You are on page 1of 3

Giới thiệu:

4,6 tấn carbon dioxide mỗi năm cho một phương tiện giao thông thông thường. Đây là số
liệu chúng tôi lấy từ web chính thức của chính phủ Hoa Kỳ. Vậy các bạn hãy nhìn xem, thế
giới của chúng ta mỗi năm đều có một lượng lớn carbon dioxide thải ra như vậy và sự nóng
lên toàn cầu vẫn tiếp tục tăng. nếu bạn vẫn tiếp tục sửa dụng phương tiện giao thông thông
thường thì trong tương lai lượng khí thải vẫn còn tăng và sự nóng lên toàn cầu tiếp tục leo
thang thì TĐ sẽ chết dần chết mòn.

Vậy các bạn không sợ mình sẽ bị mất ngôi nhà Trái Đất này hay sao? Nếu vậy, các bạn
cũng sẽ một phần nào đồng ý với quan điểm của chúng tôi rằng: Học sinh chúng ta nên đi
học bằng phương tiện công cộng. Bởi vì sử dụng phương tiện công cộng sẽ mang những
lợi ích. Trước hết phương tiện công cộng là gì? PTCC là Là những phương tiện có sẵn,
người dân có thể mua vé và lựa chọn thời gian theo ý muốn của mình, bao gồm các
phương tiện công cộng như xe buýt, tàu hỏa. Chúng mình sẽ có hệ thống luận điểm như
sau những lợi ích mà phương tiện công cộng mang lại cho học sinh thông qua luận điểm 1
của nhóm chúng mình và ở luận điểm 2 chúng mình sẽ trình bày về việc sử dụng phương
tiện công cộng để bảo vệ cho môi trường.

Luận điểm 1: Sử dụng PTCC phát triển các kỹ năng mềm của học sinh
Việc sử dụng phương tiện công cộng sẽ hình thành và phát triển được nhiều bản tính của
học sinh. Có 3 mục chính như sau: Tự lập, ứng xử, giữ an toàn cho bản thân.

Thứ nhất, việc tự lập được thể hiện qua việc bắt xe đúng giờ, lên/xuống đúng xe, quản lý và
phân bố thời gian một cách hiệu quả. Lấy ví dụ: nếu như xe 7h đến thì phải ăn sáng chuẩn
bị đồ trước đó, dậy phải sớm hơn một chút. Đồng nghĩa với việc học sinh không cần dựa
dẫm vào thời gian của bố mẹ để đưa đón mình đi học , hình thành dần thói quen tự lập. Bạn
Hoàng Tùng, học sinh lớp 11 trường THPT Nguyễn Huệ (Hà Đông) chia sẻ: “Bản thân em
đã học xa nhà được khoảng 6 năm, tức là từ lớp 6 đã quen với việc đi lại từ nhà đến trường
bằng xe bus. Sáng nào, em cũng dậy sớm đón xe, chiều lại hối hả lên xe trở về nhà. Hành
động lặp đi lặp lại đó gần như trở thành thói quen của em suốt mấy năm qua. Đi xe bus có
rất nhiều điểm lợi ích, ví dụ, tập cho mình thói quen đúng giờ, tận hưởng thời gian nghỉ ngơi
trong lúc di chuyển và đặc biệt cực kỳ an toàn. Em nghĩ, sử dụng xe bus hay các phương
tiện công cộng là một cách văn minh để đảm bảo ATGT”.

Thứ hai, dù là sử dụng phương tiện nào đi nữa thì chúng ta đều phải biết ứng xử một cách
văn minh, lịch sự. Nhất là khi đi PTCC ta còn gặp nhiều đối tượng khác đi cùng. Việc đầu
tiên là ứng xử với người lái xe và phụ xe, là những người trực tiếp hỗ trợ ta lên cả chuyến
đi. Do đó, luôn phải có thái độ tôn trọng họ cũng như nghề nghiệp của họ. Khi sử dụng
PTCC ta đang dùng chung một không gian với những hành khách khác do đó ta cũng phải
tôn trọng họ: Không nói chuyện ồn ào, Không vứt rác bừa bãi, nghe nhạc bằng loa ngoài,
nói chuyện điện thoại to làm phiền người khác.
Trên xe bus, ta sẽ luôn gặp những hành khách cần giúp đỡ như trẻ nhỏ, người già, phụ nữ
mang thai, người khuyết tật,... Nếu có thể, hãy nhường ghế cho họ hoặc giúp họ lên xuống
bậc xe.
Cuối cùng là khi tham gia, nhất là một mình. Chuyện giữ an toàn cho thân thể là rất cần
thiết, phải cần cảnh giác cao. Theo kết quả khảo sát của Tổ chức ActionAid Việt Nam và
Trung tâm Nghiên cứu giới, gia đình và môi trường tại TP Hà Nội và TP HCM, 31% nữ sinh
đã từng bị quấy rối tình dục trên xe buýt. Những số liệu này không làm ta tẩy chay xe buýt
mà phải càng tăng tính phòng vệ và cẩn trọng của mình hơn. Vấn đề Quấy rối tình dục nằm
ở những thành phần không tốt, không phải ở xe buýt. Những thành phần đó có thể ở bất cứ
đâu cho nên để hạn chế khả năng xảy ra của nó một cách tối đa ta nên làm những việc như
sau:
1. Không nên ngủ khi đi một mình
2. Hạn chế nói chuyện với người lạ
3. Không cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ
5. Bảo vệ tài sản cá nhân

Luận điểm 2: Sử dụng PTCC bảo vệ môi trường

● Gần 90% xe cơ giới tại Hà Nội và TP.HCM là xe ô tô, xe máy => chủ yếu là PTCN.
Mặc dù chỉ tiêu thụ 56% tổng lượng xăng nhưng nhóm phương tiện này đang thải ra
tới 94% lượng hidro cacbon, 87% lượng carbon oxit, 57% lượng nitơ oxit, …
● Không chỉ thế, với sự gia tăng PTCN, nhiều đường cần phải được xây dựng thêm để
đáp ứng nhu cầu không gian => làm bê tông hóa và thay đổi môi trường xung quanh
=> làm giảm mảng xanh của khu vực => làm tăng lượng carbon đioxit và dẫn đến sự
mất mát của môi trường sống của nhiều loài động vật.
● Kết luận rút ra cực kì rõ ràng: PTCN là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây
ra ô nhiễm môi trường. Các chất độc hại như carbon đioxit và carbon oxit được thải
ra khi đốt cháy nhiên liệu như xăng và dầu diesel trong ô tô. Những chất này gây ra
một loạt các vấn đề môi trường như ô nhiễm không khí, sự nóng lên toàn cầu, khói
bụi, lắng đọng axit và các vấn đề sức khỏe.
● Nước ta đã mất hơn 20 năm chỉ để tranh luận về giao thông công cộng và cá nhân
mà chưa có kết luận. Trong khi Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc chỉ mất tổng cộng
40 năm để vươn mình lên từ nước nghèo thành các cường quốc kinh tế, với các hệ
thống giao thông hàng đầu thế giới.
● Ở Singapore và Hong Kong, tỉ lệ người dân sở hữu ôtô cá nhân chỉ khoảng 12 - 14
ôtô/100 dân, ít ai dùng xe máy. Họ có thu nhập gấp 20 lần dân ta, nhưng nhiều
người cả đời chỉ đi lại bằng PTCC.
● Tại sao chúng ta cứ phải nghĩ rằng cuộc sống phải có ôtô riêng, xe máy? Chưa dứt
ra được suy nghĩ này thì không thể có những đô thị hiện đại và hệ thống giao thông
công cộng tốt.
● So với PTCN, PTCC giúp giảm 45% carbon dioxide, 92% các hợp chất hữu cơ dễ
bay hơi, và 48% nitơ oxit => PTCC giảm các chất ô nhiễm trong bầu khí quyển và
cải thiện chất lượng không khí.
● PTCC còn có thể giúp cải thiện được cơ bản cơ cấu đô thị bằng cách giải phóng
được không gian lẽ ra được sử dụng, tạo điều kiện cho các việc khác như các khu
vực cho người đi bộ và các khoảng không thoáng có sức hẫp dẫn về môi trường.
● Kết luận rút ra: PTCC ít gây hại cho môi trường trên mỗi ki-lô-mét/hành khách so với
PTCN về yêu cầu không gian, tiêu thụ nhiên liệu, ô nhiễm khí, ô nhiễm tiếng ồn và
mức độ an toàn.
● Về giải pháp, ta cần sự quyết tâm cao, đặt mục tiêu lớn nhất không phải thu phí mà
là thay đổi ý thức cùng thói quen đi lại của người dân:
○ Cấm ôtô vào trung tâm
○ Chỉ thu phí vào giờ cao điểm
○ Mở rộng tuyến xe buýt

Kết luận:

Trước hết, mình sẽ bắt đầu bằng việc phản biện toàn bộ hệ thống luận điểm của nhóm các
bạn. Các bạn đã đưa ra ….. luận điểm và Thiện Minh và Quốc Cường đã phản biện …..
trong số các luận điểm đó vì thế nên mình xin phép được phản biện ….. luận điểm còn lại.
Đầu tiên,......Thứ hai,....... Cuối cùng, mình sẽ kết thúc bằng việc củng cố toàn bộ hệ thống
luận điểm minh chứng cho việc học sinh nên sử dụng phương tiện công cộng để đi học. Bản
thân mình hiểu rõ mức độ cần thiết và những lợi ích mà phương tiện công cộng mang lại.
Khi tham gia dùng phương tiện công cộng để đi học, nó giúp học sinh có thể quản lý thời
gian, tự lập, giảm khí thải và đồng thời học cách ứng xử với mọi người xung quanh. Ngoài
ra điều này còn giúp học sinh có cơ hội làm quen với xã hội bên ngoài, không bị bỡ ngỡ khi
đến tuổi trưởng thành. Ở đây, mình muốn khẳng định rằng đây không phải là biện pháp
ngắn vì thực tế nếu chúng ta áp dùng nó, điều đầu tiên ta thấy truớc mắt là một buổi sáng
sôi động nhưng sẽ ít tiếng kèn bấm in ỏi do sắp trễ học, không còn chen lấn nhau để đi
trước. Và lượng carbon dioxide sẽ giảm đáng kể khi học sinh đi học bằng các phương tiện
công cộng. Cuối cùng nhóm chúng mình muốn khẳng định : “việc học sinh đi học bằng
phương tiện công cộng sẽ giúp học sinh phát triển bản thân và kèm theo đó sẽ bảo vệ được
trái đất - nơi mà chúng ta đang sinh sống.

Qua toàn bộ hệ thống luận điểm của nhóm chúng mình muốn nói rằng:
Tuy mỗi hình thức dùng phương tiện đi học đều có những ưu điểm, điểm hạn chế riêng

———-

Điều mà đội phản biện có thể dùng:


- Đi PTCC có thể gây ùn tắc giao thông (giống xe buýt)
- Học sinh còn quá nhỏ không thể tự đi
- Nhà học sinh gần đi xe buýt bất tiện
- biến thái
- Có thể sử dụng pt bằng điện

You might also like