You are on page 1of 6

3.1.

Phân tích mì ăn liền Omachi vị tôm chua cay ly 112g

a. Thuộc tính kỹ thuật:  

- Công dụng: thay thế cho bữa ăn, tạo ra bữa ăn nhanh,tiết kiệm thời gian cho người sử
dụng.

- Thành phần cấu tạo:

+ Vắt mì : Bột mì, dầu thực vật, tinh bột khoai mì, tinh bột khoai tây 11 g/kg, muối I-ốt,
nước mắm, chất tạo xốp (451i, 452i, 500i, 500ii), chất làm dầy (412), chất điều vị (621,
635), chiết xuất nấm men, bột lòng đỏ trứng 500 mg/kg, chiết xuất trái dành dành, bột cà
ri, chất chống oxy hoá (320, 321), chất điều chỉnh độ axit (330).

+ Súp: Dầu thực vật, muối I-ốt, đường, hỗn hợp gia vị và thảo mộc, chất điều vị (621,
635, disodium succinate), đạm đậu nành, hành tây, ớt, tép sấy, riềng, cà chua, cà chua cô
đặc, hành lá sấy, chất điều chỉnh độ axit (296, 330, 260, 270), bột tôm 1,74 g/kg, ngò gai
sấy, bột thịt gà, hương tổng hợp, hạt điều màu, tôm khô 280 mg/kg, ruốc khô, nước mắm,
nước cốt xương thịt (nước, xương ống, thịt heo, muối I-ốt, chất bảo quản (211)) 190
mg/kg, chất tạo ngọt tổng hợp (951), chất bảo quản (211), màu thực phẩm (160c), chất
chống oxy hoá (320, 321).

+ Cây thịt: Thịt (thịt heo, thịt gà, hỗn hợp thịt heo, hỗn hợp thịt gà), nước, tinh bột biến
tính (1414), đạm đậu nành, đường, bột tôm, muối I-ốt, hỗn hợp chất ổn định (450iii, 451i,
407, 415), hỗn hợp chất bảo quản (262i, 325), gia vị hỗn hợp, chiết xuất nấm men, chất
điều vị (621, 635), hương giống tự nhiên, chất chống oxy hoá (316), màu thực phẩm
(127).

- Giá trị dinh dưỡng:

+ Protein: 13,2g

+ Lipid: 17,9g

+ Năng lượng: 395,5 kcal

b. Tính thẩm mỹ:

 Sợi mì vàng đều, dai, không  bị cháy.

 Bao bì mỗi loại mì có màu sắc riêng đặc trưng cho loại mì đó, nhưng rất hài hòa
và đẹp mắt.

 Sau khi ngâm trong nước sôi sợi mì không bị đứt, nát, dính.

c. Tuổi thọ:

Tuổi thọ của mì chính là hạn sử dụng ghi trên bao bì. Nếu bảo quản nơi khô ráo thoáng
mát ,tránh ánh nắng mặt trời , tránh để gần hóa chất, hoặc sản phẩm có mùi mạnh thì tuổi
thọ của mì là từ 6 đến 8 tháng.

d. Độ tin cậy:

Doanh nghiệp sử dụng hệ thống kiểm soát chất lượng HACCP. Nên chất lượng mì đảm
bảo đúng như đã công bố, đó là sợi mì dai, vàng đều, đầy đủ chất dinh dưỡng như đã nói.
Thành phần khoai tây nên khi ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh viêm gan B, và không lo
bị nóng.

e. Độ an toàn:

Như một vài thông tin cho biết trong mì Omachi của công ty Masan có chứa chất E102 là
phẩm màu có hại cho sức khỏe, nhưng cục vệ sinh an toàn thực phẩm đã kiểm tra và nêu
rõ, phẩm màu E102 với mức tối đa là 300mg/kg vẫn đảm bảo an toàn. Công ty luốn
hướng đến vấn đề bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng nên đã cho ra sản phẩm mì Omachi
không no bị nóng, hướng đến phân khúc khách hàng nữ là chủ yếu, độ tuổi từ 16 đến 32.

Để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng nhà sản xuất đã áp dụng công nghệ chiên đặ biệt cho
ra sợi mì vừa chín tới mà vẫn đảm bảo chất lượng tuyệt hảo. chính áp dụng mang tính đột
phá này đã loại trừ được rất nhiều chất phát sinh từ khâu chiên mì ở nhiệt độ quá cao làm
cho sợi mì cháy, có mùi khét, có độ oxi hóa cao…

Bao bì: Bao bì ly / tô / khay nhựa chứa mì ăn liền của Masan là loại chuyên dụng dùng
cho thực phẩm và được cung ứng từ các đối tác uy tín, đạt chứng nhận an toàn trong thực
phẩm. Bao bì được kiểm soát chất lượng tuân thủ theo “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp thực phẩm
QCVN 12-1: 2011/BYT” và Quy định Cộng đồng chung Châu Âu (Regulation EU
No10/2011).

Đối với môi trường: Nước thải sản xuất mì ăn liền chứa hàm lượng các chất hữu cơ và
dầu mỡ khá cao. Các chất hữu cơ này làm giảm, ức chế đến sự phát triển của các loài
thuỷ sinh, sự phát triển của cây trồng, vật nuôi. Hiện diện trong các nguồn nước, chúng bị
phân hủy vi sinh giải phóng ra các chất khí CO2, CH4, H2S gây mùi hôi thối trong môi
trường. Chất rắn lơ lửng (SS) cũng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên
thuỷ sinh, đồng thời gây tác hại vể mặt cảm quan (tăng độ đục của nguồn nước) và gây
bồi lắng dòng chảy. Các chất dinh dưỡng (N,P) với nồng độ cao trong nước thải sản xuất
mì ăn liền sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn nước, rong tảo phát triển làm suy giảm
chất lượng nguồn nước. Nồng độ ô nhiễm đặc trưng của nước thải mì ăn liền thể hiện cụ
thể ở bảng sau.

Công ty đã có hệ thống sử lí chất thải công nghệ cao, nên sau khi chất thải đã được xử lí
mới cho ra môi trường, mì Omachi là sản phẩm thân thiện với môi trường.

f. Tính khả dụng:

 Đây là sản phẩm mì ăn liền nên rất tiện dụng, tiết kiệm thời gian, mà lại dễ sử
dụng. người dùng chỉ việc cho mì vào nước sôi, sau 3-5 phút là có thể ăn.
 Bảo quản mì cũng rất dễ dàng, chỉ cần bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, không
tiếp xúc với nền đất ẩm ướt.

 Sản phẩm được làm thành hình vuông, nên dễ dàng đóng thùng và vận chuyển đến
nhiều vùng trên khắp cả nước. đây cũng là điều thuận lợi cho việc giảm chi phí.
Vận chuyển thuận lợi dẫn đến chi phí vận chuyển ít, thì giá bán sẽ không cao.

g. Tính kinh tế:

Mì ăn liền Omachi chỉ bán với giá từ 16.000 đến 20.000đ/hộp.

Chi phí sử dụng hầu như bằng không. Không nhất thiết cần có các sản phẩm ăn kèm.

i. Các yếu tố chất lượng vô hình:

Masan là thương hiệu đã có uy tín ở Việt Nam, nên người tiêu dùng có thể tin vào các sản
phẩm của công ty.

k. Các tiêu chuẩn đánh giá chỉ tiêu chất lượng.

Mì Omachi muốn hoàn thiện hơn về chất lượng sản phẩn tốt hơn dựa vào các tiêu chuẩn
sau:

TCVN TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5777 - 2004

MÌ ĂN LIỀN

* Yêu cầu cảm quan :

Chỉ tiêu Yêu cầu

Trạng thái Dạng khối hoặc có hình dạng xác định đồng đều và phù hợp với từng lọai
bao bì, không vụn nát, không có vật lạ; sau khi ngâm trong nước sôi theo
hướng dẫn của nhà sản xuất, sợi mì không bị đứt, nát, dính.

Màu sắc Đồng nhất, đặc trưng cho từng lọai sản phẩm, không bị cháy, Hai mặt ít sự
khác biệt.

Mùi vị Đặc trưng cho từng lọai sản phẩm, ăn không thấy sống, không có mùi, vị lạ
như mốc, khét, vị chát…

* Chỉ tiêu lý – hóa :

Chỉ tiêu Giới hạn Tối đa

  Mì chiên Mì không chiên

1.Độ ẩm của vắt mì, % khối lượng 5,0 12,5

2. Hàm lượng chát béo của vắt mì, % KL 20  

3. Chỉ số axit của gói mì, mg KOH/g chất béo chiết ra 2,0  
từ vắt mì và các gói gia vị.

4. Chỉ số peroxit của gói mì, meq/kg chất béo chiết ra 20  


từ vắt mì và các gói gia vị.

5. Hàm lượng NaCl của vắt mì, %KL 2,5 2,5

6. Hàm lượng tro không tan trong HCL của gói mì, % 0,1 0,1
KL

* Chỉ tiêu vi sinh vật:

Chỉ tiêu Giới hạn tối đa

1. tổng số vsv hiếu khí trong 1 g sản phẩm 104

2. Số Coliforms trong 1 g sản phẩm 10

3. Số E.Coli trong 1 g sản phẩm 3

4.Số St. Aureus trong 1g sản phẩm 10

5. Số Cl.Perfringens trong 1g sản phẩm 10


6.Số Bacillus Cereus trong 1g sản phẩm 10

7. Số Salmonella trong 25g sản phẩm 0

8. TS nấm men, nấm mốc trong 1g sản phẩm 102

* Phụ gia thực phẩm

- Phẩm màu tổng hợp: Một số điểm cần chú ý khi sử dụng chất màu:

+ Không lạm dụng việc sử dụng phẩm màu.

+ Đảm bảo độ tinh khiết (dùng loại hóa chất sử dụng cho thực phẩm).

+ Sử dụng đúng liều lượng quy định của Bộ Y tế.

+ Không được dùng chất màu để che đậy khuyết điểm của thực phẩm, hoặc để người tiêu
dùng nhầm lẫn về sự có mặt không thực của một vài thành phần chất lượng.

Ví dụ:  tartrazine - C16H9N4Na3O9S2 : là một chất tạo màu vàng chanh và có cường độ tạo
màu khá cao, chỉ một lượng rất nhỏ đã có thể tạo ra một màu vàng khá đậm. làm cho
người ta tưởng rằng mì sợi có trứng.

- Hàn the: Acid boric (H3BO3) - Muối Natri borat (Na2B4O7, 10.H2O) làm cho sợi mì dai
và giòn hơn .

You might also like