You are on page 1of 161

ĐẠI 

HỌC QUỐC GIA TP.HCM 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
 
 
 
 
 
LÊ PHONG VƯƠNG BẢO

 
NGHIÊN CỨU MÔ PHỎNG SỰ KIỆN RỜI RẠC TRONG
THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ CÔNG NGHIỆP ĐỂ CẢI
TIẾN HIỆU QUẢ XÂY DỰNG

Chuyên ngành: Quản Lý Xây Dựng 
Mã số ngành: 60.58.03.02 

LUẬN VĂN THẠC SĨ


 
 

TP.HỒ CHÍ MINH THÁNG 08 NĂM 2016 
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG TP. HCM 
 

 Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. Lương Đức Long 
 
 
Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. Chu Việt Cường 
 
 
 Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. Lê Hoài Long  
 
 
  Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG 
TP. HCM, ngày 08  tháng  08 năm 2016.   
 
 Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm: 
 1. PGS. TS. Phạm Hồng Luân 
 2. TS. Lê Hoài Long 
 3. TS. Chu Việt Cường 
 4. TS. Phạm Vũ Hồng Sơn 
 5. TS. Đặng Thị Trang 
 
 
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG

PGS. TS. PHẠM HỒNG LUÂN PGS. TS. NGUYỄN MINH TÂM
Trang i 
 

   ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM      CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----  ----  ----  ----
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên  :    Lê Phong Vương Bảo  Mã số học viên  : 13080008 
Ngày tháng năm sinh  :    20/12/1988  Nơi sinh  : Bình Định 
Chuyên ngành  :    Quản Lý Xây Dựng
Mã số ngành  :    60.58.03.02 
I. TÊN ĐỀ TÀI:  
NGHIÊN CỨU MÔ PHỎNG SỰ KIỆN RỜI RẠC TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG
VÀ CÔNG NGHIỆP ĐỂ CẢI TIẾN HIỆU QUẢ XÂY DỰNG

II. NHIỆM VỤ LUẬN VĂN 


- Nghiên cứu tổng quan về các mô hình mô phỏng của các nghiên cứu trước. 
- Xây dựng mô hình mô phỏng cho công tác đào đất. 
- Xây dựng mô hình mô phỏng cho công tác thi công sàn. 
- Thu thập dữ diệu, quy trình hoạt động của các công tác. 
- Áp dụng mô hình vào ví dụ minh họa để phân tích và đánh giá. 
 
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : Ngày 17 tháng 08 năm 2015 
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : Ngày 27 tháng 06 năm 2016 
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : TS Lương Đức Long 
TP. HCM, ngày 27 tháng 06 năm 2016 

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHỦ NHIỆM BỘ MÔN  

 
TS. LƯƠNG ĐỨC LONG TS. LƯƠNG ĐỨC LONG

TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG


 
 
 
 
PGS. TS. NGUYỄN MINH TÂM

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang ii 
 

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất của mình đến cán bộ 
hướng dẫn: TS. Lương Đức Long, Chủ nhiệm bộ môn Thi Công và Quản Lý Xây 
Dựng, khoa Kỹ thuật Xây dựng, trường Đại học Bách Khoa TP. HCM. Nhờ những 
hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm và động viên của thầy trong suốt quá 
trình nghiên cứu đã giúp tác giả có thể hoàn thành luận văn này. 

Xin cảm ơn các thầy cô ở trường Đại học Bách Khoa TP. HCM đã tận tình 
giảng dạy truyền đạt kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường.  

Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều thuận lợi, giúp đỡ tôi trong 
suốt quá trình học tập nghiên cứu. 

Cuối cùng, xin dành tặng luận văn này đến gia đình thân yêu của tôi.  

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang iii 
 
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài

NGHIÊN CỨU MÔ PHỎNG SỰ KIỆN RỜI RẠC TRONG THI CÔNG


XÂY DỰNG VÀ CÔNG NGHIỆP ĐỂ CẢI TIẾN HIỆU QUẢ XÂY
DỰNG

Mô hình mô phỏng sự kiện rời rạc đã được áp dụng rộng rãi trong hoạt động 
nghiên cứu và quản lý xây dựng. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều hệ thống khác 
nhau  đã  được  thiết  kế  cho  việc  lập  mô  hình.  Trong  đó  Cyclone  (Halpin  &  Riggs 
1992) và Stroboscope (Matinez 1996) là hai hệ thống được sử dụng phổ biến nhất. 
Tuy nhiên, việc áp dụng mô phỏng sự kiện rời rạc để thực hiện các công việc trong 
các dự án xây dựng chưa được áp dụng ở Việt Nam. Mục đích nghiên cứu là thiết 
lập mô hình mô phỏng sự kiện rời rạc để tăng tính hiệu quả trong quá trình thi công. 
Luận  văn  xây  dựng  mô  hình  cho  công  tác  đào  đất  và  thi  công  sàn  tầng  hầm  cho 
công trình The One. 
Nghiên cứu tiến hành theo vòng lặp được thực hiện qua bốn bước sau. Thứ 
nhất là quan sát công việc thực tế của các công tác ngoài công trường. Thứ hai là 
thu thập và phân tích dữ liệu của các công tác đã được thu thập. Thứ ba là xây dựng 
mô hình mô phỏng sự kiện rời rạc cho các công tác, cụ thể trong luận văn là công 
tác đào đất và công tác thi công sàn tầng hầm. Cuối cùng là dựa vào mô hình để đưa 
ra những quyết định trong quá trình thi công công tác đào đất và công tác thi công 
sàn. 
Kết quả cho thấy, mô hình mô phỏng sự kiện rời rạc rất hiệu quả trong việc 
ra quyết định sử dụng nguồn nhân lực, giảm thiểu thời gian chờ đợi lãng phí. Từ đó 
sẽ tăng hiệu quả kinh tế trong quá trình thi công xây dựng. 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang iv 
 

ABSTRACT
Topic

ANALYSIS DISCRETE EVENT SIMULATION IN CONSTRUCTION


AND INDUSTRIAL TO IMPROVE EFFECTIVE CONSTRUCTION

Discrete-event  simulation  model  has  been  widely  applied  in  research  and 
construction  management.  Nowadays, there  are  many  different  systems  have  been 
designed for the simulation model in the world. It can be said that Cyclone (Halpin 
&  Riggs  1992)  and  Stroboscope  (Matinez  1996)  system  are  the  most  commonly 
used  in  the  simulation  these  days.  However,  the  application  of  discrete-event 
simulation to perform the work in the project has not been applied in Vietnam yet. 
The purpose of this study is to improve the efficiency of the construction process. 
This thesis models the excavation and construction of basement for The ONE. 
 The  study  was  conducted  based  on  the  four  following  steps.  First  is  the 
observation  of  the  actual  work  in  the  construction  site.  Second  is  collecting  and 
analyzing  data  collected  from  the  actual  operation.  Then  is  the  act  of  building 
discrete-event simulation models from the actual work, especially in excavation and 
basement  floor  execution.  Last  but  not  least  is  making  decisions  during  the 
construction  work  of  excavation  and  basement  floor  execution  based  on  the 
discrete-event simulation model.    
The  results  have  shown  that  the  discrete  event  simulation  model  is  very 
effective  in  making  decisions  for  managing  the  workforce  and  reducing 
construction  watses,  which  leads  to  enhance  the  economical  efficiency  in  the 
construction process. 
 
 
 
 
 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang v 
 
LỜI CAM ĐOAN

 Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “NGHIÊN CỨU MÔ PHỎNG SỰ KIỆN 
RỜI RẠC TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ CÔNG NGHIỆP ĐỂ CẢI TIẾN 
HIỆU  QUẢ  XÂY  DỰNG”  là  công  trình  nghiên  cứu  của  cá  nhân  tôi.  Nội  dung 
nghiên cứu được thực hiện là hoàn toàn trung thực. 

 Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung của luận văn này.  

   TP. HCM, tháng 08 năm 2016 

   

  LÊ PHONG VƯƠNG BẢO

  Học viên cao học khóa 2013  

   Chuyên ngành: Quản lý Xây Dựng  

   Trường Đại học Bách Khoa TP. HCM. 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 1 
 
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ii

TÓM TẮT LUẬN VĂN....................................................................................... iii

MỤC LỤC.............................................................................................................. 1

DANH MỤC PHỤ LỤC ........................................................................................ 4

DANH MỤC HÌNH ẢNH ..................................................................................... 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... 7

CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................. 9

1.1. GIỚI THIỆU CHUNG ...................................................................................... 9

1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu .............................................................................. 9

1.2.1. Lý do dẫn đến nghiên cứu .............................................................................. 9

1.2.2. Các câu hỏi nghiên cứu ................................................................................ 10

1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 10

1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .............................................................................. 10

1.5. ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU ................................................................. 11

1.5.1. Về mặt học thuật .......................................................................................... 11

1.5.2. Về mặt thực tiễn .......................................................................................... 11

1.6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN ............................................................................... 12

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ................................................................................ 13

2.1. TÓM TẮT CHƯƠNG .................................................................................... 13

2.2.  CÁC  ĐỊNH  NGHĨA,  KHÁI  NIỆM  LIÊN  QUAN  ĐẾN  VẤN  ĐỀ  NGHIÊN 
CỨU......... ............................................................................................................. 14

2.2.1. Mô phỏng sự kiện rời rạc (Martinez, 1996). ................................................. 14

2.2.2. Stroboscope ( Martinez, 1996) ..................................................................... 16

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 2 
 
2.2.3. EZstrobe ( Martinez, 2001) .......................................................................... 21

2.3. LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU VỀ MÔ PHỎNG ................................... 26

2.3.1. Sự cần thiết của việc mô phỏng sự kiện rời rạc ............................................ 26

2.3.2. Lợi ích của việc mô phỏng trong thi công xây dựng ..................................... 27

2.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................... 29

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 30

3.1. TÓM TẮT CHƯƠNG .................................................................................... 30

3.2. QUI TRÌNH NGHIÊN CỨU .......................................................................... 31

3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................... 32

3.3.1. Định nghĩa về mô hình ................................................................................. 33

3.3.2. Thu thập và tổng hợp dữ liệu. ...................................................................... 34

3.3.3. Phân tích và xử lý dữ liệu. ........................................................................... 35

3.3.3.1. Kiểm tra tính đồng nhất của dữ liệu ...................................................... 35

3.3.3.2. Xác định dạng  phân phối của dữ liệu. .................................................. 37

3.3.4. Kiểm tra dữ liệu đầu vào và đầu ra. .............................................................. 38

3.3.4.1. Kiểm tra dữ liệu đầu vào. ...................................................................... 38

3.3.4.2. Kiểm tra dữ liệu đầu ra. ........................................................................ 40

3.4. CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU ............................................................................. 41

3.5. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................... 41

CHƯƠNG 4. XÂY DỰNG MÔ HÌNH MÔ PHỎNG CÔNG TÁC ĐÀO ĐẤT,


CÔNG TÁC THI CÔNG SÀN ............................................................................ 42

4.1. TÓM TẮT CHƯƠNG .................................................................................... 42

4.2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ........................................ 43

4.3. CÔNG TÁC ĐÀO ĐẤT ................................................................................. 44

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 3 
 
4.3.1. Mô hình đào đất tầng hầm B1 ...................................................................... 44

4.3.1.1. Số liệu đầu vào của công trình .............................................................. 44

4.3.1.2. Xây dựng mô hình và công thức tính toán............................................. 45

4.3.1.3. Phân tích lựa chọn phụ thuộc vào thời gian để hoàn thành dự án .......... 53

4.3.2. Mô hình đào đất tầng hầm B2 ...................................................................... 58

4.3.2.1. Số liệu đầu vào của công trình .............................................................. 58

4.3.2.2. Xây dựng mô hình và công thức tính toán............................................. 59

4.3.2.3. Phân tích lựa chọn phụ thuộc vào thời gian để hoàn thành dự án .......... 72

4.4. CÔNG TÁC THI CÔNG SÀN ....................................................................... 78

4.4.1. Số liệu đầu vào công trình ............................................................................ 78

4.4.1.1. Công tác cốp pha .................................................................................. 78

4.4.1.2. Công tác cốt thép .................................................................................. 79

4.4.1.3. Công tác bê tông ................................................................................... 80

4.4.2. Xây dựng mô hình và công thức tính toán thi công sàn ................................ 81

4.4.3. Phân tích lựa chọn phụ thuộc vào thời gian để hoàn thành dự án ................ 113

4.5. KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ............................................................................. 122

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................... 123

5.1. KẾT LUẬN .................................................................................................. 123

5.2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 124

DANH MỤC CÁC BÀI BÁO KHOA HỌC ..................................................... 125

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 126

LÝ LỊCH TRÍCH NGANG ............................................................................... 154

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 4 
 
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Xác định các phân phối và kiểm định phân phối của các hoạt động trong 
quá trình đào đất B1 ............................................................................. 128
Phụ lục 2. Xác định các phân phối và kiểm định phân phối của các hoạt động trong 
quá trình đào đất B2 ............................................................................. 133
Phụ lục 3. Xác định các phân phối và kiểm định phân phối của các hoạt động trong 
quá trình thi công cốp pha. ................................................................... 139
Phụ lục 4. Xác định các phân phối và kiểm định phân phối của các hoạt động trong 
quá trình thi công cốt thép. ................................................................... 144
Phụ lục 5. Xác định các phân phối và kiểm định phân phối của các hoạt động trong 
quá trình thi công đổ bê tông. ............................................................... 149

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 5 
 
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Sơ đồ tóm tắt chương ............................................................................. 13
Hình 2.2: Các bước thời gian trong mô hình liên tục ............................................. 14
Hình 2.3: Các bước thời gian trong mô hình sự kiện rời rạc .................................. 14
Hình 3.1: Sơ đồ tóm tắt chương ............................................................................. 30
Hình 3.2: Sơ đồ qui trình nghiên cứu ..................................................................... 31
Hình 3.3: Hình ảnh về mô hình mô phỏng sự kiện rời rạc ...................................... 34
Hình 3.4: Biểu đồ các lần liên tục thời gian vận chuyển của xe tải ......................... 36
Hình 3.5: Biểu đồ phân phối ngẫu nhiên thời gian vận chuyển của xe tải ............... 36
Hình 3.6: Biểu đồ phân tán thời gian vận chuyển của xe tải ................................... 37
Hình 3.7: Xác định phân phối cho công tác rửa xe ................................................. 38
Hình 3.8: Kiểm định phân phối bằng Crystall Ball ................................................ 40
Hình 4.1: Sơ đồ tóm tắt chương ............................................................................. 42
Hình 4.2: Hình ảnh công trình ............................................................................... 43
Hình 4.3: Mặt bằng thi công đào đất tầng hầm B1 ................................................. 45
Hình 4.4: Mặt cắt thi công đào đất tầng hầm B1 .................................................... 46
Hình 4.5: Mô hình cho công tác đào đất tầng hầm B1 ............................................ 46
Hình 4.6: Quá trình đào đất ................................................................................... 46
Hình 4.7: Máy đào đất đổ lên xe ............................................................................ 50
Hình 4.8: Rửa xe ................................................................................................... 50
Hình 4.9: Kết quả chạy Ezstrobe mô hình đào đất B1 ............................................ 54
Hình 4.10: Kết quả chạy Ezstrobe mô hình đào đất B1 .......................................... 55
Hình 4.11: Kết quả chạy Ezstrobe mô hình đào đất B1 .......................................... 56
Hình 4.12: Mặt bằng thi công đào đất tầng hầm B2-B6 ......................................... 59
Hình 4.13: Mặt cắt thi công đào đất tầng hầm B2-B6 ............................................ 60
Hình 4.14: Mô hình cho công tác đào đất tầng hầm B2 .......................................... 60
Hình 4.15: Quá trình đào đất tầng hầm B2 ............................................................. 60
Hình 4.16: Xe đào đất đưa ra lỗ mở ....................................................................... 65
Hình 4.17: Xe ngoặm đất đã đổ thành đống ........................................................... 66
Hình 4.18: Xe tải chở đất đi ................................................................................... 67

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 6 
 
Hình 4.19: Kết quả chạy Ezstrobe mô hình đào đất B2 .......................................... 72
Hình 4.20: Kết quả chạy Ezstrobe mô hình đào đất B2 .......................................... 74
Hình 4.21: Kết quả chạy Ezstrobe mô hình đào đất B2 .......................................... 76
Hình 4.22: Mặt bằng đổ bê tông sàn hầm ............................................................... 81
Hình 4.23: Sơ đồ thi công sàn hầm ........................................................................ 82
Hình 4.24: Mô hình cho công tác cốp pha đợt 1 tầng hầm B2 ................................ 83
Hình 4.25: Mô hình cho công tác cốp pha đợt 2 tầng hầm B2 ................................ 84
Hình 4.26: Mô hình cho công tác cốt thép đợt 1 tầng hầm B2 ................................ 85
Hình 4.27: Mô hình cho công tác cốt thép đợt 2 tầng hầm B2 ................................ 86
Hình 4.28: Mô hình cho công tác đổ bê tông đợt 1 tầng hầm B2 ............................ 87
Hình 4.29: Mô hình cho công tác đổ bê tông đợt 2 tầng hầm B2 ............................ 88
Hình 4.30: Cốp pha đưa xuống sàn ........................................................................ 96
Hình 4.31: Thi công cốp pha ................................................................................. 97
Hình 4.32: Cẩu cốt thép xuống sàn ........................................................................ 98
Hình 4.33: Thi công cốp thép .............................................................................. 100
Hình 4.34: Kiểm tra bê tông ................................................................................ 100
Hình 4.35: Xe bê tông đến công trường ............................................................... 101
Hình 4.36: Đổ bê tông sàn ................................................................................... 101
Hình 4.37: Kết quả từ Ezstrobe ............................................................................ 114
Hình 4.38:  Kết quả từ Ezstrobe ........................................................................... 117
Hình 4.39:  Biểu đồ thời gian-chi phí ................................................................... 121

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 7 
 
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Cấu trúc luận văn ................................................................................... 12
Bảng 2.1. Các thành phần cơ bản của Ezstrobe ...................................................... 22
Bảng 2.2. Các câu lệnh trong EZstrobe .................................................................. 23
Bảng 4.1. Thời gian thực hiện các công tác ........................................................... 44
Bảng 4.2. Bảng thông tin các công tác ................................................................... 47
Bảng 4.3. Bảng thông tin các hàng đợi .................................................................. 49
Bảng 4.4. Thông số đầu vào của công tác đào đất .................................................. 51
Bảng 4.5. Công thức tính toán ............................................................................... 51
Bảng 4.6. Kết quả tính toán đào hầm B1 theo phương án 1 .................................... 54
Bảng 4.7. Kết quả tính toán đào hầm B1 theo phương án 2 .................................... 55
Bảng 4.8. Kết quả tính toán đào hầm B1 theo phương án 3 .................................... 56
Bảng 4.9. Kết quả so sánh tính toán đào hầm B1 theo 3 phương án ....................... 57
Bảng 4.10. Thời gian thực hiện các công tác tầng hầm B2 ..................................... 58
Bảng 4.11. Bảng thông tin các công tác ................................................................. 61
Bảng 4.12. Bảng thông tin các hàng đợi ................................................................ 63
Bảng 4.13. Thông số đầu vào Ezstrobe tầng B2 ..................................................... 68
Bảng 4.14. Thông số đầu vào Ezstrobe tầng B2 ..................................................... 69
Bảng 4.15. Kết quả tính toán đào hầm B2 theo phương án 1 .................................. 73
Bảng 4.16. Kết quả tính toán đào hầm B2 theo phương án 2 .................................. 75
Bảng 4.17. Kết quả so sánh tính toán đào hầm B2 theo 3 phương án ..................... 77
Bảng 4.18. Thời gian thực hiện các công tác cốp pha ............................................ 78
Bảng 4.19. Thời gian thực hiện các công tác cốt thép ............................................ 79
Bảng 4.20. Thời gian thực hiện các công tác bê tông ............................................. 80
Bảng 4.21. Bảng thông tin các công tác cho phân đoạn 1 ....................................... 89
Bảng 4.22. Bảng thông tin các hàng đợi cho phân đoạn 1 ...................................... 92
Bảng 4.23. Thông số đầu vào từ Ezstrobe ............................................................ 102
Bảng 4.24. Công thức tính toán từ Ezstrobe ......................................................... 111
Bảng 4.25. Thời gian chờ của các công tác .......................................................... 112
Bảng 4.26. Kết quả theo phương án 1 .................................................................. 115

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 8 
 
Bảng 4.27. Thông số đầu vào phương án 2 .......................................................... 116
Bảng 4.28. Kết quả theo phương án 2 .................................................................. 118
Bảng 4.29. Kết quả so sánh tính toán thi công sàn theo 2 trường hợp .................. 118
Bảng 4.30. Thông số đầu vào .............................................................................. 120
Bảng 4.31. Kết quả theo phương án tăng giờ làm việc ......................................... 121

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 9 
 
CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG

  Trong  một  dự  án  xây  dựng,  có  rất  nhiều  bên  liên  quan  cùng  tham  gia  như 
chủ  đầu  tư,  thiết  kế,  quản  lý  xây  dựng  và  nhà  thầu.  Mặc  khác,  bản  chất  của  việc 
kinh  doanh xây  dựng là rất  cạnh  tranh  và  tất  cả  các  bên tham  gia  trong  một công 
trình cần phải cải thiện năng lực của mình để có thể có được công trình, đặc biệt là 
các  nhà  thầu.  Vì  vậy,  hầu  hết  các  nhà  thầu  cố  gắng  giảm  thiểu  chi  phí  trong  thi 
công,  nâng  cao  hiệu  quả  của  các  tổ  đội  xây  dựng,  đó  là  một  trong  những  yếu  tố 
quan trọng ảnh hưởng với chi phí của nhà thầu. Để cải thiện hiệu quả đòi hỏi nhà 
thầu có những thay đổi trong quá trình thi công, làm thế nào để biết được hiệu quả 
và chi phí của công việc là như thế nào? 
  Thêm  vào  đó  trong  ngành  công  nghiệp  xây  dựng  hiện  nay,  rất  khó  để  nhà 
thầu đưa ra quyết định nhanh chóng về việc lựa chọn các thông số đầu vào để giảm 
thiểu  sự  lãng  phí,  chờ  đợi,  gián  đoạn  trong  xây  dựng.  Rất  nhiều  trường  hợp,  nhà 
thầu cần tiến hành thực tế thì mới biết được hiệu quả công việc, mà việc tiến hành là 
rất khó khăn và ảnh hưởng đến chi phí của nhà thầu. Để giải quyết những khó khăn 
này,  mô  hình  mô  phỏng  được  hình  thành.  Từ  đó  thông  qua  mô  hình  mô  phỏng, 
nghiên cứu có thể thực hiện nhanh chóng trường hợp tối ưu để đạt được hiệu quả 
kinh tế trong xây dựng mà kinh phí hay sai lầm của việc thực hiện là không đáng 
kể. 
  Vì vậy, mục đích của nghiên cứu này là giới thiệu công cụ hỗ trợ nhà thầu 
trong  việc  đưa  ra  quyết  định  về  việc  sử  dụng  tài  nguyên  và  nguồn  nhân  lực  một 
cách hợp lý để nâng cao năng suất, hiệu quả trong thi công xây dựng. 

1.2. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2.1. Lý do dẫn đến nghiên cứu

Mô hình mô phỏng sự kiện rời rạc đã được áp dụng rộng rãi trong hoạt động 
nghiên  cứu  và  quản  lý  xây  dựng.  Hiện  nay  có  rất  nhiều  phần  mềm  mô  hình  mô 
phỏng  khác  nhau,  trong  đó  Cyclone  (Halpin  &  Riggs  1992)  và  Stroboscope 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 10 
 
(Matinez  1996)  là  những phần  mềm  được  sử dụng  rộng  rãi  nhất trong  mô  phỏng. 
Các mô phỏng cho ra các phương án lựa chọn một cách nhanh chóng, dễ dàng thay 
đổi  các  thông  số  đầu  vào  để  được  một  kết  quả  khác.  Từ  một  trường  hợp  cụ  thể 
ngoài  công  trường  thực tế thông  qua  mô  hình  mô  phỏng  sẽ đưa ra  kết  luận chính 
xác trong việc ra quyết định ngoài công trường.  
Các mô phỏng dễ dàng đưa ra thời gian cần thi công, chi phí để thực hiện các 
công việc. Nhưng để có được kết quả thực tế, chính xác, nó đòi hỏi người lập mô 
hình mô phỏng có kiến thức về thi công các hoạt động, có sự quan sát thống kê cho 
từng hoạt động. Sau đó xây dựng mô hình cho phù hợp và hiệu quả. Nhưng việc áp 
dụng mô phỏng sự kiện để thực hiện các công việc trong dự án vẫn còn chưa được 
áp dụng rộng rãi ở Việt Nam. Do đó, mục đích của luận văn là chỉ ra những lợi ích 
cho nhà thầu trong việc kiểm tra tiến độ và chi phí của các công tác thông qua việc 
xây dựng các mô hình. 
1.2.2. Các câu hỏi nghiên cứu
 Làm thế nào để đo lường thực tế thời gian thực hiện của các hoạt động? 
 Làm thế nào đưa ra các đánh giá chính xác nhất để thực hiện việc giảm thiểu 
sự lãng phí, chờ đợi và gián đoạn trong thi công? 
Làm thế nào để đưa ra được việc thực hiện tối ưu của từng công tác? 
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu sẽ tập trung giải quyết các mục tiêu sau:  
-   Quan sát thực tế, thống kê đưa ra hàm phân phối của các hoạt động. 
-   Xây dựng mô hình mô phỏng sự kiện rời rạc của các công tác. 
-   Đánh giá hiệu quả của việc thay đổi thông qua sự thay đổi thông số đầu 
vào của mô hình. 

1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu dừng lại ở một số giới hạn sau: 
- Nghiên cứu này chỉ xây dựng mô hình cho một vài công việc của dự án, 
chưa thể tổng quát cho các dự án khác. 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 11 
 
- Số liệu thống kê được đo lường ngoài thực tế, nhưng số lượng khảo sát là 
chưa nhiều. 
1.5. ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU
1.5.1. Về mặt học thuật
Nghiên cứu cung cấp mô hình mô phỏng thi công cho một vài công tác thực 
tế. 
Nghiên cứu sử dụng và dẫn hướng cho việc sử dụng EZstrobe cho mô phỏng 
trong lĩnh vực xây dựng. 
1.5.2. Về mặt thực tiễn
Nghiên cứu phát triển mô hình, qua đó nhà thầu có thể ước lượng những ưu 
khuyết điểm khi sử dụng những nguồn nhân lực, máy móc khác nhau. 
Nghiên  cứu  cung  cấp  cho  nhà  thầu  thi  công  một  công  cụ  để  ra  quyết  định 
trong việc thi công để tạo năng suất cao trong xây dựng. 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 12 
 
1.6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

Bảng 1.1. Cấu trúc luận văn 

Tên chương Nội dung

- Xác định vấn đề nghiên cứu. 

Chương 1: Đặt vấn đề  - Mục tiêu nghiên cứu. 

- Phạm vi và đóng góp của nghiên cứu. 

- Định nghĩa, khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu 
Chương 2: Tổng quan
- Lược khảo các nghiên cứu về mô phỏng trước đây 

- Qui trình nghiên cứu. 

Chương 3: Phương  - Phương pháp xây dựng mô hình. 


pháp nghiên cứu  - Phương pháp tiến hành mô phỏng sự kiện rời rạc. 

- Công cụ nghiên cứu. 

Chương 4: Xây dựng  - Trình bày các kết quả cụ thể của nghiên cứu, bao gồm: 


mô hình mô phỏng 
- Ví dụ minh họa và thu thập dữ liệu. 
công tác đào đất và thi 
công sàn  - Các phương án cho từng mô hình để xác định chi phí. 

Kết  luận  về  các  kết  quả  đạt  được,  những  lưu  ý  khi  áp 
Chương 5: Kết luận 
dụng kết  quả, đồng thời nêu lên hạn chế của nghiên cứu 
và kiến nghị 
và khuyến nghị những hướng nghiên cứu tiếp theo. 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 13 
 
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN
2.1. TÓM TẮT CHƯƠNG

 
CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Mô phỏng

Các định nghĩa, khái niệm liên  Stroboscope
quan đến vấn đề nghiên cứu

Ezstrobe 

Sự cần thiết của mô phỏng

Lược khảo các nghiên cứu về mô 
phỏng trước đây
Lợi ích của việc mô phỏng

Hình 2.1: Sơ đồ tóm tắt chương 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 14 
 
2.2. CÁC ĐỊNH NGHĨA, KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN
CỨU
2.2.1. Mô phỏng sự kiện rời rạc (Martinez, 1996).
Mô phỏng là một quá trình tạo mô hình mà ở đó mô hình thực hiện một hệ 
thống động thực tế hay tưởng tượng. Mô phỏng liên quan đến việc thiết kế một mô 
hình hệ thống và các kịch bản được đưa ra trên mô hình đó. Các tính chất của hệ 
thống thật hay của hệ thống ảo có thể được dự đoán bằng cách quan sát các kết quả 
của các kịch bản trong mô hình. Có hai phương pháp mô hình chính: mô hình liên 
tục và mô hình sự kiện rời rạc. 
Trong mô hình liên tục, các bước thời gian là cố định ngay từ đầu của mô 
phỏng. Thời gian thay đổi những khoảng bằng nhau và những giá  trị thay đổi khi 
thời gian thay đổi. Trong loại mô hình này, giá trị phản ánh tình trạng của hệ thống 
tại bất kỳ thời điểm cụ thể nào, thời gian mô phỏng đều nhau từ lần thứ nhất đến lần 
cuối cùng. Ví dụ của mô phỏng liên tục: như một dòng chất lỏng đi qua một đường 
ống,  khối  lượng của  dòng  chất  lỏng  có thể  tăng  hoặc  giảm  ở  mỗi  bước thời  gian, 
nhưng dòng chảy của chất lỏng là liên tục. 

 
Hình 2.2: Các bước thời gian trong mô hình liên tục 
Trong mô hình sự kiện rời rạc, hệ thống thay đổi trạng thái khi và chỉ khi 
sự kiện thay đổi, không giống như mô hình liên tục, thời gian mô phỏng của sự kiện 
đầu tiên cũng như các sự kiện kế tiếp là không bằng nhau. Ví dụ của mô phỏng sự 
kiện rời rạc: các hoạt động của công tác thi công bê tông sàn, các hoạt động này (cốt 
thép, cốp pha, đổ bê tông..) có thời gian thực hiện khác nhau, quá trình đổ bê tông 
sàn (hệ thống) thay đổi khi và chỉ khi các sự kiện (cốt thép, cốp pha, đổ bê tông..) 
thay đổi. 

 
Hình 2.3: Các bước thời gian trong mô hình sự kiện rời rạc 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 15 
 
Các đặc trưng của mô phỏng
Ba yếu tố ảnh hưởng đến đặc trưng của mô phỏng gồm phạm vi ứng dụng, 
chiến lược mô phỏng và tính linh hoạt. 
 Phạm vi ứng dụng là phạm vi mô hình mà loại công cụ được thiết kế. Mục 
đích chung của các công cụ mô phỏng có thể được sử dụng để mô hình hầu hết bất 
kỳ hoạt động nào.  
 Chiến lược mô phỏng là các khung khái niệm mô hình và hướng phát triển 
xác định cách tạo mô hình. Hai chiến lược mô phỏng chính là "quá trình tương tác" 
Process Interaction (PI) và "Hoạt động quét"Activity Scanning (AS). "Lịch trình sự 
kiện" Event Scheduling (ES) là một chiến lược mô phỏng thứ ba được kết hợp giữa 
PI và AS. 
 Tính  linh  hoạt  phản  ánh  khả  năng  của  công  cụ  để  mô  hình  các  tình  huống 
phức tạp và để thích ứng với một loạt các yêu cầu ứng dụng thực tế. Hệ thống mô 
phỏng tiên tiến thường liên quan đến lập trình máy tính và đủ linh hoạt để mô hình 
hoạt  động  rất  phức  tạp  một  cách  chi  tiết.  Các  công  cụ  không  lập  trình  đơn  giản 
thường dễ dàng hơn để tìm hiểu và có thể được sử dụng để mô hình hóa nhiều hoạt 
động đơn giản hiệu quả. Tuy nhiên, chúng thường yêu cầu các giả định ngăn chặn 
sự phân tích hiệu quả của nhiều hoạt động phức tạp hoặc chi tiết. 

Chiến lược mô phỏng 


 Ngày  nay  các  đặc  trưng quan  trọng nhất  của  bất kỳ  mô  hình  mô phỏng  sự 
kiện  rời  rạc  là  chiến  lược  mô  phỏng  của  nó.  Các  chiến  lược  mô  phỏng  chính  sử 
dụng ngày nay đối với quá trình xây dựng mô hình là "quá trình tương tác" (PI) và 
"Hoạt động quét" (AS). 
 Một mô hình tương tác được viết từ quan điểm của các thực thể chảy qua hệ 
thống. Những  thực  thể  này  thường  đến,  trải  qua  một  số  xử  lý  và  giải  phóng  tài 
nguyên  mà  nó  nắm  giữ  và  sau  đó  thoát  ra.  Chiến  lược  này  phù  hợp  với  các  hoạt 
động mô hình mà các thực thể chuyển động được phân biệt theo nhiều thuộc tính. 
Hầu hết các hoạt động sản xuất và các ngành công nghiệp được áp dụng loại này. 
Do đó, một số lượng lớn các công cụ mô phỏng thương mại dựa trên mô hình tương 
tác ra đời (ví dụ: GPSS, Siman, SLAM, ProModel, SimScript, ModSim, Extend,...) 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 16 
 
 Ngược  lại,  các  mô  hình  "hoạt  động  quét"  viết  từ  quan  điểm  của  các  hoạt 
động khác nhau được thực hiện, tập trung vào việc xác định các hoạt động và các 
điều  kiện  mà  chúng  đưa  ra.  "Ba  giai  đoạn  của  hoạt  động  quét"  (Three  Phase 
Activity Scanning) là một cách tiếp cận sửa đổi mà kết hợp các khái niệm "Event 
Scheduling"  để  tăng  hiệu  suất  (Tocher  1963).  Hầu  hết  các  ngôn  ngữ  "hoạt  động 
quét"  đã  được  phát  triển  trong  những  năm  sáu  mươi  ở  châu  Âu.  Chúng  bao  gồm 
GSP (Tocher và Owen 1960), CSL (Buxton và Laski 1962), và Hocus (1971). 

  Nhìn chung, các nghiên cứu đã kết luận rằng tất cả các chiến lược mô phỏng 
có ưu nhược điểm khác nhau cho các vấn đề cụ thể. Chiến lược cụ thể làm cho mô 
hình  dễ  dàng  hơn,  phù  hợp  hơn  cho  các  nhiệm  vụ  nhất  định.  Trong  thực  tế,  một 
trong những mục tiêu chính của bài viết này là để minh họa rằng "hoạt động quét" 
trong xây dựng thực sự là một chiến lược tự nhiên hơn và hiệu quả hơn so với "quá 
trình tương tác". 

2.2.2. Stroboscope ( Martinez, 1996)

STROBOSCOPE là một ngôn ngữ lập trình mô phỏng mục đích chung và hệ 
thống mô hình hóa cho một loạt các quá trình phức tạp, chẳng hạn như trong xây 
dựng, giao thông vận tải, sản xuất, dịch vụ y tế,…STROBOSCOPE là viết tắt của 
STate and ResOurce Based Simulation of COnstruction ProcEsses và phản án mục 
tiêu thiết kế chính của hệ thống: khả năng đưa ra quyết định động phức tạp và điều 
khiển mô phỏng tại thời gian chạy, dựa trên tình trạng hiện hành của hệ thống: các 
đặc điểm, thuộc tính, và tình trạng về tài nguyên. 
Mô  hình  mô  phỏng  STROBOSCOPE  sử  dụng  một  mạng  đại  diện  đồ  họa 
tương tự như những sơ đồ chu kỳ công tác (activity cycle diagrams). 
 Một mạng lưới là một đại diện của một mô hình mô phỏng. Mạng lưới trong 
Stroboscope bao gồm các nút được nối bởi các liên kết thông qua đó các nguồn lực 
khác  nhau.  Mục  đích  của  phần  này  là  cung  cấp  giới  thiệu  cơ  bản  về  mạng 
Stroboscope: 

a. Bản chất của mạng là các nguồn tài nguyên và các loại tài nguyên. Đây là 
những đơn vị lưu lượng chảy qua mạng. 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 17 
 
 Tài nguyên là điều cần thiết để thực hiện nhiệm vụ. Đây có thể là máy móc 
thiết bị, không gian, vật liệu, lao động, giấy phép, hoặc bất cứ điều gì khác cần thiết 
để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể. 

b. Các nguồn tài nguyên từ nút này qua nút khác thông qua các liên kết. Các 
phần tử mạng cơ bản như sau: 

   b.1   "Liên kết kết nối" các nút mạng và loại tài nguyên đi qua 
chúng.  Các  nút  ở  phần  đầu  mũi  tên  là  những  hoạt  động  phía  trước,  các  nút  phần 
đuôi mũi tên là các hoạt động thực hiện sau. Các nguồn tài nguyên từ nút trước đến 
nút sau. Đặc điểm quan trọng nhất của một liên kết là loại tài nguyên của nó. 
 Liên  kết  có  nhiều  thuộc  tính.  Một  số  thuộc  tính  kiểm  soát  dòng  chảy  của 
nguồn  lực  từ  các  nút  trước  đến  nút  sau.  Các  thuộc  tính  thiết  lập  các  mối  quan  hệ 
khác giữa các nút. 
 Trong mô phỏng, các nguồn lực là một phần của một hệ thống được tổ chức 
bởi các nút khác nhau của mô hình mạng liên quan. Đặc biệt, các tài nguyên dành 
nhiều thời gian của chúng trong hai loại nút: "Hoạt động" và "hàng đợi". Các "Hoạt 
động"  là  các  nút  trong  đó  các  nguồn  lực  dành  thời  gian  chủ  động  (thực  hiện  một 
nhiệm vụ). Tài nguyên tham gia vào hoạt động có năng suất cao, đôi khi phối hợp 
với các nguồn lực khác. Thời gian các tài nguyên trải qua trong một hoạt động là 
thời gian cần thiết để thực hiện nhiệm vụ đại diện theo hoạt động đó. "Hàng đợi" là 
các nút trong đó các nguồn lực dành thời gian thụ động (chúng đang có, lưu trữ ở 
đó,  hoặc  chờ  đợi  để  được  sử  dụng.  Một  nguồn  tài  nguyên  nằm  trong  một  "Hàng 
đợi" cho đến khi nó được lấy ra bởi một số "Hoạt động" cần những tài nguyên từ 
"Hàng đợi" để thực hiện nhiệm vụ. 

b.2   "Hàng đợi" giữ các tài nguyên đang nhàn rỗi. Mỗi hàng đợi được 
liên kết với một loại tài nguyên cụ thể.  

 Yếu tố thực tế quan trọng nhất về một "Hàng đợi" tại bất kỳ thời điểm cụ thể 
là nội dung của chúng. Cách thức mà các nội dung của một "hàng đợi" được đo phụ 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 18 
 
thuộc  vào  loại  tài  nguyên  nó  nắm  giữ.  Nếu  tài  nguyên  là  số  lượng  lớn  được  chất 
thành  đống thì  số  lượng  của nó được  thể  hiện ở  một  số  đơn  vị  đo  lường. Nếu nó 
không lớn (tức là rời rạc) thì số lượng của nó chỉ đơn giản là việc đếm số lượng các 
nguồn  tài  nguyên  trong  hàng  đợi.  Khi  một  nguồn  rời  rạc  vào  "hàng  đợi",  các  nội 
dung của "hàng đợi" tăng một. Khi một nguồn rời rạc rời một "hàng đợi", các nội 
dung của "hàng đợi" giảm một. Nội dung của một "hàng đợi" chứa các tài nguyên 
rời rạc là không bao giờ phân đoạn. Khi một nguồn lực lớn vào một "hàng đợi", các 
nội dung của "hàng đợi" tăng bởi số lượng tài nguyên đưa vào. Khi một nguồn lực 
lớn rời một "hàng đợi", các nội dung của "hàng đợi" giảm bởi số lượng tài nguyên. 
Các nội dung của một "hàng đợi" chứa các tài nguyên với số lượng lớn có thể được 
phân đoạn. 
b.3.  Các hoạt động  là các nút  đại diện cho công việc hoặc nhiệm  vụ được 
thực hiện bằng cách sử dụng các tài nguyên cần thiết. Trong Stroboscope có ba loại 
hoạt  động.  Các  "Hoạt  động  bình  thường"  và  "Hoạt  động  kết  hợp"  và 
"Consolidators".  "Hoạt  động  bình  thường"  và  "hoạt  động  kết  hợp"  khác  nhau  về 
cách thức mà các nhiệm vụ của chúng đại diện có thể bắt đầu. Chúng cũng có sự 
khác biệt trong cách thức mà chúng có được các nguồn lực cần thiết. 

 Một hoạt động đại diện cho  một công việc có thể xảy ra không,  một, hoặc 


nhiều lần trong thời  gian  mô phỏng. Các nhiệm  vụ lặp đi lặp lại đại diện bởi  một 
hoạt động có thể diễn ra trong các chuỗi, trong một thời gian chồng chéo, hoặc thậm 
chí song song. 

b.3.1.  "Hoạt động kết hợp" đại diện cho các công việc mà bắt đầu 
khi điều kiện nhất định được đáp ứng. Tại thời điểm thích hợp trong quá trình mô 
phỏng,"Hoạt  động  kết  hợp"  được  quét  (kiểm  tra  từng  phần  một)  để  xác  định  các 
điều kiện cần thiết để chúng có thể bắt đầu. Trong đa số các trường hợp, các điều 
kiện khởi động liên quan đến tài nguyên sẵn có. 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 19 
 
Do nguồn lực không hoạt động chỉ có thể nằm trong "hàng đợi", nên "Hoạt 
động kết hợp" phải rút nguồn lực từ "hàng đợi". Vì lý do này, "Hoạt động kết hợp" 
được thực hiện khi "hàng đợi" đã sẵn sàng. 

 Các điều kiện mặc định cho một "Hoạt động kết hợp" để bắt đầu là luôn có 
nguồn lực trong "hàng đợi" trực tiếp. Như vậy, để xác định xem một "Hoạt động kết 
hợp" có  thể  bắt  đầu  thì chúng  ta  kiểm  tra các  tài  nguyên của  "hàng  đợi"  trực tiếp 
trước của nó. Nếu tài nguyên của từng "hàng đợi" bằng không (không có sản phẩm 
nào), thì "Hoạt động kết hợp" phải chờ khi xuất hiện tài nguyên trong "hàng đợi". 
"Hoạt động kết hợp" có thể thay đổi các điều kiện khởi động mặc định thông qua 
các thuộc tính của nó hoặc các liên kết đến vào nó. 

 Khi một "Hoạt động kết hợp" bắt đầu nó loại bỏ các nguồn lực từ các "hàng 
đợi" đứng trước nó. Theo mặc định, một "Hoạt động kết hợp" rút (loại bỏ) một đơn 
vị  tài  nguyên  thông  qua  mỗi  liên  kết  nhập  vào  nó.  Nếu  quá  trình  mặc  định  này 
không phải là một trong những  mong muốn của hoạt  động, nó có  thể xác định số 
lượng các nguồn tài nguyên mà một "Hoạt động kết hợp" rút thông qua một liên kết 
bằng cách sử dụng các thuộc tính liên kết. Hơn nữa, nó có thể xác định chính xác 
các tập hợp con của các nguồn tài nguyên mà một "Hoạt động kết hợp" sẽ được rút 
từ những lưu trữ trong một "hàng đợi" trước. Tuy nhiên, những thuộc tính sẽ không 
được sử dụng để kiểm soát các nguồn tài nguyên được rút ra từ "hàng đợi". 

Combi Priorities (độ ưu tiên của "hoạt động kết hợp")

 Đôi khi các nguồn lực sẵn có trong một "hàng đợi" chỉ để để hỗ trợ cho một 
vài  "Hoạt  động  kết  hợp".  Trong  tình  hình  như  vậy,  các  "Hoạt  động  kết  hợp"  đầu 
tiên cố gắng lấy ra nguồn lực từ các "hàng đợi". "Hoạt động kết hợp" sau cố gắng 
lấy "hàng đợi" chứa ít tài nguyên hơn. Do đó, một số "Hoạt động kết hợp" sẽ không 
thể bắt đầu vì chúng đang ở trong một vị trí không thuận lợi (vị trí không ưu tiên 
cho việc lấy tài nguyên). 

Một sự thay đổi trong trạng thái của các mô phỏng có thể ảnh hưởng đến kết 
quả của biểu thức sử dụng các biến. Nó có thể là cần thiết để kiểm soát thứ tự mà " 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 20 
 
Hoạt động kết hợp" bắt đầu để phù hợp với những thay đổi năng động trong trạng 
thái của mô phỏng. 

 Stroboscope xác  định thứ  tự  của  một "Hoạt  động  kết hợp" bằng  cách đánh 


giá thuộc tính ưu tiên của "Hoạt động kết hợp". Stroboscope giải quyết mối quan hệ 
trong ưu tiên dựa vào thứ tự mà "Hoạt động kết hợp" được định nghĩa trong tập tin 
nguồn. Các ưu tiên mặc định của một "Hoạt động kết hợp" được thể hiện bằng 0 (ưu 
tiên có thể là số âm). 

b.3.2.  "Hoạt động bình thường" đại diện cho các công việc mà bắt 
đầu ngay lập tức sau khi các nhiệm vụ khác kết thúc. Một "hoạt động bình thường" 
có được các nguồn lực cần thiết để thực hiện nhiệm vụ của mình từ các công việc 
vừa hoàn thành. 

b.3.3  "Consolidators"  là  hoạt  động  bắt  đầu  và  kết  thúc  các  trường 
hợp của chúng  phụ thuộc hoàn toàn vào các các tài nguyên  mà chúng nhận được. 
Tài  nguyên  có  thể  nhập  các  trường  hợp  "Consolidator"  bất  cứ  lúc  nào  trong  quá 
trình của trường hợp mô phỏng. Tất cả các nguồn tài nguyên được giải phóng khi 
các trường hợp mô phỏng được chấm dứt. 

b.4.  Fork và Dynafork 

"Fork"  và  "Dynafork"  là  cần  thiết  để  đưa  ra  quyết  định  về  việc  định  tuyến 
các nguồn lực và trình tự của các hoạt động trong một mô hình mô phỏng một cách 
ngẫu nhiên. "Forks" và "DynaForks" cũng có thể được sử dụng để mô hình hóa các 
quyết định và lựa chọn theo xác suất. 

"Forks"  và  "Dynaforks" là  loại  tài  nguyên cụ  thể,  là  các  nút  mạng  phụ  trợ. 
Khi  chấm  dứt  một  hoạt  động,nguồn  lực  tuyến  "Dynaforks"  và  "Forks"  xác  định 
những hoạt động phía sau để bắt đầu. Trong một bản vẽ mạng, các nút phụ trợ được 
rút  ra  nhỏ  hơn  so  với  các  nút  thường  xuyên.  Chúng  được  gọi  là  phụ  bởi  vì  tài 
nguyên không bao giờ dành nhiều thời gian trong các nút này. Các nút phụ trợ cơ 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 21 
 
bản là phụ kiện để liên kết. "Forks" và "Dynaforks" là các nút phụ trợ mà tách một 
liên kết thành hai hoặc nhiều liên kết. 

b.4.1  "Fork" : được thể hiện là một đường tròn bao quanh một hình tam 
giác nhỏ. "Fork" chọn hoạt động tiếp theo rất sớm trong quá trình chấm dứt các hoạt 
động phía trước của chúng. Quá trình của "Fork" chọn hoạt động phía sau gọi là quá 
trình giải quyết của "Fork". Quá trình giải quyết của "Fork" sau khi các hoạt động 
phía trước đã được thực hiện xong và các hoạt động hiện tại đang được thực hiện. 

b.4.2   "DynaFork": được thể hiện là một vòng tròn nhỏ bao quanh  5 
tia. 

"DynaForks"  cần  phải  kích  hoạt  tất  cả  các  hoạt  động  phía  sau  chúng,  vì 
"DynaForks" không thể xác định trước thời điểm đến của các nguồn lực mà chúng 
sẽ đi qua. Tất cả những hoạt động tiếp theo của một "Dynafork" phải sẵn sàng để 
nhận được nguồn tài nguyên trước khi hoạt động phía trước kết thúc. 

c. Tài nguyên, các nút, và các liên kết được nối lại với nhau để tạo thành một 
mạng mô phỏng sự kiện rời rạc. 

2.2.3. EZstrobe ( Martinez, 2001)

Ezstrobe là một hệ thống mô phỏng sự kiện rời rạc dựa trên "Activity Cycle 
Diagrams"( ACDs) và "Activity Scanning". Nó sử dụng Stroboscope như công cụ 
để mô phỏng. 
+ "Activity Cycle Diagrams" (ACDs) là các mạng lưới bao gồm các vòng tròn và 
hình vuông đại diện cho các nguồn lực nhàn rỗi, các hoạt động, và thứ tự của các 
hoạt động đó. 
+ "Activity Scanning" để xác định các hoạt động trong xây dựng. Việc xây dựng 
mô hình tập trung vào việc xác định các hoạt động, các điều kiện để cho các hoạt 
động có thể xảy ra, và kết quả khi kết thúc của các hoạt động.  

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 22 
 
  EZStrobe đã được phát triển và chạy trong Microsoft Visio. Với một mạng 
đồ họa, EZStrobe tạo ra các mô hình tương đương sử dụng Stroboscope và gửi nó 
đến Stroboscope để thực hiện các mô phỏng. Tự động hóa này là hoàn toàn ẩn với 
người sử dụng. Vì vậy, việc học và sử dụng EZStrobe không yêu  cầu bất kỳ kiến 
thức hay sử dụng Stroboscope trực tiếp. Kết quả của các mô phỏng EZStrobe được 
hiển thị trong cửa sổ đầu ra Stroboscope và trong Visio. 

Bảng 2.1. Các thành phần cơ bản của Ezstrobe 

Thành phần Chức năng Thông số Ký hiệu


Queue (Hàng đợi)  Có thể đi sau các  - Tên hàng đợi. 
Node khác (trừ  - Số lượng của 
hàng đợi), và chỉ  nguồn lực. 
đi trước hoạt động 
kết hợp. 
 
 
Conditional  Chỉ đi sau hàng  - Thứ tự ưu tiên 
Activity (Combi)  đợi, nhưng có thể  của hoạt động. 
(Hoạt động có điều  đi trước các Node  - Tên của hoạt 
kiện hay hoạt động  khác.  động.   

kết hợp) 
  - Phân phối xác 
suất của hoạt động 
Bound Activity  Có thể đi sau các  - Tên của hoạt 
(Normal) (Hoạt  Node khác trừ  động. 
động thường)  hàng đợi, và có thể  - Phân phối xác 
đi trước các Node  suất của hoạt động   

khác trừ hoạt động 
kết hợp. 
Fork (Nĩa)    N/A 

Draw Link (Liên  Liên kết hàng đợi  - Điều kiện đi qua 


kết kéo)  đến hoạt động kết  liên kết kéo.   

hợp. 
Release Link (Liên  Liên kết mọi hoạt  - Điều kiện đi qua 
kết thoát)  động đến các  liên kết thoát.   

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 23 
 
Thành phần Chức năng Thông số Ký hiệu
Node khác trừ hoạt 
động kết hợp. 

 
Branch Link  Liên kết Nĩa đến  - Tỉ số xác suất 
 

(Liên kết xác suất)  các Node khác trừ 
hoạt động kết hợp.  

 
Fusion Queue  Chia một mô hình  Tên hàng đợi hợp 
( Hàng đợi hợp  phức tạp thành  nhất 
nhất)   nhiều trang, được 
giả định là giống 
như các hàng đợi. 
 

Link   Liên kết các hoạt  - Điều kiện cần 


động, các hàng đợi  thiết cho hoạt động 
khác nhau  kế tiếp thực hiện. 
- Số tài nguyên   

được tiêu thụ 

 
 
 
Bảng 2.2. Các câu lệnh trong EZstrobe 
Công thức  Diễn tả chức năng 
Abs[val]   Trị tuyệt đối của giá trị 
Acos[val]   ArcCosine của giá trị 
Asin[val]   ArcSine của giá trị 
Atan[val]   ArcTangent của giá trị 
AtanXdivY[x,y]   ArcTangent của x/y 
AveCount[queue]   Giá trị trung bình của hàng đợi 
AveDur[activity]   Giá trị trung bình của hoạt động 
AveInter[activity]   Giá trị trung bình của 2 hoạt 
động kế tiếp 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 24 
 
Công thức  Diễn tả chức năng 
AveWait[queue]   Giá trị trung bình đợi của hàng 
đợi 
Beta[a,b]  Phân phối Bêta 
Confidence[SD,level,nSamples]   Một nửa khoảng tin cậy 
Cos[val]   Cosine của giá trị 
Cosh[val]   Hyperbolic cosine của giá trị 
CurCount[queue]   Giá trị hiện tại của hàng đợi 
CurInst[activity]   Giá trị hiện tại của hoạt động 
Duration[activity]   Thời gian của hoạt động 
Erlang[order,mean]  Phân phối Erlang 
Exp[val]   Hàm mũ của giá trị 
Exponential[mean]   Phân phối mũ 
FirstStart[activity]   Thời gian bắt đầu của hoạt động 
đầu tiên 
Gamma[a,b]   Phân phối Gamma 
Int[val]   Phần nguyên của giá trị 
LastStart[activity]   Thời gian bắt đầu của hoạt động 
cuối 
Ln[val]   Logarit cơ số e của giá trị 
Log[val]   Logarit cơ số 10 của giá trị 
Max[val1,val2]  Giá trị lớn nhất của 2 giá trị 
MaxCount[queue]   Giá trị lớn nhất của hàng đợi 
MaxDur[activity]   Giá trị lớn nhất của thời gian 
hoạt động 
MaxInter[activity]   Thời gian lớn nhất của sự bắt 
đầu 2 hoạt động kế tiếp 
Min[val1,val2]   Giá trị nhỏ nhất của 2 giá trị 
MinCount[queue]   Giá trị nhỏ nhất của hàng đợi 
MinDur[activity]   Giá trị nhỏ nhất của hoạt động 
MinInter[activity]   Thời gian nhỏ nhất của sự bắt 
đầu 2 hoạt động kế tiếp 
Mod[val,div]   Remainder of val / div 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 25 
 
Công thức  Diễn tả chức năng 
Normal[mean,sd]   Phân phối thường 
NormalInv[mean,stdev,cumulative]   Nghịch đảo của phân phối 
thường 
Pert[p0,Mode,p100]   Phân phối Pert 
Pertpg[p5,Mode,p95]   Phân phối Bêta Pert 
Rnd[]   Lấy mẫu trong phân bố đều giữa 
0 và 1 
Round[expression,decimals]   Làm tròn số 
ScaledBeta[low,high,a,b]   Phân phối scaled Beta 
SDCount[queue]   Độ lệch chuẩn của hàng đợi 
SDDur[activity]   Độ lệch chuẩn của thời gian các 
hoạt động 
SDInter[activity]   Độ lệch chuẩn của thời gian bắt 
đầu của 2 hoạt động liền kề 
Sin[val]   Sine của giá trị 
Sinh[val]   Hyperbolic sine của giá trị 
Sqrt[val]   Căn bậc 2 của giá trị 
StdNormalInv[Cumulative]   Nghịch đảo của phân phối chuẩn 
Tan[val]   Tangent của giá trị 
Tanh[val]   Hyperbolic tangent cảu giá trị 
tInv[alpha,degFreedom]   Ngịch đảo của phân phối T 
TotCount[queue]   Tổng của hàng đợi 
TotInst[activity]   Tổng của hoạt động 
Triangular[low,mode,high]   Phân phối tam giác 
Uniform[low,high]   Phân phối đều 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 26 
 
2.3. LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU VỀ MÔ PHỎNG

Quá trình xây dựng được sắp xếp từ rất đơn giản đến rất phức tạp. Quá trình 
phức tạp thì rất khó để phân tích và tối ưu hóa khi sử dụng các phương pháp toán 
học cơ bản. Mô phỏng là một phương pháp phân tích, cung cấp nhiều lợi ích trong 
quá trình xây dựng. 

2.3.1. Sự cần thiết của việc mô phỏng sự kiện rời rạc

J. Martinez, P.G. Ioannou (1999) và Halpin & Riggs (1992) đã chỉ ra rằng 


mô phỏng sự kiện rời rạc đã được sử dụng để phân tích và thiết kế các hoạt động 
xây dựng hơn ba thập kỷ qua. Bài viết này giải thích chi tiết bản chất của một hệ 
thống mô phỏng xây dựng cũng như những lý do làm cho hệ thống này trực giác lý 
tưởng cho mô hình hoạt động xây dựng. Bài báo đã chỉ ra những đặc điểm của hệ 
thống mô phỏng sự kiện rời rạc: sự linh hoạt, sự hiệu quả và phạm vi áp dụng rộng 
rãi của nó. 

CYCLONE (Hapin and Riggs 1992) là hệ thống mô phỏng sự kiện rời rạc 


ra đời đầu tiên và là nền tảng sau này để phát triển các phần mềm mô phỏng khác 
tốt  hơn.  Cyclone  là  một  "Activity  Scanner"  nơi  mà  các  ACD  là  một  mô  hình  mô 
phỏng  chính  nó.  Cyclone  ACD  bao  gồm  2  loại  khác  nhau  là:  khái  niệm  và  chức 
năng.  Khái  niệm  phân  loại  thành  các  hoạt  động  có  điều  kiện,  và  các  hoạt  động 
thường.  Các  ACD  chức  năng  trong  Cyclone  bao  gồm  các  nút  (Generate, 
consolidate, counter), các nhánh xác suất và các chức năng.  

RESQUE (Chang 1986) kết  hợp  mở  rộng  khái  niệm  và  chức  năng 
CYCLONE,  nhưng  mô  hình  không  giới  hạn  các  thông  tin  được  truyền  đạt  qua 
mạng.  

 Coops (Liu 1991) là một hệ thống hướng tới đối tượng để tăng cường mở 


rộng khái niệm và chức năng CYCLONE với một số quy tắc nút ưu tiên. Mô hình 
Coops  được  xác  định  thông  qua  một  giao  diện  người  dùng  đồ  họa,  nơi  tất  cả  các 
nguồn tài nguyên đang được coi là đối tượng cá nhân mang tính chất để cung cấp số 
liệu thống kê từ điểm nhìn của mỗi tài nguyên cá nhân. Đây là các thống kê truyền 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 27 
 
thống phản ánh quan điểm của các hoạt động biểu diễn hoặc các hàng đợi đã đến. 
Ngoài ra, Coops cho phép các thế hệ và hợp nhất các nguồn lực tại các liên kết và 
sử dụng lịch trình mà có thể được sử dụng để chặn trước các hoạt động trong thời 
gian hoãn các công tác. 

 CIPROS (Odeh 1992) vừa là một công cụ cấp quá trình lập kế hoạch, vừa là 


công cụ cấp độ dự án. Nó chứa một cơ sở kiến thức mở rộng của kỹ thuật xây dựng 
và phương pháp xây dựng và làm cho việc sử dụng phong phú của một đại diện đối 
tượng theo định hướng phân cấp cho các nguồn lực và tính chất của chúng. Các khả 
năng đặt nguồn lực trong CYPROS đi xa hơn trong RESQUE để cho phép nhiều tài 
nguyên thực sự cho các nguồn lực cũng như phương án lựa chọn tài nguyên phức 
tạp  hơn.  CIPROS  cũng  tích  hợp  cấp  quá  trình  và  cấp  lập  kế  hoạch  dự  án  bởi  đại 
diện  cho  hoạt  động thông qua  mạng  lưới  quá trình,  tất cả đều  có  thể  sử  dụng bởi 
một tài nguyên chung. 

 STEPS (McCahill và Bernold 1993)  là  một  hệ  thống  có  mục  đích  chung 
dựa trên những ACD đã được phát triển cho Hải quân Hoa Kỳ. STEPS hỗ trợ các 
khái niệm về kích thước tài nguyên khác nhau trong cùng một hàng đợi. 

2.3.2. Lợi ích của việc mô phỏng trong thi công xây dựng

Alves đã thảo luận về các nội dung của sự thay đổi, bộ đệm về các nguồn lực 
và kích thước của từng mẻ riêng biệt cũng như sự tương quan ảnh hưởng lẫn nhau 
giữa  ba  yếu  tố  trên.  Những  thảo  luận  này  nhằm  mục  đích  đóng  góp  cho  việc  xác 
định các yếu tố tác động đến việc thiết kế hệ thống sản xuất, nó bao gồm việc định 
nghĩa  vị  trí  của  các  bộ  đệm,  các  thông  số  của  bộ  đệm  cũng  như  kích  thước  của 
nó...Các  tác  giả  đã  sử  dụng  mô  hình  mô  phỏng  STROBOSCOPE  để tượng  trưng 
cho năm tình huống khác nhau cho việc lập kế hoạch, chế tạo, vận chuyển, lắp đặt 
các tấm đường  ống kim  loại để minh  họa  cách lựa  chọn  thiết  kế hệ  thống  sản 
xuất có thể ảnh hưởng đến thời gian cần thiết để cung ứng cho một  dự án. Các dữ 
liệu được  sử  dụng để  phát triển  các  mô  hình  đã thu  được từ  các  nghiên  cứu,  thời 
gian thực hiện bởi các tác giả cũng như từ các cuộc phỏng vấn với giám sát trưởng. 
Để phát triển mô hình, các tác giả cần thông tin cơ bản về các hoạt động liên quan 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 28 
 
đến  việc  cung  cấp  các  tấm  đường  ống  kim  loại.  Khoảng  thời  gian  mô  hình  và  số 
lượng là gần đúng dựa trên các dữ liệu thu thập được. Mô hình này nhấn mạnh sự 
cần thiết và tầm quan trọng của dữ liệu đáng tin cậy khi thiết kế hệ thống sản xuất 
và  mô hình  mô phỏng. Nỗ lực cần phải được đưa vào bởi các ngành công nghiệp 
xây dựng và các nhà nghiên cứu để thu thập nhiều bộ đại diện của  dữ liệu có thể 
được sử dụng để thiết kế các hệ thống sản xuất (Alves, 2006). 

 Tommelein đã xây dựng một mô hình bao gồm lắp đặt các vật liệu duy nhất 
tại các địa điểm cụ thể trong các cơ sở được xây dựng; vật liệu và vị trí phải phù 
hợp trước khi lắp đặt có thể diễn ra. Sự không tương xứng do sự chậm trễ và không 
chắc  chắn  trong  việc  cung  cấp  vật  liệu  hoặc  hoàn  thành  công  việc  điều  kiện  tiên 
quyết tại những địa điểm làm cản trở đến năng suất. Điều này được minh họa ở đây 
sử dụng một mô hình của một quá trình quản lý vật liệu với một vấn đề liên quan. 
Sự duy nhất của vật liệu và địa điểm kết hợp với những bất trắc trong thời gian và 
sự biến đổi về chất lượng thực hiện của các bước khác nhau trong chuỗi cung ứng 
cho phép nhiều cách khác nhau để cung cấp theo thứ tự nguyên liệu và hoàn thành 
khu  vực  làm  việc.  Một  số  lựa  chọn  thay  thế  được  mô  tả.  Tác  động  của  quá  trình 
thực hiện được minh họa bằng các phương tiện của các mô hình xác suất. Một mô 
hình phản ánh tổng thể về việc thiếu sự phối hợp giữa giao hàng và hoàn thành khu 
vực làm việc trước khi bắt đầu xây dựng; thứ hai là mô tả sự phối hợp hoàn hảo. Bộ 
đệm của các vật liệu tương ứng và tiến độ xây dựng được vẽ dựa trên đầu ra từ các 
mô hình mô phỏng rời rạc sự kiện (Tommeilein, 1998).  

  Song và các tác giả đã chỉ ra rằng nhiều sáng kiến thay đổi thất bại ngay từ 
đầu  bởi  vì  mọi  người  không  nhìn  thấy  sự  cần  thiết  và  lợi  ích  gắn  liền  với  những 
thay đổi. Kỹ thuật mô phỏng đã được sử dụng như một công cụ có giá trị để đánh 
giá mức độ tiềm năng cải thiện năng suất có thể đạt được bằng cách xây dựng tinh 
gọn. Trong nghiên cứu này, mô phỏng đã được sử dụng để chứng minh lợi ích của 
những thay đổi trong một nỗ lực để cải tiến giảm thiểu các lãng phí, chờ đợi của hệ 
thống hiện trạng. Một nghiên cứu mô phỏng lắp đặt tấm panel được trình bày ở đây 
như là một ví dụ. Các thao tác lắp đặt panel liên quan đến việc nâng và lắp đặt các 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 29 
 
tấm panel được chế tạo trước và việc hoàn thiện của những người thợ mộc để hoàn 
thành công tác lắp đặt tấm panel. Các nguồn lực yêu cầu của hoạt động này là một 
tổ  đội  cốp  pha,  một  cần  cẩu  tháp,  và  các  tấm  panel  đúc  sẵn.  Lý  tưởng  nhất,  các 
nguồn lực này cần được phối hợp để đảm bảo một dòng chảy công việc liên tục của 
việc giảm thiểu sự lãng phí - tức là, chờ đợi và bị gián đoạn. Tuy nhiên, quan sát 
trực  tiếp  quá  trình  thi  công  cho  thấy  rằng  hoạt  động  này  không  thể  đoán  trước, 
không có dạng mẫu rõ ràng và ổn định về dòng chảy công việc. Sự thực hiện thực tế 
đã thay đổi từ dòng công việc thi công lý tưởng liên tục không gián đoạn đến một 
dòng công việc thường xuyên bị gián đoạn bởi nhiều lý do khác nhau. Nhiều tình 
huống được nghiên cứu mô phỏng nhằm tìm ra các lựa chọn tốt cho dòng công việc 
sao cho giảm thiểu sự lãng phí (Song, 2011). 

  Từ tổng quan nghiên cứu cho thấy,  trên thế giới đã áp dụng rộng rãi mô hình 
mô phỏng sự kiện rời rạc cho các quá trình thi công và quản lý xây dựng. Nhưng 
những nghiên cứu trước đây chủ yếu mô phỏng những công tác vận chuyển nguyên 
vật liệu, thi công lắp ghép mà chưa quan tâm nhiều đến các công tác thi công khác 
ngoài công trường (thi công cốp pha, cốt thép, đổ bê tông…). Hơn nữa, bộ dữ liệu 
thời gian thi công của các công tác cũng chưa được xây dựng để làm dữ liệu đầu 
vào khi mô hình. Do đó, để khắc phục những nhược điểm trên, nghiên cứu đề xuất 
xây dựng mô hình sự kiện rời rạc cho công tác đào đất, thi công sàn tầng hầm cho 
một công trình cụ thể. Qua đó xác định bộ dữ liệu cho các công tác, xây dựng mô 
hình để nâng cao hiệu quả trong thi công. Đồng thời, nghiên cứu cũng đề xuất 
phương pháp ra quyết định bằng cách phân tích các trường hợp trong mô phỏng. 

2.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã trình bày đầy đủ các khái niệm, định nghĩa và các lý thuyết quan 
trọng  được  sử  dụng  trong  nghiên  cứu.  Bên  cạnh  đó,  trong  phần  lược  khảo  các 
nghiên cứu liên quan đến mô phỏng, luận văn đã đưa ra các nghiên cứu trên thế giới 
về những lợi ích của việc áp dụng mô phỏng sự kiện rời rạc. 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 30 
 
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. TÓM TẮT CHƯƠNG
CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Qui trình nghiên cứu

Cách thức thu thập dữ liệu

Thu thập, phân tích dữ liệu
Xử lý dữ liệu

Định nghĩa về mô hình

Thu thập dữ liệu và tổng hợp
Phương pháp tiến hành mô 
phỏng sự kiện rời rạc
Tính đồng nhất

Công cụ nghiên cứu Sự kiểm tra

 
Hình 3.1: Sơ đồ tóm tắt chương 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 31 
 
3.2. QUI TRÌNH NGHIÊN CỨU

a) Công trình thực tế b) Thu thập dữ liệu c) Phân loại và phân tích dữ 


liệu

f) Lựa chọn đưa ra quyết  e) Phân tích các trường hợp d) Xây dựng mô hình


định

 
Hình 3.2: Sơ đồ qui trình nghiên cứu 

Quy trình nghiên cứu được đề ra nhằm mục đích thực hiện các mục tiêu 
nghiên cứu: 

- Công trình thực sẽ được phân tích bao gồm: đặc điểm công trình, vị trí xây 
dựng,  các  hoạt  động,  tài  nguyên  của  từng  công  tác:  từ  công  tác  thực  tế  của  công 
trình, quan sát tính thời gian qua nhiều lần, sau đó tổng hợp lại làm dữ liệu cho công 
tác. 

- Thu thập dữ liệu các công tác thực tế từ công trường, công tác sẽ được phân 
tích lấy dữ liệu thông qua bảng thống kê thời gian được ghi lại qua nhiều lần quan 
sát của các hoạt động, chi phí các công tác được lấy sơ bộ từ bảng báo giá của từng 
công tác, sau đó số liệu sẽ được xử lý phù hợp với những gì mô hình cần thiết. 

- Phân loại, phân tích dữ liệu: loại bỏ những số liệu không phù hợp, dữ liệu 
sẽ được xử lý thống kê, sau đó thông qua phân tích Batch Fit của Crystal Ball để 
xác định dạng phân phối của các công tác. 

- Xây dựng mô hình mô phỏng sự kiện rời rạc: là bước quan trọng trong xây 
dựng mô phỏng, xác định các công tác, thứ tự của việc thực hiện các công tác, các 
điều kiện cần và đủ để công tác được thực thi. 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 32 
 
-  Đưa ra  nhiều trường  hợp  có  thể  xảy ra  trong  quá trình  thi công,  xử  lý  số 
liệu cho từng trường hợp để có cái nhìn tổng quan cho vấn đề. 

- Đưa ra quyết định dựa vào mô hình: đây là bước then chốt của mô hình mô 
phỏng, người ra quyết định đọc kết quả từ quá trình chạy mô hình, sau đó dựa vào 
nó để đưa ra quyết định hiệu quả nhất. 

Quá  trình  có thể  lặp  đi lặp  lại nhiều  lần để  xây  dựng  mô  hình  hiệu  quả  và 
chính xác nhất. 

3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

J. Martinez (2010) gợi ý phương pháp để khi tiến hành mô phỏng sự kiện rời 
rạc (DES) nghiên cứu trong kỹ thuật và quản lý xây dựng. Hướng dẫn được cung 
cấp để xác định những khía cạnh của một nghiên cứu DES. Bài viết bao gồm tầm 
quan trọng của việc hiểu đúng các khái niệm xác suất DES dựa vào sự hiểu biết về 
thống  kê  cộng  với  kỹ  thuật  đánh  giá,  điều  đó  là  chìa  khóa  quan  trọng  để  việc  sử 
dụng DES trong nghiên cứu xây dựng đạt được hiệu quả nhất. 

 Mô phỏng sự kiện rời rạc đã được công nhận là một kỹ thuật rất hữu ích cho 
việc phân tích định lượng của các hoạt động và quá trình diễn ra trong vòng đời của 
một công trình xây dựng. 

 Các bước được liệt kê sau đây là phù hợp với các nghiên cứu DES trong kỹ 
thuật và quản lý xây dựng: 
- Xác định mức độ mà một mô hình DES có thể đạt được, dẫn đến sự hiểu 
biết tốt hơn về các hệ thống thực tế hoặc để có được biện pháp định lượng về hiệu 
suất cho các vấn đề chúng ta quan tâm. Mục đích của bước đầu tiên này là để trả lời 
câu hỏi: "DES có phải là công cụ thích hợp cho vấn đề nghiên cứu hay không?" 
- Thiết lập phạm vi của mô hình và các câu hỏi cụ thể mà các mô hình cần 
trả lời. 
- Xác định mô hình cho các hoạt động, điều này bao gồm việc thiết lập các 
mức độ chi tiết của mô hình, lựa chọn các yếu tố sẽ được sử dụng để đại diện cho 
các hệ thống thực. Ví dụ: Nguồn lực, hoạt động và sự logic một cách thích hợp. 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 33 
 
- Thu thập và tổng hợp dữ liệu về các hoạt động cho phù hợp với mô hình. 
Bên cạnh dữ liệu thực tế, thì việc xác định các giả định xác suất cơ bản, phân phối 
phù hợp và kiểm tra sự phù hợp cũng rất cần thiết. 
- Kiểm tra mô hình và dữ liệu để đảm bảo rằng nó phù hợp với sự hiểu biết 
của người lập mô hình. 
- Xác nhận các mô hình để đảm bảo rằng nó phù hợp với các hệ thống thực.  
- Phân tích đầu ra mô phỏng cho một lần chạy. 
- Thiết kế và thực hiện các thí nghiệm mô phỏng. 
- Phân tích đầu ra của các thí nghiệm để xác định hiệu suất của các mô hình 
khác nhau, sau đó lựa chọn mô hình tốt nhất để áp dụng. 
- Sử dụng kết quả từ các mô hình cho việc ra quyết định. 

3.3.1. Định nghĩa về mô hình

Một mô hình là đại diện của một hoạt động hiện tại hay là một hoạt động đề 
xuất. Nếu mô hình có giá trị, nó có thể được thử nghiệm để hiểu rõ hơn về các hoạt 
động  mà nó đại diện. Một mô hình được coi là có giá trị sử dụng khi nó đáp ứng 
yêu cầu đề ra và không phải là tuyệt đối đúng cho tất cả các mục đích. Ví dụ một 
mô hình được xây dựng để xác định số lượng xe tải cần thiết cho một hoạt động đào 
đất có thể được coi là giá trị cho mục đích đó, nhưng có thể không nhất thiết phải có 
giá trị để xác định chiến lược tiếp nhiên liệu tối ưu cho một đội xe tải hoặc để có 
được một ước tính chi phí cho mục đích đấu thầu... 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 34 
 

Maydao1
Baichuadat
nDao1 Congtacruaxe1
>0 , 1
Norm al[7.6,1.59]

1 Khanangxe
>=Khanangxe , Khanangxe

2 2

>=Gaudao , Gaudao Daodat1 Gaudao Datdolenxe Dayxe1 Vanchuyendi1 Dodat1


Baidatcandao
Luongdat Norm al[2.63,0.74] 0 ScaledBeta[58.97,99.28 ScaledBeta[1.79,4.32,0.
,1.337,1.708] 67,1.28] Khanangxe

>0 , 1

Gaudao
>=Gaudao , Gaudao

1 >=Khanangxe , Khanangxe 1 Xetrove1


Xechodat1
Daodat2 nXe1 ScaledBeta[37.97,63.98
,1.97,1.87]
Normal[2.63,0.74]

1
1
>0 , 1
Dayxe2 Congtacruaxe2 Vanchuyendi2 Dodat2
Maydao2 0 Normal[7.6,1.59] ScaledBeta[58.97,99.28 ScaledBeta[1.79,4.32,0.
nDao2 ,1.337,1.708] 67,1.28]

>0 , 1 Xechodat2 1 Xetrove2


nXe2 ScaledBeta[37.97,63.98
,1.97,1.87]

Hình 3.3: Hình ảnh về mô hình mô phỏng sự kiện rời rạc 

3.3.2. Thu thập và tổng hợp dữ liệu.

- Dữ liệu được thu thập là các hoạt động trong quá trình xây dựng thi công 
đào đất và sàn tầng hầm, thời gian cần thiết để thực hiện các hoạt động đào đất và 
thi công sàn tầng hầm. 

- Trực tiếp thu thập các dữ liệu từ công trường cụ thể. 

- Xác định thứ tự làm việc cho từng công tác, phải xác định được các điều 
kiện cần và đủ để các công tác có thể bắt đầu. 

Thu thập dữ liệu cho các hoạt động xây dựng có thể rất khó khăn. Điển hình 
hoạt động xây dựng là phụ thuộc vào các điều kiện mà chúng thực hiện. Ví dụ sự 
phân  bố  thời  gian  cần  cho  một  chiếc  xe  tải  để  chuyên  chở  đất  dọc  theo  một  con 
đường vào  một ngày  mùa  mưa có thể khác với  một ngày nắng; nó cũng có thể là 
khác nhau ngay cả trong cùng ngày khi được thực hiện bởi các nhà khai thác khác 
nhau; hoặc tại thời điểm khác nhau trong ngày của cùng nhà khai thác. 

 Hầu hết các kỹ thuật về sự phù hợp của phân phối dựa vào giả định là quan 
sát dữ liệu độc lập và đồng nhất (IID), ở đây độc lập (các điểm dữ liệu không liên 
quan) và  giống  nhau  (tất  cả  chúng  có  cùng  phân  phối).  Tuy  nhiên trong rất nhiều 
trường hợp dữ liệu là không độc lập và giống nhau.  

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 35 
 
 Kỹ  thuật  phân  tích  xác  suất  thống  kê  là  rất  cần  thiết  để  mô  hình  hóa  DES 
thích hợp. Tính sẵn có của dữ liệu như mong muốn lý tưởng là rất hiếm, nhưng các 
kỹ sư cần phải biết rằng đây là một sự khác biệt giữa các mô hình sử dụng các dữ 
liệu và thế giới thực. Các kỹ sư cần phải kết hợp với kiến thức xác suất và thống kê 
để hiểu được mô hình khác với thực tế như thế nào, từ đó có thể đánh giá tác động 
mô  hình  đến  thực  tế  như  thế  nào.  Trong  xây  dựng,  hầu  hết  các  dữ  liệu  trong  mô 
phỏng được giả sử dữ liệu là IID, nhưng trong khi thực sự các dữ liệu không phải 
IID.  

3.3.3. Phân tích và xử lý dữ liệu.

3.3.3.1. Kiểm tra tính đồng nhất của dữ liệu

Trong những lần khác nhau, các kỹ sư có thể nhận ra rằng có một vài sự khác 
nhau trong  điều  kiện  nhưng  có thể  không  biết  rằng  sự  độc  lập  giống  nhau  của  dữ 
liệu có bị ảnh hưởng khi các điều kiện khác nhau không. 

  Để minh họa, giả sử rằng thời gian cho một hoạt động vận chuyển của xe tải 
trong ngày 1 ( nắng, 38°C) là theo phân phối Uniform [1,2] phút (tức là, phân bố 
đều  giữa  1  và  2  phút).  Và  trong  ngày  thứ  2  (mưa,  25°C)  theo  một  phân  phối 
Uniform [ 2,3] phút. Một trăm mẫu được thu thập tại hiện trường vào ngày 1 và một 
trăm mẫu khác trong ngày 2. Nếu dữ liệu được kết hợp để tạo thành một bộ với hai 
trăm quan sát và sau đó tổng hợp lại để tìm phân phối phù hợp, có khả năng là phần 
mềm sẽ chỉ ra rằng các dữ liệu là Uniform [1,3] phút.  

 Tuy nhiên, trong ví dụ này, các dữ liệu không được IID (đồng nhất và giống 
nhau), sự phân bố của một trăm số đầu tiên và của một trăm con số thứ hai là không 
giống nhau. Sử dụng phân phối Uniform[1,3] trong một mô phỏng của quá trình này 
rất có thể sẽ tạo ra kết quả không hợp lệ, trừ khi độ nhạy của đầu ra của mô hình với 
thời gian hoạt động là vô cùng nhỏ. 

 Trong hình sau thực hiện vẽ đồ thị cho 100 dữ liệu ban đầu, sau đó cho 100 
dữ liệu tiếp theo, ta sẽ thấy sự minh chứng cho sự không giống nhau của dữ liệu: 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 36 
 

 
Hình 3.4: Biểu đồ các lần liên tục thời gian vận chuyển của xe tải 

( i: Số lần dữ liệu, X(i): Thời gian thực hiện cho 1 lần(phút)) 

Và khi dữ liệu được vẽ 1 cách ngẫu nhiên, đồ thị sẽ như sau: 

 
Hình 3.5: Biểu đồ phân phối ngẫu nhiên thời gian vận chuyển của xe tải 

( i: Số lần dữ liệu, X(i): Thời gian thực hiện cho 1 lần (phút)) 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 37 
 
Và nếu  ta vẽ đồ  thị  tương  quan  giữa giá trị  X(i)  và  X(i+1)  thì hệ số  tương 
quan > 0 nên suy ra dữ liệu không độc lập: 

 
Hình 3.6: Biểu đồ phân tán thời gian vận chuyển của xe tải 

( i: Số lần dữ liệu, X(i): Thời gian thực hiện cho 1 lần (phút)) 

Để xác định phân phối của các hoạt động, ta có thể dùng ý kiến chuyên gia 
bởi vì chuyên gia là những người thường có sự hiểu biết tốt  về phân phối của dữ 
liệu dựa vào  sự quan  sát qua nhiều  năm kinh nghiệm  trong  những  điều  kiện  khác 
nhau. Kiến thức của chuyên gia có thể tốt hơn những gì quan sát được. 
3.3.3.2. Xác định dạng phân phối của dữ liệu.

Dựa vào nhiều lần quan sát của cùng một hoạt động, xác định phân phối cho 
từng hoạt động để đưa vào mô hình. 

 Khi đã thu thập dữ liệu cho từng hoạt động của các công tác, dùng chức năng 
Batch Fit trong Crystal Ball để xác định dạng phân phối của từng hoạt động. 

Ví dụ: Với công tác rửa xe, thời gian thực hiện qua 15 lần lần lượt như sau: 5, 7, 10, 
8, 6, 7, 7, 6, 6, 10,8,8,9,10,7.  Thì phân phối được xác định như sau: 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 38 
 

W orkshe e t: [D a o da t B1.xlsx]R ua xe

Assumption: D a ta S e rie s 1: Be st Fit Ce ll: E 2

Normal distribution with parameters:


Mean 7.6
Std. Dev. 1.59

Statistics: Assumption values Distribution


Trials ---
Base Case 7.6
Mean 7.6
Median 7.6
Mode 7.6
Standard Deviation 1.59
Variance 2.54
Skewness 0.00
Kurtosis 3.00
Coeff. of Variability 0.2098
Minimum -Infinity
Maximum Infinity
Range Width ---
Mean Std. Error ---

Percentiles: Assumption values Distribution


0% -Infinity
10% 5.56
20% 6.26
30% 6.76
40% 7.2
50% 7.6
60% 8.
70% 8.44
80% 8.94
90% 9.64
100% Infinity

End of Assumptions  
Hình 3.7: Xác định phân phối cho công tác rửa xe 

3.3.4. Kiểm tra dữ liệu đầu vào và đầu ra.

3.3.4.1. Kiểm tra dữ liệu đầu vào.

Sau khi  xác định  được dạng phân phối  như  hình 3.7, nghiên cứu tiến hành 


kiểm định các phân phối thông qua các kiểm định sau: kiểm định Chi-Square, kiểm 
định Kolmogorov-Smirnov và kiểm định Anderson-Darling. 
Kiểm định Chi-Square:
Đại lượng thống kê Chi-Square được các định theo công thức: 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 39 
 
k
(Oi  Ei ) 2
  02  
i 1 Ei

Trong đó: 
Oi: là tần số quan sát thực tế của loại thứ i. 
Ei: tần số lý thuyết của loại thứ i. 
k: số phân loại. 
Giả thuyết như sau: 
H0: dữ liệu thuộc phân phối đã đề ra. 
H1: dữ liệu không theo phân phối đã đề ra. 
  02 : tương đương với phân phối Chi-Square, với k-s-1 là số bậc tự do, s là số 

lượng mẫu của phân phối, α là mức độ tin cậy. 
Giả thuyết H0 bị bác bỏ khi:    02    2 , k  s 1

Kiểm định Komogorov-Smirnov:


Giả thuyết của kiểm định: 
H0: dữ liệu thuộc phân phối đã đề ra. 
H1: dữ liệu không theo phân phối đã đề ra. 
Số liệu thống kê được kiểm tra như sau: 
 i 1 i 
D  Max  F (Yi )  ,  F (Yi ) 
i 1 n
 N N 
Trong đó: 
F: là phân phối tích lũy được xem xét. 
N: tương ứng với số điểm của dữ liệu. 
Giả  thuyết  H0  bị  bác  bỏ  khi  D  lớn  hơn  giá  trị  trong  bảng  Kolmogorov-
Smirov với một mức độ tin cậy cho trước là α. 
Kiểm định Anderson-Darling:
Giả thuyết của kiểm định: 
H0: dữ liệu thuộc phân phối đã đề ra. 
H1: dữ liệu không theo phân phối đã đề ra. 
Số liệu thống kê được kiểm tra như sau: 
A2   N  S

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 40 
 
Trong đó: 
N
(2i  1)
S  ln F (Yi )  ln(1  F (YN 1i ))  
i 1 N
Giả  thuyết  H0  bị  bác  bỏ  khi  S  lớn  hơn  giá  trị  trong  bảng  lấy  từ  phân  phối 
đang giả định với một mức độ tin cậy cho trước là α. 
Tương  tự, dùng  chức  năng Batch  Fit trong  Crystal  Ball  để  kiểm định dạng 
phân phối của từng hoạt động. 
Ranked By: Anderson-Darling
Data Series
Series 1 Distribution A-D A-D P-Value K-S K-S P-Value Chi-Square Chi-Square P-Value Parameters
Normal 0.4815 0.198 0.1800 0.157 0.2000 0.655 Mean=7.6, Std. Dev.=1.5946
Uniform 0.5703 0.482 0.1667 0.676 0.2000 0.655 Minimum=4.6875, Maximum
Triangular 1.4312 --- 0.2688 --- 5.0000 --- Minimum=3.54754, Likeliest
Beta 2.4543 --- 0.1358 --- 0.2000 --- Minimum=5.08754, Maximum
BetaPERT 3.6337 --- 0.2095 --- 0.2000 --- Minimum=5.08754, Likeliest
Exponential 4.4546 0.000 0.4821 0.000 37.5333 0.000  
Rate=0.13158

Hình 3.8: Kiểm định phân phối bằng Crystall Ball 
3.3.4.2. Kiểm tra dữ liệu đầu ra.

Việc  kiểm  tra là  quá  trình  mà  các  kỹ sư  phát triển  một  mô  hình chắc  chắn 
rằng  họ  có được  mô  hình  cần thiết.  Rất  dễ  mắc  lỗi  trong  việc  tạo  ra  mô  hình  của 
một  hệ  thống  phức  tạp,  do  đó  sự  kiểm  tra  là  rất  cần  thiết  để  tạo  ra  một  mô  hình 
chính xác. 

So sánh mô hình với thực tế, liên quan đến sự logic, thông số đầu vào, các 
giả định và thông số đầu ra. Bởi vì người phát triển mô hình thường không phải là 
chuyên gia hay những người ra quyết định trong quá trình hoạt động thực tế.  

 Việc  kiểm  tra  ở  thông  số  đầu  ra  (sự  kiểm  tra  về  kết  quả)  là  quá  trình  xây 
dựng thể hiện những thách thức thú vị khi so sánh với những qui tắc khác để khẳng 
định tính đúng đắn của mô hình.  
 Tóm lại,  quá  trình  tiến  hành  một  nghiên  cứu  DES  trong  xây  dựng  không 
khác  với  DES  được  sử  dụng  trong  các  ngành  khác.  Việc  sử  dụng  các  nghiên  cứu 
DES trong thực tế xây dựng là để đưa ra quyết định trước khi thực hiện hoạt động 
trên thực tế. Ngoài ra, khi các đối tượng của nghiên cứu được thực hiện chỉ một lần 
và thể hiện biến đổi đáng kể giữa các kết quả đầu ra độc lập, thì việc xác nhận tính 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 41 
 
chính xác là rất khó khăn. Xác nhận phải được thực hiện theo ý kiến của các chuyên 
gia, các bên liên quan quyết định. 
3.4. CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU
Xây dựng mô hình mô phỏng, mối liên hệ giữa các công việc, đưa ra sự hợp 
lý cho các công việc, hợp lý về tổ đội, thời gian nhàn rỗi của các thiết bị, tổ đội... 
 Để  thực  hiện  các  phân  tích  đó,  luận  văn  sử  dụng  phần  mềm  Crystal  Ball 
11.1.2.1,  Stroboscope  Education  (EZstrobe  Version  3.93)  (như  được  giới  thiệu  ở 
phần trước) , Excel 2013. 
 Phần  mềm  Stroboscope  Education  (EZstrobe  Version  3.93)  dùng  để  mô 
phỏng  sự  kiện  rời  rạc  của  các  hoạt  động.  Phần  mềm  Crystal  Ball  11.1.2.1  hỗ  trợ 
trong việc xác định phân phối của các hoạt động. Phần mềm Excel 2013 để thao tác 
tính toán còn lại của mô hình. 

3.5. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Nội  dung  Chương  3  đã  trình  bày  một  cách  tổng  quát  quy  trình  thực  hiện 
nghiên cứu và các phương pháp luận được sử dụng trong luận văn, cũng như giới 
thiệu các công cụ để phân tích mô hình.  

   

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 42 
 
CHƯƠNG 4. XÂY DỰNG MÔ HÌNH MÔ PHỎNG CÔNG
TÁC ĐÀO ĐẤT, CÔNG TÁC THI CÔNG SÀN
4.1. TÓM TẮT CHƯƠNG
CHƯƠNG 4 : XÂY DỰNG MÔ HÌNH CÔNG
TÁC ĐÀO ĐẤT VÀ THI CÔNG SÀN.

Hầm B1

Công tác đào đất
Hầm B2-B6

Thi công cốp pha

Thi công cốt thép

Thi công sàn
Thi công đổ bê tông

Hình 4.1: Sơ đồ tóm tắt chương 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 43 
 
4.2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

Công trình The One tọa lạc tại quận 1- TPHCM với quy mô là 6 tầng hầm, 
được thi công với phương pháp Top-Down. 

 
Hình 4.2: Hình ảnh công trình 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 44 
 
4.3. CÔNG TÁC ĐÀO ĐẤT

4.3.1. Mô hình đào đất tầng hầm B1

4.3.1.1. Số liệu đầu vào của công trình

Bảng 4.1. Thời gian thực hiện các công tác 

Thời gian thực Hàm phân phối (phút) Biểu đồ phân phối
Công tác hiện (phút)

Đào đất  Normal(2.63,0.74) 
3, 4, 2, 2, 1.5, 2, 
(thời gian  3, 2, 2.5, 3, 
thực hiện 1  3,2.5,3,2,4 
 
gầu đào)   

5, 7, 10, 8, 6, 7,  Normal(7.6,1.59) 
Rửa xe (thời  7, 6, 6, 
gian rửa 1  10,8,8,9,10,7 
xe) 
   
Vận chuyển  65, 65, 90,95, 80,  Beta(58.97,99.28,1.34,1.71) 
đất đi (thời  60, 70, 80, 90, 
gian vận  70, 75, 80, 85,   
chuyển xe  70, 75 
đất đi đến 
bãi đổ)   

Beta(1.79,4.32,0.67,1.28) 
Đổ đất (thời  2, 3, 2, 4, 2, 2, 3, 
gian đổ đất  4, 3, 2, 2,3,3,3,2 
ra khỏi xe)   
 
45, 40, 50, 55,  Beta(37.97,63.98,1.97,1.87) 
Xe chạy về  60, 45, 55, 50, 
(thời gian  50, 60, 50, 60, 
xe quay về  45, 50,55   
để lấy đất) 
 
 

Xác định các phân phối của công tác đào đất B1 xem phụ lục 1 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 45 
 
4.3.1.2. Xây dựng mô hình và công thức tính toán

 
Hình 4.3: Mặt bằng thi công đào đất tầng hầm B1 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 46 
 

 
      Hình 4.4: Mặt cắt thi công đào đất tầng hầm B1 

Maydao1
Baichuadat
nDao1 Congtacruaxe1
>0 , 1
Norm al[7.6,1.59]

1 Khanangxe
>=Khanangxe , Khanangxe

2 2

>=Gaudao , Gaudao Daodat1 Gaudao Datdolenxe Dayxe1 Vanchuyendi1 Dodat1


Baidatcandao
Luongdat Normal[2.63,0.74] 0 ScaledBeta[58.97,99.28 ScaledBeta[1.79,4.32,0.
,1.337,1.708] 67,1.28] Khanangxe

>0 , 1

Gaudao
>=Gaudao , Gaudao

1 >=Khanangxe , Khanangxe 1 Xetrove1


Xechodat1
Daodat2 nXe1 ScaledBeta[37.97,63.98
,1.97,1.87]
Normal[2.63,0.74]

1
1
>0 , 1
Dayxe2 Congtacruaxe2 Vanchuyendi2 Dodat2
Maydao2 0 Normal[7.6,1.59] ScaledBeta[58.97,99.28 ScaledBeta[1.79,4.32,0.
nDao2 ,1.337,1.708] 67,1.28]

>0 , 1 Xechodat2 1 Xetrove2


nXe2 ScaledBeta[37.97,63.98
,1.97,1.87]

Hình 4.5: Mô hình cho công tác đào đất tầng hầm B1 

 
Hình 4.6: Quá trình đào đất 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 47 
 
Bảng 4.2. Bảng thông tin các công tác 

Độ
Thời gian thực Tài nguyên
Công tác ưu Tài nguyên thu vào
hiện (phút) giải phóng
tiên

Normal[2.63,0.7 2  >=Gaudao , Gaudao Gaudao


2  
Daodat1 4]   
Normal[2.63,0.74]
 

0  2  Khanangxe  
2
>=Khanangxe , Khanangxe  
Dayxe1

0
 

Normal[7.6,1.59   1  1 
Congtacruaxe1 ] 
Normal[7.6,1.59]
 

ScaledBeta    1  1 
Vanchuyendi1 [58.97,99.28,1.3
ScaledBeta[58.97,99.28
,1.337,1.708]   37,1.708] 

ScaledBeta    1  1 
Dodat1 [1.79,4.32,0.67,
ScaledBeta[1.79,4.32,0.
67,1.28]   1.28] 

ScaledBeta    1  1 
Xetrove1 [37.97,63.98,1.9
ScaledBeta[37.97,63.98
,1.97,1.87]   7,1.87] 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 48 
 

Độ
Thời gian thực Tài nguyên
Công tác ưu Tài nguyên thu vào
hiện (phút) giải phóng
tiên

Normal[2.63,0.7    
1
Ga ud ao

Daodat2 4] 
Normal[2.63,0.74]  
 

0    Khanangxe   Khanangxe 
1

Dayxe2

0
 

Normal[7.6,1.59   1  1 
Congtacruaxe2 ] 
Normal[7.6,1.59]
 

ScaledBeta[58.9   1  1 
Vanchuyendi2 7,99.28,1.337,1.
ScaledBeta[58.97,99.28
708] 
,1.337,1.708]  

ScaledBeta[1.79   1  1 
Dodat2 ,4.32,0.67,1.28] 
ScaledBeta[1.79,4.32,0.
67,1.28]  

ScaledBeta[37.9   1  1 
Xetrove2 7,63.98,1.97,1.8
ScaledBeta[37.97,63.98
7] 
,1.97,1.87]  

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 49 
 
Bảng 4.3. Bảng thông tin các hàng đợi 

Tài nguyên
Tài nguyên
Hàng đợi trong hàng Tài nguyên giải phóng
thu vào
đợi

Luongdat  0  >=Gaudao , Gaudao


 
Baidatcandao
Luongdat
 
 

nDao1  1  1 
Maydao1
nDao1
 

0  Gaudao  Khanangxe  
Datdolenxe

nXe1  1  1 
Xechodat1
nXe1
 

0  Khanangxe  0 
Baichuadat

nDao2  1  1 
Maydao2
nDao2
 

nXe2  1  1 
Xechodat2
nXe2
 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 50 
 
Mô tả quá trình đào đất tầng hầm B1: 
Bước 1: Máy đào đào đất, đổ trực tiếp lên xe chở đất. 

Hình 4.7: Máy đào đất đổ lên xe 

Bước 2: Xe chở đất rửa xe tại cổng. 

Hình 4.8: Rửa xe 

Bước 3:  Xe vận chuyển đất đến bãi đổ và đổ đất. 

Bước 4:   Xe quay về công trường tiếp tục chở đất. 

Tiếp tục các bước sẽ được lặp lại cho đến khi kết thúc công việc đào đất. 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 51 
 
Để ước tính chi phí cho đào đất, trong mô hình, đưa các thông số "Parameter", 
"Result"  như sau: 

Bảng 4.4. Thông số đầu vào của công tác đào đất 

Luongdat Tong luong dat can dao (m3) 22000


Gaudao Luong dat 1 gau dao (m3) 1.2
Khanangxe Luong dat 1 xe co the cho (m3) 15
nXe1 So luong xe cho dat luc binh thuong 20
nXe2 So luong xe cho dat luc tang them 0
nDao1 So luong may dao luc binh thuong 5
nDao2 So luong may dao luc tang them 0
Giaxe1 Gia tien xe cho dat trong 1 gio thuong (VND/h) 500000
Giaxe2 Gia tien xe cho dat trong 1 gio tang ca (VND/h) 600000
Giadao1 Gia dao dat trong 1 gio thuong (VND/h) 800000
Giadao2 Gia dao dat trong 1 gio tang ca (VND/h) 960000
Giaruaxe Gia tien rua xe trong 1 gio (VND/h) 22000
 
Bảng 4.5. Công thức tính toán 
Gio Thoi gian can (h) SimTime/60
Tile Ti le san luong dat trong 1 gio (m3/h) Baichuadat.CurCount/Gio
Chiphi1 Tong chi phi cho cong tac dat luc binh thuong (Daodat1.AveDur*Daodat1.TotInst/
60)*Giadao1+(Vanchuyendi1.AveDur*Vanchuy
endi1.TotInst+Xetrove1.AveDur*Xetrove1.TotI
nst+Dodat1.AveDur*Dodat1.TotInst)/
60*Giaxe1+(Congtacruaxe1.AveDur*Congtacr
uaxe1.TotInst/60)*Giaruaxe
Chiphi2 Tong chi phi cho cong tac dat luc tang ca (Daodat2.AveDur*Daodat2.TotInst/
60)*Giadao2+(Vanchuyendi2.AveDur*Vanchuy
endi2.TotInst+Xetrove2.AveDur*Xetrove2.TotI
nst+Dodat2.AveDur*Dodat2.TotInst)/
60*Giaxe2+(Congtacruaxe2.AveDur*Congtacr
uaxe2.TotInst/60)*Giaruaxe
Tongchiphi Tong chi phi dao dat (VND) Chiphi1+Chiphi2

Uchiphi Chi phi cho 1 m3 dat duoc đao (VND/m3) Tongchiphi/Tile


 
Xây dựng công thức tính toán như sau:
- Thời gian cần để thực hiện công tác đào đất:

Gio =    

Trong đó: SimTime là thời gian thực hiện được lấy ra từ mô hình. 
- Tỉ lệ sản lượng đất trong 1h: 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 52 
 
Tile = Baichuadat.Curcount/ Gio 

Trong đó Baichuadat.Curcount: là sản lượng đất hoàn thành và được đổ tại bãi. 

- Chi phí công tác đất lúc không cần phải tăng số lượng xe và máy đào:

Chiphi1 = (Daodat1.AveDur*Daodat1.TotInst/60)*Giadao1+ 
(Vanchuyendi1.AveDur*Vanchuyendi1.TotInst+ 
Xetrove1.AveDur*Xetrove1.TotInst+Dodat1.AveDur*Dodat1.TotInst)/60*Giaxe1 
(Congtacruaxe1.AveDur*Congtacruaxe1.TotInst/60)*Giaruaxe 

Trong đó: 

Xi.AveDur: Thời gian trung bình cho 1 lần của công tác. ( Xi: Daodat1, 
Vanchuyendi1, Xetrove1, Congtacruaxe1) 

Xi.TotInst: Tổng số lần của công tác. (Xi: Daodat1, Vanchuyendi1, Xetrove1, 
Congtacruaxe1) 

Ghi chú: Chi phí của công tác đất bao gồm: (Chi phí đào đất + Chi phí vận chuyển 
đất đi+ Chi phí xe quay về+ Chi phí đổ đất+ Chi phí rửa xe) * Chi phí đơn vị lúc 
bình thường. 

- Chi phí công tác đất lúc tăng số lượng xe và máy đào:

Chiphi2 = (Daodat1.AveDur*Daodat2.TotInst/60)*Giadao2+ 
(Vanchuyendi2.AveDur*Vanchuyendi2.TotInst+ 
Xetrove2.AveDur*Xetrove2.TotInst+Dodat2.AveDur*Dodat2.TotInst)/60*Giaxe2 
(Congtacruaxe2.AveDur*Congtacruaxe2.TotInst/60)*Giaruaxe 
Trong đó: 
Xi.AveDur: Thời gian trung bình cho 1 lần của công tác. (Xi: Daodat2, 
Vanchuyendi2, Xetrove2, Congtacruaxe2) 
Xi.TotInst: Tổng số lần của công tác. (Xi: Daodat2, Vanchuyendi2, Xetrove2, 
Congtacruaxe2) 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 53 
 
Ghi chú: Chi phí của công tác đất bao gồm: (Chi phí đào đất + Chi phí vận chuyển 
đất đi+ Chi phí xe quay về+ Chi phí đổ đất+ Chi phí rửa xe) * Chi phí đơn vị lúc 
tăng ca. 

- Tổng chi phí cho quá trình đào đất:


Tongchiphi = Chiphi1 + Chiphi2 
- Ước tính chi phí cho 1 m3 đất được đào: 
Uchiphi = Tongchiphi/ Tile 
4.3.1.3. Phân tích lựa chọn phụ thuộc vào thời gian để hoàn thành dự án

Giả sử trong công trường có số lượng xe vận chuyển đất, máy đào đất là giới 
hạn. Nhưng để rút ngắn thời gian thi công của quá trình đào đất thì yêu cầu thực tế 
phải tăng số lượng xe vận chuyển và máy đào. Mô hình sự kiện rời rạc này sẽ giải 
quyết các vấn đề đưa ra: số lượng xe, máy đào bao nhiêu là hợp lý?, chi phi sẽ thay 
đổi như thế nào nếu có sự thay đổi đó?... 

Theo ví dụ: Zone 1 ta cần phải đào 22000 m3 trong vòng 12 ngày, vậy
trong 1 ngày ta cần đào 2200 m3, ta cần bao nhiêu máy đào, bao nhiêu xe chở
đất để thực hiện công việc đào đất này.

Trong thực tế, sẽ có rất nhiều trường hợp cụ thể xảy ra, người lập mô hình 
cần thay đổi sao cho phù hợp với từng công trường, tình huống cụ thể. Ở đây luận 
văn đưa ra 3 trường hợp. 

Trường hợp 1: Với nguồn nhân lực hiện có, thì thời gian thực hiện công tác 


đào đất đó là bao nhiêu ngày, chi phí như thế nào? 

Dựa vào mô hình mô phỏng, chạy EZstrobe ra kết quả như bảng sau: 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 54 
 

 
Hình 4.9: Kết quả chạy Ezstrobe mô hình đào đất B1 

Theo giả thiết ngày làm 8h ( từ 21h đến 5h) thì: 
Bảng 4.6. Kết quả tính toán đào hầm B1 theo phương án 1 

Số lượng máy đào  5 

Số lượng xe vận chuyển  20 

Thời gian cần thực hiện (ngày)  171/8 = 21.4 

Chi phí cần thiết (VND)  2.24161e9 

Kết luận: Dựa  vào  mô  hình,  nhà  thầu  chỉ  cần  nhập  thông  số  đầu  vào,  sẽ 
nhanh chóng có được kết quả thời gian cần thi công. 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 55 
 
Trường hợp 2: Với thời gian thi công theo tiến độ đã được đề ra, nguồn lực 
cần thiết để thực hiện đúng theo tiến độ là bao nhiêu? chi phí thực tế cho công tác 
đó? 

 
   Hình 4.10: Kết quả chạy Ezstrobe mô hình đào đất B1 

 
Bảng 4.7. Kết quả tính toán đào hầm B1 theo phương án 2 

Số lượng máy đào  10 

Số lượng xe vận chuyển  40 

Thời gian cần thực hiện (ngày)  87/8 = 11.8 

Chi phí cần thiết (VND)  2.24295e9 

Kết luận: Với  bài  toán ngược  này, nhà  thầu  sẽ nhập ước lượng  nhiều  tình 
huống (1 xe đào, 2 xe đào...). Sau đó sẽ tìm số liệu đúng cho bài toán thi công đề ra. 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 56 
 
Trường hợp 3: Nhưng khi ký hợp đồng với nhà thầu đào đất, số lượng máy 
đào, xe chở đất là có giới hạn. Vì thế họ cần phải thuê xe ngoài với giá cao hơn để 
đảm bảo tiến độ đề ra nên chi phí sẽ tăng lên như thế nào? số xe và máy đào họ cần 
thuê để có hiệu quả kinh tế nhất. 

Để đảm bảo đúng tiến độ, nhà thầu thi công đất cần thuê thêm 20 xe chuyển 
đất, 5 máy đào 

  
Hình 4.11: Kết quả chạy Ezstrobe mô hình đào đất B1 
Bảng 4.8. Kết quả tính toán đào hầm B1 theo phương án 3 

Số lượng máy đào  10 

Số lượng xe vận chuyển  40 

Thời gian cần thực hiện (ngày)  87/8 = 11.8 

Chi phí cần thiết (VND)  2.4658e9 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 57 
 
Bảng 4.9. Kết quả so sánh tính toán đào hầm B1 theo 3 phương án 

Trường hợp 1 2 3

Số lượng máy đào 5 10 10

Số lượng xe vận  20 40 40
chuyển

Thời gian cần thực  171/8 = 21.4 87/8 = 11.8 87/8 = 11.8


hiện (ngày)

Chi phí cần thiết  2.24161e9 2.24295e9 =  2.4658e9= 


(VND) 2.24161e9+1.34e6 2.24295e9+ 
0.22285e9

Kết luận:

- Nếu có yêu cầu về tiến độ, nguồn lực giới hạn, nhà thầu cũng dễ dàng xác 
định số lượng máy đào, xe vận chuyển để có lợi ích về kinh tế nhất. 

- Với yêu cầu đề ra là 12 ngày để thi công phần đào đất, thì số lượng máy đào, 
máy  ngoặm  và  xe  vận  chuyển  đất  có  sẵn  sẽ  không  đáp  ứng  được  yêu  cầu 
tiến độ của dự án (với số lượng có sẵn sẽ mất 21.4 ngày). Vì vậy cần tăng 
cường xe vận chuyển đất, máy đào. 

- Khi phải thay đổi về số lượng trang thiết bị, thì chi phí sẽ tăng do yêu cầu 
phải thuê thiết bị từ bên ngoài. Chi phí tăng thêm là 0.22285e9 ( triệu đồng). 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 58 
 
4.3.2. Mô hình đào đất tầng hầm B2

4.3.2.1. Số liệu đầu vào của công trình

Bảng 4.10. Thời gian thực hiện các công tác tầng hầm B2 

Thời gian
thực hiện
Công tác (phút) Hàm phân phối (phút) Biểu đồ phân phối

Đào đất (thời  7, 10, 8, 8, 5,  Normal(6.87,1.51) 


gian thực hiện  4, 7, 5, 7, 8, 7, 
1 gầu đào)  6, 7, 8, 6 
   
Ngoặm đất  1, 2, 2, 2.5, 3,  Normal(2.6,0.81) 
(thời gian  3, 3, 4, 3, 2, 2, 
thực hiện 1  3, 2.5, 4, 2 
gầu ngoặm)   
 
Rửa xe (thời  1, 1, 2, 1, 2, 2,  Beta(0.48,3.43,1.97,2.93) 
gian rửa 1 xe)  3, 2, 1, 2, 2, 1, 
1, 2, 2 
 
 
Vận chuyển  65, 65, 90,95,  Beta(58.97,99.28,1.34,1.71) 
đất đi (thời  80, 60, 70, 80, 
gian vận  90, 70, 75, 80, 
 
chuyển xe đất  85, 70, 75 
đi đến bãi đổ)   
Đổ đất (thời  2, 3, 2, 4, 2, 2,  Beta(1.79,4.32,0.67,1.28) 
gian đổ đất ra  3, 4, 3, 2, 
khỏi xe)  2,3,3,3,2 
   

Xe chạy về  45, 40, 50, 55,  Beta(37.97,63.98,1.97,1.87) 


(thời gian xe  60, 45, 55, 50, 
quay về để  50, 60, 50, 60, 
lấy đất)  45, 50,55   
 
Xác định các phân phối của công tác đào đất B2 xem phụ lục 2 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 59 
 
4.3.2.2. Xây dựng mô hình và công thức tính toán

 
Hình 4.12: Mặt bằng thi công đào đất tầng hầm B2-B6 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 60 
 

 
      Hình 4.13: Mặt cắt thi công đào đất tầng hầm B2-B6 

Maydao1
nDao1
>0 , 1 Baichuadat
Mayngoam1 Congtacruaxe1

1 nNgoam1 Normal[7.6,1.59]
>0 , 1
>=Khanangxe , Khanangxe Khanangxe
2 1

Daodat1 2
Baidatcandao >=Gaudao , Gaudao >=Gaungoam , Gaungoam
Gaudao 2
Luongdat Normal[2.63,0.74] Datdolenxe Dayxe1 Vanchuyendi1 Dodat1
Datdothanhdo Gaungoam
Ngoamdat1 ScaledBeta[58.97,99.28 ScaledBeta[1.79,4.32,0.
ng 0
,1.337,1.708] 67,1.28] Khanangxe
Normal[2.6,0.81]

>0 , 1
>=Gaudao , Gaudao Gaungoam
Gaudao
1 >=Gaungoam , Gaungoam

Daodat2 1 >=Khanangxe , Khanangxe 1 Xetrove1


Xechodat1
Normal[2.63,0.74] Ngoamdat2 nXe1 ScaledBeta[37.97,63.98
,1.97,1.87]
Normal[2.6,0.81]
1

>0 , 1
1 1
Maydao2 Dayxe2 Congtacruaxe2 Vanchuyendi2 Dodat2
nDao2 >0 , 1
0 Normal[7.6,1.59] ScaledBeta[58.97,99.28 ScaledBeta[1.79,4.32,0.
,1.337,1.708] 67,1.28]
Mayngoam2
nNgoam2

>0 , 1 Xechodat2 1 Xetrove2


nXe2 ScaledBeta[37.97,63.98
,1.97,1.87]

Hình 4.14: Mô hình cho công tác đào đất tầng hầm B2 

 
Hình 4.15: Quá trình đào đất tầng hầm B2 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 61 
 
Bảng 4.11. Bảng thông tin các công tác 

Độ
Thời gian thực Tài nguyên
Công tác ưu Tài nguyên thu vào
hiện (phút) giải phóng
tiên

Normal[2.63,0.7 2  >=Gaudao , Gaudao Gaudao


2  
Daodat1 4]   
Normal[2.63,0.74]
 

Normal[2.6,0.81 2  Gaungoam  Gaungoam 


2

Ngoamdat1

Norm al[2.6,0.81]
 

0  2  Khanangxe  
2
>=Khanangxe , Khanangxe  
Dayxe1

0
 

Normal[7.6,1.59   1  1 
Congtacruaxe1 ] 
Normal[7.6,1.59]
 

ScaledBeta    1  1 
Vanchuyendi1 [58.97,99.28,1.3
ScaledBeta[58.97,99.28
,1.337,1.708]   37,1.708] 

ScaledBeta    1  1 
Dodat1 [1.79,4.32,0.67,
ScaledBeta[1.79,4.32,0.
67,1.28]   1.28] 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 62 
 

Độ
Thời gian thực Tài nguyên
Công tác ưu Tài nguyên thu vào
hiện (phút) giải phóng
tiên

ScaledBeta    1  1 
Xetrove1
[37.97,63.98,1.9
ScaledBeta[37.97,63.98
,1.97,1.87]   7,1.87] 

Normal[2.63,0.7   Gaudao
1  
Daodat2 4]  >=Khanangxe , Khanangxe  
Normal[2.63,0.74]
 

Normal[2.6,0.81 2  Gaungoam  Gaungoam 


1

Ngoamdat2

Norm al[2.6,0.81]
 

0    Khanangxe   Khanangxe 
1

Dayxe2

0
 

Normal[7.6,1.59   1  1 
Congtacruaxe2 ] 
Normal[7.6,1.59]
 

ScaledBeta[58.9   1  1 
Vanchuyendi2 7,99.28,1.337,1.
ScaledBeta[58.97,99.28
,1.337,1.708]   708] 

ScaledBeta[1.79   1  1 
Dodat2 ,4.32,0.67,1.28] 
ScaledBeta[1.79,4.32,0.
67,1.28]  

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 63 
 

Độ
Thời gian thực Tài nguyên
Công tác ưu Tài nguyên thu vào
hiện (phút) giải phóng
tiên

ScaledBeta[37.9   1  1 
Xetrove2 7,63.98,1.97,1.8
ScaledBeta[37.97,63.98
7] 
,1.97,1.87]  
 

Bảng 4.12. Bảng thông tin các hàng đợi 

Tài nguyên
Tài nguyên
Hàng đợi trong hàng Tài nguyên giải phóng
thu vào
đợi

Luongdat  0  >=Gaudao , Gaudao


 
Baidatcandao
Luongdat
 

nDao1  1  1 

Maydao1
nDao1
 

nNgoam1  1  1 

Mayngoam1
nNgoam1
 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 64 
 

Tài nguyên
Tài nguyên
Hàng đợi trong hàng Tài nguyên giải phóng
thu vào
đợi

0  Gaudao  Khanangxe  

Datdolenxe

nXe1  1  1 

Xechodat1
nXe1
 

0  Khanangxe  0 

Baichuadat

nDao2  1  1 

Maydao2
nDao2
 

nNgoam2  1  1 

Mayngoam2
nNgoam2
 

nXe2  1  1 

Xechodat2
nXe2
 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 65 
 
Mô tả quá trình đào đất tầng hầm B2:  

Bước 1: Máy đào đào đất, đổ thành đống gần lỗ mở. 

 
Hình 4.16: Xe đào đất đưa ra lỗ mở 

Bước 2: Máy gàu ngoặm đất đổ lên xe chở đất. 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 66 
 

 
Hình 4.17: Xe ngoặm đất đã đổ thành đống 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 67 
 

 
Hình 4.18: Xe tải chở đất đi 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 68 
 
Bước 3: Xe chở đất rửa xe tại cổng. 
Bước 4:  Xe vận chuyển đất đến bãi đổ và đổ đất. 
Bước 5: Xe quay về công trường tiếp tục chở đất 
 
Để ước tính chi phí cho 1 giờ đào đất, trong mô hình, đưa các thông số "Parameter", 
"Result"  như sau: 

Parameter: 

Bảng 4.13. Thông số đầu vào Ezstrobe tầng B2 
Luongdat Tong luong dat can dao (m3) 24000
Gaudao Luong dat 1 gau dao (m3) 1.2
Gaungoam Lượng đất 1 lần ngoặm (m3) 1
Khanangxe Luong dat 1 xe co the cho (m3) 15
nXe1 So luong xe cho dat luc binh thuong 20
nXe2 So luong xe cho dat luc tang them 0
nDao1 So luong may dao luc binh thuong 5
nDao2 So luong may dao luc tang them 0
nNgoam1 So luong may ngoam luc binh thuong 5
nNgoam2 So luong may ngoam luc tang ca 0
Giaxe1 Gia tien xe cho dat trong 1 gio thuong (VND/h) 500000
Giaxe2 Gia tien xe cho dat trong 1 gio tang ca (VND/h) 600000
Giadao1 Gia dao dat trong 1 gio thuong (VND/h) 800000
Giadao2 Gia dao dat trong 1 gio tang ca (VND/h) 960000
Giangoam1 Gia ngoam dat trong 1 gio thuong (VND/h) 700000
Giangoam2 Gia ngoam dat trong 1 gio tang ca (VND/h) 840000
Giaruaxe Gia tien rua xe trong 1 gio (VND/h) 22000

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 69 
 
Bảng 4.14. Thông số đầu vào Ezstrobe tầng B2 
Gio Thoi gian can (h) SimTime/60
Tile Ti le san luong dat trong 1 gio (m3/h) Baichuadat.CurCount/Gio
Chiphi1 Tong chi phi cho cong tac dat luc binh thuong (Daodat1.AveDur*Daodat1.TotInst/
60)*Giadao1+(Ngoamdat1.AveDur*
Ngoamdat1.TotInst/60)*Giangoam1
+(Vanchuyendi1.AveDur*Vanchuyendi1.TotIns
t+Xetrove1.AveDur*Xetrove1.TotInst+Dodat1.
AveDur*Dodat1.TotInst)/
60*Giaxe1+(Congtacruaxe1.AveDur*Congtacr
uaxe1.TotInst/60)*Giaruaxe

Chiphi2 Tong chi phi cho cong tac dat luc tang ca (Daodat2.AveDur*Daodat2.TotInst/
60)*Giadao2+(Ngoamdat2.AveDur*
Ngoamdat2.TotInst/60)*Giangoam2
+(Vanchuyendi2.AveDur*Vanchuyendi2.TotIns
t+Xetrove2.AveDur*Xetrove2.TotInst+Dodat2.
AveDur*Dodat2.TotInst)/
60*Giaxe2+(Congtacruaxe2.AveDur*Congtacr
uaxe2.TotInst/60)*Giaruaxe

Tongchiphi Tong chi phi dao dat (VND) Chiphi1+Chiphi2

Uchiphi Chi phi cho 1 m3 dat duoc đao (VND/m3) Tongchiphi/Tile

Xây dựng công thức tính toán như sau:

- Thời gian cần để thực hiện công tác đào đất:  

Gio =    

Trong đó: SimTime là thời gian thực hiện được lấy ra từ mô hình. 

- Tỉ lệ sản lượng đất trong 1 h:

Tile = Baichuadat.Curcount/ Gio 

Trong đó Baichuadat.Curcount: là sản lượng đất hoàn thành và được đổ tại bãi. 

- Chi phí công tác đất lúc không cần phải tăng số lượng xe và máy đào:

Chiphi1 = (Daodat1.AveDur*Daodat1.TotInst/60)*Giadao1+(Ngoamdat1.AveDur* 
Ngoamdat1.TotInst/60)*Giangoam1 
+(Vanchuyendi1.AveDur*Vanchuyendi1.TotInst+Xetrove1.AveDur*Xetrove1.TotI

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 70 
 
nst+Dodat1.AveDur*Dodat1.TotInst)/60*Giaxe1+(Congtacruaxe1.AveDur*Congta
cruaxe1.TotInst/60)*Giaruaxe 

Trong đó: 

Xi.AveDur: Thời gian trung bình cho 1 lần của công tác. (Xi: Daodat1, 
Vanchuyendi1, Xetrove1, Congtacruaxe1, Ngoamdat1) 

Xi.TotInst: Tổng số lần của công tác. (Xi: Daodat1, Vanchuyendi1, Xetrove1, 
Congtacruaxe1, Ngoamdat1) 

Ghi chú:  

  Chi phí của công tác đất bao gồm: (Chi phí đào đất + Chi phí ngoặm đất +  
Chi phí vận chuyển đất đi+ Chi phí xe quay về+ Chi phí đổ đất+ Chi phí rửa xe)* 
Chi phí đơn vị lúc bình thường. 

- Chi phí công tác đất lúc tăng số lượng xe và máy đào:

Chiphi2 = (Daodat2.AveDur*Daodat2.TotInst/60)*Giadao2+(Ngoamdat2.AveDur* 
Ngoamdat2.TotInst/60)*Giangoam2 
+(Vanchuyendi2.AveDur*Vanchuyendi2.TotInst+Xetrove2.AveDur*Xetrove2.TotI
nst+Dodat2.AveDur*Dodat2.TotInst)/60*Giaxe2+(Congtacruaxe2.AveDur*Congta
cruaxe2.TotInst/60)*Giaruaxe 

Trong đó: 

Xi.AveDur: Thời gian trung bình cho 1 lần của công tác. (Xi: Daodat2, 
Vanchuyendi2, Xetrove2, Congtacruaxe2, Ngoamdat2) 

Xi.TotInst: Tổng số lần của công tác. (Xi: Daodat2, Vanchuyendi2, Xetrove2, 
Congtacruaxe2, Ngoamdat2) 

Ghi chú:  

  Chi phí của công tác đất lúc tăng số lượng máy bao gồm: (Chi phí đào đất + 
Chi phí ngoặm đất +  Chi phí vận chuyển đất đi+ Chi phí xe quay về+ Chi phí đổ 
đất+ Chi phí rửa xe)* Chi phí đơn vị khi tăng ca. 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 71 
 
- Tổng chi phí cho quá trình đào đất:

Tongchiphi = Chiphi1 + Chiphi2 

- Ước tính chi phí cho 1 m3 đất được đào:

Uchiphi = Tongchiphi/ Tile 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 72 
 
4.3.2.3. Phân tích lựa chọn phụ thuộc vào thời gian để hoàn thành dự án

Theo ví dụ: Zone 1 tầng B2 ta cần phải đào 24000 m3 trong vòng 19
ngày, ta cần bao nhiêu máy đào, máy ngoặm, bao nhiêu xe chở đất để thực
hiện công việc đào đất này.

Trong thực tế, sẽ có rất nhiều trường hợp cụ thể xảy ra, người lập mô hình 
cần thay đổi sao cho phù hợp với từng công trường, tình huống cụ thể. Ở đây luận 
văn đưa ra 3 trường hợp. 

Trường hợp 1: Với nguồn nhân lực hiện có, thì thời gian thực hiện công tác 


đào đất đó là bao nhiêu ngày, chi phí như thế nào? 

 
Hình 4.19: Kết quả chạy Ezstrobe mô hình đào đất B2 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 73 
 
Theo giả thiết ngày làm 8h ( từ 21h đến 5h) thì: 
Bảng 4.15. Kết quả tính toán đào hầm B2 theo phương án 1 

Số lượng máy đào  5 

Số lượng máy ngoặm  5 

Số lượng xe vận chuyển  20 

Thời gian cần thực hiện (ngày)  209/8 = 26 

Chi phí cần thiết (VND)  3.1751e9 

Kết luận: Dựa  vào  mô  hình,  nhà  thầu  chỉ  cần  nhập  thông  số  đầu  vào,  sẽ 
nhanh chóng có được kết quả thời gian cần thi công. 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 74 
 
Trường hợp 2: Với thời gian thi công theo tiến độ đã được đề ra, nguồn lực 
cần thiết để thực hiện đúng theo tiến độ là bao nhiêu? chi phí thực tế cho công tác 
đó? 

 
Hình 4.20: Kết quả chạy Ezstrobe mô hình đào đất B2 

 
 
 
 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 75 
 
Bảng 4.16. Kết quả tính toán đào hầm B2 theo phương án 2 
 

Số lượng máy đào  8 

Số lượng máy ngoặm  8 

Số lượng xe vận chuyển  32 

Thời gian cần thực hiện (ngày)  132/8 = 18.5 

Chi phí cần thiết (VND)  3.17144e9 

Kết luận: Với  bài  toán ngược  này, nhà  thầu  sẽ nhập ước lượng  nhiều  tình 
huống (1 xe đào, 2 xe đào..., 1 máy ngoặm...). Sau đó sẽ tìm số liệu đúng cho bài 
toán thi công đề ra.

Trường hợp 3: Nhưng khi ký hợp đồng với nhà thầu đào đất, số lượng máy 


đào, xe chở đất là có giới hạn. Vì thế họ cần phải thuê xe ngoài với giá cao hơn để 
đảm bảo tiến độ đề ra nên chi phí sẽ tăng lên như thế nào? số xe và máy đào họ cần 
thuê để có hiệu quả kinh tế nhất. 

Để đảm bảo đúng tiến độ, nhà thầu thi công đất cần thuê thêm 12 xe
chuyển đất, 3 máy đào, 3 máy ngoặm đất.

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 76 
 

 
Hình 4.21: Kết quả chạy Ezstrobe mô hình đào đất B2 

 
 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 77 
 
Bảng 4.17. Kết quả so sánh tính toán đào hầm B2 theo 3 phương án 

Trường hợp  1  2  3 

Số lượng máy đào  5  8  8=5+3 

Số lượng máy ngoặm  5  8  8=5+3 

Số lượng xe vận chuyển  20  32  30=20+12 

Thời gian cần thực hiện  209/8 = 26  132/8 =  132/8 = 18.5 


(ngày)  18.5 

Chi phí cần thiết (VND)  3.1751e9  3.17144e9  2.08367e9+1.3153e9 


= 3.39897e9= 
3.17144e9+0.22753e9 

Kết luận:

- Nếu có yêu cầu về tiến độ, nguồn lực giới hạn, nhà thầu cũng dễ dàng xác 
định số lượng máy đào,máy ngoặm,  xe vận chuyển để có lợi ích về kinh tế 
nhất. 

- Với yêu cầu đề ra là 19 ngày để thi công phần đào đất, thì số lượng máy đào, 
máy  ngoặm  và  xe  vận  chuyển  đất  có  sẵn  sẽ  không  đáp  ứng  được  yêu  cầu 
tiến  độ  của  dự  án  (với  số  lượng  có  sẵn  sẽ  mất  26  ngày).  Vì  vậy  cần  tăng 
cường xe vận chuyển đất, máy đào, máy ngoặm. 

- Khi phải thay đổi về số lượng trang thiết bị, thì chi phí sẽ tăng do yêu cầu 
phải thuê thiết bị từ bên ngoài. Chi phí tăng thêm là 0.22753e9 ( triệu đồng). 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 78 
 
4.4. CÔNG TÁC THI CÔNG SÀN

4.4.1. Số liệu đầu vào công trình

4.4.1.1. Công tác cốp pha

Bảng 4.18. Thời gian thực hiện các công tác cốp pha 

Thời gian
thực hiện Biểu đồ phân
Công tác (phút) Hàm phân phối (phút)
phối

Móc cốp pha vào  3, 4, 2, 4, 3, 3,  Beta(1.73,4.2,0.98,0.67) 


cẩu (thời gian móc  4, 2, 3, 3, 3, 2, 
bó cốp pha vào  4, 4, 4 
cẩu)   
 
Cẩu cốp pha xuống  3, 2, 3, 4, 3, 3,  Beta(1.45,4.51,2.14,1.92) 
tầng thi công (thời  4, 3, 2, 4, 4, 2, 
gian vận chuyển  3, 3, 3 
cốp pha từ bãi   
xuống chỗ thi công 
sàn B2) 
Mở cốp pha ra khỏi  1, 2, 1, 3, 2, 2,  Beta(0.49,3.55,1.91,2.14) 
móc cẩu (thời gian  3, 1, 2, 2, 2, 3, 
mở bó cốp pha vào  1, 2, 2 
cẩu)   
 
Thi công lắp cốp  7, 8, 8, 9, 9, 8,  Beta(6.81,10.5,1.66,1.41) 
pha (thời gian thi  10, 9, 10, 9, 8, 
công cho 1 tấm cốp  10, 9, 10, 8   
pha sàn 
(1.2mx2.4m), phụ
thuộc vào số lượng
công nhân, ở đây
thống kê cho 10
CN)  
Móc cẩu lên để tiếp  1, 1.5, 2, 1,  Beta(0.93,2.07,0.3,0.3) 
tục lấy cốp pha  1.5, 2, 1, 2, 1, 
(thời gian móc cẩu  1.5, 2, 1, 2, 1,   
quay lên để lấy cốp  2 
pha)   
Xác định các phân phối của công tác cốp pha xem phụ lục 3 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 79 
 
4.4.1.2. Công tác cốt thép

Bảng 4.19. Thời gian thực hiện các công tác cốt thép 
 

Thời gian thực


hiện (phút) Biểu dồ phân
Công tác Hàm phân phối (phút)
phối

Móc cốt thép vào  1, 1.5, 2, 1, 2, 2,  Normal(1.83,0.65) 


cẩu (thời gian  1, 3, 2, 2, 2, 1, 3, 
móc bó cốt thép  2, 2 
vào cẩu)   
 
Cẩu cốt thép  4, 5, 6, 4, 7, 5, 5,  Beta(3.56,7.34,1.43,1.06
xuống tầng thi  6, 6, 7, 7, 5, 6, 6,  ) 
công (thời gian  7 
 
vận chuyển cốt 
thép từ bãi xuống 
chỗ thi công sàn) 
Mở cốt thép ra  1, 2, 1, 2, 3, 2, 1,  Beta(0.66,4.44,1.06,1.43
khỏi móc cẩu  2, 3, 4, 3, 1, 2, 3,  ) 
(thời gian mở bó  4 
 
cốt thép vào cẩu)   
Thi công lắp cốt  10, 15, 15, 20,  Normal(16,2.59) 
thép (thời gian  16,17, 15, 15, 
thi công 1m2  15, 20, 17, 15, 
sàn, 6 CN làm  15, 15, 20   
việc đồng thời)   

Móc cẩu lên để  1, 1.5, 2, 1, 1.5,  Beta(0.93,2.07,0.3,0.3) 


tiếp tục lấy cốt  2, 1, 2, 1, 2, 1.5, 
thép (thời gian  2, 1, 2, 1, 2 
móc cẩu quay lên   
 
để lấy cốt thép) 
 
Xác định các phân phối của công tác cốt thép xem phụ lục 4 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 80 
 
4.4.1.3. Công tác bê tông

Bảng 4.20. Thời gian thực hiện các công tác bê tông 

Thời gian
thực hiện Biểu dồ phân
Công tác (phút) Hàm phân phối (phút)
phối

Lấy bê tông  7, 8, 10, 12,  Norrrmal(9,1.81) 


vào xe (thời  10, 8, 9, 12, 7, 
gian lấy đầy 1  8, 8, 9, 12, 7, 8 
xe bê tông từ   
 
trạm trộn) 
Vận chuyển bê  45, 50, 45, 55,  Beta(42.7,62.59,1.74,1.62) 
tông đến công  60, 55, 55, 50, 
trường (thời  50, 60, 55, 55, 
gian vận  50, 50, 60   
chuyển xe bê 
tông từ trạm 
trộn đến công 
trường)  
 
Xe quay về nhà  45, 40, 45, 40,  Beta(38.81,51.08,0.81,0.71) 
máy bê tông  50, 45, 50, 45, 
(thời gian xe  40, 50, 45, 50, 
quay về trạm  45, 40, 50   
trộn)   
Bơm bê tông  40, 35, 30, 30,  Normal(35.27,3.88) 
(thời gian bơm  35, 40, 35, 32, 
1 m3 bê tông)  40, 32, 40, 36, 
32, 32, 40   
Thời gian kiểm  10, 8, 6, 7, 8,  Triangular(5.71,6,17.61) 
tra xe bơm bê  8, 7, 10, 15, 
tông, lấy mẫu  10, 8, 7, 10, 
thí nghiệm  15, 10   
trước khi đổ bê 
tông. 
 

Xác định các phân phối của công tác đổ bê tông xem phụ lục 5 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 81 
 
4.4.2. Xây dựng mô hình và công thức tính toán thi công sàn

 
Hình 4.22: Mặt bằng đổ bê tông sàn hầm 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 82 
 
                   
   
COPPHA1 COPPHA2
   

                   
   
COTTHEP1 COTTHEP2
   

                   
   
BETONG1 BETONG2
   
 

Hình 4.23: Sơ đồ thi công sàn hầm 

  Giả sử quá trình thi công bê tông sàn được chia làm 2 giai đoạn, được xây 
dựng như sơ đồ ở trên. Quá trình thi công theo tuần tự như sau: Công tác cốp pha→ 
Công tác cốt thép→Công tác đổ bê tông. 

  Mô hình mô phỏng sự kiện rời rạc được xây dựng chung cho tất cả các hoạt 
động của 2 giai đoạn. Mô hình được nhập thông số và chạy ra kết quả chung cho cả 
quá trình thi công sàn. 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
 
 

Crane
1

>0 , 1 Cauxuong1 1 Caudoi1 Todoicoppha


ScaledBeta[1.45,4.51,2. ntoCoppha
>0 , 2
1 14,1.91]
2
>0 , 1

Copphavaovitri Congtaccoppha

>0 , 1 Moccoppha ScaledBeta[0.49,3.55,1. 100*ScaledBeta[6.81,10


Trang 83 

Baigiacongcopph
91,2.14] .5,1.66,1.42]
Sobocoppha ScaledBeta[1.73,4.2,0.9
8,0.67] 1
>0 , 1

Moccaucho1 1 Moccaulen1 Hoantatcoppha

1 ScaledBeta[0.93,2.07,0.
3,0.3]

 
Hình 4.24: Mô hình cho công tác cốp pha đợt 1 tầng hầm B2 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
 

Crane

1
>0 , 1 Cauxuong1A 1 Caudoi1A Todoicoppha

ScaledBeta[1.45,4.51,2. >0 , 2 ntoCoppha


1 14,1.91] 2
>0 , 1

CopphavaovitriA CongtaccopphaA
MoccopphaA

 
BaigiacongcoppA >0 , 1 ScaledBeta[0.49,3.55,1. 100*ScaledBeta[6.81,10
Trang 84 

91,2.14] .5,1.66,1.42]
SobocopphaA ScaledBeta[1.73,4.2,0.9
8,0.67] 1
>0 , 1

>=Baigiacongcopph.TotCount , 0
Hoantatcoppha
Moccaucho1A 1 Moccaulen1A
A
1 ScaledBeta[0.93,2.07,0.
3,0.3]
Hoantatcopph
a

Hình 4.25: Mô hình cho công tác cốp pha đợt 2 tầng hầm B2 
 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
 

>0 , 1 Todoicotthep
Cauxuong2 1 Caudoi2
ntoCotthep
ScaledBeta[3.56,7.34,1.
43,1.06] 1

>0 , 1

Baigiacongthep >0 , 1 Moccotthep


Cothepvaovitri Congtaccotthep
Sobocotthep Normal[1.83,0.65]
ScaledBeta[0.66,4.44,1. 10*Normal[16,2.59]
06,1.43]
1 >0 , 1
>0 , 1 1

Crane
1 Moccaulen2
Trang 85 

Moccaucho2 Hoantatcotthep
1 1 ScaledBeta[0.93,2.07,0.
>=Baigiacongcopph.TotCount , 0
3,0.3]

Hoantatcopph

Hình 4.26: Mô hình cho công tác cốt thép đợt 1 tầng hầm B2 
a

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
 

Hoantatcotthe
>=Baigiacongthep.TotCount , 0
p

Cauxuong2A 1 Caudoi2A >0 , 1 Todoicotthep


ScaledBeta[3.56,7.34,1.
ntoCotthep
43,1.06] 1
>0 , 1

BaigiacongthepA >0 , 1 MoccotthepA


CothepvaovitriA CongtaccotthepA
SobocotthepA Normal[1.83,0.65]
ScaledBeta[0.66,4.44,1. 10*Normal[16,2.59]
06,1.43]
1 >0 , 1
>0 , 1 1
Trang 86 

Crane
Moccaucho2A 1 Moccaulen2A Hoantatcotthep
1 1 ScaledBeta[0.93,2.07,0. A
3,0.3]

Hoantatcopph
>=BaigiacongcoppA.TotCount , 0
aA

 
Hình 4.27: Mô hình cho công tác cốt thép đợt 2 tầng hầm B2 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
 

>=Baigiacongthep.TotCount , 0

Hoantatcotthe
>=Baigiacongthep.TotCount , 0 >=Baigiacongthep.TotCount , 0
p
>0 , 1

Maybombetong
nmaybom

Xebetong1 1 Xequayve1
nXe1 ScaledBeta[38.81,51.08 1
,0.8,0.7]

>0 , 1 >=Khanangxe , Khanangxe

Congtacbetong 1 Hoanthanhbetong
Normal[35.27,3.88]
Nhamaybeton Luongbetongc
>=Khanangxe , Khanangxe Laybetongvaoxe1 Vanchuyenden1
g Ktbetong ho
Trang 87 

Normal[9,1.81] ScaledBeta[42.7,62.59, 1
Luongbetong Triangular[5.71,6,17.61
1.74,1.62]
]
>0 , 1
>=Khanangxe , Khanangxe
Khanangxe
Todoibetong
-1
ntobetong
Laybetongvaoxe2 Vanchuyenden2

Normal[9,1.81] ScaledBeta[42.7,62.59,
1.74,1.62]
>0 , 1

Xebetong2 1 Xequayve2
nXe2 ScaledBeta[38.81,51.08
,0.8,0.7]

 
Hình 4.28: Mô hình cho công tác đổ bê tông đợt 1 tầng hầm B2 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
 

>=BaigiacongthepA.TotCount , 0

Hoantatcotthe
>=BaigiacongthepA.TotCount , 0 >=BaigiacongthepA.TotCount , 0
pA

Maybombeton
>0 , 1
g

nmaybom

1 Xequayve1A
Xebetong1
ScaledBeta[38.81,51.08 1
nXe1 ,0.8,0.7]

>0 , 1 >=Khanangxe , Khanangxe

CongtacbetongA 1 HoanthanhbetonA
Nhamaybeton Norm al[35.27,3.88]
Luongbetongc
gA >=Khanangxe , Khanangxe Laybetongvaox1A Vanchuyenden1A
KtbetongA

 
hoA
Luongbetong Normal[9,1.81] ScaledBeta[42.7,62.59, 1
1.74,1.62] Triangular[5.71,6,17.61
A ]
>0 , 1
Trang 88 

>=Khanangxe , Khanangxe
Khanangxe
Todoibetong
-1
ntobetong
Laybetongvaox2A Vanchuyenden2A

Norm al[9,1.81] ScaledBeta[42.7,62.59,


1.74,1.62]
>0 , 1 >=Nham aybetong.TotCount/Khanangxe , 0
>=Nhamaybetong.TotCount/Khanangxe , 0

1 Xequayve2A
>=Nhamaybetong.TotCount/Khanangxe , 0 Xebetong2
ScaledBeta[38.81,51.08
nXe2
,0.8,0.7]

Hoanthanhbet

Hình 4.29: Mô hình cho công tác đổ bê tông đợt 2 tầng hầm B2 
ong

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
Trang 89 
 
Bảng 4.21. Bảng thông tin các công tác cho phân đoạn 1 

Độ
Thời gian thực Tài nguyên
Công tác ưu Tài nguyên thu vào
hiện (phút) giải phóng
tiên

ScaledBeta    1  1 
3

Moccoppha [1.73,4.2,0.98,0.
ScaledBeta[1.73,4.2,0.9
8,0.67]   67] 

ScaledBeta    1  1 
Cauxuong1 [1.45,4.51,2.14,
ScaledBeta[1.45,4.51,2.
14,1.91]   1.91] 

ScaledBeta    1  1 
3

Cotphavaovitri [0.49,3.55,1.91,
ScaledBeta[0.49,3.55,1.
91,2.14]   2.14] 

100*ScaledBeta   1  1 
Congtaccoppha [6.81,10.5,1.66,
100*ScaledBeta[6.81,10
1.42] 
.5,1.66,1.42]  

ScaledBeta[0.93   1  1 
Moccaulen1 ,2.07,0.3,0.3] 
ScaledBeta[0.93,2.07,0.
3,0.3]  

         

Normal[1.83,0.6   1  1 
2

Moccotthep 5] 
Normal[1.83,0.65]
 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 90 
 

Độ
Thời gian thực Tài nguyên
Công tác ưu Tài nguyên thu vào
hiện (phút) giải phóng
tiên

ScaledBeta[3.56   1  1 
Cauxuong2 ,7.34,1.43,1.06] 
ScaledBeta[3.56,7.34,1.
43,1.06]  

ScaledBeta[0.66   1  1 
2

Cothepvaovitri ,4.44,1.06,1.43] 
ScaledBeta[0.66,4.44,1.
06,1.43]  

10*Normal[16,2   1  1 
Congtaccotthep .59] 
10*Normal[16,2.59]
 

ScaledBeta[0.93   1  1 
Moccaulen2 ,2.07,0.3,0.3] 
ScaledBeta[0.93,2.07,0.
3,0.3]  

         

Normal[9,1.81]    Khanangxe  Khanangxe 


1

Laybetongvaoxe1

Normal[9,1.81]
 

ScaledBeta[42.7   1  1 
Vanchuyenden1 ,62.59,1.74,1.62
ScaledBeta[42.7,62.59,

1.74,1.62]  

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 91 
 

Độ
Thời gian thực Tài nguyên
Công tác ưu Tài nguyên thu vào
hiện (phút) giải phóng
tiên

ScaledBeta[38.8   1  1 
Xequayve1 1,51.08,0.8,0.7] 
ScaledBeta[38.81,51.08
,0.8,0.7]  

Triangular[5.71,   Khanangxe  Khanangxe 

Ktbetong
6,17.61] 
Triangular[5.71,6,17.61
]  

Normal[35.27,3.   Khanangxe  Khanangxe 


1

Congtacbetong 88] 
Normal[35.27,3.88]
 

Normal[9,1.81]  -1  Khanangxe  Khanangxe 


Laybetongvaoxe2

Normal[9,1.81]
 

ScaledBeta[42.7   1  1 
Vanchuyenden2 ,62.59,1.74,1.62
ScaledBeta[42.7,62.59,

1.74,1.62]  

ScaledBeta[38.8   1  1 
Xequayve2 1,51.08,0.8,0.7] 
ScaledBeta[38.81,51.08
,0.8,0.7]  

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 92 
 
Bảng 4.22. Bảng thông tin các hàng đợi cho phân đoạn 1 

Tài nguyên
Tài nguyên
Hàng đợi trong hàng Tài nguyên giải phóng
thu vào
đợi

Sobocoppha  0  1 
Baigiacongcopph
Sobocoppha

1  1  1 
Crane
1
 

ntoCoppha  2  2 
Todoicoppha
ntoCoppha
 

  1  0 
Hoantatcoppha

       

Sobocotthep  0  1 
Baigiacongthep
Sobocotthep

ntoCotthep  1  1 
Todoicotthep
ntoCotthep
 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 93 
 

Tài nguyên
Tài nguyên
Hàng đợi trong hàng Tài nguyên giải phóng
thu vào
đợi

  1  0 
Hoantatcotthep

       

Luongbetong  0  Khanangxe 
Nhamaybeton
g
Luongbetong
 

nXe1  1  1 
Xebetong1
nXe1
 

nXe2  1  1 
Xebetong2
nXe2
 

  Khanangxe   Khanangxe 
Luongbetongc
ho

nmaybom  1  1 
Maybombetong
nmaybom

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 94 
 

Tài nguyên
Tài nguyên
Hàng đợi trong hàng Tài nguyên giải phóng
thu vào
đợi

ntobetong  1  1 
Todoibetong
ntobetong
 

  1  0 
Hoanthanhbetong

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 95 
 
Mô tả quá trình thi công sàn hầm:  

Bước 1: Thi công cốp pha

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 96 
 

 
Hình 4.30: Cốp pha đưa xuống sàn 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 97 
 

 
 

 
Hình 4.31: Thi công cốp pha 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 98 
 
Bước 2: Thi công cốt thép.

 
Hình 4.32: Cẩu cốt thép xuống sàn 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 99 
 

 
 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 100 
 

 
Hình 4.33: Thi công cốp thép 

Bước 3: Thi công đổ bê tông. 

 
Hình 4.34: Kiểm tra bê tông 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 101 
 

 
Hình 4.35: Xe bê tông đến công trường 

 
Hình 4.36: Đổ bê tông sàn 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 102 
 
Để ước tính chi phí cho 1 giờ đổ bê tông, trong mô hình, đưa các thông số 
"Parameter", "Result"  như sau: 
Parameter: 
1 Tổ đội cốp pha gồm 5 người, theo quan sát thực tế là cho 2 tổ cốp pha (10 
người) cùng thi công thực tế để lấy số liệu thống kê, 1 tổ cốp thép gồm 6 người, 1 tổ 
bơm bê tông gồm 4 người, 5 người làm mặt cho 1 máy bơm bê tông. 
Bảng 4.23. Thông số đầu vào từ Ezstrobe  
Sobocoppha Tong so bo coppha 6
Sobocotthep Tong so bo cot thep 160
Luongbetong Tong luong be tong can (m3) 640
SobocopphaA Tong so bo coppha A 6
SobocotthepA Tong so bo cot thep A 160
LuongbetongA Tong luong be tong can A (m3) 640
Khanangxe Kha nang cho cua 1 xe be tong 8
nXe1 So luong xe be tong luc binh thuong 14
nXe2 So luong xe be tong luc tang them 0
TCcoppha Thoi gian lam viec 1 ngay cua to coppha (h) 8

TCcotthep Thoi gian lam viec 1 ngay cua to cot thep (h) 8

ntoCoppha So to doi coppha 4

ntoCotthep So to doi cot thep 7

ntobetong So to doi be tong 2

nmaybom So may bom be tong 2

DGcautruc Chi phi can truc trong 1 gio (VND) 540000


DGtocoppha1 Chi phi cho 2 to coppha trong 1 gio (VND) 350000
DGtocoppha2 Chi phi cho to coppha trong 1 gio tang ca 525000
(VND)

DGtocotthep1 DG cho to cot thep trong 1 gio (VND) 180000


DGtocotthep2 DG cho to cot thep trong 1 gio tang ca (VND) 270000
DGtobetong DG cho to be tong trong 1 gio (VND) 250000
DGxebetong1 Chi phi xe cho be tong trong 1 gio binh thuong 500000
(VND)
DGxebetong2 Chi phi xe cho be tong trong 1 gio tang ca 600000
(VND)
DGbombetong Chi phi bom be tong trong 1 gio (VND) 250000
DGKT Chi phi kiem tra be tong 1 gio (VND) 1200000
 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 103 
 
Result 

Các công thức được luận văn xây dựng như sau: 

Phân đoạn 1:
- Thời gian cần để thi công công tác cốp pha:
tcoppha = (Congtaccoppha.LastStart+Congtaccoppha.AveDur 
Congtaccoppha.FirstStart)/60 
Trong đó: 
Congtaccoppha.LastStart: Thời gian bắt đầu công tác cốp pha cuối cùng. 
Congtaccoppha.FirstStart: Thời gian bắt đầu công tác cốp pha đầu tiên. 
Congtaccoppha.AveDur: Thời gian trung bình của 1 lần thực hiện công tác cốp pha. 
- Thời gian cần để thi công công tác cốt thép:
tcotthep = (Congtaccotthep.LastStart+Congtaccotthep.AveDur- 
Congtaccotthep.FirstStart)/60 
Trong đó: 
Congtaccotthep.LastStart: Thời gian bắt đầu công tác cốt thép cuối cùng. 
Congtaccotthep.FirstStart: Thời gian bắt đầu công tác cốt thép đầu tiên. 
Congtaccotthep.AveDur: Thời gian trung bình của 1 lần thực hiện công tác cốt thép. 
- Thời gian cần để thi công công tác bê tông:
tbetong = (Congtacbetong.LastStart+Congtacbetong.AveDur- 
Congtacbetong.FirstStart)/60 
Trong đó: 
Congtacbetong.LastStart: Thời gian bắt đầu công tác đổ bê tông cuối cùng. 
Congtacbetong.FirstStart: Thời gian bắt đầu công tác đổ bê tông đầu tiên. 
Congtacbetong.AveDur: Thời gian trung bình của 1 lần thực hiện công tác đổ bê 
tông. 
- Chi phí cần trục tháp cho công tác cốp pha:
CraneCost1= 
(Moccoppha.AveDur*Moccoppha.TotInst+Cauxuong1.AveDur*Cauxuong1.TotIns
t+Moccaulen1.AveDur*Moccaulen1.TotInst)/60*DGcautruc 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 104 
 
Trong đó:  
Xi.AveDur: Thời gian trung bình của các hoạt động (Xi: Moccoppha, Cauxuong1, 
Moccaulen1) 
Xi.TotInst: Tổng số lần để thực hiện công tác (Xi: Moccoppha, Cauxuong1, 
Moccaulen1) 
Ghi chú: Chi phí của cần trục tháp cho công tác cốp pha= Tổng thời gian hoạt động 
cho công tác cốp pha* Đơn giá cần trục tháp trong 1 giờ. 
- Chi phi cần trục tháp cho công tác cốt thép:
CraneCost2= 
(Moccotthep.AveDur*Moccotthep.TotInst+Cauxuong2.AveDur*Cauxuong2.TotIns
t+Moccaulen2.AveDur*Moccaulen2.TotInst)/60*DGcautruc 
Trong đó:  
Xi.AveDur: Thời gian trung bình của các hoạt động (Xi: Moccotthep, Cauxuong2, 
Moccaulen2) 
Xi.TotInst: Tổng số lần để thực hiện công tác (Xi: Moccotthep, Cauxuong2, 
Moccaulen2) 
Ghi chú: Chi phí của cần trục tháp cho công tác cốt thép= Tổng thời gian hoạt động 
cho công tác cốt thép* Đơn giá cần trục tháp trong 1 giờ. 
- Chi phí cho tổ đội cốp pha:
CTcoppha= 
(Congtaccoppha.AveDur*Congtaccoppha.TotInst/60/TCcoppha)*8*DGtocoppha1+
(Congtaccoppha.AveDur*Congtaccoppha.TotInst/60/TCcoppha)*(TCcoppha-
8)*DGtocoppha2 
Trong đó:  
Xi.AveDur: Thời gian trung bình của các hoạt động (Xi: Congtaccoppha) 
Xi.TotInst: Tổng số lần để thực hiện công tác (Xi: Congtaccoppha) 
Ghi chú: Chi phí cho tổ đội cốp pha= Tổng thời gian tổ đội cốp pha thực hiện lúc 
bình thường* Đơn giá tổ đội cốp pha lúc bình thường+ Tổng thời gian tổ đội cốp 
pha thực hiện lúc tăng ca* Đơn giá tổ đội cốp pha lúc tăng ca. 
 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 105 
 
- Chi phí cho tổ đội cốt thép:
CTcotthep= 
Congtaccotthep.AveDur*Congtaccotthep.TotInst/60/TCcotthep*8*DGtocotthep1+
Congtaccotthep.AveDur*Congtaccotthep.TotInst/60/TCcotthep*(TCcotthep-
8)*DGtocotthep2 
Trong đó:  
Xi.AveDur: Thời gian trung bình của các hoạt động (Xi: Congtaccotthep) 
Xi.TotInst: Tổng số lần để thực hiện công tác (Xi: Congtaccotthep) 
Ghi chú: Chi phí cho tổ đội cốt thép= Tổng thời gian tổ đội cốp pha thực hiện lúc 
bình thường* Đơn giá tổ đội cốt thép lúc bình thường+ Tổng thời gian tổ đội cốt 
thép thực hiện lúc tăng ca* Đơn giá tổ đội cốt thép lúc tăng ca. 
- Chi phí cho công tác bê tông:
CTbetong= 
Congtacbetong.AveDur*Congtacbetong.TotInst/60*DGtobetong*ntobetong+ 
Congtacbetong.AveDur*Congtacbetong.TotInst/60*DGbombetong*nmaybom+ 
(Laybetongvaoxe1.AveDur*Laybetongvaoxe1.TotInst+Vanchuyenden1.AveDur*V
anchuyenden1.TotInst+Xequayve1.AveDur*Xequayve1.TotInst)/60*DGxebetong1
+(Laybetongvaoxe2.AveDur*Laybetongvaoxe2.TotInst+Vanchuyenden2.AveDur*
Vanchuyenden2.TotInst+Xequayve2.AveDur*Xequayve2.TotInst)/60*DGxebetong
2+Ktbetong.AveDur* Ktbetong.TotInst/60*DGKT 
Trong đó:  
Xi.AveDur: Thời gian trung bình của các hoạt động (Xi: Congtacbetong, 
Laybetongvaoxe1, Vanchuyenden1, Xequayve1, Xequayve2, Ktbetong ) 
Xi.TotInst: Tổng số lần để thực hiện công tác (Xi: Congtacbetong, 
Laybetongvaoxe1, Vanchuyenden1, Xequayve1, Xequayve2, Ktbetong ) 
Ghi chú: Chi phí công tác bê tông= Chi phí tổ đội bê tông+ Chi phí máy bơm+ Chi 
phí vận chuyển bê tông lúc bình thường+ Chi phí vận chuyển bê tông lúc tăng ca+ 
Chi phí kiểm tra bê tông. 
 
 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 106 
 
Phân đoạn 2: công thức tính toán xây dựng giống như phân đoạn 1
- Thời gian cần để thi công công tác cốp pha:
tcopphaA = (CongtaccopphaA.LastStart+CongtaccopphaA.AveDur-
CongtaccopphaA.FirstStart)/60 
Trong đó: 
CongtaccopphaA.LastStart: Thời gian bắt đầu công tác cốp pha cuối cùng. 
CongtaccopphaA.FirstStart: Thời gian bắt đầu công tác cốp pha đầu tiên. 
CongtaccopphaA.AveDur: Thời gian trung bình của 1 lần thực hiện công tác cốp 
pha. 
- Thời gian cần để thi công công tác cốt thép:
tcotthepA = (CongtaccotthepA.LastStart+CongtaccotthepA.AveDur- 
CongtaccotthepA.FirstStart)/60 
Trong đó: 
CongtaccotthepA.LastStart: Thời gian bắt đầu công tác cốt thép cuối cùng. 
CongtaccotthepA.FirstStart: Thời gian bắt đầu công tác cốt thép đầu tiên. 
CongtaccotthepA.AveDur: Thời gian trung bình của 1 lần thực hiện công tác cốt 
thép. 
- Thời gian cần để thi công công tác bê tông:
tbetongA = (CongtacbetongA.LastStart+CongtacbetongA.AveDur- 
CongtacbetongA.FirstStart)/60 
Trong đó: 
CongtacbetongA.LastStart: Thời gian bắt đầu công tác đổ bê tông cuối cùng. 
CongtacbetongA.FirstStart: Thời gian bắt đầu công tác đổ bê tông đầu tiên. 
CongtacbetongA.AveDur: Thời gian trung bình của 1 lần thực hiện công tác đổ bê 
tông. 
- Chi phí cần trục tháp cho công tác cốp pha:
CraneCost1A= 
(MoccopphaA.AveDur*MoccopphaA.TotInst+Cauxuong1A.AveDur*Cauxuong1A
.TotInst+Moccaulen1A.AveDur*Moccaulen1A.TotInst)/60*DGcautruc 
Trong đó:  

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 107 
 
Xi.AveDur: Thời gian trung bình của các hoạt động (Xi: MoccopphaA, 
Cauxuong1A, Moccaulen1A) 
Xi.TotInst: Tổng số lần để thực hiện công tác (Xi: MoccopphaA, Cauxuong1A, 
Moccaulen1A) 
- Chi phi cần trục tháp cho công tác cốt thép:
CraneCost2A= 
(MoccotthepA.AveDur*MoccotthepA.TotInst+Cauxuong2A.AveDur*Cauxuong2A
.TotInst+Moccaulen2A.AveDur*Moccaulen2A.TotInst)/60*DGcautruc 
Trong đó:  
Xi.AveDur: Thời gian trung bình của các hoạt động (Xi: MoccotthepA, 
Cauxuong2A, Moccaulen2A) 
Xi.TotInst: Tổng số lần để thực hiện công tác (Xi: MoccotthepA, Cauxuong2A, 
Moccaulen2A) 
- Chi phí cho tổ đội cốp pha:
CTcopphaA= 
(CongtaccopphaA.AveDur*CongtaccopphaA.TotInst/60/TCcoppha)*8*DGtocopph
a1+(CongtaccopphaA.AveDur*CongtaccopphaA.TotInst/60/TCcoppha)*(TCcopph
a-8)*DGtocoppha2 
Trong đó:  
Xi.AveDur: Thời gian trung bình của các hoạt động (Xi: CongtaccopphaA) 
Xi.TotInst: Tổng số lần để thực hiện công tác (Xi: CongtaccopphaA) 
- Chi phí cho tổ đội cốt thép:
CTcotthepA= 
CongtaccotthepA.AveDur*CongtaccotthepA.TotInst/60/TCcotthep*8*DGtocotthep
1+CongtaccotthepA.AveDur*CongtaccotthepA.TotInst/60/TCcotthep*(TCcotthep-
8)*DGtocotthep2 
Trong đó:  
Xi.AveDur: Thời gian trung bình của các hoạt động (Xi: CongtaccotthepA) 
Xi.TotInst: Tổng số lần để thực hiện công tác (Xi: CongtaccotthepA) 
 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 108 
 
- Chi phí cho công tác bê tông:
CTbetongA= 
CongtacbetongA.AveDur*CongtacbetongA.TotInst/60*DGtobetong*ntobetong+Co
ngtacbetongA.AveDur*CongtacbetongA.TotInst/60*DGbombetong*nmaybom+(La
ybetongvaox1A.AveDur*Laybetongvaox1A.TotInst+Vanchuyenden1A.AveDur*V
anchuyenden1A.TotInst+Xequayve1A.AveDur*Xequayve1A.TotInst)/60*DGxebet
ong1+(Laybetongvaox2A.AveDur*Laybetongvaox2A.TotInst+Vanchuyenden2A.A
veDur*Vanchuyenden2A.TotInst+Xequayve2A.AveDur*Xequayve2A.TotInst)/60*
DGxebetong2+Ktbetong.AveDur* Ktbetong.TotInst/60*DGKT 
Trong đó:  
Xi.AveDur: Thời gian trung bình của các hoạt động (Xi: CongtacbetongA, 
Laybetongvaoxe1A, Vanchuyenden1A, Xequayve1A, Xequayve2A, KtbetongA ) 
Xi.TotInst: Tổng số lần để thực hiện công tác (Xi: CongtacbetongA, 
Laybetongvaoxe1A, Vanchuyenden1A, Xequayve1A, Xequayve2A, KtbetongA ) 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 109 
 
Tổng kết:
- Tổng thời gian thi công cốp pha:
Tongcp = tcoppha+tcopphaA 
- Tổng thời gian thi công cốt thép:
Tongct = tcotthep+tcotthepA 
- Tổng thời gia thi công bê tông:
Tongbt = tbetong+tbetongA 
- Thời gian cần để thi công sàn lúc bình thường:
Songay8 = tcoppha/8+Max[tcopphaA/8, tcotthep/8] +Max[tcotthepA/8, tbetong/8] 
+tbetongA/8 
- Thời gian cần để thi công sàn lúc tăng ca:
Songay12 = tcoppha/TCcoppha+Max[tcopphaA/TCcoppha, tcotthep/TCcotthep] 
+Max[tcotthepA/TCcotthep, tbetong/8] +tbetongA/8 
- Tổng chi phí cho quá trình thi công sàn:
Tongchiphi = 
CraneCost1+CraneCost2+CTcoppha+CTcotthep+CTbetong+CraneCost1A+CraneC
ost2A+CTcopphaA+CTcotthepA+CtbetongA 
- Thời gian chờ cho công tác cốt thép:
TGchoCT = (CongtaccotthepA.FirstStart- Congtaccotthep.LastStart+ 
Congtaccotthep.AveDur)/60/TCcotthep 

 
Trong đó: 
CongtaccotthepA.FirstStart: Thời gian thực hiện công tác cốt thép đầu tiên của phân 
đoạn 2. 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 110 
 
Congtaccotthep.LastStart: Thời gian thực hiện công tác cốt thép cuối cùng của phân 
đoạn 1. 
Congtaccotthep.AveDur: Thời gian thực hiện trung bình công tác cốt thép của phân 
đoạn 1. 
- Thời gian chờ cho công tác bê tông:
TGchoBT = (CongtacbetongA.FirstStart- Congtacbetong.LastStart+ 
Congtacbetong.AveDur)/60/8 

 
Trong đó: 
CongtacbetongA.FirstStart: Thời gian thực hiện công tác đổ bê tông đầu tiên của 
phân đoạn 2. 
Congtacbetong.LastStart: Thời gian thực hiện công tác đổ bê tông cuối cùng của 
phân đoạn 1. 
Congtacbetong.AveDur: Thời gian thực hiện trung bình công tác đổ bê tông của 
phân đoạn 1. 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 111 
 
Bảng 4.24. Công thức tính toán từ Ezstrobe 
Sogio Thoi gian can de thi cong san (h) SimTime/60
tcoppha Thoi gian can de thi cop pha (h) (Congtaccoppha.LastStart+Congtaccoppha.Av
eDur-Congtaccoppha.FirstStart)/60

tcotthep Thoi gian can de thi cong cot thep (h) (Congtaccotthep.LastStart+Congtaccotthep.Av
eDur- Congtaccotthep.FirstStart)/60

tbetong Thoi gian can de thi cong be tong (h) (Congtacbetong.LastStart+Congtacbetong.Av


eDur- Congtacbetong.FirstStart)/60

Songay8 Thoi gian can de thi cong san binh thuong tcoppha/8+Max[tcopphaA/8, tcotthep/8]
(ngay) +Max[tcotthepA/8, tbetong/8] +tbetongA/8

Songay12 Thoi gian can de thi cong san luc tang ca tcoppha/TCcoppha+Max[tcopphaA/TCcoppha,
(ngay) tcotthep/TCcotthep] +Max[tcotthepA/
TCcotthep, tbetong/8] +tbetongA/8

CraneCost1 Chi phi can truc cho cong cac coppha (VND) (Moccoppha.AveDur*Moccoppha.TotInst+Cau
xuong1.AveDur*Cauxuong1.TotInst+Moccaule
n1.AveDur*Moccaulen1.TotInst)/60*DGcautruc

CraneCost2 Chi phi can truc cho cong cac cot thep (VND) (Moccotthep.AveDur*Moccotthep.TotInst+Cau
xuong2.AveDur*Cauxuong2.TotInst+Moccaule
n2.AveDur*Moccaulen2.TotInst)/60*DGcautruc

CTcoppha Chi phi cho to doi coppha (VND) (Congtaccoppha.AveDur*Congtaccoppha.TotI


nst/60/
TCcoppha)*8*DGtocoppha1+(Congtaccoppha.
AveDur*Congtaccoppha.TotInst/60/
TCcoppha)*(TCcoppha-8)*DGtocoppha2

CTcotthep Chi phi cho to doi cot thep (VND) Congtaccotthep.AveDur*Congtaccotthep.TotIn


st/60/
TCcotthep*8*DGtocotthep1+Congtaccotthep.A
veDur*Congtaccotthep.TotInst/60/
TCcotthep*(TCcotthep-8)*DGtocotthep2

CTbetong Chi phi cho cong tac be tong (VND) Congtacbetong.AveDur*Congtacbetong.TotIns


t/
60*DGtobetong*ntobetong+Congtacbetong.Av
eDur*Congtacbetong.TotInst/
60*DGbombetong*nm aybom+(Laybetongvaox
e1.AveDur*Laybetongvaoxe1.TotInst+Vanchu
yenden1.AveDur*Vanchuyenden1.TotInst+Xeq
uayve1.AveDur*Xequayve1.TotInst)/
60*DGxebetong1+Ktbetong.AveDur*
Ktbetong.TotInst/60*DGKT

Tongchiphi Tong chi phi cho qua trinh do be tong san CraneCost1+CraneCost2+CTcoppha+CTcotth
(VND) ep+CTbetong+CraneCost1A+CraneCost2A+C
TcopphaA+CTcotthepA+CTbetongA

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 112 
 
tcopphaA Thoi gian can de thi cop pha A (h) (CongtaccopphaA.LastStart+CongtaccopphaA
.AveDur-CongtaccopphaA.FirstStart)/60

tcotthepA Thoi gian can de thi cong cot thep A (h) (CongtaccotthepA.LastStart+CongtaccotthepA
.AveDur- CongtaccotthepA.FirstStart)/60

tbetongA Thoi gian can de thi cong be tong A (h) (CongtacbetongA.LastStart+CongtacbetongA.


AveDur- CongtacbetongA.FirstStart)/60

CraneCost1A Chi phi can truc cho cong cac coppha A (MoccopphaA.AveDur*MoccopphaA.TotInst+C
(VND) auxuong1A.AveDur*Cauxuong1A.TotInst+Moc
caulen1A.AveDur*Moccaulen1A.TotInst)/
60*DGcautruc
CraneCost2A Chi phi can truc cho cong cac cot thep A (MoccotthepA.AveDur*MoccotthepA.TotInst+C
(VND) auxuong2A.AveDur*Cauxuong2A.TotInst+Moc
caulen2A.AveDur*Moccaulen2A.TotInst)/
60*DGcautruc
CTcopphaA Chi phi cho to doi coppha A (VND) (CongtaccopphaA.AveDur*CongtaccopphaA.T
otInst/60/
TCcoppha)*8*DGtocoppha1+(Congtaccoppha
A.AveDur*CongtaccopphaA.TotInst/60/
TCcoppha)*(TCcoppha-8)*DGtocoppha2

CTcotthepA Chi phi cho to doi cot thep A (VND) Congtaccotthep.AveDur*Congtaccotthep.TotIn


st/60/
TCcotthep*8*DGtocotthep1+Congtaccotthep.A
veDur*Congtaccotthep.TotInst/60/
TCcotthep*(TCcotthep-8)*DGtocotthep2

CTbetongA Chi phi cho cong tac be tong A (VND) CongtacbetongA.AveDur*CongtacbetongA.Tot


Inst/
60*DGtobetong*ntobetong+CongtacbetongA.A
veDur*CongtacbetongA.TotInst/
60*DGbombetong*nmaybom+(Laybetongvaox
1A.AveDur*Laybetongvaox1A.TotInst+Vanchu
yenden1A.AveDur*Vanchuyenden1A.TotInst+
Xequayve1A.AveDur*Xequayve1A.TotInst)/
60*DGxebetong1+KtbetongA.AveDur*
KtbetongA.TotInst/60*DGKT

Tongcp Tong thoi gian can de thi cop pha (h) tcoppha+tcopphaA

Tongct Tong thoi gian can de thi cong cot thep A (h) tcotthep+tcotthepA

Tongbt Tong thoi gian can de thi cong be tong A (h) tbetong+tbetongA

 
Bảng 4.25. Thời gian chờ của các công tác 
TGchoCT Thoi gian cho cua to doi cot thep (ngay) (CongtaccotthepA.FirstStart-
Congtaccotthep.LastStart+
Congtaccotthep.AveDur)/60/TCcotthep

TGchoBT Thoi gian cho cua to doi be tong (ngay) (CongtacbetongA.FirstStart-


Congtacbetong.LastStart+
Congtacbetong.AveDur)/60/8
 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 113 
 
4.4.3. Phân tích lựa chọn phụ thuộc vào thời gian để hoàn thành dự án

Trong ví dụ này Zone 1, tổng diện tích sàn cần thực hiện là 3400 m2: 

- Mỗi tấm cốp pha có kích thước là 1.2 m x 2.4 m, mỗi lần cẩu được 100 tấm 
cốp pha, vậy số lần cẩu cốp pha là: 3400/ (100*1.2*2.4) = 12 (lần). Chia là 2 phân 
đoạn, vậy mỗi phân đoạn cẩu 6 lần. 

- Số lượng cốt thép cần cẩu là: 640 tấn, mỗi lần cẩu là khoảng 2 tấn, vậy số 
lần cẩu cốt thép là 640/2 =320 (lần). Chia là 2 phân đoạn, vậy mỗi phân đoạn cẩu 
160 lần. 

- Lượng bê tông cần đổ cho 3400 m2 sàn là 1280 m3, vậy mỗi phân đoạn cần 
đổ 640 m3 

Yêu cầu của dự án:  Thời  gian  thực  hiện  công  tác  cốp  pha  trong  vòng  11 
ngày, công tác cốt thép trong vòng 16 ngày, công tác bê tông trong vòng 6 ngày. 

Trong thực tế, sẽ có rất nhiều trường hợp cụ thể xảy ra, người lập mô hình 
cần thay đổi sao cho phù hợp với từng công trường, tình huống cụ thể. Ở đây luận 
văn đưa ra 3 trường hợp. 

Trường hợp 1: Để hoàn thành các công tác trên với  thời gian như  trên thì 


đòi hỏi nguồn lực như thế nào? chi phí? 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 114 
 

 
Hình 4.37: Kết quả từ Ezstrobe 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 115 
 
Bảng 4.26. Kết quả theo phương án 1 

Số tổ đội cốp pha  4 

Số tổ đội cốt thép  7 

Số tổ đội bê tông  2 

Số máy bơm bê tông  2 

Số xe vận chuyển bê tông  14 

Thời gian để thực hiện công tác cốp  87 
pha (giờ) 

Thời gian để thực hiện công tác cốt  129 
thép (giờ) 

Thời gian để thực hiện công tác bê tông  46 
(giờ) 

Chi phí cho công tác thi công sàn  5.08215e8 
(VND) 

Thời gian chờ của tổ đội cốt thép  0.63 
(ngày) 

Thời gian chờ của tổ đội bê tông (ngày)   5.3 

Kết luận: Luận văn xây dựng mô hình, các công thức tính toán, nhà thầu chỉ 


cần thay đổi các thông số để có được tiến độ như yêu cầu.

Trường hợp 2: Vì lý do nguồn nhân lực là hữu hạn không nhảy vọt trong 


quá trình thực hiện dự án nên không thể đúng tiến độ đã đề ra, nên cần tăng ca để 
đảm bảo đúng tiến độ mà nguồn nhân lực không thay đổi, thời gian tăng ca là bao 
nhiêu? chi phí sẽ như thế nào? 

Giả sử số liệu ban đầu, xe của nhà cung cấp bê tông chỉ là 9 xe, họ phải thuê 
ngoài thêm 5 xe, và công trường chỉ có 2 tổ cốp pha, 4 tổ cốt thép.

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 116 
 
Bảng 4.27. Thông số đầu vào phương án 2 
Sobocoppha Tong so bo coppha 6
Sobocotthep Tong so bo cot thep 160
Luongbetong Tong luong be tong can (m3) 640
SobocopphaA Tong so bo coppha A 6
SobocotthepA Tong so bo cot thep A 160
LuongbetongA Tong luong be tong can A (m3) 640
Khanangxe Kha nang cho cua 1 xe be tong 8
nXe1 So luong xe be tong luc binh thuong 9
nXe2 So luong xe be tong luc tang them 5
TCcoppha Thoi gian lam viec 1 ngay cua to coppha (h) 16

TCcotthep Thoi gian lam viec 1 ngay cua to cot thep (h) 13.5

ntoCoppha So to doi coppha 2

ntoCotthep So to doi cot thep 4

ntobetong So to doi be tong 2

nmaybom So may bom be tong 2

DGcautruc Chi phi can truc trong 1 gio (VND) 540000


DGtocoppha1 Chi phi cho 2 to coppha trong 1 gio (VND) 350000
DGtocoppha2 Chi phi cho to coppha trong 1 gio tang ca 525000
(VND)

DGtocotthep1 DG cho to cot thep trong 1 gio (VND) 180000


DGtocotthep2 DG cho to cot thep trong 1 gio tang ca (VND) 270000
DGtobetong DG cho to be tong trong 1 gio (VND) 250000
DGxebetong1 Chi phi xe cho be tong trong 1 gio binh thuong 500000
(VND)
DGxebetong2 Chi phi xe cho be tong trong 1 gio tang ca 600000
(VND)
DGbombetong Chi phi bom be tong trong 1 gio (VND) 250000
DGKT Chi phi kiem tra be tong 1 gio (VND) 1200000
 
 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 117 
 

 
Hình 4.38:  Kết quả từ Ezstrobe 

 
 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 118 
 
Bảng 4.28. Kết quả theo phương án 2 

Số tổ đội cốp pha  2 

Số tổ đội cốt thép  4 

Số tổ đội bê tông  2 

Số máy bơm bê tông  2 

Số xe vận chuyển bê tông  14 

Thời gian để thực hiện công tác cốp  180 
pha (giờ) 

Thời gian để thực hiện công tác cốt  220 
thép (giờ) 

Thời gian để thực hiện công tác bê tông  47 
(giờ) 

Chi phí cho công tác thi công sàn  5.66037e8 
(VND) 

Kết luận: Thời gian cần làm việc (sau khi mô hình) của tổ cốp pha trong 1 


ngày là 16h, tổ cốt thép là 13.5h 
Bảng 4.29. Kết quả so sánh tính toán thi công sàn theo 2 trường hợp 
 
Trường hợp 1 2
Số tổ đội cốp pha 4 2
Số tổ đội cốt thép 7 4
Số tổ đội bê tông 2 2
Số máy bơm bê tông 2 2
Số xe vận chuyển bê tông 14 14
Thời gian để thực hiện công  87 180
tác cốp pha (giờ)

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 119 
 
Thời gian để thực hiện công  129 220
tác cốt thép (giờ)

Thời gian để thực hiện công  46 47
tác bê tông (giờ)

Chi phí cho công tác thi  5.08215e8 5.66037e8= 5.08215e8 


công sàn (VND) +0.57822e8
Thời gian chờ của tổ đội cốt  0.63
thép (ngày)
Thời gian chờ của tổ đội bê  5.3
tông (ngày)

Nhận xét: Cùng thời gian thực hiện dự án, nhưng do yêu cầu về nguồn lực ở 


những thời điểm khác nhau ( trong khi đó nguồn lực là cố định cho dự án) nên tổ 
đội cốp pha, tổ đội cốt thép cần phải tiến hành tăng ca. Do yêu cầu tăng ca nên chi 
phí của công tác sẽ tăng lên 0.57822e8 ( triệu đồng) 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 120 
 
Trường hợp 3: So sánh việc thay đổi số giờ làm việc trong ngày, xây dựng 
biểu đồ chi phí cho công tác. 

Cùng với số liệu đầu vào như sau: 
Bảng 4.30. Thông số đầu vào 
Sobocoppha Tong so bo coppha 6
Sobocotthep Tong so bo cot thep 160
Luongbetong Tong luong be tong can (m3) 640
SobocopphaA Tong so bo coppha A 6
SobocotthepA Tong so bo cot thep A 160
LuongbetongA Tong luong be tong can A (m3) 640
Khanangxe Kha nang cho cua 1 xe be tong 8
nXe1 So luong xe be tong luc binh thuong 14
nXe2 So luong xe be tong luc tang them 0
TCcoppha Thoi gian lam viec 1 ngay cua to coppha (h) 8

TCcotthep Thoi gian lam viec 1 ngay cua to cot thep (h) 8

ntoCoppha So to doi coppha 4

ntoCotthep So to doi cot thep 7

ntobetong So to doi be tong 2

nmaybom So may bom be tong 2

DGcautruc Chi phi can truc trong 1 gio (VND) 540000


DGtocoppha1 Chi phi cho 2 to coppha trong 1 gio (VND) 350000
DGtocoppha2 Chi phi cho to coppha trong 1 gio tang ca 525000
(VND)

DGtocotthep1 DG cho to cot thep trong 1 gio (VND) 180000


DGtocotthep2 DG cho to cot thep trong 1 gio tang ca (VND) 270000
DGtobetong DG cho to be tong trong 1 gio (VND) 250000
DGxebetong1 Chi phi xe cho be tong trong 1 gio binh thuong 500000
(VND)
DGxebetong2 Chi phi xe cho be tong trong 1 gio tang ca 600000
(VND)
DGbombetong Chi phi bom be tong trong 1 gio (VND) 250000
DGKT Chi phi kiem tra be tong 1 gio (VND) 1200000
 
 
 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 121 
 
Bảng 4.31. Kết quả theo phương án tăng giờ làm việc 

Thời gian làm việc Tiến độ thi công sàn Chi phí cho việc thi
trong 1 ngày (giờ) (ngày) công (VND)

8  24.6  5.08215e8 

10  20.28  5.34388e8 

12  17.45  5.46517e8 

14  15.43  5.5921e8 

16  13.75  5.69386e8 

Biểu đồ thời gian và chi phí
5.80E+08
5.70E+08 5.69E+08
5.60E+08 5.59E+08
Chi phí (VND)

5.50E+08
5.47E+08
5.40E+08
5.34E+08
5.30E+08
5.20E+08
5.10E+08 5.08E+08
5.00E+08
10 15 20 25 30
Thời gian thực hiện (ngày)
 
Hình 4.39:  Biểu đồ thời gian-chi phí 

Kết luận: Dựa vào biểu đồ chi phí của thời gian tăng ca, các hợp đồng của 
chủ đầu tư và nhà thầu, nhà thầu có thể các định thời gian tăng ca hiệu quả để đảm 
bảo kinh tế và tiến độ. 
 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 122 
 
4.5. KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

  Nghiên cứu đã phát triển một mô hình công tác đào đất, thi công sàn để hỗ 
trợ nhà thầu trong việc điều chỉnh chi phí, thời gian cho các công tác. Thông qua kết 
quả để quyết định phương án cần thực hiện để tăng hiệu quả trong việc thi công xây 
dựng. 
Mô hình mô phỏng cho phép người sử dụng tùy nhập các điều kiện đầu vào, 
với mỗi kết quả đầu vào sẽ có 1 kết quả đầu ra. Thông qua đó, người ra quyết định 
sẽ xây dựng được nhiều tình huống khác nhau, dựa vào đó lựa chọn tình huống hợp 
lý nhất ở cụ thể công trường. 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 123 
 

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


5.1. KẾT LUẬN

Mô hình mô phỏng sự kiện rời rạc được thu thập dữ liệu từ công trình thực 
tế, nghiên cứu sử dụng chức năng Batch Fit trong Crystal ball để chọn dạng phân 
phối thời gian cho các công tác. Từ đó sẽ xây dựng dữ liệu cho các công tác cụ thể 
để đưa vào mô hình mô phỏng. 
Xây  dựng  mô  hình  công  tác  đào  đất,  cung  cấp  cho  nhà  thầu  thi  công  đất 
những lựa chọn cụ thể về số lượng xe, để từ đó nhà thầu có thể điều chỉnh số lượng 
xe phù hợp vừa có thể đảm bảo tiến độ đề ra, vừa đảm bảo yêu cầu kinh tế trong thi 
công  đào  đất  dựa  vào  các  yếu  tố  chi  phí  được  đưa  trong  số  liệu  đầu  vào  của  mô 
phỏng. 
Xây dựng mô hình thi công công tác sàn, cung cấp cho nhà thầu những lựa 
chọn về thời gian tăng ca, số tổ đội cần thiết để đảm bảo sự chờ đợi là ngắn nhất. 
Với những kết quả đã đạt được, luận văn cung cấp một công cụ hỗ trợ cho 
nhà thầu trong việc ra quyết định, giảm thời gian chờ đợi của các tổ đội. Mô hình 
được  xây  dựng  trên  phần  mềm  Ezstrobe  sẽ  dễ  dàng  để  cho  nhà  thầu  tùy  chỉnh 
những số liệu đầu vào để đưa ra quyết định hợp lý nhất. 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 124 
 
5.2. KIẾN NGHỊ

Luận văn đã đưa ra mô hình cho công tác đào đất và thi công sàn để nhà thầu 
có thể đưa ra các phương án thi công đảm bảo đúng tiến độ và chi phí đề ra. Tuy 
nhiên luận văn còn có một số giới hạn như chưa thực hiện cho nhiều công tác kết 
hợp  với  nhau,  giả  định  một  vài  thông  số  đầu  vào  như  chi  phí.  Ngoài  ra,  mô  hình 
chưa điển hình được cho nhiều dự án. Do đó, để mô hình có thể được áp dụng trong 
thực tế, một số kiến nghị được đề xuất để cải tiến mô hình: 
-  Các thông số trong mô hình như phân phối thời gian các công tác có thể 
thay đổi theo từng công trình cụ thể. Vì vậy, các nghiên cứu tiếp theo khi xây dựng 
mô  hình  nên  xem  xét  đến  sự  thay  đổi  về  thời  gian,  dạng  phân  phối  của  các  hoạt 
động. 

-  Nếu thực hiện tốt việc xây dựng các mô phỏng, chúng ta có thể xây dựng 
chung cho  các  công  tác  của  một  dự  án.  Từ  đó có  thể  xác định  các  yếu  tố  về  thời 
gian,  chi  phí  của  dự  án.  Qua  đó  cũng  có  thể  điều  chỉnh  thời  gian  làm  việc,  trang 
thiết bị một cách hợp lý, kinh tế cho quá trình thi công. 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 125 
 
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO KHOA HỌC
Các bài báo khoa học được rút ra từ Luận văn 

[1] Lương Đức Long và Lê Phong Vương Bảo, Mô phỏng sự kiện rời rạc 
cho quá trình thi công để giảm thiểu sự lãng phí, chờ đợi và gián đoạn 
trong xây dựng, Tạp chí xây dựng, Bộ xây dựng, số tháng 10 năm 2015, 
trang 32-35. 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 126 
 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]  D. W. Halpin  and  L. S.  Riggs,  Planning and Analysis of Construction 
Operations. New York: John Wiley & Sons, 1992. 

[2]  J. C. Martinez, “EZStrobe-general-purpose simulation  system based on 
activity cycle diagrams,” in Proc. Winter Simulation Conference, vol. 2. 
Arlington, VA: s.n., 2001. pp. 1556-1564. 

[3]  J. C. Martinez, “Stroboscope,” Ph.D. dissertation, University of Michigan, 
Ann Arbor, MI, 1996. 

[4]  Lingguang Song and Daan Liang, “Lean construction implementation and its 
implication on sustainability: a contractor’s case study”  

[5]  Tommelein, I.D. 1998. Pull-driven scheduling for pipe-spool instalation: 
Simulation of lean construction technique. Journal of Construction 
Engineering and Management,124(4): 279–288. doi:10.1061/(ASCE)0733-
9364(1998)124:4(279). 

[6]  J. Martinez, P.G. Ioannou (1999), "General purpose systems for efective 
construction simulation" , in the ASCE Journal of Construction Engineering 
and Management, Vol. 125, No.4, July/August 1999, pp. 265-276. 

[7]  Halpin, D.W., and Riggs, L.S. 1992, "Planning and analysis of construction 
operation". Wiley, New York. 

[8]  Liu, L. Y. (1991). "COOPS: Construction Object-Oriented Simulation 
System." PhD Dissertation, University of Michigan, Ann Arbor, MI. 

[9]  Odeh, A. M. (1992). "Construction Integrated Planning and Simulation 
Model." Ph.D Dissertation, University of Michigan, Ann Arbor, MI. 

[10]  McCahill, D. F., and Bernold, L. E., (1993). “ResourceOriented Modeling and 
Simulation in Construction”, Journal of Construction Engineering and 
Management, ASCE, 119(3). 590-606. 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 127 
 
[11]  J. Martinez (2010) , "Methodology for Conducting Discrete Event Simulation 
Studies in Construction Engineering and Management" , Journal of 
Construction Engineering and Management, Vol. 136, No. 1, January 1, 2010.  

[12]  Thais da C. L. Alves, Iris D. Tommelein and Glenn Ballard (2006), " 
Simulation as a tool for production system design in construction". 

[13]  Wisot Jiradamkerng (2012), " Evaluation of EZstrobe Simulation System as a 
Tool in Productivity Analysis- A case study: Precast Concrete hollow core 
slab installation", Engineering journal, Volume 17 Issue 2 

[14]  Karl Raymond Birgisson (2009) , " Discrete Event simulations of construction 
related production systems"  

[15]  Juan Manuel Cadavid  (2009) , " Discrete Event simulations: Development of 
a simulation project for cell 14 at Volvo CE components"  

[16]  Trọng,  H.  và  Ngọc,  C.Ng.M.  (2011)  "Thống  kê  ứng  dụng  trong  kinh  tế-xã 
hội", Nhà xuất bản Lao động-xã hội. 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 128 
 

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Xác định các phân phối và kiểm định phân phối của các hoạt động
trong quá trình đào đất B1
Crysta l Ba ll R e port - Assumptions
Assumptions

W orkshe e t: [D a o da t B1.xlsx]D a o da t

Assumption: D a ta S e rie s 1: Be st Fit Ce ll: D 2

Normal distribution with parameters:


Mean 2.63
Std. Dev. 0.74

Statistics: Assumption values Distribution


Trials ---
Base Case 2.63
Mean 2.63
Median 2.63
Mode 2.63
Standard Deviation 0.74
Variance 0.55
Skewness 0.00
Kurtosis 3.00
Coeff. of Variability 0.2822
Minimum -Infinity
Maximum Infinity
Range Width ---
Mean Std. Error ---

Percentiles: Assumption values Distribution


0% -Infinity
10% 1.68
20% 2.01
30% 2.24
40% 2.45
50% 2.63
60% 2.82
70% 3.02
80% 3.26
90% 3.59
100% Infinity

End of Assumptions

Ranked By: Anderson-Darling


Data Series
Series 1 Distribution A-D A-D P-Value K-S K-S P-Value Chi-Square Chi-Square P-Value
Normal 0.7051 0.049 0.2029 0.063 3.4000 0.065
Beta 0.7223 --- 0.1720 --- 3.4000 ---
Uniform 0.8823 0.252 0.2778 0.117 3.4000 0.065
Triangular 1.1648 --- 0.2823 --- 3.4000 ---
BetaPERT 1.3686 --- 0.2487 --- 3.4000 ---
Exponential 3.8362 0.000 0.4654 0.000 24.7333 0.000

Quá trình đào đất

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 129 
 
Crysta l Ba ll R e port - Assumptions
Assumptions

W orkshe e t: [D a o da t B1.xlsx]R ua xe

Assumption: D a ta S e rie s 1: Be st Fit Ce ll: E 2

Normal distribution with parameters:


Mean 7.6
Std. Dev. 1.59

Statistics: Assumption values Distribution


Trials ---
Base Case 7.6
Mean 7.6
Median 7.6
Mode 7.6
Standard Deviation 1.59
Variance 2.54
Skewness 0.00
Kurtosis 3.00
Coeff. of Variability 0.2098
Minimum -Infinity
Maximum Infinity
Range Width ---
Mean Std. Error ---

Percentiles: Assumption values Distribution


0% -Infinity
10% 5.56
20% 6.26
30% 6.76
40% 7.2
50% 7.6
60% 8.
70% 8.44
80% 8.94
90% 9.64
100% Infinity

End of Assumptions

Ranked By: Anderson-Darling


Data Series
Series 1 Distribution A-D A-D P-Value K-S K-S P-Value Chi-Square Chi-Square P-Value
Normal 0.4815 0.198 0.1800 0.157 0.2000 0.655
Uniform 0.5703 0.482 0.1667 0.676 0.2000 0.655
Triangular 1.4312 --- 0.2688 --- 5.0000 ---
Beta 2.4543 --- 0.1358 --- 0.2000 ---
BetaPERT 3.6337 --- 0.2095 --- 0.2000 ---
Exponential 4.4546 0.000 0.4821 0.000 37.5333 0.000

Quá trình rửa xe

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 130 
 
Crysta l Ba ll R e port - Assumptions
Assumptions

W orkshe e t: [D a o da t B1.xlsx]T G va n chuye n di

Assumption: D a ta S e rie s 1: Be st Fit Ce ll: D 2

Beta distribution with parameters:


Minimum 58.97
Maximum 99.28
Alpha 1.337291792
Beta 1.708617701

Statistics: Assumption values Distribution


Trials ---
Base Case 76.67
Mean 76.67
Median 76.07
Mode 71.97
Standard Deviation 9.94
Variance 98.89
Skewness 0.1958
Kurtosis 2.06
Coeff. of Variability 0.1297
Minimum 58.97
Maximum 99.28
Range Width 40.31
Mean Std. Error ---

Percentiles: Assumption values Distribution


0% 58.97
10% 63.55
20% 66.88
30% 69.98
40% 73.01
50% 76.07
60% 79.23
70% 82.6
80% 86.33
90% 90.79
100% 99.28

End of Assumptions

Ranked By: Anderson-Darling


Data Series
Series 1 Distribution A-D A-D P-Value K-S K-S P-Value Chi-Square Chi-Square P-Value
Beta 0.2120 --- 0.1099 --- 0.7333 ---
Normal 0.2579 0.671 0.1414 0.506 0.7333 0.392
Uniform 0.3741 0.722 0.1698 0.653 0.7333 0.392
Triangular 0.3904 --- 0.1732 --- 2.3333 ---
BetaPERT 0.6974 --- 0.2045 --- 2.3333 ---
Exponential 5.2456 0.000 0.5428 0.000 45.0000 0.000

Quá trình xe vận chuyển đất đi

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 131 
 
Crysta l Ba ll R e port - Assumptions
Assumptions

W orkshe e t: [D a o da t B1.xlsx]D o da t

Assumption: D a ta S e rie s 1: Be st Fit Ce ll: F2

Beta distribution with parameters:


Minimum 1.79
Maximum 4.32
Alpha 0.676482941
Beta 1.279532584

Statistics: Assumption values Distribution


Trials ---
Base Case 2.67
Mean 2.67
Median 2.52
Mode 1.79
Standard Deviation 0.7
Variance 0.49
Skewness 0.5634
Kurtosis 2.17
Coeff. of Variability 0.2622
Minimum 1.79
Maximum 4.32
Range Width 2.53
Mean Std. Error ---

Percentiles: Assumption values Distribution


0% 1.79
10% 1.86
20% 1.97
30% 2.12
40% 2.31
50% 2.52
60% 2.76
70% 3.04
80% 3.36
90% 3.75
100% 4.32

End of Assumptions

Ranked By: Anderson-Darling


Data Series
Series 1 Distribution A-D A-D P-Value K-S K-S P-Value Chi-Square Chi-Square P-Value
Beta 1.2582 --- 0.2466 --- 8.7333 ---
Normal 1.4170 0.000 0.2882 0.000 8.7333 0.003
Exponential 4.1214 0.000 0.5276 0.000 31.1333 0.000
Uniform 4.3573 0.000 0.4111 0.000 8.7333 0.003
BetaPERT 5.0940 --- 0.4182 --- 15.1333 ---
Triangular 6.0538 --- 0.4423 --- 8.7333 ---

Quá trình đổ đất

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 132 
 
Crysta l Ba ll R e port - Assumptions
Assumptions

W orkshe e t: [D a o da t B1.xlsx]T G xe qua y ve

Assumption: D a ta S e rie s 1: Be st Fit Ce ll: D 2

Beta distribution with parameters:


Minimum 37.97
Maximum 63.98
Alpha 1.974834414
Beta 1.868502344

Statistics: Assumption values Distribution


Trials ---
Base Case 51.33
Mean 51.33
Median 51.4
Mode 51.72
Standard Deviation 5.91
Variance 34.89
Skewness -0.0417
Kurtosis 2.13
Coeff. of Variability 0.1151
Minimum 37.97
Maximum 63.98
Range Width 26.01
Mean Std. Error ---

Percentiles: Assumption values Distribution


0% 37.97
10% 43.23
20% 45.7
30% 47.75
40% 49.61
50% 51.4
60% 53.18
70% 55.01
80% 56.99
90% 59.32
100% 63.98

End of Assumptions

Ranked By: Anderson-Darling


Data Series
Series 1 Distribution A-D A-D P-Value K-S K-S P-Value Chi-Square Chi-Square P-Value
Beta 0.4928 --- 0.1786 --- 0.7333 ---
Normal 0.4960 0.182 0.1863 0.122 0.7333 0.392
Uniform 0.8580 0.265 0.2333 0.268 7.1333 0.008
BetaPERT 0.9609 --- 0.1983 --- 0.7333 ---
Triangular 1.0243 --- 0.2339 --- 0.7333 ---
Exponential 5.4432 0.000 0.5412 0.000 45.0000 0.000

Quá trình xe vận chuyển đất quay về

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 133 
 
Phụ lục 2. Xác định các phân phối và kiểm định phân phối của các hoạt động
trong quá trình đào đất B2
Crysta l Ba ll R e port - Assumptions
Assumptions

W orkshe e t: [D a o da t B2.xlsx]D a o da t

Assumption: D a ta Se rie s 1: Be st Fit Ce ll: D 2

Normal distribution with parameters:


Mean 6.87
Std. Dev. 1.51

Statistics: Assumption values Distribution


Trials ---
Base Case 6.87
Mean 6.87
Median 6.87
Mode 6.87
Standard Deviation 1.51
Variance 2.27
Skewness 0.00
Kurtosis 3.00
Coeff. of Variability 0.2193
Minimum -Infinity
Maximum Infinity
Range Width ---
Mean Std. Error ---

Percentiles: Assumption values Distribution


0% -Infinity
10% 4.94
20% 5.6
30% 6.08
40% 6.49
50% 6.87
60% 7.25
70% 7.66
80% 8.13
90% 8.8
100% Infinity

End of Assumptions

Ranked By: Anderson-Darling


Data Series
Series 1 Distribution A-D A-D P-Value K-S K-S P-Value Chi-Square Chi-Square P-Value
Normal 0.4760 0.204 0.2020 0.065 1.8000 0.180
Beta 0.4860 --- 0.2009 --- 1.8000 ---
BetaPERT 0.6020 --- 0.2275 --- 5.0000 ---
Triangular 0.6382 --- 0.2319 --- 5.0000 ---
Uniform 1.0088 0.198 0.2852 0.099 5.0000 0.025
Exponential 4.3975 0.000 0.4505 0.000 30.6000 0.000
Quá trình đào đất

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 134 
 
Crysta l Ba ll R e port - Assumptions
Assumptions

W orkshe e t: [D a o da t B2.xlsx]N goa m da t

Assumption: D a ta S e rie s 1: Be st Fit Ce ll: D 2

Normal distribution with parameters:


Mean 2.6
Std. Dev. 0.81

Statistics: Assumption values Distribution


Trials ---
Base Case 2.6
Mean 2.6
Median 2.6
Mode 2.6
Standard Deviation 0.81
Variance 0.65
Skewness 0.00
Kurtosis 3.00
Coeff. of Variability 0.3101
Minimum -Infinity
Maximum Infinity
Range Width ---
Mean Std. Error ---

Percentiles: Assumption values Distribution


0% -Infinity
10% 1.57
20% 1.92
30% 2.18
40% 2.4
50% 2.6
60% 2.8
70% 3.02
80% 3.28
90% 3.63
100% Infinity

End of Assumptions

Ranked By: Anderson-Darling


Data Series
Series 1 Distribution A-D A-D P-Value K-S K-S P-Value Chi-Square Chi-Square P-Value
Normal 0.6135 0.086 0.1766 0.177 3.4000 0.065
Beta 0.6312 --- 0.1729 --- 3.4000 ---
Triangular 0.7142 --- 0.2254 --- 6.0667 ---
Uniform 0.9908 0.205 0.2852 0.099 6.0667 0.014
BetaPERT 1.1484 --- 0.2970 --- 3.4000 ---
Exponential 3.5469 0.000 0.4700 0.000 24.7333 0.000

Quá trình ngoặm đất

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 135 
 
Crysta l Ba ll R e port - Assumptions
Assumptions

W orkshe e t: [D a o da t B2.xlsx]R ua xe

Assumption: D a ta S e rie s 1: Be st Fit Ce ll: D 2

Beta distribution with parameters:


Minimum 0.48
Maximum 3.43
Alpha 1.97639371
Beta 2.932697573

Statistics: Assumption values Distribution


Trials ---
Base Case 1.67
Mean 1.67
Median 1.62
Mode 1.47
Standard Deviation 0.6
Variance 0.36
Skewness 0.2795
Kurtosis 2.34
Coeff. of Variability 0.3578
Minimum 0.48
Maximum 3.43
Range Width 2.96
Mean Std. Error ---

Percentiles: Assumption values Distribution


0% 0.48
10% 0.9
20% 1.11
30% 1.29
40% 1.46
50% 1.62
60% 1.8
70% 1.99
80% 2.21
90% 2.5
100% 3.43

End of Assumptions

Ranked By: Anderson-Darling


Data Series
Series 1 Distribution A-D A-D P-Value K-S K-S P-Value Chi-Square Chi-Square P-Value
Beta 1.6872 --- 0.3043 --- 11.9333 ---
Normal 1.7153 0.000 0.3054 0.000 11.9333 0.001
BetaPERT 1.9869 --- 0.3211 --- 11.9333 ---
Exponential 3.3622 0.000 0.4512 0.000 11.9333 0.003
Uniform 3.8792 0.000 0.4333 0.000 11.9333 0.001
Triangular 4.6701 --- 0.3756 --- 11.9333 ---
Quá trình rửa xe

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 136 
 
Crysta l Ba ll R e port - Assumptions
Assumptions

W orkshe e t: [D a o da t B2.xlsx]T G va n chuye n di

Assumption: D a ta Se rie s 1: Be st Fit Ce ll: D 2

Beta distribution with parameters:


Minimum 58.97
Maximum 99.28
Alpha 1.337291792
Beta 1.708617701

Statistics: Assumption values Distribution


Trials ---
Base Case 76.67
Mean 76.67
Median 76.07
Mode 71.97
Standard Deviation 9.94
Variance 98.89
Skewness 0.1958
Kurtosis 2.06
Coeff. of Variability 0.1297
Minimum 58.97
Maximum 99.28
Range Width 40.31
Mean Std. Error ---

Percentiles: Assumption values Distribution


0% 58.97
10% 63.55
20% 66.88
30% 69.98
40% 73.01
50% 76.07
60% 79.23
70% 82.6
80% 86.33
90% 90.79
100% 99.28

End of Assumptions

Ranked By: Anderson-Darling


Data Series
Series 1 Distribution A-D A-D P-Value K-S K-S P-Value Chi-Square Chi-Square P-Value
Beta 0.2120 --- 0.1099 --- 0.7333 ---
Normal 0.2579 0.671 0.1414 0.506 0.7333 0.392
Uniform 0.3741 0.722 0.1698 0.653 0.7333 0.392
Triangular 0.3904 --- 0.1732 --- 2.3333 ---
BetaPERT 0.6974 --- 0.2045 --- 2.3333 ---
Exponential 5.2456 0.000 0.5428 0.000 45.0000 0.000
Quá trình xe vận chuyển đất đi

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 137 
 
Crysta l Ba ll R e port - Assumptions
Assumptions

W orkshe e t: [D a o da t B2.xlsx]D o da t

Assumption: D a ta S e rie s 1: Be st Fit Ce ll: D 2

Beta distribution with parameters:


Minimum 1.79
Maximum 4.32
Alpha 0.676482941
Beta 1.279532584

Statistics: Assumption values Distribution


Trials ---
Base Case 2.67
Mean 2.67
Median 2.52
Mode 1.79
Standard Deviation 0.7
Variance 0.49
Skewness 0.5634
Kurtosis 2.17
Coeff. of Variability 0.2622
Minimum 1.79
Maximum 4.32
Range Width 2.53
Mean Std. Error ---

Percentiles: Assumption values Distribution


0% 1.79
10% 1.86
20% 1.97
30% 2.12
40% 2.31
50% 2.52
60% 2.76
70% 3.04
80% 3.36
90% 3.75
100% 4.32

End of Assumptions

Ranked By: Anderson-Darling


Data Series
Series 1 Distribution A-D A-D P-Value K-S K-S P-Value Chi-Square Chi-Square P-Value
Beta 1.2582 --- 0.2466 --- 8.7333 ---
Normal 1.4170 0.000 0.2882 0.000 8.7333 0.003
Exponential 4.1214 0.000 0.5276 0.000 31.1333 0.000
Uniform 4.3573 0.000 0.4111 0.000 8.7333 0.003
BetaPERT 5.0940 --- 0.4182 --- 15.1333 ---
Triangular 6.0538 --- 0.4423 --- 8.7333 ---
Quá trình xe đổ đất

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 138 
 
Crysta l Ba ll R e port - Assumptions
Assumptions

W orkshe e t: [D a o da t B2.xlsx]T G xe qua y ve

Assumption: D a ta S e rie s 1: Be st Fit Ce ll: D 2

Beta distribution with parameters:


Minimum 37.97
Maximum 63.98
Alpha 1.974834414
Beta 1.868502344

Statistics: Assumption values Distribution


Trials ---
Base Case 51.33
Mean 51.33
Median 51.4
Mode 51.72
Standard Deviation 5.91
Variance 34.89
Skewness -0.0417
Kurtosis 2.13
Coeff. of Variability 0.1151
Minimum 37.97
Maximum 63.98
Range Width 26.01
Mean Std. Error ---

Percentiles: Assumption values Distribution


0% 37.97
10% 43.23
20% 45.7
30% 47.75
40% 49.61
50% 51.4
60% 53.18
70% 55.01
80% 56.99
90% 59.32
100% 63.98

End of Assumptions

Ranked By: Anderson-Darling


Data Series
Series 1 Distribution A-D A-D P-Value K-S K-S P-Value Chi-Square Chi-Square P-Value
Beta 0.4928 --- 0.1786 --- 0.7333 ---
Normal 0.4960 0.182 0.1863 0.122 0.7333 0.392
Uniform 0.8580 0.265 0.2333 0.268 7.1333 0.008
BetaPERT 0.9609 --- 0.1983 --- 0.7333 ---
Triangular 1.0243 --- 0.2339 --- 0.7333 ---
Exponential 5.4432 0.000 0.5412 0.000 45.0000 0.000

Quá trình xe vận chuyển đất quay về

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 139 
 
Phụ lục 3. Xác định các phân phối và kiểm định phân phối của các hoạt động
trong quá trình thi công cốp pha.
Crysta l Ba ll R e port - Assumptions
Assumptions

W orkshe e t: [Cong ta c cop pha .xlsx]Moc cop pha va o

Assumption: D a ta Se rie s 1: Be st Fit Ce ll: D 2

Beta distribution with parameters:


Minimum 1.73
Maximum 4.2
Alpha 0.977295308
Beta 0.666540309

Statistics: Assumption values Distribution


Trials ---
Base Case 3.2
Mean 3.2
Median 3.31
Mode ---
Standard Deviation 0.75
Variance 0.56
Skewness -0.3436
Kurtosis 1.85
Coeff. of Variability 0.2339
Minimum 1.73
Maximum 4.2
Range Width 2.48
Mean Std. Error ---

Percentiles: Assumption values Distribution


0% 1.73
10% 2.07
20% 2.41
30% 2.73
40% 3.03
50% 3.31
60% 3.56
70% 3.79
80% 3.98
90% 4.12
100% 4.2

End of Assumptions

Ranked By: Anderson-Darling


Data Series
Series 1 Distribution A-D A-D P-Value K-S K-S P-Value Chi-Square Chi-Square P-Value
Beta 1.0578 --- 0.2133 --- 6.6000 ---
Normal 1.2049 0.000 0.2492 0.000 6.6000 0.010
Uniform 2.8463 0.000 0.3444 0.025 6.6000 0.010
Exponential 4.2108 0.000 0.4647 0.000 25.8000 0.000
Triangular 4.3335 --- 0.3756 --- 6.6000 ---
BetaPERT 6.2192 --- 0.3784 --- 6.6000 ---

Quá trình móc cốp pha vào cẩu

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 140 
 
Crysta l Ba ll R e port - Assumptions
Assumptions

W orkshe e t: [Cong ta c cop pha .xlsx]Ca u cop pha xuong

Assumption: D a ta S e rie s 1: Be st Fit Ce ll: D 2

Beta distribution with parameters:


Minimum 1.45
Maximum 4.51
Alpha 2.14334376
Beta 1.916806616

Statistics: Assumption values Distribution


Trials ---
Base Case 3.07
Mean 3.07
Median 3.08
Mode 3.15
Standard Deviation 0.68
Variance 0.46
Skewness -0.0830
Kurtosis 2.16
Coeff. of Variability 0.2217
Minimum 1.45
Maximum 4.51
Range Width 3.06
Mean Std. Error ---

Percentiles: Assumption values Distribution


0% 1.45
10% 2.13
20% 2.42
30% 2.66
40% 2.88
50% 3.08
60% 3.28
70% 3.49
80% 3.71
90% 3.98
100% 4.51

End of Assumptions

Ranked By: Anderson-Darling


Data Series
Series 1 Distribution A-D A-D P-Value K-S K-S P-Value Chi-Square Chi-Square P-Value
Beta 1.2685 --- 0.2738 --- 8.7333 ---
Normal 1.2718 0.000 0.2711 0.000 8.7333 0.003
Uniform 1.6126 0.068 0.3000 0.073 8.7333 0.003
BetaPERT 1.8648 --- 0.2802 --- 8.7333 ---
Triangular 2.6036 --- 0.3673 --- 8.7333 ---
Exponential 4.4181 0.000 0.4791 0.000 25.8000 0.000

Quá trình cẩu cốp pha xuống vị trí thi công

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 141 
 
Crysta l Ba ll R e port - Assumptions
Assumptions

W orkshe e t: [Cong ta c cop pha .xlsx]Mo cop pha

Assumption: D a ta S e rie s 1: Be st Fit Ce ll: D 2

Beta distribution with parameters:


Minimum 0.49
Maximum 3.55
Alpha 1.916806616
Beta 2.14334376

Statistics: Assumption values Distribution


Trials ---
Base Case 1.93
Mean 1.93
Median 1.92
Mode 1.85
Standard Deviation 0.68
Variance 0.46
Skewness 0.0830
Kurtosis 2.16
Coeff. of Variability 0.3517
Minimum 0.49
Maximum 3.55
Range Width 3.06
Mean Std. Error ---

Percentiles: Assumption values Distribution


0% 0.49
10% 1.02
20% 1.29
30% 1.51
40% 1.72
50% 1.92
60% 2.12
70% 2.34
80% 2.58
90% 2.87
100% 3.55

End of Assumptions

Ranked By: Anderson-Darling


Data Series
Series 1 Distribution A-D A-D P-Value K-S K-S P-Value Chi-Square Chi-Square P-Value
Beta 1.2685 --- 0.2738 --- 8.7333 ---
Normal 1.2718 0.000 0.2711 0.000 8.7333 0.003
Uniform 1.6126 0.068 0.3000 0.073 8.7333 0.003
Triangular 1.7024 --- 0.3000 --- 8.7333 ---
BetaPERT 1.8648 --- 0.2802 --- 8.7333 ---
Exponential 3.2417 0.000 0.4038 0.000 8.7333 0.013

Quá trình mở cốp pha ra khỏi cẩu

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 142 
 
Crysta l Ba ll R e port - Assumptions
Assumptions

W orkshe e t: [Cong ta c cop pha .xlsx]T hi cong cop pha

Assumption: D a ta S e rie s 1: Be st Fit Ce ll: D 2

Beta distribution with parameters:


Minimum 6.81
Maximum 10.5
Alpha 1.664000386
Beta 1.417321088

Statistics: Assumption values Distribution


Trials ---
Base Case 8.8
Mean 8.8
Median 8.84
Mode 9.07
Standard Deviation 0.91
Variance 0.83
Skewness -0.1277
Kurtosis 2.03
Coeff. of Variability 0.1033
Minimum 6.81
Maximum 10.5
Range Width 3.69
Mean Std. Error ---

Percentiles: Assumption values Distribution


0% 6.81
10% 7.52
20% 7.91
30% 8.25
40% 8.55
50% 8.84
60% 9.12
70% 9.4
80% 9.69
90% 10.02
100% 10.5

End of Assumptions

Ranked By: Anderson-Darling


Data Series
Series 1 Distribution A-D A-D P-Value K-S K-S P-Value Chi-Square Chi-Square P-Value
Beta 0.7720 --- 0.1752 --- 5.5333 ---
Normal 0.7964 0.027 0.2024 0.064 5.5333 0.019
Uniform 1.5280 0.078 0.2852 0.099 2.8667 0.090
Triangular 1.7249 --- 0.2423 --- 5.5333 ---
Exponential 5.6042 0.000 0.5486 0.000 45.0000 0.000

Quá trình thi công cốp pha

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 143 
 
Crysta l Ba ll R e port - Assumptions
Assumptions

W orkshe e t: [Cong ta c cop pha .xlsx]Moc ca u le n

Assumption: D a ta Se rie s 1: Be st Fit Ce ll: D 2

Beta distribution with parameters:


Minimum 0.93
Maximum 2.07
Alpha 0.3
Beta 0.3

Statistics: Assumption values Distribution


Trials ---
Base Case 1.5
Mean 1.5
Median 1.5
Mode ---
Standard Deviation 0.45
Variance 0.2
Skewness 0.00
Kurtosis 1.33
Coeff. of Variability 0.2981
Minimum 0.93
Maximum 2.07
Range Width 1.13
Mean Std. Error ---

Percentiles: Assumption values Distribution


0% 0.93
10% 0.94
20% 0.97
30% 1.07
40% 1.25
50% 1.5
60% 1.75
70% 1.93
80% 2.03
90% 2.06
100% 2.07

End of Assumptions

Ranked By: Anderson-Darling


Data Series
Series 1 Distribution A-D A-D P-Value K-S K-S P-Value Chi-Square Chi-Square P-Value
Beta 1.2701 --- 0.2384 --- 6.6000 ---
Normal 1.4915 0.000 0.2600 0.000 6.6000 0.010
Exponential 3.6422 0.000 0.4866 0.000 16.2000 0.000
Uniform 4.1301 0.000 0.3444 0.025 6.6000 0.010
Triangular 6.2359 --- 0.3756 --- 6.6000 ---
BetaPERT 16.4945 --- 0.5072 --- 16.2000 ---

Quá trình móc cẩu đi lên để tiếp tục cẩu cốp pha xuống

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 144 
 
Phụ lục 4. Xác định các phân phối và kiểm định phân phối của các hoạt động
trong quá trình thi công cốt thép.
Crysta l Ba ll R e port - Assumptions
Assumptions

W orkshe e t: [Cong ta c cot the p.xlsx]Moc cot the p va o

Assumption: D a ta S e rie s 1: Be st Fit Ce ll: D 2

Normal distribution with parameters:


Mean 1.83
Std. Dev. 0.65

Statistics: Assumption values Distribution


Trials ---
Base Case 1.83
Mean 1.83
Median 1.83
Mode 1.83
Standard Deviation 0.65
Variance 0.42
Skewness 0.00
Kurtosis 3.00
Coeff. of Variability 0.3521
Minimum -Infinity
Maximum Infinity
Range Width ---
Mean Std. Error ---

Percentiles: Assumption values Distribution


0% -Infinity
10% 1.01
20% 1.29
30% 1.49
40% 1.67
50% 1.83
60% 2.
70% 2.17
80% 2.38
90% 2.66
100% Infinity

End of Assumptions

Ranked By: Anderson-Darling


Data Series
Series 1 Distribution A-D A-D P-Value K-S K-S P-Value Chi-Square Chi-Square P-Value
Normal 1.2074 0.000 0.2685 0.000 7.6667 0.006
Beta 1.2423 --- 0.2799 --- 7.6667 ---
Uniform 1.7780 0.051 0.3667 0.014 11.9333 0.001
Triangular 1.8805 --- 0.3667 --- 9.8000 ---
Exponential 3.3569 0.000 0.4204 0.000 11.9333 0.003

Quá trình móc cốt thép vào cẩu

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 145 
 
Crysta l Ba ll R e port - Assumptions
Assumptions

W orkshe e t: [Cong ta c cot the p.xlsx]Ca u cot the p xuong

Assumption: D a ta S e rie s 1: Be st Fit Ce ll: E 2

Beta distribution with parameters:


Minimum 3.56
Maximum 7.34
Alpha 1.434563826
Beta 1.059662502

Statistics: Assumption values Distribution


Trials ---
Base Case 5.73
Mean 5.73
Median 5.82
Mode 6.88
Standard Deviation 1.
Variance 1.
Skewness -0.2529
Kurtosis 1.99
Coeff. of Variability 0.1740
Minimum 3.56
Maximum 7.34
Range Width 3.77
Mean Std. Error ---

Percentiles: Assumption values Distribution


0% 3.56
10% 4.29
20% 4.74
30% 5.13
40% 5.49
50% 5.82
60% 6.13
70% 6.44
80% 6.74
90% 7.03
100% 7.34

End of Assumptions

Ranked By: Anderson-Darling


Data Series
Series 1 Distribution A-D A-D P-Value K-S K-S P-Value Chi-Square Chi-Square P-Value
Beta 0.6385 --- 0.1765 --- 1.2667 ---
Normal 0.6820 0.056 0.2019 0.065 5.5333 0.019
Uniform 1.2195 0.137 0.2481 0.205 1.2667 0.260
Triangular 1.6562 --- 0.2423 --- 5.5333 ---
BetaPERT 2.6074 --- 0.2472 --- 5.5333 ---
Exponential 4.7712 0.000 0.5023 0.000 45.0000 0.000

Quá trình cẩu cốt thép xuống vị trí thi công

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 146 
 
Crysta l Ba ll R e port - Assumptions
Assumptions

W orkshe e t: [Cong ta c cot the p.xlsx]Mo cot the p

Assumption: D a ta S e rie s 1: Be st Fit Ce ll: E 2

Beta distribution with parameters:


Minimum 0.66
Maximum 4.44
Alpha 1.059662502
Beta 1.434563826

Statistics: Assumption values Distribution


Trials ---
Base Case 2.27
Mean 2.27
Median 2.18
Mode 1.12
Standard Deviation 1.
Variance 1.
Skewness 0.2529
Kurtosis 1.99
Coeff. of Variability 0.4402
Minimum 0.66
Maximum 4.44
Range Width 3.77
Mean Std. Error ---

Percentiles: Assumption values Distribution


0% 0.66
10% 0.97
20% 1.26
30% 1.56
40% 1.87
50% 2.18
60% 2.51
70% 2.87
80% 3.26
90% 3.71
100% 4.44

End of Assumptions

Ranked By: Anderson-Darling


Data Series
Series 1 Distribution A-D A-D P-Value K-S K-S P-Value Chi-Square Chi-Square P-Value
Beta 0.6385 --- 0.1765 --- 1.2667 ---
Normal 0.6820 0.056 0.2019 0.065 5.5333 0.019
Uniform 1.2195 0.137 0.2481 0.205 1.2667 0.260
Triangular 1.6562 --- 0.2423 --- 5.5333 ---
Exponential 2.2839 0.000 0.3567 0.000 11.9333 0.003
BetaPERT 2.6074 --- 0.2472 --- 5.5333 ---
Quá trình mở cốt thép ra khỏi cẩu 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 147 
 
Crysta l Ba ll R e port - Assumptions
Assumptions

W orkshe e t: [Cong ta c cot the p.xlsx]T hi cong cot the p

Assumption: D a ta Se rie s 1: Be st Fit Ce ll: D 2

Normal distribution with parameters:


Mean 16.
Std. Dev. 2.59

Statistics: Assumption values Distribution


Trials ---
Base Case 16.
Mean 16.
Median 16.
Mode 16.
Standard Deviation 2.59
Variance 6.71
Skewness 0.00
Kurtosis 3.00
Coeff. of Variability 0.1619
Minimum -Infinity
Maximum Infinity
Range Width ---
Mean Std. Error ---

Percentiles: Assumption values Distribution


0% -Infinity
10% 12.68
20% 13.82
30% 14.64
40% 15.34
50% 16.
60% 16.66
70% 17.36
80% 18.18
90% 19.32
100% Infinity

End of Assumptions

Ranked By: Anderson-Darling


Data Series
Series 1 Distribution A-D A-D P-Value K-S K-S P-Value Chi-Square Chi-Square P-Value
Normal 1.3050 0.000 0.2831 0.000 10.3333 0.001
Beta 1.3343 --- 0.2786 --- 7.1333 ---
Triangular 1.8476 --- 0.2994 --- 10.3333 ---
Uniform 2.1079 0.029 0.4333 0.000 7.1333 0.008
BetaPERT 4.0569 --- 0.4069 --- 18.3333 ---
Exponential 5.1741 0.000 0.5417 0.000 37.5333 0.000

Quá trình thi công cốt thép

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 148 
 
Crysta l Ba ll R e port - Assumptions
Assumptions

W orkshe e t: [Cong ta c cot the p.xlsx]Moc ca u le n

Assumption: D a ta S e rie s 1: Be st Fit Ce ll: D 2

Beta distribution with parameters:


Minimum 0.93
Maximum 2.07
Alpha 0.3
Beta 0.3

Statistics: Assumption values Distribution


Trials ---
Base Case 1.5
Mean 1.5
Median 1.5
Mode ---
Standard Deviation 0.45
Variance 0.2
Skewness 0.00
Kurtosis 1.33
Coeff. of Variability 0.2981
Minimum 0.93
Maximum 2.07
Range Width 1.13
Mean Std. Error ---

Percentiles: Assumption values Distribution


0% 0.93
10% 0.94
20% 0.97
30% 1.07
40% 1.25
50% 1.5
60% 1.75
70% 1.93
80% 2.03
90% 2.06
100% 2.07

End of Assumptions

Ranked By: Anderson-Darling


Data Series
Series 1 Distribution A-D A-D P-Value K-S K-S P-Value Chi-Square Chi-Square P-Value
Beta 1.2701 --- 0.2384 --- 6.6000 ---
Normal 1.4915 0.000 0.2600 0.000 6.6000 0.010
Exponential 3.6422 0.000 0.4866 0.000 16.2000 0.000
Uniform 4.1301 0.000 0.3444 0.025 6.6000 0.010
Triangular 6.2359 --- 0.3756 --- 6.6000 ---
BetaPERT 16.4945 --- 0.5072 --- 16.2000 ---

Quá trình móc cẩu đi lên để tiếp tục cẩu cốt thép xuống

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 149 
 
Phụ lục 5. Xác định các phân phối và kiểm định phân phối của các hoạt động
trong quá trình thi công đổ bê tông.
Crysta l Ba ll R e port - Assumptions
Assumptions

W orkshe e t: [Cong ta c be tong.xlsx]La y be tong va o xe

Assumption: D a ta S e rie s 1: Be st Fit Ce ll: D 2

Normal distribution with parameters:


Mean 9.
Std. Dev. 1.81

Statistics: Assumption values Distribution


Trials ---
Base Case 9.
Mean 9.
Median 9.
Mode 9.
Standard Deviation 1.81
Variance 3.29
Skewness 0.00
Kurtosis 3.00
Coeff. of Variability 0.2014
Minimum -Infinity
Maximum Infinity
Range Width ---
Mean Std. Error ---

Percentiles: Assumption values Distribution


0% -Infinity
10% 6.68
20% 7.47
30% 8.05
40% 8.54
50% 9.
60% 9.46
70% 9.95
80% 10.53
90% 11.32
100% Infinity

End of Assumptions

Ranked By: Anderson-Darling


Data Series
Series 1 Distribution A-D A-D P-Value K-S K-S P-Value Chi-Square Chi-Square P-Value
Normal 0.8694 0.018 0.2427 0.010 3.9333 0.047
Triangular 1.1498 --- 0.2300 --- 0.7333 ---
Uniform 1.5866 0.071 0.3000 0.073 6.6000 0.010
Exponential 4.6498 0.000 0.5406 0.000 45.0000 0.000
Beta 19.7442 --- 0.2187 --- 0.7333 ---
Quá trình lấy bê tông vào xe

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 150 
 
Crysta l Ba ll R e port - Assumptions
Assumptions

W orkshe e t: [Cong ta c be tong.xlsx]V a n chuye n de n cong truong

Assumption: D a ta Se rie s 1: Be st Fit Ce ll: D 2

Beta distribution with parameters:


Minimum 42.7
Maximum 62.59
Alpha 1.740052921
Beta 1.620230051

Statistics: Assumption values Distribution


Trials ---
Base Case 53.
Mean 53.
Median 53.08
Mode 53.52
Standard Deviation 4.76
Variance 22.67
Skewness -0.0556
Kurtosis 2.06
Coeff. of Variability 0.0898
Minimum 42.7
Maximum 62.59
Range Width 19.9
Mean Std. Error ---

Percentiles: Assumption values Distribution


0% 42.7
10% 46.42
20% 48.39
30% 50.06
40% 51.6
50% 53.08
60% 54.54
70% 56.04
80% 57.63
90% 59.45
100% 62.59

End of Assumptions

Ranked By: Anderson-Darling


Data Series
Series 1 Distribution A-D A-D P-Value K-S K-S P-Value Chi-Square Chi-Square P-Value
Beta 0.6568 --- 0.1707 --- 1.8000 ---
Normal 0.6706 0.060 0.1953 0.086 1.8000 0.180
Uniform 0.7725 0.317 0.2185 0.341 1.8000 0.180
Triangular 1.3618 --- 0.2633 --- 7.1333 ---
Exponential 5.7575 0.000 0.5722 0.000 45.0000 0.000
Quá trình xe bê tông vận chuyển đến công trường

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 151 
 
Crysta l Ba ll R e port - Assumptions
Assumptions

W orkshe e t: [Cong ta c be tong.xlsx]Xe qua y ve

Assumption: D a ta Se rie s 1: Be st Fit Ce ll: D 2

Beta distribution with parameters:


Minimum 38.81
Maximum 51.08
Alpha 0.805536361
Beta 0.70940262

Statistics: Assumption values Distribution


Trials ---
Base Case 45.33
Mean 45.33
Median 45.54
Mode ---
Standard Deviation 3.86
Variance 14.89
Skewness -0.1148
Kurtosis 1.69
Coeff. of Variability 0.0851
Minimum 38.81
Maximum 51.08
Range Width 12.26
Mean Std. Error ---

Percentiles: Assumption values Distribution


0% 38.81
10% 39.82
20% 41.15
30% 42.59
40% 44.07
50% 45.54
60% 46.96
70% 48.29
80% 49.48
90% 50.47
100% 51.08

End of Assumptions

Ranked By: Anderson-Darling


Data Series
Series 1 Distribution A-D A-D P-Value K-S K-S P-Value Chi-Square Chi-Square P-Value
Beta 0.9615 --- 0.2035 --- 5.5333 ---
Normal 1.1031 0.000 0.2120 0.042 5.5333 0.019
Uniform 2.0907 0.030 0.2778 0.117 5.5333 0.019
Triangular 3.4992 --- 0.3089 --- 5.5333 ---
Exponential 5.8321 0.000 0.5862 0.000 45.0000 0.000
Quá trình xe bê tông quay về

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 152 
 
Crysta l Ba ll R e port - Assumptions
Assumptions

W orkshe e t: [Cong ta c be tong.xlsx]Bom be tong

Assumption: D a ta S e rie s 1: Be st Fit Ce ll: D 2

Normal distribution with parameters:


Mean 35.27
Std. Dev. 3.88

Statistics: Assumption values Distribution


Trials ---
Base Case 35.27
Mean 35.27
Median 35.27
Mode 35.27
Standard Deviation 3.88
Variance 15.07
Skewness 0.00
Kurtosis 3.00
Coeff. of Variability 0.1101
Minimum -Infinity
Maximum Infinity
Range Width ---
Mean Std. Error ---

Percentiles: Assumption values Distribution


0% -Infinity
10% 30.29
20% 32.
30% 33.23
40% 34.28
50% 35.27
60% 36.25
70% 37.3
80% 38.53
90% 40.24
100% Infinity

End of Assumptions

Ranked By: Anderson-Darling


Data Series
Series 1 Distribution A-D A-D P-Value K-S K-S P-Value Chi-Square Chi-Square P-Value
Normal 0.8726 0.017 0.2220 0.027 3.9333 0.047
Uniform 1.4226 0.094 0.2778 0.117 3.9333 0.047
Triangular 3.2692 --- 0.3089 --- 5.5333 ---
Exponential 5.5560 0.000 0.5729 0.000 45.0000 0.000
Beta 9.0506 --- 0.1683 --- 1.2667 ---

Quá trình bơm bê tông

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 153 
 
Crysta l Ba ll R e port - Assumptions
Assumptions

W orkshe e t: [Cong ta c be tong.xlsx]T G kie m tra

Assumption: D a ta S e rie s 1: Be st Fit Ce ll: D 2

Triangular distribution with parameters:


Minimum 5.71
Likeliest 6.
Maximum 17.61

Statistics: Assumption values Distribution


Trials ---
Base Case 9.77
Mean 9.77
Median 9.3
Mode 6.
Standard Deviation 2.77
Variance 7.69
Skewness 0.5645
Kurtosis 5.40
Coeff. of Variability 0.2836
Minimum 5.71
Maximum 17.61
Range Width 11.9
Mean Std. Error ---

Percentiles: Assumption values Distribution


0% 5.71
10% 6.46
20% 7.1
30% 7.78
40% 8.51
50% 9.3
60% 10.18
70% 11.17
80% 12.36
90% 13.9
100% 17.61

End of Assumptions

Ranked By: Anderson-Darling


Data Series
Series 1 Distribution A-D A-D P-Value K-S K-S P-Value Chi-Square Chi-Square P-Value
Triangular 0.8755 --- 0.2860 --- 1.2667 ---
Normal 1.0536 0.000 0.2590 0.000 1.2667 0.260
Uniform 2.1685 0.027 0.4160 0.000 11.9333 0.001
Beta 2.6013 --- 0.1801 --- 1.2667 ---
Exponential 4.0104 0.000 0.4766 0.000 24.7333 0.000

Quá trình kiểm tra xe bơm bê tông

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 
Trang 154 
 

LÝ LỊCH TRÍCH NGANG


 

 
Họ và tên         : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO      Phái        : Nam 
 
Năm sinh          : 20-12-1988                                      Nơi sinh : Bình Định 
 
Địa chỉ liên lạc : 17/12 Đường 15, P.Linh Chiểu, Q.Thủ Đức, Tp HCM 
Điện Thoại       : 0988962412 
Email               : lebao2012@gmail.com. 

1. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO


- 2006 – 2011: Sinh viên Trường Đại học Kiến Trúc Tp Hồ Chí Minh. 
- 2013 – 2015: Học viên cao học Trường Đại học Bách Khoa TP. Hồ 
Chí Minh. 
 

2. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

-    06/2011- nay: Công ty TNHH Tư vấn thiết kế xây dựng Sino-Pacific 
 

HVTH : LÊ PHONG VƯƠNG BẢO                                              MSHV: 13080008     
 

You might also like