You are on page 1of 38

THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG


Kinh nghiệm từ các dự án nhỏ
Cơ quan chủ trì
Chương trình tài trợ các dự án nhỏ của Quỹ Môi trường toàn cầu
304 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
ĐT: 84 4 38500150
Email: gef-sgp-vietnam@undp.org
Website: www.vn.undp.org; www.sgp.undp.org

Đơn vị thực hiện


Viện Nghiên cứu Hợp tác Khoa học Kỹ thuật Châu Á-Thái Bình Dương (IAP)
422 Phạm Văn Đồng, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
ĐT: 84 4 37525783
Email: vanphongiap@gmail.com

Biên soạn và thiết kế nội dung


Đặng Thị Thanh Thủy

Biên tập
Phan Thị Nguyệt Minh
Đặng Thị Thanh Thủy
Nguyễn Thị Thu Huyền

Cung cấp và chịu trách nhiệm thông tin


Nguyễn Tố Trân
Trần Ngọc Huân
Phạm Ngọc Lân
Nguyễn Thanh Phương

Đơn vị thiết kế:


vmcomms.net

Nguồn ảnh
Ảnh minh họa được sưu tầm từ nhiều nguồn trên Internet và UNDP/GEF SGP
THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
Kinh nghiệm từ các dự án nhỏ
MỤC LỤC

Giải pháp ứng phó và phòng chống lũ quét/hạn hán dựa vào cộng đồng

XÂY DỰNG MÔ HÌNH ỨNG DỤNG GIẢI PHÁP KỸ THUẬT GIẢM THIỂU TỔN 07
THƯƠNG VÀ TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG TRONG GIẢI QUYẾT
CÁC VẤN ĐỀ THIÊN TAI/THỜI TIẾT CỰC ĐOAN TẠI XÃ CẨM TÂM, HUYỆN
CẢM THỦY, TỈNH THANH HÓA

Giảm thiểu tác hại của ngập úng và xâm nhập mặn

GÓP PHẦN GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA NGẬP ÚNG VÀ XÂM NHẬP MẶN DO 13
NƯỚC DÂNG NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
VÀ BẢO ĐẢM AN NINH LƯƠNG THỰC TẠI XÃ PHƯỚC HÒA, HUYỆN TUY
PHƯỚC, TỈNH BÌNH ĐỊNH

Thích ứng với hạn hán và bão lũ


XÂY DỰNG MÔ HÌNH CHUYỂN ĐỔI SẢN XUẤT LÚA KÉM HIỆU QUẢ SANG 19
SẢN XUẤT LẠC THU ĐÔNG NHẰM THÍCH ỨNG VỚI HẠN HÁN VÀ BÃO LŨ
TẠI XÃ BÌNH THUẬN, HUYỆN TÂY SƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

Thích ứng với ngập lụt trong sản xuất nông nghiệp
XÂY DỰNG MÔ HÌNH THÍCH ỨNG VỚI NGẬP LỤT TRONG SẢN XUẤT 26
NÔNG NGHIỆP Ở VÙNG VEN SÔNG KỲ LỘ THUỘC XÃ XUÂN QUANG 2,
HUYỆN ĐỒNG XUÂN, TỈNH PHÚ YÊN

Nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu
XÂY DỰNG MÔ HÌNH KHAI THÁC VÀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN THÍCH ỨNG 32
VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH
THỦY SẢN TẠI XÃ HOẰNG CHÂU, HOẰNG HÓA, THANH HÓA
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

GEF Quỹ Môi trường toàn cầu


GEF SGP Chương trình các dự án nhỏ của Quỹ Môi trường toàn cầu
BĐKH Biến đổi khí hậu
KT-XH Kinh tế - Xã hội
PVS Chọn giống lúa dựa vào cộng đồng
KHKT Khoa học - Kỹ thuật
LỜI NÓI ĐẦU
Hơn 15 năm có mặt tại Việt Nam, Chương trình các dự án nhỏ của Quỹ Môi trường toàn cầu
(GEF SGP) đã hỗ trợ người dân và chính quyền nhiều địa phương ứng phó với những tác động
của biến đổi khí hậu trên cơ sở phát huy các sáng kiến và giải pháp của cộng đồng.

1 1.Quang Ninh
2 2.Hai Phong
4. Cam Thuy, 4
Thanh Hoa 3 3. Hoang Hoa, Thanh Hoa

5. Ha Tinh 5

6. Quang6Tri 7. Thua Thien Hue


7

8 8. Tuy Phuoc, Binh Dinh


9 9. Tay Son, Binh Dinh
10 10. Phu Yen

11 11. Soc Trang


12
12. Bac Lieu

Từ những kết quả hoạt động của các dự án, GEF SGP đã tài liệu hóa một số dự án thích ứng
với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng ở các địa phương như Thanh Hóa, Bình Định, Sóc
Trăng, Bạc Liêu… Đồng thời, từ thực tiễn triển khai từng dự án rút ra một số bài học kinh
nghiệm nhằm giúp công tác quản lý, điều hành các dự án nhỏ của GEF SGP tại Việt Nam hiệu
quả hơn cũng như khuyến nghị cho các địa phương một số mô hình thích ứng ứng với biến
đổi khí hậu dựa vào cộng đồng.

GEF SGP trân trọng cảm ơn Viện Nghiên cứu Hợp tác Khoa học Kỹ thuật Châu Á-Thái Bình
Dương (IAP) đặc biệt là TS. Phan Thị Nguyệt Minh, Đặng Thị Thanh Thủy và các chuyên gia dự
án đã hỗ trợ và cung cấp thông tin xây dựng tài liệu này.

Chương trình tài trợ các dự án nhỏ


của Quỹ Môi trường toàn cầu
Nguyễn Thị Thu Huyền
Điều phối viên quốc gia
Giải pháp ứng phó và phòng chống lũ quét/hạn hán dựa vào cộng đồng

XÂY DỰNG MÔ HÌNH ỨNG DỤNG GIẢI PHÁP KỸ THUẬT GIẢM


THIỂU TỔN THƯƠNG VÀ TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG
TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ THIÊN TAI, THỜI TIẾT CỰC ĐOAN
TẠI XÃ CẨM TÂM, HUYỆN CẨM THỦY, TỈNH THANH HÓA

• Năm thực hiện dự án: 2009 - 2012


• Mã số dự án: CBA/VN/SPA/08/003
• Địa điểm: Xã Cẩm Tâm, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa
• Tổ chức thực hiện: Hội Khoa học thuỷ lợi tỉnh Thanh Hoá
• Đối tượng hưởng lợi: Người dân và chính quyền địa phương xã Cẩm Tâm

7
Cẩm Tâm là một xã nghèo thuộc huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa với 88% dân số trong xã
sống bằng nghề nông. Những năm gần đây, do tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, tại địa
phương đã xảy ra nhiều đợt lũ ống, lũ quét, hạn hán, nắng nóng, rét đậm-rét hại kéo dài, gây
hậu quả nặng nề đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và sinh kế cộng đồng.

Nhằm góp phần giúp người dân địa phương hạn chế các tác động của hạn hán và lũ quét đến
sản xuất nông nghiệp, giảm thiểu tổn thương và tăng cường khả năng thích ứng với BĐKH
cho cộng đồng các dân tộc xã Cẩm Tâm, Chương trình GEF SGP Việt Nam đã hỗ trợ thực hiện
dự án “ Xây dựng mô hình ứng dụng giải pháp Kỹ thuật giảm thiểu tổn thương và tăng cường khả
năng thích ứng trong giải quyết các vấn đề thiên tai/thời tiết cực đoan (lũ quét và hạn hán)” tại xã
Cẩm Tâm, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa.

BỐI CẢNH VÀ MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN


Xã Cẩm Tâm thuộc huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa có 866 hộ, 3.987 nhân khẩu, với
88% dân số sống bằng nghề nông, trong đó 93% là dân tộc Mường. Tỷ lệ hộ nghèo và
cận nghèo của xã khá cao, xấp xỉ 53%. Từ nhiều năm nay, tại địa phương đã xảy ra nhiều
hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ ống, lũ quét, hạn hán, nắng nóng, rét đậm-rét hại
kéo dài gây hậu quả nặng nề đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và sinh kế
của cộng đồng.
Để hạn chế tác động của hạn hán và lũ quét đến sản xuất nông nghiệp, góp phần giảm
thiểu tổn thương và tăng cường khả năng thích ứng với BĐKH của cộng đồng các dân
tộc xã Cẩm Tâm, chương trình GEF SGP Việt Nam đã hỗ trợ địa phương “Xây dựng mô
hình ứng dụng giải pháp Kỹ thuật giảm thiểu tổn thương và tăng cường khả năng thích
ứng trong giải quyết các vấn đề thiên tai/thời tiết cực đoan (lũ quét và hạn hán)

• Mục tiêu cụ thể của dự án:

1 Nâng cao nhận thức và hiểu biết của chính quyền và người dân địa phương về tác động
của BĐKH đến phát triển bền vững của địa phương.
2 Xây dựng mô hình ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằm hạn chế tác hại của hạn hán và
lũ quét thông qua việc tăng cường bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên nước (thu
trữ nước mặt và nước mưa), đất (hạn chế thoái hóa đất), và đa dạng sinh học nông
nghiệp (sử dụng các giống lúa chịu hạn của địa phương).

CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ SÁNG KIẾN CHÍNH


1 Xây dựng và thực hiện chương trình nâng cao nhận thức về hiểm họa của BĐKH thông
qua các hoạt động truyền thông cho cộng đồng.
2 Thiết kế và thử nghiệm mô hình làm rãnh xương cá tạo thành góc 45o với đường đồng
mức kết hợp tạo thảm thực vật để chống lũ quét (khoảng 8ha).
3 Xây dựng hồ đập trữ nước.
4 Xây dựng mô hình cấp nước sinh hoạt cộng đồng để giải quyết vấn đề thiếu nước cho
sản xuất và sinh hoạt.
5 Thử nghiệm mô hình luân canh lúa với các giống cây chịu hạn phù hợp; phục hồi và
phát triển 1-2 giống lúa nương bản địa đã bị mất.
6 Theo dõi và đúc kết bài học kinh nghiệm từ của mô hình, nghiên cứu khuyến nghị với
cho địa phương.

8
KẾT QUẢ VÀ TÁC ĐỘNG
• Về môi trường:
Các giải pháp nhằm thích ứng với BĐKH
• Kỹ thuật canh tác lúa với công thức luân canh và các giống cây chịu hạn phù hợp
được áp dụng đã góp phần giải quyết việc thiếu nước canh tác cho người dân
địa phương.
• Việc khôi phục giống lúa nương bản địa, chịu hạn cho vùng đất dốc đã giúp địa
phương sử dụng và sản xuất trở lại giống lúa này sau một thời gian bị gián đoạn. Sau
dự án, 20ha đất lúa được áp dụng mô hình luân canh sử dụng các giống lúa chịu hạn.
• Việc sửa chữa và nâng cấp đập Hón Cọc ngoài việc giúp cấp nước tưới cho 10-15
ha và tạo nguồn cấp nước cho 200 hộ dân của 3 thôn Mới, Bồng, Vót còn tạo hồ trữ lũ,
làm chậm lũ góp phần giảm thiểu lũ quét, thúc đẩy sản xuất và nâng cao đời sống của
người dân.
• Với việc đào, đắp 3,7km mương đồng mức và khơi thông các rãnh dọc (mương dọc)
đã giúp dẫn nước lũ ra hồ và các khe suối tự nhiên. Khi đưa vào sử dụng, hệ thống
mương đồng mức đã phát huy tác dụng tốt, hạn chế ngập úng và sạt lở đường đi lại của
người dân địa phương. Bên cạnh đó, việc kết hợp trồng 8 ha rừng (chủ yếu là cây keo
tai tượng) tạo thảm thực vật, hạn chế lũ quét.
• Mô hình thu trữ nước quy mô hộ gia đình với 20 hộ tham gia thử nghiệm cũng là
một giải pháp hữu hiệu giúp giải quyết vấn đề thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt của
cộng đồng địa phương.

Tăng cường công tác cảnh báo thiên tai và nâng cao nhận thức cho người dân
về BĐKH
• Thông qua các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức và hiểu
biết của chính quyền, cộng đồng và các bên liên quan ở địa phương về
tác động của BĐKH cũng như các giải pháp nhằm thích ứng với
BĐKH, dự án đã góp phần thúc đẩy việc bảo tồn và phát triển, sử dụng
hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên ở địa phương để phát triển bền
vững. Số lượng người được tham gia vào các hoạt động truyền thông
của dự án khoảng 1000 lượt người, trong đó có 22% là phụ nữ.
• Bên cạnh đó, thông qua các đợt tập huấn, đào tạo cho hơn 600
lượt người về BĐKH, dự án đã góp phần nâng cao nhận thức cho
người dân về hiểm họa của BĐKH và tăng cường năng lực thích ứng
với BĐKH của cộng đồng.

• Về xã hội:

• Các hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật từ dự án theo phương thức chuyển
giao trách nhiệm, không làm thay đã giúp các hộ gia đình biết cách sản xuất, cải thiện
sinh kế thích ứng với BĐKH, góp phần nâng cao đời sống kinh tế/văn hóa và tính cộng
đồng làng bản của người dân địa phương.
• Từ các hoạt động xây dựng năng lực dự án đã tạo cơ hội cho người dân có khả năng
tiếp cận với tri thức về khuyến nông-lâm-ngư và các nguồn lực công, như vốn hỗ trợ
của nhà nước hoặc từ các dự án, vốn vay ưu đãi từ các tổ chức tín dụng. Đồng thời,
cũng giúp địa phương có thể tiếp tục khai thác, phát triển hiệu quả dự án do GEF SGP
tài trợ.

9
• Về kinh tế:
• Dự án đã góp phần nâng cao thu nhập của người dân địa phương thông qua các hỗ
trợ kỹ thuật trồng trọt, thủy lợi và vốn vay. Khi có dự án, mức thu nhập bình quân/đầu
người từ trồng trọt cao hơn hẳn so với khi có dự án gần 2 triệu đồng. So sánh mức lãi
ròng từ luân canh lúa xuân muộn và mùa sớm trên cùng một đơn vị diện tích khi có dự
án cao hơn tới gần 19 triệu đồng.
• Kết quả các hoạt động của dự án đã tạo điều kiện phát triển được 01 cơ sở chăn
nuôi sạch cung cấp sản phẩm cho các đô thị trong tỉnh.

• Về chính sách:
• Dự án đã cùng UBND xã xây dựng được kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH
lồng ghép với kế hoạch phát triển địa phương, giai đoạn 2011-2015, có gắn với
chương trình xây dựng nông thôn mới; hướng dẫn các xã lập kế hoạch phòng chống
thiên tai và ứng phó BĐKH có sự tham gia và lồng ghép vào KH phát triển KT-XH của
địa phương
• Dự án đã hỗ trợ chính quyền địa phương và các cơ quan nhà nước tuyên truyền
chính sách pháp luật về quản lý tài nguyên và môi trường; quản lý rủi ro thiên tai, ứng
phó với BĐKH...
• Địa phương đã có qui hoạch, kế hoạch và chính sách hỗ trợ phát triển kết quả từ
dự án.

TÍNH BỀN VỮNG VÀ LAN TỎA CỦA DỰ ÁN


Dự án có sức lan toả nhanh trong vùng dự án và các xã lân cận. Đến nay các mô hình đã được
nhân rộng cả về quy mô và chất lượng:

• Mô hình nông nghiệp:


Mở rộng thêm 22 ha trồng mía, thay cho chỉ trồng 1 vụ lúa mùa;
Trồng xen canh ngô vụ xuân hè 2015 trên 46,8ha rừng hạn chế lũ quét;
Phát triển chăn nuôi bò sinh sản tại 5 hộ gia đình.
• Mô hình hạn chế lũ quét:
Xây dựng hệ thống mương đồng mức kết hợp trồng rừng tại 2 xã Cẩm Tâm và
Cẩm Châu, với diện tích thực hiện 46,8ha;
Xây dựng xong cống dưới đập Cọc để điều tiết lũ.
• Mô hình thu trữ nước
84 hộ gia đình khai thác, sử dụng nước mó (Cẩm Tâm: 20; Cẩm Châu: 64);
15 hộ gia đình thu trữ nước mưa và nước giếng khoan tại Cẩm Vân.

Như vậy, số hộ thực hiện nội dung dự án trong và sau khi dự án kết thúc lên tới 325 hộ; qui
mô áp dụng ở cấp cộng đồng thôn, bản.

Phát huy hiệu quả đã đạt được, dự án pha 2 là “Phát triển mở rộng các mô hình hiệu quả tại
dự án CBA Cẩm Tâm, góp phần nâng cao năng lực quản lý, khai thác tài nguyên bền vững vùng
đất dốc huyện Cẩm Thuỷ” đã được GEF SGP phê duyệt và triển khai tại 3 xã Cẩm Châu, Cẩm
Tâm, Cẩm Vân trong giai đoạn 2014-2016 với nguồn đối ứng lớn của UBND tỉnh Thanh Hoá
thông qua chương trình nông thôn mới.

10
BÀI HỌC KINH NGHIỆM
• Cộng đồng địa phương tham gia, làm chủ và hưởng lợi: Dự án tạo điều kiện cho
cộng đồng tham gia tất cả các hoạt động của dự án, là đối tượng tham gia các hoạt động
đào tạo tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của dự án. Các hoạt động điều tra, khảo
sát, quy hoạch cũng như những khuyến nghị về chính sách đều có sự tham gia của cộng
đồng, bởi cộng đồng là những người hưởng lợi, tiếp thu những thành quả của dự án.
• Chính quyền địa phương, hiểu rõ mục tiêu, mục đích của dự án, phối hợp chặt chẽ
với Ban điều hành và Nhóm chuyên gia, tích cực huy động nhân lực cũng như phân bổ
các nguồn lực (kể cả tài chính) để tổ chức cộng đồng thực hiện, đồng thời tổ chức tốt
việc giám sát cộng đồng, đảm bảo cho sự thành công của dự án. Các hoạt động được
duy trì trên cơ sở kế hoạch phát triển mở rộng các mô hình hiệu quả của dự án.
• Kỹ thuật kết hợp với kinh nghiệm bản địa/truyền thống được áp dụng hiệu quả đã
được cộng đồng tiếp tục thực hiện trong mở rộng kết quả sau dự án.
• Qui trình kỹ thuật của dự án đề xuất được cơ quan chuyên môn ở địa phương thẩm
định,chấp nhận và chuyển giao cho cộng đồng áp dụng rộng rãi.
• Sự chủ động đào tạo nhân lực trong quá trính mở rộng kết quả của dự án: cộng đồng
có ý thức hỗ trợ nhau mở rộng mô hình từ dự án (đặc biệt là mô hình khai thác sử dụng
nước mó), áp dụng kỹ thuật đã thành công nâng cao hiệu quả sản xuất.
• Sự phù hợp của chiến lược và giải pháp kỹ thuật lựa chọn với nguyện vọng của cộng
đồng/chủ trương phát triển KT-XH của địa phương với mức đầu tư của cộng đồng, kết
quả dự án được vận dụng tối đa.

Dự án đã có những thành công nhất định, tuy nhiên cần lưu ý một số vấn đề sau:

• Về hiệu quả các kỹ thuật áp dụng: Mô hình lúa nương chịu hạn không thành công do
lựa chọn thời điểm gieo trồng không thích hợp. Mô hình xây dựng đập Cọc không thực
hiện được như dự kiến ban đầu, trong quá trình mở rộng dự án đã giải quyết bằng việc xây
dựng cống dưới đập để điều tiết lũ trước mắt, hiện nay cống đã được xây dựng xong.
• Về vốn đối ứng: Chưa tạo được sự tin tưởng của Chính quyền/Ban ngành liên quan
ở địa phương, vì thế chưa huy động được vốn đối ứng của tỉnh/huyện cho dự án nên
còn có mô hình không thực hiện được. Tổ chức thực hiện dự án đã đề xuất kiến nghị
nhiều lần, và hiện nay UBND tỉnh Thanh Hoá đã cấp đối ứng để mở rộng dự án 520
triệu đồng trong tài khoá năm 2015.
• Về công tác truyền thông, quảng bá: Công tác tuyên truyền, quảng bá về nội dung,
tiến độ, kết quả của dự án còn hạn chế. Dự án chưa có các bài báo hoặc báo cáo kết
quả của dự án trên các website của địa phương và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực
BĐKH.
• Về nhóm chuyên gia: Việc lựa chọn Nhóm chuyên gia kỹ thuật quá phân tán lại ở xa
địa bàn hàng trăm km, lực lượng chuyên gia phân bố không đều, quá nhiều chuyên gia
trong cùng 01 lĩnh vực. Hiện nay khi mở rộng kết quả của dự án, Nhóm chuyên gia đã
được tuyển chọn gồm các chuyên gia địa phương nhằm đảm bảo yêu cầu của dự án, vì
vậy các hoạt động đã có nhiều thuận lợi hơn trước.

11
CÁC ĐỐI TÁC
• UBND xã Cẩm Tâm, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa.
• Các chuyên gia của Hội Khoa học thủy lợi tỉnh Thanh Hóa.

NGUỒN TƯ LIỆU
• Các tài liệu kỹ thuật, báo cáo hội thảo, hình ảnh hoạt động thực địa của dự án của
Hội Khoa học thủy lợi tỉnh Thanh Hóa.
• Báo cáo của dự án.

12
GÓP PHẦN GIẢM THIỂU TÁC HẠI CỦA NGẬP ÚNG VÀ XÂM NHẬP
MẶN DO NƯỚC DÂNG NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP VÀ BẢO ĐẢM AN NINH LƯƠNG THỰC TẠI XÃ
PHƯỚC HÒA, HUYỆN TUY PHƯỚC, TỈNH BÌNH ĐỊNH

• Năm thực hiện dự án: tháng 10/2009 – 4/2012


• Mã số dự án: CBA/VN/SPA/09/005
• Địa điểm: Xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định
• Tổ chức thực hiện: Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Định
• Đối tượng hưởng lợi: Người dân và chính quyền địa phương xã Phước Hòa

13
Xã Phước Hòa là một trong số vùng trọng điểm lúa của tỉnh Bình Định, sinh kế của người dân
địa phương chủ yếu là độc canh cây lúa. Do vị trí nằm ở vùng thấp trũng nhất so với mực nước
biển của Bình Định (hiện tại chỉ cao hơn mực nước biển từ 0,5 - 1m) nên diện tích canh tác
lúa của Phước Hòa thường xuyên bị ảnh hưởng nghiêm trọng và có nguy cơ bị xóa sổ do
nhiễm mặn.

Nhằm hỗ trợ chính quyền và người dân địa phương phát triển các mô hình sản xuất nông
nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, hạn chế thiệt hại do lũ lụt và nước biển dâng, Chương
trình GEF SGP đã hỗ trợ địa phương triển khai Dự án “Góp phần giảm thiểu tác hại của ngập úng
và xâm nhập mặn do nước dâng nhằm phát triển bền vững sản xuất nông nghiệp và bảo đảm an
ninh lương thực tại xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định” từ tháng 11-2009 đến năm
2012. Dự án đã xây dựng mô hình canh tác lúa chịu ngập úng, nhiễm mặn trên diện tích 20ha
và nâng cao nhận thức cho cộng đồng, để phát triển bền vững, bảo đảm an ninh lương thực
cho địa phương.

BỐI CẢNH VÀ MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN


Xã Phước Hòa thuộc huyện Tuy Phước nằm ở cuối nguồn hệ thống sông Kôn đổ vào
đầm Thị Nại. Toàn xã có dân số 13.613 người, thu nhập bình quân đầu người dưới
500.000 đồng/tháng. Phước Hòa có đến 10% hộ nghèo (bình quân huyện Tuy Phước
số hộ này là 5,7%); sản xuất chỉ độc canh cây lúa, ruộng trũng không canh tác cây
trồng cạn được, dân không nghề phụ, chỉ một số ít nhờ vào khai thác nguồn lợi thủy
sản trên đầm.

Do vị trí tiếp giáp với cửa biển, có cao trình so mực nước biển 0,5 – 1 m nên Phước
Hòa thường xuyên bị úng ngập do lũ lụt, triều cường xảy ra ở vụ đông xuân (tháng 10
và 12); xì phèn, nhiễm mặn xảy ra ở vụ thu (tháng 6 – 8). Ở Phước Hòa, lúa là cây trồng
chính với diện tích 994ha/2 vụ/năm. Trong đó, việc sản xuất lúa ở 2 thôn Kim Đông
(diện tích lúa 152 ha) và Tân Giảng (diện tích lúa 144 ha) là những thôn nằm sát bên
đầm Thị Nại bị tác động nặng nề nhất. Trung bình cứ 3 vụ sản xuất lại có một vụ bị ngập
úng, phèn mặn làm giảm năng suất lúa từ 50 – 70%, hoặc mất trắng, năng suất lúa
không ổn định. Hiệu quả sản xuất thấp đã làm ảnh hưởng đến sinh kế của người dân
địa phương.

Từ năm 2009-2012, Chương trình GEF SGP đã hỗ trợ chính quyền và người dân xã
Phước Hòa thực hiện dự án “Góp phần giảm thiểu tác hại của ngập úng và xâm nhập mặn
do nước dâng nhằm phát triển bền vững sản xuất nông nghiệp và bảo đảm an ninh lương
thực tại xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định” nhằm phát triển các mô hình
sản xuất nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng thích ứng với biến đổi khí hậu, hạn
chế thiệt hại do lũ lụt và nước biển dâng và đảm bảo thu nhập ổn định cho người dân.

• Mục tiêu cụ thể của dự án:

1 Nâng cao nhận thức và năng lực của chính quyền và người dân địa phương trong thích
ứng với biến đổi khí hậu cho sự phát triển bền vững của địa phương nói chung và sản
xuất nông nghiệp nói riêng.
2 Xây dựng các mô hình trình diễn sản xuất nông nghiệp bền vững phù hợp với điều kiện
địa phương, thích ứng tình trạng ngập úng, nhiễm mặn do biến đổi khí hậu tại xã Phước
Hòa, huyện Tuy Phước.

14
CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ SÁNG KIẾN CHÍNH
1 Nâng cao hiểu biết và nhận thức của chính quyền và cộng đồng về BĐKH, tác động của
BĐKH và các giải pháp thích ứng với BĐKH thông qua các chương trình truyền thông
về tác động của BĐKH và các biện pháp thích ứng. Đồng thời, tổ chức cho người dân
tham quan học tập các mô hình sản xuất lúa thích ứng với biến đổi khí hậu. Lồng ghép
các nội dung về tác động của BĐKH và các biện pháp thích ứng, thông tin về mô hình
dự án được trong các buổi sinh hoạt của các tổ chức quần chúng của xã Phước Hòa.
2 Xây dựng mô hình thâm canh lúa bền vững chống chịu úng ngập và chịu phèn, mô hình
trình diễn kỹ thuật canh tác lúa thích ứng nhằm duy trì sản xuất lúa hiệu quả, tăng thu
nhập, đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ cho người dân.
3 Tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật và hội thảo đầu bờ để chuyển giao quy trình kỹ thuật,
đánh giá kết quả thực hiện mô hình lồng ghép chuyển giao những thông tin truyền thông
về biến đổi khí hậu cho các hộ tham gia dự án và người nông dân tại xã Phước Hòa.
4 Quy trình kỹ thuật canh tác lúa thích ứng ngập úng, phèn mặn được dựa trên cơ sở kết
quả của các đề tài, dự án, kết hợp tri thức bản địa phù hợp điều kiện địa phương.
5 Dùng phương thức chọn giống lúa dựa vào cộng đồng (PVS) của IRRI để người dân chủ
động phát triển giống lúa thích ứng úng ngập, phèn mặn.

KẾT QUẢ VÀ TÁC ĐỘNG

• Về môi trường:
Các giải pháp nhằm thích ứng với BĐKH
• Dự án đã xây dựng 4 mô hình sản xuất thâm canh lúa thích ứng ngập úng qua 4 vụ:
Vụ đông xuân 2009 – 2010 và vụ đông xuân 2010 – 2011); thích ứng phèn mặn (vụ
thu năm 2010, vụ thu 2011), diện tích: 40 ha (10 ha/vụ). Riêng huyện Tuy Phước trong
năm 2012 – 2013 xây dựng 2 mô hình 10 ha với 87 nông dân ở Phước Thuận (5ha);
Phước Sơn (5ha).
• Mô hình thâm canh lúa bền vững chống chịu úng ngập và chịu phèn diện tích 10
ha/vụ (20ha/năm) với tổng diện tích 40 ha mô hình/2 năm. Các giống lúa chống chịu úng
ngập và chịu mặn được cộng đồng chọn lựa để sử dụng trong mô hình giúp duy trì sản
xuất lúa hiệu quả, tăng thu nhập, đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ cho người dân.
• Dự án đã tập huấn chuyển giao giải pháp kỹ thuật canh tác lúa thích ứng úng ngập,
phèn mặn cho khoảng 500 nông dân tham gia Cánh đồng mẫu lớn ở Phước Sơn, Phước
Thắng, Phước Thuận. Đến năm 2015, có 200 ha áp dụng giải pháp canh tác lúa thích
ứng úng ngập, phèn mặn ở huyện Tuy Phước.
• Thông qua phương thức PVS cộng đồng đã chọn được giống lúa phù hợp trong giai
đoạn hiện nay là SH 2 và ĐV 108 và giống lúa thích hợp khi úng ngập sâu hơn là IR 64
Sub1.

• Về xã hội:
• Kết quả của dự án cho thấy hiệu quả rõ rệt của việc nâng cao năng lực sản xuất cho
cộng đồng bằng cách chuyển giao các giải pháp kỹ thuật thích hợp giúp cộng đồng chủ
động ứng phó, giảm thiểu tác động bất lợi do biến đổi khí hậu (mưa lũ, triều cường,
nhiễm phèn mặn gia tăng bất thường). Đồng thời giúp người dân duy trì sản xuất lúa
hiệu quả, đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ, ổn định sinh kế ở những vùng khó khăn
đặc biệt như vùng dự án ở Phước Hòa.

15
• Cộng đồng sản xuất lúa vùng dự án có vai trò chủ
động trong tất cả các hoạt động của dự án. Nhóm
chuyên gia chỉ hỗ trợ về kỹ thuật bằng phương thức
“cầm tay chỉ việc” thông qua trưởng thôn và một số
nông dân chủ chốt cùng nhóm phụ nữ để chuyển
giao kỹ thuật đến nông dân rất hiệu quả. Có 41,5%
nông dân tham gia trong xây dựng mô hình cũng như
các lớp tập huấn, hội thảo kỹ thuật là phụ nữ.

• Về kinh tế:
• Tuy diễn biến thời tiết ở 4 vụ sản xuất rất bất
thường, gây bất lợi cho sản xuất nhưng nhờ áp dụng
các giải pháp kỹ thuật thích ứng, năng suất lúa của 2
thôn Tân Giản và Kim Đông (có điều kiện sản xuất
khó khăn nhất xã Phước Hòa) cao hơn so với năng
suất trung bình trước khi thực hiện dự án là 11,1
tạ/ha (Kim Đông tăng 6,2 tạ/ha; Tân Giản tăng 16,1
tạ/ha) và cũng cao hơn so với vùng lân cận có cùng
điều kiện. Diễn biến thời tiết càng bất lợi và phức tạp
thì năng suất của mô hình càng cao so với năng suất
của ruộng ngoài mô hình.
• Năng suất lúa của vùng dự án trung bình đạt 64,0 tạ/ha, cao hơn so với trước khi
thực hiện dự án 11,4 tạ/ha, nhưng chi phí đầu vào giảm. Mô hình có lợi nhuận
20.240.000 đồng/ha cao hơn 7.910.000 đồng/ha so với trước khi thực hiện dự án chỉ
đạt 12.330.000 đồng/ha. Đây là thu nhập không nhỏ so với bình quân chung của nông
dân trồng lúa vùng dự án (500.000 đồng/tháng).
• Số hộ nông dân tham gia xây dựng mô hình gồm 77 hộ/ 2 thôn/10 ha. Số nhân khẩu
được thụ hưởng kết quả: 308 người/2 thôn.

• Về chính sách:

Dự án đã góp phần hỗ trợ và khuyến khích địa phương xây dựng các kế hoạch và
chính sách hỗ trợ phát triển kết quả dự án ở địa phương như huy động các nguồn
kinh phí để tiếp tục mở rộng mô hình. Bằng nguồn kinh phí khuyến nông, chương
trình cánh đồng mẫu lớn của tỉnh, huyện, Bình Định sẽ nhân rộng mô hình canh tác
lúa thích ứng úng ngập, phèn mặn cho diện tích 690 ha trồng lúa vùng ven đê đông
ở hai huyện Tuy Phước và Phù Cát, tỉnh Bình Định (có sự hỗ trợ của GEF SGP cho
giai đoạn 2014 – 2017).

TÍNH BỀN VỮNG VÀ LAN TỎA CỦA DỰ ÁN


• Từ kết quả của dự án, Sở NN và PTNT đã có kế hoạch phát triển các giống lúa thích
ứng úng ngập, phèn mặn; tổ chức chuyển giao kỹ thuật canh tác lúa thích ứng cho vùng
ven đê đông; huyện Tuy Phước đã hỗ trợ nhân rộng mô hình thông qua chương trình
cánh đồng mẫu lớn của huyện. GEF SGP tiếp tục hỗ trợ thực hiện thêm một dự án từ
2014 ở vùng ven đê đông của 2 huyện Tuy Phước, Phù Cát.
• Cộng đồng đã tham gia trong tất cả các nội dung của dự án: đối ứng công lao động, vật
tư nông nghiệp; đóng góp tri thức bản địa để xây dựng quy trình kỹ thuật thâm canh lúa
thích ứng BĐKH, đại diện cộng đồng (trưởng thôn, nông dân chủ chốt, hội phụ nữ) tham gia
chuyển giao kỹ thuật. Cộng đồng vùng dự án đã làm chủ được giải pháp, chủ động ứng dụng
kỹ thuật canh tác lúa thích ứng ngập úng, phèn mặn, duy trì sản xuất lúa ổn định, hiệu quả.

16
• Thông qua mô hình khuyến nông và chương trình Cánh đồng mẫu lớn của huyện,
UBND huyện Tuy Phước từ năm 2013 đến nay đã tiếp tục chuyển giao kỹ thuật canh
tác lúa thích ứng cho 4 xã ven đê đông (Phước Sơn, Phước Thuận, Phước Hòa, Phước
Thắng), và hỗ trợ 50% kinh phí mua công cụ sạ hàng, phân hữu cơ vi sinh, tập huấn
chuyển giao kỹ thuật và cử cán bộ kỹ thuật đứng chân theo từng cánh đồng. Tuy nhiên,
các mô hình này mới áp dụng cho những vùng có nhiễm mặn, ngập úng nhẹ.
• Giải pháp kỹ thuật của dự án đơn giản, phù hợp với điều kiện địa phương khi sử
dụng giống lúa ĐV 108, (từ 2016 sẽ là giống ĐV 108 phục tráng)
• Quy trình kỹ thuật canh tác lúa thích ứng úng ngập và phèn mặn của dự án đã được
Hội đồng KHKT của tỉnh thông qua, chuyển giao cho Trung tâm Khuyến nông Khuyến
ngư để triển khai áp dụng vào sản xuất lúa vùng ven đê đông.

• Các chương trình dự án khác kế thừa :


• Sở NN và PTNT đã đặt hàng Viện NC Duyên hải Nam Trung Bộ phục tráng giống
lúa ĐV 108, hàng năm tổ chức khảo nghiệm tuyển chọn các bộ giống lúa phù hợp
vùng ven đê đông để bổ sung vào cơ cấu sản xuất của tỉnh.
• Trên cơ sở kết quả của dự án, GEF SGP đã tiếp tục hỗ trợ địa phương thực hiện
Dự án ”Chuyển giao kỹ thuật canh tác lúa thích ứng úng ngập và nhiễm mặn cho cộng
đồng, nhằm duy trì sản xuất lúa hiệu quả, hạn chế tình trạng hoang hóa đất trồng lúa
trong điều kiện nhiễm mặn gia tăng vì nước biển xâm nhập sâu do tác động của biến
đổi khí hậu ở vùng ven đê đông tỉnh Bình Định” triển khai tại 4 xã của hai huyện Tuy
Phước và Phù Cát giai đoạn 2014-2017.

BÀI HỌC KINH NGHIỆM


• Yếu tố thành công:

• Việc chọn địa điểm và vấn đề cần giải quyết của dự án phù hợp với thực tiễn, yêu
cầu cấp thiết của chính quyền và cộng đồng người dân. Đây là yếu tố quyết định sự
thành công và khả năng nhân rộng kết quả của dự án.
• Quan hệ đối tác của GEF SGP với UBND tỉnh Bình Định rất tốt: UBND tỉnh đã bố trí
vốn đối ứng cho Dự án 225 triệu đồng.
• Ban điều hành dự án, Nhóm chuyên gia qua dự án đã được nâng cao năng lực quản
lý thực hiện các dự án biến đổi khí hậu. Với Sở NN và PTNT, UBND huyện Tuy Phước,
UBND xã Phước Hòa: Kết quả của dự án là cơ sở để lập kế hoạch hỗ trợ chuyển giao
kỹ thuật canh tác lúa thích ứng úng ngập, phèn mặn cho vùng ven đê đông. Với cộng
đồng vùng dự án: được nâng cao năng lực sản xuất lúa thích ứng úng ngập, phèn mặn,
duy trì sinh kế ổn định.
• Ban điều hành dự án là Liên hiệp Hội KHKT tỉnh và thành viên Nhóm chuyên gia dự
án đều là các cán bộ có uy tín, giàu kinh nghiệm thực tiễn trong điều hành sản xuất, tạo
được mối liên kết chặt chẽ với Lãnh đạo tỉnh, huyện, xã và cộng đồng, tạo thuận lợi cho
công tác quản lý, điều hành dự án thông suốt.
• Cộng đồng dân cư vùng dự án đã có sự rất đồng thuận, tích cực hợp tác thực hiện
các nội dung của dự án, nhất là Hội phụ nữ xã.
• Quy trình của dự án được xây dựng trên cơ sở các tiến bộ KHKT có kế thừa tri thức
bản địa không phức tạp, có cơ sở khoa học, được kiểm chứng qua thực tiễn xây dựng mô
hình, được ngành nông nghiệp, chính quyền địa phương và cộng đồng đánh giá cao.

17
• Tồn tại cần khắc phục:

• Cần chú trọng hơn công tác khảo sát đánh giá hiện trạng để tạo dữ liệu nền cho dự án.
• Các giải pháp kỹ thuật canh tác lúa thích ứng cần tiếp tục được nghiên cứu, hoàn
thiện quy trình kỹ thuật của dự án (về giống lúa, quản lý dinh dưỡng, sử dụng chế phẩm
hỗ trợ...) khi điều kiện úng ngập, phèn mặn ngày càng gia tăng.
• Đối với các dự án thích ứng BĐKH ở vùng khó khăn, rủi ro rất cao do diễn biến thời
tiết bất thường; năng lực ứng phó cũng như thu nhập của cộng động thấp, do đó cần
chú ý kinh phí hỗ trợ khi chuyển giao các tiến bộ KHKT mới.

CÁC ĐỐI TÁC


• Sở NN và PTNT
• UBND huyện Tuy Phước
• UBND xã Phước Hòa

NGUỒN TƯ LIỆU
• Tài liệu kỹ thuật : Báo cáo tổng kết, báo cáo kỹ thuật dự án.
• Các báo cáo hội thảo đầu bờ các vụ sản xuất Đông xuân 2009 – 2010, ĐX 2010 –
2011 và vụ thu 2010, vụ thu 2011. Tài liệu báo cáo tại các Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm
của GEF SGP

18
Thích ứng với hạn hán và bão lũ

XÂY DỰNG MÔ HÌNH CHUYỂN ĐỔI SẢN XUẤT LÚA KÉM HIỆU QUẢ
SANG SẢN XUẤT LẠC THU ĐÔNG NHẰM THÍCH ỨNG VỚI HẠN HÁN
VÀ BÃO LŨ TẠI XÃ BÌNH THUẬN, HUYỆN TÂY SƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

• Năm thực hiện dự án: 8/2010 – 4/2013


• Mã số dự án: VN/MAP-CBA/2010/02
• Địa điểm: xã Bình Thuận, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định
• Tổ chức thực hiện: Hội Khoa học Kỹ thuật Bảo vệ Thực vật tỉnh Bình Định
• Đối tượng hưởng lợi: Nông dân thuộc vùng dự án tại hai thôn Thuận Nhất, Thuận Truyền
của xã Bình Thuận, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định

19
BỐI CẢNH VÀ MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN
Xã Bình Thuận là xã thuần nông, không có nghề phụ với 1.931 hộ dân, dân số 9.765
người. Tỷ lệ hộ nghèo cao: 19,77% (năm 2009). Đất nông nghiệp chủ yếu là đất cát và
đất xám bạc màu, nghèo dinh dưỡng. Cây trồng chính là lúa, lạc và sắn. Diện tích đất
trồng lúa nước 735ha, gieo sạ 3 vụ lúa/năm: vụ đông xuân 286ha, vụ hè thu 160ha, vụ
mùa (gieo khô): 354ha. Do không có hệ thống thủy lợi nên sản xuất lúa phụ thuộc vào
nước trời và nguồn nước ngầm, lại là vùng khô hạn nhưng hay bị mưa bão bất thường
tác động nên năng suất lúa rất thấp vì thường gặp nắng hạn đầu vụ, khi trỗ lại bị mưa
bão bất thường, như vụ mùa 2008 có đến 160ha/314ha lúa bị mất trắng. Vì vậy, GEF
SGP đã hỗ trợ dự án này với mục tiêu là góp phần giảm thiểu rủi ro do bão lũ và tăng
cường khả năng thích ứng với hạn hán trong sản xuất nông nghiệp tại xã Bình Thuận,
huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định thông qua trình diễn thử nghiệm mô hình chuyển đổi
sản xuất lúa kém hiệu quả sang sản xuất lạc thu đông theo hướng bền vững, nâng cao
thu nhập cho nông dân vùng dự án.
Mô hình được triển khai thực hiện trên quy mô từ 15-20ha với sự tham gia của khoảng
50-70 hộ nông dân ở xã Bình Thuận; sử dụng các giống đậu phụng cao sản và các giống
đậu địa phương để canh tác. Đồng thời, áp dụng quy trình kỹ thuật thâm canh đậu
phụng giống vụ thu đông.
Góp phần giảm thiểu rủi ro do bão lũ và tăng cường khả năng thích ứng với hạn hán
trong sản xuất nông nghiệp tại xã Bình Thuận, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định thông qua
trình diễn thử nghiệm mô hình chuyển đổi sản xuất lúa kém hiệu quả sang sản xuất lạc
thu đông, đảm bảo thu nhập bền vững và nâng cao thu nhập cho nông dân vùng dự án.

• Mục tiêu cụ thể của dự án:

1 Tăng cường nhận thức và hiểu biết về tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất và
cuộc sống con người, môi trường và tài nguyên thiên nhiên cho chính quyền địa
phương và cộng đồng.
2 Trình diễn thử nghiệm mô hình chuyển đổi sản xuất lúa kém hiệu quả sang sản xuất lạc
thu đông, thích ứng với hạn hán và bão lũ bất thường tại xã Bình Thuận. Đúc kết và chia
sẻ kinh nghiệm trong triển khai thử nghiệm mô hình nhằm thúc đẩy nhân rộng mô hình
tại các xã có điều kiện tương tự ở các huyện Vân Canh, Phù Mỹ, Hoài Ân, Hoài Nhơn.

CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ SÁNG KIẾN CHÍNH


1 Chuyển giao giải pháp canh tác thích ứng thông qua xây dựng mô hình trình diễn sản
xuất thâm canh lạc giống và lạc thương phẩm vụ thu đông trên đất lúa chuyển đổi có
sự tham gia của cộng đồng.
2 Nâng cao nhận thức và hiểu biết về biến đổi khí hậu và giải pháp thích ứng với các tác
động bất lợi của chính quyền và nhân dân xã Bình Thuận.
3 Xây dựng quỹ cho vay vốn để bình ổn sản xuất sau thiên tai cho các hộ tham gia thực
hiện mô hình.

3.1 Xây dựng mô hình sản xuất thâm canh lạc giống vụ thu đông (giống lạc cao sản)

- Sử dụng giống lạc LDH 01, HL 25 và giống lạc sẻ để đảm bảo khả năng thích nghi điều
kiện khó khăn và phù hợp nhu cầu của cộng đồng.
- Quy trình kỹ thuật thâm canh lạc giống vụ thu đông được xây dựng từ quy trình kỹ
thuật thâm canh lạc của Sở NN và PTNT, kết quả nghiên cứu, khảo nghiệm của các đề
tài dự án liên quan về lạc đã triển khai ở Bình Định.

20
3.2. Xây dựng mô hình thâm canh bền vững lạc thương phẩm vụ thu đông với các biện
pháp canh tác phù hợp với sự tham gia của cộng đồng.

Đã thiết kế mô hình sản xuất thâm canh lạc thương phẩm vụ thu đông được cộng đồng
chấp thuận, trong đó:
- Về giống lạc: Giống lạc sẻ địa phương (chịu nắng nóng, khô hạn, giá trị kinh tế cao)
- Quy trình kỹ thuật thâm canh lạc thương phẩm vụ thu đông được đúc kết từ kinh
nghiệm canh tác ứng phó hạn hán, nắng nóng của nông dân và quy trình kỹ thuật thâm
canh lạc của Sở NN và PTNT, kết quả nghiên cứu, khảo nghiệm của các đề tài dự án liên
quan về lạc đã triển khai ở Bình Định.

3.3. Trình diễn các mô hình để đánh giá kết quả với diện tích 15 ha/vụ/năm (30 ha/2 vụ/
2 năm).

- Diện tích: 10 ha sản xuất thâm canh lạc giống vụ thu đông ( 5 ha/vụ/năm)
- Diện tích: 20 ha sản xuất thâm canh lạc thương phẩm vụ thu đông trên đất lúa chuyển
đổi (10 ha/vụ/năm).

3.4. Nâng cao nhận thức và hiểu biết về biến đổi khí hậu và giải pháp thích ứng với các tác
động bất lợi của chính quyền và nhân dân xã Bình Thuận

- Tổ chức các lớp tập huấn kỹ thật và Hội thảo đầu bờ chuyển giao kỹ thuật canh tác.
- Tổ chức các hoạt động truyền thông về biến đổi khí hậu và các giải pháp thích ứng
phát trên đài Truyền hình địa phương; Tổ chức nói chuyện của Chuyên gia Biến đổi khí
hậu cho cộng đồng; Tổ chức Hội thi tìm hiểu về Biến đổi khí hậu cho cộng đồng.
- Tổ chức các chuyến tham quan, học tập trong và ngoài tỉnh.

3.5. Xây dựng quỹ cho vay vốn để bình ổn sản xuất sau thiên tai cho các hộ tham gia thực
hiện mô hình

Thành lập Ban quản lý vốn vay. Thảo luận công khai, thống nhất cơ chế vay vốn. Tiến
hành giải ngân cho các hộ vay. Bàn giao Quỹ này cho UBND xã Bình Thuận quản lý,
giám sát thực hiện theo quy chế đã được thống nhất sau khi dự án kết thúc.

3.6. Lập kế hoạch nhân rộng kết quả dự án

Xây dựng kế hoạch mở rộng áp dụng kết quả dự án ở những vùng có điều kiện tương tự.

KẾT QUẢ VÀ TÁC ĐỘNG


• Về môi trường:
a) Qui mô diện tích vùng tác động (từ 2011 - 2012):
• Mô hình sản xuất lạc thương phẩm vụ thu đông: diện tích: 20 ha (10 ha/vụ/năm).
Tại Thôn Thuận Nhất (13 ha) và Thuận Truyền (7 ha). Số hộ nông dân tham gia thực
hiện: 40 hộ. Số nhân khẩu được thụ hưởng kết quả: 170 người.
• Mô hình sản xuất thâm canh lạc giống vụ thu đông: Diện tích: 10 ha ( 5 ha/vụ/năm).
Tại thôn Thuận Nhất (5ha) và Thuận Truyền (5ha). Số hộ tham gia: 14 hộ gia đình. Số
nhân khẩu được thụ hưởng kết quả: 65 người.
• Có 710 hộ nông dân trong và ngoài mô hình dự án của xã Bình Thuận được chuyển
giao kỹ thuật thông qua 12 lớp tập huấn kỹ thuật thâm canh lạc giống và lạc thương
phẩm, 6 hội thảo đầu bờ và một chuyến tham quan vùng lạc thâm canh ở xã Cát Hải,
huyện Phù Cát.

21
• Xây dựng Quỹ bình ổn sản xuất sau thiên tai, tổng vốn 100 triệu đồng do Hội nông
dân quản lý, cho nông dân vay vốn tái đầu tư sản xuất sau thiên tai (nắng hạn, mưa bão).

b) Đánh giá tác động của dự án:


Dự án không chỉ giải quyết vấn đề cụ thể của xã Bình Thuận, huyện Tây Sơn mà là vấn
đề chung của các huyện có điều kiện tương tự: Vân Canh, Phù Mỹ, Phù Cát, Hoài Nhơn.
Các mô hình trình diễn chuyển đổi sản xuất lạc thay cho sản xuất lúa vụ hè thu và vụ
mùa hiệu quả đã giúp cộng đồng nâng cao năng lực sản xuất thích ứng với thời tiết bất
thường (Nắng hạn, mưa bão); hạn chế khai thác nước ngầm tưới lúa làm cạn kiệt nguồn
tài nguyên nước; giảm diện tích trồng sắn quản canh trên gò đồi, gây thoái hóa, bạc
màu đất. Đồng thời đã góp phần nâng cao năng lực và nhận thức về BĐKH cho cộng
đồng thông qua các lớp tập huấn, hội thảo, mô hình trình diễn, lồng ghép với các
chương trình truyền thông, báo đài PTTH Bình Định, sinh hoạt của Đoàn thanh niên,
Hội phụ nữ, Hội nông dân…

• Về xã hội

• Ban điều hành và các bên tham gia (Sở NN và PTNT, UBND huyện Tây Sơn, UBND
xã Bình Thuận) qua dự án đã nâng cao năng lực quản lý, tổ chức thực hiện các dự án
thích ứng BĐKH. Cộng đồng vùng dự án được nâng cao năng lực chuyển đổi sản xuất
lạc trên đất lúa hiệu quả, nâng cao thu nhập, duy trì sinh kế ổn định. Kết quả của dự án
là cơ sở để ngành nông nghiệp, địa phương lập kế hoạch chuyển đổi diện tích sản xuất
lúa kém hiệu quả sang sản xuất cây trồng cạn hiệu quả hơn.
• Chuyển đổi sản xuất lạc thay cho lúa giúp giảm lượng nước ngầm khai thác, nếu
dùng nước tưới cho lúa sẽ tiêu tốn đến 6.500 – 7.500 m3/ha/vụ so với tưới cho lạc chỉ
cần 2.100 – 2.400 m3/ha/vụ. Nếu sản xuất lạc nông dân dùng phân hữu cơ vi sinh,
phân chuồng nhiều hơn, sử dụng phân đạm ít hơn so với đầu tư sản xuất lúa gieo khô,
góp phần bảo vệ môi trường đất. Việc sử dụng chế phẩm VSV Trichoderma trên lạc đã
hạn chế các loại bệnh hại, giảm lượng thuốc BVTV sử dụng, hạn chế ô nhiễm môi
trường và sức khỏe con người.

• Về kinh tế
Về thu nhập thực tế:
• Đối với mô hình sản xuất lạc thương phẩm: Tuy nắng nóng, khô hạn kéo dài suốt
tháng 6 – 7 ở cả năm 201, 2012 nhưng năng suất lạc của mô hình trung bình vẫn đạt
21,4 tạ/ha, lợi nhuận trung bình: 23.610.000 đồng; cao hơn so với diện tích lúa ở cùng
thời điểm, cùng điều kiện năng suất trung bình chỉ đạt 30 tạ/ha, lỗ trung bình
3.220.000 đồng/ha.
• Đối với mô hình sản xuất lạc giống vụ thu đông trên chân đất cao: Năng suất ruộng
mô hình trung bình: 26,3 tạ/ha, lợi nhuận trung bình 29.945.000 đồng. So với sản xuất
lúa mùa gieo khô cùng điều kiện chỉ đạt năng suất 45 tạ/ha, lợi nhuận trung bình:
3.540.000 đồng/ha.

• Về chính sách
Qui hoạch, kế hoạch và chính sách hỗ trợ phát triển kết quả dự án ở địa phương:
Kết quả của dự án là một trong những cơ sở quan trọng để xác định chính sách hỗ trợ
nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong điều kiện nắng hạn của tỉnh Bình Định.
Trong 2 năm 2013, 2015, để chủ động hạn chế thiệt hại do nắng hạn, UBND tỉnh Bình
Định đã có chính sách hỗ trợ 50% giá giống cây trồng cạn (ngô, lạc, rau màu...), cho
nông dân chuyển đổi sản xuất trên đất lúa. Hiện tỉnh đang tiếp tục xây dựng chính sách
hỗ trợ chuyển đổi cây trồng cạn trên đất lúa kém hiệu quả giai đoạn 2016 – 2020 theo

22
quy hoạch trồng trọt giai đoạn 2016 - 2020, đến năm 2020 diện tích đạt 16.400 ha,
tăng 8.000 ha, chủ yếu là chuyển đổi trên diện tích đất lúa kém hiệu quả.

TÍNH BỀN VỮNG VÀ LAN TỎA CỦA DỰ ÁN


a) Cộng đồng đóng vai trò chủ động trong tất cả các nội dung của dự án: đối ứng công
lao động, vật tư nông nghiệp; đóng góp tri thức bản địa để xây dựng quy trình kỹ thuật
canh tác lạc thích ứng với điều kiện nắng hạn bất thường, phù hợp với thực tiễn, tham
gia xây dựng tiêu chí, bầu chọn hộ tham gia mô hình, tham gia xây dựng quy chế quỹ
bình ổn sản xuất sau thiên tai, Hội nông dân đại diện cộng đồng quản lý Quỹ bình ổn
sản xuất sau thiên tai, nhóm nông dân chủ chốt đóng vai trò cầu nối chuyển giao kỹ
thuật từ NCG đến nông dân, do đó cộng đồng đã chủ động ứng dụng kỹ thuật canh tác
lạc thương phẩm, lạc giống trên đất lúa chuyển đổi chủ động thích ứng điều kiện nắng
hạn, nâng cao hiệu quả sản xuất.

b) Các hoạt động duy trì kết quả dự án ở địa phương:


Hiện nay, UBND huyện Tây Sơn, UBND xã Bình Thuận đã tiếp tục tổ chức chuyển đổi
sản xuất lạc trên đất lúa ở vụ hè thu và vụ thu đông ở 3/5 thôn của xã: Thuận Nhất,
Thuận Hạnh, Thuận Truyền thông qua chuyển giao kỹ thuật của hệ thống khuyến nông
và vận dụng chính sách hỗ trợ giá giống của tỉnh (50% giá giống).

c) Quy trình kỹ thuật canh tác lạc vụ hè thu và thu đông của dự án được xây dựng trên
cơ sở các tiến bộ KHKT là kết quả của các đề tài, dự án đã triển khai, có sự kế thừa tri
thức bản địa về né tránh thiên tai, lựa chọn chân đất chuyển đổi, phù hợp thực tiễn, đã
được Hội đồng KHKT của Sở NN và PTNT thông qua, chuyển giao cho Trung tâm
Khuyến nông - khuyến ngư để triển khai để áp dụng vào sản xuất.

d) Các chương trình dự án khác kế thừa:


• Chương trình chuyển đổi sản xuất cây trồng cạn trên đất
lúa giai đoạn 2016 – 2020 của tỉnh Bình Định
• Kế hoạch xây dựng mô hình của Trung tâm Khuyến nông
tỉnh Bình Định từ năm 2013 bắt đầu xây dựng các mô hình
chuyển đổi sản xuất lạc trên đất lúa tại các huyên: Phù Cát,
Phù Mỹ, Tây Sơn, Hoài Nhơn, An Lão…

e) Quỹ bình ổn sản xuất sau thiên tai hiện do Hội nông dân xã Bình Thuận quản lý, cho
vay hiệu quả nguồn vốn 100 triệu.
f) Mức độ mở rộng kết quả dự án:
Diện tích lạc vụ hè thu, thu đông của xã Bình Thuận đến 2014 đã tăng lên trên 100
ha/năm đã áp dụng giải pháp kỹ thuật được chuyển giao: bón phân NPK cân đối, bón
thúc vôi hạt, dùng chế phẩm Trichoderma phòng trừ bệnh chết ẻo. Năng suất lạc hè
thu, thu đông đạt trung bình 25 tạ/ha, lợi nhuận trung bình 25.000.000 đồng/ha.

23
BÀI HỌC KINH NGHIỆM
I. Những yếu tố cơ bản đã giúp dự án thành công

1 Việc chọn địa điểm và vấn đề cần giải quyết của dự án phù hợp với thực tiễn, yêu cầu
cấp thiết của chính quyền và cộng đồng người dân. Đây là yếu tố quyết định sự thành
công và khả năng nhân rộng kết quả của dự án.
2 Quan hệ đối tác của GEF SGP với Tỉnh/Huyện: GEF SGP và UBND tỉnh Bình Định có
mối quan hệ rất tốt, tỉnh đã bố trí vốn đối ứng cho Dự án CBA Bình Thuận 187 triệu
đồng.
3 Ban điều hành dự án là Hội KHKT Bảo vệ thực vật tỉnh, thành viên Nhóm chuyên gia
dự án đều là các cán bộ có uy tín, giàu kinh nghiệm thực tiễn trong điều hành sản xuất,
tạo được mối liên kết chặt chẽ với Lãnh đạo tỉnh, huyện, xã và cộng đồng, tạo thuận lợi
cho công tác quản lý, điều hành dự án thông suốt.
4 Cộng đồng dân cư vùng dự án đã có sự rất đồng thuận, tích cực hợp tác thực hiện các
nội dung của dự án.
5 Quy trình kỹ thuật canh tác lạc của dự án được xây dựng trên cơ sở các tiến bộ KHKT
có kế thừa tri thức bản địa không phức tạp, có cơ sở khoa học, được kiểm chứng qua
thực tiễn mô hình, được ngành nông nghiệp, chính quyền địa phương, cộng đồng đánh
giá cao.

II. Những đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả dự án

1 Chính quyền địa phương tiếp tục hỗ trợ nông dân nhân rộng mô hình ứng dụng giải
pháp thích ứng nắng hạn của dự án, mở rộng diện tích chuyển đổi sản xuất thâm canh
lạc trên đất lúa bấp bênh nguồn nước tưới ở những vùng có điều kiện tương tự như
vùng dự án.

2 GEF SGP tiếp tục hỗ trợ để triển khai các


dự án nâng cao năng lực thích ứng với
điều kiện nắng nóng, khô hạn do tác
động biến đổi khí hậu để chuyển giao
thêm các giải pháp về chuyển đổi cơ cấu
cây trồng (chịu hạn tốt hơn), khai thác
hiệu quả nguồn nước mặt, tưới tiết kiệm,
sử dụng chế phẩm giữ ẩm... thích ứng với
diễn biến thời tiết nắng hạn ngày càng
gay gắt, khó lường đối với những vùng
khó khăn tương tự như xã Bình Thuận,
huyện Tây Sơn.

3 GEF SGP nên đưa nội dung khảo sát, thu thập, theo dõi, ghi nhận hiện trạng địa
phương, tác động bất lợi do diễn biến thời tiết, BĐKH vào nội dung của các dự án để
tạo cơ sở dữ liệu cho việc đánh giá kết quả dự án và lập kế hoạch các chương trình dự
án liên quan.

24
• Tồn tại cần khắc phục
• Đối với các dự án thích ứng BĐKH ở vùng khó khăn, rủi ro cao do diễn biến thời tiết
bất thường; năng lực ứng phó, hỗ trợ cộng đồng duy trì sản xuất của cán bộ cơ sở cần
được chú trọng để đảm bảo thành công của mô hình.
• Việc chọn lựa địa điểm xây dựng mô hình chuyển đổi sản xuất cây trồng cạn trên đất
lúa cần được chú ý hơn về điều kiện đất đai, nhất là về nguồn nước bổ sung và khả năng
tiêu thoát nước để đảm bảo mô hình đạt kết quả tốt.
• Các giải pháp kỹ thuật canh tác lạc thích ứng nắng hạn vẫn cần tiếp tục được nghiên
cứu, chuyển giao hoàn thiện tiếp tục quy trình kỹ thuật của dự án (về giống lạc, quản lý
dinh dưỡng, sử dụng chế phẩm tăng khả năng giữ ẩm cho đất, sử dụng chế phẩm sinh
học hạn chế bệnh hại...) khi điều kiện nắng hạn ngày càng gia tăng bất thường.

CÁC ĐỐI TÁC


• UBND huyện Tây Sơn và xã Bình Thuận
• Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bình Định
• Sở NN và PTNT tỉnh Bình Định

NGUỒN TƯ LIỆU
• Tài liệu kỹ thuật: Báo cáo tổng kết, báo cáo kỹ thuật dự án.
• Các báo cáo hội thảo đầu bờ các vụ sản xuất lạc thương phẩm vụ hè thu 2011 và
2012, sản xuất lạc giống vụ thu 2011 và 2012.
• Tài liệu báo cáo tại các Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm của GEF SGP.

25
Thích ứng với ngập lụt trong sản xuất nông nghiệp

XÂY DỰNG MÔ HÌNH THÍCH ỨNG VỚI NGẬP LỤT TRONG SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP Ở VÙNG VEN SÔNG KỲ LỘ THUỘC XÃ XUÂN QUANG 2,
HUYỆN ĐỒNG XUÂN, TỈNH PHÚ YÊN

• Năm thực hiện dự án: 9/2010 – 3/2013


• Mã số dự án: VN/MAP-CBA/2010/04
• Địa điểm: Xã Xuân Quang 2, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên
• Tổ chức thực hiện: Hội Nông dân huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên
• Đối tượng hưởng lợi: Các hộ dân 2 thôn Triêm Đức và Phú Sơn, xã Xuân Quang 2, huyện
Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên

26
BỐI CẢNH VÀ MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN
Xã Xuân Quang 2 ở phía tây bắc của tỉnh Phú Yên với tổng diện tích đất tự nhiên là
5.083ha, trong đó đất nông nghiệp là 4548 ha. Xã có 4 thôn gồm Triêm Đức, Phú Sơn,
Phước Huệ, Kỳ Đu. Toàn xã có 1163 hộ và 4 225 nhân khẩu. Xuân Quang 2 là một
trong những xã miền núi nghèo, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn, thu
nhập từ sản xuất nông nghiệp là chính. Do hạn chế về đầu tư, trình độ kỹ thuật thâm
canh thấp và bị ảnh hưởng bởi những tác động tiêu cực của bão lũ, hạn hán tới sản
xuất nên sinh kế của người dân địa phương thường xuyên không ổn định.
Trong những năm gần đây, đặc biệt ở vùng trũng thấp ven sông Kỳ Lộ như thôn Triêm
Đức, địa phương bị thiệt hại nghiêm trọng về người và của do cơn bão kèm theo mưa
lớn và lũ quét vào cuối năm 2009. Vấn đề đặt ra là cần có sự chuyển đổi cơ cấu cây
trồng có khả năng chịu hạn, chu kỳ canh tác và thời gian sinh trưởng phù hợp để tránh
né bão lũ với cơ cấu luân canh, xen canh và biện pháp kỹ thuật canh tác bền vững.
Dự án đã thử nghiệm các mô hình canh tác phù hợp với vùng đất ven sông ở thôn
Triêm Đức với cơ cấu luân canh cây trồng cạn Lạc (ĐX) – Ngô lai (Hè) – Ngô (Trồng ngô
vụ thu đông với kỹ thuật gieo dày để lấy thân lá phục vụ chăn nuôi đại gia súc) và mô
hình canh tác phù hợp với vùng đất ven sông ở thôn Phú Sơn và Triêm Đức với công
thức lạc xen sắn.

CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ SÁNG KIẾN CHÍNH


• Tăng cường hiểu biết và nhận thức về tầm quan trọng cũng như năng lực thích ứng
với BĐKH của cộng đồng.
• Thử nghiệm và trình diễn diễn mô hình canh tác trên cơ sở kết hợp tiến bộ KHKT và
kinh nghiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên đất,
nước nằm giảm thiểu tác động bất lợi của bão lũ và hạn hán đối với sản xuất nông
nghiệp và cuộc sống của người dân.

• Các giải pháp và sáng kiến chính:

1 Chọn lựa cây trồng trong hệ thống luân canh, xen canh phù hợp với điều kiện đất đai,
có nhu cầu nước thấp, với tổng thời gian sinh trưởng trong một năm < 10 tháng nhằm
tránh lũ cuối năm (từ tháng 9 – 11 hàng năm), như hệ thống luân canh: Lạc ĐX – Ngô
vụ Hè – Ngô trồng dày vụ Thu đông; mô hình xen canh: Lạc xen sắn và phải mang lại
hiệu quả kinh tế cao hơn lúa và cây ngô (trong hệ thống Ngô vụ ĐX – Ngô vụ Hè).
2 Sử dụng giống mới đã thích nghi cho năng suất cao, chất lượng tốt, như giống lạc
LDH.01, L23 thay cho giống lạc sẽ địa phương; giống ngô lai G49, VN61, SSC586 thay
cho giống ngô tẻ địa phương. Những giống cây trồng này giúp điều chỉnh thời lịch canh
tác linh hoạt theo hướng thích ứng hơn với BĐKH.
3 Kết hợp hài hòa giữa ứng dụng khoa học kỹ thuật với tri thức bản địa của nông dân,
giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.
• Ngô trồng dày vụ thu đông để lấy thân lá chăn nuôi bò và kết hợp thu ngô ăn tươi,
ngô gieo vào đầu tháng 8 và tỉa bớt cây dần sau trồng 1 tháng cho đến khi có nước lũ.
(Bò là vật nuôi truyền thống của vùng, nuôi bò thịt và bò sức kéo, bò sẽ cho phân
chuồng: 1-2 tấn/ con/ năm để bón lại cho ruộng nhằm cải tạo và nâng cao độ phì đất
và canh tác bền vững hơn).
• Mô hình gieo lúa xen ngô thu đông trồng dày vừa thu quả ngô tươi, thân lá làm thức
ăn gia súc và còn thu thêm lúa nên đảm bảo lương thực trong thời gian giáp hạt của vụ
đông xuân. Đây là mô hình hiệu quả và bền vững trên vùng đất thường ngập lụt ven sông.

27
KẾT QUẢ VÀ TÁC ĐỘNG
• Tóm tắt kết quả đạt được của dự án:

• Xây dựng mô hình trên diện tích 32 ha đạt với 102 hộ, gồm: (i) Mô hình Lạc (ĐX) –
Ngô lai (Hè) – Ngô: diện tích 19 ha có 21 hộ tham gia (111 lượt hộ), (ii) Mô hình đậu
xanh xen sắn: 4,64 ha có 13 hộ (26 lượt hộ), (iii) Mô hình Lạc xen sắn: 8,5 ha; 68 hộ.
Tổng số 510 khẩu được hưởng thụ kết quả của dự án.
• Dự án đã tổ chức 9 lớp tập huấn, 8 hội nghị đầu bờ, đợt tham quan cho 765 lượt
người tham gia (cộng đồng, ban ngành của xã, huyện,…), trong đó nữ chiếm 39 %. Có
22 hộ được tiếp thu khoa học kỹ thuật trong mô hình hướng dẫn nông dân khác làm
theo.
• Cơ chế cho vay của Quỹ hỗ trợ thiên tai được địa phương và cộng đồng đồng thuận.
• Phổ biến kịp thời tiến bộ kỹ thuật mới như sử dụng giống mới, kỹ thuật bón lân, bón
vôi cho lạc, tăng cường bón kali cho sắn, trồng sắn hom đôi, gieo lạc 2 hạt/ hốc, trồng
xen 4 - 5 hàng lạc giữa 2 hàng sắn có khoảng cách 1,0 - 1,2 m; nên nhiều hộ đã áp dụng
và đã cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn trước đây, những tiến bộ kỹ thuật này
đang được áp dụng vào sản xuất.

• Về môi trường
• Nhờ bón vôi, phân hữu cơ, phân vô cơ hợp lý và đầy
đủ nên đã tăng hàm lượng mùn, tăng pH và cải thiện kết
cấu đất. Mô hình luân canh Lạc đông xuân – Ngô lai vụ hè
– Ngô trồng dày vụ thu đông tăng độ che phủ cho đất
80-90% trong 10-10,5 tháng. Mô hình lạc xen sắn đã góp
phần tăng độ che phủ đất 50 - 80% trong thời gian 3 - 3,5
tháng. Do áp dụng các biện pháp canh tác tổng hợp, bón
phân hợp lý nên hạn chế rửa trôi dinh dưỡng, tăng lượng
mùn và hiệu quả sử dụng phân.
• Mô hình lạc xen sắn kết hợp với chăm sóc hợp lý nên
hạn chế sâu bệnh hại, qua đó giảm lượng thuốc bảo vệ
thực vật so với canh tác đang sản xuất ngoài mô hình.
Đồng thời, do mô hình sử dụng phân hữu cơ nên rất thân
thiện với môi trường.
• Tiết kiệm được tưới nước vì thời vụ gieo trồng vụ
đông xuân sớm, trong khi đó, nếu trồng một số loại cây
khác thì sử dụng nước tưới cho cây trồng rất nhiều.

• Về xã hội

• Đa số người tham gia thực hiện mô hình và tham gia tập huấn, hội nghị đầu bờ là hộ
nghèo, hộ cận nghèo, tỷ lệ nữ chiếm 39%. Từ kết quả này, nữ nông dân đã tiếp cận với
tiến bộ kỹ thuật mới, với dự án cộng đồng, với nguồn vốn vay, biết lên kế hoạch sản
xuất cho mùa vụ, biết được thông tin về thị trường, biết được sản xuất sản phẩm nông
nghiệp an toàn. Ngoài ra, còn lồng ghép việc xây dựng mô hình với chương trình xóa
đói giảm nghèo và tạo sinh kế cho nữ nông dân.
• Với nguồn vốn vay 100 triệu đồng để xây dựng 4 ha mô hình thâm canh lạc và lạc
xen sắn, sau gần 1 năm người dân đã làm lãi được 176 triệu đồng. Nhờ vậy, kinh tế phát
triển đời sống nông dân được nâng cao, có điều kiện tham gia hoạt động xã hội, góp
phần xoá đói giảm nghèo ở vùng nông thôn, tạo điều kiện cho nông dân có việc làm từ
nguồn vốn vay, giải quyết 766 công lao động để thực hiện 4,08 ha xây dựng mô hình.

28
• Nhờ có thêm thu nhập, người dân đã mua sắm phương tiện sản xuất như máy bơm
nước, xe máy đi lại,… Đồng thời, tập trung thâm canh diện tích đã có, trồng keo làm
nguyên liệu giấy trên diện tích đồi gò, tăng thêm đàn gia súc để tăng nguồn phân bón
cho sản xuất và tăng thực phẩm cho xã hội. Nhiều hộ hiện nay có đủ tiền cho con em
đi học cao đẳng, đại học.
• Sau 3 năm thực hiện dự án đã giải quyết 12.608 ngày công lao động và 2.283 công
lao động cho khâu chế biến tinh bột sắn và lạc (45,66 ha x 50 ngày công/ha).

• Về kinh tế

• Tổng lãi ròng của các mô hình trong 2 năm mà cộng đồng hưởng lợi là 1,717 tỷ
đồng, với mức lãi thuần bình quân của các mô hình luân canh là 65 triệu đồng/ha; lạc
xen sắn là 30- 43 triệu đồng /ha; đậu xanh xen sắn là 21-40 triệu đồng/ha là mức thu
nhập tương đối cao đối với đất bải bồi ven sông.
• Ngoài quả lạc không trả lại cho đất, thì chất xanh còn lại của thân, lá, rễ lạc trả lại
cho đất là 13tấn/ha (mô hình lạc trồng thuần) và 11tấn (mô hình lạc xen sắn) để che
phủ gốc sắn; hoặc dùng để ủ và chế biến thành thức ăn hỗ trợ vỗ béo bò với số lượng
từ 8-10 con/ha trong vòng 3 tháng. Lãi ròng 400-500 ngàn đồng/con bò và cho 4-6 tấn
phân chuồng, đây là lượng phân bón chủ yếu để bón lại cho đất trong các vụ tiếp theo.
• Dự án đã góp phần hình thành vùng nguyên liệu sắn bền vững, ổn định cho Nhà máy
sản xuất tinh bột sắn Đồng Xuân và cung cấp lạc vỏ, lạc nhân, ngô hạt cho các cơ sở
thu mua, chế biến tại tỉnh Phú Yên.

• Về chính sách

• Kết quả của dự án là một trong những cơ sở thực tiễn củng cố định hướng phát
triển cây trồng, quan tâm đầu tư nghiên cứu, phát triển và đưa cây sắn là một trong
những cây trồng nông nghiệp chính của tỉnh Phú Yên và huyện Đồng Xuân. Các đề
tài, đề án, dự án, chính sách đầu tư phù hợp cho vùng nguyên liệu sắn để canh tác
theo hướng bền vững đã và đang được xây dựng.

TÍNH BỀN VỮNG VÀ LAN TỎA CỦA DỰ ÁN


• Các giải pháp kỹ thuật áp dụng trong mô hình đã thực sự trở thành giải pháp
canh tác thích ứng cho nông dân xã Xuân Quang 2 trước tác động bất lợi của
BĐKH, của lũ lụt, giúp nông dân giảm nhẹ thiệt hại, hạn chế rủi ro, giải quyết bền
vững sinh kế trong cộng đồng. Trong từng mùa vụ thực hiện mô hình trình diễn đã
đúc kết được nhiều bài học kinh nghiệm về kỹ thuật hữu ích.
• Dự án được triển khai tại vùng ít ruộng lúa, người dân sống chủ yếu bằng cây
trồng cạn nên có nhiều kinh nghiệm sản xuất và rất cần có tiến bộ kỹ thuật. Cộng
đồng sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm sản xuất và tham gia các hoạt động của dự án.
Do mô hình có hiệu quả về kinh tế và môi trường nên đã nhân rộng nhanh và bền
vững. Nhiều vùng đất ở ven sông có điều kiện tương tự như Xuân Quang 2 thích
hợp cho mở rộng diện tích. Từ diện tích 32 ha trong 2 năm và sang năm thứ 3 đã
nhân rộng được 13,5 ha. Như vậy, lãi ròng sau 3 năm mang lại cho cộng đồng là:
2,3 tỷ đồng, còn góp phần ổn định an ninh trật tự xã hội và góp phần hạn chế thoái
hoá đất và hoang mạc hoá.
• Chính sách của UBND tỉnh là khuyến khích thâm canh, không khuyến khích mở
rộng diện tích nên các giải pháp thâm canh của dự án dễ được dân chấp nhận áp
dụng và mở rộng.

29
• Các nguồn vốn cho người nghèo, quỹ hỗ trợ nông dân,… sẵn sàng cho vay sản
xuất với lãi xuất ưu đãi.

Dự án pha 2 đang được xem xét phê duyệt nhằm xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp
hạn chế thoái hóa đất và hoang mạc hóa do BĐKH trên vùng ngập lụt, trên đất đồi gò ven
sông Kỳ Lộ gắn với các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật tại 2 xã Xuân Quang 2 và Xuân
Quang 3 trong giai đoạn 2015-2017.

BÀI HỌC KINH NGHIỆM


• Những yếu tố cơ bản giúp dự án thành công:

• Dự án được sự hỗ trợ và tạo điều kiện có hiệu quả của UBND huyện Đồng Xuân,
Hội Nông dân tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp & PTNT, các ban ngành
liên quan và địa phương của tỉnh Phú Yên về chủ trương, biện pháp,...
• Khi thực hiện dự án phải dựa vào cộng đồng: Giữa Ban điều hành, Nhóm chuyên gia
và cộng đồng có sự thảo luận và thống nhất cao khi tiến hành các khâu công việc. Ban
điều hành và Nhóm chuyên gia tôn trọng ý kiến của dân thì họ sẽ nghiêm túc thực hiện
dự án, giúp dự án vượt qua khó khăn. Sự đồng tình của dân tạo nên sự thành công, sự
bền vững và phát triển của dự án.
• Ban điều hành và Nhóm chuyên gia nghiêm túc thực hiện đúng văn kiện dự án, ý
kiến đóng góp của GEF SGP; trực tiếp điều hành những công việc then chốt nhất là các
nguy cơ rủi ro do thiên nhiên hoặc do nhận thức của người thực hiện đưa đến. Ban
điều hành và Nhóm chuyên gia đã dựa vào cộng đồng và quyết đoán khi cần thiết để
tránh những rủi ro có thể dẫn đến thất bại cho dự án; biết đặt lợi ích chung lên trên, lên
trước để tránh các va chạm về vấn đề cá nhân, gây nguy cơ tổn thất cho dự án.
• Ban điều hành và Nhóm chuyên gia đã có mối quan hệ tốt với Nhà máy sản xuất tinh
bột sắn nhằm hỗ trợ trong việc tiêu thụ sắn tươi cho nông dân tham gia dự án.
• Trong phương thức tổ chức và thực hiện các mô hình canh tác thích ứng với BĐKH
cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các bên tham gia:
− Nhóm chuyên gia cần gắn kết chặt chẽ với Ban điều hành dự án trong quá trình
triển khai các nội dung của dự án.
− Vai trò chủ động tham gia của các nông hộ trong mô hình trình diễn.
− Nâng cao hiểu biết của chính quyền các cấp và cộng đồng về BĐKH.
− Tăng cường hoạt động nâng cao năng lực cho cán bộ kỹ thuật địa phương, đặc
biệt là cán bộ khuyến nông xã, thôn trong việc chỉ đạo kỹ thuật các mô hình canh tác
thích ứng với BĐKH.
• Để xây dựng mô hình trình diễn đảm bảo tiến độ kế hoạch, đạt hiệu quả thì:
− Mô hình phải đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của sản xuất.
− Chú trọng công tác lựa chọn địa điểm triển khai mô hình, đạt được sự đồng thuận
của chính quyền địa phương và các hộ dân tham gia dự án.
− Thống nhất tiêu chí chọn hộ tham gia Dự án, đảm bảo các mục tiêu và yêu cầu
của Dự án CBA ngay từ trước khi triển khai xây dựng Mô hình trình diễn thích ứng.
− Nâng cao năng lực sản xuất thích ứng với BĐKH cho cộng đồng thông qua nhiều
hình thức, phương tiện truyền thông, báo, đài, tập huấn, hội thảo đánh giá,...
• Xây dựng và chuyển giao đầy đủ quy trình kỹ thuật khi tập huấn đầu vụ. Bám sát
thực tiễn, theo dõi diễn biến thời tiết và kịp thời ứng phó bằng các giải pháp kỹ thuật

30
để khắc phục hậu quả trong điều kiện thời tiết bất lợi. Kiểm tra, giám sát, hướng dẫn
các hộ dân thường xuyên, kịp thời giải quyết vấn đề phát sinh từ sản xuất, đảm bảo
thực hiện đúng quy trình kỹ thuật.

• Những tồn tại cần khắc phục:

• Do việc đề xuất, khảo sát, thiết kế dự án phù hợp và thực hiện đầy đủ, tuân thủ
những quy định của nhà tài trợ và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan,… nên
không có những tồn tại nào.

CÁC ĐỐI TÁC


• UBND xã Xuân Quang 2, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên
• UBND huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên
• Hội Nông dân tỉnh Phú Yên
• Sở Khoa học và CN Phú Yên
• Sở Nông nghiệp & PTNT Phú Yên
• Nhà máy sản xuất tinh bột sắn Phú Yên
• Các ban ngành liên quan và địa phương của tỉnh Phú Yên

NGUỒN TƯ LIỆU
• Tài liệu kỹ thuật của dự án
• Tạp chí KHCN tỉnh Phú Yên, www.socialforestry.org.vn

31
Nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu

XÂY DỰNG MÔ HÌNH KHAI THÁC VÀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN THÍCH
ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
NGÀNH THỦY SẢN TẠI XÃ HOẰNG CHÂU, HOẰNG HÓA, THANH HÓA

• Năm thực hiện dự án: 7/2010 – 7/2012


• Mã số dự án: VCBA/VN/SPA/09/08
• Địa điểm: Cồn Trường, xã Hoằng Châu, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá
• Tổ chức thực hiện: Hội nghề cá tỉnh Thanh Hóa
• Đối tượng hưởng lợi: Các hộ dân nuôi trồng thủy sản ở Cồn Trường, xã Hoằng Châu, huyện
Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá

32
Cồn Trường, xã Hoằng Châu, huyện Hoằng Hóa là vùng đất bồi nổi nằm giữa cửa sông Mã phía
nam biển Đông và nhánh sông con, có diện tích trên 300ha. Người dân nơi đây chủ yếu sống
bằng nghề nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, những năm gần đây do tác động của biến đổi khí
hậu, nguồn lợi thủy sản bị giảm sút nghiêm trọng, tới 70% số lượng loài và sản lượng thủy sản
bị suy giảm, 137 hộ dân nuôi trồng thủy sản ở cồn Trường gặp rất nhiều khó khăn, canh tác
không hiệu quả.
Để giúp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu đến nghề nuôi trồng thủy sản, năm
2010-2012, Chương trình GEF SGP đã hỗ trợ dự án “Xây dựng mô hình khai thác và nuôi
trồng thuỷ sản thích ứng với biến đổi khí hậu, hướng tới phát triển bền vững ngành thuỷ sản
tại xã Hoằng Châu, Hoằng Hoá, Thanh Hoá” thông qua thử nghiệm các mô hình thích ứng với
tác động của biến đổi khí hậu trong nuôi trồng thủy sản tại Cồn Trường, vùng nước lợ đặc
trưng của tỉnh Thanh Hóa hướng tới phát triển bền vững nghề cá xã Hoằng Châu.

BỐI CẢNH VÀ MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN


Nằm ở phía Đông Nam xã Hoằng Châu, huyện Hoằng Hóa, Cồn Trường có vị trí và ý
nghĩa quan trọng đối với ngành thủy sản của xã và của tỉnh Thanh Hóa. Chỉ là một cồn
nổi nằm gần cửa Lạch Hới nhưng Cồn Trường có diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ
chiếm gần 1/10 tổng diện tích nuôi nước lợ của toàn tỉnh (diện tích nuôi trồng thủy sản
của Cồn Trường là hơn 300ha).
Tại Cồn Trường có 5 tổ với 137 hộ dân nuôi trồng thủy sản. Đối tượng nuôi gồm tôm
sú, tôm rảo, cua, rau câu… trong đó vật nuôi chính vẫn là tôm sú và cua. Vụ nuôi chính
là vụ Xuân Hè, từ khoảng tháng 3 đến tháng 8 dương lịch, vụ phụ là các tháng còn lại,
nuôi chủ yếu là tận thu. Người nuôi trông thủy sản nơi đây thường phải đối mặt với một
số vấn đề như ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, môi trường nước ô nhiễm, rủi ro của
nghề nuôi trồng thủy sản, kỹ thuật nuôi chưa hoàn thiện.

• Mục tiêu cụ thể của dự án:

1 Xác định và thử nghiệm các mô hình nuôi thích hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cho
người dân và thích ứng với các diễn biến bát lợi của khí hậu và xâm nhập mặn.
2 Trồng, quản lý và khai thác hiệu quả rừng ngập mặn.
3 Tăng cường công tác tổ chức cộng đồng, trang bị kiến thức về vấn đề môi trường và tác
động của biến đổi khí hậu trong khai thác và nuôi trồng thủy sản. Nâng cao năng lực
cho cộng đồng thông qua tuyên truyền, tập huấn, hội thảo, thao diễn và hướng dẫn của
chuyên gia. Tham quan học tập kinh nghiệm nhằm hỗ trợ và chia sẻ kinh nghiệm trong
cộng đồng để khai thác và nuôi trồng thủy sản bền vững.
4 Góp phần bảo vệ, tái tạo và khai thác hợp lý nguồn lợi tự nhiên.

CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ SÁNG KIẾN CHÍNH


• Xây dựng mô hình thí điểm gồm:
− Mô hình nuôi lách vụ nhằm tránh lũ sớm tiểu mãn, đón vụ hè
− Mô hình nuôi xen ghép tôm-cua, tôm-ghẹ …nhằm tìm ra đối tượng nuôi thích hợp.
− Mô hình nuôi cá: Cá bống, bớp, chẽm…
• Hoàn thiện kỹ thuật nuôi nhằm thích ứng với các tác động của biến đổi khí hậu.
• Trồng rừng ngập mặn để bảo vệ bờ bao, chống xói mòn: khoảng 20 ha rừng ngập
mặn được trồng tại một số vùng xung quanh cồn nhằm tạo ra vành đao bảo vệ bờ bao
cũng như cải thiện môi trường và nguồn lợi tự nhiên.
• Xây dựng mô hình tín dụng nhỏ nhằm giải quyết các rủi ro trong nuôi trồng thủy sản.

33
• Những người làm ăn có lãi bỏ ra một khoản tiền đóng quỹ chung nhằm hỗ trợ các
hộ thua lỗ để họ có thể vay vốn tiếp tục hoạt động sản xuất trong vụ tiếp theo.
• Đào tạo nâng cao năng lực, nhận thức và tổ chức cộng đồng gồm các lớp khuyến
ngư, hội thảo đầu bờ.
• Bảo vệ và tái tạo nguồn lợi tự nhiên thông qua trồng rừng ngập mặn và các mô hình
Crab bank, thả bổ xung giống ra biển (người dân làm lồng nuôi đơn giản, đặt tại những
nơi gần hoặc bên trong rừng ngập mặn. Khi khai thác được cua-ghẹ mang trứng, họ sẽ
giữ lại, thả vào các lồng nuôi này đợi trứng nở thành con non, phát tán tự nhiên, khi đó
mới mang con mẹ đi bán).

KẾT QUẢ VÀ TÁC ĐỘNG


• Tóm tắt kết quả đạt được của dự án:

• Dự án đã xây dựng được 3 mô hình nuôi với các đối tượng nuôi và phương pháp
nuôi thích hợp được thiết kế với sự tư vấn của chuyên gia và sự tham gia và đồng thuận
của cộng đồng nuôi trồng thủy sản.
− Mô hình nuôi thủy sản lách vụ: Có 12 hộ với diện tích 30,5 ha thực hiện mô hình
nuôi lách vụ+ Mô hình nuôi thủy sản lách vụ đã đạt hiệu quả kinh tế khá cao hơn so với
hộ ngoài dự án, bằng 154%.
− Mô hình nuôi thủy sản xen ghép đạt được hiệu quả kinh tế khá, so với hộ ngoài Dự
án bằng 145%: Có 6 hộ thực hiện mô hình tổng diện tích 19.5ha. Tổng sản lượng các
loại thủy sản đạt được: 52tấn – doanh thu đạt 1.998 triệu đồng. Doanh thu bình quân
103 triệu đồng/ha. Lợi nhuận 38 triệu đồng/ha.
− Mô hình nuôi thủy sản bản địa, hiệu quả kinh tế so với hộ ngoài dự án bằng 132%:
Có 7 hộ thực hiện mô hình – diện tích 8,8 ha, doanh thu bình quân 100 triệu đồng/ha,
lợi nhuận bình quân 35 triệu đồng/ha
• Tập huấn 10 lớp kỹ thuật, hội thảo 5 cuộc và họp cộng đồng 14 cuộc. Tổ chức 2 buổi
trao đổi, đối thoại về tác động của BĐKH và các biện pháp thích ứng với sự tham gia
của 1.092 lượt người.
• Rừng ngập mặn được trồng, quản lý và khai thác có
hiệu quả, người dân cùng với chính quyền địa phương
đã hoàn thành việc xây dựng kế hoạch quản lý, bảo vệ
180ha rừng cũ.
• Mô hình tín dụng cộng đồng được thiết lập tháng
11/2011 với tổng vốn ban đầu của Quỹ là 135 triệu
đồng, thực hiện đóng theo Quy định của văn kiện Dự án.
• Nguồn lợi tự nhiên được tái tạo, dự án đã phối hợp
với Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Thanh Hóa thả được 1 đợt tôm giống trị giá 40 triệu
đồng.
• Thành lập được nhóm cộng đồng giám sát môi trường
và bảo vệ rừng ngập mặn, bảo vệ nguồn lợi, quản lý
nguồn nước đầu vào tại cống Hoằng Châu để bảo vệ
quyền lợi cho cộng đồng.

• Về môi trường

• Rừng ngập mặn được trồng, quản lý và khai thác có hiệu quả, người dân cùng với chính
quyền địa phương đã hoàn thành việc xây dựng kế hoạch quản lý, bảo vệ 180 ha rừng cũ.

34
• Mô hình nuôi thủy sản xen ghép đã giúp tận dụng được nguồn thức ăn dư thừa
trong ao nuôi để cho môi trường ao nuôi không bị ô nhiễm và hạn chế được rủi ro và
thiệt hại do diễn biến thời tiết bất lợi gây ra.

• Về xã hội

• Nhận thức và năng lực của cộng đồng được nâng cao. Người dân nuôi trồng thủy
sản đã hiểu biết về kỹ thuật và áp dụng có kết quả vào tăng vụ nuôi xuân hè năm 2011.

• Về kinh tế

• So với các hộ ngoài dự án, các hộ tham gia mô hình nuôi tôm, cua của dự án đã thu
được hiệu quả kinh tế cao hơn từ 130-160%.

• Về chính sách

• Kết quả của dự án là cơ sở thực tiễn giúp địa phương lập kế hoạch thích ứng BĐKH
(liên ngành) trong đó có nông nghiệp, thủy sản, giao thông, thủy lợi v.v..

TÍNH BỀN VỮNG VÀ LAN TỎA CỦA DỰ ÁN


• Các mô hình của dự án đã được nâng cấp thành các đề tài, dự án cấp quốc gia và
cấp tỉnh. Hiện đã và đang tổ chức thực hiện.
• Quy trình kỹ thuật của 3 loại hình nuôi đã được xây dựng và hoàn thiện sau khi thực
hiện dự án, có tác dụng lớn đối với việc phổ biến, tuyên truyền và nhân rộng mô hình.
• Mô hình tín dụng cộng đồng vẫn đang hoạt động bình thường và đã phát huy được
tác dụng là hỗ trợ giúp đỡ nhau trong nuôi trồng thủy sản.
• Hiện nay ngư dân toàn tỉnh Thanh Hóa đang nuôi trồng thủy sản theo mô hình nuôi
xen gép với gần 1500 ha rất có hiệu quả.
• Nhóm cộng đồng giám sát môi trường và bảo vệ rừng ngập mặn, bảo vệ nguồn lợi,
quản lý nguồn nước đầu vào tại cống Hoằng Châu vẫn tiếp tục các hoạt động bảo vệ
quyền lợi cho cộng đồng.

BÀI HỌC KINH NGHIỆM


• Những yếu tố cơ bản giúp dự án thành công:

• Dự án được thiết kế một cách bài bản, dựa trên nhu cầu cấp bách là nâng cao năng
lực thích ứng với BĐKH. Các hoạt động cụ thể được xây dựng sát thực tế của đối
tượng hưởng lợi mang lại ý nghĩa không chỉ cho dự án mà còn cho cộng đồng nói riêng
và xã hội nói chung.
• Việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi phù hợp góp phần quan trọng trong thành công
của dự án.
• Phương thức nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực của dự án phù hợp với đối
tượng hưởng lợi và định hướng phát triển chung.
• Ban điều hành dự án bao gồm những người có kinh nghiệm, chuyên môn và tâm
huyết với vấn đề BĐKH đồng thời có kinh nghiệm làm việc cho các dự án phát triển ở
các tổ chức phi chính phủ đang hoạt động ở Việt Nam.
• Cách thức triển khai dự án của nhóm cán bộ quản lý được tiến hành khoa học, hợp
lý ngay từ khâu lựa chọn đối tượng hưởng lợi, lựa chọn chuyên gia, thiết kế và triển
khai các hoạt động cụ thể.

35
• Công tác giám sát và đánh giá của dự án được thực hiện bài bản và cụ thể đảm bảo
dự án đi đúng lộ trình và mục tiêu.

• Những tồn tại cần khắc phục:

• Ban điều hành dự án tham gia đóng góp không đồng đều.
• Trong hoạt động nâng cao năng lực cần kết hợp học lý thuyết và thực hành trên thực
tế nhiều hơn.
• Mục tiêu của dự án được thiết kế rất sát thực nhưng quá trình thực hiện còn hạn
chế như chưa thực hiện được việc trồng mới 15-20 ha rừng ngập mặn và chưa xây
dựng được mô hình Crab Bank tại 3 điểm khác nhau quanh Cồn Trường.

CÁC ĐỐI TÁC


• UBND xã Hoằng Châu, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa
• Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Thanh Hóa

NGUỒN TƯ LIỆU
• Tài liệu kỹ thuật của dự án

36
THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
Kinh nghiệm từ các dự án nhỏ

Chương trình tài trợ các dự án nhỏ của Quỹ Môi trường toàn cầu
304 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
ĐT: 84 4 38500150
Email: gef-sgp-vietnam@undp.org
Website: www.vn.undp.org; www.sgp.undp.org

You might also like