You are on page 1of 81

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM


KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO
------

BÀI TẬP LỚN

TÍNH TOÁN THIẾT KẾ LÒ HƠI ĐỐT


DẦU FO CÔNG SUẤT 1 TẤN/H

Mã môn học: BOIT330632


Nhóm thực hiện: Nhóm 5
GVHD: PGS.TS Hoàng An Quốc

TP HỒ CHÍ MINH-THÁNG 12, NĂM 2021


NHIỆM VỤ BÀI TẬP LỚN

Họ và tên sinh viên: 1. Phan Tấn Tín - 19147010


2. Nguyễn Nhân An - 19147071
3. Phạm Anh Vũ - 19147168
4. Nguyễn Huy Bình - 19147080

Chuyên ngành: Công nghệ kỹ thuật Nhiệt

Mã ngành đào tạo: 147

Hệ đào tạo: Chính quy

Mã hệ đào tạo: 947-147

Khoá: K19 Lớp: 19147CL1B


1.Tên đề tài

Tính toán thiết kế lò hơi đốt dầu FO công suất 1 tấn/h

2.Nhiệm vụ đề tài

Tính toán thiết kế lò hơi đốt dầu 3 pass theo TCVN 12728:2019
Tính toán sức bền lò hơi.
Tính toán các thiết bị phụ trong lò hơi .

3.Ngày hoàn thành nhiệm vụ. 10/12/2021

TRƯỞNG BỘ MÔN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Tên đề tài: Tính toán thiết kế lò hơi đốt dầu FO công suất 1 tấn/h

Họ và tên sinh viên: 1. Phan Tấn Tín MSSV: 19147010

2. Nguyễn Nhân An MSSV: 19147071

3. Phạm Anh Vũ MSSV: 19147168

4. Nguyễn Huy Bình MSSV: 19147080

Ngành: Công nghệ Kỹ thuật Nhiệt


I.NHẬN XÉT
1.Về hình thức trình bày & tính hợp lý của cấu trúc đề tài:

.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
2.Về nội dung (đánh giá chất lượng đề tài, ưu/khuyết điểm và giá trị thực tiễn)
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
II.NHỮNG NỘI DUNG CẦN ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
III.ĐỂ NGHỊ VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Đề nghị (cho phép bảo vệ hay không): .........................................................................


2. Điểm đánh giá (theo thang điểm 10):.............................................................................
Tp. Hồ Chí Minh, ngày… tháng 12 năm 2021

Giảng viên hướng dẫn


(Ký & ghi rõ họ tên)
LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS Hoàng An Quốc
người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, quan tâm, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho
chúng em trong suốt quá trình thực hiện bài tập lớn :“Tính toán thiết kế lò hơi đốt dầu FO
công suất 1 tấn/h”.

Chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô trong bộ môn Công
nghệ kỹ thuật Nhiệt, Khoa Cơ khí động lực, Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí
Minh đã giúp đỡ chúng em có một nền tảng kiến thức cơ bản để vận dụng vào việc hoàn thành
đề tài tốt nghiệp.Trong quá trình thực hiện bài tập lớn chúng em đã trình bày một cách trọn
vẹn nhất. Tuy nhiên do khả năng còn nhiều hạn chế nên không khó tránh khỏi những thiếu
sót, chúng em kính mong sự đóng góp ý kiến và chỉ bảo thêm của thầy cô.

Cuối cùng chúng em xin cảm ơn các bạn sinh viên cùng chuyên ngành Công nghệ Kỹ
thuật Nhiệt đã luôn đồng hành, giúp đỡ, hỗ trợ tinh thần cho chúng em trong suốt quá trình
học tập .

Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn!

I
TÓM TẮT
Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ như hiện nay thì lò hơi đang
dần chứng tỏ được sự quan trọng của mình trong công nghiệp cũng như là đời sống. Lò hơi
được ứng dụng rất đa dạng như trong các nhà máy sản xuất bia, rượu, sữa, chế biến thủy hải
sản,…Ở nước ta, cùng với sự phát tiển kinh tế thì các nhu cầu nói trên đang tăng theo và có
nhiều hơn nữa các yêu cầu về an toàn cháy nổ của lò hơi cũng như vấn đề ô nhiễm môi trường
phải được khống chế ở mức cao nhất. Với các yêu cầu đó thì một trong những khâu quan trọng
đó là tính toán thiết kế lò hơi để đạt được các yêu cầu, các tiêu chuẩn mà quốc gia cũng như
các các tiêu chuẩn của thế giới. Dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Hoàng An Quốc chúng em
đã thực hiện đề tài “Tính toán thiết kế lò hơi đốt dầu FO công suất 1 tấn/h”

Trong đề tài này chúng em đã tính toán dựa trên những tài liệu trong nước và nước
ngoài. Đề tài tập trung tính toán lựa chọn các thiết bị cho lò hơi theo tiêu chuẩn Việt Nam và
tiêu chuẩn ASME. Quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, thực hiện đề tài đưa tới cho chúng em
những kiến thức và kinh nghiệm cho công việc sau nay.

Trong bài tập lớn này chúng em đã cố gắng trình bày một cách trọn vẹn và mạch lạc
từ đầu đến cuối, tuy nhiên vẫn còn vài sai sót, một phần do kiến thức còn hạn chế và tài liệu
không đầy đủ nên không tránh khỏi. Vì vậy chúng em mong muốn có được sử chỉ bảo, góp ý
của các thầy cô và các bạn.

Nhóm em xin chân thành cảm ơn!

II
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................... I

TÓM TẮT ................................................................................................................................II

MỤC LỤC...............................................................................................................................III
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ....................................................... VII

DANH MỤC CÁC HÌNH....................................................................................................... IX


DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................................... X

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ................................................................................................... 1

1.1. Giới thiệu về đề tài .......................................................................................................... 1

1.1.1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1

1.1.2. Yêu cầu của đề tài .................................................................................................... 1

1.2. Tổng quan về lò hơi........................................................................................................ 4

1.2.1. Vai trò của lò hơi và phân loại ................................................................................. 4

1.2.2. Phân loại lò hơi......................................................................................................... 4

1.2.3. Quá trình phát triển lò hơi ........................................................................................ 5


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..................................................................................... 10

2.1. Nhiên liệu ...................................................................................................................... 10

2.1.1. Các thành phần cháy: C, H, S ................................................................................ 10

2.1.2. Các thành phần không cháy: O, N ......................................................................... 11

2.1.3. Độ ẩm M ................................................................................................................. 11

2.1.4. Độ tro A .................................................................................................................. 11

2.1.5. Nhiệt trị ................................................................................................................... 11

2.2. Tính toán hiệu suất của lò hơi..................................................................................... 12

2.3. Tính toán nhiệt độ ra của từng Pass ........................................................................... 13


2.3.1. Pass 1 ...................................................................................................................... 13

III
2.3.2. Pass 2 và Pass3 ....................................................................................................... 14

2.4. Tính toán khí động lò hơi ............................................................................................ 14

CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ .............................................................................. 15

3.1. Nhiên liệu và cân bằng nhiệt trong lò hơi .................................................................. 15

3.1.1. Thể tích của không khí và sản phẩm cháy ............................................................. 15

3.1.2. Entanpi của không khí và sản phẩm cháy .............................................................. 17

3.1.3. Cân bằng nhiệt lò hơi ............................................................................................. 19

3.1.4. Nhiệt lượng dẫn vào lò. .......................................................................................... 20

3.1.5. Các tổn thất nhiệt trong lò hơi................................................................................ 21

3.1.6. Hiệu suất và nhiên liệu tiêu hao của lò hơi ............................................................ 23

3.2. Xác định sơ bộ kích thước của lò hơi.......................................................................... 25

3.2.1. Diện tích bề mặt truyền nhiệt của lò hơi. ............................................................... 25

3.2.2. Xác định kích thước ống lò. ................................................................................... 25

3.2.3. Xác định kích thước ống lửa .................................................................................. 27

3.3. Tính toán trao nhiệt trong buồng lửa ......................................................................... 29

3.3.1. Nhiệt hữu ích toả ra trong buồng lửa ..................................................................... 29

3.3.2. Nhiệt lượng truyền lại cho buồng lửa với 1 kg nhiên liệu ..................................... 30

3.3.3. Tổng nhiệt dung trung bình của sản phẩm cháy của 1kg nhiên liệu ..................... 30

3.3.4. Nhiệt độ khói ra khỏi buồng lửa............................................................................. 31

3.4. Tính toán nhiệt pass 2 .................................................................................................. 32

3.4.1. Phương trình cân bằng nhiệt giữa nhiệt lượng do khói truyền lại và nhiệt lượng
do nước hấp thụ ................................................................................................................ 33

3.4.2. Hệ số truyền nhiệt k................................................................................................ 34


3.4.3. Phương trình truyền nhiệt....................................................................................... 37

IV
3.5. Tính toán nhiệt pass 3 .................................................................................................. 38

3.5.1. Phương trình cân bằng nhiệt giữa nhiệt lượng do khói truyền lại và nhiệt lượng
do nước hấp thụ ................................................................................................................ 38

3.5.2. Hệ số truyền nhiệt k................................................................................................ 39

3.5.3. Phương trình truyền nhiệt....................................................................................... 42

3.6. Tính toán khí động lò hơi ............................................................................................ 43

3.6.1. Mục đích ................................................................................................................. 43

3.6.2. Tính toán lực hút tự nhiên của ống khói ................................................................ 43

3.6.3. Tính toán trở lực ..................................................................................................... 45

3.6.4. Kiểm tra điều kiện hút tự nhiên của ống khói: ....................................................... 47

3.7. Tính toán sức bền lò hơi .............................................................................................. 48

3.7.1. Tính sức bền cho thân lò ........................................................................................ 48

3.7.2. Tính sức bền cho ống lò ......................................................................................... 49

3.7.3. Tính sức bền cho ống lửa ....................................................................................... 51

3.7.4. Tính độ bền lỗ khoét trên thân nồi ......................................................................... 52

3.7.5. Tính bền cho mặt sàn.............................................................................................. 54

3.7.6. Tính toán lớp bảo ôn cho Lò hơi ............................................................................ 55

CHƯƠNG 4. TÍNH CHỌN CÁC THIẾT BỊ PHỤ VÀ XỬ LÝ NƯỚC TRONG LÒ HƠI


................................................................................................................................................. 59

4.1. Tính chọn các thiết bị phụ trong lò hơi ...................................................................... 59

4.1.1. Van an toàn ............................................................................................................. 59

4.1.2. Ống thuỷ ................................................................................................................. 60

4.1.3. Áp kế....................................................................................................................... 60

4.1.4. Bơm nước cấp......................................................................................................... 61

V
4.1.5. Điều khiển mức nước Lò hơi ................................................................................. 62

4.2. Xử lý nước cho lò hơi ................................................................................................... 65

4.2.1. Mục đích của việc xử lý lước cấp cho lò hơi......................................................... 65

4.2.2. Tiêu chuẩn về chất lượng nước cấp ....................................................................... 66

4.2.3. Phương pháp xử lý nước cấp cho lò hơi ................................................................ 67


CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 71

5.1.1. Kết luận................................................................................................................... 71

5.1.2. Kiến nghị ................................................................................................................ 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 72

VI
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

STT Ký hiệu Giải thích Đơn vị


kcal/kg o C
1 C Nhiệt dung riêng
kJ/kg o C
2 D Công suất hơi Tấn/h
3 P Áp suất Bar
4 θ Nhiệt độ oC

5 Q Nhiệt lượng kJ/kg


6 L Chiều dài m
7 d Đường kính m
8 B Lượng tiêu hao nhiên liệu Kg/h
9 F Diện tích lò hơi m2
10 φ Hệ số bảo toàn nhiệt năng kJ/kg
11 η Hiệu suất lò hơi %
12 V Thể tích m3tc/kg
kcal/kg
13 I Entanpi
kJ/kg
14 Qlth Nhiệt trị làm việc thấp của nhiên liệu kJ/kg
15 m Bước ống dọc mm
16 n Bước ống ngang mm
17  Hệ số làm bẩn
18 ao Độ đen buồng lửa
19 s Bề dày mm
20 ψ' Độ dày đặc cảu dàn ống
21 k Hệ số truyền nhiệt kJ/m2 ho C
22 αk Hệ số toả nhiệt đối lưu kJ/m2 ho C

VII
23 αb Hệ số toả nhiệt bức xạ kJ/m2 ho C
24 Δθ Độ chênh lệch nhiệt độ oC

25 H Chiều cao ống khói m


26 g Gia tốc trong trường m/s2
27 Δhm Trở lực ma sát N/m2

28 Δhcb Trợ lực cục bộ N/m2


29 σ Ứng suất kg/mm2

VIII
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ bố trí các thiết bị của lò hơi ............................................................................. 3
Hình 1.2. Sự phát triển về mặt cấu tạo của các loại lò hơi chủ yếu tuần hoàn tự nhiên ........... 7
Hình 1.3. Sơ đồ thiết bị lò hơi hiện đại đốt than ........................................................................ 8
Hình 2.1. Mặt cắt lò hơi 3 pass................................................................................................. 12
Hình 3.1. Đồ thị nhiệt đọng sương của khói phụ thuộc vào nồng độ lưu huỳnh .................... 17
Hình 3.2. Đồ thị xác định chiều dài ngọn lửa .......................................................................... 23
Hình 3.3. Bước ống ngang và bước ống dọc của ống lửa........................................................ 25
Hình 3.4. Sơ đồ bố trí mặt sàn ống lửa .................................................................................... 25
Hình 3.5. Mặt cắt lò hơi............................................................................................................ 26
Hình 4.1. Vị trí bộ điều khiển mức nước cho lò hơi ................................................................ 58
Hình 4.2. Cảm biến đo mức nước ............................................................................................ 59
Hình 4.3. Xử lý nước cấp cho lò hơi ........................................................................................ 62
Hình 4.4. Cấu tạo bộ lọc nước.................................................................................................. 63
Hình 4.5. Cấu tạo bộ làm mềm nước ....................................................................................... 64

IX
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các thành phần nhiên liệu của dầu FO ...................................................................... 2
Bảng 3.1. Kết quả tính toán thể tích không khí và sản phẩm cháy .......................................... 17
Bảng 3.2. Kết quả tính toán Entanpi theo nhiệt độ .................................................................. 18
Bảng 3.3. Kết quả tính toán tổn thất nhiệt................................................................................ 24
Bảng 3.4. Bề dày tối thiểu của vách ống .................................................................................. 52
Bảng 3.5. Kết quả tính toán các kích thước của lò hơi ............................................................ 58
Bảng 4.1. Thông số kỹ thuật của bơm nước ............................................................................ 62
Bảng 4.2. Chất lượng nước cấp cho lò hơi TCVN 7704-2007 ................................................ 66

X
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu về đề tài
1.1.1. Lý do chọn đề tài
Nước ta là nước đang phát triển, công nghiệp và năng lượng là hai ngành được quan
tâm hàng đầu và đang trong thời kỳ phát triển với tốc độ rất cao, do đó công nghệ chế tạo lò
hơi, lắp ráp các lò hơi sử dụng trong công nghiệp và trong các nhà máy nhiệt điện cũng phải
đòi hỏi được quan tâm đúng mực.

Hiện nay lò hơi được sử dụng trong các nhà hàng, khách sạn, bệnh viện,… phục vụ
cho việc giặt là, sấy, tắm hơi,… Trong các nhà máy, xí nghiệp thuộc ngành công nghiệp thực
phẩm, trong ngành công nghiệp nhẹ như nhà máy giấy, cao su, dệt… hơi nước được dùng để
cung cấp cho quá trình đun sôi, chưng cất, cô đặc… Trong các nhà máy nhiệt điện hơi nước
được sản xuất dể cung cấp cho tuốc bin hơi, làm qua tuốc bin kéo máy phát điện để sản xuất
điện năng.

Tuy vậy công việc lắp đặt và vận hành lò hơi lại đòi hỏi rất khắt khe, mang tính khoa
học và kỷ thuật cao nhằm đảm bảo yêu cầu tuyệt đối vì đây là thiết bị áp lực có thể gây nguy
hiểm trong lúc vận hành. Là sinh viên ngành Nhiệt ra trường ngoài những kiến thức về kỹ
thuật lạnh, kỹ thuật sấy, điều hòa không khí thì kiến thức về lò hơi là rất quan trọng. Đó cũng
là lý do nhóm chọn đề tài “Tính toán thiết kế lò hơi đốt dầu FO công suất 1 tấn/h áp suất 14,7
bar”.

1.1.2. Yêu cầu của đề tài


Tính toán thiết kế lò hơi 3 pass

- Áp suất làm việc: 15 at = 14,7 bar


- Công suất lò: 1 Tấn/h
- Nhiên liệu dầu FO
- Nhiệt độ: Hơi bão hoà

Bảng 1.1. Các thành phần nhiên liệu của dầu FO

1
C lv H lv S lv Olv A W N lv

85,3% 10,2% 0,5% 0,7% 0,3% 3% 0,7%

• Nhiệt dung riêng của dầu FO là


𝐶𝐹𝑂 = 0,415 + 0,0006. 𝜃 (kcal/kg ∘ C)

Với: 𝜃 là nhiệt độ của dầu FO Chọn 𝜃 = 90∘ C

CFO = 0,415 + 0,0006.90 = 0,469(kcal/kg ∘ C)

• Nhiệt độ nước cấp là 30∘ C, nhiệt độ không khí lạnh là 30∘ C

• Nhiệt dung riêng của không khí là

C = 0.316(kcal/kg ∘ C)

2
Hình 1.1. Sơ đồ bố trí các thiết bị của lò hơi

1- Tủ điện điều khiển. 2- Bộ đốt. 3- Cụm ống thuỷ. 4- Bộ điều khiển mức nước tự động.

5- Hệ thống mức nước cấp. 6- Chân lò hơi. 7- Bơm nước cấp. 8- Thân lò hơi. 9- Ống khói.

10- Van an toàn. 11- Rơle áp suất. 12- Đồng hồ đo nhiệt độ

3
12. Tổng quan về lò hơi

1.2.1. Vai trò của lò hơi và phân loại

Lò hơi là thiết bị trong đó xảy ra quá trình đốt cháy nhiên liệu, nhiệt lượng toả ra từ
quá trình cháy sẽ truyển cho nước trong lò để biến nước thành hơi.

Lò hơi được sử dụng phổ biến trong các nhà máy, xí nghiệp. Trong các nhà máy
công nghiệp như nhà máy hoá chất, đường, rượu, bia, nước giải khát, thuốc lá... Hơi
nước phục vụ cho quá trình công nghệ như đun nấu, chưng cất các dung dịch, cô
đặc và sấy sản phẩm. Hơi nước ở đây thường là hơi bão hoà, có áp suất hơi tương
ứng với nhiệt độ bão hoà cần thiết cho quá trình công nghệ, loại lò hơi này còn được
gọi là lò hơi công nghiệp, có áp suất hơi thấp, sản lượng nhỏ. Trong các nhà máy
nhiệt điện lò hơi sản xuất ra hơi quay tuốc bin phục vụ cho việc sản suất điện năng
đòi hỏi phải có công suất lớn, hơi là hơi quá nhiệt có áp suất nhiệt độ cao loại này
được gọi là lò hơi năng lượng.

Nhiên liệu đốt trong lò hơi có thể là nhiên liệu rắn như than gỗ, bã mía, có thể là
nhiên liệu lỏng như dầu FO, DO hoặc nhiên liệu khí.

0.1.2. Phân loại lò hơi

Theo nhiệm vú của lò hori

Lò hơi năng lương: Là loại lò hơi có công suất lớn thường được sử dụng cho các
nhà máy năng lượng để quay tua bin hơi phát điện trong các nhà máy nhiệt điện, sử
dụng làm sức kéo cho tàu hoả, tàu thủy...Loại lò hơi này thường có công suất trên
50 t/h, áp suất thường lớn hơn 20 Mpa và nhiệt độ hơi trên 305∘ C

Lò hơi công nghiệp: Là loại lò hơi có công suất vừa và nhỏ thường được sử dụng
để cung cấp hơi cho các quá trình công nghệ cần sử dụng nhiệt như các nhà máy

4
dệt, giấy, các nhà máy chế biến thực phẩm...Hơi ở đây thường là hơi bão hoà, áp
suất hơi không vượt quá 2,0 Mpa và nhiệt độ hơi khoảng 250∘ C

Lò hơi dân dụng: Là loại lò hơi có công suất nhỏ đặt trong các nhà hàng, khách sạn,
bệnh viện... sản suất hơi phục vụ cho việc giặt là, sấy, tắm hơi...áp suất hơi không
vượt quá 0,5 Mpa và nhiệt độ hơi không quá 150∘ C Theo công suất hơi

• Lò hơi nhỏ: D ≤ 12 tấn/h

• Lò hơi trung bình: 12 tấn/h < D ≤ 110 tấn/h

• Lò hơi lớn: D > 110tấn/h

• Lò hơi cực lớn: D > 600 tấn/h

Theo áp suất hơi

• Lò hơi hạ áp: P \leq 10 bar

• Lò hơi trung áp 10 bar: < P ≤ 40bar

• Lò hơi cao áp: 40 bar < P ≤ 100 bar

• Lò hơi siêu cao áp: P > 100 bar

Theo nhiệt dộ hơ

• Lò hơi không có bộ quá nhiệt (hơi bão hoà)

• Lò hơi có bộ quá nhiệt (hơi quá nhiệt)

• Lò hơi có bộ quá nhiệt trung gian

Theo sơ đồ chuyển động của nước và hoi

• Lò hơi tuần hoàn tự nhiên (có bao hơi)

• Lò hơi tuần hoàn cưỡng bức (có bao hơi và bơm tuần hoàn hồn hợp nước
và hơi)

• Lò hơi trực lưu (không có bao hơi)

5
Ngoài ra có thể phân loại lò hơi theo phụ tại nhiệt 𝑄1 (kcal/h). Đại lượng 𝑄1 dùng
để đánh giá công suất của lò một cách chính xác và toàn diện nhất, vì nó phụ thuộc
vào công suất hơi và các thông số của hơi.

1.2.3. Quá trình phát triển lò hơi

Hình 1.2. chỉ rõ quá trinh phát triển của lò hơi. Việc phát triền lò hơi dựa trên các
yêu cầu cao hơn về công suất, thông số hơi đồng thời giảm tiêu hao về mặt chi phí.

Chuyển từ các lò hơi hình trụ (𝑎, 𝑏) và các loại lò hơi ống lửa (𝑐, 𝑑) sang các loại
lò hơi ống nước (𝑒, 𝑛) đã diễn ra cách đây hàng trăm năm và đã đạt được việc tăng
diện tích bề mặt đốt trên cơ sở giảm đường kính ống, tức là giảm lượng kim loại
nhưng vẫn tăng công suất lò hơi. Trong các lò hơi ống nước nằm ngang có ống nước
(𝑒, 𝑔) các ống sinh hơi được liên kết với nhau thanh từng chùm nhờ các buồng nước
hình hộp. Điều này không cho phép tăng áp suất hơi lên quá 12 ÷ 15 bar và không
thể tiêu chuẩn hóa việc chế tạo các bộ phận của lò hơi. Các nhược điểm này có thể
khắc phục bằng cách nối các chùm ống thẳng với đầu góp hình trụ và cứ hai chùm
ống nằm ngang thì nối với một bao hơi (h). Điều đó cho phép tăng áp suất hơi, đồng
thời tăng được công suất của lò hơi nhờ tăng số lượng, chiều dài ống và tăng số
lượng đầu góp. Các bao hơi lúc đầu đặt dọc về sau thì đặt ngang, bởi vì khi đặt dọc
công suất của lò hơi sẽ bị giới hạn bởi không phát triển được bề mặt đốt theo bề
rộng. Để ngăn ngừa sự đóng xỉ, các hàng ống phải dưới được làm dưới dạng feston.
Áp dụng các bộ hâm nước và bộ sấy không khí cho phép tăng hiệu suất của lò hơi
và tăng công suất của các loại lò nói trên. Tuy nhiên sự tiêu hao quá nhiều kim loại
do có nhiều bao hơi, sự bố trí dày đặc các chùm ống cản trở công việc sinh hơi và
các nhược điểm khác đã làm cho việc phát triển các loại lò trên đây không còn nữa.

Ngày nay đã được thay thế hoàn toàn bởi các loại lò hơi ống nước đứng. Các ống
sinh hơi được đấu trực tiếp cáo bao hơi. Lúc đầu số bao hơi lên tới 3 ÷ 5 và các ống
thì thằng (i). Về sau dần dần chỉ còn 1 bao hơi và các chùm ống thì uốn cong ở hai
đầu (k ÷ n), điều đó đã cải thiện điều kiện liên kết các ống và phát triển bề mặt đốt

6
bức xạ trong buồng lửa. Trong những năm gần đây, người ta đã hoàn thiện loại lò
hơi có một bao hơi cũng như loại lò hơi không có bao hơi - lò trực lưu.

Hình 1.2. Sự phát triển về mặt cấu tạo của các loại lò hơi chủ yếu tuần hoàn tự
nhiên

7
𝑎 − Lò hoi hình trụ; b - Lò hơi nhiều hình trụ; c - Lò hơi ống lủa lô - cô; e,g - Lò
ống nước nằm ngang có các buồng nước; ℎ - Lò ống nước nằm ngang không có
các buồng nưóc; i Lò hơ với các ống thẳng; 𝑘, 𝑙 − Lò hơ vói các ống uốn cong; 𝑚
- Lò có một bao hơi có thông số hơi cao hình chũ 𝑛: 𝑛 − Lò hơ lơn và hiện đại
hình chữ T

Thiết bị lò hơi hiện đại (hình 1.3) bao gồm bản thân lò hơi và thiết bị phụ của lò
hơi: hệ thống dập than thanh bột, vận chuyển và cung cấp nhiên liệu và nước cho
lò, các loại quạt để cung cấp gió và cận chuyển khói, các dụng cụ đo và kiểm soát,
các thiết bị tự động điều chỉnh,...

Lò hơi lớn và hiện đại thường có đủ các bộ phận như sau: buồng lửa, dàn ống sinh
hơi, bộ quá nhiệt, bộ hâm nước và bộ sấy không khí. Ngoài ra phải có đầy đủ các
loại van, dụng Cụ đo và kiểm soát và các thiết bị tự động điều chỉnh. Buồng lửa và
đường khói được làm bằng gạch chịu lửa hoặc cám tấm keramit họi là lớp bảo ôn
của lò.

Hình 1.3. Sơ đồ thiết bị lò hơi hiện đại đốt than

1 - Băng tải than; 2 - Phễu than thô; 3 - Máy cấp than thô; 4 - Máy nghiền than; 5
- Máy phân ly; 6 - Xiclôn; 7 - Guồng xoắn tải bột than; 8 - Phễu bột than; 9 - Máy
cấp bột than; 10 - Quat tải bột than; 11 - Vòi phun; 12 - Bao hơ; 13 - Buồng lủa;
14 - Phễu lạnh; 15 – Hộc xỉ ; 16 - Dàn ống trong buồng lủa; 17 - Ông góp dàn
ống ; 18 - Các ống nưóc đi xuống; 19 - Festôn; 20 - Bộ quá nhiệt; 21 - Bộ hâm
nuớc (hai cấp); 22 - bộ sấy không khí (hai cấp); 23 - quat gió; 24 - Hộp khói; 25 -
Thiết bị khủ bụi; 26 - Quat khói; 27 - Ống khói; 28 - Kênh thải tro xỉ .

8
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÍ THUYẾT

2.1. Nhiên liệu


Nhiên liệu là một trong những đối tượng quan trọng nhất đối với lò hơi. Một sự
hiểu biết tường tận về nhiên liệu (như đặc tính của quá trình cháy, tính vận
chuyển, sự tạo trọ, chất thải,...) rất cần thiết cho thiết kế, lựa chọn, vận hành và
bảo dưỡng lò hơi. Hiện nay nguồn nhiên liệu sử dụng trong lò hơi có hai loại chính
đó là nhiên liệu hữa cơ và nhiên liệu hạt nhân. Nhiên liệu dầu FO là loại nhiên liệu
hữu cơ với thành phần hoá học của nhiên liệu như sau.
2.1.1. Các thành phần cháy: 𝐂, 𝐇, 𝐒
Cacbon (C): Đây là thành phần cháy chủ yếu do có tỉ lệ lớn nhất trong nhiên liêu.
Cacbon có nhiệt trị (giá trị nhiệt lượng riêng của nguyên tố) là 34MJ/kg.

Hydro (H) : Có nhiệt trị cao nhất trong nhiên liệu là 144MJ/kg, tỉ lệ của nó trong
nhiên liệu không lớn lắm.

Lưu huỳnh (S): Có nhiệt trị không lớn, khoảng 9MJ/kg, tỉ lệ ít trong nhiên liệu.
thành phần lưu huỳnh chứa trong nhiên liệu lỏng cao hơn trong nhiên liệu rắn. Các
sản phẩm cháy của lưu huỳnh là SO2 và SO2 làm tăng khả năng ăn mòn của bề mặt
truyền nhiệt, cho nên lưu huỳnh là nguyên tố có hại.

Nhiên liệu được dùng cho lò hơi này là dầu FO (Madút) còn được gọi là dầu đen.
Hiện nay trên thị trương có các loại dầu FO như sau:

• Có độ lưu huỳnh thấp: %S < 0,5%

• Có độ lưu huỳnh trung bình: %S = 0,5 \div 2%

• Có độ lưu huỳnh cao: %S > 2%

Trong công nghiệp, đa số các lò hơi đốt dầu hay đốt dầu FO là chủ yếu. Trong
nhiên liêu, lưu huỳnh tồn tại dưới ba dạng sau: hữu cơ, khoáng chất, sunfat.

• Dạng hữu cơ có khả năng cháy, gọi Shc

• Dạng khoáng chất có khả năng cháy, gọi Skc

• Dạng sunfat không có khả năng cháy như CaSO4 , MgSO4 , …. gọi Ssf Ta có:

S = Shc + Skc + Ssf

Khi đốt lưu huỳnh ở dạng sunfat, nó không cháy mà chuyển sang dạng tự do khói

9
2.1.2. Các thành phần không cháy: 𝟎, 𝐍
Là những thành phần vô ích trong nhiên liệu, sự hiện diện của O, N làm giảm nhiệt
trị của nhiên liệu, nhiên liệu căng non thì Oxy càng nhiều.

Đối với Nitơ: Khí đốt cháy, N không cháy nên N tự do trong khói (NO, NO2 , N2 ).
Đây là những thành phần có hại.

2.1.3. Độ ẩm M
Là thành phần nước chứa trong nhiên liệu

• Độ ẩm trong: Là các phân tử H2 O nằm sâu bên trong. Để khử độ ẩm này


phải sấy trên 80∘ C.

• Độ ẩm ngoài: Là liên kết nước ở dạng tự do hòa lẫn với nhiên liệu tại bề
mặt ngoài của nhiên liệu. Để khử độ ẩm này ở điều kiện Pkq , ta chỉ cần sấy
ở 80∘ C.

• Độ ẩm toàn phần: Bao gồm độ ẩm trong và độ ẩm ngoài. Để khử độ ẩm


toàn phần, người ta thường sấy ở nhiệt độ 10∘ C.

2.1.4. Độ tro 𝐀
Bao gồm các tạp chất khác nhau như oxít nhôm, các hợp chất Fe, Ca, Mg không
tham gia phản ứng cháy. Nó được gọi là thành phần khoáng của nhiên liệu. Nếu
nhiên liệu có quá nhiều độ tro sẽ gây khó khăn cho việc sử dụng lò hơi: do ở bề
mặt truyền nhiệt tro khi cháy tạo thanh xỉ đóng trong buồng cháy.
2.1.5. Nhiệt trị
Là nhiệt lượng sinh ra khi đốt cháy 1 kg nhiên liệu rắn hoặc lỏng hay 1 m3 tiêu
chuẩn nhiên liệu khí.

Có hai loại gồm: nhiệt trị thấp và nhiệt trị cao

Nhiệt trị cao.

Là nhiệt lượng sinh ra khi đốt cháy hoàn toàn nhiên liệu trong điều kiện hơi nước
của sản phẩm cháy được ngưng tụ lại và các sản phẩm cháy khác được làm sạch
đến 0∘ C

Nhiệt trị thấp.

Là nhiệt lượng sinh ra khi đốt cháy nhiên liệu trong điều kiện làm việc thực tế

10
2.2. Tính toán hiệu suất của lò hơi
Nhiệt lượng cung cấp cho lò hơi (nhiệt lượng sinh ra trong buồng lửa) bằng tổng
nhiệt lượng của hơi nước và các thông số đã cho (nhiệt hữu ích) và các nhiệt lượng
tổn thất.

Nếu xét 1 kg chất rắn, chất lỏng hay 1 m3 chất khí, chúng ta có phương trinh cân
bằng nhiệt tổng quát như sau:

𝑄01 = 𝑄1 + 𝑄2 + 𝑄3 + 𝑄4 + 𝑄5 + 𝑄6

Trong đó:

• Q10 : Nhiệt lượng dẫn vào lò hay tổng nhiệt (kJ/kg)

• 𝑄1 : Nhiệt lượng sử dụng hữu ích để sinh ra hơi (kJ/kg)

• Q 2 : Lượng tổn thất nhiệt do khói thải mang ra ngoài lò hơi (kJ/kg)

• Q 3 : Lượng tổn thất nhiệt do cháy không hoàn toàn về mặt hoá học (kJ/kg)

• Q 4 : Lượng tổn thất nhiệt do cháy không hoàn toàn về mặt cơ học (kJ/kg)

• Q 5 : Lượng tổn thất nhiệt do toả nhiệt tù̀ mặt ngoài tường lò ra không khí
xum quanh (kJ/kg)

• Q 6 : Lượng tổn thất nhiệt do xỉ nóng mang ra ngoài (kJ/kg)

Nếu thể hiện dưới dạng %, ta có:


6
𝑄𝑖
𝑞𝑖 = ⋅ 100% hay ∑   𝑄𝑖 = 100%
𝑄𝑑𝑣
𝑖=1

Hiệu suất lò hơi:


Qi
𝜂t = qi = ⋅ 100% = 1 − ∑ q%
Q dv

11
2.3. Tính toán nhiệt độ ra của từng Pass

Hình 2.1. Mặt cắt lò hơi 3 pass

2.3.1. Pass 1
Nhiệt độ khói ra khỏi buồng lửa được xác định theo công thức:
𝜃𝑎
𝜃0′′ = − 273
1,27 ⋅ 10−8 ⋅ 𝜉 ⋅ 𝐻𝑏 ⋅ 𝑎 0 ⋅ 𝜃𝑎3 0,6
[ ] +1
𝜑 ⋅ 𝐵𝑡 ⋅ 𝑉𝐶𝑚
Trong đó:

• 𝐵𝑡 : Tiêu hao nhiên liệu tính toán

•  : Hệ số bảo toàn nhiệt năng

• 𝜃a : Nhiệt độ cháy lý thuyết - Hb : Bề mặt hấp thụ bức xạ

•  : Hệ số làm bẩn

• 𝑉𝐶𝑚 : Tổng nhiệt dung trung bình sản phẩm cháy của 1 kg nhiên liệu

2.3.2. Pass 2 và Pass3

12
Tính toán nhiệt độ trung bình của pass 2 và pass 3 được tính bằng cách lấy trung
bình nhiệt độ vào và ra của khói trong mỗi pass.

𝜃v + 𝜃r
𝜃tb =
2
Trong đó:

• 𝜃𝑣 : Nhiệt độ khói vào ∘ C

• 𝜃r : Nhiệt độ khói ra ∘ C

2.4. Tính toán khí động lò hơi


Mục đích của tính toán khí động là để chọn quạt gió và quạt khói cho lò hơi trên cơ
sở xác định lượng gió và khói và toàn bộ trở lực của đường gió, đường khói. Ngoài
ra trong quá trình tính toán có thể tối ưu hóa các bộ phận và đoạn đường khói và
không khí sao cho chi phí tính toán là nhỏ nhất, cung cấp các dữ kiện để thiết kế
đường khói và đường không khí.

CHU'ƠNG 3. TÍNH TOÁN THIÉT KÉ

3.1. Nhiên liệu và cân bằng nhiệt trong lò hơi


3.1.1. Thể tích của không khí và sản phẩm cháy
Tất cả các thể tích và entanpi của không khí và sản phẩm cháy (khói) đều tiến hành
với 1 kg nhiên ở điều kiện tiêu chuẩn

Thể tích không khí lý thuyết cần thiết để đốt cháy hoàn toàn 1 kg nhiên liệu được
xác định theo công thức:

V0 = 0,0899(C lv + 0,375 ⋅ S lv ) + 0,265 ⋅ H lv − 0,0333 ⋅ 0lv


= 0,0899 ⋅ (85,3 + 0,375 ⋅ 0,5) + 0,265 ⋅ 10,2 − 0,0333 ⋅ 0,7
= 10,365Nm3 /kg

Thể tích không khí lý thực tế đã đốt dầu FO:

𝑉 = 𝛼. 𝑉 0 = 1,1.10,365 = 11,402Nm3 /kg

13
Hệ số không khí thừa lấy giới hạn từ 1,08 - 1,15 Chọn 𝛼 = 1.1

Thể tích khí 3 nguyên tử:

C lv + 0,375. S lv
VRO2 = 1,866 ⋅
100
85,3 + 0,375.0,5
= 1,866 ⋅
100
3
= 1,595Nm /kg

Thể tích khí Nitơ:

VN02 = 0,79. V 0 + 0,008. N lv


= 0,79.10,365 + 0,008.0,7
= 8,194Nm3 /kg

Thể tích lý thuyết của hơi nước:

VH02 O = 0,111. H lv + 0,0124 W lv + 0,0161 V 0


= 0,111.10,2 + 0,0124.3 + 0,0161.10,365
= 1,336Nm3 /kg

Thể tích của hơi nước:

VH2 O = VH02 O + 0,0161. (𝛼 − 1)V 0


= 1,336 + 0,0161. (1,1 − 1) ⋅ 10,365
= 1,353Nm3 /kg

Tổng thể tích sản phẩm cháy là:

Vk = VRO2 + VN02 + (𝛼 − 1) ⋅ V 0 + VH2 0


= 1,595 + 8,194 + (1,1 − 1) ⋅ 10,365 + 1,353
= 12,189Nm3 /kg

Tỷ lệ thể tích của khí ba nguyên tử bằng áp suất riêng phân của khí ở áp suất
chung là 1 bar

Tỷ lệ khí 3 nguyên tử với khói thải

14
VRO2
rRO2 =
Vk
1,595
= = 0,131
12,189

Tỷ lệ hơi nước với khói thải


𝑉𝐻2 𝑂
𝑟𝐻2 𝑂 =
𝑉𝑘
1,353
= = 0,111
12,189

Bảng 3.1. Kết quả tính toán thể tích không khí và sản phẩm cháy

V0 V Vk VRO2 VN02 VH2 O rRO2 rH2 O

Nm3 Nm3 Nm3 Nm3 Nm3 Nm3


/kg /kg /kg /kg /kg /kg

10,365 11,402 12,189 1,595 8,194 1,353 0,131 0,111

3.1.2. Entanpi của không khí và sản phẩm cháy


Entanpi của khói đối với 1 kg nhiên liệu được xác định bởi công thức:

Ik = Ik0 + (𝛼 − 1) ⋅ I 0

Trong đó:

• Ik0 : Entanpi của khỏi lý thuyết khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg nhiên liệu với
𝛼 =1
Ik0 = VRO2 ⋅ (c𝜃)CO2 + VN02 ⋅ (c𝜃)N2 + VH02 O ⋅ (c𝜃)H2 O

• c: Nhiệt dung của các loại khí (kcal/kg)

• 𝜃 : Nhiệt độ của các loại khí ∘ C

• c𝜃 : Entanpi theo thể tích của từng loại khí ở nhiệt độ 𝜃

15
Sử dụng các thông số ở bảng Entanpi của sản phẩm cháy và không khí của nhiên
liệu để tính Ik ta có bảng kết quả theo nhiệt độ:

Bảng 3.2. Kết quả tính toán Entanpi theo nhiệt độ

3.1.3. Cân bằng nhiệt lò hơi

16
Hình 3.1. Đồ thị nhiệt đọng sương của khói phụ thuộc vào nồng độ lưu huỳnh

Với thành phần lưu huỳnh trong nhiên liệu là 0,5% ta có thể chọn sơ bộ nhiệt khói
thải 𝜃k = 200 ∘ C với nhiệt độ đọng sương là 130∘ C

Cân bằng nhiệt được thiết lập đối với chế độ nhiệt ổn định của lò hơi cho 1 kg
nhiên liệu.

Phương trình cân bằng nhiệt:

𝑄01 = 𝑄1 + 𝑄2 + 𝑄3 + 𝑄4 + 𝑄5 + 𝑄6 (𝑘𝐽/𝑘𝑔)

Trong đó:

• 𝑄01 : Nhiệt lượng dẫn vào lò hay tổng nhiệt (kJ/kg)

• 𝑄1 : Nhiệt lượng sử dụng hữu ích để sinh ra hơi (kJ/kg)

• Q 2 : Lượng tổn thất nhiệt do khói thải mang ra ngoài lò hơi (kJ/kg)

17
• Q 3 : Lượng tổn thất nhiệt do cháy không hoàn toàn về mặt hoá học (kJ/kg)
Q 4 : Lượng tổn thất nhiệt do cháy không hoàn toàn về mặt cơ học (kJ/kg)

• Q 5 : Lượng tổn thất nhiệt do toả nhiệt tù̀ mặt ngoài tường lò ra không khí
xum quanh (kJ/kg)

• Q 6 : Lượng tổn thất nhiệt do xỉ nóng mang ra ngoài (kJ/kg)

3.1.4. Nhiệt lượng dẫn vào lò.


Nhiệt lượng dẫn vào lò được xác định theo công thức.

𝑄01 = 𝑄th1 + 𝑄k + 𝑖 n + 𝑄f (kJ/kg)

Trong đó:

• 𝑄th
1
: Nhiệt trị thấp làm việc của nhiên liệu
V ới nhiên liệu là dầu FO ta có:

𝑄th1 = 339 ⋅ 𝐶 lv + 1030 ⋅ 𝐻 lv − 109 ⋅ (0lv − S lv ) − 25 W lv


= 339 ⋅ 85,3 + 1030 ⋅ 10,2 − 109 ⋅ (0,7 − 0,5) − 25.3
= 39325,90 kJ/kg

• Q k : Nhiệt lượng do không khí sấy nóng từ bên ngoài mang vào lò hơi
Lò hơi không sử dụng bộ sấy không khí nên 𝑄𝑘 = 0

• 𝑖 𝑛 : Nhiệt lượng vật lý của nhiên liệu


in = cn. 𝜃n = 0,469.90
= 42,21kcal/kg = 176,60 kJ/kg

• Q f : Nhiệt lượng do hơi phun sương dầu FO mang vào lò hơi.


Lựa chọn phương pháp tán sương kiểu áp lực 𝑄𝑓 = 0

Nhiệt lượng dẫn vào lò 𝑄01 = 39325,9 + 0 + 176,606 + 0 = 39502,51 kJ/kg

3.1.5. Các tổn thất nhiệt trong lò hơi


Các tổn thất nhiệt trong lò hơi được biểu thị bằng giá trị tương đối
𝑄𝑖
𝑞𝑖 = ⋅ 100%
𝑄01

18
Lượng tổ thất nhiệt do khói thải mang ra ngoài lò hơi q2

Q2 (Ik − 𝛼k ⋅ Ik0 ) ⋅ (100 − q4 )


q2 = 1 ⋅ 100% = ⋅ 100%
Q0 Q10

• 𝐼𝑘 : Entanpi của khói với không khí thừa 𝛼𝑘 và nhiệt độ 𝜃𝑘 ( kJ/kg).


Với 𝜃k = 200∘ C tra bảng 3.2 Kết quả tính toán Entanpi theo nhiệt độ ta có:

𝐼𝑘 = 803,4(kcal/kg) = 3361,426( kJ/kg)

• 𝛼k : Hệ số không khí thừa 𝛼k = 1,1

• I10 :Entanpi của không khí lạnh lý thuyết

I10 = V 0 . (C. t kkl ) = 10,365. (0,316.30)


= 98,26kcal/kg = 411,121 kJ/kg

• q4 : Tổn thất nhiệt do cháy không hoàn toàn về mặt cơ học.


Nhiên liệu sử dụng là dầu FO nên q4 = 0
(3361,426 − 1,1.411,121) ⋅ (100 − 0)
𝑞2 = ⋅ 100% = 7,36%
39502,51
Lương tổn thát nhiệt do cháy không hoàn toàn về mặt hoá học q3
𝑄3
𝑞3 = ⋅ 100%
𝑄01

Nhiên liệu đốt là dầu FO: 𝑞3 = (1 ÷ 1,5)%. Chọn 𝑞3 = 1%

Lương tổn thất nhiệt do cháy không hoàn toàn về mặt cơ học qu
Q4
q4 = ⋅ 100%
Q10

Nhiên liệu đốt là dầu FO

𝑞4 = 0

Lương tổn thát nhiệt do toả nhiệt tì mạt ngoài tưòng lò ra không khí xung quanh q5

Theo kinh nghiệm thực tiến chọn sơ bộ:

• Nhiệt độ bề mặt lò hơi: 𝜃s = 70∘ C = 343∘ K

19
• Nhiệt độ môi trường 𝜃a = 30∘ C = 303∘ K

• Tốc độ gió: vm = 2 m/s

• Chọn lượng nhiên liệu tiêu hao B = 75 kg/h

Chọn sơ bộ kích thước lò hơi theo kinh nghiệm thực tế là

• Chiều dài lò L = 3,3 m

• Đường kính lò D = 1,7 m

Diện tích Lò hơi

𝜋 ⋅ D2 𝜋 ⋅ 1, 32
F = 𝜋 ⋅D⋅L +2 ⋅ = 𝜋 ⋅ 1 ⋅ 7 ⋅ 3,3 + 2 ⋅ = 16,132 m2
4 4
Lượng tổn thất nhiệt do toả nhiệt từ mặt ngoài tường lò ra không khí xung quanh

𝜃s 4 𝜃a 4 (68,9 + 196,85) ⋅ 𝑣m
𝑄5 = 0,548 ⋅ [ ( ) +( ) ] + 1,957. (𝜃s − 𝜃a )1,25 ⋅ √
55,55 55,55 68,9

343 4 303 4 (68,9 + 196,85) ⋅ 2


= 0,548 ⋅ [ ( ) +( ) ] + 1,957. (343 − 303)1,25 ⋅ √
55,55 55,55 68,9
= 821,587 W/m2 = 706,565kcal/m2
= 11398,304kcal = 47690,504 kJ

Vậy:
47690,50.100
𝑞5 = = 1,62%
39325,90.75

• Hệ số bảo toàn nhiệt năng:


𝑞5 1,62
𝜑=1− =1− = 0,98
100 100
Lương tổn thát nhiệt do xỉ nóng mang ra ngoài q 6

Nhiên liệu sử dụng là dầu FO nên 𝑞6 = 0

Tổng các tổn thát nhiệt trong lò hơi:

𝑞 = 𝑞2 + 𝑞3 + 𝑞4 + 𝑞5 + 𝑞6 = 7,36 + 1 + 0 + 1,62 + 0 = 9,98%

20
3.1.6. Hiệu suất và nhiên liệu tiêu hao của lò hơi
• Hiệu suất lò hơi

𝜂 = 100 − ∑ 𝑞 = 100 − 9,98 = 90,02%

• Nhiệt lượng có ích.


𝑄01 39325,9
𝑄1 = 𝜂 ⋅ = 90,02% ⋅ = 35401,175kcal/kg
100 100
• Tiêu hao nhiên liệu cho lò hơi.
𝐷 ⋅ (𝑖 𝑞𝑛 − 𝑖 𝑛𝑐 )
𝐵=
𝑄𝑡𝑙𝑣 ⋅ 𝜂

Với p = 14.7 (bar) Tra bảng nước và hơi bão hoà, nội suy ta có :

Ta có: i′ = 840.22 kJ/kg

i''=2791.4 kJ/kg

Với p = 14,7 (bar) và t nc = 30∘ C. Tra bảng nước chưa sôi và hơi quá nhiệt [TL3-
T520] và nội suy. Ta có: inc = 126,98 kJ/kg

D. (iqn − inc ) 1000 ⋅ (2791.4 − 126,98)


B= = = 75,26 kg/h
Qlv
t ⋅ 𝜂 39325,9.90,02%

• Tiêu hao nhiên liệu tính toán


q4
Bt = B. (1 − ) = 75,26 kg/h
100
Bảng 3.3. Kết quả tính toán tổn thất nhiệt.

Các tổn thất nhiệt (%)


𝑄01 (kJ/ η (%) Bt (Kg/h)
kg) q2 q3 q4 q5 q6

39325,9 7,36 1 0 1,62 0 90,02 75,26

21
3.2. Xác định sở bộ kích thước của lò hơi
3.2.1. Diện tích bề mặt truyền nhiệt của lò hơi.
• Lò hơi sử dụng là lò hơi phối hợp ống lò ống lửa có suất sinh hơi
𝐷
𝐷0 = = 40 kg/m2 h
𝐹
• Diện tích sơ bộ của lò hơi
D 1000
F= = = 25 m2
D0 40

• Nhiệt thể tích tiết diện ngang


B ⋅ Qlv
t
qF =
Fbl

Với qF = 3500 ÷ 6000 kW/m2 Chọn qF = 3500 kW/m2

• Diện tích tiết diện ngang buồng lửa


B ⋅ Qlv
t 75,26.39325,9
Fbl = = = 0,235 m2
qF 3500.3600

• Đường kính buồng lửa là

Fbl ⋅ 4 0,235 ⋅ 4
Dbl = √ =√ = 0,547 m2
𝜋 𝜋

3.2.2. Xác định kích thước ống lò.


Vật liệu chế tạo: Ông lò là vật liệu tiếp xúc trực tiếp với lửa ở nhiệt độ cao nên dùng
loại thép cacbon chuyên dụng là loại thép có mã hiệu 20 K được cuốn thành hình
trụ và hàn dọc thành đường liền suốt

Xác định kích thước: Dựa vào đồ thị dưới đây ta chọn chiều dài ngọn lửa sơ bộ
khoảng 2 m. Chiều dài ngọn lửa sẽ chiếm từ 75 − 80% chiều dài cả ống lò ,vì vậy
chiều dài ống lò trong trường hợp này chọn là 2,5 m

22
Hình 3.2. Đồ thị xác định chiều dài ngọn lửa

• Thể tích buồng lửa


Vbl = Fbl . 𝑙 𝑜𝑙 = 0,235.2,5 = 0,59 m3

• Đường kính ống lò

4. V 4.0,59
dol = √ =√ = 0,548 m
𝜋. 1 𝜋. 2,5

• Diện tích bức xạ trong lò


Fbx = 𝜋. dol⋅ 𝑙 𝑜𝑙 = 𝜋. 0,548.2,5 = 4,3 m2

3.2.3. Xác định kích thước ống lửa


Vật liệu chế tạo: Ông lửa là bộ phần tiếp xúc với khói nóng nên dùng thép cacbon
chất lượng cao, sử dụng thép mã hiệu C20 dày 2,5mm

Xác định kích thước

• Đường kính ngoài dng = 51 mm

23
• Chiều dày vật liệu 2,5mm

• Đường kính trong dtr = 46 mm

• Chiều dài ống lửa ở pass 2: 2,5 m

• Chiều dài ống lửa ở pass 3: 2,8 m

• Diện tích đối lưu

Fdl = F − Fbx = 25 − 4,3 = 20,7 m2

• Tổng số mét chiều dài ống


Fdl 20,7
ldl = = = 143,24 m
𝜋 ⋅ dtr 𝜋 ⋅ 0,046

• Tổng số ống lửa tối thiểu là.


ldl 143,24
n= = = 51.16
2,8 2,8
Chọn tổng số ống lửa là 52 ống

• Bước ống ngang t


t t
Ta có = 1 ÷ 1,5 Chọn = 1,4 ⇒ t = 1,4.2.0,051 = 0,15 m
2.d 2.d

Trong đó : dng = 0,051( m) đường kính ngoài của ống lò

• Bước ống dọc 𝑛


n n
Ta có = 2 ÷ 3 Chọn = 2,9 ⇒ n = 2,9.0,051 = 0,15 m
d d

• Để tiện cho việc lắp ráp và chế tạo ta chọn số ống pass 3 nhiều hơn pass 2
Số ống lửa trên pass 2 là: 22 ống Số ống lửa trên pass 3 là 30 ống

Bố trí ống lủa

24
Hình 3.3. Bước ống ngang và bước ống dọc của ống lửa

Hình 3.4. Sơ đồ bố trí mặt sàn ống lửa

25
Hình 3.5. Mặt cắt lò hơi

3.3. Tính toán trao nhiệt trong buồng lửa

3.3.1. Nhiệt hữu ích toả ra trong buồng lửa


100 − 𝑞3 − 𝑞6
𝑄0 = 𝑄01 ⋅ + 𝑄k′ − 𝑄k
100
Trong đó:

• 𝑄01 : Nhiệt trị làm việc thấp của nhiên liệu 𝑄01 = 39502,51( kJ/kg)

• q3 :Lượng tổn thất nhiệt do cháy không hoàn toàn về mặt hoá học q3 = 1%

• 𝑞6 : Lượng tổn thất nhiệt do xỉ nóng mang ra ngoài 𝑞6 = 0

• 𝑄k : Nhiệt lượng do không khí mang vào lò khi có sấy sơ bộ từ bên ngoài.
Vì không sử dụng bộ sấy không khí nên 𝑄𝑘 = 0

• 𝑄k′ : Nhiệt lượng do không khí mang vào buồng lửa

𝑄k′ = (𝛼0 − Δ𝛼0 − Δ𝛼n ) ⋅ 𝐼0′′ + (Δ𝛼0 − Δ𝛼n ) ⋅ 𝐼kkl

Vói: 𝛼0 : Hệ số không khí thừa trong buồng lửa. Chọn 𝛼0 = 1,1

Δ𝛼0 : Lượng không khí lọt vào buồng lửa Δ𝛼0 = 0,05

26
Δ𝛼n : Lượng không khí lọt vào hệ thống Δ𝛼n = 0

I" : Entanpi của không khí lý thuyết ở nhiệt độ ra khỏi bộ sấy không khí 𝐼0′′ = 0.
Ikkl : Entanpi của không khí lạnh.

𝐼𝑘𝑘𝑙 = 𝑉0 ⋅ (𝑐𝜃𝑘𝑘𝑙 ) = 10,365 ⋅ (0,318.30) = 98,88kcal /kg = 413,71 kJ/kg


𝑄𝑘′ = (Δ𝛼0 − Δ𝛼𝑛 ) ⋅ 𝐼𝑘𝑘𝑙 = 0,05.423,71 = 20,69 kJ/kg

Vậy: Nhiệt hữu ích trong buồng lửa


100 − 1 − 0
Q 0 = 39502,51 ⋅ + 20,69 = 38953,33 kJ/kg
100
3.3.2. Nhiệt lượng truyền lại cho buồng lửa với 1 kg nhiên liệu
0)
Q b = (Q 0 − Ibl kJ/kg

Chọn nhiệt độ khói ra khỏi buồng lửa sơ bộ là 𝜃bl = 1050∘ C


0
Ta có Ibl = 4693,15kcal/kg = 19636,14 kJ/kg
0 )
Q b = (Q 0 − Ibl = 38953,33 − 19636,14 = 19317,19 kJ/kg

3.3.3. Tổng nhiệt dung trung bình của sản phẩm cháy của 𝟏 𝐤𝐠 nhiên liệu
0
Q 0 − Ibl
VCm = kJ/kg
𝜃a − 𝜃0′′

Ta có: Q 0 = Ia = 38953,33 kJ/kg = 9310,07kcal/kg nên nhiệt độ cháy lý thuyết


𝜃a = 1944∘ C

Q0 −I0
bl 38953,33−19636,14
VCm = = = 21,61 kJ/kg = 5,16 kcal/kg
𝜃a −𝜃0′′ 1944−1050

3.3.4. Nhiệt độ khói ra khỏi buồng lửa


𝜃𝑎
𝜃0 = − 273
1,27 ⋅ 10−8 ⋅ 𝜉 ⋅ 𝐻𝑏 ⋅ 𝑎 0 ⋅ 𝜃𝑎3 0,6
[ ] +1
𝜑 ⋅ 𝐵𝑡 ⋅ 𝑉𝐶𝑚

Trong đó:

• 𝜑 : Hệ số bảo toàn nhiệt năng 𝜑 = 0,98

• VCm : Tổng nhiệt dung trung bình của sản phẩm cháy 1 kg nhiên liệu.

27
• Bt : Tiêu hao nhiên liệu tính toán Bt = 75,26 kg/h

• Hb : Bề mặt hấp thụ bức xạ Hb = Fv = 4,3 m2

• 𝜉 : Hệ số làm bẩn

Nhiên liệu sử dụng là dầu FO nên 𝜉 = 0,9

• 𝑎 0 : Độ đen buồng lửa


0,82 ⋅ 𝑎 ′
𝑎0 = ′
𝑎 + (1 − 𝑎 ′ ) ⋅ 𝜓 ′ ⋅ 𝜌

Trong đó:

a' : Độ đen hiệu dụng của ngọn lửa

𝑎 ′ = 𝛽. 𝑎

Với

𝛽 : Hệ số phụ thuộc vào sắc thái ngọn lựa 𝛽 = 0,75

a: Độ đen của môi trường trong buồng lửa

𝑎 = 1 − 𝑒 −𝑘𝑝𝑠

e: Cơ số logarit tự nhiên

k: Hệ số làm yếu tia bức xạ bởi môi trường trong buồng lửa
𝜃0 1050
k = 1,6 ⋅ − 0,5 = 1,6 − 0,5 = 1,62
1000 1000
p : Áp suất trong buồng lửa. Lò hơi dòng khí tự nhiên p = pa = 1 bar s: Bề dày
hữu dụng của lớp bức xạ ngọn lửa
Vbl 0,59
S = 3,6 ⋅ = 3,6 = 0,5 m
Fv 4,3
a = 1 − e−kps = 1 − e−1,62⋅1⋅0,49 = 0,55
Độ đen hiệu dụng của ngọn lửa

𝑎 ′ = 0,75.0,55 = 0,41

𝜓 ′ : Độ dày đặc của dàn ống

28
Hb
𝜓′ = =1
Fv

Độ đen của buồng lửa


0,82 ⋅ 0,41
𝑎0 = = 0,36
0,41 + (1 − 0,41) ⋅ 1 ⋅ 0,9

Vậy: Nhiệt độ khói ra khỏi buồng lửa là.


1944 + 273
𝜃0′′ = − 273
1, 27.10−8 ⋅ 0,9.4,3 ⋅ 0,36 ⋅ (1944 + 273)3 0,6
[ ] +1
0,98.75,26.5,16
= 1058∘ C
Ta có 𝜃0′′ − 𝜃bl = 8 < 50 Vậy Nhiệt độ khói ra buồng lửa là 1058∘ C

3.4. Tính toán nhiệt pass 2


Các kính thước sơ bộ

• Số ống pass 2: 𝑛2 = 22 ống

• Nhiệt độ khói vào pass 2: 𝜃2𝑣 = 1058∘ C

• Chọn sơ bộ nhiệt độ khói ra pass 2: 𝜃2r = 690∘ C

• Chiều dài ống lửa ở pass 2: 2,5 m

• Đường kính trong của ống lửa: dtr = 0,046 m

• Đường kính ngoài của ống lửa: dng = 0,051 m

3.4.1. Phương trình cân bằng nhiệt giữa nhiệt lượng do khói truyền lại và
nhiệt lượng do nước hấp thụ

Q cb2 = 𝜑 ⋅ (I2v − I2r + Δ𝛼 ⋅ Ikkl )

Trong đó:

• 𝜑 : Hệ số bảo toàn nhiệt năng

• 𝐼2𝑣 : Entanpi khói vào bề mặt đốt

Ta có: 𝜃2v = 1058∘ C ⇒ I2v = 4732,89kcal/kg

29
• 𝐼2𝑟 : Entanpi của khói ra khỏi bề mặt đốt
Ta có 𝜃2r = 690∘ C ⇒ I2r = 2956,95kcal/kg

• Δ𝛼 : Lượng không khí lọt vào


Δ𝛼 = 𝛼0 + Δ𝛼0

Với: 𝛼0 = 1 : Hệ số không khí thừa trong buồng lửa

Δ𝛼0 = 0,05 : Lượng không khí lọt vào buồng lửa

Δ𝛼 = 𝛼0 + Δ𝛼0 = 1,1 + 0,05 = 1,15

• 𝐼kkl : Entanpi của không khí lạnh


98,88kcal kJ
• 𝜃kkl = 30∘ C ⇒ 𝐼kkl = kg
= 413,71 kg
Q cb2 = 𝜑. (I2v − I2r + Δ𝛼 ⋅ Ikkl )
= 0,98. (4732,89 − 2956,95 + 1,15.98,88)
1851,85kcal kJ
= = 7753,33
kg kg

3.4.2. Hệ số truyền nhiệt 𝑘


1
k=
1 𝛿b 𝛿v 𝛿c 1
+ + + + kcal/m2 h∘ C
𝛼1 𝜆b 𝜆v 𝜆c 𝛼2

• 𝛼1 , 𝛼2 : Hệ số toả nhiệt từ khói cho vách ống và từ vách ống cho nước
Do 𝛼1 ≫ 𝛼2 :Cho nên nhiệt trở mặt trong ống có thể bỏ qua

• 𝛿b , 𝜆b :Bề dày và hệ số dẫn nhiệt của lớp tro xỉ và muội trên bề mặt ống
𝛿b
= 𝜀 = 0,015
𝜆b

• 𝛿𝑣 , 𝜆𝑣 : Bề dày và hệ số dẫn nhiệt của vách ống


Do chiều dày của lớp kim loại bé, hệ số dẫn nhiệt của kim loại lớn cho nên có thể
bỏ qua giá trị nhiệt trở của kim loại

𝛿v
=0
𝜆v

30
• 𝛿𝑐 , 𝜆𝑐 : Bề dày và hệ số dẫn nhiệt của lớp cáu trên bề mặt trong của ống
Vì lò hơi yêu cầu nước phải thật sạch nên chiều dày của lớp cáu gần như không
có.
𝛿𝑐
=0
𝜆𝑐

Vậy có thể tính hệ số truyền nhiệt theo công thức:


1
k= 1 W/m2 ⋅ K
+𝜀
𝛼1
Xác định hệ số toả nhiệt tù môi chát nóng cho vách 𝛼1

𝛼1 = 𝜔 ⋅ 𝛼k + 𝛼b

• 𝜔: Hệ số bao phủ tính đến giảm hấp thụ nhiệt của bề mặt đốt do không
được khói bao phủ toàn bộ. Với chùm ống ngang w = 1
[TL1-T64]

• 𝛼k : Hệ số toả nhiệt bằng đối lưu (kJ/m2 h∘ C)

• 𝛼b : Hệ số toản nhiệt bằng bức xạ (kJ/m2 h∘ C)

Hệ số toả nhiệt đối lưu pass 2 𝛼𝑘

𝛼𝑘 = 𝛼ℎ ⋅ 𝐶1 ⋅ 𝐶𝑣𝑙

• Xác định 𝛼ℎ
Chọn tốc độ khói trong pass 2: w = 8 m/s

Đường kính trong của ống lửa: 𝑑tr = 0,046 m

Tra đồ thị 6.7 ta có 𝛼h = 23kcal/m2 h∘ C = 96,23 kJ/m2 h∘ C

• Xác định 𝐶𝑣𝑙


Nhiệt độ trung bình của khói ở pass 2
𝜃v2 + 𝜃r2 1058 + 690
𝜃tb2 = = = 874∘ C
2 2
Ty lệ hơi nước với khói thải rH2 O = 0,111

31
Tra đồ thị 6.7 ta có 𝐶𝑣𝑙 = 0,7

• Xác định 𝐶1
Tỷ số chiều dài và đường kính ống lửa ở pass 2 là
l 2,5
= = 54,35
dtr 0,046

Tra đồ thị 6.7 ta có 𝐶1 = 1

Hệ số toả nhiệt đối lưu pass 2

𝛼k = 𝛼h ⋅ C1 ⋅ Cvl = 95,23 ⋅ 0,7 ⋅ 1 = 67,36 kJ/m2 h∘ C

Hệ số toả nhiệt bức xạ pass 2𝛼𝑏

𝛼𝑏 = 𝛼ℎ ⋅ 𝐶𝑘 ⋅ 𝑎 𝑘𝐽/𝑚2 ℎ ∘ 𝐶

• Xác định 𝛼ℎ
Nhiệt độ vách 𝜃𝑣 = 𝜃𝑏ℎ + 4. 𝑆 + 60 = 170 + 4.2,5 + 60 = 240∘ C

Chọn nhiệt độ vách thấp nhất là 𝜃𝑣 = 250∘ C

Nhiệt độ trung bình của khói ở pass 2: 𝜃tb2 = 874∘ C

Tra đồ thị 6.12 ta có 𝛼h = 118kcal/m2 h∘ C = 413,71 kJ/m2 h∘ C và Ck = 0,98


[TL1-T86]

Xác định a

a = 1 − 𝑒 −𝑘𝑝.𝑠

p: Áp suất trong buồng lửa. Lò hơi dòng khí tự nhiên 𝑝 = 𝑝𝑎 = 1 at s: Bề dày hữu
dụng của lớp bức xạ
V2
s = 3,6 ⋅
Fv2
Thể tích lớp bức xạ V2

d2tr 0, 0462
V2 = 𝜋 ⋅ ⋅ 1 ⋅ n2 = 𝜋 ⋅ ⋅ 2,5 ⋅ 22 = 0,1 m3
4 4
Diện tích các bề mặt bao bọc Fv2

32
Fv2 = 𝜋 ⋅ dtr ⋅ 1 ⋅ n2 = 𝜋 ⋅ 0,046 ⋅ 2,5 ⋅ 22 = 7,95 m2
V2 0,1
s = 3,6 ⋅ = 3,6 ⋅ = 0,045 m
Fv2 7,95

k: Hệ số làm yếu tia bức xạ

0,78 + 1,6 ⋅ rH2 O 𝜃tb2


k=( − 0,1) ⋅ (1 − 0,37 ⋅ )
√p n ⋅ s 1000

Với pn = p ⋅ rn = rH2 O + rRO2 = 0,111 + 0,131 = 0,242

0,78 + 1,6.0,111 874 + 273


𝑘=( − 0,1) ⋅ (1 − 0,37 ⋅ ) = 5,22
√0,242.0,045 1000

Vậy:

𝑎 = 1 − 𝑒 −5,22⋅1⋅0,045 = 0,21

Hệ số toả nhiệt bức xạ pass 2𝛼𝑏

𝛼𝑏 = 𝛼ℎ ⋅ 𝐶𝑘 ⋅ 𝑎 = 118.0,21.0,98 = 24,28kcal/m2 h∘ C = 101,61 kJ/m2 h∘ C

Hệ số toả nhiệt từ môi chất nóng cho vách 𝛼1

𝛼1 = 67,36 + 101,61 = 168,97 kJ/m2 h∘ C = 40,38kcal/m2 h∘ C

Vậy: Hệ số truyền nhiệt


1 1
k= 1 = 1 = 25,15kcal/m2 h∘ C
+𝜀 + 0,015
𝛼1 40,38
3.4.3. Phương trình truyền nhiệt
Nhiệt lương do bề bặt đốt hấp thụ bằng đối lưu và bức đối với 1 kg nhiên liệu.
k ⋅ Fv2 ⋅ Δ𝜃
Q t2 =
Bt

• Fv2 : Diện tích bề mặt bao bọc của pass 2 Fv2 = 7,95 m2

• 𝐵𝑡 : Tiêu hao nhiên liệu tính toán kg/h

• k: Hệ sô truyền nhiệt của bề mặt đốt tính toán kcal/m2 h∘ C

33
• Δ𝜃 : Độ chênh lệnh nhiệt độ ∘ C

Δ𝜃max = 𝜃2v + 𝜃bh = 1058 − 170 = 888∘ C


Δ𝜃min = 𝜃2r + 𝜃bh = 690 − 170 = 520∘ C
Δ𝜃max − Δ𝜃min 888 − 520
Δ𝜃 = = = 687,67∘ C
Δ𝜃max 888
ln ( ) ln ( )
Δ𝜃min 520
k ⋅ Fv2 ⋅ Δ𝜃 25,14.7,95.687,67
𝑄tr2 = = = 1826,2kcal/kg = 7645,93 kJ/kg
Bt 75,26

Xác định ΔQ% giữa Q tr2 và Q cb2

Q cb2 − Q tr2
ΔQ = ⋅ 100
(Q cb2 + Q tr2 ) ⋅ 0,5
7753,33 − 7645,93
= ⋅ 100 = 1,39%
(7753,33 + 7645,93) ⋅ 0,5
ΔQ < 2% : Nhiệt độ khói ra tại pass 2 là 𝜃2r = 690∘ C

3.5. Tính toán nhiệt pass 3


Các kính thước sơ bộ

• Số ống pass 3: 𝑛3 = 30 ống

• Nhiệt độ khói vào pass 3: 𝜃3r = 690∘ C

• Chọn nhiệt độ khói ra pass 3: 𝜃3r = 410∘ C

• Chiều dài ống lửa ở pass 3: 2,8 m

• Đường kính trong của ống lửa: dtr = 0,046 m

• Đường kính ngoài của ống lửa: dng = 0,051 m

3.5.1. Phương trình cân bằng nhiệt giữa nhiệt lượng do khói truyền lại và
nhiệt lượng do nước hấp thụ

Q cb3 = 𝜑 ⋅ (I3v − I3r + Δ𝛼 ⋅ Ikkl )

Trong đó:

• 𝜑 : Hệ số bảo toàn nhiệt năng

34
• 𝐼3𝑣 : Entanpi khói vào bề mặt đốt

Ta có: 𝜃3𝑣 = 690∘ C ⇒ I3𝑣 = 2956,95kcal/kg

• 𝐼3𝑟 : Entanpi của khói ra khỏi bề mặt đốt


Tacó 𝜃3r = 410∘ C ⇒ I3r = 1693kcal/kg

• Δ𝛼 : Lượng không khí lọt vào


Δ𝛼 = 𝛼0 + Δ𝛼0

Với: 𝛼0 = 1 : Hệ số không khí thừa trong buồng lửa

Δ𝛼0 = 0,05 : Lượng không khí lọt vào buồng lửa

Δ𝛼 = 𝛼0 + Δ𝛼0 = 1,1 + 0,05 = 1,15

• 𝐼kkl : Entanpi của không khí lạnh


𝜃kkl = 30∘ C ⇒ Ikkl = 98,88kcal/kg = 413,71 kJ/kg
Q cb3 = 𝜑 ⋅ (I3v − I3r + Δ𝛼. Ikkl )
= 0,98. (2956,95 − 1693 + 1,15.98,88)
= 1350,12kcal/kg = 5648,86 kJ/kg
3.5.2. Hệ số truyền nhiệt k
1
k=
1 𝛿b 𝛿v 𝛿c 1
+ + + + kcal/m2 h∘ C
𝛼1 𝜆b 𝜆v 𝜆c 𝛼2

• 𝛼1 , 𝛼2 : Hệ số toả nhiệt từ khói cho vách ống và từ vách ống cho nước
Do 𝛼1 ≫ 𝛼2 :Cho nên nhiệt trở mặt trong ống có thể bỏ qua

• 𝛿b , 𝜆b :Bề dày và hệ số dẫn nhiệt của lớp tro xỉ và muội trên bề mặt ống
𝛿b
= 𝜀 = 0,015
𝜆b

• 𝛿𝑣 , 𝜆𝑣 : Bề dày và hệ số dẫn nhiệt của vách ống


Do chiều dày của lớp kim loại bé, hệ số dẫn nhiệt của kim loại lớn cho nên có thể
bỏ qua giá trị nhiệt trở của kim loại
𝛿𝑣
=0
𝜆𝑣

35
• 𝛿𝑐 , 𝜆𝑐 : Bề dày và hệ số dẫn nhiệt của lớp cáu trên bề mặt trong của ống
Vì lò hơi yêu cầu nước phải thật sạch nên chiều dày của lớp cáu gần như không
có.
𝛿𝑐
=0
𝜆𝑐

Vậy có thể tính hệ số truyền nhiệt theo công thức:


1
k= 1 W/m2 ⋅ K
+𝜀
𝛼1
Xác định hệ số toả nhiệt tù môi chất nóng cho vách 𝛼1

𝛼1 = 𝜔 ⋅ 𝛼k + 𝛼b

• W : Hệ số bao phủ tính đến giảm hấp thụ nhiệt của bề mặt đốt do không
được khói bao

• phủ toàn bộ. Với chùm ống ngang w = 1

• 𝛼k : Hệ số toả nhiệt bằng đối lưu (kJ/m2 h∘ C)

• 𝛼b : Hệ số toản nhiệt bằng bức xạ (kJ/m2 h∘ C)

Hệ số toả nhiệt đối lưu pass 3𝛼𝑘

𝛼k = 𝛼h ⋅ C1 ⋅ Cvl

• Xác định 𝛼ℎ
Chọn tốc độ khói trong pass 3: w = 7 m/s

Đường kính trong của ống lửa: dtr = 0,046 m

Tra đồ thị 6.7 ta có 𝛼h = 20,8kcal/m2 h∘ C = 87,03 kJ/m2 h∘ C

• Xác định 𝐶vl


Nhiệt độ trung bình của khói ở pass 3
𝜃v3 + 𝜃r3 690 + 410
𝜃tb3 = = = 550∘ C
2 2
Tỷ lệ hơi nước với khói thải rH2 O = 0,111

36
Tra đồ thị 6.7 ta có 𝐶𝑣l = 0,8

• Xác định 𝐶1 Tỷ số chiều dài và đường kính ống lửa ở pass 3 là


l 2,8
= = 60,87
dtr 0,046

Tra đồ thị 6.7 ta có 𝐶1 = 1

[TL1-T78]

Hệ số toả nhiệt đối lưu pass 3

𝛼k = 𝛼h ⋅ C1 ⋅ Cvl = 87,03 ⋅ 0,8 ⋅ 1 = 79,62 kJ/m2 h∘ C

Hệ số toả nhiệt bức xạ pass 3𝛼𝑏

𝛼𝑏 = 𝛼ℎ ⋅ 𝐶𝑘 ⋅ 𝑎 kJ/m2 h∘ C

• Xác định 𝛼ℎ
Nhiệt độ vách

𝜃v = 𝜃bh + 4. S + 60 = 170 + 4.2,5 + 60 = 240∘ C

Chọn nhiệt độ vách thấp nhất là 𝜃𝑣 = 250∘ C

Nhiệt độ trung bình của khói ở pass 3: 𝜃tb3 = 550 ∘ C

Tra đồ thị 6.12 ta có 𝛼ℎ = 54kcal/m2 h∘ C = 225,94 kJ/m2 h∘ C và Ck = 0,95


[TL1-T86] Xác định a

𝑎 = 1 − 𝑒 −𝑘 .𝑝.𝑠

p: Áp suất trong buồng lửa. Lò hơi dòng khí tự nhiên 𝑝 = 𝑝𝑎 = 1 bar s: Bề dày
hữu dụng của lớp bức xạ
V3
s = 3,6 ⋅
Fv3
Thể tích lớp bức xạ V3

d2tr 0, 0462
V3 = 𝜋 ⋅ ⋅ l ⋅ n3 = 𝜋 ⋅ ⋅ 2,8 ⋅ 30 = 0,14 m3
4 4
Diện tích các bề mặt bao bọc Fv3

37
Fv3 = 𝜋 ⋅ dtr ⋅ 1 ⋅ n3 = 𝜋 ⋅ 0,046 ⋅ 2,8 ⋅ 30 = 12,14 m2
V3 0,14
s = 3,6 ⋅ = 3,6 ⋅ = 0,042 m
Fv3 12,14

k: Hệ số làm yếu tia bức xạ

0,78 + 1,6 ⋅ rH2 O 𝜃tb3


k=( − 0,1) ⋅ (1 − 0,37 ⋅ )
√p n ⋅ s 1000

Với pn = p ⋅ rn = rH2 O + rRO2 = 0,111 + 0,131 = 0,242

0,78 + 1,6.0,111 550 + 273


k=( − 0,1) ⋅ (1 − 0,37. ) = 6,54
√ 0,242.0,042 1000

Vậy:

𝑎 = 1 − 𝑒 −6,54.0,042 = 0,24

Hệ số toả nhiệt bức xạ pass 3𝛼𝑏

𝛼𝑏 = 𝛼ℎ ⋅ 𝐶𝑘 ⋅ 𝑎 = 54 ⋅ 1 ⋅ 0,24 ⋅ 0,95 = 12,31kcal/m2 h∘ C = 51,51 kJ/m2 h∘ C

Hệ số toả nhiệt từ môi chất nóng cho vách 𝛼1

𝛼1 = 79,62 + 51,51 = 131,13 kJ/m2 h∘ C = 31,34kcal/m2 h∘ C

Vậy: Hệ số truyền nhiệt


1 1
𝑘= = = 21,32kcal/m2 h∘ C
1 1
+𝜀 + 0,015
𝛼1 31,34
3.5.3. Phương trình truyền nhiệt
Nhiệt lương do bề bặt đốt hấp thụ bằng đối lưu và bức đối với 1 kg nhiên liệu.
k ⋅ Fv3 ⋅ Δ𝜃3
Q tr3 = [ TL1 − T58 ]
Bt

• Fv3 : Bề mặt bao bọc tại pass 3 Fv3 = 12,14 m2 - 𝐵𝑡 :Tiêu hao nhiên liệu
tính toán kg/h

• k: Hệ sô truyền nhiệt của bề mặt đốt tính toán kcal/m2 h∘ C

• Độ chênh lệnh nhiệt độ Δ𝜃∘ C

38
Δ𝜃max = 𝜃3v + 𝜃bh = 690 − 170 = 520∘ C
Δ𝜃min = 𝜃3r + 𝜃bh = 410 − 170 = 240∘ C
Δ𝜃max − Δ𝜃min 520 − 240
Δ𝜃 = = = 362∘ C
Δ𝜃max 520
ln ( ) ln ( )
Δ𝜃min 240
k ⋅ Fv3 ⋅ Δ𝜃 21,32.12,14.362
𝑄tr3 = = = 1244,95kcal/kg = 5212,36 kJ/kg
Bt 75,26

Xác định ΔQ% giữa Qtr3 và Qcb3

Q cb3 − Q tr3 5648,86 − 5212,36


ΔQ = ⋅ 100 = ⋅ 100 = 8,04%
(Q cb3 + Q tr3 ) ⋅ 0,5 (5648,86 + 5212,36).0,5
ΔQ > 2%
ΔQ > 2% : Nhiệt độ khói ra tại pass 3 là 𝜃3r = 410∘ C

3.6. Tính toán khí động lò hơi

3.6.1. Mục đích


Mục đích của tinh toán khí động là để chọn quạt gió và quạt khói cho lò hơi trên
cơ sở xác định lượng gió và khói và toàn bộ trở lực của đường gió, đường khói.
Ngoài ra trong quá trình tính toán có thể tối ưu hóa các bộ phận và đoạn đường
khói và không khí sao cho chi phí tính toán là nhỏ nhất, cung cấp các dữ kiện để
thiết kế đường khói và đường không khí.
3.6.2. Tính toán lực hút tự nhiên của ống khói
273
ℎ 𝑐 = ±𝐻 ⋅ (𝜌𝑎 − 𝜌0 ⋅ )
273 + 𝜃
• H: chiều cao ống khói
Đối với lò có sản lượng hơi dưới 5 Tấn/h chọn H = 30 m - g: gia tốc trọng trường
9.81 m/s 2

• 𝜃k : Nhiệt độ trung bình của đường khói


1
𝜃k = 𝜃kv − Δ𝜃. H
2
• 𝜃kv : nhiệt độ vào ống khói 410∘ C
Mức giảm nhiệt độ của khói qua 1 m chiều cao ống được xác định
C
Δ𝜃 =
√D

39
Trong đó:

• c: Hệ số thực nghiệm c = 1,05

• D: Sản lượng hơi 1 Tấn/h = 0.278 (kg/s)


1,05
Δ𝜃 = = 1,99 ∘ C/m
√0,278
1
𝜃 = 410 − . 1,99.30 = 380 ∘ C
2
• 𝜌a : Khối lượng riêng của khống khí xung quanh
273
𝜌a = 0132 ⋅
273 + 𝜃k
273
= 0,132 ⋅ = 0,12kgs 2 /m4
273 + 30
• 𝜌0 : Khối lượng riêng của khói ở 0∘ C và 760mmHg.
1 − 0,01. 𝐴1𝑣 + 1,306. 𝑉 0
𝜌0 =
𝑔. 𝑉 𝑘
1 − 0,01.0,5 + 1,306.10,365
= = 0,12kgs 2 /m4
9,81.12,1785
Vậy:
273
ℎ 𝑐 = 30.9,81. (0,132 − 0,12 ) = 24,08mmH2 O
273 + 380
3.6.3. Tính toán trở lực
Trở lực ma sát:

l w2
Δhm = 𝜆 ⋅ ⋅ ⋅ 𝜌N/m2
dol 2

• Pass 1:
𝜆 : Hệ số ma sát. 𝜆 = 0,02

l: Chiều dài ống lò. l = 2,5 m

dol : Đường kính ống lò. dol = 0,548 m

W: Tốc độ khói trong pass 1. w = 14 m/s

40
𝜌: Khối lượng riêng của khói. 𝜌 = 0,116kgs 2 /m4

2,5 142
Δhm1 = 0,02 ⋅ ⋅ ⋅ 0,116 = 1,037 N/m2
0,548 2

• Pass2:
𝜆 : Hệ số ma sát. 𝜆 = 0,02

1: Chiều dài ống lửa pass 2.1 = 2,5 m

dtr : Đường kính ống lò. dtr = 0,046 m

W: Tốc độ khói trong pass 2. w = 8 m/s

𝜌 : Khối lượng riêng của khói. 𝜌 = 0,116kgs 2 /m4

2,5 82
Δhm2 = 002 ⋅ ⋅ ⋅ 0,116 = 4,034 N/m2
0,046 2

• Pass 3
𝜆 : Hệ số ma sát. 𝜆 = 0,02

l: Chiều dài ống lửa pass 3.1 = 2,8 m

dtr : Đường kính ống lò. dtr = 0,046 m

W: Tốc độ khói trong pass 3. w = 7 m/s

𝜌 : Khối lượng riêng của khói. 𝜌 = 0,116kgs 2 /m4

2,8 72
Δhm3 = 002 ⋅ ⋅ ⋅ 0,116 = 3,46 N/m2
0,046 2
Vậy:

∑ Δhm = Δhm1 + Δhm2 + Δhm3 = 1,037 + 4,03 + 3,46 = 8,527 N/m2

Trở lực cục bộ

41
w2
Δhcb = 𝜉 ⋅ ⋅ 𝜌N/m2
2
• Tại đầu ra của Pass 1:
𝜉 : Hệ số trợ lực cục bộ. 𝜉 = 1,1

W: Tốc độ khói trong pass 1. w = 14 m/s

𝜌 : Khối lượng riêng của khói. 𝜌 = 0,116kgs 2 /m4

142
Δhcb1 = 1,1 ⋅ ⋅ 0,116 = 12,5 N/m2
2
• Tại đầu vào Pass 2:
𝜉 : Hệ số trợ lực cục bộ. 𝜉 = 2

w: Tốc độ khói vào pass 2. w = 6 m/s

𝜌: Khối lượng riêng của khói. 𝜌 = 0,116kgs 2 /m4

62
Δhcb2 = 2 ⋅ ⋅ 0,116 = 4,176 N/m2
2
• Tại đầu ra Pass 2:
𝜉 : Hệ số trợ lực cục bộ. 𝜉 = 0,5

w: Tốc độ khói ra pass 2. Chọn w = 8 m/s

𝜌: Khối lượng riêng của khói. 𝜌 = 0,116kgs 2 /m4

82
Δhcb3 = 0,5 ⋅ ⋅ 0,116 = 1,836 N/m2
2
• Tại đầu vào Pass 3:
𝜉 : Hệ số trợ lực cục bộ. 𝜉 = 2

W: Tốc độ khói vào pass 3. Chọn w = 5 m/s

𝜌: Khối lượng riêng của khói. 𝜌 = 0,116kgs 2 /m4

52
Δhcb4 = 2 ⋅ ⋅ 0,116 = 2,9 N/m2
2
• Tại đầu ra Pass 3:

42
𝜉 : Hệ số trợ lực cục bộ. 𝜉 = 0,5

w: Tốc độ khói ra pass 3. w = 7 m/s

𝜌 : Khối lượng riêng của khói. 𝜌 = 0,116kgs 2 /m4

72
Δhcb5 = 0,5 ⋅ ⋅ 0,116 = 1,421 N/m2
2
Vậy:

∑ Δhcb = Δhcb1 + Δhcb2 + Δhcb3 + Δhcb4 + Δhcb5


= 12,5 + 4,176 + 1,856 + 2,9 + 1,421 = 22,853 N/m2

3.6.4. Kiểm tra điều kiện hút tự nhiên của ống khói:
Để đảm bảo điều kiện hút tự nhiên thì: ℎ 𝑐 ≥ 1,2Δ𝐻
𝜌0 760
ΔH = ∑ Δh ⋅ ⋅ N/m2
0,132 hb

• ∑Δh : Tổng các trở lực trên đường khói

∑ Δh = ∑ Δhm + ∑ Δhcb = 8,537 + 22,853 = 31,33 N/m2


= 3,133mmH2 O

• 𝜌0 :Khối lượng riêng của khói ở 0∘ C và 760mmHg. 𝜌0 = 0,12kgs 2 /m4

• hb : Áp suất khí quyển. hb = 760mmHg


0,12 760
ΔH = ∑ Δh ⋅ ⋅ = 2,85mmH 2 O
0,132 760

• hc : Lực hút tự nhiên của ống khói. hc = 24,08mmH2 O


Ta có:

ℎ 𝑐 ≥ 1,2Δ𝐻

24,08 ≥ 1,2.2,285 = 2,742 (Thỏa điều kiện hút tự nhiên)

Vậy lò hơi này không cần dùng quạt.

43
3.7. Tính toán sức bền lò hơi
3.7.1. Tính sức bền cho thân lò
Thông số tính toán

• Vật liệu chế tạo: Thép CT3

• Đường kính trong thân lò dt1 = 1700 mm

• Áp suất tính toán: 15 bar

Nhiệt độ tính toán của vách thân lò

Thân lò hơi được thiết kế không tiếp xúc trực tiếp với nhiệt, nằm ngoài đường
khói. Nhiệt độ tính toán của vách thân lò hơi bằng nhiệt độ hơi nước bão hoà ở áp
suất thiết kế.

𝑡𝑣 = 𝑡𝑏ℎ + 4. 𝑆 + 30 = 170 + 4.0,01 + 30 = 200∘ C

Trong tất cả các trường hợp đối với lò hơi nhiệt độ vách không nên chọn nhỏ hơn
250∘ C. Vậy lấy 𝑡𝑣 = 250∘ C

Úng suất cho phép của kim loại chế tạo thân lò

Úng suất cho phép của kim loại được tính toán như sau

𝜎𝑐𝑝 = 𝜂 ⋅ 𝜎𝑐𝑝

Trong đó:

• 𝜂 : Hệ số đặc trưng về cấu tạo và những đặc biệt trong vận hành của các bộ
phận lò hơi.

Do thân lò nằm ngoài đường ống và được bọc cách nhiệt 𝜂 = 1 - 𝜎𝑐𝑝 : Ú'ng suất
2
cho phép của thép CT3 (kg/mm )

Với t v = 250∘ C Tra bảng 9.2 [TL1-T78] ta có 𝜎cp



= 12 kg/mm2

Vậy: 𝜎𝑐𝑝 = 𝜂 ⋅ 𝜎𝑐𝑝 = 1.12 = 12 kg/mm2

Tính chiều dày thân lò

Thân lò có dạng hình trụ, chịu tác động từ bên trong

44
p ⋅ dt
S= +C
200 ⋅ 𝜑 ⋅ 𝜎cp − p

Trong đó:

• p : Áp suất tính toán p = 15 bar

• dtr : Đường kính trong thân lò dtr = 1700 mm

• 𝜑 :Hệ số bền vũng.

Sử dụng phương pháp hàn điện và hàn hơi bằng tay 𝜑 = 0,7

𝜎cp :Úng suất cho phép của kim loại 𝜎cp = 12 kg/mm2

p ⋅ dtr 15 ⋅ 1700
S= +C= + C = 15,32 + C
200 ⋅ 𝜑 ⋅ 𝜎cp − p 200 ⋅ 0,7 ⋅ 12 − 15

Vì S < 20mm Nên C =1

Hay s = 15,32 + 1 = 16,32 mm. Chọn chiều dày thực tế là 18 mm để đảm bảo
bền

3.7.2. Tính sức bền cho ống lò


Thông số tính toán

• Vật liệu chế tạo: Thép 20 K

• Đường kính trong ống lò dtr = 0,548 m = 548 mm

• Áp suất tính toán 15 bar

Nhiệt độ tính toán của vách ống lò Nhiệt độ tính toán của vách ống lò
𝑡𝑣 = 𝑡𝑏ℎ + 4. 𝑆 + 60
= 170 + 4.0,008 + 30 = 230∘ C

Trong tất cả các trường hợp đối với lò hơi nhiệt độ vách không nên chọn nhỏ hơn
250∘ C. Vậy lấy 𝑡𝑣 = 250∘ C

Úng suất cho phép của kim loại chế tạo ống lò

Úng suất cho phép của kim loại được tính toán như sau

𝜎𝑐𝑝 = 𝜂 ⋅ 𝜎𝑐𝑝

45
Trong đó:

• 𝜂 : Hệ số đặc trưng về cấu tạo và những đặc biệt trong vận hành của các bộ
phận lò hơi. Ông lò bị đốt nóng 𝜂 = 0,5

• 𝜎𝑐𝑝

: Ú'ng suất cho phép của thép 20 K( kg/mm2 )

Với 𝑡𝑣 = 250∘ C Trabảng 9.2 ta có 𝜎𝑐𝑝



= 13,2 kg/mm2

Vậy: 𝜎𝑐𝑝 = 𝜂 ⋅ 𝜎𝑐𝑝 = 0,5 ⋅ 13,2 = 6,6 kg/mm2

Tính chiều dày ống lò

Thân lò có dạng hình trụ, chịu tác động từ bên trong

𝑝 ⋅ 𝑑𝑡𝑟 a. l. 𝜎𝑐𝑝
𝑠= ⋅ [1 + √ ] + 2 mm
400 ⋅ 𝜎𝑐𝑝 𝑝 ⋅ (𝑑𝑡𝑟 + 1)

Trong đó:

• p : Áp suất tính toán p = 15 bar

• dtr : Đường kính trong ống lò lò dtr = 548 mm

𝜎cp : Úng suất cho phép của kim loại 𝜎cp = 6,6 kg/mm2

• a : Ông đặt nằm ngang a = 6,25


• 1: Chiều dài của ống lò 𝑙 = 2,5
Vây:

15.548 6,25.2500.6,6
𝑠= ⋅ [1 + √ ] + 2 = 16,13 mm
400.6,6 15.(548+1)

Chọn chiều dày ống lò là 18 mm để đảm bảo bền

3.7.3. Tính sức bền cho ống lửa


Thông số tính toán

• Vật liệu chế tạo: Thép C20

• Đường kính ngoài ống lửa dng = 51 mm

46
• Áp suất tính toán 15 bar

Nhiệt độ tính toán của vách ống lủa

Nhiệt độ tính toán của vách ống lửa

𝑡𝑣 = 𝑡𝑏ℎ + 4. 𝑆 + 60 = 170 + 4.0,025 + 30 = 200∘ C

Trong tất cả các trường hợp đối với lò hơi nhiệt độ vách không nên chọn nhỏ hơn
250∘ C. Vậy lấy 𝑡𝑣 = 250∘ C

Ứng suát cho phép của kim loại chế tạo ống lủa

Ứng suất cho phép của kim loại được tính toán như sau

𝜎𝑐𝑝 = 𝜂 ⋅ 𝜎𝑐𝑝

Trong đó:

• 𝜂 : Hệ số đặc trưng về cấu tạo và những đặc biệt trong vận hành của các bộ
phận lò hơi.
Ông lửa 𝜂 = 0,7

• 𝜎cp

: Úng suất cho phép của thép C20 (kg/mm2 )
Với 𝑡𝑣 = 250∘ C Tra bảng 9.2 ta có 𝜎𝑐𝑝

= 13,2 kg/mm2 Vậy: 𝜎𝑐𝑝 = 𝜂 ⋅ 𝜎𝑐𝑝

=
0,7 ⋅ 13,2 = 9,24 kg/mm2

Tính chiều dày ống lửa

Chiều dày tối thiểu của ống lửa chịu áp suất ngoài được xác định bằng công thức:

p ⋅ dng
s= +C
200 ⋅ 𝜑 ⋅ 𝜎cp + p

Trong đó:

• p: Áp suất tính toán p=15 bar

• dng : Đường kính trong thân lò dng = 51 mm

• 𝜑 : Hệ số bền vũng.

47
Sử dụng phương pháp hàn điện và hàn hơi bằng tay 𝜑 = 0,7

𝜎𝑐𝑝 : Úng suất cho phép của kim loại 𝜎𝑐𝑝 = 9,24 kg/mm2

Vậy:

p ⋅ dng 15 ⋅ 51
S= +C = + C = 0,58 + C
200 ⋅ 𝜑 ⋅ 𝜎cp + p 200 ⋅ 0,7.9,24 + 15

Vì S <20mm Nên C = 1 [TL1-T180]. Ta có: s = 0,58 + 1 = 1,58 mm

Bề dày vách chịu áp lực từ bên ngoài sẽ không nhỏ hơn các giá trị trên bảng sau
Bảng 3.4. Bề dày tối thiểu của vách ống

dng mm 38 51 70 90 108

Smin 1,75 2 2,5 3 3,5

Đối với ống lửa 51 mm. Chọn ống có đường kính ngoài là 2,5 mm

3.7.4. Tính độ bền lỗ khoét trên thân nồi


Thông số tính toán - Vật liệu chế tạo: Thép CT3

• Chiều dày thân nồi: 10 mm

• Áp suất tính toán: 15 bar

• Đường kính trong thân lò: dtr = 1700 mm

Lỗ khoét lớn nhất trên thân trụ không vượt quá 500 mm [TL7 - T77]

• Chọn kích thước: Hình Elip 300 × 400

• Úng suất cho phép của kim loại 𝜎cp = 12 kg/mm2

Xác định hệ số bền vũng

𝑝 [𝑑𝑡𝑟 + (𝑠𝑡ℎ − 𝐶 )] 15[1700 + (10 − 1)]


𝜓= = = 1,19
200 ⋅ (𝑠𝑡ℎ − 𝐶 ) ⋅ 𝜎𝑐𝑝 200 ⋅ (10 − 1) ⋅ 12

Đuòng kính lón nhất của lố

48
𝜓 = 1,19 > 0,5 Đường kính lớn nhất của lỗ không gia cường được xác định theo
công thức:
4
𝑑max = 1,2 ⋅ ( − 1) ⋅ √(𝑑tr + 𝑠) ⋅ (𝑠 − 𝐶)
3⋅𝜓
4
= 1,2 ⋅ ( − 1) ⋅ √(1700 + 10) ⋅ (10 − 1) = 17,94 mm
3 ⋅ 1,19
Mà kích thước lỗ người chui là 300 × 400 mm nên lỗ người chui này phải được
gia cường

Kích thước các chi tiết gia cuòng

Kích thước của các chi tiết gia cường phải thoả mãn các điều kiện:

∑ F = fn + fop + fha ≥ (d − dm ) ⋅ S0

Trong đó

• 𝑓𝑛 : diện tích gia cường bởi ống hàn nối vào thân mm2
fn = 2 ⋅ ℎ n ⋅ sn

Bề dày của ống nối sn = s = 8 mm

Chiều cao của ống nối


𝑠𝑛 8
= ≤ 0,14 nên ℎ 𝑛 ≤ √(𝑑𝑛𝑔 − 𝑠𝑛 ) ⋅ 𝑠𝑛 = √(400 − 8) ⋅ 8 = 56 mm
𝑑𝑛𝑔 400

Chọn ℎ 𝑛 = 56 mm

fn = 2 ⋅ hn ⋅ Sn = 2 ⋅ 56 ⋅ 8 = 896 mm

• fop : Diện tích gia cường bởi miếng ốp


Bề dày của miếng ốp 6 mm

Chiều rộng của miếng ốp

𝑏𝑜𝑝 ≤ √(𝑑𝑡𝑟 − 𝑠𝑜𝑝 ) ⋅ (𝑠𝑜𝑝 − 𝐶) = √(1700 − 6) ⋅ (6 − 1) = 92,02

• Chọn bop = 80 mm
𝑓op = 2.92,02 = 1104 mm

49
• fha : Diện tích gia cường bởi mối hàn, có thể bỏ qua fha = 0

• d : Đường kính lỗ khoét thực tế d = 300 mm

• dm Đường kính lỗ khoét lớn nhát không cần gia cường dm = 171,28 mm

• S0 : Chiều dày nhỏ nhất của thân


p ⋅ dtr 15 ⋅ 1300
S0 = = = 11,71 mm
200 ⋅ 𝜑 ⋅ 𝜎cp − p 200 ⋅ 0,7 ⋅ 12 − 15

Vậy

896 + 1104 + 0 = 2000,39 ≥ (300 − 171,28) ⋅ 11,71 = 1507,31

Các chi tiết gia cương thoả mãn yêu cầu bài toán đưa ra

3.7.5. Tính bền cho mặt sàn


Thông số tính toán

• Vật liệu chế tạo: Thép 20 K

• Chiều dày mặt sàn sơ bộ 16 mm

Phần mặt sàn có các ống lửa

Để đảm bảo tính chắc chắn của mối nong chiều dày tối thiểu được xác định theo
công thức sau
dng 51
s=5+ = 5+ = 11,38 mm < 16 mm
8 8
Vậy chiều dày mặt sàn là 16 mm

Phần măt sàn không có ống lủa

p
s = 0,5 ⋅ d0 ⋅ √
100 ⋅ 𝜎cp

Trong đó

• d : Đường kính của vòng tròn lớn nhất có thể vẽ lên vách phẳng đi qua tâm
của cac thanh già̀ ng d = 300 mm

50
• 𝜎𝑐𝑝 :Úng suất cho phép 𝜎𝑐𝑝 = 𝜂 ⋅ 𝜎𝑐𝑝

= 0,85 ⋅ 12 = 9,84

Với

t v = 250∘ C Trabảng 9.2 ta có 𝜎𝑐𝑝



= 12 kg/mm2
𝜂 = 0,85

𝜎𝑐𝑝 = 𝜂 ⋅ 𝜎𝑐𝑝 = 0,85.12 = 9,84

𝑝 15
𝑠 = 0,5 ⋅ d0 ⋅ √ = 0,5.300 ⋅ √ = 18,52 mm
100. 𝜎𝑐𝑝 100.9,84

Vậy chiều dày mặt sàn là 20 mm


3.7.6. Tính toán lóp bảo ôn cho Lò hơi
Đối với vật liệu bảo ôn sửa dụng cho trong chế tạo lò hơi những tính chất sau đây
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng: độ kín, tính xốp, tính đàn hồi, tính chịu nhiệt, nhiệt
dung riêng, độ dẫn nhiệt, tính bền chịu nhiệt độ, tính chịu lửa, đồ bền nhiệt, độ bền
chịu xỉ đóng, tính thẩm khí. Sử dụng vật liệu bảo ôn cho lò hơi là bông thuỷ tinh
(bông khoáng): gồm những sợ thuỷ tinh do nấu chảy đá khoáng, xỉ hay thuỷ tinh.

Mật độ dòng nhiệt là:


𝜃𝑣 − 𝜃𝑘𝑘𝑙
𝑞=
𝛿𝑘𝑙 𝛿𝑏0
+
𝜆𝑘𝑙 𝜆𝑏0

Trong đó:

• 𝜃𝑣 : Nhiệt độ vách thân lò. 𝜃𝑣 = 250∘ C

• 𝜃kkl : Nhiệt độ môi trường. 𝜃kkl = 30∘ C

• 𝛿kl : Bề dày lớp kim loại thân lò. 𝛿kl = 10 mm

• 𝜆kl : Hệ dố dẫn nhiệt của thép CT3 ở 250∘ C. 𝜆kl = 46,5 W/m.độ

• 𝛿b0 : Bề dày của lớp bảo ôn

• 𝜆b0 : Hệ số dẫn nhiệt của lớp bảo ôn.

Lớp bảo ôn sử dụng là bông thuỷ tinh có 𝜆bo = 0,049 W/m. độ

51
𝑄 821,587
Với 𝑞 = = = 256,39
𝐹 3,2

• Q: Nhiệt lượng tổn thất qua vách Q = Q 5 = 821,587 W/m2

• F: Diện tích bề mặt trao đổi nhiệt

Lò hơi có đường kính d = 1700 mm, chiều dày thân lò 10 mm chiều dài lò hơi
3600 mm Diện tích bề mặt trao đổi nhiệt tại vách là

F = 𝜋 ⋅ 1,7.3,6 − 𝜋 ⋅ 1,5.3,4 = 3,2 m2


Q 821,587
q= = = 256,39 W/m2
F 3,2
Mà:

𝜃𝑣 − 𝜃𝑘𝑘𝑙 250 − 30 𝛿𝑏0


𝑞= = + = 256,39 ⇒ 𝛿𝑏0 = 0,032 m
𝛿𝑘𝑙 𝛿𝑏0 46,5 0,049
+
𝜆𝑘𝑙 𝜆 𝑏0

Vậy chiều dày của lớp bảo ôn là 32 mm

52
Bảng 3.5. Kết quả tính toán các kích thước của lò hơi

Thông số tính toán Giá trị Đơn vị Vật liệu chế tạo
Chiều dài thân lò hơi 3600 mm Thép CT3
Đường kính trong thân lò hơi 1700 mm
Chiều dày thân lò 18 mm
Chiều dài ống lò 2500 mm Thép 20K
Đường kính ngoài ống lò 548 mm
Chiều dày ống lò 18 mm
Đường kính ngoài ống lửa 51 mm
Chiều dày ống lửa 2,5 mm Thép C20
Số ống lửa pass 2 22 ống
Chiều dài ống lửa pass 2 2500 mm Thép C20
Số ống lửa pass 3 30 ống
Chiều dài ống lửa pass 3 2800 mm Thép C20
Chiều dày lớp bảo ôn 32 mm Bông thuỷ tinh
Chiều dày mặt sàn 20 mm Thép 20K
Lỗ khoét thân nồi 300*400 mm

53
CHƯƠNG 4. TÍNH CHỌN CÁC THIÉT BỊ PHỤ VÀ XỬ LÝ NUỚC
TRONG LÒ HƠI

4.1. Tính chọn các thiết bị phụ trong lò hơi

4.1.1. Van an toàn


Lò hơi là thiết bị làm việc ở nhiệt độ cao, dễ gây ra hiện tượng phá huỷ thiết bị,
không những ảnh hưởng đến kinh tế kĩ thuật mà còn ảnh hưởng đến an toàn của
người vận hành. Van an toàn có tác dụng khống chế áp suất làm việc của môi chất
không vượt quá trị số cho phép nhằm bảo vệ cho thiết bị làm việc an toàn và lâu dài.

Khi lò hơi hoạt động bình thường, van an toàn đóng, khi áp suất vượt quá phạm vi
cho phép, van an toàn tự động mở, xả bớt hơi ra ngoài làm cho áp suất giảm xuống
mức cho phép lúc đó van an toàn tự động đóng lại

Vị trí đặt van an toàn: Trong lò hơi van an toàn được đặt ở vị trí cao nhất khoang
hơi của bao hơi.

Lò hơi có áp suất 15 at nên chọn 2 van lò xo, 1 van làm việc còn 1 van kiểm tra.

Xác định kích thước van


D
n. d. h = A.
p

Trong đó:

• n: Số lượng van an toàn 𝑛 = 2

• d : Đường kính trong của lỗ van (cm)

• h: Chiều cao nâng lên của van

V an nâng lên không hoàn toàn nên d = 20 h

• A: Hệ số tuỳ thuộc.
Van nâng lên không hoàn toàn 𝐴 = 0,0075

• D: Sản lượng hơi D = 1000 kg/h

54
• p: Áp suất tuyệt đối của hơi p = 15 at = 15,5 kg/cm2 Vậy đường kính của
van là

20. D ⋅ A 20.1000.0,0075
d=√ =√ = 2,2 cm = 22 mm
n⋅p 2.15,5

Chọn van an toàn có đường kính 22 mm

4.1.2. Ông thuỷ


Nhiệm vụ: Ông thuỷ là một thiết bị rát quan trọng cho lò hơi, dùng để theo dõi mức
nước trong lò. Ông thuỷ nối với lò hơi theo nguyên tắc bình thông nhau, một đầu
của ống thuỷ đượC nối với khoang hơi, một đầu được nối với khoang nước, được
nối sao cho mức nước trong lò nằm giữa ống thuỷ.

Ông thuỷ sáng: Ông thuỷ sáng cho phép nhìn thấy mức nước quá ống thuỷ tinh nếu
là ống thuỷ tròn, hoặc qua tấm thuỷ tinh nếu là ống thuỷ dẹt, ống thuỷ tinh đều là
ống chịu nhiệt. Theo quy phạm an toàn lò hơi mỗi lò hơi phải có ít nhất hai ống thuỷ
đặt độc lập với nhau.

Ông thuỷ tối: Đối với những lò hơi nhỏ diện tích bề mặt đốt nhỏ hơn 100 m2 có thể
cho phép thay thế một ống thuỷ sáng bằng ống thuỷ tố. Ông thuỷ tối thường gồm 3
van được nối với mức nước cao nhất, trung bình, và thấp nhất của lò.

Có hai loại ống thủy : ống thủy tròn và ống thủy dẹp

• Ông thủy tròn có cấu tạo đơn giản nhưng rất dễ võ

• Ông thủy dẹp có cấu tạo phức tạp hơn nhiều, những rá́ t tiện lợi và an toàn
lúc công tác, vì nó được đặt trong khung bảo vệ bằng kim loại.

Ta chọn ống thuỷ dẹp có chiều dài 220 mm

4.1.3. Áp kế

55
Là thiết bị để đo áp suất của hơi và nước trong lò hơi

Áp kế được đặt ở vị trí cao nhất trên thiết bị. Trên đường nối từ bao hơi ra áp kế
phải đặt van ba ngã có ống xi phông. Trong ống xi phông có chưa nước hoặc không
khí để bảo vệ đồng hồ khỏi bị môi chất phá hỏng. Ở ngã thứ ba của van sẽ nối đồng
hồ mẫu để kiểm tra độ chính xác của đồng hồ đang dùng, kiểm tra xem đồng hồ có
làm việc không

Trên mặt áp kế có thang chia độ, thang chia độ của đồng hồ được chọn theo áp suất
làm việc của lò. Thông thường chọn giá trị lớn nhất của thang chia độ bằng 1,5 lần
áp suất của lò và đường kính mặt áp kế không nhỏ hơn 150 mm. Áp kế của nồi hơi
phải được kiểm định và niêm chì mỗi năm một lần hoặc sau mỗi lần sửa chữa.

Ta chọn áp kế có thang đó là 22,5 at đường kính 150 mm

[TL7-T20]

4.1.4. Bơm nước cấp


Nhiệm vụ của bơm nước cấp: Bơm nước cấp có nhiệm vụ cấp nước cho lò trong
quá trình lò làm việc. Mỗi lò hơi thường yêu cầu phải có ít nhất 2 bơm.

Cấu tạo của bơm nước cấp: Có hai loại bơm cấp, bơm piston và bơm ly tâm .

Bơm pistong: Bơm pistong thường có áp suất cao nhưng sản lượng hơi không lớn
nên thường dùng cho các lò hơi có áp suất nhỏ. Trong các xí nghiệp công nghiệp,
ở các lò hơi nhỏ thường dùng bơm pittong chạy bằng hơi làm bơm dự trữ phòng
khi mất điện

Bơm ly tâm: Các lò hơi của nhà máy nhiệt điện thường làm việc ở áp suất cao nên
phải dung bơm ly tâm nhiều cấp.

Nhiệt độ nước cấp là 30∘ C. Tra bảng thông số vật lý của nước [TL4-T520]

Ta có 𝜌 = 995,7 kg/m3

Lưu lượng của bơm:

56
𝑄𝑏 = 1,15. 𝑄𝑏 m3 /h

𝐷 1.103 3 /h
Trong đó: 𝑄Lh = = = 1,04 m
𝜌 995,7

Vậy lưu lượng của bơm là 𝑄𝑏 = 1,15. 𝑄lh = 1,15.1,04 = 1,2 m3 /h

Tổng cột áp của bơm

hb = 1,1. hlh mH2 O

p 15.10 5
Trong đó hlh = = = 153,57mH2O
𝜌.g 995,7.9,81

Vậy tổng cột áp của bơm là hb = 1,1. hlh = 1,1.153,57 = 168,93mH2 O

Tra catalog bơm Ebara ta chọn bơm Ebara EVM 45 7 − OF5 /30 thông số kỹ
thuật đượ c thể hiện trong bảng 4.1

[TL11-T01]

Bảng 4.1. Thông số kỹ thuật của bơm nước

Model EVM 45 7 − OF5 /30

Tốc độ Vòng/phút 2900

Lưu lượng m3 /h 21-60

Cột áp mH2 O 108 − 181

Công suất kW 30

Đường kính ống hút mm 90

Đường kính ống xả mm 90

4.1.5. Điều khiển mức nước Lò hơi

57
Mực nước là một trong những thông số quan trọng cần được đo và kiểm soát. Để
lò hơi hoạt động an toàn và hiệu quả, mực nước trong lò phải được ổn định.

Mực nước quá thấp có thể làm hỏng ống lò hơi do quá nhiệt dẫn đến lò hơi bị cạn,
gây hư hỏng cơ học, tức là nóng chảy và sập. Việc cấp nước vào khi các đường
ống vẫn đang nông có khả năng sẽ gây ra nổ lò.

Một điểm cần lưu ý nữa là mức cao. Mực nước trong thùng phuy quá cao có thể
làm hỏng thiết bị hạ lưu, gây ra vận chuyển nước, hoạt động không đúng của dải
phân cách, khó kiểm soát nhiệt độ, dẫn nước dẫn đến búa nước. Lượng nước vào
lò hơi phải được cân bằng với lượng hơi thoát ra để có được mực nước trong lò
không đổi. Do đó, thông tin về nguyên tắc hoạt động, yêu cầu lắp ráp, điểm mạnh
và điểm yếu của hệ thống kiểm soát mực nước là vô cùng quan trọng. Bỏ qua
những vấn đề này có thể dẫn đến ứng dụng không phù hợp, bảo trì thường xuyên,
hoạt động không an toàn cũng như hiệu suất hệ thống thấp.

58
Hình 4.1. Vị trí bộ điều khiển mức nước cho lò hơi

Ở đây Lò hơi được sử dụng bộ điều khiển cảnh báo dạng điện cực

Kiểm soát nước cấp: Trong quá trình điều khiển Bật-Tắt nước cấp, máy bơm nước
cấp sẽ bật và tắt theo các lệnh mà nó nhận được từ đầu dò mức. Máy bơm khởi
động khi mực nước giảm xuống mức nước thấp quy định. Khi mực nước đạt đến
mực nước cao đã xác định, máy bơm dừng.

Hình 4.2. Cảm biến đo mức nước

4.2. Xử lý nước cho lò hơi

4.2.1. Mục đích của việc xử lý lước cấp cho lò hơi

59
Sự làm việc chắc chắn, ổn định của lò hơi phụ thuộc vào chất lượng nước cấp vào
cho lò để sinh hơi.

Nguồn nước cấp cho lò hơi lấy từ thiên nhiên nên không cung cấp trực tiếp cho lò
được do có những tạp chất. Các tạp chấtở thể rắn bao gồm:
Ca2+ , Mg 2+ , Na+ , K + , HCO3∘ , SO∘4 , … các tạp chất ở thể lỏng và khí bao gồm
O2 , CO2 , H2 S, … Trong quá trình làm việc của lò, khi nước sôi và bốc hơi, các muối
này sẻ tách ra ở pha cứng dưới dạng bùn hoặc cáu tinh thể bám vào vách ống của lò
hơi. Các cáu và bùn này có hệ số dẫn nhiệt thấp, thấp hơn so với kim loại hàng trăm
lần, do đó khi bám vào vách ống sẻ làm giảm khả năng truyền nhiệt từ khói đến môi
chất trong ống, làm cho môi chất nhận nhiệt ít hơn và tổn thát nhiệt do khói thải
tăng lên, hiệu suất của lò giảm xuống, lượng tiêu hao nhiên liệu tăng lên.

Khi cáu bám trên vách ống sẻ làm tăng tốc độ ăn mòn kim loại, gây ra hiện tượng
ăn mòn cục bộ. Khi cáu bám trên các ống sinh hơi, các ống của bộ quá nhiệt sẽ làm
tăng nhiệt độ của vách ống lên, do đó làm tuổi thọ của ống giảm xuống , có những
trường hợp nhiệt độ vách ống tăng lên quá mức cho phép có thể gây ra nổ ống.

Ngoài những chất sinh cáu, trong nước còn có những chất khí hòa tan như O2 và
CO2 , các loại khí này gây ăn mòn mạnh các bề mặt ống kim loại của lò.

Vì những nguyên nhân trên, đòi hỏi phải xử lý nước trước khi cấp vào lò để bảo vệ
lò hơi đảm bảo cho lò hơi làm việc an toàn.

• Ngăn ngừa việc bám cáu ở trên tất cả các bề mặt đốt và thiết bị trao đổi
nhiệt

• Duy trì độ sạch của hơi ở mức cần thiết

• Ngăn ngừa quá trình ăn mòn kim loại ở bên trong nồi hơi, thiết bị sử dụng
hơi và đường ống dẫn hơi.

4.2.2. Tiêu chuẩn về chất lượng nước cấp

60
Để tránh tác hại của các tạp chất trong nước gây nên đối với nồi hơi, người ta
thường quy đinh chất lượng nước hoặc độ dày lớp cáu cặn cho phép.

Đối với nồi hơi nhỏ khoảng 2 T/h áp suất dưới 16 bar, chiều dày lớp cáu cặn
không quá 1 mm, áp suất từ 16 − 22 bar không được quá 0,5 mm

Đối với nồi hơi lớn hơn, nước cấp phải đạt tiêu chuẩn sau:

Độ cứng của nước thể hiện là nồng độ các ion Ca2+ , Mg 2+ có trong nước, được kí
hiệu là H0

Độ cứng cho phép của nước trong lò hơi phụ thuộc vào thông số hơi của lò, lò hơi
có thông số càng cao thì yêu cầu chất lượng nước cấp càng cao, nghĩa là nồng độ
các tạp chất trong nước cấp phải thấp.

Với lò hơi ống lò ống lửa: H0 ≥ 0,5mgdl/l

V ới nồi hơi ống nước p < 16 bar 0,3 < H0 < 0,5mgdl/l

p = 16 ÷ 32 bar: H0 ≤ 0,3mgdl/l

Lượng oxy trong nước không vượt quá 0,03mg/l khi p < 32 bar

Các tạp chất khác cũng nằm trong phạm vi quy định

Bảng 4.2. Chất lượng nước cấp cho lò hơi TCVN 7704-2007

Các chỉ tiêu Nhiên liệu sử dụng


(Lỏng)

Độ trong suốt không nhỏ hơn (cm) 40

Độ cứng toàn phần 𝜇gdl/kg 30

Hàm lượng oxy hoà tan (đối với nồi có công suất từ
50
2t/h trở lên)

4.2.3. Phương pháp xử lý nước cấp cho lò hơi

61
Xử lý cơ học: Dùng bình lọc cơ khí để tách các tạp chất lơ lửng trong nước ra khỏi
nước. Tuy nhiên xử lý cơ học chỉ loại bỏ các tạp chất cơ khí ra khỏi nước

Xử lý độ cứng: Là giảm đến mức nhỏ nhất nồng độ các tạp chất có thể tạo thành
cáu, hoà tan vào nước. Ở đây nước được xử lý bằng phương pháp trao đổi ion cụ
thể là NaR

Hình 4.3. Xử lý nước cấp cho lò hơi

1- Bộ lọc cơ khí. 2- Bộ làm mềm nuớc

62
Hình 4.4. Cấu tạo bộ lọc nước

1-Van ba của. 2- Than hoat tính. 3- Mangan. 4- Nâng PH. 5- Cát thanh anh. 6- Sỏi
thanh anh

Mục đích: Lọc cẩn bẩn trong nước để đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt

Bộlàm mền nuớc

Làm mềm nước bằng phương pháp trao đổi cation

63
Hình 4.5. Cấu tạo bộ làm mềm nước

1- Lóp sỏi lọc. 2- Bộ khuếch tán. 3- Ông dân. 4-Óng xả. 5-Vỏ cột lọc. 6-Đuờng
nước vào.

7-Valve tư động. 8- Đưòng nuớc ra. 9-Ống hút muối. 10-Thùng muối. 11- Muối

• Quá trình lọc.


Tiến hành trao đổi ion trong cột lọc để loại bỏ độ cứng nhờ vật liệu lọc chứa các hạt
trao đổi ion. Nước sau quá trình này đã được làm mềm và đưa vào sử dụng. Sử dụng
cation NaR

Các phương trình phản ứng xảy ra.

− 2NaR + Ca(HCO3 )2 → CaR 2 + 2NaHCO3

64
− 2NaR + CaSO4 → CaR 2 + Na2 SO4

− 2NaR + CaCl2 → CaR 2 + 2NaCl

− 2NaR + Mg(HCO3 )2 → MgR 2 + 2NaHCO3

− 2NaR + MgSO4 → MgR 2 + Na2 SO4

− 2NaR + MgCl2 → MgR 2 + 2NaCl

Do quá trình trao đổi cation mà độ cứng còn lại của nước giảm đến 10𝜇gdl/kg và
thấp hơn.

• Quá trình tái sinh (rửa ngược)


Rửa ngược vật liệu lọc để làm sạch và loại bỏ những cặn bẩn, mảng bám bám trên
các hạt trao đổi ion và thành cột lọc. Sau quá trình rửa ngược, nước theo đường xả
đi ra ngoài.

• Quá trình tái sinh (hút muối)


Đây là quá trình rửa xuôi. Muối trong các bồn chứa sẽ được bơm vào cột lọc để tái
sinh vật liệu lọc. Kết thúc quá trình, nước sẽ được xả bỏ

• Quá trình tái sinh (Rửa muối)


Nước được hút vào bể lọc và tiến hành quá trình rửa muối. Nước sau quá trình
được thải ra ngoài

• Quá trình tái sinh (trả nước về bồn muối)


Nước được bơm vào cột lọc sau đó trở về thùng chứa muối tái sinh.

Để hoàn nguyên NaR ta dung NaCl có nồng độ 6 ÷ 8%

[ TL2-T235]

Các phương trình phản ứng xảy ra.

− CaR + 2NaCL → 2NaR + CaCl2

− MgR + 2NaCL → 2NaR + MgCl2

65
CHU'ƠNG 5. KẾT LUẬNN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1.1. Kết luận


Trong đồ án "Tính toán thiết kế lò hơi đốt dầu FO công suất 1 tấn/h" chúng em đã
tính toán thiết kế lò hơi 3 pass đồng thời lựa chọn vật liệu và thiết bị phụ trong lò
hơi. Qua bài tính toán thiết kế này, chúng em đã tích lũy, ôn lại cho mình những
kiến thức, kinh nghiêm rát bổ ích cho hành trình sau.

Tuy nhiên do sự hạn chế về kiến thức cũng như thời gian nên việc tính toán, thiết
kế không tránh khỏi những sai sót. Rất mong các thầy, cô góp ý để nhóm có thể
hoàn thiện sản phẩm của mình.

5.1.2. Kiến nghị


Sau khi hoàn thành đồ án "Tính toán thiết kế lò hơi đốt dầu FO công suất 1 tấn/h",
chúng em nhận thấy tầm quan trọng và những kiến thức bổ ích cho kỹ sư Nhiệt.

Vì vậy mong Khoa Cơ Khí Động Lực và các thầy (cô) bổ sung thêm những tiết học
hay nội dung về thiết kế lò hơi cho sinh viên. Đồng thời bổ sung thêm các khoá học
về thiết kế, sử dụng phần mền để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng và hội nhập quốc tế.

66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]: Thiết kế Lò Hơi. PTS Trần Thanh Kỳ. NXB Trung tâm nghiên cứu thiết bị
Nhiệt và Năng lượng mới. Trường Đại học Bách Khoa TPHCM (1990)

[2]: Lò hơi và thiết bị đốt PGSTS Hoàng Ngọc Đồng NXB Khoa học và Kỹ thuật
Hà Nội (2008)

[3]: Giáo trình Lò Hơi. PGS Đặng Thành Trung. NX B Đại học Quốc gia TPHCM
(2013)

[4]: Cơ sở Truyền nhiệt & Thiết kế thiết bị trao đổi nhiệt. Hoàng Đình Tín. NXB
Đại học Quốc gia TPHCM (2013)

[5]: Study of oficiency improvement of boiler with the use of preheated fuel.
International Journal of Mechanical Engineering and Technology (IJMET).(2018)

[6] Boiler Exhaust Velocity. The Engineering ToolBox (2013)

[7] Tiêu chuẩn nồi hơi - yêu cầu kỹ thuật về thiết kế, chế tạo, lắp đặt, sử dụng, và
sửa chữa. TCVN 12728:2019. Hà Nội (2019)

[8] Công nghệ lò hơi và mạng nhiệt. PGS.TS Phạm Lê DZần, TS Nguyễn Công
Hân. NX B Khoa học và Kĩ thuật (2006)

[9] Những chỉ tiêu chế tạo nồi hơi. Hoàng Dương Hùng.(2001)

[10] Calculation feed pump for boiler. T&T Global industry and water equipment
J.S.C.

[11] Tutorials of combustion and fuels. Power Engineering. Tomasz Hardy

67

You might also like