You are on page 1of 15

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HCM


VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ THỰC PHẨM


BÀI TIỂU LUẬN


HÓA HỌC THỰC PHẨM
ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU VỀ PHẢN ỨNG THỦY PHÂN VÀ PHẢN ỨNG
OXI HÓA TRONG CHẾ BIẾN SẢN PHẨM GIÀU TINH BỘ,
PROTEIN VÀ CHẤT BÉO

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Mai Hương


Lớp: DHTP15A
Nhóm thực hiện: Nhóm 6

TPHCM, 08 tháng 04 năm 2021


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

STT HỌ VÀ TÊN MSSV


1 Võ Ngọc Trúc Chi 19478191

2 Phạm Minh Dũng 19480741

3 Nguyễn Ngọc Tín 19475801

4 Hoàng Thị Ngọc Yến 19482081

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

Các yếu
Định Tóm tắt Tổng
Vai trò tố ảnh Ý nghĩa Làm PP
nghĩa nội dung kết
hưởng

Hoàng
Thị
x x x
Ngọc
Yến

Phạm
Minh x x x
Dũng
Nguyễn
Ngọc x x x
Tín

Ngọc
x x x
Trúc
Chi
MỤC LỤC

Trang

Phần I: Mở đầu .........................................................................................................1


Phần II: Nội dung .....................................................................................................2
1. Định nghĩa phản ứng thủy phân ...................................................................2
2. Định nghĩa phản ứng oxi hóa .......................................................................2
3. Vai trò của phản ứng thủy phân trong công nghệ chế biến thực phẩm giàu
protein, chất béo và tinh bột..........................................................................3
4. Vai trò của phản ứng oxi hóa trong công nghệ chế biến thực phẩm giàu
protein, chất béo và tinh bột .........................................................................6
5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thủy phân và quá trình oxy hóa trong chế
biến thực phẩm .............................................................................................7
6. Ý nghĩa của phản ứng thủy phân và phản ứng oxi hóa trong sản xuất thực
phẩm..............................................................................................................9
Phần III: Tổng kết................................................................................................11
Tài liệu tham khảo...............................................................................................12
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU

Để thỏa mãn nhu cầu protein do các axit amin tạo ra, hàm lượng tinh bột và các
chất béo, mỗi ngày cơ thể cần tiếp nạp một vài món ăn giàu protein, tinh bột và chất
béo (thịt, cá, tôm, cua trứng, nhộng, sữa, đậu, đỗ, lạc,…) với một lượng vừa đủ cũng
như phong phú trong các bữa ăn.

Vậy để hiểu rõ hơn về các thực phẩm giàu protein, chất béo và tinh bột, nhóm
chúng em xin tìm hiểu sâu về các phản ứng thủy phân và phản ứng oxi hóa trong chế
biến các sản phẩm trên.

Bài tiểu luận gồm các nội dung:

Phần I: Lời mở đầu.

Phần II: Nội dung.

1. Định nghĩa phản ứng thủy phân.


2. Định nghĩa phản ứng oxi hóa.
3. Vai trò của phản ứng thủy phân trong công nghệ chế biến thực phẩm giàu
protein, chất béo và tinh bột.
4. Vai trò của phản ứng oxi hóa trong công nghệ chế biến thực phẩm giàu protein,
chất béo và tinh bột.
5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thủy phân và quá trình oxy hóa trong chế
biến thực phẩm.
6. Ý nghĩa của phản ứng thủy phân và phản ứng oxi hóa trong sản xuất thực
phẩm.
Phần III: Tổng kết.

1
PHẦN II: NỘI DUNG
1. Định nghĩa phản ứng thủy phân
- Là phản ứng rất phổ biến và quan trọng trong bảo quản và sản xuất thực phẩm.
Do phản ứng thủy phân mà chất lượng các sản phẩm thực phẩm bị giảm đi và cũng
nhờ phản ứng thủy phân để tăng thêm phần chất cho thành phẩm, không những tính
chất cảm quan mà các tính chất hóa học của sản phẩm cũng có thể bị biến đổi.
Ví dụ: Từ tinh bột, muốn có được đường nha hay đường glucoza người ta phải tạo
điều kiện để phản ứng thủy phân tinh bột bằng enzyme đạt đến mức tối đa.
Để có nước mắm, phomai, chao hoặc làm mềm thịt đều xuất phát từ nguyên lý
phản ứng thủy phân.
Trong sản xuất bánh mì các phản ứng oxi hóa, caramen hóa, melanoidin nghĩa
là những phản ứng tạo nên toàn bộ chất lượng của sản phẩm bánh mì chỉ có thể xảy ra
khi đã có phản ứng thủy phân mở đầu.
 Do đó, phản ứng thủy phân rất quan trọng trong chế biến thực phẩm, vì nó là mở
đầu cho một loạt các phản ứng khác tiếp diễn và các phản ứng khác có thể xảy ra khi
phản ứng thủy phân kết thúc.
2. Định nghĩa phản ứng oxi hóa
- Phản ứng oxi hóa – khử sinh học thuộc các phản ứng dị hóa không những chỉ là
nguồn năng lượng quan trọng dùng để thực hiện các quá trình tổng hợp khác nhau mà
còn là nguồn cung cấp các hợp chất trung gian dùng làm nguyên liệu cho các phản
ứng tổng hợp và đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc liên hợp các quá trình trao
đổi chất.
- Trong chế biến thực phẩm, nhiều quá trình oxi hóa – khử sinh học tạo ra các
sản phẩm có màu đẹp, vị ngon, hương thơm làm cho thực phẩm có tính chất đặc trưng
riêng hoặc làm tăng giá trị cảm quan và tiêu dùng của thành phẩm.
Ví dụ: Trong sản xuất cacao, thuốc lá người ta lợi dụng hoạt động của enzyme này.
Màu vàng sẫm hoặc nâu của thuốc lá cũng là do các sản phẩm oxi hóa của các
polyphenol tự do có trong thuốc tạo nên khi lên men.

2
Cùng một thứ lá chè người ta lợi dụng enzyme polyphenoloxydaza dưới sự xúc
tác của sự oxi hóa các polyphenol của lá chè tạo ra được chè xanh, chè đen, chè đỏ,…
có hương vị và sắc nước khác nhau.
Ngoài ra, bản chất của quá trình lên men là quá trình oxi hóa khử, nhờ quá trình
oxi hóa khử mà cơ chất đã được chuyển hóa thành sản phẩm lên men. Quá trình hô
hấp hay quá trình phân giải oxi hóa khử các chất dinh dưỡng ở cơ thể sinh vật trong
điều kiện hiếu khí cũng có tầm quan trọng đặc biệt đối với kỹ nghệ bảo quản và chế
biến lương thực, thực phẩm.
3. Vai trò của phản ứng thủy phân trong công nghệ chế biến thực phẩm giàu
protein, chất béo và tinh bột
a. Phản ứng thủy phân là yếu tố mở đầu cho nhiều quá trình hóa học khác
trong chế biến và bảo quản thực phẩm

Ví dụ: Phản ứng thối rửa

Thủy phân
Protein ----------------------¿ Acid amin--------------------------¿Sản phẩm thối rửa
H2O
Xúc tác Vi sinh vật gây thối rửa

Phản ứng chậm Phản ứng nhanh


b. Phản ứng thủy phân là yếu tố mở đầu tạo cơ chất cho oxi hóa
Thủy phân Oxi hóa
Lipit --------------¿Acid béo----------------¿Ketone, Aldehyd ----¿Hợp chất sẫm màu

Enzyme và phi enzyme

Thủy phân Oxi hóa


Saccharose ---------------¿Glucose ---------------¿Gluconic ------¿ Hợp chất màu xám

Enzyme và phi enzyme

3
c. Phản ứng thủy phân là mở đầu cho yếu tố hình thành mùi vị, màu sắc
Ví dụ: Nước mắm
Vi sinh vật gây hương ------¿ tạo mùi
Thủy phân
Protein cá -----------------¿ Acid amin Tạo vị ngọt đặc trưng

Phân hủy
một phần Oxi hóa phi Enzyme
---¿ tạo màu
Melanoidin

NH3 ----------¿ tạo mùi đặc trưng

Ví dụ: Trong sản xuất bánh mì

Melanoidin: mùi thơm, màu vàng

Enzyme Cơ chất cho


Tinh bột ---------------¿ Glucose ----------------¿ Fucfurolamin: mùi thơm
Amylase

Vị ngọt
Caramen hóa: màu đậm
d. Phản ứng thủy phân làm thay đổi chất lượng sản phẩm
- Phản ứng thủy phân là phản ứng phổ biến, thường xuyên xảy ra trong quá trình
chế biến và bảo quản thực phẩm. Phản ứng thủy phân có thể ảnh hưởng lớn tới
chất lượng sản phẩm, nó có thể tăng hay giảm chất lượng tùy theo mục đích
công nghệ để tạo ra sản phẩm cụ thể nào đó.
- Chẳng hạn:
 Trong chế biến thực phẩm ăn liền từ thịt, thủy sản, phản ứng thủy phân sơ bộ sẽ
có tác dụng làm cho thực phẩm ngọt hơn, mùi thơm hơn khi gia nhiệt.
 Trái lại trong bảo quản nguyên liệu nếu cứ để phản ứng thủy phân xảy ra
mạnh mẽ sẽ làm cho chất lượng nguyên liệu giảm đi, bởi lẽ: khi phản ứng thủy

4
phân trong quá trình bảo quản tăng cường sẽ dễ dàng tiến hành quá trình phân
hủy, đồng thời khi thao tác rửa nguyên liệu chuẩn bị chế biến các chất dinh
dưỡng sẽ bị hao tổn theo nước rửa.
e. Phản ứng thủy phân là yếu tố mở đầu cho các quá trình lên men.
- Lên men là một quá trình trao đổi chất, qua đó các chất hữu cơ bị biến đổi dưới
tác dụng bởi enzyme của vi sinh vật.
Vi sinh vật
Các chất dinh dưỡng
đơn giản

MT Sản phẩm lên men MT

- Nhiều quá trình công nghệ lên men bia, rượu, tôm chua, nem chua,... quá trình
thủy phân là yếu tố mở đầu cho việc hình thành sản phẩm.
f. Phản ứng thủy phân có vai trò làm thay đổi cấu trúc và trạng thái thực phẩm
- Trong quá trình sản xuất tôm chua, nem chua phản ứng thủy phân luôn xảy ra
song hành với quá trình lên men lactic. Nhờ có quá trình thủy phân mà cấu trúc
Protein tôm và thịt bị thay đổi, hình thành nhiều sản phẩm đơn giản (axit amin
+ peptit) dễ hấp thu.
- Nhờ quá trình thủy phân diễn ra đã làm cho protein mất cấu trúc bậc cao, chỉ
còn lại cấu trúc bậc I tạo điều kiện cho enzyme tiêu hóa tác động dễ dàng để
thủy phân tạo sản phẩm đơn giản dể hấp thu trong dạ dày và ruột non của cơ
thể người.
- Từ những lí do đó mà thịt heo (trong nem chua) và thịt tôm (trong tôm chua) đã
chuyển sang dạng dễ tiêu hóa hay còn gọi là quá trình “chín” theo quan điểm
trong dinh dưỡng.
pH thấp
Protein ----------------------------------¿ Peptit + Axit amin
Proteaza axit
- Từ những vấn đề nêu trên, trong kỹ thuật sản xuất thực phẩm phản ứng thủy
phân có vai trò rất quan trọng, thường là yếu tố mở đầu cho nhiều quá trình
khác. Trong bảo quản thực phẩm, ta cần tìm biện pháp kỹ thuật tương ứng để
ngăn ngừa và hạn chế phản ứng thủy phân. Trái lại, trong chế biến có trường

5
hợp lại phải tạo điều kiện cho phản ứng thủy phân xảy ra mạnh mẽ đến cùng để
góp phần nâng cao chất lượng thực phẩm.
4. Vai trò của phản ứng oxy hóa trong công nghệ chế biến thực phẩm giàu
protein, chất béo và tinh bột
a. Phản ứng oxy hóa – khử sinh học là cơ sở của ngành công nghiệp lên men
- Về quan điểm năng lượng thì sự lên men và các quá trình phân giải yếm khí
glucoza là bất lợi, không kinh tế, bởi lẽ những sản phẩm cuối cùng của sự lên
men còn tàng trữ trong phân tử một thế năng lớn. Cho nên, muốn cung cấp đủ
năng lượng cho hoạt động sống, vi sinh vật phải phân giải một lượng lớn
đường và do đó cũng tạo nên 1 lượng lớn sản phẩm cuối cùng. Người ta đã lợi
dụng điều này để sản xuất rượu, bia, cồn, nước giải khát có rượu, acid thực
phẩm,...
Ví dụ:
Cơ học T0, thời gian, yếm khí, NaCl, thính

Tôm ---------------¿ Xử lý ----------¿ Lên men VSV -----------------¿ Tôm chua


Đường (Saccaroza) ---------------------------------¿ Axit lactic

Quá trình lên men lactic

Quá trình phân hủy protein

Quá trình tạo màu

Quá trình tạo mùi


b. Nguyên liệu và sản phẩm của quá trình oxy hóa
Glucid ---------¿ Oligo ----------¿ Monosaccharide -----------¿ CO2 + H2O + E
Oxaloacetitat -----¿CO2 + H2O
Protein -----¿ Peptide ----¿ Amino Acid
α -cetoglutarat ----¿ CO2 + H2O

Lipid --------¿ Glycerin + Acid béo -------¿ Acetyl CoA ------¿ CO2 + H2O Tinh
Bột ------------¿ Dextrin ------------¿ Glucose -------------¿ CO2 + H2O

6
c. Sự tạo thành chất màu do phản ứng oxy hóa polyphenol và phản ứng ngưng
tụ
Polyphenol + O2 -------------------¿ Orthoquinon (Enzyme polyphenoloxydase)
Orthoquinon + Glucose -----------¿ Polyphenol + CO2 + H2O
Orthoquinon ------------------------¿ Flobaphen (màu nâu)
d. Nhiều phản ứng oxy hóa khử có tác dụng làm tăng chất lượng sản phẩm
Có thể tạo sản phẩm mới nhờ phản ứng oxi hóa khử (quá trình lên men), nhờ có
phản ứng oxy hóa khử enzyme mà các sản phẩm lên men được tạo thành như ethanol,
axit lactic, tôm chua, nem chua, sữa chua, rau quả chua,.... Và cũng nhờ có phản ứng
oxy hóa khử sinh học mà ngày nay công nghệ sản xuất bột ngọt đã tạo ra sản phẩm có
chất lượng cao, giá thành hạ so với phương pháp hóa học trước đây. Nhờ có phản ứng
oxy hóa khử sinh học mà người ta đã sản xuất được các loại axit amin và đặc biệt là
proteaza vi sinh vật theo phương pháp lên men hiện đại.
e. Một số quá trình oxy hóa khử làm giảm chất lượng thực phẩm
Trong sản xuất thực phẩm, quá trình ôi hóa chất béo đã tạo ra mùi hôi, mùi khét
khó chịu cho thực phẩm, làm cho thực phẩm thay đổi mùi không có lợi cho người tiêu
dùng hoặc một số quá trình oxy hóa khử khác lại làm thay đổi màu theo chiều hướng
xấu cho thực phẩm như sự biến đen của tôm, của bột mì, bột trứng, sữa, sự thâm đen
của khoai tây, táo, nước ép,.... Trong quá trình hô hấp (oxy hóa khử sinh học) đã làm
cho rau quả bị mất nước, bị héo và mất trọng lượng khi bảo quản. Nếu bảo quản
nguyên liệu giàu gluxit trong điều kiện thích hợp cho quá trình lên men thì các sản
phẩm lên men được hình thành làm hư hỏng rau quả.
5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thủy phân và quá trình oxy hóa trong
chế biến thực phẩm
Ảnh hưởng của nhiệt độ:
- Quá trình thủy phân:
 Thủy phân bằng axit thực hiện ở nhiệt độ lớn hơn 100 oC, khi nhiệt độ tăng, tốc
độ phản ứng tăng lên, nhưng nhiệt độ tăng có giới hạn, nếu nhiệt độ tăng quá

7
cao có thể thủy phân các hợp chất hữu cơ khác gây tổn thất sản phẩm thực
phẩm.
 Nhiệt độ ảnh hưởng đến hoạt độ của enzyme, do đó nhiệt độ là một yếu tố điều
chỉnh tốc độ của phản ứng enzyme.
Ví dụ: Thủy phân tinh bột thành glucoza to = 140oC
Thủy phân protit thành axit amin to = 120÷ 160oC
- Mục đích công nghệ sản xuất các sản phẩm thủy phân (bột cá, nước mắm,...) thì
cần đưa phản ứng về nhiệt độ thích hợp cho hoạt động của enzyme để rút ngắn
thời gian công nghệ.
- Quá trình oxy hóa khử: thường các phản ứng của thời kỳ phát sinh và phát triển
đều cần năng lượng, do vậy nhiệt độ cao sẽ xúc tiến quá trình oxy hóa.
Ảnh hưởng của thời gian:
- Quá trình thủy phân: Dưới tác dụng của chất xúc tác, trước hết các liên kết
trong cơ chất bị phân cắt sau đó sản phẩm thủy phân được tách ra khỏi cơ chất
và khuếch tán vào trong dung dịch. Thời gian này phụ thuộc vào nồng độ vật
chất trong dung dịch và trong nguyên liệu, phụ thuộc vào mức độ nghiền nhỏ
của nguyên liệu và nhiệt độ của quá trình.
Ví dụ: thời gian thủy phân tinh bột thành mật dưới tác dụng của axit là 20-25 phút,
đến glucoza 40-45 phút.
- Quá trình oxy hóa: mức độ phụ thuộc vào thời gian tác dụng.
Ảnh hưởng của pH:
- Quá trình thủy phân: pH môi trường ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng thủy
phân bởi vì pH môi trường ảnh hưởng đến hoạt động của enzyme, ảnh hưởng
đến khả năng ion hóa của enzyme và cơ chất, độ nhớt của môi trường,... từ đó
ảnh hưởng đến hoạt động của enzyme.
Ảnh hưởng của yếu tố nước:
- Quá trình thủy phân: nước là yếu tố điều chỉnh tốc độ của phản ứng thủy phân.
Bởi lẽ: nước là môi trường tăng cường quá trình phân cắt các liên kết , là môi

8
trường khuếch tán enzyme và cơ chất tạo điều kiện cho tốc độ phản ứng xảy ra
nhanh, mặt khác nước còn ảnh hưởng đến chiều hướng tạo sản phẩm cuối cùng.
Ví dụ: khi hàm ẩm tinh bột 20% thu được sản phẩm chủ yếu là glucoza và mantoza,
còn khi hàm ẩm cao hơn thì sản phẩm là glucoza, mantoza và olygosaccarit.
- Quá trình oxy hóa: người ta nhận thấy nước có thể là yếu tố xúc tiến quá trình
oxy hóa khử để bơ, mỡ trong điều kiện ẩm ướt. Nhưng trong nhiều trường hợp,
nước lại làm tăng tính ổn định của chất béo khi gia nhiệt. Chẳng hạn khi gia
nhiệt để chiết dầu từ gan cá, nếu gia nhiệt khô, lipit sẽ oxy hóa mạnh hơn là gia
nhiệt trong môi trường nước hay nước làm ổn định chất béo của sữa khi gia
nhiệt ở nhiệt độ 95oC.
6. Ý nghĩa của phản ứng thủy phân và phản ứng oxi hóa trong sản xuất thực
phẩm
- Trong bảo quản:
 Cần hạn chế và ngưng hẳn quá trình thủy phân bằng phương pháp làm đông
lạnh sản phẩm vì protein sẽ bị biến tính.
 Để bảo quản vitamin A của thịt khỏi bị oxy hóa và ngăn cản dịch quả khỏi quá
trình sẫm màu người ta thường thêm acid ascorbic.
- Trong sản xuất các chế phẩm thủy phân: thì tốc độ thủy phân rất quan trọng.
Chẳng hạn như sản xuất nước chấm (magi) người ta hay dùng HCl để thủy
phân protein đậu phụng sau đó trung hòa và hoàn chỉnh sản phẩm bằng các phụ
gia bảo quản.
- Trong sản xuất các chế phẩm oxy hóa: đặc biệt là ở một số loại quả, vitamin C
được duy trì lâu nhờ có các chất kiềm hãm oxy hóa, các chất này được gắn vào
các chất màu đỏ và vàng của quả. Do tính chất không bền của vitamin C nên
mọi quá trình bảo quản và chế biến rau quả phải được nghiên cứu đầy đủ để giữ
được lượng vitamin C cao nhất trong các sản phẩm chế biến.
- Trong chế biến thực phẩm không được dùng kiềm để thủy phân vì khi thủy
phân bằng kiềm thì:
 Hiện tượng raxemic hóa xảy ra làm mất khả năng tiêu hóa cho người và động
vật.
 Arginin bị phá hủy.
 Phần lớn các acid amin chứa lưu quỳnh bị phá hủy.

9
Tóm tắt nội dung

Protein Tinh bột Chất béo

Chất chính Protein Gluxit Lipid

Bơ, phomai, mỡ
Bánh mì, ngũ cốc,
Thực phẩm Thịt, cá, trứng, sữa,... động vật, socola,
mì, mì ống,...
các loại hạt,...
Bã đậu nành trong sản Lên men bia: Triacylglycerol +
xuất nước tương: Tinh bột ---------¿ H2O --------------¿
Protein + H2O----¿Acid Dextrin + Glucose Acid béo tự do +
amin + Peptide + + Pentose -------¿ Diacylglycerol
Phản ứng Polypeptide Melanoidin
thủy phân Enzyme
Oxy hóa phi
Quinonamin
Frucfurolamin

Amino acid methionine Phản ứng này Thường xảy ra


bị oxi hóa thành thường xảy ra khi trong các Acid béo
methional là chất tạo mùi bảo quản sữa bột, không bão hòa
khét nắng. Methionine bọt trứng làm sản (như dầu ăn)

Phản ứng không ở trạng thái tự do phẩm sẫm màu RH ------¿ R* + H*

oxy hóa mà do sự phân giải Oxy hóa ROOH -----------¿


Protein. Glucoza ----------¿ ROO* + H* + Mg2+
Biến đổi tiếp

Gluconic ---------¿
sản phẩm sẫm màu

10
PHẦN III: TỔNG KẾT

Qua quá trình tìm hiểu nhóm em hiểu hơn về hai phản ứng trên trong chế biến cũng
như trong bảo quản thực phẩm giàu Protein, Tinh Bột và Chất béo.
 Phản ứng thủy phân và phản ứng oxy hóa là hai phản ứng khá phổ biến trong
chế biến được ứng dụng nhiều trong công nghệ sản xuất.
 Phản ứng thủy phân và phản ứng oxy hóa là nền tảng cơ sở để xảy ra các phản
ứng khác.
 Đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa năng lượng và quá trình trao đổi
chất.
 Hiểu rõ được bản chất của 2 quá trình trên từ đó đưa ra được các phương pháp
chế biến và bảo quản phù hợp cho thực phẩm.

11
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình hóa sinh công nghiệp, Lê Ngọc Tú, xuất bản 28/8/2012, Nhà xuất
bản Khoa Học và Kỹ Thuật, chịu trách nhiệm xuất bản TS.Phạm Văn Diễn,
Biên Tập Nguyễn Kim Anh.
2. Những phản ứng cơ bản và các biến đổi của thực phẩm trong quá trình chế
biến và bảo quản, Trường Đại học Thủy Sản chủ biên PGS.TS.Trần Thu
Luyến sản xuất năm 2012 nhà xuất bản Bộ Giáo Dục và Đào tạo.
3. Các quá trình cơ bản trong công nghệ thực phẩm, Nguyễn Đắc Trường.
4. Cá Thịt và Chế Biến Công Nghiệp, Lê Văn Hoàng, xuất bản 2004, Nhà xuất
bản Khoa Học và Kỹ Thuật.
5. Các quá trình công nghệ cơ bản trong sản xuất thực phẩm, Lê Bạch Tuyết và
các tác giả, xuất bản 1996, Nhà xuất bản Giáo dục.

12

You might also like