You are on page 1of 25

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA VŨNG TÀU

VIỆN KỸ THUẬT - KINH TẾ BIỂN

ĐỒ ÁN THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH

ĐỀ TÀI: PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TIÊU CHUẨN


XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG NƯỚC TRONG DẦU THÔ BẰNG PHƯƠNG
PHÁP CHƯNG CẤT VÀ PHƯƠNG PHÁP LY TÂM

Trình độ đào tạo : Đại học


Ngành : Công nghệ kỹ thuật hóa học
Chuyên ngành : Hóa dầu
Khóa học : 2017 – 2021
Đơn vị thực tập : Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro
Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn : KS. Đỗ Dương Phương Thảo
KS. Trương Sỹ Giang
KS. Phạm Văn Đồng
KS. Ngọc Anh
Giảng viên hướng dẫn : TS. Lê Thị Thu Dung
Nhóm sinh viên thực hiện : Ngô Khánh Linh
Nguyễn Triệu Phương Linh
Lớp : DH17HD

Vũng Tàu, tháng 11 năm 2019


Khoa Kỹ thuật – Kinh tế Biển Đồ án thực tập chuyên ngành

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thiện báo cáo này đó là một sự nỗ lực lớn đối với hai sinh viên chúng
em và không thể hoàn thành nếu không có sự đóng góp quan trọng của rất nhiều
người.

Lời đầu tiên chúng em xin gửi lời tri ân và biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo
Viện Kỹ Thuật - Kinh tế biển, trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu đã nhiệt tình giảng
dạy, định hướng cho chúng em ngay từ những ngày đầu tiên làm quen với môi
trường nghiên cứu khoa học. Chúng em xin cảm ơn ThS. Nguyễn Thị Thu Dung đã
cung cấp cho chúng em nhiều kiến thức khoa học, tận tình chỉ bảo cho chúng em
trong suốt quá trình thực tập.

Chúng em xin trân trọng cảm ơn Viện nghiên cứu Khoa học và Thiết kế dầu
khí biển, Liên doanh Việt - Nga “Vietsovpetro”, đặc biệt là tập thể các anh chị
phòng “Nghiên cứu lưu chất trong điều kiện chuẩn” đã tạo điều kiện cho chúng em
tiếp xúc thực tế với môi trường làm việc cùng các thiết bị và máy móc hiện đại.
Chúng em xin chân thành cảm ơn các anh chị KS. Đỗ Dương Phương Thảo, KS.
Trương Sỹ Giang, KS. Phạm Văn Đồng và KS. Ngọc Anh đã truyền đạt những kinh
nghiệm quý giá, kỹ năng chuyên môn và đã bổ sung thêm cho chúng em rất nhiều
kiến thức để hoàn thiện bài báo cáo này.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

GVHD: ThS. Lê Thị Thu Dung Trang 2


Khoa Kỹ thuật – Kinh tế Biển Đồ án thực tập chuyên ngành

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Trong quá trình thực tập chuyên ngành tại phòng Nghiên cứu chất lưu trong điều
kiện chuẩn, thuộc Viện Nghiên cứu Khoa học và Thiết kế dầu khí biển từ ngày
04/11/2019 đến ngày 30/11/2019, sinh viên Ngô Khánh Linh, Nguyễn Triệu
Phương Linh đã hoàn thành tốt những tiêu chí sau đây:

- Chuyên cần, chăm chỉ, thực tập đều đặn, đầy đủ và đúng giờ.
- Nề nếp tác phong lịch sự, có ý thức chấp hành nghiêm túc nề nếp, kỷ luật của
công ty và các quy định trong phòng thí nghiệm.
- Chịu khó, có tinh thần ham học hỏi, tìm hiểu tài liệu, hoạt động – tổ chức của
công ty để phục vụ cho báo cáo của mình, thái độ làm việc đúng mực.
- Khả năng làm việc nhóm tốt, tinh thần hòa đồng, trách nhiệm cao, phân công
hợp lý và hoàn thành tốt, đúng hạn những công việc được giao.
- Hoàn thành bài báo cáo đúng thời hạn với nội dung nghiên cứu và tìm hiều
đầy đủ.

Đánh giá quá trình thực tập: Tốt

Vũng Tàu, ngày tháng năm 2019

Xác nhận của Viện NCKH và TK dầu khí biển

Ký tắt
Phòng Nghiên cứu chất lưu trong điều kiện chuẩn: ………………………….

GVHD: ThS. Lê Thị Thu Dung Trang 3


Khoa Kỹ thuật – Kinh tế Biển Đồ án thực tập chuyên ngành

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẨN

1. Thái độ, tác phong khi tham gia thực tập


........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................

2. Kiến thức chuyên môn


........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................

3. Nhận thức thực tế


........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................

4. Đánh giá khác


........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................

5. Đánh giá kết quả thực tập


........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................

Vũng Tàu, ngày tháng năm 2019

Giảng viên hướng dẫn

GVHD: ThS. Lê Thị Thu Dung Trang 4


Khoa Kỹ thuật – Kinh tế Biển Đồ án thực tập chuyên ngành

MỤC LỤC

PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ VIỆT NAM VÀ LIÊN
DOANH VIỆT – NGA VIETSOVPETRO............................................................9
I. Tổng quan về công nghiệp dầu khí ở Việt Nam................................................9
II.Liên doanh Việt –Nga Vietsovpetro...................................................................9
1. Lịch sử hình thành.................................................................................................9
2. Tiềm năng và năng lực........................................................................................10
3. Lĩnh vực hoạt động..............................................................................................10
III. Viện nghiên cứu khoa học và thiết kế dầu khí biển......................................10
1. Lịch sử hình thành...............................................................................................10
2. Chức năng nhiệm vụ............................................................................................11
IV. Phòng Nghiên cứu chất lưu trong điều kiện chuẩn.......................................11
PHẦN 2. TỔNG QUÁT VỀ NHŨ TƯƠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH
HÀM LƯỢNG NƯỚC TRONG CÁC MẪU DẦU.............................................12
I. Lý thuyết về nhũ tương.....................................................................................12
1. Định nghĩa và phân loại.......................................................................................12
2. Sự hình thành nhũ...............................................................................................13
3. Độ bền nhũ..........................................................................................................13
4. Tính chất.............................................................................................................13
5. Ảnh hưởng của nhũ tương đến quá trình khai thác, vận chuyển, mua bán và chế
biến dầu thô.........................................................................................................14
II. Phương pháp xác định hàm lượng nước trong phòng thí nghiệm................14
1. Phương pháp chưng cất.......................................................................................14
1.1. Định nghĩa.........................................................................................................14
1.2. Nguyên lý làm việc...........................................................................................14
1.3. Thiết bị, hóa chất và cách tiến hành..................................................................14
1.3.1. Thiết bị..........................................................................................................14
2.3.2. Hóa chất........................................................................................................15
2.3.3. Cách tiến hành..............................................................................................15
1.3. Tính toán kết quả...............................................................................................16
1.4. Sai số cho phép.................................................................................................16

GVHD: ThS. Lê Thị Thu Dung Trang 5


Khoa Kỹ thuật – Kinh tế Biển Đồ án thực tập chuyên ngành

2. Phương pháp ly tâm.............................................................................................17


2.1. Định nghĩa.........................................................................................................17
2.2. Nguyên lý làm việc...........................................................................................17
2.3. Thiết bị, hóa chất và cách tiến hành..................................................................17
2.3.1. Thiết bị.........................................................................................................17
2.3.2. Hóa chất.........................................................................................................20
2.3.3. Cách tiến hành...............................................................................................20
2.4. Tính toán kết quả...............................................................................................20
2.5. Sai số cho phép.................................................................................................21
3. So sánh 2 phương pháp.......................................................................................21
PHẦN 3. THỰC HÀNH........................................................................................21
I. Phương pháp chưng cất....................................................................................21
1. Quy trình thực nghiệm........................................................................................21
1.1. Chuẩn bị mẫu....................................................................................................21
1.2. Lấy mẫu và thực hành.......................................................................................21
2. Kết quả và tính toán............................................................................................22
3. Sai số cho phép....................................................................................................22
II.Phương pháp ly tâm..........................................................................................22
1. Quy trình thực nghiệm........................................................................................22
1.1. Chuẩn bị mẫu....................................................................................................22
1.2. Lấy mẫu và thực hành.......................................................................................22
2. Kết quả tính toán.................................................................................................23
3. Sai số cho phép....................................................................................................23
KẾT LUẬN............................................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................24

GVHD: ThS. Lê Thị Thu Dung Trang 6


Khoa Kỹ thuật – Kinh tế Biển Đồ án thực tập chuyên ngành

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH ẢN

Hình 1. Công ty liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro................................................9


Hình 2. Hệ nhũ tương nước trong dầu và dầu trong nước........................................12
Hình 3. Dụng cụ chưng cất......................................................................................15
Hình 4. Độ chụm của nước......................................................................................17
Hình 5. Máy ly tâm..................................................................................................18
Hình 6. Ống ly tâm..................................................................................................19

DANH MỤC VIẾT TẮT


NCKH – TK: Nghiên Cứu Khoa Học và Thiết Kế.
TKTD: Thiết kế thăm dò
XNLD: Xí nghiệp liên doanh
LD: Liên doanh
ASTM (American Society for Testing and Materials): Hiệp hội về phân tích và Vật
liệu Quốc gia Mỹ

GVHD: ThS. Lê Thị Thu Dung Trang 7


Khoa Kỹ thuật – Kinh tế Biển Đồ án thực tập chuyên ngành

LỜI NÓI ĐẦU


Ngành công nghiệp dầu khí là một ngành mới hình thành và phát triển ở nước
ta, song đã chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Trong năm
1996, ngành dầu khí đã sản xuất được hơn 7 triệu tấn dầu thô thì năm 1997 đã sản
xuất được hơn 10 triệu tấn tức là tăng khoảng 14%, ngang tầm với các ngành khác.
Theo kết quả thăm dò, nghiên cứu nhiều năm của các nhà địa chất trong nước và
nước ngoài đã khẳng định rằng lòng đất Việt Nam, kể cả thềm lục địa và các vùng
trên đất liền có chứa đựng một tiềm năng dầu khí hấp dẫn. Hàng loạt các phát hiện
thương mại nối tiếp nhau được công bố đã chứng minh điều đó và đã lôi kéo các
Công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Công nghiệp dầu khí có thể là một ngành
phát triển mạnh trong tương lai. Thực tế đó, đã đặt ra cho đội ngũ những người làm
công tác kỹ thuật và các nhà sản xuất hàng loạt các vấn đề hoàn thiện công nghệ
khai thác xử lý và vận chuyển dầu khí , tiến tới khai thác sử dụng hợp lý, có hiệu
quả nhất nguồn tài nguyên quý giá của đất nước.
Dầu mỏ đang được khai thác ở thềm lục địa phía Nam bao giờ đưa lên khỏi
lòng đất cũng chứa một lượng nước vỉa dưới dạng nhũ. Lượng nước này càng tăng
lên khi áp dụng các phương pháp thứ cấp, tam cấp, bơm điện phân nước có phụ gia
hóa phẩm… để tăng hệ số thu hồi dầu mỏ. Quá trình xử lý tách nước ra khỏi dầu thô
là không thế thiếu được để đảm bảo cho chất lượng dầu thô xuất khẩu và trong
tương lai đảm bảo cho chất lượng nguyên liệu nhà máy lọc dầu. Hơn nữa, hàm
lượng nước và cặn có trong dầu thô có ý nghĩa quan trọng, vì nước và cặn có thể
gây ăn mòn thiết bị và gây ra các khó khăn trong quá trình chế biến. Vì vậy, việc
xác định hàm lượng nước và cặn được đòi hỏi để đo chính xác các thể tích thực của
loại dầu thực tế trong các khâu buôn bán, tính thuế, trao đổi và chuyển nhượng
quyền quản lý.
Tại công ty Liên doanh Việt – Xô Vietsovpetro trong phòng thí nghiệm Nghiên
cứu chất lưu trong điều kiện chuẩn chúng em đã được tiếp cận và thực hành xác
định tách nước khỏi các mẫu dầu thô dưới sự hướng dẫn tận tình của các anh chị
KS, bên cạnh đó lại là lần đầu tiên tiếp xúc với việc làm khoa học, thiết bị, nghiên
cứu và xử lý tài liệu, hơn nữa trình độ và điều kiện có hạn nên không tránh khỏi
những sai xót. Chúng em rất mong sẽ nhận được nhiều ý kiến quý báu của thầy cô
để đồ án này được hoàn chỉnh hơn.

GVHD: ThS. Lê Thị Thu Dung Trang 8


Khoa Kỹ thuật – Kinh tế Biển Đồ án thực tập chuyên ngành

PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ VIỆT NAM VÀ LIÊN
DOANH VIỆT – NGA VIETSOVPETRO
I. Tổng quan về công nghiệp dầu khí ở Việt Nam
Từ những năm đầu của thập kỉ 60, khi đất nước còn chiến tranh công tác tìm
kiếm, thăm dò dầu khí đã được các đoàn địa chất dầu khí của Tổng cục địa chất tiến
hành ở miền Bắc. Với sự giúp đỡ về tài chính và kỹ thuật của Liên Xô (cũ), tiến
hành thăm dò trên địa bàn sông Hồng. Hàng chục giếng khoan đã được thực hiện
bằng các thiết bị của Liên Xô khoan trong đất liền với độ sâu từ 1200 – 4200 m và
đã phát hiện có dầu khí và Condensate, nhưng trữ lượng không đáng kể.
II.Liên doanh Việt –Nga Vietsovpetro
1. Lịch sử hình thành
Liên đoàn dầu khí Việt Xô  (trước đây là Xí nghiê ̣p Liên doanh dầu khí Viê ̣t –
Xô, gọi tắt là Vietsovpetro) được thành lập trên cơ sở các hiệp định hợp tác giữa
Việt Nam và Liên Xô, về hợp tác thăm dò và khai thác dầu khí trên thềm lục địa
Việt Nam ký ngày 03/07/1980 và hiệp định giữa hai chính phủ ký ngày 19/06/1981
về việc thành lập công ty liên doanh dầu khí Việt- Xô Vietsovpetro (nay là liên
doanh Việt- Nga VIETSOVPETRO ), một biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam
và Liên bang Nga. Từ năm 1993, Liên bang Nga tiếp nhận nghĩa vụ và quyền lợi
của Liên Xô trong Liên doanh. Hiện nay, Vietsovpetro đang hoạt động theo Hiệp
định Liên Chính phủ Việt Nam và Liên bang Nga ký ngày 27/12/2010 về tiếp tục
hợp tác trong lĩnh vực thăm dò địa chất và khai thác dầu khí tại thềm lục địa Việt
Nam.

GVHD: ThS. Lê Thị Thu Dung Trang 9


Khoa Kỹ thuật – Kinh tế Biển Đồ án thực tập chuyên ngành
Hình 1. Công ty liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro

2. Tiềm năng và năng lực


LD Việt – Nga Vietsovpetro luôn sẵn sàng hợp tác với các công ty dầu khí trong
nước và quốc tế để cung cấp các loại hình dịch vụ chất lượng cao trong các lĩnh vực
sau đây:
 Nghiên cứu, thăm dò và khai thác mỏ;
 Thiết kế, chế tạo, lắp đặt các công trình dầu khí biển;
 Khảo sát và sửa chữa các công trình khai thác dầu khí;
 Điều hành khai thác mỏ;
 Vận hành, sửa chữa và bảo dưỡng các công trình dầu khí, thiết bị năng lượng;
 Khoan, sửa chữa giếng khoan;
 Đo địa chấn và địa vật lý các giếng khoan;
 Thu gom và vận chuyển khí, vận hành và bảo dưỡng các giàn nén khí;
 Dịch vụ vận tải biển và công tác lặn;
 Phòng, chống và thu gom dầu tràn;
 Dịch vụ cảng và cung ứng vật tư thiết bị;
 Phân tích thí nghiệm; mô hình vỉa;
 Dịch vụ vận tải ô tô, vận tải siêu trường siêu trọng;
 Dịch vụ công nghệ thông tin và liên lạc;
 Dịch vụ kiểm tra sức khỏe, khám chữa bệnh.
3. Lĩnh vực hoạt động
 Tìm kiếm, thăm dò, khai thác, thu gom, xử lý, vận chuyển, tàng trữ và bán các sản
phẩm dầu, khí và condensate tại CHXHCN Việt Nam, Liên bang Nga và nước thứ
ba thông qua tổ chức của CHXHCN Việt Nam trên cơ sở hợp đồng;
 Nghiên cứu khoa học, khảo sát thiết kế, xây dựng và phát triển các mỏ dầu khí,
thiết kế và xây dựng các công trình dầu khí;
 Mua, bán, xuất nhập khẩu vật tư thiết bị ngành dầu khí;
 Thực hiện và cung cấp các dịch vụ dầu khí cho các tổ chức Việt Nam và
nước ngoài;
III. Viện nghiên cứu khoa học và thiết kế dầu khí biển
1. Lịch sử hình thành
Tiền thân của Viện NCKH và TK là Xưởng NCKH và TKTD, hình thành năm
1982 với biên chế nhỏ, gọn gồm chủ yếu các chuyên gia trong lĩnh vực địa chất, địa
vậy lý. Giai đoạn này, nhiệm vụ chính của XNLD là tìm kiếm thăm dò các cấu tạo
triển vọng chứa dầu để phát hiện các mỏ chứa trữ lượng công nghiệp. Các công tác
chính là thực hiện các khảo sát địa chấn thềm lục địa Nam Việt Nam, chủ yếu trong

GVHD: ThS. Lê Thị Thu Dung Trang 10


Khoa Kỹ thuật – Kinh tế Biển Đồ án thực tập chuyên ngành
vùng Trũng Cửu Long, nghiên cứu, phân tích, xử lý số liệu địa chất và thiết kế, biện
luận vị trí các giếng tìm kiếm thăm dò trên thếm lục địa miền Nam Việt Nam.

Thành công trong việc phát hiện cấu tạo Bạch Hổ, và sau đó là khoan các giếng
tìm kiếm cho dòng dầu công nghiệp, cho thấy triển vọng trong việc phát triển mỏ và
sự cần thiết hình thành một đơn vị nghiên cứu và thiết kế đủ khả năng thực hiện các
dự án liên quan tới phát triển mỏ.
Ngày 26 tháng 10 năm 1985 Viện chính thức được thành lập.
2. Chức năng nhiệm vụ
- Soạn thảo, giám sát triển khai và đề xuất các giải pháp đảm bảo thực thi hiệu
quả nhất các văn liệu thiết kế tìm kiếm, thăm dò, khai thác và quy hoạch xây dựng
công nghiệp các mỏ dầu khí;
- Nghiên cứu cấu trúc địa chất, xác định sự tồn tại dầu khí, quy mô và các đặc
trưng của chúng phục vụ công tác thiết kế khai thác và quy họach xây dựng mỏ;
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến trong công tác khoan khai
thác, thu gom, xử lý, vận chuyển và tàng trữ dầu khí trong điều kiện bỉển xa bờ;
- Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến trong thiết kế kỹ thuật
công nghệ và thiết kế thi công, dự tóan xây dựng và sửa chữa các công trình biển;
- Làm dịch vụ khoa học, thiết kế phát triển mỏ.
IV. Phòng Nghiên cứu chất lưu trong điều kiện chuẩn
- Phân tích nhanh các mẫu dầu mỏ (Express – Analysis of Crude Oil).
- Phân tích toàn diện các mẫu dầu mỏ trong quá trình khoan, thăm dò, khai thác
và các mẫu dầu thương phẩm trong điều kiện thường:
+ Độ nhớt dầu thô và sản phẩm dầu các loại
+ Hàm lượng nhựa, asphalten
+ Hàm lượng muối và nước, lưu huỳnh tro, cốc, tạp chất cơ học
+ Nhiệt độ nóng chảy
+ Tỷ trọng, trọng lượng phân tử
+ Chưng cất dầu và các sản phẩm dầu
+ Điểm chớp cháy cốc hở, cốc kín và nhiệt độ đông đặc
+ Chỉ số axit, chỉ số kiềm tổng
+ Hàm lượng vi nguyên tố
- Phân tích đánh giá thành phần các chất lắng trong tàu dầu, bồn, bể chứa, đường
ống.
- Phân tích chất lượng các loại dầu nhờn, dầu thủy lực
- Các phân tích và hỗ trợ công nghệ khác cho khai thác và vận chuyển dầu.
- Phân tích, nghiên cứu các chỉ số của nước và môi trường:
+ Phân tích toàn diện các chỉ số của nước bơm ép, nước đồng hành.

GVHD: ThS. Lê Thị Thu Dung Trang 11


Khoa Kỹ thuật – Kinh tế Biển Đồ án thực tập chuyên ngành
+ Phân tích các tác động liên quan tới ô nhiễm môi trường.
+ Đánh giá chất lượng hóa phẩm sử dụng trong quá trình khai thác dầu khí.

PHẦN 2. TỔNG QUÁT VỀ NHŨ TƯƠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH


HÀM LƯỢNG NƯỚC TRONG CÁC MẪU DẦU
I. Lý thuyết về nhũ tương
1. Định nghĩa và phân loại
 Định nghĩa
Nhũ tương là một hệ chất lỏng không đồng nhất gồm hai chất lỏng không hòa
tan vào nhau, trong đó một chất bị phân chia thành những hạt nhỏ hình cầu, phân
tán trong chất lỏng thứ hai. Chất lỏng bị phân tán gọi là pha phân tán, chất lỏng thứ
hai gọi là pha liên tục hay môi trường phân tán.
 Phân loại nhũ trong dầu mỏ
* Nhũ nghịch N/D (nước trong dầu): Là loại nhũ chính thường gặp trong khai
thác dầu mỏ. Hàm lượng pha phân tán trong môi trường phân tán (nước phân tán
trong dầu) có thể thay đổi 90% - 95%. Tính chất nhũ này ảnh hưởng lớn đến quá
trình công nghệ khai thác, thu gom dầu đến việc lựa chọn công nghệ và kỹ thuật
tách nhũ.
* Nhũ thuận D/N (dầu trong nước): Nhũ này được tạo thành trong quá trình
phá nhũ nghịch – nhũ dầu mỏ, trong quá trình tác động nhiệt hơi nước lên vỉa và
trong quá trình xử lý nước thải. Do thuộc loại nhũ tương loãng nên công nghệ phá
nhũ thuận lợi hơn so với phá nhũ nghịch.
* Nhũ hỗn hợp: Có thể là nhũ thuận hoặc nhũ nghịch, trong đó pha phân tán
cũng là nhũ chứa các hạt nhỏ trong môi trường phân tán. Nhũ này có thể xuất hiện
khi đồng thời có trong hệ hai chất tạo nhũ có tác động trái ngược nhau. Được đặc
trưng bởi lượng tạp chất cơ học cao và rất khó phá, nhũ tích tụ trên ranh giới phân
pha trong các thiết bị xử lý dầu thô và nước, và là nguyên nhân gián đoạn công
nghệ.

GVHD: ThS. Lê Thị Thu Dung Trang 12


Khoa Kỹ thuật – Kinh tế Biển Đồ án thực tập chuyên ngành

Pha trong: các hạt Pha trong: các


nước hạt dầu
Hình 2. Hệ nhũ tương nước trong dầu và dầu trong nước

2. Sự hình thành nhũ


Nhũ tương chủ yếu được hình thành trong quá trình khai thác dầu thô. Phần lớn
dầu thô được khai thác lên dưới dạng nhũ mà chủ yếu là nhũ nước trong dầu (N/D).
Loại nhũ này thường rất bền và khó phá.
Đa số các nghiên cứu cho rằng trong điều kiện vỉa hầu như không thể phân tách
dầu, khí và nước, chúng chỉ bắt đầu tạo thành trong quá trình chuyển động theo thân
giếng lên bề mặt, ở độ sâu 2000 m và áp suất 20 MPa thì một phần thể tích dầu mỏ
có thể hòa tan tới 1000 phần thể tích khí. Khi lên tới bề mặt, do giảm áp khí tách ra
với năng lượng đủ lớn để phân tán các giọt nước vỉa. Đây là nguyên nhân gây ra
nhũ.
3. Độ bền nhũ
Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất đối với nhũ dầu mỏ. Nó chính là khả năng trong
một khoảng nhất định không bị phá vỡ, không bị tách thành 2 pha, không trộn lẫn.
Để đánh giá độ bền nhũ, người ta phân thành 2 loại:
+ Độ bền động học (sa lắng): là khả năng của hệ thống chống lại sự xa lắng hay
nổi lên của hạt pha phân tán dưới tác dụng của trọng lực.
+ Độ bền tập hợp: là khả năng của hạt pha phân tán khi va chạm với các hạt khác
hay với ranh giới phân chia pha vẫn giữ nguyên kích thước ban đầu của mình.
4. Tính chất
 Tỷ khối của nhũ
Tỷ khối: tỷ khối của nhũ được tính theo công thức sau:
1
ρnh=
100−W 0.01× W
0.01 × +
ρd ρn
Trong đó:
+ ρnh: Tỷ khối của nhũ
+ ρd : Tỷ khối của dầu
+ ρn: Tỷ khối của nước
+ W: Hàm lượng nước trong dầu, % thể tích
 Độ nhớt
Nhũ dầu mỏ là hệ phân tán, có độ nhớt dị thường và chuyển động của nó không
tuân theo định luật Newton. Đối với hệ này độ nhớt không phải là hằng số, mà phụ
thuộc vào điều kiện chuyển động.

GVHD: ThS. Lê Thị Thu Dung Trang 13


Khoa Kỹ thuật – Kinh tế Biển Đồ án thực tập chuyên ngành
Khi tăng hàm lượng nước độ nhớt của nhũ tạo thành tăng, đăc biệt là khi hàm
lượng nước > 20%.
 Độ phân tán của nhũ
Độ phân tán đặc trưng cho mức độ phân tán của pha phân tán trong môi trường
phân tán. Đây là đặc trưng cơ bản xác định tính chất của hệ nhũ tương và các hệ
phân tán khác. Độ phân tán được đo bằng đường kính hạt phân tán.

Độ phân tán được chia làm 3 loại:


+ Nhũ có độ phân tán nhỏ: kích thước giọt nhũ từ 0,2 ÷ 20 μm
+ Nhũ có độ phân tán trung bình: kích thước giọt nhũ 20 ÷ 50 μm
+ Nhũ có độ phân tán thô: kích thước giọt nhũ 50 ÷ 100 μm.
5. Ảnh hưởng của nhũ tương đến quá trình khai thác, vận chuyển, mua bán và
chế biến dầu thô
Nhũ tương có ảnh hưởng lớn trong quá trình khai thác, vận chuyển, mua bán và
chế biến dầu thô.
Sự có mặt của nước trong dầu có thể gây ăn mòn thiết bị, gây khó khăn và làm
tiêu tốn nhiên liệu, chi phí xử lý cho quá trình vận chuyển, làm gia tăng chi phí xử
lý tách nước cũng như các khó khăn trong quá trình chế biến.
Việc đo hàm lượng nước là bắt buộc để xác định chính xác thể tích của dầu trong
các khâu buôn bán, tính thuế, trao đổi và chuyển nhượng quyền quản lý.
II. Phương pháp xác định hàm lượng nước trong phòng thí nghiệm
1. Phương pháp chưng cất
I.1. Định nghĩa
Chưng cất là quá trình tách một dung dịch bằng cách đun sôi nó, rồi ngưng tụ
hơi bay ra để được 2 phần: Phần nhẹ là distillat có nhiệt độ sôi thấp, chứa nhiều chất
dễ sôi, còn phần nặng còn lại là cặn chưng cất (redue).
I.2. Nguyên lý làm việc
Mẫu được đun hồi lưu với dung môi không tan trong nước. Dung môi sử dụng
phải tạo thành hỗn hợp đẳng phí với nước và cùng được cất ra với nước có trong
mẫu. Dung môi và nước bị ngưng tụ lại và phân ly liên tục trong ống thu, nước
đọng lại ở phần có vạch chia của bẫy ngưng, còn dung môi chảy trở lại bình cất.
1.3. Thiết bị, hóa chất và cách tiến hành
1.3.1. Thiết bị
Thiết bị bao gồm bình chưng cất, ống sinh hàn, bẫy nước bằng thủy tinh có
vạch chia và bếp đun.
Bình chưng cất: dung tích 500 ml, đáy tròn bằng thủy tinh, bình chưng cất lắp khít
với khớp nối có độ côn 24/29. Bình lắp với bẫy nước loại 10 ml đã hiệu chuẩn có
chia vạch với vạch chia là 0,1 ml. Bẫy này được lắp với ống sinh hàn dài 400 mm.

GVHD: ThS. Lê Thị Thu Dung Trang 14


Khoa Kỹ thuật – Kinh tế Biển Đồ án thực tập chuyên ngành
Một ống làm khô nạp đầy chất hút ẩm được lắp trên đỉnh ống sinh hàn (ngăn hơi ẩm
của không khí xâm nhập từ môi trường xung quanh).
Bếp đun: bằng điện có áo bọc và khuấy từ, sao cho có thể phân phối nhiệt độ đều
toàn bộ nửa dưới của bình đều được sử dụng.

Hình 3. Dụng cụ chưng cất


II.3.2. Hóa chất
Xylen (Cảnh báo – Cực kỳ bắt lửa, rất dễ cháy). Hơi rất độc.
Xylen sử dụng trong quy trình này thường là hỗn hợp của các đồng phần ortho-,
meta- và para- và có thể chứa một số etyl benzen.
II.3.3. Cách tiến hành
Bước 1: Làm sạch toàn bộ thiết bị để loại bỏ các màng và bụi bẩn bám trên bề
mặt cản trở dòng chảy tự do của nước trong thiết bị thử. Để giảm thiểu hiện tượng
những giọt nước bám trên bề mặt dụng cụ không lắng vào được bẫy ngưng để có
thể đo làm độ chụm của phép thử có thể bị ảnh hưởng.
Bước 2: Rót 50 ml mẫu vào trong ống đong có vạch chia và dung tích phù hợp.
Rót cẩn thận lượng mẫu trong ống đong vào bình chưng cất và tráng phần bám dính
ở thành ống bằng 50 ml xylen chia làm 2 lần mỗi lần 25 ml, rồi rót cả vào bình cất.

GVHD: ThS. Lê Thị Thu Dung Trang 15


Khoa Kỹ thuật – Kinh tế Biển Đồ án thực tập chuyên ngành
Rót sạch chất lỏng trong ống đong vào bình cất môt cách hoàn toàn. Thêm đủ xylen
vào bình cất để tổng dung tích xylen có trong bình là 100 ml.
Bước 3: Lắp các chi tiết của thiết bị, chọn bẫy ngưng phù hợp với lượng nước dự
đoán có trong mẫu, làm kín tất cả các khớp nối hơi và chất lỏng. Không nên bôi mỡ
cho các khớp nối thủy tinh. Ống sinh hàn và bẫy ngưng phải được làm sạch bằng
hóa chất để đảm bảo rằng nước chảy tự do xuống đáy bẫy ngưng. Lắp vào đầu ống
sinh hàn chất hút ẩm để ngăn sự ngưng tụ hơi ẩm trong không khí xâm nhập vào
trong sinh hàn. Cho nước có nhiệt độ 20 0C - 250C chảy tuần hoàn trong vỏ bọc của
ống sinh hàn.

Bước 4: Bật bếp đun bình cất và điều chỉnh tốc độ sôi, sao cho phần cất ngưng tụ
chảy từ ống sinh hàn xuống với tốc độ từ 2 giọt đến 5 giọt trong một giây. Tiếp tục
chưng cất cho đến khi không còn nhìn thấy nước ở bất cứ phần nào của dụng cụ
ngoại trừ trong bẫy và thể tích nước trong bẫy duy trì không đổi trong vòng 5 phút.
Nếu thấy các giọt nước vẫn còn bám lâu trên thành trong ống sinh hàn, phun rửa
bằng xylen. Thêm một lượng nhỏ chất phá nhũ loại tan trong dầu với nồng độ
1/1000 vào xylen dùng để phun rửa sẽ giúp gạt các giọt nước còn bám xuống. Sau
khi phun rửa, chưng cất lại thêm ít nhất 5 phút nữa (phải tắt nguồn nhiệt ít nhất 15
phút trước khi phun rửa để tránh sôi mạnh), gia nhiệt đun từ từ để tránh sôi mạnh.
Lặp lại quy trình này cho đến khi thể tích nước trong bẫy duy trì không đổi trong
vòng 5 phút. Nếu quy trình này không gạt được nước xuống, thì sử dụng que gạt
nước (chế tạo từ nhựa TEFLON – florocacbon), hoặc dụng cụ tương đương gạt cho
nước chảy vào bẫy.
Bước 5: Khi chưng cất hoàn tất, để nguội bẫy ngưng đến 20 0C và lượng chứa
trong ống đến nhiệt độ phòng. Dùng đũa thủy tinh hoặc dụng cụ làm từ nhựa
TEFLON - florocacbon hoặc áp dụng phương tiện thích hợp khác gạt tất cả những
giọt nước dính ở thành bẫy ngưng cho rơi xuống lớp nước lắng ở dưới. Đọc thể tích
nước trong bẫy ngưng chính xác đến vạch chia của ống. Bẫy được chia vạch 0,1 ml
nhưng thể tích được xác định chính xác đến 0,05 ml.
I.3. Tính toán kết quả
Hàm lượng nước trong mẫu được tính theo công thức như sau:
A−B
%V= × 100
C
A−B
%V= × 100
M/D
A−B
%m= × 100
M
Trong đó:
+ A là lượng nước trong bẫy, tính bằng ml;
+ B là lượng dung môi mẫu trắng, tính bằng ml;
+ C là lượng mẫu thử, tính bằng ml;
+ M là khối lượng mẫu thử, tính bằng g;
GVHD: ThS. Lê Thị Thu Dung Trang 16
Khoa Kỹ thuật – Kinh tế Biển Đồ án thực tập chuyên ngành
+ D là tỷ trọng của mẫu, tính bằng g/ml.
I.4. Sai số cho phép
Độ chính xác của phương pháp này đã xác định trong khoảng 0,01 % đến 1%.
Độ lặp lại - Sai số giữa các kết quả phân tích thành công đạt được bởi cùng một
người thực hiện trên cùng một dụng cụ thí nghiệm trong những điều kiện làm việc
không thay đổi với những vật tư phân tích xác định, trong thời gian dài, với thao tác
bình thường và chính xác của phương pháp phân tích này, thì, trong số 20 lần chỉ có
một trường hợp vượt quá giá trị sau đây:
+ Từ 0,0% đến 0,1% nước, xem hình 4
+ Lớn hơn 0,1% nước, độ lặp lại không đổi là 0,08

Độ tái lập – Sai lệch giữa hai kết quả phân tích độc lập và đơn lẻ đạt được bởi
những người thực hiện khác nhau trong những phòng thí nghệm khác nhau trên vật
tư phân tích xác định, thì, trong một thời gian dài với thao tác chính xác và bình
thường của phương pháp phân tích này, cứ 20 lần thì chỉ có một lần vượt quá giá trị
sau đây:
+ Từ 0,0% đến 0,1% nước, xem hình 4
+ Lớn hơn 0,1% nước, độ tái lập không đổi là 0,11.

Hàm lượng nước trung bình xác định theo phương pháp chưng cất,
tính bằng phần trăm
Hình 4. Độ chụm của nước
2. Phương pháp ly tâm
2.1. Định nghĩa
Ly tâm là phương pháp sử dụng lực ly tâm để tách một cách nhanh chóng các
phân tử có khối lượng riêng (ρ) khác nhau. Do ảnh hưởng của trọng lực, hai phần tử
có khối lượng khác nhau sẽ lắng ở những tốc độ tương đương với trọng lượng. Sự
khác nhau về tỷ trọng càng lớn thì càng dễ phân biệt.
GVHD: ThS. Lê Thị Thu Dung Trang 17
Khoa Kỹ thuật – Kinh tế Biển Đồ án thực tập chuyên ngành
2.2. Nguyên lý làm việc
Lấy từng thể tích bằng nhau của dầu thô và toluen đã bão hoà nước vào trong
hai ống quay ly tâm hình côn. Sau khi quay ly tâm, nước và tạp chất có tỷ trọng cao
hơn sẽ đọng ở đáy ống, đọc và ghi nhận thể tích này.
2.3. Thiết bị, hóa chất và cách tiến hành
2.3.1. Thiết bị
Máy ly tâm: Đầu quay, các vòng đai trục quay và ống đỡ, bao gồm cả vòng
đệm phải được thiết kế thật khít và êm để chịu được lực ly tâm lớn nhất mà lực của
nguồn tạo ra. Các ống đỡ và đệm lót phải giữ chắc các ống khi máy ly tâm chuyển
động. Máy ly tâm được đậy chặt bằng nắp đủ chắc để tránh nguy hiểm nếu xảy ra
vỡ, nứt ống.

Máy ly tâm phải được gia nhiệt và kiểm soát về nhiệt độ để tránh các điều kiện
không an toàn. Máy phải có khả năng duy trì nhiệt độ mẫu thử trong toàn bộ quá
trình tại 600C. Việc kiểm soát nhiệt độ có khả năng duy trì nhiệt độ trong giới hạn
đó và vận hành an toàn trong môi trường dễ cháy. Nguồn điện và bộ gia nhiệt của
máy ly tâm phải đáp ứng yêu cầu an toàn khi sử dụng trong vùng có chất độc.
Máy ly tâm có khả năng ly tâm hai hay nhiều ống ly tâm hình côn và phải tạo
được lực ly tâm tương đối (rcf) tối thiểu là 600 tại đầu các ống quay.
Tính toán tốc độ quay theo số vòng/phút:
v/ph = 1335√ rcf /d
Trong đó
v 2
+ rcf là lực ly tâm tương đối; rcf = ph
d( )
1335
+ d (mm) là đường kính vòng quay, được đo giữa các đầu nhọn của hai ống đối
diện ở vị trí quay.
Bể phải là khối kim loại đặc hoặc bể chất lỏng có chiều cao đủ để ngâm ống ly
tâm thẳng đứng tới vạch 100 ml. Các chức năng phải đảm bảo giữ nhiệt độ ở 60 oC ±
3oC.

GVHD: ThS. Lê Thị Thu Dung Trang 18


Khoa Kỹ thuật – Kinh tế Biển Đồ án thực tập chuyên ngành

Hình 5. Máy ly tâm


Ống ly tâm: Mỗi ống ly tâm phải dài 203 mm, hình côn làm bằng thuỷ tinh đã
được tôi kỹ, có chia độ và đánh số (như hình 5). Các ống này trong và sáng, miệng
thu nhỏ để đóng được kín khít bằng nút cao su bền dung môi. Khoảng sai số của
thang đo và các khoảng chia nhỏ nhất giữa các vạch chia được quy định trong Bảng
1, các vạch chia này được hiệu chuẩn bằng nước đã tách khí ở nhiệt độ 20 0C và đọc
tại đáy của mặt cong bị bóng mờ. Độ chính xác của vạch chia trên ống ly tâm phải
được kiểm tra bằng thể tích, hiệu chuẩn vạch chia cho đến 0,25 ml, và ở vạch 0,5
ml; 1 ml; 1,5 ml; 2 ml; 50 ml; 100 ml. Không dùng các ống nếu các sai số thang đo
vượt quá các giá trị ghi trong Bảng 1.

Khoảng chia, ml Vạch chia nhỏ, ml Dung sai về thể tích, ml


0 đến 0,1 0,05 ± 0,02
trên 0,1 đến 0,3 0,05 ± 0,03
trên 0,3 đến 0,5 0,05 ± 0,05
trên 0,5 đến 1,0 0,10 ± 0,05
trên 1,0 đến 2,0 0,10 ± 0,10
trên 2,0 đến 3,0 0,20 ± 0,10
trên 3,0 đến 5,0 0,50 ± 0,20
trên 5,0 đến 10 1,00 ± 0,50
trên 10 đến 25 5,00 ± 1,00
trên 25 đến 100 25,00 ± 1,00
Bảng 1-Sai lệch cho phép của vạch chia đối với ống ly tâm 203 mm.

GVHD: ThS. Lê Thị Thu Dung Trang 19


Khoa Kỹ thuật – Kinh tế Biển Đồ án thực tập chuyên ngành

Hình 6. Ống ly tâm

2.3.2. Hóa chất


Toluene (Cảnh báo - Dễ cháy. Bảo quản xa nguồn nhiệt, tia lửa, và ngọn lửa
trần. Dạng hơi toluen rất độc. Toluen là chất độc. Cần chú ý cẩn thận để tránh hít
phải hơi và bảo vệ mắt khi tiếp xúc. Bảo quản trong bình chứa kín. Khi sử dụng
phải có thông hút không khí bảo đảm. Tránh tiếp xúc lâu và nhiều lần với da).
Toluene sử dụng phải được bão hòa nước tại 60oC ± 3oC.
Chất phá nhũ: chất phá nhũ (demulsifier) được sử dụng là Tret-O-Lite, có thể
sử dụng để thúc dẩy quá trình tách nước khỏi mẫu, để tránh việc nước bám trên
thành ống ly tâm và làm tăng sự phân biệt bề mặt giao diện của dầu - nước. Tỷ lệ
pha nhũ là 25% chất phá nhũ cho 75% toluene.
2.3.3. Cách tiến hành
Bước 1: Rót thẳng từ chai đựng mẫu vào hai ống ly tâm đến vạch 50ml. Sử dụng
pipet hoặc dụng cụ thích hợp khác để lấy 50ml toluene đã bão hòa nước. Sau đó,
cho 0,2 ml dung dịch phá nhũ vào mỗi ống. Đậy chặt ống và lộn ngược ống 10 lần
để bảo đảm là mẫu và dung môi hòa trộn hoàn toàn, hỗn hợp được đồng nhất.
Bước 2: Nới nút đậy và đặt chìm ống đến vạch 100ml vào bồn bể ổn nhiệt ít nhất
15 phút ở nhiệt độ 600C. Đặt các ống vào các cốc quay đối diện của máy ly tâm để
tạo cân bằng, như vậy các ống và các nút không chạm các ống bên cạnh hoặc đối
diện. Để tránh hiện tượng bể ống trong cốc, phải chú ý cho ống nằm khít trong bộ
đệm để không phần nào của ống chạm với vành cốc. Cho máy quay trong vòng 10
phút với tốc độ tính được theo công thức tính tốc độ quay, đủ tạo ra lực ly tâm
tương đối (rcf) tối thiểu là 600 tại đầu các ống quay. Duy trì nhiệt độ trong toàn bộ
quá trình ly tâm tại 600C.
Bước 3: Ngay sau khi máy ly tâm ngừng quay, đọc và ghi thể tích chung của
nước và tạp chất lắng ở đáy mỗi ống chính xác đến 0,05 ml cho khoảng chia từ
0,1ml đến 1ml; và 0,1ml cho khoảng chia trên 1ml. Dưới 0,1 ml thì đánh giá chính
xác đến 0,025 ml đối với thể tích nước và cặn. Nếu thấy lượng nước và tạp chất nhỏ
hơn 0,025 ml; thì thể tích đó không đủ để đánh giá bằng 0,025 ml; và ghi là nhỏ hơn
0,025 ml. Nếu không nhìn thấy cặn và nước thì ghi thể tích là 0,000 ml.
GVHD: ThS. Lê Thị Thu Dung Trang 20
Khoa Kỹ thuật – Kinh tế Biển Đồ án thực tập chuyên ngành
Bước 4: Lặp lại quy trình này cho đến khi thể tích nước và tạp chất không thay
đổi cho hai lần đọc liên tiếp là như nhau. Thông thường không quá 2 lần quay.
2.4. Tính toán kết quả
Lấy tổng hai ống được chấp nhận như phần trăm thể tích của nước và tạp chất.
Tính hàm lượng nước và cặn của mẫu như sau:
%V =V 1 +V 2
Trong đó:
+ V là hàm lượng nước và tạp chất (kết quả phép thử), % thể tích;
+ V1 là thể tích cuối của nước và tạp chất trên 50 ml mẫu trong ống thứ nhất, ml;
+ V2 là thể tích cuối của nước và tạp chất trên 50 ml mẫu trong ống thứ hai, ml.

2.5. Sai số cho phép


Độ chính xác của phương pháp này được xác định trong khoảng 0,01% đến 1%.
Độ lặp lại:
+ Từ 0,0% đến 0,3% nước
+ Từ 0,3% đến 1,0% nước, độ lặp lại là không đổi ở 0,12.
Độ tái lặp:
+ Từ 0,0% đến 0,3% nước
+ Từ 0,3% đến 1,0% nước, độ lặp lại là không đổi ở 0,28.
Dung sai – Quy trình theo phương pháp phân tích này không có độ dung sai vì
giá trị của nước và tạp chất chỉ có thể nhận biết trong các dữ kiện của phương pháp
phân tích.
3. So sánh 2 phương pháp
Chương trình phân tích xoay vòng có so sánh đã chỉ ra rằng phương pháp phân
tích bằng chưng cất có phần chính xác cao hơn phương pháp phân tích bằng ly tâm.
Hiệu chỉnh trung bình cho phương pháp phân tích bằng chưng cất là 0,06 trong khi
hiệu chỉnh cho ly tâm là 0,10.
Độ chụm của phương pháp chưng cất cải thiện hơn một chút so với phương pháp
ly tâm: độ lặp lại là 0,08 so với 0,1 và độ tái lập là 0,11 so với 0,2.
Độ chụm của phương pháp ly tâm là kém hơn so với phân tích bằng chung cất:
độ lập lại là 0,12 và độ tái lập là 0,28.
PHẦN 3. THỰC HÀNH
I. Phương pháp chưng cất
1. Quy trình thực nghiệm
1.1. Chuẩn bị mẫu
Mẫu dầu 286 và 287 chứa trong chai được gia nhiệt ở 50oC để mẫu ở dạng lỏng.

GVHD: ThS. Lê Thị Thu Dung Trang 21


Khoa Kỹ thuật – Kinh tế Biển Đồ án thực tập chuyên ngành
1.2. Lấy mẫu và thực hành
Bước 1: Lắc đều mẫu
Bước 2: Rót trực tiếp mẫu 50 ml mẫu vào ống đong 100 ml. Sau đó rót thẳng
mẫu vào bình cất đáy tròn 500 ml. Dùng dung môi là xăng để rửa mẫu còn dính
trong ống đong và rót cả vào bình cất. Tiếp tục thêm dung môi vào bình cất để
tổng thể tích dung môi trong bình là 100 ml.
Bước 3: Lắp các chi tiết của thiết bị, chọn bẫy ngưng, làm kín các khớp nối hơi
và chất lỏng và lắp vào ống sinh hàn. Cho nước có nhiệt độ 20 – 25 0C chảy qua
trong vỏ bọc ống sinh hàn.
Bước 4: Bật bếp đun bình cất. Điều chỉnh tốc độ sôi cho phần cất ngưng tụ chảy
từ ống sinh hàn xuống với tốc độ 2 đến 5 giọt trong 1 giây. Tiếp tục chưng cho đến
khi phần dung môi trong bẫy ngưng trong suốt và phần nước đọng lại dưới đáy
bẫy ngưng không thay đổi trong vòng 5 phút.

Bước 5: Kết thúc quá trình chưng cất, để nguội bẫy ngưng đến nhiệt độ phòng,
dùng que lông gà gạt hết nước còn bám trên thành ống xuống và đọc thể tích nước.
2. Kết quả và tính toán
Mẫu 286
 Lần 1: thể tích nước sau khi chưng cất hoàn tất: 9,3 (ml)
V H 2O 9,3
Vậy %VH2O = × 100 % = × 100 %=18,6 %
V mẫu 50
 Lần 2: Thể tích nước sau khi chưng cất hoàn tất: 9,2 (ml)
V H 2O 9,2
Vậy %VH2O = × 100 % = ×100 %=18,4 %
V mẫu 50
Mẫu 287
Ban đầu Vtổng mẫu = 216 ml, VH2O/tổng mẫu = 30 ml, Vdầu = 186 ml
 Lần 1: thể tích nước sau khi chưng cất hoàn toàn: 2,6 (ml)
V H 2O 2,6
%VH2O (sau chưng cất) = ( × 100 % ) = ( ×100%) = 5,2 %
V mẫu 50
% V H 2 O ( sau chưng cất ) × V dầu + V H 2 O /tổng mẫu 5,2×186 +30
Tổng %VH2O = = =
V tổng mẫu 216
4,62 %
 Lần 2: Thể tích nước sau khi chưng cất hoàn toàn: 2,4 (ml)
V H 2O 2,4
%VH2O = ( × 100 % ) = ( ×100%) = 4,8 %
V mẫu 50
% V H 2 O ( sau chưng cất ) × V dầu + V H 2 O /tổng mẫu 4,8 ×186+ 30
Tổng %VH2O = = =
V tổng mẫu 216
4,27 %

GVHD: ThS. Lê Thị Thu Dung Trang 22


Khoa Kỹ thuật – Kinh tế Biển Đồ án thực tập chuyên ngành
3. Sai số cho phép
Sau quá trình chưng cất, độ tái lập – sai lệch giữa hai kết quả phân tích độc lập
được thực hiện bởi hai người khác nhau trên cùng một mẫu, trong 2 lần thử:
+ Với mẫu 286 qua 2 lần đo độ sai lệch của % nước là 0,2%
+ Với mẫu 287 qua 2 lần đo độ sai lệch của % nước là 0,35%
So với tiêu chuẩn ASTM vẫn nằm trong mức độ cho phép lớn hơn 0,1% nước với
độ tái lập không đổi là 0,11.
II.Phương pháp ly tâm
1. Quy trình thực nghiệm
1.1. Chuẩn bị mẫu
Mẫu dầu 286 và 287 chứa trong chai được gia nhiệt ở bể gia nhiệt ở nhiệt độ
o
50 C để mẫu ở dạng lỏng trước khi lấy mẫu.
Máy ly tâm: bật máy ly tâm và set máy cho nhiệt độ trong máy là 600C.
1.2. Lấy mẫu và thực hành
Bước 1: Rót thẳng từ chai đựng mẫu vào hai ống ly tâm đến vạch 50ml và thêm
50ml dung môi (xăng) vào. Sau đó, cho 0,2 ml dung dịch phá nhũ vào mỗi ống. Đậy
chặt ống và đảo ngược ống 10 lần để bảo đảm là mẫu và dung môi được trộn kỹ,
hỗn hợp được đồng nhất.

Bước 2: Nới nút đậy và đặt chìm ống đến vạch 100ml vào bồn bể ổn nhiệt ít
nhất 15 phút ở nhiệt độ 600C. Đặt các ống vào các cốc quay đối diện của máy ly tâm
để tạo cân bằng, như vậy các ống và các nút không chạm các ống bên cạnh hoặc đối
diện. Cho máy quay trong vòng 10 phút. Duy trì nhiệt độ trong toàn bộ quá trình ly
tâm tại 600C. Tốc độ quay tạo ra lực ly tâm tương đối (rcf) là 1552
Bước 3: Sau khi ly tâm xong, đọc và ghi thể tích chung của nước và tạp chất
lắng ở đáy mỗi ống.
2. Kết quả tính toán
 Mẫu 286
 Lần 1: Thể tích nước và cặn: VH2O = 4 ml, Vcặn= 4 ml
Vậy %V = (VH2O + Vcặn) × 2 = (4 + 4)×2 = 16 % (cho 2 ống mẫu)

 Lần 2: Thể tích nước và cặn: VH2O = 3,9 ml, Vcặn= 4,05 ml
Vậy %V = (VH2O + Vcặn) × 2 = (3,9 + 4)×2 = 15,9 % (cho 2 ống mẫu)

 Mẫu 287
Ban đầu Vtổng mẫu = 310 ml, VH2O/tổng mẫu = 30 ml, Vdầu = 280 ml
 Lần 1: Thể tích nước và cặn: VH2O (ly tâm) = 3 ml, Vcặn = 0,25 ml

→ %V = (VH2O + Vcặn) × 2 = (3 + 0,25)× 2 = 6,5% (cho 2 ống mẫu)

% V H 2 O ( sau ly tâm ) ×V dầu +V H 2 O /tổng mẫu 6,5× 280+30


Tổng %VH2O = = = 5,95 %
V tổng mẫu 310

GVHD: ThS. Lê Thị Thu Dung Trang 23


Khoa Kỹ thuật – Kinh tế Biển Đồ án thực tập chuyên ngành
 Lần 2: Thể tích nước và cặn: VH2O (ly tâm) = 2,6 ml, Vcặn = 0,75 ml

→ %V = (VH2O + Vcặn) × 2 = (2,6 + 0,65)× 2 = 6,5 % (cho 2 ống mẫu)

% V H 2 O ( sau ly tâm ) ×V dầu +V H 2 O /tổng mẫu 6,5× 280+30


Tổng %VH2O = = = 5,95 %
V tổng mẫu 310
3. Sai số cho phép
Sau quá trình ly tâm, độ tái lập – sai lập giữa hai kết quả phân tích độc lập được
thực hiện bởi hai người khác nhau trên cùng một mẫu, trong 2 lần thử:
+ Với mẫu dầu 286 qua 2 lần đo độ sai lệch của % nước là 0,1 %
+ Với mẫu dầu 287 qua 2 lần đo độ sai lệch của % nước là 0,0 %
So với tiêu chuẩn ASTM vẫn nằm trong mức độ cho phép từ 0,0 % đến 0,3 %.
KẾT LUẬN
Các số liệu nhận được trong quy trình thực nghiệm đối với phép đo hàm lượng
nước và cặn bằng phương pháp chưng cất và phương pháp ly tâm từ đó rút ra kết
luận:
+ Sau khi xác định hàm lượng nước từ hai phương pháp chưng cất và ly tâm với
cùng một mẫu, trong hai phương pháp thì phương pháp chưng cất cho kết quả hàm
lượng nước nhiều hơn phương pháp ly tâm

+ Phương pháp chưng cất có độ chụm tương quan với hàm lượng nước khoảng
0,1% nước.
+ Phương pháp ly tâm dùng để xác định hàm lượng nước và cặn trong mẫu dầu
thô không hoàn toàn chính xác. Lượng nước phát hiện luôn thấp hơn so với lượng
nước thực tế. Độ chụm tương quan với hàm lượng nước khoảng 0,1 %.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2692:2007 (ASTM D 95 – 05e1), Sản phẩm dầu mỏ
và bitum - Xác định hàm lượng nước bằng phương pháp chưng cất.

2. Tiêu chuẩn quốc gia Mỹ D 4006 – 81 (Có sửa đổi 2005), Phương pháp phân tích
tiêu chuẩn xác định nước trong dầu thô bằng chưng cất.

3. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9791:2013 (ASTM D 4006 – 11), Dầu thô – Xác
định nước bằng phương pháp chưng cất.

4. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN (ASTM D 4006 – 11) 2012, Dầu thô – Xác định
nước bằng phương pháp chưng cất.
(Website: https://fr.scribd.com/document/400833797/126779209-ASTM-D4006-
Standard-Test-Method-for-Water-in-Crude-Oil-by-Distillation-pdf ).

GVHD: ThS. Lê Thị Thu Dung Trang 24


Khoa Kỹ thuật – Kinh tế Biển Đồ án thực tập chuyên ngành
5. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6779:2008 (ASTM D 1796 - 04), Nhiên liệu đốt lò -
Xác định hàm lượng nước và cặn - Phương pháp ly tâm (Quy trình phòng thử
nghiệm).

6. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10148:2013 (ASTM D 4007 – 11), Dầu thô – Xác
định nước và cặn bằng phương pháp ly tâm (Quy trình phòng thử nghiệm).

7. Website: http://doc.edu.vn/tai-lieu/do-an-nghien-cuu-cac-phuong-phap-pha-nhu-
de-nang-cao-hieu-qua-xu-ly-nhu-tuong-nghich-va-so-do-cong-nghiep-xu-ly-dau-
tren-51560/.

GVHD: ThS. Lê Thị Thu Dung Trang 25

You might also like