You are on page 1of 2

KINH NGHIỆM ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA CÁC NƯỚC

Kinh nghiệm của nhóm nước phát triển


Nhiều nước phát triển đã lồng ghép các vấn đề ứng phó với BĐKH vào chính sách, kế hoạch
phát triển KT-XH quốc gia. Công tác ứng phó với BĐKH ở nhóm các nước này tập trung chủ
yếu vào hợp phần “Giảm nhẹ”
Cộng hòa liên bang Đức là một trong những nước phát triển rất tích cực tham gia cam kết cắt
giảm phát thải KNK năm 2009 đã giảm được 26% lượng phát thải KNK (so với năm 1990)
vào. Chính phủ Đức đã tiến hành cải tiến Khung quy chế về BĐKH nhằm hạn chế sự chồng
chéo trong các văn bản pháp luật, cải thiện quy trình ra quyết định và đánh giá các vấn đề liên
quan đến BĐKH. Nước Đức cũng tăng cường lồng ghép các vấn đề thị trường vào những
chính sách về BĐKH thông qua việc áp dụng hệ thống thu phí phát thải trong ngành công
nghiệp và tham gia tích cực vào Hệ thống kinh doanh phát thải của châu Âu. Để tạo thêm tăng
trưởng từ những mục tiêu về giảm nhẹ BĐKH, Chính phủ nước này cũng cam kết hỗ trợ, đầu
tư cho lĩnh vực năng lượng, các sáng kiến cải thiện môi trường bằng việc tăng giá năng lượng
và thu phí ô nhiễm, thắt chặt các quy định môi trường nhằm thúc đẩy nhu cầu phải có các sản
phẩm và công nghệ xanh.
Kinh nghiệm của nhóm nước đang phát triển
Trong thời gian vừa qua, các nước đang phát triển đã triển khai cả 2 nội dung của ứng phó với
BĐKH:
a)ứng phó
Thời tiết cực đoan gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và sản xuất của người dân
Bangladesh, ngược lại khi dòng sông cạn thì nước mặn xâm nhập sâu đến vùng đất canh tác.
Để đối phó với tình trạng gia tăng nghiêm trọng do BĐKH toàn cầu, Chính phủ Bangladesh
đã hỗ trợ một phần kinh phí để triển khai Chương trình chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với bão tại
các quận, huyện ven biển. Các tình nguyện viên được huấn luyện để giúp cảnh báo bão, sơ
tán, cứu hộ, cứu trợ khẩn cấp và sử dụng các thiết bị liên lạc, vô tuyến. Ngoài ra, nước này
cũng khuyến khích phát triển kỹ thuật canh tác trên các bè nổi.
Nông nghiệp nổi đang là một giải pháp tích cực để ứng phó với BĐKH, biến các vùng đồng
ngập nhiều tháng mỗi năm thành những diện tích canh tác năng suất cao. Kỹ thuật canh tác
không đất hay canh tác nổi sẽ tùy thuộc rất lớn vào thời gian chìm ngập ở từng địa phương,
vào nguồn nguyên liệu tạo bè, vào thị trường nông sản và cả điều kiện vận chuyển hay nơi
bảo quản. Năm lợi ích của các vùng nông nghiệp nổi là biến đất ngập lụt thành diện tích canh
tác cho năng suất cao, chất lượng tốt mà ít sâu bệnh; việc canh tác không cần tưới nước hay
bổ sung phân bón; bè nổi đã qua sử dụng một mùa trở thành phân bón cung cấp dinh dưỡng
cho vụ canh tác tiếp theo trên cạn; bè nổi được dùng làm nơi chăn nuôi trong mùa nước lũ và
người nông dân vừa thu hoạch được nông sản, thịt, trứng, lại vừa đánh bắt được nhiều tôm,
cá.
b) Giảm nhẹ:
Là một quốc gia với nguồn tài nguyên nhiên liệu hóa thạch khiêm tốn, Chi-lê đã được nhận
danh hiệu là một trong những quốc gia sử dụng năng lượng hiệu quả nhất châu Mỹ La tinh.
Trong năm 2005, nhằm ứng phó với việc thiếu khí đốt tự nhiên nhập khẩu và tình trạng hạn
hán (nhân tố hạn chế sự phát triển của thủy điện), Chi-lê đã xác định lại chiến lược năng
lượng của mình, tập trung vào việc sử dụng năng lượng hiệu quả và coi đây là ưu tiên quốc
gia. Một loạt các biện pháp sử dụng năng lượng hiệu quả được Chi-lê áp dụng bao gồm: Tiêu
chuẩn và chương trình dán nhãn sử dụng năng lượng hiệu quả; Phổ biến việc sử dụng bóng
đèn compact; Hỗ trợ xe điện; Đầu tư vào sử dụng năng lượng hiệu quả; Hỗ trợ tín dụng cho
việc sử dụng năng lượng hiệu quả.
https://www.youtube.com/watch?v=jhYPj9DkDoU
1. Hạn chế sử dụng nhiêu liệu hóa thạch và tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế. Nhiên
liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ…) là nguồn gây hiệu ứng nhà kính rất lớn. Con người đã và
đang tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế thân thiện môi trường như năng lượng gió, mặt
trời, thủy triều, địa nhiệt…
2. Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng (điện, xăng dầu, than củi,…) cùng các tài nguyên
(nước ngọt, rừng, tài nguyên sinh học, khoáng sản…) trong sản xuất và sinh hoạt. Cả nước
hiện nay có khoảng hơn 10 triệu hộ dùng điện, chỉ cần mỗi hộ thay một bóng đèn sợi đốt hoặc
neon bằng đèn compact thì trung bình mỗi hộ tiết kiệm được 9W, toàn quốc sẽ tiết kiệm được
90MW điện vào giờ cao điểm.
3. Ngăn chặn nạn phá rừng, tích cực trồng và chăm sóc rừng là một yếu tố không thể thiếu
cho cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu. Được biết, nạn phá rừng vốn là nguyên nhân gây ra
20% khí thải CO2 mỗi năm.
5. Cải tạo nâng cấp hạ tầng. Những cải tiến như tăng cường hệ thống bảo ôn, xây dựng các
loại nhà thân thiện môi trường… sẽ tiết kiệm được nhiều nhiên liệu và giảm phát thải khí nhà
kính. Ngoài ra, đường xá cũng cần được đầu tư thỏa đáng để giảm nhiên liệu tiêu thụ cho xe
cộ, giảm phát thải khí nhà kính vào môi trường.
6. Kế hoạch hóa gia đình: mỗi cặp vợ chồng nên thực hiện kế hoạch hóa để cắt giảm nhu cầu
tiêu thụ (thực phẩm, quần áo,…) góp phần giảm phát thải khí nhà kính và các chất gây ô
nhiễm môi trường.
7. Làm việc gần nhà và sử dụng các phương tiện giao thông công cộng. Làm việc gần nhà để
không dùng ô tô, xe máy mà đi bộ hay đi xe đạp vừa có lợi cho sức khỏe lại vừa có lợi cho
môi trường. Ngoài ra việc sử dụng các phương tiện giao thông công cộng cũng góp phần đáng
kể việc giảm thải các khí gây hiệu ứng nhà kính vào khí quyển.
8. Đầu tư công nghệ sạch và áp dụng sản xuất sạch hơn. Các doanh nghiệp, cơ sơ sản xuất
phải triển khai và áp dụng mô hình công nghệ sản xuất sạch hơn vào trong cả vòng đời của
quy trình sản xuất từ lúc lựa chọn nguyên liệu đầu vào đến khi tiêu thụ và sử dụng sản phẩm.
9. Nghiên cứu và áp dụng các thành tựu, sản phẩm khoa học thích ứng với biến đổi khí hậu
vào thực tế.
10. Phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu ( nguyên nhân, tác động và
giải pháp ứng phó khẩn cấp…) cho các cộng đồng dễ bị tổn thương.

You might also like