You are on page 1of 22

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP. HỒ CHÍ MINH


_______________________

LÊ NGUYỄN NGỌC HẢI

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG


XE ĐẠP HUYỆN NHÀ BÈ

TÓM TẮT
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

TP. HỒ CHÍ MINH – 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP. HỒ CHÍ MINH
_______________________

LÊ NGUYỄN NGỌC HẢI

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG XE ĐẠP


HUYỆN NHÀ BÈ

Chuyên ngành : QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH


Mã số : 8.58.01.06

TÓM TẮT
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


TS.KTS. Phạm Anh Tuấn

TP. HỒ CHÍ MINH – 2021


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. SỰ CẦN THIẾT VÀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cùng với sự phát triển của đô thị, trong bối cảnh ô nhiễm môi
trường tăng cao như hiện nay, các nước trên thế giới kêu gọi phong
trào sử dụng xe đạp như một giải pháp nhằm tiết kiệm nhiên liệu, bảo
vệ môi trường và rèn luyện sức khỏe. Chiến lược phát triển giao thông
thân thiện với môi trường đặc biệt là chiến lược phát triển giao thông
xe đạp ngày càng phổ biến, gắn liền với phát triển đô thị bền vững.
Những chính sách nhằm khuyến khích người dân sử dụng xe đạp như:
xây thêm làn đường riêng cho xe đạp, xây dựng các thành phố thân
thiện với xe đạp, và lĩnh vực chia sẻ xe đạp đang là một sự lựa chọn
đi lại thân thiện với môi trường.
Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, đang
phải đối mặt với các thách thức về tình trạng ô nhiễm môi trường, kẹt
xe, ngập nước…. dẫn đến tác động tiêu cực đến đô thị và con người.
Xét về lĩnh vực giao thông, tình trạng ô nhiễm môi trường do nhiều
nguyên nhân, một trong số đó là khí thải từ phương tiện cơ giới cá
nhân. Do đó, chính quyền đô thị đã có các biện pháp quản lý sự gia
tăng phương tiện cơ giới cá nhân và thúc đẩy phát triển vận tải hành
khách công cộng, với giao thông xe đạp là giải pháp hữu hiệu đáp ứng
bài toán “đầu – cuối” khi sử dụng giao thông công cộng. Đây là xu
thế tất yếu của các đô thị văn minh, hiện đại trên thế giới hiện nay.
Tại huyện Nhà Bè, Chương trình phát triển đô thị trên địa bàn
huyện Nhà Bè giai đoạn 2020 – 2025 và những năm tiếp theo, đã định
hướng phát triển huyện Nhà Bè sớm trở thành Quận trong tương lai
theo hướng đô thị bền vững. Vì vậy, việc thực hiện đề tài “Chiến lược
phát triển giao thông xe đạp huyện Nhà Bè” là cần thiết và mang tính
thực tiễn cao.
2

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU


Mục tiêu chung: của luận văn là xây dựng “Chiến lược phát
triển giao thông xe đạp huyện Nhà Bè” đáp ứng bối cảnh khu vực
thông qua việc đề xuất mô hình quản lý, xây dựng chính sách hướng
đến phát triển bền vững. Tạo được hệ thống giao thông xe đạp tích hợp
trong tổng thể giao thông toàn huyện, đảm bảo tính an toàn, thuận lợi,
hiện đại, hấp dẫn và đáp ứng nhu cầu đi lại cho hiện tại và tương lai.
Mục tiêu cụ thể: Mục tiêu 1: Đánh giá khả năng tổ chức giao
thông xe đạp trong mạng lưới giao thông đường bộ huyện nhà Bè; Mục
tiêu 2: Đề xuất mô hình quản lý giao thông xe đạp huyện Nhà Bè; Mục
tiêu 3: Xây dựng chính sách phát triển giao thông xe đạp huyện nhà
Bè hướng đến phát triển bền vững.
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tổng quan về tổ chức và quản lý giao thông xe đạp
trong mạng lưới đường bộ trên thế giới và Việt Nam; Nghiên cứu,
phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý giao thông xe đạp trên
địa bàn huyện Nhà Bè; Nghiên cứu phương pháp luận và những cơ sở
khoa học xây dựng chiến lược phát triển giao thông xe đạp huyện Nhà
Bè; Nghiên cứu, đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tổ
chức giao thông xe đạp trên địa bàn huyện Nhà Bè; Đề xuất mô hình
quản lý và xây dựng chính sách phát triển giao thông xe đạp huyện
Nhà Bè.
4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu:
- Phát triển giao thông xe đạp trong mạng lưới giao thông
đường bộ trên địa bàn huyện Nhà Bè.
- Quản lý giao thông xe đạp trong mạng lưới giao thông đường
bộ trên địa bàn huyện Nhà Bè.
3

Phạm vi nghiên cứu:


- Về thời gian : giai đoạn 2020 – 2025.
- Về không gian : trong ranh giới hành chính huyện Nhà Bè.
Giới hạn nội dung nghiên cứu:
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn giới hạn về “Chiến
lược phát triển giao thông xe đạp” chỉ bao gồm 3 nội dung: Đánh giá
phân tích khả năng tổ chức giao thông xe đạp trong mạng lưới giao
thông đường bộ trên địa bàn huyện nhà Bè; Đề xuất mô hình quản lý
giao thông xe đạp huyện Nhà Bè; Xây dựng chính sách phát triển giao
thông xe đạp huyện nhà Bè hướng đến phát triển bền vững.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp điền dã; Phương pháp thu thập thông tin; Phương
pháp quan sát khoa học; Phương pháp phân tích tổng hợp; Phương
pháp dự báo; Phương pháp bản đồ; Phương pháp nghiên cứu điển hình.
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Về mặt khoa học: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý giao
thông xe đạp; Đóng góp tài liệu cho nghiên cứu về giao thông xe đạp
và quản lý giao thông xe đạp của các khu vực tương đồng; Góp phần
hoàn thiện mô hình quản lý giao thông xe đạp. Về mặt thực tiễn: Kết
quả nghiên cứu giúp cho cơ quan chuyên môn và cơ quan quản lý nhà
nước huyện Nhà Bè quản lý giao thông xe đạp đạt hiệu quả và bền
vững; Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham
khảo, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý giao thông xe đạp huyện
Nhà Bè nói riêng và các đô thị có quy mô tương đồng tại Việt Nam.
7. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
Một số khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong luận văn: Mạng lưới
giao thông đường bộ; Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông xe đạp; Hệ
thống giao thông công cộng tích hợp giao thông xe đạp; Phát triển bền
4

vững; TOD (Transit Oriented Development); Giao thông xanh; Mô


hình quản lý; Xây dựng chính sách.
8. CẤU TRÚC VÀ BỐ CỤC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN
Cấu trúc luận văn gồm 03 phần: Phần Mở đầu, Phần Nội dung,
Phần Kết luận và Kiến nghị. Trong đó, Phần Nội dung có 03 chương:
Chương 1. Tổng quan phát triển giao thông xe đạp; Chương 2. Phương
pháp luận nghiên cứu và Cơ sở khoa học cho chiến lược phát triển giao
thông xe đạp huyện Nhà Bè; Chương 3. Chiến lược phát triển giao
thông xe đạp huyện Nhà Bè.
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG XE ĐẠP
1.1. TỔNG QUAN PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ GIAO
THÔNG XE ĐẠP TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM.
1.1.1. Tổng quan phát triển giao thông xe đạp trên Thế giới.
Giao thông trên thế giới đã trải qua nhiều thập kỷ phát triển,
cùng với đó là những hậu quả về môi trường và các đô thị đã tìm về
với hình thức di chuyển đơn sơ như xe đạp, đi bộ như là phương thức
giao thông cho phát triển đô thị bền vững. Việc quản lý giao thông xe
đạp được đặt ra trong chính sách giao thông cũng như cấu trúc giao
thông đô thị, góp phần giải quyết nhiều bài toán của đô thị. Đồng thời
xu hướng phát triển quản lý giao thông xe đạp ngày càng thay đổi thói
quen di chuyển và thúc đẩy sử dụng xe đạp nhiều hơn.
1.1.2. Tổng quan phát triển giao thông xe đạp tại các đô thị Việt Nam.
Tại các đô thị lớn Việt Nam đã triển khai mô hình xe đạp chia
sẻ công cộng như thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, gần đây
là thành phố Hội An. Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề thách thức làm cho
loại hình này thiếu hấp dẫn do chưa có chiến lược cụ thể cho phát triển
xe đạp một cách bền vững.
5

1.2. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN NHÀ BÈ.


1.2.1. Sơ lược huyện Nhà Bè.
Huyện Nhà Bè có vị trí phía Đông nam thành phố Hồ Chí Minh,
có hiện trạng mạng lưới đường phát triển và thay đổi qua nhiều thời
kỳ. Hiện nay, tốc độ đô thị hóa nhanh cùng với sự phát triển đô thị,
mạng lưới đường tuy đã được quy hoạch và đầu tư nhưng vẫn đang
trong giai đoạn xây dựng, nâng cấp, cải tạo. Dự báo giai đoạn 2020 –
2025, kinh tế - xã hội trên địa bàn Huyện sẽ phát triển mạnh mẽ cùng
với các thách thức và yêu cầu hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật để
đáp ứng yêu cầu phát triển.
1.2.2. Nhu cầu sử dụng giao thông xe đạp của các đối tượng trên
địa bàn Huyện.
Lực lượng lao động tại huyện chiếm phân nửa dân số và khá ổn
định, là lực lượng tiềm năng về nhu cầu sử dụng xe đạp trong tương
lai. Giai đoạn 2009 – 2019, huyện có tốc độ tăng dân số bình quân năm
cao nhất toàn thành phố với 7,16%/năm. Điều này vừa là thách thức
vừa là cơ hội để phát triển giao thông xe đạp, nếu giao thông xe đạp
không được tổ chức tốt hỗ trợ phát triển giao thông công cộng thu hút
người dùng, thì ngược lại phương tiện cơ giới sẽ gia tăng.
1.3. THỰC TRẠNG GIAO THÔNG XE ĐẠP HUYỆN NHÀ BÈ.
Thực tế xuất hiện nhu cầu sử dụng giao thông xe đạp, nhưng
với nguyên nhân hạ tầng giao thông đường bộ còn nhiều hạn chế về
năng lực, tính đồng bộ, tổ chức làn đường. Vì vậy ảnh hưởng đến tổ
chức cơ sở hạ tầng giao thông xe đạp nên chưa đáp ứng được nhu cầu.
1.3.1. Thực trạng mạng lưới đường (MLĐ) đô thị.
Các tuyến đường trục chính đô thị chủ yếu chạy dọc theo hướng
Bắc – Nam kết nối kết nối với các khu vực xung quanh, cùng với quy
hoạch xây dựng đã định hình MLĐ huyện Nhà Bè đáp ứng khả năng
6

liên kết các khu vực trong và ngoài huyện. Tuy nhiên, MLĐ phân cấp
không đồng bộ, hầu hết dân cư phát triển dọc theo các trục giao thông
chính mà không phát triển các trục giao thông trung gian cấp khu vực.
Vì vậy, thực trạng MLĐ kết nối các khu vực trong và ngoài huyện
nhưng hạn chế lớn là tính tầng bậc giữa các cấp đường chưa đồng bộ,
sẽ khó khăn nếu phát triển giao thông đô thị hiện đại, bao gồm xe đạp.
Mặt khác, MLĐ chưa có làn đường riêng cho xe đạp. Lộ giới
và chiều rộng hiện hữu MLĐ là thách thức khi tổ chức làn đường riêng
xe đạp hoặc đi chung xe cơ giới nếu chỉ dựa vào tổ chức trên MLĐ
hiện hữu mà không có các giải pháp can thiệp.
1.3.2. Hạn chế trong kết nối giao thông xe đạp với giao thông công cộng.
Hiện nay hệ thống xe buýt được tổ chức các tuyến xuyên suốt
kết nối các khu vực trong Huyện và từ Huyện với khu vực trung tâm
Thành phố. Tuy nhiên, hạn chế là không có phương tiện từ nhà đến
trạm xe và từ trạm xe đến điểm cuối. Do đó, hệ thống giao thông xe
đạp cần được tổ chức tích hợp với giao thông công cộng. Một trong
những điều kiện cơ sở hạ tầng cho sự tích hợp này là bến bãi trung
chuyển giữa hai loại hình. Thực trạng giao thông công cộng trên địa
bàn Huyện là xe buýt với hệ thống bến bãi, trạm dừng chưa tính toán
yêu cầu đỗ xe đạp để sử dụng xe buýt nên đây là thách thức lớn đến
tích hợp giao thông xe đạp và giao thông công cộng như là giải pháp
chặng đầu – cuối khi sử dụng giao thông công cộng.
1.3.3. Thực trạng công tác quản lý hệ thống giao thông xe đạp.
Thực trạng quản lý hệ thống giao thông đô thị còn tồn tại một
số vấn đề là nguyên nhân tác động đến tổ chức giao thông xe đạp:
- Cơ chế chính sách về phát triển hệ thống giao thông đường bộ
còn nhiều bất cập về khuyến khích tổ chức ngoài nhà nước tham gia
đầu tư hạ tầng giao thông theo quy hoạch (đường, bến bãi,…).
7

- Cơ cấu tổ chức quản lý hệ thống giao thông đường bộ được tổ


chức, tuy nhiên cơ quan quản lý đường bộ không được trao đủ thẩm
quyền, chức năng để gắn kết các chức năng điều hành ở mức tổng thể
nên tiếp cận và kết nối chiến lược giữa các bên liên quan hạn chế.
- Quy hoạch và xây dựng hệ thống giao thông đường bộ theo
quy hoạch: công tác đầu tư hạ tầng giao thông chưa đạt theo quy hoạch
nhưng có phát triển. Hiện trạng, cấp đường đô thị có mật độ đạt 33%
và diện tích chỉ đạt khoảng 15% so với quy hoạch. Mặc khác, khi xét
chỉ tiêu diện tích đường trên diện tích đất đô thị thì MLĐ hiện hữu là
5,73% (theo chỉ tiêu quy hoạch là 8,58%) đạt tỷ lệ 67%.
- Khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ hiện hữu còn
tồn tại một số vấn đề như việc kinh doanh mua bán lấn chiếm lòng, lề
đường vẫn còn diễn ra nên tác động đến trật tự an toàn giao thông và
tổ chức giao thông.
- Thực trạng quản lý giao thông xe đạp huyện Nhà Bè: Hầu hết
cơ quan quản lý giao thông đường bộ tại huyện chưa có bộ phận quản
lý chuyên trách phát triển giao thông xe đạp. Tuy nhiên, có thể bổ sung
chức năng quản lý phát triển giao thông xe đạp vào cơ quan chuyên
trách hiện hữu sẽ không làm phát sinh bộ máy. Bên cạnh đó, công tác
quản lý xe đạp hiện nay còn nhiều bất cập về đăng ký sử dụng và quy
định điều kiện tham gia giao thông của xe đạp, sẽ tiềm ẩn nguy cơ mất
an toàn giao thông và khó khăn trong công tác quản lý.
1.4. NHỮNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN
GIAO THÔNG XE ĐẠP
Trên thế giới có nhiều nghiên cứu đến giao thông xe đạp. Tại
Việt Nam, phần lớn các công trình nghiên cứu khoa học, các luận văn
nghiên cứu liên quan về loại hình và tổ chức hoạt động giao thông xe
đạp là chủ yếu, đối với nội dung nghiên cứu về chiến lược phát triển
8

thì còn hạn chế và tại huyện Nhà Bè thì chưa có nghiên cứu liên quan
đến nội dung này.
1.5. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO CHIẾN LƯỢC PHÁT
TRIỂN GIAO THÔNG XE ĐẠP HUYỆN NHÀ BÈ
Qua phân tích SWOT, mạng lưới đường bộ hiện hữu là tác nhân
hàng đầu ảnh hưởng đến việc tổ chức giao thông xe đạp và thực trạng
quản lý giao thông xe đạp còn nhiều vấn đề cần được giải quyết toàn
diện để phát triển giao thông xe đạp xoay quanh ba nội dung: Đánh
giá khả năng tổ chức giao thông xe đạp trên địa bàn huyện Nhà Bè;
Đề xuất mô hình khả thi cho quản lý giao thông xe đạp huyện Nhà Bè;
Can thiệp của cơ quan Nhà nước để khuyến khích, tạo điều kiện hình
thành và phát triển giao thông xe đạp trên địa bàn.
1.6. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Để thúc đẩy từ thay đổi thói quen đến sự phát triển một cách
bền vững cần một chiến lược phát triển. Vì vậy Chiến lược phát triển
giao thông xe đạp huyện Nhà Bè cần giải quyết 03 vấn đề đặt ra cho
nghiên cứu là:
Mục tiêu 1: Đánh giá khả năng tổ chức giao thông xe đạp trong mạng
lưới giao thông đường bộ huyện Nhà Bè.
Mục tiêu 2: Đề xuất mô hình quản lý giao thông xe đạp huyện Nhà Bè.
Mục tiêu 3: Xây dựng chính sách phát triển giao thông xe đạp huyện
nhà Bè hướng đến phát triển bền vững.
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
KHOA HỌC CHO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG
XE ĐẠP HUYỆN NHÀ BÈ
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU
9

Dựa trên mục tiêu của luận văn kết hợp các phương pháp nghiên
cứu, Luận văn xây dựng trình tự nội dung nghiên cứu gồm các bước
như Hình 2.1.
Cơ chế chính sách về Vị trí địa lý; Kinh tế-Xã
[2] [2] Thực trạng quản lý giao
phát triển hệ thống giao hội; Đặc điểm dân cư; Lao
[1] thông đường bộ thông xe đạp huyện Nhà
[1] động

Cơ cấu tổ chức quản lý [2] Thực trạng mạng lưới [2] [2] [4]
hệ thống giao thông đường đô thị
[1] đường bộ [3]
[1]
CÁC VẤN ĐỀ CẦN GIẢI
QUYẾT TRONG QUẢN LÝ
Quy hoạch và xây dựng [2] Thực trạng kết nối giao [2] GIAO THÔNG XE ĐẠP
hệ thống giao thông thông xe đạp với giao
[1] [3] phục vụ cho mục đích phát
đường bộ [1] thông công cộng
triển giao thông xe đạp huyện
Nhà Bè trong tổng thể giao
Khai thác kết cấu hạ [2] Thực trạng công tác quản [2] thông công cộng trên địa bàn
tầng giao thông đường lý hệ thống giao thông xe Huyện và Thành phố.
[1] bộ [1] đạp

Giải pháp: Đánh giá khả năng tổ Giải pháp


[2] chức giao thông xe đạp trong hành chính,
giải pháp kỹ Mục tiêu 1
mạng lưới giao thông đường bộ
huyện Nhà Bè. thuật

[5] [2]

CƠ SỞ KHOA HỌC

[2] Giải pháp: Đề xuất mô hình Giải pháp


hành chính,
quản lý giao thông xe đạp huyện giải pháp kỹ Mục tiêu 2
Nhà Bè. thuật

[5] [2]

CƠ SỞ KHOA HỌC

Giải pháp: Xây dựng chính sách


[2] phát triển giao thông xe đạp Giải pháp
Mục tiêu 3
huyện Nhà Bè hướng đến phát hành chính
triển bền vững.

[5] [2]

CƠ SỞ KHOA HỌC
Ghi chú:
[1] Phương pháp thu thập dữ liệu: thư tịch, khảo sát; [2] Phương pháp phân tích, tổng hợp; [3]
Phương pháp bản đồ; [4] Phương pháp dự báo; [5] Phương pháp nghiên cứu điển hình.

Hình 2.1. Phương pháp luận nghiên cứu. [Nguồn: tác giả]
2.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Cơ sở lý luận cung cấp các lý thuyết, phương pháp về xây dựng
cơ sở hạ tầng đi xe đạp, mô hình quản lý và chính sách phát triển giao
10

thông xe đạp, cụ thể: Lý thuyết về xây dựng cơ sở hạ tầng đi xe đạp


được an toàn trong việc tích hợp đa phương thức vận tải trong đô thị
(gồm 5 lý thuyết); Lý thuyết mô hình và chính sách quản lý giao thông
xe đạp từ Chiến lược Đầu tư Đi xe đạp và Đi bộ (CWIS) của nước Anh
(năm 2017); Lý thuyết về xây dựng chính sách phát triển giao thông
xe đạp của Hà Lan (4 phương pháp) và kết hợp với Phương pháp xây
dựng chính sách trong quy trình lập pháp tại Việt Nam.
2.3. CƠ SỞ PHÁP LÝ
Cơ sở pháp lý bao gồm Chính sách giao thông công cộng đô
thị, Quy chuẩn kỹ thuật cho cơ sở hạ tầng giao thông xe đạp, Luật giao
thông đường bộ. Cụ thể:
- Chính sách về giao thông xe đạp có nguồn gốc từ quá trình
hoạch định chính sách về phát triển giao thông công cộng và giảm ùn
tắt giao thông, tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố được triển
khai từ năm 2015. Với giai đoạn 2020-2025, chính sách Tăng cường
vận tải hành khách công cộng tiếp tục là chính sách tạo điều kiện thuận
lợi để phát triển xe đạp công cộng trên toàn địa bàn thành phố, trong đó
có huyện Nhà Bè.
- Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng
(QCVN 01:2019/BXD và QCVN 07-4:2016/BXD) thì các yêu cầu
quản lý và kỹ thuật về giao thông xe đạp đã được quy chuẩn hóa trong
hoạt động quy hoạch, xây dựng.
- Luật giao thông đường bộ 2008 và Nghị định số 100/2019/NĐ-
CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ đã quy định chi tiết về điều chỉnh
các hành vi tham gia giao thông bằng xe đạp cũng như việc xử phạt
khi vi phạm, tuy nhiên chưa quy định cụ thể điều kiện tham gia giao
thông của xe đạp. Vấn đề này, hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh và
huyện Nhà Bè chưa có quy định cụ thể theo pháp luật.
11

2.4. CƠ SỞ THỰC TIỄN


Để kết quả nghiên cứu luận văn khả thi và gắn với phát triển
chung của giao thông thành phố, luận văn đã căn cứ:
- Định hướng phát triển giao thông xe đạp tại thành phố Hồ
Chí Minh giai đoạn 2020 – 2025 với Đề án Tăng cường vận tải hành
khách công cộng kết hợp kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá
nhân tham gia giao thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Thành
phố đã định hướng đưa xe đạp công cộng vào sử dụng tạo điều kiện
thuận lợi cho người dân tiếp cận dịch vụ vận tải hành khách công cộng,
thúc đẩy sự phát triển của giao thông công cộng.
- Đồng thời, nền tảng cơ sở cho đề xuất giải pháp là Hiện trạng
mạng lưới giao thông đường bộ huyện Nhà Bè với Năng lực mạng
lưới đường và Hạ tầng bến bãi. Gắn trong bài toán Quản lý giao thông
xe đạp huyện Nhà Bè với hiện trạng quản lý là bộ máy hiện hữu đã
quản lý toàn diện hệ thống giao thông và việc bổ sung chức năng giao
thông xe đạp sẽ không làm phát sinh bộ máy.
- Bên cạnh đó là giải quyết Những yếu tố tác động đến chiến
lược phát triển giao thông xe đạp huyện Nhà Bè bao gồm 03 nhóm
yếu tố về kinh tế, văn hóa – xã hội, môi trường tác động đến khả năng
tổ chức giao thông xe đạp, mô hình quản lý giao thông xe đạp, chính
sách phát triển giao thông xe đạp.
2.5. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Để kết quả nghiên cứu khả thi, cần thiết phải học hỏi mô hình
thành công cũng như hạn chế tại một số nước trên thế giới và Việt
Nam, từ đó vận dụng và điều chỉnh cho phù hợp tình hình thực tiễn tại
huyện Nhà Bè. Như là:
- Một số chính sách thành công về giao thông xe đạp: tại Hà
Lan với hơn 30 năm áp dụng, tại nước Anh với Chiến lược Đầu tư Đi
12

xe đạp và Đi bộ (CWIS), và một số thành phố khác tại Pháp, Anh đã


xây dựng chính sách để thúc đẩy người dân di chuyển bằng xe đạp.
- Một số hạ tầng cơ sở đi xe đạp phát triển trên thế giới: điển
hình từ thị trấn Houten (Hà Lan) – đạt giải thưởng dành cho thành phố
đứng đầu về đi xe đạp trên thế giới năm 2008 và 2018, là ví dụ thực tế
tốt nhất trên thế giới về tính thân thiện với xe đạp; Tại Bogotá
(Colombia) về bãi đậu xe đạp tích hợp với trạm xe buýt nhanh; Kinh
nghiệm đem xe đạp lên xe buýt, tàu điện ngầm tại Mỹ, Canada, Đức;
Loại hình xe đạp công cộng đã thành công tại một số nước và kinh
nghiệm không thành công tại thành phố các nước Đông Nam Á như
Bangkok (Thái Lan), Bandung (Indonesia).
- Tại thành phố Hồ Chí Minh, mô hình xe đạp công cộng
Mobike thí điểm từ tháng 9 năm 2021 trên địa bàn quận 1, cung cấp
cho huyện Nhà Bè bài học kinh nghiệm về mô hình dịch vụ, quản lý
vận hành, cơ sở hạ tầng, giải pháp tích hợp xe buýt, giải pháp hỗ trợ.
2.6. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Cơ sở khoa học sẽ được làm cơ sở cho kết quả nghiên cứu của
luận văn, được đúc kết các nội dung về: Định hướng phát triển của
thành phố; Quy chuẩn và Pháp luật; Lý luận và Bài học kinh nghiệm.
CHƯƠNG 3: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG XE
ĐẠP HUYỆN NHÀ BÈ
3.1. QUAN ĐIỂM CHUNG.
Chiến lược tiếp cận theo hướng cung cấp lý thuyết về cách thức
thiết kế để đạt được các mục tiêu (xem Hình 3.1). Tiến trình hướng
đến các mục tiêu của chiến lược được làm khung kế hoạch hành động,
cụ thể: Chiến lược đề ra kế hoạch hành động, tạo đầu ra phác thảo các
biện pháp can thiệp để thực hiện mục tiêu của chiến lược; Các kết quả
được đo lường bằng Bộ chỉ số đo lường.
13

VẤN ĐỀ ĐẦU VÀO HÀNH ĐẦU KẾT QUẢ KẾT QUẢ CHỈ SỐ
ĐỘNG RA NGẮN HẠN DÀI HẠN ĐO
LƯỜNG

Kỹ năng đạp
Nhóm Bối cảnh 1: Cơ hội ĐẦU TƯ TÀI Các biện xe được cải
Dân số trong độ tuổi lao (người CHÍNH: pháp xã thiện. 1.Tác
động chiếm tỷ lệ cao sử *Chương hội: can động lên
trong tổng số dân. dụng) trình đào tạo thiệp nền kinh Tầng
kỹ năng đi xe hành vi Thay đổi nhận tế: gồm suất
đạp an toàn mang thức về đi xe. việc cắt hoạt
cho học sinh. tính cộng giảm chi động:
Nhóm Bối cảnh 2: Cơ sở *Chương đồng. phí đi
hạ tầng cho đi xe đạp trình đầu tư Chặng đường lại. số
chưa đầy đủ và an toàn: xây dựng, cải đi xe an toàn chặng
+ Hiện trạng năng lực tạo cơ sở hạ hơn. đi và
đường bộ chưa đảm bảo tầng đi xe chiều
tổ chức đi xe đạp được an Thách đạp. Nhiều chặng dài đi
toàn. thức (cơ Các biện xe đạp
sở hạ *Chương pháp cá đường thuận
+ Mạng lưới giao thông trình hỗ trợ sử tiện cho đạp tăng.
công cộng chưa tích hợp tầng) dụng xe đạp.
nhân:
với giao thông xe đạp. những xe:
*Chương can thiệp +Mạng lưới đi Mục tiêu
+ Bến bãi giao thông trình hỗ trợ chính:
công cộng chưa hỗ trợ hành vi xe đạp được
nghiên cứu mang mở rộng kết
dành cho xe đạp. phát triển. -Tăng
tính cá nối các khu
*Chương nhân. vực chức năng hoạt
trình ứng trong đô thị và động đi
Nhóm Thực trạng 1: dụng công ngoài đô thị. xe đạp.
+Chính sách về giao nghệ thông Ngày
thông xe đạp được tin. +Mạng lưới - Giảm càng
khuyến khích. Đầu tư giao thông tỷ lệ nhiều
+Bộ máy quản lý hiện xây dựng công cộng kết người đi người
hữu sẵn sàng tiếp nhận Điểm và cải tạo nối toàn diện xe đạp tử với
quản lý loại hình giao mạnh PHÁP LÝ: cơ sở hạ với mạng lưới vong nhiều
thông xe đạp. và điểm Hoàn thiện tầng xe đạp. hoặc bị độ tuổi,
+Hệ thống quy hoạch xây yếu pháp luật về (mạng thương nhiều
dựng đô thị chưa nghiên (quản giao thông lưới nặng. thành
cứu làn đường xe đạp gồm Quy tuyến Những con phần
lý) đường trở nên
trong thiết kế quy hoạch định điều kiện đường, kinh tế
giao thông. tham gia giao bến bãi tốt hơn được xã hội
+Chưa có hành lang pháp thông của xe đậu xe, thể hiện qua: tham
lý về điều kiện tham gia đạp. biển báo +Thiết kế gia đi
giao thông của xe đạp. giao những khu vực xe đạp.
thông). dịch vụ cho 2.Tác
nhu cầu đi lại động lên
Nhóm Thực trạng TUYÊN này. xã hội:
2(thêm): Giao thông xe TRUYỀN: Một gổm các
Hỗ trợ thông +Hệ thống các
đạo chưa tạo sức hấp dẫn wedsite tuyến đường đi lợi ích
với đại đa số người dân: tin, hướng cổng về sức
dẫn rộng rãi xe đạp có thể
+Việc đạp xe gây nên mồ thông tin cho phép khỏe,
hôi khó chịu. trong xã hội liên kết tinh thần
về chủ trương người đi xe
+Thiếu các tuyến đường tất cả các của cộng
đi xe đạp gần gũi thiên Điểm phát triển đi hòa vào thiên
yếu tài nhiên. đồng.
nhiên. xe đạp tại địa nguyên.
(người phương. +Nhiều hoạt Số
+Thiếu điều kiện cho các
sử động cộng người
doanh nghiệp, tổ chức, cá tử vong
nhân tham gia phát triển dụng, đồng được tổ 3. Tác
cơ sở hạ chức. hoặc bị
giao thông xe đạp. Các động lên
QUẢN TRỊ: thương
+Kỹ năng về đạp xe chưa tầng, nhóm môi
phương Thành lập nặng
được đào tạo bài bản bên ngoài trường:
tiện) Hội đồng Tạo điều kiện giảm.
+Việc đi xe đạp trên bao gồm gồm việc
đường còn chưa an toàn.
chuyên gia và Hợp tác các cơ quan, giảm
+Hoạt động cộng đồng các bên liên với các tổ doanh nghiệp, thiểu khí
quan để xem chức phi tổ chức, cá
chưa được tổ chức có tính thải
lan tỏa cao. xét và triển chính nhân tham gia
khai chiến carbon
+Nhận thức về đi xe đạp phủ. phát triển giao
chưa lan tỏa trong xã hội. lược. thông xe đạp.

Hình 3.1. Sơ đồ quy trình về cách thức chiến lược thiết kế để đạt các
mục tiêu.
14

3.2. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TỔ CHỨC GIAO THÔNG XE


ĐẠP HUYỆN NHÀ BÈ.
3.2.1. Quan điểm đánh giá:
Kết quả đánh giá dựa trên 3 mức lần lượt là Tương thích, Trung bình,
Không khả thi tương ứng với số điểm (++), (+), (- -).
3.2.2. Kết quả phân tích, đánh giá.
Khả năng tổ chức giao thông xe đạp tại huyện Nhà bè được kết
luận thông qua việc đánh giá tính tương thích giữa Hiện trạng và Cơ
sở khoa học trên 3 đối tượng: Cơ sở hạ tầng – Mô hình quản lý – Chính
sách phát triển.
Việc đánh giá sẽ lập thành 03 ma trận tương ứng cho từng Cơ
sở khoa học (Định hướng phát triển của thành phố; Quy chuẩn và Pháp
luật Việt Nam; Lý luận và Bài học kinh nghiệm) và tổng hợp kết quả
tương thích là: Cơ sở hạ tầng (10+), Mô hình quản lý (4+), Chính sách
phát triển (9+).
3.2.3. Kết luận:
Như vậy, trên cơ sở hiện trạng của cơ sở hạ tầng, mô hình quản
lý, chính sách phát triển trên địa bàn Huyện phù hợp với định hướng
phát triển giao thông của Thành phố, kết hợp đánh giá với Quy chuẩn,
Pháp luật hiện hành và các lý luận, bài học kinh nghiệm, kết luận rằng:
Huyện Nhà Bè có khả năng tổ chức giao thông xe đạp.
3.3. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH QUẢN LÝ GIAO THÔNG XE ĐẠP
HUYỆN NHÀ BÈ
Chiến lược phát triển giao thông huyện Nhà Bè được thực hiện
thông qua mô hình quản lý chung (bao gồm chức năng quản lý hành
chính và quản lý kỹ thuật).
3.3.1. Mô hình quản lý chung về giao thông xe đạp.
15

Thành lập
UBND HUYỆN
NHÀ BÈ
Hỗ trợ
Hội đồng
chuyên gia Quản P.Quản lý
Chiến lược Xây
trị đô thị
dựng

Tham gia các bên


Tầm nhìn
liên quan P.Tài chính-
Kế hoạch/ Tổ
Cung chức ngoài
Các Mục tiêu theo Nhà nước
Nguồn tài chính
giai đoạn cấp

Kế hoạch Kế hoạch Kế hoạch Kế hoạch


hành động: hành động: hành động: hành động:
đầu tư tài chính thay đổi hành vi an toàn quan hệ đối tác

Tiếp thị xã hội; Phối hợp với


Tài trợ chương Đầu tư xây tổ chức trong
"Quỹ tài trình xe đạp trợ dựng, cải tạo cơ nhà nước;
chính"; lực điện; sở hạ tầng đi xe Hợp tác với
Đường sắt xe đạp;
Hỗ trợ đầu tư tổ chức ngoài
đạp;
và nghiên Hoàn thiện pháp nhà nước;
Phối hợp nghiên
cứu. cứu; luật về giao Ứng dụng
Ứng dụng công thông xe đạp. công nghệ
nghệ thông tin. thông tin.

Giám sát
hiệu suất Kết quả đầu ra Khuyến nghị
(giai đoạn 5 năm) điều chỉnh (nếu cần)
(Quản trị theo mục tiêu)

Mục tiêu giảm tỷ lệ người


Mục tiêu tăng hoạt
đi xe đạp thiệt mạng hoặc
động đi xe đạp
bị thương

Tiến độ thực hiện mục Tiến độ thực hiện mục


tiêu thông qua bộ chỉ số tiêu thông qua bộ chỉ số
đo lường. đo lường.

Hình 3.2. Sơ đồ mô hình quản lý chung về giao thông xe đạp.


Ký hiệu:
Các thành phần cấu tạo của Chiến lược.
Các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện Chiến lược.
Các biện pháp thực hiện của Chiến lược.
Các hoạt động của các cơ quan, tổ chức liên quan.

Chiến lược được tư vấn thực hiện và giám sát thông qua đơn
vị chuyên trách độc lập là “Hội đồng chuyên gia”, được trao chức
năng để gắn kết điều hành và kết nối giữa các bên liên quan.
16

3.3.2. Vị trí, vai trò, mô hình, nhiệm vụ quản lý của Hội đồng
chuyên gia.
Mô hình Hội đồng chuyên gia được trình bày theo Hình 3.3.

Thành viên 3: lãnh đạo


đơn vị tư vấn chiến lược

Thành viên 4: chuyên


gia lĩnh vực giao thông
(UBND Huyện giới
Thành viên 2: thiệu đơn vị tư vấn thuê
Phó chủ tịch
Hội đồng Thành viên 5: chuyên
chuyên gia: là gia lĩnh vực quy hoạch
Phó chủ tịch đô thị (UBND huyện
Thành Thành viên huyện chuyên giới thiệu đơn vị tư vần
lập 1: Chủ tịch trách đô thị thuê)
UBND huyện đồng
huyện Nhà thời là Chủ Thành viên 6: lãnh đạo
Bè tịch Hội Nhà đầu tư chuyên trách phòng
Hội Quản lý đô thị
đồng
đồng
chuyên gia
chuyên Thành viên 7: lãnh đạo
gia chuyên trách Phòng Tài
chính - Kế hoạch

Thành viên 8: lãnh đạo


chuyên trách phòng Tài
nguyên và Môi trường

Thành viên 9: lãnh đạo


chuyên trách công an
giao thông

Hình 3.3. Sơ đồ mô hình Hội đồng chuyên gia.


Hội đồng chuyên gia sẽ có nhiệm vụ Quản lý hành chính và
Quản lý kỹ thuật đối với giao thông xe đạp.
Để công tác kết nối giao thông xe đạp với giao thông công cộng
đạt hiệu quả đáp ứng nhu cầu phát triển vận tải hành khách công cộng
trên địa bàn Huyện và Thành phố. Đề xuất Quy trình thiết lập mạng
lưới giao thông xe đạp gồm 03 bước: Bước 1. Thiết lập các cụm khu
vực với bán kính tối đa 5km; Bước 2. Xác định các trục giao thông kết
17

nối; Bước 3. Xác định hành lang giao thông đối ngoại. Với mô hình
như sau:
Kết nối đối ngoại

Buýt/Metro
buýt

buýt

Kết nối đối


ngoại

Kết nối đối


ngoại

Ký hiệu:

Đơn vị ở Trung tâm các cấp

Khu vực thuộc Huyện


(R5km) Bãi xe đạp tích hợp xe buýt/metro

Đô thị (toàn Huyện) Trục, hành lang giao thông

Hình 3.4. Mô hình thiết lập mạng lưới giao thông xe đạp.

3.4. XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG


XE ĐẠP HUYỆN NHÀ BÈ HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG.
Xây dựng các chính sách phát triển giao thông xe đạp phác
thảo 12 hành động được lên kế hoạch. Các kế hoạch hành động này sẽ
được xem xét và cập nhật thường xuyên cùng với việc theo dõi Chiến
lược. 12 hành động được chia thành bốn nhóm chính sách: đầu tư tài
18

chính (02 hành động), thay đổi hành vi (05 hành động), an toàn (02
hành động) và quan hệ đối tác (03 hành động).
4 nhóm chính sách này có mối
Thay
quan hệ tác động lẫn nhau trong việc đổi
hành vi
phát triển giao thông xe đạp hướng
đến phát triển bền vững (xem Hình
Đầu tư
3.5). Trong đó, chính sách Thay đổi tài
chính
hành vi và An toàn là 2 nhóm chính Quan
An
hệ đối
sách tác động trực tiếp hướng đến 2 tác
toàn

mục tiêu của chiến lược và chính


sách Đầu tư tài chính, Quan hệ đối Hình 3.5. Mối quan hệ tác
động giữa 4 nhóm chính sách.
tác là 2 nhóm chính sách hỗ trợ thực
hiện mục tiêu, đồng thời chính sách Đầu tư tài chính giữ vai trò là
trung tâm đảm bảo cho các chính sách còn lại được thực thi xuyên
suốt. Tính tương tác giữa bốn nhóm chính sách tác động đến đối tượng
giao thông xe đạp (Phương tiện – Người sử dụng – Cơ sở hạ tầng)
hướng đến phát triển bền vững theo ma trận đánh giá ba thuộc tính về
Kinh tế - Xã hội – Môi trường. Qua đó kết luận: Các chính sách đảm
bảo cho giao thông xe đạp phát triển bền vững trên 3 phương diện
Kinh tế - Xã hội – Môi trường.
Việc thực hiện chiến lược để phát triển giao thông xe đạp với
tầm nhìn và 2 mục tiêu đến 2025 là: Tăng hoạt động đi xe đạp; Giảm
tỷ lệ người đi xe đạp thiệt mạng hoặc bị thương. 2 mục tiêu này được
theo dõi tiến độ bằng kết quả đầu ra của 4 nhóm kế hoạch hành động.
Các kết quả đầu ra được định lượng và đo lường thông qua Bộ chỉ số
(xem Bảng 3.7).
19

Bảng 3.7. Bộ chỉ số đo lường đánh giá hiệu quả chính sách.
STT Mục tiêu Chỉ số đo lường
(1) Tầng suất hoạt động: gồm 3 thông
1 số là chặng đi, chuyến đi và chiều dài
Tăng hoạt động đi xe đi xe đạptrong 1 năm.
đạp.
2 (2) Độ tuổi và giới tính.
3 (3) Phân loại kinh tế xã hội.
Giảm tỷ lệ người đi (4) Số người đi xe đạp thiệt mạng hoặc
4 xe đạp thiệt mạng bị thương nặng khi tham gia giao thông.
hoặc bị thương.

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ


Kết luận
Kết quả nghiên cứu cung cấp giải pháp cho công tác quản lý để
phát triển giao thông xe đạp huyện Nhà Bè hướng đến phát triển bền
vững:
- Với kết quả mục tiêu Khả năng tổ chức giao thông xe đạp
huyện Nhà Bè, đã khẳng định có đủ cơ sở để tổ chức giao thông xe đạp
cho huyện Nhà Bè, và cần đề xuất mô hình và xây dựng chính sách để
quản lý, phát triển giao thông xe đạp.
- Với mục tiêu Đề xuất mô hình quản lý giao thông xe đạp huyện
Nhà Bè, kết quả đã đề xuất một mô hình quản lý chung về giao thông
xe đạp huyện Nhà Bè. Mô hình như là một “bản thiết kế tổng thể”
hướng dẫn thực hiện từ lúc bắt đầu đến mục tiêu đầu ra, trên hai
phương diện về quản lý hành chính và quản lý kỹ thuật (hai bộ phận
cấu thành quản lý đô thị) cho công tác quản lý giao thông xe đạp.
- Với mục tiêu Xây dựng chính sách phát triển giao thông xe
đạp huyện nhà Bè hướng đến phát triển bền vững, kết quả đã hoạch
định các chính sách cơ bản cần thiết cho việc phát triển giao thông xe
đạp tại địa phương. Các chính sách phát triển cung cấp các biện pháp
20

can thiệp tác động vào đối tượng cơ sở hạ tầng xe đạp – người sử dụng
– phương tiện để thúc đẩy sử dụng xe đạp, và làm cơ sở tham khảo
cho các nhà quản lý.
Để đánh giá mức độ hoàn thành của chiến lược, cần căn cứ vào
Bộ chỉ số đo lường có ý nghĩa như được sử dụng để giám sát tiến độ
hoàn thành mục tiêu của chiến lược. Vì vậy, chính quyền sẽ theo dõi
các chỉ số đo lường để có sự can thiệp điều chỉnh kế hoạch hành động
(chính sách) nhằm hoàn thành mục tiêu của chiến lược. Ngoài ra, mô
hình quản lý đề xuất sẽ đảm bảo cho chiến lược được giám sát và điều
chỉnh kịp thời.
Kiến nghị
Từ kết quả nghiên cứu, cần cụ thể hóa mô hình quản lý để tiếp
tục xây dựng một bản chiến lược cụ thể cho Huyện và được cơ quan
chức năng pháp lý hóa để trở thành công cụ phát triển giao thông xe
đạp ngay từ giai đoạn đầu tiên.
Để giao thông xe đạp phát triển bền vững thì cần thiết phải
nghiên cứu một chiến lược tổng thể cho toàn thành phố đảm bảo kết
nối giao thông đa phương thức (xe đạp – giao thông công cộng).
Trong các bước triển khai tiếp theo cần chú trọng thực hiện các
thông số đầu vào cho bản chiến lược là khảo sát xã hội học về nhu cầu
kết hợp các dự báo kinh tế xã hội (tốc độ tăng dân số, dịch cư, cơ cấu
lao động,…) để dự báo phát triển giao thông xe đạp hướng đến sự khả
thi trong hoạch định chính sách, song song đó là cần kết hợp với kế
hoạch trung hạn đầu tư xây dựng cơ bản các công trình giao thông
đường bộ, công trình công cộng để có phương án toàn diện tổ chức làn
xe đạp, bãi xe. Vì vậy, cần thêm sự phối hợp thực hiện của các ngành
xã hội học, thống kê, tài chính, quản lý dự án… để xây dựng kế hoạch
thực hiện có hiệu quả.

You might also like