toán cân bằng vật chất
Phương pháp này tính toán dựa vào định luật bảo toàn vật chất, khi có một
quá trình vật chất biến đổi xảy ra, chất này mất đi sẽ sinh ra một chất khác, vật chất
không bao giờ mất đi. Từ định luật này chúng ta có thể thiết lập được các phương
trình tính toán sự biến đổi chất ô nhiễm từ nơi này di chuyển sang nơi khác.
Phân tích cân bằng vật chất phụ thuộc vào khu vực, không gian cụ thể. Giả
thiết rằng khu vực nghiên cứu có một đường biên giới hạn, ta có thể xác định được
lượng vật chất đi qua c ng như lượng vật chất tích tụ trong phạm vi nghiên cứu.
- Phương pháp kế thừa
Sử dụng các kết quả nghiên cứu trước làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp.

5. Giới hạn đề tài


 Giới hạn không gian
Đề tài này chỉ thực hiện điều tra thực trạng sản xuất và hiện trạng môi trường
để phân tích đánh giá dòng vật chất, năng lượng từ đó đưa ra mô hình ngăn ngừa ô
nhiễm tích hợp và kiểm soát chất thải ph hợp với điều kiện sản xuất của làng nghề
sản xuất chế biến thạch dừa ở ấp Bình Công, xã Bình Phú, thành phố Bến Tre, tỉnh
Bến Tre đối với dòng thải là nước thải và chất thải rắn.
 Giới hạn thời gian
Đề tài chính thức thực hiện trong vòng 6 tháng từ tháng 1/2016 đến tháng
10/2016.

6. Ý nghĩa đề tài
Ngày 30/12/2011, UBND tỉnh Bến Tre ban hành Quyết định số 3076/QĐ-
UBND phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP. Bến Tre, tỉnh
Bến Tre đến năm 2020 có đề phương hướng phát triển làng nghề là gắn kết phát
triển làng nghề với phát triển du lịch và bảo vệ môi trường. Vì vậy, đề tài được
thực hiện nhằm nghiên cứu và đề xuất giải pháp công nghệ ph hợp trong việc ngăn
ngừa, kiểm soát và xử lý chất thải chế biến thạch dừa trên địa bàn tỉnh Bến Tre và
đồng thời góp phần vào việc thực hiện đề án của tỉnh.
Các kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo cho công tác quản lý
môi trường của địa phương, giúp các hộ sản xuất chế biến thạch dừa cải thiện tình
hình xử lý nước thải hiện tại đề từ đó cải thiện chất lượng môi trường xung quanh.

7. Tính mới đề tài


Các nghiên cứu hiện nay đối với làng nghề chế biến thạch dừa chủ yếu thực
hiện nghiên cứu cho công nghệ xử lý nước thải theo phương pháp truyền thống.
Việc xử lý theo phương pháp truyền thống sẽ không ph hợp quy mô hộ gia đình do
tốn nhiều chi phí và đòi hỏi phải có kỹ thuật nhất định do đó chưa giải quyết hết các
vấn đề ô nhiễm của làng nghề chế biến thạch dừa.
Đề tài nghiên cứu thông qua việc đánh phân tích dòng vật chất và năng lượng
sẽ giúp nhận biết các nguồn phát sinh chất thải để từ đó đưa ra giải pháp tổng hợp
giảm thiểu chất thải phát sinh để đảm bảo sản xuất và bảo vệ môi trường. Mô hình
được đề xuất nghiên cứu là mô hình khép kín dựa trên cơ sở mô hình VAC.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN –LÝ THUYẾT

1.1. Tổng quan về làng nghề chế biến thạch dừa ở Bến Tre
Tỉnh Bến Tre có quy mô trồng dừa lớn nhất cả nước, cây dừa được trồng tập
trung tạo thành vùng nguyên liệu lớn. Trước năm 2005, diện tích dừa ổn định trong
khoảng 37.000ha - 38.000ha. Sau đó tăng nhanh và đạt đến 55.870ha vào năm 2011
(chiếm 31,1 % diện tích đất nông nghiệp của tỉnh) và đạt khoảng 58. 0ha năm
2012. Toàn tỉnh có 163.082 hộ trồng dừa, đa số hộ trồng dừa có diện tích đất ít:
122.96 hộ trồng dưới 0,5ha, 31.652 hộ trồng từ 0,5 đến 01ha và 8. 66 hộ trồng
trên 1ha [12].
Khoảng 12,5% diện tích dừa Bến Tre trồng các giống dừa thuộc nhóm cho
trái tươi (dừa uống nước) phổ biến như các giống dừa Xiêm. Khoảng 87,5% diện
tích còn lại trồng các giống dừa cho chế biến công nghiệp ho c đa dụng. Các v ng
trồng dừa tươi phân bố xen kẽ với v ng dừa chế biến công nghiệp. [12].
Ngành công nghiệp chế biến dừa ở Bến Tre tuy mới hình thành không
lâu, nhưng đã có sự phát triển nhanh khá chắc chắn và phong phú về m t hàng.
Công nghiệp chế biến dừa đã tiêu thụ 85,7 % tổng lượng dừa thu hoạch trên địa bàn
tỉnh và chiếm tỷ trọng khá lớn so với ngành công nghiệp chế biến, được xem là
ngành kinh tế m i nhọn của tỉnh. Theo số liệu tổng hợp thống kê và điều tra ngành
chế biến dừa giai đoạn 2005-2010 và năm 2011 như sau:
- Số lượng doanh nghiệp và cơ sở chế biến dừa: Giai đoạn 2005-2010 tăng
bình quân 3,0 %/năm, từ 1.399 cơ sở và doanh nghiệp năm 2005 tăng lên 1.625
đơn vị năm 2010, chiếm 16,67% số cơ sở ngành công nghiệp. Năm 2011 tăng lên
1.929 đơn vị, chiếm 15,53% tổng số cơ sở toàn ngành công nghiệp [12].
- Lao động tham gia trong các doanh nghiệp và cơ sở chế biến dừa: Chiếm tỷ
lệ khá cao trong lao động ngành công nghiệp, giai đoạn 200-2010 tăng bình quân
5,8%/năm, từ 15. 1 người năm 2005, lên 20. 29 người năm 2010, chiếm 1,76%
tổng lao động ngành công nghiệp. Năm 2011 tăng lên 22.639 lao động, chiếm
38,71% tổng số lao động toàn ngành công nghiệp của tỉnh [12].
- Giá trị sản xuất công nghiệp ngành chế biến dừa: Tăng đều và giữ vững tỷ
trọng cao trong cơ cấu chung của ngành. Năm 2006 giá trị sản xuất ngành chế biến
dừa là 80 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 20,91% trong tổng giá trị sản xuất của ngành
công nghiệp, đến năm 2010 giá trị sản xuất các sản phẩm từ dừa 820 tỷ đồng, chiếm
2 ,58% so với giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp, giai đoạn 2006-2010
tăng trưởng bình quân 13,52%/năm (giá cố định 199 ) [12].

Từ nguyên liệu của cây dừa Bến Tre hiện nay đã sản xuất được nhiều loại sản
phẩm. Phần lớn các sản phẩm của ngành chế biến dừa có giá trị gia tăng cao: Cơm
dừa nạo sấy, bột sữa dừa, sữa dừa đóng lon, than hoạt tính... Trong đó sản lượng
thạch dừa giai đoạn 2006-2010 tăng bình quân 58,65%/năm, từ 1. 60 tấn năm 2005
tăng lên 1 .672 tấn năm 2010. Ngoài sản phẩm thạch dừa thô, các cơ sở trong tỉnh
đã đầu tư sản xuất được sản phẩm thạch dừa thành phẩm phục vụ cho xuất khẩu và
tiêu d ng nội địa. Đây là phụ phẩm của hoạt động chế biến trái dừa vốn đầu tư ít
nhưng giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động, góp phần làm tăng giá trị
cho cây dừa [12].

Thạch dừa (nata de coco) là một loại thức ăn phổ biến, có nguồn gốc từ
Philippine, được tạo ra từ sự lên men nước dừa bởi vi khuẩn Acetobacter xylinum.
Sản phẩm thạch dừa là một món ăn tráng miệng có đ c điểm dai, trong suốt và rất
ngon. Thạch dừa có hàm lượng chất xơ cao, ít năng lượng và không chứa
cholesterol nên rất tốt cho hệ thống tiêu hoá. Bản chất của thạch dừa là một màng
nhày có cấu trúc hemicellulose. Thành phần monosaccharide chính của thạch dừa là
socboza nằm ở dạng L-socboza. Công thức cấu tạo của L-socboza là: CH 2OH-
COHOCH- HCOH-HOCH-CH2OH. Do thạch dừa có bản chất là polysaccharide
ngoại bào nên có khả năng ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Cho đến nay,
việc ứng dụng thạch dừa mới chỉ dừng lại ở những nghiên cứu chế biến thành
những sản phẩm kẹo, jelly, các sản phẩm giải khát.
Cấu trúc mạng polysaccharide của thạch dừa: Thạch dừa có cấu trúc mạng là
các polysaccharide, chúng sắp xếp không theo trật tự, không theo quy luật, chúng
đan xen vào nhau rất chằng chịt theo mọi phía. Do trong quá trình lên men, các vi
khuẩn Acetobacter xylinum đã chuyển động h n loạn không theo quy luật. Đó là
nguyên nhân tạo nên tính dai và chắc về mọi phía của miếng thạch. Bên cạnh đó,
mạng polysaccharide luôn luôn ngậm một lượng nước đáng kể (chiếm 99%).

1.2. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội


1.2.1. Điều kiện tự nhiên
1.2.1.1. Vị trí địa lý

Vị trí xã Bình Phú, TP. Bến Tre được mô tả như sau:

- Phía Đông giáp Phường 7,

- Phía Tây giáp xã Sơn Đông,

- Phía Nam giáp huyện Mỏ Cày Bắc,

- Phía Bắc giáp xã Sơn Đông.

Xã Bình Phú, Thành phố Bến Tre cách thành phố Hồ Chí Minh 86km, cách
Thành phố Mỹ Tho 15km, cách Thành phố Cần Thơ 11 km và có Quốc lộ 60 đi
qua để đi đến các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng là điều kiện thuận lợi cho
việc tiêu thụ sản phẩm.

1.2.1.2. Diện tích và hiện trạng sử dụng đất

Theo số liệu kiểm kê sử dụng đất năm 2015 của xã Bình Phú , Thành phố Bến
Tre có tổng diện tích là 653,61ha trong đó cơ cấu và tỷ lệ sử dụng từng loại đất thể
hiện ở Bảng 1.1

Bảng 1. 1 Cơ cấu và tỷ lệ sử dụng đất của xã Bình Phú


STT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
I Đất nông nghiệp 458,9 70,2
1 Đất sản xuất nông nghiệp 457,45 70,0
2 Đất nuôi trồng thủy sản 1,44 0,2
II Diện tích đất phi nông nghiệp 194,72 29,8
STT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1 Đất ở 36,61 5,6
2 Đất chuyên d ng 21,61 3,3
2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan 0,69 0,1
2.2 Đất an ninh 3,47 0,5
Đất xây dựng công trình sự
2.3 1,46 0,2
nghiệp
Đất sản xuất kinh doanh phi
2.4 15,99 2,4
nông nghiệp
2.5 Đất có mục đích công cộng 25,17 3,9
3 Đất cơ sở tôn giáo 0,9 0,1
4 Đất cơ sở tín ngưỡng 0,05 0,0
5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 1,9 0,3
6 Đất kênh rạch, sông suối 108,48 16,6
Nguồn: Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai của xã Bình Phú năm 2015.

1.2.1.3. Đặc điểm khí hậu

Nằm trong v ng chịu ảnh hưởng của yếu tố khí hậu nhiệt đới gió m a quanh
năm nóng ẩm, có chế độ nhiệt tương đối cao, nhiệt độ không khí trung bình hàng
năm 27oC. Độ ẩm không khí trung bình từ 83 đến 90%. Trong năm, khí hậu chia
thành 2 m a rõ rệt: m a mưa từ tháng 5 đến tháng 11, m a khô từ tháng 12 đến
tháng năm sau. Lượng mưa bình quân hàng năm là 1.210-1.500 mm/năm; lượng
mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm, trong m a mưa lượng mưa
chiếm 9 -98% tổng lượng mưa cả năm.

1.2.2. Kinh tế -xã hội


1.2.2.1. Dân số lao động và thu nhập

Theo số liệu thống kê năm 201 của xã Bình Phú, tổng số dân của toàn xã là
8158 người trong đó ấp Bình Công có khoản 2.019 người. Thu nhập bình quân theo
đầu người là 38 triệu đồng/năm. Cơ cấu dân số phi nông nghiệp – nông nghiệp là
20%-80%, điều này cho thấy nông nghiệp và nông thôn vẫn còn giữ một vai trò
đáng kể trong phát triển kinh tế của địa phương.

1.2.2.2. Các cơ sở sản xuất

Theo số liệu Thống kê năm 2015 của xã Bình Phú thì trên toàn địa bàn có
cơ sở sản xuất kinh doanh chủ yếu các ngành nghề sản xuất thạch dừa, kẹo dừa và
cơm dừa và trong đó 09 cơ sở của ấp Bình Thành, 08 cơ sở của ấp Phú lợi, 0 cơ sở
của ấp Bình Phú và 23 cơ sở của ấp Bình Công (17 cơ sở sản xuất thạch dừa , 01 cơ
sở giết mổ gia cầm và 05 cơ sở sản xuất cơm dừa).
Tuy nhiên bên cạnh đó, Thành phố Bến Tre c ng đang tập trung xây dựng
Thành phố văn hóa theo hướng văn minh, xanh, sạch, đẹp, thân thiện, phát triển bền
vững và đạt tiêu chuẩn đô thị loại II trước năm 2020 trên cơ sở tạo sự đồng thuận
sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, hiệu
quả và bền vững. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, văn hóa của người dân,
đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường. Giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo
quốc phòng và an ninh.
Đối với ấp Bình Công, xã Bình Phú hiện nay, một trong những khó khăn đó
là thiếu m t bằng cho sản xuất, sản xuất chủ yếu theo quy mô hộ gia đình nhà vừa
để ở, vừa là cơ sở sản xuất chính. Hơn nữa, do sản xuất với quy mô hộ gia đình nên
khó tập trung được lượng chất thải, nhất là nước thải và hệ thống kênh mương dẫn
nước thải của làng nghề là các kênh mương tự nhiên, ngay cạnh nhà ở, sau đó đổ
vào kênh rạch chính của xã rồi hòa vào sông Hàm Luông. Bênh cạnh đó, nguyên
nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường xung quanh là do công nghệ sản
xuất lạc hậu của làng nghề.
Với cơ sở hạ tầng như vậy, không đủ điều kiện đảm bảo cho việc bảo vệ
môi trường của làng nghề, làm cho mức độ ô nhiễm ngày càng trầm trọng hơn,
nhất là khi quy mô sản xuất tại ấp Bình Công, xã Bình đang ngày càng lớn, tốc
độ tăng trưởng trung bình đạt khoảng 3%/năm.
M t khác, một trong những nguyên nhân gián tiếp gây khó khăn cho việc
giảm thiểu ô nhiễm là đ c th của thị trường Việt Nam nói riêng c ng như các nước
đang phát triển nói chung, chúng ta chưa có yêu cầu “nghiêm khắc” đối với những
sản phẩm ô nhiễm ho c gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, Chính phủ c ng đã
có nhiều khuyến cáo người dân sử dụng các sản phẩm xanh, sản phẩm thân thiện
với môi trường.

1.2.3. Các quy hoạch và định hướng phát triển

Các làng nghề có nhiều đóng góp phần phát triển kinh tế giải quyết việc làm
cho địa phương. Tuy nhiên, vấn đề môi trường của các làng nghề nông thôn c ng
còn nhiều bất cập, nhất là tình trạng gây ô nhiễm môi trường: nước thải, chất thải do
các làng nghề tại các v ng quê gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất đai ảnh
hưởng đến cây trồng, vật nuôi và sức khỏe người dân còn rất phổ biến. Trước thực
trạng ô nhiễm môi trường làng nghề, bảo vệ môi trường làng nghề là vấn đề được
quan tâm của cả xã hội, thì Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản đề cập
đến vấn đề này, như: Nghị quyết 1/NQ-TƯ năm 200 của Bộ Chính trị về bảo vệ
môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã có
nhiều nội dung về bảo vệ môi trường tại làng nghề như: “Khắc phục cơ bản nạn ô
nhiễm môi trường ở các làng nghề, các cơ sở công nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp đi
đôi với hình thành các cụm công nghiệp bảo đảm các điều kiện về xử lý môi trường;
chủ động có kế hoạch thu gom và xử lý khối lượng rác thải đang ngày càng tăng
lên”; Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 định hướng đến năm
2020; Luật Bảo vệ Môi trường năm 201 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật
bảo vệ môi trường; Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 7/7/2006 của Thủ tướng
Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn; Nghị định số 0 /2009/NĐ-CP ngày
14/01/2009 của Chính phủ về ưu đãi, h trợ hoạt động bảo vệ môi trường, trong đó
có hoạt động xây dựng hệ thống xử lý chất thải và xây dựng hệ thống kết cấu hạ
tầng bảo vệ môi trường các khu, cụm công nghiệp làng nghề; Thông tư số 113/TT-
BTC ngày 28-12-2006 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn một số nội dung về
ngân sách nhà
nước h trợ phát triển ngành nghề nông thôn; Chỉ thị số 28/2007/CT-BNN ngày
18/4/2007 của Bộ NN&PTNT về “Đẩy mạnh thực hiện quy hoạch việc phát triển
ngành nghề nông thôn và phòng chống ô nhiễm môi trường làng nghề”; Chỉ thị số
36/2008/CT-BNN ngày 20/02/2008 của Bộ NN&PTNT về “Tăng cường các hoạt
động bảo vệ môi trường trong nông nghiệp và phát triển nông thôn”; Thông tư số
46/2011/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường Quy định về bảo vệ môi trường làng nghề…

Bên cạnh đó, tỉnh Bến Tre c ng ban hành các văn bản liên quan nhằm cụ thể
hóa đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước ở địa phương như:
Quyết định số 1832/QĐ-UBND ngày 11/10/2013 của UBND tỉnh Bến Tre phê
duyệt Chương trình h trợ nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của làng nghề
tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013-2020 và Quyết định số
2300/QĐ-UBND ngày 13/12/2013 UBND tỉnh Bến Tre ban hành Chương trình phát
triển ngành dừa tỉnh Bến Tre.

1.3. Chế biến thạch dừa


1.3.1. Quy trình công nghệ chế biến thạch dừa

Quá trình chế biến thạch dừa sử dụng nước dừa không sử dụng của các nhà
máy sản xuất các sản phẩm ngành dừa khác như kẹo dừa, cơm dừa nạo sấy... Công
nghệ sản xuất điển hình là lên men tĩnh sử dụng vi khuẩn Acetobacter xylinum. Quá
trình sản xuất bao gồm các bước công nghệ chính như sau: chuẩn bị môi trường
(lọc, lắng, bổ sung dinh dưỡng và khử tr ng); lên men; thu sản phẩm thạch dừa thô
và hoàn thiện sản phẩm thương phẩm (cắt, rửa, ngâm xử lý hóa chất, pha trộn
đường và hương liệu, đóng gói sản phẩm).

Sau đây là sơ đồ công nghệ của quá trình chế biến thạch dừa kèm theo các đ c
trưng nguyên liệu đầu vào và các phát thải.
Nước dừa

Lọc Dung dịch rơi vãi, c n lọc

Lắng C n lắng

Đường, SA, DAP, Bổ sung phụ liệu và khử tr ng Dung dịch rơi vãi
acid acetic, củi Khói thải lò thanh tr ng

Men giống, Lên men Dung dịch rơi vãi


giấy báo Chai men giống bẩn

Thu nhận thạch dừa thô


Dung dịch rơi vãi
Khai lên men bẩn

Cạo, rửa
Nước Nước thải, c n thải

Sản phẩm thạch dừa thô

Cắt
Nước Nước thải
Nước

Ngâm xử lý
Nước, xô đa Nước thải có xô đa

Rửa
Nước Dung dịch rơi vãi

Nước đường, Pha trộn


hương liệu Dung dịch rơi vãi

Gas, Đóng gói Bao bì hỏng


điện

Hình 1. 1. Sơ đồ quy trình sản xuất thạch dừa


1.3.2. Nhu cầu nguyên liệu và năng lượng
1.3.2.1. Nhu cầu nguyên liệu

Nguyên liệu chính được sử dụng trong quá chế biến thạch dừa là nước dừa
già (dừa khô - khoảng từ 10 - 12 tháng tuổi). Đây là phụ phẩm (thường bị đổ bỏ)
của các nhà máy cơm dừa nạo sấy, cơ sở sản xuất kẹo dừa, kẹo chuối, mứt, bánh
phồng…Quá trình sản xuất thạch dừa góp phần giải quyết ô nhiễm môi trường của
các nhà máy, cơ sở trên nhưng bản thân quá trình chế biến thạch dừa c ng phát sinh
chất thải gây ô nhiễm.
Nguyên liệu phụ là các chất bổ sung dinh dưỡng như đường, acid acetic,
Sunfat Amon (SA), DiAmonPhotphat (DAP) và dung dịch men giống thạch dừa
được nhân ra từ ống nghiệm ho c mua từ các nhà sản xuất men giống. Định mức
tiêu thụ nguyên, nhiên, vật liệu của một số cơ sở chế biến thạch dừa của Việt nam
được thể hiện trong bảng dưới đây.
Bảng 1. 2. Định mức tiêu thụ nguyên liệu
STT Nguyên nhiên liệu Đơn vị tính Số lượng
1 Nước dừa Lít/tấn sản phẩm 1000-1100
2 Men giống Lít/tấn sản phẩm 100
3 Đường saccaro Kg/tấn sản phẩm 10,8
4 Sunfat amon (SA) Kg/tấn sản phẩm 7,2
5 Acid acetic Kg/tấn sản phẩm 2,5
6 DiAmonPhotphat (DAP) Kg/tấn sản phẩm 7,2
7 Nước m³/tấn sản phẩm 5-6
Nguồn: Bộ Công thương và Bộ Giáo dục và Đào Tạo, (2011) – Tài liệu hướng
dẫn sản xuất sạch hơn
 Nước dừa
Nước dừa là nguyên liệu chính dùng để chế biến thạch dừa. Trung bình một
quả dừa có chứa 300 ml nước, chiếm 25% trọng lượng trái dừa. Nước dừa già được
thu nhận ở các nhà máy sản xuất cơm dừa nạo sấy. Thành phần gồm: đường,
protein, dầu béo, khoáng, vitamin... hoà tan và một số tạp chất khác.
Bảng 1. 3. Thành phần hoá học của nước dừa có trong 1 trái dừa

STT Thành phần Khối lượng


1 Chất khô 4,71
2 Đường tổng số 2,08
3 Tro 0,02
4 K 3,12
5 Na 1,5
6 Ca 2,9
7 Mg 3,0
8 Fe 0,01
9 Cu 0,04
10 P 3,7
11 S 3,4
12 Protein 0,55
13 Dầu béo 0,74
14 Tỉ trọng 1,02
Nguồn: Bộ Công thương và Bộ Giáo dục và Đào Tạo, (2011) – Tài liệu hướng dẫn
sản xuất sạch hơn
Bảng 1. 4. Các vitamin có trong nước dừa

STT Vitamin Hàm lượng (g/l)


1 Acid ascorbic 3
2 Penthothennic 0,052
3 Acid nicotinic 0,064
4 Acid folic 0,03
5 Riboflavin 0,00001
Nguồn: Bộ Công thương và Bộ Giáo dục và Đào Tạo, (2011) – Tài liệu hướng dẫn
sản xuất sạch hơn
Bảng 1. 5. Các acid amin có trong nước dừa

Hàm lượng (%khối


STT Acid amin
lượng/amin tổng số)
1 Acid glutamic 14,5
2 Arginine 12,75
3 Leucine 4,18
4 Lysine 4,51
5 Proline 4,12
6 Aspartic 3,6
7 Tyrosine 2,83
8 Alamine 2,41
9 Histidine 2,05
10 Phenyl alanin 1,23
11 Senine 0,91
12 Cystein 1,17
Nguồn: Bộ Công thương và Bộ Giáo dục và Đào Tạo, (2011) – Tài liệu hướng dẫn
sản xuất sạch hơn
 Men giống
Men giống d ng cho quá trình lên men sản xuất thạch dừa là vi khuẩn
Acetobacter xylinum. Men giống phục vụ cho sản xuất được cung cấp bởi các đơn
vị có chuyên môn sâu về vi sinh như các viện nghiên cứu, trung tâm ứng dụng tiến
bộ khoa học công nghệ... Chủng Acetobacter xylinum có nguồn gốc từ Philipine và
thuộc nhóm vi khuẩn acetic.. Acetobacter xylinum là loại vi khuẩn dài khoảng 2μm,
đứng riêng lẽ ho c xếp thành chu i, có khả năng tạo váng hemicellulose khá dày.
Acetobacter xylinum sinh trưởng ở điều kiện pH < 5, nhiệt độ khoảng 28 –
32oC và có thể tích luỹ .5% acid acetic. Acid acetic là sản phẩm sinh ra trong quá
trình hoạt động của vi khuẩn, nhưng khi chúng vượt quá mức cho phép, chúng sẽ
quay ngược trở lại làm ức chế hoạt động của vi khuẩn.
Acetobacter xylinum hấp thụ đường glucose từ môi trường và kết hợp với acid
béo tạo thành một tiền chất nằm trên màng tế bào. Kế đó nó được thoát ra ngoài tế
bào cùng với một enzyme. Enzyme này có thể polyme hoá glucose thành cellulose.
Acetobacter xylinum tạo nên lớp cellulose dày là do môi trường nước dừa có
bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết. Cellulose là những polisaccharide không tan
trong nước mà tan trong môi trường kiềm. Đó cũng là thành phần chính của màng tế
bào thực vật. Polysaccharide của vi sinh vật thường được tích tụ đáng kể trong các
môi trường lỏng. Vi sinh vật có khả năng tổng hợp các oligo và polysaccharide.
Lượng các oligo và các polysaccharide nội bào có thể đạt tới 60% trọng lượng khô
của tế bào.
Tất cả các oligo và polysaccharide được tổng hợp bằng cách kéo dài chuoi
saccharide có trước nhờ vào việc thêm vào đơn vị monosaccharide. Đơn vị
monosaccharide được thêm vào tham gia phản ứng ở dạng nucleotide,
monosaccharide được hoạt hoá thường là dẫn xuất của các uridin diphosphat (UDP-
X) nhưng đôi khi cũng với các nucleotide, purin và các pirimidin khác. Sự tổng hợp
diễn ra theo các phản ứng sau:
…X-X-X-X- + UDP-X = …X-X-X-X-X + UDP
n nhánh (n+1) nhánh
Cơ chế quá trình sinh tổng hợp diễn ra theo sự tổng hợp các loại
polysaccharide phân nhánh hiện chưa rõ. Người ta cho rằng thứ tự các gốc đường
và tính đ c trưng tham gia của chúng vào chuoi polysaccharide phụ thuộc vào các
enzyme ransferase. Acetobacter xylinum sống thích hợp ở nhiệt độ 28-32oC. Ở
nhiệt độ này quá trình hình thành các sản phẩm trong đó có thạch dừa là tốt nhất.
 Nước
Nước được sử dụng ở một số công đoạn trong quá trình sản xuất thạch dừa:
rửa sản phẩm thạch thô, rửa thạch trước khi cắt, sau khi ngâm tẩy sô đa, vệ sinh nhà
xưởng, các thiết bị sản xuất... Mức tiêu thụ nước phụ thuộc vào hệ thống thiết bị,
phương thức quản lý và vận hành của moi cơ sở chế biến.
Hiện nay ở Việt Nam, lượng nước trung bình sử dụng cho 1 tấn sản phẩm
thạch thô là 6 m3/tấn sản phẩm thạch thô, với sản phẩm thạch thương phẩm là 10
m3/tấn (không bao gồm nước của quá trình sản xuất thạch thô). Nguyên nhân sử
dụng nhiều nước chủ yếu là do:
- Ý thức công nhân về các vấn đề tiết kiệm nước là rất kém.
- Các nhà sản xuất đa phần là các hộ sản xuất thủ công ho c các công ty tư
nhân nhỏ lẻ, chưa ý thức được giá trị nguồn nước và tác động của nước thải đến môi
trường.
- Các cơ sở chế biến thạch dừa chưa có cơ hội tiếp cận được với các giải pháp
sản xuất sạch hơn.

1.3.2.2. Nhu cầu năng lượng

Năng lượng dùng trong quá trình chế biến thạch dừa được sử dụng từ củi và
điện. Củi dùng chủ yếu để nấu nguyên liệu làm thạch gồm nước dừa, Sunfat Amon
(SA), DiAmonPhotphat (DAP), đường cát và nước, hon hợp dung dịch này sẽ được
đun sôi khoảng 10-15 phút để tiêu diệt vi sinh và vớt sạch bọt bằng tay. Điện dùng
trong hoạt động thắp sáng, máy bơm nước. Nhu cầu tiêu thụ năng lượng được thể
hiện ở Bảng sau:
Bảng 1. 6. Định mức tiêu thụ năng lượng
STT Năng lượng Đơn vị tính Số lượng
1 Điện Kw/tấn sản phẩm 7,73-15
2 Củi Tấn/tấn sản phẩm 0,1
Nguồn: Bộ Công thương và Bộ Giáo dục và Đào Tạo, (2011) – Tài liệu hướng dẫn
sản xuất sạch hơn
1.3.2.3. Các vấn đề môi trường có liên quan

Làng nghề có vai trò của quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội địa
phương như tạo việc làm cho người lao động và giảm thời gian nông nhà nông thôn;
tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người lao động; khai thác các nguồn lực nhà
roi và nguyên vật liệu tại địa phương; bảo tồn các giá trị văn hóa ở địa phương và
phát triển du lịch; tăng giá trị sản xuất hàng hóa và kim ngạch xuất khẩu; thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nông thôn.
Tuy nhiên hiện nay, làng nghề phát triển mạnh, nhưng cơ bản vẫn mang tính
tự phát, nhỏ lẻ; thiết bị thủ công, đơn giản; công nghệ lạc hậu, m t bằng sản xuất
nhỏ hẹp cộng thêm ý thức người dân làng nghề trong việc bảo vệ môi trường sinh
thái và bảo vệ sức khoẻ con người còn hạn chế. Chính những yếu tố nêu trên đã tạo
sức ép không nhỏ đến chất lượng môi trường sống của làng nghề và cộng đồng
xung quanh.

1.3.2.3.1. Nước thải

Nước thải sinh hoạt: phát sinh từ hoạt động vệ sinh của công nhân viên tại cơ
sở. Các c n bã, chất hữu cơ dễ phân huỷ là những thành phần chủ yếu của nước thải
sinh hoạt. Thông thường nước thải sinh hoạt được thu gom dẫn về hệ thống xử lý
nước thải riêng bằng bể tự hoại.
Nước thải sản xuất: phát sinh từ công đoạn tách và ép sản phẩm thạch dừa
3m3/mẻ (một mẻ là 6m3 nước dừa). Nước thải có thành phần ô nhiễm chủ yếu là
BOD, COD, SS và pH thấp …Các cơ sở sản xuất thạch dừa thường chưa có hệ
thống xử lý nước thải hay bất kỳ một thao tác xử lý nào đối với nước thải trước khi
xả ra môi trường. Kết quả phân tích của một cơ sở sản xuất được trình bày trong
bảng 1.7 dưới đây.
Bảng 1. 7. Tính chất nước thải tại công đoạn tách và ép sản phẩm thạch dừa
QCVN
STT Chỉ tiêu ô nhiễm đặc trưng Kết quả
40:2011/BTNMT
QCVN
STT Chỉ tiêu ô nhiễm đặc trưng Kết quả
40:2011/BTNMT
1 pH 2,98 6- 9
2 Nhu cầu oxy sinh học BOD5 16.200 30
(mgO2/l)
3 Nhu cầu oxy hoá học COD 23.400 75
(mgO2/l)
4 Tổng SS (mg/l) 990 50
5 Tổng NKj(mg/l) 1.740 20
6 Tổng Phospho Ptc (mg/l) 64 4
Nguồn: Bộ Công thương và Bộ Giáo dục và Đào Tạo, (2011) – Tài liệu hướng
dẫn sản xuất sạch hơn

Kết quả này cho thấy chất lượng nước thải tại cơ sở có hàm lượng chất ô
nhiễm rất cao, khó xử lý. Tuy nhiên nếu xem xét dưới góc độ khác thì đây có thể
xem là một nguồn nguyên liệu có giá trị sử dụng vì có các chất sinh dưỡng hàm
lượng cao (tổng Nitơ), có chứa một lượng đường còn sót lại trong quá trình lên men
và có độ pH thấp nên có thể tái sử dụng nguồn thải này một cách hợp lý sẽ giảm
nguồn nguyên liệu cần cung cấp mới và giảm tải lượng ô nhiễm môi trường đáng
kể.
Ngoài ra, nước thải còn chiếm một lượng lớn từ quá trình vệ sinh dụng cụ, các
nồi nấu và nhà xưởng, lưu lượng thải ước tính khoảng 30m 3/mẻ (một mẻ 6m3 nước
dừa) với các thành phần chủ yếu là: BOD COD, SS, Chlorine dư, chất tẩy rửa… tuy
nhiên mức độ ô nhiễm tương đối thấp.

1.3.2.3.2. Khí thải sản xuất

Nguồn ô nhiễm không khí chủ yếu trong cơ sở thạch dừa là khó thải lò nấu
nước dừa. Nhiên liệu nầu thường sử dụng là gáo dừa. Thành phần khí thải chủ yếu
là bụi, CO, SO2, NOx. Một cơ sở sản xuất thạch dừa sử dụng gáo dừa làm nhiên liệu
với lượng khoảng 4200 kg/tháng thì tải lượng ô nhiễm vào môi trường ước tính như
sau:
Bảng 1. 8. Tính toán tải lượng ô nhiễm không khí do đốt gáo dừa
Hệ số ô nhiễm Tải lượng ô nhễm
STT Chất gây ô nhiễm
(g/tấn nhiên liệu) (kg/năm)
1 Bụi 15.000 756
2 CO 12.000 605
3 NOx 6.000 302
4 Hydrocarbon 350 17,64
1 Nguồn: Bộ Công thương và Bộ Giáo dục và Đào Tạo, (2011) – Tài liệu hướng
dẫn sản xuất sạch hơn

1.3.2.3.3. Chất thải rắn

Rác thải sinh hoạt: gồm rác thải từ nhà ăn. Ở các cơ sở nhỏ khoảng 10-20 lao
động/cơ sở thì lượng rác thải phát sinh không đáng kể.
Chất thải rắn sản xuất thông thường: chủ yếu phát sinh từ các nguồn thải do
thải bỏ giấy báo bọc khay thạch dừa trong quá trình lên men và thạch giống sau khi
châm giống. Hầu hết các loại chất thải sản xuất của các cơ sở này đều được thu gom
bán cho các nhu cầu khác.
Các loại chất thải rắn khác không tận dụng được và chất thải sinh hoạt được
thu gom và xử lý moi ngày bởi công ty Môi trường công ích trong khu vực.
Chất thải rắn nguy hại: trong quá trình sản xuất không phát sinh chất thải rắn
nguy hại.

1.4. Một số mô hình khép kín theo kiểu kỹ thuật sinh thái
1.4.1. Mô hình VAC và các dạng cải tiến

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã và đang triển khai áp dụng rộng
rãi mô hình VAC, VACB và VACR ở Việt Nam. Đây là mô hình khái quát của hệ
sinh thái với chu trình khép kín trong sản xuất nông nghiệp ở nông thôn Việt Nam
mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân và cũng đã giúp giảm thiểu ô nhiễm
môi trường đáng kể. Trong mô hình này thì chất thải của khâu này sẽ được tận dụng
làm nguyên liệu cho khâu khác. Tuy nhiên mô hình chỉ mới hướng tới giảm một
phần ô nhiễm, chưa xử lý đạt các tiêu chuẩn hiện hành và đòi hỏi diện tích lớn. Các
mô hình này hiện nay được áp dụng rộng rãi không chỉ tại Việt Nam mà còn ở các
nước như Indonesia, Sri lanka [14].
Trên nền tảng mô hình VAC, một số mô hình khác cũng được phát triển đó là:
- Mô hình không có điều kiện tiếp cận với nguồn nước m t, gồm có các thành
phần: Vườn + Chuồng + Ruộng + Rẫy (mô hình VCRR). Thành phần Vườn là cấu
thành luôn luôn có m t trong mô hình nông nghiệp của các nông hộ. Các thành
phần Chuồng, Ruộng và Rẫy có thể không có trong một số hộ.
Mô hình có điều kiện tiếp cận với nguồn nước m t, gồm các thành phần: Vườn
+ Ao + Chuồng + Ruộng + Rẫy (mô hình VACRR). Thành phần Vườn và Ao là cấu
thành luôn luôn có m t trong mô hình nông nghiệp của các nông hộ. Các thành
phần Chuồng, Ruộng và Rẫy có thể không có trong một số hộ.
Mô hình Nuôi heo – Biogas – Cây ăn trái. Đ c trưng của mô hình ở hình trên
này là: Chăn nuôi heo, sản xuất biogas kết hợp với trồng cây ăn trái ho c các loại
cây trồng khác (cà phê, hồ tiêu, khoai mì, rau, củ,…); nuôi cá và các hình thức sản
xuất khác. Cốt lõi của mô hình này là hầm ủ tạo khí biogas. Các chất thải của con
người và đàn heo được chuyển đổi thành biogas để sử dụng trong sinh hoạt. Phần
còn lại của quá trình sản xuất biogas (sinh khối – như là phân hữu cơ) có thể được
sử dụng để trồng cây ăn trái, cây công nghiệp, trồng rau, nuôi cá.
Mô hình 4 trong 1. Đ c trưng của mô hình này như là: Kết hợp trồng rau sạch,
chăn nuôi heo và xây hầm ủ tạo khí biogas trong một nhà kính sử dụng năng lượng
m t trời (solar greenhouse). Nhà kính duy trì nhiệt độ và độ ẩm thích hợp cho sự
phát triển của đàn heo, rau sạch, và gia tăng tốc độ sinh khí biogas; và đàn heo có
thể làm tăng nhiệt độ trong nhà kính. Hơi thở của đàn heo và việc đốt biogas cung
cấp khí CO2 cho rau xanh, có thể tăng sản lượng lá rau lên 30%. Nhìn chung, một
hộ gia đình có thể nuôi 10 con heo, trồng 150 m2 rau xanh, và sản xuất được 300 m3
biogas moi năm [14].

1.4.2. Mô hình làng nghề sinh thái

Mô hình làng nghề sinh thái là do nhóm tác giả của Đại học Văn Lang đề xuất
cho nghề sản xuất tinh bột khoai mì. Tuy nhiên mô hình này đề xuất cho cả làng
nghề chứ không phải quy mô hộ gia đình. Các dòng vật chất được trao đổi cả bên
trong và bên ngoài làng nghề. Trong mô hình này chất thải rắn được dùng làm thức
ăn gia súc và ủ phân compost, nước thải sản xuất sau khi xử lý được dùng để tưới
tiêu cho các diện tích trồng sắn và dùng để nuôi cá [14].

1.4.3. Mô hình thị trấn sinh khối

Mô hình này được phát triển mạnh mẽ ở Nhật. Hiện nay mô hình này đã được
nghiên cứu thí điểm tại Việt Nam, do nhóm nghiên cứu của Đại học Bách khoa hợp
tác với nhóm nghiên cứu của Nhật thực hiện, mô hình này tận dụng chất thải nông
nghiệp, chăn nuôi để sản xuất khí sinh học phục vụ cho quá trình sinh hoạt và sản
xuất xăng sinh học. C n từ các quá trình này sẽ được sử dụng làm phân bón cho cây
trồng. Nhìn chung mô hình sản xuất theo hướng sinh thái khép kín hiện có đã góp
phần giảm thiểu ô nhiễm tuy nhiên chỉ những dòng vật chất nổi bật mới được tận
dụng vì vậy chưa mang tính tổng thể nên lợi ích về kinh tế và môi trường không
cao. Các mô hình trên chỉ giảm thiểu ô nhiễm chứ không xử lý triệt để và chỉ phù
hợp với sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Trong khi đó các hộ làm nghề sản xuất
tiểu thủ công nghiệp bị chi phối mạnh bởi các tiêu chuẩn môi trường, do vậy cần
phải có mô hình tổng thể phù hợp để giải quyết được các vấn đề môi trường phát
sinh của các hộ làm nghề [14].
1.5. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.5.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Trong các nghiên cứu về làng nghề, vấn đề môi trường đang được nhiều tác
giả quan tâm, thực tế thì vấn đề này đang gây nhiều bức xúc và nan giải đối với
kinh tế xã hội nói chung:
Nghiên cứu lựa chọn công nghệ và thiệt bị để xử lý chất thải trong các vùng
chế biến nông sản của Nguyễn Thế Truyền (2003) đã đưa ra thành phần tính chất
nước thải và các tiêu chọn lựa công nghệ xử lý xử lý nước thải phù hợp cho làng
nghề chế biến tinh bột, nấu rượu và nước thải chế biến thủy sản.
Cuốn sách “Làng nghề Việt Nam và môi trường” của Đ ng Kim Chi và cộng
sự (2005) trong đã nêu tổng quát nhất về vấn đề làng nghề và thực trạng ô nhiễm
môi trường các làng nghề hiện nay. Tác giả đã nêu rõ từ lịch sử phát triển, phân
loại, các đ c điểm cơ bản làng nghề cũng như hiện trạng kinh tế, xã hội của các làng
nghề Việt Nam hiện nay. Cùng với đó là hiện trạng môi trường các làng nghề (có
phân loại cụ thể 5 nhóm ngành nghề chính). Qua đó cũng nêu rõ các tồn tại ảnh
hưởng tới phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường của làng nghề, nêu dự báo phát
triển và mức độ ô nhiễm đến năm 2015, một số định hướng xây dựng chính sách
đảm bảo phát triển làng nghề bền vững và đề xuất các giải pháp cải thiện môi
trường cho từng loại hình làng nghề của Việt Nam. Qua nghiên cứu "100% mẫu
nước thải ở các làng nghề được khảo sát có thông số vượt tiêu chuẩn cho phép. Môi
trường không khí bị ô nhiễm có tính cục bộ tại nơi trực tiếp sản xuất, nhất là ô
nhiễm bụi vượt tiêu chuẩn cho phép và ô nhiễm do sử dụng nhiên liệu than củi. Tỷ
lệ người dân làng nghề mắc bệnh cao hơn các làng thuần nông, thường g p ở các
bệnh về đường hô hấp, đau mắt, bệnh đường ruột, bệnh ngoài da. Nhiều dòng sông
chảy qua các làng nghề hiện nay đang bị ô nhiễm n ng; nhiều ruộng lúa, cây trồng
bị giảm năng suất do ô nhiễm không khí từ làng nghề".
Nghiên cứu đánh giá hiện trạng, đề xuất phương án giảm thiểu và xử lý ô
nhiễm môi trường cho làng nghề Long Kiên – Phường Long Toàn, thị xã Bà Rịa,
tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu của TS. Nguyễn Văn Phước và các cộng sự (2002) đưa ra các
giải pháp sản xuất sạch hơn cho sản xuất bún, các giải pháp cải thiện môi trường
trong chăn nuôi, biện pháp thông thoáng nhà xưởng, các phương án xử lý nước thải,
hướng dẫn thiết kế xử lý nước thải cho các hộ sản xuất, xây dựng các quy định về
bảo vệ môi trường và quy định an toàn thực phẩm, nâng cao nhận thức môi trường
cho cộng đồng dân cư trong làng nghề.
Nghiên cứu đánh giá thiệt hại kinh kinh tế do chất thải phát sinh từ hoạt động
sản xuất tại làng nghề chế biến nông sản vùng đồng bằng Sông Hồng của Trần Văn
Thể, Nguyễn Tuấn Sơn và Nguyễn Nghĩa Biên (2013) Kết quả đánh giá cho thấy
thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh ở các làng nghề biến động từ 2,9 đến 5,6 tỷ
đồng/năm; các làng nghề chế biến tinh bột sắn, dong riềng gây thiệt hại kinh tế lớn
hơn các làng nghề chế biến nông sản khác. Thiệt hại kinh tế về y tế và thay đổi sản
lượng nông nghiệp chiếm 57,53% và 24,58% tổng thiệt hại kinh tế ở làng nghề thiệt
hại kinh tế về sửa chữa, thay thế cơ sở hạ tầng và chi phí bảo vệ môi trường từ 44,2
triệu đến 317,9 triệu đồng/năm. Để giảm thiểu thiệt hại kinh tế, nhà nước cần ho trợ
làng nghề quy hoạch lại hệ thống kênh mương thu gom nước thải, hệ thống hồ chứa
và công nghệ xử lý chất thải; ban hành và thực hiện các quy chuẩn đ c thù cho làng
nghề; tăng cường quản lý môi trường, chế tài xử lý vi phạm; đổi mới công tác tuyên
truyền nâng cao nhận thức và thúc đẩy cơ chế chia sẻ lợi ích kinh tế và trách nhiệm
môi trường giữa các hộ làm nghề với cộng đồng để đảm bảo xuất bền vững ở các
làng nghề chế biến nông sản vùng đồng bằng sông Hồng.
Nghiên cứu về “Những vấn đề về sức khỏe và an toàn trong các làng nghề
Việt Nam”, các tác giả Nguyễn Thị Hồng Tú, Nguyễn Thị Liên Hương, Lê Vân
Trình (2005) đã nêu một số nét về lịch sử phát triển làng nghề Việt Nam. Môi
trường và sức khoẻ người lao động. An toàn sản xuất làng nghề, các biện pháp
phòng ngừa. Chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho người lao động làng nghề.
Cuốn “Nghiên cứu nguy cơ sức khoẻ ở các làng nghề tại một số tỉnh phía
Bắc và giải pháp can thiệp” của Nguyễn Thị Liên Hương, (2006) cho thấy tình
trạng sức khỏe các làng nghề phía Bắc đều trong tình trạng báo động. Tỷ lệ người
lao động có phương tiện bảo hộ đạt TCVSLĐ thấp (22,5%); 100% các hộ sản xuất
CBLT-TP nước thải không qua xử lý, đổ thẳng ra cống rãnh. Nồng độ các chất khí
gây ô nhiễm trong môi trường (H2S, NH3…) có đến 3/5; 1/5 mẫu không đạt yêu
cầu. Tỷ lệ người mắc bệnh hô hấp chiếm 34,7%, bệnh về da chiếm tới 37,3%...
Qua nghiên cứu tại làng nghề tái chế chì Đông Mai (Hưng Yên) của Phan
Thúy Yến và các cộng sự cho thấy kết quả xét nghiệm đối với người lao động:
những người có số lượng hồng cầu giảm chiếm 19,4%; những người mắc bệnh do
nhiễm chì chiếm 67,7%. Hay đối với các làng nghề Bắc Ninh, điển hình như làng
nghề Phong Khê, Phú Lâm có khoảng 50 xí nghiệp, với 70 phân xưởng sản xuất,
khối lượng hàng hóa từ 18.000 đến 20.000 tấn sản phẩm/năm, nhưng đồng thời thải
vào môi trường 1.200 đến 1.500 m3 nước thải/ngày.đêm với hàm lượng coliform
lớn hơn tiêu chuẩn cho phép hơn 100 lần. (nước thải có chứa chủ yếu là xút, thuốc
thẩy, phèn kép, nhựa thông, phẩm màu).
Theo Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008 - Môi trường làng nghề Việt
Nam do Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện đánh giá: Tình trạng ô nhiễm môi
trường của các làng nghề diễn biến ngày càng trầm trọng hơn với mức độ “tác
động” đến môi trường rất khác nhau, phụ thuộc vào loại hình sản xuất và đ c
điểm phân bố theo vùng, miền. Cụ thể: Về nước thải, ô nhiễm chất hữu cơ tại các
làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ. Hàm lượng các
chất ô nhiễm, đ c biệt là COD và BOD5, SS, Tổng N, Tổng P vượt QCVN hàng
chục lần. Về khí thải, ô nhiễm môi trường không khí tại các làng nghề có nguồn
gốc chủ yếu từ việc sử dụng than làm nhiên liệu (phổ biến là than chất lượng
thấp), sử dụng nguyên vật liệu và hóa chất trong dây chuyền công nghệ sản xuất.
Khí thải chứa các thành phần đ c trưng là bụi, CO 2, CO, SO2, NOx và chất hữu cơ
bay hơi. Một số làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ
gia súc, gia cầm còn phát sinh ô nhiễm mùi do quá trình phân huỷ các chất hữu
cơ trong nước thải và các chất hữu cơ trong chế phẩm thừa thải ra tạo nên các khí
như SO2, NO2, H2S, NH3... các khí gây mùi hôi tanh rất khó chịu. Về chất thải
rắn, ở hầu hết các làng nghề chưa được thu gom và xử lý triệt để, nhiều làng nghề
xả thải bừa bãi gây tác động xấu tới cảnh quan môi trường, gây ô nhiễm môi
trường không khí, nước và đất. Các làng nghề chế biến lương thực thực phẩm,
chăn nuôi và giết mổ rất giàu chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học nên gây mùi xí uế
khó chịu.
Những đề tài này nhìn chung đã giải quyết được vấn đề lý luận cơ bản về các
làng nghề, hiện trạng và xu hướng phát triển, vấn đề ô nhiễm môi trường và một số
giải pháp. Nhưng các đề tài đi sâu vào một làng nghề nào đó thì hầu như chưa
nghiên cứu một cách toàn diện nhất. Moi khu vực làng nghề có những điều kiện và
thực tế khác nhau cho sự phát triển và bảo tồn. Hơn nữa, moi khu vực bị ô nhiễm
cũng có những nguồn gây ô nhiễm không giống nhau, vì vậy việc nghiên cứu cụ
thể, chi tiết để có thể đánh giá toàn diện về tiềm năng, thực trạng cũng như xu
hướng của các làng nghề có ý nghĩa quan trọng cả về khoa học và thực tiễn.
Nghiên cứu về các giải pháp: Hiện tại, đối với moi công trình nghiên cứu về
vấn đề môi trường làng nghề ít nhiều đều có đề cập đến các giải pháp khác nhau
nhằm cải thiện và bảo vệ môi trường, hướng tới sự phát triển bền vững.
Trong “Đề tài nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các
chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề môi trường ở các làng nghề Việt Nam”
của Đ ng Kim Chi và các cộng sự (2005) đề xuất các giải pháp kỹ thuật và quản lý
nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho các làng nghề cụ thể là các “Tài liệu
hướng dẫn áp dụng các giải pháp cải thiện môi trường” cho các làng nghề nhựa;
chế biến nông sản, thực phẩm; thủ công mỹ nghệ; dệt nhuộm.
Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn ngành sản xuất các sản phẩm từ dừa do
Bộ Công thương biên soạn chương trình hợp tác phát triển Việt Nam – Đan Mạch
về môi trường hợp phần sản xuất sạch hơn (2011) đã đưa ra các vấn đề về môi
trường và các cơ hội áp dụng sản xuất sạch hơn của làng nghề chế biến thạch dừa.
Ngoài những giải pháp về kỹ thuật (sản xuất sạch hơn và sử dụng công nghệ
xử lý chất thải) thì trong công tác quản lý môi trường, các nhà nghiên cứu hiện đang
lưu ý đến một số giải pháp có tính khả thi và có hiệu quả trong điều kiện của Việt
Nam hiện nay đó là giải pháp có sự tham gia của cộng đồng và phát triển làng nghề
gắn với phát triển du lịch. Về khía cạnh này có một số nghiên cứu, bài viết điển
hình như: “Sổ tay hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển làng nghề sử dụng
phương pháp có sự tham gia của cộng đồng” [Bùi Đình Toái, Nguyễn Thị Thu
Quế, 2005]; “Môi trường làng nghề với việc phát triển du lịch bền vững” [Lê Hải,
2006]; “Phát triển bền vững du lịch làng nghề sinh thái – văn hóa” [Nguyễn Thị
Anh Thu, 2005); Phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tại tỉnh Bến Tre [Đo Thu
Nga, Phạm Thị Thanh Hòa, 2015]; Đ c biệt trong đó có nghiên cứu về “Tính cộng
đồng và xung đột môi trường tại khu vực làng nghề ở đồng bằng sông Hồng, thực
trạng và xu hướng biến đổi” [Đ ng Đình Long, 2005]. Nghiên cứu đã đề cập đến
tình trạng xung đột môi trường hiện nay tại các làng nghề Việt Nam, nhất là khu
vực Đồng bằng sông Hồng. Các tác giả đã nêu cơ sở lý luận của việc nghiên cứu
mối quan hệ giữa tính cộng đồng với xung đột môi trường tại khu vực nông thôn
Đồng bằng sông Hồng và đã đi đến những kết luận khá rõ ràng có liên quan như:
chất lượng môi trường tại các làng nghề hiện nay là rất xấu; nhận thức đối với việc
bảo vệ môi trường của cộng đồng còn hạn chế; Tâm lý phổ biến của chính quyền và
cộng đồng trước thực trạng ô nhiễm là sự trông chờ vào các cấp cao hơn, chưa có
ý thức tự giác; mô hình ứng xử cơ bản của người dân đối với vấn đề môi trường là
không biết làm gì và không có những hành vi cụ thể để bảo vệ môi trường.
Theo kết quả khảo sát của các tác giả tại 3 làng nghề điển hình thì tỷ lệ
những ý kiến trông chờ sự giải quyết ô nhiễm vào Nhà nước chiếm tới 56,6%; giải
pháp nâng cao nhận thức môi trường chiếm 14,8%; thông cảm và cùng người sản
xuất xử lý ô nhiễm chỉ có 8,5%, đ c biệt ý kiến nếu không xử lý ô nhiễm thì ngừng
sản xuất chỉ có 1,1% [Đ ng Đình Long, 2005]. Qua đó cho thấy rằng ý thức của
cộng đồng trong vấn đề phát triển kinh tế gắn với môi trường còn nhiều hạn chế,
vấn đề xung đột môi trường có nguy cơ khá cao và phức tạp.
Việt Nam cũng đang có nhiều cố gắng trong việc tiếp thu kinh nghiệm của
các nước đi trước trên thế giới và trong khu vực trong lĩnh vực quản lý môi trường.
Đối với môi trường làng nghề, năm 2005, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp
với Ngân hàng thế giới (WB) cùng với Bộ Môi trường Hàn Quốc tổ chức Hội thảo
áp dụng kinh nghiệm Hàn Quốc trong quản lý môi trường các làng nghề truyền
thống Việt Nam. Tại
hội thảo, các nhà nghiên cứu Việt Nam đã nêu rõ hiện trạng ô nhiễm môi trường
làng nghề và giới thiệu nghiên cứu điển hình “Cải thiện môi trường làng nghề Vạn
Phúc”. Các chuyên gia về môi trường của Hàn Quốc đã trao đổi về kinh nghiệm,
định hướng quản lý môi trường nông thôn và giới thiệu công nghệ môi trường của
Hàn Quốc. [www.isge.monre.gov.vn, 30/1/2005]
Hơn nữa, kể từ khi Hiệp hội làng nghề Việt Nam được thành lập (2005)
cho đến nay đã có nhiều chương trình hoạt động cụ thể nhằm cải thiện về m t
chính sách, ủng hộ về nguồn vốn, nâng cao kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị
trường, tạo thương hiệu cho các sản phẩm, quan tâm đến vấn đề môi trường các
làng nghề…, khuyến khích cho các làng nghề phát triển về nhiều m t.
Khu vực nghiên cứu:
Giải pháp lâu dài để phát triển du lịch cho làng nghề là giải quyết đồng bộ
các vấn đề ô nhiễm môi trường cho làng nghề được thể hiện nghiên cứu Du lịch
làng nghề ở Đồng bằng sông Cửu Long – Một lợi thế văn hóa để phát triển du lịch
[ThS. Nguyễn Phước Quý Quang, 2013]; Các yếu tổ ảnh hưởng đến phát triển làng
nghề kết hợp du lịch ở đồng bằng sông Cửu Long [PGS. TS Mai Văn Nam, 2013]
Tại hội thải làng nghề truyền thống và phát triển du lịch – 2014 TS. Huỳnh
Công Tín và PV. Hoàng Thị Ánh Tuyết đã đưa ra nghiên cứu làng truyền thống
đồng bằng sông Cửu Long trong quá trình công nghiệp hóa đã đề ra những giải
pháp liên quan đến nhiều vấn đề kinh tế - xã hội - môi trường, cụ thể Bổ sung điều
kiện về bảo vệ môi trường làng nghề vào tiêu chí công nhận làng nghề; phát triển hạ
tầng phục vụ cho làng nghề đi đôi với việc bảo vệ môi trường, đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm.
Công nghệ xử lý nước thải chế biến kẹo dừa bằng mô hình pilot của Nguyễn
Văn Phước và Cộng sự năm 2009 đã nghiên cứu công nghệ gồm các công đoạn
chính như sau: Tách dầu mỡ bằng thiết bị lắng vách nghiêng, lọc sinh học kỵ khí
với thời gian lưu 2 ngày (hiệu suất 70%), lọc sinh học hiếu khí thời gian lưu 1 ngày
(hiệu suất 97%), sử dụng giá thể xơ dừa. Nước sau xử lý đạt TCVN 5945-2005 cột
B. Để đạt tiêu chuẩn cột A cần bổ sung bể lọc cát, than hoạt tính ho c hồ sinh học,
tuỳ theo điều kiện m t bằng của cơ sở sản xuất.
Nghiên cứu quy trình kỹ thuật công nghệ xử lý nước thải chế biến ngành
dừa: Cơm dừa nạo sấy và kẹo dừa Viện Công nghệ và Khoa học quản lý môi trường
– Tài nguyên năm 2010 đã nghiên cứu công nghệ gồm lắng tách dầu trong 24 giờ,
keo tụ - tạo bông, xử lý kỵ khí và xử lý hiếu khí bằng vi sinh vật lơ lửng, lắng, lọc
áp lực và khử trùng.
Tại Hội thảo đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước KC.08.33/11-15
“Nghiên cứu phát triển công nghệ và giải pháp quản lý môi trường, ngăn ngừa và
xử lý ô nhiễm môi trường tại một số làng nghề vùng Đồng bằng sông Cửu Long”
PGS.TS Lê Thanh Hải đã báo cáo nghiên cứu đề tài “Giải pháp kiểm soát và ngăn
ngừa ô nhiễm tích hợp phù hợp với điều kiện một số làng nghề ở Đồng bằng sông
Cửu Long: đề xuất mô hình và kết quả áp dụng” đề xuất mô hình giảm thiểu và xử
lý chất thải của ba làng nghề: làng nghề sản xuất bột nếp kếp hợp với chăn nuôi heo
ở xã Tân Phú Trung, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp; làng nghề dệt chiếu ở xã
Định An, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp; làng nghề sản xuất thạch dừa thô ở xã
Nhơn Thạch, TP. Bến Tre.
Tóm lại, thực tiễn quản lý tại các làng nghề Việt Nam còn có nhiều bất cập.
Các sản phẩm truyền thống của chúng ta không những là những m t hàng có giá trị
kinh tế cao, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động nông thôn, giảm thiểu thời
gian nông nhàn, mà còn có ý nghĩa văn hóa dân tộc sâu sắc. Việt Nam cũng có
nhiều tiềm năng cho phát triển các nghề truyền thống như nguồn lao động khéo léo,
giàu kinh nghiệm, nguồn nguyên liệu phong phú… Song tốc độ phát triển các làng
nghề như hiện nay chưa tương xứng với tiềm năng, đ c biệt hiện trạng môi trường
và trình độ công nghệ cũng như thực trạng quản lý môi trường hiện tại là một thách
thức lớn đối với việc bảo tồn và phát triển bền vững các nghề truyền thống của nước
ta. Chúng ta cần phải nghiên cứu giải pháp quản lý và xử lý ô nhiễm môi trường
phù hợp cho từng làng nghề cụ thể.
1.5.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Các nghiên cứu xử lý nước thải ngành dừa và thạch dừa được công bố không
nhiều. Tóm tắt về các nghiên cứu này như sau:
- T. Mungcharoen, Đại học Kasetsart, Thái Lan năm 1996 đã nghiên cứu hệ
thống xử lý nước thải sản xuất thạch dừa quy mô pilot. Nước thải thạch dừa có
BOD là 4.700mg/L, lấy từ cơ sở có công suất 3.000 kg thạch dừa/ngày, tạo 30m 3
nước thải/ngày. Nghiên cứu đã so sánh 3 phương án xử lý: dùng hệ thống hồ, hồ
làm thoáng và hệ thống hon hợp. Kết quả cho thấy nếu giá đất thấp hơn 104USS/m 2
thì nên chọn hệ thống hồ, ngược lại thì xử lý bằng làm thoáng sẽ thích hợp hơn.
- Piyanoot Kongkipisal, Đại học Mahidol, Thái Lan năm 1998 đã nghiên cứu
xử lý nước thải thạch dừa bằng lọc kỵ khí. Nước thải thạch dừa trong nghiên cứu có
COD là 1.954-4.943 mg/L, công suất sản xuất tạo 5-7 m 3 nước thải/tấn thạch dừa
thành phẩm. Hiệu suất khử COD và SS của lọc khí với tải trọng hữu cơ
4,57kg/m3.ngày là 79,5% và hiệu quả xử lý giảm đi khi tải trọng hữu cơ tăng lên. Ở
tải trọng hữu cơ 4,57kg/m3.ngày, hiệu quả xử lý COD và SS lần lượt là 60,1 và
66,9%. Nghiên cứu cũng cho thấy hiệu quả xử lý bằng lọc kỵ khí với thời gian lưu
là 48 giờ cao hơn 24 giờ.
- J. D. Mannapperuma nghiên cứu thu hồi dầu từ các nhà máy kẹo dừa bằng
công nghệ tuyển nổi, UF và thẩm thấu ngược. Nước thải sau xử lý có thể tái xử
dụng.
- Nhà máy sản xuất sầu dừa và kẹo dừa Rathkerrawwa, Sri Lanka áp dụng
thành công công nghệ UASB để xử lý nước thải đồng thời thu hồi biogas.
- Jayamanne M. D.A. Athula năm 2007 nghiên cứu hệ thống lọc sinh học kỵ
khí vật liệu nổi (UAFF) để xử lý nước thải kẹo dừa. Hiệu quả khử COD đạt 96,3%,
khử BOD đạt 97,7%.
- J.I. Soletti năm 2005 nghiên cứu xử lý nước thải sản xuất nước cốt dừa và
cơm dừa nạo sấy bằng keo tụ kết hợp tuyển nổi khí hòa tan cho thấy có thể khử
85% COD.
- Anna Maria I, Cuevas nghiên cứu hiệu quả của công nghệ lọc khí dòng
chảy ngược trong xử lý nước thải kẹo dừa.

1.6. Phương pháp tính toán cân bằng vật chất cho một hệ thống

Mục đích của cân bằng vật chất và năng lượng là giúp hiểu rõ về các quá trình
và đ c biệt là lượng tiêu thụ nguyên nhiên liệu và sự hình thành các sản phẩm cũng
như chất thải. Thông qua tính toán cân bằng vật chất, có thể xác định và định lượng
tổn thất nguyên vật liệu. Do vậy, cân bằng vật liệu cần dựa trên các đo đạc thực tế
và định lượng đầu vào và đầu ra của từng công đoạn.
Cân bằng vật liệu có thể được thiết lập trên sơ đồ dòng ho c dưới dạng bảng.
Có thể tính cân bằng vật liệu ho c năng lượng cho một mẻ sản phẩm, một hộ gia
đình hay một cơ sở sản xuất nhằm xác định các dòng thải dạng khí, lỏng, rắn và
chất ô nhiễm điển hình (tải lượng và nồng độ).
Việc thực hiện phân tích dòng vật chất theo các nội dung như xác định các vấn
đề và mục tiêu thực hiện; chọn lựa những nguyên liệu, giới hạn hệ thống, quá trình
sản xuất và sản phẩm hình thành; đánh giá việc tích tụ trong hàng hóa và nồng độ
nguyên liệu vào; tính toán dòng vật chất biến đổi và dự trữ. Kết quả tính toán giúp
ta thấy được kết quả thực hiện và có thể đưa ra mục tiêu hướng đến. Những kết quả
này không thực hiện cách liên tục mà phải được l p lại theo ý kiến chủ quan của
người nghiên cứu. Sự chọn lựa và thu thập thông tin được kiểm tra liên tục trong
suốt quá trình phân tích dòng vật chất. Khi cần thiết có thể điều chỉnh cho phù hợp
với mục tiêu nghiên cứu. Tóm lại, khi bắt đầu thực hiện ta dựa trên các dữ liệu cung
cấp và ước lượng các biến động rồi sau đó cải tiến hệ thống cho đến khi có được kết
quả chắc chắn.
Xác định vấn đề

Xác định hệ thống


Xác định vật chất
Xác định giới hạn hệ thống
Sửa lại cho đúngXác định/chọn lựa quá trình

Xác định lại hàng hóa


Xác định/chọn lựa hàng hóa

Chỉnh sửa vấn đề


Xác định các dòng và dự trữ
Xác định dòng sinh khối

1. Cải tiến dòng sinh khối


Xác định dòng sinh
khối
Chỉnh sửa hệ thống

2. Cải tiến dòng sinh khối

Cân bằng hàng hóa

Xác định nồng độ


1. Cải tiến dòng nồng độ

Cân bằng vật chất

Minh họa và biểu diễn

Hình 1. 2 Kết quả của phân tích dòng vật chất


1.6.1. Chọn lựa vật chất

Có nhiều cách chọn lựa vật chất để thực hiện phân tích dòng vật chất. Việc
chọn lựa vật chất phụ thuộc vào mục đích ho c loại hệ thống thực hiện phân tích
dòng vật chất.
Một, căn cứ theo quy định pháp luật như là Hoạt động làm sạch không khí
hay các tiêu chuẩn như xây dựng, chất lượng vật liệu, mức độ an toàn của các hợp
chất có liên quan. Thuận lợi của biện pháp này là dựa trên các hiểu biết về các vật
chất cần phân tích để đảm bảo quá trình phân tích được xem xét toàn diện.
Hai, sự liên quan của các vật chất quan trọng trong dòng hàng hóa được đánh
giá. Khi bắt đầu phân tích phải xác định tất cả các dòng vật chất trong hệ thống.
Xây dựng thành từng nhóm dòng vật chất theo trạng thái rắn, lỏng và khí. Trong
moi nhóm xác định được dòng vật liệu chính chiếm khoảng 90% trong tổng dòng
sinh khối của nhóm.
Khi phân tích dòng vật chất thì việc chọn lựa vật chất phụ thuộc vào phạm vi,
mức độ chính xác và nguồn tài nguyên (tài chính và nhân lực).

1.6.2. Xác định hệ thống theo không gian và thời gian

Giới hạn không gian thường được xác định bởi phạm vi nghiên cứu của dự
án (ví dụ như cân bằng cacbon ở một địa phương, phân tích dòng vật chất của nhà
máy sản xuất bột…). Giới hạn không gian thường được xác định theo khu vực hành
chính như quốc gia, khu vực ho c thành phố vì thông tin thường được thu thập theo
các đơn vị này. Một thuận lợi khi chọn giới hạn không gian theo đơn vị hành chính
là do các chính sách pháp luật cũng được thực hiện theo đơn vị hành chính. Vì vậy
việc phân tích dòng vật chất theo đơn vị hành chính được thực hiện dễ dàng.
Tóm lại, giới hạn hệ thống nên chọn quy mô nhỏ nhưng phải đủ rộng có thể
chứa tất cả các quá trình và các dòng vật chất.
Giới hạn thời gian tương đối dễ các định. Đ c biệt là trường hợp đối với
dùng vật chất và dự trữ trung bình trong một khoảng thời gian dài hơn. Trong
trường hợp này, khoảng thời gian đầu tư được xác định giới hạn thời gian phải được
kéo dài đủ để tác động đến tính không ổn định tạm thời của hệ thống. Trong hệ
thống có sự tác động của con người thì giới hạn thời gian thường được xác định là 1
năm.

1.6.3. Xác định các quá trình, tích lũy và các dòng có liên quan

Sau khi chọn lựa dòng vật chất và giới hạn hệ thống thì thực hiện cân bằng
sơ bộ hàng hóa trong hệ thống. Thông tin của dòng vật chất được thực hiện từ tài
liệu hay các nguồn khác như báo cáo của công ty hay quốc gia. Thỉnh thoảng, dữ
liệu phải được đánh giá bởi các chuyên gia có liên quan ho c cơ quan chính quyền.
Trong giai đoạn này dòng vật chất nhỏ hơn 1% trong tổng hệ thống thì được loại bỏ.

Quá trình
mvào mra
mdữ trữ
M
mtích lũy

Hình 1.3. Quá trình tích lũy


Tuy nhiên, những dòng vật chất nhỏ này góp phần quan trọng trong việc thực
hiện cân bằng vật chất sau đó. Cho nên khi thực hiện việc cân bằng vật chất các
bước tiếp theo lớn hơn có vai trò kiểm tra những dòng vật chất nhỏ còn bỏ sót có
liên qua trong tổng thể có đối tượng xem xét.
Số lượng các quá trình được miêu tả trong hệ hống phụ thuộc vào mục tiêu
nghiên cứu và tính chất phức tạp của hệ thống. Thông thường, các quá trình có thể
phân chia thành các quá trình phụ, các công đoạn, hay là các quá trình kết hợp thành
một quá trình. Trong hầu hết các trường hợp, hệ thống gồm nhiều hơn 15 quá trình
(bao gồm quá trình xuất và nhập). Một trong những mục đích chính của quá trình
phân tích dòng vật chất là dựa trên mô hình đơn giản đáng tin cậy để đưa ra bức
tranh thực tại. Theo nguyên tắc cân bằng sinh khối thì sinh khối vào của một quá
trình bằng sinh khối ra của quá trình cộng với sinh khối dự trữ được thể hiện theo
công thức sau:

m và
  mstorage

Trong đó:
o m ra
k1 k0

k là số lượng dòng
p là số lượng quá trình
n là số lượng vật chất
Nếu đầu vào và đầu ra không cân bằng thì một ho c một vì dòng đã bị bỏ sót
ho c xác định sai. Trong quá trình phân tích luôn áp dụng nguyên tắc cân bằng vật
chất. Cân bằng vật chất của quá trình hay hệ thống đúng khi biết được dòng vào và
dòng ra và nếu mdự trữ = 0 ho c mdữ trữ có thể xác định được. Trong thực tế, mdữ trữ

được dựa sự chênh lệch giữa dòng vào và ra.


Bảng 1.9. Quản lý dữ liệu trong toàn bộ quá trình phân tích dòng vật chất
Hàng Tỷ lệ Nồng độ vật chất, đơn vị Tỷ lệ dòng vật chất, đơn vị
hóa dòng S1 S2 S3 … Sn S1 S2 S3 … Sn
(t/năm)
G1 m1    …     … 
G2 m2    …     … 
G3 m3    …     … 
… … … … … … … … … … … …
Gk mk    …     … 
Trong đó G: tên hàng hóa; S: tên của vật chất

1.6.4. Xác định dòng sinh khối, tích lũy và nồng độ

Thông tin về các dòng sinh khối được thu thập dựa trên cơ sở dữ liệu sẵn có
ho c đo đạc trực tiếp ho c gián tiếp. Thông tin của khu vực, quốc gia hay quốc tế có
thể thu tập ở các cục thống kê, hiệp hội công nghiệp, các nhà nghiên cứu tổ chức
tiêu dùng. Thông tin bao gồm số lượng sản phẩm, tiêu thụ và việc bán hàng. Dữ liệu
về dòng thải, chất thải phát sinh, và nồng độ các chất có trong không khí, nước và
đất do các cơ quan bảo vệ môi trường quốc tế và quốc gia cung cấp. Ta có thể thu
thập thông tin trên các bài báo cáo khoa học trên các tạp chí, hội thảo hay trong sách
vở. Việc thu thập, đánh giá giá và xử lý số liệu phụ thuộc vào nhiệm vụ phân tích
dòng vật chất.
Một vài dòng vật chất có thể đánh giá dựa trên sự chấp nhận gần đúng và so
sánh với hệ thống tương tự, được gọi là dữ liệu ủy quyền. Phương pháp này được
quan tâm sử dụng trong quá trình phân tích.
Tùy thuộc vào nguồn tài chính của quá trình phân tích dòng vật chất ta sẽ xác
định dòng sinh khối của hành hóa và nồng độ vật chất được đo đạc. Nếu quá trình
phân tích áp dụng cho hệ thống lớn ho c thời gian dài thì sẽ tốn nhiều chi phí. Vì
vậy việc xác định dòng, tích lũy và nồng độ thường được đo đối với hệ thống nhỏ
hơn như nhà máy xử lý nước, công ty, trang trại, hộ gia đình cá nhân. Trong nhiều
lĩnh vực nghiên cứu yêu cầu chuyên sâu và kịp thời phải thực hiện lấy mẫu đánh
giá. Tuy nhiên, rất hiếm việc cân bằng giữa đầu vào và ra của một số hệ thống sản
xuất được đo đạc có loi thấp hơn 10% của dòng tổng. Theo nguyên tắc, các dòng và
nồng độ được đo trong hệ thống lớn hơn như khu vực hay toàn bộ lưu vực sông. Để
có kết quả đánh giá chính xác ta phải kết hợp sử dụng các dữ liệu sẵn có và các dữ
liệu thu thập được.
Bảng 1. 10. Dữ liệu sau khi xác định được các chất và nồng độ
Hàng Tỷ lệ Nồng độ vật chất, mg/kg Tỷ lệ dòng vật chất, đơn vị
hóa dòng
S1 S2 S3 … Sn S1 S2 S3 … Sn
(t/năm)
G1 m1 c11 c12 c13 … c1n    … 
G2 m2 c12 c22 c23 … c2n    … 
G3 m3 c31 c32 c33 … c3n    … 
… … … … … … … … … … … …
Gk mk ck1 ck2 ck3 … ckn    … 
Trong đó G: tên hàng hóa; S: tên của vật chất
1.6.5. Đánh giá dòng vật chất tổng cộng và tích lũy

Dòng vật chất (X) bao gồm các dòng hàng hóa được xác định bằng dòng sinh
khối hàng hóa (m) và các nồng độ vật chất (c) có trong hàng hóa
Xij = mi.cij
Trong đó:
i= 1,…., k: số lượng các loại hàng hóa
j = 1,….,n: số lượng các loại vật chất
Bảng 1. 11. Bảng dữ liệu hoàn thành
Tỷ lệ Nồng độ vật chất, mg/kg Tỷ lệ dòng vật chất, đơn vị
Hàng
dòng
hóa S1 S2 S3 … Sn S1 S2 S3 … Sn
(t/năm)
G1 m1 c11 c12 c13 … c1n X11 X12 X13 … X1n
G2 m2 c12 c22 c23 … c2n X12 X22 X23 … X2n
G3 m3 c31 c32 c33 … c3n X31 X32 X33 … X3n
… … … … … … … … … … … …
Gk mk ck1 ck2 ck3 … ckn Xk1 Xk2 Xk3 … Xkn
Trong đó G: tên hàng hóa; S: tên của vật chất
Có hai cách đánh giá số lượng vật chất tích lũy. Một, tổng sinh khối tích lũy
được xác định bằng cách đo trực tiếp ho c đánh giá thể tích và mật độ tích lũy.
Phương pháp này được xác định bằng đối các vật chất không thay đổi trong thời
gian dài (mdữ trữ/mtích lũy <0,01) thường áp dụng cho các quá trình tự nhiên như đất
ho c hồ lớn. Hai, áp dụng cho vật chất thay đổi nhanh (m dữ trữ/mtích lũy >0,05). Mức độ
dự trữ có thể được tính toán bằng cách dựa vào sự chênh lệch đầu vào và ra của
dòng vật chất trong khoảng thời gian nhất định (t0-t).
Lượng tích lũy (mtích lũy) được tính theo công thức sau:
t t

mtíchluy t    mvào t dt   mra t dt  mtíchluy t0 


t0 t0
Theo đánh giá sơ bộ, mvào và mra đường được đánh giá vào thời gian độc lập.
Các hoạt động của con người sẽ có các tích lũy thay đổi nhanh chống như là các bãi
chôn lắp rác, kim loại n ng trong bùn đô thị, vật liệu nhựa, chất dinh dưỡng trong
đất nông nghiệp.

1.6.6. Ước tính cân bằng vật chất

Bảng 1. 12. Kiểm toán vật chất cho từng công đoạn sản xuất thạch dừa cho 1
tấn sản phẩm
STT Các công Vật liệu đầu vào Vật liệu đầu ra Dòng thải
đoạn Nguyên Lượng Sản Lượng Nước Chất
3
liệu phẩm thải m thải
rắn
1 Lọc Nước 1000 lít Nước 1000 lít Dung C n lọc
dừa dừa dịch rơi
vải
2 Lắng Nước 1000 lít Nước Cn
dừa dừa lắng
3 Nước 1000 lít
dừa
10,2 kg Dung
Đường Dung
dịch rơi
dịch vải
Bổ sung phụ
SA 7,2 kg nước
liệu và khử
DAP 7,2 kg dừa
trùng
acid 2,5kg
acetic
Điện 7 kW
củi 0,1 tấn
Dung
dịch
nước
dừa
Chai
4 Lên men Dung
Men men
100 lít dịch rơi
giống giống
vải
bẩn
Giấy
báo
5 Thu nhận 1,05 tấn Dung Khai
STT Các công Vật liệu đầu vào Vật liệu đầu ra Dòng thải
đoạn Nguyên Lượng Sản Lượng Nước Chất
3
liệu phẩm thải m thải
rắn
thạch dừa thô dịch rơi lên men
vải bẩn
6 Cạo, rửa Nước 1m³ 1m³ 50kg
7 Sản phẩm 1 tấn
thạch dừa thô
CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA LÀNG NGHỀ CHẾ BIẾN
THẠCH DỪA Ở ẤP BÌNH CÔNG, XÃ BÌNH PHÚ
2.1. Hiện trạng sản xuất của làng nghề
2.1.1. Phương pháp khảo sát

Xây dựng phiếu điều tra để điều tra các thông tin sản xuất và bảo vệ môi
trường của các cơ sở sản xuất chế biến thạch dừa của ấp Bình Công, xã Bình Phú và
phát phiếu điều tra phỏng vấn 17 hộ (toàn bộ số hộ sản xuất thạch dừa). Việc điều
tra các cơ sở cơ sở chế biến thạch dừa được tiến hành nhằm thu thập những thông
tin cơ bản về cơ sở, lực lượng, trình độ lao động, quy mô sản xuất, nguyên nhiên
liệu sử dụng trong quá trình sản xuất, hiện trạng bảo vệ môi trường của cơ sở (biện
pháp xử lý nước thải, khí thải và chất thải rắn), hiện trạng sử dụng đất, việc thực
hiện các thủ tục môi trường và quy hoạch phát triển của khu vực dự án. Việc thu
thập các thông tin trên làm cơ sở thông tin đầu vào mô hình cũng như khả năng áp
dụng mô hình.
Tham quan hai hộ sản xuất chế biến thạch dừa tại ấp Bình Công, xã Bình Phú
và tiến hành thu thập thông tin, số liệu, hồ sơ môi trường và xem xét hoạt động, tìm
hiểu quy trình công nghệ sản xuất thạch dừa của hai hộ dân trong khu vực làng
nghề.
Khảo sát tình hình phát sinh và xử lý nước thải tại các hộ (công nghệ sản xuất,
nguồn nguyên liệu đầu vào và đầu ra, lượng nước thải ra, chất thải rắn, hiện trạng ô
nhiễm do nước thải và tình hình quản lý, xử lý nước thải, chất thải rắn…).
Lấy mẫu nước thải hai hộ đ c trưng cho hai loại hình sản xuất (sản xuất thạch
thô và thạch ép; Các chỉ tiêu được phân tích đánh giá mức độ ô nhiễm nước thải:
pH, COD, BOD5, TSS, Tổng N, Tổng P).
Mẫu nước thải được lấy theo phương pháp lấy mẫu nước thải của QCVN và
nước thải lấy vào giờ cao điểm tức thời điểm nước đổ ra nhiều nhất. Các số liệu kết
quả phân tích và điều tra sẽ đối chiếu so sánh với Quy chuẩn Quốc gia về nước thải
công nghiệp (QCVN 40:2011/BTNMT, cột A).
2.1.2. Hiện trạng chế biến của làng nghề
2.2.1.1. Quy mô chế biến
Theo số liệu thống kê năm 2015 của xã Bình Phú thì trên địa bàn ấp Bình
Công có 17 cơ sở sản xuất thạch dừa, 1 cơ sở giết mổ gia cầm và 5 cơ sở sản xuất
cơm dừa. Quy mô sản xuất của các cơ sở chế biến thạch dừa của ấp Bình Công dao
động từ 48 đến 700 tấn thạch dừa/tháng. Sản phẩm được tiêu thụ chủ yếu thị trường
trong nước và Trung Quốc.
Bảng 2. 1 Tình hình sản xuất thạch dừa ấp Bình Công, xã Bình Phú
Diện
Tên hộ gia đình Sản
Ngành nghề tích
STT cá nhân sản Địa chỉ lượng
sản xuất sản
xuất tấn/tháng
xuất
(m²)
36(11) ấp Bình Công,
1 Bùi Văn Dũng
xã Bình Phú
thạch dừa thô 2.200 500
400 ấp Bình Công, xã
2 Nguyễn Lâm
Bình Phú
thạch dừa thô 1.700 467
Ngô Thị Thu 454A ấp Bình Công,
3
Đan xã Bình Phú
thạch dừa thô 1.600 373
551(11) ấp Bình
4 Đ ng Văn Đông
Công, xã Bình Phú
thạch dừa thô 3.000 500
ấp Bình Công, xã Sản xuất
5 Trịnh Văn Chí
Bình Phú thạch dừa ép
800 113
Dương Thị 455A ấp Bình Công, Sản xuất
6
Hồng Ni xã Bình Phú thạch dừa ép
1.000 198
487B ấp Bình Công,
7 Lê Hữu Phước
xã Bình Phú
thạch dừa thô 3.500 700
Nguyễn Thanh 504D ấp Bình Công,
8
Dũ xã Bình Phú
thạch dừa thô 800 373
02(15) ấp Bình Công,
9 Vương Tấn
xã Bình Phú
thạch dừa thô 500 48
219, 568(11) ấp Bình Sản xuất
10 Lâm Thế Phong
Công, xã Bình Phú thạch dừa ép
1.200 135
Giang Thúy 487B ấp Bình Công, Sản xuất
11
Hạnh xã Bình Phú thạch dừa ép
2.800 181
Dương Công 16, 19(15) ấp Bình Sản xuất
12
Huyền Công, xã Bình Phú thạch dừa ép
1.200 226
Trần Thị Thanh 454F ấp Bình Công,
13
Bình xã Bình Phú
thạch dừa thô 1.500 560
Lâm Thị Ánh 219(11) ấp Bình Sản xuất
14
Loan Công, xã Bình Phú thạch dừa ép
2.600 298
Cao Thị Diễm 487B ấp Bình Công, Sản xuất
15
Thi xã Bình Phú thạch dừa ép
2.100 331
Nguyễn Tuấn 478 ấp Bình Công, xã
16
Dũng Bình Phú
thạch dừa thô 800 65
31(11) ấp Bình Công,
17 Ngô Văn Cay
xã Bình Phú
thạch dừa thô 1.200 100
Nguồn: Kết quả điều tra tại ấp Bình Công, xã Bình Phú, 2016.
2.2.1.2. Nguyên liệu
Nguyên liệu sản xuất thạch dừa thô:
+ Nguyên liệu chính là nước dừa.
+ Một số hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất thạch dừa: Men giống,
Đường saccaro, Sunfat Amon (SA), Acid acetic, DiAmonPhotphat (DAP)
Bảng 2. 2 Nhu cầu nguyên liệu sử dụng cho 1 tấn sản phẩm thạch thô

Sunfat DiAmonP
Nước Men Đường Acid
ST Tên hộ gia đình Amon hotphat Nước Củi Điện
dừa giống saccaro acetic
T cá nhân sản xuất (SA) (DAP) (lít) (m³) (kW)
(lít) (lít) (kg) (kg)
(kg) (kg)

1 Bùi Văn Dũng 700 80 14 8 1,9 3 500 0,4 7


2 Nguyễn Lâm 800 45 19 8 1,4 3,5 300 0,4 10
3 Ngô Thị Thu Đan 500 65 17,5 7,5 1,8 4 500 0,4 8
4 Đ ng Văn Đông 900 90 11 7 2 5 100 0,4 9
5 Lê Hữu Phước 400 75 18 9 1,6 2,5 500 0,4 12
6 Nguyễn Thanh Dũ 600 70 17 7,8 1,7 1,6 500 0,4 14
7 Vương Tấn 550 95 16 8,2 2 3,4 500 0,4 15
Trần Thị Thanh
8 950 65 15 8,5 2,1 4,5 100 0,4 13
Bình
Nguyễn Tuấn
9 850 78 14 7,4 2,4 5,3 300 0,4 9
Dũng
10 Ngô Văn Cay 800 86 13 8,3 2,3 6,2 350 0,4 12
Nguồn: Kết quả điều tra tại ấp Bình Công, xã Bình Phú, 2016.
Nguyên liệu chế biến thạch dừa ép: thạch dừa thô
Bảng 2. 3 Nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất thạch ép
Tên hộ gia đình cá nhân Nhu cầu điện Nguyên liệu thạch thô
STT
sản xuất (kWh/tháng) (tấn/tháng)
1 Trịnh Văn Chí 1000 1.613
2 Dương Thị Hồng Ni 1200 1.985
3 Lâm Thế Phong 1200 1.935
4 Giang Thúy Hạnh 1500 2.580
5 Dương Công Huyền 300 226
6 Lâm Thị Ánh Loan 2000 2.977
7 Cao Thị Diễm Thi 2500 3.308
Nguồn: Kết quả điều tra tại ấp Bình Công, xã Bình Phú, 2016.
2.2.1.3. Công nghệ chế biến
Sơ đồ công nghệ chế biến thạch dừa thô kèm theo dòng thải:
Nước dừa

Lọc Dung dịch rơi vãi, c n lọc

Lắng C n lắng

Đường, SA, DAP, Bổ sung phụ Dung dịch rơi vãi


acid acetic, củi liệu và khử Khói thải lò thanh trùng
trùng

Men giống, Dung dịch rơi vãi


Lên men
giấy báo Chai men giống bẩn

Thu nhận Dung dịch rơi vãi


thạch dừa Khai lên men bẩn
thô

Nước Cạo, rửa Nước thải, c n thải

Sản phẩm
thạch dừa
thô
Tiêu thụ

Hình 2. 1 Sơ đồ quy trình chế biến thạch dừa thô

Thuyết minh quy trình công nghệ chế biến thạch thô: Trước khi bổ sung
nguyên liệu đường, DAP, SA, acid acetic thì nước dừa được lọc và lắng để loại bỏ
c n ra khỏi nước dừa. Nước dừa sau khi lọc và lắng sẽ được bổ sung nguyên liệu
gồm đường, DAP, SA, acid acetic theo tỷ lệ nhất định rồi đem nung lên để hon hợp
dung dịch hòa tan hoàn toàn và khử trùng dung dịch. Hon hợp dung dịch để nguội
và cho vào khay rồi cấy men giống vào để thực hiện quá trình lên men. Khay chứa
dung dịch nước dừa sau khi đã cấy men giống được đậy kín bằng giấy báo rồi đem
ủ ở nhiệt độ phòng thoáng khí trong vòng 6 ngày sẽ thu nhận được thạch thô. Lấy
thạch thô cạo rửa sẽ thu nhận được sản phẩm thạch thô xuất bán cho thị trường.

Sơ đồ công nghệ chế biến thạch ép kèm theo dòng thải:

Thạch dừa thô

Máy ép Ép Nước thải

Rác thải: thạch hư, bao bì


Đóng gói
hư hỏng

Tiêu thụ

Hình 2. 2 Sơ đồ quy trình chế biến thạch dừa ép

Thuyết minh quy trình công nghệ chế biến thạch thô: Nguyên liệu chính
được sử dụng là thạch thô, thạch thô đem ép để loại bỏ nước trong thạch dừa thu
được thạch dừa ép và đóng gói tiêu thụ.
2.1.3. Nhận xét chung về làng nghề

Theo kết quả khảo sát thì các cơ sở sản xuất thạch dừa đều có thực hiện các hồ
sơ môi trường và xây dựng hệ thống xử lý theo quy định pháp luật bảo vệ môi
trường. Tuy nhiên, nguyên nhân gây ô nhiễm chủ yếu làng nghề là do quy mô sản
xuất nhỏ lẻ theo từng hộ gia đình, lại nằm xen lẫn trong khu dân cư và việc vận
hành hệ thống xử lý chỉ mang tính chất đối phó và không thường xuyên vận cho chi
phí vận hành cao (do lượng nước thải phát sinh nhiều khoảng 2-21m³/ngày đêm và
nồng độ chất ô nhiễm cao).

Nguồn nước thải phát sinh thường tập trung rất nhiều vào ngày thu nhận thạch,
các cơ sở sử dụng nước để rửa khay thạch. Hầu như toàn bộ nước thải trong quá
trình chế biến thạch dừa phát sinh chủ yếu ở công đoạn rửa khay và phát sinh theo
mẻ do đó đầu tư hệ thống xử lý tính theo trung bình ngày không đáp ứng được yêu
cầu xử lý.

Nguồn kinh phí đầu tư cho công tác khắc phục ô nhiễm môi trường làng nghề
còn hạn chế, đa phần cơ sở sản xuất, hộ gia đình không có đủ kinh phí vận hành hệ
thống xử lý nước thải, khí thải, thu gom phân loại chất thải rắn…

Quy mô sản xuất của làng nghề là quy mô hộ gia đình; công nghệ sản xuất
và thiết bị phần lớn ở trình độ lạc hậu, chắp vá, chưa được đầu tư đồng bộ, m t
bằng thì chật hẹp, hầu hết các cơ sở sản xuất trong làng nghề chỉ chú trọng sản xuất,
kinh doanh, vấn đề thu gom xử lý chất thải, khói bụi độc hại, nước thải của làng
nghề chưa được quan tâm đúng mức.

Hầu hết ý thức của người dân trong việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi
trường chưa cao do trình độ còn thấp, hiểu biết pháp luật còn hạn chế, nên các cơ
quan nhà nước, chính quyền địa phương đều xác định không thể áp dụng triệt để
biện pháp hành chính nghiêm ng t.

Thêm vào đó, trách nhiệm của các địa phương trong công tác quản lý môi
trường làng nghề cũng chưa thực sự cao, kinh phí và nguồn lực phục vụ cho các
hoạt động thanh tra, kiểm tra chưa đáp ứng yêu cầu nên khu vực này vẫn tiếp tục là
điểm nóng về ô nhiễm môi trường.

2.2. Hiện trạng bảo vệ môi trường của làng nghề


2.2.1. Phương pháp đánh giá

Tổng hợp, chỉnh lý, xử lý số liệu, thông tin thu thập và kết quả điều tra thực
địa theo các nội dung đánh giá
Rà soát, phân loại, các dữ liệu, thông tin thu thập và điều tra phục vụ cho công
tác đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh và các cơ sở chế biến thạch dừa.
Nhập dữ liệu, thông tin đã thu thập và kết quả điều tra thực địa, kiểm tra,
chỉnh lý, xử lý dữ liệu, thông tin đã nhập.
Phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh và các cơ sở chế biến
thạch dừa.
2.2.2. Các nguồn gây ô nhiễm của các cơ sở làng nghề
2.2.2.1. Nước thải

Nguồn phát sinh sinh nước thải của các cơ sở sản xuất làng nghề chủ yếu là
nước thải sinh hoạt, sản xuất và nước mưa chảy tràn.

Nước thải sinh hoạt phát sinh từ nhu cầu sinh hoạt của công nhân làm việc
trong các cơ sở. Nước thải sinh hoạt của công nhân được xử lý bằng hầm tự hoại 3
ngăn sau đó tự thấm vào môi trường đất của chủ dự án. Nhằm đảm bảo hiệu quả
hoạt động xử lý của hầm tự hoại, định kỳ hàng tháng chủ cơ sở có sử dụng chế
phẩm sinh hoạt ho trợ phân hủy chất thải cho vào hầm xử lý để ổn định và tăng
cường hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt. Khi hầm tự hoại xử lý nước thải sinh hoạt
đầy, chủ cơ sở sẽ thuê đơn vị có chức năng để bơm hút đi thải bảo theo quy định.

Nước thải sản xuất phát sinh từ quá trình ép thạch dừa, rửa thạch dừa, rửa
sàn nhà, rửa khay lên men thạch và các dụng cụ….

Đối với quy trình sản xuất thạch ép: Theo kết quả khảo sát của cơ sở hộ Lâm
Thế Phong thì nước thải sản xuất phát sinh ước tính khoảng 03m3/ngày.đêm trong
đó nước thải rửa dụng cụ và vệ sinh sàn là 02m3/ngày.đêm, nước thải rửa thạch và
ép thạch là 01m3/ngày.đêm. Đối với cơ sở của Giang Thúy Hạnh thì lượng nước
thải phát sinh là 65m3/ngày đêm cơ sở này chưa phân tích nước ép thạch và nước
rửa sàn và dụng cụ.

Đối với quy trình sản xuất thạch thô: Lượng nước thải phát sinh của cơ sở
chế biến thạch dừa thô Lê Hữu Phước là 21m 3/ngày.đêm chủ yếu là nước rửa dụng
cụ, sàn, còn đối với nước thải từ quá trình ngâm thạch sẽ tái sử dụng làm nguyên
liệu cho quá trình nấu thạch.

Bảng 2. 4 Lưu lượng nước thải phát sinh của các cơ sở làng nghề
Tên hộ gia đình cá Nước thải
STT Ngành nghề
nhân sản xuất (m³/ngày đêm)
1 Bùi Văn Dũng Sản xuất thạch dừa 16
2 Nguyễn Lâm Sản xuất thạch dừa 14
3 Ngô Thị Thu Đan Sản xuất thạch dừa 11
4 Đ ng Văn Đông Sản xuất thạch dừa 16
5 Trịnh Văn Chí Sản xuất thạch dừa ép 1,9
6 Dương Thị Hồng Ni Sản xuất thạch dừa ép 2,3
7 Lê Hữu Phước Sản xuất thạch dừa 21
8 Nguyễn Thanh Dũ Sản xuất thạch dừa 11
9 Vương Tấn Sản xuất thạch dừa 2
10 Lâm Thế Phong Sản xuất thạch dừa ép 2,3
11 Giang Thúy Hạnh Sản xuất thạch dừa ép 3,1
12 Dương Công Huyền Sản xuất thạch dừa ép 2,7
13 Trần Thị Thanh Bình Sản xuất thạch dừa 6,1
14 Lâm Thị Ánh Loan Sản xuất thạch dừa ép 3,5
15 Cao Thị Diễm Thi Sản xuất thạch dừa ép 3,8
16 Nguyễn Tuấn Dũng Sản xuất thạch dừa 2
17 Ngô Văn Cay Sản xuất thạch dừa 3

Bảng 2. 5 Thành phần chất lượng nước thải của cơ sở Lâm Thế Phong
(Nước thải từ quá trình ép thạch)
Kết QCVN 40:2011/BTNMT
STT Thông số Đơn vị So sánh
quả (Cột A)

1 pH 4 6-9
2 TSS mg/l 62 50
3 BOD5 mg/l 8745 30 Vượt 261,5 lần
4 COD mg/l 10198 75 Vượt 135,97 lần
5 NH4- mg/l 460 5 Vượt 92 lần
6 Tổng P mg/l 58 4 Vượt 14,5 lần
Nguồn: Tự phân tích tại Phòng Thí nghiệm của Viện Thủy sản 2
Qua kết quả phân tích chất lượng nước thải thạch ép của cơ sở Lâm Thế
Phong cho ta thấy, nước thải có nồng độ COD là 10.198 mg/l, BOD 5 là 8.745mg/l,
NH4- là 460 mg/l, tổng P là 58 mg/l, so với QCVN 40:2011/BTNMT (Cột A) thì
nồng độ COD vượt quy chuẩn cho phép 135,97 lần, BOD5 vượt 261,5 lần, NH4-
vượt 92 lần và tổng P vượt 14,5 lần. Do đó nước thải này cần phải xử lý trước khi
thải ra nguồn tiếp nhận nếu nước thải không được xử lý sẽ tác động rất lớn đến môi
trường xung quanh.
Bảng 2. 6 Thành phần chất lượng nước thải của cơ sở Lê Hữu Phước
(Nước thải từ quá trình rửa sàn, khay và cạo rửa thạch)
QCVN
STT Thông số Đơn vị Kết quả 40:2011/BTNMT So sánh
(Cột A)
Nằm trong giới
1 pH 6,07 6-9
hạn cho phép
2 TSS mg/l 96 50 1,9
3 BOD5 mg/l 56 30 1,9
4 COD mg/l 148 75 2,0
5 Tổng N mg/l 38,34 20 1,9
6 Tổng P mg/l 7,9 4 2,0
Nguồn: Tự phân tích tại Phòng Thí nghiệm của Viện Thủy sản 2
Qua kết quả phân tích chất lượng nước thải thạch thô của cơ sở Lê Hữu
Phước cho ta thấy, nước thải có nồng độ COD là 148 mg/l, BOD5 là 56mg/l, Tổng
N là 38 mg/l, tổng P là 7,9 mg/l, so với QCVN 40:2011/BTNMT (Cột A) thì nồng
độ COD vượt quy chuẩn cho phép 2 lần, BOD5 vượt 1,9 lần, Tổng N vượt 1,9 lần
và tổng P vượt 2 lần. Do đó nước thải này cần phải xử lý trước khi thải ra nguồn
tiếp nhận nếu nước thải không được xử lý sẽ tác động rất lớn đến môi trường xung
quanh

Hầu hết các cơ sở sản chế biến thạch dừa đều có xây dựng hệ thống xử lý
nước thải theo kiểu truyền thống. Tuy nhiên, các cơ sở này không vận hành do tốn
nhiều chi phí, việc vận hành chỉ mang tính đối phó, nước thải thường thải trực tiếp
ra môi trường không qua xử lý. Điều này đã ảnh hưởng đến chất lượng môi trường
nước sông rạch của khu vực.

2.2.2.2. Khí thải

Nguồn phát sinh khí thải từ các cơ sở sản xuất thạch dừa là từ quá trình
đốt củi vận hành lò hơi, khí thải từ hệ thống xử lý nước thải, nhà vệ sinh,
phương tiện giao thông để vận chuyển hàng hóa (xe gắn máy). Để phát tán ô
nhiễm không khí, tại các lò hơi có lắp đ t ống khói cao khoảng 10 tính từ m t
đất.

Tiếng ồn phát sinh từ khu vực sản xuất chủ yếu là tiếng ồn của phương tiện
giao thông vận chuyển hàng hóa (xe gắn máy), tiếng ồn do rửa khay thạch và hoạt
động giao tiếp của công nhân.
Các nguồn phát sinh này có tính gián đoạn, không có tính liên tục nên ảnh
hưởng không nhiều đến môi trường xung quanh.
Do vậy các báo cáo giám sát môi trường các cơ sở sản xuất thạch dừa ở làng
nghề chế biến thạch dừa ấp Bình Công, xã Bình Phú không thực hiện đo đạc chất
lượng môi trường không khí của cơ sở.

2.2.2.3. Chất thải rắn

Chất thải rắn phát sinh từ các cơ sở chế biến thạch dừa bao gồm chất thải rắn
sinh hoạt và chất thải rắn sản xuất. Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động
sinh hoạt của công nhân. Chất thải rắn sản xuất bao gồm bao bì hư hỏng, thùng
carton, giấy báo, chai men giống hư hỏng, thạch bẩn phát sinh từ quá trình pha chế
môi trường, lên men và rửa thạch .

2.2.3. Hiện trạng bảo vệ môi trường tại các cơ sở chế biến thạch dừa
2.2.3.1. Hiện trạng xử lý nước thải

Tất cả các cơ sở chế biến thạch dừa đều có đầu tư xây dựng hệ thống xử lý
nước thải. Theo kết quả khảo sát của các cơ sở chế biến thạch dừa ở ấp Bình Công,
xã Bình Phú thì quy trình xử lý được thực hiện chủ yếu theo sơ đồ sau:
Nước thải sản xuất

Song chắn rác

Hố thu gom

Bể điều hòa

Bùn tuần hoàn


Hóa chất NaOH
Bồn trung hòa

Máy thổi khí Bể SBR

Bể lọc nhanh
Hóa chất khử trùng
clorine
Nguồn tiếp nhận

Hình 2. 3 Quy trình xử lý nước thải

Theo kết quả báo cáo giám sát chất lượng môi trường hàng năm của các cơ sở
thì chất lượng nước thải sau xử lý đều đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột A.
Tuy nhiên, do tính chất và quy mô sản xuất của làng nghề chế biến thạch dừa
ở ấp Bình Công xã Bình Phú là các cơ sở sản xuất riêng lẻ theo quy mô hộ gia đình
nên quá trình quản lý môi trường còn nhiều hạn chế và bất cập như:
- Có xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhưng việc vận hành chỉ mang tính
chất đối phó, không vận hành thường xuyên do tốn nhiều chi phí vận hành điện, hóa
chất.
- Thêm vào đó công suất thiết kế các của hệ thống thường không đủ công suất
vận hành để xử lý đạt quy chuẩn xả thải vì lưu lượng thiết kế thường tính theo trung
bình ngày nhưng thực tế quá trình sản xuất thạch thô thường vận hành theo mẻ nên
nước thải thường thải ra cũng theo mẻ làm cho lượng nước thải vượt công suất thiết
kế rất nhiều lần. Nước thải phát sinh từ quá trình sản xuất thải trực tiếp ra nguồn
tiếp nhận.
- Các cơ sở chưa liên kết trong quá trình giảm thiểu ô nhiễm từ nước thải, các
cơ sở tự xử lý riêng lẻ. Nếu các cơ sở này liên kết với nhau thì nước thải phát sinh
từ quá trình ép thạch có thể làm nguyên liệu đầu vào của quá trình chế biến thạch
thô.

2.2.3.2. Hiện trạng xử lý khí thải

Để giảm thiểu ô nhiễm do khí thải, khói bụi và tiếng ồn các cơ sở áp dụng
một số biện pháp sau:
- Khu vực sản xuất được xi măng hóa hoàn toàn để hạn chế bụi phát sinh.
- Tránh tập trung các phương tiện vận chuyển cùng một lúc để hạn chế phát
sinh ô nhiễm không khí do đốt nhiên liệu và tiếng ồn của các phương tiện vận
chuyển.
- Xây dựng ống khói cao từ 8-10m để phát tán khí thải từ quá trình đốt củi
để nấu lò hơi.
- Bố trí thời gian làm việc tránh giờ nghỉ ngơi của người dân (từ 11 giờ 30
phút đến 13 giờ).

2.2.3.3. Hiện trạng xử lý chất thải rắn

Chất thải rắn sinh hoạt, Các cơ sở hợp đồng với Công ty TNHH một thành
viên công trình đô thị Bến Tre thu gom và xử lý rác hàng ngày. Tại cơ sở, chất thải
rắn sinh hoạt được chứa thùng có nắp đậy kín để tránh phát tán mùi hôi ra môi
trường xung quanh và ảnh hưởng đến khu vực sản xuất của cơ sở.
Chất thải rắn sản xuất bao gồm bao bì hư hỏng, thùng carton, giấy báo được
thu gom, phân loại và bán lại cho đơn vị thu mua có nhu cầu.
Nhận xét chung:
Đối với việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường không khí và xử lý
chất thải rắn thì các cơ sở chế biến thạch dừa ở ấp Bình Công, xã Bình Phú thực
hiện tương đối tốt. Nhưng việc xử lý nước thải của các cơ sở chế biến thạch dừa
mới là vấn đề cần được ưu tiên quan tâm giải quyết vì lượng nước thải phát sinh
nhiều và mức độ ô nhiễm cũng tương đối cao, các cơ sở đều có hệ thống xử lý nước
thải sản xuất nhưng không vận hành ho c vận hành chỉ mang tính chất đối phó. Nếu
như lượng nước thải từ các cở sở chế biến thạch dừa không được xử lý mà thải trực
tiếp ra môi trường thì sẽ gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
Ưu điểm của mô hình xử lý nước thải:
Ít tốn diện tích, xử lý triệt chất thải, thời gian xử lý ngắn.
Nhược điểm của mô hình xử lý nước thải:
Tốn chi phí vận hành và bảo dưỡng; đòi hỏi phải có kỹ năng vận hành, công
nghệ xử lý có sử dụng các thiết bị điện - cơ khí tuổi thọ không cao; phụ thuộc vào
các yếu tố như công tác xây dựng, các thiết bị điện, cơ khí; không có khả năng vận
hành độc lập; không có khả năng tuần hoàn, tái sử dụng tối đa nước sau xử lý và các
sản phẩm có ích từ các chất gây ô nhiễm; không phù hợp cho quy mô hộ gia đình.
Công suất thiết kế không đảm bảo xử lý nước thải theo mẻ vì hệ thống xử lý
nước thải tính theo trung bình ngày.

2.2.4. Các chính sách bảo vệ môi trường đang triển khai áp dụng tại
làng nghề

Tỉnh Bến Tre không ban hành văn bản cụ thể để quản lý môi trường riêng có
các cơ sở chế biến thạch dừa ở tỉnh Bến Tre. Việc quản lý môi trường đối với các
cơ sở chế biến thạch dừa được thực hiện theo các quy định pháp luật chung do
Trung ương ban hành bao gồm:
Luật bảo vệ môi trường năm 2014.
Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính
phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược,
đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi
trường đơn giản.
Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về
quản lý chất thải và phế liệu.
Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại.
Ngoài ra, việc hoạt động sản xuất của các cơ sở còn tuân thủ các quy chuẩn
Việt Nam trong quản lý nước thải, khí thải, tiếng ồn như Quy chuẩn quốc gia về
nước thải công nghiệp - QCVN 40:2011/BTNMT; Quy chuẩn quốc gia về tiến ồn –
QCVN 26:2010/BTNMT; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí
xung quanh - QCVN 05:2013/BTNMT.
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH KHÉP KÍN GIẢM
THIỂU VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI CHẾ BIẾN THẠCH DỪA

3.1. Các yêu cầu đối với mô hình đề xuất


Qua kết quả khảo sát các cơ sở chế biến thạch dừa ở ấp Bình Công, xã Bình
Phú có một số đ c điểm sau: sản xuất nhỏ lẻ theo quy mô hộ gia đình, công nghệ
đơn giản, vốn đầu tư thấp; trình độ lao động của cơ sở có học vấn chủ yếu là trung
học cơ sở và trung học phổ thông; nguồn gây ô nhiễm môi trường chủ yếu của các
cơ sở là nước thải sản xuất. Do vậy, công nghệ xử lý nước thải cho các cơ sở này
phải đáp ứng một số yêu cầu sau:
Về kỹ thuật: đơn giản, dễ vận hành và đáng tin cậy và nước thải sau xử lý
đạt quy chuẩn môi trường.
Về môi trường: bền vững về m t môi trường như khả năng tái sử dụng nước
thải để tưới tiêu, khép kín thân thiện môi trường, ít sử dụng năng lượng cho quá
trình vận hành.
Về kinh tế: vốn đầu tư xây dựng công trình, chi phí vận hành và chi phí bảo
trì - bảo dưỡng công trình thấp.
Về chi phí xã hội: dễ được cộng đồng chấp nhận và đáp ứng mỹ quan khu
vực.

3.2. Đầu vào, đầu ra, các quá trình chuyển hóa trong mô hình
Việc tính toán mô hình được tính toán cho trường hợp chế biến thạch dừa
của cơ sở Lê Hữu Phước vì đây là cơ sở chế biến thạch dừa lớn nhất của khu
vực này.
3.2.1. Phân tích đầu vào, đầu ra và quá trình chuyển hóa quá trình
chế biến của cơ sở Lê Hữu Phước
 Các dặc điểm chính của cơ sở
Loại sản phẩm: Thạch dừa thô.
Công suất: 70 tấn thạch/mẻ/6
ngày.
Số lượng công nhân: 8 ngày.
Số ngày hoạt động: 30 ngày/tháng.
Hiện trạng xử lý chất thải:
+ Nước thải: Có hệ thống xử lý nước thải.
+ Khí thải: Dùng ống khối cao 8 m để khuếch tán khí thải.
+Chất thải rắn: Chất thải rắn sinh hoạt do công ty cổ phần đô thị Bến Tre thu
gom, chất thải rắn sản xuất (giấy báo) bán lại cho đơn vị thu mua.
 Đặc điểm công nghệ và thiết bị của cơ sở
Sơ đồ khối của quá trình chế biến thạch dừa
Đầu vào Các công đoạn Đầu ra

Nước dừa Nước Lọc Dung dịch rơi vãi


C n lọc

Lắng C n lắng

Dung dịch rơi vãi


Đường, SA, DAP, acid acetic,Bổ
củisung phụ liệu và khử trùng
Khói thải lò nấu
Nước tái sử dụng

Men giống, giấy báo Dung dịch rơi vãi


Lên men
Chai men giống bẩn

Dung dịch rơi vãi


Thu nhận thạch dừa thô
Khai lên men bẩn

Nước Cạo, rửa Nước thải


C n thải

Nước Ngâm thạch


Nước thải

Sản phẩm
thạch dừa thô

Nước thải

Khí thải

Chất thải rắn


Hình 3. 1 Sơ đồ quá trình chế biến thạch dừa thô
Nguyên liệu sử dụng trong quá trình chế biến thạch dừa thô
Bảng 3. 1 Nguyên liệu sử dụng trong quá trình chế biến thạch dừa thô Đầu vào 70
tấn sản phẩm/mẻ/6 ngày
STT Nguyên liệu Đơn vị Số lượng
1 Nước dừa Lít 28.000
2 Nước dùng chế biến lít 71.400
3 Đường saccaro Kg 1.260
4 Sunfat amon (SA) Kg 630
5 Acid acetic Kg 112
6 DiAmonPhotphat (DAP) Kg 175
7 Men giống lít 5.250
8 Nước rửa sàn, khay Lít 42.000

 Các nguồn thải


 Nước thải
Chế biến thạch dừa sử dụng nước cho các mục đích như nước nguyên liệu,
nước rửa thạch, nước rửa khay và vệ sinh sàn cơ sở. Qua khảo sát thực tế thì:
- Nước thải từ quá trình ngâm thạch sẽ tái sử dụng làm nước nguyên liệu để
nấu nguyên liệu làm thạch;
- Nước thải sản xuất bao gồm nước dùng cạo, rửa thạch và nước dùng vệ
sinh khay lên men thạch dừa, rửa sàn cơ sở chiếm một lượng nước và quyết định
đ c tính chung của nước thải. Nước thải này chứa hàm lượng chất hữu cơ cao nên
cần phải được xem xét và xử lý. Lưu lượng nước thải phát sinh theo từng mẻ sản
chế biến thạch dừa (thời gian lên men trung bình của 1 mẻ thạch là 6 ngày), lưu
lượng trung bình là 43,5m3/mẻ/6 ngày.
 Cân bằng nước
Cân bằng nước trong quá trình chế biến 1 mẻ thạch dừa được thể hiện ở bảng
sau:
Bảng 3. 2 Cân bằng nước của cơ sở
Nước sử dụng Nước thải
STT Phân loại sử dụng
(m3/mẻ/6 ngày) (m3/mẻ/6 ngày)
1 Nước sử dụng chế biến
35 0
nguyên liệu làm thạch
2 Nước rửa thạch 1,5 1,5
3 Nước ngâm thạch 35 0
4 Nước rửa khay và sàn cơ sở 42 42
5 Nước sinh hoạt 1,2 1

 Tính chất nước thải


Nhìn chung đ c điểm của nước thải sản chế biến thạch dừa thô là chứa hàm
lượng chất hữu cơ (BOD, COD, nitơ, photpho) và chất rắn lơ lửng.

Bảng 3. 3 Thành phần chất lượng nước thải của cơ sở Lê Hữu Phước
(Nước thải từ quá trình rửa sàn, khay và cạo rửa thạch)
QCVN
STT Thông số Đơn vị Kết quả 40:2011/BTNMT So sánh
(Cột A)
Nằm trong giới
1 pH 6,07 6-9
hạn cho phép
2 TSS mg/l 96 50 1,9
3 BOD5 mg/l 56 30 1,9
4 COD mg/l 148 75 2,0
5 Tổng N mg/l 38,34 20 1,9
6 Tổng P mg/l 7,9 4 2,0
Nguồn: Tự phân tích tại Phòng Thí nghiệm của Viện Thủy sản 2
 Chất thải rắn
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh chủ yếu do hoạt động sinh hoạt của công
nhân tại cơ sở.
Chất thải rắn sản xuất: chủ yếu là giấy báo, chai đựng men giống và khay hư
được bán cho các tư nhân tái chế thành các sản phẩm khác.
3.2.2. Phân tích đầu vào, đầu ra và quá trình chuyển hóa của mô hình
xử lý chất thải của cơ sở Lê Hữu Phước
 Các đầu vào của mô hình:
Bảng 3. 4 Các thông số đầu vào của quá trình chuyển hóa
STT Thông số Đơn vị Giá trị
1 Diện tích nhà xưởng m² 3500
2 Số lượng người Người 8
3 Khối lượng sản phẩm Tấn/mẻ/6 ngày 70
4 Diện tích ao m² 1000
5 Chiều sâu mực nước ao m 1
6 Diện tích đất vườn m² 500
7 Nước thải từ quá trình chế biến m³/mẻ/6 ngày 43,5
8 Nước thải sinh hoạt m³/mẻ/6 ngày 1
9 Chất thải rắn sinh hoạt kg/mẻ/6ngày 14,5
 Các đầu ra của mô hình:
Nước thải, khí thải và chất thải rắn được thu gom xử lý triệt để để hoạt động
chế biến thạch dừa không gây ô nhiễm môi trường.
3.3. Biểu đồ hệ thống năng lượng và vật chất của mô hình
Mô hình này tận dụng tối đa điều kiện tự nhiên sẵn có của từng hộ gia đình kết
hợp với các hệ thống xử lý cuối đường ống và hệ thống kỹ thuật thu hồi, tái chế để
thiết lập mô hình phát triển tối ưu cho làng nghề chế biến thạch dừa.
 Nguyên tắc xây dựng mô hình
 Nguyên tắc xử lý đối với chất thải rắn
Chất thải rắn sinh hoạt được xử lý bằng cách phân loại thành chất hữu cơ dễ
phân huỷ sinh học và chất thải vô cơ, chất thải phế liệu. Chất thải hữu cơ được xử lý
tại cho bằng compost, chất thải phế liệu thì bán, chất thải vô cơ do đơn vị thu gom
xử lý theo quy định.
Chất thải chăn nuôi: chỉ thiết kế bể biogas vừa đủ cho nhu cầu sinh hoạt, nhu
cầu của xưởng sản xuất (dùng để chuyển đổi năng lượng ho c xử lý khí thải).
Chất thải rắn sản xuất: được chia thành 2 loại: chất thải có thể dùng cho chăn
nuôi và chất thải hữu cơ dễ phân huỷ sinh học. Phương án xử lý như sau: chất thải
sản xuất có thể dùng cho chăn nuôi sẽ được ưu tiên dùng cho C, chất thải còn lại sẽ
được xử lý tại compost. Phân compost sẽ được ưu tiên cho trồng trọt, phần còn dư
sẽ được sử dụng để nuôi trùn quế.
 Nguyên tắc xử lý nước thải
Tất cả nước thải sẽ được thu gom và xử lý, tuy nhiên trạm xử lý nước thải
(T) chỉ xử lý đạt đến mức độ ao có thể tiếp nhận được, nghĩa là Tchỉ xử lý giới hạn,
không xử lý triệt để (đạt tiêu chuẩn) trừ trường hợp hộ không có ao (A) thì phải đầu
tư hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn. Nếu ao có khả năng tiếp nhận toàn bộ
nước thải thì T = 0.
 Khí thải
Có 2 phương án lựa chọn: thiết kế chuồng (C), biogas (B) sao cho khí sinh
học vừa đủ để thay cho các nguồn năng lượng ô nhiễm (đối với nghề nhu cầu năng
lượng ít), ho c thiết kế C, B vừa đủ để xử lý khí thải đầu ra bằng phương pháp đốt
(khi nhu cầu năng lượng dùng cho sản xuất nhiều).
Dựa vào cách tiếp cận này, mô hình VACBNXT (trong đó V: vườn, A: ao, C:
chuồng, B: biogas và compost, N: nhà, X: xưởng sản xuất, T: trạm xử lý nước thải)
có dạng tổng quát gồm các thành phần như sau:
Nguồn tiếp nhận

W m3
3 3
W31 m W32 m

W41

W1 W1 W42
W4

Ao
S 2 m2 V1
XLNT
Biogas m3
W2 V3 m3
m kg V2 m3
5
W2 SX m4 kg
m8 kg
Cn
Compost
Trùn

m9 kg

Nước
m12 kg
W 2 m3
W3 m3
m7 kg
Nước Chuồng
m1 kg

Nước
Phân
Phân

Khí sinh học


Gia cầm

Rác SH hữu cơ
N2 Con heo
N1 Con

Vườn m6 kg
m2 kg
W1
WC
S3 m2 m3 kg
Nhà
N3 Người
W1 m31 kg

P2 kg sản phẩm
S 1 m2 Hệ thống thu gom
Xưởng chế biến
P1
P1 Kg
nguyên liệu Sản
phẩm
Đơn vị
CTR sản xuất m6 kg
thu mua

Hình 3. 2 Mô hình VACBNXT dạng tổng quát


 Vai trò của các thành phần trong mô hình như sau:
Vườn (V): tiêu biểu cho các hoạt động trồng trọt, có vai trò cách ly giữa khu
chăn nuôi và sản xuất nhằm đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra
V còn có vai trò tạo mảng xanh, tận dụng chất dinh dưỡng từ quá trình xử lý chất
thải và tạo nguồn thu cho hộ gia đình. Vườn không chỉ chứa giới hạn ở các loại cây
ăn quả mà còn tập hợp của nhiều hoạt động trồng trọt khác nhau như trồng rau,
trồng cây thuốc, trồng hoa, cây cảnh…
Ao (A): là diện tích ao sẵn có ho c ao dự tính xây dựng. Ao có vai trò là công
trình xử lý nước thải (dạng đất ngập nước, ao tuỳ nghi) để giảm chi phí đầu tư và
vận hành hệ thống xử lý nước thải. Ngoài ra ao còn có vai trò cung cấp nước cho
Vườn,. Trong ao có thể nuôi nhiều loại động vật nước khác nhau như cá, tôm, cua,
baba, lươn, ếch, cá sấu…. Ao được ưu tiên tận dụng tối đa khả năng xử lý nước
thải theo kiểu tuỳ nghi (có ho c không có bổ sung thực vật nổi như tảo, lục bình,
bèo hoa dâu…).
Chuồng (C): có vai trò gia tăng thu nhập cho hộ gia đình ngoài ra còn cung cấp
nguồn năng lượng tái tạo, sạch cho quá trình sinh hoạt và tận dụng chất thải rắn của
quá trình sản xuất. Bên cạnh đó chuồng, kết hợp với V, X chia sẽ rủi ro liên quan
đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của hộ.
Biogas (B), compost: có vai trò xử lý chất thải chăn nuôi, chất thải thực vật hữu
cơ thành năng lượng sinh học cho quá trình sản xuất, phân cho trồng trọt đồng thời
giảm tải lượng các chất ô nhiễm vào hệ thống xử lý. Hệ thống sản xuất phân
compost có vai trò xử lý chất thải rắn sinh hoạt, rác vườn, ruộng hữu cơ dễ phân
huỷ sinh học và xử lý phân heo thành phân bón nhằm nâng cao giá trị của chất thải
đồng thời giảm tải lượng các chất ô nhiễm vào hệ thống xử lý nước thải (nhất là các
hợp chất N, P), đảm bảo hệ thống xử lý nước thải hoạt động hiệu quả.
Nhà (N): đóng vai trò trung tâm của mô hình, là nơi ở, quản lý tất cả các hoạt
động của mô hình và là nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các kết quả của mô hình.
Xưởng (X): đây chính là thành phần đ c trưng của hộ, đó chính là nghề tiểu thủ
công nghiệp của hộ gia đình. Khi chưa có các thành phần khác thì đây là nguồn thu
chính của hộ, là nơi tiêu thụ năng lượng, phát sinh chất thải có tác động tới môi
trường cần giải quyết cấp bách hiện nay.
Trạm xử lý nước thải (T): đây là công trình xử lý nước thải nhằm đảm bảo tất
cả nước thải được xử lý đến mức độ hợp lý để kết hợp với các yếu tố khác (như Ao)
xử lý nước thải đạt các tiêu chuẩn về môi trường. Trong khuôn khổ mô hình này thì
T là công trình xử lý sau biogas có vai trò giảm bớt tải lượng các chất ô nhiễm trước
khi vào các hệ thống xử lý thứ cấp (ao tuỳ nghi, đất ngập nước). Công nghệ được
lựa chọn sao cho dễ vận hành và chi phí vận hành thấp.
Biogas: chỉ tính toán thiết kế vừa đủ phục vụ nhu cầu sinh hoạt của hộ dân và
nhu cầu sản xuất nhằm giảm thiểu phát thải do thừa công suất.
C n thải từ quá trình cạo rửa thạch làm thức ăn cho heo.
Rác sinh hoạt hữu cơ được dùng để sản xuất phân compost.
Phân compost được ưu tiên dùng để trồng cây, phần dư được dùng để nuôi trùn.
Mô hình sản xuất theo hướng sinh thái VACBNXT được đề xuất theo sơ đồ
sau:
Diện tích ao
Công suất chế biến, số lượng người, số lượng gia súc gia cầm Diện tích vườn

Lượng và tính chất nước thải Năng lượng cần Lượng


thiết phân sinh ra từ người và gia súc, gia cầmLượng rác thải

Xáclýđịnh tải lượng các chất ô Xác


Xác định khả năng xử nhiễm
định lượng khí sinh học cần thiết Xác định lượng khí sinh
Xác học
địnhcần
lượng
thiết
compost, nước cần t
So sánh nhu cầu năng lượng

So sánh khả năng xử lý của ao, Tính


vườntoán lượng phân cần thiết Xác định lượng phân dư
Tính nguyên liệu làm phân compost
Lớn hơn

Xác định công suất trạm xử lý nước thải


Tính kích thước biogas Xác định khối lượng sản phẩm compost

Xác định lượng nước biogas


Xác định lượng c n sau biogas So sánh nhu cầu phân, nước của cây

Xác định lượng phân để nuôi trùn

Xác định sản lượng


trùn

Hình 3. 3 Lưu đồ tính toán thiết kế mô hình VACBNXT


3.4. Cân bằng vật chất và năng lượng của mô hình
Phân tích dòng vật chất và năng lượng trong mô hình sẽ áp dụng định luật
bảo toàn bảo toàn vật chất, khi có một quá trình biến đối vật chất xảy ra, chất này
mất đi thì phải sinh ra chất khác, vật chất không bao giờ mất đi. Từ định luật này
chúng ta có thể thiết lập được các phương trình tính toán sự biến đổi chất ô nhiễm
từ nơi này di chuyển sang nơi khác.
Mô hình xử lý chất thải của hộ Lê Hữu Phước được đề xuất theo phương án
VACBNX trong đó kết hợp với yếu tố C, B để tận dụng khí học làm nhiên liệu đốt
cho quá trình nấu nguyên liệu làm thạch và sinh hoạt gia đình.
Các thông số đầu vào để tính toán mô hình
Công suất: 70 tấn thạch/mẻ/6 ngày.
Số lượng công nhân: 10 người.
Số ngày hoạt động: 30 ngày/tháng.
Diện tích ao: 1000m2
Diện tích đất vườn: 500 m²
Lưu lượng nước thải: Q = Q1+ Q2 + Q3 = 43,5+0,2+6,2+1,3=51,2
m³/ngày.đêm
Trong đó:
- Nước thải từ quá trình sinh hoạt: Q2 = 0,2 m³/ngày.đêm
- Nước thải từ quá trình chăn nuôi: Q3 = 6,2 m³/ngày.đêm
- Nước thải từ biogas: Q3 = 1,3 m³/ngày.đêm
- Nước thải chế biến thạch dừa: Q = 43,5 m³/mẻ/6ngày
Nhu cầu năng lượng tính theo thể tích khí sinh học: E = E1 + E2 = 2,5 +97,02 =
99,52 (m3 khí sinh học)
Trong đó:
- Nhu cầu năng lượng sinh hoạt: E1 = Hệ số sử dụng khí (m3/người.ngày) x
số người (người) = 0,25 x 10 = 2,5 (m3/ngày)
- Nhu cầu năng lượng cho sản xuất (E2) tính dựa trên lượng củi đốt sử dụng
trong quá trình nấu thạch được tính như sau:
Thể tích củi sử dụng : 0,4 m³
Khối lượng củi (1m³ = 600kg) : 240 kg
Năng suất tỏa nhiệt củi : 10.106 J/kg
Nhiệt lượng của củi : 2.425.440 J
Nhiệt lượng của củi (1J = 0,24 calo) : 582.105,60 calo

Thể tích khí sinh học (1m³ = 6000calo) : 97.02 m³


Nguồn tiếp nhận

52 m3

43,5 m3
1,3m³
Ao

700 m2 99,5

0,8 m³ pha loãng phân Biogas m3


3
6,2 m
30,8 kg 61,88m³

Phân compost 436,8 kg


Cn
SX Compost
30,1 kg
7 m3 18,2 kg
3
0,2 m
1,9 kg

Nước thải SH
Nước thải SX

Nước
Chuồng 436,8 kg
455 kg
Phân

Phân

Khí sinh học


125 m
2

Rác SH hữu cơ
175 Con heo

40 kg thạch bẩn
Vườn
2,6 kg
WC
500 m2
Nhà 3 kg
2,5 m³
10 Người
1,1 kg
43,5 m3 Rác SH
vô cơ
70 tấn sản phẩm
3500 m2 97
Xưởng chế biến m³ Hệ thống
thu gom
70,04 tấn
nguyên liệu Sản phẩm

Đơn vị
CTR sản xuất 40 kg
thu mua

Hình 3. 4 Mô hình VACBNX của Lê Hữu Phước


3.5. Thông số kỹ thuật các thành phần đơn vị trong mô hình
Việc tính toán các thành phần đơn vị trong mô hình dựa vào các thông số đầu
vào cụ thể như sau:
Bảng 3. 5 Hệ số phát sinh chất thải

Hệ số phát sinh chất thải Hệ số phát sinh khí


Đơn
Thông số rắn (kg/ngày.con) sinh học (lít/kg.ngày)
vị
Trung Trung
Min Max Min Max
bình bình
Số người Người 0,18 0,34 0,26 60 70 65
Số lượng heo con 1,2 4 2,6 40 60 50
Sổ tay sử dụng khí sinh học – Dự án chương trình khí sinh học cho ngành chăn
nuôi giai đoạn 2007-2012

Bảng 3. 6 Bảng tổng hợp các thông số đầu vào mô hình

Giá
STT Thông số Đơn vị Nguồn tham khảo
trị
Hệ số phát sinh chất thải rắn
kg/ngày.người Sổ tay sử dụng khí
1 + Người 0,26
kg/ngày.con sinh học – trang
+ Heo 2,6 9
Lượng nước thải sinh hoạt
2 m³/ngày.người 0,02 TCXDVN 33:2006
của công nhân
Bài giảng Quản lý
Lượng nước thải chăn nuôi
3 m³/ngày.con 0,04 chất thải chăn nuôi –
của heo trang 12
Quy trình chuồng trại
4 Mật độ chăn nuôi heo m²/con 0,7 nuôi heo – trang 2
Hồ làm thoáng tự nhiên kết
Thoát nước tập II Xử
hợp nuôi cá (Ao cá)
5 kg/ha.ngày lý nước thải – trang
Sức chứa tiêu chuẩn lấy theo 300 233
chỉ tiêu BOD
Tỷ lệ giảm chất rắn bay hơi 60 Giáo trình quản lý và
6 (VS) trong quá trình ủ phân % xử lý chất thải rắn -
compost trang 203
Lượng chất rắn ổn định sinh
7 ra từ quá trình ủ phân % 40
compost
Giá
STT Thông số Đơn vị Nguồn tham khảo
trị
Giáo trình xử lý nước
Thành phần BOD5 trong 1664 - thải bằng phương
8 mg/l
nước thải chăn nuôi heo 3268 pháp sinh học – trang
307
Báo cáo môi trường
Lượng phát sinh chất thải Quốc gia năm 2011
9 Kg/ngày.người 0,3
rắn sinh hoạt – chất thải rắn -
trang
42
Thành phần chất hữu cơ dễ Giáo trình quản lý và
10 phân hủy trong chất thải rắn % 62,24 xử lý chất thải rắn -
sinh họat trang 33

Bảng 3. 7 Mật độ thả cá trong ao theo 100 con


Loài cá thả Số cá thả Cỡ cá thả
Trắm cỏ 25 đến 30 con 15 đến 20 cm
Trôi Ấn độ hay Mrigan 20 đến 25 con 8 đến 10 cm
Cá chép 5 đến 10 con 6 đến 8 cm
Cá mè trắng 15 đến 25 con 8 đến 10 cm
Cá rô phi ho c mè vinh 15 đến 20 con 4 đến 6 cm
(Kỹ thuật nuôi cá ao nước tĩnh – trang 11)

Lưu lượng nước thải: Q = Q1+ Q2 + Q3 = 43,5+0,2+6,2+1,3=51,2 m³/ngày.đêm


Trong đó:
- Nước thải từ quá trình sinh hoạt: Q2 = 0,2 m³/ngày.đêm
- Nước thải từ quá trình chăn nuôi: Q3 = 6,2 m³/ngày.đêm
- Nước thải từ biogas: Q3 = 1,3 m³/ngày.đêm
- Nước thải chế biến thạch dừa: Q = 43,5 m³/mẻ/6ngày
Nhu cầu năng lượng tính theo thể tích khí sinh học: E = E1 + E2 = 2,5 +97,02 =
99,52 (m3 khí sinh học)
Trong đó:
- Nhu cầu năng lượng sinh hoạt: E1 = Hệ số sử dụng khí (m3/người.ngày) x
số người (người) = 0,25 x 10 = 2,5 (m3/ngày)
- Nhu cầu năng lượng cho sản xuất (E2) tính dựa trên lượng củi đốt sử dụng
trong quá trình nấu thạch được tính như sau:
Thể tích củi sử dụng : 0,4 m³
Khối lượng củi (1m³ = 600kg) : 240 kg
Năng suất tỏa nhiệt củi : 10.106 J/kg
Nhiệt lượng của củi : 2.425.440 J
Nhiệt lượng của củi (1J = 0,24 calo) : 582.105,60 calo

Thể tích khí sinh học (1m³ = 6000calo) : 97.02 m³

 Ao cá – hồ làm thoáng tự nhiên kết hợp với nuôi cá


Ao cá nên đào có hình chữ nhật có chiều dài gấp rưỡi chiều rộng ho c gấp
đôi chiều rộng (Kỹ thuật nuôi cá ao nước tĩnh – trang 5)
- Diện tích ao: 700m²
- Chiều dài ao: 35 m
- Chiều rộng ao: 20m
- Mức nước ao: 0,5 – 0,8 m (Thoát nước tập II – Xử lý nước thải – trang
240).
Sức chứa tiêu chuẩn lấy theo chỉ tiêu BOD của hồ làm thoáng tự nhiên kết
hợp nuôi cá (Ao cá): 300kg/ha.ngày (Thoát nước tập II Xử lý nước thải – trang 233).
Bảng 3. 8 Các thông số tính toán khả năng xử lý của ao
STT Nội dung Đơn vị Giá trị
1 Ao nuôi cá
Tải trọng BOD kg/(ha.ngày) 300
Tải trọng BOD mg/m².ngày 30.000
Diện tích m² 700
Chiều sâu m 0,5
Thể tích m³ 350
2 Nước thải chế biến thạch dừa
Nồng độ BOD mg/l 56
Lưu lượng l/ngày 43.000
Tải trọng BOD mg/ngày 2.408.000
Tải trọng BOD mg/m².ngày 3.440
3 Nước thải từ quá trình chăn nuôi
Nồng độ BOD mg/l 2.466
Lưu lượng l/ngày 7.000
Tải trọng BOD mg/ngày 17.262.000
Tải trọng BOD mg/m².ngày 24.660
Tổng tải trọng BOD
nước thải chăn nuôi
4 mg/m².ngày 28.100
và nước thải chế biến
thạch
5 Thời gian lưu ngày 2

Nhưng vậy tổng tải trọng BOD nước thải chăn nuôi và nước thải chế biến
thạch là 28.100 mg/m².ngày thấp hơn sức chứa tiêu chuẩn lấy theo chỉ tiêu BOD
của hồ làm thoáng tự nhiên kết hợp nuôi cá (Ao cá) 30.000 mg/m².ngày nên ao có
khả năng xử lý thải chăn nuôi và nước thải chế biến thạch.
Các loài cá khuyến cáo nuôi : cá trắm, cà mè, rô phi… (Thoát nước tập II –
Xử lý nước thải – trang 240).
Mật độ thả cá từ 1-2 con/1m² (Kỹ thuật nuôi cá ao nước tĩnh – trang 11).
Chọn mật độ thả là 2 con/1m².
Thực vật bổ sung: cỏ VETIVER.
Mật độ thải các trong ao được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3. 9 Bảng tổng hợp số lượng và các các loài cá thả trong ao

Mật độ thả cá trong Mật độ thải cá trong


STT Loài cá thả
ao theo 100 con ao
1 Trắm cỏ 30 420

2 Trôi Ấn độ hay Mrigan 25 350

3 Cá chép 10 140

4 Cá mè trắng 15 210

5 Cá rô phi ho c mè 20 280
vinh
Tổng cộng 100 1400

 Biogas
Việc tính toán các thông số của hầm ủ biogas được thể hiện cụ thể như sau:
Bảng 3. 10 Bảng tổng hợp các thông số kỹ thuật của hầm ủ biogas

STT Thông số Đơn vị Giá trị Công thức

I Các thông số ban đầu làm cơ sở để tính toán


Lượng chất thải nạp hàng kg/ngày
1
ngày, Md 439,4
2 Tỷ lệ pha loãng, N l/kg 2 1:2
Hiệu suất sinh khí của chất l/kg/ngày
3
thải, Y 50
4 Thời gian lưu, RT ngày 40
5 Thời gian trữ khí, t giờ 10
6 Hệ số trữ khí, K. 0,42 K = t/24
II Những thông số đặc trưng của công trình cần tính
Lượng nguyên liệu (chất thải l/ngày
1 Sd = (1+N) × Md
+ nước) nạp hàng ngày, Sd 1.318,2
2 Thể tích phân giải, Vd m³ 52,7 Vd = Sd × RT / 1000
Công suất sinh khí của công m3/ngày
3 G = Md x Y / 1000
trình, G 22,0
STT Thông số Đơn vị Giá trị Công thức
4 Thể tích trữ khí, Vg m³ 9,15 Vg = G x K
5 Thể tích bể điều áp, Vc m³ 9,15 Vc = Vg
6 Thể tích của hầm biogas m³ 61,88 V = Vd+Vg

 Sản xuất phân compost


Bảng 3. 11 Nguyên liệu sử dụng cho quá trình sản xuất phân compost
STT Thông số Đơn vị Giá trị Công thức
I Các thông số ban đầu làm cơ sở để tính toán
1 Lượng chất thải nạp hàng ngày kg/ngày 18,2
kg/40 7% tổng lượng phân
2 Lượng c n sinh ra từ biogas 30,8
ngày nạp vào biogas
62,24% lượng chất
3 Lượng rác sinh hoạt hữu cơ kg/ngày 1,9 thải rắn sinh hoạt
hữu cơ
4 Tổng lượng nguyên liệu nạp kg 50,9
5 Thời gian lưu ngày 15
40% nguyên liệu
II Lượng phân compost sinh ra kg 20,4
nạp vào

 Vườn
Diện tích vườn: 500m²
Cây trồng chọn lựa: cây dừa. Việc chăm sóc cây dừa được thực hiện như sau:
trong năm đầu tưới nước giữ ẩm và làm sạch cỏ; từ năm thứ 2 trở đi cần bón thúc
bằng phân chuồng (phân compost) và tro bếp [31]. Dừa cần độ ẩm cao (70–80%) để
có thể phát triển một cách tối ưu nhất .[31]

3.6. Chi phí mô hình


Chi phí đầu tư cho các loại hầm ủ biogas từ 1.200.000 -1.500.000 đồng/m³ .
Đơn giá đất của đất trồng cây lâu năm (đất vườn) là 83.000 đồng/1m² và đất
nuôi trồng thủy sản (ao) là 55.000 đồng/1m² theo Quyết định số 35/2014/QĐ-
UBND ngày 19/12/2014 của UBND tỉnh Bến Tre ban hành quy định bảng giá các
loại đất trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2015-2019.
Chi phí đầu tư cho mô hình:
C = Cao + Cvườn + Ccompost + Cbiogas
Cao: chi phí mua đất ao (55.000 đồng/1m² đất ao)
Cvườn: chi phí mua đất vườn (83.000 đồng/1m² đất vườn)
Ccompost: chi phí đầu tư hệ thống sản xuất phân compost (trung bình khoảng
20.000 đồng/kg sản phẩm)
Cbiogas: chi phí đầu tư hệ thống biogas (trung bình khoảng 1.350.000 đồng/m³)
Ta có C = 55S2 + 83S3+ 20m9+ 1.350V2 (ngàn đồng)
Nguồn thu từ mô hình:
T= Tbiogas +Tcá +Tvườn +Tcompost
Tbiogas: nguồn thu từ khí sinh học (trung bình khoảng 3.000 đồng – 1m³ khí
sinh học tương đương 1,2kWh điện).
Tcá: nguồn thu từ cá (trung bình 1m³ m t nước thu hoạch khoảng 2 kg cá,
khoảng 20.000 đồng/kg)
Tvườn: Nguồn thu từ vườn (Thu nhập bình quân cho 01 ha dừa khi cây cho trái
ổn định (06 năm tuổi trở lên) khoảng 130 triệu đồng/ha khoảng 13.000 đồng/m² (giá
bán 2.500đ/trái)
Tcompost: Nguồn thu từ phân compost (trung bình khoảng 1.000 đồng/kg)
Ta có T = 3V2+40S2+13S3 +m9 (ngàn đồng/năm)
Bảng 3. 12 Bảng tổng hợp chi phí đầu tư và nguồn thu của mô hình

STT Nội dung Đơn vị Giá trị


I Chi phí đầu tư đồng 163.947.527
1 Ao cá đồng 38.500.000
Đơn giá đất đồng/m² 55.000
Diện tích ao m² 700
2 Vườn dừa đồng 41.500.000
STT Nội dung Đơn vị Giá trị
Đơn giá đất đồng/m² 83.000
Diện tích vườn m² 500
3 Sản xuất phân compost đồng 406.602
Đơn giá đầu tư 1 kg sản phẩm đồng/kg 20.000
Khối lượng phân compost sinh ra kg 20
4 Hệ thống biogas đồng 83.540.925
Đơn giá đầu tư 1 m³ thể tích biogas đồng/kg 1.350.000
Thể tích biogas kg 62
II Nguồn thu trong 1 năm đồng 35.092.248
1 Ao cá đồng 28.000.000
Đơn giá thu hoạch cá đồng/m² 40.000
Diện tích ao m² 700
2 Vườn dừa đồng 6.500.000
Đơn giá thu hoạch dừa đồng/m² 13.000
Diện tích vườn m² 500
3 Sản xuất phân compost đồng 406.602
Đơn giá đầu tư 1 kg sản phẩm đồng/kg 20.000
Khối lượng phân compost sinh ra kg 20
4 Hệ thống biogas đồng 185.647
Đơn giá đầu tư 1 m³ thể tích biogas đồng/m³ 3.000
Thể tích biogas m³ 61,88
III Số năm thu hồi vốn đầu tư năm 4,7

Nhận xét: Mô hình sinh thái xử lý chất thải của hộ Lê Hữu Phước được đề
xuất có chi phí đầu tư là 163.947.527 đồng và thời gian hoàn vốn là 5 năm. Tuy
nhiên nếu bỏ ra yếu tố đầu tư vào mua đất vườn, ao mà hộ Lê Hữu Phước tận dụng
diện tích đất vườn, ao có sẵn thì chi phí đầu tư là 83.947.527 đồng (giảm
80.000.000 đồng ) và thời gian hoàn vốn là 3 năm là phù hợp về kinh tế với quy mô
sản xuất hộ gia đình. Việc sử dụng các yếu tố sinh thái sẳn có (vườn, ao) phục vụ
cho quá trình xử lý chất thải là công nghệ thân thiện môi trường không làm phát
sinh chất thải trong quá trình xử lý.
3.7. Ưu điểm và nhược điểm của mô hình
3.7.1. Ưu điểm
Ưu điểm của mô hình này là sự kết hợp sử dụng một cách triệt để các dòng
dinh dưỡng vật chất đầu vào và đầu ra của từng phân hệ theo một chu trình khép
kín, tận dụng tối đa những phế phụ phẩm trong quá trình sản xuất để tạo nên đầu ra
lớn hơn trên toàn hệ thống nhưng không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh
thái. Mô hình đã sử dụng tối ưu hóa các thành phần để tạo ra sản phẩm và mang
tính bền vững.
Đây là mô hình thân thiện môi trường tận dụng hết chất thải, tái sử dụng năng
lượng: sử dụng nguồn năng lượng sạch (từ biogas) thay thế cho củi (năng lượng gây
ô nhiễm); các chất thải thành nguyên liệu, nhiên trong các quá trình sản xuất như
thạch bẩn làm thức ăn cho heo; một phần phân heo tận dụng làm nhiên liệu đốt (khí
sinh học) cung cấp cho quá trình nấu thạch và sinh hoạt của gia đình; phần còn lại
của phân heo, phân người, rác sinh hoạt làm phân compost bón cho cây trồng; nước
thải từ quá trình chế biến thạch (rửa dụng cụ, vệ sinh sàn), nước thải chăn nuôi heo
cho ra ao để nuôi cá và tưới vườn.
Kỹ thuật đơn giản, vốn đầu tư thấp, tận dụng sức lao động gia đình và có
khả năng thu hồi vốn đầu tư (Công nghệ xử lý nước thải truyền thống – đầu tư xây
dựng hệ thống xử lý nước thải không có khả năng thu hồi vốn đầu tư). Đây là
phương pháp rẻ nhất, dễ thiết kế và xây dựng, dễ vận hành, không đòi hỏi cung
cấp năng lượng (sử dụng năng lượng m t trời).
Góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường phát sinh từ chất thải của quá
trình chế biến thạch dừa, khu vực chăn nuôi heo; góp phần làm giảm thiểu các tác
động đến môi trường đất, nước, không khí, giảm hiệu ứng nhà kính và bảo vệ sức
khỏe của công đồng dân cư xung quanh khu vực chế biến thạch dừa và khu vực
chăn nuôi.
Mô hình VACBNX có xây dựng sản xuất phân compost, biogas không chỉ
giảm thiểu ô nhiễm mà còn có hiệu quả về kinh tế do thời gian hoàn vốn ngắn. Đối
với môi trường, ngoài vai trò xử lý nước thải mô hình này có ưu điểm nổi bật là
chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn từ vườn nơi không có hệ thống thu gom được
giải quyết triệt để.
Các hộ dân sản xuất đa dạng hóa hàng hóa (thạch dừa, heo, cá, sản phẩm trồng
trọt), tận dụng và phát huy hết hệ số sử dụng đất.
3.7.2. Nhược điểm
Xây dựng mô hình sản xuất khép kín nghĩa là phải có sự liên kết sản xuất,
trồng trọt, chăn nuôi, biogas và ủ phân compost nên người dân phải thực hiện nhiều
nhiệm vụ trong quá trình hoạt động của mình.
Mô hình chủ yếu dựa vào sinh thái nên cần phải có nhiều diện tích đất vì ngoài
diện tích phục vụ cho xưởng chế biến thạch dừa cần có diện tích phục vụ nuôi cá và
trồng cây.
Thời gian xử lý khá dài ngày vì quá trình hoạt động xử lý phụ thuộc hệ sinh
thái tự nhiên. Quá trình xử lý theo kiểu sinh thái nên phụ thuộc vào điều kiện thời
tiết tự nhiên, nhiệt độ thấp của mùa động sẽ kéo dài thời gian và hiệu quả làm sạch
ho c g p mưa sẽ làm tràn ao hồ gây ô nhiễm các đối tượng khác.
3.8. Cơ sở để nhân rộng mô hình
Quá trình khảo sát cho thấy đ c thù sản xuất và điều kiện tự nhiên của các làng
nghề chế biến thạch dừa rất phù hợp với các mô hình sinh thái, nghiên cứu này đã
đề xuất mô hình sinh thái tổng quát cho các hộ chế biến thạch dừa cho làng nghề
chế biến thạch dừa và có tính toán cụ thể cho 01 trường hợp để hướng dẫn cách tính
toán cho người dân.
Qua việc tính toán cụ thể cho 01 trường hợp thực tế nhằm cung cấp các công
thức tính toán từng thông số kỹ thuật các thành phần đơn vị trong mô hình; các hệ
số phát sinh chất thải, kỹ thuật vận hành từng thành phần của mô hình như ao cá
nên nuôi cá gì, mật độ nuôi, cách đào ao; cách tính toán hầm ủ biogas, sản xuất
phân compost; cách làm và chăm sóc vườn…
Đồng thời, người dân hầu như đã tiếp cận và thực hiện các công trình tương tự
như các hạng mục trong mô hình VACBNXT trong thời gian qua như: hầm biogas,
ủ phân hữu cơ từ phân, rơm rạ...; tận dụng ao, hồ để xử lý nước thải....
VACBXNT là mô hình phát huy các ưu điểm cho các hộ sản xuất vùng nông
thôn như giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước, khí và CTR, tận dụng, thu hồi và tái
chế chất thải… đồng thời, chi phí đầu tư thấp và nhanh thu hồi vốn nhờ sử dụng các
thành phần có phát sinh giá trị kinh tế (biogas, phân compost, vườn...). Việc đầu tư,
sản xuất theo mô hình này là một dự án đầu tư khả thi đối với các hộ có điều kiện
đ c trưng của vùng nông thôn như có vườn, ao ho c có diện tích đủ rộng để bổ sung
các thành phần theo mô hình. Các bước áp dụng mô hình sinh thái này cho các làng
nghề/ngành nghề nông thôn khác như sau:
- Bước 1: Dựa vào nguồn kinh phí sự nghiệp BVMT, KHCN, khuyến công…
để ho trợ triển khai trình diễn đầy đủ các thành phần của mô hình tại các làng nghề
khác và thành lập tổ tự quản BVMT làng nghề tại các địa phương;
- Bước 2: Tổ chức tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn thực hiện mô hình cho
các địa phương thông qua tổ tự quản BVMT làng nghề;
- Bước 3: Tiếp tục duy trì tuyên truyền và nhân rộng mô hình.
KẾT LUẬN

Chế biến thạch dừa là một ngành sản xuất với công nghệ đơn giản phù hợp
cho phát triển kinh tế hộ gia đình. Nó không chỉ góp phần giải quyết công ăn việc
làm cho người dân địa phương mà còn góp phần tăng thu nhập cho kinh tế hộ gia
đình. Làng nghề chế biến thạch dừa tại ấp Bình Công, xã Bình Phú có 17 cơ sở hoạt
động chế biến thạch dừa thô và thạch ép với quy mô từ 48 đến 700 tấn/tháng.
Quá trình hoạt động chế biến thạch dừa gây ra những vấn đề môi trường như
nước thải, khí thải và chất thải rắn, trong đó vấn đề nước thải là chưa được giải
quyết tốt. Lưu lượng thải từ quá trình sản xuất thạch thô phát sinh trung bình 2 đến
21m³/ngày đêm có pH = 6, TSS = 96mg/l, BOD 5 = 56mg/l, COD = 148mg/l, tổng
N = 38,34mg/l, tổng P = 7,9mg/l và nếu lượng nước thải này không được xử lý sẽ
gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
Để giải quyết vấn đề môi trường nước thải, các cơ sở chế biến thạch dừa xây
dựng hệ thống xử lý nước thải theo kiểu truyền thống nhưng không có hiệu quả.
Nguyên nhân là do công suất thiết kế không đủ xử lý vì công suất thiết kế tính theo
trung bình ngày đêm còn quá trình chế biến thạch nước thải phát sinh theo mẻ đồng
thời việc hệ thống xử lý không vận hành thường xuyên do không đủ kinh phí.
Để thúc đẩy sản xuất và bảo vệ môi trường của làng nghề chế biến thạch dừa
thì cần phải có mô hình kép kín theo kiểu kỹ thuật sinh thái xử lý chất thải. Nguyên
tắc hoạt động của mô hình là chất thải của khâu này sẽ được tận dụng làm nguyên
liệu của khâu khác. Mô hình tổng quát VACBNXT (trong đó V: vườn, A: ao, C:
chuồng, B: biogas và compost, N: nhà, X: xưởng sản xuất, T: trạm xử lý nước thải)
đã tận dụng tối đa điều kiện tự nhiên sẵn có của từng hộ gia đình kết hợp với các hệ
thống xử lý cuối đường ống và hệ thống kỹ thuật thu hồi, tái chế để thiết lập mô
hình phát triển tối ưu cho làng nghề chế biến thạch dừa.
Mô hình nghiên cứu cho trường hợp cụ thể của một hộ gia đình là mô hình
VACBNX. Với quy mô chế biến thạch dừa là 70 tấn/mẻ/6ngày thì các công trình xử
lý chất thải có các thông số như diện tích ao 700m², diện tích vườn 500m², diện tích
chăn nuôi là 125m², thể tích hầm biogas 61,88m³ và thời gian thu hồi vốn là 5 năm.
Mô hình VACBNX là một công nghệ sản xuất và xử lý chất thải phù hợp với
các quá trình sản xuất tiểu thủ công nghiệp của các hộ dân ở nông thôn vì các hộ gia
đình nông thôn sẽ có nhiều diện tích vườn, ao.

KIẾN NGHỊ
Đề tài nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc kế thừa tính toán trên cơ sở lý
thuyết chưa cho kiểm chứng thực tế, do vậy nếu có thêm thời gian đề tài sẽ mở rộng
nghiên cứu thực tế để kiểm nghiệm các số liệu tính toán và tuần hoàn nước thải chế
biến thạch ép cho sản xuất thạch thô.

Các cơ sở chế biến thạch dừa nên áp dụng mô hình VACBNX trong quá trình
chế biến thạch dừa để giảm thiểu chất thải phát sinh và góp phần bảo vệ môi trường
trong quá trình sản xuất cũng như môi trường xung quanh vì đây là mô hình xử lý
chất thải theo kiểu sinh thái đơn giản và dễ vận hành, không tốn năng lượng và có
thể tận dụng tối đa chất thải của công đoạn này làm nguyên liệu đầu vào của công
đoạn khác nên chất thải phát sinh là thấp nhất.

Để mô hình nghiên có thể đến được với các cơ sở chế biến thạch thì cần phải
có sự ho trợ của chính quyền địa phương tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền và
hướng dẫn các hộ chế biến thạch dừa cách thực hiện. Đồng thời, các cơ quan quản
lý môi trường địa phương tăng cường công tác kiểm tra giám sát công tác bảo vệ
môi trường để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của các cơ sở tạo điều kiện thuận
lợi cho mô hình được áp dụng trong thực tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1.] Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014). Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia
năm 2014 – môi trường nông thôn. Nhà xuất bản Tài nguyên - Môi trường và bản
đồ Việt Nam, 19, 41-48, 90-94, 107, 128, 146-147.
[2.] Bộ Công thương và Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011). Tài liệu hướng dẫn sản
xuất sạch hơn, Bộ Công thương, Phiên bản 26/1/2011. Hà Nội.
[3.] Nguyễn Phước Quý Quang (2013). Du lịch làng nghề ở Đồng bằng sông Cửu
Long – Một lợi thế văn hóa để phát triển du lịch. Tạp chí phát triển Nông nghiệp
và Nông thôn ĐBSCL, Số 10 (20) - Tháng 05-06/2013, 62-66
[4.] Mai Văn Nam (2013). Các yếu tổ ảnh hưởng đến phát triển làng nghề kết hợp
du lịch ở đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 422 – Tháng
7/2013, 62-69.
[5.] Trần Văn Thể và cs., (2013). Đánh giá thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ
hoạt động sản xuất tại làng nghề chế biến nông sản vùng đồng bằng Sông Hồng.
Tạp chí Khoa học và Phát triển - Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tập 11, số 8,
1223-1231.
[6.] Đo Thu Nga, Phạm Thị Thanh Hòa (2015). Phát triển du lịch sinh thái miệt
vườn tại tỉnh Bến Tre. Tạp chí khoa học ĐHSP TPHCM số 1(66) năm 2015, 28-
37
[7.] Huỳnh Công Tín và PV. Hoàng Thị Ánh Tuyết (2014). Làng truyền thống
đồng bằng sông Cửu Long trong quá trình công nghiệp hóa. Bài báo được trình
bày tại Hội thảo làng nghề và phát triển du lịch, 20/3/2014, TP.HCM, Việt Nam.
[8.] Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre (2011). Quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre đến năm 2020, Ủy
ban
nhân dân tỉnh Bến Tre, 3076/QĐ-UBND. Bến Tre.
[9.] Nguyễn Thế Truyền và cs (2003). Báo cáo chuyên đề Nghiên cứu, lựa chọn
công nghệ xử lý nước thải vùng chế biến tinh bột, rượu và thủy sản, đề tài
Nghiên cứu lựa chọn công nghệ và thiết bị để xử lý chất thải trong các vùng chế
biến nông sản. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Viện Thủy lợi, 184
[10.] Nguyễn Văn Phước và cs (2002). Đánh giá hiện trang, đề xuất phương án
giảm thiểu và xử lý ô nhiễm môi trường cho làng nghề Long Kiên – Phường
Long Toàn, thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Sở Khoa học và Công nghệ
tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, 138
[11.] Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre (2013). Quyết định Ban hành Chương trình
phát triển ngành dừa tỉnh Bến Tre đến năm 2020, UBND tỉnh Bến Tre, 2300/QĐ-
UBND. Bến Tre.
[12.] Hội Làm vườn Việt Nam (VACVINA) và Trung tâm Nghiên cứu & Phát
triển Cộng đồng nông thôn (CCRD), Mô hình phát triển kinh tế VAC
[13.] Lê Thanh Hải và cs., (2015). Đề xuất mô hình sản xuất theo hướng sinh thái
gắn với bảo vệ môi trường cho làng nghề sản xuất tinh bột ở nông thôn đồng
bằng sông Cửu Long. Tạp chí phát triển KH&CN, tập 18, số M1-2015, 33-43
[14.] Lê Thanh Hải và cs., (2015). Đánh giá tiềm năng xây dựng mô hình sản xuất
tích hợp theo hướng sinh thái kép kín cho các làng nghề đồng bằng sông Cửu
Long. Tạp chí phát triển KH&CN, tập 18, số M1-2015, 12-23
[15.] Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước
và xử lý nước thải
[16.] Thông tư số 04 /2015/TT-BXD ngày 3/4/2015 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn
thi hành một số điều của Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của
Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải
[17.] Paul H. Brunnet and Helmut Rechberger (2004). Practical Handbook of
material flow analysis. Lewis Pulishers, London.
[18.] Tài liệu kỹ thuật Hướng dẫn đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý nước
thải và giới thiệu một số công nghệ xử lý nước thải đối với ngành Chế biến thuỷ
sản, Dệt may, Giấy và bột giấy của Tổng cục môi trường năm 2011.
[19.] Quy trình chuồng trại nuôi heo của Viện khoa học kỹ thuật miền Nam năm
2005.
[20.] Công nghệ khí sinh học quy học quy mô hộ gia đình của Cục chăn nuôi – Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổ chức phát triển Hà Lan
năm 2011.
[21.] Sổ tay sử dụng khí sinh học của Cục chăn nuôi – Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Việt Nam và Tổ chức phát triển Hà Lan năm 2011.
[22.] TCXDVN 33:2006 cấp nước – mạng lưới đường ống và công trình tiêu
chuẩn thiết kế của Bộ Xây dựng năm 2006.
[23.] Bùi Hữu Toàn và cs (2011). Bài giảng Quản lý chất thải chăn nuôi. Nhà
Xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
[24.] Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8641: 2011 công trình thủy lợi kỹ thuật tiêu tưới
nước cho cây lương thực và cây thực phẩm của Bộ Khoa học và Công nghệ năm
2011.
[25.] Hoàng Văn Huệ và Trần Đức Hạ (2002). Thoát nước tập II Xử lý nước thải.
Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
[26.] Trần Thị Thanh và Nguyễn Thị Hà (2003). Kiểm toán chất thải công nghiệp.
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
[27.] Kỹ thuật nuôi cá ao nước tĩnh của Dự án phát triển nuôi trồng thủy sản ở các
tỉnh miền núi phía Bắc VIE/98/009/01/NEX Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội
năm 2002.
[28.] Nguyễn Văn Phước (2008). Giáo trình quản lý và xử lý chất thải rắn. Nhà
xuất bản Xây dựng, Hà Nội.
[29.] Nguyễn Văn Phước (2015). Giáo trình xử lý nước thải bằng phương pháp
sinh học. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TPHCM, TPHCM.
[30.] Quyết định số 35/2014/QĐ-UBND ngày 19/12/2014 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Bến Tre ban hành quy định bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Bến Tre
giai đoạn 2015-2019.
[31.] Trương Quốc Ánh và cs (2012). Báo cáo tổng kết Nghiên cứu ứng dụng
phương pháp nuôi cây phôi SOMA từ chồi mầm để nhân giống dừa sáp đ c ruột
tại tỉnh Trà Vinh . Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam,
PHỤ LỤC

Hòa tan nguyên liệu

Châm nguyên liệu vào khay


Châm men giống vào khay và ủ thạch dừa

Thu hoạch thạch dừa


Rửa khay

Phơi khay
Vô bao chuẩn bị ép thạch

You might also like