You are on page 1of 88

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


KHOA NGỮ VĂN TRUNG QUỐC

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY MÔN


ĐỊNH VỊ NGÀNH HỌC
(ĐẠI TRÀ, 2023)

CÁN BỘ BIÊN SOẠN VÀ GIẢNG DẠY


PGS.TS. Nguyễn Đình Phức

(Lưu hành nội bộ)


Nội dung
1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ ĐÀO TẠO.............................................................................2

1.1. Thông tin về Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM..................................................................2

1.2. Thông tin chung về Khoa NVTQ..................................................................................................3

Giới thiệu khái quát về Khoa...............................................................................................................4

Tầm nhìn, sứ mệnh, triết lý giáo dục, giá trị cốt lõi, mục tiêu chiến lược của Khoa...........................5

Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo............................................................................................15

Ma trận giữa Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo với mục tiêu đào tạo và thang đo năng
lực:....................................................................................................................................................17

MÔ TẢ VẮN TẮT NỘI DUNG CÁC MÔN HỌC............................................................................27

VỀ VIỆC GIẢNG DẠY MÔN CHỮ HÁN...........................................................................................83

CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH.................................................................................................83

NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC...............................................................................................................83


0908604894 Nguyễn Đình Phức
CK: 70% (trắc nghiệm)

GK: 30% CC 勤奋 2.0 (6:2, 5:1.0, 4: 禁止考试) TT 8.0 [PPT:4 (ND3+HT1);演讲效果:4


(ngôn ngữ 1 + hỏi đáp 1 + nội dung thuyết trình 2)]

1, Những yếu tố cần có để đạt đến việc biểu đạt ngữ âm lý tưởng của tiếng Hán?

- Liên quan mật thiết đến văn hóa

2, Cách xử lý hiện tượng đồng âm dị nghĩa trong ngôn ngữ nói chung, tiếng Hán nói riêng?

- Ngữ âm

- Xuất phát từ đặc thù tiết kiệm, kh nhớ được nhiều

- Hài âm

- 贾宝玉

3, Học từ hay học hình vị (ngữ tố, từ tố) trong quá trình học tập từ vựng tiếng Hán?

4, Cách nào để viết được, nhớ chữ Hán hiệu quả trong quá trình học chữ Hán?

我是人民。 我是民。 民族 民间 民居
中 zhong1 ở giữa

国 china 中心 中学 中华 国都 国学 国语

研究
Bài 1-2
KHÁI LƯỢC

1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ ĐÀO TẠO


1.1. Thông tin về Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM
Trường ĐH KHXH&NV có lịch sử hơn 60 năm hình thành và phát triển. Vào
ngày 01-3-1957, Trường chính thức thành lập với tên gọi Trường Đại học Văn khoa
thuộc Viện Đại học Sài Gòn. Từ năm 1976 đến năm 1996, Trường trở thành bộ phận các
ngành khoa học xã hội và nhân văn trong Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 30-3-1996, Trường mang tên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc
hệ thống ĐHQG-HCM theo Quyết định số 1233/QĐ-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT.
Hiện nay, Trường đào tạo các trình độ TS, ThS, cử nhân và các khoá đào tạo ngắn
hạn theo nhu cầu xã hội. Các chương trình đào tạo đáp ứng tốt nhu cầu học tập, nghiên
cứu đa dạng của người học, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước.
Triết lý GD: Giáo dục toàn diện - Khai phóng - Đa văn hóa
Giá trị cốt lõi: Sáng tạo, dẫn dắt, trách nhiệm

Ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, văn tự, phong cách,văn hóa

1.2. Thông tin chung về Khoa NVTQ


- Tên khoa:
+ Tiếng Việt: Khoa Ngữ văn Trung Quốc
+ Tiếng Trung: 中国语文系(简称中文系)
+ Tiếng Anh: Faculty of Chinese Linguistics and Literature (CFLL)
- Cơ quan chủ quản: Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM
- Địa chỉ của Khoa: Phòng A.305, số 10-12 Đinh Tiên Hoàng, Phường Bến Nghé,
Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh.
- Thông tin liên hệ:
+ Điện thoại: (84-28) 38293828 – Ext.142
+ Fax: (84-28) 38221903
+ E-mail: nguvantrung@hcmussh.edu.vn
+Website: http:/nvtq.hcmussh.edu.vn/
- Năm thành lập Khoa: 1997.
- Thời gian bắt đầu đào tạo khóa I: Năm 1998
-Thời gian cấp bằng tốt nghiệp cho khóa I: Năm 2001

Sơ đồ tổ chức của Khoa

Trưởng Khoa
Chi bộ Phụ trách chung & NCKH Công đoàn Khoa

HĐKH & ĐT Khoa

Phó Trưởng Khoa Phó Trưởng Khoa


Phụ trách Đào tạo Phụ trách QLSV-VB2

Bộ phận chức năng


Bộ môn
Giáo vụ Khoa Thực hành tiếng TQ

Thư ký Khoa Ngôn ngữ -Văn hóa TQ

Đoàn TN/ Hội SV Biên - Phiên dịch

Danh sách cán bộ quản lý Khoa:


Họ và tên Học hàm/Học vị Chức vụ
Bùi Thị Hạnh Quyên TS. Trưởng khoa
Trương Gia Quyền TS. Phó Trưởng khoa
Nguyễn Minh Thúy ThS. Phó Trưởng khoa
Bùi Thị Hạnh Quyên TS. Chủ tịch HĐKH khoa
Dương Thị Trinh TS. Trưởng BM NN-VH TQ
Nguyễn Vũ Q. Phương TS. Trưởng BM Thực hành tiếng
Trần Trương H. Lê TS. Trưởng BM Biên-Phiên dịch
Giới thiệu khái quát về Khoa
Khoa NVTQ trên cơ sở phát triển từ Bộ môn NVTQ thuộc Khoa Ngữ văn và Báo
chí và Bộ môn Trung Quốc học thuộc Khoa Đông Phương học, Trường ĐH KHXH&NV,
ĐHQG-HCM. Ngày 18/11/1997, Bộ môn NVTQ thành lập ngày theo Quyết định
323/QĐ/ĐHQG/TCHC của Giám đốc Đại học Quốc gia Tp.HCM. Tháng 4 năm 1999,
Giám đốc ĐHQG-HCM ký quyết định thành lập Khoa NVTQ.
Hiện Khoa NVTQ là một trong 28 khoa, bộ môn độc lập thuộc Trường
ĐHKHXH&NV, trong tổng số khoảng 140 khoa thuộc toàn khối Đại học Quốc gia TP.
HCM.
Khoa NVTQ hiện nay có 25 CBGV cơ hữu. Ngoài ra, tham gia giảng dạy các môn
học trong CTĐT còn có sự cộng tác thường xuyên của 09 GV là GV trong và ngoài
Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM và các nhà khoa học có uy tín.
Hàng năm, Khoa NVTQ quản lý đào tạo khoảng 1000 SV (gồm các lớp chính
quy, Chất lượng cao, Văn bằng 2, Vừa làm vừa học, 2+2) tại TP.HCM.
Khoa cũng được trang bị các điều kiện về học liệu và cơ sở vật chất kỹ thuật phục
vụ đào tạo, cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập và thực hành của sinh viên ngành
NNTQ.
Kề từ năm 9/1998 bắt đầu đào tạo chuyên ngành NNTQ đến nay, Khoa NVTQ đã
đào tạo được hàng ngàn cử nhân chuyên ngành NNTQ. Sinh viên tốt nghiệp từ Khoa
NVTQ có khả năng giáo viên giảng dạy ngôn ngữ văn hóa Trung Quốc trong các trường
trung học và cao đẳng; thông dịch viên, biên dịch viên trong các công ty, xí nghiệp;
chuyên viên, nhân viên, hướng dẫn viên du lịch… chuyên trách các vấn đề liên quan đến
ngôn ngữ, văn hóa Trung Quốc trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị xã hội, kinh
tế, ngoại giao, du lịch…吾爱吾师,吾更爱真理
Cử nhân NNTQ sau khi học tiếp các chương trình sau đại học, có khả năng làm
GV, cán bộ nghiên cứu trong các trường đại học và các viện nghiên cứu.

Tầm nhìn, sứ mệnh, triết lý giáo dục, giá trị cốt lõi, mục tiêu chiến lược của
Khoa
Tầm nhìn: Là cơ sở đào tạo uy tín, huấn luyện sinh viên trở thành những người có
thể học tập suốt đời, những công dân toàn cầu có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề
nghiệp, đóng vai trò tích cực vào công cuộc hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Sứ mệnh: Là trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học chất lượng cao, cung cấp
cho người học:
- Cơ sở vững chắc về kiến thức, kỹ năng cần thiết cho việc tác nghiệp trong tương
lai, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu ở các lĩnh vực giảng dạy tiếng Hán, biên phiên dịch,
văn học, văn hóa và các lĩnh vực liên quan.
- Khả năng trí tuệ căn bản, kỹ năng linh hoạt cần thiết cho mục tiêu học tập suốt
đời, đáp ứng yêu cầu công việc và nhu cầu hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Triết lý giáo dục: Giáo dục toàn diện - Khai phóng - Đa văn hóa
Giá trị cốt lõi: Liên văn hóa (Cross – Cultural Comunication), Xuất sắc
(Excellence), Linh hoạt (Flexibility), Trách nhiệm (Responsibility)
Mục tiêu chiến lược: Lấy người học làm trung tâm; lấy chất lượng giáo dục là
yếu tố hàng đầu cho mọi hoạt động; lấy hợp tác quốc tế là nòng cốt cho sự phát triển;
gắn kết mục tiêu phục vụ cộng đồng và sứ giả ngoại giao của đất nước.
Tán toán táng u o thuyền hoa ha
2. HỌC TẬP Ở BẬC ĐẠI HỌC
2.1. Học tập ở bậc đại học khác với trung học
Học tập ở bậc đại học khác hẳn học tập ở bậc trung học. Ở bậc trung học, giáo
viên đọc các nguyên lý và giảng các nguyên lý cho học sinh, học sinh tiếp nhận các
nguyên lý đó, tìm cách lý giải trong các hoàn cảnh khác nhau và tìm cho mình một
nguyên lý vận dụng thích hợp. Nói đơn giản là, ở bậc trung học, học sinh được thầy cô
truyền thụ những tri thức chung nhất mà một người bình thường cần được trang bị. Còn ở
bậc đại học, sinh viên không chỉ được truyền thụ những lý thuyết khoa học và nguyên lý
ứng dụng (đôi khi ở trạng thái nguyên ngữ, tức bước giảng lại 重讲), mà còn được gợi ý
khám phá những nguyên lý và ứng dụng mới (tức bước giảng tiếp 接着讲).
硕士研究生 博士研究生 研究 熟能生巧 背熟
Sinh viên học tập ở bậc đại học cần học theo phong cách của người nghiên cứu.
Trong tiếng Anh người ta gọi sinh viên là student, đó là từ có kết cấu V+ent = N, tức
study + ent, chỉ người cùng lúc phải làm cả hai nhiệm vụ học và nghiên cứu. Tất nhiên
study chưa phải là research, vì researcher nghĩa là cần phải tìm ra cái mới, còn quá trình
học tập theo phong cách nghiên cứu của sinh viên – study, chưa đòi hỏi tìm ra cái mới,
nhưng đòi hỏi phải làm việc theo phương pháp khoa học. 研究人/者/员
Học tập ở bậc đại học chủ yếu nhắm đến 03 mục tiêu: kiến thức, kỹ năng và thái
độ. Với mảng kỹ năng, ngoài việc học tập các kỹ năng cứng (hard skills), tức sự thành
thạo về kiến thức và khả năng chuyên môn, sinh viên còn phải trang bị cho mình một số
kỹ năng mềm (soft skills), những kỹ năng này phần nhiều nằm trong mảng thái độ,
thường không được thiết kế thành môn học để đào tạo riêng lẻ, mà thường được lồng
ghép trong tất cả các môn học trong suốt quá trình đào tạo. Những kỹ năng mềm cần thiết
cho người học, đặc biệt cho quá trình tác nghiệp về sau, quyết định sự thành công của
người học: 书 shu1 書 呆子 悟性
Kỹ năng giao tiếp (Communication skills)
Kỹ năng quản lý thời gian (Time management)
Kỹ năng học tập suốt đời (Lifelong learning)
Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills)
Kỹ năng tư duy sáng tạo (Creative thinking skills)
Kỹ năng thuyết trình (Oral communication skills)
Kỹ năng nghiên cứu khoa học, công nghệ và toán (Science skills)
Kỹ năng làm việc nhóm (Teamwork skills)
Kỹ năng công nghệ (Technology skills)
 Kỹ năng học tập suốt đời (Lifelong learning)
-Kỹ năng học tập và nhận thức: tạo được nhu cầu tìm hiểu, có kỹ năng tìm kiếm
thông tin (ở đâu, như thế nào?), GV khơi gợi hứng thú nghiên cứu khoa học cho SV.
-Người học phải có giờ tự học tại nhà, GV phải sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp những
thắc mắc của SV từ góc độ chuyên môn.偶像派
-Nguồn học liệu và cơ sở vật chất: Thư viện, phòng tư liệu, phòng đọc, đầu sách,
tài liệu đa dạng, đáp ứng tốt nhu cầu học tập và nghiên cứu.
-SV được học lên cao hoặc chuyên sâu: thạc sĩ, tiến sĩ, song bằng, ngắn hạn…
2.2. Học tập ở bậc đại học và Khung trình độ quốc gia Việt Nam (Vietnamese
Qualifications Framework)
Khung trình độ quốc gia Việt Nam được Thủ tướng chính phủ ký ban hành vào
năm 2016, áp dụng đối với các trình độ được quy định tại Luật giáo dục nghề nghiệp và
Luật giáo dục đại học. Cấu trúc Khung trình độ quốc gia Việt Nam Bao gồm 8 bậc: Bậc 1
- Sơ cấp I; Bậc 2 - Sơ cấp II, Bậc 3 - Sơ cấp III, Bậc 4 - Trung cấp; Bậc 5 - Cao đẳng 大
专; Bậc 6 - Đại học 本科; Bậc 7 - Thạc sĩ; Bậc 8 - Tiến sĩ
2.34---4.98 2.67---4.98 3.0 ---4.98 4.4-----6.8 6.2----8.0
Chuẩn đầu ra bao gồm:
- Kiến thức thực tế và kiến thức lý thuyết;
- Kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp, ứng
xử;
- Mức độ tự chủ và trách nhiệm cá nhân trong việc áp dụng kiến thức, kỹ năng để
thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn.
Khối lượng học tập tối thiểu, được tính bằng số tín chỉ người học phải tích lũy cho
mỗi trình độ;
Văn bằng, chứng chỉ là văn bản công nhận kết quả học tập của một cơ sở giáo dục
đối với một cá nhân sau khi kết thúc một khóa học, đáp ứng chuẩn đầu ra do cơ sở giáo
dục quy định.
Mô tả nội dung các bậc trình độ:
Bậc 6: Xác nhận trình độ đào tạo của người học có kiến thức thực tế vững chắc,
kiến thức lý thuyết toàn diện, chuyên sâu về một ngành đào tạo, kiến thức cơ bản về khoa
học xã hội, chính trị và pháp luật; có kỹ năng nhận thức liên quan đến phản biện, phân
tích, tổng hợp; kỹ năng thực hành nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết để
thực hiện các nhiệm vụ phức tạp; làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện làm
việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm trong việc hướng dẫn,
truyền bá, phổ biến kiến thức, thuộc ngành đào tạo, giám sát người khác thực hiện nhiệm
vụ.
Bậc 6 yêu cầu khối lượng học tập tối thiểu 120 tín chỉ. Người học hoàn thành
chương trình đào tạo, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra Bậc 6 được cấp bằng đại học.
Bậc 7: Xác nhận trình độ đào tạo của người học có kiến thức thực tế, kiến thức lý
thuyết sâu, rộng ở mức độ làm chủ kiến thức trong phạm vi của ngành đào tạo; có kỹ
năng phản biện, phân tích, tổng hợp và đánh giá dữ liệu, thông tin một cách khoa học và
tiên tiến; kỹ năng nghiên cứu phát triển, đổi mới và sử dụng các công nghệ phù hợp trong
lĩnh vực học thuật và nghề nghiệp; kỹ năng truyền bá, phổ biến tri thức trong các lĩnh vực
chuyên môn, có khả năng tự định hướng, thích nghi với môi trường nghề nghiệp thay đổi;
có khả năng hướng dẫn người khác thực hiện nhiệm vụ và khả năng quản lý, đánh giá, cải
tiến để nâng cao hiệu quả hoạt động nghề nghiệp.
Bậc 7 yêu cầu khối lượng học tập tối thiểu 60 tín chỉ đối với người có bằng tốt
nghiệp đại học. Người học hoàn thành chương trình đào tạo, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu
ra Bậc 7 được cấp bằng thạc sĩ.
Bậc 8: Xác nhận trình độ đào tạo của người học có kiến thức thực tế và lý thuyết
tiên tiến, chuyên sâu ở vị trí hàng đầu của chuyên ngành đào tạo; có kỹ năng tổng hợp,
phân tích thông tin, phát hiện và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo; có kỹ năng tư duy,
nghiên cứu độc lập, độc đáo, sáng tạo tri thức mới; có kỹ năng truyền bá, phổ biến tri
thức, thiết lập mạng lưới hợp tác quốc gia và quốc tế trong quản lý, điều hành hoạt động
chuyên môn; thể hiện năng lực sáng tạo, có khả năng tự định hướng và dẫn dắt chuyên
môn, khả năng đưa ra các kết luận, khuyến cáo khoa học mang tính chuyên gia.
Bậc 8 yêu cầu khối lượng học tập tối thiểu 90 tín chỉ đối với người có bằng thạc sĩ,
tối thiểu 120 tín chỉ đối với người có bằng tốt nghiệp đại học. Người học hoàn thành
chương trình đào tạo, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra Bậc 8 được cấp bằng tiến sĩ.

3. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUYÊN NGÀNH


3.1. Nội hàm khái niệm “ngôn ngữ” và ngôn ngữ học
- Ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu đặc thù bao gồm hai thành tố: cái biểu đạt
(ngữ âm) và cái được biểu đạt (ngữ nghĩa) dùng làm phương tiện giao tiếp quan trọng
nhất và phương tiện tư duy của con người
能指 所指 文字
山 shan1 núi 海 hai3 biển
mlời lời nhời blời trời giời tlâu trâu
N PN PNP ếch ếch xanh ếch ngồi đáy giếng: thiển cận
ếch xanh nhảy mua ếch 蛙 wa1 大 da4
语音:qu4 语义: động tác đi 文字:qu4 去
买 买盒饭
từ vựng 词汇 = 词 từ + Cụm từ cố định 固定词组 hệ thống
他 去 大 青蛙 红花 学习 神仙 买 盒饭 喝 水
井底之蛙 = 肤浅 = 幼稚
Giao tiếp 交际 tư duy 思维 hành chức
语法 Ngữ pháp:
Cụm từ tự do 自由词组:他去 去买 买盒饭 他去买 他买盒饭
Câu 句子:他去。 他去买。 他买盒饭。
Ếch nhảy lên bờ. 能指 所指
Ngữ âm 语音 ngữ nghĩa 语义
từ vựng 词汇 = 词 từ+ 固定词组 cụm từ cố định
语法 ngữ pháp= 自由词组 cụm từ tự do + 句子 câu
Văn tự = chữ viết
N PN POP ml bl PPOP
在 学校 学习 汉语 靠 山 井 底 之 蛙 近墨者黑 gần mực thì đen
靠山: chỗ dựa 靠着山 井底之蛙 ếnh ngồi đáy giếng: thiển cận
在学校 在家 我学习 学习汉语 是靠山 是井底之蛙
我学习。 我学习汉语。 我在家学习汉语。 我在学校学习汉语。
Siêu âm vị: 1 2 3 4 (5)

- Ngôn ngữ bao gồm hai bình diện: ngôn ngữ hệ thống (chỉ hệ thống âm vị, hình
vị, từ và ngữ cố định) và ngôn ngữ hành chức (còn gọi bình diện lời nói, chỉ các từ tổ 词
组=phiến ngữ (ngữ tự do=cụm từ tự do và câu). Ngôn ngữ hệ thống là cái có sẵn, được
thu thập, xử lý và trình bày trong từ điển. Ngôn ngữ hành chức hay lời nói không phải là
đơn vị có sẵn, chúng chỉ được hình thành khi nói và có số lượng vô hạn.
语言 yu3 yan2 ngôn ngữ - 言语 lời nói
Âm vị là đơn vị âm cơ bản và nhỏ nhất của hệ thống ngôn ngữ. Bản thân âm vị
không có nghĩa, mà chỉ có chức năng tạo vỏ ngữ âm của các đơn vị mang nghĩa. Nói cách
khác, âm vị chỉ có khả năng khu việt nghĩa. Ví dụ: cá – má; một đơn vị có nghĩa như
tea /ti:/ (trà) có 2 âm vị, cat /kæt/ (mèo) có 3 âm vị.
Hình vị là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa. Từ quốc gia trong tiếng Việt có hai
hình vị, teacher trong tiếng Anh có 2 hình vị.
Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có khả năng hoạt động độc lập, tức có khả năng
đảm nhiệm một chức năng cú pháp trong câu hay có quan hệ kết hợp với những đơn vị có
khả năng đó.
Ngữ đoạn là đơn vị lời nói đảm nhiệm một chức năng cú pháp trong câu. Câu là
đơn vị lời nói nhỏ nhất dùng để giao tiếp. Trong ngữ đoạn và câu, cái có sẵn, có tính lặp
lại, có số lượng hữu hạn làm thành quy tắc chi phối cách sử dụng đối với tất cả thành viên
trong một cộng đồng ngôn ngữ chính là mô hình cấu trúc, tức mô hình cấu trúc ngữ đoạn
và mô hình cấu trúc câu. Tuy nhiên mô hình cấu trúc câu không phải là đơn vị ngôn ngữ.
Ngôn ngữ có ba kiểu quan hệ, gồm quan hệ kết hợp (quan hệ chiều ngang), quan
hệ lựa chọn (quan hệ chiều dọc hoặc quan hệ đối vị) và quan hệ tôn ti (đơn vị nhỏ cấu
thành đơn vị lớn hơn).
Tôi ăn cơm cơm hộp hắn mua nhà cửa
tôi/ ăn ăn/cơm hắn/ mua mua/ nhà
Hắn/ mua nhà Hắn /mua /nhà.
Tôi /ăn cơm. Tôi /ăn/ cơm. tôi/ ăn ăn/cơm
Hắn/ mua nhà. Hắn /mua /nhà. hắn/ mua mua/ nhà
Mẹ/ đi chợ. Mẹ/ đi /chợ. Mẹ/ đi đi/chợ
C/V. C/V/O. C/V V/O
Tôi /bị /chảy máu.
Tôi /bị/ thổ huyết.
Ngôn ngữ học là khoa học nghiên cứu về ngôn ngữ. Nói cụ thể hơn, Ngôn ngữ học
là một lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ một cách khách quan dựa trên những cứ liệu quan
sát được và xử lý theo những nguyên tắc, phương pháp được xây dựng trong phạm vi một
lý thuyết nhất định, qua đó nêu ra các quy tắc cấu tạo, hoạt động và biến đổi của các đơn
vị ngôn ngữ. Độ chính xác của những quy tắc đó có thể được kiểm nghiệm bằng thực tế
ngôn ngữ.
Ngôn ngữ học là khoa học miêu tả, nhiệm vụ của nhà ngôn ngữ là miêu tả hệ
thống ngôn ngữ chứ không phải đề ra các quy tắc và buộc mọi người phải tuân theo. Nhà
ngôn ngữ phải xuất phát từ những cứ liệu khách quan, những câu nói, cách dùng thức sự
được người bản ngữ sử dụng. Căn cứ vào cứ liệu thực tế đó để khái quát thành những quy
tắc hoạt động của các đơn vị ngôn ngữ.
3.2. Các phân ngành của Ngôn ngữ học
Ngôn ngữ là một hệ thống phức tạp gồm nhiều đơn vị, nhiều quan hệ, nhiều cấp
độ, nhiều bình diện khác nhau. Vì vậy khoa học nghiên cứu ngôn ngữ cũng bao gồm
nhiều phân ngành khác nhau. Sau đây là một số phân ngành cơ bản:
Ngữ âm học: phân ngành Ngôn ngữ học nghiên cứu mặt vật chất của ngôn ngữ.
Ngữ pháp học: phân ngành Ngôn ngữ học nghiên cứu hình thái của từ và quy tắc
cấu tạo từ và câu. Theo sự phân chia có tính chất truyền thống, Ngữ pháp học gồm có hai
phân ngành hẹp hơn là Hình thái học (nghiên cứu ngữ pháp của từ) và Cú pháp học
(nghiên cứu ngữ pháp của câu).
语法=词法+句法 yu fa = ci fa + ju fa
Từ vựng học: phân ngành Ngôn ngữ học nghiên cứu từ và ngữ cố định.
现代汉语词典
Ngữ nghĩa học: phân ngành Ngôn ngữ học nghiên cứu ý nghĩa. Ngữ nghĩa học
thường được chia thành hai phân ngành nhỏ hơn là Ngữ nghĩa học từ vựng (nghiên cứu
nghĩa của từ và những đơn vị tương đương với từ, tức những ngữ cố định) và Ngữ nghĩa
học cú pháp (nghiên cứu nghĩa của câu). Nếu hiểu ngữ nghĩa học theo nghĩa rộng hơn thì
nó bao gồm cả Ngữ nghĩa học dụng pháp, tức phần nghiên cứu ý nghĩa của câu, nói
chính xác hơn là của phát ngôn trong quan hệ với ngữ cảnh. Điểm gặp gỡ với Từ vựng
học của ngành này là có chung đối tượng nghiên cứu là từ và ngữ cố định, nhưng nó có
đối tượng riêng là câu, còn Từ vựng học chỉ chuyên tâm vào vấn đề cấu tạo từ, các lớp từ
vựng (từ thuần bản ngữ và từ vay mượn, từ toàn dân và từ địa phương, từ nghề nghiệp,
thuật ngữ khoa học, biệt ngữ xã hội, tiếng lóng). Với Ngữ pháp học và Từ vựng học cả
hai đều có mối quan tâm chung là vấn đề cấu tạo từ.
死、卒、崩、去世、大去 心 新 成 诚 生死 死亡
自 zi4 雕 树(树木;十年树木百年树人:栽种;培养)学习、神仙、

美好 幸福

Ngữ dụng học: phân ngành Ngôn ngữ học nghiên cứu từ, ngữ và câu trong mối
quan hệ với ngữ cảnh (người nói, người nghe, thời điểm nói, địa điểm nói…).
Ngữ pháp văn bản: phân ngành Ngôn ngữ học nghiên cứu các mối liên hệ giữa
các câu trong một đoạn văn và giữa các đoạn trong một văn bản.
Phong cách học: phân ngành Ngôn ngữ học nghiên cứu đặc điểm của ngôn ngữ
trong các phong cách chức năng khác nhau, như ngôn ngữ hàng ngày, ngôn ngữ hành
chính công vụ, ngôn ngữ khoa học và ngôn ngữ nghệ thuật. Ngành hẹp thuộc ngành này
là Tu từ học, mục đích làm ngôn ngữ đẹp và hiệu quả hơn.
语法 修辞立其诚
Phương ngữ học: phân ngành Ngôn ngữ học nghiên cứu các biến thể của một
ngôn ngữ ở những địa phương khác nhau. 方言
Ngôn ngữ học đại cương: Ngôn ngữ học có thể nghiên cứu các ngôn ngữ trên thế
giới nói chung, nhằm làm rõ những vấn đề phổ quát của ngôn ngữ nhân loại và xây dựng
hệ thống các khái niệm công cụ để nghiên cứu ngôn ngữ. Theo cách tiếp cận này, ta có
Ngôn ngữ học đại cương. Ngược lại, Ngôn ngữ học có thể nghiên cứu một ngôn ngữ cụ
thể để miêu tả những đặc trưng của ngôn ngữ đó, ví dụ Việt ngữ học, Hán ngữ học (Ngôn
ngữ Trung Quốc)…
Ngoài ra, trong Ngôn ngữ học còn có những phân ngành có tính chất liên ngành
như Ngôn ngữ học xã hội, Ngôn ngữ học tâm lý, Ngôn ngữ học nhân học…
Ngôn ngữ học có thể nghiên cứu ngôn ngữ ở trạng thái tĩnh tại, tức một thời điểm
nhất định mà không tính đến sự biến đổi của ngôn ngữ trong thời gian. Theo cách tiếp
cận đó ta có Ngôn ngữ học đồng đại. Còn khi nghiên cứu diễn tiến của ngôn ngữ qua
các thời điểm lịch sử thì ta có Ngôn ngữ học lịch đại.
Tùy tính đặc thù của mỗi ngôn ngữ, mà những ngành học trên đây có sự thay đổi ít
nhiều. Ví dụ, với Ngôn ngữ Trung Quốc, trong khi mảng Hình thái học không thực phát
triển thì ngành Văn tự học lại có vị trí nổi bật, trong khi với hệ ngôn ngữ Ấn Âu có hình
thức văn tự chủ yếu là chữ phiên âm, mảng Văn tự học thường ít được chú ý, thường hòa
chung vào mảng Ngữ âm học.

4. NỘI HÀM NGÀNH HỌC NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC


4.1. Tên chuyên ngành
Ngôn ngữ Trung Quốc (Chinese Linguistics 中国语言) là tên chuyên ngành đào
tạo được Bộ Giáo Dục sử dụng thống nhất từ khoảng 2016. Trước đó các trường đại học
sử dụng rất nhiều tên chuyên ngành khác nhau, như Trung văn, tiếng Trung Quốc, tiếng
Trung, Ngữ văn Trung Quốc, Hoa ngữ, Hán ngữ…nhưng nội hàm đều giống nhau, tức
đều tương đương với khái niệm Ngôn ngữ Trung Quốc.
Tên gọi tiếng Trung và tiếng Trung Quốc là cách gọi tắt, hoặc cách gọi thông tục
của Ngôn ngữ Trung Quốc; Trung văn, văn chỉ văn tự, chữ viết, tên gọi này phổ biến ở
Trung Quốc và Đài Loan, do người chọn học ngành này đã thông thạo ngôn ngữ nói, chủ
yếu tập trung vào ngôn ngữ viết, dùng ngôn ngữ viết, thông qua ngôn ngữ viết để học tập
và nghiên cứu những vấn đề ngôn ngữ, văn hóa Trung Quốc. Nhưng nếu dùng thuật ngữ
này ở phạm vi ngoài Trung Quốc, Đài Loan, như một số trường đại học Việt Nam có bề
dày về thời gian đào tạo chuyên ngành này như Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, Đại học Sư
phạm TP.HCM…, nơi thường đào tạo ngành Sư phạm Trung, Sư phạm Trung văn e
không ổn, thậm chí có xu hướng xem nhẹ ngôn ngữ nói, trong khi ngôn ngữ nói cũng là
một mảng cần tập trung đào tạo.
Với Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM, từ 1993 khi mở ngành
đào tạo tiếng Trung Quốc, đã sử dụng tên gọi Ngữ văn Trung Quốc, thống nhất với tên
gọi Ngữ văn Anh, Ngữ văn Pháp, Ngữ văn Ý, Ngữ văn Đức, Ngữ văn Tây Ban Nha. Sở
dĩ gọi như vậy là vì hầu hết các nhà khoa học khi ấy và thậm chí cho đến tận ngày nay
vẫn quan niệm ngôn ngữ chỉ dừng lại ở mức độ công cụ, hạt nhân của ngôn ngữ phải là
văn hóa, cho nên mới dùng thuật ngữ ngữ văn Trung Quốc, với tên tiếng Anh là Chinese
Linguistics and Literature. Đây là lý do hàng loạt các khoa trên đây, cho dù vài năm gần
đây, chuyên ngành đào tạo đã thay đổi, nhưng các khoa vẫn giữ tên gọi có gắn với hai
chữ “ngữ văn” của mình.
Cùng với hệ thống “ngữ văn” gắn với các ngành chuyên ngữ, còn có một hệ thống
gắn với “học” như Trung Quốc học (Chinese Studies, chuyên ngành thuộc Khoa Đông
Phương học), Hàn Quốc học, Nhật Bản học, Ấn Độ học, Thái học… tên tiếng Anh
thường gắn với “studies”. Các ngành này trước tiên đều xuất phát, tách ra từ ngành lớn
Đông Phương học của Khoa Đông Phương. Những ngành này đều không phải chuyên
ngữ, trong suốt khóa đào tạo của mình, ngôn ngữ gắn liền với từng quốc gia không được
xem là chuyên ngữ, sinh viên chỉ học đến một lượng nhất định, có thể tạm đủ để hòa
nhập vào văn hóa bản ngữ, còn lại các môn học về đất nước con người, đại đa số dùng
tiếng Việt để giảng dạy, điều này trái ngược hoàn toàn với các ngành “ngữ văn” mang
tính chất chuyên ngữ, tất cả các môn chuyên ngành đều dùng hình thức song ngữ hoặc
chuyên ngữ, đặc biệt ở giai đoạn cuối khóa đào tạo, nhiều môn học chuyên sâu tuyệt đối
không dùng tiếng Việt. Một điều đáng nói là, các ngành như Trung Quốc học, Nhật Bản
học, Hàn Quốc học… sinh viên chỉ học 01 ngoại ngữ, tức ngôn ngữ của đất nước mình
gắn bó, không cần học tiếng Anh, hoặc một ngoại ngữ thứ hai như các ngành có gắn tên
gọi “ngữ văn”.
Ngoài ra, chúng ta còn nghe nhiều người còn gọi tên là ngành Hoa ngữ, tiếng Hoa,
Hán ngữ, tiếng Hán… Hán ngữ và tiếng Hán nội hàm như nhau, chỉ khác là dùng cấu trúc
Hán Việt hay dùng cấu trúc thuần Việt mà thôi, nhưng dùng khái niệm này chủ yếu tập
trung vào tiếng nói của dân tộc Hán, nhưng dân tộc Hán cũng nhiều phương ngữ khác
nhau, hơn nữa chúng ta học về ngôn ngữ phổ thông, đất nước, văn hóa, con người Trung
Quốc, cho nên dùng thuật ngữ này e có chỗ phiến diện. Với thuật ngữ tiếng Hoa và Hoa
ngữ, thuật ngữ này còn rộng hơn cả Hán ngữ, vì nó bao hàm cả các đồng người Hoa ở
nước ngoài không sử dụng tiếng phổ thông, cho nên hoàn toàn không phù hợp. Trong
Trường còn có một ngành học là Hán Nôm, tên tiếng Anh là Sinology&Nom Studies, chủ
yếu học về Hán học và Nôm học, trong đó Hán học tập trung vào văn hóa Hán ở giải
đoạn cổ đại, Nôm học cũng tập trung vào văn hóa cổ trung đại của Việt Nam chuyển tải
qua hệ thống chữ Nôm.
4.2. Kết cấu ngành học
Ngành học Ngôn ngữ Trung Quốc với tư cách là một chuyên ngành ở bậc đại học
hướng tới việc đào tạo chuyên gia ở mảng ngôn ngữ Trung Quốc, tức hoàn toàn không
dừng lại ở việc học tiếng Trung Quốc với việc hoàn thiện các kỹ năng nghe, nói, đọc,
viết, mà phải cung cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng, thái độ ở mức cao,
chuyên sâu, người học xem đó là những cái mà bản thân có thể dựa vào đó để tác nghiệp
sau khi tốt nghiệp.
Thông tin chung về chương trình đào tạo
Tên ngành đào tạo: Ngôn ngữ Trung Quốc
Trình độ đào tạo: Đại học
Loại hình đào tạo: Chính quy
Thời gian đào tạo: 3.5 năm – 6 năm
Mục tiêu đào tạo
Mục tiêu chung:
-Sinh viên tốt nghiệp Cử nhân Ngôn ngữ Trung Quốc hoàn thiện cả về mặt kiến
thức chuyên môn lẫn kỹ năng xử lý và có tinh thần, thái độ phục vụ tốt để đáp ứng tốt
yêu cầu của công việc liên quan đến đất nước, con người Trung Quốc.
-Chương trình đào tạo Cử nhân Ngôn ngữ Trung Quốc được thiết kế theo các định
hướng : Ngôn ngữ văn hoá Trung Quốc, Biên phiên dịch tiếng Trung Quốc, Tiếng Trung
Quốc trong lĩnh vực kinh tế thương mại.
Mục tiêu cụ thể (xác định rõ mục tiêu của CTĐT về: năng lực kiến thức, năng lực
thực hành nghề nghiệp và thái độ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của người tốt nghiệp):

Có kiến thức nền tảng về khoa học xã hội và nhân văn.


Kiến thức và
Có kiến thức cơ bản, hiện đại về ngôn ngữ, đất nước, con người
lập luận ngành
Trung Quốc.
Vận dụng được kiến thức nâng cao về lý luận và đặc trưng ngôn ngữ
Kỹ năng và tiếng Trung Quốc.
phẩm chất cá Có trình độ tiếng Trung Quốc cao, có sức khỏe,có thái độ đúng mực,
nhân và nghề có phẩm chất tốt đẹp; Được trang bị kỹ năng tự học, tự nghiên cứu,
nghiệp có đủ năng lực để làm việc, học tập nâng cao kiến thức và kỹ năng
nghề nghiệp.
Kỹ năng làm Có kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả.
việc nhóm và Có kỹ năng trình bày bằng tiếng Trung mạch lạc, rõ ràng, thuyết
giao tiếp phục.

Năng lực thực Có năng lực tư duy, sáng tạo, phát hiện và giải quyết hợp lý vấn đề
hành nghề phát sinh trong công việc.
nghiệp Có kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành, có năng lực ứng dụng
các kiến thức đó trong các ngành nghề khác nhau…

Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo


Sinh viên tốt nghiệp có kiến thức, kỹ năng, thái độ:
Stt Chuẩn đầu ra Trình độ
năng lực
1. Kiến thức và lập luận ngành
1.1 Kiến thức nền tảng về khoa học xã hội và nhân văn (G1)
1.1.1 Khái quát và giải thích được những kiến thức cơ bản ngành khoa học xã hội và II
nhân văn, làm nền tảng cho kiến thức chuyên ngành, liên ngành, tư duy khai
phóng của người học. (PLO1)
1.2 Kiến thức cơ sở ngành (G2)
1.2.1 Khái quát được những kiến thức cơ sở ngành, sử dụngchúng trong giao tiếpvà III
trình bày bằng tiếng Trung; dịch được những tài liệu tiếng Trung thông thường
sang tiếng Việt và ngược lại. (PLO2)
1.2.2 Sử dụng những kiến thức cơ sở ngành về ngôn ngữ, văn hóa Trung Quốc để phân
tích, so sánh đối chiếu với ngôn ngữ, văn hóa Việt Nam. (PLO3)
1.3 Kiến thức chuyên ngành và kiến thức bổ trợ chuyên ngành (G3)
1.3.1 Tổng hợp, hệ thống được các kiến thức chuyên ngành về lý thuyết ngôn ngữ IV
Trung Quốc (ngữ âm, văn tự, từ vựng, ngữ pháp…), lý thuyết dịch, ứng dụng vào
công việc, học tập và nghiên cứu. (PLO4)
1.3.2 Vận dụng kiến thức chuyên ngành, văn hóa Trung Quốc giải quyết các vấn đề IV
trong công việc, học tập và nghiên cứu. (PLO5)
2. Kỹ năng và phẩm chất cá nhân và nghề nghiệp
2.1 Kỹ năng cá nhân (G4)
2.1.1 Có kỹ năng tự học suốt đời, quản lý thời gian, xây dựng được lịch trình, phương III
pháp học tập hợp lý, tự chủ bản thân thích ứng với hoàn cảnh. (PLO6)
2.1.2 Có tư duy sáng tạo, khả năng phát hiện vấn đề, thực hiện được quy trình nghiên III
cứu, có thể giải quyết các vấn đề ngôn ngữ, văn hóa Trung Quốc một cách độc
lập. (PLO7)
2.2 Kỹ năng nghề nghiệp (G5)
2.2.1 Sử dụng thành thạo các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Trung để giao tiếp IV
thành công trong môi trường thực tế(tối thiểu đạt mức tương đương cấp 5 HSK
hoặc trình độ C1 theo khung tham chiếu châu Âu). (PLO8)
2.2.2 Phân tích đượcnhững lý thuyết và đặc trưng ngôn ngữ tiếng Trung Quốc ở các V
bình diện ngữ âm, văn tự, từ vựng, ngữ pháp, để hiểu rõ và áp dụng trong công
việc lẫn dịch thuật. (PLO9)
2.2.3 Xác định được nguồn gốc, ý nghĩa và quá trình phát triển của ngôn ngữ, văn hoá V
Trung Quốc, có thể phân tích, tổng hợp, so sánh với những trường hợp ở Việt
Nam. (PLO10)
2.3 Phẩm chất cá nhân và nghề nghiệp (G6)
2.3.1 Có ý thức phục vụ cộng đồng. (PLO11) IV
2.3.2 Có ý thức trách nhiệm, ứng xử theo các nguyên tắc và đạo đức nghề nghiệp trong IV
công việc và hoạt động nghiên cứu khoa học. (PLO12)
3. Kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp
3.1 Kỹ năng làm việc nhóm (G7)
3.1.1 Xây dựng lịch trình, tổ chức và tham gia làm việc nhóm hiệu quả, đánh giá kết IV
quả công việc. (PLO13)
3.1.2 Trình bày rõ ràng, mạch lạc vấn đề và giải pháp với các thành viên trong nhóm; IV
chuyển tải, kiến thức, kỹ năng trong việc thực hiện những nhiệm vụ cụ thể.
(PLO14)
3.2 Kỹ năng giao tiếp (G8)
3.2.1 Sử dụng ngôn ngữ nói, viết tiếng Việt, tiếng Trung Quốc ở mức độ thành thạo IV
trong giao tiếp. Sử dụng được ngoại ngữ 2 trong giao tiếp ở mức độ cơ bản, tương
ứng bậc 3/6 theo khung năng lực châu Âu. (PLO15)
3.2.2 Lắng nghe, chấp nhận sự khác biệt về quan niệm trong quá trình giao tiếp. IV
(PLO16)
4. Năng lực thực hành nghề nghiệp
4.1 Năng lực thực hành nghề nghiệp biên – phiên dịch (G9)
4.1.1 Vận dụng kiến thức chuyên ngành, sử dụng các công cụ, công nghệ để phục vụ IV
công tác dịch thuật. (PLO17)
4.2 Năng lực thực hành nghề nghiệp trong giảng dạy và nghiên cứu (G10)
4.2.1 Sử dụng kiến thức, phương pháp, công nghệ để tiến hành các công việc chuyên V
môn về giảng dạy và nghiên cứu. (PLO18)
4.3 Năng lực thực hành nghề nghiệp trong các cơ quan, tổ chức xã hội khác (các công
ty xuất nhập khẩu thương mại, công ty du lịch, cơ quan ngoại giao...) (G11)
4.3.1 Vận dụng kiến thức ngôn ngữ, văn hóa và các kỹ năng thực hành hướng nghiệp IV
cần thiết để thích ứng với nhiều loại hình công việc khác nhau trong môi trường
thực tế. (PLO19)

Ma trận giữa Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo với mục tiêu đào tạo và
thang đo năng lực:
I 0.0 -> 2.0 Có biết / có nghe qua
II 2.0 -> 3.0 Có hiểu biết / có thể tham gia
III 3.0 -> 3.5 Có khả năng ứng dụng
IV 3.5 -> 4.0 Có khả năng phân tích
V 4.0 -> 4.5 Có khả năng tổng hợp
VI 4.5 -> 5.0 Có khả năng đánh giá
Khối lượng kiến thức toàn khoá học
Tổng số tín chỉ: 121 tín chỉ, trong đó phân bổ kiến thức như sau (không bao gồm
giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng, ngoại ngữ 2, tin học, những học phần này
được đánh *, sinh viên tích lũy học phần theo Quy chế của trường, Quy định của Bộ Giáo
dục – đào tạo để đủ điều kiện tốt nghiệp).

TT Các khối kiến thức Khối lượng

Số TCBB Số TCTC %

I Khối kiến thức giáo dục đại cương 23 19%

II Khối kiến thức cơ sở ngành 40 33.1%

III Kiến thức chuyên ngành 31 25.6%

IV Kiến thức bổ trợ 22 18.2%

V Thực tập, khóa luận/luận văn tốt nghiệp 5 4.1%

Tổng cộng 121 100%

Nội dung chương trình đào tạo

S Mã MH Tên môn học (MH) Loạ Tín chỉ Số tiết


i
MH
(bắt
T Thực
Tiếng Việt buộ Tổng Lý
T hành/Thí
Tiếng Anh c/tự cộng thuyết
chọ nghiệm
n)

I Kiến thức giáo dục đại cương

SHT001 Sinh hoạt định hướng đầu khóa ĐK 2 2 0 30

BB
A Lý luận chính trị 11 11 0
11

1 DAI047 Triết học Mác - Lênin BB 3 3 0 45

2 DAI048 Kinh tế chính trị Mác - Lênin BB 2 2 0 30

3 DAI049 Chủ nghĩa xã hội khoa học BB 2 2 0 30

4 DAI051 Tư tưởng Hồ Chí Minh BB 2 2 0 30

5 DAI050 Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam BB 2 2 0 30

BB
Khoa học xã hội - Nhân văn - Nghệ 8,
B
thuật TC
2

1 DAI024 Pháp luật đại cương BB 2 2 0 30

2 DAI013 Dẫn luận ngôn ngữ học BB 2 2 0 30

3 DAI015 Thực hành văn bản tiếng Việt BB 2 2 0 30

4 DAI012 Cơ sở văn hóa Việt Nam BB 2 2 0 30

5 DAI023 Nhân học đại cương TC 2 1 1 45

6 DAI020 Logic học đại cương TC 2 2 0 30

7 DAI021 Xã hội học đại cương TC 2 2 0 30

8 DAI030 Tôn giáo học đại cương TC 2 2 0 30

9 DAI023 Tâm lý học đại cương TC 2 2 0 30

1 DAI029 Chính trị học đại cương 2 2 0 30


TC
0

1 DAI016 Lịch sử văn minh thế giới 3 3 0 45


TC
1

1 DAI017 Tiến trình lịch sử Việt Nam TC 3 3 0 45


2
1 DAI005 Thống kê cho khoa học xã hội 2 2 0 30
TC
3

1 DAI033 Phương pháp nghiên cứu khoa học 2 1 1 45


TC
4

Toán - Tin học - Khoa học tự BB


C
nhiên - Công nghệ - Môi trường 2

1 DAI006 Môi trường và phát triển BB 2 2 0 30

Tin học * (tự tích lũy) BB 3 1 2 75

D Giáo dục thể chất * (tự tích lũy) BB 5

E Giáo dục quốc phòng * (tự tích lũy) BB 8

F Ngoại ngữ 2 * (tự tích lũy) BB 15 5 10 375

I BB D1 D4 D1 D4 D1 D4 D D
Kiến thức cơ sở ngành
I 40 40 40 06 26 36 16 1 4
Ngữ pháp sơ cấp 1 (D4) 3 3 1 2 2 1 7 6
5 0
Elementary Chinese Grammar 1
1 Ngữ pháp sơ cấp 1 (D1) BB

Elementary Chinese Grammar 1


(D1)
Ngữ pháp sơ cấp 2(D4) 3 3 1 2 2 1 7 6
5 0
Elementary Chinese Grammar 2
2 Ngữ pháp sơ cấp 2 (D1) BB

Elementary Chinese Grammar 2


(D1)
NVT037 Ngữ pháp trung cấp 1 (D4) 3 3 1 2 2 1 7 6
(D4) 5 0
Intermediate Chinese Grammar 1
3 Ngữ pháp trung cấp 1 (D1) BB
NVT064.1
(D1) Intermediate Chinese Grammar 1
(D1)
NVT038 Ngữ pháp trung cấp 2 (D4) 3 3 1 2 2 1 7 6
(D4), 5 0
Intermediate Chinese Grammar 2
4 Ngữ pháp trung cấp 2 (D1) BB
NVT065.1
(D1) Intermediate Chinese Grammar 2
(D1)
Ngữ pháp trung cấp 3 1 0 0 0 1 0 3 0
5 BB 0
Intermediate Chinese Grammar 3
NVT005 Dịch sơ cấp 1 (D4) 2 3 0 2 2 1 6 6
(D4) 0 0
Elementary Translation 1
6 BB
Dịch sơ cấp 1 (D1)
NVT056.1
(D1) Elementary Translation 1 (D1)

NVT006 Dịch sơ cấp 2 (D4) 3 3 1 2 2 1 7 6


(D4) 5 0
Elementary Translation 2
7 BB
Dịch sơ cấp 2 (D1)
NVT057.1
(D1) Elementary Translation 2 (D1)

NVT007 Dịch trung cấp 1 (D4) 2 3 0 2 2 1 6 6


(D4) 0 0
Intermediate Translation 1
8 BB
Dịch trung cấp 1 (D1)
NVT058.1
(D1) Intermediate Translation 1 (D1)

NVT008.1 Dịch trung cấp 2 (D4) 2 3 0 2 2 1 6 6


(D4) 0 0
Intermediate Translation 2
9 BB
Dịch trung cấp 2 (D1)
NVT059.1
(D1) Intermediate Translation 2 (D1)

1 Dịch trung cấp 3 1 0 0 0 1 0 3 0


BB 0
0 Intermediate Translation 3

1 NVT 072 Đọc hiểu 1 2 1 1 45


BB
1 Elementary Chinese Reading

1 NVT073 Đọc hiểu 2 2 1 1 45


BB
2 Intermediate Chinese Reading

1 Khẩu ngữ sơ cấp 1 (D1) 2 0 2 60


BB
3 Elementary Chinese Speaking 1

1 Khẩu ngữ sơ cấp 1 (D4) 2 1 1 45


Elementary Chinese Speaking 1 BB
4

1 Khẩu ngữ sơ cấp 2 (D1) 2 0 2 60


BB
5 Elementary Chinese Speaking 2
1 Khẩu ngữ sơ cấp 2 (D4) 2 1 1 45
BB
6 Elementary Chinese Speaking 2

1 NVT021 Khẩu ngữ trung cấp 1 (D1) 1 0 1 30


BB
7 Intermediate Chinese Speaking 1

1 Khẩu ngữ trung cấp 1 (D4) 1 0 1 30


BB
8 Intermediate Chinese Speaking 1

1 NVT022 Khẩu ngữ trung cấp 2 (D1) 1 0 1 30


BB
9 Intermediate Chinese Speaking 2

2 Khẩu ngữ trung cấp 2 (D4) 1 0 1 30


BB
0 Intermediate Chinese Speaking 2

2 NVT060 Nghe sơ cấp 1 (D1)


1 (D1)
Elementary Chinese Listening 1 6 4
BB 2 2 0 1 2 1
NVT029 Nghe sơ cấp 1 (D4) 0 5
2
2 (D4)
Elementary Chinese Listening 1
Nghe sơ cấp 2 (D1) 3 2 1 1 2 1 6 4
0 5
2 NVT030 Elementary Chinese Listening 2
(D4) BB
3 Nghe sơ cấp 2 (D4)
Elementary Chinese Listening 2
NVT031 Nghe trung cấp 1 1 2 0 2 1 0 3 3
2 (D4) 0 0
Intermediate Chinese Listening 1 BB
4 NVT031
(D1)
NVT032 Nghe trung cấp 2 1 2 0 2 1 0 3 3
2 (D4) 0 0
Intermediate Chinese Listening 2 BB
5 NVT032
(D1)

I
I Kiến thức chuyên ngành
I

BB
A. Môn kiến thức chung chuyên ngành 18 10 8
18
NVT026 Kỹ năng viết 1 2 1 1 45
1 BB
Chinese Writing 1
NVT027 Kỹ năng viết 2 2 1 1 45
2 BB
Chinese Writing 2
NVT034 Ngữ pháp cao cấp 3 2 1 60
3 BB
Advanced Chinese Grammar
NVT004.1 Dịch cao cấp 3 2 1 60
4 BB
Advanced Translation
NVT046 Văn ngôn 2 1 1 45
5 BB
Classical Chinese
NVT028 Nghe nhìn 2 1 1 45
6 BB
Audio-visual Chinese
NVT017 Khẩu ngữ cao cấp 1 2 1 1 45
7 BB
Advanced Chinese Speaking 1
NVT018 Khẩu ngữ cao cấp 2 2 1 1 45
8 BB
Advanced Chinese Speaking 2
B. Môn kiến thức chuyên sâu chuyên ngành BB
13 8 5
13
NVT025 Kỹ năng phiên dịch 3 2 1 60
1 BB
Chinese Interpretation
NVT024 Kỹ năng biên dịch 3 2 1 60
2 BB
Chinese Translation
NVT048 Văn học Trung Quốc 2 1 1 45
3 BB
Chinese Literature
NVT033 Ngữ âm 2 1 1 45
4 BB
Chinese Phonology
NVT047 Văn tự - Từ vựng học 3 2 1 60
5 BB
Chinese Philology - Lexicology

I TC
Kiến thức bổ trợ tự chọn (tối thiểu 22 TC)
V 22

1 Định vị ngành học TC 1 0 1 30

NVT001 Chỉnh âm 2 2 0 30
2 TC
Pronounciation
NVT014 Hán tự 1 2 2 0 30
3 TC
Chinese Character 1
NVT015 Hán tự 2 2 2 0 30
4 TC
Chinese Character 2
NVT012 Giao tiếp sơ cấp 1 0 1 30
5 TC
Elementary Chinese Speaking
NVT002.1 Đất nước học 2 1 1 45
6 TC
China Panorama
NVT003 Địa lý nhân văn Trung Quốc 2 2 0 30
7 TC
Human Geography of China
NVT040 Phân tích lỗi ngữ pháp thường gặp 2 2 0 30
8 Analysis of Chinese grammatical TC
errors
NVT009 Đọc báo Trung Quốc 2 1 1 45
9 TC
Chinese Journalism Reading

1 NVT016 Khái lược lịch sử Trung Quốc 3 3 0 45


TC
0 A Brief History of China

1 NVT039 Nhập môn văn hoá Trung Quốc 2 1 1 45


TC
1 Introduction to Chinese culture

1 Ngữ pháp tiếng Hán thực hành 2 1 1 45


TC
2 Modern Chinese Grammar

1 NVT013 Giáo học pháp 2 1 1 45


TC
3 Teaching Method of Chinese

1 NVT042 Tiếng Hán du lịch – khách sạn 3 2 1 60


TC
4 Chinese for tourism
NVT043 Tiếng Hán thương mại 3 2 1 60
1
Inteanational Business Chinese TC
5
Course

1 NVT044.1 Tiếng Hán văn phòng 3 2 1 60


TC
6 Busiess Chinese

1 NVT 045 Tu từ TC 2 1 1 45
7
Chinese Rhetoric

1 NVT070 Từ vựng văn hoá Trung Quốc 2 2 0 30


TC
8 Chinese Culture-Linguistics

1 NVT067 Quán ngữ trong khẩu ngữ tiếng Hán 2 2 0 30


TC
9 Chinese Colloquial Idioms

V Thực tập thực tế BB 2 0 2 60

Thực tập chuyên ngành, khóa luận/luận văn tốt


BB 3 0 3 90
nghiệp

Tổng số (tín chỉ) 121 2115

Thông tin về giảng viên

Giảng viên cơ hữu thuộc Khoa:

STT Họ và tên Năm Học hàm Ngành tốt nghiệp Chức vụ


sinh
Học vị

1 Nguyễn Đình Phức 1973 TS (2006) Ngữ văn Trung Quốc Trưởng khoa
PGS (2014)

2 Trương Gia Quyền 1983 TS (2012) Ngôn ngữ văn tự học Phó khoa

3 Nguyễn Minh Thuý 1971 ThS (2003) Hán ngữ hiện đại Phó khoa

1 Cái Thi Thuỷ 1982 TS(2013) Nghệ thuật học – Văn Cố vấn học tập
hoá Trung Quốc

2 Trương Phan Châu Tâm 1985 TS(2020) Văn hoá học GVCN

3 Phan Thị Hà 1979 ThS(2007) Giảng dạy tiếng Hán GVCN

4 Hoàng Tố Nguyên 1983 TS(2012) Ngôn ngữ và văn tự Hán GVCN


ngữ

5 Dương Thị Trinh 1977 TS(2018) Ngôn ngữ học và ngôn TBM
ngữ học ứng dụng

6 Vũ Kim Anh 1981 TS(2016) Ngôn ngữ học và ngôn GVCN


ngữ học ứng dụng

7 Trần Trương Huỳnh Lê 1984 TS(2017) Ngôn ngữ học và ngôn TBM
ngữ học ứng dụng
8 Võ Ngọc Tuấn Kiệt 1971 ThS(2005) Kinh tế chính trị

9 Vũ Thị Hương Trà 1980 ThS(2009) Ngôn ngữ học

10 Lê Minh Thanh 1983 TS(2017) Ngôn ngữ học và ngôn Thư ký tổ


ngữ học ứng dụng ĐBCL

11 Trần Anh Tuấn 1961 TS(2016) Ngữ văn

12 Trần Tuyết Nhung 1981 ThS(2011) Văn học hiện đại TQ GVCN

13 Bùi Thị Hạnh Quyên 1977 TS(2020) Văn học hiện đương đại GVCN
Trung Quốc

14 Khưu Chí Minh 1981 TS(2012) Ngôn ngữ học và ngôn GVCN
ngữ học ứng dụng

15 Nguyễn Vũ Quỳnh Phương 1980 TS(2013) Ngôn ngữ học và ngôn TBM
ngữ học ứng dụng

16 Nguyễn Thị Thu Hằng 1977 ThS(2005) Báo chí Cố vấn học tập

17 Tống Thị Quỳnh Hoa 1976 TS(2013) Ngôn ngữ học và ngôn
ngữ học ứng dụng

18 Hàn Hồng Diệp 1977 ThS(2007) Văn học cổ đại TQ

19 Nguyễn Thị Thanh Hương 1978 ThS(2008) Ngôn ngữ học và ngôn
ngữ học ứng dụng

20 Huỳnh Nguyễn Thuỳ Trang 1987 ThS(2012) Châu Á học

21 Quang Kim Ngọc 1981 TS(2020) Ngôn ngữ học

22 Bùi Hồng Hạnh 1980 TS(2020) Văn tự học ngôn ngữ


Hán

Giảng viên thỉnh giảng:

STT Họ và tên Năm Học hàm Ngành tốt nghiệp


sinh
Học vị

1 Trần Thị Mỹ Hạnh 1956 ThS.GVC Hán ngữ cổ đại

2 Diệc Thế An 1984 ThS Văn học cổ đại Trung Quốc

3 Nguyễn Phúc An 1984 TS Văn học


4 Phùng Nguyễn Trí Thông 1988 TS Quản trị doanh nghiệp

5 Phạm Đình Tiến 1988 TS Ngôn ngữ học và ngôn ngữ học ứng dụng

6 Hồ Đắc Quốc Anh 1989 ThS Báo chí

7 Phan Nguyễn Kiến Nam 1989 ThS Văn học Việt Nam

8 Huỳnh Thục Nhi 1992 ThS Lý luận và phương pháp giảng dạy tiếng TQ

MÔ TẢ VẮN TẮT NỘI DUNG CÁC MÔN HỌC


1. Tên môn học: CHỈNH ÂM
+ Tiếng Việt: Chỉnh Âm
+ Tiếng Anh: Pronounciation
- Mã số môn học: NVT001
- Số tín chỉ: 02
+ Lý thuyết: 01
+ Thực hành: 01
Mô tả môn học:
Môn học nằm trong phạm vị khối kiến thức cơ sở ngành, chủ yếugiới thiệu sơ lược về hệ
thống phiên âm tiếng Hán, phân loại và luyện đọc cụ thể từng thanh mẫu, vẫn mẫu, thanh
điệu, sau đó thực hành luyện tập ghép âm, đọc thành câu.
2. Tên môn học:DỊCH CAO CẤP
+ Tiếng Việt: Dịch cao cấp
+ Tiếng Anh: Advanced Translation
- Mã môn học: NVT004.1
- Số tín chỉ: 03
+ Lý thuyết 02 TC: 30 tiết
+ Thực hành 01 TC: 30 tiết
- Môn học tiên quyết: Dịch sơ cấp 1, Dịch sơ cấp 2, Dịch trung cấp 1, Dịch trung cấp 2,
Dịch trung cấp 3.
Mô tả môn học
Đây là môn học bắt buộc đối với tất cả các sinh viên khi bước vào học kỳ thứ 6
(học kỳ 2, năm III). Môn học cung cấp kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ Trung Quốc và
kỹ năng phiên chuyển ngôn ngữ giữa tiếng Trung và tiếng Việt dựa trên lượng kiến thức
được giảng dạy và học tập trong chương trình. Môn học gồm 6 bài cụ thể, mỗi bài được
thiết kế với đầy đủ các nội dung như từ mới, bài khoá, bài tập trên lớp, bài tập về nhà.
Chương trình giảng dạy không chỉ thuần túy cung cấp kiến thức về ngôn ngữ Trung mà
còn chú trọng vào việc thực hành dịch xuôi, dịch ngược.
3a. Tên môn học: DỊCH SƠ CẤP 1 (D1)
+ Tiếng Việt: Dịch sơ cấp 1 (D1)
+ Tiếng Anh: ElementaryTranslation 1 (D1)
- Mã môn học: NVT056.1 (D1)
- Số tín chỉ: 02
+ Lý thuyết 00
+ Thực hành 02 TC: 60 tiết
Mô tả môn học
Đây là môn học bắt buộc đối với tất cả các sinh viên năm thứ nhất khi bước vào
học kỳ đầu tiên (học kỳ 1, năm I). Môn học gồm 35 bài cụ thể, mỗi bài được thiết kế với
đầy đủ các nội dung như từ mới, bài khoá, ngữ âm, ngữ pháp, bài tập. Môn học rèn luyện
kỹ năng dịch Việt – Hán, Hán – Việt, giúp sinh viên vận dụng thông thạo các cấu trúc
ngữ pháp và từ vựng đã học trong dịch thuật Việt – Hán, Hán – Việt, đồng thời tạo kiến
thức nền để sinh viên tiếp tục học chương trình Dịch sơ cấp 2.
3b. Tên môn học: DỊCH SƠ CẤP 1 (D4)
+ Tiếng Việt: Dịch sơ cấp 1 (D4)
+ Tiếng Anh: ElementaryTranslation 1 (D4)
- Mã môn học: NVT005 (D4)
- Số tín chỉ: 3
+ Lý thuyết 02 TC: 30 tiết
+ Thực hành 01 TC: 30 tiết
Mô tả môn học
Đây là môn học bắt buộc đối với tất cả các sinh viên năm thứ nhất khi bước vào
học kỳ đầu tiên (học kỳ 1, năm I). Môn học gồm 35 bài cụ thể, mỗi bài được thiết kế với
đầy đủ các nội dung như từ mới, bài khoá, ngữ âm, ngữ pháp, bài tập. Môn học rèn luyện
kỹ năng dịch Việt – Hán, Hán – Việt, giúp sinh viên vận dụng thông thạo các cấu trúc
ngữ pháp và từ vựng đã học trong dịch thuật Việt – Hán, Hán – Việt, đồng thời tạo kiến
thức nền để sinh viên tiếp tục học chương trình Dịch sơ cấp 2.
Thông qua môn học, sinh viên có thể nắm được những kỹ năng cơ bản về dịch
thuật và từ vựng trong quá trình học; dịch được những câu, đoạn văn cơ bản (từ tiếng
Trung sang tiếng Việt và ngược lại); phân tích và đánh giá được những câu văn, đoạn văn
đã dịch sẵn; áp dụng những kỹ năng và vốn từ đã học vào bài tập cụ thể và thực tiễn cuộc
sống.
4a. Tên môn học:DỊCH SƠ CẤP 2 (D1)
+ Tiếng Việt: Dịch sơ cấp 2 (D1)
+ Tiếng Anh: Elementary Translation 2 (D1)
- Mã môn học: NVT057.1 (D1)
- Số tín chỉ: 03
+ Lý thuyết 01 TC: 15 tiết
+ Thực hành 02 TC: 60 tiết
Mô tả môn học
Môn học cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về ngôn ngữ Trung Quốc
và luyện kỹ năng dịch từ tiếng Việt sang tiếng Hán; từ tiếng Hán sang tiếng Việt các mẫu
câu, đoạn văn bản ở cấp độ sơ-trung cấp.
4b.Tên môn học:DỊCH SƠ CẤP 2 (D4)
+ Tiếng Việt: Dịch sơ cấp 2 (D4)
+ Tiếng Anh: Elementary Translation 2 (D4)
- Mã môn học: NVT006 (D4)
- Số tín chỉ: 03
+ Lý thuyết 02 TC: 30 tiết
+ Thực hành 01 TC: 30 tiết
Mô tả môn học
Môn học cung cấp cho người học các kiến thức về ngôn ngữ Trung Quốc và luyện
kỹ năng dịch từ tiếng Việt sang tiếng Hán; từ tiếng Hán sang tiếng Việt các mẫu câu,
đoạn văn bản ở cấp độ sơ-trung cấp.
5a. Tên môn học:DỊCH TRUNG CẤP 1 (D1)
+ Tiếng Việt: Dịch trung cấp 1 (D1)
+ Tiếng Anh: : Intermediate Translation 1 (D1)
- Mã môn học: NVT058.1 (D1)
- Số tín chỉ: 02
+ Lý thuyết 00 TC
+ Thực hành 02 TC: 60 tiết
Mô tả môn học
Hướng dẫn lý thuyết và luyện kỹ năng dịch từ tiếng Việt sang tiếng Hán; từ tiếng
Hán sang tiếng Việt các mẫu câu, đoạn văn bản ở cấp độ đầu trung cấp.
5b.Tên môn học:DỊCH TRUNG CẤP 1 (D4)
+ Tiếng Việt: Dịch trung cấp 1 (D4)
+ Tiếng Anh: : Intermediate Translation 1 (D4)
- Mã môn học: NVT007 (D4)
- Số tín chỉ: 03
+ Lý thuyết 02 TC: 30 tiết
+ Thực hành 01 TC: 30 tiết
Mô tả môn học
Hướng dẫn lý thuyết và luyện kỹ năng dịch từ tiếng Việt sang tiếng Hán; từ tiếng
Hán sang tiếng Việt các mẫu câu, đoạn văn bản ở cấp độ đầu trung cấp.
6a.Tên môn học:DỊCH TRUNG CẤP 2 (D1)
+ Tiếng Việt: Dịch trung cấp 2 (D1)
+ Tiếng Anh: Intermediate Translation 2 (D1)
- Mã môn học: NVT059.1 (D1)
- Số tín chỉ: 02
+ Lý thuyết 00 TC
+ Thực hành 02 TC: 60 tiết
Mô tả môn học
Môn học cung cấp cho người học các kiến thức về ngôn ngữ Trung Quốc và luyện kỹ
năng dịch từ tiếng Việt sang tiếng Hán; từ tiếng Hán sang tiếng Việt các mẫu câu, đoạn
văn bản ở cấp độ trung cấp.
6b.Tên môn học:DỊCH TRUNG CẤP 2 (D4)
+ Tiếng Việt: Dịch trung cấp 2 (D4)
+ Tiếng Anh: Intermediate Translation 2 (D4)
- Mã môn học: NVT008.1 (D4)
- Số tín chỉ: 03
+ Lý thuyết 02 TC: 30 tiết
+ Thực hành 01 TC: 30 tiết
Mô tả môn học
Môn học cung cấp cho người học các kiến thức về ngôn ngữ Trung Quốc và luyện
kỹ năng dịch từ tiếng Việt sang tiếng Hán; từ tiếng Hán sang tiếng Việt các mẫu câu,
đoạn văn bản với mức độ khó nâng cao hơn; tập cho sinh viên phản xạ dịch nhanh nhẹn
và tự tin hơn trong giao tiếp thực tế.
7. Tên môn học: DỊCH TRUNG CẤP 3
+ Tiếng Việt: Dịch trung cấp 3
+ Tiếng Anh: Intermediate Translation 3
- Mã môn học:
- Số tín chỉ: 01
+ Lý thuyết 0 TC
+ Thực hành 01 TC: 30 tiết
Môn học tiên quyết: Dịch sơ cấp 1, Dịch sơ cấp 2, Dịch trung cấp 1, Dịch trung cấp 2.
Mô tả môn học
- Nội dung môn học chủ yếu hướng dẫn lý thuyết dịch và luyện kỹ năng dịch từ
tiếng tiếng Trung sang tiếng Việt và ngược lại. Cung cấp cho học viên khoảng 3500 từ
vựng liên quan đến về nhiều lĩnh vực như: xã hội, văn học, thiên nhiên, cuộc sống, v.v...
và các mẫu câu trọng điểm ở trình độ trung cấp. Thông qua thực hành dịch nhiều bài
khóa và bài tập, sinh viên có kỹ năng dịch ngược và dịch xuôi những câu văn phức tạp,
các đoạn văn khó ở trình độ trung cấp 3.
- Mỗi bài học gồm năm phần trọng tâm là bài khóa chính và phụ, từ vựng, kết hợp
và mở rộng từ, ví dụ và giải thích ngữ pháp, bài tập. Bài khóa chính và bài khóa phụ có
nội dung đa dạng và thú vị, là ngữ liệu giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng dịch. Phần ngữ
pháp giúp sinh viên hiểu rõ ý nghĩa và cách dùng của những từ ngữ, kết cấu phức tạp,
làm cơ sở để phát triển kỹ năng dịch.
- Qua môn học sinh viên củng cố và tích lũy thêm những kiến thức dịch thuật ở
trình độ trung cấp, có thể thực hiện các hoạt động dịch thuật ở trình độ tương ứng, làm cơ
sở cho môn dịch cao cấp.
8. Tên môn học: ĐẤT NƯỚC HỌC TRUNG QUỐC
+ Tiếng Việt: Đất nước học Trung Quốc
+ Tiếng Anh: China Panorama
- Mã số môn học: NVT002.1
- Số tín chỉ: 02
+ Lý thuyết: 30 tiết
+ Thực hành: 15 tiết
- Môn học tiên quyết/ Môn học trước:
- Môn học song hành: Địa lý nhân văn Trung quốc, nhập môn văn hóa học Trung quốc

Mô tả môn học
Đất nước học Trung Quốc là một môn học tự chọn thuộc khối kiến thức ngành
dành cho sinh viên năm 2-3. Nội dung chính của Đất nước Trung Quốc học chủ yếu là
giới thiệu khái quát về các phương diện của Trung Quốc. Nội dung môn học phong phú,
các chủ đề đa dạng, từ các lĩnh vực địa lý, lịch sử, tư tưởng, giáo dục, văn hóa, chính trị,
kinh tế…hệ thống khái quát và phân tích sơ lược các đặc điểm xã hội và văn hóa đặc thù
Trung Hoa.
9. Tên môn học: ĐỊA LÍ NHÂN VĂN TRUNG QUỐC
+ Tiếng Việt: Địa lí nhân văn Trung Quốc
+ Tiếng Anh: Human Geography of China
- Mã số môn học: NVT003
- Số tín chỉ: 02
+ Lý thuyết 01
+ Thực hành 01
- Môn học tiên quyết/ Môn học trước: HÁN NGỮ TRUNG CẤP
- Môn học song hành:
Mô tả môn học
Nội dung chính của Địa lý nhân văn Trung Quốc học chủ yếu là thông qua địa lí
từng vùng, sinh viên sẽ được tìm hiểu về phong tục, tập quán, danh lam thắng cảnh, công
trình kiến trúc, ẩm thực của từng vùng.
Nội dung môn học phong phú, các chủ đề đa dạng, từ các phương diện địa lý, lịch
sử, văn hóa, ẩm thực, kiến trúc, nghệ thuật…từ đó hệ thống khái quát và phân tích sơ
lược các đặc điểm xã hội và văn hóa đặc thù Trung Hoa.
10. ĐỊNH VỊ NGÀNH HỌC
+ Tiếng Việt: Định vị ngành học
+ Tiếng Anh: Discipline Orientation
- Mã số môn học:
- Số tín chỉ: 01
+ Lý thuyết 00 TC:
+ Thực hành 01 TC: 30tiết
Mô tả môn học
Định vị ngành học là một môn học bắt buộc thuộc khối kiến thức chung chuyên
ngành, được xem là môn học mang tính nhập môn, nhằm giúp người học có được những
kiến thức tổng quát nhất về ngành học, như hiểu rõ nội hàm các thuật ngữ chuyên môn,
lịch sử ngành học, kết cấu ngành học, kết cấu bề sâu của các yếu tố chủ chốt trong ngành
học, mối quan hệ giữa giảng dạy ngôn ngữ và văn hóa, phương pháp nghiên cứu thuộc
chuyên ngành. Đây là cơ sở giúp người học có cái nhìn lý tính, đồng thời ứng dụng hiệu
quả vào quá trình học tập và tác nghiệp của chính mình sau này.
11. Tên môn học: ĐỌC BÁO TRUNG QUỐC
+ Tên tiếng Việt: Đọc báo Trung Quốc
+ Tên tiếng Trung Quốc: 报刊阅读
+ Tên tiếng Anh: Chinese Journalism Reading
- Mã số môn học: NVT009
- Số tín chỉ: 02
- Lý thuyết: 01 TC: 15 tiết
- Thực hành: 01 TC: 30 tiết (trong đó Thảo luận/Thuyết trình nhóm: 10 tiết )
Mô tả môn học
- Vị trí của môn học đối với chương trình đào tạo và mục đích chính của môn học:
- Môn Đọc báo Trung Quốc được đưa vào chương trình giảng dạy nhằm đáp ứng
những yêu cầu mới từ phía xã hội, nhà tuyển dụng, người học, và những yêu cầu đổi mới
từ chính ngành giảng dạy tiếng Trung Quốc.
12. Tên môn học: ĐỌC HIỂU 1
+ Tiếng Việt: Đọc hiểu 1
+ Tiếng Anh: Reading 1
- Mã số môn học: 072
- Số tín chỉ: 02
+ Lý thuyết: 01 (15 tiết)
+ Thực hành: 01(30 tiết)
- Môn học tiên quyết/ Môn học trước: (không có)
- Môn học song hành: Ngữ pháp sơ cấp, Khẩu ngữ sơ cấp, Dịch sơ cấp
Mô tả môn học
Đọc hiểu 1 là một môn học bắt buộc thuộc khối kiến thức cơ sở ngành nhằm cung cấp,
rèn luyện và hoàn thiện kỹ năng đọc hiểu ở trình độ tiếng Trung sơ cấp cho người học cũng
như mở rộng thêm vốn từ vựng và ngữ pháp thông qua các đoạn văn và bài tập. Từ đó,
người học hoàn thiện kỹ năng đọc hiểu và vận dụng vào các bài kiểm tra, các tài liệu khác
và thực tế cuộc sống.
13. Tên môn học: ĐỌC HIỂU 2
+ Tiếng Việt: ĐỌC HIỂU 2
+ Tiếng Anh: Reading 2
- Mã số môn học: 072
- Số tín chỉ: 02
+ Lý thuyết 01 ()
+ Thực hành 01
Mô tả môn học
Đọc hiểu 2 là một môn học bắt buộc thuộc khối kiến thức cơ sở ngành nhằm cung cấp,
rèn luyện và hoàn thiện kỹ năng đọc hiểu tiếng Trung ở trình độ trung cấp cho người học
cũng như mở rộng thêm vốn từ vựng và ngữ pháp thông qua các đoạn văn và bài tập. Từ đó,
người học dần hoàn thiện kỹ năng đọc hiểu và vận dụng vào các bài kiểm tra, các tài liệu
khác cũng như trong thực tế cuộc sống.
14. Tên môn học: GIÁO HỌC PHÁP
+ Tiếng Việt: Giáo học pháp
+ Tiếng Anh: Teaching Method of Chinese Language
- Mã số môn học: NVT013
- Số tín chỉ:
+ Lý thuyết: 1TC
+ Thực hành: 1TC
- Môn học tiên quyết/ Môn học trước:không, nhưng yêu cầu trình độ tiếng Trung Quốc từ
mức khá trở lên.
- Môn học song hành: không
Mô tả môn học
Giáo học pháp là một môn học tự chọn thuộc khối kiến thức chuyên ngành bổ trợ
nhằm giới thiệu, hướng dẫn và rèn luyện cho người học về các kỹ năng giảng dạy tiếng
Trung Quốc. Môn học hướng dẫn phương pháp giảng dạy cho từng kỹ năng cơ bản khi
học tiếng Trung Quốc như phương pháp giảng dạy ngữ âm, phương pháp giảng dạy từ
vựng, phương pháp giảng dạy ngữ pháp, phương pháp giảng dạy chữ Hán, phương pháp
giảng dạy nghe, phương pháp giảng dạy khẩu ngữ, phương pháp giảng dạy đọc hiểu,
phương pháp giảng dạy viết văn. Ngoài ra môn học còn hướng dẫn cách đánh giá năng
lực học tập cơ bản và cách xử lý một số tình huống phát sinh khi giảng dạy.

15. Tên môn học: GIAO TIẾP SƠ CẤP


+ Tiếng Việt:Giao tiếp sơ cấp
+ Tiếng Anh:Elementary Chinese Speaking
- Mã số môn học: NVT012
- Số tín chỉ: 01
+ Thực hành 01
Mô tả môn học
Giao tiếp sơ cấp là một môn học tự chọn thuộc khối kiến thức chuyên ngành nhằm
rèn luyện kỹ năng nói cho người học. Nội dung môn học chủ yếu cung cấp cho sinh viên
từ vựng, cấu trúc câu, mẫu câu để tiến hành giao tiếp cơ bản theo các chủ đề: ẩm thực,
nghề nghiệp, hẹn hò, trả giá, sở thích...
Sinh viên thực hành, vận dụng kiến thức môn học để áp dụng vào các tình huống
giao tiếp cơ bản hằng ngày. Thông qua môn học sinh viên được tăng cường khả năng
nghe, nói, đọc, viết và sự tự tin trong giao tiếp, nhận biết được một số quy tắc giao tiếp
cơ bản trong cuộc sống hàng ngày, hiểu biết thêm về văn hóa Trung Quốc.
16. Tên môn học: HÁN TỰ 1
+ Tiếng Việt: Hán tự 1
+ Tiếng Anh: Chinese Characters 1
- Mã số môn học: NVT014
- Số tín chỉ: 02
+ Lý thuyết 02
+ Thực hành 0
- Môn học tiên quyết/ Môn học trước:
- Môn học song hành: Hán ngữ sơ cấp 1
Mô tả môn học
Hán tự 1 là một môn học tự chọn thuộc khối kiến thức chuyên ngành nhằm trang bị
cho sinh viên chuyên ngành những kiến thức cơ bản nhất về chữ Hán, giúp người đọc có
cái nhìn khái quát về loại chữ tượng hình này. Nội dung chủ yếu bao gồm: khái quát về
chữ Hán (nguồn gốc, nội hàm, đặc trưng); phương pháp tạo và sử dụng chữ Hán; khái
quát diễn tiến hình thể của chữ Hán trong lịch sử, phạm vi sử dụng của các kiểu chữ Hán
trong xã hội Trung Quốc ngày nay; đặc điểm kết cấu của chữ Hán ở các cấp độ: các nét,
bộ kiện, bộ thủ, chỉnh tự; mối quan hệ giữa hình – âm – nghĩa trong chữ Hán. Từ đó, giúp
sinh viên thuận lợi trong việc học tập chữ Hán nói riêng, tiếng Hán nói chung.
17. Tên môn học: Hán tự 2
+ Tiếng Việt: HÁN TỰ 2
+ Tiếng Anh: Chinese Character 2
- Mã số môn học: NVT015
- Số tín chỉ: 2
+ Lý thuyết: 2
+ Thực hành: 0
- Môn học tiên quyết/ Môn học trước: Hán tự 1
- Môn học song hành:
Mô tả môn học
Môn học này tiếp nối môn Hán tự 1, người học thu hoạch được những kiến thức
cơ bản về chữ Hán, tập trung chủ yếu vào 05 khía cạnh sau:
- Nguồn gốc – ý nghĩa diễn biến hình thể của chữ Hán
- Chữ Hán giản thể và cuộc cải cách văn tự ở Trung Quốc
- Chữ Hán trong Hán tự giản hóa phương án và Giản hóa tự tổng biểu
- Phương pháp giản hóa chữ Hán
- Nguyên tắc đối ứng giữa chữ giản thể và phồn thể
- Làm chủ các bài tập ứng dụng, thuyết trình
18. Tên môn học: KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ TRUNG QUỐC
+ Tiếng Việt: Khái lược Lịch sử Trung Quốc
+ Tiếng Anh: History of Chinese
- Mã số môn học: NVT016
- Số tín chỉ: 03
+ Lý thuyết: 2 TC: 30 tiết
+ Thực hành: 1TC: 15 tiết
- Môn học tiên quyết/ Môn học trước: Đất nước học Trung quốc
- Môn học song hành: Từ vựng văn hóa Trung quốc
Mô tả môn học
Khái lược Lịch sử Trung Quốc là một môn học tự chọn thuộc khối kiến thức
ngành dành cho sinh viên năm 3-4. Nội dung môn học chủ yếu cung cấp cho sinh
viênkiến thức tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của Lịch sử Trung Hoa, bao
gồm kinh tế xã hội - chế độ chính trị chủ yếu của các triều đại Trung Quốc, quan hệ dân
tộc, quan hệ đối ngoại, thành tựu văn hóa khoa học của từng thời kỳ, bình luận đánh giá
các nhân vật lịch sử cùng với các sự kiện lịch sử quan trọng ...
19. Tên môn học: KHẨU NGỮ CAO CẤP 1
+ Tiếng Việt: Khẩu ngữ cao cấp 1
+ Tiếng Anh:Advanced Chinese Speaking 1
- Mã số môn học: NVT017
- Số tín chỉ: 02
+ Lý thuyết 01: 15 tiết
+ Thực hành 01: 30 tiết
Mô tả môn học
Khẩu ngữ cao cấp 1 là môn học nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức và kỹ
năng/lý thuyết và thực hành về từ vựng, ngữ pháp tiếng Hán hiện đại, giúp người học có
khả năng sử dụng linh hoạt ngôn ngữ Trung Quốc khi phân tích, giải thích, tổng hợp và
đánh giá các vấn đề như văn hóa, kinh tế, xã hội...
20. Tên môn học: KHẨU NGỮ CAO CẤP 2
+ Tiếng Việt: Khẩu ngữ cao cấp 2
+ Tiếng Anh: Advanced Chinese Speaking 1
- Mã số môn học:NVT018
- Số tín chỉ: 02
+ Lý thuyết 01: 15 tiết
+ Thực hành 01: 30 tiết
Mô tả môn học
Nội dung học tập gồm các bài khóa với các chủ đề phong phú, gần gũi với thực tế,
đưa ra nhiều luồng ý kiến khác nhau đan xen để người học có thể tiến hành thảo luận
xung quanh các vấn đề nổi bật của xã hội ngày nay.
Giúp sinh viên củng cố kiến thức về văn phạm tiếng Trung, từ đó có thể sử dụng
từ ngữ, kết cấu câu một cách chuẩn xác, đúng ngữ pháp để diễn đạt những ý kiến, nhận
xét cá nhân hoặc tiến hành thuyết trình, thảo luận bằng tiếng Trung .
Tích lũy thêm các kiến thức văn hóa xã hội để sinh viên có những cách nhìn nhận,
đánh giá phong phú và đa chiều.
21a. Tên môn học: KHẨU NGỮ SƠ CẤP 1 (D1)
+ Tiếng Việt: Khẩu ngữ sơ cấp 1
+ Tiếng Anh: Elementary Chinese Speaking 1
- Mã số môn học:
- Số tín chỉ: 02
+ Lý thuyết 0 TC
+ Thực hành 2 TC: 60 tiết
Mô tả môn học
Khẩu ngữ sơ cấp 1 là một môn học bắt buộc thuộc khối kiến thức cơ sở ngành nhằm
rèn luyện và hoàn thiện kỹ năng nói ở trình độ tiếng Trung sơ cấp cho người học. Môn
học cung cấp cho người học những kiến thức và kỹ thuật phát âm, hệ thống phiên âm, từ
vựng, ngữ pháp, đoạn hội thoại và chủ đề khẩu ngữ cơ bản. Từ đó, người học hoàn thiện
kỹ năng khẩu ngữ sơ cấp cùng các kỹ năng liên quan khác.
21b. Tên môn học: KHẨU NGỮ SƠ CẤP 1 (D4)
+ Tiếng Việt: Khẩu ngữ sơ cấp 1
+ Tiếng Anh: Elementary Chinese Speaking 1
- Mã số môn học:
- Số tín chỉ: 02
+ Lý thuyết 1 TC
+ Thực hành 1 TC: 45 tiết
Mô tả môn học
Khẩu ngữ sơ cấp 1 là một môn học bắt buộc thuộc khối kiến thức cơ sở ngành nhằm
rèn luyện và hoàn thiện kỹ năng nói ở trình độ tiếng Trung sơ cấp cho người học. Môn
học cung cấp cho người học những kiến thức và kỹ thuật phát âm, hệ thống phiên âm, từ
vựng, ngữ pháp, đoạn hội thoại và chủ đề khẩu ngữ cơ bản. Từ đó, người học hoàn thiện
kỹ năng khẩu ngữ sơ cấp cùng các kỹ năng liên quan khác.
22a. Tên môn học: KHẨU NGỮ SƠ CẤP 2 (D1)
+ Tiếng Việt: Khẩu ngữ sơ cấp 2
+ Tiếng Anh: Elementary Chinese Spoken 2
- Mã số môn học:
- Thuộc khối kiến thức/kỹ năng:
- Số tín chỉ: 02
+ Lý thuyết: 00 TC
+ Thực hành: 02 TC: 60 tiết
Mô tả môn học
Khẩu ngữ Sơ cấp 2 là một môn học bắt buộc thuộc khối kiến thức cơ sở ngành nhằm
cung cấp, kiến thức cơ bản về khẩu ngữ tiếng Trung ở trình độ sơ cấp cho người học thông
qua các đoạn hội thoại, từ mới, ngữ pháp, phần chú thích nêu rõ những mẫu câu cần chú ý
và phần bài tập.Sau khi học hết học phần này sinh viên có thể tiến hành đàm thoại lưu loát
theo như những mẫu câu trong bài khóa, vận dụng được từ mới vào cuộc sống thường ngày
và tăng dần phản ứng nói của sinh viên.
22b. Tên môn học: KHẨU NGỮ SƠ CẤP 2 (D2)
+ Tiếng Việt: Khẩu ngữ sơ cấp 2
+ Tiếng Anh: Elementary Chinese Spoken 2
- Mã số môn học:
- Thuộc khối kiến thức/kỹ năng:
- Số tín chỉ: 02
+ Lý thuyết: 1 TC
+ Thực hành: 1 TC: 45 tiết
Mô tả môn học
Khẩu ngữ Sơ cấp 2 là một môn học bắt buộc thuộc khối kiến thức cơ sở ngành nhằm
cung cấp, kiến thức cơ bản về khẩu ngữ tiếng Trung ở trình độ sơ cấp cho người học thông
qua các đoạn hội thoại, từ mới, ngữ pháp, phần chú thích nêu rõ những mẫu câu cần chú ý
và phần bài tập.Sau khi học hết học phần này sinh viên có thể tiến hành đàm thoại lưu loát
theo như những mẫu câu trong bài khóa, vận dụng được từ mới vào cuộc sống thường ngày
và tăng dần phản ứng nói của sinh viên.
23a. Tên môn học: KHẨU NGỮ TRUNG CẤP 1 (D1)
+ Tiếng Việt: Khẩu ngữ trung cấp 1
+ Tiếng Anh: Intermediate Chinese Speaking 1
- Mã số môn học: NVT021
- Số tín chỉ: 01
+ Lý thuyết 00
+ Thực hành 01 TC: 30 tiết
Mô tả môn học
Môn học khẩu ngữ trung cấp 1 gồm 6 bài (từ bài 1 đến bài 6) của quyển thượng
giáo trình nghe nói năm 2 do nhà xuất bản Đại học văn hóa ngôn ngữ Bắc Kinh xuất bản
( 赵菁 (2000), 《汉语听说教程》, 北京语言文化大学出版社). Mỗi bài có chủ đề
nhất định, cấu trúc mỗi bài gồm các phần: bài nghe, từ mới, các từ hay cụm từ dùng trong
văn nói và bài tập. Trong đó bài tập hướng sinh viên luyện tập đàm thoại theo những mẫu
câu và nội dung trong bài, vận dụng được từ, cụm từ chú giải và tăng dần phản ứng nói
của sinh viên.
23b. Tên môn học: KHẨU NGỮ TRUNG CẤP 1 (D4)
+ Tiếng Việt: Khẩu ngữ trung cấp 1
+ Tiếng Anh: Intermediate Chinese Speaking 1
- Mã số môn học: NVT021
- Số tín chỉ: 01
+ Lý thuyết 00
+ Thực hành 01 TC: 30 tiết
Mô tả môn học
Môn học khẩu ngữ trung cấp 1 gồm 6 bài (từ bài 1 đến bài 6) của quyển thượng
giáo trình nghe nói năm 2 do nhà xuất bản Đại học văn hóa ngôn ngữ Bắc Kinh xuất bản
( 赵菁 (2000), 《汉语听说教程》, 北京语言文化大学出版社). Mỗi bài có chủ đề
nhất định, cấu trúc mỗi bài gồm các phần: bài nghe, từ mới, các từ hay cụm từ dùng trong
văn nói và bài tập. Trong đó bài tập hướng sinh viên luyện tập đàm thoại theo những mẫu
câu và nội dung trong bài, vận dụng được từ, cụm từ chú giải và tăng dần phản ứng nói
của sinh viên.
24a. Tên môn học: KHẨU NGỮ TRUNG CẤP 2 (D1)
+ Tiếng Việt: Khẩu ngữ trung cấp 2
+ Tiếng Anh: Intermediate Chinese Speaking 2
- Mã số môn học: NVT022
- Số tín chỉ: 01
+ Lý thuyết 00 TC
+ Thực hành 01 TC: 30 tiết
Mô tả môn học
Môn học khẩu ngữ trung cấp 2 gồm 6 bài (từ bài 7 đến bài 12) của quyển thượng
giáo trình nghe nói năm 2 do nhà xuất bản Đại học văn hóa ngôn ngữ Bắc Kinh xuất bản
( 赵菁 (2000),《汉语听说教程》,北京语言文化大学出版社).Mỗi bài có chủ đề nhất
định, cấu trúc mỗi bài gồm các phần: nghe, từ mới, các từ hay cụm từ dùng trong văn nói
và bài tập. Trong đó bài tập hướng sinh viên luyện tập đàm thoại theo những mẫu câu và
nội dung trong bài, vận dụng được từ, cụm từ chú giải và tăng dần phản ứng nói của sinh
viên.
24b. Tên môn học: KHẨU NGỮ TRUNG CẤP 2 (D2)
+ Tiếng Việt: Khẩu ngữ trung cấp 2
+ Tiếng Anh: Intermediate Chinese Speaking 2
- Mã số môn học: NVT022
- Số tín chỉ: 01
+ Lý thuyết 00 TC
+ Thực hành 01 TC: 30 tiết
Mô tả môn học
Môn học khẩu ngữ trung cấp 2 gồm 6 bài (từ bài 7 đến bài 12) của quyển thượng
giáo trình nghe nói năm 2 do nhà xuất bản Đại học văn hóa ngôn ngữ Bắc Kinh xuất bản
( 赵菁 (2000),《汉语听说教程》,北京语言文化大学出版社).Mỗi bài có chủ đề nhất
định, cấu trúc mỗi bài gồm các phần: nghe, từ mới, các từ hay cụm từ dùng trong văn nói
và bài tập. Trong đó bài tập hướng sinh viên luyện tập đàm thoại theo những mẫu câu và
nội dung trong bài, vận dụng được từ, cụm từ chú giải và tăng dần phản ứng nói của sinh
viên.
25. Tên môn học: KỸ NĂNG BIÊN DỊCH
+ Tiếng Việt: Kỹ năng biên dịch
+ Tiếng Anh:Chinese Translation
- Mã môn học:NVT024
- Số tín chỉ: 03
+ Lý thuyết 02TC: 30 tiết
+ Thực hành 01TC: 30 tiết
- Môn học tiên quyết: Dịch sơ cấp 1, Dịch sơ cấp 2, Dịch trung cấp 1, Dịch trung cấp 2,
Dịch trung cấp 3, Dịch cao cấp.
Mô tả môn học
Kỹ năng biên dịch là một môn học bắt buộc thuộc khối kiến thức chuyên ngành
nhằm hoàn thiện kỹ năng dịch viết Hán-Việt, Việt-Hán cho người học. Môn học ngoài
phần lý thuyết, bao gồm 05 chuyên đề dịch viết Hán-Việt, Việt-Hán về các lĩnh vực chính
trị - ngoại giao, kinh tế - thương mại, văn hóa, văn học, xã hội - du lịch. Các văn bản
dịch đều là văn bản ứng dụng trong thực tiễn, đảm bảo tính chính xác về ngôn ngữ và đa
dạng về thể loại. Môn học không chỉ giúp sinh viên hình thành và từng bước hoàn thiện
kỹ năng biên dịch văn bản chuyên ngành từ tiếng Hán sang tiếng Việt và ngược lại, mà
còn giúp họ nhận thức được vai trò của đối chiếu ngôn ngữ trong biên dịch, đảm bảo yêu
cầu chính xác và đạo đức cần thiết trong dịch thuật.
26. Tên môn học: KỸ NĂNG PHIÊN DỊCH
+ Tiếng Việt: Kỹ năng biên dịch
+ Tiếng Anh:Chinese Translation
- Mã môn học: NVT025
- Số tín chỉ: 03
+ Lý thuyết 02TC: 30 tiết
+ Thực hành 01TC: 30 tiết
- Môn học tiên quyết: Dịch sơ cấp 1, Dịch sơ cấp 2, Dịch trung cấp 1, Dịch trung cấp 2,
Dịch trung cấp 3, Dịch cao cấp.
Mô tả môn học
Kỹ năng phiên dịch là môn học được thiết kế cho sinh viên năm thứ 4 khi bước
vào học kỳ thứ 7 (học kỳ 1, năm IV). Môn học cung cấp kỹ năng và kiến thức cho người
học về phiên dịch Hán-Việt, Việt-Hán. Môn học mở đầu với phần giới thiệu tổng quan về
phiên dịch, một số điểm lý thuyết về phiên dịch và các loại hình phiên dịch, đặc biệc
nhấn mạnh quy tắc đạo đức cần thiết đối với người làm công tác phiên dịch. Phần lớn
chương trình học tập chú trọng thực hành luyện các kỹ năng cơ bản của công việc phiên
dịch: ghi nhớ, ghi chú, tóm tắt, diễn giải. Sinh viên thực hành dịch nói câu, dịch đoạn
(Hán-Việt, Việt-Hán) đề cập đến các lĩnh vực như văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội,
ngoại giao v.v.
Kết thúc môn học, sinh viên vận dụng được những kỹ năng và kiến thức nâng cao
trong quá trình thực hành phiên dịch Hán-Việt và Việt-Hán; có khả năng vận dụng thành
thạo lý luận phiên dịch vào thực tiễn phiên dịch, có kỹ năng giải quyết vấn đề, có thể làm
việc độc lập hoặc theo nhóm, ý thức được tầm quan trọng của tinh thần trách nhiệm, tinh
thần tự học và tinh thần học tập suốt đời.
27. Tên môn học: KỸ NĂNG VIẾT 1
+ Tiếng Việt: Kỹ năng viết 1
+ Tiếng Anh: Chinese Writing 1
- Mã số môn học:NVT026
- Số tín chỉ: 02
+ Lý thuyết: 01 TC: 15 tiết
+ Thực hành 01 TC: 30 tiết
Mô tả môn học
Môn học này thuộc khối kiến thức chuyên ngành trong hệ thống đào tạo của khoa,
chủ yếu bồi dưỡng kỹ năng viết của sinh viên. Học phần này được đưa vào giảng dạy sau
khi sinh viên đã tích lũy được vốn từ vựng khoảng 2000 từ. Sau khi hoàn thành môn học,
sinh viên vận dụng được các chủ điểm ngữ pháp cơ bản trong tiếng Hán, có khả năng đọc
hiểu các đoạn văn ngắn với nội dung đơn giản. Những kiến thức đạt được qua môn học
này chính là nền tảng phát triển kỹ năng viết sau này.
28. Tên môn học: KỸ NĂNG VIẾT 2
+ Tiếng Việt: Kỹ năng viết 2
+ Tiếng Anh: Chinese Writing 2
- Mã số môn học: NVT027
- Số tín chỉ: 02
+ Lý thuyết 01 TC: 15 tiết
+ Thực hành 01 TC: 30 tiết
Mô tả môn học
Kỹ năng viết 2 là một môn học bắt buộc thuộc khối kiến thức chuyên ngành nhằm
hoàn thiện kỹ năng viết cho người học. Môn học cung cấp cho người học những kiến
thức và cách viết mở bài, thân bài, kết bài của một bài văn tự sự, miêu tả người, đồng thời
giới thiệu cho người học những biện pháp tu từ thường gặp trong viết văn tự sự, miêu tả
người, cung cấp cho người học những từ ngữ, mẫu câu miêu tả tâm lý, hành động, ngôn
ngữ, ngoại hình của nhân vật trong văn miêu tả người. Từ đó, người học hoàn thiện khả
năng viết văn tự sự, miêu tả, nâng cao vốn từ vựng.
29. Tên môn học: NGHE NHÌN
+ Tiếng Việt: Nghe nhìn
+ Tiếng Anh:Audio-visual Chinese
- Mã số môn học: NVT028
- Số tín chỉ: 02
+ Lý thuyết 01: 15 tiết
+ Thực hành 01: 30 tiết
Mô tả môn học
Môn học NGHE NHÌN gồm 5 bài của quyển thượng giáo trình nghe nhìn do nhà xuất
bản Đại học văn hóa ngôn ngữ Bắc Kinh xuất bản ( 李菊先、王树锋,《秦淮人家 - 中高
级汉语视听说教程》, 北京语言文化大学出版社,2003 年). Mỗi bài có chủ đề nhất
định, cấu trúc mỗi bài gồm các phần: từ mới, phần giải thích cụm từ dùng trong văn nói và
bài tập, cung cấp cho sinh viên kiến thức về kinh tế, văn hóa, lịch sử của nước bản địa, rèn
kỹ năng và thực hành nghe nói, qua việc thưởng thức những đoạn phim ngắn (với các chủ
đề rất phổ biến hiện nay) giúp sinh viên nâng cao phản xạ nghe nói, nắm bắt các mẫu câu
mang tính khẩu ngữ cao.
30a. Tên môn học: NGHE SƠ CẤP 1 (D1)
+ Tiếng Việt: Nghe sơ cấp 1 (D1)
+ Tiếng Anh: Elementary Chinese Listening1 (D1)
- Mã số môn học: NVT060
- Số tín chỉ: 02
+ Lý thuyết 00
+ Thực hành 02 TC: 60 tiết
Mô tả môn học
Nghe sơ cấp là một môn học bắt buộc thuộc khối kiến thức cơ sở ngành nhằm hướng
dẫn cho sinh viên kỹ năng nghe cơ bản. Môn học cung cấp cho người học các phương pháp
nghe và phân biệt thanh mẫu, vận mẫu, thanh điệu; phương pháp nghe và lý giải những câu
nói ngắn, kỹ năng nghe và nắm đại ý của đoạn hội thoại và đoạn văn ngắn. Các phương
pháp nghe cơ bản này sẽ là nền tảng cho các môn nghe ở cấp độ cao hơn.
30b. Tên môn học: NGHE SƠ CẤP 1 (D4)
+ Tiếng Việt: Nghe sơ cấp 1 (D4)
+ Tiếng Anh: Elementary Chinese Listening1 (D4)
- Mã số môn học: NVT029
- Số tín chỉ: 02
+ Lý thuyết 01 TC: 15 tiết
+ Thực hành 01 TC: 30 tiết
Mô tả môn học
Nghe sơ cấp là một môn học bắt buộc thuộc khối kiến thức cơ sở ngành nhằm hướng
dẫn cho sinh viên kỹ năng nghe cơ bản. Môn học cung cấp cho người học các phương pháp
nghe và phân biệt thanh mẫu, vận mẫu, thanh điệu; phương pháp nghe và lý giải những câu
nói ngắn, kỹ năng nghe và nắm đại ý của đoạn hội thoại và đoạn văn ngắn. Các phương
pháp nghe cơ bản này sẽ là nền tảng cho các môn nghe ở cấp độ cao hơn.
31a. Tên môn học: NGHE SƠ CẤP 2 (D1)
+ Tiếng Việt: Nghe sơ cấp 2 (D1)
+ Tiếng Anh: Elementary Chinese Listening2 (D1)
- Mã số môn học:
- Số tín chỉ: 03
+ Lý thuyết 02 TC: 30 tiết
+ Thực hành 01 TC: 30 tiết
Mô tả môn học
Nghe sơ cấp 2 là một môn học bắt buộc thuộc khối kiến thức cơ sở ngành nhằm trang
bị cho sinh viên kỹ năng nghe những câu nói, đoạn văn, đoạn hội thoại với nội dung đơn
giản như việc học tập, sinh hoạt trong đời sống hàng ngày là bước đệm cho sinh viên chuẩn
bị lên năm hai sẽ học tiếp nối môn nghe trung cấp 1.
31b. Tên môn học: NGHE SƠ CẤP 2 (D4)
+ Tiếng Việt: Nghe sơ cấp 2 (D4)
+ Tiếng Anh: Elementary Chinese Listening2 (D4)
- Mã số môn học: NVT030
- Số tín chỉ: 02
+ Lý thuyết 01 TC: 15 tiết
+ Thực hành 01 TC: 30 tiết
Mô tả môn học
Nghe sơ cấp 2 là một môn học bắt buộc thuộc khối kiến thức cơ sở ngành nhằm trang
bị cho sinh viên kỹ năng nghe những câu nói, đoạn văn, đoạn hội thoại với nội dung đơn
giản như việc học tập, sinh hoạt trong đời sống hàng ngày là bước đệm cho sinh viên chuẩn
bị lên năm hai sẽ học tiếp nối môn nghe trung cấp 1.
32a. Tên môn học: NGHE TRUNG CẤP 1 (D1)
+ Tiếng Việt: Nghe trung cấp 1
+ Tiếng Anh: Listening at intermediate 1
- Mã số môn học: NVT031
- Số tín chỉ: 01
+ Lý thuyết 00
+ Thực hành 01: 30 tiết
Mô tả môn học:
Nghe trung cấp là một môn học bắt buộc thuộc khối kiến thức cơ sở ngành nhằm
hướng dẫn cho sinh viên kỹ năng nghe cơ bản. Môn học cung cấp cho người học các
phương pháp nghe và phân biệt từ, câu; phương pháp nghe và lý giải những câu nói dài,
kỹ năng nghe và nắm đại ý của đoạn hội thoại và đoạn văn ngắn. Các phương pháp nghe
cơ bản này sẽ là nền tảng cho các môn nghe ở cấp độ cao hơn.
32b. Tên môn học: NGHE TRUNG CẤP 1 (D4)
+ Tiếng Việt: Nghe trung cấp 1
+ Tiếng Anh: Listening at intermediate 1
- Mã số môn học: NVT031
- Số tín chỉ: 01
+ Lý thuyết 00
+ Thực hành 01: 30 tiết
Mô tả môn học:
Nghe trung cấp là một môn học bắt buộc thuộc khối kiến thức cơ sở ngành nhằm
hướng dẫn cho sinh viên kỹ năng nghe cơ bản. Môn học cung cấp cho người học các
phương pháp nghe và phân biệt từ, câu; phương pháp nghe và lý giải những câu nói dài,
kỹ năng nghe và nắm đại ý của đoạn hội thoại và đoạn văn ngắn. Các phương pháp nghe
cơ bản này sẽ là nền tảng cho các môn nghe ở cấp độ cao hơn.
33a. Tên môn học: NGHE TRUNG CẤP 2 (D1)
+ Tiếng Việt: Nghe trung cấp 2
+ Tiếng Anh: Listening at intermediate 2
- Mã số môn học: NVT032
- Số tín chỉ: 02
+ Lý thuyết 00
+ Thực hành 01 TC: 30 tiết
Mô tả môn học
Nghe trung cấp là một môn học bắt buộc thuộc khối kiến thức cơ sở ngành nhằm cung
cấp cho sinh viên kiến thức về kinh tế, văn hóa, lịch sử của nước bản địa, rèn kỹ năng và
thực hành nghe, qua luyện tập sinh viên thu thập lượng từ mới nhất định giúp sinh viên
nghe hiểu được câu, đoạn có nội dung rõ ràng quen thuộc với tốc độ chậm vừa cho đến bình
thường, giúp sinh viên có thể nắm bắt được đại ý của các hội thoại thông thường trong khi
giao tiếp với tốc độ bình thường, kể lại mạch lạc theo nội dung của bài.
33b. Tên môn học: NGHE TRUNG CẤP 2 (D4)
+ Tiếng Việt: Nghe trung cấp 2
+ Tiếng Anh: Listening at intermediate 2
- Mã số môn học: NVT032
- Số tín chỉ: 02
+ Lý thuyết 00
+ Thực hành 01 TC: 30 tiết
Mô tả môn học
Nghe trung cấp là một môn học bắt buộc thuộc khối kiến thức cơ sở ngành nhằm
cung cấp cho sinh viên kiến thức về kinh tế, văn hóa, lịch sử của nước bản địa, rèn kỹ
năng và thực hành nghe, qua luyện tập sinh viên thu thập lượng từ mới nhất định
giúp sinh viên nghe hiểu được câu, đoạn có nội dung rõ ràng quen thuộc với tốc độ
chậm vừa cho đến bình thường, giúp sinh viên có thể nắm bắt được đại ý của các hội
thoại thông thường trong khi giao tiếp với tốc độ bình thường, kể lại mạch lạc theo
nội dung của bài.
34. Tên môn học: NGỮ ÂM
+ Tiếng Việt: Ngữ âm
+ Tiếng Anh: Phonetic
- Mã số môn học: NVT033
- Số tín chỉ: 2
+ Lý thuyết 01
+ Thực hành 01
- Môn học tiên quyết/ Môn học trước: có kiến thức cơ sở, đã hoàn tất chương trình
nghe nói cơ sở ở năm nhất
. Viết được phiên âm latinh tiếng Hán từ các âm nghe được.
- Môn học song hành:
Mô tả môn học
Đây là môn học bắt buộc đối với tất cả các sinh viên khi bước vào học kỳ thứ 5
(học kỳ 1, năm III). Thông qua môn học này, sinh viên sẽ nắm rõ được các khái niệm,
quy luật, tính hệ thống, hình thức phân loại trong phiên âm Latinh của tiếng Hán như:
- Khái niệm và đặc điểm của phiên âm quốc tế, nguyên âm, phụ âm, âm tố, âm
vị, thanh mẫu, vận mẫu, thanh điệu, âm tiết, các hiện tượng biến âm trong lời
nói (đồng hóa, dị hóa, tăng âm, nối âm, giảm âm, nhược hóa, hợp âm, hoán vị),
er hóa, thanh nhẹ, thay đổi thanh điệu trong lời nói, trọng âm, tiết tấu, ngữ điệu
của câu.
- Phân loại nguyên âm, phụ âm, khẩu hình phát âm của vận mẫu.
- Phân biệt giữa nguyên âm và phụ âm, âm tố và âm vị, các phương pháp phát
âm.
- Nguyên tắc quy nạp âm vị.
Sau mỗi bài học sẽ là phần bài tập củng cố những kiến thức đã học. Phần bài tập
luôn gồm hai phần là tự luận và phần luyện phát âm. Tuy nhiên, tuỳ theo tính chất bài học
mà mức độ chú trọng và tập trung vào mỗi phần của bài học có sự khác biệt.
35. Tên môn học: NGỮ PHÁP CAO CẤP
+ Tiếng Việt: Ngữ pháp Cao cấp
+ Tiếng Anh: Advanced Chinese Grammar
- Số tín chỉ: 03
+ Lý thuyết: 30 tiết
+ Thực hành: 30 tiết
- Môn học tiên quyết/ Môn học trước: Đã hoàn thành các Ngữ pháp Trung cấp 3
- Các yêu cầu khác về kiến thức, kỹ năng:
+ Đã nắm được toàn bộ các điểm ngữ pháp từ cơ bản trong tiếng Trung.
+ Nắm được một lượng từ cơ bản khoảng 4000 từ..
- Môn học song hành: Chuyên đề ngữ pháp
- Mô tả môn học:
Đây là môn học bắt buộc đối với tất cả các sinh viên khi bước vào học kỳ thứ 5 (học kỳ 1,
năm III). Môn học gồm 5 bài cụ thể, mỗi bài được thiết kế với đầy đủ các nội dung như
từ mới, bài khoá, bài tập trên lớp, bài tập về nhà.
- Từ mới là những từ trích dẫn từ bài khoá, đa phần là những từ thường dùng, tần số xuất
hiện cao. Mỗi bài có khoảng 50 đến 70 từ mới.
- Phần bài khoá là những bài có độ dài khoảng trên dưới 3000 từ, trong đó có những bài
đã được cải biên để phù hợp với trình độ của sinh viên, có những nguyên tác của các nhà
văn nổi tiếng Trung Quốc, nội dung các bài khóa phản ánh cuộc sống xã hội đương đại
được chắt lọc từ báo chí, internet và từ những tác phẩm văn học.
- Phần bài tập thường chú trọng vào việc thực hành vận dụng những điểm ngữ pháp đã
học trong bài, đồng thời xen kẽ ôn lại toàn bộ những kiến thức ngữ pháp đã học trong các
năm I, II. Cụ thể như: Tìm từ cận nghĩa, phối hợp từ ngữ, giải thích từ khóa, dùng từ khóa
đặt câu, v.v..
36a. Tên môn học: NGỮ PHÁP SƠ CẤP 1 (D1)
+ Tiếng Việt: Ngữ pháp sơ cấp 1 (D1)
+ Tiếng Anh: Elementary Chinese Grammar 1 (D1)
- Mã số môn học:
- Số tín chỉ: 03
+ Lý thuyết: 1 (15 tiết)
+ Thực hành: 2 (60 tiết)
Mô tả môn học
Học phần Ngữ pháp Sơ cấp 1 gồm 35 bài trong giáo trình Hán ngữ (I、II、III) do Đại
học ngôn ngữ Bắc Kinh xuất bản (Bản quyền sử dụng NXB ĐHQG Hà nội).
Ngữ pháp sơ cấp 1 là một môn học bắt buộc thuộc khối kiến thức cơ sở ngành nhằm
cung cấp, kiến thức cơ bản về ngữ pháp tiếng Trung ở trình độ sơ cấp cho người học thông
qua các đoạn hội thoại, từ mới, các điểm ngữ pháp và bài tập.Sau khi học hết học phần này
sinh viên có thể vận dụng các điểm ngữ pháp cơ bản vào đặt câu, hoàn thành hội thoại, sử
dụng các cấu trúc ngữ pháp đơn giản để viết một đoạn văn cơ bản theo chủ đề nhất định.
36b. Tên môn học: NGỮ PHÁP SƠ CẤP 1 (D4)
+ Tiếng Việt: Ngữ pháp sơ cấp 1 (D4)
+ Tiếng Anh: Elementary Chinese Grammar 1 (D4)
- Mã số môn học: NVT035
- Số tín chỉ: 03
+ Lý thuyết: 02 TC: 30 tiết
+ Thực hành: 01 TC: 30 tiết
Mô tả môn học
Học phần Ngữ pháp Sơ cấp 1 gồm 35 bài trong giáo trình Hán ngữ (I、II、III) do Đại
học ngôn ngữ Bắc Kinh xuất bản (Bản quyền sử dụng NXB ĐHQG Hà nội).
Ngữ pháp sơ cấp 1 là một môn học bắt buộc thuộc khối kiến thức cơ sở ngành nhằm
cung cấp, kiến thức cơ bản về ngữ pháp tiếng Trung ở trình độ sơ cấp cho người học thông
qua các đoạn hội thoại, từ mới, các điểm ngữ pháp và bài tập.Sau khi học hết học phần này
sinh viên có thể vận dụng các điểm ngữ pháp cơ bản vào đặt câu, hoàn thành hội thoại, sử
dụng các cấu trúc ngữ pháp đơn giản để viết một đoạn văn cơ bản theo chủ đề nhất định.
37a. Tên môn học: NGỮ PHÁP SƠ CẤP 2 (D1)
+ Tiếng Việt: Ngữ pháp sơ cấp 2 (D1)
+ Tiếng Anh:Elementary Chinese Grammar 2 (D1)
- Mã số môn học:
- Số tín chỉ: 3
+ Lý thuyết: 1 (15 tiết)
+ Thực hành: 2 (60 tiết)
Mô tả môn học
Nội dung môn học chủ yếu về kiến thức ngữ pháp tiếng Trung cơ bản (ý nghĩa và
cách sử dụng các phó từ, liên từ, kết cấu cố định…) kết hợp so sánh với tiếng Việt thông
qua các bài hội thoại, điểm ngữ pháp và các dạng bài tập (dịch câu, điền chỗ trống, hoàn
thành câu, đặt câu, sửa câu sai, hoàn thành đối thoại…)
37b. Tên môn học: NGỮ PHÁP SƠ CẤP 2 (D4)
+ Tiếng Việt: Ngữ pháp sơ cấp 2 (D4)
+ Tiếng Anh:Elementary Chinese Grammar 2 (D4)
- Mã số môn học: NVT036
- Số tín chỉ: 3
+ Lý thuyết: 2 TC (30 tiết)
+ Thực hành: 1 TC: (30 tiết)
Mô tả môn học
Nội dung môn học chủ yếu về kiến thức ngữ pháp tiếng Trung cơ bản (ý nghĩa và
cách sử dụng các phó từ, liên từ, kết cấu cố định…) kết hợp so sánh với tiếng Việt thông
qua các bài hội thoại, điểm ngữ pháp và các dạng bài tập (dịch câu, điền chỗ trống, hoàn
thành câu, đặt câu, sửa câu sai, hoàn thành đối thoại…)
38. Tên môn học: NGỮ PHÁP TIẾNG HÁN THỰC HÀNH
+ Tiếng Việt: Ngữ pháp tiếng hán thực hành
+ Tiếng Anh:Modern Chinese Grammar
- Mã số môn học: NVT066
- Số tín chỉ: 02
+ Lý thuyết 01
+ Thực hành 01
Mô tả môn học
Chuyên đề ngữ pháp là môn học tự chọn thuộc khối kiến thức chuyên ngành nhằm
nâng cao kiến thức ngữ pháp cho người học. Môn học cung cấp cho người học các kiến
thức ngữ pháp tiếng Hán hiện đại như đơn vị ngữ pháp, hệ thống từ loại, các đoản ngữ,
các thành phần câu, phân loại câu. Từ đó, người học nắm vững và sử dụng đúng các đơn
vị ngữ pháp.
39a. NGỮ PHÁP TRUNG CẤP 1 (D1)
+ Tiếng Việt: Ngữ pháp Trung cấp 1 (D1)
+ Tiếng Anh: Intermediate Chinese Grammar 1 (D1)
- Mã số môn học: NVT064.1
- Thuộc khối kiến thức/kỹ năng:
- Số tín chỉ: 03
+ Lý thuyết: 1 (15 tiết)
+ Thực hành: 2 (60 tiết)
Mô tả môn học
Môn học chủ yếu giảng dạy những kiến thức ngữ pháp tiếng Trung ở trình độ đầu
trung cấp. Cung cấp cho sinh viên các mẫu câu cơ bản và khoảng 2500 từ vựng cấp độ sơ
trung cấp liên quan đến nhiều lĩnh vực như: văn hóa, xã hội, thiên nhiên, con người v.v...
Qua môn học, sinh viên củng cố và tích lũy thêm những kiến thức ngữ pháp mới, có thể
phân tích các điểm ngữ pháp và vận dụng chúng vào thực tế giao tiếp cũng như các hoạt
động dịch thuật trình độ đầu trung cấp.
39b. Tên môn học: NGỮ PHÁP TRUNG CẤP 1 (D4)
+ Tiếng Việt: Ngữ pháp Trung cấp 1 (D4)
+ Tiếng Anh: Intermediate Chinese Grammar 1 (D4)
- Mã số môn học: NVT037
- Thuộc khối kiến thức/kỹ năng:
- Số tín chỉ: 3
+ Lý thuyết: 02 TC: 30 tiết
+ Thực hành: 01 TC: 30 tiết
Mô tả môn học
Môn học chủ yếu giảng dạy những kiến thức ngữ pháp tiếng Trung ở trình độ đầu
trung cấp. Cung cấp cho sinh viên các mẫu câu cơ bản và khoảng 2500 từ vựng cấp độ sơ
trung cấp liên quan đến nhiều lĩnh vực như: văn hóa, xã hội, thiên nhiên, con người v.v...
Qua môn học, sinh viên củng cố và tích lũy thêm những kiến thức ngữ pháp mới, có thể
phân tích các điểm ngữ pháp và vận dụng chúng vào thực tế giao tiếp cũng như các hoạt
động dịch thuật trình độ đầu trung cấp.
40a. Tên môn học: NGỮ PHÁP TRUNG CẤP 2 (D1)
+ Tiếng Việt: Ngữ pháp Trung cấp 2 (D1)
+ Tiếng Anh: Intermediate Chinese Grammar 2 (D1)
- Mã số môn học: NVT065.1
- Số tín chỉ: 3
+ Lý thuyết: 01TC: 15 tiết
+ Thực hành: 02TC: 60 tiết
Mô tả môn học
Môn học chủ yếu giảng dạy những kiến thức ngữ pháp tiếng Trung ở trình độ
trung cấp. Cung cấp cho sinh viên các mẫu câu cơ bản và khoảng 2500 từ vựng cấp độ sơ
trung cấp liên quan đến nhiều lĩnh vực như: văn hóa, xã hội, thiên nhiên, con người v.v...
Qua môn học, sinh viên củng cố và tích lũy thêm những kiến thức ngữ pháp mới, có thể
phân tích các điểm ngữ pháp và vận dụng chúng vào thực tế giao tiếp cũng như các hoạt
động dịch thuật trình độ trung cấp.
40b. Tên môn học: NGỮ PHÁP TRUNG CẤP 2 (D4)
+ Tiếng Việt: Ngữ pháp Trung cấp 2 (D4)
+ Tiếng Anh: Intermediate Chinese Grammar 2 (D4)
- Mã số môn học: NVT038
- Số tín chỉ: 3
+ Lý thuyết: 02 TC: 30 tiết
+ Thực hành: 01 TC: 30 tiết
Mô tả môn học
Môn học chủ yếu giảng dạy những kiến thức ngữ pháp tiếng Trung ở trình độ
trung cấp. Cung cấp cho sinh viên các mẫu câu cơ bản và khoảng 2500 từ vựng cấp độ sơ
trung cấp liên quan đến nhiều lĩnh vực như: văn hóa, xã hội, thiên nhiên, con người v.v...
Qua môn học, sinh viên củng cố và tích lũy thêm những kiến thức ngữ pháp mới, có thể
phân tích các điểm ngữ pháp và vận dụng chúng vào thực tế giao tiếp cũng như các hoạt
động dịch thuật trình độ trung cấp.
41. Tên môn học: NGỮ PHÁP TRUNG CẤP 3
+ Tiếng Việt: Ngữ pháp trung cấp 3 (D1)
+ Tiếng Anh: Intermediate Chinese Grammar 3 (D1)
- Mã số môn học:
- Số tín chỉ: 01
+ Lý thuyết: 00 TC: 00 tiết
+ Thực hành: 01 TC: 30 tiết
Mô tả môn học
Môn học trang bị cho SV kiến thức ngữ pháp tiếng Trung ở trình độ trung cấp.
Cung cấp cho học viên khoảng 3500 từ vựng liên quan đến về nhiều lĩnh vực như: xã hội,
văn học, thiên nhiên, cuộc sống, v.v... và các mẫu câu trọng điểm ở trình độ trung cấp.
Mỗi bài học gồm năm phần trọng tâm là bài khóa chính, từ vựng, kết hợp và mở rộng từ
ngữ, ví dụ và giải thích ngữ pháp, bài tập. Phần kết hợp và mở rộng từ ngữ trình bày
những kiểu kết hợp khác nhau của từ vựng, giúp sinh viên hiểu rõ hơn về các quy tắc kết
hợp từ ngữ. Phần ngữ pháp giải thích một cách hệ thống cách dùng của những từ ngữ,
cụm từ cố định sinh viên dễ mắc lỗi cùng những ví dụ minh họa.
Qua môn học sinh viên củng cố và tích lũy thêm những kiến thức ngữ pháp ở trình
độ trung cấp, có thể phân tích các điểm ngữ pháp và vận dụng chúng vào thực tế giao tiếp
và các hoạt động dịch thuật ở trình độ trung cấp.
42. Tên môn học: NHẬP MÔN VĂN HÓA TRUNG QUỐC
+ Tiếng Việt: Nhập môn văn hóa trung quốc
+ Tiếng Anh: Introduction to Chinese culture
- Mã số môn học: NVT039
- Số tín chỉ: 02
+ Lý thuyết 01
+ Thực hành 01
- Môn học tiên quyết/ Môn học trước: HÁN NGỮ TRUNG CẤP
- Môn học song hành:
Mô tả môn học
Nhập môn văn hóa Trung Quốc là một môn học tự chọn thuộc khối kiến thức
chuyên ngành nhằm giới thiệu khái quát văn hóa truyền thống và phong tục tập tục Trung
Quốc cho người học. Từ đó, người học được bồi dưỡng và nâng cao kiến thức về văn hóa
truyền thống và phong tục tập tục Trung Quốc.
43. Tên môn học: PHÂN TÍCH LỖI NGỮ PHÁP THƯỜNG GẶP
+ Tiếng Việt: Phân tích lỗi ngữ pháp thường gặp
+ Tiếng Trung/Anh: 汉语语法偏误分析(Analysis of Chinese grammatical errors)
- Mã số môn học: NVT040
- Số tín chỉ: 02
+ Lý thuyết: 02TC: 30 tiết
+ Thực hành: 00 tiết
Mô tả môn học
Môn học sẽ giới thiệu những lỗi sai về ngữ pháp, từ pháp thường gặp của sinh viên
trong quá trình học tập tiếng Trung. Các lỗi sai được chọn lọc từ chính những bài viết văn
của sinh viên năm thứ 2, 3 qua nhiều khóa học để làm ví dụ minh chứng, đồng thời tiến
hành phân tích sâu những lỗi sai này, qua đó chỉ ra cho sinh viên hướng sửa sai và nắm rõ
vấn đề hiểu rõ và sử dụng đúng ngữ pháp khi diễn đạt trong tiếng Trung.
44. Tên môn học: QUÁN DỤNG NGỮ TRONG KHẨU NGỮ TIẾNG HÁN
+ Tiếng Việt: Quán dụng ngữ trong khẩu ngữ tiếng Hán
+ Tiếng Anh: Chinese Colloquial Idioms
- Mã số môn học:NVT067
- Số tín chỉ: 02
+ Lý thuyết: 02
+ Thực hàng: 00
Mô tả môn học
Môn học giới thiệu, giải thích và luyện tập một quán ngữ thường dùng trong quá
trình giao tiếp. Môn học cung cấp cho sinh viên kiến thức và kỹ năng về cách sử dụng
các quán ngữ thường dùng trong giao tiếp. Có những kiến thức và kỹ năng này, sinh viên
dễ dàng hiểu và tiếp cận nhanh hơn trong quá trình giao tiếp với người bản xứ.
45. Tên môn học: THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH
+ Tiếng Việt: Thực tập chuyên ngành
+ Tiếng Anh: Field Work of Chinese Culture-Linguistics
- Mã số môn học:
- Số tín chỉ: 03
+ Lý thuyết: 00TC: 00 tiết
+ Thực hành: 3TC: 90 tiết
- Môn học tiên quyết/ Môn học trước: Thời điểm thực tập SV đang học HK6 trở lên. SV
học xong các môn cơ sở và chuyên ngành của năm HK đầu.
- Môn học song hành:
Mô tả môn học
Đây là học phần bắt buộc đối với nhưng sinh viên sắp ra trường. Môn học đòi hỏi
sinh viên vận dụng những kiến thức chuyên ngành đã học vào trong thực tế, cụ thể là đến
làm việc thực tế tại một công ty, cơ quan hoặc trường học trong thời gian ít nhất là một
tháng. Sau khi hoàn tất một công việc thực tập, sinh viên sẽ rút ra được nhiều bài học quí
báu bổ sung cho vốn kiến thức và kỹ năng của mình. Từ đó giúp sinh viên xác định và có
những chọn lựa tốt nhất cho nghề nghiệp tương lai. Đây chính là bước khởi đầu cho con
đường nghề nghiệp của các sinh viên khi ra trường
46. Tên môn học: THỰC TẬP THỰC TẾ
+ Tiếng Việt: Thực tập thực tế
+ Tiếng Anh: Internship
- Mã môn học:
- Số tín chỉ: 02
+ Lý thuyết: 00
+ Thực hành: 2TC: 60 tiết
- Môn học tiên quyết/ Môn học trước: Dịch trung cấp 2, Ngữ pháp trung cấp 2, Đọc hiểu
trung cấp
- Môn học song hành:
- Mô tả môn học
Thực tập là một nội dung quan trọng trong chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ
Trung Quốc. Chương trình thực tập tạo cơ hội và hướng dẫn cho sinh viên thâm nhập
thực tế điền dã với yêu cầu khảo sát địa bàn, công trình, tài liệu văn bản chữ Hán còn tồn
tại ở các địa phương. Cung cấp cho sinh viên những kỹ năng chuyên ngành để khảo sát,
nhận diện, xử lý và viết bài thu hoạch của học phần thực tập thực tế.
47. Tên môn học: TIẾNG HÁN DU LỊCH – KHÁCH SẠN
+ Tiếng Việt: Tiếng hán du lịch – khách sạn
+ Tiếng Anh: Chinese for tourism
- Mã số môn học: NVT042
- Số tín chỉ: 03
+ Lý thuyết 02
+ Thực hành 01
Mô tả môn học
Môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành bổ trợ nhằm cung cấp cho người học
những kiến thức về ngành du lịch, và nghề hướng dẫn viên du lịch (chủ yếu là inbound),
hướng dẫn cho người học quy trình chuẩn bị đón đoàn cho đến lúc tiễn đoàn, cung cấp
cho người học cách giải quyết xử lý tình huống cũng như cung cách phục vụ, chăm sóc
khách hàng. Ngoài ra, người học còn được học thêm những kĩ năng mềm như: Hướng
dẫn quy trình và sử dụng dịch vụ khi lưu trú khách sạn, hướng dẫn lễ nghi khi ăn tiệc –
tiệc buffet…Môn học còn cung cấp những vốn từ, mẫu câu chuyên dùng trong ngành du
lịch – khách sạn giúp người học có thể ứng dụng trong nghề.
48. Tên môn học:TIẾNG HÁN THƯƠNG MẠI
+ Tiếng Việt: Tiếng Hán thương mại
+ Tiếng Anh: Inteanational Business Chinese Course
- Mã số môn học: NVT043
- Số tín chỉ: 3
+ Lý thuyết 02
+ Thực hành 01
Mô tả môn học
Môn học thuộc chuyên ngành ngoại thương với tài liệu và ngôn ngữ sử dụng
trong giảng dạy và học tập là tiếng Hán. Nội dung môn học xoay quanh các điều kiện
Thương mại Quốc tế (Incoterms) và các điều khoản của một hợp đồng XNK. Môn học
còn trang bị cho người học kỹ năng và cách thức tổ chức thực hiện các cuộc đàm phán
trong thương mại với trong điều kiện thực tế của Việt Nam.
49. Tên môn học:TIẾNG HÁN VĂN PHÒNG
Tên tiếng Việt: Tiếng Hán Văn Phòng
Tên tiếng Trung: 公司汉语 (Busiess Chinese)
- Mã môn học: NVT044
- Số tín chỉ: 03
+ Lý thuyết: 2TC: 30 tiết
+Thực hành:1TC: 30 tiết (trong đó Thảo luận/Thuyết trình nhóm: 10 tiết)
Mô tả môn học
Môn Tiếng hán văn phòng được đưa vào chương trình nhằm đáp ứng nhu cầu xã
hội. Có thể thấy hiện nay, giao thương giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng như các nước
nói tiếng Trung ngày càng gia tăng, phạm vi hợp tác đầu tư ngày càng mở rộng. Trong
bối cảnh đó, các công ty nước ngoài đầu tư xây xưởng, thiết lập văn phòng làm việc, nhu
cầu tuyển dụng nhân sự văn phòng biết tiếng Trung cũng thế mà gia tăng. Vì vậy, việc
đưa những môn có tính ứng dụng cao vào chương trình là vô cùng quan trọng và tất yếu.
Môn học trang bị cho sinh viên những kỹ năng và kiến thức ngôn ngữ cần thiết để tiếp
cận và làm công việc văn phòng trong môi trường sử dụng tiếng Trung. Đồng thời giúp
sinh viên sớm trang bị những kiến thức giao tiếp trong văn phòng, xử lý tốt các văn bản
bằng tiếng Trung. Đây là một môn học có tính ứng dụng thực tiễn rất cao, vừa đáp ứng
được các yêu cầu của thị trường lao động, vừa đáp ứng được các nhu cầu và mục đích
học tập đa dạng của người học.
50. Tên môn học:TU TỪ
+ Tiếng Việt: Tu từ
+ Tiếng Anh: Rhetoric
- Mã số môn học: NVT045
- Số tín chỉ: 2
+ Lý thuyết 01
+ Thực hành 01
- Môn học tiên quyết/ Môn học trước:
- Môn học song hành:
Mô tả môn học
Nội dung môn học chủ yếu cung cấp cho SV những kiến thức về tu từ trong tiếng Hán. Giúp
SV hiểu và nắm được các biện pháp tu từ thường gặp trong tiếng Hán. Sau khi hoàn tất môn
học, sinh viên có thể đạt được kỹ năng áp dụng các kiến thức đã học trên lớp vào thực tiễn
cuộc sống, sử dụng tiếng Trung đúng văn phong tiếng Hán, đồng thời vận dụng từ ngữ uyển
chuyển hơn, sinh động hơn, đạt hiệu quả ngữ dụng cao
51. Tên môn học: TỪ VỰNG VĂN HOÁ TRUNG QUỐC
+ Tiếng Việt: Từ vựng văn hoá trung quốc
+ Tiếng Anh:Chinese Culture-Linguistics
- Mã số môn học: NVT070
- Số tín chỉ: 02
+ Lý thuyết 02
+ Thực hành
- Môn học tiên quyết/ Môn học trước: Đã hoàn thành các học phần kiến thức cơ sở
ngành.
- Môn học song hành:
Mô tả môn học
Môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành bổ trợ, là một môn học tự chọn dành
cho sinh viên năm thứ 3 và năm thứ 4. Môn học sẽ cung cấp những kiến thức về mối
tương quan giữa ngôn ngữ và văn hóa, cung cấp cho sinh viên kiến thức và kỹ năng/lý
thuyết và thực hành về ngôn ngữ, từ vựng và văn hóa truyền thống Trung Hoa. Đồng
thời, thông qua môn học, người học sẽ biết được những từ ngữ trong tiếng Trung có
những lớp nghĩa văn hóa đó, nhờ vậy, sẽ sử dụng đúng trong ngữ cảnh giúp nâng cao khả
năng giao tiếp chính xác, suôn sẻ.
52. Tên môn học: VĂN HỌC TRUNG QUỐC
+ Tiếng Việt: Văn học Trung Quốc
+ Tiếng Anh: Chinese Literature
- Mã số môn học: NVT048
- Số tín chỉ: 02
+ Lý thuyết 01
+ Thực hành 01
- Môn học tiên quyết/ Môn học trước: Đất nước học Trung Quốc, Địa lý nhân văn Trung
Quốc, Nhập môn văn hóa Trung Quốc, Văn ngôn
- Môn học song hành: Khái lược lịch sử Trung Quốc
Mô tả môn học
Văn học Trung Quốc là một môn học bắt buộc thuộc khối kiến thức chuyên ngành
nhằm hoàn thiện kỹ năng đọc hiểu và phân tích ngôn ngữ nghệ thuật cho người học. Môn
học ngoài việc cung cấp cho người học những kiến thức về văn học Trung Quốc như nội
hàm khái niệm, nguồn gốc, lịch sử, thành tựu, đặc trưng… đồng thời bồi dưỡng khả năng
đọc hiểu và phân tích văn bản nghệ thuật ở người học. Từ đó, giúp sinh viên có thể linh
hoạt ứng biến, tự tin tham gia giao tiếp trong những cảnh huống ngôn ngữ cao nhã, hoặc
trong môi trường học thuật có độ khó cao
53. Tên môn học: VĂN NGÔN
+ Tiếng Việt: Văn ngôn
+ Tiếng Anh: Classical Chinese
- Mã số môn học: NVT046
- Số tín chỉ: 2
+ Lý thuyết: 2
+ Thực hành: 0
- Môn học tiên quyết/ Môn học trước: Tiếng Hán hiện đại cơ sở
- Môn học song hành:
Mô tả môn học
Trên cơ sở những bài khóa (bao gồm các đoạn văn trích tuyển từ những trước tác
tiêu biểu), trình bày một hệ thống từ (bao gồm thực từ 实词 và hư từ 虚词) với ngữ âm,
ngữ nghĩa và ngữ pháp mang tính kế thừa – truyền thống trong ngôn ngữ Hán. Từ đó
người học nắm bắt được các thao tác mang tính rèn luyện kỹ năng phân tích, dịch thuật
đối với Hán cổ, có so sánh đối chiếu với Hán hiện đại. Các slide trình chiếu trên mỗi tiết
học luôn hướng đến việc củng cố và mở rộng nội dung môn học.
54. Tên môn học: VĂN TỰ - TỪ VỰNG HỌC
+ Tiếng Việt: Văn tự - từ vựng học
+ Tiếng Anh:
- Mã số môn học: NVT047
- Số tín chỉ: 03
+ Lý thuyết 02
+ Thực hành 01
- Môn học tiên quyết/ Môn học trước: Hoàn tất tất cả các môn thuộc khối kiến thức cơ sở
ngành.
- Môn học song hành:
Mô tả môn học
Môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành bắt buộc nhằm cung cấp cho sinh
viên kiến thức và kỹ năng/lý thuyết và thực hành về văn tự và từ vựng tiếng Hán hiện đại.
Môn học gồm hai phần:
Phần một: Khái lược về quá trình hình thành, đặc điểm, tính chất của chữ Hán. Mô
tả kết cấu của chữ Hán, cách tạo chữ, phân tích hình dạng của chữ Hán, âm đọc, ngữ
nghĩa, từ đó nêu lên mối quan hệ giữa hình – âm – nghĩa của chữ Hán, qua đó thấy được
hướng phát triển của chữ Hán; nêu bật được mối quan hệ giữa ngôn ngữ Trung Quốc và
văn tự.
Phần hai: Từ vựng tiếng Hán hiện đại: môn học trang bị những tri thức cơ bản và kỹ
năng thực hành các vấn đề về từ vựng tiếng Hán hiện đại trong chức năng diễn đạt nghĩa
của chúng. Ngoài ra, môn học cũng cung cấp cho người học những những kiến thức cơ
bản về cách cấu tạo từ, cách sử dụng và phân biệt các từ đồng nghĩa, phản nghĩa, ... các
vấn đề về từ vựng và ngữ nghĩa của tiếng Hán hiện đại. Kết thúc môn học sinh viên được
yêu cầu nắm vững phương thức cấu tạo từ, ngữ nghĩa của từ vựng tiếng Hán hiện đại.

Ở bậc đại học do người học thảy đều bắt đầu từ bậc sơ cấp, chưa hoàn thiện kỹ
năng thực hành tiếng nên phải tập trung hoàn thiện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, trước
khi đi vào học tập các môn có tính chất chuyên sâu, mang tính lý thuyết cao như Ngữ âm
tiếng Hán, Văn tự tiếng Hán, Từ vựng tiếng Hán, Ngữ nghĩa học tiếng Hán, Ngữ pháp
tiếng Hán, Nhập môn văn hóa Trung Quốc, Đất nước học Trung Quốc, Hán ngữ cổ đại,
Văn học Trung Quốc, Kỹ năng biên dịch, Kỹ năng phiên dịch, Giáo học pháp...Các môn
có tính phức tạp hơn, thuộc kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành, sẽ được cung cấp
đến người học ở bậc học Thạc sĩ. Ở các bài dưới đây, nội dung trao đổi của chúng tôi sẽ
xoay quanh tính liên thông giữa các mảng kiến thức thuộc chuyên ngành Ngôn ngữ
Trung Quốc và cách học các mảng kiến thức này sao cho có thể đạt hiệu quả cao.
Bài 4
MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC MẢNG CHUYÊN NGÀNH

4.1. Mối quan hệ giữa ngữ âm, ngữ nghĩa và văn tự


Với những hệ thống chữ viết phiên âm, ngữ âm là cơ sở cho việc hình thành hệ
thống chữ viết, ngữ âm thay đổi, chữ viết cũng sẽ thay đổi. Chữ Hán với tư cách cơ bản
là một văn tự biểu ý, trong bản thân nó cũng có những kiểu chữ mang thành tố biểu âm,
ví dụ kiểu chữ Hình thanh và Giả tá. Tuy nhiên đặc điểm biểu ý của hệ thống chữ Hán,
làm cho mối quan hệ giữa ngữ âm và văn tự trong tiếng Hán không thật khăng khít, đồng
thời đây cũng là một trở ngại cực lớn cho người học tiếng Hán, tức phải vượt qua cửa ai
văn tự, nếu muốn thụ đắc thành công ngôn ngữ này. Việc không gắn kết khăng khít với
ngữ âm của chữ Hán, khiến cho giữa tiếng Hán và chữ Hán có sự lỗi nhịp lớn, tức rất
nhiều hình vị, từ trong tiếng Hán trong một thời gian khá dài không có chữ Hán biểu đạt,
việc này luôn phải chờ đời các nhà văn tự học, gây rất nhiều bất cập, đặc điểm này khác
xa hệ thống các ngôn ngữ dùng văn tự phiên âm để ghi chép.
语言 yu3yan2 ngữ ngôn = ngôn ngữ
言语 yan2yu3 ngôn ngữ = lời nói
40 âm vị 音 yin1 位 wei4 = chữ viết ghi âm
语言 = 语音 + 语义 备忘录
语音:qu4 语义: động tác đi 文字:qu4 去
买 买盒饭
từ vựng 词汇 = 词 từ + Cụm từ cố định 固定词组 hệ thống
他 去 大 青蛙 红花 学习 神仙 买 盒饭 喝 水
井底之蛙 = 肤浅 = 幼稚
Giao tiếp 交际 tư duy 思维 hành chức
语法 Ngữ pháp:
Cụm từ tự do 12 自由词组:他去 去
买 买盒饭 他 去买 他买盒饭
Câu 句子:他去。 他去买。 他买盒饭。
能指 = 语音 所指 = 语义 文字
词汇 = 词 + 固定词组(=固定短语=固定片语)
他 ta1 nghĩa- bài khóa 去 大
青蛙 买 盒饭 喝 水
井底之蛙 = 肤浅 = 幼稚
语法 = 自由词组 + 句子=单句+复句
山上 山里 山腰 山顶 山下 学习 神仙 书空
山 shan1 đồ họa hóa đường nét hóa nét bút hóa
mlời ppnp lời nhời blời trời giời tlâu trâu

N NP PN PNP PPNP -217 CH UA N2 CHAN2


âm vị (nguyên âm + phụ âm) + siêu âm vị (thanh điệu) - âm tiết (ng/â) = hình vị
(np, tv:TV) =ngữ tố (TQ) = tự (VT) - từ: từ đơn, từ ghép - cụm từ - câu
ÂM TIẾT /YIN1 JIE2 音节, ĐƠN VỊ CỦA NGỮ ÂM, TRONG TIẾNG HÁN,
VIỆT, MỖI ÂM TIẾT THƯỜNG ĐỀU CÓ NGHĨA.
ÂM TIẾT TIẾNG HÁN: KHOẢNG 400 = TỰ ZI4 字 60000 : 400 x 4
=1600 = 37.5
mlời nhời blời trời giời
feng 峰、枫、疯、风、封、葑、凤、锋、丰
中古汉语:平、上、去、入 一 905
近代汉语-----HÁN PT:
平(1 阴、2 阳) 上 3(阴、阳) 4去 (阴、阳) 入(阴、
阳)
贾宝玉 jia3 假宝玉 贾保欲 bao3yu4 灭人欲
TV: 平(阴 ngang、阳 huyền) 上(阴 hỏi、阳 ngã)
去 ( 阴 sắc: tá 、 阳 nặng: tạ ) 入 ( 阴 sắc: tác 、 阳 nặng:
tạc)p,t,k,c,ch
月 yue4 nguyệt
Bình: âm bình=ngang + dương bình=huyền
Thưởng: âm thưởng= hỏi + dương thưởng= ngã
Khứ âm khứ =sắc: tá, má, tú, táng + dương khứ= nặng
Nhập âm nhập=sắc: -c,-k,-p,-t,-ch + dương nhập =nặng
1 âm bình 2 dương bình 3 thưởng 4 Khứ

yue4 月 ri4 日 木 目 刀--------晶、林、森、明----疯、峰、枫 、病

Tượng hình 象形 山 日 目
Chỉ sự 指事 上、下、木、本、末、刃
Hội ý 会意 莫 mo4 明

Hình thanh 形声 暮 = 日 + 莫 mo4-mu4 树 梧


桐 铁

莫 mo4 自
秀才读半边字
转注 江河 一条江 一条河 一条江河 一条河流
代替 老考 耆老
假借 汝 ru3 - ru3:你 令 ling4 雕 diao1 自 zi4
多音字: 长 chang2 zhang3 打 da3 da3 从、自 da2 = 12
树 shu4 树木 - 栽种 - 培养 十年树木,百年树人
老婆心切
甲骨文、金文、大篆、小篆、隶书、草书、楷书、行书
打 da3 da2 击打;从、自;十二
TH/UYỀN: 音节
U/YỀN 韵母 = 介音(N) +韵母
YỀ/N 韵母 = 韵腹 (N)+ 韵尾(P; u,o,i)
YỀ ie thiền thiêm
TH + UYỀN (U, GIỚI ÂM 介 音 = 韵 头 ; YÊ, ĐỈNH ÂM 韵 腹 ; n, âm cuối)
+thanh điệu
chuán ch + uán = u + a + n + 2 chán
chuang2 chang2
HOA: hua1 ha1
Hoàng: huáng
音位 - 语素 - 词 - 词组 - 句子 - 段落 - 篇章
六对送气与不送气声母:b-p/d-t/g-k/j-q/zh-ch/z-c
饱-跑/都-土/改-楷/鸡-七/知-持/字-词
-i (前 i):zi,ci,si;
-i(后 i):zhi, chi, shi, ri
1: 55; 2: 35; 3: 214; 4:51.
前响复元音:ai, ei, ao, ou. i,u,o bán nguyên âm
后响复元音:ia,ie,ua,uo,ue. i,u giới âm o,u
中响复元音:iao, iou,uai, uei.
前鼻韵母:an, ian, uan, uen, en, in, un
后鼻韵母:ang, iang, uang, eng, ing, ueng, ong, iong.
一、不、上声的变音。
4.2. Mối quan hệ giữa từ vựng và ngữ pháp
Xét về phạm vi nghiên cứu, hai ngành học này có một số điểm giao nhau. Đối
tượng nghiên cứu của Từ vựng học là từ và ngữ cố định, trong đó bao gồm cả đặc điểm
ngữ pháp nội tại của các đơn vị này. Trong khi đó, ngữ pháp cũng xem mảng ngữ pháp
thuộc từ và cụm từ cố định là đối tượng nghiên cứu của mình, tất nhiên đối tượng nghiên
cứu của ngữ pháp còn các yếu tố ngoài các đối tượng nêu trên.
Từ vựng và ngữ pháp là hai đơn vị thuộc hai bình diện khác nhau của ngôn ngữ,
trong đó từ vựng đại diện cho đơn vị tiêu biểu của ngôn ngữ hệ thống, tức những cái có
sẵn; còn ngữ pháp là quy luật kết hợp giữa các kiểu loại từ vựng, nhằm biến ngôn ngữ từ
ngôn ngữ hệ thống trong từ điển, trừu tượng trở thành thứ ngôn ngữ hành chức, cụ thể.
Ngữ pháp được xem là quy luật vận dụng của ngôn ngữ, không có ngữ pháp, ngôn ngữ
không thể biến thành ngôn ngữ hành chức, không thể hoàn thành chức năng quan trọng là
giao tiếp cũng như công cụ quan trọng cho tư duy thuận lợi diễn ra.
từ và ngữ cố định (hệ thống) ---(NP)---- ngữ tự do + câu (hành chức)
C+V V+O Tr+V V+Bn CV。 CVO。小鸟飞 。 我抓小鸟。
4.3. Mối quan hệ giữa từ pháp, cú pháp và tu từ
Từ pháp và cú pháp thuộc mảng ngữ pháp, trong đó từ pháp trong ngôn ngữ học
Ấn Âu thường tách thành một mảng riêng với tên gỏi Hình thái học, chuyên nghiên cứu
ngữ pháp của từ và cụm từ cố định, còn cú pháp chuyên nghiên cứu ngữ pháp của câu,
bao gồm cả ngữ pháp của ngữ đoạn hay đoản ngữ. Với tiếng Hán, do từ về cơ bản không
mang đặc điểm biến hình, cho nên mảng từ pháp tuy quan trọng nhưng không đến mức
bức thiết phải thành lập một chuyên ngành riêng, cho nên cả từ pháp và cú pháp vẫn dung
hợp trong phạm vi của ngữ pháp.
từ và ngữ cố định (hệ thống) ---(NP)---- ngữ tự do + câu (hành chức)
từ vựng 词汇 = 词 từ + Cụm từ cố định 固定词组
语素:他 去 大 买 喝 水 子 葡萄 巧 克 力
青蛙 红花 学习 神仙 替代 盒饭
井底之蛙 = 肤浅 = 幼稚
我是民。 我是人民。
Giao tiếp 交际 tư duy 思维 大写 小写
Ngữ pháp:
Cụm từ tự do 自由词组:他去 去买 买盒饭 他去 他去买 他买盒饭
Câu 句子:他去。 他去买。 他买盒饭。
Ếch nhảy lên bờ. 能指 所指
聚↑我 今天 上午 要 上课。
合│你 明天 下午 应该 休息。
关│他 后天 早上 可能 放假。
系│我们 昨天 中午 可以 考试。
│你们 前天 晚上 肯定 工作。
┼—————————————→
组合关系
(1)弟弟和妹妹 // 老师、学生 // 工人农民 // 北京上海……(“名词 + 名词”的联
合关系) 高而大 聪明而漂亮 搜集并整理 讨论并支持
商讨并决定

(2)吃饭 // 喝茶 // 打球 // 看戏……(“动词 + 名词”的述宾关系/词组) 述语

(3)我吃饭。// 你买菜。 // 小王吃鱼。……(“主 + 谓 + 宾”的句子结构)


我在家。 我在家吃饭。
Trong quan hệ với tu từ, ngữ pháp giúp người nói người viết biểu đạt một cách
chính xác những ý nguyện thành hình trong đầu mà họ muốn biểu đạt ra, không có ngữ
pháp cả người nói, người nghe đều không thể tiến hành giao tiếp. Còn tu từ mục đích chủ
yếu chỉ dừng lại ở khía cạnh làm cho ngôn ngữ đẹp, hay và biểu đạt một cách hiệu quả
hơn. 词汇 红花 神仙 鬼魔 去 在
4.4.Mối quan hệ qua lại giữa các mảng từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp----văn tự:
因为降雨,所以他来不了。
他之所以来不了,是因为降雨。
我说的是 我所说的是
Nếu người học có thể nắm chắc các vấn đề cơ bản thuộc các mảng này, có thể nói,
kiến thức và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ Trung Quốc của họ đã được đảm bảo. Họ không
còn khó khăn trong vấn đề dùng từ đặt câu, cũng như các kiểu phong cách ngôn ngữ nhấn
nhá, chuyển đổi qua lại khi biểu đạt. Tuy nhiên, vẫn còn một mảng quan trọng mà người
học cần phải tiếp tục chinh phục, đó là mảng kiến thức cơ bản về đất nước, con người,
văn hóa, xã hội… Trung Quốc trong cả quá khứ lẫn hiện tại. Không có những kiến thức
này, người học dù giỏi và linh hoạt tới mấy cũng thiếu chiều sâu, thiếu bề dày văn hóa,
nếu không muốn nói có khả năng sẽ phạm không ít lỗi văn hóa, quá trình tác nghiệp sau
khi ra trường cũng sẽ gặp không ít trắc trở.
4.5.Các yếu tố văn hóa trong ngành Ngôn ngữ Trung Quốc
4.5.1.Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa
Ngôn ngữ và văn hóa có mối quan hệ hết sức mật thiết, đến nỗi có người cho rằng
ngôn ngữ chính là văn hóa. Thực ra như đã nói, ngôn ngữ gồm hai phần cái biểu đạt và
cái được biểu đạt, và ở đây cái được biểu đạt tức phần ngữ nghĩa, phần nội dung của ngôn
ngữ chính là văn hóa. Sở dĩ như vậy là vì ngôn ngữ là công cụ tồn tại quan trọng nhất của
văn hóa, không những thế ngôn ngữ cũng là phương tiện để sáng tạo ra văn hóa, vì tư duy
sáng tạo của con người chính phải thông qua hoạt động ngôn ngữ.
学士 举人
4.5.2.Tri thức văn hóa và văn hóa giao tiếp
Thực tế cho thấy, người học tiếng Trung, bao gồm cả những sinh viên tốt nghiệp
chuyên ngành ngôn ngữ Trung Quốc, khi đi phỏng vấn xin việc cũng như trong quá trình
tác nghiệp tại các công ty nước ngoài khi sử dụng tiếng Hán thường xuyên phạm các lỗi
về ngữ nghĩa, ngữ dụng và văn hóa, gây ra sự xung đột từ góc độ liên văn hóa. Đây chính
là hậu quả của việc giảng dạy tiếng Hán nhưng chỉ chuyên tâm vào giáo dục kỹ năng
ngôn ngữ hoặc tác rời việc giáo dục vốn phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ và
văn hóa.
Để thành công trong việc giáo tiếp liên văn hóa, cần phải chú ý đến các yếu tố liên
văn hóa, bao gồm: đặc thù giao tiếp không giống nhau giữa các quốc gia, giữa các vùng
miền của một quốc gia, giữa các giai tầng xã hội khác nhau trong mỗi quốc gia, giữa các
nghề nghiệp khác nhau, giữa các tình huống khác nhau. Những trở ngại cũng đồng thời
phải khắc phục như sự sai lầm do nhận thức, định kiến hay chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi,
những yếu tố, khía cạnh, nội dung mẫn cảm của một dân tộc… Nói tóm lại, rất nhiều vấn
đề cần phải chú ý, và chúng chỉ có được từ các môn học văn hóa được thiết kế.
Bài 5
PHƯƠNG PHÁP HỌC CHUYÊN NGÀNH NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC

5.1.Phương pháp học ngữ âm, chữ Hán, từ vựng, ngữ pháp
Ngữ âm: cần phân tách và hiểu rõ các khái niệm thuộc phạm vi một âm tiết, cụ thể
chúng ta có các đơn vị: âm tố là biểu hiện của âm vị; âm vị có âm vị phụ âm và âm vị
nguyên âm, trong đó âm vị phụ âm thường đảm nhiệm vai trò phụ âm đầu, và phụ âm
cuối thường kết hợp với nguyên âm để tạo thành phần vần. Ngoài ra, chúng ta còn có âm
vị siêu đoạn tính là hệ thống các dấu thanh. Việc kết hợp giữa các âm tiết (hình vị) để tạo
thành, trong quá trình biểu đạt cần phải nhớ quy luật biến đổi thanh điệu, nhất là với các
trường hợp chữ 不 và 一 kết hợp với các chữ mang dấu thanh còn lại, cũng như trường hợp
hệ thống các chữ mang thanh 3 đứng liền nhau. Ngoài những điều cơ bản trên đây, người
học phải luôn có ý thức trong việc “chính âm”, với những chữ lạ, nhất định phải tiến hành
tra cứu với hệ thống tự, từ điển đáng tin cậy ( 新华字典、现代汉语词典 ), nhất định không
thể xem nhẹ, đồng thời dùng cách xử lý “ 秀才识字读半边”. Với hệ thống các lý thuyết liên
quan đến bình diện ngữ âm, muốn học tốt cũng phải bắt đầu từ những vấn đề nêu trên.

Chữ Hán: Để học tốt chữ Hán, trước tiên phải bắt đầu bằng hệ thống tự mẫu (chữ
cái của chữ Hán), tức hệ thống 6 nét cơ bản, kế đó phối hợp các nét cơ bản để tạo ra các
nét phái sinh. Kế đó phải tiến hành ghi nhớ hệ thống các bộ kiện, các quy tắc phối hợp
giữa các bộ kiện để tạo thành chỉnh tự. Để nhớ được chữ Hán phải biết quy tắc cấu tạo
lục thư của chữ Hán. Để đọc thông được chữ Hán, cần phải nhận biết các thể chữ Hán.
Muốn biết tình hình sử dụng các thể chữ Hán ra sao trong xã hội Trung Quốc, cần phải
hiểu quy định về ứng dụng văn tự. Với việc làm sao để mở rộng vốn chữ Hán, cần phải
lấy 2500 chữ Hán làm mục tiêu, sau đó phân ra các bước, các giai đoạn khác nhau trong
việc học tập.
Từ vựng: Tối kị việc chắp chữ tìm nghĩa, tức nhiều học viên có thói quen chỉ sử
dụng tự điển để tra từ, điều này hoàn toàn không phù hợp, vì mỗi từ có một hệ thống các
nét nghĩa riêng, nếu không dùng từ điển đáng tin cậy, không thể nắm bắt được nét nghĩa,
cũng như cách dùng chính xác. Để tăng vốn từ vựng đi cùng với khả năng có thể sử dụng
và nhớ lâu, cần phải học từ trong từng tình huống ngữ nghĩa, tuyệt đối không học từ đơn,
như vậy rất khó có sự tăng tiến trong học từ và học tiếng nói chung. Người học có thể học
từ trong các từ điển tạo câu, hoặc có thể sử dụng các tài liệu đáng tin cậy khác.
Với đơn vị tương đương từ là cụm từ cố định, cần phải thông qua từ điển thành
ngữ, tra cứu nét nghĩa bóng chính thức
Ngữ pháp: Trước tiên cần nắm chắc hai trục kết hợp và trục tuyển lựa trong ngôn
ngữ. Với trục tuyển lựa, chúng ta có các kiểu từ loại khác nhau; với trục kết hợp, chúng ta
có các kiểu đoản ngữ hoặc từ tổ (từ tổ chủ vị, từ tổ thuật tân, từ tổ phụ chính, từ tổ trung
bổ, từ tổ liên hợp, từ tổ đồng vị, từ tổ lượng từ, từ tổ phương vị, từ tổ giới từ, từ tổ chữ 的,
từ tổ chữ 所, từ tổ so sánh) khác nhau trong việc làm thành câu. Nếu không nắm được hai
quy luật này, việc học ngữ pháp khó có thể tăng tiến.
5.2. Phương pháp học nghe, nói, đọc, viết
Kỹ năng nghe: Trên cơ sở nắm chắc hệ thống ngữ âm, từ vựng cơ bản, cấu trúc
câu cơ bản và đặc thù, tập trung lắng nghe, kết hợp việc chăm chỉ luyện tập thường
xuyên, người học chắc chắn sẽ tiến bộ rất nhanh.
Kỹ năng nói: Tập trung học những kết cấu, những kiểu câu nổi bật ở khía cạnh
công năng, tức biểu đạt nội dung nào ứng với kiểu câu nào, trong nhiều kiểu câu cùng
biểu đạt một nội dung, nên phân biệt khía cạnh thông tục, cao nhã giữa chúng. Ngoài ra,
vấn đề biểu đạt không chỉ dừng ở khía cạnh biểu đạt những vấn đề của đất nước, con
người và văn hóa Trung Quốc, cũng cần phải học, tìm tòi cách biểu đạt những vấn đề bản
ngữ, tất nhiên phải tìm ra cách biểu đạt chính xác, được người nghe có tiếng mẹ đẻ là
tiếng Trung Quốc (tiếng Hán) chấp nhận.
Kỹ năng đọc: Cần phải luyện tập hai kiểu đọc chính là đọc nhanh tóm ý và đọc
kỹ, chẻ câu để nắm bắt những nét nghĩa tế vi nhất. Nếu không làm như vậy, người học sẽ
bị động trong rất nhiều tình huống trong môi trường thuần tiếng Hán.
Kỹ năng viết: Ngoài nắm chắc các cấu trúc câu, các cấu trúc biểu đạt, cần phải tập
viết theo ba phong cách văn bản khác nhau, tức viết theo ngôn ngữ đời sống (thông tục,
dễ hiểu), viết theo ngôn ngữ khoa học, chính luận, bao gồm cả các văn bản ứng dụng với
độ chính xác cao và theo kiểu ngôn ngữ nghệ thuật hướng tới việc biểu đạt đa nghĩa.
5.3. Phương pháp học biên phiên dịch
Kỹ năng phiên dịch: Nắm chắc cách biểu đạt số từ, nắm vững các cấu trúc câu và
các cách biểu đạt đặc thù ở cả hai ngôn ngữ, tâm lý vững vàng, cách biểu đạt ngữ khí linh
hoạt, kết hợp với bốn yếu lĩnh 别停下,别露馅,别着急,别太久 , chắc chắn các bạn sẽ
thành công.
Kỹ năng biên dịch: Nắm chắc các cách biểu đạt, bao gồm cả hai khía cạnh văn
nói và văn viết để vận dụng khi cần. Kế đó người làm công tác biên dịch cần cẩn trọng
trong quá trình giải mã tài liệu dịch cũng như chọn lựa cấu trúc biểu đạt. Với những
trường hợp không chắc chắn, bắt buộc phải tìm các kênh tham khảo hữu quan, nhất định
không thể dịch lấy được, vì bản dịch đã công bố thì không thể lấy lại mà sửa chữa được.
Điều này khác với phiên dịch, dịch sai có thể đính chính ngay.
5.4. Phương pháp học các môn văn hóa TQ
Văn hóa là hạt nhân của ngôn ngữ, mục tiêu học các môn văn hóa nhằm biến một
người chỉ biết sử dụng vỏ ngôn ngữ, sang sử dụng ngôn ngữ với độ trầm và chiều sâu
hơn. Khi học các môn học này, nhìn chung kỹ năng thực hành tiếng của sinh viên đã khá
tốt, cho nên người học nên tận dụng cơ hội vận dụng kỹ năng thực hành tiếng vào việc
tìm hiểu nội hàm các thuật ngữ, khái niệm, hiện tượng văn hóa, sau đó tập biểu đạt bằng
ngôn ngữ chuyên ngành. Đây là mục tiêu chính của việc thiết kế các môn học này.
Bài 6
KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

6.1.“Nghiên cứu” là gì?


Trong tiếng Việt, từ “nghiên cứu” có nguồn gốc Hán Việt, hiểu theo nghĩa đen chỉ
hoạt động tìm tòi, suy xét và nghiền ngẫm một vấn đề cho thấu đáo. Bắt nguồn từ tiếng
Pháp “recerche (r)”, từ “research” trong tiếng Anh được kết hợp từ hai thành tố “re” có
nghĩa lặp đi lặp lại nhiều lần, và “search” có nghĩa là tìm kiếm để phát hiện hoặc khám
phá.
Như vậy, có thể tóm lược, nghiên cứu là “hành vi tìm kiếm để phát hiện ra những
sự kiện mới hay thêm vào mảng thông tin những điều chưa biết.” (3, tr.885)
6.2.Phân loại nghiên cứu
Xét từ khía cạnh loại hình, có thể phân thành 03 loại sau:
- Phân theo số người tham dự, có nghiên cứu cá nhân và nghiên cứu tập thể (từ 02
người trở lên).
- Phân theo địa điểm thực hiện, có nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và nghiên
cứu ngoài phòng thí nghiệm.
- Phân theo bản chất hoặc mục đích, có nghiên cứu thuần túy và nghiên cứu ứng
dụng.
Trong ba loại nghiên cứu nêu trên, nghiên cứu phân theo bản chất hay mục đích là
quan trọng nhất.
Bất kỳ loại nghiên cứu nào đều có mối quan hệ mật thiết với ba khía cạnh nêu
trên.
Nghiên cứu thuần túy (pure research) mang tính không vụ lợi, chỉ nhằm mục đích
khám phá chân lý của vấn đề.
Nghiên cứu ứng dụng (practical or applied research) là các công trình tìm kiếm và
khám phá ra những cái mới, nhắm đến mục đích phục vụ cho các nhu cầu xã hội, nâng
cao hiệu suất kinh tế.
Thông thường các công trình nghiên cứu hiện nay đều kết hợp hai loại nghiên cứu
nêu trên.
6.3.Điều kiện đối với người nghiên cứu
- Thông thạo về lãnh vực nghiên cứu.
- Nhà nghiên cứu cần có đam mê với lĩnh vực nghiên cứu.
- Nhà nghiên cứu cần có khả năng tư duy và phản ánh một cách logic (bao gồm
thông thạo ngôn ngữ báo cáo, ngôn ngữ báo cáo nặng về phân tích, không phải mô tả), có
khả năng trình bày vấn đề một cách hệ thống và biện chứng.
6.4.Các loại đề tài nghiên cứu
Nhìn chung có thể phân thành 05 loại chính:
- Đề tài dựa vào tác phẩm hay tác giả
+ Chọn tác phẩm hay tác giả nổi tiếng: thường có nhiều người đã nghiên cứu,
nhưng vẫn còn khía cạnh chưa nghiên cứu, có thể tiếp tục.
+ Chọn tác phẩm hay tác giả ít được biết đến: có nhiều vấn đề cần bàn, cơ hội
đóng góp của bạn sẽ nhiều hơn.
- Đề tài dựa vào 01 hoặc một tập hợp khái niệm: thường nghiên cứu quá trình hình
thành, phát triển, biến chuyển của một hoặc nhiều khái niệm. Ví dụ, khái niệm “thi sử”
trong thơ Đỗ Phủ, quan niệm “uyển ước” trong từ của Khương Quỳ…
- Đề tài so sánh: so sánh nội văn hóa và so sánh ngoại văn hóa, so sánh tiếp nhận
(ảnh hưởng) và so sánh song song. Ví dụ so sánh Truyện Kiều của Nguyễn Du và Kim
Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, nghiên cứu so sánh ngữ pháp tiếng Anh và
tiếng Việt…
- Đề tài siêu triết học: là những đề tài thảo luận về những vấn đề triết học, như
thực tại, nhận thức luận, giá trị quan… Ví dụ, nhận thức luận trong triết học Trình Chu,
nhận thức luận trong Tâm học của Vương Dương Minh…
- Đề tài liên ngành: chỉ đề tài có liên hệ ít nhất với hai ngành khoa học khác nhau,
ví dụ văn học và ngôn ngữ học, văn học và tôn giáo, văn học và vật lý học… Ví dụ,
nghiên cứu thơ Đào Uyên Minh từ góc độ ngôn ngữ, tôn giáo, triết học; ngôn ngữ thơ
Đường…
6.5.Các phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp hệ thống: giúp nhà thấy được mối quan hệ giữa chỉnh thể và bộ
phận, thấy được tầm quan trọng của bộ phận trong chỉnh thể. Ví dụ, Đỗ Phủ và thơ Thịnh
Đường hoặc thơ cổ điển Trung Quốc, ẩn dụ và các thủ pháp tu từ khác…
- Phương pháp thống kê: còn gọi phương pháp số lượng, có thể giúp nhà nghiên
cứu loại trừ được yếu tố chủ quan ra khỏi phạm vi nghiên cứu. Hạn chế của phương pháp
này là bỏ qua những phân tích định tính, tức chỉ đề cập đến số lượng chứ không giải thích
được nguyên nhân.
- Phương pháp nghiên cứu hiện trường: đòi hỏi người nghiên cứu phải tham quan,
khảo sát hiện trường để có được dữ liệu. Khó khăn là thời gian, tài chánh và khí hậu, dễ
khiến nhà nghiên cứu phải bỏ cuộc giữa đường.
- Phương pháp thực nghiệm: thường dùng với khoa học tự nhiên, còn gọi phương
pháp thí nghiệm, thường diễn ra ở các phòng thí nghiệm.
- Phương pháp khảo sát: thông qua tất cả các nguồn tư liệu có thể tiếp xúc được,
nhà nghiên cứu hình thành giả thuyết, chứng minh và đưa ra kết luận.
- Phương pháp so sánh – đối chiếu: phương pháp này đóng vai trò quan trọng
trong khoa học xã hội nhân văn, đặc biệt nghiên cứu văn học, ngôn ngữ, văn hóa. Mục
đích chủ yếu nhằm so sánh sự hình thành, phát triển cùng những điểm tương đồng, dị biệt
giữa hai hoặc nhiều đối tượng.
- Phương pháp phỏng vấn: cung cấp nhiều tư liệu đáng tin cậy, nhưng thường khó
lấy được ý kiến từ nhiều người, nhất là những người khác về đảng phái, đôi khi ý kiến
của người phỏng vấn cũng không thật đáng tin cậy.
- Phương pháp bảng câu hỏi: đưa ra nhiều câu hỏi, nhằm đạt được những câu trả
lời thuận hoặc nghịch, tích cực hoặc tiêu cực, có hay không. Cũng như phỏng vấn, chưa
chắc người trả lời đã nghiêm túc, thêm nữa, chưa hẳn người tiến hành hỏi và tổng kết có
thái độ khách quan cần thiết.
- Phương pháp phân tích: trên cơ sở phân tích các yếu tố, đối tượng liên quan rút
ra kết luận.
- Phương pháp liên ngành: kết hợp kiến thức của nhiều ngành để giải quyết vấn đề
nghiên cứu. Ví dụ, nghiên cứu văn học thường xuyên phải dùng những kiến thức ngôn
ngữ, triết học, tôn giáo…
6.6.Nguồn tài liệu nghiên cứu
Tầm quan trọng của tài liệu
- Nhà nghiên cứu có thể tiết kiệm nhiều thời gian trong quá trình nghiên cứu nhờ
tìm được tài liệu hữu hiệu.
- Có thể phát hiện ra nhiều tư tưởng mới mẻ trên cơ sở tài liệu nguyên thủy, tài
liệu hay.
6.7.Phân loại nguồn tài liệu
Thường gồm ba nguồn chính:
- Tài liệu gốc (Primary Sources): tất cả sáng tác thuộc nguyên thủy của một tác giả
nào đó. Nguồn này càng nhiều càng hữu ích với việc nghiên cứu. Bao gồm:
+ Sách nguyên thủy.
+ Luận văn và luận án.
+ Chuyên khảo.
+ Bài nghiên cứu trong tạp chí.
+ Thư từ, nhật ký, hồi ký, bút ký nhân chứng.
+ Kịch, thơ ca, tiểu thuyết, tự truyện.
+ Tài liệu phỏng vấn, bảng câu hỏi, khảo cứu thống kê.
+ Các loại báo cáo và phúc trình.
+ Các loại biên bản.
+ Lời khai hoặc bản chứng nhận.
+ Công báo, văn kiện, diễn văn, thông điệp của các cơ quan và tổ chức.
- Nguồn tài liệu thứ hai (Secondary Sources): bao gồm các tác phẩm dựa trên nội
dung tài liệu gốc, viết về tài liệu gốc hoặc các bản dịch khác nhau về tài liệu gốc. Nhìn
chung tài liệu này không đáng tin cậy lắm vì có nhiều khả năng sai lầm về cách hiểu và
giải thích. Cho nên càng ít sử dụng càng tốt. Bao gồm:
+ Các bản dịch
+ Các bản giải thích, chú sớ, tập chú, tập giải.
+ Các bản tóm tắt.
+ Các bài điểm sách trên tạp chí, báo.
+ Từ điển bách khoa, các sách hướng dẫn.
+ Các đánh giá có liên quan.
+ Các ấn bản có chứa thông tin liên quan với sự kiện.
- Nguồn tài liệu thứ ba (Tertiary Sources): bao gồm tất cả những tác phẩm dựa trên
nội dung nguồn tài liệu thứ hai. Chúng có thể cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quát
hoặc tóm lược khá chính xác về chủ đề nào đó. Một số công trình có chất lượng cao, có
tác dụng tích cực trong quá trình nghiên cứu.
+ Các loại sách giáo khoa và các sách tương tự.
+ Các bài xã luận trên báo, đài.
6.8.Quá trình nghiên cứu
- Định nghĩa vấn đề: cần làm rõ ý nghĩa của một số từ mô tả phương pháp của vấn
đề được nghiên cứu, ví dụ:
+ Phân tích: mô tả các yếu tố khác nhau và mối quan hệ tương quan giữa chúng.
+ So sánh: khảo sát các đặc điểm của đối tượng, với mục đích đưa ra các điểm
tương đồng và dị biệt giữa chúng.
+ Đối chiếu: khảo sát các đặc điểm của đối tượng, nhằm đưa ra các đặc điểm khác
nhau mà thôi.
+ Tóm tắt: trình bày các vấn đề trọng tâm một cách vắn tắt.
- Chọn lựa đề tài:
+ Đề tài có mới mẻ và có thật sự có ý nghĩa không?
+ Có giáo sư hướng dẫn thích hợp không?
+ Bạn có yêu thích chủ đề đó không?
+ Bạn có đủ khả năng nghiên cứu vấn đề đó không?
+ Tài liệu nghiên cứu có đầy đủ không?
- Giới hạn đề tài
+ Đề tài quá rộng, khó nghiên cứu chuyên sâu, đồng thời khó hoàn tất trong thời
gian cho phép.
+ Thất bại trong việc giới hạn luận văn có thể ảnh hưởng đến thất bại về thời gian,
nội dung trình bày và chất lượng của nghiên cứu.
- Lập chương trình làm việc
+ Định nghĩa và giới hạn vấn đề, tìm tài liệu tham khảo 30%
+ Đọc tài liệu và ghi chép nội dung liên quan 30%
+ Viết bản thảo lần thứ nhất 20%
+ Hiệu đính, ghi chú thích, tham khảo và viết bản thảo cuối cùng, kiểm tra lại bản
in thử 20%
- Lập danh mục tài liệu tham khảo: nên đến các thư viện tìm đọc sách mục lục,
hoặc có thể tìm từ các nguồn khác nhau.
- Phác thảo đề cương sơ bộ: sau khi nắm được tình hình tài liệu, bạn dễ dàng phác
thảo đề cương sơ bộ cho luận văn. Thường với luận văn, có thể thiết kế các phần,
chương, tiết, mục, đoạn.
- Đọc tài liệu và ghi chép nội dung liên quan
+ Về cách đọc, có hai cách đọc:
Thứ nhất, đọc tài liệu cho từng chương hoặc từng vấn đề cụ thể, cách này giúp tác
giả dễ tập trung, dễ ghi chép hơn.
Thứ hai, cách đọc tài liệu cho tất cả các chương, tất cả các vấn đề, cách này yêu
cầu người nghiên cứu phải có kiến thức bao quát, đồng thời có khả năng cùng lúc chú ý
nhiều chủ đề khác nhau.
+ Về thái độ đọc, nên chú ý:
+1 Không nên đọc đọc tài liệu với niềm tin tuyệt đối vào uy tín của tác giả;
+2 Không nên đọc tài liệu với thái độ đầy thành kiến, gây khó cho việc tiếp nhận ý
tưởng văn bản một cách chính xác;
+3 Nên đọc tác phẩm với thái độ không thiên vị và có khoa học, ghi nhận những
bất cập, sai lầm để tự rút kinh nghiệm hoặc góp ý cùng tác giả.
+ Về tài liệu cần đọc, nên tập trung đọc những tài liệu gốc, những tài liệu bậc 2
thật hay về đề tài, nhưng chỉ nên đọc những vấn đề liên quan đến đề tài.
+ Về ghi chép, nên ghi chép:
+1 Những kiến thức hay thông tin cần thiết nhất, cần có trong lĩnh vực nghiên cứu
của bạn, với mục đích hệ thống kiến thức liên quan.
+2 Những kiến thức hay hoặc điểm độc đáo riêng của các tác giả nổi tiếng, nhằm
tham khảo và trích dẫn về sau.
+3 Những đánh giá thực sự mới mẻ và cả những quan điểm sai lầm của các tác giả
khác nhau, để trích dẫn, bàn luận ở phần sau.
- Phân tích tài liệu ghi chép: trước khi tiến hành viết đề cương chi tiết, nên đọc kỹ
tất cả các thẻ ghi chép. Nhờ đọc lại, nhà nghiên cứu có thể phân loại, bổ sung, sửa chữa,
nhận định và ghi chép một cách chi tiết những gì cần thiết cho công việc chấp bút.
Thường trong quá trình này, sẽ có rất nhiều ý tưởng mới lạ xuất hiện trong tâm trí
bạn, lúc ấy bạn nên kịp thời viết ngay ra giấy, nếu không chúng sẽ dễ dàng tan biến và
mất đi.
- Phác thảo đề cương chi tiết: để việc chấp bút dễ dàng và suông sẻ, bạn nên phác
thảo lại đề cương nghiên cứu của bạn, với mục đích chủ yếu:
+ Giúp bạn đối với tất cả những vấn đề sẽ viết và phải viết có cái nhìn toàn diện.
+ Nhờ đó, bạn có thể cân nhắc kỹ lưỡng về tính cân đối giữa các phần trong luận
văn.
+ Tránh được lỗi viết lạc đề.
+ Dù gián đoạn trong quá trình viết, bạn vẫn có thể dễ dàng viết tiếp.
- Trình bày: bài báo khoa học, tiểu luận, luận văn, luận án, chuyên khảo…
6.9.Trình bày một công trình nghiên cứu khoa học
6.9.1.Bài viết khoa học
Cấu trúc một bài báo khoa học:
Tựa đề bài báo (title of paper)
-Tựa đề không dài cũng không ngắn quá (khoảng 20 chữ)
-Tựa đề được viết ở trang đầu, viết chữ in hoa, chữ đậm, canh giữa trang, không
gạch dưới, không in nghiêng.
-Phía dưới tựa đề là họ và tên của từng tác giả có ký hiệu a,b hoặc 1,2. Bên dưới
chú thích a,b hoặc 1,2 là nơi làm việc của từng tác giả. Địa chỉ email của tác giả chính.
-Phải có yếu tố mới trong tựa đề.
-Bắt đầu bằng một động từ, hoặc một danh động từ, hoặc một danh từ bất định
hàm chứa một sự thực hiện.
-Tựa đề không được là một câu khẩu hiệu.
Phần Tóm tắt (Abstract)
-Phần tóm tắt phải độc lập với các phần khác (tự đứng một mình)
-Khoảng 200 chữ
-Nêu vấn đề trong một câu.
-Tổng kết những vấn đề còn tồn tại.
-Nói rõ những mục tiêu chính
-Mô tả các phương pháp nghiên cứu
-Nói rõ những kết luận nổi bật và ý nghĩa của nó
-Tránh viết phần tóm tắt như lời nói đầu (lời mở đầu)
-Phần cuối là 5-6 từ khóa (keywords) của bài viết theo thứ tự alphabet (nếu có).
Nội dung nghiên cứu
Đặt vấn đề (Introduction)
-Phải trả lời được câu hỏi: Tại sao làm nghiên cứu này?
-Cung cấp những thông tin như: Định nghĩa vấn đề, những gì đã được làm để giải
quyết vấn đề, tóm lược những kết quả trước đã được công bố, mục tiêu của nghiên cứu
này
Nội dung nghiên cứu chính
Trình bày theo từng vấn đề được nghiên cứu
Phần kết luận
Abstract (bằng tiếng Anh)
Đối với các bài viết tiếng Việt, tác giả được yêu cầu cung cấp thêm phần tóm tắt
(bao gồm cả từ khóa) bằng tiếng Anh.
Đối với các bài viết có ngôn ngữ khác với tiếng Việt, tác giả được yêu cầu cung
cấp thêm phần tóm tắt (bao gồm cả từ khóa) bằng tiếng Việt.
Tài liệu tham khảo (Reference)
Liệt kê tất cả tài liệu đã trích dẫn trong bài viết .
Không phân loại tài liệu internet, tiếng Anh, tiếng Việt.
Tối đa 9 tài liệu.
6.9.2.Khóa luận
Kết cấu của một khóa luận nhìn chung gồm phần mở đầu, phần chính và phần kết
luận. Một khóa luận phải có những nội dung cơ bản sau:
Phần Mở đầu (Dẫn nhập) bao gồm:
- Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu cần nêu rõ ràng, nhất là các nội dung sẽ được triển khai
nghiên cứu. Trên thực tế, rất nhiều khóa luận không làm rõ vấn đề này, dẫn đến chất
lượng khóa luận bị ảnh hưởng.
- Lịch sử vấn đề nghiên cứu: trình bày, đánh giá các công trình nghiên cứu trước
đó, bao gồm cả trong nước và ngoài nước, có liên quan mật thiết đến đề tài khóa luận;
nêu những vấn đề còn tồn tại; chỉ ra những vấn đề mà đề tài khóa luận cần tập trung
nghiên cứu, giải quyết.
Những điểm cần tránh khi trình bày lịch sử vấn đề:
+ Trình bày một cách sơ sài.
+ Nhầm lẫn giữa trình bày lịch sử vấn đề và điểm tình hình nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu: nêu rõ những phương pháp chính được sử dụng trong
quá trình nghiên cứu, hoàn thành khóa luận.
- Nguồn tư liệu khảo sát, tài liệu tham khảo
Thường với các đề tài nghiên cứu ngôn ngữ, người nghiên cứu cần chọn nguồn
ngữ liệu khảo sát. Riêng với tài liệu tham khảo, phạm vi có thể rộng hơn nhiều.
- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Có thể phân thành 02 phần, cũng có thể viết hết nội dung này, sau đó tiếp tục nội
dung còn lại. Thứ tự giữa ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn không thể đảo ngược lại.
- Bố cục khóa luận
Phần này chủ yếu mô tả nội dung nghiên cứu ở từng chương, không nên chỉ nêu
các chương tiết giống như mục lục.
Phần chính Nội dung và kết quả nghiên cứu:
Tùy theo đề tài cụ thể, có thể được chia ra các chương, mục một cách hợp lý, chặt
chẽ, hoàn chỉnh. Với khóa luận tốt nghiệp cử nhân, do hạn chế về thời gian và trình độ, ở
phần nội dung chính, số chương thường thấy nhất là 03 chương, trong đó chương 1
thường nghiên cứu tổng quan, chương hai và chương ba đề cập chuyên sâu hai khía cạnh
chính của đối tượng nghiên cứu.
Phần Kết luận bao gồm:
- Những kết quả nghiên cứu đã đạt được
- Những điểm còn hạn chế
- Hướng phát triển của đề tài

Mục lục
Phần phụ đầu luận văn trang
Bìa và trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu, hình vẽ
Phần chính của luận văn
MỞ ĐẦU/DẪN NHẬP
Chương 1. Nghiên cứu tổng quan
1.1…
1.1.1.
1.1.1.1.
1.1.1.2.
1.1.2.
1.2…

Tiểu kết
Chương 2. Nội dung nghiên cứu chính
2.1.
2.2.

Tiểu kết
Chương 3. Nội dung nghiên cứu chính
3.1.
3.2.
Tiểu kết
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC (nếu có)

Đọc thêm:
VỀ VIỆC GIẢNG DẠY MÔN CHỮ HÁN
CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH
NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC
NGUYỄN ĐÌNH PHỨC - NGUYỄN MINH THÚY -
TRẦN TUYẾT NHUNG - VÕ NGỌC TUẤN KIỆT
TÓM TẮT: Học tiếng Hán luôn phải đi liền với việc học chữ Hán, nhưng chữ Hán lại quá khó xét trong
toàn bộ quá trình học tập ngôn ngữ, nhất là ở giai đoạn đầu mới tiếp cận. Chữ Hán khó nhận biết, khó
đọc, khó viết, khó nhớ vì số lượng chữ quá nhiều và hình dạng cùng âm thanh của nó hầu như ít gắn kết
với nhau. Bài viết này nghiên cứu, khảo sát việc giảng dạy môn chữ Hán cho sinh viên chuyên ngành
Ngôn ngữ Trung Quốc ở trường đại học.

TỪ KHÓA: chữ Hán; giảng dạy chữ Hán; chữ cái chữ Hán (tự mẫu); bộ kiện; bộ thủ; chữ hoàn chỉnh
(Chỉnh tự).

NHẬN BÀI: 11/8/2020 BIÊN TẬP-CHỈNH SỬA-DUYỆT ĐĂNG:

1. Đặc thù của chữ Hán và những bất cập từ cách tiếp cận “văn ngữ nhất thể”

Trong cảm nhận của đại đa số sinh viên nước ngoài, trong đó bao gồm cả sinh viên Việt Nam, khâu
khó nhất đối với người chọn học tiếng Hán, chính là học chữ Hán. Chữ Hán không chỉ khó nhận biết, khó
đọc, mà còn khó viết, khó nhớ. Đối với những học sinh đã quá quen thuộc với loại chữ biểu âm với toàn
bộ kho từ vựng của một ngôn ngữ chủ yếu dựa vào vài chục chữ cái kết hợp qua lại, hoàn thành việc ghi
chép, thì thứ văn tự khối vuông này với họ thực không khác sách trời, khó có thể nắm bắt, nhất là ở giai
đoạn đầu tiếp cận.

Chữ Hán không chỉ khó bởi lượng chữ quá lớn, tổng kho chữ đơn lên đến trên 6 vạn, chữ thường
dùng cũng đến 3, 4 ngàn; kết cấu phức tạp, mỗi chữ Hán đều hàm chứa các đơn vị nhỏ hơn bao gồm bộ
kiện (tức linh kiện, đơn vị cấu thành, khoảng 648 đơn vị) và các nét (6 nét cơ bản, 25 nét phái sinh) mà
còn khó bởi hai mặt hình dạng chữ và âm đọc thường không gắn liền với nhau. Do đặc trưng biểu ý,
người học sẽ mất rất nhiều thời gian, tinh lực trong việc gắn kết giữa âm và chữ, trong khi đối với các hệ
thống chữ viết biểu âm, người học không thiết phải đầu tư thêm bước này.

Với đặc điểm nêu trên, đặc biệt tính khác biệt giữa hình dạng chữ và âm đọc, khiến phương pháp
tiếp cận trong việc giảng dạy tiếng Hán nói chung, chữ Hán nói riêng bắt buộc phải mang tính đặc thù,
đây là một khía cạnh có lẽ chưa được chú ý ở Việt Nam, đặc biệt các trường đại học, nơi thiết lập
chương trình đào tạo cử nhân Ngôn ngữ Trung Quốc.

Chữ Hán không phải kiểu văn tự biểu âm, mà là kiểu văn tự biểu ý phát triển từ hệ thống chữ viết
tượng hình, về cơ bản hình thể của chữ Hán không biểu đạt hệ thống ngữ âm tiếng Hán. Vậy nên, nếu
dùng cách tiếp cận “văn ngữ nhất thể”, dùng chữ Hán để ghi chép nội dung khẩu ngữ, sẽ gây trở ngại
không nhỏ cho sự tiến bộ trong việc học phát âm, cũng như làm chậm tốc độ hoàn thiện ngoại ngữ của
người học.

Hình thể chữ Hán thực chất được tạo nên từ hệ thống các bộ phận nhỏ hơn, tức các bộ kiện, nhỏ hơn
nữa còn có hệ thống các nét bút. Cho nên về nguyên tắc, cần thiết phải đi từ nét bút, nét bút kết hợp
nét bút tạo thành bộ kiện, bộ kiện kết hợp bộ kiện tạo thành chữ. Thế nhưng, cách tiếp cận “văn ngữ
nhất thể” tất yếu hình thành xu hướng văn tự phục vụ ngôn ngữ, tức học lời nào, câu nào thì dạy chữ ấy.
Cách tiếp cận này rõ ràng làm đảo lộn tính hệ thống cũng như quy luật của chữ Hán, gây khó khăn đồng
thời cho cả việc dạy chữ và tiếng Hán.

Nhìn từ khía cạnh khác, chữ Hán có đặc điểm cấu từ rất mạnh, chỉ với một lượng chữ Hán hữu hạn có
thể tạo nên lượng từ vô hạn. Thông thường từ tiếng Hán do chữ kết hợp thành, từ âm đọc của chữ có
thể nắm được âm đọc của từ, nắm nghĩa của chữ cũng dễ dàng trong việc nắm nghĩa của từ; chữ học
càng nhiều, lượng từ biết đọc càng nhiều, việc học từ sẽ càng dễ dàng hơn. Bởi lượng chữ Hán học được
quyết định số lượng từ mà người học nắm, cho nên mục tiêu thiết kế các môn đọc hiểu cần hướng tới
đơn vị giảng dạy là chữ hoàn chỉnh (chỉnh tự), nhằm không ngừng khuếch trương lượng chữ mà người
học nắm. Thế nhưng cách tiếp cận văn tự phục vụ ngôn ngữ như hiện nay, chắc chắn mục tiêu nêu trên
không thể đạt tới, bởi việc biên soạn giáo trình xét từ yêu cầu và nguyên tắc giảng dạy khẩu ngữ, tất yếu
phải lấy từ làm đơn vị cơ bản, chứ không phải chữ. Ví dụ: với hai chữ “Trung Quốc”, vì đơn vị tạo câu
nhỏ nhất được dùng trong khẩu ngữ là từ, cho nên khi dạy hai chữ “Trung Quốc”, thông thường giáo
viên chỉ giới thiệu nét nghĩa trọn vẹn “China”, chứ không giới thiệu, cũng không quan tâm nét nghĩa của
hai chữ “trung” và “quốc”.

2. Việc giảng dạy chữ Hán cho sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc

Về phương pháp tiếp cận, xuất phát từ thực tế nêu trên, việc giảng dạy tiếng Hán, chữ Hán cho sinh
viên chuyên ngành cần có sự tách biệt giữa khẩu ngữ và văn tự. Với môn khẩu ngữ ở giai đoạn đầu, chỉ
nên sử dụng hệ thống phiên âm (Trung Quốc) hoặc hệ thống chú âm phù hiệu (Đài Loan). Nếu được như
vậy, chữ Hán không còn là vật cản, khiến việc giảng dạy khẩu ngữ trở nên dễ dàng hơn. Với môn chữ
Hán, cần học trước các đơn vị dưới chữ, tức các đơn vị kết hợp với nhau thành chữ hoàn chỉnh, bao gồm
hệ thống nét (chữ cái) và hệ thống bộ kiện, các kiểu kết hợp bộ kiện để thành chữ hoàn chỉnh, chỉ khi
nào thuần thục mới chuyển sang giai đoạn cao hơn, với mục tiêu thiết kế các môn đọc hiểu với đơn vị
giảng dạy là chữ hoàn chỉnh, nhằm không ngừng tăng thêm lượng chữ Hán cho người học.

刀 刃
Về mục tiêu hướng tới, ngành học Ngữ văn Trung Quốc truyền thống vốn quen dùng số lượng chữ
nhiều ít làm chuẩn mực đánh giá năng lực của người học. Các bộ sách học chữ nổi tiếng trong quá khứ
như Tam tự kinh, Thiên tự văn, Bách gia tính... hiện còn là những minh chứng rõ nét nhất. Những sách
này với lượng chữ không lặp lại, bao hàm mọi mảng kiến thức thiên văn, địa lí, nhân luân, đạo đức, lịch
sử, nông canh, tế lễ, giáo dục... Tất nhiên ở thời hiện đại, đi cùng sự phát triển của ngôn ngữ, sự biến đổi
không ngừng của khoa học kĩ thuật, các sách trên đã không còn phù hợp với việc học chữ. Nhằm giải
quyết nhu cầu trường tồn trên, chính phủ Trung Quốc từ năm 1928 đến 1986 đã ban hành 28 tài liệu
học chữ khác nhau. Phải đến năm 1987, trên cơ sở nguồn ngữ liệu khảo sát với tổng số trên 200 vạn chữ
Hán, thuộc nhiều lĩnh vực văn hóa, khoa học kĩ thuật khác nhau, với sự hỗ trợ của công nghệ cao, các
nhà khoa học mới hoàn thành bộ tài liệu Hiện đại Hán ngữ thường dụng tự biểu, với tổng số 3.500 chữ
Hán. Tài liệu này được Ủy ban Giáo dục Quốc gia Trung Quốc chính thức phê chuẩn vào ngày 26 tháng
01 năm 1988, và được sử dụng cho đến tận ngày nay.

3.500 chữ thuộc Hiện đại Hán ngữ thường dụng tự biểu được phân thành nhiều cấp độ khác nhau.
Trong đó 2.500 chữ thường dùng, có tần suất sử dụng là 97,97%, 1.000 chữ còn lại có tần suất sử dụng
cực nhỏ, chỉ 1,51%. Tổng hợp hai nguồn, tần suất sử dụng của 3.500 chữ này lên đến 99,48%. Do 3.500
chữ Hán này bao quát mọi lĩnh vực văn hóa, khoa học, kĩ thuật, cho nên mục tiêu lí tưởng trong chiến
lược giảng dạy chữ Hán cho sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc ở bậc đại học là mốc 3.500
chữ này. Tuy nhiên để đạt mục tiêu này cần thiết phải thực hiện theo hai bước, tức bước thứ nhất chỉ
tập trung vào 2.500 chữ, chỉ sau khi đã hoàn tất bước thứ nhất, mới bắt tay thực hiện tiếp bước thứ hai.

Với đối tượng học tập 2.500 chữ Hán, có thể tiếp tục phân thành ba cấp, ứng với ba giai đoạn học
tập, bao gồm bước thứ nhất học 560 chữ thường dùng nhất, bước hai học 807 chữ thường dùng và
bước ba học 1.135 chữ còn lại. Trong 560 chữ Hán có thể tiếp tục phân thành 140 chữ và 420 chữ còn
lại.

Như vậy, với mục tiêu được xác định rõ ràng như trên, không chỉ giáo viên, đơn vị đào tạo, mà ngay
cả sinh viên đều có thể xác định như cầu và mục tiêu của mình một cách lí tính, để vận dụng một cách
hữu hiệu vào thực tế giảng dạy và học tập của bản thân.

3. Đề xuất trình tự giảng dạy chữ Hán

Như trên đây đã đề cập, chữ Hán ở cấp độ dưới chữ hàm chứa nhiều đơn vị phức tạp, cho nên trong
quá trình giảng dạy cũng như học tập, nếu không có cách tiếp cận toàn diện, phù hợp, rất dễ dẫn đến
tình trạng được một sót mười, khó đạt tới mục tiêu.

Các thế hệ nhà Nho Việt Nam truyền nhau cách học chữ Hán hữu hiệu thông qua học 214 bộ thủ và
học bằng lối chiết tự. Cách học chữ Hán thông qua 214 bộ thủ là cách học phổ biến không chỉ ở Việt
Nam, mà đồng thời phổ biến ở Trung Quốc và các nước đồng văn. Bộ thủ thực tế là bộ kiện được chọn
dùng để biểu đạt ý nghĩa của chữ Hán, cũng như ứng dụng trong việc sắp xếp khi biên soạn các loại tự,
từ điển chữ Hán. Thế nhưng so sánh với số lượng bộ kiện lên tới 648, việc chỉ học 214 bộ thủ rõ ràng
không giải quyết căn bản vấn đề. Với lối học thông qua hình thức chiết tự, tuy Trung Quốc và các nước
đều có, nhưng cách học này tính đặc thù thể hiện ở mỗi nước khá nổi bật. Ví dụ, khi dạy học trò, con
cháu học chữ đức (德), các nhà Nho Việt Nam thường thích đọc câu “Chim chính mà đậu cành tre, thập
trên tứ dưới nhất đè chữ tâm”. Cách học này tuy hình tượng, thú vị, dễ nhớ, nhưng không phải tất cả
mọi chữ Hán đều có thể xử lí như vậy. Trong khi lượng chữ Hán quá nhiều, quy hết về cách trên cũng
không dễ, hơn nữa bộ não con người hữu hạn, không dễ dàng nhớ được số lượng lớn các chữ Hán được
quy vào cách học như trên.

Trong thực tế học tập tiếng Hán, sinh viên thường đối diện với hàng loạt vấn đề, ví như có hay không
hệ thống chữ cái trong tiếng Hán, nếu có thì việc phân định các chữ cái ấy được tiến hành ra sao? Các
chữ cái có mối quan hệ ra sao trong quá trình kết hợp để tạo thành bộ kiện? Thứ tự viết các chữ cái
trong bộ kiện phải tiến hành ra sao? Cách thức các bộ kiện kết hợp để thành chữ hoàn chỉnh ra sao? Làm
cách nào để có thể ghi nhớ chữ Hán? Làm thế nào để phân biệt các kiểu chữ Hán? Làm sao để biết được
mối quan hệ phức tạp giữa hình dạng chữ, âm đọc chữ và nghĩa chữ? Việc sử dụng các thể chữ Hán
được tiến hành ra sao theo quy định của pháp luật trong xã hội Trung Quốc hiện nay? Tất cả những vấn
đề nêu trên đều là nhiệm vụ mà ngành Hán tự văn tự học phải giải quyết, nói một cách dễ hiểu, các môn
chữ Hán được thiết kế trong chương trình đào tạo phải giải quyết triệt để những vấn đề này.

Với vấn đề có hay không một hệ thống chữ cái thuộc chữ Hán, nếu có chắc chắn vấn đề chữ Hán khó
viết có thể giải quyết một cách triệt để. Lịch sử chữ Hán phát triển trải qua ba giai đoạn đồ họa hóa,
đường nét hóa và cuối cùng là nét bút hóa với chữ Khải, còn gọi chữ Chân là đại diện tiêu biểu. Với chữ
Khải, hệ thống nét bút gồm 06 nét cơ bản và 25 nét phái sinh có thể xem như tương đương với hệ thống
chữ cái trong văn tự biểu âm. Sáu nét cơ bản bao gồm ngang (hoành), sổ (thụ), phẩy (phiệt), mác (nại),
chấm (điểm) và xốc/ hất (đề). Gọi tên là nét cơ bản là bởi những nét này khi kết hợp với nhau sẽ tạo ra
các nét phái sinh, hơn nữa hướng nét chữ của nét cơ bản không bao giờ có sự thay đổi.

Sau khi đã nắm chắc hệ thống các chữ cái (nét bút) của chữ Hán, để tạo thành bộ kiện chính xác cần
nắm được quy luật kết hợp giữa chúng, tức phải nắm 03 kiểu quan hệ: tách nhau (tương ly), nối nhau
(tương tiếp) và cắt/ giao nhau (tương giao) giữa các nét chữ. Về thứ tự viết các chữ cái trong bộ kiện, đó
chính là quy tắc bút thuận cần chú ý trong quá trình học viết. Về cách thức các bộ kiện kết hợp để thành
chữ hoàn chỉnh, ngoài kiểu chữ độc thể không thể phân tách, cần nắm chắc 12 mô thức kết hợp giữa các
bộ kiện để tạo chữ mới ở loại chữ hợp thể.

Với câu hỏi làm cách nào để có thể ghi nhớ chữ Hán? Vì mỗi chữ Hán luôn bao gồm ba thành tố hình,
âm và nghĩa, cho nên người học ngoài việc bắt buộc phải ghi nhớ âm đọc, còn phải hiểu và nhớ kĩ hình
dạng chữ (tự hình). Hình dạng chữ Hán do khởi nguồn từ đồ họa/ tượng hình, cho nên một chữ thường
là một bức trảnh đơn độc, hoặc nhiều bức tranh kết hợp. Ngoài các loại chữ tượng hình, chỉ sự và hội ý,
chữ hình thanh và chữ giả tá có những gợi ý nhất định ở phương diện âm đọc, nhất là với kiểu chữ hình
thanh chiếm lượng khá lớn trong toàn bộ kho chữ Hán, cho nên người học cần hiểu rõ nguyên tắc kết
cấu của loại chữ này.

Với câu hỏi làm thế nào để phân biệt các kiểu chữ Hán cũng như việc sử dụng các thể chữ Hán được
tiến hành ra sao theo quy định của pháp luật trong xã hội Trung Quốc hiện nay? Nhìn chung kiểu loại
chữ Hán khá phức tạp, ngoài những kiểu loại khá phổ biến gắn liền với từng thời đại, còn rất nhiều kiểu
chữ mang dấu ấn cá nhân. Đối với người học chỉ cần hiểu, nhận biết và phân biệt một số kiểu chữ cơ bản
như Giáp cốt, Kim văn, Đại Triện, Tiểu Triện, chữ Lệ, chữ Thảo, chữ Khải, chữ Hành là đủ. Ở thời đại ngày
này, ngoài việc nắm được nguyên tắc chuyển đổi qua lại giữa hai hệ thống chữ giản thể và chữ phồn thể,
người học còn cần phân biệt rõ hai hệ thống chữ viết, gồm thể chữ viết tay (chữ Khải, chữ Hành, chữ
Thảo) và thể chữ in/ ấn loát (Tống thể, Phỏng Tống thể, Khải thể, Hắc thể). Đồng thời cần hiểu rõ quy
định của pháp luật Trung Quốc trong việc sử dụng các thể chữ ấn loát.

Với câu hỏi làm sao để biết được mối quan hệ phức tạp giữa hình dạng chữ, âm đọc chữ và nghĩa
chữ? Đây là vấn đề hết sức hóc búa, cũng là nhiệm vụ trọng tâm của ngành Hán tự văn tự học. Trong
chương trình đào tạo, do đây là môn học mang tính lí luận chuyên sâu, cho nên thường được thiết kế
vào những năm cuối cùng của cấp học.

Như vậy, trình tự giảng dạy tiếng Hán cho sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc với chủ
trương thiết kế môn học riêng ở giai đoạn ban đầu, kết hợp ở giai đoạn sau, có thể tóm lược thành bốn
bước: bước giải quyết những vấn đề về hệ thống tự mẫu (nét bút); bước giải quyết những vấn đề về bộ
kiện, bộ thủ; bước giải quyết những vấn đề về chữ hoàn chỉnh; bước mở rộng phạm vi bên ngoài chữ
hoàn chỉnh. Mỗi bước giảng dạy hay học tập đều gắn liền với nhiều nhiệm vụ và yêu cầu khác nhau.
Theo chúng tôi, nếu có thể làm như vậy, việc dạy vào học chữ Hán sẽ đi theo hướng chú trọng tính hệ
thống và tính quy luật trong nguyên tắc cấu hình của chữ Hán, góp phần không ngừng nâng cao chất
lượng dạy và học chữ Hán nói riêng, tiếng Hán nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Đình Phức, Trương Gia Quyền, Lê Quang Trường (2015), Văn tự học chữ Hán, Nxb Đại
học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Học viện Ngôn ngữ Bắc Kinh (2013), 500 kí tự tiếng Hoa cơ bản, Nxb Trẻ.
3. 邵敬敏 (2001), 现代汉语通论 , 上海教育出版社 (Thiệu Kính Mẫn (2001), Hiện đại Hán ngữ
thông luận, Nxb Giáo dục Thượng Hải).
4. 张静贤 (2004), 汉字教程, 北京语言大学出版社 (Trương Tĩnh Hiền (2004), Hán tự giáo trình,
Nxb Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh).
5. 刘珣 (2000), 对外汉语教育学引论 , 北京语言大学出版社 (Lưu Tuần (2000), Dẫn luận giảng
dạy Hán ngữ đối ngoại, Nxb Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh).
Research on Chinese Character Teaching for Chinese Majors

Abstract: Chinese learning is inseparable from the learning of Chinese characters, but they are
difficulties in Chinese language learning, especially in the early period of Chinese learning. Chinese
characters are difficult to recognize, read, write and remember, mainly because the large number of
Chinese characters and the lack of correlation between the forms and the pronunciations. This paper
focuses on the teaching of Chinese characters for Chinese majors in universities.

Key words: Chinese character; Chinese character teaching; Chinese character alphabet; Component;
Radical; Complete Chinese.

You might also like