You are on page 1of 6

Thảo luận Kinh tế đầu tư – Khamla

Chương 1. Lý luận chung về đầu tư phát triển trong doanh nghiệp

1.1. Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp

a. Khái niệm:

Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của hoạt động đầu tư, là việc chi dung vốn
trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra những tài
sản vật chất (nhà xưởng, thiết bị…) và tài sản trí tuệ (tri thức, kỹ năng…), gia tăng
năng lực sản xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển.

Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp là hoạt động sử dụng vốn cùng các nguồn lực
khác trong hiện tại nhằm duy trì sự hoạt động và làm tăng thêm tài sản của doanh
nghiệp, tạo thêm việc làm và nâng cao đời sống các thành viên trong đơn vị.

Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp khác với việc đầu tư vào các hoạt động tài
chính. Đầu tư tài chính là hoạt động đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra cho
vay hoặc mua các chứng chỉ có giá trên thị trường tiền tệ, thị trường vốn để hưởng
lãi suất nhất định trước (gửi tiết kiệm, mua trái phiếu chính phủ…) hoặc lợi nhuận
tuỳ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của công ty phát hành (mua cổ
phiếu…). Như vậy đầu tư tài chính không trực tiếp làm tăng tài sản cho chủ đầu tư.
Trong khi về bản chất hoạt động đầu tư phát triển là hoạt động tạo ra các giá trị
tăng thêm vì mục tiêu phát triển bền vững. Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp
nhằm tối thiểu chi phí, tối đa lợi nhuận, nâng cao khả năng cạnh tranh và chất
lượng nguồn nhân lực…

b. Vai trò của hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp
Từ bản chất của doanh nghiệp ta thấy rằng đầu tư quyết định sư ra đời, tồn tại và
phát triển của mỗi doanh nghiệp. Để tạo dựng cơ sở vật chất cho sự ra đời của bất
cứ doanh nghiệp nàp cũng phải xây dựng văn phòng, nhà xưởng, mua sắm thiết bị,
lắp đặt máy móc… Trong quá trình hoạt động cơ sở vật chất này bị hư hỏng, hao
mòn, doanh nghiệp phải bỏ chi phí để sửa chữa. Đáp ứng nhu cầu của thị trường và
thích nghi với quá trình đổi mới phát triển của khoa học kỹ thuật, các doanh nghiệp
phải đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật, quy trình công nghệ. Tất cả các hoạt động đó
đều là hoạt động đầu tư phát triển.

Quá trình đầu tư phát triển trong doanh nghiệp có những vai trò quan trọng đến
hoạt động sản xuất kinh doanh cảu doanh nghiệp được thể hiện qua các mặt sau:

Đầu tư phát triển có vai trò rất quan trọng. Đối với nền kinh tế nói chung, hay đứng
trên giác độ vĩ mô đầu tư có tác dụng:

+ Tác động đến tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế.

+ Làm tăng trưởng kinh tế.

+ Làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế

+ Thúc đẩy đổi mới, phát triển khoa học công nghệ của một quốc gia và của cả
doanh nghiệp.

Còn đứng trên giác độ vi mô, đối với doanh nghiệp:

- Đầu tư phát triển tạo điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp,
xã hội liên tục phát triển, nền kinh tế toàn cầu nói chung, nền kinh tế mỗi quốc gia
nói riêng cũng vì thế mà không ngừng vận động phát triển.
Với xu thế hội nhập kinh tế hiện nay thì thị trường ngày càng trở lên sôi động, nhu
cầu của con người ngày càng phát triển đòi hỏi tiêu dùng nhiều hơn những hàng
hoá có chất lượng cao hơn, mẫu mã phải đẹp, đa dạng và phong phú. Vì thế mà các
doanh nghiệp, các nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho thị trường muốn tồn tại
được thì phải đáp ứng nhu cầu đó của dân cư. Muốn như vậy nhà sản xuất phải tiến
hành đầu tư phát triển sản xuất. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị
trường, muốn cho doanh nghiệp của mình có chỗ đứng, có khả năng chiếm lĩnh thị
trường thì phải tiến hành đầu tư vì chỉ có đầu tư phát triển đổi mới sản xuất thì
doanh nghiệp mới có những sản phẩm mới, sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt
hơn có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm khác tương tự trên thị trường. Từ đó
nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, tạo cho nền kinh tế không ngừng
vận động phát triển.

- Đầu tư phát triển tạo điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm.

Như ta biết nhu cầu của con người, xã hội ngày càng gia tăng. Để tạo ra những sản
phẩm- dịch vụ có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dung, các
doanh nghiệp phải thay đổi dây truyền công nghệ, nâng cao năng lực của nguồn
nhân lực. Đầu tư trong doanh nghiệp bao gồm: Đầu tư vào lao động và đầu tư vào
tài sản cố định hay dự trứ… Khi đầu tư đổi mới tài sản cố định nghĩa là đổi mới
các dây truyền sản xuất mới trên cơ sở kỹ thuật công nghệ hiện đại hơn, giúp tăng
năng suất và tăng các sản phẩm mới. đáp ứng nhu cầu đổi mới xu hướng tiêu dung
và đa dạng của người tiêu dùng . Bên cạnh đó là đầu tư nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực. Ta biết các công nghệ mới, kỹ thuật cao đòi hỏi người vận hành nó phải
có một trình độ nhất định. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực tạo ra một đội ngũ
nguồn nhân lực chất lượng cao có khả năng tiếp thu và vận dụng các công nghệ
mới, thay đổi cơ chế tổ chức quản lý để hoạt động của doanh nghiệp thật sự có
hiệu quả. Khi đã tiến hành đầu tư đổi mới sản phẩm sản xuất ra vừa có mẫu mã
mới đa dạng, hấp dẫn người tiêu dung mà cả chất lượng của sản phẩm cũng được
gia tăng mà giá thành sản phẩm lại hạ xuống.

- Đầu tư phát triển tạo điều kiện giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận.

Không có doanh nghiệp nào tíên hành sản xuất kinh doanh lại không đặt mục tiêu
về lợi nhuận vì lợi nhuận chính là động lực để các nhà đầu tư, các doanh nghiệp bỏ
vốn ra thực hiên đầu tư. Không chỉ mong muốn có lợi nhuận mà họ còn mong
muốn tiền của họ không ngừng gia tăng lên, tức là quy mô lợi nhuận ngày càng
được mở rộng.

Hoạt động đầu tư của mỗi doạnh nghiệp chính là hoạt động nhằm thực hiện chiến
lước sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với mục tiệu đạt được lợi nhuận mà
doanh nghiệp đề ra. Khi lợi nhuận ngày càng cao thì lợi ích càng lớn càng kích
thích đầu tư thêm và ngược lại.

Ta biết lợi nhuận được quy mô bới doanh thu và chi phí theo công thức:

Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí

Doanh thu có lớn hay không lại phụ thuộc vào quà trình đầu tư của doanh nghiệp.
Nếu đầu tư mang lại hiệu quả cao thì doanh thu sẽ nhiều. Như vậy đầu tư đã tạo
điều kiện nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận

- Đầu tư góp phần đổi mới công nghệ, trình độ khoa học kỹ thuật trong sản xuất
sản phẩm của doanh nghiệp.

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp luôn luôn chú trọng đến việc đổi
mới nhằm nâng cao sức cạnh tranh của mình. Và một trong các công việc đầu tư
của doanh nghiệp là đầu tư vào tài sản cố định. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp
tiến hành mua sắm máy mọc thiết bị, đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng suất,
đổi mới sản phẩm cả về chủng loại về mẫu mã và chất lượng… Bất cứ hoạt động
nghiên cứu triển khai các công trình khoa học công nghệ mới hay mua sắm các
công nghệ mới thì đều phải sử dụng vốn hay đúng hơn là phải tiến hành đầu tư.

Như vậy có thể thấy dưới sự phát triển như vũ bão của các cuộc cánh mạng khoa
học công nghệ, mỗi doanh nghiệp đều nhận thấy vai trò của đầu tư cho công nghệ
cũng như hiện dại hoá máy móc thiết bị trong quá trình sản xuất. Hay nói cách
khác đầu tư góp phần đổi mới công nghệ trình độ khoa học kỹ thuật.

- Đầu tư phát triển góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Đầu tư vào lao động bao gồm những hoạt động như đầu tư và đào cán bộ quản lý,
tay nghề công nhân, các chi phí để tái sản xuất. Nâng cao chất lượng, sản phẩm
dịch vụ, đa dạng hoá các sản phẩm đầu ra. Điều này chỉ thực hiện được thông qua
đổi mới, thay đổi dây truyền sản xuất kinh doanh mới. Nhưng khi thay đổi các dây
truyền này đòi hỏi đội ngũ nhân lực cũngphải có trình độ tương ứng với công nghệ
mới đó, phải hiệu và biết cách vận hành công nghệ mới. Có như vậy hoạt động của
doanh nghiệp mới có hiệu quả. Doanh nghiệp nào trong quá trình hoạt động của
mình cũng đều cần có đội ngũ lao động có trình độ, kỹ năng. Trình độ, kỹ năng của
người lao động ảnh hưởng tới quá trình sản xuất kinh doanh cho phép tạo ra các
sản phẩm chất lượng cao đáp ứng đòi hỏi của người tiêu dùng. Cùng với điều kiện
sản xuất như nhau nhưng lao động có trình độ sẽ tạo ra những sản phẩm có chất
lượng tốt hơn, đảm bảo cạnh tranh.

c. Phân loại đầu tư phát triển trong doanh nghiệp

- Phân loại theo lĩnh vực phát huy tác dụng: đầu tư phát triển sản xuất; đầu tư phát
triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật; đầu tư phát triển VHGD, dịch vụ xã hội khác; đầu tư
phát triển KHCN.
- Theo nội dung đầu tư: đầu tư xây dựng cơ bản; đầu tư bổ sung hàng tồn trữ; đầu
tư phát triển nhân lực; đầu tư phát triển công nghệ;…

- Theo quá trình hình thành và thực hiện đầu tư: đầu tư cho giai đoạn chuẩn bị; đầu
tư cho giai đoạn thực hiện; đầu tư cho giai đoạn vận hành.

- Theo góc độ tài sản: đầu tư TS hữu hình; đầu tư TS vô hình.

- Theo phương thức thực hiện đầu tư: đầu tư theo chiều rộng/ theo chiều sâu.

You might also like