You are on page 1of 6

Vận tải xanh

LỜI DẪN:
Vận tải là một yếu tố không thể thiếu khi nhắc tới việc vận chuyển hàng
hóa và dịch vụ đến tay người tiêu dùng. Tuy nhiên, hệ thống giao thông
hiện tại đi kèm với một loạt các vấn đề bao gồm nóng lên toàn cầu, suy
thoái môi trường, ý nghĩa về sức khoẻ (thể chất, tình cảm, tinh thần, tinh
thần) và tăng khí thải nhà kính. Trong thực tế, lĩnh vực vận tải chiếm tới
23% lượng khí thải nhà kính toàn cầu do sử dụng nhiên liệu hóa thạch,
và trong đó các phương tiện vận tải đường bộ chiếm khoảng 75%. Xu
hướng này dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong tương lai nếu hiện tại chính phủ
không đưa ra được những hành động thiết thực nhằm giảm phát lượng
khí thải nhà kính cũng như nhu cầu về dầu.
Hiểu được điều này, tại nhiều quốc gia đã ban hành những quy định hết
sức chặt chẽ và được cập nhật liên tục về nồng độ từng loại khí thải
riêng biệt trong không khí. Một trong những ví dụ điển hình là khu vực
EU, từ đầu những năm 1990, các mẫu xe mới đã phải đáp ứng các giới
hạn ô nhiễm khí thải ngày càng nghiêm ngặt, được gọi là tiêu chuẩn khí
thải Euro, trước khi chúng được bán ra thị trường.
Và Việt Nam cũng đang nỗ lực không ngừng nhằm nâng cao những tiêu
chuẩn về khí thải môi trường. Để đạt được điều này, cần phải có sự nhận
thức và sự tham gia của cộng đồng, quản lý các phương tiện và sự đổi
mới của các phương tiện cá nhân và sản xuất các phương tiện sử dụng
các nguồn năng lượng tái tạo như gió, mặt trời, nhiên liệu sinh học và
thủy điện.
1. Vận tải xanh (Green Transportation) là gì?
Vận tải xanh là khi con người hoặc hàng hóa được vận chuyển qua các
phương tiện sử dụng tài nguyên và năng lượng tối thiểu càng tốt, để bảo
vệ môi trường khỏi các chất ô nhiễm do tàu tạo ra. Vận tải xanh thúc đẩy
các phương pháp tốt hơn để thực thi kiểm soát khí thải, quản lý cảng
hiệu quả và quản lý thiết bị. Nó đòi hỏi một nỗ lực rất lớn từ mọi yếu tố
của ngành công nghiệp như các cơ quan quản lý, cảng vụ và cộng đồng
để thực hiện điều này.
2. Đặc điểm của vận tải xanh
- Sử dụng các phương tiện vận tải xanh
- Tận dụng tối đa nhiên liệu, đảm bảo xử lý tốt hàng hóa và
giảm thiểu rác thải ra môi trường
- Giảm lượng khí carbon và khí me-tan, giảm phát thải khí nhà
kính
- Tiết kiệm năng lượng, nhiên liệu
3. Xu hướng phát triển
Vận tải có một chức năng quan trọng đặc biệt là trong việc vận
chuyển hàng hóa. Vận tải rất cần thiết đối với tất cả các giai đoạn
quá trình sản xuất. Từ khâu đầu vào khi vận chuyển nguyên vật
liệu, nhiên liệu, vật liệu cho quá trình sản xuất đến khâu đầu ra là
vận chuyển thành phẩm sau khi sản xuất. Cùng với sự phát triển
của nền kinh tế, nhu cầu vận chuyển hàng hóa cũng được nâng cao.
Sau đây mời cô và các bạn cùng nhóm chúng em nắm bắt các xu
hướng vận chuyển tiết kiệm nhiên liệu và bảo vệ môi trường trong
tương lai nhé!
- Giảm thiểu và hạn chế các yếu tố tiêu cực tới môi trường
- Tại nhiều quốc gia đã ban hành những quy định hết sức chặt chẽ
và được cập nhật liên tục về nồng độ từng loại khí thải riêng biệt
trong không khí. Một trong những ví dụ điển hình là khu vực EU,
từ đầu những năm 1990, các mẫu xe mới đã phải đáp ứng các giới
hạn ô nhiễm khí thải ngày càng nghiêm ngặt, được gọi là tiêu
chuẩn khí thải Euro, trước khi chúng được bán ra thị trường.
- Việt Nam cũng đang nỗ lực không ngừng nhằm nâng cao những
tiêu chuẩn về khí thải môi trường. Để đạt được điều này, cần phải
có sự nhận thức và sự tham gia của cộng đồng, quản lý các phương
tiện và sự đổi mới của các phương tiện cá nhân và sản xuất các
phương tiện sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như gió, mặt
trời, nhiên liệu sinh học và thủy điện.
4. Lợi ích của vận tải xanh
Đối với môi trường: Các phương thức vận chuyển hiện tại sử
dụng các nguồn năng lượng như nhiên liệu hóa thạch đã và đang
tạo ra một lượng lớn khí thải nhà kính ra môi trường. Sử dụng các
phương tiện vận tải xanh có thể giúp góp phần loại bỏ các khi thải
nhà kính do những phương tiện này chủ yếu sử dụng nguyên liệu
sạch và không gây hại đến môi trường.
Đối với con người: Các nguồn năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch
như khí tự nhiên, than và dầu thải ra các khí độc hại ảnh hưởng
tiêu cực đến sức khoẻ của chúng ta. Trên thực tế, các loại khí này
có liên quan đến các trường hợp ung thư và các bệnh tim mạch
khác. Khí thải được tạo ra bằng phương tiện xanh không gây hại
cho sức khoẻ con người, do đó, việc vận tải xanh sẽ cải thiện tình
trạng sức khoẻ của một quốc gia
Đối với nền kinh tế: Góp phần xây dựng một nền kinh tế bền
vững
Sản xuất và phân phối các loại phương tiện xanh sẽ đi cùng với
việc cải tiến các hệ thống vận tải hiện có. Điều này sẽ dẫn đến việc
tạo thêm nhiều việc làm trong ngành giao thông, do đó giảm thiểu
sự chênh lệch về kinh tế xã hội và xây dựng một nền kinh tế bền
vững. Nó cũng sẽ giảm thiểu sự phụ thuộc quá nhiều vào nhiên
liệu hóa thạch.

5. Những loại hàng hoá có thể sử dụng phương pháp vận tải xanh
Hầu hết tất cả hàng hóa đều có thế áp dụng “vận chuyển xanh” tiêu
biểu là:
- Hàng tiêu dùng: là hàng hóa được bán cho người tiêu dùng để
họ tự sử dụng tùy theo mục đích
Ví dụ như: Thực phẩm, Các loại mỹ phẩm, mặt hàng văn phòng
phẩm, đồ gia dụng…….
- Nhiên liệu
Các loại như: xăng, dầu, than, đá…..
- Hàng hóa nhập khẩu: các mặt hàng được đưa từ nước ngoài
vào lãnh thổ Việt Nam
- Một số hàng hóa đặc biệt:
- Hàng hóa có tính chất nguy hiểm như: hàng hóa dễ gây cháy
nổ, có tính chất phóng xạ,…
- Hàng hóa có giá trị cao như: vàng, kim cương, đá quý,…
- Hàng hóa sử dụng công nghệ cao
- Hàng hóa cần có chế độ bảo quản riêng như: vacxin, thuốc,
dược phẩm,…
6. Doanh nghiệp tiêu biểu
Ngoài những tập đoàn danh tiếng như IKEA, DKSH, Toyota,
Amway… khi nhắc về những những công ty FMCG, không thể
không nhắc tới giá trị xanh điển hình của Unilever. Với 2.5 tỉ
người sử dụng sản phẩm mỗi ngày trên toàn thế giới, thì ngoài
khâu sản xuất, việc vận chuyển hàng hóa đến tay người tiêu dùng
từ các điểm phân phối và nhà máy là một thách thức không dễ giải
quyết. Theo đó, mỗi năm, Unilever vận chuyển trên 1,5 tỷ km hàng
hóa thành phẩm, tương đương với việc đi đến mặt trăng và trở lại
hai lần mỗi ngày. Với khối lượng vận chuyển hàng hóa khổng lồ
như vậy, cũng là dễ hiểu khi từ đó đến nay, Unilever luôn quan
tâm đến chuỗi cung ứng Xanh nói chung và vận tải Xanh nói riêng.
Unilever thường xuyên xem xét quá trình vận chuyển đường bộ để
xác định nơi nào họ có thể tăng hiệu quả, chẳng hạn như chiến
lược tìm các nhà máy và trung tâm phân phối để giảm thiểu số km
sản phẩm cần phải được vận chuyển và chuẩn hóa chiều cao pallet
để đảm bảo xe tải tối ưu. Việc sử dụng vận tải Xanh, không những
giúp đỡ cho quá trình Logistics của Unilever trở nên hiệu quả hơn,
giảm phát thải khí nhà kính mà còn giảm chi phí, giúp lập kế hoạch
kinh doanh tốt hơn và cải thiện dịch vụ cho khách hàng.
Phần lớn việc vận chuyển hàng của Unilever vẫn được thực hiện
bằng đường bộ. Tuy nhiên, Unilever đang cố gắng cải thiện tình
trạng này bằng việc chuyển khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng
đường bộ sang đường sắt và đường biển. Ví dụ: ở Trung Quốc,
Unilever đã khởi chạy Chương trình Giao thông Thông minh, sử
dụng đường sắt nhiều hơn đường bộ. Điều này có nghĩa là chúng ta
có thể giảm phát thải CO2 và chi phí trong khi hàng hóa được vận
chuyển tới tay người tiêu dùng nhanh như khi vận chuyển bằng
đường bộ. Đến cuối năm 2016, hơn 40% sản phẩm của Unilever ở
Trung Quốc được vận chuyển bằng đường sắt.
Unilever cũng cố gắng sử dụng nhiên liệu hiệu quả trong tất cả các
hoạt động của mình để giữ cho lượng khí thải từ vận tải đường bộ
càng thấp càng tốt. Hàng loạt các sáng kiến trên toàn thế giới đã
được Unilever áp dụng vào mô hình của mình để tăng hiệu quả sử
dụng nhiên liệu. Ở LatAm, Unilever đã giới thiệu các xe kéo hai
tầng có thể tăng công suất xe tải lên gấp đôi và chương trình đào
tạo lái xe sinh thái đã có kết quả khả quan, hay như ở Mỹ, Unilever
sử dụng chăn nhiệt cho các chuyến hàng nhạy cảm với nhiệt độ.
Bằng cách tận dụng công nghệ nhiệt mới nhất, Unilever đã có thể
giảm lượng năng lượng cần thiết để làm lạnh hàng hóa và giảm sản
lượng Cacbon lên 927 tấn so với các xe kéo được điều khiển nhiệt
độ truyền thống.
Ngoài ra, Unilever đang đầu tư vào nguyên liệu thay thế cho dầu
Diesel, ví dụ như khí nén tự nhiên (CNG) và khí thiên nhiên hóa
lỏng (LNG). Nguyên nhân dẫn đến quyết định này chủ yếu do
LNG sản sinh ra ít hơn 11% khí Cacbonic, ít hơn 95% lượng chất
thải hạt và ít hơn 35% Oxit Nitơ so với Diesel. Xe tải chạy trên
LNG cũng gây ra ô nhiễm tiếng ồn ít hơn 50% – một điểm quan
trọng, đặc biệt là ở khu vực thành thị. Ở một số nước, nó cũng rẻ
hơn dầu Diesel và giá cả dao động ít hơn. Do đó, Unilever đang
tiến hành thử nghiệm nhiên liệu thay thế trên toàn thế giới, bao
gồm ở Mỹ, Châu Âu, Ấn Độ, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ, Argentina,
Trung Quốc và Nga. Trong mạng lưới Logistics Bắc Mỹ, Unilever
hiện đang chạy 45 xe tải sử dụng CNG thay vì dầu Diesel. Những
xe tải có thể vận chuyển được 3,5 triệu dặm mỗi năm. Kế hoạch là
tăng công suất CNG lên 250 chiếc xe vào năm 2018, có thể làm
giảm chi phí nhiên liệu lên tới 12 triệu USD và cắt giảm lượng khí
thải CO2 lên 6.000 tấn trong ba năm.
Mặc dù sự quan tâm đến LNG đang ngày càng gia tăng, nhiều khu
vực trên thế giới vẫn chưa có khả năng cung cấp một mạng lưới
các trạm nạp nhiên liệu LNG đủ lớn. Để giải quyết thách thức này
ở châu Âu, vào đầu năm 2016, Unilever đã thành lập một liên minh
mang tên Connect2LNG. Dự án hợp tác độc đáo này, được hỗ trợ
bởi Ủy ban châu Âu, nhằm xây dựng 5 trạm nạp nhiên liệu LNG ở
Pháp và Đức, nơi khoảng cách về cơ sở hạ tầng là lớn nhất. Việc
xây dựng các trạm nạp nhiên liệu này sẽ hỗ trợ cam kết của
Unilever về nhiên liệu thay thế trong tương lai và hy vọng sẽ mở ra
tiềm năng của LNG như một nhiên liệu cho vận tải đường dài quốc
tế ở châu Âu.
Mặc dù chúng ta biết rằng các nhiên liệu thay thế như CNG và
LNG có nhiều lợi ích so với dầu Diesel, chúng không phải là các
giải pháp nhiên liệu bền vững lâu dài. Trong dài hạn, sử dụng
nguồn nguyên liệu bền vững hơn như Hydro và khí Biogas sẽ trở
thành xu hướng mới. Bằng việc khám phá các giải pháp thay thế
nhiên liệu hoá thạch và làm việc với các đối tác của mình, Unilever
sẽ khuyến khích ngành công nghiệp rộng lớn hơn khám phá các
lựa chọn thay thế bền vững hơn.

You might also like