You are on page 1of 130

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI


---------------------------------------

NGUYỄN GIA LINH

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI PHẦN TRÊN CƠ THỂ HỌC
SINH NAM HÀ NỘI 15 – 17 TUỔI

Chuyên ngành : CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC


CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


PGS.TS TRẦN BÍCH HOÀN

Hà Nội - 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

NGUYỄN GIA LINH

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI PHẦN TRÊN


CƠ THỂ HỌC SINH NAM HÀ NỘI 15 – 17 TUỔI

Chuyên ngành : CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC


CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


PGS.TS TRẦN BÍCH HOÀN

Hà Nội - 2011
Mẫu 2
LÝ LỊCH KHOA HỌC
(Dùng cho học viên cao học)
I. Sơ lược lý lịch: ảnh 4x6
Họ và tên: Nguyễn Gia Linh Giới tính: Nam
Sinh ngày: 23 tháng 04 năm 1983
Nơi sinh(Tỉnh mới): Quân Y viện 105 – Sơn Tây – Hà Nội
Quê quán: Đại Mỗ - Từ Liêm – Hà Nội
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: Thôn Chợ xã Đại Mỗ huyện Từ Liêm thành phố Hà Nội
Điện thoại CQ: Điện thoại NR: 0438392295 Điện thoại di động: 0906230483
II. Quá trình đào tạo:
1. Đại học:
- Hệ đào tạo(Chính quy,tại chức, chuyên tu) : Tại Chức Thời gian đào tạo: từ năm 2006 đến năm 2008
- Trường đào tạo: Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên.
- Ngành học: Công nghệ May và Thời trang Bằng tốt nghiệp đạt loại: Khá
2. Thạc sĩ:
- Hệ đào tạo: Chính quy Thời gian đào tạo: từ năm 2009 đến năm 2011
- Chuyên ngành học: Công nghệ Vật liệu Dệt may
- Tên luận văn: Nghiên cứu đặc điểm hình thái phần trên cơ thể học sinh nam Hà Nội từ
15-17 tuổi.
- Người hướng dẫn Khoa học: PGS.TS. Trần Bích Hoàn
4. Trình độ ngoại ngữ (Biết ngoại ngữ gì, mức độ nào): Tiếng Anh, TOEFL.ITP (537)
III. Quá trình công tác chuyên môn kể từ khi tốt nghiệp đại học:
Thời gian Nơi công tác Công việc đảm nhận
2008-2011 Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Giáo viên
IV. Các công trình khoa học đã công bố:
Tôi cam đoan những nội dung viết trên đây là đúng sự thật.
Ngày 06 tháng 09 năm 2011
NGƯỜI KHAI KÝ TÊN

NGUYỄN GIA LINH


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan toàn bộ kết quả nghiên cứu được trình bày trong Luận văn là
do tôi nghiên cứu, do tôi tự trình bày, không sao chép từ các Luận văn khác. Tôi xin
chịu trách nhiệm hoàn toàn về những nội dung, hình ảnh cũng như các kết quả nghiên
cứu trong Luận văn.

Hà Nội, ngày 16 tháng 09 năm 2011


Người thực hiện

Nguyễn Gia Linh


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn toàn thể các Thầy giáo, Cô giáo khoa
Công nghệ Dệt may và thời trang trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Cảm ơn các
Thầy, Cô đã dạy dỗ, truyền đạt cho em những kiến thức khoa học để em có thể hoàn
thành khóa học và hoàn thành luận văn này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới cô giáo Trần Bích Hoàn. Em cảm ơn cô rất
nhiều vì cô đã tận tâm chỉ bảo, hướng dẫn cho em hoàn thành luận văn của mình.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Phổ thông trung học Đoàn kết,
Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi, Kim Liên, Việt Đức và Trường Phổ thông cơ sở Phú
Thị, Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong việc thu thập số liệu nhân trắc của các em
nam học sinh 15 – 17 tuổi tại trường.
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn gia đình, các đồng nghiệp, bạn bè đã động
viên, giúp đỡ tôi trong thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn và chúc Thầy Cô, bạn bè đồng nghiệp luôn hạnh phúc,
thành đạt.

Hà nội, Ngày 16 tháng 09 năm 2011

Nguyễn Gia Linh

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 2 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

MỞ ĐẦU
Con người sống không thể thiếu những nhu cầu mà cơ bản nhất là nhu cầu ăn,
mặc, ở. Ngày nay, khi đã “đủ ăn”, “đủ ở” thì “đủ mặc” trở thành nhu cầu bức thiết.
Trang phục giúp con người hòa hợp với thiên nhiên, tô điểm cho cuộc sống, thể hiện
cái tôi, khẳng định vị trí của mình trong xã hội. Đây là nền tảng cốt yếu cho ngành
công nghiệp thời trang phát triển
Ngày nay do sự thay đổi về điều kiện sống cũng như thay đổi về môi trường
học tập, làm việc và vui chơi giải trí khiến cho con người phát triển các kích thước cơ
thể. Tuy nhiên sự phát triển đó không đồng đều. Có những kích thước phát triển
nhanh và có những kích thước phát triển chậm hơn hoặc không mấy phát triển. Do
vậy ngành may mặc cần phải nghiên cứu và cập nhật thường xuyên tình hình phát
triển hình thái cơ thể mới để có thể đưa ra những điều chỉnh kịp thời đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của con người.
Nhận thấy nghiên cứu phân loại đặc điểm hình thái cơ thể người là phần không
thể thiếu trong nghiên cứu Nhân trắc học bởi vì việc nghiên cứu này là yếu tố quyết
định đến việc phân chia đám đông thành các nhóm nhất định có đặc điểm chung. Còn
trong may mặc việc phân tích nắm bắt đặc điểm cơ thể là rất quan trọng, bởi vì đây là
yếu tố góp phần định hình chủng loại, thiết kế kiểu dáng sản phẩm phù hợp cho từng
nhóm người. Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu từ hình thái chung nhất
đến cụ thể từng bộ phận như bàn tay, chân, phần đầu…Nhưng ở Việt Nam hiện nay
việc nghiên cứu phân loại đặc điểm hình thái cơ thể người vẫn còn hạn chế nhất là ở
phần trên cơ thể nơi luôn luôn được con người chăm sóc, chú ý nhiều nhất. Trong các
giai đoạn phát triển hình thái cơ thể người thì giai đoạn thiếu niên cuối dậy thì có hình
thể đã phát triển ổn định và gần như sẽ là khung cơ sở cho các sự phát triển về sau
nên càng phải được nghiên cứu một cách chặt chẽ, kỹ lưỡng. Chính vì vậy tôi đã lựa
chọn và nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu
đặc điểm hình thái phần trên cơ thể học sinh nam Hà Nội từ 15 – 17 tuổi”. Nhằm
góp phần đánh giá sự phát triển đặc điểm của các em đồng thời góp phần xây dựng hệ
thống cỡ số, phục vụ thiết kế trang phục học sinh trung học trên địa bàn thành phố Hà
Nội.

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 3 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

CHƯƠNG I: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN


1.1. Sơ lược sự phát triển của nhân trắc học trên thế giới và Việt Nam.
Nhân trắc học (anthroponietria) là một môn khoa học dùng các phương pháp đo trên
cơ thể người và sử dụng toán học, phương pháp thống kê để phân tích những kết quả
đo được nhằm tìm hiểu các qui luật về sự phát triển hình thái cơ thể người, đồng thời
vận dụng các qui luật đó vào vịệc giải quyết những yêu cầu thực tiễn của khoa học,
kỹ thuật, sản xuất và đời sống (trích theo Atlat nhân trắc học người Việt Nam trong
lứa tuổi lao động). [12]
Nhân trắc học đã hình thàmh từ rất lâu. Có thể nói rằng, ngay từ khi con người biết đo
chiều cao của mình, biết mình cân nặng bao nhiêu, là đã bắt đầu làm nhân trắc. Tuy
vậy trong nhiều năm dài lịch sử tiếp theo đó, con người mới chỉ làm nhân trắc một
cách ngẫu nhiên (tùy hứng) hay nói cách khác nhân trắc đương thời chưa trở thành
một môn khoa học. Cho đến đầu thế kỷ XX, từ khi Fisher, một trong những người
sáng lập môn di truyền học quần thể, đã xây dựng được môn thống kê toán học ứng
dụng vào y học thì nhân trắc học mới thực sự trở thành môn khoa học với đầy đủ ý
nghĩa và tính chính xác của nó.
Qua thời gian dài mấy chục năm, nhân trắc học đã có những bước tiến đáng kể nhờ
được áp dụng những kỹ thuật hiện đại của các ngành khoa học phát triển khác với số
người chuyên nghiên cứu vấn đề này trên thế giới ngày càng tăng. Vào đầu của thế kỷ
XX, Rudilf Martin, nhà nhân học đi tiên phong của người Đức đã đề xuất một hệ
thống và dụng cụ để đo đạc kích thước cơ thể người và ông đã cho ra đời cuốn sách
“Giáo trình về nhân học” vào năm 1919, đó là cuốn sách đầu tiên trình bày một cách
đầy đủ các phương pháp nghiên cứu nhân trắc học. Điểm nổi bậc của cuốn sách này
là việc ứng dụng toán học, đặc biệt là thống kê sinh học đã được đưa vào ứng dụng
cho lĩnh vực nhân trắc học. Tiếp sau đó, năm 1924 ông tiếp tục cho ra đời cuốn “Chỉ
nam đo đạc cơ thể và xử lý thống kê”. Đây là cuốn sách được xem là kim chỉ nam cho
môn khoa học này. Và ông được coi là người đặt nên móng đầu tiên cho nhân trắc
học hiện đại. Các trường phái Nhân trắc học tiếp theo đó đều dựa trên cơ sở phương
pháp R.Martin mà bổ sung và hoàn thiện về lý thuyết và thực tiễn theo truyền thống
khoa học của từng nước cũng như theo các mục tiêu ứng dụng khác nhau và từ đó đến
nay trên thế đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về lãnh vực này, các tài liệu nhân
trắc học đã liên tiếp được xuất bản.

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 4 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

- Năm 1960 nhà nhân trắc học người Pháp Olivier với kinh nghiệm nhiều năm
nghiên cứu về nhân trắc ở một số nước ở Châu Á, Châu Phi, Châu Đại Dương đã cho
ra đời cuốn “Thực hành nhân trắc”. Trong cuốn sách này, ông đã phân tích và đưa ra
những phương pháp nghiên cứu nhân trắc một cách khá đầy đủ và được các nhà nhân
trắc trên thế giới ứng dụng rộng rãi [5].
- Năm 1961, Nold và Volsuski đã nghiên cứu ảnh hưởng của địa lý đến sự tăng
trưởng chiều cao cơ thể và chứng minh rõ những yếu tố ảnh hưởng đó là có thật.
Cũng trong thời gian này, Graef và Cone đã thu thập được nhiều số liệu chứng minh
tình trạng dinh dưỡng và bệnh tật ảnh hưởng rõ rệt đến sự gia tăng của các kích thước
cơ thể, đặc biệt chiều cao và cân nặng.
- Năm 1962 cuốn “Học thuyết về sự phát triển thể lực con người” của tác giả
Baskirop bàn luận về các quy luật phát triển cơ thể người dưới ảnh hưởng của những
điều kiện sống.
- Năm 1964 F. Vandervael, một thầy thuốc người Bỉ đã viết cuốn sách giáo khoa
về Nhân trắc học, Ông đưa ra những nhận xét toàn diện về các qui luật phát triển thể
lực theo giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp và xây dựng các thang phân lọai thể lực
theo các chỉ số đánh giá thể lực với các đặc trưng thống kê trung bình cộng ( x ) và độ
lệch chuẩn (б) [18].
Đặc biệt việc ứng dụng phương pháp nhân trắc học vào nghiên cứu lứa tuổi trẻ em
đến trường học đã được thế giới quan tâm và tiến hành sớm hơn vào cuối thế kỷ
19. Mặc dù trong thời kỳ này các công trình nghiên cứu còn hạn chế về số lượng và
kích thước đo đạc, phương pháp nghiên cứu cũng chưa hoàn toàn thống nhất và các
tính toán thống kê còn đơn giản. Cũng trong những năm 70-80 của thế kỷ 19 các công
trình về sinh trưởng của trẻ em cũng đã được giới thiệu đầy đủ như ở Humburg năm
1977 (Theo Lenz Ort, 1959), ở Boxton và Aivakutu từ năm 1877-1880 (theo
Meredith, Kortt, 1962; Cone, 1965), ở Vacxava năm 1880 (theo Wolanski, 1973), ở
Xtôckhôm năm 1883 (theo Ljungetal, 1974). [4]
Bước vào thế kỷ 20, nhân trắc học ngày một phát triển cùng với các môn khoa học
khác có liên quan như: di truyền học, sinh lý, sinh hóa, toán thống kê,…. Những hội,
ban, ngành, viện nghiên cứu về nhân học được thành lập và cho ra đời nhiều công
trình nghiên cứu nhân trắc có giá trị thực tiễn cao như chỉ tính ở Liên Xô cũ trong
vòng 50 năm đã có hàng trăm công trình. Ở Đức, Hunggari, Tiệp Khắc,

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 5 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

Ba Lan, Pháp, Anh, Mỹ, Bỉ, Nhật, vv… số lượng và chất lượng các công trình nghiên
cứu đều vượt bậc xa thế kỷ trước và nội dung của các công trình này đã đề cập đến
một số vấn đề sau:
Sự tăng trưởng các kích thước tổng thể và phát triển cơ thể học sinh không giống
nhau ở các lứa tuổi, mạnh nhất ở lứa tuổi dậy thì do ảnh hưởng sự họat động của các
cơ quan nội tiết trong thời kỳ chín sinh dục. Tốc độ tăng trưởng và sự kéo dài thời
gian tăng trưởng phụ thuộc vào vào các điều kiện kinh tế xã hội, ví dụ như theo
Bunac (1941) sự tăng trưởng chiều cao ở nam giới phải tới 25 tuổi mới kết thúc,
nhưng theo Uruxon A.M (1962) thì lại là 17-18 tuổi đối với nữ và 19 tuổi đối với
nam. Điều kiện kinh tế ảnh hưởng lớn đến sự phát triển cơ thể của trẻ em. Những trẻ
em có thân hình gầy ốm, thể lực phát triển kém, đa số là con của các gia đình nghèo
có thu nhập thấp. Điều kiện xã hội, môi trường sinh thái cũng tác động mạnh đến sự
tăng trưởng; như trẻ em sống ở thành phố cơ thể phát triển tốt hơn trẻ em vùng nông
thôn. Sự chín sinh dục cũng như vậy những trẻ em nữ sống ở thành phố hoặc ở các
gia đình khá giả hoặc sống ở vùng khí hậu ôn hòa sẽ dậy thì sớm hơn so với trẻ em nữ
sống ở vùng nông thôn hoặc ở các gia đình nghèo khó hoặc sống ở vùng cận xích đạo
và xích đạo. Sự chín sinh dục có liên hệ với sự tăng trưởng các kích thước hình thái.
Soloviev V.S (1964) nhận thấy nam 14 tuổi đã chín sinh dục cả về kích thước, về
hình thái và chức năng sinh lý [4].
Trong khoảng 100-150 năm gần đây người ta thấy có hiện tượng tăng nhanh về sự
phát triển cơ thể và trưởng thành sinh lý của trẻ em và thiếu niên; ở các nước phát
triển nhanh như ở các nước Anh, Pháp, Mỹ, … hiện tượng này được thể hiện rõ rệt
nhất. Tập hợp nhiều tài liệu về sự phát triển cơ thể học sinh phổ thông người ta ghi
nhận được rằng sự tăng nhanh chiều cao đứng, trọng lượng cơ thể cũng như các kích
thước từng phần (các đoạn thân thể, chi, mô mỡ, ..) trong vòng 100 năm gần đây
(chẳng hạn chiều cao đứng đã tăng lên 10 đến 15 cm). Thời kỳ chín sinh dục của
thiếu niên cũng sớm hơn 2 năm so với 100 năm trước. Tuổi có kinh nguyệt lần đầu
còn sớm hơn nữa, ví dụ như vào đầu thế kỷ trước tuổi có kinh trung bình ở các nước
Châu Âu phát triển là 16.5 – 17.5 thì ngày nay ở các thành phố công nghiệp chỉ còn là
12.5 -13 tuổi [4].
Trước đây sự phát triển cơ thể được coi như là chỉ số đánh giá về tình trạng
sức khỏe con người nói chung và trẻ em nói riêng.Trong đó, các chỉ tiêu như chiều

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 6 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

cao, cân nặng, hay vòng ngực,…được coi là các chỉ tiêu quan trọng nhất. Mối quan hệ
giữa các chỉ số phát triển cơ thể và sức khỏe là rất phức tạp. Do đó người ta đã dùng
các chỉ số thể lực để biểu thị mối quan hệ giữa các đặc điểm đặc trưng nhất trong sự
phát triển cơ thể. Các chỉ số về thể lực chính là sự tổng hợp các tương quan của nhiều
dấu hiệu hình thái cơ thể dưới dạng công thức toán học. Lọai chỉ số thể lực đơn giản
nhất thể hiện mối tương quan giữa hai kích thước cao đứng và cân nặng là chỉ số BMI
và còn có những chỉ số phức tạp hơn thể hiện mối tương quan của của 3 – 4 kích
thước. Ban đầu phương pháp dùng chỉ số được áp dụng rộng rãi vì dễ tính toán, dễ
hiểu; nhưng về sau đã bộc lộ nhiều nhược điểm như không chính xác, hoặc vì lệ thuộc
vào các lứa tuổi (nhất là trẻ em và thanh thiếu niên) nên cùng một trị số nhưng tùy
theo lứa tuổi mà chỉ số có ý nghĩa khác nhau. Đến năm 1925 phương pháp Martin
được ra đời đã loại trừ phương pháp chỉ số. Với quan niệm sự phát triển cơ thể mỗi
người phải so sánh với sự phát triển cơ thể của một nhóm người mà người đó là thành
viên, Martin đã lập bảng chuẩn nhiều đặc điểm cơ bản của cơ thể trong đó mỗi đặc
điểm lại được chia ra làm nhiều lọai căn cứ vào giá trị của độ lệch chuẩn. Phương
pháp này về sau đã được nhiều tác giả khác bổ sung (ví dụ như Stepheo) nhưng cũng
có nhược điểm là coi chiều cao đứng, cân nặng và vòng ngực là 3 đặc điểm biến đổi
độc lập, trong khi thực tế chỉ có chiều cao đứng biến đổi độc lập còn cân nặng và
vòng ngực biến đổi phụ thuộc vào chiều cao đứng. Vì vậy, người ta đã dùng phương
pháp tương quan (chuẩn hồi qui), với quan niệm cao đứng là đặc điểm biến đổi độc
lập, vòng ngực biến đổi phụ thuộc vào chiều cao đứng và cân nặng biến đổi phụ thuộc
vào chiều cao đứng và vòng ngực. Mặc dù đã có nhiều phương pháp đánh giá sự phát
triển cơ thể trẻ em và thiếu niên nhưng các nhà nghiên cứu vẫn nỗ lực tìm tòi những
phương pháp mới nhằm đánh giá sát thực hơn lứa tuổi đang lớn. Gần đây, các tác giả
người Pháp M.Sempe, G .Peldron và M.P.Rog-Pernot đã xuất bản cuốn sách “Tăng
trưởng phương pháp và sự nối tiếp” đề cập đến các phương pháp nghiên cứu về sự
phát triển và tăng trưởng của cơ thể, đặc biệt là nghiên cứu thể lực của trẻ em. Cuốn
sách này là một trong những cuốn sách hoàn chỉnh nhất và thời sự nhất trong lĩnh vực
nghiên cứu nhân trắc học [4].
Kho tàng lịch sử phát triển nhân trắc học là rất rộng, nhưng vì không có điều kiện
để trích dẫn đầy đủ toàn bộ những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài
về lĩnh vực này, nên tôi chỉ giới thiệu được những tác giả tiêu biểu.

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 7 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

1.1.2. Nghiên cứu nhân trắc học ở Việt Nam.


Ở Việt Nam nhân trắc học đã được bắt đầu chú ý tù những năm 30 của thế kỉ
trước bằng một số công trình lẻ tẻ về đo đạc một số kích thước như: Chiều cao, cân
nặng và vòng ngực của học sinh ở Hà Nội. Trong thời kì này, hầu hết các công trình
nghiên cứu đều do một số bác sĩ người Pháp và bác sĩ người Việt Nam thực hiện tại
ban nhân trắc học thuộc Viện Viễn Đông Bác Cổ (École d’Extreme Orient) và tại
viện Giải phẫu học thuộc trường Đại học Y khoa Hà Nội.
Cuốn “Hình thái học cơ thể người và giải phẫu mỹ thuật” là một trong những
tác phẩm đầu tiên của Giáo sư bác sĩ Đỗ Xuân Hợp – Nhà nhân trắc học đầu tiên của
Việt Nam, cộng tác với giáo sư P.Huard xuất bản năm 1942, đã tạp hợp được nhiều
công trình nghiên cứu về nhân trắc học trên người Việt Nam. Tuy nhiên, các công
trình nghiên cứu lúc đó cho kết quả rất hạn chế do chưa hệ thống các kỹ thuật và
phương pháp nghiên cứu còn đơn sơ, xử lý thống kê toán học chưa triệt để và còn
thiếu chính xác.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giành độc lập dân tộc (1945-
1954), giáo sư Đỗ Xuân Hợp đã cùng một số bác sĩ và sinh viên tiến hành những
công trình nghiên cứu nhân trắc học trên thanh niên để phục vụ cho việc tuyển quân
và may quân trang, mũ, giầy cho bộ đội.
Sau khi đất nước giải phóng từ năm 1954 tới nay, các bộ môn nhân trắc học
dần dần được thành lập ở một số viện nghiên cứu khoa học (Viện KHKT Bảo hộ lao
động, Viện khoa học lao động, Viện vệ sinh dịch tễ học, Viện đo lường tiêu chuẩn,
Viện khảo sát học, Viện bảo tang lịch sử ….) và trường đại học (Đại học tổng hợp Hà
nội, Đại học sư phạm, Đại học mỹ thuật, Đại học văn hoá, Đại học thể dục thể
thao….) để làm nhiệm vụ nghiên cứu và giảng dạy. Nhiều đối tượng người ở hầu hết
các lứa tuổi của hầu hết các thành phần đã được điều tra nghiên cứu. Số kích thước và
thông số đo đạc cho mỗi đối tượng lên tới hàng trăm, các chỉ số thể lực và các thông
số sinh học dần dần được thiết lập. Toán thống kê cũng được vận dụng tối ưu để nhận
định và đánh giá kết quả một cách chính xác hơn.
Có thể nói các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực này khá phong phú. Tuy
nhiên, những nghiên cứu tùy thuộc vào mục đích, yêu cầu cùa việc nghiên cứu mà
mỗi nghiên cứu sẽ đi sâu vào một đề tài, vấn đề khác nhau. Có thể tạm khái quát các
kết quả nghiên cứu nhân trắc theo các hướng chính sau đây:

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 8 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

Các kết quả đi theo hướng tìm hiểu đặc trưng hình thái, chủng tộc của các cộng
đồng người Việt Nam. Trong hướng nghiên cứu này, tác phẩm “nhân trắc học và sự
ứng dụng nghiên cứu trên người Việt Nam” với nội dung bổ ích mang tính ứng dụng
cao, giới thiệu các bước tiến hành nghiên cứu, các mốc đo nhân trắc thông dụng trên
cơ thể người, trên xương; các dụng cụ đo đạc và những nét chính về toán thống kê
ứng dụng trong nghiên cứu nhân trắc, được xem là một tài liệu quan trọng hướng dẫn
cho nhiều nhà nghiên cứu trẻ sau này đi vào lĩnh vực nhân trắc học Việt Nam.

Các nghiên cứu nhằm khảo sát đánh giá thể lực, sự tăng trưởng, phát triển về
hình thái cơ thể được phát triển hơn cả với khá nhiều tác giả tham gia. Các nhà
nghiên cứu nhằm tìm hiểu sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em, thiếu niên, thanh
niên mà đại diện là Lê Thị Hợp, Đinh Kỷ, Nguyễn Công Khanh, Lê Nam Trà, Hàn
Nguyệt Kim Chi, Đào Huy Khuê…..
Liên tục trong các năm 1972, 1973 Đinh Kỷ và cộng sự đã công bố kết quả
nghiên cứu của mình về một số kích thước hình thái và thể lực của học sinh phổ
thông của Thái Bình từ 7 đến 18 tuổi. Trong công trình này, tác giả đã bàn về sự phát
triển cơ thể của học sinh và so sánh với các nhận định của Đỗ Xuân Hợp và Nguyễn
Quang Quyền tiến hành nghiên cứu đối với học sinh Hà Nội cùng lứa tuổi từ năm
1959.
Năm 1991, đề tài nghiên cứu đặc điểm và hình thái kích thước, sự tăng trưởng
và phát triển cơ thể của trẻ em của Đào Huy Khuê đã khảo sát tới 50 chỉ tiêu nhân
trắc trên 1478 em học sinh từ 7 đến 18 tuổi. Đây là công trình nghiên cứu khá công
phu tỉ mỉ để đánh giá sức lớn của trẻ em Việt Nam cả về mặt sinh lý và hình thái.

Năm 1992, đề tài “Đặc điểm hình thái và thể lực học sinh một trường phổ
thông cơ sở ở Hà Nội” của Thẩm Thị Hoàng Điệp đã mang lại cho lĩnh vực nghiên
cứu nhân trắc học ở Việt Nam một bứt phá mới khi lựa chọn phương pháp theo dõi
dọc (Longgitudial Study) để tiến hành theo dõi một nhóm học sinh trong 10 năm liên
tục từ năm 1981 – 1992, từ đó đưa ra quy luật phát triển của trẻ em thông qua các quy
luật phát triển như: quy luật phát triển về chiều cao, quy luật phát triển về cân nặng,
quy luật phát triển của các kích thước vòng…. Đề tài này được tác giả
bảo vệ thành công nhận học vị Phó Tiến sĩ khoa học. Từ đó cho đến nay phương pháp
này cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và áp dụng.

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 9 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

Các công trình nghiên cứu ứng dụng cho ergonomics (nghiên cứu về lao động) là
một hướng mới trong nghiên cứu nhân trắc. Từ những năm 1970 hướng nhân trắc
ergonomic được hình thành do yêu cầu của thực tiễn sản xuất và tổ chức lao động
khoa học. Nhân trắc ergonomics đã được ứng dụng ở Việt Nam trong các công trình
nghiên cứu, đánh giá về mức độ phù hợp của các loại máy móc, thiết bị (đa phần
được nhập ngoại) với người lao động Việt Nam. Những kiến nghị, đề xuất thay đổi
kích thước máy, chỗ làm việc trên cơ sở kết quả các dẫn liệu nhân trắc đã được đưa
ra.
Cho đến những năm đầu thập kỉ 80, các công trình nghiên cứu nhân trắc ở Việt Nam
có từ trước, một mặt còn dẫn liệu về nhân trắc ergonomics, mặt khác đối tượng, phạm
vi khảo sát còn hẹp chưa đủ đại diện cho các lứa tuổi và các vùng dân cư khác nhau.
Các công trình mang tính ergonomics đã được thực hiện đều phải bắt đầu bằng việc
đo đạc, khảo sát các chỉ tiêu nhân trắc của các nhóm đối tượng nghiên cứu. Thêm
nữa, có một số tiêu chí không kèm theo các quy định về kỹ thuật đo lường và xác
định rõ các điểm mốc đo.
Để tạo tiền đề cho việc nghiên cứu ergonomics, nhiệm vụ đề ra trước tiên là
phải xây dựng các dẫn liệu nhân trắc ergonomic theo quy định thống nhất trên một số
đối tượng đủ lớn đại diện được cho các lớp người lao động, các lứa tuổi và các vùng
dân cư khác nhau. Viện nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Bảo hộ Lao động dưới sự chỉ
đạo của PGS.TS Nguyễn An Lương và sự phối hợp nghiên cứu của nhiều cán bộ khoa
học thuộc nhiều trường đại học, nhiều cơ quan khoa học đã nghiên cứu xây dựng ba
tập Atlas nhân trăc học người Việt Nam trong lứa tuổi lao động trong khuân khổ các
đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ và cấp Nhà nước.
Tập “Atlas nhân trắc học người Việt Nam trong lứa tuổi lao động” (1986) do
PGS.TS Võ Hưng làm chủ biên là kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà
nước “Nghiên cứu ứng dụng ergonomics vào bảo hộ lao động và áp dụng các dữ kiện
nhân trắc vào việc cải thiện điều kiện lao động cho công nhân” (mã số: 58:01:03:01)
thuộc chương trình tiến bộ khoa học kỹ thuật trọng điểm của Nhà nước về bảo hộ lao
động trong giai đoạn từ 1982-1985. Atlas đã trình bày 138 dấu hiệu nhân trắc học tĩnh
được đo đạc trên 13.223 người đang trực tiếp lao động sản xuất trong nhiều ngành
nghề khác nhau trên cả nước Việt Nam. Công trình đã nghiên cứu tiến hành theo các
phương pháp và dụng cụ đo theo tiêu chuẩn quốc tế. Đó là công trình nhân trắc học
đầu tiên của Việt Nam được xử lý thống kê bằng

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 10 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

máy tính điện tử thời điểm đó. Tất cả 138 dấu hiệu trong Atlas được tính theo các giá
trị ngưỡng 1%, 5%, 95% và 99%.
Trong giai đoạn 1986 – 1990, tập Atlas thứ 2 “Atlas nhân trắc học người Việt
Nam trong lứa tuổi lao động – Dấu hiệu nhân trắc động về tầm hoạt động của tay” ra
đời. Đây cũng là kết quả của đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước “Nghiên cứu xây dựng
các chỉ tiêu nhân trắc học người lao động Việt Nam (phần dấu hiệu động) và sự chỉ
dẫn phương pháp đánh giá ergonomic chỗ làm việc, phòng ngừa tai nạn, sự cố do sai
lầm của người điều khiển những hệ thống kỹ thuật phức tạp” (mã số: 58A:01:02).
Cuốn sách trình bày các số liệu thống kê về tầm hoạt động của tay trong không gian
theo 9 mặt phẳng ngang của 1075 lao động nam nữ từ 17 – 50 tuổi trong một số
ngành công nghiệp phổ biến như: Cơ khí, dệt may, chế biến lương thực, thực phẩm…
ở một số địa phương của miền Bắc và miền Nam Việt Nam theo phương pháp của
Kennedy (USA) và Eva Nowak (Ba Lan). Kết quả công trình nghiên cứu khoa học
của đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu tầm hoạt động của khớp và giới hạn thị trường bình
thường của người lao động Việt Nam” (mã số: 93-19/TLĐ) đã cho ra đời tập Atlas
thứ 3 “Atlas nhân trắc học người Việt Nam trong lứa tuổi lao động – Dấu hiệu nhân
trắc động khớp và giới hạn thị giác” 1997. Nội dung chủ yếu của cuốn Atlas nhân trắc
này là trình bày các thông số thống kê của 50 dấu hiệu hoạt động khớp đo trên 2267
nam nữ lao động tuổi từ 17 – 59 ở hai miền Bắc, Nam Việt Nam cùng với sự phân
tích nhận định tổng quát về tầm hoạt động khớp theo giới tính, lứa tuổi và vùng lãnh
thổ.Nhân trắc học được ứng dụng vào nhiều mục tiêu khác nhau, đặc biệt là cả trong
may mặc.Ngành nhân trắc học Việt Nam đã và đang từng bước phát triển.

Trên đây, mới chỉ là sơ lược lịch sử nghiên cứu nhân trắc học ở Việt Nam với
những điểm mốc quan trọng, vì trong khuôn khổ giới hạn của đề tài tác giả không thể
liệt kê đầy đủ bề dày lịch sử hình thành và phát triển nhân trắc học cho đến ngày hôm
nay

1.1.3. Một số ứng dụng nghiên cứu nhân trắc học vào ngành May tại Việt Nam
Việc ứng dụng thực tế nhân trắc học không chỉ dừng lại ở mức công trình nghiên cứu
thể lực, các hình thái đồ thị, các ứng dụng trong y tế học đường, thể dục thể thao và
nghề nghiệp…v..v.. như đã trình bày trên mà đối với ngành may mặc việc ứng dụng
các nghiên cứu nhân trắc học cho một số công tác trong ngành may mặc cũng chiếm
một vị trí ý nghĩa quan trọng nhất định trong sự phát triển ngành

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 11 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

may trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Nhìn chung các công trình
nghiên cứu khoa học ứng dụng nhân trắc theo vào ngành may còn nhiều hạn chế.
Ngoài các công trình nghiên cứu ứng dụng nhân trắc theo hướng ergonomic cho các
lứa tuổi lao động trong ngành Dệt May thì hầu hết nhân trắc học được áp để xây dựng
hệ thống cỡ số trang phục cho từng quốc gia. Ở các nước trên thế giới Ý, Nhật Bản,
Pháp, Mỹ, Úc, Liên Xô cũ, Tiệp Khắc, Trung Quốc, Hồng Kông ….đã sớm áp
dụng phương pháp nhân trắc học vào nghiên cứu xây dựng cỡ số trang phục (quần áo,
giầy dép, mũ nón, găng tay…) cho từng nước, do ngành May công nghiệp của các
nước này phát triển sớm hơn hẳn Việt Nam.
Riêng nước ta, một nước trải qua thời kì đô hộ, thuộc địa dài lâu, chiến tranh
với giặc ngoại xâm liên miên cho đến 30-4-1975 mới hoàn toàn giải phóng thống nhất
2 miền Nam Bắc, nền kinh tế phát triển chậm, nhu cầu “ăn no” còn cần thiết hơn
“mặc đẹp” dẫn đến ngành May công nghiệp cũng phát triển chậm. Trong cuộc kháng
chiến chống Thực dân Pháp (1945-1954) GS. Đỗ Xuân Hợp đã cùng với một số bác
sĩ và sinh viên tiến hành những công trình nghiên cứu nhân trắc học trên thanh niên
để phục vụ cho việc tuyển quân và may quân trang cho bộ đội. Mặc dù phương pháp
nghiên cứu nhân trắc học lúc đó cho kết quả còn hạn chế do hệ thống còn chưa triệt
để và chính xác nhưng có thể nói đây là những công trình nghiên cứu ứng dụng nhân
trắc học đầu tiên của Việt Nam vào nghiên cứu xây dựng hệ thống cỡ số quân trang
phục vụ ngành May.
Khoảng 20 năm trở lại đây, khi nền kinh tế bắt đầu phát triển nhu cầu làm đẹp
tăng lên, các công ty may, cơ sở May công nghiệp nở rộ, hàng quần áo may sẵn đa
dạng phong phú với nhiều chủng loại phục vụ cho mọi đối tượng tràn gập thị trường.
Vấn đề cấp thiết là xây dựng một hệ thống cỡ số thiết kế quần áo phục vụ đa số sự
phát triển của những dạng người khác nhau ở Việt Nam được đặt ra. Năm 1994, Tiêu
chuẩn Việt Nam – 5781 về “Phương pháp đo cơ thể người”, Tiêu chuẩn Việt Nam –
5782 về “Hệ thống cỡ số tiêu chuẩn quần áo” ban hành, cũng chính là kết quả của các
công trình ứng dụng phương pháp nhân trắc học phục vụ cho ngành May đem lại.

Cho đến nay, Việt Nam đang là một trong những nước có tốc độ phát triển
kinh tế khá cao, ngành công nghiệp May mặc trong lĩnh vực xuất khẩu nói chung và
thị trường nội địa nói riêng cũng đang phát triển mạnh mẽ. Hệ thống cỡ số quần áo
của nước ta xây dựng năm 1994 đã quá lỗi thời để đáp ứng nhu cầu phục vụ người
tiêu dùng trong nước, mặt khác từ khi gia nhập WTO sự cạnh tranh ngày càng khốc

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 12 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

liệt, một trong những tồn tại lớn nhất của ngành May Việt Nam là vẫn chưa xây dựng
mới hệ thống cỡ số trang phục cho người Việt Nam. Hầu hết các công ty May lớn cho
đến các cơ sở sản xuất may sẵn nhỏ lẻ thiết kế quần áo, hoặc dựa trên hệ thống cỡ số
riêng của công ty được xây dựng từ kinh nghiệm sản xuất hoặc chỉnh sửa từ các thông
số của một số nước để phù hợp với người Việt Nam.
Năm 2001, trong đề tài “Nghiên cứu xây dựng hệ thống cỡ số quân trang theo
phương pháp nhân trắc học” TS. Nguyễn Thị Hà Châu cùng các cộng sự đã tiến hành
xây dựng thành công hệ thống cỡ số quân trang và được ứng dụng may quân trang
trong cả nước. Đây là một công trình thể hiện sự hữu ích của phương pháp nhân trắc
học khi áp dụng cho ngành may ở Việt nam. Ngoài ra, đề tài này cũng cho kết quả
triệt để và chính xác do áp dụng hệ thống các kĩ thuật và phương pháp nghiên cứu
hiện đại, xử lý thống kê toán học bằng phần mềm chuyên dụng đánh dấu một bước
chuyển bậc của việc ứng dụng phương pháp nghiên cứu nhân trắc học phục vụ ngành
may tại Việt Nam.
Cùng trong năm 2001, KS. Trần Thị Hường và PGS.TS Nguyễn Văn Lân cũng
ứng dụng phương pháp nhân trắc học vào đề tài cấp cơ sở “Thống kê cỡ số và thiết kế
cơ bản trang phục nữ Việt Nam”. Đề tài này cũng đã xây dựng được hệ thống cỡ số
của phụ nữ chưa sinh con và phụ nữ đã sinh con thông qua việc kiểm định các giả
thuyết trong quá trình xây dựng hệ thống cỡ số bằng cơ sở thống kê sinh học. Sau đó,
kết quả nghiên cứu đã được đưa vào kiểm nghiệm trong thực tiễn thời trang Hạnh. Đề
tài này đã đóng góp phần thúc đẩy sự phát triển ngành May công nghiệp đối với thị
trường nội địa sản xuất hàng công nghiệp thời trang của nữ giới trong cả nước, đặc
biệt là tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong khi đó, ở các nước phát triển trên thế giới,
việc ứng dụng nhân trắc để xây dựng hệ thống cỡ số càng có bước tiến vượt bậc và
cho kết quả rất chính xác. Nguyên nhân là do nhờ vào sự hỗ trợ của thiết bị đo cơ thể
người 3D, ứng dụng công nghiệp chụp hình toàn bộ cơ thể người bằng tia hồng ngoại
hiện đại thực hiện tính toán xử lý số liệu cac kích thước bằng máy tính trong một chu
trình khép kín cho kết quả rất chính xác. Đây còn gọi là phương pháp đo cơ thể người
gián tiếp.
1.2. Đặc điểm tâm sinh lý và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của học sinh
lứa tuổi 15-17
1.2.1. Đặc điểm tâm lý học sinh lứa tuổi 15-17

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 13 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

Theo qui luật tự nhiên, mọi sinh vật không ngừng phát triển và thay đổi. Con
người cũng vậy. Kể từ khi chào đời, cơ thể bạn ngày ngày lớn lên, trí tuệ bạn ngày
càng thêm sâu sắc. Có một khoảng thời gian đặc biệt mà bạn có những bước phát
triển nhảy vọt về cả thể chất lẫn tâm hồn, giai đoạn này kéo dài trong vài năm, biến
các cô bé, cậu bé trở thành những cô gái, chàng trai. Đây là giai đoạn rất quan trọng
đánh dấu sự hình thành giới tính và nhân cách của mỗi con người. Lứa tuổi học sinh
15-17 là lứa tuổi nằm trong giai đoạn cuối của sự phát triển dạy thì. Lứa tuổi có nhiều
sự thay đổi về tâm lý, sinh lý và sự phát triển hình thể.
Song song với quá trình phát triển sinh lý thì tâm lý của lứa tuổi thanh thiếu
niên phát triển vô cùng nhanh, nhận thức, nắm bắt cái mới ngay khi nó xuất hiện. Một
đặc tính chung ở tuổi dậy thì là “ham muốn trở thành một người lớn”. Các em không
còn cư xử như một đứa trẻ nữa. Các em muốn được độc lập trong suy nghĩ và hành
động, muốn thử sức và khám phá những điều mới để khẳng định mình là người lớn.

Trong quá trình hình thành và phát triển tâm lý ở lứa tuổi 15 - 17 điều kiện
kinh tế xã hội có tác động rất lớn đến tâm sinh lý. Vào những năm 80 của thế kỷ trước
nước ta vừa bước ra khỏi cuộc chiến tranh, mọi mặt đều bị thiệt hại nặng nề, đây cũng
là thời kỳ “cả nước suy dinh dưỡng” cho nên lứa tuổi thanh thiếu niên chưa phát triển
về chiều cao, cân nặng,… Bên cạnh đó tư tưởng xã hội hoàn toàn thống nhất theo tư
tưởng chủ nghĩa xã hội nên tuổi thanh thiếu niên cũng có tâm lý theo tâm lý chung.
Vào những năm 90 của thế kỉ trước, nước ta có sự chuyển mình quan trọng,
xóa bỏ bao cấp, xác định con đường phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã
hội chủ nghĩa. Kinh tế có những bước phát triển nhất định, đã không còn cảnh đói ăn,
tư tưởng của toàn xã hội tự do hơn. Khi đó cơ thể trẻ em độ tuổi thanh thiếu niên đã
phát triển hơn thời kỳ trước, các em có ý thức về hình dáng cơ thể mình, tâm lý nhận
thức cũng phát triển mạnh hơn.
Từ những năm 2000 trở đi, kinh tế phát triển mạnh mẽ, có những kết quả ban
đầu tốt đẹp từ quá trình đổi mới kinh tế. Xã hội ngày càng trở nên giầu có, không còn
lo đến từng bữa ăn, các điều kiện thông tin giải trí, làm đẹp,… phát triển rầm rộ.

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 14 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

Lứa tuổi 15 - 17 cũng phát triển sớm hơn, cơ thể các em đã gần hoàn thiện ở độ tuổi
này, đã có những đường cong đẹp,… Các em có ý thức về cơ thể mình nhiều hơn,
định hình tâm lý cũng nhanh và rất khác thế hệ trước. Như ta thấy thời kỳ này là thời
kỳ bùng nổ của internet, các phương tiện truyền thông, các chương trình giải trí…Ở
trên đó các em có một thư viện khổng lồ muôn vàn thông tin cả xấu cả tốt, cả đúng cả
sai không có rào cản, không bị kiểm soát nên các em dễ bị ảnh hưởng, hình thành
những nhân cách xấu nếu các em không đi đúng hướng. Ở thời điểm này cần nhất là
sự hướng dẫn, định hướng đúng đắn của gia đình, nhà trường, xã hội.
Bước sang tuổi này, các chức năng tâm lý có nhiều thay đổi, đặc biệt là trong
lĩnh vực phát triển trí tuệ, khả năng tư duy. Các nghiên cứu tâm lý học cho thấy rằng
hoạt động tư duy của thanh thiếu niên rất tích cực và có tính độc lập, có khả năng và
rất ưa thích khái quát các vấn đề. Sự phát triển mạnh của tư duy lý luận liên quan chặt
chẽ với khả năng sáng tạo. Nhờ khả năng khái quát mà ở tuổi này có thể tự mình phát
hiện ra những cái mới. Với các em điều quan trọng là cách thức giải quyết các vấn đề
được đặt ra chứ không phải là loại vấn đề nào được giải quyết.
Các em ở lứa tuổi này cảm nhận được các rung động của bản thân và hiểu rằng
đó là trạng thái "cái tôi" của mình. Các em ý thức được các mối quan hệ giữa các
thuộc tính tâm lý và các phẩm chất nhân cách, có khả năng tạo được một hình ảnh
“cái tôi" trọn vẹn và đầy đủ hơn để từ đó xây dựng các mối quan hệ với người khác
và với chính mình. Cái Tôi trong giai đoạn đầu của lứa tuổi 15 - 17 thường chưa thật
rõ nét nên khi tự đánh giá về bản thân không ổn định và mâu thuẫn. Nhu cầu giao
tiếp, đặc biệt là giao tiếp với bạn bè đồng lứa phát triển mạnh ở lứa tuổi này đã thực
hiện một chức năng quan trọng là giúp các em dần hiểu mình rõ hơn, đánh giá bản
thân chính xác hơn thông qua những cuộc trao đổi thông tin, trao đổi các đánh giá về
các hiện tượng mà các em quan tâm. Các em hay so sánh mình với người khác qua
các đặc điểm bên ngoài. Một hiện tượng rất thường gặp là học sinh cấp II, III là hay
bắt chước thầy cô giáo mà họ yêu quý hay một hình mẫu lý tưởng nào đó mà họ chọn
cho mình, từ cách ăn mặc, cử chỉ, dáng đi. Do đó nếu biết giáo dục đúng cách các em
sẽ có tâm lý ổn định, hình thành một nhân cách tốt. Còn

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 15 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

không giáo dục đúng các em sẽ dễ bị phát triển một cách lệch lạc, dẫn đến kết quả
xấu như: học đòi hút thuốc lá, cáu kỉnh hỗn láo, sống bất cần và dễ mắc phải các tệ
nạn xã hội. Các em thích nổi bật, cá tính nên thường chọn những màu sặc sỡ, những
gam màu nóng, những mẫu thời trang trẻ trung, năng động, các phụ kiện đi kèm độc
đáo.
Tâm lý các em phát triển nhanh như vậy nhưng nếu cách giáo dục lại quá
chậm, không theo kịp cách suy nghĩ, hành động của các em. Để gải quyết vấn đề này
cần cái Tâm của toàn xã hội, trước hết là gia đình biết cách tôn trọng, trao đổi thẳng
thắn với các em. Các thầy cô giáo cần định hướng tư tưởng, không né tránh các câu
hỏi khó của các em. Xã hội cần có sự giáo dục, kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng lớn
tới các em như internet, điện thoại, các phương tiện truyền thông…
Riêng đối với lĩnh vực Dệt May, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng trang phục
góp phần hình thành, giáo dục nhân cách, thẩm mỹ, văn hóa. Về khía cạnh nhân cách,
trang phục giúp các em tự tin, hòa đồng, thể hiện mình trong xã hội. Thông qua trang
phục sự giao tiếp trở nên dễ dàng hơn bởi nó thể hiện vị trí của người đối diện như
thế nào so với mình. Về mặt thẩm mỹ, trang phục đẹp cũng như một tác phẩm nghệ
thuật, làm đẹp hơn cái nhìn của các em. Thời trang là hiện đại, kết hợp hài hòa tính
thẩm mỹ và sử dụng, có sự học hỏi các nét tinh hoa của thời trang thế giới nhưng
không được phép hòa tan trong đó mà phải thể hiện được bản sắc riêng của người
Việt, của nước Việt. Khi đó trang phục mới thể hiện được hết vai trò giáo dục thẩm
mỹ, tình cảm cho lứa tuổi 15 - 17. Do đó để giáo dục văn hóa mặc cho các em ngành
May mặc cần đưa ra những kiểu trang phục hợp thời trang, gây hứng thú với sự
nhanh nhậy của các em, góp phần hình thành xu hướng, phong cách thời trang riêng,
không bị ảnh hưởng, pha trộn các yếu tố không hay của thời trang các nước khác.

1.2.2. Đặc điểm sinh lý và tăng trưởng của học sinh lứa 15-17 tuổi
Các em ở lứa tuổi 15-17 là tuổi qua thời kỳ trẻ em để trở thành người lớn. Đó là
giai đoạn biến đổi đặc biệt nhất, thay đổi cơ quan sinh dục, thay đổi kích thước cũng
như hình dáng cơ thể. Cơ quan sinh sản phát triển, các em sẽ cao hơn, hình dáng

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 16 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

thay đổi từ ngực, da, lông, tóc, giọng nói…cùng rất nhiều những thay đổi của đặc
điểm sinh lý khác.
Giai đoạn15-17 tuổi là giai đoạn cuối dậy thì. Đặc điểm thời kỳ này là sức lớn
về chiều cao vọt lên trong khi cân nặng tăng lên không nhiều. Chiều cao tăng chủ
yếu do chi dưới phát triển dài ra rất nhanh trong khi đó thân như bé và ngắn lại làm
cho các em có dáng rất gầy, mảnh khảnh, vụng về. Trong giai đoạn này các em trai
còn thấy những thay đổi khác bao gồm: núm vú sưng, đau; có lông mọc ở trên mặt
và trên người; nổi yết hầu và vỡ giọng.
Việc tăng thể tích tinh hoàn là dấu hiệu đầu tiên báo hiệu dậy thì, kế đến là
dương vật phát triển, lông mu, lông nách, lông mặt, thân cũng phát triển kèm theo
giọng nói trầm, mụn trứng cá, tăng khối cơ, phát triển tuyến tiền liệt, quầng vú. Cuối
cùng là sự xuất tinh là dấu hiệu quan trọng nhất đánh dấu tuổi dậy thì của các em
nam.
Mọi sự tăng trưởng phát triển đều có sự ảnh hưởng của các cơ quan thuộc các
hệ trong cơ thể như: hệ vận động, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp...
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển học sinh lứa 15-17 tuổi
Tuổi 15-17 chịu nhiều ảnh hưởng của nhiều yếu tố, bởi đây là lứa tuổi vẫn còn
nằm trong độ tuổi dậy thì. Ảnh hưởng đến dậy thì bao gồm cả các yếu tố bên ngoài và
các yếu tố bên trong.
Các yếu tố bên ngoài gồm:
+ Môi trường, khí hậu: trẻ ở vùng cao dậy thì xuất hiện muộn hơn vì giai đoạn
phát triển dậy thì kéo dài hơn.
+ Điều kiện sống, đặc biệt là điều kiện kinh tế, điều kiện dinh dưỡng (ăn uống
đầy đủ chất, đầy đủ protein và vitamin).. Các em gái thuộc tầng lớp gia đình khá giả
thì thời điểm xuất hiện kinh nguyệt sớm hơn so với các em gái có thuộc tầng lớp có
mức sống thấp, nhà nghèo, đông con.
+ Môi trường học tập: Ở lứa tuổi này các em phải dành thời gian cho học tập,
học cả thứ 7, chủ Nhật, học nhiều môn hơn những cấp học trước. Do vậy hầu như các
em không có thời gian hoạt động thể thao rèn luyện thể chất, vui chơi, giải trí...

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 17 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

+ Yếu tố chiến tranh: Những năm có chiến tranh hiện tượng xuất tinh của em
trai xuất hiện muộn hơn
+ Các Stress: những trẻ ở các gia đình ly dị hoặc có mâu thuẫn thì kinh nguyệt
lại xuất hiện sớm hơn những trẻ ở gia đình bình thường.
Tóm lại lứa tuổi 15-17 là lứa tuổi quá độ cũng là giai đoạn phát triển sinh
động, các em phát triển đặc biệt mạnh mẽ, linh hoạt, toàn bộ nhân cách đang trên con
đường “rẽ” vì vậy cá tính của các em có nhiều cái chưa bền vững và mong muốn thử
sức mình theo các phương hướng khác nhau nên nhân cách của các em phức tạp hơn,
nhiều mâu thuẫn hơn lứa tuổi trước đó. Do vậy phải thường xuyên quan tâm, giáo dục
cho phù hợp trên cơ sở dựa vào tính tích cực, phát huy sự sáng tạo, biết điều chỉnh và
tổ chức hoạt động tạo điều kiện phát triển tốt khả năng của các em.

Các yếu tố bên trong gồm:


+ Yếu tố giới tính. Các em nam có thời điểm dậy thì xuất hiện chậm hơn so
với các em gái. Một số nghiên cứu đã cho thấy. Nữ dậy thì sớm hơn nam khoảng 2
tuổi.
+ Yếu tố di truyền: Yếu tố di truyền có vai trò quan trọng trong việc khởi
động tuổi dậy thì (điều này thấy rõ ở những người cùng chủng tộc), tuổi xuất hiện
kinh nguyệt lần đầu thường giống nhau. Ở Mỹ, các đặc tính sinh dục phụ, của các em
gái da trắng xuất hiện muộn hơn so với các em da đen.
+ Gia đình: tuổi dậy thì trong cùng một gia đình không hoàn toàn giống nhau,
chỉ giống nhau hoàn toàn khi sinh đôi cùng trứng.
+ Yếu tố chủng tộc: Yếu tố này ảnh hưởng đến tuổi dậy thì ít hơn so với yếu tố
dinh dưỡng. Ở các em gái thuộc vùng bắc và nam châu Âu, thời điểm xuất hiện kinh
nguyệt khác nhau, các em gái ở Đức xuất hiện kinh nguyệt muộn hơn so với các em
ở Rumani muộn hơn một năm.
1.3. Đặc điểm chung các bộ phận phần trên cơ thể nam
Ở cơ thể người, các bộ phận như hình cổ, vai, ngực, lưng, mông, bụng, tay...
giữ vai trò quan trọng trong việc định hình cụ thể dáng vóc của một người

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 18 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

Hình 1 Hình 2
Hình 1 và hình 2: Dáng người nam,tư thế nhìn thảng và nhìn nghiêng
+ Khi nhìn thẳng từ mặt trước và mặt sau độ nhô ra của các điểm phần trên cơ thể
người được thể hiện như sau :
Kết quả hình vẽ phía trước của cơ thể cho thấy rõ các điểm uốn cong của cơ
thể ở sườn eo đến mông và độ xuôi vai (hình 1).
- Cổ: có kích thước ngắn được nối từ phần đầu với phần vai và vị trí hõm ức.
- Vai: thể hiện rõ độ xuôi vai nhiều hay ít và vai ngang hay không tùy thuộc
vào dáng người.
- Ngực: Hơi nhô ra phía trước. Khi quan sat theo cách nhìn thẳng thì độ nhô
cao hay thấp

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 19 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

- Bụng: quan sát theo cách này kết quả như sau: bụng trên phẳng và nhìn thấy
vị trí rốn. Bụng dưới đối với người gầy thì phẳng và lép như bụng trên còn đối với
người béo thì hơi nhô ra về phía trước.
- Tay được nối từ vai và bao gồm cánh tay, cẳng tay và bàn tay. Quan sát từ
phía trước sẽ thấy độ lõm vào rõ rệt giữa phần cánh tay và cẳng tay.
Qua quan sát ta thấy đặc điểm các phần như sau:
- Cổ: so với mặt trước có hõm ức thì mặt sau đốt sống cổ thứ 7 nhô ra ta dễ
dàng quan sát được.
- Vai: phần bắp vai dày và phần nhô ra của xương bả vai tạo nên dáng vai. Đối
với người gày phần cơ vai ít phát triển và nhin rõ xương bả vai hơn những người béo.
Để rõ hơn tôi đưa ra bảng so sánh kích thước rộng vai nam và nữ tuổi 17-19 của ba
miền Bắc, Trung, Nam của Việt Nam năm 1986.
Bảng 1. Kích thước Rộng vai của nam và nữ tuổi 17-19 ba miền Bắc, Trung, Nam
của Việt Nam năm 1986
Kích thước Nam Nữ
Bắc Trung Nam Bắc Trung Nam
1986 1986 1986 1986 1986 1986
Rộng vai 36,3 36,6 36,7 34,3 33,8 34,7

- Lưng: tương quan với phần ngực ở mặt trước thì mặt sau cơ thể người là
phần lưng. Lưng quan sát thấy giống hình thang có xu hướng nhỏ dần khi gần tới
bụng. Các cơ phần nầy rất phát triển và săn trắc. Người gầy hay béo sẽ cho các dáng
lưng khác nhau.
- Tay quan sát từ phía sau sẽ nhìn thấy phần mấu khuỷu tay nhô ra phân định
giữa phần cánh tay và cẳng tay.
+ Khi nhìn từ mặt nghiêng độ nhô ra của các điểm phần trên cơ thể nam như sau:
- Đường viền phía trước cơ thể: rõ ràng nhất là độ nhô ra của ngực, bụng dưới
và bụng trên.

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 20 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

- Đường viền phía sau cơ thể: độ nhô ra cao nhất của mông sau đó đến lưng.
Đồng thời độ võng vào của lưng trên và dưới eo.
Độ nhô ra hay võng vào của hai đường viền trước và sau cơ thể nam tạo ra
những đường cong khác nhau tùy theo dáng người của các em.
Đồng thời dựa vào mặt nghiêng của cơ thể cho thấy rõ các điểm uốn cong lồi
lõm của cơ thể ở các vị trí chủ đạo như: ngực - mông - bụng - lưng, giúp cho việc
phân loại của chính cơ thể nam cũng dễ dàng hơn.

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 21 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
Với đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm hình thái phần trên cơ thể học sinh nam Hà Nội
từ 15- 17 tuổi”. Tôi tiến hành cuộc khảo sát nhân trắc học, học sinh nam lứa tuổi 15-
17 trên địa bàn thành phố Hà Nội, để có được số liệu phù hợp, chính xác cho việc
nghiên cứu phân loại đặc điểm hình thái phần trên cơ thể học sinh nam của trẻ em từ
đó đưa ra những nhận xét về sự phát triển đặc điểm của các em đồng thời góp phần
xây dựng hệ thống cỡ số để phục vụ thiết kế trang phục học sinh trung học phổ thông
tại địa bàn thành phố Hà Nội.
Nội dung nghiên cứu:
1- Nghiên cứu đối tượng đo
2- Xây dựng chương trình nghiên cứu phân loại đặc điểm hình thái phần trên
cơ thể học sinh nam lứa tuổi 15-17 tại các trường THPT Hà Nội.
3- Tiến hành đo nhân trắc theo phương pháp gián tiếp.
4- Xây dựng phương pháp xử lý số liệu theo toán thống kê.
5- Nghiên cứu đặc điểm hình thái phần trên cơ thể nam
2.2. Đối tượng nghiên cứu

Với mục đích nghiên cứu đặc điểm cấu tạo hình thái phần trên cơ thể học
sinh nam Hà Nội từ 15-17 tuổi. Để đảm bảo được tính tương đối thuần nhất của đối
tượng nghiên cứu, chọn lựa đối tượng nghiên :
Là học sinh nam ở lứa tuổi 15 -17, đang học giao giữa THCS và THPT:
THCS Phú Thị, THPT Đoàn kết, THPT Trần Nhân Tông, THPT Ngyễn Trãi, THPT
Kim Liên và THPT Việt Đức thuộc Thành phố Hà Nội. Lứa tuổi 15 hiện đang học
lớp 9, lứa tuổi 16 đang học lớp 10 và lứa tuổi 17 đang học lớp 11.

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 22 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

* Dân tộc Kinh, Có cơ thể phát triển bình thường theo tiêu chuẩn (tham khảo
ý kiến của bác sĩ). Tham gia làm mẫu với tinh thần tự nguyện đồng ý hợp tác nghiên
cứu.
+ Cùng chủng: cùng dân tộc kinh
+ Cùng điều kiện xã hội, hoàn cảnh địa lý và nghề nghiệp (đều là học sinh phổ
thông đang học tại các trường trên địa bàn Hà Nội).
+ Cùng giới tính (nam học sinh).
+ Cùng nhóm tuổi: Vấn đề cùng tuổi cần được hiểu một cách tương đối để
đảm bảo độ thuần nhất (từ 15 – 17 tuổi).
2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp nghiên cứu

Theo mục tiêu của đề tài là: Nghiên cứu đặc điểm hình thái phần trên cơ
thể học sinh nam Hà Nội từ 15- 17 tuổi, đồng thời góp phần vào việc xây dựng hệ
thống cỡ số để thiết kế quần áo cho các em cho nên tôi chọn:
* Phương pháp nghiên cứu -Phương pháp điều tra cắt dọc: Thực hiện nghiên cứu
trên một số đối tượng cùng tuổi và theo dõi các đặc điểm nghiên cứu từng năm trong
suốt một thời gian dài.
- Ưu điểm: + Cho phép đánh giá tốc độ tăng trưởng
+ Số lượng mẫu nghiên cứu ít
- Nhược điểm: + Khó thực hiện
+ Tốn nhiều thời gian

+ Đòi hỏi chuẩn bị kỹ thuật cao


* Số lượng mẫu nghiên cứu
- Số lượng mẫu được xác định theo công thức (2.1)
Trong đó:
m là sai số (m =1, 2, 3,...) m càng nhỏ thì độ chính xác của mẫu càng cao. t
:là đặc trưng xác suất, được xác định theo P. (P là mức xác suất tin cậy). σ:
là độ lệch chuẩn.

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 23 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

Trong thực tế mức xác xuất tin cậy P được xác định như sau:
- Đối với các trường hợp nghiên cứu học sinh thì sử dụng mức xác suất P =
0.95 ứng với t = 2.
- Đối với các công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề kinh tế thì dùng
mức xác suất P = 0.99 ứng với t = 2.6
- Đối với các nghiên cứu liên quan đến độc tố đòi hỏi mức độ chính xác cao
thì dùng P = 0.999 ứng với t = 3.3.
Với mức xác suất tin cậy càng cao thì n càng lớn, thì tính đại diện của mẫu
càng tăng, lúc đó các đặc trưng thống kê của mẫu tiến gần với các đặc trưng của tập
hợp.
- Thông thường trong nghiên cứu nhân trắc học và để tìm hiểu hình thái cơ thể
trên thế giới cũng như ở Việt Nam thì độ lệch chuẩn (σ) thường có giá trị bằng 4,6.
Tôi lựa chọn độ lệch chuẩn cho nghiên cứu này là (σ = 5). Dựa vào độ lệch chuẩn đã
chọn, tôi đưa ra các phương án chọn mẫu như sau :
Trường hợp nghiên cứu học sinh sử dụng mức xác suất P = 0.95 tương ứng
với t = 2. Độ lệch chuẩn σ = 5
Thay t= 2, σ = 5, m = 2 vào công thức (2.1) ta được kết quả n = 25
Để phục vụ nghiên cứu tôi tiến hành đo kích thước của đối tượng nghiên cứu
tại khu vực Hà Nội gồm các trường THCS,THPT Trần Nhân Tông, Đoàn Kết, Phú
Thị, Dương Xá và tôi đặt là nhóm I và nhóm II khu vực Hà Nội gồm các trường
THPT Việt Đức, Kim Liên, Nguyễn Trãi.
Đối tượng nghiên cứu được phân bố theo tuổi và giới trong bảng sau
Bảng 2.1: Tổng số đối tượng nghiên cứu.

Tuổi 15 16 17 Cộng
Khu vực

Nhóm I Hà Nội 45 82 121 248


Nhóm II Hà Nội 36 32 77 145
Cộng 81 114 198 393

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 24 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu

- Kết quả nghiên cứu được xử lý bằng toán xác suất thống kê

- Sử dụng hai phần mềm Excel và SPSS trên máy tính để xử lý số liệu. Tính
các đặc trưng thống kê của các kích thước của đối tượng nghiên cứu và kiểm định
các giả thuyết. Khi xử dụng phần mềm SPSS FOR WINDOWS (Statistical Package
for Social Sciences) để phân tích dữ liệu. Ưu điểm của phân mềm này là tính đa
năng và linh hoạt trong việc lập các bảng phân tích, sử dụng các mô hình phân tích
đồng thời loại bỏ một số công đoạn (bước) không cần thiết mà một số phân mềm
khác gặp phải.
- Tổng kết kiểm tra số lượng phiếu đo thực tế so với danh sách đối tượng
nghiên cứu và sắp xếp phiếu đo theo thứ tự nhỏ đến lớn, nhập dữ liệu vào máy tính.
Thực hiện nhiệm vụ loại số thô và số lạc.
Công thức loại số lạc bằng phương pháp 3 σ.
Hệ số zi của một giá trị x i nào đó được tính theo:

xi − x
zi=
σ
Trong đó:
x : là số trung bình;
σ là độ lệch chuẩn của mẫu.
Khi zi ≥ 3, tức là x i ≤ x -3σ hoặc x i ≥ x + 3σ sẽ bị coi là số lạc với mức độ tin
cậy 99.73%, nếu đại lượng đo thuộc phân bố chuẩn
Do đó số lạc là những số thoả mãn điều kiện sau:
Số lạc ≤ x -3σ và số lạc ≥ x +3σ

Những số liệu còn lại sẽ có giá trị nằm trong phạm vi từ x -3σ đến x +3σ .
Đây cũng được xem là khoảng tin cậy 99.73%
- Loại sai số thô bằng tay

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 25 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

Trong khi xử lý số liệu, kết quả xử lý có thể bị sai lạc do có những số đo quá
lớn hoặc quá bé khác hẳn so với các số đo còn lại. Để tránh sự sai lạc này, cần phải
loại bỏ những số đo đó trước khi tiến hành xử lý dữ liệu, và sự loại bỏ đó được gọi là
loại sai số thô bằng tay. Sai số thô do nhiều nguyên nhân gây ra như do đọc nhầm,
nghe nhầm, ghi nhầm hay vì một lý do bất thường nào đó trong quá trình đo như
người đo sử dụng thiết bị đo không đúng, xác định các mốc đo bị nhầm lẫn vv.. Do đó
trước khi nhập số liệu cần kiểm tra phiếu đo, loại bỏ ngay những phiếu đo có kết quả
sai để tránh kết quả cuối cùng không được chính xác.
- Xác định các số lạc ( loại số lạc )
Số lạc được là những giá trị hoặc quá lớn hoặc quá bé so với các giá trị còn lại
của tập hợp các kết quả đo, có xác suất, tần suất xuất hiện rất thấp. Trong một chừng
mực nào đó có thể coi như chúng không đại diện cho chất lượng mẫu mà làm ảnh
hưởng đến tính chính xác của kết quả nghiên cứu. Vì vậy các phiếu đo có chứa số lạc

cần loại bỏ ngay. Việc tìm số lạc được thực hiện bằng phương pháp 3σ Hệ số zi của
một giá trị x i nào đó được tính theo:
xi - M
zi =
σ
Trong đó:
xi là trị số của từng số đo
M là số trung bình
σ là độ lệch chuẩn của mẫu.
Khi zi ≥ 3, tức là x i ≤ M - 3σ hoặc x i ≥ M + 3σ sẽ bị coi là số lạc với mức độ
tin cậy 99.73%, nếu đại lượng đo thuộc phân bố chuẩn
Do đó số lạc là những số nằm trong khoảng:
Số lạc ≤ M -3σ và số lạc ≥ M + 3σ
Những số liệu còn lại sẽ có giá trị nằm trong phạm vi từ M - 3σ đến M + 3σ.
Đây cũng được xem là khoảng tin cậy 99.73%. Trước khi tiến hành xử lý số liệu
phải kiểm tra bảng số liệu, nếu không có số lạc thì bắt đầu xử lý số liệu. Nếu phát

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 26 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

hiện có số lạc cần loại bỏ ngay những phiếu chứa số lạc rồi mới thực hiện xử lý số
liệu.
- Xác định các đặc trưng thống kê cơ bản

Áp dụng các công thức tính toán từ chương II theo công thức 2.2, tính được
các đặc trưng thống kê của kích thước chủ đạo
- Min: Là giá trị nhỏ nhất trong dãy phân phối thực nghiệm được trình bày ở phụ lục
2 đến phụ lục 6
- Max: Là giá trị lớn nhất trong dãy phân phối thực nghiệm được trình bày ở phụ lục
2 đến phụ lục 6
- x : là số trung bình cộng được tính theo công thức (2.2)
- σ : Là độ lệch chuẩn được tính theo công thức (2.3)
- Me: Là số trung vị trong dãy phân phối thực nghiệm được trình bày ở lục 2 đến phụ
lục 6
- Mo : là số trội trong dãy phân phối thực nghiệm được trình bày ở lục 2 đến phụ lục
6.
- SK: là hệ số bất đối xứng được tính theo công thức (2.5)
- KU: Là hệ số nhọn được tính theo công thức (2.6)
- CV: hệ số biến thiên được tính theo công thức (2.4).

- Các công thức tính toán


Để xây dựng hệ thống cỡ số cơ thể người phục vụ cho thiết kế công nghiệp chúng ta
phải đi xác định các đặc trưng thống kê của các kích thước chính phần trên cơ thể.
- Tập hợp, sắp xếp các số đo thành dãy phân phối thực nghiệm từ nhỏ đến lớn.
- Tìm số nhỏ nhất (minimum) trong dãy phân phối.
- Tìm số lớn nhất (maximum) trong dãy phân phối.

x
- Số trung bình cộng ( ) là đặc trưng biểu hiện khuynh hướng trung tâm của sự
phân phối.
+ Công thức tính:

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 27 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang
k

n x
n1 x1 + n2 x2 + n3 x3 + ... + nk xk ∑ i i
i=1
x = =
n n
n

f1 x1 + f2 x2 + f3 x3 + ... + fn xn ∑ fixi (2.2)


X = = i=1

n n
Trong đó:
x i là trị số của từng kích thước đo;
ni là tần số (số lần lặp lại) của các trị số đo;
n là tổng mẫu đo; n= n1+ n2+ n3+…+ nk
+ Sử dụng phần mền Excel, hàm: x = Average( {dãy số})
- Số trung tâm hay số trung vị (Me) là con số đứng giữa dãy số phân phối và chia dãy
đó thành hai phần bằng nhau.
+ Cách xác định
Nếu dãy phân phối gồm một số lẻ (n=2k+1) giá trị thì con số ở vị trí thứ k+1 là
số trung vị.
Nếu dãy phân phối gồm một số chẵn (n=2k) giá trị thì số trung vị sẽ nằm giữa
khoảng giá trị của con số thứ k và k+1.
+ Sử dụng phần mền Excel, hàm: Me = Median ({dãy số})
- Số trội (Mo) là giá trị phổ biến nhất, có tần số lớn nhất trong dãy phân phối. Trên đồ
thị của dãy phân phối liên tục trị số của Mo ứng với đỉnh của đường cong
+ Sử dụng phần mền Excel, hàm: Mo= Mode({dãy số})
- Độ lệch chuẩn (std deviation) - ký hiệu : σ : còn gọi là độ lệch trung bình bình
phương. Độ lệch chuẩn là một đặc trưng thống kê cơ bản, được dùng để đánh giá độ

tả mạn của một phân phối thực nghiệm hay nói lên mức độ phân tán của các giá trị xi
so với số trung bình.
+ Công thức tính:
σ= ∑ni (xi − x)2 với n >30
n

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 28 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

σ= ∑ fi (xi− x)2 (2.3)


n −1
+ Sử dụng phần mền Excel, hàm: s = stdev({dãy số})
- Hệ số biến thiên (CV): là tỉ lệ giữa độ lệch chuẩn và trung bình cộng, nó thể hiện
mức độ phân tán của các giá trị xi so với trung bình cộng.
+ Công thức tính: CV= σ 100% (2.4)
x
- Hệ số bất đối xứng (Skewness) ký hiệu: SK
Thể hiện mức độ bất đối xứng của đồ thị phân phối của dãy số so với đường
cong phân phối chuẩn (SK=0). Hệ số bất đối xứng của đồ thị phân phối chuẩn bao giờ
cũng nhỏ hơn hệ số bất đối xứng giới hạn trên [S]. + Công thức tính:

n x − 3
i
x
SK = (2.5)
(n −1)(n − 2) ∑ σ

+ Sử dụng phần mền Excel, hàm: SK=Skew({dãy số})


- Hệ số nhọn (Kurtosis) ký hiệu: KU: Thể hiện độ nhọn của đồ thị phân phối của dãy
số so với đường cong phân phối chuẩn (KU=0). Hệ số nhọn của đồ thị phân phối
chuẩn bao giờ cũng nhỏ hơn hệ số nhọn giới hạn trên [k].
+ Công thức tính:

n (n + 1 ) xi − x 4 3(n − 1)2
KU = ∑ − (2.6)
(n −1)(n − 2)(n − 3) σ (n − 2)(n − 3)
+ Sử dụng phần mền Excel, hàm: KU= Kurt({dãy số}).
Giới hạn trên [S] và [K] được tính theo công thức:
6(n −1)
[S] = 3 (2.7)
(n + 1)(n + 3)
[K]=3 24n(n − 2)(n − 3)
(2.8)
(n −1 )2 (n + 3)(n + 5)
+ Sử dụng phần mền Excel, hàm:
[S] = sum(3*Sqrt(6*(n-1)/(n+1)/(n+3))); (Sqrt: lấy căn bật hai);

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 29 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

[K] = sum (3*Sqrt(24*n*(n-2)*(n-3)/(n-1)^2/(n+3)/(n+5) ))


- Công thức xác định tần số lý thuyết của các kích thước chính:

flt = nK ( x−M )2 (2.9)


σ e− 2σ
2


hoặc có thể thay bằng công thức:
nK

x−M
Trong đó: t = . Từ (t) ta tra bảng (Hàm bậc nhất của biến chuẩn hóa
σ
trình bày ở phụ lục 6) tìm ra f’(t).
Sau khi tính được chuẩn χ 2 ta đi tìm tiếp giá trị χ 2 giới hạn tra theo số bậc tự
do ν và xác suất α là χ 2
(α ,ν ) ứng với mức xác suất mà ta đã chọn p= 0.95,hay
không tra bảng dùng hàm của Excel χ 2 (α ,ν )=chiinv(α ,ν ) với số bậc tự do ν của
phân bố trong trường hợp này là ν = k – 3 vì có hai đặc trưng xác định phân bố chuẩn
là x và σ , và k là số hàng, hay số nhóm .

Sau đó so sánh nếu χ 2 thực nghiệm nhỏ hơn χ 2 giới hạn χ 2 ≤ χ 2 (α ,ν ) ứng với mức
xác suất đã chọn thì có thể coi phân bố thực nghiệm phù hợp với phân bố lý thuyết là
phân bố chuẩn
2.3.4. Phương pháp đo
* Phương pháp đo gián tiếp
Không đo trực tiếp trên cơ thể người mà dùng các loại máy móc thiết bị hiện
đại để đo tất cả các kích thước trên cơ thể người.
+ Phương pháp chụp ảnh tự động 3D bằng thiết bị điện tử, sử dụng tia hồng
ngoại, thực hiện tính toán xử lý số liệu các thông số kích thước bằng máy tính trong
một chu kỳ khép kín.
+ Phương pháp nội soi cắt lớp hình dáng: Phương pháp này tạo ra một hình
ảnh có thể đo được 3 loại kích thước hiện trên màn hình máy tính. Một khe sáng quét
qua cơ thể và máy quay phim truyền hình ghi nhận lại hình ảnh. Những kích

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 30 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

thước vòng và xuyên suốt cơ thể có thể được ghi nhận. Các thiết bị hiện đại trên, giúp
người nghiên cứu có được tất cả các thông số kích thước một cách chính xác trên cơ
thể người mà không phải tốn nhiều thời gian, công sức và kinh phí như khi thu thập
số liệu bằng phương pháp đo trực tiếp trên cơ thể người.
Tuy nhiên hạn chế của phương pháp này là giá thành của các thiết bị đo trên
rất đắt tiền và rất khó lắp đặt. Nhiều nước trên thế giới đã và đang được ứng dụng như
Anh, Pháp, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản,… Nước ta còn nghèo, nền kinh tế đang trên
đà phát triển, còn nhiều loại máy móc thiết yếu cần phải đầu tư, cho nên các thiết bị
đo điện tử bằng phương pháp đo gián tiếp ở nước ta chưa có nhiều. Hiện nay tại Viện
kinh tế kỹ thuật Dệt - May tại Hà Nội có một máy quét cơ thể 3D. Tuy nhiên để sử
dụng thiết bị này có hiệu quả thì cần có một cơ cấu có thể lưu động thiết bị đến các
địa điểm cần đo. Chính vì vậy mà các công trình nghiên cứu ứng dụng phương pháp
nhân trắc học cho ngành may hiện nay ở nước ta vẫn sử dụng phương pháp đo trực
tiếp trên cơ thể người.
* Dụng cụ đo
Việc sử dụng đúng dụng đo sẽ làm giảm sai số khi đo. Vì vậy, đối với các kích thước
chiều cao tôi sử dụng thước đo chiều cao hoàn toàn không sử dụng thước dây. Trong
luận văn này tôi sử dụng các loại thước đo sau :
Đối với các kích thước chiều cao sử dụng thước đo có vạch từ 0-200cm, có
chia số nhỏ tới 1mm.
Đối với các kích thước khác như: kích thước vòng, kích thước dài, thì sử dụng
thước dây bằng vải của Trung Quốc có chỉ số tới mm và được lấy chuẩn theo thước
đo chiều cao.
* Thước dây
+ Thành phần: thước dây là loại thước bằng nhựa mềm
+ Công dụng: đo chiều dài theo bề mặt, thường dùng để đo người khi cắt may.
+ Độ chính xác thấp, độ chính xác là ± 1mm.

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 31 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

Hình 2.1: Thước dây Hình 2.2: Thước đo chiều cao

* Thước đo chiều cao


+ Thành phần: 1 trụ tròn thẳng đứng có chia đơn vị, di chuyển lên xuống rất linh
hoạt, 1 thước ngang vuông góc với thước thẳng.
+ Công dụng: đo chiều cao tại các vị trí thước ngang có thể tiếp xúc được.
+ Độ chính xác thấp, độ chính xác là ± 1mm.
* Thước kẹp
+ Thành phần: một thước thẳng trên thân có ghi đơn vị, thước có 2 mỏ kẹp, một mỏ
cố định, một mỏ di động đến vị trí cần đo.
+ Chức năng: sử dụng để đo bề dầy các vị trí mà mỏ kẹp có thể tiếp xúc được.
+ Độ chính xác cao (± 1mm)

Hình 2.3: Thước kẹp

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 32 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

2.4. Xác định các kích thước cần đo


Theo mục tiêu của đề tài là: Nghiên cứu đặc điểm hình thái phần trên cơ thể
học sinh nam Hà Nội từ 15- 17 tuổi, đồng thời góp phần vào việc xây dựng hệ thống
cỡ số để thiết kế quần áo cho các em. Việc lựa chọn các thông số kích thước đo là vô
cùng quan trọng vì nó không chỉ phục vụ cho việc nghiên cứu cơ bản đặc điểm người
sử dụng, giới tính và sự phát triển cơ thể theo thời gian của lứa tuổi 15-
17. Ngoài ra còn góp phần xây dựng hệ thống cỡ số phuc vụ cho việc thiết kế quần áo
công nghiệp.
Do đó việc xây dựng các kích thước đo sẽ nhiều hơn. Số lượng thông số kích thước
càng nhiều và càng sát với vóc dáng cơ thể người sẽ giúp cho kết quả càng chính xác.
Bên cạnh đó việc thiết kế sản phẩm và để tạo dáng sản phẩm đẹp hơn.
Quyết định việc lựa chọn các thông số kích thước đo là vô cùng quan trọng vì
nó không chỉ phục vụ cho việc nghiên cứu cơ bản đặc điểm người sử dụng, giới tính,
sự phát triển cơ thể theo thời gian trong cùng một lứa tuổi mà còn góp phần xây dựng
hệ thống cỡ số phuc vụ cho việc thiết kế quần áo công nghiệp.
Với nội dung của đề tài là tiến hành nghiên cứu cụ thể phân loại đặc điểm phần
trên cơ thể. Do vậy việc xác định các kích thước đo, dựa trên tiêu chuẩn cỡ số của các
quốc gia đã tiến hành khảo sát nhân trắc học cụ thể cho toàn bộ cơ thể người. Có thể
thấy rằng các quốc gia đều lựa chọn phương pháp đo và số lượng đo riêng. Ví dụ:

Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản: JIS L 4003: 1997 [8]
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5781 -1994: sử dụng 77 số đo [1]
Tiêu chuẩn quốc tế ISO 8559- 1989: sử dụng 55 số đo [9]
Tiêu chuẩn TGL 20866-1965 của Đức: sử dụng 43 số đo [10]
Tiêu chuẩn Châu Âu EN 13402: chỉ sử dụng 13 số đo [11]

Các thông số kích thước ta lựa chọn phải phù hợp. Sao cho các thông số thể hiện
được những nghiên cứu cơ bản đặc điểm người sử dụng, giới tính và sự phát triển cơ
thể theo thời gian của lứa tuổi 15-17. Ngoài những số đo cơ bản để thiết kế ta cần đo
một số thông số kích thước sử dụng để kiểm tra độ chính xác của việc thiết

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 33 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

kế sản phẩm và để tạo dáng sản phẩm đẹp hơn. Số lượng thông số kích thước càng
nhiều và càng sát với vóc dáng cơ thể người sẽ giúp cho kết quả càng chính xác. Dựa
vào các tiêu chuẩn trên và mục tiêu của đề tài là: nghiên cứu và phân loại đặc điểm
hình thái phần trên cơ thể học sinh nam lứa tuổi 15-17, đồng thời góp phần vào việc
xây dựng hệ thống cỡ số để thiết kế quần áo cho các em. Do đó việc xây dựng các
kích thước đo sẽ nhiều hơn. Vì vậy tôi đã lựa chọn các thông số kích thước để tiến
hành đo và nghiên cứu.

2.4.1. Các mốc nhân trắc


Việc xác định mốc đo là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng tới độ chính xác của các kích
thước.
Để kích thước đo được chính xác chúng tôi đã dựa vào những mỏm, mấu
xương sờ thấy ngay dưới da và các mốc chắc chắn mà mọi người đều nhìn và sờ
thấy được, được thể hiện bảng 2. và hình 2.4.

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 34 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

Bảng 2 : Mốc đo các kích thước trên cơ thể người và cách xác định
Stt Mốc đo Cách xác định
1 Đỉnh đầu Điểm cao nhất của đỉnh đầu khi đầu ở tư thế
chuẩn.

2 Rốn Điểm nằm ngay giữa rốn.


3 Đường ngang eo Đường thẳng song song với mặt đất nằm trên rốn
2cm và đi qua nơi hẹp nhất của phần thân.

Giao điểm của đường giữa phía trước cơ thể với


4 Điểm eo phía trước đường ngang eo và nằm trên đường ngang eo cơ
thể.

Giao điểm của đường giữa phía sau cơ thể với


5 Điểm eo phía sau đường ngang eo và nằm trên đường ngang eo cơ
thể.

Giao điểm của đường ngang eo với đường viền


6 Điểm eo phía bên bên hông cơ thể và nằm trên đường ngang eo cơ
thể.

7 Điểm mào chậu Điểm nhô ra phía ngoài nhất của mào chậu.
8 Điểm đáy chậu Điểm thấp nhất của phần xương chậu. Điểm xác
định giới hạn phía trên cùng của đũng quần.

Khi cơ thể người ở tư thế đứng ta thấy đường


9 Điểm nếp lằn mông mông phía sau có nếp lằn, điểm nếp lằn mông là
điểm thấp nhất của nếp lằn mông phía sau.

10 Điểm đầu gối Điểm chính giữa mặt trước xương bánh chè.
11 Điểm lõm gối Điểm chính giữa mặt sau xương bánh chè
12 Mắt cá chân Điểm thấp nhất của mắt cá trong.

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 35 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

Hình 2.4 Các mốc đo trên cơ thể

2.4.2. Kích thước cơ thể người

Các thông số kích thước ta lựa chọn phải phù hợp. Sao cho các thông số thể hiện
được những nghiên cứu cơ bản đặc điểm người sử dụng, giới tính và sự phát triển cơ
thể theo thời gian của lứa tuổi 15-17. Ngoài những số đo cơ bản để thiết kế ta cần đo
một số thông số kích thước sử dụng để kiểm tra độ chính xác của việc thiết kế sản
phẩm và để tạo dáng sản phẩm đẹp hơn. Số lượng thông số kích thước càng nhiều và
càng sát với vóc dáng cơ thể người sẽ giúp cho kết quả càng chính xác. Dựa vào các
tiêu chuẩn trên và mục tiêu của đề tài là: Nghiên cứu phân loại đặc điểm hình thái
phần trên cơ thể học sinh nam lứa tuổi 15-17, đồng thời góp phần vào việc xây dựng
hệ thống cỡ số để thiết kế quần áo cho các em. Do đó việc xây dựng các kích thước
đo sẽ nhiều hơn. Vì vậy tôi đã lựa chọn các thông số kích thước để tiến hành đo và
nghiên cứu. Cụ thể như sau :

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 36 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

Bảng 2.1 : kích thước đo phần trên cơ thể nam học sinh lứa tuổi 15-17
TT Tên kích thước Cách xác định Dụng cụ đo

1 Khối lượng cơ thể (kg) Là cân nặng hiển thị khi Cân kg
đứng cả 2 chân lên bàn cân.
II Nhóm kích thước cao (cm)
2 Cao đứng Đo từ gót chân đến đỉnh đầu Thước dây
(điểm cao nhất) ở trạng thái
tự nhiên của cơ thể.

3 Cao thân Đo từ mặt đất đến điểm đốt Thước dây


sống cổ thứ 7
4 Cao góc cổ vai Đo từ mặt đất đến điểm góc Thước dây
cổ vai
5 Cao mỏm vai Đo từ mặt đất đến điểm Thước dây
mỏm cùng vai
6 Cao eo Đo từ mặt đất tới vị trí Thước dây
đường eo
II Nhóm kích thước vòng (cm)
7 Vòng đầu Đo qua giữa trán sau đầu tai Thước dây
điểm cong nhất.

8 Vòng chân cổ Đo từ chân cổ đi qua đốt Thước dây


sống cổ thứ 7 qua 2 điểm
góc cổ vai và hõm cổ

9 Vòng ngực ngang nách Đo xung quanh ngực qua Thước dây
hai bên khe nách và 2 điểm
trên ngực.
10 Vòng ngực lớn (VnII) Đo chu vi ngực tại vị trí nở Thước dây
nhất, thước dây đi qua 2
điểm đầu ngực và nằm trong
mặt phẳng ngang .
11 Vòng chân ngực Đo chu vi vòng chân ngực Thước dây
bằng thước dây qua 2 điểm
dưới ngực, thước dây nằm
trong mặt phẳng ngang
12 Vòng bụng Đo vòng qua các điểm eo Thước dây
trước, eo sau và eo bên.
13 Vòng mông Đo qua phần nở nhất của Thước dây

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 37 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

mông
14 Vòng nách tay Là đường vòng đi qua vai Thước dây
ngoài và nách
15 Vòng bắp tay Đo khi tay để ở tư thế xuôi Thước dây
thẳng, đo quanh điểm to
nhất của bắp tay.

16 Vòng cổ tay Đo chu vi vòng cổ tay tại vị Thước dây


trí ngang mắt cá ngoài của
tay
17 Vòng khuỷu tay khi co Đo đường vòng đi qua giữa Thước dây
khuỷu tay trong tư thế tay
gập 90 độ
III Nhóm kích thước chiều dài (cm)
18 Dài tay tính từ mỏm vai Đo từ mỏm cùng vai, thẳng Thước dây
qua khuỷu tay, xuống đến
hết mắt cá ngoài của tay, khi
tay để xuôi thẳng.
19 Dài khuỷu tay Đo từ qua mỏm cùng vai Thước dây
đến mấu khuỷu tay
20 Dài ngực Đo từ điểm góc cổ vai đến Thước dây
điểm đầu ngực
21 Dài eo trước Đo từ góc cổ vai, qua điểm Thước dây
đầu ngực đến đường eo phía
trước
22 Dài eo sau Đo từ góc cổ vai đến điểm Thước dây
eo phía sau Cần chú ý đến
sự bất thường của lưng
(gù).

23 Dài nách trước Đo từ góc cổ vai tới điểm Thước dây


ngang nách trước (có 2
thước kẹp nách).
24 Dài nách sau Đo từ góc cổ vai đến điểm Thước dây
ngang nách sau (có 2 thước
kẹp nách)
25 Dài vai Đo từ góc cổ vai đến mỏm Thước dây
cùng vai.
IV Nhóm kích thước bề rộng (cm) Thước dây
26 Rộng cổ Đo khoảng cách giữa 2 điểm Thước dây
góc cổ vai.
27 Rộng vai Đo từ mỏm cùng vai bên Thước dây
này qua lưng sang mỏm

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 38 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

cùng vai bên kia.


28 Rộng ngực Đo từ điểm nếp nách trước Thước dây
bên này thẳng sang nếp nách
trước bên kia (có 2 thước
kẹp nách).
29 Rộng ngực đường thẳng Đo khoảng cách giữa 2 nếp Thước dây
nách trước.
30 Rộng lưng Đo từ điểm nếp nách sau Thước dây
bên này thẳng sang nếp nách
sau bên kia (có 2 thước kẹp
nách).
31 Rộng eo Đo bằng thước kẹp đường Thước dây
thẳng ngang nối 2 cạnh eo
của 2 bên.
V Nhóm kích thước bề dày (cm)
32 Dầy cổ Đo từ đốt sống cổ 7 đến Thước dây
hõm cổ.
33 Dày ngực lớn Đo khoảng cách ngang lấy Thước dây
điểm đầu vú phải làm chuẩn
ra sau ngực.
34 Dày chân ngực (Dày dưới vú) Đo bằng thước kẹp đường Thước dây
thẳng ngang lấy chuẩn từ
dưới vú sang cạnh bên phải.
35 Dày eo Đo bằng thước kẹp đường Thước dây
thẳng ngang nối 2 điểm eo
thân trước và thân sau.

36 Dày mỏm cùng vai (cm) Đo bằng thước kẹp đường Thước dây
thẳng ngang nối 2 điểm
xương đầu vai.
37 Góc giữa cổ với vai con (đvđ: độ) Là góc giữa cổ và vai. Thước dây

38 Góc khuỷu tay (đvđ: độ) Để tay ở tư thế tự nhiên, đo Thước dây
góc giữa khuỷu tay.
39 Khoảng cách 2 đầu ngực Đo khoảng cách giữa 2 núm Thước dây

40 Độ lõm đốt sống cổ 7 (cm) Khoảng cách từ cột mốc Thước dây
đến đốt sống cổ 7
41 Độ lõm eo (cm) Khoảng cách từ cột mốc Thước dây
đến eo.

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 39 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

Chọn 41 thông số kích thước cơ thể để đo được trình bày tại (bảng 2.1). Và đề
xuất 5 nhóm kích thước cơ thể cần đo như sau:
+ Nhóm 1: Nhóm kích thước chiều cao.
+ Nhóm 2: Nhóm kích thước vòng.
+ Nhóm 3: Nhóm kích thước đo chiều dài.
+ Nhóm 4: Nhóm kích thước bề rộng.
+ Nhóm 5: Nhóm kích thước độ dày.
*Tư thế đo
Cùng với dụng cụ đo, chọn mốc đo thì tư thế đo có một ý nghĩa quan trong về
độ chính xác.
Theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) 5781- 1994 quy định một số điều trong khi
đo như sau :
- Đối tượng được đo phải mặc quần áo mỏng, ôm sát nhẹ cơ thể người, không được
đội mũ đi giày dép và phải tuân thủ theo sự chỉ đạo của người đo.
- Khi đo các kích thước thẳng người được đo phải đứng thẳng theo tư thế tự nhiên sao
cho ba điểm: lưng, mông và gót chân phải nằm trên một đường thẳng vuông góc với
mặt đất. Đầu để thẳng sao cho đuôi mắt và lỗ tai ngoài tạo thành một đường thẳng
ngang song song với mặt đất.
- Khi đo kích thước vòng phải đặt thước dây đúng mốc đo và chu vi của thước phải
tạo thành mặt phẳng ngang song song với mặt đất.
- Khi đo bề dày phải đặt hai đầu thước đúng vào hai mốc đó. Đối với số đo chỉ có một
mốc đo thì đầu kia của phải đặt vào vị trí sao cho mặt phẳng đo của thước tạo thành
phải song song với mặt đất.
- Nếu người được đo hơi quay nghiêng, mắt không nhìn thẳng thì kích thước đo có
thể lệch 1- 2cm.
- Khi đo đặt dụng cụ đo ôm sát trên cơ thể, không kéo căng hoặc để trùng.
Kích thước đo phần trên cơ thể nam học sinh lứa tuổi 15-17 ở tư thế đứng
2.5. Xây dựng chương trình đo
2.5.1. Phân loại kích thước đo

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 40 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

+ Nhóm 1: Nhóm kích thước chiều cao.


+ Nhóm 2: Nhóm kích thước vòng.
+ Nhóm 3: Nhóm kích thước đo chiều dài.
+ Nhóm 4: Nhóm kích thước bề rộng.
+ Nhóm 5: Nhóm kích thước độ dày. Chuẩnn của Anh: BS 7231 [12]
2.5.2. Xây dựng phiếu đo (Phụ lục 1)
Bảng 2.2: Phiếu đo nam học sinh nam bàn 1
PHIẾU ĐO
Bàn 1
Trường .............................. Lớp...............
Ngày đo : ................ Sáng...../ chiều.........
Tờ số :............................................................... Người đo :..........................................

TÊN HỌC SINH Kết quả đo: Học sinh nam 17t
Tháng, năm, sinh

Số học sinh
1 Cao đứng Cđ
2 Cao góc cổ vai Cgcv
3 Cao mỏm vai Cmv
4 Cao eo Ceo
5 Cao nếp lằn mông Cnlm

Phiếu đo cần thoả mãn các yêu cầu sau:


- Cung cấp đầy đủ các thông tin cá nhân đảm bảo các yêu cầu của đối tượng
nghiên cứu (mục 2.1)
- Thể hiện đầy đủ các thông số kích thước cần đo
- Trình bầy các thông số kích thước theo thứ tự từ đầu xuống chân và chia
theo từng nhóm kích thước cùng mặt phẳng (nhóm kích thước chiều cao, nhóm kích
thước vòng,...) để thuận tiện cho việc đo theo dây chuyền
- Chữ ký đại diện của người đo và thư ký
* Thời gian đo

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 41 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

Để thuận tiện đảm bảo đúng nguyên tắc chọn mẫu luận văn này đã tiến hành đo các
em học sinh nam. Thời gian đo được tiến hành liên tục các ngày trong tuần bắt đầu từ
8 giờ sáng đến 16 giờ chiều.
2.6. Xử lý kết quả nghiên cứu
2.6.1. Kết quả nghiên cứu
Bảng 2.3: Đặc trưng thống kê của tuổi 15 trường THCS và THPT Phú Thị, Kim Liên,
Việt Đức,

ĐẶC TRƯNG THỐNG CAO VÒNG VÒNG VÒNG


ĐỨNG NGỰC II BỤNG MÔNG
KÊ CƠ BẢN TUỔI 15 (Cđ) (VngII) (Vb) (Vm)
M 164 75.2 65.5 85
σ 5.013 4.893 4.104 4.22
cv(%) 3.056 6.507 6.266 4.965
Min 151 63 55 70
Max 176 88 77 97

Bảng 2.4: Đặc trưng thống kê của tuổi 16 trường THPT Đoàn Kết, Kim Liên, Việt
Đức, Trần Nhân Tông

CAO VÒNG VÒNG VÒNG


ĐẶC TRƯNG THỐNG ĐỨNG NGỰC II BỤNG MÔNG
KÊ CƠ BẢN TUỔI 16 (Cđ) (VngII) (Vb) (Vm)
M 167 79 71.2 85.5
σ 4.448 4.279 4.118 4.303
cv(%) 2.663 5.346 5.783 5.032
Min 155 69 60 78
Max 177 89 80 99

Bảng 2.4: Đặc trưng thống kê của tuổi 17 trường THPT Đoàn Kết, Trần Nhân Tông,
Dương Xá, Nguyễn Trãi, Kim Liên, Việt Đức.

CAO VÒNG VÒNG VÒNG


ĐẶC TRƯNG THỐNG ĐỨNG NGỰC II BỤNG MÔNG
KÊ CƠ BẢN TUỔI 17 (Cđ) (VngII) (Vb) (Vm)
M 168 80 72 89
σ 4.513 4.369 4.541 4.490
cv(%) 2.686 5.461 6.533 5.045

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 42 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

Min 158 70 59 78
Max 178 93 81 103

2.6.2. Chứng minh số lượng mẫu đo được đảm bảo độ tin cậy
a) Công thức
Để đảm bảo tính khoa học cho đề tài, tôi tiến hành xác định mức tin cậy về số
lượng cỡ mẫu đảm bảo tính chất đại diện đối với 4 kích thước chính (chiều cao đứng,
vòng ngực II, vòng bụng và vòng mông) của cỡ mẫu lớn (n) và từng nhóm số lượng

mẫu (ni) trong n cỡ mẫu.


- Chọn mức tin cậy chắc chắn P =95%, tương ứng mức ý nghĩa sẽ là α =5%.
- m: là sai số trong việc chứng minh ước tính cỡ mẫu n.
- t: đặc trưng xác suất t= (xi - M)/ σ (đặt trưng cho mức phát triển của đặc
điểm trong một tập hợp). Với P = 95% thì t = 2
- Nếu gọi nưl là cỡ mẫu ước lượng đạt mức tin cậy trên ta có
2 2
nưl = n = t σ (2.1)
m2
- Xác định tần số lý thuyết
Để xác định tần số lý thuyết của bốn kích thước chủ đạo của luận văn dùng
công thức sau:
e − (x−x )2
nilt = nK 2σ
2

σ 2π
Trong đó:
nilt : là tần số lý thuyết
n: là số lượng mẫu nghiên cứu
k: độ lớn khoảng giữa hàng
σ : độ lệch trung bình bình phương.
x : số trung bình cộng
e : số log tự nhiên (e=2.7118)
Sự phân bố thực nghiệm của đặc điểm biến thiên không phải bao giờ cũng phù
hợp với phân bố chuẩn. Vì vậy trong thực nghiệm cần phải kiểm tra xem sự

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 43 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

khác biệt giữa chúng tới mức nào và xác định giới hạn khác biệt để biết khi nào thì sự
khác biệt có thể coi là không đáng kể, nghĩa là phân bố thực nghiệm có thể coi như
đồng nhất với phân bố chuẩn. Để giải quyết vấn đề này người ta đã dùng một đặc
trưng do nhà thống kê học người Anh là Pearson đưa ra gọi là chuẩn ″khi bình
phương", ký hiệu là χ2
(ftn – flt)2
χ2=∑
flt
Trong đó:
- ftn: Tần số thực nghiệm
- flt: Tần số lý thuyết
Sau khi tính được chuẩn χ2 thực nghiệm, ta tìm tiếp giá trị χ2 giới hạn. χ2
giới hạn được tra theo số bậc tự do v và xác suất α là χ2 (α, v) ứng với mức xác suất
đã chọn p = 0.95, với số bậc tự do v của phân bố là v = k – 2. Sau đó so sánh nếu χ2
≤ χ2 (α, v) thì chấp nhận giả thiết H0. Giả thiết H0 có phân phối chuẩn với M, σ. Vậy
χ2 thực nghiệm nhỏ hơn χ2 giới hạn ứng với mức xác suất đã chọn thì có thể coi
phân bố thực nghiệm phù hợp với phân bố lý thuyết và là phân bố chuẩn.
b) Chứng minh số lượng mẫu đảm bảo độ tin cậy
- Ước tính số lượng đối tượng cần thiết cho một công trình nghiên cứu đóng
vai trò cực kỳ quan trọng, vì nó có thể là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại
của nghiên cứu. Điều này có liên quan trực tiếp với số lượng mẫu được đo (số quan
trắc n), vì n càng lớn thì tính đại diện của mẫu càng tăng.
- Theo công thức (2.1) ta thấy rằng sai số càng nhỏ thì độ chính xác của bài
toán chọn mẫu càng cao và n càng lớn. Do điều kiện về thời gian và kinh phí đo đạc
phục vụ cho việc nghiên cứu có hạn, tôi chọn m = 2% có nghĩa sai số trong việc
chứng minh ước tính cỡ mẫu n không lớn hơn hoặc nhỏ hơn 2%. Thể hiện ở bảng
kiểm định số lượng mẫu 2.5,2.6,2.7 và 2.8 .

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 44 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

Bảng 2.5 Kiểm định số lượng mẫu nghiên cứu học sinh nam theo kích thước chiều cao
đứng
Đặc trưng 15 tuổi 15 tuổi 16 tuổi 16 tuổi 17 tuổi 17 tuổi

thống kê cơ Nhóm I Nhóm II Nhóm I Nhóm II Nhóm I Nhóm II


bản Hà Nội Hà Nội Hà Nội Hà Nội Hà Nội Hà Nội

M 167 161 168 166 167 169

Σ 4.8 5.2 3.9 4.9 4.8 4.2

cv(%) 2.8 3.2 2.3 2.9 2.9 2.5

T 1.96 1.96 1.96 1.96 1.96 1.96

M 2 2 2 2 2 2

n (ước lượng) 22 26 15 23 22 17

ni (thực tế) 36 45 32 82 121 77

Bảng 2.6: Kiểm định số lượng mẫu nghiên cứu của học sinh nam theo kích thước vòng
ngực II
Đặc trưng 15 tuổi 15 tuổi 16 tuổi 16 tuổi 17 tuổi 17 tuổi
thống kê cơ Nhóm I Nhóm II Nhóm II Nhóm I Nhóm II
Nhóm I
bản Hà Nội Hà Nội Hà Nội Hà Nội Hà Nội
Hà Nội
M 78.5 72 81 79 78 82
Σ
4.84.9 4.5 4.8 4.9
4.0
cv(%) 6.1 6.8 5.7 2.9 2.5
4.9
T 1,96 1,96 1,96 1.96 1.96
1,96
M 2.00 2.00 2.00 2 2
2.00
n (ước lượng) 22 23 19 22 23
15

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 45 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

ni thực tế 36 45 32 82 121 77

Bảng 2.7: Kiểm định số lượng mẫu nghiên cứu của học sinh nam theo vòng bụng

Đặc trưng 15 tuổi 15 tuổi 16 tuổi 16 tuổi 17 tuổi 17 tuổi


thống kê cơ Nhóm I Nhóm II Nhóm I Nhóm II Nhóm I Nhóm II
bản Hà Nội Hà Nội Hà Nội Hà Nội Hà Nội Hà Nội

M 69 62 72.5 70 68 71
Σ 4.5 3.6 4.1 4.1 4.2 4.8
cv(%) 6.5 5.9 5.6 5.8 6.2 6.8
T 1,96 1,96 1,96 1,96 1.96 1.96
M 2.00 2.00 2.00 2.00 2 2
n (ước lượng) 19 12 16 16 17 22
36 45 32
ni thực tế 82 121 77

Bảng 2.8: Kiểm định số lượng mẫu nghiên cứu của học sinh nam theo vòng mông
Đặc trưng 15 tuổi 15 tuổi 16 tuổi 16 tuổi 17 tuổi 17 tuổi
Nhóm I Nhóm II Nhóm I Nhóm II Nhóm I Nhóm II
thống kê cơ bản
Hà Nội Hà Nội Hà Nội Hà Nội Hà Nội Hà Nội

M 89 81 9.1 88 86 92
Σ 3.8 4.5 3.7 4.8 39 5.1
cv(%) 4.3 5.6 4.1 5.5 4.6 5.5
T 1,96 1,96 1,96 1,96 1.96 1.96
M 2.00 2.00 2.00 2.00 2 2
n (ước lượng) 14 19 13 22 20 22

ni thực tế 36 45 32 82 121 77

Kết luận: So sánh n với nưl, ni với nưl. Nếu n ≥ nưl, ni ≥ nưl thì ta có thể kết luận rằng
n và ni là cỡ mẫu cho giá trị kết quả thu được đạt mức tin cậy chắc chắn P=95%, với

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 46 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

sai số là 2%. Qua hai bảng kiểm định thống kê trên cho thấy số lượng cỡ mẫu đang có
đạt tính chuẩn xác và có cơ sở tin cậy toán học.
2.6.3. Chứng minh bốn kích thước chính là phân bố chuẩn.
Bốn kích thước chính là đại lượng có giá trị lớn nhất về kích thước chiều dài
và kích thước vòng trên cơ thể. Khi kích thước chính phân bố chuẩn các kích thước
còn lại cũng phân bố chuẩn.
- Hệ số bất đối xứng SK, hệ số nhọn SU, giới hạn trên [K] và [S] được xác
định thứ tự theo công thức số (2.7), (2.8), (2.9)
χ2 χ2
- tính toán từ thực nghiệm phải nhỏ hơn giới hạn là tính được mức khác
biệt tin cậy giữa phân bố thực nghiệm và phân bố lý thuyết của hai kích thước chủ
đạo. Ta phải kiểm tra xem sự khác biệt giữa chúng tới mức nào và xác định giới hạn
khác biệt, để biết khi nào thì sự khác biệt có thể coi là không đáng kể, nghĩa là phân
bố thực nghiệm có thể coi như đồng nhất với phân bố chuẩn. Để đánh giá đặc điểm
nhân trắc phần trên cơ thể học sinh nam 15 – 17 tuổi tôi đã tiến hành xác định các đặc
trưng thống kê của 4 kích thước chính là cao đứng, vòng ngực lớn nhất, vòng bụng và
vòng mông .
Kết quả các đặc trưng thống kê các kích thước được trình bầy ở phụ lục
* Chứng minh bốn kích thước chủ đạo là phân bố chuẩn
Trường THPT Phú Thị Nam tuổi 15 (nhóm I)
Bảng 2.9: Đặc Trưng Thống kê số đo chủ đạo phần trên cơ thể học sinh nam nhóm I
TT Cd VnII Vb Vm
Min 151.00 63.00 55.00 70.00
Max 172.00 84.00 71.00 90.00
M 161.0000 72.0000 62.0000 81.0000
σ 5.21430 4.94791 3.69042 4.59545
Me 161.2444 72.8667 62.5111 80.5556
Mo 161.00 72.00 62.00 81.00
I Sk I .076 .284 .252 -.271
I Ku I -.609 -.191 -.201 .005
Cv (%) 3.239 6.872 5.952 5.673
ISI 1.037 1.037 1.037 1.037
IKI 1.944 1.944 1.944 1.944
Kết luận |SK |< [S] |SK |< [S] |SK |< [S] |SK |< [S]
|KU| < [K] |KU| < [K] |KU| < [K] |KU| < [K]

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 47 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

Bảng 2.10: Tính χ 2 thực nghiệm của các kích thước chiều cao đứng học sinh nam
trường THPT Phú Thị tuổi 15.
(ftn - flt)²
X f(tn) f (lt) f(tn) - f(lt) (ftn - flt)² flt
151.00 1 0.55 0.45 0.21 0.38
152.00 1 0.77 0.23 0.05 0.07
153.00 1 1.07 -0.07 0.00 0.00
154.00 2 1.40 0.60 0.36 0.25
155.00 2 1.78 0.22 0.05 0.03
156.00 2 2.17 -0.17 0.03 0.01
157.00 2 2.56 -0.56 0.31 0.12
158.00 3 2.91 0.09 0.01 0.00
159.00 3 3.20 -0.20 0.04 0.01
160.00 3 3.38 -0.38 0.15 0.04
161.00 4 3.44 0.56 0.31 0.09
162.00 3 3.38 -0.38 0.15 0.04
163.00 3 3.20 -0.20 0.04 0.01
164.00 3 2.91 0.09 0.01 0.00
165.00 2 2.56 -0.56 0.31 0.12
166.00 2 2.17 -0.17 0.03 0.01
167.00 2 1.78 0.22 0.05 0.03
168.00 2 1.40 0.60 0.36 0.25
169.00 1 1.07 -0.07 0.00 0.00
170.00 1 0.77 0.23 0.05 0.07
171.00 1 0.55 0.45 0.21 0.38
172.00 1 0.37 0.63 0.39 1.06
Theo kết quả trên, ta có χ2 thực nghiệm =3.01 X² = 3.01

χ2 giới hạn tra theo bảng III [6], với bậc tự do ν = 45 – 3 = 42


⇒ χ2(0.05, 22) = 58.1
Vậy χ2 thực nghiệm < χ2 giới hạn
⇒ Mức khác biệt tin cậy giữa phân bố thực nghiệm và phân bố lý thuyết của kích
thước chủ đạo cao đứng là không đáng kể. Vậy kích thước chủ đạo cao đứng thỏa

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 48 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang
mãn điều kiện phân bố chuẩn và được thể hiện ở hình sau – đồ thị đường cong tần

số lý thuyết và thực nghiệm kích thước cao đứng.


4.5

4
3.5
3
2.5 f(tn)

2 f (lt)
1.5
1
0.5
0
x .00 .00 .00 .00 .00 .00 .00 .00 .00 .00 .00

152 154 156 158 160 162 164 166 68 170 172
1
Hình 2.5. Đồ thị đường cong tần số lý thuyết và thực nghiệm kích thước Cao đứng.

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 49 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH VÀ PHÂN LOẠI KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đánh giá các kích thước chính phần trên cơ thể.
Thanh thiếu niên nam từ 15-17 tuổi, ở giai đoạn phát triển này gọi là (giai
đoạn cuối phát triển) là giai đoạn phát triển về thể chất, tinh thần, nhận thức. Con trai
vẫn còn trong quá trình trưởng thành ở giai đoạn này
Các em tuổi từ 15-17 độ tuổi mà nhất là các em nam giới có rất nhiều kích
thước trên cơ thể vào độ đẹp nhất và tăng trưởng nhanh trên toàn cơ thể. Chiều cao cơ
thể phản ánh sự tăng trưởng của thân và trọng lượng cơ thể tăng nhanh. Sự phát triển
của cơ và khối mỡ đọng lại ở vùng mông, ngực và đùi. Các em nam có lớp mỡ
ở đáy sau đốt xương cổ dày hơn. Kích thước chu vi vòng bụng tăng và dần tiến tới
kích thước của người trưởng thành hiện nay,Vòng mông các em có xu hướng to
đều.
Sự phân bố của các kích thước tuổi 15 -17 được trình bày ở bảng 3.1
Bảng 3.1: Tần số và tần suất tuổi 15.
Các kích thước tuổi 15
Nhóm Tần số Tần suất(%)
Cao đứng 154-172 73 71.06
Vòng ngực II 67-85 70 62.79
Vòng bụng 57-75 72 70.05
Vòng mông 76-94 69 65.55

Qua bảng 3.1tuổi 15 ta thấy:


- Tần suất thường gặp nhiều nhất đối với cao đứng tập trung từ nhóm 164(154-172)
- Tần suất thường gặp nhiều nhất đối với vòng ngực II tập trung từ nhóm 75.2(67-85)

- Tần suất thường gặp nhiều nhất đối với vòng bụng tập trung từ 65.5(57-75)
-Tần suất thường gặp nhiều nhất đối với vòng mông tập trung 85( 76-94)

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 50 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

Bảng 3.2: Tần số và tần suất tuổi 16.


Các kích thước tuổi 16
Nhóm Tần số Tần suất(%)
Cao đứng 156-175 84 72.45
Vòng ngực II 70-87 81 63.02
Vòng bụng 63-78 74 68.23
Vòng mông 79-98 75 59.12

Qua bảng 3.2 ta thấy:


- Tần suất thường gặp nhiều nhất đối với cao đứng tập trung từ nhóm 167(156-175)
- Tần suất thường gặp nhiều nhất đối với vòng ngực II tập trung từ nhóm 79(70-87)
- Tần suất thường gặp nhiều nhất đối với vòng bụng tập trung từ nhóm 71.2(63-78) -
Tần suất thường gặp nhiều nhất đối với vòng mông tập trung từ nhóm 85.5(79-98)
Bảng 3.3: Tần số và tần suất tuổi 17.
Các kích thước tuổi 17
Nhóm Tần số Tần suất(%)
Cao đứng 157-176 86 73.40
Vòng ngực II 71-91 83 65.16
Vòng bụng 61-80 76 69.42
Vòng mông 79-98 78 61.40

Qua bảng 3.3 ta thấy:


- Tần suất thường gặp nhiều nhất đối với cao đứng tập trung từ nhóm 159(157-176)
- Tần suất thường gặp nhiều nhất đối với vòng ngực II tập trung từ nhóm 73(71-91)
- Tần suất thường gặp nhiều nhất đối với vòng bụng tập trung từ nhóm 63(61-80)
- Tần suất thường gặp nhiều nhất đối với vòng mông tập trung từ 80(79-98)
Các nhà sản xuất nói chung và nhà sản xuất may mặc nói riêng có thể dựa vào
kết luận này để lựa chọn khoảng kích thước nào cần sản xuất số lượng lớn.
Qua khảo sát nghiên cứu tôi đã có kết quả cụ thể của lứa tuổi 15 - 17 được
trình bày tại bảng sau:

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 51 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

Bảng 3.4: Giá trị trung bình của các kích thước: Dài thân, cao đứng, dài tay, vòng
ngực II, vòng bụng, vòng mông, rộng lưng, rộng vai, rộng eo.

TT Tên kích Ký hiệu 15 tuổi 16 tuổi 17 tuổi


thước kích thước (đơn vị cm) (đơn vị cm) (đơn vị cm)
1 Dài thân Dth 136.5 140 141
2 Cao đứng Cđ 164 167 168
3 Dài tay Dt 53 56 56
4 Vòng ngực VnII 75.2 79 80
II
5 Vòng bụng Vb 65.5 71.2 72
6 Vòng mông Vm 85 85.5 89
7 Rộng lưng Rlg 34 34.5 35
8 Rộng vai Rv 40.5 42.5 43.5
9 Rộng eo Re 23.5 25.5 26

Từ bảng 3.4 ta có biểu đồ so sánh các kích thước trung bình lứa tuổi
nam 15-17 tuổi được thể hiện hình sau:

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 52 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

180
160
140
120
100
80
60
40
20
0 Vòng
Dài Cao Dài Vòng Vòng Rộng Rộng Rộng
thân đứng tay ngực bụng mông lưng vai eo
II
15 tuổi 136.5 164 53 75.2 65.5 85 34 40.5 23.5
16 tuổi 140 167 56 79 71.2 85.5 34.5 42.5 25.5
17 tuổi 141 168 56 80 72 89 35 43.5 26

Hình 3.: Biểu đồ so sánh các kích thước trung bình lứa tuổi 15-17

Qua bảng 3.4 và hình 3. cho thấy giá trị trung bình của các kích thứơc: Dài thân,
chiều cao đứng, dài tay, vòng ngực II, vòng bụng, vòng mông, rộng vai và rộng lưng,
rộng eo của các em nam đều tăng dần theo lứa tuổi từ 15-17.

Qua bảng 3.4 cho thấy chiều cao trung bình của các em nam lứa tuổi 15-17
nằm trong khoảng 164- 165(cm). Như vậy các em có sự phát triển mạnh mẽ về chiều
cao.

Theo phân loại nhân chủng học thế giới chiều cao đối với người trưởng
thành:

Loại thấp dưới 160cm

Loại trung bình 160- 170cm

Loại cao >170cm.

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 53 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

Chiều cao đứng của học sinh nam tăng dần theo lứa tuổi. Trung bình chiều cao
học sinh nam 16 tăng trưởng hơn so với trung bình chiều cao lứa tuổi 15 điều này
hoàn toàn phù hợp với việc phát triển sinh lý của các em khi bước vào tuổi dậy thì. Ở
tuổi 16 các em đã dậy thì tương đối đồng đều nên sự khác biệt ở chiều cao đã được
cải thiện và dần ổn định ở tuổi 17

Qua bảng 3.4 và hình 3 khi so sánh lứa tuổi nam từ 15-17 hiện nay với lứa
tuổi 17-19 của 25 năm trước thì chiều cao và kích thước bề rộng lớn hơn giai đoạn
trước đó. Kích thước vòng mông của các em cũng đều tăng đáng kể.
* Đặc điểm chiều cao đứng
Chiều cao đứng là tổng cộng của các chiều cao (đầu, cổ, thân và chi dưới).
Chiều cao đứng nói lên tầm vóc của một con người, là một số đo rất trung thành của
hiện tượng sinh trưởng, có thể nói chiều cao đứng là một trong số thước đo về sự phát
triển của cơ thể. Ngoài ra chiều cao đứng còn dùng để phân biệt giới tính giữa nam và
nữ. Đường biểu diễn chiều cao đứng học sinh nam 15 – 17 tuổi phản ánh tốt cuộc
sống quá trước đây và là bằng chứng của chế độ dinh dưỡng. Chiều cao đứng thay đổi
theo chủng tộc, giới tính và chịu ảnh hưởng nhất định của môi trường địa lý và điều
kiện xã hội.
Bảng 3.5 Số liệu chiều cao trung bình của học sinh nam
tuổi từ 15 - 17 ở Hà Nội
TT Đặc trưng thống kê 15 16 17
1 M 164 167 168
2 δ 5.01 4.44 4.51
3 Cv(%) 3.05 2.66 2.68

Từ số liệu trên bảng 3.5, ta có sự phát triển chiều cao đứng trung bình của
học sinh nam khu vực ở lứa tuổi từ 15 – 17.
- Kích thước chiều cao đứng của học sinh nam lứa tuổi 15 phân bố rộng từ 154
– 172 (cm). Nguyên nhân là do lứa tuổi này ở nam đang bắt đầu thời kỳ dậy thì nên
có sự biến động lớn về chiều cao đứng do các em dậy thì không đồng đều, những em
bắt đầu dậy thì có chiều cao hơn những em chưa dậy thì. Với σ =

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 54 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

5.013(cm) và Cv = 3.056 (%) điều này thể hiện mức độ hội tụ hay còn gọi là sự phân
tán còn trải rộng và rải rác ở các giá trị kích thước khác nhau trong tập hợp các giá trị.

- Chiều cao đứng của học sinh nam tăng dần theo lứa tuổi. Trung bình chiều
cao học sinh nam 16 tăng trưởng hơn so với trung bình chiều cao lứa tuổi 15 điều
này hoàn toàn phù hợp với việc phát triển sinh lý của các em khi bước vào tuổi dậy
thì. Ở tuổi 16 các em đã dậy thì tương đối đồng đều nên sự khác biệt ở chiều cao đã
được cải thiện và dần ổn định ở tuổi 17.
Với chiều cao trung bình của các em lứa tuổi 15-17 khu vực Hà Nội so với các
em nam 15 tuổi đã đo năm 2007 khu vực Hà Nội là M = 162 (cm), được đo ở bảng
3.6
So với các em nam 15 tuổi ở thành phố Nam Định đo năm 2006 là M = 157,83
(cm), được đo ở bảng 3.6
So với các em nam 15 tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh đo năm 2006 là M =
157,55 (cm), được đo ở bảng 3.6
So với các em nam 19 tuổi tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh đo năm 2007 là M
= 166,55 (cm), được đo ở bảng 3.6
Và so với Châu Á năm 2006 với các em nam 15 tuổi là M = 170,80 (cm).
Như vậy ta thấy các em nam lứa tuổi 15 ở Châu Á trung bình chiều cao đứng
phát triển cao hơn với các em nam 15-19 tuổi ở Việt Nam là rất đáng kể. Cụ thể ta có
bảng so sánh trung bình chiều cao đứng của các em nam lứa tuổi 15 ở Việt Nam và
Châu Á năm 2006 -2007 và các thành phố ở Việt Nam
Bảng 3.6. So sánh chiều cao đứng trung bình của các em nam lứa tuổi 15-19
ở các vùng Việt Nam và Châu Á năm 2006 -2007.
TT Thành phố/Châu Á M Đơn vị đo Năm đo
1 Khu vực Hà Nội 162 Cm 2007
2 Thành phố Nam Định 157,83 Cm 2006
3 Thành phố Hồ Chí Minh 157,55 Cm 2006
4 Châu Á 170,80 Cm 2010
5 Thành phố Hồ Chí Minh 166.55 Cm 2007

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 55 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang
Hình 3.1. So sánh chiều cao đứng trung bình của các em nam lứa tuổi 15-19

ở các vùng Việt Nam và Châu Á năm 2006 -2007


172 170.8

170
168 166.55

166
164 162

162
160 157.83 157.55
158
156

154
152

150 Hà Nội 2007 Nam Định TP.HCM 2006 Châu Á 2010 TP.HCM 2007

(15 tuổi)2006 (15 tuổi) (15 tuổi) (15 tuổi) (19 tuổi)

* Đặc điểm vòng bụng


Số đo vòng bụng để tính mức độ béo của cơ thể và đánh giá mức độ dinh
dưỡng và khả năng hấp thụ năng lượng của cơ thể. Vòng bụng là cơ sở xác định chiều
rộng của sản phẩm ở vị trí ngang eo. Sự phát triển kích thước vòng bụng học sinh khu
vực Hà Nội được thể hiện trên bảng 3.3
Bảng 3.7. Số liệu vòng bụng trung bình của học sinh nam
tuổi từ 15 - 17 ở Hà Nội
TT Đặc trưng thống kê 15 tuổi 16 tuổi 17 tuổi
1 M 65.5 71.2 72
2 δ 4.10 4.11 4.49
3 Cv(%) 6.26 5.78 6.53

- Vòng bụng trung bình học sinh nam tuổi 15 là 65.5(cm) tỉ lệ tập trung không
cao, học sinh nam tuổi 15 do ở tuổi này vẫn có các em dậy thì muộn.
- Vòng bụng trung bình tuổi 16 phân bố đồng đều trên khoảng kích thước từ
63 – 78(cm), với M =71,2 (cm)

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 56 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

- Vòng bụng trung bình học sinh nam tuổi 17, trung bình là 72(cm). Phân bố
tập trung trong khoảng từ 61 – 80 (cm),
Học sinh nam 15-16 tuổi ở Hà Nội có vòng bụng trung bình không đồng đều
nhau khoảng 5- 6 (cm), thể hiện sự phát triển của các em lứa tuổi 15 là chưa đồng
đều, nhưng ở lứa tuổi 16 - 17 vòng bụng trung bình là 72 (cm), thể hiện sự phát triển
chậm hơn từ 15-16. Điều này cho thấy quá trình phát triển thể chất ở lứa tuổi 15 là
cao, 16 và 17 tuổi phát triển chậm do các em đang ở cuối giai đoạn dậy thì.
Theo tài liệu Nga sử dụng Chỉ số Lorent để so sánh các kích thước chiều
ngang cơ thể[15]
Lorent = Vntb – Vbtb
Trong đó: Vntb – vòng ngực ngang nách trung bình
Vbtb – vòng bụng trung bình
Chỉ số lorent > 14 người gầy.
Chỉ số lorent = 14 người trung bình.
Chỉ số lorent < 14 người béo.
Ta thấy chỉ số Lorent của nam học sinh tuổi 15 Hà Nội là 14 nên các em có
dạng người trung bình ; 16-17 tuổi các em có chỉ số Lorent nằm trong khoảng: 6-7
đều nhỏ hơn 14 nên có dạng người hơi béo và béo.
Bảng 3.8 : Bảng tổng hợp kết quả giá trị trung bình kích thước rộng eo, dày eo, độ
TT Giá trị các kích Ký hiệu 15 Tuổi 16 Tuổi 17 Tuổi
thước

1 Rộng eo Re 22 (cm) 25 (cm) 26 (cm)


2 Dày eo De 17.7 (cm) 18 (cm) 19 (cm)
3 Độ lõm eo Xce 4.5 (cm) 5.5 (cm) 5.0 (cm)
4 Vòng bụng Vb 65.5(cm) 71.2 (cm) 72 (cm)

Dựa vào số liệu bảng 3.8 ta thấy: Kích thước rộng, dày eo và kích thước vòng bụng
tăng dần theo tuổi. Tuy nhiên giữa các lứa tuổi có sự chênh lệch chênh lệch đáng kể,
thể hiện các em có sự tăng về hệ xương và nhất là cơ. Ba lứa tuổi 15, 16, 17 có

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 57 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

kích thước rộng eo dao động từ 22 – 26 (cm), kích thước dày eo dao động từ 17 –
19 (cm). Sự chênh lệch giữa kích thước rộng eo là 4 ( cm )và dày eo là 3 ( cm ) đây
là thông số tương đối đẹp, sự chênh lệch nhỏ nên dáng bụng của các em có xu
hướng tròn và đẹp. Qua bảng 3.8 là bảng tổng hợp kết quả giá trị trung bình kích
thước rộng eo, dày eo, độ ta thấy các em học sinh 15-17 tuổi có tỷ lệ rộng eo trên
dầy eo trong khoảng 1,15-1,20(cm). Các em học sinh Hà Nội có hình dạng bụng
hình ôvan (tỷ lệ rộng eo trên dầy eo từ 1,29-1,35) vì thế thân hình các em to ngang
hơn .
- Tuy nhiên bụng to hay nhỏ không theo quy luật: Thông thường người to đẫy
đà thì bụng to hơn. Người gầy thì bụng lép hơn. Nhưng vẫn có người thon nhỏ, bụng
lại to, khi về già thì bụng chạy xệ và lép. Đối với người gầy thì cơ bụng phát triển
kém, bụng thường có hình dạng lép, võng vào trong có dạng đường cong đổ về phía
sau cơ thể. Đối với người béo thì cơ bụng thường rất phát triển, đặc biệt lớp mỡ dưới
da thường dày, bụng có hình dáng cong lồi về phía trước và xu hướng chảy xệ.

- Qua quan sát thấy lứa tuổi 15-17 có các dạng bụng lép (đối với các em có cơ
thể gầy) và dạng bụng phệ (đối với các em có cơ thể béo) chiếm tỷ lệ nhỏ, tập chung
chủ yếu ở dạng bụng trung bình.
* Đặc điểm vòng mông
Độ nhô ra phía sau của mông phụ thuộc vào tư thế, vào kết cấu của xương và cơ,
vào độ nghiêng của xương chậu, vào độ lõm eo. Căn cứ vào mức độ nhô chia ra như
sau :
Khi quan sát mông của cơ thể bằng mắt thường ở mặt trực diện ta thấy mông của cơ
thể chia làm 3 loại là :
+ Đối với cơ thể gầy tương ứng với loại mông hình ô van.
+ Đối với cơ thể béo tương ứng với loại mông hình bán cầu.
+ Đối với cơ thể trung bình được thể hiện ở loại trung gian nằm giữa
mông hình ô van và mông hình bán cầu.
Tuỳ vào mức độ nhô của mông người ta chia ra làm 3 loại :

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 58 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

+ Ở cơ thể trung bình độ nhô của mông trung bình.


+ Ở cơ thể gầy độ nhô của mông lớn.
+ Ở cơ thể béo độ nhô của mông nhỏ hơn.
Nếu quan sát đường viền của hông ở cơ thể chuẩn ta thấy đường viền của
hông có dạng hình ô van lồi, mức độ lồi được xác định phụ thuộc vào kích thước của
xương cánh chậu.
Nếu quan sát hình dáng của mông theo chiều cao cơ thể chuẩn thì mông được
chia ra làm 3 loại theo kích thước cao nếp lằn mông là: mông cao, mông thấp và
mông trung bình.
Hình dáng và vị trí của mông có ảnh hưởng rất lớn đến việc thiết kế đường
sườn áo từ vị trí ngang eo xuống gấu áo mặc sát, vị trí đường hạ đũng của quần và
hình dáng đường dọc quần sao cho phù hợp với dạng đường cong của cơ thể.
Đối với đặc điểm phần mông các kích thước: Dày mông, vòng mông, cao nếp
lằn mông, dài cung vòng đũng và rộng mông có ý nghĩa quan trọng tạo lên hình dáng
của mông. Vòng mông thường được kết hợp với chiều cao đứng và cân nặng để tính
các chỉ số phát triển cơ thể và cũng là chỉ số đánh giá giới tính. Sự phát triển của
mông song song với sự phát triển của chiều cao đứng thể hiện sự cân đối của cơ thể.
Hình dáng mông phát triển theo tuổi. Sự phát triển vòng mông của học sinh nam được
thể hiện trong bảng sau.
Bảng 3.9. Số liệu vòng mông học sinh nam Hà Nội tuổi 15 - 17
Tuổi Học sinh nam Hà Nội
M σ Cv

15 85,0 4,22 4,96


16 85,5 4,30 5,03
17 89,0 4,49 5,04

Vòng mông học sinh nam 15 tuổi phân bố trong khoảng từ 70 – 97(cm) và vòng
mông trung bình M = 85 (cm), Có hệ số biến thiên Cv = 4,96 và σ = 4,22.

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 59 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

Vòng mông trung bình của học sinh nam 16 tuổi là 85,5(cm) phân bố trong khoảng
79 – 98 (cm). Có hệ số biến thiên Cv = 5,03 và σ = 4,30.
Vòng mông trung bình học sinh nam lứa tuổi 17 là 89,0 (cm) phân bố từ 79 – 98
(cm), Có hệ số biến thiên Cv = 5,04 và σ = 4,49.
Qua bảng 3.9 ta thấy học sinh nam 15 và 16 tuổi Hà Nội có vòng mông trung bình
tương đối đồng đều nhau, đặc biệt là ở tuổi 17 vòng mông quá lớn là 89,0 (cm) lớn
hơn 15-16 tuổi là 4 - 4.5 (cm), sẽ làm cơ thể mất cân đối ảnh hưởng rất lớn đến thiết
kế quần áo đồng phục cho các em, đây là một đặc điểm cần lưu ý trong quá trình thiết
kế tạo dáng trang phục.Vị trí giới hạn của mông là nằm ở phía sau cơ thể phía trên
giới hạn bởi phần lưng, phía dưới tính đến hết điểm ngấn mông. Mông được tạo thành
bởi các lớp cơ mông gắn bó với nhau trên phần sau của xương chậu. Hình dáng mông
phụ thuộc vào kích thước xương chậu hông, sự phát triển các cơ, lớp mỡ dưới da, tư
thế người. Do đó có nhiều loại mông khác nhau.
Vòng mông phụ thuộc vào giới tính, lứa tuổi, sự phát triển của cơ thể. Qua bảng (3.9)
ta thấy vòng mông dao động từ 85-89 (cm), So với người trưởng thành ở atlat 1986
vòng mông trung bình dao động từ 83 – 84 (cm), thì vòng mông học sinh nam tuổi 15
- 17 các trường Hà Nội lớn hơn từ 2 – 5(cm). Vòng mông được xác định đo xung
quanh vị trí mông lớn nhất. So sánh giữa hai khu vực, vòng mông đều tăng theo lứa
tuổi. Mức tăng trung bình vòng mông học sinh nam 15 – 16 tuổi tăng 0.5(cm) ở lứa
tuổi 16 và 17 tuổi tăng 3 - 3.5(cm).
Kích thước rộng mông thông thường tỷ lệ với kích thước rộng bụng. Tuy
nhiên vẫn xuất hiện trường hợp người có rộng mông trung bình nhưng rộng bụng rất
lớn và ngược lại. Kích thước này thể hiện sự phát triển của xương hông.
3.2. Phân loại theo hình dáng phần trên cơ thể.
3.2.1. Đặc điểm dài thân
a. Phân loại người theo chiều cao :
Ý nghĩa chiều cao : nói lên tầm vóc của người và là đánh giá sự phát triển của cơ
thể người qua từng giai đoạn, Xác định các tỷ số (so sánh với các kích thước khác),
Nói lên đặc điểm của các chủng tộc người. Là kích thước quan trọng để phân cỡ số.

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 60 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

* Chiều cao trung bình thường là 1m 35cm đến 1m 90 cm. Ngoài giới hạn này xếp
vào loại bất thường. Các nhà nhân chủng học xếp loại chiều cao loài người nói chung
như sau:
- Loại thấp : dưới 1,60 m
- Loại trung bình ; 1,60 - 1,70 m
- Loại cao : trên 1,70 m
b/ Phân loại người theo chiều dài thân
ý nghĩa đánh giá : đặc điểm chủng tộc, đánh giá sự phát triển cơ thể qua từng giai
đoạn.
* Chiều cao ngồi bao gồm chiều dài thân, cổ và đầu.
* Cách đo chiều cao ngồi : đối tượng đo ngồi ngay ngắn trên một ghế đẩu (chú
ý ghế đủ cao để bàn chân không chạm đất). Đo từ mặt ghế đến đỉnh đầu. Về mức
độ chính xác cũng như khi đo chiều cao đứng.
Có nhiều cách đánh giá chiều dài thân thông qua các chỉ số :
chỉ số thân = tỷ lệ giữa phần thân với chiều cao đứng;
Chỉ số Skelie (Manvrier) = tỷ lệ giữa chiều dài chi dưới với chiều cao ngồi.
Hiệu số = chiều cao ngồi trừ đi chiều dài chi dưới.
c. Tỷ lệ giữa phần thân với chiều cao
* Chỉ số thân
chiều cao nếplằn mông
Chỉ số thân = ———————* 100
chiều cao đứng
Theo chỉ số thân, ta áp dụng công thức, thay vào ta tính được

TT Cao nếp lằn mông Cao đứng


(Cnlm) (Cđ)

15 75,1 164
16 76,3 167
17 77 168

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 61 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

Học sinh nam tuổi 15 có chỉ số thân = 45,8 cm


Học sinh nam tuổi 16 có chỉ số thân = 45,7 cm
Học sinh nam tuổi 17 có chỉ số thân = 45,9 cm
So với kết quả ta đã tính được chỉ số thân của ba lứa tuổi 15-17 của các em nam học
sinh với chỉ số thân của Giuffrida - Rugierri – Vallo như sau:
Thân ngắn ( dưới 50,9),
Thân vừa (từ 51-52,9 cm ),
Thân dài ( trên 53 cm ).
Từ kết quả trên cho ta thấy các em nam lứa tuổi 15 -17 trung bình từ 45.7 – 45.9 cm,
thì các em có cơ thể là thân ngắn, phù hợp với các kích thước, dáng người phát triển
bình thường.
3.2.2. Đặc điểm phần cổ
- Vị trí giới hạn của cổ: cổ có dạng hình trụ, giới hạn dưới của cổ xác định từ phía
trước bằng chỗ tiếp giáp giữa ngực và xương quai xanh (điểm hõm ức), phía sau
bằng đường giới hạn nằm trong mặt phẳng qua đốt sống cổ thứ 7 (đường vòng
quanh chân cổ) tới phía trước cổ.
- Cổ có thể phân thành ba dạng như sau: dạng cổ cao, ngắn và trung bình. Hình dạng
cổ phụ thuộc vào sự phát triển của xương và các cơ cổ và mức độ xuôi vai của cơ thể.
Với vai thấp, xuôi thì cổ như dài ra còn với vai ngang thì cổ như ngắn lại. Kích thước
vòng cổ có ảnh hưởng trực tiếp tới việc thiết kế cổ áo trong may mặc.
- Đối với đặc điểm phần cổ các kích thước: rộng cổ, dày cổ, vòng chân cổ, góc giữa
cổ với vai con và độ lõm đốt sống cổ 7 có ý nghĩa quan trọng tạo lên hình dáng của cổ
.
Cổ được đánh giá bằng: hình dáng (hình dáng đáy cổ, mặt chính diện, độ nghiêng),
các kích thước (chiều cao, vòng cổ)
- Hình dáng cổ khác nhau. Đối với trẻ em và phụ nữ hình dáng cổ tròn hơn do lớp mỡ
dưới da phát triển. Đối với nam giới có các hình thái do sự phát triển của các cơ
thang, cơ ức đòn chũm. Thiết diện mặt cắt ngang cổ của học sinh nam thường hình
tròn, hình êlip, hay bị bẹp ở phía sau gáy.

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 62 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

- Từ kết quả nghiên cứu tôi đã có kết quả cụ thể của các kích thước trên lứa tuổi 15-
17 được trình bày tại bảng sau :
Bảng 3.10: Bảng tổng hợp kết quả giá trị trung bình kích thước rộng
cổ, dầy cổ, vòng chân cổ, góc cổ vai và độ lõm đốt sống cổ 7 của các
lứa tuổi từ 15-17.
Stt Lứa Rộng Dày Độ lõm đốt Vòng Góc giữa
tuổi cổ cổ sống cổ 7 chân cổ cổ với vai
(Rc) (Xct) (Vcc) con
(Dc) (Ggcvc)

1 15 tuổi 10.5 9.5 6 36 138


2 16 tuổi 10.9 10 6.8 37 141.2
3 17tuổi 11 10.35 7 38.5 142.1
Qua kết quả ở bảng tổng hợp (3.10) cho thấy các giá trị trung bình của các
kích thước có ý nghĩa cụ thể như sau :
* Đối với giá trị Rộng cổ và Dày cổ có mối liên quan mật thiết với nhau, nó ảnh
hưởng trực tiếp tới hình dáng của cổ.
- Xét theo thiết diện mặt cắt ngang cổ thường hình tròn, hình êlip, hay bị bẹp ở phía
sau gáy, ta có hình như sau :

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 63 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

Hình 3.2. Hình dáng các dạng cổ


- Hình dáng cổ được đánh giá dựa trên tỷ lệ giữa chiều rộng cổ chia chiều dày cổ
được phân loại theo tài liệu của thế giới [16 ]như sau:
- Cổ rộng có tỷ lệ bằng 1 ± 0,05
- Cổ trung bình có tỷ lệ bằng 0,9 ± 0,05
- Cổ mảnh có tỷ lệ bằng 0,8 ± 0,05
Dựa vào số liệu bảng ở bảng (3.10) sau khi tính toán ta thấy:
Kích thước Rộng cổ và Dày cổ tuy giữa các trường có sự chênh lệch nhưng sự
chênh lệch không đáng kể. Ba tuổi 15,16,17 có kích thước Rộng cổ dao động từ 10.5-
11(cm) kích thước Dày cổ dao động từ : 9.5-10.35 (cm)
-Tuổi 15 có tỷ lệ giữa chiều rộng cổ chia chiều dày cổ bằng: 1.10 nên hình dạng cổ
các em được xếp vào loại cổ rộng
- Tuổi 16 có tỷ lệ giữa chiều rộng cổ chia dày cổ là 1.09 nên hình dạng cổ các em
được xếp vào loại cổ rộng
- Tuổi 17có tỷ lệ giữa chiều rộng cổ chia dày cổ là 1.06 nên hình dạng cổ các em
được xếp vào loại cổ rộng.
- Cổ nghiêng ra phía trước, do đoạn đốt sống cổ bị nghiêng nhất ở đốt 5 – 6 độ.
* Độ lõm đốt sống cổ thứ 7 (hình 1) thể hiện mức độ lõm của vị trí đốt sống cổ thứ
7 với thước đặt phía sau lưng, khi đo cơ thể đứng ở tư thế đứng chuẩn, mông chạm
vào mặt phẳng thước còn đầu ở tư thế tự nhiên. Mức độ lõm trung bình sẽ tạo ra dáng
của cổ và đầu cân đối với thân,
Qua bảng (3.10) ta thấy kích thước này nằm trong khoảng 6-7 (cm). Đây là mức
độ lõm trung bình và gần như không tăng giữa các tuổi 15, 16, 17 điều này thể hiện
sự phát triển bình thường và khá ổn định.
* Kích thước Vòng chân cổ có ảnh hưởng trực tiếp tới việc thiết kế cổ áo đồng thời
nó cũng thể hiện sự phát triển chung của xương và cơ cổ. Kích thước Vòng chân cổ
của ba lứa tuổi dao động từ 36-38.5(cm).
* Kích thước góc giữa cổ và vai con nói lên mối quan hệ mật thiết giữa bộ phận cổ và
vai đồng thời nói lên hình dáng cổ, vai. Góc giữa cổ và vai con càng lớn thì vai

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 64 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

càng xuôi và tạo dáng cổ cao. Góc giữa cổ và vai con càng nhỏ thì vai có xu hướng
ngang và cổ trông có vẻ ngắn hơn .

Hình :3.3. Các dáng cổ


Qua bảng (3.10) ta thấy kích thước góc giữa cổ với vai con nằm trong khoảng 138-
142.1 (độ). Thì ta thấy các em có dạng dạng hình thang thuận.
- Mặt chính diện cổ có các dạng: hình trụ, hình thang thuận, hình thang ngược, hình
côn (ở giữa).
Qua phân tích trên tôi có thể rút ra kết luận như sau: dáng cổ của các em cân đối với
cơ thể nhờ vào độ lõm đốt sống cổ 7 trung bình. Dáng cổ tròn nhờ vào sự phát triển
khá đồng đều giữa độ rộng cổ và dày cổ. Kích thước chu vi vòng cổ tăng và dần tiến
tới kích thước của người trưởng thành hiện nay.
3.2.3. Đặc điểm phần vai
Hình dáng vai phụ thuộc vào kích thước các xương đai vai, sự phát triển các cơ, tư
thế người. Do đó sẽ có nhiều loại vai khác nhau.
Theo thực tế hình dáng vai được chia làm 3 loại: vai ngắn, vai xuôi, vai trung bình.
Từ đoạn sát cổ đến điểm giữa vai có độ dốc lớn, còn từ điểm giữa vai đến điểm đầu
vai gần như nằm ngang.
Độ ưỡn ra phía trước của vai phụ thuộc vào tư thế, vào kết cấu của xương và cơ.
Căn cứ vào mức độ ưỡn chia ra : vai cánh cung, vai ngửa, vai trung bình. Vai được
tiếp giáp từ phần cổ tới trên đầu lồng ngực và tùy theo mặt trước và mặt sau cơ thể

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 65 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

mà giới hạn của vai có sự khác nhau.Khuôn vai được tạo thành bởi mỗi bên có nửa
vành đai gồm hai xương: phía trước là xương đòn, phía sau là xương vai. Chúng hình
thành một vành đai gắn bó với nhau ở phần trên lồng ngực.
Đối với đặc điểm phần vai các kích thước: Dày mỏm cùng vai, dài vai, góc giữa cổ
với vai con, cao góc cổ vai, cao mỏm vai, giá trị xuôi vai có ý nghĩa quan trọng tạo
lên hình dáng của vai vì vậy qua khảo sát tôi đã có kết quả cụ thể của các em nam học
sinh lứa tuổi 15-17 được trình bày tại bảng sau :
Bảng 3.11: Bảng tổng hợp kết quả giá trị trung bình kích thước : dày
mỏm cùng vai, dài vai, góc giữa cổ với con, cao góc cổ vai, cao mỏm
vai, giá trị xuôi vai của các các em nam học sinh lứa tuổi từ 15-17.
Stt Các lứa Dày Dài Góc Cao Cao Rộng Xuôi
tuổi mỏm vai giữa cổ góc cổ mỏm vai Vai
cùng với vai vai vai
vai con
(Dmgv) (Dv) (Ggcvc (Cgcv) (Cmv) (Rv) (Xv)
)

1 15 tuổi 7 13 138 138 133 40.5 5


2 16 tuổi 7.4 13.5 141.2 141.2 136 42.5 5.2
3 17 tuổi 8 14 142.1 141.5 137.1 43.5 4.4
Qua bảng (3.11) ta thấy :
* Kích thước dày mỏm cùng vai dao động trong khoảng từ : 7-8 (cm) với giá trị này
nhận thấy phần cơ bắp của bộ phận đầu tay và mỏm vai khá phát triển và vai của các
em thuộc loại vai dày.
* Đoạn vai con được xác định từ điểm góc cổ vai đến mỏm cùng vai. Kết cấu vai con
phụ thuộc vào cấu tạo xương vai, xương đòn, cơ thang, vị trí tương đối giữa các
xương. Chiều dài đoạn vai con phụ thuộc vào giới tính, lứa tuổi, sự phát triển của
lồng ngực. Qua bảng (3.11) trên ta thấy chiều dài đoạn vai con dao động từ: 13-
14(cm), So với người trưởng thành chiều dài đoạn vai con dao động từ: 11-15 cm,

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 66 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

trung bình 12-13 (cm) thì sự phát triển của các học sinh nam tuổi 15-17 các trường
Hà Nội gần đạt tới mức độ phát triển trung bình 13-14 (cm )
* Kích thước Góc giữa cổ với vai con có liên quan trực tiếp tới hình dáng vai. Góc
giữa cổ với vai con càng lớn thì thể hiện mức độ xuôi vai càng lớn và ngược lại. Qua
bảng số liệu ta thấy học sinh các em nam lứa tuổi 15-17 có giá trị góc giữa cổ
0 0 0
với vai con trung bình từ: 138 – 142.1 . Và tập chung nhất tại khoảng 139 điều này
chứng tỏ sự phát triển của cổ và vai bình thường. Mức độ xuôi vai của các em ở dạng
trung bình.
* Xuôi vai bằng chiều cao góc cổ vai đến mặt đất trừ đi chiều cao mỏm cùng vai đến
mặt đất. Giá trị xuôi vai ảnh hưởng trực tiếp tới hình dáng của vai.
Trong may công nghiệp thường sử dụng độ xuôi vai trung bình :
- Đối với nam: XV = 4,2 - 4,8 cm (XVtb = 4,5).
- Đối với nữ: XV = 5,2 - 5,8 cm (XVtb= 5,5).
Qua bảng (3.11) ta thấy độ xuôi vai của các em nam học sinh tuổi 15- 17 dao động từ
4.4- 5.2 (cm). Với mức độ xuôi vai như vậy tạo nên hình dáng vai của các em thuộc
dạng vai ngang .
* Rộng vai là khoảng cách giữa hai mỏm cùng vai, phản ánh sự phát triển bề ngang
của thân, qua nghiên cứu ở bảng 3.9 ta thấy rộng vai của các em học sinh nam lứa
tuổi 15-17 có giá trị trung bình 40.5 – 43.5 ( cm ).
- Qua nghiên cứu ta thấy rộng vai của lứa tuổi học sinh 15-17 hiện nay phát triển rất
mạnh mẽ cụ thể ta có bảng như sau:
Bảng 3.12. Bảng liệt kê kích thước rộng vai, rộng ngực lớn nhất, rộng eo, rộng hông.

Các lứa Rộng vai Rộng Rộng eo Rộng


tuổi ngực hông
(Rv) (RnII) (Re) (Rhong)

15 tuổi 40.5 (cm) 29.5 23.5 (cm) 30 (cm)


16 tuổi 42.5 (cm) 32 25.5 (cm) 32 (cm)
17 tuổi 43.5 (cm) 32.3 26 (cm) 32.5 (cm)

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 67 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

Rv lứa tuổi 15 có M =29.5 (cm)


Rv lứa tuổi 16 có M =32 (cm)
Rv lứa tuổi 17 có M =32.3 (cm)
Với các kích thước đều tăng lên đáng kể so với những năm trước đây. Rộng vai có xu
hướng phát triển to ra cho các em một cơ thể đẹp hơn.
- Qua nghiên cứu ta thấy Rộng ngực lớn nhất của các em nam học sinh lứa tuổi 15-17
tăng dần theo lứa tuổi :
RnII lứa tuổi 15 có M =75.2 (cm)
RnII lứa tuổi 16 có M =79 (cm)
RnII lứa tuổi 17 có M =80 (cm)
Với số đo kích thước RnII của các em nam học sinh cho thấy các em có sự tăng
trưởng rất lớn từ tuổi 15 đến tuổi 16, còn từ tuổi 16 đến 17 tuổi thì có sự phát triển ít
hơn so với 15 tuổi.
- Rộng eo của các em nam học sinh khu vực Hà Nôi lứa tuổi 15-17.
Re lứa tuổi 15 = 23.5 (cm)
Re lứa tuổi 16 = 25.5 (cm)
Re lứa tuổi 17 = 26 (cm)
Qua kết quả nghiên cứu, cụ thể là số đo trung bình của các em nam học sinh lứa tuổi
15-17 cho thấy. Ở tuổi 15 đến tuổi 16 các em có sự phát triển nhẹ trung bình là 23.5
(cm) -25.5 (cm), đến tuổi 17 là giai đoạn cuối của dậy thì nên rộng eo của các em
không tăng đáng kể khoảng 0.5 (cm).
- Qua nghiên cứu tôi đã có kết quả số đo trung bình rộng hông của các em nam học
sinh lứa tuổi 15-17 tại khu vực Hà Nội.
Rhong lứa tuổi 15 = 30 (cm)
Rhong lứa tuổi 16 = 32 (cm)
Rhong lứa tuổi 17 = 32.5 (cm)
Rộng hông trung bình của các em nam học sinh lứa tuổi 15-17 tại khu vực Hà Nội,
cho thấy ở tuổi 15 đến tuổi 16 các em có sự phát triển là 2 (cm), nhưng ở tuổi 17 các
em phát triển gần như không đáng kể bằng từ lứa tuổi 15-16 tuổi.

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 68 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

* Như vậy ta có thể có kết quả dáng người trung bình của các em nam lứa tuổi
15-17 có dạng sau:

a b c d e
Hình 3.4. Các dáng cơ thể nam
Qua nghiên cứu ta đã có kết quả số đo của các em nam lứa tuổi 15-17
Rv =40 – 43.5 ( cm )
RngII =29.5 -32.3 ( cm )
Re =23 -26 ( cm )
Rhong = 30- 32.5 ( cm )
Ta thấy các em phát triển đều , với các số đo tăng đều, vai của các em đã rộng hơn
trước đây, nên các em có dạng trung bình tương ứng với hình 3.4 a.
3.2.4. Đặc điểm phần Tay
Tay gồm cánh tay, cẳng tay, bàn tay. Các kích thước như: dài tay tính từ mỏm
vai, dài khuỷu tay, vòng nách tay, vòng bắp tay, vòng khuỷu tay khi co, vòng cổ tay,
góc khuỷu tay thể hiện sự phát triển của tay và nói lên hình dáng tay.
Qua khảo sát nghiên cứu và xử lý số liệu ta có bảng sau :
Bảng 3.13 : Bảng tổng hợp kết quả giá trị trung bình kích thước dài tay tính từ mỏm
vai, dài khuỷu tay, vòng nách tay, vòng bắp tay, vòng khuỷu tay khi co, vòng cổ tay,
góc khuỷu tay của các trường lứa tuổi từ 15-17.
TT Giá trị các kích thước Lứa tuổi

15 16 17
Tuổi Tuổi Tuổi
1 Dài tay (Dt) 53 56 56
2 Dài khuỷu tay (Dkt) 31 32 32
3 Vòng nách tay (Vnt) 39 39.5 40
4 Vòng bắp tay (Vbt) 26 26.7 27.2

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 69 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

5 Vòng khuỷu tay khi co 25 25.5 26.2


(Vktkc)
6 Vòng cổ tay (Vct) 16 16.7 17
Kích thước dài tay được đo bằng th ước dây từ mỏm cùng vai, thẳng qua
khuỷu tay xuống đến hết mắt cá ngoài của tay, khi tay để xuôi thẳng. Chiều dài của
tay thể hiện sự phát triển của các chi trên cơ thể.
Theo tỷ lệ chiều dài tay được phân ra làm ba loại: Tay dài, tay trung bình, tay ngắn.
Kích thước dài tay thông thường tỷ lệ với chiều cao cơ thể. Tuy nhiên vẫn xuất hiện
nhiều trường hợp người có chiều cao cơ thể trung bình nhưng tay lại rất
dài và ngược lại.
Qua bảng (3.13) ta thấy kích thước dài tay của các em nam học sinh nằm trong
khoảng: 53-56 (cm). Với kích thước như vậy dài tay của các em được xếp vào loại
trung bình.
+ Kích thước dài khuỷu tay được đo từ mỏm cùng vai đến mấu khuỷu tay.
Kích thước này thể hiện sự phát triển của xương cánh tay trên. Theo thống kê kích
thước dài cánh tay (là khoảng cách từ mỏm cùng vai đến đài quay). Theo atlat năm
1986 ta có bảng sau:
Bảng 3.14. Kích thước dài cánh tay của nam và nữ tuổi 17-19 ba miền Bắc, Trung,
Nam của Việt Nam năm 1986.
Kích thước Nam Nữ

Bắc Trung Nam Bắc Trung Nam


1986 1986 1986 1986 1986 1986
Dài cánh tay 28.6 29.0 29.8 28.4 28.2 27.5

+ Kích thước Vòng nách tay thể hiện mối quan hệ giữa nách và tay. Kích
thước này được ứng dụng khi thiết kế vòng nách áo và đầu tay của cac loại áo.
+ Vòng bắp tay: thể hiện sự phát triển cơ bắp cánh tay. Sự phát triển này có
liên quan đến sự tập luyện và lao động. Nếu tập luyện và lao động thường xuyên, đều
đặn các cơ của tay phát triển săn chắc. Theo thống kê kích thước vòng cánh tay

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 70 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

(vòng đo qua chỗ to nhất của cơ nhị, đầu cánh tay vuông góc với trục cánh tay, tay
buông thõng, dùng thước dây)

3.2.5. Đặc điểm phần bụng


Với nam vị trí của bụng được tính từ dưới phần ngực xuống phần trên mào
chậu. Và được chia thành hai phần bụng trên và bụng dưới (bụng trên hay còn là phần
eo tiếp giáp với phần ngực, bụng dưới tính từ điểm rốn tới phần trên mào chậu). Hình
dáng của bụng ảnh hưởng nhiều tới đường viền phía trước của cơ thể.
Bụng là phần cơ thể có hình dạng rất khác nhau, nó phụ thuộc vào đặc điểm của từng
người vào thời kỳ gầy béo và lượng mỡ chứa trong cơ thể, nó tương quan với kích
thước của vòng ngực và vòng mông. Đối với cơ thể có ngực lớn mông hẹp thân người
có dạng hình nón cụt, đáy lớn ở trên đáy nhỏ ở dưới. Hình dạng của bụng thay đổi
phụ thuộc vào tư thế của cơ thể. Cơ thể ở tư thể đứng thẳng, hít sâu bề mặt của bụng
dô cao hơn so với cơ thể ở trạng thái hít thở bình thường, tư thế lưng gập về phía
trước, hai tay chống sát đất, vị trí của bụng sẽ hạ thấp xuống, thở mạnh ra hoặc hai
tay giơ thẳng lên trên đầu bề mặt nổi của bụng sẽ lõm xuống. Khi cơ thể phát phì kích
thước mọi phía đều tăng đặc biệt tăng nhiều nhất ở phía trước cơ thể. Bụng có thể
phân thành ba dạng như sau: bụng lõm, bụng phẳng và bụng lồi. Kích thước vòng
bụng ngang rốn liên quan đến độ gày béo của cơ thể và thể tạng của con người. Kích
thước vòng bụng có ảnh hưởng trực tiếp tới việc thiết kế vị trí ngang eo
ở áo hoặc cạp quần trong may mặc. Ví dụ như việc thiết kế các loại áo có độ ôm sát
phần bụng như các loại quần mặc bó. So sánh học sinh nam khu vực Hà Nội ta nhận
thấy vòng bụng đều tăng theo tuổi. Vòng bụng trung bình học sinh tăng biến đổi theo
lứa tuổi. Mức tăng nhanh 4 – 6(cm) từ tuổi 15 sang 16, tăng ít 1- 2(cm) từ tuổi 16
sang tuổi 17. Hệ số biến thiên của tuổi 15 lớn hơn so với tuổi 16 và 17 cho thấy mức
độ phân tán các giá trị đo trong tập hợp là lớn, sự phát triển của tuổi này có mức biến
động lớn. Sức tăng của tuổi 17 phù hợp với sự phát triển chung. Vòng bụng học sinh
nam đều có su hướng tăng nhanh ở tuổi 15 - 16 và có hướng tăng ít ở tuổi 16 - 17. Ở
tuổi 15 lên 16 các em đang trong giai đoạn dậy thì lên quá trình phát

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 71 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

triển cơ thể diễn ra mạnh mẽ, các số đo cơ thể ở lứa tuổi này thay đổi nhanh. Lứa tuổi
16 lên 17 các em phát triển chậm hơn do đang ở cuối giai đoạn dậy thì, các số đo tăng
trưởng chậm và ổn định dần. Đối với giá trị rộng eo và dày eo có mối liên quan mật
thiết với nhau, nó ảnh hưởng trực tiếp tới hình dáng của bụng. Độ lõm eo và kích
thước dầy eo có quan hệ tương hỗ với nhau. Khi độ lõm eo lớn bụng có dạng lép thì
kích thước dày eo sẽ nhỏ cơ thể có xu hướng hình mảnh mai và ngược lại. Độ lõm eo
thể hiện mức độ lõm của vị trí eo với thước đặt phía sau lưng, khi đo cơ thể đứng ở tư
thế đứng chuẩn, mông chạm vào mặt phẳng thước còn đầu ở tư thế tự nhiên. Mức độ
lõm trung bình sẽ tạo ra dáng của eo và thân cân đối nếu mức độ lõm lớn làm cho
đường cong của cơ thể càng rõ ràng.
Phần bụng phía trước và phần mông phía sau của cơ thể có mối quan hệ khăng
khít và tạo nên đường viền phía trước và phía sau của cơ thể nam.
Xét theo thiết diện mặt cắt ngang bụng thường hình tròn dẹt hay hình êlip, bị
bẹp ở phía sau lưng
- Như vậy kích thước trung bình 3 vòng: vòng ngực II, vòng bụng, vòng
mông tuổi 15-17 được thể hiện ở bảng sau.
Bảng 3.15: Giá trị trung bình 3 kích thước: VnII, Vb, Vm của học sinh nam tuổi
15-17 khu vực Hà Nội
Tuổi Vòng ngực II Vòng bụng Vòng mông
(VnII) (Vb) (Vm)
15 75,2 65,5 85,0
16 79,0 71,2 85,5
17 80,0 72,0 89,0

Từ bảng (3.15) ta thấy số đo 3 vòng học sinh nam 15 – 17 tuổi có đặc điểm
vòng mông là vòng có số đo lớn nhất, tiếp đến là vòng ngực, vòng bụng là vòng nhỏ
nhất. Kích thước 3 vòng các em khi so sánh với cơ thể người trưởng thành những năm
trước có sự bất bình thường. Cụ thể người trưởng thành cân đối sẽ có vòng ngực lớn
hơn vòng mông nhưng các em học sinh nam 15 – 17 tuổi thì ngược lại vòng mông lại
lớn hơn vòng ngực. Điều này thể hiện hàng ngày các em ít vận động

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 72 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

ngồi nhiều một chỗ dẫn đến cơ ngực không phát triển. Vòng mông lớn hơn vòng bụng
ở tuổi 15 là 10 (cm) tuổi 16 – 17 là 6.5 (cm), càng lớn tỷ lệ cơ thể các em càng cân đối
hơn. Tuổi 15 các em học sinh có sự chênh lệch giữa kích thước 3 vòng lớn vì vậy các
em có dạng người giống như (hình 3.4 b), tuổi 16 và 17 các em có số đo 3 vòng ít
chênh lệch hơn (khoảng 6.5cm) nên các em có dạng người tương ứng với (hình 3.4 a).

Các em đang ở thời kỳ cuối dậy thì, chưa phát triển hết về vòng mông nên
quần thường bị rộng mông. Tuy nhiên nếu điều chỉnh lượng cử động cho phù hợp với
vòng mông sẽ có thể xảy ra hiện tượng mất cân đối giữa chiều dài và chiều rộng thân
quần..
Kích thước vòng bụng đặc biệt quan trọng trong việc thiết kế thời trang hiện nay
đặc biệt là các trang phục học sinh. Kích thước vòng mông là cơ sở để thiết kế độ
rộng thân quần. Kích thước vòng bụng là cơ sở thiết kế rộng eo ở thân áo và rộng cạp
ở thân quần. Đặc điểm phát triển vòng bụng ở các thời kỳ có ảnh hưởng trực tiếp tới
kiểu dáng áo cũng như quần của các em nam học sinh. Sự phát triển không đồng đều
về phần mông ở từng lứa tuổi sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới kích thước của quần áo.

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 73 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

KẾT LUẬN CHUNG


Sau khi nghiên cứu cụ thể các kích thước của phần trên cơ thể học sinh nam
Hà Nội từ 15-17 tuổi, em có kết luận tổng kết cho luận văn như sau:
1. Đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm cơ thể của đối từ 15-17 tuổi một số trường
THPT tại địa bàn Hà Nội bằng phương pháp cắt dọc.
2. Kết quả nghiên cứu bằng xử lý bằng toán xác suất thống kê trong xử lý số liệu,
nghiên cứu được xử lý trên phần mềm SPSS.
3. Đã chứng minh các kích thước chính, bao gồm kích thước cao đứng, vòng ngực lớn
nhất, vòng bụng và vòng mông.
4. Kích thước cao đứng trung bình của học sinh nam 15 tuổi là 164 cm, 16 tuổi là
168 cm và 17 tuổi là 168 cm. Ta thấy chiều cao trung bình có sự chênh lệch giữa các
tuổi và chênh lệch với kết quả đo những năm gần đây năm 200 và Châu Á năm 2007.
5. Kích thước cổ thường các em nam 15-17 tuổi có dạng cổ rộng, vòng cổ của các em
có xu hướng phát triển rộng hơn, cho nên khi thiết kế áo cho các em phải thiết kế cổ
áo rộng hơn.
6. Kích thước vai, các em có đặc điểm hệ xương, cơ phát triển, cho nên các em có xu
hướng vai rộng, tăng theo lứa tuổi và có độ xuôi vai ở mức bình thường.
7. Kích thước vòng ngực và kích thướclưng, qua so sánh các tỷ lệ rộng vai, rộng
ngựcII, vòng ngực II, rộng eo, rộng mông, thấy các em có hình dáng là hình thang
xuôi, cho thấy sự cân đối với các em nam và thuận lợi khi thiết kế.
8. Kích thước vòng bụng, vòng mông của các em nam học sinh từ 15-17 tuổi cho
thấy các em có các kích thước vòng phát triển, có sự chênh lệch giữa vòng eo với
vòng bụng, nhất là tuổi 17 cho nên tạo dáng của nam.
9. Kích thước tay, các em có số đo trung bình dài tay lứa tuổi 15 là 53 cm, 16 tuổi là
56 cm, và 17 tuổi là 56 cm. Cho thấy các em nam học sinh có chiều dài tay phát triển
cân đối với chiều dài cơ thể.
Kiến nghị:
- Cần chỉnh lại hệ thống thiết kế phù hợp cho đối tượng các em nam ở tuổi vị thành
niên.

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 74 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

- Thời trang phải thiết kế phù hợp với lứa tuổi của các em.
- Sự chênh lệch giữa các vùng ở Hà Nội khác nhau, dẫn tới ảnh hưởng đến kết cấu
cơ thể
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 .Atlat Nhân trắc học người Việt Nam trong lứa tuổi lao động- NXB Khoa học và Kỹ
thuật Hà Nội 1986.
2. Atlat Nhân trắc học người Việt Nam trong lứa tuổi lao động- Dấu hiệu tầm hoạt
động khớp và trường thị giác - NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội 1997.
3. Atlat Nhân trắc học người Việt Nam trong lứa tuổi lao động- Dấu hiệu tầm hoạt
động của tay - NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội 1991.
4. Nguyễn Thị Hà Châu (2001), nghiên cứu xây dựng hệ thống cữ số quân trang theo
phương pháp nhân trắc học, tổng cục hậu cần.
5. Nguyễn Đình Khoa (1975), phương pháp thống kê sinh học, trường Đại Học Tổng
Hợp.
6. Nguyễn Quang Quyền (1974), nhân trắc học và ứng dụng nghiên cứu trên người
Việt Nam, NXB Y Học.
7. Tiêu chuẩn quốc gia LB CHXHCN Xô Viết - Tiêu chuẩn GOCT 17522-72.
8. Tiêu chuẩn ISO 3636 – Quy định cỡ số quần áo ngoài của nam giới và trẻ em trai.

9. Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản: JIS L 4003: 1997


10. Tiêu chuẩn quốc tế ISO 8559- 1989
11. Tiêu chuẩn TGL 20866-1965 của Đức.
12. Tiêu chuẩn Châu Âu EN 13402
13. Tiêu chuẩn của Anh: BS 7231
14. TCVN 5781 – 1994 - Phương pháp đo cơ thể - Hà Nội.
15. TCVN 5782 – 1994 – Hệ thống cỡ số - Hà Nội.

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 75 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

16. Thẩm Thị Hoàng Điệp (1992), Đặc điểm hình thái và thể lực học sinh một
trường phổ thông cơ sở Hà Nội, Luận án Phó tiến sĩ khoa học Y dược – Trường đại
học Y Hà Nội
17. Trần Bá Nhẫn – Đinh Thái Hoàng, Thống kê ứng dụng, Nhà xuất bản thống kê.
18. Đào Huy Khuê (1991), đặc điểm về kích thước hình thái và sự tăng trưởng và
phát triển cơ thể của học sinh phổ thông, Luận án PTS, trường ĐHTH Hà Nội.
19. Atlat giải phẫu cơ thể người (Frank H. Nette)
20. Giải phẫu cơ thể người ( ĐH Y Hà Nội)
21. E.G.Marchirosop- Chekhnalory metot apredelenhie xastatva treloveka-.
Matxcova “ Nauka” 2006
22. Lê Thúy Hằng (2010), Nghiên cứu đặc điểm hình thái phần trên cơ thể học sinh
nữ lứa tuổi 15-17 tại một số trường THPT trên địa bàn Hà Nội. luận văn Thạc sĩ,
Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội.
23. Trần Nguyên Lân (2011), Nghiên cứu đặc điểm hình thái phần dưới cơ thể học
sinh nam Hà Nội từ 15-17 tuổi, luận văn Thạc sĩ, Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội.
luận văn Thạc sĩ, Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội.
24. Lê Đức Việt (2011), Nghiên cứu đặc điểm hình thái phần trên cơ thể học sinh lứa
tuổi 17 bậc THPH tại địa bàn Hà Nội phục vụ cho công tác xây dựng hệ thống cỡ số
quần áo. luận văn Thạc sĩ, Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội.
25- Web : vinatex.com
26- www.webtretho.com
27- http://www.kidsgrowth.com

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 76 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang
PHỤ LỤC

Phụ lục 1a

PHIẾU ĐO
Trường Lớp Bàn 1
............................................
Tờ số :.............

TÊN HỌC SINH Kết quả đo Học sinh nữ


Tháng, năm, sinh

Số học sinh
1 Cao đứng Cđ

2 Cao thân Cth


3 Cao góc cổ vai Cgcv
4 Cao mỏm vai Cmv
5 Cao eo Ce
Sáng ...../ chiều....

Ngày đo : ......................
Người đo :............
Phụ lục 1b PHIẾU ĐO

Trường Lớp Bàn 2


...............................................
Tờ số :.............
TÊN HỌC SINH Kết quả đo Học sinh nữ
Tháng, năm, sinh

Số học sinh

1 Cân nặng Kg

2 Góc giữa cổ với vai con Α


3 Dài vai Dv
4 Góc khuỷu tay Β

Sáng ...../ chiều....

Ngày đo : ......................
Người đo :............

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 77 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

Phụ lục 1c PHIẾU ĐO

Trường Lớp Bàn 3


........................................
Tờ số :.............
TÊN HỌC SINH Kết quả đo Học sinh nữ
Tháng, năm, sinh

Số học sinh

1 Vòng đầu Vđa


2 Vòng chân cổ Vc
3 Vòng ngực ngang nách VnI
4 Vòng ngực lớn nhất VnII
5 Vòng chân ngực VnIII

6 Vòng bụng Vb
7 Vòng mông Vm
Sáng ...../ chiều....

Ngày đo : ......................
Người đo :............
Phụ lục 1d

PHIẾU ĐO

Trường Lớp Bàn 4


........................................
Tờ số :.............

TÊN HỌC SINH Kết quả đo Học sinh nữ


Tháng, năm, sinh

Số học sinh

1 Rộng cổ Rcổ

2 Rộng vai Rv
3 Rộng lưng Rlg
4 Dài nách sau Dns
5 Dài eo sau Des
Sáng ...../ chiều....

Ngày đo : ......................
Người đo :............

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 78 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang
Phụ lục 1e

PHIẾU ĐO

Trường Lớp Bàn 5


........................................
Tờ số :.............

TÊN HỌC SINH Kết quả đo Học sinh nữ


Tháng, năm, sinh

Số học sinh
1 Rộng ngực Rng
2 Rộng ngực đường thẳng RvI
3 Rộng eo Reo
4 Khoảng cách 2 đầu ngực Kđng
5 Dài nách trước Dnt
6 Dài eo trước Det
Sáng ...../ chiều....

Ngày đo : ......................
Người đo :............
Phụ lục 1f PHIẾU ĐO

Trường Lớp Bàn 5


........................................
Tờ số :.............

TÊN HỌC SINH Kết quả đo Học sinh nữ


Tháng, năm, sinh

Số học sinh

1 Dài khuỷu tay Dkt


2 Dài tay tính từ mỏm vai Dt
3 Vòng nách tay
4 Vòng bắp tay trên

5 Vòng khuỷu tay khi co (Elbow)


6 Vòng cổ tay Vct

Sáng...../ chiều....
Ngày đo : ......................
Người đo :............

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 79 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang
Phụ lục 1g PHIẾU ĐO

Trường Lớp Bàn 6


........................................
Tờ số :.............

TÊN HỌC SINH Kết quả đo học sinh nữ


Tháng, năm, sinh

Số học sinh
1 Dày cổ Dcổ
2 Dày mỏm cùng vai Dmgv
3 Dày eo Deo
4 Độ lõm đốt sống cổ 7 Xct

5 Độ lõm eo (Xce) Xce

Sáng ...../ chiều....


Ngày đo : ......................
Người đo :............
Chú thích ký hiệu các kích thước
Ký Tên kích thước Ký Tên kích thước Ký hiệu Tên kích thước
hiệu hiệu

Z1 Cân nặng Z16 Vòng khuỷu tay khi co Z31 Rộng ngực đường
Z2 Cao đứng Z17 Vòng cổ tay Z32 thẳng Dầy cổ
Z3 Cao thân (YCt) Z18 Dài tay Z33 Dày ngực lớn (Dày vú )
Z4 Cao góc cổ vai Z19 Dài khuỷu tay Z34 Dày chân ngực (Dày dưới vú)

Z5 Cao eo (Yce) Z20 Dài ngực Z35 Dày eo


Z6 Cao mỏm vai Z21 Dài eo trước Z36 Dầy mỏm cùng vai
Z7 Vòng đầu Z22 Dài eo sau Z37 Độ lõm đốt sống cổ 7(XCt)
Z8 Vòng chân cổ Z23 Dài nách trước Z38 Độ lõm eo (Xce)
Z9 Vòng ngực ngang nách Z24 Dài nách sau Z39
Góc giữa cổ với vai con
Z10 Vòng ngực lớn nhất Z25 Dài vai Z40
Z11 Vòng chân ngực Z26 Rộng cổ Z41 Góc khuỷu tay

Z12 Vòng bụng Z27 Rộng vai Khoảng cách 2 đầu ngực

Z13 Vòng mông Z28 Rộng ngực


Z14 Vòng nách tay Z29 Rộng lưng
Z15 Vòng bắp tay trên Z30 Rộng eo

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 80 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang
PHỤ LỤC 2

BẢNG ĐẶC TRƯNG THỐNG KÊ CÁC KÍCH THƯỚC CƠ BẢN HỌC SINH NAM NHÓM I- 15 TUỔI
Ký hiệu Min Max M Me Mo Sk Ku Cv S K
TT σ (%)
1 Cd 151.0 172.0 161.0 5.2 161.2 161.0 .1 -.6 3.2 1.0 1.9
2 VnII 63.0 84.0 72.0 4.9 72.9 72.0 .3 -.2 6.9 1.0 1.9
3 Vb 55.0 71.0 62.0 3.7 62.5 62.0 .3 -.2 6.0 1.0 1.9
4 Vm 70.0 90.0 81.0 4.6 80.6 81.0 -.3 .0 5.7 1.0 1.9
5 Dmgvai 6.0 9.0 7.0 .5 7.1 7.0 1.0 3.8 7.7 1.0 1.9
6 Deo 13.0 18.0 15.0 1.7 15.4 14.0 .5 -.6 11.2 1.0 1.9
7 Dmong 16.0 22.0 18.0 1.3 18.6 18.0 .3 -.3 7.4 1.0 1.9
8 Xct 4.0 8.0 6.0 1.0 6.1 6.0 .0 -.4 16.9 1.0 1.9
9 Yct 125.0 148.0 136.0 5.6 136.8 132.0 .1 -.5 4.1 1.0 1.9
10 Xce 3.0 7.0 5.0 1.0 4.6 5.0 .3 .3 19.1 1.0 1.9
11 Yce 10.0 104.0 96.0 3.8 94.6 95.0 -5.9 37.6 4.0 1.0 1.9
12 Vda 51.0 57.0 53.0 1.3 53.6 53.0 .3 -.1 2.5 1.0 1.9
13 Vc 32.0 37.0 35.0 1.1 35.3 35.0 -1.0 2.4 3.1 1.0 1.9
14 VnI 67.0 88.0 74.0 4.8 75.1 73.0 .8 .8 6.5 1.0 1.9
15 Cgcv 124.0 146.0 136.0 5.8 135.2 137.0 .1 -.9 4.3 1.0 1.9
16 Cmv 122.0 141.0 132.0 5.4 131.4 134.0 .0 -1.0 4.1 1.0 1.9
17 Dv 11.0 15.0 13.0 .9 13.2 13.0 .2 .2 7.0 1.0 1.9
18 Kg 40.0 59.0 45.0 5.0 46.6 40.0 .9 .4 11.2 1.0 1.9
19 Rv 36.0 46.0 40.0 2.2 40.4 40.0 .5 .2 5.6 1.0 1.9
20 Rlg 25.0 38.0 32.0 2.7 31.7 33.0 -.1 .5 8.4 1.0 1.9
21 Dns 16.0 24.0 20.0 1.7 19.9 19.0 .2 .3 8.3 1.0 1.9
22 Des 35.0 49.0 43.0 2.7 43.4 43.0 -.3 1.1 6.3 1.0 1.9
23 Rng 22.0 30.0 25.0 1.7 25.6 25.0 .4 .1 6.8 1.0 1.9
24 Kdng 12.0 16.0 15.0 1.0 14.2 15.0 -.5 -.6 6.7 1.0 1.9
25 Dnt 15.0 19.0 17.0 1.1 17.2 17.0 -.1 -.6 6.3 1.0 1.9
26 Dng 19.0 23.0 21.0 1.1 20.8 21.0 .1 -.5 5.2 1.0 1.9
27 Det 38.0 45.0 42.0 1.9 41.8 42.0 .1 -.5 4.5 1.0 1.9
28 Dkt 27.0 35.0 31.0 1.9 31.2 30.0 .2 -.2 6.1 1.0 1.9
29 Dt 49.0 60.0 53.0 3.0 53.5 52.0 .7 -.2 5.7 1.0 1.9
30 Vnt 31.0 41.0 36.0 2.3 35.7 35.0 -.2 -.2 6.4 1.0 1.9
31 Vbt 21.0 31.0 25.0 2.2 25.4 25.0 .1 .5 8.8 1.0 1.9
32 Vbtt 19.0 29.0 23.0 1.9 22.7 23.0 .9 1.8 8.3 1.0 1.9
33 Vktkc 21.0 30.0 25.0 1.8 25.3 25.0 .1 1.0 7.2 1.0 1.9
34 Vct 14.0 19.0 16.0 .8 16.2 16.0 .5 2.3 5.3 1.0 1.9
35 Rco 9.0 12.0 10.0 .6 10.5 10.0 .2 -.2 6.3 1.0 1.9
36 RnI 21.0 28.0 24.0 1.6 24.3 24.0 .1 -.3 6.9 1.0 1.9
37 Reo 20.0 29.0 23.0 1.9 22.9 23.0 .7 1.3 8.2 1.0 1.9
38 Dco 7.0 11.0 9.0 .7 9.2 9.0 -.4 1.1 8.2 1.0 1.9
39 DngII 16.0 21.0 17.0 1.2 17.5 17.0 .6 .1 7.2 1.0 1.9

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 81 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

PHỤ LỤC 3
BẢNG ĐẶC TRƯNG THỐNG KÊ CÁC KÍCH THƯỚC CƠ BẢN HỌC SINH NAM NHÓM I-16 TUỔI

TT Ký hiệu Min Max M σ Me Mo I Sk I I Ku I Cv (%) S K

1 Cd 155.0 177.0 166.0 5.0 166.1 166.0 -.1 -.3 3.0 .787 1.5

2 VnII 69.0 88.0 79.0 4.5 78.8 79.0 -.1 -.7 5.8 .787 1.5

3 Vb 60.0 79.0 70.0 4.1 70.1 70.0 -.1 -.3 5.9 .787 1.5

4 Vm 78.0 99.0 88.0 4.9 88.6 88.0 .0 -.4 5.5 .787 1.5

5 Dmcv 6.0 10.0 8.0 .6 7.8 8.0 .1 1.7 7.7 .787 1.5

6 Deo 12.0 21.0 17.0 2.1 16.8 19.0 -.3 -.7 12.3 .787 1.5

7 Dmong 15.0 24.0 20.0 2.0 19.6 20.0 -.1 -.5 9.8 .787 1.5

8 Yct 130.0 154.0 140.0 4.2 140.2 138.0 .4 1.1 3.0 .787 1.5

9 Yce 81.0 104.0 98.0 4.0 97.7 102.0 -1.0 3.0 4.1 .787 1.5

10 Vda 44.0 59.0 55.0 2.1 54.8 55.0 -2.2 9.1 3.9 .787 1.5

11 Vc 33.0 41.0 37.0 1.7 36.7 37.0 .5 .9 4.5 .787 1.5


12 VnI 70.0 100.0 82.0 6.3 82.4 82.0 .5 .3 7.7 .787 1.5

13 Cgcv 130.0 156.0 140.0 5.3 140.6 140.0 .4 .2 3.8 .787 1.5

14 Cmvai 126.0 151.0 136.0 5.3 135.9 136.0 .6 .5 3.9 .787 1.5

15 Ggcv 118.0 150.0 125.0 5.7 126.8 125.0 1.1 2.0 4.6 .787 1.5

16 Dvai 12.0 15.0 14.0 .9 13.6 14.0 .0 -.7 6.5 .787 1.5

17 Gktay 130.0 165.0 155.0 7.3 153.1 155.0 -1.0 1.1 4.7 .787 1.5

18 Kg 34.0 91.0 54.0 7.4 56.0 48.0 .6 .9 13.7 .787 1.5

19 Rv 38.0 48.0 42.0 2.1 42.1 41.0 .3 -.3 5.0 .787 1.5

20 Rlg 28.0 42.0 33.0 2.9 33.1 32.0 .9 1.1 8.7 .787 1.5

21 Dns 19.0 27.0 22.0 1.6 22.1 22.0 .6 .4 7.3 .787 1.5

22 Des 42.0 54.0 48.0 2.8 47.8 47.0 -.1 -.4 5.9 .787 1.5

23 Rng 24.0 37.0 29.0 2.2 28.8 28.0 .7 1.7 7.7 .787 1.5

24 Dnt 14.0 23.0 18.0 1.4 18.1 18.0 .7 2.3 7.5 .787 1.5

25 Dng 18.0 27.0 22.0 1.5 22.1 22.0 .5 1.7 6.6 .787 1.5

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 82 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

26 Det 38.0 48.0 43.0 2.0 43.2 44.0 .0 -.4 4.7 .787 1.5

27 Dkt 28.0 37.0 32.0 1.7 32.2 32.0 .2 .0 5.4 .787 1.5

28 Dt 50.0 61.0 56.0 2.7 55.7 53.0 -.1 -.6 4.8 .787 1.5

29 Vnt 31.0 49.0 40.0 3.5 40.2 40.0 -.1 .0 8.8 .787 1.5

30 Vbt 21.0 38.0 27.5 3.4 28.4 25.0 .5 -.4 12.4 .787 1.5

31 Vbtt 19.0 34.0 25.0 3.0 25.7 24.0 .4 -.2 12.2 .787 1.5

32 Vbtkc 20.0 33.0 26.0 2.1 26.6 26.0 .4 1.3 8.2 .787 1.5

33 Vct 15.0 20.0 17.0 1.0 16.7 17.0 .5 .9 5.9 .787 1.5

34 Rco 3.0 14.0 12.0 1.4 11.4 12.0 -2.1 13.1 12.1 .787 1.5

35 RvI 23.0 34.0 27.5 2.2 27.6 28.0 .3 .3 7.9 .787 1.5

36 Reo 22.0 34.0 25.0 2.4 25.6 25.0 1.3 2.1 9.6 .787 1.5

37 Dco 9.0 13.0 10.0 .8 10.6 10.0 .7 .6 8.3 .787 1.5

38 DngII 15.0 26.0 19.0 1.8 18.9 19.0 .7 2.1 9.3 .787 1.5
PHỤ LỤC 4

BẢNG ĐẶC TRƯNG THỐNG KÊ CÁC KÍCH THƯỚC CƠ BẢN HỌC SINH NAM NHÓM I-17 TUỔI
Ký Min Max M δ Me Mo Sk Ku Cv (%) S
TT hiệu k

1 Cd 156.00 177.00 167.00 4.84 166.63 167.00 -.06 -.68 2.90 .65 1.28
2 VnII 70.00 87.00 78.00 3.82 78.40 78.00 .06 -.70 4.90 .65 1.28
3 Vb 59.00 79.00 68.00 4.22 68.45 68.00 .20 -.42 6.21 .65 1.28
4 Vm 78.00 96.00 86.00 3.92 86.62 86.00 .10 -.59 4.56 .65 1.28
5 Dmgv 6.00 9.00 7.00 .69 7.43 7.00 .71 .10 9.90 .65 1.28
6 Xct 3.00 9.00 7.00 1.22 6.55 6.00 -.22 .22 17.49 .65 1.28
7 Yct 129.00 153.00 141.00 4.60 141.20 140.00 .02 -.03 3.26 .65 1.28
8 Xce 3.00 9.00 5.00 1.17 5.36 5.00 .75 .86 23.38 .65 1.28
9 Yce 92.00 140.00 99.00 5.18 99.40 98.00 4.02 30.43 5.23 .65 1.28
10 Vda 34.00 59.00 55.00 2.63 54.72 54.00 -4.22 32.06 4.79 .65 1.28
11 Vc 33.00 41.00 37.00 1.50 36.83 37.00 .35 .62 4.06 .65 1.28
12 VnI 72.00 100.00 81.00 5.48 82.29 80.00 .74 .69 6.76 .65 1.28
13 Cgcv 128.00 151.00 141.00 4.66 140.70 137.00 -.05 -.32 3.31 .65 1.28
14 Cmv 125.00 148.00 136.00 4.82 136.48 133.00 .14 -.42 3.54 .65 1.28
15 Ggcv 110.00 134.00 120.00 5.07 120.28 120.00 .03 -.59 4.23 .65 1.28
16 Dv 12.00 15.00 13.50 .78 13.52 14.00 .05 -.38 5.81 .65 1.28
17 Gkt 125.00 165.00 150.00 6.44 151.03 150.00 -.54 1.64 4.30 .65 1.28
18 Kg 42.00 77.00 54.00 7.47 54.75 49.00 .61 -.03 13.83 .65 1.28
19 Rv 37.00 47.00 42.00 1.84 42.00 42.00 -.19 .36 4.39 .65 1.28
20 Rlg 27.00 39.00 32.00 2.40 32.62 32.00 .51 .49 7.51 .65 1.28
21 Dns 19.00 25.00 22.00 1.43 21.84 21.00 .14 -.52 6.51 .65 1.28
22 Des 37.00 53.00 47.00 3.15 47.11 47.00 -.73 .67 6.71 .65 1.28

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 83 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang
23 Rng 23.00 35.00 29.00 1.93 29.08 28.00 .34 .56 6.66 .65 1.28

24 Kdng 15.00 18.00 17.00 .80 16.69 17.00 -.07 -.50 4.73 .65 1.28
25 Dnt 16.00 21.00 18.00 1.10 18.32 18.00 .18 .01 6.09 .65 1.28
26 Dng 20.00 26.00 22.00 1.30 22.33 22.00 .31 -.10 5.91 .65 1.28
27 Det 39.00 50.00 44.00 2.01 44.05 43.00 .46 .59 4.56 .65 1.28
28 Dkt 30.00 38.00 32.00 1.54 32.37 33.00 .75 1.03 4.81 .65 1.28
29 Dt 51.00 63.00 56.00 2.39 56.26 56.00 .30 .06 4.27 .65 1.28
30 Vnt 30.00 48.00 39.00 3.67 38.28 39.00 .10 -.18 9.40 .65 1.28
31 Vbt 23.00 56.00 27.00 3.93 28.08 26.00 3.24 20.34 14.54 .65 1.28
32 Vbtt 20.00 33.00 25.00 2.51 25.03 26.00 .49 .26 10.05 .65 1.28
33 Vktkc 22.00 31.00 26.00 1.71 26.22 26.00 .22 .00 6.58 .65 1.28
34 Vct 14.00 19.00 16.00 1.00 16.40 17.00 -.10 -.04 6.22 .65 1.28
35 Deo 11.00 22.00 16.00 1.87 16.79 16.00 .69 1.29 11.66 .65 1.28
36 Dm 16.00 26.00 20.00 1.88 20.17 19.00 .70 .83 9.38 .65 1.28
37 Dco 9.80 14.00 11.00 .82 11.45 11.00 .85 1.02 7.47 .65 1.28
38 RnI 22.80 32.60 26.20 1.81 26.70 26.00 .61 .32 6.92 .65 1.28
39 Reo 20.00 31.50 24.00 2.32 24.08 24.00 .74 .43 9.67 .65 1.28
40 Dco 9.00 13.00 10.20 .71 10.43 10.00 .69 1.19 7.01 .65 1.28
41 DngII 15.00 24.00 18.60 1.79 18.56 19.00 .29 .40 9.62 .65 1.28
42 Rhong 27.00 35.20 30.00 1.47 30.37 30.00 0.364 0.044 5.74 .65 1.28

PHỤ LỤC 5
BẢNG ĐẶC TRƯNG THỐNG KÊ CÁC KÍCH THƯỚC CƠ BẢN HỌC SINH NAM NHÓM II- 15 TUỔI

Min Max M Me Mo Sk Ku Cv S K
TT Ký hiệu δ (%)

2 Cd 157.0 176.0 167.0 4.8 166.6 167.0 0.0 -0.6 2.9 1.1 2.1
69.0 88.0 78.5 4.8 78.8 78.0 - -0.6 6.2 1.1 2.1
3 VnII 0.1
4 Vb 60.0 77.0 69.0 4.5 68.6 69.0 0.0 -0.8 6.5 1.1 2.1
5 Vm 82.0 97.0 89.0 3.8 89.1 89.0 0.1 -0.7 4.3 1.1 2.1
6 Cgcv 131.0 151.0 140.0 5.5 140.4 135.0 0.1 -1.0 3.9 1.1 2.1
7 Cmv 124.0 145.0 134.0 5.8 134.0 134.0 0.0 -1.1 4.3 1.1 2.1
92.0 106.0 100.0 3.9 98.9 101.0 - -1.0 3.9 1.1 2.1
8 Yce 0.2
9 Cneplm 67.0 83.0 75.0 3.2 74.3 75.0 0.4 0.8 4.3 1.1 2.1
10 Vda 51.0 65.0 55.0 2.7 55.4 55.0 1.1 3.4 4.9 1.1 2.1
11 Vcc 34.0 43.0 37.0 2.1 37.9 37.0 0.3 -0.1 5.8 1.1 2.1
12 Vnngn 73.0 92.0 80.0 5.6 81.6 78.0 0.6 -0.7 6.9 1.1 2.1
13 Kg 42.0 71.0 50.0 7.9 52.7 46.0 0.9 -0.3 15.9 1.1 2.1
14 Dvcon 13.0 18.0 15.0 1.3 15.4 15.0 0.4 -1.0 8.9 1.1 2.1
36.0 50.0 45.0 2.9 45.4 45.0 - 2.0 6.4 1.1 2.1
15 Dktay 0.7
16 Dt 64.0 85.0 71.0 4.1 72.0 69.0 1.0 1.6 5.8 1.1 2.1
17 Rv 36.0 46.0 41.0 2.2 40.5 41.0 0.0 0.2 5.3 1.1 2.1
18 Rlg 32.0 41.0 36.0 2.3 36.4 36.0 0.1 -0.6 6.4 1.1 2.1
38.0 47.0 43.5 2.4 43.3 41.0 - -1.1 5.6 1.1 2.1
19 Rlgd2tvet 0.2

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 84 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

20 Dns 19.0 24.0 21.0 1.4 20.9 21.0 0.2 -0.7 6.6 1.1 2.1
21 Desdt 39.0 48.0 44.0 2.3 43.7 44.0 0.1 -0.5 5.2 1.1 2.1
40.0 52.0 46.5 3.6 46.3 50.0 - -0.9 7.6 1.1 2.1
22 Descg 0.3
23 Rnguc 30.0 39.0 34.0 2.2 34.3 33.0 0.2 -0.3 6.4 1.1 2.1
24 Rngkdua2tves 32.0 43.0 36.0 2.5 36.7 36.0 0.5 0.3 6.9 1.1 2.1
16.0 20.0 18.0 1.2 17.9 19.0 - -1.0 6.7 1.1 2.1
25 Kc2dng 0.2
15.0 20.0 18.0 1.4 17.9 18.0 - -0.3 7.5 1.1 2.1
26 Dntr 0.5
27 Dnguc 20.0 27.0 23.0 1.8 22.8 21.0 0.3 -0.6 7.8 1.1 2.1
40.0 48.0 44.0 2.2 43.8 44.0 - -0.8 4.9 1.1 2.1
28 Detr 0.2
41.0 49.0 46.0 2.0 45.3 46.0 - -0.5 4.3 1.1 2.1
29 Detruon 0.2
30 Vnt 37.0 49.0 42.0 3.4 42.2 38.0 0.2 -1.1 8.1 1.1 2.1
31 Vbt 23.0 32.0 27.0 2.5 26.8 27.0 0.0 -0.8 9.2 1.1 2.1
32 Vktkc 22.0 30.0 25.0 1.9 25.3 26.0 0.1 0.2 7.6 1.1 2.1
33 Rco 10.0 13.0 11.0 0.8 11.0 11.0 0.4 0.0 6.9 1.1 2.1
34 Rngdgthg 24.0 31.0 27.0 1.5 27.5 27.0 0.2 0.0 5.6 1.1 2.1
20.0 30.0 26.0 2.7 25.4 27.0 - -0.9 10.2 1.1 2.1
35 Reo 0.2
25.0 35.0 30.0 2.3 30.4 30.0 - 0.3 7.7 1.1 2.1
36 Rhong 0.5
37 Dco 9.0 12.0 10.0 0.9 10.0 10.0 0.7 -0.2 9.1 1.1 2.1
38 Dchng 16.0 22.0 19.0 1.3 18.8 19.0 0.2 1.6 6.6 1.1 2.1
39 Deo 15.0 24.0 18.0 2.0 18.2 17.0 1.3 1.7 10.9 1.1 2.1
40 Dmong 18.0 25.0 20.5 1.6 20.8 20.0 0.8 0.4 7.9 1.1 2.1

PHỤ LỤC 6
BẢNG ĐẶC TRƯNG THỐNG KÊ CÁC KÍCH THƯỚC CƠ BẢN HỌC SINH NAM NHÓM II- 16
TUỔI
Ký hiệu Min Max M Me Mo Sk Ku Cv S K
TT δ (%)
160.0 176.0 168.0 3.9 168.0 168.0 0.0 - 2.3 1.2 2.2
2 Cd 0.3
73.0 89.0 81.0 4.0 80.9 81.0 0.0 - 5.0 1.2 2.2
3 VnII 0.5
65.0 80.0 72.5 4.1 72.7 72.0 0.0 - 5.7 1.2 2.2
4 Vb 0.9
84.0 99.0 91.0 3.7 91.4 91.0 0.1 - 4.1 1.2 2.2
5 Vm 0.5
6 Cgcv 135.0 155.0 142.5 5.1 142.6 143.0 0.8 0.6 3.6 1.2 2.2
92.0 109.0 100.5 4.0 100.7 101.0 0.3 - 4.0 1.2 2.2
7 Yce 0.1
38.0 45.0 42.0 1.9 41.8 41.0 0.0 - 4.4 1.2 2.2
8 Rv 0.6
39.0 49.0 44.0 2.5 44.1 44.0 0.1 - 5.7 1.2 2.2
9 Desdungthang 0.5
10 Rng 31.0 42.0 35.0 2.6 35.7 34.0 0.8 0.6 7.4 1.2 2.2

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 85 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

11 Detrc 40.0 50.0 43.0 2.7 44.0 43.0 0.8 0.1 6.2 1.2 2.2
12 Vbt 22.0 35.0 27.0 3.2 27.3 26.0 0.9 0.4 12.0 1.2 2.2
13 Rc 11.0 14.0 12.0 0.9 11.9 12.0 0.7 0.1 7.3 1.2 2.2
14 Re 21.0 34.0 26.0 2.9 26.1 26.0 0.9 0.8 11.2 1.2 2.2
15 Rhong 27.0 37.0 32.0 2.3 32.1 32.0 0.4 0.1 7.2 1.2 2.2
PHỤ LỤC 7

BẢNG ĐẶC TRƯNG THỐNG KÊ CÁC KÍCH THƯỚC CƠ BẢN HỌC SINH NAM NHÓM II- 17 TUỔI

Min Max M δ Me Mo Sk Ku Cv S K
(%)
ký hiệu
TT

159 178 169 4.19 168.6 169 -0.03 -0.392 2.479 .811 1.56
1 Cd 1 1
72 93 82 4.916 81.83 82 0.12 -0.497 5.995 .811 1.56
2 VnII 1 2 1
61 81 71 4.862 71.16 71 -0.03 -0.672 6.848 .811 1.56
3 Vb 9 1
81 103 92 5.057 91.94 92 -0 -0.519 5.497 .811 1.56
4 Vm 8 1
Cgcv 129. 153. 142. 4.431 142.3 140 -0.1 0.383 3.118 .811 1.56
5 4 1 1 4 1
129. 146. 138. 5.17 140.0 146. -0.08 -1.173 3.741 .811 1.56
6 Cmv 5 9 2 8 9 1
Yce 92.9 110 99.8 3.533 100.3 99.1 0.33 0.075 3.540 .811 1.56
7 8 1 1
71.5 82.3 77.2 3.063 77.36 80 0.02 -1.032 3.967 .811 1.56
8 Cnlm 4 2 1
Vda 54 58 56 0.844 56.09 56 0.25 0.057 1.506 .811 1.56
9 6 1
Vcc 37 44 40 1.105 39.92 41 0.40 2.106 2.763 .811 1.56
10 5 3 1
77 90 86 3.599 83.99 87 -0.55 -1.068 4.185 .811 1.56
Vngngn 3 1
11
Kg 42 77 60 6.373 56.80 62 0.21 0.557 10.62 .811 1.56
12 6 2 1 1
14 18 17 1.161 16.68 17 -0.59 -0.835 6.828 .811 1.56
13 Dvc 7 1
40 52 48 1.81 48.17 49 -1.31 5.451 3.771 .811 1.56
14 Dkt 2 1
60 79 76 3.189 75.73 76 -3.47 14.59 4.196 .811 1.56
15 Dt 1 1
31 47 42 2.577 41.41 42 -1.42 4.184 6.136 .811 1.56
16 Rv 8 1
31 38 36 2.11 35.61 38 -0.37 -1.258 5.862 .811 1.56
17 Rlg 2 1
38 47 42 1.908 42.23 42 0.76 1.329 4.542 .811 1.56
18 Rlg2ttr 9 7 1

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 86 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

18 22 21 0.92 20.95 21 -0.95 0.967 4.381 .811 1.56


19 Dns 5 1
39 48 44 2.014 43.71 44 0.04 -0.592 4.576 .811 1.56
20 Desdtg 6 8 1
42 53.5 50 2.28 49.43 51.5 -0.84 0.457 4.559 .811 1.56
21 Descgng 3 1
30 40 35.5 2.026 35.5 35 -0.2 -0.016 5.708 .811 1.56
22 Rng 1
Rngd2tv 35 42 38
1.389 38.09 38 0.80 1.353 3.655 .811 1.56
23 ps 9 3 1
16.5 21 20 1.17 19.85 21 -0.65 -0.361 5.852 .811 1.56
24 Kdng 8 1
16 21 18 0.963 18.26 18 0.50 0.812 5.348 .811 1.56
25 Dntr 9 6 1
19 25 23 1.131 23.17 23 -0.48 1.791 4.915 .811 1.56
26 Dng 9 1
40 48.5 44 1.782 43.88 44 0.00 -0.146 4.050 .811 1.56
27 Detr 1 5 1
42 48.5 45.5 1.791 45.71 44.5 0.02 -1.177 3.935 .811 1.56
28 Detrku 6 2 1
34 50 40.5 2.378 40.53 40.5 1.10 4.218 5.871 .811 1.56
29 Vnt 7 6 1
21.5 36.5 26.5 2.713 26.50 27 0.77 1.628 10.23 .811 1.56
30 Vbt 7 5 7 1
23.5 29.5 26.5 1.284 25.99 26.5 -0.4 0.485 4.844 .811 1.56
31 Vktkc 3 1
9.7 12.5 11 0.654 11.10 11 -0.01 -0.535 5.949 .811 1.56
32 Rco 7 1
23.4 30.5 27.4 1.492 27.58 28.6 -0.73 0.791 5.446 .811 1.56
33 Rngdtg 8 1
21.4 31.5 24.5 2.641 25.13 26.5 0.63 -0.537 10.77 .811 1.56
34 Reo 9 6 9 1
27.5 36.5 31 1.805 31.34 31 0.73 1.029 5.821 .811 1.56
35 Rhong 2 8 1
9.5 12 10.5 0.621 10.57 10.5 0.46 -0.774 5.915 .811 1.56
36 Dco 2 9 1
15.5 24.6 17.7 1.383 17.89 17.7 2.28 8.331 7.814 .811 1.56
37 Dchng 6 9 1
14.5 23.5 17 1.67 17.24 16 1.78 3.886 9.824 .811 1.56
38 Deo 9 7 1
17 26 20.9 1.531 20.74 20 0.63 2.023 7.325 .811 1.56
39 Dmong 8 6 1
PHỤ LỤC 8: Các bảng tính thực nghiệm của các kích thước chủ đạo

Bảng 2.11: Tính χ


2 thực nghiệm của các kích thước vòng ngực II học sinh nam trường THPT Phú Thị tuổi

15.

(ftn - flt)²
X f(tn) f (lt) f(tn) - f(lt) (ftn - flt)² Flt
63.00 1 0.69 0.31 0.09 0.14

64.00 1 0.98 0.02 0.00 0.00

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 87 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

65.00 1 1.34 -0.34 0.12 0.09


66.00 1 1.74 -0.74 0.55 0.32
67.00 2 2.18 -0.18 0.03 0.01
68.00 2 2.61 -0.61 0.38 0.14
69.00 3 3.01 -0.01 0.00 0.00
70.00 3 3.35 -0.35 0.12 0.04
71.00 4 3.56 0.44 0.20 0.06
72.00 5 3.63 1.37 1.88 0.52
73.00 4 3.56 0.44 0.20 0.06
74.00 3 3.35 -0.35 0.12 0.04
75.00 3 3.01 -0.01 0.00 0.00
76.00 2 2.61 -0.61 0.38 0.14
77.00 2 2.18 -0.18 0.03 0.01
78.00 2 1.74 0.26 0.07 0.04
79.00 1 1.34 -0.34 0.12 0.09
80.00 1 0.98 0.02 0.00 0.00
81.00 1 0.69 0.31 0.09 0.14
82.00 1 0.47 0.53 0.28 0.59
83.00 1 0.31 0.69 0.48 1.55
84.00 1 0.19 0.81 0.66 3.47
X² =7.43

Theo kết quả trên, ta có χ2 thực nghiệm =7.43


χ2 giới hạn tra theo bảng III [6], với bậc tự do ν = 45 – 3 = 42
⇒ χ2(0.05, 22) = 58.1

⇒ Mức khác biệt tin cậy giữa phân bố thực nghiệm và phân bố lý thuyết của kích thước chủ đạo vòng
ngực II là không đáng kể. Vậy kích thước chủ đạo vòng ngực II thỏa mãn điều kiện phân bố chuẩn và
được thể hiện ở hình sau – đồ thị đường cong tần số lý thuyết và thực nghiệm kích thước vòng ngực II

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 88 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang
6

4 f(tn)

3 f (lt)
2

x 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
.0 .0 .0 .0 .0 .0 .0 .0 .0 .0 .0
4 6 8 0 2 4 6 8 0 2 4
6 6 6 7 7 7 7 7 8 8 8
Hình 2.6. Đồ thị đường cong tần số lý thuyết và thực nghiệm kích vòng ngực II

Bảng 2.12: Tính χ


2 thực nghiệm của các kích thước vòng bụng học sinh nam trường THPT Phú Thị tuổi

15
(ftn - flt)²

X f(tn) f (lt) f(tn) - f(lt) (ftn - flt)² Flt


55.00 1 0.80 0.20 0.04 0.05
56.00 1
1.29 -0.29 0.08 0.06
57.00 2
1.96 0.04 0.00 0.00
58.00 2
2.71 -0.71 0.51 0.19
59.00 3
3.50 -0.50 0.25 0.07
60.00 4
4.20 -0.20 0.04 0.01
61.00 5
4.69 0.31 0.10 0.02
62.00 6
4.86 1.14 1.29 0.27
63.00 5
4.69 0.31 0.10 0.02
64.00 4
4.20 -0.20 0.04 0.01
65.00 3
3.50 -0.50 0.25 0.07
66.00 2
2.71 -0.71 0.51 0.19
67.00 2
1.96 0.04 0.00 0.00
68.00 2
1.29 0.71 0.51 0.39
69.00 1
0.80 0.20 0.04 0.05

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 89 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

70.00 1 0.46 0.54 0.29 0.63


71.00 1 0.25 0.75 0.57 2.28

X² =4.32 Theo kết quả trên, ta có χ2 thực nghiệm = 4.32

χ2 giới hạn tra theo bảng III [6], với bậc tự do ν = 45 – 3 = 42


⇒ χ2(0.05, 22) = 58.1

⇒ Mức khác biệt tin cậy giữa phân bố thực nghiệm và phân bố lý thuyết của kích thước chủ đạo vòng
bụng là không đáng kể. Vậy kích thước chủ đạo vòng bụng thỏa mãn điều kiện phân bố chuẩn và được thể
hiện ở hình sau – đồ thị đường cong tần số lý thuyết và thực nghiệm kích thước vòng bụng

7
6

4 f(tn)

3 f (lt)
2

x 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
.. . . . . . . . . . . . . . . .
8 2 9
55 56 57 59 60 61 63 64 65 66 67 68 70 71
5 6 6
Hình 2.7. Đồ thị đường cong tần số lý thuyết và thực nghiệm kích vòng bụng

Bảng 2.13: Tính χ 2 thực nghiệm của các kích thước vòng mông học sinh nam trường THPT Phú Thị tuổ i
15
(ftn - flt)²
X f(tn) f (lt) f(tn) - f(lt) (ftn - flt)² flt
70.00 1 0.22 0.78 0.61 2.77
71.00 1 0.36 0.64 0.40 1.11
72.00 1 0.57 0.43 0.18 0.32
73.00 1 0.85 0.15 0.02 0.03
74.00 1 1.22 -0.22 0.05 0.04

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 90 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

75.00 1 1.66 -0.66 0.44 0.26


76.00 2 2.16 -0.16 0.03 0.01
77.00 2 2.68 -0.68 0.47 0.17
78.00 3 3.17 -0.17 0.03 0.01
79.00 4 3.56 0.44 0.20 0.05
80.00 4 3.83 0.17 0.03 0.01
81.00 5 3.92 1.08 1.17 0.30
82.00 4 3.83 0.17 0.03 0.01
83.00 4 3.56 0.44 0.20 0.05
84.00 3 3.17 -0.17 0.03 0.01
85.00 2 2.68 -0.68 0.47 0.17
86.00 2 2.16 -0.16 0.03 0.01
87.00 1 1.66 -0.66 0.44 0.26
88.00 1 1.22 -0.22 0.05 0.04
89.00 1 0.85 0.15 0.02 0.03
90.00 1 0.57 0.43 0.18 0.32
X² =5.98

Theo kết quả trên, ta có χ2 thực nghiệm = 5.98


χ2 giới hạn tra theo bảng III [6], với bậc tự do ν = 45 – 3 = 42
⇒ χ2(0.05, 22) = 58.1

⇒ Mức khác biệt tin cậy giữa phân bố thực nghiệm và phân bố lý thuyết của kích thước chủ đạo vòng
mông là không đáng kể. Vậy kích thước chủ đạo vòng mông thỏa mãn điều kiện phân bố chuẩn và được
thể hiện ở hình sau – đồ thị đường cong tần số lý thuyết và thực nghiệm kích thước vòng mông

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 91 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

4
f(tn)
3
f (lt)

1
0
.0 0

.0 0
.0 0
.0 0
.0 0
.0 0
.0 0
.0 0
.0 0
.0 0
.0 0
.0 0
.0 0
.0 0
.0 0
.0 0
.0 0
.0 0
.0 0
.0 0
x

7 07 172 7374 7576 7778 7980 8182 8384 8586 8788 89

Hình 2.8. Đồ thị đường cong tần số lý thuyết và thực nghiệm kích vòng mông.
Trường THPT Kim Liên -THPT Việt Đức Nam 15 tuổi (nhóm II)
Bảng 2.14: Đặc Trưng Thống kê số đo chủ đạo phần trên cơ thể HS nam nhóm II
TT

Cd VnII Vb Vm
Min 157.00 69.00 60.00 82.00

Max 176.00 88.00 77.00 97.00

M 167.00 78.50 69.00 89.00

σ 4.81 4.84 4.51 3.84

Me 166.55 78.77 68.55 89.05

Mo 167.00 78.00 69.00 89.00

ISkI -.036 -.066 -.038 .11

IKuI -.576 -.590 -.836 -.666

Cv (%) 2.88 6.16 6.55 4.32

ISI 1.14 1.14 1.14 1.14

IKI 2.11 2.11 2.11 2.11

Kết luận |SK |< [S] |SK |< [S] |SK |< [S] |SK |< [S]

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 92 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

|KU| < [K] |KU| < [K] |KU| < [K] |KU| < [K]

Bảng 2.15: Tính χ 2 thực nghiệm của các kích thước chiều cao đứng học sinh nam trường THPT Kim Liên-
Việt Đức tuổi 15 nhóm II
(ftn - flt)²
X f(tn) f (lt) f(tn) - f(lt) (ftn - flt)² Flt
157.00 1 0.34 0.66 0.43 1.26
158.00 1 0.52 0.48 0.23 0.45
159.00 1 0.75 0.25 0.06 0.08
160.00 1 1.04 -0.04 0.00 0.00
161.00 2 1.37 0.63 0.40 0.29
162.00 2 1.74 0.26 0.07 0.04
163.00 2 2.11 -0.11 0.01 0.01
164.00 2 2.46 -0.46 0.21 0.09
165.00 2 2.73 -0.73 0.54 0.20
166.00 3 2.92 0.08 0.01 0.00
167.00 4 2.98 1.02 1.03 0.35
168.00 3 2.92 0.08 0.01 0.00
169.00 2 2.73 -0.73 0.54 0.20
170.00 2 2.46 -0.46 0.21 0.09
171.00 2 2.11 -0.11 0.01 0.01
172.00 2 1.74 0.26 0.07 0.04
173.00 1 1.37 -0.37 0.13 0.10
174.00 1 1.04 -0.04 0.00 0.00
175.00 1 0.75 0.25 0.06 0.08
176.00 1 0.52 0.48 0.23 0.45
X² = 3.72
Theo kết quả trên, ta có χ2 thực nghiệm =3.72
χ2 giới hạn tra theo bảng III [6], với bậc tự do ν = 36 – 3 = 33
⇒ χ2(0.05, 22) = 48.6
Vậy χ2 thực nghiệm < χ2 giới hạn
⇒ Mức khác biệt tin cậy giữa phân bố thực nghiệm và phân bố lý thuyết của kích thước chủ đạo cao đứng
là không đáng kể. Vậy kích thước chủ đạo cao đứng thỏa mãn điều kiện phân bố chuẩn và được thể hiện ở
hình sau – đồ thị đường cong tần số lý thuyết và thực nghiệm kích thước cao đứng

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 93 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang
4.5

4
3.5
3
2.5 f(tn)
2 f (lt)
1.5
1
0.5
0
x 0 .00 .00 0 .00 0 .00 .00 0 .00
0 0 0 0
. . . .

7 159 61 3 65 7 169 71 3 175


15 1 16 1 16 1 17

Hình 2.9. Đồ thị đường cong tần số lý thuyết và thực nghiệm kích thước cao đứng

2 thực nghiệm của các kích thước vòng ngực II học sinh nam trường THPT Kim Liên-
Bảng 2.16: Tính χ
Việt Đức tuổi 15 nhóm II.
(ftn - flt)²
X f(tn) f (lt) f(tn) - f(lt) (ftn - flt)² Flt
69.00 1 0.43 0.57 0.32 0.74
70.00 1 0.63 0.37 0.14 0.22
71.00 1 0.89 0.11 0.01 0.01
72.00 1 1.21 -0.21 0.04 0.04
73.00 1 1.55 -0.55 0.30 0.19
74.00 2 1.93 0.07 0.01 0.00
75.00 2 2.29 -0.29 0.08 0.04
76.00 2 2.59 -0.59 0.35 0.14
77.00 3 2.83 0.17 0.03 0.01
78.00 4 2.95 1.05 1.10 0.37
79.00 3 2.95 0.05 0.00 0.00
80.00 2 2.83 -0.83 0.68 0.24
81.00 2 2.59 -0.59 0.35 0.14
82.00 2 2.29 -0.29 0.08 0.04
83.00 2 1.93 0.07 0.01 0.00
84.00 2 1.55 0.45 0.20 0.13

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 94 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

85.00 2 1.21 0.79 0.63 0.52


86.00 1 0.89 0.11 0.01 0.01
87.00 1 0.63 0.37 0.14 0.22
88.00 1 0.43 0.57 0.32 0.74
Theo kết quả trên, ta có χ2 thực nghiệm = 3.78 X² = 3.78

χ2 giới hạn tra theo bảng III [6], với bậc tự do ν = 36 – 3 = 33


⇒ χ2(0.05, 22) = 48.6

⇒ Mức khác biệt tin cậy giữa phân bố thực nghiệm và phân bố lý thuyết của kích thước chủ đạo vòng
ngực II là không đáng kể. Vậy kích thước chủ đạo vòng ngực II thỏa mãn điều kiện phân bố chuẩn và
được thể hiện ở hình sau – đồ thị đường cong tần số lý thuyết và thực nghiệm kích thước vòng ngực II

4.5
4
3.5
3
2.5 f(tn)
2 f (lt)
1.5
1
0.5
0
x .00 .00 .00 .00 .00 .00 .00 .00 .00 .00
7 7
69 71 73 75 7 79 81 83 85 8
Hình 2.10. Đồ thị đường cong tần số lý thuyết và thực nghiệm kích thước vòng ngực II

2 thực nghiệm của các kích thước vòng bụng học sinh nam trường THPT Kim Liên-Việt
Bảng 2.17: Tính χ
Đức tuổi 15 nhóm II.

(ftn - flt)²
X f(tn) f (lt) f(tn) - f(lt) (ftn - flt)² Flt
60.00 1 0.44 0.56 0.32 0.72
61.00 1 0.66 0.34 0.11 0.17
62.00 2 0.96 1.04 1.09 1.14
63.00 2 1.31 0.69 0.47 0.36
64.00 2 1.72 0.28 0.08 0.05
65.00 2 2.33 -0.33 0.11 0.05

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 95 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

66.00 2 2.56 -0.56 0.31 0.12


67.00 2 2.88 -0.88 0.78 0.27
68.00 3 3.10 -0.10 0.01 0.00
69.00 4 3.18 0.82 0.68 0.21
70.00 3 3.10 -0.10 0.01 0.00
71.00 2 2.88 -0.88 0.78 0.27
72.00 2 2.56 -0.56 0.31 0.12
73.00 2 2.33 -0.33 0.11 0.05
74.00 2 1.72 0.28 0.08 0.05
75.00 2 1.31 0.69 0.47 0.36
76.00 1 0.96 0.04 0.00 0.00
77.00 1 0.66 0.34 0.11 0.17

X² = 4.11
Theo kết quả trên, ta có χ2 thực nghiệm = 4.11

χ2 giới hạn tra theo bảng III [6], với bậc tự do ν = 36 – 3 = 33


⇒ χ2(0.05, 22) = 48.6
Vậy χ2 thực nghiệm < χ2 giới hạn
⇒ Mức khác biệt tin cậy giữa phân bố thực nghiệm và phân bố lý thuyết của kích thước chủ đạo vòng bụng
là không đáng kể. Vậy kích thước chủ đạo vòng bụng thỏa mãn điều kiện phân bố chuẩn và được thể hiện ở
hình sau –
đồ thị đường cong tần số lý thuyết và thực nghiệm kích thước vòng bụng
4.5

4
3.5
3
2.5 f(tn)
2 f (lt)
1.5
1
0.5
0
x .00 0 .00 0 0 .00 .00 .00 .00 .00
.
0 .
0 .
0
1 3 7 5
69 75 79 81 83 87
7 7 7 8
Hình 2.11. Đồ thị đường cong tần số lý thuyết và thực nghiệm kích thước vòng bụng

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 96 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang
Bảng 2.18: Tính χ
2 thực nghiệm của các kích thước vòng mông học sinh nam trường THPT Kim Liên-Việt

Đức tuổi 15 nhóm II.


(ftn - flt)²
X f(tn) f (lt) f(tn) - f(lt) (ftn - flt)² Flt
82.00 1 0.71 0.29 0.08 0.12

83.00 2 1.11 0.89 0.80 0.72


84.00 2 1.60 0.40 0.16 0.10
85.00 2 2.17 -0.17 0.03 0.01
86.00 3 2.75 0.25 0.06 0.02
87.00 3 3.26 -0.26 0.07 0.02
88.00 3 3.61 -0.61 0.37 0.10
89.00 4 3.73 0.27 0.07 0.02
90.00 3 3.61 -0.61 0.37 0.10
91.00 3 3.26 -0.26 0.07 0.02
92.00 3 2.75 0.25 0.06 0.02
93.00 2 2.17 -0.17 0.03 0.01
94.00 2 1.60 0.40 0.16 0.10
95.00 1 1.11 -0.11 0.01 0.01
96.00 1 0.71 0.29 0.08 0.12
97.00 1 0.43 0.57 0.33 0.76
Theo kết quả trên, ta có χ2 thực nghiệm = 2.26 X² = 2.26

χ2 giới hạn tra theo bảng III [6], với bậc tự do ν = 36 – 3 = 33


⇒ χ2(0.05, 22) = 48.6
Vậy χ2 thực nghiệm < χ2 giới hạn
⇒ Mức khác biệt tin cậy giữa phân bố thực nghiệm và phân bố lý thuyết của kích thước chủ đạo vòng
mông là không đáng kể. Vậy kích thước chủ đạo vòng mông thỏa mãn điều kiện phân bố chuẩn và được
thể hiện ở hình sau – đồ thị đường cong tần số lý thuyết và thực nghiệm kích thước vòng mông.

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 97 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

4.5
4
3.5
3
2.5 f(tn)
2 f (lt)
1.5
1
0.5
0
x .00 .00 .00 . 0 .00 .00 .00 .00
6 0 6
0

8
82 84 92 94
8 8 9 9
Hình 2.12. Đồ thị đường cong tần số lý thuyết và thực nghiệm kích thước vòng mông

Trường THPT Đoàn Kết-Trần Nhân học sinh nam 16 tuổi (nhóm I)
Bảng 2.19: Đặc Trưng Thống kê số đo chủ đạo phần trên cơ thể HS nam 16 tuổi trường Đoàn Kết –
Trần Nhân Tông (nhóm I)
TT Cd VnII Vb Vm

Min 155.00 69.00 60.00 78.00

Max 177.00 88.00 79.00 99.00

M 166.0000 79.0000 70.0000 88.0000

σ 4.97055 4.54806 4.12221 4.86619

Me 166.0976 78.7927 70.0854 88.5732

Mo 166.00 79.00 70.00 88.00

ISkI -.093 -.075 -.134 .023

IKuI -.325 -.709 -.287 -.435

Cv (%) 2.994 5.757 5.889 5.530

ISI .787 .787 .787 .787

IKI 1.519 1.519 1.519 1.519

Kết luận |SK |< [S] |SK |< [S] |SK |< [S] |SK |< [S]
|KU| < [K] |KU| < [K] |KU| < [K] |KU| < [K]

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 98 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

Bảng 2.20: Tính χ


2 thực nghiệm của các kích thước cao đứng học sinh nam trường THPT Đoàn Kết-Trần
Nhân Tông tuổi 16

(ftn - flt)²
X f(tn) f (lt) f(tn) - f(lt) (ftn - flt)² Flt
155.00 1 0.57 0.43 0.18 0.32
156.00 2 0.87 1.13 1.27 1.45
157.00 2 1.28 0.72 0.52 0.41
158.00 2 1.80 0.20 0.04 0.02
159.00 2 2.44 -0.44 0.19 0.08
160.00 2 3.17 -1.17 1.36 0.43
161.00 3 3.95 -0.95 0.91 0.23
162.00 4 4.78 -0.78 0.61 0.13
163.00 5 5.50 -0.50 0.25 0.04
164.00 6 6.08 -0.08 0.01 0.00
165.00 7 6.45 0.55 0.30 0.05
166.00 8 6.58 1.42 2.01 0.31
167.00 7 6.45 0.55 0.30 0.05
168.00 6 6.08 -0.08 0.01 0.00
169.00 5 5.50 -0.50 0.25 0.04
170.00 4 4.78 -0.78 0.61 0.13
171.00 4 3.95 0.05 0.00 0.00
172.00 3 3.17 -0.17 0.03 0.01
173.00 3 2.44 0.56 0.32 0.13
174.00 2 1.80 0.20 0.04 0.02
175.00 2 1.28 0.72 0.52 0.41
176.00 1 0.87 0.13 0.02 0.02
177.00 1 0.57 0.43 0.18 0.32
Theo kết quả trên, ta có χ2 thực nghiệm =4.59 X² =4.59

χ2 giới hạn tra theo bảng III [6], với bậc tự do ν = 82 – 2 = 80


⇒ χ2(0.05, 22) = 101.9
Vậy χ2 thực nghiệm < χ2 giới hạn

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 99 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang
⇒ Mức khác biệt tin cậy giữa phân bố thực nghiệm và phân bố lý thuyết của kích thước chủ đạo cao đứng là

không đáng kể. Vậy kích thước chủ đạo cao đứng thỏa mãn điều kiện phân bố chuẩn và được thể hiện ở hình
sau – đồ thị đường cong tần số lý thuyết và thực nghiệm kích thước cao đứng.
9

8
7
6
5 f(tn)
4 f (lt)
3
2
1
0
x 0 .00 .00 .00 .00 .00 .00 .00 .00 0
0 0
. 00 .
.

55 57 59 161 163 165 167 169 171 173 75


1 1 1 1
Hình 2.13. Đồ thị đường cong tần số lý thuyết và thực nghiệm kích thước cao đứng

2
Bảng 2.21: Tính χ thực nghiệm của các kích thước vòng ngực II học sinh nam trường THPT Đoàn
Kết-Trần Nhân Tông tuổi 16 (nhóm I)
X f(tn) f (lt) f(tn) - f(lt) (ftn - flt)²

(ftn - flt)² flt


69.00 1 0.64 0.36
0.13 0.20
70.00 2 1.01 0.99
0.97 0.96
71.00 2 1.53 0.47
0.22 0.15
72.00 2 2.20 -0.20
0.04 0.02
73.00 5 3.01 1.99
3.96 1.32
74.00 4 3.93 0.07
0.01 0.00
75.00 5 4.88 0.12
0.01 0.00
76.00 5 5.78 -0.78
0.62 0.11
77.00 6 6.53 -0.53
0.28 0.04
78.00 6 7.02 -1.02
79.00 7 7.19 -0.19 1.04 0.15

80.00 6 7.02 -1.02 0.04 0.01

81.00 6 6.53 -0.53 1.04 0.15

82.00 5 5.78 -0.78 0.28 0.04


0.62 0.11

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 100 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

83.00 5 4.88 0.12 0.01 0.00


4
84.00 3.93 0.07 0.01 0.00
4
85.00 3.01 0.99 0.98 0.33
3
86.00 2.20 0.80 0.64 0.29
2
87.00 1.53 0.47 0.22 0.15
1
88.00 1.01 -0.01 0.00 0.00

X² =4.02

Theo kết quả trên, ta có χ2 thực nghiệm =4.02


χ2 giới hạn tra theo bảng III [6], với bậc tự do ν = 82 – 2 = 80
⇒ χ2(0.05, 22) = 101.9
Vậy χ2 thực nghiệm < χ2 giới hạn
⇒ Mức khác biệt tin cậy giữa phân bố thực nghiệm và phân bố lý thuyết của kích thước chủ đạo vòng
ngực II là không đáng kể. Vậy kích thước chủ đạo vòng ngực II thỏa mãn điều kiện phân bố chuẩn và
được thể hiện ở hình sau – đồ thị đường cong tần số lý thuyết và thực nghiệm kích thước vòng ngực II.

8
7
6
5 f(tn)
4 f (lt)
3
2
1
0
x .00 .00 .00 .00 .00 .00 .00 .00 .00 .00

5
69 71 73 75 77 79 81 83 87
8
Hình 2.14. Đồ thị đường cong tần số lý thuyết và thực nghiệm kích thước vòng ngực II

2
Bảng 2.22: Tính χ thực nghiệm của các kích thước vòng bụng học sinh nam trường THPT Đoàn Kết-Trần
Nhân Tông tuổi 16 (nhóm I)
(ftn - flt)²
X F(tn) f (lt) f(tn) - f(lt) (ftn - flt)² Flt
60.00 1 0.41 0.59 0.34 0.83
61.00 1 0.74 0.26 0.07 0.09
62.00 1 1.21 -0.21 0.04 0.04

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 101 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

63.00 2 1.87 0.13 0.02 0.01


64.00 3 2.73 0.27 0.07 0.03
65.00 4 3.82 0.18 0.03 0.01
66.00 4 4.96 -0.96 0.92 0.19
67.00 5 6.08 -1.08 1.17 0.19
68.00 6 7.04 -1.04 1.08 0.15
69.00 8 7.71 0.29 0.08 0.01
70.00 9 7.94 1.06 1.13 0.14
71.00 8 7.71 0.29 0.08 0.01
72.00 7 7.04 -0.04 0.00 0.00
73.00 6 6.08 -0.08 0.01 0.00
74.00 5 4.96 0.04 0.00 0.00
75.00 4 3.82 0.18 0.03 0.01
76.00 3 2.73 0.27 0.07 0.03
77.00 2 1.87 0.13 0.02 0.01
78.00 2 1.21 0.79 0.63 0.52
79.00 1 0.74 0.26 0.07 0.09
Theo kết quả trên, ta có χ2 thực nghiệm = 2.35 X² =2.35

χ2 giới hạn tra theo bảng III [6], với bậc tự do ν = 82– 2 = 80
⇒ χ2(0.05, 22) = 101.9

⇒ Mức khác biệt tin cậy giữa phân bố thực nghiệm và phân bố lý thuyết của kích thước chủ đạo vòng
bụng là không đáng kể. Vậy kích thước chủ đạo vòng bụng thỏa mãn điều kiện phân bố chuẩn và được thể
hiện ở hình sau –
đồ thị đường cong tần số lý thuyết và thực nghiệm kích thước vòng bụng.

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 102 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang
10

9
8
7
6 f(tn)
5
f (lt)
4
3
2
1
0
x .00 .00 0 0 .00 .00 .00 0 .00
0 0 0
. 00 .
. .

4 4
60 62 66 68 70 72 76 78
6 7
Hình 2.15. Đồ thị đường cong tần số lý thuyết và thực nghiệm kích vòng bụng

Bảng 2.23: Tính χ


2 thực nghiệm của các kích thước vòng mông học sinh nam trường THPT Đoàn Kết-Trần

Nhân Tông tuổi 16 (nhóm I)


(ftn - flt)²
X f(tn) f (lt) f(tn) - f(lt) (ftn - flt)² Flt
78.00 1 0.82 0.18 0.03 0.04
79.00 2 1.21 0.79 0.62 0.51
80.00 2 1.75 0.25 0.06 0.04
81.00 2 2.38 -0.38 0.15 0.06
82.00 2 3.16 -1.16 1.33 0.42
83.00 3 3.96 -0.96 0.91 0.23
84.00 4 4.80 -0.80 0.65 0.13
85.00 5 5.55 -0.55 0.30 0.05
86.00 6 6.18 -0.18 0.03 0.01
87.00 7 6.58 0.42 0.18 0.03
88.00 8 6.72 1.28 1.63 0.24
89.00 7 6.58 0.42 0.18 0.03
90.00 6 6.18 -0.18 0.03 0.01
91.00 5 5.55 -0.55 0.30 0.05
92.00 4 4.80 -0.80 0.65 0.13
93.00 4 3.96 0.04 0.00 0.00

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 103 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

94.00 3 3.16 -0.16 0.02 0.01


95.00 3 2.38 0.62 0.38 0.16
96.00 3 1.75 1.25 1.56 0.89
97.00 2 1.21 0.79 0.62 0.51
98.00 2 0.82 1.18 1.39 1.69
99.00 1 0.52 0.48 0.23 0.44
Theo kết quả trên, ta có χ2 thực nghiệm = 5.67 X² =5.67

χ2 giới hạn tra theo bảng III [6], với bậc tự do ν = 82 – 2 = 80


⇒ χ2(0.05, 22) = 101.9
Vậy χ2 thực nghiệm < χ2 giới hạn
⇒ Mức khác biệt tin cậy giữa phân bố thực nghiệm và phân bố lý thuyết của kích thước chủ đạo vòng mông
là không đáng kể. Vậy kích thước chủ đạo vòng mông thỏa mãn điều kiện phân bố chuẩn và được thể hiện ở
hình sau – đồ thị đường cong tần số lý thuyết và thực nghiệm kích thước vòng mông.
9

8
7
6
5 f(tn)
4 f (lt)
3
2
1
0
x .00 0 .00 .00 .00 .00 .00 .00 .00 .00 .00
0
.

0
78 8 82 84 86 88 90 92 94 96 98

Hình 2.16. Đồ thị đường cong tần số lý thuyết và thực nghiệm kích thước vòng mông

Trường THPT Kim Liên-Việt Đức hoc sinh nam 16 tuổi (nhóm II)
Bảng 2.24: Đặc Trưng Thống kê số đo chủ đạo phần trên cơ thể HS nam 16 tuổi trường THPT Kim
Liên-Việt Đức (nhóm II)
TT Cd VnII Vb Vm
Min 160.00 73.00 65.00 84.00
Max 176.00 89.00 80.00 99.00
M 168.0000 81.0000 72.5000 91.0000
σ 3.92675 4.01095 4.11478 3.74044
Me 168.0000 80.9063 72.6875 91.4063
Mo 168.00 81.00 72.00 91.00

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 104 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

Sk .000 .012 -.010 .070


Ku -.302 -.458 -.901 -.471
Cv (%) 2.337 4.952 5.676 4.110

S 1.204 1.204 1.204 1.204

K 2.198 2.198 2.198 2.198

Kết luận |SK |< [S] |SK |< [S] |SK |< [S]
|SK |< [S]
|KU| < [K] |KU| < [K] |KU| < [K]
|KU| < [K]

Bảng 2.25: Tính χ 2 thực nghiệm của các kích thước cao đứng học sinh nam trường THPT Kim Liên-Việt
Đức tuổi 16 (nhóm II)
(ftn - flt)²
X f(tn) f (lt) f(tn) - f(lt) (ftn - flt)² flt
160.00 1 0.41 0.59 0.35 0.87
161.00 1 0.67 0.33 0.11 0.17
162.00 1 1.01 -0.01 0.00 0.00
163.00 1 1.45 -0.45 0.20 0.14
164.00 2 1.93 0.07 0.00 0.00
165.00 2 2.44 -0.44 0.19 0.08
166.00 3 2.85 0.15 0.02 0.01
167.00 3 3.15 -0.15 0.02 0.01
168.00 4 3.25 0.75 0.56 0.17
169.00 3 3.15 -0.15 0.02 0.01
170.00 3 2.85 0.15 0.02 0.01
171.00 2 2.44 -0.44 0.19 0.08
172.00 2 1.93 0.07 0.00 0.00
173.00 1 1.45 -0.45 0.20 0.14
174.00 1 1.01 -0.01 0.00 0.00
175.00 1 0.67 0.33 0.11 0.17
176.00 1 0.41 0.59 0.35 0.87

X² =2.72
Theo kết quả trên, ta có χ2 thực nghiệm =2.72
χ2 giới hạn tra theo bảng III [6], với bậc tự do ν = 32 – 2 = 30
⇒ χ2(0.05, 22) = 43.8
Vậy χ2 thực nghiệm < χ2 giới hạn

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 105 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang
⇒ Mức khác biệt tin cậy giữa phân bố thực nghiệm và phân bố lý thuyết của kích thước chủ đạo cao đứng là

không đáng kể. Vậy kích thước chủ đạo cao đứng thỏa mãn điều kiện phân bố chuẩn và được thể hiện ở hình
sau – đồ thị đường cong tần số lý thuyết và thực nghiệm kích thước cao đứng.
4.5

4
3.5
3
2.5 f(tn)
2 f (lt)
1.5
1
0.5
0
x .00 .00 .00 .00 .00 .00 .00 .00

2 2
160 6 164 166 168 170 7 174
1 1
Hình 2.17. Đồ thị đường cong tần số lý thuyết và thực nghiệm kích thước cao đứng

Bảng 2.26: Tính χ 2 thực nghiệm của các kích thước vòng ngực II học sinh nam trường THPT Kim Liên-
Việt Đức tuổi 16 (nhóm II)
(ftn - flt)²
X f(tn) f (lt) f(tn) - f(lt) (ftn - flt)² flt
73.00 1 0.44 0.56 0.31 0.72
74.00 1 0.69 0.31 0.10 0.14
75.00 1 1.03 -0.03 0.00 0.00
76.00 2 1.46 0.54 0.29 0.20
77.00 2 1.93 0.07 0.00 0.00
78.00 2 2.40 -0.40 0.16 0.07
79.00 2 2.81 -0.81 0.65 0.23
80.00 3 3.08 -0.08 0.01 0.00
81.00 4 3.18 0.82 0.67 0.21
82.00 3 3.08 -0.08 0.01 0.00
83.00 3 2.81 0.19 0.04 0.01
84.00 2 2.40 -0.40 0.16 0.07

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 106 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

85.00 2 1.93 0.07 0.00 0.00


86.00 1 1.46 -0.46 0.21 0.14
87.00 1 1.03 -0.03 0.00 0.00
88.00 1 0.69 0.31 0.10 0.14
89.00 1 0.44 0.56 0.31 0.72

X² =2.66
Theo kết quả trên, ta có χ2 thực nghiệm =2.66
χ2 giới hạn tra theo bảng III [6], với bậc tự do ν = 32 – 2 = 30
⇒ χ2(0.05, 22) = 43.8

⇒ Mức khác biệt tin cậy giữa phân bố thực nghiệm và phân bố lý thuyết của kích thước chủ đạo vòng
ngực II là không đáng kể. Vậy kích thước chủ đạo vòng ngực II thỏa mãn điều kiện phân bố chuẩn và
được thể hiện ở hình sau – đồ thị đường cong tần số lý thuyết và thực nghiệm kích thước vòng ngực II

4.5
4
3.5
3
2.5 f(tn)
2 f (lt)
1.5
1
0.5
0
x 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
.0 .0 .0 .0 .0 .0 .0 .0 .0 .0 .0 .0 .0 .0 .0 .0
3 4 5 6 7 2 3 4 5 6
78 79 80 81 87 88
7 7 7 7 7 8 8 8 8 8
Hình 2.18. Đồ thị đường cong tần số lý thuyết và thực nghiệm kích thước vòng ngực II

Bảng 2.27: Tính χ 2 thực nghiệm của các kích thước vòng bụng học sinh nam trường THPT Kim Liên-Việt
Đức tuổi 16 (nhóm II)
(ftn - flt)²
X f(tn) f (lt) f(tn) - f(lt) (ftn - flt)² flt
65.00 1 0.59 0.41 0.17 0.28
66.00 1 0.89 0.11 0.01 0.01
67.00 2 1.26 0.74 0.54 0.43

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 107 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

68.00 2 1.71 0.29 0.08 0.05


69.00 2 2.16 -0.16 0.03 0.01
70.00 2 2.58 -0.58 0.33 0.13
71.00 2 2.91 -0.91 0.82 0.28
72.00 4 3.08 0.92 0.85 0.27
73.00 3 3.08 -0.08 0.01 0.00
74.00 2 2.91 -0.91 0.82 0.28
75.00 2 2.58 -0.58 0.33 0.13
76.00 2 2.16 -0.16 0.03 0.01
77.00 2 1.71 0.29 0.08 0.05
78.00 2 1.26 0.74 0.54 0.43
79.00 2 0.89 1.11 1.23 1.38
80.00 1 0.59 0.41 0.17 0.28
X² = 4.04
Theo kết quả trên, ta có χ2 thực nghiệm = 4.04
χ2 giới hạn tra theo bảng III [6], với bậc tự do ν = 32 – 2 = 30
⇒ χ2(0.05, 22) = 43.8

⇒ Mức khác biệt tin cậy giữa phân bố thực nghiệm và phân bố lý thuyết của kích thước chủ đạo vòng
bụng là không đáng kể. Vậy kích thước chủ đạo vòng bụng thỏa mãn điều kiện phân bố chuẩn và được thể
hiện ở hình sau – đồ thị đường cong tần số lý thuyết và thực nghiệm kích thước vòng bụng.

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 108 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang
4.5

4
3.5
3
2.5 f(tn)
2 f (lt)
1.5
1
0.5
0
x .00 .00 0 .00 .00 .00 .00 .00
.
0
7
65 67 69 71 73 75 79
7
Hình 2.19. Đồ thị đường cong tần số lý thuyết và thực nghiệm kích thước vòng bụng

2 thực nghiệm của các kích thước vòng mông học sinh nam trường THPT Kim Liên-Việt
Bảng 2.28: Tính χ
Đức tuổi 16 (nhóm II)
(ftn - flt)²
X f(tn) f (lt) f(tn) - f(lt) (ftn - flt)² flt
84.00 1 0.59 0.41 0.16 0.28
85.00 1 0.95 0.05 0.00 0.00
86.00 1 1.39 -0.39 0.15 0.11
87.00 2 1.93 0.07 0.01 0.00
88.00 2 2.48 -0.48 0.23 0.09
89.00 3 2.97 0.03 0.00 0.00
90.00 3 3.29 -0.29 0.08 0.03
91.00 4 3.41 0.59 0.34 0.10
92.00 3 3.29 -0.29 0.08 0.03
93.00 3 2.97 0.03 0.00 0.00
94.00 2 2.48 -0.48 0.23 0.09
95.00 2 1.93 0.07 0.01 0.00
96.00 2 1.39 0.61 0.37 0.27
97.00 1 0.95 0.05 0.00 0.00
98.00 1 0.59 0.41 0.16 0.28
99.00 1 0.35 0.65 0.43 1.24

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 109 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang
Theo kết quả trên, ta có χ2 thực nghiệm = 2.52 X² =2.52

χ2 giới hạn tra theo bảng III [6], với bậc tự do ν = 32 – 2 = 30


⇒ χ2(0.05, 22) = 43.8
Vậy χ2 thực nghiệm < χ2 giới hạn
⇒ Mức khác biệt tin cậy giữa phân bố thực nghiệm và phân bố lý thuyết của kích thước chủ đạo vòng mông
là không đáng kể. Vậy kích thước chủ đạo vòng mông thỏa mãn điều kiện phân bố chuẩn và được thể hiện ở
hình sau – đồ thị đường cong tần số lý thuyết và thực nghiệm kích thước vòng mông.
4.5

4
3.5
3
2.5 f(tn)
2 f (lt)
1.5
1
0.5
0
x .00 .00 .00 .00 0 0 .00 .00
.0 .0
84 86 88 90 92 94 96 98

Hình 2.20. Đồ thị đường cong tần số lý thuyết và thực nghiệm kích thước vòng mông

Trường THCS, THPT Trần Nhân Tông-Dương Xá-Đoàn Kết, học sinh
nam tuổi 17 (nhóm I)
Bảng 2.29: Đặc Trưng Thống kê số đo chủ đạo phần trên cơ thể HS nam tuổi 17 nhóm I
TT Cd VnII Vb Vm
Min 156 70 59 78
Max 177 87 79 96
M 167 78 68 86
σ 4.8 3.8 4.2 3.9
Me 166.62 78.39 68.44 86.61
Mo 167 78 68 86
ISkI -0.05 0.05 0.19 0.10
IkuI -0.67 -0.69 -0.41 -0.58
Cv (%) 2.9 4.9 6.2 4.5
ISI 0.65 0.65 0.65 0.65
IKI 1.27 1.27 1.27 1.27
Kết luận |SK |< [S] |SK |< [S] |SK |< [S] |SK |< [S]
|KU| < [K] |KU| < [K] |KU| < [K] |KU| < [K]

2
Bảng 20: Tính χ thực nghiệm của các kích thước chiều cao đứng học sinh nam trường THCS và
THPT Trần Nhân Tông – Dương Xá – Đoàn Kết tuổi 17 nhóm I.

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 110 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

X f(tn) f (lt) f(tn) - f(lt) (ftn - flt)²


(ftn - flt)²

flt
156.00 1 0.76 0.24 0.06
0.08
157.00 2 1.17 0.83 0.69
0.59
158.00 3 1.77 1.23 1.51
0.86
159.00 4 2.56 1.44 2.08
0.81
160.00 5 3.49 1.51 2.29
0.66
161.00 5 4.63 0.37 0.14
0.03
162.00 6 5.87 0.13 0.02
0.00
163.00 7 7.07 -0.07 0.00
0.00
164.00 8 8.23 -0.23 0.05
0.01
165.00 8 9.17 -1.17 1.38
166.00 9 9.76 -0.76 0.58 0.15

167.00 10 9.98 0.02 0.00 0.06

168.00 9 9.76 -0.76 0.58 0.00

169.00 8 9.17 -1.17 1.38 0.06

170.00 8 8.23 -0.23 0.05 0.15

171.00 7 7.07 -0.07 0.00 0.01


172.00 6 5.87 0.13 0.02 0.00
173.00 5 4.63 0.37 0.14 0.00
174.00 4 3.49 0.51 0.26 0.03
175.00 3 2.56 0.44 0.20 0.08
176.00 2 1.77 0.23 0.05 0.08
177.00 1 1.17 -0.17 0.03 0.03

X² = 0.02
Theo kết quả trên, ta có χ2 thực nghiệm = 3.70 3.70
χ2 giới hạn tra theo bảng III [6], với bậc tự do ν = 121 – 2 = 119
⇒ χ2(0.05, 22) = 124.3
Vậy χ2 thực nghiệm < χ2 giới hạn
⇒ Mức khác biệt tin cậy giữa phân bố thực nghiệm và phân bố lý thuyết của kích thước chủ đạo cao đứng
là không đáng kể. Vậy kích thước chủ đạo cao đứng thỏa mãn điều kiện phân bố chuẩn và được thể hiện ở
hình sau – đồ thị đường cong tần số lý thuyết và thực nghiệm kích thước cao đứng.

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 111 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

12
10

6 f(tn)
f (lt)
4
2

x 0 .00 .00 0 0 .00 .00 0 .00 .00 0


.0 .0 .0 .0 .0
6 2 4 8 0 6
5 158 160 6 6 166 6 7 172 174 7
1 1 1 1 1 1

Hình 2.21. Đồ thị đường cong tần số lý thuyết và thực nghiệm kích thước cao đứng

2
Bảng 2.30: Tính χ thực nghiệm của các kích thước vòng ngực II học sinh nam trường THCS và THPT
Trần Nhân Tông – Dương Xá – Đoàn Kết tuổi 17 (nhóm I)
X f(tn) f (lt) f(tn) - f(lt) (ftn - flt)² (ftn - flt)²

flt
70.00 1 1.42 -0.42 0.18
0.13
71.00 2 2.37 -0.37 0.13
0.06
72.00 4 3.68 0.32 0.10
0.03
73.00 6 5.36 0.64 0.42
0.08
74.00 8 7.28 0.72 0.52
0.07
75.00 9 9.32 -0.32 0.10
0.01
76.00 10 11.03 -1.03 1.07
0.10
77.00 11 12.21 -1.21 1.46
0.12
78.00 12 12.63 -0.63 0.40
0.03
79.00 11 12.21 -1.21 1.46
80.00 10 11.03 -1.03 1.07 0.12

81.00 9 9.32 -0.32 0.10 0.10

82.00 8 7.28 0.72 0.52 0.01

83.00 7 5.36 1.64 2.71 0.07

84.00 6 3.68 2.32 5.37 0.51


85.00 4 2.37 1.63 2.67 1.46
86.00 2 1.42 0.58 0.33 1.13
87.00 1 0.80 0.20 0.04 0.24
0.05
X² =4.29

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 112 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

Theo kết quả trên, ta có χ2 thực nghiệm = 4.29


χ2 giới hạn tra theo bảng III [6], với bậc tự do ν = 121 – 2 = 119
⇒ χ2(0.05, 22) = 124.3
Vậy χ2 thực nghiệm < χ2 giới hạn
⇒ Mức khác biệt tin cậy giữa phân bố thực nghiệm và phân bố lý thuyết của kích thước chủ đạo vòng
ngực II là không đáng kể. Vậy kích thước chủ vòng ngực II thỏa mãn điều kiện phân bố chuẩn và được thể
hiện ở hình sau – đồ thị đường cong tần số lý thuyết và thực nghiệm kích thước vòng ngực II.

14
12

10

8 f(tn)

6 f (lt)

x .00 .00 . 00 .00 .00 .00 .00 .00 .00 .00 .00 0 .00 .00 .00 .00 .00

.
0
3
70 71 72 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86
7

Hình 2.22. Đồ thị đường cong tần số lý thuyết và thực nghiệm kích thước vòng ngực II

Bảng 2.31: Tính χ


2 thực nghiệm của các kích thước vòng bụng học sinh nam trường THCS và THPT Trần

Nhân Tông – Dương Xá – Đoàn Kết tuổi 17 (nhóm I)


X f(tn) f (lt) f(tn) - f(lt) (ftn - flt)²
(ftn - flt)² flt
59.00 1 1.18 -0.18 0.03 0.03
60.00 1 1.88 -0.88
0.78 0.41
61.00 3 2.88 0.12
0.01 0.00
62.00 4 4.17 -0.17
0.03 0.01
63.00 6 5.70 0.30
0.09 0.02
64.00 7 7.28 -0.28
0.08 0.01
65.00 9 8.89 0.11
0.01 0.00
66.00 10 10.24 -0.24
0.06 0.01
67.00 11 11.11 -0.11
0.01 0.00
68.00 12 11.44 0.56
69.00 11 11.11 -0.11 0.32 0.03

70.00 9 10.24 -1.24 0.01 0.00


71.00 8 8.89 -0.89 1.54 0.15
0.79 0.09

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 113 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

72.00 7 7.28 -0.28 0.08 0.01


73.00 6 5.70 0.30 0.09 0.02
74.00 5 4.17 0.83 0.68 0.16
75.00 4 2.88 1.12 1.25 0.43
76.00 3 1.88 1.12 1.25 0.67
77.00 2 1.18 0.82 0.67
0.56
78.00 1 0.69 0.31 0.10
0.14
79.00 1 0.38 0.62 0.39
1.02
X² =3.76
Theo kết quả trên, ta có χ2 thực nghiệm = 3.76
χ2 giới hạn tra theo bảng III [6], với bậc tự do ν = 121 – 2 = 119
⇒ χ2(0.05, 22) = 124.3
Vậy χ2 thực nghiệm < χ2 giới hạn
⇒ Mức khác biệt tin cậy giữa phân bố thực nghiệm và phân bố lý thuyết của kích thước chủ đạo vòng
bụng là không đáng kể. Vậy kích thước chủ vòng bụng thỏa mãn điều kiện phân bố chuẩn và được thể hiện
ở hình sau – đồ thị đường cong tần số lý thuyết và thực nghiệm kích thước vòng bụng.

14
12
10

8
Series1

6
Series2
4

2
0
.00 .00 .00 .00 .00 .00 .00 .00 .00 .00

59 61 63 65 67 69 71 73 75 77

Hình 2.24. Đồ thị đường cong tần số lý thuyết và thực nghiệm kích thước vòng bụng
Bảng 2.32: Tính χ 2 thực nghiệm của các kích thước vòng mông học sinh nam trường THCS và THPT Trần
Nhân Tông – Dương Xá – Đoàn Kết tuổi 17 (nhóm I)
(ftn - flt)²
X f(tn) f (lt) f(tn) - f(lt) (ftn - flt)² flt
78.00 1 1.54 -0.54 0.29 0.19
79.00 2 2.52 -0.52 0.27 0.11
80.00 4 3.82 0.18 0.03 0.01

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 114 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

81.00 5 5.49 -0.49 0.24 0.04


82.00 7 7.31 -0.31 0.10 0.01
83.00 9 9.21 -0.21 0.05 0.00
84.00 10 10.80 -0.80 0.64 0.06
85.00 11 11.92 -0.92 0.85 0.07
86.00 12 12.30 -0.30 0.09 0.01
87.00 11 11.92 -0.92 0.85 0.07
88.00 10 10.80 -0.80 0.64 0.06
89.00 9 9.21 -0.21 0.05 0.00
90.00 8 7.31 0.69 0.48 0.07
91.00 7 5.49 1.51 2.28 0.41
92.00 6 3.82 2.18 4.77 1.25
93.00 4 2.52 1.48 2.18 0.87
94.00 3 1.54 1.46 2.15 1.40
95.00 1 0.89 0.11 0.01 0.01
96.00 1 0.48 0.52 0.27 0.58
Theo kết quả trên, ta có χ2 thực nghiệm = 5.22 X² =5.22

χ2 giới hạn tra theo bảng III [6], với bậc tự do ν = 121 – 2 = 119
⇒ χ2(0.05, 22) = 124.3

⇒ Mức khác biệt tin cậy giữa phân bố thực nghiệm và phân bố lý thuyết của kích thước chủ đạo vòng
mông là không đáng kể. Vậy kích thước chủ vòng mông thỏa mãn điều kiện phân bố chuẩn và được thể
hiện ở hình sau – đồ thị đường cong tần số lý thuyết và thực nghiệm kích thước vòng mông.

14
12

10
8 Series1
Series2
6
4

2
0
x 0 0 0 0 .00 .00 .00 0 0
0 0 0 0 0 0
. . . . . .

7 81 83 85 87 89 91 93 95

Hình 2.25. Đồ thị đường cong tần số lý thuyết và thực nghiệm kích thước vòng mông

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 115 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

Trường THPT Việt Đức-Kim Liên-Nguyễn Trãi, học sinh nam tuổi 17 ( nhóm II ) Bảng

2.34: Đặc Trưng Thống kê số đo chủ đạo phần trên cơ thể HS nam tuổ i 17 nhóm II

TT Cd VnII Vb Vm

Min 159 72 61 81

Max 178 93 81 103

M 169 82 71 92

σ 4.190076 4.916146 4.862322 5.057293

Me 168.6104 81.83117 71.16883 91.94805

Mo 169 82 71 92

ISkI -0.03009 0.122074 -0.03213 -0.00136

IKuI -0.39236 -0.4972 -0.67182 -0.51866

Cv (%) 2.479335 5.9953 6.848341 5.497058

ISI 0.810982 0.810982 0.810982 0.810982

IKI 1.560821 1.560821 1.560821 1.560821

Kết luận |SK |< [S] |SK |< [S] |SK |< [S] |SK |< [S]

|KU| < [K] |KU| < [K] |KU| < [K] |KU| < [K]

Bảng 2.35: Tính χ 2 thực nghiệm của các kích thước cao đứng học sinh nam trường THPT Việt Đức-Kim
Liên-Nguyễn Trãi, học sinh nam tuổi 17 (nhóm II)
(ftn - flt)²
x f(tn) f (lt) f(tn) - f(lt) (ftn - flt)² flt
159.00 1
0.42 0.58 0.33 0.79

160.00 1
0.73 0.27 0.07 0.10

161.00 2
1.18 0.82 0.67 0.56

162.00 2
1.82 0.18 0.03 0.02

163.00 3
2.64 0.36 0.13 0.05

164.00 4
3.61 0.39 0.15 0.04

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 116 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

165.00 5
4.67 0.33 0.11 0.02

166.00 6
5.66 0.34 0.12 0.02

167.00 6
6.53 -0.53 0.28 0.04

168.00 7
7.12 -0.12 0.02 0.00

169.00 8
7.33 0.67 0.45 0.06

170.00 7
7.12 -0.12 0.02 0.00

171.00 6
6.53 -0.53 0.28 0.04

172.00 5
5.66 -0.66 0.43 0.08

173.00 4
4.67 -0.67 0.45 0.10

174.00 3
3.61 -0.61 0.37 0.10

175.00 3
2.64 0.36 0.13 0.05

176.00 2
1.82 0.18 0.03 0.02

177.00 1
1.18 -0.18 0.03 0.03

178.00 1
0.73 0.27 0.07 0.10

Theo kết quả trên, ta có χ2 thực nghiệm = 2.24 X² = 2.24

χ2 giới hạn tra theo bảng III [6], với bậc tự do ν = 77 – 2 = 75


⇒ χ2(0.05, 22) = 96.2

⇒ Mức khác biệt tin cậy giữa phân bố thực nghiệm và phân bố lý thuyết của kích thước chủ đạo cao đứng là
không đáng kể. Vậy kích thước chủ cao đứng thỏa mãn điều kiện phân bố chuẩn và được thể hiện ở hình sau
– đồ thị đường cong tần số lý thuyết và thực nghiệm kích thước cao đứng.

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 117 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

9
8
7
6 f(tn)
5
f (lt)
4
3
2
1
0
x .00 .00 .00 .00 .00 .00 .00 .00 .00 0
0
.

8
160 62 164 166 168 170 172 174 176 7
1 1
Hình 2.26. Đồ thị đường cong tần số lý thuyết và thực nghiệm kích thước cao đứng

Bảng 2.36: Tính χ 2 thực nghiệm của các kích thước vòng ngựcII học sinh nam trường THPT Việt Đức-Kim
Liên-Nguyễn Trãi, học sinh nam tuổi 17 (nhóm II)
f(tn) f (lt) f(tn) - f(lt) (ftn - flt)² (ftn - flt)²
x Flt

72.00 1 0.80 0.20 0.04 0.05

73.00 2 1.17 0.83 0.69 0.59

74.00 3 1.66 1.34 1.81 1.09

75.00 3 2.28 0.72 0.52 0.23

76.00 3 2.97 0.03 0.00 0.00

77.00 4 3.71 0.29 0.08 0.02

78.00 4 4.50 -0.50 0.25 0.06

79.00 5 5.19 -0.19 0.04 0.01

80.00 5 5.74 -0.74 0.55 0.10

81.00 6 6.12 -0.12 0.02 0.00

82.00 7 6.25 0.75 0.56 0.09

83.00 6 6.12 -0.12 0.02 0.00

84.00 6 5.74 0.26 0.07 0.01

85.00 5 5.19 -0.19 0.04 0.01

86.00 4 4.50 -0.50 0.25 0.06

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 118 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

87.00 3 3.71 -0.71 0.51 0.14

88.00 2 2.97 -0.97 0.94 0.32

89.00 2 2.28 -0.28 0.08 0.03

90.00 2 1.66 0.34 0.12 0.07

91.00 2 1.17 0.83 0.69 0.59

92.00 1 0.80 0.20 0.04 0.05

93.00 1 0.51 0.49 0.24 0.48

X² =3.98

Theo kết quả trên, ta có χ2 thực nghiệm = 3.98


χ2 giới hạn tra theo bảng III [6], với bậc tự do ν = 77 – 2 = 75
⇒ χ2(0.05, 22) = 96.2

⇒ Mức khác biệt tin cậy giữa phân bố thực nghiệm và phân bố lý thuyết của kích thước chủ đạo vòng
ngực II là không đáng kể. Vậy kích thước chủ vòng ngực II thỏa mãn điều kiện phân bố chuẩn và được thể
hiện ở hình sau – đồ thị đường cong tần số lý thuyết và thực nghiệm kích thước vòng ngực II.

8
7

5 f(tn)
4 f (lt)
3
2

x 0 0 0 .00 .00 0 0 0 0 0
0 0 0 0 0 0 0 0
. .
.

.00. . . . .
5 7
73 75 77 79 81 83 8 8 89 91 93
Hình 2.27. Đồ thị đường cong tần số lý thuyết và thực nghiệm kích thước vòng ngựcII

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 119 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang
ơ

2
Bảng 2.37:Tính χ thực nghiệm của các kích thước vòng bụng học sinh nam trường THPT Việt Đức-Kim Liên-
Nguyễn Trãi, học sinh nam tuổi 17 (nhóm II)
(ftn - flt)²

X f(tn) f (lt) f(tn) - f(lt) (ftn - flt)² Flt

61.00 1
0.76 0.24 0.06 0.08
62.00 2
1.14 0.86 0.74 0.65
63.00 2
1.62 0.38 0.14 0.09
64.00 3
2.24 0.76 0.58 0.26
65.00 3
2.97 0.03 0.00 0.00
66.00 3
3.72 -0.72 0.51 0.14
67.00 4
4.51 -0.51 0.26 0.06
68.00 5
5.21 -0.21 0.05 0.01
69.00 5
5.81 -0.81 0.65 0.11
70.00 6
6.18 -0.18 0.03 0.01
71.00 7
6.32 0.68 0.47 0.07
72.00 6
6.18 -0.18 0.03 0.01
73.00 5
5.81 -0.81 0.65 0.11
74.00 5
5.21 -0.21 0.05 0.01
75.00 4
4.51 -0.51 0.26 0.06
76.00 4
3.72 0.28 0.08 0.02
77.00 3
2.97 0.03 0.00 0.00

78.00 3 2.24 0.76 0.58 0.26

79.00 3 1.619 1.38 1.91 1.18

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 120 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

80.00 2 1.141 0.86 0.74 0.65

81.00 1 0.757 0.24 0.06 0.08

X² =3.84

Theo kết quả trên, ta có χ2 thực nghiệm = 3.84


χ2 giới hạn tra theo bảng III [6], với bậc tự do ν = 77 – 2 = 75
⇒ χ2(0.05, 22) = 96.2

⇒ Mức khác biệt tin cậy giữa phân bố thực nghiệm và phân bố lý thuyết của kích thước chủ đạo vòng
bụng là không đáng kể. Vậy kích thước chủ vòng bụng thỏa mãn điều kiện phân bố chuẩn và được thể hiện
ở hình sau – đồ thị đường cong tần số lý thuyết và thực nghiệm kích thước vòng bụng.

8
7
6
5 f(tn)
4
f (lt)
3
2
1
0
x .00 0 .00 .00 .00 .00 .00 .00 0
0 0
. 00 .
.

62 64 66 68 70 72 74 76 78 80

Hình 2.28. Đồ thị đường cong tần số lý thuyết và thực nghiệm kích thước vòng bụng.

2
Bảng 2.38: Tính χ thực nghiệm của các kích thước vòng mông học sinh nam trường THPT Việt
Đức-Kim Liên-Nguyễn Trãi, học sinh nam tuổi 17 (nhóm II)

(ftn - flt)²
x f(tn) f (lt) f(tn) - f(lt) (ftn - flt)² Flt

81.00 1 0.56 0.44 0.19 0.34


82.00 1 0.86 0.14 0.02 0.02
83.00 2 1.25 0.75 0.57 0.46
84.00 2 1.74 0.26 0.07 0.04
85.00 3 2.34 0.66 0.43 0.18
86.00 3 2.99 0.01 0.00 0.00
87.00 4 3.72 0.28 0.08 0.02

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 121 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

88.00 4 4.45 -0.45 0.20 0.04

89.00 4 5.10 -1.10 1.22 0.24

90.00 5 5.61 -0.61 0.37 0.07

91.00 6 5.95 0.05 0.00 0.00

92.00 7 6.07 0.93 0.86 0.14

93.00 6 5.95 0.05 0.00 0.00

94.00 5 5.61 -0.61 0.37 0.07

95.00 5 5.10 -0.10 0.01 0.00

96.00 4 4.45 -0.45 0.20 0.04

97.00 4 3.72 0.28 0.08 0.02

98.00 3 2.99 0.01 0.00 0.00

99.00 2 2.34 -0.34 0.12 0.05

100.00 2 1.74 0.26 0.07 0.04


101.00 2 1.25 0.75 0.57 0.46
102.00 1 0.86 0.14 0.02 0.02
103.00 1 0.56 0.44 0.19 0.34
X² =2.59
Theo kết quả trên, ta có χ2 thực nghiệm = 2.95
χ2 giới hạn tra theo bảng III [6], với bậc tự do ν = 77 – 2 = 75
⇒ χ2(0.05, 22) = 96.2

⇒ Mức khác biệt tin cậy giữa phân bố thực nghiệm và phân bố lý thuyết của kích thước chủ đạo vòng
mông là không đáng kể. Vậy kích thước chủ vòng mông thỏa mãn điều kiện phân bố chuẩn và được thể
hiện ở hình sau – đồ thị đường cong tần số lý thuyết và thực nghiệm kích thước vòng mông.

8
7
6
5 f(tn)
4
f (lt)
3
2
1
0
x 0 .00 0 .00 0 .00 0 0 0 .
0 0 0 0 0
0 .
0
. . . . . . 00 00

2 4 6 8 2 6
8 8 8 8 90 9 94 9 98 0 102
1

Hình 2.29. Đồ thị đường cong tần số lý thuyết và thực nghiệm kích thước vòng mông

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 122 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................... 1


LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 2
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 3
CHƯƠNG I: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN ............................................................ 4
1.1 Sơ lược sự phát triển của nhân trắc học trên thế giới và Việt Nam. ................ 4
1.1.2 Nghiên cứu nhân trắc học ở Việt Nam. ...................................................... 8
1.1.3 .Một số ứng dụng nghiên cứu nhân trắc học vào ngành May tại Việt Nam ....... 11
1.2 Đặc điểm tâm sinh lý và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của học sinh
lứa tuổi 15-17 ........................................................................................................ 13
1.2.1. Đặc điểm tâm lý học sinh lứa tuổi 15-17................................................. 13
1.2.2. Đặc điểm sinh lý và tăng trưởng của học sinh lứa 15-17 tuổi ................. 16
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển học sinh lứa 15-17 tuổi ............ 17
1.3. Đặc điểm chung các bộ phận phần trên cơ thể nam ....................................... 18
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.......................... 22
2.1 Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 22
2.2 Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 22
2.3 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 23
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 23
2.3.2 Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................ 25
2.3.4 Phương pháp đo ........................................................................................ 30
2.4 Xác định các kích thước cần đo....................................................................... 33
2.4.1 Các mốc nhân trắc .................................................................................... 34
2.4.2. Kích thước cơ thể người .......................................................................... 36
2.5. Xây dựng chương trình đo.............................................................................. 40
2.5.1 Phân loại kích thước đo ............................................................................ 40
2.5.2 Xây dựng phiếu đo (Phụ lục 1)................................................................. 41
2.6 Xử lý kết quả nghiên cứu ................................................................................ 42

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 123 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

2.6 1 Kết quả nghiên cứu......................................................................................................42


2.6.2 Chứng minh số lượng mẫu đo được đảm bảo độ tin cậy.................................43
CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH VÀ PHÂN LOẠI KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............50
3.1. Đánh giá các kích thước chính phần trên cơ thể...................................................50
3.2. Phân loại theo hình dáng phần trên cơ thể..................................................................60
3.2.1. Đặc điểm dài thân.......................................................................................................60
3.2.2. Đặc điểm phần cổ........................................................................................................62
3.2.3. Đặc điểm phần vai......................................................................................................65
3.2.4. Đặc điểm phần Tay.....................................................................................................69
3.2.5. Đặc điểm phần bụng..................................................................................................71
KẾT LUẬN CHUNG....................................................................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................................75
`

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 124 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Tổng số đối tượng nghiên cứu............................................................... 24


Bảng 2 : Mốc đo các kích thước trên cơ thể người và cách xác định ................. 35
Bảng 2.1 : kích thước đo phần trên cơ thể nam học sinh lứa tuổi 15-17............ 37
Bảng 2.2: Phiếu đo nam học sinh nam bàn 1 ........................................................ 41
Bảng 2.3: Đặc trưng thống kê của tuổi 15 trường THCS và THPT Phú Thị,

Kim Liên, Việt Đức, ................................................................................................42


Bảng 2.4: Đặc trưng thống kê của tuổi 16 trường THPT Đoàn Kết, Kim Liên,
Việt Đức, Trần Nhân Tông ..................................................................................... 42
Bảng 2.4: Đặc trưng thống kê của tuổi 17 trường THPT Đoàn Kết, Trần Nhân
Tông, Dương Xá, Nguyễn Trãi, Kim Liên, Việt Đức. .......................................... 42
Bảng 2.5 Kiểm định số lượng mẫu nghiên cứu học sinh nam theo kích thước
chiều cao đứng ......................................................................................................... 45
Bảng 2.6: Kiểm định số lượng mẫu nghiên cứu của học sinh nam theo kích
thước vòng ngực II .................................................................................................. 45
Bảng 2.7: Kiểm định số lượng mẫu nghiên cứu của học sinh nam theo vòng
bụng .......................................................................................................................... 46
Bảng 2.8: Kiểm định số lượng mẫu nghiên cứu của học sinh nam theo vòng
mông ......................................................................................................................... 46
Bảng 2.9: Đặc Trưng Thống kê số đo chủ đạo phần trên cơ thể học sinh nam
nhóm I....................................................................................................................... 47
Bảng 2.10: Tính χ 2 thực nghiệm của các kích thước chiều cao đứng học sinh

nam trường THPT Phú Thị tuổi 15. ...................................................................... 48


Bảng 3.1: Tần số và tần suất tuổi 15. ..................................................................... 50
Bảng 3.2: Tần số và tần suất tuổi 16. ..................................................................... 51
Bảng 3.3: Tần số và tần suất tuổi 17. ..................................................................... 51

Bảng 3.4: Giá trị trung bình của các kích thước: Dài thân, cao đứng, dài tay,
vòng ngực II, vòng bụng, vòng mông, rộng lưng, rộng vai, rộng eo. ................. 52

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 125 Học viên : Nguyễn Gia Linh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học
Khoa Dệt may và Thời trang

Bảng 3.5 Số liệu chiều cao trung bình của học sinh nam..............................................54
Bảng 3.6. So sánh chiều cao đứng trung bình của các em nam lứa tuổi 15-19 ở
các vùng Việt Nam và Châu Á năm 2006 -2007................................................................55
Bảng 3.7. Số liệu vòng bụng trung bình của học sinh nam...........................................56
Bảng 3.8 : Bảng tổng hợp kết quả giá trị trung bình kích thước rộng eo, dày
eo, độ....................................................................................................................................................57
Bảng 3.9. Số liệu vòng mông học sinh nam Hà Nội tuổi 15 - 17..................................59
Bảng 3.10: Bảng tổng hợp kết quả giá trị trung bình kích thước rộng cổ, dầy
cổ, vòng chân cổ, góc cổ vai và độ lõm đốt sống cổ 7 của các lứa tuổi từ 15-17.
63
Bảng 3.11: Bảng tổng hợp kết quả giá trị trung bình kích thước : dày mỏm
cùng vai, dài vai, góc giữa cổ với con, cao góc cổ vai, cao mỏm vai, giá trị xuôi
vai của các các em nam học sinh lứa tuổi từ 15-17..........................................................66
Bảng 3.12. Bảng liệt kê kích thước rộng vai, rộng ngực lớn nhất, rộng eo, rộng
hông.....................................................................................................................................................67
Bảng 3.13 : Bảng tổng hợp kết quả giá trị trung bình kích thước dài tay tính
từ mỏm vai, dài khuỷu tay, vòng nách tay, vòng bắp tay, vòng khuỷu tay khi
co, vòng cổ tay, góc khuỷu tay của các trường lứa tuổi từ 15-17...............................69
Bảng 3.14. Kích thước dài cánh tay của nam và nữ tuổi 17-19 ba miền Bắc,
Trung, Nam của Việt Nam năm 1986....................................................................................70
Bảng 3.15: Giá trị trung bình 3 kích thước: VnII, Vb, Vm của học sinh nam
tuổi 15-17 khu vực Hà Nội..........................................................................................................72

GVHD: PGS.TS Trần Bích Hoàn 126 Học viên : Nguyễn Gia Linh
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lâp – Tự do – Hạnh phúc

BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ


Dùng cho người hướng dẫn

Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm hình thái phần dưới cơ thể học sinh nữ lứa
tuổi 15 – 17 ở Hà Nội
- Tác giả: Nguyễn Gia Linh, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
- Chuyên ngành: Công nghệ vật liệu Dệt - May
- Người hướng dẫn: PGS. TS Trần Bích Hoàn, Giảng viên
- Đơn vị: Khoa Dệt – May trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Nhận xét:
* Tổng quan chung:
Luận văn đã nghiên đặc điểm hình thái phần trên cơ thể học sinh nam
Hà Nội từ 15 – 17 tuổi .
* Ưu điểm:
+ Nội dung luận văn đảm bảo yêu cầu của một luận văn khoa học.
+ Kết quả của luận văn có tính thực tiễn cao và có thể đưa vào ứng
dụng trong thực tế.
+ Trong quá trình thực hiện luận văn tác giả đã thể hiện khả năng độc
lập nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu theo nhóm, chịu khó tìm hiểu thực tế
nghiên cứu để hoan thành luận văn đúng thời gian.
* Nhược điểm:
- Còn một số lỗi chính tả. Từ ngữ chưa chau chuốt.
* Kết luận:
Tôi đồng ý để tác giả Nguyễn Gia Linh được bảo vệ luận văn trước Hội
đồng chấm luận văn thạc sĩ.
Hà Nội, Ngày 10 tháng 09 năm 2011
Người nhận xét

PGS.TS. Trần Bích Hoàn

You might also like