You are on page 1of 3

Biện pháp kiểm soát lạm phát

1. các giải pháp tình thế


Đây được coi là những giải pháp được áp dụng với mục đích giảm tức thời “cơn sốt” lạm phát
để có cơ sở áp dụng các giải pháp chiến lược lâu dài.
- Biện pháp về tiền tệ – tín dụng : nhằm mục đích giảm bớt lượng tiền trong lưu thông và kiểm
soát quá trình lưu thông tiền tệ . Vì thế các ngân hàng thương mại cần thực hiện các biện pháp :
 Thắt chặt cung ứng tiền tệ , thực hiện chính sách đóng băng tiền tệ. Trong thời kỳ lạm
phát cao xảy ra, ngân hàng Trung ương không được phép phát hành thêm tiền vào lưu
thông dưới bất kỳ hình thức nào , thậm chí ngay cả đối với những khoản tiền nhằm thực
hiện các chương trình , chính sách chưa thực sự cấp thiết của Chính phủ cũng có thể bị
hoãn lại nhằm hạn chế tối đa hiện tượng tăng tiền trong lưu thông.
 Quản lí hạn chế tối đa khả năng “tạo tiền” của ngân hàng thương mại bằng cách tăng tỷ
lệ dự trữ bắt buộc , xiết chặt tín dụng , xây dựng hạn mức tín dụng tối đa đối với các
ngân hàng thương mại cho các cá nhân và tổ chức vay vốn không cần thiết.
 Nâng cao lãi suất tín dụng : NHTW có thể sử dụng lãi suất cơ bản hoặc khung lãi suất để
can thiệp vào biểu lãi suất huy động và cho vay của các ngân hàng thương mại. Theo đó
mức lãi suất tín dụng chung trên thị trường được điều tiết tăng lên một mặt để hạn chế
các chủ thể vay vốn từ các tổ chức tín dụng một cách không cần thiết mặt khác để thu
hút dân chúng gửi tiền tiết kiệm hưởng lại cao nhằm thu hút bớt lượng tiền có xu hướng
nhàn rỗi dư thừa trong lưu thông. Để biện pháp này thực sự có hiệu quả thì mức lãi suất
phải đủ “hấp dẫn” và biến động theo tỷ lệ lạm phát đảm bảo lãi suất thực phải lớn hơn 0.
 Các ngân hàng thương mại phải đa dạng hóa các hình thức huy động vốn nhàn rỗi trong
công chúng : Bên cạnh các hình thức nhận gửi tiền gửi thông thường cần phát triển các
hình thức hấp dẫn như là tiền gửi có thưởng, gửi tiền nhận lãi trước, gửi tiền lãi suất bậc
thang,... hay phát hành các loại trái phiếu, tín phiếu ngân hàng có lãi suất cao,... nhằm
thu hút dân chúng gửi tiền hoặc mua trái phiếu,…
 Biện pháp để điều hành ngân sách : mục đích là giảm bớt tình trạng mất cân đối trong
thu chi ngân sách tiến tới cân bằng ngân sách .
+ Tiết kiệm chi ngân sách bằng cách cắt giảm các khoản chi không tác động một cách
trực tiếp đến sự phát triển có hiệu quả của nền kinh tế chi cho bộ máy quản lý hành
chính, phúc lợi xã hội,...
+ Tăng cường và nâng cao hiệu quả thu ngân sách nhà nước bằng cách cải cách chính
sách thuế theo hướng mở rộng và nuôi dưỡng nguồn thu ( chống thất thu thuế, thu đúng
thu đủ, công bằng để không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất và đời sống )
+ Thực hiện chính sách thu bù đắp thiếu hụt ngân sách : vay trong và ngoài nước, kêu
gọi viện trợ,…
 Các biện pháp khác :
+ Kiểm soát giá cả và có biện pháp điều tiết giá cả thị trường đối với một số mặt hàng thiết yếu
của sản xuất và đời sống như : Trợ giá , qui định mức giá trần , điều tiết thông qua quĩ dự trữ
quốc gia , ..
+ Khuyến khích tự do mậu dịch , nới lỏng thuế quan nhằm tăng quĩ hàng hoá tiêu dùng , giảm
bớt sự mất cân đối giữa tiền và hàng trong lưu thông .
+ Ổn định giá vàng và ngoại tệ nhằm tạo tâm lí ổn định giá cả các mặt hàng khác trong thị
trường như : tung quỹ dự trữ ngoại hối ra để điều tiết thị trường , kiểm soát chặt chẽ ngoại
hối , ...
2. giải pháp ổn định tiền tệ chiến lược
Đây là giải pháp có tác động lâu dài đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân .
 Xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa của nền kinh tế
quốc dân . Xuất phát từ nguyên lí “ lưu thông hàng hoá là tiền đề của lưu thông tiền tệ " ,
nên nếu quỹ hàng hoá được tạo ra với số lượng lớn , phong phú về chủng loại , giá cả ổn
định ,... sẽ là tiền đề vững chắc để ổn định lưu thông tiền tệ . Điều chỉnh cơ cấu kinh tế
phát triển ngành hàng hoá " mũi nhọn " cho xuất khẩu . Mục đích của giải pháp này là
vừa đáp ứng các nhu cầu cơ bản đời sống và việc làm của nhân dân lao động , vừa tạo
nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia , vừa tác động đến các hoạt động của các ngành kinh tế
khác . Do đó , đây là cơ sở quan trọng để ổn định lưu thông tiền tệ trong nước .
 Nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý Nhà nước : Vai trò của Nhà nước đối với quản lý
kinh tế vĩ mô là rất to lớn . Nhà nước là chủ thể duy nhất đảm bảo tính công bằng và ổn
định trong kinh tế , đồng thời Nhà nước có thể tác động để thúc đẩy hiệu quả và tăng
trưởng kinh tế . Để đảm bảo thực hiện vai trò này , cần phải tinh giản biên chế , kiện
toàn bộ máy hành chính , ... từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản chi NSNN , ổn
định ngân sách vững chắc và ổn định tiền tệ và góp phần ổn định lạm phát .

You might also like