You are on page 1of 22

CHƯƠNG I - TỔNG QUAN VỀ BAO BÌ PLASTIC

I. Giới thiệu chung về bao bì plastic

Bao bì nhựa plastic hay còn gọi là nhựa dẻo - không có trong tự nhiên mà do người ta
chế tạo ra. Plastic có bản chất là polymer hay những bó sợi gắn chặt với nhau, có nguồn
gốc hữu cơ (từ dầu mỏ), được tổng hợp hoặc bán tổng hợp bằng con đường hóa học, có
khối lượng phân tử cao, có thể chứa thêm một số phụ gia để gia tăng các đặc tính của
nhựa và giảm thiểu chi phí.
Plastic đã trở thành một phần thiết yếu trong đời sống của con người. Công dụng của nó
thì vô cùng. Không những plastic được dùng làm bao bỉ mà còn dùng để làm thấu kính,
cửa sổ máy bay. Túi nhựa potylen được sử dụng khắp nơi. Những đồ gia dụng như xô
nước, ly tách, bàn chải, lược, rổ,... đều được làm bằng plastic.

II. Lịch sử bao bì plastic

- Từ "plastic" có nguồn gốc từ chữ "Plastiko" của Hy Lạp nó mang nghĩa là "đúc
hình". Plastic được làm từ các hoá chất hữu cơ đơn giản và có nhiều loại và màu sắc
khác nhau. Plastic được một người Anh - Alexander Pakers chế tạo ra vào năm 1862.
Vào thời gian có nó được gọi theo tên của ông là chất "Parkesine". Parkesine là một chất
nhựa dẻo đầu tiên được chế tạo ra. Nhiều chất nhựa dẻo có chữ "poly" ở đầu, chẳng hạn
chữ "Polyten". "Poly" có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp mang nghĩa là "nhiều". Polyten có
nghĩa là nhiều phân tử eten được nối kết vào nhau.
- Leo Hendirk Backerland đã chế tạo ra plastic và tung ra thị trường lần đầu tiên. Ông
làm plastic từ phenol và formaldehyd. Sau đó, những kỹ thuật mới được phát triển trong
việc sản xuất plastic. Ngày nay, các nhà khoa học đã khám phá ra những nguyên liệu
được dùng để chế tạo ra nhiều sản phẩm plastic. Hầu hết plastic đều được làm từ các hoá
chất có trong dầu, có vài loại được lấy từ gỗ, than và chất khí tự nhiên. Các loại plastic
thông dụng là polyten, polystylen, PVC và nylon.

III. Phân loại bao bì plastic

3.1. Phân loại theo hình dạng

 Hình trụ
 Hình hộp
 Dạng túi

3.2. Phân loại theo loại nhựa monomer

- Được chia làm 3 loại:


 Polyolefin
- Monomer là olefin (alkene)
 Olefin: ethylene (CH2=CH2) => Polyethylene (PE) -(CH2 – CH2)-

 Olefin: Propylene (CH2=CH – CH3) = > Polypropylene (PP)

 Polyvinyl
- Monomer là vinyl CH2=CHX
 X = Phenyl (C6H5) = > Polystyren (PS)

 X = Cl = > Polyvinyl clorua (PVC)

Cl
 Polyeste
- Monomer là este
 Ester = Amin => Polyaminde (PA)

 Ester = Ethylene terepphtalat => Polyethylene terephatalat (PET)


3.3. Phân loại theo tính chất chảy

Được chia làm hai loại


- Nhựa nhiệt dẻo
- Nhựa nhiệt rắn

IV. Ưu nhược điểm của bao bì plastic

 Ưu điểm
- Bao bì plastic không mùi, không vị.
- Nguyên liệu sản xuất plastic vô cùng phong phú nên giá thành thấp.
- Bao bì plastic có loại có thể đạt độ mềm dẻo, áp sát bề mặt thực phẩm có thể tạo độ
chân không cao.
- Bao bì plastic có loại đạt độ cứng vững cao, chống va chạm cơ học hiệu quả, chống
thấm khí hơi, do đó đảm bảo được áp lực cao bên trong môi trường chứa đựng thực
phẩm.
- Bao bì plastic có thể trong suốt có thể nhìn thấy rõ sản phẩm bên trong hoặc có thể
mờ đục, che khuất hoàn toàn ánh sáng để bảo vệ thực phẩm..
- Có thể chịu được nhiệt độ thanh trùng hoặc nhiệt độ lạnh đông.
- Có thể tạo dáng bao bì đa dạng, in ấn nhãn hàng hóa dễ dàng đạt được mức độ mỹ
quan yêu cầu.
- Nhẹ hơn tất cả các loại vật liệu bao bì khác, rất thuận lợi trong phân phối
- Hiện nay, bao bì plastic chứa đựng thực phẩm thường là bao bỉ được cấu tạo bởi hai
hay ba lớp vật liệu plastic ghép lại với nhau để bổ sung tính năng, tạo nên bao bì hoàn
thiện, đáp ứng yêu cầu của loại thực phẩm chứa đựng.
 Nhược điểm
- Một số loại bao bì plastic không có khả năng tái sử dụng hoặc tái chế.
- Bao bì plastic gây ô nhiễm môi trường.
CHƯƠNG II – MỘT SỐ LOẠI PLASTIC THƯỜNG ĐƯỢC BAO GÓI TRONG
THỰC PHẨM

I. PE (Polyetylen)

- Là chất trùng hợp của Etylen và sử dụng nhiều nhất trong lĩnh vực bao gói.
- PE được chia làm 3 loại chính dựa vào khối lượng riêng:
 LDPE (low density): Có khối lượng riêng 0,910 - 0,925 g/cm3, gọi là PE cao áp.
- Loại này được sản suất bằng phương pháp trùng hợp ở áp suất cao (2000 -2500atm) ở
nhiệt độ 250oC và không dùng xúc tác, do đó có độ kết tinh bé (50 - 70% ở dạng tinh
thể) mạch phân tử sắp xếp không chặt chẽ, độ bền cơ học, hóa học thấp nhưng không
độc hại.
- LDPE có phân tử lượng từ 10000 - 30000; trong suốt ở dạng mỏng (màng giấy, phim
dẻo) nếu dày hơn có màu hơi trắng, mềm dẻo.
- Chịu nhiệt tốt ở 60oC-80oC, hóa mềm ở 120oC -180oC, chảy nhớt hoàn toàn ở 300oC.
- LDPE chịu lạnh tốt : -60oC  -70oC, độ biến dạng khoảng 500 - 650% ; độ bền kéo:
120-150 kg/cm2.
 HDPE (high density): Có khối lượng riêng 0,941 - 0,965g/cm3 hay còn gọi là PE
thấp áp
- HDPE được sản xuất bằng phương pháp trùng hợp ở áp suất thấp (20 - 100atm) hoặc
ở áp suất thường ở nhiệt độ thấp và có xúc tác ((C2H5)3Al + TiCl4, Cr2O3, MoO...). Loại
này có độ kết tinh lớn (>90 %).
- HDPE có phân tử lượng lớn: 50000 - 100000; màu trắng, mờ đục hơn so với LDPE,
có tính cản quang tốt hơn PELD, ít dẻo, chịu nhiệt tới 119oC, bị mềm ở 123 oC-127oC.
- HDPE chịu lạnh tốt: -50oC  -60oC, độ biến dạng khoảng 180 - 250%, độ bền kéo:
200 - 220% kg/cm2.
 MDPE (Medium density): Có trọng lượng riêng 0,926 - 0,940g/cm3. Loại này ít sử
dụng.
 Nhận xét chung:
- Mạch phân tử không có cực, không có nhóm thế nên độ bền cơ học bé, nhưng chịu
được nhiệt độ thấp, không độc.
- Do PE có khoảng mềm dẻo rộng, đồng thời ở nhiệt độ cao bị nóng chảy chậm nên
khi làm kín bằng phương pháp hàn nóng tạo ra mối ghép khá bền và kín.
- PE chịu được tác động của axit hữu cơ, vô cơ (trừ loại đậm đặc khả năng oxy hóa
cao), các bazơ mạnh, cồn dưới 70o, không chịu Cl2, Br2 và I2 bị hấp thụ, ít chịu các dầu,
hydrocácbon, xăng, bị phồng trong môi trương toluen, cacbontetraclorit (HDPE bền
hơn so với LDPE đặc biệt trong môi trường dầu, ẩm.
- Bị căng phồng và hư hỏng khi tiếp xúc với tinh dầu thơm hoặc các chất tẩy như
Alcool, Aceton, H2O2…
- Có thể cho khí, hương thẩm thấu xuyên qua, do đó PE cũng có thể hấp thu giữ mùi
trong bản thân bao bì, và cũng chính mùi này có thể đưộc hấp thu bởi thực phẩm được
chứa đựng, gây mất giá trị cảm quan của sản phẩm.
- PE thấm nhiều khí (O2, CO2, SO2, N2) các mùi, nhưng ít thấm hơi nước. HDPE có
tính chống thấm tốt hơn LDPE.
- Khả năng dính bám các vật liệu trên bề mặt kém, do đó màng PE thường phải được
xử lý bề mặt trước khi in (bằng các tác nhân oxy hoá hoặc hồ quang).
Sự thay đổi khối lượng % Độ bền kéo (kg/cm2)
LDPE HDPE LDPE HDPE
Mẫu chuẩn 112 250
CH3COOH đđ 0,86 0.37 116 230
Axeton 1,26 0.66 113 220
C2H5OH 0.2 0.14 115 228
Dầu khoáng 3.4 1.6 110 220
A. Oleic 1.57 0.7 116 230
HNO3 70 % 0.33 0.26 118 242
NaOH 40 % - - 117 240
H2SO4 0.01 0.01 118 240

Độ bền hóa chất sau 30 ngày đêm ở nhiệt độ 27oC (nhiệt độ phòng)
 Nhận xét: Hợp chất phân cực càng mạnh (nhất là axit) thì độ hút của PE (không phân
cực) càng bé, do đó sự biến thiên khối lượng rất ít. Ngược lại dầu khoáng biến thiên
khối lượng lớn.
- HDPE có cấu tạo chặt chẽ hơn nên sự biến thiên khối lượng tăng lên ít hơn LDPE.
- LDPE hút ẩm nhiều do đó độ bền kéo giảm.
 Ứng dụng:
- Ở dạng monomer PE được sử dụng rộng rãi trong sản xuất bao bì màng mỏng (thường
sản xuất bằng phương pháp thổi) như: bao bì đựng sản phẩm đông, túi đựng, màng co -
HDPE hoặc màng giãn (căng) LDPE. Các màng loại này có bề dày khoảng 25 - 100mm.
- Khi kết hợp với các monomer khác để tạo ra các vật liệu dạng copolymer có tính chất
ưu việt hơn về độ bền cơ học, độ co giãn, khả năng ngăn cản khí, ẩm, nhiệt độ hàn ghép
mí thấp hơn, in ấn tốt ... như một số màng EVA, EVAL, EAA (acrylic axit), EBA (butyl
acrylat) ...
- Do PE có khả năng kết dính tốt khi nóng chảy (giữa PP - PE, PE - vật liệu khác) nên
PE được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp bao gói để sản xuất các màng kết hợp
(nhiều lớp, kết hợp với màng nhôm) có khả năng tạo mí ghép kín khi hàn, chống thấm
khí, hơi nước tốt. Các màng PE trong trường hợp này thường có bề dày 10 - 50mm.
Ví dụ: Bao bì dùng trong bao gói sữa tươi, bột , kẹo... thường ở dạng 5 lớp theo thứ tự
PE / giấy / PE / Al / PE.

II. PP (Polypropilen)

- Là hợp chất trùng hợp của Propylen, có mạch nhánh có kích thước nhỏ nên mạch
cứng hơn PE và điểm nóng chảy cao hơn PE (140 -150oC).
- Tỷ trọng 0,885÷0,905 g/cm3.
- Phân tử lượng khoảng từ: 80 – 150000
- PP khá bền nhiệt, nhiệt độ chảy mềm:
 tnc = 132÷149oC
 tmin = -18oC
 thàn = 140oC
- Độ bền kéo: 300 kg/cm3
- PP có tính chất tương tự như PE nhưng chịu đựng dầu mỡ tốt hơn tuy nhiên chịu lạnh
kém -35 ÷ -40oC, dòn ở nhiệt độ thấp, cứng nhưng độ đàn hồi tốt hơn PS.
- Độ thấm khí và thấm hơi nước rất thấp, thấm oxy vẫn còn cao.
- Cũng như PE, PP có độ dính bám kém, nên để có thể in lên bề mặt PP cần được sử lý
trước khi in.
 Ứng dụng:
- Có độ bền hoá học cao, có thể trong suốt.
- Do khả năng chịu nhiệt, độ bền cơ học tốt nên thường được sử dụng làm bao bì thanh
trùng (chịu được ở áp suất đến 3atm, 143oC), hộp đựng thực phẩm và thường thay thế
PE trong một số màng kết hợp để tăng độ bền cơ học cho màng, sợi lưới đựng rau quả.
- PP cũng được sử dụng để sản xuất màng co trong bao gói thực phẩm có kết cấu cứng
như đầu cổ chai, thực phẩm dạng củ, hạt..
- Ngoài ra PP còn được sản xuất nắp đậy do tính đàn hồi tốt
* OPP (Oriented polypropyle): là màng PP cải tiến. Do được chế tạo đặc biệt có định
hướng 2 chiều các mạch polymer nên khả năng tạo vùng kết tinh tăng cao.
- Tỉ trọng: 0,902 - 0,907 g/cm3
- Bị xé rách dễ dàng
- Độ trong suốt, độ bóng bề mặt, tính chống thấm oxi, các khí khác và hơi cao hơn PP
- Tính bền nhiệt như PP

III. PVC

- Là chất trùng hợp của Vnylclorua (ở dạng khí), ở dạng bột trắng. Có d = 1,37 -
1,40g/cm3, không độc, khó cháy, ít thấm khí, hơi nước, mùi.
- Phân tử lượng khoảng 60000 - 200000, khá cứng. Tính dẻo tăng lên tỷ lệ với phân
tử lượng nhưng dễ lão hóa.
- PVC thường có dạng trong suốt, cản quang tốt, chịu tác động kém đặc biệt ở nhiệt
độ thấp. Bền với tác dụng của axit, kiềm (trừ axit oxy hoá). Tuy nhiên khi có chất hoá
dẻo thì độ bền giảm.
Ưu điểm của nhựa PVC

 Tính chịu nhiệt, chống cháy


 Tính năng cách điện an toàn
 Tính năng chống thấm nước, không bị ăn ăn mòn
 Tính mềm dẻo
 Nhựa PVC không tính tính độc hại

Nhược điểm của nhựa PVC

- Hạn chế lớn nhất của nhựa PVC đó chính là khả năng chịu lực, không thể chịu
được va đập mạnh.

- Bao gồm 2 loại:


 PVC cứng:
- Thường được sử dụng làm ống dẫn nước, thùng chứa hóa chất thực phẩm, các loại
hộp đựng thực phẩm như: bơ, thực phẩm đặc, hoặc sản xuất khay đựng thịt, ...
- Thành phần: PVC, chất chống lão hóa (stearat thiếc, bari, muối của axit béo) và một
số chất khác.
- Có độ bền kéo: 500 - 600kg/cm2. Nói chung bền hóa học nhưng ít bền với hợp chất
phân cực, tan trong dicloetan.
- Không bền nhiệt và ánh sáng: Nếu đun đến 160 - 180oC sẽ xảy ra hiện tượng phân
hủy tách
- HCl gây độc (nếu có xúc tác tia tử ngoai phản ứng sẽ xảy ra nhanh). Thường đối với
loại này tốt nhất tránh sử dụng ở nhiệt độ quá 120oC, ít tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng
mặt trời.
- PVC chống thấm mùi, không khí đặc biệt là O2 khá tốt.
 PVC mềm:
- Thường được sử dụng để sản xuất các loại màng mỏng để bao gói, hoặc để tráng phủ
lên các vật liệu khác. Đối với bao gói thực phẩm chỉ dùng để bao gói gián tiếp.
- Thành phần: Ngoài PVC, có chất hóa dẻo DBP, DOP, chất chống lão hóa, chất bôi
trơn,... Do có chất hóa dẻo trong thành phần nên PVC mềm có khả năng ngăn cản kém.

IV. PET(Polietylentereftalat)

- Điều chế từ axit tereftalic và etylenglycol ( tạo ra dạng ester nên còn gọi là Poliester,
ngoài ra còn có tên là Mylar, Hostaphan và Terphane.

- Đây là một poliester mạch thẳng, có độ định hướng lớn do đó có kết cấu chặt chẽ,
khó bị thủy phân, bền cơ học cao, có khả năng chịu lực xé, chịu mài mòn cao;tương đối
cứng rất ít giãn khi bị tác động của ngoại lực.
- Khối lượng riêng 1,38 - 1,39g/cm3, nhiệt độ nóng chảy 225 - 250oC. Ở nhiệt độ bình
thường nó là polime vô định hình có độ định hướng cao, trong suốt, nhưng kết tinh được
ở nhiệt độ gần 80oC, khi kết tinh nó trở nên mờ đục.
- PET khá bền nhiệt, cấu trúc hóa học của mạch PET vẫn chưa bị biến đổi ở 200oC,
tuy nhiên ở nhiệt độ khoảng 90oC có thể làm biến dạng co rút màng PET.
- Bền hóa học (cả HF), H3PO4, CH3COOH, acid béo... không bền với HNO3 và H2SO4
đậm đặc (tác dụng với gốc ester).
- Có độ hòa tan rất bé trong dung môi hữu cơ và hoàn toàn không thấm nước, thấm
khí rất thấp.
- Dễ in lên bề mặt khi ở dạng màng mỏng hay các loại bình, chai.
- Do tính chống thấm rất cao nên PET được dùng làm chai, bình đựng nước tinh khiết,
nước giải khát có gas…. bằng phương pháp thổi (tạo màng định hướng).
CHƯƠNG III – CÁC DẠNG BAO BÌ THÔNG DỤNG

I. Chai

1.1. PET

a) Vật liệu
- Làm từ polyetylen terephtalat (PET) hoặc polypropylen (PP)
 Tính bền cơ học cao, không mềm dẻo như PE, dễ dàng bị xé rách khi có 1 vết
cắt hoặc 1 vết thủng nhỏ
 Trong suốt, độ bóng bề mặt cao, cho khả năng in ấn cao (nét in rõ)
 Không màu, không mùi, không vị, không độc, cháy sáng với ngọn lửa màu xanh
nhạt, mùi cháy gần giống mùi cao su
 Chịu được nhiệt độ cao hơn 100 oC. Nhiệt độ hàn dán mí bao bì PP là 140 oC
b) Phương pháp sản xuất
Phương pháp ép phun – thổi

(1) Nhựa dẻo được phun vào xung quanh

(2) Khuôn mở ra và cần thổi cùng với nhựa dẻo được di chuyển đặt vào khuôn.

(3) Khí nén được đưa vào, làm ép nhựa dẻo vào bề mặt khuôn nhằm đạt được sản phẩm
có hình dạng như mong muốn.

(4) Khuôn mở ra và sản phẩm được lấy ra ngoài.


 Bước tạo ống nhựa dẻo:
- Yêu cầu của ống nhựa dẻo phải có độ dày phù hợp. Tùy theo sản phẩm mà nó có thể
có độ dày đều hay lệch một phía. nếu như bước này điều chỉnh độ dày của ống nhựa dẻo
không hợp lý thì sản phẩm sẽ có chiều dày không đều, thậm chí có chỗ thiếu nhựa sẽ
dẫn đến chai bị thủng, hoặc không đạt đúng khối lượng yêu cầu (quá nặng hay quá nhẹ
so với đơn đặt hàng).
 Bước thổi khí nén vào khuôn:
- Đây cũng là một bước hết sức quan trọng. Thông thường áp suất khí nén khi thổi vào
khuôn là 8 bar. Cũng thùy thuộc vào loại sản phẩm mà có thời gian thổi khí vào lâu hay
nhanh. Nếu khí thổi vào không đủ thì sản phẩm sẽ không đạt được hình dạng mong
muốn, bề mặt sản phẩm bị nhăn, lồi lõm…Đối với những loại sản phẩm lớn (khoảng từ
2 lít trở lên, sau khi thổi trong khuôn xong, người ta còn thổi phụ thêm để tránh trường
hợp nhựa co lại sau khi nguội).
- Ngoài ra cũng còn rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm như: Việc
chế tạo khuôn, việc lắp khuôn lên máy không chính xác, khuôn bị nghiêng, Nhựa không
sạch….
- Việc xác định chiều dày ống nhựa, thời gian thổi, tốc độ đùn ra ống nhựa dẻo…đều
được thực hiện trong quá trình điều chỉnh máy do loại vật liệu nhựa rất khó kiểm soát
khi chuyển sang dạng dẻo và khi chuyển từ dạng dẻo sang dạng rắn.

c) Ứng dụng
- Do mật độ liên kết giữa các sợi polymer rất kín nên thường được dùng để chứa đựng
các thực phẩm có gas (bia, nước giải khát có gas…), thực phẩm cần giữ mùi nghiêm
ngặt.
1.2. Nhựa dẻo

a) Vật liệu
Phổ biến là polyethylene (PE), gồm 2 loại
+ LDPE (Low Density Polyethylene)
+ HDPE (High Density Polyethylene )

- Dễ định hình

- Giá thành thấp

- Được sử dụng rộng rãi

- Bị thấm khí

- Chịu nhiệt không cao

- Không trong suốt

b) Phương pháp sản xuất


Phương pháp đùn thổi

Cấu tạo của đầu đùn nhựa


Định hình bằng phương pháp thổi
- Là phương pháp trong đó khí nén được thổi vào một “túi” nhựa dẻo để ép nhựa dẻo lên
bề mặt của khuôn. Đây là một phương pháp quan trọng để tạo ra những chi tiết, những
sản phẩm bằng chất dẻo có thành mỏng như các loại chai, lọ và thùng chứa. Những loại
được sản xuất để dùng cho ngành thực phẩm và dược phẩm thì đòi hỏi rất cao về chất
lượng.
- Đây là một phương cho năng suất cao. Thông thường, nó được tích hợp vào một dây
chuyền sản xuất như: Thổi chai sau đó là cho sản phẩm cần đựng (nước có gas hoặc
thuốc…) vào và cuối cùng là dán nhãn. Nó yêu cầu sản phẩm sau khi thổi phải cứng và
độ cứng còn tuỳ thuộc vào tỷ lệ theo các phương

c) Ưu điểm – nhược điểm


 Ưu điểm:
- Nhẹ, dễ vận chuyển, khiêng vác, so với chai bằng thủy tinh thì chai nhựa khó bị
vỡ khi va chạm cơ học.
- Dễ in ấn
- Trơ với thực phẩm, có khả năng chống ăn mòn cao, chống thấm khí tốt
- Dễ tạo dáng, mẫu mã đa dạng, bắt mắt
- Giá thành thấp hơn so với các loại bao bì kim loại, thủy tinh
 Nhược điểm:
- Dễ bị biến dạng bởi nhiệt độ, gây độc cho người sử dụng
- Thời gian phân hủy lâu (trung bình là 100 năm)

II. Hộp thân cứng

1) Vật liệu:
Thường dùng polyethylene (PE), polyvinylclorua (PVC)
- Tính năng kỹ thuật rất cao
- Trong suốt: khá tốt
- Độ bền cơ học
- Tính chịu nhiệt
- Khả năng chống thấm
- Khó định hình
- Giá thành cao
2) Phương pháp sản xuất
Phương pháp ép phun

* Nguyên liệu: hạt nhựa, phế liệu, phụ gia


* Trộn: tỉ lệ xác định (tùy các loại sản phẩm khác nhau). Sau đó đưa vào phễu nạp
liệu.
* Hỗn hợp được ép trong thiết bị có trục vít giúp nhào trộn hỗn hợp, kết hợp với
nhiệt từ vùng đốt nóng, ma sát, hỗn hợp dần chuyển sang trạng thái chảy nhớt.
* Tạo hình: hỗn hợp tiếp tục được đổ vào khuôn định hình. Sau một thời gian, khi
sản phẩm đã định hình, hệ thống sẽ tự mở khuôn. Sản phẩm sẽ được kiểm tra trước khi
nhập kho.
Ưu điểm – nhược điểm
 Ưu điểm:
 - Chứa đựng các loại thực phẩm rắn và lỏng, kích thước lớn. Chịu nhiệt độ cao hơn
so với hộp thân mềm
- Nhẹ, dễ vận chuyển, khiêng vác, so với chai bằng thủy tinh thì chai nhựa khó bị vỡ
khi va chạm cơ học.
- Dễ in ấn
- Trơ với thực phẩm, có khả năng chống ăn mòn cao, chống thấm khí tốt, chống va
chạm cơ học tốt.
- Dễ tạo dáng, mẫu mã đa dạng, bắt mắt
- Giá thành thấp hơn so với các loại bao bì kim loại, thủy tinh
 Nhược điểm:
- Dễ bị biến dạng bởi nhiệt độ, gây độc cho người sử dụng
- Thời gian phân hủy lâu (trung bình là 100 năm)
- Chi phí đầu tư nguyên liệu, thiết bị, công nghệ cao.

III. Màng

3.1. Màng đơn

a) Vật liệu
- Các loại nguyên liệu dùng làm màng đơn thường là PE, PP, PVC, OPP
b) Phương pháp sản xuất
- Màng đơn được sản xuất theo 2 phương pháp đó là: phương pháp đùn thổi và đùn
cán.
 Phương pháp đùn cán
- Tức là từ những vật liệu ban đầu như PE, PP…người ta trực tiếp sản xuất ra màng
đơn.
 Phương pháp đùn cán trực tiếp :
- Nguyên tắc : được thực hiện rất đơn giản. Từ các vật liệu ban đầu là polymer người
ta cho vào những đường dẫn khác nhau trên thiết bị đùn cán sau đó được dẫn vào một
đường ống chung và đùn cán trực tiếp ra các màng đơn.
Ưu điểm Nhược điểm
Tiết kiệm thời gian và hạn Do trực tiếp đùn cán từ nhiều loại vật liệu
chế hiện tượng tách lớp giữa nên sự đồng đều bề mặt không cao. Phải
các lớp màng đơn dựa vào độ nóng chảy của từng loại nhựa
trước khi đùn ép cũng như các vật liệu
đùn cán phải có cấu trúc tương tự nhau.
 Phương pháp đùn cán gián tiếp :
Nguyên tắc : cũng được thực hiện trên cùng một thiết bị nhưng phương pháp tiến hành
khác nhau. Trên cùng một đường dẫn các vật liệu không được đùn ra cùng lúc mà các
lớp được đùn ra theo trình tự nhất định. Khi lớp màng thứ nhất được đùn ra, lớp nhựa
đầu tiên khô lại hay đã đóng rắn thì lớp nhựa thứ hai được trãi lên lớp nhựa thứ nhất và
trình tự cứ như vậy thì màng ghép sẽ được tạo ra.
Ưu điểm Nhược điểm
Các vật liệu cho vào thiết bị Phương pháp này mất khá nhiều thời gian
đùn cán có thể khác nhau và so với phương pháp đùn cán trực tiếp.
đảm bảo được độ đồng đều bề
mặt sau khi đùn cán
 Yêu cầu của quá trình :
- Trong quá trình đùn cán nguyên liệu plastic phải không được lẫn nước do nước sẽ làm
cho cấu trúc hạt trở nên không đồng đều và làm giảm liên kết giữa các hạt plastic khi
đùn cán.
- Đồng thời phải chú ý đến nhiệt trong quá trình đùn cán nếu quá cao có thể gây
hư hỏng cấu trúc của plastic.
- Lớp màng phải có khả năng hàn dán nhiệt tốt và có tính trơ đối với sản
phẩm tính chống thấm tốt.
c) Ứng dụng
Dùng để sản xuất hộp thâm mềm. Sau khi cán thành màng đơn, ta tiến hành dập nóng
hoặc hút chân không để tạo thành hộp thân mềm.
Dùng làm túi, bao nhựa. Màng đơn sau khi được cán thành sẽ được hàn dán thành túi
nhựa.
 Phương pháp đùn thổi
Nhựa nóng chảy được đẩy qua một khe tạo hình vành khuyên, thường bố trí thẳng đứng,
để tạo thành một ống thành mỏng. Không khí được đưa vào thông qua một lỗ hổng ở
giữa khuôn thổi vào bên trong để thổi phồng ống. Phía trên khuôn người ta bố trí một
vòng không khí tốc độ cao để làm nguội màng phim nóng. Ống màng sau đó tiếp tục đi
lên, tiếp tục được làm lạnh đến khi nó đi qua con lăn để làm dẹp lại tạo thành màng đôi.
Màng đôi này sau đó được đưa ra khỏi tháp đùn thông qua một hệ thống các con lăn.
Thông thường, khoảng tỉ lệ giữa khuôn và ống màng thổi từ 1,5 – 4 lần so với đường
kính khuôn. Mức độ kéo căng của màng khi chuyển từ trạng thái nóng chảy sang nguội
cả theo chiều bán kính lẫn chiều dọc ống có thể dễ dàng điều khiển bằng cách thay đổi
thể tích không khí ở bên trong ống và thay đổi tốc độ kéo. Điều này giúp cho màng thổi
ổn định hơn về tính chất so với màng đúc hay đùn truyền thống chỉ có kéo căng dọc theo
chiều đùn.

3.2. Màng ghép

- Màng ghép hay còn gọi là màng nhiều lớp là màng được ghép lại từ nhiều màng đơn.
Nó cũng được sản xuất bằng 2 phương pháp trên nhưng ngoài ra chúng còn các phương
pháp khác như :
a) Phương pháp gián tiếp
 Phương pháp ép nhiệt
- Đối với phương pháp này trước tiên người ta phải sản xuất ra các loại màng đơn khác
nhau sau đó ghép chúng lại với nhau theo phương pháp ép nhiệt có hoặc không có lớp
kết dính. Trong phương pháp ghép này đòi hòi các màng ghép phải có sự tương thích
về cấu trúc và bề mặt của từng lớp màng.
 Ưu điểm : là có thể ghép các loại màng đơn lại với nhau tuỳ theo yêu cầu của
sản phẩm . Chẳng hạn, để có thể hàn dán nhiệt tốt thông thường lớp màng PE
được ghép bên trong do nhiệt độ nóng chảy thấp và có tính trơ đối với sản phẩm.
 Nhược điểm : khi ghép màng theo phương pháp này thì tốn khá nhiều thời gian
và các màng ghép dễ dàng bị tách lớp.
 Phương pháp dán
- Các màng đơn sau khi sản xuất ra được ghép với nhau nhờ các chất kết dính. Các
chất kết dính thường dùng là các PE đồng trùng, tức là những chất dẻo có cùng tính chất
hoá học với các màng đơn cần ghép với nhau.
- Tổng lượng chất kết dính chiếm từ 15- 20% khối lượng các loại màng chính. Ngoài
ra, người ta còn ghép thêm vào giữa các lớp màng những lá nhôm với mục đích chủ yếu
là làm tăng độ cứng của các loại màng ghép cũng như có khả năng xếp gấp được, chống
thấm khí oxy và ánh sáng xuyên qua.
 Ưu điểm: phương pháp này có điểm đặc biệt hơn so với phương pháp ép nhiệt
ở chỗ các loại màng ghép với nhau không nhất thiết phải là những vật liệu nhựa
nhiệt dẻo mà có thể ghép được các vật liệu khác nhau như ghép nhựa lên trên
bề mặt giấy.
 Nhược điểm: tốn nhiều thời gian và có thể xảy ra hiện tượng tách lớp giữa các
lớp màng.
b) Các phương pháp ghép màng
 Phương pháp ghép ướt
- Ở phương pháp ghép ướt là phương pháp ghép bằng keo, tại thời điểm ghép hai lớp
vật liệu với nhau chất kết dính (keo) ở trạng thái lỏng. Đây là phương pháp ghép được
sử dụng khá rộng rãi đặc biệt ứng dụng nhiều nhất khi ghép màng nhôm với giấy.
- Keo sử dụng trong phương pháp ghép này là dạng keo polymer nhân tạo gốc nước.
Trong quá trình ghép keo ở trạng thái lỏng chúng sẽ thẩm thấu qua một lớp vật liệu và
bay hơi sau đó.
- Keo được tráng lên lớp vật liệu 1 ít có tính thấm nước hơn, sau đó ngay lập tức được
ghép với lớp vật liệu thứ 2. Bộ phận ghép gồm cặp lô trong đó có một lô được mạ
Crom và một lô cao su. Sau khi ghép nước chứa trong keo sẽ bay hơn tại đơn vị sấy,
keo khô tạo kết dính giữa hai lớp vật liệu.
 Phương pháp ghép khô
 Ghép khô không dung môi
- Là phương pháp ghép bằng keo, như tên công nghệ đã chỉ ra, kỹ thuật ghép màng
không dung môi không sử dụng tới các loại keo có gốc dung môi mà sử dụng loại keo
100% rắn. Nhờ đó ta có thể giảm một cách đáng kể việc tiêu thụ năng lượng tiêu tốn
cho các công đoạn sấy khô dung môi trong keo hoặc cho việc thổi và thông gió.
- Keo được sử dụng là loại keo 1 hoặc 2 thành phần, loại keo một thành phần được
dùng chủ yếu để ghép với giấy.
- Để ghép bằng keo không dung môi, đòi hỏi phải có bộ phận tráng keo đặc biệt, bằng
cách dùng trục tráng keo phẳng thay vì trục khắc, gồm các trục được gia nhiệt và các
trục cao su.
- Sức căng bề mặt của màng phải được chú ý đặc biệt, để xử lý độ bám dính, vì độ bám
dính ban đầu của keo rất yếu khi chưa khô. Lớp keo được tráng vào khoảng từ : 0.8-
1.5g/m2.
- Các ưu điểm của công nghệ ghép màng không dung môi như sau :
 Giảm được tiếng ồn do bởi không có hệ thống thông gió
 Không còn sót dung môi trong lớp màng đã ghép, do đó rất thích hợp cho việc
dùng làm bao bì thực phẩm, dược phẩm.
 Không gây ô nhiễm không khí
 Chi phí đầu tư thấp
 Không cần sấy qua nhiệt
 Không cần bảo vệ sự nổ gây ra dung môi
 Yêu cầu về mặt bằng ít
 Chi phí sản xuất thấp
 Tốc độ sản xuất cao
- Công nghệ ghép màng không dung môi là công nghệ ghép màng tiên tiến nhất hiện
nay trong lĩnh vực ghép màng, các nhà sản xuất và biến đổi bao bì trên thế giới đang
chuyển sang phương pháp ghép màng không dung môi này.
 Ghép khô có dung môi: Keo hệ dung môi hữu cơ
 Ghép đùn:
Các màng được kết dính với nhau bằng màng nhựa nóng chảy
c) Ưu và nhược điểm của màng nhiều lớp
Ưu điểm
- Phát huy các ưu điểm và khắc phục được về cơ bản các nhược điểm của các loại
bao bì bằng vật liệu truyền thống
- Khối lượng bao bì nhỏ
- Chống ẩm, chống thấm khí tốt
- Có thể sản xuất hàng loạt trên dây chuyền công nghệ bao bì hiện đại với năng suất
lớn, mức độ tiêu chuẩn hóa cao
Nhược điểm
- Không có khả năng chịu nhiệt độ cao nên không thể làm bao bì cho các sản phẩm
thực phẩm cần thanh trùng ở nhiệt đọ cao
- Bao bì màng nhiều lớp phần lớn chỉ áp dụng trên dây chuyền đóng gói vô khuẩn

Nguyên tắ c chế ta ̣o bao bi ̀ plastic


 Chế tạo màng, bao bì plastic
Màng plastic hoặc các da ̣ng chai lo ̣ đề u đươ ̣c chế ta ̣o qua nhiề u công đoa ̣n, nhưng công
đoa ̣n chung nhấ t là qua thiế t bi ̣ đùn ép và sau đó đươ ̣c đùn qua he để ta ̣o thành da ̣ng
màng, da ̣ng tấ m, hoặc đươ ̣c đùn qua thiế t bi ̣ đúc ly tâm hoặc đúc áp lực cao ta ̣o hình
da ̣ng chai lo ̣ theo khuôn.
Da ̣ng tấ m thường đươ ̣c chế ta ̣o bằng vật liệu plastic có độ cứng vững cao; vật liệu plastic
đươ ̣c đùn qua he thẳ ng, rồ i từ đó đươ ̣c dập ta ̣o hình hay, điã ...
Những loa ̣i chai, lo ̣ phải đươ ̣c chế ta ̣o bằng plastic đươ ̣c đùn ép và đúc khuôn, và thổ i
thành hình da ̣ng mong muố n.
Các loa ̣i túi đươ ̣c chế ta ̣o bằng vật liệu plastic mề m dẻo (plastic có độ mề m dẻo cao)
plastic đươ ̣c đùn đơn thuầ n chỉ một loa ̣i vật liệu qua khe hin
̀ h vành hăn và thu đươ ̣c màng
plastic da ̣ng ố ng tru ̣. Cường độ chiụ lực cũng như độ dày của màng, độ trong suố t hay
mờ đu ̣c của màng phu ̣ thuộc vào áp lực gió thổ i trong ố ng tru ̣.
Khe he ̣p phẳ ng hoặc he hình vành hăn đươ ̣c điề u chin̉ h kić h thước để ta ̣o nên độ dày
plastic mong muố n. Áp lực và tố c độ không khí thổ i vào ố ng tru ̣ plastic mong muố n. Áp
lực và tố c độ không khí thố i vào ố ng tru ̣ plastic sản phẩ m ảnh hưởng lớn đế n sản phẩ m,
nế u tố c độ hoặc áp lực gió thấ p, sản phẩ m plastic da ̣ng tru ̣ tròn nố i đuôi ra sẽ diń h vào
nhau, khó tháo gỡ, không thể cắ t thành từng tấ m đơn mà còn gây phế phẩ m, không khí
thố i vào cũng như làm nguội nhanh màng plastic da ̣ng ố ng này.
Điề u kiện nhập liệu cũng phải nghiêm ngặt, nguyên liệu không bi ̣ rơi vaĩ gây ô nhiễm
môi sinh, và tai na ̣n lao động do trơn trượt.
Nguyên liệu plastic nhập liệu không đươ ̣c lẫn nước, trong quá trình đùn ép, sự quá nhiệt
cũng gây hư hỏng cấ u trúc của plastic, sự gia nhiệt plastic đế n tra ̣ng thái nóng chảy phải
thực hiện ổ n đinh
̣ cũng như tố c độ nhập liệu đồ ng nhấ t
Từ đó có thể tạo da ̣ng túi chứa đựng bằng cách cắ t ép phẳ ng và cuộn ố ng plastic la ̣i theo
chiề u dài. Túi đựng vật phẩ m là loa ̣i túi chỉ hàn đáy (thân liề n không hàn), miệng hở để
chứa đựng, sau đó hàn kín miệng.
Từ ố ng tru ̣ có thể rọc thành 2 lớp màng, và các màng này có thể được ghép với các loa ̣i
plastic khác bằng phương pháp ép nhiệt hay có khố i keo kế t diń h ta ̣o thành màng nhiề u
lớp làm bao bì đựng thực phẩ m
Nguyên tắ c hoa ̣t động của thiế t bi đu
̣ ̀ n ép
Thiế t bi đu
̣ ̀ n ép plastic để chế ta ̣o các da ̣ng bao bì

Vật liệu plastic đươ ̣c nhập vào máy qua phễu nhập liệu, đươ ̣c đun nóng chảy ở phầ n đầ u
tiên của thân tru ̣c vít (bộ phận gia nhiệt), sau đó plastic lỏng đươ ̣c nén với áp suấ t tăng
dầ n do chuyển động xoay tròn của tru ̣c vit́ da ̣ng tru ̣ côn. Tiế p theo plastic đươ ̣c đưa đế n
̣ lươ ̣ng và đươ ̣c nén và đùn ra cửa khuôn. Cửa khuôn có thể là một khe thẳ ng
phầ n đinh
đố i với da ̣ng tấ m
Sơ đồ hệ thố ng thiế t bi sa
̣ ̉ n xuấ t tấ m plastic
Đố i với da ̣ng màng, cửa khuôn có thể là hình vành hăn có chiề u rộng của vành hăn
0,025mm để tạo màng plastic có da ̣ng ố ng tru ̣ tròn ố ng đươ ̣c thổ i không khí bên trong
để làm nguội và không dính vào nhau vì khi mới đươ ̣c đùn ra, ố ng có nhiệt độ cao. Đây
cũng go ̣i là phương pháp đùn thổ i ta ̣o màng plastic.
Sơ đồ hệ thố ng thiế t bi chế
̣ ta ̣o
màng plastic da ̣ng ố ng tru ̣

 Phương pháp đúc thổ i sản xuấ t chai lọ plastic


Nhựa đươ ̣c rót vào khuôn (1) ta ̣o phôi nhựa (2), sau đó phôi nhựa đươ ̣c tháo khỏi khuôn
và đươ ̣c gia nhiệt trở la ̣i và đưa vào huôn có hiǹ h da ̣ng mong muố n (4) và đươ ̣c thổ i khí
với áp lực cao đ nhựa bám đề u khuôn ta ̣o thành hiǹ h da ̣ng mong muốn (5), hệ thố ng làm
nguội sẽ làm nguội cho chai cứng và không bi ̣biế n da ̣ng, sau đó đươ ̣c tháo khỏi khuôn
(6)

You might also like