You are on page 1of 98

TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DẦU KHÍ VIỆT NAM


------------

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT KHÍ CÔNG NGHIỆP SỬ


DỤNG NHIỆT LẠNH TỪ QUÁ TRÌNH TÁI HÓA KHÍ LNG
THỊ VẢI

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Phúc Hồng


Chuyên ngành: Lo ̣c – Hóa Dầu
MSSV: 03PPR110010
Lớp: K3LHD
Khóa: 2013-2018
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Hồng Châu
TS. Dương Chí Trung

Bà Rịa-Vũng Tàu, năm 2018


TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DẦU KHÍ VIỆT NAM
------------

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT KHÍ CÔNG NGHIỆP SỬ


DỤNG NHIỆT LẠNH TỪ QUÁ TRÌNH TÁI HÓA KHÍ LNG
THỊ VẢI

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Phúc Hồng


Chuyên ngành: Lo ̣c – Hóa Dầu
MSSV: 03PPR110010
Lớp: K3LHD
Khóa: 2013-2018
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Hồng Châu
TS. Dương Chí Trung

Bà Rịa-Vũng Tàu, năm 2018


ĐỒ ÁN ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DẦU KHÍ VIỆT NAM

Người hướng dẫn chính: TS. Nguyễn Hồng Châu

Người hướng dẫn phụ: TS. Dương Chí Trung

Người chấm phản biện:

Đồ án được bảo vệ tại:

HỘI ĐỒNG CHẤM ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


TRƯỜNG ĐẠI HỌC DẦU KHÍ VIỆT NAM
Ngày … tháng … năm 2018
TẬP ĐOÀ N DẦU KHÍ VIỆT NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DẦU KHÍ VIỆT NAM ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Phúc Hồng MSSV: 03PPR110010

Chuyên ngành: Lọc-Hóa Dầu

Lớp: K3LHD

1. Tên đồ án tố t nghiê ̣p: Nghiên cứu sản xuất khí công nghiệp sử dụng nhiệt lạnh từ
quá trình tái hóa khí LNG Thị Vải

2. Nhiệm vụ:
 Tìm hiểu tổng quan công nghệ sử dụng nhiệt lạnh LNG trên thế giới
 Đánh giá khả năng áp dụng công nghệ sử dụng nhiệt lạnh tại Việt Nam
 Đánh giá nhu cầu sử dụng khí công nghiệp tại thị trường Việt Nam
 Tìm hiểu các quá trình sản xuất khí công nghiệp và khả năng tích hợp với quá trình
tái hóa khí LNG
 Xây dựng mô hình, phân tích và đánh giá các yếu tố kinh tế - kỹ thuật bằng phương
pháp mô phỏng.
3. Ngày giao đồ án tốt nghiệp: ngày 9 tháng 4 năm 2018
4. Ngày hoàn thành đồ án tốt nghiệp: ngày 8 tháng 7 năm 2018
Họ tên người hướng dẫn chính: TS. Nguyễn Hồng Châu
Họ tên người hướng dẫn phụ: TS. Dương Chí Trung

Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày … tháng … năm 2018


HIỆU TRƯỜNG TRƯỞNG PHÒNG ĐÀO TẠO NGƯỜI HƯỚNG DẪN
(ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên)
TẬP ĐOÀ N DẦU KHÍ VIỆT NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DẦU KHÍ VIỆT NAM ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC

PHIẾU NHẬN XÉT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Tên Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu sản xuất khí công nghiệp sử dụng nhiệt lạnh từ quá
trình tái hóa khí LNG Thị Vải.
Tên sinh viên thực hiện: Nguyễn Phúc Hồng
Chuyên ngành: Lọc – Hóa Dầu Khoá: 2013-2018
Họ và tên của người hướng dẫn: TS. Nguyễn Hồng Châu
TS. Dương Chí Trung
1. Nhận xét về tinh thần thái độ làm việc và nghiên cứu của sinh viên: ………….….
………….………….………….………….………….………….………….…………

2. Nhận xét về kết quả: ……………………………………………………………..…


………….………….………….………….………….………….………….…………

3. Những tồn tại nếu có: ……….………….………….………….………….………..


………….………….………….………….………….………….………….…………

4. Điểm:.………….………….………….………….………….………….………….

............., ngày … tháng … năm 2018


NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHÍNH
(ký, ghi rõ họ tên)
TẬP ĐOÀ N DẦU KHÍ VIỆT NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DẦU KHÍ VIỆT NAM ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC

PHIẾU NHẬN XÉT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Tên Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu sản xuất khí công nghiệp sử dụng nhiệt lạnh từ quá
trình tái hóa khí LNG Thị Vải.
Tên sinh viên thực hiện: Nguyễn Phúc Hồng
Chuyên ngành: Lọc – Hóa Dầu Khoá: 2013-2018

Họ và tên người phản biện:

I. Phần nhận xét:

1. Về hình thức và kết cấu ĐATN: .....................................................................................

2. Về nội dung:

2.1. Nhận xét tổng quan tài liệu:.........................................................................................

2.2. Nhận xét về phương pháp nghiên cứu: ........................................................................

2.3. Nhận xét về kết quả đạt được: .....................................................................................

2.4. Nhận xét về kết luận: ...................................................................................................

2.5. Những điểm thiếu sót và tồn tại của ĐATN:...............................................................


II. Điểm: ………… (ghi bằng chữ)

…, ngày … tháng … năm 2018

NGƯỜI PHẢN BIỆN


(ký, ghi rõ họ tên)
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:

Những kết quả nghiên cứu được trình bày trong đồ án là hoàn toàn trung thực, của tôi,
không vi phạm bất cứ điều gì trong luật sở hữu trí tuệ và pháp luật Việt Nam. Nếu sai,
tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

TÁC GIẢ ĐỒ ÁN
(Ký, ghi rõ họ tên)

Nguyễn Phúc Hồng

i
TÓM TẮT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên : Nguyễn Phúc Hồng

Ngành: Kỹ thuật Hóa học Lớp: K3LHD

MSSV: 03PPR110010 Khóa: 2013-2018

Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Hồng Châu


TS. Dương Chí Trung
Tên Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu sản xuất khí công nghiệp sử dụng nhiệt lạnh từ quá
trình tái hóa khí LNG Thị Vải.

Tóm tắt nội dung đồ án tốt nghiệp


1. Tổng quan: Giới thiệu tổng quan về LNG: khái niệm LNG, chuỗi quá trình LNG,
ứng dụng của LNG và quá trình tái hóa khí LNG, tổng quan về thành phần, tính
chất, ứng dụng, các công nghệ sản xuất khí công nghiệp, thị trường khí công nghiệp
Việt Nam.
2. Cơ sở quá trình tách không khí: Khái quát quá trình tách không khí lạnh, giới thiệu
các quy trình 1 tháp, 2 tháp, đa tháp; quá trình tích hợp sự tái hóa khí LNG với hệ
thống tách không khí; lựa chọn quy trình sử dụng nhiệt lạnh để sản xuất khí công
nghiệp phù hợp.
3. Mô phỏng quy trình: Giới thiệu phần mềm mô phỏng Aspen Hysys V10, thực hiện
mô phỏng quá trình sản xuất khí công nghiệp sử dụng nhiệt lạnh từ quá trình tái hóa
khí LNG Thị Vải.
4. Phân tích kinh tế và kỹ thuật từ quá trình mô phỏng: Thực hiện phân tích các yếu tố
kỹ thuật, đánh giá tính kinh tế trong đầu tư xây dựng nhà máy.
5. Kết luận

ii
ABSTRACT
This thesis evaluates the feasibility of integrating LNG regasification with air
separation process. By using simulation software, the thesis proposes a process that
allows the assessment of air flow to be integrated and evaluates economic and
technical factors. Based on the simulation result, the author calculate some key factors
of important equipment such as distillation column, heat exchanger, compressor, etc.
The economic factor is also evaluated in this thesis.

iii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin được thể hiện lòng biết ơn sâu sắc nhất tới quý thầy cô trong khoa
Dầu Khí nói chung và đặc biệt là trong bộ môn Lọc – Hóa Dầu nói riêng, đã tạo điều
kiện tốt nhất có thể để em hoàn thành đồ án này.

Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới TS. Nguyễn Hồng Châu và TS.
Dương Chí Trung trong thời gian qua đã tận tình quan tâm, động viên và giúp đỡ em
rất nhiều trong việc hướng dẫn, đọc và góp ý cho em chỉnh sửa đồ án. Trong quá trình
thực hiện đồ án, em đã học tập được rất nhiều kiến thức về các phần mềm mô phỏng,
cách tính toán các thiết bị công nghệ cũng như tính toán kinh tế cho một dự án.

Do thời gian thực hiện đồ án có hạn, em không thể tránh khỏi những thiếu sót cần phải
bổ sung. Em kính mong quý thầy cô giáo góp ý để đồ án của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Phúc Hồng

iv
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................................i

TÓM TẮT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ......................................................................................ii

ABSTRACT ....................................................................................................................... iii

LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................................iv

MỤC LỤC ............................................................................................................................ v

DANH MỤC HÌNH ẢNH ................................................................................................ viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................................xii

DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT...................................................................... xiii

LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1

Chương 1: TỔNG QUAN .................................................................................................... 2

1.1. Tổng quan về LNG ........................................................................................................ 2

1.1.1. Khái quát về LNG ...................................................................................................... 2

1.1.2. Chuỗi quá trình LNG .................................................................................................. 2

1.1.3. Khai thác khí thiên nhiên ............................................................................................ 2

1.1.4. Các quá trình xử lý khí tại nhà máy ........................................................................... 3

1.1.5. Vận chuyển LNG ........................................................................................................ 3

1.1.6. Quá trình tái hóa khí LNG .......................................................................................... 4

1.1.7. Sử dụng LNG.............................................................................................................. 9

1.1.8. Dự án LNG Thị Vải .................................................................................................... 9

1.1.9. Phân tích các ứng dụng cuả quá trình tái hóa khí LNG ........................................... 10

1.2. Tổng quan về khí công nghiệp .................................................................................... 14

1.2.1. Thành phần, tính chất của không khí........................................................................ 14

v
1.2.2. Ứng dụng của khí công nghiệp ................................................................................. 15

1.2.3. Các phương pháp sản xuất khí công nghiệp ............................................................. 18

1.2.4. Tình hình sản xuất khí công nghiệp tại Việt Nam .................................................... 18

Chương 2: CƠ SỞ QUÁ TRÌNH TÁCH KHÔNG KHÍ .................................................... 20

2.1. Khái quát quá trình tách không khí lạnh ..................................................................... 20

2.1.1. Nén khí ..................................................................................................................... 21

2.1.2. Làm mát không khí ................................................................................................... 21

2.1.3. Tinh lọc không khí.................................................................................................... 21

2.1.4. Làm lạnh sâu không khí ........................................................................................... 21

2.1.5. Sự phân tách không khí ............................................................................................ 21

2.1.6. Thu hồi và lưu trữ ..................................................................................................... 21

2.2. Các quy trình tách không khí lạnh ............................................................................... 21

2.2.1. Quá trình tách 1 tháp ................................................................................................ 22

2.2.2. Quá trình chưng cất 2 tháp ....................................................................................... 23

2.2.3. Quá trình chưng cất đa tháp...................................................................................... 24

2.3. Lựa chọn cấu hình cho quá trình tách không khí sử dụng nhiệt lạnh từ quá trình tái
hóa khí LNG ....................................................................................................................... 27

Chương 3: MÔ PHỎNG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT KHÍ CÔNG NGHIỆP .................... 28

3.1. Lựa chọn phần mềm mô phỏng ................................................................................... 28

3.2. Mô phỏng quá trình sản xuất khí công nghiệp sử dụng nhiệt lạnh từ quá trình tái
hóa khí LNG ....................................................................................................................... 28

Chương 4: ĐÁNH GIÁ VÀ THẢO LUẬN ....................................................................... 54

4.1. Đánh giá tính kỹ thuật ................................................................................................. 54

4.1.1. Dòng không khí đầu vào và các dòng sản phẩm ...................................................... 54

4.1.2. Dòng LNG ................................................................................................................ 54

4.1.3. Dòng nước cho quá trình làm mát ............................................................................ 54

4.1.4. Hệ thống máy nén được sử dụng mô phỏng ............................................................. 55

vi
4.1.5. Hệ thống máy bơm ................................................................................................... 56

4.1.6. Hệ thống trao đổi nhiệt ............................................................................................. 58

4.1.7. Các tháp chưng cất ................................................................................................... 64

4.1.8. Các van giảm áp ....................................................................................................... 67

4.2. Đánh giá tính kinh tế của dự án ................................................................................... 68

4.2.1. Doanh thu ................................................................................................................. 68

4.2.2. Giá thành thiết bị ...................................................................................................... 69

4.2.3. Các chi phí trực tiếp khác ......................................................................................... 70

4.2.4. Chi phí xây dựng ...................................................................................................... 71

4.2.5. Chi phí gián tiếp ....................................................................................................... 71

4.2.6. Chi phí dự phòng và tổng chi phí đầu tư dài hạn CTPI .............................................. 72

4.2.7. Chi phí sản xuất ........................................................................................................ 72

4.2.8. Tổng chi phí đầu tư CTCI (total capital invesment) ................................................... 74

KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 77

vii
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Chuỗi quá trình LNG [1] .................................................................................2

Hình 1.2: Quá trình xử lý tại nhà máy LNG [1] ..............................................................3

Hình 1.3: Tàu vận chuyển LNG [1].................................................................................4

Hình 1.4: Hệ thống thiết bị tái hóa khí LNG [1] .............................................................5

Hình 1.5: Cần tải [1] ........................................................................................................6

Hình 1.6: Thiết bị ORV [1] .............................................................................................7

Hình 1.7: Thiết bị SCV [1] ..............................................................................................7

Hình 1.8: Thiết bị IFV [1] ...............................................................................................8

Hình 1.9: Thiết bị AAV [1] .............................................................................................8

Hình 1.10: Kho cảng Thị Vải [3]...................................................................................10

Hình 1.11: Quá trình sản xuất CO2 lỏng [5] ..................................................................12

Hình 1.12: Kho lạnh LNG [5] .......................................................................................12

Hình 1.13: Sản xuất điện từ nguồn nhiệt lạnh LNG [5] ................................................13

Hình 1.14: Thành phần của không khí [6].....................................................................14

Hình 1.15: Tỷ trọng của không khí [7] ..........................................................................15

Hình 1.16: Ứng dụng của khí Oxy công nghiệp [8] ......................................................16

Hình 2.1: Các giai đoạn tách không khí lạnh [15].........................................................20

Hình 2.2. Quá trình chưng cất 1 tháp [16] .....................................................................22

Hình 2.3: Quá trình chưng cất 2 tháp [17].....................................................................23


viii
Hình 2.4. Hệ thống 3 tháp chưng cất [16] .....................................................................25

Hình 2.5. Hệ thống 4 tháp chưng cất [16] .....................................................................26

Hình 2.6: Tích hợp quá trình tái hóa khí LNG và chưng cất không khí [17] ................27

Hình 3.1: Quá trình tích hợp LNG Regasification với hệ thống tách không khí ..........29

Hình 3.2. Các thông số của dòng không khí đầu vào 1 .................................................30

Hình 3.3: Các thông số kỹ thuật của máy nén Comp 1 .................................................31

Hình 3.4: Các thông số kỹ thuật của dòng 2 .................................................................32

Hình 3.5. Các thông số kỹ thuật của thiết bị trao đổi nhiệt HEX1 ................................33

Hình 3.6. Các thông số của các dòng trao đổi nhiệt tại HEX1 ......................................33

Hình 3.7: Các thông số kỹ thuật của máy nén Comp2 ..................................................34

Hình 3.8: Các thông số kỹ thuật của thiết bị trao đổi nhiệt HEX2 ................................35

Hình 3.9. Các dòng trao đổi nhiệt tại HEX2 .................................................................35

Hình 3.10: Thông số kỹ thuật của bơm Pump1 .............................................................36

Hình 3.11: Các dòng trong bơm Pump1 ........................................................................36

Hình 3.12: Các thông số kỹ thuật của bộ trao đổi nhiệt HEX3 .....................................37

Hình 3.13: Các dòng trao đổi nhiệt tại HEX3 ...............................................................38

Hình 3.14: Thông số các dòng tại bộ chia SEP .............................................................38

Hình 3.15: Các thông số của thiết bị MHEX1 ..............................................................39

Hình 3.16: Các dòng trong bộ trao đổi nhiệt MHEX1 ..................................................40

Hình 3.17: Các dòng trong bơm PUMP3 ......................................................................41

Hình 3.18: Các thông số kỹ thuật của tháp chưng cất cao áp HPC ...............................42

Hình 3.19: Các dòng trong tháp HPC ............................................................................43


ix
Hình 3.20: Thành phần các dòng sản phẩm qua tháp HPC ...........................................44

Hình 3.21: Thông số kỹ thuật của bộ trao đổi nhiệt đa dòng MHEX2 .........................45

Hình 3.22: Các dòng trao đổi nhiệt tại MHEX2............................................................46

Hình 3.23: Thông số các dòng qua van VALVE1 ........................................................47

Hình 3.24: Thông số các dòng qua van VALVE2 ........................................................48

Hình 3.25: Các thông số kỹ thuật của tháp chưng cất thấp áp LPC ..............................49

Hình 3.26: Các dòng trong tháp LPC ............................................................................50

Hình 3.27: Thành phần các dòng sản phẩm của tháp LPC............................................51

Hình 3.28: Thông số kỹ thuật của bơm Pumb 2 ............................................................52

Hình 3.29: Các thông số kỹ thuật của máy nén Comp3 ................................................53

Hình 4.1: Kết quả mô phỏng máy nén Comp1 ..............................................................55

Hình 4.2: Kết quả mô phỏng máy nén Comp2 ..............................................................56

Hình 4.3: Kết quả mô phỏng máy nén Comp3 ..............................................................56

Hình 4.4: Kết quả mô phỏng bơm Pump1 .....................................................................57

Hình 4.5: Kết quả mô phỏng bơm pump2 .....................................................................57

Hình 4.6: Kết quả mô phỏng bơm PUMP3 ...................................................................58

Hình 4.7: Thông số tình toán cho HEX1 .......................................................................58

Hình 4.8: Đồ thị trao đổi nhiệt tại HEX1 ......................................................................59

Hình 4.9: Thông số tính toán cho HEX2 .......................................................................59

Hình 4.10: Đồ thị trao đổi nhiệt trong HEX2 ................................................................60

Hình 4.11: Thông số tính toán cho HEX3 .....................................................................61

Hình 4.12: Đồ thị trao đổi nhiệt trong HEX 3 ...............................................................61


x
Hình 4.13: Thông số trao đổi nhiệt trong MHEX1 .......................................................62

Hình 4.14: Đồ thị trao đổi nhiệt trong MHEX1 ............................................................63

Hình 4.15: Thông số trao đổi nhiệt trong MHEX2 .......................................................63

Hình 4.16: Đồ thị trao đổi nhiệt trong MHEX2 ............................................................64

Hình 4.17: Đồ thị nhiệt độ trong tháp HPC ...................................................................65

Hình 4.18: Đồ thị áp suất trong tháp HPC.....................................................................65

Hình 4.19: Đồ thị lưu lượng trong tháp HPC ................................................................65

Hình 4.20: Đồ thị nhiệt độ trong tháp LPC ...................................................................66

Hình 4.21: Đồ thị áp suất trong tháp LPC .....................................................................66

Hình 4.22: Đồ thị lưu lượng trong tháp LPC ................................................................66

Hình 4.23: Đồ thị tỷ lệ độ sụt áp trong van VALVE1...................................................67

Hình 4.24: Đồ thị tỷ lệ độ sụt áp trong van VALVE2...................................................68

xi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Các kho LNG tại Nhật Bản [5] .....................................................................11

Bảng 1.2: So sánh các phương pháp sử dụng nhiệt lạnh LNG ......................................13

Bảng 1.3: Điểm tới hạn của Oxy và Nitơ [7] ................................................................14

Bảng 1.4: Tính chất các thành phần của không khí [7] .................................................15

Bảng 4.1: Số liệu các dòng không khí và sản phẩm khí ................................................54

Bảng 4.2: Doanh thu từ sản phẩm khí công nghiệp ......................................................69

Bảng 4.3: Giá thành các thiết bị ....................................................................................70

Bảng 4.4: Các chi phí trực tiếp khác[20] .......................................................................71

Bảng 4.5: Chi phí xây dựng [20] ...................................................................................71

Bảng 4.6: Chi phí gián tiếp [20] ....................................................................................72

Bảng 4.7: Công suất các thiết bị ....................................................................................73

Bảng 4.8: Tóm tắt kết quả tính toán tính kinh tế của dự án ..........................................75

xii
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

LNG Liquefied Natural Gas Khí thiên nhiên hóa lỏng

VCM Vinyl Chloride Monomer Vinyl Clorua

PVC Poly Vinyl Chloride Poly Vinylclorua

LPG Liquefied Petroleum Gas Khí dầu mỏ hóa lỏng

NBP Normal Boiling Point Điểm sôi thường

ASU Air Seperation Unit Cụm tách không khí

HPC High Pressure Column Tháp tách cao áp

LPC Low Pressure Column Tháp tách thấp áp

ppm Parts Per Million Phần triệu

xiii
LỜI MỞ ĐẦU
Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ khí ngày càng tăng và bổ sung nguồn cung cấp khí trong
tương lai khi sản lượng khai thác từ nguồn cung trong nước sụt giảm, đảm bảo an ninh
năng lượng quốc gia, PV GAS/PVN đã triển khai thực hiện dự án Kho LNG Thị Vải
giai đoạn 1 với công suất 1 triệu tấn/năm, dự kiến đi vào vận hành năm 2021.

Trong phạm vi đồ án tốt nghiệp này, tác giả sẽ sử dụng phương pháp mô phỏng bằng
phần mềm ASPEN HYSYS để phân tích và đánh giá các yếu tố kinh tế - kỹ thuật của
việc tích hợp quá trình tái hóa khí LNG với quá trình sản xuất khí công nghiệp.

Nội dung của đồ án gồm 05 phần:


- Chương 1: Tổng quan
- Chương 2: Cơ sở quá trình tách không khí
- Chương 3: Mô phỏng quá trình sản xuất khí công nghiệp
- Chương 4: Đánh giá và thảo luận
- Kết luận

1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1. Tổng quan về LNG

1.1.1. Khái quát về LNG

LNG (Liquefied Natural Gas – khí tự nhiên hóa lỏng) có thành phần chính là khí
Methane đã được hóa lỏng với mục đích thuận tiện trong việc tồn chứa và vận chuyển.
Việc hóa lỏng khí tự nhiên cho phép vận chuyển khí đến những thị trường tiêu thụ ở
xa nguồn cung khí mà những phương pháp vận chuyển truyền thống như đường ống,
CNG khó có thể thực hiện được do không hiệu quả về kinh tế.

Quá trình làm lạnh khí tự nhiên để đạt trạng thái lỏng diễn ra tại nhiệt độ khoảng -
162oC (-259 F). Để phục vụ cho mục đích sử dụng thương mại, LNG sẽ được chuyển
ngược lại thành dạng khí sau khi vận chuyển đến nơi tiêu thụ bằng quá trình tái hóa
khí. [1]

1.1.2. Chuỗi quá trình LNG

Quá trình sản xuất, vận chuyển và phân phối LNG được bắt đầu từ năm 1964 với sơ đồ
sau:

Hình 1.1: Chuỗi quá trình LNG [1]

1.1.3. Khai thác khí thiên nhiên

Hiện nay, phần lớn lượng LNG trên thế giới được xuất khẩu từ các nước có trữ lượng
khí lớn như Qatar, Algeria, Australia, Indonesia, Malaysia, UAE, Nga...

Khai thác là quá trình đầu tiên trong cả chuỗi quá trình LNG. Sau khi các giếng được
khoan, khí tự nhiên được lấy ra và xử lí sơ bộ. Dòng khí thô này có thành phần chính
là khí Methane có lẫn một lượng ít tạp chất và các khí khác (như Ethane, Propane,
Butane, H2S, CO2…). Vì vậy, trước khi đưa vào hóa lỏng, dòng khí này phải được làm

2
sạch để đảm bảo độ tinh khiết cho sản phẩm và tránh gây ăn mòn cho đường ống và
thiết bị tồn chứa. [1]

1.1.4. Các quá trình xử lý khí tại nhà máy

Một trong những mục đích chính của nhà máy LNG là cung cấp các thành phần và đặc
tính đốt cháy phù hợp thông qua việc làm lạnh và ngưng tụ khí tự nhiên. Đặc tính đốt
cháy và thành phần đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định chất lượng của
sản phẩm. Khí tự nhiên có chất lượng tốt thường chứa 85% đến 99% khí Methane. Sơ
đồ dưới đây mô tả các công đoạn chính của quy trình này. [1]

Hình 1.2: Quá trình xử lý tại nhà máy LNG [1]


1.1.4.1. Làm sạch khí thiên nhiên
Việc tách và loại bỏ các hợp chất không cần thiết và tạp chất được thực hiện tại các
nhà máy trước khi hóa lỏng khí tự nhiên. Các thành phần cần tách loại khỏi khí tự
nhiên là H2S, CO2, nước và các thành phần nặng. Các thành phần có thể ăn mòn thiết
bị, làm giảm chất lượng khí thương phẩm. [1]

1.1.4.2. Hóa lỏng khí thiên nhiên


Sau khi tách loại hầu hết các tạp chất, khí tự nhiên được đưa vào quá trình hóa lỏng.
Khí được hóa lỏng thông qua công nghệ làm lạnh sâu để giảm nhiệt độ xuống khoảng -
162oC – trạng thái lỏng của Methane.

Sản phẩm LNG thu được là chất lỏng không gây ăn mòn, không màu, nặng bằng một
nửa so với nước. Một thể tích LNG sau khi hóa hơi cho 600 thể tích khí tự nhiên ở
điều kiện 15,6oC và 1atm. Bằng việc hóa lỏng này cho phép vận chuyển và tồn chứa
LNG đạt giá trị kinh tế cao. [1]

1.1.5. Vận chuyển LNG

Thông thường, LNG được vận chuyển đến nơi tiêu thụ bằng đường biển, xe tải và một
số nơi là đường sắt (Nhật Bản). [1]

3
1.1.5.1. Đường biển
Khi khoảng cách từ các nhà máy đến nơi tiêu tụ lớn, LNG thường được vận chuyển
bằng đường biển, cho đến nay, hơn 45.000 chuyến hành trình được thực hiện mà
không có bất kì sự cố mất mát nào. Ngày nay, LNG được vận chuyển trên các con tàu
siêu trọng, được thiết kế đặc biệt để chứa hàng ở điều kiện gần áp suất khí quyển và
nhiệt độ lạnh là -162oC. Bể chứa LNG có lớp cách nhiệt để hạn chế lượng LNG bị bay
hơi trong quá trình vận chuyển.

Khoảng 300 tàu LNG đang hoạt động và đa số có thể vận chuyển 120.000 đến 260.000
m3 LNG. Hiện nay, chi phí của các tàu LNG vào khoảng 225-250 triệu USD cho tàu
vận chuyển 135.000 m3 đến khoảng 300 triệu đô cho các tàu có sức chứa lớn hơn. [1]

Hình 1.3: Tàu vận chuyển LNG [1]


1.1.5.2. Đường bộ
Khi nhà máy LNG ở gần nơi tiêu thụ, phương án vận chuyển LNG nhanh chóng và
hiệu quả nhất là xe tải/xe bồn. Ở nhiều nơi trên thế gới, vận chuyển LNG bằng đường
bộ đã được sử dụng từ năm 1968 và đáp ứng được yêu cầu của ngành. Hiện nay, LNG
được vận chuyển thường xuyên bằng xe tải ở các quốc gia bao gồm: Mỹ, Nhật Bản,
Hàn Quốc, Anh, Tây Ban Nha, Brazil, Úc…[1]

1.1.6. Quá trình tái hóa khí LNG

LNG được vận chuyển và lưu trữ tại các kho chứa trước khi thực hiện quá trình tái hóa
khí (Regasification).

Mặc dù có nhiều thiết kế khác nhau của thiết bị nhập và hóa hơi LNG nhưng thường
về tổng thể thì khá giống nhau [1]. Các thiết bị chính của quá trình tái hóa khí:

4
- Cần tải (Uploading arms).

- Đường ống lạnh.

- Bồn chứa.

- Bơm áp suất thấp.

- Bơm áp suất cao.

- Máy nén Boil-Off Gas.

- Thiết bị hóa hơi.

Hình 1.4 dưới đây mô tả hệ thống tái hóa khí LNG.

Hình 1.4: Hệ thống thiết bị tái hóa khí LNG [1]


1.1.6.1. Cần tải
Các cần tải (Articulated arms) được sử dụng để chuyển LNG từ các tàu vận chuyển
đến kho lưu trữ trên đất liền. Các khớp nối còn được gọi là “hardarms”, nối các hệ
thống ống dẫn của tàu với cầu cảng nhận hàng.

Khi tàu chở LNG cập bến, cần tải được làm lạnh đến -162oC. Chúng cũng có thể giãn
nở khi thay đổi nhiệt độ. Thiết bị ngắt khẩn cấp sẽ được trang bị trên các cần tải để
tránh rủi ro trong quá trình vận chuyển của tàu. Bên cạnh đó, hệ thống cảnh báo an
toàn cũng được lắp đặt để bảo vệ cần tải và các khớp nối. [1]

5
Hình 1.5: Cần tải [1]
1.1.6.2. Bồn chứa LNG
Sau khi chuyển từ các tàu, LNG được đưa đến nơi tồn chứa thông qua đường ống lạnh.
Các loại thiêt bị để tồn chứa LNG bao gồm thiết bị trên đất liền và thiết bị ngoài khơi.

Bể chứa LNG được thiết kế để duy trì trạng thái lỏng ở nhiệt độ thấp và giảm thiểu sự
bốc hơi làm tăng áp suất (Boil-off gas). Để nhiệt độ trong bể chứa không đổi thì áp
suất phải không đổi bằng cách rút Boil-off gas ra khỏi bể chứa. Khí này được thu hồi
và có thể được xử lý theo những cách sau:

- Nén và chuyển đến các đường ống.

- Bơm vào tàu vận chuyển LNG để duy trì áp suất dương cho quá trình chuyển
LNG.

- Trong trường hợp bất thường, khí sẽ được đưa ra đuốc đốt.

Thiết bị lưu trữ được thiết kế với tính năng thông hơi để có thể ngăn ngừa sự tăng áp
do hiện tượng “rollover” trong bể chứa LNG. Hiện tượng này là do sự giải phóng
nhanh của khí trong bể, làm phân tầng sản phẩm tồn chứa. Để ngăn ngừa hiện tượng
này, thiết bị đo lường tỷ trọng được đưa vào để theo dõi sự phân tầng. Các loại bể
chứa thường dùng là:

- Bể chứa đơn (Single containment tanks)

- Bể chứa kép (Double containment tanks)

- Bể chứa đầy (Full containment tanks)

- Bể loại màng (Membrane tanks)

- Bể dưới lòng đất (In-ground tanks) [1]

6
1.1.6.3. Thiết bị tái hóa khí LNG
LNG sau khi lưu trữ sẽ được đưa vào thiết bị tái hóa khí để chuyển về dạng hơi. Các
thiết bị trao đổi nhiệt sử dụng để hóa hơi LNG thông thường là:

- Open Rack Vaporizer (ORV): Lấy nhiệt để hóa hơi LNG từ nước biển. Đầu
tiên, nước được lọc để tránh sự lắng đọng các hạt rắn trong ORV, sau đó chảy đến các
ống chứa LNG, LNG được làm nóng và bay hơi khi đi qua các ống này. Các ống được
thiết kế đặc biệt để tối ưu hóa việc trao đổi nhiệt. Hệ thống được minh họa trong hình
dưới.[1]

Hình 1.6: Thiết bị ORV [1]

- Submerged Combustion Vaporizers (SCV): hệ thống đốt khí tự nhiên, hơi nóng
được đưa đến thiết bị trao đổi nhiệt với LNG để làm nóng và hóa hơi LNG. Hơi nóng
này được tạo ra từ việc đốt khí làm tăng hiệu quả truyền nhiệt giữa nước và LNG,
ngăn ngừa sự hình thàng băng trên các bó ống. SCV đốt cháy 1,2% đến 1,5% lượng
khí tự nhiên được xử lý. Hệ thống được minh họa như hình dưới.[1]

Hình 1.7: Thiết bị SCV [1]

7
- Intermediate Fluid Vaporizer (IFV): Dựa vào 2 mức trao đổi nhiệt giữa LNG và
1 chất lỏng trung gian như Propane và giữa chất lỏng này với nguồn nhiệt (thường là
nước biển). IFV ngăn chặn sự sự đông tụ và giảm rủi ro đóng cặn. Hệ thống được
minh họa như hình dưới. [1]

Hình 1.8: Thiết bị IFV [1]


- Ambient Air Vaporizers (AAV): Sử dụng nhiệt từ không khí, dùng cho các thiết
bị nhỏ. Một số nơi dùng quạt để tạo dòng đối lưu tự nhiên. Gần đây IFV được lắp đặt
tại các điểm nhập LNG vì hệ thống nước biển ở đó không còn phù hợp. Hệ thống được
minh họa như hình dưới. [1]

Hình 1.9: Thiết bị AAV [1]

8
1.1.6.4. Tạo mùi và phân phối khí
Khí tự nhiên có tính chất không màu, không mùi, không thể phát hiện rò rỉ nên trước
khi phân phối đến người tiêu dùng, khí tự nhiên được tạo mùi bằng cách thêm một
lượng nhỏ khí tạo mùi có nguồn gốc từ mercaptan.
Sau khi được tạo mùi, lượng khí thoát ra sẽ được đo lại và cung cấp trực tiếp đến
khách hàng để sử dụng. [1]

1.1.7. Sử dụng LNG

LNG thường không được sử dụng trực tiếp mà cần tái hóa khí, sau đó được sử dụng
như khí tự nhiên cho các nhà máy điện, đạm, hóa dầu... LNG có thể được sử dụng làm
nhiên liệu cho động cơ đốt trong. LNG đang trong giai đoạn đầu trở thành nhiên liệu
chính cho nhu cầu vận tải và đang được đánh giá, kiểm tra cho các ứng dụng vận tải
trên bộ (như xe buýt, ô tô...) và các ứng dụng trên tàu biển. Có nhiều vấn đề về bình
nhiên liệu và việc cung cấp khí đốt cho động cơ, nhưng mặc dù những khó khăn này,
việc chuyển sang sử dụng LNG như một nhiên liệu vận tải đã bắt đầu. LNG có thể
cạnh tranh trực tiếp với CNG (khí tự nhiên nén) như một loại nhiên liệu cho các loại
xe vì động cơ giống hệt nhau và cho hiệu suất cao. Ngoài ra, các ứng dụng nhiệt lạnh
của LNG cũng đang được nghiên cứu và ứng dụng. [2]

1.1.8. Dự án LNG Thị Vải

Kho cảng Thị Vải (KCTV), tên thường gọi của Kho cảng PV GAS Vũng Tàu là một
mắt xích không thể thiếu, hoạt động liên tục trong dây chuyền khí Bạch Hổ, Nam Côn
Sơn, với sức chứa tương đương 50% tổng công suất kho chứa LPG cả nước, góp phần
quan trọng thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh năng lượng của quốc gia và bình ổn
thị trường LPG trong nước. [3]

Kho cảng PV GAS Vũng Tàu nằm trên địa bàn xã Tân Phước, huyện Tân Thành tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu, được vận hành từ năm 2000, là kho chứa khí hóa lỏng (LPG),
Condensate lớn nhất Việt Nam, có nhiệm vụ chính là tàng chứa, xuất/nhập các sản
phẩm LPG, Condensate của Nhà máy Xử lý khí Dinh Cố. Condensate của Nhà máy
khí Nam Côn Sơn và nguồn LPG nhập khẩu sau đó xuất cho các tàu và xe bồn, vận
chuyển đến các hộ tiêu thụ. Ngoài ra, kho cảng Thị Vải còn thực hiện các dịch vụ nhập
hóa chất VCM cho Công ty Nhựa và Hóa chất Phú Mỹ (AGC Chemicals Viet Nam);
xuất/nhập sản phẩm xăng, dầu cho Công ty PV Oil Phú Mỹ; Khai thác dịch vụ cảng
hướng tới các khách hàng tàu, xe bồn và khu công nghiệp Cái Mép. [3]

Hiện tại Kho cảng Thị Vải trực thuộc Công ty Chế biến Khí Vũng Tàu (KVT) – đơn vị
thành viên của PV GAS. Kho cảng quản lý và vận hành các hạng mục: kho định áp
(LPG và Condensate bể Cửu Long/Nam Côn Sơn); kho LPG lạnh nhập khẩu từ nước
ngoài; kho LPG Gò Dầu (tại Đồng Nai) và các thiết bị phụ trợ; trạm nạp LPG xe bồn
Thị Vải; Cầu cảng xuất nhập sản phẩm bằng tàu với tải trọng lên tới 60.000 DWT

9
(tấn); Đặc biệt là hệ thống kho chứa LPG sức chứa 75.000 tấn (chiếm khoảng 50%
tổng công suất kho chứa LPG tại Việt Nam). [3]

Hình 1.10: Kho cảng Thị Vải [3]


Trong giai đoạn tới, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp khí, trong
xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ quan trọng mà Chính
phủ và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam giao cho PV GAS tăng cường khả năng tiếp nhận,
tàng trữ và phân phối khí. Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ khí ngày càng tăng và bổ sung
nguồn cung cấp khí trong tương lai khi sản lượng khai thác từ nguồn cung trong nước
sụt giảm, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, PV GAS tiếp tục triển khai Kho LNG
Thị Vải giai đoạn 1 với công suất 1 triệu tấn/năm, dự kiến đi vào vận hành năm 2021
và mở rộng lên 3-5 triệu tấn/năm sau đó với nguồn nguyên liệu LNG nhập khẩu từ
nước ngoài cung cấp cho các Nhà máy điện tại khu vực Đông Nam Bộ; và Kho chứa
sản phẩm của dự án Nam Côn Sơn 2 giai đoạn 2 với công suất chứa LPG 300.000
tấn/năm và Condensate 170.000 tấn/năm dự kiến đi vào hoạt động từ năm 2021. [3]

1.1.9. Phân tích các ứng dụng cuả quá trình tái hóa khí LNG

Khi được nhập khẩu về Việt Nam, LNG ở trạng thái lỏng, nhiệt độ rất thấp (khoảng -
162oC), tại các kho chứa cần phải có thiết bị tái hóa khí LNG để đưa vào hệ thống
đường ống vận chuyển đến các hộ tiêu thụ. Quá trình hóa khí LNG cần tiêu tốn nhiều
nhiệt năng, phổ biến nhất hiện nay là việc sử dụng nước biển làm tác nhân truyền
nhiệt. Tuy nhiên, phương pháp này gây ra sự lãng phí rất lớn về mặt năng lượng, cụ
thể là nguồn nhiệt lạnh của LNG. Những lợi ích của việc tận dụng được nguồn nhiệt
lạnh của LNG góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và hạn chế tác động tới
môi trường (không phát thải nhiệt lạnh vào nước biển). Mặt khác, do không sử dụng

10
nước biển để cấp năng lượng tái hóa khí LNG, nguy cơ ăn mòn giảm đi và tiêu chuẩn
vật liệu, đường ống sẽ thấp hơn và giảm được giá thành. Nhiều công nghệ sử dụng
nhiệt lạnh của LNG được nghiên cứu và ứng dụng trong thực tế, đặc biệt tại Nhật Bản
và Hàn Quốc là hai quốc gia nhập khẩu LNG nhiều nhất thế giới. Các công nghệ này
có thể được chia làm 2 nhóm như sau [4]:

- Nhóm công nghệ sử dụng trực tiếp nhiệt lạnh của LNG

- Nhóm công nghệ sử dụng nguồn nhiệt lạnh LNG để sản xuất điện năng

Sử dụng trực tiếp nhiệt lạnh LNG [4]:

- Sản xuất khí công nghiệp từ không khí (oxy, nitơ,… lỏng)

- Sản xuất băng khô (CO2 rắn)

- Điều hòa nhiệt độ trong các tòa nhà (gần khu vực cụm tái hóa khí)

- Cung cấp nguồn lạnh cho các kho lạnh bảo quản thực phẩm, hải sản

Việc sử dụng nhiệt lạnh LNG để sản xuất khí công nghiệp từ không khí là một giải
pháp được đánh giá cao tại khu vực có thị trường khí công nghiệp. Mức tiêu thụ năng
lượng trong trường hợp sử dụng kết hợp nhiệt lạnh LNG luôn luôn thấp hơn (thường
thấp hơn khoảng 50%) so với một nhà máy sản xuất khí công nghiệp vận hành độc lập
do nguồn lạnh từ LNG trong quá trình tái hóa khí là miễn phí. Các dự án lớn đã được
triển khai về sản xuất khí công nghiệp bằng nhiệt lạnh từ quá trình tái hóa khí LNG tại
Nhật Bản được mô tả trong bảng dưới đây.[5]

Bảng 1.1: Các kho LNG tại Nhật Bản [5]


Sản phẩm (Nm3/h)
Tên công ty Kho LNG Năm
Oxy lỏng Nitơ lỏng Argon
Tokyo Gas Sodegaura 6000 25000 450 1978
Negishi 6500 13500 250 1971
Toho Gas Chita 5000 10000 70 1980
Nihonkai LNG Niigata 3500 3500 70 1984
Osaka Gas Senboku I 6500 15000 440 1992
Senboku II 7500 7500 200 1983
Senboku III 4000 12000 150 2006
Kitakyushu LNG Tobata 3500 3500 80 1984
Các ứng dụng nhiệt lạnh để sản xuất CO2 lỏng có thể tiết kiệm 50% điện năng trong
quá trình sản xuất, tuy nhiên nhu cầu CO2 tại Việt Nam không cao. Dưới đây là sơ đồ
tiêu biểu của quá trình sản xuất CO2 lỏng sử dụng nhiệt lạnh từ quá trình tái hóa khí
LNG. [5]

11
Hình 1.11: Quá trình sản xuất CO2 lỏng [5]
Ứng dụng điều hòa không khí có nhược điểm là chỉ áp dụng cho các khu nhà gần với
kho cảng, hơn nữa lượng nhiệt lạnh cần thiết cũng không đòi hỏi nhiều. Những khó
khăn liên quan đến an toàn và chi phí cao khi sử dụng những thiết bị/vật liệu chịu lạnh
làm cho các giải pháp này gặp khó khăn khi áp dụng vào thực tế. [5]

Ứng dụng trong kho lạnh (hình 1.12) thường không đòi hỏi một lượng nhiệt lạnh lớn
và kho cảng Thị Vải không phát triển mạnh theo ngành thủy sản đông lạnh. Những
khó khăn liên quan đến an toàn và chi phí cao khi sử dụng những thiết bị/vật liệu chịu
lạnh làm cho các giải pháp này gặp khó khăn khi áp dụng vào thực tế.

Hình 1.12: Kho lạnh LNG [5]


Một trong những ứng dụng quan trọng trong việc tận dụng nguồn nhiệt lạnh từ LNG là
sử dụng để sản xuất điện năng được thể hiện trong hình dưới đây:

12
Hình 1.13: Sản xuất điện từ nguồn nhiệt lạnh LNG [5]
Tuy nhiên, ứng dụng sản xuất điện năng từ năm 1992 đến nay gần như không có thêm
dự án mới nào áp dụng, do hiệu quả năng lượng và hiệu quả kinh tế thấp. [5]

Bảng 1.2: So sánh các phương pháp sử dụng nhiệt lạnh LNG
Phương pháp Ưu điểm Nhược điểm
Sản xuất điện năng Đóng góp một phần cho Hiệu quả kinh tế không
lưới điện quốc gia cao, hiệu suất tạo điện
năng thấp
Sản xuất khí công nghiệp Phù hợp với điều kiện Việt Cần tính toán, đảm bảo cân
Nam bằng thị trường
Sản xuất CO2 Tạo ra nguồn CO2 với hiệu Nhu cầu CO2 tại Việt Nam
suất lớn không cao
Điều hòa nhiệt độ Tiết kiệm điện năng để Chỉ áp dụng cho khu vực
điều hòa nhiệt độ gần kho cảng
Cấp nhiệt cho kho lạnh Tiết kiệm điện năng để duy Kho cảng Thị Vải không
trì nhiệt độ thấp phát triển kho thủy hải sản
Qua các phân tích trên, hướng tận dụng nguồn nhiệt lạnh từ quá trình tái hóa khí LNG
để sản xuất khí công nghiệp là phù hợp nhất với điều kiện dự án kho cảng Thị Vải.
Trên thế giới hiện nay, hướng này cũng được các quốc gia phát triển ưu tiên sử dụng
như bảng dưới đây.

13
1.2. Tổng quan về khí công nghiệp

1.2.1. Thành phần, tính chất của không khí

Không khí là hỗn hợp của các khí khác nhau, thành phần chính là Nitơ (78%), Oxy
(21%), và khí trơ Argon (0,9%), 0,1% còn lại hầu hết là CO2, hơi nước và các khí trơ
khác như Neon, Helium, Krypton và Xenon (hình 2.4). Các thành phần của không khí
có thể được tách ra nhờ chưng cất trong cụm đặc biệt. Không khí thường được mô
hình hóa như là khí không thay đổi với tính chất được hình thành từ các thành phần
của nó.

Không khí khô có thành phần tương đối không thay đổi. Không khí xung quanh chứa
làm lượng nước có thể lên đến 5% và một lượng các khí khác (thường ở lượng vết),
chúng được loại bỏ trong khi tách không khí và trong hệ thống làm sạch sản phẩm. [6]

Hình 1.14: Thành phần của không khí [6]


Hai thành phần chính của không khí khô là Nitơ và Oxy. Nguyên tử khối của Oxy và
Nitơ lần lượt là 16 và 14. Cả 2 nguyên tố này tồn tại trong không khí ở dạng phân tử
là O2 (32) và N2 (28).

Một số tính chất về điểm tới hạn của không khí được mô tả trong bảng dưới.

Bảng 1.3: Điểm tới hạn của Oxy và Nitơ [7]

Tính chất Nitơ Oxy


Nhiệt độ sôi (K) 126.1 154.4
Áp suất tới hạn (atm) 36.4 51.3
Nhiệt độ tới hạn (K) 77.35 90.13
Thành phần, khối lượng mol, điểm sôi của các cấu tử có trong không khí được thể hiện
trong bảng dưới.

14
Bảng 1.4: Tính chất các thành phần của không khí [7]
Thành phần % Điểm sôi
Khí
Thể tích Khối lượng Khối lượng mol K C
O2 20.95 23.2 32 90.2 ‐182.95
N2 78.09 75.47 28.02 77.4 ‐195.79
CO2 0.03 0.046 44.01 194.7 ‐78.5
H2 5E-05 ~0 2.02 20.3 ‐252.87
Ar 0.933 1.28 39.94 84.2 ‐186
Ne 0.0018 0.0012 20.18 27.2 ‐246
He 0.0005 0.00007 4 4.2 ‐269
Kr 0.0001 0.0003 83.8 119.8 ‐153.4
Xe 9 10‐6 0.00004 131.29 165.1 ‐108.1
Tỷ trọng của không khí theo nhiệt độ và áp suất được mô tả trong hình dưới.

Hình 1.15: Tỷ trọng của không khí [7]

1.2.2. Ứng dụng của khí công nghiệp

1.2.2.1. Khí Oxy công nghiệp


Khí Oxy công nghiệp được sử dụng trong việc sản xuất thép, nhựa và dệt may, hàn
hơi, hàn và cắt thép và các kim loại khác, thuốc phóng tên lửa, liệu pháp Oxy và hệ
thống hỗ trợ cuộc sống trên máy bay, tàu ngầm, vũ trụ và lặn

Trong sản sản xuất thương mại O2 được sử dụng để nấu chảy sắt thành thép. Luyện
quặng sắt thành thép tiêu thụ 55% lượng oxy sản xuất thương mại. Trong quá trình
này, O2 được bơm qua một vòi phun cao áp vào sắt nóng chảy để loại bỏ các tạp chất
lưu huỳnh và carbon dư thừa như các oxit tương ứng, SO2 và CO2. Các phản ứng tỏa
nhiệt, do vậy nhiệt độ tăng lên đến 1.700 °C.

Một lượng 25% Oxy sản xuất thương mại được sử dụng bởi ngành công nghiệp hóa
học. Ethylene phản ứng với O2 để tạo ra ethylene oxide, trong đó, lần lượt, được
chuyển đổi thành Ethylene Glycol. Vật liệu trung chuyển chính được sử dụng để sản
15
xuất một loạt các sản phẩm, bao gồm cả chất chống đông và Polyme Polyester (tiền
thân của nhiều loại nhựa và vải).

Hầu hết 20% còn lại của Oxy sản xuất thương mại được sử dụng trong các ứng dụng y
tế, cắt kim loại, hàn, như là một chất Oxy hóa trong nhiên liệu tên lửa, và trong xử lý
nước. Oxy được sử dụng để hàn Oxy-Acetylene cháy Axetylen với O2 để tạo ra một
ngọn lửa nhiệt độ cao. [8]

Hình 1.16: Ứng dụng của khí Oxy công nghiệp [8]
1.2.2.2. Khí Nitơ công nghiệp
* Khí N2 trong công nghiệp được dùng như làm trơ bình chứa hoặc xử lí bình chứa,
Khí N2 được bơm vào nhằm loại bỏ môi trường độc hại, ngăn chặn cháy nổ do môi
trường khí, như di chuyển LPG trong đường ống tại các nhà máy lọc dầu, để triệt tiêu
khả năng gây nổ trong thùng nhiên liệu, N2 được sử dụng để phủ các khoảng trống của
bồn.

* Bơm khí N2 để loại bỏ oxy, dập cháy và ngăn ngừa cháy nổ.

* Khí N2 trong dược phẩm dùng để phủ, làm trơ, sục khí, chống oxy hóa và giảm sự
cháy.

* Trên các dàn khoan xa bờ, không khí được thay bởi khí trơ N2 để loại bỏ Oxy để làm
chậm quá trình oxy hóa và ngăn cháy nổ, dùng khí N2 để ép giếng dầu đã cạn. Làm
tăng tốc độ khoan, tính trơ của nó không gây mòn, hư hỏng thành lỗ khoan.

* Bơm lốp xe bằng khí N2: Không khí nén chứa khí Oxy, chứa hơi nước làm tăng nhiệt
trong lốp xe, gây chênh lệch áp suất, làm hư hỏng thành và các thành phần của lốp.
Khiến cho lốp hỏng nhanh, Khi bơm lốp xe bằng khí N2 sẽ không bị oxy hóa, không
ngưng tụ hơi nước, nhiệt độ mát hơn, do đó bền hơn.

* Bằng cách giảm nồng độ khí Oxy bằng khí N2 sẽ ngăn được các tác nhân gây cháy
sơ cấp và thứ cấp, nổ khí ga, khu vực cháy cũng được phong tỏa.
16
* Bơm khí N2 vào các hệ thống ống kiểm tra đường ống nước, ống khí. N2 được điền
đấy với áp suất cao để kiểm tra rò rỉ tại các mối hàn, ren, kết nối bích, mà không sợ
cháy nổ.

* Sử dụng khí N2 trong các mối hàn không chì, sẽ làm tăng nhiệt độ quá trình hàn, tạo
kết dính trong các mối hàn nhựa.

* Sử dụng khí N2 trong cắt laser: Cắt bằng N2 rất phổ biến trong việc cắt Inox và
nhôm. Sản xuất sản phẩm cơ khí cần độ chính xác cao. N2 được sử dụng trong quá
trình hàn laze giúp cho môi trường hàn ổn định, không bị rỗ, tăng độ bám bề mặt.

* Trong ngành sản suất trang sức, vàng bạc. Khi sử dụng khí N2 trong lò nung, điền
đầy khí N2 đẩy khí Oxy hết sẽ không làm giảm chất lượng vàng khi có khí Oxy, không
làm thay đổi màu sắc vàng.

* Trong các công đoạn sản xuất mà sản phẩm cần xử lý nhiệt, thì khí N2 là phương
pháp tối ưu nhất khi chống lại Oxy hóa từ môi trường cho sản phẩm cần xử lý.

* Khí N2 được sử dụng bảo quản nguyên vật liệu rất tốt, giúp vât liệu bền màu, tăng
tuổi thọ.

* Khí N2 là giải pháp phòng cháy tuyệt vời và là công cụ chữa cháy, làm giảm nồng độ
Oxy một cách hiệu quả nhất.

* Nhiều loại bình khô rất thích hợp cho sự kết hợp giữa lớp lửa A, B và C. Chúng
được bao phủ bởi bọt, bột, với khí N2 nén.

* Các thiết bị bảo dưỡng cho các vật liệu như kim loại, sợi carbon, Kevlar, và các loại
sợi có độ bền cao là một ứng dụng lý tưởng cho máy phát điện Nitơ tại chỗ.

* Để giúp việc tôi thép được độ sáng như yêu cầu, khí N2 được sử dụng trong các lò.
Nhiệt độ lò càng cao, độ tinh khiêt khí N2 càng phải cao.

Các bề mặt có các chất dính (băng keo) sẽ được rửa bằng N2, nó có tác dụng tẩy các
chất kết dính đồng thời tẩy sạch các chất hóa học độc hại còn sót lại. [9]

1.2.2.3. Khí Argon công nghiệp


- Nhiệt luyện: đối với các kim loại dể phản ứng với khí Nitơ, hoặc cần bảo vệ khỏi khí
Nitơ, thì Argon là một môi trường bảo vệ lý tưởng.

- Làm trơ và làm sạch: được dùng cho các bồn chứa và ống dẫn trong các nhà máy
dược phẩm và hóa chất.

- Tinh chế kim loại.

- Ứng dụng chất bán dẫn.

17
- Hàn: ở dạng tinh khiết hoặc hổn hợp, khí Argon được dùng để bảo vệ kim loại nung
chảy khỏi sự nhiễm bẩn của môi trường.

- Cắt: trong ứng dụng cắt plasma của hộp kim đen và không-đen, khí Argon được sử
dụng thể tinh khiết ở nhiệt độ rất cao.

- Khí Argon ứng dụng trong hàn tig (hàn inox), hàn kim loại khí trơ và hàn vonfram:
Khí Argon bao quanh mối hàn bảo vệ mối hàn khỏi Oxy hóa bởi không khí, đảm bảo
mối hàn đẹp và bền hơn.

- Khí Argon được sử dụng trong các loại bóng đèn vì khí Argon không phản ứng với
dây tóc bóng đèn ngay cả khi ở nhiệt độ cao.

- Khí Argon sử dụng để bảo vệ nuôi cấy các tinh thể Silic và Gecmani trong công
nghiệp sản xuất chất bán dẫn.

- Khí Argon được sử dụng trong các thiết bị lặn tự chứa để làm căng quần áo khô do
nó trơ và có độ dẫn nhiệt kém. [10]

1.2.3. Các phương pháp sản xuất khí công nghiệp

Các công nghệ tách không khí khác nhau đã được phát triển:

• Cryogenic Air separation (Tách không khí lạnh)

• Membrane Air separation (Tách không khí bằng màng)

• Separation by adsorption (Tách bằng hấp phụ)

• Các phương pháp khác

Các công nghệ khác nhau được sử dụng với yêu cầu khác nhau trong số lượng và độ
tinh khiết sản phẩm. [11]

1.2.4. Tình hình sản xuất khí công nghiệp tại Việt Nam

Messer (từ 1997): có 3 nhà máy tại Hải Dương với tổng công suất ~2600 tấn/ngày:

- 925 tấn/ngày O2

- 1.620 tấn/ngày N2

- 33 tấn/ngày Ar

- 280 tấn sản phẩm lỏng N2 + O2

Ngoài ra còn có nhà máy sản xuất CO2 công suất 70 tấn/ngày tại Bình Phước. [12]

18
VJG (từ 1999): có 5 nhà máy tại Biên Hòa, Phú Mỹ, Mỹ Xuân, Hưng Yên, Bình
Dương với tổng công suất ~1000 tấn/ngày. [13]

Linde (từ 2005): có 2 nhà máy tại KCN Phú Mỹ với tổng công suất ~1350 tấn/ngày
sản phẩm:

- 500 tấn/ngày O2

- 850 tấn/ngày N2

- Ngoài ra còn có nhà máy sản xuất H2 công suất 1.000 Nm3/h tại KCN Phú Mỹ. [14]

Với sự phát triển ngày càng nhanh của các ngành công nghiệp tại Việt Nam, thị trường
khí công nghiệp có tiềm năng lớn để đầu tư phát triển.

19
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ QUÁ TRÌNH TÁCH KHÔNG KHÍ

2.1. Khái quát quá trình tách không khí lạnh

Vì mục đích của đồ án chính là nghiên cứu sự tích hợp của quá trình tách không khí
với quá trình tái hóa khí LNG, chỉ có các quy trình tách khí lạnh (Cryogenic Air
Separation) mới được xem xét. Sự phù hợp của quá trình tích hợp ở chỗ, không khí
cần làm lạnh xuống khoảng -170oC đến -190oC, phù hợp với nhiệt độ âm lạnh có sẵn
của LNG (khoảng -162oC). Các giai đoạn chính của quá trình tách khí lạnh được biểu
diễn ở hình 2.1.

Hình 2.1: Các giai đoạn tách không khí lạnh [15]

20
2.1.1. Nén khí

Không khí xung quanh được hút vào, lọc và nén đến áp suất khoảng 6 bar bởi máy
nén. [15]

2.1.2. Làm mát không khí

Để tách không khí thành các thành phần của nó, không khí được hạ nhiệt độ sau khi
nén bằng cách trao đổi nhiệt với nước trước quá trình làm lạnh sâu sau này. [15]

2.1.3. Tinh lọc không khí

Các tạp chất như hơi nước và Carbon Dioxide sau đó tách ra từ không khí trong bộ
phận hấp phụ (rây phân tử). [15]

2.1.4. Làm lạnh sâu không khí

Không khí chỉ hóa lỏng ở mức nhiệt độ rất thấp, do đó không khí tinh khiết trong bộ
trao đổi nhiệt chính được làm lạnh đến xấp xỉ ‐175°C. Các dòng không khí được làm
mát bằng cách trao đổi nhiệt bên trong, trong đó dòng khí lạnh được tạo ra trong quá
trình làm mát không khí nén. Các van được sử dụng nhằm giảm áp suất nhanh chóng
sau đó làm cho không khí nén lạnh hơn, nhờ đó hóa lỏng một phần. [15]

2.1.5. Sự phân tách không khí

Tách không khí thành Oxy tinh khiết và Nitơ tinh khiết được thực hiện trong tháp
chưng cất. Argon được phân tách trong các cột bổ sung và liên quan đến một số bước
tiếp theo trong quá trình. [15]

2.1.6. Thu hồi và lưu trữ

Khí Oxy và Nitơ được đưa vào đường ống cho vận chuyển đến người dùng. Ở dạng
lỏng, Oxy, Nitơ và Argon được lưu trữ trong bể chứa và vận chuyển đến khách hàng
bằng xe tải. [15]

2.2. Các quy trình tách không khí lạnh

Các quy trình khác nhau chủ yếu bởi số cột chưng cất trong hộp lạnh (Cold Box) và
mức áp suất. Những khác biệt này ảnh hưởng đến sản phẩm (độ tinh khiết, nhiệt độ, áp
suất) cũng như hiệu suất năng lượng và chi phí của các đơn vị tách khí (ASU). Các
thành phần chính của không khí cần quan tâm là Nitơ (nồng độ 78% mol và NBP ở -
195,9oC), Oxy (nồng độ 21% mol và NBP tại -182,9oC); Argon (nồng độ gần 1% mol
và NBP ở -185,9oC). Nhiều khí hiếm xuất hiện trong không khí ở nồng độ ppm sẽ
chiết xuất bằng cách tinh lọc thêm các dòng sản phẩm cho các ứng dụng cụ thể. Lựa
chọn tách thêm Ar này sẽ không được nghiên cứu do tính kinh tế của quá trình. Phân

21
loại các công nghệ ASU hiện có theo số cột chưng cất trong hộp lạnh được trình bày
trong các đoạn tiếp theo. [16]

2.2.1. Quá trình tách 1 tháp

Cấu hình này (xem hình 2.2) tạo ra Nitơ và Oxy có độ tinh khiết trung bình (khoảng
95 mol%) tại áp suất khí quyển. [16]

Ưu điểm của quá trình này, so với quy trình ASU truyền thống, là giảm số lượng cột
và giảm tiêu thụ năng lượng. Nhược điểm là độ tinh khiết không cao và lưu lượng
không khí sử dụng không được lớn. [16]

Hình 2.2. Quá trình chưng cất 1 tháp [16]


Không khí được nén nhẹ để bù đắp cho sự tổn thất áp suất trong quá trình và được
làm lạnh trước bằng nước trước khi tinh lọc trong quá trình lọc sơ bộ. Sau khi được
làm mát bằng bộ trao đổi nhiệt chính (MHE) và bộ làm mát phụ để đạt nhiệt độ điểm
sương, nó được đưa vào cột chưng cất trung áp. Hơi Nitơ được làm ấm trở lại các điều
kiện khí quyển trong hai bộ trao đổi nhiệt. Một phần dòng sản phẩm Nitơ được nén
thành hai mức áp suất khác nhau và được làm lạnh trở lại nhiệt độ đông lạnh trong bộ
trao đổi nhiệt. Dòng áp lực cao hơn là A5-1 ngưng tụ thông qua bình ngưng 1 được
tích hợp với bộ reboiler 1, trong khi dòng áp suất thấp hơn là A7-1 được ngưng tụ

22
trong bình ngưng 2 tích hợp với bộ reboiler 2. Cả hai dòng được tạo thành với áp suất
cao hơn một chút so với áp suất khí quyển trước khi trộn lẫn và được sử dụng như một
dòng hồi lưu trong cột chưng cất. Một phần khác của dòng sản phẩm nitơ có thể được
sử dụng thông qua một thiết bị giãn nở turbo để cung cấp điện lạnh cho hộp lạnh (dòng
A15-1). [16]

2.2.2. Quá trình chưng cất 2 tháp

Cấu hình này (xem hình 2.3) có ưu điểm là sản xuất ra lượng O2 và N2 tinh khiết cao
hơn (lên đến trên 99%) với lưu lượng không khí được sử dụng nhiều hơn. Nhược điểm
làm sự tốn kém trong thiết kế thêm 1 tháp và tiêu tốn năng lượng. [17]

Hình 2.3: Quá trình chưng cất 2 tháp [17]


Trong quá trình này, áp suất không khí đầu vào tăng qua ba giai đoạn nén (dòng 1 là
dòng không khí đầu vào). Để cải thiện hiệu quả máy nén, ba bộ làm mát được sử dụng.
Chất làm mát của bộ trao đổi nhiệt này là nước (dòng 26). Sau khi trao đổi nhiệt ở bộ
trao đổi nhiệt HEX 2, dòng không khí được chia thành hai dòng bằng cách sử dụng
một bộ chia dòng để cải thiện hiệu quả của quá trình làm lạnh trong bộ trao đổi nhiệt
đa dòng Multi Stream Heat Exchanger (MHEX1). Các dòng này tham gia vào quá
trình truyền nhiệt với Oxy (dòng 21) và Nitơ (dòng 24) tạo ra từ quá trình phân tách.
Sau đó, không khí làm mát đi vào cột chưng cất cao áp (HPC), nơi xảy ra sự phân tách
đầu tiên. Hai van tiết lưu để điều chỉnh áp suất quá trình chưng cất. Các dòng đầu ra
của HPC được làm mát thông qua MHEX2 bằng cách sử dụng dòng sản phẩm Nitơ
(dòng 23). Ngoài ra, hai van giảm áp cũng được sử dụng giữa MHEX2 và cột chưng

23
cất thấp áp (LPC) để điều chỉnh áp suất của cột áp suất thấp. Oxy lỏng (dòng 20) được
tạo ra sẽ tăng áp trong bơm và tăng nhiệt độ trong bộ trao đổi nhiệt đa dòng MHEX 1.
Nitơ sinh ra được gia nhiệt qua hai giai đoạn để đạt được điều kiện môi trường xung
quanh. [17]

2.2.3. Quá trình chưng cất đa tháp

Trong trường hợp Argon là sản phẩm mong muốn, các cột chưng cất bổ sung được yêu
cầu trong quá trình. Cấu hình 3 tháp cho phép thu hồi Argon thô với nồng độ Oxy từ 5
đến 100 ppm nhưng nồng độ nitơ có thể cao hơn 100 ppm. Argon có điểm sôi thường
(NBP) dưới Nitơ và hơi cao hơn Oxy. Như vậy, hơi giàu Argon có thể được chiết xuất
tại cột chưng cất thấp áp LPC để tiếp tục đi vào một cột Argon bên dưới đáy của nó
như có thể thấy trên hình 2.4.

Oxy lỏng thô được hình thành ở dưới cùng của cột này được bơm trở lại cột LPC ngay
phía dưới hơi giàu Argon. Hơi Argon dạng thô ở phía trên cùng của cột bên (side
column). Nó được ngưng tụ nhờ vào dòng Oxy của cột HP trước khi đi vào làm
nguyên liệu cho cột LPC trong cả dòng hơi và chất lỏng. Một phần sản phẩm lỏng từ
chưng cất được sử dụng như dòng hồi lưu trong cột bên, trong khi số còn lại được
chiết xuất dưới dạng Argon thô. [16]

24
Hình 2.4. Hệ thống 3 tháp chưng cất [16]
Nếu đặc điểm kỹ thuật cho sản phẩm Argon là nồng độ Nitơ dưới 5 ppm, cột thứ tư
cần được thêm vào để loại bỏ lượng Nitơ còn lại trong dòng Argon thô từ cột bên (side
column) như quan sát từ hình 2.5. Trong cột làm tinh khiết Argon, Argon lỏng tinh
khiết được thu hồi ở phía dưới đáy trong khi Oxy lỏng thô được làm lạnh từ cột HP
được sử dụng để ngưng tụ một phần hơi giàu nitơ cho dòng hồi lưu. Các dòng trên
cùng còn lại được thải vào bầu khí quyển. [16]

25
Hình 2.5. Hệ thống 4 tháp chưng cất [16]

26
2.3. Lựa chọn cấu hình cho quá trình tách không khí sử dụng nhiệt lạnh từ quá
trình tái hóa khí LNG

Từ các phân tích ở trên, cấu hình đươc lựa chọn kể kết hợp với quá trình tái hóa khí
LNG là quá trình chưng cất không khí 2 tháp. Bởi lưu lượng không khí có thể sử dụng
nhiều đồng thời cho sản phẩm là Oxy và Nitơ có độ tinh khiết rất cao, trong khi việc
thu hồi Argon là không cần thiết (tốn kém chi phí và nhu cầu thị trường Argon không
lớn). [17]

Hình 2.6: Tích hợp quá trình tái hóa khí LNG và chưng cất không khí [17]
Sau khi tích hợp quá trình tái hóa khí LNG trong chu trình ASU, bộ phận nén không
khí đầu vào cấp thứ 3 và các ban tăng áp trước khi dòng không khí đi vào tháp chưng
cất cao áp sẽ được loại bỏ. Để tăng áp suất cho dòng Oxy tạo ra, máy nén số 4 với
công suất không đáng kể so với máy nén số 3 được sử dụng. Lưu ý rằng điều kiện hoạt
động của 2 tháp chưng cất HPC và LPC cũng như bộ trao đổi nhiệt MHEX 2 trước và
sau khi tích hợp không thay đổi. [17]

27
CHƯƠNG 3: MÔ PHỎNG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT KHÍ CÔNG
NGHIỆP

3.1. Lựa chọn phần mềm mô phỏng

Hiện nay, mô phỏng đóng một vai trò rất quan trọng với các ngành kỹ thuật nói chung
và đặc biệt là kỹ thuật hóa học nói riêng.

Trong lĩnh vực công nghệ hoá học hiện nay có rất nhiều phần mềm mô phỏng của các
công ty phần mềm được phát triển và sử dụng rộng rãi trong thiết kế công nghệ, như:
PRO/II, DYNSIM (Simsci); HYSIM, HYSYS, HTFS, STX/ACX, BDK (AspenTech);
UNISIM (Honeywell-UOP); PROSIM, TSWEET (Bryan Research & Engineering);
Design II (Winsim); IDEAS Simulation; Simulator 42,… Với điều kiện bài mô phỏng
như điều kiện nhiệt độ, áp suất, thành phần cấu tử... hoàn toàn có thể dùng các phần
mềm kể trên để thực hiện mô phỏng. Tuy nhiên, phẩn mềm Aspen Hysys là công cụ
rất mạnh và được sử dụng rộng rãi trong mô phỏng công nghệ hóa học bới nó có các
điểm mạnh như kết quả mô phỏng có độ chính xác cao, sát với thực tế, mô phỏng
chính xác các biến quá trình và trạng thái dòng công nghệ, các thông số của thiết bị
cũng được tính toán và rất sát với thực tế. Ngoài ra, phần mềm còn có thể phát hiện lỗi
của từng thiết bị và dòng công nghệ, cài đặt thay đổi một số thông số một cách tự động
hóa, hỗ trợ tối ưu hóa quá trình vận hành cũng như mức tiêu tốn năng lượng.

Qua các phân tích về tính năng và ứng dụng đã được phân tích ở trên, việc sử dụng
phần mềm mô phỏng Aspen Hysys là hoàn phù hợp trong đồ án này.

3.2. Mô phỏng quá trình sản xuất khí công nghiệp sử dụng nhiệt lạnh từ quá
trình tái hóa khí LNG

Như đã trình bày ở các phần trên, dưới đây sẽ là sơ đồ mô phỏng toàn bộ quá trình sản
xuất khí công nghiệp sử dụng nhiệt lạnh từ quá trình tái hóa khí LNG. Hệ nhiệt động
được khuyến cáo lựa chọn là Peng-Robinson do các cấu tử cần thiết là CH4, O2, N2,
Ar, H2O.

28
Hình 3.1: Quá trình tích hợp LNG Regasification với hệ thống tách không khí

29
Dòng không khí đầu vào 1 (thành phần mol 21% O2, 78% N2, 1% Ar) với lưu lượng
tính toán tối ưu được là 105 kg/h, nhiệt độ 25oC, áp suất 1 atm (101.3 kPa) theo đúng
điều kiện môi trường. Các thông số liên quan khác được biểu diễn ở hình 3.2.

Hình 3.2. Các thông số của dòng không khí đầu vào 1
Dòng 1 sẽ được nén qua 2 cấp và làm mát ngay sau đó bởi nước sông Thị Vải. Việc
nén qua 2 cấp sẽ đảm bảo đạt tới áp suất cần thiết cho dòng không khí trước khi qua bộ
trao đổi nhiệt đa dòng đầu tiên MHEX1, đồng thời, quan mỗi cấp nén thì nhiệt độ
không khí sẽ tăng lên cao do đó cần thiết phải có sự làm mát bằng nước. Dòng 1 đựa
đưa đến máy nén Comp 1để nén cấp đầu tiên, nâng áp suất lên 268 kPa. Các thông số
của máy nén được biểu diễn ở hình 3.3.

30
Hình 3.3: Các thông số kỹ thuật của máy nén Comp 1
Máy nén hoạt động với hiệu suất đoạn nhiệt là 80%, tỷ số nén là 2,646. Công suất nén
cần thiết là 3329,48 kW.

31
Hình 3.4: Các thông số kỹ thuật của dòng 2
Dòng không khí 2 có nhiệt độ 143oC khi đi ra khỏi máy nén sẽ được trao đổi nhiệt với
dòng nước 29 (có nhiệt độ 28,99oC) để làm mát xuống nhiệt độ 30,92oC tại bộ trao đổi
nhiệt HEX1. Các thông số kỹ thuật của thiết bị trao đổi nhiệt HEX1 được biểu diễn
như hình 3.5.

32
Hình 3.5. Các thông số kỹ thuật của thiết bị trao đổi nhiệt HEX1
Với giả thiết mất mát nhiệt lượng là không đáng kể, sự tụt áp khi trao đổi nhiệt qua
Shell Side và Tube Silde đều là 10 kPa. Giá trị UA là 4,424.105 kJ/C.h.

Dòng nước 29 có nhiệt độ 28,99oC, áp suất 290 kPa sau khi trao đổi nhiệt sẽ trở thành
dòng 30 ở nhiệt độ 39,59oC với áp suất giảm còn 280 kPa.

Hình 3.6. Các thông số của các dòng trao đổi nhiệt tại HEX1

33
Dòng không khí 3 có nhiệt độ 30,92oC, áp suất còn 258 kPa ra khỏi bộ trao đổi nhiệt
HEX 1 lại được nén đến 669 kPa thông qua máy nén Comp2 (đây là cấp nén thứ 2
nhằm đảo bảo áp suất cần thiết cho các quá trình tiếp theo như đã trình bày ở trên).

Hình 3.7: Các thông số kỹ thuật của máy nén Comp2


Máy nén Comp 2 hoạt động với hiệu suất đoạn nhiệt là 72,662%, tỷ số nén là 2,593 và
công suất nén cần thiết cho máy nén là 3649,59 kW.

Dòng không khí 4 đi ra khỏi máy nén có nhiệt độ 160oC tiếp tục được trao đổi nhiệt tại
HEX 2 với dòng nước 28 (có nhiệt độ 20,02oC) để hạ nhiệt độ xuống 66oC.

34
Hình 3.8: Các thông số kỹ thuật của thiết bị trao đổi nhiệt HEX2
Bộ trao đổi nhiệt HEX2 làm việc với giả thiết sự mất mát nhiệt lượng là không đáng
kể, sự tổn thất áp suất qua Shell Side là 10 kPa và Tube Side được chấp nhận là 5 kPa.
Hệ số UA đạt 1,219.105 kJ/C.h

Hình 3.9. Các dòng trao đổi nhiệt tại HEX2


Dòng không khí 5 đi ra khỏi bộ trao đổi nhiệt HEX2 có nhiệt độ 66oC và áp suất giảm
còn 664 kPa. Nhiệt độ dòng nước 28 sau khi trao đổi nhiệt tăng lên 28,99oC (dòng 29)
và suất suất giảm từ 300 kPa xuống còn 290 kPa.
35
Dòng nước 28 được lấy lên từ sông Thị Vải nằm ngay cạnh vị trí của khu vực xây
dựng kho cảng Thị Vải. Dòng nước sông Thị Vải được khảo sát là dòng 26 được bơm
Pump1 bơm lên.

Hình 3.10: Thông số kỹ thuật của bơm Pump1


Bơm Pumb1 có nhiệm vụ bơm nước sông với hiệu suất đoạn nhiệt là 75%, tỷ số nén
của bơm đạt 2,962 và công suất hoạt động là 18,1965 kW.

Hình 3.11: Các dòng trong bơm Pump1

36
Dòng nước 26 lấy từ sông Thị Vải được kiểm tra có nhiệt độ 20oC sẽ được bơm lên trở
thành dòng 28 (nhiệt độ 20,02oC, áp suất 300 kPa). Việc sử dụng nguồn nước có sẵn
tại khu vực đặt kho cảng rất thuận lợi cho việc sử dụng lâu dài.

Dòng không khí 5 đi ra lại tiếp tục được trao đổi nhiệt với dòng sản phẩm O2 từ quá
trình phân tách (dòng 8) tại bộ trao đổi nhiệt HEX 3 để hạ nhiệt độ xuống 40,3oC.

Các thông số kỹ thuật cần thiết của bộ trao đổi nhiệt HEX3 được xem xét từ hình 3.12.

Hình 3.12: Các thông số kỹ thuật của bộ trao đổi nhiệt HEX3
Với giả thiết sự mất mát nhiệt lượng là không đáng kể, bộ trao đổi nhiệt HEX3 hoạt
động với sự tụt áp chấp nhận là 10 kPa tại Shell Side và 5 kPa tại Tube Side. Giá trị
UA là 2,962.104 kJ/C.h.

37
Hình 3.13: Các dòng trao đổi nhiệt tại HEX3
Dòng không khí 7 đi ra khỏi bộ trao đổi nhiệt sẽ có nhiệt độ 40,3oC, áp suất giảm còn
659 kPa. Dòng sản phẩm O2 (dòng 8) sẽ tăng nhiệt độ từ -115,3oC lên 13,45oC, áp suất
giảm từ 440 kPa xuống còn 430 kPa.

Dòng không khí 7 đi ra khỏi bộ trao đổi nhiệt HEX3 sẽ được chia làm 2 dòng 6 và 9
với tỉ lệ tối ưu là 0.32/0.68 thông qua bộ chia dòng SEP.

Hình 3.14: Thông số các dòng tại bộ chia SEP

38
Các dòng không khí 6,9 sẽ được làm lạnh sâu tại bộ trao đổi nhiệt đa dòng với các
dòng sản phẩm N2 (dòng 24), O2 (dòng 21) và dòng LNG IN.

Các dòng được làm lạnh sẽ được coi là dòng Hot, còn các dòng được làm nóng lên thì
được coi là dòng Cold.

Hình 3.15: Các thông số của thiết bị MHEX1


Tại đây, các dòng 9,6 là các dòng Hot, còn các dòng 21, 24, LNG IN là dòng Cold.

Thiết bị trao đổi nhiệt đa dòng được sử dụng trong phần mềm này thực chất là 1 bộ
LNG Heat Exchanger. Sự tổn thất nhiệt lượng được chấp nhận là không đáng kể và sự
tổn thất áp suất của tất cả các dòng đều là 10 kPa.

39
Hình 3.16: Các dòng trong bộ trao đổi nhiệt MHEX1
Trước đó, dòng LNG IN chính là dòng LNG được bơm PUMP3 bơm từ khoang chứa
LNG tại kho cảng Thị Vải. Dòng LNG nhập về có nhiệt độ -162oC, áp suất 100 kPa,
lưu lượng thiết kế là 45 tấn/h và có thành phần giả định là 100% CH4.

Giả sử hoạt động của kho cảng Thị Vải là 340 ngày/năm. Như vậy trung bình lưu
lượng LNG sử dụng là: 45x24x340 = 367.200 (tấn/năm)

Bơm PUMP3 hoạt động với công suất 192,6 kW. Dòng LNG IN đi ra khỏi bơm có áp
suất 5000 kPa (5 Mpa).

40
Hình 3.17: Các dòng trong bơm PUMP3
Dòng 6 sau khi trao đổi nhiệt sẽ giảm nhiệt độ xuống còn -173,3oC, dòng 9 sau khi
trao đổi nhiệt thì nhiệt độ giảm xuống còn -164,2oC. Đây là nhiệt độ lạnh cần thiết
trước khi 2 dòng này được đưa đến tháp chưng cất cao áp HPC.

Các dòng không khí được làm lạnh là 10,12 sẽ được đưa vào tháp chưng cất cao áp
HPC.

41
Hình 3.18: Các thông số kỹ thuật của tháp chưng cất cao áp HPC
Dòng 12 được đưa vào đáy tháp còn dòng 10 được đưa vào ở đĩa số 15. Đây là tháp có
50 đĩa, với áp suất làm việc tại đáy là 649 kPa, áp suất tại Condenser là 517 kPa (độ
tổn thất áp suất tại Condenser là không đáng kể). Tháp hoạt động ở chế độ Total
Reflux.

42
Hình 3.19: Các dòng trong tháp HPC
Dòng sản phẩm 14 đi ra tại đáy có nhiệt độ -171,9oC, áp suất 649 kPa, lưu lượng 2069
kmol/h.

Dòng sản phẩm 17 đi ra tại đỉnh tháp có nhiệt độ -178,6oC, áp suất 517 kPa, lưu lượng
1383 kmol/h.

43
Hình 3.20: Thành phần các dòng sản phẩm qua tháp HPC
Dòng 14 đi ra tại đáy tháp có thành phần 34,69% O2, 63,80% N2 và 1,51% Ar.

Dòng 17 đi ra tại đỉnh tháp có thành phần 99,24% N2, 0,52% O2 và 0,23% Ar.

Để làm tinh khiết thêm các dòng sản phẩm, các dòng 14,17 đi ra tiếp tục được trao đổi
nhiệt tại bộ trao đổi nhiệt đa dòng MHEX 2 với dòng sản phẩm N2 (dòng 27) để hạ
nhiệt độ xuống sâu hơn sau đó được đi chưng cất tại tháp LPC.

44
Hình 3.21: Thông số kỹ thuật của bộ trao đổi nhiệt đa dòng MHEX2
Giống như bộ trao đổi nhiệt MHEX1, bộ trao đổi nhiệt đa dòng MHEX2 cũng có bản
chất là LNG Heat Exchanger. Với giả sử sự tổn thất nhiệt lượng là không đáng kể, sự
tụt áp của tất cả các dòng được chấp nhận là 10 kPa.

45
Hình 3.22: Các dòng trao đổi nhiệt tại MHEX2
Dòng 14 sẽ được giảm nhiệt độ từ -171,9oC xuống còn -180,6oC (dòng 15), áp suất
giảm từ 649 kPa xuống còn 639 kPa.

Dòng 17 sẽ được giảm nhiệt độ từ -178,6oC xuống còn -185,7oC (dòng 18), áp suất
giảm từ 517 kPa xuống còn 507 kPa.

Dòng 23 sẽ tăng nhiệt độ từ -195,1oC lên -174,7oC (dòng 24), áp suất giả từ 106 kPa
xuống còn 96 kPa.

Các dòng 15,18 khi ra khỏi bộ trao đổi nhiệt đa dòng tiếp tục đi qua các van VALVE
1, VALVE2 để giảm áp, qua đó nhiệt cũng được giảm xuống theo hiệu ứng Joule-
Thomson trước khi vào tháp LPC.

46
Hình 3.23: Thông số các dòng qua van VALVE1
Dòng 15 khi đi qua van VALVE1 sẽ giảm áp suất từ 639 kPa xuống còn 112,8 kPa,
qua đó nhiệt độ cũng giảm từ -180,6oC xuống còn -191,9oC.

47
Hình 3.24: Thông số các dòng qua van VALVE2
Dòng 18 khi đi qua van VALVE2 thì áp suất sẽ giảm từ 507 kPa xuống còn 107,7 kPa,
đồng thời nhiệt độ sẽ giảm từ -185,7oC xuống còn -195,2oC.

Các dòng 16,19 được đưa vào tháp chưng cất thấp áp LPC để tạo ra dòng N2 tinh khiết
(dòng 23) và O2 tinh khiết (dòng 20).

48
Hình 3.25: Các thông số kỹ thuật của tháp chưng cất thấp áp LPC
Dòng 19 được đưa vào đĩa số 1, trong khi dòng 16 được đưa vào đĩa số 20 của tháp
LPC. Đây là tháp gồm 60 đĩa, áp suất làm việc là 106 kPa.

49
Hình 3.26: Các dòng trong tháp LPC
Dòng sản phẩm đỉnh 23 là dòng N2 tinh khiết với nhiệt độ -195,1oC, áp suất 106 kPa,
lưu lượng 2748 kmol/h.

Dòng sản phẩm đáy 20 là dòng O2 tinh khiết với nhiệt độ -182,8oC, áp suất 106 kPa,
lưu lượng 703,4 kmol/h.

50
Hình 3.27: Thành phần các dòng sản phẩm của tháp LPC
Dòng sản phẩm đỉnh 23 có thành phần 97,96% N2, 1,23% Ar và 0,81% O2.

Dòng sản phẩm đáy 20 có thành phần 99,89% O2 và 0,11% Ar.

Dòng 23 sau đó đi trao đổi nhiệt tại thiết bị MHEX2 trở thành dòng 24, dòng này tiếp
tục đi trao đổi nhiệt tại thiết bị MHEX1 trở thành dòng 25 chính là dòng sản phẩm N2
cuối cùng thu được.

Dòng sản phẩm 20 đi ra từ tháp LPC là dòng O2 lỏng tinh khiết được tăng áp bởi bơm
Pumb 2.

51
Hình 3.28: Thông số kỹ thuật của bơm Pumb 2
Bơm Pump2 hoạt động với hiệu suất đoạn nhiệt là 75%, Tỷ số nén là 2,217 và công
suất là 0,939792 kW.

Dòng 21 đi ra từ bơm sẽ được trao đổi nhiệt tại bộ MHEX1 để thành dòng 22.

Dòng 22 lại tiếp tục được nén tới áp suất thông qua máy nén Comp3.

52
Hình 3.29: Các thông số kỹ thuật của máy nén Comp3
Máy nén Comp3 hoạt động với hiệu suất đoạn nhiệt là 80%, tỷ số nén là 1,956, công
suất máy nén đạt 180,101 kW.

Dòng sản phẩm 8 sau khi đi ra từ máy nén sẽ tiếp tục trao đổi nhiệt với dòng không
khí 5 (như đã trình bày ở trên) tại bộ trao đổi nhiệt HEX3, để cuối cùng trở thành dòng
sản phẩm 11.

53
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đánh giá tính kỹ thuật

4.1.1. Dòng không khí đầu vào và các dòng sản phẩm

Bằng quá trình mô phỏng và tính toán, dòng không khí đầu vào (dòng 1) với điều kiện
thường (25oC, 1 atm) sẽ có lưu lượng cần cho việc tích hợp là 105 kg/h.

Sau khi thực hiện quá trình phân tách, cho ra các dòng sản là O2 tinh khiết (dòng 11),
dòng N2 tinh khiết (dòng 25). Số liệu tóm tắt các dòng này được nêu trong bảng dưới.
Bảng 4.1: Số liệu các dòng không khí và sản phẩm khí

Lưu lượng Thành phần (% mol)


Dòng
(m3/h) O2 N2 Ar
1 114,9 21 78 1
11 19,79 99,89 0 0,11
25 95,15 0,81 97,96 1,23

4.1.2. Dòng LNG

Dòng LNG được lựa chọn trong bài mô phỏng có thành phần giả định 100% CH4, với
nhiệt độ -162oC và áp suất 100 kPa. Dòng LNG này được bơm từ bồn chứa vào thiết bị
trao đổi nhiệt đa dòng đầu tiên (dòng LNG IN có nhiệt độ -159,3oC, áp suất 5000 kPa).

Sau khi thực hiện quá trình trao đổi nhiệt với dòng không khí tại bộ trao đổi nhiệt đa
dòng MHEX1, dòng đi ra LNG OUT đạt nhiệt độ -80,18oC và áp suất 4990 kPa.

Dòng LNG lúc này đã hoàn toàn ở thể khí để có thể đem đi tiêu thụ.

4.1.3. Dòng nước cho quá trình làm mát

Với điều kiện thuận lợi của kho cảng Thị Vải là nằm ngay cạnh sông Thị Vải, do đó có
thể tận dụng nguồn nước làm mát không khí tại đây.

Nhiệt độ khảo sát của dòng nước (dòng 26) là 20oC tại áp suất khí quyển. Lưu lượng
nước cần thiết dùng cho quá trình là 250,5 m3/h.

54
Sau quá trình trao đổi nhiệt, dòng nước đi ra (dòng 30) có nhiệt độ 39,59oC, áp suất là
280 kPa. Như vậy hoàn toàn đáp ứng quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về nước thải công
nghiệp. [19]

4.1.4. Hệ thống máy nén được sử dụng mô phỏng

4.1.4.1. Máy nén Comp1


Các máy nén có nhiệm vụ tăng áp suất lên mức cần thiết trước khi trao đổi nhiệt với
các dòng khác. Máy nén Comp1 có nhiệm vụ tăng áp cho dòng không khí đầu vào từ
áp suất khí quyển lên 268 kPa.

Kết quả mô phỏng máy nén với các kết quả được xem xét ở hình dưới.

Hình 4.1: Kết quả mô phỏng máy nén Comp1


4.1.4.2. Máy nén Comp2
Máy nén Comp2 là cấp nén không khí thứ 2 được sử dụng nhằm tăng áp suất của
không khí (dòng 3) lên 669 kPa.

Kết quả mô phỏng máy nén Comp2 được nêu trong hình dưới.

55
Hình 4.2: Kết quả mô phỏng máy nén Comp2
4.1.4.3. Máy nén Comp3
Máy nén Comp3 hoạt động để nâng áp cho dòng sản phẩm khí O2 tinh khiết (dòng 22)
lên áp suất 440 kPa trước khi qua bộ trao đổi nhiệt với không khí.

Kết quả mô phỏng máy nén Comp3 được nêu trong hình dưới đây.

Hình 4.3: Kết quả mô phỏng máy nén Comp3

4.1.5. Hệ thống máy bơm

4.1.5.1. Máy bơm Pump1


Máy bơm Pump1 có nhiệm vụ bơm nước sông Thị Vải lên trao đổi nhiệt làm mát cho
dòng không khí đầu vào sau mỗi lần đi qua các cấp nén.

56
Kết quả mô phỏng bơm Pum1 được hiển thị trong hình dưới.

Hình 4.4: Kết quả mô phỏng bơm Pump1


4.1.5.2. Máy bơm Pump2
Máy bơm Pump2 có nhiệm vụ bơm dòng O2 lỏng đi trao đổi nhiệt với dòng không khí
đầu vào để làm lạnh sâu cho dòng không khí đó.

Kết quả mô phỏng bơm Pump2 được hiển thị ở hình dưới.

Hình 4.5: Kết quả mô phỏng bơm pump2


4.1.5.3. Máy bơm PUMP3
Máy bơm PUMP3 có nhiệm vụ bơm LNG từ bồn chứa đi phân phối.

Kết quả mô phỏng bơm PUMP3 được mô phỏng như hình dưới.

57
Hình 4.6: Kết quả mô phỏng bơm PUMP3

4.1.6. Hệ thống trao đổi nhiệt

4.1.6.1. Bộ trao đổi nhiệt HEX1


Bộ trao đổi nhiệt HEX 1 có nhiệm vụ hạ nhiệt độ của dòng không khí (dòng 2) sau khi
đi qua máy nén Comp1. Thông số tính toán cho bộ trao đổi nhiệt HEX1 được xem xét
trong hình dưới.

Hình 4.7: Thông số tình toán cho HEX1

Giá trị UA đạt 4,424.105 kJ/C.h. Các khoảng nhiệt độ Min Approach là 1,931oC và
LMTD đạt 25,84oC.

Các điểm Hot Pinch là 30,92oC và Cold Pinch là 28,9892oC.

58
Các dòng trong HEX1 có đồ thị trao đổi nhiệt như hình dưới. Dòng có màu vàng là
Shell Side, dòng có màu xanh là Tube Side.

Hình 4.8: Đồ thị trao đổi nhiệt tại HEX1


4.1.6.2. Bộ trao đổi nhiệt HEX2
Bộ trao đổi nhiệt HEX 2 có nhiệm vụ làm mát cho dòng không khí sau khi qua cấp nén
thứ 2. Thông số tính toán cho bộ HEX2 được xem xét trong hình dưới.

Hình 4.9: Thông số tính toán cho HEX2

59
Giá trị UA đạt 1,219.105 kJ/C.h. Các khoảng nhiệt độ Min Approach là 45,983oC và
LMTD là 79,35oC.

Các điểm Hot Pinch là 66oC và Cold Pinch là 20,0173oC.

Các dòng trong HEX2 có đồ thị trao đổi nhiệt như hình dưới. Dòng màu vàng là Shell
Side, dòng màu xanh là Tube Side.

Hình 4.10: Đồ thị trao đổi nhiệt trong HEX2


4.1.6.3. Bộ trao đổi nhiệt HEX3
Bộ trao đổi nhiệt HEX 3 là bộ trao đổi nhiệt khí/khí giữa dòng sản phẩm O2 tinh khiết
và dòng không khí.

Thông số tính toán của bộ HEX 3 được hiển thị như hình dưới.

60
Hình 4.11: Thông số tính toán cho HEX3

Giá trị UA là 2,962.104 kJ/C.h. Khoảng nhiệt độ Min Approach đạt 52,550oC và
LMTD đạt 88,41oC.

Các điểm Hot Pinch là 66oC, Cold Pinch là 13,4504oC.

Các dòng trong HEX3 có đồ thị trao đổi nhiệt như hình dưới. Dòng màu vàng là Shell
Side, dòng màu xanh là Tube Side.

Hình 4.12: Đồ thị trao đổi nhiệt trong HEX 3

61
4.1.6.4. Bộ trao đổi nhiệt đa dòng MHEX1
Bộ trao đổi nhiệt đa dòng MHEX1 là bộ có 5 dòng tham gia trao đổi nhiệt. Đây là một
thiết bị phức tạp được mô phỏng trong bài này. Việc đảm bảo được nhiệt độ, áp suất
và lưu lượng phù hợp cho các dòng là rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng sâu sắc tới kết
quả trong đổi nhiệt.

Hình 4.13: Thông số trao đổi nhiệt trong MHEX1

Công suất trao đổi nhiệt đạt 2,603.107 kJ/h, mất mát nhiệt lượng là không đáng kể. Giá
trị UA là 3,234.106 kJ/C.h. Các khoảng nhiệt độ Min Approach là 1,077oC và LMTD
là 8,048oC.

Đồ thị trao đổi nhiệt các dòng trong MHEX1 được hiển thị trong hình dưới.

62
Hình 4.14: Đồ thị trao đổi nhiệt trong MHEX1
4.1.6.5. Bộ trao đổi nhiệt đa dòng MHEX2
Bộ trao đổi nhiệt đa dòng MHEX 2 là bộ có 3 dòng trong đổi nhiệt. Các dòng sản
phẩm đi ra từ tháp HPC sẽ được làm lạnh sâu bởi dòng sản phẩm N2 từ đỉnh tháp LPC.
Các thông số trao đổi nhiệt được tính toán như hình dưới.

Hình 4.15: Thông số trao đổi nhiệt trong MHEX2

Công suất trao đổi nhiệt là 1,621.106 kJ/h, mất mát nhiệt lượng là không đáng kể.

63
Giá trị UA đạt 2,785.105 kJ/C.h. Các khoảng nhiệt độ Min Approach là 2,870oC và
LMTD là 5,822oC.

Đồ thị trao đổi nhiệt trong MHEX2 được quan sát ở hình dưới.

Hình 4.16: Đồ thị trao đổi nhiệt trong MHEX2

4.1.7. Các tháp chưng cất

4.1.7.1. Tháp HPC


Tháp chưng cất cao áp HPC hoạt động để phân tách không khí thành 2 dòng. Một
dòng có thành phần chủ yếu là N2 (dòng 17: 99,24%N2, 0,52% O2, 0,24% Ar) trong
khi dòng còn lại sẽ là hỗn hợp N2/O2 (dòng 14: 63,80% N2, 34,69% O2, 1,51% Ar).

Hoạt động của tháp có thể xem xét bởi các đồ thị dưới.

64
Hình 4.17: Đồ thị nhiệt độ trong tháp HPC

Hình 4.18: Đồ thị áp suất trong tháp HPC

Hình 4.19: Đồ thị lưu lượng trong tháp HPC


4.1.7.2. Tháp LPC
Tháp chưng cất thấp áp LPC hoạt động ở áp suất 106 kPa. Tháp có nhiệm vụ tách tiếp
các dòng không khí đi ra từ tháp chưng cất cao áp HPC để cho ra 2 dòng sản phẩm
tinh khiết.

Hoạt động của tháp được thể hiện qua các đồ thị dưới.

65
Hình 4.20: Đồ thị nhiệt độ trong tháp LPC

Hình 4.21: Đồ thị áp suất trong tháp LPC

\
Hình 4.22: Đồ thị lưu lượng trong tháp LPC

Các dòng sản phẩm đi ra khỏi tháp LPC đạt độ tinh khiết rất cao.

Dòng sản phẩm đáy 20 có thành phần 99,89% O2, 0,11% Ar.

Dòng sản phẩm đỉnh 23 có thành phần 97,96% N2, 1,23% Ar, 0,81% O2.

66
4.1.7.3. Cân bằng nhiệt lượng cho 2 tháp HPC và LPC
Trong thực tế, 2 tháp HPC và LPC dùng chung 1 bộ Reboiler-Condenser. Đối với bài
mô phỏng này, tháp HPC là tháp sử dụng Condenser và tháp LPC là tháp sử dụng
Reboiler. Nguồn nhiệt lạnh dùng cho Condenser của tháp HPC được tận dụng từ tháp
LPC. Bài toán năng lượng sẽ thỏa mãn khi và chỉ khi Q-HPC = Q-LPC. Điều này được
thể hiện trong bài mô phỏng với giá trị:

Q-HPC = Q-LPC = 1,334.107 kJ/h.

4.1.8. Các van giảm áp

4.1.8.1. Van VALVE1


Đây là van giảm áp cho dòng 15 từ 639 kPa xuống còn 112,8 kPa. Việc giảm áp suất
này sẽ dẫn tới hạ nhiệt độ cho dòng 15 từ -180,6oC xuống -191,9oC theo hiệu ứng
Joule – Thomson.

Các giá trị hoạt động của van VALVE1 được giả sử độ mở van là 50%. Phương pháp
tính toán theo ANSI/ISA với các hệ số FI = 0,9; Cv =2055; Fp = 1; Xt = 0,7 cho ra hệ
số Cg = 48635.

Bơm được giả sử hoạt động tuyến tính và có đồ thị tỷ lệ sụt áp như hình dưới.

Hình 4.23: Đồ thị tỷ lệ độ sụt áp trong van VALVE1

67
4.1.8.2. Van VALVE2
Van VALVE2 cũng nhằm mục đích làm giảm nhiệt độ dòng 18 xuống thông qua việc
giảm áp suất. Van hoạt động với giả thiết độ mở van là 50%, phương pháp tính toán
theo ANSI/ISA với các hệ số FI = 0,9; Cv = 188,7; Fp = 1; Xt = 0,7 và tính được Cg =
6315,6.

Hoạt động của van được giả sử là tuyến tính và có đồ thị như hình dưới.

Hình 4.24: Đồ thị tỷ lệ độ sụt áp trong van VALVE2

4.2. Đánh giá tính kinh tế của dự án

4.2.1. Doanh thu

Quy trình vận hành của dự án là 340 ngày/năm. Lưu lượng các dòng vật chất và năng
lượng được lấy trực tiếp từ bài mô phỏng.

Giá thành các thiết bị và sản phẩm được lấy theo số liệu của năm 2018.

68
Dưới đây là bảng thống kê các sản phẩm và giá thành của các sản phẩm đó (số liệu lấy
theo VJG).
Bảng 4.2: Doanh thu từ sản phẩm khí công nghiệp

Thông số tính toán Oxygen Nitrogen

Lưu lượng (tấn/năm) 183.763,2 632.236,8

Giá thành (USD/tấn) 150 146

Doanh thu (USD/năm) 27.564.480 92.306.572,8

Như vậy, tổng doanh thu từ các sản phẩm đạt:

27.564.480 + 92.306.572,8 = 119.871.052,8 (USD/năm)

4.2.2. Giá thành thiết bị

Giá thành các thiết bị được sử dụng trong đồ án này sẽ được tính dựa trên công cụ tính
toán kinh tế Aspen Process Economic Analyzer (APEA). Đây là một công cụ hữu ích
cho phép ước lượng tương đối chính xác giá thành các thiết bị dựa trên các thông số
hoạt động cần thiết. Giá thành thiết bị cũng được cập nhập tính đến năm 2018.

Phương pháp tính toán kinh tế của đồ án được thực hiện theo tài liệu nội bộ của Tổng
Công ty Tư vấn Thiết kế Dầu khí PVE. [20]

Đa số các thiết bị sẽ được mua sắm với số lượng là 1. Tuy nhiên, đối với các vị trí cần
dùng bơm, đồ án lựa chọn mua 2 bơm cho mỗi vị trí đó để đảm bảo hoạt động an toàn
và liên tục cho toàn bộ hệ thống.

Bảng dưới đây cho biết giá thành các thiết bị cần thiết dùng cho bài mô phỏng (lấy từ
công cụ APEA).

69
Bảng 4.3: Giá thành các thiết bị

Loại thiết bị Giá thành Số lượng (cái) Chi phí (USD)


(USD/cái)

Tháp HPC 283.400 1 283.400

Condenser – HPC 6.200 1 6.200

Tháp LPC 493.100 1 493.100

Reboiler – LPC 11.000 1 11.000

Bơm PUMP1 14.400 2 28.800

Bơm PUMP2 5.000 2 10.000

Bơm PUMP3 177.800 2 355.600

Máy nén COMP1 7.053.500 1 7.053.500

Máy nén COMP2 2.937.300 1 2.937.300

Máy nén COMP3 719.100 1 719.100

HEX1 274.800 1 274.800

HEX2 39.700 1 39.700

HEX3 21.600 1 21.600

MHEX1 1.513.000 1 1.513.000

MHEX2 520.000 1 520.000

Tổng chi phí thiết bị là: 14.267.100 USD

4.2.3. Các chi phí trực tiếp khác

Các chi phí trực tiếp khác bao gồm chi phí vận chuyển, chi phí lắp đặt và chạy thử, chi
phí cho đại diện nhà cung cấp thiết bị và chi phí bản quyền công nghệ.
70
Bảng 4.4: Các chi phí trực tiếp khác[20]

Loại chi phí Tỷ lệ với chi phí thiết bị Kết quả

Chi phí vận chuyển 10% 1.426.710

Chi phí lắp đặt và chạy thử 3% 428.013

Chi phí cho đại diện nhà 3% 428.013


cung cấp thiết bị

Chi phí bản quyền công 4% 570.684


nghệ

Tổng các chi phí trực tiếp khác là: 2.853.420 USD

4.2.4. Chi phí xây dựng

Chi phí xây dựng bao gồm chi phí vật liệu rời, chi phí chế tạo và xây dựng và chi phí
ngoài công trường thi công.
Bảng 4.5: Chi phí xây dựng [20]

Loại chi phí Tỷ lệ với chi phí thiết bị Kết quả

Chi phí vật liệu rời 45% 6.420.195

Chi phí chế tạo và xây 20% 2.853.420


dựng

Chi phí ngoài công trường 10% 1.426.710

Tổng chi phí xây dựng là: 10.700.325 USD

Tổng chi phí trực tiếp là:

14.267.100 + 2.853.420 + 10.700.325 = 27.820.845 (USD)

4.2.5. Chi phí gián tiếp

Chi phí gián tiếp bao gồm chi phí quản lý dự án và mua sắm, chi phí thiết kế chi tiết,
chi phí quản lý xây lắp và chi phí hỗ trợ chạy thử.

71
Bảng 4.6: Chi phí gián tiếp [20]

Loại chi phí Tỷ lệ tổng chi phí trực tiếp Kết quả (USD)

Chi phí quản lý dự án và 4% 1.112.833,8


mua sắm

Chi phí thiết kế chi tiết 8% 2.225.667,6

Chi phí quản lý xây lắp 3% 834.625,35

Chi phí hỗ trợ chạy thử 2% 556.416,9

Tổng chi phí gián tiếp là: 4.729.543,65 USD

Tổng chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp là:

27.820.845 + 4.729.543,65 = 32.550.388,65 (USD)

4.2.6. Chi phí dự phòng và tổng chi phí đầu tư dài hạn CTPI

Chi phí dự phòng sẽ chiếm khoảng 50% tổng chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp[20]:

32.550.388,65 x 50% = 16.275.194.33 (USD)

Tổng chi phí đầu tư dài hạn là:

32.550.388,65 + 16.275.194,33 = 48.825.582,98 (USD)

4.2.7. Chi phí sản xuất

Nguồn nước làm mát không khí có thể lấy từ nguồn nước sông Thị Vải nên không cần
tốn chi phí cho nước làm mát.

Các tháp HPC và LPC như đã phân tích ở trên, tận dụng nguồn nhiệt từ Condenser và
Reboiler của nhau để hoạt động nên cũng không cần tốn năng lượng cho các thiết bị
này.

Chỉ phí còn lại là chi phí điện để duy trì hoạt động cho máy nén và bơm.

Cụ thể, công suất của các thiết bị cần dùng cho bài mô phỏng được tóm tắt trong bảng
dưới.

72
Bảng 4.7: Công suất các thiết bị

Thiết bị Công suất (kW)

COMP1 3329

COMP2 3650

COMP3 180,1

PUMP1 18,2

PUMP2 0,9398

PUMP3 192,6

Tổng công suất của các thiết bị là: 7370,8398 kW

Giả sử dự án hoạt động 340 ngày/1 năm.

Giá điện tại Việt Nam năm 2018 là 0,06 USD/kWh (theo EVN). Như vậy tổng chi phí
điện năng cho dự án là: 7370,8398 x 0,06 x 24 x 340 = 3.608.763,166 (USD/năm)

Đối với chi phí nhân công, tham khảo sự bố trí nhân lực tại nhà máy chế biến khí Dinh
Cố, đồ án lựa chọn phân bố lao động thành 3 ca làm việc và 1 tổ hỗ trợ sản xuất.

Mỗi ca sẽ bao gồm 15 người: 1 trưởng ca, 1 phó ca, 2 kỹ sư công nghệ, 2 vận hành
viên DCS, 2 kỹ sư cơ khí, 2 kỹ sư điện, 3 công nhân, 2 nhân viên an toàn phòng cháy
chữa cháy.

Tổ hỗ trợ sản xuất cũng gồm 15 người: 1 tổ trưởng, 1 tổ phó, 2 nhân viên an toàn lao
động, 1 kỹ sư điện, 1 kỹ sư cơ khí, 2 kỹ sư điều khiển, 2 kỹ sư công nghệ, 3 nhân viên
bảo dưỡng, 1 kỹ sư IT và 1 nhân viên y tế.

Tổng cộng, có 60 nhân viên với bình quân thu nhập là 600 USD/tháng.

Như vậy, tổng số tiền lương cho nhân công là: 36.000 USD/tháng

Các chi phí liên quan khác có thể kể đến:

73
- Chi phí phúc lợi, thưởng hàng năm chiếm khoảng 25% DW&B

- Chi phí hoạt động và điều hành chiếm khoảng 15% DW&B

- Chi phí hỗ trợ kĩ thuật khoảng 500.000 USD/năm

- Chi phí cho phòng phân tích thí nghiệm khoảng 500.000 USD/năm

- Thuế và bảo hiểm chiếm khoảng 5% DW&B

- Các chi phí phúc lợi khác cho nhân viên chiếm khoảng 50.000 USD/năm.

Tổng chi phí nhân lực là: 1.676.400 USD

Tổng chi phí sản xuất:

COM = 3.608.763,166 + 1.676.400 = 5.285.163,166 (USD)

4.2.8. Tổng chi phí đầu tư CTCI (total capital invesment)

Tổng chi phí đầu tư bao gồm tổng chi phí đầu tư dài hạn CTPI và vốn kinh doanh CWC
(working capital). [20]

Vốn kinh doanh bao gồm dự trữ tiền mặt, các khoản thu, các khoản phải trả và chi phí
tồn kho.

Vốn kinh doanh này tùy thuộc vào số vốn của mỗi nhà máy, trong đồ án này chọn vốn
kinh doanh bằng chi phí sản xuất của nhà máy COM trong vòng 90 ngày:

90
CWC = COM× = 1.303.190,918 (USD)
365

Vậy tổng chi phí đầu tư của nhà máy là:

CTCI = CTPI + CWC = 48.825.582,98 + 1.303.190,918 = 50.128.773,89 (USD)

Tóm lại, trong chương này, doanh thu và các loại chi phí được tóm tắt trong bảng
dưới.

74
Bảng 4.8: Tóm tắt kết quả tính toán tính kinh tế của dự án

Doanh thu từ các sản phẩm 119.871.052,8 USD

Tổng chi phí thiết bị 14.267.100 USD

Tổng chi phí trực tiếp khác 2.853.420 USD

Tổng chi phí xây dựng 10.700.325 USD

Tổng chi phí trực tiếp 27.820.845 USD

Tổng chi phí gián tiếp 4.729.543,65 USD

Tổng chi phí trực tiếp và gián tiếp 32.550.388,65 USD

Tổng chi phí đầu tư dài hạn 48.825.582,98 USD

Tổng chi phí sản xuất 5.285.163,166 USD

Tổng chi phí đầu tư 50.128.773,89 USD

So sánh doanh thu hằng năm với tổng chi phí đầu tư của nhà máy, có thể thấy việc
triển khai dự án là rất khả quan về mặt kinh tế.

Xét về thị trường Việt Nam, do nhu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất
nước, nhu cầu sử dụng khí công nghiệp chắc chắn sẽ còn tăng mạnh trong tương lai.

Thay vì sử dụng nước biển làm nguồn nhiệt cho quá trình tái hóa khí LNG, đồ án đã
tận dụng được nguồn nhiệt lạnh LNG này để sản xuất khí công nghiệp.

Qua các phân tích về tính kỹ thuật và kinh tế trên, việc triển khai dự án là hoàn toàn
khả thi.

75
KẾT LUẬN

Trong quá trình thực hiện đồ án này, tác giả đã thu được các kết quả sau:
1. Tổng quan về tính chất, ứng dụng, chuỗi quá trình LNG; khái quát về tính chất,
ứng dụng, các quá trình sản xuất khí công nghiệp.
2. Tìm hiểu về dự án LNG Thị Vải, đánh giá thị trường khí Công nghiệp tại Việt
Nam.
3. Phân tích, đánh giá các quy trình tách không khí từ đó lựa chọn được được quy
trình phù hợp.
4. Mô phỏng thành công quy trình bằng cách sử dụng phần mềm mô phỏng Aspen
Hysys V10.
5. Tính toán sơ bộ được các thông số chính (lưu lượng, nhiệt độ, áp suất) của các
dòng công nghệ cũng như toàn bộ các thiết bị chính .
6. Đánh giá tính khả thi của dự án thông qua các yếu tố kinh tế - kỹ thuật.

76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1][Online] Bureau Veritas (BV), Center for LNG 2009 - www.lngfacts.org.

[2][Online] https://www.pvgas.com.vn/product-and-service/products/liquefied-natural-
gas-lng.

[3][Online] http://petrovietnam.petrotimes.vn/kho-cang-thi-vai-diem-nhan-cua-pv-gas-
499472.html.

[4] Phatthi Punyasukhananda and Athikom Bangviwat, “Views from Expert Groups on
Criteria: A Case of AHP Application for LNG Cold Utilisation”. Sustainable energy
technology asia 2016 conference, 2016.

[5] Tokyo Gas Engineering, LNG Cold Energy Utilization, Ho Chi Minh City,
Vietnam, 2012.

[6][Online] https://simple.wikipedia.org/wiki/Air.

[7][Online] https://www.engineeringtoolbox.com/

[8][Online] https://vietxuangas.com.vn/dac-trung-va-ung-dung-cua-khi-oxy-cong-
nghiep/

[9][Online] http://khisaigon.com/khi-nito-trong-cong-nghiep-khoa
hoc.html#.WwLq0B8UrIU

[10] [Online] http://s2vina.com/bai-viet/71-khi-argon-trong-cong-nghiep.html

[11] [Online] https://en.wikipedia.org/wiki/Air_separation

[12] Messer, Company Presentation, 2016.

[13] [Online] http://vijagas.vn/vn/KHI-CONG-NGHIEP

[14] [Online] http://www.linde.vn/vi/about_linde_vietnam/index.html

[15] [Online]
http://old.messergroup.com/de/Presse/fotodownload/grafiken/luftzerlegung/luftzerlegu
ng_en/index.html?iLangID=1
77
[16] Roxane Edith Helene, Integration of LNG Regasification and Air Separation
Units, Norwegian University of Science and Technology, 2017.

[17] Armin Ebrahimi, Optimal design and integration of a cryogenic Air Separation
Unit (ASU) with Liquefied Natural Gas (LNG) as heat sink, thermodynamic and
economic analyses, Faculty of Mechanical Engineering, K. N. Toosi University of
Technology, Pardis St., Molasadra Ave., Vanak Sq., 19991-43344 Tehran, Iran, 2017.

[18] [Online] http://antdemy.vn/phan-mem-mo-phong-cong-nghe-aspen-hysys/

[19] QCVN 40:2011/BTNMT, Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về nước thải công
nghiệp, 2011.

[20] Tổng Công ty Tư vấn Thiết kế Dầu khí PVE, Tài liệu tính toán kinh tế cho đầu tư
dự án, 2018.

78
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG

Họ và tên:..........................................................................................................................

Ngày tháng năm sinh:................................. Nơi sinh:.......................................................

Địa chỉ liên lạc:..................................................................................................................

XÁC NHẬN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỦ ĐIỆU KIỆN NỘP THƯ VIỆN

HIỆU TRƯỞNG PHÒNG ĐÀO TẠO NGƯỜI HƯỚNG DẪN

(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

79

You might also like