You are on page 1of 5

BÀI KIỂM TRA – QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG

Họ tên: YIACHONG Chouvang

STT: 13

1. Phân tích các nội dung của QLNN về môi trường ở nước ta

Quản lý nhà nước về môi trường được hiểu là quá trình mà Nhà nước thông qua
việc thực hiện các chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của mình để đưa ra các biện
pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật và xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất
lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội của quốc gia.

Các nội dung QLNN về môi trường theo điều 139 Luật Bảo vệ môi trường 2020:

Điều 139. Nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường

1. Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy
phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật môi trường.

2. Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách, chương trình, đề án, quy
hoạch, kế hoạch về bảo vệ môi trường.

3. Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc; định kỳ đánh giá hiện trạng môi
trường, dự báo diễn biến môi trường.

4. Xây dựng, thẩm định và phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường; thẩm định báo
cáo đánh giá môi trường chiến lược; thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác
động môi trường và kiểm tra, xác nhận các công trình bảo vệ môi trường; tổ
chức xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường.
5. Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh
học; quản lý chất thải; kiểm soát ô nhiễm; cải thiện và phục hồi môi trường.

6. Cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về môi trường.

7. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường; thanh tra
trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo về
bảo vệ môi trường; xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

8. Đào tạo nhân lực khoa học và quản lý môi trường; giáo dục, tuyên truyền, phổ
biến kiến thức, pháp luật về bảo vệ môi trường.

9. Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường.

10. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện ngân sách nhà nước
cho các hoạt động bảo vệ môi trường.

11. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

2. Thực trạng

a. Thành quả

Công tác quản lý môi trường thời gia qua đã đạt những kết quả tích cực, xong vẫn
còn tồn tại nhiều khó khăn, thách thức đặt ra sự quan tâm, đồng thuận và chung tay
của cả cộng đồng.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường ngày càng được hoàn
thiện, quy định cụ thể, chi tiết đối với từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa bàn, khu
vực. Công tác quản lý chất thải rắn đã được tăng cường, thúc đẩy các hoạt động cải
thiện môi trường. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định báo cáo đánh giá môi
trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường và đề
án bảo vệ môi trường; đẩy mạnh hoạt động tăng cường năng lực đánh giá môi
trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường; quản lý môi trường đối với các
dự án điện hạt nhân; tổ chức kiểm tra, xác nhận việc hoàn thành các biện pháp,
công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành đối với các dự án đầu tư
thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Bộ. Các địa
phương đã chủ động phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai các biện
pháp xử lý dứt điểm các cơ sở gây ô nhiêm môi trường nghiêm trọng, đẩy nhanh
công tác xử lý triệt để, khắc phục ô nhiễm và giảm thiểu suy thoái môi trường.

Công tác thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường đã được triển khai một cách
thường xuyên, liên tục, có trọng tâm, trọng điểm, đạt được nhiều kết quả quan
trọng, tạo được sự đồng thuận cao trong xử lý các cơ sở vi phạm pháp luật về môi
trường, được dư luận và xã hội đồng tình, ủng hộ. Trong những năm qua, hàng
năm toàn Ngành thực hiện 700-800 cuộc thanh tra, kiểm tra (trong đó, Bộ thực
hiện 20-30 cuộc thanh tra, kiểm tra). Qua thanh tra, kiểm tra từ năm 2015 đến nay,
đã xử phạt vi phạm hành chính 250 tỷ đồng đối với 2.500 tổ chức, cá nhân.

Việc phân công, phân cấp quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đã được quy
định trong Luật bảo vệ môi trường và các văn bản quy định chi tiết thi hành. Theo
đó, ở Trung ương, Bộ Tài nguyên và Môi trường giúp Chính phủ thực hiện thống
nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; các Bộ, ngành thực hiện công tác
quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong phạm vi quản lý của ngành, lĩnh vực,
bên cạnh đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường còn chịu trách nhiệm giải quyết các các
vấn đề môi trường nhạy cảm, phức tạp, có ảnh hưởng trên phạm vi rộng và các vấn
đề có tính liên ngành, liên tỉnh. Ủy ban nhân dân tỉnh trực thuộc Trung ương tổ
chức thực hiện theo hướng dẫn và chịu sự kiểm tra của Bộ Tài nguyên và Môi
trường. Việc phân công, phân cấp quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở địa
phương cũng được phân cấp theo nguyên tắc tương tự như trên.Vừa qua, trên cơ sở
đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ được phân cấp tại địa phương, đồng thời
để đáp ứng yêu cầu của Chính phủ về đẩy mạnh phân cấp, cải cách thủ tục hành
chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị
định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019, theo đó đã tiếp tục phân cấp
mở rộng phạm vi thẩm quyền của các địa phương trong thẩm định, phê duyệt báo
cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi
trường. Đồng thời, Nghị quyết số 09/NQ-CP của Chính phủ về phiên họp thường
kỳ tháng 01 năm 2019 đã thống nhất giao Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan
đầu mối, thống nhất quản lý nhà nước về chất thải rắn; Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh chịu trách nhiệm toàn diện về vấn đề rác thải và xử lý rác thải trên địa bàn.

b. Tồn tại

Hiệu quả của công tác đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường, cam kết bảo vệ môi trường đối với các quy hoạch, chiến lược, dự án đầu tư
chưa như mong muốn, thiếu cơ chế ràng buộc trách nhiệm của các bên liên quan
đến quá trình lập, thẩm định đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động
môi trường (chủ đầu tư, tư vấn, hội đồng); thông tin, dữ liệu trong các báo cáo
đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường còn hạn chế; công
tác hậu kiểm chưa được thực hiện đúng mức; việc đánh giá tác động môi trường
xuyên biên giới còn chưa được quan tâm đúng mức. Việc xử lý triệt để các cơ sở
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng chưa bảo đảm theo tiến độ yêu cầu tại Quyết
định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng.

Ô nhiễm môi trường ở các khu công nghiệp, khu đô thị, làng nghề xảy ra nghiêm
trọng gây bức xúc trong nhân dân, song chưa được tập trung chỉ đạo giải quyết dứt
điểm.Việc triển khai thực hiện ba Đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông (sông
Cầu, sồng Nhuệ- sông Đáy, hệ thống sông Đồng Nai) chưa đáp ứng yêu cầu do
Luật Ngân sách quy định không bố trí nguồn lực tài chính hỗ trợ các địa phương
ven sông; tổ chức và hoạt động của Ủy ban bảo vệ môi trường ba lưu vực sông
chậm được kiện toàn, đổi mới, hiệu quả chưa cao.Tình hình khiếu kiện về môi
trường ngày càng gia tăng và có những trường hợp phức tạp.Năng lực của hệ thống
quản lý môi trường, nhất là ở cấp huyện, cấp xã chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.

Công tác thanh tra, kiểm tra về môi trường chưa thực sự có hiệu quả do còn thiếu
nguồn lực dẫn đến khả năng bám sát địa bàn còn yếu kém nên việc phát hiện, xử lý
còn chậm. Công tác khắc phục sau thanh tra, kiểm tra chưa thực sự được quan tâm.
Tình trạng chồng chéo trong công tác thanh tra, kiểm tra về môi trường vẫn còn
xảy ra do có nhiều ngành, nhiều cấp.

Trong thời gian tới, để tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường
cần hoàn thiện Đề án đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Bảo vệ môi trường và các Luật
khác có liên quan đến bảo vệ môi trường; trình ban hành Nghị định sửa đổi, bổ
sung các nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Bảo vệ môi trường. Tiếp tục rà
soát, điều chỉnh hoặc xây dựng mới các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường
trên cơ sở tham khảo kinh nghiệ

You might also like