You are on page 1of 4

Thời trang là một trong những ngành công nghiệp gây ô nhiễm nhất thế giới,

ngành dệt may và thời trang tác động đáng kể đối với các hệ sinh thái trên Trái
đất. Theo số liệu báo cáo năm 2015, ngành tiêu tốn 79 tỉ mét khối nước, thải ra
1.715 triệu tấn phát thải CO2 và 92 triệu tấn chất thải. Nếu tiếp tục cách thức sản
xuất và tiêu dùng hiện tại, ước tính các con số này sẽ tăng lên ít nhất 50% vào năm
2030, gây thêm áp lực cho các hệ sinh thái vốn đã suy kiệt, từ đa dạng sinh học
cho đến nước và khí hậu.
Thực trạng CSR của H&M
1. Môi trường
Khủng hoảng khí hậu là một trong những vấn đề quan trọng nhất hiện nay đối với
tất cả các ngành hàng, đặc biệt là ngành thời trang. Thấu hiểu được điều này, hãng
thời trang nhanh H&M đã xây dựng một đội ngũ chuyên giải quyết những vấn đề
liên quan đến môi trường.
Mục tiêu của hãng là làm giảm tác động tiêu cực từ hoạt động kinh doanh của
công ty đến môi trường. Hãng cam kết sẽ trở thành một giải pháp cho những vấn
đề về môi trường chứ không phải là nguyên nhân gây ra vấn đề.
Tập đoàn H&M đã cam kết trở nên tích cực với khí hậu trong toàn bộ chuỗi giá trị
của mình vào năm 2040. Điều đó có nghĩa là chúng tôi sẽ giảm lượng khí thải gây
hiệu ứng nhà kính (GHC) nhiều hơn so với lượng phát thải của chuỗi giá trị - từ
trang trại bông đến máy giặt và giỏ tái chế của khách hàng.
Những hoạt động cụ thể nhằm cải thiện tác động đến môi trường diễn ra như sau:
1.1. Sử dụng nguồn năng lượng tiết kiệm và hiệu quả:
- Hãng đã giảm 17% mức tiêu thụ điện so với năm 2016. Điều này diễn ra cũng nhờ
một phần tác động của Covid-19 khi không cần phải sử dụng quá nhiều điện tại
các cửa hàng.
- Cũng nhờ tác động của đại dịch Covid - 19, hãng đã giảm thiểu lượng khí thải ra
môi trường từ dịch vụ vận chuyển hàng không xuống 12% trong năm 2020 so với
những năm trước. Ngoài ra, hãng đã hợp tác với tập đoàn vận tải quốc tế Maersk
để làm giảm lượng khí thải từ hệ thống vận chuyển
- Từ năm 2020 trở đi, hãng vẫn tiếp tục làm việc với những nhà cung cấp để giảm
lượng chất thải từ những nhà máy sản xuất. Mục tiêu của tập đoàn đễn năm 2030
là giảm 20-25% tổng lượng khí thải từ các nhà máy sản xuất hiện đang hợp tác với
hãng.
- Ngoài ra, tập đoàn H&M đã hợp tác với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên
(WWF) ra mắt dự án tại Ấn Độ nhằm loại bỏ những cản trở trong việc tiếp cận
công nghệ không sử dụng carbon
1.2. Sử dụng nguồn năng lượng tái tạo
H&M cam kết sẽ sử dụng 100% nguồn điện tái tạo và tăng cường việc tìm kiếm
những nhà cung cấp nguồn năng lượng tái tạo. H&M hiện đã là thành viên của
RE100 và luôn nỗ lực hợp tác và khuyến khích đối tác và nhà cung của họ sử dụng
nguồn năng lượng tái tạo.
Trong năm 2020, hãng đã:
- Sử dụng 90% nguồn điện tái tạo trong quy trình sản xuất tại những nhà máy. Và
mục tiêu trong những năm tiếp theo là phải đạt được 100% sử dụng nguồn năng
lượng tái tạo
- Phồi hợp với hãng vận tải Maersk để sử dụng nguồn năng lượng thay thế trong
quy trình vận chuyển hàng hóa (cụ thể là nguồn năng lượng LEO)
- Đặt tấm pin năng lượng mặt trời tại những nhà máy sản xuất, cụ thể là hai nhà
máy lớn nhất ở Bangladesh và 13 nhà máy tại Trung Quốc
1.3. Cải thiện sự đa dạng sinh học
- H&M ký kết lời kêu gọi của tổ chức Business for Nature nhằm đảm bảo an toàn
sự đa dạng sinh học. Ngoài ra, hãng đã tham gia cùng 600 công ty khác kêu gọi
chính phủ các nước áp dụng chính sách cải thiện tình trạng mất cân bằng hệ sinh
thái
- Hợp tác với những tổ chức phi lợi nhuận về sự đa dạng sinh học như WWF,
IPBES, IPI, TNFD.
1.4. Bảo vệ nguồn nước:
- 17,6% lượng nước sản xuất từ chuỗi cung ứng của H&M trên toàn cầu đang được
tái chế, nhờ vào các nhà tại Ấn Độ, Trung Quốc và Indonesia có mức độ chấp
nhận tái chế nguồn nước cao. Sau một nghiên cứu thử nghiệm thành công về việc
tái nước trong các cở sở giặt vải denim, 19 cở sở giặt tại Bangladesh đã áp dụng
quy trình tái chế này. So với năm 2017, việc tiêu thụ nước tại các nhà máy đã
giảm 8,5%.
- 39% nhà máy tại các chuỗi cung ứng của tập đoàn bắt đầu triển khai việc sử dụng
nước mưa thay thế cho nguồn nước thông thường. Nếu việc này có khả thi thì con
số nhà máy áp dụng sẽ lên đến 50% vào năm 2022.
- 85% cửa hàng H&M được đầu tư lắp đặt thiết bị tiết kiệm nước. H&M cam kết sẽ
nâng con số lên 100% vào những năm tiếp theo.
2. Lao động và nhân quyền
2.1. Nhân quyền
- Hoàn thiện chính sách nhân quyền và được thông qua bởi ban giám đốc vào tháng
11, 2020
- Cải thiện những vấn đề nổi bật về quyền con người như giảm giờ làm của nhân
viên, cải thiện tiền lương của nhân viên cũng như đấu tranh bài trừ chủ nghĩa nô lệ
thời hiện đại.
- Trong thời điểm dịch Covid - 19, hãng đã tập trung nhiều hơn đến sức khỏe và sự
an toàn của nhân viên, tăng cường bảo trợ xã hội và tiền lương.
- Đảm bảo công nhân tại nhà máy được làm việc trong môi trường an toàn, công
bằng và bình đẳng.
- Nhóm quản lý tại tập đoàn bắt buộc phải tham gia khóa tập huấn về nhân quyền.
2.2. Bình đẳng giới tại các chuỗi cung ứng
Hãng thời trang H&M luôn đảm bảo tính bình đẳng giới tại môi trường làm việc.
Bốn yếu tố hãng tập đến nhằm cải thiện, duy trì tính bình đẳng giới là:
- Sức khỏe và sự an toàn: Nhân viên nữ tại tập đoàn luôn được đảm bảo làm việc
trong môi trường an toàn. Đồng thời, họ đã đưa ra những chính sách cho phép
công nhân nữ tại các nhà máy tự do khiếu nại về vấn đề quấy rối tình dục. Điển
hình là tình trạng quấy rối tình dục tại các nhà máy Ấn Độ. Trước tình hình này,
hãng đã hợp tác với Swasti - Trung tâm nguồn lực y tế quốc tế tổ chức chương
trình mang tên POSH - Ngăn chặn nạn quấy rối tình dục. Chương trình nhằm mục
đíc giúp các công xưởng ưu tiên loại bỏ tình hình quấy rối tình dục tại đây.
- Tăng cường sự tham gia của phái nữ trong công việc: H&M luôn muốn nhân
viên nữ được quyền bình đẳng và có tiếng nói trong công việc, lãnh đạo. Tại
Campuchia, hãng đã hợp tác với tổ chức Better Factories Campuchia (BFC) tổ
chức chương trình tăng cường kỹ năng lãnh đạo của phụ nữ. Cho đến nay, bảy nhà
máy thuộc các nhà cung cấp của H&M đã tham gia chương trình này.
- Thăng tiến trong công việc: Theo thống kê, chỉ 27% người giám sát tại các nhà
máy sản xuất của hãng là nữ, trong khi số nhân viên nữ của tập đoàn chiếm 63%.
Đây là số liệu cho thấy tình trạng bất bình đằng giới tại các công xưởng. Do đó,
mục tiêu của tập đoàn là nâng số lượng quản lý nữ tại đây bằng với số nhân viên
nữ. Để làm được điều này, hãng phải loại bỏ những rào cản khiến phái nữ không
thể thăng tiến. Những khóa đào tạo đã được mở ra giúp nhân viên nữ nâng cao
năng lực và tự tin hơn trên con đường sự nghiệp của họ. Tại Bangladesh, H&M đã
xây dựng chương trình phát triển sự nghiệp cho nhân viên nữ vào năm 2019.
Những người tham gia chương trình cho biết họ cảm thấy tự tin hơn với năng lực
của mình sau khi hoàn thành khóa đào tạo. Đến năm 2021, đã có 156 công nhân
nữ được đào tạo và 87 người được thăng chức.
3. Hoạt động từ thiện
Tập đoàn H&M hợp tác với hai tổ chức từ thiện là UNICEF và BRITISH RED
CROSS
3.1 Hợp tác với Hội chữ thập đỏ Anh (BRITISH RED CROSS)
- Năm 2009, H&M tự hào trở thành một trong những nhà bán lẻ thời trang
đầu tiên hợp tác với Hội Chữ thập đỏ Anh để quyên góp tất cả hàng tồn kho
không thể tiêu thụ được cho 330 cửa hàng từ thiện
- Trong 10 năm qua, mối quan hệ hợp tác này đã quyên góp được hơn 4 triệu
bảng Anh cho Hội Chữ thập đỏ Anh. Các quỹ này sau đó đã được Hội Chữ
thập đỏ Anh sử dụng để ứng phó với các cuộc xung đột, thiên tai và các
trường hợp khẩn cấp cá nhân ở Anh và ở nước ngoài.
3.2. Hợp tác với UNICEF
- Kể từ năm 2015, H&M tại Anh đã quyên góp tất cả số tiền thu được thông
qua phí túi nhựa cho quỹ UNICEF tại Anh - Quỹ giúp đỡ những trẻ em bị
bạo hành trên khắp thế giới. Cho đến nay, H&M UK đã tài trợ hơn 2 triệu
bảng Anh cho quỹ này.

You might also like