You are on page 1of 5

Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông

nghiệp
LONG ANMô hình trồng cây sạch, nuôi tôm công nghệ cao được mở rộng giúp
nông dân thu về lợi nhuận bền vững, đồng thời bảo vệ môi trường.
Huyện Châu Thành là địa phương có diện tích nuôi tôm lớn trên địa bàn tỉnh Long An với 1.400
ha, sản lượng khoảng 6.000 tấn mỗi năm, chủ yếu cung cấp cho thị trường nội địa. Năm 2022,
tỉnh Long An có kế hoạch thí điểm mô hình nuôi tôm công nghệ cao trên địa bàn huyện này tại
ba xã Thanh Phú Long, Thuận Mỹ và Thanh Vĩnh Đông, với tổng diện tích kỳ vọng là 250 ha.

Theo đó, nông dân bắt buộc mua con giống có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được kiểm dịch đầy
đủ và được cán bộ kỹ thuật hỗ trợ trong suốt quá trình thực hiện mô hình thí điểm. Con tôm
thành phẩm sẽ dễ dàng xuất khẩu, góp phần nâng cao giá trị kinh tế.
Ao nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn xã Thuận Mỹ, huyện Châu Thành. Ảnh: Báo
Long An
Khi nghe mô hình này, anh Minh (xã Thuận Mỹ) đăng ký tham gia. Anh cho biết nuôi tôm ứng
dụng công nghệ cao đòi hỏi gia đình phải đầu tư vốn lớn và thay đổi toàn bộ tập quán chăn nuôi
trong gần 10 năm qua. Để có giá cả ổn định và đáp ứng nhu cầu thị trường quốc tế, anh vẫn chấp
nhận thử nghiệm.

Ao nuôi tôm được trải bạt trên toàn bộ diện tích, đầu tư hệ thống sục oxy đáy, hệ thống hút chất
thải để làm sạch nước,... Nhà có 5.000m2 ao, theo yêu cầu của nuôi tôm công nghệ cao, anh
dành ra 3.000m2 làm ao lắng, diện tích còn lại dùng làm ao nuôi. "Nuôi tôm công nghệ cao đòi
hỏi đầu tư vốn lớn. Mật độ tôm nuôi cao, thường gấp 3 lần số lượng tôm nuôi theo cách truyền
thống. Nước được lắng lọc cẩn thận và nuôi tôm theo từng giai đoạn phát triển của tôm", anh
Minh chia sẻ.
Cũng tại huyện Châu Thành, nhiều nhà nông cũng bắt đầu quan tâm hơn đến nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao. Nhiều hộ trồng rau đã áp dụng phương pháp thủy canh để cho ra sản phẩm
với năng suất, giá trị cao. Các loại rau màu thường áp dụng phương pháp này như cải ngọt, xà
lách, dưa leo, cà chua.

Theo các nông dân, hệ thống thủy canh mang tính linh hoạt với nhiều ưu điểm như có thể tùy
chỉnh dinh dưỡng cho cây hợp lý; tiết kiệm nước do cây sử dụng trực tiếp nước có trong máng
đựng dung dịch dinh dưỡng, nước không bị thất thoát ra ngoài. Ngoài ra, mô hình này còn giảm
được chi phí nhân công, do không cần đến khâu làm đất, làm cỏ, vun xới và tưới nước, hạn chế
được việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Nhờ trồng trong mô hình khép kín, quy trình được kiểm soát nên các sản phẩm rau thủy canh đạt
năng suất, chất lượng và an toàn so với phương pháp trồng thông thường. Sản phẩm được tiêu
thụ chủ yếu qua các kênh bán lẻ, được thị trường đón nhận, tạo ra nguồn thu nhập ổn định hơn
cho nhà nông.

Hội Nông dân xã An Lục Long, huyện Châu Thành cho biết thời gian tới sẽ mở lớp tập huấn kỹ
thuật về trồng rau thủy canh, tạo điều kiện cho hội viên tham quan thực tế mô hình để nắm rõ về
kỹ thuật cũng như quy trình trồng rau này.

Tỉnh Long An cũng đang đẩy mạnh khuyến khích nông dân ở các địa phương thường xuyên chịu
hạn, mặn như Cần Giuộc, Cần Đước, Tân Trụ, Bến Lức, Thủ Thừa,... chuyển đổi diện tích lúa
kém hiệu quả sang những loại rau màu ngắn ngày, thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu,
hướng đến xây dựng nông nghiệp xanh.
Mô hình trồng rau trong nhà màng, áp dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Long An. Ảnh: Báo
Long An

Theo ông Nguyễn Hồng Chung - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cần
Đước, nhờ chính sách này, những năm gần đây, rau đã trở thành cây trồng chủ lực của huyện với
tổng diện tích hơn 700 ha, trong đó có trên 597 ha rau ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất
mang lại hiệu quả kinh tế cho hộ sản xuất.

Để thích ứng với biến đổi khí hậu, ngành nông nghiệp của tỉnh Long An cũng xây dựng những
mô hình sản xuất sản xuất lúa hữu cơ, sử dụng giống lúa chất lượng cao và áp dụng quy trình "1
phải, 5 giảm". Theo lãnh đạo ngành nông nghiệp tỉnh Long An, quy trình này sẽ giúp nông dân
tiết kiệm được 50% giống, 40% phân hóa học, 30% lượng thuốc bảo vệ thực vật, giảm công lao
động; trong khi năng suất tăng 10%, lợi nhuận tăng 10%.

Về chăn nuôi, các mô hình nuôi gia cầm an toàn sinh học, nuôi gia súc trên đệm lót sinh học,...
trên địa bàn địa phương này cũng đang được khuyến khích vì hiệu quả kinh tế cho nhà nông.
Để giải quyết vấn đề đầu ra cho nông sản, địa phương cho biết sẽ xây dựng hệ thống hạ tầng,
dịch vụ hỗ trợ, hoàn thiện hệ thống chế biến, hậu cần, vận chuyển. Ngoài ra, tỉnh cũng có kế
hoạch ưu tiên đầu tư phát triển các hạng mục công trình trọng điểm mang tính lâu dài cho phát
triển sinh kế của người dân.

Nhiều hợp tác xã nông nghiệp ở các địa phương cũng được thành lập để phục vụ cho việc liên
kết hộ sản xuất với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, trong thời gian gần đây, nông dân
cũng sử dụng các nền tảng thương mại điện như một giải pháp kết nối với khách hàng.

Hoài Phương

You might also like