You are on page 1of 8

Chương 1: Cơ sở lý thuyết.

1. Định nghĩa về lợi thế so sánh

Khái niệm lợi thế so sánh được Daivd Ricardo giới thiệu vào năm 1817.

Lợi thế so sánh được xác định thông qua việc so sánh chi phí sản xuất của các loại
hàng hóa khác nhau trong một nước. Một quốc gia được gọi là có lợi thế so sánh
trong việc sản xuất một loại hàng hóa nào đó nếu chi phí để sản xuất ra hàng hóa
đó thấp hơn tương đối so với chi phí để sản xuất ra các hàng hóa khác. Theo
Ricardo, mỗi quốc gia nên chuyên môn hóa vào việc sản xuất, xuất khẩu những
mặt hàng mà quốc gia đó có lợi thế so sánh và nhập khẩu những mặt hàng có ít lợi
thế so sánh nhất. Nhờ đó, tổng sản lượng của mỗi sản phẩm trên thế giới sẽ tăng
lên và tất cả các quốc gia đều có lợi [1]. Lý thuyết lợi thế so sánh tiếp tục được các
nhà kinh tế học khác phát triển và cho đến nay lý thuyết này vẫn được sử dụng làm
cơ sở cho hoạt động thương mại giữa các quốc gia.

Mỗi nền kinh tế địa phương ắt sẽ có lợi trong việc chuyên môn hóa trong một hay
một số khu vực có một lợi thế so sánh cho dù đó là nguồn nhân công dồi dào hay
rẻ tiền, hay là tài nguyên khoáng sản và các tiềm năng về năng lượng: than đá, dầu
mỏ,…

Lí thuyết về lợi thế so sánh được cho là có đóng góp lớn từ nhà kinh tế học David
Ricardo và quyển "Về nguyên tắc của Kinh tế Chính trị và Thuế" xuất bản năm
1817 của ông.

2. Giới thiệu lợi thế so sánh của David Ricardo


Một học thuyết chủ đạo mà Ricardo đã phát triển ngày nay vẫn là những nền tảng
quan trọng là lý thuyết thương mại quốc tế (lợi thế so sánh): Ricardo tập trung
phân tích chi phí so sánh và tìm hiểu bằng cách nào để một quốc gia thu lợi được
từ thương mại khi chi phí thấp hơn tương đối. Ví dụ: thương mại rượu vang và vải
giữa Anh và Bồ đào nha. Ricardo chỉ ra rằng nếu một quốc gia sản xuất hàng hoá ở
chi phí cơ hội thấp hơn, thì nên chuyên môn hoá vào đó. Và tham gia trao đổi hàng
hoá quốc tế với quốc gia chuyên môn hoá ngành hàng khác. Chẳng mấy khó khăn
để nhận ra Bồ đào nha thì nên chuyên môn hoá ngành gì trong lựa chọn Rượu vang
hay vải! Lý thuyết này vẫn đúng ngày nay. Nếu tất cả các quốc gia đều chuyên
môn hoá vào các lĩnh vực họ có lợi thế so sánh, mức phúc lợi toàn cầu sẽ tăng lên
đáng kể.

Lợi thế so sánh là lợi thế đạt được trong trao đổi thương mại quốc tế, khi các quốc
gia tập trungchuyên môn hoá sản xuất và trao đổi những mặt hàng có bất lợi nhỏ
nhất hoặc những mặt hàng có lợi lớn nhất thì tất cả các quốc gia đều cùng có lợi.

Thí dụ điển hình về lợi thế so sánh của Ricardo là thí dụ về trao đổi bông/rượu
Porto giữa Bồ Đào Nha và Anh. Nếu Bồ Đào Nha không thể sản xuất vải trong
những điều kiện thuận lợi như ở Anh, nghĩa là nếu họ phải dành nhiều thời gian và
lao động hơn Anh, thì họ lại có lợi thế trong việc sản xuất rượu vang và họ dùng
làm phương tiện trao đổi để mua vải bông ở Anh, nước này lại không thể sản xuất
rượu vang trong những điều kiện thuận lợi như ở Bồ Đào Nha.

3. Phương pháp đánh giá lợi thế so sánh (công thức RCA)

Liesner (1958) đã dựa vào lý thuyết lợi thế so sánh và đưa ra ý tưởng đánh giá sản
phẩm có lợi thế so sánh của một quốc gia thông qua việc phân tích kim ngạch xuất
khẩu của sản phẩm đó. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của một nước thường là
mặt hàng mà nước đó có lợi thế so sánh. Balassa (1965) đã tiếp tục hoàn thiện cách
đánh giá này và đưa ra hệ số lợi thế so sánh biểu lộ (RCA). Hệ số này thể hiện lợi
thế hoặc bất lợi tương đối của một quốc gia đối với một sản phẩm nào đó thông
qua việc so sánh tỷ trọng xuất khẩu của sản phẩm này trong tổng kim ngạch xuất
khẩu của một quốc gia với tỷ trọng xuất khẩu của sản phẩm này trong tổng kim
ngạch xuất khẩu của thế giới.

Hệ số RCA được tính toán theo công thức sau:

Trong đó:

RCA là hệ số lợi thế so sánh biểu lộ trong xuất khẩu sản phẩm j của nước i;

Xij là kim ngạch xuất khẩu sản phẩm j của nước i;

Xi là tổng kim ngạch xuất khẩu của nước i;

Xwj là kim ngạch xuất khẩu sản phẩm j của toàn thế giới;

Xw là tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn thế giới.

Nếu RCA > 1 thì nước i có lợi thế so sánh đối với sản phẩm j.

Nếu RCA < 1 thì nước i không có lợi thế so sánh đối với sản phẩm j.
Để đánh giá cụ thể về mức độ lợi thế so sánh, hệ số RCA được phân thành 4 nhóm
như sau: (Bảng 1)
Chương 2: Vận dụng lý thuyết lợi thế so sánh vào mặt hàng chè của Việt Nam
(giai đoạn 2016 - 2021/ 2001 - 2019/ 2014 - 2020/ 2016 - 2021)

I. Tổng quan về ngành chè Việt Nam

1. Tình hình sản xuất

Theo thống kê của Hiệp hội chè Việt Nam, tính đến năm 2020, nước ta có 34 tỉnh,
thành phố trồng chè với tổng diện tích ổn định ở mức 130 nghìn ha, năng suất bình
quân đạt mức khoảng 8,0 tấn/ha, sản lượng chè khô đạt khoảng 192 nghìn tấn.

Cây chè được trồng chủ yếu ở khu vực Trung du và miền núi phía Bắc chiếm
khoảng 70% diện tích trồng chè cả nước; kế đến là vùng Tây Nguyên với khoảng
19%; vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung có diện tích chè chiếm 7,0% và
khu vực đồng bằng Bắc bộ 4,0%. Một số địa phương có diện tích chè lớn: Thái
Nguyên (22,3 nghìn ha), Hà Giang (21,5 nghìn ha), Phú Thọ (16,1 nghìn ha), Lâm
Đồng (10,8 nghìn ha)…

Hiện nay, Việt Nam có trên 170 giống chè các loại đảm bảo chất lượng và cho
năng suất cao, với các hương vị đặc biệt được thế giới ưa chuộng, như: Chè shan,
PH1, LDP1, LDP2, PT14… và các giống chè nhập nội như PT95, Kim Tuyên, Bát
Tiên, Tứ Quý Xuân... Trong đó, chè shan là giống chè quý, được phát triển lâu đời
tại một số địa phương khu vực phía Bắc như: Hà Giang, Yên Bái, Sơn La, Điện
Biên… Với khoảng trên 24% tổng diện tích trồng chè cả nước. Chè shan bao gồm
các giống: Chè shan công nghiệp, shan vùng cao và shan đầu dòng. Hiện những
rừng chè shan cổ thụ với nhiều cây hàng trăm năm tuổi của Việt Nam đang cho sản
phẩm có nhiều đặc tính quý và là nguyên liệu không thể thiếu để sản xuất chè sạch,
chè đặc sản, cũng như các sản phẩm chè chế biến có giá trị gia tăng cao.

2. Tình hình xuất khẩu


Chè của Việt Nam được tiêu thụ chủ yếu ở thị trường trong nước và xuất khẩu.

Với thị trường trong nước thì nhu cầu tiêu thụ chè của người dân Việt luôn cao,
đặc biệt vào các dịp lễ Tết hay các sự kiện quan trọng. Đặc biệt, chè không đơn
thuần chỉ dùng uống hằng ngày, mà còn được dùng làm quà biếu người thân thay
lời chúc mừng, lời chào đón…Chính vì thế, tình hình tiêu thụ chè trong nước luôn
ở mức ổn định. Thị trường tiêu thụ trong nước phần lớn là chè xanh ngược lại với
thị trường xuất khẩu chủ yếu là chè đen (chiếm tỷ trọng đến 51%). Trong những
năm gần đây, ngoài người trung niên và lớn tuổi, sản lượng tiêu thụ chè của giới
trẻ cũng đang có xu hướng tăng. Cùng với đó, họ có sự đòi hỏi cao hơn về tính tiện
lợi, nhanh chóng và đẹp mắt. Những thị hiếu này đã tạo nên chỗ đứng cho loại chè
hòa tan, chè túi nhúng…

Với thị trường xuất khẩu thì ngay từ những tháng đầu năm 2020, mặc dù phải đối
mặt với những diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh Covid-19, song chè là
một trong những sản phẩm duy trì được sản xuất, không bị đứt gãy trong quá trình
xuất khẩu, tăng trưởng xuất khẩu chè của Việt Nam sang nhiều thị trường chính
được đảm bảo ổn định. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu của ngành
chè năm 2020 ước đạt 134.964 tấn, trị giá 217,7 triệu USD, giá 1.613 USD/tấn,
giảm 1,8% về lượng, giảm 7,8% về kim ngạch và giảm 6,2% về giá so với năm
2019. Cơ cấu xuất khẩu các sản phẩm chè chủ yếu gồm: chè đen chiếm 51%; chè
xanh chiếm 48% (gồm cả chè ướp hương, chè Ô long); còn lại là các loại chè khác.
Giá bình quân chè đen là 1.350 USD/tấn; chè xanh là 1.880 USD/tấn. Sản phẩm
chè của Việt Nam hiện được xuất sang 74 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó,
Pakistan, Đài Loan, Nga, Indonesia, Trung Quốc tiếp tục là 5 thị trường trọng điểm
của chè Việt, chiếm gần 70% về lượng và hơn 70% về trị giá xuất khẩu.
Pakistan là thị trường tiêu thụ chè lớn nhất của Việt Nam trong năm 2020 đạt
43.357 tấn, tương đương 82,59 triệu USD, giá trung bình 1.905 USD/tấn, giảm
11,2% về lượng, giảm 14,4% về kim ngạch và giảm 3,5% về giá so với năm 2019;
chiếm 32% trong tổng khối lượng và chiếm 37,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu
chè của cả nước.

Thị trường lớn thứ 2 là Đài Loan, đạt 17.290 tấn, tương đương 26,68 triệu USD,
chiếm gần 13% trong tổng khối lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu chè của cả
nước, giảm trên 9,5% về lượng và giảm 10,5% về kim ngạch.

Tiếp đến thị trường Nga đạt 14.071 tấn, tương đương 21,52 triệu USD, chiếm trên
10% trong tổng khối lượng và tổng kim ngạch, giảm 7,1% về lượng và giảm 3,9%
kim ngạch.

Bước sang nửa đầu năm 2021, theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trị giá
kim ngạch xuất khẩu chè tăng một phần do giá chè tăng cao theo giá thị trường thế
giới. Giá chè xuất khẩu bình quân ước đạt 1.643,6 USD/tấn, tăng 4,8% so với cùng
kỳ năm 2020. Còn theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn), nhu cầu dùng chè gần đây đã tăng lên rõ rệt do
người tiêu dùng nhiều nơi tin tưởng chè có tác dụng tăng cường khả năng miễn
dịch, góp phần đề kháng với dịch bệnh Covid-19. Do đó, thương nhân ở nhiều
quốc gia tăng cường mua chè tích trữ để phục vụ nhu cầu nội địa, tránh bị ảnh
hưởng bởi sự đứt gãy logistics có thể diễn ra do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-
19-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu. Trong nửa đầu năm 2021, Pakistan vẫn là
thị trường xuất khẩu chè lớn nhất của Việt Nam, với khối lượng xuất khẩu tăng
khoảng 12,5%, kim ngạch tăng 16% so với cùng kỳ năm 2020.
Điều đáng nói là xuất khẩu chè của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ tăng 560,5%
về lượng và tăng 457,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020 (đạt 1,4 nghìn tấn, trị
giá 1,74 triệu USD).

Trong nửa đầu năm 2021, xuất khẩu chè sang Trung Quốc cũng tăng mạnh. Chỉ
tính số liệu riêng của 5 tháng, xuất khẩu sang quốc gia này đạt 4,55 nghìn tấn với
6,76 triệu USD, tăng 104% về khối lượng và tăng 87,7% về giá trị kim ngạch.

Bên cạnh đó, các thị trường Iraq, Malaysia, Đài Loan... cũng gia tăng sản lượng
và giá trị xuất khẩu mặt hàng chè.

Dự báo, xuất khẩu chè của Việt Nam sẽ tăng trưởng khả quan vào những tháng
cuối năm 2021 nhờ những tín hiệu tích cực từ thị trường nhập khẩu. Cụ thể, xu
hướng tiêu thụ chè tăng do người tiêu dùng phải ở nhà nhiều hơn (thực hiện dãn
cách phòng chống dịch covid-19). Những ưu đãi thuế quan từ các Hiệp định
Thương mại tự do như EVFTA, CPTPP… cũng mang lại thuận lợi cho ngành chè
trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện tại. Nhiều quốc gia sản xuất chè bị gián
đoạn sản xuất do dịch Covid -19 và thời tiết khô hạn, làm chuỗi cung ứng chè trên
thị trường toàn cầu gián đoạn, trong đó đáng chú ý là thị trường Ấn Độ, thị trường
sản xuất chè và tiêu thụ chè lớn trên thế giới, đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi
dịch Covid-19 và hạn hán tại các khu vực trồng chè chính.

You might also like