You are on page 1of 10

CHUỖI CUNG ỨNG NGÀNH NÔNG NGHIỆP NHẬT BẢN

1. Tổng quan ngành nông nghiệp Nhật Bản


Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng, vật nuôi
làm tư liệu, nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Thực tiễn lịch sử
phát triển các nước trên thế giới đã chứng minh: một quốc gia chỉ có thể ổn định chính trị và phát triển bền vững kinh tế – xã hội khi
đảm bảo an ninh lương thực. Nhật Bản là một trong những quốc gia có ngành nông nghiệp phát triển vượt bậc. Nông nghiệp của Nhật
Bản phát triển theo hướng khoa học bền vững vì vậy có sản lượng rất cao, chất lượng rất tốt và đứng hàng đầu thế giới, không chỉ đáp
ứng trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài. Thị trường Nhật Bản vươn lên vị trí thứ 3 với giá trị xuất khẩu đạt trên 2,2 tỷ USD
chỉ sau Mỹ và Trung Quốc. Để có được như ngày hôm nay, Nhật Bản đã phải xây dựng một mô hình chuỗi cung ứng ngành nông
nghiệp hiệu quả và bền vững. Và đây cũng chính là đề tài mà em sẽ phân tích để chúng ta cùng hiểu rõ hơn về chuỗi cung ứng ngành
nông nghiệp của Nhật Bản. Từ đó để rút ra bài học kinh nghiệm cho ngành nông nghiệp Việt Nam.
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản là một nước bại trận, phải xây dựng mọi thứ từ trên điêu tàn đổ nát, trên một đất nước quần
đảo, nghèo tài nguyên khoáng sản, lại thường xuyên đối mặt với thiên tai. Chỉ sau 1 thập niên, Nhật Bản đã nhanh chóng trở thành
cường quốc kinh tế. Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc năm 1945, Nhật Bản đã thực hiện chính sách để cải cách nông
nghiệp Nhật Bản. Đó chính là giải phóng đất nông nghiệp từ các chủ sở hữu đất nông nghiệp giàu có và phân bổ lại cho nông dân
nghèo để kích hoạt nền nông nghiệp Nhật Bản và cải thiện sản xuất lương thực của Nhật Bản, vốn đã bị thiệt hại nhiều trong chiến
tranh. Chính sách thứ hai là hình thành các hợp tác xã nông nghiệp để thúc đẩy chuỗi cung ứng của các ngành công nghiệp thực phẩm
ở Nhật Bản và để kiểm soát nguồn cung cấp lương thực quốc gia. Chính sách giải phóng đất nông nghiệp đã dẫn đến sự ra đời và lớn
lên của nhiều nông dân độc lập, kích thích động lực sản xuất nông nghiệp của những người đó và nâng cao sản xuất lương thực ở
Nhật Bản vào thời điểm đó, và hợp tác xã hoạt động như một chuỗi cung ứng thực phẩm hiệu quả cho quốc gia Nhật Bản.
Tuy nhiên, sau một thời gian dài trôi qua, chính sách giải phóng đất nông nghiệp dẫn đến mức sản xuất trung bình của nông dân Nhật
Bản bị hạ thấp vì mức bình quân của diện tích đất nông nghiệp bị hạ thấp. Diện tích đất canh tác nhỏ cũng cản trở quá trình hiện đại
hóa nông nghiệp do sử dụng máy móc canh tác. Khó khăn trong việc đưa hệ thống máy móc hiện đại vào nông nghiệp khiến năng suất
nông nghiệp của Nhật Bản thấp và chi phí sản xuất nông nghiệp cao so với các nước khác. Năng suất thấp và lợi nhuận thấp của nông
nghiệp Nhật Bản dẫn đến việc thế hệ trẻ chuyển từ các trang trại đến các nhà máy sản xuất hoặc đến văn phòng của các ngành công
nghiệp khác ở các khu vực thành thị và do đó dẫn đến giảm dân số và già hóa ở các vùng nông thôn. Điều này gây ra phản hồi tiêu
cực cho nông nghiệp trong vùng và do đó dẫn đến thiếu lao động và bỏ ruộng trồng trọt ở các vùng.
Để khắc phục tình trạng nông nghiệp, Nhật Bản đã đưa ra chính sách đa dạng hóa nông nghiệp và khuyến khích phát triển nông nhiệp.
Đặc biệt là Nhật Bản đã xây dựng một chuỗi cung ứng hiệu quả và bền vững, ứng dụng nền khoa học kĩ thuật hiện đại. Thực tế đã
chứng mình điều này. Năm 2019, sản xuất rau tạo ra sản lượng cao nhất trong ngành nông nghiệp Nhật Bản, đạt gần 2,2 nghìn tỷ Yên
Nhật. Giá trị sản xuất của gạo là con số cao thứ hai trong cùng năm, tiếp theo là sản lượng tạo ra từ chăn nuôi bò sữa (Statista, 2019).
Năm 2020, xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp từ Nhật Bản đạt giá trị khoảng 655 tỷ yên Nhật, tăng so với khoảng 265 tỷ năm 2011.
Hàng nông nghiệp chiếm phần lớn trong các sản phẩm khu vực chính xuất khẩu từ Nhật Bản. (Cổng thống kê dữ liệu thị trường
Statista, 2020). Thị trường Nhật Bản vươn lên vị trí thứ 3 với giá trị xuất khẩu đạt trên 2,2 tỷ USD chỉ sau Mỹ và Trung Quốc. Bên
cạnh đó, Nhật Bản cũng đưa ra nhiều chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp như hỗ trợ vốn cho những người muốn khởi
nghiệp, chính sách khuyến khách mô hình doanh nghiệp trẻ nông thôn, tôn trọng mô hình kinh tế trong hộ gia đình,… Để nông nghiệp
phát triển có chiều sâu và bền vững, bên cạnh các chính sách khuyến khích, hỗ trợ thì chính phủ Nhật Bản còn chú trọng duy trì văn
hóa cộng đồng, làng xã nông thôn thông qua những văn hóa được kế thừa và phát huy như: Lễ hội nông nghiệp ở Nhật Bản, lễ hội
Setsubun (lễ hội ném đậu),…
2. Mô hình chuỗi cung ứng ngành nông nghiệp Nhật Bản:
*Phân tích:
2.1. Chuỗi cung ứng đầu vào:
- Các giống cây trồng, vật nuôi được lựa chọn sẽ phải thích nghi với điều kiện môi trường, khí hậu ở Nhật Bản. Để có được
những giống cây trồng tốt, vật nuôi tốt , các viện nghiên cứu đã không ngừng nổ lực nghiên cứu giống. Quá trình thử nghiệm
rất phức tạp và kì công. Như để có được giống lúa cho năng suất cao mà có chức chống chịu tốt với môi trường khí hậu lạnh ở
Nhật Bản, các nhà nghiêm cứu đã thử nghiệm trong nhà kính cho ra những giống lúa có năng suất khác nhau. Để tìm ra được
loại giống nào phù hợp nhất, nhà nghiên cứu phải tiếp tục gieo trồng, thu hoạch r nấu thành cơm để thử nghiệm độ dẻo và hàm
lượng dinh dưỡng của từng loại gạo. Loại nào có đặc tính vượt trội sẽ được chọn làm giống.
- Khí hậu Nhật Bản: Nhật Bản thuộc vùng khí hậu ôn đới, mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh nên thời tiết
thay đổi thất thường có tuyết rơi vào mùa đông. Chính vì điều này, các hộ nông dân Nhật Bản luôn có những phương án và mô
hình canh tác phù hợp.
- Diện tích đất trồng: Đất trồng trọt rất khan hiếm ở Nhật Bản. Tính đến năm 2023 đất nông nghiệp Nhật Bản chiếm 14% diện
tích đất của Nhật Bản. Tức là chỉ chiếm 109.200 km vuông trong tổng số 378.000 km vuông đất Nhật Bản. (Knoema, 2023).
Đất canh tác của Nhật bản cũng ít chất dinh dưỡng và dễ bị hư hại. Điều đó đã thúc đẩy người dân Nhật bản có những mô hình
canh tác mới phù hợp và hiệu quả.
- Máy móc công nghệ: Nông dân Nhật Bản áp dụng những máy móc công nghệ kỹ thuật hiện đại vào quá trình sản xuất. Như
máy móc ứng dụng vào việc trồng cấy, vào thu hoạch, chế biến,… Ứng dụng công nghệ kĩ thuật vào nền công nghiệp thành
công đã giúp người nông dân Nhật Bản tiết kiệm thời gian, nguồn nhân lực lao động mà vẫn đạt được năng suất tốt nhất.
- Lao động: Nguồn lao động chính đại đa số là những người nông dân lớn tuổi. Tuy nhiên họ vẫn yêu nghề và gắn bó với công
việc.
- Phân bón: Phân hóa học hoặc đa số là sử dụng phân hữu cơ. Phân hữu cơ được làm từ phân gia súc, hay tận dụng lượng tre
dư thùa để làm phân,…
2.2. Mô hình sản xuất nông sản:
Tại Nhật Bản, nông nghiệp sẽ được sản xuất theo mô hình trang trại quy mô lớn hoặc sản xuất nhỏ lẻ của hộ nông dân. Người
nông dân thường sử dụng nhiều máy móc hiện đại phục vụ trong quá trình nuôi trồng nông sản. Điều đó giúp giảm được thời
gian, chi phí lao động mà còn tăng năng suất sản lượng.
- Cách trồng hoa, quả, củ và rau của Nhật bản rất chuyên nghiệp, thông thường họ làm quanh năm mà không có mùa vụ như ở
VN. Nhật bản điển hình với hệ thống nuôi trồng nông sản trong nhà kính. Khi vào mùa phù hợp thì họ mở nhà kính ra để lấy
môi trường tự nhiên, nhưng khi khí hậu hay thời tiết không ủng hộ thì họ đóng nhà kính lại. Nhà kính thường sử dụng vật liệu
là màng nilon, nhựa, hoặc bằng kính tùy theo yêu cầu và chi phí của người sử dụng. Nhà kính giúp ngăn ngừa các tác động của
môi trường xung quanh như gió, mưa, nắng lên cây trồng. Đồng thời còn giúp ngăn ngừa côn trùng và mầm bệnh phát tán
trong không khí giúp bảo vệ cây trồng.Nhà kính không chỉ bảo vệ cây trồng ở bên trong mà còn có thể dễ dàng điều khiển theo
ý muốn để có thể tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho cây trồng phát triển. Người nông dân có thể tạo ra thu nhập ngay cả
trên những diện tích đất nhỏ.
- Bên cạnh đó, người nông dân còn trang bị các hệ thống cần thiết như hệ thống tươi tiêu nhỏ giọt, quạt thông gió, hệ thống đo,
kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm tự động,…
+ Quạt thông gió: Trong môi trường nhà kính nhiệt độ thường nóng lên và không khí bí tắc. Vì thế sử dụng quạt thông
gió để điều hòa môi trường, làm thông thoáng tạo điều kiện tốt cho nông sản phát triển.
+ Hệ thống tưới tiêu nhỏ giọt tự động giúp tuân thủ chu kì tưới tiêu sinh học. Nông sản sẽ hấp thụ được lượng nước vừa
đủ, không dư thừa cũng không bị thiếu. Đồng thời giảm được chi phí sử dụng lao động, tiết kiệm được thời gian.
+Hệ thống đo, kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm tự động: Người nông dân sẽ kiểm soát được nhiệt độ, độ ẩm trong nhà kính. Nông
dân sẽ kiểm soát tốt tình trạng nông sản của mình, tránh tình trạng độ ẩm hay nhiệt độ vượt mức làm ảnh hưởng đến chất
lượng nông sản.
- Mô hình nuôi trồng hữu cơ: Người Nhật tin rằng nông sản được nuôi trồng trong môi trường sạch thì mới an toàn và khỏe
mạnh nên việc trồng nông sản hữu cơ rất được ưa chuộng và phổ biến. Tuyệt đối không sử dụng thuốc hóa học mà dùng phân
bó hữu cơ vi sinh lên men để sử dụng. Bởi vì các hóa chất sẽ làm hỏng đất, bên cạnh đó còn không tốt cho thực phẩm. Việc sử
dụng phân bón hữu cơ vừa bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, vừa rẻ, tiết kiệm được một khoản chi phí cho việc
mua phân bó hóa học. Với việc canh tác hữu cơ nên chuyên viên địa phương sẽ cùng với người nông dân thường xuyên kiểm
tra chất lượng vệ sinh đồng ruộng cũng như chất lượng vệ sinh của nông sản. Khâu kiểm tra chất lượng vệ sinh là yếu tố quyết
định xem sản phẩm có được đem đi tiêu thụ hay không.
- Tuy nhiên do tính chất môi trường khí hậu và mục tiêu nên vẫn có có mô hình nuôi trồng sử dụng thuốc hóa học nhằm bảo
vệ nông sản, giúp nông sản có thể tránh được sâu bệnh và cho năng suất tốt. Người nông dân cũng có các biện pháp cải tạo đất
để tránh tình trạng đất bị hư hỏng.
2.3. Thu hoạch:
Với các mô hình trang trại lớn thì máy móc thiết bị công nghệ là không thể thiếu trong quá trình thu hoạch. Người nông dân
không cần dùng nhiều nguồn nhân lực mà vẫn có thể thu hoạch nông sản nhanh và đúng giờ. Tiết kiệm được thời gian và chi
phí thuê lao động. Nông sản thường được thu hoạch vào buổi sáng. Đây là thời điểm mà nông sản đạt độ tươi ngon nhất, đảm
bảo chất lượng có thể đem đi tiêu thụ. Nông dân Nhật bản có các cách bảo quản sau thu hoạch rất tôt, có nhiều loại rau, củ,
quả sau khi thu hoạch xong họ bảo quản được những vài tháng mà chất lượng vẫn như mới thu hoạch.
2.4. Đóng gói: Nông sản sau khi thu hoạch được đưa về kho chứa. Sau đó nông sản sẽ được phân loại và đóng gói. Bao bì sẽ
có những thông tin về người sản xuất và các thông tin liên quan .
2.5. Phân phối: Các hình thức phân phối sản phẩm
- Chợ đầu mối đấu giá: Những chợ đầu mối ở Nhật Bản được xem là mắc xích then chốt nhất trong hoạt động tiêu thụ sản
phẩm cho các nông dân Nhật Bản. Tiêu biểu là Chợ đầu mối đấu giá Ota. Chợ Ota được xây dựng như một chợ tổng hợp cho
rau quả, hải sản và hoa vào năm 1989. Chợ tích hợp các thị trường nông sản từ Kanda, Ebara, Kamata và tiếp thu thị trường
sản phẩm biển từ Omari, trở thành thị trường bán buôn trong khu vực. Hiện nay, cơ sở này vận chuyển một lượng lớn các sản
phẩm qua các kho hàng ngày, bao gồm khoảng 3600 sản phẩm, 33 tấn hải sản và Chợ hoa là một trong những thị trường hoa
lớn nhất Nhật Bản.. Hàng ngày, đúng giờ, xe của chợ đầu mối sẽ đến trực tiếp nông trại và thu gom nông sản về kho vận. Tại
đây, sản phẩm sẽ được phân loại và đóng hộp theo chất lượng, trọng lượng, kích thước và mẫu mã. Sau đó dán tem nhãn và địa
chỉ người sản xuất cùng các thông tin liên quan vào hộp, đồng thời có đánh mã để có thể dễ dàng quản lý. Riêng mặt hàng hoa
thì được nông dân đóng gói, dán tem nhãn ngay tại nông trại. Kỹ thuật viên sẽ nhập toàn bộ thông tin, số liệu về lượng hoa và
những lưu ý miêu tả chi tiết về sản phẩm để gửi cho sàn đấu giá. Việc đấu giá dựa vào tiêu chuẩn cao cấp hoặc thứ cấp và ước
lượng có bao nhiêu người mua cao cấp, có bao nhiêu người mua thứ cấp theo quy luật cung cầu. Các sản phẩm đấu giá phải
công khai các thông tin liên quan cho khách hàng tham gia sàn đấu. Điều đó tạo ra tính minh bạch về sản phẩm, tạo lòng tin
đến khách hàng. Chợ Ota vẫn thường xuyên cung cấp thông tin phản hồi của khách hàng và có in định kỳ các catalogue giới
thiệu các mặt hàng. Chợ hoạt động lúc 5h30 phút sáng.
- Tại khu vực đấu giá rau quả:
Nhật Bản đã có sự thành công vượt bậc trong ngành nông nghiệp. Từ dùng bằng tay, người Nhật đã chế tạo ra máy móc
thay thế cho sức người. Nhiều máy móc được tạo ra để giảm thiểu sức lao động, tăng năng suất và tiết kiệm thời gian.
Trước thời tiết khắc nghiệt và thiếu đất canh tác, người nông dân Nhật Bản đã áp dụng sáng tạo các mô hình canh tác hiệu
quả như canh tác trong nhà kính. Bên cạnh yếu tố năng suất, người Nhật Bản còn chú trọng đến yếu tố sức khỏe và yếu tố
môi trường. Chính vì vậy mà nông sản Nhật Bản được khách hàng tin dùng và được bán với giá cao. Bên cạnh đó, việc vận
hành thành công các mô hình phân phối cũng là yếu tố quan trọng để ngành nông nghiệp Nhật Bản phát triển. Nhờ các mô
hình chợ đầu mối đấu giá, sản lượng nông sản được tiêu thụ với số lượng lớn với mức giá ổn định. Đôi khi còn được lợi
nhuận rất cao từ việc đấu giá. Còn các mô hình hợp tác xã và các mô hình khác giúp người nông dân có thể tiêu thụ hàng
hóa một cách dễ dàng, đem lại nguồn thu nhập ổn định hàng tháng cho người nông dân.
- Tại sàn đấu giá hoa: Do tính chất ổn định về chủng loại và số lượng nên hệ thống
Nhật Bản đã có sự thành công vượt bậc trong ngành nông nghiệp. Từ dùng bằng tay,
người Nhật đã chế tạo ra máy móc thay thế cho sức người. Nhiều máy móc được tạo
ra để giảm thiểu sức lao động, tăng năng suất và tiết kiệm thời gian. Trước thời tiết
khắc nghiệt và thiếu đất canh tác, người nông dân Nhật Bản đã áp dụng sáng tạo các
mô hình canh tác hiệu quả như canh tác trong nhà kính. Bên cạnh yếu tố năng suất,
người Nhật Bản còn chú trọng đến yếu tố sức khỏe và yếu tố môi trường. Chính vì
vậy mà nông sản Nhật Bản được khách hàng tin dùng và được bán với giá cao. Bên
cạnh đó, việc vận hành thành công các mô hình phân phối cũng là yếu tố quan trọng
để ngành nông nghiệp Nhật Bản phát triển. Nhờ các mô hình chợ đầu mối đấu giá,
sản lượng nông sản được tiêu thụ với số lượng lớn với mức giá ổn định. Đôi khi còn
được lợi nhuận rất cao từ việc đấu giá. Còn các mô hình hợp tác xã và các mô hình
khác giúp người nông dân có thể tiêu thụ hàng hóa một cách dễ dàng, đem lại nguồn
thu nhập ổn định hàng tháng cho người nông dân
giá đầu mối hiện đại.
- Các trung tâm bán lẻ của hội nông dân tỉnh: Nông sản sau khi thu hoạch và đóng gói sẽ được vận chuyển đến nhà kho của
trung tâm bán lẻ thuộc hộ nông dân tỉnh. Hệ thống trung tâm đầu mối này có mặt hầu hết ở các vùng quê Nhật Bản. Tại đây ,
các loại nông sản sẽ được phân loại theo trọng lượng và mẫu mã . Giá cả được ấn định theo tiêu chuẩn loại tốt nhất trong toàn
bộ lo hàng. Khi đã quyết định giá chính xong, nông dân sẽ xem xét các sản phẩm còn lại và tổng hợp các sản phẩm còn lại rồi
thẩm định giá. Giá có thể tăng hây giảm tùy theo mùa vụ. Sau khi thu mua, trung tâm sẽ phân loại, chọn lọc, đóng gói sau đó
bán cho khách hàng.
- Các trung tâm bán lẻ của hợp tác xã: Các hộ nông dân nhỏ lẻ thường đem sản phẩm đến bán ở đây. Họ thực hiện các thao tác
trên máy tính, xác nhận thành viên hợp tác xã, tự ấn định giá thành sản phẩm rồi in nhãn giá dán vào các mặt hàng sản phẩm
đem đến bán ngày hôm đó và bày sản phẩm ra quầy. Tiền bán hàng sẽ gửi cho nông dân theo tháng khi các nhân viên của hợp
tác xã có số liệu thống kê cụ thể lượng nông sản bán ra trong tháng. Hợp tác xã là mô hình phân phối điển hình tại Nhật Bản.
- Nông dân bán hàng trực tiếp tại chợ, tại các lễ hội: Nông dân trực tiếp đem nông sản của mình ra chợ bán. Người nông dân tự
định giá cho nông sản của mình. Tính minh bạch thông tin về sản phẩm giúp cho lượng khách hàng mua sản phẩm tăng đáng
kể. - Bán hàng trực tiếp tại nông trại, khách hàng mua hàng vào trực tiếp nông trại để thu hoạch, mua và vận chuyển sản phẩm
về nhà. Việc làm này thu hút khách du lịch với nhiều lứa tuổi tham gia. Việc bán hàng trực tiếp vừa giúp khách hàng hiểu rõ
nguồn gốc mặt hàng rau quả, vừa kích thích mọi người yêu thích nguồn nông nghiệp hơn.
- Bán hàng qua các kênh đấu giá trực tuyến như web đấu giá hàng Nhật Yahoo Auction, Raketen Nhật Bản,… hay nông dân
tự tạo website để bán hàng. Người nông dân tự ấn định về giá. Khách hàng có thể mua hàng nhanh chóng, giao hàng tận nơi
mà không cần đi ra đường, tiết kiệm được nhiều thời gian.
3. Đánh giá:
Nhật Bản đã có sự thành công vượt bậc trong ngành nông nghiệp. Từ dùng bằng tay, người Nhật đã chế tạo ra máy móc thay
thế cho sức người. Nhiều máy móc được tạo ra để giảm thiểu sức lao động, tăng năng suất và tiết kiệm thời gian. Trước thời
tiết khắc nghiệt và thiếu đất canh tác, người nông dân Nhật Bản đã áp dụng sáng tạo các mô hình canh tác hiệu quả như canh
tác trong nhà kính. Bên cạnh yếu tố năng suất, người Nhật Bản còn chú trọng đến yếu tố sức khỏe và yếu tố môi trường. Chính
vì vậy mà nông sản Nhật Bản được khách hàng tin dùng và được bán với giá cao. Bên cạnh đó, việc vận hành thành công các
mô hình phân phối cũng là yếu tố quan trọng để ngành nông nghiệp Nhật Bản phát triển. Nhờ các mô hình chợ đầu mối đấu
giá, sản lượng nông sản được tiêu thụ với số lượng lớn với mức giá ổn định. Đôi khi còn được lợi nhuận rất cao từ việc đấu
giá. Còn các mô hình hợp tác xã và các mô hình khác giúp người nông dân có thể tiêu thụ hàng hóa một cách dễ dàng, đem lại
nguồn thu nhập ổn định hàng tháng cho người nông dân.
4. Chuỗi cung ứng nông nghiệp Việt Nam:
Những thành tựu đạt được:
Giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam tăng trưởng liên tục trong những năm gần đây, từ 14,04 tỷ USD năm 2015 lên 55,22
tỷ USD năm 2022. Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới, với nhiều mặt hàng
chủ lực như gạo, cà phê, cao su, thủy sản,...
Chuỗi cung ứng nông nghiệp Việt Nam đã được mở rộng và đa dạng hóa, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, từ hộ
nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa đến các doanh nghiệp lớn.
Năng lực sản xuất và chế biến nông sản của Việt Nam được nâng cao, đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng, an toàn thực
phẩm của thị trường quốc tế.
Những hạn chế tồn tại:
Chuỗi cung ứng nông nghiệp Việt Nam còn rời rạc, thiếu liên kết giữa các thành phần tham gia.
Sản xuất nông nghiệp vẫn còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, dẫn đến khó kiểm soát chất lượng và nguồn cung sản phẩm.
Hệ thống logistics nông nghiệp chưa phát triển, gây ra những khó khăn trong việc vận chuyển, lưu kho, bảo quản nông sản.
Thiếu các thương hiệu nông sản mạnh, có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Cách khắc phục:
 Tăng cường liên kết giữa các thành phần tham gia chuỗi cung ứng: Đây là giải pháp quan trọng nhất để khắc phục tình trạng rời
rạc, thiếu liên kết trong chuỗi cung ứng nông nghiệp Việt Nam. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các thành phần tham gia, từ
sản xuất, chế biến, tiêu thụ.
 Để tăng cường liên kết, có thể thực hiện các giải pháp sau: Chính phủ cần có chính sách khuyến khích liên kết giữa các thành
phần tham gia chuỗi cung ứng nông nghiệp, như hỗ trợ vốn, đào tạo, tập huấn,...
 Các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân cần chủ động liên kết với nhau, hình thành các liên kết chuỗi khép kín: Các tổ chức
trung gian như hiệp hội, hội ngành nghề cần phát huy vai trò trong việc kết nối, hỗ trợ các thành phần tham gia chuỗi cung ứng
liên kết với nhau.
 Nông sản tuy là mặt hàng chủ lực của Việt Nam nhưng lại vướng phải điểm yếu phân tán nhỏ lẻ, chưa có bất cứ đầu mối nào
xứng tầm để tập trung, đấu giá và phân phối hàng hóa đi các nơi. Vì vậy Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong việc cạnh tranh mặt
hàng nông nghiệp với các quốc gia khác trên thế giới. Đó là lý do cần xây dựng một khu trung tâm đầu mối nông sản với hệ
thống công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại để bảo đảm nhu cầu kết nối.
 Người nông dân không được ấn định giá mà quyền ấn định giá thuộc về các thương lái. Điều có làm cho giá cả của các mặt
hàng không ổn định. Khi thương lái báo giá thấp thì người nông dân sẽ thua lỗ. Vì vậy cần thiết để người nông dân tự ấn định
giá sản phẩm của mình phù hợp với thj trường. Từ đó tránh được sự mất cân bằng của giá trên thị trường.
 Các mặt hàng chủ yếu phân phối được là nhờ thương lái. Thương lái mua thì mặt hàng đó bán chạy, thương lái không mua thì
nhà nông dân thua lỗ. Vì vậy, để mặt hàng được tiêu thụ tốt hơn, Việt Nam nên đầu tư các trung tâm hợp tác xã để người nông
dân có thể tự do đem sản phẩm đến bán và tiêu thụ.
 Hiện nay Việt Nam sản xuất nông sản thường sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu, thuốc hóa học,… điều đó làm cho đất bị suy
thoái và chất lượng sản phẩm không an toàn. Vì vậy, cấp thiết để Việt Nam xây dựng các mô hình nông nghiệp hữu cơ nhằm
tạo ra sản phẩm chất lượng, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp.
 Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ: Ứng dụng khoa học công nghệ là giải pháp quan trọng để nâng cao năng suất, chất
lượng, an toàn thực phẩm của nông sản. Cần đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong sản xuất, chế biến, bảo quản
nông sản.
 Phát triển hệ thống logistics nông nghiệp: Hệ thống logistics nông nghiệp chưa phát triển là một trong những hạn chế lớn của
chuỗi cung ứng nông nghiệp Việt Nam. Cần phát triển hệ thống logistics nông nghiệp hiện đại, đáp ứng nhu cầu vận chuyển,
lưu kho, bảo quản nông sản.
 Xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam: Thiếu các thương hiệu nông sản mạnh là một hạn chế lớn của chuỗi cung ứng nông
nghiệp Việt Nam. Cần xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc
tế.
 Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp trên sẽ góp phần hoàn thiện chuỗi cung ứng nông nghiệp Việt Nam, nâng cao giá trị
gia tăng cho ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người nông dân và cải thiện đời sống cho người dân nông thôn.

You might also like